chƯƠng 2011 - voviology · châu nhật tân ph.d. chƯƠng 2011: chuyỆn ra Đi cỦa mẸ...

14
Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải về lại Việt Nam gấp vì bà ngoại đang bệnh nên lòng Mẹ tôi không yên, không muốn nấn ná thêm tại Mỹ. Thật vậy, linh tính của Mẹ tôi không sai, bà ngoại tôi lìa thế vào đúng ngày Sinh Nhật của tôi 3 tháng 9 năm 2008 (hình như có một trùng họp gì đó, bà Nội của tôi thì mất đúng vào ngày Khánh Đản Đức Ngài khi Đức Ngài còn tại thế). Sau đám tang của ngoại trong lòng tôi luôn có một linh cảm bất an, trước mắt là từ trước đến nay bà ngoại và Mẹ luôn bên nhau như bóng với hình mà thường sự quyện chặt ấy, với kinh nghiệm ở đời, hình như nó đã vô tình tạo ra một thứ định mệnh... kéo theo. Bóng và Hình cùng tồn tại, hình đã đi thì bóng sẽ không còn... (những ai đọc bài viết nầy cũng nên để ý thêm về ghi nhận nầy, ở đời thường những ai có liên hệ rất gắn bó với nhau, đi đâu cũng có chung,… thì cuối đời, thường ngày đi của họ cũng gần với nhau). Thế nên, sau khi cầu xin Đức Ngài ban ơn lành cho bà ngoại tôi, tôi đã hỏi Ngài: - Sau bà ngoại rồi... ai sẽ là người ra đi kế, thưa Ngài? - Mẹ! - Ngài có thể cho con biết, bao lâu nữa Mẹ con sẽ đi? - Khoảng 6 tháng! Nghe câu trả lời, tôi cảm thấy… chán… và có nhiều tâm trạng mà tôi không biết phải giải thích làm sao? Nó vừa sợ, vừa lo, vừa nản... tôi xin Đức Ngài: - Con xin Đức Ngài ban thêm tuổi thọ cho mẹ của con, chứ ở nhà của mình cứ liên tục đi hết người nầy đến người kia, rồi chuyện nầy, chuyện khác cứ liên tục đến, con mệt quá,... con… đỡ không nổi... Bây giờ (7-2013), tôi không còn nhớ là tôi đã xin Đức Ngài những gì, nhưng tôi nhớ là tôi... dai lắm! Cuối cùng thì Đức Ngài đồng ý, Ngài nói: - Ta sẽ cho thêm 2 năm! Tôi lại năn nỉ tiếp,... nhưng kết quả cũng vậy, không có gì thay đổi. Tuy vậy, Ngài nói với tôi: - Ta thì chỉ cho được 2 năm thôi, con đi xin Đức Vua Cha, nhưng ta biết, cao lắm Đức Vua Cha cũng cho 3 năm là cùng! Nghe như vậy thì tôi không xin xỏ nữa, nhưng có điều lạ, điều nầy cứ làm ám ảnh cho tôi hoài cho đến tận bây giờ. Đó là mình khôn ngoan cả đời nhưng không hiểu sao lúc ấy lại rất tối! Tôi lại đi lấy 2 năm của Đức Ngài cho cộng với 3 năm của Đức Vua Cha nếu Ngài cho thì được 5 năm và tôi tin là tôi sẽ xin được sự phê chuẩn của Đức Vua Cha. Tự dưng tôi lại chủ quan cho là mình có thể kéo tuổi thọ của Mẹ đến thêm 5 năm nữa. Một sự tối, tối chưa từng thấy và tôi cứ ấm ức về cái tối nầy. Mình từng là một thương gia, một chuyên viên về đấu giá, một món đồ đem ra, nếu có người trả 2 đồng, người kia trả 3 đồng thì món đồ ấy có giá cao nhất là 3 đồng. Đằng nầy, tuổi thọ của Mẹ tôi có người cho thêm 2 năm, người thì cho cao nhất là 3 năm thì mạng số cao nhất là 3 năm chứ, không hiểu sao tôi lại nghĩ là được 5 năm và nghĩ rằng với số 5 năm ấy, mình “đủ” thời gian để... thay đổi… theo mình muốn. Tôi đã tính lầm, tôi tính sau khi Mẹ sống được 2 năm, thì mình sẽ xin với Đức Vua Cha, thì Đức Vua Cha sẽ cho cao nhất là 3 năm nữa… Thật là dại! Hổng lẻ, đây là do sự tác động bởi Thiêng Liêng để cho tôi đừng kỳ kèo, xin xỏ nữa? Sau khi tang lễ bà ngoại xong khoảng một vài tháng thì Mẹ tôi bắt đầu bị chứng Lymphoma tên Việt Ngữ là ung thư hạch. Tôi bảo Mẹ tôi không nên mổ nhưng mẹ cứ nói là bướu lành nên cương quyết mổ (mọi người nên để ý: Đã là bướu thì không có “lành” mà đã “lành thì không có bướu). Tánh của Mẹ tôi là vậy, cứ thích chống trước, chỉ cần thỏa mãn tức thời trước đã rồi hạ hồi phân giải. Mẹ thường có những cách suy nghĩ và hành động như vậy cũng bởi bên đời Mẹ lúc xưa thì có Ba, tức Đức Ngài và sau nầy thì có tôi và mọi người chung quanh nên Mẹ cứ làm, cứ hành sử thoải mái vì người “thu dọn chiến trường” đâu phải là Mẹ! Sư Tỉ (sau khi mổ) chụp chung với các pháp hữu thuộc nhóm Pháp Tượng.

Upload: others

Post on 19-Jul-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

Châu Nhật Tân Ph.D.

CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI.

Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải về lại Việt Nam gấp vì bà ngoại đang bệnh nên lòng Mẹ tôi không yên, không muốn nấn ná thêm tại Mỹ. Thật vậy, linh tính của Mẹ tôi không sai, bà ngoại tôi lìa thế vào đúng ngày Sinh Nhật của tôi 3 tháng 9 năm 2008 (hình như có một trùng họp gì đó, bà Nội của tôi thì mất đúng vào ngày Khánh Đản Đức Ngài khi Đức Ngài còn tại thế). Sau đám tang của ngoại trong lòng tôi luôn có một linh cảm bất an, trước mắt là từ trước đến nay bà ngoại và Mẹ luôn bên nhau như bóng với hình mà thường sự quyện chặt ấy, với kinh nghiệm ở đời, hình như nó đã vô tình tạo ra một thứ định mệnh... kéo theo. Bóng và Hình cùng tồn tại, hình đã đi thì bóng sẽ không còn... (những ai đọc bài viết nầy cũng nên để ý thêm về ghi nhận nầy, ở đời thường những ai có liên hệ rất gắn bó với nhau, đi đâu cũng có chung,… thì cuối đời, thường ngày đi của họ cũng gần với nhau). Thế nên, sau khi cầu xin Đức Ngài ban ơn lành cho bà ngoại tôi, tôi đã hỏi Ngài: - Sau bà ngoại rồi... ai sẽ là người ra đi kế, thưa Ngài? - Mẹ! - Ngài có thể cho con biết, bao lâu nữa Mẹ con sẽ đi? - Khoảng 6 tháng!

Nghe câu trả lời, tôi cảm thấy… chán… và có nhiều tâm trạng mà tôi không biết phải giải thích làm sao? Nó vừa sợ, vừa lo, vừa nản... tôi xin Đức Ngài: - Con xin Đức Ngài ban thêm tuổi thọ cho mẹ của con, chứ ở nhà của mình cứ liên tục đi hết người nầy đến người kia, rồi chuyện nầy, chuyện khác cứ liên tục đến, con mệt quá,... con… đỡ không nổi... Bây giờ (7-2013), tôi không còn nhớ là tôi đã xin Đức Ngài những gì, nhưng tôi nhớ là tôi... dai lắm! Cuối cùng thì Đức Ngài đồng ý, Ngài nói: - Ta sẽ cho thêm 2 năm! Tôi lại năn nỉ tiếp,... nhưng kết quả cũng vậy, không có gì thay đổi. Tuy vậy, Ngài nói với tôi: - Ta thì chỉ cho được 2 năm thôi, con đi xin Đức Vua Cha, nhưng ta biết, cao lắm Đức Vua Cha cũng cho 3 năm là cùng! Nghe như vậy thì tôi không xin xỏ nữa, nhưng có điều lạ, điều nầy cứ làm ám ảnh cho tôi hoài cho đến tận bây giờ. Đó là mình khôn ngoan cả đời nhưng không hiểu sao lúc ấy lại rất tối! Tôi lại đi lấy 2 năm của Đức Ngài cho cộng với 3 năm của Đức Vua Cha nếu Ngài cho thì được 5 năm và tôi tin là tôi sẽ xin được sự phê chuẩn của Đức Vua Cha. Tự dưng tôi lại chủ quan cho là mình có thể kéo tuổi thọ của Mẹ đến thêm 5 năm nữa.

Một sự tối, tối chưa từng thấy và tôi cứ ấm ức về cái tối nầy. Mình từng là một thương gia, một chuyên viên về đấu giá, một món đồ đem ra, nếu có người trả 2 đồng, người kia trả 3 đồng thì món đồ ấy có giá cao nhất là 3 đồng. Đằng nầy, tuổi thọ của Mẹ tôi có người cho thêm 2 năm, người thì cho cao nhất là 3 năm thì mạng số cao nhất là 3 năm chứ, không hiểu sao tôi lại nghĩ là được 5 năm và nghĩ rằng với số 5 năm ấy, mình “đủ” thời gian để... thay đổi… theo mình muốn. Tôi đã tính lầm, tôi tính sau khi Mẹ sống được 2 năm, thì mình sẽ xin với Đức Vua Cha, thì Đức Vua Cha sẽ cho cao nhất là 3 năm nữa… Thật là dại! Hổng lẻ, đây là do sự tác động bởi Thiêng Liêng để cho tôi đừng kỳ kèo, xin xỏ nữa?

Sau khi tang lễ bà ngoại xong khoảng một vài tháng thì Mẹ tôi bắt đầu bị chứng Lymphoma tên Việt Ngữ là ung thư hạch. Tôi bảo Mẹ tôi không nên mổ nhưng mẹ cứ nói là bướu lành nên cương quyết mổ (mọi người nên để ý: Đã là bướu thì không có “lành” mà đã “lành thì không có bướu). Tánh của Mẹ tôi là vậy, cứ thích chống trước, chỉ cần thỏa mãn tức thời trước đã rồi hạ hồi phân giải. Mẹ thường có những cách suy nghĩ và hành động như vậy cũng bởi bên đời Mẹ lúc xưa thì có Ba, tức Đức Ngài và sau nầy thì có tôi và mọi người chung quanh nên Mẹ cứ làm, cứ hành sử thoải mái vì người “thu dọn chiến trường” đâu phải là Mẹ!

Sư Tỉ (sau khi mổ) chụp chung với các pháp hữu thuộc nhóm Pháp Tượng.

Page 2: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

Vì khi xin tuổi thọ cho Mẹ, Đức Ngài đã cấm tôi tiết lộ nên tôi không nói thẳng ý cho Mẹ. Bệnh Ung Thư là một chứng bất trị nên chỉ có cách kéo dài và kềm hãm đà phát triển của nó. Mà bệnh còn trong giai đoạn mới thì nên sử dụng hướng chữa trị của Đông Y. Cách của Đông Y là làm cân bằng, làm quân bình cán cân. Khi cán cân không lệch thì bệnh không phát. Chọn hình thức giải phẩu tức là chọn hình thức thúc căn bệnh phát nhanh.

Nó có khó chịu một chút, lấn cấn một chút nhưng mình kéo dài được mạng sống của mình lâu hơn một chút nếu mình nhờ đến “dao kéo” thì bệnh sẽ phát nhanh hơn, sức lực sẽ kiệt quệ mau hơn. Nhưng mẹ tôi không thích như vậy, có lẽ bà muốn mọi người quan tâm cho bà hơn nên bà đã chọn giải pháp đó. Có lẽ, có lẽ thôi vì dầu gì cũng là do tôi phỏng đoán.

Tuy nhiên, từ phỏng đoán trên, tôi có lời khuyên sau nầy, nếu một ai đó trong đời có ý muốn cho người khác quan

tâm mình thì nên chọn giải pháp là hãy trồng, trồng nhân gì thì quả sẽ ra như vậy. Muốn người quan tâm cho mình thì mình nên tập quan tâm cho người. Quan tâm không có nghĩa là người ta muốn cái gì thì mình chiều theo cái đó mà là sự chiêm nghiệm về người đó, tìm hiểu, thấu đáo, thông và hiểu về người và hoàn cảnh đó.

Chịu khó một chút, chịu khó làm những gì mà trong lòng mình không có “chương trình” để làm chuyện đó. Làm

vua thì được thiên hạ cung phụng, sanh ra đời làm vua thì được cung phụng đó là điều đương nhiên, nhưng ông vua không có nhiệm vụ phải cung phụng cho từng cá nhân. Thế nên, để đi ngoài “chương trình” thì ông vua ấy nên chịu khó một chút, chịu khó làm một chuyện không có trong chương trình sống của ông vua là quan tâm đến cá nhân người một chút, chăm lo đến cá nhân người một chút, chỉ dẫn cho cá nhân người một chút.

Làm hoài, làm trường kỳ để đức tánh đó trở thành tự nhiên và trở thành bản tánh của mình. Đó là cách tác động vào chương trình đời sống của mình, mạng số của mình. Mạng số, khí số chỉ được tác động khi đó là đức tánh tự nhiên. Còn chưa thành bản tánh tự nhiên thì khí số không tác động được, số mạng cao lắm chỉ giảm thiểu đôi chút nhưng sẽ không đổi được. Cũng như ở đây, mỗi lần Bibi, vợ tôi, cằn nhằn một ai ở một lỗi lầm nào đó của họ, có thể nói đó là một lỗi lầm cơ bản mà gần như ai cũng biết nhưng mỗi khi tôi nghe, tôi thường hỏi: - Em đã từng dạy người ta về chuyện đó chưa? Có những chuyện rất tầm thường, những chuyện biết điều bình thường mà ai cũng biết nhưng lỡ người đó chưa biết thì sao? Và: - Khi đã dạy cho họ rồi, em có chắc là họ đã hiểu không? Bởi vậy, khi họ sai lầm thêm một lần nữa thì phải coi lại mình đã dạy như thế nào? Mình hiểu cái mình dạy, nhưng người có hiểu những gì mình dạy không? Cứ như vậy, chịu đựng, chịu đựng ở những gì ngoài chương trình sống của mình, ngoài cách sống thường nhật với bản năng tầm thường của mình để tạo dựng cho đời, cho xã hội và con người những gì tốt hơn. Đó cũng là cách vừa làm lợi cho xã hội vừa đẩy được bản thân của mình tiến hóa thêm 1 bước. Chứ sự tiến hóa của người muốn có đâu phải chỉ… tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, ăn chay… hoài mà có đâu? Cũng như sự thành công của một người đi học thì đâu có nghĩa là người đó phải ngồi học hoài mà có? Học hoài cao lắm chỉ có 1 bằng Tiến Sĩ, 2 bằng Tiến Sĩ, 100 bằng Tiến Sĩ… nhưng đó đâu phải là thành công? Một người có 100 bằng Tiến Sĩ nhưng chỉ ngồi không để học thì cũng sẽ chết đói như bao kẻ đầu đường xó chợ khác. Thế nên, sự thành công chỉ có khi người Tiến Sĩ ấy phải đi ra làm! Phải rút ra kinh nghiệm từ việc làm. Tương tự như vậy, ở Pháp VVQN người ta “tu học”, ngồi thiền hoài,… năm nầy, tháng nọ, cả chục năm trong Pháp thì riết cũng có đủ loại Bảo Pháp nhưng họ có thực biết dùng ra sao không... thì đó là chuyện khác. Hoặc cứ ngồi “tu học” hoài không từng trui rèn nên khi có thử thách thì cũng té chỏng gọng, cũng có những hành động có khác chi phường lục lâm thảo khấu đâu, mà nhiều khi còn tệ hơn nữa. Thế nên muốn tiến hóa thì phải “chịu đựng ở những gì ngoài bản năng của mình, chứ mình, đứng ngay tánh ý của mình thì lấy gì gọi là tiến???….”. Phải trồng thì mới có cái để gặt. Chứ không trồng thì quả có được chỉ là quả mượn mà mình tưởng là của mình rồi sau đó sẽ luôn gặt những đớn đau, ê chề mà mình không thể nào tin và chấp nhận được. Cũng như nhiều người khi sinh tiền, họ làm phước, bố thí cho thật nhiều rồi cứ tưởng mình có nhiều phước, nhiều đức… nhưng lại luôn gặt những quả báo ngược. Những hoàn cảnh như vậy thì nên coi lại cách cho, động cơ cho, lòng thương yêu của mình dành cho thiên hạ như thế nào? Ở đây những gì Mẹ tôi có được, đại đa số gặt hái từ thành quả của Đức Ngài và những gì từng làm trong quá khứ thấy giống như là lo gầy dựng cho Pháp Đạo, thực chất là chỉ lo cho Đức Ngài là cao. Ở Đức Ngài thì Mẹ đã có ở phần cá nhân còn xã hội còn con người thì chắc rất là khiêm tốn. Vì nếu Pháp Đạo ấy không phải là của Đức Ngài và những chuyện xã hội ấy mà Đức Ngài không làm thì chắc cũng khó có được sự tự giác để làm từ Mẹ tôi. Nếu có, thì mức độ có ấy chắc chắn sẽ không nhiều như khi sống với Đức Ngài.

Page 3: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

Tự nhìn, tự nghiệm thì sẽ thấy được, trong tất cả đệ tử thường lui tới ngôi Đức Ngài, có bao nhiêu người được Mẹ tôi thọ ký? Có bao nhiêu người được Mẹ tôi rèn dạy? Nhìn thì biết câu trả lời, để mình tự biết được, mình sẽ được người thực sự quan tâm đến mức độ nào? Chứ đừng phải làm cái nầy, làm cái nọ để đánh động tình cảm làm cho con người quan tâm tới mình. Riêng vấn đề tang lễ cũng vậy, trong tang lễ của Đức Ngài mà bây giờ còn có hàng ngàn tấm hình làm bằng chứng và hàng ngàn con người dự tang lễ làm bằng chứng. Có phải tang lễ ấy rất trang nghiêm không? Gần như tất cả mọi người dự tang lễ ai cũng mang tang Đạo. Ngay cả anh em chúng tôi cũng vậy, người trong gia đình lúc đó mang tang của đời nhưng ai cũng mang theo trên tay mảnh tang đạo. Như vậy, trong tang lễ có hội đủ cả hai yếu tố đời và đạo rất là dung hòa. Đến bây giờ tôi cũng không biết ai là người đầu tiên đưa ra ý kiến mang tang Đạo ấy trong tang lễ của Ngài. Chắc chắn điều ấy xuất phát từ sự chỉ dẫn của Đức Ngài ngày xưa, vì phải có chỉ dẫn chung thì người đưa ý kiến phát vải tang vàng mới có hầu hết các đệ tử hưởng ứng được. Và chắc chắn, người cho ý kiến mang tang vàng lúc đó không phải tôi, vì thời điểm ấy, tôi chỉ là một người trẻ “vô danh tiểu tốt” và chính tôi cũng được phát 1 mảnh tang vàng để mang cùng với bộ tang của đời. Còn Mẹ tôi ngày nay, riêng ở mặt nầy Mẹ có trồng không? Cơ hội duy nhất cho Mẹ trồng là đám tang của bà ngoại và bà đã mang được “sắc màu” của Pháp Đạo vào nghi lễ nầy được bao nhiêu? Không có! Hoàn toàn là đời! Rồi sau đó, Mẹ tôi cứ hỏi riêng “Ngoại bây giờ ở đâu?” Ở đâu nữa? Đã bị sanh lại rồi chứ còn ở đâu nữa?... Và rồi đám tang của Mẹ đã là câu trả lời cho thời gian qua đã trồng cái gì trong một tang lễ. Nhân Quả là vậy! Không phải do nể vì, ép buộc mà có. Phải làm, phải tạo mới có và khi đã đến giai đoạn để hưởng quả của cái nhân thì không hề còn có chuyện “hưởng ké” nữa!

(Ghi chú ngày 12 tháng 11 năm 2015: Chắc chắn những điều tôi viết ra đây vấp phải sự chống đối của nhiều người. Nhưng không sao! Tôi đang lưu lại kiến thức cho nhân gian nhất là cho “nhà của mình”, cho mái nhà VVQN mà tôi đang tạo dựng cần phải có chất liệu đúng, nên tôi cứ xem đó là cái giá mà mình phải trả. Mình không lưu lại thì ai sẽ là người làm? Cạnh đó, người thường hay chế giễu, gièm pha thì không phải là người có thể có được một cái gì để đời cho xã hội và con người cả. Tôi có hàng ngàn tấm hình cùng phim ảnh minh chứng sự toàn bộ khác biệt giữa 2 tang lễ xảy ra trong cùng một ngôi nhà. Chỉ trong hơn 10 năm đã có sự sai biệt rất nhiều như vậy ở một nơi cách nơi tôi ở cả nửa vòng trái đất, ở 1 nơi mà gần như mọi người đều có ý kiến chống đối với tôi thì sự sai biệt ấy có được không lẽ do tôi làm? Do tôi biểu? Đã chống đối thì lấy gì nói là do tôi ảnh hưởng? Đem cái minh trí ra mà thấy, sau khi Đức Ngài vừa mất thì mọi người vẫn còn đứng ngay điểm mà Đức Ngài dạy, vì Ngài vừa mất mà! Hơn 10 năm sau, tức mọi người đã tự đi hơn 10 năm, cầm 2 tấm hình lên mà so sánh, hơn 10 năm sau, mọi người đi theo hướng Đời hay hướng Đạo? Chỉ có người mù mới không thấy. Một chứng minh rất là khoa học đã chỉ ra rất là rõ ràng. Còn như cố tình không thấy hay hoàn toàn phủ nhận thì đừng nên làm người nữa, vì đây là sự nhìn, sự quan sát rất căn bản mà bất kỳ con người nào cũng có! Sự thọ ký khác với sự chỉ dạy, sự chỉ dạy khác với sự rèn dạy. Chỉ dạy chỉ là sự truyền đạt kiến thức, kể cả kiến thức về tâm linh, về kinh điển, về sự hiểu của tâm linh và kinh điển… nhưng hiểu về tâm linh,… không có nghĩa là tâm linh của mình đạt được những điều mà mình đã hiểu đó. Cũng như đọc các kinh điển về cõi Cực Lạc, người ta ai cũng mường tượng được ra, cũng “hiểu” được về cái cõi đó nhưng không có nghĩa hiểu được thì có thể đến được! Thế nên muốn HIỂU thì phải học nhưng muốn CÓ thì phải rèn và sự chỉ dạy khác với sự rèn dạy là như thế. Phải có sự quan sát, đầu tư vào chiêm nghiệm, suy tư… thì mới tạm có ra hướng để rèn).

ĐÂY LÀ NHỮNG HÌNH ẢNH

MINH CHỨNG SỰ KHÁC BIỆT

Ở TINH THẦN ĐẠO QUA 2

TANG LỄ TẠI MỘT NGÔI GIA:

ĐỨC NGÀI (1994) VÀ SƯ TỈ

(2011).

I. Trong tang lễ Đức Ngài 1994,

hầu hết tất cả mọi người, từ Đạo

Phục lẫn không Đạo Phục và kể

cả những ai đã mang tang đời

đều có mảnh tang vàng sắc thái

của Pháp Đạo.

Page 4: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

Bên tang đời có tang đạo – Là sự hợp hòa của Đạo và Đời. Áo Đời cũng có tang Đạo, áo Đạo cũng có tang Đạo…

Page 5: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

II. Hình ảnh dưới đây là tang lễ Sư Tỉ năm 2011, hình ảnh, sắc thái hoàn toàn là tang lễ của đời. Nhưng…

Người xưa, cảnh cũ, hồn đâu bây giờ???? Rõ ràng định luật Nhân Quả không thể nào chối bỏ được. Phải trồng thì mới có.

… Còn một chút vớt vát hình ảnh của Đạo còn sót lại từ một số đệ tử thủy chung và chuẩn mực của Pháp Đạo.

Page 6: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

MỘT SỐ HÌNH ẢNH SO SÁNH TRONG 17 NĂM:

1994 2011 Đây là hình ảnh tiêu biểu nhất, đại diện trong việc trồng người tại Việt Nam theo hướng của Vô Vi Quy Nguyên dưới sự dẫn dắt của những người mà họ nói “họ không hề sai, chỉ có Thầy Từ Minh Đạt ở Mỹ là sai hoàn toàn”: Một hình ảnh lập lại ở cùng một nơi, cùng một người, cùng một tuồng cũ nhưng ruột thì đã rỗng. Năm 1994 anh của Thầy người trong ảnh không phải là người tu học theo Pháp nhưng có ảnh hưởng bởi môi trường chung quanh là Đạo nên vẫn còn dáng dấp trong đời có Đạo nhưng đến năm 2011 thì hoàn toàn là đời, ngoài tấm áo Đạo của nhà sư ra thì không còn một mảnh vải nào hiện diện có thể gọi là biểu tượng của Đạo cả!

Page 7: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

1994 trong tang Lễ Đức Ngài tại Việt Nam. 2011 trong tang lễ Sư Tỉ tại Hoa Kỳ.

Chỉ có kẻ mù và loạn trí mới không thấy được rằng Pháp Đạo VVQN dưới sự dẫn dắt của Thầy vẫn giữ đúng truyền thống

của Pháp Đạo và ngày càng phát triển thành chánh quy. Chỉ có kẻ mù và loạn trí mới không thấy được rằng Pháp Đạo tại

Việt Nam, tại ngay cái nôi của Pháp Đạo đã gần như không còn tồn tại. Nói gì chứ, khi tiếp xúc với Đức Ngài về chuyện của Mẹ, tôi cũng xin xỏ đủ mặt mà… không cần biết nó có lý hay không! Xin hoài không được, cuối cùng để “vớt vát” tôi hỏi Đức Ngài: - Ngài có thể cho con biết, hiện tại ai là người có thể Hộ Bệnh cho Sư Tỉ tốt nhất trong thời gian nầy? - Thiếm Năm Công! Đức Ngài trả lời với tôi như thế và tôi đã nhờ thiếm Năm Công điểm (Hộ Bệnh) cho Mẹ tôi thường xuyên. Có thể cái “vớt vát” cuối cùng nầy cũng không được có vì tôi biết Mẹ tôi không hạp với Thiếm Năm Công. Mẹ tôi hạp với chú Hiển, bác Biên… hơn và thường thoải mái khi các vị kia đến Hộ Bệnh còn thiếm Năm thì không, nên dần dà chuyện thiếm Năm Hộ Bệnh cũng không được tiếp tục đều đặn và mặn mà. Dĩ nhiên điều nầy cũng có nhân quả riêng của nó, không phải tự dưng mà có! Bây giờ thì màn đã hạ và tôi có thể kể: Chọn thiếm Năm Công là do Đức Ngài chỉ ra chứ riêng tôi thì ai Hộ Bệnh thì cũng gần như nhau, có được Hộ Bệnh là mừng rồi! Một phần nữa, chọn giải pháp giải phẩu có lẽ Mẹ muốn chuyển hướng nhìn của con cái, muốn các con của mình nghĩ về mình hơn, để những mâu thuẫn hay đòi hỏi của con cái tạm lắng đọng lại vì Mẹ bệnh. Đó chỉ là cách tạm thời, cũng không phải là giải pháp hay. Vì giai đoạn đó, các con của Mẹ, điển hình là anh của tôi thường mang đến cho Mẹ nhiều phiền toái. (Tôi viết những điều nầy không phải để chê trách anh em chi cả mà chỉ cố ý mở ra cho các bậc cha mẹ quan tâm thêm về những giải pháp mà mình đã chọn, vì thường câu liền miệng của các bậc Cha Mẹ muốn con mình tạm “đình chiến” là “tao chết cho tụi bây vui lòng…” 6-2013). Giải pháp hay nhất là bền bỉ, yên lặng để gỡ ra từng mối rối. Mâu thuẫn gì, nhu cầu gì dầu to tát cỡ nào trong thiên hạ cũng đều có thể gỡ được, với điều kiện kiên nhẫn và lắng đọng lại. Phải yên lặng thì mới tìm ra được điểm gỡ cho cái rối và phải kiên nhẫn, kiên nhẫn nếu thực sự muốn gỡ ra cái rối.

Page 8: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

Làm người ta thương, tội nghiệp hay cảm thấy nhẫn tâm chỉ là một biện pháp tạm thời, chỉ làm “cuộc chiến” được tạm đình hoãn chứ không là chấm dứt và đừng bao giờ nghĩ là cuộc chiến ấy đã được chấm dứt khi mình thực sự không bao giờ đầu tư suy nghĩ để gỡ rối. Vì vậy, biện pháp làm cho người thương tâm cao lắm chỉ là khởi đầu cho sự làm tổn hại dây chuyền. Vào bệnh viện cho chuyện nầy rồi sẽ mong cầu vào bệnh viện cho chuyện khác. Đào đất để lấp lỗ có sẵn thì vô tình tạo ra cái lỗ thứ 2 do mới đào… Tâm mong cầu cũng là cái mối để tạo ra nghiệp mà Phật Giáo gọi là Ý Nghiệp. Đã là “Nghiệp” dầu chỉ là “Ý” thì sớm muộn sự thật nó cũng xảy ra. Cũng lạ, khi mong được sung sướng, hạnh phúc thì rất khó có nhưng mong được đau khổ để người ta quan tâm thì lại rất dễ xảy ra nhưng là xảy ra có… phân nửa. Có nghĩa là đau khổ thì có nhưng được quan tâm thì không như ý. Thế nên, mọi người đừng dại nghĩ đến cái khổ để đánh động lòng người, hay nghĩ đến mình sẽ “chết” để người ta thương cảm cho mình… tất cả những ý nghĩ đó đều là dại, vì khi chuyện xấu lỡ xảy ra thì… gỡ làm sao trong hoàn cảnh khi chuyện xấu ấy đến mà mình đã hết… giận thì có còn muốn… chết nữa không? Nếu mình không đủ trí lực, kiên nhẫn để giải quyết thì mình nên chọn hướng “hội nghị Diên Hồng” tức mở rộng cửa để tiếp thu ý kiến của người. Muốn có thể nghe được tất cả ý kiến của người mà không sợ bị người ta ảnh hưởng hay dẫn dắt, và mình có thể ngồi nghe với tư cách của một trọng tài thì mình cần có cái “uy” và cái uy ấy chỉ được un đúc từ bản tánh. Một vị Tổng Thống có thể không hiểu một chuyện gì đó nên ông có thể vấn kế từ các cố vấn và không một cố vấn nào dầu thông minh tới đâu cũng không có thể khinh thường Tổng Thống, cũng vì một người lãnh đạo lớn thường có cái uy. Mẹ tôi thì không có cái uy, cũng bởi Mẹ thường dễ bức xúc, dễ phát ra cảm tính và dễ phản ứng mà cách phản ứng ấy thường là nhảy nhỏm, thiếu sự điềm tĩnh và thường ném liền cho người bên cạnh những phản ứng tức khắc hay những cảm xúc đôi khi là lời nói thiếu tế nhị, chua cay… nếu ý kiến của người ta khác với mình. Dễ nhảy nhỏm là khuyết điểm đầu tiên để chính mình phá bỏ cái uy của mình. Khi không có cái uy thì sẽ không có được hiệu lệnh và không có được “chất thép” trong hiệu lệnh. Dầu cũng là người sinh ra từ gia đình của Mẹ, từ dòng máu của Mẹ nhưng ở đây, tại Hoa Kỳ nầy, tiểu gia đình của chúng tôi rất khác. Dầu mỗi người đều có một khung trời cá nhân riêng, mỗi người đều có tư tưởng và khác biệt riêng nhưng khi có “giặc” hay đối diện với sự đe dọa thì tất cả đều đồng lòng, chỉ một hiệu lệnh duy nhất. Rất khác với gia đình của tôi ở Việt Nam nhất là từ khi Đức Ngài đã lìa thế thì chắc cũng không ai nghe ai, vì người làm lớn thiếu mất cái uy! Cái uy có được không phải từ cái dữ, mà là cái nhất quán! Tức hiệu lệnh nghiêm trở thành tập quán. Giữ lấy chữ Tín để mình thành Nhất Quán, giữ lấy cái Dũng để mình có thể kiên cố được Tánh Nhất Quán. Có được Tánh Nhất Quán, tức tạo được một chỗ đứng vững cho bản thân. Từ chỗ đứng vững ấy có thể trông coi, quan sát ở các mặt khác. Mình có thể thay đổi ý kiến, thay quyết định một khi mình có chỗ đứng vững trong vấn đề đang hướng tới. Khi chưa có chỗ đứng vững mà thay đổi ý kiến liên tục vì cho rằng những ý kiến khác hay hơn thì đó chỉ là ngụy biện. Thế nên, tánh Nhất Quán và biết tiếp thu ý kiến không hề mâu thuẫn nhau.

Đối với người thấu suốt, nhìn một việc làm, đoán ra được hậu quả thì hiệu lệnh ra sẽ nhất quán hơn vì sẽ lường trước được chuyển biến nên ít có thay đổi hiệu lệnh. Tuy nhiên, người ít trí vẫn có thể có được hiệu lệnh nhất quán mà tạo thành cái uy, chỉ cần biết cách “dân chủ” một chút, mở rộng “nghị hội” để các thành viên trong gia đình có thể cùng tham gia. Chỉ cần thoải mái mở rộng cửa và biết cách giữ chặt cán cân đừng để bị lệch thì có thể thâu thập các ý kiến chung quanh mà ra một quyết định. Thế nên, điều kiện thứ hai để tạo nên cái Uy tức là biết cách giữ gìn cán cân để nó không bị lệch.

Mẹ tôi thì không được như vậy, Mẹ có ý nầy, quyết định xong thì nghe ý khác. Người nầy, người nọ ai cũng có thể to nhỏ riêng mà không phải thông qua việc đóng góp ý kiến như một nghị hội nên quyết định của Mẹ tôi thường đổi như chong chóng. Chẳng hạn như có một lần vào dịp Rằm tháng Giêng năm 1998, tức là sau Tết chừng 2 tuần lễ, tối hôm trước Mẹ tôi tuyên bố với mọi người sẽ không hiện diện trong buổi khánh thành Điện Thất của ông Minh ở Q.8 nhưng ngay sáng ngày hôm sau, Mẹ tôi có mặt bên đó mà không hề đoái hoài chi hết là ngay đêm trước, mình từng tuyên bố và từng khuyên nhiều người không nên tham dự buổi lễ khánh thành ấy, vì ngày xưa Đức Ngài không đồng ý cho xây dựng cái Điện Thất đó. Hay hôm trước Mẹ tôi nói sẽ không mổ thì hôm sau Mẹ tôi đã quyết định mổ.

Page 9: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

Hôm nay, tôi viết những điều nầy ra vì tôi tin ở thế giới bên kia, tôi tin hồn người chết vẫn còn và tôi tin con người vẫn luôn phải học hỏi, trau dồi để tiến hóa. Mẹ tôi cũng vậy và tôi chỉ biết Mẹ của đời nầy mà không chắc ở đời sau. Nên với quan niệm của tôi, nếu thương Mẹ thì thương cho trót, thương cho cả muôn đời muôn kiếp về sau. Đời sau, đời sau và đời sau nữa của người nầy (Mẹ tôi) có thể còn được hưởng những ân điển như ngày hôm nay được không? Là người hiểu Đạo, tôi hiểu được câu trả lời nên cách tốt nhất, an toàn nhất là có được những gì mà chính mình thực có, nắm được trong tay thì đó mới tạm coi là thực có… chứ… “hưởng ké” một ân điển? Lỡ hết ân điển thì sao? Lỡ không có được ân điển thì sao? Vì vậy, tôi thường để dành cho Mẹ những bài học tiến hóa, ít nhất mình đã tốn thời gian để trải qua một đời người thì cũng nên có được sự gặt hái gì đó, nên tôi vì Mẹ tôi, thu gom giúp Mẹ những gì của Mẹ và Mẹ cần đến. Tôi biết khi Ba tôi còn tại thế, Ngài rất ít nói, cũng rất ít khiển trách ai điều chi cả. Ngài được người ta thương nhưng ngược lại rất ít người được học bài học thật nhất của đời người. Tôi bị nhiều người ghét nhưng người ta học được ít nhất qua cái ghét đó! Thế nên, Đức Ngài từng nói khi còn tại thế “đệ tử sau nầy sẽ ngày càng giỏi hơn!” Có thể những gì tôi viết ra của ngày hôm nay đây Mẹ tôi cũng sẽ không học được vì bây giờ bà đâu còn xác thân đâu mà để học nhưng tôi tin, nếu một người đời nào học được thì Mẹ tôi sẽ có được công đức ấy vì bản thân của mình đã được dùng làm bài học cho đời. (Đang viết những dòng nầy thì hiện có Mẹ tôi bên cạnh để xem… nhưng không sao, bây giờ Mẹ đang thu thập lại những gì cần thiết cho sự tiến hóa của mình – 19-7-2013). Từ đó, nếu nói có được thời gian 5 năm để xoay chuyển thì với Mẹ tôi có thể hơi… khó. Trong chuyến về thăm Việt Nam vào đầu năm 2009, tôi có nói riêng với em gái tôi về tuổi thọ của Mẹ tôi (dầu rằng Đức Ngài có cấm nói), có lẻ lúc đó giọng nói tôi hơi lớn, nên có lẽ Mẹ tôi đã nghe những gì tôi nói nên từ trên lầu đi xuống để đi đâu đó, bà nhìn tôi và nói nhẹ câu gì đó mà tôi đã quên rồi, xong thì bà gọi xe đi. Đó cũng chưa hết, chuyện trị bệnh cho Mẹ cũng vậy, cũng không được nhất quán, trong khi ấy trong đời của tôi đã giúp cho biết bao nhiêu người hết bệnh ung thư, kéo dài với căn bệnh ung thư và cách chống chọi với bệnh ung thư… tôi có rất đầy đủ kinh nghiệm lâm sàng về căn bệnh nầy. Cứ đi hỏi vòng vòng xem đã bao nhiêu người được tôi chữa khỏi căn bệnh nầy rồi? Nhiều lắm lắm! Thế mà Mẹ của mình lại không thể nào nghe được lời của mình nói. Bỏ qua một bên chuyện Pháp Hộ Bệnh hay Thiêng Liêng chi, nói về chuyên nghiệp thì tôi có bằng cấp mà! Riêng về Đông Y, tôi học Đông Y từ năm 10, 11 tuổi cho tận đến ngày rời nước. Rồi sang Mỹ, song song với ngành Kỹ Sư Điện Tử, tôi đi học lại ngành nầy và có bằng Bác Sĩ Đông Y (OMD). Thì nói về chuyên nghiệp, tôi phải hơn hầu hết mọi người có mặt bên cạnh Mẹ tôi lúc đó chứ! Nhưng Mẹ tôi không hề nghe… Riêng khoảng tín ngưỡng theo truyền thống gia đình thôi, mỗi khi có bệnh nặng thì trong gia đình thường lập bàn hương án để cầu nguyện, nhưng có lẽ trong trường hợp của Mẹ thì việc nầy lại không được đặt nặng. Nhưng với tôi, tất cả mọi người từ trước đến nay muốn cầu tôi xin giúp bệnh ung thư thì điều kiện tiên quyết, đầu tiên của tôi bắt buộc là “tất cả mọi người trong gia đình đó, bất kể là ai, bắt buộc phải lập bàn hương án và tất cả phải cùng cầu nguyện cho người bệnh!”. Có thể cũng có vài em trong gia đình có cầu nguyện cho Mẹ nhưng với cách lập bàn chính thống để kêu gọi các anh em cùng hành lễ thì chắc không có. Trách thì không có gì để trách cả vì đó là sự trồng của Mẹ, Mẹ không trồng, không đặt nặng về sự trồng hạt giống tâm linh trong con cái thì không có chi để gặt. 20 năm hành đạo của tôi, có thể nói 100% con người dầu là vô thần, dầu là không tin tưởng nơi tôi nhưng tất cả đều phải lập bàn hương án và hành lễ nghiêm chỉnh. Điều nầy tôi hiếm thấy ngay chính ngôi gia của Đức Ngài trong trường hợp của Mẹ tôi. Tuy nhiên, để Mẹ tôi có được phước báu đã làm một tấm gương cho đời, cho người học qua kinh nghiệm và bài học của bà nên tôi đã viết ra và mong rằng, trên đời nếu có ai rút ra được kinh nghiệm nầy và có được cái hậu tốt, tôi xin Thiêng Liêng chứng minh và ban công đức ấy cho Mẹ tôi trong đời hiện kiếp nầy. Lập bàn hương án để xin thọ mạng, để tất cả mọi người có bệnh nan y trên đời khi đọc những dòng nầy thì nhớ cho rằng: Chuyện đầu tiên muốn được sống thì phải xin nơi người có thể cho được mạng sống, đó là ông Trời! Còn thuốc men? Dầu là thuốc có thể trị được bệnh nhưng đến số chết thì cũng phải chết!

Sau khi lập bàn hương án để xin tuổi thọ cho Mẹ, tôi bắt đầu quan sát ở cảnh giới bên kia nhằm để làm giảm áp lực nếu có. Vì thông thường, mỗi khi trong đời sống có vấn đề gì xảy ra thường là hậu quả của những gì từ “bên kia”, thế nên công thức “vô vi đi trước hữu vi đi sau” cũng cần được để ý và quan tâm. Thay đổi được trong vô vi thì phần hữu vi sẽ được thay đổi.

Page 10: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

Trong một buổi lễ ngoài trời cầu nguyện cho người bệnh, tất cả thân nhân của người bệnh đều được “bắt buộc” phải ra hành lễ. Trong ảnh, một người “chống” việc hành lễ do tôi chủ trương cũng phải hiện diện trong buổi lễ vì họ chỉ chống Thầy, không ưa Pháp Đạo nhưng vẫn ý thức được lợi ích của sự cầu nguyện. 6-1996. Đó là những hình ảnh của cách đây gần 20 năm, giờ đây tôi đã không thực hiện những hành động trên vì “con người phải cần học những bài học cho riêng bản thân họ” và “nếu họ không đủ phước phần, không đủ điều kiện thì mình không cần thiết phải thay đổi một định mệnh cho họ mà làm ảnh hưởng đến quy luật tự nhiên của tạo hóa. Sẽ không còn cảnh “bắt buộc” nữa vì “có cầu mình cũng chưa chắc được mình đáp ứng”. Từ bấy lâu nay, do quan sát nên tôi có được kết luận “đại đa số căn bệnh ung thư đều đến từ Sát Nghiệp” vì từ trước đến giờ, case bệnh ung thư nào tôi cũng thấy có “người” đòi. Tuy vậy, Mẹ tôi nói Đức Ngài lúc xưa có dạy còn lý do khác là người bệnh cần được đi mau nên mới có bệnh ung thư… tôi thấy ý nầy cũng không ổn lắm, vả lại nói là Đức Ngài nói nhưng… trải qua nhiều năm bên cạnh các đệ tử ngày xưa, tôi cũng đã trải nghiệm về cách học của các vị nầy nên không có tài liệu, chứng cớ lưu lại và chỉ nói miệng thì cũng khó tin được. (Những điều ấy vẫn là những thông tin cần thâu thập không hề loại bỏ vì thiếu những điều kiện đi kèm nhưng để chấp nhận và công bố thành bài học chính thống chung cho Pháp Đạo thì cần phải xem lại ở đủ mọi mặt nếu chính tai mắt của mình không nghe thấy điều ấy). Vả lại, tôi nhận thấy bản ngã của nhiều đệ tử gần Đức Ngài thửa xưa thì khá là cao, chỉ cần thử một chút thì thấy ngay. Với những đệ tử bản ngã khá cao như vậy và luôn quây quần chung quanh, làm hàng rào với thiên hạ thì lấy gì mà ông thầy có thể dạy một cách “sạch ruột” được! Hở đụng

một chút là giận, là hờn, là nhảy đành đạch thì lấy gì mà dạy? Nếu đặt tôi trong hoàn cảnh của Đức Ngài khi thấy chung quanh mình, đệ tử ai cũng dễ dàng nhảy nhỏm thì tôi sẽ chọn giải pháp im lặng rồi tìm dịp hoặc chỉ dạy với cái gián tiếp qua một người nào khác nhẹ nhàng hơn ít bị giao động hơn? Dầu gì đó cũng chỉ là cách suy nghĩ của tôi trong trường hợp của Đức Ngài nên cũng không chắc là Đức Ngài cũng nghĩ như vậy. Nếu nói thẳng, người bệnh ung thư là do sát nghiệp, vậy lỡ có một ai đó là đệ tử của mình bị bệnh ấy thì trả lời làm sao? Hổng lẽ mình nói…. do các chú đã lỡ… làm “ác” nên mới bị…. rồi họ nói, họ tụng kinh, niệm Phật, ăn chay, bố thí, làm lành… làm tá lả… bộ không thay đổi gì sao? Đức Ngài thì thường dùng lời nhẹ nhàng, khác với tôi thì tôi luôn nói thẳng nếu mình đã dạy. “Tại tánh của vị chả đổi được gì! Không tin à? Thì thử một chút rồi sẽ biết là tốt thiệt hay tưởng là tốt!” Thử nghĩ xem, nếu một ai đó từng giết hại mình, giết hại gia đình mình thì bây giờ kẻ thù ấy họ ăn chay, không lẽ mình tha cho họ? Ăn chay hay không thì thây kệ họ chứ, mắc mớ chi đến mình? Hay một ai từng giết mình, từng hại cả gia đình mình, bây giờ thì họ ngồi tụng kinh, cho dù họ tụng trăm lần, ngàn lần, triệu lần… thì đó là chuyện của họ, không lẽ mình tha cho họ bởi họ ngồi tụng kinh? Hay họ xây chùa, xây nhà thờ,… họ xây tốn bao nhiêu tiền thì cũng thây kệ họ chứ mắc mớ chi đến mình? Không lẽ chỉ vì họ xây chùa mà mình tha cho họ? Hay kẻ thù của mình phóng sanh? Hỏi bất kỳ một ai “nếu tôi giết thân nhân của anh, rồi tôi sẽ phóng sanh cả triệu triệu con thú, anh có thể tha cho tôi, không oán tôi về hành động giết thân nhân anh không?” Tự lấy mình đặt vào vấn đề thì thấy ra câu trả lời chứ có khó chi đâu? Thế mà người ta vẫn cứ tự dối lòng, cứ tự cắm đầu vào cái phương tiện mà không chịu đi vào cái thực nhất là bản chất con người của mình. Tánh khí xấu quá thì lấy gì có sự thay đổi? Người tạo ra nghiệp nợ là ông A, ông A chưa “lột xác” để thành người A+ thì vĩnh viễn cái nợ đòi nầy chỉ giáng vào ông A mà không thể nào mất được. Như bản thân mình đi tìm ông A để đòi nợ, mà tìm hoài không thấy ông A, chỉ thấy ông A+ thôi thì lấy gì mà đòi ở ông A+ ? Vì là hai người “khác” nhau mà? Cách học của Sư Tỉ hay của nhiều vị lúc trước cũng chỉ là cách học “ngoài da” là may mắn lắm, vì có thể đụng được vào “xương tủy” đâu mà học? May là bây giờ, bản thân tôi chỉ thử thách 1 chút xíu qua 1 người khác, không đụng chi đến đại đa số họ vậy mà họ vẫn nhảy nhỏm và chửi không chừa một cái gì vượt cả không gian lẫn thời gian (chửi người bên kia lục địa mà cả chục năm sau vẫn còn chửi) thì cho thấy, sự học của họ chỉ nằm ở lớp da là cao. Cái hạnh lành, cái đạo hạnh, cái đại bi tâm… chỉ là chuyện nói vui, chỉ là cái bánh vẽ trên con đường tựu năm, tựu ba để lễ lạy… cho lấy có! Thế nên, chuyện bệnh ung thư cũng vậy, nếu nói cần đi sớm bằng con đường bệnh, vậy thì cái đau do bệnh ung thư ở đâu ra? Hổng lẽ một người vô tội vạ, cần họ đi sớm thì bắt họ phải chịu đau?

Page 11: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

Tuy vậy, qua Mẹ tôi nói về những gì Đức Ngài dạy thì cao lắm tôi có ghi nhận “còn có trường hợp khác, ngoại lệ không hẵn 100% bắt nguồn từ sát nghiệp” nhưng đó chỉ là ghi nhận nhỏ cũng không đủ sức làm thay đổi hướng nhìn của tôi về căn bệnh nầy. (Ghi chú ngày 12th tháng 11 năm 2015: Tôi cũng có hàng rào đệ tử quây chung quanh để làm cách biệt với thiên hạ. Tuy nhiên, tôi thì có hành động thẳng tay hơn. Hễ một ai làm bất lợi cho thiên hạ, cho Pháp Đạo, không chịu làm nhịp cầu để truyền lại những bài học ra ngoài,… thì những người đó phải bị di dời và khi đã dạy thì tôi không nể mặt ai cả! Nếu chuyện bất lợi tồn tại mà tôi không biết thì không nói làm chi, chứ bất kỳ chuyện gì tôi biết, tôi đều xử lý và không bao giờ bỏ qua. Tương tự như vậy, tất cả những ai có ý muốn đến gần tôi để giúp tay thì người ấy càng được thử thách nghiêm ngặt và đặc biệt hơn đại đồng các pháp hữu vì tôi quan niệm sự làm mạnh ấy, bất quá họ trở thành kẻ thù nhưng họ vĩnh viễn sẽ không có cơ hội nằm trong “ruột” của Pháp Đạo để hại Đạo được). Thế nên, theo thông lệ khi giải quyết một căn bệnh ung thư, bên cạnh việc cho thuốc, trị liệu bình thường,… tôi thường giải quyết ở phần sát nghiệp trước. Tức phải gỡ cái sát nghiệp cho người, gỡ cái nợ đòi thì áp lực bên kia âm giới sẽ giảm, dầu rằng cái nghiệp nợ đó đã bị tuyên thành án. Trong thời gian xin cho Mẹ và thời gian Mẹ tôi dưỡng bệnh tại Mỹ, tôi rất dễ giải cho các âm phần, ai muốn đòi chi cũng được, cứ đến thoải mái,… nhằm quan sát, thăm dò xem nghiệp đòi ấy lên đến cỡ nào. Tôi cho phép ai muốn đòi hỏi gì thì cứ tới thoải mái, không cản trở chi cả… (dĩ nhiên nói thì hơi kỳ, cho phép người ta đòi để làm lộ diện ra kẻ đòi và khi kẻ đòi đã lộ diện thì mình mới biết là ai để mà thương lượng… chứ biết sao bây giờ, người cần là Mẹ của mình mà!) nhưng tiệt nhiên, tôi không thấy ai đòi Mẹ tôi một điều gì cả. Lúc đầu, tôi nghi ngờ là các Chư Vị… “chơi chiêu” tức che lấp vì các Chư Vị lo vấn đề hành chánh thì phải làm đúng theo luật lệ và nếu các Chư Vị điều nghiên, nghi ngờ thấy sự cản trở chấp pháp sẽ là tôi thì chắc chắn các Chư Vị sẽ có cách làm việc…. Tôi đoán là như vậy, vì tôi chờ đợi để có một ai đó đòi trả nợ, tố cáo… chi chi để sau đó mình thương thuyết, cho họ điều lợi… để họ… bỏ kiện cáo… thì hoàn toàn tôi không gặp phải. Nguyên tắc ung thư do sát nghiệp có vẻ không chính xác ở trường hợp nầy, tuy nhiên, tôi vẫn tin vào những gì mà mình đã trải qua kinh nghiệm nên dầu không gặp một phần lực nào đòi… thì tôi vẫn nghi ngờ là các Chư Vị đã “ém người” dấu hết mọi dấu vết để tôi không mò ra được. Tôi đã chữa trị cho biết bao nhiêu người bệnh ung thư rồi và ai cũng vậy, âm phần đến đòi mạng đứng đầy, thậm chí họ còn ra tay hành hạ bệnh nhân nữa. (Kể cả trước khi hành đạo, tôi có nghiên cứu 1 số thuốc để trị ung thư, tôi có đăng báo để cho thuốc miễn phí nhằm làm testomonial dựa trên lâm sàng để xin giấy phép sản xuất, thì tôi cũng thấy đầy người đòi, dầu chỉ trên phương diện y khoa, thương mại không dính chi đến Pháp Đạo hay tâm linh chi cả. Tôi cũng nói thêm, tôi thấy âm phần là điều tự nhiên có được khi còn nhỏ, chứ không qua một quá trình tu tập chi của đời nầy cả. Cuối cùng tôi cũng phải bỏ chương trình nghiên cứu ấy và bỏ cả business, ngành học của mình vì tôi không thấy hay khi thu nhập trên bệnh hoạn của người – Trong Pháp Đạo ngày nay cũng có một số đệ tử từng là bệnh nhân ung thư trong chương trình nghiên cứu ngày xưa của tôi. Đã gần 20 năm, họ vẫn sống khỏe và không còn bị tác hại bởi bệnh ung thư nữa). Tôi chưa từng thấy có ai bị ung thư mà không bị người đòi mạng cả nên tôi không tin bệnh nầy không do sát nghiệp. Tôi đã triệu các vị Diêm Quân để thăm dò… thì cũng không thấy có ai đòi Mẹ tôi chi cả. Thế mà, Mẹ tôi vẫn bệnh, vậy bệnh đó từ đâu? Nghiệp sát cũng không, các hệ quả cũng không, vậy bệnh ấy từ đâu? Đây là trường hợp đầu tiên mà tôi ghi nhận: Bệnh ung thư không thuần túy 100% là do Sát Nghiệp mà có ngoại lệ mà Mẹ tôi là điển hình, vì tôi không thấy có người đòi, xem xét các nơi cũng không thấy có ai kiện tụng. (Ghi chú vào ngày 7th-4-2014: Có thể trong tương lai, tôi sẽ thỉnh cầu Đức Ngài bổ túc cho kiến thức nầy, trường hợp không là Sát Nghiệp vậy thì do đâu mà người ta mang bệnh ung thư nếu nhìn theo hướng của tâm linh?). Sau đó thì tôi đã đổi hướng suy nghĩ theo chiều khác để gỡ bệnh cho Mẹ (theo hướng tâm linh là hướng duy nhất mà hiện tại tôi có thể làm được, còn hướng Y khoa là hiển nhiên nhưng đó là công việc của Bác Sĩ) mà hướng khác thì cũng không lấy gì làm rõ nét cho lắm vì thực sự, nhìn ngay lương tâm, chất vấn ngay lương tâm thì có câu trả lời, lấy cớ gì để xin cho Mẹ mình đây? Cớ vì Đạo sao suôn? Trong khi ấy, thời gian qua mình chỉ mong Mẹ mình ngồi yên lại, không tự “cử động” chi, không tự “phản ứng” chi… trong nội bộ của Pháp Đạo là coi như đã giúp rồi nhưng sự mong mỏi ấy có được không hay là làm thêm chuyện cho bấy nhầy? Bây giờ thì lấy cớ vì Đạo sao? Gạt ai chứ sao gạt được lòng mình, ngay lòng mình, mình cũng đã có câu trả lời thì làm sao “ngụy biện” với ông Trời được? Không lẽ nói với ông Trời là Pháp Đạo cần Mẹ mình? Chúng sanh cần Mẹ mình?... nên xin cho Mẹ được ở lại? Những lời nói dối ngay cái lòng của mình cũng đủ thấy không ổn thì lấy gì thành ra lời, thành ra ý để cầu nguyện? Có thể ngoài đời, miệng mình nói khác cho người được vui lòng nhưng trong ruột của mình phải biết cái gì là đúng, là sai chứ? Cớ về đời cũng không thông thì lấy gì có ra cớ cho Đạo? Không lẽ nói các con cần Mẹ ở lại? Rồi nếu ông Trời có hỏi “ở lại để chi?” Câu trả lời làm sao đây? Vì thực tế là: “Để hành chứ để chi?” Nhìn ở thực tế thì thấy ra câu trả lời, tự mình thấy ra câu trả lời chứ cần gì ngụy biện với ông Trời! Mà khỏi cần cái “hành” ấy thể hiện qua hành động, chỉ cần qua đức tính như “đứa con ngu”, “đứa cháu ngu” luôn hiện ra trước mắt mà không có cách nào để gỡ được cũng

Page 12: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

đủ làm cho bà đau lòng. Thế nên, xin ở thêm để gánh sự đau lòng? Một vị Thầy đâu thể nào làm công việc không chuẩn xác như vậy được. Nội việc đi Châu Âu với Mẹ, tôi cũng gài cớ phần đời cũng không được. Qua chuyến đi Pháp, Mẹ tôi sung sướng nói như miên mang “Mẹ thiệt là thỏa mãn, thấy quá đủ rồi…!” Tôi ngăn lại “chưa đâu Mẹ, Mẹ mà qua bên Ý thì sẽ thấy dữ dội lắm, cảnh và đồ vật còn hơn bên Pháp nhiều…” Nhưng có lẽ cũng vô hiệu, làm như Mẹ tôi không có input vậy, bà liên tục nói trong miên mang “thỏa mãn quá! Đầy đủ quá!...” Muốn gài bà để bà mắc nợ lời hứa với mình mà cũng không được. Vì ít nhất, nếu Mẹ tôi mắc nợ lời hứa đi với tôi sang Ý hay mắc nợ bất kỳ lời hứa gì với tôi, thì tôi còn vin vào đó để… đòi, tức còn cái để đòi. Mà muốn bị đòi thì phải sống để trả nợ chứ! Đó là định luật công bằng của Thượng Đế mà không ai có thể bẻ được! Vì tôi tính tôi sẽ là lá bài cuối cùng để “đòi” với Thiêng Liêng: “Bà nầy còn nợ con! Bà ấy phải ở để mà trả!” Đằng nầy cố tình gài hoài mà không được. Mẹ tôi không có hứa điều chi với tôi cả. Thế nên, để tìm phương sách cũng là điều khó, vả lại thời gian nầy, thể xác của tôi đã quá mệt mỏi vì làm việc liên tục ngày đêm cả năm để rán hoàn thành Pháp Chủ Thiền Viện vào trước Rằm tháng 7 và khi Mẹ tôi sang vừa dự lễ Rằm tháng 7 là đổ bệnh liên tục nên tôi bị đuối, rất là đuối nên đôi khi hành sử thiếu sự chuẩn xác. Ngày 1 tháng 9, Mẹ tôi được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Orange Coast Memmorial và được xuất viện về nhà đúng vào ngày Rằm tháng Tám, nhằm 12 tháng 9 năm 2011, ngày 24 tháng 9, do vấn đề an ninh từ phía Việt Nam và do chính Đức Ngài ra lệnh nên tôi không thể đích thân đưa Mẹ tôi về nước. Ngài cũng đã cho tôi biết thời gian Mẹ tôi sẽ lìa thế để tôi chấp nhận phần số và không xen vào định luật của tạo hóa. Thế nên, chỉ có Tiến và chị Thuận lên đường đưa Mẹ tôi về Việt Nam, đây là một chuyến đi táo bạo, nguy hiểm vì hãng máy bay sẽ dễ dàng từ chối đưa bệnh nhân đang bệnh nặng di chuyển. Cuối cùng thì chuyến đi thành công, Mẹ được về nước theo ý nguyện và hội tụ cùng gia đình và người thân. Ở Mỹ, tôi cũng không ngừng quan sát cho Mẹ và có rất nhiều điều không thể thực hiện được do hoàn cảnh bất khả kháng. Nói chung, suốt cả năm, từ thể xác, sức lực cho đến tâm trí luôn mệt mỏi và đối phó liên tục không hề ngơi nghỉ nên khí lực của tôi rất bị hao tổn. (Ghi chú ngày 12th-11-2015: Có thể đó là điểm mốc về sức khỏe trong đời tôi. Vì chỉ 1, 2 tháng trước đó tôi còn có thể làm việc nặng đêm ngày được để hoàn thành PCTV nhưng sau thời điểm đó và kéo dài đến ngày hôm nay tôi lại không còn sức để lao động. Đi đứng thôi cũng di chuyển khó khăn, có thể các hệ thống miễn nhiễm cũng như đề kháng trong người tôi đã đổ rồi). Ngày 11 tháng 10, vào buổi sáng, sau khi làm việc mệt, tôi vào phòng để nghỉ, bất chợt có một “ai đó” khều khều nhẹ bàn tay lên vai trái của tôi. Không buồn xoay mặt lại, tôi chỉ dùng tay phải, cầm Ấn Lệnh để choàng ra phía sau vai trái của mình và nói một câu cảnh cáo rất… khiếm nhã, khá bất lịch sự, xong thì leo lên giường nằm. Nằm khoảng 5-10 phút cũng không chợp mắt được nên tôi ra ngoài bàn làm việc, lúc ấy vào khoảng 10-12 giờ sáng, ngồi ngay bàn làm việc, bất chợt tôi nghe 3 tràng ho dài, tiếng ho của Mẹ tôi dội ra từ trong phòng. Tôi chợt nghĩ, không lẽ người khều vai mình lúc nảy chính là Mẹ mình? Theo thói quen, tôi triệu các Chư Vị đến và kể cho các Chư Vị nghe “có lẽ Mẹ tôi đã đến khều vai tôi và bây giờ thì Bà đang ho trong phòng! Có chuyện gì mà Mẹ cần nên đến gọi Thầy vậy?”. Các Chư Vị nói đó không phải là Mẹ của tôi. Tôi bắt đầu nghi ngờ, rõ ràng, tiếng ho đó là của Mẹ mình, không lẽ mình không nhận ra tiếng của Mẹ mình sao? Cũng từ thời điểm đó, tôi biết, Mẹ tôi đã có triệu chứng xuất vía, tức đã đến giai đoạn nguy hiểm rồi, nên tôi nghi, các Chư Vị sợ tôi ra tay nên giấu giếm tin tức. Ngồi lo cho Mẹ, tôi tức các anh em của mình, ở nhà, chả có một đứa nào ra hồn cả, công năng tu tập không có được 1 mức độ nhỏ, nên bảo tụi nó thu hồi lại phần vía ấy thì đố có đứa nào biết phải làm ra sao. Cả việc cắt dây oan nghiệt cho người mất cũng vậy, nhiều đứa cũng chả biết phải làm ra sao cả. Ở nhà đứa thì khoe giỏi giang nầy nọ, nào là Pháp Bảo, Pháp Lệnh đủ hết, Bảo Pháp thì khoe có đủ hết,… nhưng Mẹ của nó đang từng bước rời bản thể mà chả có một đứa nào biết cả. Tối hôm ấy, đang đứng tiểu trong nhà cầu, nhà cầu thì tối mà tôi cũng không buồn mở đèn. Chợt có một bàn tay đặt lên sống lưng của tôi, tôi nhận ra liền đó là bàn tay của Mẹ tôi. Vẫn câu hỏi cũ, một lần nữa tôi hỏi các Chư Vị, các Chư Vị vẫn nói không phải là Mẹ tôi. Thế nên, tôi rất nghi, tôi nghi các Chư Vị nầy đã đứng vào thế chuẩn bị “đấu” với mình đây vì các Chư Vị đứng ở phần hành pháp. Còn tôi, có lẽ các Chư Vị phán đoán, tôi chuẩn bị thay đổi số phần của người... nên chắc chắn sẽ đụng độ ở mặt hành pháp và chắc chắn tôi sẽ trở thành người đối đầu với các Chư Vị. Các Chư Vị sẽ cố bảo vệ quy luật sinh tử của Thượng Đế, còn tôi thì chắc chắc tôi sẽ tìm cách… mở khóa vì đó là Mẹ của tôi.

Page 13: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

Ở với nhau mấy chục năm trời không lẽ tôi không nhận ra được bàn tay của Mẹ mình sao? Tôi lo lắng vì tôi biết Mẹ tôi đang xuất từng thể vía, mà đệ tử của Pháp Đạo, con cái trong gia đình… ai cũng quá “cao tay” nên cũng không thể nào nhờ ai được, vì có ai thấy được cái Vía ra làm sao đâu mà thu hồi? Biết cái cửa khiếu nào đang mở đâu mà đóng, biết cái luân xa nào đang ngừng để mà xoay? Chả ai biết cái gì cả, còn mình ở đây đang ngồi chờ cái bộ máy cơ thể của con người, của Mẹ mình đang vỡ ra từng mảnh, từng mảnh… Sáng sớm hôm sau, còn nằm trên giường ngủ, đang nằm suy nghĩ phương cách thì tôi bỗng nghe tiếng gọi “Nhơn ơi!” tiếng Mẹ tôi gọi rõ ràng, tôi lật đật nhảy bật dậy, mở phăng cánh cửa ra, tôi không gặp ai cả, chỉ thấy con chó Kilo đang nằm trước cửa. Lần nầy, tôi không tin ở các Chư Vị nữa nên tôi đã cầu nơi Đức Ngài. Đức Ngài đến, tôi hỏi: - Con vừa mới nghe tiếng gọi “Nhơn ơi!” ngay trước cửa, con nghe tiếng của Mẹ gọi rõ ràng, con mở cửa ra thì gặp con chó Kilo, không lẽ con lại nghe lầm? Không lẽ do con chó nó mớ, nó kêu một cái gì đó mà con nghe lầm? Đức Ngài chậm rãi và nghiêm nghị nói: - Con chó biết gọi “Nhơn ơi!” sao? Tôi hỏi: - Vậy là Mẹ? Đức Ngài trả lời: - Đúng! Tôi nói: - Tại sao các Chư Vị lại khẳng định ngay từ đầu người khều vai của con không phải là Mẹ? Đức Ngài dạy : - Hôm nay, Ta nói cho con điều nầy mà tất cả các Chư Vị đều không được nói. Người khều con chính là Đức Mẫu Mẹ…

Đức Ngài chỉ cần nói tới đây tôi mới vỡ lẽ, thì ra, lúc đầu tôi tưởng các âm phần mà mình cho lui tới để tiện bề quan sát “phía bên kia” nhưng sau nầy thấy có vẻ phía bên kia cũng không ai kiện tụng gì Mẹ tôi cả nên tôi cũng không chú ý cũng như quá bận rộn nên tôi chưa đóng cửa lại, chưa “mời” mọi người đi nên tôi nghĩ người khều vai mình là những âm phần nầy. Thế nên, sau khi có người khều vai, tôi ra ngoài nghe tiếng ho là 2 hành động của 2 người khác nhau. Lần đầu là Mẫu Mẹ khều vai xong Mẫu bỏ đi cũng đồng với thời gian tôi ra ngoài bàn làm việc thì thể Vía của Mẹ của tôi đến và ho trong phòng (phòng ấy Mẹ tôi nằm trong thời gian nghỉ dưỡng bệnh tại Mỹ). Điển của Mẫu, nếu Ngài không cho biết thì không thể nào nhận biết được nên tôi thì đinh ninh chỉ từ một người. Vì vậy, tự tôi nhập 2 người; khều vai và ho thành một rồi hỏi các Chư Vị. Còn các Chư Vị vì có lệnh nên đã giấu, đã trả lời theo kiểu né để cố tình cho tôi hiểu lầm. Các vị không nói dối nhưng tôi hiểu sai thì đó là chuyện của tôi không phải lỗi của các vị. Nhờ Đức Ngài cho biết, tôi đã phạm lỗi với Đức Mẫu Mẹ… Ngày 5 tháng 11 khoảng 8 giờ tối, tôi cùng chị Trang đi ra tiệm Ross để mua đồ, đang lựa đồ, tôi chợt nghe được Lệnh phán của Đức Vua Cha, tôi bỏ tất cả, chạy ra chỗ đậu xe, chị Trang nhìn tôi hơi ngạc nhiên, ra đến chỗ đậu xe, tôi nhìn lên trời mà cầu nguyện rằng: “Cho đến tận giờ phút nầy, dầu con đã biết tôn ý của Đức Vua Cha và dầu con đã không còn lý do gì để xin cho Mẹ con được ở lại, con vẫn xin với Đức Vua Cha và Cộng Đồng Các Cõi cho Mẹ con được trụ thế, kéo dài thọ mạng! Con vẫn xin và chỉ có một lời cầu xin duy nhất nầy!” Khoảng 2 tiếng sau thì Hòa, em rể của tôi từ Việt Nam gọi phone cho hay là Mẹ tôi đã lìa thế (lúc ấy là ngày 6 tháng 11 năm 2011 nhằm ngày 11 tháng 10 âm lịch theo thời gian của Việt Nam). Ngay ngày hôm đó tôi đã được Đức Mẫu Mẹ triệu kiến, Đức Mẫu Mẹ đã đồng ý cho Mẹ tôi được trở về, sau khi tôi qua được sự kiểm hạch của Người.

CHÚC MỪNG MẸ ĐÃ VƯỢT QUA ĐƯỢC NHIỀU QUAN ẢI ĐẦY KHÓ KHĂN VÀ THỬ THÁCH TRÊN ĐƯỜNG HỒI VỊ. BÀI VIẾT NẦY CON VIẾT NHÂN DỊP NGÀY GIỖ LẦN THỨ 4 CỦA MẸ. CÁM ƠN MẸ, KHÔNG NHIỀU THÌ ÍT, MẸ ĐÃ CHO CON, CÁC ĐỆ TỬ VÀ CHÚNG SANH NƠI ĐÂY NHỮNG BÀI HỌC HỮU ÍCH. (Ghi chú ngày 15 tháng 11 năm 2015: Từ trước cho đến nay, chưa một bài viết nào mà tôi viết lâu như bài viết nầy. Gần 3 năm trời mới xong vì có quá nhiều chi tiết mà chỉ có thể ghi nhận vào VVQN Mật Sử mà thôi. Viết vài đoạn rồi bỏ, rồi viết vài đoạn rồi bỏ, đọc tới, đọc lui thấy các chi tiết cung cấp ra không biết lúc nào mới phù hợp, mới đúng lúc vì chắc cũng chả có lúc nào là đúng lúc cả. Con người khác nhau và chi tiết cũng nằm dài ở những sự nhận thức, hiểu biết khác nhau, cả tâm trạng người viết cũng vậy, lúc là đời, lúc là đạo… và cuối cùng tôi nghĩ mình cũng nên cho ra vì những chi tiết ấy chỉ có mình và một vài người biết thôi nhưng sự thấy, sự biết, sự suy nghĩ của mình thì chỉ có mình biết nên khi mình đi rồi, mình sẽ ôm tất cả để xuống tuyền đài mà không làm được lợi ích gì, không để lại một lợi ích, một kinh nghiệm gì cho đời thì không nên.

Page 14: CHƯƠNG 2011 - Voviology · Châu Nhật Tân Ph.D. CHƯƠNG 2011: CHUYỆN RA ĐI CỦA MẸ TÔI. Sau khi Đại Hội VVQN lần 4 bế mạc 7-2008, Sư Tỉ (Mẹ tôi) phải

Chửi! Thì thiên hạ cũng đã chửi! Chuyện xấu gì thì thiên hạ cũng đã làm cho mình cả rồi, còn phần mình, để lại những gì thu thập được dầu là khiêm tốn thì mình cũng cảm thấy không đủ, nên bắt buộc tôi phải để lại. Phỉ báng cũng sẽ là cái giá cho việc để lại nầy. Cái gì trên đời lại không có cái giá của nó? Đó cũng là kinh nghiệm những gì mà mình từng trải qua. Nhớ những ngày đầu dẫn dắt Pháp Đạo, tôi vấp phải rất nhiều, rất nhiều nan đề cho Đạo. Nói là nan đề cho Đạo vì nếu riêng tôi, tôi luôn có cách giải quyết mà không có chi là khó cả nhưng lối giải quyết kiểu của tôi như thế có đúng với tinh thần Đạo không? Có đúng với những gì Đức Ngài từng làm không?... nên mới gọi là nan đề. Thế là tôi đi tìm tài liệu, tìm tất cả những gì để lại, thu thập tất cả những gì lưu lại từ ký ức của các đệ tử để suy đoán ngày xưa khi Đức Ngài gặp những điều ấy, Ngài đã giải quyết như thế nào? Càng tìm càng thấy các “đại đệ tử” của Ngài rất đáng nể vì 18 năm trời học hành mà chắc đại đa số cũng chả có ai buồn mang tập vở ghi chú để đến lớp học cả! Bây giờ thì tôi nghĩ cho Pháp Đạo, nghĩ cho các thế hệ tiếp nối nên tôi viết lại, viết thật đầy đủ, viết không giấu giếm chi cả, cao lắm chỉ giấu không truyền bá ở thời điểm không thuận lợi thôi chứ chuyện thì không hề giấu. Khi tôi viết, tôi viết với đầy đủ khía cạnh, góc độ: Khía cạnh đời thiệt là đời, tục thiệt là tục, đạo đức thiệt là đạo đức, dã man thiệt là dã man, mưu sĩ thiệt là mưu sĩ, tà ma thiệt là tà ma, chơn chánh thiệt là chơn chánh và phàm phu thiệt là phàm phu… để các vị dầu đứng ở khía cạnh nào, góc độ nào khi dẫn dắt Pháp Đạo, dẫn dắt tâm linh con người… các vị vẫn có phương để tìm lối ra. Nếu người tu VVQN từng có quá khứ là sát nhân nay gặp sát nghiệp thì đã có đường đi dành cho nghiệp sát rồi phải không? Nếu người tu VVQN từng có quá khứ có nghiệp về dục, có nghiệp làm hoàng đế, làm nhà chính trị cũng như tội đồ… mà ngày nay phải trả thì các vị đã có đường đi về nghiệp dĩ ấy rồi phải không? Nếu người tu VVQN từng có quá khứ là những con người thường tẩy não người khác, bán thuốc giả, khuyến dẫn người vào con đường nghiện ngập… để ngày nay thành những người có thần trí kém… thì các vị cũng tìm ra sinh lộ từ những bài viết của Thầy rồi phải không?... VVQN mở ra cho cõi đời chứ không phải cho cõi trời nên Pháp VVQN không hề có những bài học nào dành cho những vị “Thánh” giả hiệu cả! Ai cũng lành, cũng tốt, cũng giỏi quá thì cần tu để giải thoát làm gì? Thế nên, trong môi trường tu hành, lỡ thấy người khác còn vương nghiệp không giống mình thì đừng có mau miệng chửi họ. VVQN là mái nhà của chúng sanh và Thầy đã làm đúng vai trò đó, chúng sanh hiện diện ở góc cạnh nào thì VVQN cũng hiện diện, cũng là cứu cánh ở góc cạnh đó.).