chÀo mỪng nĂm du lỊch hẠ long - quẢng...

44
CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2018 - HẠ LONG - QUẢNG NINH

Upload: vuonghuong

Post on 29-Aug-2019

218 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2018 - HẠ LONG - QUẢNG NINH

Page 2: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

Bài, ảnh: THÁI CẢNH

Page 3: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

Ông Nguyễn Văn Ty, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên, cho biết: “Năm học 2016-2017 và 2017-2018, Phòng GD&ĐT huyện triển khai thí điểm chuyên đề tại 3 trường: Mầm non Điền Xá, Mầm non Hoa Hồng, Mầm non Đông Hải, với cả 6 nội dung của chuyên đề. Dự kiến sang năm học 2018-2019, Phòng sẽ tiếp tục nhân rộng ra 6 trường và tới năm học 2019-2020 sẽ triển khai ở 4 trường còn lại. Tuy nhiên, riêng trong năm học 2017-2018, Phòng chỉ đạo cả 13 trường trên địa bàn cùng thực hiện sâu vào nội dung thứ 2 của chuyên đề, đó là xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và tổ chức cuộc thi cấp huyện đối với nội dung này”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trước khi thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, phương pháp giáo dục tại các trường mầm non được giáo viên dạy theo nội dung, chương trình bài dạy có sẵn. Do đó các đồ dùng, cơ sở vật chất theo khuôn mẫu nhất định, phương pháp dạy học thường tập trung vào giáo viên là chủ đạo, học sinh ít được chú ý cũng như ít được phát huy tính tích cực. Môi trường ngoài lớp học nghèo nàn, các hoạt động cho trẻ khám phá ngoài lớp học không phong phú.

Từ khi thực hiện chuyên đề này, môi trường trong lớp học tại các trường mầm non có nhiều đồ dùng, đồ chơi hơn. Môi trường ngoài lớp học cũng phong phú hơn để trẻ thỏa sức khám phá, trải nghiệm. Giáo viên được

chủ động, linh hoạt trong việc lập kế hoạch giáo dục, lựa chọn các nội dung giáo dục trên cơ sở phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, khả năng của trẻ, của địa phương. Chuyên đề này cũng đòi hỏi giáo viên cần chủ động, sáng tạo, có năng lực, trình độ cao hơn. Phương pháp dạy trẻ cũng hướng tới việc khuyến khích trẻ chủ động, tích cực tham gia hoạt động để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, chú ý đến từng cá nhân trẻ, khả năng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp.

Theo đánh giá của Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên, sau 2 năm thực hiện chuyên đề này, ghi nhận tại các trường thí điểm cho thấy đa số giáo viên nắm vững các nội dung thực hiện chuyên đề, từng bước thay đổi trong phương pháp giáo dục trẻ, chủ động trong lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục hướng vào trẻ. Đồng thời, biết cách phối hợp với cha mẹ trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” cũng như có kiến thức, kĩ năng trong chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Không chỉ riêng 3 trường thí điểm, 10 trường còn lại của huyện cũng tích cực cải tạo môi trường ngoài lớp học. Môi trường trong lớp học được bố trí phù hợp, được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đồ dùng, đồ chơi phong phú. Đồng thời, việc huy động sự tham gia vào cuộc của các bậc cha mẹ học sinh trong việc cải tạo môi trường lớp học cũng trở nên tích cực, hiệu quả hơnn

Trường Mầm non Điền Xá (xã Điền Xá) được Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên lựa chọn là một trong 3 trường thực hiện thí điểm chuyên

đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Cô giáo Nguyễn Hồng Dung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Điền Xá, chia sẻ: Triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, nhà trường đã huy động các giáo viên, phụ huynh đóng góp công sức, ngày công để cải tạo khuôn viên, cơ sở vật chất trong lớp học, ngoài sân trường. Bên cạnh đó, trường còn tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Các giờ giảng dạy trên lớp được các cô thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng độ tuổi. Trẻ cũng được vận động ngoài trời nhiều hơn nên tỏ ra rất thích thú, ham mê khi đến trường.

Được biết, năm 2017, huyện Tiên Yên đã đầu tư 22 tỷ đồng cho giáo dục mầm non. Toàn huyện hiện có 13 trường mầm non, trong đó có 12 trường công lập, 1 trường tư thục. Số trẻ mầm non trong toàn huyện hiện nay là 4.374 trẻ. Nhờ thực hiện chuyên đề này, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp hiện nay khá cao. Cụ thể, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 41,5%, mẫu giáo đạt 97,5%. Theo đó, chuyên đề này có 6 nội dung chính, đó là: Lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non (xây dựng cơ sở vật chất); tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mẫu giáo lớn; tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo; hợp tác với cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ; chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” ở Tiên Yên Bài, ảnh: LAN ANH

Thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, từ năm học 2016-2017, Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên đã thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Với nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện của từng trường, từng xã, thị trấn, chuyên đề này đã góp phần thay đổi diện mạo giáo dục mầm non của huyện, mang lại hứng thú cho trẻ khi đến trường.

Thực hiện chuyên đề, Trường Mầm non Điền Xá cải tạo

khuôn viên sân trường gần gũi với thiên nhiên để trẻ

vui chơi, khám phá.Trẻ mẫu giáo Trường Mầm non Điền Xá, huyện Tiên

Yên, vui chơi ngoài trời trong khuôn viên nhà trường.

Page 4: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

Đẳng cấp và sang trọng Khách sạn Double Tree by Hilton Ha Long Bay

Khách sạn Double Tree by Hilton Ha Long Bay có tổng diện tích 17.329m2, toạ lạc tại vị trí đắc địa thuộc khu 2, đường Hạ Long, phường Bãi Cháy (đối diện Công viên Đại dương Hạ Long) với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng.

Đây là khu dịch vụ du lịch cao cấp, tiêu chuẩn 5 sao đẳng cấp quốc tế, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, gồm 2 toà tháp. Tháp khách sạn Double tree by Hilton cao 28 tầng với 318 phòng và Tháp Condotel (khách sạn kiểu căn hộ) cao 34 tầng với 460 phòng tiêu chuẩn cao cấp.

Công trình kiến trúc mang ý tưởng độc đáo “Hình cánh buồm căng gió ra khơi” là ý chí vươn ra biển lớn, với thiết kế kiến trúc hiện đại, được thiết kế 100% phòng đều có tầm nhìn hướng ra biển, có khuôn viên, cây xanh gần gũi với thiên nhiên với các dịch vụ đẳng cấp và tiện ích như nhà hàng Âu - Á, quầy Bar, dịch vụ Spa, Gym, chăm sóc sắc đẹp, shop thời trang cao cấp... Đặc biệt, tại đây quý khách có thể thoả sức ngắm nhìn cảnh biển Vịnh Hạ Long thơ mộng từ trên cao.

Đây cũng là công trình tiêu chuẩn có đẳng cấp quốc tế, mang dấu ấn của Trí Đức tạo điểm nhấn cho du khách khi tham quan du lịch Vịnh Hạ Long “Kỳ quan thiên nhiên của thế giới”. Dự án do Công ty CP Xây dựng Coteccons làm nhà thầu chính.

Việc đầu tư Khách sạn Double tree by Hilton Ha Long bay tại TP Hạ Long sẽ góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thay đổi diện mạo du lịch Quảng Ninh nói chung và TP Hạ Long nói riêng, thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Toà tháp khách sạn tiêu chuẩn 5 sao đẳng cấp quốc tế này được quản lý, điều hành bởi Nhà quản lý điều hành khách sạn hàng đầu thế giới - Tập đoàn Khách sạn Hilton Hoa Kỳ. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thiện, phục vụ du khách đến Quảng Ninh vào năm 2020n

Page 5: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

Được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy, Báo Quảng Ninh xuất bản số báo đặc biệt kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-

30/4/2018), 63 năm Ngày Giải phóng Vùng mỏ (25/4/1955-25/4/2018), 132 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2018) cùng chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh với chủ đề “Hạ Long - Di sản, Kỳ quan - Điểm đến thân thiện”.

Số báo đặc biệt này mong muốn gửi đến quý độc giả “bức tranh” đột phá phát triển của Quảng Ninh trên các lĩnh vực, thể hiện sinh động là các mô hình mới, công trình động lực có sức lan tỏa đã và đang được hoàn thành trong năm 2018 này.

Giá trị tinh thần “Kỷ luật và đồng tâm” cùng tinh thần Binh đoàn Than ra trận góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang thôi thúc khí thế thi đua yêu nước, lao động sáng tạo của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh.

Từ Đặc khu Quảng Ninh về quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đến hình thành Đặc khu Hành chính - Kinh tế Vân Đồn hôm nay, đã thể hiện thế vững vàng của tỉnh Quảng Ninh trong bảo vệ Tổ quốc, vị trí trọng điểm trong phát triển kinh tế.

Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây đã dần nâng cao vị thế Quảng Ninh và tỉnh hội tụ cho mình thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập trung nguồn lực.

Quảng Ninh tập trung phát triển các ngành dịch vụ, trong đó trọng tâm là du lịch để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp vào năm 2020. Hình ảnh du lịch Hạ Long - Quảng Ninh đã tiêu biểu cho hình ảnh du lịch Việt Nam.

Năm 2018 Quảng Ninh xác định mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục phát triển kinh tế nhanh, chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng cao tỷ trọng dịch vụ. Xây dựng văn hóa gắn với phát triển du lịch, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thay đổi căn bản về nhận thức và hành động trong công tác tái tạo và bảo vệ môi trường.

Tỉnh tiếp tục đổi mới trong công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực của các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, kỷ luật, kỷ cương và phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.

Số báo đặc biệt này như món quà nhằm tri ân bạn đọc của Báo Quảng Ninh trong dịp những ngày lễ của đất nước, của tỉnh và cùng hướng về sự kiện Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh và Carnaval Hạ Long 2018, tổ chức vào ngày 28/4/2018.

QUẢNG NINH

SỐ BÁO ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM 43 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2018), 63 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG VÙNG MỎ (25/4/1955-25/4/2018), 132 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886-1/5/2018),

CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH QUỐC GIA 2018 - HẠ LONG - QUẢNG NINH

- Trụ sở Tòa soạn: Tầng 2, Liên cơ quan số 4, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, Quảng Ninh. - Điện thoại: (0203) 3835806 - 3834365- Email: [email protected] Báo điện tử: www.baoquangninh.com.vn

Giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng

Vũng Đục -Tượng đài bất tử

Cận cảnhĐặc khu Vân Đồn

- Tổng Biên tập: Nguyễn Tiến Mạnh - Phó Tổng Biên tập: Hoàng Chí Dũng - Nguyễn Văn Trường - Bùi Thị Thu Hương- Thư ký - Xuất bản: Trần Minh- Biên tập: Hoàng Quý - Trình bày: Lý Xuân Thành

- Giấy phép: Số 390/CBC - BCĐP do Cục Báo chí - Bộ TT&TTcấp ngày 9/4/2018

- Giá: 20.000 đồng

- Số: 9996 + 9997 +

Cuối tuần: 839 (887)- Ảnh bìa:

Nguyễn Duy - Hùng Sơn

4 10 18

Cùng bạn đọc

Page 6: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

4 Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Đọc thăm, khảo sát mô hình trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng của gia đình ông Triệu Tài Cao, xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ. Ảnh: NGUYỄN THANH

Chia sẻ với chúng tôi, đảng viên Trần Đăng Khuê (tổ 3A, khu 7A, phường Hồng Hải, TP Hạ Long) cho rằng: Những năm gần đây, tỉnh

Quảng Ninh đã rất quyết liệt trong việc hiện thực hoá nghị quyết với các giải pháp hiệu quả, “nói đi đôi với làm”, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, tạo sự tin tưởng, sức lan toả của nghị quyết trong xã hội. Bản thân tôi là một đảng viên 40 năm tuổi Đảng, tôi đánh giá rất cao những nỗ lực này của đội ngũ lãnh đạo tỉnh và mong thời gian tới, các đồng chí tiếp tục có sự chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để thực hiện hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là trong công cuộc phòng, chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước ta đang đẩy mạnh, nâng cao niềm tin trong nhân dân”.

Điều này còn được minh chứng rõ nét qua những kết quả cụ thể tỉnh đã đạt được cũng như những nhận định tích cực, sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cũng như cả nước dành cho Quảng Ninh thời gian qua. Có được sự tin tưởng đó, suốt trong quá trình thực hiện, từ tỉnh đến cơ sở luôn xuyên suốt một tinh thần, một mục tiêu cao nhất là “việc gì có lợi cho dân, cho nước thì hết sức làm”. Trên tinh thần đó, tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nắm chắc, bám sát các chỉ đạo của Trung ương, cụ thể hoá một cách sáng tạo, sinh động vào thực tế của địa phương. Đồng thời, tích cực phối hợp với các cơ quan Trung ương trong việc sơ, tổng kết

các nghị quyết; chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội; đóng góp cơ sở thực tiễn để Trung ương ban hành các chỉ đạo, định hướng...

Điển hình là ngay từ năm 2015, Quảng Ninh đã xây dựng và ban hành Nghị quyết 19 về “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, nâng cao vị thế, vai trò của Đảng, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của tỉnh, của đất nước (trước đó, chúng ta đã thực hiện Đề án 25 trên toàn tỉnh về nội dung này). Trong gần 4 năm qua, tỉnh đã kiên trì thực hiện với quyết tâm cao, nên đã đạt được những kết quả rất tốt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của toàn hệ thống chính trị, tạo sức bật mới cho tỉnh. Từ thực tiễn của Quảng Ninh, vừa qua Hội nghị Trung ương 6 (khoá XII) đã khái quát, nâng tầm lý luận và ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”...

Tiếp nối những thành công đã đạt được, quyết tâm tạo đột phá mạnh mẽ cho giai đoạn tới, hiện nay, cả hệ thống chính trị của tỉnh đang tiếp tục dồn lực, tập trung thực hiện tiếp những mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra, góp phần tạo những dấu ấn mới trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, tạo dựng vững chắc niềm tin đối với nhân dân. Theo

đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tập trung vào chỉnh sửa lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ theo hướng sát dân, gần dân; nghiêm túc đẩy mạnh các biện pháp giáo dục, rèn luyện, quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên, đấu tranh với các hiện tượng thoái hoá, biến chất, siết chặt kỷ luật của Đảng, kiên quyết thải loại những phần tử đã biến chất ra khỏi Đảng, làm trong sạch đội ngũ của Đảng và bộ máy chính quyền. Đồng thời, tiếp tục đổi mới cách thức giao nhiệm vụ cho tập thể, cán bộ, đảng viên, gắn với thực hiện cơ chế giám sát tiến độ, chất lượng, hiệu quả công tác, ràng buộc trách nhiệm, quyền hạn cụ thể. Rà soát, nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong các cơ quan, đơn vị; phát hiện những vấn đề mới phát sinh để đề ra kế hoạch, lộ trình, giải pháp khắc phục. Tỉnh cũng đẩy mạnh thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch; đổi mới cơ chế đối thoại giữa người đứng đầu với nhân dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân hiến kế, hiến công, của để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Công tác điều hành, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực sẽ được thực hiện theo hướng đồng bộ, khoa học, hướng về cơ sở, nhưng đảm bảo sự quyết liệt, cụ thể, thiết thực đi đến cùng sự việc, nhiệm vụ được giao và gắn với vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và hiệu quả. Trong năm 2018, Tỉnh uỷ sẽ chỉ đạo tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý các cấp; tiếp tục chấn chỉnh, nâng cao tính kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước; thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phát huy vai trò của nhân dân, các đoàn thể trong giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

Công tác thanh, kiểm tra, giám sát tiếp tục đổi mới theo hướng rõ trách nhiệm, nội dung cụ thể, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót để phòng, chống tham nhũng, lãng phí, suy thoái; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường kiểm tra đột xuất, thường xuyên, trực tiếp, không báo trước, tập trung vào nhiệm vụ, lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực... Công tác dân vận của hệ thống chính trị tiếp tục đổi mới theo hướng cụ thể, thiết thực, hướng về cơ sở; thực hiện lựa chọn những mô hình hay, rõ nội dung để vận động theo hướng chuyên sâu, hiệu quả thành ý thức tự giác, tự nguyện trong đoàn viên, hội viên và nhân dân; nhân rộng các mô hình đã có kết quả, hiệu quả cụ thể tại các địa phương, đơn vị; tham gia nghiên cứu, phản biện việc giải quyết đơn thư, khiếu kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân...

Với niềm tin vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và tương lai tươi sáng của đất nước, toàn tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, kế thừa thành tựu đã được các thế hệ tạo dựng trong những năm qua, bản lĩnh, trí tuệ, nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh thi đua yêu nước, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trên mọi lĩnh vực, tiếp tục giành được những thành tựu to lớn hơn nữa, xây dựng tỉnh Quảng Ninh giàu đẹp, văn minhn

Giữ vững niềm tin của nhân dân với

Một buổi sinh hoạt chi bộ của đảng viên khu phố 7A, phường Hồng Hải, TP Hạ Long. Ảnh: HOÀI ANH

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Đỗ Thị Hoàng thăm, tặng quà, chúc Tết nhân dân xã đảo Vĩnh Thực (TP Móng Cái) nhân dịp Xuân Mậu Tuất 2018.

Ảnh: NGUYỄN THANH

Giữ vững lòng tin chính trị của nhân dân với Đảng là mục tiêu phấn đấu, cũng là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vững bước dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mọi thử thách, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, công bằng, văn minh. Hiện thực hoá chủ trương đó, cùng cả nước, vì cả nước, vì sự thành công của công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã cụ thể hoá bằng nhiều cách làm hiệu quả trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự thoái hoá, biến chất, làm trong sạch đội ngũ của Đảng và bộ máy chính quyền, nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng.

HOÀI ANH

Đảng

Page 7: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

5Quảng Ninh

QUYẾT TÂM ĐỔI MỚI MẠNH MẼNgay từ cuối năm 2013, Ban Chấp hành Đảng bộ

tỉnh đã ra Nghị quyết số 10 về “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tinh giản bộ máy, biên chế”; đầu năm 2014 triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” (Đề án 25); năm 2015 ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU “Về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”... Đặc biệt, Đề án 25 của tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là một sáng kiến chính trị hành chính có tính đột phá.

Trong Đề án 25, tỉnh xác định đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản tổ chức, biên chế với phương châm: Một đơn vị thực hiện nhiều chức năng, một người làm nhiều nhiệm vụ; một chức năng, nhiệm vụ chỉ có một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm đến cùng; trên cùng một địa bàn, với cùng một nhóm nhiệm vụ chỉ có một đơn vị thực hiện, đặc biệt những chức năng, nhiệm vụ nào có thể tích hợp thì đổi mới tổ chức. Trong đề án, tỉnh đã đưa ra các giải pháp đồng bộ về cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn; nâng cao năng suất lao động khu vực công; đồng thời cải thiện chất lượng phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân của bộ máy hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh mô hình hợp tác công - tư (PPP), khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung cấp dịch vụ công... Đặc biệt là triển khai các mô hình mới như hợp nhất cơ quan thanh tra và ủy ban kiểm tra; nội vụ và ban tổ chức ở cấp huyện, thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chung Khối MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội...

Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh đã sắp xếp, giảm 4 đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; 107 phòng, đơn vị, đầu mối trực thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

KIÊN TRÌ CÁC MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP ĐÃ ĐỀ RA

Thực tế cho thấy, chủ trương đổi mới tổ chức, hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, tổ chức, công tác cán bộ, tinh giản biên chế, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu là vấn đề lớn, là chủ trương nhất quán của Đảng ta và đã được nêu trong nhiều nghị quyết trước đây. Đặc biệt, Đại hội XII của Đảng cũng xác định rất rõ phải tiếp tục đổi mới bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, tại Hội nghị Trung ương 6, Trung ương Đảng đã ban hành 2 nghị quyết quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đó là Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, khẳng định: Những năm gần đây, cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai quyết liệt Đề án 25, Nghị quyết 19 về “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” với nhiều kết quả tích cực. Những nội dung của các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), có nhiều vấn đề được nâng lên tầm chủ trương chung xuất phát từ tổng kết mô hình thực tế triển khai ở Quảng Ninh thời gian qua. Đây là một khích

lệ, cũng là thuận lợi để các cấp, các ngành tiếp nhận, triển khai nội dung Nghị quyết.

Được tiếp thêm động lực từ Nghị quyết số 18, 19 của Trung ương, tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai Đề án 25 theo hướng kiên trì các mục tiêu, giải pháp đã đề ra; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để từng bước hoàn thiện trong quá trình tổ chức thực hiện. Trong đó, thực hiện mô hình cơ quan tham mưu, giúp việc chung Khối MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện để thực hiện liên thông ở 3 cấp. Ngay trong quý I/2018, tỉnh đã thành lập Cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc chung Khối MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và 2 đơn vị cấp huyện còn lại (Hạ Long, Đầm Hà), qua đó đã giảm được 27 đầu mối, 69 vị trí trưởng, phó phòng và tương đương. Đồng thời, thực hiện thí điểm hợp nhất cơ quan tham mưu cấp ủy với cơ quan chuyên môn của chính quyền cấp huyện, quyết định hợp nhất cơ quan ủy ban kiểm tra cấp ủy với thanh tra ở 8/14 đơn vị cấp huyện; ban tổ chức cấp ủy với phòng nội vụ ở 9/14 đơn vị cấp huyện. Đồng thời, thành lập 2 ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh) trên cơ sở sắp xếp lại các ban quản lý: Dự án công trình trọng điểm, công trình văn hóa - thể thao; ban quản lý dự án của các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Giao thông - Vận tải.

Từ nay đến cuối năm, Quảng Ninh phấn đấu thực hiện giảm 2,5% tổng biên chế so với năm 2017. Đồng thời, triển khai hợp nhất một số cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tương đồng cấp ủy, chính quyền ở cấp huyện đã nhất thể hóa chức danh. Cùng với đó là đổi mới công tác quản lý, chuyển đổi mô hình hoạt động, phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; kiên quyết cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quản

SẮP XẾP, TINH GIẢN TỔ CHỨC BỘ MÁY

Quảng Ninh tiên phong

Cán bộ chủ chốt của tỉnh dự Hội nghị quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII).

Năm 2018 là năm đầu tiên cả nước thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, Quảng Ninh đã tiên phong thực hiện các nội dung liên quan từ rất sớm bằng việc rà soát cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối.

Bài, ảnh: HÀ CHI

Quảng Ninh công bố quyết định thành lập Cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc chung Khối MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.

12/14 đơn vị cấp huyện của tỉnh Quảng Ninh đã thành lập cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc chung Khối MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Hiện tỉnh đang hoàn thiện Đề án hợp nhất một số cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy với cơ quan chuyên môn chính quyền cấp huyện tại 10 địa phương; cơ quan ủy ban kiểm tra - thanh tra ở 5/14 địa phương (Đông Triều, Cẩm Phả, Hải Hà, Tiên Yên, Cô Tô); ban tổ chức - phòng nội vụ ở 5/14 địa phương (Hạ Long, Móng Cái, Quảng Yên, Tiên Yên, Cô Tô).

Thực hiện nhất thể hóa chức danh: Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND ở 7/14 địa phương (50% đơn vị cấp huyện), 75/186 xã (40,32% cấp xã); bí thư đồng thời là chủ tịch UBND tại 2/14 đơn vị cấp huyện, 76/186 xã (40,9% cấp xã); người đứng đầu cơ quan tham mưu của cấp ủy với cơ quan chuyên môn cấp huyện; ủy ban kiểm tra - thanh tra 10/14 ở địa phương (71,4%); ban tổ chức - nội vụ ở 12/14 địa phương (85,7%); tuyên giáo - trung tâm bồi dưỡng chính trị ở 14/14 địa phương (100%); ban dân vận - MTTQ ở 13/14 địa phương (92,8%); chánh văn phòng 3 bên: Văn phòng cấp ủy, HĐND, UBND ở 2/14 địa phương (14,2%). Đặc biệt, tỉnh đã thực hiện nhất thể hóa bí thư kiêm trưởng thôn, khu ở 1.517/1.565 thôn, khu (96,93%).

Page 8: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

6 Quảng Ninh

- Thưa đồng chí, đồng chí đánh giá như thế nào về sự phát triển của du lịch Quảng Ninh trong những năm gần đây?

+ Trong thời gian qua, hoạt động du lịch Quảng Ninh có những khởi sắc và chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực; bước đầu đã xây dựng được thương hiệu hình ảnh du lịch của tỉnh; tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Đặc biệt, năm 2017 là năm mà du lịch Quảng Ninh gặt hái được nhiều thành công. Quảng Ninh đã đón được trên 9,87 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 4,2 triệu lượt, tăng 22% so với năm 2017. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 17,8 nghìn tỷ đồng, tăng 34%. Công tác quản lý nhà nước về môi trường kinh doanh du lịch được chú trọng. Công tác quy hoạch và đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch Quảng Ninh đã có những bước đột phá.

Cùng với đó, Quảng Ninh cũng đã thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào các sản phẩm du lịch, không gian phát triển du lịch đã được mở rộng đến các địa phương trong tỉnh. Một số sản phẩm và loại hình du lịch mới đã được đưa vào khai thác và có kết quả tích cực; đã thu hút được lượng lớn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Các lễ hội văn hóa, lịch sử truyền thống được tổ chức hiệu quả tại các địa phương đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và các trung tâm du lịch Quảng Ninh, thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo ấn tượng mới cho thương hiệu du lịch Hạ Long - Quảng Ninh.

- Bên cạnh những thành công của du lịch Quảng Ninh trong những năm qua, chắc hẳn địa phương vẫn còn gặp không ít rào cản trong phát triển du lịch?

+ Đúng vậy, trong quá trình phát triển thời gian qua, du lịch Quảng Ninh còn tồn tại không ít hạn chế như: Hệ thống giao thông từ Hà Nội đi Quảng Ninh còn nhiều khó khăn so với một số tỉnh, thành phố khác; chưa có đường bay thẳng đến Quảng Ninh; hệ thống hạ tầng thiết yếu tại các điểm du lịch còn thiếu hoặc chưa đồng bộ; thiếu sản phẩm dịch vụ văn hóa, giải trí đáp ứng được thị hiếu du khách quốc tế; các sản phẩm lưu niệm, sản phẩm mang đặc trưng các vùng miền của tỉnh Quảng Ninh vẫn còn thiếu; chưa phát triển được sản phẩm du lịch cộng đồng tại các địa phương; chưa biến những nét văn hóa của đồng bào các dân tộc, các nét văn hóa, lịch sử của vùng đất Quảng Ninh thành sản phẩm du lịch... Môi trường kinh doanh du lịch tiềm ẩn nguy cơ tái phát các tiêu cực. Hoạt động quảng bá xúc tiến, hợp tác quốc tế còn manh mún, thiếu chiến

lược lâu dài và chưa hiệu quả; kinh phí đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá còn hạn chế. Nguồn nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp còn thiếu. Sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch còn chưa đồng bộ, chưa liên tục, hiệu quả chưa cao; mức đóng góp vào GRDP của tỉnh từ hoạt động du lịch còn khiêm tốn.

Nói như thế để thấy rằng, du lịch Quảng Ninh thực sự chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chúng ta không thể bằng lòng với những gì đã có, mà cần phải tiếp tục tìm ra những hướng đi mới để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Hạ Long - Quảng Ninh được xác định là một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Trên thực tế, trong những năm gần đây, tỉnh rất chú trọng đến sự phát triển của ngành “công nghiệp không khói”. Cụ thể là trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định rất rõ mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp; là trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực...”. Xin đồng chí cho biết, Quảng Ninh đã làm gì để thực hiện mục tiêu đó?

+ Để thực hiện mục tiêu “xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp; là trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực...”, trong những năm qua, Quảng Ninh đã huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo hướng bền vững. Tỉnh đã mời đơn vị tư vấn của Hoa Kỳ là Boston Consultant Group (BCG) lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển dịch vụ, phát triển du lịch với quan điểm phát triển du lịch và dịch vụ làm trọng tâm gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, xây dựng ngành công nghiệp du lịch - dịch vụ, công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa dựa trên công nghiệp sáng tạo, tạo ra sự đột phá khác biệt và giá trị gia tăng cao để xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế với hạ tầng kinh tế đô thị hiện đại; hoàn thiện phát triển không gian du lịch theo 4 địa bàn du lịch trọng điểm: Hạ Long gắn với du lịch Vịnh Hạ Long; Móng Cái - Trà Cổ gắn với du lịch biên giới; Vân Đồn - Cô Tô gắn với du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng chất lượng cao có casino; Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên gắn với du lịch văn hóa, tâm linh di tích danh thắng Yên Tử.

Cùng với đó là đổi mới đột phá trong cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư, chú trọng quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết các khu vực, quảng bá xúc tiến và xây dựng thương hiệu...

- Năm 2003, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước được giao trọng trách tổ chức Năm Du lịch quốc gia. Và sau 15 năm, năm 2018 này, Quảng Ninh tiếp tục vinh dự được đăng cai lần 2. Đồng chí cho biết, Quảng Ninh đã làm gì để nắm bắt cơ hội này?

+ Năm 2018, lần thứ 2 tỉnh Quảng Ninh được vinh dự lựa chọn là địa phương đăng cai để phát động Năm Du lịch quốc gia. Tỉnh chủ trì tổ chức 50 sự kiện trong chuỗi 100 sự kiện của Năm Du lịch quốc gia, trong đó có 2 sự kiện chính là lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia và chương trình Carnaval Hạ Long 2018 tại Công viên Sun World Hạ Long Complex sẽ diễn ra vào ngày 28/4 này. Và Chương trình bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh, gắn với Diễn đàn du lịch ASEAN 2019 và Giải golf Hạ Long mở rộng tại Khu du lịch nghỉ dưỡng FLC dự kiến vào tháng 1/2019. Quảng Ninh xác định đây là 2 sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Ninh nói riêng và thương hiệu tỉnh Quảng Ninh nói chung đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Cùng với việc triển khai tốt các quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch đã được phê duyệt, tỉnh đang tập trung triển khai một số nội dung nhằm duy trì đà tăng trưởng của du lịch trong năm 2018. Đó là tập trung cho công tác đầu tư phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; phát triển sản phẩm và mở rộng không gian du lịch; tập trung cho công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch, môi trường tự nhiên; quan tâm tới công tác quảng bá xúc tiến du lịch; triển khai có hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Tỉnh Quảng Ninh cũng như cá nhân đồng chí có kỳ vọng, gửi gắm gì ở Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh?

+ Năm Du lịch quốc gia là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô quốc gia và tầm quốc tế. Tôi tin tưởng rằng, với sự hội tụ đầy đủ các điều kiện, tiềm lực như hiện nay, Quảng Ninh sẽ tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia. Đồng thời, sẽ tạo ra sự phát triển đột phá cho du lịch địa phương, góp phần tạo dấu ấn mới cho du lịch Việt Nam trong năm 2018. Quảng Ninh phấn đấu đạt được mục tiêu thu hút lượng khách quốc tế đến địa phương tăng lên ít nhất khoảng 30% trong Năm Du lịch quốc gia. Đồng thời, nhân sự kiện này, Quảng Ninh sẽ phát động chiến dịch nâng cao hình ảnh du lịch Quảng Ninh, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch để tạo nên một môi trường du lịch an toàn, thân thiện, văn minh hơn. Thông qua Năm Du lịch quốc gia 2018 sẽ thúc đẩy du lịch phát triển.

- Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!n

"Quảng Ninh sẽ tạo sự phát triển đột phá cho du lịch địa phương và dấu ấn mới cho du lịch Việt Nam"

Đồng chí Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhận cờ đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2018.

Trong những năm qua, Du lịch Quảng Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang ngày càng khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, một trung tâm du lịch trọng điểm quốc gia, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam. Nhân dịp sự kiện Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh, phóng viên Báo Quảng Ninh có cuộc phỏng vấn đồng chí Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh.

THU HƯƠNG (Thực hiện)

Page 9: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

Cuối tuần

7Quảng Ninh

Đoàn ĐBQH tỉnh thăm, tặng quà Bệnh viện Sản Nhi tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán 2018.

kiến phát biểu có giá trị được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, lĩnh hội. Tiêu biểu là tại Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách, thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 4/4 vừa qua, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thị Lan đã có những phân tích khoa học, sâu sắc về việc không nên có Ban tư vấn hỗ trợ phát triển đặc khu đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao và ghi nhận để xem xét.

Cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND các cấp - cơ quan dân cử ở địa phương đã phát huy tốt vai trò người đại biểu nhân dân, có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh. Thời gian qua, HĐND tỉnh, trọng tâm là các ban chuyên trách đã bám sát thực tiễn của tỉnh, chủ động, kịp thời ban hành các nghị quyết, chương trình kế hoạch để triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Thông qua việc phân tích, đánh giá toàn diện các lĩnh vực, các mặt công tác qua từng thời kỳ,

giai đoạn và qua hoạt động đổi mới, nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn, thư khiếu nại của công dân, HĐND tỉnh đã thực sự “đưa cuộc sống vào các nghị quyết”, đồng thời xây dựng kế hoạch khảo sát, giám sát thường xuyên đối với hoạt động lãnh đạo, điều hành của chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Đây là những yếu tố quyết định đến việc tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội thời gian qua của tỉnh luôn có những bước đột phá, thiết thực xây dựng Quảng Ninh mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng an ninh và mở rộng hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực...

Phát huy vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thời gian qua, HĐND các cấp đã có nhiều nỗ lực trong giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn. Trước khi diễn ra mỗi kỳ họp HĐND, các tổ đại biểu đều tổ chức các buổi TXCT để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề còn khúc mắc mà nhân dân trên địa bàn quan tâm. Các đại biểu HĐND trong quá trình TXCT, giám sát tại cơ sở

đã tiếp nhận những thông tin, ý kiến, kiến nghị của cử tri để đưa ra những quyết sách kịp thời, chính xác được nhân dân ghi nhận, đồng tình. Với vai trò, trọng trách mà nhân dân giao phó, đại biểu HĐND tỉnh cũng như các cấp huyện, xã đã tích cực xây dựng, quyết nghị các chính sách quan trọng, làm tốt chức năng giám sát, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị của địa phương. Từ đó, phát huy vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Qua thực tiễn hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh và HĐND tỉnh, có thể thấy các đại biểu dân bầu đã khẳng định được vị trí, vai trò là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân. Điều đó được thể hiện rõ thông qua việc các đại biểu đã thường xuyên bám sát ý kiến của cử tri, các quy định của Hiến pháp và pháp luật, nghị quyết của Trung ương để đề ra chương trình công tác cụ thể, thiết thực và thống nhất cao trong hành động. Đồng thời, luôn linh hoạt đổi mới trong các hoạt động để phù hợp với thực tiễn và tình hình tư tưởng nhân dân; thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn ĐBQH tỉnh với Thường trực HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện các chủ trương của Trung ương, của tỉnh. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, các ĐBQH, đại biểu HĐND tỉnh đã nắm bắt đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình địa bàn, đồng thời có lập trường vững vàng, làm việc có trách nhiệm cao trước cử tri.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đã thường xuyên rút kinh nghiệm, kịp thời đánh giá các mặt mạnh, rút ra điểm còn hạn chế để chủ động hơn trong việc thực hiện chức trách của người đại biểu cho quyền lợi của cử tri và nhân dân trên địa bànn

Một trong những hoạt động đổi mới rõ nét nhất của Đoàn ĐBQH tỉnh triển khai từ đầu nhiệm kỳ đến nay được thể hiện thông qua

công tác tiếp xúc cử tri (TXCT). Chỉ tính từ đầu năm 2017 đến nay, Đoàn chủ động phối hợp với Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh, các cơ quan và địa phương triển khai 4 đợt TXCT định kỳ ở các địa phương trong tỉnh với 8.600 lượt cử tri tham dự, trong đó có 259 lượt cử tri tham gia phát biểu ý kiến. Cùng với đó, Đoàn đã tổ chức 6 cuộc TXCT theo đối tượng, chuyên đề, lĩnh vực ĐBQH quan tâm. Đáng chú ý là qua các cuộc TXCT và tiếp giải quyết đơn thư của công dân từ đầu năm 2017 đến nay, Đoàn ĐQBH tỉnh đã tổng hợp hàng chục kiến nghị gửi tỉnh và Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương. Đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc, cập nhật tình hình trả lời, giải quyết kiến nghị cử tri của các cơ quan chức năng để báo cáo kết quả với cử tri. Các kiến nghị của Đoàn ĐBQH tỉnh gửi các cơ quan Trung ương trong thời gian này đều có ý nghĩa thiết thực; 100% kiến nghị do Đoàn chuyển đến đều được UBND tỉnh trả lời bằng văn bản, đáp ứng tốt yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân.

Hiệu quả hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh cũng được thể hiện thông qua các chương trình giám sát, khảo sát kịp thời, thiết thực, được nhiều cử tri quan tâm. Để công tác giám sát mang lại hiệu quả thiết thực, Đoàn đã phân công một số đại biểu nghiên cứu kỹ các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng đề cương giám sát chi tiết, lựa chọn thành phần tham gia đoàn giám sát và đối tượng giám sát ở cơ sở để phát hiện những bất cập, tồn tại, hạn chế. Qua giám sát, Đoàn kiến nghị với cấp có thẩm quyền những tồn tại, hạn chế liên quan đến cơ chế, chính sách, trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng về các vấn đề liên quan. Đặc biệt, trong hoạt động xây dựng pháp luật, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có những ý

Xứng đáng là người đại biểu của nhân dân Bài, ảnh: QUANG MINH

Thời gian qua, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Đoàn ĐBQH tỉnh và HĐND tỉnh đã bám sát chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy để chủ động, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động về mọi mặt. Kết quả đó không chỉ góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, mà còn là cầu nối chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến tỉnh, Trung ương, nhằm kịp thời sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, đáp ứng tốt yêu cầu triển khai các nhiệm vụ liên quan đến quốc kế, dân sinh.

Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh khảo sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính dịp Tết Nguyên đán 2018 tại phường Bạch Đằng (TP Hạ Long).

Page 10: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

8 Quảng Ninh

Quảng Ninh nhận Cúp chứng nhận đứng thứ nhất chỉ số PCI năm 2017. Ảnh: ĐỖ PHƯƠNG

XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đẩy mạnh CCHC theo hướng tách dần dịch vụ công ra khỏi quản lý nhà nước. Cụ thể là thành lập trung tâm hành chính công (HCC) cấp tỉnh và 14 địa phương cấp huyện, liên kết đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại tại 186/186 xã, phường, thị trấn, gắn với xây dựng chính quyền điện tử, đào tạo công dân điện tử. Các trung tâm HCC đã thực hiện giải quyết TTHC theo nguyên tắc “Tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt tại chỗ” bảo đảm thuận tiện, công khai, minh bạch.

Trung tâm HCC là mô hình được Thủ tướng Chính phủ cho Quảng Ninh thí điểm thành lập theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 28/10/2015. Thông qua mô hình này, tỉnh đã vận hành hiệu quả hệ thống thông tin một cửa điện tử với việc ứng dụng CNTT một cách đồng bộ ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã, trung tâm HCC từ cấp tỉnh đến cấp huyện để tiếp nhận, luân chuyển và trả kết quả hồ sơ giải quyết TTHC. Đây là công cụ quan trọng giúp minh bạch hóa quá trình giải quyết TTHC, góp phần quan trọng để người dân tham gia giám sát hiệu quả việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, công tác cải cách TTHC trong tỉnh được các cấp, ngành triển khai quyết liệt theo hướng giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí cho nhà đầu tư và nhân dân. Đến nay, trung bình các TTHC đưa vào Trung tâm HCC tỉnh đã được cắt giảm tới 40% thời gian giải quyết so với quy định của Trung ương. Thời gian giải quyết các TTHC được rút ngắn, tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp, người dân. Có thể thấy rõ, hiệu quả của các mô hình này thể hiện qua kết quả giải quyết TTHC: Tính riêng năm 2017, tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn tại trung tâm HCC cấp tỉnh đạt 99,99%; cấp huyện đạt 98,4%.

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh cũng là địa phương tích cực áp dụng các sáng kiến điều hành với nhiều mô hình, cách làm được triển khai mang tính tiên phong trong cả nước, như: Thành lập trung tâm HCC; thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh (IPA)... Năm 2015, tỉnh đưa ra bộ chỉ số cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương của tỉnh (DDCI) nhằm nâng cao tinh thần phục vụ doanh nghiệp tại tất cả các cấp, ngành, địa phương ở mức độ hài lòng tối ưu. Năm 2017, Quảng Ninh lại tiên

phong trong cả nước triển khai đánh giá năng lực điều hành kinh tế của các sở, ngành, địa phương thông qua mạng xã hội. Với việc không ngại công khai tiếp nhận những thông tin cả thuận chiều lẫn trái chiều trên fanpage DDCI Quảng Ninh, tỉnh đã thu thập, tổng hợp, đánh giá, giám sát ý kiến xã hội trên các mạng thông tin đại chúng về chất lượng điều hành kinh tế của cơ quan, cán bộ cấp cơ sở hướng tới thuận lợi hoá mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Cũng trong năm 2017, Quảng Ninh lần đầu tiên tiến hành điều tra về sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Chỉ số SIPAS) tại 37 xã, phường của 7 địa phương trong tỉnh, gồm: Hạ Long, Móng Cái, Đông Triều, Hoành Bồ, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà. Bằng những cách làm này, Quảng Ninh đã thực sự trao quyền cho người dân, doanh nghiệp đóng góp tiếng nói vào thực thi vai trò giám sát các hoạt động điều hành kinh tế của tỉnh, sự phục vụ của chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước, qua đó góp phần quan trọng trong hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

VƯƠN MÌNH BỨT PHÁBằng những giải pháp tích cực, thời gian qua

Quảng Ninh đã thực sự tạo nền móng vững chắc củng cố niềm tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư vào môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh. Bởi vậy, chỉ trong khoảng 10 năm gần đây, nhiều nhà đầu tư là các tập đoàn lớn trong nước, như: Tập đoàn Tuần Châu, Sun Group, Vingroup, BIM Group, My Way, FLC..., đã đầu tư vào tỉnh với các dự án làm thay đổi diện mạo của tỉnh. Những nhà đầu tư trên thế giới cũng đặt niềm tin vào mảnh đất Quảng Ninh, như: KinderWorld (Singapore) với công trình Khu phức hợp giáo dục quốc tế Singapore tại TP Hạ Long; Tập đoàn Amata (Thái Lan) với dự án Khu phức hợp đô thị, công nghiệp, công nghệ cao tại TP Uông Bí và TX Quảng Yên; Công ty CPPT Trung Đông (UAE) với dự án đầu tư Tổ hợp khu công nghiệp và cảng biển tại khu vực Đầm Nhà Mạc (TX Quảng Yên); các công ty thứ cấp đầu tư vào khu công nghiệp Hải Hà, Đông Mai...

Sự nỗ lực đổi mới của chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân Quảng Ninh được khẳng định rõ ràng hơn qua kết quả chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) toàn quốc. Bằng những nỗ lực thay đổi diện

mạo vùng đất mỏ, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu như năm 2015, 2016 tỉnh bứt phá ngoạn mục lên hạng thứ 3, thứ 2 về chỉ số PCI, thì đến năm 2017, cùng với việc thực hiện kiên trì, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và sự ủng hộ cao của cộng đồng doanh nghiệp, Quảng Ninh đã vươn lên giành vị trí quán quân PCI toàn quốc.

Đây cũng chính là những tín hiệu cho thấy Quảng Ninh đang dần trở thành một trong những địa phương có môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đồng thời, khẳng định vị thế của một trong những địa phương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc trong cả nước và là điểm đến được các nhà đầu tư lựa chọn hàng đầu. Không chỉ vậy, theo kết quả công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ở Việt Nam năm 2017, Quảng Ninh cũng có sự cải thiện đáng kể khi vươn lên xếp vị thứ 32/63 tỉnh, thành phố, tăng 30 bậc về chỉ số PAPI so với năm 2016 (62/63). Đây thực sự là kết quả tích cực tạo động lực to lớn để hệ thống chính quyền trong tỉnh ngày càng hoàn thiện, phục vụ tốt nhất vì lợi ích của nhân dân và doanh nghiệp. n

Cán bộ Trung tâm HCC tỉnh hướng dẫn công dân giải quyết TTHC.

Bảng xếp hạng chỉ số PCI Quảng Ninh qua 10 năm (2008 - 2017)

Năm Xếp hạng2008 272009 262010 72011 122012 202013 42014 52015 32016 22017 1

Với mục tiêu “Lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân làm thước đo hiệu quả công việc”, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng đội ngũ, xây dựng chính quyền phục vụ nhân dân. Bằng những nỗ lực không ngừng, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã củng cố niềm tin cho người dân, doanh nghiệp vào sự lãnh đạo, quản lý, điều hành.

NGUYỄN THANH

Quyết tâm vì một nền hành chính phục vụQuyết tâm vì một nền hành chính phục vụ

Page 11: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

9Quảng Ninh

Hiệp định Giơ-ne-vơ buộc Thực dân Pháp phải rút khỏi miền Bắc trong vòng 300 ngày nhưng chúng vẫn thiết quân luật, vây ráp và cưỡng ép nhân dân vào Nam, vơ vét sức người, sức của ở Khu mỏ. Các cơ sở của ta trong Khu mỏ bí mật thành lập các tổ tự vệ công nhân ở các công trường, xí nghiệp để bảo vệ máy móc thiết bị và các cơ sở công nghiệp, không cho chủ mỏ Pháp di chuyển máy móc, thiết bị. Không cần phải mất từ 20 đến 25 năm nữa như người Pháp tuyên bố, chỉ 2 ngày sau giải phóng, công nhân mỏ đã khôi phục được sản xuất ở các nhà máy, tầng lò, bến cảng.

Sau tiếp quản, chúng ta đã làm nên kỳ tích khi nhanh chóng khôi phục hệ thống đường trục, sản xuất than, tổ chức lại sản xuất, từng bước xây dựng một Quảng Ninh vững mạnh. Từ một địa phương còn chủ yếu dựa vào trợ cấp của Trung ương, Quảng Ninh chúng ta đã vươn lên phát triển khá toàn diện trên tất cả các mặt trở thành một trong số ít tỉnh

tự cân đối ngân sách và chủ động đổi mới trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đột phá trong cải cách hành chính, phương thức đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng đô thị; trung tâm công nghiệp than, nhiệt điện và vật liệu xây dựng của cả nước; là khu vực trọng điểm phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại; tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và thu nhập đầu người duy trì ở mức cao và có nhiều đóng góp chung cho cả nước. Đó cũng là kỳ tích tiếp nối những kỳ tích của các thế hệ đi trước trong quá khứn

Từ khi thực dân Pháp chiếm Khu mỏ khai thác than, hàng vạn thợ mỏ sống trong cảnh nô lệ, lầm than. Tôi tham gia Đại đội Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang đầu tiên ở Khu mỏ, vừa đứng lên đấu tranh, vừa chờ đón lực lượng từ Đông Triều về tiếp quản. Vì cơ cực như thế nên khi bộ đội ta tiếp quản thị xã Cẩm Phả, thợ mỏ và nhân dân nồng nhiệt chào đón, nhất là thợ mỏ thì vui khôn tả...

Thấm thoắt đã hơn 60 năm kể từ ngày giải phóng Khu mỏ, Cẩm Phả hôm nay đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển hiện đại của tỉnh, trung tâm nhiệt điện lớn của cả nước và là cầu nối giữa hai thành phố Hạ Long - Móng Cái. Thành phố đã được mở rộng, những toà nhà cao tầng hiện đại được quy hoạch, xây dựng khang trang. Tôi quay lại thăm các mỏ than thấy đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đã được nâng lên rõ rệt. Thợ

mỏ đi làm có xe ca đưa đón, khai trường được trang bị công nghệ hiện đại, tự động, có máy điều hoà, tắm nóng lạnh, thu nhập của thợ mỏ từng bước được cải thiện, đã có sân vận động, nhà thi đấu, nhà sinh hoạt văn hoá, thư viện để vui chơi, giải trí phục vụ công nhân, có chung cư dành riêng cho công nhân mỏ...n

Hồi trước giải phóng, Khu mỏ phải đối diện với bao nhiêu khó khăn, thử thách trước sự đàn áp, kìm kẹp của thực dân Pháp. Cha tôi hoạt động cách mạng bí mật ở Khu mỏ nên phải đổi từ họ Ngô sang họ Phạm. Còn riêng tôi, những ngày giải phóng Khu mỏ, tôi làm xã đội trưởng ở xã Văn Châu (tên cũ của xã Cẩm Hải, TP Cẩm Phả ngày nay). Sau đó, tôi sang Vân Đồn (trước đây là huyện Cẩm Phả) công tác cho đến khi nghỉ hưu.

So với thời tôi mới ra Vân Đồn, vùng đất này đã đổi thay vượt bậc. Thời ấy cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng thiếu thốn trăm bề. Có nghĩ cũng chưa bao giờ chúng tôi nghĩ đến việc trong tương lai Vân Đồn sẽ thành Đặc khu kinh tế. Tuy nhiên, với những thuận lợi về mặt địa lý, tiềm năng, giao thông..., Vân Đồn sắp sửa trở thành Đặc khu với một hệ thống hạ tầng hiện đại đồng bộ, có khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp có

casino, các khu công nghệ cao, trung tâm thương mại quốc tế, điểm thu hút du khách nước ngoài... Chỉ ít ngày nữa thôi, Vân Đồn sẽ cất cánh, kéo theo sự phát triển chung của những địa phương lân cận, những vệ tinh xung quanh và sự phát triển của cả tỉnh Quảng Ninh mai sau. Chúng tôi mừng vì triển vọng phát triển đón

Tôi nhớ mãi ngày bộ đội vào tiếp quản Vùng mỏ, cơ man nào là cờ và hoa đón chào. Không khí vui như mở hội. Lúc đó, tôi đang là Liên đội trưởng Liên đội thiếu niên của Trường Tiểu học Cẩm Phả. Chúng tôi đã biết tổ chức các hoạt động ngoài giờ để giúp

nhân dân, như: Quét dọn đường phố, sân vận động; gánh nước, trông em bé giúp những cô chú công nhân neo đơn... Khu mỏ được giải phóng, chúng tôi lớn lên có nhiều việc làm, làm công việc của đời thợ tự do. Tôi vào làm công nhân khai thác than ở lò chợ công trường lò Lộ Trí. Nhờ Vùng mỏ được giải phóng mà tôi được giác ngộ cách mạng, có cơ hội phấn đấu, trưởng thành hơn. Khi 19 tuổi, tôi đã được kết nạp Đảng và sau này được dìu dắt phát triển, trải qua nhiều vị trí khác nhau ở Cẩm Phả, Hòn Gai. Nhờ tinh thần dũng cảm của những thế hệ đi trước mà chúng tôi được sống trong tự do, được thể hiện mình, được phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, của cha anhn

Tôi tham gia hoạt động cách mạng từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Phu mỏ chúng tôi phải sống trong cảnh cùng cực, thường xuyên bị đánh đập, cúp công, cúp lương, đối diện với tai nạn lao động. Đời sống vất vả trong những ngôi nhà ổ

chuột, chật chội, dột nát, bệnh tật.Giờ sau hơn 60 năm giải phóng, phố mỏ

Cẩm Phả ngày càng hiện đại, khang trang, sạch đẹp; đảm bảo các yếu tố cần thiết để xây dựng một đô thị hiện đại trong tương lai. Thợ mỏ thế hệ chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, nuôi dạy cháu con thành đạt. Thế hệ con cháu sau này đã học hành bài bản, làm chủ các công trường nhà máy, lãnh đạo các mỏ, cán bộ địa phương, ra sức xây dựng Vùng mỏ giàu đẹp. Chúng tôi hài lòng, mãn nguyện với những gì mà lớp thợ mỏ kế tiếp đã làmn

Hơn 60 năm kể từ ngày được giải phóng, Quảng Ninh đã vượt qua bao khó khăn, thử thách, quyết tâm vươn lên khẳng định là một trong 3 cực tăng trưởng của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày Giải phóng Khu mỏ 25/4 (1955-2018), phóng viên Báo Quảng Ninh đã ghi lại cảm xúc của những người trực tiếp tham gia, chứng kiến ngày tiếp quản Khu mỏ về chặng đường hơn nửa thế kỷ Vùng mỏ đã đi qua.

Những giấc mơ thành hiện thực

Ông Nguyễn Ngọc Đàm, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Khu Hồng Quảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh: “Vùng mỏ đã từng làm nên những kỳ tích”

Ông Hoàng Tuấn Dương, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng uỷ Than Quảng Ninh: “Vùng mỏ phát triển vượt bậc từ nền tảng những người đi trước đã xây đắp”

Ông Trần Văn Lưu, khu Thống Nhất, phường Cẩm Tây, TP Cẩm Phả: “Chúng tôi hài lòng với những gì lớp thợ mỏ kế tiếp đã làm”

Ông Hoàng Bách (tức Phạm Khắc Hựu), nguyên Chủ tịch UBND TX Cẩm Phả (nay là TP Cẩm Phả): “Phố mỏ ngày càng khang trang, thợ mỏ ngày càng no ấm”

Ông Phạm Học (tức Ngô Thạch), nguyên Bí thư Huyện uỷ Vân Đồn: “Tương lai quê hương rộng mở”

HUỲNH ĐĂNG (Thực hiện)

Page 12: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

Tượng đài Vũng Đục và bức phù điêu bằng đồng.

Tại Đền thờ liệt sĩ Vũng Đục hiện còn lưu giữ tài liệu liên quan đến sự hy sinh của một số liệt sĩ ở đây. Đó là bản báo cáo gửi lên Chủ

tịch Hồ Chí Minh. Tài liệu đã giúp nhiều người hiểu thêm về những mất mát hy sinh và phong trào đấu tranh oanh liệt ở Vùng mỏ...

Theo tài liệu này, sự việc xảy ra vào khoảng cuối năm 1948. Trong suốt thời gian sau khi chiếm lại khu mỏ, thực dân Pháp và bọn chủ mỏ đã liên tục mở các đợt càn quét, bắn giết, khủng bố nhiều chiến sĩ yêu nước. Dã man nhất là vào thời điểm cuối năm 1948, chúng đã mở một chiến dịch khủng bố, bắt bớ hàng trăm người yêu nước, giam cầm tại lô cốt. Chúng đã dùng những cực hình tra tấn dã man các chiến sĩ cách mạng của ta. Nhiều người đã vì đói ăn và mất vệ sinh nên lở loét, phù thũng, có người bệnh nặng đã chết. Không lay chuyển được ý chí kiên cường của những chiến sĩ cộng sản và người dân yêu nước, chúng đã hèn hạ thủ tiêu họ rồi dìm xuống biển Vũng Đục.

Báo cáo đề cập đến việc hy sinh của 8 chiến sĩ cộng sản tại Vũng Đục và phần thứ hai là sơ yếu lý lịch của mỗi người. Phần bên trên của công văn có ghi tiêu ngữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà/ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; bên góc trái ghi “Liên hiệp Công đoàn khu Hồng Quảng, Công đoàn mỏ Cẩm Phả; số: 12-BC/CĐ ngày 28/5/1959”. Nguyên nhân để có báo cáo này là từ một bài thơ của nhà thơ Huy Cận. Tháng 8/1958, nhà thơ Huy Cận cùng một số văn nghệ sĩ khác đã có chuyến thâm nhập thực tế tại Quảng Ninh. Tại đây, ông đã làm bài thơ “Năm người con gái anh hùng Cẩm Phả” để ca ngợi sự hy sinh của những chiến sĩ cách mạng.

Trong cuốn “Hồi ký song đôi” (NXB Hội Nhà văn năm 2015) của nhà thơ Huy Cận, có ghi: “Sau mấy tháng đi lao động ở Vùng mỏ về, tôi có được gặp Bác Hồ trong một cuộc Bác gặp chung nhiều văn nghệ sĩ khác đi thực tế các nơi về... Đến lúc bài thơ của tôi nhan đề là “Năm người con gái anh hùng Cẩm Phả” đăng lên báo Nhân dân, được Bác xem, thì Bác gởi ngay 5 huy hiệu của Bác về cho Uỷ ban thị xã Cẩm Phả để tặng 5 gia đình đã có 5 người con gái hy sinh oanh liệt tại mỏ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp”. Để có căn cứ gửi huy hiệu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu ngành Than sưu tầm, xác minh và báo cáo sự việc trên. Người ký vào báo cáo này là ông Nguyễn Văn Hoa, thay mặt Ban Thường vụ Công đoàn mỏ Cẩm Phả.

Về sự hy sinh của 8 nữ liệt sĩ được giải thích như sau: “Chiều ngày 18/9/1948, giặc cho gọi tất cả mọi người ra tra xét nhưng không ai chịu khai, chúng bỏ đi và nói sáng mai sẽ thả. Nhưng đêm hôm đó, chúng bỏ 8 nữ chiến sĩ ấy cùng với 3 nam thanh niên khác vào 11 bao tải, lấy dây thép buộc lại, dùng dao đâm chết rồi đeo đá vào chở ra biển. Vào khoảng 12 giờ đêm, chúng bí mật dùng một chiếc thuyền của dân chài đẩy những bao tải ấy ra xa rồi thả xuống biển”.

8 liệt sĩ đã được xác định rõ danh tính là: Nguyễn Thị Tý, Phạm Thị Tỵ, Đoàn Thị Mão, Nguyễn Thị Bích, Trần Thị Thu, Phạm Thị Ngọ, Phạm Thị Xuyến, Trần Thị Nga. Các chị đã hình thành một đường dây liên lạc hoạt động trong toàn thị xã, cùng với các đồng chí khác đã đặt mìn phá nhiều xe của giặc, lấy thuốc tây của chúng chia cho bà con... Hoạt động của các chị bị lộ khi tên Vũ Văn Viễn chỉ điểm cho bọn mật thám bắt tất cả 80 người đem về nhốt tại trại lính gần đó vào ngày 23/7/1948.

Về những tổn thất trong những năm 1947 và 1948, sách “Quảng Ninh - Lịch sử kháng chiến chống Thực dân Pháp 1945-1954” (NXB Quân đội nhân dân năm 1991), đánh giá: “Tổn thất lớn nhất là vụ vỡ cơ sở ở thị xã Cẩm Phả do có nội phản. Hàng trăm đảng viên và đoàn viên công đoàn bị bắt, bị giặc xâu dây thép gai vào tay rồi ném xuống Vũng Đục. Tuy vậy, giặc cũng chỉ có thể gây tội ác man rợ chứ không thể đè bẹp được cuộc đấu tranh của nhân dân Khu mỏ. Ngay trong những tháng địch ra tay khủng bố như vậy, những cán bộ đảng viên của ta vẫn bám cơ sở, gây dựng phong trào chống Pháp”.

Tài liệu báo cáo của Công đoàn mỏ Cẩm Phả kể trên cũng nói khá kỹ về trường hợp hy sinh của liệt sĩ Nguyễn Thị Tý. Chị sinh năm 1929, quê quán tại xã Văn Thắng, huyện Đông Anh, tỉnh Vĩnh Phúc (cũ), nay là Đông Anh (Hà Nội). Cha mẹ chị là công nhân và tiểu thương. Lớn lên chị Tý theo mẹ đi buôn bán, sau này chị giác ngộ cách mạng, làm cán bộ hoạt động bí mật, đóng giả người buôn bán để khai thác thông tin của địch. Khi bị giặc bắt, chúng hãm hiếp chị, dìm chị xuống bể nước bẩn, cho uống nước biển phồng bụng lên rồi đứng lên bụng chị mà đạp, nhưng chị vẫn kiên quyết không khai. Sau đó chúng doạ bắn, chị đưa tay lên đỡ, bị 3 viên đạn xuyên vào bàn tay và bả vai. Cuối cùng, giặc giết chị và mang ra Vũng Đục phi tang. Chị Tý có em trai làm cán bộ ở Khu Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh). Đó là ông Nguyễn Khắc Hàm, tức Vũ Cẩm, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Ông Vũ Cẩm cho biết: Đây đều là những cô gái cốt cán của phong trào cách mạng ở Khu mỏ lúc đó, họ đều là những thanh niên ưu tú, chưa xây dựng gia đình. Riêng chị Nguyễn Thị Tý lúc đó đang là Bí thư Thị hội Phụ nữ cứu quốc thị xã Cẩm Phả. Ông Vũ Cẩm rưng rưng xúc động khi cho tôi xem bức di ảnh và Bằng Tổ quốc ghi công của chị gái mình. Ông Vũ Cẩm chỉ còn giữ lại được những hiện vật này. Ở Bảo tàng Quảng Ninh cũng chỉ còn chiếc áo bà ba may bằng vải phin gụ của chị Nguyễn Thị Tý. Cùng với đó còn có chiếc áo phin trắng của chị Phạm Thị Xuyến, là đồng đội của chị Tý và 1 hòn đá, 2 sợi dây điện mà thực dân Pháp dùng để buộc vào bao tải nhấn chìm những chiến sĩ cách mạng của ta.

Các hiện vật được tìm thấy vào năm 1959 khi nạo vét Vũng Đục làm cảng than. Hòn đá buộc vào bao hiện còn nhiều vết tích hà bám, có kích thước 18x18x35,5cm. Dây điện là loại dây tròn, gồm 7 sợi nhỏ tết lại với nhau, bên trong có lõi thép, vỏ nhựa bọc bên ngoài đã hỏng gần hết. Những hiện vật này một lần nữa minh chứng cho tinh thần đấu tranh bất khuất của các nữ chiến sĩ cách mạng, tố cáo tội ác của Thực dân Pháp và bè lũ tay sai chủ mỏ cai ký, tố cáo những thủ đoạn bí mật thủ tiêu hèn hạ của chúng.

Chị Nguyễn Thị Tý là trường hợp được ghi lại khá chi tiết, 7 liệt sĩ còn lại đều được ghi vắn tắt về tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, thân nhân. Còn hàng trăm liệt sĩ, thợ mỏ yêu nước khác hiện đang yên nghỉ dưới khu vực Vũng Đục mà chưa thể biết được danh tính. Đến nay, chưa có một thống kê đầy đủ, cụ thể về số lượng chiến sĩ hy sinh và đồng bào tử nạn ở Vũng Đục. Vị trí các chiến sĩ hy sinh đã bị đổ đất, bồi lắng, thậm chí là xây dựng các công trình lên trên, do đó việc khai quật tìm kiếm chưa thể tiến hành. Một phần hài cốt của liệt sĩ Phạm Thị Xuyến đã được tìm thấy cùng với một số mẩu xương của các nạn nhân chưa rõ danh tính. Toàn bộ đã được Công đoàn mỏ Cẩm Phả và Bảo tàng Quảng Ninh đưa đi an táng chu đáo tại nghĩa trang liệt sĩ. Tuy nhiên, bản báo cáo và những hiện vật còn lại cũng đã góp thêm một cứ liệu lịch sử về tội ác dã man của thực dân Pháp tại Vùng mỏ.

Tại Vũng Đục, một tượng đài lớn và ngôi đền đã được dựng lên. Địa danh Vũng Đục không chỉ là nơi tố cáo tội ác của thực dân Pháp mà hơn thế, là tượng đài bất tử, nơi ghi dấu lòng dũng cảm của những công nhân mỏ ưu tú, đã chịu đựng những đòn tra tấn dã man và chấp nhận cái chết để bảo vệ tổ chức Công đoàn, tổ chức Đảng, bảo vệ phong trào cách mạng và Khu mỏ thân yêun

Hòn đá mà thực dân Pháp buộc

kèm vào bao để nhấn chìm

những chiến sĩ cách mạng.

Di ảnh và bằng Tổ quốc ghi công của liệt sĩ Nguyễn Thị Tý tại nhà ông Vũ Cẩm.

Nhân viên Bảo tàng Quảng Ninh bảo quản những hiện vật về các liệt sĩ hy sinh tại Vũng Đục.

Vốn chỉ là nơi người dân bắt cá mưu sinh, nhưng cho đến một ngày có hàng trăm chiến sĩ cách mạng và dân thường bị bắt, hy sinh và tử nạn thì Vũng Đục (phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả) đã trở thành địa danh ghi dấu tội ác của thực dân Pháp, là tượng đài bất tử về khí tiết của những người con Vùng mỏ ngã xuống trong quá trình đấu tranh bảo vệ Khu mỏ thân yêu.

Vũng Đục - Tượng đài bất tử

Bài, ảnh: PHẠM HỌC

10 Quảng Ninh

Page 13: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

Trần Văn Đức cùng bạn trong giờ tập luyện khiêu vũ thể thao.

Anh Phạm Văn Hoàn chăm sóc cây mai vàng Yên Tử tại

trang trại của gia đình.

Nguyễn Minh Hằng (ở giữa) trao đổi phương pháp học

tiếng Anh hiệu quả với các bạn cùng lớp.

Với khát vọng cống hiến, vươn lên, tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ Quảng Ninh nói riêng đang không ngừng học tập, rèn luyện, xung kích đi đầu trên mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội, đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp dựng xây đất nước ngày càng tươi đẹp.

Bài, ảnh: NGUYỄN DUNG

&Tuổi trẻ khát vọng cống hiến

TÀI NĂNG KHIÊU VŨ THỂ THAO Nhìn Trần Văn Đức (học sinh lớp 2A4, Trường

Tiểu học Hạ Long, TP Hạ Long) say sưa trên sàn tập với những động tác uyển chuyển, nhịp nhàng theo tiếng nhạc, ánh mắt toát lên niềm đam mê cháy bỏng, có lẽ ai cũng thấy được tình yêu của em dành cho khiêu vũ thể thao. Mới chỉ 8 tuổi, nhưng niềm say mê, tinh thần nghiêm túc với khiêu vũ của Đức có lẽ không thua kém bất cứ một vận động viên chuyên nghiệp nào.

Chỉ mới hơn một năm tập luyện bộ môn khiêu vũ thể thao, nhưng Trần Văn Đức đã gặt hái 39 huy chương các loại (11 huy chương vàng, 12 huy chương bạc, 16 huy chương đồng) và 7 cúp từ các giải đấu cấp tỉnh, quốc gia. Đặc biệt, trong giải vô địch quốc gia khiêu vũ thể thao năm 2017, Đức đã xuất sắc giành 3 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng. Để có được thành tích đáng nể ấy, hằng tuần, Đức đều tập luyện 3, 4 buổi ở câu lạc bộ cùng huấn luyện viên. Ngoài ra, ở nhà em vẫn tự luyện tập những động tác khó, xem thêm video dạy nhảy, bài nhảy hay của các nghệ sĩ nổi tiếng. Trần Văn Đức tâm sự: Có những thời điểm chuẩn bị thi đấu, em phải tập trung hầu hết thời gian để tập luyện. Đi học trên lớp về em tranh thủ hoàn thành luôn bài tập về nhà để đi tập. Nhiều khi rất mệt nhưng chỉ cần lên sàn tập em lại thấy vui, bố mẹ cũng luôn ở bên động viên nên em lại có thêm động lực cố gắng.

Không chỉ giỏi khiêu vũ, ở lớp học Đức cũng luôn là một học sinh ngoan với thành tích học tập đứng trong top đầu của lớp. Anh Du Thành Phong, Trọng tài quốc gia bộ môn khiêu vũ thể thao, cũng là huấn luyện viên trực tiếp đào tạo Trần Văn Đức, chia sẻ: Là học sinh nhỏ gần nhất lớp, tập luyện trong khoảng thời gian không lâu nhưng em Đức đã bộc lộ khả năng nổi trội, đồng thời rất chăm chỉ,

kiên nhẫn trong tập luyện. Tôi tin rằng, với sự nỗ lực không ngừng, Đức sẽ sớm trở thành một vận động viên khiêu vũ thể thao chuyên nghiệp, xứng đáng với danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh mà em vừa đạt được.

CÔ HỌC TRÒ “VÀNG” MÔN TIẾNG ANHVới một nền tảng tiếng Anh vững chắc, ngay khi

vào lớp 10, Trường THPT Chuyên Hạ Long, Nguyễn Minh Hằng đã được thầy cô lựa chọn tham gia đội tuyển ôn thi học sinh giỏi quốc gia cùng các anh chị lớp 12. Hiện Minh Hằng đang là học sinh lớp 11 Anh 1 với bảng thành tích học tập ấn tượng: Giải ba và giải nhì kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh 2 năm học lớp 10 và 11; huy chương bạc giải học sinh giỏi các trường chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ; giải nhất hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh do Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan tỉnh tổ chức năm 2017; danh hiệu Tài năng trẻ tỉnh Quảng Ninh năm 2017...

Chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh của mình, Minh Hằng cho biết: Em có lợi thế khi anh trai cũng từng là học sinh chuyên Anh nên hai anh em thường xuyên cùng nhau trò chuyện bằng tiếng Anh khi ở nhà. Ngoài ra, em rất thích nghe nhạc, xem phim và đọc các tác phẩm văn học kinh điển bằng bản tiếng Anh. Qua đó, việc học không bị quá áp lực mà rèn luyện được hầu hết các kỹ năng nghe, nói, đọc viết một cách hiệu quả.

Chăm ngoan, học giỏi, Minh Hằng còn luôn có tinh thần cầu thị, giúp bạn để cùng tiến bộ hơn trong học tập. Cùng với đó, em còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn do nhà trường phát động. Mùa hè năm 2017, Hằng đã tham gia đội thanh niên tình nguyện dạy tiếng Anh miễn phí cho tiểu thương tại các chợ trên địa bàn TP Hạ Long. Không chỉ giỏi tiếng Anh, Minh Hằng còn biết chơi đàn piano, sáng tác kịch bản... Đạt được thứ hạng

cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh năm lớp 12 và giành được suất học bổng học đại học tại Mỹ khi kết thúc chương trình THPT là mục tiêu, ước mơ mà Hằng đang nỗ lực thực hiện.

TRIỆU PHÚ TRẺ VỚI ƯỚC MUỐN BẢO TỒN LOÀI HOA QUÝ

Năm 2016, anh Phạm Văn Hoàn (sinh năm 1985, thôn Ninh Bình, xã Bình Khê, TX Đông Triều) là một trong số 50 thanh niên sản xuất, kinh doanh giỏi trong toàn tỉnh được Tỉnh Đoàn tuyên dương. Năm 2017, anh tiếp tục là một trong 3 thanh niên của Quảng Ninh vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của của Trung ương Đoàn. Những phần thưởng ấy chính là minh chứng cho tinh thần vươn lên không ngừng của người thanh niên trẻ với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Thấy được những tiềm năng để phát triển giống mai vàng Yên Tử tại chính mảnh đất quê hương Bình Khê, anh Phạm Văn Hoàn đã dành một khoảng thời gian dài để nghiên cứu trước khi bắt tay vào thực hiện. Anh đã mạnh dạn đầu tư trồng trên 2 vạn cây mai lớn, nhỏ trên diện tích 20.000m2 đất, ước tổng giá trị đạt trên 3 tỷ đồng. Ngoài ra, anh Hoàn còn đầu tư trồng trên 500 cây na, 300 cây cam và xây dựng chuồng trại, nuôi trung bình 60-100 con lợn nái. Tổng doanh thu hằng năm đạt khoảng 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận thu được 700 triệu đồng. Từ việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi, anh đã tạo việc làm ổn định cho 5 lao động thường xuyên, thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng và 7-8 lao động thời vụ là thanh niên địa phương. Cùng với đó, anh Hoàn cũng nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trồng trọt, chăn nuôi cũng như hỗ trợ về vốn, cây, con giống cho thanh niên địa phương cùng phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.

Yêu quý, trân trọng loài hoa mai vàng Yên Tử, anh Phạm Văn Hoàn không chỉ đam mê, tìm tòi phương pháp chăm sóc cây hiệu quả mà anh còn là một trong 7 hội viên sáng lập Hợp tác xã Mai vàng Ngọa Vân Yên Tử vào năm 2014. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn và ngày càng nhân rộng giá trị loài hoa quý của quê hươngn

11Quảng Ninh

Page 14: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

12 Quảng Ninh

TÁI CẤU TRÚC TOÀN DIỆNTừ khi thành lập đến nay, TKV đã 4 lần tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu

bộ máy để phù hợp với hoàn cảnh phát triển cụ thể. Theo đó, từ năm 1998 đến nay, TKV đã tổ chức, sắp xếp cổ phần hoá được 61 doanh nghiệp các cấp trong toàn Tập đoàn, hoàn thành thoái vốn tại 5 công ty con, 6 công ty liên kết; sắp xếp lại doanh nghiệp, chuyển đổi 10 công ty TNHH một thành viên; sáp nhập, hợp nhất, giải thể, sắp xếp, tổ chức lại 6 công ty và 4 ban quản lý; thoái vốn tại một số đơn vị. Đồng thời triển khai các biện pháp đồng bộ về quản trị nội bộ, kiện toàn mô hình quản lý, hoàn thiện cơ chế quản lý về tăng năng suất, giảm giá thành, đổi mới và tái cơ cấu chất lượng lao động; tổ chức lại sản xuất và sắp xếp lại lao động, tinh giản bộ máy lao động gián tiếp.

Qua đó, từ năm 2012 đến nay, lực lượng lao động của TKV đã giảm được xấp xỉ 20.000 lao động (trong 5 năm qua đã giảm 16% tổng số lao động của toàn Tập đoàn). Tính đến hết 31/12/2017, số lao động danh sách toàn Tập đoàn giảm xuống dưới 106.000 người, riêng năm 2017 tổng số lao động giảm khoảng 5.500 người, trong đó số lao động quản lý và phục vụ, phụ trợ giảm tuyệt đối là 3.315 người. Trong thời gian tới, TKV sẽ tiếp tục thoái/tăng vốn tại một số công ty con, đơn vị thành viên. Như tại Công ty CP Than Núi Béo, sẽ tăng tỷ lệ

sở hữu của TKV lên mức từ 65% đến 75% vốn điều lệ. Công ty CP Địa chất mỏ và Địa chất Việt Bắc sẽ thoái vốn của TKV xuống còn 51% vốn điều lệ... tiến tới năm 2020 sẽ tiến hành thoái vốn công ty mẹ.

Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra. Để hoàn thành nhiệm vụ, HĐTV TKV đã ban hành quyết định về kế hoạch triển khai Đề án tái cơ cấu TKV năm 2018. Theo đó, tiến hành cổ phần hoá 2 đơn vị; sắp xếp, tổ chức lại các chi nhánh trực thuộc công ty mẹ 4 đơn vị; thoái vốn tại 6 công ty con và công ty liên kết; bán tiếp cổ phần để đạt tỷ lệ nắm giữ theo phương án cổ phần hoá tại 6 đơn vị. Tiếp tục thực hiện việc thoái vốn tại 7 công ty con, công ty liên kết; tăng tỷ lệ sở hữu đạt tỷ lệ tối thiểu 65% tại 6 công ty sản xuất than. Trên cơ sở đó, tập trung nguồn lực để phát triển các sản phẩm có lợi thế, sức cạnh tranh cao, trên cơ sở đầu tư vốn, khoa học công nghệ, đổi mới quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả...

ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Xác định muốn phát triển bền vững phải đầu tư công nghệ hiện đại, tăng cường chất xám cho các sản phẩm, trong những năm qua, TKV đã không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá... Đặc biệt từ năm 2000, Tập đoàn đã đầu tư cho áp dụng cơ giới hoá đào lò và cơ giới hoá khai thác than tại một số đơn vị, như Công ty than Mông Dương, Khe Chàm, Vàng Danh... Kết quả đến nay, TKV đã áp dụng cơ giới hoá vào vận hành tại hầu hết các mỏ than, như: Đầu tư lò chợ cơ giới hoá công suất 600.000 tấn/năm tại các công ty than: Hà Lầm, Dương Huy, Khe Chàm; cơ giới hoá khai thác than vỉa dốc bằng tổ hợp dàn chống 2ANSH kết hợp máy bào và giàn mềm ZRY tại các công ty: Mạo Khê, Uông Bí, Hồng Thái... Nhờ đó, sản lượng khai thác bằng công nghệ cơ giới hoá toàn Tập đoàn năm 2016 đạt khoảng 1,42 triệu tấn, chiếm 7% sản lượng khai thác hầm lò. Mức sản lượng này đã vượt xa các năm trước đây, gần gấp 2 lần mức sản lượng khai thác bằng công nghệ cơ giới hoá năm 2015 (năm 2015 đạt 720.000 tấn).

Bên cạnh đầu tư cơ giới hoá, TKV cũng hiện đại hoá dần các khâu phụ trợ như đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than, đầu tư công nghệ mới trong sàng tuyển, bốc xúc đất đá, chế tạo thiết bị... Trong khâu sàng tuyển và chế biến than, TKV đang áp dụng công nghệ mới, tự động hoá tối đa các công đoạn để giảm ô nhiễm môi trường, giảm khâu lao động thủ công cho thợ mỏ... Khâu vận chuyển

cũng được băng tải hoá bằng các hệ thống băng tải hiện đại, khép kín, đồng bộ từ mỏ ra cảng tiêu thụ.

Từ năm 2016, tại Cẩm Phả, TKV đã đầu tư 651 tỷ đồng, hoàn thành hệ thống băng tải than Lép Mỹ - Cảng Km 6 dài hơn 4,5km, công suất 720 tấn/giờ, chấm dứt vận chuyển than bằng ô tô. Năm 2017, tại Uông Bí, hệ thống băng tải vận chuyển than Khe Ngát - cảng Điền Công có tổng mức đầu tư hơn 1.291 tỷ đồng, công suất vận chuyển 6 triệu tấn than/năm, dài gần 8km, đi vào hoạt động đã làm tăng năng suất vận tải và giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, vận chuyển than tại khu vực này.

NỖ LỰC VÌ MỤC TIÊU XANH HOÁ KHAI THÁC THAN

Tập trung cải tạo, phục hồi những bãi thải mỏ, xử lý chất thải môi trường, là những giải pháp tích cực mà TKV đã và đang triển khai trong thời gian qua nhằm bảo vệ môi trường. Theo đó, ngành Than đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường như hiện đại hoá các cảng xuất than, đầu tư các tuyến băng tải thay thế ô tô vận chuyển than ra các cảng, cải tạo phục hồi bãi thải. Tính đến nay, TKV đã cải tạo phục hồi trên 200ha bãi thải, đưa tổng số diện tích đã cải tạo phục hồi môi trường là 900ha. Tại những bãi thải đang hoạt động, TKV chỉ đạo các đơn vị thực hiện đổ thải theo tầng thấp, chân các bãi thải có các tuyến đê, đập chắn đất đá. Hầu hết các bãi thải đều được Tập đoàn đầu tư trồng cây nhằm phủ xanh diện tích đất trống, đồi trọc.

Bên cạnh việc hoàn nguyên các bãi thải, TKV đã hoàn thành và đưa vào vận hành 45 trạm xử lý nước thải mỏ (gồm hầm lò và lộ thiên). Hiện tại, TKV đã đủ năng lực xử lý nước thải mỏ phát sinh trong sản xuất, đảm bảo quy chuẩn môi trường với công suất trung bình trên 100 triệu m3/năm. Ngoài ra, các nhà máy tuyển than còn có hệ thống ép bùn, lắng lọc sử dụng tuần hoàn nước, cơ bản không thải ra môi trường.

Thể hiện quyết tâm trong việc đồng hành với tỉnh Quảng Ninh về “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên”, lãnh đạo TKV cho biết, trong năm 2018, TKV sẽ tập trung vào các mục tiêu bảo vệ môi trường, như: Trồng cây phủ xanh trên 100ha các khu vực bãi thải kết thúc đổ thải trong năm 2018; rà soát, nâng công suất các trạm xử lý nước thải đảm bảo xử lý hết lượng nước thải mỏ phát sinh; xây dựng đê, đập ngăn đất đá chân bãi thải còn lại, nhất là bãi thải Bàng Nâu; bổ sung hố lắng đầu nguồn, nạo vét đất đá đảm bảo thoát nước... Những giải pháp đồng bộ trên thể hiện rõ sự quyết tâm của TKV trong việc đồng hành với tỉnh thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững. n

Đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than góp phần bảo vệ môi trường. Trong ảnh: Hệ thống băng tải vận chuyển than từ kho than Khe Ngát ra cảng Điền Công, Uông Bí.

Bài, ảnh: ĐẶNG NHUNG

Cơ giới hoá khai thác than góp phần tăng năng suất lao động.

Ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), khẳng định: Mục tiêu của TKV trong năm 2018 và những năm tiếp theo là tập trung khắc phục những yếu kém, bất cập, hạn chế, xây dựng TKV trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ, mô hình quản trị theo hướng hiện đại và chuyên môn hoá cao, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, hiệu quả; đảm bảo sự phát triển của ngành Than luôn song hành với nhiệm vụ bảo vệ môi trường bền vững.

&mục tiêu phát triển bền vững

TKV

Page 15: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

13Quảng Ninh

Trong suốt 14 năm gắn bó với Công ty, công nhân Phan Văn Đạo còn để lại nhiều dấu ấn nổi bật. Năm 2010, trong vụ bị tụt gương nóc, Công ty đã tin tưởng cử anh vào nhận diện tình hình để tìm cách khắc phục sự cố. Bằng kinh nghiệm và bản lĩnh của mình, chỉ trong vòng 6 tiếng đồng hồ, anh và một cán bộ khác đã nhanh chóng khắc phục sự cố, giúp lò chợ hoạt động an toàn trở lại. Với những nỗ lực phấn đấu, thợ lò Phan Văn Đạo được TKV tặng huy hiệu Thợ mỏ vẻ vang; Gia đình thợ mỏ tiêu biểu xuất sắc. Tại lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến và tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2017, thợ lò Phan Văn Đạo là một trong 2 cá nhân đại diện cho Công ty Than Uông Bí được tôn vinh đạt thành tích cao trong phong trào “Sản xuất giỏi, thu nhập cao”...

TỔ TRƯỞNG CƠ ĐIỆN GIÀU THÀNH TÍCH

Công nhân Hán Cao Phi, Tổ trưởng Tổ Cơ điện, Phân xưởng Đào lò 5, Công ty Than Nam Mẫu, đã từng đạt rất nhiều thành tích, như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất giai đoạn 2012-2017; Thợ giỏi TKV; Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh; chiến sĩ thi đua từ cấp Công ty đến cấp Bộ Công Thương; Bằng khen của Bộ Công Thương... Với Hán Cao Phi, những thành tích đạt được chính là động lực để anh có thêm niềm tin cũng như tình yêu với công việc thầm lặng của người công nhân cơ điện hầm lò.

Là Tổ trưởng Tổ Cơ điện, thường xuyên đi ca 1 để quán xuyến công việc, nên những vướng mắc, phát sinh được anh khắc phục giải quyết dứt điểm để ca 2 và ca 3 anh em tập trung vào phục vụ tốt sản xuất. Phi quan niệm rằng: Dù làm nghề gì cũng phải dành tâm huyết cũng như

thời gian để học hỏi, tìm tòi thì mới thành công. Bởi vậy, từ những ngày đầu mới bước chân vào nghề tới khi trở thành một tổ trưởng giỏi chuyên môn, anh không ngừng trau dồi, cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

Năng động, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc và luôn gần gũi, giúp đỡ mọi người, đó là những gì mà công nhân, cán bộ Phân xưởng Đào lò 5, Công ty Than Nam Mẫu nói về Hán Cao Phi. Chứng kiến những thành công của Phi, anh em đều rất cảm phục và coi đó là thành quả mà anh xứng đáng được nhận từ những nỗ lực không ngừng của bản thân.

17 năm gắn bó với nghề cơ điện lò, Tổ trưởng Hán Cao Phi cũng không nhớ rõ mình đã kèm cặp, giúp đỡ chuyên môn, tay nghề bậc thợ cho bao nhiêu anh em công nhân. Chỉ biết rằng, số công nhân cơ điện có tay nghề cao của Phân xưởng Đào lò 5 ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Và cũng từ đây, công tác cơ điện đã và đang góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất của đơn vị nơi anh đang làm việc.

THỢ LÒ THU NHẬP “KHỦNG”

Năm 2003, chàng thanh niên 22 tuổi Lê Văn Biên quyết định rời quê hương Hải Dương sang Quảng Ninh theo học nghề mỏ. Đầu năm 2004, sau khi ra trường, Biên xin vào làm thợ lò tại Công ty Than Quang Hanh. Đến năm 2010, anh xin chuyển công tác sang Công ty Than Thống Nhất và gắn bó với đơn vị cho đến nay.

Dẫn chúng tôi xuống lò chợ mức -35 đến +18, phân vỉa 2V thuộc diện sản xuất tại Phân xưởng Khai thác 11 gặp công nhân Lê Văn Biên, ông Đoàn Hải Nam, Quản đốc Phân xưởng, cho biết: Trong số

hơn 100 công nhân làm việc trong Phân xưởng thì thợ lò Lê Văn Biên được Công ty đánh giá rất cao về cả chuyên môn và tác phong trong công việc. Mọi nhiệm vụ Công ty giao anh đều hoàn thành tốt, được lãnh đạo Công ty rất tin tưởng. Đồng nghiệp cũng quý mến anh bởi tính thật thà, gần gũi và sẵn sàng giúp đỡ anh em...

Anh Lê Văn Biên tâm sự: Trong công việc, tôi đặt ra nguyên tắc tuyệt đối tuân thủ mọi quy trình, đảm bảo an toàn lên hàng đầu. Tại mỗi ca, vị trí làm việc mình cố gắng đôn đốc mọi người trong tổ nghiêm chỉnh chấp hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật cơ bản, biện pháp thi công đảm bảo sản xuất an toàn, không để xảy ra tai nạn lao động, sự cố máy móc, thiết bị. Nhờ đó, năng suất lao động, ngày công, tiền lương thu nhập của anh em rất cao. Hiện tại, thu nhập bình quân của tôi đạt 24-26 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, Phân xưởng Khai thác 11 có 2 năm liền đạt năng suất kỷ lục của TKV.

Là thợ bậc cao, giỏi tay nghề, Lê Văn Biên rất tận tình trong việc truyền kinh nghiệm nghề nghiệp cho đội ngũ thợ trẻ. Tính từ năm 2013 đến nay, anh đã kèm cặp hơn 20 công nhân trẻ thi nâng bậc. Đặc biệt, thợ lò Lê Văn Biên còn đóng góp 2 sáng kiến: Khấu tiếp diện lò chợ (-35 đến +8) và hợp lý hoá công tác chống giữ ngã 3 lò XV2+13 với lò DV +18PV2B, giúp đơn vị tận thu được tài nguyên, giảm chi phí, cải thiện điều kiện làm việc, mang lại lợi nhuận hơn 9 tỷ đồng cho Công ty.

Với những thành tích đạt được trong lao động sản xuất, thợ lò Lê Văn Biên đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2016), Bộ Công Thương (năm 2015); nhiều năm đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sởn

“ANH CẢ” CỦA PHÂN XƯỞNG KHAI THÁC 10

14 năm gắn bó với nghề mỏ, thợ lò Phan Văn Đạo (43 tuổi), Phân xưởng Khai thác 10, Công ty Than Uông Bí, được mọi người mệnh danh là “Anh cả” của phân xưởng bởi sự tận tâm, nhiệt tình trong công việc. Quê ở Hải Dương, năm 2004, anh Đạo ra Quảng Ninh lập nghiệp. Bằng tình yêu nghề, anh đã vượt qua mọi khó khăn để đứng được trong hàng ngũ những thợ lò xuất sắc của TKV.

Anh Đạo tâm sự: Trước đây, thợ lò làm việc trong điều kiện vất vả hơn nhiều so với bây giờ. Đường lò đi lại chật hẹp, di chuyển mất nhiều thời gian, công sức, lao động chủ yếu là thủ công, công nhân phải tự túc nhiều thứ... Tuy vất vả nhưng bù lại, tôi có thu nhập xứng đáng để chăm lo cho cuộc sống gia đình. Tôi nhớ, tháng lương đầu tiên nhận được là hơn 5 triệu đồng. Cầm số tiền lớn trong tay, tôi vui mừng gọi điện về thông báo với vợ con. Tất cả các mục tiêu phấn đấu hay động lực giúp tôi hoàn thành tốt công việc đều xuất phát từ chính gia đình nhỏ của mình.

Phó Quản đốc Phân xưởng Khai thác 10 Nguyễn Trọng Việt nhận xét: Phan Văn Đạo là một trong những thợ lò tiêu biểu của đơn vị. Trong công việc anh luôn cầu tiến, động viên anh em trong tổ thực hiện tốt kỹ thuật cơ bản, đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn lao động. Mặc dù đã có tuổi nhưng trời ban cho anh sức khoẻ tuyệt vời. Hằng tháng, ngày công lao động của anh luôn đạt trung bình 24-28 công. Năng suất lao động của anh có thể làm gấp 2-3 lần so với công nhân bình thường. Lương thu nhập bình quân của anh đạt từ 22-26 triệu đồng/tháng. Không những thế, anh còn thường xuyên kèm cặp, giúp đỡ nhiều anh em trong Công ty nâng cao tay nghề.

Trong phong trào thi đua lao động của ngành Than đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, những người đã ngày đêm miệt mài lao động, đóng góp sức mình cho sự phát triển của ngành Than, của tỉnh Quảng Ninh. Nhân kỷ niệm 132 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 (1886-2018), Báo Quảng Ninh xin giới thiệu đến bạn đọc những tấm gương tiêu biểu đó.

Bài, ảnh: PHẠM TĂNG - THU CHUNG

Công nhân Hán Cao Phi, Tổ trưởng Tổ Cơ điện, Công ty Than Nam Mẫu, vừa được vinh danh đạt thành tích cao phong trào “Sản xuất giỏi, thu nhập cao” của TKV.

Thợ lò Phan Văn Đạo chia sẻ: Động lực giúp anh hoàn thành tốt

công việc xuất phát từ chính gia đình nhỏ của mình...

Thợ lò Lê Văn Biên.

Những thợ lò “gieo nỗ lực, gặt thành công”

Page 16: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

14 Quảng Ninh

Xoá đói, giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Những năm qua, phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh đã đồng hành, giúp đỡ các xã, thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.

CỤ HỒNghĩa tình người lính

Xây dựng được hạ tầng ổn định, đơn vị đã vận động được trên 200 hộ dân ra định cư để hình thành khu 9, phường Hải Hoà như hiện nay. Để ổn định đời sống cho nhân dân, đơn vị đã đầu tư làm điểm và hướng dẫn, chuyển giao các mô hình chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời triển khai hàng loạt dự án thí điểm như: Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm Nhật Bản, cá song, cá vược, cua, sò...

“Đồi ma” trước đây hoang vu bao nhiêu thì giờ đổi khác bấy nhiêu. Đường nhựa rộng rãi được đầu tư xây dựng vào tận khu dân cư. Hai bên đường, nhiều căn hộ mới xây

khang trang. Nhà nào cũng sáng bóng điện, tiếng ti vi, tiếng nhạc văng vẳng. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại gặp chiếc xe con của người dân đi ngược chiều. Trên đường dẫn chúng tôi xuống khu dân cư thăm một số hộ dân, Thượng tá Khúc Thừa Xuyên chia sẻ thêm: Cuộc sống của bà con nơi đây hiện nay đã rất ổn định. Khu chỉ còn 2 hộ cận nghèo, số hộ khá giả chiếm tới trên 70%. “Đồi ma” ngày nào giờ đã được mọi người gọi là “Đồi hạnh phúc”...

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Quỳnh, nhà ở ngay lối lên “Đồi hạnh phúc”. Trải qua gần

20 năm sinh sống tại đây, gia đình anh Quỳnh đã “an cư, lạc nghiệp”, làm ăn khấm khá. Anh Quỳnh nói: Ở vùng đất này rừng sú, rừng vẹt không thiếu các loại thuỷ sản, nếu chịu khó mỗi ngày cũng kiếm được 500.000-700.000 đồng. Từ ngày lập gia đình đến nay, trừ các khoản chi phí, mỗi năm gia đình tôi cũng tiết kiệm được trên 100 triệu đồng. Vợ chồng tôi đang tính cuối năm nay sẽ xây nhà mới...

Trò chuyện với chúng tôi, anh Đỗ Góp Chốp, Phó trưởng khu 9 và cũng là một trong số những người về đây lập nghiệp từ rất sớm, bảo: “Mới ngày nào nơi này còn ngổn ngang những công trình; quả đồi còn rậm rạp, hoang vắng, vậy mà nơi đây giờ đã thành những vựa tôm, ruộng lúa. Có được đời sống như hôm nay, người dân trong khu biết ơn bộ đội Lâm trường 27 nhiều lắm!”.

Tạm biệt “Đồi hạnh phúc” khi các hộ dân khu 9, phường Hải Hoà, đang quây quần bên mâm cơm chiều, chúng tôi bỗng thấy lòng mình ấm áp lạ. Từ một vùng đất lầy lội, hoang vu, bằng tinh thần quân - dân gắn bó keo sơn, những người lính Lâm trường 27 đã và đang làm nên những kỳ tích, xây dựng nơi đây thành khu dân cư ngày càng sầm uất, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia trên địa bànn

thời gian học tập, rèn luyện cho các em học sinh nội trú; tổ chức trồng rau xanh để cải thiện bữa ăn hằng ngày... Em Bàn Thị Bình, học sinh lớp 6 của trường, chia sẻ: “Nhà em ở thôn Khe Phương, cách trường hơn chục cây số đi bộ nên em phải ở nội trú. Năm học mới này, chúng em có được chỗ ở khang trang, sạch sẽ hơn, chúng em rất vui”.

Cũng giống như các em học sinh ở xã Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ, những người dân ở thôn Trại Lốc 2, xã An Sinh, TX Đông Triều, cũng rất phấn khởi khi con đường vào thôn nay đã được trải bê tông, hai bên đường được trồng những

rặng hoa rực rỡ chứ không còn bụi mù vào mùa nắng, lầy lội vào mùa mưa như trước nữa. Được biết, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ LLVT TX Đông Triều đã góp sức giúp thôn Trại Lốc 2 dọn vệ sinh môi trường, san gạt mặt bằng và trồng cây, hoa hai bên tuyến đường kiểu mẫu có chiều dài 250m.

Trên đây chỉ là hai trong số hàng chục công trình, phần việc mà cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh đã chung tay, góp sức giúp đỡ ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Chỉ tính từ năm 2017 đến nay, LLVT tỉnh đã huy động ngày công bê tông hóa trên 1.110m2 sân nhà văn hóa, sân

trường học; nạo vét 21.450m kênh mương nội đồng và tu sửa, làm mới 25.650m đường liên thôn, liên xã. Bên cạnh đó, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Điện lực Quảng Ninh thực hiện xây mới 1 trạm biến áp 400kV và 600m đường dây hạ thế, sửa chữa lớn đường dây 0,4kV sau trạm biến áp Bằng Cả 1 và trạm biến áp Bằng Cả 2 với tổng giá trị 297 triệu đồng. Ngoài ra, LLVT tỉnh còn tham gia xóa nhà tạm cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện Tiên Yên; tặng cây, con giống, hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo tại huyện Vân Đồn, Bình Liêu... Tới đây, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan trực thuộc huy động lực lượng, đóng góp kinh phí tham gia giúp đỡ các xã, thôn đặc biệt khó khăn xây dựng một công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh trị giá khoảng 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các đơn vị tự vệ trên địa bàn tỉnh cũng đang rà soát, lựa chọn địa phương để tiến hành giúp đỡ xây dựng công trình dân sinh, trị giá khoảng 1 tỷ đồng.

Việc các cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh tham gia giúp đỡ các xã, thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh thể hiện nghĩa tình của người lính Cụ Hồ, góp phần thiết thực xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh, gắn với thế trận an ninh vững chắc, xây dựng tỉnh Quảng Ninh giàu đẹp, văn minhn

Trở lại khu 9, phường Hải Hoà, người chúng tôi gặp đầu tiên là Thượng tá Khúc Thừa Xuyên, Chính trị viên Lâm trường 27. Cách đây 10

năm, chính anh là người gặp và cung cấp cho chúng tôi thông tin về những ngày đầu của “Đồi hạnh phúc”. Thượng tá Xuyên hào hứng kể lại một thời gian nan “mang quân đi mở đất” của đơn vị: Năm 1998, Lâm trường 27 được thành lập với nhiệm vụ khai hoang, phục hoá đất đai, di dãn dân ra vành đai biên giới, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Khi ấy, khu vực Lục Lầm (khu 9), phường Hải Hoà, là vùng đất hoang vu, vắng vẻ, không có dân cư sinh sống. Ngày mới đặt chân về đây, đơn vị phải đối mặt với cảnh “4 không” (không điện, không đường, không nước sinh hoạt, không có người dân sinh sống). Cán bộ, chiến sĩ của đơn vị sống trong điều kiện vất vả vô cùng.

Khó khăn, gian khổ đã không “hạ gục” được những người lính Lâm trường 27. Được sự hỗ trợ thiết thực của cấp trên cùng sự đùm bọc, yêu thương của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân sinh sống quanh khu vực, đơn vị đã đoàn kết, nỗ lực vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trải qua 20 năm, các anh đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức, tham gia phối hợp cùng làm đường tuần tra biên giới, đào đắp hàng vạn mét khối đường, ao, đầm thả cá, xây dựng các công trình dân sinh...

Năm học 2017-2018, các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Kỳ Thượng (xã Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ) đã được chuyển vào khu

nội trú khang trang, sạch đẹp thay cho dãy nhà cấp 4 xuống cấp, lụp xụp khi xưa. Công trình ý nghĩa đó là kết quả từ sự chung tay góp sức của các cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh trong chương trình hỗ trợ giúp đỡ các xã, thôn thuộc diện khó khăn trên địa bàn tỉnh. Được biết, tham gia xây dựng công trình, Ban CHQS TP Uông Bí, Ban CHQS TP Hạ Long và Trường Quân sự tỉnh đã vận động ủng hộ trên 400 triệu đồng, đồng thời, đóng góp gần 100 ngày công để xây dựng.

Thầy Bùi Việt Cường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Kỳ Thượng, chia sẻ: Nhà ở nội trú là nơi ở, sinh hoạt của 25 học sinh đang theo học tại trường. Qua nhiều năm sử dụng, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Được sự quan tâm, giúp đỡ của các cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh, đến nay, khu nhà ở nội trú đã được xây mới khang trang, rộng rãi. Giáo viên chúng tôi cũng như các em học sinh rất phấn khởi và vô cùng cảm kích.

Ngay những ngày đầu tiên về ở khu nhà nội trú mới, các em học sinh đã được các cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh, cùng các thầy, cô giáo ở trường hướng dẫn về nền nếp sinh hoạt tập thể. Nhà trường còn tổ chức nấu ăn tập thể để đảm bảo dinh dưỡng,

Chuyện ghi ở “Đồi hạnh phúc” Bài, ảnh: QUANG MINH

Khu 9, phường Hải Hoà (TP Móng Cái) vốn là vùng đầm lầy đầy sú, vẹt, hoang vắng với nhiều chuyện kể khá rùng rợn, nên được một số người dân gọi là “Đồi ma”. Vậy mà bằng bàn tay, khối óc của những người lính Lâm trường 27 (Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 327, Quân khu 3), đến nay nơi đây đã trở thành “Đồi hạnh phúc” với cuộc sống của người dân ngày càng no ấm, đủ đầy.

Cán bộ Lâm trường 27 nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật nuôi thủy sản cho bà con trong vùng dự án.

Khu nhà ở nội trú Trường Tiểu học và THCS Kỳ Thượng, xã Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ, do các cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh chung tay xây dựng đã được đưa vào sử dụng.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

Page 17: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

15Quảng Ninh

Năm 2015, Ông Phạm Thanh Xuân (thứ nhất, bên phải) cùng các đại biểu trong lễ khánh thành Nhà văn hoá khu phố 1, thị trấn Ba Chẽ - công trình mà ông Xuân đóng góp nhiều công vận động xã hội hoá.

NGƯỜI CCB GƯƠNG MẪU NƠI VÙNG CAO BA CHẼ

CCB Phạm Thanh Xuân, trú tại khu phố 1, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ. Năm nay ông Xuân đã 65 tuổi, vì lý do sức khoẻ nên đầu tháng 4 vừa qua, ông thôi giữ cương vị Bí thư Chi bộ khu phố 1, Chủ nhiệm CLB Hưu trí 3-2, sau tròn 10 năm tham gia công tác xã hội.

CLB Hưu trí 3-2 là “mái nhà chung” của người cao tuổi ở huyện Ba Chẽ, với 150 hội viên. Thời điểm ông làm Chủ nhiệm CLB, ông đã cùng các hội viên giúp đỡ anh Hoàng Đế, ở khu 1, thị trấn Ba Chẽ, bị câm bẩm sinh, vợ không có việc làm, bằng cách mua đôi lợn tặng vợ chồng anh Đế chăn nuôi. Đồng thời, liên hệ xin cho vợ anh Đế làm việc ở Công ty vệ sinh môi trường huyện, còn anh Đế được bố trí làm vệ sinh ở khu vực khối cơ quan huyện. Nhờ đó, vợ chồng anh Đế thoát nghèo, thu nhập ổn định. Trước đó, CLB Hưu trí 3-2 đã hỗ trợ anh Hoàng Văn Tuyển (khu 1, thị trấn Ba Chẽ) đôi lợn giống để chăn nuôi và hướng dẫn kỹ thuật để anh Tuyển trồng mía tím có thu nhập tốt.

Ông Xuân cũng là người khơi dậy phong trào, góp phần giúp CLB Hưu trí 3-2 giành nhiều thành tích về văn nghệ, thể thao của huyện, tỉnh. Năm 2015, ông Xuân được Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác người cao tuổi giai đoạn 2011-2015.

Khi còn ở cương vị Bí thư Chi bộ Khu phố 1, ông đã vận động bà con khu phố cùng tham gia đóng góp được số tiền hơn 20 triệu đồng để mua các thiết bị sinh hoạt trong nhà văn hoá khu phố và làm con đường bê tông nội khu dài hơn 200m. Dưới sự lãnh đạo của ông Phạm Thanh Xuân, Chi bộ Khu phố 1 năm 2010 được UBND tỉnh tặng Bằng khen “Khu dân cư tiêu biểu xuất sắc từ 2007-2010” và 10 năm (2006-2015) là

“Khu phố văn hoá tiêu biểu”. Gia đình ông Xuân nhiều năm nay đều đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá” cấp tỉnh, huyện. Riêng cá nhân ông vào năm 2011 và 2016 được tặng Bằng khen của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thành tích “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Bí thư Chi bộ tiêu biểu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

ÔNG MUÔN TỪ THIỆNNăm nay 63 tuổi và đã gần 43 năm trôi qua, nhưng

ông Lương Thế Muôn, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Thương mại Uông Bí, vẫn vẹn nguyên hình ảnh cùng đồng đội vào giải phóng miền Nam ngày 30/4 năm xưa. Khi ấy, ông là bộ đội chủ lực thuộc Sư đoàn Sông Lam, phối hợp cùng lực lượng địa phương tiến về giải phóng miền Nam. Ông Muôn kể: “Khi đoàn quân của chúng tôi tiến vào Sài Gòn, người dân mang cờ, hoa ra đón. Những người lính chúng tôi khi ấy mặt sạm khói súng, nhiều người quần áo rách tả tơi vì chiến trận, nhưng nụ cười rạng rỡ tràn ngập niềm vui, tự hào vì chiến thắng”. Sau trận thắng lịch sử đó, ông lại cùng Sư đoàn Sông Lam tham gia nhiều trận đánh lớn ở biên giới Tây Nam.

Năm 1981, ông Muôn trở về địa phương với thương tích 35% trên người và là thương binh 4/1. Ông tham gia lớp học đào tạo thợ cơ khí rồi làm việc một thời gian ở Công ty Than Uông Bí. Đến năm 1990, ông chuyển sang đơn vị hoạt động ngoại thương, rồi trở thành giám đốc khi công ty cổ phần hoá và đổi tên là Công ty CP Dịch vụ Thương mại Uông Bí ngày nay. Sau nhiều năm chèo chống “con thuyền kinh tế”, đến khi Công ty làm ăn phát triển, ông Muôn nghĩ tới những CCB, những người đã một thời cống hiến máu xương cho sự nghiệp giải phóng đất nước, nay nhiều người hoàn cảnh cũng còn rất khó khăn. Từ đó, Công ty CP Dịch vụ Thương mại Uông Bí đã nhận giúp đỡ thường xuyên cho 10 cháu là nạn nhân chất độc da cam với khoản hỗ trợ 300.000 đồng/cháu/tháng, nhằm

giảm đi nỗi đau da cam cho các gia đình CCB. Công ty cũng tạo việc làm thường xuyên cho vài chục đến vài trăm lao động theo thời vụ và luôn chú trọng ưu tiên công việc cho các CCB và con em họ.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch Hội CCB phường Quang Trung, nơi Công ty CP Dịch vụ Thương mại Uông Bí đứng chân, cho hay: “CCB Lương Thế Muôn thực sự là tấm gương mẫu mực trong các hoạt động CCB của phường Quang Trung và của thành phố. Đơn vị của ông luôn đóng góp tích cực trong các hoạt động từ thiện, giúp đỡ các gia đình CCB khó khăn khắc phục cuộc sống và giúp đỡ đồng bào gặp thiên tai trong cả nước... Ông thật xứng đáng là người lính Cụ Hồ, người thương binh “tàn nhưng không phế”.

“CÂY PHONG TRÀO” Ở PHƯỜNG QUANG HANH

Đến khu 6, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, tôi được nghe bà con nhắc về CCB Trương Công Thành, hiện là Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi (NCT) phường, vừa là cán bộ mẫu mực chăm lo cho công tác NCT, vừa là người tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ của phường.

Ông Thành tham gia quân ngũ từ năm 1966 đến năm 1976. Ông vinh dự là người lính được tham gia 2 trận đánh lịch sử, đó là cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 và Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến vào giải phóng miền Nam năm 1975. Trở về địa phương, ông làm việc cho một số đơn vị sản xuất than, cho đến năm 2011, ông về hưu và lại tiếp tục giữ vai trò Phó Chủ tịch Hội NCT phường Quang Hanh đến nay.

Từ năm 2014, phong trào “Hai giúp, một kịp thời” do Ban đại diện Hội NCT TP Cẩm Phả phát động đã thu hút hơn 500 tập thể, cá nhân tham gia đóng góp vật chất, tinh thần, để từ đó, đã có gần 30 ngôi nhà cho NCT được xây mới, hàng nghìn suất quà đến với NCT vào các dịp lễ, Tết. Phường Quang Hanh, nơi ông Thành làm Phó Chủ tịch Hội NCT, đã thực hiện rất tốt phong trào “Hai giúp, một kịp thời” qua mô hình CLB “Ông, bà cháu” ở tất cả 17 khu phố trên địa bàn. Phong trào này đã tạo sự liên kết, gắn bó giữa các thế hệ trong các gia đình và trong khu dân cư. Qua CLB, người già, người trẻ thường xuyên giao lưu, có điều kiện quan tâm đến nhau hơn. Từ đó xuất hiện nhiều tấm gương con cái mẫu mực, thảo hiền, chăm sóc bố mẹ khi đau ốm. Nhiều CLB “Ông, bà, cháu” trên địa bàn phường đã giành giải cao trong các kỳ thi thể thao, văn nghệ của tỉnh và của TP Cẩm Phả. Tháng 3 vừa qua, gia đình ông Thành là một trong 4 gia đình tiêu biểu của TP Cẩm Phả được Sở Văn hoá - Thể thao khen thưởng danh hiệu Gia đình văn hoá tiêu biểu. Từ sự nỗ lực của người dân trong toàn phường, trong đó có gia đình ông Thành, mà năm 2017, Hội NCT phường Quang Hanh được Ban đại diện Hội NCT TP Cẩm Phả chọn để thành lập thí điểm CLB “Liên thế hệ tự giúp nhau” đầu tiên của TP Cẩm Phản

Ông Lương Thế Muôn (bên phải) cùng cán bộ Hội CCB phường Quang Trung (TP Uông Bí) bàn bạc tìm giải pháp giúp đỡ các CCB có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Ông Trương Công Thành (ngoài cùng, bên trái) trong một

buổi thanh toán chế độ cho người cao tuổi tại phường

Quang Hanh (TP Cẩm Phả).

Giã biệt chiến trường, những người lính Cụ Hồ trở về quê hương, thân thể mang theo những thương tích sau bao năm trận mạc. Trở về hậu phương, nay mái đầu đã bạc, nhưng tinh thần người lính Cụ Hồ của các anh vẫn còn đó. Rất nhiều cựu chiến binh (CCB) mặc dù nay đã nghỉ hưu vẫn tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, giúp mình, giúp người và xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư.

Khi người lính trở về Bài, ảnh: CÔNG THÀNH

Page 18: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

16 Quảng Ninh

Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, tuyến cao tốc đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh.

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬTĐồ thị phát triển kinh tế của Quảng Ninh trong 3 năm gần

đây luôn đi lên, thuộc top 5 địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất của cả nước; tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 10%/năm. Đặc biệt, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ (năm 2015 là 39,8%; năm 2016 đã tăng lên 41,2%, đến năm 2017 là 52%).

Trong hoạt động thu ngân sách, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thu ngân sách luôn có sự bứt phá, năm sau cao hơn năm trước. An sinh xã hội được đảm bảo (chi an sinh xã hội tăng 41% cùng kỳ), phúc lợi xã hội và đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện. Chương trình nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, Đề án 196 được cả hệ thống chính trị vào cuộc, triển khai quyết liệt, kịp thời tạo sức lan toả mạnh mẽ trong cộng đồng, tạo ý chí vươn lên thoát nghèo của từng hộ, từng thôn, bản vùng khó...

Đáng chú ý, Quảng Ninh đã rất thành công trong thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng. Chỉ tính trong năm 2017, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 60.600 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ, trong đó, vốn nhà nước 22.885,5 tỷ đồng, chiếm 37,8%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 12.045 tỷ đồng, chiếm 19,9%, riêng vốn ngoài nhà nước khoảng 25.666,5 tỷ đồng, chiếm 42,3% tổng số vốn đầu tư. Nhiều nhà đầu tư chiến lược đã đến đầu tư tại Quảng Ninh, hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao ngang tầm quốc tế của các tập đoàn lớn có uy tín trong nước, như: Vingroup, Sun Group, FLC, BIM, Tuần Châu... tạo được cú hích lớn trong tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đặc biệt trong những năm qua, Quảng Ninh đã tạo được những đột phá lớn trong phát triển hạ tầng giao thông. Những dự án giao thông với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng đã và đang dần hoàn thiện, như: Đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Cẩm Hải - Vân Đồn, Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Hạ Long - Mông Dương, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Dự án đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với khu công nghiệp Nam Tiền Phong, nút giao thông Loong Toòng... Hiện tỉnh đang tập trung chuẩn bị thủ tục đầu tư một số công trình, dự án trọng điểm như Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả...

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục thăng hạng, nếu năm 2015 Quảng Ninh vẫn đứng ở top 5, thì năm 2016 đã vươn lên vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến năm 2017, Quảng Ninh xuất sắc vượt qua Đà Nẵng, vươn lên đứng đầu, khẳng định sự ghi nhận, đánh giá ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh...

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGNăm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng đối với việc thực hiện hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, là cơ hội cho Quảng Ninh vươn lên thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành tỉnh có cơ cấu dịch vụ - công nghiệp như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đặt ra. Thành tựu đạt được những năm gần đây, đặc biệt là năm 2017 là tiền đề quan trọng để Quảng Ninh tiếp tục phát triển nhanh, mạnh, bền vững.

Để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, Quảng Ninh tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, thương mại, tạo mọi điều kiện để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đẩy nhanh hoàn thiện các dự án hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp và hạ tầng giao thông trọng điểm...

Thực hiện chủ đề công tác năm 2018 về “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên”, Quảng Ninh đã và đang hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh dịch vụ đi đầu, thân thiện môi trường với nền kinh tế tăng trưởng xanh. Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Quảng Ninh đề ra nhiều giải pháp với quyết tâm tạo thay đổi, chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sống. Tập trung hoàn thiện và thực hiện tốt các phương án, đề án bảo đảm vệ sinh môi trường; rà soát, điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn về quy hoạch bảo vệ môi trường... Theo đó, hàng loạt các vấn đề về bảo đảm môi trường sống, môi trường tự nhiên sẽ được triển khai quyết liệt, như: Di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra ngoài trung tâm đô thị; kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường và tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực thi các nội dung cam kết; xây dựng, bổ sung các tiêu chí để làm căn cứ chấp thuận các dự án đầu tư nhằm tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; xây dựng các dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Hạ Long; bảo vệ, giữ gìn nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long...

Cùng với đó, tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 8/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 và những mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra, trở thành 1 cực tăng trưởng động lực của tam giác kinh tế phía Bắc; kiên định mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, đưa dịch vụ là ngành kinh tế chủ

đạo trong chiến lược phát triển. Đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững; thực hiện đồng bộ các giải pháp thiết thực cải thiện, nâng cao chất lượng quản trị và hiệu quả hành chính công (PAPI). Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi từ triển khai đồng bộ, hiệu quả mô hình chính quyền điện tử và trung tâm hành chính công. Tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh doanh; chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành thu, chi ngân sách, tăng nguồn lực bổ sung cho chi đầu tư phát triển, nhất là đối với các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách, có tính động lực thúc đẩy sự phát triển của tỉnh...

Nhìn từ kết quả phát triển kinh tế - xã hội quý I/2018 cho thấy, kinh tế của tỉnh đang đi đúng hướng và phát triển mạnh mẽ. Trong quý I, nhiều lĩnh vực đã bứt phá đi lên, sản xuất công nghiệp phát triển ổn định, ngành công nghiệp khai khoáng có nhiều tín hiệu tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, doanh thu từ dịch vụ tăng 17%, khách du lịch tăng 21%, doanh thu du lịch tăng 24%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 20,2 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn đạt 373,3 triệu USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ...

Những kết quả trên sẽ là động lực thúc đẩy toàn bộ hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đoàn kết xây dựng Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh, thân thiệnn

Bài, ảnh: ĐẶNG NHUNG

Khách du lịch tham quan các tuyến đảo huyện

Vân Đồn.

Khách du lịch tham quan tại Sun World Hạ Long.

Những năm gần đây, Quảng Ninh luôn được Chính phủ và các bộ, ngành đánh giá là tỉnh có nhiều sáng tạo, đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, tạo được đột phá lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả đó là bước đệm vững chắc để Quảng Ninh tiếp tục bứt phá, vươn lên thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành tỉnh dịch vụ - công nghiệp.

Những năm gần đây, Quảng Ninh luôn được Chính phủ và các bộ, ngành đánh giá là tỉnh có nhiều sáng tạo, đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, tạo được đột phá lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả đó là bước đệm vững chắc để Quảng Ninh tiếp tục bứt phá, vươn lên thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành tỉnh dịch vụ - công nghiệp.

Quảng Ninh Quảng Ninh KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ

Năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nước toàn tỉnh đạt 34.000 tỷ đồng, năm 2016 đạt gần 38.000 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2017 đạt 38.597 tỷ đồng, bằng 128% dự toán Trung ương giao, tăng 121% dự toán HĐND tỉnh giao. Tổng vốn ngân sách chi cho đầu tư phát triển là 10.621 tỷ đồng, chiếm 56,67% tổng chi ngân sách địa phương, là tỷ lệ chi cao nhất cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh tiếp tục trên 2 con số, đạt 10,2%. Giá trị tăng thêm của 3 khu vực kinh tế tăng 9,6% so với cùng kỳ, trong đó: Nông, lâm, thuỷ sản tăng 3,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 7,5%; dịch vụ tăng 14,5%, thuế sản phẩm tăng 14,8%. GRDP bình quân đầu người đạt trên 4.500 USD/người/năm, tăng 11% so với cùng kỳ; năng suất lao động bình quân đạt 172,6 triệu đồng/người/năm, tăng 11,8% cùng kỳ.

Page 19: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

17Quảng Ninh

Các dự án giao thông trọng điểm của Quảng Ninh đang triển khai.

trường đầu tư lành mạnh để thu hút đầu tư. Cùng với đó, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, chủ động đề xuất Chính phủ cho phép tỉnh tự huy động các nguồn vốn hợp pháp để triển khai dự án cao tốc đầu tiên đó là Hạ Long - Hải Phòng. Đây có thể ví như dự án động lực kích cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tại Quảng Ninh.

Với những giải pháp tích cực, chỉ trong thời gian ngắn, làn sóng đầu tư về Quảng Ninh không ngừng tăng. Đồng loạt, liên tiếp các dự án giao thông trọng điểm được triển khai như cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai và thời gian tới là Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái với tổng số vốn đầu tư ngoài ngân sách cho các công trình giao thông lên đến gần 50.000 tỷ đồng. Trong đó có những công trình mang ý nghĩa đặc biệt như tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, Hạ Long - Vân Đồn, là hai dự án đường cao tốc đầu tiên trong cả nước do địa phương cấp tỉnh làm chủ đầu tư; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là sân bay đầu tiên trong cả nước do tư nhân đầu tư; Cầu Bạch Đằng, cây cầu nhiều nhịp lớn thứ 3 trên thế giới và đầu tiên tại Việt Nam do các đơn vị trong nước thực hiện từ công tác thiết kế, thi công và quản lý dự án.

Các dự án này đang trong giai đoạn hoàn thành, sẽ đưa vào sử dụng trong quý III/2018. Đây được coi là chuỗi dự án giao thông động lực không chỉ với tỉnh Quảng Ninh mà là của cả khu vực phía Bắc, góp phần hoàn thiện tuyến cao tốc kéo dài từ Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đến với Đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh) và thời gian tới là đến thành phố cửa khẩu Móng Cái. Là chuỗi

cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay, hành lang đường bộ đầu tiên kết nối các tỉnh phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc, tạo động lực thúc đẩy phát triển liên vùng. Điều này đã thể hiện những quyết tâm, sự linh hoạt trong phát triển, làm thay đổi căn bản diện mạo hạ tầng giao thông của Quảng Ninh, hình thành nhiều công trình vĩnh cửu.

LAN TOẢ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông Quảng Ninh có thể ví như những “thỏi nam châm” hút các nhà đầu tư chiến lược. Nhiều nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế đã tìm đến đầu tư lâu dài tại Quảng Ninh. Chỉ tính riêng kế hoạch đầu tư trong năm 2018 khi các dự án này hoàn thành và đưa vào khai thác, nhiều địa bàn trong tỉnh sẽ đồng loạt triển khai các siêu dự án với số vốn lên đến hàng tỷ USD. Như tại huyện Vân Đồn sẽ khởi công chuỗi tổ hợp quy mô lớn với tổng vốn đầu tư trên 61.000 tỷ đồng (khoảng 2,7 tỷ USD) vào cuối năm, đó là các dự án: Khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tại đảo Ngọc Vừng, do Tập đoàn FLC nghiên cứu, tổng vốn đầu tư khoảng 46.000 tỷ đồng; Tổ hợp du lịch Sonasea Drgonbay có vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; Tổ hợp du lịch và con đường di sản khoảng 5.000 tỷ đồng... Tại TX Quảng Yên, là các khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc, Sông Khoai, kết nối và là cơ sở logistics cho hệ thống cảng biển của TP Hải Phòng; tại TP Hạ Long là các trung tâm nghỉ dưỡng, khách sạn, khu đô thị và các cảng biển đẳng cấp do các tập đoàn lớn như: Sun Group, Vingroup, FLC đầu tư.

Cũng chính từ những đột phá về đầu tư hạ tầng giao thông, từ chỗ sau 5 năm đầu tư vào Cảng container Cái Lân với số vốn hơn 3.000 tỷ đồng theo tiêu chuẩn quốc tế, Công ty TNHH Cảng Container quốc tế Cái Lân chỉ hoạt động cầm chừng do thiếu nguồn hàng, 4 cẩu bờ STS loại Panamax tầm với 17 hàng container (hiện đại nhất miền Bắc) đã có thời điểm phải hoán cải thêm gầu để làm hàng rời... Thì đến nay, trong giai đoạn hoàn thành các dự án giao thông động lực, nhiều hãng tàu lớn trên thế giới đã tìm đến Cảng Cái Lân để công bố khai trương tuyến kết nối đến hầu hết các cảng lớn trên thế giới, góp phần hỗ trợ Quảng Ninh khai thác tối đa lợi thế cảng biển, gia tăng hiệu quả đầu tư...

Không chỉ dừng tại đó, cơ hội phát triển toàn diện của Quảng Ninh vẫn đang tiếp tục gia tăng khi đầu tháng 6/2018, tại Kỳ họp thứ 5 - Khoá XIV Quốc hội sẽ chính thức thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trong đó Khu kinh tế Vân Đồn của Quảng Ninh là một trong 3 Đặc khu kinh tế của cả nước. Thêm nữa, năm 2017 Quảng Ninh vươn lên dẫn đầu PCI toàn quốc, đây có thể ví là thước đo của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham khảo sử dụng trong các quyết định đầu tư của mình. Quảng Ninh sẽ tiếp tục đón các nhà đầu tư mới, hứa hẹn đột phá, bứt phá nhanh, mạnh và bền vững trong phát triển. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc để đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2020 Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệpn

SÁNG TẠO TRONG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰCHạ tầng giao thông hiện nay của Quảng Ninh

đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính từ cuối năm 2014 đến nay các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh đã có tổng số vốn đầu tư lên đến trên 50.000 tỷ đồng.

Để có được những dự án với số vốn “khủng” trong thời gian ngắn, nếu chỉ trông chờ vào ngân sách thì đúng như lời đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh ngày 22/2/2018: “Phải rất lâu nữa Quảng Ninh mới đồng bộ được hạ tầng giao thông”. Bởi, dù tỉnh đã thực hiện tiết kiệm chi, không đầu tư dàn trải, chỉ tập trung cho các công trình động lực... thì cũng phải mất đến hàng chục năm mới đủ vốn đầu tư cùng một lúc đồng loạt các công trình, trong khi nguồn ngân sách hỗ trợ từ trung ương lại có hạn.

Cũng chính vì lý do đó, Quảng Ninh đã sớm đổi mới, sáng tạo trong tư duy trên quan điểm “phát triển dựa vào tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng để phát triển nhanh, bền vững”. Từ quan điểm này, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp, tạo bước chuyển rõ nét về cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, GPMB; thực hiện nhất quán các chính sách khuyến khích đầu tư, tạo môi

Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng.

Năm 2014, tuyến cao tốc đầu tiên Hạ Long - Hải Phòng được khởi công. Từ dự án động lực đó, Quảng Ninh đã thu hút thêm gần 50.000 tỷ đồng ngoài ngân sách để phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông. Các dự án hiện đang khẩn trương hoàn thành trong năm 2018, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội, được ví như những “thỏi nam châm” hút các nhà đầu tư chiến lược.

Đầu tư hạ tầng giao thông:Kết nối để phát triểnĐầu tư hạ tầng giao thông:Kết nối để phát triển Bài, ảnh: ĐỖ PHƯƠNG - HÙNG SƠN

Tuy các dự án giao thông trọng điểm chưa hoàn thành, nhưng làn sóng đầu tư vào Quảng Ninh đã liên tục tăng. Trong ảnh: Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trao giấy chứng nhận đầu tư cho đại diện Công ty Amata corp, triển khai đầu tư hạ tầng KCN Sông Khoai với tổng vốn hơn 3.500 tỷ đồng.

Page 20: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

thu ngân sách nhà nước, mà còn có tác động tạo ra số thu lớn hơn. Đồng thời, có tác động lan toả khu vực và cả nước.

Đặc biệt, sự phát triển của Đặc khu kinh tế Vân Đồn sẽ có tác động lan toả tích cực, mạnh mẽ đối với các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế Bắc Bộ và cả nước. Đầu tư, xây dựng và phát triển Đặc khu Vân Đồn rất cần sự liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế Bắc Bộ và các địa phương trong cả nước, qua đó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách của các tỉnh, thành phố.

KHỞI ĐỘNG CÁC DỰ ÁN BƯỚC ĐỆM CHO ĐẶC KHUĐến Vân Đồn hôm nay, bức

tranh của Đặc khu đang dần được hình thành thể hiện qua các công trình trọng điểm đã được định hình. Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư, có quy mô đón được 2 triệu khách/năm (từ nay đến 2020) và đón 5 triệu khách/năm (năm 2030), với tổng số vốn lên tới gần 7.500 tỷ đồng. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành trong năm 2018. Không riêng gì dự án sân bay nghìn tỷ đồng này, bầu không khí khẩn trương và tấp nập bao phủ hầu khắp các công trình giao thông trọng điểm của tỉnh. “Cánh cung” cao tốc Hà Nội - Hải

Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái được xem là huyết mạch giao thông quan trọng nhất đối với việc xây dựng và phát triển Đặc khu Vân Đồn trong tương lai. Đến thời điểm này, phần đường tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng đã thi công xong các hạng mục nền, móng đường và thoát nước, thảm bê tông nhựa phần mặt đường. Hiện đang triển khai lớp tạo nhám dự kiến hoàn thành trước ngày 15/4/2018. Đối với cầu Bạch Đằng sẽ hợp long vào dịp 30/4, hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 6/2018.

Tiếp đến là dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Hai tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và Hạ Long - Vân Đồn sẽ tạo kết nối giao thông trong trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hình thành tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn (sân bay Vân Đồn), giảm tải lưu lượng cho QL18, rút ngắn thời gian lưu thông từ Hà Nội đến Hạ Long và đặc khu Vân Đồn; tăng sức hấp dẫn đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Một dự án trọng điểm khác đang được tỉnh Quảng Ninh gấp rút chuẩn bị các thủ tục đầu tư, đó là đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dài 90km, với số vốn đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành đồng bộ, đoạn tuyến cao tốc qua Quảng Ninh sẽ

góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Bắc Bộ, trực tiếp là các tỉnh mà tuyến cao tốc đi qua.

Không chỉ vậy, hiện nay nhiều dự án “khủng” đầu tư về du lịch chuẩn bị đổ vào Vân Đồn đã làm sôi động tỉnh Quảng Ninh. Có thể kể đến các dự án: Con đường di sản Vân Đồn; Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Dragon Bay; Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp có casino; Dự án du lịch lớn như Furama Hạ Long Việt Nam Resort & Vilas; Dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp tại đảo Ngọc Vừng; Dự án đầu tư khu vực cảng và đô thị phía Bắc đảo Cái Bầu... Cùng với đó, hiện nay 2 tư vấn nước ngoài là Công ty Arcadis & Callison RTKL và Công ty TNHH PWC Việt Nam đang triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn theo định hướng Đơn vị HC-KT đặc biệt. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để thu hút các dự án đến đầu tư tại Vân Đồn.

Có thể thấy, nhiều năm nay Quảng Ninh đã bền bỉ chuẩn bị cho Đặc khu Vân Đồn về mọi mặt và đến nay cả chính quyền và người dân đều đã sẵn sàng tâm thế đón nhận thời cơ mới, vận hội mới. Điều mong đợi đó chính là 2 văn bản quan trọng sẽ được Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp vào tháng 5 tới đây. Đó là Nghị quyết thành lập Đơn vị HC-KT đặc biệt và Luật Đơn vị HC-KT đặc biệtn

BỨC TRANH SÁNG CHO ĐẶC KHU TƯƠNG LAI

Vân Đồn đã và đang nhận được sự ủng hộ của Trung ương, các bộ, ban, ngành cũng như sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài kể từ khi nơi đây được Chính phủ đồng ý cho phép thành lập là một trong 3 đơn vị HC-KT đặc biệt của cả nước. Mục tiêu là xây dựng Khu HC-KT đặc biệt Vân Đồn trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh; trung tâm kinh tế năng động phát triển ngành nghề mới, trình độ cao, trọng tâm là dịch vụ, du lịch phức hợp cao cấp, công nghiệp giải trí hiện đại có casino, công nghiệp công nghệ cao; trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo và giao thương quốc tế. Mô hình phát triển theo hướng thân thiện môi trường, bộ máy hành chính tinh gọn, thể chế, cơ chế, chính sách cạnh tranh toàn cầu ở mức cao nhất; khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư và quy tụ nguồn lực sáng tạo, phương thức quản lý mới, tiên tiến. Đồng thời, tạo động lực mới cho phát triển, thúc đẩy tăng trưởng để Quảng Ninh thực sự trở thành đầu tàu kinh tế khu vực phía Bắc, có sức lan toả trong vùng và cả nước; bảo đảm quốc phòng - an ninh, góp phần giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Cụ thể, Đặc khu sẽ thu hút nguồn lực đầu tư quốc tế, đồng thời khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương và của quốc gia. Với các dự án đang xúc tiến đầu tư, đến năm 2030, Đặc khu Vân Đồn sẽ huy động được khoảng 12 tỷ USD. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng từ 2.000 tỷ đồng (năm 2016) lên hơn 141.000 tỷ đồng năm 2030. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người từ 2.273 USD (năm 2016), lên 21.300 USD (năm 2030). Đến năm 2030, cơ cấu nền kinh tế của Đặc khu Vân Đồn cơ bản chuyển dịch sang du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, chiếm tỷ lệ 92%.

Bên cạnh đó, phương thức quản lý, điều hành của Nhà nước, đổi mới hành chính theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả... Nơi đây sẽ là thị trường quốc tế với quy mô lớn toàn cầu. Các chính sách ưu đãi, miễn, giảm không tác động lớn đến giảm nguồn

Thực tiễn phát triển các đặc khu kinh tế của thế giới đã đặt ra vấn đề phải xây dựng mô hình phát triển mới với thể chế vượt trội, tạo động lực tăng trưởng cho đất nước. Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, đề xuất Trung ương lựa chọn Vân Đồn để xây dựng trở thành Đơn vị hành chính - kinh tế (HC-KT) đặc biệt. Cho đến nay, chặng đường này đã được tỉnh nỗ lực triển khai, chỉ chờ Quốc hội “bấm nút”.

HIỂU TRÂN

Phối cảnh sân bay Vân Đồn.

Bãi tắm Sơn Hào, xã Quan Lạn, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Ảnh: ĐỖ PHƯƠNG

Chùa Cái Bầu, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Vân Đồn. Ảnh: HÙNG SƠN

18 Quảng Ninh

Cận cảnhĐặc khu Vân Đồn

Page 21: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

19Quảng Ninh

cho người dân và du khách tham gia hoạt động Năm Du lịch quốc gia, cũng như các đoàn khách cao cấp của Đảng, Nhà nước đến tham quan du lịch và tham gia các hoạt động du lịch tại địa phương.

Đại tá Nguyễn Minh Thao, Trưởng Công an TP Hạ Long, khẳng định: Nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn về ANTT cho nhân dân và du khách đến tham gia Năm Du lịch quốc gia, cùng các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an TP Hạ Long luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về ANTT; kiên quyết không để xảy ra những điểm nóng, bức xúc, phức tạp về ANTT.

Tương tự, cán bộ, chiến sĩ Phòng CSGT đường bộ, đường sắt, Công an tỉnh, đã chủ động bố trí lực lượng thường trực tại các nút giao thông trọng điểm, có nguy cơ cao xảy ra ùn tắc giao thông, TNGT để kịp thời giải quyết, xử lý các tình huống phức tạp xảy ra. Đơn vị luôn coi trọng biện pháp phân luồng, điều tiết từ xa, hạn chế tối đa việc ùn tắc giao thông, TNGT; đồng thời, thống nhất với địa phương, ngành chức năng về địa điểm đỗ, dừng phương tiện đảm bảo hợp lý, thuận tiện cho du khách trong và ngoài nước đến Quảng Ninh được thuận lợi, an toàn. Đơn vị đặt mục tiêu phấn đấu không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông và hạn chế tối đa các nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến TNGT.

Góp sức cùng lực lượng công an toàn tỉnh, Cảnh sát PCCC cũng tổ chức tổng kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các nhà cao tầng, khách sạn, nhà nghỉ; tàu vận chuyển khách du lịch... Qua đó, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến cháy, nổ; kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở, phương tiện vận chuyển khách không chấp hành các quy định pháp luật về an toàn PCCC. Đại tá Phí Văn Minh, Giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh, cho biết: Tại những nơi diễn ra các hoạt động trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch quốc gia, đơn vị sẽ huy động tối đa lực lượng, phương tiện thường trực nhằm đảm bảo an toàn về PCCC;

cũng như kịp thời xử lý các sự cố nếu không may xảy ra.

Do triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đảm bảo ANCT, TTATXH những tháng đầu năm 2018, tình hình ANTT tại địa phương tiếp tục được ổn định, giữ vững. An ninh biên giới, biển đảo, vùng đồng bào dân tộc, an ninh xã hội... tại địa phương cơ bản ổn định. Kết quả này góp phần tạo nền tảng, môi trường lành mạnh, phục vụ mùa du lịch 2018 của địa phương và Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh thành công và tạo nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với du khách trong và ngoài nước khi đến Quảng Ninh tham quan, du lịchn

Đại tá Đỗ Văn Lực, Giám đốc Công an tỉnh, cho biết: Để đảm bảo ANTT, an toàn tuyệt đối cho người dân, du khách trong và ngoài

nước đến địa phương tham gia Năm Du lịch quốc gia, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm (PCTP), tệ nạn xã hội (TNXH) luôn được Công an tỉnh đặt lên hàng đầu. Ngay từ đầu năm 2018, Đảng uỷ, lãnh đạo Công an tỉnh và lực lượng Công an toàn tỉnh đã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, phương án triển khai thực hiện công tác đảm bảo ANTT trong năm 2018 cũng như phục vụ các sự kiện lễ hội đầu năm, các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch...

Công an tỉnh và công an các địa phương đã tham mưu cấp uỷ, chính quyền các cấp chỉ đạo mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo ANTT nơi diễn ra các hoạt động lễ hội, du lịch. Đồng thời, phối hợp, huy động cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn, nhất là các địa phương có các hoạt động trọng điểm phục vụ Năm Du lịch quốc gia tích cực vào cuộc, cùng lực lượng Công an đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, giữ gìn ANCT, TTATXH gắn với thực hiện công tác quản lý nhà nước về ANTT đạt hiệu quả.

Công an các đơn vị, địa phương huy động, bố trí tối đa lực lượng thường trực, ứng trực, thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm bảo vệ tuyệt đối an toàn

Giữ bình yên cho Năm Du lịch quốc gia Bài, ảnh: TUẤN HƯƠNG

Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh có hàng loạt sự kiện, hoạt động được tổ chức tại Quảng Ninh. Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Năm Du lịch quốc gia 2018, Công an Quảng Ninh đã chủ động xây dựng, triển khai quyết liệt các giải pháp giữ gìn an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH).

Lực lượng CSGT Công an tỉnh ra quân đảm bảo TTXH và TTATGT phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2018.

có thể kể đến điểm tham quan cơ sở nuôi trai cấy ngọc trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và sản phẩm đồ lưu niệm trang sức của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long. Đến đây, không chỉ được tham quan cảnh quan yên bình, tuyệt đẹp trên Vịnh, du khách còn được thăm quy trình sản xuất ngọc trai; tham gia chế tác các sản phẩm ngọc trai dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên; tham quan một bảo tàng nhỏ trưng bày các sản phẩm làm từ ngọc trai. Đây là điểm tham quan yêu thích của nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế, là nguồn tài nguyên du lịch được các cơ quan chuyên môn nghiên cứu để xây dựng các tour du lịch...

Hay như mô hình du lịch làng quê Yên Đức (xã Yên Đức, TX Đông Triều). Là một trong những mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên trên địa bàn tỉnh, đến nay du lịch làng quê Yên Đức đã mang lại lợi ích lớn về kinh tế, xã hội và góp phần bảo tồn, gìn giữ nét văn hoá bản địa, bảo vệ môi trường sinh thái. Trải nghiệm sản phẩm du lịch này, du khách được tận hưởng phong cảnh thanh bình, yên ả của làng quê, được trải nghiệm cuộc sống thường ngày của người nông dân, như: Trồng rau, xay thóc, giã gạo, úp nơm bắt cá, xem múa rối nước, tìm hiểu phong tục tập quán, cuộc sống của người dân địa phương...

Và trên địa bàn tỉnh còn nhiều điểm tham quan đã và đang trở thành sản phẩm địa phương, góp phần kết nối các tour du lịch, tạo điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước...

Từ năm 2013, với việc triển khai đề án OCOP, Quảng Ninh đã từng bước thực hiện và trở thành điểm sáng phát triển sản phẩm hàng hoá theo chuỗi giá trị, xây dựng những tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững... Tiếp nối kết quả triển khai Chương trình OCOP giai đoạn I, trong giai đoạn 2017-2020, tỉnh đã nâng cấp hệ thống tổ chức thực hiện chương trình từ Ban Điều hành thành Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Đặc biệt, giai đoạn này, Quảng Ninh tập trung phát triển chương trình OCOP theo hướng chuyển từ lượng sang chất, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch; phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia...

Với sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các địa phương và nhân dân, các vùng nguyên liệu của nhiều sản phẩm OCOP chủ lực các địa phương trong tỉnh đã được đầu tư, mở rộng quy mô. Đến nay, toàn tỉnh có 291 sản phẩm với 190 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP, trong đó, 85 sản phẩm đạt sao. Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh không chỉ có mặt ở các tỉnh, thành phố trong cả nước mà còn xuất hiện tại thị trường thế giới. Điều này khẳng định tư duy đột phá, hướng đi đúng đắn của tỉnh trong phát triển sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với phát huy những thế mạnh của từng địa phương.

Để chương trình OCOP tiếp tục được triển khai hiệu quả, tỉnh đã nghiên cứu, xây dựng, ban hành kế hoạch chuyên biệt, bài bản về phát triển sản phẩm OCOP cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia. Năm nay, chương trình OCOP của tỉnh tập trung mạnh vào việc hoàn thiện, nâng cao, kiểm soát chất lượng các sản phẩm, qua đó, góp phần hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tạo chỗ đứng vững cho sản phẩm, tiến tới xuất khẩu... Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh hình thành được ít nhất 12 chuỗi sản phẩm OCOP cấp tỉnh và 6 chuỗi sản phẩm OCOP cấp quốc gia gắn với hình thành, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi.n

Theo số liệu của Ban Tổ chức hội chợ, trong vòng 6 ngày diễn ra hội chợ, các gian hàng OCOP của Quảng Ninh đạt số thu ấn tượng:

Hơn 4,611 tỷ đồng... Con số này cho thấy, sản phẩm OCOP của địa phương đã tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng.

Thời gian qua, việc tổ chức các hội chợ được tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm, nhất là vào dịp lễ, Tết. Hội chợ không chỉ là điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm, mà còn là nơi quảng bá sản phẩm OCOP của các địa phương đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Bên cạnh hội chợ, đến nay tỉnh đã hình thành nhiều trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP tại một số địa phương, như: Đông Triều, Bình Liêu, Uông Bí... Hội chợ và các trung tâm này đã thu hút khá đông người dân, du khách đến tham quan, mua sắm. Nhiều sản phẩm đặc sắc của địa phương đã được người dân, du khách lựa chọn làm quà cho bạn bè, người thân.

Không chỉ dừng lại ở đó, để phát triển sản phẩm OCOP, tạo thành chuỗi các sản phẩm, kết nối du lịch của tỉnh, trên địa bàn cũng đã hình thành nhiều điểm tham quan, trải nghiệm cho du khách. Nổi bật

Phát huy sản phẩm chủ lực địa phươngChương trình OCOP - Bài, ảnh: NGUYỄN HUẾ

Còn nhớ khi tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2018 được tỉnh tổ chức dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất, tôi thực sự ấn tượng bởi rất nhiều nông sản hấp dẫn trong và ngoài tỉnh, thậm chí của nhiều quốc gia có mặt tại hội chợ. Đặc biệt, các nông sản chủ lực của Quảng Ninh được rất đông người dân, du khách lựa chọn, như: Gà Tiên Yên; sản phẩm được chế biến từ thịt lợn Móng Cái; các mặt hàng hải sản; miến dong, mật ong Bình Liêu; gạo nếp cái hoa vàng Đông Triều...

Du khách tham quan, trải nghiệm làng quê Yên Đức (TX Đông Triều).

Page 22: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

20 Quảng Ninh

Tháng 2/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thành lập Đơn nguyên KCB theo yêu cầu, với 20 giường bệnh nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu KCB của người dân.

ĐI TRƯỚC ĐÓN ĐẦUTrong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ninh dành

nguồn lực lớn đầu tư cho lĩnh vực Y tế, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ y tế. Nhờ đó, các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, huyện đã được đầu tư tương đối đồng bộ, hiện đại về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

Các bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được 50% danh mục kỹ thuật tuyến trung ương; nhiều kỹ thuật khó trước đây chỉ thực hiện ở tuyến trung ương nay đã được thực hiện thường quy ở Quảng Ninh. Năm 2015, Quảng Ninh đã khánh thành Trung tâm Xạ trị ung thư nằm trong Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Ung bướu của tỉnh tại Bệnh viện Bãi Cháy, với tổng kinh phí 85 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đang triển khai dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Ung bướu của tỉnh tại Bệnh viện Bãi Cháy, quy mô 200-300 giường bệnh. Đến nay, Bệnh viện Bãi Cháy đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho những người bị ung thư không chỉ Quảng Ninh, mà còn ở các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Năm 2017, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã làm chủ được kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Kỹ thuật này được cho là nhân tố tiềm năng có thể thúc đẩy lĩnh vực du lịch chữa bệnh tại Quảng Ninh, với chi phí điều trị thấp, tỷ lệ thành công cao.

Để tăng cường vận động vốn đầu tư ngoài ngân sách, từ năm 2013, tỉnh đã cho phép Bệnh viện Đa khoa tỉnh sử dụng vốn vay ODA ưu đãi của Chính phủ Áo, với trên 300 tỷ đồng để thực hiện Dự án “Đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá trang thiết bị y tế cho bệnh viện”. Trong đó, 2/3 số này được dùng để đầu tư thành lập Trung tâm Phẫu thuật và can thiệp tim mạch, với những trang thiết bị đồng bộ, đầy đủ tính năng, hiện đại nhất trong số các tỉnh phía Bắc, như: Máy chụp mạch máu kỹ thuật số xoá nền DSA 2 bình diện, máy gây mê, máy tuần hoàn máu ngoài cơ thể, bàn mổ... Đến nay, Trung tâm đã phẫu thuật tim hở cho 29 bệnh nhân; thực hiện các thủ thuật can thiệp tim mạch cho trên 600 bệnh nhân, xử lý kịp thời và cứu sống nhiều ca bệnh nguy kịch.

Mặc dù đến nay Quảng Ninh chưa chính thức triển khai dịch vụ du lịch y tế, nhưng thực tế các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đã sẵn sàng triển khai loại hình dịch vụ này. Tại Bệnh viện Bãi Cháy, lượng bệnh nhân người nước ngoài khám và điều trị ngày càng tăng. Năm 2017, Bệnh viện khám và điều trị cho trên 1.400 lượt bệnh nhân là người nước ngoài. Đặc biệt, Bệnh viện đã thành lập Khoa Quốc tế và khám bệnh theo yêu cầu từ năm 2016, là địa chỉ

tin cậy của các bệnh nhân người nước ngoài khi tới Quảng Ninh. Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng thành lập Khoa Nội B - Ngoại kiều, mỗi năm khám, điều trị cho trên 100 lượt người bệnh là người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam và du khách đến từ nhiều nước trên thế giới.

Cùng với hệ thống bệnh viện công lập, ngành Y tế Quảng Ninh cũng đẩy mạnh thực hiện các giải pháp huy động các nguồn lực từ xã hội để đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung mới các trang thiết bị y tế hiện đại, giúp nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị của các cơ sở y tế. Theo thống kê của Sở Y tế, trên địa bàn tỉnh hiện có 1 bệnh viện tư nhân (Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long); 12 phòng khám đa khoa tư nhân; 232 phòng khám chuyên khoa; 95 phòng chẩn trị; 22 phòng khám chẩn đoán hình ảnh; 5 phòng xét nghiệm; 1 phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ; 58 cơ sở dịch vụ y tế; 727 cơ sở hành nghề dược.

Điều dễ dàng thấy được lợi ích của xã hội hóa dịch vụ y tế là thu hút được nguồn vốn đầu tư cũng như nguồn nhân lực cho ngành Y tế Quảng Ninh, giúp nâng cao chất lượng KCB, giảm bớt áp lực cho hệ thống y tế công lập; đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hình thành các dịch vụ y tế chất lượng. Ngay cả với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh, gồm Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bãi Cháy, Sản Nhi, Đa khoa khu vực Cẩm Phả cũng chuyển sang thực hiện tự chủ 100% kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm 2018.

Như vậy, thực hiện tự chủ về tài chính đồng nghĩa với việc các bệnh viện hoạt động như một doanh nghiệp, tự thu, tự chi và tự cân đối. Các bệnh viện sẽ có cơ hội được vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư để cải tạo, mở rộng, mua sắm

trang thiết bị và phát triển các cơ sở KCB mới để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân...

KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH CHỮA BỆNH, NGHỈ DƯỠNG

Với ưu đãi của tự nhiên, Quảng Ninh có nhiều suối nước khoáng nóng, các bãi biển đẹp, nhiều cây thuốc quý... rất thích hợp cho du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, Quảng Ninh đã xác định phát triển sản phẩm du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng tại 2 khu khoáng nóng Quang Hanh và Cẩm Thạch (TP Cẩm Phả).

Tại khu khoáng nóng Cẩm Thạch, Công ty Địa chất mỏ - TKV đã xây dựng thêm toà nhà đa năng gồm hệ thống bể ngâm tắm, điều dưỡng khoáng nóng và các dịch vụ khác để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ, nhân viên trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, người dân địa phương và khách du lịch. Cùng với đó, Sun Group cũng đã được tỉnh chấp thuận nghiên cứu và triển khai Dự án Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Quang Hanh, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, với tổng diện tích đất sử dụng khoảng 730ha. Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2020 với tổng mức đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng. Ngoài TP Cẩm Phả, huyện Tiên Yên cũng có mạch nước khoáng nóng ở xã Đại Thành. Đây là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng, còn khá hoang sơ, chưa được đầu tư, khai thác.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng tích cực triển khai các bước để hình thành Vườn thuốc Yên Tử. Du khách khi đến đây không chỉ chiêm bái, lễ Phật, mà còn được chữa bệnh bằng những thảo dược quý của vùng đất thiêng. Tỉnh cũng định hướng các loại hình sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng trên Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, vùng du lịch Cô Tô - Vân Đồn; khu nghỉ dưỡng biển cao cấp tại đảo Rều (TP Hạ Long); Trà Cổ, đảo Vĩnh Thực (TP Móng Cái); đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà); đảo Đá Dựng (huyện Đầm Hà); hồ Khe Chè (TX Đông Triều)...

Trong năm 2017, Quảng Ninh đón 9,87 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 4,28 triệu lượt. Năm 2018, Quảng Ninh đăng cai tổ chức sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2018 với chủ đề “Hạ Long - Di sản, Kỳ quan - Điểm đến thân thiện”, kỳ vọng sẽ đón 12 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 5 triệu lượt. Để thu hút và giữ chân du khách ở lại lâu hơn, ngoài việc phát triển các sản phẩm du lịch nói chung, Quảng Ninh sẽ phát triển thêm sản phẩm du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nướcn

NGUYỄN HOA

XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ Y TẾ

Người dân hài lòng, du khách yên tâm

Trong năm 2018, tỉnh Quảng Ninh cũng đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để khởi công Bệnh viện Lão khoa, thu hút đầu tư Viện dưỡng lão để chăm sóc người cao tuổi.

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quảng Ninh dự kiến thành lập Bệnh viện Mắt, với quy mô 150 giường bệnh.

Người dân và du khách ngâm khoáng nóng tại bể khoáng thuộc Công ty Mỏ Địa chất - TKV (TP Cẩm Phả).

Nữ bệnh nhân người Anh và người thân cảm ơn y, bác sĩ Khoa Quốc tế - Khám, chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bãi Cháy, sau khi được điều trị thành công.

Ảnh do Bệnh viện Bãi Cháy cung cấp.

Xã hội hóa trong ngành Y tế là một trong những chủ trương đúng đắn nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất cho người dân. Ngoài những đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực..., Y tế Quảng Ninh đang có những bước chuyển lớn trong công tác thu hút đầu tư, triển khai dịch vụ mới, chất lượng cao. Cách làm “đi trước đón đầu” này không chỉ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trong tỉnh, mà còn mở ra hướng đi mới, từng bước đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh (KCB) cho du khách khi đặt chân đến Quảng Ninh.

Page 23: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

Đoàn khách du lịch đầu tiên của năm mới Mậu Tuất tới Hạ Long xông đất (tháng 2/2018). Ảnh: HÙNG SƠN

21Quảng Ninh

TỪ TIÊN CẢNH TRONG THƠ VĂN...Có nhiều sự tích về cái tên “Hạ Long”, trong đó

có truyền thuyết dân gian kể rằng vua Lý Thần Tông đi thuyền trên vùng biển này bỗng thấy cảnh vòi rồng từ đám mây sà xuống hút nước, nhà vua lấy làm lạ và sau đó đổi tên vùng biển Lục Hải thành Hạ Long. Thời Lý, với việc thành lập thương cảng Vân Đồn, nơi đây trở thành địa điểm buôn bán sầm uất và cũng là nơi tiếp nhận lễ vật của tàu biển nước ngoài hiến tế triều đình.

Đến thời Trần, những áng thơ văn viết về vẻ đẹp của Hạ Long mới được lưu lại rõ nét. Trong đó, phải kể đến những bài phú của các vị vua Trần và sĩ phu như “Ngự chơi phủ An Bang” của vua Trần Thánh Tông: “Sớm chơi đường mây núi/ Tối nghỉ vịnh trăng trong/ Chợt muôn hình ảnh đẹp/ Rạo rực ngòi bút lông” (Nguyễn Thanh Dân dịch). Đến thời Lê, có lẽ thi hào Nguyễn Trãi là người đầu tiên dùng chữ “kỳ quan” để diễn tả vẻ đẹp kỳ lạ của Vịnh Hạ Long: “Đường đến Vân Đồn lắm núi sao/ Kỳ quan đất dựng giữa trời cao/ Một vùng biếc sẫm gương lòng bóng/ Muôn hộc xanh om tóc mượt màu/ Non biển gạn trong - tay vũ trụ/ Tim gan chẳng núng - sức ba đào/ Trong bờ cây cỏ rờn rờn lục/ Nghe đấy người Phiên vụng đỗ tàu” (Thơ dịch trong Nguyễn Trãi thi tập).

Sau Hạ Long, Yên Tử, Bạch Đằng cũng là nơi thăm thú, tiêu dao của nhiều thi nhân, trí thức nặng lòng với non sông đất nước. Bằng chứng là những bài thơ đầy cảm xúc còn để lại từ Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông đến Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, từ Trần Quang Triều đến Nguyễn Ức, Nguyễn Sưởng, Nguyễn Trung Ngạn, từ Chu Văn An, Phạm Sư Hạnh đến Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi... Và sau này là Trương Quốc Dụng, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương...

Đến thời kỳ Pháp thuộc, du lịch Quảng Ninh bắt đầu phát triển có tổ chức, tuyên truyền quảng cáo và hình thành một số đơn vị kinh doanh khai thác lữ hành, dịch vụ du lịch. Cũng trong thời gian này, xuất hiện nhiều bài viết về du lịch Hạ Long, ngợi ca vẻ đẹp “sơn thanh, thủy tú”, “một hạt thắng địa của

nước Đại Nam ta” (theo Nhàn Vân Đình, trích bài đăng Quảng Yên du ký, đăng trên báo Nam Phong số 168, tháng 1/1932)...

ĐẾN LỜI CĂN DẶN CỦA BÁC HỒTừ sự gợi ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc

đặt tên tỉnh là Quảng Ninh (Quảng là rộng lớn, Ninh là yên vui, bền vững), ngày 30/10/1963, trong phiên họp toàn thể Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 7, tất cả các đại biểu đều nhất trí thông qua tờ trình của Chính phủ: Hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Quảng Ninh. Sau khi giải phóng, Quảng Ninh là một trong những địa phương vinh dự được Hồ Chủ tịch nhiều lần đến thăm. Trong đó, Bác đã dành nhiều tình cảm và lời ngợi khen về vẻ đẹp của vùng Đất mỏ anh hùng.

Người luôn quan tâm, theo dõi từng bước phát triển của tỉnh. Ngày 24/3/1946, Hồ Chủ tịch đi bằng thuỷ phi cơ Catalina từ sân bay Gia Lâm đến Vịnh Hạ Long hội đàm với Cao uỷ Pháp tại Đông Dương - Đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu trên tuần dương hạm Esmille Bertin. Ngay từ lần đầu tiên tới Khu mỏ, Bác Hồ đã nói với những người đi cùng: “Vùng mỏ của đất nước ta thật là đẹp và giàu. Thợ mỏ của ta thật vô cùng anh dũng”.

Chiều ngày 30/3/1959, Bác Hồ thăm công trường khai thác mỏ Đèo Nai (Cẩm Phả). Tại công trường, Bác nói: “Than ở Vùng mỏ vào loại tốt nhất của thế giới. Cảnh của Vùng mỏ vào loại kỳ quan của loài người. Các chú phải làm than cho tốt”. Đến ngày 23/11/1963, Bác Hồ thăm đảo Tuần Châu, tại đây Bác căn dặn “Phải biến đảo Tuần Châu thành đảo ngọc châu”...

VÀ TRỞ THÀNH NIỀM TỰ HÀO TRƯỚC THẾ GIỚITháng 6/2017, Quảng Ninh vinh dự trở thành nơi

tổ chức Hội nghị Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững APEC, với khoảng 150 đại biểu tham gia. Vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long có lẽ là một trong những ấn tượng sâu sắc nhất đối với các đại biểu tham dự đối thoại, nhất là các đại biểu lần đầu

đến Hạ Long. Bà Masermieyati Samsudin, Thứ trưởng Bộ Du lịch và Văn hóa Malaysia đã dùng hàng loạt “mỹ từ” như “beauty” (vẻ đẹp), “magnificent” (tráng lệ) và “tranquility” (thanh bình) để thể hiện niềm cảm mến, ngưỡng mộ đối với kỳ quan thiên nhiên thế giới. Bà Masermieyati Samsudin cũng chia sẻ nguyện vọng sẽ đưa gia đình, bạn bè quay trở lại Vịnh Hạ Long trong thời gian tới để tận hưởng trọn vẹn hơn về văn hóa và con người nơi đây.

Ông Roger Wigglesworth, Trưởng phòng Du lịch, Ngành, Địa phương và Thành phố thuộc Vụ Lao động, khoa học và doanh nghiệp, Bộ Cải tổ kinh doanh và Việc làm New Zealand cũng nhận định: Quảng Ninh nói chung và Hạ Long đang sở hữu tài nguyên du lịch vô cùng quý giá Vịnh Hạ Long. Đó là một lợi thế mà không phải địa phương nào cũng có được. Điều quan trọng, chính quyền địa phương phải biết tận dụng những tài nguyên đó để quảng bá, thu hút khách du lịch. Cùng với đó là việc duy trì và phát triển nguồn tài nguyên này một cách bền vững cũng là vấn đề cần được chính quyền quan tâm.

Năm 2018, Quảng Ninh là nơi đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh với chủ đề “Hạ Long - Di sản, Kỳ quan - Điểm đến thân thiện”, bao gồm rất nhiều sự kiện, diễn ra xuyên suốt trong năm 2018 đến tháng 1/2019. Đây là lần thứ hai tỉnh Quảng Ninh đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia. So với lần tổ chức đầu tiên năm 2003, Năm Du lịch quốc gia 2018 đã có sự thay đổi mạnh mẽ về quy mô tổ chức với nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch.

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, Năm Du lịch quốc gia 2018 là cơ hội quan trọng để giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng, nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Việt Nam, tạo sự phát triển đột phá về du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Còn theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Thu Thủy, Quảng Ninh đã sẵn sàng để Năm Du lịch quốc gia 2018 diễn ra thành công tốt đẹp. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương cũng hy vọng, cùng với Năm Du lịch quốc gia 2018, Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2019) - sự kiện du lịch lớn nhất trong khối ASEAN được tổ chức tại Quảng Ninh cũng sẽ là cơ hội lớn để quảng bá vẻ đẹp của du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung đến với bạn bè quốc tến

Đoàn đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC tham quan Bảo tàng Quảng Ninh. Ảnh: ĐỖ PHƯƠNG

Lần đầu Hồ Chủ tịch đến Quảng Ninh là ngày 24/3/1946, khi Bác hội kiến với Cao ủy Pháp là Georges Thierry d’Argenlieu trên tuần dương hạm của Pháp đỗ trên Vịnh Hạ Long. Ảnh tư liệu của Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh.

“Hạ Long thứ nhất, cảnh này thần tiên” - Câu thơ của Sóng Hồng viết về vẻ đẹp của Hạ Long chỉ là một trong vô vàn những lời khen ngợi dành cho Kỳ quan thiên nhiên thế giới này. Bởi lẽ, khắp mảnh đất hình chữ S, ít có nơi nào hấp dẫn khách du lịch như ở Quảng Ninh...

Quảng Ninh - dấu ấn sâu đậm trong lòng người

HOÀNG QUỲNH

Page 24: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

22 Quảng Ninh

niên với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và du khách. Điều đáng nói, lực lượng quần chúng tham gia Carnaval ngày càng đông, yếu tố văn hóa bản địa được tôn vinh một cách tối đa. Qua Carnaval Hạ Long, hình ảnh vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, các sản phẩm du lịch đặc sắc của Quảng Ninh được quảng bá rộng rãi đến khách du lịch và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Carnaval Hạ Long được ví như cánh cửa rộng nhất, con đường ngắn nhất để đưa và thu hút du khách tới Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng.

Trải qua các lần tổ chức lễ hội, một điều nhận thấy rất rõ, Carnaval Hạ Long không chỉ là một điểm nhấn quan trọng trong công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và các giá trị văn hoá của danh lam thắng cảnh trên vùng đất Quảng Ninh, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch Quảng Ninh trong xu thế hội nhập quốc tế. Đồng thời, là nơi hội tụ và giao lưu của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.

ĐỘC ĐÁO CARNAVAL HẠ LONG 2018Kế thừa và phát huy những thành công của Carnaval

các năm trước, Carnaval Hạ Long năm 2018 hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm đặc biệt dành cho du khách. Bởi Carnaval Hạ Long năm nay gắn liền với một sự kiện quan trọng mang tầm quốc gia và quốc tế, đó là lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh.

Với chủ đề “Hạ Long - di sản, Kỳ quan - Điểm đến thân thiện”, lễ công bố, khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh và Chương trình Carnaval Hạ Long 2018 sẽ diễn ra từ 20 đến 22 giờ ngày 28/4 tại Công viên Sun World Hạ Long Complex, TP Hạ Long và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam và Đài PT-TH Quảng Ninh. Chương trình bao gồm phần lễ và phần hội. Trong đó, phần hội bao gồm 3 phần chính: Truyền thuyết và tâm linh; Độc đáo và đa sắc; Hội nhập và lan tỏa. Chương

trình có sự tham gia biểu diễn của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và những đoàn nghệ thuật đến từ các nước: Brazil, Hàn Quốc, Ucraina, Cu Ba... Các nghệ sĩ sẽ mang đến những tiết mục nghệ thuật đầy ấn tượng, thể hiện tinh thần giao lưu, hợp tác, gửi gắm ước nguyện về một Quảng Ninh ngày càng phát triển và thịnh vượng.

Cùng với phần biểu diễn nghệ thuật trên sân khấu là diễu hành Carnaval đường phố, với sự tham gia diễn diễu của 12 xe hoa, các mô hình, sàn diễn di động, được trang trí theo các chủ đề giới thiệu nguồn tài nguyên du lịch Quảng Ninh, tập trung vào 3 chủ đề chính: Khám phá miền tâm linh - lễ hội, khám phá sắc màu văn hóa, Hạ Long huyền thoại và giao lưu quốc tế. Điều ấn tượng là trong chương trình nghệ thuật khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 và Carnaval Hạ Long 2018, ca khúc “Hạ Long rực rỡ” - một sáng tác mới của nhạc sĩ Huy Tuấn, người con của quê hương Quảng Ninh, dưới sự thể hiện của nhóm ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam sẽ được vang lên trong chương trình này. Nhạc sĩ Huy Tuấn cũng là đạo diễn âm nhạc trong chương trình Lễ công bố khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh và Carnaval Hạ Long 2018. Thêm một điều đặc biệt nữa, màn bắn pháo hoa theo chủ đề của nhóm tác giả đến từ nước Pháp kéo dài 15 phút, chắc chắn sẽ đem lại những trải nghiệm thích thú cho người dân và du khách.

Qua các lần tổ chức Carnaval hằng năm, có thể nhận thấy với sự không ngừng sáng tạo và đổi mới, mỗi năm một chủ đề riêng, Carnaval Hạ Long đã trở thành một thương hiệu mạnh, một sản phẩm du lịch có ý nghĩa đặc sắc đối với hoạt động du lịch của Quảng Ninh. Carnaval Hạ Long như một lời chào mời, góp phần quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, các sản phẩm du lịch của Quảng Ninh đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nướcn

Carnaval Hạ Long luôn thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách.

KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆUCòn nhớ, cách đây 11 năm, chương trình Carnaval

lần đầu tiên được tổ chức trong Lễ hội Du lịch Hạ Long. Đây là bước đột phá trong cách thức tổ chức của Lễ hội Du lịch Hạ Long. Một Carnaval Hạ Long lần đầu tiên được tổ chức với quy mô lớn, diễn ra trong đêm khai mạc Lễ hội Du lịch Hạ Long, thu hút được sự quan tâm, tham gia của hàng vạn du khách và người dân địa phương. Đó là một cuộc diễu hành đường phố có sự tham gia của một lực lượng đông đảo diễn viên, các đoàn nghệ thuật tạo thành những khối diễn lưu động, những mô hình xe hoa được trang trí lộng lẫy, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của du lịch Quảng Ninh.

Ngay từ khi ra đời, Carnaval Hạ Long đã thu hút được sự quan tâm và đánh giá cao của dư luận. Từ đó đến nay, với mỗi năm một chủ đề cộng với sự không ngừng sáng tạo và đổi mới, Carnaval Hạ Long đã có nhiều thay đổi về nội dung trên một hình thức thể hiện thống nhất - Lễ hội đường phố, được tổ chức thường

Bài, ảnh: THU NGUYÊN

Được tổ chức thường niên từ năm 2007, đến nay Carnaval Hạ Long đã trải qua 10 mùa lễ hội và khẳng định được thương hiệu trong ngành Du lịch Việt Nam. Mỗi năm, mùa hè đến, người dân địa phương và du khách lại háo hức chờ đón lễ hội Carnaval Hạ Long.

Một tiết mục biểu diễn của ca sĩ Tùng Dương trong chương trình Rực rỡ Hạ Long 2017.

Vũ điệu sôi động

Khúc Samba Hạ Long trong

Carnaval Hạ Long 2015.

Carnaval Hạ Long - Lời chào từ thành phố biển

Page 25: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

23Quảng Ninh

Nước biển Vịnh Hạ Long bốn mùa xanh thẳm.

Vịnh Hạ Long - Vẻ đẹp của tạo hoá

Vách núi với muôn màu hoa khoe sắc.

Những chiếc du thuyền sang trọng lướt sóng trên Vịnh...

Vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc.

Và nhiều bãi cát hoang sơ, lý tưởng cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn.

Nhiều nhà đầu tư đã tìm đến Vịnh Hạ Long để phát triển các sản phẩm du lịch cao cấp, mạo hiểm, mới lạ và hấp dẫn.

Với sức hấp dẫn khó cưỡng, Hạ Long là điểm du lịch không thể thiếu của nhiều du khách, trong đó, có không ít tàu du lịch quốc tế đẳng cấp.

Dưới bàn tay tài hoa của tạo hoá, Vịnh Hạ Long tự bao đời nay đã nổi tiếng là kỳ quan có vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, tựa như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ. Bởi thế, Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về cảnh quan và địa chất - địa mạo và từng được Tổ chức New Open World bình chọn là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc chùm ảnh Vịnh Hạ Long của Đỗ Giang, phóng viên Báo Quảng Ninhn

Đến động Thiên Cung, du khách có thể ngắm cảnh

Vịnh từ trên cao.

Chùm ảnh: ĐỖ GIANG

Page 26: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

24 Quảng Ninh

Trong 5 năm gần đây, Quảng Ninh đã thu hút hơn 100 dự án phát triển du lịch với tổng vốn đầu tư trên 5,5 tỷ USD. Đến nay, các dự án trọng điểm đã và đang hoàn thiện để đưa vào khai thác, tạo động lực quan trọng giúp tỉnh hình thành ngành dịch vụ du lịch chuyên nghiệp.

Bài, ảnh: LÊ HẢI - TẠ QUÂN

Để đảm bảo yếu tố phát triển bền vững, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc kiến tạo và

phát huy các giá trị, lợi thế nổi trội. Theo đó, tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư và kêu gọi, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai đầu tư xây dựng nhiều dự án trọng điểm phục vụ phát triển dịch vụ, du lịch, nhất là tạo sản phẩm du lịch đặc sắc để thu hút khách du lịch đến Quảng Ninh.

Với những lợi thế riêng có về vị trí địa lý, sở hữu một trong những di sản thiên nhiên đẹp nhất thế giới và với bộ máy lãnh đạo nhiệt tâm, Quảng Ninh đang tạo ra sức hấp dẫn mãnh liệt trong thu hút đầu tư. Những siêu dự án nghìn tỷ từ các đại gia danh tiếng cả trong và ngoài nước tìm đến Quảng Ninh. Trong đó, các nhà đầu tư Việt Nam đang đặt những dấu ấn quan trọng, khẳng định vị thế của mình tại vùng đất đầy tiềm năng này. Những cái tên như Sun Group, Vingroup, BIM Group, FLC... đang khiến cho bộ mặt của Quảng Ninh thay đổi từng ngày với những dự án đẳng cấp quốc tế.

Trong vòng 2 năm gần đây, Vingroup đã liên tiếp khánh thành 2 dự án lớn tại Quảng Ninh là Trung tâm Thương mại Vincom Center Hạ Long (1.100 tỷ đồng) và Khu khách sạn nghỉ dưỡng

biển cao cấp tại đảo Rều (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) với quy mô đầu tư 1.200 tỷ đồng. Vingroup cũng đã đề xuất xây dựng một khu tổ hợp dịch vụ thương mại cao cấp với quy mô khoảng 4.000ha tại TX Quảng Yên. Vingroup cũng đang nhanh chóng đưa vào khai thác Khu du lịch dịch vụ cao cấp Bến Đoan bên bờ đông vịnh Cửa Lục (TP Hạ Long). Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, đô thị mới này nằm trên diện tích hơn 68ha, tổng giá trị đầu tư trên 12.000 tỷ đồng.

Tập đoàn Sun Group cũng triển khai nhiều dự án “khủng”, như: Công viên Đại Dương Hạ Long theo mô hình Disneyland, tổng vốn đầu tư 6.500 tỷ đồng, đã tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo khách nội địa và quốc tế đến tham quan, giải trí. Dự án Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Quang Hanh, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, có tổng mức đầu tư dự kiến 3.500 tỷ đồng cũng đang được triển khai bước đầu. Hiện, Sun Group đang hoàn thiện dự án Quảng trường Mặt trời Hạ Long (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) với tổng mức đầu tư trên 2.300 tỷ đồng để phục vụ cho Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh do tỉnh đăng cai tổ chức vào ngày 28/4/2018. Đặc biệt, Sun Group cũng đang triển khai 2 siêu dự án trọng điểm tạo sức lan tỏa lớn trong phát triển du lịch của Quảng Ninh trong giai đoạn tới

là dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng có casino tại Vân Đồn.

Cùng với đó, không thể không nhắc tới sự góp mặt quan trọng của Tập đoàn Tuần Châu gắn với cụm cầu cảng khách quốc tế lớn nhất Việt Nam; khu vui chơi, giải trí ngoài trời; khu biệt thự, khách sạn ven biển 4 sao dài nhất Việt Nam; khu ẩm thực, sân golf... với tổng giá trị đầu tư gần 50.000 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi ngày Khu du lịch quốc tế Tuần Châu đón khoảng 10.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng và xuống tàu tham quan, khám phá Vịnh Hạ Long. Đảo ngọc Tuần Châu là dự án đầu tư đầu tiên trong lĩnh vực du lịch, thương mại của một nhà đầu tư trong nước đổ vào Quảng Ninh, cũng là dự án động lực tạo sức bật cho ngành dịch vụ du lịch của tỉnh.

Không chỉ các nhà đầu tư Việt, sức nóng của Quảng Ninh còn bởi những siêu dự án hàng tỷ USD của các đại gia quốc tế danh tiếng đến từ Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất... Những cái tên nổi tiếng khắp thế giới như Wyndham, Starwood, ISC Corp (Hoa Kỳ), Amata, Nakheel... đều đã “cập bến” Hạ Long với những dự án đầu tư lớn. Song song với đó, tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới xúc tiến đầu tư, thu

hút vốn FDI, ODA. Các danh thắng như Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Khu du lịch tâm linh Yên Tử, Khu du lịch biển Cô Tô, Khu du lịch sinh thái biển đảo Vân Đồn..., đã được khai thác và phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh, Lễ hội Carnaval được tổ chức đổi mới qua các năm đã phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trong tỉnh, trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, điểm nhấn của du lịch Quảng Ninh. Điều đó đã góp phần quan trọng trong việc nâng tầm thương hiệu du lịch Hạ Long - Quảng Ninh - một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Năm 2017, khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 9,87 triệu lượt, tăng 18% cùng kỳ. Đây là kết quả của việc tỉnh Quảng Ninh đưa nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao vào phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách cũng như công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, môi trường kinh doanh du lịch được cải thiện, liên tục có những sản phẩm du lịch mới lạ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Các siêu dự án đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng du lịch trong những năm gần đây tạo sức đột phá lớn trong phát triển du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp. Qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo ấn tượng mới cho thương hiệu du lịch Hạ Long - Quảng Ninh. n

Tạo đột phá từ những dự án nghìn tỷ

Công viên Đại Dương của Tập đoàn Sun Group đầu tư đi vào hoạt động đã tạo thêm sản phẩm du lịch đặc sắc cho Quảng Ninh.

Vin Pearl Hạ Long - một trong những thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu toàn quốc.

Page 27: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

25Quảng Ninh

ĐIỂM NHẤN HẠ LONGTrở lại du lịch Hạ Long sau 6 năm,

anh Trần Văn Chiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, không khỏi ngạc nhiên bởi sự thay đổi nhanh chóng ở nơi đây. Anh tâm sự: “Năm 2012, tôi có đến Hạ Long một lần. Lúc đó, chỉ đi thăm Vịnh, tắm biển là hết vì rất ít các điểm vui chơi, mua sắm. Nhưng bây giờ, tôi đến du lịch đã hai hôm rồi vẫn chưa muốn về. Giao thông đi lại thuận lợi, các dịch vụ khá tiện ích. Thành phố có nhiều khu vui chơi, mua sắm. Chắc chắn năm sau, tôi sẽ tiếp tục đưa gia đình về Quảng Ninh để khám phá thêm các điểm du lịch khác”.

Quả thực, trong những năm gần đây, các trung tâm du lịch của tỉnh đã chú trọng đầu tư những dịch vụ tiện ích phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn. Tiêu biểu nhất phải kể đến TP Hạ Long. Để tạo tiện lợi cho du khách và người dân đi lại, thành phố đã đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường trên địa bàn, như: Tuyến đường 336, 337 (giai đoạn 2); nút giao thông Cái Dăm đấu nối với đường Hậu Cần; nút giao thông Loong Toòng (giai đoạn 1); cải tạo, nâng cấp đường Hoàng Quốc Việt; cải tạo nâng cấp, mở rộng trục quốc lộ 18A, đoạn từ Kênh Liêm đến Cầu Trắng...

Cùng với đó, thành phố đẩy mạnh việc hạ ngầm đường dây điện, cáp quang; lắp đặt đèn trang trí, đèn chiếu sáng, đặt các thùng rác công cộng trên nhiều tuyến phố. Trong năm 2016 và 2017, thành phố đã lắp đặt 494 thùng chứa rác trên các trục đường Lê Thánh Tông, Nguyễn Văn Cừ, Trần Quốc Nghiễn, Hạ Long, Trần Hưng Đạo; cắm 12 biển chỉ dẫn, biển giới thiệu du lịch để du khách nắm bắt... Thành phố cũng đẩy mạnh ra quân lập lại trật tự và cho người dân ký cam kết không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để tạo sự thông thoáng cho

người và phương tiện đi lại. Từ đầu năm 2017 đến nay, các lực lượng trên địa bàn thành phố đã tiến hành kiểm tra 1.257 lượt trật tự đô thị; phá dỡ và dẹp bỏ 339 lều, quán bán hàng trên vỉa hè; tháo dỡ 532 bạt che chắn, 317 mái tôn che chắn, cơi nới trên không tại một số phường trọng điểm.

Bên cạnh đó, Hạ Long còn tích cực vận động doanh nghiệp đầu tư xây dựng các điểm đón xe khách, xe buýt, nhà vệ sinh công cộng... đảm bảo sạch sẽ, hiện đại. Hiện đã có 2 nhà vệ sinh công cộng ở phường Trần Hưng Đạo, phường Hòn Gai được đầu tư, đưa vào sử dụng. Tiến tới, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư thêm 3 nhà vệ sinh công cộng tại Quảng Trường 30-10 và khu du lịch Bãi Cháy.

ĐA DẠNG CÁC DỊCH VỤ TIỆN ÍCHVới lượng khách đến Quảng Ninh ngày

càng tăng mạnh (đạt khoảng 9,9 triệu lượt trong năm 2017), không chỉ với Hạ Long mà rất nhiều địa phương trong tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển các dịch vụ tiện ích phục vụ khách du lịch. Hiện toàn tỉnh có 236 khách sạn, căn hộ cao cấp được xếp hạng từ 1 đến 5 sao và hàng nghìn nhà nghỉ (tập trung nhiều ở các địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái) và 11 bãi tắm đủ điều kiện được công nhận bãi tắm du lịch.

Cùng với đó, các địa phương cũng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư xây dựng các điểm mua sắm, vui chơi phục vụ du lịch. Hiện toàn tỉnh có 29 điểm mua sắm đạt tiêu chuẩn, như: Trung tâm Thương mại Vincom Center Hạ Long,

Cơ sở Đồng Tâm trong Tổ hợp Thương mại và giải trí Marine Plaza ở phường Hùng Thắng (TP Hạ Long); Trung tâm OCOP tỉnh Quảng Ninh tại TX Đông Triều... Hệ thống các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống cũng phát triển mạnh. Hiện nay, tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đều được Sở Y tế kiểm tra sát sao về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cùng với đó, các địa phương cũng đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện một loạt các công trình dịch vụ tiện ích khác phục vụ người dân và du khách, như: Công viên Đại Dương, chợ đêm Marine Plaza, Công viên hoa Hạ Long... (TP Hạ Long); Công viên nước Hà Lan (TX Đông Triều); khu du lịch Sa Vỹ, tuyến phố đi bộ Trần Phú (TP Móng Cái); tuyến phố đi bộ Tiên Yên (huyện Tiên Yên); Quảng trường - Công viên cây xanh và tuyến phố đi bộ dọc sông Hà Cối (huyện Hải Hà)...

Hệ thống cảng tàu du lịch, bến, bãi xe trước đây luôn là điểm nóng tại các địa bàn trọng điểm về du lịch, nay đã được các địa phương chú ý khắc phục. Dọc trục đường chính ở các thành phố đều có điểm chờ xe buýt. Trên địa bàn tỉnh có những cảng tàu du lịch như: Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, Bến tàu khách Hòn Gai (Hạ Long), Cảng Cái Rồng (Vân Đồn), Cảng Cô Tô (Cô Tô)... Thời gian tới, tỉnh và các địa phương tiếp tục xây dựng Bến du thuyền Cảng khách quốc tế Hòn Gai (Hạ Long), Cảng tàu khách du lịch Vũng Đục, phường Cẩm Đông (TP Cẩm Phả)... để phục vụ du lịch. Các điểm di tích lớn đều bố trí khu vực bến bãi đỗ, gửi xe tiện lợi, như: Bến xe dốc Hạ Kiệu tại di tích Yên Tử (TP Uông Bí), Bến xe khu vực am Ngoạ Vân (TX Đông Triều), Bãi xe đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả)...

Có thể thấy rằng, việc đầu tư các công trình, dịch vụ tiện ích đã góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh, du lịch trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, một số công trình tiện ích cần thiết nhất có số lượng chưa nhiều, như: Nhà vệ sinh công cộng, tuyến phố đi bộ, khu phố ẩm thực... Mong rằng, thời gian tới, các địa phương tiếp tục khắc phục để đưa du lịch Quảng Ninh ngày càng sôi động và để lại ấn tượng trong lòng du kháchn

Mang đến sự hài lòng cho du khách

Cột Đồng hồ ở trung tâm TP Hạ Long - địa điểm được nhiều du khách lựa chọn “check-in” khi đến Hạ Long. Ảnh: HÙNG SƠN

Nhân viên Công ty CP Phát triển Tùng Lâm hướng dẫn du khách lên xe điện để di chuyển đến chân núi Yên Tử.

Ảnh Phòng VH-TT Uông Bí cung cấp

Phố đi bộ Times Garden tại khu vực ngã 5, Cột Đồng hồ, TP Hạ Long.

Gần đây, khách du lịch đến Quảng Ninh khá hài lòng bởi sự tiện lợi trong các hoạt động, sinh hoạt. Điều này có sự đóng góp không nhỏ từ những công trình tiện ích mà các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang chú trọng đầu tư.

THU NGUYỆT

Page 28: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

26 Quảng Ninh

Không gian khu Trung tâm Lễ hội và Dịch vụ du lịch tại Yên Tử mới được đầu tư, mang lại những trải nghiệm mới cho du khách.

MỞ RỘNG ĐẦU TƯ Từ cửa ngõ phía Tây cho đến vùng biên cương

Móng Cái, nơi hải đảo xa xôi như Vân Đồn, Cô Tô, hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh trong khoảng chục năm trở lại đây đã “hút” nguồn lực đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Tiêu biểu như hệ thống di sản nhà Trần với cả chục cụm di tích là phế tích, phân bố trên khu vực đồi núi phía Bắc rộng lớn của TX Đông Triều, nay đã và đang hoàn thành nhiều công trình với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng, như: Chùa Ngọa Vân, Thái Miếu, chùa Quỳnh Lâm, Trung Tiết... Kết quả này là nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của địa phương, Giáo hội Phật giáo tỉnh, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã chung tay đầu tư tôn tạo di tích, góp phần giúp các di sản nơi đây “hồi sinh” sau quá trình dài chìm trong hoang phế.

Cùng với đó là việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bên cạnh sự đầu tư từ ngân sách trung ương, tỉnh cho hệ thống giao thông dẫn vào các di tích và kết nối với khu di tích Yên Tử, nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư với những công trình, như: Cổng khu di tích nhà Trần, tuyến đường bê tông từ đập Trại Lốc vào tới suối Phủ Am Trà, kè đá tạo bậc tuyến đường bộ lên Ngọa Vân, hệ thống nhà ga và cáp treo lên Ngọa Vân...

Khác với khu di sản nhà Trần, Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử (TP Uông Bí) cũng có hệ thống di tích chùa, am, tháp lớn nằm trên núi, tuy nhiên chỉ có một số ít bị xuống cấp đã được Giáo hội Phật giáo tỉnh huy động nguồn vốn xã hội hóa tu bổ, trùng tu lại, như khu vực vườn Tháp Tổ, hồ Mắt Rồng, chùa Một Mái... Lớn nhất là khu Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử được đầu tư với quy mô hoành tráng; bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại khu vực An Kỳ Sinh đã được đúc mới bằng đồng nguyên khối, hoàn thành vào năm 2013 với tổng kinh phí trên 75 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.

Tham gia đầu tư mạnh mẽ tại Yên Tử là Công ty CP Phát triển Tùng Lâm. Vừa qua, Công ty đã hoàn thành đầu tư thêm tuyến cáp treo thứ 2, nâng công suất hệ thống cáp treo tuyến 1, đáp ứng công suất vận chuyển gần 7.000 người/giờ. Mùa hội xuân năm 2017, Công ty cũng đã đưa bến xe quay đầu dốc Hạ Kiệu vào hoạt động, với quy mô hơn 4,5ha, có sức chứa khoảng 1.000 xe các loại. Hiện nay, dự án Khu trung tâm lễ hội và dịch vụ du lịch tại khu vực bến xe Giải Oan tiếp tục được Công ty triển khai xây dựng với quy mô gần 16ha, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Với kiến trúc cổ phỏng dựng các công trình thời Trần, sự trau chuốt công phu, tỉ mỉ tới từng chi tiết, những hạng mục đầu tiên của dự án khi đưa vào hoạt động trong mùa hội xuân năm nay đã tạo ấn tượng đẹp cho nhiều du khách.

Có sự thay đổi mạnh mẽ về diện mạo di tích phải kể đến khu di tích đền Cửa Ông. Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích này có quy mô hơn 18ha, tổng giá trị đầu tư trên 800 tỷ đồng từ nguồn công đức của du khách thập phương, xã hội hóa và ngân sách tỉnh, TP Cẩm Phả đang được hiện thực hoá. Du khách đến với di tích giờ đây không còn nỗi lo ách tắc bởi con đường nhỏ hẹp, nhếch nhác cũ mà phấn khởi với con đường to đẹp chạy từ quốc lộ 18A đến tận chân cầu Vân Đồn 1. Cùng với đó, đền Trung thờ Khâm sai Đông Đạo Tiết chế Hoàng Cần được phục dựng, mở rộng đường lên đền Thượng, đầu tư lầu chuông, nhà bia ghi chứng tích, di chuyển tượng đài Đức Ông Trần Quốc Tảng lên đồi cao, với tầm nhìn hướng thẳng ra Vịnh Bái Tử Long, xây dựng bức phù điêu lớn tôn vinh công đức các vị nhân thần được thờ tại đền. Không gian sân lễ hội cũng được mở rộng, hệ thống điện chiếu sáng, tiểu cảnh, cây xanh, bồn hoa được bài trí hài hòa, đẹp mắt, cho du khách một không gian thoáng đẹp suốt hành trình tham quan, đi lễ...

Không chỉ các khu di tích quốc gia đặc biệt, hệ thống di tích toàn tỉnh nói chung những năm gần đây cũng “hút” nguồn lực đầu tư rất lớn từ các doanh nghiệp, cá nhân và các nhà hảo tâm công đức. Qua đó đã tạo cơ hội cho các di tích được tôn tạo vững chắc, khang trang hơn, nhiều di tích đã trở thành các tuyến, điểm du lịch của địa phương. Có thể kể đến như chùa Ba Vàng (TP Uông Bí), chùa Đống Phúc (TX Quảng Yên), chùa Phả Thiên (TP Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn), đền Trần Hưng Đạo - chùa Hải Hà (huyện Hải Hà), đền Xã Tắc (TP Móng Cái)...

HÚT DU KHÁCHCùng với việc đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật,

công tác quản lý di tích, nhất là vào mùa lễ hội cũng ngày càng bài bản, đi vào nền nếp hơn. Các địa phương đều xây dựng kế hoạch, thành lập ban tổ chức lễ hội và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, đảm bảo khoa học. Công tác tổ chức, quản lý lễ hội của Quảng Ninh những năm gần đây đều là điểm sáng trong cả nước, tiêu biểu là tại các di tích lớn, như: Yên Tử, Ngọa Vân, An Sinh, Cửa Ông, Tiên Công, Bạch Đằng...

Chia sẻ về cách làm của địa phương trong quản lý lễ hội đền Cửa Ông, ông Vũ Quyết Tiến, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Cẩm Phả, từng khẳng định: Công tác đảm bảo ANTT, ATGT, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong khu di tích Cửa Ông được đặc biệt quan tâm. Tiền công đức, giọt dầu được quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích, tu bổ di tích ngày càng khang trang hơn, là mô hình mẫu trên địa bàn tỉnh và là mô hình điểm của cả nước...

Điểm dễ thấy nhất là sự đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, tổ chức các dịch vụ du lịch của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp đều hướng tới việc phục vụ du khách tốt hơn. Công tác sắp xếp, quy hoạch hệ thống hàng quán đảm bảo gọn gàng, vệ sinh môi trường ngày càng sạch sẽ, việc hướng dẫn cho du khách chu đáo. Giá vé trông giữ phương tiện được niêm yết công khai, một số điểm còn tổ chức trông xe miễn phí phục vụ du khách. Năm nay, tại Yên Tử, một số hạng mục công trình dưới chân núi đưa vào hoạt động, như khu vực cổng vào với vườn thiền, hồ nước, gương Kính tâm, trung tâm lễ hội... cho du khách những không gian đẹp để nghỉ ngơi, ngắm cảnh, tĩnh tâm trước khi thượng sơn lễ Phật. Quần thể làng hành hương cũng mang lại trải nghiệm mới mẻ, độc đáo cho du khách khi xuống núi. Nhiều lễ hội được tổ chức gắn với hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh, nên khâu trang trí, tuyên truyền cũng như các hoạt động văn hoá, văn nghệ, trò chơi dân gian đều hoành tráng, phong phú, sôi động hơn.

Chính vì vậy, các di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh đã hút lượng khách đông đảo. Thống kê tổng số khách đến với các di tích và lễ hội trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm nay đến đầu tháng 3 (giai đoạn cao điểm các lễ hội xuân) đạt gần 1,8 triệu người, cho doanh thu trên 51 tỷ đồng. Qua ghi nhận thực tế cho thấy, đền Cửa Ông ngay ngày đầu năm mới đã đón hàng vạn khách, tính đến đầu tháng 4/2018 đã đón trên 50 vạn khách; các di sản nhà Trần đón trên 19 vạn khách, trong đó riêng ngày khai hội xuân Ngoạ Vân đón gần 2 vạn khách; chùa Ba Vàng cũng đón khoảng 3 vạn khách. Nếu như năm 2017, TX Quảng Yên thu hút mạnh dòng khách nội địa với trên 30 vạn lượt người thì chỉ tính đến đầu tháng 3 vừa qua, các lễ hội nơi đây đã thu hút hơn 26 vạn khách. Yên Tử là điểm thu hút khách hành hương kéo dài suốt cả 3 tháng hội xuân với những ngày cao điểm lên tới trên 3 vạn khách, tính đến đầu tháng 4/2018 đã đón trên 69 vạn khách...

Khởi sắc về diện mạo di sản, cơ sở hạ tầng, dịch vụ đi kèm cũng như hút lượng lớn khách hành hương đã vẽ nên bức tranh sáng màu về du lịch di sản văn hóa của Quảng Ninh. Kết quả này khẳng định hướng đi đúng của tỉnh, cách làm linh hoạt, sáng tạo của các địa phương, sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp với đích đến là bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với du lịch, nằm trong chiến lược phát triển bền vững của Quảng Ninhn

Bài, ảnh: PHAN HẰNG

Khu di tích đền Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà (TX Quảng Yên) là điểm đến hút khách trong số các di sản văn hoá trên địa bàn.

Không gian thoáng đẹp của khu di tích đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả) hiện nay.

Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử năm 2018 được tổ chức tại Yên Tử góp phần thu hút du khách về với di tích danh thắng này.

Ai từng đến với các di sản văn hóa của Quảng Ninh, nay trở lại hẳn không khỏi ngỡ ngàng bởi những đổi thay cả về diện mạo di tích cũng như cơ sở hạ tầng, dịch vụ đi kèm theo hướng khang trang, sạch đẹp, tiện lợi, hút lượng du khách ngày càng đông đảo hơn.

Di sản văn hóa HÚT ĐẦU TƯ, HÚT DU KHÁCH

Page 29: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

27Quảng Ninh

Thái Miếu được đầu tư xây dựng lại sau quá trình khai quật khảo cổ học.

“LÁ RỤNG VỀ CỘI”Đông Triều là quê gốc của nhà Trần, với tâm thế “lá rụng

về cội” nên nhiều lăng mộ của các vua Trần đã được xây dựng tại đây. Trong đó, lăng mộ vua Trần Anh Tông - Thái lăng nằm trên đỉnh đồi Trán Quỷ, giờ đây trở thành đảo nổi giữa hồ Trại Lốc, là khu lăng mộ đầu tiên của nhà Trần được xây dựng tại An Sinh. Qua khảo cổ cho thấy, cấu trúc Thái lăng còn lại thuộc giai đoạn muộn của lần trùng tu sau thời Trần, là thời Lê và thời Nguyễn.

Không chỉ Thái lăng, nhiều lăng mộ của các vua Trần cũng đã được khai quật khảo cổ với những khám phá thú vị, khác biệt. Trong đó, lăng Tư Phúc là một trong những lăng tẩm vua Trần có quy mô lớn ở Đông Triều, được nhà Trần cho xây dựng tại An Sinh vào năm 1308 và rước thần tượng các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông từ Long Hưng (tỉnh Thái Bình) về thờ phụng. Tẩm điện trung tâm được xây dựng trên đỉnh núi, gồm sân ngự và hệ thống kiến trúc tạo thành nhiều lớp kiến trúc bao quanh kiến trúc chính. Có nhiều nét tương đồng trong các loại hình vật liệu kiến trúc của lăng với các lăng tẩm ở Long Hưng. Lăng Tư Phúc đã được trùng tu lớn dưới thời Lê Trung hưng, tạo thành một tổ hợp kiến trúc chính có mặt bằng hình chữ Công.

Kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ Phụ Sơn lăng - lăng mộ vua Trần Dụ Tông đã khẳng định, đây là lăng tẩm thật sự. Lăng lớn, có cấu trúc mặt bằng mô phỏng đô thành với tường hào bao quanh, khu tẩm điện trung tâm lùi hẳn về phía sau. Kiến trúc của lăng có kết cấu khung cột bằng gỗ, mái lợp ngói mũi sen với các trang trí trên mái gồm lá đề cân, lá đề lệch, tượng tròn hình đầu rồng. Trong đó khá nhiều lá đề cân trang trí hình vũ nữ Apsara, kiểu trang trí vốn hầu như không gặp ở các di tích lăng tẩm khác. Các họa tiết trang trí là sự kết hợp hài hòa yếu tố tư tưởng Phật giáo và tính vương quyền. Lăng được duy trì từ khi xây dựng vào thời Trần đến khi bị phá hủy. Tương tự như vậy, Ngải Sơn Lăng - lăng vua Trần Hiến Tông cũng là lăng tẩm thực chứ không phải lăng tưởng niệm, cũng không chỉ là nơi thờ thần tượng, nhưng dấu vết chính tẩm đã xuất lộ lại là nền móng được xây dựng vào thời sau, thời Lê Trung hưng...

Thời gian qua, nhiều ngôi mộ cổ thời Trần cũng đã được phát hiện ở khu vực đồi núi phía Bắc của Đông Triều. Các ngôi mộ này đều có quy mô lớn, rất chắc chắn với kết cấu tương tự như các mộ phát hiện được tại Phần Cựu (Tam Đường) và Hải Triều (Hưng Hà, Thái Bình), đều là những ngôi mộ của quý tộc Trần tại các vùng đất tổ của triều Trần.

KINH ĐÔ VĂN HOÁ NHÀ TRẦNKhông chỉ là nơi đặt lăng mộ các vua Trần, nhiều

công trình tín ngưỡng, tâm linh cũng đã được xây dựng, tôn tạo dưới thời Trần trên đất Đông Triều, như: Đền An Sinh, Thái Miếu, am - chùa Ngoạ Vân, chùa Trung Tiết, chùa Hồ Thiên, Quỳnh Lâm... Ghi chép ít ỏi về các di tích cộng với lịch sử qua hàng trăm năm nay chỉ còn mặt bằng kiến trúc gốc bị vùi lấp dưới lòng đất, chỉ có thể thông qua kết quả khai quật khảo cổ học để hé mở ý nghĩa của các di tích.

Tuy nhiên, qua khai quật có những phát hiện khiến chính các nhà khảo cổ, nghiên cứu cũng phải bất ngờ, sửng sốt, làm thay đổi về nhận thức lịch sử. Như mặt bằng di tích đền Thái trên khu vực đồi Đình có tới 39 công trình kiến trúc lớn, nhỏ khác nhau, đã trải qua 3 giai đoạn kiến trúc đời Trần, có mặt bằng hình chữ Vương độc đáo, duy nhất còn nguyên vẹn hiện nay. Chính vì những phát hiện này, các nhà khoa học đã nhận định, đền Thái khởi dựng là Tổ miếu (nơi thờ tổ tiên nhà Trần) sau được mở rộng, trở thành Thái Miếu (nơi thờ hoàng tộc nhà Trần). Kết quả khai quật cộng với nghiên cứu tại quần thể di tích Ngọa Vân cũng đã đưa ra một phát hiện cực kỳ quan trọng: Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nhập niết bàn tại am Ngọa Vân trên đỉnh Bảo Đài sơn Đông Triều chứ không phải tại Yên Tử, TP Uông Bí.

Với tính chất là “thánh địa của Phật giáo Trúc Lâm”, quần thể chùa, tháp Ngọa Vân đã được xây dựng, không ngừng mở rộng cho đến thời Nguyễn thế kỷ XIX. Trong đó, khu vực Đá Chồng - nơi có địa hình bằng phẳng, rộng rãi và hội đủ các yếu tố thuận lợi cho quá trình sinh sống của con người, dưới thời Trần dường như đã có những am nhỏ được xây dựng tại đây. Đặc biệt, thời Lê Trung hưng, Đá Chồng đã phát triển thành một quần thể chùa tháp lớn và hoàn thiện nhất trong các cụm kiến trúc tại Ngọa Vân, bao gồm khu vườn tháp, sân vườn, nội tự và khu tịnh thất.

Một câu hỏi lớn với giới nghiên cứu là tính chất của điện An Sinh (nay là đền An Sinh) dưới thời Trần, qua khai quật cho thấy, điện An Sinh được khởi dựng vào đầu thế kỷ XIII. Các lớp đất đá được bóc gỡ đã phát lộ một quần thể kiến trúc thời Trần với nhiều lớp kiến trúc, phản ánh quá trình phát triển của điện An Sinh dưới thời Trần. Một số di vật đặc biệt quý giá được tìm thấy như tượng phượng bằng đồng, chậu gốm hoa nâu lớn trang trí hoa sen và rồng cho thấy tính chất hoàng gia của kiến trúc này.

ĐƯA DI SẢN VÀO ĐỜI SỐNGQuy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị

Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2013, là hành lang pháp lý cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản với những kết quả to lớn hôm nay. Tuy vậy, quá trình

xây dựng và hoàn thiện quy hoạch được tiến hành trong điều kiện có nhiều di tích chưa được điều tra, khai quật khảo cổ học. Việc khoanh vùng bảo vệ di tích phần lớn dựa trên hiện trạng, do đó các vùng bảo vệ, đặc biệt là vùng bảo vệ I đều nhỏ hơn nhiều so với quy mô thực phát hiện sau khảo cổ của di tích.

Vì vậy, việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch về lâu dài là rất cần thiết. Trước mắt cần mở rộng khu vực bảo vệ di tích cũng như điều chỉnh các tuyến đường kết nối mỗi di tích với hệ thống giao thông kết nối chung của khu di tích nhà Trần, như với các di sản lăng Tư Phúc, Phụ Sơn lăng, Ngải Sơn lăng, Hy lăng. Cùng với đó thì hướng tuyến các kiến trúc của di tích và các tuyến giao thông liên quan cũng phải điều chỉnh, như tại Ngải Sơn lăng, chùa - quán Ngọc Thanh..., để tránh xâm hại và thuận lợi cho phát huy giá trị di tích.

Quan trọng hơn là trong phương án phát huy giá trị di sản, các nhà khảo cổ đã đưa ra ý tưởng kết nối các di sản, nhất là khi hệ thống lăng mộ nhà Trần phân bố tập trung chủ yếu ở xã An Sinh. Thạc sĩ Nguyễn Văn Anh, giảng viên Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Hà Nội, đại diện cho đơn vị khảo cổ nhiều di tích nhà Trần tại Đông Triều, đề xuất: Nên quy hoạch khu vực lăng Tư Phúc kết nối tổng thể với đền An Sinh thành một công viên lịch sử văn hóa. Vùng lõi là các di tích, xung quanh là các thiết chế văn hóa mới và có thể khai thác tối đa địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp, thoáng đãng của khu vực này. Quy hoạch như vậy sẽ đáp ứng chiến lược phát triển của địa phương trong tầm nhìn xa. An Sinh - Tư Phúc sẽ trở thành công viên văn hóa lịch sử, nơi đón tiếp khách tham quan, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa của khu vực này.

Ý tưởng kết nối các di sản tại Ngọa Vân cũng cho thấy tính khả thi cao, để tạo thành một tổng thể chùa, am - tháp và tịnh thất. Quần thể kiến trúc khu vực Đá Chồng phục dựng lại theo cấu trúc và quy mô mặt bằng thời Lê Trung hưng, tạo thành trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo và du lịch tâm linh. Trong đó, vùng lõi là kiến trúc văn hóa tâm linh và xung quanh là vùng khai thác cảnh quan, phát triển dịch vụ...

Quá trình tôn tạo các di sản nhà Trần nhằm gìn giữ vốn cổ, đồng thời khai thác, phát huy giá trị phục vụ du lịch văn hoá, tâm linh đã và đang được địa phương triển khai mạnh mẽ. Giờ đây cũng là lúc Đông Triều hội được nhiều yếu tố quan trọng, cả về cơ sở khoa học, nguồn lực đầu tư, tin tưởng rằng các di sản của người xưa sẽ sớm được khôi phục tương xứng giá trị, có sức sống bền vững trong đời sống hôm nayn

Bài, ảnh: NGỌC MAI

Ngọa Vân (Đông Triều) nay đã được khẳng định là nơi

Phật hoàng Trần Nhân Tông hoá Phật.

Chậu gốm hoa nâu cỡ lớn với trang trí hoa sen và rồng

cho thấy tính chất hoàng gia của kiến trúc điện An Sinh

dưới thời Trần.

Quần thể di sản nhà Trần tại Đông Triều phân bố trên một khu vực đồi núi rộng lớn phía Bắc nơi đây, hầu hết là phế tích, chìm dưới lòng đất với nhiều điều bí ẩn. Quá trình miệt mài, bền bỉ nghiên cứu khảo cổ học, những dấu tích bị vùi lấp ngàn năm nơi đây đã dần phát lộ...

Ngàn năm Ngàn năm DI SẢN NHÀ TRẦN

Page 30: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

28 Quảng Ninh

Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ. Nơi đây không chỉ có Vịnh Hạ Long mê đắm lòng người, mà còn rất nhiều thắng cảnh đẹp thu hút du khách. Những điểm đến đều mang trong mình giá trị văn hóa, lịch sử riêng có. Báo Quảng Ninh xin giới thiệu tới độc giả những hình ảnh của vùng đất Quảng Ninh được ghi lại bằng flycam, một góc nhìn mới lạ.

Mê mẩn với “Quảng Ninh nhìn từ trên cao”

Cụm Thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ, nơi đặt nét bút đầu tiên để vẽ nên bản đồ hình chữ “S” của Việt Nam.

Một góc công viên Sun World Halong Park.

Vịnh Bái Tử Long có những đảo đá “như những con

rồng chầu vào vùng Than”.

Các bè nuôi hàu trên Vịnh. Những cung đường trên mỏ than Đèo Nai nhìn từ trên cao xuống giống như một bức tranh trừu tượng.

Nếu Quảng Ninh là Việt Nam thu nhỏ thì Bình Liêu là vùng Tây Bắc, nơi đây còn lưu giữ bản sắc độc đáo của các dân tộc thiểu số.

Trung tâm TP Hạ Long, thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh.

Bãi đá Cầu Mỵ, Cô Tô. Cánh đồng năng suất cao tại TX Quảng Yên.

Bản văn hóa người Tày Đồng Thanh, Bình Liêu đẹp như một bức tranh.

Chùm ảnh: HÙNG SƠN

Page 31: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

29Quảng Ninh

NỤ CƯỜI ĐẾN TỪ TRÁI TIMĐược đánh giá là “Việt Nam thu nhỏ”, Quảng Ninh

là nơi hội tụ nhiều yếu tố để phát triển du lịch với nhiều di tích và danh lam thắng cảnh đặc sắc, nổi tiếng trong và ngoài nước. Đặc biệt, Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Mặc dù vậy, trong suốt một thời gian dài, du lịch Quảng Ninh không có được sự bứt phá mạnh mẽ, tương xứng với thế mạnh của mình. Cách làm du lịch của địa phương thiếu tính đồng bộ và chuyên nghiệp.

Để có những bước đột phá trong ngành Du lịch, Quảng Ninh đã làm mới chính mình. Tại Lễ kỷ niệm 20 năm Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, diễn ra vào tháng 11/2014, lần đầu tiên tỉnh khởi động chiến dịch xây dựng thương hiệu du lịch, bắt đầu từ chương trình “Nụ cười Hạ Long”. Cho đến bây giờ, rất nhiều người còn ấn tượng với hình ảnh những người đứng đầu của tỉnh với đôi bàn tay làm biểu tượng hình trái tim cùng lan toả thông điệp “Nụ cười đến từ trái tim” đến bạn bè bốn phương. Với cách làm này, Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong xây dựng thương hiệu du lịch, thu hút sự quan tâm của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư...

Tiếp tục khẳng định thông điệp “Nụ cười đến từ trái tim”, tháng 10/2015, Quảng Ninh ban hành Bộ Quy tắc ứng xử Nụ cười Hạ Long. Với quyết định này, tỉnh là địa phương thứ 2 trong cả nước (sau TP Đà Nẵng) ban hành được một bộ quy tắc ứng xử, nhằm điều chỉnh các hành vi trong cán bộ, công chức, cộng đồng dân cư, du khách.

Bộ quy tắc đưa ra những chuẩn mực cơ bản để đánh giá, nhận xét về các hành vi ứng xử trong hoạt động du lịch, dịch vụ. Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân Quảng Ninh và du khách đến tham quan về văn minh du lịch; từng bước hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch, dịch vụ, nhất là khi đi du lịch hoặc tham gia các hoạt động ở nơi công cộng trong và ngoài nước.

Hưởng ứng Chương trình “Nụ cười Hạ Long”, 4 năm qua, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tham gia tích cực bằng những việc làm cụ thể, ý nghĩa nhằm xây dựng hình ảnh thân thiện trong ứng xử, giao tiếp với cộng đồng và khách du lịch. Trên mạng xã hội, 2 trang fanpage chính thức của chương trình được xây dựng đã thu hút sự hưởng ứng và tham gia đông đảo của các cư dân mạng với hàng nghìn lượt thích, chia sẻ, góp ý kiến.

Nói về chương trình này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long, khẳng định: “Nụ cười Hạ Long”

không chỉ thể hiện ở nụ cười trao đi, là tấm lòng chân thành, thân thiện, mà người Quảng Ninh dành cho bạn bè, du khách, mà còn thể hiện ở những hành động cụ thể. Theo đó, thời gian qua, Quảng Ninh đã dành nguồn lực đáng kể để phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ; quy hoạch các đô thị, các địa bàn du lịch; nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân; tích cực kêu gọi các dự án đầu tư lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tỉnh cũng đã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận các thông tin phản hồi của người dân, du khách về các hành vi vi phạm trong hoạt động du lịch; lực lượng chức năng của tỉnh thường xuyên kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh lĩnh vực du lịch, dịch vụ nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, chấn chỉnh hành vi vi phạm... Tất cả nhằm mục đích đem lại những điều tốt đẹp nhất đến với du khách, để mỗi du khách đến với Quảng Ninh đều có ấn tượng đẹp.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÂN THIỆN, HIỆN ĐẠI

Với những nỗ lực trong phát triển du lịch, Quảng Ninh đã đem đến những sản phẩm du lịch phong phú, đặc sắc. Giờ đây, khách du lịch đến với tỉnh không chỉ một mùa mà là quanh năm; không chỉ thuần tuý là đi tham quan hang động ở Vịnh Hạ Long, mà còn có thể ngủ đêm trên Vịnh hoặc kết nối tour đến các điểm du lịch sinh thái; du lịch đồng quê để trải nghiệm và khám phá các nét văn hoá bản địa.

Không gian du lịch ở Quảng Ninh cũng không còn bó hẹp ở các danh thắng, như: Vịnh Hạ Long, Yên Tử (TP Uông Bí), Minh Châu - Quan Lạn (huyện Vân Đồn), mà còn được mở rộng đến khu di tích lịch sử nhà Trần (TX Đông Triều); khu di tích Chiến thắng Bạch Đằng (TX Quảng Yên); Vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô...

Ngành Du lịch Quảng Ninh cũng đang đi theo xu thế hội nhập để phát triển khi ký kết các chương trình hợp tác với một số địa phương khác trong nước, như: Hải Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn; đặc biệt là mở rộng hợp tác đến các địa phương trọng điểm về du lịch của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Quảng Ninh cũng đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh với sự tham góp của những nhà tư vấn quy hoạch hàng đầu thế giới như McKinsey, BCG (Mỹ). Trên nền tảng quy hoạch này, tỉnh được định vị lại trong chuỗi giá trị quốc tế và quốc gia với triết lý phát triển dựa vào 3 trụ cột là Con người - Thiên nhiên - Văn hoá để phát triển “xanh”; dựa vào kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, danh lam thắng cảnh, văn hoá, truyền thống lịch sử...

Song hành với đó, một hình ảnh du lịch Quảng Ninh thân thiện, mến khách đang ngày một hiện hữu rõ hơn

trong nếp nghĩ, hành động của người dân, cán bộ, công chức, cộng đồng doanh nghiệp... Đó là thái độ ân cần, cởi mở của cán bộ, công chức khi tiếp xúc với người dân; là sự đầu tư đồng bộ từ cơ sở vật chất đến con người của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tạo nên sự chuyên nghiệp, đẳng cấp; là môi trường du lịch lành mạnh, nói không với các hành vi vi phạm trong kinh doanh du lịch; môi trường du lịch ngày một nâng cao theo hướng minh bạch, hiện đại...

Việc làm này được cộng đồng du khách ghi nhận và đánh giá cao. Lượng khách du lịch đến với tỉnh tăng mạnh. Đến hết năm 2017, Quảng Ninh cán mốc 10 triệu lượt khách tới tham quan, lưu trú, tăng 18% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 4,28 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch đạt 17.885 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Thu ngân sách từ dịch vụ du lịch đạt 2.103 tỷ đồng, chiếm 7,62% thu nội địa (năm 2016 chiếm 6,5%), tăng 30% so với cùng kỳ. Quý I/2018, du lịch Quảng Ninh tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đón 4,7 triệu lượt du khách, tăng 21% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,4 triệu lượt, tổng doanh thu từ du lịch đạt 7.344 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ.

Chất lượng dịch vụ, môi trường du lịch được nâng cao chính là bí quyết để Quảng Ninh níu chân du khách. “Điều tuyệt vời nhất là mọi thứ ở đây đều tốt hơn rất nhiều so với lần đầu tôi đến đây, năm 2016. Dịch vụ du lịch tiện nghi hơn và thân thiện hơn với khách du lịch. Một điều thú vị nữa là những người dân của Hạ Long đã sử dụng tiếng Anh nhiều hơn, họ mạnh dạn trao đổi với chúng tôi hơn. Quảng Ninh cũng đã có nhiều biển chỉ dẫn bằng tiếng Anh phục vụ nhu cầu tìm hiểu của du khách. Tôi cảm thấy mình thực sự đã đến một thành phố du lịch đẳng cấp của Việt Nam” - Anh Justin Ang, du khách Malaysia đã hào hứng nói với chúng tôi như vậy!n

Đón chào du khách bằng

Du khách du lịch tàu biển được nhận hoa khi đến Quảng Ninh ngày Mùng 1 Tết Nguyên đán.

Ảnh: THU HƯƠNG

Du khách nước ngoài tới thăm TP Hạ Long. Ảnh: THU HƯƠNG

“Nụ cười Hạ Long” - một chương trình lớn mà tỉnh Quảng Ninh bắt đầu triển khai từ năm 2014, cho đến nay, đối với mỗi người dân, mỗi cán bộ, công chức, cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh, đặc biệt là ở những địa bàn phát triển du lịch đã trở nên vô cùng thân thuộc. Sau 4 năm triển khai, bằng những giải pháp hiệu quả và sự lan toả mạnh mẽ, thương hiệu du lịch Quảng Ninh ngày càng được hoàn thiện, khẳng định quyết tâm của tỉnh là: Chào đón bạn bè bằng những điều tốt đẹp nhất, bằng nụ cười và trái tim chân thành...

HỒNG NHUNG

Page 32: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

30 Quảng Ninh

thương phẩm của Tập đoàn Việt Úc tại huyện Đầm Hà; mô hình trồng chè ở huyện Hải Hà; mô hình trồng na, vải tại TX Đông Triều, TP Uông Bí theo mô hình VietGAP...

Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao ngày càng phát triển theo chiều sâu, giàu hàm lượng khoa học công nghệ trong từng sản phẩm, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, tạo thành các vùng canh tác có chất lượng tốt và an toàn, từ đó trở thành điểm đến hấp dẫn đối với cả người có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng như người thích trải nghiệm, tham quan. Nông sản ở những vùng này vừa là hàng hoá tiêu dùng, vừa là sản phẩm lưu niệm, là một loại tài nguyên du lịch. Đây là cơ sở để các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với hoạt động du lịch, dịch vụ, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác từ cả hoạt động sản xuất nông nghiệp lẫn dịch vụ, du lịch.

Vùng trồng hoa của huyện Hoành Bồ là ví dụ điển hình về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch. Những cây hoa Hoành Bồ vừa là sản phẩm nông nghiệp, vừa là sản phẩm lưu niệm, là tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách.

Từ một làng hoa truyền thống với các vườn hoa nhỏ lẻ, giờ đây huyện Hoành Bồ đã xây dựng được vùng chuyên canh hoa với các cơ sở liên kết sản xuất, tổ hợp tác của nông dân; các trang trại sản xuất hoa của các doanh nghiệp. Công nghệ sản xuất cũng phát triển từ việc trồng theo kinh nghiệm là chính lên các mô hình ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới, hiện đại. Các khu sản xuất được đầu tư đồng bộ từ hệ thống nhà lưới màng kín, hệ thống quạt gió, máy tăng, giảm nhiệt độ cho đến các thiết bị điện, lọc nước tưới... Trang trại hoa Tín Phát còn

lắp đặt hàng loạt máy cảm biến để thu nhận các thông số về độ ẩm không khí, đất đai, nhiệt độ, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Công ty CP Phát triển Agri - tech áp dụng công nghệ nhân giống vô tính invitro từ ngồng hoa thay cho phương pháp gieo hạt hữu tính, ứng dụng quy trình công nghệ nhân giống hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô với hệ số nhân tăng gấp nhiều lần phương pháp truyền thống.

Chính nhờ đó, diện tích trồng hoa ở Hoành Bồ mở rộng không ngừng, từ không quá 30ha (năm 2010) đã đạt trên 80ha hiện nay. Mỗi năm, Hoành Bồ cung ứng ra thị trường 20 triệu bông hoa, đáp ứng 80% nhu cầu hoa của người dân trên địa bàn huyện và TP Hạ Long.

Từ lợi thế của cây hoa, đầu năm 2016, HTX Nông dược xanh Tinh Hoa đã tiên phong đưa dự án Khu du lịch sinh thái “Thiên đường hoa Quảng La” vào hoạt động. Dự án có quy mô 25ha, trồng cây ăn quả kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán, cánh đồng hoa đa sắc; xưởng sơ chế dược liệu... “Thiên đường hoa Quảng La” nhanh chóng trở thành điểm nhấn của du lịch Hoành Bồ. Hiện nay, “Thiên đường hoa Quảng La” đang bước vào triển khai giai đoạn II theo hướng xây dựng trang trại hữu cơ, mục tiêu trở thành môi trường giáo dục hoàn toàn tự nhiên và an toàn kết hợp không gian vui chơi, học tập đa dạng cho trẻ em và cả gia đình.

Năm 2017, huyện Hoành Bồ lần đầu mở hội hoa xuân, thu hút gần 10.000 lượt khách đến tham quan, thưởng lãm. Huyện Hoành Bồ cũng lấy hội hoa xuân là hoạt động thường niên với quy mô năm sau lớn hơn năm trước. Năm 2018, huyện Hoành Bồ gắn kết lễ hội hoa với việc giới thiệu, kết nối tiêu thụ gần 20 nông sản của địa phương, là sản phẩm OCOP, thu hút gần 20.000 lượt du khách.

Các hoạt động này không chỉ góp phần tôn vinh sản phẩm hoa Hoành Bồ, mà cả những nông sản khác trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo nền tảng để nâng cao giá trị trên một diện tích sản xuất, giúp nâng cao thu nhập cho người dân, doanh nghiệp. Theo ông Phạm Ngọc Thuỷ, Giám đốc Sở Du lịch, với xu thế du khách ngày càng ưa chuộng du lịch làng quê, du lịch thưởng ngoạn, trải nghiệm thì các vùng nông nghiệp công nghệ cao rất có lợi thế để phát triển du lịch. Vấn đề đặt ra là phải triển khai được các mô hình nông nghiệp cao, có hàm lượng khoa học công nghệ thực sự, đạt các tiêu chí đề ra, hài hoà, bổ trợ cho nhau trên cả lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và du lịch, dịch vụ. Có như vậy thì mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch mới phát triển bền vữngn

Đến thời điểm này, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu. Trong đó định hình

được khu nông nghiệp công nghệ cao Hồng Thái Tây (TX Đông Triều); các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như vùng trồng hoa huyện Hoành Bồ; khu nuôi tôm thương phẩm của Tập đoàn BIM và khu phức hợp sản xuất tôm giống, nuôi tôm

Bài, ảnh: VIỆT HOA - THÁI HÀ

Không có nhiều điều kiện thuận lợi để canh tác nông nghiệp đại trà như các vùng trọng điểm nông nghiệp trong toàn quốc, nông nghiệp Quảng Ninh xác định hướng phát triển của mình là ứng dụng công nghệ cao, tăng hàm lượng khoa học vào sản xuất; phấn đấu đưa nông nghiệp công nghệ cao trở thành điểm du lịch hấp dẫn; nông sản trở thành sản phẩm du lịch khi vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm lưu niệm.

Người dân vùng chè Quảng Long (huyện Hải Hà) trồng chè theo quy trình VietGAP.

Du khách thăm Thiên đường hoa Quảng La (xã Quảng La,

huyện Hoành Bồ).

Nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch

Vẻ đẹp của vùng chè Hải Hà luôn có sức hút đối với giới trẻ.

Page 33: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

31Quảng Ninh

Nói đến du lịch biển đảo Quảng Ninh không thể không nhắc đến Vịnh Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới đã 2 lần được UNESCO công

nhận. Vịnh Hạ Long là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Quảng Ninh nói riêng và ngành Du lịch Việt Nam nói chung.

Với những giá trị độc đáo về cảnh quan, địa chất, địa mạo, trong thời gian qua, song hành với việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản, Quảng Ninh đã và đang từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ tham quan để Vịnh Hạ Long luôn là điểm đến hấp dẫn, sự lựa chọn hàng đầu của khách du lịch. Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng 500 con tàu đưa đón khách tham quan Vịnh, trong đó có khoảng 200 tàu có dịch vụ lưu trú trên Vịnh.

Thực tế cho thấy, loại hình du lịch tham quan, trải nghiệm, nghỉ đêm trên Vịnh thu hút được rất nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Năm 2017, Vịnh Hạ Long đón gần 4 triệu lượt khách, trong đó có 2,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 26% so với cùng kỳ. 4 tháng đầu năm nay, lượng khách đến tham quan Vịnh Hạ Long đạt gần 1,5 triệu lượt, tăng 17%, trong đó khách quốc tế đạt 1,1 triệu lượt. Theo số liệu thống kê, phần lớn khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh đều tham quan Vịnh Hạ Long.

Cùng với Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh còn nhiều địa danh du lịch biển đảo vô cùng hấp dẫn khác, như đảo Cô Tô, Vân Đồn. Những năm gần đây, Cô Tô nổi lên như một điểm đến du lịch mới, hấp dẫn du khách với những cảnh đẹp thiên nhiên còn hoang sơ, chưa bị tác động nhiều bởi bàn tay con người. Hay huyện đảo du lịch Vân Đồn, ngoài cảnh đẹp nên thơ, quyến rũ của Vịnh Bái Tử Long và Vườn quốc gia Bái Tử Long, Vân Đồn đang sở hữu rất nhiều bãi biển đẹp như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng.

Điều đáng nói, những bãi biển này vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ; nước biển xanh ngắt, cát trắng mịn trải dài tới vài cây số; cảnh quan rất trong lành, yên tĩnh, thích hợp cho những kỳ nghỉ dưỡng dài ngày... Bên cạnh đó, các vùng biển của Quảng Ninh còn chứa đựng các di tích lịch sử và danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia. Cùng với đó còn có nhiều lễ hội dân gian

truyền thống. Các lễ hội còn lưu giữ được nét văn hoá riêng từng vùng miền, tái hiện được những phong tục, tập quán sinh hoạt của ngư dân vùng biển có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, như: Lễ hội đình Trà Cổ (TP Móng Cái), lễ hội Quan Lạn (Vân Đồn) v.v..

Phát huy những tiềm năng, thế mạnh tài nguyên du lịch biển đảo, cùng với việc cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, mời gọi các nhà đầu tư vào các khu du lịch ven biển, Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long và tại các khu du lịch biển. Quảng Ninh đã mở rộng phát triển và hình thành các sản phẩm du lịch mới ra các tuyến đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Vịnh Bái Tử Long. Nhiều khu du lịch ven biển tiềm năng của địa phương đã được quy hoạch và đã thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào phát triển các sản phẩm du lịch.

Theo ông Trịnh Đăng Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch, du lịch biển đảo Quảng Ninh đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng, có sức hút lớn với du khách trong và ngoài nước. Hằng năm, có đến gần 70% trong tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh tham gia các tour du lịch tuyến đảo. Quảng Ninh đang phấn đấu đến năm 2020 xây dựng TP Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển hiện đại và văn minh; Vân Đồn - Cô Tô trở thành trung tâm du lịch biển, đảo chất lượng caon

Có lẽ không nhiều nơi trên đất nước Việt Nam lại được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên biển, đảo phong phú như ở Quảng Ninh. Với trên 250km bờ biển, 50% diện tích là biển đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, Quảng Ninh có tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định du lịch biển đảo chiếm vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển ngành “công nghiệp không khói” của địa phương.

Vịnh Hạ Long, điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút khách tham quan. Trong ảnh: Du khách chèo thuyền kayak khám phá Vịnh Hạ Long.

bạn bè và người thân. Cũng bởi thế mà đâu đâu trên những con phố ở Quảng Yên, ta đều có thể dễ dàng bắt gặp những cửa hàng nhỏ mang thương hiệu gia đình mọc san sát, hoặc trong những con ngõ nhỏ đều có những hàng nem ngon được người ăn quen truyền tai nhau. Bí quyết để món nem Quảng Yên có thương hiệu còn phải kể đến cách pha nước chấm mà không phải nơi nào cũng làm được.

ĐƯA ẨM THỰC THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH Với nhiều món ăn đặc sắc, tinh

tế và đầy ắp giá trị văn hóa, Quảng Yên được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch trải nghiệm văn hóa ẩm thực.

Đồng chí Ngô Đình Dũng, Phó Phòng Văn hóa và Thông tin TX Quảng Yên, cho biết: Để gìn giữ và phát triển những món ăn truyền thống, qua đó khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về ẩm thực của địa phương trong phát triển du lịch,

những năm gần đây, TX Quảng Yên đã tập trung xây dựng nhiều kế hoạch, giải pháp để phát triển du lịch trải nghiệm văn hóa ẩm thực. Thị ủy Quảng Yên đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 22/7/2016 về phát triển du lịch Quảng Yên giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2030. Trong đó, xác định rõ mục tiêu, giải pháp phát triển du lịch ẩm thực; góp phần thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Quảng Yên. Qua đó, phấn đấu đến năm 2020 xây dựng TX Quảng Yên trở thành trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh có sức hấp dẫn cao và từng bước phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm homestay, du lịch ẩm thực.

Thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết 09-NQ/TU, thời gian qua, cùng với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất, TX Quảng Yên còn tập trung quảng bá, giới thiệu những món ăn độc đáo, nét ẩm thực đặc sắc

của địa phương đến với du khách. Đồng thời, tổ chức các lớp kỹ năng giao tiếp, bán hàng; tập huấn cho các nhân viên nhà hàng phục vụ ăn uống...

Cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực, TX Quảng Yên còn tổ chức được nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch; xây dựng được hàng chục tin, bài quảng bá về những món ăn độc đáo, nét ẩm thực đặc sắc của địa phương đến với du khách. Đặc biệt, thị xã đang tích cực triển khai quy hoạch các khu phố gần cầu Sông Chanh, phường Quảng Yên, thành khu phố ẩm thực của thị xã...

Với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, loại hình du lịch ẩm thực của địa phương ngày càng phát triển tích cực; trở thành sản phẩm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đây là cơ hội lớn để ngành Du lịch Quảng Yên tiếp tục phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TX Quảng Yên, nhiệm kỳ 2016-2020 đã đề ran

NÉT RIÊNG ẨM THỰC QUẢNG YÊNTX Quảng Yên có nhiều tiềm năng để phát triển

du lịch trải nghiệm văn hóa ẩm thực. Các món ăn của vùng đất này đều có hương vị thơm ngon đặc biệt. Nổi bật phải kể đến như món bún xào ngán. Món ăn này được chế biến từ con ngán, một loài động vật nhuyễn thể họ sò hến, nhưng lành, có vị ngọt hấp dẫn đặc biệt. Các món ăn từ con ngán khá phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn ở nhiều địa phương trong tỉnh, như: Nướng, hấp, nấu cháo, kho, nấu canh, gỏi... nhưng món bún xào ngán ở Quảng Yên thì có vị ngon đặc trưng rất riêng, không thể tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào khác.

Bên cạnh món ngán, món sam cũng là một món rất đặc trưng của Quảng Yên. Sam là loại hải sản đặc biệt, luôn sống thành từng cặp. Theo người dân sành ăn, sam ở Quảng Yên là ngon nhất bởi không chỉ nổi tiếng về giống sam to, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, mà quy trình chế biến của người dân nơi đây cũng rất cầu kỳ để có được món ăn độc đáo, thơm ngon. Con sam có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn khác nhau như: Tiết canh sam, gỏi sam, sam xào sả ớt, trứng sam chiên giòn, trứng sam xào lá lốt, sam hấp, sam tẩm bột rán...

Nem chua, nem chạo cũng là những món ăn rất nổi tiếng ở Quảng Yên. Tiếng lành đồn xa, mỗi khi có dịp tới Quảng Yên, Quảng Ninh, khách phương xa đều tìm mua một ít nem chạo, nem chua về làm quà cho

Bài, ảnh: NGUYỄN CHIẾN

Quảng Yên định vị thương hiệu du lịch bằng

ẩm thựcNem chua - món ăn mang thương hiệu của Quảng Yên.

Bài, ảnh: THU NGUYÊN

Quảng Ninh - “Thiên đường” biển đảo

Page 34: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

32 Quảng Ninh

Yên Tử được biết đến là báu vật vô giá và là niềm tự hào không chỉ của người dân Quảng Ninh mà là của cả nước. Sách kinh điển xưa

đã ghi nhận Yên Tử là một trong “tứ phúc địa của Giao Châu”, vùng đất của “địa linh - nhân kiệt” chứa đựng những giá trị cốt lõi nổi bật về lịch sử, văn hóa, tâm linh của người Việt và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Đặc biệt, từ hơn 700 năm qua, Yên Tử gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông, một trong những vị vua anh minh, anh hùng trong lịch sử các triều đại Việt Nam, người tu hành đạt giác ngộ phật tại Yên Tử, Tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền mang đậm bản sắc Việt.

Năm 2018, với sự hình thành và đi vào hoạt động công trình Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, một không gian hoàn toàn mới do Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đầu tư, kiến trúc sư tài ba của thế giới Bill Bensley thiết kế đã không chỉ thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng của Yên Tử mà còn tăng thêm hàm lượng nội dung văn hóa lịch sử cho toàn bộ quần thể nơi đây, làm đầy giá trị vùng lõi của di tích Quốc gia đặc biệt này.

Từ đầu năm đến nay, nhiều hoạt động văn hóa lớn của tỉnh, trong đó có Lễ hội khai xuân Yên Tử và Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử, nằm trong nhóm sự kiện mở đầu Năm Du lịch quốc gia 2018 tại Quảng Ninh đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, mang đến cho du khách những xúc cảm mạnh mẽ, mới lạ và khác biệt.

Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử là công trình tái hiện lại không gian xưa - thời Trần, thế kỷ 13, mang “hồn Việt, nét Trần” với tinh thần Thiền. Đó là một sự bổ sung hài hòa và tôn thêm cho Yên Tử linh thiêng - nơi tổng hòa của tinh thần Phật giáo, lịch sử - văn hóa và thiên nhiên. Những cửa vòm mang hình ảnh Tháp tổ, những mái ngói như đã cũ, những bức tường dày... khiến người xem thấy được độ “võng” của thời gian, màu của thời gian..., cứ như công trình đã tồn tại ở đây từ rất lâu rồi. Nét kiến trúc đời Trần hiện diện ở Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử rất đơn giản, mộc mạc, nhưng thể hiện đầy đủ cái hồn của văn hóa Việt, mang những nét đặc trưng của thời Trần.

Tổng thể công trình Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử có 11 hạng mục/tổ hợp chính, bao gồm: Gương Kính Tâm, Tam quan Khai Tâm, Vườn tùng La Hán, Hồ Tĩnh Tâm, Quảng trường Minh Tâm, Vườn Hoa Tâm, Cung Trúc Lâm, Phật điện, Dưỡng

chân Tâm, Làng Hành hương, Không gian ký ức Trần Nhân Tông. Nét khác biệt là các hạng mục nằm trên “trục Tâm Đạo” (đường thẳng nối từ chính giữa Cổng tam quan Khai Tâm với Cung Trúc Lâm) đều được đặt tên có chữ “Tâm” và mang ý nghĩa sâu sắc. Điều này xuất phát từ quan niệm của Phật giáo nói chung và của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng là “Phật tại tâm”, đồng thời cho thấy hành trình giác ngộ của phật tử Trúc Lâm.

Có thể xem Tam quan Khai Tâm là bộ mặt chính, có tính biểu tượng của Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, là nơi đầu tiên du khách đến với trung tâm Khu Di tích và Danh thắng Yên Tử. Tam quan Khai Tâm mang cảm hứng từ các tam quan truyền thống của người Việt và mẫu kiến trúc ở tháp Huệ Quang với cổng vòm, tường dày, mái ngắn, lợp bằng ngói cánh sen đã sẫm màu thời gian. Dọc theo hai bên lối đi là hàng cột gỗ lim lớn; trần nhà được làm theo kiểu đấu củng - một lối kiến trúc truyền thống của chùa Việt, làng quê Việt. Tam quan khởi đầu từ ba lối, chia làm hai ngả rồi nhập vào làm một ở phía cuối công trình, thể hiện triết lý của Đạo Phật: Mọi nẻo đường tu đều dẫn đến giác ngộ và giải thoát, trong một hành trình trở về với bản Tâm chân thực của chính mình.

Gương Kính Tâm tọa lạc ở vị trí trung tâm, trang trọng nhất của Tam quan Khai Tâm, thể hiện một cách trực quan, sinh động triết lý sâu xa mà gần gũi là “soi sáng lại chính mình”, vốn là pháp yếu của Thiền tông nói chung và của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng. Theo quan niệm của nhà Phật, Phật ở trong tâm, chỉ vì vô minh nên chúng sinh mới đi tìm Phật ở bên ngoài mình. Đây cũng là nơi du khách có thể dừng chân chụp ảnh để kỷ niệm một chuyến trở về với chốn Tổ Trúc Lâm, cõi Phật của Việt Nam.

Hồ Tĩnh Tâm là nơi tụ thủy, mặt nước hồ luôn phẳng lặng, giống với tâm người ở trạng thái tĩnh, an định, buông thư và thanh tịnh, ngoài là một khung cảnh thiền còn tạo cảnh quan để có thể tổ chức các đêm hội hoa đăng Yên Tử.

Lễ đài Minh Tâm được xây dựng bằng hàng chục vạn mét khối đất đá, nâng độ cao của mặt sân cỏ cao hơn 10m so với nền đất cũ. Đây là nơi tốt nhất để ngắm nhìn bao quát toàn cảnh công trình Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, các điểm di tích và rừng quốc gia Yên Tử, cũng có thể tổ chức những sự kiện lớn với hàng vạn người tham dự, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

Trên trục Tâm Đạo còn có hạng mục Hồ Ngoạn Nguyệt vốn là nơi tụ thủy của thung lũng Giải Oan. Ngoài việc tạo cảnh quan và môi trường sinh thái, hồ là nơi giao lưu, biểu diễn nghệ thuật, phục vụ quý khách về Yên Tử. Vườn tùng La Hán trồng 108 cây tùng La Hán, loại cây được ví với khí tiết anh hùng, thanh cao của hiền nhân quân tử. Đây cũng là loại cây có nhiều linh khí, xua tan những điều xui xẻo, đem lại sự may mắn, an lành, thịnh vượng, vinh hoa, phú quý đến mọi người. Con số 108 theo quan niệm nhà Phật là tròn trịa và đầy đặn. Đến Vườn tùng La Hán sẽ có cảm nhận 108 vị La Hán không ở nơi cao xa nào đó mà đang ở rất gần, hòa cùng và dõi theo mỗi người trên đường hành hương lên Yên Tử, trên bước đường tạo phúc, tích đức.

Làng Hành hương là hạng mục mang nhiều dấu ấn của Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử. Đi vào hoạt động từ mùng 1 Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, làng bao gồm 50 ngôi nhà, Trung tâm sinh hoạt cộng đồng, chợ quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ, các cửa hàng làng nghề truyền thống... được xây bằng gạch đất nung, lợp bằng ngói âm dương và hệ thống cửa đều bằng gỗ lim, nhìn rất cổ kính.

Theo nhiều du khách, “hồn cốt” của Làng Hành hương không chỉ nằm ở những giá trị văn hóa vật thể mà là những hoạt động diễn ra tại làng, nhằm tái hiện vẻ đẹp chân thực và lan tỏa các giá trị văn hóa, tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông và lịch sử nhà Trần. Đó là hoạt động biểu diễn ca múa nhạc, nhạc cụ dân tộc, hát chèo, xẩm, múa bài bông, trình diễn nghệ thuật thư pháp... tại Trung tâm sinh hoạt cộng đồng; thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm nét truyền thống tại chợ quê; hoạt động giới thiệu, trải nghiệm các sản phẩm, quy trình sản xuất tại các làng nghề, trực tiếp giao lưu với các nghệ nhân... Thêm một điều thú vị nữa là du khách có thể trải nghiệm cảm xúc đêm tại Làng Hành hương, trong những căn phòng nhỏ, có nội thất tinh xảo, ấm áp, thơm mùi gỗ mà giá phòng cũng hết sức phải chăng.

Công trình Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử là thành quả của quá trình lao động, cống hiến, sáng tạo, trách nhiệm và tình yêu của rất nhiều người, từ những người thợ thi công đến đội ngũ chuyên gia thiết kế, giám sát... Họ đã có hàng trăm lần đi, về những làng nghề truyền thống khắp cả nước để tìm kiếm vật liệu, làm thử, đặt hàng. Hàng ngàn bản vẽ thiết kế được làm đi, làm lại với sự trăn trở của cả chủ đầu tư và kiến trúc sư. Hàng vạn khối đá, gạch, ngói, gỗ... với những chất liệu truyền thống lâu đời, cổ xưa đã được chọn lọc và huy động cho công trình. Toàn bộ nguyên vật liệu của công trình đều được đặt làm riêng và làm thủ công theo đúng thiết kế của Bill Bensley. Tổng mức đầu tư các công trình tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử do Công ty CP Phát triển Tùng Lâm đầu tư đã lên đến 2.000 tỷ đồng, cao nhất trong số các công trình văn hóa từ trước đến nay của tỉnh Quảng Ninhn

Yên Tử là di tích nổi bật về lịch sử, văn hóa, tâm linh của người Việt và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.

Với sự hình thành và đi vào hoạt động công trình Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử đã không chỉ thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng của Yên Tử mà còn tăng thêm hàm lượng nội dung văn hóa lịch sử di tích Yên Tử.

Du khách thả hoa đăng trên Hồ Tĩnh Tâm, mặt nước phẳng như tâm mỗi người ở trạng thái tĩnh.

Một góc nhỏ thuộc Làng Hành hương. Ảnh: THU HƯƠNG

TRUNG TÂM VĂN HÓA TRÚC LÂM YÊN TỬ

Bài, ảnh: VIỆT HOA - THU HƯƠNG

Tổng thể công trình Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử được xây

dựng theo lối kiến trúc đời Trần.

Hồn Việt, nét Trần

Page 35: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

33Quảng Ninh

Phạm Quốc Duy hướng dẫn du khách tham gia trải nghiệm xay thóc.

MỘC MẠC, CHẤT PHÁCNhững con đường làng phong quang, sạch đẹp

và hàng cau cao vút; những con mương phủ đầy hoa súng uốn lượn, len lỏi giữa những ruộng lúa bát ngát; những ngôi nhà cổ... khiến Yên Đức như một “thế giới” hoàn toàn khác, tách khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của nhịp sống đô thị. Ở đây, du khách không chỉ được hoà mình với thiên nhiên, mà còn được trải nghiệm những công việc của nhà nông, như: Cấy lúa, xay thóc, giã gạo, úp nơm bắt cá, nghe những điệu hát dân ca, trò chuyện cùng người dân trong chính căn nhà của họ...

Tham gia cùng đoàn khách du lịch Pháp, chúng tôi đến thăm ngôi nhà cổ của gia đình bà Nguyễn Thị Dương, thôn Đồn Sơn. Ngôi nhà có tuổi đời hơn 180 năm, được bao quanh bởi vườn cây cảnh xanh mát, đồ đạc sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Tiếng gà gáy trưa văng vẳng mang lại cảm giác thật thanh bình, yên tĩnh. Bà Dương trong chiếc áo bà ba màu xanh thiên thanh nhẹ nhàng rót trà mời khách du lịch. Cuộc trò chuyện mặc dù phải qua phiên dịch nhưng mọi người đều rất vui vẻ, hồ hởi, hỏi han về cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của nhau.

Anh Valentin Morat Dragon, du khách Pháp, cho biết: “Cũng có nhiều người thích sự ồn ào, nhịp sống sôi động của thành phố lớn, hiện đại, còn chúng tôi thích về những nơi như Yên Đức, làng quê mộc mạc, với con người chất phác. Chúng tôi thích những gì là tự nhiên, vốn có, không phải là “diễn”. Mong rằng, làng quê Yên Đức luôn giữ được hồn quê như vậy”.

Sau cuộc trò chuyện với bà Dương, đoàn khách tiếp tục tham gia trải nghiệm bắt cá, giã gạo... Còn tôi ở lại với mong muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống, công việc hằng ngày của bà Dương. Bà chia sẻ với chúng tôi: “Do có ngôi nhà cổ nên từ năm 2011, gia đình được Công ty TNHH Du lịch làng quê Yên Đức mời làm cộng tác viên. Khi có khách đến, chúng tôi mời họ uống nước, trò chuyện, chia sẻ về công việc, cuộc sống hằng ngày. Từ ngày tham gia làm du lịch, được tiếp xúc và giao tiếp nhiều với khách bốn phương, chúng tôi biết thêm nhiều thông tin, văn hoá của các nơi”.

Cũng theo bà Dương, người dân cùng được hưởng lợi nhiều khi tham gia làm du lịch, từ việc hệ thống hạ tầng cơ sở được quan tâm, đầu tư tốt hơn, những con đường được đổ bê tông thẳng tắp, rộng rãi, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Việc tham gia làm du lịch không chỉ đem lại thu nhập cho người dân, mà còn làm thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, cách làm. Con người cởi mở hơn, nét văn hoá ứng xử cũng được cải thiện...

TRƯỞNG THÀNH, TỰ TIN HƠNCuối năm 2014, Phạm Quốc Duy ra trường với

tấm bằng đại học chuyên ngành điện, bố mẹ đã dự kiến xin cho Duy vào làm việc tại một công ty ở Mạo Khê theo đúng chuyên ngành học, nhưng Duy quyết định về đầu quân cho Công ty TNHH Du lịch làng quê Yên Đức, góp phần giới thiệu những nét văn hoá của địa phương đến với du khách.

Duy chia sẻ: “Ban đầu, em đi làm bố cấm ghê lắm. Bố bảo làm du lịch làm gì, thanh niên còn trẻ nên tìm việc ổn định trong công ty, xí nghiệp mà làm. Nhưng tính em hướng ngoại, thích tham gia hoạt động cộng đồng nên quyết định về đây làm. Một tháng trời đó, bố em không nói chuyện, ra lườm,

vào nguýt. Nhưng sau một thời gian thấy em đi làm du lịch, công việc ổn định, qua tiếp xúc với khách du lịch, bản thân cũng học hỏi được nhiều điều, chín chắn, trưởng thành hơn, nên bố không cấm nữa. Thi thoảng em trêu bố, bảo nghỉ ở đây đi làm công ty còn bị bố mắng”.

Cũng theo chia sẻ của Duy, làm du lịch đòi hỏi bản thân phải thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, tích luỹ kinh nghiệm sống. Qua đó cũng giúp Duy học hỏi được nhiều điều, bản thân cũng tự tin hơn. Hiện công việc của Duy là nhân viên phục vụ chung, có thể tham gia từ hát dân ca đến hướng dẫn du khách trải nghiệm các dịch vụ làng quê; thậm chí làm cả lái xe... Còn chị Nguyễn Thị Hải, thôn Đồn Sơn, xã Yên Đức, chia sẻ với chúng tôi: “Người dân Yên Đức chủ yếu làm nông nghiệp. Thu nhập từ cấy lúa chẳng được là bao, chỉ đủ gạo ăn. Những lúc nông nhàn thì tranh thủ làm phụ hồ, đi chợ. Công việc nặng nhọc, bấp bênh, lại ít được học hành, tiếp xúc nên con người tôi rất rụt rè, nhút nhát. Từ khi có mô hình du lịch đồng quê, tôi tham gia đến nay cũng được 6 năm rồi, môi trường này đòi hỏi phải giao tiếp, tiếp xúc nhiều, đã giúp tôi trở nên tự tin, cởi mở hơn”.

Năm 2011, mô hình sản phẩm du lịch cộng đồng Yên Đức được Công ty CP Du thuyền Đông Dương đầu tư. Hiện, Công ty đang giải quyết việc làm cho hơn 60 lao động trong xã. Ngoài công việc đồng áng, khi có đoàn khách du lịch, những người nông dân lại trở thành hướng dẫn viên du lịch, nghệ sĩ múa rối nước, nghệ sĩ hát dân ca. Cũng từ phát triển du lịch, người dân ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, nỗ lực học ngoại ngữ để nâng cao hiểu biết và giao tiếp với du khách quốc tế.

TIẾP TỤC KHAI THÁC THẾ MẠNH MIỀN QUÊTrước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tổng Yên

Khánh có 5 xã: Yên Khánh, Đồn Sơn, Chí Linh, Dương Đê và Đức Sơn. Cuối năm 1945, đơn vị xã được đổi thành đơn vị thôn, xã Yên Đức được thành lập thay cho tổng Yên Khánh. Yên Đức là tên được ghép bởi hai chữ đầu của thôn đầu và cuối xã. Yên Đức nằm cách trung tâm TP Hạ Long khoảng 60km và nằm trên trục đường từ TP Hạ Long đi Hà Nội. Với lợi thế về giao thông và cảnh quan, Yên Đức trở thành điểm đến hấp dẫn, thân thiện. Mỗi năm, Yên Đức đón hơn 30.000 lượt khách du lịch.

Yên Đức có địa hình đa dạng gồm sông ngòi, ao hồ, rừng và hàng chục ngọn núi đá vôi muôn hình, muôn dạng xen giữa làng xóm, ruộng đồng. Điển hình là núi Phượng Hoàng, nhìn từ xa như một chú chim khổng lồ sải cánh bay lên. Núi Giữa đồng có một khối đá do thiên tạo giống hình ảnh người mẹ bồng con rất sinh động... Độc đáo hơn cả là 7 ngọn núi có hình dáng giống 7 con vật, đồ vật có quan hệ mật thiết với nhau trong sản xuất và sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, là: Núi Ngưu Ngoạ (trâu nằm), núi Canh (cái cày), núi Đống Thóc, núi Thung (cái cối), núi Bát, núi Mèo, núi Chuột. Với sự độc đáo, đa dạng này, có người ví nơi đây như một “Hạ Long cạn”.

Xưa kia, Yên Đức cũng khá nổi tiếng với các lễ hội, đám cưới, đám tang được tổ chức cầu kỳ, tốn kém. Sau này, các hình thức tổ chức đã đơn giản nhiều nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng của một miền quê giàu văn hoá. Điển hình như lễ hội Đồn Sơn vẫn giữ được tục lệ rước lợn Ông Bồ. Mỗi thôn đều có ngày lễ hội riêng nhưng đều nằm trong tháng Giêng. Sớm nhất là lễ hội Đức Sơn, khai hội vào ngày mùng 6, muộn nhất là lễ hội Đồn Sơn, khai hội ngày 16...

Ông Bùi Văn Nghinh, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Đức, cho biết: Thực hiện chủ đề công tác năm 2018, UBND xã đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch, theo đó tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch; tổ chức thực hiện quy hoạch và triển khai các dự án phát triển du lịch; xây dựng tuyến du lịch chèo thuyền từ Cống Nghè đến chân núi Đống Thóc; kết nối du lịch cộng đồng với du lịch tâm linh, thăm nhà truyền thống. Cùng với đó, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, mang nét đặc trưng riêng của xã như nghề đan lát mây tre, các sản phẩm từ lúa...n

THANH HOA - MINH HÀ

Khi nông dân làm du lịch

Theo chị Hải, du lịch đã khiến cho con người chị

hoạt bát, tự tin hơn.

Khách du lịch tham quan nhà gỗ 180 năm tuổi của gia đình bà Nguyễn Thị Dương, thôn Đồn Sơn, xã Yên Đức, TX Đông Triều.

Với mục tiêu, đến năm 2020 trở thành đô thị loại III, TX Đông Triều đang đẩy mạnh đô thị hoá. Trong bối cảnh ấy, xã Yên Đức vẫn giữ được nét mộc mạc, đậm chất làng quê. Lợi thế này đã được khai thác thành sản phẩm du lịch trải nghiệm lý thú. Ở đó, những người nông dân thuần phác, quen “chân lấm, tay bùn” đã trở thành những hướng dẫn viên, làm cho du lịch nơi đây thêm phần hấp dẫn...

Page 36: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

34 Quảng Ninh

Xã đảo Cái Chiên đang là điểm du lịch hút khách.

GHI DẤU ẤN MỚI CHO DU LỊCHTrong những năm gần đây, xã đảo Cái Chiên của

huyện Hải Hà đã nổi lên như một điểm đến mới lạ, hấp dẫn, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Năm 2016, khi xã đảo Cái Chiên được công nhận là một trong 3 điểm đến du lịch của huyện Hải Hà, lượng khách đến đây ngày một tăng. Vào mùa hè, những ngày cuối tuần hay các ngày nghỉ lễ, xã đảo Cái Chiên trở nên sôi động bởi khá đông du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm. Điều đáng nói, du lịch đã thu hút, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hiện nay, tại xã đảo Cái Chiên có rất nhiều hộ gia đình tham gia phát triển du lịch cộng đồng, một số hộ gia đình thuộc diện khó khăn trên địa bàn xã đã thoát nghèo nhờ làm du lịch. Chính quyền xã đảo cũng luôn động viên và khuyến khích người dân đa dạng hoá các loại hình du lịch, như mở homestay, các hoạt động du lịch trải nghiệm cùng ngư dân như câu mực, đánh bắt cá, đan lưới..., để du khách được tham gia.

Năm nay, bên cạnh việc hoàn thiện và phát triển không gian 2 tuyến du lịch gồm các điểm du lịch: Đền Trần Hưng Đạo - chùa Hải Hà; Cửa khẩu Bắc Phong Sinh; đảo Cái Chiên và các điểm phụ trợ, gồm: Thị trấn Quảng Hà, chợ Trung tâm, đình Mi Sơn, huyện Hải Hà chủ động triển khai thêm một số điểm du lịch mới là: Đồi chè xã Quảng Long; du lịch nông thôn - thôn mẫu - vườn mẫu ở xã Quảng Minh, Quảng Thành và xây dựng phố đi bộ tại thị trấn Quảng Hà.

Ông Đinh Hữu Phượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Long, cho biết: Nhằm phát huy các tiềm năng về du lịch sinh thái, xã phấn đấu đến năm 2020, vùng chè Quảng Long trở thành điểm đến du lịch sinh thái và văn hóa cộng đồng quan trọng của Hải Hà. Để đón khách trong mùa du lịch năm nay, xã đầu tư 300 triệu đồng mở rộng đường ô tô vào cánh đồng chè mẫu thôn 9, xây dựng bãi đỗ xe và nhà vệ sinh công cộng. Các công trình phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/4/2018.

Bà Hà Ngọc Quỳnh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thuấn Quỳnh, cho biết: Để vùng chè trở thành điểm

du lịch, chúng tôi đã đầu tư ban đầu trên 1 tỷ đồng để cải tạo hệ thống giao thông, xây nhà sàn và nhà giới thiệu sản phẩm OCOP để khai trương vào dịp khai mạc Tuần lễ Du lịch - Văn hóa thể thao huyện năm 2018.

Hai xã Quảng Minh và Quảng Thành đang xây dựng để phát triển du lịch nông thôn gắn với vườn mẫu - thôn mẫu. Năm 2018, hai xã này sẽ hình thành, kết nối nội dung trong tour du lịch sinh thái, du lịch biển đảo và du lịch tâm linh của huyện; tuyên truyền, vận động trực tiếp người dân và các tổ chức doanh nghiệp làm du lịch. Phấn đấu đến dịp 30/4 và 1/5/2018 hình thành được điểm tham quan du lịch: Du lịch sinh thái (tham quan vườn mẫu, đồi chè, đê biển, câu cá tự nhiên); du lịch trải nghiệm (du khách tham gia trồng, thu hoạch và chế biến các sản phẩm nông nghiệp).

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND xã Quảng Minh, cho biết: Năm 2018, xã tập trung xây dựng các điểm du lịch vườn mẫu - thôn mẫu tại thôn 4 và 5. Xã đã đầu tư 300 triệu đồng xây dựng cổng chào và khoảng 5 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường nối QL18 vào trung tâm xã, xây dựng 3 điểm du lịch trên địa bàn...

KHÁT VỌNG ĐƯA DU LỊCH THÀNH NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG

Phát huy tiềm năng, lợi thế, Hải Hà sẽ đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch sinh thái - trải nghiệm, du lịch tâm linh, du lịch biên giới cửa khẩu, du lịch biển đảo. Năm 2018, huyện hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh với nhiều hoạt động: Tổ chức Tuần lễ Du lịch - Văn hóa - Thể thao vào dịp 19/5; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ thể thao; thi viết bài, ảnh tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người huyện Hải Hà; thi Người dẫn chương trình hay nhất về Hải Hà; liên hoan các làng, khu phố văn hóa; tổ chức Lễ hội đền Trần Hưng Đạo và các giải thể thao trong lễ hội... Phấn đấu đến cuối năm 2018, khách du lịch đến Hải Hà đạt trên 70.000 lượt, riêng điểm du lịch Cái Chiên đạt 55.000 lượt; doanh thu từ du lịch đạt trên 20 tỷ đồng.

Đến năm 2020, xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội; thu hút 80.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt 32 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho trên 600 lao động trực tiếp. Đến năm 2030, thu hút 160.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt 96 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 1.500 lao động trực tiếp.

Ông Trần Đức Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Hà, cho biết: Để đạt được mục tiêu nói trên, huyện sẽ tập trung vào khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, biển đảo, các sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh, các di tích, danh thắng. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch. Đồng thời, huyện cũng ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các khu vực du lịch trọng điểm như đảo Cái Chiên, cửa khẩu Bắc Phong Sinh... Huyện cũng tiếp tục thu hút đầu tư cơ sở vật chất xây dựng di tích đình - miếu Cái Chiên, hoàn thiện việc trùng tu, tôn tạo các hạng mục công trình đền Trần Hưng Đạo - chùa Hải Hà... để phát triển, khai thác mạnh mẽ du lịch tâm linh trên địa bàn huyện và kêu gọi nguồn lực đầu tư theo hướng đầu tư loại hình nghỉ dưỡng cao cấp, gắn kết với điểm du lịch đảo Cái Chiên; du lịch mua sắm Cửa khẩu Bắc Phong Sinh; du lịch tâm linh đền - chùa xã Phú Hải để tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách tham quan. Đồng thời, trong năm nay, huyện sẽ tiếp tục phát triển thêm các điểm du lịch sinh thái, nông nghiệp và cộng đồng tại xã Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Long, Quảng Minh, Quảng Thành; phát triển thêm các loại hình dịch vụ du lịch về đêm như: Điểm văn hóa ca nhạc, các CLB vui chơi giải trí, tuyến phố đi bộ... phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các tuyến, điểm du lịch đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận.

Với tiềm năng sẵn có, cùng những giải pháp đồng bộ, tin rằng vẻ đẹp của Hải Hà sẽ được lan tỏa, phát huy và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nướcn

Du lịch sinh thái đồi chè ở Hải Hà hy vọng sẽ thu hút khách du lịch.

Đến Hải Hà, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên quyến rũ và những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất biên cương Tổ quốc. Phát huy thế mạnh này, trong những năm gần đây, huyện Hải Hà đã thực hiện nhiều giải pháp, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bài, ảnh: THÁI CẢNH

Hải Hà

Khơi dậy tiềm năng du lịch

Page 37: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

35Quảng Ninh

Quảng trường lịch sử 12-11,

nơi ghi dấu cuộc tổng bãi công

nổi dậy của công nhân

Vùng mỏ chống thực dân Pháp.

DẤU ẤN CỦA LỊCH SỬCẩm Phả hôm nay vẫn còn lưu giữ nhiều dấu

tích lịch sử minh chứng cho ý chí chiến đấu quật cường, tinh thần Kỷ luật - đồng tâm, quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Khởi nguồn cho những trang lịch sử anh dũng của nhân dân Vùng mỏ là hình ảnh của Đức ông Trần Quốc Tảng và đền Cửa Ông. Đền Cửa Ông là nơi lưu giữ đầy đủ vẻ đẹp truyền thống hướng về cội nguồn với một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, gắn với những nhân vật lịch sử đã “hoá thần” và nằm trong tâm thức của người Việt trong lễ hội hằng năm. Lễ hội cũng mang biểu tượng của tinh thần chống giặc ngoại xâm thể hiện qua nghi thức rước Đức ông vi hành với hàng nghìn người tham gia. Lễ hội đền còn lưu giữ nét văn hoá truyền thống với nhiều trò chơi dân gian, như: Tổ tôm điếm, kéo co, thi nấu cơm, têm trầu...

Những năm qua, đền Cửa Ông đã được TP Cẩm Phả quan tâm đầu tư, mở rộng, tạo diện mạo mới cho khu di tích ngày càng khang trang, bề thế, thoáng đãng. Thực hiện Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử, thành phố đã phục dựng đền Trung, di dời tượng Đức ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng thượng sơn toạ vị, xây dựng lầu chuông, xây dựng điểm trưng bày quả bom thời kháng chiến chống Mỹ... Với những giá trị riêng có, đền Cửa Ông đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia, Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, Di tích quốc gia đặc biệt.

Nếu đền Cửa Ông là nơi tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng thì Vũng Đục là nơi ghi dấu phong trào đấu tranh bất khuất của công nhân mỏ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Vào thời điểm cuối năm 1948 đầu năm 1949, thực dân Pháp đã dùng những cực hình tra tấn dã man nhiều chiến sĩ cách mạng, thậm chí thủ tiêu họ bằng cách xâu dây thép, cho vào bao tải dìm xuống biển Vũng Đục... Tưởng nhớ các chiến sĩ cách mạng, TP Cẩm Phả đã đầu tư xây dựng một tượng đài trên một mỏm đá, mặt hướng ra Vũng Đục, nơi các liệt sĩ bị thực dân Pháp dìm chết. Tại đây, thành phố cũng đã xây dựng Đền liệt sĩ Vũng Đục. Không chỉ có giá trị lịch sử, Vũng Đục còn được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp kỳ vĩ với hệ thống hang động có tên: Thiên Đăng, Long Vân, Ngỡ Ngàng, Kim Quy, Hang Dơi... Phát huy giá trị của di tích, Cẩm Phả đang

thu hút đầu tư xây dựng khu dịch vụ, cảng khách, đài tưởng niệm Vũng Đục.

Ít địa phương nào lại mang đậm dấu ấn của giai cấp công nhân Việt Nam như Vùng mỏ Cẩm Phả với các chứng tích lịch sử vẫn còn nguyên vẹn, như: Hang Cốt Mìn, tượng đài thợ mỏ (Quảng trường 12-11), di tích lịch sử quốc gia Địa điểm lưu niệm Bác Hồ về thăm mỏ Đèo Nai... Từ những địa điểm, địa danh lịch sử này, thành phố đang xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thu hút du khách.

THƯỞNG THỨC QUÀ TẶNG CỦA THIÊN NHIÊNTP Cẩm Phả nằm bên bờ Vịnh Bái Tử Long thơ mộng

như muốn níu chân du khách bởi những món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Nằm ngay trong lòng thành phố, bãi tắm Lương Ngọc đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách. Đây là một trong 11 bãi tắm được công nhận là bãi tắm đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch. Bãi tắm Lương Ngọc có cát trắng mịn, nước biển trong xanh, sóng không quá lớn nên rất thích hợp cho du khách nghỉ dưỡng. Tại đây, du khách còn có thể ngắm nhìn dãy núi hùng vĩ của Vịnh Bái Tử Long. Không chỉ có bãi tắm đẹp nhất, nhì được thiên nhiên ban tặng, bãi tắm Lương Ngọc còn được đầu tư đồng bộ về hạ tầng như phòng nghỉ, nhà hàng, ghế đá... Tại đây, trong phút chốc đã làm người ta quên đi sự ồn ào, náo nhiệt, hối hả của cuộc sống để đắm mình vào làn nước trong xanh. Cùng với bãi tắm Lương Ngọc, bãi tắm Quảng Hồng cũng là một sự lựa chọn thú vị cho du khách khi tới Cẩm Phả.

Một trong những món quà độc đáo thiên nhiên ban tặng cho Cẩm Phả là nguồn nước khoáng nóng dồi dào. Suối nước khoáng nóng Quang Hanh là nguồn khoáng nóng về cuối trào lên mặt đất (thành suối), nhiệt độ từ

60-70oC, độ mặn khá cao. Hơi nóng toả ra từ dòng nước sẽ nhanh chóng làm cho du khách cảm thấy thư giãn. Phát huy tài nguyên khoáng nóng, dự án khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng cao cấp Quang Hanh giai đoạn 1 đang được Tập đoàn Sun Group thực hiện với vốn đầu tư dự kiến 3.500 tỷ đồng gồm: Khu du lịch khoáng nóng cao cấp phục vụ nhân dân, khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp tiếp giáp với Vịnh Bái Tử Long; khu bảo tồn, khai thác cảnh quan thiên nhiên. Cũng nằm trong địa phận Cẩm Phả, suối khoáng nóng Địa chất lại là một trong 3 địa điểm nước khoáng Brom nổi tiếng nhất thế giới. Nước tại suối khoáng Địa chất có nhiệt độ cao nhất là 55oC, được khai thác từ nguồn nước nóng tại giếng khoan số 28 ở độ sâu 214m, tổng độ khoáng hoá 23%. Nguồn nước khoáng này không chỉ giúp Cẩm Phả phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, mà còn là nguồn nguyên liệu chính cho các sản phẩm nước giải khát mang đặc trưng riêng của vùng đất này, như: Nước khoáng mặn, nước khoáng chanh muối, nước khoáng chanh muối Fresh...

Nhằm phát huy các tiềm năng du lịch, thành phố đang tích cực kêu gọi đầu tư vào các dự án, như: Khu du lịch sinh thái đảo Hà Loan, khu dịch vụ và đô thị sinh thái phường Cửa Ông, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, Trung tâm Hội nghị - Quảng trường - Nhà văn hoá thành phố... Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương xây dựng và quảng bá các tour, tuyến du lịch biển kết nối từ Hạ Long - Bái Tử Long - Vân Đồn - Cô Tô.

Với nét riêng có của mình, Cẩm Phả đã và đang là một trong những điểm đến thú vị của du khách trong và ngoài nước trong hành trình khám phá vùng Đông Bắc của Tổ quốcn

Đền Cửa Ông, một trong những điểm thu hút khách du lịch của Cẩm Phả.

Trung tâm khoáng nóng địa chất - Nơi nghỉ dưỡng thú vị của du khách tại Cẩm Phả. Ảnh: CẨM THU

Cẩm Phả không chỉ được biết đến là thành phố mỏ lớn thứ hai của Quảng Ninh với những dấu ấn lịch sử hào hùng của giai cấp công nhân mỏ, mà còn được ghi danh bởi những nét đẹp của một thành phố bên bờ Vịnh Bái Tử Long thơ mộng, xinh đẹp.

nơi thành phố mỏDu lịch Du lịch CAO QUỲNH

TP Cẩm Phả có 5 điểm du lịch đã được công nhận, là: Khu di tích lịch sử - văn hoá đền Cửa Ông; khu di tích lịch sử và danh thắng Vũng Đục; Trung tâm Khoáng nóng Địa chất; bãi tắm Quảng Hồng; bãi tắm Lương Ngọc.

Page 38: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

36 Quảng Ninh

Hoạt động văn hóa tại phố đi bộ, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế của mình, huyện Tiên Yên luôn đưa mục tiêu phát triển du lịch vào top quan trọng nhất. Mục tiêu đó là có cơ sở khi trên địa bàn Tiên Yên có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, khám phá.

NGUYỄN DUY

ĐIỂM ĐẾN HOANG SƠ, QUYẾN RŨĐến Tiên Yên, du khách có thể thoải mái lựa chọn cho

mình một điểm du lịch phù hợp. Du khách có thể cùng người dân bắt các loài hải sản trong những cánh rừng ngập mặn rộng lớn ở Đồng Rui, Đông Ngũ... hoặc đến mũi Lòng Vàng, thác Pạc Sủi để tận hưởng không gian yên tĩnh nhưng đầy quyến rũ.

Để du lịch Tiên Yên phát huy hết tiềm năng, UBND tỉnh đã có Quyết định 2783/QĐ-UBND, ngày 20/7/2017, công nhận 1 tuyến và 4 điểm du lịch trên địa bàn huyện Tiên Yên. Theo đó, tuyến du lịch “Một ngày trải nghiệm với vùng đất Tiên Yên” bao gồm 4 điểm du lịch đã được công nhận, gồm: Thác Pạc Sủi (xã Yên Than); chợ Tiên Yên (thị trấn Tiên Yên), đền thờ Đức ông Hoàng Cần - Miếu Đại Vương (thị trấn Tiên Yên) và điểm du lịch Trung tâm Văn hóa, thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc (xã Yên Than). Bên cạnh đó còn có các điểm phụ trợ: Rừng ngập mặn Đồng Rui; điểm dừng chân mua sắm các sản phẩm OCOP. Các điểm du lịch của huyện Tiên Yên cơ bản đều còn rất hoang sơ, tự nhiên, chưa có sự tác động của con người nên luôn là điểm đến hấp dẫn với du khách.

Không chỉ có loại hình du lịch tự nhiên, huyện Tiên Yên còn được biết đến là địa phương có các điểm đến tâm linh, lịch sử. Trong hành trình khám phá Tiên Yên, du khách có thể đến đền thờ Đức ông Hoàng Cần - Miếu Đại Vương; Đài tưởng niệm các liệt sĩ Cộng sản Khu di tích lịch sử Khe Tù. Theo sách Đại Nam nhất thống chí và Đồng Khánh dư địa chí có ghi lại, Hoàng Cần là người địa phương, có công dẹp giặc giữ yên vùng đất biên cương của Tổ quốc. Ông được triều đình nhà Trần phong tặng chức Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế, triều đình nhà Nguyễn phong tặng chức Khâm Sai Thái Bảo Xuyên Quốc Công Tôn Thần và Bản cảnh thành hoàng. Nhân dân địa phương cũng kính trọng gọi ông là Đại Vương và lập đền thờ, còn gọi là miếu Đại Vương.

ĐỂ DU LỊCH PHÁT TRIỂNBên cạnh những thuận lợi thì việc phát triển du

lịch của huyện Tiên Yên cũng còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực nhiều hơn trong lộ trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để tạo đà tiếp cận với môi trường du lịch, huyện Tiên Yên cũng đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp nhằm mở ra nhiều hướng đi và đã được các nhà đầu tư đánh giá rất cao.

Đồng chí Trương Công Ngàn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên, cho biết: “Để phát triển du lịch, chúng tôi đã đưa vào Nghị quyết của huyện và yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể nghiêm túc thực hiện từ việc bảo vệ môi trường đến xây dựng ý thức cho người dân. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mời các chuyên gia để tiến hành quy hoạch các khu du lịch, xúc tiến công tác kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào các điểm du lịch của Tiên Yên. Mặc dù mới là sự khởi đầu, nhưng mong rằng trong tương lai gần, Tiên Yên sẽ là sự lựa chọn trong hành trình du lịch của du khách”.

Mặc dù tài nguyên du lịch của huyện Tiên Yên tương đối phong phú, đa dạng và vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ, điều mà du khách luôn mong muốn, tuy nhiên các tài nguyên này đa phần nhỏ,

giá trị không cao, lại phân bố rải rác, không tập trung nên sẽ gây khó khăn trong quá trình khai thác. Trong những năm qua, hạ tầng giao thông của Tiên Yên đã được đầu tư nhiều, nhưng đường đến một số điểm du lịch vẫn còn khá khó khăn, khó tìm. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch của Tiên Yên vẫn còn ở dạng tiềm năng nên cần có đề án cụ thể trong việc đầu tư, tôn tạo, bảo vệ, khai thác một cách tốt nhất các tài nguyên này, từ đó đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một trong những mấu chốt mà huyện Tiên Yên cần có sự đầu tư mạnh để phát triển du lịch, đó là đầu tư nguồn nhân lực cho du lịch, bởi hiện tại vẫn còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở lưu trú của huyện Tiên Yên còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Tiên Yên chưa có khách sạn mà mới chỉ có 22 nhà nghỉ với 258 phòng.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Tiên Yên đã nỗ lực trong việc quảng bá hình ảnh cũng như tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, để du lịch phát triển mạnh hơn nữa thì Tiên Yên cần quyết tâm hơn, đầu tư mạnh hơn, đặc biệt là về nhân lực và hệ thống cơ sở vật chấtn

Du lịch Tiên Yên

&Du khách đi thuyền trong rừng ngập mặn

Đồng Rui, Tiên Yên.

Du khách tham quan, khám phá tại mũi Lòng Vàng, xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên.

Tiềm năng thách thức

Page 39: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

Du lịch Tiên Yên

37Quảng Ninh

TP Hạ Long bên bờ Vịnh đang phát triển ngày càng hiện đại, đẳng cấp, với mục tiêu trở thành “nơi đáng sống”. Ảnh: KHÁNH GIANG

ẤN TƯỢNG KHÓ PHAIMặc dù đã về nước sau khi kết thúc đợt giảng dạy

chương trình Anh ngữ tại Trung tâm Ngoại ngữ AZ (AZ language centrer) ở TP Cẩm Phả được gần một năm nay, nhưng anh Michael Karl Lorenzo Schafer, 34 tuổi, mang 2 quốc tịch: Đức và Philippines vẫn có ấn tượng sâu đậm về cảnh quan, con người một số vùng đất của Quảng Ninh, như: Cẩm Phả, Hạ Long, Vân Đồn - những nơi anh đã từng đặt chân đến, khám phá và trải nghiệm.

Anh cho biết: “Tôi đã 3 lần đến Việt Nam vào các năm 2005, 2011 và 2013, nhưng chỉ đến TP Hồ Chí Minh du lịch cùng gia đình. Năm 2017 là năm đầu tiên tôi đến Quảng Ninh. Nơi này đã thực sự để lại ấn tượng khó phai trong tôi”.

Michael Karl Lorenzo Schafer hiện đã rời Việt Nam. “Tôi rất mong muốn có dịp được trở lại thăm Quảng Ninh. Tôi yêu thích khoảng thời gian tôi ở đó. Tôi nghĩ rằng Quảng Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển thành một điểm đến du lịch lớn, nổi tiếng trong nước và khu vực. Quảng Ninh có một vẻ đẹp tự nhiên và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Quảng Ninh hoàn toàn có thể thu hút thêm nhiều hơn nữa khách du lịch đến thăm và nghỉ dưỡng tại đây, tôi tin tưởng như vậy” - anh chia sẻ.

Đã từng đến Hạ Long một vài lần, nhưng với Simon Gheeraert, 31 tuổi, quốc tịch Bỉ, mỗi lần đều mang đến cho anh những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn. Anh hào hứng kể: “Chương trình công tác của

tôi ở Quảng Ninh chỉ còn khoảng 6 tháng nữa. Tôi sẽ tranh thủ thời gian để khám phá thật nhiều địa danh du lịch nổi tiếng ở đây. Con người Quảng Ninh nói riêng và người Việt Nam nói chung rất thân thiện. Cảnh quan vẫn còn mang đậm dấu ấn tự nhiên. Tôi nhận thấy rằng đến với Quảng Ninh là đến với du lịch xanh. Tôi thực sự thấy Việt Nam là một đất nước đáng yêu và huyền ảo. Nơi này luôn chào đón được rất nhiều khách du lịch trên thế giới. Sau khi về nước, nếu có cơ hội, tôi sẽ quay lại Quảng Ninh”.

Không chỉ du khách quốc tế luôn đánh giá cao du lịch Quảng Ninh, rất nhiều du khách trong nước cũng lựa chọn Quảng Ninh làm điểm đến. Chị Hoàng Khánh Huyền, du khách đến từ Quận 3 (TP Hồ Chí Minh) tâm đắc: “Tôi rất thích Hạ Long. Ngoài Vịnh Hạ Long nổi tiếng thế giới, ở đây còn có nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh, các trung tâm thương mại... Điều đặc biệt là ngoài các giá trị lịch sử, văn hoá, điểm đến của các bạn còn được đầu tư rất công phu, có giá trị cảnh quan cao. Điều thú vị là các bạn đã bắt đầu thiết kế được các tour du lịch kết nối các thắng cảnh với di tích lịch sử văn hoá, đền, chùa. Hy vọng, các bạn sẽ có thêm nhiều tour du lịch tâm linh hấp dẫn để du khách trải nghiệm”.

KHẲNG ĐỊNH ĐẲNG CẤP Để níu chân hay để được nhận những lời ngợi

khen, những dự định sẽ quay trở lại của du khách, Quảng Ninh đã nỗ lực rất nhiều trong tạo dựng hình

ảnh. Trong đó, tập trung đầu tư khai thác các tiềm năng, thế mạnh, từ đó, từng bước khẳng định một nền du lịch đẳng cấp, một điểm đến mang tầm cỡ quốc tế.

Đầu tiên phải kể đến những nỗ lực của Quảng Ninh trong việc tập trung mạnh cho đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng, như: Đường nối TP Hạ Long với TP Hải Phòng, cầu Bạch Đằng và nút giao cuối tuyến; cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; cải tạo, nâng cấp QL18A; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; hạ tầng KCN cảng Nam Tiền Phong, KCN Texhong Hải Hà. Hay hàng loạt các dự án chuẩn bị triển khai, như: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, Trạm Kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân II... Để khai thác lợi thế du lịch biển sẵn có, Quảng Ninh còn mời gọi các nhà đầu tư, hình thành các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng ven biển, mở rộng không gian du lịch. Trong đó, nhiều khu du lịch ven biển đã đi vào hoạt động và khai thác như: Khu du lịch giải trí quốc tế Tuần Châu; khu công viên quốc tế Hoàng Gia; Trà Cổ - Móng Cái; Quan Lạn; Minh Châu; Bãi Dài - Vân Đồn...

Cũng trong những năm qua, nhiều công trình với mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đã được hình thành, tạo nên giá trị mới; đồng thời là điểm nhấn du lịch độc đáo khiến Quảng Ninh không chỉ thuần túy đẹp bởi thiên nhiên, mà trở nên hấp dẫn và thu hút du khách hơn. Đơn cử như: Bảo tàng, Thư viện Quảng Ninh; Quảng trường 30/10; Công viên hoa Hạ Long; Trung tâm thương mại Vincom Center; Hạ Long Marine Plaza; cảng tàu du lịch Tuần Châu. Điểm đặc biệt nữa là với sự xuất hiện của một số tập đoàn lớn hàng đầu Việt Nam, như Vingroup, Sun Group, thì cách làm du lịch của Quảng Ninh đã có sự thay đổi đáng kể, những sản phẩm du lịch đã vượt qua khỏi quy mô nhỏ lẻ mang tính địa phương, vươn ra “biển lớn” và đang trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn đẳng cấp quốc tế.

Theo báo cáo của Sở Du lịch, hiện nay, Quảng Ninh đã công bố 20 tuyến và 91 điểm du lịch trên toàn tỉnh để du khách có thể lựa chọn. Năm 2017, ngành Du lịch Quảng Ninh đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 9,87 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế là 4,28 triệu lượt; doanh thu từ khách du lịch đạt trên 17.800 tỷ đồng. So với năm 2016, tổng lượng khách du lịch tăng 18%, doanh thu tăng 30%. Với việc được lựa chọn đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2018 trên nền tảng đã xây dựng được, du lịch Quảng Ninh kỳ vọng, năm 2018 này, sẽ đón 12 triệu lượt khách; trong đó, khách quốc tế là 5 triệu lượt; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 22.000 tỷ đồngn

Sức hút của Sức hút của

CLB Dù Đông Bắc luyện tập chuẩn bị cho chương trình trình diễn dù bay - một trong những hoạt động mới, hấp dẫn được tổ chức chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh.

Anh Michael Karl Lorenzo Schafer cùng mẹ chụp ảnh lưu

niệm khi tham quan Vịnh Hạ Long. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Nhắc đến Quảng Ninh giờ đây không chỉ có những kiệt tác của thiên nhiên như: Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long hay những bãi biển trải dài cát trắng, mà còn có thêm rất nhiều địa danh, công trình, kiến trúc được bàn tay con người kiến tạo, mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn... Hai từ Quảng Ninh đã và đang được “xướng tên” nhiều hơn trong quá trình lựa chọn điểm đến của du khách.

VĨ AN

DU LỊCH QUẢNG NINH

Page 40: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

38 Quảng Ninh

Những con tem về chủ đề thực vật đặc hữu trên Vịnh Hạ Long.

Tem Vịnh Hạ Long phát hành tại Pháp.

Ông Nguyễn Cảnh Loan, nguyên Chánh Văn phòng Hội Khoa học Lịch sử Quảng Ninh, là một trong số ít người có

thú sưu tầm tem trong tỉnh, cho biết: Ông hiện đang lưu giữ 31 tem thư về Vịnh Hạ Long từ năm 1959 đến nay. Số tem này được ông sưu tầm trong mấy chục năm nay bởi tình yêu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và thú vui tập hợp đồ cổ.

Bộ tem Vịnh Hạ Long của ông Nguyễn Cảnh Loan cũng đã được trao huy chương Đồng tại Triển lãm tem khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Trung Quốc vào năm 2003. Phần giới thiệu bộ tem (bằng tiếng Anh) đã gắn kết những con tem với truyền thuyết dân gian về rồng xuống Hạ Long. Đàn rồng này lại gắn liền với truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” của dân tộc Việt Nam. Những đảo đá xuất hiện trên tem là hiện thân của những con rồng đã không chịu về trời mà ở lại với trời nước Hạ Long sau khi giúp đỡ nhân dân đánh giặc.

Đặc biệt, ông Loan còn sưu tập được con tem phát hành vào năm 2008, trong đợt kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Pháp. Vịnh Hạ Long còn xuất hiện trên tờ tem của Tập đoàn Bưu điện Pháp. Con tem này in hình hòn Trống Mái, bên cạnh có cánh buồm nâu do họa sĩ Vũ Kim Liên vẽ. Đây là tem khổ lớn, phát hành song ngữ cả ở Việt Nam và ở Cộng hòa Pháp. Giá bán vào thời điểm 10 năm trước là 14.000 đồng tại Việt Nam và 0,55 Phơ-răng tại Pháp.

Còn theo anh Đoàn Văn Thắm, thành viên Câu lạc bộ UNESCO Sưu tầm, nghiên cứu cổ vật Hạ Long, nếu tính từ thời Pháp thuộc đến nay, có khoảng 40 chiếc tem bưu chính in hình Vịnh Hạ Long. Anh Thắm còn sở hữu một số con tem được in thời Pháp chưa có mặt trong bộ sưu tập của ông Nguyễn Cảnh Loan. Theo anh Thắm, dù được in ở thời nào thì bộ tem này đều có nội dung in hình phong cảnh Vịnh Hạ Long, những đảo đá nổi tiếng trên Vịnh và những thực vật đặc hữu sống ở nơi đây.

Trong bộ sưu tập tem của anh Đoàn Văn Thắm còn có 10 chiếc tem phát hành năm 1984 cùng do họa sĩ Nguyễn Hiệp thiết kế. Bộ tem vẽ hòn Yên Ngựa, hòn Đũa, hang Bồ

Nâu, hòn con Cóc, hòn Gà chọi, hòn Sư tử, núi Bài Thơ... Toàn bộ số tem này có cùng kích cỡ 52x37mm được in bằng công nghệ ốp-xét nhiều màu tại Liên Xô cũ (nay là Cộng hòa Liên bang Nga); giá bán mỗi tem vào thời điểm đó dao động từ 1 đến 50 đồng.

Không chỉ có giá trị quảng bá đơn thuần, những con tem in hình Vịnh Hạ Long còn hấp dẫn ở giá trị nghệ thuật. Nội dung bộ tem này chủ yếu là tranh vẽ, không có ảnh chụp, vì thế tính mỹ thuật rất cao. Họa sĩ Vũ Quý, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Quảng Ninh, nhận xét: Tranh vẽ Hạ Long trên tem thư bưu chính được thể hiện theo lối hiện thực, có nhiều yếu tố của bưu ảnh và có đặc điểm là gần gũi, dễ xem, dễ tiếp cận. Đồng thời, loại tranh vẽ này là nghệ thuật hướng đến quảng đại quần chúng nên cũng có tính chất quảng bá du lịch rất tốt.

Vịnh Hạ Long là một địa danh du lịch được sử dụng hơn 40 lần trên tem thư bưu chính cho thấy mức độ nổi tiếng và sự quan tâm yêu mến của công chúng đến thế nào. Theo anh Đoàn Văn Thắm, điều này cũng là hợp lý bởi Vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới. Là nhà sưu tập tem, ông Hoàng Hồ Hải, Giám đốc Bưu điện Quảng Ninh, nhận định: Để có được một con tem đẹp và ý nghĩa là rất công phu, có khi mất đến cả hai chục năm. Bởi thế, hình ảnh Vịnh Hạ Long xuất hiện trên tem nhiều như vậy là hết sức đặc biệt. Mỗi một con tem mang hình ảnh của Vịnh Hạ Long thu nhỏ nhưng có sức quảng bá rất lớnn

Những con tem mang hình di sản

Những con tem in hình Vịnh Hạ Long do họa sĩ Nguyễn Hiệp thiết kế.

Bài, ảnh: PHẠM HỌC

Không chỉ xuất hiện trong thi ca, nhạc họa, hình ảnh Vịnh Hạ Long còn nhiều lần được in trên tem thư bưu chính trong nước và quốc tế. Điều này vừa khẳng định giá trị nổi bật của Vịnh Hạ Long, đồng thời cũng là một cách quảng bá, đưa hình ảnh du lịch Hạ Long đến với đông đảo du khách.

HOÀNG GIA ĐIỀN

Một Quảng Yên như đã Quảng YênĐã phố thị mà sao rừng còn mãi Bến Rừng ơi ngày ấy tiễn người đi Sóng vương nắng Bạch Đằng trầm tích Tiếng chuông ngân xanh thẳm Yên Trì

Vẫn tươi tắn Chợ Rừng, Chợ Giộc Em môi hồng chay vỏ Tiền An Những Dốc Võng, Cỏ Khê lau trắng Cho hoàng hôn nắng đọng Kim Lăng

Đàn chim sẻ còn tha rơm làm tổ Mấy trăm năm Thành Nguyễn u sầu Những ngõ vắng hoa ti gôn vẫn nở Hồn phố xưa hoa lệ tìm đâu?

Xin trở lại những trưa vụng dại Ngụm nước trong thanh khiết Giếng Rừng Em gánh tình yêu thời con gái Sóng sánh mây trời phố cũ bâng khuâng

Ai đợi ai Rặng Thông lưu luyến Quả thông khô cặp sách đến trường Những phố dài đẫm đìa gió biển Ngọn gió nào ru giấc ngủ tha hương

Những Bãi Séc Ta-ranh khuất lấp Cầm giữ tuổi thơ ta đến bao giờ Những bạn bè tháng ngày loạn lạc Ai còn ai chỉ gặp trong mơ

Quảng Yên tình yêu. Quảng Yên hờn giận Tuổi trẻ ta mang đến đất trăm miền Lòng còn mãi Sông Chanh Bến Ngự Một Quảng Yên như đã Quảng Yên -------------- 4/4/2018

KIM CHUÔNG

Đảo RềuCuối năm tìm đến Đảo Rều Một tôi với ngọn gió chiều này thôi Thương hòn đảo lẻ chơi vơi Tôi đem tôi đến làm “đôi Đảo Rều!”

Đảo Rều lấy biển mà yêu Lấy cơn sóng khát mà kêu nỗi ngày Lấy non nước Hạ Long này Làm nghiêng ngả đất, làm ngây ngất trời

Còn tôi lấy đảo Rều ơi Làm con thuyền đắm chìm rồi lại xanh Lấy căn phòng nhỏ chòng chành Làm con sóng nát tan tành lại xây Lấy mưa gió gặp nhau này Mà thương giông bão, thương ngày chờ trông

Ô kìa, sắp hết mùa đông Vài hôm nữa Tết, còn không đảo Rều? Chia tay nhé. Đảo một chiều Hồn tôi neo lại chiếc neo... lặng thầm...

Giờ ngồi nhớ bạn tri âm Tôi mang thơ gửi đôi vần tặng nhau! --------------- Đảo Rều - Ngày giáp Tết Mậu Tuất, 1/2/2018

Những nốt nhạc làng chài. Ảnh: ĐỖ KHA

Page 41: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

39Quảng Ninh

Học sinh Trường THCS Mông Dương 2, TP Cẩm Phả, nghỉ ngơi sau khi leo núi tại Khu di tích và danh thắng Yên Tử.

TRẢI NGHIỆM Ở YÊN TỬCông ty CP Phát triển Tùng Lâm (TP Uông Bí)

đang là một trong những đơn vị phối hợp với các trường học trên địa bàn tỉnh thực hiện khá tích cực hình thức du lịch giáo dục. Từ năm 2017, Công ty đã phối hợp với một số trường trên địa bàn tỉnh tổ chức cho học sinh đến tham quan, du lịch, trải nghiệm gắn với giáo dục tại Khu di tích và danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí). Do có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, những chương trình trải nghiệm này tại Yên Tử được tổ chức khá đa dạng, linh hoạt, phù hợp với chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng của từng cấp học, từng lứa tuổi học sinh, tạo nên sự hứng thú học tập đối với học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Mỗi chuyến đi đến Yên Tử đều được tổ chức với những chuyên đề khác nhau.

Gần đây nhất, học sinh Trường THCS Lê Văn Tám (TP Hạ Long) vừa được tham gia chương trình trải nghiệm thực tế với tên gọi “Em là thuyết minh viên Yên Tử”. Tại đây, các em được nhân viên của Công ty CP Phát triển Tùng Lâm hướng dẫn để tập làm hướng dẫn viên, thuyết minh về Khu di tích, danh thắng Yên Tử. Cùng với đó, học sinh trong trường còn được thưởng thức các món ăn đặc trưng của núi rừng nơi đây và tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của mai vàng Yên Tử và hoa anh đào Nhật Bản. Còn học sinh Trường THCS Mông Dương (TP Cẩm Phả) lại được tham gia chương trình trải nghiệm với

tên gọi “Học sử trên đỉnh non thiêng”. Tại đây, các em không chỉ leo núi, tham quan mà còn được tham gia vẽ tranh, thi trả lời nhanh các câu hỏi về kiến thức lịch sử gắn với Yên Tử.

Cô giáo Lại Thị Thanh Linh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi (TP Uông Bí), chia sẻ: “Nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan tại Yên Tử trên tinh thần tự nguyện của học sinh. Năm học này, Trường có trên 200 học sinh khối 5 đi tham quan. Để tổ chức được tour du lịch này, phải kể đến sự hỗ trợ lớn của Công ty CP Phát triển Tùng Lâm. Bên cạnh việc học tập các kiến thức, học sinh còn được tìm hiểu nét văn hóa truyền thống của người Việt khi đến chùa, tham gia các hoạt động sáng tác, vẽ tranh, tìm hiểu về thư pháp và trải nghiệm viết thư pháp, lớp học nấu ăn, tìm hiểu và trải nghiệm các trò chơi dân gian xưa tại đình làng”.

KẾT HỢP DU LỊCH - HỌC HỎIQua tìm hiểu chúng tôi được

biết, thuật ngữ “du lịch giáo dục” hiện vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng. Du lịch giáo dục không chỉ là một chuyến đi chơi, du lịch, mà còn là một cuộc hành trình để học sinh được khám phá những điều mới lạ, được trải nghiệm, học hỏi kết hợp với thư giãn. Bà Vi Bích Hạnh, Trưởng Phòng GD&ĐT TP Hạ Long, cho biết: “Thông qua mỗi chuyến đi, các em sẽ được nhìn ngắm mọi thứ xung quanh. Hình ảnh thông qua việc trải nghiệm sẽ có khả năng lưu giữ lâu hơn những phương pháp học thông thường”.

Tại Quảng Ninh, đã có nhiều phòng GD&ĐT như: Đông Triều, Hạ Long, Uông Bí, Quảng Yên..., nhiều trường học, trung tâm kỹ năng sống tích cực tổ chức các tour du lịch giáo dục cho học sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu “học đi đôi với hành”. Hoạt động này dễ dàng được thực hiện nhờ nhận được sự quan tâm, đồng tình, ủng hộ từ các bậc phụ huynh. Anh Đặng Văn Thủy, phường Cao Xanh, TP Hạ Long, chia sẻ: “Tôi rất ủng hộ các hoạt động trải nghiệm, du lịch gắn với giáo dục mà các trường học đang tổ chức. Các con được vui chơi, sáng tạo, khám phá những kiến thức dễ dàng hơn, không khô cứng như

trong sách vở, trường học. Nếu có phải đóng góp thêm kinh phí để nhà trường tổ chức tôi cũng đồng tình. Tuy nhiên, để hoạt động này được hiệu quả, các trường, các trung tâm kỹ năng sống cũng cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ”.

Bà Lê Thu Trà, Trưởng Phòng GD&ĐT TX Đông Triều, chia sẻ: “Đã nhiều năm nay, Phòng GD&ĐT thị xã khuyến khích các trường tăng cường tổ chức giáo dục cho học sinh dưới hình thức du lịch, trải nghiệm. Các địa điểm mà các trường tổ chức rất đa dạng, đó là những cơ sở sản xuất nông nghiệp, là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Hầu hết các trường tiểu học, THCS trên địa bàn thị xã đều chú trọng hoạt động này. Như Trường Mầm non Hoa Phượng, phường Mạo Khê, phối hợp với hội phụ huynh đưa trẻ đến tham quan mô hình sản xuất rau thủy canh tại Khu đô thị Tân Việt Bắc. Hay như Trường THCS Kim Sơn, phường Kim Sơn và Tiểu học Vĩnh Khê, phường Mạo Khê, cũng từng tổ chức tuyên dương học sinh giỏi ở đền Sinh. Trường THCS Nguyễn Du, phường Đông Triều, cũng mới cho học sinh đi thăm Lăng Bác, Văn miếu Quốc Tử Giám, đền thờ Chu Văn An”.

Trung tâm Đào tạo kỹ năng Awaken (Công ty TNHH Awaken, phường Hồng Hải, TP Hạ Long), là một trong những trung tâm kỹ năng sống đã và đang tổ chức hiệu quả các tour du lịch giáo dục. Bà Phạm Minh Sơn, Giám đốc Trung tâm, cho biết: “Hằng năm, Trung tâm đều tổ chức một số chuyến dã ngoại để các học viên được tham quan, trải nghiệm thực tế. Rất nhiều phụ huynh yên tâm, tin tưởng với chất lượng của Trung tâm nên đã đăng ký cho con em mình. Chúng tôi tổ chức các khóa du lịch giáo dục còn có mục đích tăng cường kỹ năng sống cho các em”.

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có lẽ là câu thành ngữ phù hợp nhất khi nói về hiệu quả của hình thức du lịch giáo dục. Chắc chắn, việc trải nghiệm thực tế qua những chuyến du lịch sẽ giúp học sinh, trẻ em tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng sống, góp phần bồi dưỡng những thiếu hụt, hạn chế trong các phương pháp dạy truyền thống tại trường họcn

Bài, ảnh: LAN ANH

DU LỊCH GIÁO DỤC - "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

Em Đặng Thảo Chi, học sinh lớp 5E8, Trường Tiểu học Vĩnh Khê, TX Đông Triều:

Lớp em vừa được nhà trường tổ chức cho đi tham quan tại đền An Sinh. Được thầy cô thuyết minh, hướng dẫn về nơi đây, em hiểu hơn về truyền thống, lịch sử nước nhà.

Em rất thích đi tham quan, du lịch. Những chuyến đi như vậy giúp chúng em được trải nghiệm, học hỏi nhiều hơn và thêm yêu quê hương, đất nước mìnhn

Các học sinh tham gia khóa đào tạo “Trại hè kỹ năng sống” tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng Awaken (TP Hạ Long).

Học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi, TP Uông Bí, di chuyển bằng xe điện khi tham quan tại Yên Tử.

Du lịch giáo dục được hiểu là hình thức kết hợp giữa giáo dục với du lịch, trải nghiệm, tham quan. Tại Quảng Ninh hiện nay, nhiều đơn vị, trường học, trung tâm kỹ năng sống đã chủ động tổ chức các tour (chuyến) du lịch giáo dục với hình thức vừa học vừa chơi cho học sinh, giúp các em giải tỏa căng thẳng sau những giờ học lý thuyết để tiếp thu kiến thức mới tốt nhất, từ đó phát huy khả năng tư duy, trí tưởng tượng...

Năm 2017, Bảo tàng Quảng Ninh có 15.546 lượt học sinh đến tham quan; 4 tháng đầu năm 2018, là 3.154 lượt.

Page 42: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

Bệnh viện Bãi Cháy đầu tư mạnh về thiết bị và nhân lực để triển khai kỹ thuật siêu âm nội soi các bệnh tiêu hóa.

40 Quảng Ninh

HƯỚNG TỚI DỊCH VỤ QUỐC TẾĐến với Khoa Quốc tế và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện

Bãi Cháy, người dân và du khách không chỉ được khám và chữa bệnh bởi đội ngũ giáo sư, bác sĩ, chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm của tỉnh và trung ương mà còn được hưởng thụ những tiện nghi sang trọng, hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp như khách sạn, giúp người bệnh thoải mái, sớm phục hồi sức khỏe. Bà Feng Ke Hui, 53 tuổi, người Trung Quốc, làm việc tại Công ty CP Nhiệt điện Thăng Long, cho biết: Đúng lúc tôi bị tái phát bệnh đau dạ dày mãn tính thì chồng và con trai lại về nước nên tôi rất lo lắng. Nhưng khi đi điều trị, tôi đã được các y, bác sĩ tại Khoa Quốc tế và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Bãi Cháy, chữa trị, chăm sóc rất chu đáo nên cảm thấy rất yên tâm. Đặc biệt, tôi đi bệnh viện mà không khác gì đi nghỉ ngơi ở khách sạn.

Ông Yam Kou Siew, 62 tuổi, du khách người Malaysia, cũng vừa phải cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy vì hôn mê do nhiễm toan ceton. Đây là một biến chứng nặng, thường hay gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường. Ông Yam Kou Siew chia sẻ: Tôi bị bệnh tiểu đường mãn tính nên phải uống thuốc hằng ngày. Nhưng khi đi du lịch, tôi đã không chú ý uống thuốc đều đặn. Vì vậy tình trạng sức khỏe của tôi đã xấu đi, nhưng thật may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy kịp thời chữa trị, chăm sóc chu đáo, nên đến nay tôi đã hoàn toàn tỉnh táo và khỏe mạnh.

Hiện, Khoa Quốc tế và Điều trị theo yêu cầu của Bệnh viện có 34 giường và 32 phòng bệnh. Các phòng bệnh được thiết kế hiện đại với các thiết bị y tế phục vụ cấp cứu, như hệ thống gọi điều dưỡng, hệ thống hút, khí y tế gắn trong tường đến tận đầu giường; có điều hòa, ti vi, tủ lạnh, vệ sinh khép kín. Ngoài ra, Khoa còn có các phòng chăm sóc đặc biệt, phòng cách ly. Cùng với đó, đội ngũ y, bác sĩ tận tâm,

trình độ chuyên môn cao và có trình độ ngoại ngữ. Đặc biệt, từ nhiều năm nay, Bệnh viện có đội ngũ chăm sóc khách hàng thành thạo nhiều ngoại ngữ, như tiếng Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Nga... luôn hỗ trợ khách hàng xuyên suốt quá trình khám, chữa bệnh. Khoa Quốc tế và Điều trị theo yêu cầu không chỉ được nhiều người Việt tin tưởng mà còn được người nước ngoài đi du lịch, sống, làm việc tại Quảng Ninh và các khu vực lân cận lựa chọn làm nơi chăm sóc sức khỏe thay vì phải quay về nước điều trị. Nhờ đó, Bệnh viện đã đón tiếp hơn 1.400 lượt bệnh nhân người nước ngoài đến khám, chữa bệnh mỗi năm. Bên cạnh đó, Bệnh viện còn làm đúng các quy trình thanh toán viện phí, qua đó giúp người bệnh là người nước ngoài có thể thanh toán lại với các công ty bảo hiểm y tế một cách thuận tiện khi về nước.

Bác sĩ CKI Mai Thanh Hải, Trưởng Khoa Quốc tế và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết: “Tình trạng bệnh lý diễn biến ngày càng phức tạp và nhu cầu khám, chữa bệnh chất lượng cao của người bệnh không ngừng gia tăng, đòi hỏi bệnh viện phải đáp ứng kịp thời. Trong thời gian tới, Khoa Quốc tế và Điều trị theo yêu cầu tiếp tục giữ vững những kết quả đã đạt được, đồng thời nâng cao chất lượng điều trị chuyên sâu, hiện đại hóa trang thiết bị, hướng đến chuẩn dịch vụ quốc tế”.

TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ Y TẾ

Ngoài Khoa Quốc tế và Điều trị theo yêu cầu, các khoa khác của Bệnh viện Bãi Cháy cũng mở thêm một số phòng bệnh tự chọn dành cho bệnh nhân. Mỗi phòng chỉ có 1-2 người nằm, với đầy đủ tiện nghi như: Ti vi, điều hoà, bàn tiếp khách...

Bệnh viện cũng phát triển dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách. Năm 2017, Bệnh viện đã được sửa chữa, nâng cấp và đầu tư nhiều trang thiết bị mới, hiện đại cho khu khám bệnh theo yêu cầu. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên điều dưỡng và phục vụ được đào tạo có tính chuyên nghiệp cao, phong cách ứng xử chuẩn mực đã mang lại sự hài lòng cho người bệnh. Từ năm 2006 đến nay, Bệnh viện duy trì các phòng khám dịch vụ với chuyên gia đầu ngành đến từ bệnh viện Trung ương, như: Việt Đức, Bạch Mai, Phụ sản Trung ương, Tai mũi họng, Mắt, Nhi, Bệnh viện Tim

Hà Nội..., từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần, trung bình phục vụ khoảng 200 lượt bệnh nhân/ngày. Ông Bùi Đức Tốt, xã Dương Quang, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, cho biết: Theo lời giới thiệu của người nhà nên nhân dịp du lịch ở TP Hạ Long, tôi kết hợp đến khám bệnh ở khu khám chữa bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bãi Cháy. Tôi cảm thấy rất hài lòng với chất lượng khám, chữa bệnh và thái độ phục vụ tại đây.

Bệnh viện cũng đẩy mạnh liên doanh, liên kết với 5 doanh nghiệp để lắp đặt các máy móc, thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Với các máy móc, như: Máy chụp cắt lớp 128, chụp cộng hưởng từ 0.2, tán sỏi ngoài cơ thể bằng laser... với kinh phí trên 26 tỷ đồng. Cùng với đó, Bệnh viện có đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ được đào tạo bài bản và có sự liên kết chặt chẽ của các bệnh viện tuyến trung ương, đồng thời có đầy đủ trang thiết bị và các chuyên khoa sâu để đáp ứng nhu cầu người bệnh khi cần điều trị chuyên sâu. Đến nay, Bệnh viện Bãi Cháy đã triển khai được hầu hết kỹ thuật của bệnh viện tuyến tỉnh và triển khai được trên 50% kỹ thuật của bệnh viện tuyến Trung ương. Bệnh viện đã nâng số giường bệnh từ 1.000 lên 1.250 giường, nhờ đó giảm đáng kể tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép.

Bác sĩ Giang Quốc Duy, Giám đốc Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết: Bệnh viện Bãi Cháy hướng tới xây dựng bệnh viện công điển hình, đứng đầu vùng Đông Bắc của đất nước trong chăm sóc sức khỏe người dân với chất lượng cao, hướng tới cộng đồng. Do đó, chúng tôi xác định luôn luôn đổi mới là yếu tố sống còn của bệnh viện. Nhất là trong năm 2018, cùng với 3 bệnh viện khác, Bệnh viện Bãi Cháy lần đầu phải hoàn toàn tự chủ và cân đối ngân sách từ nguồn thu. Nếu người bệnh không hài lòng họ sẽ đi nơi khác. Bởi vậy, việc đổi mới mạnh mẽ, đầu tư dịch vụ đạt tiêu chuẩn, lấy sự hài lòng của người bệnh là tiêu chí phấn đấu của bệnh viện. Đặc biệt là, bệnh viện có thể cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất phục vụ cho du khách khi đến với Quảng Ninh trong Năm Du lịch quốc gia 2018. Đây cũng là cơ hội để bệnh viện tiếp tục khẳng định uy tín và thương hiệu của mình, không chỉ sẵn sàng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao mà còn đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe của người dân và du kháchn

BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

Bệnh nhân người nước ngoài được chăm sóc chu đáo tại Khoa Quốc tế và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Bãi Cháy.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Chức khám, tư vấn cho người bệnh tại Khu khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bãi Cháy.

Những năm gần đây, Bệnh viện Bãi Cháy đã và đang nỗ lực nhằm mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho người dân và du khách, theo kịp xu thế phát triển mạnh mẽ về du lịch, dịch vụ, thương mại của tỉnh Quảng Ninh.

Bài, ảnh: NGUYỄN HOA

Khẳng định chất lượng,

vươn tầm quốc tế

Page 43: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

Khu tham quan, nuôi trồng ngọc trai của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long trên Vịnh Hạ Long.

41Quảng Ninh

Hiện nay, Công ty CP Ngọc trai Hạ Long có 3 điểm tham quan cơ sở nuôi trai cấy ngọc và mua sắm sản phẩm đồ lưu niệm trang sức bằng ngọc trai tại Quảng

Ninh. Đó là điểm tham quan khu nuôi trồng, sản xuất và bày bán sản phẩm ngọc trai tại vụng Tùng Sâu và đảo Vông Viêng, Vịnh Hạ Long và Điểm Du lịch Trung tâm Mỹ Ngọc tại trụ sở Công ty tại khu Đồn Điền, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long. Cả 3 điểm tham quan mua sắm này của Công ty đều đã được Sở Du lịch cấp biển công nhận Điểm mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm về nghề nuôi cấy ngọc trai, Công ty CP Ngọc trai Hạ Long là đơn vị tiên phong trong việc khép kín quy trình sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, từ sinh sản con giống, nuôi trai, cấy ngọc và gia công chế tác sản phẩm ngọc trai.

Ngọc trai Hạ Long là ngọc trai nước mặn, nên có ưu điểm vượt trội và khác biệt hẳn so với ngọc trai nước ngọt. Ở điều kiện lý tưởng, nếu như ngọc trai nước biển có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm, thì ngọc trai nước ngọt có độ bền chỉ từ 20 đến 30 năm. Ngọc trai nước biển có màu sắc tự nhiên, được tạo nên bởi hàng triệu tế bào sống từ con trai nên bản thân mỗi viên ngọc ngoài màu chính của nó (đen, vàng, trắng) còn hội tụ đủ ngũ sắc dưới mỗi góc ánh sáng khúc xạ khác nhau. Bởi vậy, ngọc trai biển còn được gọi dưới cái tên “Vật giải phong thuỷ”.

Điều ấn tượng nhất khi du khách đến các điểm tham quan của Công ty là du khách được tận mắt chứng kiến mọi quy trình hình thành nên một viên ngọc quý, từ việc nuôi cấy cho đến khi thu hoạch, đặc biệt khi du khách đến trực tiếp hai điểm sản xuất của Công ty trên Vịnh Hạ Long. Tại đây, khách du lịch sẽ được đội ngũ thuyết minh viên ân cần, chu đáo giới thiệu tỉ mỉ thông tin về các loại ngọc trai, từng công đoạn sản xuất sản phẩm. Khách du lịch đến tham quan có thể thoải mái tìm hiểu và lựa chọn cho mình

những viên ngọc trai đẹp, chất lượng cao được chế tác hết sức tinh xảo, lộng lẫy. Đây là điểm tham quan yêu thích của nhiều đoàn khách quốc tế và là điểm đến mà nhiều công ty lữ hành đưa vào tour du lịch tham quan Vịnh Hạ Long.

Nếu như tại 2 điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long tập trung vào quy trình nuôi, cấy sản xuất ra sản phẩm ngọc thô thì Trung tâm Mỹ Ngọc ở trên bờ tập trung vào công đoạn gia công chế tác sản phẩm. Các điểm này đều là điểm giới thiệu, trưng bày, bán các mặt hàng trang sức làm từ ngọc trai.

Với một diện tích mặt bằng khá rộng rãi, khu Trung tâm Mỹ Ngọc được xây dựng thoáng mát, du khách đến đây được thỏa sức lựa chọn cho mình những đồ trang sức, lưu niệm làm từ ngọc trai hết sức phong phú. Ở đây, sản phẩm làm từ ngọc trai khá đa dạng, được chế tác hết sức tinh xảo, màu sắc lấp lánh, bóng sáng, kích cỡ khác nhau tạo ra những món đồ trang sức hấp dẫn cho phái đẹp như: Chuỗi ngọc đeo cổ, đeo tay, nhẫn, hoa tai... Các thành phần khác như vỏ con trai qua bàn tay khéo léo của những người thợ được chế tác thành những đồ trang sức, đồ lưu niệm rất độc đáo... Điều đặc biệt, cùng với khu trưng bày các mặt hàng lưu niệm, Trung tâm Mỹ Ngọc còn có cả một khu riêng dành cho khách tham quan tìm hiểu quy trình gia công chế tác từ sản phẩm ngọc trai thô trở thành đồ trang sức tinh tế. Đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên của Công ty ân cần, chu đáo hướng dẫn du khách tham quan từng công đoạn, du khách sẽ có thêm những trải nghiệm cũng như những kiến thức mới về các hoạt động trong quy trình hoàn thiện một viên ngọc trai. Để rồi từ đó có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm ngọc trai ưng ý nhất.

Điểm nổi trội của ngọc trai Hạ Long được giới chuyên gia đánh giá có độ thuần khiết cao, độ bọc của lớp xà cừ dày, nhiều màu sắc tự nhiên sang trọng, quyến rũ như vàng, lưu ly, hồng anh đào, xám thủy ngân... chinh phục những khách hàng khó tính nhất.

Năm 2015, sản phẩm ngọc trai Hạ Long của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long đã được công nhận là sản phẩm OCOP của TP Hạ Long. Tháng 4/2016, ngọc trai Hạ Long được đánh giá 4 sao tại Hội thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh năm

2016. Đến năm 2017, sản phẩm Ngọc trai của Công ty đã được đánh giá xếp hạng 5 sao. Đồng thời, sản phẩm này còn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thế nhưng, giá bán thấp hơn khoảng 20-30% so với giá ngọc trai thế giới. Do đó, khách hàng của Công ty có tới 90% khách quốc tế (chủ yếu là khách Pháp, Mỹ, Anh, Úc, Thụy Điển, Hà Lan..). Mỗi ngày, mỗi điểm tham quan, mua sắm của Công ty đón tiếp hàng nghìn lượt du khách.

Ngọc trai Hạ Long hiện là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo của Quảng Ninh. Ngoài làm đồ trang sức cao cấp phục vụ nhu cầu mua sắm làm quà kỷ niệm cho khách du lịch đến Quảng Ninh, ngọc trai Hạ Long còn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và một số nước khác trên thế giới.

Bên cạnh đó, mô hình tham quan quy trình nuôi, cấy, chế tác ngọc, Công ty CP Ngọc trai Hạ Long cũng đã góp phần tạo dựng một sản phẩm du lịch mới, đó là “Du lịch làng nghề nuôi trai cấy ngọc” để “níu chân” du khách ở lại lâu hơn, khám phá vẻ đẹp độc đáo của Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Chia sẻ về những hoạch định trong thời gian tới, bà Nguyễn Thùy Hương, Giám đốc Công ty CP Ngọc trai Hạ Long cho biết, ngoài mở rộng quy mô, nuôi trồng sản xuất, Công ty sẽ mở rộng hệ thống kinh doanh giới thiệu sản phẩm đi sâu vào thị trường khách nội địa vì hiện tại công ty mới chỉ tập trung vào thị trường khách quốc tế đến Hạ Long. Thời gian tới, công ty sẽ mở thêm một cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở Hà Nội, Vân Đồn (Quảng Ninh) và một số địa phương trong nướcn

Khách du lịch xem quy trình thu hoạch ngọc trai ở Trung tâm Mỹ Ngọc.

Khách du lịch đến tham quan, mua sắm tại Trung tâm

Mỹ Ngọc. Đến du lịch Quảng Ninh, nhiều du khách, nhất là khách du lịch quốc tế rất ấn tượng với tour du lịch tham quan trải nghiệm thực tế, tìm hiểu tận mắt quy trình làm ra viên ngọc trai lấp lánh ở Công ty CP Ngọc trai Hạ Long. Đã từ lâu, chất lượng và thương hiệu ngọc trai Hạ Long của Công ty đã được khẳng định và tạo được uy tín với khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là một sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn với du khách khi đến với Quảng Ninh.

Bài, ảnh: CẨM THU

Hiện tại, Công ty CP Ngọc trai Hạ Long có 3 điểm tham quan mua sắm

đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch:

+ Trung tâm Mỹ Ngọc, khu Đồn Điền, phường Hà Khẩu; điện thoại: 0203.3511519.

+ Hạ Long Pearl farm I, đảo Bồ Hòn, Vịnh Hạ Long; điện thoại: 0203.3511519.

+ Hạ Long Pearl farm II, Vụng Vông Viêng, Vịnh Hạ Long; điện thoại: 0203.3511519.

Ngọc trai Hạ Long - Sản phẩm du lịch độc đáo

Page 44: CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH HẠ LONG - QUẢNG NINHbaoquangninh.com.vn/upload/others/201804/15363_1.pdf · thế và lực mới, bằng những giải pháp đột phá trong tập

42 Quảng Ninh

Với chức năng tiếp nhận, tồn chứa, bơm chuyển và cung cấp nguồn xăng dầu đảm bảo an ninh quốc phòng và nhu cầu thiết yếu cho các tỉnh miền Bắc,

Công ty Xăng dầu B12 đã phát triển được hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại với hệ thống cầu cảng cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải 40.000 DWT, hệ thống kho bể với sức chứa 357.200m3, cùng gần 600km đường ống và nhiều tổ hợp máy bơm công nghệ cao được nối liên hoàn, phục vụ bơm chuyển, đi qua 6 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hà Nội. Công ty có gần 130 cửa hàng bán lẻ xăng dầu khang trang, hiện đại và dây truyền sản xuất đã được trang bị hệ thống tự động hóa điều khiển, kiểm soát từ Văn phòng Công ty đến các đơn vị cơ sở, vị trí sản xuất.

Mỗi năm, đơn vị tổ chức tiếp nhận an toàn trên 4 triệu m3, tấn xăng dầu các loại tại Cảng dầu B12 và trực tiếp xuất bán ra thị trường hơn 1 triệu m3, tấn xăng dầu. Tốc độ tăng

trưởng của Công ty liên tục đạt ở mức cao, doanh thu năm 2017 của Công ty đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước hơn 7.000 tỷ đồng. Thực hiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với số vốn hàng trăm tỷ đồng. Việc làm, thu nhập của người lao động ổn định và có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước...

Đạt được kết quả trên là bởi đơn vị luôn coi trọng đầu tư, nâng cấp, đổi mới toàn diện cơ sở hạ tầng; trang thiết bị hiện đại... cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào triển khai thực hiện ở tất cả các khâu sản xuất kinh doanh, hoạt động của đơn vị. Nổi bật như: Hệ thống tuyến ống, kho bể, cầu cảng đều được nâng cấp... từ tuyến ống ban đầu đường kính ống là phi 159mm, đến nay đã được cải tạo, nâng cấp lên 406mm, với chiều dài gần 600km, phủ khắp khu vực duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống máy bơm chính cũng được nâng cấp tăng gấp 3 lần công suất bơm chuyển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Đi liền với đó, tổng sức chứa kho bể của toàn Công ty đến thời điểm này cũng được nâng cấp đạt 357.200m3. Trong đó, sức chứa tại kho Cảng Bãi Cháy là 90.000m3; Kho K130 là 162.000m3; Kho K131 là 52.000m3; Kho K132 là 13.200m3; Kho Hải Dương là 40.000m3. Đồng thời, Công ty đang triển khai đầu tư mở rộng thêm 72.000m3 sức chứa tại kho K130, dự kiến đưa vào khai thác vận hành trong năm 2019. Đối với cầu cảng B12, thiết kế ban đầu tiếp nhận tàu có trọng tải 10.300 DWT, đến nay đã triển khai nâng cấp, cải tạo và đưa vào tiếp nhận các tàu có trọng tải 40.000 DWT; cùng với đó, đơn vị còn tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống công nghệ xuất nhập, đầu tư hệ thống tự động hóa bến xuất đường bộ, bến xuất thủy Cảng dầu B12 đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình tiếp nhận, xuất hàng tại cảng.

Hệ thống nhận diện thương hiệu cũng tiếp tục được đơn vị quan tâm đầu tư phát triển. Toàn Công ty có 128 cửa hàng xăng dầu bán lẻ, xây dựng theo mô hình quản lý 5S. Theo đó, mô hình thực hành 5S có nguồn gốc từ Nhật Bản. 5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”, khi dịch sang tiếng Việt đó là “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, SĂN SÓC” và “SẴN SÀNG”. Mô hình 5S góp phần hỗ trợ rất lớn cho công tác quản lý điều hành, xây dựng phong cách làm việc mới, khoa học, chuyên nghiệp của đội ngũ CBCN-LĐ đơn vị. Đây cũng chính là bước đột phá trong việc nâng cao văn hóa ứng xử, chăm sóc khách hàng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu của Công ty; cũng như tạo lập sự khác biệt Petrolimex trong sự đồng bộ với việc nhất thể hóa hệ thống nhận diện cửa hàng xăng dầu Petrolimex theo chỉ đạo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Song song với các giải pháp trên, việc kiểm soát và quản lý chất lượng xăng dầu cũng được đơn vị đặc biệt coi trọng. Để thực hiện tốt nội dung này, bên cạnh việc tăng cường các giải pháp nhằm quản lý chặt chất lượng 3 khâu chính (nhập khẩu, tồn chứa, chuyển từ kho đến các cửa hàng bán lẻ trực thuộc và các đại lý), đơn vị luôn chú trọng nâng cấp đổi mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại; đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực thử nghiệm. Hiện đơn vị đang sở hữu 1 trung tâm thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia mang số hiệu VILAS 16, được chứng nhận hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005; 3 phòng thí nghiệm.

Kết quả của sự nỗ lực trong công tác kiểm soát chất lượng trong toàn bộ quá trình kinh doanh của đơn vị đã được Nhà nước trao tặng “Giải vàng Chất lượng Việt Nam” năm 2006; Giải thưởng Thương hiệu xanh năm 2015. Bên cạnh các giải pháp trên, một nội dung mang tính đột phá và góp phần đắc lực phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế của đơn vị là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện quản trị doanh nghiệp của đơn vị. Qua đó, vừa giảm thiểu sức lao động của CBCN-LĐ; vừa đưa ra các số liệu chính xác và khai thác hiệu quả, triệt để năng lực của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật... giúp lãnh đạo các cấp của Công ty trong quản trị điều hành đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất.

Điều tự hào là các phần mềm quản trị và quản lý chất lượng này luôn được xây dựng từ sự nghiên cứu ứng dụng và sáng tạo của chính những kỹ sư, CBCN Công ty. Hiện, Công ty đang vận hành 2 hệ thống quan trọng, đó là: ERP (Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp) và Egas (Phần mềm quản lý cửa hàng xăng dầu). Trên cơ sở 2 hệ thống ERP và Egas, từ 1/4/2018, đơn vị còn chính thức khởi tạo và phát hành hóa đơn điện tử thay thế cho việc phát hành hóa đơn giấy thông thường trên toàn hệ thống các cửa hàng xăng dầu của đơn vị. Việc phát hành hoá đơn điện tử giúp cho việc khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần tiết giảm chi phí và minh bạch hóa hoạt động kinh doanh xăng dầu...

Một lần nữa có thể khẳng định: Với sự nỗ lực khắc phục khó khăn, không ngừng đổi mới toàn diện, đồng bộ, quyết liệt các lĩnh vực như nêu trên, Petrolimex Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế đứng đầu, tiên phong đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ chuyên nghiệp, góp phần đắc lực, hiệu quả thực hiện thành công, thắng lợi nhiệm vụ trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nướcn

CÔNG TY XĂNG DẦU B12 (PETROLIMEX QUẢNG NINH)

ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN ĐỂ HỘI NHẬP Bài, ảnh: TUẤN HƯƠNG

Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, Công ty Xăng dầu B12 (Petrolimex Quảng Ninh) đã không ngừng nâng cao chất lượng và đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần tạo nên diện mạo mới, cũng như ngày càng khẳng định thương hiệu Petrolimex Quảng Ninh nói riêng và xứng đáng là một trong những đơn vị đứng đầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Trung tâm điều độ hàng hóa toàn Công ty.

Toàn cảnh trụ sở văn phòng Công ty và hệ thống cầu cảng tiếp nhận xăng dầu.

Trung tâm thử nghiệm xăng dầu Vilas.

Hệ thống tuyến đường ống tiếp nhận, bơm chuyển xăng dầu của Công ty Xăng dầu B12.