ch - wordpress.com · cặp vợ chồng đã từng cảm nghiệm lại được niềm vui...

60
VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1 - 2016 Trang 1 BAN ĐIU HÀNH TRUNG ƯƠNG CT/TTHNGĐ HI NGOI CHTRƯƠNG Chỉ Đạo: Tổng Linh Nguyền TƯ/HN Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Sáng Lập Chương Trình: Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Cố Vấn: ĐÔ Fx. Phạm Văn Phương ĐÔ Giuse Phạm Quốc Tuấn Chủ Nhiệm: Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Chủ Bút: AC Đặng Văn Kiếm & Uyên Phương Kỹ Thuật: AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền và thân hữu. TÒA SON 2545 Millwater Xing, Dacula, GA 30019 Tel. 770-614-8315 [email protected] [email protected] Mi thăm ctthngd.net https://sndv.wordpress.com SỐ 7, PHÁT HÀNH THÁNG 3, NĂM 2016 CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH SONG NGUYỂN Giữa LÒNG XÃ HỘI Theo HỒN TÔNG ĐỒ SONG ĐÔI

Upload: others

Post on 12-Jan-2020

16 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1 - 2016 Trang 1

 

  

  

 

BAN ĐIỀU HÀNH TRUNG ƯƠNG CT/TTHNGĐ HẢI NGOẠI

CHỦ TRƯƠNG

Chỉ Đạo:

Tổng Linh Nguyền TƯ/HN Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn

Sáng Lập Chương Trình:

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J.

Cố Vấn: ĐÔ Fx. Phạm Văn Phương ĐÔ Giuse Phạm Quốc Tuấn

Chủ Nhiệm:

Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn

Chủ Bút: AC Đặng Văn Kiếm &

Uyên Phương

Kỹ Thuật: AC Bùi Văn Bằng & Yến

Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền và thân hữu.

TÒA SOẠN 2545 Millwater Xing, Dacula, GA 30019

Tel. 770-614-8315 [email protected]

[email protected] Mời thăm

ctthngd.net https://sndv.wordpress.com

SỐ 7, PHÁT HÀNH THÁNG 3, NĂM 2016

CHỦ ĐỀ:

GIA ĐÌNH SONG NGUYỂN Giữa LÒNG XÃ HỘI

Theo HỒN TÔNG ĐỒ SONG ĐÔI

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BBAANN ĐĐIIỀỀUU HHÀÀNNHH

TTRRUUNNGG ƯƯƠƠNNGG HHẢẢII NNGGOOẠẠII Vấn Nguyền:

Đức Ông Fx. Phạm Văn Phương Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn

Tổng Linh Nguyền:

Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Sáng Lập Chương Trình:

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Chủ Nguyền:

AC Giuse Phạm Văn Quyết & Anna Điệp Ban Phó Nguyền:

Sydney, Úc Châu: AC Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Bạch Yến

Danmark, Âu Châu: AC Giuse Nguyễn Hải Trường & Maria Thay

Toronto, Canada: AC Michael Huỳnh Thanh Huy & Agnes Hạnh

Nhật Bản: AC Giuse Phạm Đức Kiên & Maria Tâm

Orange, Miền Nam California: AC JB Nguyễn Văn Tuấn & Têrêsa Hương

San Jose, Miền Bắc California: AC Antôn Đoàn Ngọc Hoàn & Anna Thu Hằng

Houston, Miền Trung Nam Hoa Kỳ: AC Phêrô Vũ Hữu Thự & Maria Kim Nguyệt

Atlanta, Miền Đông Nam Hoa Kỳ: AC Luca Phạm Văn Kiên & Têrêsa Nga

Washington D.C., Miền Thủ Đô: AC Fx. Phạm Công Tự & Têrêsa Yến

Lowell, Đông Bắc Hoa Kỳ: AC Phaolô Phạm Duy Thông & Cecilia Diệu Tú

Detroit, Miền Trung Bắc Hoa Kỳ: AC Phanxicô Nguyễn Hữu Nam & Matta Chi

Ký Nguyền: AC Giuse Đặng Văn Kiếm & Têrêsa Uyên Phương Quý Nguyền: AC Antôn Nguyễn Tường & Maria Thưởng  Trưởng Ban Song Nguyền: AC Giuse Đinh Quang Anh & Têrêsa Thanh Thủy Trưởng Ban Liên Gia: AC Phêrô Huỳnh Ngọc Thảo & Cecilia Kim Chi Ban Truyền Thông và Tài Liệu: AC Đaminh Bùi Văn Bằng & Têrêsa Yến AC Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Bạch Yến AC Giuse Chu Quang Chàng & Anna Vân Điền

Nội Dung Trong Số Này:

Hình bìa: Gia Đình Song Nguyền Giữa Lòng Xã Hội .............. 1 Ban Điều Hành Trung Ương Hải Ngoại & Nội Dung .............. 2 Lời Ngỏ .................................................................................... 3 Tâm Thư Tổng Linh Nguyền ................................................... 5 Tâm Tình Người Chúa Dùng .................................................... 7 Lá Thư Chủ Chăn ..................................................................... 9 Tin Sinh Hoạt CTTTHNGĐ ...................................................... 12 Đặc Sủng Tông Đồ Song Đôi .................................................... 13 Thao Thức Cho Nay và Mai ...................................................... 16 Sống Năm Thánh LTX với việc Tân Phúc Âm Hóa ĐSXH ...... 18 Ngày Năm Thánh Của Các Gia Đình ....................................... 21 Video Thánh Cả Giuse Đầy Lòng Xót Thương ........................ 23 Lời nhạc: Tạ ơn Thánh Cả Giuse .............................................. 24 Tuổi thiếu niên trong gia đình và bạn bè giữa xã hội ................ 25 CTTTHNGĐ Hải Ngoại Lịch sinh hoạt 2016 .......................... 27 Tình Nghĩa Vợ Chồng như áng mây trôi ................................. 30 Tuổi biết yêu hết yêu giữa dòng đời .......................................... 34 Cảm Nghiệm về Khóa 653 CTTTHNGĐ Las Vegas ................ 36 Mười Quyết Tâm do Đức Thánh Cha Phanxico yêu cầu ......... 39 ĐTC Phanxico gặp gỡ các gia đình trong chuyến tông du ....... 40 9 câu hỏi rất khó và 9 câu trả lời tuyệt vời ................................ 43 Để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh ............ 44 Một Gia Đình ............................................................................ 49 56 Cách sống nhân từ trong Năm Thánh Lòng Thương Xót .... 52 Cảm Nghiệm Khóa 652 tại Gx. Đức Huy, Gp.Xuân Lộc .......... 55 Chuyện vui cười ........................................................................ 57 Thư Mời tham dự Khóa Họp Thường Niên đầu tiên HĐSNHN 58 Vè Thăng Tiến .......................................................................... 60

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 3

LỜI NGỎ

 

Tháng Hai 2015, khi Cha Sáng Lập công bố Ban Điều Hành và Trường Nội Dung Trung Ương Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Hải Ngoại, khởi đầu một giai đoạn mới. Nhiều người thấy ngay truyền thông là một nhu cầu; mặc dù chúng ta sẵn có 2 trang mạng (cttthngd.net và sndv.wordpress.com), nhưng cũng cần thiết thực hiện Báo điện tử VÒNG TAY SONG NGUYỀN để làm mối giây thông tin liên lạc nhằm nối kết các gia đình song nguyền và bạn hữu khắp nơi, để cổ võ nhau thực hành lối sống “Khiêm nhường: Biết lỗi, Nhận lỗi, Xin lỗi, Sửa lỗi, Tha lỗi” trong “Yêu thương Gần gũi Bằng Việc làm” với “Hồn Tông Đồ Song Đôi”, và là cốt lõi “id” của Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành này.

Sau một năm sinh hoạt, 6 số báo VTSN với các chủ đề liên hệ đã được phát hành:

Số 1 tháng 3.2015 giới thiệu tổng quát

Chương Trình TTHNGĐ;

Số 2 tháng 5.2015 “Hướng Tới Đại Hội Thế Giới Các Gia Đình” Philadelphia;

Số 3 tháng 7.2015 “Gia Đình Sống Yêu Thương Gần Gũi Hôm Nay”;

Số 4 tháng 9.2015 “Lối Vào Trăm Năm – Ơn Gọi Hôn Nhân Gia Đình”;

Số 5 tháng 11.2015 “Gia Đình Sống Năm Thánh Lòng Thương Xót”;

Số 6 tháng 1.2016 “Gia Đình Song Nguyền trong Cộng Đoàn Giáo Xứ”.

Và VÒNG TAY SONG NGUYỀN số 7 tháng 3.2016 lần này với chủ đề “Gia Đình Song Nguyền giữa Lòng Xã Hội theo Hồn Tông Đồ Song Đôi”, mong gợi lên ý hướng Chương Trình TTHNGĐ đồng hành với ĐTC Phanxicô “phải ra khỏi biên giới’ quen thuộc (Niềm Vui Phúc Âm, số 6) và cùng với Giáo Hội Mẹ Việt Nam sống năm “Tân-Phúc-Âm-hóa Đời sống xã hội” 2016.

Đức Phanxicô mạnh mẽ góp ý: “Tôi muốn có một Hội Thánh gặp tai nạn, bị thương tích và dơ bẩn do ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh bệnh hoạn vì đóng cửa kín và thỏa mãn bám víu vào những an toàn riêng tư của mình”. Tôi không muốn một Hội Thánh chỉ lo để mình trở nên trung tâm và rốt cuộc lại giam mình trong sự rối mù của những cái cố định và những thủ tục của mình” (số 49).

Sứ điệp gửi Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 51 diễn ra tại Cebu, Philippines từ ngày 24 đến 31-01-2016, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: “Mỗi người Kitô hữu phải là một môn đệ truyền giáo đích thực”.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 4

ĐTC diễn giải: “Chúng ta biết việc Chúa Giêsu chia sẻ bữa ăn với các môn đệ của Người quan trọng ra sao, nhưng và nhất là, cả với những người tội lỗi và bị loại bỏ nữa. Ngồi vào bàn ăn, Chúa Giêsu có thể lắng nghe người khác, nghe chuyện đời của họ, cảm thông với niềm hy vọng và khao khát của họ, và nói cho họ biết tình yêu của Chúa Cha. Mỗi khi đến với Thánh Thể, bàn Tiệc Ly của Chúa, chúng ta được thúc đẩy noi theo tấm gương của Chúa, bằng cách đến với người khác, trong tinh thần tôn trọng và cởi mở, để chia sẻ với họ ơn huệ chúng ta đã lãnh nhận”.

Gần 29 năm hiện diện, Chương Trình TTHNGĐ đã mở trên 700 Khóa Căn Bản và các Khóa cao cấp với hằng chục ngàn cặp vợ chồng tham dự nhận được nhiều niềm vui và ân phúc cho gia đình mình. Ngay từ khởi đầu với từng bước thăm dò, Cha Sáng Lập một mình lang thang khắp nơi, từ Hải Ngoại về đến Quê Nhà, tìm gặp gỡ các gia đình, với biết bao khó khăn thử thách, được qúy Cha Quản Xứ, rồi qúy Cha Linh Nguyền và các

anh chị Song Nguyền nhiệt tâm hợp tác tiếp sức

Từ hôm nay tới dịp kỷ niệm 30 năm Chương Trình (1987-2017), ước mong mỗi cặp Song Nguyền, trong số 20 ngàn cặp vợ chồng đã từng cảm nghiệm lại được niềm vui hạnh phúc “cái hay ban đầu” đời hôn nhân sau khi dự khóa, hãy giới thiệu và mời một cặp bạn thân, kể cả bạn hữu ngoài Công giáo, cùng tham dự Khóa Căn Bản; chỉ cần làm một việc như thế thôi là Gia đình Song nguyền đang vượt khỏi biên cương chính mình trên tiến trình Tân-Phúc-Âm-hóa giữa lòng xã hội với tất cả tình mến xót thương.

Trong buổi huấn dụ thứ Tư cuối tháng Giêng vừa qua, ĐTC Phanxicô gợi lại một kinh nghiệm thường nhật của mỗi người, khiến các Song Nguyền xác tín hơn, với nhận xét rằng: “Khi chúng ta nhận được một tin vui hoặc khi chúng ta trải qua một kinh nghiệm tốt đẹp, tự nhiên chúng ta cảm thấy cần phải chia sẻ với người khác. Niềm vui được khơi lên như vậy thúc đẩy chúng ta thông truyền niềm vui ấy”.

Tin tưởng chúng ta sẽ đạt được mục tiêu “Tìm Miền Đất Mới” mà Chương Trình đề xướng cho năm 2016-2017, khi mỗi Song Nguyền cùng kể chuyện tin vui cho mọi người chung quanh giữa đời thường.

SN Giuse Kiếm & Têrêsa Uyên-Phương

---

CỬA THÁNH: Nhà thờ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Tổng Giáo phận Atlanta, 4545-A Timmers Way, Norcross, GA 30093, Tel: 770-921-0077, do Cha Tổng Linh Nguyền Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn làm Chánh Xứ, là một nơi được chọn MỞ CỬA THÁNH trong suốt Năm Thánh Lòng Thương Xót 2016.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 5

Thưa quý Linh Nguyền và Anh chị em Song Nguyền thân mến.

“Đến hẹn lại lên”, một lần nữa tôi xin chào thăm và chúc sức khoẻ tất cả quý thành viên của Chương Trình qua Vòng Tay Song Nguyền 7 này. Với chủ đề: Gia Đình Song Nguyền Giữa Lòng Xã Hội, Vòng Tay Song Nguyền muốn gửi đến từng Song Nguyền những tâm tình rất thân thương, để qua đó, chúng ta tiếp tục đồng hành và nâng đỡ nhau đang khi làm việc Tông Đồ Song Đôi trong cuộc sống thường ngày với cộng đoàn giáo xứ và giữa lòng xã hội. Với ý hướng trên, tôi xin được chia sẻ một vài tâm tình cùng quý thành viên. Trước hết, tôi xin phép nhắc lại lời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn Familiaris Consortio (Gia Đình Kitô Hữu) số 86 dạy rằng: “Tương lai của nhân loại sẽ đến qua gia đình”. Với lời dạy này, chính chúng ta được tái xác nhận vai trò của gia đình đối với xã hội. Nói cách khác, các gia đình, nhất là những gia đình Công giáo sẽ định hình cho xã hội tương lai. Vậy thì sứ mạng của các gia đình, cách riêng các Song Nguyền phải là những nhân tố hữu hiệu, hình ảnh của Thánh Gia Thất Giêsu-Maria-Giuse, để mang Chúa Tình Yêu giàu lòng xót thương vào chính xã hội, nơi mà mình thuộc về, được cưu mang, đang sinh sống và còn tiếp tục lớn lên. Vậy để có thể mang Chúa đến cho nhau và cho mọi người chung quanh, ta cần nhận định rõ những thách đố mà các gia đình đang phải đương đầu trong môi trường xã hội hôm nay. Ta có thể dựa trên cái nhìn của ĐTC Phanxicô trong Tông huấn: Phúc Âm hóa đời sống gia đình, và Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Gia Đình mới đây. Đức Phanxicô cùng với các Giáo phụ nhìn thấy rõ nền tảng luân lý đạo đức của các gia đình Kitô hữu đang xuống cấp trầm trọng, xa lìa đức tin. Cụ thể chúng ta có thể nhận ra được thực trạng nhiều gia đình đang chạy theo lối sống rộng mở thênh thang của nền văn hóa sự chết là tiền tài và danh vọng, vật chất, nhục dục và cuộc sống hưởng thụ. Nhất là chúng ta đang phải đương đầu với sự bị lôi cuốn vào trào lưu tôn sùng vật chất; người ta làm đủ mọi cách để mong kiếm được thật nhiều tiền, bất

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 6

chấp luân thường đạo lý và là phải lừa lọc, gian trá, đi ngược lại với nền tảng đạo đức Kitô giáo. Nhìn thẳng vào sự thật đời sống các Kitô hữu nơi chúng ta đang cùng chung sống. Anh em họ hàng kết hôn với nhau, chú cháu là vợ là chồng trước mặt người đời, đẩy con mình cho người khác rồi thay tên đổi họ, vợ chồng làm đơn ly dị có giấy chứng nhận của pháp luật, phải chăng người ta đã mặc nhiên chối bỏ tình nghĩa vợ chồng, tình thân ruột rà máu mủ; con người cứ vô tư làm trò hề trước mặt Thiên Chúa mà không còn nhận biết mình là Kitô hữu, và sống những giá trị thiêng liêng của mình nữa. Mục đích là làm sao được đi đến một nơi mà họ cho là miền đất hứa để kiếm được nhiều tiền và sống một đời vương giả. Nhập tâm từ cách làm vô ý thức như trên của người lớn, nên con em của chúng ta mới lên tới lớp 8 đã bắt đầu tuyên bố không tin vào Thiên Chúa nữa, không kính trọng và nghe lời cha mẹ, không đi học giáo lý, không muốn đi nhà thờ nữa… Trước thực trạng xã hội có vẻ bi đát chúng ta đang chứng kiến, Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình cùng với các thành viên cố gắng trở thành một ánh đèn lóe sáng trong đêm tối của một xã hội tràn đầy thách đố cho đời sống gia đình. Đứng trước những thách đố này, chúng ta là các Song Nguyền cần phải làm gì? Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ các cặp vợ chồng Song Nguyền đang hăng say làm nhân chứng cho xã hội vể Lời Hứa Trung Thành với nhau, về việc cố gắng tìm lại “cái hay thuở ban đầu” và thực hành lối sống: “Khiêm nhường Biết Lỗi, Nhận Lỗi, Xin Lỗi, và Sửa Lỗi”. Xin hãy tiếp tục làm nhân chứng và trung thành thực hành đoàn sủng của Chương Trình. Kế đến, chúng ta hãy đáp lại lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô sống tâm tình Mùa Chay trong Năm Thánh Lòng Thương Xót là: “Hãy Thương Xót Như Chúa Cha” (Lc 6,36) )để xoá bỏ đi sự thờ ơ với nhau, với con cái, với anh chị em, với bạn hữu, để giúp nhau đến gặp gỡ Thiên Chúa của Lòng Thương Xót, đây chính là Trái Tim của Đạo Công Giáo. Vậy đặc biệt trong thời gian này, tôi tha thíết xin tất cả những anh chị em Song Nguyền đã từng nhận lại được “cái hay thuở ban đầu” qua Khóa Căn Bản, hãy cố gắng vươn ra để chia sẻ “tin mừng” mà gia đình ta đã nhận được với những người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng hương. Hãy chạy ngay đi để loan báo cho anh chị em mình, mời gọi đến với Khóa Căn Bản, để họ cũng được lãnh nhận niềm vui như chúng ta. Nhất là hãy tỏ lòng thương xót “tế nhị” nhẹ nhàng, trong nguyện cầu bám chặt vào Thánh Gia, để giúp đỡ những cặp hôn nhân đang “rối”, hay đang có những dấu hiệu rạn nứt. Xin hãy tiếp tay với các linh mục để giới thiệu, thúc đẩy và đưa họ đến gặp các linh mục giúp đỡ và được chữa lành. Đó chính là việc chúng ta thi hành sứ vụ của Hồn Tông Đồ Song Đôi giữa Đời. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho thiện chí của chúng ta.

Lm. Phanxicô Trần Quốc Tuấn Tổng Linh Nguyền Hải Ngoại

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 7

t thực tế xẩy ra trong Khóa #653 ngày 15, 16, 17 tháng Giêng, 2016, là Tin Vui cho Đền Thánh La Vang Las Vegas, và là Tin Vui cho

Chương Trình TTHNGĐ, vì đây là Khóa thứ I của Năm Mới. Như tin vui liên quan tới ông Minh và bà Bình đã thành hôn 50 năm, chuẩn bị Lễ Kim Khánh: Tối thứ Sáu khi Xả Cõi Lòng về “Cái Hay Ban Đầu” theo ba chữ “Trước đây - Bây giờ - Xin lỗi”, thì cụ ông (còn khoẻ mạnh) nhìn Thánh Tượng Chuộc Tội và nói, đại ý “... Con tạ ơn Chúa cho chúng con hạnh phúc bên nhau...”, nhưng bà Bình (cũng khoẻ, tuy yếu hơn ông) đã ngất sỉu tại chỗ. Các khóa sinh về gia đình nghỉ đêm và có bài làm “homework” là “Hãy thành tâm Xin lỗi bạn đời trước khi ngủ”. Hôm sau, ngay Giờ Cầu Nguyện Ban Sáng, ông Minh nâng cao cánh Hoa Hồng, cất tiếng: “... Suốt 50 năm sống chung, con chưa hề Xin lỗi nhà con! Con ân hận...”. Bà sáng mặt lên! Đến chiều Chúa Nhật, khi Chia Sẻ Cảm Nghiệm sau Khóa, không phải bà sỉu vì buồn, mà bà run lên vì sung sướng! Ông bà Minh & Bình “Choàng Tay Chữa Lành” thắm thiết như chưa từng có!

Chiều Thứ Hai sau Khóa thì có Họp để chia sẻ cảm nghiệm của một ngày sau Khóa, cũng là cách giúp cho việc Họp Liên Gia cụ thể hơn, ích lợi hơn, vui hơn. Có nhiều người/cặp chia sẻ “Nói gì cũng được nhưng không nói xấu người khác, để ‘Nhẹ lòng mình nhưng không nặng lòng người’”. Ai nấy đăm đăm chú ý vào chia sẻ của anh Jonathan có đạo và chị Diamond không đạo (Anh đi Khóa một mình, khóc ngay chiều Thứ Sáu và Chúa Nhật). Chị dàn dụa nước mắt làm chứng: “... Tối thứ Sáu anh Jon nghẹn ngào Xin lỗi em; tối thứ Bẩy lại trào nước mắt khi tươi cười khen em ‘nấu ăn ngon, giọng nhẹ nhàng, các con sạch sẽ...’ Con thấy rất lạ và hết ngập ngừng, nên quyết định học đạo để xin chịu Phép Rửa Tội...” Anh chị ôm nhau khóc ròng, và nhiều người cùng Choàng Tay Chữa Lành, ứa nước mắt Vui Mừng - Alleluia!

Cách thứ I này gọi là “Khiêm Nhẹ Lòng”. Đây là cách giúp gia đình trở thành mái ấm, để mỗi phần tử khi ra ngoài xã hội, thì cũng sưởi ấm người khác theo “hồn tông đồ”. Khi vợ chồng

Í

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 8

cùng nhau làm, thì trở thành “Hồn Tông Đồ Song Đôi”.

Trời có nắng có mưa. Có chia sẻ đúng lõi tuỷ “Id” khiêm nhường của Chương Trình, thì cũng có chia sẻ trệch lề, khi khen mình thì như chê người, nên người tự vệ. Nguyên tắc là “điều gì nói ra thì đúng sự thật, nhưng không nói sự thật sai lúc”. Vậy nếu nói như sau thì dễ gây khó khăn: “Chúng tôi Họp vừa đạo đức vừa thật vui. Thương nhau, giúp nhau ít đâu bằng! Chúng tôi còn giúp nhiều người khác; họ cảm ơn đến phát ngượng lên!...” Cách này đưa tới tự vệ đôi co: “...Chúng tôi thì Cha Xứ trao đủ việc, từ dậy Dự Bị Hôn Nhân, Quyên Tiền trong Lễ, đến Gói Bánh Chưng, tổ chức Tết. Lại còn picnic ngoài trời, cả người lương cũng phục...” Nếu “Khiêm Nhẹ Lòng” thì cách II này là “Khoe Nặng Lòng”. Nặng trĩu đến tan nát lòng, tan nát mái ấm gia đình, tan nát Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành, tan nát “Gia Đình Song Nguyền giữa Lòng Xã Hội, theo Hồn Tông Đồ Song Đôi”.

Đời sống, như Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận gọi, là “Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng”. Còn đi đường thì còn gặp nắng ấm, còn gặp mưa, lại mưa phùn giá lạnh, còn lúc đúng lúc sai, sai to. Còn ưu và khuyết. Điều cần là nhận mình còn khuyết, còn “lỗi tại tôi, tại tôi mọi đàng”. Từ đó “thêm ưu giảm khuyết”, nhờ “khiêm nhường chớ kiêu ngạo khoe khoang”.

Vậy “làm sao phát triển điểm ưu và giảm thiểu điểm khuyết?” Cách mà Chương Trình TTHNGĐ nhận làm “Id-lõi tuỷ” là Chia Sẻ. Nói tới Chia Sẻ hay “Xả Cõi Lòng” là nói tới cảm thông, mà Cảm Thông là một nghệ thuật, nên con người phải biết sử dụng (1) Lý trí để -a.tìm hiểu; -b.thích ứng và -c.sáng kiến. (2) Tình cảm trong –a.sáng suốt và –b.chân thành. (3) Tự do, để biết –a.trách nhiệm việc mình làm, và –c.kính trọng cách hành xử của người, như mình muốn người kính trọng cách hành xử của mình. Con vật không phải chịu trách nhiệm việc nó gây ra vì nó chỉ có bản năng thú tính. Nếu con hổ cắn chết tôi thì tôi thiệt mà không thể kiện, hoặc nếu kiện thì kiện chủ nuôi hổ, không kiện chính con hổ.

Nêu lên đôi nét trên (thuộc phần Diễn Giải và “Tự Nói” trong Buổi IV của Khóa) để thấy rằng nếu chưa thông cảm vẹn toàn, thì đó là tự nhiên dễ hiểu, vì là người thì có tự do và dục vọng, đưa tới “điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm” (Rom. 7:15). Đó là lý do cần chia sẻ “yếu đuối mình đang chiến đấu” trong khiêm nhường đích thật, tránh khoe khoang thành tích mình chiếm đoạt. Nếu chia sẻ về một ơn phước mình nhận, thì cần thưa từ đáy tâm can rằng vì Chúa thương giúp sức, có khi nhiều người tiếp sức, mới đủ ý chí để có kết quả đó. Cách thức chia sẻ và lối sống này giúp thêm Khiêm Nhường cả khi mình làm đúng, vì lần này đúng thì lần sau có thể sai. Khi nhận như vậy lòng dễ được thanh thản nhẹ nhàng, dễ ngủ. “Khiêm Nhẹ Lòng” là thế.

Điều khá lạ, rất lạ, đó là nếu chia sẻ “yếu đuối mình đang chiến đấu” như trên, thì dầu đã dằn vặt trong 50 năm chung sống, cũng vốn tìm lại được “Cái Hay Ban Đầu”. Con cháu thu xếp Lễ Kim Khánh Hôn Phối cho ông bà Minh & Bình là bậc cha mẹ, ông bà nội ngoại, thì ông bà rộn ràng như Lễ Cưới, lại “Cưới Thật Không Mơ”, vừa thâm trầm linh thánh, vừa dạt dào tình thương!

“Gia Đình Song Nguyền giữa Lòng Xã Hội theo Hồn Tông Đồ Song Đôi” cũng là một gia đình như các gia đình khác, vì vốn làm các việc bình thường (đi làm, nuôi con, dự Họp Liên Gia, gói bánh chưng, dạy Giáo Lý...). Nhưng làm với Trái Tim Mới, Tinh Thần Mới (Ezekiel 36: 26), tinh thần “Khiêm Nhẹ Lòng”, tinh thần của Mái Ấm theo “Lưỡi Lửa” trong Lễ Hiện Xuống, trong “Thánh Thần khấn xin ngự đến, hồn con đang mong chờ Ngài...” Thật ra, nếu làm để “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”, để Chúa vui, người vui (rồi mình vui), thì không phân biệt việc mới cũ, dễ khó, ưa hay ớn; việc nào cũng được, miễn sao việc đó giúp cho bản thân mình, vợ chồng mình, con cháu mình, cho Liên Gia mình, Giáo Xứ mình, cho từng người được “Nhẹ lòng mình nhưng không nặng lòng người”. Như vậy là xây dựng Mái Ấm, Mái Thiên Đàng dưới thế. Đó là động lực mời gọi các Gia Đình Song Nguyền dấn thân Làm Việc Tông Đồ Song Đôi giữa Lòng Xã Hội.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 9

LÁ THƯ CHỦ CHĂN

CácSongNguyềnthânmến,

ôi không chút đắn đo khi nhận lời đề nghị của Ban Biên tập, để hôm nay khai bút Xuân Bính Thân trên diễn đàn “Vòng Tay Song Nguyền”. Lời đầu tiên, xin nguyện chúc Cha Sáng lập, quý Cha Linh nguyền, quý Tu sĩ Trợ nguyền và các Song

nguyền, một Năm Mới đầy Ơn Lành của Chúa Xuân, để cuộc sống của những ai phục vụ các gia đình và bầu khí trong chính gia đình các Song Nguyền luôn ấm áp, đượm tình Chúa tình người, đầy ắp Hồn Tông đồ.

Đồng hành cùng Giáo Hội

“Gia đình Song Nguyền giữa lòng xã hội theo Hồn Tông đồ Song Đôi” là chủ đề chia sẻ cho nhau trong “Vòng Tay Song Nguyền” lần này. Tôi chắc rằng đây không là chuyện tình cờ, chủ đề này rõ ràng là sự chọn lựa có tính toán, để triển khai Thư Mục vụ năm 2015 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, mời gọi Dân Chúa Việt Nam thực thi tinh thần của Năm Mục vụ thứ III về Tân Phúc âm hóa, với chủ đề “Tân Phúc âm hóa đời sống xã hội”. Đặc biệt chủ đề cũng gói ghém tâm tình và lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Sứ điệp ngày Thế giới Hòa bình năm nay, Năm Thánh của Lòng Thương Xót: “… mỗi người được mời gọi nhận ra làm thế nào sự dửng dưng được biểu lộ trong cuộc sống của mình, và thông qua một dấn thân cụ thể để đóng góp vào việc cải tiến thực tại trong đó mình sống, khởi đi từ gia đình của mình, từ láng giềng của mình hay từ nơi làm việc của mình”.

Công đồng Vatican II đã dùng lại một thuật ngữ cổ xưa để gọi gia đình là “Hội Thánh Tại Gia” (HC Lumen Gentium 11). Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo diễn giải cụ thể hơn vai trò của gia đình trong Giáo Hội : “Trong gia đình như một Hội Thánh nhỏ đó, ước gì các bậc cha mẹ là những người đầu tiên dùng gương lành và lời nói mà truyền dạy đức tin cho con cái…” (GLHT 1656). Rồi từ gia đình mình, các gia đình lại tiếp tục được sai đi đến với các gia đình chung quanh. “Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới xa lạ và đôi

T

(Mc 6, 7)  

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 10

khi thù nghịch với đức tin. Gia đình tín hữu có vai trò quan trọng nhất, vì là những ngọn đuốc đức tin sống động và chiếu sáng” (GLHT 1656).

Khởi đi từ gia đình

Khởi đi từ gia đình. Vâng, không ai có thể quan tâm đến việc thăng tiến đời sống xã hội, mà lại không nhìn nhận giá trị nền tảng của gia đình, như một khởi điểm đương nhiên và chắc chắn, vì gia đình là tế bào của xã hội, là cộng đồng xã hội căn bản nhất và tiêu biểu nhất. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn về Gia đình Familiaris Consortio đã xác quyết: “Tương lai của nhân loại sẽ đến qua gia đình” (FC 86). Cơ thể xã hội muốn được khỏe mạnh thì từng tế bào gia đình cần phải mạnh khỏe và phát triển hợp lý.

Vì thế, Tân Phúc âm hóa đời sống xã hội cần bắt đầu bằng việc Tân Phúc âm hóa đời sống gia đình. Hay nói cách khác, muốn đem tinh thần Phúc Âm đi vào đời sống xã hội, không có con đường nào ngắn hơn và hiệu quả hơn con đường gia đình. Phúc Âm phải đến được với các gia đình, phải ở lại, phải sống động trong các gia đình. Sống “Yêu thương và Phục vụ” như Phúc Âm dạy phải là lý tưởng, là hơi thở, là lẽ sống của các gia đình. Vì thế, gia đình phải được Phúc âm hóa trước hết, rồi từ đó, khi đi vào giữa lòng đời, các gia đình sẽ làm cho tinh thần Phúc Âm lan tỏa, đầy hấp dẫn thuyết phục.

Sách Giáo lý Công giáo xác quyết: “Gia đình là nơi thể hiện đặc biệt chức tư tế cộng đồng của người cha, người mẹ, con cái và mọi phần tử trong gia đình, nhờ lãnh nhận các bí tích, nhờ kinh nguyện, tạ ơn và chứng từ đời sống thánh thiện, hy sinh và đức ái hữu hiệu”. (GLCG 1657). Công đồng Vatican dạy: “Gia đình là trường học đầu tiên về đời sống Kitô giáo, và là một trường học phát triển nhân tính” (HC Gaudium et Spes 52). “Chính từ gia đình, người ta học biết làm việc với sự nhẫn nại và vui thích, học biết tình bác ái huynh đệ, sự quảng đại tha thứ, nhất là sự phụng thờ Thiên Chúa qua kinh nguyện và hy lễ đời sống”.

Xã hội ngày càng sa sút đạo lý, một phần rất lớn là do gia trị tinh thần của đời sống hôn nhân gia đình đang bị xem nhẹ, khế ước tình yêu thánh thiêng trong hôn nhân ngày càng giản lược thành thủ tục pháp lý có thể dễ dàng tùy tiện và đổi thay. Khi quan tâm đến đời sống xã hội ngày nay, Giáo Hội đang đặc biệt nỗ lực phục hồi phẩm giá đời sống gia đình, nhất là các gia đình bị tổn thương đang cần được yêu thương chăm sóc.

Các đôi vợ chồng một khi chỉ tìm kiếm nơi nhau những bổ trợ về phái tính và tình cảm, sẽ rất dễ hóa ra nghèo nàn. Họ có thể tự làm phong phú cho tình yêu của mình bằng sự cùng quan tâm và dấn thân cho những thực thể khác. Đó là nguyên tắc của “Hồn Tông Đồ Song Đôi”. Linh đạo này của Song Nguyền muốn dẫn dắt các đôi bạn Công giáo đi vào kinh nghiệm thiêng liêng đó, cũng như mời gọi các Song Nguyền cùng làm tông đồ cho nhau và với nhau để Tân Phúc âm hóa xã hội.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 11

“Tông Đồ Song Đôi”

Trong buổi gặp gỡ nói chuyện với các Song Nguyền vùng Đông-Nam Hoa Kỳ tại Atlanta vào tháng 10 năm 2015, tôi đã đề cao sứ vụ Tân Phúc âm hóa của các gia đình, đặc biệt là linh đạo “Tông Đồ Song Đôi” của Chương trình Thăng tiến Hôn nhân Gia đình. Hình thức Tông đồ này không chỉ làm nổi bật ý nghĩa của bí tích Hôn nhân Công giáo, mà còn góp phần xây dựng Giáo Hội ngay từ nền tàng gia đình, bằng cách thực thi ơn gọi và sứ mạng của bí tích Thánh tẩy là tiên tri, tư tế và vương đế. Với sứ mạng tiên tri, gia đình Kitô hữu trở thành cộng đồng Đức tin và loan báo Tin Mừng; với sứ mạng tư tế, gia đình là cộng đồng đối thoại với Thiên Chúa, và với sứ mạng vương đế, gia đình trở thành cộng đồng phục vụ con người, phục vụ xã hội. (FC 50-64).

Khi nói đến “Tông Đồ Song Đôi”, chúng ta vui mừng nhắc lại cho nhau về phương pháp loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu, khi Ngài sai các môn đệ ra đi “từng hai người một”, mà Tin Mừng Thánh Mác-cô đã thuật lại (Mc 6,7). Không có bất cứ sự liên kết “hai trong một” nào bền vững chặt chẻ cho bằng khế ước hôn nhân, nên việc “Tông Đồ Song Đôi” trong đời sống hôn nhân rất giàu truyền thống Tin Mừng và đem lại hiệu quả rất lớn lao.

Với bí tích Thánh Tẩy và Hôn Nhân, các Song Nguyền hãy tin rằng mình được sai đi cùng nhau. “Ngài Sai Họ Đi Từng Đôi Một”. Tôi ước mong các Song Nguyền hãy khắc ghi những lời này của Tin Mừng vào trong giao ước hôn nhân của mình. Các Anh các Chị không phải chỉ được sai đến với nhau để làm tông đồ cho nhau, yêu thương nhau, phục vụ nhau, để xây dựng gia đình với nhau; mà còn được sai đi “từng đôi một” để làm tông đồ với nhau, cho người khác, cho gia đình khác, để yêu thương phục vụ, để xây dựng Hội Thánh, xây dựng xã hội là gia đình nhân loại. Đó là “Hồn Tông đồ Song Đôi”.

Với “Hồn Tông Đồ Song Đôi” này, hạnh phúc của các Anh Chị không phải chỉ là khi về với tổ ấm của mình, mà còn là khi cùng nắm tay nhau bước ra khỏi tổ ấm, để đến với những tổ ấm khác, nhất là những ai không có tổ ấm, giữa một xã hội thiếu vắng tình yêu, nghèo nàn niềm tin... Tôi bảo đảm rằng có Chúa Giêsu, Dung Mạo của Lòng Thương Xót, luôn đồng hành với Anh Chị Em.

Thân mến,

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 02 năm 2016

+ Giuse Châu Ngọc Tri Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Đặc trách Mục vụ Gia đình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 12

- Ngày 12, 13 tháng 12-2015 đã mở khóa 652 căn bản tại Giáo xứ Đức Huy, Giáo phận Xuân Lộc. (Xem bài tường thuật ở trang 55)

- Ngày 15, 16, 17 Tháng 1 đã mở Khóa 653 căn bản tại Las Vegas (Xem bài tường thuật ở trang 36)

- Cha sáng lập CTTTHNGĐ Phêrô Chu Quang Minh sẽ về giảng tĩnh tâm tại giáo xứ Thánh Giuse 4929 Sandy Porter Rd., Charlotte, NC 28273 từ ngày 4, 5 và 6 tháng 3 năm 2016. Cha sáng lập sẽ gặp gỡ quý Song Nguyền của CTTTHNGĐ vào những giờ như sau:

Thứ Sáu 4/3 từ 12:00 PM đến 1:30 PM Thứ Bảy 5/3 từ 10:00 AM đến 12:00 PM Chúa Nhật 6/3 từ 12:00 PM đến 1:30 PM

- Kính mời quý anh chị Song Nguyền đến tham dự buổi tiếp đón hội ngộ đặc biệt với Cha

sáng lập Phêrô Chu Quang Minh tại hội trường giáo xứ Các Thánh Tử Đạo VN - 4545 Timmer Way, Norcross, GA 30019 lúc 7:30 PM Thứ Ba ngày 8/3/2016.

- Khóa Họp Thường Niên Đầu Tiên của Hội Đồng Song Nguyền Hải Ngoại sẽ được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng 6 năm 2016 tại thành phố Atlanta – GA. (Xin xem chi tiết ở trang 57)

THÔNG BÁO

Ban Truyền Thông kính mong quý Cha, quý anh chị Song Nguyền khắp nơi tiếp tay hỗ trợ về mặt sinh hoạt của Chương Trình như: con cái thành nhân (ra trường, đi tu, khấn dòng, lập gia đình, kỷ niệm hôn phối…) phân ưu… để chúng con sẽ để vào mục SINH HOẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH trong tờ Vòng Tay Song Nguyền. Với chi tiết tóm gọn: Ngày tháng năm, nơi đâu? Nội dung của bản tin và tên người viết tin – Kèm theo hình ảnh rất tốt. Sau đó gửi về cho chúng con:

Bùi Văn Bằng – [email protected] – tel. (704) 287-5301

[email protected]

Chúng con chân thành đa tạ.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 13

êm qua, miền bắc Atlanta mưa to gió lớn quá! Từng đợt mưa nặng hột ầm ầm đổ trên mái nhà; xối xả đập vào các cửa

kiếng liên hồi như người hung dữ trút cơn nóng giận!! Ngồi nơi bàn làm việc, tôi không sao bình tĩnh để tiếp tục công việc. Tiếng gió rít qua khe cửa đến lạnh người!! Những cành cây trụi lá cúi rạp đầu xuống đất dưới sức mạnh của gió. Thình lình đứng phắt dậy trước sức gió đổi chiều, ngã dúi vào nhau như người bị hành hạ. Những âm thanh và cảnh tuợng hỗn loạn ấy làm tôi bất an!!!

Chứng kiến cảnh giông bão bên ngoài. Tôi liên tưởng tới biết bao trận cuồng phong nổi lên trong lòng người, tàn phá không biết bao gia đình khắp nơi, và có thể ngay trong lúc này. Tôi thật xúc động khi nhớ lại từng chi tiết câu chuyện nhà tôi mới kể hồi nãy, trong bữa cơm tối gia đình: Gia đình người khách hàng mà chúng tôi quen biết đã lâu. Bé trai mới 5 tuổi rụng tóc

đầu từng mảng nhỏ, tròn như những đồng tiền 25 xu, vì bố mẹ mấy tháng trước đây cãi vả, xô xát nhau khiến gia đình tan nát từ đấy. Cháu bé rất khổ tâm nhưng không làm gì được, đành mang trong lòng nỗi buồn da diết đến rụng cả tóc đầu!!

Chuyện các gia đình đổ vỡ hôm nay, chẳng còn phải là điều xa lạ người ta đọc được trên mặt báo, hay trên các trang mạng ở tận mãi đâu. Nhưng có thể đang xẩy ra ngay truớc nhà mình. Thậm chí ngay trong chính gia đình người thân của một ai đó trong chúng ta!!!

Là người có chút quan tâm, ai cũng thấy lòng mình trăn trở, nhưng không biết phải làm sao, và bắt đầu như thế nào trước sự việc quá rộng lớn và khó khăn. Người ta có thể mang vũ khí đến ngăn chặn kịp thời cuộc xung đột trên đường phố. Nhưng đành bất lực trước những xung đột trong tâm hồn!!

Đ

Đặc Sủng

Cảm nghiệm

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 14

Đã gần hai mươi chín năm, nhưng tôi vẫn nhớ từng chi tiết và khung cảnh ngôi Nhà nguyện hôm ấy tại đồi Marywood, CA, nơi vợ chồng chúng tôi tham dự Khoá #2 TTHNGĐ. Nhớ cả đến chỗ đứng và nhất là tâm trạng của mình trong Nghi Thức "Sai Đi làm Tông Đồ Song Đôi", trong Thánh Lễ "Thệ Hôn Một Đời" cuối Khoá.

"SAI ĐI", hai chữ thật ngắn gọn nhưng đã gieo vào lòng tôi một thôi thúc từ ngày ấy. Có điều, cái hình ảnh có trong tôi lúc ấy không phải là "Sai Đi", nhưng là "SAI VỀ trong GIA ĐÌNH của CHÍNH MÌNH". Lúc ấy tôi chỉ nghĩ có thế, có lẽ vì quá ân hận về bao năm trước đó, do thiếu hiểu biết đã đi trệch đường. Nay muốn trở về để làm lại từ đầu!!

Với tôi, Khoá TTHNGĐ rất ích lợi. Nhưng đó mới chỉ là KHỞI ĐIỂM cho một tiến trình THĂNG TIẾN Cá nhân và Gia đình. Tạ Ơn Chúa đã mở mắt chúng tôi, nên sau Khoá cả hai cùng quyết tâm từng bước đổi mới đời mình. Chúng tôi đều ý thức cần làm "Tông Đồ cho Nhau" trong việc đổi mới bản thân, và cùng nhau làm "Tông Đồ cho Con Cái". Giữa nhiều sai lỗi, ở đây, thành tâm trong khiêm tốn xin chia sẻ một yếu đuối, mà tôi đã rất nhiều năm chiến đấu trong ý hướng làm "Tông Đồ cho Nhau" giữa vợ chồng:

Bản chất là người khá nóng nẩy. Điều gì không được như ý là tôi phản ứng ngay. Tôi nhận biết nóng nẩy là điều rất nguy hại, rất dễ phá huỷ tình cảm, và có thể đưa tới nhiều hậu quả khó lường! Vì thế đã nhiều lần, nhất là những dịp đầu năm mới, tôi luôn cầu xin và "Đoan Nguyền" với Chúa và với lòng mình phải kiên tâm thay đổi, và làm "Tông Đồ trong Gia Đình". Tôi rất khổ tâm vì sự yếu đuổi này! Nhiều lần chợt nóng nẩy, may tôi còn kịp than: "Dừng! Giêsu giúp con", (đây là một trong nhiều cách Cha Sáng Lập đã hướng dẫn trong các Khoá).

Tật xấu ấy đã vô tình hằn lên đời tôi từ bao giờ không biết, nhưng đã mất rất nhiều năm để "tẩy xoá" mà vẫn chưa xong. Tuy vậy, tôi rất mừng vì thấy mình từng bước trên đường tiến triển, trên "Đường Hy Vọng!!" Hình như làm "Tông Đồ cho Nhau" giữa vợ chồng thì khó hơn làm tông đồ với người ngoài! Có lẽ vì thế mà tiền nhân đã nói: Thứ nhất là tu tại gia. Thứ nhì....

Một cảm nghiệm khác đầy an ủi. Sau Khoá, đang sẵn sốt mến, cả hai chúng tôi cùng quyết định đi dự thánh lễ sáng hàng ngày. Được ít lâu, "quỳ lâu chầu mỏi", tôi bàn chuyện..... nghỉ lễ. Nhà tôi ban đầu cũng hơi chút..... xiêu lòng. Nhưng vì muốn làm "Tông Đồ cho tôi", nên cố giữ. Sự thật, tập một thói quen tốt, tôi thấy khó làm sao! Nó đòi hỏi sự kiên tâm bền chí, nhất là cần vợ chồng nâng đỡ và khuyến khích nhau. Tạ Ơn Chúa, từ ngày ấy, khi lên lúc xuống, nhưng chúng tôi vẫn còn trung thành khá đều đặn cho đến giờ. Ở đây, tôi nghiệm thấy một điều rất hệ trọng: Chính thói quen đạo đức thường xuyên thực hiện mỗi ngày, sẽ dẫn mình vào nếp sống thân mật, gần gũi với Chúa hơn. Nó làm nên sức mạnh để vật lộn với những yếu đuối, những cám dỗ, những nhỏ nhen trong lòng mình. Đồng thời dễ chấp nhận nhau hơn giữa vợ chồng đầy khác ý. Dĩ nhiên, không phải lúc nào ta cũng thắng!! Người ta thường nói: Gia đình cầu nguyện. Gia đình tồn tại!! Có lẽ là vì thế.

Quả thật, tu tại gia khó biết mấy. Nhưng chính "tại gia" lại là trường học, là "quân trường" tuyệt vời Chúa ban để thao luyện và tập tành nhân cách, mà có lẽ không đâu có được. Một nơi tập sống yêu thương quên mình, bằng những công việc lớn nhỏ từ ngày này qua ngày khác. Cũng chính nơi đây, "Tình Yêu Tinh Ròng" có cơ hội được triển nở. Tôi nghiệm thấy, cuộc sống mỗi người chồng, mỗi người vợ chúng mình, nếu được tôi luyện trong hôn nhân với tất cả ý thức của Ơn Gọi, thì chính là ta đang trên đường..... nên thánh!!!

Một khi từng cá nhân đổi mới. Từng gia đình đổi mới. Thì chính là ta đang từng bước

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 15

thắp lên những ngọn đèn giữa đêm đen trong "Lòng Xã Hội"!!!

Bên cạnh đó, Chúa đang trao ban cho các Gia Đình Song Nguyền chúng ta, qua người Chúa dùng là Cha Phêrô Chu Quang Minh, S.J. sáng lập ra "CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH", một phương tiện hữu hiệu để nâng đỡ các gia đình.

Mới đây, một thành viên BĐH/TƯ/HN nêu lên sáng kiến: Hiện nay, chúng ta đang có 20 ngàn cặp Song Nguyền ở khắp nơi trên thế giởi. Để Mừng Kỷ Niệm 30 năm CT phục vụ các gia đình vào tháng Sáu, 2017 tới đây. Mỗi cặp Song Nguyền chỉ cần mời MỘT CẶP KHOÁ VIÊN THAM DỰ KHOÁ, thì đến Ngày Đại Hội chúng ta sẽ có 40 NGÀN CẶP SONG NGUYỀN, nghĩa là GẤP ĐÔI, là 80 NGÀN NGƯỜI. Và cứ thế, cứ thế tăng lên gấp bội!!!

Thoạt nghe như HOANG TƯỞNG, nhưng thực sự khả năng ấy CHÚA ĐANG ĐẶT TRONG BÀN TAY CỦA MỖI CHÚNG TA!! Thiên Chúa đang tha thiết kêu mời từng Song Nguyền hãy "ĐỘNG LÒNG THƯƠNG", hãy đem "YÊU THƯƠNG GẦN GŨI bằng VIỆC LÀM" vào LÒNG XÃ HỘI trong NĂM THÁNH LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG 2016 này!!!!

Tông đồ Andrê xưa, khi "cảm nghiệm" được tình Chúa, đã vội đi tìm em mình là Phêrô đến gặp Ngài!! Philliphê chạy ngay đến với Nathan và nói: "Hãy Đến Mà Xem!!!"

Thưa quý anh chị Song Nguyền rất quý mến,

Không ai phủ nhận được tình trạng gia đình đổ vỡ khắp nơi hiện nay, đang tác hại trầm trọng trong xã hội, làm lây lan và phát sinh nhiều tệ nạn khác tựa như vết dầu loang. Nhưng đồng thời, cũng không ai phủ nhận được rằng, ngay hôm nay, giữa lòng xã hội này, có rất nhiều gia

đình tốt lành đang ngày đêm làm Vinh Danh Thiên Chúa bằng chính cuộc sống gia đình của họ, như hương thơm giữa đời; như đèn đặt trên đế; như bài giảng bằng ngôn ngữ không lời, nhưng đầy sức thuyết phục, làm lay động lòng người!!

Sẽ không có đũa thần nào hết, nếu không phải là TỪNG SONG NGUYỀN, TỪNG GIA ĐÌNH SONG NGUYỀN QUYẾT TÂM ĐỔI MỚI, QUYẾT TÂM DẤN THÂN MỞ KHOÁ, QUYẾT TÂM MỜI GỌI KHÓA VIÊN trong niềm CẬY TRÔNG và TÍN THÁC TUYỆT ĐỐI VÀO LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG !!

Một con én không làm nên mùa xuân. Một Song Nguyền không làm nên đại cuộc. Nhưng cả tập thể 40 ngàn Song Nguyền khắp nơi, cùng với Ơn Chúa, ta sẽ làm nên MÙA XUÂN CUỘC ĐỜI cho CÁC GIA ĐÌNH!! Đó cũng chính là Sứ Mạng "TÔNG ĐỒ SONG ĐÔI giữa LÒNG XÃ HỘI" hôm nay của mỗi chúng ta!!!

Ước mong, từng Song Nguyền với tất cả thao thức vì Nước Trời, sẽ thưa:

Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi Ý Chúa. Amen.

"Đẹp thay những bước chân đi rao giảng Tin Mừng!" (Isaia)

SN Phạm Văn Quyết & Điệp

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 16

Thao thức vì vừa nặng trĩu tâm tư, vừa tràn đầy hy vọng được gần gũi hơn, nhờ “tuy hai mà một hơn” trong Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân ở Hải Ngoại và ở Quê Nhà. Hai nơi khác biệt nhưng cùng một lõi tuỷ “Id”, cùng một phương pháp và đường lối hội họp, phát xuất và hướng dẫn từ cùng một người, v.v. Ở đây chia sẻ việc làm sao để mỗi nơi dễ liên kết hơn, rồi hai nơi liên kết chặt hơn, cụ thể hơn.

Trước tiên, làm sao để mỗi nơi dễ liên kết hơn? Thực tế hiện nay Hải Ngoại và Quê Nhà, mỗi nơi đều có nhiều Chương Trình TTHNGĐ ở nhiều giáo xứ, giáo phận; hải ngoại còn có Chương Trình ở nhiều quốc gia. Mỗi giáo xứ, giáo phận,... đều có Ban Điều Hành (và Trường Nội Dung) của mình. Các song nguyền được chia thành nhiều Liên Gia, Liên Hợp Gia, có hội họp riêng theo cùng một mẫu “Id”. Vì riêng nên cần phối hợp chung để không phân rã mà hợp nhất. Như dự liệu trong Nội Quy (trang 23, số 4b, quyển I, sách “Hướng Dẫn Sinh Hoạt trong CT/TTHNGĐ”), khi gồm các cặp lãnh đạo lại thì gọi là “Hội Đồng Song Nguyền” của

giáo xứ, hay giáo phận, hay miền đó, quốc gia đó.

Khi viết các Thủ Bản thì linh mục sáng lập (lmsl) chưa mở được các Khóa ở Quê Nhà, nên chưa có việc liên kết Hải Ngoại và Quê Nhà. Tài liệu công bố BĐH/TƯ/HN tháng Hai, 2015 nói sơ tới việc liên kết này. Nay cần minh định để gần gũi hơn, ích lợi cho các gia đình hơn. Thực tế là có người ở Quê Nhà thì muốn thân nhân ở Hải Ngoại đi dự Khóa, rồi người ở Hải Ngoại thì muốn thân nhân ở Quê Nhà dự Khóa. Vậy có các việc chung cần làm để giúp đỡ nhau về thiêng liêng và vật chất. Nhiều đoàn thể đã làm; thực tế Chương Trình đã làm, nên Kinh Hôn Nhân Gia Đình được khẩn cầu với Thánh Gia từ Nam tới Trung, lên Bắc VN.

Chưa có HỘI ĐỒNG SONG NGUYỀN (HĐSN) trên thượng tầng của Chương Trình ở Quê Nhà và Hải Ngoại theo Thủ Bản đưa ra. Vậy:

Với Hải Ngoại, thì cần lập HĐSN/Hải Ngoại, gồm Hai Đức Ông Vấn Nguyền, Cha TLN, lmsl, Quý Cha Linh Nguyền (khó tham dự, nên nếu có thì quý như vàng), BĐH/TƯ/HN (các Phó Nguyền là đương nhiên), TND/TƯ/HN, các Uỷ Viên trong BĐH/TƯ/HN, các Chủ Nguyền, các song nguyền thiện chí, v.v. Nghe như hùng hậu lắm, nhưng có trở ngại khi đi họp, như khó lấy ngày nghỉ “vacation”, bận gia đình, ở xa thì còn phí tổn di chuyển, v.v. Vậy nên đưa ra tiêu chuẩn để mời nhiều, rồi “bị” ít là vừa. Nếu nhiều thì đó là Dấu Thiêng Ơn Lành Thánh Gia ban!

Với Quê Nhà, Hội Đồng Song Nguyền/Toàn Quốc cũng gồm các Vị/Cặp toàn quốc và các Vị, các Uỷ Viên theo nhu cầu. Đức Cha khả kính khả ái Châu Ngọc Tri đã nhận là Vấn Nguyền, đã đồng soạn Nội Quy toàn quốc, ấn ký, và trao tới nhiều Đức Giám Mục trong một lần Họp của Hội HĐGM/VN. Tổng Linh Nguyền là Cha Vũ Dần, Đà Nẵng. Phó TLN là Cha Lê Quang Đăng Sàigòn và Cha Hồng Phúc, Phát Diệm. Giám

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 17

Nguyền TND/tq là Cha Nguyễn Luận, Huế, với nhiều Cha Linh Nguyền của nhiều giáo phận. BĐH/toàn quốc với các Phó Nguyền đã tích cực ở mỗi Miền Bắc, Trung, Nam trong việc duy trì phát triển tại Giáo Phận mình, đã mở nhiều Khóa ở các Giáo Phận trong Giáo Tỉnh hay mỗi Miền của đất nước. Sau mười mấy năm, rất cần bổ khuyết các chức vụ bị khuyết và cập nhật cho phù hợp hơn.

Thứ ba, hai thành một: Hội Đồng Song Nguyền Thế Giới = HĐSN/Hải Ngoại + HĐSN/Việt Nam. Thành Một mà không lệ thuộc, nhưng độc lập và hỗ trợ nhau, nhờ vậy mỗi nơi tốt rồi thì tốt hơn. Những người theo cùng một mục đích, thực hành cùng một phương pháp dễ Gần Gũi nhau hơn, ích lợi của cá nhân và của tập thể vừa cụ thể vừa “thăng tiến” hơn. Chương Trình với tư cách một Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành, lại càng cần “hai thành một” để thể hiện Ý Chúa Thánh Thần khi Ngài dùng cùng một cây, một gốc để sinh ra nhiều hoa trái hơn dựa trên Kinh Thánh, Giáo Luật, và tâm lý thực nghiệm.

Điều thao thức là “làm sao” để mỗi Hội Đồng Song Nguyền Hải Ngoại và Quê Nhà có thể họp riêng theo nhu cầu riêng, rồi họp chung, theo nhu cầu chung một cách cụ thể? Vì là Đoàn thể CGTH, nên hẳn nhiên phải dựa trên sức mạnh thiêng liêng là CẦU NGUYỆN. Hải Ngoại cầu cho Quê Nhà và Quê Nhà cầu cho

Hải Ngoại, như đã làm và còn làm cho đến thời gian không còn ai là song nguyền, đến tận... thế! Tuy nhiên, ngay việc Cầu Nguyện này cũng cần “Họp Chung, Thế Giới” để Cầu Nguyện thế nào cho cụ thể hơn? Dễ giúp mỗi người ở mỗi nơi được yên ủi hơn? Cầu nguyện đúng theo cách Chúa dạy trong Kinh Thánh hơn? Vừa theo Thánh Truyền vừa theo sáng kiến mới về kỹ thuật và tâm linh hơn?, v.v.

Sau là Họp Chung để kiện toàn cách thế, và tìm cách thế mới để dễ sáng toả lõi tuỷ “Id” của Chương Trình khi mở Khóa. Sau Khóa thì mỗi sinh hoạt đều là cơ hội để “Thăng Tiến” bằng cách áp dụng “Nghệ Thuật Cảm Thông” trong Buổi IV của Khóa Căn Bản, tức là “tìm hiểu, thích ứng, và sáng kiến” cho phù hợp Hơn với mỗi nơi, mỗi hoàn cảnh, mà cây vốn còn gốc, không bị bật gốc, không mất “Id” lõi tuỷ? v.v.

Giữa “rừng” cây “trăm hoa ngàn tía” như trên, lựa chọn cây nào, hoa nào, việc nào cần trước thì làm trước là điều cấp bách. Hiện cấp bách là việc phân nhiệm rõ rệt cho mỗi phần tử, trao trách nhiệm cho phần tử đó làm và chịu trách nhiệm để “bánh xe chạy đều” trong “guồng máy” của các BĐH, TND, nhất là ở thượng tầng trước khi ngồi chung “thế giới”. Việc nhiều nên nhẫn nại là cần khi “trăm người trăm ý”. Đạt được mỗi lúc mỗi việc là phước, là vui, là kết quả Thánh Gia ban. Sau nhiều lúc thì cũng xong nhiều việc “Thiện hảo là của Trời, cầu tiến là của người”. Vừa làm vừa sửa là “thăng tiến” qua “nhận lỗi, xin lỗi, sửa lỗi, tha lỗi”.

Ít thao thức trên chỉ là lời thức tỉnh để với Ơn Thánh Gia, khẩn mong nhận được những đáp trả cho từng nhân sự, từng phân nhiệm, từng phối hợp qua Điều Lệ hay Nội Quy, từng nơi, từng Miền, từng nước, từng Phần trong hai Phần là Quê Nhà và Hải Ngoại, rồi nguyện mong tiến tới “Hội Đồng Song Nguyền Thế Giới” qua Chung Lòng Chung Sức trong Cầu Nguyện và Nâng Đỡ tinh thần cũng như vật chất, bề trong cũng như bề ngoài.

Thành kính và xin cầu nguyện,

lm. phêrô chu quang minh, s.j.

Viết ngày 02. 02. 2016

Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh,

Kỷ Niệm Một Năm công bố “Nguyên do và Tái Bổ Nhiệm BĐH/TƯ/HN”

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 18

(Lc 6, 36)

Năm Thánh Lòng Thương Xót của Hội Thánh Công Giáo khai mạc ngày 8-12-2015, lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, và sẽ kết thúc vào ngày 20-11-2016, lễ Chúa Kitô Vua. “Mục đích của Năm Thánh là kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô; nhờ đó chúng ta cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương và trở nên dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót trong cuộc sống”.[1] Tại Việt Nam, Năm Thánh Lòng Thương Xót trùng với Năm Tân Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội (2016), sau khi

đã tập trung vào gia đình (2014) và cộng đoàn giáo xứ, dòng tu (2015). “Sự trùng hợp này giúp chúng ta hiểu và sống cách cụ thể định hướng mục vụ của Giáo Hội Việt Nam. Tân Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội chính là sống, chia sẻ, loan báo và làm chứng cho lòng thương xót ngay trong đời sống xã hội”.[2] Dẫu vậy, công cuộc Tân-Phúc-Âm-hóa bao giờ cũng bắt đầu từ mỗi cá nhân sống trong gia đình rồi đến xã hội: “tu thân, tề gia, trị quốc”. Trước hoàn cảnh khủng hoảng hôn nhân gia đình hiện nay, Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ XIV vừa qua một lần nữa bàn thảo về Mục vụ gia đình và nhấn mạnh đến tính chủ thể mục vụ của gia đình trong chủ đề: “Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo hội và thế giới ngày nay”. Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng lễ kết thúc đã nói bổn phận đầu tiên của Hội Thánh không phải là «đưa ra những lời kết án hay vạ tuyệt thông» nhưng là “công bố lòng thương xót của Thiên Chúa”. Chuẩn bị mở Năm Thánh về Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Thời đại ngày nay, khi Hội Thánh đang thực thi công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa, lòng thương xót quả là cần thiết để một lần nữa tạo nên nhiệt tình mới và đổi mới các hoạt động mục vụ. Điều tối quan trọng đối với Hội Thánh, cũng như để làm cho lời rao giảng của Hội Thánh đáng tin, chính là sống và làm chứng cho lòng thương xót.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 19

Ngôn ngữ và hành động của Hội Thánh cần phải thông truyền lòng thương xót, để đến với trái tim con người và giúp họ gặp thấy lối đường dẫn về Chúa Cha”.[3] Vì thế, trong năm mới đang tới này, các đức Giám mục Việt Nam kêu gọi “mỗi người Công giáo phải trở thành nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống. Không có những chứng nhân của lòng thương xót, xã hội sẽ trở thành một sa mạc hoang vu, cằn cỗi, không sức sống. […] Đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô, anh chị em hãy tích cực thực thi lòng thương xót”.[4] Để xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống, người Công giáo có tấm bảng chỉ đường cụ thể là Giáo huấn xã hội của Giáo hội. Giáo huấn này được trình bày trong tài liệu “Tóm lược

Học thuyết xã hội Công Giáo” do Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình phát hành. “Đây là tài liệu đúc kết và hệ thống hóa những chỉ dẫn của Giáo hội, nhằm đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập các lãnh vực xã hội. Chúng ta không thể Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội mà lại không biết gì về Giáo huấn xã hội của Giáo hội”.[5] “Học thuyết xã hội là một phần thiết yếu cho tác vụ Phúc-âm-hóa của Giáo hội nên trọn vẹn”.[6] Vì thế, cách đặc biệt trong năm mục vụ sắp tới này, mọi thành phần Dân Chúa được khuyến khích học hỏi, thảo luận và giúp nhau sống những giáo huấn này. Trong học thuyết xã hội của Giáo hội, người Kitô hữu có thể tìm thấy những nguyên tắc để suy tư, những tiêu chuẩn để phán đoán và những chỉ dẫn để hành động. Đó là bước đầu để đẩy mạnh nền nhân bản toàn diện và liên đới. “Giảng dạy và phổ biến học thuyết xã hội là một phần trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội”.[7] Trong số những vấn đề xã hội, người Kitô hữu hiện nay được mời gọi lưu ý đặc biệt đến vấn đề môi sinh và người nghèo trong xã hội, lắng nghe và đáp lại “cả tiếng khóc của Trái đất, và tiếng khóc của người nghèo”.[8] Trong hướng mục vụ đó, để giúp các cộng đoàn dân Chúa tại Việt Nam suy tư, sống, cảm nghiệm, chia sẻ và loan báo Lòng Thương Xót qua việc Tân Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội, chúng tôi gợi ý nơi đây các chủ đề tương ứng với mỗi tháng trong năm 2016 này. Mỗi chủ đề cho thấy chiều dọc của Lòng Thương xót được “nhập thể” trong chiều ngang, tức là chiều kích nhân học xã hội, trong các lãnh vực khác nhau. Những chủ đề phản chiếu qua các từ khóa: truyền giáo (sứ vụ), di dân, phẩm giá con người, gia đình, việc làm (lao động), đối thoại (truyền thông), công ích, hòa bình, người nghèo, môi sinh.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 20

–––––––––––––––––––– [1] HĐGMVN, Thư Gửi Cộng Đồng Dân Chúa 17-09-2015, 2. [2] Ibid. 3. [3] ĐGH PHANXICÔ, Tông sắc Misericordiae Vultus (Dung mạo Lòng Thương Xót), 12. [4] HĐGMVN, Thư Gửi Cộng Đồng Dân Chúa 17-09-2015, 3. [5] Ibid. 4. [6] TÓM LƯỢC HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO (HTXHCG), 66. [7] GIOAN PHAOLÔ II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 41. [8] PHANXICÔ, Thông điệp Laudato Si’ 49. Văn phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 21

úc 10 giờ sáng Chúa Nhật 27-12-2015 lễ Thánh Gia Thất cũng là Ngày Năm Thánh của các gia đình, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trong đền thờ thánh

Phêrô. Tham dự thánh lễ đã có một số Hồng Y, các Tổng Giám Mục, Giám Mục, linh mục tu sĩ nam nữ và khoảng 8.000 tín hữu và du khách hành hương. Ca đoàn Sistina của Toà Thánh đã hát thánh thi Năm Thánh Lòng Thương Xót: “Chúng ta hãy thương xót như Thiên Chúa Cha”, trong khi ĐTC và đoàn đồng tế gồm bốn Hồng Y và hàng chục linh mục thuộc Hội Đồng Toà Thánh về Gia Đình hay đặc trách việc mục vụ cho các gia đình tiến lên bàn thờ Tuyên Xưng Đức Tin. Bài đọc một bằng tiếng Anh kể lại chuyện hai ông bà Elkana và Anna đem con là bé Samuel lên trung tâm thờ tự Shilo dâng cho Chúa. Bài đọc hai trích từ thư thứ nhất của thánh Gioan, khẳng định rằng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta biết bao vì cho chúng ta được gọi là con cái Ngài, và chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. Thánh vịnh và Phúc Âm đã được hát bằng tiếng Ý. Giảng trong thánh lễ ĐTC nói: “Các bài đọc kinh thánh đã giới thiệu với chúng ta hai gia đình đi hành hương về Nhà Chúa. Ông Elkana và bà Anna đem con là Samuel lên trung tâm thờ tự Shilo và thánh hiến con cho Chúa (x. 1 Sm 1,20-22.24-28). Cũng thế thánh Giuse và Mẹ Maria

cùng với Chúa Giêsu hành hương lên Giêrusalem dịp lễ Vượt Qua (x. Lc 2,41-52). Trong các ngày này cũng có biết bao người hành hương về các Cửa Thánh đã được mở trong tất cả mọi nhà thờ chính toà trên thế giới và tại biết bao nhiêu đền thánh. Nhưng điều đẹp nhất đuợc Lời Chúa nêu bật hôm nay đó là cả gia đình đi hành hương. Cha, mẹ, con cái cùng nhau đi đến nhà Chúa để thánh hoá ngày lễ với lời cầu nguyện. Đây là một giáo huấn quan trọng được cống hiến cho cả các gia đình của chúng ta nữa. Thật tốt cho chúng ta biết bao, khi nghĩ tới việc Mẹ Maria và cha thánh Giuse đã dậy Chúa Giêsu đọc các lời cầu nguyện! Và biết rằng trong ngày các ngài cùng nhau cầu nguyện, và vào ngày sabát các ngài cùng nhau đến hội đường để lắng nghe Sách Luật và các Ngôn sứ, và cùng toàn dân chúc tụng Chúa. Và chắc chắn khi hành hương lên Giêrusalem, các ngài đã hát các lời của thánh vịnh: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: Ta cùng trẩy lên Đền Thánh Chúa!”. Hỡi Giêrusalem, chân ta đã dừng trên các cửa của ngươi!” (Tv 122,1-2). Thật quan trọng biết bao cho các gia đình của chúng ta cùng nhau bước đi và cùng nhau có chung một mục đích phải tới! Chúng ta biết rằng mình có một lộ trình chung phải đi, một con đường nơi chúng ta gặp phải các khó khăn, nhưng cũng có những lúc của niềm vui và sự an ủi. Trong cuộc hành hương này của cuộc sống

L ĐTC Phanxicô chào tín hữu trong buổi đọc Kinh Truyên Tin

trưa Chúa Nhật lễ Thánh Gia Thất 27-12-2015 - AP

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 22

chúng ta cũng chia sẻ lúc cầu nguyện. Áp dụng vào cuộc sống gia đình. ĐTC nói: Có điều gì đẹp hơn đối với một người cha và một người mẹ là chúc lành cho con cái mình khi bắt đầu và kết thúc một ngày sống! Vẽ hình thánh giá trên trán chúng như trong ngày Rửa Tội. Đó lại chẳng phải là lời cầu nguyện đơn sơ nhất của các cha mẹ đối với con cái mình hay sao? Chúc lành cho chúng có nghĩa là phó thác chúng cho Chúa, để Chúa che chở và nâng đỡ chúng trong những lúc khác nhau của ngày sống. Thật quan trọng biết bao cho gia đình cùng nhau cầu nguyện trước các bữa ăn, để cảm tạ Chúa về các ơn và để học chia sẻ những gì đã nhận lãnh với người thiếu thốn hơn. Tất cả đều là các cử chỉ nhỏ nhặt, nhưng chúng diễn tả vai trò giáo dục lớn mà gia đình có được. Sau khi cuộc hành hương kết thúc, Chúa Giêsu đã trở về Nagiarét và vâng phục cha mẹ Người (x. Lc 2,51). Cả hình ảnh này nữa cũng chứa đựng một giáo huấn đẹp đối với gia đình. Thật thế, cuộc hành hương không kết thúc với việc đạt mục tiêu của đền thánh, nhưng khi trở về nhà và lấy lại cuộc sống thường ngày, thực thi các hoa trái thiêng liêng của kinh nghiệm đã sống. Chúng ta biết Chúa Giêsu đã làm gì trong lần đó. Thay vì trở về nhà với cha mẹ, Người dã ở lại trong Đền Thờ Giêrusalem, gây ra cho Mẹ Maria và thánh Giuse một nỗi đau đớn lớn, vì đã không tìm thấy Người. Chắc chắn Chúa Giêsu cũng đã phải xin lỗi cha mẹ về “vụ trốn đi ấy”. Phúc Âm không nói đến, nhưng tôi tin là chúng ta có thể giả thiết như vậy. Câu Mẹ Maria hỏi biểu lộ một trách móc nào đó, minh nhiên cho thấy nỗi âu lo của Mẹ và thánh Giuse, Nhưng khi trở về nhà Chúa Giêsu đã ôm chặt các vị để chứng minh cho thấy tất cả lòng trìu mến và vâng lời của Người. Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, ước chi mỗi gia đình có thể trở thành nơi ưu tiên trong đó chúng ta sống kinh nghiệm niềm vui của sự tha thứ. Sự tha thứ là nòng cốt của tình yêu biết hiểu lỗi lầm và sửa đổi. Chính bên trong gia đình mà người ta giáo dục tha thứ, bởi vì người ta chắc chắn được hiểu biết và nâng đỡ, mặc dù có các lỗi lầm đã phạm.

Chúng ta đừng mất tin tưởng nơi gia đình! Thật là đẹp luôn luôn rộng mở con tim cho nhau mà không giấu diếm gì cả. Nơi đâu có tình yêu, nơi đó cũng có sự thông cảm và tha thứ. Các gia đình thân mến, tôi xin phó thác tất cả anh chị em, phó thác cho cuộc hành hương gia đình sứ mệnh quan trọng này, mà thế giới và Giáo Hội cần đến hơn bao giờ hết. Lúc 12 giờ trưa ĐTC đã ra cửa sổ Dinh Tông Toà đọc Kinh Truyền Tin với tín hữu và du khách hành hương. Trong bài huấn dụ ĐTC khích lệ các gia đình noi gương sống của Thánh Gia Nagiarét là trường học của Phúc Âm để là một “giáo hội tại gia”, một cộng đoàn đặc biệt của tình yêu. ĐTC nói: trong bầu khí tươi vui là lễ Giáng Sinh trong Chúa Nhật này chúng ta cử hành lễ Thánh Gia Thất. Tôi nghĩ tới cuộc gặp gỡ lớn ở Philadelphia hồi tháng 9 năm nay, tôi nghĩ tới biết bao gia đình đã gặp trong các chuyến tông du, và tôi nghĩ tới các gia đình trên toàn thế giới. Tôi muốn chào thăm tất cả các gia đình với lòng trìu mến và biết ơn, đặc biệt trong thời đại này của chúng ta, trong đó gia đình phải gánh chịu các hiểu lầm và khó khăn đủ loại làm cho nó suy yếu đi. Phúc Âm hôm nay mời gọi các gia đình tiếp nhận ánh sáng của niềm hy vọng đến từ căn nhà Nagiarét, trong đó tuổi thơ của Chúa Giêsu đã phát triển trong tươi vui, và thánh sử Luca nói rằng Ngài “lớn lên trong khôn ngoan, tuổi tác và ơn thánh trước mặt Thiên Chúa và loài người” (Lc 2,52). Đối với mọi tín hữu và đặc biệt là các gia đình, tổ ấm gia đình của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse là một trường học Phúc Âm đích thực. ĐTC khai triển tư tưởng này như sau: Ở đây chúng ta khâm phục việc thành toàn chương trình của Thiên Chúa làm cho gia đình trở thành một cộng đoàn đặc biệt của sự sống và tình yêu thương. Ở đây chúng ta học biết rằng mỗi nhân tố gia đình Kitô được mời gọi là “giáo hội tại gia”, để rạng ngời lên các nhân đức tin mừng và trở thành men sự thiện trong xã hội. Các nét dặc thù của Thánh Gia Thất là: tiếp đón

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 23

và cầu nguyện, hiểu biết và tôn trọng nhau, tinh thần hy sinh, lao động và liên đới. ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Từ gương sáng và chứng tá của Thánh Gia Thất, mọi gia đình có thể rút tỉa ra các chỉ dẫn quý báu cho kiểu sống và các lựa chọn trong cuộc sống, và có thể kín múc sức mạnh và sự khôn ngoan cho con đường cuộc sống mọi ngày. Đức Mẹ và thánh Giuse dậy tiếp nhận con cái như món quà của Thiên Chúa, sinh ra chúng, giáo dục chúng, cộng tác một cách tuyệt vời với công trình sáng tạo của Đấng Tạo Hoá, và trao ban cho thế giới một nụ cuời qua mỗi trẻ em. Chính trong gia đình hiệp nhất mà con cái làm cho cuộc sống của chúng trưởng thành, bằng cách sống kinh nghiệm ý nghĩa và hữu hiệu của tình yêu thương nhưng không, của lòng hiền dịu, của sự tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết nhau, của sự tha thứ và niềm vui. Tôi muốn dừng lại nhất là trên niềm vui. Niềm vui đích thật, mà người ta kinh nghiệm trong gia đình, không phải là một cái gì tình cờ. Nhưng nó

là một niềm vui kết quả của sự hoà hợp sâu thẳm giữa các con người với nhau, làm cho người ta nếm hưởng được vẻ đẹp của việc sống chung với nhau, nâng đỡ nhau trên con đường cuộc sống. Nhưng ở nền tảng của niềm vui luôn luôn có sự hiện diện của Thiên Chúa, tình yêu tiếp đón thương xót và kiên nhẫn của Ngài đối với tất cả mọi người. Nếu không mở rộng cửa gia đình cho sự hiện diện của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, gia đình mất đi sự hoà hợp, các khuynh hướng duy cá nhân thắng thế và niềm vui bị dập tắt. Trái lại gia đình sống niềm vui, niềm vui của sự sống, niềm vui của đức tin, thông truyền nó một cách tự phát, thì là muối đất và ánh sáng thế gian, là men cho toàn xã hội. Xin Chúa Giêsu, Mẹ Maria và cha thánh Giuse chúc lành và che chở tất cả mọi gia đình trên thế giới, để trong đó ngự trị sự thanh thản và niềm vui, công lý và hoà bình, mà Chúa Kitô đã đem tới như món quà cho nhân loại khi Ngài sinh ra. Linh Tiến Khải

Xin quý vị vào link để xem và nghe nhạc: https://youtu.be/vF8I1s8WW4Y

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 24

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 25

ạn bè trên hết mọi sự!” Ở tuổi vị thành niên, các trẻ quan tâm đến việc thiết lập mối tương quan

ngoài gia đình. Ngang qua mối tương quan bạn bè hay các thiếu niên bắt đầu xa cách cha mẹ và khám phá ra “cuộc sống trong xã hội”. Tuổi thiếu niên có nhiều chuyển biến. Một trong những khủng hoảng của các bậc cha mẹ là không ngờ con cái lại thay đổi nhanh thế. Mới ngày nào “cháu còn rất ngoan, thế mà…”. Hoặc cách nào đó, cha mẹ lại muốn giữ mãi con cái trong tuổi ấu thơ, trong khi đó, ỏ tuổi vị thành niên, ánh nhìn của các em bắt đầu rộng hơn, em phóng tầm nhìn vào xã hội với các tương quan mới, cởi mở… và kéo theo nhiều sự thay đổi. Nhiều phụ huynh mang trong lòng mình những vấn nạn, và sau đây là những câu nói thường nghe nơi các bậc cha mẹ có con trong tuổi “vị thành niên”. “Tại sao con tôi lại coi bạn bè trọng hơn gia đình?” Đối với các bậc cha mẹ hiểu biết tâm lý và gần gũi con cái, trong đó người mẹ luôn bình thản và quân bình, người cha tình cảm và khoan dung, thì họ coi thái độ buông rời của những trẻ thiếu niên khỏi gia đình như một điều tất nhiên, không thể tránh khỏi, ít nhất là ở một phần nào đó. Sự gẫy đổ ấy là điều quen thuộc trong một hành trình phát triển bình thường. Theo một vài nhà nghiên cứu thì việc xa cách gia đình của người trẻ ngày nay đã trở nên quen thuộc hơn và càng rõ hơn so với thời đại trước đây. Ngày nay, với xã hội thời công nghệ, người trẻ có lối sinh hoạt riêng, văn hóa riêng, khiến cho khoảng cách thế hệ giữa con cái, và cha mẹ, ông bà ngày càng rộng, càng sâu.

Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì, các thanh thiếu niên bắt đầu xoay ngược mọi hạng thứ hạng ưu tiên: Giò đây “Bạn bè hạng nhất”, và gia đình chỉ giữ chỗ thứ yếu. Ngang qua những mối tương quan bạn bè, các thiếu niên dần rời khỏi cha mẹ và chúng khám phá ra một “đời sống trong xã hội”. Với bạn bè, em thiếu niên bắt đầu yêu một ai đó ngoài gia đình, bắt đầu có một vài ưu tiên khác với gia đình, em khám phá ra một sự trung thành khác. Đây là một sự thực tập cần thiết. Vì thế các bậc cha mẹ đừng quá lo lắng. Một trong những đặc nét của tuổi thiếu niên là niềm đam mê với cái mới và những điều chưa biết về con người, môi trường, hoạt động. Do vậy mà chúng có khuynh hướng thích những gì ở ngoài gia đình. Đối với chúng, điều này không luôn dễ dàng: chúng cần được khích lệ và nâng đỡ. Cho nên, thật cần thiết để nói với các thiếu niên về thế giới chung quanh với ánh nhìn tích cực thật quan trọng. Hãy nói về thế giới ấy như một lục địa đáng để thám hiểm chứ không là một thế giới đói khát và đầy đe dọa. “Con tôi suốt ngày lang thang với băng nhóm của nó. Tôi có cần phải cảnh báo không?” Nếu việc một thiếu niên thích ở giữa bạn bè hơn gia đình là một chuyện bình thường thế nào, thì việc chúng tự nhốt mình trong một chiếc vòng khép kín thật là nguy hiểm. Các bậc cha mẹ phải tự hỏi mình: “Con cái tôi đang tìm kiếm gì ở nơi ấy?”. Đôi khi câu trả lòi làm cho cha mẹ đau lòng, nhưng các vị cần nhó đừng để con cái phải trốn khỏi tình huống gia đình quá sức nhàm chán hay áp bức, hung hãn. Đơn giản chỉ là các em cần phải khám phá thế giới! Nơi những trẻ vị thành niên có tràn sự tò mò và sự năng động, tuy nhiên điều quan trọng là các

“B

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 26

em cần có một chỗ ẩn nấp an toàn ở phía sau. Thực vậy, phiêu lưu là điều có thể, nhưng em cần xác tín rằng cho dù em có làm sao đi nữa, thì em vẫn có thể trở về và tìm được tình thương, sự bảo vệ của gia đình. Không phải tất cả người trẻ “tìm kiếm” ấy đều ý thức rằng đó là một điều cần thiết, hay chúng chấp nhận dù được cảnh báo trước. Trong thực tế cuộc sống, có nhiều người trẻ bị thúc đẩy để sống thái độ đó, như diễn tả của một tâm hồn yếu nhược, hèn nhát. Là cha mẹ, các bậc phụ huynh cần nhận ra cơn khát về sự khám phá ấy có mặt trong tâm hồn của từng em, và chúng ta cần giúp chúng thỏa mãn cơn khát ấy. Cách thức tốt nhất để thỏa mãn đòi hỏi này là đừng lên án con cái về sự phản bội hay vô ơn khi dám rời xa cung lòng gia đình, nhưng tốt hơn làm cho chúng hiểu rằng cha mẹ luôn ỏ đó, sẵn sàng đón nhận chúng. Cha mẹ cần phải có hành động dứt khoát khi nhận ra con cái của mình đang rơi vào vòng nguy hiểm, Người cha cần phải dành thời gian để làm cái gì đó cho con cái, chẳng hạn đi cùng với con đến nơi chơi thể thao, đến rạp chiếu phim, cùng đi với con đến những sự kiện đặc biệt. Điều quan trọng là cần cảnh tỉnh cho con cái thấy rằng bản thân các em phải là trung tâm của những sỏ thích cá nhân em, chứ em không phải là cái đuôi của bạn bè. Cần phải đề xuất cho các em những hoạt động và trao cho các em các trách nhiệm, ngay cả khi chúng từ chối. Trong giai đoạn này, người mẹ phải thực sự trở thành môi giới rất sáng tạo giữa người cha và con cái. “Làm sao tôi có thể biết chắc rằng con của tôi đi theo những bạn tốt?” Không ai có thể chắc chắn về điều này bao giở. Mục đích của giáo dục không là bảo vệ trẻ khỏi những ảnh hưỏng xấu, nhưng là giúp các em có nội lực để đứng vững một mình. Chính vì điều này mà các em cần phải học biết người khác và nhận biết chính mình. Giải pháp tốt hơn cả là cùng nhau nói về lãnh vực này. Cha mẹ phải tạo điều kiện để con cái nói về bạn bè của chúng, về những gì chúng thích, cách chúng dùng thời gian thế nào, đi

những đâu, âm nhạc ưa thích là gì. Quan trọng hơn, cha mẹ cần duy trì và sẵn sàng có những “tiếp xúc” mở với con cái. Chỉ có như thế các em mới cảm nhận được rằng chúng có thể tự mình làm những kinh nghiệm mà không bị la mắng, không bị kết án. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên biết rằng tuổi vị thành niên chúng sẽ học tập mọi thứ, kể cả sự phản bội, nhỏ nhen, thất vọng. Trong những thời điểm này các em rất cần sự can thiệp của cha mẹ. “Tại sao con gái của tôi không còn nói chuyện với tôi nữa?” Có nhiều em tuổi vị thành niên làm mọi sự để tách biệt mình khỏi mọi tương quan với gia đình, để nhúng chìm mình trong cõi sa mạc riêng tư. Trong thực tế, đối với các em này sự cô đơn không phải là sự thiếu vắng bạn bè cho bằng khát vọng tìm kiếm chính mình. Điều này không có gì xấu. Có rất nhiều lý do thúc đẩy tuổi vị thành niên im lặng. Tuy vậy, chúng ta chỉ cần lưu ý đến một điều, là sự im lặng của em thực sự là một sự đóng kín với thế giới, hay chỉ xảy ra đối với cha mẹ. Nếu phụ huynh thấy con cái có thái độ im lặng tại gia đình, nhưng vẫn nghe thấy chúng cười trong phòng riêng, nếu các em vẫn vui tươi, ríu rít với bạn bè; nếu chúng tiếp tục nói chuyện qua điện thoại, thì đừng lo lắng quá đáng. Trong trường hợp này phụ huynh có thể bày tỏ phản ứng của mình. Quý phụ huynh hãy nói rõ ràng cho các em thấy rằng sự im lặng của các em làm quý vị bị tổn thương. Đừng làm ra vẻ phiền não, đừng la mắng, nhưng hãy giải thích cho các em cách đơn sơ rằng quý vị cảm thấy buồn vì bị loại trừ ra khỏi đời sống của các em. Đừng chì chiết. Chắc chắn để làm chinh phục và gìn giữ tình bạn với các con, quý phụ huynh cần phải tốn nhiều công sức và sự kiên nhẫn. Hãy nhớ rằng nếu quý vị muốn con cái tín nhiệm thì quý vị phải bảo đảm cho các em rằng quý vị rất tín nhiệm các em. Nhật Tâm (Theo “Bạn Bè và Gia Đình”, Chuyên đề Don Bosco, số 36)

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 27

Tháng 1: Ngày 15, 16, 17: Khoá Căn Bản tại Las Vegas.

Chánh xứ: Cha Đồng Minh Quang (702) 821-1459

Chủ nguyền: AC Ziao & Lan - [email protected]

Tháng 2: Ngày 16 &17: Khoá Căn Bản tại GX Loan Lý, TGP Huế, VN (# 651)

Cha Phaolô Nguyễn Luận - [email protected]

L/l AC Hảo & Tuyết - [email protected]

Tháng 3: Ngày 5&6: Khoá Căn Bản tại Giáo xứ Nội Hà, Đà Nẵng, VN (# 669)

Cha Phaolô Nguyễn Luận - [email protected]

Liên lạc: AC Từ & Liên - [email protected]

Chủ nguyền: AC Thự & Nguyệt - [email protected] - (832) 247-5969.

Tháng 3: Ngày 11, 12, 13: Khoá Căn Bản tại Houston, TX.

Cha Giuse Châu Xuân Báu, CSsR (713) 681-5144.

Chủ nguyền: AC Thự & Nguyệt - [email protected] - (832) 247-5969.

Tháng 4: Ngày 8, 9, 10: Khoá Căn Bản tại Melbourne, Úc Châu.

Cha Đinh Trung Hoà.

Chủ nguyền: AC Nhơn & Vang - [email protected]

Tháng 4: Ngày 22, 23, 24: Khoá Căn Bản tại Sydney, Úc Châu.

ChaPaul Chu Văn Chi

Chủ nguyền: AC Xuân & Yến - [email protected]

Tháng 4: Ngày 29,30 & 1 tháng 5: Khoá Căn Bản tại Victoria, Canada (#670)

Cha Luyện, CSsR - [email protected]

L/l AC Bửu & Kim - [email protected]

Tháng 5: Ngày 27, 28, 29: Khoá Căn Bản tại Minesota.

Chánh xứ: Cha Joseph Vũ Xuân Minh - [email protected]

Chủ nguyền: AC Đặng Nhứt & Hương: [email protected]/ 612-221-1173,

Tháng 5: Ngày 27, 28, 29: Khoá Đoàn Sủng tại Orange, Nam California.

Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn,

Chủ nguyền: AC Tuấn & Hương - [email protected]/ (714) 925-2123

CHƯƠNGTRÌNHTHĂNGTIẾNHÔNNHÂNGIAĐÌNHHẢINGOẠI

2545 Millwater Crossing, Dacula, GA 30019, USA email: [email protected]

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 28

Tháng 6: Ngày 10, 11, 12: Khoá Họp Thường Niên BĐH & TND/TƯ/HN tại Atlanta.(Dự kiến)

Cha TLN FX Trần Quốc Tuấn - [email protected]

AC Phạm Văn Quyết & Điệp - [email protected]

Tháng 6: Ngày ……: Khoá Căn Bản tại GX Philliphê Phan Văn Minh, Florida. (Dự kiến).

Chánh xứ: Cha Nguyễn Thanh Châu.

Liên lạc Thầy Phó tế Đa Minh Đặng Nước - [email protected]

Tháng 6: Ngày 24, 25, 26: Khoá Căn Bản tại GX Thánh Giuse, Charlotte, NC.

Chánh xứ: Cha Phêrô Trương Vĩnh Trị (704) 504-0907.

Chủ nguyền: AC Chu M Khang & Thanh: [email protected]/ 980-322-9441.

Tháng 6: Ngày 24, 25, 26: Khoá Căn Bản tại San Jose, CA.

Chánh xứ: Cha Peter Huỳnh Lợi (408) 291-6280.

Chủ nguyền : AC Hoàn & Thu Hằng- [email protected]/ (408) 655-9182

Tháng 7: Ngày 15, 16, 17: Khoá Căn Bản tại GX CTTĐ-Arlington, VA,

Chánh xứ: Cha Phêrô Phạm Hương, OP,

Chủ nguyền: AC Huấn & Tuyết: [email protected]/ (202)480-3076

Tháng 7: Ngày 22, 23, 24: Khoá Căn Bản tại New Orleans, LA.

Chánh xứ: Cha Đôminicô Nguyễn Văn Nghiêm.

Chủ nguyền: AC. Châu & Tố Mai : [email protected]/ (504)496-5273.

Tháng 7: Ngày 29, 30, 31: Khoá Căn Bản tại GX CTTĐ/VN - Atlanta, GA.

Cha Tổng Linh Nguyền FX Trần Quốc Tuấn,

Chủ nguyền: AC Thảo & Chi: [email protected]/ (678) 457-7671.

Tháng 7: Ngày 29,30,31: Khoá Căn Bản tại Detroit, MI.

Chánh xứ: Cha J.B Lâm Chí Hoằng,

Chủ nguyền: AC Long & Thiên Kim- [email protected]/ (586)789-5816.

Tháng 8: Ngày….: Khoá Căn Bản tại Florida ( Dự kiến )

Chánh xứ: Cha Nguyễn Ngọc Duy.

Liên lạc: AC Tài & Thu Hiền.

Tháng 8: Ngày…….: Khoá Căn Bản tại GX Thánh Gia, Greenboro, NC ( Dự kiến )

Chánh xứ: Cha Phêrô Dương Minh Trí.

Liên lạc: AC Sinh & Kim Phương.

Tháng 8: Ngày 19, 20, 21: Khoá Căn Bản tại Họ Đạo La Vang, Greenville, SC.

Cha David Phan Học,

Chủ nguyền: AC Hiển & Trang - [email protected]

Tháng 8: Ngày 26, 27, 28: Khoá Căn Bản tại TGP Los Angeles, CA.

Cha Nguyễn Bá Cường,

Chủ nguyền: AC Bùi Thịnh & Nga - [email protected]/ (714) 803-6038.

Tháng ......Ngày...... Khoá Căn Bản tại Cộng Đoàn Mân Côi, Chicago. (Đang xếp)

Quán Nhiệm: Cha Nguyễn Phi - [email protected]

Chủ nguyền: AC Thái & Viện - (309) 750-9250.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 29

Tháng 9: Ngày 2, 3, 4: Khoá Căn Bản tại vùng Boston, New England.

Cha Hà

Chủ nguyền: AC Thông & Diệu Tú: [email protected]

Tháng 9: Ngày 9, 10, 11: Khoá Căn Bản tại Montreal, Canada.

Chánh xứ: Cha JB Đinh Thanh Sơn (514) 948-438

Chủ nguyền : AC Kỳ & Ánh- [email protected]

Tháng 9: Ngày 16, 17, 18: Khoá Căn Bản tại Ottawa, Canada.

Chánh xứ : Cha Phêrô Bùi Quang Tuấn - [email protected]

Chủ nguyền: AC Phú & Oanh - [email protected]/[email protected]

Tháng 9: Ngày 23, 24, 25: Khoá Căn Bản tại Toronto, Canada,

Chánh xứ: Cha Trần Tập (416) 769-8014.

Chủ nguyền: AC Huy & Hạnh: (416) 567-7704/ [email protected]

Tháng 9: Ngày 23, 24, 25: Khoá HL/TND tại Tokyo, Nhật Bản.

Cha Nguyễn Hữu Hiến - [email protected]

Chủ nguyền NB: AC Kiên & Tâm - [email protected]

Tháng 9: Ngày 30 và 1 & 2/10: Khoá Căn Bản tại Tokyo, Nhật Bản.

Cha Nguyễn Hữu Hiến - [email protected]

Chủ nguyền NB: AC Kiên & Tâm- [email protected]

Tháng 9: Ngày 30 và 1 & 2 tháng 10: Khoá Đoàn Sủng tại Winnipeg, Canada.

Chánh xứ: Cha Fx. Nguyễn Duy Hải.

Chủ nguyền : AC Nguyễn Thành & Oanh - [email protected]

Tháng 10: Ngày 14, 15, 16: Khoá Căn Bản tại Gx Mẹ Việt Nam, Washington DC.

Chánh xứ: Cha Phêrô Trần Xuân Tâm,

Chủ nguyề : AC Phạm Tự & Yến: [email protected]/ (301)247-0493

Tháng 10: Ngày........... Khoá Căn Bản tại Orange, Nam Cali, (Đang xếp)

Đức Ông Vấn nguyền TỰ/HN Giuse Phạm Quốc Tuấn,

Chủ nguyền: AC Tuấn & Hương- [email protected]

Tháng 11: Ngày 11, 12, 13 Khoá Căn Bản tại San Bernadino, CA.

Quản nhiệm: Cha Anthony Bùi Đai.

Chủ nguyền: AC Nguyễn Tần & Hảo- [email protected] / (951) 688-8669.

Tháng 11: Ngày 25, 26, 27: Khoá Căn Bản tại GX ĐMVN- Atlanta,

Đức Ông Vấn nguyền TƯ/HN Francis Phạm Văn Phương,

Chủ nguyền: AC Tuấn & Tiên: tt-tthngd@ yahoo.com/ (404)414-1863

Tháng 12: Đại Lễ Thánh Gia, Bổn Mạng CT/TTHNGD.

Chương Trình khắp nơi mừng kính trọng thể.

(Sẽ còn thêm nhiều Khoá nữa trong những tháng tới đây)

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 30

  

 

Phó tế Nguyễn Mạnh San

Sau hơn 36 năm liên tục được phục vụ tha nhân trong trách nhiệm tinh thần của một Phó Tế Vĩnh Viễn (Permenant Deacon), tôi đã được chứng kiến tận mắt và được nghe tận tai những nỗi tâm tư uẩn khúc của những cặp vợ chồng trẻ có, trung niên có và cao niên có, đã tâm sự cho tôi nghe về đời sống lứa đôi của họ. Vì sống trong một xã hội văn minh Hoa Kỳ, có biết bao nhiêu những sự cám dỗ vật chất hàng ngày vây quanh họ, làm cho một số tình nghĩa vợ chồng đổi thay, sống ích kỷ đối với nhau, chỉ muốn cá nhân mình được hưởng thụ mọi thứ mình đang có, không muốn chia sẻ cho nhau những gì mình có, có những cặp vợ chồng cư xử với nhau thiếu hẳn tình người. Chính vì thế, người ta có thể ví tình nghĩa vợ chồng như áng mây trôi, nếu trôi vào bến nước trong, thì vợ chồng luôn luôn sống bên nhau với những niềm vui tươi hạnh phúc bất tận bên nhau; nhưng nếu trôi vào bến nước đục, thì người vợ hay người chồng sẽ phải gánh chịu biết bao nhiêu sự đau khổ. Tuy nhiên, trong trường hợp như vậy, cả hai vợ chồng nếu có lòng tin vững mạnh vào sự an bài của Thượng Đế, mà người ta thường gọi là định mệnh, để nhẫn nhục chịu đựng và sẵn lòng tha thứ cho nhau những điều lầm lỗi của nhau, thì vợ chồng vẫn có thể sống hòa thuận yêu nhau suốt đời. Sau đây tôi xin trình bầy về 2 trường hợp tình nghĩa vợ chồng, thuộc giới cao niên, đang sống

tại viện dưỡng lão và một trường hợp thuộc giới trung niên, đang sống tại tư gia, mà cả 3 trường hợp này có nội dung hoàn toàn khác biệt nhau. Trong việc hành xử công tác Tông Đồ Mục Vụ của một Phó Tế Công Giáo, tôi được Cha Chánh Xứ sai đi thăm viếng, an ủi tinh thần cho 3 vị này trong nhiều tháng qua. Trường hợp thứ nhất: Ông Cư bị mắc căn bệnh lãng trí, đi đứng không vững, phải đi bằng walker và người con gái lớn phải gửi ông vào trong viện dưỡng lão đã hơn 6 tháng nay, hàng tuần tôi vào thăm ông để an ủi và cầu nguyện cho ông và lần đầu tiên tôi vào thăm ông, thì tình cờ tôi gặp bà vợ ông cũng vào thăm nuôi ông. Ông cho tôi biết hàng ngày, cứ mỗi ngày bà mang thức ăn bà nấu ở nhà vào cho ông ăn cơm trưa và trước khi bà ra về lúc 3 giờ chiều để đi làm, bà đều tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo cho ông, mặc dầu bà biết rõ trong viện dưỡng lão, đã có nhân viên làm việc tại đây săn sóc mọi điều cho ông, nhưng bất luận lần nào tôi vào thăm ông, tôi cũng được chứng kiến tận mắt cảnh tượng săn sóc chồng hết sức chu đáo của bà, như người Mẹ đang săn sóc một đứa con còn nhỏ dại, làm tôi hết sức cảm động và tự hỏi lòng mình, sao lại có những bà vợ đầy tình nhân ái, hết lòng hy sinh cho chồng, cả những lúc chồng đau ốm như thế này, trong khi bà vợ vẫn phải đi làm việc từ chiều cho đến tối khuya mới về tới nhà.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 31

Tôi còn được biết bà có dư thừa tiền bạc để thuê mướn thêm người đến săn sóc ông, thay cho bà trong viện dưỡng lão nếu bà muốn, nhưng bà cho tôi biết là bà muốn được tự tay săn sóc ông, cho trọn vẹn tình nghĩa vợ chồng và bà nhấn mạnh rằng cho dù vợ chồng chỉ ở với nhau có một ngày cũng nên nghĩa. Đây đúng là một tấm gương sáng chói, cho những cặp vợ chồng đang sống trong một xã hội Hoa Kỳ, được coi là văn minh vào bậc nhất trên thế giới, nhưng có quá nhiều cạm bẫy vật chất cám dỗ người ta hàng ngày, bất kể già, trẻ, lớn bé đều có thể bị cám dỗ, nếu không ý thức được tình nghĩa thiêng liêng trong đời sống vợ chồng, tuy hai thân xác nhưng là một tâm hồn. Trường hợp thứ hai: Ông Duy bị bán thân bất toại, nhưng trí óc vẫn còn sáng suốt bình thường, phải nằm liệt giường, ăn uống phải có người bón, đi tiểu tiện phải có người bế lên cho ngồi xe lăn, đưa vào nhà vệ sinh v.v... Nên người nhà phải gửi ông vào viện dưỡng lão và thỉnh thoảng tôi có thì giờ, tôi cũng vào thăm ông. Lần đầu tiên tôi vào thăm ông, tôi gặp bà vợ ông săn sóc ông chu đáo, y như trường hợp thứ nhất và bà cũng yêu cầu tôi, bất luận ngày nào mà tôi có thể vào thăm chồng bà, thì xin cho bà biết trước, để bà có dịp được gặp tôi, nhờ tôi tư vấn cho bà về những vấn đề khó khăn của bà đối với con cái. Mới đầu tôi tin tưởng vào lời yêu cầu này của bà có lý do chính đáng, nên mỗi lần tôi vào thăm ông, tôi đều có báo trước cho bà biết tôi đến thăm ông và bà luôn luôn có mặt và sau khi bà cho ông ăn uống xong đâu đấy, bà liền tâm sự những câu chuyện khó khăn về con cái của bà cho tôi nghe. Vì bẵng đi một tháng, tôi mắc công việc phải đi xa ngoài tiều bang, không đến thăm ông được và khi tôi quay trở về, tôi vội vàng đến thăm ông, quên không báo cho vợ ông biết trước như mọi lần, nên không có mặt bà, ông buồn rầu tâm sự cho tôi nghe là cả tháng nay, vợ ông cũng chỉ đến thăm ông có 2 lần, mỗi lần bà chỉ thăm ông khoảng 20 hay 30 phút là bỏ ra về, vì Thầy phục vụ ở cùng giáo xứ với bà nhà tôi, nên bà ấy

rất kính nể Thầy và cứ mỗi lần Thầy đến thăm tôi, thì bà ấy lo săn sóc tôi chu đáo để cho Thầy nhìn thấy tận mắt, nhưng khi nào Thầy không vào thăm tôi, thì bà ấy cũng không vào thăm tôi, hoặc có vào thì chỉ độ 2 hay 3 lần mỗi tháng là cùng. Khi tôi mới vào viện dưỡng lão thì ngày nào bà cũng vào săn sóc tôi như có mặt Thầy vậy, nhưng kể từ khi tôi ký tờ di chúc, bằng lòng để lại tất cả tài sản, gồm nhà cửa đã trả hết tiền nợ ngân hàng và tiền bạc của tôi để dành trong ngân hàng trên 3 trăm ngàn cho một mình bà có quyền thụ hưởng sau khi tôi qua đời, thì bà tỏ thái độ thờ ơ, không còn tiếp tục hàng ngày đến viện dưỡng lão săn sóc chu đáo cho tôi như trước kia nữa. Tới bây giờ tôi mới thấu hiểu câu nói của tiền nhân là: Thức khuya mới biết đêm dài, sống lâu mới biết lòng người đổi thay. Nhưng may thay, kể từ ngày có Thầy đến thăm tôi, vì sợ tôi kể cho Thầy nghe hết tất cả sự thật này, nên nhà tôi mới yêu cầu Thầy, là mỗi lần Thầy đến thăm tôi, thì Thầy báo cho bà ấy biết trước, để bà ấy có mặt với Thầy và bà ấy muốn tỏ cho Thầy thấy rằng bà ấy vẫn hết lòng thương yêu chồng, qua những hành động săn sóc tận tình của bà dành cho tôi, trước mặt Thầy như Thầy đã thấy. Vậy từ nay trở đi, nếu Thầy còn tiếp tục đến thăm tôi, thì xin Thầy nhớ báo cho bà ấy biết trước, để tôi được hưởng cái phước lộc của Thầy, mà Chúa đã gửi Thầy đến thăm tôi trong những lần vừa qua. Tôi cũng xin chân thành xác nhận với Thầy, mặc dầu nhà tôi đối xử tệ bạc với tôi trong lúc tôi đau ốm, phải vào nằm trong viện dưỡng lão, mà tôi vừa kể cho Thầy nghe, nhưng tôi không oán trách nhà tôi, vì mỗi người Công Giáo chúng tôi, hầu hết ai ai cũng phải vác Thánh Giá, nếu muốn bước theo chân Ngài, có người thì vác Thánh Giá nặng, có người vác Thánh Giá nhẹ, mà bên Phật Giáo coi đây là sự việc quả báo hay còn gọi là nghiệp chướng, vì tội lỗi của mình gây ra hay là tội lỗi gây ra bởi Cha Ông chúng ta, để lại cho con cháu đến đời này phải hứng chịu, thay cho Cha Ông của chúng ta. Trường hợp thứ ba: Ông Huy mới 60 tuổi, là một thi sĩ sáng tác nhiều bài thơ, miêu tả tình yêu

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 32

trai gái như cá với nước, tình yêu của Cha Mẹ dành cho con cái như mây trời bao la và tình nghĩa vợ chồng cao ngất như núi thái sơn. Chúng tôi vẫn thường gặp mặt nhau, để hàn huyên tâm sự với nhau. Ông Huy thường ngâm cho tôi nghe những bài thơ tình cảm xã hội, mang tính chất triết lý về cuộc sống đạo đức, thủy chung của con người Việt Nam nói riêng do ông sáng tác; còn tôi thường kể cho ông nghe những câu chuyện tình cảm, có dính líu tới Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng, do tôi sưu tầm từ một số các vụ án, xét xử tội phạm tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, cũng là nơi tôi tòng sự trên 3 thập niên qua hoặc những câu chuyện tình cảm oan trái do những tù nhân nam nữ, thuộc nhiều sắc tộc khác nhau, tâm sự cho tôi nghe, trong số những anh chị em tù nhân này, có tới 90% là người Hoa Kỳ, bị giam giữ tại các trại tù liên bang và tiểu bang, mà tôi được gửi đến để phục vụ họ, trong nhiệm vụ là một Tuyên Úy trại tù tình nguyện, vào những ngày nghỉ cuối tuần. Mới đây ông Huy bị bệnh nặng, phải vào nằm nhà thương mất 2 tuần lễ, ông mới được bác sĩ cho trở về nhà nằm nghỉ dưỡng bệnh và sau hơn một tuần ông trở về nhà, tôi ghé thăm ông bất thình lình, là chỗ bạn bè thân thiết, nên tôi không cần phải gọi điện thoại báo cho ông biết trước, tôi theo chân ông vào trong bếp, ông tiếp tục bỏ mì gói vào bát nước sôi để chuẩn bị cho bữa ăn trưa của ông. Nhìn thấy da mặt ông xanh xao, thân hình gầy còm như con cá mắm, đi dứng chậm chạp, chứng tỏ sức khỏe của ông vẫn còn yếu ớt lắm, mà ông vẫn phải tự nấu nướng cho ông ăn, rồi ông buồn rầu cất tiếng tâm sự với tôi: Thưa Thầy, mặc dầu tôi được bác sĩ cho về nhà dưỡng bệnh đã hơn 2 tuần nay, nhưng vẫn chưa lấy lại sức, chỉ có một mình tôi ở nhà, tôi phải tự săn sóc lấy mọi chuyện cho tôi, kể từ khi tôi ở nhà thương về tới nay, tôi vẫn tự tay nấu ăn lấy, dọn dẹp nhà bếp, cầu tiêu, nhà tắm cho sạch sẽ trong những lúc nhà tôi không có ở nhà. Vì tôi không biết nấu nướng, nên thường ngày tôi chỉ

biết nấu mì gói, ăn thay cho bữa cơm trưa, trong khi nhà tôi thì mải mê đi làm một số các dịch vụ thương mại, đến tối mịt mới quay trở về nhà, tất cả các con cháu tôi thì ở xa ngoài tiểu bang, cho dù nếu các cháu có ở gần chúng tôi đi chăng nữa, nhà tôi cũng ngăn cản tôi, không muốn cho tôi nhờ vả chúng nó bất cứ điều gì tôi cần sự giúp đỡ của các con tôi, nhà tôi nói là đừng làm phiền chúng nó, vì chúng nó đã lập gia đình cả rồi, chúng nó còn phải lo cho gia đình của chúng nó và để tránh khỏi phải cãi vã với nhà tôi về sự ngăn cản này, nên tôi cũng chẳng bao giờ mở miệng nhờ cậy các con tôi giúp tôi bất cứ điều gì tôi cần, nhưng nhiều lúc, trong lòng tôi cảm thấy rất buồn tủi, làm cho tôi có cảm tưởng như chúng nó là con riêng của nhà tôi, chứ không phải con của hai chúng tôi nữa. Mấy chục năm sống bên nhau, tôi biết rõ nhà tôi không thuộc loại người đàn bà rượu chè, cờ bạc, lẳng lơ trai gái. Nhưng khổ một nỗi, lúc nào nhà tôi cũng chỉ nghĩ cách làm sao kiếm ra được thật nhiều tiền và rồi cất giữ tất cả số tiền kiếm được là nhà tôi hài lòng vui vẻ, vì mỗi lần kiếm được bao nhiêu tiền lại cất giữ đi bấy nhiêu hoặc lại đem số tiền vừa kiếm được đi đầu tư vào dịch vụ thương mại khác, nên lúc nào nhà tôi cũng than thở với tôi là không có tiền. Mặc dầu nhà tôi hiểu rất rõ, là khi chết đi thì đâu có mang tiền đi theo mình được, nhưng nhà tôi vẫn không chịu thay đổi cá tính bẩm sinh say mê tiền bạc hơn tất cả mọi thứ trên đời này và nếu có ai sống trong hoàn cảnh như thế, nói theo môn tâm lý học, thì tiền mới chính là người yêu duy nhất của người vợ hay của người chồng. Riêng với cá tính bẩm sinh của tôi, tất cả những ai đã từng quen biết tôi, trong đó có cả Thầy cũng đã thấy rõ con người của tôi như thế nào, trong nhiều năm qua, tôi sống rất giản dị và tôi chưa hề biết nói câu từ chối lời yêu cầu giúp đỡ nào của ai hết, nếu lời yêu cầu đó nằm trong khả năng mà Chúa đã ban cho tôi. Tiền bạc chỉ có ý nghĩa đối với tôi khi tôi là chủ nhân của đồng tiền, chứ không phải là kẻ nô lệ cho đồng tiền, để đến nỗi quý trọng đồng tiền hơn tình người.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 33

Trong hoàn cảnh của tôi, về mặt tinh thần, nhiều lúc tôi cảm thấy cô đơn, nhưng về mặt lý trí, tôi cảm thấy niềm an ủi cho thân phận mình, vì Chúa ban cho tôi có được người vợ đoan trang, nết na, chung thủy, nhưng chỉ phải mỗi cái tật say mê đi ra ngoài làm thương mại, để mong ước kiếm được nhiều tiền thêm, nên không có đủ thì giờ chăm lo thu dọn nhà cửa cho ngăn nắp sạch sẽ và tôi vẫn nhớ câu người ta thường nói: Được cái nọ mất cái kia hoặc muốn theo chân Chúa thì phải vác Thánh Giá nặng hay nhẹ theo Ngài, quả đúng như thế nên tôi lấy đó làm niềm an ủi, chấp nhận sống trong hoàn cảnh tự mình săn sóc cho thân mình, kể cả trong những lúc đau ốm, đáng lý cần phải có người phụ giúp tôi, nhưng nhìn chung quanh mình, cũng chỉ có một thân một mình, tôi với tôi. Kể từ ngày tha hương, bỏ quê cha đất tổ để đi tìm tư do cho đến nay, chúng ta quen nhau đã mấy chục năm qua, đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cho tôi có dịp được tâm sự nỗi lòng thầm kín của tôi với Thầy và xin Thầy hiểu cho tôi, là hoàn toàn tôi không có ý gì chê trách nhà tôi đâu, mà chỉ để cho vơi đi niềm sầu muộn ấp ủ trong lòng bấy lâu nay. Nói tóm lại,

Trường hợp thứ nhất tiêu biểu cho người vợ hết lòng hy sinh và yêu thương chồng mình thật tình, hoàn toàn bất vụ lợi.

Trường hợp thứ hai tiêu biểu cho hành động của người vợ săn sóc chồng mình, với chủ đích tư lợi cá nhân, chứ không phải hoàn toàn vì tình yêu chân thật đối với người chồng.

Trường hợp thứ ba tiêu biểu cho tình thương yêu của người vợ đối với người chồng không thuộc hàng ưu tiên, vì chỉ có tiền bạc mới là điều tối quan trọng trên hết mọi sự và có thể nói tiền bạc chính là người yêu lý tưởng của người vợ.

Tất cả 3 trường hợp vừa kể trên đây,

Trường hợp thứ nhất không xa lạ gì đối với tập quán của người phụ nữ Việt Nam, ngay từ khi còn ở quê nhà, dù người vợ ở

bất cứ tuổi nào đi chăng nữa, già hay trẻ đều đối xử lòng nhân ái với chồng con như thế, nhất là những lúc chồng con đau ốm, người vợ phải vất vả, nhiều khi bị kiệt sức vì lo lắng săn sóc cho chồng cho con ngày đêm và đó cũng là một nét son độc đáo của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và của người phụ nữ Á Châu nói chung.

Trường hợp thứ hai thường thấy xẩy ra tại Hoa Kỳ, vì người vợ hoặc người chồng bị tiêm nhiễm với đời sống xa hoa vật chất, theo chủ nghĩa tôn thờ cá nhân (Material Individualism), nên đôi lúc trở thành ích kỷ, chỉ muốn cho thân mình được sung sướng, không cần nghĩ tới người khác đang đau khổ, cho dù người đó là chồng hay là vợ của mình.

Trường hợp thứ ba thì rất ít thấy xẩy ra, vì nếu có người vợ nào nằm trong trường hơp tương tự như thế này, có thể coi đây là một căn bệnh tâm thần, chỉ biết say mê tìm cách kiếm tiền, không dành nhiều thì giờ cho gia đình, miễn sao kiếm được nhiều tiền để dành là cảm thấy hạnh phúc; khác biệt hẳn đối với những gia đình không có đủ lợi tức hàng tháng để sống, nên sáng tối cả vợ lẫn chồng đều không có mặt ở nhà, vì phải đi làm việc lao động vất vả hay phải đi buôn bán ngược xuôi, mới kiếm đủ tiền nuôi sống gia đình.

Vậy trong 3 trường hợp trên đây, chỉ có trường hợp thứ hai là đáng buồn nhất cho những ai đang ở trong trường hợp này, nhất là đối với những người cao niên, bị bệnh nặng, phải vào nằm co ro trong viện dưỡng lão một mình, mà không có người thân trong gia đình đến thăm nom thường xuyên, thì trong lòng cảm thấy thật đau khổ vô cùng.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 34

TUỔI BIẾT YÊU

Xét về tuồi tác, các cụ vốn thường chủ trương: Nữ thập tam, nam thập lục. Gái mười ba, trai mười sáu. Trong khi đó, giáo luật cũ khoản 1067 đã qui định: Nam mười sáu, nữ mười bốn. Nếu dưới lứa tuổi này thì cuộc hôn nhân bị coi là bất hợp pháp. Còn theo luật nhà nước hiện nay thì gái mười tám, trai hai mươi. Bởi vậy, cụ thể là nên tuân theo luật của nhà nước. Tuy nhiên, để thuyền tình được cặp bến hạnh phúc, theo gã nghĩ cần phải có sự trưởng thành về sinh lý, về tình cảm và về xã hội.

Trước hết, sự trưởng thành về sinh lý

Nghĩa là cơ thể của đôi bên phải được phát triển đầy đủ để đón nhận thiên chức làm cha và làm mẹ. Mức độ trưởng thành này tương đối đến rất sớm, có thể vào khoảng mười ba, mười bốn hay mười lăm, mười sáu. Dấu chỉ của sự trưởng thành sinh lý nơi người nam là việc xuất tinh, còn nơi người nữ là việc có kinh. Thế nhưng, cần phải đợi thêm một thời gian nữa cho cơ thể được phát triển trọn vẹn.

Đây là một điều kiện cần phải lưu ý, nhất là đối với những bậc làm cha làm mẹ. Nhiều khi vì quá lo lắng cho con cái, đặc biệt là con gái lớn trong nhà, muốn gả sớm chừng nào hay chừng ấy, vì như người ta vốn so sánh một cách khôi hài: Có con gái lớn như chứa một quả bom nổ chậm, không biết nó sẽ phát nổ lúc nào?

Hơn nữa, các ông các bà thường nghĩ: Con gái có thời. Và khi cái thời ấy đã qua đi thì khó mà trở lại.

Lo lắng cho con cái là điều tốt, nhưng cha mẹ cần phải ý thức những hậu quả tai hại do việc kết hôn quá sớm gây nên. Những cặp vợ chồng trẻ con này, rất có thể vì bồng bột mà lấy nhau, để rồi được dăm bữa nửa tháng lại chán nhau. Ngoài ra, vì chưa ý thức đầy đủ về những bổn phận và trách nhiệm của mình, nên dễ giận hờn và cãi vã bởi những chuyện nhỏ mọn không đâu. Chưa biết làm ăn để bảo đảm một đời sống vật chất tương đối ấm no. Chưa giáo dục nổi bản thân thì làm sao giáo dục được con cái. Ấy là chưa nói tới những tai hại về sức khoẻ cho con cái và cho chính những bố mẹ trẻ con này. Tình yêu giống như một nụ hồng, đừng để nó nở vội và nhất là đừng thưởng thức nó quá sớm, như thế nó sẽ chóng tàn và chóng héo.

Tiếp đến, sự trưởng thành về tình cảm

Người xưa đã bảo: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Ngay cả những cái thật tầm thường, thật đơn sơ mà chúng ta còn phải học, huống nữa là tình yêu, một vấn đề vừa khó khăn, vừa phức tạp, lại vừa tế nhị nhất trong cuộc sống. Tình yêu của chúng ta phải được phát triển từ ấu trĩ đến trưởng thành, nhờ đó mỗi ngày một thêm đằm thắm.

Tình trạng ấu trĩ là một tình yêu khép kín. Một tình yêu vị kỷ, một tình yêu vì mình. Chúng ta bắt người khác phải phục vụ hầu thoả mãn những đòi hỏi riêng tư và chúng ta đi tìm kiếm nơi họ những cảm xúc của bản năng, như một câu danh ngôn đã bảo: Chúng ta nhìn vào cặp mắt của người chúng ta yêu, không phải để thấy rằng cặp mắt ấy đẹp, dễ thương và dễ mến, nhưng là để thấy hình ảnh mình được in trên cặp mắt ấy. Chính khuynh hướng ích kỷ này sẽ giết chết tình yêu hay ít nữa sẽ làm cho tình yêu bị tàn lụi.

Sự trưởng thành trong tình yêu đòi buộc chúng ta phải ra khỏi cái tháp ngà của bản thân để đến với người khác, hầu giúp đỡ và đem lại hạnh phúc cho họ. Thay vì một tình yêu vì mình,

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 35

chúng ta phải đạt tới một tình yêu vì người. Thay vì một tình yêu khép kín, chúng ta phải có được một tình yêu rộng mở.

Hướng tới người khác đã đành, mà hơn thế nữa, chúng ta còn phải quản lý con tim mình một cách chặt chẽ để nó khỏi đập lỗi nhịp và trật đường rầy. Thực vậy, tiến đến hôn nhân là chúng ta chính thức bày tỏ sự chọn lựa. Và theo gã nghĩ: chọn lựa có nghĩa là chấp nhận và từ bỏ. Chấp nhận người tôi yêu với tất cả những ưu điểm và khuyết điểm, để rồi cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau hầu thăng tiến. Đồng thời phải từ bỏ tất cả những gì khả dĩ làm cho tình yêu bị suy giảm và hạnh phúc bị rạn vỡ.

Đó có thể là những hình ảnh vàng son của một dĩ vãng “hoàng thị”. Nhưng dĩ vãng thì đã qua đi, chỉ có hiện tại mới là nỗi bận tâm duy nhất. Bởi vì nếu cứ so sánh dĩ vãng với hiện tại, chắc chắn chúng ta sẽ thấy hiện tại không được bằng dĩ vãng. Và như thế, tình yêu sẽ bị chết dần chết mòn. Đó có thể là những chia sẻ bất chính, những giao du thầm lén, những liên hệ vụng trộm, khả dĩ đem tới những ghen tương và làm cho gia đình bị đổ vỡ. Bởi vậy, phải tìm hiểu nhau cho thấu đáo, rồi mới chọn lựa và tiến tới hôn nhân. Và một khi đã chọn lựa, thì phải dứt khoát trung thành với nhau mãi mãi, chứ không được chạy theo những bóng hình nào khác, theo kiểu chán cơm thèm phở!

Sau cùng, sự trưởng thành về xã hội

Nghĩa là phải ý thức trách nhiệm của mình để rồi cố gắng chu toàn một cách tối đa. Kể từ ngày kết hôn, chúng ta đã rẽ vào một khúc quanh mới của cuộc đời. Chúng ta kề vai

gánh lấy những bổn phận của nếp sống lứa đôi. Bởi đó, phải nhìn rõ những bổn phận của mình: Bổn phận vợ chồng và bổn phận cha mẹ, để rồi cố gắng tuân giữ, vì một cuộc hôn nhân thành công hay thất bại, không phải chỉ đem lại hạnh phúc hay đau khổ cho riêng mình, mà còn cho con cái cháu chắt, cho xã hội và Giáo Hội nữa. Việc chu toàn những trách nhiệm này đòi hỏi chúng ta phải hy sinh nhiều lắm. Nhưng chính nhờ những hy sinh cho nhau và vì nhau mà tình yêu mỗi ngày một trở nên tinh ròng và nồng thắm.

Tuy nhiên, sự trưởng thành về tình cảm và xã hội lại không lệ thuộc vào tuổi tác, nhưng phải tập luyện mỗi ngày. Có những người đã già mà còn bê tha vợ nọ con kia, rượu chè cờ bạc, biến gia đình trở thành một địa ngục. Đó là dấu chỉ chắc chắn nhất để nói lên rằng: Họ chưa thực sự trưởng thành về tình cảm và xã hội. Những sự trưởng thành kể trên chính là những hành trang cần thiết để đi vào tình yêu.

TUỔI HẾT YÊU

Gã không nhớ một nhà thơ nào đó đã viết:

Bà già đã bảy mươi tư, Ngồi trong cửa sổ viết thư cho bồ. Còn Nguyễn Công Trứ, đã bảy mươi ba rồi mà vẫn khoái cưới thêm một nàng hầu, tổng cộng ông có tất cả 14 bà vợ. Vì thế, trong đêm tân hôn, giai nhân bèn hỏi ông bao nhiêu tuổi? Không chút ngần ngại, ông đã trả lời: “Ngũ thập niên tiền nhị thập tam”. Nghĩa là năm mươi năm trước, anh mới hăm ba thôi!

Tất cả những sự việc trên chứng tỏ con người luôn muốn yêu và được yêu. Tuy nhiên, tình yêu không chỉ đóng khung trong phạm vi vợ chồng, mà còn phải được mở rộng sang nhiều phạm vi khác nữa như cha mẹ, con cái, thầy trò, bè bạn, tha nhân… bởi vì biên giới của yêu thương là thương yêu không biên giới.

Hơn thế nữa, là con nhà có đạo, vốn được nghe giảng dạy: Thiên Chúa là Tình yêu. Đồng thời, con người được dựng nên theo hình ảnh Ngài. Như thế, con người mang trong trái tim mình một giọt tình, xuất phát tự biển tình của Thiên Chúa. Con người được sinh ra và lớn lên trong tình yêu. Con người sống và hoạt động cho tình yêu. Con người cứ yêu mãi, yêu hoài, yêu từ đời này, rồi bắc cầu vượt qua cái chết, để yêu luôn suốt cả đời sau.

Gã Siêu

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 36

Anh Ziao ơi, còn 2 tuần là mở Khóa rồi, đến

hôm nay cũng chưa thấy ai chính thức nộp đơn ghi danh nữa?

Không sao đâu chị, chúng ta sẽ có 5 cặp và 8 cặp Trường Nội Dung, Orange, CA qua giúp, tiếp tục cầu nguyện chị a!

Giỡn chơi hả anh Ziao? Chưa có khóa viên mà có tới 8 cặp trợ nguyền… Đó là cuộc đối thoại vắn tắt của anh em chúng tôi, Ôi thôi bao nhiêu là lo lắng hoang mang. Tuy vậy vẫn hết lòng phó thác và cậy trông vào Ơn Thánh Gia. Buổi họp Liên Gia được sắp xếp và phân công, nhìn qua nhìn lại con số trợ nguyền tại địa phương thật là khiêm tốn. Trong Thánh Lễ dâng ý chỉ cầu cho Khóa hàng ngày, tôi thầm thỉ với Thánh Gia, con vững tin vào sự “làm việc” của các Ngài. Mà thật là tạ ơn Thánh Gia: “từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi Ơn Chúa…” Ngày Thứ Sáu 5:30pm: Thế rồi Ngày Khai Mạc Khóa đã đến, nhìn thấy quý anh chị Trường Nội

Dung, Orange, CA anh chị SN. Phép & Ngọc là Trưởng Đoàn, tuy đường xa mệt mỏi nhưng với nét mặt chuẩn bị sẵn sàng phục vụ, tôi cảm thấy an tâm nhưng hơi run run và lo sợ cho những vụng về trong Khóa. Các Khóa Sinh còn ngơ ngác mang huy hiệu và được hướng dẫn vào bên trong phòng Song Nguyền. Cha Giám Đốc Giuse Đồng Minh Quang chia sẻ ý nghĩa của sự hiện diện mọi người nơi đây và chính thức tuyên bố mở Khóa, Cha Phêrô Chu Quang Minh Tiến Sỹ Tâm Lý Gia Đình thuyết giảng cùng với các anh chị Trường Nội Dung và thuyết trình viên trong Khóa. Khóa học nói là ba ngày: nhưng thực tế buổi học đầu tiên bắt đầu vào 6 giờ chiều thứ sáu về Đạo Đức Bản Thân với chủ đề: “Cái Hay Ban Đầu” của thuở mới yêu nhau, mà theo thời gian chúng ta làm cho lu mờ, các khóa viên được Cha Minh hướng dẫn cách “Suy tôn Lời Chúa” cũng như cách mở sách Kinh Thánh để làm việc trong các giờ Kinh Thánh. Khóa học được hướng dẫn trên nền tảng “khiêm nhường” và áp dụng trong việc “xả cõi lòng” dưới sự yêu thương bao trùm của Chúa Giêsu Thánh Thể đặt trong Nhà Tạm tại phòng Song Nguyền. Khóa viên lần lượt ôm Thánh Giá để nói lên sự yếu đuối cũng như thiếu xót của mình đối với người bạn đời. Và đây chính là phương pháp đặc thù của Chương Trình: “Ý Chí Cảm Nghiệm Cụ Thể, để Thay Đổi Đời Sống, bằng cách Khiêm Nhường Nói Ra Một Yếu Đuối, Mình Đang Chiến Đấu”. Buổi học đầu tiên được

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 37

kết thúc lúc 10:00 pm sau khi tất cả nhận lãnh phép lành từ Chúa Thánh Thể. Ngày Thứ Bảy: Với chủ đề: “Giữa Lòng Đời” cùng với Bí tích và Thánh lễ Hòa Giải Cảm Thông. Kèm theo với các giờ ăn trưa, Khóa 653 thật là may mắn, được thưởng thức phần văn nghệ phải nói là “đặc sắc” được các anh chị trợ nguyền Cali tập dợt công phu, phần y phục trình diễn và nội dung cũng thích hợp với các buổi thuyết trình để đưa Khóa viên vào sự cảm nghiệm sâu xa. (phần này trợ nguyền Las Vegas, trước là Tạ ơn Thánh Gia đã đưa các anh chị về đây, và sau là phục quý anh chị quá sức.) Ngày Chúa Nhật: Với chủ đề “Song Nguyền cho con” và “Hy vọng khi gặp thất bại”. Thánh Lễ “Thệ Hôn Một Đời” lúc 6giờ chiều cùng với toàn thể Cộng Đoàn Giáo Xứ thật trang nghiêm và sốt sắng. Từng đôi, từng cặp khoát tay nhau trong những “bộ đồ cưới” từ từ bước lên trước Cung Thánh để một lần nữa “Thề Hứa” GIỮ TRỌN LỜI THỀ. Cuối lễ anh chị Sơn Hạnh được chia sẻ cảm nghiệm trước mặt Cộng Đoàn về những tâm tình trước và sau khi tham dự Khóa Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình. Anh chị Ziao Lan cũng có đôi lời trao những bó hoa tri ân đến 2 cha, và quý anh chị trường Nội Dung và Trợ Nguyền CA cũng như cô Yến người luôn luôn tiếp đón lo lắng tận tình nơi nghỉ ngơi cho quý cha và quý anh chị. Tiệc Cưới Cana sau Thánh Lễ qui tụ tất cả mọi người gồm Khóa sinh và gia đình thân nhân cùng

các trợ nguyền vào trong phòng Song Nguyền để dâng những lời Kinh và tâm tình tri ân đến Thánh Gia. Anh Chiêu người MC hiền lành, dễ thương và năng động (cộng tác với đài truyền hình SBTN) cùng với các trợ nguyền CA đã đóng góp không ít cho sự thành công trổi bâc của Khóa 653 tại Đền Thánh Mẹ La Vang/ Las Vegas năm 2016. Cùng với 2 Cha, 2 sơ và mọi người cắt bánh có cả sâm banh, văn nghệ kèm theo thật là vui nhộn... Đặc Biệt: Thánh Gia ban thêm cho khóa 653 này là sau khi kết thúc Tiệc Cana, tất cả được anh Đại khóa viên là Chủ Nhân Nhà Hàng Mr. Sandwich thiết đãi món phở tái nấu đuôi bò để mọi người bồi bổ sau 2 ngày làm việc quá sức... cũng như để tiễn chân & cám ơn Quý Anh Chị TND sẽ ra về trong đêm. Cám ơn Anh Đại rất nhiều! Dưới đây xin tóm tắt một vài chia sẻ của các anh chị sau Khóa: 1) Anh Chị Sơn & Hạnh: Cách đây 3 năm các

anh chị trong CT/TTHN/GĐ

tha thiết mời vợ chồng con tham dự Khóa. Nhưng chúng con nghĩ rằng: Hai vợ

chồng con có 4 đứa con gái và mái nhà ấm cúng hạnh phúc đâu cần phải đi học hay đi tĩnh tâm gì chi, Chương Trình đó chỉ dành cho những cặp vợ chồng hục hặc hoặc trên con đường hòa giãi…! Nhưng thực sự không phải gia đình nào cũng êm đềm xuôi chảy bình yên. Gần đây con thấy không khí gia đình không được vui vẻ hạnh phúc như trước nữa (vợ con trở nên nghi ngờ và ghen tuông) và hay để ý theo dõi những khi con dùng điện thọai liên lạc với bạn bè cũ từ Việt Nam…. Vì vậy chúng con đánh bạo ghi danh Khóa này. Buổi tối đầu tiên, bước vào phòng với mọi người, tuy đã là vợ chồng 20 năm rồi

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 38

nhưng sao ánh mắt ngại ngùng, đôi tay Nắm nhau hờ hững… Rồi đến giờ Chầu Thánh Thể, được đặt 2 tay lên Chén Thánh con cảm thấy xúc động vô ngần. Qua buổi sáng thứ bảy con trở lại phòng học mà lòng cảm thấy khác lạ, con thấy yêu đời và vợ chồng nhìn nhau trong ánh mắt yêu thương, trong giòng nước mắt tha thiết chúng con trao cho nhau tất cả mọi niềm yêu dấu. Chị Hạnh tiếp nối: Con tạ ơn Thánh Gia, bây giờ con cảm thấy hạnh phúc lắm, vì sáng nay thức dậy: chồng con đến nói với con: Nè, từ giờ trở đi anh sẽ không xóa bỏ những liên lạc không cần thiết và khi nói chuyện phone với ai không dấu diếm em nữa.

2) Anh Chị Minh & Bình: Câu nói đầu tiên anh muốn nói là “XIN LỖI” em, bây giờ càng nói thì anh càng thấy mình có lỗi thật nhiều với em. 50

năm sống chung, em phải chịu đựng vì anh có “bồ nhí” hòai. Mà cũng chưa bao giờ nói tiếng Yêu Em. Các con mời Ba má tham dự khóa học này, lúc đầu tôi cũng chưa muốn đi, vì mắc cở, nhưng đến ngày thứ hai không còn thấy mắc cở nữa, rồi qua các buổi “Mở Cõi lòng” tôi thấy vợ đã chịu tha thứ cho tôi. Tôi thấy Khóa rất tốt và tốt hơn cho những người lầm lỗi như tôi. Qua Khóa này tôi thấy từ nay trở đi tất cả đều phải chia sẽ và tỏ bày với vợ. Trước mặt Cha và anh chị em đây anh xin hứa sẽ luôn trao đổi mọi việc với em. Chị Bình (vừa lau nước mắt vừa nói): em sống 50 năm trong đau khổ, nhưng lúc nào cũng bám víu vào Chúa Mẹ và qua Chuỗi Mân Côi. Sau khóa học và cho tới giờ phút này con cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thoải mái, tràn đầy tình yêu.

3) Anh Đại: Con đến với Khóa này là qua Cha Giám Đốc Giuse Đồng Minh Quang (anh vừa

nói vừa cười) con có 3 đứa con; qua lớp học này con thấy đoàn sủng: “Biết lỗi, Nhận

Lỗi, Xin Lỗi, Sữa Lỗi, Chừa Lỗi”… Rồi học biết cách lắng nghe, con thấy rất vui khi thấy sự thay đổi trong chính bản thân mình, và (tủm tỉm) con mừng cho người nào sẽ lấy được con sau này hihihi!

4) Anh Chị Hoàng&Huệ: (Hoàng): Khi nghe nói về Chương Trình vợ chồng không hiểu sẽ đem lại cho chúng con được gì? Nhưng qua

Khóa học, chúng con thấy thay đổi bản thân con rất nhiều, biết thông cảm với tha nhân cởi mỡ vui vẻ hơn. (Huệ): Sau Khóa con biết cám ơn chồng con đã lo lắng cho gia đình và con cái hơn, con cảm thấy gần gũi với Chúa hơn và yêu thương chồng con nhiều hơn.

5) Anh Chị Minh & Loan: Lúc đầu vào lớp học con thấy không hiểu nhiều vì hai chúng con đang chuẩn bị kết hôn, rồi vì công việc làm không tham

dự Khóa được đầy đủ. Nhưng trong khung cảnh Linh thiêng ấm cúng, cùng với sự tiếp đãi, văn nghệ thực trạng vui nhộn và tinh thần phục vụ của các anh chị, con cảm thấy thật gần gủi và hòa đồng với mọi người. Con mong sao, qua năm chúng con sẽ ghi danh học lại.

6) Anh Chị Johnathan & Diamond: Anh chị đã thành hôn với nhau 16 năm, nhưng vì khác Đạo nên gia đình không được hạnh phúc vui vẻ trong ơn Thánh của Chúa. Khi đến dự Khóa chị bồng theo cháu nhỏ 6 tháng, và

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 39

không cảm thấy thoải mái, nên không trở lại, chỉ mình anh tham dự với

nét buồn cô độc. Nhưng đến ngày Chúa Nhật anh chị tham dự đầy đủ với nét mặt rạng rỡ hân hoan. Tối thứ Hai sinh hoạt Liên Gia cùng với Cha Sáng Lập, chị chia sẻ tuy không được tham dự trọn vẹn trong 3 ngày, nhưng qua cảm nghiệm, và qua lời chia sẻ, cử chỉ yêu thương gần gũi của chồng, chị hứa trong thời gian tới sẽ xin theo học lớp giáo lý để được làm con cái Chúa. Anh Johnathan nghe Chị nói mà nước mắt tuôn trào...

7) Anh Chị Đạt Thủy: (Đạt) Chúng con cưới nhau hơn 6 năm, đã có những lúc con thấy như đường ai nấy đi, với những xung khắc xảy ra hàng ngày. Trong suy nghĩ con tự hỏi: có lẽ tại mình sống như thế nào mà không được Chúa chúc lành, rồi tham dự Khóa nghe các cô chú chia sẻ, chúng con cũng may mắn nhờ lời cầu nguyện của các Cô Chú anh chị em cùng sự hướng dẫn giúp đỡ trong Cộng

Đoàn. Anh muốn nói với em là những khó khăn mình thường không nói với nhau… Nhưng chỉ biết âm thầm một mình lẩm

bẩm cầu nguyện Giêsu – Maria – Giuse. Rồi có đôi lúc anh thấy em nóng giận, anh cố gắng giữ im lặng để trôi qua lúc đó. Anh muốn em thông cảm cho anh khi có vấn đề gì quá căng thẳng mà anh cần phải giữ im lặng để tránh những hậu quả đáng tiếc… (Thủy): Con cảm thấy thiếu xót trong những năm vừa qua, thiếu sự cầu nguyện để có những khi con cảm thấy không còn thương chồng con, và cứ như thế ngày tháng chồng chất lên. Con đọc sách của Cha, con thấy cả hai chúng con đều tự cao, tự đại nên vì thế trở thành bế tắc.

Lạy Thánh Gia xin giúp và ban cho con sự sáng suốt và lòng kiên trì và thêm khiêm nhường, để đời sống vợ chồng ngày một thăng hoa. SN. Thanh Mai Las Vegas ghi vội

MƯỜI QUYẾT TÂM

Do Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu

- trong Năm 2016 – 1. Không nói xấu người khác, 2. Không vứt bỏ phần ăn dư của mình, 3. Dành thời giờ cho người khác, 4. Chọn những món bình dân hơn, 5. Đích thân thăm viếng người nghèo, 6. Không lên án người khác, 7. Làm bạn với những ai bất đồng với ta, 8. Thực hiện cam kết: như đời sống hôn nhân, 9. Tập thói quen kêu cầu với Thiên Chúa mọi nơi, mọi lúc, 10. Cuối cùng, xin hãy luôn sống vui tươi, nhân ái.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 40

uổi gặp gỡ đã diễn ra chiều tối thứ Hai 15.2.2016 tại sân vận động “Victor Manuel Reyna”, Tuxtla Gutierrez, bang Chiapas, trong bầu khí một buổi cử hành

lời Chúa. Sau lời chào mừng của ĐTGM Martinez Castillo đã có 4 gia đình chia sẻ chứng từ cuộc sống của họ với những khó khăn trắc trở, vui buồn và hy vọng. Các gia đình ước mơ Ngỏ lời chào mừng ĐTC ĐC Martinez Castillo đã cám ơn Chúa về sự hiện diện của ĐTC trong giáo phận. ĐC nói: “Thưa ĐTC, chúng con là các gia đình mơ ước. Chúng con mơ ước xây dựng một nước Mêhicô công bằng, huynh đệ và liên đới hơn. Chúng con mơ ước bẻ gẫy sự thờ ơ trước các gia đình thiếu thốn. Chúng con ước mơ là men lòng thương xót, thương xót như Thiên Chúa Cha, khởi hành từ các gia đình của chúng con. Chúng con mơ ước trung thành với căn tính và sứ mệnh của chúng con, vượt qua các khó khăn và các tấn kích có thể có trong xã hội chống lại gia đình. Chúng con cũng mơ ước rằng các người lãnh đạo và các nhà lập pháp bảo vệ sự sống, bảo vệ gia đình, thiện ích chung và căn nhà chung, mà chúng ta tất cả đều có trách nhiệm săn sóc.” Cặp đầu tiên chia sẻ kinh nghiệm là Humberto và Claudia Gómez, Humberto lấy Claudia đã ly dị và có 3 con. Hai người có với nhau một đứa con 11 tuổi, là chú giúp lễ. Vì hôn nhân không hợp pháp nên hai người không được lãnh các bí

tích. Nhưng họ xả thân trong các công tác bác ái trợ giúp ngưởi nghèo, thăm viếng người bệnh, các tù nhân và người nghiện ma túy. Thật là tuyệt diệu khi ở giữa gia đình có Thiên Chúa hiện diện! Chứng từ thứ hai là của chị Beatrice Munhos Hernandez 52 tuổi, y tá, là mẹ có con, không chồng. Vì cảnh nhà nghèo, bạo lực và bị cha bỏ bê, nên Beatrice cảm thấy thiếu thốn tình yêu và đã có các liên hệ tính dục và mang thai nhiều lần. Chị đã bị cám dỗ phá thai, nhưng nhờ ơn Chúa đã thắng vượt được và can đảm nuôi dậy các con. Tuy cuộc sông bấp bênh và cô đơn, nhưng kinh nghiệm gặp Chúa trong Giáo Hội đã giúp chị loan báo tình yêu cho người trẻ, cho các bà mẹ sống một mình và cho các gia đình bị đổ bể. Chị xin ĐTC cầu nguyện cho hàng ngàn phụ nữ đứng trước giải pháp giả dối của việc phá thai để họ có thể gặp Giáo Hội và được tiếp đón. Chứng từ thứ ba là của anh Manuel 14 tuổi, tàn tật khi 5 tuổi vì bị teo cơ bắp, phải ngồi xe lăn. Tuy cuộc sống rất buồn, vì không được chạy nhảy vui chơi như các trẻ em khác, nhưng Manuel vẫn hy vọng và yêu Chúa, can đảm sống và trao ban can đảm cho gia đình và người khác. Trước đó trong gia đình luôn luôn xảy ra cãi vã xung khắc. Nhưng rồi tình hình gia đình thay đổi, mọi người đã cùng nhau đi lễ, đọc kinh. Hiện nay Manuel gia nhập nhóm bạn trẻ trong giáo xứ và loan báo Tin Mừng cho tha nhân, viếng thăm người bệnh. Anh xin ĐTC cầu

B

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 41

nguyện các bạn trẻ Mêhicô đang đi theo con đường xấu của bạo lực, ma tuý. Anh mời gọi các bạn trẻ gia nhập nhóm các bạn trẻ để sinh hoạt và ra khỏi sự cô đơn của mình. Chứng từ thứ tư là của một gia đình với con cái và cha mẹ sống hạnh phúc cuộc sống gia đình từ 50 năm qua, vì hiểu biết các giá trị của cuộc sống Kitô và việc lãnh nhận các bí tích. Họ xin ĐTC cầu nguyện cho các gia đình Mêhicô phải sống cảnh nghèo nàn, vì thiếu công ăn việc làm, đồng lương thấp và giá cả các nhu yếu phẩm qúa cao. Gia đình tổ ấm yêu thương là giấc mơ của Thiên Chúa Ngỏ lời với các gia đình ĐTC cám ơn vùng đất này đã cho ngài nếm hưởng hương vị của gia đình, của mái nhà, vì qua các chứng từ họ đã mở cửa nhà, cuộc sống và cho phép mọi người ngồi vào bàn chia sẻ bánh, đến từ các khó khăn của cuộc sống thường ngày, bánh của các niềm vui, niềm hy vọng, các giấc mơ và của mồ hôi trước các đắng cay, thất vọng và các ngã quỵ. ĐTC đặc biệt cám ơn anh Manuel về chứng từ trao ban can đảm cho cha mẹ, bạn bè và tất cả mọi người hiện diện. Ngài cám ơn cha mẹ anh đã quỳ trước xe lăn cầm tờ giấy cho anh đọc và nói: Anh chị nhìn hình ảnh nào vậy? Cha mẹ quỳ trước đứa con đau yếu… Chúng ta đừng quên hình ảnh này. Cả khi thỉnh thoảng họ cãi nhau. Có vợ chồng nào không cãi nhau bao giờ không? Lại càng tệ hơn khi có mẹ chồng mẹ vợ xía vào nữa. Nhưng không quan trọng. Họ yêu nhau. Họ đã chứng minh cho chúng thấy rằng họ yêu nhau và có khả năng vì tình yêu quỳ trước mặt đứa con bệnh tật của mình. Xin cám ơn các bạn về chứng tá đã cho chúng tôi và cám ơn con Manuel vì chứng tá và nhất là vì gương sáng của con. Mấy từ “trao ban can đảm” con dùng đánh động cha rất nhiều. Con đã trao ban can đảm cho cha mẹ, ngưòi thân và bạn bè. Trao ban can đảm đó là điều mà Chúa Thánh Thần luôn muốn làm giữa chúng ta: ban tặng cho chúng ta các lý do để tiếp tục đánh cá với cuộc đời, mơ mộng và xây dựng một cuộc sống có hương vị của tổ ấm, của gia đình.

Gia đình tổ ấm đó là điều Thiên Chúa Cha đã luôn luôn tưởng tượng ra, và đã chiến đấu ngay từ thời xa xưa để thực hiện nó. Khi tất cả xem ra đã mất vào buổi chiều ấy trong vườn Địa Đàng, Thiên Chúa đã trao ban can đảm cho đôi vợ chồng trẻ, và chỉ cho họ thấy rằng chưa mất hết tất cả. Khi dân Israel cảm thấy không còn một ý nghĩa trong việc băng ngang qua sa mạc nữa, Thiên Chúa Cha đã khích lệ họ can đảm với bánh manna. Và khi tới thời viên mãn Thiên Chúa Cha đã trao ban can đảm cho nhân loại, bằng cách ban Con Ngài cho chúng ta. Chúng ta tất cả đều sống kinh nghiệm ấy trong các thời điểm và các hình thức khác nhau. Tại sao vậy? Vì Thiên Chúa không thể làm khác. Thiên Chúa luôn luôn trao ban can đảm Và ĐTC giải thích lý do Thiên Chúa có thể trao ban can đảm cho chúng ta như sau: Bởi vì tên Ngài là tình yêu, tên Ngài là món quà nhưng không, tên Ngài là tận hiến, tên Ngài là thương xót. Tất cả những điều đó Ngài đã cho chúng ta biết trong tất cả sức mạnh và sự rõ ràng của nó nơi Chúa Giêsu, Con của Ngài, là Đấng đã tiêu hao cuộc đời mình cho đến chết để khiến cho Nước của Thiên Chúa được hiện thực. Một Vương quốc mời gọi chúng ta tham dự vào cái luận lý mới, làm di chuyển một năng động có thể mở các tầng trời, con tim, trí óc, và đôi tay của chúng ta, và thách đố chúng ta với các chân trời mới. Một Vương quốc có hương vị của gia đình, có mùi vị của cuộc sống chia sẻ. Ngài có thể biến đổi các viễn tượng, các thái độ, các tâm tình của chúng ta, nhiều khi đã bị loãng trong rượu của ngày lễ. Ngài có thể chữa lành con tim chúng ta, và mời gọi chúng ta bắt đầu trở lại nhiều lần hơn nữa, bẩy mươi lần bẩy. Ngài luôn luôn có thể khiến cho mọi sự trở nên mới mẻ. Tiếp tục bài giảng ĐTC nhắc lời lời anh Manuel xin ngài cầu nguyện cho biết bao người trẻ chán nản và đang sống các lúc khó khăn. Họ không hăng hái, không có sức lực, không muốn làm gì cả, vì họ cảm thấy cô đơn. ĐTC nói: «Các cha mẹ hãy suy nghĩ: Anh chị em có nói chuyện với các con hay chơi với chúng hay luôn luôn bận rộn?»

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 42

Chứng từ của chị Beatrice thì nói tới sự bất an và đơn độc. Sự tạm bợ, thiếu thốn không có cả đến cái tối thiểu để sống có thể khiến cho chúng ta tuyệt vọng, âu lo, không biết phải làm gì để tiến tới, nhất là khi có con cái phải săn sóc. Chúng ta hãy nghĩ tới tất cả những người, tất cả các phụ nữ đã trải qua kinh nghiệm mà chị Beatrice đã sống. Cái bấp bênh vật chất đã thế, còn có cái bấp bênh nguy hiểm hơn nảy sinh từ sự cô độc và lẻ loi nữa. Có nhiều cách chiến đấu chống lại nó. Một cách là qua các luật lệ bảo vệ và bảo đảm cho cái tối thiểu cần thiết để mỗi gia đình và mỗi người có thể lớn lên qua việc học hành, và có một công ăn việc làm xứng đáng. Cách khác nữa như anh Humberto và chị Claudia nói tới đó là tìm thông truyền tình yêu của Thiên Chúa mà họ đã kinh nghiệm trong việc phục vụ và trợ giúp tha nhân. Các luật lệ và dấn thân cá nhân giúp bẻ gẫy vòng luẩn quẩn của sự bấp bênh. Anh chị đã tự linh hoạt mình, đã cầu nguyện, sống với Chúa Giêsu, và hội nhập vào cuộc sống của Giáo Hội. Anh chị đã dùng một kiểu diễn tả hay đẹp: Chúng con chia sẻ với người anh em yếu đuối, người bệnh, người nghèo, người bị tù. Xin cám ơn anh chị. Các thực dân ý thức hệ tàn phá gia đình ĐTC nói thêm trong bài giảng: Ngày nay chúng ta thấy gia đình bị suy yếu nhiều mặt. Có người nghĩ rằng nó là một mô thức lỗi thời rồi, không có khả năng tìm ra chỗ đứng của mình bên trong các xã hội của chúng ta nữa, viện cớ tinh thần tân tiến ngày càng tạo thuận tiện cho một hệ thống dựa trên mô thức của sự cô đơn. Và chúng len lỏi vào trong các xã hội của chúng ta, các xã hội tự hào là tự do, dân chủ, tối thượng như thế nào. Các thực dân ý thức hệ đang tàn phá gia đình như thế nào. Rốt cuộc chúng ta đã trở thành các thuộc địa ý thức hệ tàn phá gia đình, tàn phá nòng cốt của gia đình là nền tảng của một xã hội lành mạnh. Đừng kết thúc ngày sống mà không làm hoà và tha thứ cho nhau Dĩ nhiên, sống trong gia đình không luôn luôn dễ dàng, thường đau đớn và mệt nhọc, nhưng như tôi đã nói nhiều lần về Giáo Hội, tôi cũng áp

dụng nó cho gia đình: tôi thích một gia đình bị thương mỗi ngày tìm kết nối tình yêu hơn là một gia đình, một xã hội bệnh hoạn vì đóng kín và sự thoải mái của nỗi sợ hãi yêu thương. Tôi thích một gia đình ngày này qua ngày khác tìm bắt đầu trở lại hơn là một gia đình và một xã hội chiêm ngưỡng chính mình và bị ám ảnh bởi sự sang trọng và các tiện nghi. «Anh chị có con không? Không, chúng tôi không có con vì chúng tôi thích đi nghỉ hè, du hành và mua sắm…” Sự sang trọng, tiện nghĩ và con cái: khi anh chị muốn có một đứa con thì thời điểm đã qua rồi. Điều này tạo ra hư hại biết bao! Tôi thích một gia đình với gương mặt mệt mỏi vì các hy sinh hơn là các gương mặt trang điểm đẹp không biết đến sự hiền dịu và cảm thương. Tôi thích một người đàn ông và một người đàn bà, ông Aniceto và bà vợ, với gương mặt nhăn nheo vì các chiến đấu mọi ngày và sau hơn 50 năm họ tiếp tục yêu nhau: chúng ta có họ ở đây. Và người con của ông bà đã học được bài học: anh ta có 25 năm cuộc sống hôn nhân. Đó là các gia đình! Khi tôi hỏi hai ông bà cho biết ai là người đã kiên nhẫn hơn trong 50 năm chung sống họ trả lời: «Cả hai, Thưa ĐTC». Bởi vì trong một gia đình để đi đến chỗ mà họ đã tới cần phải có sự kiên nhẫn, tình yêu thương, cần phải biết tha thứ cho nhau. Tốt hơn là thỉnh thoảng tranh luận và đôi khi có đĩa bay chén bay, tốt thôi: xin anh chị em đừng sợ. Lời khuyên duy nhất đó là đừng bao giờ kết thúc một ngày sống mà không làm hoà với nhau trước, bởi vì nếu anh chị em kết thúc ngày sống với chiến tranh, anh chị em sẽ thức dậy với chiến tranh lạnh và chiến tranh lạnh thì nguy hiểm lắm trong gia đình, vì nó gài mìn từ dưới các vết nhăn của sự thuỷ chung hôn nhân. Những vết nhăn nói lên lịch sử cuộc đời Liên quan tới các vết nhăn tôi nhớ chứng tá của một minh tinh màn bạc nổi tiếng mỹ châu latinh. Khi bà hầu như 60 tuổi và bắt đầu nhận ra các vết nhăn, người ta khuyên bà sửa sang sắc đẹp chút ít để tiếp tục làm việc. Bà trả lời rõ ràng là: «Các vết nhăn này tôi đã phải trả bằng biết bao công việc và cố gắng, rất đau đớn và một đời

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 43

sống tràn đầy. Tôi không có ý sửa sang chúng đâu! Chúng là các dấu vết lịch sử đời tôi». Và bà tiếp tục là một minh tinh màn bạc lớn… Trong hôn nhân cũng thế. Cuộc sống hôn nhân phải được canh tân mỗi ngày. Và như tôi đã nói trước đây tôi thích các gia đình với các vết nhăn, với các vết thương, với các vết thẹo nhưng vẫn tiếp tục tiến bước, bởi vì các vết thương và các vết thẹo, các vết nhăn ấy là hoa trái của lòng chung thủy và của một tình yêu đã không luôn luôn dễ dàng. Tình yêu không dễ dàng, không, nó không dễ dàng! Nhưng nó là điều xinh đẹp nhất mà một nguời nam và một người nữ có thể trao ban cho nhau. Tình yêu đích thật, cho suốt cả cuộc đời. Và ĐTC kết thúc bài giảng như sau: Anh chị em Mêhicô thân mến, anh chị em có «một cái gì hơn nữa», anh chị em chạy đua và có lợi thế. Anh chị em có Đức Bà Guadalupe là Đấng đã muốn viếng thăm các vùng đất này, và điều này cho

chúng ta xác tín rằng qua sự bầu cử của Mẹ giấc mơ được gọi là gia đình này sẽ không thất bại bởi sự bất ổn và cô đơn. Mẹ luôn sẵn sàng bảo vệ các gia đình và tương lai của anh chị em, Mẹ luôn luôn sẵn sàng trao ban cho chúng ta can đảm bằng cách ban Con Mẹ cho chúng ta. Vì thế tôi xin anh chị em hãy nắm tay nhau và chúng ta cùng cầu nguyện. Và ĐTC đã cùng mọi ngưòi đọc kinh Kính Mừng cầu cho các gia đình. Ngài nói thêm: Chúng ta cũng đừng quên thánh Giuse thợ, luôn luôn tiến bước, luôn luôn lo lắng cho gia đình. Và giờ đây trong bầu khí lễ hội gia đình này tôi xin mời tất cả các cặp vợ chồng hiện điện canh tân các lời hứa hôn nhân trong thinh lặng. Và những người đã đính hôn thì hãy xin ơn có một gia đình chung thuỷ và tràn đầy tình yêu. Trong thinh lặng xin anh chị em hãy canh tân các lời hứa hôn nhân và các cặp đính hôn thì xin ơn có một gia đình chung thuỷ và tràn đầy tình yêu. (Theo: Linh Tiến Khải – Vatican Radio)

9câuhỏirấtkhóvà9câutrảlờituyệtvờiMột trí giả thích ngụy biện đến gặp Socrates nhà hiền triết xứ Hy Lạp và đặt nhiều câu hỏi khó với mục đích làm cho Ngài bối rối. Nhưng nhà hiền triết xứ Milet có thừa khả năng để trả lời. Sau đây là các câu hỏi:

1. Trong các vật hiện hữu, cái gì xưa nhứt? - Thượng Đế, vì ở thời đại nào, Ngài cũng hiện hữu.

2. Trong các vật, vật nào đẹp nhứt? - Vũ trụ, vì vũ trụ là công trình của Thượng Đế.

3. Trong các vật, vật nào lớn nhứt? - Không gian, vì nó chứa tất cả những gì sáng tạo.

4. Trong các vật, vật gì vững bền nhứt? - Hy vọng, vì khi con người mất hết, nó vẫn còn.

5. Trong các vật, vật nào tốt nhứt? - Đức hạnh, vì thiếu nó không có một việc gì tốt đẹp.

6. Trong các vật, vật chi di chuyển mau nhứt? - Tư tưởng, vì trong một giây nó có thể đến tận bên kia vũ trụ.

7. Trong các vật, vật chi mạnh nhứt? - Nhu cầu, vì nó giúp ta san bằng các khó khăn to lớn nhứt.

8. Trong các việc, việc chi dễ làm nhứt? - Khuyên bảo.

9. Trong các việc, việc nào khó nhứt? - Tự biết mình.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 44

'Bốp, bốp, bốp...', 3 cái tát liên tiếp giáng xuống, chị đứng ngẩn người ra, không còn nhìn rõ mọi thứ xung quanh. Chị còn chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra, người đàn ông này là chồng chị, vốn rất yêu thương chị, hay nói những lời ngọt ngào cơ mà...? Bây giờ, anh ta đang làm gì vậy, chị thật sự xót xa... + Giọng anh đay nghiến: Câm mồm đi, tôi không muốn nghe thấy giọng của cô, cái giọng ghê tởm ấy. Nói rồi, anh bịt lỗ tai để không nghe thấy gì, anh liên tục lẩm bẩm những câu: "Cái loại vợ láo toét, mất dạy..." (Lời bàn: Song Nguyền khẩn thiết cầu nguyện âm thầm, gần gũi, tôn trọng và mời cặp vợ chồng đôi bạn này cùng tham dự Khóa Căn Bản Chương Trình TTHNGĐ). *** . . . . . . 2 năm trước... - Em à, nếu sau này chúng mình lấy nhau, anh

thích em sinh cho anh 2 thằng cu, một con gái. Anh thích nhà có 3 đứa cho vui cửa vui nhà. Em có đồng ý không?

- Cô đáp: Em đồng ý cả hai chân hay tay ấy chứ... Nếu mà khỏe, em sinh cho anh cả đội bóng luôn, khỏi sợ. Em là em thích nhà đông con nhiều cháu, mình chỉ sợ không có điều kiện nuôi con thôi anh. - Thế hôm nay em thích ăn gì nào, hôm nay

anh sẽ chiêu đãi em một món thật ngon, đắt tiền, tùy em chọn, anh chiều hết

- Anh biết rồi còn hỏi, em chỉ thích ăn pizza thôi, đó là món khoái khẩu của em mà. Anh mua cho em thật nhiều là em thích rồi, chứ

em chẳng hợp với mấy món quá sang trọng đâu, nhà quê mà, hi hi…

Anh và chị đã từng yêu nhau như thế, tình cảm dành cho nhau tưởng chừng không có gì ngăn cản được. Ngay cả khi anh đưa chị về ra mắt, gia đình anh chê chị gầy ốm, yếu lại thấp lùn nhưng anh vẫn cười xuề, bảo: "Cô ấy thấp lùn nhưng mà tính tình cô ấy tốt, cực kỳ yêu thương con, lại là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, tuyệt vời đấy bố mẹ ạ, nên bố mẹ không phải lo đâu. Với lại, con cao lớn thế này, lo gì không sinh được con gái là hoa hậu, con trai là người mẫu..." Nói vậy rồi anh cười thật sảng khoái, anh chẳng có gì băn khoăn khi yêu chị. Anh nghĩ, chị là người phụ nữ tuyệt vời nhất mà anh chọn... Suốt 2 năm yêu nhau, thời gian chưa phải là quá dài nhưng anh và chị đã có những tháng ngày tươi đẹp, dành cho nhau những tình cảm tốt, yêu thương, trân trọng nhau. Anh và chị chưa từng có một mâu thuẫn dù là nhỏ, luôn tôn trọng mọi ý kiến của nhau, cái gì chưa hay chưa phải thì phân tích để cả hai cùng hiểu, cùng cởi bỏ vướng mắc. Chị tự hào vì có anh, người đàn ông ga lăng, lúc nào cũng yêu thương và quan tâm chị. Anh lãng mạn thôi rồi, có gì đẹp là anh mua làm quà cho chị ngay. Những ngày lễ tết, anh chưa bao giờ quên, anh luôn tạo cho chị cảm giác an toàn khi đi bên cạnh anh. 2 năm yêu nhau, hai người đã trải qua những thăng trầm cuộc sống. Anh đưa chị đi du lịch nhiều nơi, cho chị gặp nhiều người, bạn bè của anh, của chị, anh càng thấy cuộc sống này đáng sống hơn bao giờ hết.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 45

Có những đêm, anh và chị chỉ ngồi dựa vào vai nhau và tâm sự: - Bây giờ mà em bảo anh lấy sao trên trời cho

em thì anh cũng trèo lên lấy cho chị. Chị cười cấu anh: - Thế anh lấy đi, em thách anh đấy, không lấy

được em bắt đền Anh nói trong nét mặt dí dõm: - Nếu anh lấy được thì em mất gì? Nói rồi, anh

vội chạy đi lấy cái ống nhòm, cho chị nhòm đúng ông sao ấy, nó gần vô cùng, lớn vô cùng, như đang ở trước mặt chị vậy...

Chị mừng quýnh, ôm chầm lấy anh, hôn rối rít rồi liên tục nói: "Em yêu anh nhất trên đời". Tính chị hay đùa, lúc nào chị cũng giơ hai ngón tay lên chào anh, rồi thi thoảng múa mang trước mặt anh, cho anh thưởng thức những vũ điệu có một không hai trên thế giới. Chị còn hay sáng tác những ca khúc chỉ mình chị biết, tất nhiên, trong đó có anh, nói về anh... Chị ca ngợi anh hết lời để nịnh anh và trong những lần ấy, chị lại nhận được quà... Vài tháng sau đó, hai người họ cưới nhau... Chị hạnh phúc trong ngày mặc váy cô dâu, voan trắng, còn anh nhìn lịch lãm và sang trọng trong bộ đồ chú rể. Hai người họ quả là một cặp đôi đẹp, trời sinh. Ai cũng ngưỡng mộ và chúc phúc cho họ trăm năm hạnh phúc. Tình yêu của hai người đến ngày đơm hoa kết quả, chỉ đợi sinh con là có một mái ấm hoàn hảo rồi... Tuần trăng mật ngọt ngào, chưa bao giờ chị có cảm giác hạnh phúc như thế. Anh đã cho chị một cuộc sống hoàn toàn khác so với trước đây, quá hạnh phúc... Chị chưa bao giờ nghĩ có ngày gia đình chị lại rạn nứt, tình cảm vợ chồng lại sứt mẻ. Vì mọi thứ với chị lúc này quá là tốt đẹp. Chỉ là chị không biết trước được ngày mai, chỉ là chị không hiểu quy luật của cuộc đời, hôn nhân không giống như cuốn tiểu thuyết... Hôn nhân sẽ chẳng còn màu hồng giống như khi chúng ta yêu nhau, hôn nhân còn có cả cơm áo gạo tiền mà khi yêu nhau chúng ta chưa từng tính đến. Họ kế hoạch, chị mong có con nhưng cũng muốn hưởng thụ cuộc sống vợ chồng son một thời gian. Về nhà chồng, chị có vẻ được gia đình chồng quý mến nhờ đức tính hiền lành, chịu

thương chịu khó. Ai cũng bảo chị đảm đang, gọn gàng, dọn cái gì là đến nơi, đến chốn... Chị và anh vui vẻ, hạnh phúc bên nhau, cùng nhau vun đắp gia đình và giúp bố mẹ những việc có thể. Anh không phật ý về chị bao giờ, cũng chưa bao giờ hai người to tiếng, cho đến khi động đến chuyện tiền nong. Hàng tháng, anh và chị góp tiền cho bố mẹ để chi tiêu tiền ăn uống. Hai vợ chồng không kiếm được nhiều nên cũng cố gắng tiết kiệm. Nếu có điều kiện, anh đã mua nhà ra riêng. Anh hay hứa với vợ, sau này sẽ cố gắng tích cóp rồi vay mượn thêm để mua một căn chung cư. Anh muốn cho chị một cuộc sống thoải mái như chị mong muốn. Chị cười véo vào mũi anh: "Đợi mua được nhà thì có khi rụng răng". Thật sự chị nghĩ chuyện mua nhà còn quá mong manh. Hai vợ chồng cưới nhau, tích cóp được vài đồng, rồi đi làm, lại chi tiêu đủ thứ cũng thấy mệt mỏi lắm rồi! Anh cũng hiểu cảm giác của chị, mong muốn có một mái nhà riêng, nhưng điều kiện không có nên đành chịu thôi. Cuộc sống vợ chồng cứ diễn ra như vậy, thi thoảng hẹn hò còn lại là về ăn cơm với bố mẹ. Thời gian đầu anh còn hay đưa chị đi chơi, hẹn hò hoặc là hay ở nhà với chị. Nhưng chỉ được vài tháng, anh bắt đầu gặp gỡ, giao lưu bạn bè mà không cho chị đi. Anh có rất đông bạn nhưng khổ nỗi, bạn của anh toàn là người ham chơi, ham vui, không có công việc ổn định lại còn cờ bạc, nên chị lo lắng. Chị sợ chơi với họ nhiều anh sẽ bị ảnh hưởng. Bố mẹ chồng chị cũng dặn, đừng để anh giao du nhiều với những người đó, không tốt tí nào... Chị buồn vì những suy nghĩ của anh, bây giờ anh bỏ rơi chị, để chị một mình ở nhà, không có chỗ chơi. Chị chẳng quen ai ở xứ này, chị buồn lắm! Chị gọi giục anh về, anh hứa lên hứa xuống là về ngay nhưng đêm nào cũng 12 giờ. Anh vì bạn bè mà bỏ bê vợ con. Chị bắt đầu buồn và cảm thấy, cuộc sống hôn nhân đúng là không phải màu hồng như chị nghĩ. Có hôm, vì lo cho anh gió máy, lại đang ốm nên chị gọi giục anh về liên tục, anh bực mình quát lên trong điện thoại: "Về gì mà về, đang vui, gọi gì mà gọi lắm thế, ngủ đi...". Chị uất ức nghẹn

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 46

cổ, anh chưa bao giờ nói với chị như vậy. Chị không buồn làm gì suốt tối ấy, chị nằm nhưng không thể ngủ, chị cố lắng nghe xem anh về lúc nào. Chị buồn lắm, giận lắm, chị giả vờ như không biết anh về nhưng nước mắt chị đang trào ra. Anh dám nói với chị như vậy sao, đó là lần đầu tiên anh nói vậy... Chị giận anh không nói chuyện, mấy ngày sau chị cũng không chủ động câu chuyện, anh cứ nói chuyện, chị mặc kệ. Nghĩ lại ngày tháng yêu nhau và bao hứa hẹn, giờ cưới được mấy tháng anh đã này nọ với chị, chị chẳng thiết gì. Chị bảo anh, “nếu như ngày xưa biết anh thế này, chị đã không cưới, chị không thể chấp nhận một người chồng mới cưới mà đã quát tháo vợ con..." Anh thì thầm vào tai chị đêm hôm ấy, tỏ ý hối lỗi: Anh xin lỗi, anh giận quá mất khôn, em hiểu cho anh nhé. Anh cảm thấy mình đã sai rồi... Chị cũng nguôi ngoay nói: Lần sau anh đừng có quát em như thế, em buồn lắm. Em có làm gì thì cũng là em lo cho anh mà thôi. Anh nói: Ừ được rồi, anh hứa đấy... Chị bỏ qua cho anh lần ấy, vì đó là lần đầu tiên anh hành động với chị như thế. Chị buồn lắm nhưng lâu ngày, mọi thứ lại trôi qua. Chị cũng quên hết chị đã giận anh như thế nào. Chị là người sống nội tâm, tình cảm, chỉ cần giận anh là chị không chịu đựng được, chị cảm thấy mệt mỏi, chán nản lắm... Lúc chị mang bầu, chị cần nhiều tiền để chăm sóc bản thân nhưng mà lương lậu của vợ chồng cũng chỉ ở mức trung bình. Chị cố gắng tiết kiệm để dành dụm, sau này còn lo sinh con. Chị cũng dặn anh như thế. Rồi một ngày, anh nói bạn anh cần gấp 20 triệu có việc, muốn vay, sau 10 ngày thì trả. Chị không muốn nhưng anh cứ nói khó là bạn vay trả luôn nên chị cũng cho vay. Thật ra, cưới nhau dành dụm được vài đồng, chị đâu có muốn cho vay tới lúc đòi không được lại mất tình cảm. Với, bạn bè anh toàn người cờ bạc, chị lo vay rồi không có trả thì đâm lo vào người. Nhưng vì anh, chị đành chấp nhận... Đến ngày hứa trả, người bạn kia không thấy gửi tiền. Chị hỏi anh, có vẻ lo lắng vì chị đã được bố

mẹ chồng cảnh báo. Chị thúc giục anh lấy tiền chỗ bạn. Bụng mang dạ chửa, chị sợ nếu như anh cứ cả nể bạn, lúc sinh nở lại không có tiền. 1 tháng, 2 tháng trôi qua, đã quá rất nhiều ngày mà không thấy anh đưa tiền. Chị bực bội, nói với anh và bảo nếu anh không đòi được thì chị đòi. Bạn anh cờ bạc, cá độ, vay mượn biết đâu mà lần. Nể mới cho vay vài chục triệu, anh nể bạn mà không nghĩ đến gia đình mình sao? Chị đã thúc giục anh rất nhiều, anh cũng cứ hứa hẹn đủ ngày, đủ tháng, làm chị cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Hôm ấy, đã 3 tháng trôi qua, không thấy tiền đâu, chị bực bội nói anh, bảo anh không biết nghĩ. Rồi chị cầm điện thoại lên định gọi cho người bạn kia đòi tiền. Thế là anh giật điện thoại, bắt đầu chửi bới và tát chị 3 cái như trời giáng. Chị đau quá, chị khóc như chưa bao giờ được khóc, lần đầu tiên anh làm thế với chị. Anh chỉ tay vào mặt chị: Cô đừng có ngu ngốc thế, đừng làm mất sĩ diện của tôi. Chị trả lời: Mất sĩ diện của anh, anh nghĩ cái sĩ diện của anh to lắm à? Anh sĩ diện nhưng bạn anh có sĩ diện cho anh không? Hay là vay xong không thấy hoàn lại? Anh hằn học nói: Cô tưởng người ta nuốt không của cô à? Cô nói ít thôi, im đi được rồi đấy. Câm mồm ngay không tôi cho ăn tát. Có vài đồng bạc mà suốt ngày hỏi giọng anh chua chát, gọi vợ bằng cô. Lần đầu tiên anh tỏ thái độ dữ dằn như vậy. Tại sao anh lại nghĩ là có vài đồng bạc trong khi số tiền lớn như thế mà anh chị cũng chẳng giàu sang gì. Chị đau khổ quá, nghẹn đắng trong cổ họng. Chị tức tối đáp trả anh: Anh giàu nhỉ, anh nể bạn anh còn anh nói vợ anh không ra gì? Anh định tát vợ anh hả, tôi thách anh! Mặt chuyển sang đỏ anh hét: Cô thách thì tôi cho cô thỏa mãn. Cái tát của anh là nỗi đau đớn khôn cùng của chị. Chị cố nói thêm vài câu: "Cái tát hôm nay tôi sẽ nhớ cả đời, tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho anh, trừ khi anh quỳ gối xin lỗi tôi". Anh quát: Câm mồm, đừng nói câu nào nữa không thì đừng trách tôi. Từ nay cô câm mồm cho tôi...

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 47

Chị khóc ngất, đang mang bầu, chị không muốn con phải tổn thương nhưng mà chị không kìm được lòng mình. Quá chua chát, người chồng chị yêu thương lại là người đàn ông vô liêm sỉ như vậy sao? Chị cảm thấy tuyệt vọng vì anh, cảm thấy bế tắc trước tương lai. Con đường phía trước còn dài, chị làm sao đây? Giá anh nhẹ nhàng nói với chị rằng, bạn anh chưa có, thư thả vài hôm anh sẽ hỏi thì chị đã không như vậy. Đằng này, anh cứ khư khư giữ cái sĩ diện của bản thân anh, nói vợ không ra gì, thật sự không thể nào chấp nhận được. Cho vay 10 ngày mà đến 3 tháng không hoàn tiền, có ai không bực chứ? Anh oai nhỉ, tốt đẹp nhỉ? Chị biết, cuộc sống vợ chồng mặn nồng không còn nữa, từ nay sẽ là những chuỗi ngày mệt mỏi của chị. Chị thật sự không biết nên làm gì tiếp theo. Thấy con đạp trong bụng mà chị đau đớn vô cùng. Chị thề rằng, từ nay chị sẽ không nói một câu nào trước mặt anh. Chị xin phép bố mẹ chuyển ra ngoài ở, vì chị bảo đi làm đường xấu, đi lại xa, ảnh hưởng tới thai nhi. Chị định ở ngoài tạm mấy tháng tới lúc gần sinh thì về nhà. Bố mẹ chồng cũng lo cho sức khỏe của con dâu và cháu nội nên đồng ý cho chị chuyển ra. Anh cũng ra theo nhưng hai người hoàn toàn không nói lời nào với nhau suốt thời gian đó... Đúng thế, suốt mấy tháng trời, dù sống cùng chồng nhưng chị không nói một câu nào. Chị đã khóc quá nhiều, câm nặng quá nhiều. Chị đi làm về, lẳng lặng nấu cơm, chuẩn bị đồ ăn, chị tự ăn xong rồi đậy cạp lồng ở đó cho chồng về ăn, lúc nào ăn thì ăn, chị không bận tâm. Chưa bao giờ chị nói một lời dù anh ta cứ luôn miệng phàn nàn chuyện công ty, chuyện bạn bè... Chị không muốn gần con người ấy dù là thế nào đi chăng nữa. Anh ta muốn đi đâu, với ai, mấy giờ về, chị không bao giờ hỏi. Chưa một lần anh ta nói xin lỗi chị, chị mặc kệ mọi thứ. Chị cố gắng sống thế này tất cả là vì con, chị không muốn khi con chị sinh ra, con lại đau khổ vì mẹ nó, vì cha nó. Nhịn hết, nuốt hết nỗi uất nghẹn vào lòng, cố gắng sống thật tốt, chăm lo cho đứa con trong bụng.

Chị không nói suốt mấy tháng trời, và chị đi làm cũng không nói gì. Ai hỏi thì chị chỉ gật đầu, rồi công việc gì cần nói thì chị ghi ra giấy. Chẳng hiểu từ khi nào chị đã thế. Từ một người vui vẻ, bây giờ chị trầm tính, ít nói rồi không nói gì nữa. Ai cũng ngạc nhiên. Họ bảo chị đi khám vì chị nói rằng chị viêm thanh quản, không được nói chuyện. Cứ như thế suốt mấy tháng trời, chị chẳng nói được câu nào và giờ, không điều gì làm chị nói được nữa. Sống trong nhà mà như người vô hồn, với chồng, chị không còn bận tâm, chị chỉ nghĩ đến con mà thôi... Chị đã chịu đựng nỗi đau quá lớn, quá thất vọng. Chị cảm thấy cuộc sống này quá đen tối. Rồi đây, chị sẽ đối diện với nó thế nào khi con sinh ra đời. Vẫn chưa thấy khoản tiền kia hoàn lại, anh ta lại còn mang thêm mấy triệu đi cho bạn bè vay tiếp vì sĩ diện đàn ông. Chị càng ức nghẹn... Mặc kệ thôi, chị có tiền chị giữ, giữ cho con sau này... Khi chị sinh, cả nhà nội ngoại tới, không ai thấy chị nói gì, chị cũng mặc kệ. Bác sĩ nói chị bị triệu chứng ấy khi mang bầu, sẽ dần hồi phục. Chị không thể nói nữa, chỉ gật và lắc thôi. Nhìn chị thật tội nghiệp. Suốt thời gian ở cữ, chăm con, chị cứ ú a ú ớ khi con khóc, rồi nhờ ai làm gì cũng phải kéo tay, viết ra giấy. Anh bảo chị câm mồm, đừng nói gì trước mặt anh, chị đã làm như anh mong muốn. Và giờ đây, chị đã không thể nói được nữa rồi. Nếu cứ thế này, khả năng vĩnh viễn chị sẽ không nói câu nào nữa... Người mẹ không biết hát ru, chị chỉ đong đưa con theo nhịp nhạc để con ngủ ngon giấc. Dường như anh đã nhận ra sai lầm của mình. Đêm ấy, anh nói xin lỗi chị. Chị vờ như không nghe thấy gì. Anh quỳ gối cầu xin chị tha thứ như lời chị nói trước đây, anh van xin chị hãy mở lời, nói chuyện lại. Chị không nói gì, chỉ thấy nước mắt lăn ra trên khóe mắt. Chị lại đong đưa con theo nhịp nhạc để con ngủ, áp má vào mặt con, cảm nhận hơi ấm của con, coi như không có sự tồn tại của người đàn ông này. Chị nhìn anh bằng ánh mắt ngạc nhiên, ngạc nhiên chưa từng thấy. Người đàn ông chị từng yêu tưởng chết đi được đã đánh chị, chửi chị, xúc phạm chị và giờ lại quỳ gối trước mặt chị. Chị

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 48

thật sự không thể hiểu nổi anh ta đang nghĩ gì. Tha thứ ư, chị không muốn tha thứ, chị chẳng thiết gì nữa. Chị đã câm thật, bác sĩ nói chị khó hồi phục, khó nói lại như ngày trước... Chị biết, vì chị quá đau, quá nín nhịn, nén lòng mình quá nhiều nên bây giờ chị câm nín như vậy đó. Chị không muốn nói cũng không thể nào nói. Còn sự bao dung, chị không muốn dùng thêm 1 lần nào. Đàn ông ích kỷ, vô liêm sỉ, đã cho vay một lần còn tiếp tục làm điều đó mặc chị can ngăn, vẫn giữ sĩ diện với bạn bè thì dù bây giờ có tha thứ, anh ta lại 'ngựa quen đường cũ' thôi. Tiền còn chưa trả lại thì nói gì chuyện hối cải. Chị đã nghĩ, không nói gì, sống như thế này lại tốt hơn. Chị sẽ chờ khi con cứng cáp rồi tính toán mọi chuyện, chị sẽ nghỉ việc mà mở một cửa hàng nước, bán qua ngày, sống vì con... Anh (Em)... nhận em(anh)... làm vợ (chồng), và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em(anh), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em). T... em (anh) hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của anh (em). Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Lời hứa trong nghi thức hôn phối không phải là lời hứa suông để cho có, mà là lời hứa của con tim với trách nhiệm và Ơn Chúa. Hãy nói lời yêu thương, tha thứ và trân trọng nhau trước khi quá muộn màng, đừng đổ lỗi cho nhau mà hãy tự hoàn thiện mình để 2 con tim cùng chung 1 nhịp đập. Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng, Cha đã tạo dựng muôn loài từ hư vô, và an bài mọi sự trong trời đất ngay từ thuở ban đầu. Khi dựng nên con người giống hình ảnh Cha, Cha đã đặt người nữ làm trợ tá bất khả phân ly của người nam, vì vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương thịt. Như thế, Cha dạy chúng con rằng: sự gì Cha đã phối hợp nên một, loài người không bao giờ được phép phân ly.

Lạy Cha, Cha dùng bí tích cao trọng thánh hóa tình nghĩa vợ chồng, để hôn nhân tượng trưng cho sự kết hợp nhiệm mầu giữa Ðức Kitô và Hội Thánh. Lạy Cha, Cha đã phối hợp người nữ với người nam và từ nguyên thuỷ đã chúc phúc cho xã hội họ gầy dựng nên được sinh sôi nảy nở. Lời chúc phúc này, dù nguyên tội hay đại hồng thuỷ cũng không xóa bỏ được. Xin ghé mắt nhân từ nhìn đến chị (bà) T. vừa thành hôn với anh (ông) T., và đang cầu mong được Cha ban ơn phúc. Xin cho chị (bà) được đầy lòng yêu thương, biết ăn ở thuận hòa, luôn noi gương các thánh nữ đã được tán dương trong Sách Thánh. Xin cho anh (ông) T. biết trọn niềm tin tưởng ở chị (bà) T., nhìn nhận chị (bà) là người bạn bình đẳng, và cũng được thừa hưởng sự sống là hồng ân Chúa ban. Xin cho anh (ông) biết luôn luôn kính trọng và yêu thương chị (bà) như Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh. Vậy giờ đây, lạy Cha, xin cho đôi tân hôn này được kiên trì giữ vững đức tin, và thiết tha yêu mến luật Cha; được trọn tình chung thuỷ với nhau để nêu gương một đời sống thánh thiện. Xin ban cho họ được sức mạnh của Tin Mừng, để họ trở nên những nhân chứng đích thực của Chúa Kitô trước mặt mọi người. (Xin cho họ đông con nhiều cháu, được trở nê cha mẹ mẫu mực khôn ngoan). Và khi đã trải qua tuổi thọ an nhàn, họ được về thiên quốc, cùng các thánh hưởng phúc trường sinh. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con. Nguyện xin Chúa Chúc Lành và hoàn tất những gì Chúa đã khởi sự nơi các đôi hôn phối. Bút Chì Nhỏ

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 49

Độ ấy, tôi hay đi chơi tối. Sau bữa cơm chiều, tôi đứng hóng mát ngoài hiên một lát, rồi đi bách bộ về phía chợ Hôm. Nhà tôi ở một ngõ hẻo lánh gần bờ sông, phải đi qua những phố rộng, lặng lẽ và tối tăm dưới những vòm lá cây đen sẫm. Từng quãng, một ngọn đèn điện nhỏ, lắc lư như người say rượu, lay động một vùng sáng lờ mờ vàng. Tôi lặng yên bước, nghe tiếng gót giày vang lên trong đêm vắng. Thỉnh thoảng ngước mắt lên nhìn qua kẽ lá, một miếng trời xám hay vài ngôi sao ánh sáng trong và mát. Thong thả, tôi đi vào bóng tối, trong lòng bình tĩnh như vào nhà một người bạn. Đêm ở Hà thành dịu dàng, thân mật khác hẳn với những đêm âm thầm, mênh mang đầy sự kinh hoảng của thôn quê. Ra đến phố Huế, tôi có cái cảm tưởng vào một thế giới khác, rộn rịp, đầy ánh sáng. Tiếng người ồn ào, lẫn với tiếng xe cộ, tiếng rao hàng. Bóng người đi lại. Trước gian hàng sáng trưng, một

đám người ngồi nói chuyện hay một bọn trẻ con nô giỡn. Những cảnh tượng ấy tôi đã quen lắm, nhưng mỗi lần tôi lại thấy trong lòng đầm ấm hơn lên. Sự cô tịch, dầu êm ái bao nhiêu, cũng vẫn giấu chút hương buồn. Và bỗng dời sự quạnh quẽ đến một nơi đông đảo, sáng sủa, lòng người tự nhiên vui vẻ lên, sung sướng hơn, như sống lại cái cảm giác xa xôi của ông cha đời thái cổ trước ánh lửa trại. Những lúc ấy, sự vui vẻ ngọt ngào hơn, nếu ta được nghe những giọng điệu du dương của cung đàn tiếng hát. Có lẽ vì thế mà không bao giờ tôi quên được vợ chồng nhà chị Tạc. Tôi không biết chị ở đâu, nhưng cứ vài ba hôm, vợ chồng chị lại đến ngồi ở góc đường hát xẩm. Chồng kéo nhị hay gảy đàn bầu, vợ hát. Thằng cu con, độ sáu bảy tuổi, nhem nhuốc, cái áo cánh nâu rách ngắn, để hở rốn, ngồi nghịch cái chậu thau đã han rỉ, dùng để đựng tiền. Lần đầu tôi gặp cái gia đình nhỏ ấy là một buổi tối oi bức. Không một ngọn gió. Hơi nóng hấp ở đất xông lên, nồng nực, đầy cát bụi. Tôi sắp sửa gọi xe để đi tìm ít gió mát ở nơi khác, bỗng ngay đầu phố cất lên tiếng hát của chị Tạc, trong vắt như nước suối, ngân nga, gợi lên một cảm giác mát và nhẹ nhàng. Tiếng đàn bầu họa theo, vang lên những tiếng khóc trong. Lũ trẻ con đương chơi bóng trên hè dừng lại. Một đứa kêu lên - A! Xẩm. Lại nghe đi. Chúng chạy xô ra đầu phố, rồi đứa đứng đứa ngồi, ngây ra nhìn và nghe. Mấy người hóng mát ở gần đấy, dừng câu chuyện ngồi lặng yên lắng tai. Mọi người đều quên cả nóng bức. Tiếng hát mỗi lúc một cao, người đến xem mỗi lúc một đông.

Nhà văn Hoàng Đạo (1907-1948) 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 50

Chị Tạc giở đủ giọng, chị đi từ giọng Bắc, nhanh nhẹn, lưu loát, sang giọng Nam, chứa đầy nỗi buồn mênh mang. Toàn những âm điệu hồn nhiên, rung động lòng người, đưa tâm hồn đến những thế giới hồn nhiên xa xăm, đầy thơ, đầy mộng, đầy hương thơm. Chốc chốc chị ngừng hát, nhưng trong yên lặng, dư âm của lời ca vẫn còn xao xuyến trên dây đàn của linh hồn. Giọng trong trẻo của chị Tạc bắt theo điệu đàn trong khiến tôi mê mẩn tâm linh như hòa hợp với những thời ký vãng mung lung. Tôi sống lại cả một thời thơ ấu, đương ẩn náu trong nơi vô giác của tâm tình: tôi say sưa hưởng hết cả hương vị của những tiền kiếp nào, xa xôi, mịt mù, và trùm qua ký ức ấy, một tình cảm nhớ thương không bờ bến. Từ hôm ấy, không mấy ngày tôi không đến nghe vợ chồng chị Tạc. Thằng cu con đã quen mặt, thấy tôi là nó cười, bỏ chiếc chậu thau chạy lại. Có khi tôi đưa nó một xu, một trinh nhưng thường thường tôi mua cho nó một chiếc kẹo. Nó thích lắm, giựt lấy rồi vội vàng chạy về chỗ, cắn, nhai cả cái giấy bọc. Vợ chồng chị Tạc biết tính tôi, thi nhau khoe tài, chồng nắn nót từng tiếng đàn, vợ cất giọng thật trong theo những điệu tôi chưa từng nghe. Những điệu ấy, chị Tạc hình như quen lắm. Tôi thấy, lúc chị dễ dàng hát thay đổi những bài chị đã thuộc, mặt chị khác hẳn đi. Mắt chị ngày thường lờ đờ, bỗng sáng hẳn lên, khuôn mặt trái xoan răn reo quá sớm như trẻ lại. Tôi sực nhớ đến câu bình phẩm mà tôi đã được nghe một buổi chiều nào: - Nhà chị xẩm này hình như ngày xưa đi hát

chèo thì phải! Có lẽ chỉ là một câu đoán phỏng của một người nghe thấy chị Tạc hay ca giọng chèo, nhưng tôi không thể đừng nghĩ ngợi bâng khuâng. Lắm khi, ngồi nghe chị, tâm trí tôi vẩn vơ trôi theo dòng tưởng tượng. Chị Tạc là một đào có tiếng của một gánh hát chèo nhí nhảnh, nũng nịu, một nụ cười tinh ranh luôn luôn nở trên môi thắm. Chị theo gánh hát đi hết nơi này đến nơi khác, qua những cánh đồng lúa non, gió thổi tạt xuống như tấm thảm nhung lay động, qua những ngọn đồi tím, trơ trụi mấy cây thông giơ thân hình

khắc khổ, men những vùng cát trắng, những ruộng muối đỏ, mơ màng nhìn những cánh buồm nâu cắt hình lên mặt biển màu ngọc bích. Chị đi, vui vẻ, không lo, không nghĩ, như một con vật non, sống cái đời phiêu bạt, chìm đắm trong tiếng hát, cung đàn. Đêm đêm chị lại thay hình trở nên cô công chúa nõn nà dưới dải mũ rung rinh ánh sáng, hay cô thôn nữ thơ ngây, áo nâu non, thắt lưng cá vàng, ngồi bán nước dưới gốc đa. Con mắt sắc của chị đã say đắm bao nhiêu trai làng khăn lượt, áo thâm, giọng hát trong của chị đã đem lại cho bao nhiêu người vất vả một chút quên, quên những nỗi cực khổ hằng ngày để đắm đuối trong âm thanh. Thế rồi, một ngày xuân ấm, lộc cây đầy nhựa, chị gặp người yêu. Tôi nhìn anh Tạc, gầy ốm trong mảnh áo rách, nước da đen xám vì dãi dầu. Thuở ấy, có lẽ anh là một trang niên thiếu phong nhã, yêu âm nhạc, cảm thanh sắc, bỏ nhà cửa theo gánh hát của cô đào xinh xắn đã cướp đoạt lòng anh. Hai người đã sống trong ái tình; những đêm thanh vắng, chị đã biết bao lần cất tiếng ca nỗi lòng u ẩn để riêng anh rạo rực nghe; những buổi chiều vàng rực, linh hồn của hai trẻ đã từng hòa hợp với lá, với cỏ xanh non hơn với ánh nắng sắp tàn. Ánh chiều qua, ánh chiều lại qua. Chuỗi ngày ái ân bao giờ cũng ngắn ngủi. Thời khắc trôi, và trôi theo tuổi trẻ, tình yêu và hy vọng. Gánh hát tan. Anh chị đưa nhau về ẩn một nơi thôn quê trầm tịch, nhưng người ta không thể chỉ sống bằng ái tình và nước lã. Hai người đã cố tìm việc làm, đã dày dạn nắng mưa, đã biết đời cực nhọc. Cũng như những con ve không biết phòng xa, anh chị đã phải sống trong sự khốn cùng. Bây giờ đây, sống tạm bợ cho qua ngày, hai người có lẽ không còn nhớ những tình cảm ngây ngất, những giây phút mãnh liệt thuở trước nữa. Sự nghèo khổ đã in vết nhăn trên trán. Người lam lũ chóng khô héo. Tôi ngồi nhìn vợ chồng chị Tạc, bây giờ không còn tìm thấy dấu vết cuộc đời xưa. Trên nét mặt hai vợ chồng, tôi chỉ còn thấy vẻ nhẫn nhục của những người nghèo khó. Không lúc nào hai vợ chồng còn nở được một nụ cười vui vẻ: họa hoằn một đôi khi nghe tiếng

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 51

trinh, tiếng xu ném vào chậu thau liên tiếp, vẻ mặt hai người mới sáng lên một chút. Lúc đó, chồng nắn cung đàn, vợ cao giọng hơn lên, nhưng chỉ còn là mong được người ta thưởng nhiều hơn. Không bao giờ chị còn hát cho chị nghe, cho chồng chị nghe nữa, mà chồng chị cũng không còn rạo rực như xưa: Chị, ngày nay, chỉ còn hát để mà nuôi thân. Những ngày hè oi nồng đã hết, và cũng đã hết những ngày trong sáng của mùa thu ngắn ngủi. Gió bấc đã bắt đầu đuổi lá bàng trên những con đường vắng, và tiếng sếu kêu lạnh đã vang động trong đêm khuya. Con gái nhà giàu mặc thử những bộ áo nhung ấm, con nhà nghèo rét run trong mảnh áo rách. Đêm đến, đường sá vắng tanh, không có vẻ đông đúc rộn rịp nữa. Cuộc sinh nhai ngoài phố càng thêm khó khăn; càng ngày càng thấy vắng người dừng chân lại nghe vợ chồng chị Tạc. Họ vội vàng đi về những căn nhà ấm cúng, hưởng sự êm đềm của gia đình, không ai nghĩ đến những cảnh đời thiếu thốn chung quanh. Tiếng xu rơi vào chậu thau mỗi đêm một hiếm, và tiếng hát của chị Tạc không thấy cao lên nữa. Thỉnh thoảng, tôi vẫn gặp hai vợ chồng chị nhưng gió mỗi lúc một rét, tiếng đàn tiếng hát mỗi lúc một nhanh, và những buổi mưa phùn lạnh lẽo thì điệu Nam ai gần hóa ra điệu Bình bán. Thằng cu con, trời rét mà vẫn mặc có cái áo cánh rách; mẹ nó chỉ bó thêm vào mình nó một manh chiếu con để che gió. Tuy vậy, tôi vẫn thấy nó run cầm cập và bỏ cả chậu thau, nép mình vào người mẹ cho ấm. Chị Tạc vừa ôm con lên lòng vừa hát; chị cũng thấy lạnh, môi chị đã thâm lại, chốc chốc chị dừng lại, ho khan lên một tiếng ngắn. Một vài phút sau, không có ai, vợ chồng cuốn chiếu dắt nhau, không biết đi về đâu. Nửa tháng sau đến chỗ cũ, tôi không thấy vợ chồng chị Tạc như mọi lần. Thu hình trong áo, tôi nghĩ rằng rét mướt đã đuổi anh chị đi phương khác kiếm ăn và cũng không để ý đến nữa. Một hôm, có việc về chơi người anh em ở Bạch Mai, tôi rẽ qua xem nghĩa trang Hợp Thiện. Trời đã xế chiều, ánh nắng còn thếp vàng những ngọn cây cao. Cỏ tươi thắm. Hoa vạn thọ vàng thẫm.

Bỗng tôi rùng rợn thấy lạnh lẽo cả tâm hồn, nhưng không dám phân tách rõ cái cảm giác lạnh lẽo ấy. Trời tối dần. Về phía mộ làm phúc, tôi chợt thấy một đám ma người nghèo. Ba, bốn người phu đương khiêng một cái quan tài mộc, theo sau một người lớn và một đứa trẻ. Một nỗi buồn thấm thía đến cắn lấy lòng tôi khi tôi nhận ra cha con anh Tạc. Tôi sực nhớ đến tiếng ho khan của chị những đêm đông giá lạnh, và tôi chợt hiểu vì lẽ gì ít lâu nay tôi không gặp vợ chồng chị. Trong lúc ấy, áo quan từ từ đặt xuống hố, tôi nghe tiếng rút dây rõ ràng trong sự yên lặng của buổi chiều. Rồi có tiếng khóc rên rỉ, đem lại một nỗi buồn mênh mông. Mộ đã đắp xong. Đột nhiên tôi thấy những nét trắng của mấy bông huệ rung trong bóng tối, như sự xao động cuối cùng của một linh hồn sắp bị tiêu diệt. Người tôi lúc đó dễ xúc cảm như một cốc pha-lê mong manh, sẽ động vào là có tiếng vang. In sâu vào trí nhớ những chấm đỏ thẫm của hương, mùi thơm mát trong gió. Anh Tạc, thằng cu con, mấy người phu trở nên những vết lờ mờ không rõ, nhòa trên nền cỏ quen. Không một tiếng động. Im lìm, trong một giây, tôi có cái cảm giác người và vật sắp sửa tan vào bóng tối. Có tiếng nói, như một sự quái lạ: - Cho chúng tôi tiền để chúng tôi về. Tối rồi. Câu nói thản nhiên của bọn phu trong không khí âm thầm, tôi nghe như một sự xúc phạm. Lặng lẽ, tôi bước lại, cho chúng một hào, và còn bao nhiêu tiền trong túi tôi dốc cả vào tay thằng cu con. Từ hôm ấy, tôi không gặp cha con anh Tạc lần nào nữa. Có lẽ anh lang thang với chiếc đàn lẻ loi, với những nỗi đau khổ ngầm ngầm, cha con không chết đói là anh không còn mong mỏi gì nữa. Và từ đấy, tôi cũng bỏ mất cái thú đi hóng mát buổi chiều. Hoàng Ðạo

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 52

Sống nhân từ thật sự là một cuộc luyện tập

Những người Pharisêu thấy vậy bèn nói với các

tông đồ, “Sao Thầy của các ông ăn uống với

phường thu thuế và tội lỗi?” Ngài nghe thế liền

nói, “Những người lành lặn thì không cần thầy

thuốc, chỉ những người bệnh tật mới cần. Hãy đi

và học điều này: ‘Ta cần lòng nhân chứ không

cần hy tế’. Ta không đến để kêu gọi những người

ngay chính, mà là kêu gọi những người tội lỗi”.

(Mt 9,11-13)

Thiên Chúa, là Đấng nhân từ, đòi hỏi chúng ta

lòng nhân từ. Đây là 56 cách để sống lòng nhân

từ trong Năm Thánh này. Ta hãy chọn ngẫu

nhiên một điều và tập sống hoàn thiện nó.

1) Chống lại cám dỗ chế nhạo, mỉa mai người

khác; nó đi ngược lại với lòng nhân từ. “Ôi,

lạy Thiên Chúa, hãy bảo vệ môi miệng con;

hãy canh giữ miệng lưỡi con!” (Tv 141,3)

2) Hạn chế quyền sở hữu: chia sẻ mọi vật với

những người đang cần chúng.

3) Thăm hỏi những người đơn côi, ngay cả

những người trong bà con, bạn bè, lối xóm…

Có thể có những người mình đã xúc phạm

họ.

4) Viết ra những lời tha thứ. Cho dầu không gửi

chúng đi được, thì nhúng chúng vào nước

thánh, cầu nguyện với Đức Giêsu xin tha thứ

cho đôi bên, rồi đốt đi hoặc chôn chúng

xuống đất.

5) Tập cách cầu nguyện lớn tiếng điều này:

“Lạy Chúa của con, xin hãy chúc lành cho

(nói tên người làm khổ mình) và xin thương

xót con!”

6) Lên kế hoạch hành hương đến những nhà thờ

trong vùng; cố gắng làm theo cách sống lòng

nhân từ giống Chúa Giêsu ‘đón tiếp những

người xa lạ’.

7) Thực hành một điều tốt, giúp ích cho một

người mà mình không thích hay đã làm hại

mình.

8) Quan tâm đến cách cư xử của mình hiện thời.

Có làm gì để tự đề cao mình… mà làm cho

người khác buồn không? Có cãi nhau, phê

bình, chỉ trích nặng nề cho thỏa mãn cơn

nóng giận của mình mà làm chạm tự ái người

khác không? Có nói quá lời đụng chạm đến

những thành viên trong gia đình, bè bạn,

hoặc những người ta chỉ tiếp xúc qua bài vở,

sách báo… những người gặp những điều kiện

khó khăn hơn ta không?

9) Quảng đại để người khác giúp mình; những

người mà họ mong được thực hiện nghĩa cử

giúp người.

10) Nếu không muốn mình là gánh nặng cho

người khác, hãy luôn nhận ra sai lỗi của mình

và xin lỗi người khác.

11) Hãy tham gia những cuộc quyên góp trong

giáo xứ để giúp đỡ cho những người nghèo

khổ, thiếu thốn.

12) Dành thì giờ để cầu nguyện và suy ngẫm về

một tính tốt của người gây khó khăn cho

mình. Cũng làm như vậy đối với các thành

viên trong gia đình.

13) Gửi thiệp, hoa, quà tặng, lời chia sẻ đến

những ai có người thân qua đời trong vòng 6

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 53

tháng. Bằng cách đó để giúp họ bớt đau buồn

trong cuộc sống.

14) Tình nguyện giữ con giùm cho một bà mẹ

hoặc một cặp vợ chồng cần đi công chuyện

đâu đó.

15) Nấu một bữa ăn (hoặc mua thức ăn hợp vệ

sinh) cho một bà mẹ mới sinh hoặc bận rộn

nuôi con nhỏ, hay một người vừa mới có

tang chế trong gia đình.

16) Giữ gìn miệng lưỡi.

17) Tình nguyện giúp đi mua những vật dụng

linh tinh cần thiết cho những cha mẹ bận rộn

hoặc những người già không thể đi ra khỏi

nhà được.

18) Nếu bạn không thể thi hành việc dành thì giờ

để ngồi nói chuyện với một người già trong

hôm nay, hãy gửi tặng phẩm hiện kim cho

giáo xứ để họ tổ chức người làm việc đó thay

mình.

19) Nếu nhận được sự chia sẻ, thiết đãi hãy chọn

phần nhỏ hơn.

20) Hãy nhớ lại ‘Thương người có 14 mối –

thương linh hồn 7 mối, thương xác 7 mối’ và

dạy cho con cái hiểu và thuộc chúng.

21) Thay vì mất kiên nhẫn với người nào hoặc

chuyện gì, hãy cố lắng nghe họ. Xin Chúa

cho ta ơn khôn ngoan, ‘một con tim hiểu

biết’ như Vua Salomon đã xin.

22) Tình nguyện chở một người lớn tuổi đi lễ nhà

thờ.

23) Nhớ lại một lần đã nhận được quà tặng trong

nghi ngờ, hãy thực hiện cho một nguời khác

giống như vậy.

24) Hãy cúp điện thoại, lắng nghe ai đó một lần

chân tình, mặt đối mặt.

25) Hãy lựa chọn thức uống gì đó khác nước lã,

cho những lần có người đang bỏ rượu tới

thăm nhà.

26) Tranh thủ những cuộc bán hạ giá, mua những

vật dụng cá nhân như kem đánh răng, xà

bộng, dầu gội, vớ chân… tặng chúng cho

những cuộc lạc quyên của giáo xứ, hoặc gói

thành những gói quà để dành tặng cho những

người cần chúng.

27) Đọc thông điệp ‘Thiên Chúa giàu lòng

thương xót’ của ĐTC Gioan Phaolô II từng

chút một, trong cả năm.

28) Tạo ra một nghi thức ngắn cuối ngày để tha

thứ cho thành viên trong gia đình theo Kinh

Thánh… “đừng để mặt trời lặn mà cơn giận

vẫn còn” (Ep 4,26).

29) Lên một danh sách những người mà chúng ta

không thích. Và, mỗi ngày cầu cho họ một

kinh.

30) Chọn một người để cười chào, thăm hỏi và

nói chuyện, Người mà tên của họ không nằm

trong danh sách bạn bè, người quen của ta.

31) Cho người khác một món đồ mà bạn thích và

người đó cũng thích nó.

32) Lần hạt Mân Côi kính Lòng Thương Xót

Chúa và cầu nguyện khi di hành hoặc khi đi

và đến cơ quan làm việc.

33) Khi cảm thấy đối đãi nhân từ với người khác

quá khó, hãy cầu nguyện.

34) Viết ra một bài diễn tả lòng biết ơn của bạn

dành cho người bạn đời. Hãy uốn lưỡi hoặc

đọc lại khi bạn có điều muốn chỉ trích người

ấy lúc bạn thất vọng.

35) Học cách xét mình của Thánh Inhaxiô mỗi

tối. Việc nhớ lại lòng Thương Xót của Chúa

hằng ngày giúp ta học cách sống nhân từ

hơn.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 54

36) Đáp trả lại sự khiêu khích bằng thái độ tôn

trọng mà bạn muốn người ta cư xử với mình.

37) Học thuộc Kinh Lạy Cha và thực hành nó.

38) Dành vài phút trong tuần để vào một nhà thờ

viếng Chúa Giêsu Thánh Thể; đơn giản chỉ

ngồi đó với Chúa, Đấng giàu lòng Thương

Xót. Nếu không làm được việc này, hãy suy

ngẫm với Thánh Giá chuộc tội.

39) Dành ra một buổi cầu nguyện đặc biệt cho

người mà bạn không thích nhất.

40) Tìm giấy thật đẹp và viết một lá thư tay gửi

cho một người, nói lên tầm quan trọng của

người ấy đối với bạn.

41) Tình nguyện đọc thư hay đọc sách cho một

người bệnh hay một người đang có chuyện

buồn phiền.

42) Xin Thần Khí hỗ trợ để cầu nguyện thật lòng

cho một người đã làm tổn thương bạn.

43) Hãy nói những lời tốt lành, lịch sự với bạn bè

như nói với những người ta vừa mới gặp.

44) Nếu thấy câu chuyện đang chuyển hướng

sang thành nói hành nói xấu người nào, hãy

tìm cách thay đổi đề tài.

45) Bạn có thể chơi một nhạc cụ nào không?

Hát? Đọc thơ? Hãy làm một buổi giải trí nho

nhỏ dành cho những người bị bỏ rơi trong

Viện dưỡng lão và trợ giúp các Trung tâm

mồ côi.

46) Đi thăm mộ ông bà tổ tiên, hoặc đi viếng

nghĩa trang địa phương, lần hạt cầu nguyện

cho các linh hồn nằm yên nghỉ ở đó.

47) Tham dự một cuộc tĩnh tâm. Đó là cách sống

nhân từ với chính bạn và những người chung

quanh đang cần lòng thương xót của bạn.

Nếu không làm được điều này, ít nhất hãy

dùng một buổi, sáng hoặc chiều, để nhìn lại

con người mình, để đọc lại đời sống của

chính mình.

48) Thừa nhận tính ghen tuông, ghen ghét của

mình, thừa nhận với chính mình và đi xưng

nó ra với linh mục giải tội.

49) Hứa cầu nguyện cho người khác; có thể đó là

người gặp trên đường đi, trên xe buýt, người

mà bạn thấy họ cần lời cầu nguyện.

50) Làm những hình ảnh, lời nguyện, tượng ảnh

nho nhỏ và tặng chúng cho những người bạn

tiếp xúc như là gửi một lời chúc lành đến với

họ.

51) Tình nguyện mời đến nhà một người hay một

nhóm mà thường thì bạn sẽ không bao giờ

mời họ.

52) Tổ chức một bữa tiệc nhỏ, mời một vài người

trong giáo xứ, kể cả người mình thích và

không thích.

53) Bạn biết một người không có niềm tin, hãy

chia sẻ với họ về đức tin của mình – nói cho

họ biết Đức Kitô đã thay đổi cuộc sống của

bạn như thế nào.

54) Trả tiền đậu xe hoặc phí cầu đường cho

người đi sau mình.

55) Gửi bài đọc về tính nói xấu (của ĐTC

Benedict XVI) cho người khác. Bạn sẽ thấy

sự ngạc nhiên.

56) Mỗi ngày nhớ cầu nguyện cho các linh hồn

nơi luyện ngục. Và cầu nguyện cho giờ ra đi

của chính mình.

Jeffrey Bruno

(Ways to Be Merciful During the Jubilee Year of

Mercy)

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 55

CẢM NGHIỆM KHÓA 652 NGÀY 12 & 13 THÁNG 12 NĂM 2015 TẠI GIÁO XỨ ĐỨC HUY, GIÁO HẠT GIA KIỆM, GIÁO PHẬN XUÂN LỘC

Xin vào đường link sau để xem nhiều hình của Khóa: https://picasaweb.google.com/103385979368095968960/HINHKHOA652GXUCHUYNGAY1213122015?authuser=0&feat=directlink

Trong chuyến hành hương đến Đức Mẹ Lavang hằng năm. Sau khi tham dự thánh lễ tại Đài Đức Mẹ, chúng tôi đang ngồi uống nước mía cạnh khu nhà nghỉ, thấy có một Cha cũng ghé vào. Chúng tôi chào Cha, mời Cha uống nước mía và hỏi thăm Cha ở đâu, đi theo đoàn nào? Cha cho biết thuộc dòng Don Bosco và đi cùng cộng đoàn giáo xứ Đức Huy, Gia Kiệm. Chúng tôi cũng tranh thủ giới thiệu: Chúng con là “trưởng” CT/TTHNGĐ của TGP Sài Gòn và chị Hồng đây là “trưởng” của GP Xuân Lộc. Trong lúc trò chuyện, chúng tôi giới thiệu về CT, về Khóa Căn Bản, cũng như sinh hoạt của CT. Sau khi nghe chúng tôi tranh nhau “thuyết giáo”, Cha cũng mềm lòng và nói sẽ liên lạc với Cha Hùng đặc trách CT/TTHNGĐ giáo phận Xuân Lộc về việc mở Khóa. Chúng tôi thấy lòng rất vui, với ước mong sẽ gặp lại Cha. Tạ ơn Đức Mẹ.

Thế rồi vào cuối tháng 11, tôi nhận được điện thoại của Cha Gioan Trần Xuân Hùng: Tổng Linh Nguyền CT/TTHNGĐ GP Xuân Lộc, Hạt Trưởng Giáo hạt An Bình, Chánh xứ Giáo xứ Tâm Hòa, Xuân Lộc. Ngài cho biết sẽ mở Khóa tại giáo xứ Đức Huy, Giáo hạt Gia Kiệm vào đầu hoặc giữa tháng sau. Tin đến thật bất ngờ và đột ngột, nhưng lòng tôi rất vui. Tôi liền điện thoại

trình Cha Tổng Linh Nguyền, rồi Cha Tổng Giám Nguyền CT/TTHNGĐ TGP Sài Gòn. Cha Tổng Linh Nguyền trả lời không đi được. Cha Giuse Hoàng Văn Quảng: Tổng Giám Nguyền CT/TTHNGĐ TGP Sài Gòn, cũng là Cha Giám Đốc Phát Triển Dòng Tên Việt Nam. Ngài cho biết chỉ giúp được vào giữa tháng 12 mà thôi. Tôi liền mời Cha Jerome Nguyễn Đình Công, Ngài là Tiến Sĩ, hiện đang làm trong Ban Loan Báo Tin Mừng tại Tòa Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc, Cha nhận lời giúp Khóa. Thế là Khóa được chọn vào hai ngày 12 & 13/12/2015. Tôi vội email báo tin vui đến Cha Sáng Lập và xin Ngài cho số Khóa. Ngài cho số khóa là 650 sau đó báo lại là 652. Tôi liền điện thoại liên lạc tới cha Chánh xứ Giáo xứ Đức Huy là: Cha Giuse Phạm Sĩ Sản. Cũng nhờ Đức Mẹ Lavang, qua ly nước mía mà tôi trao đổi với Cha như đã quen Cha từ lâu, thế là Khóa 652 được tiến hành.

Việc tổ chức cũng như trang trí phòng học, các anh chị trong Ban Điều Hành CT/TTHNGĐ GP Xuân Lộc phụ trách. Ngoài ra các anh chị cũng tham gia trong Trường Nội Dung, nên BĐH CT/TTHNGĐ TGP Sài Gòn chỉ xuống có 2 cặp. Mọi việc diễn tiến tốt đẹp, chỉ có amply bị hư bất thường, Cha Chánh xứ Giuse Phạm Sĩ Sản bê một lúc cả micrô, amply và loa mang vễ phòng riêng để sửa. Đi rất nhiều nơi, nhưng chưa bao giờ thấy Cha Chánh xứ lại hy sinh xốc vác đến như thế!

Trong lúc Quý Cha và các Trợ Nguyền chờ Cha Chánh xứ về ăn cơm, chúng tôi thật sự bất ngờ khi Ngài tay mang tay sách về hơn chục ly nước mía. Chúng tôi thực sự xúc động, không chỉ vì hình ảnh hy sinh hòa đồng của Cha, mà còn nhớ

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 56

lại «ly nước mía định mệnh tại thánh địa Lavang» ngày chúng tôi gặp Cha.

Như thế Khóa có đến năm Cha giúp: Cha Quảng, Cha Hùng, Cha Công, Cha Sản và Cha Vinh–Sơn ở Kontum vào quyên tiền xây nhà thờ, Ngài cũng vào giúp Khóa, khi đó các Cha đều đi Núi Cúi để dâng lễ đồng tế khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót. Có 30 cặp phu thê và 28 người đi lẻ, vì hầu hết giáo dân trong giáo xứ làm nghề nông hoặc chăn nuôi, không thể đi cả hai vợ chồng được.

Sau đây là một số chia sẻ của Khóa sinh Khóa 652, chúng tôi đã ghi âm và lược ghi lại như sau:

1) Kính thưa Quý Cha và quý anh chị (các chia sẻ sau không lập lại câu này). Qua Khóa học này, gia đình chúng con cảm nhận được tâm hồn sốt sắng hơn, học được những điều hay lẽ phải. Trước đây trong cuộc sống, chúng con vô tình hay cố ý cư xử với nhau chưa đúng mực. Qua Khóa này chúng con học được nhiều điều tốt đẹp. Việc mở Khóa tiếp theo chúng con chưa dám nói tới, nhưng xin Quý Cha và Quý anh chị giúp đỡ giáo xứ chúng con các buổi học tiếp theo. Con xin cám ơn.

2) Sau Khóa học bản thân con được nhiều ơn. Mọi lần về nhà ăn cơm, nếu chồng con không xắp cơm ra sẵn thì con không thèm ăn, nhịn ăn luôn. Nhưng qua hai ngày học, hôm qua về con đã tự lấy chén đĩa xắp cơm ra ăn. Con cũng đã biết nói nhẹ nhàng hơn với con cái. Nếu được thì xin Cha và quý anh chị mở thêm một Khóa tiếp theo, giúp chúng con có kinh nghiệm sống trong gia đình.

3) Sau Khóa học này con đã nhận ra các lỗi lầm của mình, nhận ra có những ưu điểm của bạn đời và những người khác trong gia đình, nhận ra hướng sắp tới mình phải sống như thế nào, làm việc như thế nào. Việc còn lại là chúng con thực hành như thế nào thôi. Điều đó rất rõ ràng. Việc mở Khóa con rất hoan nghênh. Con xin có ý kiến nhỏ: hai ngày qua có nhiều người không biết nên hỏi con, Khóa nào đấy? Có một số anh chị thuộc Giáo xứ Giốc Mơ bên cạnh cũng hỏi con, Nghe nói có Cha Quảng và Quý cha từng đi nước ngoài về giảng dạy hay lắm. Khi họ biết thì họ rất thích, nhưng tiếc là đã trễ rồi. Vì vậy lần sau có mở Khóa thì xin thông báo rộng rãi hơn, để nhiều người biết được, học tối đa hết công suất luôn.

4) Con đã tham dự mấy khóa Gia Đình Cùng Theo Chúa, Lòng Thương Xót. Nhưng con thấy trong Khóa TTHNGĐ này, con cảm nhận con rất được ơn Chúa. Con cảm nhận Chúa ở gần bên con hơn, thâm sâu với Chúa hơn. Việc mở Khóa con ước mong Quý Cha mở thêm một Khóa nữa để nhiều anh chị em được học hỏi.

5) Hai ngày vừa qua đã cho con được biết nhiều lợi ích. Về với gia đình, biết cách dạy con, cư xử với chồng. Đặc biệt con đã biết cám ơn nhà con: Em cám ơn anh, anh đã làm thay cho em để em được đi học. Có người nói vói con: bà già rồi còn đi học làm gì. Con nói con đi học cho mình, biết cách để dạy cho con và cho cháu mình nữa. Con xin góp ý: Khóa này mở vào lúc chuẩn bị Giáng Sinh, nên con báo cho họ đi học, thì họ nói còn phải đi làm hang đá. Con đề nghị mở Khóa vào dịp hè, các con của con nghỉ học, ở nhà coi nhà để chúng con đi học.

6) Con đi học như vầy, con thấy con đã được ơn. Tối qua con vừa về đến nhà, thì chồng con nói: vào nhà rồi đóng cửa lại không cho thằng con nó vào nữa, cho nó đi luôn đi. Mọi lần con thấy chồng con mắng con của con vô lý là con nổi nóng, con chửi luôn. Nhưng hôm qua con đi học về, con đã không chửi, con từ từ con nói. Con cảm thấy tâm tư của con đã lắng dịu xuống, con

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 57

 

đã giữ được bình tĩnh. Con thấy con đã được ơn. Con xin tạ ơn Chúa.

7) Vợ chồng con học hai ngày nay, thấy vợ chồng hiểu nhau hơn, qua lời dạy của Quý Cha vá quý anh chị. Chúa ban cho con tìm hiểu được con cái trong gia đình. Các con trong gia đình thấy vui hơn mọi khi. Con xin Cha mở thêm Khóa để cho con học thêm nữa. Hồi đầu đi học con không biết học làm sao, nhưng khi đi học con nhận ra như Cha nói: học sẽ được như là ba cây vàng.

8) Con được ơn ngay chiều nay, thực sự con không biết có Khóa này, con được cô giáo Đào giới thiệu con đi. Các buổi học này giúp ích cho gia đình con. Con thì rất đông con, có đến chín đứa con. Các con của con không đến nỗi nào, nhưng buổi sáng con đi lễ, còn các con của con còn biếng nhác việc đi lễ. Xin Cha và quý anh chị cầu nguyện cho chúng con. Con đề nghị mở

nhiều Khóa, để như văn ôn võ luyện, một năm nên mở hai, ba Khóa.

Thánh lễ Thệ Hôn Một Đời có ba Cha đồng tế, với đầy đủ các nghi lễ long trọng và sốt sắng.

Ngoài thành công tốt đẹp của Khóa học, chúng tôi rất vui mừng khi trao đổi với Cha Jerome Nguyễn Đình Công, biết Cha sẽ đi truyền giáo tại Châu Phi, nơi mà Cha Sáng Lập trăn trở muốn mở Khóa để có đủ “năm Châu bốn biển” đều có Khóa. Tôi đã gửi địa chỉ email của Cha Công đến Cha Sáng Lập, và hai Cha đã email cho nhau về việc trên. Cần nói thêm: Cha Jerome đã hai lần giúp Khóa tại Xuân Lộc, Khóa này là thứ ba. Cha đã từng giúp Khóa tại Úc, hiện Cha đang được mời sang Úc để giúp mở Khóa. Cha đã tâm sự: Tôi nghiên cứu sâu về CT/TTHNGĐ, đó cũng là một phần trong luận án khi tôi lấy được bằng Tiến sĩ.

Với sự cho phép và tạo mọi sự thuận lợi của hai Đức Cha cùng Đức Ông của Giáo Phận. Với sự nhiệt tình và quan tâm của Cha Tổng Linh Nguyền, sự hiểu biết và yêu mến Chương Trình của Cha Jerome, cùng với sự hăng say và trách nhiệm của Ban Điều Hành, chắc chắn CT/TTHNGĐ Giáo Phận Xuân lộc sẽ ngày càng phát triển rực rỡ.

Tạ ơn Thánh Gia, Bổn Mạng CT/TTHNGĐ.

Song nguyền Bính & Lý (TGP Saigon)

Kinh nghiệm - Một chàng trẻ tuổi hỏi một người có kinh

nghiệm đường đời: Làm sao để phân biệt được một cặp tình nhân, một cặp vợ chồng mới cưới và một cặp vợ chồng đã có con?

Người kia đáp: - Lúc còn là nhân tình, khi vào quán ăn, chàng

gắp thức ăn cho nàng. Cưới nhau xong, nàng gắp thức ăn cho chàng. Ðến khi có con, mạnh ai nấy gắp.

Người đầu tiên Sau buổi lễ, cha xứ hỏi các con chiên phái nam: "Những ai trong số các con thường bị vợ thượng

cẳng chân, hạ cẳng tay thì đứng dậy". Tất cả đàn ông đều đứng dậy, chỉ một người vẫn ngồi yên tại chỗ. Cha đạo lại gần anh ta thân mật nói: “Chúa dạy các con phải yêu thương nhau. Vợ chồng phải thuận hòa và nhường nhịn nhau. Con thật đáng khen. Tiếc là trên đời người như con rất ít. Con chính là người như thế đầu tiên ta gặp”. Người đàn ông nọ bùi ngùi: "Thưa cha, con không dám nhận lời khen của cha". "Sao vậy? Con của ta", vị cha xứ hỏi. "Số là con bị vợ đánh què, không thể đứng dậy được", người đàn ông ngập ngừng.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 58

**************************************************

THƯ MỜI THAM DỰ KHOÁ HỌP THƯỜNG NIÊN ĐẦU TIÊN

HỘI ĐỒNG SONG NGUYỀN HẢI NGOẠI

Trọng kính: - Đức Ông Fx. Phạm Văn Phương, Vấn Nguyền I TƯ/HN. - Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn, Vấn Nguyền II TƯ/HN. - Cha Sáng Lập Phêrô Chu Quang Minh, S.J. - Quý Cha Tổng Linh Nguyền và quý Cha Linh Nguyền các Châu lục, Quốc gia, Miền và tại các

Cộng Đoàn Giáo xứ. Kính thưa:

- Quý anh chị thành viên Ban Điều Hành và Trường Nội Dung TƯ/HN. - Quý anh chị thành viên Ban Điều Hành và Trường Nội Dung các Châu lục, Quốc gia, Miền và tại

các Cộng Đoàn Giáo xứ. - Quý anh chị Song Nguyền.

Như mọi người đều biết, hiện nay phạm vi phục vụ của CT/TTHNGĐ bao gồm nhiều châu lục,

nhiều quốc gia và các miền rộng lớn tại Hoa Kỳ. Đồng thời, nhu cầu mục vụ gia đình ngày càng gia tăng và trở nên khẩn thiết. Bên cạnh đó, rất nhiều "Miền Đất Mới" đang có nhu cầu cấp bách, nhưng Chương Trình chưa có cơ hội được phục vụ..... Trước những thực tế đó, đòi hỏi cần có ngay những phương cách thích hợp và hiệu quả. Vì thế, qua cuộc "Tham Khảo Ý Kiến" các thành viên Ban Điều Hành và Trường Nội Dung TƯ/HN, từ ngày 23 tháng 1 đến ngày 23 tháng 2/ 2016, đại đa số thành viên đã biểu quyết tán thành việc tìm phương cách.

Kính thưa quý Đức Ông, quý Cha và quý anh chị, Trước mối quan tâm sâu sắc, và lòng nhiệt thành phục vụ các gia đình thật cao độ của các thành

viên. Chúng con rất vui mừng loan báo, và trân trọng kính mời: - Quý Đức Ông Vấn Nguyền TƯ/HN. - Cha Sáng Lập Chương Trình. - Quý Cha Tổng Linh Nguyền và quý Cha Linh Nguyền các Châu lục, Quốc gia, Miền và tại các

Giáo xứ, Cộng đoàn, Họ đạo... (Nếu được nhiều Vị hiện diện, quả là Hồng ân lớn). - Các thành viên Ban Điều Hành và Trường Nội Dung TƯ/HN. (Danh sách đính kèm) - Ban Điều Hành và Trường Nội Dung các Châu lục, Quốc gia, Miền và tại các Cộng đoàn, Giáo

xứ, Họ đạo. - Quý Song Nguyền Thiện Chí. (là bất cứ quý Song Nguyền nào tha thiết muốn phục vụ CT)

Xin vui lòng thu xếp thời giờ đến tham dự:

KHOÁ HỌP THƯỜNG NIÊN ĐẦU TIÊN HỘI ĐỒNG SONG NGUYỀN HẢI NGOẠI Tại Thành phố Atlanta, Bang Georgia, Hoa Kỳ Cuối tuần ngày 10, 11, 12 tháng Sáu, năm 2016

(Từ 6:00pm thứ Sáu đến 6:00pm Chúa Nhật)

I. NỘI DUNG KHÓA HỌP:

CHƯƠNGTRÌNHTHĂNGTIẾNHÔNNHÂNGIAĐÌNHHẢINGOẠI

2545 Millwater Crossing, Dacula, GA 30019, USA email: [email protected]

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 59

A. HỒN TÔNG ĐỒ SONG ĐÔI (Yếu tố thành công): Nhằm gắn kết tình YÊU THƯƠNG GẦN GŨI giữa mọi thành viên, để chung tay xây dựng và phát

triển Chương Trình khắp nơi. Học hỏi để thêm thấm nhuần tinh thần ĐOÀN SỦNG của Chương Trình và thúc đẩy HỒN TÔNG

ĐỒ SONG ĐÔI. B. THẢO LUẬN (Dự kiến)

Căn cứ vào "id" trong các Thủ Bản và hai tài liệu Công Bố BĐH và TND/TƯ/HN, cùng với những thực tế và nhu cầu cụ thể của Chương Trình, để: Phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng phần vụ trong Ban Điều Hành và Trường Nội Dung

TƯ/ HN. Đặc biệt vai trò các Phó Nguyền TƯ/HN. Liên hệ chặt chẽ giữa Trung Ương và Địa phương nhằm phát triển CT. Bổ xung nhân sự cho BĐH và TND/ TƯ/HN. Vấn đề "Miền Đất Mới" tại mỗi Địa phương. Củng cố sự vững mạnh của CT tại các địa phương qua Họp Liên Gia và Song Nguyền. Liên hệ với Chương Trình tại Quê Nhà, để "Tự Lập nhưng Liên Đới"? Làm sao có thể giúp CT tại

VN "được chút nào hay chút nấy"? Cũng như liên hệ với Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ. v.v. Tu chính Bản Nội Quy. .........

II. TẠM TRÚ: Ban Tổ Chức Khoá Họp sẽ lo liệu nơi tạm trú (miễn phí) cho mọi thành viên tham dự.

III. LỆ PHÍ THAM DỰ: Tuỳ ý đóng góp. IV. PHÚC ĐÁP:

Để việc chuẩn bị và tổ chức KHOÁ HỌP THƯỜNG NIÊN được ích lợi và thoải mái cho các cặp tham dự. Xin quý anh chị vui lòng Phúc Đáp (cho biết số nguời tham dự), trong vòng ba mươi (30) ngày. Trước ngày 1 tháng 4/ 2016, tại Email: [email protected]

Chúng con thành tâm và tha thiết nguyện xin Thánh Gia Chúa Giêsu, Mę Maria và Thánh Cả Giuse

chúc phúc và ban muôn hồng ân cho nhiệt tâm xây dựng Chương Trình của quý Đức Ông, quý Cha và từng quý anh chị. Và mong được đón nhận mọi ý kiến đóng góp, đặc biệt phần THẢO LUẬN NỘI DUNG của KHOÁ HỌP, hầu mang lại ích lợi thiết thực cho các gia đình, phát triển Chương Trình và làm VINH DANH THIÊN CHÚA.

Chúng con chân thành cảm ơn quý Đức Ông, quý Cha và từng quý anh chị, với tất cả lòng yêu thương và quý mến trong Chúa.

"Đẹp thay những bước chân đi rao giảng Tin Mừng" (Isaia)

Atlanta, Georgia ngày 24 tháng 2 năm 2016. LM Fx.Trần Quốc Tuấn SN Phạm Văn Quyết & Điệp Chánh xứ GX Các Thánh Tử Đạo VN Chủ nguyền Trung Ương Hải Ngoại TGP Atlanta. Tổng Linh Nguyền Trung Ương Hải Ngoại.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 7 – THÁNG 3-2016 Trang 60

ghe vẻ nghe ve nghe vè Thăng tiến cùng nhau đi đến

những buổi Song nguyền sống cho thật hiền đầy tình bác ái tâm hồn thư thái dào dạt yêu thương gian khó trên đường vẫn luôn tiến bước. Vợ chồng sau trước chung vai một lòng xây dựng cho xong gia đình êm ấm chồng không nổi nóng vợ không vàng vòng con cái chỉ mong học hành tấn tới kinh nguyện sớm tối chia sẻ thật lòng vợ chẳng ngồi không chồng chớ đèo bồng cũng chẳng đi rong thì giờ còn trống chỉ làm việc chung tiền kiếm đủ dùng màng chi danh lợi. Nàng không trông đợi đội đá vá trời chàng của lòng tôi là người hiểu biết không keo không kiết cũng chẳng phí lời đời sống nổi trôi không nên nhiều chuyện phải cùng kín miệng tôn trọng chuyện tư

cố gắng thư từ thăm về quê cũ gởi tiền cưú lũ giúp kẻ lầm than lệ chảy hai hàng thương cho đồng loại. Nàng không ăn hại cơm nước gọn gàng chào hỏi đoan trang mọi người yêu mến dạy con đi đến Thánh lễ, trường vui tuổi trẻ yêu đời sống cho thánh thiện. Chàng không ... mát điện la hét bể làng đập đổ tan hoang còn chi nhà cửa Nàng không đổ lửa cho cơn giận tràn cố gắng vì chàng cùng nhau nhường nhịn. Lỡ khi bị bịnh chăm sóc hết lòng con cái luôn mong mẹ cha vui vẻ Nàng không được khỏe chàng giúp nấu cơm nàng có giận hờn cũng thương thông cảm. Chàng nên bảo đảm không có lè nhè chè rượu bét be đau gan lủng ruột Trước sau như một không nổi cơn ghen

thỉnh thoảng phải khen cho nàng phấn khởi. Chàng vui đứng đợi dù phải trễ giờ nhớ thuở đợi chờ mong cho gặp mặt Thông minh sắp đặt mọi chuyện rõ ràng có bực cũng khoan nặng lời mắng chửi. Nàng không miệng lưỡi tham lam ăn hàng chớ theo thời trang xài tiền phung phí giữ gìn cho kỹ tránh chỗ sòng bài giải quyết cho hay những điều rắc rối. Chớ nên tra hỏi nghi ngờ vu vơ Tình mình là thơ phải luôn bồi đắp Cùng nhau tay chắp cầu nguyện thật nhiều sao cho tình yêu ngày càng Thăng tiến SN Duy-Hân (Toronto - Canada)

N