cau nguyen tho phuong

142
Cầu Nguyện Thờ Phượng Tác giả: Morris Williams Giới thiệu bài học ĐƠN VỊ MỘT: CẦU NGUYỆN VÀ THỜ PHƯỢNG: CON ĐƯỜNG SỰ SỐNG BÀI 1 Cầu nguyện với ai? 2 Một mối quan hệ gia đình 3 Quyền công dân vương quốc ĐƠN VỊ HAI: TÍNH ƯU TIÊN CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG 4 Một vua được tôn thờ 5 Vương quốc chúng ta tìm kiếm 6 Một kế hoạch cho chúng ta theo ĐƠN VỊ BA: NHU CẦU ĐƯỢC ĐÁP ỨNG QUA SỰ CẦU NGUYỆN 7 Nhu cầu sinh nhai được cung ứng 8 Nhu cầu về mặt xã hội được đáp ứng 9 Nhu cầu nên thánh được làm trọn 10 Nhu cầu an ninh được cung ứng Bảng chú thích Giải đáp phần tự kiểm tra Giới Thiệu Tài Liệu Thờ phượng là ngợi khen Đức Chúa Trời. Thờ phượng là phục vụ Đức Chúa Trời. Chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn đến một cuộc sống mới trong cầu nguyện và thờ phượng. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu bạn đến một loại hình sống mới. Trước hết, có thể dường như là

Upload: codocnhan

Post on 12-Apr-2017

167 views

Category:

Spiritual


0 download

TRANSCRIPT

Cầu Nguyện Thờ Phượng Tác giả: Morris Williams

Giới thiệu bài học

ĐƠN VỊ MỘT: CẦU NGUYỆN VÀ THỜ PHƯỢNG: CON ĐƯỜNG SỰ SỐNG

BÀI1 Cầu nguyện với ai? 2 Một mối quan hệ gia đình 3 Quyền công dân vương quốc

ĐƠN VỊ HAI: TÍNH ƯU TIÊN CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG

4 Một vua được tôn thờ 5 Vương quốc chúng ta tìm kiếm 6 Một kế hoạch cho chúng ta theo

ĐƠN VỊ BA: NHU CẦU ĐƯỢC ĐÁP ỨNG QUA SỰ CẦU NGUYỆN

7 Nhu cầu sinh nhai được cung ứng 8 Nhu cầu về mặt xã hội được đáp ứng 9 Nhu cầu nên thánh được làm trọn 10 Nhu cầu an ninh được cung ứng Bảng chú thích Giải đáp phần tự kiểm tra

Giới Thiệu Tài Liệu

Thờ phượng là ngợi khen Đức Chúa Trời. Thờ phượng là phục vụ Đức Chúa Trời. Chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn đến một cuộc sống mới trong cầu nguyện và thờ phượng. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu bạn đến một loại hình sống mới. Trước hết, có thể dường như là chúng tôi đang nói đến đủ thứ chuyện khác nhau ngoại trừ chuyện cầu nguyện và thờ phượng - Có lẽ bạn sẽ tự hỏi làm thế nào có thể học cầu nguyện qua việc học về sự hiện diện của Đức Chúa Trời; về tính hiện thực của thiên đàng; về vinh hiển; nước trời; và về ý chỉ của Chúa, về việc kiếm sống; quan hệ với láng giềng; vượt qua thử thách; và làm gì khi bệnh tật và có nan đề. Có thể giống như là chúng tôi đã đi lạc đề vậy.

Tuy nhiên, nếu xét kỹ vào bài cầu nguyện mà Chúa Jesus đã dạy các môn đồ khi

họ hỏi Ngài phải cầu nguyện thế nào, các bạn sẽ được thấy rằng, Ngài đã đan tất cả những điểm này vào bài cầu nguyện của Ngài. Dường như Ngài đang nói rằng, "Các con không thể tách rời cầu nguyện và thờ phượng ra khỏi việc sống được. Các con không thể nói về sự cầu nguyện rằng, "Xong! Bây giờ tôi sẽ quay về công việc!".

Bài học lớn mà chúng ta phải học từ Chúa Jesus về sự cầu nguyện, rằng sự cầu nguyện không bao giờ kết thúc cả. Nó không chấm dứt với chữ "A-men!". Đó là một hoạt động không bao giờ chấm hết, mà đan quyện vào mọi phần đời của chúng ta. Cầu nguyện là cách suy nghĩ, và nó không thể tách rời khỏi mọi hành động của chúng ta.

Cho nên, thời giờ, nơi chốn và lời lẽ thờ phượng sẽ không phải là những điều được nói tới trong cuốn sách này. Thay vào đó, chúng tôi trình bày sự cầu nguyện như là bước sửa soạn cho sự thờ.

CẦU NGUYỆN VỚI AI ?

"Vậy, các ngươi hãy cầu xin như vầy”

Mat Mt 6:9

Cầu nguyện với ai thì quan trọng hơn là cầu nguyện như thế nào và ở đâu. Há chẳng phải là điều kinh khủng sao khi chúng ta học hết những gì có được để biết phải cầu nguyện ra sao, nhưng rồi sau đó lại khám phá ra rằng, té ra lâu nay chúng ta cầu nguyện với một đối tượng không đúng?

Dầu vậy cách cầu nguyện vẫn quan trọng hơn nơi chốn cầu nguyện. Nếu chúng ta cầu nguyện đúng đối tượng, và cầu nguyện theo một cách thức đúng đắn, thì cho dầu chúng ta có đang ở trong một tòa nhà, đang đi, hay đang làm việc, thì cũng chẳng tạo nên sự khác biệt lớn lao cho lắm. Điều bên trong chúng ta thì quan trọng hơn cái bề ngoài chúng ta.

Vì vậy, trong bài học này, chúng tôi sẽ nói về một Đức Chúa Trời chân thật, và làm thế nào để cầu nguyện với Ngài. Chúng ta sẽ học về những điều quan trọng đối với Chúa để chúng ta có thể cầu nguyện theo ý của Ngài. Chúng tôi muốn học làm thế nào để cuộc nói chuyện của chúng ta trong lúc cầu nguyện có thể ảnh hưởng đến bước đi của chúng ta trong đời sống. Chúng ta có quá nhiều điều phải học!

Dàn bài

Những quan niệm sai về Đức Chúa Trời“không có Đức Chúa Trời""kẻ bất tri"

"không thích Đức Chúa Trời""Đức Chúa Trời là thiên nhiên""Tôi là Đức Chúa Trời""Bất cứ thần nào cũng được""Linh người đã khuất"Đức Chúa Trời tự bày tỏQua lời đã được viết ra của NgàiQua Con trai Hằng sống của NgàiQua Đức Thánh LinhĐức Chúa Jesus dạy về sự cầu nguyệnCầu nguyện cách đơn sơ và kín đáoCầu nguyện luôn luôn

Các mục tiêu của bài học:

Khi học xong bài này, có thể bạn sẽThảo luận về những quan niệm sai lầm của người ta đối với Đức ChúaTrời và những quan niệm này ảnh hưởng đến sự thờ phượng của họ ra sao.Nhận diện được những cách mà Đức Chúa Trời chân thật bày tỏ chính mình.

Tóm tắt điều Chúa Jesus nói về sự cầu nguyện, và áp dụng những nguyên tắc này vào đời sống của bạn.

Sinh hoạt học tập

1. Nhớ hết các câu trong 6:5-8.2. Đọc phần thân bài từng đoạn một. Viết trả lời những câu hỏi nghiên cứu trong từng đoạn. Những câu hỏi nghiên cứu trong bài này sẽ bao gồm những câu hỏi có nhiều khả năng chọn lựa. Để tỏ rằng bạn đã chọn xong câu có khả năng đúng nhất rồi, xin hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu bạn đã chọn.3. Làm bài tự kiểm tra ở cuối bài học, và kiểm soát lại câu trả lời của bạn bằng những câu giải đáp ở đằng sau cuốn sách. Bạn có thể sử dụng Kinh Thánh đối với những câu không nằm trong số câu gốc phải nhớ.4. Sau khi đã học xong phần thân bài, hãy xem lại phần mục đích bài học để bảo đảm rằng bạn làm được những gì tác giả đề nghị.5. Hãy khởi sự có một sổ tay. Bạn hãy viết những câu giải đáp dài cho những câu hỏi nghiên cứu trong sách. Có lẽ bạn cũng muốn viết lại bất cứ từ nào mới cũng như định nghĩa của chúng vào sổ tay nữa.

Từ ngữ

Những từ ngữ ở đầu mỗi bài học là cốt để giúp bạn trong những từ mà bạn có thể

không hiểu rõ lắm nơi bài học của mình. Xin hãy đọc danh sách những từ ngữ mỗi khi bắt đầu phần thân bài. Và hãy tham khảo lại danh sách này bất cứ khi nào thấy cần.

Nếu bạn gặp phải một trong những chữ này ở một bài khác mà không nhớ được nghĩa của nó, thì xin lật qua bảng chú giải bắt đầu từ trang 172.

Người theo bất tri thuyếtNgười tin linh tổ tiênNgười theo thuyết vật linhNgười theo thuyết vô thầnNgười theo thuyết lấy các bản ngã làm trung tâmSự thông giảiSự suy gẫmThiên nhiênNgười theo thuyết phiếm thầnSự nài xinNhững điều tiên quyếtNhững kẻ trầm luânTiếng lạNgười theo thuyết phổ biến.

Triển khai bài học

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

Mục tiêu 1: Định nghĩa bảy quan niệm sai lầm về Đức Chúa Trời

"Không có Đức Chúa Trời"

Chúng ta hãy bắt đầu bài học về cầu nguyện và thờ phượng bằng cách nói rằng những kẻ thờ lạy tất phải có một Đấng nào đó cho họ cầu nguyện. Bạn không thể nào thờ phượng nếu không có điều gì để thờ phượng cả. Nhiều người tuyên bố không có Đức Chúa Trời và vì thế chẳng có gì khiến ta phải thờ lạy cả. "Cầu nguyện chẳng ích gì" họ nói: "vì chẳng có ai nghe cả!". Ta gọi những con người này là những kẻ vô thần vì họ không tin có Đức Chúa Trời tồn tại. Thật là những con người điên dại làm sao! Họ không thể thấy bằng chứng về Đức Chúa Trời cho dầu nó sờ sờ trước mắt họ. Trật tự khít khao của vũ trụ, vẻ đẹp của loài hoa, cơ thể tuyệt diệu của con người - tất cả đều đồng nói lên rằng, "có một Thượng Đế sáng tạo". Nếu nói rằng thế giới hiện hữu không cần Đấng sáng tạo thì cũng giống như nhìn một chiếc đồng hồ rồi nói tự nó có chứ chẳng ai làm ra cả.

Các bạn hãy đánh dấu để chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái

bên trái câu bạn chọn.

1. Người vô thần không cầu nguyện vìa) Anh ta không tin có một Đức Chúa Trờib) Anh ta không chắc có một Đức Chúa Trời hay khôngc) Anh ta không muốn vâng lời Đức Chúa Trời.

"Kẻ bất tri"

Có người bối rối vì họ không thể thấy Đức Chúa Trời. Họ thấy những điều Ngài đã tạo ra, và họ tin rằng phải có một nguyên cớ của sự sáng tạo. Nhưng họ nghi ngờ và nói, "Chúng ta không thể nói chắc được. Có lẽ có mà cũng có lẽ không có một Đức Chúa Trời". Chúng ta gọi nhữngngười này là những kẻ theo thuyết "Bất tri", bởi vì họ tin rằng cho dẫu có một Đức Chúa Trời thì con người cũng không thể biết Ngài. "Tại sao lại cầu nguyện", họ nói, "một khi bạn không chắc liệu có ai đó để nghe chúng ta không?"

Kẻ “không cần Đức Chúa Trời”

Có nhiều người rất ý thức về sự hiện hữu của Đức Chúa Trờinhưng lại không muốn vâng lời Ngài. Chúng ta gọi họ là "những kẻ trầm luân" vì họ từ chối chấp nhận điều họ biết. "Những kẻ trầm luân" cũng không muốn cầu nguyện nữa vì họ "ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa" (GiGa 3:19). Nhưng rồi sẽ đến một ngày nọ những kẻ trầm luân sẽ cầu nguyện. Họ sẽ cầu nguyện cho đá rơi trên họ để dấu họ khỏi "mắt của Đấng ngồi trên Ngôi" (KhKh 6:16). Đó sẽ là ngày của cơn thạnh nộ và đoán phạt.

2. Tại sao những kẻ trầm luân không cầu nguyện?…

"Đức Chúa Trời là thiên nhiên"

Nhiều người tin rằng Đức Chúa Trời và thiên nhiên là một - Họ không tin vào một Thượng Đế sáng tạo, Đấng đã bị họ tách rời khỏi công trình sáng tạo của Ngài. Những người này nói rằng cây cối là Đức Chúa Trời; mây là Đức Chúa Trời, con người là Đức Chúa Trời. Chúng ta gọi những kẻ này là những kẻ theo "thuyết phiếm thần". Họ bảo rằng bất cứ vật gì tốt lành là Đức Chúa Trời. Thật là sai lầm làm sao! Đối với họ, thiên nhiên là Đức Chúa Trời. Đối với họ, Đức Chúa Trời không có thân vị. Đức Chúa Trời của những kẻ phiếm thần không có mặt mũi. Bạn không thể cầu nguyện với Ngài vì Ngài không có tài. Ngài không thể trả lời bạn vì Ngài không có giọng nói - Ngài không thể thấy bạn vì Ngài không có mắt - Ngài không thể yêu bạn vì Ngài không có tim! Thế thì đó là Đức Chúa Trời kiểu gì vậy?

Bạn thấy đó, khi nói: Đức Chúa Trời là sự yêu thương, là một chuyện, nhưng nói rằng sự yêu thương là Đức Chúa Trời, thì lại là một chuyện hoàn toàn khác. Cũng vậy, nói Đức Chúa Trời ở trong sự sáng tạo của Ngài, là một chuyện; nhưng nói rằng sự sáng tạo là Đức Chúa Trời thì lại là một chuyện hoàn toàn khác.

3. Hãy kể tên bốn điều mà Đức Chúa Trời của những kẻ phiếm thần không thể làm.…

"Tôi là Đức Chúa Trời"

Những kẻ này sẽ nói với bạn rằng mỗi người có quyền tin điều mình ưng ý, và ý kiến của mọi người đều tốt ngang nhau. Chúng ta hãy gọi những kẻ nói như thế là những kẻ "lấy cái tôi làm trung tâm", bởi vì họ không thấy một Đức Chúa Trời nào cả ngoại trừ chính họ. Họ không muốn bất cứ ai bảo họ phải làm điều gì đó. Người lấy cái tôi làm trung tâm không chấp nhận tiêu chuẩn của hành vi mà họ không thích. "Tốt" ở đây có nghĩa là tốt cho chính họ. Họ không cầu nguyện. Tại sao họ lại cầu nguyện cơ chứ? Họ đâu có muốn bất cứ thứ quyền lực nào cao hơn ý kiến của họ về điều tốt, điều xấu đâu!

4. Những tiêu chuẩn mà những kẻ lấy cái tôi làm trung tâm căn cứ vào là những điều gì?

"Bất cứ thần nào cũng được". Hạng người này nhiều lắm. "Bạn thờ thần nào cũng được. Vị nào cũng tốt như vị nào. Bất cứ thần nào cũng vậy". Đây là những kẻ được gọi là kẻ theo thuyết phổ biến. Họ tin rằng các tôn giáo cũng giống như các con đường dẫn đến đỉnh núi. Mỗi tôn giáo chọn một đường khác nhau, nhưng tất cả đều đến đỉnh núi. Đây là một sự dạy dỗ nguy hiểm và xấu. Những kẻ nào tin vào đấy đều thực sự đang nói rằng Đức Chúa Trời chỉ là một ý tưởng trong đầu con người, chứ không phải là một hiện thực. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không phải là một ý tưởng. Ngài có thật - Ngài là một Thượng Đế - Ngài là Đấng Tạo Hóa tạo nên thế giới và mọi vật trong đó. Chúng ta phải tìm ra Ngài là ai. Chúng ta phải thờ phượng Ngài. Chúng ta sẽ nói về Ngài là ai trong phần tới - Nhưng trước đó, chúng ta hãy nói về một niềm tin khác nữa đang được mọi người trên khắp thế giới nắm giữ.

5. Chúng ta gọi người cho rằng "bất cứ thần nào cũng được" là gì?

"Linh người đã khuất"

Phần lớn người ta đều tin vào cuộc sống sau khi qua đời. Tuy nhiên vì chúng ta không còn thấy người chết sau khi họ bỏ chúng ta đi nữa, cho nên có một sự bí ẩn về họ: Có người tin rằng người chết có trở về dưới dạng linh hồn, quanh quẩn nơi hồi trước họ đã sống. Họ nghĩ những linh nầy tham dự vào hoạt động của người

sống. Niềm tin này gọi là thuyết vật linh .

Có một nỗi sợ hãi vô cùng giữa vòng những người theo thuyết vật linh vì yếu tố xa lạ và kinh sợ của thế giới vô hình. Trong lúc đó, nhiều người trong số đó lại tin rằng có một Đức Chúa Trời, nhưng họ nghĩ rằng Ngài quá xa và không quan tâm đến nhu cầu của họ, nên không thể giúp họ được. Cho nên sự thờ phượng của họ mang hình thức dâng hi ến nhằm làm vui lòng và khẩn xin các linh mà họ tin là đang ở gần bên họ. Bùa chú được dùng để đuổi xua buồn đau, và của lễ được dâng để được ơn trước các linh hồn người chết. Kinh Thánh nói, "Vì sự sợ hãi có hình phạt" (IGi1Ga 4:18), đây chính là cảm giác của người theo thuyết vật linh. Cũng trong câu Kinh Thánh này nói, "tình yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi". Bây giờ chúng ta muốn nói về một Đức Chúa Trời của tình yêu có thật, đang gần gũi tất cả những ai kêu cầu Ngài. Ngài có quyền năng trả lời sự cầu nguyện và quăng đi sự sợ hãi.

6. Tại sao những người tin vào linh người chết sử dụng bùa chú và của lễ?

ĐỨC CHÚA TRỜI TỰ BÀY TỎ

Mục tiêu 2: Viết ra ba cách mà một Đức Chúa Trời chân thật đã bày tỏ chính mình cho con người.

Bày tỏ qua lời đã được viết ra của Ngài

Một vị thần đòi hỏi con người thờ phượng và vâng lời thì phải bày tỏ chính mình cho con người. Đây mới chính thật là cách mà Đức Chúa Trời chân thật đã làm: Ngài đã bày tỏ chính mình. Chúng ta có thể biết Ngài. Chúng ta cũng có thể hiểu ý chỉ của Ngài.

Mỗi một tôn giáo nào cũng chỉ cho chúng ta các tiên tri, các khải tượng, phép lạ, cùng sự dạy dỗ từ các giáo sư của nó. Đức Chúa Trời chân thật cũng cho chúng ta tất cả những điều đó, nhưng Ngài còn làm hơn thế nữa để tự bày tỏ Ngài ra. Ngài đã bày tỏ chính mình Ngài cùng ý chỉ của Ngài cho chúng ta bằng cách nói với chúng ta qua ba cách được tượng trưng theo sự minh họa bên dưới đây.

Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ qua các tiên tri, và các sứ đồ, là những người đã viết ra lời của Ngài trong một cuốn sách thiêng liêng gọi là Kinh Thánh. Bất cứ nơi nào Kinh Thánh được công nhận và được tin là lời Đức Chúa Trời thì người ta lại được đổi mới. Bất cứ khi nào có một người chấp nhận sự dạy dỗ của Chúa Jesus và hiểu rằng Ngài là con của Đức Chúa Trời, thì một phép lạ sẽ xảy ra trong đời sống người đó: anh ta trở thành một con người mới! Anh ta sẽ từ bỏ lối cũ xấu xa để theo một lối tốt. Cũng hãy suy xét sự thống nhất của sứ điệp trong Kinh Thánh

xem! Một sứ điệp ấy được viết bởi nhiều người khác nhau tại những thời điểm và nơi chốn khác nhau. Thêm vào đây là sự tồn tại những bản chép Kinh Thánh vượt qua mọi nỗ lực nhằm hủy diệt và bôi nhọ nó. Không còn nghi ngờ gì nữa, Kinh Thánh là một cuốn sách của phép lạ. Đó là cuốn sách bày tỏ Đức Chúa Trời chúng ta.

7. Đức Chúa Trời đã dùng ai để chép lại lời của Ngài trong Kinh Thánh?

Bày tỏ qua Con Một hằng sống của Ngài

Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình qua Chúa Jesus Christ, con trai của Ngài. Chúa Jesus sống như một con người trên đất này hơn 30 năm. "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta" (GiGa 1:14). Hãy nghĩ về sự tuyên bố của Chúa Jesus xem! Ngài nói rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Và Ngài hỗ trợ cho sự tuyên bố ấy bằng chức vụ chữa bệnh và bày tỏ năng quyền đầy lạ lùng của Ngài. Hãy nghĩ về sự chết và phục sinh của Chúa Jesus Christ xem! Đức Chúa Trời chắc chắn đã bày tỏ chính Ngài qua Con của Ngài. Đức Chúa Trời đã bày tỏ mình qua thân vị Chúa Jesus trên đất này.

8. Ai là Ngôi Lời mà qua đó Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài?

Bày tỏ qua Đức Thánh Linh.

Đức Chúa Trời cũng tự bày tỏ mình Đức Thánh Linh vào bất cứ lúc nào, cho bất cứ ai chấp nhận lẽ thật về Chúa Jesus. "Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời" (RoRm 8:16). Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm cho bất cứ ai bằng lòng tin trở thành một con người mới. Điều Đức Chúa Trời đã làm cho người khác thì Ngài cũng sẽ làm cho bạn. Nếu bạn đặt đức tin nơi Ngài thì Ngài sẽ bộc lộ chính Ngài cho bạn qua Thánh Linh. Hãy thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật đi! Hãy cầu nguyện và để Thánh Linh của Chúa ấn chứng cho bạn! Một khi bạn đã cảm thấy quyền năng của Ngài trong đời sống của riêng mình rồi, thì không cần phải minh chứng gì nữa cả, vì bạn sẽ biết ngay Đức Chúa Trời chân thật là ai.

9. Đức Chúa Trời khiến bạn biết mình là con của Ngài bằng cách nào?

SỰ DẠY DỖ CỦA CHÚA JESUS VỀ VẤN ĐỀ CẦU NGUYỆN

Mục tiêu 3: Giải thích những điểm ưu tiên trong bài cầu nguyện mà Chúa Jesus đã dạy cho các môn đồ.

Cầu nguyện đơn giản và kín đáo

Các môn đồ nói với Chúa Jesus, "Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện" (LuLc 11:1). Chúng ta có thể học được điều tốt nhất về sự cầu nguyện nơi người cầu nguyện tốt nhất. Cho nên, chúng ta hãy để Chúa Jesus làm thầy giáo của chúng ta.

Chúa Jesus bảo môn đồ đừng cầu nguyện giống người Pha-ri-si (Mat Mt 6:5). Họ cầu nguyện trong các nhà hội và các góc đường. Có gì sai trái khi cầu nguyện nơi công cộng không? Dĩ nhiên là không! Không phải Chúa Jesus trách người Pha-ri-si vì cầu nguyện nơi công cộng đâu. Ngài trách họ bởi vì họ cầu nguyện chỉ cốt cho người ta thấy. Cầu nguyện chốn công cộng chẳng có gì sai. Chúa Jesus cũng đã cầu nguyện nơi công cộng. Chỉ có cầu nguyện cốt để người ta trông thấy mới là điều sai!

10. Hãy xem 6:5-6 trong Kinh Thánh của bạn. Đức Chúa Trời sẽ làm gì cho những kẻ cầu nguyện nơi kín đáo?

Có những dịp hoàn toàn đúng và thích đáng buộc một người phải cầu nguyện nơi công cộng thay cho một nhóm người. Dĩ nhiên, đây là loại cầu nguyện khó nhất, bởi vì sự chú ý đều tập trung vào người cầu nguyện. Thường thường thì người ta hay nghĩ về cái người đang cầu nguyện hơn là nghĩ về Đức Chúa Trời mà người đó đang cầu nguyện với. Điều này có thể gây ra cám dỗ lớn cho người cầu nguyện. Có thể anh ta bị cám dỗ làm giống như hành động của người Pha-ri-si. Có thể anh ta bị cám dỗ cầu nguyện để cho con người nghe và thấy.

11. Khoanh chữ cái bên trái câu trả lời đúng nhấtChúa bảo các môn đồ đừng làm giống người Pha-ri-si vì người Pha-ri-si cầu nguyện:a) nơi công cộngb) cầu nguyện dàic) để người ta trông thấy

Có những người có thể đưa dẫn một nhóm người vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Họ có thể dẫn tâm trí người ta hướng về Chúa. Chúng ta cần những người hướng dẫn cầu nguyện loại này làm sao! Đặc biệt các truyền đạo nên phát triển ân tứ này.

Chúng ta làm sao học được cách hướng dẫn cầu nguyện nơi công cộng mà không nghĩ về chính mình hay người khác? Điều này không thể học được bằng cách "thực tập" nơi công cộng; mà nó chỉ học được bằng sự cầu nguyện chốn riêng tư. Nó cũng được học khi chúng ta một mình với Chúa, và được Đức Thánh Linh dạy chúng ta cất bỏ mọi thứ ra khỏi tâm trí để còn lại một mình Chúa mà thôi. Và rồi,

khi chúng ta đứng nơi chốn công cộng thì cũng sẽ giống như chúng ta đang ở chốn riêng tư. Dẫu cho khi chúng ta biết là mọi người đang lắng nghe, thì tư tưởng chúng ta cũng chỉ tập trung vào điều đang thưa với Chúa Jesus mà thôi. Ở giữa đám đông người thì chúng ta cũng chỉ một mình với Chúa.

12. Làm sao chúng ta học được cách cầu nguyện chốn công cộng?

Những người đầy dẫy Thánh Linh thường cầu nguyện với nhau. Đây là một cách giúp người tín đồ khép mình lại với Chúa cho dẫu anh ta đang ở giữa một nhóm người. Khi có nhiều người cầu nguyện với nhau, thì đó là một kinh nghiệm đẹp đẽ. Có những lúc cùng cầu nguyện, người ta cảm nhận được Đức Thánh Linh, và rồi sẽ có sự ngợi khen và nói tiếng mới.

Nói tiếng mới có nghĩa là thờ phượng trong Thánh Linh theo một ngôn ngữ được Đức Chúa Trời ban cho, không ai hiểu được trừ phi có sự thông giải. Đây là một ân tứ thuộc linh có thể đọc được trong ICô-rinh-tô 14. Ân tứ này dành cho tín đồ nào có đức tin nhận lãnh và nó rất có ích trong việc thờ phượng. Khi điều này xảy ra, mọi người đều được phước và Đức Chúa Trời được vinh hiển.

Còn về sự cầu nguyện chốn riêng tư thì sao? Chúa Jesus nói về phần chúng ta, hãy đi vào phòng và đóng cửa lại. Ngài nói rằng Cha chúng ta Đấng nhìn thấy điều chúng ta làm nơi kín nhiệm, sẽ thưởng chúng ta cách công khai (Mat Mt 6:6). Khi nói những lời này, Chúa Jesus ám chỉ đến tâm trạng hơn là một căn phòng có cửa. Điều quan trọng là chúng ta đang ở với Chúa. Bạn có thể một mình với Chúa dù đang ở đâu. Có người khi đang đi vào rừng là lúc cầu nguyện tốt nhất. Có người lại có khả năng "ở một mình" đang khi có nhiều người quanh họ. Cho nên, điều quan trọng là ở việc một mình với Đức Chúa Trời.

13. Bài học quan trọng Chúa Jesus dạy là gì khi Ngài bảo chúng ta nên đi vào phòng, đóng cửa lại, khi cầu nguyện?

Chúng ta nên nhớ rằng cầu nguyện là nói chuyện với Đức Chúa Trời. Khi bạn tới thăm ai đó, điều quan trọng là từng người một phải có cơ hội để nói. Có một vài lần chúng ta cầu nguyện không giống như hai người nói chuyện chút nào, mà nghe như đang giảng cho Chúa! Cầu nguyện như vậy rất nghèo nàn. Có ai muốn viếng thăm một người cứ nói suốt không? Chúng ta muốn xa lánh những người như thế càng nhanh càng tốt phải không? Chúng ta không vui thú trò chuyện với họ. Hẳn Chúa cũng thường mong có thể nói một đôi điều với chúng ta, nhưng chúng ta không cho Ngài có cơ hội để nói. Việc chúng ta lắng nghe Chúa hẳn phải quan trọng hơn việc Chúa lắng nghe chúng ta. Có điều gì chúng ta nói mà Ngài lại chưa biết cả sao? Nhưng, có quá nhiều điều chúng ta phải học hỏi... chỉ với điều kiện

chúng ta chịu lắng nghe!

Chúng ta có thể lắng nghe Chúa như thế nào? Đức Chúa Trời nói với chúng ta ra sao? Một cách rất tốt để lắng nghe Chúa là cầu nguyện với lời Chúa trước mặt. Nếu chúng ta đọc một câu Kinh Thánh và rồi xin Chúa chỉ cho chúng ta ý nghĩa của nó, thì Đức Chúa Trời sẽ mang ý nghĩa đến tâm trí chúng ta.

Đó là Đức Chúa Trời đang trò chuyện với chúng ta. Đức Thánh Linh sẽ là thầy giáo của chúng ta - dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật. Khi Thánh Linh làm cho lẽ thật trở nên hiện thực với chúng ta rồi, sẽ đến lúc chúng ta thờ phượng và cám ơn Ngài vì lẽ thật mà Ngài đã dạy chúng ta. Chúng ta có thể tiếp tục đọc cho đến khi Đức Chúa Trời nói một lần nữa qua Lời của Ngài. Cách cầu nguyện như thế tuyệt vời làm sao!

14. Khi chúng ta cầu nguyện, cách tốt để nghe điều Chúa nói với chúng ta là gì?

Hãy nhớ điều Chúa Jesus nói về "Lời lặp vô ích" (Mat Mt 6:7) Đức Chúa Trời không điếc. Ngài không thờ ơ và không cần ai phải thuyết phục. Vì Ngài là Đức Chúa Trời của tình yêu, cho nên chúng ta chỉ cần đề cập đến những điều cần xin và tin cậy vào sự trả lời của Ngài. Đôi khi chúng ta tỏ ra thiếu đức tin khi cứ xin mãi làm như Đức Chúa Trời chẳng đoái nghe chúng ta ngay lần đầu chúng ta xin vậy. Khi khác chúng ta lại hành động giống như chúng ta tin rằng Ngài cần phải được thuyết phục vậy. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của tình yêu thương. Ngài không phải là người cay nghiệt hay ích kỷ - Ngài muốn giúp chúng ta!

15. Khoanh tròn mẫu tự bên trái của mỗi câu ĐÚNGa) Đức Chúa Trời muốn trả lời sự cầu nguyện của chúng tab) Đức Chúa Trời không muốn trả lời một số lời cầu nguyện của chúng ta bởi vì Ngài ích kỷ.c) Bài cầu nguyện của chúng ta cần thiết phải dài lê thêd) Đức Chúa Trời muốn chúng ta cầu nguyện với sự tin tưởng và phó thác nơi Ngài.

Cầu nguyện không thôi.

Mục tiêu 4: Giải thích ý nghĩa của "cầu nguyện không thôi "

Chúng ta nghe nói phải "cầu nguyện không thôi cho hết thảy các thánh đồ" (Eph Ep 6:18). Ở ITe1Tx 5:17 chúng ta đọc thấy: "cầu nguyện không thôi". Làm thế nào một người có thể cầu nguyện không thôi? Làm thế nào để anh ta có thể cầu nguyện luôn luôn được?

Dễ dàng nhận thấy rằng sự cầu nguyện không phải chỉ là quỳ gối. Nó cũng không

phải chỉ là thời gian bỏ ra để suy gẫm, để làm hành động thờ phượng và để khẩn xin. Cầu nguyện là một hành động "Không thôi", là hành động "luôn luôn". Và cầu nguyện phải là cần thiết, phải là một thái độ, hoặc một cách sống.

Đến đây, nếu không có sự cầu nguyện và thờ phượng nơi chốn riêng tư hoặc nơi công cộng, thì cũng không thể nào hoàn tất điều gọi là thái độ hoặc cách sống như vậy được. Bởi vì thái độ và thói quen được hình thành bằng cách cứ làm đi làm lại một số điều. Điều này rất đúng cho sự cầu nguyện. Bạn không thể nào cầu nguyện "Không thôi" được trừ phi bạn lập được thói quen cầu nguyện.

Tuy nhiên, đời sống cầu nguyện của chúng ta không được đo theo thời gian, mà phải đo bằng chất lượng cầu nguyện của chúng ta. Có lắm khi tâm trí chúng ta ở nhà mà thể xác ở nhà thờ - hoặc, tâm trí chúng ta đang ở trong bếp khi đầu gối lại khom xuống cầu nguyện. Nếu chúng ta học cầu nguyện cho đúng, ắt chúng ta sẽ có thể lúc nào cũng bước đi đúng cả. Đây chính là điều chúng tôi muốn nói về sự "cầu nguyện không thôi". Như vậy, chúng ta nên học biết ý của Đức Chúa Trời từ nơi Lời Ngài, thuận phục Ngài trong sự cầu nguyện và thờ phượng cho đến khi chúng ta có thể bước đi mỗi giờ trong từng ngày theo kế hoạch của Ngài cho đời sống chúng ta.

16. Tại sao đo sự cầu nguyện theo thời gian không phải là điều tốt nhất?

Chúa Jesus là tấm gương cầu nguyện cho chúng ta. Ngài trải qua nhiều giờ rất lâu trong sự cầu nguyện. Ngài đã kiêng ăn. Để nhằm mục đích gì? Để đảm bảo rằng những mong ước của riêng Ngài sẽ được trả lời ư? Hay để đảm bảo sự giải cứu cho những kẻ đau khổ? Hoàn toàn không phải! Lời cầu nguyện của Ngài cho kẻ đau rất ngắn và đơn giản - Tại sao vậy? Tại vì toàn bộ đời sống của Ngài là cả một sự cầu nguyện và thờ phượng rồi. Bằng cách tìm kiếm ý của Cha Ngài trong khi cầu nguyện, nên Ngài có thể bước đi liên tục theo ý chỉ đó. Ngài cầu nguyện không thôi.

17. Tại sao Chúa Jesus không cần cầu nguyện những bài cầu nguyện dài để giải cứu kẻ bệnh?

Làm thế nào có thể cầu nguyện theo ý Đức Chúa Trời? Chúa Jesus đã dạy chúng ta cách thức trong Mat Mt 6:9-13. Ngài nói, "Vậy, các ngươi hãy cầu xin như vầy" (6:9). Khi Chúa Jesus nói về cách cầu nguyện thì Ngài cũng nói về thứ tự cầu xin của chúng ta. Ngài nói về việc tìm kiếm điều quan trọng nhất trước tiên. Hãy để ý thứ tự cầu xin trong bài cầu nguyện Ngài đã dạy. Trước hết, Ngài nói về danh Cha, nước Cha và ý Cha. Sau đó, Ngài cầu nguyện, "cho chúng con, tha thứ chúng con, chớ để chúng con và giữ chúng con". Nói cách khác, Chúa Jesus nói rằng, khi cầu

nguyện, chúng ta phải ưu tiên Danh Chúa, nước Chúa và ý Chúa. Bắt đầu cầu nguyện bằng "cho chúng con, tha thứ chúng con, chớ để chúng con và giữ chúng con", là cầu xin sai thứ tự - Chúa Jesus đã nói rất rõ trong 6:33, "Hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa".

18. Sự ưu tiên trong cầu nguyện là ... Đức Chúa Trời,... ... Đức Chúa Trời, và ... Đức Chúa Trời.

Khi chúng ta học cách cầu nguyện như Chúa Jesus đã dạy, thì chúng ta sẽ học cách sống như Chúa Jesus đã sống - Khi chúng ta quan tâm đến nước Đức Chúa Trời trên hết thảy mọi thứ khác, tức là chúng ta đang cầu nguyện không thôi!

Bao lâu ước muốn của chúng ta còn quan trọng đối với chúng ta hơn là ý của Đức Chúa Trời, thì chúng ta sẽ còn lảo đảo, đo thời gian bỏ ra cầu nguyện. Bởi vì, Đức Chúa Trời không nắm một chiếc đồng hồ trong tay để xem chúng ta ở trong phòng cầu nguyện bao lâu - Đức Chúa Trời chỉ tìm xem Ngài có là Chúa trong đời sống chúng ta mỗi khoảnh khắc trong ngày không thôi!

19. Bốn việc Đức Chúa Trời hứa cung cấp nếu chúng ta quan tâm đến vương quốc của Ngài là: (Xem 6:9-13).a... b ... c ... d...

Tự kiểm tra

Sau khi bạn đã ôn lại bài học, thì hãy tự kiểm tra lấy - Sau đó hãy kiểm lại câu trả lời của bạn bằng những câu giải đáp phía sau cuốn sách - Hãy ôn lại bất cứ câu hỏi nào giải đáp không đúng.

TRẢ LỜI NGẮN. Viết câu trả lời đúng vào chỗ để sẵn.

1. Tại sao những người theo thuyết "kẻ bất tri" không cầu nguyện?...

2. Hãy viết lại IGi1Ga 4:18 để có thể cho những người tin vào "linh người đã khuất" một hy vọng....

3. Chứng cớ nào về Đức Chúa Trời được thấy nơi cuộc sống của một người khi người đó chấp nhận sự giảng dạy của Đấng Christ và hiểu Ngài là Con của Đức Chúa Trời?

... .

4. Hãy viết lời yêu cầu của các môn đồ trong LuLc 11:1... .

5. Tại sao cầu nguyện nơi chốn công cộng thì khó khăn?... .

6. Kể tên ba cách qua đó Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài.

a Bày tỏ qua... của Ngàib Bày tỏ qua ... của Ngàic Bày tỏ qua ... của Ngài.

7. Cầu nguyện không ngừng là học để ... cho đúng để chúng ta có thể ... đúng - Điều này có nghĩa là chúng ta luôn luôn tìm kiếm... của Đức Chúa Trời trên mọi ý muốn riêng của chúng ta.

CÂU CHỌN LỰA. Chỉ có một câu trả lời duy nhất đúng cho mỗi câu hỏi. Khoanh tròn mẫu tự của câu trả lời đúng.

8. Người theo thuyết phiếm thần thường nói rằnga) Đức Chúa Trời yêu tất cả nhân loại.b) Thiên nhiên là Đức Chúa Trờic) Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời tốt lành

9. Chúng ta có thể làm gì để nghe tiếng Chúa?a) Để ra nhiều thời giờ xin Đức Chúa Trời cung cấp mọi nhu cầu của chúng ta.b) Đọc lời Chúa thường xuyên, suy gẫm chúng, và xin Chúa giúp chúng ta hiểu được.c) Lặp lại hoài hủy bài cầu nguyện của Chúa

10. Một người cầu nguyện không thôi làa) luôn luôn quỳ gối khi cầu nguyệnb) luôn luôn nghĩ về Đức Chúa Trờic) luôn luôn tìm kiếm nước Đức Chúa Trời trên mọi thứ khác

CHỌN CẶP PHÙ HỢP - Ráp từng tên (số) cho phù hợp với câu (chữ) diễn tả đúng nhất tên ấy.... a Người "không thích Đức Chúa Trời" ... b Người tin vào "linh người đã khuất" ... c Người theo thuyết "không thể biết chắc"... d Người theo "bất cứ thần nào" ... e Người "không có Đức Chúa Trời"

... f Người nói "Tôi là Đức Chúa Trời"

... g Người cho "thiên nhiên là Đức Chúa Trời"1) Người vô thần2) Người “Bất tri”3) Người theo thuyết phiếm thần4) Người lấy cái tôi làm trung tâm5) Người trầm luân6) Người theo thuyết phổ biến7) Người theo thuyết vật linh

Phần giải đáp

10# Thưởng họ cách công khai

1 a) Anh ta không tin có một Đức Chúa Trời

11 c) Để được con người trông thấy

2. Vì họ yêu sự tối hơn sự sáng.

12. Chúng ta học cầu nguyện nơi công cộng bằng cách trước hết học cầu nguyện nơi kín nhiệm

3. Thần không thể trả lời, yêu thương, nghe, hoặc thấy (không cần theo thứ tự).

13. Rằng chúng ta cần để thời giờ ở riêng với Chúa khi cầu nguyện.

4. Ý tưởng của chính anh ta về đúng,sai

14. Cầu nguyện với Lời Chúa trước mặt, xin Ngài giúp đỡ chúng tahiểu chúng.

5. Người theo thuyết phổ biến

15. a Đúngb Saic Said Đúng

6. Vì anh ta sợ hãi linh của sự chết

16. Vì tâm trí chúng ta không phải lúc nào cũng để vào sự cầu nguyệnkhi chúng ta quỳ gối.

7. Các tiên tri và các sứ đồ

17. Vì Ngài cầu nguyện không thôi bằng cách bước đi liên tục trong ýmuốn của Đức Chúa Trời.

8. Chúa Jesus Christ.

18. Danh, nước, ý

9. Thánh Linh của Đức Chúa Trời hòa nhập chính mình Ngài vào nhân linh chúng ta để tuyên bố rằng chúng ta là con của Ngài.

19. a Thức ănb Sự tha thức Không có sự thử thách quá khó khănd Giữ chúng ta khỏi điều ác

MỘT MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH

“Lạy Cha chúng tôi ”

Mat Mt 6:9

Cầu nguyện phải bắt đầu với sự hiểu biết chúng ta là ai. Phao-lô bảo chúng ta trong RoRm 12:3 rằng, "Chớ có tư tưởng cao quá lẽ!". Đây là một lời khuyên tốt. Người nói rằng, "Tôi là Đức Chúa Trời" đã tự biến mình thành vua của mọi thứ. Anh ta không cảm thấy rằng mình cần cầu nguyện. Tuy nhiên, chúng ta là kẻ tin vào Đức Chúa Trời và yêu Ngài thì thật sự hiểu rằng chúng ta là con của Đức Chúa Trời. Điều này sẽ cho chúng ta niềm tin khi cầu nguyện.

"Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu lên rằng, "Aba! Cha!" (RoRm 8:15).

Được làm con của Đức Chúa Trời thật là một điều tuyệt diệu làm sao! Và thật là kỳ diệu biết bao được thuộc về một gia đình lớn trong đó những kẻ tin bất luận chủng tộc, quốc gia, bộ lạc nào đều là anh em và chị em của nhau! Thật là tuyệt vời dường nào khi biết rằng Cha chúng ta yêu thương chúng ta và cung cấp mọi nhu cầu của chúng ta!

Cho nên, chúng ta có thể dạn dĩ đến với Cha chúng ta khi cầu nguyện. Dĩ nhiên là chúng ta nên đến với Ngài cách kính trọng và khiêm cung rồi, nhưng không cần phải sợ hãi - Vì chúng ta biết Cha yêu chúng ta!

Dàn bài

Người Cha của các conĐức tin cứu rỗiĐức tin gìn giữTình anh em giữa con cái với nhauQuan điểm cũ mất điQuan điểm mới thành hìnhChức năng của con cáiChinh phục con ngườiThờ phượng Đức Chúa Trời

Các mục tiêu của bài học

Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể:

Hiểu tầm quan trọng của sự cầu nguyện trong đời sống và trong sự bước đi của Cơ Đốc nhân. Nói lên được mức ảnh hưởng của các nguyên tắc cơ bản trong IICo 2Cr 5:16-17 trên đời sống và sự thờ phượng của một người con Đức Chúa Trời như thế nào?Xác định được chức năng quan trọng nhất của con cái Đức Chúa Trời.

Sinh hoạt học tập

1. Đọc RoRm 8:12-17 và nhớ câu gốc 152. Nhớ đến một người nào đó chưa thuộc về gia đình của Đức Chúa Trời và cầu nguyện cho anh ta, nêu chính tên anh ta khi cầu nguyện.3. Đọc danh mục các từ ngữ.4. Nghiên cứu phần thân bài từng phần một. Về câu hỏi chọn lựa, hãy khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời được bạn cho là đúng nhất. Với câu hỏi đúng - sai, hãy khoanh chữ cái đứng trước câu phát biểu.5. Sau khi bạn hoàn tất phần khai triển bài học hãy xem lại mục tiêu bài học để biết chắc bạn đã làm tất cả những gì đề nghị ở đó.

Từ ngữ

Bạn sẽ hiểu tài liệu này tốt hơn nếu bạn sử dụng từ điển và bảng chú giải các từ ngữ. Hãy kiểm tra lại trong bảng chú giải ở cuối cuốn sách để tìm định nghĩa của các chữ chìa khóa chưa được quen thuộc dưới đây. Có lẽ bạn cũng muốn viết lại các từ mới cùng định nghĩa của chúng trong sổ tay cá nhân để giúp thêm cho bạn trong việc nhớ.

Kẻ tin

Văn hóa Chức năng Kẻ không tinThành kiếnTừ bỏĂn nănTình anh em

Triển khai bài học

CHA CỦA CÁC CON

Mục tiêu 1: Thảo luận tầm quan trọng của sự cầu nguyện ở thời kỳ cứu rỗi và trong cuộc sống bước đi của Cơ Đốc nhân .

Cha của chúng ta! Trong những từ này có một ý nghĩa làm sao! Đức Chúa Trời đã tạo nên con người. Lập tức một cảm giác ấm áp sảng khoái tràn đến khi chúng ta nghĩ về kế hoạch từ buổi sáng thế của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự yêu thương - tình yêu không thể đứng một mình, nó phải được chia xẻ với một người nữa, nếu không, đó không phải là tình yêu thật. Đó là lý do vì sao Đức Chúa Trời tạo nên con người theo ảnh tượng của Ngài. Đức Chúa Trời đã tạo nên một ngôi vườn và đặt con người vào đó. Mỗi chiều Đức Chúa Trời và con người thường đi dạo và trò chuyện với nhau - thật là tuyệt vời. Chúa muốn chia xẻ tình yêu của Ngài với con người. Ngài cũng muốn đón nhận tình yêu nơi con người. Nhưng Ngài muốn con người tự nguyện yêu Ngài, cho nên Ngài cho con người quyền lựa chọn. Chúng ta gọi điều này là "ý chí tự do ".

Rồi tội lỗi đến - Sa-tan đã cám dỗ A-đam và Ê-va. Họ đã tin vào lời dối trá của Sa-tan nói về Đức Chúa Trời, và họ bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Mối tương giao đã bị phá vỡ - Tội lỗi đã xen vào Đức Chúa Trời và con người. Tình yêu thương đã không còn cách nào để chia xẻ nữa. Và con người bị đuổi ra khỏi khu vườn. Con người được dạy phải dâng của tế lễ bằng huyết cho đến khi có một Cứu Chúa đến sẽ cất tội lỗi của thế gian đi.

1. Điều gì đã chấm dứt mối tương giao của Đức Chúa Trời với con người?

Vào thời ấy, mục đích chính của sự thờ phượng là nhu cầu dâng của lễ chuộc tội. Mối tương giao của con người với Đức Chúa Trời được dựa trên sự tuân thủ pháp luật.

Rồi các tiên tri đến và nói về một Cứu Chúa sẽ đến - Tên của Ngài là "Đức Chúa Trời ở với chúng ta" (Em-ma-nu-ên) Ngài sẽ cất tội lỗi đi, rồi con người một lần nữa sẽ đi dạo và trò chuyện với Đức Chúa Trời. Đấng Cứu Thế sẽ làm cho con người có thể thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm linh và lẽ thật.

2. Mục đích chính trong việc thờ phượng của con người trước lúc Chúa Jesus đến là gì?

Như vậy, Chúa Jesus đã đến. Ngài sống một đời sống vô tội trên đất khi những kẻ gian ác đóng đinh Ngài, Ngài đã trở thành "Chiên Con" của Đức Chúa Trời. Ngài trở thành "của lễ hy sinh" gánh hết tội lỗi của mọi người. Ngài đã trở nên tội lỗi vì cớ chúng ta. Ngài đã trả giá cho hình phạt của tội lỗi, ấy là sự chết. Ngài chết và người ta đặt Ngài vào mồ. Nhưng vì cớ Ngài không phạm tội nên sự chết không thể giữ Ngài. Ngài sống lại từ nơi mồ mả. Ngài đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Sau đó, Ngài bảo các môn đồ truyền rao Tin Lành. Họ phải nói với tất cả mọi người rằng tình yêu lại một lần nữa được xẻ chia giữa Đức Chúa Trời và con người. Đức Chúa Trời và con người một lần nữa lại có thể đi dạo với nhau.

3. Ai đã trả giá cho hình phạt của tội lỗi chúng ta?

Đức tin cứu rỗi

Làm thế nào điều này xảy đến cho bạn? Kinh Thánh nói rằng nếu miệng bạn xưng nhận Chúa Jesus, và tin trong lòng rằng Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại từ kẻ chết, thì bạn sẽ được cứu Ngợi khen Chúa! Hãy nghĩ về điều ấy xem! Nếu bạn tin và kêu cầu Ngài, bạn sẽ được cứu! Nhưng, trước hết bạn phải kêu cầu.

"Vả, Kinh Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. Trong người Giu-đa và người Gờ-réc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài. Vì ai kêu cầu Danh Chúa thì sẽ được cứu" (RoRm 10:11-13).

4. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái câu trả lời đúng nhất.Con người trở thành con cái của Đức Chúa Trời bởi.a) đậu được kỳ sát hạch cho tân tín hữub) ngưng làm điều tội lỗic) tin vào Con hằng sống của Đức Chúa Trời và xưng nhận Ngàilàm Cứu Chúa.

Sự cứu rỗi bắt đầu bằng sự cầu nguyện. Nó tới với những kẻ kêu cầu Chúa giúp đỡ. Nó bắt đầu khi bạn xưng nhận tội lỗi của mình với Chúa và ăn năn. Sự cứu rỗi khởi

sự khi bạn tin rằng Chúa Jesus là Cứu Chúa, là Con của Đức Chúa Trời đã sống lại từ trong kẻ chết. Nó khởi sự khi bạn xưng nhận bằng môi miệng và tin trong lòng. Nó khởi sự khi bạn cầu nguyện bằng sự cầu nguyện xưng nhận đức tin. Ha-lê-lu-gia!

5. Chức năng của sự cầu nguyện vào thời kỳ cứu rỗi là gì?

Chú ý rằng RoRm 10:12 nói, "không có sự phân biệt gì hết!... " Đức Chúa Trời không thiên vị ai. Ngài muốn mọi người đều được cứu. Ngài muốn mọi người đều kêu cầu Ngài. Ngài muốn mọi người đều cầu nguyện trong đức tin.

Ở đây chúng ta thảo luận nhiều hơn về kế hoạch của Đức Chúa Trời. Nó không chấm dứt tại thập tự giá hay tại sự phục sinh. Đó chỉ là phần đầu. Bạn thấy đó, sự chết và phục sinh của Đấng Christ làm cho tất cả những kẻ tin đều trở thành Con của Đức Chúa Trời. "Hễ ai đã nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin Danh Ngài" (GiGa 1:12). Con cái Đức Chúa Trời! Đó là toàn bộ kế hoạch! Đức Chúa Trời muốn có những đứa con yêu mến Ngài và gọi Ngài là "Cha! Cha của tôi!"

6. Đọc GiGa 1:12 - Đức Chúa Trời ban những quyền lợi gì cho những kẻ tin nhận Chúa Jesus?

Điều Đức Chúa Trời muốn từ buổi sáng thế thì ngày nay Ngài vẫn muốn. Ngài muốn chia xẻ tình yêu của Ngài với loài người. Ngài muốn có mối tương giao với con người. Đó là điều làm cho sự thờ phượng trở nên vô cùng quan trọng. Đức Chúa Trời muốn có những đứa con biết yêu mến và thờ phượng Ngài. Chỉ có con của Đức Chúa Trời mới thờ phượng Đức Chúa Trời. Chỉ có những kẻ tin vào Ngài mới có thể cầu nguyện trong đức tin. Như vậy, cầu nguyện bắt đầu với xưng nhận và tin, rồi sau đó dẫn đến sự thờ phượng Đức Chúa Trời, Cha của chúng ta.

7. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu đúng.a Chúng ta có thể có sự cứu rỗi mà không cần Chúa Jesus.b Đức Chúa Trời ghét tội nhânc Bất cứ ai cũng có thể trở thành một người con của Đức Chúa Trời.d Chỉ có con của Đức Chúa Trời mới thờ phượng Đức Chúa Trời

Lúc thế giới này tận chung, tất cả những kẻ đã tin và là con của Đức Chúa Trời sẽ nhóm nhau lại trên thiên đàng. Một tiếng nói lớn sẽ tuyên đọc, "Nầy đền thờ của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng" (KhKh 21:3). Chính là đó! Chính đó là kế hoạch Đức Chúa Trời đã có từ ban đầu. Chính đó là kế hoạch đã được khởi sự cho

những kẻ tin. Tất cả những ai kêu cầu Ngài trong đức tin đều có thể bắt đầu mối thông công với Đức Chúa Trời ngay tức khắc. Họ có thể nói chuyện với Ngài trong sự cầu nguyện và thờ phượng. Họ có thể chia xẻ tình yêu với Đức Chúa Trời ngay trên đất này. Họ không cần chờ đến lúc bước vào thiên đàng!

Đức tin gìn giữ Một điều tuyệt diệu về tình yêu của Đức Chúa Trời là tình yêu ấy không bao giờ tàn. Ngài yêu chúng ta khi chúng ta còn là tội nhân, nhưng Ngài không thể giao thông với chúng ta vì chúng ta không yêu Ngài. Nhưng khi chúng ta tin rằng Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời đã chết cho chúng ta và đã sống lại, thì rồi chúng ta có thể một lần nữa chia xẻ tình yêu với Đức Chúa Trời. Một lần nữa chúng ta lại có thể thờ phượng và nói chuyện cùng Ngài. Đức tin cho chúng ta có thể làm con cái của Đức Chúa Trời - Bao lâu chúng ta còn giữ đức tin nơi Ngài thì không gì có thể phá vỡ tình yêu đó giữa Ngài và chúng ta.

8. Mối thông công giữa Đức Chúa Trời và con người được phục hồi bởi.a) con người cố hết sức để được tốtb) con người dâng của lễ sinh tế cho tội lỗi của anh tac) con người tiếp nhận Jesus Christ làm Cứu Chúa.

Dĩ nhiên, nếu chúng ta chối bỏ đức tin nơi Ngài thì điều đó sẽ phá vỡ mối tương giao chúng ta có với Ngài. Tình yêu phải được cho đi cách tự nguyện. Đức Chúa Trời đã tự ý ban tình yêu Ngài cho chúng ta, nhưng nếu chúng ta ngưng tin Ngài thì tình yêu của chúng ta đối với Ngài sẽ tan biến. Và mối tương giao với Đức Chúa Trời cũng mất.

Chúng ta được cứu nhờ đức tin và chúng ta được gìn giữ cũng bởi đức tin. Nếu chúng ta giữ đức tin thì cũng giữ được sự cứu rỗi. Nếu chúng ta bỏ đức tin, thì rồi nền tảng của mối liên hệ với Đức Chúa Trời cũng mất. Khi đức tin đã ra đi thì tình yêu của chúng ta dành cho Đức Chúa Trời cũng hết, và một lần nữa chúng ta lại là tội nhân và là kẻ không tin.

9. Một tín đồ đánh mất sự cứu rỗi khi anh taa) ngưng tin vào Chúa Jesus Christb) Có một hành động phạm tộic) Bỏ Hội Thánh của mình và gia nhập một Hội Thánh khác.

Bằng sự cầu nguyện, chúng ta kêu cầu Chúa mà được cứu. Bằng sự cầu nguyện, tình yêu giữa chúng ta và Đức Chúa Trời lại một lần nữa được phục hồi. Tình yêu phải được chia xẻ, và khi chúng ta ngưng chia xẻ tình yêu với Đức Chúa Trời thì mối thông công giữa chúng ta với Đức Chúa Trời bị chết. Nhưng bằng sự cầu nguyện và thờ phượng mà đức tin và tình yêu của chúng ta vẫn được mạnh mẽ.

TÌNH ANH EM GIỮA CON CÁI VỚI NHAU

Mục tiêu 2: Giải thích ý nghĩa của IICo 2Cr 5:16-17, và nói lên ảnh hưởng của nó trên con cái Đức Chúa Trời như thế nào.

Tựa đề của phần này là "tình anh em giữa con cái với nhau". "Tình anh em" có nghĩa là "tính chất anh em" hoặc "vị thế anh em".

Điều gì đã làm cho những tín đồ có thể trở thành anh em? Đương nhiên, sở dĩ có được điều đó là do có chung một “Cha” ! Ngày chúng ta ăn năn tội lỗi của mình và tôn xưng Đấng Christ làm Cứu Chúa, ngày ấy chúng ta trở thành con cái Đức Chúa Trời và trở nên một thành viên trong mối thân tình anh em!

Tất cả những ai trở nên con của một cha đều là anh em với nhau. Khi chúng ta nói "Cha chúng tôi", tức là chúng ta thú nhận rằng tất cả con cái của Ngài đều là anh em của chúng ta. "Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em" (RoRm 8:29). Hãy nghĩ về điều này xem! Tất cả những kẻ tin thật đều là anh chị em với nhau. Kế hoạch của Đức Chúa Trời từ ban đầu là Ngài phải là Cha của "nhiều anh em" mà trong đó Đấng Christ là con cả.

10. Khoanh tròn mẫu tự trước câu đúng.a) Tất cả mọi người đều là anh em.b) Nếu Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta thì Chúa Jesus là "anh cả" của chúng ta.c) Chúng ta trở thành con của Đức Chúa Trời bằng cách trở nên tốtd) Đức Chúa Trời không muốn trở thành Cha của chúng ta.

Quan điểm cũ mất đi

Đức Chúa Trời phân chia con người thành hai nhóm. Chỉ có hai nhóm thôi! Một nhóm tạo thành gia đình của Ngài, và nhóm kia không phải thuộc về gia đình của Ngài. Không phải Đức Chúa Trời coi rẻ thế giới như con người. Ngài không nói, "Đó là một người da đỏ, kia là người Phi, kia là một người da trắng, nọ là một người da đen. Đó là người giàu, kia là người nghèo, đó là người có học, và kia là người không học". Chẳng phải thế chút nào! Đó là cách thế giới phân loại con người. Nhưng Đức Chúa Trời không xét đoán theo tiêu chuẩn con người. Ngài chỉ nhìn thấy có hai nhóm - nhóm này là con cái của Ngài, còn nhóm kia không phải. Cho nên Ngài nhìn vào con người và nói, "Đó là con của ta - Đứa kia cũng là con ta - Nhưng đứa kia thì không phải con ta". Dầu vậy chúng ta vẫn chính là người chọn lựa trong việc này.

11. Trong mắt Đức Chúa Trời, có hai hạng người. Đó là những hạng nào?

Chúng ta nên nhìn con người như Đức Chúa Trời nhìn họ. Trong gia đình Đức Chúa Trời, không có chỗ cho thành kiến - thế gian phân chia con người theo quốc gia, chủng tộc, bộ tộc, và văn hóa. Nhưng chúng ta chỉ nên thấy hai nhóm người mà thôi - một nhóm là anh em, chị em của chúng ta, còn nhóm kia không phải.

12. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúng.a Đức Chúa Trời yêu thương tất cả loài người.b Tất cả mọi người đều là tạo vật của Đức Chúa Trờic Tất cả mọi người đều là con của Đức Chúa Trờid Tất cả mọi người đều là anh em với nhau.

Quan điểm mới được hình thành

Bạn nói, "làm thế nào được? Tất cả chúng ta không thể nào như nhau trong gia đình của Đức Chúa Trời được". Điều đó đúng, và Đức Chúa Trời không bao giờ có ý định thay đổi những điểm làm người này khác người kia cả. Điều Chúa muốn làm là làm đầy tấm lòng chúng ta bằng tình yêu của Ngài cho đến khi những sự khác biệt đó không còn làm nên sự khác biệt nữa.

Một người Mỹ sẽ vẫn tiếp tục là một người Mỹ. Người da đỏ vẫn còn là người da đỏ; da đen vẫn đen; da trắng vẫn trắng - Đức Chúa Trời không đòi hỏi chúng ta thay đổi quốc tịch, chủng tộc hay bộ tộc. Ngài chỉ làm cho các loại người khác nhau đó có thể sống chúng trong tình yêu thương và sự hòa bình. Bằng cách nào được vậy? Bằng cách trở thành một gia đình - một gia đình được nối kết bởi Đức Thánh Linh và bởi sự cầu nguyện. Tục ngữ rất đúng khi nói rằng một gia đình cầu nguyện với nhau thì sẽ tụ tập với nhau. Nó đúng ngay với một gia đình có cha mẹ và con cái của họ. Và nó cũng đúng đối với đại gia đình đông khắp thế giới của Đức Chúa Trời, một gia đình được tạo nên từ nhiều chủng tộc và quốc gia khác nhau. Cầu nguyện làm thay đổi mọi thứ!

13. IICo 2Cr 5:16 nói rằng chúng ta không nên xét đoán theo tiêu chuẩn của loài người, có nghĩa là chúng ta nên:a) không mong chờ những hạng người khác biệt nhau sống chung trong hòa bình.b) cố gắng trừ bỏ những điểm khác nhau phân biệt con ngườic) chấp nhận các tín hữu làm anh em mặc dầu có sự khác biệt với nhau.

Nhiều người không phải là con của Đức Chúa Trời vì họ từ chối tin Đấng làm Cứu Chúa của họ. Họ không thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời và nói, "Lạy Cha chúng con". Họ cũng không phải là anh em của những kẻ tin. Khi một tín đồ gặp một người không tin, anh ta không thể gọi người ấy là "anh". Tại sao vậy? Vì người đó không có chung một cha với anh ta, không phải là một người trong cùng một gia đình - Chúa Jesus đã bảo những kẻ từ chối tin Ngài rằng, "Các ngươi bởi Cha mình

là ma quỷ sanh ra" (GiGa 8:44).

Mặt khác, nếu một tín hữu gặp một tín hữu khác, cho dù người ấy khác chủng tộc và quốc tịch, nhưng lập tức anh ta liền cảm thấy một tình yêu đối với người ấy vì đó là một người anh em của anh ta. Người ấy là một thành viên trong chính gia đình của anh ta. Vì đối với một người con của Đức Chúa Trời, điểm tách biệt anh ta với người khác không phải là chủng tộc hay quốc tịch, nhưng đúng ra đó là vì họ là kẻ không tin. Anh ta không thể cảm thấy tự nhiên "như ở nhà" đối với họ.

14. Điều gì đã ngăn cách con của Đức Chúa Trời với người khác?

CHỨC NĂNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CON

Mục tiêu 3: Nói lên chức năng và trách nhiệm của con cái Đức Chúa Trời trong việc thờ phượng và phục vụ.

Chinh phục con người.

Con của Đức Chúa Trời làm gì đang khi còn sống trên đất này? Tại sao Đức Chúa Trời lại giữ họ ở đấy? Vì một lý do rất tốt đẹp. Ấy là bởi gia đình của Ngài chưa xây dựng xong, và Đức Chúa Trời thật lòng không muốn bất cứ ai bị hư mất cả. Ngài muốn tất cả mọi người đều trở nên thành viên của gia đình Ngài. Nhưng người nào có nghe về những điều Chúa Jesus đã làm cho họ thì mới có thể tin Ngài. Cho nên Đức Chúa Trời đã cho các con cái của Ngài làm một việc: Ngài bảo họ hãy đi vào thế gian và nói về Tin Lành của Chúa Jesus cho mọi loài thọ tạo. Thật là một công việc kỳ diệu, một trách nhiệm đẹp đẽ biết bao!

Nhưng chúng ta không làm công tác ấy một mình, vì Chúa Jesus ngồi bên hữu Đức Chúa Trời đang cầu nguyện cho chúng ta. Khi chúng ta thất bại, Ngài ở đó nghe tiếng khóc của chúng ta kêu xin Ngài giúp đỡ, và Ngài nói với Đức Chúa Trời về nhu cầu của chúng ta. Ngài cầu thay cho chúng ta!

Đức Thánh Linh khiến chúng ta ý thức được mình là ai. Ngài làm cho chúng ta thờ phượng và vui mừng vì cớ chúng ta được là con trai và con gái của Đức Chúa Trời. Sự nhận biết này khiến chúng ta biết chắc rằng mình có thể làm được điều Đức Chúa Trời đòi hỏi mình làm. Không hề sợ hãi, chúng ta kêu lên, "Cha ơi! Cha của con ơi!".

Đức Thánh Linh cầu nguyện cho chúng ta khi chúng ta không biết mình nên cầu nguyện điều gì. Khi kế hoạch của Đức Chúa Trời không rõ ràng và ý muốn của Ngài dường như không chắc chắn đối với chúng ta, thì Đức Thánh Linh cầu nguyện cho chúng ta bằng sự thở than mà ngôn từ không thể diễn tả được. Ngài

đúng là một người giúp đỡ quý giá biết bao!

15. Hãy kể ra một trường hợp Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta.

Khi chúng ta cầu nguyện cho sự cứu rỗi của con người thì thường Đức Thánh Linh sẽ cầu nguyện qua chúng ta bằng một thứ tiếng lạ, nhấc bỏ gánh nặng cho chúng ta và giúp chúng ta cầu nguyện. Bằng ngôn ngữ đã biết hoặc bằng ngôn ngữ mới, Đức Thánh Linh sẽ khích lệ chúng ta, và ban cho chúng ta sức mạnh để đi ra với năng lực thuộc linh, hầu có thể làm chứng và chinh phục người khác về với Đấng Christ. Thánh Linh giúp chúng ta cầu nguyện - Thánh Linh giúp chúng ta thờ phượng. Nhằm mục đích gì? Nhằm giúp chúng ta tiến hành công việc của mình.

Thờ phượng Đức Chúa Trời

Cầu nguyện là gì? Đó là một mối thông công với Đức Chúa Trời. Quan hệ đó đôi khi nói thành lời, đôi khi không. Vì ở đây chúng ta không đề cập đến cầu nguyện chung với thờ phượng, nên có thể nói rằng cầu nguyện liên quan nhiều đến nhu cầu của con người, trong khi thờ phượng lại liên quan đến sự ngợi khen Đức Chúa Trời hơn.

Những từ như "ăn năn, cầu xin, tìm kiếm, gõ cửa, trục xuất, công bố,tin, cám ơn và khẩn nài" thường diễn tả ý cầu nguyện. Còn những từ như "ngợi khen, cảm tạ, suy gẫm, học hỏi, tôn kính, vinh quang, mừng vui" thường diễn tả sự thờ phượng. Đó là những hành động của con cái Đức Chúa Trời khi cầu nguyện và thờ phượng. Khi bạn thêm việc đọc lời Chúa vào các việc kể trên, thì bạn có đến hai cách qua đó các thành viên trong gia đình Đức Chúa Trời có thể tiếp giao với Ngài.

16. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu đúng.a Chúng ta có thể giao tiếp với Chúa bằng cách đọc Kinh Thánh.b Cầu nguyện có thể thành lời hoặc không thành lờic Thờ phượng luôn luôn là sự ngợi khen Đức Chúa Trờid Đức Chúa Trời muốn giao tiếp với con người.

Sự cầu nguyện mang chúng ta vào chính sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Cầu nguyện khiến đức tin chúng ta trở nên mạnh để công bố lời hứa của Đức Chúa Trời. Sự cầu nguyện sẽ mang Chúa Jesus. Đấng cầu thay cho chúng ta, về phía chúng ta, khi chúng ta đã phạm tội. Sự cầu nguyện mang đến chúng ta năng lực khi chúng ta cần giải cứu. Trên hết, sự cầu nguyện sẽ giữ cho tình yêu giữa Đức Chúa Trời và chúng ta cứ tuôn chảy khi chúng ta thờ phượng Ngài. Rồi đây chúng ta sẽ học thế nào là "cầu nguyện không thôi" nhưng ở đây nói rằng sự cầu nguyện đối với con cái Đức Chúa Trời cũng tự nhiên như thở vậy, thì cũng đủ lắm rồi.

Còn một điểm nữa trước khi kết thúc bài học này. Đó là chúng ta không phải e ngại khi đến trước mặt Chúa - Hãy nhớ rằng Ngài là "Cha của chúng ta". Một đứa trẻ có thể sợ khách lạ nhưng nó không sợ Cha của nó. Cho nên, khi cầu nguyện, chúng ta được dạy hãy đến cách dạn dĩ - Chúng ta được dạy đi vào sự hiện diện của Ngài bằng sự ca hát, và vào hành lang Ngài bằng sự ngợi khen. Bạn hãy tự đọc lấy điều này trong Thi thiên 100. Chúng ta nên cám ơn Ngài và chúc phước Danh Ngài. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời chẳng giống như một nơi chốn đầy sự sợ hãi chút nào cả, phải không? Trái lại, nó như một gia đình hơn - giống như sự sum họp gia đình vậy. Và đó chính là điều Đức Chúa Trời muốn, vì Ngài là "Cha chúng ta" và chúng ta là con cái của Ngài.

17. Thi Tv 100:1-5 nói chúng ta nên bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời như thế nào?

Tự kiểm tra

Sau khi đã ôn bài học này, bạn hãy làm phần tự kiểm tra. Sau đó hãy kiểm soát lại câu trả lời của bạn với các câu giải đáp ở phía sau cuốn sách. Hãy coi lại mọi câu hỏi bạn trả lời sai.

CÂU HỎI NGẮN. Viết câu trả lời đúng vào chỗ cho sẵn.

1. Từ ban đầu Đức Chúa Trời đã mong muốn có mối quan hệ như thế nào với con người?

2. Hãy kể ra 5 cách mà một con cái Đức Chúa Trời có thể bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

3. Trong mắt Đức Chúa Trời, tất cả nhân loại đều được chia thành hai nhóm. Đó là gì?

4 Hãy kể ra ba cách qua đó Đức Thánh Linh giúp chúng ta cầu nguyện?

CÂU HỎI CHỌN LỰA. Chỉ có một câu đúng cho từng câu hỏi. Khoanh mẫu tự của câu đúng.

5. Khi IICo 2Cr 5:16 nói chúng ta không nên xét đoán theo tiêu chuẩn con người, nó muốn nói rằng.a) Chúng ta nên chấp nhận tất cả mọi người làm anh em.b) Chúng ta nên cố gắng bỏ đi mọi sự khác biệt chia phân con người.c) Chúng ta nên chấp nhận các tín hữu làm anh em cho dầu chúng ta có khác biệt.

6. ĐÚNG - SAI. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu đúng.

a. Chỉ cầu nguyện là cứu chúng tab. Chúng ta cầu nguyện bởi vì chúng ta được cứuc. Chúng ta có thể thờ phượng Đức Chúa Trời khi đang đid. Chúng ta có thể thờ phượng Đức Chúa Trời bằng sự ca hát.

7. Viết từ "C" trước những chữ nào diễn tả sự cầu nguyện đúng nhất và chữ "T" trước những chữ diễn tả đúng nhất sự thờ phượng.

... a Xin

... b Vinh hiển

... c Ngợi khen

... d Khẩn nài

... e Tôn kính

... f Ăn năn

... g Tìm kiếm

... h Cám ơn

... i Tôn cao

... j Công bố

Phần giải đáp

9. a) Ngưng tin vào Chúa Jesus Christ.

1. Con người bất tuân Đức Chúa Trời

10. a. Saib. Đúngc. Said. Sai

2. Để dâng của lễ chuộc tội

11. Những kẻ là con cái Đức Chúa TrờiNhững kẻ không phải con cái Đức Chúa Trời

3. Jesus Christ

12 a. Đúngb. Đúngc. Said. Sai

4. c) Tin vào Con hằng sống của Đức Chúa Trời và xưng nhận Ngài làm Cứu Chúa.

13. c) Chúng ta nên chấp nhận mọi tín đồ làm anh em cho dầu có khác biệt.

5.Kêu cầu Chúa trong sự ăn năn và đức tin để được cứu rỗi.

14. Đó là sự kiện họ là kẻ không tin - không thuộc về gia đình củaĐức Chúa Trời

6. Quyền trở thành con cái Đức Chúa Trời

15. Khi chúng ta không biết cầu nguyện ra sao cho phải.

7. a. Saib. Saic. Đúngd. Đúng

16. a. Đúngb. Đúngc. Đúngd. Sai

8. c) Con người tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của mình.

17. Bằng ca hát, ngợi khen và cảm tạ.

VƯƠNG QUỐC CHÚNG TA TÌM KIẾM

“Nước Cha được đến ”

Mat Mt 6:10

Phần lớn người nam hay nữ đều có kế hoạch cho đời sống của họ. Họ muốn trở thành bác sĩ hay luật sư - Họ muốn được giàu và nổi tiếng. Trong tâm trí, họ có một bức tranh về cuộc sống sau này khi đã đạt được mục đích của mình. Họ đều là những kẻ xây dựng vương quốc cho mình!

Có người chẳng có kế hoạch nào cho riêng mình cả, mà thích tìm ai đó mạnh mẽ đang xây dựng một vương quốc, và họ giúp người đó trong khải tượng của anh ta. Họ có được hạnh phúc từ việc tham gia một tay vào kế hoạch của người khác.

Đây là điều mà một Cơ Đốc nhân làm. Anh ta chẳng xây dựng một vương quốc nào cho riêng mình cả. Anh ta không gắng sức để được nổi tiếng nhờ một công việc lớn lao nào đó mà anh ta đã làm. Thay vào đó, anh ta tìm kiếm sự vinh hiển

của Đức Chúa Trời và sự hiện đến của vương quốc Ngài lời cầu nguyện của anh ta luôn luôn là, “nguyện nước Cha được đến”. Ước muốn duy nhất của anh ta là được tham dự vào sự đến của vương quốc ấy. Không những cầu nguyện cho điều ấy mà anh ta còn đi ra hoàn tất Đại mạng lệnh của Chúa Jesus nữa.

Lời cầu nguyện quan yếu mà một tín đồ nên cầu nguyện luôn luôn là, “Chúa ơi, xin cho con được xây dựng vương quốc của Ngài chứ không phải của con”. Nhiều tín đồ rất bận bịu, nhưng họ bận xây dựng vương quốc của chính họ thay vì vương quốc của Đức Chúa Trời.

Dàn bài

Bản chất của vương quốc Đức Chúa TrờiĐịa điểm của vương quốc Đức Chúa TrờiThời điểm của vương quốc Đức Chúa TrờiSứ phát triển của vương quốc Đức Chúa TrờiNhiệm vụSự hoàn tấtVinh hiển của vương quốc Đức Chúa TrờiĐấng Christ trong hội chúngĐấng Christ trong hành vi thờ phượng

Các mục tiêu của bài học

Khi học xong bài này bạn sẽ có thể:

Phân biệt giữa vương quốc bề trong và vương quốc bề ngoài của Đức Chúa TrờiĐánh giá sự tham gia của bạn trong việc hoàn thành mệnh lệnh của Đấng Christ trong Mat Mt 28:19-20.Hiểu vì sao sự thờ phượng trong hội chúng địa phương thuộc thân thể Đấng Christ phải đặt trọng tâm quanh thân vị Đấng Christ.

Sinh hoạt học tập

1.Đọc phần triển khai bài từng phần một. Viết các câu trả lời theo các câu hỏi trong bài và phần câu hỏi tự kiểm tra.2.Cầu nguyện cho đích danh năm giáo sĩ và viết ra những lời khích lệ từng người một.3.Viết một đoạn miêu tả “Đấng Sống” được định nghĩa trong KhKh 1:12-184.Ôn lại những từ mới mà bạn đã học được trong bốn bài đầu

Từ ngữ

Môn đồ

Giảng Tin LànhMạng lệnh trọng đạiBản chất

Triển khai bài học

BẢN CHẤT CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI

Mục tiêu 1: Giải thích vương quốc Đức Chúa Trời vừa ở hiện tại mà lại vừa trong tương lai như thế nào

Không có một vương quốc nào giống như vương quốc Đức Chúa Trời cả. Cũng không có ông vua nào giống như Đức Chúa Trời.

Vương quốc Đức Chúa Trời là ở hiện tại, tuy nhiên, nó cũng sắp xảy ra. Hiện nay vương quốc Đức Chúa Trời không thể thấy được, tuy nhiên chẳng bao lâu sẽ thấy nó. Vương quốc của Đức Chúa Trời là ở bề trong (trong lòng tín đồ), nhưng vinh quang của nó vẫn ở quanh mỗi chúng ta.

1. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúnga. Vương quốc Đức Chúa Trời là ở hiện tạib. Vương quốc Đức Chúa Trời là ở hiện tạic. Vương quốc Đức Chúa Trời ở trong người tín đồd. Vương quốc Đức Chúa Trời sẽ được nhìn thấy

Vương quốc Đức Chúa Trời trước hết là ở trên danh sách của những việc mà chúng ta nên cầu nguyện. Sự ưu tiên của nó chiếm ngang chỗ với sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Tại sao không được chứ? Vương quốc Đức Chúa Trời là sự công nghĩa cơ mà. Đó là sự công nghĩa của Đức Chúa Trời! Như vậy, những kẻ tìm kiếm nước Đức Chúa Trời tức là tìm kiếm sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Những kẻ tìm kiếm sự công nghĩa của Đức Chúa Trời tức là tìm kiếm chính Đức Chúa Trời. Bạn không thể tách rời Đức Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài. Như vậy tất cả đều đi cùng với nhau ... Danh CHA, Nước CHA và sự Công Nghĩa của CHA. Bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Kẻ nào tìm kiếm tất cả những điều này trên cả mọi thứ khác, tức là đang cầu nguyện phải lẽ đấy.

2. Giải thích vì sao Danh của Đức Chúa Trời và vương quốc Đức Chúa Trời không thể tách rời.

Địa điểm của vương quốc Đức Chúa Trời.

Vương quốc Đức Chúa Trời ở đâu? Ở thiên đàng ư? Vâng, ở thiên đàng - ở trái đất ư? Vâng, sẽ là ở đó. Trong con người ư? Đương nhiên, nhưng chỉ ở trong những kẻ tiếp nhận Đấng Christ.

Làm sao có thể được? À, như thế này này - nước trời phải ở trong một công dân trước khi anh ta trở thành một công dân tốt trong nước mình. Có nhiều gương lãnh đạo cai trị bằng bạo lực. Công dân họ vâng lời họ bởi cớ sợ họ. Nhưng những lãnh đạo như thế chẳng bao lâu sẽ mất nước của họ, bởi cớ nước của họ không nằm trong tấm lòng của dân chúng. Ngay cơ hội đầu tiên đến là các công dân nọ sẽ nổi loạn. Và họ sẽ thay người lãnh đạo cũ bằng kẻ họ tin cậy và yêu thương.

Điều này đã xảy ra luôn luôn khắp trên thế giới. Một kẻ lãnh đạo độc ác cũng sẽ nhận được sự thờ phượng và ngợi khen bề ngoài của người dân; nhưng họ chỉ nói những lời làm vui lòng kẻ lãnh đạo để người ấy không nổi giận với họ. Và ngay cả lúc đang dùng môi miệng ca ngợi người lãnh đạo ấy thì lòng họ cũng đang ghét hắn - Thật ra họ đã khước từ hắn rồi.

3. Một vương quốc thật sự phải ở trong lòng người vì.a) Một vương quốc không thể tồn tại nếu không ở trong lòng ngườib) Sự vâng lời chỉ có thể xuất phát từ tấm lòng.c) Các công dân phải sợ hãi người lãnh đạo nếu vương quốc được hùng mạnh.

Đó là lý do vì sao chúng ta nói rằng một vương quốc tồn tại và hùng mạnh thì phải ở trong lòng một người trước khi anh ta có thể là một công dân tốt. Đây là lý do vì sao vương quốc của Đức Chúa Trời là một vương quốc vĩnh cửu. Vì nó được khởi sự trong lòng các công dân ngay giây phút họ tin. Cho nên chúng ta có thể nói rằng “địa điểm” của vương quốc Đức Chúa Trời là ở trong lòng con người.

Nhưng vương quốc Đức Chúa Trời không chỉ ở trong lòng kẻ tin sẽ có ngày Đấng Christ cai trị trên một vương quốc “bề ngoài”. Đó là sẽ một vương quốc thấy được và bao gồm toàn thể thế giới cùng mọi người trong đó.

Đối với tín đồ, điểm duy nhất khác biệt về vương quốc bề ngoài của Đức Chúa Trời là; vương quốc “Không thấy được” này, đến bấy giờ sẽ là vương quốc “thấy được”. Những sự tốt đẹp của vương quốc sẽ chẳng thay đổi. Sự công nghĩa, bình an, và niềm vui do Đức Thánh Linh ban cho, đối với tín đồ, sẽ vẫn như cũ. Anh ta đã là một công dân của nước Đức Chúa Trời kể từ ngày anh ta được sinh ra về mặt thuộc linh rồi.

4. Vương quốc của Đức Chúa Trời là ... , ... , và ... ... , được Đức Thánh Linh ban cho.

Thật là một ngày tuyệt vời làm sao khi vương quốc mà chúng ta có thể thấy được lại đến! Và hạnh phúc thay cho những kẻ biết bản chất thật sự của vương quốc Đức Chúa Trời. Họ đã biết và thực hành một đời sống công nghĩa, bình an và vui mừng mà Đức Thánh Linh đã ban!

Vâng, nhiều người sẽ vui mừng vào ngày ấy. Nhưng còn về những kẻ không biết Đấng Cứu Thế thì sao? Và về các quốc gia chưa từng được nghe thì sao? Sẽ không có niềm vui cho họ trừ phi chúng ta đi ra và nói cho họ biết rằng Chúa Jesus đã cứu họ.

Và như thế thì chúng ta cũng nên bận rộn biết bao! Chúng ta nên cầu nguyện biết bao! Chúng ta cũng nên làm việc dường bao, cho đến khi cả thế giới biết rằng có một vương quốc khởi sự trong tấm lòng con người. Một vương quốc sẽ được mọi người trông thấy khi Chúa Jesus đến.

Điều ấy có nghĩa là chúng ta nên cầu nguyện cho tất cả mọi người đều tiếp nhận Đấng Christ. Chúng ta nên cầu nguyện rằng vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ trải đến tấm lòng của tất cả mọi người trên thế giới. Cùng lúc, chúng ta phải được chuẩn bị để đi bất cứ nơi nào Đức Chúa Trời bảo chúng ta đi, để chia xẻ Tin Lành của Chúa Jesus. Không ai có thể cầu nguyện cách phải lẽ nếu trong mình không có một sự than khóc sâu sắc để được thấy sự cứu rỗi cho những kẻ hư mất.

5. Những kẻ cầu nguyện “Nước Cha được đến” phải được chuẩn bị để làm gì?

Một khi “Đại mạng lệnh chẳng có ý nghĩa gì đối với chúng ta, thì chúng ta không thể nào cầu nguyện cách phải lẽ được. Chúng ta không bao giờ được để cho công việc, bạn bè, hay sự quan tâm đời này xen vào công tác này của chúng ta. Những kẻ cầu nguyện “Nước Cha được đến” phải sẵn sàng đi vào thế gian mang Phúc Âm đến cho mọi loài thọ tạo. Nước Đức Chúa Trời không thể đến với những kẻ chưa bao giờ nghe, vì đức tin đến bởi việc người ta nghe.

Thời điểm của vương quốc Đức Chúa Trời

Vương quốc Đức Chúa Trời là ở hiện tại. Nó không có biên giới. Nó không có những hàng rào thuế quan hoặc các trạm di dân. Nó không có cờ quốc gia. Nó là một vương quốc trong tấm lòng của các tín đồ. Đức Chúa Trời ngồi trên ngôi lòng của tín đồ và khởi từ đó mà cai trị vương quốc của Ngài! “Nước Đức Chúa Trời ở trong lòng các ngươi” (LuLc 17:21); “Chúa Jesus nói, 'Nước ta không thuộc về hạ giới'” (GiGa 18:36). Nói cách khác, nước Đức Chúa Trời không giống bất kỳ nước nào trên thế gian - Nước Ngài là một vương quốc thuộc linh. “Nước Đức Chúa Trời không đến cách rõ ràng” (LuLc 17:20). Dĩ nhiên là không rồi! Một khi nó ở trong lòng người, ta không thể thấy nó được ngoại trừ thấy qua đời sống và hành động của các công dân của nó! Và đó là điều mà câu Kinh Thánh kế tiếp đây nói, “Vì nước Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công bình, bình an, vui vẻ bởi Đức Thánh Linh vậy” (RoRm 14:17).

6. Chọn những mẫu tự câu ở bên trái cho thích hợp với địa chỉ bên phải.

... a. “Nước Đức Chúa Trời ở trong lòng các ngươi” ... b. “Nước ta không thuộc về hạ giới” ... c. “Nước Đức Chúa Trời không đến cách rõ ràng”1) GiGa 18:362) LuLc 17:203) 17:21

Khi nước Đức Chúa Trời ở thì hiện tại, chứng cớ của nó hiện nay sẽ thấy được - nếu bây giờ chúng ta đặt nước Đức Chúa Trời trước mọi thứ khác, ta sẽ thấy nó ở trong nhà chúng ta, ở công việc, và ở giữa bạn bè. Chúng ta sẽ không là vua trong những chốn này. Đức Chúa Trời sẽ là Vua! Phần lớn các nan đề con người gặp phải trong nhà, nơi làm việc và với bạn bè, đều phát xuất từ việc họ tìm kiếm ý riêng của mình thay vì làm Đức Chúa Trời vui lòng. Khi chúng ta đặt vương quốc của Đức Chúa Trời trước mọi thứ khác trong cuộc sống chúng ta, thì hầu hết nan đề của chúng ta đều được giải quyết! Nhà chúng ta trở nên chốn hạnh phúc. Chúng ta trở nên thỏa mãn với công việc của mình. Bạn bè chúng ta thấy dễ sống với chúng ta vì chúng ta không ích kỷ. Hèn chi Chúa Jesus nói rằng chúng ta sẽ được cho thêm tất cả những điều khác nữa nếu chúng ta đặt nước Ngài lên trước mọi thứ khác (Mat Mt 6:33).

7. Hãy kể ra ba nơi người ta có thể thấy được chứng cớ nước Đức Chúa Trời trong chúng ta.

Nước Đức Chúa Trời cũng đang tới. Nó ở thì hiện tại, nhưng nó cũng “sẽ tới” chúng ta cầu nguyện “Xin nước Cha được đến”. Chúng ta rên riết thở than cho đến ngày mà điều sẽ chết sẽ biến đổi thành cái bất tử (ICo1Cr 15:53) Một trong những niềm vui lớn của sự thờ phượng là ca hát và nói về điều sẽ xảy ra khi Chúa Jesus đến. Đoạn Kinh Thánh tuyệt vời trong ITe1Tx 4:13-18 đã nói về sự tái lâm của Chúa Jesus. Nó chấm dứt với những lời sau, “Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau” Thờ phượng là chia xẻ hy vọng về những điều sắp đến. Đó là nói với Đức Chúa Trời về vương quốc ở trong chúng ta, và để Ngài bày tỏ cho chúng ta một số niềm vui về nước trời mà chúng ta chưa nhìn thấy.

8. 4:13-18 nói cho chúng ta biết rằng,a) Chỉ có những người còn sống khi Đấng Christ trở lại mới vô thiên đàng.b) Kẻ chết trong Christ sẽ sống lại trước.c) Các thiên thần sẽ từ thiên đàng xuống và mang các tín đồ về với họ.d) Những người đang sống vào ngày Chúa đến sẽ đi vô thiên đàng.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI

Mục đích 2: Liệt kê ra bốn điều mà một tín đồ nên làm để thấy rằng Đại mạng lệnh đang được họ tiến hành .

Thật tuyệt vời được vui hưởng sự thờ phượng và cầu nguyện. Nhưng chúng ta phải vui hưởng trong sự hiểu biết trọn vẹn về kế hoạch của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ nói nhiều về điều này trong bài kế - Nhưng trong bài này cũng cần nói một ít về nó vì có liên hệ đến sự phát triển của vương quốc Đức Chúa Trời.

Chúa Jesus nói rằng Ngài sẽ xây dựng Hội Thánh của Ngài. Hội Thánh của Đấng Christ là con người - những người tin Chúa Jesus. Bất kỳ chỗ nào có tín đồ, chỗ ấy bạn tìm thấy Hội Thánh Đấng Christ. Các thành viên của Hội Thánh là công dân của nước Đức Chúa Trời. Vì vậy, khi Đấng Christ xây dựng Hội Thánh thì Ngài cũng đang xây dựng nước của Ngài. Đây là kế hoạch lớn và là công việc của Đức Chúa Trời. Đây là điều chúng ta nên liên tục cầu nguyện.

Hội Thánh phát triển theo hai phương diện. Chúng ta nên cầu nguyện cho hai điều.

1. Hội Thánh được phát triển về mặt số lượng2. Hội viên được phát triển về sự giống Đấng Christ

9. Khoanh tròn mẫu tự bên trái của mỗi câu đúnga. Các tín đồ tạo nên Hội Thánhb. “Hội Thánh” lớn lên về mặt số lượng giống khi các tòa nhà được xây cấtc. Nước Đức Chúa Trời được dựng nên khi các tín đồ được thêm vào “Hội Thánh”.d. “Hội Thánh” luôn luôn y nguyên

Nhiệm vụ

Để làm công việc này, Đấng Christ đã ban cho các môn đồ một “Đại mạng lệnh”. Ngài nói, “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân Danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép Báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở với các ngươi luôn cho đến tận thế”. (Mat Mt 28:19-20)

10. Danh được ban ra trong mạng lệnh của Chúa Jesus ở 28:19-20 là gì?

Mạng lệnh có bốn phần1. Đi ra2. Môn đồ hóa3. Làm báp tem4. Dạy dỗ

Đây là một công việc giữ sự cầu nguyện của chúng ta được tiếp tục cho đến khi Chúa Jesus đến! Chúng ta hãy xem từng phần một.

Đi ra

Đây không phải là một sự kêu gọi. Nó không nói, “Hãy tới” mà nói, “Hãy đi”. Đây là một mệnh lệnh. Khi cầu nguyện, đừng lo phiền về cái gọi là “sự kêu gọi”. Chúa Jesus đã kêu gọi các môn đồ đến với Ngài và sai họ đi. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là nhằm đến sự cứu rỗi. Chúng ta được kêu gọi để thuộc về Chúa Jesus. Đó chính là câu “Hãy tới” trong Phúc Âm. Nhưng mạng lệnh thì lại khác. Chúa Jesus đang nói với những kẻ đã nghe sự kêu gọi của Ngài và đến với Ngài. Ngài nói với những kẻ này rằng, “Hãy đi!” “Hãy đi đến mọi người ở khắp các nơi. Hãy đi và làm họ trở thành môn đồ của ta. Hãy đi và làm báp tem cho họ. Hãy đi và dạy dỗ họ” Chúng ta không cần phải chờ một giọng nói từ thiên đàng. Giọng đó đã nói rồi. Đó là giọng của Chúa Jesus nói, “Hãy đi!”.

11. Giải thích sự kêu gọi của Đức Chúa Trời liên quan đến “Đại mạng lệnh”

Môn đồ hóa

Đây là mệnh lệnh rao giảng Tin Lành. Làm cho người ta tin rằng Chúa Jesus là Cứu Chúa và là Chúa, chính là điều Ngài sai chúng ta làm. Chúng ta được lệnh nhiều kẻ về với đạo ở mọi quốc gia. Người ta không phải tin Chúa Jesus vì chúng ta biết cách lý luận. Người ta không phải tin Chúa Jesus vì chúng ta có một nền giáo dục tốt. Nhưng đó chỉ là vì khi Đức Thánh Linh dùng những lời chúng ta nói ra thì họ cảm biết sự phạm tội của mình. Đó là vì khi tình yêu của Chúa Jesus chạm vào lòng họ, thì họ sẽ ăn năn và tin. Có nghĩa là chúng ta phải cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời đặt những lời đúng đắn vào môi miệng chúng ta.

12. Mệnh lệnh môn đồ hóa có nghĩa là gì?

Làm báptem cho họ.

Đây là mệnh lệnh mang những kẻ tin đến chỗ cam kết cách công khai theo Chúa. Tin trong lòng thôi chưa đủ, mà chúng ta phải xưng ra bằng môi miệng và được báp tem trong nước. Mệnh lệnh phải chịu báp tem rất rõ ràng - Đó là một lời chứng công khai và là một bức tranh về điều đã xảy ra bên trong chúng ta. Khi chúng ta tin, chúng ta đã chết đối với tội lỗi. Đây chính là tiếng nói của đều bị dìm trong nước nói với những kẻ đang ngắm xem. Khi chúng ta tin, chúng ta trở thành người mới - con cái của Đức Chúa Trời! Đây chính là tiếng nói của điều đã ra khỏi nước nói với những kẻ đang ngắm xem. Mọi kẻ tin đều nên được báp tem trong nước. Đó là một mệnh lệnh.

13. Phép báp tem bằng nước nói lên điều gì?

Dạy dỗ họ

Đây là một công việc tuyệt diệu làm sao. Nó đòi hỏi biết bao la cầu nguyện và học hỏi để dạy cho được những kẻ mới tin trở nên giống Chúa Jesus. Chúng ta cần phải dạy họ điều gì? Dạy rằng họ không chỉ là một thành viên trong Hội Thánh. Dạy rằng họ không chỉ biết có luật lệ Hội Thánh - Dạy họ không phải chỉ biết đọc bài cầu nguyện chung và qua được kỳ sát hạch dành cho tân tín hữu. Cũng không phải chỉ biết cách hát và cầu nguyện. Nhưng phải là giống như Chúa Jesus. Những tân tín hữu (và cựu tín đồ nữa) phải được dạy về tình yêu của Đức Chúa Trời, dạy về cách sống của Ngài, và lời Ngài.

14. Các tân tín hữu cần được dạy những gì?

Sự hoàn tất

Kế hoạch lớn của Đức Chúa Trời chưa được hoàn tất - Mỗi một chúng ta đều được giao cho công tác. Mỗi một chúng ta có thể làm thành phần việc của mình trong kế hoạch đó.

Chúa Jesus đã làm xong phần của Ngài. Ngài đã trở thành một con người - Ngài đã chữa lành kẻ đau - Ngài đã dạy người ta các lẽ thật về vương quốc Đức Chúa Trời. Rồi Ngài làm công việc mà vì nó Ngài đã đến! Ngài chết; và bằng cái chết, Ngài cất đi tội lỗi của thế gian. Khi bị treo trên cây thập tự, Ngài kêu lên, “Mọi việc đã được trọn!” công việc của Ngài đã hoàn tất.

Chúa Jesus đã giao công việc cho các môn đồ làm. Ngài nói, “Hãy đi, giảng đạo, làm báp tem, và dạy dỗ”. Họ đã vâng lệnh, và Phúc Âm đã lan ra từ quốc gia này đến quốc gia khác. Và các môn đồ này, từng người một đã chết, nhưng mỗi người trong họ có thể nói rằng họ đã hoàn tất phần mình trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.

Ngày nay, mệnh lệnh này vẫn còn ở với chúng ta. Mỗi chúng ta đều có công tác từ Chúa. Mỗi chúng ta nên cầu nguyện để biết chính xác phần của mình trong kế hoạch là gì. Rồi khi chúng ta đã hoàn toàn vâng lời và khi cuộc sống của chúng ta đã tận chung, chúng ta sẽ có thể nói, “Mọi sự được trọn. Tôi đã hoàn tất công tác của mình!”

15. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúng.a. Chúng ta không cần cầu nguyện vì Chúa Jesus nói, “Mọi sự đã được trọn”.b. Các môn đồ đã vâng theo “Đại mạng lệnh”c. Chúa Jesus đã giao công tác cho mỗi người chúng tad. Chúa Jesus đã hoàn tất phần công tác của Ngài.

Phao-lô nói, “Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã dành cho ta” (IITi 2Tm

4:8). Vì sứ đồ này đã cầu nguyện cách thiết tha xin được biết Đấng Christ và giống như Ngài. “Cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài” (Phi Pl 3:10). Thật là một mục đích lạ lùng, một mục tiêu kỳ diệu biết bao!

Đây cũng nên là mục tiêu của chúng ta nữa. Đây cũng nên là lời cầu nguyện hàng ngày của chúng ta! Đây cũng nên là một mục đích khi chúng ta thờ phượng trong các buổi nhóm hay nơi chốn riêng tư. Đức Chúa Trời muốn hoàn tất công việc của Ngài trong chúng ta, Ngài chỉ có thể làm điều này nếu chúng ta sẵn lòng. Đức Chúa Trời không muốn chúng ta đợi cho đến khi vào thiên đàng mới giống Chúa Jesus. Ngài muốn thay đổi chúng ta ngay bây giờ - và Ngài sẽ làm nếu chúng ta trung tín trong việc thờ phượng và cầu nguyện.

16. Trước khi chúng ta có thể hoàn tất phần mình trong kế hoạch của Đức Chúa Trời, thì điều gì là cần thiết?

Có nhiều điều chúng ta nên cầu nguyện khi nghĩ về thời điểm tái lâm của Đấng Christ và về sự tận chung của thế giới.

1.Chúng ta nên cầu nguyện với chủ mùa gặt để Ngài sai con gặt đến gặt mùa của Ngài (Mat Mt 9:38).2.Chúng ta nên cầu nguyện cho Tin Lành về nước Đức Chúa Trời được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến (24:14).3.Chúng ta nên cầu nguyện, “Phải, lạy Chúa Jesus, xin hãy đến!” (KhKh 22:20) để trả lời cho lời Chúa Jesus, “Thật vậy, ta đến mau chóng”

17. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúnga. Chúa Jesus sẽ trở lại trước khi Tin Lành được giảng khắp đất.b. Là một tín đồ, chúng ta nên sợ sự tái lâm của Chúa Jesus.c. Cần các con gặt để gặt trong vụ mùa.d. Chúa Jesus sẽ trở lại.

VINH HIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI

Mục tiêu 3: So sánh sự hiện diện của Đấng Christ trong các hội chúng địa phương ngày nay với trong KhKh 1:9-20

Đấng Christ trong hội chúng của những kẻ tin.

Chúng ta biết rằng khi Đấng Christ đến thì chúng ta sẽ thấy Ngài trong vinh hiển của Ngài. Hiện nay vinh hiển của Đấng Christ hiện diện trong mỗi lần các tín đồ nhóm lại, và chúng ta có thể thấy sự vinh hiển của Ngài qua sự thờ phượng.

Đức Chúa Trời đã ban cho Giăng một khải tượng về Đấng Christ trong các Hội Thánh - chúng ta đọc được điều ấy trong 1:9-20 - Chúa Jesus được vẽ ra là một

“Đấng Sống” đứng giữa các chơn đèn. Các chơn đèn là bảy Hội Thánh ở Châu Á.

Điều ấy cũng đúng cho điều Chúa Jesus đã nói trong Mat Mt 18:20. Ngài nói, “Nơi nào có đôi ba người nhóm lại nhơn Danh Ta mà cầu xin thì ta sẽ ở với họ”. Nếu chúng ta muốn thấy vinh hiển của Đấng Christ, chúng ta phải nhóm lại trong Danh Ngài - Ngài sẽ có mặt ở đó!

18. Chúa Jesus được vẽ ra trong KhKh 1:9-20 ra sao?

HeDt 10:25 nói, “Chớ bỏ thói quen nhóm lại”. Có điều gì đó xảy ra khi các tín đồ nhóm lại. Chúa Jesus đến! những người không đi nhà thờ đã lỡ mất cơ hội có mặt khi Chúa Jesus đến thăm - Ngài đến bất cứ nơi nào các tín hữu nhóm lại trong Danh của Ngài. Ngài đi giữa các chơn đèn. Các chơn đèn là các Hội Thánh, là sự nhóm lại của các tín đồ. Hãy nghĩ mà xem! Cho dù họ nhóm lại trong nhóm lớn hay nhỏ, nhưng nếu nhóm nhau trong Danh Chúa Jesus thì Ngài vẫn có ở đấy! Thật là một lý do để thờ phượng và ngợi khen kỳ lạ làm sao! Thật là một lý do để ca hát và vui mừng tuyệt vời làm sao! Chúa Jesus ủng hộ việc các tín đồ nhóm lại với nhau. Ngài viếng thăm họ!

19. Điều gì xảy ra khi các tín đồ nhóm lại?

Đây là những điều chúng ta nên biết về các cuộc thăm viếng của Chúa Jesus khi chúng ta nhóm lại. Ngài đã nói ba điều với từng Hội Thánh ở Châu Á:

1. Ngài nói, “Ta là”2. Ngài nói, “Ta biết”3. Ngài nói, “Ta sẽ”

Ngài, Đấng đi giữa các chơn đèn, hiện diện khắp mọi nơi (toàn tại). Ngài biết tất cả mọi việc (toàn tri), và Ngài có quyền năng để làm điều Ngài muốn (toàn năng).

Đấng Christ trong hành vi thờ phượng.

Đấng Christ có mặt khi chúng ta hát. Khi giọng hát của chúng ta cùng cất lên với bài hát, chúng ta có thể cảm thấy Thánh Linh của Ngài vận hành giữa chúng ta. “Tôi sẽ hát theo tâm thần, nhưng cũng hát bằng trí khôn” (ICo1Cr 14:15). Chúng ta thường đến nhà của Đức Chúa Trời với một tâm trí đầy những ý nghĩ: ý nghĩ về gia đình, bạn bè, nhà cửa. Khi chúng ta hát thì tâm trí chúng ta chuyển từ sự quan tâm thuộc về đất đến những suy nghĩ về thiên đàng và “Những chuyện ở trên cao”, và chúng ta nhận được sức mạnh để đối phó trở lại với các công tác của cuộc sống.

Đấng Christ có mặt khi chúng ta cầu nguyện. “Tôi sẽ cầu nguyện theo tâm thần, nhưng tôi cũng cầu nguyện theo trí khôn” (14:15) khi chúng ta bước vào phòng,

quên hết mọi chuyện quanh chúng ta, để nói chuyện với Chúa Jesus, thì chúng ta có thể cảm thấy Ngài ở bên chúng ta. Chúng ta nghe những người quanh mình cầu nguyện, lòng chúng ta ngập đầy sự ngợi khen. Chúng ta biết Đấng Christ đang đi lại giữa vòng dân sự của Ngài!

Đấng Christ có mặt khi lời Đức Chúa Trời được rao giảng, chúng ta có thể nghe Ngài nói chuyện với chúng ta. Chúng ta nhìn thấy diễn giả, nhưng chúng ta đang nghe giọng nói của Chúa Jesus “Ai có tai hãy nghe điều Thánh Linh nói với Hội Thánh” (KhKh 2:7) Chúng ta nên cầu nguyện cho diễn giả của chúng ta - Họ là những kẻ giúp việc cho lời Đức Chúa Trời. Chúng ta nên cầu nguyện cho họ vì Đức Thánh Linh muốn nói với chúng ta qua tâm trí và môi miệng của họ!

20. ICo1Cr 14:15 bảo chúng ta làm gì?

Tự Kiểm Tra

TRẢ LỜI NGẮN - Viết câu trả lời đúng vào chỗ cho sẵn

1. Nước của Đức Chúa Trời có hai hình thức nào?

2. Kể ra ba nơi người ta có thể thấy được chứng cớ của nước Đức Chúa Trời trong chúng ta....

3. Lẽ thật quan trọng mà Mat Mt 18:20 dạy chúng ta về sự nhóm lại trong Danh Chúa Jesus là gì?...

4. Hội Thánh phát triển theo hai phương diện nào?...

5. Kể ra bốn mệnh lệnh trong “Đại mạng lệnh”...

6. ITe1Tx 4:18 bảo chúng ta làm gì, liên quan đến việc hiểu biết sự trở lại của Đấng Christ?...

7. Mat Mt 9:38 bảo chúng ta nên cầu nguyện cho điều gì?...

8. 24:14 truyền chúng ta nên cầu nguyện cho điều gì?...

9. Ngày nay làm sao chúng ta có thể thấy vinh hiển của Đấng Christ?

...

Phần giải đáp

11. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời bảo, “Hãy tới”. Mệnh lệnh của Đức Chúa Trời nói, “Hãy đi”. Việc “hãy tới” là tới với Chúa Jesus. Việc “Hãy đi” là mang sứ điệp đến cho kẻ chưa nghe.

1. a. Đúngb. Đúngc. Đúngd. Đúng

12. Giảng Tin Lành - nói cho mọi người biết rằng Chúa Jesus là Cứu Chúa.

2. Vương quốc của Đức Chúa Trời là sự công nghĩa; và sự công nghĩa thuộc về Đức Chúa Trời

13. Sự chết của chúng ta đối với tội lỗi, và chúng ta là những conngười mới, là con của Đức Chúa Trời.

3. a) Một nước không thể tồn tại lâu trừ phi nó ở trong lòng người.

14. Tình yêu của Đấng Christ, cách sống của Ngài và lời Ngài.

4.Sự công nghĩa, bình an, vui mừng (không theo thứ tự)

15. a. Saib. Đúngc. Đúngd. Đúng

5. Để đi khắp mọi nơi truyền bá Phúc Âm nếu Đức Chúa Trời bảo họ rằng họ chính là những người phải làm điều ấy.

16. Chúng ta phải biết Đấng Christ và giống như Ngài.

6. a 3) LuLc 17:21b 1) GiGa 18:36c 2) LuLc 17:20

17. a. Sai

b. Saic. Đúngd. Đúng

7. Ở trong nhà, nơi làm việc, giữa bạn bè

18. Như là một “Đấng Sống”

8. b) Người chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết.

19. Đấng Christ đến

9. a Đúngb Saic Đúngd Sai

20. Hát theo tâm thầnCầu nguyện theo tâm thầnHát bằng trí khônCầu nguyện bằng trí khôn

10. “Đại mạng lệnh”

MỘT KẾ HOẠCH CHO CHÚNG TA THEO.

“Ý Cha được nên, ở đất cũng như trời ”

Mat Mt 6:10

Nếu muốn ý Đức Chúa Trời được nên ở dưới đất này, nó phải được bắt đầu trong tấm lòng của bạn trước - Bạn có sẵn sàng tình nguyện làm theo ý Đức Chúa Trời không?

Có lẽ bạn sẽ nói, “Hãy cho tôi biết ý của Đức Chúa Trời đi, rồi tôi mới nói được là có muốn làm theo hay không”. Đấy là một yêu cầu hợp lý, và lời Đức Chúa Trời có trả lời chuyện này.

Ý của Đức Chúa Trời là bạn tin Chúa Jesus là Con của Ngài và là Cứu Chúa của bạn - Bạn nói, “Ô! Thế thì dễ quá. Tôi tin chứ - Nhưng ý Đức Chúa Trời chỉ có thế thôi sao?”

Không, không phải chỉ có thế đâu - Bây giờ tới phần khó đây - Đức Chúa Trời muốn mọi kẻ tin trở nên giống Chúa Jesus. Bạn nói, “Giống Chúa Jesus! Ai mà giống Chúa Jesus được?” Nhưng bạn giống được! Đó là ý Đức Chúa Trời cho bạn

Đức Thánh Linh sẽ giúp làm cho điều ấy xảy ra.

Điều ấy như thế nào? À, mọi thứ xảy đến với bạn đều là “Tốt” nếu nó làm bạn giống Chúa Jesus. Điều đó có nghĩa là buồn lo cũng tốt cho bạn nữa. Làm thế nào được? Bạn sẽ phải cầu nguyện nhiều để biết tại sao Đức Chúa Trời để những điều ấy xảy đến với bạn, phải không nào?

Dàn bài

Cầu nguyện cho ý Đức Chúa TrờiCầu nguyện cho kế hoạch của NgàiCầu nguyện bằng Thánh LinhKết ước cho ý Đức Chúa TrờiKết ước có giới hạnKết ước hoàn toànĐức tin và ý muốn của Đức Chúa Trời.Vài nghi vấn về sự cầu nguyệnVài lời cầu nguyện không có trả lờiNhững điều người ta thường cầu nguyện

Các mục tiêu của bài học

Khi học xong bài này, bạn có thể:Phát triển sự hiểu biết về kế hoạch của Đức Chúa Trời trong đời sống của bạn và về chức vụ của Thánh Linh trong việc hoàn thành kế hoạch này.

Hiểu sự khác biệt giữa kết ước “có giới hạn” và kết ước “hoàn toàn”.Chỉ ra được sự kết ước “có giới hạn” và “toàn bộ” ảnh hưởng thế nào đến sự thờ phượng và hầu việc Chúa của chúng ta.Trở nên hiệu quả hơn trong lời cầu nguyện của bạn.

Sinh hoạt học tập

1.Đọc các mục tiêu bài học và bảng liệt kê từ chìa khóa.2.Đọc SaSt 11:1-9 và Cong Cv 2:1 để tìm và so sánh các loại hiệp một khác nhau trong sự cầu nguyện và trong mục đích.3.Viết một đoạn giải thích việc không thể cầu nguyện trái lẽ như thế nào, tham khảo Gia Gc 4:3 Mat Mt 20:20-24.4.Đọc phần phát triển vài từng đoạn một, trả lời tất cả câu hỏi nghiên cứu và phần câu hỏi tự kiểm tra.

Từ ngữ

Theo như

Sự kết ước Điều kiệnĐấng an ủiThuận phục

Triển khai bài học

CẦU NGUYỆN CHO Ý CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Mục tiêu 1: Nêu lên hai phần của kế hoạch Đức Chúa Trời.

Mục tiêu 2: Giải thích sự cầu nguyện sẽ giúp bạn làm phần của mình trong kế hoạch của Đức Chúa Trời như thế nào.

Chúng ta có phải cầu nguyện về mọi thứ không? Đức Chúa Trời có ý chỉ cho từng điều một tôi làm mỗi ngày không? Ngài có ý chỉ cho đôi giày nào tôi nên mang không? Tôi nên đi con đường nào khi đi làm? Hoặc tôi nên ăn trưa thức ăn gì? Đức Chúa Trời có bận tâm về những việc nhỏ như vậy không?

Đức Chúa Trời biết từng việc nhỏ chúng ta làm. Tuy nhiên, Ngài đã cho chúng ta một tâm trí tốt đẹp để quyết định - không cần thiết phải cầu nguyện về những thứ không cản trở mà cũng không giúp ích cho kế hoạch của Đức Chúa Trời. Đây là những quyết định của chúng ta. Chúng ta nên hỏi, “Điều này có ảnh hưởng đến kế hoạch của Đức Chúa Trời không? Nó có làm bước đi với Chúa của tôi được vững mạnh không?” Đó là lý do vì sao Đức Chúa Trời đã cho chúng ta một bộ óc - Ngài muốn chúng ta sử dụng nó?

1. Tại sao không cần thiết phải cầu nguyện về một số điều?

Tuy nhiên, có vài việc “nhỏ” chẳng nhỏ chút nào bởi vì nó thật sự ảnh hưởng đến kế hoạch của Đức Chúa Trời. Nếu tôi nói, “Hôm nay tôi cảm thấy không thích cầu nguyện”, thì đó không phải là việc nhỏ. Không cầu nguyện, nghĩa là tôi làm cho bước đi với Chúa bị yếu đi và không thể tăng trưởng về mặt thuộc linh được. Nhưng nếu tôi nói, “Hôm nay tôi cảm thấy không thích ăn cá”, thì đó là một việc nhỏ, và không cần cầu nguyện về việc đó. Ăn cá hay không đều chẳng ảnh hưởng đến kế hoạch của Đức Chúa Trời.

2. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúnga. Chúng ta nên cầu nguyện về mọi thứ mình làmb. Đức Chúa Trời biết mọi điều chúng ta làmc. Những việc ảnh hưởng đến kế hoạch của Đức Chúa Trời thì không phải là việc nhỏ

d. Đức Chúa Trời không quan tâm đến những việc nhỏ chúng ta làm

Tuy nhiên, đôi khi Đức Chúa Trời cứu cuộc đời của chúng ta qua những cảm giác bên trong chúng ta, cảnh cáo chúng ta đừng đi đến nơi nào hoặc đừng làm điều gì. “Cảm giác” này thật sự là tiếng nói của Thánh Linh trong chúng ta. Chúng ta cần chú ý đến những cảnh cáo bên trong này. Chúng ta cần biết phải lắng nghe Thánh Linh ra sao! Bạn thấy đấy, mặc dù Đức Chúa Trời cho các thiên sứ canh gác mỗi một chúng ta, nhưng chúng ta vẫn cần lắng nghe. Thường khi chúng ta nhận thấy rằng mình sẽ bị tổn thương nếu không nghe theo Thánh Linh - Thiên sứ của Đức Chúa Trời bảo vệ những kẻ biết lắng nghe.

Như vậy, trong những việc không ảnh hưởng đến vương quốc Đức Chúa Trời, chúng ta có thể tự mình quyết định. Nhưng chúng ta nên luôn luôn lắng nghe giọng nói của Thánh Linh để không quyết định sai trật.

3. Đức Chúa Trời đôi khi cảnh cáo chúng ta về sự nguy hiểm như thế nào?

Cầu nguyện cho kế hoạch của Ngài.

Chúng tôi muốn nói lại ở đây điều chúng tôi đang nói xuyên suốt cuốn sách này. Đức Chúa Trời có một kế hoạch và mỗi tín đồ nên tìm kiếm trong tinh thần cầu nguyện để theo đuổi nó. Trước khi chúng ta cầu nguyện cho bất cứ điều gì thì chúng ta nên nghĩ đến kế hoạch của Đức Chúa Trời và tự hỏi mình, “Ngày nay tôi có đang làm điều mà Đức Chúa Trời muốn tôi làm hay không? Công việc của tôi có dự phần vào kế hoạch của Ngài không?”Kế hoạch của Đức Chúa Trời không chỉ dành cho các người giảng đạo - Nó dành cho tất cả mọi người. Đối với một nhân viên bán vải mà biết rằng mình đang đi theo kế hoạch của Đức Chúa Trời thì cũng quan trọng như một Mục sư giảng Phúc Âm biết rằng mình đang đi theo ý chỉ của Đức Chúa Trời vậy.

4. Khoanh tròn mẫu tự bên trái câu đúng.a. Đức Chúa Trời có một kế hoạch và mỗi tín đồ nên tìm kiếm để làm theo.b. Kế hoạch của Đức Chúa Trời chỉ dành cho những người truyền đạoc. Một nông dân cũng nên biết kế hoạch của Đức Chúa Trời cho đời sống anh tad. Chúng ta nên cầu nguyện trước khi chấp nhận một công việc.

Vì vậy, khi người ta đem đến cho bạn một việc làm, hẳn sẽ tốt lắm nếu bạn cầu nguyện về công việc này trước khi chấp nhận nó. Nhưng quyết định của bạn nên dựa trên nền tảng xem thử công việc ấy có giúp bạn thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời không - chứ không phải dựa trên số tiền người ta trả cho bạn. Có người nhận công việc ở một nơi không có Hội Thánh chỉ vì lương bổng tốt hơn. Và bây giờ,

nếu bạn bắt đầu nhóm ở một Hội Thánh mới gần chỗ làm mới của bạn, tất nhiên là bạn đang ở trong ý chỉ của Đức Chúa Trời rồi. Nhưng nếu bạn nhận công việc rồi ngưng không đi cầu nguyện trong nhà Đức Chúa Trời nữa, tức thì bạn đang làm sai. Thà nhận ít lương mà ở trong ý của Đức Chúa Trời thì tốt hơn.

Ý của Đức Chúa Trời là gì? Chúng ta hãy phát biểu lại, ý của Đức Chúa Trời là:

1. Mọi người đều tin Chúa2. Mọi tín đồ đều trở nên giống Chúa Jesus

Chúa Jesus đã ban cho chúng ta một Đại mạng lệnh. Hãy nhớ đến Mat Mt 28:19-20 mà chúng ta đã nói đến trong bài 5 Chúa Jesus đã nói với chúng ta về ý của Ngài cho những kẻ chưa nghe Tin Lành.

5. Bốn điều Chúa Jesus bảo phải làm trong 28:19-20 là gì?

Đây là mệnh lệnh của Chúa Jesus, và là ý của Đức Chúa Trời - Tất cả mọi lời cầu nguyện khác đều “nhỏ bé” so với những lời cầu nguyện cho kế hoạch của Đức Chúa Trời - Nhưng để thực hiện kế hoạch của Đức Chúa Trời, chúng ta cần tất cả mọi hạng người. Chúng ta sẽ cần đến:

Những người biết cầu nguyệnNhững người biết giảng đạoNhững người có khả năng làm việc và ban choNhững người biết dạy dỗNhững người có thể làm chứng cho kẻ lân cậnNhững người có thể làm chứng cho những người ở các nước khácNhững người có thể xây dựng và làm việc với bàn tay của họNhững người có thể an ủi những kẻ sầu não.

Ô! Có biết bao loại người cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch của Đức Chúa Trời - Mỗi chúng ta nên cầu nguyện để biết Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm gì. Chúng ta cũng nên cầu nguyện để người khác cũng sẽ dâng mình làm việc theo kế hoạch của Đức Chúa Trời.

6. Hãy kể ra bảy hạng người cần thiết để giúp đỡ trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.

Cầu nguyện bằng tâm thần

Làm sao chúng ta biết phải cầu nguyện thế nào? Làm sao có thể cầu nguyện cho người ta được cứu và cho các tín đồ được giống Chúa Jesus, trong khi chính gia

đình chúng ta đang có những nhu cầu lớn lao dường này. Chúng ta còn có con cái phải nuôi, nhà cửa phải xây, hóa đơn phải thanh toán, quần áo phải mua, kiến thức phải đạt, và còn những kế hoạch của chính chúng ta nữa. Có thể nào quan tâm đến kế hoạch của Đức Chúa Trời hơn những điều này được không?

Câu trả lời là, “Được chứ, nhưng bạn phải cần được giúp đỡ” Khi Chúa Jesus về trời. Ngài nói sẽ gởi Thánh Linh đến - Một trong những danh hiệu của Thánh Linh là “Đấng Yên ủi”, có nghĩa là “Đấng được vời đến bên để giúp đỡ” A! Đây chính là điều chúng ta cần! Chúng ta cần có người giúp chúng ta làm điều thích đáng. Chúng ta cần có ai giúp chúng ta sắp xếp sự việc theo thứ tự. Chúng ta cần ai đó dạy chúng ta cách cầu nguyện, và đó chính là điều Thánh Linh được Chúa Jesus sai đến để làm.

7. “Đấng Yên Ủi” là một danh xưng khác củaa) Chúa Jesus Christb) Một con chim bồ câu trắngc) Sứ đồ Phao-lôd) Đức Thánh Linh

Chúng ta cần Đức Thánh Linh. Bạn biết vì sao không? Đức Thánh Linh giúp chúng ta cầu nguyện cho những điều đúng đắn. Hãy nghe Kinh Thánh nói điều gì trong RoRm 8:26-27 “Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng”. Hãy nghĩ mà xem! Thật là một câu tuyệt diệu làm sao! Chúng ta không biết nên cầu nguyện làm sao cho xứng đáng! “Nhưng chính Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta - Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy”.

8. Tại sao chúng ta cần sự giúp đỡ của Thánh Linh khi cầu nguyện?

Ngợi khen Đức Chúa Trời! Bây giờ chúng ta cần ai đó cầu nguyện cho chúng ta “theo ý Đức Chúa Trời”. Đó chính là điều chúng ta cần! Đức Thánh Linh sẽ không cầu nguyện cho những chuyện vị kỷ - Đức Thánh Linh sẽ cầu nguyện cho:

1. Tất cả mọi người đều tin2. Tất cả mọi người đều giống Chúa Jesus.

Chúng ta cần thuận phục Đức Thánh Linh và để Ngài cầu nguyện cho chúng ta và qua chúng ta - Đôi khi chúng ta cảm thấy một nhu cầu lớn lao phải cầu nguyện cho những kẻ hư mất. Rồi Đức Thánh Linh sẽ cầu nguyện qua chúng ta bằng một ngôn ngữ lạ. Ngài sẽ cầu nguyện theo ý Đức Chúa Trời. Đôi khi chúng ta biết mình đang

không hành xử giống Chúa Jesus, và chúng ta cầu xin được giống Ngài. Đức Thánh Linh sẽ giúp chúng ta vì công việc của Ngài là cầu nguyện theo ý của Đức Chúa Trời.

9. Một cách qua đó Đức Thánh Linh cầu nguyện cho chúng ta là gì?

Dĩ nhiên nếu chúng ta định cầu nguyện cho những điều của chính mình, thì chúng ta không được mong chờ Đức Thánh Linh cầu nguyện cho chúng ta trừ phi nó là điều gì đó có liên quan đến kế hoạch của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta cầu nguyện cho có tiền để giúp công việc Đức Chúa Trời thì Đức Thánh Linh sẽ giúp chúng ta. Nếu chúng ta cầu nguyện xin chiếc xe hơi để làm công việc của Đức Chúa Trời thì Đức Thánh Linh sẽ giúp chúng ta. Nhưng nếu chúng ta đang cầu xin một cách vị kỷ, thì chúng ta sẽ phải tự cầu nguyện lấy, vì công việc của Đức Thánh Linh là cầu nguyện theo kế hoạch của Đức Chúa Trời!

KẾT ƯỚC CHO Ý CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Mục tiêu 3: Định nghĩa kết ước “có giới hạn” và kết ước “hoàn toàn”

Không có nơi nào hạnh phúc hơn là được ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời. Ai là những người bất hạnh? Những người không bao giờ thỏa lòng là ai? Ai là những người có cuộc sống trống rỗng và vô nghĩa? Họ là những ai? Đó là những người đang không làm theo ý của Đức Chúa Trời.

Người bất hạnh nhất trên thế giới là người nghĩ rằng hạnh phúc là có tất cả mọi điều mình muốn, và được đi theo lối riêng của mình. Họ bị dối gạt làm sao! Họ là những kẻ có nhiều điều tốt nhất của thế giới này, nhưng cũng là người có ít niềm vui nhất!

Bạn thấy đấy, bạn không thể đo niềm hạnh phúc bằng tiếng cười to của một người, hoặc bằng những vật mà anh ta sở hữu. Cuộc sống không được làm nên bằng những điều chúng ta có - một cuộc sống hạnh phúc là cuộc sống tìm kiếm kế hoạch và vương quốc của Đức Chúa Trời trên mọi thứ khác!

10. Nơi hạnh phúc nhất cho tín đồ là ở đâu?

Kết ước có giới hạn Bây giờ chúng ta hãy nói về nhiều điều rất quan trọng liên quan đến việc cầu nguyện thế nào. Có người nói, “Con sẽ thực hiện ý Ngài nếu ... ” và rồi họ kê ra rất nhiều điều kiện. Họ nói, “Con sẽ đi - nếu ở đó có một cái nhà để ở”. Hoặc họ nói, “Con sẽ đi - nếu họ trả tiền đủ”. Hoặc, “Con sẽ đi - nếu mẹ con có thể đi cùng con”. Hoặc “Con sẽ đi - nếu con được ở gần ngôi nhà và miếng vườn của con”.

Các anh em, chị em ơi! Đây là sự kết ước “có giới hạn”. Những người này nói, “Vâng”, và rồi thêm vào từ “Nếu”. Đại mạng lệnh của Chúa Jesus sẽ không bao giờ được thực hiện bởi những người nói “nếu”, mà được thực hiện bởi những người nói, “Thưa Chúa, con đây, xin hãy sai con” - không có điều kiện thêm vào.

11. Tại sao Đại mạng lệnh không thể dược tuân thủ bởi những người có sự kết ước “giới hạn”?

Trong Thi Tv 78:41 (bảng KJV) có một câu nói đến hai điều dường như bất khả về Đức Chúa Trời. Đó là, “Chúng quay lui và thử Đức Chúa Trời, và giới hạn Đấng thánh của Y-sơ-ra-ên” họ:

1. Thử Đức Chúa Trời2. Giới hạn Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời có thể bị thử ư? Đức Chúa Trời có thể bị giới hạn ư? Đây là một lẽ thật đặt sự sợ hãi vào lòng chúng ta, vì nó bảo rằng con người có thể thử và giới hạn Đức Chúa Trời! Làm thế nào Đức Chúa Trời toàn năng lại bị giới hạn?

À, Ngài không thể bị giới hạn trừ phi Ngài đồng ý để cho bị giới hạn. Nhưng đó là điều Đức Chúa Trời đã làm - Ngài đã tính luôn con người vào kế hoạch của Ngài. Ngài đã nói, “Ta muốn chữa lành, nhưng ta sẽ giới hạn ta vào đức tin của con người”. Hoặc “Ta muốn gọi con người đó vào chức vụ, nhưng ta sẽ giới hạn mình theo sự sẵn lòng ra đi của người đó”.

Thật là một tư tưởng lạ lùng làm sao! Có nghĩa là cho dẫu Đức Chúa Trời muốn làm điều gì đó, nhưng nó không được thực hiện trừ phi Đức Chúa Trời kiếm được một người muốn làm theo ý Ngài.

12. Đọc 78:41 (bản KJV) và nói lên hai cách dân Y-sơ-ra-ên cản trở Đức Chúa Trời.

Chúng ta có thể giới hạn Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi. Ý của Đức Chúa Trời là không muốn cho bất cứ ai bị hư mất. Tuy nhiên, nhiều người đã hư mất. Vì sao vì họ không thuận phục ý họ theo ý của Đức Chúa Trời.

Điều này cũng đúng cho bệnh tật - Ý Đức Chúa Trời là muốn chữa lành người đau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn bệnh, ngay cả lúc ý Chúa muốn chữa lành họ. Tại sao vậy? Tại vì họ không đặt đức tin chữa lành theo ý muốn của Đức Chúa Trời cho họ. Cho nên họ vẫn còn bệnh. Họ có thể được chữa lành, nhưng họ không có đức tin khiến điều ấy có thể xảy ra cho họ. Đức Chúa Trời bị giới hạn vì họ không tin.

Chúng ta không biết tại sao Đức Chúa Trời đã chọn hành động theo cách này trong kế hoạch của Ngài. Nhưng cách ấy là như thế đấy. Hãy thử nghĩ mà xem! Đức tin và ý chí con người quan trọng biết bao!

Ngài muốn tất cả mọi người đều được cứu. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ được cứu bởi vì họ không muốn thuận phục ý mình theo ý của Đức Chúa Trời.Ngài muốn tất cả mọi người đều giống Chúa Jesus. Nhưng không phải tất cả đều giống được Chúa Jesus. Vì sao? Vì họ không sẵn lòng hạ mình - cho nên, Đức Chúa Trời bị giới hạn, và họ vẫn không giống Chúa Jesus.

13. Khoanh tròn mẫu tự bên trái mỗi câu đúnga. Chính ý muốn của Đức Chúa Trời là chữa lành người đau.b. Chúng ta có thể giới hạn Đức Chúa Trờic. Chúng ta cần thuận phục ý mình theo ý của Đức Chúa Trờid. Tất cả mọi người đều sẽ được cứu

Kết ước hoàn toàn.

Trong câu chuyện tháp Ba-bên (SaSt 11:1-9) nói rằng con người có lúc tụ tập lại một nơi và nói cùng một thứ tiếng. Họ tập hợp trong ý định chống lại Đức Chúa Trời. Họ đã có sự đoàn kết và kết ước, nhưng đó là sự đoàn kết của con người không có mặt Đức Chúa Trời, và là một sự kết ước để nổi loạn. Điều gì đã xảy ra? Đức Chúa Trời làm rối loạn ngôn ngữ của họ, và họ phải bỏ dở việc xây dựng.

14. Đọc 11:1-9. Cho biết tại sao Đức Chúa Trời làm lộn xộn ngôn ngữ của loài người?

Trong Cong Cv 2:1-4, chúng ta đọc về chuyện các Cơ Đốc nhân đầu tiên đã tụ tập với nhau trong một nơi thờ phượng Đức Chúa Trời như thế nào. Thình lình có tiếng ồn giống như tiếng gió rất mạnh, và tất cả bọn họ đều đầy dẫy Thánh Linh và khởi sự nói các thứ tiếng. Đây là sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời và con người - thật là một sự hiệp một kỳ diệu làm sao!

Khi ý chí của con người hiệp một với ý Đức Chúa Trời thì phép lạ xảy ra! người đau có thể được chữa lành, người mù được thấy, người bại đi được. Tại sao? Tại vì kế hoạch của Đức Chúa Trời đang được hành động - Đức Chúa Trời và con người lại được đồng hành và trò chuyện với nhau .

Đây là mục đích của sự cầu nguyện và thờ phượng. Thờ phượng là cùng nhau trò chuyện với Đức Chúa Trời trong sự ngợi khen và cảm tạ. Khi chúng ta thờ phượng, Đức Chúa Trời ngự xuống, và tấm lòng cùng ý chí của chúng ta với Ngài cùng một nhịp với nhau. Khi tấm lòng của Đức Chúa Trời và của chúng ta hiệp một điều gì

cũng có thể xảy ra! Ngợi khen Đức Chúa Trời!

15. Mục đích của sự cầu nguyện và thờ phượng là gì?

Sự cam kết hoàn toàn là sự hiệp nhất hoàn toàn của hai ý chí. Ý chí của Đức Chúa Trời và ý chí của con người. Phần chúng ta không phải là xin Đức Chúa Trời thay đổi ý của Ngài cho hợp với ý của chúng ta. Nhưng chúng ta phải tìm ý Ngài và đi theo. Khi làm như vậy, Đại mạng lệnh sẽ được thực hiện, và thế giới sẽ nghe được Tin Lành của Chúa Jesus.

ĐỨC TIN VÀ Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Mục tiêu 4: Liệt kê ba loại việc mà con người cầu nguyện cho, và nêu lên cách cầu nguyện liên quan đến những việc này.

Bây giờ chúng ta sẽ tổng kết đơn vị “Tính ưu tiên của sự thờ phượng” này thờ phượng phải diễn ra theo những điều Đức Chúa Trời quan tâm. Những điều Đức Chúa Trời quan tâm là cái phải luôn luôn được ưu tiên trong sự cầu nguyện của chúng ta. Không phải là Đức Chúa Trời không quan tâm đến những điều nhu yếu khác của chúng ta đâu, vì Ngài thực có quan tâm. Nhưng Ngài chỉ cung cấp cho chúng ta khi chúng ta được quan tâm, trên hết mọi thứ, về nước Đức Chúa Trời cùng những điều Ngài đòi hỏi nơi chúng ta (Mat Mt 6:33).

Vài nghi vấn về sự cầu nguyện

Bạn có nghe nhiều người ngày nay nói về sức mạnh của đức tin. Họ nói, đức tin làm mọi điều có thể thực hiện được - Lời của Chúa Jesus và của Phao-lô được dẫn như sau:

“Song Đức Chúa Trời làm mọi việc đều được” (19:26). “Nếu các ngươi có đức tin bằng một hột cải, sẽ khiến núi này rằng: hãy dời đây qua đó, thì nó liền dời qua, và không có sự gì mà các ngươi không làm được” (17:20). “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em” (Phi Pl 4:19) “Hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó” (GiGa 15:7).

Có phải những mảnh Kinh Thánh ấy là những lời hứa vô tận không có những chữ “nếu” thêm vào không? Có phải sự nghèo đói không quan trọng bởi vì chúng ta có thể có của cải do cầu xin không? Có phải kẻ đau đáng trách vì thiếu đức tin không? Có đúng không nếu thêm câu “nếu đó là ý Cha” vào lời cầu nguyện của chúng ta?

Những nghi vấn trên phải được trả lời nếu chúng ta học cầu nguyện đúng lẽ.

16. Chọn câu (trái) phù hợp với câu Kinh Thánh đúng (phải).

... a. Đức Chúa Trời sẽ cung cấp tất cả nhu cầu của chúng ta ... b. Hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó ... c. Ngươi có thể làm mọi chuyện nếu có đức tin bằng một hạt cải... d. Đức Chúa Trời làm mọi việc đều được1. GiGa 15:72. Mat Mt 19:263. Phi Pl 4:194. Mat Mt 17:20

Chúng ta hãy suy nghĩ về các câu được liệt kê phía trên. Có những điều kiện cho lẽ thật trong những câu này không? Chúng tôi tin rằng có. Mỗi một câu đều có một đòi hỏi đi kèm. Phần của tín đồ trong lời hứa này là tuân theo các điều răn của Ngài, có đức tin, ban cho cách xả kỷ, và hiểu biết lời của Đức Chúa Trời. Cũng hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời sẽ không nhậm lời cầu nguyện mà điều nguyện cầu đó làm tổn thương một người con khác của Ngài.

17. Các điều kiện để Đức Chúa Trời trả lời các lời cầu nguyện nào đó của chúng ta là gì?

Xem xét câu, “Hãy cầu xin mọi điều mình muốn thì sẽ được điều đó” (GiGa 15:7). Và đây có phải là lời hứa bao trùm mọi tình huống không? Đây có phải là lời mời chúng ta cầu xin và nhận được mọi thứ tâm trí chúng ta ước muốn không? Đây có phải là một lời hứa vô điều kiện (không có “nếu") không? Chúng ta không tin như vậy.

Vì nếu như vậy thì hàng ngày chúng ta có thể xin cho ngôi nhà của chúng ta tự trở nên sạch: Chúng ta có thể xin cho mọi người trên thế giới đều mạnh khỏe. Chúng ta có thể xin cho không có người nào trong gia đình chúng ta chết cả. Sự tuyên bố “không giới hạn” cho lời hứa này hàm ý rằng tất cả mọi điều trên sẽ xảy ra nếu có đủ đức tin vào.

Có lẽ bạn nói, “Đừng ngớ ngẩn chứ! Đức Chúa Trời không trả lời loại cầu nguyện ấy!” chúng tôi đồng ý - Đức Chúa Trời trả lời loại cầu nguyện ấy. Nhưng công nhận rằng Ngài không trả lời loại cầu nguyện ấy tức là công nhận lời hứa “Mọi điều đều có thể được cho các ngươi” là một lời hứa có giới hạn. Có một vài điều mà chúng ta không nên cầu xin.

18. Khoanh tròn mẫu tự ở bên phải mỗi câu đúng.

a. Có vài loại cầu nguyện không nên cầub. Có những đòi hỏi cho vài lời hứa của Đức Chúa Trờic. Đức Chúa Trời hứa cung ứng mọi điều chúng ta muốnd. GiGa 15:7 là một lời hứa có giới hạn.

Bây giờ chúng ta hãy cứu xét lời hứa của Phao-lô trong Phi Pl 4:19 “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em”. Đây là một lời hứa vinh quang, nhưng nó bị giới hạn bởi chữ “sự cần dùng”. Có một sự khác biệt giữa điều mong muốn và “điều cần dùng” của một người.

Ai mà không muốn một căn nhà đắt tiền? Ai mà không muốn có nhiều tiền? Ai mà không muốn một thân thể khỏe mạnh? Ai không muốn thành công và danh tiếng? Ai không muốn bảnh bao hoặc xinh đẹp?

Chúng ta có thể dùng lời của Phao-lô để biện minh cho việc cầu xin những điều này không? Tôi nghĩ không được. Đức Chúa Trời hứa cung cấp mọi nhu cầu của chúng ta; nhưng ý tưởng chúng ta về điều mình cần có thể không giống như điều Đức Chúa Trời nghĩ về sự chúng ta cần - chúng ta có thể xin chúng trong khi cầu nguyện, nhưng chúng ta nên tin cậy Đức Chúa Trời. Ngài biết điều gì là tốt cho chúng ta. Chúng ta sẽ phải thêm câu, “Nếu đó là ý Cha” vào lời cầu nguyện của chúng ta.

“Hãy cầu xin mọi điều mình muốn thì sẽ được điều đó” (GiGa 15:7) là một lời hứa vinh hiển khác. Nhưng nó cũng có giới hạn nữa. Lời hứa này bắt đầu với lời, “Nếu các ngươi cứ ở trong ta và lời ta ở trong các ngươi... ” lại điều kiện!

19. Các điều kiện nào thêm vào trong 15:7?

Vài lời cầu nguyện không được trả lời.

Chúng ta hãy học về hai con người đức tin đã cầu xin điều theo ý họ, và điều ấy không thành với họ. Chúa Jesus cầu nguyện, “Nếu cha khứng, xin cất chén đau khổ này ra khỏi con” (LuLc 22:42). Ai dám nói rằng Jesus thiếu đức tin không? Vậy tại sao Đức Chúa Trời không cất khỏi Ngài chén đau khổ đi ? Lý do là vì đó là ý Đức Chúa Trời muốn cứu con người qua cái chết của Con Ngài trên thập tự giá. Có phải đức tin của Chúa Jesus yếu vì cớ toàn bộ con người Ngaì kêu chống lại lời rủa sả “trở nên tội lỗi vì chúng ta” không? Không hề! Ngài không sai trật cũng không yếu đuối. Thực tế, Chúa Jesus mạnh mẽ, vì Ngài thuận phục ý riêng của mình theo ý của Cha. Với tư cách Con người, Ngài không muốn chịu khổ và chết. Với tư cách là Con Đức Chúa Trời, Ngài không muốn bị trở thành tội lỗi. Nhưng, trên hết, Chúa Jesus muốn thực hiện ý của Cha Ngài. Đây là sự thành công của lời cầu

nguyện hoàn hảo của Ngài. Chúng ta cũng có thể học để được thành công trong lời cầu nguyện nữa.

Tự nhiên chúng ta thích giàu hơn nghèoTự nhiên chúng ta thích mạnh khỏe hơn đau yếuTự nhiên chúng ta thích ở nhà hơn đi xaTự nhiên chúng ta thích sống hơn chết

Nhưng, là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta thà làm theo ý Cha vượt hơn cả mọi thứ. Đó là lý do vì sao chúng ta có thể nói cùng với Chúa Jesus rằng, “Dầu vậy, không theo ý Con mà theo ý Cha”.

20. Sự thành công của lời cầu nguyện của Chúa Jesus là gì?

Phao-lô là một con người đức tin. Tuy nhiên không phải tất cả mọi lời cầu nguyện của ông đều được trả lời. Một sự đau đớn bệnh tật về thể xác đã khuấy rối ông. Đó là điều ông xin Đức Chúa Trời cất đi. Có con người đức tin nào lớn hơn Phao-lô không? “Hãy cầu xin điều mình muốn” lời hứa đó dành cho Phao-lô cũng như cho chúng ta. Cho nên, Phao-lô đã cầu nguyện. Ba lần cầu nguyện - Và ba lần Đức Chúa Trời trả lời “Ân điển ta đủ cho người rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối” (IICo 2Cr 12:9).

21. Kể tên hai con người đức tin đã cầu nguyện, và lời cầu nguyện của họ không được đáp ứng theo điều họ cầu xin.

Tất cả mọi ví dụ đều chứng minh một điều - Mọi lời cầu nguyện chúng ta cầu, mọi lời hứa chúng ta công bố, đều nên theo ý của Đức Chúa Trời. Bất cứ lời cầu nguyện nào đi ngược lại ý của Ngài hoặc không hợp với ý Chúa đối với Đức Chúa Trời đều không thể chấp nhận được. Loại cầu nguyện này là một sự lạm dụng lời hứa của Đức Chúa Trời. “ý Cha được nên ở đất cũng như trời”, phải luôn luôn là câu có tính ưu tiên trong lời cầu nguyện của chúng ta.

Điều này làm sự hiểu biết về ý của Đức Chúa Trời thành điều quan trọng hơn hết. Chún ta biết hai điều luôn luôn là ý của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cầu nguyện cho hai điều này, chúng ta không cần nói, “xin ý Cha được nên”. Chúng là:

1. Nguyện Danh Cha được tôn thánh2. Nguyện nước Cha được đến.

Chúng ta biết rằng hẳng sẽ sai khi cầu nguyện điều gì đó đi ngược lại hai điều này trong ý Đức Chúa Trời. Nói cách khác, “Cầu xin bất cứ điều gì trong Danh Ta” không thể được dùng để xin vinh hiển cá nhân. Tôi không thể xin cho tên tuổi

mình nhận được sự vinh hiển và cùng lúc lại thành thật tìm kiếm vinh hiển của Danh Đức Chúa Trời được.

22. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái của mỗi câu đúng.

a. Ý Đức Chúa Trời muốn danh Ngài được tôn vinh.b. Cầu nguyện cho vinh hiển cá nhân là điều đúngc. Biết được ý của Đức Chúa Trời là điều rất quan trọng khi cầu nguyệnd. Chúng ta nên cầu nguyện theo ý của Đức Chúa Trời.

Một lần nữa, ý của Đức Chúa Trời là tất cả mọi người đều được cứu và trở thành công dân của nước Ngài. Ý của Ngài cũng muốn mọi công dân của nước Ngài làm kế hoạch này của Chúa bị thất bại thì không thể là câu cầu nguyện, “Nếu các ngươi tin thì sẽ nhận được bất cứ điều gì mình xin” được. Những lời hứa này không phải là không có giới hạn. Chúng phải được ta cầu xin theo ý của Đức Chúa Trời.

Vậy, chúng ta nên cầu nguyện thế nào? “Xin hãy cứu John Doe” thì không cần phải nói, “nếu đó là ý của Cha”, vì chúng ta biết ý Đức Chúa Trời là cứu tất cả mọi người. Dĩ nhiên, “John Doe” có thể từ chối của Đức Chúa Trời. Để được cứu, ý của một người phải đồng ý với ý muốn của Đức Chúa Trời.

“Xin làm cho con được giống Chúa Jesus”, thì không cần phải nói, “Nếu đó là ý Cha”, vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời muốn con cái của Ngài được giống như Con của Ngài. Sự mong muốn được làm theo ý Đức Chúa Trời của Chúa Jesus đã dẫn Ngài kinh qua sự đau khổ và tự chối bỏ mình. Nó đã đưa Ngài đến thập tự giá, chúng ta có thành thật muốn trở thành thật muốn trở nên giống Chúa Jesus không? Chúng ta có sẵn lòng đối diện với một thập tự giá để chúng ta có thể giống Đấng Christ không? “Ngài vốn giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu” (IICo 2Cr 8:9). Chúng ta có sẵn lòng trở nên nghèo vì cớ những người vẫn đang cần biết đến “sự giàu có” của sự cứu rỗi Ngài không? Chúng ta có sẵn lòng từ chối chính mình, xa lìa cha mẹ, vì cớ ý Ngài cần được thực hiện không?

23. Chúa Jesus đã phải trải qua điều gì để thực hiện ý của Đức Chúa Trời?

“Anh em chẳng được chi vì không cầu xin” Đây là lời của Chúa Jesus và Giacơ thêm, “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tự dục mình” (Gia Gc 4:3). Làm sao câu này lại phù hợp với câu, “Hãy cầu xin mọi điều mình muốn thì sẽ nhận được điều đó”? Nó chỉ phù hợp nếu ý của các bạn thuận theo ý của Đức Chúa Trời - nhưng đừng mong chờ câu trả lời cho những lời cầu nguyện ích kỷ. Đừng mong câu trả lời cho những lời cầu nguyện không tôn

vinh Danh Ngài. Lời cầu nguyện của chúng ta phải theo kịp với ý Đức Chúa Trời. Ngược lại, Đức Chúa Trời không thể trả lời sự cầu nguyện của chúng ta.

24. Tại sao có những người cầu nguyện mà không nhận được câu trả lời cho sự cầu nguyện của mình?

Những điều người ta thường cầu nguyện.

Bây giờ về chuyện cầu xin những điều chúng ta muốn thì có ý nghĩa gì? Xin những điều đẹp đẽ thì có sai hay không? Há Đức Chúa Trời không mời gọi chúng ta xin hay sao? Chúng ta có thể nói rằng những điều người ta cầu nguyện đều rơi vào trong ba nhóm sau:

1.Những điều chúng ta không có quyền xin, vì chúng ta biết chúng không phải là ý Đức Chúa Trời.2.Những điều chúng ta không chắc lắm, về những điều này, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta nên thêm lời, “Nếu đó là ý Cha”.3.Những điều chúng ta chắc là ý Đức Chúa Trời, và với chúng, chúng ta không cần thêm lời, “Nếu đó là ý Cha”.

Những điều như một đời sống vị kỷ, vui thú xác thịt, và vinh hiển riêng, không nằm trong nhóm đầu. Những điều ấy bị cấm. Chúng ta không nên bận lòng cầu nguyện cho chúng - Chúng ta biết những điều này đi ngược lại ý Đức Chúa Trời.

Thứ nhì, có những điều hồ nghi mà chúng ta nên cầu nguyện, “Nếu đó là ý Cha”. Sự thành công trong buôn bán, cuộc sống thoải mái, danh tiếng, một cô gái đẹp để cưới làm vợ... , những điều này là những đối tượng thích đáng của đức tin nếu chúng ta hòa hợp với ý Đức Chúa Trời. Chúng ta cần cầu nguyện về những điều này, rồi sau đó sẵn lòng chấp nhận câu trả lời của Đức Chúa Trời.

Nhóm thứ ba liên quan đến những việc mà Đức Chúa Trời đã tuyên bố là ý của Ngài. Chúng ta đã nêu lên rằng, ý Ngài luôn luôn là việc Danh Ngài được tôn cao và nước Ngài được đến. Ý Ngài cũng là không kẻ nào đáng bị hư mất, nhưng tất cả đều cần được cứu. Bất cứ khi nào chúng ta tìm kiếm sự cứu rỗi cho những kẻ hư mất thì không cần thiết phải cầu nguyện, “Nếu đó là ý Cha”.

25. Những điều người ta thường cầu nguyện ở trong ba nhóm nào?

Nhưng sự chữa lành và giải cứu có phải là ý của Đức Chúa Trời không? Chúng thuộc vào nhóm hai hay nhóm ba? Chúng ta tin chúng thuộc về nhóm hai, và lời cầu nguyện xin chữa lành và giải cứu nên được giới hạn bằng lời, “Nếu đó là ý

Cha”. Vì sao? Bởi vì chúng ta không thể đến được với kẻ hư mất mà không chịu khổ sở và hy sinh; và việc trở nên giống Đấng Christ đôi khi chỉ thực hiện được qua sự kiên nhẫn và khiêm nhường nhờ bệnh tật đòi hỏi. Nước Đức Chúa Trời và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời quan trọng hơn sự ưa muốn, vinh hiển và tiện nghi của chúng ta. Có những lần chúng ta không thể có được cả hai thứ.

Cho nên, sự chữa lành và giải cứu từ thiên thượng không phải lúc nào cũng là ý của Đức Chúa Trời. Đoạn 11 của sách Hê-bơ-rơ là một ví dụ rất tốt. Một nửa số người đức tin trong ấy đã được giải cứu. Một nửa không được - những kẻ không được giải cứu không phải là có ít đức tin hơn nửa được cứu.

Chúng ta đã nói tới Phao-lô - ông không được giải cứu khỏi sự đau đớn. Bằng cách thuận phục ý Đức Chúa Trời, thì quyền năn của Đức Chúa Trời trở nên mạnh vì cớ sự yếu đuối của Phao-lô.

Chúng ta đã nói tới Chúa Jesus. Ngài không được giải cứu khỏi thập tự giá. Nhưng bởi thuận phục ý muốn của Đức Chúa Trời, Ngài làm cho sự cứu rỗi toàn thể nhân loại thực hiện được:

Xin đừng hiểu lầm rằng Đức Chúa Trời không chữa lành và không giải cứu. “Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh” (EsIs 53:5). Chúa Jesus chữa lành những kẻ đến với Ngài - Ngài chữa lành người què và người mù. Đaniên được giải cứu khỏi hàm sư tử - Ba người bạn Hê-bơ-rơ được cứu khỏi lửa. Cầu nguyện cho những điều như vậy là đúng - Chúng ta đang chỉ ra rằng, ý muốn của Đức Chúa Trời phải được tìm cầu trên cả ý của chúng ta về những vấn đề này. Vinh hiển của Ngài và nước Ngài quan trọng hơn tiện nghi và ước muốn của chúng ta rất nhiều. Chúng ta phải luôn luôn được sửa soạn cho thập tự của sự chối bỏ bản ngã thường đi đôi với việc theo Chúa Jesus.

26. Đọc 53:5 và nêu lên điều mà nhờ sự sửa phạt và roi đòn của Chúa Jesus chúng ta đã được

Chúng ta hãy kết thúc bằng cách nói rằng niềm vui và sự thỏa lòng trọn vẹn chỉ có thể tìm thấy ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời. Một người ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời có thể hát trong khi đang chịu đau khổ. Một người ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ có thể cầu nguyện, “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ” trong khi đang bị treo trên thập tự. Phao-lô, đang ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời khi nói, “Đức Chúa Trời của tôi sẽ làm đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em” (Phi Pl 4:19). Lúc ấy ông bị dây xích trói lại trong một nhà tù ở Lamã. Giăng ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời khi ông viết rằng, “Tôi cầu nguyện cho anh được thạnh vượng trong mọi sự, và được khỏe mạnh phần xác anh cũng như đã được thạnh vượng về phần linh

hồn anh vậy” (IIIGi 3Ga 1:2) Lúc ấy ông đang ở đảo Bát mô cô tịch, nơi sự đói khát, ghét bỏ và nghèo nàn không thể cướp của ông. Sự giàu có của vinh hiển trong Chúa Jesus. Phước thay cho người đã học được cách cầu nguyện, “Nguyện Danh Cha được tôn thánh, Nước Cha được đến, Ý Cha được nên ở đất cũng như trời”.

27. Chúng ta tìm thấy gì khi ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời.

Tự Kiểm Tra

TRẢ LỜI NGẮN. Viết câu trả lời đúng vào chỗ cho sẵn

1. Nêu lên hai điều chính vốn là ý muốn của Đức chúa Trời....

2. Đức Thánh Linh cầu nguyện như thế nào khi đang cầu nguyện cho chúng ta?...

3. Đức Chúa Trời bị giới hạn như thế nào trong việc trả lời sự cầunguyện của chúng ta?...

4. Viết ra hai ví dụ về việc giới hạn sự hoàn tất kế hoạch của ĐứcChúa Trời....

5. Đọc Cong Cv 2:1-4. Hãy nói điều đã xảy ra khi người ta cầu nguyện với nhau....

6. Điều gì sẽ xảy ra khi ý của con người hòa với ý Đức Chúa Trời?...

7. Hãy kể ra 3 nhóm sự việc mà người ta thường cầu nguyện.

Phần giải đáp

14. Vì họ hiệp một không có Đức Chúa Trời trong một kết ước phản loạn.

1. Đức Chúa Trời đã cho chúng ta một tâm trí tốt lành để quyết định những việc không cản trở, cũng không giúp đỡ kế hoạch của Đức Chúa Trời.

15. Cùng nhau trò chuyện với Đức Chúa Trời trong sự ngợi khen và cảm tạ.

2.

a Saib. Đúngc. Đúngd. Sai

16.a 3) Phi Pl 4:19b 1) GiGa 15:7c 4) Mat Mt 17:20d 2) 19:26.

3. Bởi một cảm giác bên trong - giọng nói bên trong của Thánh Linh.

17. Vâng theo điều răn của Ngài, có đức tin, ban cho cách xả kỷ, hiểu biết lời Ngài.

4 a. Đúngb Saic. Đúngd. Đúng18 a. Đúngb. Đúngc. Said. Đúng

5. Đi ra, môn đồ hóa, làm báp tem, dạy dỗ.

19. Nếu ta cứ ở trong Christ và lời Ngài ở trong ta.

6. Những kẻ cầu nguyện, những người giảng đạo, những người làm việc, những kẻ ban cho, những kẻ xây dựng, những kẻ an ủi và những người làm chứng.

20. Ngài muốn thực hiện ý của Cha Ngài.

7. d) Đức Thánh Linh

21. Jesus, Phao-lô.

8. Chúng ta không biết cầu nguyện sao cho phải

22 a. Đúngb. Saic. Đúngd. Đúng

9. Bởi tiếng lạ, để than thở những lời không thể diễn tả.

23. Chịu khổ và từ bỏ bản ngã

10. Ở trong ý muốn của Đức Chúa Trời.

24. Họ cầu xin những điều dùng cho tư dục của họ.

11. Vì họ chỉ sẽ vâng lời nếu các điều kiện của họ được thỏa mãn.

25. Những điều tương phản với ý Đức Chúa TrờiNhững điều có thể là hoặc có thể không theo ý Đức Chúa Trời Những điều rõ ràng là ý Đức Chúa Trời.

12. Họ thử Đức Chúa TrờiHọ giới hạn Đức Chúa Trời

26. Chúng ta được bình an, được chữa lành

13 a. Đúngb. Đúngc. Đúngd. Sai

27. Niềm vui và sự thỏa lòng trọn vẹn

NHU CẦU VỀ MẶT XÃ HỘI ĐƯỢC ĐÁP ỨNG

“Xin tha thứ chúng con như chúng con tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con ”Mat Mt 6:12

Bài học này là một bài nghiêm trọng. Chúng ta đặt những điều kiện cho sự tha thứ cho chính chúng ta. Có thể nào chúng ta có thể mất sự tha thứ của Đức Chúa Trời bởi vì từ chối tha thứ người khác không? Đức Chúa Trời có sẽ trung tín tha thứ cho dầu chúng ta không trung tín không? Câu trả lời là, “không, không được, nếu những lời được ghi chép trong Kinh Thánh này là thật” và chúng là có thật đấy.

Có thể cầu nguyện với một tinh thần không tha thứ và mong chờ Đức Chúa Trời trả lời không? Chúng ta có thể thật sự thờ phượng Đức Chúa Trời và cùng lúc lại ghét anh em mình không? Chúng ta có thể cầu nguyện cho những người thật sự chúng ta không thích không? Chúng ta có thể thờ phượng Tạo hóa của muôn người mà lại từ chối giảng Tin Lành cho mọi người thuộc các chủng tộc, quốc gia và bộ lạc khác không?

Sự cầu nguyện và thờ phượng thật có ảnh hưởng đến thái độ của chúng ta đối với người khác. Hãy nghĩ xem! là con người, chúng ta có những nhu cầu “về mặt xã

hội” nào đó cần được đáp ứng. Mục đích của cầu nguyện và thờ phượng là gì nếu như nó không thể giúp chúng ta yêu kẻ lân cận?

Dàn ý bài học

Điều kiện cho sự tha thứCầu xin sự tha thứ của Đức Chúa TrờiCầu xin ơn để tha thứĐiều kiện để có bình anThập tự giá của con ngườiÁch nặng của Đấng Christ

Các mục tiêu của bài học

Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể:Nhận ra sự tha thứ của Đức Chúa Trời liên quan đến sự tha thứ của chúng ta đối với kẻ khác như thế nào.Giải thích thập tự giá của con người là gì và làm cách nào để mang nó qua sự cầu nguyện và thờ phượng.

Sinh hoạt học tập

1.Đọc phần mục đích của tài liệu ở đầu cuốn sách này một lần nữa, và xem thử bạn có thể làm tất cả những điều được đề nghị ở phần ấy không.2.Học 6:14-15 và 11:28-30.3.Ôn lại các câu hỏi trong phần tự kiểm tra ở đơn vị 2 về “tính ưu tiên của sự thờ phượng”4.Ôn qua phần CHỮ CHÌA KHÓA ở mỗi bài học và xem thử bạn đã học được ý nghĩa của những chữ bạn không biết chưa.

Từ ngữ

Tinh thần quốc gia cực đoan Sự phân biệt chủng tộc Tinh thần đặt bộ tộc làm trung tâmVề mặt xã hội

Triển khai bài học

ĐIỀU KIỆN CHO SỰ THA THỨ

Mục tiêu 1: Mô tả các điều kiện cho sự tha thứ như Chúa Jesus đã nêu lên trong 6:14-15.

Mối quan hệ của sự tha thứ đối với sự cầu nguyện và thờ phượng thì rất rõ trong sự dạy dỗ của Chúa Jesus. Ngài đã đề cập đến nó khi cầu nguyện, và sau khi cầu nguyện xong, Ngài đã lại đề cập đến nó một cách rất đặt biệt.

Bất cứ ai cũng yêu bạn bè của mình, và phần lớn mọi người đều có thể tha thứ cho người mình yêu thương. Nhưng sự tha thứ mà Chúa Jesus đang nói đến trong 6:14-15 là sự tha thứ cho những kẻ làm cho mình thiệt hại. Ngài không nói là “những người bạn” làm hại mình, nhưng nói “những kẻ làm hại chúng ta”. Điều đó bao gồm những kẻ thù và những kẻ không chịu xin lỗi chúng ta.

1. Tại sao sự tha thứ mà Chúa Jesus dạy lại khó?

Cũng hãy chú ý, Ngài không nói, “Hãy tha thứ chúng con như chúng con đã xin sự tha thứ nơi những kẻ làm hại chúng con”. Không, đó là chuyện khác hẳn. Chính chúng ta phải tha thứ cho những kẻ làm sai trái. Chính chúng ta phải xin Đức Chúa Trời tha thứ cho chúng ta. Là một Cơ Đốc nhân, chúng ta nên xin những kẻ đã bị chúng ta làm thương tổn, tha thứ cho chúng ta. Sự tha thứ của Đức Chúa Trời không dựa trên việc chúng ta xin kẻ khác tha thứ, mà dựa trên sự tha thứ của chúng ta đối với kẻ khác, cho dầu họ có xin chúng ta tha thứ hay không. Cũng có thể họ từ chối không thèm xin sự tha thứ của cả Đức Chúa Trời lẫn chúng ta. Tuy vậy, nó không làm nên sự khác biệt gì đối với điều chúng ta phải làm cả. Chúng ta phải tha thứ cho họ nếu muốn được Đức Chúa Trời tha thứ.

2. Khoanh tròn mẫu tự bên trái mỗi câu đúng.a. Chúng ta nên tha thứ những kẻ làm hại chúng ta.b. Chúng ta chỉ nên tha thứ nếu kẻ khác tha thứ chúng ta.c. Chúng ta chỉ nên tha thứ cho kẻ làm hại nếu là bạn bè của chúng ta.d. Chúng ta khoan nên tha thứ cho đến lúc người ta nói “Tôi xin lỗi”.

Thật là dễ tha thứ cho người nói, “Tôi xin lỗi! Nhưng thật là khó tha thứ cho kẻ từ chối không chịu ăn năn - Thực tế, bạn không thể tự mình làm điều ấy được. Tinh thần con người không phảilà một tinh thần tha thứ. Đó là lý do vì sao sự cầu nguyện và thờ phượng lại quan trọng đến thế trong vấn đề tha thứ. Mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời phải đúng đắn trước khi mối quan hệ của chúng ta với con người được đúng đắn. Đó là lý do vì sao chúng ta nói rằng sự tha thứ của những kẻ đã làm hại chúng ta chỉ có được nhờ việc quan tâm đến nước thiên đàng trên hết thảy mọi thứ. Khi ấy, và chỉ khi ấy, chúng ta mới có thể tha thứ cho những kẻ đặt nước Đức Chúa Trời lên trên hết. Đó là một trong những điều Đức Chúa Trời giúp đỡ chúng ta làm, nếu chúng ta thờ phượng Ngài trên tất cả mọi thứ. Cho nên, sự tha thứ những kẻ làm hại chúng ta được thực hiện theo cách sau:

3. Tại sao chúng ta cần cầu nguyện để tha thứ?

Lạ lắm, có phải không? Bạn sẽ nghĩ rằng, vì Chúa Jesus bảo chúng ta nên tha thứ kẻ khác, thì chúng ta nên tìm kiếm điều ấy. Nếu thế thì sẽ giống như vầy:

Điều này dường như đúng, ngoại trừ một điều. Chúng ta không tìm kiếm sự tha thứ nơi những kẻ đã làm hại chúng ta. Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta tha thứ cho họ! Chúng ta không tìm kiếm sự tha thứ nơi kẻ khác! Chúng ta tìm kiếm sự tha thứ người khác. Đó là lý do vì sao sự minh họa cuối cùng này không đúng. Tự bạn, bạn không thể tha thứ kẻ khác. Điều ấy không hợp với tự nhiên và không phải là của con người. Nó đòi hỏi sự giúp đỡ từ trên cao. Nó nhận sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Cho nên, chúng ta quay về bức minh họa đầu tiên để có câu trả lời. Hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự vinh hiển của Ngài, và Ngài sẽ giúp bạn tha thứ ngay cả kẻ thù. Ngài sẽ tha thứ bạn!

4. Hai bức minh họa khác nhau ra sao?

Cầu xin sự tha thứ của Đức Chúa Trời

Dĩ nhiên, cuộc sống với tư cách tín đồ bắt đầu với đức tin và sự tha thứ đến từ Đức Chúa Trời. Tội nhân tìm kiếm sự tha thứ - Đức Chúa Trời tha thứ anh ta cho dầu anh ta có tha thứ người khác hay chăng. Ngài tha thứ anh ta vì cớ anh ta tin - chứ chẳng phải vì cớ anh ta từ bỏ tội lỗi.Nhưng cứ một khi tội nhân tin, thì anh ta không còn là một tội nhân nữa! Anh ta là tín đồ! Lời Chúa Jesus trong 6:5-13 là dành cho các tín đồ! Chúa Jesus nói, “Hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, và Ngài sẽ ban cho các ngươi mọi điều ấy nữa” (6:33). Đó là cách làm cho ta có thể tha thứ người khác được. Đức Chúa Trời sẽ cung cấp quyền năng và ân điển để làm điều ấy!

5. Khi tội nhân tìm kiếm sự tha thứ nơi Đức Chúa Trời, anh ta.a) được tha thứ vì cớ anh ta tha thứ người khác.b) được tha thứ vì cớ đức tin của anh ta.c) được tha thứ vì cớ anh ta ngừng phạm tội

6. Khi một tín đồ tìm kiếm sự tha thứ nơi Đức Chúa Trời, anh taa) được tha thứ vì cớ anh ta tha thứ người khácb) được tha thứ vì cớ đức tin của anh tac) được tha thứ vì cớ anh ta ngừng phạm tội

Cầu nguyện để có ơn tha thứ

Bạn đã bao giờ mang sự ghét bỏ trong lòng chưa? Bạn có đang từ chối tha thứ ai đó không? Bạn có đang xưng mình là một Cơ Đốc nhân mà không xử sự giống con cái của Đức Chúa Trời không? Đừng lừa dối chính mình. Đừng đi tiếp một ngày nữa với sự cay đắng và tinh thần không tha thứ - Hãy cầu xin để được làm nên

giống Chúa Jesus hơn - Hãy cầu xin có tinh thần tha thứ. Hãy cầu xin có tinh thần yêu thương. Hãy cầu xin có tinh thần bình an. Hãy cầu xin có tinh thần công nghĩa. Hãy cầu xin có tinh thần vui mừng. Hãy cầu xin ơn tha thứ - để được giống Christ.

Đó là điều Chúa Jesus muốn nói khi bảo rằng chúng ta nên tìm kiếm nước Đức Chúa Trời trên mọi thứ khác. Nước Đức Chúa Trời ở tại sự công nghĩa, bình an, và sự vui mừng mà Đức Thánh Linh ban cho. Hãy đem nước trời vào trong bạn, và bạn sẽ nhận được ơn để tha thứ kẻ khác!

7. Một người nên làm gì nếu anh ta có sự cay đắng trong lòng?

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ BÌNH AN

Mục tiêu 2: Viết một câu giải thích Đấng Christ có thể làm cho “thập tự giá của con người” trở nên dễ mang ra sao .

Sống hòa thuận với tất cả mọi người thật không dễ chút nào. Mọi người đều khác nhau. Các bộ lạc đều khác nhau. Các quốc gia đều khác, các chủng tộc đều khác và những nền văn hóa cũng khác nhau. Thế giới được dựng nên bởi nhiều hạng người - người dại và khôn, người giàu và nghèo, v.v... Chúng tôi xin nhắc lại, sống hòa thuận với tất cả mọi người thật không phải dễ.

Các thủ lĩnh trên thế giới đấu tranh thường xuyên về vấn đề này, nhưng họ chỉ tạo ra được một ít tiến bộ. Người nổi lên chống người, vợ chống chồng, con cái chống cha mẹ, quốc gia chống quốc gia. Đâu là câu giải đáp cho vấn đề hòa bình? Câu trả lời ở trong việc để Chúa Jesus giúp đỡ chúng ta mang thập tự giá của mình.

Thập tự giá của con người.

Chúa Jesus nói, “Ai muốn theo Ta thì phải từ bỏ mình đi, vác thập tự giá mình mà theo Ta” (Mat Mt 16:24, bản KJV). Thập tự giá của con người là “tự chối mình”. Sự “chối mình” không thể làm được đối với người đặt bản ngã làm trung tâm. Thập tự giá của con người thật khó mang vì nó đòi hỏi từ bỏ ý muốn của chúng ta để được sống hòa thuận với người khác. Đó là lý do vì sao mọi nỗ lực của các quốc gia nhằm tạo nên hòa bình đã không thành công. Đó là lý do vì sao thế giới đầy dẫy ghét bỏ, chiến tranh, và bạo loạn.

8. Thập tự giá của con người là gì? Và vì sao khó mang nó?

Chúng ta hãy suy xét vấn đề về một người đặt bản ngã làm trung tâm - Giả sử chỉ có một người duy nhất trên thế giới này. Anh ta sẽ chẳng có ai để buộc phải từ bỏ ý riêng, chẳng phải tranh cãi với ai, và chẳng ai gây rối hoặc nói “không” đối với ý muốn của anh ta cả. Và như vậy anh ta vẫn có thể sống an bình làm một người đặt bản ngã làm trung tâm.

Bây giờ giả sử chúng ta thêm một người nữa vào thế giới. Bây giờ chúng ta phải xử lý đến hai ý muốn. Nếu mỗi người đều là kẻ đặt bản ngã làm trung tâm, hẳn bạn sẽ không muốn đặt họ gần nhau, nếu không ý chí của họ sẽ đụng độ. Cho nên, bạn đặt một người ở bên này trái đất và người kia ở bên kia trái đất.

Nhưng điều gì xảy ra khi chúng ta thêm vào nhiều người sống lấy bản ngã làm trung tâm nữa vào trái đất này? Họ sẽ phải sống gần nhau hơn, và chẳng bao lâu, ý chí và hành động của họ bắt đầu đụng độ. Khi điều này xảy ra, đương nhiên sẽ có sự đấu tranh giữa các ý chí, và sẽ có rắc rối.

Trong thế giới của nhiều ngàn người, không thể có hòa bình được. Không thể có yên nghỉ - Tại sao? Tại vì thế giới đầy dẫy những người lấy bản ngã làm trung tâm, mỗi người đều muốn ý mình được thực hiện trên đất, mỗi người đều nổi giận lên với những kẻ áp đảo mình.

9. Tại sao luôn luôn có mâu thuẫn ở nơi có nhiều người sống?

Chúng ta hãy nhìn kỹ hơn vào con người đặt bản ngã làm trung tâm. Anh ta là trung tâm của tất cả những điều anh ta thấy và biết. Anh ta xét đoán người khác “tốt” hoặc “xấu” theo cách người ta đối xử với anh. Những người trong gia đình và bộ lạc của anh ta đều “tốt” hoặc “xấu” tùy theo việc họ có tôn vinh và kính trọng anh ta, theo như điều anh ta nghĩ rằng mình xứng đáng, hay không Nếu anh trai của anh ta cưới cô gái mà chính anh ta lại rất thích, thì anh ta sẽ xét đoán anh mình “xấu”? Nếu người cha cho anh một con bò, anh sẽ xét cha anh “tốt”. Anh ta nhìn người dân nước khác và xét đoán họ như những kẻ có khả năng thành kẻ thù, và không được “tốt” như người dân của nước anh ta. Những kẻ cùng chủng tộc với anh ta thì “tốt hơn” kẻ có màu da khác. Anh ta đã tạo nên những xét đoán như thế vì cớ anh ta hoặc là kẻ đặt bản ngã làm trung tâm, hoặc đặt bộ lạc mình làm trung tâm, hoặc là kẻ cuồng tín, kẻ quốc gia cực đoan, hoặc là kẻ phân biệt chủng tộc. Chúng ta có thể minh họa điều mình đang nói như sau:

10. Những kẻ đặt bản ngã làm trung tâm đoán xét người khác như thế nào?

Bây giờ bất cứ điều nào trong số điều này cũng có thể gây rối nếu chúng trở thành trọng tâm tìm kiếm của con người. Vào thời chiến tranh, một con người đáng tôn, cũng sẽ bị kẻ thù xử là “kẻ xấu”, đó không phải vì cớ bản thân anh ta xấu, nhưng chỉ vì anh ta thuộc về quốc gia đang có chiến tranh với chính quốc gia của anh ta! Khi bản ngã, bộ tộc, quốc gia hoặc chủng tộc trở thành điều quan trọng số một trong đời sống một người, thì nó sẽ trở thành trung tâm của sự tìm kiếm của anh ta. Tiêu chuẩn duy nhất của anh ta về “điều tốt” là dựa trên cái đã trở thành trung tâm trong đời sống của anh ta. Điều này đã mở cánh cửa cho tất cả các loại mâu thuẫn.

Với tư cách là tín đồ, chúng ta không nên đánh mất cái nhìn về Đấng Christ, là trung tâm thật sự của đời sống chúng ta. Đây là điều mà bản vẽ biểu lộ:

11. Trọng tâm của đời sống một tín đồ nên là:a) bản ngãb) chủng tộcc) Chúa Jesusd) Tôn giáo

Ách của Đấng Christ.

Điều kiện để có sự bình an, như Chúa Jesus đã dạy, là cất bỏ bản ngã, gia đình, bộ tộc, quốc gia, và chủng tộc, ra khỏi trung tâm của đời sống chúng ta, và đặt Đấng Christ cùng nước thiên đàng của Ngài vào đó (RoRm 8:6). Bằng cách làm như vậy, thì người ta sẽ đoán xét việc “tốt” hoặc “xấu” tùy theo ảnh hưởng của chúng trên vương quốc Đức Chúa Trời.

Điều này sẽ chia thế gian thành hai nhóm - một bên là con cái của nước Đức Chúa Trời, và một bên là những kẻ con cái ma quỷ. Con cái Đức Chúa Trời sẽ đều thỏa lòng, hạnh phúc vì tất cả đều tìm kiếm những điều giống nhau. Họ vẫn thường tìm kiếm sự tôn vinh ý muốn của Đức Chúa Trời.

12. Giải pháp của Đấng Christ cho thập tự giá của con người là gì?

Người lấy bản ngã làm trung tâm không thể hiểu được “những điều thuộc về trên cao” đã được nhấn mạnh. Tuy nhiên, con cái Đức Chúa Trời nên yêu thương người lấy bản ngã làm trung tâm ấy. Con cái Đức Chúa Trời nên tìm kiếm và đem người sống theo bản ngã về với nước Đức Chúa Trời, hiểu rằng Đấng Christ, bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá, đã chết để làm nhẹ bớt thập tự giá của sự chết bản ngã. Thập tự giá này ai cũng mang được. Bạn thấy đó, người ta nhận thấy thập tự giá của sự chối bỏ bản ngã là “không thể tránh được” mà cũng “không thể mang được”. Anh ta không thể trốn tránh nhu cầu chối bỏ bản ngã để có thể sống hòa bình trong thế giới này. Tuy nhiên, anh ta không sẵn lòng từ bỏ sự ham muốn và “quyền lợi” của mình. Vì cớ sự không sẵn lòng từ bỏ này nên mới cần đến luật pháp để buộc anh ta phải tôn trọng người khác, cũng như thuận theo các quyền lợi và ước muốn của người khác. Anh ta vâng theo pháp luật, nhưng lại cảm thấy khốn khổ và giận dữ, bởi vì anh ta sống lấy bản ngã làm trung tâm.

13. Sứ điệp của tín đồ đối với người lấy bản ngã làm trung tâm là gì?

“Hãy đến với ta” - Đấng Christ nói, “Hãy gánh lấy ách của ta” (Mat Mt 11:28-29). Bạn phải tự mình mang một thập tự giá. Tội nhân nhận thấy thập tự giá chối bỏ bản ngã thật là khó mang. Đối với tín đồ, Đấng Christ gọi nó là một cái “ách”. Tại sao?

Tại vì ách là một gánh nặng được chia xẻ - cùng mang với nhau. Cho nên Chúa Jesus nói với chúng ta, “hãy mang thập tự giá của các ngươi đến với ta... chúng ta sẽ cùng mang nó ... Ách ta sẽ trói cả hai chúng ta lại trong một gánh nặng... và các ngươi sẽ thấy ách ta dễ chịu, và gánh ta nhẹ nhàng!”

14. Một thập tự giá và một cái ách khác nhau thế nào?

Một lần nữa, chúng ta lại thấy giá trị của sự thờ phượng và cầu nguyện. Đây là phần “hãy tới với ta” của chúng ta. Khi chúng ta đến với Chúa Jesus trong sự cầu nguyện, thì gánh nặng phải sống với người khác được trở nên dễ dàng. Những kẻ đang đấu tranh với những người thuộc gia đình, bộ tộc, quốc gia, và chủng tộc khác sẽ thấy rằng Chúa Jesus có câu trả lời cho vấn đề của họ. Bằng cách đặt Chúa Jesus vào trung tâm đời sống của chúng ta, chúng ta có thể sống hòa bình với tất cả mọi người. Bằng cách quan tâm đến nước Đức Chúa Trời trên tất cả mọi thứ khác, chúng ta đã mở cánh cửa tha thứ cho người khác, và nhờ đó mà nhận được sự tha thứ của Đức Chúa Trời.

15. Ách của Đấng Christ dễ chịu vìa) Các Cơ Đốc nhân không có nhiều nan đề như tội nhânb) Đấng Christ có ở đó để chia xẻ gánh nặng với chúng tac) Đấng Christ cất thập tự giá của chúng ta đi.

Mặc dầu Đấng Christ là trung tâm của cuộc đời chúng ta, nhưng gia đình, quốc gia, bộ tộc, chủng tộc, và tôn giáo vẫn quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta vẫn yêu con cái và gia đình của mình - nhưng những điều ấy không phải là trung tâm của đời sống chúng ta, mà Đấng Christ mới là trung tâm. Điều ấy có nghĩa là tất cả những ai tin Chúa Jesus đều là anh em và chị em của chúng ta, bất chấp quốc gia, chủng tộc, tôn giáo hay bộ tộc.

16. Mối quan hệ giữa những con người đặt Đấng Christ làm trung tâm trong cuộc sống của mình, dù họ ở những quốc gia khác nhau, là như thế nào?

Cho nên, sự cầu nguyện và thờ phượng rất quan trọng, vì chúng giúp chúng ta đặt Đấng Christ vào trung tâm của cuộc sống chúng ta. Khi Đấng Christ là trung tâm của đời sống chúng ta, chúng ta có thể sống hòa thuận với tất cả mọi người.

Tự kiểm tra

TRẢ LỜI NGẮN - Viết câu trả lời đúng vào chỗ cho sẵn.

1. Tại sao chúng ta cần cầu nguyện để tha thứ ?

2. Việc quan tâm đến nước Đức Chúa Trời trên mọi thứ khác giúp chúng ta thế nào trong việc cầu nguyện cho sự tha thứ?

3. Làm sao có thể tha thứ cho những người làm hại chúng ta?

4. Thập tự giá của con người là gì?

5. Một người đặt bản ngã làm trung tâm xét đoán điều tốt, điều xấu trong thế giới quanh anh ta như thế nào?

6.Kể ra năm điều có thể trở thành trung tâm đời sống của người ta.

7. Giải pháp của Đấng Christ cho thập tự giá của con người là như thế nào?

Phần giải đáp

9. Mỗi người đều muốn người khác thực hiện ý muốn của mình.

1. Vì nó đòi hỏi chúng ta phải tha thứ cho tất cả những ai làm hại chúng ta.

10. Anh ta xét đoán người khác theo cách mà họ đối xử với anh ta.

2 a. Đúngb. Saic. Said. Sai

11. c) Chúa Jesus

3. Tinh thần của loài người không phải là tinh thần tha thứ. Chúng ta cần sự giúp đỡ từ Đức Chúa Trời.

12. Để đặt Đấng Christ vào trung tâm của đời sống.

4. Một bên là người ta tìm kiếm nước thiên đàng; còn một bên là người ta tìm kiếm sự tha thứ người khác.

13. Đấng Christ làm nhẹ gánh nặng của thập tự giá từ bỏ mình bằng cái chết của Ngài trên thập tự giá.

5. b) được tha thứ vì cớ đức tin của anh ta.

14. Thập tự giá thì phải mang một mình; còn ách là một gánh nặng được chia xẻ.

6. b) được tha thứ vì cớ đức tin của anh ta15. b) Đấng Christ ở đó để chia xẻ gánh nặng với chúng ta.

7. Cầu xin được làm nên giống Chúa Jesus; cầu xin có ơn tha thứ

16. Họ là anh em và chị em trong gia đình của Đức Chúa Trời

8. Sự tự bỏ mình. Nó đòi hỏi chúng ta từ bỏ ý riêng để sống hòa thuận với người khác.

NHU CẦU NÊN THÁNH ĐƯỢC LÀM TRỌN

“Xin chớ để chúng con bị cám dỗ ” Mat Mt 6:13.

Lời cầu nguyện này thiết thực làm sao! Nó có liên quan đến bước đi hàng ngày của chúng ta là dường nào! Nhưng nếu chúng ta muốn là một người chiến thắng, thì chúng ta thực cần quyền năng của Chúa biết bao trong đời sống của mình. Chúng ta nên nói đi nói lại mãi một điều trong khi cầu nguyện rằng, “Tôi không thể nào tự mình làm được điều ấy. Tôi không tự mình làm được. Tôi cần được giúp đỡ”.

Chúng ta đã học biết rằng Đức Thánh Linh được gọi là “Đấng Yên Ủi” - là Đấng được sai đến bên để giúp đỡ. Nếu chúng ta muốn là những người chiến thắng thì chúng ta phải để Chúa Jesus báp tem chúng ta bằng Thánh Linh để Ngài có thể giúp đỡ chúng ta.

Đây là một lời hứa kỳ diệu: “Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được” (ICo1Cr 10:13).

Nhưng hãy chú ý! “Đàng cho ra khỏi” chính là sự giúp đỡ từ bên ngoài - Sự giúp đỡ từ Thánh Linh. Bạn không thể tự mình làm được!

Dàn bài

Phương cách để chiến thắng thuộc linhKẻ thù phải chống lạiÁo giáp của Đức Chúa TrờiĐịa điểm chiến thắngCách thức để đến chỗ trưởng thành thuộc linh

Các mục tiêu của bài học

Khi học xong bài này bạn sẽ có thể:Hiểu được cách vượt qua cám dỗĐánh giá được mức độ trưởng thành thuộc linh của chính mình.

Sinh hoạt học tập

1.Vẽ ra một bức tranh minh họa về sự trưởng thành thuộc linh và học trong RoRm 7:23, 8:1-4.

2.Đọc Eph Ep 4:16-17. Kể ra một loạt những yếu đuối của bạn và đặt kế hoạch bạn sẽ vượt qua chúng như thế nào nhờ sự cầu nguyện đều đặn và khẩn xin sự giúp đỡ mà Đức Chúa Trời đã dành sẵn cho bạn.3.Đọc phần triển khai bài từng đoạn một. Viết câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và các câu hỏi tự kiểm tra.

Từ ngữ

Bị cám dỗ Sự trưởng thành thuộc linhTư dục Sự cám dỗKẻ chiến thắng Sự chiến thắngSự nên thánh

Triển khai bài học

PHƯƠNG CÁCH ĐI ĐẾN SỰ CHIẾN THẮNG THUỘC LINH

Mục tiêu 1: Nêu lên sự khác biệt giữa “cám dỗ” và “tội lỗi”

Chúng ta đã nói về các nhu cầu của con người. Chúng ta nói rằng “sự tiếp trợ” được “ban thêm” cho những kẻ quan tâm đến vương quốc của Đức Chúa Trời trên tất cả mọi thứ khác. Khả năng sống hòa bình với người khác trên thế giới này cũng được ban cho theo một cách tương tự.

Bây giờ chúng ta nói về cuộc chiến lòng người tín đồ để có thể sống một cách công bình và nên thánh ngõ hầu làm Đức Chúa Trời vui lòng. Hãy luôn nhớ rằng “sự nên thánh ” có nghĩa là sự thánh khiết bên trong mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải có. Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào biểu đồ mô tả về điều này.

Một lần nữa, chúng ta lại thấy rằng điều phải tìm kiếm là nước Đức Chúa Trời. Kết quả, “sự nên thánh ” là đều được ban thêm cho.

1. Sự nên thánh ở đây có nghĩa là gì đối với chúng ta?

Mọi người đều kinh nghiệm cuộc chiến nội tâm để sống một đời sống tốt này. Tuy nhiên kẻ tội nhân thì không có lời giải đáp cho vấn đề này. Anh ta biết sự khác biệt giữa điều tốt và điều xấu nhưng lại thiếu năng lực để làm điều tốt. Anh ta không thể đơn phương để chiến thắng tội lỗi được.

Nhưng người tín đồ lại có câu giải đáp! Như đã nói trong các bài học khác, điều đầu tiên chúng ta học được là chúng ta không thể tự mình làm được điều gì. Chúng ta cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Chúa Jesus đã chỉ chúng ta phương cách để tiến đến sự chiến thắng thuộc linh: Chúng ta cần sự giúp đỡ từ trên cao! Cho nên vì sao biện pháp vượt qua cám dỗ ở đây thì cũng tương tự như việc tìm kiếm “sự tiếp trợ”

hoặc để có sự bình an. Chúng ta đắc thắng tội lỗi nhờ quan tâm đến nước Đức Chúa Trời trên tất cả mọi thứ khác. Khi lòng yêu mến của chúng ta đặt vào “những điều thuộc về thiên đàng ” thì Đức Chúa Trời sẽ cho chúng ta sức mạnh để vượt qua những điều “thuộc về đất ”!

2. Câu giải đáp cho sự chiến thắng thuộc linh của người tín đồ là gì?

Kẻ thù phải chống lại

Nếu chúng ta cần phải cầu nguyện cách hợp lẽ cho sự chiến thắng thuộc linh thì chúng ta cũng cần biết đôi điều về kẻ thù mà chúng ta phải đối phó, và về cái cách thức mà hắn chiến đấu với chúng ta.

Chỉ có vài người từng thấy ma quỉ, tuy nhiên ma quỉ là có thật và chúng ta có thể thấy cũng như cảm thấy quyền lực của nó ở khắp mọi nơi. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ không thấy được thật sự kẻ thù mà mình đang chiến đấu. Chúng ta chỉ có thể thấy những điều mà chúng dùng để khắc phục chúng ta. Một trong những điều mà ma quỉ dùng để đánh chúng ta là sự cám dỗ.

3. Kẻ thù của người tín đồ:a) Ở khắp mọi nơi để ai cũng có thể thấyb) che giấu quyền lực để người ta không biết đến nó.c) Cố gắng làm cho người tín đồ phạm tội bằng cách cám dỗ anh ta.

Có nhiều điều cần biết về sự cám dỗ. Gia Gc 1:14 nói, “Mỗi người bị cám dỗ... ” Chúng ta học được hai điều từ Kinh Thánh:

1. Mọi người đều có những ham muốn tự nhiên. Nếu không có ham muốn thì không có cám dỗ. Bản thân Chúa Jesus cũng có những ham muốn tự nhiên.2. Mọi người đều bị cám dỗ. Ngay cả Chúa Jesus cũng bị cám dỗ. Điều này có nghĩa rằng bị cám dỗ không phải là tội lỗi.

Rồi 1:14-15 nói tiếp, ”... khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác, tội ác đã trọn, sanh ra sự chết”. Từ đoạn này chúng ta có thể học được nhiều lẽ thật hơn:

1. Một người bị cám dỗ khi anh ta bị kéo đi xa bởi tư dục xui giục mình và bị khuất phục. Chúa Jesus cũng bị cám dỗ, nhưng Ngài không bị kéo đi xa khỏi sự vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời.

2. Bị “kéo đi xa” nghĩa là đi lệch khỏi cách xử dụng đúng đắn các ham muốn tự nhiên của mình. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những ham muốn tự nhiên và nếu được xử dụng đúng như Ngài đã định, thì những ham muốn này là tốt, là thánh khiết. Đức Chúa Trời vui lòng khi chúng ta xử dụng chúng một cách đúng đắn.

3. Tư dục có nghĩa là bị “kéo đi xa” và bị cám dỗ khiến ta xử dụng các ước muốn tự nhiên một cách không đúng đắn. Rồi nó trở thành tội lỗi khi chúng ta để cho mình bị mắc bẫy vào những ưa thích xấu xa.

4. Tư dục là sự khởi đầu của tội lỗi “Đoạn lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác”

5. Cám dỗ KHÔNG PHẢI là tội lỗi nếu chúng ta KHÔNG khuất phục nó.Cám dỗ trở thành tội lỗi nếu chúng ta khuất phục nó.

4. Khoanh tròn những mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúng:a. Bị cám dỗ không có gì sai tráib. Mọi người đều bị cám dỗc. Chúa Jesus đã bị cám dỗd. Những ham muốn tự nhiên luôn luôn ở với chúng ta.

Những ham muốn tự nhiên luôn luôn ở với chúng ta. Đức Chúa Trời đã đặt chúng ở đây và chúng không phải là tội ác. Chúng ta không nên cảm thấy xấu hổ về chúng. Tuy nhiên những ham muốn tốt lành này sẽ trở thành xấu xa nếu chúng ta để cho phép mình bị “lôi kéo đi xa” khỏi sự xử dụng đúng đắn những ham muốn này. Chúng sẽ biến thành tự dục, là khởi đầu của tội lỗi.

Chúa Jesus đã bị cám dỗ, nhưng Ngài đã không khuất phục sự cám dỗ. Chúa Jesus đã bị cám dỗ nhưng Ngài không bao giờ để cho bị lôi kéo. Nghĩa là Ngài không bao giờ khuất phục cám dỗ để thỏa mãn những ham thích tự nhiên của mình trong một cách thức không đúng đắn.

5. Tại sao chúng ta nói rằng Chúa Jesus bị cám dỗ nhưng không phạm tội?

“Có lẽ bạn sẽ hỏi, Chúa Jesus cũng có những ham thích tự nhiên giống như chúng ta sao?” Vâng, Chúa Jesus có những ưa thích tự nhiên giống như chúng ta. Ngài cũng bị cám dỗ bởi tất cả những điều ngày nay cám dỗ chúng ta. Chúng ta có thể đọc thấy điều này trong HeDt 4:15. Chúa Jesus đã chống lại bởi cách nào? Ngài cầu nguyện luôn luôn. Lời của Ngài là, “Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối” (Mat Mt 26:41). Hãy nhớ rằng bị cám dỗ không phải là tội lỗi, trừ phi chúng ta để những ưa thích tự nhiên của mình trở thành dục vọng và dẫn chúng ta tới chỗ suy nghĩ và hành động một cách tội lỗi. Nếu những ưa muốn tự nhiên chúng ta trở thành dục vọng rồi thì chúng ta cũng đã trên đường phạm tội.

Cho nên các tư tưởng chúng ta phải thánh khiết, và các ưa thích tự nhiên của chúng ta phải ở dưới sự kiểm soát của Thánh Linh. Một người được Thánh Linh dắt dẫn sẽ không tạo cơ hội cho những ham muốn tự nhiên được biến thành tư dục, là điều sẽ dẫn đến những ham muốn tội lỗi và những hành động tội lỗi.

6. Tư dục nghĩa là:a) Bị cám dỗ để thỏa mãn những ham muốn tự nhiên.b) Bị kéo đi xa khỏi sự xử dụng đúng đắn những ham muốn tự nhiênc) Có những ưa thích tự nhiên mà ai cũng có.

Có những Cơ Đốc nhân nghĩ rằng những ham muốn tự nhiên của chúng ta sẽ biến mất khi chúng ta được cứu. Không phải như vậy đâu. Đức Chúa Trời chỉ cho chúng ta một cách để điều khiển những ham muốn của mình và xử dụng chúng một cách thánh khiết và công bình, nhưng Ngài không cất chúng ra khỏi chúng ta. Nếu không có những ham muốn cần được kiểm soát thì sẽ không có nỗ lực để sống một đời sống nên thánh. Những lần cám dỗ là những cơ hội để Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng của Ngài. Vậy thì chúng ta hãy tận dụng “đàng cho ra khỏi” (ICo1Cr 10:13) mà Đức Chúa Trời đã sắm cho chúng ta.

Vinh hiển của một đời sống thánh khiết là ở chỗ chúng ta có được nó giữa những cám dỗ! Thật là nguy hiểm khi nghĩ rằng, sau khi được cứu Cơ Đốc nhân không còn những ham muốn tự nhiên nữa. Khi một Cơ Đốc tin tưởng như vậy anh ta sẽ không công nhận rằng mình có những cám dỗ và anh ta sẽ không cảnh giác. Một Cơ Đốc nhân hiểu rằng mình có những ham muốn tự nhiên thì anh ta có khả năng trở thành một con người cầu nguyện hơn. Anh ta sẽ lợi dụng sức mạnh mà Đức Chúa Trời đã ban cho bởi Đức Thánh Linh để kiểm soát những ham muốn này. Những lần cám dỗ là những lần Đức Chúa Trời có cơ hội để bày tỏ quyền năng của Ngài. Chính những lần chúng ta yếu đuối nhất là những lần quyền năng của Đức Chúa Trời được tỏ ra lớn lao nhất.

7. Điều gì xảy ra với những ham thích tự nhiên của tín đồ khi anh ta được cứu?

Chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức không giành chỗ cho những ham thích sai trái. Chúng ta phải nhớ rằng ma quỷ là có thật, và nó sử dụng bất cứ điều gì có thể được để làm cho người tín đồ sa ngã. Nó hiểu những ước muốn đúng đắn của con người. Nó biết rằng những ước muốn này được Đức Chúa Trời ban cho để xử dụng một cách thích đáng. Nhưng nó cũng biết rằng những ước muốn này mãnh liệt làm sao trong lòng con người, và nó cố gắng để làm cho con người bị lôi kéo đi xa khi đổi những ước muốn tốt lành thành những ước muốn xấu xa.

Có điều chúng ta nên nhớ về sự cám dỗ:

1. Tất cả chúng ta đều có những ước muốn có thể cám dỗ chúng ta, nhưng Đức Chúa Jesus ban cho chúng ta quyền năng để kiểm soát nó.2. Thật có ma quỉ cám dỗ chúng ta, nhưng Chúa Jesus ban cho chúng ta quyền năng để chống lại nó.

Áo giáp của Đức Chúa Trời:

Nguồn năng lực để chống lại sự cám dỗ của ma quỷ là sự cầu nguyện và thờ phượng. Một lần nữa chúng ta quay lại với điều đã đề cập trước đây liên quan đến các nhu cầu về sự tiếp trợ và về xã hội. Nếu chúng ta muốn nên thánh, nếu chúng ta muốn một cuộc sống đắc thắng, hoặc chúng ta muốn chiến thắng, thì chúng ta phải tìm kiếm nước Đức Chúa Trời, nước của Ngài, và ý muốn của Ngài trên tất cả mọi thứ khác. Nói cách khác, chúng ta phải tìm kiếm “chính mình Ngài” là nguồn của mọi nhu cần của chúng ta.

Bây giờ chúng ta nhận được gì trong sự cầu nguyện và thờ phượng, là điều giúp chúng ta vào giây phút chiến trận? Chúng ta nhận được rất nhiều điều quan trọng.

1. Chúng ta được biết người lãnh đạo của mình, Chúa Jesus Christ, và học được cách tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ngài.

2. Chúng ta được học biết kế hoạch và ý muốn của Ngài để có thể vâng theo những mệnh lệnh của Ngài.

3. Chúng ta được đầy dẫy quyền năng bởi Đức Thánh Linh vì vậy chiến trận xảy ra chúng ta sẽ có sức mạnh để chiến đấu.

4. Chúng ta được ban cho các vũ khí dùng để chiến đấu cùng những hướng dẫn về cách xử dụng những vũ khí này.

8. Nguồn năng lực chúng ta có được để chống lại kẻ thù là gì?

Trong Eph Ep 6:14-18, Phao-lô nói cho chúng ta biết về vũ khí của mình “vậy, hãy đứng vững, lấy lẽ thật làm dây nịt lưng, mặc lấy áo giáp bằng sự công bình , dùng sự sẵn sàng của Tin Lành bình an mà làm giày dép. Lại phải lấy thêm đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ. Cũng hãy lấy sự cứu chuộc làm mão trụ, và cầm gươm của Đức Thánh Linh , là Lời Đức Chúa Trời. Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đỗ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ”

9. Trong bộ giáp của người tín đồ gồm có những món nào?

Hãy chú ý 2 điều: Thứ nhất bộ áo giáp này có tính cách thuộc linh và được Đức Chúa Trời ban cho để chống cự ma quỉ. Áo giáp này là lẽ thật, sự công nghĩa, bình an, đức tin và sự cứu rỗi. Thứ hai các vũ khí cũng là thuộc linh. Chúng ta lời của Đức Chúa Trời và sự cầu nguyện cả hai thứ này được dùng với sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh.

Cũng hãy chú ý rằng sự cầu nguyện được đề cập tới ba lần. Bạn không thể sẵn sàng cho trận chiến thuộc linh mà không cần cầu nguyện. Bạn không thể đắc thắng sự cám dỗ mà không cầu nguyện. Sự cầu nguyện đem lại tính cách, quyền năng, áo giáp, và các loại vũ khí mà nhờ đó chúng ta có thể chiến thắng.

10. 6:18 nói mấy lần về sự cầu nguyện?

Có gươm trong tay, được Thánh Linh giúp đỡ, và có cầu nguyện trước khi đi vào chiến trận, chừng ấy cũng chưa đủ. Bạn phải mặc vào áo giáp của Đức Chúa Trời để được bao bọc và bảo vệ. Bạn phải có sự công nghĩa, bình an và niềm vui mà Đức Thánh Linh ban cho.

Cho nên vì sao Chúa Jesus nói “Nhưng trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài” (Mat Mt 6:33). Nếu bạn có áo giáp, Đức Thánh Linh sẽ giúp bạn chiến thắng khi bạn sử dụng gươm của lời Đức Chúa Trời.

Cho nên hãy cầu nguyện! cầu nguyện! và cầu nguyện! Hãy cầu nguyện như Chúa Jesus đã bảo chúng ta. Hãy cầu nguyện cho những điều thuộc về Đức Chúa Trời và bạn sẽ có thể chiến thắng.

11. Chúng ta có thể học được gì từ bộ giáp của người tín đồ?

Địa điểm chiến thắng

Có nhiều điều chúng ta nên biết về cuộc sống đắc thắng. Trước hết, chúng ta không thể chiến thắng bên ngoài cho đến khi chúng ta học được cách chiến thắng “ở bên trong”. Ma quỉ đã cầm giữ nhiều người, nhưng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta các vũ khí thuộc linh để hạ các “đồn lũy” của Sa-tan và giải phóng con người. Nhưng chúng ta không thể làm được điều đó cho đến khi chính chúng ta được giải thoát khỏi quyền lực của tội lỗi. Chúng ta không thể giúp được người khác vượt qua cám dỗ trừ khi chúng ta học được bí quyết vượt qua cho chính bản thân mình. Cách để vượt qua cám dỗ là đặt ý muốn của Đức Chúa Trời trên tất cả mọi thứ khác. Khi chúng ta chỉ tìm kiếm để được thấy Danh Ngài được tôn vinh, tức là chúng ta đã vượt qua được sự cám dỗ muốn tìm kiếm vui thú cho riêng mình.

12. Đối với những kẻ sẽ chiến thắng bên ngoài thì họ phải học được điều gì trước tiên?

Điều thứ hai phải học về các chiến thắng thuộc linh là: Chúng ta chỉ đặt những chiến thắng đó trên chiến trường - Tại địa điểm mà chúng ta phải chiến đấu chống kẻ thù. Có Cơ Đốc nhân nghĩ rằng chúng ta đạt được các chiến thắng thuộc linh “trên hai đầu gối của mình” nhưng khi chúng ta đang cầu nguyện, không phải là chúng ta đang chống lại kẻ thù mà đang nói chuyện với người lãnh đạo của chúng

ta. Chúng ta đang nhận sự tiếp trợ mới về vũ khí. Chúng ta đang nhận những mệnh lệnh chiến đấu của mình. Chúng ta đang có được năng lực và sự hiểu biết. Nhưng không phải lúc đó chúng ta thắng trận. Hẳn nhiên trong sự cầu nguyện chúng ta có được một đức tin lớn lao khi chúng ta ý thức được quyền năng lớn lao mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Chúng ta la lớn và ngợi khen vì cớ những điều mà ta biết là Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta làm. Nhưng đó không phải là lúc chúng ta đang thắng trận đâu.

Chúng ta chỉ thắng trận trên bãi chiến trường! Chúng ta sẽ thường xuyên bị thất trận nếu không biết lấy sức mạnh và sự khôn ngoan mà Đức Chúa Trời ban cho trong lúc chúng ta quỳ trên hai đầu gối và đi ra chiến đấu mang theo chúng. Cầu nguyện là sửa soạn cho chiến trận! Đối với một vài Cơ Đốc nhân sự cầu nguyện của họ chỉ là những lời thú nhận lập đi lập lại về sự thất bại và van xin Đức Chúa Trời tha thứ. Họ không có sự chiến thắng bởi vì họ không xử dụng quyền năng sắm sẵn cho mình trong giờ cám dỗ.

13. Sự sửa soạn của Cơ Đốc nhân khi ra chiến trường là gì?

CÁCH THỨC TIẾN ĐẾN TRƯỞNG THÀNH THUỘC LINH

Mục tiêu 2: Mô tả các giai đoạn trong quá trình trưởng thành của một người con của Đức Chúa Trời .

Mục tiêu 3: So sánh ba luật được đề cập đến trong RoRm 7:23 8:2 với ba giai đoạn phát triển thuộc linh .

Sự trưởng thành thuộc linh được “ban thêm” khi chúng ta trước hết tìm kiếm nước Đức Chúa Trời. Qua lời Đức Chúa Trời và qua việc trò chuyện với Đức Chúa Trời mà chúng ta được trở nên giống Đấng Christ. Đây là điều chúng tôi muốn nói về việc trở nên trưởng thành về mặt thuộc linh.

Có ba giai đoạn trong quá trình phát triển của một người con của Đức Chúa Trời. Khởi sự anh ta như một con đỏ thuộc linh và trải qua một giai đoạn tuổi hoa niên về mặt thuộc linh trước khi trở thành một con người trưởng thành thuộc linh. Chúng ta hãy so sánh ba giai đoạn này với ba luật được đề cập trong 7:23 và 8:2. Ba luật này là:

1. Luật của xác thịt2. Luật của tâm trí3. Luật của Thánh Linh

Người tín đồ vẫn còn bị luật của xác thịt điều khiển, đó là một con đỏ thuộc linh. Anh ta là một con người “không luật pháp” vì giống như một con thú, anh ta chỉ

làm điều mình cảm thấy thích làm. Tư tưởng của anh ta về cuộc sống là “nếu cảm thấy tốt thì hãy làm đi”. Thật ra, anh ta hành động giống như một người chưa tin.

Người tín đồ bị luật của tâm trí điều khiển là con người đang trải qua tuổi hoa niên thuộc linh. Anh ta vâng theo pháp luật, nhưng không phải bằng cả tấm lòng. Anh ta làm điều phải vì luật pháp bảo phải làm, cho dù đó là luật của gia đình, luật của Hội Thánh hay là luật của Môise.

Người tín đồ được điều khiển bởi Thánh Linh là một con người trưởng thành thuộc linh. Anh ta vâng theo luật của Đức Chúa Trời vì anh ta yêu Ngài. Anh ta đặt nước của Đức Chúa Trời trên tất cả mọi thứ. Anh ta có sự công bình, bình an và vui mừng do Đức Thánh Linh ban cho.

14. Chọn cặp phù hợp giữa các câu bên trái với giai đoạn phát triển thuộc linh đúng ở bên phải.... a. Luật của Thánh Linh ... b. Luật của xác thịt ... c. Luật của tâm trí 1) Con đỏ2) Tuổi hoa niên3) Người trưởng thành

Làm thế nào một con đỏ thuộc linh có thể phát triển thành một người trưởng thành thuộc linh? Bí quyết là ở chỗ cầu nguyện như thế nào? Nếu anh ta cầu nguyện đúng, thì anh ta sống đúng! Cầu nguyện đúng dẫn đến việc sống đúng. Việc sống đúng trở thành sự cầu nguyện không thôi! Một con đỏ thuộc linh không thể kìm được cơn nóng giận của mình nếu không được giúp đỡ. Anh ta cũng sẽ không tự kiểm soát những ước muốn của mình được. Các chính quyền của thế gian tìm cách kìm chế bản chất xác thịt của con người bằng luật pháp và trừng phạt khi luật pháp bị vi phạm. Khi Hội Thánh có quá nhiều con đỏ thuộc linh, nó thường theo cách của thế gian để đối phó với những kẻ phạm luật. Nó đặt ra những tiêu chuẩn và luật pháp để kìm chế tính vô luật pháp của con đỏ.

15. Một con đỏ thuộc linh trở thành người trưởng thành thuộc linh như thế nào?

Khi một đứa trẻ biết tôn trọng luật pháp, nó không còn là một con đỏ nữa nhưng là một thanh niên. Anh ta hành động cách hiểu biết giống như một con người nên làm, và anh ta đáp ứng đối với lý luận. Điều này cũng đúng đối với sự phát triển thuộc linh. Khi một con đỏ thuộc linh trở thành một thanh niên thuộc linh, anh ta tôn trọng quyền lực của Hội Thánh và tuân theo pháp luật của nó. Anh ta là một thành viên tốt trong Hội Thánh và được tôn trọng vì cớ anh ta tuân thủ luật pháp.

Nhưng chỉ tuân theo luật pháp thôi thì chưa đủ để trưởng thành, dù với tư cách là một công dân hay là một Cơ Đốc nhân. Một công dân chỉ là một con người trưởng thành khi anh ta làm điều phải không vì luật pháp đòi hỏi, nhưng vì anh ta tin vào hành động phải đó của mình, cho dù luật pháp có đòi hỏi hay không. Đó là dấu hiệu của một con người trưởng thành, và cũng vậy trong đời sống của một Cơ Đốc nhân, anh ta chỉ trưởng thành thuộc linh khi tình yêu của Đấng Christ thúc đẩy anh ta. Anh ta được đầy dẫy tình yêu, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiển lành, trung tín, mềm mại và tiết độ. Anh ta không cần đến “luật pháp” để bắt mình hành động giống Chúa Jesus.16 Khi nào thì một người được trưởng thành về mặt thuộc linh?

Rồi thì làm thế nào một con đỏ thuộc linh phát triển thành một conngười trưởng thành thuộc linh? Bằng cách lao động siêng năng để được hoàn hảo ư? Bằng cách chiến đấu với những ham muốn của mình ư? hay bằng luật phát? Hay bằng trường học? Không hề như vậy! Câu trả lời nằm trong sự cầu nguyện và thờ phượng. Nó nằm trong việc trình dâng chính chúng ta cho con Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao-lô nói một cách rất đẹp đẽ về điều này trong IICo 2Cr 3:18, “Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh”.

Sự nên thánh, sự giống Đấng Christ, sự trưởng thành thuộc linh, tất cả đều bởi Thánh Linh của Chúa mà đến với chúng ta! Chúng ta không thể nào nhận được nó ngoài cách cầu nguyện đúng. Chúng ta không thể nào nhận được chúng cho đến khi chúng ta tìm cách tôn vinh Danh Đức Chúa Trời. Tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và thực hiện ý muốn của Ngài, trên tất cả mọi thứ khác! Chúng ta hãy thờ phượng Chúa của chúng ta qua một đời sống đúng đắn.

17. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúnga. Sự trưởng thành thuộc linh có thể học được bằng cách đọc nhiều sách.b. Chúng ta không thể thay đổi chính mìnhc. Chúng ta được thay đổi bởi Đức Thánh Linhd. Một con đỏ thuộc linh có thể trở thành một người trưởng thành thuộc linh bằng cách làm việc chăm chỉ.

Tự kiểm tra

TRẢ LỜI NGẮN. Viết những câu trả lời đúng vào chỗ cho sẵn.

1. Tín đồ khác với tội nhân như thế nào trong sự chiến đấu để nênthánh của mình?...

2. Mỗi người bị ... khi ... mình ... ... và... (Gia Gc 1:14).

3. Điều gì xảy ra cho những ham muốn tự nhiên của người tín đồ khi anh ta được cứu?...

4. Nguồn năng lực dùng để chống kẻ thù là gì?...

5. Theo Kinh Thánh, cầu nguyện là gì?...

6. Kể ra ba dấu hiệu của một tín đồ trưởng thành...

7. Làm thế nào một con đỏ thuộc linh phát triển thành một người trưởng thành thuộc linh....

8. Đọc IICo 2Cr 3:18 và cho biết ý nghĩa của nó....

9. Tại sao một Cơ Đốc nhân tuân theo luật pháp chưa hội đủ yếu tố cần để thành một người trưởng thành thuộc linh?... Phần giải đáp

9. Lẽ thật, sự công bình, bình an, đức tin và sự cứu rỗi

1. Sự thành khiết bên trong mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải có

10. Ba lần

2. Chúa Jesus chỉ cho chúng ta cách thức; sự giúp đỡ từ thiên thượng

11. Đó là sự bảo vệ của chúng ta nơi chiến trường.

3. c) Cố gắng làm cho anh ta phạm tội bằng cách cám dỗ anh ta.

12. Để trở thành kẻ chiến thắng bên trong.

4. a. Đúngb. Đúngc. Sai

d. Đúng

13. Sự cầu nguyện

5. Ngài bị cám dỗ nhưng Ngài không bị lôi kéo đi quá xa và mắc cám dỗ (Ngài không khuất phục cám dỗ)

14.a. 3) trưởng thànhb. 1) Con đỏc. 2) Tuổi hoa niên

6. b) Bị kéo đi ra khỏi sự xử dụng đúng đắn các ham muốn tự nhiên.

15. Bằng cách cầu nguyện đúng

7. Chúng vẫn ở với anh ta nhưng anh ta được ban cho quyền năng để cai quản chúng nhờ Đức Thánh Linh.

16. Khi anh ta được thúc đẩy bởi tình yêu thương.

8. Cầu nguyện và thờ phượng

17. a. Saib. Đúngc. Đúngd. Sai.

NHU CẦU AN NINH ĐƯỢC CUNG ỨNG

“Song xin cứu chúng con khỏi điều ác ”Mat Mt 6:13

Ma quỷ có thật. Nó là sư tử rống tìm kiếm người nào có thể nhai nuốt được. Nó đến dưới lốt của chiên. Nó lãnh đạo các thế lực linh ở chốn không trung. Nó là cha đẻ của tội ác.

Ma quỷ làm việc cật lực để làm ngã lòng tín đồ. Ma quỷ hẳn đã thành công nếu Đức Chúa Trời không đặt một “bức tường” quanh dân sự Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời biết chúng ta không lớn mạnh về mặt thuộc linh được nếu không có thử thách rèn luyện, cho nên thỉnh thoảng Đức Chúa Trời lại dời bức tường đó đi, Ngài cho phép Sa-tan quấy rối chúng ta. Đó chính là vì điều tốt cho chúng ta. Nhưng chúng ta chỉ có thể biết được khía cạnh tốt ấy nhờ sự cầu nguyện và thờ phượng mà thôi.

Câu hỏi đầu tiên nên hỏi Đức Chúa Trời khi chúng ta gặp nan đề là, “Chúa ơi, Ngài đang muốn dạy con điều gì đây?”.

Sự khó khăn có thể làm ích cho chúng ta. “Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên” (IICo 2Cr 4:7). Chúng ta hãy biến những nan đề thành người đầy tớ cho mình! Chúng ta hãy nhận lấy điều tốt, nếu có thể được, từ những sự khó khăn này.

Dàn bài

Nguồn giải cứuQuyền năng của sự cầu nguyệnQuyền năng của tình yêu thươngBí quyết để được an ninhSự an ninh trên thân thểSự anh ninh trên linh hồnKhuôn mẫu bài cầu nguyện của ChúaChủ đề trọng tâmLời cầu nguyện cho chúng ta

Các mục tiêu của bài học

Khi học xong bài này bạn sẽ có thể:Giải thích sự cầu nguyện và tình yêu thương có liên quan thế nào đến sự giải cứu.Mô tả việc nhận được sự an ninh như thế nào qua cầu nguyện và thờ phượng.Tóm tắt bài cầu nguyện mà Chúa Jesus dạy trong Mat Mt 6:9-13.

Sinh hoạt học tập

1.Đọc phần triển khai bài từng đoạn một. Viết trả lời cho các câu hỏi trong bài và các câu hỏi phần tự kiểm tra.2.Nhớ câu gốc IGi1Ga 4:83.Cầu nguyện bài cầu nguyện chung trong Mat Mt 6:9-13 một cách chậm rãi, cố gắng nhớ ý nghĩa của từng câu theo như mình đã học.4.Ôn lại các câu hỏi phần tự kiểm tra từ bài 7-10

Từ ngữ

Sự an ninhSự tóm tắtGiày vò

Triển khai bài học

NGUỒN GIẢI CỨU

Mục tiêu 1: Phát biểu tại sao tình yêu của Đức Chúa Trời lại quan trọng đối với những kẻ tin vào linh của những người đã khuất.

Chúng ta đã tới bài cuối của cuốn sách này. Chúng ta sẽ nói về tất cả những điều đụng chạm đến tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta. Chúng ta sẽ nói về những sự rắc rối đến từ bên ngoài; sẽ nói về các linh gian ác, bệnh tật, lũ lụt và đói kém. Nhưng chúng ta cũng có thể có được sự bảo vệ cũng như được giải cứu khỏi những điều này nữa. Ngợi khen Chúa!

Một điều nên nhớ là ma quỷ không thể gây rắc rối cho chúng ta trừ phi Đức Chúa Trời cho phép nó. Và nếu Đức Chúa Trời cho phép, thì hẳn Ngài có một mục đích khi làm như vậy. Hẳn Ngài muốn dạy chúng ta điều gì đó. Cho nên một lần nữa chúng ta sẽ quan tâm về nước Đức Chúa Trời trên tất cả mọi thứ khác để có thể học biết điều tốt nào đến từ những điều xảy đến cho chúng ta vì nước Đức Chúa Trời. Rồi khi chúng ta cầu xin sự giải cứu, chúng ta sẽ cầu nguyện theo ý muốn Đức Chúa Trời. Cho nên chúng ta có thể minh họa điều này như sau.

1. Hãy giải thích hình vẽ minh họa trên.

Chúng ta phải chắc một điều là mình không lợi dụng Chúa để được giải cứu, nhưng Đức Chúa Trời phải luôn luôn và mãi mãi là đối tượng của sự tìm kiếm của chúng ta. Chúng ta không được làm như vầy:

2. Hãy giải thích hình vẽ minh họa trên.

Quyền năng của sự cầu nguyện.

Những ai tin vào thế giới thần linh vô hình đều biết tầm quan trọng của sự cầu nguyện. Nó rất thật đối với những kẻ nào hiểu được quyền năng của Sa-tan và các linh gian ác theo nó. Chúa Jesus biết được sự thật về các linh gian ác. Ngài biết rằng chúng tồn tại. Ngài biết rằng chúng giày vò những kẻ nào không được Đức Chúa Trời bảo vệ Chúa đã đuổi rất nhiều quỷ. Tất cả chúng nó đều sợ Ngài vì chúng biết quyền năng của Ngài lớn hơn quyền năng của Sa-tan.

Ngợi khen Chúa, vì chúng ta có quyền năng của Chúa Jesus. Đây là quyền năng mà ma quỷ sợ! Chúng không sợ chúng ta, nhưng chúng sợ Đấng ở trong chúng ta. “Vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian” (IGi1Ga 4:4).

3. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúng.a. Chúa Jesus biết sự thật về các linh gian ácb. Ma quỷ không sợ Chúa Jesusc. Chúng ta không có quyền năng trên ma quỷ

d. Quyền năng của Sa-tan lớn hơn quyền năng của riêng chúng ta.

Nếu chúng ta có được quyền năng tương tự như quyền năng của Chúa Jesus trên ma quỷ thì chúng ta phải quan tâm đến nước Đức Chúa Trời trên tất cả mọi thứ khác để ý muốn của chúng ta được giống như ý muốn của Ngài. Thánh Linh của Ngài chỉ có thể làm việc qua chúng ta khi ý muốn của chúng ta hòa hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Một lần nữa chúng ta phải nhấn mạnh đến nhu cầu cầu nguyện và thờ phượng. Chúng ta phải cùng Chúa trò chuyện thường xuyên nếu chúng ta biết cách xử dụng quyền năng của Ngài.

Quyền năng của tình yêu thương:

Khi chúng ta nói về ma quỷ và về sự giải cứu khỏi quyền năng của chúng, thì chúng ta phải nói về sức mạnh của tình yêu thương. Dĩ nhiên ở đây ám chỉ đến tình yêu của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Và một lần nữa chúng ta lại thấy sự cần thiết phải thờ phượng để tình yêu của chúng ta đối với Ngài được phát triển.

IGi1Ga 4:18 là một câu Kinh Thánh tuyệt vời. Nó nói về sức mạnh của tình yêu thương. Nói rằng “Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cất bỏ sự sợ hãi”.

Thật là một bức tranh lạ lùng mà chúng ta có được về những kẻ tin vào thế giới vô hình của các linh nhưng lại không biết quyền năng của Đức,Chúa Trời! Đối với họ sự sợ hãi là vua. Sự sợ hãi ở đàng sau mọi điều họ làm. Vì sợ hãi mà họ đặt ra nhiều luật lệ: đừng đi trên con đường trước đó đã có một con mèo đen băng qua; đừng ăn thức ăn do một người đàn bà đang có bệnh nấu; đừng đi dưới cái thang; đừng dùng tên hồi nhỏ; đừng sống trong một ngôi nhà chưa được sửa soạn bằng thuốc trừ tà linh; đừng gieo cấy nếu chưa coi ngày; đừng làm việc dưới trăng rằm. Đừng! đừng! đừng! đừng. Mỗi bộ tộc và mỗi quốc gia đều có những cái “đừng” của nó, và tất cả những cái đó đều đến từ sợ hãi. Sợ các linh hồn, sợ sự chết!

4. Tại sao người ta đặt ra nhiều luật lệ?

“Sự sợ hãi có hình phạt” (IGi1Ga 4:18). Sự sợ hãi! Hẳn là kinh khủng biết bao khi sống thường xuyên trong sự sợ hãi. Những con người này thậm chí còn sợ rằng mình sẽ phải bị chết! Họ tìm kiếm các bùa ngãi và thuốc để phá vỡ quyền lực của các ác linh. Họ tìm kiếm một điều gì đó có thể giải cứu họ khỏi những điều họ sợ hãi. Chúng ta có thể minh họa điều này như sau.

5. Khi nói sự “sợ hãi có hình phạt”, điều ấy có nghĩa gì?

Tất cả những điều chúng ta đã nói ngày nay không chỉ áp dụng cho giới thiếu hiểu biết mà thôi, nhưng phần nhiều cũng được áp dụng cho những người có học và cho

những người ở địa vị cao. Sự sợ hãi không chỉ ở với kẻ nghèo nàn và dốt nát, mà nó còn đến với các cơ quan chính phủ nữa. Sự sợ hãi vào tận trong cung điện của nhà vua. Sự sợ hãi du hành trên biển cả trong các tàu bè. Sự sợ hãi ở khắp mọi nơi vì nó được tìm thấy ở bất cứ nơi nào có những kẻ không biết đến sức mạnh của tình yêu thương.

Chúng ta phải làm gì đây với sự sợ hãi? Sứ đồ Giăng đã cho chúng ta một câu trả lời. Ông nói, “quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cất bỏ sự sợ hãi” (IGi1Ga 4:18).

6. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái những câu đúng.a. Chỉ những người không có học mới sợ hãi.b. Một ông vua không bao giờ sợ hãic. Sự sợ hãi được tìm thấy ở khắp mọi nơid. Sự yêu thương trọn vẹn thì cất bỏ sự sợ hãi.

Chúng ta càng yêu Chúa chừng nào thì chúng ta càng ít sợ chừng ấy. Chúng ta yêu Chúa kém chừng nào thì chúng ta lại càng sợ hơn chừng ấy! Hãy học cách yêu thương Đức Chúa Trời, thì sự sợ hãi sẽ trốn xa. Tình yêu thương đã đuổi nó đi! Bây giờ bạn có thể thấy được tầm quan trọng của cầu nguyện và thờ phượng đúng. Chính qua sự cầu nguyện và thờ phượng mà chúng ta học được cách yêu Chúa và cách hiểu Ngài! Như vậy, khi tình yêu thương đến, thì hình vẽ minh họa của chúng ta sẽ như sau.

Bạn có sợ chết không? Bạn có sợ nghèo đói không? Sợ chiến tranh không? Sợ các ác linh không? Bệnh tật? Tai nạn? Sấm chớp? Bão lốc? Bóng tối? Đây là những điều không bao giờ mất đi. Chúng luôn luôn ở với chúng ta. Nhưng nỗi sợ chúng có thể được cất đi? Hiểu biết và yêu thương Đức Chúa Trời, và có nước Ngài ở trong chúng ta tức là khiến sự sợ hãi bị quăng xa. Đức Chúa Trời sẽ giải cứu chúng ta khỏi sự sợ hãi.

7. Làm sao chúng ta có thể rũ bỏ sự sợ hãi?

BÍ QUYẾT ĐỂ ĐƯỢC AN NINH

Mục tiêu 2: Phát biểu bí quyết để được an ninh

Sự an ninh trên thân thể.

Chúng ta hãy bắt đầu thảo luận xem mình cần được giải cứu khỏi điều gì. Điều tệ hại nhất có thể xảy đến cho một người là gì? Có người nói điều xấu nhất có thể xảy đến là cái chết. Người khác lại nói đó là bị mù, hoặc bị què. Cũng có người nói rằng nghèo đói còn tệ hơn sự chết.

Nhưng Đức Chúa Trời nói gì? “Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn, nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục” (Mat Mt 10:28).

“Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?” (Mat Mt 16:26).

“Đức Chúa Trời há chẳng lựa kẻ nghèo theo đời này đặng làm cho trở nên giàu trong đức tin” (Gia Gc 2:5).

“Ta biết sự khốn khó nghèo khổ của ngươi (dầu ngươi giàu có mặc lòng)” (KhKh 2:9).

Điều Đức Chúa Trời nói là còn có một điều gì đó tệ hại hơn cả sự chết của thân thể; và còn có một điều gì đó giá trị hơn cả sự giàu có. Thật quan trọng cho chúng ta phải biết điều gì có giá trị lâu dài và thật sự để chúng ta có thể cầu nguyện một cách đúng đắn.

8. Đức Chúa Trời nói gì về thân thể và sự giàu có của đời này?

Bạn có nhớ lúc Sứ đồ Phao-lô được cho biết rằng nếu ông đi đến thành Giê-ru-sa-lem thì ông sẽ bị giết không? Trong Cong Cv 21:13, ông trả lời “Anh em làm chi mà khóc lóc cho nao lòng tôi? Vì phần tôi sẵn lòng chẳng những để bị trói thôi; lại cũng sẵn lòng vì Danh Đức Chúa Jesus chịu chết tại thành Giê-ru-sa-lem nữa”. Điều Phao-lô nói là, “cho dù điều gì xảy ra với tôi đi nữa cũng không thành vấn đề. Chỉ có những gì xảy ra vì Danh Chúa Jesus mới quan trọng”.

Sự an ninh trên linh hồn

Bí quyết của sự an ninh là để có sự sống đời đời. “Và, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jesus Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (GiGa 17:3). Sự sống đời đời là một vấn đề thời gian nhưng nó cũng có nghĩa là sự nhận thức. Sống đời đời chẳng thích thú gì trừ phi đó là cuộc sống tốt đẹp mãi mãi! Khi chúng ta biết Đức Chúa Trời, chúng ta có sự sống đời đời. Và khi chúng ta có sự sống đời đời, chúng ta luôn luôn được an toàn. Khi chúng ta quay lưng khỏi Chúa và từ chối không nhận biết Ngài thì chúng ta mất đi sự an ninh mà Ngài đã hứa cho chúng ta.

Điều tệ hại nhất có thể xảy đến cho một Cơ Đốc nhân là bị xa cách Đức Chúa Trời. Nếu bệnh tật kéo chúng ta lại gần Chúa hơn thì bệnh tật không phải là điều xấu. Nếu nghèo đói làm chúng ta tin cậy Chúa hơn thì nghèo đói không phải là điều xấu. Nếu tai nạn tỉnh thức chúng ta ra khỏi một cuộc sống thờ ơ thì tai nạn không phải là điều xấu.

9. Điều lệ hại nhất có thể xảy đến cho một Cơ Đốc nhân là:a) Đau yếub) Nghèo đóic) Gặp tai nạnd) Xa cách Đức Chúa Trời

Điều xấu nào phân rẽ chúng ta với Đức Chúa Trời thì chính là điều xấu mà chúng ta cần được giải cứu khỏi nó. Nếu thú vui phân rẽ chúng ta khỏi Chúa, thì thú vui là điều xấu. Nếu sự giàu có phân rẽ chúng ta khỏi Đức Chúa Trời thì sự giàu có là điều xấu. Nếu sức khỏe làm chúng ta quên Đức Chúa Trời thì sức khỏe trở thành điều xấu cho chúng ta!

Sứ đồ Phao-lô là một con người của nghịch cảnh. Ông bị đắm tàu, bị đánh đập; bị bỏ tù; bị ném đá. Tuy nhiên ông không bao giờ tìm kiếm sự giải thoát khỏi những điều ấy. Ông chấp nhận chúng là một phần của đời sống cho Đấng Christ. Phao-lô đã biết được bí quyết của sự an toàn: Ông có sự sống đời đời và không người nào có thể cất điều ấy khỏi ông! Ong chỉ tìm kiếm sự “được biết Ngài và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài” (Phi Pl 3:10). Bằng cách nhận biết Chúa Jesus, Phao-lô đã được an toàn.

Chính những kẻ đặt nước Đức Chúa Trời trước mọi thứ khác là những người đã học biết rằng sự cầu nguyện mang lại sự an ninh. Họ sẽ tồn tại trước những tên lửa của kẻ ác, và sẽ được gọi là những kẻ chiến thắng tại ngai của Đức Chúa Trời.

10. Bí quyết của sự an ninh là gì?

KHUÔN MẪU BÀI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA

Mục tiêu 3: Cấu tạo một câu tóm tắt Mat Mt 6:9-13.

Bài cầu nguyện Chúa Jesus dạy kết thúc bằng những lời, “vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời, A-men” (Mat Mt 6:13). Như vậy, sự cầu nguyện, theo như Chúa Jesus dạy, bắt đầu bằng sự thờ phượng và kết thúc bằng sự thờ phượng. Sau khi chúng ta đã đặt danh Đức Chúa Trời, nước Đức Chúa Trời và ý Đức Chúa Trời trước tiên trong sự cầu nguyện và trong đời sống thì chúng ta có thể trình dâng những khẩn cầu của chúng ta lên cho Chúa. Chúng ta biết rằng mọi điều chúng ta cần Ngài sẽ cung cấp!

11. Điền vào chỗ trống bằng những chữ đúng.“vì... , ... , và... thuộc về Cha đời đời. A-men”12. Điền vào chỗ trống bằng những chữ đúng.Bài cầu nguyện Chúa Jesus dạy bắt đầu với ... và kết thúcbằng...

Chủ đề trọng tâm

Thờ phượng là ngợi khen Đức Chúa Trời, thờ phượng là sự hầu việc Đức Chúa Trời. Vì vậy:

1. Cầu nguyện có nghĩa là luôn luôn thờ phượng. Nó có nghĩa là nói chuyện với Đức chúa Trời thường xuyên để biết cách xử dụng quyền năng của Ngài.2. Thờ phượng có nghĩa là luôn luôn đặt Danh Đức Chúa Trời, nước Ngài, và ý muốn Ngài lên hàng đầu trong sự cầu nguyện của chúng ta.3. Sự thờ phượng có nghĩa là luôn luôn đặt danh, nước, ý muốn Đức Chúa Trời lên hàng đầu trong đời sống chúng ta.

Lời cầu nguyện cho chúng ta

Chúng ta đóng cuốn sách cầu nguyện và thờ phượng này bằng lời cầu nguyện sau:

Lạy Cha chúng con đến với tư cách là con cái của Ngài, là những kẻ tham dự vào gia đình trên thiên đàng. Chúng con thờ lạy Ngài. Nguyện Danh thánh Cha được vinh hiển. Nguyện nước Cha được đến. Nguyện ý Cha được nên. Nguyện những điều này luôn luôn là những điều hàng đầu trong đời sống của chúng con. Chúng con thật sự có những nhu cầu. Xin ban cho chúng con tùy theo ý muốn và kế hoạch của Ngài. Chúng con cần sự tiếp trợ cho bản thân và cho gia đình. Chúng con cần sống hòa hợp với những người xung quanh. Chúng con cần đắc thắng tội lỗi trong cuộc sống của chúng con. Chúng con cần được giải cứu khỏi bệnh tật và nguy hiểm quanh mình. Xin hãy ban những nhu cầu này khi chúng con còn đang tìm kiếm những điều vĩnh cửu không thấy được trên mọi thứ khác. A-men.

Tự kiểm tra

TRẢ LỜI NGẮN. Viết câu trả lời đúng vào chỗ cho sẵn.

1. Chúng ta phải làm gì nếu chúng ta muốn có chức vụ giải cứu?...

2. Tình yêu thương trọn vẹn làm được điều gì?...

3. Tại sao tình yêu của Đức Chúa Trời lại quan trọng đối với những người tin vào các linh?...

4. Kể ra ba điều mà con người đang tìm cách để được giải cứu khỏi?

5. Bí quyết của sự an ninh là gì?

...

6. Điều lệ hại nhất có thể xảy đến cho một người là gì?...

7. Viết ra 6:33... Phần giải đáp

7. Bằng cách học yêu Chúa qua sự cầu nguyện và thờ phượng.1. Chúng ta nên tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự giải cứu sẽ được cho thêm.8. Linh hồn quý giá hơn thân thể, và sự sống quý giá hơn sự giàu có.2. Đức Chúa Trời đang bị xử dụng như là một phương tiện để có sự giải cứu.9. d) Bị xa cách Đức Chúa Trời3. a. Đúngb. Saic. Said. Đúng.10. Biết Chúa Jesus và đặt nước Đức Chúa Trời trước mọi thứ khác.4. Vì sợ hãi11. NướcQuyền năngVinh hiển5. Thật kinh khủng phải sống thường xuyên trong sợ hãi.12. Thờ phượng.6. a. Saib. Saic. Đúngd. Đúng

Bảng chú Giải

Người theo thuyết kẻ bất tri: Người nghi ngờ sự hiện hữu hoặc tính khả tri của Đức Chúa Trời; ngầm chứa sự không sẵn lòng tin hoặc chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.

Người tin linh những người đã khuất: Là người tin vào linh của tổ tiên đã khuất; các linh thân thuộc này được coi như vẫn còn ở trong gia đình, và người ta tin rằng những linh đó có quyền năng thay

đổi sự việc trong cuộc sống của những người sống.

Người theo thuyết vật linh: Tin rằng cây cỏ, đá, tinh tú v.v.. đều có linh hồn. Những linh này có thân vị và được người ta sợ hãi và thờ phượng dầu họ kém hơn các thần.

Người theo thuyết vô thần: Là người không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời hoặc vào bất cứ thần nào.

Người theo thuyết lấy cái tôi làm trung tâm: Là người sống lấy cái tôi làm trung tâm; họ rất vị kỷ, chỉ nghĩ về bản thân và quyền lợi riêng mình.

Sự thông giải: Giải nghĩa; thông dịch; nghĩa trong bài nói về sự thông giải tiếng lạ: khả năng hiểu và nói ra, bằng thứ tiếng thôngthường về những điều đã được nói ra một cách siêu nhiên bằng một ngôn ngữ lạ, theo như lời được Đức Thánh Linh ban cho.

Sự suy gẫm: Những suy nghĩ sâu sắc, lắng đọng về những vấn đề thiêng liêng hoặc những hành vi dâng mình.

Thiên nhiên: Theo định nghĩa trong bài 1: Thế giới được tạo dựng, bao gồm cây cỏ và động vật là một phần của thế giới đó; làm theo định nghĩa bài 5: phẩm chất cơ bản làm cho một điều gì đó được là chính nó, hoặc được thuộc về loài của mình.

Người theo thuyếtphiếm thần: Là người tin rằng Đức Chúa Trời và vũ trụ đều giống nhau; cả hai đều là một.

Sự nài xin: Một yêu cầu nghiêm trọng, thiết tha dâng lên cho người bề trên hoặc cho Thượng Đế; một lời cầu nguyện; một điều gì đó được xin hoặc được yêu cầu.

Những điều tiên quyết: Những điều cao hơn về cấp bậc hoặc vị trí; đến trước hết xét về mặt thứ tự hoặc về tầm quan trọng.

Những kẻ trầm luân: Là kẻ đã đánh mất mọi ý thức trách nhiệm hoặc sự đoan chính; một người đã chối bỏ Đức Chúa Trời; là kẻ từ chối không chấp nhận Ngài.

Tiếng lạ:

Nói tiếng lạ, hoặc “glossolalia” là sự diễn tả các âm thanh về ngôn ngữ mà người nói chưa bao giờ được học và không hiểu, sức mạnh điều khiển cái lưỡi là Đức Thánh Linh.

Người theo thuyết phổ biến: Là những kẻ tin vào sự cứu rỗi cuối cùng cho tất cả nhân loại cho dẫu họ thờ phượng thần nào đi nữa.

Kẻ tin: Từ này dùng cho một kẻ trở lại đạo Cơ Đốc; là một kẻ đã thực thi đức tin cứu rỗi cho kẻ khác và trong công tác của Chúa Jesus.

Văn hóa: Tư tưởng, tập tục, kỹ năng, nghệ thuật v.v...

Tình anh em: Tính cách hoặc vị thế là anh em với nhau, một tình anh em trong tôn giáo; một loại tình nghĩa huynh đệ.

Chức năng: Một hoạt động đặc biệt phù hợp với một người hoặc một vật, vì nó mà một vật tồn tại; là mục đích, là sự xử dụng thông thường.

Thành kiến: Một quan điểm mạnh mẽ, thường không được thiện ý, được hình thành mà không bỏ thời giờ và sự quan tâm để xét đoán một cách công bằng vì một ác cảm cá nhân hoặc một ý tưởng được in trí; một quan điểm không công bằng.

Hiện thực: Sự tồn tại thật: một sự việc có thật; một sự kiện thực tế.

Tính chất mặn của muối: Là tính chất bảo tồn, sửa chữa hoặc tẩy sạch; chất muối của người tín đồ; ảnh hưởng tốt lành của người tín đồ lên những kẻ chung quanh anh ta vì sự hiểu biết của anh ta về Chúa Jesus và đời sống công nghĩa mà Chúa Jesus giúp anh ta sống.

Ao tưởng: Một ý tưởng không có thật; một đức tin lầm lẫn; sự sai lầm.

Công bố: Tuyên bố cách công khai; khiến mọi người biết một cách công khai và chính thức; ngợi khen và tôn vinh giữa mọi người.

Kẻ phản loạn:

Một kẻ bất tuân ai đó có thẩm quyền; kẻ đối kháng hoặc chống cự lại quyền lực, thay vì tuân phục nó; có tính nổi loạn, bất tuân; thách thức thế lực.

Thanh danh: Là điều người ta nghĩ và nói về tính cách của một người; toàn bộ phẩm chất hoặc tính cách được phần đông người khác trông vào và đánh giá.

Kẻ tiếm vị: Kẻ nắm sự cai trị bằng bạo lực mà không hề có quyền; kẻ nắm lấy quyền lực, địa vị, của cải, hoặc quyền lợi, và giữ chúng làm của riêng nhờ dùng bạo lực chứ không được quyền, tên nó là Sa-tan, ma quỉ (như được sử dụng trong bài.)

Giảng Tin Lành: Rao giảng Phúc Âm; làm cho cải đạo theo Cơ Đốc giáo.

Nhiệm vụ lớn lao: Mệnh lệnh của Chúa Jesus bảo rao giảng Phúc Âm cho cả thế giới; mỗi sách Phúc Âm đều có câu riêng nói về nhiệm vụ này, nhưng trong bài học, từ này qui về 28:19-20.

Bản chất: (coi từ khóa thiên nhiên)

Theo như: Sự đồng ý, theo kịp với.

Sự kết ước: Một sự đồng ý hoặc cam kết làm điều gì; một lời hứa sẽ tiếp tục theo hướng hành động nào đó.

Điều kiện: Điều khoản hoặc những yêu cầu được đòi hỏi trước khi hoàn thành một lời hứa.

Đấng an ủi: Đức Thánh Linh được xem như là người an ủi, giúp đỡ; người được gọi tới để giúp đỡ kẻ khác; người được gọi đến bên cạnh để giúp đỡ.

Thuận phục: Đầu phục; từ bỏ; đối kháng; chịu thua hoặc trao phó: chuyển giao quyền sở hữu.

Ống dẫn: Một con đường hoặc một lối đi để cho điều gì đó chảy qua hoặc băng qua, một phương tiện qua đó một vật gì cóthể di chuyển được hoặc chảy đi.

Phương tiện: Cách thức để đạt được điều gì.

Kẻ ngoại giáo: Kẻ thờ lạy nhiều thần, hoặc không thờ lạy thần nào cả.

Người quản lý: Người chăm sóc hoặc cai quản của cải của người khác; người được nhờ cậy để lãnh nhiệm vụ coi sóc hàng hóa đã được giao phó cho anh ta.

Chức phận quản lý: Vị trí, nhiệm vụ và trách nhiệm của một người quản lý.

Kế sinh nhai: Tất cả những thứ chúng ta cần để sống: thức ăn, quần áo, nơi ở v.v.., phương tiện kiếm ăn.

Tinh thần quốc gia cực đoạn: Được xử dụng một cách đặc biệt trong bài này: nghĩa là một người coi quốc gia của mình là trọng tâm của đời sống thay vì để Đấng Christ làm trung tâm đời sống của ông ta.

Sự phân biệtchủng tộc: Được xử dụng một cách đặc biệt trong bài này: nghĩa là một người đặt chủng tộc hoặc tầng lớp của mình làm trung tâm của đời sống thay chỗ của Đấng Christ.

Về mặt xã hội: Liên quan tới việc sống hợp đoàn thành nhóm của con người ; việc sốngvà thích sống với kẻ khác.

Tinh thần đặt bộ tộc làm trung tâm: Được xử dụng cách đặc biệt trong bài: nghĩa là một người đặt bộ tộc của anh ta làm trung tâm của đời sống anh ta thay vì Đấng Christ.

Bị cám dỗ: Bị quyến rũ do khơi dậy các mối hy vọng và ham muốn; bị lôi kéo tới hoặc bị dẫn đi xa.

Tư dục: Ước muốn tội lỗi rất mạnh mẽ và mãnh liệt; tội lỗi vì dẫn đến một đối tượng bị cấm; hoặc vì nó quá mạnh mẽ đến nỗi đánh mất sự tự chủ.

Kẻ chiến thắng: Người chinh phục được, đánh bại, hoặc chiến thắng ai đó hoặc điều gì đó; trong

bài: chịu nỗi, vượt qua được và đánh bại ma quỉ.

Sự nên thánh: Sự thánh khiết bên trong; sự phân cách khỏi mọi điều ô uế; sự công nghĩa bên trong nhận từ nơi Đức Chúa Trời.

Sự trưởng thành thuộc linh: Chiều sâu trong Chúa: giai đoạn lớn lên của một tín đồ được giống Chúa Jesus hơn, và được thúc đẩy bởi tình yêu của Đức Chúa Trời; tính chất giống Đấng Christ: người tín đồ tìm kiếm việc trở nên giống Chúa Jesus hơn.

Sự cám dỗ: Sự vật khiến cho hoặc cố gắng khiến cho ai đó làm điều sai, bằng cách dâng cho người đó thú vui hoặc phần thưởng nào đó; hành động thử thách một cách đặc biệt khiến ai đó làm điều xấu.

Sự chiến thắng: Nói theo cách thuộc linh: sự đánh bại ma quỉ: một sự thắng trận trong việc đấu tranh hoặc trong trận đấu chống lại ma quỉ, một cách chiến thắng: không bị bại trận, vượt qua những điều mà Sa-tan xử dụng để chống chúng ta.

Sự an ninh: Sự an toàn; thoát khỏi sợ hãi, nguy hiểm, lo lắng và nghi ngờ.

Sự tóm tắt: Đưa ra các ý chính trong một câu phát biểu ngắn.

Giày vò: Gây ra sự đau đớn cùng cực; gây ra nỗi thống khổ trầm trọng cho thân thể và tâm trí.

Giải Đáp Phần Kiểm Tra

BÀI 1

1. Vì họ không chắc có Đức Chúa Trời hay không, hoặc Ngài có nghe lời cầu nguyện của họ hay không.2. “Quyết không có sự sợ hãi trong tình yêu thương, nhưng tình yêu thương trọn vẹn cất bỏ sự sợ hãi”.3. Anh ta trở nên một con người mới, là người từ bỏ lối xấu cũ.4. “Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện”5. Vì chúng ta bị cám dỗ cầu nguyện cho người ta thấy.

6. a) Lời đã được viếtb) Con hằng sốngc) Thánh Linh7. Cầu nguyện, bước đi (hoặc sống), ý chỉ8. b) thiên nhiên là Đức Chúa Trời9. b) Đọc lời Chúa thường xuyên, suy gẫm chúng, và xin Chúa giúp chúng ta hiểu được.10. c) luôn luôn tìm kiếm nước Đức Chúa Trời trên mọi thứ khác.11. a. 5) Người trầm luânb. 7) Người theo thuyết vật linhc. 2) Người theo thuyết “Bất khả tri”d. 6) Người theo thuyết bổ biếne. 1) Người vô thầnf. 4) Người lấy cái tôi làm trung tâmg. 3) Người theo thuyết phiếm phần

BÀI 2

1. Đức Chúa Trời muốn Ngài là Cha của một gia đình có con trai và con gái yêu mến Ngài.2. Với sự dạn dĩ, khiêm nhường, ca hát, ngợi khen và tạ ơn (không theo thứ tự).3. Những kẻ con cái Ngài Những kẻ không phải là con cái Ngài4. Ngài giúp chúng ta cầu nguyện như những người con. Ngài cầu thay cho chúng ta. Ngài nói qua chúng ta bằng tiếng mới để chúng ta được soi sáng5. c) Chúng ta nên chấp nhận các tín hữu làm anh em cho dầu chúng ta có khác biệt.6. a) Sb) Đc) Đd) Đ7. a. Cb. Tc. Td. Ce. Tf. Cg. Ch. T

i. Tj. C

BÀI 3

1. Lời nói, cách cư xử, và đời sống cầu nguyện của anh ta.2. Ở thiên đàng3. Họ không cầu xin tiện nghi của đời này nhưng tìm cách làm vui lòng Đức Chúa Trời và làm theo ý Ngài.4. Kẻ tin rên siết nhưng hy vọng. Kẻ không tin rên siết mà không có hy vọng.5. Chúng ta phải cải thiện thế giới này qua sự có mặt của chúng ta.6. Anh ta sẽ không khởi sự yêu thế gian. Anh ta sẽ trở thành sự sáng của thế gian.7. a. Sb. Sc. Đd. Đ

BÀI 4

1. Tôi tớ hầu việc nhưng không có tình yêu và sự thờ phượng conc ái yêu thương, và do đó, thờ phượng.2. Những thần khác không thể bày tỏ tình yêu hoặc trả lời sự cầu nguyện.3. Bản ngã, công việc, con người ( không theo thứ tự)4. Họ theo Phao-lô, Abôlô, Phierơ, do đó đã sỉ nhục Đấng Christ.5. Không hề có cái gọi là một ngôi bỏ trống - hoặc Đức Chúa Trời ở trên ngôi, hoặc Sa-tan ở trên ngôi.6. Tôn vinh Đức Chúa Trời làm vua trong lòng của chúng ta. Không để những điều khác vào ngôi lòng của chúng ta. Tin vào quyền năng của Danh Chúa Jesus, và công bố lời hứa của Ngài. Canh giữ lời nói và hạnh kiểm của chúng ta.

BÀI 5

1. Có một nước ở bên trong lòng và có một nước ở ngoài.2. Trong gia đình Chốn công sở.Giữa vòng bạn bè.3. Đấng Christ có mặt ở giữa chúng ta.4. Nó phát triển về mặt số lượng. Các thành viên tăng trưởng trong việc giống Đấng Christ.5. Đi raMôn đồ hóa họ

Làm phép báp tem cho họDạy dỗ họ.6. Chúng ta phải khuyến khích nhau bằng sự hiểu biết này.7. Cho các con gặt nhóm lại trong mùa gặt của Ngài.8. Cho Tin Lành được giảng khắp đất.9. Qua sự thờ phượng.

BÀI 6

1. Tất cả mọi người đều tin.Tất cả mọi tín đồ đều giống Chúa Jesus2. Đức Thánh Linh cầu nguyện cho chúng ta theo ý Đức Chúa Trời.3. Khi chúng ta từ chối thuần phục ý muốn Ngài.4. Khi con người từ chối trở nên giống Đấng Christ.5. Tất cả đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh.6. Tất cả đều có thể thực hiện được.7. Những việc không nằm trong ý muốn Đức Chúa Trời. Những việc có thể hoặc không có thể nằm trong ý muốn Đức Chúa Trời.Những việc nằm trong ý muốn Đức Chúa Trời.

BÀI 7

1. Đức Chúa Trời không muốn giúp một người khi người ấy không sẵn sàng để được giúp đỡ.2. Đức Chúa Trời muốn cung cấp mọi nhu cầu cho chúng ta.Không có điều gì bất khả đối với Đức Chúa Trời.3. Vì chỉ một vài tín đồ có thể chống lại lối sống vị kỷ mà sự giàu sang mang đến.4. Họ phải được thúc đẩy bởi tình yêu khiến vâng lời Đức Chúa Trời5. Nó bày tỏ những điều ưu tiên của chúng ta trong cuộc sống.6. Một người quản lý không sở hữu điều gì cả. Anh ta coi sóc tài sản của chủ mình. Anh ta được chủ nuôi nấng.7. Nó sẽ thay đổi thái độ chúng ta. Chúng ta sẽ tìm kiếm nước Đức Chúa Trời trên mọi thứ khác.

BÀI 8

1. Tinh thần của con người không phải là tinh thần tha thứ, cho nên chúng ta cần sự giúp đỡ từ Đức Chúa Trời để có thể tha thứ.2. Nước Đức Chúa Trời là sự công nghĩa, bình an, và niềm vui mà Đức Thánh Linh ban cho. Có nước Đức Chúa Trời là có thể tha thứ.3. Bằng cách quan tâm đến nước Đức Chúa Trời trên mọi thứ khác.4. Sự từ chối bản ngã

5. Theo điều tốt hoặc xấu cho anh ta.6. Bộ tộc, chủng tộc, bản ngã, quốc gia, tôn giáo (không theo thứ tự).7. Đặt Đấng Christ vào trung tâm của đời sống để Ngài chia xẻ gánh nặng với chúng ta.

BÀI 9

1. Người tín đồ có sự giúp đỡ của Thánh Linh2. Bị cám dỗMắcTư dụcXui giục3. Chúng vẫn còn trong anh ta nhưng anh ta được ban cho quyền năng để xử dụng chúng cách đúng đắn.4. Cầu nguyện và thờ phượng.5. Cầu nguyện là sửa soạn cho chiến trận6. Một người đầy tình thương yêu, sự thánh sạch và lẽ thật.7. Bằng cách trình dâng anh ta cho Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện và thờ phượng.8. Chúng ta được Thánh Linh thay đổi; chúng ta không tự thay đổi mình

9. Vì anh ta không nhất thiết được thúc đẩy bởi tình yêu thương.

BÀI 10

1. Hãy nói chuyện với Đức Chúa Trời thường xuyên và hãy chắc rằng ý muốn chúng ta được làm một với ý muốn Ngài.2. Nó cất bỏ mọi sợ hãi3. Nỗi sợ hãi giày vò ở những nơi nào không có tình yêu của Đức Chúa Trời.4. Sự chết, bệnh tật, nghèo đói.5. Biết Chúa Jesus, và đặt nước Đức Chúa Trời trên tất cả mọi thứ khác.6. Bị chia cách với Đức Chúa Trời.7. Hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ ban cho các ngươi mọi điều ấy nữa.