chương 14 liên hệ cội nguồn Đông sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/pdf/ch14.pdf ·...

19
Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn-Điền Năm 1960, học giả Đức R. Rudolph công bố bài viết về di chỉ Thạch Trại Sơn ở Trấn Ninh, Điền Trì 1 với đầu đề ” Một di chỉ Đông Sơn quan trọng ở Vân Nam”, khẳng định tính thống nhất giữa hai nền văn hóa Điền và Đông Sơn. Nhà khảo cổ học Việt Nam Chử Văn Tần (1980/2003) đã xác định một loạt các yếu tố tương đồng Điền-Đông Sơn, ngoài trống đồng còn có lưỡi cày hay cuốc hình tim, lưỡi liềm, dao gặt, bàn chải bầu dục, dao găm, kiếm ngắn, rìu lưỡi cân hoa văn hình vảy cá, muôi hình quả bầu, tên đồng mặt cắt tam giác .v.v. Gần đây hơn, học giả Mỹ Chiou Peng (2008 a: 34) kết luận: “Những tư liệu tích lũy hơn nửa thế kỷ qua khẳng định những hiện vật tương đồng từ vùng Đông Sơn và Vân Nam thuộc về hai nền văn hóa anh em trong một vùng văn hóa của người Việt ở bán đảo Đông Dương và Tây Nam Trung Quốc”. Như chúng ta đã thấy, văn hóa Điền và văn hóa Đông Sơn còn chia sẻ với các văn hóa cùng thời ở Hồ Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quí Châu một loạt các lễ khí như qua ngắn có hình người-ếch, dao găm cán hình người, rìu hình hia, chuông tai dê, chiêng, nồi hình trống (Chương 8,9,10). Trong phần này, tôi sẽ nêu thêm một số điểm tương đồng giữa hai văn hóa Điền và Đông Sơn từ góc độ mặt dân tộc học cho đến nay hoặc chưa được nói tới, hoặc đã nói nhưng chưa rõ ràng, cụ thể. Tương đồng Điền-Đông Sơn 1. Tục búi tóc sau gáy . Uông Ninh Sinh (1975:438) coi búi tóc sau gáy là kiểu tóc chung của người Sở và người Điền cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa họ. 1 Tên gọi Điền Trì không rõ từ bao giờ, vì sao trở thành tên một làng ở Nam Sách, Hải Dương, quê hương của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Chương 14

Liên hệ cội nguồn Đông Sơn-Điền

Năm 1960, học giả Đức R. Rudolph công bố bài viết về di chỉ Thạch Trại Sơn ở

Trấn Ninh, Điền Trì 1 với đầu đề ” Một di chỉ Đông Sơn quan trọng ở Vân Nam”, khẳng

định tính thống nhất giữa hai nền văn hóa Điền và Đông Sơn.

Nhà khảo cổ học Việt Nam Chử Văn Tần (1980/2003) đã xác định một loạt các

yếu tố tương đồng Điền-Đông Sơn, ngoài trống đồng còn có lưỡi cày hay cuốc hình tim,

lưỡi liềm, dao gặt, bàn chải bầu dục, dao găm, kiếm ngắn, rìu lưỡi cân hoa văn hình

vảy cá, muôi hình quả bầu, tên đồng mặt cắt tam giác .v.v.

Gần đây hơn, học giả Mỹ Chiou Peng (2008 a: 34) kết luận: “Những tư liệu tích

lũy hơn nửa thế kỷ qua khẳng định những hiện vật tương đồng từ vùng Đông Sơn và

Vân Nam thuộc về hai nền văn hóa anh em trong một vùng văn hóa của người Việt ở

bán đảo Đông Dương và Tây Nam Trung Quốc”.

Như chúng ta đã thấy, văn hóa Điền và văn hóa Đông Sơn còn chia sẻ với các

văn hóa cùng thời ở Hồ Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quí Châu một loạt các lễ khí như

qua ngắn có hình người-ếch, dao găm cán hình người, rìu hình hia, chuông tai dê,

chiêng, nồi hình trống (Chương 8,9,10).

Trong phần này, tôi sẽ nêu thêm một số điểm tương đồng giữa hai văn hóa Điền

và Đông Sơn từ góc độ mặt dân tộc học cho đến nay hoặc chưa được nói tới, hoặc đã

nói nhưng chưa rõ ràng, cụ thể.

Tương đồng Điền-Đông Sơn

1. Tục búi tóc sau gáy

.

Uông Ninh Sinh (1975:438) coi búi tóc sau gáy là kiểu tóc chung của người Sở

và người Điền cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa họ.

1 Tên gọi Điền Trì không rõ từ bao giờ, vì sao trở thành tên một làng ở Nam Sách, Hải Dương, quê hương của thần

đồng thơ Trần Đăng Khoa.

Page 2: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy.

Nguồn: big5.hwjyw.com; Tạ Sùng An 2008

Người Đông Sơn cũng để tóc búi sau gáy, nhưng được thể hiện cách điệu

thành một hình thang có hình tròn ở giữa (hình người múa trên trống đồng) hay bằng

một vòng tròn (trên tượng đồng).

Tục búi tóc sau gáy là một tục truyền thống của người Việt còn cho đến nay.

Hình 2: Người búi tóc sau gáy: Trên trống đồng và tượng đồng Đông Sơn; Thợ làm đồ sơn mài

ở Bắc Bộ đầu thế kỷ 20.

Nguồn: Bezacier 1972; Henry Oger.

2. Tục búi tóc đỉnh đầu

Hình 3: Nam giới Điền với các kiểu búi tóc đỉnh đầu

Nguồn: http://hua.umf.maine.edu/

Page 3: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Haskins (1963) xác định: người búi tóc đỉnh đầu trên đồ đồng Điền là người

Bạch Mã.

Uông Ninh Sinh (1975) cho rằng họ là tổ tiên của người Thái (người Thái Đen

cho đến nay vẫn có tục phụ nữ có chồng phải “tằng cẩu” tức búi tóc lên đỉnh đầu).

Trong ba tượng người có búi tóc đỉnh đầu ở trên, người thứ nhất đầu quấn khăn

và ngồi xổm, kiểu ngồi đặc trưng của người Bách Việt; người thứ hai búi tóc để trần

ngồi quì, kiểu ngồi đặc trưng của người Hoa, Nhật và Triều Tiên nhưng ở đây là kiểu

ngồi của người hầu; người thứ ba chụp vào búi tóc một dạng mũ hình trống đồng.

Theo Nguyễn Việt (2010:459) búi tóc đỉnh đầu là kiểu tóc phổ biến ở vùng sông

Hoàng, sau lan đến vùng Nam Dương Tử và Bắc Việt Nam. Ông đưa 3 bằng chứng về

tục búi tóc đỉnh đầu của người Đông Sơn: tượng người ôm chó Phú Lương “với núm

tóc cao trên đỉnh đầu”; người thổi khèn trên muôi đồng Việt Khê; và nhóm nhạc công

trên khóa thắt lưng của sưu tập Đặng.

Hình 4: Người thổi khèn Việt Khê; Người ôm chó Phú Lương

Nguồn: Nguyễn Việt 2010; Trịnh Sinh 2010

Tuy nhiên, các bức ảnh ở Hình 4 lại cho thấy cả người thổi khèn Việt Khê và

người ôm chó Phú Lương đều có tóc búi sau gáy.

Hình 5: Tượng nam trên cán dao găm Đông Sơn (nghiêng và phía sau); Người cầm

đèn Đông Tác.

Page 4: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Nguồn: Nguyễn Việt 2010

Về kiểu tóc của pho tượng nam trên cán một chiếc dao găm Đông Sơn thuộc

sưu tập Phạm Lan Hương (Hình 5), Nguyễn Việt (2010:452) cho rằng người này không

quấn khăn mà (đội) một vòng trang trí răng cưa, tóc hất lên và buộc tết ra phía sau tõe

ra thành hai bím, tại chân bím có vật trang sức tròn, to như một cái nơ.

Nhưng theo tôi, pho tượng nam trên có tóc búi đỉnh đầu và đội một vòng khăn có

tròn và hai dải vải tõe sau lưng. Tượng nữ núi Nưa và làng Vạc cũng búi tóc đỉnh đầu

trước khi đội một chiếc mũ kiểu Cung Đô (Chương 11, Mục 22).Tượng người cầm đèn

Đông Tác, Thanh Hóa chắc cũng có tóc búi đỉnh đầu, nhưng được thể hiện cách điệu

thành một cái cột có hình trống đồng trên đỉnh. Tư thế ngồi quì của tượng này và hình

trống đồng trên đỉnh đầu giống một số pho tượng Điền, vì thế, đó có lẽ là một tượng

Điền hoặc tượng Đông Sơn gốc Điền.

Búi tóc đỉnh đầu chắc chắn là tục của một nhóm Lạc Việt Đông Sơn. Người

Dayak ở Indonesia, là con cháu di dân Lạc Việt-Đông Sơn mới có những pho tượng mồ

búi tóc đỉnh đầu thể hiện tổ tiên (Phụ lục 16 B).

3. Tục tết tóc đuôi sam

Hình 6: Nam giới tóc tết đuôi sam một bím -mũ Bàn Hồ; Phụ nữ tóc tết đuôi sam hai

bím; Nam và nữ tóc tết đuôi sam; Tù binh tết tóc đuôi sam hai bím

Nguồn: http://rolfgross.dreamhosters.com/; Uông Ninh Sinh 1979; Bunker 1972

Trên đồ đồng Điền, chúng ta thấy những người cả nam và nữ đều tết tóc đuôi

sam có một hay hai bím. Đặc biệt, có hình một đầu người nam với tóc hai bím bị chặt.

Nguyễn Việt (2010:461) cho rằng họ là người Đông Sơn bởi kiểu tóc tết hai bím

là kiểu tóc của người trên trống đồng Viên và trên thạp Hợp Minh. Hình đó cho thấy có

những xung đột thường xuyên giữa người Đông Sơn và người Điền.

Tuy nhiên, theo tôi, những người có tóc đuôi sam bị bắt bớ chém giết trên đồ

đồng Điền chính là người Côn Minh. Theo Sử Ký, Côn Minh và Tủy là hai nhóm láng

Page 5: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

giềng phía Tây nước Điền, có lối sống du mục hay nửa du mục và có tục tết tóc đuôi

sam. Các sách khác cho biết người Côn Minh thường cướp bóc và giết người Điền

(Higham1996:150). Đó cũng là tộc người không liên minh và đặc biệt trở nên thù địch

với người Điền vào năm 122 TCN, khi nhà Hán có ý định mở một con đường thương

mại qua đất Điền về phía Tây (Tzehuey 2008:35).

Chúng ta sẽ thấy, một số người Đông Sơn kết tóc đuôi sam chính là những

người gốc Thục, Dạ Lang, Điền đã theo chân Thục Phán đến Việt Nam (Chương 13).

Hình 7: Hình người tết tóc đuôi sam hai bím trên trống Viên, thạp Hợp Minh và tượng quí tộc

trên cán dao găm Đông Sơn.

Nguồn: Nguyễn Việt 2010; BTLSVN.

4. Mũ Bàn Hồ

Trên một khóa thắt lưng Điền mạ vàng có tượng một nhóm nghệ sĩ đang hát

múa, đánh trống, thổi khèn, tóc tết đuôi sam một bím sau lưng, trên đầu đội một dạng

mũ hình quả bầu cách điệu giống nhóm người đang cố buộc một con bò vào cột lễ

trong hình 6.

Hình 8: Người Điền với mũ Bàn Hồ; Người Dao ở Quảng Tây với khăn đội đầu trên mũ bằng

bạc đặt ngang; Người Dao Đỏ ở Việt Nam với mũ Bàn Hồ hình đầu chó.

Nguồn: http://rolfgross.dreamhosters.com; www.loc.gov/rr/asian/YaoMaterial.pdf;

Tư liệu dân tộc học cho thấy dạng mũ đó là một dạng mũ của người Dao thể

hiện tục thờ Ông Tổ Bàn Hồ của họ (một cách lý giải Bàn =tấm gỗ, Hồ=quả bầu, do

Page 6: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

theo truyền thuyết Bàn Hồ vốn là một con tằm sinh ra trong một quả bầu, trên đậy một

tấm gỗ). Hiện một nhóm Dao Quảng Tây vẫn đội khăn trùm lên dạng mũ hình quả bầu

bằng bạc nhưng đặt ngang. Một số nhóm Dao khác ở Việt Nam lại có các dạng mũ Bàn

Hồ mô phỏng hình đầu chó dành cho các cô dâu Dao. Rõ ràng, các nhóm Dao khác

nhau có những dạng mũ Bàn Hồ khác nhau.

Như vậy, nhóm người đội mũ Bàn Hồ trên là một nhóm Dao. Hình dái cá/cầy/chó

sói trên một số trống đồng Đông Sơn và qua Điền cho thấy người Dao là một trong các

tộc người chủ nhân của văn hóa Điền và Đông Sơn.

Hình 9: Hình chó trên trống đồng Đông Sơn; Hình dái cá trên qua Điền.

Nguồn: Chiou Peng 2008 a

5. Hội thề với trống đồng

Trên nắp một chiếc thạp-trống Điền, chúng ta thấy có 127 người tụ tập quanh

một ngôi nhà sàn, trong nhà có 14 chiếc trống đồng cỡ nhỏ, ngoài nhà có 2 chiếc cỡ

cực lớn ( chiều cao hơn đầu người). Đó chính là cảnh phức tạp nhất được thể hiện trên

đồ đồng Điền.

Các học giả Trung Quốc cho rằng đó là cảnh một hội lễ ăn thề giao ước liên

minh giữa thủ lĩnh của các tộc người ở nước Điền bởi nó đúng như điều thư tịch mô tả

về các hội ăn thề gắn với tục hiến sinh người và súc vật bên cột lễ, có tiệc tùng và tấu

nhạc đi kèm (Higham 1996:152).

Page 7: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Hình 10: Thạp Điền (nhìn xa); Lễ ăn thề ( nhìn gần).

Nguồn: Higham 1996

Với tôi, cảnh hội thề trên lại gợi tới hội thề tại Đền Trống Đồng thời Lý.

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi sự tích Đền Đồng Cổ tại xã Đan Nê, Yên

Định, Thanh Hóa trong có đoạn: “Khi thái tử Lý Phật Mã ( sau là Lý Thái Tông) đi đánh

Chiêm Thành, đêm cũng nằm mơ thấy một vị thần xưng là thần núi Trống đồng nguyện

theo giúp thái tử. Đánh thắng giặc, thái tử lập đền thờ thần…

Toàn Thư cho biết thêm: năm 1028, trước hôm vua cha qua đời, thái tử lại được

thần Đồng Cổ báo mộng sẽ có” loạn tam vương”. Quả nhiên, sáng hôm sau, khi Thái

Tổ vừa băng hà, ba vương tử cùng kéo quân vào Cấm Thành định cướp ngôi báu. Do

có phòng bị, thái tử đã dẹp yên và lên ngôi, sau đó cho xây một ngôi đền thờ thần Đồng

Cổ ở bên phải Hoàng Thành và quyết định lấy ngày 25 tháng 3 mở hội thề tại đền.

Trong hội thề, bách quan văn võ quỳ trước đàn tế có bài vị thần Trống Đồng đọc lời thề:

“Kẻ nào làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh sẽ giết chết”.

Hội thề nước Điền và hội thề nước Đại Việt thời Lý cách nhau hơn ngàn năm, có

nội dung và hình thức khác nhau, nhưng có điểm chung là đều liên quan tới Thần

Trống Đồng.

Từ thời nước Xích Quỉ, trống đồng đã là trống trận, và thần trống đồng đã được

coi là Ông Tổ- Thần Bảo hộ- Thần Chiến tranh (Phụ lục 5C, 5 D). Thời Đông Sơn, trống

đồng, ngoài chức năng nhạc cụ cũng có vai trò tương tự. Vì thế, sự xuất hiện 16 chiếc

trống đồng, với 2 chiếc cực lớn trong hội lễ ăn thề Điền phản ánh tục thờ thần trống

đồng như vị thần chủ tối cao chứng giám và phán xử lời thề của mỗi thành viên trong

liên minh. Các tộc người dùng trống đồng đều quan niệm thần trống đồng trú ngụ ở

trong trống đồng. Trống đồng càng lớn, thần trống đồng càng linh thiêng và quan trọng

Do mối liên hệ gần gũi Điền-Văn Lang, có thể suy đoán hội thề thời Lý là một sự kế

thừa, đổi mới một dạng hội thề có vai trò của thần trống đồng thời Đông Sơn.

6. Vai trò của phụ nữ

Một số nhóm tượng trên mặt thạp Điền lại cho thấy vai trò đặc biệt của người

phụ nữ trong xã hội Điền. Một nhóm thể hiện một người đàn bà ngồi trên trống đồng,

xung quanh là những người quì dâng lễ vật. Một nhóm khác thể hiện hai người đàn ông

đang kiệu một người đàn bà cao lớn, mạ vàng (thể hiện địa vị cao quí), xung quanh có

nhiều nô tỳ nữ mang túi, gùi, cuốc đi làm lễ gieo hạt. Một nhóm nữa thể hiện một hội lễ

mừng mùa lúa mới với 4 người đàn ông đang kiệu một người đàn bà, xung quanh có

Page 8: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

51 người vây quanh một cột lễ có hai con rắn leo, dưới chân cột buộc ba người sẽ bị

giết để cúng thần linh, ngoài có hai trống đồng cỡ cực lớn.

Hình 11: Các nhóm tượng thể hiện vai trò chủ lễ của người phụ nữ Điền.

Nguồn: http://hua.umf.maine.edu; Higham 1996.

Ít nhất, chúng ta có ba cách lý giải về các hình ảnh đó như sau:

-Xã hội Điền là xã hội của người du mục, phụ nữ là xương sống, người trồng

trọt, buôn bán, chủ trì hội lễ, nuôi dạy con, trong khi nam giới chăn thả súc vật và khi

cần, chiến đấu.

-Xã hội Điền còn mang dấu tích của xã hội mẫu hệ-mẫu quyền. Cho đến gần

đây, người Mosuo ở Vân Nam, anh em với người Hà Nhì ở Việt Nam, một tộc người có

mặt ở nước Điền xưa vẫn còn duy trì một xã hội như thế.

-Những người đàn bà đó chỉ là những bà đồng trong các nghi lễ tín ngưỡng.

Các cách lý giải trên không nhất thiết loại trừ nhau mà bổ xung cho nhau.

Từ những chiếc dao cán mang tượng nữ Làng Vạc, Núi Nưa, Nguyễn Việt

(2010:564) cho rằng thời Đông Sơn “tàn dư chế độ mẫu hệ còn rất đậm” ở vùng Thanh-

Nghệ.

Các cán dao tương tự cũng có trong văn hóa Điền, dù ít hơn (Chương 13). Tuy

nhiên, các bằng chứng nêu trên đã đủ cho thấy các yếu tố mẫu hệ- mẫu quyền trong xã

hội Điền cũng khá sâu đậm. Văn hóa Đông Sơn không có các bằng chứng tương tự

nhưng việc Hai Bà Trưng và Bà Triệu đã lãnh đạo những cuộc khởi nghĩa đầu tiên thời

Bắc thuộc, trong đó danh hiệu Trưng có gốc từ Chương-chỉ Vua-Thần ( Phụ lục 4C)

cũng khẳng định sự tồn tại của các yếu tố đó trong xã hội Đông Sơn.

Thực ra, vai trò đặc biệt lớn lao của người phụ nữ Đông Sơn đã thể hiện ngay ở

việc người Đông Sơn tạo ra trống đồng Đông Sơn mang dáng của chiếc cối giã gạo

lưng eo, dáng cơ thể của người Mẹ, dáng Bà Tổ Ếch, thay cho dạng trống đồng hình

thùng mô phỏng trống da thời Thương.

Truyền thống Đông Sơn đó đã được kế thừa ở các vương triều Đại Việt thời độc

lập theo những cách khác nhau. Thời Ngô Quyền, các ông cậu họ Dương, họ của vợ

Ngô Quyền có quyền chỉ định kẻ nối ngôi ( bỏ Ngô Xương Ngập, chọn Ngô Xương

Page 9: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Văn). Vai trò của ông cậu chính là một dấu hiệu của xã hội mẫu hệ. Thời Đinh-Lê, Thái

hậu Dương Vân Nga đã có vai trò quyết định trong việc lên ngôi của Lê Hoàn.

7. Đèn hình người

Hình 12: Đèn Điền; Đèn Điền có người mặt khỉ; Đèn Đông Sơn (nguyên bản); Đèn Đông Sơn

(phục dựng)

Nguồn: education.ntu; daibieunhandan.vn;thethaovanhoa.vn; Janse 2001

Năm 1935, nhà khảo cổ học Thụy Điển O. Janse đã tìm được ở di chỉ Lạch

Trường, Thanh Hóa một chiếc đèn hình người. Trong cuốn Thần Dionysos ở Việt Nam

xuất bản năm 1958 ( bản dịch tiếng Việt năm 2001 lấy tên Bí mật của cây đèn hình

người, Janse cố chứng minh hình người có mái tóc xoăn, mắt to, bộ ria mỏng… là

tượng thần Hy Lạp Dionysos, vị thần rượu nho gắn với tục thờ cây mặt trời. Vị thần này

đã theo chân Alexander Đại Đế đến Ấn Độ, rồi từ đó cùng với di dân từ Ấn Độ hay vùng

gần đó tới Nam Việt Nam (Óc Eo) và cuối cùng tới Thanh Hóa.

Trong bài Văn hóa Lạch Trường, quan hệ cội nguồn với phương Tây và mối liên

hệ với văn hóa Sở năm 1972, ông lại gọi hình người đó là thần Dionysos châu Á và cho

rằng chiếc đèn đó có nhiều yếu tố phương Tây nhưng có thể đến từ nước Sở.

Phạm Quốc Quân (2011:25) cho biết có những người đã chứng minh cây đèn đó là của

người Hán hay của người Việt tiếp thu văn hóa Hán. Nhưng ông tin, cây đèn Lạch

Trường, cùng với 3 cây đèn hình người khác có niên đại tương đương đều là “những

sản phẩm Đông Sơn, ít nhiều có ảnh hưởng bên ngoài, nhưng được pha trộn và hòa

tan từ người Đông Sơn. Chúng luôn để người xem có cảm giác không chịu ảnh hưởng

trực tiếp từ đâu…không thấy bất cứ một (chất) nào khác ngoài chất Đông Sơn ”.

Mặt khác, Phạm Quốc Quân lại xác định một cây đèn hình người Đông Sơn có

bộ mặt khỉ hệt như mặt người trên những trống đồng Đông Sơn mang phong cách Điền

(đúng hơn đó là trống đồng Điền).

Theo tôi, cây đèn Lạch Trường là một sản phẩm của người Đông Sơn nhưng

kết hợp các yếu tố Điền-Thục. Các bằng chứng là:

- Cây đèn Lạch Trường có 3 điểm tương đồng rõ rệt với chiếc đèn hình người

Điền: cấu trúc 3 đĩa dầu, bộ mặt và chiếc mũ của người quì mang đèn.

-Một cây đèn hình người khác có bộ mặt khỉ giống mang phong cách Điền.

Page 10: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

-Người mang đèn mặc khố. Các nét phương Tây (tóc xoăn, mắt to) là các yếu tố

của người Scyth mang tới văn hóa Điền (xem phần dưới).

- Hình người nhỏ trên cành cây đối diện với đầu chim có gốc từ hình người- chim

trên cây vũ trụ Tam Tinh Đôi (Phụ lục 5D).

-Hình chim nước trên hai đĩa đèn đầu, như Janse nhận xét: là hình chim nước-

ngỗng tức giống chim Lạc trên trống Lào-có gốc Vân Nam. Đuôi chim giống đuôi chim

trên một cái bình đốt trầm Đông Sơn có cán đầu rồng giống cán môi Dạ Lang.

-Các yếu tố Thục- Điền- Dạ Lang trong nhiều di vật Đông Sơn ở Thanh Hóa, liên

quan tới cuộc đại di tản của quân tướng Âu Lạc (Chương 11).

8. Lưỡi cuốc/cày hình tim

Trong chiếc trống đồng phát hiện năm 1982 tại Cổ Loa có chứa 98 di vật thường

được các nhà khảo cổ học Việt Nam gọi là “lưỡi cày đồng dạng Cổ Loa”, còn Higham

(1996: 123) gọi một cách nước đôi là “cuốc hoặc lưỡi cày có họng”.

Hoàng Văn Khoán bằng thực nghiệm đã chứng minh chúng đúng là lưỡi cày và

có thể dùng trâu bò kéo (!). Tuy nhiên, không ít người đã nghi ngờ điều đó bởi kích

thước, trọng lượng và dáng của chúng không như các lưỡi cày thông thường khác. Một

số khác tin chúng là lưỡi cày nhưng chỉ để cày được ở vùng đất nhẹ và do người kéo

(Chử Văn Tần 2003:572).

Hình 13: Lưỡi cuốc Cổ Loa thường được gọi là lưỡi cày; Lưỡi cuốc Thạch Trại Sơn; Cuốc

Dương Phủ Đầu; Hoa văn mặt trời Đông Sơn trên cán cuốc Dương Phụ Đầu.

Nguồn: baotanglichsu.vn; Nguyễn Việt 2010; http://hua.umf.maine.edu/; Takeda 2012.

Trong văn hóa Điền cũng có dạng di vật tương tự nhưng được xác định là lưỡi

cuốc. 1 Đặc biệt, tại di chỉ Dương Phụ Đầu ở Côn Minh có nguyên những chiếc cuốc

còn nguyên cán phủ sơn với nhiều mô típ mặt trời được các học giả Trung Quốc coi là

1 http://hua.umf.maine.edu/China/bronzes/index.htm

Page 11: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

vũ khí. Từ đó, Nguyễn Việt (2010: 557) đã gọi dạng di vật Cổ Loa trên là “vũ khí chém

bổ”.

9. Qua

Hình 14: Qua đồng: Sơn Tây; Điền; Ba Thục; Dạ Lang và hình ếch trên chuôi dao Sơn Tây.

Nguồn: Bezacier 1972; Tzehuey 2008, Nguyễn Việt 2009

Bzacier (1972:94) đưa ra hình vẽ của 2 chiếc qua đồng được tìm thấy ở Sơn

Tây, Nam Hà Nam có niên đại khoảng thế kỷ 2-1 TCN cùng các ý kiến khác nhau về

mô típ ở chuôi qua và nguồn gốc của dạng qua đó. Đa số các học giả coi đó là hình ếch

hay thằn lằn, từ đó xác định dạng qua này có gốc từ Nam Trung Quốc hay Bắc Việt

Nam, nơi hai con vật trên có ý nghĩa biểu tượng gắn với sông nước-thần mưa, riêng

Kargren coi đó là hình người cách điệu, vì thế dạng qua này có gốc Trung nguyên.

Dạng qua này sau cũng được tìm thấy trong các văn hóa Thục, Điền và Dạ

Lang.

Theo Chiang Po Yi (2010: 108) Vân Nam là nơi dạng qua trên được phát hiện

nhiều nhất (181 chiếc). Những chiếc có hoa văn là vật tùy táng hay lễ khí, còn những

chiếc ít hoa văn là vũ khí. Dạng qua này đã xuất hiện vào thời cuối Thương- đầu Chu

ở Tây Nam Tứ Xuyên cũng như ở Thiểm Tây, đặc biệt ở hai quận Thành Cố và Dương

ở vùng Hán Trung. Từ Tứ Xuyên, nó tới vùng Đông Bắc Vân Nam vào đầu thời Xuân

Thu (700-650 TCN), dần tới vùng Trung Vân Nam vào khoảng 550 TCN và dần biến

mất vào cuối thời Tây Hán, đầu thời Đông Hán (50 TCN-50 SCN). Về nguồn gốc của

dạng qua đó, trước 1980, có người cho rằng nó có gốc Trung Nguyên. Nhưng với việc

phát hiện một số lượng lớn dạng qua này ở Hán Trung vào năm 1980, một số học giả

cho rằng qua Tứ Xuyên có gốc từ một văn hóa bản địa ở Hán Trung có đặc trưng là

những mặt nạ và rìu Việt. Mối quan hệ giữa Tứ Xuyên và Hán Trung còn chưa rõ,

nhưng dựa vào các di vật đồng và thư tịch nói nước Thục đã từng giúp nhà Chu đánh

Page 12: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Thương và kinh đô gốc của nước Thục ở vùng sông Hán, một số học giả còn nêu giả

thuyết, người Hán Trung là tổ tiên của người Thục.

Nền văn hóa bản địa ở Hán Trung đó chính là văn hóa của nước Việt thời

Thương ở Lão Ngưu Pha. Mặt nạ của văn hóa đó chính là mặt nạ Thành Cố và Lão

Ngưu Pha, tương tự với các mặt nạ ở Tân Can và Tam Tinh Đôi (Chương 5). Nước

Việt ở Lão Ngưu Pha đã từng giúp nhà Chu đánh đổ nhà Thương và kinh đô của nước

La thời Chu, tức nước Việt thời Thương, nằm ở Nghi Thành chính là ở vùng sông Hán

Việc xác định người Hán Trung là tổ tiên của người Thục hoàn toàn khớp với những gì

đã nêu ở trên về nguồn gốc Biết/Việt/La/Lạc Việt của triều Khai Minh (Chương 8).

Từ đó, có thể thấy, mô típ Thao Thiết trên qua Thục có liên hệ cội nguồn với mặt nạ

Thành Cố, vốn là mô típ Thao Thiết của văn hóa Lương Chử, một biến thể của mô típ

người-ếch (Phụ lục 2 B, 5 C). Mô típ người ếch trên qua Thục, Điền, Dạ Lang và Đông

Sơn chính là sự phục nguyên mô típ gốc của mô típ Thao Thiết, phản ánh tâm thức về

nguồn, phục hưng các biểu tượng cội nguồn của người Bách Việt .

Trong văn hóa Đông Sơn, theo Nguyễn Việt (2010:618), chỉ có 5 chiếc qua dạng

trên được công bố (chính thức). Chúng chủ yếu được phát hiện ở các di chỉ vùng trung

du và miền núi Bắc Bộ (riêng tại di chỉ Gò De, Phú Thọ có 2 chiếc).

Như vậy, có thể đoán định rằng, dạng qua này có gốc Thục nhưng được chế tác

ở Vân Nam, từ đó lan tỏa tới Bắc Việt Nam, Quí Châu và Nam Hà Nam.

Chúng ta biết, Nam Hà Nam là vùng đất của người Việt thời Thương, người

La/Lạc Việt thời Chu. Việc dạng qua trên cùng với trống đồng dạng Đông Sơn được tìm

thấy ở đây (Chương 9) cho thấy có những nhóm Lạc Việt vẫn còn ở đó và có liên hệ

qua lại với người Lạc Việt phương Nam.

10. Tục thờ vật tổ khỉ

Năm 1977, Diệp Đình Hoa-Chử Văn Tần công bố ảnh và hình vẽ một pho tượng

nam “giống người châu Phi” được dân làng Đông Sơn, Thanh Hóa tìm thấy ở một vách

núi ven làng . Năm 1987, Viện Khảo cổ học lại có được một phiên bản silicon của một

tượng nữ có kích cỡ, phong cách tương tự với pho tượng nam nói trên, cũng đến từ

dân làng Đông Sơn.

Nhà khảo cổ học Nguyễn Việt đã có một niềm say mê đặc biệt với hai pho tượng

trên. Từ năm 1984, ông đã mang ảnh và phiên bản hai pho tượng tới nhiều Hội nghị

khảo cổ học quốc tế và các Viện Bảo tàng lớn trên thế giới để khám phá cội nguồn của

chúng, nhưng chưa nhận được câu trả lời nào thuyết phục.

Năm 2010, Nguyễn Việt phát hiện pho tượng thứ ba với những đặc trưng tương

tự với hai pho tượng Đông Sơn trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm cổ vật Lâm Dũ Xênh

ở Quảng Ngãi, nói là được tìm thấy ở huyện Sa Thày, Kontum. 1

1 Bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc bài viết rất chi tiết của ông trên Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật số 3/2010 hay

trên trang mạng: http://www.drnguyenviet.com/

Page 13: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Trong một bài viết năm 2010, Nguyễn Việt nêu giả thuyết 3 pho tượng Đông Sơn

có thể là của một nhóm Negrito, tương tự người Semang ở Malaysia, thời xưa đã tạo

thành “những bộ lạc hay tiểu quốc hùng mạnh ở lục địa ĐNA”. Họ đã cử sứ giả đến

Đông Sơn và để lại cho người Đông Sơn các pho tượng trên. Một nhóm người Đông

Sơn đã di cư và mang theo pho tượng thứ ba đến Kontum cùng với hàng chục trống

đồng và rìu đồng.

Hình 15 : Tượng nam Đông Sơn ;Tượng nữ Đông Sơn; Tượng nam Sa Thày; Mặt tượng Sa

Thày.

Nguồn: Nguyễn Việt

Tuy nhiên, theo tôi nguồn gốc của các pho tượng trên không quá xa xôi kỳ bí

đến vậy mà ở rất gần, ngay trong văn hóa Điền và văn hóa Đông Sơn.

Trước hết, có thể thấy mặt hai pho tượng nam rất gần gũi với mặt khỉ, gợi đến

một số pho tượng người-khỉ trên cán kiếm hay cán môi cũng như những hình người

hóa trang thành khỉ nhảy múa trên thạp đồng hình trống của văn hóa Điền (Hình ).

Hình 16: Tượng và hình người-khỉ trên đồ đồng Điền

Nguồn: Lý Côn Thanh-Hoàng Hiếu Vinh 2009; Chiang Po yi 2010.

Page 14: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Trong các di vật Đông Sơn, cũng có một pho tượng người cầm đèn ở Bảo tàng

Lịch sử Việt Nam, theo Phạm Quốc Quân (2010:25) “có mặt khỉ hệt như mặt người trên

những trống đồng Đông Sơn dáng thấp mang phong cách Điền được phát hiện ở một

số tỉnh miền núi phía Bắc”. Tượng người ôm chó Phú Lương ( Hà Tây) cũng có khuôn

mặt khỉ, theo Chử Văn Tần (1999/2003:331) là di vật do “giao lưu hay chịu ảnh hưởng

của nghệ thuật Điền”. Trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm cổ vật Hoàng Thông ở Thanh

Hóa lại có một tượng đầu khỉ bằng gỗ, theo Nguyễn Việt, được tìm thấy trong một mộ

thuyền ở huyện Vĩnh Lộc.

Hình 17: Tượng người cầm đèn; Tượng người ôm chó Phú Lương; Tượng gỗ đầu khỉ Vĩnh

Lộc.

Nguồn: Trịnh Sinh 2010; Nguyễn Việt.

Lò Giàng Páo (1996:70-88) cho biết: người Lô Lô ở Hà Giang coi những hình

người trên trống đồng của họ chính là hình người –khỉ, tổ tiên của người Lô Lô.

Một truyền thuyết Lô Lô kể: tổ tiên họ là một đàn khỉ chui ra từ một quả núi trắng,

gốc từ một hòn đá trắng do Bố Trời-Mẹ Đất sinh ra. Đám ma Lô Lô chính là lễ tiễn đưa

hồn người chết trở về ngọn núi trắng đó-được gọi là “Nhà Khỉ”. Trong đám ma, người

Lô Lô treo cặp trống đồng đực-cái ở cửa nhà người chết. Tiếng trống đồng hòa nhịp với

lời hát của bố mo và các điệu múa đưa hồn người chết về với tổ tiên. Đặc biệt, một

đoàn người đeo mặt nạ làm bằng mo cau, toàn thân phủ kín lá rừng thể hiện tổ tiên

múa mô phỏng các động tác của khỉ gọi là “múa khỉ”.

Truyền thuyết Lô Lô trên lại có những điểm tương đồng với một truyền thuyết

của người Khương ở Tứ Xuyên. Theo đó, vị bố mo đầu tiên của người Khương tên là

Aba Mullar từ trên trời xuống, khi nghỉ lại trên một đỉnh núi tuyết phủ trắng đã ngủ say

và để cho một con cừu ăn mất quyển sách cúng của mình. Tỉnh dậy, ông quên hết mọi

điều ghi trong sách. Một con khỉ xuất hiện chỉ cách cho ông giết con cừu, lấy da cừu

làm trống. Khỉ cũng dạy ông cách đánh trống, từ đó vị pháp sư nhớ lại mọi điều ghi

trong cuốn sách cúng của tổ tiên.

Người Khương dùng truyền thuyết trên để lý giải vì sao cho đến ngày nay tất cả

các pháp sư Khương vẫn đội mũ làm bằng da khỉ, đánh trống bịt bằng da cừu, không

có sách cúng và vẫn thờ một cái sọ khỉ cũng có tên là Aba Mullar để tưởng nhớ vị bố

mo đầu tiên. Người Khương thờ 5 vị thần lớn, 12 vị thần nhỏ và vô số vị thần khác,

Page 15: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

nhưng các thần thường thành từng cặp nam-nữ. Họ không có tượng thờ, nhưng yếu tố

đặc trưng và dễ thấy nhất của văn hóa và tín ngưỡng Khương là một tảng đá trắng,

được thờ cúng ở bất cứ nơi nào có người Khương. Tảng đá trắng đó là biểu tượng cho

tất cả các vị thần, nếu đá được đặt trên mái nhà thì đó là Ông Trời, còn nếu được đặt ở

bếp thì đó là thần lửa (Zevik 2001).

Trong các tộc người ở nước Điền và quanh nước Điền có các nhóm Khương mà

Sử Ký ghi là người Côn Minh và Cung Đô, theo Harrell (2003) chính là người Lô Lô.

Thư tịch Hoa viết vị vua đầu tiên của nước Thục cũng là người Khương hay Lô Lô. Có

học giả cho rằng người Lô Lô có thời đã thống trị nước Điền, nước từng được gọi là

nước Lô Lô (H. Maspero1918). Người Lô Lô Hà Giang là con cháu của người Điền đến

từ Vân Nam.

Hình 18: Tượng mồ người khỉ ở Kontum; Người đeo mặt nạ, mặc áo lá cây trong lễ bỏ mả

Bahnar; Một tượng mồ Bahnar khỏa thân với dương vật nổi trội.

Nguồn: Colani 1936; m.tin247.com; Văn Công Hùng.

Giờ đây, với những gì nêu trên, có thể thấy 3 pho tượng trên chính là 3 pho tượng người-khỉ, hai pho tượng Đông Sơn là cặp tượng Ông Khỉ- Bà Khỉ theo đúng quan niệm của người Khương, còn pho tượng Sa Thày là một tượng Ông Khỉ. Mặt hai pho tượng Ông Khỉ có đôi mắt tròn xoe, con ngươi lồi và cái dương vật nổi trội giống như tượng Ông-Bà-Khỉ Điền kết hợp làm một.

Ba pho tượng trên có thể là tượng Điền, bởi hai pho tượng nam Đông Sơn và Sa Thày trông như được tráng một lớp thiếc pha bạc tương tự như nhiều lễ khí Điền, một kỹ thuật phổ biến ở vùng phía Bắc Trung Quốc (Chiou Peng 2008 a: 38).

Cũng có thể, chúng là tượng do người Đông Sơn tạo ra, nhưng với ý tưởng và kỹ thuật từ người Điền. Cụ thể hơn, cặp tượng Ông-Bà Khỉ ở di chỉ Đông Sơn là cặp lễ khí của một pháp sư Đông Sơn gốc Điền. Một bằng chứng ủng hộ cho khả năng này chính là cái đầu khỉ lớn bằng gỗ được tìm thấy ở vùng văn hóa Đông Sơn, rất có thể có chức năng tương tự như chiếc sọ khỉ của các pháp sư Khương

Trong khi đó, pho tượng Sa Thày là một bằng chứng cho sự thiên di của người

Đông Sơn vào Kontum, Tây Nguyên. Các tư liệu ngôn ngữ, văn học dân gian, dân tộc

học thống nhất cho thấy người Bana là con cháu một nhóm Đông Sơn vùng Thanh-

Page 16: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Nghệ. Đặc biệt, văn hóa Bana còn lưu giữ khá nhiều yếu tố Đông Sơn-Điền. Ví dụ:

trong lễ hội bỏ mả Ba-na cũng có những người đeo mặt nạ và mặc lá cây thể hiện tổ

tiên dẫn đầu nhóm người đánh cồng chiêng và múa tương tự đám ma Lô Lô (Hình 4).

Huyền thoại khởi nguyên Bana có một nhân vật tính tính hoang dâm vô độ tên là Bơnal.

Trong lễ bỏ mả, biểu tượng cho Bơnal và cũng gọi là Bơnal là một cặp rối trai gái đang

ở tư thế giao hợp. Từ chỉ chiếc mặt nạ mà nhóm người mặc áo lá rừng đeo là Bram rất

gần gũi với Bơnal. Tượng mồ Bana cũng có những pho tượng người khỉ và tượng nam

khỏa thân với bộ dương vật nổi trội. Dễ thấy, nhân vật người đàn ông dâm dật, cặp rối

trai gái mang tên Bơnal với pho tượng nam khỏa thân trên có mối liên hệ cội nguồn với

cặp tượng Ông Khỉ-Bà Khỉ Đông Sơn. Trường ca Đăm Noi cũng kể người Bana xưa có

trống đồng “mặt bịt vàng bịt bạc”, tương tự trống đồng của người Karen.Truyền thuyết

khởi nguyên Bana cũng có mô típ Ông Trời nằm trên-Bà Đất nằm dưới, mô típ giết

ngựa lấy da bịt trống tương tự với truyền thuyết Khương và Lô Lô. Ông Tổ-Bà Tổ của

người Bana là Ông Trống-Bà Trống, phản ánh mối liên hệ giữa cặp tổ tiên-thần linh và

trống tương tự các truyền thuyết Khương, Lô Lô, Karen. Những điểm tương đồng

Bana-Lô Lô –Karen-Khương đó phản ánh mối liên hệ cội nguồn Bana-Điền, liên quan

tới di dân Điền ở Việt Nam thời Đông Sơn.

11. Di dân Điền ở Việt Nam thời Đông Sơn

Trong các di chỉ thời Đông Sơn ở Việt Nam, có 3 di chỉ có nhiều di vật Điền hay

mang phong cách Điền rõ rệt nhất. Đó là:

Di chỉ Lào Cai

Năm 1993, từ dãy đồi ven sông Hồng ở thị xã Lào Cai được san bạt để lấy đất

làm đường, Bảo tàng Lào Cai đã thu về hàng trăm di vật, 23 chiếc trống đồng. trong đó

có ít nhất 4 chiếc được xác định là trống đồng Điền.

Theo Calo (2006:6) sự xuất hiện trống đồng kiểu Điền ở Lào Cai có liên quan tới

sự bành trướng của nhà Hán. Các trống đồng ở di chỉ Lào Cai có vẻ như được cất dấu

trong quá trình chủ nhân của chúng chuyển đi nơi khác. Đáng chú ý, phần lớn trống

đều bị cưa cắt phần tang khỏi phần thân (có lẽ cho dễ chuyên chở). Trống nằm cùng

với 10 chuông tai dê, trên có chữ Hán với một biểu tượng cho sự tốt lành, nhưng không

chỉ rõ niên đại. Calo đoán chúng có niên đại vào nửa sau thế kỷ 1 TCN, tức sau khi

nước Điền bị Hán thôn tính.

Calo không nói rõ hơn, nhưng chúng ta có thể hiểu, các di vật ở khu mộ Lào Cai

là dấu tích của những di dân Điền đến Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 1 TCN sau khi

nước Điền bị nhà Hán xóa sổ thời Hán Chiêu Đế (87-74 TCN).

Page 17: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Di chỉ Động Xá

Tại di chỉ Động Xá (Hưng Yên) cũng phát hiện được một chiếc trống đồng được

Phạm Minh Huyền (2006) khẳng định là do người Điền đúc.

Trên trống có khắc hình người chèo thuyền mặc áo có dải màu chạy dọc đặc trưng

của người Điền. Nguyễn Việt (2010:467) cho biết thêm: trong một mộ thuyền ở Động

Xá (niên đại thế kỷ 1 TCN) đã tìm được hàng chục miếng vải kiểu như vậy.

Hình 24: Người mặc áo sọc trên đĩa đồng Điền và trên trống đồng Động Xá

Nguồn: Tạ Sùng An 2008; Nguyễn Việt 2010.

Theo tôi, chủ nhân những mộ thuyền ở Động Xá, những người có gia bảo là trống

đồng Điền, quần áo Điền, là những quí tộc Điền đã di tản đến Việt Nam.

Di chỉ Làng Vạc

Di chỉ Làng Vạc, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An là khu mộ táng lớn nhất trong văn hóa

Đông Sơn. Di chỉ đã được khai quật 5 lần, cung cấp hơn 1000 di vật, nhưng số lượng

di vật được đào bới tự phát, từ đó trôi nổi trong các bộ sưu tập tư nhân là vô số.

Một đặc trưng nổi bật của di chỉ Làng Vạc so với các di chỉ Đông Sơn khác là có số

lượng dao găm, kiếm ngắn vượt trội so với lao, giáo, rìu xéo. Trên cán dao có tượng

người, đặc biệt là tượng thú (hổ, rắn, voi) chỉ có ở cán dao kiếm Làng Vạc. Các chiếc

đèn hình động vật (hươu, bò) mang phong cách Điền khá rõ. Phạm Minh Huyền

(1994:273) lý giải “hiện tượng thích dùng dao găm và nghệ thuật tượng tròn động vật” ở

Làng Vạc là do ảnh hưởng của văn hóa Điền. Bà cũng chỉ ra cả phong cách Scyth

trong nghệ thuật tượng động vật Làng Vạc, xác định một chiếc búa chim Làng Vạc có

dáng hoàn toàn giống búa chim vùng đồng cỏ Ordos nhưng với hoa văn Đông Sơn.

Page 18: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Hình 25: Tượng Làng Vạc: Hổ đỡ voi có bành; Người cưỡi bò có u; Hai phụ nữ cưỡi voi.

Nguồn: Nguyễn Việt;diendan.vnthuquan.net/

Đặc biệt, chúng ta thấy một trống đồng Làng Vạc và một chuông Làng Vạc có

cỡ, dáng và hoa văn giống hệt trống và chuông Điền.

Hình 26: Trống và chuông đồng Điền; Trống và chuông đồng Làng Vạc. Nguồn: Lý Côn Thanh-Hoàng Đức Vinh 2008; Hà Văn Tấn 1994

Nguyễn Việt (2010: 626) cho rằng Làng Vạc là một điểm “sơ tán” hay “chạy loạn”

của quí tộc Âu Lạc khi thất trận. Ông gắn các di vật Làng Vạc với người nước Dạ Lang

đã theo Thục Phán đến Việt Nam.

Nhưng theo tôi, với những tương đồng Điền-Làng Vạc rõ rệt và với niên đại

muộn ( từ 80 TCN), tương ứng với thời kỳ sau khi nước Điền bị xóa sổ trong khoảng

87-74 TCN, Làng Vạc chính là một điểm di tản của quí tộc Điền.

Page 19: Chương 14 Liên hệ cội nguồn Đông Sơn Điềnvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch14.pdf · 2015-01-16 · Hình 1: Phụ nữ Điền với các kiểu búi tóc sau gáy. Nguồn:

Kết luận

1-Những nét tương đồng giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Điền giai đoạn

sớm đã phản ánh mối liên hệ nguồn gốc giữa người Đông Sơn và người Điền. Tộc

người chủ thể của nước Điền và nước Văn Lang buổi đầu đều là người Lạc Việt và

người Việt Thường. Mối quan hệ liên minh giữa Điền, Dạ Lang và Văn Lang gắn với vai

trò của hoàng tộc Thục Khai Minh và đặc biệt Thục Phán An Dương Vương. Cuối cùng,

một số nhóm quí tộc và dân Điền đã di tản đến Việt Nam, góp phần đáng kể vào việc

tạo nên tính đa dạng của văn hóa Đông Sơn.

2-Những nét khác biệt giữa văn hóa Điền muộn và văn hóa Đông Sơn phản ánh

vai trò ngày càng tăng của di dân Schyth gốc châu Âu trong xã hội Điền cũng như quá

trình Hán hóa sớm của văn hóa Điền.