các bệnh thường gặp Ở trẻ em cách phòng và Điều trị...

350
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ Bác sĩ NGUYỄN VĂN BA Phần 1. CHĂM SÓC KHI BÉ BỆNH BÉ BỊ BỆNH - BẠN CẦN PHẢI LÀM GÌ? Việc đầu tiên là quan sát bé kỹ để nói cho bác sĩ biết những triệu chứng của bệnh. Vì ở bên con, nên các bà mẹ dễ nhận được ngay sự thay đổi bất thường qua nét mặt, tính tình, sự hoạt động của con. Thí dụ: bạn nhận thấy da của bé bị mẩn đỏ chiều qua. Cần phải nói để bác sĩ biết, vì khi bác sĩ có mặt thì những biểu hiện bệnh trên cơ thể của bé có thể lại bình thường rồi. Sau khi bác sĩ về, bạn cần phải tiếp tục theo dõi sự chuyển biến của bệnh và thực hiện những lời chỉ dẫn của bác sĩ để chữa bệnh cho bé. Sự có mặt của người mẹ bên con góp phần không nhỏ vào việc trị bệnh cho bé. Vì ngoài phần cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ, còn có tiếng nói, nụ cười và bàn tay của người mẹ làm cho bé cảm thấy yên tâm. NHỮNG DẤU HIỆU CỦA SỨC KHỎE Khi bé khỏe mạnh

Upload: phamminh

Post on 30-Jan-2018

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊCÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Bác sĩ NGUYỄN VĂN BA

Phần 1. CHĂM SÓC KHI BÉ BỆNHBÉ BỊ BỆNH - BẠN CẦN PHẢI LÀM GÌ?

Việc đầu tiên là quan sát bé kỹ để nói cho bác sĩ biết những triệu chứng

của bệnh. Vì ở bên con, nên các bà mẹ dễ nhận được ngay sự thay đổi bất

thường qua nét mặt, tính tình, sự hoạt động của con. Thí dụ: bạn nhận thấy da

của bé bị mẩn đỏ chiều qua. Cần phải nói để bác sĩ biết, vì khi bác sĩ có mặt thì

những biểu hiện bệnh trên cơ thể của bé có thể lại bình thường rồi.

Sau khi bác sĩ về, bạn cần phải tiếp tục theo dõi sự chuyển biến của bệnh

và thực hiện những lời chỉ dẫn của bác sĩ để chữa bệnh cho bé.

Sự có mặt của người mẹ bên con góp phần không nhỏ vào việc trị bệnh

cho bé. Vì ngoài phần cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ, còn có tiếng nói,

nụ cười và bàn tay của người mẹ làm cho bé cảm thấy yên tâm.

NHỮNG DẤU HIỆU CỦA SỨC KHỎE

Khi bé khỏe mạnh

- Trọng lượng cân của bé bình thường.

- Nét mặt tươi tỉnh, mắt sáng. Khi bế bé, bạn cảm thấy má bé căng, mát.

- Bé tỏ ra vui vẻ, ham chơi chú ý tối mọi ngươi và mọi vật chung quanh.

- Bé ăn có vẻ ngon miệng, ngủ yên giấc, phân bình thường.

Khi bé bệnh

- Bé sút cân.

- Nét mặt tái, mắt quầng, ánh mắt không tinh anh.

- Bé ngậm ngón tay khi ngủ, bé không ngủ, giấc ngủ không lâu.

- Bé lơ đãng không chú ý gì tới chung quanh.

- Bé luôn cựa quậy, giật mình, dễ quấy khóc.

- Bé không chịu ăn hoặc ăn ít. Không chịu uống nước hoặc đòi uống bất

thường (vì cơn sốt làm cơ thể mất nước).

KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BÁC SĨ?

Nhiều bà mẹ ngại đưa con tới bác sĩ, mà chỉ tới gặp bác sĩ để kể bệnh của

con thôi. Vì những triệu chứng bệnh của trẻ có thể thay đổi từng giờ, nên việc kể

bệnh như vậy chưa đủ. Từ ho tới sưng phổi, từ đi tướt tới tình trạng cơ thể bị

thiếu nước nhiều khi chỉ có một bước.

Trẻ càng nhỏ, càng cần phải đưa ngay tới bác sĩ mỗi khi cháu sốt, ho, nôn

ói, đi phân lỏng nhiều lần hay nhiều ngày. Kể cả những triệu chứng như bỗng

nhiên quấy khóc mà không rõ nguyên nhân, hay không chịu uống nước.

Đối vối các cháu đã lớn thì có thể nhìn vào tình trạng tổng quát của sức

khỏe, xem có điều gì đặc biệt không. Sốt cao chưa chắc đã là dấu hiệu trầm

trọng. Trái lại, hiện tượng đau từng cơn ở vùng bụng lại là điều cần phải chú ý,

mà chỉ có bác sĩ mới tìm được nguyên nhân và hướng dẫn chữa trị.

Khi đưa cháu bé đến bác sĩ, hãy chuẩn bị trước để trả lời một số câu hỏi

có liên quan tới cháu về thân nhiệt, trạng thái phân và các nhận xét khác của

bạn về cháu bé. Cũng nên nói với bác sĩ rằng cháu có tiếp xúc với ai cũng có

những triệu chứng như cháu không để bác sĩ suy nghĩ về một số bệnh lây lan.

Trong lúc chờ đợi, chưa có bác sĩ, hãy để cháu nghỉ ngơi, bình tĩnh, tránh những

nơi ồn ào, nhiều tiếng động. Không nên cho cháu dùng bất kỳ một thứ thuốc gì

nếu không được bác sĩ hướng dẫn từ trước. Nếu cháu sốt, hãy cho cháu uống

nước.

NHỮNG CÂU HỎI VỀ VIỆC CHĂM SÓC KHI BÉ BỊ BỆNH

- Bé đang sốt có nên đưa cháu đi khám bác sĩ không?

Khi cháu bé sốt cao, nên đưa bé đến bác sĩ ngay. Chỉ ở phòng khám

bệnh, bác sĩ mới có những phương tiện để khám bệnh cho cháu.

- Có cần choàng chăn cho cháu không?

Nếu cháu đang sốt, không nên đắp thêm chăn vì như thế sẽ làm thân nhiệt

tăng thêm. Giữ nhiệt độ phòng từ 20° - 22°c tránh để gió lùa. Ở điều kiện nhiệt

độ 20° - 22°C bé chỉ cần mặc một bộ quần áo ngủ, rộng, thoáng là đủ.

- Cần chăm sóc như thế nào cho cháu dễ chịu?

Căn phòng cần thoáng và đủ ấm. Nếu lâu không mở cửa sổ, hãy chuyển

cháu bé sang phòng khác một lát trong khi làm vệ sinh: quét nhà, thay vải trải

giường... Sau đó, đóng cửa lại nếu cần, để tránh gió, rồi lại chuyển cháu về.

Hàng ngày, cần lau mặt, cổ, rửa tay, chân cho cháu như bình thường. Bạn

có thể tắm cho cháu nhưng chú ý pha nước ở nhiệt độ 37°C và phòng tắm phải

kín, không có gió.

Trong suốt thời gian bị ốm, cháu bé nào cũng cần có bố, mẹ hoặc ông,

bà... ở bên cạnh. Việc này làm cho bé thấy yên tâm và an ủi bé rất nhiều mỗi khi

bé bị khó chịu. Nếu người lớn không có điều kiện ở gần bé, có thể cho bé đồ

chơi, sách có hình vẽ màu để bé giải trí.

Không nên để bé nhận thấy nét mặt lo lắng, u sầu của người lớn về bệnh

tình của cháu.

- Cần làm gì khi bé ra nhiều mồ hôi?

Nếu bé sốt và ngưòi đổ mồ hôi, thế là tốt. Vì đó là phản ứng của cơ thể để

làm thân nhiệt hạ xuống. Nên lau khô mồ hôi và thay quần áo cho bé.

- Có cần bắt cháu nằm tại gường không?

Nếu bé thấy người mệt, bé sẽ tự động nằm nghỉ.

Nhưng nếu bé không muốn nằm thì không nên bắt buộc. Cứ để bé ngồi

dậy hoặc đi lại trong phòng, nên đi tất (vớ) cho cháu.

Đối với các cháu bị bệnh cần phải chữa trị lâu hoặc đang trong thời gian

phục hồi sức khỏe, cứ để cháu chơi bình thường. Chỉ nên tránh những trò chơi

làm cháu bị kích động và không cho chơi với trẻ khác để tránh sự lây nhiễm.

- Chế độ ăn của trẻ bị bệnh như thế nào?

Với trẻ sơ sinh, nếu cháu không bị đi tướt có thể cho ăn như bình thường,

không nên ép cháu ăn và chú ý cho cháu uống thêm nước.

- Nếu bé bị đi tướt, thì ngưng cho bú sữa và cho ăn theo chế độ riêng (coi

phần các bệnh trẻ em).

- Với trẻ đã lớn, có thể cho ăn súp, nước rau, chuối nghiền, bánh bít cốt

(bánh mì nướng 2 lần), bánh bích quy.

Nếu cháu có dấu hiệu khỏi bệnh, dần dần trở lại chế độ ăn bình thường.

Chú ý: Không nên ép buộc các cháu ăn.

- Nếu bé bị sốt, hãy cho cháu uống nhiều nước vào ban ngày cũng như

ban đêm, vì sốt làm cơ thể các cháu thiếu nước. Để cháu dễ uống, ngoài nước

trắng có thể cho bé uống nước cam, nước chanh, nước súp, nước rau, nước

đường v.v...

Thường các cháu thích uống nước mát hơn là nước nóng, hãy cho các

cháu uống nước mát - nhất là các cháu hay bị nôn ói. Nếu các cháu không chịu

ăn thì các loại nước đường, súp, mật ong, nước cơm... cũng có thể cung cấp

cho các cháu một ít calo.

Giờ chăm sóc như thế nào?

Nên tự quy định giờ giấc. Thí dụ: vào buổi sáng và 5 giờ chiều bạn đo

nhiệt độ cho cháu, lau rửa mặt, ngoáy lỗ mủi, cho uống thuốc hay bôi thuốc. Việc

săn sóc có giờ giấc như vậy đỡ làm bé bị mệt hơn là phải điều trị lan man cả

ngày.

Sau khi chăm sóc bé, bạn nên ghi thân nhiệt đo được lúc sáng, lúc chiều

vào giấy cùng với các hiện tượng (nếu có) như: nôn ói, đi tướt, ho... để chuẩn bị

nói lại cho bác sĩ biết, khi bác sĩ tới thăm, hoặc nói qua điện thoại.

Nếu bác sĩ cho biết bệnh của bé thuộc loại lây lan, cần phải cách ly bé với

các trẻ khác, kể cả với người lớn đang mang thai.

Chú ý: Không được để thuốc trong tầm tay của trẻ em.

Nhiều người để thuốc điều trị bệnh cho các cháu ở gần chỗ các cháu nằm,

để tiện sử dụng. Như vậy rất nguy hiểm, nhất là đối với các cháu đang trong tuổi

thấy cái gì lạ cũng cho vào miệng. Các cháu nhỏ thường dễ bị màu sắc viên

thuốc, hoặc vị ngọt của thuốc hấp dẫn.

Thuốc điều trị cũng phải uống đúng liều lượng và đúng lúc.

CHO TRẺ ĂN DẦU HAY MỠ

Hỏi: Khi nấu bột cho bé tôi thường cho thêm mỡ động vật cho ngậy.

Nhưng tôi nghe nói mỡ có nhiều Cholesterol nên không tốt, cần cho trẻ ăn dầu

thực vật. Thông tin này có đúng không?

Trả lời: Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và

có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt

chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Cơ thể muốn

hấp thu và sử dụng tốt các Vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.

Nói chung, trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no cần thiết cho cơ

thể nhưng lại rất ít hoặc không có axit Arachidonic - một axit béo chưa no cần

thiết có 3 liên kết kép trong thành phần và có nhiều vai trò quan trọng trong cơ

thể. Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có

nhiều vitamin A, D và axit Arachidonic cần thiết cho cơ thể. Mỡ động vật có

nhiều Cholesterol một chất cũng cần thiết với trẻ em.

Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể

chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh

hưởng đến chức phận nhiều cơ quan, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với

trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.

Cụ thể, với trẻ dưới 1 tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp phải trên

40%; trẻ 1-2 tuổi năng lượng do chất béo cung cấp phải từ 30-35% tổng năng

lượng khẩu phần. Vì bữa ăn của trẻ thường có thịt, trứng, sữa là đã có một

lượng nhất định chất béo động vật nếu muốn bổ sung thêm chất béo, nên nấu

một bữa dầu, một bữa mỡ.

CHĂM SÓC TRẺ NGAY SAU KHI SINH

Tỷ lệ bệnh tật và tử vong của trẻ phụ thuộc phần lớn vào cách được chăm

sóc và nuôi dưỡng trong 30 phút đầu tiên. Dưới đây là một số thao tác quan

trọng ngay khi trẻ chào đời.

Không để trẻ bị lạnh. Khi còn trong bụng mẹ, trẻ được bao bọc trong môi

trường nước ối có nhiệt độ 37°C. Khi ra ngoài, thân trẻ dính nước ối cộng với tác

động của nhiệt độ không khí thấp hơn, dễ dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt. Vì

thế, cần lau khô ngay cho bé bằng vải khô sạch từ đầu đến chân và chú ý giữ

ấm.

Làm sạch đường hô hấp. Nếu trẻ được đẻ thường sẽ không phải hút sâu

do nước ối trong. Chỉ cần đặt trẻ nằm nghiêng, đầu thấp là dịch bẩn từ miệng sẽ

tự chảy ra. Lúc này, nên dùng miếng gạc vô trùng lau sạch miệng và mũi cho trẻ.

Các thao tác lau khô và làm sạch đường hô hấp phải rất nhanh, bất luận trẻ

được sinh trong bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế hay gia đình.

Đánh giá tình trạng của trẻ. Ngay sau khi sinh, trẻ cần được xác định giới

tính và phát hiện những bất thường bên ngoài. Đặc biệt là xem trẻ có hậu môn,

phản xạ và trương lực có tốt không... Dùng các chỉ số Apgar hoặc Sigtuna để

đánh giá vào các thời điểm 1; 5; 10 phút sau sinh.

Đây là phương pháp kiểm tra sức khỏe của trẻ mới sinh mang tên giáo sư

bác sĩ người Mỹ Virginia Apgar. Nội dung kiểm tra gồm 5 việc: kiểm tra nhịp tim,

nhịp thở, màu da, phản ứng với sự kích thích bên ngoài, tiếng khóc. Mỗi loại

kiểm tra cho điểm từ 1 tới 2 điểm. Bé nào đạt từ 8-10 điểm là có sức khỏe tốt khi

mới chào đời.

Thời điểm cặp rốn cho trẻ thích hợp nhất là 1 phút sau đẻ. Nếu cặp rốn

quá muộn, trẻ sẽ phải nhận thừa một lượng hồng cầu, máu dễ quánh và dẫn đến

tình trạng khó thở, tăng thể tích của tim (chứng tim to). Còn nếu cặp rốn quá

sớm, trẻ dễ bị thiếu hồng cầu và sau vài tháng có thể xuất hiện chứng thiếu máu.

Nên dùng chỉ không đàn hồi đã khử trùng để buộc rốn. Dụng cụ cắt rốn phải

được hấp tiệt trùng hoặc luộc sôi tối thiểu 20 phút. Đoạn rốn còn lại cần để dài

khoảng 1-1,5 cm, được sát trùng cẩn thận bằng cồn iốt, rồi dùng gạc vô khuẩn

bọc lại, cuối cùng dùng băng vô khuẩn băng quanh vòng bụng.

Cân, đo và cho trẻ uống Vitamin K. Do đặc điểm sinh lý nên trẻ mới đẻ,

nhất là trẻ sinh non có nhiều nguy cơ chảy máu ở ruột, dạ dày, phổi, não... Vì

thế, cần cho tất cả trẻ mới sinh uống 2 mg Vitamin K hoặc tiêm bắp 1mg để

phòng chảy máu.

Nhỏ mắt phòng bệnh lậu. Mắt trẻ dễ tiếp xúc với chất bẩn khi đi qua sinh

đạo, nhất là khi người mẹ bị viêm âm đạo. Nên dùng miếng gạc sạch thấm nước

muối sinh lý để rửa mắt cho bé. Rửa mỗi mắt 1 miếng gạc riêng, sau đó nhỏ mỗi

mắt 1 giọt Argyrol 1% để phòng lậu mắt.

Đặt trẻ lên bụng mẹ. Trẻ sớm được tiếp xúc và bú mẹ sẽ giúp mẹ co hồi tử

cung tốt, tránh chảy máu sau sổ rau. Trẻ bú sớm sẽ nhận được sữa non quý giá,

đồng thời kích thích cơ thể mẹ xuống sữa nhanh hơn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tốt nhất người mẹ nên cho con bú trong vòng

30 phút đến 1 giờ sau sinh.

MỘT VÀI VẤN ĐỀ CHUYÊN MÔNĐo thân nhiệt ở hậu môn như thế nào?

Lấy ống đo nhiệt độ đã lau rửa sạch, vẩy ống để mức thủy ngân xuống

dưới 36°C rồi bôi một ít Vadơlin vào đầu ống.

Đối với bé sơ sinh, đặt bé nằm ngửa, một tay nắm lấy 2 chân bé giơ lên,

còn tay kia đút từ từ phần đầu, có đựng thủy ngân bên trong và đã được bôi

Vadơlin vào hậu môn của bé, tới gần hết phần này. Làm xong động tác này, tiếp

tục giữ phần còn lại của ống đo trong tay.

Đối với trẻ lớn hơn, để trẻ nằm sấp rồi đút ống đo nhiệt độ từ từ vào hậu

môn. Trong thời gian để ống đo trong hậu môn, nhớ đắp mền cho cháu khỏi

lạnh. Cần để ống đo trong hậu môn, ít nhất là 2 phút.

Nếu các cháu vừa chơi đùa xong, hãy để cháu nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng, rồi

mới tiến hành lấy nhiệt độ. Cần chú ý bôi Vadơlin vào đầu ống đo và đút từ từ

vào hậu môn cháu bé. Động tác này, nếu làm mạnh hoặc vội vàng có thể làm

xây sát bên trong hậu môn và chảy máu. Đã có nhiều trường hợp như vậy.

Tại nhiều nước, người ta lấy thân nhiệt bằng cách cho ngậm nhiệt kế ở

miệng, hoặc kẹp vào nách. Nhưng các cách đó không chính xác bằng cách đo ở

hậu môn.

Bắt mạch cổ tay như thế nào?

Đặt ngón trỏ hoặc ngón trỏ và ngón giữa lên cổ tay của bé, ở phần gốc

ngón tay cái, khi bé để ngửa bàn tay, bạn sẽ thấy nhịp đập của mạch máu cổ

tay. Trẻ càng nhỏ, nhịp đập càng mau. Ở trẻ sơ sinh, số nhịp đập bình thường

trong 1 phút từ 120 - 140 đập. Trẻ 2 tuổi: 110 đập/phút. Trẻ 6 tuổi: 60 - 80

đập/phút. Số nhịp đập này sẽ cao hơn bình thường khi trẻ khóc, hay hoạt động

mạnh.

Khi bé ốm, số nhịp đập sẽ không giống bình thường vì mạch đập sẽ yếu

hơn.

Khám họng như thế nào?

Đối với trẻ nhỏ, cần phải có một người thứ 2 giúp sức thì bạn mới khám

họng cho bé được. Ngươi này bế cháu bé trên lòng, cho mặt cháu hướng về

phía ánh sáng, giữ tay chân cháu, để cháu tựa người vào mình rồi dùng 1 tay ấn

nhẹ vào trán cháu để đầu cháu ngả về phía sau.

Người khám ngồi phía trước cháu bé, một tay làm bé mở miệng ra, còn

tay kia dùng cuống 1 chiếc thìa (muỗng) ấn lưỡi cháu bé xuống và bảo cháu kêu:

“a... a...”. Như vậy, bạn sẽ nhìn rõ Amyđan ở họng bé.

NÔN TRỚ Ở TRẺ SƠ SINH

Không ít bà mẹ, nhất là những người lần đầu nuôi con, đã bỏ qua hiện

tượng nôn trớ của trẻ. Thực chất đây là một bệnh lý, nếu không xem xét kỹ thì

có thể sẽ gây nguy hiểm cho bé.

Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các

động tác gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sau mỗi lần rướn

người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Hiện tượng nôn trớ là một biểu hiện bất

thường ở trẻ khi bú, hậu quả là thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng.

Khi bú, sữa xuống dạ dày qua tâm vị (còn gọi là van tâm vị một chiều).

Trong dạ dày, sữa được hấp thu một phần, phần còn lại xuống ruột qua môn vị

(còn gọi là van môn vị một chiều). Bình thường vài giờ sau sinh, trẻ bú có thể

nôn trớ chất nhầy đơn thuần hay lẫn chút máu, bởi niêm mạc dạ dày bị kích

thích do nuốt phải một số chất như nước ối, dịch âm đạo... Khi thai sổ, trẻ sơ

sinh đều trớ ít nhiều. Trẻ mập trớ nhiều hơn do hệ giao cảm hưng phấn, trương

lực dạ dày cao hơn và ăn nhiều hơn.

Nôn trớ sinh lý còn gọi là trào ngược dạ dày - thực quản. Sức khỏe của trẻ

trong thời gian này vẫn bình thường, ăn ngủ và vui chơi tốt. Sau 7-8 tháng tuổi,

trớ sinh lý không còn nữa. Ở trẻ sơ sinh, các cơ van tâm vị còn yếu và xốp. Nếu

tư thế trẻ bú không đúng sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với

một ít sữa, qua tâm vị trào ngược lên thực quản và ra ngoài. Nôn trớ có thể do

thay đổi thức ăn đột ngột (chuyển sang bột đặc mà bỏ qua giai đoạn loãng), ăn

toàn bột từ sữa bò trong khi cơ thể bé không chịu được loại thực phẩm này.

Để hạn chế nôn trớ sinh lý ở trẻ, cần phối hợp các biện pháp sau:

Chế độ ăn: Bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, chuyển

chế độ ăn từ từ...

Tư thế lúc bú: Bú bên vú trái trước, sau đó là vú phải. Không để trẻ khóc

khi bú để tránh nuốt hơi gây căng dạ dày.

Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa

nằm nghiêng. Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ

hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm dễ

bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú.

Dùng thuốc: Biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và

tư thế bú không có kết quả. Các thuốc tăng cường co thắt phần cuối thực quản,

chống trào ngược và mở rộng cơ môn vị để thức ăn tống khỏi dạ dày như

Cisapride (propulsid), Primpépan, Bethanecol...

Qua thời kỳ nôn trớ mà trẻ vẫn không hết thì cần lưu ý một số bệnh sau:

- Nếu nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cẩn thận với các bệnh đường tiêu

hóa như nhiễm trùng dạ dày, ruột; ngộ độc thức ăn, viêm mũi, tai, viêm màng

não, viêm ruột thừa, nhiễm vi khuẩn, vi rút...

- Nôn trớ không kèm theo sốt có thể do chế độ ăn sai lầm, hẹp môn vị,

lồng ruột, thoát vị nghẹt, không dung nạp một số chất, rối loạn vận động dạ dày,

thực quản... Trong trường hợp này, một số bác sĩ còn xếp nôn trớ bệnh lý theo

các nguyên nhân như dị tật đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp trên, não và

màng não hoặc ăn thức ăn nhiễm khuẩn.

LÀM GÌ KHI BÉ SỐT?

Không đắp hoặc cho trẻ mặc thêm quần áo

Chỉ mặc một bộ quần áo ngủ cho thoáng. Không đắp chăn dạ hoặc len.

Nếu cần, chỉ đắp chăn đơn (như khăn trải giường). Nhiệt độ trong phòng khoảng

20°C là vừa.

Thuốc thường dùng

Hai thứ thuốc thường dùng để trị sốt và hạ nhiệt là thuốc Aspirine (Acide

Acétylsalicylique) và thuốc Paracetamol, cần để bác sĩ chỉ định liều lượng,

nhưng cách dùng chung như sau:

- Lượng thuốc tính bằng số viên thuốc dùng trong 14 giờ phụ thuộc theo

số cân nặng hoặc số tuổi của trẻ. Bạn cần nhớ lượng thuốc tối đa được dùng.

Không được cho bé uống quá lượng tối đa đó.

- Lượng thuốc này được chia thành nhiều phần để thành nhiều đợt trong

ngày. Thí dụ: Mỗi ngày uống 2 viên chia làm 4 lần, mỗi lần nửa viên.

Một số người lớn phạm sai lầm là cho trẻ uống hết cả liều 1 lần. Khi thuốc

hết tác dụng, thân nhiệt của trẻ tăng cao đột ngột gây ra chứng co giật rất đáng

ngại ở trẻ.

- Mỗi thứ thuốc có thể được trình bày dưới các dạng khác nhau như viên,

đóng gói, sirô, viên đặt ở hậu môn. Khi dùng, cần biết rõ mỗi viên, mỗi gói, mỗi

thìa... tương ứng với lượng thuốc là bao nhiêu? Nhiều thuốc mang tên khác

nhau nhưng trong thành phần cũng có Aspirine hay Paracetamol. Bởi vậy, cần

đọc công thức của thuốc để khỏi cho uống nhiều thuốc cùng tác dụng, và phải

được bác sĩ chỉ định.

- ASPIRINE - có trong các loại thuốc mang tên khác nhau như Catalgine,

Juvepirine, Aspégic v.v... Liều lượng thường dùng là 0,05g/ngày cho 1 kg cân

nặng, không bao giờ được vượt quá 0,1g/ngày cho 1 kg cân nặng. Thí dụ: một

đứa trẻ nặng 12 kg, có thể uống trong ngày (24 giờ) một lượng Aspirine bằng

0,05 g X 12 = 0,6 g. Lượng thuốc trên được chia thành 6 lần uống. Mỗi lần uống

0,1 g cách lần sau 4 giờ, nghĩa là cứ 4 giờ uống 0,1g Aspirine.

- PARACETAMOL - có trong các thuốc mang tên Efferalgan, Dolipran.

Liều lượng thường là 0,02 - 0,03g (20 - 30 mg) cho mỗi kilôgam cân nặng, trong

24 giờ. Lượng thuốc này cũng được chia làm 6 lần uống, mỗi lần cách nhau 4

giờ.

Hiện nay, các bác sĩ có xu hưóng cho dùng Paracetamol nhiều hơn là

Aspirine vì Paracetamol dễ được bộ máy tiêu hóa hấp thu.

- Có thể dùng xen kẽ hai thứ Aspirine và Paracetamol, 1 lần Aspirine, 1 lần

Paracetamol. Như vậy, sẽ giảm được lượng thuốc của mỗi thứ.

Phương pháp hạ nhiệt từ bên ngoài

- Ngâm nước: Nếu dùng thuốc rồi mà thân nhiệt vẫn chưa hạ xuống, có

thể tắm cho cháu bé bằng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của bé từ 1-2°c,

trong thời gian 10 phút. Có thể cho cháu ngâm nước 2 - 3 lần trong ngày.

Nhưng, nếu thấy mặt bé tái hoặc người run phải bế cháu ra khỏi nước;

choàng khăn và lau khô ngay cho cháu.

- Nhỏ mũi: Nếu bác sĩ đã chỉ định dùng thuốc nhỏ mũi có kháng sinh, hãy

dùng dụng cụ bóp - hút bằng cao su, rửa lỗ mũi cho bé bằng dung dịch Sérum

sinh học. Sau đó, dùng ống nhỏ giọt nhỏ thuốc vào lỗ mũi của cháu.

Sau khi dùng, phải rửa ống nhỏ giọt bằng cồn 90°.

Trước khi dùng thuốc nhỏ mũi, để thuốc vào một chén nước ấm để hâm

cho thuốc ấm lên.

- Xông: Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa súp

dầu khuynh diệp hoặc Benjoin vào. Phòng tắm đóng kín để hơi bốc lên không bị

thoát ra ngoài. Bế cháu bé trên tay hoặc để cháu chơi ở dưới sàn có trải khăn.

Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra

nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thở hít vào phổi.

Sau khi bé ra mồ hôi, quấn khăn quanh ngươi rồi bế ra khỏi phòng tắm,

lau khô người cho bé. Chú ý không để bé bị lạnh khi ra khỏi phòng. Phương

pháp này rất tốt cho trẻ em bị sốt vì đau họng.

- Thụt: Lấy nước đun sôi, để nguội, nhưng còn ấm, cho thuốc đã được bác

sĩ chỉ định vào nước. Nếu chỉ muốn cho bé ị được, cho 1/2 muỗng cà-phê thuốc

Bicarbonate de soude hoặc một muỗng cà-phê dầu ô-liu hay Parafine nguyên

chất vào nước, khuấy nước cho thuốc tan.

Dùng ống bóp hút nước lên bôi trơn đầu ống, bằng Vadơlin, đưa đầu ống

từ từ vào hậu môn rồi bóp nhẹ ống cho nước từ từ vào ruột. Khi nước đã vào

hết, rút ống ra và bóp 2 bên mông bé cho khít lại để giữ nước trong 2 - 3 phút,

rồi cho bé ngồi bô để bé “đi” ra.

CÁCH XỬ TRÍ KHI THÂN NHIỆT TRẺ SƠ SINH THAY ĐỔIKhi trẻ hạ nhiệt, cần lau khô và quấn tã ngay cho trẻ, tránh để mất nhiệt

lượng do bay hơi. Khi thân nhiệt tăng trên 38°C, việc đầu tiên là phải cởi bớt

quần áo cho trẻ và cho bú mẹ ngay.

Hiện tượng hạ thân nhiệt

Thai nhi khi nằm trong tử cung thường có thân nhiệt cao hơn thân nhiệt

người mẹ từ 0,5 đến 1°C, nên ngay khi ra đời, trẻ có nguy cơ bị giảm nhiệt rất

nhanh, thường vào những đêm giá lạnh hay thậm chí cả ban ngày nóng nực. Hạ

thân nhiệt làm tăng 50% nguy cơ tử vong của trẻ.

Hạ thân nhiệt do các nguyên nhân sau:

- Sơ sinh non tháng, thấp cân và thiếu lớp mỡ dưới da khiến nhiệt độ

ngoài da tăng, gây mức chênh nhiệt cao và càng làm tăng sự mất nhiệt.

- Diện tích da so với cân nặng của trẻ sơ sinh rất lớn (gấp 2-3 lần so với

người lớn) nên cũng làm tăng nguy cơ mất nhiệt.

- Trong những ngày đầu sau sinh, khả năng đáp ứng chuyển hóa của trẻ

đối với hiện tượng nhiễm lạnh rất hạn chế, càng dễ bị hạ thân nhiệt và kéo theo

mất năng lượng, sút cân.

- Nếu trẻ bị thiếu dưỡng khí như khi bị viêm phổi, cộng với khả năng đáp

ứng chuyển hóa với lạnh không có, gây ra một vòng xoắn bệnh lý, càng làm trẻ

thiếu dưỡng khí và hạ thân nhiệt.

- Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, khả năng chuyển hóa trong cơ thể

không tăng sẽ giảm trương lực cơ, gây thiếu dinh dưỡng, thiếu năng lượng và lại

càng khiến cơ thể hạ nhiệt trầm trọng và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và suy

dinh dưỡng.

Cách phòng ngừa

- Không bao giờ để trẻ ướt, luôn lau khô và quấn tã lót cho trẻ, nếu không

nhiệt lượng mất đi do bay hơi sẽ cao gấp 10 lần nhiệt lượng được sản sinh.

- Mặc quần áo, quấn tã, chăn đệm đúng cách cho trẻ. Nếu nhiệt độ trong

phòng bình thường và dễ chịu đối với người lớn thì coi như là lạnh và tương

đương với nhiệt độ mùa đông đối với trẻ sơ sinh. Nhiệt độ trong phòng bé nằm

tối thiểu là 30-32°C trong tuần đầu và 28-29°C trong những tuần tiếp theo.

- Cho trẻ nằm chung với mẹ sau đẻ càng sớm càng tốt, nhiệt độ ngoài da

của mẹ cao hơn sẽ truyền hơi ấm cho con.

- Mọi việc chăm sóc như thay tã, tắm, cân... phải được thực hiện nhanh

chóng.

- Sử dụng các phương tiện ủ ấm như lồng ấp, túi chườm ấm... hoặc ủ vào

lồng ngực mẹ theo phương pháp chuột túi trong trường hợp cần di chuyển bé.

- Dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là việc cho bú mẹ sớm sẽ giúp trẻ đáp ứng

chuyển hóa, sản sinh năng lượng ổn định hơn về thân nhiệt và tránh sút cân.

Hiện tượng tăng thân nhiệt ở sơ sinh

Nguyên nhân là do trung tâm điều hòa nhiệt của trẻ sơ sinh chưa hoàn

thiện nên trẻ rất dễ bị tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt trẻ trên 38°C, da sẽ nóng và

rất đỏ, gây vã mồ hôi, tăng nhịp tim, nhịp thở, gây suy hô hấp và mất nước.

Khi đó, cần khẩn trương tìm nguyên nhân gây sốt ở trẻ như nhiễm khuẩn,

mất nước hoặc do ủ ấm và nhiệt độ trong phòng của trẻ quá cao. Trẻ sơ sinh có

thể bị tăng thân nhiệt trong những ngày sút cân sinh lý. Việc đầu tiên là cần hạ

bớt nhiệt độ trong phòng và cởi bớt quần áo, tránh gió lùa và cho trẻ bú mẹ

ngay.

SỐT - CÁCH HẠ SỐT

Chúng ta xác định là cháu bé bị sốt khi nhiệt độ lấy ở hậu môn của cháu

cao hơn 37,5°C. Thân nhiệt bình thường của mọi người buổi sáng là 36,5°C và

buổi chiều là 37,5°C. Tuy vậy, nếu ta lấy thân nhiệt của một cháu bé đang hoạt

động, chạy nhảy, chơi đùa mà không để cho cháu có thời gian nghỉ ngơi thì thân

nhiệt của cháu có thể là 38°C.

Sốt là gì?

Sốt là dấu hiệu của cơ thể đang chống lại một cuộc xâm nhập nào đó từ

bên ngoài vào của vi trùng hay vi rút. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Ở các

cháu sơ sinh có thể bị sốt vì ăn sữa đặc quá, vì sưởi nóng quá, vì cơ thể bị mất

nước mà không được uống đủ để bù lại, vì phòng ngủ hay thời tiết khô v.v...

Nên lấy nhiệt độ cho các cháu vào lúc nào?

Sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Khi thấy một đứa trẻ không chịu ăn,

bàn tay nóng thì việc đầu tiên cần làm là lấy thân nhiệt, (cặp sốt) cho các cháu.

Nói chung, khi các cháu có dấu hiệu gì không bình thường, nên cặp sốt để biết

thân nhiệt của cháu, nhưng cũng không nên lúc nào cũng cặp sốt và đâm ra lo

lắng không đâu vì việc này.

Khi nào đưa cháu đến bác sĩ?

1. Nếu cháu sốt trên 37,5°C, và mới dưới 6 tháng tuổi.

2. Khi thân nhiệt của cháu từ 39°C trở lên (đối với các cháu lớn).

3. Nếu nhiệt độ của cháu 37°C lúc sáng, 38°C lúc chiều nhưng cứ sốt nhẹ

như thế liền 4,5 ngày.

4. Trong thời gian cháu đang bị bệnh, bỗng thân nhiệt tăng lên. Như vậy là

có thể có biến chứng.

5. Bác sĩ đã tới thăm và cho uống thuốc. Nhưng 2, 3 ngày qua rồi mà bệnh

vẫn không thuyên giảm.

Tuy vậy, người lớn nên giữ bình tĩnh. Việc chữa trị cần có thời gian.

Cần chú ý tới các biểu hiện gì, trước khi đưa cháu đến bác sĩ?

Người săn sóc cháu bé nên chú ý quan sát các biểu hiện bệnh của cháu,

để trả lời bác sĩ về những câu hỏi sau:

- Cháu có nôn không? Có ho không?

- Người cháu có nổi lên vết gì không?

- Họng cháu thế nào?

- Lưỡi cháu thế nào?

- Phân cháu có gì khác thường không?

- Cháu có chịu ăn không?

Có gì lạ nếu thân nhiệt cháu tăng nhanh?

Thân nhiệt của trẻ em dễ tăng nhanh hơn và cao hơn so với người lớn.

Bởi vậy không nên vội lo lắng.

Một cháu bé sốt 38°C liền mấy hôm rồi đáng lo hơn là một cháu khác 40°C

vì họng đỏ. Có một số cháu dễ có nhiệt độ cao hơn những cháu khác khi bị sốt

Có cần làm cho thân nhiệt bé hạ xuống hay không?

Nhiều bà mẹ thấy thân nhiệt của con cao, muốn làm sao cho thân nhiệt

của cháu hạ xuống ngay vì nghĩ rằng thân nhiệt cao là bệnh, làm cho thân nhiệt

xuống là giảm bệnh hay hết bệnh. Thật là một nhận thức sai lầm, nguy hiểm.

Quả thật, sốt gây mệt. Các cháu bé dưới 2 tuổi, sốt cao có thể gây co giật.

Tuy vậy, thân nhiệt là cái thước đo tình hình bệnh để báo cho bác sĩ biết. Người

ta có thể dùng thuốc để làm hạ nhiệt độ xuống, nhưng bệnh vẫn chưa khỏi.

Bởi vậy, trong thời gian điều trị bệnh cho một cháu bé, dù thân nhiệt của

cháu đã xuống, cháu đỡ sốt hay không sốt nữa, ta vẫn phải tiếp tục chú ý theo

dõi cẩn thận vì cháu có thể vẫn chưa khỏi bệnh. Nên nhớ: Khỏi sốt chưa phải là

khỏi bệnh.

Làm thế nào để hạ nhiệt độ?

Người ta thường dùng thuốc hạ nhiệt như Aspirin và Paracetamol và các

phương pháp khác như tắm, chườm lạnh bằng túi nước đá.

Sau khi ra khỏi viện rồi, không cần phải đo nhiệt độ nữa.

Khi bác sĩ đã nói: “Cháu bé đã khỏi, có thể ra viện rồi!” Các bà mẹ không

cần phải tiếp tục đo nhiệt độ cho cháu nữa. Nếu cháu có nhiệt độ 37,2°C buổi

sáng thì cũng không có gì đáng lo ngại vì điều cốt yếu là: cháu có chịu chơi và

chịu ăn không?

Thân nhiệt thấp quá

Sau khi khỏi bệnh, có khi thân nhiệt của cháu bé ở 36°C trong 3-4 ngày

liền thì cũng không có gì đáng lo ngại trừ trường hợp với các trẻ sơ sinh.

Thân nhiệt đảo ngược bất thường

Một số trẻ sơ sinh có 37,7°C buổi sáng và 37°C buổi chiều có thể là do

nguyên nhân về tai - mũi - họng, cần phải chú ý sau này.

CHỨNG CO GIẬT KHI SỐTTrẻ em ở độ tuổi từ 6 tháng tới 2 năm, hay bị sốt và co giật vì sốt cao, khi

các cháu bị viêm họng, viêm tai, viêm phổi, những chứng bệnh các cháu thường

mắc phải.

Hiện tượng co giật thường xảy ra ở độ tuổi này vì hệ thần kinh của các

cháu còn non yếu. Trong thời gian bị sốt, cứ mỗi lần thân nhiệt lên cao đột ngột

là các cháu lại bị co giật.

Triệu chứng của co giật

- Trước khi có hiện tượng co giật mặt cháu bé tái đi, mê man, cứng ngươi

lại mắt trợn ngược. Mấy giây sau, hiện tượng co giật xuất hiện ở mặt, ở chân,

tay trong một vài phút rồi thôi. Cháu bé thở mạnh, người lả đi. Từ trạng thái mê

man, không tỉnh cháu đi vào một giấc ngủ mê mệt.

Trong các trường hợp nhẹ, người ta khó nhận thấy các cơn co giật vì cháu

bé chỉ cứng người hoặc giật chân tay, mặt tái trong một thời gian ngắn. Thay vào

hiện tượng mê man, có lúc cháu bé như không nghe, không nhìn, không cảm

thấy mọi vật chung quanh. Chỉ có đôi mắt bị trợn ngược là triệu chứng rõ nhất.

Trong lúc bác sĩ chưa có mặt, cần phải làm những việc sau để nhiệt độ

của cháu bé hạ xuống:

- Cởi khuy áo hoặc bỏ bớt quần áo;

- Tắm cho cháu bằng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của cháu 2°C

trong 10 phút; có thể tắm nhiều lần như vậy;

- Có thể dùng các loại thuốc hạ nhiệt như Aspirin, Paracetamol.

Bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị bằng các loại thuốc khác để chấm dứt các cơn

co giật và ngăn ngừa không xảy ra nữa.

Sau cơn co giật

- Bác sĩ thường yêu cầu bố mẹ các cháu đưa cháu đi bệnh viện để làm

một số xét nghiệm, sau khi cháu đã qua cơn. Vì, hiện tượng co giật rất có thể

liên quan tới tổn thương ở màng óc.

Hơn nữa, cần phải có phương pháp để phòng tránh cho cháu bị lại. Nếu

cháu bé lại sốt ngoài các biện pháp áp dụng ở phần trên, bác sĩ có thể cho cháu

uống thuốc chống co giật Valium. Thuốc giọt uống làm nhiều đợt.

Vì hiện tượng sốt cao kèm co giật ở nhiều trẻ thường xảy ra bất chợt,

nhiều lần lặp đi lặp lại nên có trường hợp, bác sĩ yêu cầu cho trẻ uống thuốc đề

phòng liên tục cho tới khi cháu 4 - 5 tuổi. Nhất là đối với các cháu hay có các

cơn kéo dài hoặc bác sĩ đã phát hiện thấy trong gia đình bé có người mắc chứng

động kinh.

Cảnh cháu bé bị sốt co giật thường gây ấn tượng mạnh cho những người

thân săn sóc cháu. Tuy vậy, khi cơn đã qua đi thì cháu lại trở lại trạng thái bình

thường.

CO GIẬT MÀ KHÔNG SỐT

Nếu cháu bé không sốt cao mà cũng bị co giật thì có thể là do có các hiện

tượng sinh học bất thường trong cơ thể như: Lượng đường hoặc lượng Canxi

trong ngưòi bị sụt một cách bất thường, hoặc cháu bị tổn thương trong não. Nếu

không vì có các nguyên nhân trên thì phải nghĩ đến chứng động kinh.

CHỨNG CO GIẬT Ở TRẺ SƠ SINH

Các trẻ sơ sinh bị những cơn co giật hoặc tay chân co cứng lại là do cơ

thể bị thiếu chất Canxi. Cơ thể các cháu nhỏ cần có các tia nắng hoặc ánh sáng

mặt trời để hấp thu chất Canxi.

Chứng bệnh này thường kèm theo bệnh còi xương. Để chữa trị, bác sĩ

thường cho các cháu uống các thuốc trong thành phần có Vitamin D và Canxi.

CƠN CO GIẬT

Chứng này có đặc điểm là tiếp theo một cơn co giật là hiện tượng chân,

tay, đầu cháu bé gập và co rúm lại về phía trước hoặc duỗi ra và ưỡn ngửa về

phía sau. Nguyên nhân của chứng này hiện vẫn chưa được biết rõ, trừ một vài

trường hợp do dị tật bẩm sinh của hệ thần kinh.

Chứng này thường kèm theo hiện tượng ngưng phát triển tâm lý và vận

động. Khi cháu bé lên cơn, cần phải nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ ngay.

MỘT SỐ THAO TÁC CHUYÊN MÔN

Đắp gạc ẩm - Theo sự chỉ định của bác sĩ, nếu bạn cần đắp gạc lên một

vết thương hoặc cái nhọt, lấy một miếng gạc ngâm vào nước ấm có pha cồn 90°

(pha 1 thìa súp cồn vào 1 bát nước). Đặt gạc lên nhọt và cứ 10 - 15 phút, lại làm

lại.

Đứt tay hoặc vết thương - Việc đầu tiên là rửa vết thương. Rửa kỹ bằng xà

phòng, không để đất, cát hoặc gai ở lại trong thịt. Sau đó bôi thuốc sát trùng

trước khi băng lại.

Dùng băng dính - Các loại băng dính có sẵn gạc và thuốc sát trùng đều có

bán sẵn ở hiệu thuốc. Dùng loại băng này cũng phải thay hàng ngày. Nếu trong

ngày, băng bị bẩn, phải thay cái khác.

Buộc băng - Nếu vết thương chảy máu, cần rửa sạch, bôi thuốc sát trùng,

đắp một miếng gạc lên rồi lấy cuốn băng buộc lại. Không được buộc chặt để

máu vẫn lưu thông được, phải làm sao để chỗ có vêt thương không vì buộc

băng mà phồng lên, tím lại và sờ thấy lạnh.

Nếu buộc băng ở đầu, để khi ngủ băng không bị tuột ra thì nên đội cho trẻ

một cái mũ lưới hay mũ ngủ.

Những điều nên tránh - Khi chườm nóng cho các cháu bằng các dụng cụ

bằng cao su, túi chườm v.v... phải xem cẩn thận nút của túi có kín không. Bọc

một khăn ngoài túi chườm trước khi chườm cho trẻ. Có rất nhiều trẻ bị bỏng vì

chườm. Đối với những cháu nhỏ, không được dùng cồn, rượu long não hay

rượu bạc hà để xoa vùng ngực nếu không có ý kiến và sự chỉ định của bác sĩ.

Tiêm cho trẻ - Đối với trẻ sơ sinh, tránh không tiêm mông mà chỉ tiêm vào

bắp đùi. Công việc này nên để bác sĩ, hoặc y tá làm, bố mẹ chỉ nên đứng bên

cạnh để dỗ dành và an ủi cháu chứ không nên làm người phụ tá cho người làm

đau cháu.

DÙNG THUỐC CHO TRẺHỏi:

Bé bị sốt và bạn cho rằng cháu bị viêm họng. Lần trước anh bé cũng bị

như vậy và bác sĩ đã cho uống thuốc. Loại thuốc này còn thừa, vẫn để trong tủ

thuốc. Vậy, có nên cho bé uống thuốc?

Không nên!

Vì có nhiều thứ bệnh khác nhau cũng bắt đầu làm cho họng viêm đỏ. Nếu

bạn cho cháu uống thuốc như vậy, khi cần khám bệnh để điều trị cho cháu, bác

sĩ sẽ gặp nhiều khó khăn, vì những triệu chứng ban đầu của bệnh chính đã

được chữa khỏi.

Trong khi chưa có bác sĩ, bạn có thể trị bệnh cho trẻ như thế nào?

Nếu trẻ:

Bị sổ mũi:

- Nhỏ thuốc nhỏ mũi (Sérum sinh học), dùng viên thuốc đặt ở hậu môn có

thành phần dầu thông, dầu khuynh diệp.

Bị tiêu chảy nhẹ:

- Trẻ trên 6 tháng: Ngưng cho uống sữa, thay vào đó cho uống các dung

dịch chống hiện tượng cơ thể mất nước (có bán sẵn ở các hiệu thuốc), nước cà

rốt, khoai tây nghiền, chuối nghiền.

Bị táo bón:

- Dùng viên thuốc đặt ở ở hậu môn hay dầu Parafine.

Bị ho:

- Dùng sirô ho có thành phần thuốc thực vật và không có Codeine.

Bị giật mình, khó ngủ:

- Dùng nước hoa quả, nước cam loãng.

Bị đau bụng:

- Uống ít nước pha mật ong.

Ngoài những loại thuốc và biện pháp vô hại trên, không được cho trẻ dùng

bất cứ thuốc gì nhất là các loại thuốc kháng sinh và Sulfamide, kể cả thuốc bôi

ngoài da, cần tránh cả các loại thuốc nhỏ mũi làm co tế bào màng mũi như

Privine, Tizine, Naphtasoline...

Kể cả thuốc sốt Aspirine cũng không được dùng tùy tiện, nếu không có sự

chỉ định của bác sĩ.

Liều lượng khác nhau, tác dụng khác nhau

Cần cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng, đúng cách dùng đã được bác sĩ

chỉ dẫn.

Nếu trẻ không chịu uống thuốc hoặc uống không đủ liều lượng do bác sĩ

chỉ định, cần phải báo cho bác sĩ để tìm cách điều trị khác. Vì uống không đủ liều

bệnh sẽ không khỏi.

Cần chú ý tuân theo đúng cách dùng thuốc: uống làm mấy lần trong ngày?

Mỗi lần cách nhau bao lâu?

Không được tự ý tăng liều lượng thuốc.

Vì thuốc uống quá liều sẽ gây ngộ độc, tạo ra những phản ứng cơ thể như

mẫn đỏ, phát ban, chướng bụng...

Thái độ của người lớn khi cho trẻ uống thuốc

Không những cần làm cho trẻ hiểu rằng phải uống thuốc để khỏi bệnh, mà

người lớn cũng phải tin như thế để có thái độ cương quyết với trẻ. Khi đứa trẻ

phải uống thuốc sẽ nhìn vào thái độ cương quyết hay lưỡng lự của người lớn để

tùy cơ ứng xử.

Tuy vậy, nên giải thích cho trẻ hơn là dùng biện pháp mạnh. Không bắt

buộc nhưng cũng không năn nỉ, nên nói dịu dàng để trẻ hiểu: việc uống thuốc là

điều không thể khác được! Tránh không ép trẻ uống thuốc bằng sức mạnh, vì

thuốc dù lỏng hay rắn, có thể xuống theo đường hô hấp vào phổi gây hậu quả

rất nguy hiểm.

Các biện pháp cho trẻ uống thuốc

Nếu thuốc viên, tán ra thành bột rồi trộn với nước đường. Nếu thuốc có vị

đắng, rất đắng, nên pha với mứt quả có vị chua hoặc mật, Sôcôla, chuối nghiền.

Nếu trẻ nhè ra, cần coi xem cháu đã uống được bao nhiêu để cho cháu uống

thêm mà không quá liều lượng.

Tránh không trộn thuốc với các thức ăn thường ngày của trẻ như sữa, súp

v.v..., vì như vậy, sau này trẻ nhìn thấy sữa sẽ sợ, không chịu bú nữa.

- Thuốc để trong viên bao không nên lấy ra vì có thể loại thuốc này cần

phải được lọt xuống dạ dày rồi mới để cho tan.

- Sirô: Những thuốc loại Sirô thường dễ uống. Trước khi uống, nên lắc đều

chai đựng thuốc.

- Viên đặt ở hậu môn - cần làm viên thuốc ướt hoặc ngâm vào Vadơlin

trước khi nhét thuốc vào hậu môn trẻ. Sau đó, giữ mông trẻ khít lại vài phút để

thuốc không bị rơi ra.

Thời gian chữa trị

Hỏi: Bé sốt 40°C, bác sĩ cho uống thuốc kháng sinh. Hôm nay, thân nhiệt

của bé đã xuống tới 36°C. Vậy, có cần phải uống thuốc nữa hay không?

Trả lời: vẫn cần phải uống thuốc cho đủ liều lượng. Để trị khỏi bệnh bằng

thuốc kháng sinh, phải tiếp tục dùng thuốc thêm một vài ngày, dù các triệu

chứng bệnh đã mất. Thí dụ: triệu chứng của bệnh viêm họng, hoặc ho là sốt, khi

hết sốt không có nghĩa là đã hết bệnh. Muốn khỏi dứt bệnh, phải dùng thuốc từ 8

- 10 ngày. Nếu không dùng thuốc đủ liều lượng, có thể bị bệnh trở lại.

TỦ THUỐC GIA ĐÌNH

Đặt tủ thuốc ở đâu?

Tủ thuốc cần đặt ở vị trí cao để trẻ không với tới được và phải có khóa.

Trẻ nào cũng thích mở tủ. Khi thấy các hộp thuốc lọ thuốc nhỏ xinh, trẻ nào cũng

muốn mở ra và nếm thử.

Những ống thuốc Aspirine và các chai thuốc an thần mà nhiều người lớn

vẫn coi thường, lại thường là những thủ phạm gây ra nhiều vụ ngộ độc nhất cho

trẻ em.

Không nên để tủ thuốc ở những nơi ẩm hoặc nóng.

Trong tủ thuốc nên có:

- Bông, gạc

- Băng buộc, băng dính (keo)

- Kéo

- Kẹp

- Ống thụt

- 1 lọ Sérum sinh học

- 1 bình thuốc sát trùng

- 1 ống cặp sốt

- 1 lọ xà phòng nước

- 1 hộp viên nhuận tràng loại đặt hậu môn

- 1 ống Vadơlin

- 1 ống Aspirine hay Paracetamol dạng viên, gói, hoặc loại đặt ở hậu môn

như: Efferalgan, Dolipral...

Ngoài ra, có thể có một hộp băng cầm máu loại “Stop Hémo”: băng + gạc

có thấm chất cầm máu.

Giữ thuốc thế nào?

Thỉnh thoảng, chúng ta nên coi lại các thứ thuốc ở trong tủ thuốc để xem

loại nào còn dùng được, loại nào nên vứt đi, thứ nào đã dùng hết để mua bổ

sung.

- Những Ống thuốc tiêm (chích): Nếu còn hộp thì hạn ngày còn dùng được

có ghi ở vỏ hộp.

- Loại thuốc kháng sinh và Sulfamide: Thuốc dùng thừa nên vứt đi vì

những thuốc này khi dùng phải do bác sĩ chỉ định.

- Thuốc viên, viên con nhộng, gói: Phải để ở nơi khô ráo.

- Thuốc nhỏ mắt: Một khi đã mở rồi, chỉ dùng trong vòng 15 ngày.

- Thuốc mỡ: Nếu bóp ống thuốc mỡ thấy có nước mà phần còn lại bị

cứng: vứt cả ông đi. Những thuốc mỡ có chứa chất kháng sinh hoặc Sulfamide

chỉ dùng được trong vòng vài tuần.

- Chất bột: Phải để ở nơi khô ráo.

- Dung dịch Sérum sinh học: cần thay luôn.

- Sirô: Khi đã mở, chỉ dùng được trong thời gian vài tuần lễ

- Viên đặt ở hậu môn: Để nơi khô ráo.

Bác sĩ chuyên khoa nhi

Có nhiều người tích rất nhiều loại thuốc trong tủ thuốc gia đình, nghĩ rằng

như vậy sẽ ứng phó được với tình hình sức khỏe của con cái và cả mọi người

trong gia đình.

Trẻ sốt? Cho uống thuốc kháng sinh! Da bị mẩn đỏ? Bôi thuốc mỡ! Mệt?

Cho uống thuốc bổ! Khó ngủ? Cho uống thuốc an thần!

Hành động như vậy chưa đủ và đôi khi còn không có lợi vì đấy là sự cố

gắng xóa dấu vết các triệu chứng một căn bệnh nào đó chưa được biết.

Các bác sĩ chuyên môn, cần nhìn vào các triệu chứng đó để xác định

được bệnh và quyết định cho trẻ dùng thuốc gì để điều trị bệnh.

Trong mấy năm đầu, người bác sĩ rất cần cho trẻ, kể cả các cháu khỏe

mạnh. Vì ngoài việc chữa bệnh, bác sĩ còn có nhiệm vụ quan trọng nữa là phòng

bệnh cho tới 6 tuổi, các cháu cần phải được bác sĩ theo dõi sức khỏe, kiểm tra

sự phát triển về mọi mặt, tiêm chích phòng bệnh và chữa bệnh.

Ở mọi thành phố và tỉnh đều có các bác sĩ chuyên trị các bệnh trẻ em và

các bệnh viện có khoa Nhi riêng biệt, bạn nên tìm biết các địa chỉ đó để đưa các

cháu tới khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh khi cần thiết.

CUỐN SỔ SỨC KHỎE CỦA BÉMỗi trẻ em cần được bố mẹ lập cho một cuốn sổ sức khỏe. Sổ này có bán

sẵn ở các trung tâm y tế tại khoa Nhi hoặc có thể phải làm lấy. Bố hoặc mẹ các

cháu sẽ ghi lại tất cả các điều có liên quan tới bé từ ngày mẹ bé mang thai, ngày

sinh, số cân nặng, chiều cao ở các độ tuổi của bé, ngày mọc răng nào, ngày bắt

đầu chập chững biết đi, ngày phải uống thuốc trị bệnh gì, các bệnh đã mắc phải

do bác sĩ chẩn đoán, các lần phải vào bệnh viện hoặc phải chữa trị đặc biệt...

Tất cả những điều được ghi trên, như một thứ lý lịch về sức khỏe của

cháu bé, sẽ giúp cho bác sĩ tìm được cách phòng bệnh, trị bệnh và chăm sóc

sức khỏe cho cháu bé một cách đắc lực.

KHI BÉ NẰM VIỆN

Ngày nay, việc một trẻ em phải nằm lại bệnh viện không còn là một điều

đáng lo lắng lắm. Bé nằm lại bệnh viện vì bị ốm, nhưng chưa chắc vì căn bệnh

trầm trọng, sở dĩ bác sĩ muốn giữ bé nằm viện là để dễ theo dõi và có điều kiện

làm một số xét nghiệm mà thôi.

Khác với thời trước, khi vào viện bé phải tách rời với gia đình, ngày nay,

các bác sĩ và nhân viên bệnh viện lại mong bệnh nhân có bố, mẹ hay người nhà

ở lại để sóc. Như vậy trẻ em vừa được ăn uống đầy đủ, vừa được yên tâm về

mặt tinh thần. Sự cộng tác giữa những người có chuyên môn về khoa chữa trị

với gia đình bệnh nhân, có tác dụng rất tốt đối với người bệnh.

Cùng ở lại với con trong bệnh viện, các bà mẹ có thể hỏi y tá hoặc nhân

viên phục vụ cháu, về:

- Nhiệt độ của cháu, dạng phân, tình hình sức khỏe nói chung... như thế

nào là tốt để dự đoán về tình hình sức khỏe của cháu.

Có thể hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị về:

- Căn bệnh của cháu bé.

- Sự diễn biến của bệnh sẽ như thế nào để biết trước.

- Sự điều trị sẽ lâu hay chóng?

- Chế độ ăn uống của cháu cần như thế nào để tiện cho việc chăm sóc.

ĐỂ TRẺ SƠ SINH KHÔNG BỊ LÂY VIÊM GAN SIÊU VI B TỪ MẸ

Theo ước tính của các nhà chuyên môn, có đến 10- 13% thai phụ Việt

Nam nhiễm viêm gan siêu vi B. Điều này có nghĩa một số trẻ sơ sinh bị truyền vi

rút này từ mẹ. Sự lây truyền này xảy ra hay không phụ thuộc vào thời điểm

nhiễm bệnh và kết quả phản ứng huyết thanh của thai phụ.

Thời điểm nhiễm bệnh của mẹ

Mẹ bị bệnh ở quý I thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 1%.

Mẹ bị bệnh ở quý II thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 10%.

Mẹ bị bệnh ở quý III thai kỳ thì tỷ lệ truyền bệnh là 60-70%.

Kết quả xét nghiệm huyết thanh:

Mẹ có HBsAg (+) và HBeAg (+), tỷ lệ truyền bệnh 90-100%.

Mẹ có HBsAg (+) và HBeAg (-), tỷ lệ truyền bệnh 20%.

(Lưu ý: HBeAg (+) là biểu hiện siêu vi B đang sinh sản theo phương cách

tách đôi và là dấu hiệu cho thấy siêu vi đang tăng mạnh).

Đặc biệt, nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu bà mẹ

không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan

mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

Tỷ lệ trẻ bị viêm gan B cấp ngay sau khi sinh là 5- 7% và không có biểu

hiện triệu chứng. Cơ chế lây bệnh lúc sinh và sau sinh chưa rõ ràng (có thể qua

nhau thai khi chuyển dạ?) vì thế can thiệp bằng phẫu thuật cũng không ngăn

chặn được sự lây lan bệnh.

Sự truyền bệnh trong tử cung (từ mẹ sang con) là một trường hợp ngoại

lệ.

Thai phụ có thể nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai hoặc đang

mang thai (trường hợp này ít gặp). Việc có thai không phải là yếu tố làm cho

bệnh viêm gan siêu vi B ở mẹ nặng lên mà ngược lại, siêu vi B không gây ảnh

hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc mang thai tiến

triển bình thường, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị dạng. Chỉ khi

mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng ở quý III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.

Phòng tránh

Về phía người mẹ: Xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào

tháng thứ 6 của thai kỳ. Nếu HBsAg (+) dương tính, để đánh giá mức độ truyền

bệnh có thể tiến hành xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe. Còn

nếu HBsAg (-) âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ vì Vaccine này không chống

chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.

Về phía trẻ: Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết

thanh đặc hiệu chống siêu vi B (Ig anti-HB) ngay trong phòng sinh 100 đơn vị

quốc tế. Tiếp sau đó, tiêm Vaccine viêm gan B ở một vị trí khác trên cơ thể trẻ

sơ sinh theo công thức 3 mũi (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi

3 khi trẻ được 6-12 tháng). Sau 15 năm tiêm nhắc lại.

Nếu trẻ đã được bảo vệ bằng huyết thanh và Vaccine thì vẫn cho trẻ bú

mẹ vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có nhiều kháng thể giúp trẻ chống

được bệnh tật. Hai hội nghị chuyên gia Âu Mỹ gần đây không coi là chống chỉ

định việc các bà mẹ nhiễm siêu vi B cho con bú vì chưa chứng minh được sự lây

nhiễm qua đường sữa.

Siêu vi B tổn tại bao lâu trong môi trường tự nhiên?

Do mẹ còn tiếp tục nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ trong những tháng tiếp

theo nên họ cũng cần biết, siêu vi B không tồn tại lâu khi ra ngoài cơ thể, nhưng

dụng cụ và đồ đạc bị vấy máu bệnh nhân dù đã khô vẫn có thể truyền bệnh trong

một thời gian ngắn. Vì vậy các dụng cụ này cần được lau rửa bằng thuốc sát

trùng như Javel 10%.

Chú ý: Éther và cồn 90° không diệt được siêu vi B. Dùng nước Javel phải

ngâm trong 2 giờ, tiệt trùng bằng nhiệt độ khô 170°C phải trong 1 giờ và tiệt

trùng trong tủ hấp 121°C trong 15 phút.

LỊCH TIÊM CHỦNG CHO TRẺ

Tiêm chủng là điều cần thiết với bất kỳ trẻ em nào. Ngay từ lúc bà mẹ

đang mang thai được 6 tháng, có thể tiêm chủng uốn ván để bảo vệ trẻ. Càng

tiêm chủng sớm, phản ứng thuốc (nếu có) càng nhẹ.

Một đứa trẻ tiêm chủng rồi vẫn có thể mắc bệnh nhưng rất hiếm. Quan

trọng là phải tiêm chủng đúng thời hạn và không quên chủng nhắc lại theo lịch.

LỊCH TIÊM CHỦNG

Tháng tuổi Vacxin cần tiêm Mũi tiêm

Sơ sinh

(càng sớm

càng tốt)

BCG (phòng lao) Viêm gan

B

1 mũi

Vacxin viêm gan B mũi 1

* Tốt nhất là 24 giờ đầu sau khi

sinh

2 tháng tuổi Bại liệt

Bạch hầu, ho gà, uốn ván

Viêm gan B

Bại liệt lần 1

Bạch hầu, ho gà, uốn ván mũi 1

Vaxin viêm gan B mũi 2

3 tháng tuổi Bại liệt

Bạch hầu, ho gà, uốn ván

Bại liệt lần 2

Bạch hầu, ho gà, uốn ván mũi 2

4 tháng tuổi Bại liệt Bại liệt lần 3

Bạch hầu, ho gà, uốn ván

Viêm gan B

Bạch hầu, ho gà, uốn ván mũi 3

Vaxin viêm gan B mũi 3

9 tháng tuổi Vaxin sỏi - Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi

- Và đưa trẻ đi tiêm trong chiến

dịch tiêm nhắc vaxin sởi

Từ 1-5 tuổi Viêm não nhật bản* Vacxin viêm não mũi 1

Vacxin viêm não mũi 2

(hai tuần sau mũi 1)

Vacxin viêm não mũi 3

(một năm sau mũi 2)

Từ 2-5 tuổi Vaxin tả* 2 lần uống

(lần 2 sau lần 1 hai tuần)

Từ 3-5 tuổi Vaxin thương hàn* Tiêm một mũi duy nhất

Ghi chú: * Chỉ tiêm chủng ở các vùng có nguy cơ bệnh.

Tất cả vacxin dùng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng đều miễn phí.

- Ngoài ra ngừa ban đỏ: Chích một lần duy nhất vào lúc trẻ được 9 tháng

tuổi. Phản ứng thuốc sẽ gây ra một thứ ban đỏ nhẹ.

- Ngừa D.T.C (bạch hầu, uôn ván, ho gà) thường được pha chung trong

một mũi chích duy nhất. Phải chích ba lần mới có hiệu nghiệm, mỗi lần cách

nhau từ 3-6 tuần, tốt nhất là 1 tháng. Thường gây phản ứng sốt, nóng khó chịu

vài giờ sau khi chích, chỗ chích ửng đỏ, sưng đau. Phải chích sớm ngay khi trẻ

được ngoài tháng vì càng chích trễ, phản ứng càng nhiều. Trường hợp trẻ bị

nhiễm lao, viêm thận, suyễn, lác hoặc có tiền căn kinh phong trong gia đình, phải

cho bác sĩ biết để tùy trường hợp quyết định có nên chích D.T.C không.

- Ngừa viêm gan siêu vi B: Đối với trẻ có mẹ mang mầm bệnh, thì sau khi

sinh 12 giờ cần chủng ngừa viêm gan siêu vi B và tiêm chích HBi G 0,5 ml. Còn

trẻ bình thường, chích 3 mũi vào lúc: xuất viện về nhà, lúc 1-2 tháng tuổi và 6-18

tháng tuổi. Hiện có nhiều loại văc-xin ngừa viêm gan siêu vi với liều lượng dùng

khác nhau, phải do cơ sở y tế hướng dẫn cụ thể.

Chú ý: Việc tiêm phòng chỉ có hiệu quả nếu chích đủ liều lượng và đúng

kỳ hạn. Bởi vậy, khi đưa cháu đi tiêm phòng, bạn hãy nhớ hỏi ngày tiêm phòng

lần sau và ghi ngày đó vào cuốn sổ sức khỏe của cháu để khỏi quên. Nếu tới kỳ

hạn lần sau mà bạn không đưa cháu tới hoặc tới chậm quá, không đúng ngày thì

có thể phải tiêm lại từ đầu.

Phần 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TỪNG PHẦN CƠ THỂ TRẺ

I. ĐẦUTHÓP

Thóp là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh sẽ

cứng lại ở khoảng từ 8 tới 18 tháng tuổi: Các xương sọ lúc đó sẽ liền lại. Nếu

cháu bé đã ngoài 2 tuổi mà thóp vẫn còn mềm, bà mẹ cần nói cho bác sĩ biết.

Ngược lại nếu mới trong 1, 2 tháng đầu mà cháu bé đã không còn thóp nữa, thì

đấy cũng là điều bất thường, có ảnh hưởng không hay tới sự phát triển của đứa

bé.

Các bà mẹ thường thấy thóp căng ra khi cháu bé khóc: Đó là bình thường,

cả hiện tượng nhìn thấy và sờ thấy thóp phập phồng cũng vậy.

Thóp lúc nào cũng phải dẹt và đàn hồi. Nếu thóp bị phồng căng lên thì là

hiện tượng bất thường: Bé có thể bị bệnh ở màng óc. Nếu thóp hõm xuống là

biểu hiện cơ thể bé thiếu nước.

Nếu vì một tai nạn nào đó mà thóp bị va mạnh hoặc tổn thương, phải đưa

bé vào bệnh viện ngay.

CÁC CHỨNG ĐAU ĐẦU THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Đau đầu là bệnh ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở trẻ vị thành

niên, với nhiều loại và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước tuổi dậy thì,

bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, nhưng sau khi khởi phát thì lại gặp ở nữ

nhiều hơn nam.

Một số kiểu đau đầu thường gặp ở trẻ em như sau:

Đau đầu cấp (cơn đau đầu đơn thuần, kèm có hay không có tiền sử trước

đó): Nguyên nhân thường là do: Viêm hô hấp trên (có sốt hoặc không sốt), viêm

xoang, viêm họng, viêm màng não (do vi rút hay vi khuẩn), Migraine, cao huyết

áp, lạm dụng chất gây nghiện (Cocain), thuốc (Methylphenidate, Steroids...), độc

chất (chì...), u não, não úng thủy, xuất huyết nội sọ...

Trong những nghiên cứu tại phòng cấp cứu về bệnh đau đầu của trẻ em,

khi trẻ đau đầu có kèm theo một hay nhiều dấu hiệu như: Thay đổi tri giác, cổ

cứng, cử động mắt bất thường, liệt nửa người... Và những triệu chứng này đều

có bệnh nền nghiêm trọng như xuất huyết nội, u não, viêm màng não.

Khi xuất hiện những cơn đau đầu cấp ở trẻ em, động tác can thiệp tức thì

là nên đặt trẻ nằm ở nơi yên tĩnh, phòng tối, đắp khăn ẩm lạnh trên trán, giấc

ngủ thường là phương pháp trị liệu hiệu quả nhất.

Đau đầu cấp - tái phát (kiểu đau đầu xen kẽ với những khoảng thời gian

không triệu chứng): Đau đầu Migraine (có hoặc không có tiến triển) là dạng đau

đầu cấp - tái phát phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ đau đầu Migraine có biểu hiện đau

đầu từ năm cơn trở lên, kéo dài 1- 48 giờ, đau cả hai bên hoặc chỉ một bên trán,

thái dương; cường độ đau từ trung bình tới nặng, tăng lên khi thực hiện các hoạt

động thường qui, đi kèm với ít nhất một trong các yếu tố như buồn nôn hoặc

nôn, sợ ánh sáng hoặc sợ âm thanh.

Điều trị Migraine ở trẻ em được chia thành hai giai đoạn: các biện pháp

chung và dùng thuốc. Biện pháp chung đầu tiên là phải khẳng định chắc chắn

đối với bệnh nhân và người chăm sóc về nguyên nhân của đau đầu.

Những biện pháp trị liệu tổng quát khác bao gồm xác định và loại trừ các

yếu tố khởi phát cơn đau đầu, điều hòa phong cách sống. Những yếu tố khởi

phát đau đầu Migraine phổ biến ở trẻ em là gián đoạn giấc ngủ, lỡ bữa ăn, lạm

dụng thuốc giảm đau và Stress.

Cũng nên lưu ý tình trạng nghiện hay cai nghiện Caffeine có thể gây ra

cơn đau đầu ở trẻ vị thành niên (có một số trẻ vị thành niên dùng nhiều loại nước

ngọt có caffeine hay uống vài ly cà phê mỗi ngày). Đa số trẻ bị Migraine không

cần dùng thuốc. Việc dùng thuốc điều trị hay không do bác sĩ quyết định.

Ngoài ra còn có các hội chứng đau đầu cấp - tái phát khác ở trẻ em và trẻ

vị thành niên như: Đau đầu kiểu căng thẳng (xảy ra ở trẻ em nhưng chưa có

nghiên cứu nghiêm túc), đau đầu do rối loạn khớp thái dương hàm (ít gặp), đau

nửa đầu kịch phát (đặc trưng bởi những cơn đau nhiều quanh hốc mắt kéo dài

5-30 phút và xảy ra nhiều lần trong ngày), đau đầu vùng chẩm (đặc trưng bởi

những cơn đau như dao đâm ở vùng cổ trên hay vùng chẩm và thường xảy ra

khi gập cổ hay xoay đầu)...

Đau đầu mạn - tiến triển (tăng từ từ về tần suất đau và độ nặng): Nguyên

nhân là do trẻ bị u não, não úng thủy (tắc nghẽn hay thông thương), não giả u,

áp xe não, bướu máu, túi phình mạch máu và các bất thường mạch máu, thuốc,

độc chất... Đau đầu mạn - tiến triển có tiên lượng xấu nhất trong các kiểu đau

đầu, liên quan đến việc gia tăng dần về tần suất và độ nặng của cơn đau theo

thời gian.

Khi đau đầu có kèm theo thay đổi tình trạng tâm thần, bất thường của cử

động mắt, méo đĩa thị, bất đối xứng về vận động hay cảm giác... phải nghi ngờ

có bệnh lý nội sọ. Với những bệnh nhân đau đầu mạn - tiến triển phải được chẩn

đoán hình ảnh để kịp thời có biện pháp điều trị can thiệp.

Đau đầu mạn - không tiến triển (mạn tính - hằng ngày, đau đầu thường

xuyên): Còn gọi là đau đầu mạn hằng ngày. Tỷ lệ bệnh ở trẻ vị thành niên là 0,2

- 0,9%. Nhiều trẻ vị thành niên bị đau đầu liên tục không dứt. Có khi đau đầu kéo

dài hơn hoặc tới bốn giờ đồng hồ và xảy ra trên 15 lần trong một tháng.

Với kiểu đau đầu này phải chú ý xác định các yếu tố làm khởi phát hay làm

nặng thêm những cơn đau đầu ở góc độ nguyên nhân tâm lý và giáo dục. Từ đó

có kế hoạch điều trị toàn diện (phân tích các thói quen ngủ, tập thể dục, chế độ

ăn uống, học tập...) như tham vấn, xử trí Stress, liệu pháp hành vi... Chú ý không

nên dùng thuốc ngủ cho những bệnh nhân đau đầu mạn tính hằng ngày.

Đau đầu phối hợp (đau đầu cấp - tái phát chồng lên kiểu đau nền mạn tính

- hằng ngày): Đau đầu kiểu phối hợp là đau đầu Migraine chồng lên nền kiểu đau

đầu mạn tính hằng ngày. Điều trị tương tự như đau đầu mạn tính hằng ngày, kết

hợp với tâm lý và hành vi liệu pháp, sử dụng thuốc giảm đau và các thuốc dự

phòng.

CẨN THẬN KHI TRẺ BỊ NHỨC ĐẦU

Do không có khả năng diễn tả những triệu chứng một cách rõ ràng cho

người lớn, trẻ thường chỉ kêu khóc khi bị nhức đầu. Và ngay cả khi phát hiện ra

chứng bệnh này của trẻ, ít bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng như khi các cháu sốt, đi

ngoài... Trong khi đây là biểu hiện sớm của nhiều bệnh nhiễm trùng thường gặp

ở trẻ.

Nhức đầu là một triệu chứng thông thường, có thể xảy ra bất kỳ ở đâu, lúc

nào trong cuộc sống. Có khi nhức đầu chỉ ở mức độ nhẹ, chóng khỏi với thuốc

giảm đau thông thường. Đôi khi cảm giác nhức đầu tái đi tái lại mặc dù có uống

thuốc trị nhức đầu. Có thể đây cũng là biểu hiện của căn bệnh nào đó đang tiếp

diễn.

Khi nào lưu ý chứng nhức đầu ở trẻ?

Cần hỏi kỹ thời gian và các tình huống gây nhức đầu. Phần lớn các bậc

cha mẹ có thể nhận biết nguyên nhân làm trẻ nhức đầu như thức khuya, chơi lâu

ngoài trời nắng, bị va chạm ở đầu... Nếu không tìm được mối liên hệ và tình

trạng nhức đầu luôn tái diễn, cần đưa trẻ đến bác sĩ.

Cũng cần chú ý những triệu chứng đi kèm với nhức đầu như lừ đừ, sốt

cao, giảm thị lực, nôn ói hoặc co giật, yếu liệt tay chân...

Nguyên nhân nhức đầu

Trẻ nhỏ có thể bị nhức đầu vì sâu răng, viêm tai, viêm mũi xoang, mọc

răng, nóng sốt... Ở trẻ lớn hơn, có thể do bệnh đau nửa đầu, cảm sốt, viêm mũi

xoang, viêm đường hô hấp... Ngoài ra, khi nhức đầu có kèm theo sốt cao kéo

dài, mệt mỏi, bầm chảy máu dưới da, nổi hạch... thì phải nghĩ đến bệnh bạch

cầu cấp. Nhức đầu kèm theo triệu chứng nôn ói tăng dần, tái diễn vào buổi sáng

sớm có thể là biểu hiện bướu não ở trẻ em.

Nhức đầu thông thường có thể điều trị ở nhà bằng cách lau mát cho trẻ,

cho uống thuốc giảm đau, cho nghỉ ngơi. Nếu nhức đầu tái diễn với những biểu

hiện sốt cao, nôn ói, mệt mỏi, mờ thị lực hay co giật, yếu liệt tay chân... cần đưa

trẻ đến khám bệnh ở các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ hỏi kỹ bệnh sử, thăm khám

và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để định bệnh và điều trị thích hợp.

Cha mẹ cần tìm hiểu, theo dõi kỹ chứng nhức đầu ở trẻ em để can thiệp

xử trí kịp thời, không lơ là, mất cảnh giác với chứng nhức đầu ở trẻ em.

XỬ LÝ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO Ở TRẺ EM

Chấn thương này hay xảy ra ở trẻ dưới năm tuổi do ngã hoặc va đụng

trong nhà. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị chấn thương sọ não do phần đầu còn to và

nặng, thường rơi xuống trước; các cháu lại chưa có khả năng điều chỉnh tư thế

cân bằng khi ngã.

Nếu trẻ vẫn tỉnh táo sau khi ngã, thăm khám thấy bình thường, có thể

chăm sóc ở nhà nhưng phải theo dõi chặt chẽ 3 giờ một lần trong suốt 24 giờ

(nếu trẻ ngủ cũng phải đánh thức dậy). Hãy đưa trẻ đi khám cấp cứu ngay tại

một cơ sở điều trị gần nhất nếu thấy xuất hiện một trong những triệu chứng sau:

- Rối loạn ý thức hoặc tâm thần.

- Đồng tử không đều hai bên.

- Co giật.

- Nôn dễ dàng nhiều lần.

- Mất tư thế thăng bằng.

- Rối loạn vận động một chi hoặc một phần của chi.

Nếu sau khi ngã, trẻ bị bất tỉnh thì phải đưa đi cấp cứu ngay (tai biến loại

này chiếm 4% các ca chấn thương sọ não, thường xảy ra với trẻ nhỏ). Tại bệnh

viện, phương pháp duy nhất có giá trị để chẩn đoán tổn thương là chụp cắt lớp

hộp sọ.

Chấn thương sọ não có thể gây những biến chứng nguy hiểm như dập

não, chảy máu não, tụ máu hoặc chảy máu nội sọ, tụ máu ngoài hoặc dưới

màng cứng, ở trẻ nhỏ, biến chứng tụ máu ngoài màng cứng có thể xảy ra mà

không kèm theo biểu hiện mất ý thức ban đầu.

Để phòng tránh chấn thương sọ não và những hậu quả nghiêm trọng do

nó gây ra, những người có con nhỏ cần lưu ý:

- Trông nom cẩn thận khi trẻ mới biết bò, biết đi.

- Giường nằm của trẻ cần có tấm chắn, dưới chân giường trải đệm để nếu

ngã, trẻ đỡ bị chấn động.

- Không để trẻ tự ý leo lên gác cao, cửa sổ đang mở hoặc lần bước xuống

thang gác.

- Giải thích dần cho trẻ hiểu những điều nguy hiểm có thể xảy ra khi mò

mẫm đi lại.

- Khi xảy ra chấn thương ở đầu, cần cho trẻ đi khám ngay. Nếu bác sĩ cho

về nhà, trẻ vẫn phải được theo dõi sát theo hướng dẫn.

CHỨNG ĐỘNG KINH

Động kinh là một chứng bệnh gây co giật cơ thể, không phải vì sốt cao,

cũng không phải vì cơ thể mất thăng bằng về mặt sinh học như thiếu Glucô hay

Canxi trong máu.

Người ta thường dùng bộ quét (Scanner) để dò tìm xem có phải do tổn

thương ở não không. Nếu cũng không tìm thấy nguyên nhân thì chỉ còn lại một lý

do: bệnh di truyền.

Ở trẻ em, hiện tượng bị động kinh có nhiều mức: Có cháu bỗng nhiên ngã

vật xuống, cong người lên rồi co giật tay chân và các cơ mặt. Đôi mắt vô hồn đờ

đẫn, trợn ngược, mặt nhăn nhúm, thở khó khăn. Lát sau, cháu thở bình thường

trở lại, các cơ bắp toàn thân đều thư giãn tới mức, có cháu tè dầm. Sau đó, cháu

có thể thiếp đi trong giấc ngủ. Khi tỉnh dậy, cháu không hề biết gì về những sự

việc vừa xảy ra với bản thân mình.

Có trường hợp các hiện tượng xảy ra không đầy đủ như trên, chỉ có hiện

tượng cong cứng người hoặc ngược lại, người mềm rũ, cộng với vài sự co giật

ở thân thể, mắt lờ đờ.

Hoặc bé vẫn tỉnh táo, nhưng không nói được, cơ thể bị co giật ở một vài

nơi khi bé vừa thức dậy, hoặc đang trong giấc ngủ.

Có các cháu nhỏ 5 - 6 tháng tuổi đã có các biểu hiện co giật như thế. Lại

có các cháu từ 3 tuổi trở lên, có những lúc như bị hôn mê, không biết gì trong

một vài giây.

Động kinh là một chứng bệnh cần phải chữa trị lâu, mất nhiều công sức,

nhưng ngày nay, không còn là một bệnh không thể chữa khỏi, hoặc phải chữa

suốt đời. Người ta đã coi một số trường hợp như một loại bệnh nhẹ, tuy rằng,

bệnh này vẫn cần tới sự săn sóc của các bác sĩ chuyên ngành.

Khi còn trong thời gian chữa trị, các cháu cần được theo dõi từng ngày.

Nhưng nếu trong 3 năm liền mà cháu không lên cơn hoặc có một triệu chứng gì

nữa thì có thể ngưng việc thuốc thang, điều trị. Chỉ cần chú ý tổ chức sinh hoạt

cho có nề nếp, bảo đảm cho các cháu không bị mất ngủ. Các nhà tâm lý học cho

rằng nên để các cháu tới trường như các đứa trẻ bình thường khác. Không nên

lúc nào cũng quá chú ý tới các cháu vì chính làm như vậy sẽ làm cho tinh thần

các cháu bị căng thẳng hơn.

Các cháu bị chứng động kinh vẫn có thể tham gia các hoạt động thể dục

thể thao, kể cả bơi lội, nhưng phải có người canh chừng.

Điều cốt yếu trong việc chăm sóc các cháu bị chứng bệnh này là giúp đỡ

các cháu phát triển bình thường về mặt tinh thần cũng như về thể chất.

LÀM GÌ KHI TRẺ LÊN CƠN ĐỘNG KINH?

Hỏi:

Con trai tôi 14 tuổi, thường lên cơn động kinh. Khi cháu bị co giật, vợ

chồng tôi rất sợ, thường phải ghì cháu cho đỡ giật và ngáng đũa hoặc đưa khăn

vào miệng cháu để khỏi cắn vào lưỡi. Cơn giật có thể dẫn tới những biến chứng

gì và chúng tôi cần chăm sóc cháu như thế nào khi cơn đang diễn ra?

Trả lời:

Những biến chứng và tai nạn có thể gặp ở động kinh là:

- Cắn phải lưỡi và hư hại răng.

- Viêm phổi do hít phải dớt dãi.

- Gãy xương, thường gặp ở xương cổ.

- Tổn thương não do cơn co giật kéo dài làm não thiếu ôxy.

- Ngừng thở do tắc nghẽn đường thở.

- Chấn thương cơ thể do va đập.

Khi bệnh nhân lên cơn co giật, người nhà cần xử lý theo các hướng dẫn

sau:

- Bình tĩnh đặt bệnh nhân ở tư thế nằm, tránh để va đập vào các vật dụng

đồ đạc xung quanh, gây thương tích.

- Đặt đầu bệnh nhân lên gối hoặc cuộn quần áo mềm để tránh gây thương

tích cho hộp sọ trong cơn co giật mạnh.

- Nới lỏng quần áo, đặc biệt là ở vùng cổ và ngực để giúp bệnh nhân dễ

thở. Đầu ở tư thế hơi ngả ra sau.

- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng để dớt dãi không lọt vào đường thở. Tuyệt

đối không đưa bất cứ thứ gì vào miệng bệnh nhân, vừa nguy hiểm cho người

nhà và cho cả bệnh nhân nếu tiếp diễn một cơn co giật mới. Trước đây, với mục

đích ngăn người bệnh cắn phải lưỡi khi lên cơn, mọi người có thói quen ngáng

đũa ngang miệng. Đây là một việc làm vô ích vì nếu bệnh nhân cắn vào lưỡi thì

hiện tượng đó xảy ra ngay từ lúc khởi phát cơn, người nhà không kịp can thiệp.

- Không được ôm ghì hoặc dằn bệnh nhân xuống giường, nền nhà. Điều

đó không làm dịu cơn co giật mà cản trở sự hô hấp của bệnh nhân và có khả

năng kích thích thêm cơn giật.

Trong cơn giật của bệnh nhân, cần có người túc trực bên cạnh để theo dõi

và xử lý các tình huống kịp thời. Khi cơn co giật chấm dứt, cần tìm cách động

viên, ổn định tinh thần người bệnh.

Đa số các trường hợp động kinh tự dứt mà không cần dùng thuốc, sau

cơn không nhất thiết phải chuyển đi cấp cứu nếu bệnh đã xác định rõ ràng. Tuy

nhiên, các cơn co giật dạng động kinh có thể là dấu hiệu của một bệnh quan

trọng như biến chứng của bệnh tiểu đường, rối loạn thăng bằng điện giải, chấn

thương sọ não, u não hoặc các hiện tượng nhiễm trùng não và màng não... Vì

vậy, bệnh nhân cần phải được kiểm tra thăm khám khi ở một trong các tình

huống sau:

- Cơn co giật kéo dài quá 5 phút.

- Bệnh nhân lên cơn lần đầu, trong tiền sử không hề có biểu hiện của

động kinh.

- Cơn tái phát sau khi đã dứt cơn.

- Có triệu chứng khó thở hoặc chấn thương sau cơn.

- Bệnh nhân đang mang thai hoặc có bệnh tiểu đường.

BỆNH VIÊM MÀNG NÃO

Ngày nay, bệnh viêm màng não là một bệnh đáng ngại, tuy rằng việc chẩn

đoán và phát hiện bệnh có nhiều điều kiện để thực hiện được nhanh hơn trước.

Một triệu chứng rõ nhất ở trẻ sơ sinh là khi các cháu bị bệnh viêm màng

não thì thóp bị căng và phồng lên: cần phải đưa cháu đi bệnh viện hoặc tới bác

sĩ ngay.

Những triệu chứng ở các cháu lớn là nôn ói nhiều, phọt ra thành tia, sốt,

đau đầu và đặc biệt là hiện tượng bị cứng gáy không thể gập cổ lại để cằm đụng

được ngực như ngày thường, người ta thường phải lấy nước tủy để xét nghiệm

xem cháu bị bệnh do vi trùng hay vi rút.

Bệnh viêm màng não do vi trùng:

- Làm cho nước tủy của cháu bé bị bệnh có mủ. Cháu bé càng nhỏ thì

bệnh càng nguy hiểm. Một số vi trùng có thể là nguyên nhân của bệnh này như

vi trùng bệnh phổi (phế cầu trùng), liên cầu trùng, hoặc Hémophilus (xem mục

Hémophilus là gì?). Bệnh này có thể xuất hiện thành dịch. Trong thời gian có

dịch, người ta có thể lấy chất mẫu ở họng những trẻ nghi bị bệnh để xét nghiệm

và phát hiện những trẻ có mang vi trùng. Đối với những người có tiếp xúc với

người bệnh và các trẻ bị bệnh, bác sĩ thường cho uống thuốc kháng sinh hoặc

thuốc Sulfamide trong 5 ngày liền để trị hoặc phòng bệnh.

Hiện nay, đã có thuốc tiêm phòng vi trùng Hémophilus, nhưng chưa có

thuốc phòng bệnh hữu hiệu đối với màng não cầu.

Bệnh viêm màng não do vi rút:

- Chất lỏng lấy ra từ cột sống các cháu bị bệnh này do vi rút thường trong

vắt, không có mủ và vi trùng. Những triệu chứng của bệnh cũng giống như trên,

nhưng nhẹ hơn, không cần thuốc kháng sinh bệnh cũng tự khỏi trong vài ngày.

Người ta phát hiện bệnh bằng cách xét nghiệm kháng thể trong máu. Bệnh có

thể do trẻ bị quai bị hay nhiễm một số vi rút khác.

Bệnh viêm màng não do lao:

- Hiện nay hiếm thấy vì các cháu đã được tiêm BCG phòng lao từ nhỏ.

VẨY TRÊN ĐẦU

Nếu đầu cháu có những vẩy nhỏ, phải bôi Vadơlin lên mỗi chiều rồi hôm

sau gội đầu cho cháu bằng loại xà bông nhẹ (shampoing). Nếu không khỏi, cần

hỏi các bác sĩ da liễu.

BÉ RỤNG TÓC HOẶC KHÔNG CÓ TÓC

Nhiều bà mẹ lo ngại con mình bị hói vì quãng đầu bé đè lên gối khi nằm,

không có tóc. Thật ra, hiện tượng này là bình thường, chỉ do ma sát mà thôi. Lẽ

dĩ nhiên, có nhiều đứa trẻ khác cũng nằm như thế mà vẫn có tóc. Nhưng, tóc bé

có thể mảnh mai hơn, dễ rụng hơn và cháu hay nằm lâu ở một tư thế hơn là các

bé khác, đặc biệt là nằm ngửa.

Nếu cháu đã lớn nhưng vẫn rụng tóc thì rõ ràng là vấn đề cần chú ý. Có

thể cháu bé có thói quen giật tóc hoặc soắn tóc mình. Ngoài ra, sau khi khỏi

bệnh sốt thương hàn cũng bị rụng tóc. Một số dược phẩm, thuốc uống cũng có

tác dụng như vậy.

Một số ít các cháu có những mảng da trống không có tóc trên đầu do bị

nấm tóc, cần phải chữa trị ngay vì bệnh này có thể kéo dài và lây.

Một số trẻ từ 2 tuổi trở lên bị rụng tóc từng mảng lại do những nguyên

nhân tâm lý.

Nói chung, khi xác định một đứa trẻ có chứng rụng tóc, cần phải đưa cháu

tới bác sĩ để tìm nguyên nhân và chữa trị.

CHẤY

Một cháu bé sạch sẽ vẫn có thể lây chấy của các cháu khác. Các cháu có

chấy hay gãi đầu vì bị ngứa, nhìn kỹ vào tóc của các cháu, bạn sẽ thấy các trứng

chấy nhỏ, tròn, màu xám bám vào tóc.

Hãy gội đầu hàng ngày cho cháu bằng các chất thuốc chống chấy bán ở

hiệu thuốc trong năm ngày liền. Hãy dùng xà phòng gội kỹ lại, chải tóc bằng lược

bí (có răng lược khít).

Nhúng lược vào giấm nóng để chải rồi lấy khăn sạch trùm lên tóc các cháu

một hồi lâu.

Thay và giặt áo gối, khăn trải giường và quần áo mỗi ngày cho các cháu.

MẮT

Những vấn đề về mắt đã được đề cập trong những mục: Đau mắt đỏ,

chắp, lác v.v...

Nếu đau mắt vì bị chấn thương cần phải tới ngay bác sĩ chuyên khoa mắt

để khám mắt. Tất cả các hiện tượng bất thường ở mắt nói chung, ở giác mạc,

thủy tinh thể, con ngươi nói riêng, đều ảnh hưởng tới thị giác và có thể làm khả

năng nhìn của cháu bé kém đi.

Phát hiện mắt kém

- Cũng như việc nghe kém, việc nhìn kém của các cháu cần phải phát hiện

và tìm nguyên nhân từ sớm. Thí dụ: Hiện tượng lác mắt cần phải luyện tập cho

các cháu cách nhìn theo một phương pháp riêng để chữa trị và luyện tập càng

sớm càng tốt.

Có nhiều phương pháp thử nghiệm để phát hiện xem các cháu có bị kém

về thị giác hay không. Có cháu mới được vài tháng cũng cần phải đeo kính.

Giảm thị lực

Trẻ mới được mấy tháng tuổi có thể mắc chứng giảm thị lực nhìn không

tinh ở một bên hay cả hai bên mắt. Có thể thử đơn giản bằng cách rọi tia sáng

vào mắt cháu rồi theo dõi phản ứng. Nếu có nghi ngờ gì phải đưa cháu đến bác

sĩ chuyên khoa mắt.

Chắp (lẹo) mắt

Chắp mắt là loại mụn nhỏ mọc ở bờ mi mắt, dưới chân một lông mi. Chắp

chóng khỏi nhưng dễ bị lại. Muốn trị chắp, chỉ cần bôi lên chắp loại Pommát

kháng sinh.

Nguyên nhân chắp là do một loại tuyến nhỏ ở bờ mi bị nhiễm trùng.

Chứng lác mắt

Trong mấy tháng đầu sau sinh, có lúc mắt trẻ có vẻ như hơi lác. Hiện

tượng này về sau tự nhiên sẽ hết, vì trong những ngày đầu của cuộc sống, hai

mắt các cháu chưa phối hợp khớp với nhau mà thôi.

Nhưng, nếu hiện tượng này kéo dài và thường xuyên thì bà mẹ phải đưa

cháu tới bác sĩ chuyên khoa mắt ngay, càng sớm càng tốt.

Lác thường là khuyết tật của một bên mắt, cần phải tập luyện cho bên mắt

bị tật. Bác sĩ sẽ băng kín bên mắt không bị tật lại để luyện tập cho mắt kia hoặc

cho cháu đeo kính có mắt kính đặc biệt để điều chỉnh hướng nhìn cho mắt cháu.

Khi mắt cháu đã nhìn được bình thường rồi bác sĩ có thể thực hiện thêm một

cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nhỏ nữa.

Đau mắt đỏ

Nhiều khi các cháu nhỏ vừa bị ho, vừa đau mắt đỏ. Lòng trắng mắt ngứa,

hơi sưng và màu đỏ. Khi cháu hết ho, thì mắt cũng khỏi.

Nếu cháu chỉ bị đau mắt thôi, lòng trắng mắt màu đỏ, luôn chảy nước mắt,

buổi sáng mí mắt dính vào nhau và dỉ màu vàng đến nỗi cháu không mở mắt

được, thì phải đưa cháu tới bác sĩ khám mắt. Trong khi chưa có bác sĩ, bạn có

thể rửa nhẹ nhàng mắt cháu bằng nước ấm.

Nếu cháu mới được mấy tuần tuổi mà đã bị đau mắt như vậy thì chúng ta

phải tìm xem có phải cháu bị tắc Ống lệ đạo hay không. Lệ đạo là đường dẫn

nước mắt.

Chứng đau mắt của trẻ sơ sinh:

- Cháu bé khi mới sinh ra dễ bị lây nhiễm chất bẩn hay vi trùng vào mắt.

Bởi vậy, khi mới lọt lòng, cháu thường được các bà đỡ tra thuốc phòng bệnh vào

mắt như dung dịch Nitrat bạc.

Vì Nitrat bạc cũng không trừ diệt được một số vi trùng như trùng bệnh

Chlamydia, ngày nay người ta thường nhỏ thêm thuốc kháng sinh như Cycline.

Khi một trẻ nhỏ vừa sốt, ho và mắt rất đỏ, cũng nên nghĩ đến một số bệnh

do vi rút gây ra, chẳng hạn như bệnh sởi.

VIÊM KẾT MẠC Ở TRẺ SƠ SINH

Viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng tại chỗ, thường kèm theo nhiễm trùng

huyết. Nguyên nhân gây bệnh có thể do hóa chất hoặc nhiễm trùng qua ngả âm

đạo lúc sinh.

Viêm kết mạc do hóa chất: Thường xảy ra sau khi nhỏ nitrat bạc - thuốc

giúp ngừa nhiễm trùng mắt do lậu cầu. Bệnh sẽ thuyên giảm 1-2 ngày sau khi

ngưng nhỏ Nitrat bạc.

- Viêm kết mạc do nhiễm trùng: Tác nhân gây viêm gồm Gonococci,

Staphylococci, Streptococci, Pneumococci, Pseudomonas, Chlamydia

trachomatis. Trẻ bị nhiễm qua ngả âm đạo lúc sinh. Thời gian viêm thường từ 2-

5 ngày, riêng viêm kết mạc do Chlamydia là từ 5-10 ngày.

- Viêm kết mạc do lậu: Trước đây, viêm kết mạc do lậu là nguyên nhân

gây mù ở trẻ em. Song hiện nay bệnh ít gặp hơn do việc nhỏ phòng ngừa dung

dịch Nitrat bạc 1% hoặc dung dịch kháng sinh (Erythromycin 0,5%, Tetracycline

1%) thường quy vào mắt ngay sau sinh. Viêm kết mạc do lậu là bệnh nguy hiểm,

với các triệu chứng là sưng mi mắt, đỏ mắt, chảy mủ mắt lượng nhiều và tái lập

nhanh, nguy cơ loét giác mạc cao, để lại sẹo, có thể dẫn đến mù nếu không điều

trị. Trẻ viêm kết mạc lậu cần được chẩn đoán bằng nhuộm Gram, cấy mủ mắt,

cấy máu, cấy dịch não tủy.

Bệnh có thể điều trị tại chỗ bằng rửa kết mạc thường xuyên với dung dịch

Penicilline 10.000 đơn vị/ml, nửa giờ một lần. Mủ mắt trong viêm kết mạc lậu rất

dễ lây, vì vậy ngưòi chăm sóc cho bệnh nhi cũng cần mang găng và rửa tay cẩn

thận. Điều trị toàn thân với kháng sinh dạng tiêm Ceftriaxone 50- 100

mg/kg/ngày, chia 2 lần trong 7 ngày. Trẻ có mẹ nhiễm bệnh cần được ngừa một

liều Ceftriaxone 50 mg/kg tiêm bắp. Ngoài ra, khoảng 50% trẻ viêm kết mạc lậu

có nhiễm trùng mắt c. trachomatis kèm theo, cần điều trị thêm Erythromycin.

- Viêm kết mạc do vi trùng khác: Các triệu chứng sưng, đỏ, mủ mắt do vi

trùng khác lậu cầu gây ra (ví dụ staphylococci) nói chung là nhẹ và ít gây biến

chứng hơn. Cần nhuộm Gram, cấy mủ mắt để tìm ra vi trùng. Điều trị tại chỗ

bằng kháng sinh nhỏ mắt như dung dịch Bacitracin, Neomycin 4-6 giờ một lần.

Chọn lựa kháng sinh toàn thân phụ thuộc vào loại vi trùng viêm kết mạc kèm

viêm quanh hốc mắt. Bệnh diễn tiến nhanh gây viêm mô tế bào hốc mắt, biểu

hiện nhiễm trùng nặng, cần điều trị kháng sinh toàn thân. Các tác nhân thường

gặp là S. areus, Streptococcus nhóm A, Pneumococci, H. influenzae.

- Viêm kết mạc do C. trachomatis: Trẻ mắc bệnh do nhiễm trùng ở âm đạo

của mẹ bị bệnh. Truyền qua tiếp xúc trực tiếp có thể xảy ra ở 2-24% bà mẹ

mang thai cấy niêm dịch ở cổ tử cung có C. trachomatis. Khoảng 30-50% trẻ có

mẹ bị nhiễm sẽ bị viêm kết mạc, 10-20% có nhiễm trùng mũi họng và 3-18% bị

viêm phổi do C. trachomatis.

Khám mắt thấy có mủ mắt, diễn tiến mạn tính nhiều tuần hoặc nhiều

tháng, cần chẩn đoán nhờ nhuộm Giemsa toàn thể vào trong tế bào. Chẩn đoán

xác định bằng phân lập C. trachomatis trong cấy mô.

Điều trị tại chỗ với thuốc mỡ tra mắt Tetracycline 1%. Viêm kết mạc C.

trachomatis có biến chứng viêm phổi, nên cần điều trị với Erythromycin trong 14

ngày.

Dùng thuốc nhỏ mắt như thế nào?

- Rửa tay.

- Làm sạch mắt: Dùng gạc tẩm nước muối đẳng trương vô trùng, lau từ

khóe trong ra khóe ngoài mắt. Lưu ý không lau theo chiều ngược lại để tránh

nhiễm sang tuyến lệ và nhiễm sang mắt còn lại.

- Bộc lộ mi mắt dưới: Dùng ngón của bàn tay không thuận đặt lên vùng má

ngay dưới mắt, nhẹ nhàng kéo da dưới mi mắt xuống.

- Nếu dùng thuốc nước: Giữ lọ thuốc cách mắt từ 1- 2cm. Nhỏ một giọt

thuốc vào 1/3 ngoài mi mắt dưới, ấn lên tuyến lệ ít nhất 30 giây để ngăn thuốc

chảy xuống tuyến lệ.

- Nếu dùng thuốc mỡ: Giữ ống thuốc ở trên mi mắt dưới, nặn 3 cm thuốc

mỡ, tra vào mí mắt từ trong ra ngoài. Lau sạch phần thuốc thừa từ trong ra ngoài

mi mắt bằng gạc vô trùng.

XỎ LỖ TAI

Một số bà mẹ muốn xuyên vành tai dưới cho con gái để đeo đồ trang sức.

Việc làm này không có gì nguy hiểm với điều kiện các dụng cụ dùng để xuyên lỗ

tai cho trẻ phải được rửa sạch và tiệt trùng cẩn thận, nhất là hiện nay, khi đang

có những bệnh lây truyền như AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác.

VIÊM XƯƠNG CHŨM Ở TAI

Sau vành tai mỗi người chúng ta đều có một gò xương vồng lên với đặc

điểm là có những điểm nhỏ hõm xuống, vì thế được gọi là xương chũm. Trong

số các hõm này, quan trọng nhất là hõm thông với tai trong. Khi tai giữa bị viêm,

hõm này dễ bị nhiễm trùng và mưng mủ.

Ngày nay, chứng viêm xương chũm không còn phổ biến như trước kia.

Nhưng việc phát hiện các cháu nhỏ, nhất là các cháu sơ sinh mắc chứng này ở

giai đoạn đầu rất khó, vì các cháu chỉ biết khóc mà không nói được là đau ở đâu.

Bởi vậy, các bà mẹ cần chú ý, khi thấy tai của cháu bé chảy nước hay

chảy mủ nhiều, màng nhĩ có sắc thái khác thường, cháu bị sốt và người gầy rộc

đi. Cần đưa cháu tới bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng để khám. Nếu việc

uống thuốc kháng sinh đã kéo dài mấy tuần mà cháu vẫn không khỏi thì phải

phẫu thuật để chữa trị.

VIÊM TAI TRONG

Phần trong tai, sau màng nhĩ khi bị viêm thường kèm theo viêm họng. Các

cháu bé sơ sinh hay bị chứng viêm này vì trong tư thế nằm, con đường thông

nhau giữa tai và sau mũi trở nên rộng thoáng khiến vi trùng và vi rút lây lan ở cả

hai nơi.

Những biểu hiện ở cháu bé:

- Những cháu bé chưa nói được khiến người lớn không biết cháu đau ở

trong tai. Cháu có thể khóc, cọ tai xuống gối, nhưng cũng không đủ để mọi

người hiểu. Tuy vậy, có một số triệu chứng sau làm chúng ta có thể nghĩ tới

chứng viêm tai trong: Cháu bị rối loạn tiêu hóa, đi tướt (ỉa lỏng), nôn ói, ho, cựa

quậy luôn và khó ngủ. Việc đầu tiên của bác sĩ là khám tai và coi nhĩ tai cho

cháu.

Với các cháu lớn thì việc xác định bệnh dễ dàng hơn vì các cháu nói được

là thấy đau trong tai.

Phương pháp chữa trị:

- Thoạt đầu, khi tai bé bắt đầu bị sưng, đau, bác sĩ thường cho thuốc nhỏ

vào tai để giảm đau. Sau này khi chỗ viêm đã có mủ, nhiều khi bác sĩ tai - mũi -

họng phải tìm cách chọc một lỗ thủng ở nhĩ làm lối thoát cho mủ chảy ra và lấy

mủ xét nghiệm xem chỗ viêm bị loại vi trùng hay vi rút nào gây bệnh.

Hiện tượng tai chảy mủ:

- Nhĩ có thể tự thủng để mủ chảy ra ngoài. Trường hợp này vẫn cần phải

đi khám bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng, vì như vậy chưa phải là bệnh sẽ

hết. Ngay việc cho các cháu uống thuốc kháng sinh, bác sĩ cũng phải cân nhắc

và theo dõi. Nhiều khi nhìn bề ngoài nhĩ, tưởng như đã khỏi vì thuốc có tác dụng

nhanh nhưng thật ra không phải như vậy. Bệnh vẫn âm ỉ, chưa khỏi hẳn và có

những biến chứng vào xương chũm khiến đứa trẻ sút cân, gầy yếu, và tới một

lúc nào đó, bệnh lại trở lại.

Sau nhiều lần uống thuốc kháng sinh, tai không có mủ nữa nhưng lại có

một chất nước sền sệt. Hiện tượng này kéo dài khiến nhi bị tổn thương nặng làm

bé bị giảm thính lực.

Trong thời gian chữa trị, bé phải gài trong tai một ống thông, có khi trong

nhiều tháng.

Nếu bé bị đau tai nhiều lần, bị đi bị lại, các bác sĩ sẽ nạo V.A cho cháu.

VÀNH TAI DỊ DẠNG

Nếu vành tai cháu bé xa da đầu quá, chớ nên dính vành tai vào da đầu

bằng băng keo hoặc bắt cháu đội mũ xụp xuống cả ngày để hòng sửa đổi được

cái dáng của đôi tai.

Bạn hãy kiên trì đợi tới khi cháu lên 8 hoặc 9 tuổi, vì tới lúc đó mới sửa

được cho cháu bằng phương pháp phẫu thuật rất đơn giản.

VẬT LẠ TRONG TAI

Nếu bạn không thể lấy ngay vật mà bé đã nhét vào tai cháu thì đừng cố.

Vì nếu không, bạn có thể làm tổn thương ống tai của bé. Hãy đưa bé đến bác sĩ

tai - mũi - họng, ở đó, bác sĩ có các dụng cụ chuyên môn để lấy vật ra.

ĐIẾC

Điếc là chứng bệnh không phải hiếm thấy ở trẻ em. Các cháu có thể bị

nghễnh ngãng hoặc điếc hoàn toàn. Hậu quả của tật điếc làm các cháu chậm

biết nói. Nhiều bà mẹ không biết con mình bị tật này vì thấy con vẫn bình

thường, nghĩ rằng cháu bé chỉ phát triển chậm đôi chút về trí tuệ. Một cháu bé

hát sai có thể vì nghe không tốt: cần phải kiểm tra khả năng thính giác của các

cháu.

Phát hiện tật điếc của các cháu càng nhỏ, càng khó. Bố mẹ các cháu nhỏ

nên để ý theo dõi phản ứng của các cháu với các tiếng động hàng ngày như:

tiếng nói nhỏ, tiếng rađiô, tiếng tích tắc đồng hồ, tiếng kẹt cửa v.v... Nếu có điều

gì nghi ngại, nên đưa ngay cháu tới bác sĩ chuyên khoa tai để thử.

Việc kiểm tra định kỳ về thính giác cho các cháu thường được tiến hành

khi các cháu được 9 tháng tuổi và 24 tháng tuổi. Hiện nay, ở các bệnh viện sản

hoặc nhà hộ sinh, người ta đã áp dụng các phương pháp kiểm tra thính giác cho

các cháu bé mới sinh được vài ngày hay vài tuần.

Nguyên nhân của tật điếc:

- Cháu bé có thể bị điếc bẩm sinh do di truyền hoặc bị nhiễm bệnh ngay từ

khi còn trong bụng mẹ, như bệnh thủy đậu chẳng hạn.

- Cháu bị điếc nhẹ sau khi mắc một số bệnh; hoặc bị viêm tai mà chữa trị

nửa chừng; hoặc do uống một số thuốc kháng sinh (như Gentamicine) và bị ảnh

hưởng của thuốc.

Bệnh điếc ở trẻ nhỏ có thể là bẩm sinh (do bệnh di truyền, bệnh trong thời

kỳ bào thai, do đẻ non, đẻ khó, bị ngạt...) hoặc xuất hiện ở tuổi chưa phát triển

đầy đủ ngôn ngữ (trước 5 tuổi) do viêm tai, viêm não - màng não. Các bệnh

nhiễm vi rút (như sởi, quai bị) hay nhiễm độc (đặc biệt là nhiễm độc thuốc) đều

có thể gây điếc.

Những dấu hiệu của bệnh điếc ở trẻ rất khác nhau, tùy theo lứa tuổi.

Ở lứa tuổi vườn trẻ và mẫu giáo, đó là:

- Thiếu phản ứng đối với các âm thanh. Trẻ dường như không chú ý,

không vâng lời do không hiểu hoặc hiểu không rõ những gì người khác nói.

- Phát triển mạnh thứ ngôn ngữ bằng nét mặt và điệu bộ (nếu như trẻ hiếu

động, thông minh và có nhu cầu giao tiếp).

- Một số trẻ trở nên hung dữ, hay cáu gắt hoặc tính khí khác thường do trẻ

thấy cô độc, thấy khó khăn trong việc hiểu người khác và làm cho người xung

quanh hiểu mình.

Ở tuổi đi học, các dấu hiệu đáng lo ngại là:

- Trẻ chậm nói, ít nói, diễn đạt khó khăn, phát âm sai...

- Học kém, học chậm, thiếu vâng lời... do chỉ tiếp nhận một phần nhỏ lời

giảng của giáo viên.

- Một số trẻ có sự rối loạn về tính tình do bị quở trách, trêu chọc.

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý khi trẻ có dị hình vành tai hay ống tai ngoài,

viêm mũi - họng, đau hoặc viêm tai...

Theo các nhà nghiên cứu, để tiên lượng khả năng và kết quả phục hồi

chức năng, có thể phân loại trẻ điếc trên một số góc độ chính:

1. Tuổi xuất hiện điếc

- Trẻ bị điếc trước khi biết nói (trước 2 tuổi) thường được gọi là điếc bẩm

sinh. Ở những trẻ này, trở ngại do điếc gây ra đối với sự phát triển toàn diện là

tối đa.

- Ở trẻ bị điếc khi đang tập nói (2-5 tuổi), mức độ điếc càng nặng, hậu quả

càng xấu.

- Nếu trẻ điếc sau tuổi biết nói (sau 6 tuổi) thì hậu quả ít nặng nề hơn.

2. Mức độ điếc

- Điếc dưới mức 40 dB: Ngôn ngữ của trẻ bình thường nhưng một số

trường hợp phát âm bị ngọng.

- Từ 40 đến 60 dB: Ngôn ngữ bị giới hạn, âm sắc của giọng nói bị rối loạn.

- Từ 60 đến 80 dB: Phân biệt rất khó các phụ âm. Đây là những trẻ điếc

nặng, có thể trở thành điếc - câm.

- Trên 80 dB: Không thể đạt tới một ngôn ngữ nào nếu không được giúp

đỡ bằng những phương pháp đặc biệt. Đây là những trẻ điếc đặc.

Có thể luyện nghe cho trẻ điếc bằng cách tận dụng và luyện các phần

thính giác còn sót lại ở trẻ.

Từ thế kỷ 17, các chuyên gia về thính học đã luyện nghe cho người điếc

bằng cách đưa họ đến những thung lũng, nơi tiếng nói to có độ vang vọng lớn;

hay đặt người điếc trong những thùng lớn để họ luyện nghe bằng chính tiếng nói

của họ được cộng hưởng vang to trong thùng.

Quá trình luyện nghe chia làm 4 giai đoạn: Tập nghe, tập phân biệt các âm

thanh đã nghe, tập nghe tiếng nói một cách tổng thể, phân tích và hiểu được lời

nói. Ngày nay, máy trợ thính đã trở thành một công cụ hiệu quả để nâng sức

nghe cho người điếc và một phương tiện phổ biến để luyện nghe.

VẬT LẠ TRONG MŨI

Nếu bé tống một vật nhỏ và làm kẹt vật đó trong mũi, thì bạn cần lấy ngay

ra cho bé. Nhưng phải cẩn thận, nếu không, bạn có thể làm cho vật tụt sâu thêm

và làm thương tổn tới phần niêm mạc bên trong. Nếu khó lấy vật ra, không nên

cố mà nên đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa về tai - mũi - họng vì ở đó có nhiều

dụng cụ chuyên môn để thực hiện việc đó có kết quả.

Sổ mũi, viêm mũi, viêm mũi - họng

Sổ mũi là một triệu chứng nhẹ ở trẻ em: thân nhiệt hơi cao hơn bình

thường, mũi chảy nước (một chất nhầy lỏng, không màu). Với các cháu lớn, chỉ

vài hôm là khỏi. Các cháu bé sơ sinh thì kèm theo một vài hiện tượng như khó

ngủ, khó thở làm cho các cháu bú khó (vì khi bú không thở được).

Các bà mẹ có thể dùng các dụng cụ hút nước mũi cho các cháu, thường

bán ở các hiệu thuốc; nhỏ mũi cho các cháu bằng các loại thuốc dành riêng cho

trẻ em. Tránh dùng các thuốc có dầu và các loại thuốc làm co mạch máu.

Viêm mũi - họng là chứng bệnh về mũi nhưng lan từ phần sau của hốc

mũi cho tới họng và có các triệu chứng như: chảy nước mũi, có thể sốt cao, thân

nhiệt tăng đột ngột nên có thể gây co giật ở các cháu nhỏ, ho, không chịu ăn,

tiêu chảy.

Để chữa trị cần: nhỏ thuốc mũi cho cháu, cho uống thuốc hạ sốt. Bệnh sẽ

khỏi sau vài ngày.

Tuy vậy, bệnh có thể biến chứng như: viêm tai, viêm thanh quản, viêm phế

quản và phổi.

Để chữa những biến chứng này, phải cho cháu uống thuốc kháng sinh

theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định.

Viêm mũi - họng tái phát: Mùa đông, các cháu bé thường bị đi bị lại bệnh

viêm mũi - họng, dẫn tới viêm tai khiến các cháu thường xuyên bị ho, sổ mũi,

xuống sức và chậm lớn.

Nguyên nhân có thể do: dị ứng, khả năng miễn nhiễm của cơ thể yếu,

thiếu chất sắt, thiếu Vitamin D. Nhưng cũng có thể do các điều kiện về khí hậu

và nơi ở như: không khí khô tự nhiên hoặc vì sưởi nóng, bụi phấn hoa, sự lây

nhiễm giữa các trẻ trong tập thể, khói thuốc lá do người lớn hút trong nhà đóng

kín cửa v.v...

Cũng nên chú ý rằng cơ thể trẻ nhỏ sau thời gian tránh được một số bệnh

vì thừa hưởng khả năng miễn nhiễm của mẹ và do bú sữa mẹ, nay phải đi vào

một thời kỳ tập tự chống chọi với các vi trùng và vi rút. Do đó, có thể coi mỗi lần

cháu bé bệnh là một lần cơ thể của cháu có dịp luyện tập để chống cuộc xâm

nhập của các vi khuẩn có hại tấn công từ bên ngoài, để tạo cho mình khả năng

chống nhiễm. Giai đoạn miễn nhiễm của trẻ hết khi cháu 6 - 7 tuổi.

Bởi vậy, việc dùng thuốc kháng sinh để chữa trị cho trẻ phải theo sự chỉ

định có cân nhắc của bác sĩ. Chỉ dùng thuốc để trị bệnh chưa hẳn đã là tốt. Phải

dành phần tiêu diệt vi trùng và vi rút cho chính cơ thể của cháu bé, sao cho cơ

thể có khả năng tự miễn nhiễm. Tăng cường sức khỏe cho cháu bé như chú ý

tắm nắng hợp lý, thay đổi không khí chỗ ở (đi nghỉ ở biển, ở núi...), dùng thuốc

để có thêm chất gamma- globuline trong máu, tổ chức các cuộc đi tắm nước

khoáng v.v...

Nếu cháu luôn bị đau tai cũng nên nghĩ tới vấn đề nạo V.A ở trong họng

cho cháu. Việc nạo V.A cũng có tác dụng làm cho cháu thở dễ khi ngủ, tránh

được tật ngáy.

TẬT SỨT MÔI

Có cháu bé mới sinh đã bị tật sứt môi: một đường nứt từ dưới mũi chạy

xuống, chẻ đôi môi trên.

Chữa tật này phải phẫu thuật làm 2 giai đoạn: khâu dính liền chỗ đứt của

môi và xử trí để nổi phần hàm bên trong vết nứt ở vòm họng.

Trong thòi gian chữa, các cháu bé phải bú bằng những núm vú giả đặc

biệt vì nuốt khó.

Sau giải phẫu, các cháu còn cần được theo dõi về các mặt răng, lợi, tai -

mũi - họng và học phát âm cho chính xác. Tốt nhất là đưa các cháu tới những

kíp chuyên gia điều trị tật này.

RĂNG

Rối loạn mọc răng, có thể khiến đứa trẻ rên rỉ vì đau, không ăn được và

mất ngủ. Lợi cháu bị sưng làm má cũng tấy đỏ, chảy nước dãi cả ngày. Cháu

quấy.

Bạn có thể làm cho cháu giảm đau hay quên đau bằng cách:

- Cho cháu một miếng bánh mềm, một cái bánh bích quy.

- Tẩm vào khăn tay một ít sirô hoặc nước thơm rồi xoa nhẹ vào lợi, chỗ

răng đang nhú lên. Có thể thay bằng một cục nước đá nhỏ quấn trong khăn.

- Cho cháu uống Aspirine.

Đôi khi cháu còn bị sốt và đi tướt (tiêu lỏng). Nếu sốt cao cũng tác dụng

xấu bởi các cháu sẵn có chứng co giật. Do đó, khó xác định được là cháu bị sốt

do răng đau hay vì một bệnh nào khác.

Trong trường hợp cháu bị sốt nhiều, nên để bác sĩ chẩn đoán nguyên

nhân:

Lung lay răng vì tai nạn:

- Nếu cháu bé bị ngã mà gãy hoặc lung lay răng, nên đưa cháu tới nha sĩ

ngay để xem còn có thể giữ được răng không. Muốn răng khỏi rơi ra trong khi đi

bạn có thể bọc quanh răng một đoạn kẹo cao su và bảo cháu cắn răng lại.

Muốn các cháu có bộ răng tốt, cần phải làm gì?

Phải chú ý cung cấp cho các cháu đủ chất Canxi và Phốtpho trong thức

ăn. Những nguyên tố này có trong sữa và các sản phẩm của sữa, trứng và rau.

- Dạy các cháu biết cách đánh răng từ nhỏ.

- Tránh các nguyên nhân gây sâu răng như ăn kẹo buổi tối.

- Dùng thêm chất Fluor hàng ngày, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

SÂU RĂNG

Trẻ em có những cái “răng sữa” cho tới 6 tuổi. Tuy những răng này rồi dần

dần sẽ rụng hết, nhưng các bậc cha mẹ không nên coi thường hiện tượng răng

sâu của các cháu. Trái lại, răng nào sâu cần phải chữa hoặc nhổ đi để không

ảnh hưởng tới răng khác bên cạnh sắp mọc hoặc đang mọc. Nhất là các răng

đang mọc lại là những răng vĩnh viễn.

Trẻ em có răng sâu nhai thức ăn không kỹ. Do đó, việc tiêu hóa không

được tốt. Chỉ cần có một cái răng sâu cũng đủ làm cho việc nhai, nghiền thức ăn

của cả hàm răng bị kém hiệu quả. Mỗi cái răng sâu lại là một ổ vi trùng có thể

gây ra nhiều loại bệnh do bị viêm nhiễm. Các cháu có bệnh tim hoặc bệnh thấp

khớp cấp càng phải đặc biệt giữ gìn bộ răng cho khỏi sâu.

Việc cần thiết nhất là: dạy cho trẻ cách đánh răng từ nhỏ, cho trẻ đi khám

răng thường kỳ, cho ăn ít đồ ngọt, không ăn vào buổi tối, dùng kem đánh răng có

chất Fluor. Dù cái răng chỉ có một chấm đen, cũng cần tới bác sĩ chữa răng

ngay: càng chữa sớm, càng chóng khỏi và đỡ tốn tiền.

Những thức ăn ngọt ăn trong bữa ăn sẽ bị nước bọt tiết ra nhiều làm trung

hòa tính chất axít của đường.

Nhưng nếu các cháu ăn kẹo nhất là các kẹo dễ dính vào răng - vào buổi

tối rồi đi ngủ, trong miệng không đủ nước bọt làm tan kẹo và trung hòa chất axít

do đường biến chất đọng lại ở các kẽ răng, chất axít này sẽ làm hỏng men răng

và phá hoại các chân răng.

Kinh nghiệm cho thấy chất Fluor có tác dụng chống sâu răng. Bởi vậy, ở

một số nước, người ta pha Fluor vào nước uống, vào sữa hoặc trộn vào muối

ăn. Một số rau, cá có chứa Fluor. Trong thành phần nhiều loại thuốc đánh răng

ngày nay cũng có Fluor. Các bác sĩ còn hướng dẫn cho các bà mẹ cho các cháu

bé mới sinh uống một lượng nhỏ Fluor mỗi ngày ngay trong những tháng đầu.

LÀM GÌ NẾU CON BẠN BỊ ĐAU RĂNG

Nửa đêm, con bạn tỉnh dậy vì đau răng. Bạn có thể làm gì để giúp cháu?

Theo Bệnh viện Nhi đồng ở Richmond (bang Virginia, Mỹ), việc đầu tiên cần

thực hiện là nhẹ nhàng làm sạch vùng quanh răng bằng bàn chải, rồi dùng chỉ

nha khoa lấy hết thức ăn bị mắc lại ở kẽ răng.

Sau đây là một số điều cần lưu ý khác:

- Không đặt thuốc Aspirin lên răng hoặc lợi.

- Nếu mặt của trẻ bị sưng to, hãy chườm lạnh lên vùng bị sưng.

- Cho trẻ dùng thuốc giảm đau thông thưòng.

- Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

CHĂM SÓC RĂNG SỮA CHO BÉ

Chiếc răng đầu tiên của bé là răng cửa giữa hàm dưới, mọc khi 6-8 tháng

tuổi. Bé có đủ 20 răng sữa (10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới) khi được 24-30

tháng. Mỗi hàm sẽ gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng

hàm nhỏ và 2 răng hàm lớn.

Các răng sữa của bé mọc theo thứ tự sau:

Răng Hàm trên Hàm dưới

Răng cửa giữa

Răng cửa bên

Răng hàm nhỏ

Răng nanh

Răng hàm lớn

9-10 tháng

9-11 tháng

16 tháng

18-20 tháng

22-24 tháng

6-8 tháng

9-11 tháng

16 tháng

18-20 tháng

22-24 tháng

Công thức chung để tính số răng cần có của bé là lấy số tháng trừ đi 4.

Chẳng hạn: bé 12 tháng tuổi thường có khoảng 8 cái răng. Việc mọc răng nhanh

hay chậm vài tháng là điều bình thường. Nguyên nhân chậm mọc răng có thể do

trẻ sinh non, yếu, do chế độ ăn của bé chưa hợp lý hoặc mẹ kiêng khem quá

nhiều.

Răng sửa có các công dụng như:

- Giúp tiêu hóa thức ăn: Sau 6 tháng, trẻ sẽ bắt đầu ăn bổ sung với những

thức ăn cứng và khó tiêu hơn.

- Giúp răng vĩnh viễn mọc đều hơn, không chen chúc: Thông thường, một

răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm, sau vài năm, chân răng bắt đầu tiêu

dần, chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sẽ trồi lên ngay đúng vị

trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng và phải nhổ sớm, mầm răng vĩnh viễn bên dưới

chưa lớn kịp nên không mọc ngay được, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc

nên mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc

lệch.

- Giúp xương hàm phát triển: Nhờ có răng, bé có thể nhai, cắn thức ăn.

Các động tác này giúp cho hàm phát triển bình thường.

- Giúp trẻ phát âm: Nếu răng sữa bị hỏng sớm, phải nhổ khiến trẻ có thể

nói ngọng.

Với những tác dụng vừa kể, răng sữa của bé cần được chăm sóc thật cẩn

thận theo cách sau:

- Nếu bé chưa có hoặc mới mọc răng, chưa biết cách súc miệng và nhổ

ra, bố mẹ có thể cho bé uống nước để súc miệng sau khi ăn. Ít nhất 1 lần/ngày

dùng gạc quấn quanh ngón tay nhúng vào nước sạch để chùi răng, lợi cho bé.

Chú ý chùi cả bên trong lẫn bên ngoài.

- Khi bé đã biết nhổ ra, không nuốt kem đánh răng nữa (thường là lúc 3

tuổi), bắt đầu tập cho bé đánh răng. Chọn loại bàn chải có lông mềm, cấu trúc và

kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của bé. Thuốc đánh răng phải không cay, hơi ngọt

và có mùi thơm, có thể thêm chất phòng ngừa bệnh răng miệng và chất tẩy làm

răng trắng; chỉ bôi một lượng nhỏ bằng hạt đậu đen.

Cách đánh răng đúng:

Với mặt ngoài răng, nghiêng bàn chải để lông bàn chải ép nhẹ lên lợi và

răng, rung nhẹ để lông chui vào kẽ răng và di chuyển hết mặt ngoài theo chiều

lên và xuống. Với mặt trong răng, làm giống như mặt ngoài nhưng chú ý để bàn

chải thẳng đứng và cũng di chuyển lên xuống. Với mặt nhai, để lông bàn chải

thẳng đứng, chải ngang từng đoạn ngắn.

- Sau khi răng đã hình thành, trẻ rất cần Fluor để làm men răng cứng

chắc, chống đỡ vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cho con ăn

những thức ăn giàu Fluor như cá (đặc biệt là cá biển), trứng, sữa tươi, gan...

- Nhớ giữ vệ sinh ngay cả khi cho bé ăn đêm bằng sữa nhân tạo. Phải súc

miệng bằng nước lọc; nếu không, bé sẽ bị sâu răng toàn bộ vì qua một đêm,

lượng bột đường trong miệng sẽ lên men và làm hỏng men răng.

- Không nên cho bé mút tay và ngậm vú giả vì lúc này các xương hàm có

thể chưa ráp nối xong, còn hở đường giữa. Thói quen kể trên sẽ đẩy các xương

hàm chưa liền ra phía trước, gây vẩu.

LỊCH MỌC RĂNG SỮA CỦA BÉ

Khi mọc răng sữa, trẻ nhỏ thường trở nên cáu kỉnh thái quá. Bạn phải chờ

đón sự bất thường này vào lứa tuổi nào? Có tất cả 20 chiếc răng sữa, 10 ở hàm

trên và 10 ở hàm dưới. Chúng sẽ xuất hiện ở những thời điểm rất khác nhau ở

các trẻ khác nhau.

Sau đây là kiểu mọc răng sữa thường gặp nhất do Bệnh viện Nhi đồng St.

Louis (Mỹ) đề xuất:

- 4 răng cửa giữa (1) của hàm trên và hàm dưới: 5- 8 tháng.

- 4 răng cửa bên (2): 7-10 tháng.

- 4 răng hàm đầu tiên (4): 12-16 tháng.

- 4 răng nanh (3): 14-20 tháng.

- 4 răng hàm thứ 2 (5): 20-32 tháng.

Muốn răng tốt, phải chăm sóc từ khi mọc răng

Khi con hỏi: “Tại sao bị sâu răng?” Các ông bố bà mẹ thường kể về một

con sâu chui vào miệng bẩn để đục răng. Sự giải thích muộn màng này không

giúp được gì cho trẻ, bởi ngay từ khi mọc những chiếc răng đầu tiên các cháu đã

cần được giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách.

Một trong những bệnh hay gặp ở trẻ là bệnh sâu răng. Bệnh ảnh hưởng

nhiều đến sức nhai, gây ra những nhiễm khuẩn nguy hiểm ảnh hưởng tới các bộ

phận khác của cơ thể. Sâu răng ở răng sữa có thể ảnh hưởng tới mầm răng

vĩnh viễn. Ngoài ra bệnh còn khiến trẻ đau đớn gây trở ngại trong việc học tập.

Trẻ dễ mắc bệnh về răng thường là những trẻ có thói quen ăn vặt, có cung

răng không đều (răng khấp khểnh), gầy yếu suy dinh dưỡng, trẻ có rãnh mặt

nhai sâu, trẻ có thói quen nhai không kỹ, mắc các bệnh viêm nhiễm mạn tính

vùng hầu họng. Những trẻ có chế độ ăn uống kém dinh dưỡng còn thường hay

mắc các chứng bệnh về lợi như chảy máu chân răng, chảy mủ chân răng do

viêm lợi, bệnh loét hay nứt góc miệng. Trẻ dùng quá nhiều kháng sinh cũng có

thể nhiễm nấm trong miệng, gây sâu răng.

Phòng ngừa

- Tránh cho trẻ ăn nhiều chất ngọt như (mía, kẹo, bánh, chè, nước ngọt...)

vì các chất này sẽ làm cho răng chóng hỏng.

- Tập thói quen đánh răng kỹ hàng ngày cho trẻ. Đánh răng sau bữa ăn,

sau khi ăn đồ ngọt ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải đúng quy chuẩn và thuốc đánh

răng có hàm lượng Fluor thích hợp là phương cách hiệu quả giúp trẻ tránh bệnh

sâu răng. Ngươi Việt Xam thường có thói quen đánh răng trước khi đi ngủ và khi

ngủ dậy, cần giáo dục rộng rãi nhằm thay đổi thói quen này. Nên đánh răng cho

trẻ ngay từ khi chúng bắt đầu mọc răng. Sau này cần dạy trẻ cách đánh răng và

chú ý xem trẻ đánh răng có đúng cách hay không.

Đánh răng đúng cách: Đánh răng từ trên xuống dưới theo chiều dọc thân

răng, không đánh răng theo kiểu ngang từ bên này sang bên kia. Xoay tròn bàn

chải và đánh kỹ tất cả các mặt răng, cả trong lẫn ngoài, cả trên lẫn dưới.

Với trẻ lớn, ngoài đánh răng có thể hướng dẫn thêm cách sử dụng chỉ nha

khoa. Đây là cách bảo vệ nướu răng tốt nhất và giúp làm vệ sinh kỹ ở mặt gần

và mặt xa của từng răng.

- Nắm chắc tuổi thay răng sữa của trẻ để nhổ răng sữa đúng tuổi, tránh

mọc lệch lạc răng vĩnh viễn. Mỗi răng sữa có tuổi thay răng khác nhau (ví dụ 6-7

tuổi thay 2 răng cửa giữa dưới và 2 răng cửa giữa trên). Răng sắp thay có dấu

hiệu lung lay, lợi xung quanh không sưng nề. Cần chú ý chăm sóc 2 răng số 6

hàm dưới là răng vĩnh viễn đầu tiên của trẻ.

- Nếu trong giai đoạn thay răng, trẻ bị răng khấp khểnh không nên nắn

răng khi không có chỉ định của các nha sĩ chuyên khoa sâu ở các cơ sở y tế có

uy tín.

- Với những răng vĩnh viễn có rãnh mặt nhai sâu ở trẻ hay có thói quen ăn

vặt, vệ sinh răng miệng kém, nên đưa trẻ đến nha sĩ để phủ một lớp xi măng lên

rãnh nhai dự phòng sâu răng.

- Định kỳ đưa trẻ đến khám răng miệng tại những cơ sở y tế tin cậy 6

tháng/lần để các nha sĩ phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý về răng miệng.

- Các bà mẹ có thể tự khám răng cho con mình khi nhìn thấy trên bề mặt

răng của trẻ có các dấu hiệu sau: Có lỗ, vết đen, dùng que sắc nhọn cạo vào vết

đen không thấy hết; ăn lạnh, ngọt thấy ê buốt thoáng qua. Đây là những dấu

hiệu ở giai đoạn sớm nên đưa trẻ đến ngay nha sĩ để điều trị kịp thời.

Điều quan trọng nữa là có chế độ nuôi dưỡng dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ

có thể lực tốt, điều trị kịp thời các viêm nhiễm mạn tính tại vùng hầu họng cũng

góp phần dự phòng các bệnh về răng miệng cho trẻ.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG DO BÚ SỮA BÌNH

Không ít trẻ mới được 1-3 tuổi đã bị sâu răng, có khi mất gần toàn bộ hàm

trước. Phần nhiều thấy ở những trẻ bú sữa bình. Do cách cho bú và sự chăm

sóc răng không đúng đã khiến răng bị phá hủy nhanh chóng hoặc xuất hiện các

lỗ sâu lớn màu đen.

Sâu răng do bú bình thường xảy ra với những răng phía trước của cả hàm

trên và hàm dưới. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi có thói quen ngậm lâu các chất

lỏng có chứa nhiều đường như nước trái cây, sữa trong khi ngủ. Vi trùng gây

sâu răng sẽ sử dụng các chất đường làm thức ăn, sau đó lên men axit và phá

hủy răng. Mỗi lần axit tấn công khoảng 20 phút hay lâu hơn, sau nhiều lần sẽ

gây sâu răng.

Tầm quan trọng của răng sữa

Răng sữa của trẻ cũng quan trọng như răng vĩnh viễn, giúp trẻ nói chuyện,

ăn nhai, dinh dưỡng tốt hơn. Dưới mỗi răng sữa đều có một mầm răng vĩnh viễn

chuẩn bị mọc và phía sau răng cối sữa là răng cối vĩnh viễn. Ngoài ra, răng sữa

còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương hàm. Nếu răng sữa

chậm rụng hay mất quá sớm thì sẽ làm răng vĩnh viễn mọc chen chúc nhau, dẫn

đến sự xáo trộn khớp cắn.

Cách phòng ngừa sâu răng do bú bình

- Đừng để trẻ đi ngủ mà vẫn ngậm bình sữa hoặc nước trái cây. Nếu bé

cần bú bình mới ngủ được thì chỉ cho ngậm bình nước lọc và lấy bình ra ngay

khi bé đã ngủ. Cần bảo đảm núm vú sạch sẽ và không còn dính chất đường.

- Tập cho trẻ uống sữa bằng ly càng sớm càng tốt, làm chất đường khó

đọng lại trên răng.

- Chỉ cho bé bú bình vào những bữa ăn chính, không nên tập cho bé thói

quen ngậm bình sữa khi chơi hoặc ngủ.

- Luôn giữ miệng bé sạch sẽ. Sau mỗi lần ăn hay bú sữa, cần vệ sinh răng

miệng ngay bằng bông gòn hay gạc. Cần tập cho bé thói quen chải răng ngay

sau khi mọc răng sữa. Hướng dẫn bé cách sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách

để làm sạch kẽ răng khi bé được 2-2,5 tuổi, lúc tất cả các răng sữa đã mọc đủ.

- Nếu nguồn nước sử dụng không được Fluor hóa để phòng ngừa sâu

răng, hãy đến bác sĩ chuyên khoa xin tư vấn cách bổ sung Fluor cho trẻ.

- Nên khám răng định kỳ cho trẻ khi được 6 tháng tuổi đến 1 tuổi để phát

hiện răng sâu, đặc biệt những đốm sẫm màu trên răng.

HẠT CƠM TRONG MIỆNG

Bên trong miệng ở phần trong má và môi của bé, có thể có những hạt nhỏ

màu trắng xám mọc lên rải rác, đôi khi có nhiều làm bé bị vướng và đau khi ăn,

uống. Do đó, bé không chịu ăn.

Có thể lấy bông quấn vào đầu tăm, tẩm thuốc sát trùng và chấm khẽ vào

các hạt trên.

Cho bé ăn loãng, mát (sữa để hơi lạnh).

CHỨNG TƯA MIỆNG DO VI RÚT

Chứng bệnh này do vi rút gây ra làm cho bên trong miệng của cháu bé

(má, lưỡi, lợi) có nhiều vết loét nhỏ, nằm dưới một lớp màng trắng. Khi màng

trắng này bong ra, những vết loét càng đau rát làm cho cháu bé không ăn được,

vì việc tiếp xúc với thức ăn, dù là thức ăn lỏng, cũng làm các cháu đau. Hiện

tượng này kéo dài trong 4, 5 ngày. Trong thời gian mang bệnh, cháu bé chảy

nhiều nước dãi, miệng hôi và có thể sốt tới 40°C.

Bác sĩ thường cho các cháu thuốc bôi miệng. Các bà mẹ nên kiên nhẫn

cho các cháu ăn ít một các món súp, nước quả, nước đường ướp lạnh... Trong

khi cháu bé mang bệnh, tránh để cháu tiếp xúc với các cháu khác.

BỆNH TƯA DO NẤM

Bệnh tưa là loại bệnh nấm biểu hiện dưới dạng những đốm trắng như cặn

sữa trong mồm. Toàn bộ chỗ mọc nấm màu đỏ, đụng vào đau khiến các cháu bé

bỏ ăn. Hiện tượng này có thể xảy ra cả trong bộ máy tiêu hóa từ miệng tới hậu

môn. Tuy vậy, bệnh dễ khỏi nếu cho cháu uống thuốc đúng theo sự chỉ định của

bác sĩ.

VIÊM XOANG HÀM

Bệnh viêm xoang thường hiếm gặp ở trẻ em nhỏ hơn 4 tuổi. Các cháu nhỏ

thường bị bệnh xoang do dị ứng. Nếu cháu bị viêm xoang mạn tính, các bác sĩ

thường chẩn đoán bằng cách chụp X-quang, các xoang ở mặt. Một cháu bé bị

viêm mũi, phế quản tái đi tái lại và ho dai dẳng cũng thường phải làm xét nghiệm

này.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CỔTẬT VẸO CỔ BẨM SINH

Cháu bé có thể bị tật vẹo cổ ngay trong những tuần lễ đầu tiên: Đầu cháu

bé nghiêng xuống một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác.

Nguyên nhân gây ra chứng này do các bắp thịt cổ ức đòn chũm có tật nên

kéo cổ và đầu về một phía. Đôi khi người ta có thể nắn thấy một cục cứng ở chỗ

bắp thịt có tật đó.

Người ta có thể chữa chứng này bằng phương pháp vận động trị liệu,

hoặc tiến hành một cuộc phẫu thuật ở dây chằng của bắp thịt. Chứng này cũng

có thể là do có tật ở xương sống cổ. Tuy nhiên trường hợp này hiếm thấy hơn.

TẬT VẸO CỔ Ở TRẺ EM

Ở trẻ em đã lớn hơn một chút, tật vẹo cổ có nhiều nguyên nhân khác

nhau: Nhiều khi do một chấn thương nào đó mà người lớn không biết, hoặc do

ảnh hưởng tư thế nằm của các cháu khi ngủ. Mắt lác cũng có thể làm các cháu

vẹo cổ đi để nhìn cho rõ; hoặc bệnh viêm họng làm nổi hạch ở cổ, việc dùng

thuốc như thuốc Primpéran chống nôn - làm co các cơ bắp ở cổ cũng có thể là

nguyên nhân.

Nếu cháu bé vẹo cổ vì những nguyên nhân trên thì không cần phải chữa

trị, tật vẹo cổ của cháu cũng sẽ hết sau một vài ngày.

Nếu tật này kéo dài, cần tới bác sĩ để xét nghiệm tìm những nguyên nhân

có liên quan tới hệ thần kinh hoặc bệnh thấp khớp.

TUYẾN GIÁP

Tuyến giáp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn bộ cơ thể

của trẻ em. Nếu thiếu tuyến này hoặc tuyến giáp phát triển không bình thường,

lượng hoóc-môn giáp tiết ra không đủ cung cấp cho cơ thể sẽ dẫn tới các chứng:

Chậm phát triển về chiều cao và về trí khôn. Bởi vậy, cần phải chú ý phát hiện

bệnh càng sớm càng tốt vì việc chữa trị bằng hoóc-môn giáp tiến hành càng

sớm chừng nào càng tốt chừng ấy cho sự phát triển của cơ thể và trí tuệ.

Những triệu chứng của căn bệnh về tuyến giáp có thể thấy ngay trong

những tuần lễ đầu tiên của cháu bé: Cháu không hoạt động, không kêu, không

khóc, không đòi ăn, ngủ nhiều và ít cựa quậy. Lưỡi bé lớn khác thường khiến

cháu khó ngậm vú hoặc tu bình sữa, cháu đi táo, da tái và lạnh.

Nếu chụp X-quang, bác sĩ sẽ thấy những dấu hiệu bộ xương bị dị dạng

hoặc chậm phát triển. Nhưng muốn xác định bệnh một cách chắc chắn để tiến

hành chữa trị, cần phải xác định lượng hoóc-môn giáp trong cơ thể. Việc sử

dụng các chất sát trùng có iốt cho sản phụ và cho các cháu bé mới sinh có thể

ảnh hưởng tới việc thử nghiệm dẫn tới những kết quả dương tính sai. Bởi vậy,

ngưòi ta không dùng cồn iốt hoặc Bétadine trong lúc đỡ đẻ nữa.

Ngược lại với việc thiếu hoóc-môn giáp, lại có các cháu bé có dư hoóc-

môn này, thường là bị di truyền từ mẹ. Những triệu chứng của bệnh dư hoóc-

môn giáp là: Mắt lồi, bướu cổ, tiêu chảy và mạch nhanh.

AMIĐAN

Amiđan là một cục thịt nhỏ nhìn thấy dễ dàng ở cuối vòm họng, từ trên rũ

xuống, rất hay bị viêm. Người ta chưa xác định được rõ ràng vai trò của cục thịt

này nhưng hình như vị trí của nó là để ngăn cản vi trùng và vi rút thâm nhập vào

trong cơ thể qua đường miệng.

Viêm Amiđan - Viêm họng

Thông thường, trẻ sơ sinh ít khi bị viêm Amiđan. Các cháu ở độ tuổi từ 2 -

3 tuổi hay bị nhiều hơn. Nếu bị viêm, cục Amiđan sưng lên, tây đỏ hoặc có

những chấm trắng, cháu bé sốt cao, nuốt khó và có hạch ở cổ, sờ vào cháu sẽ

khóc vì đau.

Viêm Amiđan là do liên cầu khuẩn hoặc vi trùng, phổ biến là loại liên cầu

khuẩn (Streptocoque). Trong trường hợp này, hiện tượng đau rát loang rộng cả

vùng họng, cần chú ý chữa trị vì có thể biến chứng thành viêm khớp hoặc viêm

thận.

Nhiều chứng bệnh của trẻ em bắt đầu từ viêm họng do loại liên cầu khuẩn

sinh ra độc tố. Viêm họng dạng bạch hầu càng ngày càng hiếm thấy vì các trẻ

em đã được chủng ngừa. Bị bệnh này, trẻ không sốt cao nhưng mất sức nhanh,

trong họng thấy có những màng trắng, dầy, dính vào các Amiđan.

Để chữa trị chứng viêm họng, bác sĩ thường lấy một ít màng nhầy ở họng

cùng một mẫu máu để xét nghiệm. Đồng thời cho các cháu uống ngay thuốc

kháng sinh để ngăn chặn các biến chứng do trùng liên cầu khuẩn gây ra.

Viêm họng là một chứng bệnh nhẹ, thường sẽ khỏi trong vài ba ngày.

Nhưng, điều đáng chú ý là hay bị đi bị lại nhiều lần.

Phẫu thuật cắt Amiđan

Cắt Amiđan là một tiểu phẫu thuật không có điều gì đáng lo ngại nếu sau

khi cắt các cháu được săn sóc và theo dõi cẩn thận. Chỉ cắt Amiđan cho các

cháu từ 4 - 5 tuổi trở lên.

Trước kia, bác sĩ hay khuyên cắt Amiđan. Bây giờ, việc cắt Amiđan chỉ

thực hiện trong những trường hợp cần thiết như đứa trẻ bị viêm họng nhiều lần

trong một năm, cục Amiđan phát triển to tốc độ làm cho cháu bé khó thở, bị đau

khớp nặng, bị viêm thận hoặc để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra tiếp.

Nên chú ý rằng những trường hợp Amiđan lớn không có nghĩa là bị viêm

nặng.

Trước kia, ngươi ta thường tránh cắt Amiđan cho các cháu hay bị dị ứng.

Ngày nay người ta không chú ý nhiều tới điều này nữa.

Biến chứng của viêm Amiđan mạn tính ở trẻ

Viêm Amiđan là tình trạng viêm xơ teo hay quá phát của Amiđan khẩu cái,

sau nhiều đợt viêm cấp tính. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể

gặp các biến chứng nguy hiểm như thấp tim, viêm cầu thận mạn tính.

Do trên bề mặt có nhiều khe, rãnh nên vùng họng và Amiđan là nơi tích tụ

mủ bã đậu và vi khuẩn sau nhiều lần viêm. Viêm Amiđan có thể do Rhino vi rút,

Corona vi rút, virút cúm, á cúm... hoặc vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phê cầu gây

nên. Nguy hiểm nhất là loại liên cầu khuẩn Bêta tan huyết nhóm A, gây biến

chứng ở thận, tim hoặc khớp. Nhiều nghiên cứu cho rằng, vỏ của loại vi khuẩn

này có cấu tạo tương tự như tim, thận và khớp nên khi cơ thể sản xuất ra kháng

thể chống lại khuẩn liên cầu, thì đồng thời tấn công cả tim, thận và khớp. Vì thế,

viêm khớp, thận và viêm cơ tim thường theo sát các đợt viêm họng.

Để phòng ngừa biến chứng, sau khi điều trị dự phòng bằng kháng sinh

chống liên cầu khuẩn khoảng 2 tuần, cần cho trẻ đi khám tim, thận, khớp ngay

để tìm loại kháng thể của vi khuẩn trong máu. Đồng thời quệt họng nuôi cấy và

đánh giá sự có mặt của vi khuẩn ở vùng họng, Amiđan. Nếu kết quả dương tính,

cần chủ động cắt Amiđan cho trẻ.

BỆNH TINH HỒNG NHIỆT

Hỏi:

Sau một đợt viêm họng, cháu tôi bị nổi ban đỏ khắp người. Đi khám, bác

sĩ chẩn đoán cháu bị bệnh tinh hồng nhiệt. Xin giải thích rõ hơn về bệnh này,

bệnh có để lại di chứng gì không?

Trả lời:

Bệnh tinh hồng nhiệt là một bệnh nhiễm trùng cấp tính của Amiđan hay

nhiễm trùng da, thường gặp ở trẻ em, do liên cầu tan huyết nhóm A (đôi khi do

tụ cầu vàng) gây ra.

Thường sau 2-3 ngày bị bệnh nhiễm trùng ở họng hay ở trên da thì bệnh

nhân có biểu hiện phát ban. Các ban đỏ nhạt hoặc đỏ tươi xuất hiện ở phía trên

thân thể trước, sau đó lan ra tay, chân. Ban đỏ có ở cả trên mặt, nhưng xung

quanh miệng thì có quầng trắng.

Lúc đầu các ban nhỏ lấm tấm trên một số mảng lớn, một số trường hợp

lan khắp toàn thân. Bệnh nhân thường bị ngứa. Các ban nhạt dần sau 4-5 ngày

và có thể bong vảy nhỏ như bụi phấn, bụi cám ở thân mình, bong vảy lớn thành

lá ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Một số bệnh nhân có tổn thương nhẹ, thoáng

qua, nên thường không để ý, chỉ khi có biểu hiện bong vảy thì mới lưu tâm đi

khám.

Tổn thương còn có ở cả niêm mạc, thanh quản đỏ. Lưỡi lúc đầu trắng với

các gai lưỡi sưng phù và đỏ, sau đó lưỡi cũng bị đỏ. Ngày thứ 4-5 thì lưỡi có thể

xuất hiện các mảng dày sừng và đỏ. Vòm miệng có thể có ban đỏ và các chấm

xuất huyết. Khám thì có biểu hiện của viêm Amiđan cấp. Hạch trước cổ có thể

sưng to.

Thực chất của bệnh là do nhiễm trùng họng ở đa số các trường hợp và vi

khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây đỏ da. Nếu ngoại độc tố được tiết ra nhiều mà

không điều trị kịp thời thì có thể gây viêm khớp cấp, viêm cầu thận cấp...

Về điều trị, bệnh nhân nên được nghỉ ngơi, dùng một đợt kháng sinh đủ

liều, đủ thời gian thì kết quả sẽ rất tốt. Bệnh khỏi ở hầu hết các trưòng hợp và

không để lại biến chứng

V.A

Ngoài những Amiđan nhìn thấy rõ ở họng trẻ em (Amygdale) còn một cục

thịt nữa ở cuối lỗ mũi, sau vòm miệng có tác dụng bảo vệ đường hô hấp chống

lại sự xâm nhập của vi trùng và vi rút.

Nếu cục thịt này bị nhiễm, bản thân nó lại là nơi tập trung các vi trùng và vi

rút ở ngay ngã ba tai - mũi - họng và trở thành nguyên nhân của các chứng bệnh

về tai - mũi - họng và đường hô hấp.

Kết quả là mũi có thể thường xuyên bị nghẹt làm cháu bé phải thở bằng

miệng, ngáy, nói giọng mũi, ho lâu khỏi, sốt 37 - 38°C, buổi sáng có thể đã sốt

38°C, bị hạch, chậm lớn, không chịu ăn, hay quấy.

Trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng hay đề nghị tiến

hành một phẫu thuật hoặc thủ thuật chuyên môn nhỏ. Cháu không cần phải nằm

viện.

Tuy thủ thuật này thực hiện nhanh, nhưng không làm được cho các cháu

dưới một tuổi.

VIÊM VÒM HỌNG

Sau mũi, có một điểm gặp chung của các đường tới từ miệng, mũi và tai.

Nếu điểm này bị nấm, hoặc viêm, trẻ sẽ bị ho.

VIÊM THANH QUẢN

Chúng ta thường nhận định chung rằng một cháu bé bị viêm thanh quản

khi cháu ho ra tiếng khô như chó sủa, từng tiếng một và bị khó thở. Tuy vậy, nên

phân biệt hai loại viêm thanh quản theo các triệu chứng sau:

- Cháu bé đột nhiên bị ho và thở rất khó vào ban đêm vì thanh quản của

cháu bị co thắt lại. Sự co thắt này có thể sẽ hết sau vài giờ nhưng rồi sẽ tái lại.

- Loại viêm thanh quản thứ 2 gây ra bởi một loại vi rút. Bệnh khi bắt đầu

không đột ngột nhưng tiến triển ngày càng nặng thêm. Trường hợp này, phải

đưa cháu bé vào bệnh viện ngay, vì nghiêm trọng hơn trường hợp trên nhiều.

Trong khi bác sĩ chưa tới hoặc chưa cho cháu đi bệnh viện nếu có điều

kiện nên làm tăng độ ẩm của không khí sẽ có lợi cho cháu bé.

CÁCH TRỊ NẤC

Nấc là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột ngột bụng và ngực. Bệnh

có thể được chữa bằng nước gừng, cháo hạt tía tô, cháo nho... hoặc đơn giản

bằng cách uống từng ngụm nước nhỏ hoặc nuốt nước bọt liên tục.

Nguyên nhân gây nấc tạm thời là do rối loạn trong hoạt động của cơ

hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ

hoành, viêm miệng nối thực quản, áp xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi, bệnh

tim, thiếu máu cục bộ, tăng ure huyết... Theo Đông y, nấc là do khí uất gây bất

hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không

thuận, không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí.

Một số bệnh lý như táo bón lâu ngày, tiểu tiện không thông, cơ thể hư

nhược... cũng gây nấc. Nấc còn xuất hiện khi ăn uống không điều độ, đồ ăn

nóng lạnh lẫn lộn, thường xuyên uống nước lạnh, hoặc để dạ dày gặp lạnh, mất

khả năng điều tiết, khiến khí đi ngược lên cơ hoành.

Người ta chia nấc làm 3 loại:

- Nấc do nhiễm lạnh: Thường xuất hiện vào buổi sáng, tiếng nấc nhẹ. Buổi

tối, tiếng nấc nặng hơn và liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng nấc ngắn, chân tay

lạnh.

- Nấc do nhiệt thịnh: Tiếng nấc to, mạnh, thời gian giữa 2 tiếng không cố

định, lúc ngắn lúc dài, miệng lưỡi khô, đi ngoài khó...

- Nấc do cơ thể suy hư, ốm yếu: Tiếng nấc yếu nhẹ, không liên tục, thời

gian nghỉ giữa 2 tiếng dài, người mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém...

Một số món ăn bài – thuốc trị nấc:

1. Nước gừng: Gừng tươi 2 lát mỏng, giã nhỏ, đun với 200ml nước nhỏ

lửa, để nguội, lọc nước bỏ bã. Đường trắng 1 thìa cà phê cho vào quấy đều.

Bệnh nhân vừa uống vừa đếm đến 9, dùng 1-2 lần/ngày.

2. Nước vải: Vải chín 10 quả, bóc cùi, cho vào cốc với 1 thìa cà phê mật

ong, hấp cách thủy. Khi cùi vải chín thì ép lấy nước. Bệnh nhân ăn cùi vải trước

sau đó uống nước 2 lần/ngày.

3. Nước quất hồng bì: Quất hồng bì chín 20 quả, rửa sạch, bỏ hạt cho vào

cốc dầm nát, thêm 1 thìa canh đường, trộn đều, hấp cách thủy. Khi quất hồng bì

chín, ép lấy nước uống.

4. Cháo hạt tía tô: Hạt tía tô 20g, xay thành bột mịn, thêm hạt tiêu 4 hạt,

đun với 250 ml nước, chắt nước bỏ bã. Bột gạo 100g cho vào nước hạt tía tô,

đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho 20g đường phèn, quấy tan. Bệnh nhân ăn một

lần lúc đói, trong 2-3 ngày.

5. Cháo nho: Nho chín 100g, gạo 100g, sữa bò tươi 50 ml, mật ong 1 thìa.

Gạo xay thành bột, nho quả rửa sạch, giã dập đun với 200 ml nước, chắt nước

bỏ bã. Cho bột gạo, sữa bò tươi, mật ong vào nước nho, quấy đều, đun nhỏ lửa

cho đến khi cháo chín. Bệnh nhân ăn một lần/ngày lúc đói, dùng trong 2 ngày.

Cách trị nấc không dùng thuốc:

- Khi nấc, uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, nước có ga, hoặc nuốt nước

bọt liên tục...

- Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín 2 cánh mũi, đồng thời khép kín miệng

môi, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy trong 2-3 giây, rồi nghỉ

2-3 giây và lặp lại khoảng 15 -20 lần.

- Bệnh nhân nhắm hờ mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ và sâu vào hai

nhãn cầu trong 1-2 giây, rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ, làm liên tục trong 15-20

lần.

BỆNH BẠCH HẦU

Bạch hầu là một bệnh rất nguy hiểm, ngày nay đã bị loại trừ một phần lớn

do phương pháp tiêm phòng bệnh. Những trẻ em không tiêm phòng bệnh, khi

mắc bệnh, cổ họng bị đau, có một lớp màng trắng, dầy, dính, ngày càng phát

triển làm cho trẻ thở khó. Đồng thời, cháu bé bị mệt, người nhợt nhạt, mạch

nhanh dù thân nhiệt không tăng nhiều.

Khi trẻ không tiêm phòng bệnh hoặc tiêm không đủ liều lượng mà có các

hiện tượng trên, cần phải đưa tới bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ lấy một ít mẫu ở

họng để xét nghiệm xem có vi trùng bạch hầu không.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGỰC CÁC LOẠI HO

Ho có nhiều nguyên nhân. Khi khám một trẻ bị ho, bác sĩ phải hỏi đặc tính

của cơn ho, nếu được nghe trẻ ho càng tốt. Nhìn cách thở của trẻ cũng giúp bác

sĩ chẩn đoán được trẻ ho vì bệnh gì.

Có nhiều loại ho: Do cảm cúm, do dị ứng, do viêm phổi, viêm cuống phổi,

do mủ ở màng phổi, ho gà, ho lao...

Khi nào trẻ ho mà có nóng hoặc ho dai dẳng thì phải đưa đến bác sĩ khám

ngay. Tuy nhiên, không phải cứ nghe bé ho là xin chụp hình phổi.

Cần “tôn trọng” cơn ho của trẻ. Đừng tìm cách dập tắt cơn ho tức khắc mà

không biết nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp là ho “gió”, ho “cảm” chút đỉnh

thì cần để cho trẻ ho. Ngay cả trường hợp bị viêm phổi hay viêm cuống phổi, vẫn

để bé ho tự nhiên để tống đàm nhớt ra ngoài cho dễ thở và bớt nhiễm độc. Ho vì

viêm phổi mà chỉ uống thuốc ho thì bệnh càng nặng thêm. Bác sĩ chỉ cho uống

thuốc ho khi thấy cơn ho làm bé mệt nhiều và mất ngủ khiến bé suy nhược.

Điều trị

Ho không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của nhiều căn bệnh

khác. Do đó phải cần chữa đúng bệnh trước tiên, sau đó mới chữa ho.

Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và

khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô

hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp

cứu ngay.

Khó thở luôn là dấu hiệu báo động, cần phải đưa bé đến ngay các cơ sở y

tế gần nhất. Nên khám bệnh ngay khi trẻ có các triệu chứng nóng, ho kèm khó

thở. Phải chữa tới nơi tới chốn, đừng để bệnh kéo dài, tái đi tái lại làm trẻ mất

sức.

Khi điều trị săn sóc tại nhà, phải:

- Cho uống thuốc theo toa bác sĩ. Giữ vệ sinh tổng quát. Hút đờm nhớt

cho trẻ. Nếu không, đàm nhớt sẽ làm trẻ nghẹt thở. Chỉ nên cho trẻ ăn ít, nhưng

nhiều lần trong ngày. Nên cho ăn thức ăn đặc. Nếu bị ói thì ngay sau khi trẻ ói

xong, nên cho ăn lại liền, trẻ sẽ không bị ói nữa.

- Dùng một cuộn băng, băng chặt bụng cũng giúp trẻ giảm cơn ho.

- Nên giữ ấm cho trẻ. Đề phòng những cơn lạnh đột ngột.

- Không nên cho trẻ uống thuốc ho của người lớn vì thuốc ho của người

lớn thường có chất á phiện, trẻ có thể bị chết vì trúng độc.

NGHẸT THỞ DO CÓ VẬT LẠ TRONG ĐƯỜNG HÔ HẤP

Có nhiều trường hợp bé bị ngạt thở:

Bị ngạt vì nằm ngủ dưới lớp chăn nên bị thiếu không khí hoặc bé bị nghẹt

thở vì nuốt một vật và vật đó nằm ngáng trên con đường hô hấp. Thí dụ: bé nuốt

một củ lạc hoặc một mẩu đồ chơi, kết quả là bé bị tắc thở ngay hoặc bị tắc thở

dần dần vì vật nuốt mỗi lúc lại bịt kín hơn con đường hô hấp.

Trong trường hợp sau, cháu bắt đầu ho, rồi thở khó nhọc, mỗi lần thở lại

có tiếng rên hoặc rít. Mặt bé sạm dần lại rồi bé ngưng, không thở nữa.

Phải làm gì khi cháu bé bị ngạt trên giường? Nếu thấy da bé tím hay xám,

người không cử động hoặc bị co giật, hãy để đầu bé ngửa ra phía sau để bé thở

dễ hơn.

Nếu thấy không có kết quả gì hãy làm hô hấp nhân tạo cho bé, nhờ người

đi báo bác sĩ hoặc đưa bé tới trạm cấp cứu ngay.

Nếu bé ngạt vì nuốt phải một vật vào họng:

- Nếu bạn nhìn thấy vật đó, hãy thử cố lấy vật đó ra bằng ngón tay của

mình và chú ý không làm cho vật tụt sâu thêm vào họng bé.

Nếu không lấy ra được, hãy làm theo phương pháp Heimlich như sau:

Phương pháp Heimlich:

- Nội dung chính của phương pháp này là bất chợt ấn mạnh vào vùng dạ

dày theo hướng từ dưới lên. Giữ cháu bé ở tư thế đứng hay ngồi. Người chữa

cho cháu đứng ở đằng sau, nắm bàn tay trái lại đặt lên bụng cháu ở trên rốn - vị

trí của dạ dày - Bàn tay phải nắm lấy nắm tay trái và bất chợt ép mạnh vào bụng

cháu theo chiều từ dưới lên trên để cho lượng không khí bị dồn từ phổi ra phía

cổ họng sẽ làm bắn vật lạ ra. Có thể làm nhiều lần, lần sau cách quãng với lần

trước.

Đối với các trẻ sơ sinh, phải ép bằng các ngón tay và chú ý nương nhẹ vì

xương của các cháu còn rất yếu.

Nếu không đạt được kết quả, phải đưa ngay cháu tới bệnh viện. Trên

đường đi, không ngừng làm hô hấp nhân tạo.

Ngạt vì khóc:

- Có trường hợp các cháu nhỏ từ 6 tháng tuổi tới 2 tuổi có thể bị ngạt vì

khóc. Tiếng khóc của cháu từng đợt bị ngắt quãng vì tiếng nấc. Cháu vội thở

nhưng cơn nấc lại đến làm cháu không kịp thở. Cuối cùng cháu ngất đi, mặt tím

lại vì thiếu không khí. Cảnh tượng này dễ làm người lớn lo lắng vì xúc động

nhưng không có gì nguy hiểm. Người lớn cần giữ bình tĩnh. Cháu bé sẽ chóng

hồi tỉnh và tiếng khóc lại tiếp tục ré lên.

Cần chú ý săn sóc cháu bé hơn nhưng nên tránh để cháu cảm thấy rằng:

Muốn đòi gì cứ khóc là được!

THỞ DỐC

Chứng thở dốc, thở từng cơn hối hả khiến các cháu bé không chạy nhảy,

chơi đùa bình thường được như những đứa trẻ khác là một chứng bệnh rất

đáng quan tâm. Vì nguyên nhân chứng bệnh này có thể do sự mất sức của toàn

cơ thể hoặc bị thiếu máu. Nhưng cũng có thể do có trục trặc về tim hoặc bộ máy

hô hấp, cần phải qua xét nghiệm để theo dõi.

BÉ THỞ CÓ TIẾNG RÍT

Trừ trường hợp trẻ em ngáy khi ngủ, còn nếu cháu thở mà có tiếng lào

xào hay tiếng rít thì phải báo ngay cho bác sĩ biết, nhất là nếu cháu lại bị sốt. Có

thể đó là triệu chứng của một bệnh viêm ở mũi họng hay viêm phế quản bình

thường, nhưng cũng có thể là những bệnh khác quan trọng hơn như: Hen, vật lạ

mắc trong cổ, viêm thanh quản v.v...

Có nhiều cháu bé sơ sinh khi thở đã nghe như tiếng gà kêu do thanh quản

có cấu tạo hơi khác thường lúc mới sinh. Sau một vài tháng, thanh quản các

cháu phát triển và dần dần trở thành bình thường, tiếng kêu kia cũng sẽ mất.

NGỪNG THỞ CÁCH QUÃNG

Trong những ngày đầu mới sinh ra, bé thường thở không đều. Đôi khi có

những đợt ngưng thở chừng vài giây hoặc lâu hơn 10 giây đối với các bé sinh

thiếu tháng. Hiện tượng này có thể kèm theo sự giảm nhịp đập của tim, có

những biến cố xấu. Do đó, các bé sinh thiếu tháng cần phải được theo dõi cẩn

thận và được nuôi trong các thiết bị khí có máy theo dõi nhịp tim, nhịp thở.

Những cơn ngừng thở trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh hiện nay được coi như

những nguyên nhân phổ biến nhất gây chết đột ngột cho các cháu.

NGẠT DO GAZ

Những hơi làm ngạt có thể có trong gia đình là:

- Gaz dùng để đun nấu, thoát ra ngoài vì đường Ống có chỗ rò rỉ;

- Khí ôxít cacbon (CO), là một khí không màu, sinh ra từ máy sưởi ấm hay

đun nước không hoạt động tốt.

Khi có hiện tượng một người trong nhà - lớn hay bé - bị ngạt do gaz,

không được dùng bất cứ một dụng cụ điện nào vì chỉ cần có một tia lửa điện nhỏ

sẽ gây ra nguy hiểm khó lường trước được.

Phải:

- Khóa ngay bình gaz lại, mở rộng các cửa, hoặc đưa nạn nhân ra ngoài

trời.

- Làm ngay hô hấp nhân tạo cho nạn nhân, nếu nạn nhân không còn thở

nữa.

- Nhờ người hàng xóm gọi điện tới cơ quan cứu thương.

Nếu nạn nhân ngất, nhưng vẫn thở:

Không được cho nạn nhân uống bất cứ thứ gì. Việc làm này không làm

cho nạn nhân tỉnh lại mà có nguy cơ làm nước vào trong phổi, rất nguy hiểm.

Để nạn nhân nằm im, đầu hơi thấp hơn chân, quay đầu sang một bên để

tránh không cho lưỡi tụt vào cổ họng và nếu nạn nhân nôn ói, thì không bị nước

tràn xuống phổi.

HO

Bình thường, những đường hô hấp luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ do có

những lớp lông nhỏ phủ trên lòng ống không ngừng chuyển động để đẩy các

chất bẩn ra ngoài. Ho là một phản ứng của cơ thể, dùng hơi phổi tống các chất

lạ hoặc chất nhầy do chính ông dẫn khí đã tiết ra nhiều quá, ra khỏi các ông dẫn

khí. Bởi vậy ho là một phản ứng bảo vệ cần thiết của cơ thể, cho nên nhiều khi,

không nên tìm cách ngăn cản việc ho.

Để chữa trị bệnh ho, bác sĩ thường đặt nhiêu câu hỏi để tìm nguyên nhân

như: ho từ bao giờ, hay ho vào lúc nào? Tiếng ho vang cao hay khàn khàn?

Kèm với việc ho cháu bé có sốt không, có chảy nước mũi không, có khó thở

không, có chất nhầy ở phân hay khi bị nôn ói không?... Bác sĩ còn chú ý xem có

phải là cháu bị lây ho gà hay bệnh sỏi không?

Chúng ta nên phân biệt nhiều thứ ho khác nhau như sau:

Ho cấp tính thương kèm theo sốt ở các trẻ em bị viêm đường hô hấp trên.

Ho mạn tính do viêm lâu ngày các đường hô hấp trên, như bị viêm xoang

chẳng hạn.

Ho không kèm theo sốt có thể do dị ứng như hen; thường các cháu ho

khan và ho từng cơn.

- Ho đêm ở các cháu sơ sinh do các chất nhầy tích tụ làm tắc các đường

dẫn khí. Để các cháu bé khỏi ho, chỉ cần nhấc cháu bé dậy và bế theo chiều

đứng để các chất nhầy tích tụ trong các đường dẫn khí chảy thoát đi; ho đêm

cũng có thể là triệu chứng của sự lưu thông ngược chiều của các chất ở đoạn từ

miệng tới dạ dày.

- Ho tiếng khàn khàn từng tiếng một có thể do viêm họng.

- Ho từng cơn dài có thể là ho gà.

Nếu bất chợt cháu bé ho sặc sụa, không bị sốt nhưng thở khó khăn làm

mặt tái đi thì có thể do cháu bé đã nuốt hoặc tống một vật gì vào họng.

Cách chữa trị:

- Như trên đã nói, nhiều khi không nên ngăn cản bé ho. Các loại thuốc an

thần, giảm ho có khi lại có hại làm cho cháu bé khó thở. Bởi vậy, các bác sĩ

thường tìm loại thuốc có tác dụng làm loãng các chất nhầy ra để dễ tống chúng

ra khỏi các đường ống dẫn khí.

Chỉ khi nào cháu bé ho khan nhiều quá, bị mất sức vì ho ban đêm thì bác

sĩ mới cho cháu uống thuốc an thần để làm dịu cơn ho như trong trường hợp

cháu bị ho gà.

Đối với các cháu bị ho kinh niên, người ta thường áp dụng phương pháp

vận động hô hấp hỗ trợ việc thở nhân tạo.

HO GÀ

Ngày nay, nhờ phương pháp tiêm phòng bệnh, nên ít trẻ em bị bệnh ho

gà. Với các cháu nhỏ không được người lớn cho đi tiêm chủng đủ liều thì ho gà

là một bệnh dai dẳng và đáng sợ.

Từ 8 tới 10 ngày sau khi tiếp xúc với một trẻ khác mang bệnh, cháu bé bắt

đầu có các triệu chứng bị lây như: Sốt nhẹ, bắt đầu ho và càng lúc càng ho

nhiều hơn.

Từ ngày thứ 15 trở đi, cháu ho từng cơn. Mỗi cơn ho làm người cháu co

dúm lại, mắt đỏ ràn rụa nước mắt. Sau cơn ho, cháu vội hít thở từng hơi dài

nghe có những tiếng rít đặc biệt. Đôi khi miệng cháu có những chất dãi dính

không nhổ ra được khiến cháu bị nôn ói.

Mỗi ngày cháu nhỏ có thể bị tới mấy chục cơn ho, số cơn càng nhiều

chứng tỏ bệnh cháu càng nặng. Hiện tượng này kéo dài từ 2 tới 3 tuần hay hơn

nữa, rồi mới thuyên giảm.

Nếu cháu vừa ho vừa sốt thì cháu có thể bị thêm chứng viêm đương hô

hấp.

Thuốc kháng sinh ít tác dụng tới bệnh ho gà nên khi trị bệnh, các bác sĩ

chủ yếu dùng thuốc an thần làm cho các cháu đỡ ho và ngủ được.

Vì những cơn ho tới bất thường nên phải thay đổi cách ăn của các cháu.

Lúc nào cháu ngớt cơn thì tranh thủ cho ăn ngay, không kể giờ giấc.

Đối với các cháu từ 12 - 18 tháng tuổi, ho gà rất nguy hiểm vì có thể làm

cho các cháu chết do không thở được. Bởi vậy, phải cho cháu nằm bệnh viện để

được săn sóc kỹ càng trong một thời gian cần thiết.

Việc tiêm chủng phòng bệnh ho gà thường được phối hợp với việc phòng

các bệnh uốn ván, bạch hầu, bại liệt bắt đầu từ 3 tuổi. Sau khi đã bị lây bệnh,

việc tiêm chích thuốc Gamma Globuline trước khi cháu bé bị lên cơn, cũng có

tác dụng làm giảm cơn hoặc ngăn kháng cho các cơn ho xảy tới.

Theo nguyên tắc, một trẻ em đã đi nhà trẻ hay tới trường, cần phải để nghỉ

ở nhà 1 tháng, kể từ khi bé bị cơn ho đầu tiên. Việc cách ly cháu bé bị bệnh với

các anh, chị em trong nhà cũng cần phải như vậy.

HEN

Hen là một bệnh có liên quan tới phế quản và thể hiện từng cơn do các

đường dẫn khí của phổi bị co thắt lại, làm cho bệnh nhân không thở ra được

Nguyên nhân của hen có thể giống nguyên nhân của các bệnh dị ứng: Cơ

thể và nhất là các ống phế quản của phổi phản ứng với các bụi phấn hoa, lông

súc vật, bụi, một số vi sinh vật. Xét nghiệm máu hoặc thử nghiệm bằng phương

pháp cấy dưới da có thể xác định được chất gây phản ứng hen.

Bệnh hen là một bệnh gia truyền: Ông, bà, cha, mẹ, họ hàng có người hen

thì các con cháu sau cũng dễ mắc bệnh.

Cơn hen nặng hay nhẹ tùy ở mỗi người, mỗi lúc. Một đứa trẻ lên cơn hen

ngồi trên giường, mặt tím tái, đẫm mồ hôi, cố gắng hít thở khó khăn với những

tiếng rít đặc trưng của bệnh, cần an ủi cháu khi bác sĩ chưa tới và không được

dùng thuốc gì nếu không được bác sĩ chỉ định từ trước.

Các thuốc chữa hen có tác dụng chủ yếu làm giãn phế quản để cho cơn

hen dịu đi. Nếu cơn hen vẫn tiếp diễn, thì cần phải cho cháu vào bệnh viện.

Bệnh hen là một bệnh phải chữa trị lâu dài. Các cơn hen không giống

nhau có thể một năm xảy ra đôi lần, nhưng cũng có thể xảy ra nhiều lần trong

một tháng, ảnh hưởng tới việc học hành và cuộc sống lâu dài của trẻ. Bởi vậy

phải chữa trị tới cùng.

Tâm lý bi quan của trẻ bị bệnh cũng như sự lo âu của người thân có ảnh

hưởng xấu tới tinh thần và làm bệnh thêm trầm trọng. Bởi vậy, việc động viên,

khuyến khích an ủi người bệnh là những việc làm có tính chất tâm lý, nhưng lại

rất cần thiết.

VIÊM PHỔI

Ngày nay, các bác sĩ hay nói một cách chung chung: Viêm vùng phổi.

Cháu bé bị viêm vùng phổi thường có các triệu chứng như: Đột nhiên sốt cao,

má đỏ, thở gấp (đôi khi cánh mũi phập phồng vì khó thở), ho cần phải đưa gấp

trẻ tới bác sĩ. Việc chiếu X-quang sẽ cho biết cháu bị viêm phổi có rộng hay

không?

Được chữa trị ngay, bằng thuốc kháng sinh, trẻ sẽ khỏi nhanh trong vài

ngày.

DẤU HIỆU VIÊM PHỔI Ở TRẺ

Hỏi:

“Trẻ bị viêm phổi có những dấu hiệu nổi bật gì?”.

Trả lời:

Có 2 dấu hiệu dễ nhận thấy:

1. Thở nhanh: Đây là dấu hiệu sớm nhất cho biết trẻ đã bị viêm phổi. Trẻ

được coi là thở nhanh khi có số nhịp thở trong một phút là:

- Trẻ 1-5 tuổi: 40 lần trở lên.

- Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 1 tuổi: 50 lần trở lên.

- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: 60 lần trở lên.

Nếu không đếm được nhịp thở của trẻ hoặc không phân biệt được trẻ có

thở nhanh hơn thường ngày hay không, bà mẹ có thể vén áo trẻ lên và quan sát

lồng ngực. Nếu thấy trẻ thở khác thường hoặc tiếng thở của trẻ phát ra bất

thường thì có thể nghi trẻ bị viêm phổi.

2. Co rút lồng ngực: Đặt trẻ nằm ngang trên giường hay trên lòng mẹ, vén

áo trẻ lên và nhìn vào phần ranh giới giữa ngực và bụng. Nếu thấy bị lõm khi trẻ

hít vào (lặp lại thường xuyên ở bất kỳ nhịp thở nào khi trẻ nằm yên tĩnh hoặc

ngủ) là trẻ đã bị viêm phổi nặng, cần phải được điều trị ngay.

Viêm phổi là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, bệnh diễn biến nặng lên rất

nhanh và dễ gây tử vong. Nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và

đúng cách thì có thể chữa khỏi hoàn toàn.

VIÊM PHẾ QUẢN

Một cháu bé bị cúm hoặc có thể kèm theo ho. Viêm phế quản nếu được

chữa trị ngay khi cháu chỉ bị sốt nhẹ, cháu sẽ khỏi ngay bằng một liều thuốc

kháng sinh. Thường thì chứng ho khỏi trong vòng 5 - 6 ngày nhưng cũng có khi

kéo dài tới 1, 2 tuần, nhất là với các cháu chưa biết cách khạc đờm ra.

Nếu cháu đã khỏi, rồi lại bị lại, không nên cho cháu uống lại thứ thuốc vừa

dùng hãy còn lại. Nên cho cháu đi khám bác sĩ vì chứng ho của cháu rất có thể

liên quan tới một chứng viêm mạn tính vùng mũi họng. Ngoài ra còn một số bệnh

khác mà bác sĩ cần phải nghe và thử nghiệm mới biết được như bị dị ứng,

chẳng hạn.

VIÊM PHẾ QUẢN DẠNG HEN

Một số trẻ em bị ho khi thay đổi thời tiết, kiểu ho theo mùa. Chứng này gây

bởi vi rút làm các cháu khó thở và khi thở có tiếng rít giống như hiện tượng hen.

Cháu ho, sốt, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài nhiều ngày, bị đi bị lại nhiều đợt,

mùa hè rồi lại mùa đông.

Một số cháu có thể chuyển thành hen thực thụ.

Để chữa trị, cần đưa cháu tới các bác sĩ chuyên khoa để hướng dẫn cho

cháu về phương pháp thở. Biết cách thở sẽ giảm được cơn bệnh rất nhiều.

BỆNH LAO (THỬ PHẢN ỨNG B.C.G)

Hiện nay, bệnh lao không còn hoành hành như thời gian cách đây 30 năm

nữa, vì đã có nhiều loại thuốc phòng và chữa trị hiệu nghiệm. Tuy vậy, bệnh vẫn

còn tồn tại, nhất là trong số những người cơ nhỡ.

Bệnh lao gây nên bởi vi trùng Koch (B.K), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ

em - nhất là các cháu sơ sinh - dễ bị lây bệnh, nên cần phải tiêm phòng cho các

cháu bằng vắc-xin B.C.G (vi khuẩn mang tên người tìm ra chúng là Calmette và

Guérin). Các cháu có thể bị lây từ một người không biết mình có bệnh hoặc một

người có bệnh nhưng lại tưởng là mình đã khỏi rồi.

Giai đoạn bị lây bệnh đầu tiên của một cháu bé chưa tiêm phòng B.K gọi

là sơ nhiễm có thể không có triệu chứng gì nổi bật, phải thử nghiệm mới biết

được (căn cứ vào kết quả thử nghiệm âm tính hay dương tính). Tuy vậy, cũng

có những trẻ có những biểu hiện như: Sốt, tình trạng sức khỏe toàn thân bị suy

sụp, xuống cân, gầy ốm. Kết quả chiếu X-quang cho thấy có những điểm bất

thường ở phổi như sự xuất hiện các hạch ở quanh khí quản và ở phổi. Đối với

các cháu mới sinh, bệnh lao màng não là một bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Khi thấy một đứa trẻ bị sơ nhiễm lao, người ta thường để ý tìm xem người

nào đã lây bệnh sang cháu và thường phát hiện ra ngay trong gia đình hoặc

người thường tiếp xúc với cháu.

Việc chữa trị cho một cháu bé bị sơ nhiễm lao rất đơn giản: Cho cháu

uống thuốc kháng sinh loại chống lao trong thời gian từ 6 đến 9 tháng.

Những phản ứng với thuốc thử lao: Những phản ứng của cơ thể cháu bé

đối với thuốc thử lao cho thấy: Cơ thể cháu đã tiếp xúc với vi trùng B.K hoặc

cháu đã được tiêm thuốc B.C.G phòng lao rồi. Người ta tiêm vào dưới da của

các cháu một lượng nhỏ các vi trùng lao (B.K) đã bị chết, rồi quan sát trạng thái

da ở chỗ tiêm.

1) Nếu cơ thể không bị nhiễm B.K và cháu chưa tiêm phòng B.C.G thì

không có phản ứng gì ở da: Kết quả âm tính.

Nếu cơ thể đã tiếp xúc với B.K hoặc đã chích B.C.G thì da có phản ứng:

kết quả dương tính.

Có nhiều cách thử nghiệm: Làm trầy một diện tích rất nhỏ da của cháu bé

rồi nhỏ một giọt thuốc thử lao lên vết trầy; đắp một lớp pom-mát (thuốc mỡ) thử

lao lên da; rồi tiêm vào dưới da một lượng nhỏ thuốc thử.

Việc nhận định kết quả của thử nghiệm không phải ai cũng làm được, vì

phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Bởi vậy các bà mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ

hoặc nơi chuyên môn để có được kết quả chính xác. Cần phải đưa cháu tới

đúng hẹn, thường là 2 tới 4 ngày sau khi thử. Kết quả dương tính thường có các

dấu hiệu như: chỗ tiêm thử có một vùng đỏ bao quanh, dưới da có một cục sờ

thấy cứng hoặc quanh chỗ tiêm có nhiều điểm nhỏ hơi phồng, màu đỏ.

Có thể có nhiều dấu hiệu tương tự làm người ta lầm là kết quả dương

tính. Bởi vậy, muốn chắc chắn, người ta thường tiến hành nhiều cách thử

nghiệm, từng đợt cách nhau một khoảng thời gian.

Kết quả dương tính cho biết đứa trẻ đã tiếp xúc với B.K (nếu trước đó,

cháu không được tiêm phòng B.C.G).

2) Nếu kết quả dương tính rất rõ rệt thì cháu vừa bị nhiễm B.K trong thời

gian gần đây. Nếu kết quả dương tính không rõ rệt thì khó xác định được thời

gian nhiễm bệnh. Bởi vậy, người ta thường thử ít nhất mỗi năm một lần cho các

cháu, để dự đoán sự tiến triển của bệnh bằng cách so sánh các kết quả của mỗi

lần thử với nhau.

Nội dung của việc dùng B.C.G:

- Khi dùng B.C.G để ngừa bệnh lao người ta tiêm vào cơ thể các cháu bé

những vi khuẩn lao của bò, đã được làm yếu đi tới mức không gây được bệnh

nữa nhưng vẫn kích thích được hệ miễn nhiễm của cơ thể cháu bé sản sinh ra

các kháng thể chống lại được vi trùng lao, kể cả các vi trùng lao hoạt động ở

người.

Cách thực hành:

- Sau khi đã biết rõ cháu bé đã thử lao kết quả âm tính, bác sĩ truyền ngay

B.C.G vào người cháu. Có thể truyền bằng phương pháp làm xước da; hoặc

tiêm thuốc vào dưới da; hoặc uống thuốc. Phương pháp tốt nhất là chích thuốc

vào dưới da.

3 tháng sau mới kiểm tra kết quả và cháu bé phải có kết quả dương tính.

Nếu kết quả âm tính thì việc tiêm phòng vừa rồi chưa đạt yêu cầu, phải tiêm

phòng lại.

Ở nước ta việc tiêm phòng cho các cháu bé đã được thực hiện từ lâu.

Việc tiêm phòng lao B.C.G cần thực hiện càng sớm càng tốt. Vì vậy, người ta

thường tiêm phòng cho các cháu ngay khi mới sinh.

Tất cả mọi trẻ em đều có thể tiêm phòng bệnh lao bằng thuốc B.C.G, trừ

trường hợp cháu đang bị bệnh nào đó hoặc vừa tiêm ngừa một bệnh khác thì

phải tạm hoãn lại một thời gian.

Việc tiêm B.C.G không làm cho cháu bé bị sốt hoặc có phản ứng gì khác

ngoại trừ hiện tượng sau vài tuần, chỗ chích có một cái vẩy nhỏ, ở dưới vẩy có

một cục cứng, chung quanh vẩy có một vùng đỏ. Nếu chích dưới da ở cánh tay,

có thể nổi hạch ở nách. Có trường hợp hạch sưng to, có mủ nhưng thường sẽ

khỏi nhanh.

Việc tiêm B.C.G phòng lao đã tỏ ra rất hữu hiệu, kể cả đối với các dạng

lao nguy hiểm như lao màng não. Tuy vậy, việc tiêm phòng phải thực hiện cẩn

thận và có quá trình theo dõi về sau.

Đúng là sau khi đã tiêm phòng, nếu kết quả dương tính không rõ rệt

chứng tỏ khả năng miễn nhiễm yếu, cần phải chích lại. Thật ra, khả năng miễn

nhiễm này cũng yếu đi theo thời gian. Bởi vậy, thường các cháu phải thử lao mỗi

năm một lần để thấy nếu cần thì tiêm phòng lại.

Thời gian và những nhận xét, theo dõi của mỗi lần tiêm phòng cần phải

được ghi đầy đủ vào sổ y bạ của các cháu.

BỆNH TIM BẨM SINH

Bệnh tim bẩm sinh gồm các chứng tim do sự phát triển bất thường ngay

từ khi trong bào thai. Có nhiều nguyên nhân tới nay vẫn chưa được biết.

Có nhiều bệnh tim bẩm sinh khác nhau do có sự cấu tạo không bình

thường của tim:

- Ở các vách tim hay các van tim.

- Ở các động mạch lớn xuất phát từ tim. Các động mạch này có thể bị hẹp

bất thường, bị thay đổi vị trí, bị thông nhau.

Một số trường hợp được phát hiện ngay khi bé vừa mới ra đời, do thấy bé

bị tím tái, bị suy tim nguy hiểm tới tính mạng.

Một số trường hợp khác diễn ra ngấm ngầm, bé chịu đựng được nên mãi

sau này khi nghe tim bác sĩ mới phát hiện ra. Trong 20 năm nay, nền y học đã có

nhiều tiến bộ về các mặt chẩn đoán và điều trị bằng phẫu thuật các bệnh tim

bẩm sinh. Có thể chẩn đoán cho cả bào thai trong bụng mẹ bằng phương pháp

siêu âm.

CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ BỊ TẬT TIM BẨM SINH

Trẻ có tật tim bẩm sinh thường ho, vã mồ hôi, nhanh bị mệt, lồng ngực bị

rút lõm khi hít vào. Một số em da xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím

ngắt khi khóc hoặc từ khi mới sinh.

Những em có tật tim bẩm sinh thường bú hoặc ăn kém, khi bú dễ bị mệt,

có khi phải ngưng lại để thở rồi mới bú tiếp. Do đó, trẻ chậm lên cân, thậm chí

sụt cân, chậm mọc răng, chậm biết lật, bò, đứng và đi hơn so với trẻ bình

thường. Trong một số trường hợp, trẻ mang tật tim bẩm sinh nhưng không có

biểu hiện gì, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe. Một số bệnh khác

cũng đi kèm với tật tim bẩm sinh như hội chứng Down, sứt môi - chẻ vòm, thiếu

hoặc thừa ngón tay, ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ...

Nguyên nhân dị tật tim bẩm sinh ở trẻ

Dị tật tim bẩm sinh là hiện tượng có bất thường trong cấu trúc của buồng

tim, các vách ngăn, van tim và những mạch máu lớn xuất phát từ tim. Một số

nguyên nhân của tật tim bẩm sinh là:

- Do bất thường của các nhiễm sắc thể số 13, 18, 21 (gây hội chứng

Down), số 22, hoặc các nhiễm sắc thể giới tính như XO (gây hội chứng Turner),

XXY (hội chứng Klinefelter). Những bất thường này không di truyền mà xảy ra ở

một thế hệ.

- Do di truyền trong gia đình khiến tật tim bẩm sinh xảy ra trong nhiều thế

hệ của gia tộc. Nguyên nhân này chiếm khoảng 3% các trường hợp mắc bệnh.

- Do môi trường sống tác động lên cơ thể của bà mẹ lúc mang thai như tia

phóng xạ, tia quang tuyến X, hóa chất, rượu, thuốc, đặc biệt là các thuốc an

thần, thuốc nội tiết tố, hoặc mẹ mắc một số bệnh do siêu vi trùng trong 3 tháng

đầu của thai kỳ như quai bị, Rubéole, Herpès...

- Do mẹ mắc một số bệnh như tiểu đường, Lupus đỏ...

Làm thế nào để tránh cho trẻ bị tật tim bẩm sinh?

Tốt nhất là trước khi dự định mang thai, mẹ nên khám sức khỏe định kỳ,

chủng ngừa một số bệnh như sởi, quai bị, Rubéole, viêm gan siêu vi B và điều trị

các bệnh tiểu đường, Lupus đỏ... nếu có. Trong quá trình mang thai, bà mẹ phải

thường xuyên theo dõi thai kỳ tại cơ sở y tế. Tránh uống rượu, tiếp xúc với các

hóa chất, độc chất, không chụp hình bằng tia X. Khi dùng bất cứ thuốc gì đều

phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chẩn đoán và điều trị

Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng bệnh, cần đưa trẻ đến khám tại các

cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để được chẩn đoán chính xác. Hiện nay

trên thế giới, phần lớn các trường hợp tật tim bẩm sinh được điều trị khỏi bằng

phẫu thuật, khắc phục những khuyết tật trong tim, hoặc các biện pháp điều trị

can thiệp khác mà không cần phẫu thuật. Ở TP HCM, Viện Tim đã tiến hành

phẫu thuật được một số tật tim bẩm sinh như thông liên thất, thông liên nhĩ. Ống

động mạch, tứ chứng Fallot, hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ...

Những trẻ có tật tim bẩm sinh không thể phẫu thuật được hoặc đang trong

thời gian chờ phẫu thuật cần được điều trị và theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế

có chuyên khoa tim mạch nhi để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như suy

tim, cơn khó thở tim hoặc nhiễm trùng nặng.

Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng của

trẻ có tật tim bẩm sinh. Nếu cần nhổ răng, cha mẹ phải thông báo cho nha sĩ biết

bệnh của trẻ để các em được uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng trước và

sau nhổ.

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BỤNGBỤNG TO

Các cơ bắp của trẻ em dưới 4 - 5 tuổi thường còn mềm. Bắp thịt ít phát

triển nên toàn bộ vòm bụng yếu. Khi bé ở tư thế đứng, bụng bé phồng ra phía

trước, rốn lồi, lưng có thể hơi cong.

Bởi vậy, tùy theo số tháng và độ tuổi của các cháu mà ta lựa chiều bế

cháu. Các bà mẹ nên hỏi bác sĩ về việc cho các cháu tập thể dục để luyện tập

cơ bụng, ngay từ lúc nhỏ.

Bụng to cũng có thể là vì cho các cháu ăn nhiều chất bột quá và thiếu

Vitamin D.

Nếu cháu bé bụng to mà lại có các triệu chứng khác kèm theo như: Phân

không bình thường, không tăng trọng và ngưng phát triển cả về chiều cao, thì

cháu có thể đang mắc một số bệnh của bộ máy tiêu hóa, cần đưa đến bác sĩ

xem bệnh.

CUỐNG RỐN BỊ ĐỎ HAY CHẢY NƯỚC

Đối với các trẻ sơ sinh, cần phải đặc biệt chú ý tới rốn của các cháu trong

15 ngày đầu. Ngày nào cũng phải thay băng quấn rốn. Nếu thấy rốn ướt, đỏ, cần

báo ngay cho bác sĩ biết.

Các hiện tượng rốn chảy máu hay có mủ cũng vậy, kể cả trong ngày thứ 6

hay thứ 7, là ngày cuống rốn rụng. Nếu rốn có những vệt đỏ nhỏ, bác sĩ có thể

dùng Nitrát bạc chấm vào. Trong khi khóc, nếu rốn bé hơi lồi lên là chuyện bình

thường.

LỒI RỐN - THOÁT VỊ BẸN

Một số trẻ sơ sinh khi khóc, rốn lồi to lên. Hiện tượng này không có gì

đáng lo ngại. Tuy rốn như vậy, nhưng sẽ không bao giờ bị thắt, và sẽ tự hết khi

cháu lớn lên.

Nhiều bà mẹ chữa cho các cháu như sau: Bọc một đồng tiền vào trong

một lớp gạc rồi lấy băng, băng dính lên rốn cháu.

Tuy vậy, nếu trường hợp phần lồi lớn quá và mấy năm sau cũng không

giảm bớt thì cần phải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ.

Thoát vị bẹn, bên trái hoặc bên phải bộ phận sinh dục.

Hiện tượng này thường xảy ra với cháu trai. Cháu bé gái cũng có thể bị,

nhưng ít hơn.

Với cháu trai, người ta thấy một cục cứng ở bẹn, nhiều khi ở ngay bìu.

Bác sĩ chữa trị bằng cách băng chặt điểm đó lại và cũng có thể sẽ phải phẫu

thuật tiếp theo.

Nếu là cháu gái thì đó là triệu chứng của sự thoát vị buồng trứng, cần phải

phẫu thuật ngay. Không được băng hoặc ép vì có thể làm vỡ buồng trứng.

Thoát vị bẹn nghẹn:

Nếu chỗ lồi cứng và đau ấn không lên nữa có thể bắt đầu chườm nóng

cho cháu và cho cháu uống thuốc an thần. Nếu không có hiệu quả, cần phẫu

thuật cấp cứu.

ĐAU BỤNG Ở TRẺ SƠ SINH

Trong mấy tháng đầu, bé hay khóc và có dấu hiệu như đau bụng. Có lúc

khóc thét, trong vài phút hoặc có thể vài giờ, mặt tái đi, khua tay khua chân biểu

hiện bé bị đau. Nhưng sau khi đi được một ít phân hoặc xì được hơi ra (đánh

rắm), cơn đau dịu đi và cháu bé đột nhiên thôi khóc.

Những cơn khóc của bé như thế thường xảy ra trong những tuần lễ đầu,

sau khi bú vào quãng chiều, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé. Bé vẫn

tiêp tục lớn đều.

Nguyên nhân của những cơn khóc này vẫn chưa rõ. Ngươi ta chỉ dự đoán

có thể là bé bị đầy hoặc rối loạn tiêu hóa; hoặc bé chợt thấy lạ với quang cảnh

xung quanh nên sợ hãi; hoặc vì lượng hơi do sự tiêu hóa sinh ra ở trong bụng bị

dồn nén chưa thoát ra được làm bé khó chịu.

Việc xác định bệnh cho bé bao giờ cũng là một việc khó khăn. Gặp những

trường hợp bé khóc làm bà mẹ lo âu, bác sĩ sẽ xét đoán, loại dần những nguyên

nhân để chọn lấy một nguyên nhân phù hợp với trạng thái của bé. Ngoài ra,

cũng có thể để ý xem cháu có bị viêm tai, viêm da, viêm màng não hoặc các bộ

phận vùng bụng, đặc biệt là xem có bị lồng ruột không.

ĐAU BỤNG VÀ VÙNG BỤNG

Đau bụng là hiện tượng thường gặp ở trẻ em mà cũng là chứng khó xác

định bệnh nhất, vì có rất nhiều nguyên nhân khiến các cháu bị đau bụng: Từ khả

năng các cơ quan nội tạng bị đau tới sự hoạt động của các cơ quan bị trục trặc;

có khi cần phải phẫu thuật ngay mà có khi lại chỉ vì một nguyên nhân tâm lý nào

đó.

Tuy vậy, người lớn nên biết, khi có hiện tượng gì thì cần phải mang bé đi

cấp cứu hoặc đi phẫu thuật ngay: Đó là các trường hợp bé đang khỏe mạnh

bỗng bị đau dữ dội; đau ở một điểm xác định; đau khiến bé phải nằm một chỗ;

đau kèm theo sốt và nôn. Những hiện tượng này có thể liên quan tới đau ruột

thừa, bị lồng ruột, bị tắc ruột, v.v...

Nếu sau vài giờ, bé vẫn chưa hết đau thì cần phải mời bác sĩ tới hoặc đưa

cháu đi bệnh viện. Nhiều khi, những triệu chứng tương tự giống như trên lại là

những chứng bệnh chẳng hề cần tới phẫu thuật. Thật vậy một số bệnh dịch theo

mùa như cảm cúm, viêm phổi hoặc viêm vùng phổi cũng có thể gây đau bụng.

Ngoài ra, các bệnh gan, ống tiểu, sốt xuất huyết kèm theo chứng táo bón nhất

thời hoặc lặp đi lặp lại đều có thể làm đau bụng. Các cháu còn có thể bị đau

bụng vì giun, sán....

Về hiện tượng đau vùng bụng, các bác sĩ thường nhận xét thấy: Trẻ thỉnh

thoảng lại kêu đau bụng, tuy kêu đau nhưng cháu chịu được và việc này đã xảy

ra trong một thời gian dài. Xem như vậy thì rất có thể đây chỉ là một vấn đề tâm

lý. Bởi vậy, chữa bằng thuốc thang không khỏi được. Hiện tượng này có những

đặc điểm:

- Trẻ thường kêu đau quặn vùng rốn vào buổi sáng, bữa cơm trưa rồi tới

chiều thì khỏi.

- Trẻ có thể thấy đau từng đợt nhiều ngày rồi lại khỏi.

- Tuy kêu đau, nhưng vẫn chơi.

- Khi đau, trẻ có thể kém ăn hoặc kém ngủ.

Trẻ đau như thế thường hay làm nũng, nhút nhát, muốn gần bố mẹ và

ngại đến trường v.v...

Muốn tìm nguyên nhân đau bụng của trẻ em, thường phải tiến hành một

cuộc khám sức khỏe toàn diện, làm một số xét nghiệm nước tiểu; xét nghiệm

phân để tìm trứng giun, X-quang ruột, siêu âm ổ bụng v.v...

Nếu tất cả các việc làm trên không có kết quả gì, nên đưa cháu bé tới một

chuyên gia tâm lý.

Riêng người lớn - thường cưng chiều và tỏ ra thương khi cháu kêu đau -

không nên tỏ thái độ lo lắng quá của mình. Nên cố làm ra vẻ như sự việc chẳng

có gì là quan trọng cả. Thái độ như thế, tuy có làm cho các cháu chán nản,

nhưng lại khiến cho các cháu chóng khỏi bệnh... tưởng.

ĐAU BỤNG Ở TRẺ

Đau bụng ở trẻ là biểu hiện của những bệnh gì?

Đau bụng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh (ở trong, ngoài ổ bụng

hoặc toàn thân) từ nhẹ đến cực kỳ nguy hiểm như: Nhiễm ký sinh trùng, dị ứng

hoặc ngộ độc thức ăn, lồng ruột, vỡ nội tạng... Việc nhận biết các biểu hiện đặc

trưng của từng bệnh lý sẽ giúp cha mẹ có được cách xử trí thích hợp, đảm bảo

an toàn cho trẻ.

Đau bụng ở trẻ có thể là dấu hiệu của các bệnh sau:

- Lồng ruột: Thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhất là những cháu bụ bẫm.

Trẻ đau bụng từng cơn, trong mỗi cơn đau đều khóc thét, uốn người, nôn, có khi

nôn hoặc đi ngoài ra máu. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn sâu.

- Ngộ độc thức ăn: Nôn, tiêu chảy và đau bụng; có khi đi phân lẫn máu.

- Viêm ruột thừa: Đau bụng có kèm theo sốt và nôn (nôn ít).

- Thoát vị bẹn: Khi khối thoát vị bị nghẹt, trẻ đau bụng kèm theo sưng vùng

bẹn hoặc bìu.

- Giun chui ống mật: Đau bụng từng cơn, vật vã, ở tư thế trồng cây chuối

thì bớt đau hơn.

- Tắc ruột do giun: Đau bụng kèm theo nôn, bí đại tiện. Những trẻ này

thường có cơ thể gầy.

- Viêm dạ dày cấp hoặc loét dạ dày, tá tràng: Đau bụng sau khi ăn những

thực phẩm không thích hợp.

- Vỡ các nội tạng (gan, lách, thận...) do sang chấn: Đau bụng dữ dội kèm

theo mất máu.

- Viêm phổi: Thường sốt cao, đau bụng và khó thở.

- Viêm cơ thành bụng: Cơ bụng sưng đỏ, đau.

- Gãy xương sườn: Đau, khó thở.

- Viêm vùng ngoài tim: Đau, khó thở, sốt, mệt mỏi

- Động kinh thể bụng: Trẻ hay kêu đau bụng, nhiều khi đau dữ dội, không

theo chu kỳ (lúc đau, lúc không), có khi sốt. Chứng đau đôi khi liên quan đến

trạng thái thần kinh. Bệnh thường kéo dài, khó phát hiện. Muốn chẩn đoán chính

xác, phải làm một số xét nghiệm, đặc biệt là điện não đồ.

Cha mẹ cần theo dõi sát nếu trẻ đau bụng. Đưa trẻ đi cấp cứu ngay ở cơ

sở y tế có chuyên môn cao nếu chứng đau bụng kèm theo các biểu hiện sau:

- Sốt, mệt mỏi.

- Nôn, buồn nôn.

- Chướng bụng, co giảm nhu động ruột.

- Không đi ngoài được hoặc không trung tiện được.

- Nôn ra máu hoặc đi phân đen.

- Sưng vùng bìu, bẹn.

- Thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt).

Cha mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc, nhất là thuốc giảm đau hoặc

kháng sinh vì những dược phẩm này sẽ làm lu mờ triệu chứng của bệnh, gây

khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán. Đã có nhiều trẻ bị đau bụng do viêm

ruột thừa (nếu được mổ trong vòng 6 giờ sẽ khỏi và không có biến chứng) cha

mẹ đã cho uống kháng sinh và thuốc giảm đau, đến khi bệnh không khỏi mới đi

bệnh viện. Lúc này, ruột thừa đã vỡ, rất khó điều trị và dễ dẫn đến các biến

chứng viêm phúc mạc, viêm ruột, tắc ruột sau mổ, thậm chí tử vong.

ĐÁNH RẮM

Bé hay đánh rắm, nhưng tăng cân đều, như vậy là không có gì đáng lo

ngại cả. Chỉ cần bà mẹ chú ý giữ gìn chế độ ăn uống của bé sao cho không dư

quá nhiều chất bột, chất hạt, và chất đường. Những chất trên nếu dư thừa,

không tiêu hóa hết trong bộ máy tiêu hóa của bé sẽ bị lên men, gây đầy hơi và

đôi khi thành bệnh tiêu chảy.

Ngược lại, nếu bé bị táo bón cũng cần có biện pháp để bé đi tiêu được dễ

dàng hơn.

KHỐNG TIÊU - ĐẦY BỤNG

Đối với trẻ em, từ các cháu sơ sinh tới các trẻ lớn, việc xác định xem có

phải cháu bị đầy bụng không là rất khó. Vì những triệu chứng bệnh của các cháu

thường chung chung như: Nôn ói, đau bụng và sốt. Những triệu chứng này cũng

có thể đi từ việc ăn không tiêu đến bệnh viêm gan siêu vi trùng hoặc bệnh viêm

ruột thừa.

Bởi vậy, nếu trong vòng 24 giờ mà không thấy cháu đỡ thì phải đưa cháu

tới bác sĩ để được khám cẩn thận.

TÁO BÓN

Khi đứa trẻ đi tiêu khó, phân cứng, khô hoặc đi thành từng viên nhỏ, 2 hay

3 ngày mới đi một lần, thì cháu bị đi táo hay táo bón.

Cũng nên lưu ý rằng, phần cứng như vậy là táo bón rồi, nhưng một số

cháu 2 ngày mới đi tiêu được một lần là chuyện bình thường.

Đối với các cháu sơ sinh, táo bón thường là do chế độ ăn - nếu cháu bú

sữa mẹ dù đi 2 ngày một lần, phân cháu vẫn mềm. Nếu cháu không đi tiêu

được, có thể vì 2 nguyên nhân: Hoặc là cháu bú chưa đủ no hoặc là vì mẹ bị táo

bón và cháu cũng bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp đầu, cháu bé chậm lớn, thường khóc sau khi bú xong:

Phải cho cháu bú bình thêm, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trường hợp thứ 2, bà mẹ phải cải tiến chế độ ăn uống của mình như thêm

rau và trái cây, nhưng tránh uống các loại thuốc tẩy hoặc nhuận tràng.

Đối với các cháu bé được nuôi bằng sữa hộp, việc bị táo bón là chuyện

khó tránh, dù các bà mẹ đã cất công chọn loại sữa có tiếng, có tín nhiệm, pha

đúng như chỉ dẫn, cho ăn đúng liều lượng v.v... Nếu cháu bị táo bón nhiều, bác

sĩ có thể chỉ dẫn cách pha chế sữa của cháu sao cho có chất axít nhiều hơn.

Nếu cháu nhỏ dưới 3 tháng tuổi, nên tăng lượng nước trái cây (cam) vào sữa.

Nếu bé lớn hơn, có thể cho ăn thêm nước súp rau, uống nước suối, nước

khoáng và một số thuốc nhuận tràng nhẹ.

- Có thể thay đường bằng mật ong hoặc kẹo mạ.

- Cho các cháu uống nhiều nước hơn. Cơ thể cháu có thể bị mất nhiều

nước vì trong nhà nóng quá.

Hiện tượng táo bón ở các cháu lớn cũng giống như ở người lớn. Để rõ

nguyên nhân, chúng ta hãy theo dõi quá trình di chuyển của thức ăn trong bộ

máy tiêu hóa:

Sau khi được nuốt vào bụng, thức ăn lưu lại ở dạ dày từ 2-4 giờ, rồi đi

xuống ruột. Quãng đường ở ruột gồm 6m ruột non và 1,5m ruột già ở người lớn.

Ở các cháu nhỏ, con đường này ngắn hơn nhưng tỷ lệ về chiều dài giữa ruột già

và ruột non vẫn thế. Thời gian thức ăn qua ruột từ 10 tới 20 giờ. Trong suốt thời

gian này, các thành ruột hấp thu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn để bồi

dưỡng cơ thể. Những gì còn lại được đưa xuống ruột già, tạo ra phân, gồm các

chất cặn bã phần lớn là các chất xơ có trong vỏ trái cây, trong rau bị dồn ép lại ở

phần cuối ruột. Tùy theo loại chất bã, khối lượng nhiều hay ít cùng với sự hoạt

động của cơ thể mà thức ăn và các chất bã di chuyển nhanh hay chậm trong bộ

máy tiêu hóa. Nếu cuộc hành trình này lâu quá, các chất tạo phân bị mất nước

làm phân sẽ bị khô.

Bởi vậy, để tránh táo bón, nên chọn các thức ăn nào có thể di chuyển

nhanh và tạo chất bã nhanh như: Sữa chua, trái cây, rau, chất hạt. Các loại sữa

bò, sữa cô đặc và các thực phẩm để lại ít chất bã như đường, sô-cô-la, thịt di

chuyển trong ruột chậm hơn.

Có một số hiện tượng kèm theo chứng táo bón của các cháu như: Sốt,

không chịu ăn, mệt. Thường các cháu bị táo bón lại không chịu đi ị vì đau, nên

phân đã cứng lại khô thêm.

Một số yếu tố tâm lý như lo lắng, sợ hãi cũng có thể gây ra sự táo bón. Bởi

vậy, khộng nên để các cháu nhỏ bị ảnh hưởng bởi những biến động căng thẳng

trong gia đình.

Đối với trẻ em bị táo bón, nên:

- Cho các cháu uống nhiều khi ăn cũng như ngoài bữa ăn.

- Cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày.

- Thay bơ, mỡ bằng dầu thực vật để trộn salát.

- Bỏ Sô-cô-la và thay đường bằng mật ong.

- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả, chọn các loại rau có tính chất

nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau giền, củ khoai lang. Khi nấu bột

và cháo, phải băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái. Cho trẻ ăn các loại quả: chuối tiêu, đu

đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long... Khi trẻ đã bị táo bón không nên ăn cà rốt, hồng

xiêm, táo...

- Có thể dùng nước cốt khoai lang sống: khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, đem

giã nhỏ vắt lấy nước cho trẻ uống.

- Trẻ ăn sữa bò bị táo bón: Pha sữa loãng hơn bình thường một chút, có

thể pha thêm 1 thìa cà phê nước quả (cam, quýt) vào cốc sữa cho trẻ, hoặc

dùng nước cháo pha sữa cho trẻ từ 5 tháng trở lên.

- Mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị táo bón cho mẹ: Ăn nhiều rau

quả, uống đủ nước.

- Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào

khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột.

- Tập thói quen ăn nhiều rau trong bữa ăn: Thái nhỏ nấu canh, luộc rau

cho trẻ ăn trước. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo cần 100-150g rau/ngày. Cho trẻ ăn cả

múi các loại quả: cam, quýt, bưởi, ăn đu đủ, chuối tiêu, thanh long...

- Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào trẻ

không vội vã, nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên

tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi hố xí quá lâu.

- Các trường hợp táo bón do nứt hậu môn: rửa sạch hậu môn, bôi dung

dịch bạc Nitơrat 2%.

- Điều trị các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu... nếu có.

- Khi đã dùng các biện pháp trên không có hiệu quả thì mới dùng thuốc và

thụt tháo.

- Cho trẻ uống dầu Parafin: 5-10ml (trẻ nhỏ), 10- 20ml (trẻ lớn) vào buổi

sáng. (Chú ý: Các loại thuốc nhuận tràng phải dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ).

- Thụt tháo: là biện pháp cuối cùng. Đó là dùng nước ấm cho pha Glyxerin:

30-40ml đối với trẻ dưới 1 tuổi và 100-250ml đối với trẻ trên một tuổi.

Khi nào cần đưa trẻ táo bón đi bệnh viện?

- Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng.

- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.

- Táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng,

kèm theo nôn.

TIÊU CHẢY CẤP TÍNH

Đi tướt hay tiêu lỏng, tiêu chảy ở trẻ em có nhiều mức: Phân mềm nhưng

vẫn có khuôn, phân nát, phân lỏng có lẫn thức ăn không tiêu hóa được, phân chỉ

là chất lỏng.

Cách chữa trị tùy vào trạng thái bệnh nặng hay nhẹ, đi nhiều hay ít, lứa

tuổi bao nhiêu trong quãng từ 18 tháng tuổi đến 3 năm tuổi.

Với bé sơ sinh bú mẹ:

- Nếu bé đi mỗi ngày 5 - 6 lần hay nhiều hơn nữa thì cũng là việc bình

thường. Phân của bé như thế nào là tùy ở chất sữa của mẹ. Nếu bé vẫn chịu bú

và tăng cân đều thì không có gì phải lo ngại. Mẹ của bé vẫn có thể yên tâm cho

con bú, nhưng chú ý không được uống thuốc tiêu chảy, thuốc nhuận.

Với bé bú bình:

- Nếu bé bú sữa ở bình mà bị tiêu chảy thì phải cẩn thận ngay từ đầu,

tránh để bé bị mất nước và các chất muối khoáng nhiều.

Nếu bé đi nhiều lần trong một giờ thì dù sắc thái bé không có gì đáng chú

ý, cũng phải đưa cháu tới bác sĩ. Những hiện tượng rất đáng chú ý và lo ngại là:

Phân xanh hoặc phân lỏng mà cháu đi ra từng tia.

Phải làm gì?

Trước tiên, phải ngưng không cho bé ăn sữa nữa trong vòng 1 - 2 ngày.

Cho bé uống làm nhiều đợt trong ngày: nước đường, nước nấu cà rốt, những

chất muối khoáng dành cho trẻ em trong những trường hợp này có bán sẵn ở

hiệu thuốc pha với một lượng nước nhất định đã được chỉ dẫn.

Ở độ tuổi từ 5 - 6 tháng trở đi, có thể cho bé ăn thêm thức ăn chống tiêu

chảy như khoai, chuối nghiền v.v... Lượng thức ăn lỏng cho các cháu ăn mỗi

ngày vào quãng 150 gram cho mỗi kg trọng lượng của các cháu, ăn làm nhiều

lần, mỗi lần độ 20 - 30g. Nếu các cháu bị nôn ói, nên cho ăn lạnh.

Chế độ ăn như trên có mục đích bù lại lượng nước bé bị mất do đi lỏng.

Nếu phương pháp trên có hiệu quả, bé sẽ đi phân trở lại bình thường.

Chế độ ăn kiêng như trên không nên kéo dài quá 2 ngày.

Khi ăn bình thường trở lại, nên tăng lượng sữa từ từ hoặc dùng các loại

sữa đặc biệt thích hợp với bệnh trạng của cháu.

Điều quan trọng:

- Nếu đã ăn kiêng mà bé vẫn không khỏi, bị sút cân và có triệu chứng cơ

thể thiếu nước, cần phải gặp bác sĩ để xem có cần cho bé nằm viện ngay không.

Cũng cần lưu ý rằng, khi trở lại chế độ ăn bình thường rất có thể bé lại bị

đi tướt lại. Nếu vậy, lại phải ăn kiêng sữa thêm 1 - 2 ngày hoặc yêu cầu bác sĩ

xem có cần đổi loại sữa khác không.

Những nguyên nhân của bệnh tiêu chảy thường liên quan tới vấn đề ăn

uống của bé như:

- Pha sữa đặc quá hoặc loãng quá.

- Cho bé ăn quá sớm những thức ăn khó tiêu như: thịt, rau, trứng, hoặc

cho ăn với liều lượng nhiều quá; ăn nhiều bột quá;

- Thực phẩm bị thiu, sống.

- Bệnh tiêu chảy còn do vi trùng hay vi rút gây ra. Chúng có thể từ những ổ

viêm nhiễm ở họng, ở tai xuống gây bệnh ở ruột. Bác sĩ khám họng, tai và làm

xét nghiệm phân có thể xác định được điều này.

Để đề phòng cho bé khỏi bị tiêu chảy, nên chú ý:

- Pha chế sữa đúng liều lượng và tránh những thiếu sót đã ghi ở phần

trên.

- Tránh không để cháu bé tiếp xúc với ngươi nào đang bị viêm nhiễm như

ho, có mụn nhọt v.v...

- Rửa sạch và làm tiệt trùng các bình sữa trước khi đựng sữa cho bé ăn;

- Khi bé mới bị tiêu chảy, ngưng cho ăn sữa ngay.

BỆNH TIÊU CHẢY MẠN TÍNH

Một số cháu bé không hợp với sữa bò, cứ ăn là bị tiêu chảy. Chữa khỏi,

tới khi ăn lại, lại bị lại. Có nhiều cháu, ngay từ lần bú sữa bò đầu tiên đã bị các

chứng như dị ứng, phát ban, tiêu chảy. Nguyên nhân do bộ máy tiêu hóa của

các cháu không thích hợp với các Prôtêin của sữa bò. Bởi vậy, nếu thay sữa bò

bằng một loại sữa đặc biệt khác, bệnh cháu có thể hết ngay.

Những nguyên nhân khác có thể do: Saccarô - một loại đường - các bà

mẹ vẫn thường cho thêm vào bình, vào nồi súp rau;

- Lactôdơ - một loại đường tự nhiên có ngay trong sữa mẹ hoặc sữa bò.

- Prôtêin có trong các chất bột ngũ cốc như Gluten.

Vì có nhiều nguyên nhân khác nhau, nên bác sĩ phải theo dõi chế độ ăn và

phản ứng tiêu hóa của bé mới xác định được nguyên nhân nào là chính, không

kể tới một số bệnh đưòng ruột nữa.

BỆNH ĐƯỜNG RUỘT

Gluten là một loại Prôtêin có trong bột một số hạt lương thực như lúa mì,

lúa mạch, yến mạch (không có trong gạo và đỗ tương). Cơ thể trẻ thường không

tiêu hóa được Gluten nên dễ bị tiêu chảy mạn tính, nhất là khi trẻ bắt đầu chuyển

sang chế độ ăn bổ sung (ăn dặm), vì vậy dễ dẫn tới hậu quả là ngưng lớn. Một

cuộc xét nghiệm đơn giản về ruột của bé trong thòi gian này sẽ cho thấy rõ hiện

tượng này, kể cả với các cháu mới vài tháng tuổi.

Để chữa trị, trước hết phải ngưng không cho các cháu ăn Gluten, dù với

lượng rất nhỏ. Đối với các cháu đã phản ứng với Gluten, cần phải kiêng nhiều

năm để cháu khỏi bị lại.

Hiện nay: Người ta đã chú ý chế biến các loại “bột không có Gluten” dành

riêng cho các cháu.

RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ SƠ SINH

Một số rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm trớ sữa, tiêu

chảy, bón, bú kém. Nguyên nhân của các vấn đề này có thể do phương pháp

cho bú không đúng hoặc do một số bệnh lý như nhiễm trùng, kém hấp thu, dị tật

bẩm sinh đường tiêu hóa.

1. Nôn ói

Đây là triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn sơ sinh. Trẻ bình

thường cũng hay trớ một lượng nhỏ sữa trong hoặc ngay sau bú. Bú no quá, bú

các cữ gần nhau quá, đổi loại sữa, lỗ núm vú cao su to hoặc nhỏ quá, đặc biệt tư

thế bế trẻ không đúng là những nguyên nhân có thể làm trẻ trớ sữa.

Có thể làm giảm trớ bằng tư thế cho bú đúng.

Cách bế trẻ đúng:

- Đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng.

- Mặt trẻ đối diện với vú, mũi trẻ đối diện với núm vú.

- Thân trẻ thật sát thân người mẹ.

- Mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, không chỉ đỡ ở cổ và vai.

Cách giúp trẻ ngậm bắt vú tốt bao gồm:

- Mẹ nên chạm vú vào môi trẻ.

- Chờ đến khi miệng trẻ mở rộng.

- Nhanh chóng đưa miệng trẻ vào vú, hướng cho môi dưới của trẻ ở dưới

núm vú và ngậm sâu vào quầng vú để trẻ mút mạnh.

Một số dị dạng đường tiêu hóa (như teo thực quản, teo tắc ruột, bệnh

phình đại tràng bẩm sinh...) là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp trẻ sơ sinh bị

trớ sữa. Tỷ lệ tử vong có thể rất cao nếu điều trị chậm trễ.

Vì vậy đối với mọi trẻ sơ sinh bị trớ, đặc biệt cần lưu ý tìm những dấu hiệu

sau để giúp nhận biết trẻ có nguy cơ và cần phẫu thuật khẩn.

- Lúc mang thai bà mẹ đa ối (nước ối nhiều, trên 2 lít).

- Ngay sau sinh trẻ nhiều đàm (sùi bọt cua).

- Trớ dịch xanh rêu.

- Bụng chướng.

- Không đi tiêu phân su 48 giờ sau sinh.

2. Tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bình thường, đặc biệt những trẻ bú mẹ, có thể đi tiêu 5-10 lần

trong một ngày, thường sau mỗi cữ bú, phân sệt, màu vàng sậm, trẻ tăng cân

tốt; trường hợp này không gọi là tiêu chảy.

Nếu trẻ bú không đủ, phân có màu xanh lẫn nước nhưng lượng ít.

Nếu trẻ bú nhiều quá, mẹ uống thuốc xổ hoặc ăn thức ăn nhuận trường thì

trẻ bú mẹ có thể bị tiêu chảy.

Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm: nhiễm

trùng, dị ứng sữa, hội chứng kém hấp thu.

3. Táo bón

Ở một số trẻ sơ sinh có thể đi tiêu 1 lần trong ngày hoặc mỗi 36-48 giờ,

nhưng phân không khô và trẻ đi tiêu dễ, đây không gọi là bón.

Táo bón thường gặp ở trẻ bú sữa bột, do lượng sữa bú không đủ, do loại

sữa có nhiều Protein hoặc nhiều chất béo. Nếu pha sữa đặc quá (ví dụ hơn 1

muỗng sữa cho mỗi 30ml nước) trẻ cũng có thể bị táo bón, trong trường hợp này

cần pha đúng tỷ lệ (1 muỗng sữa gạt ngang cho mỗi 30ml nước) sẽ giúp trẻ đi

tiêu bình thường.

Táo bón có thể xảy ra ở trẻ sinh non, sinh ngạt, suy giáp, mẹ sản giật kèm

hạ Magnê/máu, trẻ bị nứt hậu môn. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh làm trẻ không

đi tiêu phân su trong 48 giờ đầu sau sinh, sau đó trẻ táo bón kéo dài kèm

chướng bụng.

4. Bú kém

Bú kém là bú ít hơn một nửa thể tích sữa so với bình thường.

Bú kém do hậu quả của bú không đủ lượng kéo dài vì nôn ói, tiêu chảy, do

bệnh lý thần kinh trung ương, nhiễm trùng, suy giáp.

5. Đau bụng

Đau bụng từng cơn kèm khóc ngất. Cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể

kéo dài nhiều giờ. Mặt trẻ đỏ hoặc có thể tái. Trong cơn đau, bụng chướng, chân

co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Trẻ đi tiêu xong có thể hết đau.

Đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do đói, nuốt nhiều hơi khi bú, bú nhiều quá.

Một số bệnh lý gây đau bụng như lồng ruột, thoát vị bẹn.

6. Chậm tăng cân

Trẻ sơ sinh bình thường tăng cân khoảng 25g mỗi ngày kể từ tuần lễ thứ

hai sau sinh. Lúc đầy tháng trẻ lên cân được trung bình 700g.

Nguyên nhân chính của chậm tăng cân ở một nửa số trường hợp là bú

không đủ. Trẻ có thể khóc nhiều, tăng kích thích, táo bón, ngủ ít.

Trường hợp nặng, trẻ có dấu hiệu mất nước, da khô, thóp lõm, véo da vết

véo mất chậm.

Các bà mẹ cần điều chỉnh tư thế bế trẻ bú đúng, tăng lượng sữa bú cho

đủ và tìm bệnh lý đi kèm.

7. Béo phì

Thường gặp ở trẻ bú sữa bột.

Béo phì do bú nhiều, sữa pha đặc quá gây dư năng lượng, dư chất béo,

chất đường. Béo phì thường kéo dài tiếp tục qua giai đoạn sơ sinh đến giai đoạn

trẻ lớn.

GIUN SÁN

Trẻ em dễ bị chứng giun sán vì các cháu hay sờ mó vào mọi vật rồi lại

đưa tay vào miệng. Hơn nữa, các cháu thường sống tập trung với nhau trong

trường, lớp, mà chứng này lại rất dễ lây.

Làm sao biết được các cháu có giun, sán?

Nếu các cháu hay đau bụng, khi thì táo bón, lúc khác lại tiêu chảy, sức

khỏe suy giảm, kém ăn, kém ngủ, hay quấy: Xét nghiệm máu, thấy lượng bạch

cầu toàn tính (Eosinophile) tăng. Xét nghiệm phân, có thể thấy trứng giun, sán.

Giun kim:

- Các cháu nhỏ thường bị giun kim, dễ lây sang nhau hoặc tự làm cho

mình bị nhiễm lại trứng giun của chính mình. Các cháu có giun kim hay bị ngứa

ở hậu môn. Các bé gái thì bị ngứa cả ở âm hộ. Các con giun nhỏ, giống như

những sợi chỉ trắng, dài vài milimét thường ra theo phân. Có thể nhìn thấy chúng

cọ quậy trong phân. Muốn thu được trứng của chúng để xét nghiệm, người ta

dán một đoạn băng dính gắn vào hậu môn của cháu bé.

Giun đũa:

Trẻ em có giun đũa vì ăn các thức ăn không sạch. Trong cơ thể, giun đũa

di chuyển theo một đường đi phức tạp: Trứng giun nở ra ấu trùng ở dạ dày rồi

ấu trùng di chuyển lên ở gan, vào phổi, cuối cùng trở về ống tiêu hóa và lớn lên

ở ruột. Quá trình này diễn ra trong vòng 2 tháng gây ra những triệu chứng như

ngứa phát ban và rối loạn ở hệ hô hấp.

Ngưòi ta xét nghiệm phân để tìm trứng giun. Nhiều khi tự nhiên giun bị

tống ra ngoài qua đường hậu môn hoặc khi cháu bé nôn.

Sán:

Cháu bé có sán do ăn thịt bò chưa nấu chín. Các cháu có sán thường đi

ra những đoạn sán nhỏ màu trắng. Những đoạn này chứa rất nhiều trứng ở bên

trong. Ngươi lớn có thể thấy những khúc sán như thế ở quần, ở trên giường

cháu nằm. Ngoài ra, không có hiện tượng nào khác.

Cách chữa trị:

Hiện nay, có nhiều loại thuốc hiệu nghiệm để trị bệnh giun sán. Mỗi loại có

một thứ thuốc riêng. Để trị giun đũa hoặc sán chỉ cần uống thuốc một lần, đối với

giun kim cần phải uống 2 liều, cách nhau 3 tuần lễ và giữ vệ sinh quần áo, tay,

móng tay, giường... để khỏi phải bị lại. Tất cả mọi người trong gia đình, kể cả

người lớn đều phải chữa trị cùng một lúc với cháu bé thì mới trị hết được.

CHỨNG MẤT NƯỚC CẤP TÍNH

Nếu để cơ thể một trẻ sơ sinh bị thiếu nước, thì bé có thể chết. Nước

chiếm tới 80% trọng lượng của bé. Một đứa bé nặng 5kg thì trong cơ thể đã có

tới 4 lít nước. Nếu mỗi ngày, cháu bị mất 500g nước, số cân của cháu cũng bị

sụt xuống 1/10. Một người lớn nặng 70kg bị mất nước như bé, có nghĩa là sụt

7kg/ngày.

Nguyên nhân mất nước có thể do tiêu chảy, nôn ói, hoặc bị toát nhiều mồ

hôi mà sau đó lại không được người lớn cho uống nước để bù đắp lại lượng

nước đã bị mất.

Trẻ dưới 1 năm hay 6 tháng tuổi mà cơ thể bị thiếu nước thì rất nguy

hiểm.

Bé có biểu hiện gì khi bi thiếu nước? Khi cơ thể bị thiếu nước, bé không

hoạt động, người như buồn ngủ, rên khẽ, vẻ mặt buồn rầu, xanh tái, mắt thâm,

thóp trũng xuống.

Có một cách thử dễ dàng: Lấy ngón tay véo khẽ vào lớp da bụng của bé.

Nếu cơ thể bé thiếu nước, lớp da nhô lên và cứ giữ vết nhăn như thế, giống như

ta bấu vào một mảnh vải vậy. Điều này chứng tỏ cơ thể cháu bé đã mất từ 10%

nước trở lên. Nếu chỉ mất khoảng 5%, thì vết nhăn không lâu và da dễ bình

thường trở lại. Để xác định lượng nước cơ thể bé đã mất, tốt nhất là cân bé rồi

lấy số cân trước đây trừ đi số cân mới.

Trong thời gian này, cháu bé thường bị đi tướt, phân lỏng và xanh. Bé vẫn

chịu bú bình, nhưng hay nôn.

Để chữa trị, cần làm cho cháu khỏi chứng đi tướt: cho nhịn sữa và cho

uống nước đường pha ít muối, nước củ cà rốt. Tại các hiệu thuốc, có bán sẵn

những gói để pha thành dung dịch đường - muối theo tỷ lệ vừa đủ. Nên cho các

cháu uống ít một, làm nhiều lần. Mỗi ngày, cháu bé phải uống từ 150g tới 200g

cho mỗi kg cân nặng của cháu. Thí dụ: Cháu nặng 5 kg thì uống: 200g x5 =

1.000g nước /ngày. Như vậy một cháu bé căn nặng 5 kg phải uống khoảng 1 lít

nước trong 24 giờ.

Trường hợp bé vẫn bị đi tướt mà không chịu uống nước thì bác sĩ phải

truyền nước qua đường tĩnh mạch cho cháu. Việc này chỉ thực hiện được ở

bệnh viện.

Điều quan trọng khi săn sóc một đứa trẻ là phải nhận biết kịp thời tình

trạng cơ thể của cháu bị thiếu nước để có biện pháp ứng cứu gấp. Chỉ cần để

tình trạng này kéo dài một vài giờ là tính mạng của cháu bé trở nên nguy kịch

ngay.

Bởi vậy, chúng ta cần hết sức chú ý tới trạng thái cơ thể, sắc mặt, cử chỉ

của cháu bé khi cháu bị: Đi tướt, nôn ói hoặc toát mồ hôi.

CHỨNG KÍCH THÍCH RUỘT KẾT

Chứng kích thích ruột kết của trẻ sơ sinh là những phản ứng quá mức của

ruột già, có các biểu hiện như: Đi phân lỏng, nhiều hoặc phân nát có lẫn thức ăn

chưa tiêu hóa hết như: Nước cam vắt, rau xanh v.v... Người ta cho rằng đây là

hiện tượng của ruột già phản ứng quá mức với việc tiêu hóa chưa tốt.

Tuy vậy, hiện tượng này không ảnh hưởng tới sự tăng trọng của bé. Bé

vẫn chịu ăn. Từ 3 - 4 tuổi trở đi, phân bé sẽ tốt hơn và bé sẽ thôi đi lỏng.

Các trẻ lớn hơn, nhiều khi lại bị đi táo hoặc xen kẽ khi đi lỏng, khi đi táo

kèm theo hiện tượng đau bụng.

BỆNH SALMONELLA Ở RUỘT

Salmonella là loại vi trùng thuộc nhóm vi khuẩn thương hàn. Ở trẻ nhỏ,

các vi trùng này có thể gây bệnh tiêu chảy cấp tính và thành dịch ở nơi gửi trẻ

hoặc trong gia đình. Khi bệnh nặng, các cháu có thể đi tiêu ra máu, đi nhiều nên

mất nước, bị sốt cao... Bác sĩ thường cho xét nghiệm phân để xác định bệnh.

Hiện nay, người ta có xu hướng không chỉ chữa trị bằng thuốc kháng sinh

- trừ trường hợp bệnh nặng mà chú ý chủ yếu tới chế độ ăn kiêng để khỏi bị đi

tiêu ra máu và đi nhiều lần, và tìm cách bù đắp nước cho cơ thể.

SỰ LƯU THÔNG NGƯỢC CHIỀU DẠ DÀY-THỰC QUẢN

Do sự hoạt động không tốt của đoạn nối giữa dạ dày và thực quản mà các

chất lỏng trong bộ máy tiêu hóa thường vẫn di chuyển theo chiều miệng - thực

quản - dạ dày - ruột, nay lại di chuyển theo chiều ngược lại ở đoạn dạ dày - thực

quản. Hiện tượng bất thường này có thể gây ra những kết quả tai hại như sau:

Nôn ói, chảy máu thực quản, ho sặc vì thức ăn đi nhầm cả vào những ống dẫn

khí ở phổi gây chết đột ngột ở các trẻ sơ sinh. Các cuộc xét nghiệm bằng X-

quang và các phương tiện khác để đo độ axít của thực quản sẽ cho bác sĩ biết

các cháu đang bị mắc chứng này nặng hay nhẹ. Để tránh hiện tượng nôn ói do

thức ăn đi ngược chiều trở lại thực quản, các bà mẹ nên cho các cháu hay bị

chứng này ăn các thức ăn đặc hơn và bế các cháu ở tư thế đứng, nhất là sau

khi ăn.

VIÊM RUỘT THỪA

Khám bệnh viêm ruột thừa cho trẻ em rất khó vì các cháu ít hoặc không có

khả năng xác định điểm đau. Bởi vậy, khi các cháu “bị đau ở vùng bụng” hoặc

đau bụng, nên cho cháu tới bác sĩ. Vì đau bụng có nhiều nguyên nhân khác

nhau.

Đau ruột thừa cấp tính phải phẫu thuật gấp. Nhưng nếu chỉ đau vừa thì có

thể là “mạn tính”, việc phẫu thuật có thể chậm lại đợi tới khi nào chỗ viêm đã ổn

định.

Các trẻ nhỏ ít khi viêm ruột thừa cấp tính, nhưng nếu bị thường sẽ có các

triệu chứng sau:

- Đau bụng đột ngột, không phải vì muốn đi cầu (do hôm trước đã không đi

được).

Mặt tái, mắt quầng, nôn ói, sốt khoảng 38°-38,5°C nhưng mạch đập

nhanh. Thử máu thấy bạch cầu tăng cao hơn bình thường.

Cần phải đưa cháu tới bác sĩ ngay để khám và xác định chỗ đau của ruột

thừa, ở phía bụng dưới bên phải.

Trong khi chờ khám không được cho cháu ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, và

nhất là không cho uống thuốc.

Không chườm nước đá hoặc nước nóng vì làm như vậy cơn đau dịu đi,

che mất các dấu hiệu khiến bác sĩ khó xác định bệnh. Sau khi bác sĩ đã xác định

bệnh, hoặc có nghi ngờ phải chuyển ngay cháu qua bác sĩ chuyên về phẫu thuật

để phẫu thuật gấp vì nếu chậm, khúc ruột thừa có thể bị vỡ làm viêm nhiễm cả

màng bụng khiến việc chữa trị trở nên phức tạp hơn.

Các cháu qua phẫu thuật ruột thừa thường chỉ nằm viện độ 1 tuần lễ. Sau

2 - 3 tuần lễ, các cháu lại chơi và sinh hoạt bình thường.

Đôi khi bác sĩ gọi là bị viêm ruột thừa mạn tính ở các cháu hay bị đau

bụng nhưng không đau dữ dội, không kèm theo hiện tượng sốt và nôn ói. Khi

nắn bụng các cháu kêu đau ở điểm đau ruột thừa, nhưng rất có thể là do tưởng

tượng mà thôi.

CHỨNG LỒNG RUỘT CẤP TÍNH

Lồng ruột là tai biến thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, đặc biệt ở những em

khỏe mạnh, bú tham có nhu động ruột mạnh. Khi bị lồng ruột, các mạch máu

nuôi ruột bị tắc nghẹt, không nuôi được đoạn ruột lồng dẫn đến hoại tử.

Trong quá trình phát triển của bào thai, đoạn đầu của ruột già bao gồm

manh tràng và đại tràng được cố định vào thành bụng, còn ruột non thì không,

nên ruột non không thể chui vào ruột già. Tuy nhiên, nêu manh tràng và đại tràng

không được cố định, cộng với sự nhu động quá mạnh của ruột, ruột non chui

vào lòng ruột già gây ra lồng ruột.

Cách nhận biết trẻ bị lồng ruột:

- Độ tuổi dễ bị là khoảng 4-9 tháng tuổi, nhiều nhất là ở 5-6 tháng tuổi.

- Trẻ đang ăn uống bình thường bỗng khóc thét, bỏ bú, da tím tái, báo

hiệu khúc ruột bắt đầu lồng vào nhau. Sau đó trẻ tạm thời yên, thậm chí bú lại.

Nhưng khi cơn đau tái phát, trẻ khóc từng cơn, ưỡn người, không bú được, nôn.

Vài giờ sau, trẻ mệt lả, da xanh nhợt.

- Khoảng 6-12 tiếng sau, trẻ đi ngoài ra máu tươi có lẫn chút nhầy. Nhìn

trẻ giảm sút rõ rệt: Da tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, mắt trũng. Nếu cứ

trong tình trạng đó 24 giờ không xử trí gì trẻ sẽ bị nôn liên tục, bụng trướng dần

lên, da toàn thân lạnh, nhợt nhạt, mạch nhanh, nhỏ, thở gấp nông, dấu hiệu ruột

bắt đầu hoại tử.

Cách xử trí:

- Khi trẻ khóc thét, bỏ bú và nôn, cần đưa ngay trẻ tới một cơ sở cấp cứu

ngoại khoa.

- Sau khi xác định đúng bệnh của trẻ, cần tháo khối ruột lồng bằng cách

bơm hơi qua hậu môn hoặc thụt thuốc cản quang dưới hướng dẫn của máy

chiếu X-quang. Dưới áp lực của hơi hoặc thuốc, khối ruột lồng sẽ được tháo

dần.

- Nếu trẻ được đưa đến muộn quá 6 tiếng, cần phẫu thuật ngay mới tháo

được khối ruột lồng.

- Trường hợp sau 24 tiếng, ruột đã có dấu hiệu hoại tử, phải cắt đoạn ruột

đó. Tuy nhiên, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ rất khó khăn và phức tạp. Trẻ

dễ tử vong do suy kiệt và viêm phổi nặng.

BỆNH PHÌNH ĐẠI TRÀNG BẨM SINH

Có cháu bé chậm lớn, táo bón dai dẳng, từ khi mới sinh ra bụng đã phình

to, khác thường. Bằng phương pháp soi X - quang ruột, bác sĩ sẽ phát hiện thấy

có một đoạn ruột già của cháu bị giãn ra tiếp nối với một đoạn khác gần hậu môn

bị co lại khiến cho các chất thải không lưu thông được ở đoạn ruột này.

Nếu việc xét nghiệm ruột bằng sinh thiết sau đó cũng xác định hiện tượng

này thì cần phải qua một cuộc phẫu thuật.

TẮC RUỘT

Nếu một cháu bé bị tắc ruột, cháu sẽ không đi tiêu và cũng không đánh

rắm được. Ở trẻ sơ sinh, thường là do lồng ruột hoặc chứng thoát vị bẹn bị

nghẹt mà ra.

Trong những ngày đầu sau khi sinh ra, đường ống tiêu hóa của bé có thể

có một vài dị tật, do không phát triển đầy đủ nên có chỗ bị xoắn. Triệu chứng đầu

tiên của cháu bé thường là nôn ói, ói ra nước mật, chứng tỏ chỗ bị tắc ở nơi các

đường dẫn mật vào ruột.

Tất cả các trường hợp bị tắc ruột đều phải đưa đi cấp cứu ở khoa ngoại.

LÒI DOM

Một số cháu bé bị lòi dom do đi táo hoặc tiêu chảy lâu. Khi các cháu rặn,

phần cuối ruột gắn với hậu môn (trực tràng) bị lòi ra ngoài, nhìn như một vòng

tròn màu đỏ. Các cháu ho hay khóc nhiều cũng có thể bị như vậy. Đoạn ruột này

sau đó sẽ tự động co vào hoặc dùng tay khẽ ấn vào cho cháu cũng được.

Nguyên nhân chính của chứng này là do đi táo lâu ngày, nhưng đôi khi

cũng do hiện tượng cháu bé bị chứng không đẩy được “cứt su” - lượng phân

đầu tiên - ra ngoài.

Chứng lòi dom thường trị bằng thuốc, rất ít khi phải phẫu thuật.

HẸP MÔN VỊ

Một số cháu bé mới sinh được khoảng 15 ngày đã bị chứng nôn ói và đi

táo. Các bé trai hay bị chứng này nhiều hơn các bé gái. Nếu bệnh có chiều

hướng ngày càng nặng, làm các cháu mệt vì đói mà không ăn được, thì các bác

sĩ thường nghĩ tới chứng hẹp môn vị.

Môn vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu cơ

vòng này bị dày lên sẽ ngăn cản sự di chuyển các chất trong bộ máy tiêu hóa từ

dạ dày xuống ruột. Sữa hoặc các thực phẩm khác bị ứ tắc ở đây sẽ dội lại phía

thực quản và gây ra nôn ói.

Các bác sĩ phát hiện bệnh này bằng phương pháp X-quang hoặc siêu âm.

Một phẫu thuật đơn giản sẽ chữa khỏi hẳn chứng bệnh này.

VIÊM GAN DO VI RÚT, DO SIÊU VI B

Trẻ em dễ bị bệnh viêm gan do vi rút. Bệnh tiến triển nhanh và khó thấy.

Mới đầu, cháu bị đau bụng, nôn, không chịu ăn, mệt, đôi khi người mẩn đỏ. Ở

giai đoạn này, việc xét nghiệm máu sẽ cho biết cháu có mắc bệnh không.

Mấy ngày sau, cháu có hiện tượng vàng da, đi tiểu ít, nước tiểu màu sẫm,

phân màu nhạt. Việc xét nghiệm sẽ cho biết loại vi rút nào đã gây bệnh cho

cháu.

Nếu cháu bé bị bệnh viêm gan siêu vi A là loại phổ biến nhất, thì sự phát

triển bệnh rất đơn giản: Thời gian bị bệnh từ vài ngày tới 2 - 3 tuần. Việc chữa trị

chủ yếu là cho cháu nghỉ tại nhà, không cần phải nằm cả ngày trên giường.

Giảm lượng mỡ trong chế độ ăn của cháu.

Bệnh này truyền nhiễm bởi phân và lây qua đường tiêu hóa. Bởi vậy,

muốn phòng bệnh phải giữ vệ sinh sạch sẽ 2 bàn tay, các đồ dùng trong phòng

vệ sinh, phòng tắm.

Một cháu bé vô tình tiếp xúc với một người bệnh, có thể tiêm Gamma

Globulines để phòng bệnh, ngay trong tuần lễ đã tiếp xúc

Bệnh viêm gan siêu vi B:

- Ít gặp hơn và diễn tiến của bệnh lâu hơn. Bệnh này lây qua đường máu.

Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh này.

Trường hợp đặc biệt của trẻ sơ sinh:

- Nếu bà mẹ bị nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B nhất là trong 3 tháng cuối

của thời gian sinh nở, bệnh sẽ truyền thẳng tới cháu bé lúc sinh ra và sẽ phát

bệnh sau khi cháu sinh được 2 - 3 tháng.

Cháu bé lại là nguồn lây bệnh cho các bé khác, nên nếu biết bà mẹ đã

mang bệnh trước khi sinh cháu, thì cháu bé cần được chích Gamma Globulines

ngay từ khi mới sinh.

Ở các bệnh viện sản, người ta thường có hệ thống phát hiện bệnh gan

siêu vi B trước khi sinh.

BỆNH XƠ NANG TỤY

Bệnh có tính chất di truyền. Bé bị bệnh này có những triệu chứng như ho

dai dẳng kèm theo đi tiêu chảy và chậm lớn. Ở các trẻ sơ sinh, bệnh làm cho các

bé không thải được lượng phân đầu tiên ra ngoài - gây ra hiện tượng bí đường

tiêu hóa.

Các bác sĩ thường phát hiện bệnh bằng cách phân tích mồ hôi hoặc thử

nghiệm máu của bé. Bệnh trở thành nặng khi đã ảnh hưởng tới sự hô hấp và

phải chữa trị bởi tập thể các bác sĩ chuyên khoa.

BỆNH VIÊM THẬN

Bệnh viêm thận ở trẻ em do loại liên cầu trùng tán huyết Streptocoque gây

ra. Thoạt đầu, cháu bé bị đau họng. 10 tới 15 ngày sau, cháu đi tiểu ít, nước tiểu

màu đỏ. Mặt cháu phù lên, đôi khi cháu bị đau bụng hoặc đau đầu kèm theo hiện

tượng nôn ói.

Xét nghiệm nước tiểu của cháu sẽ thấy chất Albumin và máu, nhưng

không có vi trùng.

Để chữa trị, cháu cần phải nằm nghỉ tại giường và theo chế độ không ăn

muối.

Nếu nước tiểu của cháu có lượng Albumin cao, thân thể phù nặng thì đó

là bệnh hư thận mỡ (Néphrose lipoidique).

Bệnh này có thể chóng khỏi, nhưng khi bị lại thưòng hay trầm trọng cần

chữa trị lâu bằng các loại thuốc có Cortisone.

UNG THƯ THẬN Ở TRẺ EM

Đây là loại ung thư nguyên phát, chiếm 5% các trường hợp ung thư ở trẻ

em (các bé trai mắc nhiều hơn các bé gái), u phát triển rất nhanh, di căn nhiều

và rất dễ tái phát sau mổ. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị kết hợp phẫu

thuật với dùng thuốc và tia X sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong.

Bệnh ung thư thận ở trẻ có các đặc điểm sau:

- Gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 3-4. Khoảng 1-2% trường hợp có tính chất gia

đình (ở thể di truyền, bệnh xuất hiện sớm hơn).

- Thường kết hợp với nhiều dị tật bẩm sinh như: Dị tật tiết niệu (4,5%), tật

không mông mắt (2%), phì đại nửa người (3%). Do đó, những trẻ có các dị tật

trên cần được theo dõi cho tới 6 tuổi mới có thể yên tâm về nguy cơ ung thư

thận.

- U có thể phát triển từ trung tâm hoặc từ một cực thận, lớn rất nhanh,

nhiều trường hợp chiếm phần lớn ổ bụng, có vỏ bọc rắn chắc.

Nên nghĩ đến ung thư thận nếu thấy trẻ có những dấu hiệu sau:

- Có khối u ở bụng kèm theo rối loạn tiêu hóa, toàn thân suy sụp nhanh,

đôi khi kèm theo sốt.

- U bụng to nhưng có dấu hiệu chạm thận (đặt bàn tay vào hố thắt lưng thì

có cảm giác như cả một khối to đè nặng lên bàn tay) và bập bềnh thận (đẩy bàn

tay từ dưới lên thì khối u sẽ đụng vào bàn tay đặt phía trước bụng). Dùng cả 2

bàn tay thăm khám phía trước, phía sau khối u thì thấy u tròn, chắc, bò đều.

- Đái ra toàn máu, viêm đưòng tiết niệu, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tăng

huyết áp.

Để xác định bệnh chính xác, trẻ cần được làm các xét nghiệm như chụp

thận không chuẩn bị, chụp thận thuốc (UIV), siêu âm, chụp cắt lớp, sinh thiết.

Chẩn đoán ung thư thận ở trẻ thường không khó, nhưng phải phân biệt với các

bệnh: u nguyên bào thần kinh xuất phát từ tủy thượng thận hoặc các hạch bên

cột sống (bệnh cảnh giống ung thư thận nhưng kết quả chụp thận thuốc bình

thường), thận ứ nước.

Phần lớn các trường hợp ung thư thận một bên có kết quả điều trị khả

quan nếu được chẩn đoán sớm. Phương pháp chữa bệnh được lựa chọn tùy

thuộc vào độ tuổi bệnh nhân. Với trẻ trên 1 tuổi, bác sĩ sẽ cho điều trị bằng hóa

chất hoặc tia X trong 4 tuần rồi mới mổ. Sau mổ, cần tiếp tục thực hiện hóa trị

trong 1 năm. Trẻ dưới 1 tuổi sẽ được điều trị bằng hóa chất kết hợp phẫu thuật.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN TRẺ EM BẰNG THẨM PHÂN PHÚC MẠC

Bệnh viện Nhi Trung ương áp dụng phương pháp thẩm phân phúc mạc

bằng máy để điều trị bệnh suy thận mạn tính ở trẻ em. Theo tiến sĩ Nguyễn

Thanh Liêm, giám đốc bệnh viện, đây là biện pháp an toàn và hiệu quả, áp dụng

trong điều trị bệnh thận ở trẻ tại Việt Nam.

Ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, thận không còn đảm nhiệm được

chức năng lọc chất thải và nước ra khỏi máu. Do đó, người ta phải tiến hành

thẩm phân máu (lọc máu nhân tạo). Ở phương pháp này, máu được chạy qua

máy thẩm phân có màng lọc nhân tạo, loại bỏ nước và chất thải, chỉ giữ lại

Protein và tế bào huyết cầu.

Thẩm phân phúc mạc cũng là biện pháp lọc máu, nhưng sử dụng chính

phúc mạc (một lớp màng trong khoang bụng) làm màng lọc tự nhiên. Các bác sĩ

đặt một ống thông vào khoang bụng dẫn lưu chất thải và nước ra ngoài. Phương

pháp này đơn giản tới mức, người bệnh có thể tự thực hiện sau khi được chỉ

dẫn, tuy nhiên phải vệ sinh cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Theo tiến sĩ Liêm, thẩm phân phúc mạc rất an toàn, đồng thời có chi phí

thấp hơn nhiều so với thẩm phân máu. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời,

trước khi bệnh nhân có điều kiện phẫu thuật ghép thận.

Suy thận là một trong số 10 bệnh thường gặp ở trẻ em, và đứng hàng thứ

4 trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong. Việt Nam hiện mới có cơ sở chuyên

khoa thận dành riêng cho trẻ em ở Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nhi

Đồng 1, còn lại đều là các cơ sở điều trị chung cho tất cả các bệnh nhân thận.

V. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TAY CHÂN VÀ XƯƠNGGẶM MÓNG TAY

Thói quen cắn móng tay thường thấy ở lứa tuổi trẻ em đã tới trường.

Không phải chỉ có các cháu có tính nhút nhát, suy tư mới hay cắn móng tay, cả

các em khỏe mạnh, tính nết vui vẻ cởi mở cũng có thói quen như vậy.

Không nên la mắng các cháu và nên tìm cách xóa bỏ hiện tượng này bằng

phương pháp tâm lý như chú ý xem cháu hay cắn móng tay lúc nào? Trước khi

đi ngủ, khi chơi một mình ở nhà, hay ở trường? Hãy hỏi các cháu xem các cháu

có khó ngủ không? Cháu có điều gì không được vừa ý ở trường không? Cháu

sợ hay yêu mến các bạn, cô giáo?

Nếu bạn không quan tâm nhiều về hiện tượng này thì một thời gian sau,

con bạn cũng sẽ tự động bỏ thói quen đó đi. Nhưng nếu bạn tìm được nguyên

nhân tạo ra thói quen này của cháu, bạn có thể giúp đỡ cháu sớm giải quyết

được một số vấn đề về tâm lý khiến tâm hồn cháu được thoải mái và vui vẻ hơn

trong cuộc sống với mọi người.

VẾT ĐÂM DO: KẸP, KIM, GAI HỒNG...

Rửa sạch bằng thuốc sát trùng. Nếu trong ngón tay có mắc lại gai hãy lấy

nhíp gắp ra hoặc lẩy ra bằng một cái kim khâu đã hơ qua lửa để sát trùng. Sau

đó, nặn cho máu chảy ra rồi rửa bằng nước sát trùng một lần nữa.

Theo dõi vết thương trong những ngày sau. Nếu bị sưng tấy đỏ và đau thì

cần khám bác sĩ.

BỊ KẸP NGÓN TAY

Xương ngón tay của bé còn rất yếu ớt, nên khi an ủi cháu bé bị kẹp ngón

tay phải chú ý thêm chỗ bị kẹp có gò lên một cách bất thường không? Thường

thì chỗ đó chỉ bị tím và sưng phồng.

Nếu bị gồ hay có đoạn ngón tay bị lệch, phải nghĩ tới các trường hợp giập

xương hoặc trật khớp ngón, cần phải đưa ngay tới bác sĩ.

ĐỨT TAY, CHÂN

Nếu vết đứt không sâu: Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch.

Dùng gạc (tránh dùng bông) để rửa sạch đất, cát rồi bôi thuốc sát trùng và băng

lại.

Dù đã buộc băng kỹ, cũng không để cháu bé chơi dưới đất hay trên cát vì

đất cát có thể lọt qua băng vào vết thương.

Thay băng mỗi ngày. Một vết thương khi khỏi sẽ khô, sạch và không còn

đau nữa. Nếu vết thương đỏ, sưng tấy, có mủ cần đưa đi bác sĩ.

Đứt ngón tay:

- Khi buộc băng ở ngón tay, không được buộc chặt quá. Cần phải để máu

lưu thông trong ngón tay và có không khí trên vết thương..

Tránh những vết sẹo kém thẩm mỹ:

- Những vết thương sâu trên bàn tay, cánh tay, ở mặt, ở đùi sau khi khỏi

có thể để lại những vết sẹo không đẹp mắt. Bởi vậy, nên tới các bác sĩ đế khâu

vết thương ngay từ đầu. Không nên để vết thương tự khỏi.

GÃY XƯƠNG, BONG GÂN VÀ TRẬT KHỚP

Khi bị ngã, bị va chạm mạnh hoặc bị đánh, có thể xảy ra 3 trường hợp:

Xương bị gãy hoặc những sợi gân ở các khớp xương bị căng ra bất chợt và bị

tổn thương hoặc các khớp xương bị trật ra khỏi vị trí bình thường của chúng.

Dù cháu bị gãy xương, bong gân hay trật khớp thì cách săn sóc cháu cũng

có những điểm giống nhau như sau:

- Người săn sóc cháu phải bình tĩnh để khỏi làm cháu thêm lo sợ.

- Tránh không nên xê dịch cháu, trừ trường hợp bắt buộc như cháu bị ngã

ở giữa đường.

- Hỏi cháu xem cháu đau ở đâu? Chỉ quan sát thôi, không nên sờ vào chỗ

đau.

- Nếu có điều kiện, cố định chỗ đau và nhờ ngưòi báo cho bác sĩ hoặc cơ

quan y tế, cho cơ quan công an gần nhất.

Trường hợp gãy xương: ở đùi, mắt cá chân

Cháu bé bị ngã khi chạy hoặc bị xe đụng mạnh, cháu cảm thấy đau chân

và không đứng lên được. Quan sát chỗ bé kêu đau, dưới lớp quần áo chúng ta

cũng có thể thấy chỗ đó gồ lên. Để xác định rõ xem có phải bé bị gãy xương hay

không, chúng ta có thể tháo chỉ hoặc cắt quần áo của bé để coi cho rõ. Sở dĩ

chúng ta không cởi quần áo bé như lúc bình thường vì cần phải tránh: Không

được đụng chạm lên chỗ đau.

Nếu bé chịu nằm yên, có thể dùng gối, chăn để chèn hoặc độn dưới chỗ

đau cho cháu.

Nếu cháu không chịu nằm yên, hay cựa quậy hoặc cần phải di chuyển bé,

cần cố định chỗ đau vào 1 hoặc 2 cái nẹp (có thể dùng bất cứ một vật gì dài,

bằng gỗ hoặc chất liệu khác như cái cán chổi, một tấm ván nhỏ v.v...).

Gãy xương đòn gánh, vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay

Nếu khi ngã, cháu bé đỡ bằng tay, khuỷu tay hoặc trong khi chơi đùa,

cháu bị vặn chéo cánh tay, đều có thể đưa tới những trường hợp gãy xương ở

vùng vai, cánh tay hoặc bàn tay. Khi bị đau, cháu bé sẽ tự đỡ lấy cánh tay bị

thương ở một vị trí thích hợp nhất để đỡ đau. Chúng ta nên giúp cháu bằng cách

buộc một khăn đeo quanh cổ để đỡ lấy cánh tay trong trường hợp cháu bị

thương ở cánh tay, cổ tay, hay ngón tay.

Không được thử cho tay bé cử động hoặc nâng chỗ gãy lên.

Nếu phần xương gãy chọc thủng da, hãy cắt bỏ phần quần áo đụng tới

xương, đắp lên chỗ đó một miếng gạc mềm và dùng băng dính nhẹ nhàng dán

lại.

Trường hợp bị thương ở đầu, ở lưng

Khi cháu bị ngã từ trên ghế xuống đất hoặc ngồi ở ghế trước (dù ngồi trên

đùi người lớn) khi xe ô tô ngừng đột ngột hoặc bị tai nạn, nên bị văng đập vào

khung xe hoặc phần kính chắn phía trước. Ba trường hợp có thể xảy ra:

* Cháu bé vẫn tỉnh, có thể trả lời người hỏi chuyện: Không được xoay

người cháu, giữ cho đầu cháu bé thẳng với chiều của thân người không để đầu

cúi xuống hoặc quay sang một bên, cháu có thể bị chấn thương cột sống hoặc

sọ não.

* Cháu bé bị ngất, nhưng vẫn còn thở: Có thể đã bị vỡ sọ não (nhất là có

một ít máu chảy ra mũi hoặc lỗ tai). Đặt cháu nằm nghiêng trên gối đầu hơi thấp

hơn phía chân. Dùng nệm độn cho đầu không động đậy.

* Cháu bé bị ngất, không còn thở nữa: Phải làm hô hấp nhân tạo ngay và

đưa đi cấp cứu.

Nếu cần chuyển dịch cháu, một người giữ đầu cho thẳng, một người kéo

chân nhè nhẹ. Ngoài phần sọ, cháu còn có thể bị thương ở sườn, ở hàm v.v...

HÔNG DỄ TRẬT KHỚP

Ở một số gia đình, thường thấy có tình trạng trật khớp háng bẩm sinh,

nhất là ở các cháu gái. Nguyên nhân có thể là do khi đẻ, thai ra trong tư thế

ngược, mông ra trước.

Khi mới sinh, phần đầu xương đùi của các cháu chưa được hình thành

đầy đủ. Trong năm đầu tiên, phần xương này mới dần dần hoàn chỉnh và khớp

với xương chậu. Chỗ khớp này có thể phang quá hoặc nghiêng quá làm cho

xương đùi nhô ra ngoài tạo thành dáng dị dạng ở một bên hay cả hai bên hông.

Muốn tránh hiện tượng này, người ta phải chữa cho bé từ khi mới sinh

bằng cách độn một vật giữa 2 chân để cháu bé phải nằm dạng chân, hoặc mặc

cho cháu một loại quần đặc biệt gọi là “quần Pawlick”. Thời gian chữa như vậy

tùy thuộc vào cấu tạo đầu xương của từng cháu.

Tình trạng khớp xương hông của bé gái có thể bị dị dạng phải được phát

hiện sớm khi cháu bé chưa quá 4 tháng tuổi bằng phương pháp siêu âm.

Nếu không được chữa ngay từ đầu, trạng thái trật khớp xương hông sẽ

làm các cháu đi đứng khó khăn. Khi các khớp xương đã hoàn chỉnh, muốn chữa

sẽ mất nhiều thời gian và nhiều trường hợp phải phẫu thuật.

VIÊM KHỚP CẤP

Bệnh viêm khớp cấp có thể do vi trùng hoặc vi rút. Nhiều chứng bệnh kèm

theo hiện tượng đau khớp như bệnh cúm chẳng hạn.

Dạng viêm khớp nặng nhất do vi trùng gây ra, làm cho các chỗ khớp có

mủ, có khi tác dụng tới cả xương.

Viêm khớp nhẹ thường ở đầu gối, khuỷu tay. Các chỗ viêm bị tấy đỏ, sờ

vào thấy nóng và đau, mỗi khi cử động cũng thấy đau. Bởi vậy, các cháu bị

bệnh, thường cứng chân, cứng tay. Không phải là các cháu bị liệt mà chỉ vì các

cháu không muốn cử động. Trường hợp viêm sâu, như ở khớp háng chẳng hạn,

rất khó xác định bệnh, cần cho các cháu nằm viện để bác sĩ theo dõi và làm các

xét nghiệm: Soi X-quang, hút mủ ra để xét nghiệm và điều trị một thời gian dài

bằng thuốc kháng sinh.

ĐI KHẬP KHIỄNG

Sau khi bị ngã, hoặc va chạm mạnh cháu bé bị đi khập khiễng. Nếu sau 1

- 2 ngày cháu vẫn không khỏi thì cần đưa cháu đi khám bệnh vì có thể cháu đã

bị thương tổn phần xương hoặc khớp háng, đầu gối hay chân.

Để xác định đúng bệnh, bác sĩ phải chiếu X-quang để kiểm tra các xương

háng và xương chân.

CHÂN VÒNG KIỀNG

Nếu chân các cháu bé, trong vòng 6 tháng đầu, bị cong cũng không có gì

đáng lo ngại vì ở thế nằm trong tử cung, chân cháu phải như thế mới vừa hợp

với “khuôn”. Sau khi ra đời đôi chân cháu sẽ thẳng dần, nhất là trong thời gian

cháu tập đi.

Tuổi tập đi:

- Bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân của hiện tượng chân

vòng kiềng. Tuy vậy, còn một số nguyên nhân khác như: Các cháu quá mập

mạp gây quá tải với đôi chân hoặc cho cháu tập đi sớm quá. Có thể phân biệt 2

trường hợp sau:

- Xương chân cong vì bệnh còi xương (thiếu Canxi và Vitamin D) thì điểm

cong nhất nằm ở dưới, về phía cẳng chân.

- Xương tạm cong lúc sơ sinh làm chân cong ở đoạn đầu gối.

Bởi vì xương chỉ “tạm cong” nên không cần cho các cháu đi giầy có đế đặc

biệt. Nên tránh, không để các cháu đi lâu.

Chỉ có trường hợp chân cong một cách bất thường mới cần tới bác sĩ

chuyên khoa chỉnh hình để chữa trị.

DỊ TẬT CHÂN BẨM SINH - CHÂN VẸO

Nếu được phát hiện sớm, trong những ngày đầu sau khi sinh, thì phần lớn

các trường hợp dị tật chân đều có thể chữa trị được.

Dị tật chân là do ảnh hưởng của thế nằm không đúng của thai nhi trong tử

cung mẹ, mà hiện nay người ta chưa biết vì lý do gì.

Dị tật hay thấy nhất là phần trên của bàn chân quặt vào trong. Những dị tật

khác như: Bàn chân vẹo vào trong, vẹo ra ngoài, vẹo gót cũng không đáng lo

lắm nếu các khớp vẫn mềm mại cử động được.

Chỉ khó chữa trị nếu những chỗ dị tật bị cứng, có hiện tượng co cơ hoặc

trật khớp.

Tuy vậy, với cách chữa trị hiện đại, người ta có thể chữa được đa số

trường hợp, chỉ phải mất công chữa trị và theo dõi hàng ngày, trong thời gian dài

có khi tới 1 - 2 năm liền.

Chân quặt vào trong, hay quẹo ra ngoài

Khi đứa bé mới bắt đầu tập đi, đôi bàn chân có xu hướng quay vào phía

trong. Như vậy là bình thường, ít cháu có bàn chân hướng ra phía ngoài ngay.

Người lớn chỉ cần chú ý nếu nguyên nhân của hiện tượng trên là do các

khớp ở đầu gối hay ở khớp xương hông gây nên. Nếu vậy, phải nói với bác sĩ.

Không bao giờ được vội vàng tự ý cho các cháu đi những đôi giầy đặc biệt

để điều chỉnh dáng đi hoặc chỉnh hình xương mà không có ý kiến của bác sĩ

chuyên khoa.

Bàn chân bẹt

Nhiều bố mẹ lo con mình có bàn chân bẹt: Khi các cháu đứng, nhất là các

cháu bụ bẫm, toàn bộ gan bàn chân đều tiếp xúc với đất không thấy phần hõm ở

giữa gan bàn chân, tuy rằng lúc nằm, vẫn nhìn thấy bàn chân của cháu có chỗ

hõm bình thường.

Thật ra, tới lúc các cháu hơi lớn, phần lõm này mới rõ. Bởi vậy không nên

lo quá sớm, và không được cho các cháu dùng những loại giầy gì đặc biệt, nếu

không có ý kiến của bác sĩ.

Hãy cho các cháu tập đi chân đất để các bắp thịt bàn chân được làm việc.

Đôi bàn chân sẽ quen với động tác bám vào đất và vào những địa hình mấp mô

khác nhau.

Hãy bày ra các trò chơi luyện tập như lấy một vật, chẳng hạn cái bút chì, ở

dưới đất bằng ngón chân cái và ngón thứ 2. Tập cho các cháu đi kiễng chân. Khi

các cháu đã lớn, tập cho các cháu nhảy dây, múa nhịp điệu. Đạp xe đạp 3 bánh

cũng là phương pháp tập luyện để các khớp xương chân và đoạn xương dài của

cẳng chân hoạt động.

Đầu gối đụng nhau

Khi đứng, nhìn thấy rõ chân cháu bé cong, hai đầu gối chạm vào nhau.

Hiện tượng này thường kèm theo đôi bàn chân bẹt, đều tại các cơ bắp và gân

chứ không phải tại xương. Bởi vậy đây không phải là một tật cho tới lớn, mà chỉ

từ 2 tới 5 tuổi, là cháu bé sẽ có đôi chân thẳng bình thường. Nếu sức khỏe cháu

bé tốt thì ngươi lớn không có gì đáng lo ngại: sở dĩ tạm thời cháu có đôi chân

như vậy là vì trọng lượng lúc này của phần thân cháu hơi nặng đối với đôi chân

mà thôi.

Người lớn chỉ cần chú ý không để cháu bé đi những quãng đường xa. Hãy

mua cho cháu một chiếc xe đạp 3 bánh, cho cháu tập đạp để đôi chân khỏe và

cứng cáp hơn, có thể mang được dễ dàng tấm thân của cháu.

Để theo dõi được sự chuyển biến của đôi chân theo thời gian, bạn hãy để

cháu đứng thẳng và đo khoảng cách giữa hai mắt cá chân, 3 tháng một lần. Bạn

sẽ thấy số đo càng ngày càng ngắn lại.

Tuy vậy, nếu khi 2 đầu gối đụng vào nhau mà khoảng cách giữa 2 chân từ

8 tới 10 cm thì cũng nên trao đổi ý kiến với bác sĩ chuyên về khoa chỉnh hình trẻ

em.

BỆNH CÒI XƯƠNG

Nguyên nhân của bệnh còi xương là do thiếu Vitamin D. Ánh sáng mặt trời

có vai trò quan trọng trong việc tạo ra Vitamin D cho cơ thể, loại Vitamin rất cần

thiết cho việc hấp thu chất Canxi. Trẻ thiếu Canxi là thiếu nguyên liệu chính cho

việc tạo ra các tế bào xương: ở Châu Âu vào mùa thu, các trẻ sơ sinh hay bị còi

xương vì 6 tháng đầu không có ánh nắng mặt trời. Chúng ta nên nhớ rằng, kính

ngăn cản không cho các tia cực tím của mặt trời đi qua. Bởi vậy, nếu cho trẻ

nằm sau cửa kính để tắm nắng thì cũng bằng không.

Trẻ em bị bệnh còi xương, tùy theo lứa tuổi mà có các triệu chứng như

sau: Xương sọ mềm, xương cổ tay, cổ chân to, bẹt; thóp lâu không kín; chậm

biết ngồi, biết đi; chậm mọc răng; hay bị chân vòng kiềng, vẹo cột sống, xương

lồng ngực và xương hông. Thành phần máu của cháu bé có lượng Canxi dưới

mức bình thường có thể dẫn tới chứng co giật.

Để đề phòng chứng còi xương, bác sĩ thường cho các cháu uống thuốc có

từ 100 -1500 đơn vị B Vitamin D mỗi ngày liền trong hai năm đầu. Các cháu bú

sữa mẹ cũng cần phải uống thêm Vitamin D.

Các cháu có màu da sẫm dễ bị còi xương hơn các cháu khác vì các chất

màu ở da có tác dụng cản các tia tử ngoại của mặt trời. Bởi vậy, các cháu này

càng cần phải được chú ý săn sóc nhiều hơn

VẸO XƯƠNG SỐNG

Xương sống có thể bị vẹo với những kiểu dáng khác nhau làm cho lưng

cong ở phần trên, ở phần dưới hoặc vẹo theo chiều ngang. Những dáng bất

thường như vậy có thể phối hợp với nhau như vừa bị cong vừa bị vẹo.

Với các trẻ em sơ sinh:

- Lưng trẻ sơ sinh, trong mấy tháng đầu, thường cong. Trẻ càng lớn, lưng

càng thẳng hơn cho tới khi đến tuổi biết ngồi.

Bởi vậy, ở thời gian xương sống còn yếu. Khi để bé ở tư thế ngồi phải có

gối hoặc vật gì dùng để tựa lưng vì ở độ tuổi này cột xương sống của bé rất dễ

bị xiêu vẹo.

Với các trẻ lớn hơn: Trẻ em từ độ tuổi biết đi cho tới năm lên 2, lên 3 hay

ưỡn cột sống lưng ra phía trước. Dáng đi này sẽ mất dần khi các cháu lớn lên.

Ở độ tuổi này, nếu thấy các cháu bị lệch vai: Khi đứng thẳng vai này thấp

hơn vai kia thì nguyên nhân là do xương cột sống không thẳng, cong về bên

phải hay bên trái hoặc có thể đã bị gù ở một bên nào đó.

Nếu khi cho các cháu hơi cúi người về đằng trước mà các khuyết tật trên

không còn nữa thì chứng vẹo xương trên chỉ là do phải bổ sung sự cao thấp

không bằng nhau tạm thời của hai chi dưới: Các trường hợp này phần lớn có thể

chữa trị bằng phương pháp tập các động tác thể dục chọn lọc, hoặc chơi thể

thao.

Nhiều chứng vẹo cột sống có nguyên nhân từ các bệnh của hệ thần kinh

hoặc của các cơ bắp. Nhưng nhiều khi cả những trẻ khỏe mạnh cũng bị - nhất là

các cháu bé gái - mà không tìm thấy nguyên nhân rõ rệt.

Nói chung, hiện tượng vẹo cột sống của các cháu, cần được chú ý theo

dõi cẩn thận để xem nó tiến triển ra sao. Chứng vẹo cột sống đã ở thế ổn định

hay có xu thế tiến triển nặng hơn. Bởi vậy, cần phải cho các cháu tới các bệnh

viện chuyên khoa xương mỗi năm 2 lần hay 1 lần, chụp X-quang xương, và so

sánh các hình chụp để nhận định xương các cháu phát triển thế nào.

Sự phát triển không bình thường của cột sống có mức độ nhẹ ở trẻ em, có

thể không nhận thấy trong những năm đầu. Hiện tượng này cần phải được đặc

biệt chú ý khi các cháu tới độ tuổi từ 11 tới 15, là giai đoạn dậy thì cơ thể phát

triển nhiều, nhất là đối với các cháu gái.

TẬT NỨT ĐỐT SỐNG

Tật nứt đốt sống là một dị tật bẩm sinh của đốt sống. Khi đứa trẻ đã tới

ngày ra đời mà đốt sống vẫn chưa hình thành được hoàn hảo, còn bị hở phía

sau khiến cho các cấu trúc thần kinh của tủy sống có thể lọt ra ngoài được. Hiện

tượng này thường xảy ra ở đoạn cuối sống lưng, vùng thắt lưng và xương cùng,

ít khi ở đoạn lưng trên hoặc vùng cổ.

Nếu chỉ có hiện tượng hở xương thôi thì có khi chẳng hệ trọng gì, có khi

chỉ có phần màng bọc tủy sống lọt được ra ngoài, làm thành một khối nằm dưới

da gọi là “thoát vị màng não”. Nhưng nghiêm trọng nhất là trường hợp cả tủy

sống và các rễ dây thần kinh cũng bị thoát vị ra ngoài rồi bị viêm, gây liệt chân,

không tự chủ được việc đi tiêu, tiểu, nhiều khi kèm thêm cả chứng tràn dịch não.

Đây là một dị tật rất nặng, có các hậu quả nghiêm trọng đến mức ngay

trong 24 giờ đầu tiên sau khi đứa trẻ ra đời, bác sĩ phải đặt vấn đề với bố mẹ

đứa trẻ và các chuyên gia nhi khoa và phẫu thuật thần kinh xem có nên điều trị

hay không nên điều trị gì cả.

Hiện nay, người ta chẩn đoán trước được dị tật này ở thai nhi bằng

phương pháp siêu âm, ngay từ tuần lễ thứ 16 tới 20 của thời gian sản phụ mang

thai.

VI. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ PHẬN SINH DỤC VÀ BÀI TIẾT

BỆNH LÍ Ở CƠ QUAN SINH DỤC TRẺ EM

Hỏi:

Trẻ em thường có những bệnh lí gì ở cơ quan sinh dục? Cần xử trí ra

sao?

Trả lời:

Trẻ em trai thường gặp những dấu hiệu bất thường sau:

- Thiếu một tinh hoàn: Thực ra tinh hoàn còn thiếu này vẫn nằm trong ống

bẹn hoặc ổ bụng, cần đưa trẻ đi khám để xác định vị trí của tinh hoàn ẩn và phẫu

thuật (hạ nó xuống hoặc cắt bỏ). Nếu không, trẻ sẽ có thể bị ung thư.

- Lỗ niệu đạo thấp: Lỗ đái không nằm ở đầu “chim” mà ở thân “chim”. Trẻ

cần được khám để bác sĩ quyết định có can thiệp hay không.

- Đã cắt bao quy đầu nhưng vẫn còn phần da lỏng lẻo bao quanh: cần

hướng dẫn trẻ biết giữ gìn vệ sinh luôn giữ cho phần dưới lớp da sạch sẽ, tránh

không để ứ đọng cặn bã, nước tiểu để tránh nhiễm khuẩn.

- Bao quy đầu không thể lộn được: cần can thiệp bằng cách nới rộng bao

quy đầu. Đây là một thủ thuệt đơn giản, có thể thực hiện khi trẻ được 9-10 tuổi

hoặc sớm hơn.

Dấu hiệu bệnh lý đường sinh dục thường gặp ở trẻ gái là ra máu hoặc có

chất xuất tiết hơi sệt ở âm đạo. Đó là triệu chứng nhiễm khuẩn âm đạo hoặc

bàng quang; cũng có thể là có khối u hay bị rách màng trinh (hiếm gặp). Trẻ cần

được khám để có hướng xử lý thích hợp.

Khi trẻ mới ra đời, cha mẹ cần quan sát xem trẻ có phân su không. Nếu

không thì cần kiểm tra xem trẻ có hậu môn hoặc lỗ hậu môn không. Có trường

hợp nhìn ngoài thì có hậu môn nhưng thật ra nó không thông với trực tràng. Hãy

báo với bác sĩ những điều nghi vấn để trẻ được khám và xử lý kịp thời.

VỆ SINH BỘ PHẬN SINH DỤC CHO TRẺ SƠ SINH

Cơ quan sinh dục của trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm nhiễm vì sức đề kháng

của trẻ kém. Nhưng vệ sinh cơ quan sinh dục cho bé là một việc không mấy dễ

dàng vì nhiều bà mẹ trẻ sợ làm con đau hoặc không biết về sự cần thiết của việc

làm này.

Đối với bé trai:

Trong tuần đầu tiên, bé trai có thể bị phù bọng đái. Cơ quan sinh dục có

thể trông quá to và như bị sưng. Điều này liên quan đến việc có quá nhiều hoóc-

môn của ngưòi mẹ đi vào cơ thể của trẻ thông qua nhau thai hay sữa mẹ. Thông

thường hiện tượng phù sẽ hết sau vài ngày. Nhưng nếu như đến cuối tuần thứ 2

mà hiện tượng sưng vẫn còn thì cần cho con đi khám bác sĩ.

Việc chăm sóc cho cơ quan sinh dục bé trai phải thực hiện thường xuyên

trong mỗi lần thay tã lót bằng cách rửa nước ấm. Khi rửa phải kéo da quy đầu ra

để lộ dương vật. Ở đó có sự tích tụ chất giống như mỡ. Nếu thấy da quy đầu bị

đỏ thì mỗi ngày cần vài lần dùng bông thấm dung dịch thuốc tím loãng để lau.

Đôi khi bao da quy đầu rất hẹp nên không thể làm lộ hết đầu dương vật.

Trong trường hợp này cần đến bác sĩ thực hiện phẫu thuật nhỏ với vài vết cắt

nhỏ ở lớp da xếp, càng sớm càng tốt.

Nếu da đứa bé nhạy cảm thì đôi khi chỉ cần rửa “khô” với khăn giấy ẩm.

Chỉ nên rửa cơ quan sinh dục bằng xà phòng 4-5 ngày một lần. Trước kia người

ta khuyên nên dùng xà phòng trong mỗi lần rửa nhưng thực tế không nhất thiết

phải như vậy. Ngược lại, ngay cả xà phòng chuyên dùng cho trẻ em vẫn có thể

làm khô và gây kích thích vì da lúc này còn rất mỏng.

Đối với bé gái:

Đôi khi đến cuối tuần đầu tiên ở các bé gái có hiện tượng tiết ra chất nhầy

hoặc như có lẫn máu. Thông thường hiện tượng này sẽ hết sau 2-3 ngày,

nguyên nhân giống như ở bé trai. Trong thời gian này, bé gái cần được chăm

sóc cẩn thận hơn. Để đảm bảo vệ sinh tối đa, nếu có thể, nên sử dụng tã lót giấy

dùng một lần và mỗi lần thay cách nhau 1,5 - 2 giờ. Nếu hiện tượng trên vẫn tiếp

tục hơn 3 ngày, cần đi khám bác sĩ.

Cơ quan sinh dục của bé gái rất nhạy cảm và có sức đề kháng thấp trước

các bệnh viêm nhiễm. Căn bệnh “phụ nữ” phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh là viêm cơ

quan sinh dục ngoài. Do đó, cần thường xuyên giữ vệ sinh và giữ ấm.

Mỗi lần thay tã lót cho bé gái cần rửa cho bé bằng nước ấm. Việc rửa có

thể tiến hành dưới vòi nước hay dùng bông thấm nước. Động tác rửa của bạn

phải từ mu đến phía sau hậu môn để phân không rơi vào cơ quan sinh dục.

Cũng giống như đối với bé trai, chỉ nên dùng xà phòng loại nhẹ dành cho trẻ em

1 lần trong 4-5 ngày để không làm khô da.

Không nên lạm dụng mỹ phẩm chuyên dùng cho trẻ em, chỉ nên sử dụng

các loại kem, dầu gội đầu và phấn rôm khi cần thiết. Dùng thường xuyên những

chất này có thể làm hỏng lớp da bảo vệ tự nhiên ở trẻ sơ sinh.

Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh lý thường gặp ở trẻ. Nó chiếm tỷ lệ từ

33% đến 39% các bệnh huyết học điều trị nội trú mỗi năm tại hai bệnh viện nhi ở

TP HCM. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng ở trẻ nhũ nhi thường gặp nhiều hơn

vào thời điểm giao mùa giữa mưa và khô và ở tháng 1-2.

Theo báo cáo của nhóm bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 trong hội nghị khoa

học diễn ra tại TP HCM, tình trạng này có thể do thay đổi thời tiết nên trẻ dễ bị

nhiễm trùng hô hấp hơn các tháng còn lại.

Cũng theo nghiên cứu, bệnh đa số xảy ra ở trẻ từ 2 đến 10 tuổi. Gần đây,

thực tế lâm sàng cho thấy xuất huyết giảm tiểu cầu (tiểu cầu là yếu tố quan trọng

có vai trò làm đông máu) ở trẻ dưới một tuổi có chiều hướng gia tăng, với mức

độ xuất huyết thường nặng, khởi phát cấp tính rầm rộ.

Bệnh có liên quan đến vấn đề nhiễm trùng, chủng ngừa hoặc bệnh lý bào

thai. Trên 81% trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu sau tiêm phòng hay nhiễm siêu vi.

Loại chủng ngừa ghi nhận nhiều nhất là viêm gan siêu vi B, kế đến là bại liệt,

bạch hầu... Thời gian từ lúc chủng ngừa đến khi phát bệnh khoảng 19 ngày.

Gần một nửa số trẻ nhũ nhi xuất huyết giảm tiểu cầu khởi phát sau khi

nhiễm siêu vi khoảng 6 ngày. Chiếm tỷ lệ cao trong nhóm này là do viêm hô hấp

trên.

BỘ PHẬN SINH DỤC BỊ SƯNG TẤY

Bạn có bao giờ thấy con mình hay đưa tay vào bộ phận sinh dục của nó

hay không? Nếu có, chắc là bé thấy khó chịu gì đó, chúng ta cần chú ý chữa trị

cho bé.

Ở bé trai, đầu dương vật của cháu đỏ, bị sưng và đôi khi có mủ. Những

cháu nào bị hẹp da quy đầu (PHIMOSIS) thường hay có các hiện tượng như

trên (xem phần Hẹp bao quy đầu (PHIMOSIS)).

Với các cháu gái, đôi khi các môi lớn bị ngứa và phồng rộp có thể có mủ

chảy ra (xem phần Viêm âm hộ, âm đạo (Vulvite)).

Cả 2 trường hợp của bé trai và bé gái đều cần giữ sao cho bộ phận sinh

dục không bị hấp hơi, ẩm ướt. Muốn vậy, không nên cho các cháu mặc quần áo

chật, hoặc các loại quần áo khó thấm bằng vải tổng hợp hay cao su.

Cũng cần lưu ý, sau các buổi tắm biển mùa hè, đừng để cát lọt vào bộ

phận sinh dục và lưu lại ở đó.

Tắm và rửa bộ phận sinh dục cho các cháu bằng loại xà phòng giàu tính

xút, nhiều khi cũng khỏi. Nếu không có kết quả, cần nói cho bác sĩ biết.

TẬT LỖ TIỂU THẤP

Khi bé trai có lỗ tiểu không ở giữa đầu dương vật mà lại ở phía dưới

dương vật thì cần phải phẫu thuật để tạo ra đường ống tiểu thẳng bình thường.

HẸP BAO QUY ĐẦU

Bình thường, lớp da bọc chung quanh quy đầu của con trai có thể kéo tuột

ra đằng sau, để lộ phần đầu dương vật ra ngoài. Sẽ không thực hiện được việc

làm này nếu phần da bọc bị dính vào quy đầu hoặc quá chật, chỗ bao quanh quy

đầu nhỏ hơn chỗ chu vi lớn nhất của quy đầu khiến lớp da không tuột ra sau

được.

Trước đây, người ta cho rằng những trường hợp như thế cần phải phẫu

thuật lớp da bao quy đầu, ngay khi cháu bé còn nhỏ tuổi, để đảm bảo vấn đề vệ

sinh, rửa sạch quy đầu.

Nhưng, hiện nay người ta thấy không cần thiết phải lo sớm như thế. Nhiều

cháu bé có da bọc chật như vậy là điều tự nhiên. Lớp da này sẽ rộng ra khi các

cháu lớn lên. Nếu cần, sẽ phẫu thuật cho các cháu ở độ 3 - 4 tuổi. Chỉ cần thực

hiện sớm hơn nếu, vì lớp da quá hẹp mà khi cháu bé đi tiểu, nước tiểu làm

phồng quy đầu, khiến nước tiểu khó thoát ra.

Phẫu thuật cắt mở rộng da quy đầu sớm quá có thể dẫn đến những sự

trục trặc về sau này như: Lớp da tụt xuống vĩnh viễn không trở lại được vị trí cũ

để bao bọc và bảo vệ quy đầu nữa. Nếu lớp da này tạo thành một cái vòng thít

chặt lấy đoạn gốc quy đầu cần thiết phải phẫu thuật cấp cứu để giải tỏa sự tuần

hoàn ở quy đầu.

Khi da bọc quy đầu bị sưng đỏ, tiểu thấy đau rát, có mủ, người ta thường

chữa trị bằng thuốc bôi sát trùng sau khi rửa sạch.

CẮT DA QUY ĐẦU

Tiểu phẫu thuật cắt da quy đầu của đứa trẻ mấy ngày sau khi sinh chỉ là

tục lệ của người Do Thái Israel, và một số dân tộc theo đạo Hồi, không phổ biến

ở các nước khác.

TINH HOÀN

Về đôi tinh hoàn, gọi nôm na là hòn dái, có thể có những trục trặc sau đây

ở bé trai:

Tinh hoàn không xuống (tinh hoàn lạc vị)

Đôi khi, trong túi đựng tinh hoàn (bìu) của cháu nhỏ, chỉ có 1 tinh hoàn.

Như vậy, không phải là cháu bị thiếu, mà vì một tinh hoàn còn nằm ở phần bụng,

chưa tụt xuống túi. Hãy đặt cháu nằm dài trên giường, hoặc trong bồn tắm nước

ấm rồi lấy tay ấn nhẹ vào phía trên bộ phận sinh dục, ngang tầm háng để làm

cho một tinh hoàn nằm trong đó, tụt xuống dưới. Trước khi đến tuổi dậy thì, có

thể cái “hột” này sẽ tụt xuống nằm đúng vị trí của nó ở trong túi.

Sau 6 tuổi, ít có khả năng tinh hoàn có thể tụt xuống được nữa, vì thế cần

phải tiến hành một cuộc phẫu thuật nhỏ.

Bìu to:

- Các cháu trai mới sinh ra có bìu dái to vì có chất lỏng bên trong cùng với

các tinh hoàn. Sau một vài tuần, chất lỏng này sẽ tiêu đi và bìu lại có kích thước

bình thường.

Xoắn tinh hoàn - ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tinh hoàn bị xoắn sẽ làm cho

bìu sưng to lên, màu đỏ tía. Tuy không đau mấy và không sốt, nhưng vẫn cần

phải mổ gấp ngay, để cứu cho tinh hoàn khỏi bị hư hoại.

VIÊM ÂM HỘ, ÂM ĐẠO

Các cháu gái có thể bị viêm ở bộ phận sinh dục, có mủ từ âm đạo chảy ra.

Bác sĩ thường yêu cầu lấy một ít mủ để xét nghiệm và cho cháu uống thuốc

kháng sinh. Trong trường hợp bị nặng, cần xem cháu có bị vật gì lạ chọc vào âm

đạo hay không.

ÁI NAM, ÁI NỮ

Là trạng thái của đứa trẻ ngay từ khi mới ra đời đã có bộ phận sinh dục dị

dạng, không phân biệt được nam hay nữ. Sự dị dạng này bắt đầu từ khi bộ phận

sinh dục được hình thành trong tử cung.

Trường hợp thường gặp nhất là bộ phận sinh dục nữ bị nam hóa có âm

vật phát triển lồi ra ngoài như dương vật. Hai môi lớn chảy xệ xuống như cái bìu

nhưng bên trong không có tinh hoàn.

Người ta cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do một chứng bệnh

của tuyến thượng thận đã sản xuất ra hoóc-môn nam một cách bất bình thường,

quá mức. Cũng có thể do người mẹ đã dùng thuốc chữa trị bằng hoóc-môn trong

giai đoạn đầu của thời gian mang thai.

Hiện tượng này thường gây khó khăn cho các bậc cha mẹ khi đi khai sinh

cho con, không biết khai là nam hay nữ. Tốt nhất là khai: Giống chưa xác định.

Người ta thường phải đợi tới khi cháu bé lớn lên, theo dõi xem sự phát

triển của cơ thể và bộ phận sinh dục của cháu thiên về phái nào nhiều hơn. Sau

đó, có thể can thiệp thêm bằng phương pháp phẫu thuật để xác định giới tính

cho cháu.

SỰ LƯU THÔNG NGƯỢC BÀNG QUANG - NIỆU ĐẠO

Sự lưu thông của nước tiểu từ bàng quang về thận cũng là một sự lưu

thông bất thường, ngược chiều tự nhiên. Hiện tượng này thận bị tổn thương.

Các cuộc xét nghiệm về X-quang có thể cho thấy bệnh nặng hay nhẹ.

Để chữa trị, bác sĩ thường cho uống những đợt thuốc kháng sinh trong

thời kỳ đầu, trong thời gian một vài tháng để chống viêm niệu đạo. Nếu không

khỏi, có thể cần phải phẫu thuật.

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Nhiều trẻ sơ sinh bị viêm đường tiểu tiện. Không thể đòi hỏi các cháu cho

biết những biểu hiện của bệnh như người lớn như đi tiểu tiện thấy rát và đi luôn

v.v... Bởi vậy, khi thấy cháu có những cơn sốt cao mà không phải do viêm họng

chẳng hạn, thì chú ý ngay. Nhiều khi bệnh của cháu chỉ biểu hiện bằng các dấu

hiệu như không chịu ăn, mặt tái nhợt, đau vùng bụng, không hoặc kém tăng cân.

Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ cho bác sĩ biết cháu có bị bệnh hay không.

Nếu cháu bị viêm đường tiểu tiện thì phải dùng thuốc kháng sinh ngay. Bệnh này

phải chữa trị lâu, phải làm xét nghiệm nước tiểu nhiều lần để kiểm tra và là bệnh

khó chữa.

Đôi khi, nguyên nhân bệnh là do bộ máy tiểu tiện của cháu có dị tật bẩm

sinh. Bởi vậy, bác sĩ cần phải tiến hành dò bệnh bằng cách chụp X-quang hay

dùng phương pháp siêu âm nữa. Nếu quả thật có hiện tượng dị tật các ống dẫn

tiểu thì lại phải đưa cháu tới bác sĩ chuyên khoa về tiết niệu.

Hiện tượng đường tiểu không thông khiến có sự dồn tắc và nước tiểu

chảy ngược từ bàng quang lên thận có thể là nguyên nhân của các cơn đau đi

đau lại.

AXÊTÔN

Axêtôn là một chất được tạo thành ở gan từ chất mỡ. Khi cơ thể có một

lượng Axêtôn bất thường thì hơi thở sẽ phảng phất mùi rượu táo. Người ta có

thể phát hiện Axêtôn trong nước tiểu bằng giấy thử Labstix.

Hiện tượng dư Axêtôn còn kèm theo các triệu chứng như: ói mửa nhiều

lần, mệt, sốt, tái mặt.

Khi chúng ta nhịn đói, cơ thể sẽ tiêu thụ lượng mỡ dự trữ trong người

cũng làm lượng Axêtôn được sản sinh vượt mức bình thường. Đối với trẻ em,

chỉ cần nhịn đói qua một đêm là cơ thể cũng có hiện tượng này, nhất là ở các

cháu đang ốm, sốt, không chịu ăn và bị nôn ói.

Tuy vậy, cũng nên chú ý rằng hiện tượng nôn ói liên tiếp nhiều lần cũng có

thể do bị đau ruột thừa, đau màng óc, hoặc có bệnh tiểu đường (bệnh này dễ

được xác định bằng cách thử nước tiểu hoặc đo độ đường trong máu). Triệu

chứng nôn ói có liên quan tới Axêtôn, có thể tiến triển mạnh làm đứa trẻ có vẻ

hốt hoảng, ngất vì bị mất nước nhiều.

ALBUMIN

Khi phát hiện trong nước tiểu có chất Albumin thì đó là một dấu hiệu bất

thường có thể do một bệnh về thận gây ra.

Tuy vậy, nên chú ý rằng việc thử Albumin bằng giấy thử sau khi bị viêm

họng hoặc viêm phổi có thể có kết quả dương tính mặc dù lượng Albumin trong

nước tiểu chưa vượt mức bình thường. Để xác định rõ ràng, các bác sĩ phải tiến

hành đo lượng Albumin có trong nước tiểu trong vòng 24 giờ. Nếu lượng này

cao hơn 0,1g thì mới đáng chú ý và còn phải thử nghiệm thêm các chức năng

của bộ máy bài tiết nữa.

Kết quả thử Albumin dương tính có thể là dấu hiệu của các bệnh về thận

như viêm thận cấp tính hoặc mạn tính, hoặc rối loạn chức năng thận.

BỆNH TIỂU RA CHẤT PHENYLECTONE

Bệnh này hiếm xảy ra, nhưng là loại bệnh trạng dẫn tới sự chậm phát triển

về trí khôn. Nếu phát hiện được bệnh ngay từ những ngày đầu tiên của trẻ em

sau khi sinh thì có thể tránh bệnh được, nhưng cháu bé phải giữ một chế độ ăn

uống đặc biệt hàng nhiều năm tiếp theo. Bác sĩ xác định bệnh bằng những xét

nghiệm nước tiểu và máu, nhất là máu (xét nghiệm — Guthne). Ở Pháp, bệnh

viện sản nào cũng thực hiện những xét nghiệm này cho các cháu sơ sinh. Bởi

vậy các bà mẹ nên nhìn qua quyển sổ sức khỏe của bé, xem bé đã được xét

nghiệm chưa.

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, nên yêu cầu xét nghiệm lại lần nữa

cho chắc chắn, trước khi tiến hành chữa trị.

TIỂU DẦM

Trẻ em thường đái dầm vì chưa chủ động điều khiển được hoạt động của

bàng quang. Đa số các cháu cứ như thế cho tới lên 4, lên 5 tuổi. Một số không

kiểm soát được cả cơ bắp ở hậu môn nên còn tật ị đùn nữa.

Có các cháu đái dầm cả ban ngày lẫn ban đêm. Số đông, thường chỉ đái

dầm vào ban đêm.

Nghiên cứu về vấn đề này, các bác sĩ thường tìm xem cháu bé có bị tổn

thương gì ở bộ máy bài tiết hay không. Kết quả cho thấy phần lớn các cháu nhỏ

chưa hình thành thói quen điều khiển một cách chủ động sự bài tiết ra ngoài.

Có cháu bé đã thôi đái dầm một thời gian rồi lại bị lại, do những yếu tố tâm

lý. Thấy bạn hoặc em bị chế giễu, cháu bé lo sợ cho mình, luôn nghĩ tới vấn đề

đó và ban đêm lại đái dầm như để giải phóng khỏi sự ức chế ban ngày.

Trong khi săn sóc trẻ em, người lớn nên thông cảm với nỗi khổ tâm này

của các cháu, vì chúng không muốn như thế. Không nên mắng hoặc chế giễu

chúng mà chỉ nên an ủi, động viên để hỗ trợ cho chúng chóng có được một trạng

thái tâm lý và tinh thần mạnh khỏe và chủ động.

TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường là bệnh của cơ thể không hấp thu được chất đường

Glucose từ thực phẩm. Nguyên nhân bệnh là do thiếu Insulin - một loại hoóc-

môn do tụy tạng sinh ra. Người bệnh có các triệu chứng: cảm thấy đói, khát liên

tục, người sút cân mau chóng, đi tiểu luôn và tiểu nhiều. Nếu không được chữa

trị, nước tiểu sẽ có chất Axêtôn và có thể bị hôn mê.

Bệnh tiểu đường dễ phát hiện bằng xét nghiệm để thấy: Nước tiểu có

Glucose và tỷ lệ Glucose trong máu cao.

Trẻ em bị bệnh tiểu đường cần phải chữa trị thật chu đáo: Tùy mức độ và

đặc điểm của bệnh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp. Vấn đề cần thiết là có

sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và bác sĩ để chữa trị cho các cháu. Tiểu

đường là một bệnh di truyền. Nếu gia đình, họ hàng có người bị bệnh, cần phải

đặc biệt chú ý và cho bác sĩ biết để xét nghiệm đề phòng.

VII. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DACÁC BỆNH DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Người ta phân biệt bệnh da bẩm sinh (phát hiện ngay sau khi trẻ sinh ra)

và bệnh da mắc phải (phát hiện vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh). Có bệnh

phải xử lý ngay nhưng cũng có bệnh không cần có biện pháp gì. Sau đây là một

số bệnh thường gặp nhất.

1. Bớt tím: Là những dát màu xanh tím, do sự ứ đọng nhiều tế bào

Melanocyte ở lớp bì của da gây nên. Bớt có kích thước thay đổi từ vài đến hàng

chục milimét. Vị trí hay gặp là vùng sau mông. Bớt tím thường gặp ở trẻ sơ sinh

người phương Đông. Khi trẻ lớn lên, những bớt này sẽ từ từ biến mất mà không

cần can thiệp gì.

2. Hạt kê: Là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô trên da, thường gặp ở trẻ

mới sinh do sự ứ đọng của chất bã. Các hạt này sẽ tự biến mất sau vài tuần lễ.

Ở một số trẻ lớn, hạt kê có thể xuất hiện tại vùng tay, chân, mặt.

3. Rôm sảy: Là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi

không tiết ra được. Biểu hiện bệnh là những hạt nhỏ màu hồng hơi cứng. Rôm

sảy thường gặp vào mùa nắng nóng ở những trẻ em hay bị ra mồ hôi nhiều. Vị

trí hay gặp là vùng sau lưng.

4. Chốc: Là bệnh nhiễm trùng da nguyên phát do liên cầu trùng hoặc tụ

cầu trùng gây ra. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ.

Bệnh khởi phát bằng một bóng nước trong có hình tròn dẹp, sau vài giờ

bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng mày vàng giống màu mật ong. Chốc có

thể lan sang vùng kế cận, gây viêm hạch bạch huyết ở gần đó. Sau khi tróc mày,

chốc thường để lại vết thâm lâu dài.

5. Nhọt: Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức chung quanh,

chủ yếu do tụ cầu trùng gây nên. Nhọt thường trải qua các giai đoạn sưng-nóng-

đỏ-đau, dần dần mềm vỡ ra, chảy mủ và thành sẹo. Trẻ em sống trong môi

trường nóng nực, vệ sinh da kém, sử dụng nhiều chất ngọt dễ bị nổi nhọt.

6. Chàm sữa (lác sữa): Là bệnh chàm thể tạng, gặp ở trẻ em từ 3 tháng

tuổi. Các mụn nước nhỏ li ti sẽ xuất hiện ở hai bên má, rồi đến cằm và trán.

Chúng sẽ nhanh chóng vỡ ra, làm da trở nên đỏ và bị rớm dịch. Nếu có nhiễm

trùng đi kèm, da sẽ đỏ hơn, đóng mày màu vàng, khiến trẻ ngứa nhiều. Bệnh

thường tái đi tái lại nhiều lần, đến khoảng 2 tuổi có thể biến mất mà không để lại

dấu vết gì. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em khá phức tạp, khó phát

hiện được, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh này.

7. Ghẻ: Là bệnh lây truyền trong gia đình, tập thể. Nguyên nhân gây bệnh

là ký sinh trùng có tên Sarcopte Scabiei. Triệu chứng gồm: Nổi mụn nước ở các

kẽ tay, cổ tay, vùng bụng, bộ phận sinh dục; ngứa nhiều về ban đêm. Trong gia

đình người bệnh thường có vài người mang biểu hiện tương tự.

8. Nấm Candida albicans: Bệnh hay xuất hiện ở bộ phận sinh dục ngoài và

vùng bẹn của trẻ nhỏ, nhất là các bé gái. Môi trường ẩm ướt, mồ hôi ra nhiều,

nước tiểu hay bị ứ đọng là các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nấm Candida

albicans. Bệnh nhân có biểu hiện như một vùng da rộng lớn bị đỏ bóng, có ít

bợn trắng, kèm theo ngứa.

9. Viêm da vùng tã lót: Là phản ứng viêm da cấp tính, với các biểu hiện:

da bị đỏ, nổi mụn nước và sẩn đỏ. Bệnh xuất hiện ở vùng hay mang tã lót. Các

yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh bao gồm: Da bị ẩm kéo dài, nước tiểu và

phân làm độ pH gia tăng. Để phòng bệnh, các bà mẹ cần thay tã lót thường

xuyên hoặc chuyển sang dùng tã vải cho trẻ.

VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH

Sau khi sinh được mấy ngày, nhiều cháu bé có màu da mỗi ngày một

vàng thêm: Đó là chứng vàng da của trẻ sơ sinh, một sự cố không quan trọng

mà người ta biết rõ nguyên nhân.

Khi ra đời, đứa bé mang theo trong ngưòi một số hồng huyết cầu dự trữ.

Hồng huyết cầu là những phần tử trong máu có nhiệm vụ nhận ôxy từ phổi mang

tới mọi nơi trong cơ thể, và luôn luôn được thay thế bởi những lớp mới. Trong

cơ thể đa số trẻ em, việc loại bỏ các hồng huyết cầu già ở lá lách và ở gan được

tiến hành bình thường. Nhưng, một số ít các cháu có bộ gan còn non yếu chưa

làm được đầy đủ nhiệm vụ này khiến một số muối mật sinh ra trong quá trình

hủy diệt hồng huyết cầu bị tích tụ ở máu làm cho da các cháu có màu vàng.

Những hiện tượng trên có thể sẽ hết trong vòng mấy ngày sau, khi các cơ

quan trong cơ thể cháu bé quen dần với công việc.

Một số các cháu khác có thể bị dị tật bẩm sinh ở các đường ống dẫn mật

khiến những chất muối mật đã được gan biến đổi và thải ra không xuống được

ruột làm cho phân có màu nhợt hoặc màu trắng.

Phần lớn các bà mẹ có thói quen nằm trong phòng kín và tới sau sinh nên

khó phát hiện bệnh vàng da ở trẻ. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể để lại

nhiều di chứng như giảm thị lực, thính lực, đần độn.

Vàng da sơ sinh có hai loại:

- Vàng da sinh lý: xảy ra khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn ăn

ngủ bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy

hiểm.

- Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân: Thường gặp ở trẻ sinh non. Các em

bị vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng. Nếu không được điều trị đúng

mức, trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê rồi tử vong.

Cách phát hiện trẻ bị vàng da:

- Sau khi sinh 1-2 ngày, quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có ánh

sáng.

- Dùng ngón tay ấn nhẹ vào trán, mũi và trên cơ thể trẻ. Nếu thấy da có

màu vàng đậm mà không trắng như những trẻ khác thì cần cảnh giác.

- Quan sát một số biểu hiện bất thường của trẻ như quấy khóc, bú yếu,

ngủ nhiều, nước tiểu ít và trong, không đi tiêu phân su.

Việc điều trị bệnh vàng da rất khó khăn, trẻ phải được rọi đèn nhằm loại

bỏ nhanh chất độc trong cơ thể, phải thay máu nếu bị nặng và làm xét nghiệm

để tìm độc chất Bilirubin. Ngoài ra, cần sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc

hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

VẾT TRÊN DA TRẺ MỚI SINH

Khi mới ra đời, da trẻ thường có những vết có màu: Vết màu đỏ thẫm như

màu rượu vang, có nhiều chấm nhỏ hoặc từng mảng ở gáy, trán, da đầu... Do

các mạch máu nhỏ (mao mạch) dưới da bị giãn nở. Những vết này sẽ hết dần

dần. Có cháu tới 12 tháng tuổi mới hết. Đó là những vết bớt, vết ruồi hay vết

chàm. Nốt ruồi to hoặc nhỏ, có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể. Cần hỏi bác

sĩ chuyên khoa da, vì việc chữa trị tùy trường hợp có nhiều hay ít, ở mỗi trẻ mỗi

khác. (Naevus).

Vết chàm hay thấy ở lưng dưới. Những vết chàm này cũng sẽ hết dần khi

các cháu lớn lên.

VẾT BỚT HAY CHÀM ĐỎ

Da các cháu mới sinh có thể có các chấm hoặc mảng màu đỏ sẫm: Đó là

các vết bớt còn gọi là chàm đỏ. Bớt do sự phì đại của các mạch máu nhỏ dưới

da có dạng phang như da, có dạng nổi trên da. Những vết chấm hay thấy ở trán,

cổ, gáy, chân tóc trẻ sơ sinh có thể tự mất đi sau vài tháng tuổi, có khi phải sau

một vài năm.

Tuy rằng một số vết bớt khó coi, làm giảm sự xinh xắn của các cháu,

nhưng bác sĩ nào cũng khuyên các bà mẹ phải kiên nhẫn, chờ đợi, tránh không

nên can thiệp tới bằng bất cứ biện pháp gì.

Nếu vết bớt ngày càng lan rộng và có hiện tượng chảy máu thì nên tới bác

sĩ chuyên khoa về da để hỏi cách chữa trị. Ngày nay, người ta có thể dùng tia

Laze để chữa trị hiện tượng này.

HIỆN TƯỢNG TÍM TÁI CỦA TRẺ SƠ SINH

Da của bé có thể có các vùng tím hay xanh, ít thì ở các đầu ngón tay hoặc

môi: Hiện tượng này chứng tỏ máu thiếu ôxy vì sự hô hấp hoặc sự tuần hoàn

(tim) của cháu chưa tốt. Nếu hiện tượng này chỉ có rất ít thì do lạnh, làm các

mạch máu bị co lại.

Nếu hiện tượng tím tái có từ khi cháu mới sinh và cứ duy trì mãi không

thấy đỡ, thì có thể phải tìm hiểu về các bệnh tim bẩm sinh.

Nếu hiện tượng trên xảy ra bất chợt và nghiêm trọng thì có thể do các

nguyên nhân: Ngạt thở vì vật lạ, đau họng, viêm đường hô hấp...

RÔM SẨY

Ở vùng cổ và lưng các cháu bé thường có những nốt mẩn đỏ, do mồ hôi

gây ra. Các nốt này sẽ chóng lặn hết nếu giữ gìn cho da các cháu sạch và khô.

DA NGỨA NGÁY, MẨN ĐỎ

Da trẻ em, nhất là cháu sơ sinh rất mỏng nên dễ bị tổn thương vì các

nguyên nhân gây ra từ phía ngoài cũng như từ bên trong cơ thể. Theo năm

tháng, lớp da sẽ đỡ mỏng manh hơn, nhưng vẫn là một lớp mô nhạy cảm dễ bị

phát ban, dị ứng hoặc là nơi biểu hiện triệu chứng của một số bệnh như sởi, lên

đậu... Một số bệnh khó xác định và khó chữa, nên các bà mẹ săn sóc cháu nên

nhận xét để mô tả được rõ ràng với bác sĩ.

Loại da đặc biệt nhạy cảm:

- Có nhiều bé có loại da đặc biệt nhạy cảm tới mức chỉ sờ lên da bé cũng

làm làn da ửng đỏ một lát. Do đó việc cọ sát da cháu bằng miếng vải, sức một ít

nước thơm hay dầu thơm, tắm cho cháu bằng xà phòng có hóa chất thơm, cháu

bị toát mồ hôi, nưóc tắm có pha ít nước hoa Cologne v.v... cũng làm da cháu bé

phản ứng.

Cổ, cổ tay, cổ chân, vòng bụng là nơi dễ bị kích thích nhất. Muốn làm cho

da bé dày dặn hơn, nên cho bé đi chơi ở ngoài trời luôn, cho bé tắm nắng nhưng

hãy coi chừng và có giới hạn để tránh bị cháy nắng hay say nắng.

- Mẩn đỏ vùng mông: Mông bé là điểm hay có mồ hôi, bị đẫm nước tiểu

khi cháu tè dầm không được thay tã lót ngay, nên hay bị mẩn đỏ: Da đỏ, đùi đỏ,

đỏ ở rãnh giữa 2 mông, ở những nếp nhăn. Những nốt đỏ hơi phồng lên và lõm

ở giữa, đôi khi cũng xuất hiện khi bé mọc răng, hoặc trên toàn bộ lớp da tiếp xúc

với ghế khi bé ngồi.

Để bé khỏi mẩn đỏ, nên: Thay tã lót luôn, lau ghế luôn, dùng pom-mát sát

trùng bôi lên chỗ mẩn đỏ. Khăn trải giường (nếu dùng cho bé) cũng nên thay

luôn, ghế bé ngồi thỉnh thoảng nên mang phơi nắng.

Sau khi tắm cho bé nên lau thật khô hay sấy cho bé bằng cái sấy tóc,

nhưng phải hết sức cẩn thận không làm bé bỏng.

Nếu chỗ mẩn đỏ cả tuần lễ chưa khỏi thì nên hỏi bác sĩ, không cần thay

đổi chế độ ăn của bé.

- Mẩn đỏ ở cổ, nách và sau tai: Những chỗ mẩn đỏ bóng và có nước. Bạn

hãy chú ý coi cổ áo của bé có chật quá không, không năng tắm rửa và mồ hôi là

nguyên nhân của những chỗ mẩn đỏ này.

Hãy thay quần áo tã lót cho cháu sau khi tắm kỹ bằng loại xà phòng có

nhiều tính chua (axít), rồi dùng dung dịch sát trùng loại Éosine 1% bôi cho cháu.

Chỉ nên mặc cho cháu những quần áo bằng vải, từ các chất liệu thiên

nhiên như bông, len chứ không nên dùng các chất liệu tổng hợp.

- Bé có những chấm đỏ và những mụn nhỏ, trắng chảy nước, ở gáy, lưng,

đôi khi ở vòng quanh bụng chỗ vẫn quấn khăn quanh rốn làm cháu luôn cựa

quậy, ngủ không yên giấc: Tránh đắp cho bé nhiều chăn quá hoặc đặt bé trong

phòng nóng quá. Tắm cho bé bằng xà phòng có tính axít hoặc nước pha chanh

(để có tính axít). Cho cháu tấm nắng vừa phải, mỗi ngày.

Nếu da cháu vẫn chảy nước, cần đi khám bác sĩ.

- Cần nói gì với bác sĩ? Nếu bạn liên lạc với bác sĩ qua điện thoại, nên nói

ngay cháu bé mấy tháng, mấy tuổi? Vì có một số bệnh chỉ xuất hiện ở một độ

tuổi nào đó. Hãy cho bác sĩ biết thêm: Cháu bé có sốt không? Chỗ da chảy nước

thế nào? Bé đã uống thuốc gì chưa?

- Sốt - Lấy nhiệt độ cho bé. Thường thì các bệnh ngoài da không làm trẻ

sốt. Nếu những nốt mẩn ngoài da lại kèm theo sốt thì bé đã mắc bệnh như: Sởi,

nhiễm khuẩn,... Biết thân nhiệt của bé khi sốt, bác sĩ sẽ dễ chẩn đoán bệnh.

Những nốt mẩn đỏ có thể mất đi sau vài giờ, như ở bệnh sởi. Bởi vậy,

trước khi nói chuyện với bác sĩ, bạn cần phải nhớ lại những điều sau

- Những nốt đỏ mọc ở đâu? Khắp người bé hay chỉ có ở mông? Ở những

vết nhăn trên đùi, tay? Ở cổ, trên mặt, ở lông mày, quanh miệng, sau tai? Những

nốt mẩn bắt đầu ở đâu trước tiên? Lan ra tới đâu? Ấn tay vào có hết đỏ không?

- Cỡ to nhỏ của nốt mẩn: Bằng đầu mũi kim hoặc lớn hơn?

- Màu: Đỏ, đỏ tím hay đỏ sẫm...?

- Những nốt đỏ rời nhau hay từng mảng?

- Nốt đỏ có phồng lên, có vảy không? Bé có gãi không?

- Sờ vào những nốt đó thấy nhẵn hay ráp? Có chỗ nào mềm hoặc cứng

không?

Bạn có thể nghĩ rằng những nhận xét trên không quan trọng, nhưng chính

chúng lại giúp cho bác sĩ xác định được bệnh vì mỗi bệnh có những điểm riêng

chỉ khác nhau một vài chi tiết nhỏ.

CHỨNG NỔI MẨN NGỨA

Cháu bé không ngủ được vì ngứa, gãi. Do vậy, đôi khi cháu không chịu

ăn, đi tướt hoặc ngược lại đi táo. Trên da cháu, xuất hiện những nốt phồng nhỏ

đường kính chừng 1mm, màu đỏ, mọc khắp người trừ phần da đầu: Đó là chứng

mụn ngứa. Khi phát triển, màu các nốt mụn ngứa thành đỏ thẫm, đôi khi có vẩy

vàng, cứng, sờ vào thấy nháp tay. Khoảng từ 8 tới 10 ngày sau mụn ngứa lặn để

lại những vết đỏ, rồi vết này cũng nhạt dần.

Các cháu nhỏ thường bị nổi mụn ngứa nhiều lần, cách quãng nhau vài

ngày hay hơn.

Chứng mụn ngứa có thể vì nguyên nhân tiêu hóa không tốt hoặc dị ứng do

bị côn trùng đốt.

Với các trẻ sơ sinh, không cần thay đổi chế độ ăn nếu không có ý kiến của

bác sĩ. Những chỗ ngứa nhiều, có thể bôi thuốc đỏ Mercurochrome hoặc cồn iốt

1%. Nếu chỗ ngứa bị nhiễm trùng hay sây sát nên dùng băng dính che lên trên.

Các bà mẹ nên kiên nhẫn và yên tâm; thế nào rồi các mụn ngứa cũng sẽ

lặn hết.

Trong trường hợp cháu bị nhiều quá, bác sĩ thường cho các cháu uống

thuốc cho đỡ ngứa và nếu cần, chuyển qua bác sĩ chuyên bệnh ngoài da và dị

ứng.

DỊ ỨNG

Dị ứng nói chung là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của các

“chất lạ” vào cơ thể, bằng cách sinh ra các kháng thể. Những chất lạ còn được

gọi là các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể qua da, đường hô hấp (mũi, khí

quản, phổi) và đường tiêu hóa. Dị ứng da thể hiện ra ngoài theo các dạng

Eczema, mẩn đỏ, phù da, mụn loét.

Những chất lạ gây dị ứng da bao gồm các hóa chất như phấn, kem bôi da

để trang điểm, vải mặc tổng hợp, các thuốc pom-mát v.v..., các dược phẩm uống

hoặc tiêm chích. Một số thực phẩm không thích ứng với từng người như thịt bò,

tôm, cua, cá...

Những biểu hiện dị ứng của bộ máy hô hấp là: Ho, hen, viêm mũi, viêm

xoang, viêm phê quản.

Những chất lạ gây dị ứng đường hô hấp có thể là phấn hoa, lông gà vịt,

lông chó mèo, bụi trong nhà, ngoài đường, vi khuẩn, vi trùng, mốc.

Bộ máy tiêu hóa bị dị ứng có các biểu hiện: Tiêu chảy trong thời gian ngắn

hoặc tái đi tái lại, nôn ói, đau bụng kèm theo dị ứng da như mẩn ngứa. Dị ứng

thêm đường hô hấp ít khi xảy ra.

Những chất gây dị ứng thường là thực phẩm hoặc có trong thành phần

thực phẩm như chất Prôtêin trong sữa bò, lòng trắng trứng, cá, thịt, các đồ biển;

một số quả, lạc (đậu phộng), ngũ cốc các loại...

Muốn chữa trị dị ứng, bác sĩ phải hỏi bệnh nhân tỉ mỉ về nề nếp sinh hoạt,

để biết được thường bệnh nhân bị dị ứng trong các điều kiện nào, ở chỗ nào,

sau khi ăn gì. Từ đó truy tìm và xác định “chất lạ” là chất gì, ở đâu?

Ngoài ra, bác sĩ còn phải tìm “chất lạ” cả trong máu và tiến hành việc cấy

vào dưới da một số chất dễ gây dị ứng để thử nghiệm. Đối với trẻ em, việc cấy

thử như vậy rất khó thu được kết quả.

Chữa trị dị ứng là một việc làm đòi hỏi một thời gian lâu, phức tạp dù việc

làm có vẻ như đơn giản: Tìm ra “chất lạ”, nguyên nhân của dị ứng rồi tránh xa để

đề phòng. Người ta cũng dùng phương pháp tiêm chích các thuốc chống dị ứng

với liều lượng ngày một tăng.

Dị ứng cũng là một chứng bệnh di truyền nên có thể biết ngay từ lúc đứa

trẻ mới sinh bằng cách thử máụ. Sau đó, để tránh cho các cháu khỏi có các triệu

chứng của bệnh này, thì tốt nhất là cho các cháu bú sữa mẹ.

(Dị ứng được trình bày thêm trong các mục Hen, Eczema, và mẩn ngứa).

ECZEMA

Eczema có những triệu chứng khác nhau tùy theo độ tuổi của đứa trẻ - bé

mới vài tháng tuổi hay đã được hơn 2 năm tuổi.

- Đối với các cháu lớn từ 2 tuổi trở lên, eczema thường biểu hiện ở các

chỗ gấp chân, tay: Da đỏ, thoạt đầu ướt, chảy nước, sau đó, khô đi và ngứa làm

đứa trẻ khó chịu, không ngủ được.

Eczema tiến triển trong một thời gian dài, từng thời kỳ và một số trường

hợp, kèm theo bệnh hen.

Việc chữa trị đòi hỏi một thời gian lâu và thường bị đi bị lại.

Eczema ở các cháu sơ sinh:

- Từ tháng thứ 2 - 3 trở đi. Thường các cháu bị ở đầu, má, trán, cằm, có

thể phát triển tới vai, tay, lưng bàn tay, ngực... Nhưng phần lớn hay bị ở đầu.

Thoạt đầu da cháu bé đỏ lên rồi có những đốm nhỏ xuất hiện, bé cảm thấy

ngứa nên khóc, cựa quậy, sát má xuống giường. Những đốm nhỏ tiết ra một

chất lỏng, cứng lại thành vẩy làm chỗ da đỏ khô lại nhưng vẫn đỏ và dễ có

những vết nứt.

Một cháu bé có thể bị Eczema ngay từ năm đầu và bị đi bị lại từng đợt. Tới

tháng thứ 18, cháu bé khỏi nhưng lại có thể bị bệnh hen theo. Eczema làm cho

trẻ dễ bị mất nước và nhiễm trùng.

Việc chữa trị đòi hỏi sự kiên trì. Một số trường hợp cần bôi thuốc có

Cortisone.

Các cháu bé bị Eczema không cần kiêng sữa nhưng không nên ra nắng,

gió.

Trong thời gian bị Eczema, tránh tiêm chích các vắc xin trừ trường hợp

chích B.C.G phòng lao.

Không nên cho cháu bé lại gần, hoặc chơi cùng với các cháu mới tiêm

ngừa bệnh đậu mùa và hết sức đề phòng để cháu khỏi bị lây bệnh này.

MẨN ĐỎ

Da trẻ em có thể bị những nốt mẩn màu hồng, xung quanh viền trắng nhạt,

hơi phồng, to nhỏ tùy lúc, giống những nốt bọ ve cắn làm cho các cháu ngứa.

Hiện tượng này có thể xảy ra với cả các cháu sơ sinh và có nhiều nguyên nhân.

Có trường hợp vì thức ăn như trứng (nhất là lòng trắng trứng), cá, thịt ngựa, sô-

cô- la, nước cam, dâu; có khi vì các dược phẩm đủ loại như thuốc uống, thuốc

bôi, thuốc chích (Pénicilline là một thí dụ); có khi vì cháu bé tiếp xúc với những

hóa chất hoặc cây cỏ. Với sự cộng tác của bác sĩ, các bà mẹ hoặc người trông

nom cháu cần tìm ra nguyên nhân chính để cháu tránh khỏi bị mẩn đỏ sau này.

Việc phát hiện nguyên nhân, thường khi rất khó.

Để các cháu đỡ ngứa, có thể cho cháu uống một thìa cà phê sirô chống dị

ứng (Antihistaminique).

Bệnh giun sán (sán lải) cũng gây mẩn đỏ ngoài da. Hiện tượng mẩn đỏ có

thể có cả ở mặt, bộ phận sinh dục... Nếu bị ở họng, cháu bé sẽ khó thở cần phải

được chữa trị ngay.

BỆNH BAN ĐÀO

Bệnh ban đào do vi rút gây ra là bệnh hay lây, có thể thành những dịch

nhỏ về mùa thu và mùa đông. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, bỗng nhiên

bị sốt cao trong nhiều ngày. Tới ngày thứ 4, thứ 5, bé có thể khỏi sốt, đồng thời

khắp người bé nổi ban đỏ trong vài giờ hoặc một, hai ngày.

Tuy những lúc sốt cao, cháu bé có thể bị co giật, nhưng bệnh này chỉ là

một bệnh nhẹ.

CHỨNG BAN XUẤT HUYẾT

Chứng ban xuất huyết có đặc điểm: Các vết đỏ đủ cỡ nổi cách nhau trên

da, đôi khi thành từng mảng rộng do máu thoát ra từ các mạch li ti (mao mạch)

dưới da tạo thành. Cháu bé bị ban xuất huyết đôi khi sốt, chảy máu cam, đau

người v.v...

Chứng ban xuất huyết có thể liên quan đến sự giảm số lượng những tiểu

cầu trong máu, làm rối loạn sự đông máu - hoặc do sự hư hại của chính những

mao mạch dưới da làm máu thoát ra được.

Nguyên nhân của chứng ban xuất huyết có thể do nhiễm trùng (vi trùng

màng não cầu), hoặc vi rút (bệnh sởi, bệnh tăng đơn bào...) hoặc do chất độc

trong thuốc mà cơ thế cháu phản ứng lại. Chứng này còn là biểu hiện của một

số bệnh nghiêm trọng về máu do tổn thương của tủy xương gây ra.

Ở trẻ sơ sinh

- Các cháu sơ sinh ra đời sau một cuộc đẻ khó của bà mẹ, có thể có các

nốt đỏ trên mặt: Đó là những mạch máu nhỏ bị vỡ. Hiện tượng này sẽ qua đi

không có gì đáng lo ngại. Kể cả hiện tượng xuất huyết nhỏ trong lòng trắng mắt

cũng vậy.

Nếu chứng này đi đôi với hiện tượng giảm đáng kể số lượng tiểu cầu trong

máu thì phải chú ý xem cháu có bị chứng nhiễm trùng sơ sinh không.

Phát ban vì bệnh đau màng óc:

- Nếu cùng với hiện tượng phát ban, cháu lại sốt thì phải nghĩ ngay tới một

tổn thương ở màng óc... và phải đưa cháu đến bác sĩ ngay.

Phát ban do dạng bệnh thấp:

- Thường thấy ở các chi dưới. Nếu phát ban kèm theo hiện tượng đau

vùng bụng thì phải nghĩ tới trẻ bị lồng ruột hoặc có liên quan tới thận, nhất là khi

nước tiểu có máu và Albumin. Cũng có những trường hợp phát ban có giảm số

lượng tiểu cầu mà chẳng có nguyên nhân gì cả.

Chứng phát ban nói chung thường khỏi sau vài tuần chữa trị. Nhưng cũng

có những trường hợp kéo dài tới 5-6 tháng: Đó là chứng phát ban mạn tính. Việc

chữa trị mất nhiều công sức hơn.

GHẺ

Chúng ta không nên coi đó là một việc đáng xấu hổ nếu bác sĩ cho biết:

Cháu bé bị ghẻ. Ghẻ rất dễ lây, ở bất cứ chỗ nào, bất cứ vật gì cháu bé đã tiếp

xúc: Quần áo, giường, ghế...

Bởi vậy cháu bé có thể đã bị lây ghẻ ngay trong nhà hoặc ở nhà trẻ, ở

trường.

Chỗ da bị lây nhiễm có các mụn ngứa thường ở cổ tay, ở những chỗ có

nếp nhăn ở khuỷu tay, ở sườn, nách, quanh vú, ở vai, rốn, bộ phận sinh dục,

mông, gót chân, gan bàn chân.

Những chỗ ký sinh trùng ghẻ đào rãnh để đẻ trứng, da bị phồng lên màu

trắng ngà, nhìn kỹ thấy có liên quan với một con đường nhỏ màu xám.

Để chữa trị phải năng tắm cho các cháu, sát xà phòng, chà da bằng bàn

chải rồi bôi thuốc sát trùng (loại thuốc ghẻ) trên toàn thân thể.

Phải giặt, đun các quần áo, khăn trải giường, găng tay qua nước sôi, khử

trùng giày, dép của cả nhà.

Tất cả mọi người trong gia đình cần được khám xem mình có bị ghẻ

không, vì chỉ chữa trị cho cháu bé thì không đủ

CHỐC LỞ

Chốc lở là bệnh ngoài da của trẻ em, do các tụ cầu trùng hoặc liên cầu

trùng gây ra. Ban đầu ở da mọc lên một nốt rộp nhỏ. Nốt rộp to lên trong một vài

giờ sau rồi võ thành một chấm đỏ, chảy nước, mùi tanh; bên trên dần dần đóng

lại thành một lớp vẩy màu vàng, dính như sáp ong, cuối cùng thành màu xám.

Các cháu hay bị lở ở mặt, quanh mũi, mồm hoặc ở trên da đầu (chốc) và

cả bên trong miệng nữa. Những cái vẩy đôi khi rất dày.

Chốc lở dễ lây lan. Chính bàn tay các cháu nhỏ sờ vào những vết lở của

mình ở chỗ này, rồi lại làm lây lan ra chỗ khác ngay trên cơ thể của cháu. Bởi

vậy, các cháu đang bị chốc lở nên tạm nghỉ ở nhà, không nên tới trường hoặc

nhà trẻ, để tránh lây sang các bạn.

Bác sĩ thường cho thuốc bôi lên vết lở sau khi đã cậy lớp vẩy đi. Người ta

thường đắp lên vảy một lớp gạc tẩm va-dơ-lin một thời gian để cho vẩy mềm,

trước khi làm tróc nó đi.

NHỌT

Một chỗ da phồng lên, đau nhức và đỏ. Sau vài ngày phần da ở giữa

mỏng đi, nhìn thấy ở dưới có mủ: Đó là nhọt. Khi nhọt vỡ, mủ trắng vàng chảy

ra.

Thoạt đầu ở một điểm trên da có thể mọc lên nhiều đầu nhọt rồi mới tụ lại

thành một cái duy nhất. Các cháu thường có nhọt ở đầu, trong tóc, ở lưng, mông

đùi, cánh tay. Nếu cháu bé mới mấy tháng đã có nhọt thì rất đáng ngại vì điều

này chứng tỏ cơ thể cháu đã bị loại tụ cầu trùng vàng xâm nhập. Vi trùng này sẽ

có thể còn phát triển ở tai, ruột, ống tiểu, xương hoặc ở bộ máy hô hấp của

cháu, gây ra những biến chứng quan trọng hơn nữa.

Trong khi chờ đợi bác sĩ điều trị, bạn hãy dùng gạc mềm phủ lên trên nhọt

để tránh quần áo cọ vào và lây lan ra những chỗ khác.

Dù chỉ có nhọt, nhưng cháu bé cũng cần được khám sức khỏe toàn bộ.

Người lớn có nhọt không nên lại gần các cháu sơ sinh, không được săn

sóc hoặc trực tiếp cho các cháu ăn, uống.

Nếu chính bà mẹ bị nhọt, phải chú ý rửa tay, đeo khẩu trang khi tiếp xúc

với bé. Nếu một bên ngực có nhọt thì chỉ cho bú bên vú không có nhọt.

ÁP XE

Áp xe là một bọc kín như một cái túi, có chứa mủ, do tế bào và các bạch

huyết cầu bị chết sau những trận chiến đấu với các vi trùng đột nhập vào cơ thể

tạo thành (thường là loại tụ cầu khuẩn Staphylocoque). Điểm cơ thể bị áp xe

thường cách với các cơ và mô lành khác bởi một vùng bị tấy đỏ.

Áp xe ở dưới da. Chúng ta có thể theo dõi dễ dàng sự tiến triển của nó.

Trong giai đoạn đầu, khi mủ đang hình thành và tụ dần vào một điểm, lớp da ở

đó bị tấy đỏ, nóng, sưng và đau nhức. Khi mủ đã tích tụ lại một nơi, vùng này trở

nên mềm hơn - nếu là cái nhọt, người ta thường nói nhọt đã “chín” - Lúc này,

cần phải lẩy hay chích để cho mủ thoát ra ngoài. Nếu ta không làm thế, áp xe

cũng có thể tự vỡ. Khi mủ đang tích tụ lại, người bệnh thấy đau, nhức và có thể

sốt.

Tóm lại, có thể nhớ 4 triệu chứng đặc trưng là: Sưng - nóng - đỏ - đau.

Trên đây là sự mô tả hiện tượng bị áp xe “nóng”. Có khi sự tiến triển của

áp xe rất chậm và lâu khiến người bệnh không chú ý: Đó là loại áp xe “nguội”.

Da của trẻ sơ sinh và của trẻ em rất mỏng manh, một vết xước nhỏ, một

mũi kim chích cũng có thể mở đưòng cho sự viêm, nhiễm. Do đó, để phòng bệnh

cho các cháu, cần phải giữ gìn cho da các cháu luôn sạch sẽ. Phải rửa sạch các

đồ chơi. Người lớn tiếp xúc với các cháu cũng phải chú ý có đôi bàn tay sạch.

Nếu thấy có chỗ nghi cháu bị viêm nhiễm, phải đưa cháu tới bác sĩ. Trong

khi chưa có bác sĩ, có thể lau hoặc đắp lên chỗ bị viêm bằng những miếng gạc

tẩm nước ấm có pha cồn để làm giảm đau và hạn chế khu vực bị viêm.

Áp xe là điểm bị viêm nhiễm, dù nhỏ cũng không nên coi thường, vì đó là

cửa vào của các vi trùng. Chúng có thể “định cư” ở đó hoặc phát triển tới mọi nơi

khác của cơ thể gây ra các bệnh khác như viêm xương, viêm phổi v.v...

Nếu con bạn bị viêm nhiễm luôn luôn, đó là vì sức đề kháng của cơ thể

cháu yếu.

Điều này có thể liên quan tới một căn bệnh nào đó như bệnh tiểu đường

hay suy giảm miễn nhiễm chẳng hạn. Các căn bệnh này có thể có tính chất ngắn

hạn hoặc dài lâu.

MỤN CƠM

Trẻ em thường có mụn cơm ở bàn tay và bàn chân, giống như những lớp

chai. Một số mụn nhỏ màu hơi vàng, bẹt có thể có ở bất cứ chỗ nào trên thân

thể.

Những mụn cơm này lây vì nguyên nhân có thể là do vi rút. Nước là môi

trường tốt cho hiện tượng lây lan. Bởi vậy, không nên tắm cùng một lúc cho 2 trẻ

em, nếu một cháu có hạt cơm.

Có thể làm cho những mụn hạt cơm biến đi bằng cách lấy bông thấm cồn

i-ốt hoặc mỡ Salicylic rồi đắp vào buổi sáng và buổi tối lên trên chỗ có mụn. Bác

sĩ còn có thể khử mụn bằng ni tơ lỏng, hoặc bằng phương pháp phẫu thuật.

Phần nhiều trường hợp, cứ để tự nhiên rồi chúng cũng lặn đi.

MỤN RỘP

Nhiều mụn màu đỏ, nổi lên thành cụm như những đầu đanh ghim, tròn,

bóng. Khi các mụn trở thành trong suốt, chỉ có phần chân mụn là đỏ, thì cả đám

khô nhanh, thành vảy màu xám và sẽ khỏi trong vòng 10 ngày.

Những mụn rộp như thế thường thấy ở miệng (chốc mép), ở mắt và cả ở

bộ phận sinh dục. Người lớn cũng hay mắc phải.

Bệnh dễ lây vì do một loại vi rút gây ra. Đối với các trẻ sơ sinh, bệnh mụn

rộp rất nguy hiểm vì vi rút có thể tấn công hệ thần kinh của các cháu bé. Bởi vậy,

nếu bà mẹ bị bệnh này khi có mang, khi sinh con, khi cho con bú đều phải có

biện pháp phòng bệnh cho con.

Các cháu bé bị mụn rộp ở miệng thường kèm theo sốt hoặc ho. Hiện nay,

ngành y đã có một loại thuốc có tác dụng mạnh tới vi rút của bệnh này là

Zovirax.

BỎNG DẠ

Bỏng dạ là một bệnh ngoài da thường gặp ở các cháu mới sinh hoặc trong

tuổi bế ẵm. Thoạt đầu, da có một chấm đỏ phát triển nhanh thành một bọng

nước bằng hạt lúa mì. Sau vài giờ bọng vỡ ra để lại một vết mẩn đỏ, ở giữa có

một vòng tròn nhỏ màu đỏ tía, chảy nước. Các nốt này có thể mọc lan khắp

người trừ gan bàn tay và bàn chân. Sau 8 tới 10 ngày, da sẽ trở lại bình thường.

Bỏng dạ là một bệnh rất dễ lây nên thường gặp ở nhiều cháu bé trong

cùng một thời gian tại những tập thể như nhà hộ sinh, nhà giữ trẻ v.v... Bé bị

bệnh có thể sốt tới 38°-39°C hay hơn nữa. Bé không chịu ăn và có thể bị rối loạn

tiêu hóa.

Bệnh này cũng do liên cầu trùng Streptocoque hay tụ cầu trùng

Staphylocoque gây ra, nên bác sĩ sẽ cho bé uống thuốc kháng sinh. Nếu không

chữa trị cẩn thận, bệnh cũng có thể có những biến chứng rắc rối hơn.

THUỶ ĐẬU - BỆNH TRUYỀN NHIỄM PHỔ BIẾN

Bệnh thủy đậu do siêu vi trùng Varicella - Zoster gây bệnh, là bệnh truyền

nhiễm phổ biến nhất. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở trẻ nhỏ hơn 10

tuổi. Bệnh có đặc trưng sốt, nổi phát ban bóng nước ở da và niêm mạc, bắt đầu

ở thân mình, mặt rồi lan ra tay chân. Khả năng lây lan rất cao, 90% người tiếp

xúc trực tiếp với người bệnh sẽ bị nhiễm bệnh, sự lây truyền chủ yếu qua những

giọt nước bắn ra từ người bệnh, thời gian gây bệnh bắt đầu 24 giờ trước khi có

phát ban và kéo dài cho đến khi những bóng nước đóng mày (khoảng 7-8 ngày).

Đa số trường hợp diễn biến lành tính, hồi phục sau một tuần, nhưng cũng có thể

gây tử vong do những biến chứng trầm trọng như viêm não, viêm phổi, viêm gan

hoặc thường gặp biến chứng nhiễm trùng da bội nhiễm, viêm mô tế bào, viêm

hạch... Vì vậy, để giảm nguy cơ nhiễm trùng da cần phải vệ sinh thân thể, chăm

sóc da bằng cách tắm bằng nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng tránh làm vỡ bóng

nước hay trầy xước da, thay quần áo sạch hàng ngày. Thoa Bleu de methylene

nơi tổn thương do bóng nước vỡ, cắt ngắn móng tay để giảm tổn thương da do

gãi ngứa, cho ăn uống đầy đủ dưỡng chất và nhu cầu, cho trẻ uống nhiều nước

(nước sôi để nguội, nước trái cây, nước canh, nước cháo...). Đối với trẻ lớn bị

bệnh, tạm thời cho nghỉ học và cách ly với người xung quanh, cho đến khi bóng

nước đóng mày. Theo dõi diễn biến các tổn thương da và tình trạng chung của

trẻ, những dấu hiệu cần đưa đến cơ sở y tế là nhức đầu, đau ngực, đau bụng,

đau lưng, sốt cao, thở mệt, bóng nước nhiều có chứa mủ, máu...

Do bệnh lây lan sớm, độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là biện

pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh, vắc-xin được

dùng tiêm ngừa cho người khỏe mạnh, chưa mắc bệnh thủy đậu, từ 12 tháng

tuổi trở đi, có tác dụng rất tốt. Liều tiêm phòng chia làm 2 nhóm tuổi: từ 12 tháng

tuổi đến 13 tuổi chích 1 liều duy nhất, đối với trẻ trên 13 tuổi chích 2 liều, khoảng

cách giữa 2 liều tiêm là 4 - 8 tuần. Thuốc tiêm phòng ít gây tác dụng phụ, lưu ý

sau chủng ngừa không uống Aspirin trong ít nhất 6 tuần. Đối với trẻ em nhỏ hơn

15 tuổi có thể chủng ngừa tại các bệnh viện nhi đồng, trẻ trên 15 tuổi và người

lớn nên chủng ngừa tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới hoặc Viện Pasteur. Lưu ý khi

trẻ bị thủy đậu nếu không kiêng cữ gió, ánh sáng sẽ làm da trẻ ẩm, dễ gây ngứa;

không chọc vỡ bóng nước, đắp lá cây gây nhiễm trùng da; không uống Aspirin,

thuốc Corticoid dạng uống hay bôi ngoài da vì có thể làm nặng thêm bệnh.

BỆNH DÔNA

Bệnh Dôna biểu hiện bởi các mụn nhỏ tập trung ở vùng ngực, vành tai, ở

trán hoặc ở lông mày. Những mụn rộp này sẽ tự khô nhanh tạo thành những cái

vẩy. Những vẩy này sẽ bong ra vào khoảng 10 ngày sau, không gây khó chịu

hay đau nhiều cho các cháu.

Chứng này do các vi rút gây ra có lẽ cùng loại với vi rút gây ra bệnh thủy

đậu. Rất có thể, có sự liên quan và lây lan giữa 2 chứng thủy đậu và Dôna.

HẠCH

Hạch là những điểm phồng chúng ta có thể sờ thấy dưới da ở cổ, dưới tai,

dưới hàm, dưới cánh tay, ở nách, ở bẹn. Đó cũng là những điểm sản xuất bạch

huyết cầu của máu có khả năng chống sự viêm nhiễm. Trẻ em khi bị ho, viêm

họng, viêm tai, sởi.... thường có những hạch nổi lên ở cổ.

Các cháu hay có hạch ở cổ, ở nách và ở háng. Hạch có thể bất chợt đỏ,

nóng và sau đó là viêm hạch do vi trùng gây ra thường gây sốt và phát triển như

một áp xe có khi cần phải chích ra.

Những hạch cứng, không đau, lâu không tan thuộc loại viêm hạch mạn

tính, cần phải cho bác sĩ biết.

Những trẻ em hay có hạch mỗi khi đau hoặc có bệnh gì thường là các

cháu yếu, vẻ mặt xanh xao, hay mỏi mệt, sức khỏe kém.

Những loại bệnh như sởi, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng

bệnh Toxoplasmose... có thể gây phản ứng cho cơ thể, tạo ra nhiều hạch.

RÁT VÌ LÁ HAN

Nếu cháu bé nghịch phải những lá han - một loại lá có lông dễ cắm vào

tay chân người đụng chạm tới nó gây nhức rát - hãy đắp lên chỗ da bị rát một

khăn tẩm nước có pha giấm. Nếu cháu bị đau nhiều, cho uống Aspirin (nếu bác

sĩ chỉ định) hoặc một loại thuốc chống dị ứng (Antihistamine).

BỆNH VẨY LEINER-MOUSSOUS

Bệnh này còn gọi là bệnh “hai cực” vì các cháu bé thường bị ở phần thân

dưới như mông, đùi rồi lại tới phần trên như đầu, tóc, ngay khi cháu mới sinh

được vài tuần.

Đây là một bệnh ngoài da: Da nhẵn khác thường và đổ mồ hôi, ẩm và đỏ.

Mới đầu ở mông, bộ phận sinh dục, đùi trong, bụng. Sau tới đầu: phần da đầu,

lông mày có những vẩy nhờn, bóng màu vàng sẫm. Khi những vẩy này bong ra,

phần da ở chỗ đó đỏ ửng. Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi nơi có vết nhăn

như cổ, nách, sau tai hoặc toàn thân.

Cháu bé không sốt và vẫn có vẻ bình thường. Một số ít có thể đi nhiều

phân hơn mọi khi.

Để chữa trị, vẫn cho cháu ăn ở mức bình thường. Dùng dầu thảo mộc

(dầu ô-liu) lau những chỗ bị viêm rồi rửa sạch bằng loại xà phòng giàu tính axít.

Bác sĩ có thể cho cháu bé dùng các thuốc bôi nước có màu hoặc các pom-mát

có chất kháng sinh.

Để chóng khỏi, cần giữ cho da cháu thật khô. Muốn vậy, phải thay quần

áo cho cháu luôn. Ở bệnh viện, cháu thường không được mặc quần áo với nhiệt

độ trong phòng thích hợp.

Hết sức tránh làm cho cháu đổ mồ hôi như không mặc cho cháu những

quần áo bằng vải không thấm, vải tổng hợp, đồ len v.v...

Bệnh này thường sẽ khỏi trong vài tháng. Nguyên nhân bệnh chưa được

rõ nhưng đây là loại bệnh khác với Eczema.

VIÊM TẤY VÌ CHÍN MÉ

- Viêm tấy là một loại áp xe có thể lan rộng (xem thêm về nhọt).

- Chín mé - Thường thấy ở ngón tay, nhiều khi chỉ là một điểm nhỏ có mủ.

Tuy vậy, cũng không được coi thường và bỏ qua. Cần phải rửa sạch, giữ sạch

và đôi khi phải chích để cho mủ thoát ra.

VIII. NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE CỦA TRẺNHỮNG CƠN KHÓ CHỊU CỦA TRẺ EM

Ngày nay, người ta hay gộp chung một cụm từ ít nhiều mơ hồ “những cơn

khó chịu của trẻ em”. Những hiện tượng rối loạn xảy ra đột ngột như: Tím tái đột

ngột ngừng thở, chân tay mềm nhũn, ngất đi hoặc lên cơn co giật.

Những hiện tượng trên xảy ra trong một thời gian ngắn - vài phút hay vài

giây - và sẽ qua đi khi cháu bé được săn sóc (lay người, vuốt ngực, tay, chân...)

nhưng rồi lại bị trở lại, và có thể để lại các di chứng.

Nguyên nhân thì nhiều như: Bị rối loạn tiêu hóa, tim mạch hô hấp hoặc bị

nghẹn thở.

Bác sĩ phải tìm được nguyên nhân mới đề ra được các phương pháp

chữa trị hữu hiệu, hoặc các phương pháp phòng bệnh.

TIẾNG KHÓC CỦA BÉ

Khi bé chưa biết nói thì tiếng khóc của bé là phương tiện thông tin với

người lớn về trạng thái của mình, đang khó chịu hay dễ chịu, đang cần gì, muốn

gì, đang đau hay sợ...

Do đó, người lớn cần hiểu tiếng khóc của bé muốn diễn đạt điều gì?

Bé đói: Khóc to, lâu.

Bé đau: Khóc ré lên, to nhỏ tùy theo bị đau ít hay nhiều.

Bé đau râm ran, khó chịu: Tiếng khóc đều đều, rặn ra, dai dẳng.

Bé quấy, làm nũng: Khóc nức nở.

Các bà mẹ là những người dễ thông hiểu tiếng khóc của con nhất và còn

chú ý cả tới những nét mặt, động tác tay chân, cách nằm, quẫy, nhịp thở v.v....

của bé nữa. Thí dụ: Bé khóc đúng giờ vào mỗi buổi chiều là cần đi ị. Bất chợt ré

lên hay rên khẽ: Bé bị đau tai hoặc đau bụng.

CƠN KHÓC

Trẻ em thường có những cơn gào, cơn khóc, đến nỗi mặt xanh đi vì phải

nhịn thở. Có cháu có thể ngất đi một lát. Tuy các hiện tượng này dễ gây xúc

động cho người lớn, nhưng không có gì nguy hiểm.

Các cháu có tính hay hờn, dỗi thường có những cơn như thế. Các bác sĩ

có thể khuyên bạn cách chữa là: Làm thế nào cho các cháu không tin vào kết

quả của việc lấy tiếng khóc làm vũ khí để yêu sách người lớn nữa.

MỆT

Mấy tuần nay, sắc mặt của con bạn có vẻ tái nhợt, mắt thâm quầng, nét

mệt mỏi. Cháu không chịu chơi, ngậm ngón tay và không chịu ăn. Cháu chỉ

muốn nằm dù thân nhiệt không cao, không sốt.

Sự mệt mỏi của cháu có thể là do sự phát triển của cơ thể hoặc vì bị mất

ngủ trong những ngày vừa qua do đi ngủ muộn, dậy sớm để tới trường, không

ngủ được vì tiếng ồn của ra-đi-ô, ti-vi... Nhưng cũng rất có thể, đó là dấu hiệu

của việc cháu “sắp bị bệnh”, cần cho cháu tới bác sĩ để khám bệnh.

MỎI NHỨC VÌ LỚN

Khi đứa trẻ bị đau lâu, đau đi đau lại thì cần phải đi khám bác sĩ. Vì ngoài

hiện tượng nhức mỏi vì tuổi lớn, có thể có những nguyên nhân khác như nhức vì

bị đau họng chẳng hạn. Khi bị đau vì một chứng bệnh nào đó, thường có các

hiện tượng kèm theo như: Thân nhiệt tăng, người mệt, sút cân, hay chảy máu

cam. Chỗ đau sờ thấy nóng và bị tấy đỏ.

NGỦ KHÔNG YÊN GIẤC

Hiện tượng trẻ em ngủ không đẫy giấc hoặc khó ngủ thường xảy ra trong

một thời gian ngắn và không nghiêm trọng. Tuy vậy, đôi khi cũng làm ảnh hưởng

tới sức khỏe của các cháu và làm cho gia đình lo lắng, có thể do nhiều nguyên

nhân gây ra như mọc răng, viêm tai, viêm họng, khó thở. Nhiều khi lại do trẻ

nóng quá, vì mặc quần áo bó sát mình, hoặc trẻ đái dầm hoặc phòng ngủ sáng

quá hay ồn quá.

Ngoài những nguyên nhân trên, số còn lại là những nguyên nhân tâm lý.

Sợ hãi làm mất ngủ:

- Từ 1 tuổi trở đi, trẻ em thường khó ngủ hơn vì sợ bóng tối, sợ ngủ một

mình. Trước khi ngủ, các cháu đòi có người lớn bên cạnh, được ngủ cùng một

đồ chơi quen thuộc hoặc được nựng yêu, vuốt ve. Tất cả những sự việc này

chứng tỏ cháu đã lớn hơn trước, vì cảm nhận được hiện trạng của mình đối với

môi trường chung quanh.

Nếu những đòi hỏi của các cháu xảy ra một cách đột ngột và kéo dài,

người lớn cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Có khi chỉ vì cháu không muốn phải nằm trong cái giường có chấn song

chung quanh nữa. Hoặc vì cháu hay nằm mơ thấy những cảnh sợ hãi, do cứ

đến tối là nghe thấy mẹ khóc sụt sùi vì chuyện bố cháu luôn phải vắng nhà. Một

cháu bé khác, mỗi lần đi ngủ là một lần người lớn phải khó nhọc dỗ dành, ép

buộc như đánh vật với cháu, nhưng không ai chú ý hiểu tâm lý của cháu, muốn

đợi mẹ đi làm về - mẹ cháu làm y tá thường về muộn - và chỉ ngủ yên giấc khi

thấy mẹ đã ở nhà. Biết được nhu cầu của các cháu, biết cách làm cho các cháu

yên tâm sẽ mang lại cho các cháu giấc ngủ ngon.

Xúc động và kích thích gây khó ngủ:

- Có nhiều nguyên nhân làm cho các cháu nhỏ khó ngủ buổi tối. Có cháu

khó ngủ vì ban ngày đã ngủ một giấc dài ở nhà trẻ. Có cháu có thói quen ngủ

sớm, nhưng cả ngày bố mẹ vắng nhà, tới buổi tối mới gặp con, nên vui đùa

nựng nịu cháu làm cháu quá giấc hoặc vì xúc động, vui mừng quá trước khi ngủ,

cũng làm cho cháu khó đi vào giấc ngủ.

Trước giờ ngủ, không nên làm các cháu bị kích thích như cho các cháu

tập đi, tập nói, hoặc đòi hỏi quá ở các cháu về những vấn đề sạch sẽ.

Các cháu nhỏ, chưa thích ứng với thời gian làm việc quá dài nếu các cháu

phải học quá mệt ở trường, đến tối cháu cũng bị khó ngủ.

Dậy sớm:

- Có nhiều cháu bé có thói quen dậy sớm. Để các cháu khỏi quấy trong

thời gian chờ bữa ăn sáng nên nghĩ ra việc gì để các cháu làm hoặc giải trí. Khi

cháu đi ngủ buổi tối, để một số đồ chơi ở bên cạnh các cháu. Khi thức dậy, cháu

sẽ chơi một mình ngay ở trong giường. Nếu cháu dậy sớm quá, nên cắt bớt các

giấc ngủ ban ngày hoặc cho các cháu đi ngủ chậm vào buổi tối.

Những cháu bắt buộc phải dậy sớm cùng bố mẹ - để bố mẹ đưa tới nhà

trẻ khi đi làm cần phải được cho ngủ sớm, để đảm bảo thời gian ngủ, nếu không

sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những liều thuốc ngủ:

- Như đã nói ở phần trên, các cháu bé khó ngủ, khóc đêm làm người lớn

vừa lo lắng, vừa mất ngủ lây làm căng thẳng thần kinh của cả nhà. Nhưng nếu

biết lo cách đối phó trước, thì nhiều khi rất đơn giản: một bình sữa ấm sửa soạn

từ lúc tối, hoặc nhiều khi chỉ cần một ít nước ấm trong bình thôi cũng đủ làm các

cháu lại yên trí ngủ tiếp.

Tóm lại, để chữa bệnh khó ngủ cho các cháu, phần lớn trường hợp không

cần dùng thuốc, cần tìm hiểu nguyên nhân và đáp ứng các yêu cầu tâm lý của

các cháu là đủ. Bởi vậy, nhiều khi bố mẹ các cháu cần nhờ tới sự giúp đỡ của

các bác sĩ chuyên khoa tâm lý về vấn đề này.

RUN, GIẬT MÌNH

Các trẻ sơ sinh dễ bị giật mình: Co tay chân, run cằm, run người... vì

những lý do bình thường (tiếng động, ánh sáng). Trong khi tắm hoặc khi thay tã

lót cũng vậy. Hiện tượng này là bình thường vì hệ thần kinh của cháu còn non

nớt.

Các cháu lớn hơn, cũng hay giật mình hoặc run người mỗi khi có sự việc

gì làm các cháu cảm động.

MƠ HOẢNG BAN ĐÊM

Giữa đêm, đứa trẻ bỗng thức dậy, hốt hoảng. Cháu ngồi lên, sợ hãi nhìn

xung quanh và cũng không biết tại sao mình phát hoảng như thế, tuy chỉ nhớ lơ

mơ về những gì mình vừa thấy trong giấc mơ. Sau đó, cháu lại yên tâm nằm

xuống, ngủ tiếp.

Đôi khi cháu kêu lên, vẻ sợ hãi lúc thức dậy, bước xuống khỏi gường để

tới nép mình trốn ở góc nhà. Nếu ngươi lớn tới, cháu sẽ bám vào chân cho đỡ

sợ, tuy 2 mắt vẫn nhắm nghiền và không biết mình đang ôm chân ai. Cháu nói

lắp bắp chỉ vào bóng tối hay khoảng không, nơi có một hình ảnh nào đó cháu

vừa tưởng tượng mình đã nhìn thấy.

Trong trường hợp như vậy, người lớn nên giữ im lặng, không cần đánh

thức cháu dậy. Chỉ một lát sau, cháu sẽ bình tĩnh và đi ngủ trở lại. Buổi sáng khi

thức giấc, cháu đã quên hết tất cả mọi việc đã xảy ra đêm qua.

Người lớn nên làm gì?

Nếu cháu thức dậy, nên lại ngồi gần, cầm tay cháu và hỏi cháu bằng giọng

bình tĩnh. Nếu cháu muốn kể về nội dung giấc mơ, hãy để cho cháu kể hết. Nếu

cháu muốn bật đèn, nên hé cửa để đèn nơi khác chiếu vào phòng, hoặc bật

ngọn đèn đêm. Không cần ánh sáng chói.

Không nên

Không nên la mắng hoặc chế giễu, cho cháu là nhút nhát, làm cháu càng

sợ hơn.

Không nên vì thế mà đưa cháu sang ngủ chung với người lớn. Làm như

vậy, cháu bé sẽ quen và thấy ngại ngủ một mình.

Hãy tìm nguyên nhân những giấc mơ

Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi thường có những giấc mơ ngắn. Những giấc mơ đó

có tác dụng làm thần kinh các cháu thư giãn, làm mờ đi trong trí não bao nhiêu

hình ảnh và hoạt động cháu đã nhìn thấy xung quanh trong cả một ngày. Nhưng

nếu cháu mê sảng luôn và có vẻ sợ buổi tối thì phải tìm nguyên nhân. Nhiều khi,

nguyên nhân rất bình thường như: Giường chật quá, bộ quần áo cháu mặc khi đi

ngủ bó sát vào người quá, hoặc cháu bị nóng, bị tức ngực vì đắp quá nhiều

chăn. Có khi lại là bữa cơm chiều ăn quá no hay vừa coi một bộ phim hình ảnh

đáng sợ trên tivi. Đôi khi, cháu phải mang theo một nỗi lo sợ vào giường ngủ vì

bố mẹ đã ra lệnh: “Cấm được đái dầm?”. Cháu sợ khi thức dậy, bị anh chị em

chế diễu v.v...

Nếu bạn đã chú ý tránh gây cho cháu mọi điều xúc động hoặc ảnh hưởng

như trên mà cháu vẫn tiếp tục mê hoảng và sợ buổi tối, thì nên nói với bác sĩ để

chữa trị cho cháu bằng phương pháp tâm lý.

Người lớn nên hiểu theo cách các trẻ nhỏ về buổi tối như sau: Buổi tối

phải xa cách mọi người - nếu cháu ngủ một mình - buổi tối đáng sợ hãi, mọi vật

sẽ biến đi vì không trông thấy, kể cả nét mặt thân yêu của bố mẹ sẵn sàng bảo

vệ cháu lúc ban ngày. Dùng thuốc không chữa trị được tận gốc hiện tượng mơ

hoảng của trẻ em. Cần có sự săn sóc và tình cảm của những người thân cùng

sự cộng tác của các chuyên gia tâm lý.

TOÁT MỒ HÔI

Toát mồ hôi là một biện pháp quan trọng của cơ thể để điều hòa lại nhiệt

độ.

Trước khi than thở: “Con tôi hay đổ mồ hôi nhiều quá!” Các bà mẹ nên tìm

nguyên nhân nào đã làm bé như vậy. Vì đã đắp nhiều chăn mền cho cháu quá:

việc làm này có hai điểm không có lợi.

Một là: Mồ hôi ra nhiều, cháu bé dễ bị cảm vì đi từ trạng thái bị nóng sang

bị lạnh.

Hai là: Đắp nhiều chăn, mặc nhiều áo làm cho cơ thể bé không quen

chống chọi với cái lạnh, sẽ trở nên yếu ớt hơn những đứa bé khác.

Cũng có những đứa trẻ hay toát mồ hôi nhiều hơn những trẻ khác. Đấy là

đặc điểm cơ địa của cháu mà thôi.

Nên làm gì khi bé sốt và toát mồ hôi

1. Đó là chuyện thường, không có gì đáng lo ngại.

2. Thay quần áo, tã lót và lau khô cho bé để bé khỏi bị lạnh.

3. Cho bé uống nước. Việc này rất quan trọng vì cơ thể bé bị thiếu nước.

Với bé sơ sinh cho bú bình nước. Nếu cháu lớn hơn, có thể cho uống nước trái

cây.

4. Xem có phải vì cháu mặc nhiều quần áo hay đắp nhiều mền quá

không?

5. Xem có phải vì phòng nóng quá không?

NGHIẾN RĂNG

Trong khi ngủ, một số trẻ em nghiến răng kèn kẹt. Hiện tượng này cũng

không có gì quan trọng, nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì có thể do vì một số

nguyên nhân tâm lý mà người lớn cần phải tìm hiểu như: Bé có ghen tỵ với anh

chị em nào không? Có cảm thấy bị bỏ rơi không? Có bị căng thẳng, lo sợ vì một

sự việc gì không?

Nếu tìm thấy nguyên nhân và tăng cường thêm sự âu yếm đặc biệt đối với

bé, chứng nghiến răng sẽ không còn nữa.

BÉ ĂN NHIỀU

Nhiều bà mẹ chỉ mong mỏi sao cho con ăn ngon miệng, ăn được. Vấn đề

này rất rộng và nên chuyển thành vấn đề: “Nuôi sao cho con khỏe” thì hơn. Bởi

vì nhiều cháu có tính khó ăn, ăn ít nhưng sức khỏe vẫn tốt. Thế là được rồi. Vấn

đề bé không chịu ăn phần nhiều do nguyên nhân tâm lý.

Ở phần này, chúng ta chỉ chú ý tới: “Tại sao cháu ăn khỏe thế?”. Đối với

các cháu nhỏ, việc cháu ăn được nhiều không đáng mừng và cũng không đáng

lo. Vì nếu dòng dõi cháu có những người to béo thì cháu cũng có xu hướng ăn

nhiều để thành to béo và mai sau, có thể thành một ngươi bụng phệ! Điều này

cũng chẳng hay gì!

Nhưng nếu cháu ăn nhiều mà tạng người vẫn bình thường hay ốm yếu thì

nên nghĩ ngay tới việc chữa trị cho cháu bệnh giun hoặc sán và có thể cả bệnh

tiểu đường nữa.

BÉ KHÔNG CHỊU ĂN

Hiện tượng trẻ em không có bệnh tật gì mà biếng ăn, hay không chịu ăn

phần lớn do nguyên nhân tâm lý chứ không phải bé bị bệnh. Đối với các trẻ sơ

sinh cũng vậy. Vấn đề này có liên quan tới một sự rối loạn nào đó trong quan hệ

giữa mẹ và con.

Trước hết, chúng ta không nên xếp vội các cháu sau đây vào loại biếng

ăn:

- Các cháu có tính ăn thất thường, khi nhiều, khi ít một cách tự nhiên.

- Các cháu hay ăn vặt, lúc đến bữa, vẫn ăn nhưng ăn ít.

Trên thực tế, nếu cộng cả các lần ăn vặt vào bữa chính, thì các cháu ăn

thế là đủ rồi.

Các cháu đáng được để ý săn sóc, có các hiện tượng sau:

- Bỗng nhiên bỏ ăn hay biếng ăn, có vẻ mệt, sốt, đau bụng v.v...;

- Các cháu từ 6 - 18 tháng tuổi bị đau họng; sau khi tiêm chủng; sắp mọc

răng hay đang mọc răng;

- Các cháu vừa cai sữa mẹ.

Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên để ý tới các nguyên nhân sau có ảnh

hưởng tới việc ăn của các cháu, như: Thay đổi loại sữa hoặc thức ăn mà các

cháu không ưa, dùng thìa, muỗng để cho bé ăn to quá, cho ăn kiểu nhồi nhét

làm bé sợ, đang ăn lại lau miệng, làm vệ sinh làm cháu mất hứng thú.

Với các cháu đã biết nhận xét, việc thay đổi người cho ăn, cách đối xử với

các cháu khi ăn như nựng nịu khuyến khích hay đe dọa, mắng cháu đều có ảnh

hưởng, hoặc làm cho cháu chịu ăn hay bỏ ăn.

Các bà mẹ cũng không nên quá máy móc về giờ giấc. Cháu bé đang ngủ

không nên đánh thức dậy để cho ăn hoặc buổi tối, nếu cháu khóc có thể cho

cháu bú thêm một ít ngoài bữa chính. Nói chung:

Không nên:

- Bắt buộc cháu ăn, hoặc phải ăn hết;

- Không cần quá chính xác về thời gian của bữa ăn;

- Để các cháu ăn tự nhiên, trong khi ăn không quấy rầy các cháu về những

săn sóc vệ sinh như lau miệng, lau mặt, lau tay.

Nên:

- Để cho các cháu ăn tự nhiên, vì ham thích;

- Cho ăn ít hơn khả năng ăn của bé một ít để nuôi dưỡng xu hướng thèm

ăn, rồi dần dần tăng lên trong các bữa sau;

- Nên cho ăn ở chỗ tĩnh mịch, không có tiếng động hay nhiều người qua

lại, làm các cháu không chăm chú tới việc ăn. Nếu các cháu vẫn lớn đều về

chiều cao thì việc các cháu phát triển hơi chậm về số cân nặng cũng là chuyện

bình thường.

Làm cho các cháu khỏi biếng ăn chủ yếu là vấn đề tâm lý, tìm cách

khuyến khích cho các cháu ăn là tốt nhất. Các bác sĩ nếu được yêu cầu khám

bệnh cho các cháu biếng ăn thường làm những công việc có tính cách “thủ tục”

như: Xét nghiệm máu để đo số hồng huyết cầu, thử phân để xem có bệnh

đường tiêu hóa hay không, thử các phản ứng về bệnh lao v.v...

KHÔNG PHÁT TRIỂN ĐỦ KHI MỚI SINH

Một số cháu bé sinh ra thiếu cân (dưới 2.500g), và không đủ chiều cao.

Sự kém phát triển này đã xảy ra khi đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ. Khác với trẻ

đẻ non bị thiếu cân do sinh ra không đủ tháng, hiện tượng này có thể có nhiều

nguyên nhân: trong thời gian mang thai mẹ bị bệnh hoặc bị ngộ độc vì dùng

thuốc có nhiều độc tố, vì nghiện nặng thuốc lá v.v... Cũng có thể vì có sự bất

thường ở nhau thai.

BÉ NGÀY CÀNG GẦY

Gầy không phải là bệnh. Nếu cháu có tạng gầy thì không phải lo. Nhưng,

nếu cháu đang bình thường, bỗng bị gầy đi thì đó là một dấu hiệu cần chú ý.

Một số cháu bé không phát triển đầy đủ so với độ tuổi, đặc biệt là về trọng

lượng. Nếu không phải vì nguyên nhân thiếu ăn thì phần lớn là vì bé bị bệnh kéo

dài như: Viêm tai giữa, viêm đường tiết niệu, tim, thận có chỗ bị dị dạng bẩm

sinh, bị bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, rối loạn về khả năng hấp thu

của ruột đối với một số thực phẩm...

Nếu cháu bé gầy, không lớn hoặc lớn chậm thì bố mẹ cháu cần suy nghĩ

để trả lời 2 câu hỏi sau;

1. Thưở nhỏ (như bé, mình có gầy như thế không?)

2. Tuy gầy như vậy, nhưng cháu có ăn được, ngủ được, có vẫn nô đùa vui

vẻ như các trẻ khác không?

Nếu câu trả lời là:

- Có: Thì không có gì đáng lo ngại. Vì “tạng” người của cháu là như vậy,

giống như tạng của bố mẹ.

- Không: Thì có thể vì các nguyên nhân như: ăn chưa đủ chất, ăn không

đúng giờ giấc, chế độ ngủ không đẫy giấc, ăn, ngủ không đủ để bồi lại sức tiêu

hao lúc bé hoạt động.

Nếu bé bị gầy một cách bất thường quá thì cũng nên nghĩ tới một số bệnh

như bệnh tiểu đường chẳng hạn. Và nên đi bác sĩ để kiểm tra.

TÁI MẶT ĐỘT NGỘT

Đứa trẻ bỗng tái mặt đi rồi lại bình thường trở lại. Tại sao? Có điều gì làm

bé sợ hoặc bé bị lạnh chăng?

Nếu thế phải sưởi ấm cho bé ngay, sắc mặt bé sẽ hồng trở lại.

Có trường hợp bé ho, ngạt mũi và được nhỏ thuốc vào lỗ mũi để làm co

niêm mạc, cũng làm sắc mặt bé tái đi trong chốc lát.

Còn những trường hợp như sau, cần phải hỏi bác sĩ:

- Không rõ lý do gì, mặt bé bỗng tái đi và bị ngất:

- Phải gọi bác sĩ hoặc đưa bé tới bệnh viện ngay.

Vậy điều gì có thể đã xảy ra?

Bé có thể đã uống một thứ gì hoặc thuốc độc đối với bé, mà ta không biết

(coi thường ngộ độc). Chân tay bé đã có lúc co quắp lại mà người lớn cũng

không biết.

Nếu bé tỉnh nhưng có vẻ bị choáng, chân tay lạnh, vẻ mặt sợ hãi: Có thể

bé bị ngộ độc hoặc bị đau do một vết thương nào đó. Trong khi chưa có bác sĩ,

hãy đặt bé nằm thẳng trên giường, đầu hơi thấp hơn chân và sưởi ấm hoặc

chườm nóng cho cháu, mỗi bên người một chai nước nóng để ngoài chăn và

cẩn thận để không làm cháu bị bỏng.

Cũng có thể đây là dấu hiệu của sự xuất huyết nội: Hiện tượng này có thể

đã xảy ra trước đó hàng giờ hoặc trước nhiều ngày do một va chạm mạnh làm

tổn thương tới thận hoặc lá lách.

Bé thường bị tái mặt luôn như thế: Rõ ràng là hiện tượng này không phải

do bé bị xúc cảm mà do nguyên nhân phức tạp hơn. Cần phải cho bé tới bác sĩ.

CHẬM BIẾT ĐI

Biết đi là một giai đoạn quan trọng trong đời sống của một đứa trẻ, đánh

dấu một sự phát triển tốt về các mặt cơ thể, tâm lý và tình cảm.

Những điều kiện cần phải có để cháu bé biết đi bao gồm: Bộ xương đủ

cứng cáp, các cơ bắp, hệ thần kinh và nhất là bộ não đã phát triển được bình

thường tới mức nào đó do quá trình được nuôi dưỡng đầy đủ với thức ăn giàu

Prôtêin và Vitamin; sự săn sóc về mặt tâm lý và tình cảm cũng có vai trò quan

trọng kích thích đứa bé cố gắng trong việc tập đi.

Trẻ em thường bắt đầu tập đi ở độ tuổi từ 12 tới 14 tháng. Nhưng cũng tùy

vào thể trạng từng cháu, mà thời gian này có thể xê dịch từ tháng thứ 10 tối 18.

Nếu sau 20 tới 22 tháng tuổi mà cháu vẫn chưa biết đi, chúng ta mới nên lo rằng

cháu chậm biết đi.

Việc chậm biết đi của trẻ em có thể do các cháu đã trải qua một thời gian

bị ốm, dù chỉ là những căn bệnh ngắn ngày và không trầm trọng như viêm

xoang, họng, đau tai v.v... Ngươi cháu bé mập mạp quá cũng là một nguyên

nhân làm cháu bé biết đi chậm hơn các cháu khác một vài tuần hoặc một vài

tháng. Nhiều cháu ham thích bò hay lết nên cũng quên lãng việc tập đi.

Các cháu chưa biết đi sau tháng thứ 18 cần được chú ý: Cháu có bị tật ở

đoạn xương chân nào không, nhất là đoạn khớp với xương hông. Ngoài ra cũng

phải chú ý tới hệ cơ bắp có bị chứng teo cơ bắp chân hoặc một số các bệnh về

cơ bắp khác không. Ngoài ra, các bệnh về hệ thần kinh và cột sống mắc phải

sau khi sinh, hoặc do bẩm sinh đều có ảnh hưởng tới khả năng giữ người được

cân bằng hoặc làm chân bị liệt khiến đứa trẻ không đi được bình thường.

Nếu trí khôn cháu bé phát triển bình thường mà lại chậm biết đi thì cháu

có thể bị thương tổn ở não ảnh hưởng tới việc điều khiển vận động của cơ thể.

Nhiều phương pháp luyện tập đặc biệt có thể áp dụng trong những trường hợp

này để giúp các cháu vượt qua được những khó khăn khi tập đi.

Nếu những nguyên nhân trên đều không có mà cháu bé lại chậm biết đi thì

nhiều khả năng là do thiếu chất vitamin D trong các chất dinh dưỡng hoặc không

được người lớn săn sóc đầy đủ và chú ý khuyến khích cháu bé tập đi khi đã tới

độ tuổi.

CHẬM BIẾT NÓI

Sau 3 năm tuổi mà cháu bé chưa bập bẹ nói được 2 âm khác nhau, thì bố

mẹ phải chú ý.

Trước hết phải nhờ bác sĩ thử xem cháu bé có nghe được không. Rất có

thể, cháu bị điếc nhẹ, bị thương tổn một phần tai mà người lớn không biết.

Sau đó, phải kiểm tra xem cháu có bị tật gì không bằng cách quan sát các

cử chỉ, động tác, ứng xử của cháu bé khi cháu chơi đùa. Bác sĩ có thể có các

cách thử theo phương pháp chuyên môn để kiểm tra về trạng thái tinh thần của

cháu bé.

Hiện tượng bé chậm biết nói còn có thể là biểu hiện sự phát triển chậm về

nhận thức của bé hoặc ảnh hưởng không có lợi của môi trường chung quanh đối

vối cháu.

Nếu tất cả những nguyên nhân trên đều được loại bỏ thì chỉ còn lại các

vấn đề như: Cháu bé không được người lớn khuyến khích nói, sự chú ý săn sóc

cháu chưa được đầy đủ v.v... Cháu cũng sẽ biết nói, nhưng cần phải chú ý luyện

tập cho cháu để khỏi gặp khó khăn khi cháu đến tuổi tới trường.

MẤT TIẾNG NÓI

Hiện tượng mất tiếng nói khác hiện tượng chậm biết nói. Cháu bé vẫn

phát triển trí khôn bình thường, nhưng bỗng nhiên cháu không chịu nói nữa.

Hiện tượng này có khi chỉ là tâm lý xảy ra khi cháu bé ở ngoài gia đình, như ở

trường chẳng hạn. Cháu có đủ trí khôn, nhưng vì cảm động, nhút nhát nên

không thể hiện được những ý nghĩ của mình.

Khi cháu chế ngự được nhưng cảm xúc của mình thì cháu lại nói được:

Đó là hiện tượng “không nói được có điều kiện”.

Hiện tượng không chịu nói hoàn toàn xảy ra khi có một cú sốc tình cảm

đột ngột. Cháu có thể bỏ cả ăn và không kiềm chế được việc tiểu tiện ra quần.

Vài ngày hoặc vài tuần sau sự kiện làm cháu bé xúc động đột ngột, cháu

có thể lại nói được một cách chậm chạp.

Những yếu tố làm cháu bé không nói còn có thể do môi trường đã gây cho

cháu thái độ thờ ơ, không quan tâm tới cuộc sống và mọi người chung quanh.

NÓI LẮP

Tật nói lắp thường gặp ở bé trai từ 3 - 5 tuổi. Người ta cho rằng các cháu

này nghĩ nhanh hơn nói, trong lúc chưa đủ từ vựng để diễn đạt ý nghĩ của mình.

Hiện tượng các cháu vẫn duy trì tật nói lắp khi đã lớn, người ta chưa giải thích

được, có thể do tính nhút nhát, dễ cảm động có ảnh hưởng rất nhiều tới tật này.

Người ta phân biệt 2 loại nói lắp: Lắp đi lắp lại một trọng âm trong câu hay

lắp ngay ở âm đầu khi bắt đầu nói. Hoặc phối hợp cả 2 loại.

Một người nói lắp cũng biểu thị trạng thái tinh thần không bình thường, có

thể có quan hệ căng thẳng với gia đình và những người xung quanh. Một cháu

bé nói lắp thường có cử chỉ ngượng nghịu, lúng túng. Sợ bị trêu ghẹo, cũng là

một nguyên nhân góp phần tạo ra tật nói lắp.

Để chữa bệnh nói lắp cho các cháu, nên nhờ các nhà giáo chuyên dạy về

phát âm, đồng thời động viên các cháu về mặt tâm lý.

KHẢ NĂNG PHÁT ÂM HẠN CHẾ

Nhiều cháu bé phát âm không rõ hoặc không phát âm đúng một số âm

như: R, L, N... vì có tật ở lưỡi không ở đúng vị trí. Có người lại cho nguyên nhân

là tại răng.

Ngày nay, người ta cho rằng việc cháu bé chỉ có khả năng hạn chế về

phát âm như thế, xảy ra trước khi có những hiện tượng bất thường về răng, và

có thể tránh được hoặc chữa khỏi nếu cháu bé được luyện tập từ khi 4 - 5 tuổi

về động tác uốn lưỡi.

TRẺ THUẬN TAY TRÁI

Nhiều trẻ em có thói quen đặc biệt, sử dụng tay trái nhiều hơn tay phải

nên làm việc gì cũng thuận tay trái hơn, tuy rằng vẫn ngắm nhìn thuận mắt phải

(nhắm mắt trái lại), hoặc đá bóng chân phải mạnh hơn chân trái. Để khuyến

khích cháu bé sử dụng tay phải, người lớn nên để các đồ dùng hàng ngày bên

tay phải của cháu như thìa ăn, bút viết v.v... Nhưng nếu cháu vẫn sử dụng bằng

tay trái thì người lớn cần nhận xét xem cấu tạo cơ thể của cháu bé có điều gì thể

hiện là thiên về bên trái không, như mắt trái tốt hơn, tay chân trái khỏe hơn... và

bàn bạc với bác sĩ để cho cháu sử dụng bên tay trái là chính. Ngày nay, người ta

không khắt khe với những cháu thuận tay trái, vì xét cho cùng, thế giới này

không có định luật nào đặc biệt chỉ dành mọi thứ thuận lợi cho những người

thuận tay phải. Một người cầm bút viết bằng tay trái chưa chắc sẽ vì thế mà gặp

nhiều trắc trở trong cuộc sống.

Tuy vậy, nếu cháu bé đang sử dụng hai tay như nhau, thì các bà mẹ nên

hướng cho cháu sử dụng cho quen bàn tay phải như đa số chúng ta.

NHỮNG ĐỘNG TÁC BẤT THƯỜNG

Có những cháu bé hoàn toàn khỏe mạnh nhưng lại có những động tác bất

thường như lắc lư đầu từ trái qua phải, hoặc gật đầu như người chào hàng giờ

đồng hồ. Lại có những cháu có thói quen đập đầu xuống giường hoặc đưa tay

sờ bộ phận sinh dục của mình khi sắp ngủ.

Nhiều nhà chuyên môn cho rằng để chữa những hiện tượng này ở các

cháu, người lớn nên chú ý tìm hiểu các cháu về mặt tâm lý như có phải cháu

cảm thấy mình không được săn sóc đầy đủ không, cháu có ghen tị với anh, chị,

em về việc gì không, cháu có phải ức chế trong người mình một tình cảm gì, một

nỗi buồn hoặc nỗi sợ gì mà cháu không nói được ra không? Trong những trường

hợp như vậy thì bố mẹ chỉ cần tăng cường an ủi, âu yếm cháu làm cháu yên tâm

là các hiện tượng trên sẽ giảm hoặc hết ngay.

Nhiều bậc cha mẹ đã nhờ các chuyên viên tâm lý tiếp xúc với các cháu bé

để tìm nguyên nhân và phương pháp chữa trị.

Nhưng phần lớn trường hợp không phải chữa trị gì, khi các cháu tới độ từ

2 tới 4 tuổi, các hiện tượng trên cũng sẽ hết.

Đôi khi, có thể cho cháu uống thuốc an thần theo đơn và sự chỉ định của

bác sĩ, cũng có nhiều hiệu quả.

CHỨNG CO GIẬT CƠ BẮP

Chứng co giật cơ bắp ít thấy ở trẻ em từ 3-4 tuổi trở xuống. Chứng này có

những biểu hiện co giật cơ bắp trong thời gian ngắn, xảy ra bất chợt, hay lặp đi

lặp lại nhiều khi không cố ý như: nháy mi mắt lia lịa, chép miệng, lắc đầu, lắc cổ,

lắc vai liên tục v.v...

Những biểu hiện này có thể do nguyên nhân thần kinh bị căng thẳng, vì lo

ngại một điều gì. Những cử chỉ chép miệng, lắc đầu, oằn người chỗ đông, nhiều

khi làm cho những người xung quanh thấy khó coi.

Không có thuốc chữa trị chứng này. Chủ yếu là người đang có những hiện

tượng co giật phải chủ động bình tâm và tự chủ. Các cơn co giật rồi sẽ qua đi.

Những trường hợp nặng cần phải có sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý về thần

kinh.

CHỨNG TỰ KỶ VÀ LOẠN TÂM THẦN

Tự kỷ là hình thức nghiêm trọng nhất của rối loạn tâm thần ở trẻ em, có

đặc điểm là đứa trẻ tự tách rời với thực tế và môi trường chung quanh. Đứa trẻ

mới sinh không thể hiện rõ bệnh, nhưng từ tháng thứ 18 trở đi, cha mẹ và những

người săn sóc cháu có thể thấy rõ các triệu chứng của bệnh.

Cháu bé lúc nào cũng có vẻ thờ ơ, không chú ý gì tới cuộc sống và các

hoạt động chung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt,

cách nhìn hay nụ cười.

Các hoạt động tay chân thường không liên quan gì với nhu cầu thực tế,

lặp đi lặp lại như máy, như các cử chỉ của những con rối, hai cánh tay đung đưa,

nhiều khi không ăn nhịp với thân thể. Cháu vẫn lớn nhưng trí khôn trì trệ, kém

phát triển, không nói được hoặc nói không ra câu, khó hòa nhập với xã hội.

Nguyên nhân của bệnh, cho tới nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, ngành y

học vẫn dừng lại ở dự đoán: Rối loạn sinh hóa của cơ thể, dị dạng nhiễm sắc thể

và một số hội chứng cần phải nghiên cứu thêm. Đi tìm các phương pháp chữa

trị, người ta đặc biệt chú ý về mặt tâm lý của các cháu bị bệnh hoặc phải sống xa

cách với xã hội, hoặc cùng sống chung nhưng lại bị các bạn cùng lứa tuổi chế

giễu, trêu chọc.

MÚT TAY

Trẻ sơ sinh mút tay là việc bình thường. Người ta thấy nhiều cháu bé mới

sinh đã có ngón tay cái ửng đỏ vì các cháu mút tay từ trong bụng mẹ. Tuy vậy,

trẻ mút tay cũng là một tín hiệu để bà mẹ chú ý xem cháu đã được ăn đủ chưa.

Mỗi lần cháu bú tí mẹ phải lâu khoảng 15 phút thì cháu mới đủ no. Hoặc nếu

cháu bú bình, thì phải kiểm tra lại xem những cái lỗ ở núm vú cao su có lớn quá

hay nhỏ quá không? Vì lỗ lớn sẽ làm cháu sợ vì sữa ra nhiều làm cháu sặc, mà

nhỏ quá thì cháu phải ra sức mút mà sữa vẫn ra ít, làm cháu mệt. Sau này, khi

lớn lên thêm một chút nữa, các cháu cũng hay mút tay khi ngủ, dường như có

làm vậy mới yên tâm.

Từ cai sữa đến 6 tuổi:

Cứ 3 trẻ thì có 1 cháu mút ngón tay ở độ từ 1 cho đến 4 tuổi. Các cháu

hay mút ngón tay trước khi ngủ: Khi cháu không có gì để chơi, khi cháu thấy

người khó chịu hay đang mọc răng; khi mẹ lại sinh một em nữa làm cho cháu có

ý nghĩ mình bị bỏ rơi; khi các cháu được chiều chuộng quá hoặc ngược lại, khi

người lớn tỏ ra nghiêm khắc đối với cháu.

Người lớn phải làm gì? Nên bình tĩnh và yên tâm chờ đợi, khuyên bảo nhẹ

nhàng. Các cháu mút tay như thế có ảnh hưởng tới răng sau này không? Không.

Vì răng của các cháu ở tuổi này chỉ là răng sữa, sẽ rụng để đổi các răng vĩnh

viễn khác.

Sau 6 tuổi:

Cháu bé đã hơn 6 tuổi còn ngậm ngón tay có thể do thói quen trước khi

ngủ, hoặc cũng có thể là một vấn đề tâm lý. Cháu muốn trở lại thời kỳ mấy năm

về trước: Hồi đó cháu chưa phải tới trường, ngồi trong các lớp học có kỷ luật

nghiêm khắc và những bài tập viết khó khăn, mệt nhọc như hiện nay. Bạn hãy cố

tìm hiểu tâm tư cháu, an ủi, khuyến khích cháu. Nếu bạn làm cho cháu tự hào

với độ tuổi của cháu, cháu sẽ tự động bỏ mút tay ngay.

Ở tuổi này, các răng vĩnh viễn đã mọc. Bởi vậy, việc mút ngón tay có thể

ảnh hưỏng tới sự đều đặn và hình dáng của cả hàm răng. Nếu có hiện tượng đó

rồi, (thí dụ hàm răng trên hoặc dưới có vẻ nhô ra), nên đưa cháu tới bác sĩ khoa

răng hàm mặt để chỉnh hình cho cháu.

Nên làm gì để các cháu khỏi mút tay?

Nên động viên khuyến khích các cháu là chính. Không nên dùng các

phương pháp thô bạo như: Buộc tay, bắt đeo găng tay hoặc bôi các chất đắng

vào ngón tay.

NHAI LẠI

Một số trẻ, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ đã lớn có thói quen ợ thức ăn lên miệng

rồi nhai, giống như loài nhai lại. Nguyên nhân có thể do các cháu bị rối loạn nhẹ

về các phản ứng tình cảm.

Nếu thấy cháu bị gầy đi, các bà mẹ nên cho bác sĩ biết vì tật nhai lại này.

Nhiều khi cần phải cho các cháu nằm bệnh viện hoặc chữa trị bằng phương

pháp giáo dục.

NÔN ÓI

Các cháu mới sinh thường hay ói. Có nhiều nguyên nhân. Người lớn coi

sóc các cháu nên chú ý xem cháu bị nôn ói trong trường hợp nào, có kèm theo

các triệu chứng gì không thì mới xác định được là hiện tượng này không quan

trọng hoặc đáng lo ngại. Hiện tượng nôn ói có thể như sau:

* Đang khỏe mạnh bỗng nôn ói kèm sốt, tiêu chảy: có thể do bị bệnh thuộc

loại tai - mũi - họng, hoặc vì các chất tiêu hóa di chuyển ngược chiều ở đoạn dạ

dày, ruột, bị đau màng óc; viêm niệu đạo v.v... Nôn ói sẽ dẫn tới hiện tượng cơ

thể thiếu nước.

* Bỗng nhiên bị nôn ói, không sốt nhưng không muốn uống, bị đau bụng

không đi tiêu được: Có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc lồng ruột, tắc ruột, cần tới

bác sĩ ngay.

* Bị nôn nhiều lần, bị đi bị lại, ngưng tăng cân: Viêm tai hay viêm niệu đạo.

* Mới sinh được vài tuần đã bị nôn ói: cần chiếu X-quang để xem môn vị

có bị hẹp không. Nếu cần phải phẫu thuật.

Phần lớn các cháu bé nôn ói vì thức ăn chuyển động ngược lại ở đoạn

thực quản - dạ dày.

Các cháu nhỏ thường nôn ói vì động cơ tâm lý, làm nũng mẹ.

Các cháu lớn hơn nếu bị nôn ói kèm theo đau bụng và sốt có thể do các

bệnh đau ruột thừa, đau màng não, viêm gan...

BÉO BỆU

Các cháu bé béo bệu (mập ú) là vì ăn nhiều quá. Cũng có các cháu là con

cháu những gia đình có nhiều người béo mập, nhưng nếu người lớn béo như

vậy thì cũng là do ăn nhiều quá mức mà thôi. Bởi vậy, để các cháu khỏi béo bệu,

nên có chế độ ăn vừa đủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sự béo quá của các cháu, nhất là các cháu nhỏ, không có lợi cho sức

khỏe. Đối với các cháu lớn, chúng ta nên chú ý rằng lượng thức ăn cháu ăn

hàng ngày phải kể tới cả những lần cháu ăn quà vặt nữa, để rút bớt lượng thức

ăn trong các bữa chính đi.

Việc chữa béo cũng khó vì cần có sự quyết tâm và tự nguyện của người

béo, có đủ tinh thần chống cự cám dỗ của thức ăn cùng sự giúp đỡ và hỗ trợ

của các người thân chung quanh.

TẬT NGUYỀN

Một cháu bé không may có thể bị tật nguyền làm giảm trí thông minh, giảm

sức lực, giảm khả năng cảm giác của mắt, tai v.v...

Những dấu hiệu báo động: Để ngăn ngừa tật nguyền ở trẻ, các bác sĩ

thường yêu cầu các bậc cha mẹ phải chú ý phát hiện những triệu chứng lạ, đáng

báo động ở các cháu trong thời gian sớm nhất, ngay từ những tuần lễ đầu hay

tháng đầu sau khi sinh.

Những triệu chứng này có thể khi có, khi không trong 3 tháng đầu tiên nên

phải theo dõi liên tục. Thí dụ: Các hiện tượng cổ của bé quá yếu không giữ được

đầu thẳng, khó ngồi, khó đứng v.v...; các cử động tay chân, cử động quay người,

sự chú ý tới mọi hoạt động chung quanh, tới ánh sáng; màu sắc v.v.. có những

biểu hiện khác thường. Hiện nay, người ta có nhiều phương pháp phát hiện

được các cháu bé bị yếu về một mặt nào đó, như: Nhìn kém, nghe kém, không

chú ý được.v.v...

Nếu đứa con bị tật nguyền, cha mẹ nên có thái độ như thế nào? Khi có

đứa con bị tật nguyền, chính bố mẹ là người cần được an ủi để chấp nhận và

bình tĩnh tìm cách chữa trị, chăm sóc cho cháu bé sau này. Xã hội nào cũng có

các tổ chức dành riêng cho các cháu như vậy. Bố mẹ các cháu nên tìm hiểu về

các tổ chức này, để đưa các cháu tới sinh hoạt, không nên tách mình hoặc tách

các cháu ra khỏi các hoạt động của cộng đồng. Đó là cách xử sự của những

người bi quan, không có ích gì cho các cháu.

Trang sách này không thể nói hết mỗi trường hợp vì có nhiều loại tật bệnh.

Ở nước nào cũng có các địa chỉ các tổ chức như: Hội các phụ huynh có con bị

tật nguyền; Trung tâm các trẻ bị liệt; Hội cứu trợ các trẻ bị bệnh về cột sống, về

thần kinh v.v... rất có ích cho gia đình các trẻ bị tật.

Việc săn sóc và chữa trị cho các trẻ tật nguyền phải dựa vào nguồn tài

chính của bố mẹ là chính. Nếu bố mẹ không đủ khả năng, họ có thể nhờ sự giúp

đỡ của các hội từ thiện để được hỗ trợ. Thường người ta phân biệt các mức hỗ

trợ dựa vào tình hình của cháu bé:

- Cháu cần phải có người săn sóc hàng ngày nhưng không cần lúc nào

cũng phải ở liền bên cháu.

- Cháu bị tật nặng, cần phải được săn sóc bằng các phương tiện kỹ thuật

cao, thuốc thang đắt tiền;

- Tiền phí tổn bố mẹ các cháu có thể gánh được bao nhiêu? Cần được hỗ

trợ một phần hay tất cả?

- Bố mẹ các cháu có thể tham gia săn sóc các cháu không? Có thể nghỉ

việc để ở gần các cháu không?

DỊ ỨNG SỮA Ở TRẺ EM

Trẻ em thường dị ứng sữa do hệ miễn dịch phản ứng quyết liệt vối những

thành phần Protein trong sữa. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được

xác định, song người ta cho rằng có thể do các yếu tố di truyền kết hợp với việc

cho trẻ bú sữa bò hay sữa đậu nành quá sớm.

Triệu chứng của dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6

tháng tuổi và thuộc 1 trong 2 kiểu phản ứng: Nhanh hoặc chậm.

- Kiểu phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện

như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù. Nặng hơn là phản ứng

phản vệ toàn thân.

- Biểu hiện của phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ hơn hoặc không rõ

ràng như trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi

cầu phân lỏng (có thể dính ít máu), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt

mức bình thường. Những triệu chứng này thường khó chẩn đoán vì rất giống với

biểu hiện của nhiều bệnh lý khác. Hầu hết trẻ ở thế này sẽ qua tình trạng bất

dung nạp sữa lúc 2 tuổi.

Cần phân biệt triệu chứng dị ứng sữa bò với sự bất dung nạp Lactose,

trong đó trẻ thướng bị chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy do không

tiêu hóa được đường Lactose trong sữa.

Để chẩn đoán bệnh chính xác cần:

- Xét nghiệm phân. Phân của trẻ bị dị ứng sữa bò thường có lẫn máu,

trong khi phân của trẻ bị bất dung nạp Lactose lại có tính axít và chứa thành

phần đường không tiêu hóa được.

- Xét nghiệm thử phản ứng dị ứng trên da. Nếu thấy nổi một đốm đỏ và

cứng ở chỗ tiêm thì có phản ứng. Tuy nhiên, test này chưa phải là đặc hiệu vì

nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với sữa bò vẫn cho kết quả âm tính, trong khi nhiều em

lớn hơn không bị dị ứng lại cho kết quả dương tính.

Nguyên tắc điều trị dị ứng sữa bò chủ yếu là:

1. Tránh tác nhân gây dị ứng và thay đổi lối sống: Nếu trẻ bị dị ứng thuộc

kiểu phản ứng nhanh, cần chuyển sang dùng sữa đậu nành. Nếu không có hiệu

quả thì tiếp tục chuyển sang những loại thực phẩm có thành phần Protein ít gây

phản ứng dị ứng như sữa gạo, sữa hạnh nhân và những sản phẩm ghi nhãn là

Non-dairy hay Pareve. Thời gian sử dụng các sản phẩm thay thế kéo dài từ 2

đến 12 tháng, sau đó cho trẻ dùng lại sữa bò để kiểm tra sự dung nạp. Nếu vẫn

còn dị ứng thì tiếp tục dùng lại sản phẩm thay thế và cứ 3-6 tháng lại kiểm tra

một lần.

Ngoài ra, có thể chuyển sang bú mẹ nếu trẻ còn nhỏ và mẹ còn sữa, tuy

nhiên chế độ ăn của mẹ cần loại bỏ những thực phẩm chứa sữa, do các Protein

trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ.

2. Dùng các thuốc như Cromolyn, Antihistamin, Ketotifen, Corticosteroid

và các thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc

Epinephrine được sử dụng trong trường hợp bị phản ứng phản vệ cấp tính.

Cách phòng ngừa:

- Luôn kiểm tra thành phần ghi trên nhãn sản phẩm trước khi sử dụng.

Ngay cả những sản phẩm dùng quen vẫn phải đọc lại vì nhà sản xuất có thể thay

đổi thành phần.

- Cần báo cho người chăm sóc trẻ như người trông trẻ, cô giáo, ông bà...

về tình trạng dị ứng của trẻ.

- Phải ghi rõ tiền sử dị ứng của trẻ trong hồ sơ liên quan.

- Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết.

- Nếu trẻ bị phản ứng phản vệ cấp, cần nhanh chóng đưa đi bệnh viện

ngay.

LÀM GÌ KHI TRẺ SẶC SỮA

Bé đang bú bỗng ho sặc sụa, tím tái và lịm đi. Đó là bé đã bị sặc sữa, một

tai biến thường gặp khi bú bình. Sữa tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế

nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và

mao mạch, khiến trẻ có thể chết vì thiếu ôxy.

Gặp trường hợp này cần cấp cứu ngay vì đưa đi bệnh viện lúc này thường

không cứu kịp. Người lớn phải khẩn trương làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp,

nhanh nhất và đơn giản nhất là dùng mồm mình hút mạnh vào miệng và mũi bé.

Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí

quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng

ở họng và mũi, nhổ đi. Khi hút xong nên kích thích mạnh vào đầu trẻ, để cháu bé

khóc và thở được. Ngay sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để tiếp

tục cứu chữa và giải quyết hậu quả.

Sặc sữa có thể do nhiều nguyên nhân:

- Do lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ

nuốt không kịp.

- Một số trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy

nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản,

phế quản gây ra sặc.

- Trẻ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện. Nếu người vừa cho bú

vừa à ơi nói chuyện, trẻ mải hóng chuyện ngậm sữa trong miệng không chịu

nuốt. Lúc thích chí, trẻ toét miệng cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

Để đề phòng sặc sữa, không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với

trẻ khi đang bú. Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để

gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc

sữa lên mũi). Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa

tiếp tục chảy xuống miệng trẻ.

CHẢY MÁU CAM VÀ CÁCH XỬ LÝ

Hiện tượng này đứng hàng đầu về tần số xuất hiện trong các triệu chứng

chảy máu tự phát đường hô hấp trên. Theo y văn thế giới, khoảng 60% dân số

chảy máu cam ít nhất một lần trong đời; trong đó chỉ 6% cần được chăm sóc y

tế.

Niêm mạc mũi dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới

mao mạch rất dày. Chảy máu mũi hay gặp nhất ở người trên 40 tuổi (64%) do

thành mạch ở độ tuổi này có sức đàn hồi kém. Số bệnh nhân tăng đáng kể trong

giai đoạn chuyển mùa vì sự thay đổi thời tiết ảnh hưởng lớn đến một số bệnh

toàn thân (như tăng huyết áp, dị ứng...) hoặc gây rối loạn vận mạch, làm tổn

thương niêm mạc hốc mũi.

Ngoài các ca chảy máu mũi do tăng huyết áp, chấn thương, viêm nhiễm

tại chỗ, nhiễm trùng toàn thân (sốt do vi rút, viêm gan mạn tính, tiểu đường, suy

thận...), phần lớn trường hợp không xác định được nguyên nhân. Đây là loại

chảy máu mũi tự nhiên, lượng máu chảy ít, tự cầm, hay tái diễn, thường xảy ra

khi gắng sức hoặc đi ngoài trời nắng.

Khi bị chảy máu mũi, trước hết nên tìm cách cầm máu, khi ổn định mới

tiến hành tìm hiểu nguyên nhân. Tại nhà, nếu chảy máu nhẹ (máu chảy nhỏ giọt

ra phía trước của mũi, số lượng ít), nên để người bệnh ngồi cúi về phía trước,

dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong 10 phút, máu có thể cầm.

Ở những nơi có sẵn lá nhọ nồi hay lá chuối non, nên giã nhỏ lá này rồi nhét vào

bên mũi chảy máu.

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy nhiều ra trước mũi và xuống dưới miệng, phải

nhớ luôn luôn đùn máu ra phía ngoài miệng, tuyệt đối không được nuốt (để tránh

chướng bụng và những chất độc do máu phân hủy thành). Cho uống thuốc an

thần như Seduxen (nếu có). Nếu ở xa cơ sở y tế, có thể tìm đoạn vải dài, sạch

ấn sâu vào trong hốc mũi chảy máu; sau đó khẩn trương vận chuyển người

bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cầm máu và tìm nguyên nhân sớm điều trị.

Chảy máu mũi rất hay tái phát. Do đó, để phòng tránh, bệnh nhân cần

thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc như: Tiếp tục điều trị những viêm

nhiễm tại mũi, khám và điều trị các nguyên nhân gây chảy máu mũi đã được xác

định.

BỆNH MẮT LÁC Ở TRẺ EM

Khi bị lác, trẻ thực sự chỉ nhìn bằng một mắt vì não chỉ nhận hình ảnh từ

mắt tốt (mắt nhìn đúng hướng). Sau một thời gian dài, do không được sử dụng,

mắt lác sẽ nhìn rất kém. Việc nhìn một mắt khiến trẻ khó nhận thức được chiều

sâu, hình nổi của đồ vật và gần như bị lòa một mắt.

Bình thường, các cơ của mắt hoạt động rất cân bằng dưới sự điều khiển

của các dây thần kinh để hai tròng mắt nhìn đúng hướng. Khi sự cân bằng này

mất đi, mắt không nhìn được đúng hướng và sinh ra lác. Nguyên nhân gây lác

có thể là viễn thị, cận thị, do dây thần kinh hoặc cơ mắt bị bệnh hay chấn

thương.

Lác ít thấy ở trẻ sơ sinh mà thường gặp ở tuổi bắt đầu đi học, khi thị giác

đang trong thời kỳ phát triển (trẻ bắt đầu biết sử dụng mắt và sự phối hợp hoạt

động của các cơ mắt chưa được cân bằng). Thường chỉ có một mắt bị lác. Khi

này, hai tròng mắt không thể cùng nhìn về một hướng, một mắt nhìn vào chỗ trẻ

muốn nhìn còn mắt kia sẽ nhìn vào một nơi khác. Người ta phân biệt:

- Lác trong: Mắt nhìn vào trong.

- Lác ngoài: Mắt nhìn ra ngoài.

- Lác dọc: Mắt nhìn lên trên hoặc xuống dưới.

- Lác luân phiên: Lúc mắt này lác, lúc mắt kia lác.

Quan niệm cho rằng trẻ bị lác khi lớn lên sẽ tự khỏi là không đúng. Mắt bị

lác nhìn kém, cho hình ảnh không rõ nên không chịu nhìn nữa (mắt “lười”) và sẽ

dần dần bị nhược thị. Vì vậy, việc điều trị phải được tiến hành. Chứng mắt lười

cần được điều trị trước 3 tuổi.

Nghiên cứu mới của Anh cho thấy, đối với những trẻ có một mắt không

nhìn rõ dù đã đeo kính (mắt lười), tỷ lệ khỏi bệnh sẽ cao hơn nhiều nếu việc điều

trị được bắt đầu trước 3 tuổi. Bác sĩ sẽ dán băng dính lên phía mắt lành để kích

thích các cơ của “mắt lười” phát triển.

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol đã

chia 2.000 trẻ em thành hai nhóm:

- Nhóm 1 được kiểm tra mắt thường xuyên từ 8 tháng.

- Nhóm 2 chỉ được kiểm tra mắt khi đã lên 3 tuổi.

Tất cả những trẻ được phát hiện bị giảm thị lực đều được điều trị tại bệnh

viện. Kết quả là khi các cháu được 7 tuổi rưỡi, tỷ lệ khỏi bệnh ở nhóm 1 cao gấp

4 lần ở nhóm 2. Theo các tác giả, việc khám sàng lọc cho các cháu tuổi chưa đi

học để phát hiện bệnh kịp thời là rất cần thiết.

Mục đích điều trị là tái tạo thị giác 2 mắt. Có thể áp dụng các phương pháp

sau:

- Che mắt tốt lại trong một thời gian để bắt “mắt lười” hoạt động. Cách

chữa này chỉ hữu hiệu khi trẻ dưới 7 tuổi, sau tuổi này rất khó trị vì “mắt lười” đã

quen không chịu làm việc nữa.

- Cho trẻ bị cận thị hay viễn thị đeo kính. Kết quả điều trị sẽ rất tốt nếu

được chữa sớm (lý tưởng là dưới 5 tuổi). Mục đích là làm tăng thị lực cho mắt bị

lác và để trẻ phải sử dụng hai mắt cùng lúc.

Đa số trẻ khi được chữa phối hợp bịt mắt tốt và cho đeo kính có thể trị

khỏi lác trong vòng 6 tháng đến 2 năm.

- Phẫu thuật: Áp dụng khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả hoặc

trẻ bị lác do bất thường của cơ, thần kinh.

Sau điều trị vẫn phải giúp trẻ thường xuyên luyện tập mắt để lập lại hoạt

động cân bằng của các cơ mắt.

BỆNH TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM

Từ ngày thứ 25 sau khi thụ tinh, ở bào thai đã bắt đầu hình thành hệ tuần

hoàn. Đến tuần thứ 8, quả tim đã được tạo ra hoàn chỉnh. Vì vậy, các tác động

từ bên ngòài trong thời gian này đều có thể để lại những dị tật cho tim.

Theo thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP HCM, bệnh tim bẩm sinh

chiếm tỷ lệ 0,8% trong các trường hợp mang thai đầu tiên và 2-6% các trường

hợp mang thai lần 2. Nếu trong gia đình đã có 2 người có dị tật tim bẩm sinh,

nguy cơ này ở đứa trẻ sẽ ra đời là 20-30%.

Có đến 50% trường hợp bệnh tim bẩm sinh không xác định được nguyên

nhân; số còn lại do 2 nguyên nhân sau:

- Di truyền: Do đột biến gien hay đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình

mang thai, hoặc di truyền từ thế hệ trước.

- Tác động của môi trường: Do lúc mang thai, người mẹ mắc bệnh, bị

nhiễm trùng, nhiễm vi rút (đặc biệt là cúm và Rubeole), uống rượu quá nhiều,

ngộ độc hóa chất và các thuốc chữa bệnh hoặc bị ảnh hưởng của tia phóng xạ.

Trẻ mắc bệnh tim không nhất thiết phải tránh hoàn toàn các hoạt động thể

lực. Trái lại, việc tập luyện vừa sức sẽ làm tăng khả năng thích ứng của cơ thể.

Nên tiến hành tiêm chủng bình thường cho trẻ. Nếu trẻ mắc các bệnh nhiễm

khuẩn, cần điều trị cẩn thận để không làm cho các tổn thương và tình trạng suy

tim trầm trọng thêm.

Những bé gái bị bệnh tim bẩm sinh nếu được phẫu thuật vẫn có thể sinh

con bình thường. Khi chưa điều trị, người phụ nữ mắc bệnh này phải tìm cách

tránh thai vì việc mang thai sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng người mẹ.

Việc phẫu thuật để chữa các dị tật tim bẩm sinh khá đơn giản. Đối với các

lỗ thông tim, có thể bít lại bằng các kỹ thuật mới mà không cần mổ.

BỆNH VIÊM NÃO VÀ VIÊM MÀNG NÃO

Cách nhận biết những triệu chứng

Bệnh viêm màng não rất khó chẩn đoán ở trẻ ít tháng, do trẻ không có khả

năng biểu hiện trạng thái.

Khi thấy hiện tượng trẻ sốt cao, nôn mửa vọt như cầu vồng, biếng ăn, ngủ

lịm và thóp phình to, hãy nghĩ ngay tới viêm màng não.

Hãy luôn để ý xem trẻ có nhắm nghiền mắt khi ra ánh sáng chói không?

Phải cho trẻ tới bệnh viện ngay nếu thấy những hiện tượng này. Bác sĩ sẽ chọc

dò tủy sống lấy mẫu dịch não tủy của trẻ để thử nghiệm xem tình trạng bệnh.

Bệnh viêm màng não

Là tình trạng viêm thũng của các lớp màng bao bọc não và tủy sống, do

một quá trình nhiễm siêu vi hoặc vi khuẩn dẫn tới.

Khi thấy trẻ có các triệu chứng như: Sốt cao tới 39°C, cứng cổ, nhức đầu,

không chịu được ánh sáng chói, nôn mửa, ngủ lịm, lừ đừ và lú lẫn, nổi ban đỏ

thẫm toàn thân, thóp trên đầu phình ra nếu trẻ dưới 2 tuổi. Tức là trẻ có nhiều

khả năng bị viêm màng não. Đối với trẻ lớn từ 2 tuổi trở lên, khi thấy những hiện

tượng trên, hãy kiểm tra ngay bằng cách bảo trẻ cúi cổ xuống sao cho cằm

chạm ngực, nếu trẻ kêu đau và bị cứng cổ, hãy nghĩ ngay tới chứng viêm màng

não và lập tức đưa trẻ vào viện. Trong khi trẻ sốt cao, nôn mửa, biếng ăn... hãy

năng cho trẻ uống nước từ 10 đến 15 phút/lần từng lượng nhỏ khi chưa kịp đưa

trẻ tới bệnh viện để tránh tình trạng mất nước. Nên cho thêm vào ly nước lớn 1

thìa cà phê muối và 1/2 thìa đường Glucose. Cặp nhiệt độ thường xuyên để theo

dõi nhiệt độ của trẻ. Hạ nhiệt bằng mọi cách để tránh tình trạng co giật (lau

người trẻ bằng nước ấm, chườm cồn nếu trẻ sốt tới 40°C, uống Paracetamol

hoặc nhét viên đạn hạ sốt vào hậu môn trẻ, cho trẻ nằm nơi thoáng nhưng kín

gió, mặc quần áo mỏng...).

Bệnh viêm não

Là tình trạng sưng não.

Các nguyên nhân thông thường nhất ở trẻ em khi bị viêm não là nhiễm

siêu vi sau thủy đậu, quai bị hoặc sởi.

Triệu chứng:

Trẻ đau đầu dữ dội, đau khi cử động cổ, không chịu được ánh sáng chói,

bỏ ăn, nôn mửa, buồn ngủ, lừ đừ, lú lẫn, trong những giai đoạn sau co giật và

hôn mê, dễ dẫn đến tử vong.

Để tránh căn bệnh này, khi trẻ nhỏ, phải tuân thủ lịch tiêm chủng ngừa các

bệnh thủy đậu, quai bị, sởi và các bệnh khác, vì những bệnh này rất dễ biến

chứng thành viêm não.

BỆNH TIÊU CHẢY MÙA ĐÔNG Ở TRẺ

Bệnh do một loại siêu vi trùng có tên Adeno vi rút gây nên. Trẻ nhập viện

đều có triệu chứng nôn, sốt cao trên 38°C và mất nước trầm trọng. Bệnh nặng,

trẻ có thể tử vong.

Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi dễ mắc bệnh này hơn cả. Theo bác sĩ

Nguyễn Văn Lộc, Viện phó Viện Nhi Trung ương: “Trẻ mắc bệnh thường bị tiêu

chảy và nôn khá bất ngờ, có khi kèm theo sốt. Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng,

màu vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải.”

Do tiêu chảy và nôn liên tục nên cơ thể trẻ bị mất nước, hạn chế quá trình

điện giải của cơ thể khiến nhiều trẻ bị sốc và sốt cao đến 39-40°C.

Bệnh thường phát triển từ nhẹ đến nặng nếu không được điều trị kịp thời.

Nếu trẻ bị tiêu chảy từ 4 đến 9 lần/ngày, nôn, khát nước, các bà mẹ nên cho

uống dung dịch Oresol đến khi tiêu chảy ngừng hẳn, tiếp tục cho trẻ bú và ăn

bình thường.

Nếu trẻ đi ngoài hơn 10 lần/ngày, phân nhiều nước hoặc có khi toàn nước

(có thể lẫn máu và dịch nhầy), nôn nhiều, tiểu tiện ít, da khô, môi và niêm mạc

se, mắt trũng sâu, thóp lõm phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được cứu chữa

kịp thời và truyền dịch để bù nước.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc cho biết: “Khi trẻ có biểu hiện tiêu chảy, các bà mẹ

chỉ nên cho trẻ uống Oresol chứ không nên tùy tiện cho trẻ uống các loại thuốc

kháng sinh vì có thể gây nên tình trạng rối loạn khuẩn đường ruột, khiến bệnh

càng trầm trọng”.

Phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ trong mùa lạnh quan trọng nhất là đảm bảo

vệ sinh và dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để trẻ đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể

chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy. Với trẻ nhỏ

nên cho bú sữa mẹ.

Nên chú ý vệ sinh chân tay cho trẻ, tránh tiếp xúc chỗ đông người.

CHỨNG CO GIẬT DO NÓNG SỐT CAO Ở TRẺ

Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ từ 18 tháng tuổi cho đến 3 tuổi, ít gặp

ở trẻ trên tuổi.

Nguyên nhân

Do nhiễm trùng như viêm nhiễm đường hô hấp, nhiễm trùng tai mũi họng

hoặc cảm sốt thông thường. Khi trẻ bị co giật mà không kèm theo sốt cao, bị co

giật nhiều lần hoặc kéo dài thì có thể do nguyên nhân như chứng động kinh

(phong xù) hay các bệnh lý về thần kinh não bộ.

Triệu chứng

- Co giật do nóng sốt có thể xảy ra đột ngột ở một đứa bé không có dấu

hiệu của một bệnh gì nặng báo trước mà đôi khi chỉ có triệu chứng sổ mũi đi

kèm.

- Co giật do sốt thường chỉ kéo dài khoảng 2 phút. Tuy nhiên một khi đã co

giật, trẻ có thể bị tái phát, càng nhỏ tuổi càng có nguy cơ tái phát. Bé gái bị tái

phát nhiều hơn bé trai. Các trường hợp co giật kéo dài 10-30 phút, bị nhiều cơn

trong ngày hoặc hay tái phát mà không kèm theo sốt thường có nguyên nhân

quan trọng, cha mẹ phải đưa bé đi khám đến nơi đến chốn để tìm nguyên nhân

mà trị liệu.

Cách phòng ngừa và xử trí

- Lấy nhiệt độ cơ thể của bé: Thời gian cặp nhiệt phải đúng một phút, cặp

nhiệt ở hậu môn, ở miệng tốt nhất. Nếu cặp nhiệt ở nách nên cộng thêm một độ.

Với nhiệt kế điện tử thời gian cặp nhiệt sẽ ngắn hơn nhiều.

- Khi thấy bé sốt cao 38-39°C hãy làm giảm nhiệt cho bé bằng cách: Cho

bé uống ngay một gói hoặc nhét vào hậu môn ngay một viên tọa dược

Paracetamol liều 150mg để hạ sốt cấp thời trong lúc chờ đợi đưa bé đi khám

bệnh. Đồng thời lau mát bé bằng nước thường. Nhớ không được dùng nước đá,

nước trong tủ lạnh, vì nước quá lạnh có thể làm ngưng quá trình đang hạ nhiệt

của cơ thể.

- Khi cơn co giật xảy ra: Cha mẹ hãy bình tĩnh, và nên nhớ cơn co giật sẽ

sớm qua đi. Nếu can thiệp sai có thể làm cho bé tổn thương thêm. Không được

cạy răng bé để nhét vật cứng như cán muỗng... vào miệng bé với mục đích

phòng ngừa bé tự cắn lưỡi. Động tác này không những không giúp ích gì, đôi khi

còn có hại. Lý do là vì hai hàm răng của bé chỉ nghiến chặt khi co giật bắt đầu

xảy ra, cho nên nếu cơn đã xuất hiện rồi, răng bé sẽ không tự cắn lưỡi được

nữa.

- Giữ thông đường thở cho bé: Đặt bé nằm nghiêng. Nếu có đờm nhớt

hoặc máu trong miệng của bé, cha mẹ nên dùng miệng của mình để hút ra.

Động tác này có thể cứu bé qua cơn nguy nghẹt đường thở.

Sau cùng cần phải đưa bé đi khám bệnh để bé được chẩn đoán và điều trị

khỏi bệnh, và cha mẹ bé được hướng dẫn phòng ngừa các cơn co giật có thể có

trong tương lai.

CHỨNG ĐỒNG TỬ TRẮNG Ở TRẺ EM

Khi nhìn vào mắt trẻ, nếu thấy có một khối màu trắng hoặc sau đồng tử có

ánh màu trắng, chứng tỏ trẻ đã bị một bệnh nặng như đục thủy tinh thể, ung thư

võng mạc, nhiễm ký sinh trùng... Nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể bị hỏng

mắt.

Hầu hết các bệnh gây đồng tử trắng đều không có triệu chứng rõ rệt

(không đau, không nhức, nhìn vào không thấy có gì đặc biệt...). Trẻ lại không

diễn đạt được tình trạng của mình nên bệnh chỉ được phát hiện một cách tình cờ

khi đi khám một bệnh khác. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi đôi mắt của con;

nếu thấy đồng tử có màu trắng, cần nghĩ ngay đến các bệnh sau và đưa trẻ đi

khám ngay.

- Đục thủy tinh thể: Thường do vi khuẩn Rubeola (do bà mẹ mắc phải khi

có thai 3 tháng) gây ra. Cách điều trị là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.

Sau này, trẻ có thể nhìn thấy bình thường.

- Ung thư võng mạc: Thường gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi, đa số trước 6 tuổi.

Ngoài chứng đồng tử trắng, trẻ mắc bệnh này còn có thể bị lé, mắt đau, đỏ, tăng

nhãn áp. Nếu thấy các dấu hiệu trên, cần cho trẻ đi khám ngay vì đây là bệnh rất

nguy hiểm, cần chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Bác sĩ sẽ cho trẻ siêu âm,

chụp CT hay MRI để xác định bệnh. Tùy theo giai đoạn bệnh và kích thước của

u, bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng tia, làm lạnh đông, hóa trị hay múc bỏ mắt.

- Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: Thường gặp ở những trẻ có cân nặng khi

sinh dưới 1,5 kg và tuổi thai dưới 36 tuần. Bệnh ở thể nặng thường gặp ở trẻ có

trọng lượng dưới 1,2 kg và tuổi thai dưới 28 tuần. Cách điều trị: Phẫu thuật, lạnh

đông hay quang đông. Nếu bệnh nhẹ, tỷ lệ phẫu thuật thành công có thể lên đến

75%. Trong một số ít trường hợp nhẹ, bệnh sẽ tự lành.

- Giãn mạch võng mạc (bệnh Coat): Thường xảy ra ở trẻ nam, dưới 10

tuổi, bị ở một mắt. Ngoài chứng đồng tử trắng, trẻ còn có thể bị lé. Khi khám, bác

sĩ thấy ở võng mạc có mạch máu giãn nở, ngoằn ngoèo, thoát ra các chất mỡ

màu hơi trắng ở cực sau hay ngoại biên của mắt. Bệnh có thể tiến triển thành

bong võng mạc, đục thủy tinh thể hoặc viêm màng bồ đào. Việc điều trị (áp lạnh

đông hay dùng laser) không giúp cải thiện thị lực mà chỉ có thể không cho bệnh

tiến triển nặng thêm.

- Nhiễm ký sinh trùng của loài chó (Toxocara): Thường thấy ở trẻ lớn.

Ngoài chứng đồng tử trắng, trẻ còn có những u hạt ở phần sau mắt hoặc bị viêm

pha lê thể. Xác định bệnh bằng cách thử máu. Điều trị: Cho uống thuốc chống

sán và Cortisone.

PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM XOANG

Viêm xoang rất hiếm khi gặp ở trẻ dưới 12 tuổi, do xoang của các em

chưa phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Mỹ mới đây cho thấy,

các dấu hiệu như chảy nước mũi kéo dài, đau đầu, mệt mỏi có thể là tiền đề

bệnh viêm xoang mạn tính ở trẻ.

Giáo sư Jordan Josephson, chuyên gia giải phẫu tai - mũi - họng thuộc

Trung tâm Y tế, Đại học Georgetown (Mỹ) cho biết, trẻ bị viêm xoang tiềm ẩn

thường chảy nước mũi kèm dịch vàng, đau vùng gò má và hốc mắt, khó tập

trung và tỉnh táo khi ở trường. Cũng giống như người lớn, trẻ bị viêm xoang cũng

gặp các vấn đề về cảm xúc như dễ cáu giận và hay buồn bực. Những trẻ bị dị

ứng, hút thuốc thụ động, tiếp xúc với vi khuẩn hoặc sống trong điều kiện ô nhiễm

không khí có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Viêm xoang làm sưng và hẹp đường lưu thông khí qua mũi, khiến dịch

nhầy khó thoát, gây bít đường thở. Việc chữa trị viêm xoang bằng phẫu thuật

không thể áp dụng với trẻ, nên phương pháp phổ biến hiện nay là dùng thuốc xịt

mũi hoặc kháng sinh trong 3-8 tuần nếu có nhiễm trùng. Nếu không điều trị đúng

mức, bệnh có thể trở thành mạn tính, một đợt viêm xoang có thể kéo dài nhiều

tuần, thậm chí cả năm. Bệnh còn kéo theo các biến chứng như hen suyễn hoặc

các vấn đề về cuống phổi.

CÁC BỆNH TRẺ HAY GẶP VÀO MÙA LẠNH

Viêm phế quản, cảm mạo, viêm Amiđan, sốt xuất huyết... là những bệnh

thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển sang mùa mưa lạnh ẩm thấp, cần giữ ấm

và vệ sinh răng miệng cẩn thận cho các em để tránh nhiễm trùng.

Các bệnh thường gặp:

1. Cảm mạo: Thường biểu hiện dưới dạng dị ứng mũi. Người bệnh hắt xì

thành cơn dài liên tục, kèm theo chảy nhiều nước mũi trong và lỏng, không sốt.

Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường như Phenergan,

Chlopheniramin, Theralen... trong vài ngày là hết.

2. Viêm mũi: Bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, có triệu chứng ngứa lỗ

mũi (trẻ hay dụi tay lên mũi) và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Ở

trẻ còn bú, khi bị viêm mũi thường gây khó chịu, ngủ không yên giấc, nghẹt mũi

gây thở khò khè, thường phải thở bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở

khi bú. Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh

V.A, Amiđan.

3. V.A - sùi vòm: Bệnh phổ biến ở trẻ em 3-7 tuổi. V.A là nơi sản sinh ra

kháng thể chống lại vi trùng xâm nhập vào cơ thể, đồng thời cũng là nơi tập

trung vi trùng nếu không còn khả năng tiêu diệt. Trẻ viêm V.A thường gầy yếu,

kém nhanh nhẹn, chảy nước mũi thường xuyên, ban đầu là nước mũi trong sau

đục mủ vàng hoặc xanh, bị nóng sốt vặt kèm ho nhiều, trong tai có thể chảy mủ,

ngáy to khi ngủ do mũi bị nghẹt và phải thở bằng miệng. Ngoài ra, viêm V.A

khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.

4. Viêm Amiđan: Amiđan cũng có công dụng như V.A. Trẻ bị viêm Amiđan

cấp sẽ sốt cao từ 39-40°C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt

mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm Amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được

điều trị đúng.

5. Viêm họng cấp: Là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người

lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn

tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu Beta nhóm A.

Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.

6. Viêm xoang: Thường xảy ra sau những bệnh về mũi như sổ mũi mùa,

nghẹt mũi, viêm mũi. Nhức đầu là biếu hiện nổi bật trong viêm xoang. Ngoài ra

người bệnh còn bị nghẹt mũi, nước mũi đặc, cần được chụp phim để xác định

tình trạng xoang bị viêm.

7. Viêm phế quản: Có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi

thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm mũi... Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi

trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi, ăn uống bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài,

không điều trị đúng, trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế

quản phổi rất nguy hiểm.

8. Bệnh suyển (hen phế quản): Thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có

bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở

kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi

tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp

thời.

9. Sốt xuất huyết: Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm,

nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ

em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục

(39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc

thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu phân máu...

Chú ý:

- Trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ thân nhiệt hạ thấp, lờ đờ,

chân tay lạnh là biểu hiện của sốc cần được xử trí cấp cứu kịp thời.

- Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc hạ

sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt

loại Paracetamol.

Biện pháp phòng bệnh mùa đông:

- Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió

lạnh về chiều. Không nên nằm ngủ trong phòng máy lạnh kéo dài hay để quạt

suốt đêm.

- Cần vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh

nhiễm trùng.

- Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi.

- Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, diệt trừ muỗi, thông thoát nước tốt,

tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp.

- Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định.

- Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng

nguy hiểm.

KINH NGHIỆM TẮM CHO TRẺ SƠ SINH

Các bà mẹ trẻ tắm lần đầu cho trẻ sơ sinh bao giờ cũng gặp lúng túng.

Hãy thư giãn bằng cách chuẩn bị đầy đủ cho sự kiện này.

- Chọn nơi tắm. Những chỗ thích hợp bao gồm bồn tắm, bồn rửa trong

bếp, hoặc bồn rửa trong buồng tắm.

- Nếu bạn sử dụng bồn tắm di động, đảm bảo rằng nó nằm trên một cái

bàn vững chắc, và không bao giờ bê chậu khi có bé nằm trong.

- Chuẩn bị sẵn mọi đồ dùng trước khi đổ nước vào bồn và cởi áo cho bé.

- Đổ nước vào bồn. Không cho xà phòng hoặc xà bông vào nước bởi nó

có thể làm khô da bé.

- Từ từ đặt con vào trong chậu, nói nhẹ nhàng để trấn an em bé. Dùng tay

đỡ lấy đầu con bạn.

- Dùng tay kia để rửa và lau nhẹ nhàng cho con.

MỘT SỐ BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON

Mụn rộp, nấm hay bệnh Chlamydia gây viêm mắt, phổi, ống tai... là những

bệnh dễ lây truyền từ mẹ sang con. Trẻ có thể mắc bệnh khi còn trong tử cung,

ngay lúc sinh hoặc sau khi chào đời.

Một số bệnh thường gặp:

Bệnh mụn rộp - Herpes: Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút Herpes ở thể nhẹ

thì chỉ bị tổn thương một phần cơ thể. Nếu nặng, bệnh sẽ biểu hiện toàn thân với

những nốt phỏng nhỏ. Vi rút có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây tổn

thương các bộ phận như mắt, gan, lách, thậm chí cả não bộ. Những triệu chứng

điển hình là trẻ ngủ lơ mơ suốt ngày, bú kém, hay quấy khóc, tiêu chảy, khó thở

và có thể lên cơn giật. Những em bị nhiễm vi rút toàn thân có thể tử vong hoặc

tàn phế vì di chứng não và mắt. Nếu qua khỏi, bệnh cũng có thể tái phát ở tuổi

thiếu niên, nhưng chỉ gây tổn thương khu trú nếu được điều trị.

Bệnh u sùi ở cơ quan sinh dục: Vì sự lây nhiễm vi rút gây u sùi có thể xảy

ra ngay khi trẻ còn trong tử cung, nên việc mổ lấy thai cũng khó tránh nhiễm

bệnh. Bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ 2-5 tuổi, gây u sùi ở thanh quản, đôi khi ở khí

quản và phổi. Đa số trường hợp mắc u sùi đều tự khỏi, song đôi khi bệnh tái

phát, kể cả khi đã cắt bỏ phần cơ thể nhiễm bệnh. Có thể điều trị bệnh bằng tia

xạ nhưng nguy cơ phát triển thành ung thư rất cao.

Bệnh nấm ở cơ quan sinh dục: Trẻ có thể nhiễm nấm từ mẹ trong khi sinh.

Tuy bệnh không nghiêm trọng song làm cho trẻ khó chịu, quấy khóc. Nấm

thường phát triển ở lưỡi và mặt trong má, thành từng đám trắng. Phương pháp

điều trị hiện nay là dùng thuốc Nystatin hoặc bôi ngoài da thuốc kem chống nấm

theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Bệnh do Chlamydia: Có thể gây viêm mắt trẻ sơ sinh (khoảng 2 tuần sau

đẻ), viêm phổi và viêm ống tai. Nếu không được điều trị, dứt khoát, bệnh có thể

trở thành mạn tính, dễ tái phát và để lại sẹo ở giác mạc. Chứng viêm phổi

thường bộc lộ ở tuần lễ thứ 6 sau sinh với triệu chứng ho, thở gấp, nhưng không

sốt. Nếu ho nhiều sẽ làm cho trẻ không bú được và không lên cân. Cần điều trị

bằng Erythromycine theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Bệnh trùng roi - trichomonas: Trẻ bị xuất huyết ở âm đạo hoặc ngứa âm

hộ. Cần điều trị bằng Metronidazole theo chỉ định của thầy thuốc.

Một số điều nên tránh khi thay tã lót cho trẻ

Vải tã nhuộm sẫm màu có thể khiến trẻ bị dị ứng, vải quá mới có thể làm

sây sát làn da non nớt của trẻ... Việc thay tã lót tưởng như đơn giản, song nếu

không xử lý đúng cách thì có thể gây bệnh cho bé.

Không nên chần chừ thay tã khi trẻ đi tiểu, đi ngoài vì vi khuẩn trong phân

có thể làm cho Urea trong nước tiểu phân giải, sản sinh ra Ammonia làm kích

thích da trẻ, gây viêm. Không nên thắt thêm đai buộc ngoài tã lót vì như thế càng

tạo điều kiện cho vi khuẩn tác động vào da hơn.

Không nên lau chùi da trẻ qua loa khi thay tã. Chú ý lau xung quanh bộ

phận sinh dục ngoài trước, rồi lau quanh hậu môn. Đặc biệt ở bé gái, niệu đạo

và âm đạo về cơ bản không có vi khuẩn, song vi khuẩn ở cửa hậu môn có thể

lây sang, gây viêm nhiễm.

Không nên giặt tã lót qua loa. Sau khi giặt sạch xong, cần ngâm tã vào

nưóc sôi để sát trùng, sau đó giũ lại nhiều để tránh các chất kiềm còn đọng lại dễ

gây kích thích da. Sau khi phơi tã khô ngoài nắng phải để nguội mới dùng.

Không nên dùng vải mới và vải nhuộm màu sẫm làm tã lót. Vải thô mới dễ

làm sây sát da còn vải sẫm màu dễ gây viêm da. Tốt nhất là dùng vải sợi bông

cũ, màu trắng, dễ thấm nước làm tã.

Không nên đặt thêm đệm lót vải nilon trên tã lót. Không ít bà mẹ thêm đệm

nilon để phòng phân và nước tiểu của bé thấm vào chăn bông, quần áo. Thực

tế, việc này càng dễ sinh Ammonia, gây dị ứng đỏ mông của trẻ, làm da bẹn bị

ẩm ướt hơn, gây nhiễm khuẩn nấm.

XỬ TRÍ SỐT CAO TẠI NHÀ

Xử trí tại nhà sốt cao co giật cho trẻ còn bú

Sốt cao co giật là một hội chứng hay gặp ở trẻ còn bú mẹ (dưới 2 tuổi),

biểu hiện bằng những cơn co giật hoặc co cứng - co giật khi trẻ sốt cao. Đây là

một tình trạng bệnh lý đòi hỏi phải xử trí cấp cứu vì có thể đe dọa tính mạng

bệnh nhi trước mắt hoặc để lại những di chứng nặng nề về sau như động kinh,

chậm phát triển tâm trí, vận động.

Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt cao co giật cho trẻ còn bú mẹ, nhưng

thường gặp nhất là sốt cao co giật do nhiễm khuẩn (đặc biệt là nhiễm vi rút

đường hô hấp trên) và yếu tố tiền sử gia đình về sốt cao co giật.

Về triệu chứng lâm sàng, có hai thể sốt cao co giật, là sốt cao co giật lành

tính và sốt cao co giật có biến chứng. Tuy nhiên để chẩn đoán một cách chính

xác phải khám bệnh cho trẻ thật kỹ, đặc biệt là khám thần kinh, nếu có điều kiện

thì làm điện não đồ ngay sau cơn co giật và một tuần sau giật để đánh giá.

Tuy vậy, trong khi chờ bác sĩ, cha mẹ trẻ nên chú ý những vấn đề sau:

- Bình tĩnh đặt trẻ vào nơi yên tĩnh, thoáng mát, rời xa các vật sắc nhọn,

đặt chăn hoặc gối mềm dưới đầu trẻ, để trẻ ở tư thế đầu nghiêng về một bên đề

phòng tắc đờm dãi. Nhớ kiểm tra xem trẻ còn thở không, da có tím không.

- Nới rộng quần áo, tã lót cho trẻ.

- Hạ sốt bằng cách lau nước ấm cho trẻ để làm giãn mạch ngoại vi; dùng

thuốc hạ sốt Paracetamol - loại viên đạn đặt hậu môn.

- Theo dõi nhiệt độ bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc ở hậu môn. Trẻ

sốt khi nhiệt độ nách trên 37 độ C, còn ở hậu môn là trên 37,8 độ C.

- Không giữ, bế chặt hoặc giới hạn cử động của trẻ. Không cho bất cứ thứ

gì vào miệng trẻ, kể cả thuốc hạ sốt Paracetamol (Efferalgan) trong khi trẻ còn

co giật hoặc chưa tỉnh hẳn.

- Gọi xe cấp cứu hoặc bác sĩ đến càng sớm càng tốt.

XI. TAI NẠN THƯỜNG GẶPTAI NẠN

Bạn có thể là người chứng kiến, hoặc chính bạn có một người thân là nạn

nhân của một tai nạn giao thông. Sau đây là những việc cần phải làm:

Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên (trường hợp bị nôn

mửa). Yêu cầu mọi người giãn ra, báo cho các cơ quan có chức năng như cảnh

sát, bác sĩ và cho họ biết rõ ràng nạn nhân bị thương như thế nào, nhẹ hay

nặng; nói rõ nơi xảy ra tai nạn (quận phường, số nhà v.v... để xe cấp cứu biết

đường tới cho nhanh). Nếu bạn muốn biết nạn nhân còn thở hay không, hãy để

một chiếc gương soi nhỏ ở trước miệng và mũi nạn nhân. Nếu nạn nhân còn

thở, mặt gương sẽ bị hơi nước làm mờ. Nếu nạn nhân không còn thở, phải thực

hiện ngay phương pháp cấp cứu thở nhân tạo (xem phần Cấp cứu thở nhân tạo

và phần Bị thương chảy máu). Phải cởi các khuy áo, quần, và nới lỏng thắt lưng.

Bản thân mình phải giữ hết sức bình tĩnh, nhất là nếu nạn nhân là một đứa

bé. Thái độ hoảng hốt, thiếu bình tĩnh của bạn có thể ảnh hưởng rất nhiều tới

tinh thần và trạng thái của cháu bé.

Điều không nên làm: Không nên di chuyển nạn nhân trừ trường hợp bắt

buộc. Việc gửi nạn nhân vào bất kỳ một cái xe nào dù xe chật, hẹp, buộc nạn

nhân phải ngồi, nằm ở tư thế không thích hợp, để đưa nhanh tới nơi cấp cứu có

thể là việc làm kém khôn ngoan nhất.

Nên đặt nạn nhân nằm dài bên lề đường để đợi xe cứu thương tới (nếu đã

liên lạc được).

Nếu bệnh nhân bị ngất, không được cho bệnh nhân uống bất kỳ loại nước

gì.

VA CHẠM, NGẤT, CÁC TRƯỜNG HỢP NGÃ

Nếu cháu ngã rồi bất tỉnh, nôn ói, có máu chảy ra ở miệng hoặc ở mũi, ở

tai, tay chân co giật khác thường phải đưa ngay tới phòng cấp cứu. Trong khi di

chuyển cháu, hoặc chờ đợi bác sĩ đến, nhớ:

- Tránh không di động cháu.

- Đặt nằm thẳng ngươi đầu hơi thấp hơn chân, nghiêng mặt về một bên để

nếu cháu nôn, ói hay bị chảy máu mũi, miệng - chất lỏng không vào được trong

họng để xuống phổi;

- Không được cho cháu uống hay ăn bất cứ thứ gì.

Gãy xương:

- Nếu đứa trẻ ngã thấy không điều khiển được những cử động tay, hoặc

chân nữa thì cháu có thể đã bị trẹo khớp hoặc gãy xương. Nắn nhẹ cánh tay,

khớp tay, khuỷu tay, đùi, chân, bác sĩ có thể xác định được chỗ gãy ở điểm cháu

kêu đau nhiều. Nhưng, muốn xác định rõ ràng, chính xác phải đưa cháu đi chụp

X- quang.

Hiện tượng gãy xương khi ngã nhẹ chứng tỏ xương cháu không chắc (có

thể vì cơ thể thiếu chất Canxi).

Ngã đập đầu xuống trước:

- Nếu sau khi ngã bị va mạnh vào đầu, cháu bị ngất dù trong thời gian

ngắn cũng phải đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay. Dù nhìn bên ngoài, chỗ va

chạm không có dấu hiệu gì là vết thương nặng, nhưng bác sĩ vẫn có thể yêu cầu

phải đi chụp X-quang phần sọ não nếu thấy cần thiết.

Trong thời gian tiếp theo, người săn sóc các cháu phải chú ý theo dõi xem

có các hiện tượng như: Có nôn ói, sốt, co giật, sắc mặt tái dần, giấc ngủ không

yên hoặc ngủ mê mệt không?

Trong suốt 24 giờ của ngày đầu, cần phải theo dõi liên tục, thỉnh thoảng lại

gọi xem cháu có tỉnh lại không vì nếu có hiện tượng chảy máu trong não, cháu

có thể ngủ thiếp đi rồi chuyển qua trạng thái hôn mê mà người săn sóc không

hay biết.

Một số triệu chứng đáng lo ngại khác là:

- Sự thay đổi thái độ đột ngột: Hoặc cháu tự nhiên tỏ ra bàng quan với tất

cả chung quanh, hoặc trái lại, tự nhiên vật vã, kích động, mắt nhìn bỗng bị rối

loạn, có khi nhìn như người lác mắt.

Cần phải mời bác sĩ tới bên giường bệnh ngay để nhận định sát hơn nữa

tình trạng bệnh của cháu.

Cháu ngã vào vật nhọn

- Nếu vật nhọn đâm vào chân, tay thì chỉ là vết thương chảy máu cần phải

cầm máu và sát trùng vết thương.

- Nếu vật đâm vào đầu, bụng, lưng: cần phải có bác sĩ chuyên môn.

- Nếu vật đâm vào bụng, trong khi bác sĩ chưa đến, hãy cho cháu bé tiểu

tiện và nhận xét xem nước tiểu của cháu có đỏ không để báo cho bác sĩ biết.

Hiện tượng cháu không tiểu tiện được cũng cần phải nói rõ.

Vật nhọn có thể làm thương tổn thận, lá lách, ruột xuyên qua thành bụng.

Do đó, cần phải xác định các trường hợp trên bằng phương pháp siêu âm vùng

bụng.

Cháu bị ở cằm, ở mặt:

- Rửa vết thương bằng nước sạch để làm trôi các chất bẩn như đất, cát.

Sau đó, rửa bằng thuốc sát trùng.

Nếu vết thương lớn, vết sẹo hình thành sau này ở mặt cháu sẽ ảnh hưởng

đến thẩm mỹ của nét mặt. Bởi vậy, phải đưa cháu vào bệnh viện để khâu ghép

da, làm cho vết sẹo sau này đỡ xấu hơn.

Cháu bị thâm tím hoặc nổi u:

- Những vết tím và cục u sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy vậy, có thể chườm

nước lạnh vào chỗ u để giảm đau và băng nhẹ chỗ da bị xước để tránh va chạm.

VẾT THƯƠNG

Từ tuổi biết đi trẻ em thường bị những vết thương sây sát do đụng chạm

mạnh và té ngã. Cần phải chú ý xem những vết thương đó to hay nhỏ, nông hay

sâu, chảy máu nhiều hay ít và ở chỗ nào, có dính đất cát hoặc vật gì trong vết

thương không? Không nên coi thường bất kỳ vết sây sát nào của trẻ em, dù là

một vết chích nhỏ. Vết thương cần được rửa sạch ngay bằng xà phòng rồi bôi

thuốc sát trùng như thuốc đỏ (Mercurochrome) chẳng hạn. Sau cùng, phải băng

lại. Vết thương nào cũng có thể dẫn tới bệnh uốn ván. Bởi vậy, cần cho các cháu

tiêm phòng bệnh uốn ván.

Vết thương sâu hoặc nông nhưng rộng (vài cm), cần phải đưa cháu tới

bác sĩ để rửa sát trùng và khâu lại nhất là những vết thương ở mặt, nếu không

khâu, khi liền tự nhiên sẽ để lại những vết sẹo kém thẩm mỹ sau này.

Nếu vết thương chảy máu, dù chảy máu hơi nhiều cũng chỉ nên ấn xuống

để cầm máu, rồi băng lại.

Ngày nay, người ta hết sức tránh việc làm ga rô (buộc chặt để cầm máu).

CHẢY MÁU VÌ VẾT THƯƠNG

Vết thương nhẹ:

- Cháu bé bị đứt tay, bị ngã sây sát, bị cào xước v.v... có vết thương chảy

máu. Bạn hãy rửa cho cháu bằng xà phòng, nếu có đất, cát dính vào vết thương.

Sau đó, bôi thuốc đỏ (Mercurochrome), rồi băng lại bằng loại băng dính có sẵn

cả gạc, có bán ở hiệu thuốc.

Phải băng nhẹ tay, hơi lỏng - không chặt quá - vì vết thương cần được

“thỏ” và máu dưới vết thương cần được lưu thông trong mạch.

Khi cháu nhỏ đứt tay chảy máu, bạn có thể bóp hay ấn lên vết thương một

lát, máu sẽ ngưng chảy rồi bôi thuốc đỏ và băng lại.

Vết thương nặng:

- Cháu bé bị thương sâu vì vết dao hay kính vỡ và bị chảy máu nhiều. Bạn

hãy làm cho vết thương lộ ra bằng cách cởi bỏ hoặc cắt chỗ quần áo đụng vào

vết thương. Nếu có những mảnh kim loại, mảnh kính, sỏi cát chung quanh vết

thương, hãy lau sạch hoặc gắp bỏ. Không cần đụng tới vết thương vội, cũng

chưa cần rửa vết thương.

Buộc vết thương lại bằng một lớp băng dày hoặc đặt lên vết thương một

cái khăn tay sạch rồi ấn tay lên vết thương trong vòng 5 phút. Lúc này, việc

trước tiên là ngăn sự chảy máu. Việc rửa sạch hoặc sát trùng vết thương sẽ lo

sau.

Xác định được một động mạch hay một tĩnh mạch bị đứt là việc khó. Tuy

vậy, cũng có thể nhận xét như sau:

Tĩnh mạch bị đứt: Máu chảy thành lớp, màu đỏ sẫm.

Động mạch bị đứt: Máu phụt ra từng đợt, màu đỏ tươi.

Nếu sau khi buộc vết thương, máu vẫn không ngừng chảy, bạn hãy tìm

đường động mạch của cháu bé và ấn mạnh ngón tay xuống một điểm của mạch

ở phía trên vết thương (giữa đường từ tim tới vết thương) trong khi đưa cháu tới

ngay nơi cấp cứu v.v..

Không nên buộc ga rô, nếu bạn chưa biết phương pháp.

Chảy máu mũi:

- Khi một cháu bé bị “chảy máu cam”, tức là chảy máu ở mũi ra, bạn hãy

cho một miếng gạc hoặc bông làm ngưng chảy máu (có bán ở hiệu thuốc) vào

bên lỗ mũi chảy máu, và lấy ngón tay đè cánh mũi bị chảy máu lại.

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, phải đưa tới bác sĩ.

Một đứa trẻ hay bị chảy máu mũi có thể vì các mạch máu ở màng mũi bị

giãn nở hoặc có rối loạn đông máu. Bởi vậy, cần cho bác sĩ biết.

NUỐT PHẢI VẬT LẠ

Do bản năng cần ăn, các trẻ em hay đưa vào miệng những vật các em có

thể lấy và cầm trong tay như một hòn bi, một đồng xu chẳng hạn. Những vật như

thế có thể làm tắc đường hô hấp và làm các cháu bị ngạt thở.

Nếu vật lọt được xuống dạ dày thì là một điều may mắn. Nó sẽ dần dần đi

theo đường tiêu hóa để cuối cùng được tống ra ngoài theo phân. Bác sĩ không

cần phải can thiệp bằng phẫu thuật mà chỉ cần theo dõi sự di chuyển của vật

trong người các cháu bằng phương pháp chụp X-quang.

Nếu vật vừa nhỏ, tròn, nhẵn, thì sẽ theo phân ra ngoài sau 1 - 2 ngày.

Có 2 trường hợp đặc biệt cần chú ý:

- Cháu nuốt vật nhọn như đinh, kẹp tóc, kẹp giấy v.v... Những đầu nhọn

đâm vào thành ruột nên không di chuyển được. Trường hợp này phải phẫu thuật

để lấy ra.

- Cháu nuốt hộp hay lọ nhỏ có chứa chất độc hay chất tẩy rửa có thể tác

hại tới bộ máy tiêu hóa, nhất là dạ dày, nên phải cấp tốc đưa cháu tới bệnh viện.

PHƯƠNG PHÁP SƠ CẤP CỨU TRẺ EM KHI BỊ NGẠT HOẶC NGƯNG THỞ

Bằng phương pháp làm cử động tay, chân, các khớp xương và cột sống,

người ta đã làm cho các bệnh ho tái phát, bệnh hen ở trẻ em, các bệnh hô hấp ở

trẻ sơ sinh đỡ hẳn.

Phương pháp hỗ trợ sự hô hấp này còn làm cho các ống dẫn khí được

thông, sạch. Ở bệnh viện, phương pháp này được dùng hàng ngày hoặc nhiều

lần trong ngày do các chuyên viên thực hiện cho các cháu rất nhỏ, tới các cháu

lớn. Các bậc cha mẹ cũng có thể học được kỹ thuật của phương pháp này để áp

dụng cho các cháu ở nhà.

Khi gặp các trường hợp trẻ em gặp tai nạn, bị ngạt hoặc ngưng thở, phải

nhờ người gọi ngay tới nơi cấp cứu. Trong khi chờ đợi, không được để phí thời

gian, mà chính bạn phải là người thực hành hô hấp nhân tạo cho các cháu ngay.

Phương pháp hữu hiệu nhất là miệng hút miệng còn gọi là “hà hơi thổi

ngạt”, áp dụng cho mọi trường hợp như ngã xuống nước, bị điện giật, bị ngạt hơi

ga hoặc mắc vật cứng ở cổ, xe đụng... Điều quan trọng nhất là phải làm ngay,

không được chậm trễ: mọi người chỉ cần bị ngưng thở vài phút cũng đủ gây ra

những tổn thương ở não không thể phục hồi được nữa.

Khi nạn nhân ở trạng thái sau đây, cần phải thực hiện hô hấp nhân tạo

ngay:

1. Mặt, môi xanh tím chứng tỏ cơ thể thiếu ôxy.

2. Ngất rất nhanh.

3. Ngưng hô hấp.

Việc bạn cần làm cho nạn nhân:

1. Mở khuy áo cổ và ngực của nạn nhân, không để cổ và ngực bị bó chặt.

2. Để ngửa đầu nạn nhân ra phía sau để đường hô hấp được mở rộng và

để lưỡi không bị tụt ra sau, chặn đường đi của không khí vào phổi.

3. Hít một hơi thật dài, rồi há miệng to đủ để ngậm được kín miệng nạn

nhân; nếu nạn nhân là một cháu bé mới sinh thì ngậm kín cả miệng và 2 lỗ mũi

của cháu.

Khi hà hơi vào cháu bé, cháu càng ít tuổi, càng phải hà từ từ. Với bé sơ

sinh, hà cả vào đường miệng và đường mũi.

4. Mỗi lần hà hơi xong, lại ngồi thẳng lên để hít thở cho được nhiều.

5. Hà hơi thổi ngạt như vậy cho tới khi nào thấy ngực cháu bé phập

phồng, chứng tỏ cháu đã tự thở được mới thôi.

6. Trong thời gian thực hiện thở nhân tạo giữ đầu nạn nhân ngả ra đằng

sau. Cố thực hiện nhịp thở từ 20 - 40 lần trên phút.

Khó khăn khi thực hiện thở nhân tạo:

- Việc thực hiện hô hấp nhân tạo sẽ gặp khó khăn khi đường dẫn khí qua

cổ nạn nhân bị vướng. Nếu vì lưỡi nạn nhân co vào, che cổ họng thì ngửa thêm

đầu nạn nhân ra phía sau.

Nếu có vật ngáng mắc trong cổ nạn nhân, phải cố lấy ra rồi nhanh chóng

“hà hơi thổi ngạt”.

Những dấu hiệu chứng tỏ cháu bé đã tự thở được:

1. Sắc mặt cháu hồng lên, không tái nữa.

2. Ngực phập phồng.

Xoa bóp tim:

Nếu cháu bé đã ngưng thở mấy phút thì tim cũng ngưng đập. Cần phải

thực hiện phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Vì phương pháp này cũng

có tác hại cho nạn nhân, nên chỉ thực hành khi chắc chắn tim nạn nhân đã

ngưng đập.

Nếu không có người giúp đỡ, một người vẫn có thể vừa hà hơi cứu ngạt,

vừa xoa bóp tim, hà hơi, xoa bóp tim, rồi lại hà hơi cứ thay đổi tư thế.

Phương pháp xoa bóp tim:

Nạn nhân nằm ngửa. Người cứu nạn, dùng gan bàn tay ấn thẳng góc

mạnh lên ngực của nạn nhân, ở phần ba dưới cửa xương ức về phía trái. Mỗi

phút ấn 60 lần. Tránh không ấn quá về phía xương sườn của trẻ em vì xương

còn yếu, có thể bị gãy.

Phương pháp này cũng áp dụng cả với ngươi lớn nhưng phải hà hơi và ấn

tay mạnh hơn.

CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ BỎNG LỬA VÀ NƯỚC SÔI

Bỏng nước sôi và bỏng lửa là một tai họa thường gặp. Khi bị bỏng diện

rộng, nếu không được xử trí đúng thì nhiễm trùng vết bỏng sẽ là nguyên nhân

gây tử vong hàng đầu. Bỏng càng rộng và độ bỏng càng cao thì mức độ bệnh

càng nặng.

- Người bệnh cần ngay lập tức nhúng phần cơ thể bị bỏng (thậm chí cả

người) vào nước lạnh (chậu nước, bể nước sạch, vòi nước đang chảy...).

- Khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí tiếp.

- Nếu là bỏng do nước sôi, không được cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới

việc lột da vùng bị bỏng và làm mức độ bỏng nặng thêm do bị thấm nhiệt qua lớp

quần áo, tất... và dễ gây nhiễm trùng vết bỏng.

- Không bôi nước mắm, vôi, kem đánh răng... lên vết bỏng vì có thể làm

nhiễm trùng.

- Không tự lột bỏ da trên vùng bị bỏng do có thể gây nhiễm trùng tại chỗ

dẫn tới nhiễm trùng toàn thân.

VẾT BỎNG NHỎ, CHỚ COI THƯỜNG

Vừa ngồi xuống mâm cơm, bé N. T.K, 2 tuổi, quê cần Thơ, đột ngột nhúng

luôn hai bàn tay vào bát canh vừa đun sôi. Thấy vết bỏng nhỏ ở ngón tay, bố mẹ

bé cho rằng có thể tự điều trị vết thương cho K. tại nhà. Nhưng sau một thời

gian, ngón tay của K. cứ dần dần co rút lại và rồi hoàn toàn không cử động

được.

Theo bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, Trưởng Khoa Bỏng, bệnh viện Nhi Đồng

1 TP HCM, trung bình mỗi năm bệnh viện nhận điều trị khoảng 300 trẻ bị bỏng ở

ngón tay, bàn tay. Nguyên nhân gây bỏng bàn tay, ngón tay ở trẻ thường do

người lớn vô ý để những món ăn hay nước vừa nấu sôi ngay cạnh trẻ và trẻ chỉ

việc... đưa tay vào.

Thấy diện tích bỏng ở tay trẻ không lớn, các bậc cha mẹ thường can thiệp

theo kiểu dân gian như bôi nước mắm, xoa các loại thuốc mỡ, kem đánh răng...

vào vết bỏng, hoặc đưa đến một cơ sở y tế gần nhà để băng bó. Thậm chí sau

đó thấy tay có những dấu hiệu bất thường như co rút, không cử động được...

nhưng do bận rộn hoặc đang khó khăn về kinh tế nên nhiều bậc cha mẹ sau

nhiều năm mới đưa trẻ đi điều trị.

Bác sĩ Tường nhấn mạnh, riêng ở trẻ em, quá trình phát triển thể chất

song song với quá trình lành sẹo, do vậy nếu không can thiệp sớm tay trẻ sẽ bị

biến dạng. Trẻ phải mang một bàn tay xấu xí, co quắp và không cử động được

suốt đời.

Sự lành sẹo phụ thuộc vào các nguyên bào sợi. Bình thường các nguyên

bào sợi sẽ kéo các vết thương nhỏ lại, mau lành. Nhưng trong trường hợp các

bào sợi phát triển quá mức do cách điều trị không đúng, vết thương bị nhiễm

trùng, trẻ bị suy dinh dưỡng, có cơ địa sẹo lồi thì sẽ làm sẹo co rút, các ngón tay

có thể bị dính lại với nhau, hoặc sẹo phát triển to (sẹo lồi) ảnh hưởng đến chức

năng vận động và mất thẩm mỹ. Thông thường thời gian ổn định sẹo là 6 đến 24

tháng.

Đối với sẹo bỏng, sau khi lành vết thương, phải tiếp tục theo dõi diễn tiến

lành sẹo để đề phòng sẹo có thể phát triển theo chiều hướng co rút. Quá trình

tập vật lý trị liệu sau khi lành sẹo rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng

của các ngón tay, bàn tay của trẻ.

BỎNG

Để xác định bị bỏng nặng hay nhẹ, người ta dựa vào 2 điều: Vết bỏng

rộng hay hẹp? Nông hay sâu?

Sự nghiêm trọng tức khắc của vết bỏng là tùy ở diện tích bị bỏng, có thể

gây choáng và mất nước, ở một cháu bé, diện tích da các phần cơ thể như sau:

- Đầu: 18%

- Ngực: 18%

- Lưng: 18%

- Mỗi cánh tay: 9%

- Mỗi bên chân: 14%

Nếu diện tích bị bỏng của cháu bé trên 5%, cần phải đưa đi bệnh viện.

Bỏng trên bề mặt da được gọi là bỏng cấp 1, tuy đau nhưng dễ lành. Sau

hơn 10 ngày chỗ bỏng để lại những vết sẹo màu đỏ.

Những vết bỏng sâu (bỏng cấp 2), lâu lành hơn, từ 15-20 ngày. Những vết

bỏng này có liên quan tới da, thịt và có thể cả xương. Khi chữa trị, có khi phải

ghép các mô và công việc này cần thực hiện thành nhiều đợt.

Bỏng sâu là bỏng nặng, làm co da, thịt, sau khi khỏi ở một số nơi như:

Mặt, cổ, những chỗ có nếp gấp (nách, khuỷu) bàn tay, ngón tay, ngực. Tuy vậy,

bị bỏng cấp 1 nhưng trên diện tích lớn có khi nguy hiểm hơn bỏng cấp 2, mà

diện tích nhỏ.

Nguyên nhân bỏng đối với trẻ em thường là bị các đồ dùng nấu nước,

thức ăn lỏng sôi, dội lên người, sờ tay vào ấm nước sôi, bàn là (ủi) v.v...

Các trường hợp bỏng vì hóa chất (chất tẩy rửa, axít...), bỏng vì điện

thường bị ở ngón tay, ở miệng tuy diện tích nhỏ nhưng là những vết bỏng sâu.

Đề phòng bỏng cho các cháu là biện pháp tốt nhất.

Việc này chủ yếu là do sự chú ý cẩn thận của người lớn, việc tuyên truyền

nhắc nhở mọi người qua hệ thống thông tin (rađiô và tivi) về việc giữ gìn các

cháu nhỏ xa các chỗ đun nấu, các vòi nước nóng, các đồ điện, các hóa chất sử

dụng trong gia đình.

Làm gì khi cháu bé bị bỏng?

- Trường hợp bỏng trên da (cấp 1): Bọc cháu vào một tấm vải sạch để

chuyển cháu tới nơi cấp cứu. Không cố gắng cởi bỏ quần áo cháu ra.

Trường hợp vết bỏng nhỏ, không sâu, nhẹ: Rửa nhẹ bằng loại xà phòng

sát trùng rồi băng bằng loại băng mềm, xốp để có thể thay băng 2-3 ngày một

lần.

BÉ UỐNG NHẦM RƯỢU

Nếu trẻ em uống nhầm một lượng rượu dù là một, hai ly nhỏ, cũng cần

đưa tới bác sĩ hoặc tới bệnh viện ngay. Rượu có thể làm sụt lượng đường trong

máu và gây hôn mê. Tuổi của các cháu càng nhỏ, hậu quả càng nghiêm trọng.

Nếu bạn nhỏ mũi nhầm cho các cháu, đáng lẽ nhỏ thuốc nhỏ mũi lại hút

thuốc từ một lọ cồn, các cháu sẽ khóc ré lên ngay. Hãy giữ bình tĩnh và lấy nước

sạch nhỏ tiếp vào cho cháu để làm loãng và rửa niêm mạc mũi.

Không nên dùng rượu hay cồn để xoa bóp cho trẻ em vì lớp da mỏng của

các cháu rất dễ hấp thu rượu. Chúng ta cũng nên chú ý rằng có một số thuốc

đánh răng chứa một độ rượu không thích hợp với trẻ em, không nên dùng cho

các cháu.

NGỘ ĐỘC

Nếu cháu bé uống phải một chất độc gì (chất tẩy rửa, thuốc...) bạn phải

làm gì?

Gọi ngay điện thoại tới phòng cấp cứu hoặc đưa ngay cháu tới để các bác

sĩ rửa dạ dày, làm tỉnh lại... nếu cần, hoặc quyết định gửi cháu bé tới những

phòng chuyên môn.

Hãy chuẩn bị trả lời cho thật chính xác về các câu hỏi:

* Cháu bé đã uống hoặc ăn phải chất gì? Nhiều hay ít? Bao nhiêu?

* Lúc nào?

* Cháu đã có những triệu chứng gì của việc ngộ độc?

Muốn trả lời được các câu hỏi trên, bạn phải quan sát chỗ của cháu bé từ

trên giường tới dưới đất, các đồ vật xung quanh, cả trong túi áo, quần của cháu

nữa. Mang tất cả các vật gì bạn nghi ngờ tới bệnh viện để đưa cho bác sĩ.

Không nên cho cháu bé uống thêm thứ gì, kể cả sữa.

Không nên cố bắt cháu nôn ra, nếu cháu không làm được.

Nguyên nhân:

- Nguyên nhân sự ngộ độc của các cháu là do lỗi của người lớn thường để

cẩu thả các loại chất trong tầm tay của các cháu.

- Thuốc tẩy rửa.

- Dược phẩm.

- Các thứ hóa mỹ phẩm trang sức: Nước hoa, sáp môi v.v...

Tại sao cần đưa cháu bé đến bác sĩ, có người nói:

“Tôi không biết con tôi đã mở hộp thuốc Aspirin hay hộp thuốc ngủ, và đã

uống chưa. Có thể nó chỉ mút có một viên, nhưng cũng có thể là nhiều hơn. Vậy

tôi phải làm thế nào?”

Trả lời: Nếu cháu chỉ mút có một viên Aspirin thì bạn chỉ cần cho cháu

uống nhiều nước đường là đủ. Chắc chắn cháu không việc gì cả. Nhưng, nếu

không biết chắc chắn số lượng cháu đã uống phải thì cần đưa cháu tới bác sĩ

ngay.

CẢM NÓNG

Trẻ em, nhất là các cháu mới sinh, rất nhạy cảm với nhiệt. Ngồi trong

phòng nóng quá, cháu cũng bị cảm nóng, vì cơ thể bị bốc hơi nước quá mức.

Thoạt đầu cơ thể cháu toát mồ hôi để chống lại cái nóng. Nếu sau đó,

cháu không được uống nước để bù đắp lại lượng nước đã mất, cơ thể không

toát mồ hôi nữa và thân nhiệt bắt đầu tăng lên.

Hiện tượng cảm nóng như vậy là do ảnh hưởng của nơi ở, phòng ở nóng

hoặc kín quá như trường hợp cháu bé ngồi trong xe hơi đóng kín cửa ở ngoài

nắng chẳng hạn. Nhưng cũng có thể xảy ra trong mùa lạnh, khi cháu mặc nhiều

quần áo quá và căn phòng lại được sưởi quá ấm.

Trong mọi trường hợp, việc cho cháu uống nhiều nước là cần thiết.

Triệu chứng của chứng cảm nóng:

- Thoạt đầu cháu bé toát nhiều mồ hôi, vật vã, đòi uống vì khát. Sau đó

không toát mồ hôi nữa, thân nhiệt có thể lên trên 40°C.

Làm thế nào khi bé cảm nóng?

Làm cho bé mát, tắm nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của bé từ 2-

3°C, hoặc để cháu nằm ở nơi thoáng mát (không có gió lùa), cởi bớt quần áo.

Cho uống thuốc chống sốt như Aspirin, Acetamol với nhiều nước mát.

Nếu thân nhiệt cháu vẫn không giảm, cần đưa ngay cháu đi cấp cứu, vì

chứng cảm nóng cũng rất nguy hiểm.

Để tránh hiện tượng cảm nóng, chủ yếu cần phải đề phòng, như: không

cho các cháu mặc nhiều quần áo quá, luôn chú ý cho các cháu uống đủ nước.

CẢM NẮNG

Cảm nắng có thể coi như hiện tượng bỏng cấp 1, cấp 2 với các triệu

chứng: Thân nhiệt tăng, mạch nhanh, da nóng và khô (sau đó vài giờ có thể đỏ

lên), không có mồ hôi, nôn ói và có thể ngất.

Diện tích cơ thể bị tác dụng bởi nắng càng rộng thì nguy cơ càng nặng.

Một cháu bé bị say nắng do ánh nắng chiếu vào mặt có thể bị nguy tới tính

mạng.

Nếu diện tích da bị tác dụng của nắng trên 5% thì bác sĩ phải đưa tới

phòng cấp cứu.

(Xem thêm về sự phân tỉ lệ diện tích da trên cơ thể, phần Bỏng - trang

251).

BỊ CÔN TRÙNG ĐỐT

Bị ong đốt:

- Nhiều bộ phận của cơ thể rất nhạy cảm với nọc của loài ong nên nếu bị

ong đốt sẽ rất nhức nhối.

Đốt người, bao giờ ong cũng để lại ngòi. Bởi vậy, phải tìm cách lấy cái

ngòi này ra, rồi rửa chỗ bị đốt bằng nước pha giấm, chườm nước đá. Nọc ong

có thể làm chỗ da bị đốt tấy đỏ, đau rát trong vài ngày.

Nếu bị ong đốt nhiều chỗ - nhất là ở cổ, ở miệng các cháu nhỏ có thể nôn

ói, nhịp tim tăng, khó thở, toàn thân bị phù nề, cổ họng bị phù, rối loạn tuần

hoàn, nhiều khi nguy hiểm tới tính mạng. Bởi vậy, khi thấy một cháu nhỏ bị ong

đốt ở vùng miệng và cổ, cần đưa cháu tới bệnh viện để đề phòng những biến

chứng có thể xảy ra.

Bị bọ cỏ đốt:

- Cuối mùa hè, thường có một số loài bọ ở cỏ. Các trẻ nhỏ chơi đùa trên

cỏ, dễ bị chúng đốt, làm da phồng đỏ, ngứa. Nên bôi lên da các cháu loại dung

dịch chống ngứa thường bán ở các hiệu thuốc. Cũng có cả những Pom-mát bôi

trước vào da để chống loài bọ cỏ.

Bị nhện đốt:

- Vết đốt của nhện thường làm da phồng lên, đỏ và nhức. Đôi khi gây

chóng mặt, sốt nhưng không nguy hiểm. Chỉ cần rửa sạch chỗ bị chích và

chườm nước đá. Nếu cần, uống Aspirin theo chỉ định của bác sĩ.

Bị muỗi đốt:

- Nếu bị nhiều muỗi đốt, các cháu nhỏ cựa quậy, gãi và có thể tự làm

nhiễm trùng da, gây sốt. Nên rửa những nốt muỗi đốt bằng xà phòng có tính axít

hay nước giấm loãng. Bôi cho các cháu các dung dịch chống ngứa bán ở hiệu

thuốc. Để chống muỗi đốt, có thể dùng các loại tinh dầu chanh hoặc cỏ roi ngựa,

bôi lên những chỗ da không có quần áo che.

Bị ruồi trâu đốt:

Có loại ruồi lớn, ruồi trâu cũng đốt và hút máu người. Vết đốt gây đau

nhức, cần được lau rửa bằng nước giấm. Nếu các cháu bé đau nhiều, cho cháu

uống Aspirin để giảm đau, theo chỉ định của bác sĩ.

Bị bọ ve đốt:

Những loại bọ, ve ở chó, ở trong cỏ, bụi rậm có thể gây cho người một số

bệnh, nhất là vào mùa hè chúng ta hay đi chân đất trên cỏ, vào các bụi cây. Có

nhiều bệnh sốt do loài bọ gây ra. Cơn sốt kéo dài kèm theo hiện tượng mẩn đỏ

khắp người. Đôi khi có cả những mảng da màu đen. Người ta thường dùng

thuốc kháng sinh để chữa trị.

Loài bọ, ve cũng có thể gây ra bệnh Lyme, một thứ bệnh có những biểu

hiện mẩn đỏ, liệt mặt và đau các khớp. Để chữa trị, cũng dùng thuốc kháng sinh.

BỊ SÚC VẬT CẮN

Vết cắn của chó, mèo:

- Cần phải rửa sạch vết cắn bằng thuốc sát trùng rồi cho cháu tới bác sĩ

để uống thuốc kháng sinh hoặc nếu cần, phải tiêm thuốc đề phòng bệnh dại.

Phải đưa con chó đã cắn người tới sở thú y để kiểm tra và theo dõi xem

có bị bệnh dại không?.

Vết rắn cắn:

- Chỉ có loài rắn độc mới nguy hiểm. Thường, rắn hay cắn vào tay, vào

chân người. Mới đầu, vết cắn không gây đau nhiều và dễ nhận thấy hai vết răng

cách nhau 6-8mm. Chung quanh vết cắn thường có một vùng tụ máu dưới da.

Màu của điểm này biến đổi dần từ đỏ sang tím xanh, vết cắn càng lúc càng đau,

tay hoặc chân bị phù to dần, trở thành trắng nhợt với nhiều điểm tụ máu.

Những phản ứng của cơ thể mỗi người, mỗi khác: Rối loạn tiêu hóa, đau

bụng, nôn ói, sốt hoặc lạnh toàn thân, nhịp tim tăng nhanh tới mức trầm trọng,

toàn người bị “sốc”.

Những việc trước đây người ta thường làm như chườm lạnh vào vết

thương, hút nọc độc ra, buộc ga rô thì ngày nay không còn được khuyến khích

nữa.

Việc tiêm thuốc chống nọc độc cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau vì

thường cơ thể cũng không chịu đựng được thuốc. Tốt nhất là làm các việc sau:

Rửa sạch vết thương và đưa gấp nạn nhân tới bệnh viện để tiêm thuốc chống

uốn ván.

Bác sĩ sẽ quyết định cần phải làm gì tiếp theo.

BỊ NGÃ XUỐNG NƯỚC

Khi vớt cháu bé bị ngã xuống nước lên, nếu cháu không còn thở thì chưa

nên cố gắng làm cho nước ra khỏi phổi mà phải làm ngay động tác cấp cứu hà

hơi thổi ngạt đã. Nếu kịp thời, cháu có thể thở lại bình thường, nên đưa ngay

cháu tới bệnh viện.

Nếu tim cháu ngừng đập, thì trong khi một người thực hiện hô hấp nhân

tạo, một người khác thực hiện cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Trong trường

hợp không có người phụ giúp, phải vừa làm hô hấp nhân tạo, vừa ấn tay theo

nhịp thở lên xương ức, mỗi khi ta hà hơi vào miệng cháu.

Trong thời gian đó, nhờ người đi báo bác sĩ, hoặc gọi tổ cấp cứu người

thường trực bên bãi biển vv..

Để các cháu sau này chóng biết bơi, nên cho các cháu bé làm quen với

nước từ nhỏ nhưng không được rời mắt khỏi bé, dù chỉ cho bé tắm trong chậu

tắm ở nhà.

Khi cho cháu bé vào nước, phải cho từ từ nhất là sau khi vừa cho cháu

phơi nắng.

CHỨNG NGẤT KHI XUỐNG NƯỚC

Có nhiều người - cả người lớn lẫn trẻ em vừa xuống nước hồ, ao, biển để

tắm, bỗng ngất xỉu và bị chìm hoặc nước cuốn đi luôn. Nếu không được vớt

ngay thì rất nguy tới tính mạng. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được

xác định nhưng người ta cho rằng đó là do cơ thể những người đó không chịu

được sự thay đổi nhiệt độ giữa không khí và nước.

Bởi vậy, chúng ta không nên tắm nắng lâu quá trước khi xuống nước. Và,

khi xuống nước, nên xuống từ từ để khỏi gây những cảm giác đột ngột về nhiệt

độ, nhất là đối với trẻ em.

BỊ ĐIỆN GIẬT

Nếu cháu bé cho tay vào chốt điện và không rút được tay ra, không được

kéo cháu ra mà phải đi ngắt cầu dao điện.

Nếu cháu đụng vào một dây điện, phải gạt dây ra bằng một cái gậy gỗ

hoặc một vật cách điện.

Nếu cháu bé không còn thở nữa, phải thực hiện ngay phương pháp hô

hấp nhân tạo và gọi cấp cứu.

VẾT CÀO

Nhiều cháu bé có những vết cào ở mặt do chính những bàn tay xinh xắn

của mình tạo nên. Đó là những động tác tự nhiên nhằm thăm thú và tìm hiểu

xem cơ thể của mình thế nào. Để tránh những vệt xước như vậy, bạn có thể cắt

móng tay cho bé (lúc bé ngủ dễ cắt hơn), vết xước do móng tay bé tạo ra là

những vết xước lành không có gì nguy hiểm, sẽ tự khỏi và mất dấu vết trong một

vài ngày.

VẾT MÈO CÀO

Những vết xước do mèo cào có thể thành bệnh do một loại vi trùng hoặc

vi rút gây ra. Thời gian nung bệnh từ 10 tới 30 ngày. Vùng bị cào sẽ nổi hạch, có

thể có mủ. Ví dụ: Nếu bé bị cào ở móng tay, hạch sẽ nổi lên ở nách. Hạch nổi

lâu từ một tới ba tháng. Nếu cho bé uống thuốc kháng sinh từ sớm, có thể ngăn

được trạng thái hạch có mủ. Bằng không, sẽ phải chích hạch cho bé.

X. CÁC BỆNH KHÁC Ở TRẺ EMCÚM, TRẠNG THÁI CÚM

Mỗi khi cháu bé mệt hoặc sốt, chúng ta không nên nghĩ ngay là cháu bị

cúm. Bệnh gì thì phải nhờ bác sĩ xác định vì có nhiều bệnh khác nhau cùng có

những triệu chứng ban đầu giống như cúm: ớn lạnh, run, thân nhiệt tăng, mặt

đỏ, họng khô, đau lưng và chân tay. Hiện tượng ho càng ngày càng nhiều không

phải là triệu chứng của cúm. Đa số trẻ em hễ bệnh là tiêu chảy và nôn, cứ 24 giờ

hay 48 giờ là lại sốt cao một lần.

Khi đã xác định là cháu bé bị cúm, bác sĩ sẽ yêu cầu phải để cháu nằm

nghỉ tại giường trong thời gian một vài ngày. Nên cho cháu uống nhiều nước trái

cây, nước chanh.

Trong thời gian có dịch bệnh, tránh để các cháu bị lạnh, mệt và tập trung

nơi đông người.

Nếu bà mẹ bị cúm, nên để người khác săn sóc con mình. Khi cần cho con

bú, nên đeo khẩu trang.

Đối với các trẻ bé, bệnh cúm có thể gây ra nhiều biến chứng từ viêm tai,

mũi, họng tới viêm phế quản, viêm phổi, ho, hen tới độ khó thở.

Việc tiêm chủng chống bệnh cúm cho các cháu hiện nay chưa thực hiện

được rộng khắp nhưng rất cần đối với các cháu có thể trạng yếu và hay có bệnh

tai - mũi - họng.

BỆNH BẠI LIỆT

Trước đây, bệnh bại liệt là một bệnh thật đáng sợ vì bệnh có thể gây biến

chứng tức thì làm cho trẻ không thở được, hoặc để lại di chứng teo cơ và bại

liệt. Ngày nay, bệnh bại liệt gần như không còn ở các nước mà trẻ em được

uống thuốc ngừa hay tiêm phòng bệnh này cùng với một số bệnh khác nữa.

Vậy, nên làm gì đối với các cháu nhỏ nơi còn dịch bệnh? Có nhiều trường

hợp:

- Trẻ em đã được tiêm phòng bệnh trong vòng 2-3 năm trở lại đây không

phải lo ngại gì.

- Trẻ em mới tiêm một lần cần tiêm ngay lần nữa hoặc uống thuốc cho đủ

liều.

- Trẻ em chưa tiêm hoặc uống thuốc phòng bệnh cần phải đi tiêm và uống

thuốc ngay.

Sau ngày tiêm hay uống thuốc 8 ngày, thuốc sẽ có tác dụng. Nhưng cần

phải tiêm hoặc uống thuốc tiếp, đúng kỳ hạn, đủ liều lượng.

Các cháu mắc bệnh sẽ có các triệu chứng: Nôn ói hoặc các biểu hiện khác

của sự rối loạn tiêu hóa, sốt, đau trong chân, trong tay, đau đầu, họng đỏ.

Hãy cho cháu nằm nghỉ và điện thoại ngay cho bác sĩ, hoặc đưa cháu vào

bệnh viện.

BỆNH THIẾU MÁU

Nếu bạn thấy mặt con mình bị tái nhợt, xin chớ vội kết luận cháu bị thiếu

máu. Bởi vì nhiều khi màu da tự nhiên của cháu là như vậy. Tốt nhất là cho cháu

tới một bác sĩ.

Màu da chỉ là một phần, cần phải nhìn màu của môi, lợi, lật mí mắt xem

bên trong mí: Nếu màu sắc các phần này nhợt nhạt thì chắc cháu bé bị thiếu

máu rồi. Chứng này còn kèm theo các triệu chứng: Mệt mỏi, người có vẻ lờ đờ,

uể oải, kém hoạt động, không chịu ăn.

Máu của các cháu kém đỏ hơn bình thường vì thiếu huyết sắc tố, một

thành phần quan trọng nhất của hồng cầu có chứa gần như toàn bộ chất sắt

trong cơ thể. Huyết sắc tố có nhiệm vụ mang ôxy từ phổi tới các tế bào của các

mô.

Các cháu bé từ 4 tháng tuổi trở đi dễ bị mắc bệnh này do việc nuôi dưỡng

không đủ chất sắt. Tại sao? Vì sữa không cung cấp đủ chất sắt cho các cháu.

Vậy tất cả các cháu bé chỉ nuôi bằng sữa đều bị chứng thiếu sắt chăng?

Không phải. Khi được sinh ra, các cháu đã mang sẵn trong người một lượng

chất sắt cần thiết của mẹ truyền cho rồi. Nhưng, có những trường hợp đặc biệt

như các cháu sinh đôi, sinh ba phải cùng chia nhau một lượng chất sắt của mẹ

chẳng hạn. Ngoài ra, khi các cháu bị ốm, bị tiêu chảy, bị bệnh thiếu huyết sắc tố

do di truyền hoặc uống thuốc làm tiêu trừ một số hồng huyết cầu, hoặc chán ăn

nên lượng sắt không cung cấp đủ cho cơ thể.

Đối với những cháu bé mới sinh, các bà mẹ nên chú ý tới màu phân của

bé. Nếu màu nhợt nhạt là có vấn đề!

CHỨNG CAO HUYẾT ÁP

Trẻ em kể cả các cháu sơ sinh cũng có thể bị chứng cao huyết áp, dù

trường hợp này hiếm. Nguyên nhân bệnh có thể do thận có vấn đề, hoặc không

xác định được.

Đo huyết áp cho các cháu bé rất khó vì các cháu hay cựa quậy. Tuy vậy,

càng ngày các bác sĩ càng chú ý tới việc này và thường phải lấy số đo của các

cháu ở trạng thái nghỉ ngơi, thoải mái, không sợ hãi, để so với các số đo mẫu

của từng lứa tuổi, chiều cao của bé trai hay bé gái.

BỆNH ƯA CHẢY MÁU

Nguyên nhân bệnh ưa chảy máu là do cơ thể thiếu một số yếu tố cần thiết

cho sự đông máu (có nhiều thể bệnh; trong số đó thể bệnh ưa chảy máu A là

thường thấy nhất). Chỉ có các bé trai bị bệnh này mặc dù bệnh được truyền cho

bé từ các bà mẹ không bị bệnh.

Những triệu chứng của bệnh bắt đầu từ độ tuổi cháu bé biết đi: Một vết

thương nhỏ như bị đứt tay cũng gây chảy máu mãi. Hiện tượng chảy máu còn

có thể xảy ra bên trong cơ thể, đặc biệt ở các khớp như đầu gối. Nếu không

được biết từ trước, những hiện tượng chảy máu ngoài và trong cơ thể có thể

dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Để chữa trị bệnh, cần truyền nhiều lần cho bệnh nhân các loại máu tươi,

huyết tương hoặc máu có các yếu tố đông máu. Thường cần phải có các nhóm

bác sĩ chuyên ngành để theo dõi, chữa trị và đối phó với các biến chứng của

bệnh.

Cháu bé bị bệnh cần luôn luôn được bảo vệ và tuyệt đối không tiêm chích

bắp thịt.

BỆNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TOXOPLASME

Bệnh này gây ra bởi một loại ký sinh ở thịt chưa chín. Trẻ em có thể bị

bệnh do ăn thịt chưa nấu kỹ hoặc do mẹ đã bị bệnh này khi mang thai rồi truyền

lại cho con. Bệnh có các triệu chứng như: Sốt, nổi hạch, mệt mỏi, đau bắp thịt,

đôi khi da bị mẩn đỏ. Trẻ em đã bị bệnh một lần thì sẽ được miễn nhiễm. Bởi

vậy, nếu các bé gái đã bị bệnh lúc nhỏ thì sau này, khi các cháu tới tuổi sinh nở,

cơ thể cháu đã được miễn nhiễm nên không lây sang con cái nữa.

Nhiều người mắc bệnh mà không biết, nên có tới 85% phụ nữ có máu

miễn nhiễm về bệnh này.

PHÂN KHÔNG BÌNH THƯỜNG

Hỏi:

Trừ những trường hợp cháu bé đi táo hoặc đi tướt, còn những trường hợp

khác, phân cháu như thế nào?

Trả lời:

Phân mềm, ít:

- Chứng tỏ sự tiêu hóa bình thường.

Phân có chất nhầy trắng hay xanh:

- Rối loạn tiêu hóa hoặc bé bị sổ mũi. Nếu sự hô hấp của cháu vẫn bình

thường mà lại đi phân nhầy thì cần phải nói cho bác sĩ biết vì cháu có thể bị rối

loạn ngay ở màng nhầy của ruột.

Phân có mủ:

- Nếu trong chất nhầy lẫn trong phân, có cả mủ thì cháu đã bị viêm ở một

bộ phận nào đó của cơ quan tiêu hóa. Mủ là các bạch huyết cầu, các vi trùng đã

chết lẫn với các mảnh niêm mạc bị bong ra.

Phân có máu:

- Nếu bạn thấy tã hay trong “bô” của cháu bé có máu, hoặc rõ hơn là có

máu chảy ở hậu môn của cháu bé, cần phải đưa cháu tới bác sĩ ngay. Nên giữ

tã lại và lấy một ít phân trong bô vào một lọ nhỏ đã rửa sạch, mang tới bệnh viện

để làm xét nghiệm.

Nếu cháu bé vẫn khỏe bình thường, không sốt thì trong đoạn trực tràng có

thể có một cục thịt thừa (pô líp). Bác sĩ sẽ giải quyết bằng một cuộc phẫu thuật

nhỏ.

Việc lấy nhiệt độ cho cháu bé bằng đường hậu môn cũng có khi làm trực

tràng bị thương nhẹ (dù nhiệt kế không bị vỡ), vết thương như vậy cũng mau

lành.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: Cháu bé đi táo, đi tướt, làm

ruột bị tổn thương nhẹ. Trường hợp này, phải chữa bệnh táo hay đi tướt.

Một khả năng nữa cũng có thể xảy ra là cháu bị lồng ruột.

Phân xanh:

- Phân xanh không hẳn là điều đáng lo ngại vì chỉ thể hiện việc di chuyển

quá nhanh của chất thải qua ruột, làm cho phân không đủ thời gian có được màu

bình thường. Hơn nữa, nên chú ý rằng việc ôxy-hóa của phân trong không khí

ngoài trời, cũng có thể làm phân của cháu bé có màu xanh.

Phân xám:

- Cháu bé ăn sữa bò cô đặc có thể làm cho phân có màu xám.

Phân màu nhạt hoặc màu trắng:

- Phân màu trắng có thể là biểu hiện của gan hoạt động yếu, có bệnh gan

hoặc tắc ống mật ở các trẻ sơ sinh.

Phân có màu sắc:

- Rau, củ cải đường, cà rốt đều làm cho phân có màu sắc của chúng. Chất

sắt làm phân có màu đen.

Nếu bạn thấy phân của cháu bé khác thường, nên lấy mẫu, và mang tới

bác sĩ để nếu cần thì làm xét nghiệm.

NHIỄM ĐỘC CHÌ

Trong các phòng ở lâu không sang sửa, sơn bằng loại sơn có chất chì

trong thành phần, các cháu nhỏ có thể cho những mảnh sơn bị bong vào miệng

và bị nhiễm độc chì. Triệu chứng của hiện tượng nhiễm độc chì là: đau bụng, đi

táo hoặc đi tiêu chảy, rối loạn thần kinh, thấy người hốt hoảng, bị co giật, bị

thương tổn về thận và máu.

Việc chữa trị có mục đích loại chì ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

BỆNH SỐT NỔI HẠCH, HAY BỆNH TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN NHIỄM TRÙNG

Các trẻ sơ sinh ít khi mắc bệnh sốt nổi hạch, các cháu lớn hay mắc bệnh

này hơn.

Các cháu mắc bệnh bị sốt và nổi hạch ở cổ, ở nách, ở háng.

Muốn xác định đúng là cháu đã bị bệnh này, phải làm xét nghiệm ở phòng

thí nghiệm (thử nghiệm phản ứng Paul-bunel). Bệnh thuyên giảm mau nhưng

người bệnh còn thấy mệt mỏi trong nhiều tuần.

SỐT THƯƠNG HÀN

Nước uống, sữa, kem, nước đá, hải sản (cua, sò, ốc...) đều có thể là

nguyên nhân gây bệnh sốt thương hàn, nhất là về mùa hè.

Bệnh thương hàn có các triệu chứng như sau: Mới đầu sốt như nhiều

bệnh khác; rồi không muốn ăn, nôn, đau bụng, tiêu chảy (ở trẻ em, hiện tượng

tiêu chảy có thể không xảy ra). Thân nhiệt có thể lên cao tới 40°C và không

thuyên giảm mặc dù đã chữa trị như những lần sốt khác, đi phân lỏng, sức khỏe

suy sụp nhanh.

Khi thấy cháu bé sốt cao, phải mời bác sĩ tới ngay. Nếu nghi là sốt thương

hàn, bác sĩ sẽ yêu cầu cho cháu nằm bệnh viện. Hiện nay, đã có nhiều loại thuốc

kháng sinh rất hiệu nghiệm đối với bệnh thương hàn. Tuy vậy, sau khi khỏi bệnh,

thời gian phục hồi hoàn toàn sức khỏe là rất lâu. Bệnh thương hàn thường làm

cho người bệnh mất nhiều sức khỏe, khỏi rồi nhưng vẫn yếu và gầy.

Nếu bạn sợ cháu bé hoặc chính bạn có thể bị nhiễm bệnh, vì bạn sắp đi

du lịch tới một nơi mà điều kiện vệ sinh không được đảm bảo lắm, hãy tiêm cho

mình và cho cháu bé liều thuốc phòng bệnh thương hàn. Liều thuốc sẽ phải tiêm

làm 4 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày, lượng thuốc lần sau nhiều hơn lần trước.

Tiêm một lần rồi năm sau mới tiêm lại. Lần thứ 3 cách lần thứ hai 5 năm. Tiêm

thuốc sẽ đau và có thể bị sốt.

Hiện nay, việc tiêm thuốc ngừa bệnh thương hàn không được chú ý lắm,

nhưng các bác sĩ vẫn khuyên mọi người nên tiêm phòng mỗi khi có dịch bệnh

hoặc cần phải đi ra nước ngoài.

Trẻ em chỉ nên tiếp tục tới trường sau khi khỏi bệnh được 20 ngày trở đi.

Nếu muốn tới sớm hơn, cần có chung kết quả hết trùng bệnh ở phân, sau khi

thử phân 2 lần, mỗi lần cách nhau 8 ngày.

Các cháu chung sống trong cùng gia đình với cháu bị bệnh, không cần

thiết phải nghỉ học.

HỘI CHỨNG ĐAO

Hội chứng do hiện tượng dị dạng nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể 21,

đáng lẽ có 2 nhiễm sắc thể thôi thì lại có tới 3. Sự dị dạng này dẫn tới hậu quả

cháu bé bị chậm phát triển về trí khôn, có một số dị tật bẩm sinh nhất là ở tim, và

một vẻ mặt đặc biệt, hai lông mày xếch, ngớ ngẩn vì chậm hiểu.

Người bị hội chứng này cũng như người bị tật nguyền. Các bậc bố mẹ nên

liên lạc với những tổ chức nhân đạo, những trường, lớp dành riêng cho các cháu

để được săn sóc đặc bịệt.

Nguyên nhân hội chứng này chưa được rõ, nhưng hay thấy ở các trẻ em

sinh ra khi mẹ đã vượt quá tuổi 40.

BỆNH SỞI

Bệnh sởi do vi rút gây ra, thường gặp ở các cháu bé trên 1 tuổi, có thể có

dịch vào mùa xuân. Sau khi bị lây nhiễm từ 10 tới 15 ngày, các cháu bé có các

triệu chứng như: ho, sốt. Hiện tượng ho của bệnh sởi có đặc điểm làm giọng

cháu bé khàn khàn và giàn giụa nước mắt.

Sau mấy ngày bị sởi, tai, mặt, chân, tay và toàn thân cháu bé có những

nốt đỏ nổi lên, rồi lại mất đi khoảng 4, 5 ngày sau. Cháu bé khỏi bệnh nhanh.

Ngày nay, bệnh sởi ít khi có biến chứng. Tuy vậy, ở những cháu bé sức khỏe

kém và những bé da đen, bệnh sởi vẫn có thể gây ra viêm tai, viêm phế quản,

viêm phổi.

Cháu bé bị sởi có thể lây sang cháu khác ở thời kỳ trước khi nổi ban.

Ngưòi ta thường tiêm phòng cho các cháu từ trước 12 tháng tuổi, vì trước đó bé

còn giữ được các yếu tố miễn nhiễm trong người do mẹ truyền lại. Thuốc phòng

sởi thường pha thêm thuốc phòng bệnh quai bị, có thể làm cháu bé sốt nhẹ,

thuốc chặn được bệnh kể cả trường hợp cháu bé đã tiếp xúc với một cháu khác

bị bệnh, trong vòng 5 hôm vì thuốc tác dụng nhanh hơn vi rút. Các cháu bé dễ bị

bệnh phổi càng nên tiêm phòng bệnh sởi hoặc dùng chất gammaglobuline để

tăng cường tính miễn nhiễm của cơ thể.

AIDS

AIDS là một bệnh nguy hiểm, chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả, do

vi rút HIV gây ra. Vi rút này tấn công vào hệ thống miễn nhiễm của cơ thể làm

cho khả năng tự bảo vệ của cơ thể bị suy yếu trầm trọng. Một người bị bệnh sẽ

mang trong máu những kháng thể đặc biệt nên khi xét nghiệm máu của người ấy

sẽ cho kết quả dương tính.

Một phụ nữ thử máu thấy dương tính có 20% khả năng truyền vi rút bệnh

cho con trong lúc còn mang thai hay khi sinh nở. Sữa mẹ có thể là nguồn lây

bệnh. Bởi vậy, các phụ nữ máu đã dương tính HIV không nên có mang và càng

không nên đẻ.

Trẻ nhỏ có bệnh thường thể hiện rõ từ tháng thứ 6: Sức khỏe suy giảm,

ngưng phát triển, bị đi bị lại các loại bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng hay vi

rút liên quan tới các bệnh đường hô hấp như ho; đường tiêu hóa như tiêu chảy;

hệ thần kinh như đau màng óc, bại liệt v.v... Bệnh thường tiến triển rất nhanh tới

mức trầm trọng.

Các cháu nhỏ còn có thể mắc bệnh này do việc truyền máu tươi hoặc các

chế phẩm của máu có nhiễm vi rút HIV.

Người phụ nữ mắc bệnh này, cần theo những lời khuyên sau đây, dù cho

lời khuyên có phần khắc nghiệt:

- Nếu là con gái, không nên lấy chồng.

- Nếu lấy chồng, không nên có mang.

- Nếu có mang, phải sớm cho ra thai.

- Nếu muốn giữ thai, không được cho con bú sữa mẹ.

Vì, nếu bị nhiễm bệnh, đứa trẻ chỉ sống được vài tháng, làm bố mẹ thêm

đau buồn. Nếu không lây bệnh, thì cháu cũng sẽ sớm bị mồ côi và trở thành một

gánh nặng cho xã hội.

QUAI BỊ

Thông thường, các trẻ em ngoài 1 tuổi mới bị bệnh quai bị, và hay bị vào

mùa đông hay mùa xuân. Nếu trước khi sinh cháu, bà mẹ đã từng bị bệnh này

thì các em chắc chắn được miễn nhiễm từ 6 tới 7 tháng đầu.

Bệnh quai bị là một bệnh lây. Thời gian nung bệnh từ khi mắc bệnh tới khi

có các triệu chứng vào khoảng 3 tuần, nhưng bệnh có thể lây sang cháu khác

trước khi có triệu chứng bệnh mấy ngày.

Triệu chứng chính của bệnh là sự phồng lên của tuyến nước bọt dưới tai,

một bên hoặc cả 2 bên. Cháu bé nuốt khó, đôi khi há miệng cũng khó. Tuyến

phồng lớn nhất trong vòng 3 ngày, sờ vào sẽ làm cháu đau. Tới ngày thứ 5, chỗ

phồng sẽ nhỏ dần và hết, nhưng thời gian cháu bé bị sốt có thể lâu hơn, từ 5 - 6

ngày kèm theo hiện tượng đau đầu, nôn ói và đau vùng bụng.

Bệnh có thể có các biến chứng nhẹ, đặc biệt có thể làm viêm các tinh

noãn cháu trai đã tới tuổi trưởng thành, gây đau đớn. Bởi vậy, cháu bé có bệnh

cần phải được cách ly cẩn thận với các anh trai và cả bố nữa. Hiện tượng viêm

tinh hoàn ít khi ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, không như nhiều người vẫn

nghĩ trước đây.

Trong thời gian bệnh, khi còn sốt thì cháu bé còn cần phải nằm nghỉ tại

giường. Nhiều khi cháu hết đau ở một bên tai, cháu đã hết sốt, tưởng đã khỏi

nhưng bệnh lại bắt đầu nổi lên ở bên tai kia.

Săn sóc các cháu bị quai bị, nên cho ăn thức ăn lỏng, tránh phải nhai

nhiều. Để đỡ đau bác sĩ có thể cho các cháu dùng Aspirin theo hướng dẫn và

chườm khăn nóng lên trên chỗ phồng.

Các cháu có thể tiêm phòng bệnh quai bị kết hợp với việc phòng bệnh sởi

và đậu mùa. Các cháu khỏi bệnh chỉ nên trở lại trường khi đã hỏi ý kiến của bác

sĩ.

BỆNH THẤP

Nhiều người nghĩ rằng chỉ có người già mới bị bệnh thấp. Không đúng.

Trẻ em cũng bị bệnh này.

Thường thấy nhất là bệnh thấp khớp cấp, bệnh này thường ít gặp ở trẻ

em dưới 5 tuổi, ở các cháu có bệnh thấp, các khớp bị tấy đỏ, đau, sờ vào chỗ

đau thấy nóng. Mỗi lần bị bệnh, lâu vài ngày có biến chứng đáng ngại nhất là

biến chứng vào tim.

Bệnh này do vi trùng liên cầu trùng (Streptocoque) gây ra, có thể là sau

một lần viêm họng.

Thuốc kháng sinh Péniciline rất có tác dụng với bệnh này.

Bệnh thấp khớp mạn tính thường có các triệu chứng như: Sốt cao, có nốt

đỏ dưới da vì các mạch máu vỡ, có hiện tượng tràn dịch ở màng tim. Bác sĩ trị

bệnh này bằng thuốc có Cortisone.

Còn một dạng khác của bệnh thấp trẻ em gần giống với bệnh thấp khớp ở

người lớn: Các khớp bị tổn thương một cách dần dần và từng đợt một dẫn tới sự

cứng khớp và thành tật.

BỆNH UỐN VÁN

Chứng bệnh nguy hiểm này đã có thuốc phòng có hiệu quả 100%. Ở Việt

Nam 90% trẻ em đã được tiêm phòng bệnh uốn ván.

Những vi khuẩn gây bệnh uốn ván ở khắp mọi nơi: trong đất, bụi, phân

người và súc vật... Bởi vậy, khả năng nhiễm bệnh đối với mọi người đều rất lớn,

nhất là ở nông thôn, vết thương không cần sâu hay rộng, cũng vẫn có thể nhiễm

trùng uốn ván.

Phần lớn trường hợp chỉ vì giẫm phải một cái đinh gỉ, mắc chân vào một

sợi dây kẽm gai, bị một cái dằm đâm vào dưới móng tay, bị xước tay vì một đồ

chơi cũ đã mấy ngày không đụng đến...

Vết đốt của côn trùng, vết răng của chó, mèo, đều có thể là nơi xâm nhập

của loại vi khuẩn uốn ván.

Bởi vậy, mọi vết thương dù to hay nhỏ cũng cần phải rửa sạch và sát

trùng. Khi cháu nhỏ bị thương, bác sĩ sẽ quyết định có phải tiêm phòng thêm cho

cháu nữa không, dù cháu đã vừa qua một đợt tiêm phòng rồi. Đối với các cháu

chưa tiêm phòng, phải tiêm phòng và theo dõi. Nếu cần, phải tiêm cho đủ liều.

Triệu chứng bệnh uốn ván:

- Từ 5 tới 14 ngày sau khi bị nhiễm bệnh (sau khi giẫm phải đinh), đứa trẻ

bị cứng bắp thịt, đặc biệt là ở cổ và hàm. Nạn nhân toát mồ hôi, càng ngày càng

khó mở miệng, khó nuốt, đau đầu, đau chân tay, người run rẩy, hơi sốt vật vã rồi

bị co giật hoặc uốn cong người. Hiện tượng các bắp thịt bị co cứng lan ra toàn

thân, cần phải chuyển ngay cháu bé tới trung tâm cấp cứu chuẩn về uốn ván.

BỆNH CƠ

Bệnh cơ có tính di truyền thường hay gặp ở các cháu trai từ 4 đến 5 tuổi.

Dấu hiệu làm ta phải chú ý đến bệnh là: Khi cháu ngồi xổm thì rất khó đứng lên.

Nguyên nhân bệnh chưa được xác định. Hiện nay, người ta đã đề ra được

các phương pháp để ngăn bệnh tiên triển và biết trước căn bệnh của bé bằng

cách xét nghiệm mẫu máu từ lúc mới sinh.

CHỨNG ĐỘT TỬ HAY CÁI CHẾT BẤT NGỜ CHƯA GIẢI THÍCH ĐƯỢC CỦA TRẺ SƠ SINH

Những trường hợp trẻ em bị chết bất ngờ thường xảy ra trong thời gian

dưới một năm tuổi. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa xác định được rõ

ràng, nhưng hậu quả chắc chắn là một nỗi buồn vô hạn cho bố mẹ của bé và

cũng là niềm day dứt khôn nguôi cho nhiều thầy thuốc.

Chết bất ngờ được định nghĩa là cái chết tới với một cháu bé đang mạnh

khỏe, mà không tìm được nguyên nhân xác đáng. Nhiều bố mẹ bỗng thấy con

mình mất sắc, người mềm nhũn, đã tắt thở từ bao giờ không ai hay biết ngay

trong nôi của bé. Một số ít trường hợp, bé hồi tỉnh lại khi được cấp cứu bằng các

phương pháp phục hồi sự hoạt động của tim và sự hô hấp.

Hiện nay, ngành y học mới tạm dự đoán như sau: Khi ngủ, nhịp thở của

các cháu không đều, có những khoảng thời gian ngưng thở quá lâu giữa 2 lần

hít vào (lâu quá 20 giây) làm suy yếu cả hoạt động của tim. Hoặc trong bộ máy

tiêu hóa, có thể xảy ra sự lưu thông ngược chiều của các chất từ dạ dày về ống

thực quản, gây ra nghẹn thở.

Những dược phẩm có tính chất an thần, gây ngủ cũng có thể là nguyên

nhân, vì ảnh hưởng tới sự hô hấp.

Từ những dự đoán trên, người ta đã chế ra những máy canh chừng các

cháu bé khi ngủ. Máy được đặt tại giường của cháu bé; khi thấy thời gian ngưng

thở của cháu bé lúc ngủ lâu quá mức cho phép, máy tự động phát hiệu báo động

cho người lớn biết.

Hiện tượng chết đột ngột của các cháu bé hiện nay vẫn còn là một đề tài

để các bác sĩ tại nhiều nước quan tâm, nghiên cứu.

XI. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁPNHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRẺ SƠ SINH

Chúng ta nên nhận định rằng, trẻ sơ sinh không phải chỉ là đứa con trai

hay con gái được thu nhỏ lại. Trẻ sơ sinh khác với chúng ta không chỉ ở cỡ

người mà khác vì các nội tạng, tỷ lệ của các bộ phận và cách phản ứng riêng đối

với thế giới xung quanh.

Đầu

Đầu của trẻ sơ sinh khác với người lớn ở phần tỷ lệ của đầu đối với cơ

thể. Nó to hơn gấp 2 lần so với tỷ lệ sau này. Vậy mà như thế là nó đã nhỏ đi

nhiều lắm rồi, vì khi được 2 tháng trong bụng mẹ, cái đầu và phần thân thể còn

lại bằng nhau. Khi mới sinh ra, phần cơ thể đã lớn hơn nhiều nhưng so sánh với

cấu tạo của một người lớn, thì tỷ lệ giữa đầu và người của bé vẫn gấp đôi tỷ lệ

này ở người lớn.

Ngoài ra còn phải kể tới phần da còn nhăn nheo, đỏ, bóng vì mỡ, xương

hàm dưới ngắn, cổ nhỏ yếu, vai hẹp, bụng phồng, chân tay ngắn, xương mềm

làm cho nó còn giống một cái bào thai hơn là một đứa trẻ.

Tóc

Một số trẻ sơ sinh ra đời với bộ tóc đen và dày, mọc từ khi còn nằm trong

bụng mẹ. Lớp tóc này sẽ rụng hết để thay thế bởi một lớp mới.

Da

- Da bé có nhiều nốt đỏ. Những nốt này sẽ mất màu khi ta chạm tới và sẽ

chết dần về sau này. Trên má và mũi bé có những điểm màu trắng. Những điểm

này cũng mất dần sau vài tuần tuổi.

Móng, tay, chân

Các móng tay, chân của bé đều dài. Chớ vội cắt móng cho bé vì bạn dễ

làm bật móng của bé khiến chỗ đó bị nhiễm trùng.

Ngực

Có điều lạ là hai vú của trẻ sơ sinh đều hơi phồng lên và có thể tiết ra vài

giọt sữa. Dù là bé trai hay bé gái. Người lớn nên nhớ, không được lấy tay ấn vú

bé cho sữa ra vì như vậy sẽ có hại cho các tuyến vú. Hiện tượng có sữa như

vậy do rối loạn hoóc-môn, sẽ tự hết trong một thời gian ngắn, không cần điều trị.

Trứng cá và chất lỏng ở bộ phận sinh dục

Ở bé trai, trên trán và 2 cánh mũi có thể có một vài đốm nhỏ màu vàng.

Đấy là những mụn trứng cá của tuổi sơ sinh. Bộ phận sinh dục ở bé gái có thể

có một ít chất nhầy chảy ra, có khi lẫn một ít máu. Hiện tượng này là bình

thường, cũng do hoóc-môn sinh ra không có gì đáng lo ngại.

Bìu

Khi mới sinh, cái túi da đựng đôi tinh hoàn của bé trai có chứa một lượng

dung dịch không liên quan gì tới các tinh trùng sau này, nhưng cũng làm cho cái

bìu ra vẻ căng, to thu hút sự chú ý. Lượng dung dịch này sẽ dần hết trong vòng

vài tuần.

Phân

Trước khi bé được bú bữa đầu tiên trong đời, bé đã đi ra phân rồi. Phân

này còn gọi là “cứt su”, vào khoảng từ 60 tới 200g, là lượng chất thải có trong

ruột bé từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Phân là một chất nhầy, màu xám. Sau

3-4 ngày, “cứt su” sẽ được thay thế dần bằng phân do sự tiêu hóa sữa tạo ra.

Phân này màu vàng nhạt hoặc vàng thẫm.

Tính miễn nhiễm

Nếu khi mang thai bà mẹ đã được tiêm phòng các bệnh đậu mùa, bạch

hầu, bại liệt, uốn ván thì các cháu bé mới sinh cũng được miễn nhiễm các bệnh

đó. Ngoài ra các cháu còn miễn nhiễm tự nhiên với các bệnh sởi và quai bị nếu

mẹ cháu đã bị. Tuy vậy, tính miễn nhiễm này sẽ mất đi khi cháu bé được từ 13

đến 18 tháng tuổi.

Nhau

Trong vòng từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10, cuống nhau đính với rôn của bé

sẽ khô và rụng ra, đoạn tuyệt với vết tích cuối cùng của cuộc đời trong bụng mẹ.

Từ đó bé mỗi ngày một nở nang: lớp lông tơ phủ trên người bé rụng dần, những

chấm đỏ trên da cũng hết khiến toàn lớp da có cùng một màu, mịn màng và

sáng sủa. Để yên trí là sức khỏe của bé hoàn toàn tốt, bác sĩ có thể kiểm tra

toàn diện cho bé về nhịp tim, nhịp thở, màu da và những phản ứng về cảm giác.

Ngoài ra để biết bé sơ sinh có hoàn toàn bình thường không, người ta còn

thử một số phản ứng của bé như phản ứng Moro: Đặt bé nằm ngửa, dang tay

chân ra và để đầu hơi ngửa ra đằng sau, tự nhiên bé sẽ thu tay chân và người

lại như những động tác, khi ôm lấy mẹ. Khi sốc bé ở tư thế đứng, tự nhiên bé

hơi ngả người ra phía trước trong tư thế người đi, khi sờ vào môi bé, bé sẽ quay

đầu về phía bị đụng như để tìm bầu vú, khi sờ nhẹ vào lòng bàn tay hay bàn

chân, các ngón tay và ngón chân sẽ gập lại như muốn nắm vật.

Những phản ứng Moro sẽ biến đi sau 3 tháng, phản ứng co tay sau 6

tháng, phản ứng co chân sau 10 tháng, phản ứng bú mẹ sau 4 tháng.

TRẺ SINH THIẾU THÁNG

Trước kia ở một số nước, tất cả các cháu bé khi mới sinh ra cân nặng

dưới 2.500g đều bị coi là sinh thiếu tháng hay đẻ non. Đó là một sai lầm vì nhiều

cháu, tuy nặng dưới 2.500g, nhưng đã được hình thành đủ ngày, tháng trong

bụng mẹ. Trẻ sinh thiếu tháng là những đứa trẻ hình thành trong bụng mẹ không

tới 37 tuần kể từ ngày đầu của lần kinh nguyệt cuối cùng của bà mẹ. Các cháu

sinh thiếu tháng có các biểu hiện da nhăn, thấy rõ ở tai, vú, gan bàn chân.

Càng thiếu tháng, số cân càng nhỏ. Các hệ hô hấp, tiêu hóa, điều chỉnh

thân nhiệt... đều chưa hoạt động tốt. Do đó sinh mạng của cháu bé rất mong

manh. Hơn nữa, cơ thể của cháu rất dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm trùng. Cháu lại

không đủ sức để bú.

Về hình dáng, cháu bé sinh thiếu tháng có chiều dài dưới tiêu chuẩn, đầu

to không cân đối với thân, ngực nhỏ, bụng phình, da đỏ, mỏng, nhăn nheo, còn

phủ một lớp lông tơ. Tiếng khóc của bé yếu ớt và nhịp thở không đều.

Nếu sức khỏe của bé không đến nỗi nào, thì có thể nuôi bé với chế độ đặc

biệt, ở gần mẹ. Trong trường hợp bé yếu quá, cần phải nuôi dưỡng ở trung tâm

chuyên khoa về trẻ thiếu tháng.

Nếu bạn phải nuôi một cháu bé thiếu tháng tại nhà, cần phải theo đúng

những lời chỉ dẫn của cơ quan nuôi dưỡng trẻ. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối

với bé. Nếu không có sữa mẹ, phải nuôi bé bằng sữa bột thì sữa này cũng phải

là sữa đặc biệt, có lượng chất dinh dưỡng cao.

Ngay từ những ngày đầu, phải chú ý sao cho bé được cung cấp đủ lượng

Vitamin A, C, D để tránh bị suy dinh dưỡng. Bé cũng cần được cung cấp thêm

chất sắt vào các bữa sữa: thoạt đầu 8 bữa mỗi ngày (quan sát xem bé bú đã đủ

chưa), rồi dần dần giảm xuống 7, 6 bữa/ngày.

Bé cần được các chuyên viên săn sóc, theo dõi liên tục trong những tuần

lễ đầu về số cân nặng, chiều dài, đo vòng sọ. Quan sát các động tác người, tay,

chân; khả năng hoặc phản ứng về các cảm giác nhìn, nghe... Nói chung, các

cảm giác về cơ thể và về tinh thần của bé đều cần được chú ý đặc bịệt.

Nếu được săn sóc đúng mức, một trẻ thiếu tháng có thể phát triển như

đứa trẻ bình thường sau 2, 3 năm.

TRẺ SINH ĐÔI

Các trẻ sinh đôi, sinh ra thường nhẹ hơn các trẻ sinh bình thường, hoặc

trong hai cháu thì có một cháu nhỏ hơn.

Việc săn sóc các cháu cũng cần thiết như đối với các cháu sinh thiếu

tháng vậy.

Có một điều chắc chắn là cơ thể các cháu bị thiếu chất sắt vì các cháu

phải chia nhau lượng hợp chất sắt lẽ ra chỉ để dành cho một người.

Bởi vậy, ngay từ những tuần lễ đầu tiên, phải chú ý cho thêm các thuốc bổ

có hợp chất sắt vào sữa để các cháu bú.

KHÁNG THỂ CỦA NGƯỜI

Gammaglobulines là những kháng thể có nguồn gốc từ cơ thể người, có

tác dụng chống được vi khuẩn và vi rút trong vòng vài tuần lễ, được dùng làm

thuốc tiêm vào bắp thịt để phòng hoặc làm giảm một số bệnh. Có những loại

Gammaglobuhnes chuyên dùng chống các bệnh như: sởi, gan, ho gà, uốn ván

vv... và một loại chung được dùng để tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.

Cũng có một loại Gammaglobuline được dùng làm thuốc chống dị ứng.

HEMOPHILUS LÀ GÌ?

Hemophilus influenzae là tên một loại vi trùng thường gây ra một số các

bệnh trẻ em như: bệnh viêm mũi - họng, viêm phổi, đau mắt, viêm tai giữa và

nhất là bệnh viêm màng não. Có nhiều chủng loại, nhưng loại Hemphilus B là

loại gây ra những bệnh nặng nhất.

Người ta đã điều chế được vắc xin chống Hemophilus và các bà mẹ nên

cho con tiêm loại vắc xin này để phòng bệnh, nhất là các cháu nhỏ đã vô tình

tiếp xúc với những người đang bị bệnh đau màng não.

PHỤC HỒI SỨC KHỎE SAU KHI KHỎI BỆNH

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của ngành y dược mà việc chữa khỏi bệnh phần

lớn không đòi hỏi những thời gian dài như ngày xưa nữa. Những chứng bệnh

thông thường khỏi trong vài ngày. Trẻ lại trở lại với các sinh hoạt bình thường,

lâu lắm là một tuần sau khi khỏi bệnh.

Nói chung, các cháu thường bị bệnh trong vòng 4-5 ngày. Trước đây, mỗi

lần bệnh thường là 2 tới 3 tuần lễ.

Do thời gian bệnh ngắn, nên việc săn sóc sau khi khỏi cũng nhẹ nhàng.

Tuy vậy, cũng nên chú ý tới sự thay đổi về tâm lý trong một số cháu như:

- Sau khi bệnh, lại mút tay và có xu hướng làm nũng, đòi hỏi được chiều

chuộng hơn.

- Đối với anh chị em, cảm thấy mình được bố mẹ chú ý săn sóc và chiều

hơn, nên dễ tạo ra sự ghen tị.

Nói chung, sau thời gian nằm viện, xa cách gia đình, xa cách với các sinh

hoạt bình thường, cháu nhỏ bây giờ cũng cần có một thời gian để thích ứng với

nhịp sống chung như trước.

Cũng có một nhận xét: Sau mỗi lần bệnh, các cháu lại lớn lên một chút.

THUỐC AN THẦN

Nói chung thì không nên dùng các loại thuốc an thần, thuốc gây ngủ, nhất

là cho các cháu bé. Thường các cháu bé không ngủ được là do các tiếng động

chung quanh hoặc vì nguyên nhân tâm lý khác mà người lớn phải tìm hiểu để

tạo điều kiện cho các cháu ngủ tốt.

Việc sử dụng các thứ thuốc này chỉ có tính chất tạm thời, thật cần thiết

trong một hoàn cảnh bắt buộc. Không được lạm dụng thuốc và sử dụng trong

thời gian dài.

Những loại thuốc an thần đều không lợi cho sự hô hấp, làm các động tác

cơ bắp khi thở ra hít vào bị yếu đi. Do đó, không được dùng cho các cháu mới

sinh được vài tuần, vì thời gian này nhịp thở của các cháu chưa được đều. Đối

với các cháu lớn bị bệnh đường hô hấp cũng vậy. Ngay cả thuốc làm dịu cơn ho

cũng phải dùng có chừng mực đúng theo sự chỉ định của bác sĩ.

LIỆU PHÁP VI LƯỢNG ĐỒNG CÂN

Phương pháp trị liệu này càng ngày càng được áp dụng nhiều cho các trẻ

em, dựa vào nhận xét: có những loại thuốc gây ra những triệu chứng bệnh lại

làm khỏi chính những triệu chứng đó ở một người bệnh. Người ta chưa giải

thích được cơ chế làm khỏi bệnh của các thuốc này, nhưng đã áp dụng có kết

quả trong việc chữa trị. Các chất này được dùng với liều lượng rất nhỏ, rất loãng

để khỏi độc, thường có nguồn gốc thảo mộc như acomt, belladone, arnica..., là

loại nguồn gốc động vật như apis, cantharis; hoặc là những hóa chất như bạc,

thủy ngân, ăngtimoan, phôtpho, đồng v.v... Thường người ta điều chế thành các

viên thuốc dễ tan trong miệng, để các cháu bé ngậm.

Phương pháp này thường áp dụng để chữa trị một số bệnh mà các loại

thuốc thông thường ít hoặc không có hiệu quả như bệnh xoang hay bệnh hen.

Các bác sĩ nhi khoa có kinh nghiệm có thể chỉ áp dụng các chất thuốc này

để chữa trị hoặc phối hợp với cả các thứ thuốc khác.

NƯỚC TIỂU

Các bà mẹ nên tới hỏi ý kiến bác sĩ nếu cháu bé có những biểu hiện sau:

- Bé đã hơn 3 tuổi mà vẫn hay đái dầm, kể cả ban ngày.

- Bé đi tiểu luôn luôn, đi tiểu thấy đau, nước tiểu đục hoặc màu đỏ.

Những hiện tượng đó có thể là triệu chứng của các bệnh về niệu đạo (ống

tiểu). Tuy vậy, chúng ta cũng nên nhớ rằng một số thực phẩm có tác dụng

nhuộm màu nước tiểu như củ cải đỏ, một số kẹo có phẩm màu, một số dược

phẩm như chất xanh-méthylène, quinine. Hiện tượng sốt cũng khiến cho nước

tiểu có màu sẫm hơn mọi ngày.

Lấy mẫu nước tiểu như thế nào?

1. Để tìm albumin trước khi tiêm vắc xin, mẫu nước tiểu không cần phải

thật tinh khiết, chỉ cần sạch (không lẫn phân). Với các cháu mới sinh, có thể

quấn băng thấm để cháu tiểu vào băng. Với các cháu lớn hơn, có thể lấy ở bô.

2. Nếu cần xét nghiệm tìm vi khuẩn như trường hợp muốn biết có phải là

viêm niệu đạo không, mẫu nước tiểu cần phải lấy thật cẩn thận. Trước tiên, phải

lau sạch bộ phận đi tiểu của cháu bé. Sau đó phải lấy mẫu nước tiểu khi cháu

đang tiểu. Đối với các cháu nhỏ, buộc vào bộ phận đi tiểu của cháu một bao

nylon sạch hoặc túi đặc bịệt có bán tại cửa hàng thuốc. Sau 1 giờ, nếu cháu bé

chưa tiểu, phải thay túi khác.

CẤY PHÂN - XÉT NGHIỆM PHÂN

Khi cháu bé bị đi tướt, bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu phân của cháu mang

đi xét nghiệm để tìm ra vi trùng gây bệnh cùng loại thuốc thích hợp để diệt loại vi

trùng này.

Việc tìm vi rút trong phân là một việc làm khó và phải thực hiện trong vài

ngày.

PHẪU THUẬT CHO BÉ

Hỏi:

Nếu con bạn cần phải qua một cuộc phẫu thuật, bạn không nên hay nên

làm những điều gì?

Trả lời:

Không nên giấu cháu bé tới phút cuối mới cho cháu biết tối nay cháu

không ngủ ở nhà. Hoặc nói dối cháu rằng đưa cháu đi chơi, đi xem phim v.v...,

và mô tả bệnh viện như là một nơi giải trí mà cháu sẽ được hưởng nhiều điều

thật thú vị!

Ngược lại cũng không nên tỏ vẻ lo ngại về một tai nạn có thể xảy ra và để

cháu bị đưa tới bệnh viện một mình, không có bố mẹ đi kèm, rồi tin tưởng vào

những liều thuốc mê, thuốc giảm đau trong bệnh viện mà không tới thăm nom để

động viên, an ủi cháu kịp thời. Cũng không nên cho cháu biết trước lâu quá,

hàng mấy tuần trước ngày giải phẫu.

Bạn hãy giữ bình tĩnh, có thái độ bình thường cho tới trước ngày phẫu

thuật độ 2 ngày mới tìm cách nói cho cháu biết, cháu cần phải tới bệnh viện để

“khỏi đau bụng”, để trị cái cục nào đó thường làm cho cháu đau v.v... Cháu bé

càng nhỏ, thì càng báo chậm, nhưng nên nói tới việc này để cháu có thời gian

chuẩn bị sẵn sàng về tư tưởng.

Bạn có thể nói cho bé biết, trong một vài ngày bé ở bệnh viện, người ta sẽ

chăm sóc cháu tại giường như thế nào, giải thích cho bé tại sao các bác sĩ và y

tá lại mặc đồ trắng, che mũi, miệng, đeo găng tay. Hãy nói với bé về cái giường

đẩy, về tác dụng của thuốc mê và cho bé biết, khi bé tỉnh dậy sẽ thấy ngay bố

mẹ ở bên cạnh. Hãy kể cho cháu biết, trong số người thân trong gia đình: bác A,

chú B, cậu X, v.v... ngày xưa cũng phẫu thuật như cháu nên bây giờ rất khỏe

v.v...

Hãy mang tới bệnh viện cho cháu những đồ chơi quen thuộc của cháu:

con búp bê, ống nghe bệnh cho búp bê, bút vẽ v.v...

Trong những bệnh viện tư và một số bệnh viện đặc bịệt, người ta thường

cho phép người nhà ngủ với các cháu trong những đêm đầu tiên ở bệnh viện.

Hãy cố ở lại với các cháu càng nhiều càng tốt. Nếu các cháu khóc khi bạn về,

hãy hứa với các cháu bạn sẽ sớm trở lại và đưa cho cháu giữ chiếc khăn quàng

hoặc đôi găng tay của bạn để làm tin.

Khi cô y tá đến để đưa cháu vào trong phòng giải phẫu, nên giữ bình tĩnh,

động viên và an ủi cháu. Hãy để cháu giữ lại trong trí hình ảnh thân thương của

bạn trước khi đi và tin rằng, khi cháu trở lại sẽ gặp bạn trên giường.

Khi trở về nhà sau một thời gian ở bệnh viện, hãy gây lại tình cảm êm ấm,

yêu thương lẫn nhau giữa cháu và các anh chị em của cháu.

MỤC LỤC Phần 1. CHĂM SÓC KHI BÉ BỊ BỆNH

Bé bị bệnh - bạn cần phải làm gì?

Những dấu hiệu của sức khỏe

Khi nào cần đưa con tới bác sĩ

Những câu hỏi về việc chăm sóc khi bé bị bệnh

Cho trẻ ăn dầu hay mỡ

Chăm sóc trẻ ngay sau khi sinh

Một vài vấn đề chuyên môn

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Làm gì khi bé sốt

Cách xử trí khi thân nhiệt trẻ sơ sinh thay đổi

Sốt - cách hạ sốt

Chứng co giật khi sốt

Co giật mà không sốt

Chứng co giật ở trẻ sơ sinh

Cơn co giật

Một số thao tác chuyên môn

Dùng thuốc cho trẻ

Tủ thuốc gia đình

Cuốn sổ sức khỏe của bé

Khi bé nằm viện

Để trẻ sơ sinh không bị lây viêm gan siêu vi B từ mẹ

Lịch tiêm chủng cho trẻ

Phần 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TỪNG PHẦN CƠ THỂ TRẺ

I. ĐẦU

Thóp

Các chứng đau đầu thường gặp ở trẻ

Cẩn thận khi trẻ bị nhức đầu

Xử lý chấn thương sọ não ở trẻ em

Chứng động kinh

Làm gì khi trẻ lên cơn động kinh?

Bệnh viêm màng não

Vẩy trên đầu

Bé rụng tóc hoặc không có tóc

Chấy

Mắt

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Xỏ lỗ tai

Viêm xương chũm ở tai

Viêm tai trong

Vành tai dị dạng

Vật lạ trong tai

Điếc

Vật lạ trong mũi

Tật sứt môi

Răng

Sâu răng

Làm gì nếu con bạn bị đau răng

Chăm sóc răng sữa cho bé

Lịch mọc răng sữa của bé

Biện pháp phòng ngừa sâu răng do bú sữa bình

Hạt cơm trong miệng

Chứng tưa miệng do vi rút

Bệnh tưa do nấm

Viêm xoang hàm

II. Những vấn đề liên quan đến cổ

Tật vẹo cổ bẩm sinh

Tật vẹo cổ ở trẻ em

Tuyến giáp Amiđan

Bệnh tinh hồng nhiệt

V.A

Viêm vòm họng

Viêm thanh quản

Cách trị nấc

Bệnh bạch hầu

III. Những vấn đề liên quan đến ngực

Các loại ho

Nghẹt thở do có vật lạ trong đường hô hấp

Thở dốc

Bé thở có tiếng rít

Ngưng thở cách quãng

Ngạt do gaz

Ho

Ho gà

Hen

Viêm phổi

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ

Viêm phế quản

Viêm phế quản dạng hen

Bệnh lao (Thử phản ứng B.C.G)

Bệnh tim bẩm sinh

Cách nhận biết trẻ bị tật tim bẩm sinh

IV. Những vấn đề liên quan đến bụng

Bụng to

Cuống rốn bị đỏ hay chảy nước

Lồi rốn - Thoát vị bẹn

Đau bụng ở trẻ sơ sinh

Đau bụng và đau vùng bụng

Đau bụng ở trẻ

Đánh rắm

Không tiêu - Đầy bụng

Táo bón

Tiêu chảy cấp tính

Bệnh tiêu chảy mạn tính

Bệnh đường ruột

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Giun - sán

Chứng mất nước cấp tính

Chứng kích thích ruột kết

Bệnh Salmonella ở ruột

Sự lưu thông ngược chiều dạ dày - thực quản

Viêm ruột thừa

Chứng lồng ruột cấp tính

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh

Tắc ruột

Lòi đom

Hẹp môn vị

Viêm gan do vi rút, do siêu vi B

Bệnh xơ nang tụy

Bệnh viêm thận

Ung thư thận ở trẻ em

Điều trị suy thận trẻ em bằng thẩm phân phúc mạc

V. Những vấn đề liên quan đến tay chân và xương

Gặm móng tay

Vết đâm do: kẹp, kim, gai hồng...

Bị kẹp ngón tay

Đứt tay, chân

Gãy xương, bong gân, và trật khớp

Hông dễ trật khớp

Viêm khớp cấp

Đi khập khiễng

Chân vòng kiềng

Dị tật chân bẩm sinh - chân vẹo

Bệnh còi xương

Vẹo xương sống

Tật nứt đốt sống

VI. Những vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục và bài tiết

Bệnh lý ở cơ quan sinh dục trẻ em

Vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ sơ sinh

Bộ phận sinh dục bị sưng tấy

Tật lỗ tiểu thấp

Hẹp bao quy đầu

Cắt da quy đầu

Tinh hoàn

Viêm âm hộ, âm đạo

Ái nam, ái nữ

Sự lưu thông ngược chiều

Bàng quan - Niệu đạo

Viêm đường tiết niệu

Axêtôn

Albumin

Bệnh tiểu ra Phenylectone

Tiểu dầm

Tiểu đường

VII. Những vấn đề liên quan đến da

Các bệnh da thường gặp ở trẻ em

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Vết trên da trẻ mới sinh

Vết bớt hay chàm đỏ

Hiện tượng tím tái của trẻ sơ sinh

Rôm sảy

Da ngứa ngáy, mẩn đỏ

Chứng nổi mẩn ngứa

Dị ứng

Eczema

Mẩn đỏ

Bệnh ban đào

Chứng ban xuất huyết

Ghẻ

Chốc lở

Nhọt

Ápxe

Mụn cơm

Mụn rộp

Bỏng dạ

Thủy đậu - bệnh truyền nhiễm phổ biến

Bệnh Dôna

Hạch

Rát vì lá han

Bệnh vẩy Leiner-moussous

Viêm tấy và chín mé

VIII. Những hiện tượng liên quan đến sức khỏe

Những cơn khó chịu của trẻ em

Tiếng khóc của bé

Cơn khóc

Mệt

Mỏi nhức vì lớn

Ngủ không yên giấc

Run, giật mình

Mơ hoảng ban đêm

Toát mồ hôi

Nghiến răng

Bé ăn nhiều

Bé không chịu ăn

Không phát triển đủ khi mới sinh

Bé gầy hoặc càng ngày càng gầy

Tái mặt đột ngột

Chậm biết đi

Chậm biết nói

Mất tiếng nói

Nói lắp

Khả năng phát âm hạn chế

Trẻ thuận tay trái

Những động tác bất thưởng

Chứng co giật cơ bắp

Chứng tự kỷ và loạn tâm thần

Mút tay

Nhai lại

Nôn ói

Béo bệu

Tật nguyền

Dị ứng sữa ở trẻ em

Làm gì khi trẻ sặc sữa

Chảy máu cam và cách xử lý

Bệnh mắt lác ở trẻ em

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

Bệnh viêm não và viêm màng não

Bệnh tiêu chảy mùa đông ở trẻ

Chứng co giật do nóng sốt cao ở trẻ

Chứng đồng tử trắng ở trẻ em

Phòng ngừa bệnh viêm xoang

Các bệnh trẻ hay gặp vào mùa lạnh

Kinh nghiệm tắm cho trẻ sơ sinh

Một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con

Xử trí sốt cao tại nhà

IX. Tai nạn thường gặp

Tai nạn

Va chạm, ngã, các trường hợp ngã

Vết thương

Chảy máu vì vết thương

Nuốt phải vật lạ

Phương pháp sơ cấp cứu trẻ em khi bị ngạt hoặc ngừng thở

Cách xử lý khi bị bỏng lửa và bỏng nước sôi

Vết bỏng nhỏ, chớ coi thường

Bỏng

Bé uống nhầm rượu

Ngộ độc

Cảm nóng

Cảm nắng

Bị côn trùng đốt

Bị súc vật cắn

Bị ngã xuống nước

Chứng ngất khi xuống nước

Bị điện giật

Vết cào

Vết mèo cào

X. Các bệnh khác ở trẻ em

Cúm, trạng thái cúm

Bệnh bại liệt

Bệnh thiếu máu

Chứng cao huyết áp

Bệnh ưa chảy máu

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasme

Phân không bình thường

Nhiễm độc chì

Bệnh sốt nổi hạch, hay bệnh tăng bạch cầu đơn phân nhiễm trùng

Sốt thương hàn

Hội chứng đao

Bệnh sởi

AIDS

Quai bị

Bệnh thấp

Bệnh uốn ván

Bệnh cơ

Chứng đột tử hay cái chết bất ngờ chưa giải thích được của trẻ sơ sinh

XI. Lý thuyết và phương pháp

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh

Trẻ em sinh thiếu tháng

Trẻ sinh đôi

Kháng thể của người

Hemophilus là gì?

Phục hồi sức khỏe sau khi khỏi bệnh

Thuốc an thần

Liệu pháp vi lượng đồng cân

Nước tiểu

Cấy phân - Xét nghiệm phân

Phẫu thuật cho bé

---//---

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EMCÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Bác sĩ NGUYỄN VĂN BA

NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ

Số 39 Hàng Chuối - Hà Nội

ĐT: 04.971.0717 – 9717.979 - Fax: 04 9712830.

E-mail: [email protected]

CÔNG TY THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ VĂN HÓA ĐINH TỊ

ĐT: 04 2192869 - 093 689 6688 - Fax: 04 6752917.

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bản: MAI QUỲNH GIAO

Chịu trách nhiệm bản thảo: NGUYỄN THU HÀ

Biên tập: TẠ THỊ HOAN

Bìa: QUANG THỤY

Kỹ thuật vi tính: THANH HÀ

Sửa bản in: ĐẶNG THỊ HUẾ

In 1.000 bản - Khổ 13cm x 20,5cm - Tại Công ty CP in Sao Việt. Giấy chấp nhận

ĐKKHXB số: 334-2007/CXB/11-16/PN. CXB ký 9-5-2007. In xong và nộp lưu

chiểu Quý 3/2007.