chÍnh sÁch ĐỐi ngoẠi cỦa hoa kỲ tỪ sau nỘi chiẾn ĐẾn … · 2020. 2. 20. ·...

190
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ----------***---------- DƢƠNG QUANG HIỆP CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1865 1918) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Huế - NĂM 2016

Upload: others

Post on 16-Sep-2020

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

----------***----------

DƢƠNG QUANG HIỆP

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ

TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

(1865 – 1918)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Huế - NĂM 2016

Page 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

----------***----------

DƢƠNG QUANG HIỆP

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ

TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

(1865 – 1918)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Mã số: 62 22 03 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN TẬN

Huế - NĂM 2016

Page 3: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của

luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Huế, ngày tháng năm 2016

Tác giả

Dƣơng Quang Hiệp

Page 4: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

DÙNG TRONG LUẬN ÁN

ĐQCN Đế quốc chủ nghĩa

TBCN Tƣ bản chủ nghĩa

USA The United States of America

(Hợp chúng quốc Hoa Kỳ)

USD United States Dollar

(Đồng Đô la Mỹ)

Nxb Nhà xuất bản

Cb Chủ biên

OAS Organization of American States

(Tổ chức các nƣớc châu Mỹ)

CA-TBD châu Á – Thái Bình Dƣơng

PL. Phụ lục

Tr. Trang

Page 5: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4

4. Nguồn tài liệu .......................................................................................................... 5

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 6

6. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 7

7. Bố cục của luận án .................................................................................................. 8

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 9

1.1. Thực trạng nghiên cứu vấn đề khoa học ở trong nƣớc ........................................ 9

1.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1975 ................................................................................. 9

1.1.2. Giai đoạn sau năm 1975 .................................................................................. 10

1.2. Thực trạng nghiên cứu vấn đề khoa học ở nƣớc ngoài ...................................... 14

1.3. Những tồn tại và vấn đề đặt ra cho luận án ........................................................... 19

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ . 21

TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

(1865 – 1918) ............................................................................................................ 21

2.1. Khái quát quá trình hình thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ................................. 21

2.2. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trƣớc năm 1865 ........................................... 26

2.2.1. Giai đoạn 1776 – 1823 .................................................................................... 26

2.2.2. Giai đoạn 1823 – 1864 .................................................................................... 31

2.3. Bối cảnh quốc tế nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX ................................. 38

2.4. Cơ sở nội tại tác động đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 -

1918 ........................................................................................................................... 43

2.4.1. Cơ sở kinh tế ................................................................................................... 43

2.4.2. Cơ sở tƣ tƣởng xã hội ...................................................................................... 49

2.4.3. Cơ sở chính trị .................................................................................................. 54

CHƢƠNG 3. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MỘT SỐ

KHU VỰC TIÊU BIỂU THỜI KỲ 1865 – 1918 ...................................................... 59

3.1. Khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 - 1918 ..................... 59

Page 6: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

3.2. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh ......................... 61

3.2.1. Giai đoạn 1865 – 1898 .................................................................................... 61

3.2.2. Giai đoạn 1898 – 1918 .................................................................................... 67

3.3. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với một số nƣớc ở châu Á ..................... 78

3.3.1. Đối với Nhật Bản ............................................................................................ 78

3.3.2. Đối với Trung Quốc ........................................................................................ 93

3.3.3. Đối với Philippines và các nƣớc Đông Nam Á khác ...................................... 98

3.4. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với một số nƣớc ở châu Âu ................. 108

3.4.1. Đối với Anh ................................................................................................... 108

3.4.2. Đối với các bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất .................. 114

Chƣơng 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ .

THỜI KỲ 1865 – 1918 ........................................................................................... 126

4.1. Tổng quan kết quả chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 – 1918 .... 126

4.1.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................ 126

4.1.2. Hạn chế .......................................................................................................... 130

4.2. Đặc điểm .......................................................................................................... 131

4.3. Tác động của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ ..................................................... 138

4.3.1. Đối với Hoa Kỳ ............................................................................................. 138

4.3.2. Đối với các nƣớc chịu ảnh hƣởng của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ ........... 140

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................ 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 151

Page 7: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng các ngành công nghiệp chủ chốt của Hoa Kỳ ........... 44

giai đoạn 1860 – 1900 ............................................................................................... 44

Bảng 2.2. Sự tăng trƣởng đầu tƣ tƣ bản, nhân công và giá trị .................................. 45

sản phẩm của nền công nghiệp Hoa Kỳ giai đoạn 1860 – 1900 ............................... 45

Bảng 2.3. Tỷ trọng của các nƣớc công nghiệp chủ yếu trong sản xuất công nghiệp

thế giới giai đoạn 1870 – 1900 .................................................................................. 45

Page 8: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bất kỳ thời đại lịch sử nào, đối với mỗi quốc gia, chính sách đối ngoại

luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là khi lịch sử thế giới bƣớc vào thời kỳ

cận đại với những biến đổi mang tính toàn cầu. Chính sách đối ngoại của mỗi quốc

gia bao gồm những mục tiêu, chủ trƣơng, biện pháp trong quan hệ với các nƣớc

khác, nhằm đạt đến những lợi ích quốc gia trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Trong suốt quá trình phát triển đi lên, sự hƣng vong của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia

không chỉ là kết quả của việc thực thi chính sách đối nội mà còn gắn liền với chính

sách đối ngoại. Nƣớc Mỹ cũng không nằm ngoài quy luật này.

Đối với Hoa Kỳ - một quốc gia có sự phát triển đi lên không ngừng trong thời

gian tƣơng đối ngắn so với các thực thể chính trị quốc tế quan trọng khác nhƣng đã

nhanh chóng đƣa Mỹ trở thành cƣờng quốc thế giới. Bên cạnh nhiều nhân tố khác,

ngƣời Mỹ đã biết sử dụng chính sách đối ngoại nhƣ một đòn bẩy thúc đẩy và phục vụ

cho sự phát triển của đất nƣớc. Hoa Kỳ sẽ không có đƣợc sự phát triển lớn mạnh nếu

không có sự can dự kịp thời và hiệu quả nhằm xác lập ảnh hƣởng ở nhiều khu vực,

trƣớc hết là ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu cùng nhiều vùng đất khác trên thế giới.

Ngay sau khi vừa mới ra đời, nhà nƣớc Hợp chúng quốc Mỹ (The United

States of America - USA) đã phải đƣơng đầu với một thế giới đầy biến động. Sự hiện

diện của các nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga…ở Tây bán cầu đã

tạo ra thế bao vây, kìm hãm sự lớn mạnh của nƣớc cộng hòa non trẻ này ở các mức

độ khác nhau. Ở khu vực châu Á và một số nơi khác, khi Mỹ đang còn bận bịu với

việc giải quyết các vấn đề nội tại và bảo vệ lợi ích Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, các

cƣờng quốc châu Âu đã gần nhƣ phân chia xong phạm vi ảnh hƣởng ở đây. Điều đó

đòi hỏi chính giới Mỹ phải hành động để không chỉ bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ ở

những khu vực cận kề mà còn tìm cách bành trƣớng ảnh hƣởng, cạnh tranh địa vị,

vƣơn đến quyền lực thế giới của Mỹ trên trƣờng quốc tế.

Để hiện thực hóa tham vọng trên, ngay sau khi giành đƣợc độc lập, các chính

phủ Hoa Kỳ nối tiếp nhau thực hiện các kế sách đối ngoại khôn khéo với các cƣờng

quốc châu Âu (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga…) và Nhật Bản. Nhằm ba mục tiêu cơ

bản là an ninh, phát triển và phát huy ảnh hƣởng của mình trên thế giới, Hoa Kỳ (dù

là một quốc gia mới thành lập và còn non trẻ) trƣớc hết đã chọn khu vực Mỹ Latinh,

Page 9: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

2

sau đó là khu vực châu Á và một số nơi khác để thực hiện các mục tiêu đối ngoại của

Mỹ.

Ở khu vực Mỹ Latinh, sự có mặt của các cƣờng quốc châu Âu là mối đe dọa

nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ trên cả ba phƣơng diện đã đề cập. Mặt khác, trên đà

phát triển sau khi giành đƣợc độc lập, ―khát vọng‖ của Mỹ muốn biến Mỹ Latinh,

vốn trở thành các nƣớc độc lập vào thập niên 20 của thế kỷ XIX, thành ―sân sau‖

ngày càng lớn dần. Mỹ coi sứ mạng duy nhất của họ là trở thành tấm gƣơng cho cả

thế giới noi theo, nhằm truyền bá nền tự do dân chủ và thực thi chính sách đối ngoại

khác biệt so với bất cứ quốc gia nào. Việc đề ra các chính sách ngoại giao của Hoa

Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh tính từ thời điểm tuyên bố Học thuyết Monroe (1823)

và đặc biệt là sau Nội chiến (1861 – 1865) đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất

(1918) đã từng bƣớc biến Hoa Kỳ trở thành một ―đế quốc độc quyền‖ Tây bán cầu,

tạo tiền đề vững chắc cho Hoa Kỳ lũng đoạn chính trƣờng thế giới từ cuối thế kỷ

XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI.

Đối với châu Á và châu Âu, Hoa Kỳ đã từng bƣớc dính líu đến các khu vực

này khi điều kiện trong nƣớc cho phép, đặc biệt là sau khi kết thúc Nội chiến (1861 –

1865), với nền kinh tế phát triển vƣợt trội, Mỹ cần có một thị trƣờng tƣơng ứng để

thỏa mãn nhu cầu kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản Mỹ. Do đó, Hoa Kỳ đã từng bƣớc

thâm nhập vào châu Á với những chính sách ngoại giao đặc trƣng: buộc Nhật Bản

mở cửa, kết thân với Thái Lan, tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành

thuộc địa, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trƣờng ở châu Á bằng chính sách “Mở cửa”

Trung Quốc… Tất cả chính sách ấy đã góp phần tạo dựng cho Hoa Kỳ một vị thế

ngang hàng với các cƣờng quốc thế giới ở cựu lục địa. Từ đó, tạo điều kiện cho Hoa

Kỳ tham gia giải quyết các vấn đề thế giới, kể cả ở ngay chính châu Âu trong và sau

Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Vậy, đâu là nhân tố quyết định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các

khu vực Mỹ Latinh, châu Á, châu Âu trong giai đoạn 1865 - 1918? Nội dung cụ thể,

thực chất và mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ này là gì? Chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ có tác động nhƣ thế nào đến các chủ thể mà chính sách này hƣớng

đến cũng nhƣ đến chính bản thân nƣớc Mỹ?...

Với những vấn đề đặt ra ở trên, chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau Nội chiến

(1865) đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) trở nên hấp dẫn và lôi cuốn

sự đam mê của nhiều ngƣời trong giới nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử quan

Page 10: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

3

hệ quốc tế nói riêng. Điều thực sự có ý nghĩa nếu có đƣợc một công trình nghiên cứu

cơ bản, có hệ thống về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn đƣợc đề cập.

Với mục đích góp phần nhìn nhận, lý giải các vấn đề phức tạp nêu trên, chúng

tôi mạnh dạn chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến

kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 - 1918)” làm luận án tiến sĩ sử học,

chuyên ngành Lịch sử thế giới.

Đây là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Về góc độ khoa học, bằng việc

tái hiện quá trình hình thành và phát triển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong

thời kỳ 1865 – 1918, luận án sẽ chỉ ra tiền đề, thành tựu và đặc điểm của chính sách

đối ngoại Hoa Kỳ trong giai đoạn đƣợc đề cập. Đồng thời, từ việc tìm hiểu quá trình

phát triển của nền ngoại giao Hoa Kỳ và quan hệ giữa Hoa Kỳ với các chủ thể liên

quan, luận án cũng cố gắng làm sáng tỏ những tác động chính sách cả về phía Hoa

Kỳ cũng nhƣ các nƣớc ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu.

Về góc độ thực tiễn, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chính

sách đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế nhằm đƣa đất nƣớc đi vào

quỹ đạo phát triển ổn định, hòa bình. Tuy nhiên, trong quan hệ với các nƣớc lớn trên

thế giới, nhất là với Hoa Kỳ, chúng ta càng phải nghiên cứu kỹ càng mọi mặt về

quốc gia này, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao. Có nhƣ thế chúng ta mới có những

biện pháp hữu hiệu để vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ với Hoa Kỳ - một đối

tác đầy tiềm năng và cũng lắm thách thức, đúng nhƣ tinh thần của Paul Kennedy đã

từng nói “Cách tốt nhất để nhận thức được tương lai sắp đến là nhìn lại một chút về

quá khứ” [35; tr.118].

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Làm rõ mục tiêu và nội dung chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ

sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918) nhằm vƣơn

lên ngang hàng với các cƣờng quốc và đứng đầu thế giới sau này.

Nhiệm vụ: Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các học giả đi trƣớc, luận

án hƣớng đến việc dựng lại bức tranh tổng thể và rút ra một số nhận xét về chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các khu vực trên thế giới thời kỳ 1865 - 1918

bằng các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Làm rõ cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, bao gồm: kinh

tế, chính trị, xã hội; bối cảnh quốc tế và khu vực…

Page 11: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

4

- Nghiên cứu một cách có hệ thống những nội dung, điều chỉnh của chính sách

đối ngoại Hoa Kỳ cũng nhƣ quá trình thực hiện chính sách đó đối với từng chủ thể cụ

thể ở khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu.

- Rút ra một số nhận xét đánh giá về thành tựu, đặc điểm, tác động của chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn đƣợc đề cập.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau

Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 - 1918), bao gồm các vấn

đề cụ thể là:

- Những nhân tố tác động đến sự hình thành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

- Nội dung, những điều chỉnh và quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của

Hoa Kỳ đối với từng chủ thể cụ thể.

- Những thành công, hạn chế, tác động nhiều mặt của việc thực hiện những

chính sách này.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án đƣợc xác định trên các phƣơng diện:

Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại của

Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan

tâm trong giai đoạn từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865

– 1918).

Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án là thời kỳ 1865 – 1918.

Mốc mở đầu của đề tài là sau khi cuộc Nội chiến ở Mỹ kết thúc (1865). Từ đây, Hoa

Kỳ đã liên tục phát triển lớn mạnh về kinh tế và đi kèm với nó là những chính sách

đối ngoại nhằm đƣa Hoa Kỳ từng bƣớc vƣơn đến địa vị lãnh đạo thế giới.

Tháng 11/1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Hoa Kỳ bƣớc ra khỏi

cuộc chiến này với tƣ cách là nƣớc thắng trận. Trƣớc đó, ngày 8/1/1918, Tổng thống

Mỹ W.Wilson đã đọc Thông điệp Liên bang trƣớc Quốc hội, nêu lên Mƣời bốn điểm

(Fourteen Points) nhƣ là một giải pháp hòa bình cho thế giới sau chiến tranh, đồng

thời lần đầu tiên xác nhận rõ ràng tham vọng lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Từ đây,

chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bƣớc sang một trang mới. Vì những lí do trên,

chúng tôi giới hạn mốc cuối của luận án vào năm 1918. Tuy nhiên, trong một vài

Page 12: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

5

trƣờng hợp cụ thể, luận án có thể kéo lùi về trƣớc hoặc sau thời gian đƣợc xác định

để có cái nhìn logic và hợp lý hơn.

Về vấn đề nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hoạch định,

thực thi và kết quả của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ nhằm khống chế Mỹ Latinh

(Cuba, Puerto Rico, Mexico…), mở rộng ảnh hƣởng ở châu Á (Nhật Bản,

Philippines, Trung Quốc, Thái Lan, …) cũng nhƣ những can dự của Mỹ ở châu Âu

khi giải quyết những vấn đề trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên,

chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ 1865 – 1918 đƣợc triển khai rất rộng và

phức tạp, trong khuôn khổ của luận án và sự giới hạn về điều kiện, nên chúng tôi chỉ

tập trung nghiên cứu ở một số các chủ thể tiêu biểu nhƣ trên.

Về tên gọi Hợp chúng quốc Mỹ hay Hoa Kỳ:

Nƣớc Mỹ (tên đầy đủ là Hợp chúng quốc Mỹ, hay Hoa Kỳ) cho đến nay có

lịch sử gần 240 năm, là kết quả của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 bang

thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại đế quốc Anh. Trên cơ sở đó, 13 bang thuộc địa đã ra

bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 4/7/1776, chính thức khai sinh Hợp chúng quốc

Mỹ (The United States of America). Trong cách sử dụng tên gọi nƣớc Mỹ ở Việt

Nam từ trƣớc đến nay vẫn phổ biến cách gọi Mỹ, Hoa Kỳ hay đầy đủ hơn là Hợp

chúng quốc Mỹ hoặc Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cách gọi sau này là dựa vào cách

dịch từ nƣớc ngoài, mà ở đây, là từ Hán Việt để phần nào thể hiện Mỹ là một đất

nƣớc đa chủng tộc. Tên gọi Hoa Kỳ có nghĩa là “cờ hoa”, do đó một số ngƣời còn

gọi nƣớc Mỹ là “xứ cờ hoa”. Trong Hiệp định Paris ký vào năm 1973 nhằm lập lại

hòa bình ở Việt Nam, từ “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” đã đƣợc hai quốc gia chính thức

sử dụng để đề cập đến các vấn đề, nội dung của hiệp định [31; tr.13]. Do vậy, trong

luận án có lúc chúng tôi dùng “Mỹ”, có lúc dùng “Hoa Kỳ” để chỉ tên gọi chính thức

của đất nƣớc này và cả hai tên gọi đều có giá trị nhƣ nhau.

4. Nguồn tài liệu

Tài liệu chính đƣợc sử dụng trong luận án này bao gồm các nguồn sau:

- Các tƣ liệu gốc cung cấp những thông tin chính thức và độ tin cậy cao nhƣ

các bài phát biểu, diễn văn, thông điệp liên bang của tổng thống Hoa Kỳ; hiệp ƣớc ký

kết giữa Hoa Kỳ với các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, các nƣớc Mỹ Latinh; các

công điện, thƣ từ của quan chức ngoại giao. Nguồn tƣ liệu này bao gồm các tập tƣ

Page 13: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

6

liệu gốc do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố, trong các công trình tuyển chọn tƣ liệu về

lịch sử Mỹ, trên các website của Thƣ viện Quốc hội Mỹ, của các trƣờng đại học…

- Các công trình chuyên khảo của một số quan chức trực tiếp tham gia vào quá

trình hoạch định chính sách và thực thi chính sách đối ngoại Mỹ nhƣ G. Kennan,

Samuel Flagg Bemis, Jerald A.Comb….

- Các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nƣớc có giá trị

tham khảo về nội dung thông tin, quan điểm đánh giá và cách tiếp cận nhiều chiều

liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án.

Các nguồn tài liệu để thực hiện luận án chủ yếu bằng tiếng Việt hoặc tiếng

Anh; đƣợc thể hiện dƣới dạng bài viết hay sách của các tác giả ngƣời Việt hoặc

ngƣời Mỹ. Các công trình của các tác giả Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,… chủ

yếu đƣợc khai thác qua bản dịch bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh do sự hạn chế về

năng lực ngoại ngữ của tác giả luận án.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phƣơng pháp luận

Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây là nền tảng để

chúng tôi xử lý các nguồn tƣ liệu nhằm phân tích, đánh giá các sự kiện, các vấn đề cốt

yếu trong chính sách đối ngoại đối với các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

đặt ra của luận án. Theo đó, phƣơng pháp luận này đƣợc vận dụng để xem xét, nhìn

nhận sự vận động và phát triển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong hơn 50 năm sau

Nội chiến.

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

“Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh

thế giới thứ nhất (1865 – 1918)” là một đề tài lịch sử, do vậy các phƣơng pháp

nghiên cứu chuyên ngành nhƣ phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic là những

phƣơng pháp căn bản đƣợc sử dụng trong luận án. Bằng phƣơng pháp lịch sử, luận

án sẽ tái hiện lại quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ trong

thời kỳ 1865 – 1918 theo trình tự thời gian với những nội hàm cụ thể của nó. Bằng

phƣơng pháp logic, trên cơ sở các nguồn tƣ liệu có đƣợc, luận án sẽ khái quát hóa, hệ

thống hóa những giai đoạn phát triển chủ yếu của chính sách đối ngoại Mỹ cũng nhƣ

lý giải đƣợc các căn nguyên, các nhân tố chi phối chính sách của Mỹ đối với từng

chủ thể nhất định.

Page 14: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

7

Ngoài ra, để làm sáng rõ yêu cầu đặt ra, các phƣơng pháp nghiên cứu liên

ngành trong nghiên cứu quốc tế nhƣ phân tích tổng thể và toàn cục nội dung và sự

kiện, phân tích so sánh, hệ thống hóa, … cũng đƣợc vận dụng trong luận án. Việc kết

hợp các phƣơng pháp nêu trên cho phép xem xét quá trình định hình và thực hiện

chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1865 – 1918 nhƣ một cấu trúc gồm

nhiều thành tố cấu thành. Điều đó giúp cho chúng ta nhận thức đƣợc cội nguồn, tính

chất, đặc điểm, tác động của chính sách đối ngoại mà Hoa Kỳ thực thi đối với các

chủ thể liên quan trong giai đoạn nghiên cứu của luận án.

6. Đóng góp của luận án

Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài

nƣớc, đóng góp của luận án chủ yếu ở những mặt sau đây:

6.1.Về mặt khoa học

Thứ nhất, tái hiện bức tranh tổng thể về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ

sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918) một cách

khách quan và chân thực.

Thứ hai, tập trung phân tích, luận giải những căn nguyên, mục đích, các yếu

tố cấu thành cũng nhƣ nội dung cơ bản và tác động của việc thực thi chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó, luận án rút ra những đặc điểm

cơ bản của chính sách đối ngoại Mỹ, góp phần nhận thức một cách chân xác, sâu sắc

hơn về nền ngoại giao của Hoa Kỳ trong lịch sử.

Thứ ba, đóng góp vào việc tìm hiểu một phần lịch sử của một số nƣớc, nhất là

các nƣớc Mỹ Latinh – khu vực vẫn còn xa lạ với giới nghiên cứu sử học ở Việt Nam.

Thứ tư, luận án góp phần vào việc nghiên cứu về lịch sử Mỹ nói chung, lịch

sử quan hệ quốc tế của Mỹ nói riêng. Do vậy, luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho

công tác giảng dạy và học tập của sinh viên, học viên cùng những ai quan tâm đến

chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử.

6.2. Về mặt thực tiễn

Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời

kỳ 1865 – 1918, luận án nêu lên một số nhận thức cần thiết về nền ngoại giao cũng nhƣ

những phƣơng cách ngoại giao mà Hoa Kỳ đã áp dụng để vƣơn tới địa vị quyền lực thế

giới trong giai đoạn trên.

Thứ hai, từ những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình tiếp nhận chính sách đối

ngoại Mỹ của các nƣớc liên quan, luận án sẽ là những hàm ý cần thiết cho việc hoạch

Page 15: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

8

định chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Điều này thực sự có ý nghĩa

trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng đƣợc mối quan hệ đối tác toàn diện.

Song, trong quan hệ với Mỹ - một quốc gia có vai trò và vị trí quan trọng trên trƣờng thế

giới mà Việt Nam cần có quan hệ nhiều hơn, rộng hơn cả ở cấp độ nhà nƣớc lẫn nhân

dân, những kinh nghiệm lịch sử vẫn luôn cần thiết cho mối quan hệ không phải lúc nào

cũng hài hòa về lợi ích giữa hai nƣớc.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính

của luận án bao gồm 4 chƣơng:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội

chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918).

Chương 3. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với một số khu vực tiêu

biểu thời kỳ 1865 – 1918.

Chương 4. Một số nhận xét về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ

1865 - 1918.

Page 16: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

9

CHƢƠNG 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ lâu là đối tƣợng quan tâm nghiên cứu của

nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách ở cả trong và ngoài nƣớc. Nhìn

chung, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các khía cạnh của chính sách

đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong phạm vi những công trình và tài liệu có thể tiếp cận

đƣợc, chúng tôi xin nêu một số nét chính về vấn đề này theo hai hƣớng nhƣ sau:

1.1. Thực trạng nghiên cứu vấn đề khoa học ở trong nƣớc

1.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1975

Từ lâu, các nhà sử học Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu về Hoa Kỳ nói

chung, chính sách đối ngoại nói riêng. Từ trƣớc năm 1975, ở miền Bắc Việt Nam,

việc nghiên cứu về Hoa Kỳ, nhất là chính sách đối ngoại của quốc gia này đối với

các nƣớc xung quanh đã phần nào đƣợc chú ý. Sớm nhất có thể là công trình “Châu

Mỹ Latinh đấu tranh cho độc lập dân tộc và dân chủ‖ của Hà Tá, xuất bản năm 1961

bởi Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. Thông qua việc mô tả cuộc đấu tranh vì độc lập

dân tộc và dân chủ của nhân dân các nƣớc Mỹ Latinh, cuốn sách cũng đã chỉ ra sự

can thiệp của đế quốc Mỹ vào Mỹ Latinh – một khu vực đƣợc Mỹ xem là “sân sau”

của mình. Tiếp theo đó là các bài báo đăng trên các tạp chí, thông báo khoa học đề

cập đến chính sách xâm nhập của Mỹ vào các nƣớc thông qua con đƣờng của chủ

nghĩa thực dân kiểu mới đối với các khu vực Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Đông Á….

Có thể điểm qua các bài viết nhƣ “Chính sách nô dịch của đế quốc Mỹ và sự phá sản

của nó ở Mỹ Latinh” (1962) của Võ Văn Nhung; ―Quá trình xâm lược của Mỹ vào

Cuba từ hơn một thế kỷ nay” (1963) của Văn Lạc; ―Nhìn lại con đường xâm lược

của chủ nghĩa đế quốc Mỹ trong thời kỳ lịch sử cận đại” (1966), “Bước đầu xâm

nhập của Mỹ vào Đông Nam Á” (1969) của Vũ Dƣơng Ninh; ―Một trăm năm đấu

tranh vì độc lập tự do của nhân dân Cuba anh hùng” (1968) của Phạm Xuân Nam…

Các bài viết kể trên đã phần nào đề cập đến quá trình xâm nhập, xâm lƣợc của Mỹ

vào các khu vực trên thế giới nhƣ Đông Nam Á, Mỹ Latinh với Cuba là đối tƣợng

đầu tiên.

Ở miền Nam việc nghiên cứu về Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại Mỹ cũng

đƣợc chú ý. Nhiều công trình về Hoa Kỳ của các tác giả nƣớc ngoài đã đƣợc tiến

hành dịch thuật nhƣ “Những tài liệu căn bản về lịch sử Mỹ” (1969) của Richard

Page 17: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

10

Morris do Việt Nam khảo dịch xã ấn hành; “Lịch sử Mỹ” (1972) của Franck L.

Schoell. Hai công trình này đã tập trung trình bày lịch sử phát triển của Hoa Kỳ từ

khi C. Columbus phát hiện ra châu Mỹ đến những năm 50 của thế kỷ XX. Một số

vấn đề về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng đƣợc ít nhiều nhắc đến trong hai

công trình này.

Đồng thời, trong thời kỳ này cũng xuất hiện một số công trình chuyên khảo về

quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Mỹ nhƣ ―Hội nghị Tê hê ran (28-11-

1942 – 1-12-1943” (1962) của Nhà xuất bản Sự thật; “Châu Mỹ Latinh giữa gấu và

diều hâu” (1969) của Đỗ Vũ, Nhà xuất bản Thái độ, Sài Gòn; “Lịch sử chính trị và

bang giao quốc tế” (2 tập, 1972) của Hoàng Ngọc Thành do Nhà xuất bản Lửa

thiêng ấn hành với hai cuốn. Cuốn I tƣờng thuật tình hình chính trị tại nhiều quốc gia

trên thế giới cũng nhƣ mối bang giao giữa các cƣờng quốc trong giai đoạn 1818 –

1939 và những nguyên nhân gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Nội dung của cuốn

II là tình hình thế giới sau năm 1945, những sự thay đổi về chính trị ở phƣơng Tây và

phƣơng Đông cũng nhƣ sự tranh chấp giữa hai siêu cƣờng Hoa Kỳ và Liên Xô. Song

đáng tiếc là những nội dung mà luận án cần lại nằm ở khoảng thời gian trƣớc của

công trình này.

1.1.2. Giai đoạn sau năm 1975

Sau khi đất nƣớc thống nhất, việc nghiên cứu về Hoa Kỳ nói chung, chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ nói riêng đƣợc chú ý nhiều hơn, phạm vi và vấn đề

nghiên cứu cũng rộng hơn. Điều này đặc biệt nổi rõ trong những năm đầu thập niên

1990. Dƣới tác động của công cuộc Đổi mới, nhất là đổi mới trong chính sách đối

ngoại, Việt Nam đã tích cực mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế. Hơn nữa, những

bƣớc cải thiện trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ với những sự kiện quan trọng nhƣ

việc Mỹ bãi bỏ cấm vận (1994), bình thƣờng hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa

hai nƣớc (1995) đã mở ra một giai đoạn mới trong nghiên cứu về Hoa Kỳ ở Việt

Nam. Nhiều tổ chức nghiên cứu, giảng dạy về Hoa Kỳ đã đƣợc thành lập. Đồng hành

với nó là nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố. Thêm vào đó, nhiều công

trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài đã đƣợc dịch sang tiếng Việt… Tựu

chung lại, có thể chia các công trình này thành ba nhóm nhƣ sau:

Trong nhóm thứ nhất, các công trình nghiên cứu mang tính tổng thể về Mỹ

hoặc dành một phần dung lượng đáng kể để bàn về Hoa Kỳ nhƣ “Lịch sử nước

Mỹ” (1994) của Lê Minh Đức và Nguyễn Nghị, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà

Page 18: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

11

Nội; “Lịch sử thế giới cận đại‖ (1998) của Vũ Dƣơng Ninh, Nguyễn Văn Hồng,

“Lược sử nước Mỹ” (2000) của Vƣơng Kính Chi; “Lịch sử thế giới hiện đại” (2003)

của Nguyễn Anh Thái (cb); “Một số chuyên đề lịch sử thế giới (tập II)” (2006) của

Vũ Dƣơng Ninh và Nguyễn Văn Kim (cb);“Liên bang Mỹ, đặc điểm văn hóa xã hội”

(2005) của Nguyễn Thái Yên Hƣơng; “Hồ sơ văn hóa Mỹ‖ (2006) của Hữu Ngọc;

“Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ” (2011) của Nguyễn Thái Yên Hƣơng, Đỗ Minh

Tuấn (Cb). Các công trình kể trên mặc dù có dành một dung lƣợng không nhiều để

nói về chính sách đối ngoại của Mỹ và vẫn đang còn ở dạng khái quát, song các tác

phẩm này đã cung cấp những kiến thức phong phú về nhiều mặt của đất nƣớc Hoa

Kỳ, qua đó trang bị cho ngƣời đọc một cái nhìn tổng thể về vấn đề mà luận án đặt ra.

Đặc biệt, công trình ―Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ” đã tập hợp đƣợc 61 bài viết

của nhiều tác giả khác nhau và đƣợc phân chia theo 4 chƣơng chính: lịch sử, văn hóa

và xã hội Hoa Kỳ; Hệ thống chính trị, pháp luật Hoa Kỳ; Kinh tế Hoa Kỳ; Chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong phần về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với 18

bài viết, đáng chú ý là nhóm bài: “Ý nghĩa của lobby đối với chính sách đối ngoại

của Hoa Kỳ” (Bùi Phƣơng Lan), “Vấn đề nhân quyền trong chính sách đối ngoại

của Hoa Kỳ” (Tạ Minh Tuấn), “Chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ sau Chiến tranh

Lạnh” (Nguyễn Vũ Tùng), “Thực chất của cái gọi là “thúc đẩy dân chủ” ở nước

ngoài của Hoa Kỳ” (Nguyễn Thành Lợi), “Hoạt động ngoại giao nhân dân của Hoa

Kỳ” (Nguyễn Thị Thanh Thủy), “Chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á”

(Luận Thùy Dƣơng)… Những bài viết này đã phần nào mổ xẻ những khía cạnh cũng

nhƣ những chính sách cụ thể trong đối ngoại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đặc điểm

chung của các công trình kể trên là không hoặc đề cập một cách hạn chế về chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ

nhất (1865 – 1918), mà trái lại tập trung nhiều vào một thời kỳ lịch sử khác – thời kỳ

sau Chiến tranh Lạnh.

Trong nhóm thứ hai, gồm các công trình nghiên cứu về chính sách đối

ngoại của Mỹ trong tổng thể các mối quan hệ quốc tế trên thế giới. Có thể kể đến

một số công trình tiêu biểu nhƣ: “Lịch sử quan hệ quốc tế (1917 – 1945)” (2002) của

Lê Văn Quang; “Lịch sử quan hệ quốc tế từ đầu thời Cận đại đến kết thúc Thế chiến

II”, (2005) Vũ Dƣơng Ninh (Cb); “Lịch sử quan hệ quốc tế - tập 1” (2005) Vũ

Dƣơng Ninh (Cb) cùng các tác giả Phan Văn Ban, Nguyễn Văn Tận; “Chiến tranh

thế giới thứ hai” (2005) của Nguyễn Huy Quý; “Chính sách đối ngoại của một số

Page 19: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

12

nước lớn trên thế giới” (2008) của Phạm Minh Sơn (Cb), “Giáo trình Quan hệ quốc

tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương” (2014) của Phạm Quang Minh. Nhìn

chung, các công trình kể trên đã dành một phần dung lƣợng trong tổng thể chung để

nói về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đa phần các

công trình chỉ đề cập đến những vấn đề về quan hệ quốc tế trong thời kỳ gần đây mà

ít có những khảo cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn mà luận án

đề cập. Riêng trong cuốn ―Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945”, tác giả Lê

Văn Quang đã dành một phần nhỏ để nói về lập trƣờng của Mỹ trong Hội nghị

Versailles với Chƣơng trình 14 điểm của Tổng thống W.Wilson, trong đó điểm cuối

cùng là chủ trƣơng thành lập Hội Quốc liên (League of Nations) nhằm mục tiêu đảm

bảo cho hòa bình, an ninh quốc tế, tránh cho loài ngƣời khỏi nguy cơ của một cuộc

chiến tranh thế giới mới. Tuy nhiên, tác giả cho rằng ―thực chất của vấn đề là ở chỗ,

Mỹ muốn thông qua tổ chức này để lãnh đạo thế giới trước hết bằng sức mạnh kinh

tế và chính trị của mình” [55; tr.42]. Đa phần còn lại của cuốn sách đều dành dung

lƣợng lớn để nói về quan hệ quốc tế, trong đó có Mỹ nhƣng ở vào các giai đoạn sau.

Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây cũng xuất hiện một số các công trình

chuyên khảo, tập trung nghiên cứu về một số vấn đề cơ bản trong chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ hay một số mối quan hệ giữa Mỹ với một vài nƣớc cụ thể, tuy

nhiên với số lƣợng không nhiều. Có thể kể đến một số công trình nhƣ ―Can thiệp

nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ” (2005) của Nguyễn Thái Yên Hƣơng

(Cb) đi vào phân tích việc sử dụng vấn đề nhân đạo để can thiệp vào các nƣớc nhƣ là

một phƣơng cách trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Cuốn “Góp phần tìm hiểu

lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ” (2006) của Phạm Xanh đã khảo cứu về những

cơ hội lịch sử bị bỏ lỡ trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cũng nhƣ những cải thiện,

chuyển biến trong quan hệ giữa hai nƣớc trong thời gian gần đây….

Đề cập đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng nhƣ một số vấn đề nổi lên

trong quan hệ giữa Mỹ với các nƣớc trên thế giới cũng là nội dung đƣợc các tác giả

quan tâm trong công trình đăng tải trên các tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Nghiên cứu

Đông Nam Á, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Nghiên cứu Lịch sử.... Có thể

nêu một số bài viết tiêu biểu dƣới đây:

Vào năm 1995, tác giả Nguyễn Quốc Hùng có bài “Franklin D.Roosevelt và

Chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945)” đăng trên Châu Mỹ ngày nay, số 2 đã tập

trung đề cập đến chính sách của Mỹ dƣới thời Tổng thống F.Roosevelt trong Chiến

Page 20: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

13

tranh thế giới thứ hai. Năm 1998, công trình của Cao Minh Chơng trên Tạp chí

Nghiên cứu Đông Nam Á là “Cuộc chiến tranh Philippin – Mỹ 1899 – 1903” đã

điểm lại những nét chính của cuộc chiến tranh ở Philippines cũng nhƣ những can

thiệp của ngƣời Mỹ vào đất nƣớc này. Các bài viết “Xu hướng chính sách đối ngoại

của Hoa Kỳ trong lịch sử” (1999) của Lê Thu Hằng; ―Các luận điểm và biểu hiện

của Học thuyết sứ mệnh bành trướng trong chính sách đối ngọai của Hoa Kỳ”

(2008) của Nguyễn Lan Hƣơng, ―Những cơ sở phát triển chủ nghĩa quốc gia – dân

tộc Mỹ từ sau Nội chiến đến trước Chiến tranh thế giới lần I” (2010) của Nguyễn

Ngọc Dung đã chỉ ra những cơ sở, xu hƣớng, luận điểm và biểu hiện của chủ nghĩa

biệt lệ, chủ nghĩa bành trƣớng…trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Đây là hai

khuynh hƣớng cho sự lựa chọn chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử.

Trong nhóm thứ ba, bao gồm những công trình đề cập đến chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ qua các giai đoạn hoặc các chủ thể khác nhau, nhƣ ―Chính sách

đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1865 - 1904” (2007) của Trần Thiện Thanh; “Những

chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1870 – 1900” (2008) của

Nguyễn Ngọc Dung; “Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ trước năm

1905” (2009) của Trần Thiện Thanh đã khảo cứu về những chính sách cụ thể cũng

nhƣ những chuyển biến của nền ngoại giao Hoa Kỳ thời kỳ sau Nội chiến cho đến

những năm đầu thế kỷ XX. Đó chính là những thay đổi trong quan hệ giữa Hoa Kỳ

với các cƣờng quốc châu Âu tại châu Mỹ, với Mexico, với các nƣớc trong khu vực

châu Á – Thái Bình Dƣơng (CA-TBD) nhƣ Triều Tiên, Nhật Bản, Philippines. Tất cả

sự chuyển biến đó đều nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bành trƣớng lãnh

thổ, từng bƣớc xác lập vị thế và ảnh hƣởng của Hoa Kỳ đối với Mỹ Latinh, đồng thời

hƣớng sang châu Á. Hay vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ đối với từng khu vực,

chủ thể nhất định cũng đƣợc đề cập trong bài “Tóm tắt chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ với Mỹ Latinh từ Tổng thống F.D.Roosevelt cho tới Tổng thống William Jefferson

Clinton” (2006) của Nguyễn Lan Hƣơng. Ở một khía cạnh khác, trong bài ―Vai trò

của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh” (2005), tác giả Đỗ Minh Tuấn đã chỉ ra những vai trò

nổi bật của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh – nơi đƣợc xem là “sân sau” của Hoa Kỳ. Đối

với khu vực châu Á, tác giả Nguyễn Văn Tận đã có những kiến giải về chính sách

của Mỹ đối với Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc trong bài “Nhìn lại chính sách

châu Á của Mỹ từ nửa sau những năm 50 của thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX” (2007).

Page 21: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

14

Ngoài ra, vấn đề chính sách đối ngoại Mỹ cũng đƣợc đề cập trong luận văn

thạc sĩ “Châu Mỹ Latinh và chính sách của Mỹ trong thời lịch sử cận đại” (1983)

của Hoàng Thị Điệp và các luận án tiến sĩ ―Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với

Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ XX” (2008) của Trần Thiện Thanh, ―Chính sách của

Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861)” của

Lê Thành Nam. Đây là ba công trình nghiên cứu công phu nhƣng lại chỉ tập trung

vào một khu vực cụ thể trong thời cận đại (Mỹ Latinh), hoặc tập trung nghiên cứu về

chính sách của Mỹ đối với một đối tƣợng cụ thể duy nhất là Nhật Bản trong nửa đầu

thế kỷ XX hay nghiêng về việc nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với các cƣờng

quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ trƣớc năm 1861. Mặc dù vậy, các công

trình nói trên là nguồn bổ khuyết rất quan trọng cho việc nghiên cứu về chính sách

đối ngoại Hoa Kỳ trong những năm gần đây.

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy rằng, trong thời gian gần đây ở Việt Nam đã có khá

nhiều các công trình nghiên về Hoa Kỳ nói chung và chính sách đối ngoại cũng nhƣ

quan hệ quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, hầu nhƣ chƣa có một công trình nghiên cứu

nào đề cập một cách toàn diện về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn từ

sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918).

1.2. Thực trạng nghiên cứu vấn đề khoa học ở nƣớc ngoài

Có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu tổng thể về Mỹ nói chung, chính

sách đối ngoại Mỹ và quan hệ giữa Mỹ với các nƣớc trên thế giới nói riêng là mảng

đề tài từ lâu đã đƣợc giới chính trị và các học giả nƣớc ngoài quan tâm, với cái nhìn

đa diện và hệ thống. Trong phạm vi những công trình và tài liệu có thể tiếp cận đƣợc,

chúng ta dễ dàng nhận thấy có hai mảng đề tài đƣợc quan tâm chính yếu: (1) nghiên

cứu về những vấn đề khác nhau của lịch sử Hoa Kỳ; (2) nghiên cứu về chính sách

đối ngoại của Hoa Kỳ và quan hệ giữa nƣớc này với các chủ thể liên quan.

Trong nhóm vấn đề thứ nhất – nghiên cứu các vấn đề khác nhau của lịch

sử Hoa Kỳ. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu tổng quan, khái quát về lịch sử

các mặt của Hoa Kỳ đã đƣợc dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam nhƣ:

“Lịch sử Hoa Kỳ” (1970) của France L.Schoell ; “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”,

của Howard Cincotta, Bản dịch (lƣu tại Đại sứ quán Hoa Kỳ); “Lịch sử mới của

nước Mỹ” (2003) của Eric Foner; “Lược sử nước Mỹ” (2006); “Lịch sử Hoa Kỳ -

Những vấn đề quá khứ” (2009) của Irwin Unger; “Lịch sử dân tộc Mỹ” (2010) của

Howard Zinn… Các công trình kể trên có đặc điểm chung là phạm vi nghiên cứu

Page 22: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

15

rộng cả về không gian lẫn thời gian. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là các mặt về lịch

sử Mỹ qua các thời kỳ. Phần về chính sách đối ngoại chung lẫn chính sách của Mỹ đối

với từng nƣớc, từng khu vực cụ thể chỉ đƣợc đề cập ở một mức độ nhất định. Tuy

nhiên, những nội dung khái quát về lịch sử, đất nƣớc, con ngƣời, kinh tế, xã hội, tƣ

tƣởng đƣợc phản ánh trong các công trình trên đã giúp ích rất nhiều cho luận án trong

việc làm sáng tỏ những tiền đề cho quá trình hoạch định và thúc đẩy sự phát triển của

chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Trong số những công trình đƣợc đề cập ở trên, đáng chú

ý là cuốn ―Lịch sử Hoa Kỳ - những vấn đề quá khứ” của Irwin Unger. Đây là một

công trình đồ sộ về lịch sử của nƣớc Mỹ. Tác giả Irwin Unger đã phục dựng lại lịch sử

Hoa Kỳ từ những khởi thủy đầu tiên của vùng đất Bắc Mỹ qua các thời kỳ thuộc địa,

tiến tới độc lập bằng cuộc cách mạng Mỹ, sự ra đời của Hiến pháp Mỹ, các đảng phái

đầu tiên, các thành tựu về kinh tế của Hoa Kỳ, Nội chiến, Tái thiết, những dính líu của

Mỹ trong hai cuộc chiến tranh thế giới và nƣớc Mỹ thời hiện đại… Về mặt đối ngoại,

cuốn sách đã dành một dung lƣợng vừa phải để nói về chủ nghĩa bành trƣớng, về đế

quốc Mỹ. Công trình này đã cung cấp cho ngƣời đọc một cái nhìn tổng thể nhiều mặt

về lịch sử Hoa Kỳ và là nguồn tƣ liệu quan trọng cho tác giả trong quá trình thực hiện

luận án. Tuy nhiên, là một công trình nghiên cứu của tác giả nƣớc ngoài, dĩ nhiên mọi

thông tin trong tác phẩm này (cũng nhƣ các công trình khác) đều thể hiện quan điểm

và phản ánh cách nhìn nhận của giới nghiên cứu ở nƣớc đó.

Ở một khía cạnh khác, cuốn “Những sự kiện lớn trong lịch sử Hoa Kỳ” (2005)

của các tác giả Pam Cornelison, Ted Yanak đã điểm lại những sự kiện quan trọng trong

lịch sử Hoa Kỳ, trong đó có đề cập đến những sự kiện đáng chú ý về mặt đối ngoại.

Cũng trong mảng nghiên cứu về lịch sử Hoa Kỳ, các công trình nhƣ “42 đời tổng thống

Hoa Kỳ” (1995) của W.A.Degregorio; “Văn minh Hoa Kỳ” (1998) của Jean Prierre

Fichou; “Những tác phẩm biến đổi thế giới” (2003) của Robert B.Down; “Những tài

liệu căn bản về lịch sử Mỹ” (1969) của Richard B. Morris biên soạn… đã cung cấp một

khối lƣợng thông tin lớn về lịch sử Mỹ thông qua các đời tổng thống Mỹ với những

chính sách đối nội, đối ngoại, những hoạt động của chính quyền...

Đối với các công trình bằng nguyên bản tiếng Anh, lịch sử Mỹ cũng đƣợc rất

nhiều học giả Mỹ quan tâm nghiên cứu một cách rộng rãi. Đây là mảng đề tài rất quan

trọng, do vậy, nhiều công trình đã đƣợc công bố, tiêu biểu nhƣ “The Frontier in

American History” (Biên cƣơng trong lịch sử Hoa Kỳ) (1953) của Federick Jackson

Turner. “The American Past: Conflicting Interpretations of the Great Issues”(Quá khứ

Page 23: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

16

Mỹ: những giải thích mâu thuẫn về những vấn đề lớn) (1965) của Sydney Fine và

Gerald S. Brown; “Main Problems in American History – Volume I, Volume II” (Những

vấn đề chính yếu trong lịch sử Hoa Kỳ - tập I, tập II) (1968) của các tác giả Howard H.

Quint, Dean Albertson, Mitton Cantor; “Woodrow Wilson” (Tổng thống Woodrow

Wilson) (1969) của Arthur Walworth; “The American Civil War” (Cuộc Nội chiến Mỹ)

(1975) của Peter J. Parish; “Our Country: Its Possible Future and Its Present Crisis”

(Những khủng hoảng hiện tại và tƣơng lai có thể của đất nƣớc chúng ta) (1985) của

Josiah Strong; “An Outline of American History” (Khái quát lịch sử Hoa Kỳ) (1994) của

Cơ quan Chƣơng trình thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; “America’s History”

(Lịch sử Hoa Kỳ) (2004) của James A. Henretta, David Brody, Lynn Dumenil, Susan

Ware; “The Paper of Ulysses S. Grant” (Tƣ liệu về Tổng thống Ulysses S. Grant)

(2008) của John Y. Simon; “Battle History of The United States Marine Corps, 1775 –

1945” (Trận chiến lịch sử của Thủy quân lục chiến Mỹ, 1775 – 1945) (2010) của

George B.Clark. Cũng giống nhƣ các công trình đã đƣợc dịch sang tiếng Việt, các công

trình bằng tiếng Anh đề cập đến chủ đề lịch sử Mỹ đều có phạm vi nghiên cứu rộng cả

về đối tƣợng lẫn thời gian và không gian. Lịch sử Mỹ qua các giai đoạn đƣợc đề cập với

nhiều nội dung khác nhau, trong đó, phần về chính sách đối ngoại và các hoạt động đối

ngoại chỉ chiếm một phần rất nhỏ và mang tính khái lƣợc trong tổng thể chung của từng

công trình. Dẫu vậy, những thông tin chứa đựng trong các tác phẩm nói trên là cơ sở để

tác giả luận án đi sâu tìm hiểu, phân tích và đánh giá đúng nền tảng cho việc hoạch định

chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn mà đề tài đặt ra.

Trong nhóm vấn đề thứ hai – nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ và quan hệ giữa nước này với các chủ thể liên quan cũng đã đƣợc giới học giả

quan tâm nghiên cứu. Rất nhiều công trình trong số đó đã đƣợc dịch và xuất bản tại

Việt Nam, có thể nêu một số công trình tiêu biểu nhƣ “Những vấn đề trung tâm

trong đường lối đối ngoại của Mỹ” (1997) của Henry Kissinger; “Chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ - Động cơ lựa chọn trong thế kỷ XXI” (2004), của Bruce

W.Jentleson. Hai cuốn sách này chứa đựng nhiều tƣ liệu giá trị về những trọng tâm

trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng nhƣ những lựa chọn về mặt đối ngoại

trong thế kỷ mới – thế kỷ XXI. Mặc dù vậy, nội dung đề cập của hai công trình trên

chủ yếu nói về chính sách đối ngoại của Mỹ trong và sau Chiến tranh Lạnh.

Lịch sử và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ còn thu hút các học giả bên ngoài

tham gia nghiên cứu, tiêu biểu là các công trình “Chính sách đối ngoại của Mỹ”

Page 24: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

17

(1961) của học giả ngƣời Nga N.I.Nozemsew; “Nội tình 200 năm Nhà Trắng”

(2004) của tác giả ngƣời Trung Quốc Lý Thắng Khải. Trong cuốn sách của mình, tác

giả Lý Thắng Khải đã khảo cứu lịch sử Mỹ từ buổi bình minh cho đến đầu thế kỷ

XXI với sự kiện 11/9/2001. Trong đó, nhiều vấn đề về mặt đối ngoại đã đƣợc tác giả

nhắc đến nhƣ việc nƣớc Mỹ bắt đầu can thiệp vào công việc thế giới thông qua cuộc

chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), chính sách “Mở cửa” ở Trung Quốc, “dụ dỗ”

và “cưỡng ép” để xây dựng và độc chiếm kênh đào Panama… Đây chính là những

gợi mở cần thiết cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án.

Đối với các công trình nguyên bản tiếng Anh, vấn đề ngoại giao và quan hệ

đối ngoại Hoa Kỳ đã đƣợc đề cập một cách phong phú và đa dạng hơn. Trong phạm

vi nguồn tƣ liệu có thể tiếp cận đƣợc, chúng tôi xin đƣợc nêu một số công trình

nghiên cứu tiêu biểu sau:

Vào năm 1942, Nhà xuất bản Henry Holt and Company – New York đã cho ấn

hành công trình “A Diplomacy history of the United States” (Lịch sử ngoại giao Hoa

Kỳ) của Samuel Flagg Bemis. Đây là một công trình đồ sộ với hơn 900 trang nói về lịch

sử ngoại giao Hoa Kỳ qua ba phần: Những hoạt động ngoại giao sau ngày lập quốc, thời

kỳ bành trƣớng và ngoại giao Hoa Kỳ trong thế kỷ XX. Trong đó, tác giả đã đề cập đến

những hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ từ khi tiến hành liên minh với Pháp (1775 –

1778) trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập, Học thuyết Monroe (1823), Chiến tranh

với Mexico, những hòa giải giữa Mỹ và Anh, chiến tranh với Tây Ban Nha, chính sách

“Mở cửa” Trung Quốc… Theo đó, tác giả cho rằng, Hoa Kỳ đã không phạm phải một

sai lầm nghiêm trọng nào về mặt ngoại giao trong giai đoạn 1775 – 1898. Công thức

thành công của nền ngoại giao Hoa Kỳ trong thời kỳ này là dựa vào những lợi thế hoàn

toàn biệt lập và xa châu Âu để cạnh tranh với các nƣớc ở cựu lục địa trong bối cảnh các

cƣờng quốc này gặp khó khăn. Nói cách khác, Hoa Kỳ không cần phải có nhiều tính

toán có chủ ý, miễn sao mục tiêu của chính sách đối ngoại phù hợp với tầm nhìn của

giới tinh hoa cũng nhƣ lợi ích của ngƣời Mỹ. Sau khi hiện thực hóa những mục tiêu cơ

bản trong chính sách đối ngoại, nƣớc Mỹ bƣớc vào một giai đoạn mới với tƣ cách là một

cƣờng quốc thế giới. Với vị thế đó, từ sau năm 1898, Hoa Kỳ đóng vai trò ngày càng lớn

hơn trong nền chính trị thế giới với những can dự rộng khắp ở Philippines, Nhật Bản,

Trung Quốc và trƣớc đó là ở Mỹ Latinh.

Công trình ―American Diplomacy 1900 – 1950” (Ngoại giao Hoa Kỳ 1900 –

1950) (1951) của George F.Kennan là một công trình chuyên khảo riêng về nền ngoại

Page 25: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

18

giao của nƣớc Mỹ trong nửa đầu thế kỷ XX. Công trình này đã đƣợc tái bản có bổ sung,

sửa chữa vào năm 1984 với tên gọi ―American Diplomacy” (Ngoại giao Hoa Kỳ). Trong

công trình này, dƣới góc nhìn của một học giả đồng thời là quan chức ngoại giao,

G.F.Kennan đã phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ trong cuộc chiến với Tây Ban

Nha, chính sách Mở cửa (Open Door), nƣớc Mỹ với phƣơng Đông, nƣớc Mỹ với các

cuộc chiến tranh thế giới và nền ngoại giao của Mỹ trong thế giới hiện đại. Theo

G.F.Kennan, chính sách của Hoa Kỳ trong những năm bản lề từ 1898 đến 1920, giai

đoạn Hoa Kỳ trở thành một cƣờng quốc lớn trên thế giới, đã thƣờng xuyên đƣợc hình

thành bởi việc đặt nhầm sự tin tƣởng vào chủ nghĩa hợp pháp và đạo đức, hoặc chịu ảnh

hƣởng quá mức của các quốc gia khác – những quốc gia ở mức độ nào đó đã thao túng

các quan chức Washington. G.F.Kennan cho rằng, việc Hoa Kỳ trở thành một cƣờng

quốc quan trọng đối với châu Á trong những năm 1898 – 1900 không phải bởi vì Hoa

Kỳ nhận thức đƣợc những lợi ích thực sự của họ trong các vấn đề ở châu Á, mà là vì họ

bị các quan chức Anh lôi kéo để ủng hộ một chính sách “Mở cửa” nhằm tạo ra “một

sân chơi công bằng và không thiên vị” (John Hay) cho tất cả các quốc gia đang cạnh

tranh trong thị trƣờng Trung Quốc, chính sách này mang lại lợi ích cho nƣớc Anh chứ

không phải cho Hoa Kỳ. Mặc dù có những khác biệt về quan điểm và nhận định, song

những thông tin trong công trình này là nguồn tƣ liệu quan trọng, gợi mở cho luận án

nhiều vấn đề trong nghiên cứu về ngoại giao của Hoa Kỳ.

Cụm công trình “The History of American Foreign Policy” (1986) của Jerald

A.Comb; “Race, Federalism and Diplomacy: The Gentlemen’s Agreement A

Century Later” (2009) của Paul Finkelman; “The Pan – American Trademark

Convention of 1929: A Bold Vision of Extraterritorial Meets Current Realities”

(2013) của Christine H. Farley cũng ít nhiều đề cập đến chính sách đối ngoại tổng

thể của Hoa Kỳ cũng nhƣ các vấn đề cụ thể nhƣ Công ƣớc về nhãn hiệu hàng hóa

liên Mỹ năm 1929.

Không đề cập đến chính sách đối ngoại Mỹ một cách tổng thể nhƣ trên mà tập

trung nghiên cứu về từng mối quan hệ cụ thể giữa Mỹ với các nƣớc trên thế giới là một

nội dung quan trọng đƣợc nhiều tác giả quan tâm. Có thể nêu ra một số các công trình

tiêu biểu cho mảng đề tài này nhƣ: Trƣớc hết là cụm công trình về quan hệ giữa Mỹ và

Thái Lan nhƣ “Thai – American Relations” (Quan hệ Hoa Kỳ - Thái Lan) (1982) của

Hans H. Indorf; “The Eagle and the Elephant, Thai-American Relations Since 1833”

(Đại bàng và Voi, quan hệ Hoa Kỳ - Thái Lan từ năm 1833) (2009) của Đại sứ quán

Page 26: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

19

Hoàng gia Thái Lan tại Washington D.C; Hai công trình này đã điểm qua mối quan hệ

giữa Thái Lan và Hoa Kỳ kể từ khi hai nƣớc ký kết Hiệp định Hữu nghị và Thương mại

1833). Đây là cơ sở quan trọng cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc và

cũng là hiệp ƣớc đầu tiên mà Hoa Kỳ ký với một nƣớc ở khu vực châu Á (trƣớc cả Nhật

Bản). Từ thời điểm này trở đi, quan hệ Mỹ - Thái tiếp tục phát triển với tƣ cách là đồng

minh của nhau, mặc dù trong lịch sử có những giai đoạn thăng trầm.

Tiếp theo, đối với quan hệ giữa Hoa Kỳ với các khu vực, các nƣớc khác, nhiều

công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc Mỹ đề cập nhƣ“United States

– China Normalization: An Evaluation of Foreign Policy Decision Making” (Bình

thƣờng hóa quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Đánh giá về việc ra quyết định trong chính sách

đối ngoại) (1986) của Jaw – Ling Joanne Chang; “The Banana war: United States

Intervention in the Caribbean, 1898 – 1934” (Cuộc chiến tranh chuối: Sự can thiệp của

Mỹ ở vùng vịnh Caribbean, 1898 – 1934) (1983) của Lester.D.Langley; “The United

States and Viet Nam 1787 – 1941” (Hợp chúng quốc Mỹ và Việt Nam 1787 – 1941)

(1990) của Robert Hopkins Miller; “Gentlemen’s Agreement, 1908: Fragments for a

Pacific History” (Thỏa thuận của các quý ông, 1908: những mảnh vỡ cho lịch sử khu

vực Thái Bình Dƣơng) (2009) của Jordan Sand; “Cassell’s History of the Russo –

Japanese War” (Lịch sử cuộc chiến tranh Nga – Nhật) (2008) của Thƣ viện Trƣờng Đại

học Toronto, Canada… Các công trình kể trên mặc dù đề cập đến mối quan hệ của Hoa

Kỳ với từng nƣớc, khu vực riêng biệt, qua đó, chúng ta có thể thấy đƣợc chính sách cụ

thể của Hoa Kỳ đối với từng địa bàn cũng nhƣ những tác động đến các nƣớc chịu sự chi

phối của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không phải công trình nào cũng giới

hạn vấn đề nghiên cứu theo thời gian và không gian nhƣ đề tài luận án đặt ra; hơn nữa

lại phản ánh quan điểm và nhận định của các tác giả nƣớc ngoài. Do vậy, việc kế thừa có

chọn lọc các công trình nói trên luôn đƣợc cân nhắc trong luận án.

1.3. Những tồn tại và vấn đề đặt ra cho luận án

Qua việc trình bày tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về chính sách đối

ngoại của Mỹ, có thể nhận thấy những tồn tại và vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục

nghiên cứu, bổ sung, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nói chung và trong thời kỳ từ sau

Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918) nói riêng đã đƣợc

giới nghiên cứu tại Mỹ và một số nƣớc khác rất quan tâm và đã đạt đƣợc những kết

quả đáng kể. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phong phú về nội dung và đa dạng

Page 27: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

20

trong phong cách thể hiện. Tuy nhiên, nhiều công trình trong số đó thiên về việc

nghiên cứu một cách khái quát, tổng thể chính sách đối ngoại qua nhiều giai đoạn

lịch sử hoặc về chính sách và quá trình thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối

với một vài nƣớc nhất định chứ chƣa đề cập nhiều đến giai đoạn 1865 – 1918 với tƣ

cách là một đối tƣợng riêng biệt.

Thứ hai, những công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài mặc dù rất phong phú, đa

dạng, song là ấn phẩm của các tác giả nƣớc ngoài, đặc biệt là các học giả ngƣời Mỹ,

do đó nó phản ánh quan điểm, cách thể hiện và cách nhìn nhận, đánh giá của giới

nghiên cứu ở các nƣớc đó. Vì vậy, việc kế thừa đòi hỏi phải có sự phê phán và chọn

lọc trong tiếp cận tƣ liệu nhằm đảm bảo độ tin cậy và khách quan trong nhìn nhận,

đánh giá vấn đề nghiên cứu.

Thứ ba, vấn đề chính sách đối ngoại và quan hệ ngoại giao của Mỹ đã đƣợc

nhiều học giả, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm, chú ý nhiều hơn trong những

năm gần đây. Do vậy, số lƣợng công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ ngày càng nhiều hơn và toàn diện hơn về mặt nội dung. Đã có nhiều tuyển tập các

bài viết, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử và chính sách đối ngoại của

Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vấn đề chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết

thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918) vẫn chƣa đƣợc một công trình chuyên

khảo nào đề cập đến một cách đầy đủ và toàn diện. Các công trình có liên quan đến đề

tài mới chỉ dừng lại ở chỗ hoặc nghiên cứu một cách khái quát hoặc tập trung nghiên

cứu một vấn đề, một sự kiện hay lĩnh vực cụ thể trong chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ cũng nhƣ trong quan hệ giữa Mỹ với các nƣớc cụ thể.

Thứ tư, phản ánh chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ 1865 – 1918

đƣợc các tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm, song vẫn chƣa đánh giá một cách có

hệ thống về chính sách đối ngoại của Mỹ cũng nhƣ tác động của chính sách này đến

Mỹ và đến các nƣớc chịu sự chi phối chính sách từ Mỹ. Đây là một vấn đề nữa đặt ra

cho luận án và cần đƣợc nghiên cứu một cách thỏa đáng hơn.

Do vậy, kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu của các học giả đi

trƣớc, đây là nguồn tƣ liệu hết sức quan trọng, là sự thuận lợi lớn tạo cơ sở cho việc

tái hiện lại chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến

tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918) cũng nhƣ rút ra đƣợc những nhận định, đánh

giá về vấn đề đặt ra, góp phần vào việc nghiên cứu đề tài chính sách đối ngoại của

Hoa Kỳ ở Việt Nam.

Page 28: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

21

CHƢƠNG 2.

CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ

TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

THỨ NHẤT (1865 – 1918)

2.1. Khái quát quá trình hình thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Hoa Kỳ hay Mỹ là một nhà nƣớc theo chế độ cộng hòa tổng thống, liên bang,

gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Hoa Kỳ gần nhƣ nằm hoàn toàn ở Tây

bán cầu, trừ bang Hawaii nằm ở Thái Bình Dƣơng và bang Alaska nằm ở Tây Bắc

của lục địa Bắc Mỹ. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có 14 vùng lãnh thổ hải ngoại(1)

nằm rải

rác ở vịnh Caribbean và Thái Bình Dƣơng.

Lịch sử Hoa Kỳ tƣơng đối ngắn, mới chỉ trải qua 239 năm hình thành và phát

triển. Tuy một số vùng ở bờ biển phía Đông đƣợc các nhà thám hiểm Tây Ban Nha,

Anh, Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ XV nhƣng quá trình khai phá chỉ thực sự bắt đầu

từ thế kỷ XVII.

Sau cuộc chiến tranh bảy năm (1756 – 1763) với thắng lợi nghiêng về phía

Anh, Pháp buộc phải ký Hiệp ƣớc Paris (10/2/1763). Qua hiệp ƣớc này, Pháp mất

toàn bộ phần thuộc địa ở lục địa Bắc Mỹ. Toàn bộ Canada và vùng đất nằm giữa

sông Mississippi và dãy Appalachia của Louisiana thuộc về Anh. Tây Ban Nha bị

Pháp lôi cuốn và cuộc chiến tranh đã không làm thay đổi gì nhiều trong tƣơng quan

lực lƣợng, hơn thế nữa lại mất Florida vào tay Anh. Để đền bù sự mất mát này, nƣớc

Pháp trao cho đồng minh của mình tất cả phần đất Louisiana nằm giữa sông

Mississippi và dãy Rocheuses, kể cả New Orleans. Cuộc chiến tranh bảy năm (1756

– 1763) kết thúc đã đƣa lại một cục diện mới trên vùng đất Bắc Mỹ: nƣớc Pháp

không còn mẫu đất nào trên lục địa Bắc Mỹ, một nƣớc Anh thắng trận và mạnh mẽ

cùng với một nƣớc Tây Ban Nha rất yếu [44; tr.67]. Cục diện ấy đã tạo điều kiện cho

nƣớc Anh thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa mẫu quốc với các thuộc địa trong việc

quản lý, kiểm soát, chi phối các thuộc địa Bắc Mỹ từ Nghị viện Anh.

Tuy nhiên, lịch sử đã từng chứng minh, hầu hết những ngƣời di cƣ từ châu Âu

sang sinh sống ở châu Mỹ là những ngƣời muốn thoát ly khỏi những ràng buộc và áp

(1)

Bao gồm: Samoa thuộc Mỹ, đảo Baker, đảo Howland, đảo Jarvis, đảo san hô Johnston, đá Kingman, đảo san

hô Midway, Guam, đảo Navssa, quần đảo Bắc Mariana, đảo san hô Palmyra, Puerto Rico, quần đảo Virgin

thuộc Mỹ và đảo Wake.

Page 29: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

22

lực của xã hội cũ, muốn đƣợc tự do khai khẩn những vùng đất mới, tự do làm ăn,

kinh doanh. “Vốn đã có một thời gian dài với quy mô rộng lớn của nền tự trị, các

thuộc địa đang đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn, đặc biệt khi ở thời điểm này mối đe

dọa của người Pháp đã bị loại bỏ” [103; tr.60 - 61]. Nhằm đƣa một hệ thống mới

vào hoạt động và siết chặt sự kiểm soát, Nghị viện Anh đã phải tranh đấu với “các

thuộc địa đã được rèn luyện tính tự trị, tự quyết, và không chịu bất cứ sự can thiệp

gây trở ngại nào” [103; tr.61]. Chính phủ Anh hạn chế ngƣời định cƣ di chuyển đến

các vùng đất mới, hạn chế di trú và khẳng định việc mở rộng đất đai cho các thuộc

địa cần đƣợc thực hiện theo từng bƣớc. Tất cả các biện pháp đó đều nhằm đảm bảo

sự kiểm soát của Hoàng gia Anh đối với các khu vực định cƣ đang tồn tại trƣớc khi

cho phép lập các khu định cƣ mới. Năm 1763, Hoàng gia Anh ra tuyên bố đảm bảo

toàn bộ phía tây sông Mississippi, Florida và Quebec cho ngƣời Mỹ bản địa sử dụng.

Tuyên bố này nằm trong nỗ lực bãi bỏ tuyên bố sở hữu đất đai miền Tây của 13 bang

thuộc địa cũng nhƣ ngừng cuộc bành trƣớng sang phía Tây của ngƣời Mỹ. Tuy

không bao giờ đƣợc đem thi hành, nhƣng trong con mắt dân lập nghiệp ở thuộc địa,

biện pháp này “hàm chứa sự coi thường một cách chuyên chế đối với quyền sơ đẳng

của họ là chiếm và định cư tại các vùng đất miền Tây” [103; tr.61]. Những ngƣời

buôn da và lông thú, những chủ đầu cơ đất, những kiều dân cùng đƣờng đang hi

vọng một khoảnh đất, nay bị đạo luật khắc nghiệt của chính quốc ngăn trở, nên rất

bất mãn. Bên cạnh đó, vào năm 1764, các sắc luật mới về thuế đánh vào hàng nhập

cảng, về việc bắt buôn lậu, về thuế đƣờng nhập khẩu, cấm thuộc địa phát hành tiền

giấy (nhằm ngăn chặn không để tiền giấy đƣợc phát hành ở bất kỳ thuộc địa nào

thuộc chính quốc trở thành đồng tiền đƣợc công nhận chính thức) đã làm cho mâu

thuẫn giữa các thuộc địa với mẫu quốc Anh ngày càng trở nên gay gắt. Nhân dân Bắc

Mỹ ngày càng bất bình hơn khi Chính phủ Anh đặt ra Thuế tem (Stamp Act) đánh

vào các kiện hàng nhập khẩu, đụng chạm đến mọi hoạt động kinh doanh. Thêm vào

đó là Đạo luật cung cấp binh bị (The Quartering Act) thông qua năm 1765, trong đó

đòi hỏi các thuộc địa phải cung cấp thực phẩm, lều trại cho các đơn vị quân đội của

Anh (khoảng 10.000 quân) [47; tr.48].

Tất cả những điều trên đã dẫn tới mâu thuẫn không thể điều hòa đƣợc. Cuộc

đấu tranh chống lại chính sách của Anh của nhân dân các thuộc địa Bắc Mỹ tất yếu

sẽ xảy ra. Cuộc đấu tranh này ngoài ý nghĩa là một cuộc đấu tranh giành độc lập, nó

còn là cuộc đấu tranh của giai cấp tƣ sản bản xứ chống lại sự áp đặt của giai cấp tƣ

Page 30: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

23

sản chính quốc. Tƣ sản bản xứ muốn phá vỡ những xiềng xích của chủ nghĩa thực

dân Anh bấy lâu nay kìm hãm sự phát triển, bành trƣớng của họ.

Sự kiện đƣợc xem nhƣ mở đƣờng cho Cách mạng Mỹ là sự kiện Boston

(12/1773), đánh dấu thời điểm chín muồi cho cách mạng. Khi chè Anh nhập vào Mỹ

giá hạ, ngƣời Mỹ tẩy chay vì ý thức bảo vệ quyền tự do độc lập. Tháng 12/1773, khi

ba chiếc tàu chở chè neo đậu tại cảng Boston, ngƣời Mỹ đã không cho dỡ hàng.

Trong đêm 16/12/1773, một nhóm ngƣời do Samuel Adams dẫn đầu, giả dạng làm

ngƣời da đỏ đã leo lên tàu, đổ toàn bộ 434 thùng chè trị giá 100.000 bảng Anh xuống

biển. Hành động này đƣợc ca ngợi ở các thuộc địa nhƣng chính quyền Anh đã áp

dụng hàng loạt đạo luật nhằm trừng trị nhân dân Bắc Mỹ. Điều đó đã làm cho mâu

thuẫn giữa chính quốc và các thuộc địa không những không giảm xuống mà còn bị

đẩy lên đỉnh điểm, và vấn đề giải quyết mâu thuẫn không thể chỉ bằng con đƣờng

hợp pháp, bằng kiến nghị mà phải bằng một cách thức kiên quyết hơn, đó là kết hợp

với đấu tranh vũ trang.

Trong bối cảnh ấy, từ 5/9 đến 26/10/1774, Hội nghị lục địa lần thứ I đƣợc

triệu tập trong tình trạng những ngƣời lãnh đạo phong trào cách mạng ở các bang cần

có một hội nghị để biểu lộ ý chí chung, bao gồm 56 đại biểu của 12 bang trừ bang

Georgia, họp tại Philadelphia. Đại hội lục địa lần thứ I đã đƣa ra 5 nghị quyết quan

trọng: 1) bác bỏ kế hoạch thống nhất các thuộc địa dƣới sự cai quản của Anh; 2) ủng

hộ việc đƣa ra một lời tuyên bố tƣơng đối vừa phải để bày tỏ sự bất bình của mình,

đó là “Tuyên ngôn về quyền và khiếu nại” (Declaration of Rights and Grievances),

trong đó công nhận Nghị viện có quyền điều tiết buôn bán của thuộc địa bằng cách

đề cập đến nhà vua nhƣ là “một đấng thiêng liêng nhân từ” nhƣng cần loại bỏ tất cả

hệ thống pháp lý áp bức do chính quốc ban hành từ sau năm 1763; 3) đại hội thông

qua hàng loạt nghị quyết do Hội nghị Massachussets đề xuất liên quan đến việc

chuẩn bị lực lƣợng đề phòng các cuộc tấn công của quân đội Anh tại Boston; 4) các

đại biểu thông qua nhiều biện pháp tẩy chay hàng hóa Anh nhằm chấm dứt tất cả các

hoạt động buôn bán với nƣớc Anh và thành lập một “Hiệp hội lục địa” nhằm đảm

bảo cho các thỏa thuận đƣợc thực hiện; và cuối cùng, 5) các đại biểu nhất trí sẽ họp

lại vào mùa xuân năm sau nếu nhƣ vào thời điểm đó các khiếu nại vẫn chƣa đƣợc

giải quyết [79; tr.12].

Đại hội thuộc địa lần thứ I đƣợc coi là diễn đàn dân tộc đầu tiên đƣợc tạo nên

của ngƣời dân Mỹ cách mạng, là ―một biểu tượng của độc lập và thống nhất của các

Page 31: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

24

thuộc địa trong cuộc đấu tranh vì một mục tiêu chung” [47; tr.50]. Đáp lại, Quốc hội

Anh không đáp ứng một yêu cầu nào của Đại hội. Họ cho rằng quyền làm luật cho

thuộc địa là quyền của chính quốc. Chính phủ Anh còn ban hành nhiều đạo luật mới

nhƣ cấm các thuộc địa Bắc Mỹ buôn bán trực tiếp với các nƣớc khác, cấm ngƣ dân

thuộc địa đánh cá ven biển… Thái độ đó càng làm cho mâu thuẫn giữa các thuộc địa

với chính quốc ngày càng thêm gây gắt và chiến tranh tất yếu sẽ xảy ra. Trong thời

gian cuối năm 1774 đến đầu năm 1775, cả hai bên đều đẩy mạnh chuẩn bị chiến

tranh. Các kho vũ khí, lực lƣợng vũ trang… đƣợc nhân dân các thuộc địa Bắc Mỹ

hăng hái chuẩn bị, sẵn sàng tham gia cuộc chiến tranh tự vệ khi có hành động gây

chiến từ phía quân đội Anh. Ngày 19/4/1775, quân Anh do tƣớng Thomas Gage chỉ

huy tiến công kho vũ khí của nhân dân ở Lexington đã bị thiệt mạng hơn 200 lính.

Trận chiến Lexington đã tập hợp tất cả những ngƣời yêu nƣớc ở cả 13 thuộc địa Bắc

Mỹ, trở thành tác nhân khuyến khích nhân dân nổi dậy, là mốc khởi đầu đánh dấu sự

rạn nứt, không còn gắn bó với nhau giữa Anh và các thuộc địa nhƣ trƣớc.

Để giải quyết những vấn đề cụ thể của chiến tranh, Đại hội lục địa lần II đƣợc

triệu tập vào ngày 10/5/1775. Đại hội quyết định thành lập “Quân đội lục địa” và

bầu George Washington làm chỉ huy. Đại hội cũng kêu gọi nhân dân tự nguyện tham

gia đóng góp xây dựng quân đội. Tiếp theo đó, một Ủy ban để soạn thảo Tuyên ngôn

độc lập đƣợc thành lập bao gồm Thomas Jefferson, Benjamin Franklin, John Adams,

trong đó Thomas Jefferson là ngƣời soạn thảo chính. Ngày 4/7/1776, Đại hội đã

thông qua bản Tuyên ngôn độc lập.

Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn là lời tuyên bố quyền tự do dân chủ tƣ sản

và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ. Bản Tuyên ngôn nêu rõ: ―Tất cả

mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền

không thể tước bỏ. Trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu

cầu hạnh phúc‖ [47; tr.52]. Tuyên ngôn khẳng định chỉ có nhân dân mới có quyền

thiết lập chính quyền và hủy bỏ chính quyền khi nó đi ngƣợc lại quyền lợi của quần

chúng. Chính phủ đƣợc thành lập với mục đích bảo vệ “cuộc sống, quyền tự do và

thành quả của sự hạnh phúc” của ngƣời dân, và ―bất cứ khi nào một thể chế chính

quyền nào đó phá vỡ mục tiêu được nêu, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ

chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc

cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho nó có hiệu quả tốt

nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ” [31; tr.75].

Page 32: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

25

Bản Tuyên ngôn độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ra đời là một tiến bộ lớn

lao, ghi nhận những mong muốn dân chủ của quần chúng, đánh dấu sự thắng lợi của

cách mạng dân chủ tƣ sản gắn với mục đích giải phóng dân tộc. Tuy vậy, Tuyên ngôn

độc lập của Hoa Kỳ vẫn có những hạn chế nhất định, điểm đáng lƣu ý ở đây là vấn đề

nô lệ không đƣợc đề cập. Vào thời điểm này, đối với các nhà lãnh đạo cách mạng Mỹ,

nô lệ da đen chƣa phải là “người”.

Sau khi tuyên bố lập quốc, nhân dân Mỹ đã phải tiến hành đấu tranh giành độc

lập khá quyết liệt và gian khổ trong hoàn cảnh và điều kiện không thuận lợi. Chiến

tranh diễn ra trong thời gian 6 năm (1775 – 1781) với một số thất bại trong giai đoạn

đầu nhƣng cuối cùng kết thúc kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Yorktown. Tại

đây, ngày 19/10/1781, 8000 binh lính Anh cùng tƣớng Charles Cornwallis đã phải

đầu hàng quân cách mạng. Năm 1783, Hiệp ƣớc Paris đƣợc ký kết, Anh buộc phải

công nhận độc lập của các thuộc địa và trao cho Hoa Kỳ toàn bộ miền Tây

Mississippi. Sau cuộc chiến tranh lâu dài và đầy gian khổ, nhân dân Mỹ đã giành

đƣợc độc lập mà họ mong muốn. Cách mạng Mỹ, nhƣ lời của cựu Tổng thống John

Adams(1)

, là “một cuộc cách mạng được thực hiện trước khi chiến tranh bắt đầu.

Cách mạng trong trái tim, khối óc của nhân dân” [103; tr.60]. Vì thế, cuộc cách

mạng đã huy động đƣợc sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là

các luật sƣ thuộc tầng lớp thƣợng lƣu lại là lực lƣợng chủ yếu đứng đằng sau sự thay

đổi quyền lực. Cách mạng Mỹ đã mở đầu cho một trang sử mới, một quốc gia non trẻ

ra đời ở Bắc Mỹ, đó là Hợp chúng quốc Mỹ (The United States of America).

Nhƣ vậy, nƣớc Mỹ sau cách mạng là một quốc gia trẻ tuổi vừa mới ra đời vào

cuối thế kỷ XVIII, từng bƣớc mở rộng lãnh thổ về phía tây vào đầu thế kỷ XIX, trải

qua cuộc Nội chiến (1861 – 1865), ổn định tình hình trong nƣớc sau Nội chiến,…và

chƣa có vị thế trên thế giới. Điều đó đặt ra cho Hoa Kỳ một vấn đề đòi hỏi chính giới

Mỹ phải giải quyết, đó là việc tăng cƣờng phát triển kinh tế xã hội trong nƣớc, đồng

thời phải có chính sách đối ngoại phù hợp, khôn khéo để từng bƣớc giành lấy vị thế

(1)

John Adams (1735 – 1826), là Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ. Ông nắm quyền từ 4/3/1797 đến 4/3/1801.

Ông thuộc về thế hệ các vị “tổ phụ lập quốc” của nƣớc Mỹ và đƣợc Thomas Jefferson đánh giá là “Người

khổng lồ của nền độc lập” của Hoa Kỳ. John Adams cũng đồng thời là cha của John Quincy Adams – vị Tổng

thống thứ 6 của Hoa Kỳ.

Page 33: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

26

của mình trên thế giới, khẳng định sức mạnh của Mỹ trong việc can dự ngày một sâu

rộng vào các vấn đề quốc tế trong các thế kỷ tiếp theo.

2.2. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trƣớc năm 1865

Sau khi giành đƣợc độc lập, bên cạnh nhiệm vụ củng cố nền kinh tế trong

nƣớc, ổn định tình hình tài chính quốc gia, Hoa Kỳ luôn coi trọng các vấn đề liên

quan đến chính sách đối với thế giới bên ngoài. Hoa Kỳ đã từng bƣớc định hình

chính sách đối ngoại phù hợp với thực lực có đƣợc của quốc gia theo từng giai đoạn

cụ thể. Trong thời kỳ từ sau lập quốc đến trƣớc khi cuộc Nội chiến nổ ra (1865),

chính sách của Hoa Kỳ về mặt đối ngoại có thể đƣợc chia thành hai giai đoạn cụ thể

dƣới đây:

2.2.1. Giai đoạn 1776 – 1823

Sau khi giành đƣợc độc lập từ Anh, Hoa Kỳ phải đƣơng đầu với nhiều vấn đề

mà tất cả các nƣớc đều phải giải quyết đó là xây dựng và bảo vệ nhà nƣớc non trẻ

mới thành lập. Về góc độ đối ngoại, mục tiêu chính sách của Tổng thống

G.Washington là duy trì hòa bình, xây dựng một nƣớc Mỹ độc lập, trung lập với các

nƣớc châu Âu. Hoa Kỳ chủ trƣơng không liên minh hay ngả theo một bên nào hoặc

tham dự vào bất kỳ cuộc chiến tranh của bất kỳ một nƣớc châu Âu nào khởi xƣớng

nhằm tạo thời gian cần thiết để hàn gắn vết thƣơng chiến tranh và tiếp tục tiến trình

nhất thể hóa quốc gia dân tộc.

Mặc dù ở xa và biệt lập với châu Âu trên phƣơng diện địa lý song Hoa Kỳ

không thể tránh khỏi sự tác động của các biến động chính trị lớn xảy ra trên cựu lục

địa. Cách mạng Pháp (1789) ảnh hƣởng khá mạnh mẽ đến Hoa Kỳ nhất là khi nƣớc

Pháp tuyên chiến với Anh và Tây Ban Nha năm 1793. Ngoài Hiệp ƣớc Liên minh ký

với Pháp năm 1778, tƣ tƣởng cộng hòa cũng là một yếu tố gắn kết hai quốc gia lại

với nhau. Sự trợ giúp của Pháp đối với Mỹ trong khuôn khổ Hiệp ƣớc Liên minh

Pháp – Hoa Kỳ (1778) trong thời gian diễn ra chiến tranh giành độc lập là một sự

“ban ơn” mà ngƣời Mỹ không bao giờ trả hết. 6000 quân viễn chinh đƣợc Pháp cử

tới Hoa Kỳ (tháng 7/1780) và việc hạm đội Pháp đã quấy rối việc vận chuyển đƣờng

biển của quân Anh, ngăn cản lực lƣợng tăng viện và nguồn tái cung cấp của quân đội

Anh [103; tr.78] là sự giúp đỡ mà ngƣời Mỹ không đƣợc phép quên. Điều đó gần

nhƣ là một định mệnh gắn chặt Mỹ với Pháp trong các vấn đề quốc tế, mặc dù ở vài

vấn đề ngƣời Mỹ không ƣa gì ngƣời Pháp.

Page 34: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

27

Bên cạnh mối quan hệ với Pháp, trong giai đoạn đầu sau lập quốc, nƣớc Mỹ

non trẻ cũng có mối quan hệ gắn bó với Anh. Ngoài sợi dây liên kết về lịch sử và văn

hóa, Hoa Kỳ và Anh còn là đối tác thƣơng mại quan trọng hàng đầu của nhau. Vào

thòi kỳ đó, hệ thống tài chính của Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều vào thuế nhập khẩu và

nền kinh tế sẽ chịu ảnh hƣởng nếu nhƣ buôn bán với Anh bị ngƣng trệ. Vì vậy, cả

Tổng thống G.Washington lẫn Quốc hội đều cố gắng giữ đƣợc thái độ trung lập –

không liên kết trong các mối quan hệ. Do vậy, trung lập đƣợc lựa chọn nhƣ một ƣu

tiên hàng đầu cho chính sách đối ngoại trong thời kỳ non trẻ của Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh ấy, chính sách của Tổng thống G.Washington là cố gắng

đƣơng đầu với mọi áp lực phải ngả sang phía Anh hoặc phải ngả sang phía Pháp.

Vào thời điểm ở Pháp diễn ra cuộc cách mạng dẫn tới việc Vua Louis XVI bị xử tử

tháng 1/1793, Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan đã can dự vào cuộc chiến với nƣớc

Pháp. Theo Hiệp định Liên minh Pháp - Mỹ năm 1778, Hoa Kỳ và Pháp là những

đồng minh vĩnh viễn và nƣớc Mỹ có nghĩa vụ giúp nƣớc Pháp bảo vệ khu vực Tây

Ấn. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là một nƣớc non yếu về quân sự và kinh tế, và do vậy

không có khả năng can dự vào một cuộc chiến tranh mới với các cƣờng quốc châu

Âu. Ngày 22/4/1793, Hoa Kỳ đã thành công trong việc hủy bỏ các điều khoản của

Hiệp định Liên minh 1778(1)

, bằng tuyên bố rằng Hoa Kỳ “thân thiện và công bằng,

không thiên vị với các cường quốc đang tham chiến” [8; tr.99]. Tổng thống

G.Washington cũng kêu gọi toàn thể nhân dân Mỹ kiềm chế, không hành động

ngƣợc lại lời tuyên bố đã đƣợc đƣa ra; đồng thời, cảnh báo rằng họ sẽ phải chịu tội

trƣớc tòa án nếu điều đó xảy ra vì tội “vi phạm luật quốc gia đã được tòa án của

Liên bang công nhận” [31; tr.96]. Đầu năm 1794, khi các tàu Mỹ tham gia buôn bán

ở các vùng Tây Ấn của Pháp bị Hải quân Hoàng gia Anh bắt giữ đã làm cho dƣ luận

(1)

Ngày 6/2/1778, Mỹ và Pháp đã ký Hiệp định Liên minh, trong đó Pháp công nhận nền độc lập hoàn toàn

của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hai bên cam kết sẽ không ký hòa ƣớc với Anh cho đến khi Anh công nhận nền

độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ và mỗi nƣớc phải bảo đảm tài sản của phía bên kia ở Mỹ. Đồng thời,

Pháp sẽ gửi khí giới và quân đội để hỗ trợ Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh chống Anh giành độc lập. Theo đó,

một hạm đội của Pháp dƣới quyền chỉ huy của Hầu tƣớc Estainy chở một đội quân gồm 6000 ngƣời đƣợc huấn

luyện kỹ càng dƣới quyền điều khiển của Bá tƣớc Jeans De Rochambeau. Những ngƣời lính Pháp mới tiếp tục

gia nhập đạo quân này, trong đó có những tên tuổi nổi tiếng nhƣ: Bá tƣớc Lafayette, tƣớng Louis Duportail –

ngƣời thành lập đội quân công binh đầu tiên của quân đội Mỹ; thiếu tá Pierre I’Emfant – tác giả của đồ án

khổng lồ của Thủ đô Washington D.C [44; tr.110 – 111].

Page 35: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

28

Hoa Kỳ căm tức cao độ. Tổng thống G.Washington đã cử John Jay - Chánh án tối

cao làm đại sứ tại London để thƣơng lƣợng. Mặc dù một số mục tiêu cơ bản đề ra

ban đầu không đạt đƣợc (hiệp ƣớc bảo đảm việc rút quân Anh ra khỏi các pháo đài

miền Tây và London hứa sẽ đền bù thiệt hại do việc Anh bắt giữ tàu và hàng hóa

Hoa Kỳ vào hai năm 1793 và 1794, nhƣng lại không cam kết sẽ không có các vụ bắt

giữ trong tƣơng lai. Hơn nữa, hiệp định đã không giải quyết vấn đề hết sức nhức nhối

là ngƣời Anh vẫn cƣỡng bức tòng quân các thủy thủ Hoa Kỳ tham gia lực lƣợng Hải

quân Anh, cản trở ghê gớm việc buôn bán của Hoa Kỳ với Tây Ấn. Tuy nhiên, do

cuộc thƣơng lƣợng kéo dài cũng đã tạo điều kiện cho Hoa Kỳ tránh đƣợc một cuộc

chiến tranh với Anh. Tháng 11/1794, Hiệp ƣớc Jay đƣợc ký kết, trong đó Anh cam

kết sẽ rút khỏi vùng Tây Bắc trƣớc ngày 1/6/1796. Ngày 24/6/1795, Thƣợng viện

Hoa Kỳ đã phê chuẩn Hiệp ƣớc. Hiệp ƣớc Jay cũng đã mở đƣờng cho việc giải quyết

mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha. Theo đó, Thomas Pinckney đã đàm phán

và ký với Tây Ban Nha Hiệp ƣớc San Lorenzo el Real vào tháng 10/1795. Theo đó,

Tây Ban Nha chấp nhận cho các tàu buôn của Hoa Kỳ đƣợc tự do đi lại và cập bến

bất kỳ cảng nào dọc theo sông Mississippi và quyền tiếp cận hải cảng New Orleans

để thực hiện việc xuất khẩu cũng nhƣ phân định biên giới giữa Hoa Kỳ và Florida

thuộc Tây Ban Nha ở vĩ tuyến 31 [11; tr.50].

Rõ ràng G.Washington và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thời kỳ này đã có một

tầm nhìn xa trông rộng và những tính toán hợp lý. “Trung lập” là một chính sách

chiến lƣợc tối ƣu. Đối với một quốc gia còn non trẻ nhƣ Hoa Kỳ thời kỳ bấy giờ, hòa

bình là điều tối cần thiết cho sự tồn tại và ổn định của đất nƣớc cho dù phải chịu một

số nhƣợng bộ. Thỏa thuận đạt đƣợc với Anh tại vùng Tây Bắc là một thắng lợi quan

trọng và việc các tàu buôn của Hoa Kỳ tự do đi lại trên sông Mississippi đã góp phần

ngăn cản sự tấn công của ngƣời bản địa vào vùng biên giới phía Tây Bắc Hoa Kỳ.

Mặc dù luôn đề cao chính sách trung lập trong đối ngoại, song Hoa Kỳ luôn

vận dụng tài tình tính “trung lập” nhằm phục vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia. Điều

này đƣợc thể hiện khá rõ ràng trong việc mở rộng đất nƣớc về phía Tây trong giai

đoạn đầu sau lập quốc. Vào thời kỳ cuối của cuộc Chiến tranh bảy năm (1756 –

1763), nƣớc Pháp đã nhƣợng quyền cho Tây Ban Nha sở hữu vùng lãnh thổ phía tây

sông Mississippi và cảng New Orleans gần cửa sông này – một hải cảng rất cần thiết

cho việc vận chuyển của Hoa Kỳ bằng tàu từ thung lũng sông Ohio và Mississippi.

Page 36: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

29

Ngay sau khi Thomas Jefferson(1)

trở thành tổng thống, Napoléon đã buộc Chính phủ

Tây Ban Nha phải nhƣợng quyền sở hữu dải đất mang tên Lousiana trở về cho Pháp.

Động thái này đã khiến cho ngƣời Mỹ rất căm phẫn bởi họ hiểu Napoléon muốn xây

dựng một đế chế thuộc địa bao la ở miền Tây Hoa Kỳ. Điều đó đe dọa trực tiếp đến

quyền lợi buôn bán và an ninh của các khu định cƣ nội địa Mỹ. Nếu Pháp chiếm

đƣợc quyền sở hữu miền Louisiana, Mỹ sẽ không cứng nhắc theo đuổi tính trung lập

trong đối ngoại.

Khi biết rằng một cuộc chiến tranh khác với Anh đang sắp xảy ra, Napoléon

đã quyết định bổ sung ngân sách và đặt Louisiana ra ngoài tầm với của ngƣời Anh

bằng cách đề nghị bán vùng đất này cho Hoa Kỳ. Mặc dù Hiến pháp không cho phép

quyền mua bán lãnh thổ, song Tổng thống T.Jefferson đã quyết định mua vùng đất

này với lập luận rằng “lương tri của đất nước chúng ta sẽ sửa đổi tội lỗi của một sự

giải thích không chặt chẽ khi sự giải thích ấy sẽ sản sinh ra những kết quả không

hoàn hảo” [103; tr.103].

Với giá 15 triệu USD, Hoa Kỳ đã có đƣợc “vật mua” Louisiana vào năm

1803. Miền đất này rộng hơn 2,6 triệu km2

và có cả cảng New Orleans. Việc mua bán

này đƣợc đánh giá rất cao, là “một thành công quan trọng nhất của chính quyền

T.Jefferson” nhƣ lời của William A. Degregorio trong “42 đời tổng thống Hoa Kỳ”.

Với 15 triệu USD (3 cent = một mẫu đất), Hoa Kỳ đã có đƣợc một vùng đất bao la

nằm giữa sông Mississippi và dãy núi Rockies, với những đồng bằng màu mỡ, những

dãy núi, những khu rừng và hệ thống sông ngòi mà sau này đã trở thành vùng đất

trung tâm của Hoa Kỳ và là vựa thóc lớn của nƣớc này. Vùng đất này bao gồm toàn

bộ diện tích hoặc một phần diện tích của các bang Louisiana, Arkansas, Missouri,

Iowa, Minnesota, North Dakota, South Dakota, Nebraska, Kansas, Oklahoma, Texas,

New Mexico, Colorado, Wyoming và Montana ngày nay.

(1)

Thomas Jefferson (1743 – 1826) là vị tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ sau G.Washington và John Adams.

Ông giữ cƣơng vị tổng thống của Hoa Kỳ trong hai nhiệm kỳ, từ năm 1801 đến năm 1809. Thomas Jefferson

đƣợc xem là một trong những vị “tổ phụ lập quốc” của Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập; là tác

giả của bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ trứ danh, của đạo luật Virginia về tự do tín ngƣỡng và là cha đẻ đồng thời

là hiệu trƣởng đầu tiên của Trƣờng Đại học Tổng hợp Virginia (thành lập năm 1825). Ông đƣợc bầu chọn là

một trong năm vị tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ vào năm 1962. [Nguồn: tổng hợp từ William A.

Degregorio, 42 đời tổng thống Hoa Kỳ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

1998].

Page 37: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

30

Sự nhanh nhạy pha chút phiêu lƣu của những ngƣời di dân muốn đi tìm mảnh

đất mới để thi thố tài năng đã đem lại những giá trị vô cùng lớn cho Hoa Kỳ qua việc

mua bán này. Việc vùng đất Louisiana trở thành lãnh thổ không thể tách rời của Hoa

Kỳ nhƣ là một biểu tƣợng của sự nhạy bén, biết chớp lấy thời cơ, nắm bắt cơ hội và

tạo ra cơ hội trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Có thể nói việc tận dụng thành công

cơ hội mua Louisiana từ Pháp (khi Pháp đang còn vƣớng bận vào việc giải quyết

những mâu thuẫn với Anh), đã mở đầu cho một truyền thống, đó là tính thực dụng và

chủ nghĩa cơ hội trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Đặc điểm này luôn thể hiện

rõ và xuyên suốt trong tiến trình vƣơn đến quyền lực thế giới của nƣớc Mỹ.

Tính trung lập cũng đƣợc ngƣời Mỹ khai thác thành công, phục vụ cho sự

phát triển kinh tế và tăng khả năng quốc phòng của quốc gia non trẻ này. Khi Anh và

Pháp tranh giành nhau vị trí bá quyền trên lục địa và trên biển vào những năm đầu

thế kỷ XIX (thời điểm Pháp tiến hành chiến tranh giành quyền bá chủ ở châu Âu),

Hoa Kỳ đã giành đƣợc nhiều mối lợi lớn. Tàu buôn của Hoa Kỳ với tƣ cách “trung

lập” có thể tiếp cập đến mọi cảng, nhờ phục vụ cho cả Anh lẫn Pháp, Hoa Kỳ thu

đƣợc những khoản lợi nhuận khá lớn. Khi Anh và Pháp bận rộn với xung đột và mâu

thuẫn, Hoa Kỳ đã kịp phát triển đƣợc một đội hàng hải mạnh. Trong khoảng thời

gian từ năm 1789 đến năm 1805, khả năng vận tải của các thƣơng thuyền của Hoa

Kỳ đã tăng từ 100.000 tấn lên 1.000.000 tấn [31; tr.96]. Điều đó tất yếu làm cho

ngƣời Anh không hài lòng, bởi lẽ, việc mở rộng các đội thƣơng thuyền sẽ tạo điều

kiện cho Hoa Kỳ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp về thƣơng thuyền và chiến

thuyền của Anh trong tƣơng lai.

Quan điểm trung lập, không liên kết trong chính sách đối ngoại giai đoạn đầu

của Hoa Kỳ đã đƣợc đúc kết trong bài diễn văn mãn chức nổi tiếng của Tổng thống

G.Washington. Qua kinh nghiệm hai nhiệm kỳ là ngƣời đứng đầu lãnh đạo đất nƣớc,

Washington khuyến cáo rằng không nên có bất kỳ sự can thiệp nào có thể gây tổn hại

đến lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, rằng Hoa Kỳ nên tiếp tục đứng ngoài các cuộc

chiến tranh ở châu Âu. Theo Washington, “Châu Âu có hàng loạt các lợi ích hàng

đầu chẳng liên quan gì đến chúng ta, hoặc liên quan rất ít, vì vậy chính sách của

chúng ta là tránh càng xa càng tốt các mối liên hệ liên minh luẩn quẩn (entangling

alliance) với bất kỳ bộ phận nào trong thế giới tự do, thân hữu với mọi dân tộc

nhưng không liên minh theo cách chặt chẽ với một dân tộc nào…” [31; tr.100 - 101].

Tổng thống G.Washington mặc dù không đề cập đích danh đến Anh và Pháp, nhƣng

Page 38: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

31

chắc chắn rằng trong ẩn ý của ông không ai khác chính là hai quốc gia nói trên. Quan

điểm trung lập của ông cũng chính là thái độ, là sự lựa chọn chi phối chính sách đối

với thế giới bên ngoài của các chính quyền Hoa Kỳ sau này, kể cả khi đất nƣớc này

thực sự vƣơn đến quyền lực hùng mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với thời gian

và sự lớn mạnh về mọi mặt, chính sách biệt lập trong các vấn đề về đối ngoại của

Hoa Kỳ đã không còn gói gọn trong phạm vi nƣớc Mỹ mà dần mở rộng ra khu vực

xung quanh, đến tầm châu lục, xuyên châu lục – đó chính là tính biệt lập trong giới

hạn Mỹ!

2.2.2. Giai đoạn 1823 – 1864

Nhƣ đã đề cập, khi Hoa Kỳ đã dần dần lớn mạnh, chính sách biệt lập trong đối

ngoại không còn đơn thuần nhƣ giai đoạn đầu sau lập quốc mà nó đã có sự thay đổi

căn bản. Trong giai đoạn từ năm 1823 cho đến khi Nội chiến nổ ra, bên cạnh việc sử

dụng nhiều công cụ, biện pháp nhằm bành trƣớng lãnh thổ sang phía Tây theo thuyết

“Định mệnh hiển nhiên”, Hoa Kỳ đã bắt đầu nhìn ra xa hơn các vùng đất xa xôi ở

Mỹ Latinh – nơi các nhà nƣớc non trẻ vừa mới ra đời sau khi giành đƣợc độc lập từ

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đánh dấu mốc khởi đầu trong việc tham gia tích cực vào

các công việc của thế giới và từng bƣớc khẳng định sức mạnh cũng nhƣ ảnh hƣởng

của Mỹ ra bên ngoài.

a. Chính sách đối ngoại trong việc mở rộng vùng Viễn Tây

Miền Tây là một vùng đất giàu có và trù phú, là nơi chứa đựng nhiều của cải

để tạo dựng nên cuộc sống của ngƣời dân Mỹ. Với quan điểm bành trƣớng là “định

mệnh hiển nhiên” (Manifest Destiny), nhà sử học Richard Hofstadter đã bình luận

rằng “Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất đã bắt đầu với sự hoàn thiện và đã có tham vọng

tiến bộ” [42; tr.40]. Theo đó, tiến bộ có nghĩa là phát triển chủ nghĩa biệt lập trên

khắp lục địa và sau đó là trên khắp thế giới. Chủ nghĩa bành trƣớng này thƣờng đƣợc

nhắc đến dƣới tên “sứ mệnh khai hóa văn minh” cho ngƣời bản địa của Hoa Kỳ.

Bƣớc đầu tiên cho tiến trình bành trƣớng là việc Hoa Kỳ khẳng định chủ

quyền đến tận bờ biển Thái Bình Dƣơng trên lục địa Bắc Mỹ. Vào năm 1819, John

Quincy Adams – Bộ trƣởng Ngoại giao dƣới thời Tổng thống James Monroe đã cho

rằng: “Hoa Kỳ và Bắc Mỹ đồng nhất với nhau về yếu tố địa lý”. Năm 1821, Ngoại

trƣởng John Q. Adams tiếp tục cảnh báo tới Bộ trƣởng Ngoại giao Anh rằng “Thật là

vô nghĩa khi cãi nhau với chúng tôi về lãnh thổ Bắc Mỹ”. Khi Bộ trƣởng Ngoại giao

Anh hỏi là lục địa này có bao gồm Canada hay không, J.Q.Adams đã miễn cƣỡng trả

Page 39: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

32

lời: “Hãy giữ lấy cái gì là của các ngài, nhưng hãy để lại phần còn lại của lục địa

này cho chúng tôi” [42; tr.41], tức là bao gồm những phần đất do Nga và Tây Ban

Nha kiểm soát.

Kế thừa thành quả của các thƣơng vụ đất đai trƣớc đây (nhƣ thƣơng vụ

Louisiana với giá 15 triệu USD, năm 1803), Hoa Kỳ đã tiến xa hơn với chính sách

ngoại giao điền thổ của mình. Vào năm 1819, để trả công cho việc đoạt đƣợc những

quyền khai khẩn của công dân Mỹ với trị giá 5 triệu USD, Hoa Kỳ đã giành đƣợc từ

Tây Ban Nha cả vùng Florida lẫn quyền sở hữu của Tây Ban Nha ở khu vực Oregon

thuộc miền Viễn Tây. Những trao đổi này đƣợc biết đến nhƣ những điều khoản trong

Hiệp ƣớc Adams – Onis (1819). Theo hiệp ƣớc này, Tây Ban Nha sẽ nhƣợng lại

Florida cho Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ đồng ý nhận về mình việc bồi thƣờng thiệt hại trị

giá khoảng 5 triệu USD mà các công dân Mỹ đã kiện phía Tây Ban Nha. Hiệp định

còn ấn định ranh giới phía Tây Nam giữa Hoa Kỳ và vùng lãnh thổ mà Tây Ban Nha

kiểm soát dọc theo sông Sabine(1)

. Tây Ban Nha cũng từ bỏ yêu sách đòi vùng

Oregon [11; tr.191].

Tiếp tục chính sách bành trƣớng về phía Tây, trong suốt thập niên 1820, ngƣời

dân Hoa Kỳ đƣợc chính quyền khuyến khích định cƣ ở vùng lãnh thổ bao la của bang

Texas ngày nay, lúc bấy giờ đang thuộc quyền sở hữu của Mexico. Đây là một tính

toán khôn ngoan và không kém phần lợi hại của Hoa Kỳ. Với chính sách khuyến

khích ngƣời dân định cƣ ngày càng nhiều vào những vùng đất thuộc chủ quyền của

nƣớc khác song mức độ quản lý còn yếu hoặc ở những vùng đất đang tranh chấp,

Hoa Kỳ sẽ có những lý do chính đáng để mở rộng lãnh thổ quốc gia. Trƣờng hợp

Texas là một ví dụ điển hình cho nhận định này. Con số đông đảo những ngƣời định

cƣ chẳng bao lâu đã khiến Chính phủ Mexico lo sợ, vì vậy vào năm 1830, Mexico

cấm việc tiếp tục nhập cƣ từ Mỹ. Năm 1834, tƣớng Antonio Lopez de Santa Anna đã

thiết lập chế độ độc tài ở Mexico, và vào năm sau đó (1834) ngƣời Texas đã khởi

nghĩa và giành đƣợc thắng lợi vào năm 1836. Trong suốt gần 10 năm, Texas là một

nƣớc cộng hòa độc lập và trở thành bang thứ 28 của Hoa Kỳ vào năm 1845.

Việc gia nhập liên bang của Texas cũng là một cơ hội cho chính sách bành

trƣớng mạnh mẽ về phía Tây của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã lợi dụng những tranh chấp về

biên giới lãnh thổ giữa Texas và Mexico: Texas tuyên bố biên giới là sông Rio

(1)

Sông Sabine ngày nay thuộc tiểu bang Texas, đây cũng là ranh giới tự nhiên giữa Texas và Louisiana.

Page 40: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

33

Grande, Mexico lại cho rằng biên giới ở xa trên phía Bắc, dọc sông Nueces(1)

. Trong

khi đó, những ngƣời định cƣ đã tràn ngập lãnh thổ vùng New Mexico và California,

đúng vào lúc “nhiều người Mỹ tuyên bố rằng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có “số phận

hiển nhiên không thể tranh cãi” là được mở rộng về phía tây cho tới Thái Bình

Dương” [8; tr.68]. Đồng thời, sau khi những nỗ lực, cố gắng nhằm mua lại vùng lãnh

thổ New Mexico và California đã thất bại, nhất là sau các cuộc đụng độ giữa binh

lính Mexico và lính Hoa Kỳ dọc sông Rio Grande, Hoa Kỳ đã thay đổi sách lƣợc

bằng cách tuyên chiến với Mexico vào năm 1846.

Lực lƣợng quân đội Hoa Kỳ đã bao vây vùng lãnh thổ New Mexico, sau đó

ủng hộ cuộc nổi dậy của dân định cƣ ở California. Một lực lƣợng quân đội Hoa Kỳ

do tƣớng Zachary Taylor chỉ huy đã tấn công Mexico, giành nhiều thắng lợi ở

Monterey và Buena Vista nhƣng thất bại trong việc đƣa Mexico tới bàn thƣơng

lƣợng. Tháng 3/1847, quân đội Hoa Kỳ do Winfield Scoft chỉ huy đã đổ bộ lên bờ

biển phía Đông Mexico rồi tiến vào Mexico City (9/1847).

Sự thất bại của Mexico đã dẫn tới việc ký kết Hiệp định Guadalupe Hidalgo

vào tháng 2/1848. Hiệp định này quy định: (1) biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico

đƣợc ấn định ở sông Rio Grande; Mexico phải từ bỏ tất cả những vùng mà ngày nay

là một phần hoặc toàn bộ diện tích các bang California, Nevada, Utah, Wyoming,

Colorado, Texas, New Mexico và Arizona; (2) Ngƣời Mexico sống trên các vùng đất

bị chiếm đƣợc tự do lƣu lại hoặc trở về Mexico bất cứ lúc nào họ muốn mà không bị

mất mát gì về nhân thân hay tài sản; (3) Hoa Kỳ phải trả cho Mexico 15 triệu USD

để đổi lấy vùng đất chiếm đƣợc; (4) Phía Hoa Kỳ đồng ý giải quyết mọi khiếu nại đòi

bồi thƣờng của ngƣời Mỹ đối với Chính phủ Mexico, khoản tiền này lên tới trên 3

triệu USD [11; tr.348 - 349].

Với kết quả này, Hoa Kỳ đã thu đƣợc một vùng lãnh thổ rộng lớn với hơn

1,36 triệu km2. Đây là vùng đất đƣợc mở rộng lớn nhất kể từ khi Mỹ mua vùng

Louisiana của Pháp năm 1803. Còn Mexico thì bị mất một nửa diện tích đất nƣớc

thông qua cuộc chiến tranh này.

Nhƣ vậy, chính sách ngoại giao điền thổ để mở rộng lãnh thổ đã đƣợc các

Chính phủ Hoa Kỳ sử dụng thƣờng xuyên bên cạnh các công cụ khác nhƣ khuyến

khích di dân, sử dụng sức mạnh quân đội để bành trƣớng lãnh thổ về phía Tây cho

đến giáp với Thái Bình Dƣơng và xa hơn. Đồng hành với quá trình bành trƣớng lãnh

(1)

Sông Nueces bắt nguồn từ Tây Bắc bang Texas và đổ ra vịnh Mexico.

Page 41: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

34

thổ Bắc Mỹ, Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu nhìn ra thế giới mà trƣớc hết là ở khu vực Mỹ

Latinh một khi sức mạnh của quốc gia này tăng lên tƣơng ứng nhằm tăng cƣờng ảnh

hƣởng và vị thế ở khu vực láng giềng có tầm quan trọng chiến lƣợc với Hoa Kỳ.

b. Học thuyết Monroe với khu vực Mỹ Latinh

Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ đã

hƣớng về cách mạng. Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

đã thổi những luồng tƣ tƣởng tự do làm khuấy động nhân dân Mỹ Latinh; thêm vào

đó, cuộc chinh phục Tây Ban Nha của Napoléon năm 1808 đã trở thành tín hiệu cho

ngƣời dân khu vực Mỹ Latinh vùng lên khởi nghĩa giành lấy độc lập tự do. Trong

vòng 20 năm đầu của thế kỷ XIX, dƣới sự lãnh đạo của các anh hùng dân tộc Mỹ

Latinh nhƣ Simon Bolivar, Francisco Miranda, José De San Martin… tất cả các vùng

đất nói tiếng Tây Ban Nha từ Argentina và Chile ở miền Nam tới Mexico và

California ở miền Bắc đều đã giành đƣợc độc lập.

Ngay sau khi các quốc gia Mỹ Latinh tuyên bố độc lập, Hoa Kỳ đã nhanh

chóng công nhận các nƣớc này. Sự công nhận của Hoa Kỳ đã khẳng định một niềm

tin nơi họ với tƣ cách là một quốc gia độc lập thực sự đã đƣợc tách hoàn toàn khỏi

những ràng buộc trƣớc kia với châu Âu.

Trƣớc nguy cơ Tây Ban Nha có thể giành giật lại các thuộc địa cũ của họ ở

Mỹ Latinh và Nga có thể sẽ mở rộng quyền khai thác của Nga tại Alaska sang cả

vùng Oregon, ngƣời Mỹ bắt đầu lo lắng cho tham vọng của họ. Thêm vào đó, nƣớc

Anh cũng tiến hành nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa Tây Ban Nha khôi phục lại đế

quốc của nó, bởi lẽ, lợi ích thƣơng mại ở Mỹ Latinh là quan trọng đối với các quyền

lợi của Anh. Lợi ích thƣơng mại của Anh sẽ đƣợc đảm bảo tốt hơn nếu Mỹ Latinh

giành đƣợc độc lập nên Anh đã đề nghị Hoa Kỳ ra thông cáo chung. Tuy nhiên, Hoa

Kỳ đã phản ứng trƣớc sự biến đổi của tình hình Mỹ Latinh bằng một chính sách rất

rõ ràng. Bộ trƣởng Ngoại giao John.Q.Adams đã thuyết phục Tổng thống James

Monroe ra một tuyên bố riêng, với lập luận rằng “sẽ là ngay thẳng chân thật hơn,

cũng như đường hoàng hơn khi ta tuyên bố những nguyên tắc của chúng ta một cách

rõ ràng với Nga và Pháp so với việc bước lên một con thuyền nhỏ chạy theo chiếc

tàu chiến của Anh”[103; tr.129]. Vào tháng 12/1823, khi biết rằng hải quân Anh sẽ

bảo vệ Mỹ Latinh chống lại Liên minh thần thánh (Holy Alliance – do Nga, Áo, Phổ

lập nên, sau có thêm Pháp tham gia), Tổng thống James Monroe trong thông điệp

hàng năm gửi Quốc hội Hoa Kỳ đã công bố những điều mà sau này trở thành những

Page 42: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

35

luận điểm của học thuyết ngoại giao nổi tiếng – Học thuyết Monroe (Monroe

Doctrine), với nội dung:

1. Các lục địa châu Mỹ từ nay trở đi không thể đƣợc coi là đối tƣợng cho việc

thực dân hóa trong tƣơng lai do bất cứ một cƣờng quốc châu Âu nào tiến

hành.

2. Chúng ta (Hoa Kỳ) phải coi bất kỳ toan tính nào về phần họ (các cƣờng

quốc châu Âu) nhằm mở rộng hệ thống (chính trị) của họ tới bất cứ bộ phận

nào của bán cầu này là nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh của Hoa Kỳ.

3. Chúng ta (Hoa Kỳ) đã không can thiệp và sẽ không can thiệp vào những

thuộc địa hay các xứ phụ thuộc nào của bất cứ cƣờng quốc châu Âu nào hiện

đang tồn tại. Nhƣng với những chính phủ đã tuyên bố nền độc lập của mình và

bảo vệ nền độc lập ấy, và đƣợc chúng ta thừa nhận thì Hoa Kỳ phải coi bất cứ

một sự can thiệp nào nhằm mục đích áp chế họ hay kiểm soát số phận của họ

bằng bất kỳ phƣơng thức nào do bất kỳ cƣờng quốc châu Âu nào thực hiện là

một khuynh hƣớng thù nghịch với Hoa Kỳ.

Với những lập luận nói trên, Học thuyết Monroe đƣợc đánh giá rất cao trong

lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ. Với luận thuyết của mình, J.Monroe ―đã đặt nền tảng cho

chính sách ngoại giao của Mỹ trong khoảng thời gian còn lại của thế kỷ XIX”

[11;193]. Học thuyết đã đánh dấu một bƣớc phát triển vƣợt trội trong chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ. Với Học thuyết Monroe, Hoa Kỳ lần đầu tiên khẳng định quyền

lực của đất nƣớc này ra khỏi phạm vi quốc gia, mở rộng ảnh hƣởng xuống các nƣớc

láng giềng phƣơng Nam, nơi phản ánh lợi ích của Hoa Kỳ trong suốt phần còn lại

của thế kỷ XIX và xa hơn. Học thuyết này là nền tảng không chỉ của Hệ luận

Roosevelt (1905) – khẳng định rằng, nghĩa vụ của Hoa Kỳ là phải chứng tỏ hiệu lực

của Học thuyết Monroe, mà còn là sự tiếp nối của Chính sách “Láng giềng thân

thiện” của Tổng thống F.D.Roosevelt (những năm 30 của thế kỷ XX).

Với Học thuyết Monroe, Hoa Kỳ lần đầu tiên thể hiện một cách dứt khoát,

mạnh mẽ và hiệu quả chính sách đối ngoại của họ đối với các quốc gia liên quan

cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực Mỹ Latinh. Trƣớc hết, Học thuyết Monroe ra đời

trong thời điểm nƣớc Nga đang tìm cách mở rộng ảnh hƣởng sang bờ biển Thái Bình

Dƣơng (đặc biệt là những tham vọng ở vùng Oregon) và các nƣớc châu Âu đang ủng

hộ Tây Ban Nha khôi phục địa vị thống trị đối với các nƣớc Mỹ Latinh, cho nên nó

chính là “một học thuyết mang tính chất phòng vệ”. Quan điểm của Hoa Kỳ trong

Page 43: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

36

vấn đề này là các nƣớc Mỹ Latinh có quyền tự quyết, họ đã tuyên bố độc lập và duy

trì đƣợc nền độc lập thì không có một nƣớc nào có quyền can thiệp vào công việc

của các nƣớc đó. Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào công việc của các nƣớc

châu Âu, nhất là của Liên minh thần thánh, khi các hoạt động ấy không diễn ra trên

đất châu Mỹ.

Với khẩu hiệu “châu Mỹ của người châu Mỹ”, Học thuyết Monroe đã chứng

tỏ Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm và vƣơn đến những tranh chấp ở khu vực Mỹ Latinh –

nơi mà trƣớc đó không lâu Hoa Kỳ không cho là vấn đề của họ. Trên cơ sở đó, Hoa

Kỳ đã thực thi những chính sách tham gia một cách tích cực vào các cuộc tranh chấp

kinh tế, chính trị ở khu vực Mỹ Latinh. Bằng chứng cho vấn đề này là vào năm 1825,

Hoa Kỳ cho quân chiếm đóng đảo Puerto Rico, là hòn đảo mà Hoa Kỳ cho rằng nó là

một phần phụ thuộc thiên nhiên vào lục địa Bắc Mỹ. Cũng trong năm này, Hoa Kỳ

yêu cầu Colombia cho phép Hoa Kỳ đƣợc thông thƣơng qua eo đất Panama. Đến

năm 1846, Hoa kỳ đã ký với Colombia một hiệp ƣớc cho phép Hoa Kỳ đƣợc hƣởng

nhiều quyền lợi thƣơng mại, quyền tự do vận chuyển qua eo đất Panama và quyền

đƣợc đặt xe lửa qua Panama. Để đổi lại, Hoa Kỳ sẽ đảm bảo chủ quyền của

Colombia và tính chất trung lập của Panama.

Học thuyết Monroe đã cụ thể hóa một bƣớc chủ nghĩa biệt lập trong chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ, phạm vi của sự biệt lập gắn liền với tiềm lực quốc gia.

Nếu nhƣ vào giai đoạn trƣớc đây, khi Hoa Kỳ vừa mới đƣợc thành lập, chủ trƣơng

trung lập trong đối ngoại đã giúp Hoa Kỳ tránh đƣợc các cuộc chiến tranh với bên

ngoài. Hoa Kỳ đã tận dụng thời gian hòa bình, vận dụng sáng tạo tính trung lập để

xây dựng đất nƣớc, phát triển kinh tế, thƣơng mại, xây dựng quân đội, phát triển các

đội thƣơng thuyền và cả hải quân, đồng thời mở rộng lãnh thổ quốc gia xa hơn nữa

về phía Tây. Khi đã có một tiềm lực quốc gia nhất định, Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh

tính biệt lập lên một tầm cao mới, không còn giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Bắc

Mỹ mà giờ đây là không gian chung toàn châu Mỹ bằng Học thuyết Monroe. Nhƣ

vậy, biệt lập trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ không chỉ gói gọn trong phạm vi

nƣớc Mỹ mà còn là sự mở rộng ra bên ngoài trong phạm vi quyền lực mà Hoa Kỳ

xác lập đƣợc dựa trên cơ sở sức mạnh quốc gia và cơ hội lịch sử đƣa lại. Đây cũng

chính là đặc điểm nhất quán và xuyên suốt trong quá trình vƣơn đến quyền lực thế

giới của Hoa Kỳ trong các giai đoạn lịch sử tiếp sau.

Page 44: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

37

Ở một bình diện khác, Học thuyết Monroe, dù muốn hay không cũng đã đƣa

lại một sự đảm bảo nhất định cho nền độc lập của các quốc gia non trẻ vừa mới thoát

khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. Trong bối cảnh yếu kém của các quốc

gia vừa thoát ra khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, sự cam kết bảo vệ nền độc

lập, ngăn chặn việc tái thiếp lập hệ thống thuộc địa ở đây của Tây Ban Nha là một

nguồn cổ vũ, động viên rất lớn cho nền độc lập của các quốc gia Mỹ Latinh non trẻ.

Tuy nhiên, lịch sử Mỹ Latinh thực ra “là lịch sử của một chuỗi dài những cuộc can

thiệp quân sự của Mỹ thường là với duyên cớ an ninh” [42; tr.41]. Cuộc đổ bộ của

quân đội viễn chinh Hoa Kỳ lên đảo Puerto Rico một năm sau tuyên bố của

J.Monroe, cuộc chiến tranh với Mexico (1846 – 1848) kết thúc bằng Hiệp ƣớc

Guadalupe Hildago (1848) đã cắt mất một nửa lãnh thổ của Mexico là những minh

chứng cho sự thật lịch sử này.

Nhƣ vậy, với học thuyết của mình, James Monroe đã “đem không gian của

chủ nghĩa cô lập kéo dài ra toàn châu Mỹ, và từ lý luận trên đã phát triển thành sự

lựa chọn ngoại giao của nước Mỹ từ ngày lập quốc tới nay” [18; tr.48].

Tóm lại, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ sau lập quốc đến trƣớc Nội

chiến thực chất là chính sách biệt lập – hay chủ nghĩa biệt lập – trong ngôi nhà Bắc

Mỹ và rộng hơn là toàn bộ châu Mỹ khi có điều kiện. Hoa Kỳ đã dồn hết tâm sức của

đất nƣớc để mở rộng hơn nữa lãnh thổ về phía tây, bành trƣớng đƣợc ngƣời Mỹ xem

nhƣ là một “định mệnh hiển nhiên”. Đây là một trong những luận thuyết đƣợc ngƣời

Mỹ vận dụng và lợi dụng triệt để nhằm bành trƣớng, tìm kiếm vai trò bá chủ thế giới

của Hoa Kỳ trong quá trình phát triển những năm sau này. Hoa Kỳ đã “mở rộng ngôi

nhà của mình một cách không ngượng ngùng và cũng không hối hận, những cuộc

chinh phục lãnh thổ của nó là một sự bành trướng, trong khi những cuộc chinh phục

trên biển của các nước khác thì lại là những cuộc chinh phục thuộc địa kinh khủng”

[2; tr.707]. Song hành với quá trình mở rộng lãnh thổ, khi điều kiện cho phép, Hoa

Kỳ đã mở rộng không gian của chủ nghĩa biệt lập ra toàn bộ châu Mỹ bằng Học

thuyết Monroe và các hành động can thiệp đi kèm sau đó. Tất cả những điều đó đã

thúc đẩy hơn nữa tham vọng bành trƣớng và gia tăng ảnh hƣởng của Hoa Kỳ ra các

khu vực xung quanh rộng lớn hơn, nhất là sau khi đất nƣớc này hoàn tất việc giải

quyết các vấn đề đối nội sau Nội chiến.

Page 45: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

38

2.3. Bối cảnh quốc tế nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

Thời kỳ 1865 – 1918 là một chuỗi dài thời gian mà thế giới có nhiều biến

động hết sức đa dạng và phức tạp. Hoa Kỳ cũng không thể đứng ngoài những biến

động ấy, thậm chí, trong từng thời điểm, Hoa Kỳ chính là nhân tố vừa tạo ra những

biến động đó, vừa chi phối và tác động đến quan hệ quốc tế trong giai đoạn này.

Những sự kiện xảy ra trên thế giới từ khi kết thúc cuộc Nội chiến ở Hoa Kỳ đến kết

thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động mạnh mẽ tới chính sách và chiến lƣợc

đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các khu vực xung quanh mà trƣớc hết là ở Mỹ Latinh

và CA-TBD.

Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX, thế giới chứng kiến sự

chuyển biến của các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa (TBCN) sang giai đoạn đế quốc chủ

nghĩa (ĐQCN). Cùng với đó là sự thống nhất của Đức, Italia; Nhật Bản với sự thành

công của Minh Trị Duy Tân và các cuộc chiến tranh nổ ra để giành giật thị trƣờng và

thuộc địa. Trên cơ sở đó, nhiều hiệp ƣớc đƣợc ký kết giữa các nƣớc đế quốc với nhau

nhằm phân chia và tranh giành quyền lợi làm cho thế giới trong nửa sau thế kỷ XIX

đến đầu thế kỷ XX luôn diễn biến phức tạp và khó lƣờng. Tình hình đó vừa tạo ra

những thuận lợi lẫn những trở ngại trên con đƣờng thực hiện tham vọng mở rộng ảnh

hƣởng và địa vị của Hoa Kỳ.

Ở châu Âu, sau thời kỳ phát triển hoàng kim với vị thế “công xưởng thế

giới”, “ngân hàng của thế giới”, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nếu so sánh

với các nƣớc khác, đặc biệt là với Hoa Kỳ và Đức, tốc độ tăng trƣởng của nƣớc Anh

tiếp tục chậm lại. Mặc dù vẫn còn có ảnh hƣởng trên toàn thế giới nhƣng trong nhiều

lĩnh vực, Anh mất dần vị trí hàng đầu.

Nhịp độ phát triển công nghiệp giữa các nƣớc tƣ bản chênh lệch nhau rất rõ:

Năm 1871, và cả năm 1880, Anh sản xuất nhiều hơn của Hoa Kỳ và Đức cộng lại;

đến năm 1913, sản xuất của Anh chỉ bằng già nửa của Hoa Kỳ. Xét riêng về lĩnh vực

gang thép, trong giai đoạn 1871 – 1900, sản xuất gang của Anh tăng 1/3 trong khi

Đức tăng 5,5 lần và Hoa Kỳ tăng 8 lần. Năm 1880, sản lƣợng gang và thép của Anh

là 11,6 triệu tấn so với 6,7 của Hoa Kỳ và 4,2 của Đức; đến năm 1900, con số tƣơng

ứng là 15,1 triệu tấn so với 37,6 của Hoa Kỳ và 15,9 của Đức. Nhƣng cùng lúc đó,

Hoa Kỳ và Đức còn thua kém Anh về mặt đóng tàu, dệt vải... Do đó, vị trí của mỗi

nƣớc trong trong nền sản xuất thế giới có sự thay đổi. Anh mất dần địa vị độc quyền

về công nghiệp. Phần của Anh trong sản xuất công nghiệp thế giới cũng giảm từ 32%

Page 46: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

39

năm 1870 xuống 14% trƣớc Chiến tranh thế giới thứ nhất; còn Hoa Kỳ thì tăng từ

23% lên 38,5% (cùng thời điểm với Anh). Năm 1880, Anh chiếm 1/4 những trao đổi

của thế giới, đến năm 1913, con số này chỉ còn 1/6 [1; tr.216 – 219].

Tƣơng tự Anh, sau thời kỳ phát triển mạnh mẽ với tiềm lực và sản lƣợng công

nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Anh và là chủ nợ lớn trên thế giới, đến cuối thế kỷ

XIX, địa vị của nƣớc Pháp bắt đầu suy giảm, tốc độ tăng trƣởng kinh tế chậm lại.

Pháp rơi xuống hàng thứ tƣ về sản xuất công nghiệp, trong một số ngành thì rơi

xuống hàng thứ sáu, thứ bảy. Đến đầu thế kỷ XX, nền kinh tế Pháp có một số chuyển

biến quan trọng, nhƣng thực ra Pháp vẫn còn thua kém các nƣớc khác. Tỷ lệ sản xuất

công nghiệp của Pháp chỉ dao động ở mức 6% (trong giai đoạn 1906 – 1910), thấp

hơn nhiều khi so với 16% của Đức và 35% của Mỹ [63; tr.54].

Trong khi đó, năm 1871, cuộc chiến tranh Pháp - Phổ chấm dứt, nƣớc Đức

đƣợc thống nhất, đặt dƣới sự thống trị của thế lực quân phiệt Phổ, ngày càng vƣơn

lên cộng thêm vào đó là một nền công nghiệp phát triển, làm cho các nƣớc láng

giềng lo lắng đến nguy cơ Đức có thể trỗi dậy, đặc biệt là Pháp. Nhờ tận dụng những

điều kiện thuận lợi do việc hoàn thành thống nhất đất nƣớc và tiếp thu những kinh

nghiệm, phát minh kỹ thuật mới nhất trong sản xuất, nền kinh tế nƣớc Đức phát triển

nhanh chóng. Bắt đầu từ thập niên 1870, sản xuất công nghiệp của Đức phát triển

mạnh mẽ. Đến cuối thế kỷ XIX, Đức trở thành một nƣớc công nghiệp quan trọng

hàng đầu ở châu Âu và trên thế giới. Đến đầu thế kỷ XX, nƣớc Đức chính thức bƣớc

vào giai đoạn ĐQCN và trở thành nƣớc đứng hàng đầu châu Âu và thứ hai thế giới

về tổng sản lƣợng công nghiệp. Trên cơ sở sự lớn mạnh của sức mạnh tổng lực, từ

cuối thế kỷ XIX, nƣớc Đức tìm mọi cách tập hợp lực lƣợng nhằm cô lập Pháp – một

đối thủ cạnh tranh địa vị bá chủ ở châu Âu lục địa, bằng cách ký kết các hiệp ƣớc

liên minh với các cƣờng quốc châu Âu. Trong thời gian từ năm 1871 trở đi, Đức liên

tục ký các Hiệp ƣớc với Áo (1871) và Nga (1873), Liên minh Đức – Áo (1879), Hiệp

ƣớc liên minh Đức – Áo – Hung (10/1879, quy định: nếu một bên ký hiệp ƣớc bị

Nga tấn công thì bên kia có nghĩa vụ mang toàn bộ binh lực viện trợ. Mãi đến năm

1888, Nga mới biết nội dung nói trên, chính điều này dẫn đến việc hình thành liên

minh Pháp – Nga vào đầu những năm 90 của thế kỷ XIX. Những hiệp ƣớc, liên minh

mà Đức tạo ra cùng với sự phản ứng, đối phó của các cƣờng quốc châu Âu liên quan

nhƣ Anh, Pháp, Nga... đã làm cho những mâu thuẫn giữa các cƣờng quốc ở lục địa

châu Âu cho đến cuối thế kỷ XIX đã phân thành những ranh giới rõ rệt. Điều này tạo

Page 47: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

40

nên nét đặc trƣng trong bối cảnh quốc tế giai đoạn này, đó là cuộc chạy đua giữa các

cƣờng quốc TBCN, nhất là các nƣớc đế quốc “trẻ” trong việc đẩy mạnh chính sách xâm

lƣợc, tranh giành thuộc địa để độc chiếm nguồn nguyên liệu, mở rộng ảnh hƣởng và thị

trƣờng tiêu thụ hàng hóa, phân chia phạm vi ảnh hƣởng ở khu vực châu Á - Phi - Mỹ

Latinh. Đây cũng là đặc điểm của TBCN khi chuyển sang giai đoạn ĐQCN.

Rõ ràng, từ sự khác biệt quá lớn trong tốc độ phát triển kinh tế và kỹ thuật

giữa các nƣớc đế quốc đã đƣa đến sự thay đổi trong tƣơng quan lực lƣợng (trong đó

ƣu thế dần nghiêng về các nƣớc đế quốc “trẻ”) và cả trong trật tự thế giới hiện thời

(do các nƣớc đế quốc “già” nắm giữ). Các nƣớc đế quốc “già” không chỉ muốn duy

trì thuộc địa cũ mà còn muốn mở rộng thêm đất đai để bù đắp lại sự suy giảm lợi

nhuận của giai cấp tƣ sản khi bị mất đi vai trò số một, số hai trong nền kinh tế thế

giới. Các nƣớc đế quốc “trẻ” thì đòi hỏi một chỗ đứng “dưới ánh mặt trời”, không

chỉ muốn chiếm vùng đất còn “trống” mà còn lăm le giành giật thuộc địa của nƣớc

khác để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu và thị trƣờng cho sự phát triển nhanh chóng

của các ngành công nghiệp trong nƣớc.

Trong cuộc phân chia lại thị trƣờng thế giới, giữa các nƣớc đế quốc luôn tồn

tại những mâu thuẫn hết sức gây gắt và khó có thể điều hòa đƣợc, trong đó nổi lên sự

kình địch giữa Anh và Đức, giữa Đức và Pháp. Đây là những mâu thuẫn mang tính

chủ lƣu của quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trƣớc những hành động

của Đức nhằm tăng cƣờng sức mạnh quân sự và bành trƣớng thế lực sang khu vực

Tiểu Á, trong những năm đầu thế kỷ XX, Anh đã phải thay đổi chính sách đối ngoại

của mình từ “cô lập vẻ vang” sang tìm kiếm bạn đồng minh mới để đối phó với

những mƣu đồ đòi phân chia lại thế giới trong tƣơng lai gần. Do tính chất phức tạp

trong quan hệ quốc tế và sự chồng chéo của nhiều mối quan hệ liên quan đến lợi ích

của các bên nên trong những thập niên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự thù địch

giữa Anh và Pháp về quyền lợi ở châu Phi đƣợc thay thế bằng tinh thần thân thiện

giữa hai nƣớc do có chung một mối đe dọa là Đức; mâu thuẫn Anh – Nga ở Trung Á

đƣợc thay thế bằng nhu cầu cần phải liên minh với nhau để chống lại sự bành trƣớng

của Đức và chống lại phong trào cách mạng, phong trào giải phóng dân tộc của các

nƣớc phƣơng Đông. Kết quả là, trên cơ sở Hiệp ƣớc Nga – Pháp (1893), Hiệp ƣớc

Anh – Pháp (1904) và Anh – Nga (1907), khối Hiệp ƣớc Anh – Pháp – Nga đã hình

thành và đối đầu với khối Liên minh Đức – Áo – Hung.

Page 48: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

41

Mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa hai khối quân sự này đã làm cho quan hệ

quốc tế ở châu Âu trở nên căng thẳng và tất yếu đƣa đến sự bùng nổ của Chiến tranh

thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Việc các nƣớc chính yếu trên thế giới thời kỳ này là

Anh, Pháp, Đức, Áo – Hung... bận tâm trong cuộc chiến ở chiến trƣờng chính châu

Âu đã tạo nên những thuận lợi nhất định cho Hoa Kỳ trong việc mở rộng phạm vi

ảnh hƣởng và tìm kiếm lợi ích ở Trung Quốc và Viễn Đông. Đồng thời, bối cảnh lịch

sử ở châu Âu trong giai đoạn này cũng đã đƣa lại thuận lợi không nhỏ cho Nhật Bản

– một đối thủ của Hoa Kỳ trong việc tranh giành ảnh hƣởng và vị thế ở châu Á.

Ở châu Á, từ cuối những năm 60 – 70 của thế kỷ XIX, các nƣớc ĐQCN nhƣ

Anh, Pháp, Nhật tiến hành xâu xé Trung Quốc. Đặc biệt sau Chiến tranh Giáp Ngọ

(1894 – 1895) với sự thất bại thuộc về triều đình Mãn Thanh, các nƣớc đế quốc phân

chia phạm vi thế lực trên đất Trung Quốc. Anh buộc nhà Thanh cắt nhƣợng bán đảo

Cửu Long, Hƣơng Cảng, Thẩm Quyến...; Đức giành phạm vi ở Sơn Đông; Nga ở

Hắc Long Giang, Cát Lâm, chiếm Lữ Thuận và Đại Liên; Pháp đƣợc quyền khai thác

ở Quảng Đông, Quảng Tây; Nhật Bản chiếm giữ Đài Loan, quần đảo Bành Hồ và

Phúc Kiến... Nhƣ vậy, ngoại trừ một vài nƣớc đặc thù, Trung Quốc và các nƣớc ở

châu Á đều là đối tƣợng tranh giành và đã trở thành nƣớc thuộc địa hoặc nửa thuộc

địa của các nƣớc đế quốc.

Riêng đối với Nhật Bản, sau khi Minh Trị Duy Tân (1868) thành công, đất

nƣớc này nhanh chóng trở mình và phát triển thành một nƣớc đế quốc, tham gia vào

công cuộc cạnh tranh, mở rộng phạm vi ảnh hƣởng và hệ thống thuộc địa ở CA-TBD

mà trƣớc hết là ở Trung Quốc, Triều Tiên. Không lâu sau chiến thắng trƣớc Trung

Quốc trong cuộc Chiến tranh Trung - Nhật (1894 – 1895), đến đầu năm 1904, đƣợc

sự hậu thuẫn của Anh và Mỹ, Nhật Bản tuyên chiến với Nga. Kết quả của cuộc chiến

này là sự thắng lợi của Nhật Bản bằng việc đánh tan Hạm đội Thái Bình Dƣơng II

của Nga trong trận Tshusima (Eo Đối Mã) vào ngày 27 và ngày 28/5/1905. Đến ngày

5/12/1905, Hiệp ƣớc Portsmouth đƣợc ký kết đã mang lại nhiều lợi ích cho Nhật

(Nga phải nhƣờng lại phần phía Nam đảo Sakhalin và cảng Lữ Thuận cho Nhật Bản;

Nga công nhận Triều Tiên là phạm vi ảnh hƣởng của Nhật và buộc phải rút quân

khỏi Mãn Châu). Đến năm 1910, Nhật đã chính thức sát nhập Triều Tiên vào lãnh

thổ của mình. Chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) đã

chính thức đƣa Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh của thế giới

vào thời bấy giờ. Với bản chất của một nƣớc ĐQCN, Nhật Bản đã nhanh chóng hòa

Page 49: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

42

mình vào xu thế chung bằng việc tăng cƣờng xâm chiếm thuộc địa, mở rộng thị

trƣờng, khai thác tài nguyên và tận dụng nguồn lao động rẻ mạt ở các vùng đất chiếm

đƣợc. Đồng thời, cuộc chiến tranh Nga – Nhật cũng đã tạo cơ hội thuận lợi cho Mỹ

và Anh đạt đƣợc mục tiêu là làm suy yếu Nga, dọn đƣờng cho họ bành trƣớng sang

châu Á.

Đối với khu vực Mỹ Latinh: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang

thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành thắng lợi, tác động mạnh mẽ tới phong trào giải

phóng dân tộc của nhân dân khu vực Mỹ Latinh. Cùng với sự suy yếu của Tây Ban

Nha và Bồ Đào Nha trong những thập niên đầu của thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh

giành độc lập của nhân dân Mỹ Latinh phát triển mạnh. Hầu hết các nƣớc thuộc khu

vực Mỹ Latinh nhƣ Argentina, Mexico, Colombia, Chile, Brazil đều trở thành các

quốc gia độc lập trong những năm 20 của thế kỷ XIX. Sau khi giành đƣợc độc lập,

các nƣớc Mỹ Latinh còn non yếu đã phải bắt tay vào xây dựng đất nƣớc trong muôn

vàn khó khăn, thử thách. Điều đó đã tạo điều kiện cho rất nhiều thế lực dòm ngó

nhằm tái thiết lập chế độ thực dân ở khu vực này.

Không muốn bất cứ nƣớc châu Âu nào tái xác lập hoặc duy trì ảnh hƣởng tại

khu vực này, năm 1823, Tổng thống Mỹ James Monroe ban hành Học thuyết

Monroe, tuyên bố “châu Mỹ là của người châu Mỹ” nhƣng trên thực tế lịch sử là sự

chuyển dịch dần dần sang “châu Mỹ là của riêng người Mỹ”. Kể từ thời điểm này

trở đi, các nƣớc Mỹ Latinh luôn luôn phải đối diện với nhân tố Hoa Kỳ trong quá

trình xây dựng đất nƣớc của mình. Hoa Kỳ đã không ngừng can thiệp vào các khu

vực Mỹ Latinh bằng nhiều phƣơng cách khác nhau, bao gồm cả quân sự lẫn kinh tế

và cả sức mạnh chính trị, ngoại giao. Năm 1825, Hoa Kỳ cho quân chiếm đảo Puerto

Rico đồng thời gây sức ép với Colombia buộc phải cho Hoa Kỳ quyền tự do thông

thƣơng qua eo đất Panama. Trong hai năm 1845 – 1846, Hoa Kỳ can thiệp bằng vũ

lực vào Mexico, sáp nhập một nửa lãnh thổ Mexico vào nƣớc Mỹ. Mặc dù luôn bị

các nƣớc Anh, Đức, Pháp cạnh tranh quyết liệt trong việc mở rộng thế lực ở Mỹ

Latinh, song đến cuối thế kỷ XIX, hoạt động của Hoa Kỳ ở khu vực này ngày càng

trở nên ráo riết. Bằng những thủ đoạn tinh vi núp dƣới chiêu bài “độc lập dân tộc”,

“hợp tác và đoàn kết” với nhân dân các nƣớc Mỹ Latinh, Hoa Kỳ đã thông qua cơ

chế Hội nghị toàn châu Mỹ (triệu tập lần đầu tiên vào năm 1889 tại Washington

D.C), thành lập “Cơ quan thương mại của các nước châu Mỹ” và 20 năm sau biến

thành ―Liên minh toàn châu Mỹ” đã dần tạo đƣợc chỗ đứng ở khu vực và loại bỏ thế

Page 50: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

43

lực của các nƣớc châu Âu, biến Mỹ Latinh thành “sân sau”, là một khối phụ thuộc

vào Hoa Kỳ, buộc các nƣớc Mỹ Latinh phải theo đƣờng lối chính trị của đế quốc Mỹ.

Tựu chung lại, diễn biến của tình hình quốc tế nói trên đã cho chúng ta thấy

đƣợc tƣơng quan lực lƣợng giữa các cƣờng quốc thay đổi rõ rệt, ngày càng bất lợi

cho các nƣớc tƣ bản châu Âu vốn chiếm vị trí trung tâm trong thế giới tƣ bản trƣớc

đây. Trong bối cảnh ấy, giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã nhanh chóng tìm ra đƣợc hƣớng đi

trong việc mở rộng ảnh hƣởng, tăng cƣờng địa vị và thế lực ra các vùng đất xung

quanh, nơi gắn kết với nhiều lợi ích của đất nƣớc này nhằm phục vụ tối đa nhất cho

sự phát triển lớn mạnh của đất nƣớc mà trƣớc hết là Mỹ Latinh, CA-TBD và xa hơn

là ở châu Âu sau này.

2.4. Cơ sở nội tại tác động đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 -

1918

Nếu nhƣ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau lập quốc đến trƣớc khi Nội

chiến là yếu tố lịch sử mang lại truyền thống trong việc định hình chiến lƣợc, sách

lƣợc và phong cách ngoại giao; những diễn biến, xu hƣớng trong bối cảnh quốc tế từ

nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là nhân tố ngoại cảnh tác động đến sự lựa

chọn đƣờng lối trong đối ngoại thì những học thuyết, tƣ tƣởng, quan điểm chính trị

của xã hội và đặc biệt là sự phát triển kinh tế mạnh mẽ sau Nội chiến chính là những

nhân tố nội tại quan trọng quyết định đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của

Hoa Kỳ trong giai đoạn mới. Đó chính là chính sách đối ngoại của một nƣớc Hoa Kỳ

thống nhất, từng bƣớc khẳng định ƣu thế của mình trên trƣờng quốc tế. Trong phạm

vi của các cơ sở nền tảng nội tại, chúng tôi xin đƣợc làm rõ một số cơ sở quan trọng

cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ 1865 – 1918.

2.4.1. Cơ sở kinh tế

Cuộc Nội chiến (1861 – 1865) kết thúc với thắng lợi của giai cấp tƣ sản công

thƣơng nghiệp miền Bắc đã đƣa đến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của chủ nghĩa tƣ

bản Hoa Kỳ. Và đến năm 1870, Hoa Kỳ bắt đầu bƣớc vào thời kỳ quá độ từ chủ

nghĩa tƣ bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc. Trong một thời gian ngắn chỉ

40 năm (1860 - 1900), Hoa Kỳ đã chuyển biến từ một quốc gia nông nghiệp trở

thành một cƣờng quốc công nghiệp với nền tảng là gang, thép và các tuyến đƣờng

sắt. Trong đó, sản lƣợng thép tăng 863,6 lần (từ 1860 - 1900), sản lƣợng than là 7,96

lần và gang là 7,23 lần (từ 1870 - 1900); chiều dài đƣờng sắt tăng lên 6,34 lần (1860

Page 51: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

44

- 1900), nghĩa là đã vƣợt tổng chiều dài của tất cả đƣờng sắt ở Tây Âu [68; tr.34].

Các số liệu thống kê trong bảng 2.1 đã cho thấy sự phát triển công nghiệp của Hoa

Kỳ trên một số lĩnh vực chủ chốt.

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng các ngành công nghiệp chủ chốt của Hoa Kỳ

giai đoạn 1860 – 1900

Đơn vị tính: Gang, thép, than: triệu tấn.

Chiều dài đƣờng sắt: km.

Sản phẩm

Năm Gang Thép Than

Chiều dài đường

sắt

1860 0,013 49.001,6

1870 1,711287 0,077 33,310905 84.675,2

1880 2,741853 1,397 70,478426 149.219,3

1890 7,603642 4,779 140,882729 266.646,4

1900 13,620730 11,779 240,788238 310.934,4

Nguồn: Historical Statistics of the US và Statistical Abstract of the US trên website:

http://www2.census.gov.

Theo một thống kê khác của nhà sử học Kenton Clymer thuộc Đại học

Illinois, cơ sở kinh tế cho quá trình vƣơn đến quyền lực thế giới của Hoa Kỳ trong

giai đoạn này, đó là việc tạo ra một nền tảng công nghiệp to lớn. Trong khoảng 35

năm sau năm 1860, sản lƣợng khai khoáng của Hoa Kỳ tăng 10 lần; sản lƣợng gang

tăng 11 lần; sản lƣợng dầu mỏ tăng 7 lần trong khoảng thời gian từ 1876 đến 1896;

tới năm 1893, Hoa Kỳ là nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới và vài lần trong thập kỷ

1890, Hoa Kỳ đã vƣợt qua Anh trong sản xuất các hàng hóa cơ bản nhƣ sắt, thép,

than và hàng dệt bông. Dấu hiệu về sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế còn có thể

thấy đƣợc qua các con số về bằng phát minh. Trƣớc năm 1860, Hoa Kỳ có khoảng

36.000 bằng phát minh đƣợc công bố. Trong vòng 30 năm sau đó, từ 1860 đến 1890,

đã có 440.000 bằng phát minh đƣợc ban hành [16; tr.74]. Bên cạnh đó, các chỉ số về

đầu tƣ tƣ bản, về lực lƣợng lao động trong công nghiệp và giá trị sản xuất công

nghiệp mang lại cho nền kinh tế Hoa Kỳ liên tục tăng qua các năm. Các số liệu thống

kê dƣới đây sẽ cho thấy điều này.

Page 52: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

45

Bảng 2.2. Sự tăng trƣởng đầu tƣ tƣ bản, nhân công và giá trị

sản phẩm của nền công nghiệp Hoa Kỳ giai đoạn 1860 – 1900

Thập niên Đầu tƣ tƣ bản

(USD)

Số nhân công

(ngƣời)

Giá trị sản phẩm

(USD)

1860

1870

1880

1890

1900

1.009.855.715

2.118.208.769

2.790.272.606

6.525.156.486

9.817.434.799

1.311.246

2.053.996

2.732.595

4.251.613

5.308.406

1.885.861.676

4.232.325.442

5.369.579.191

9.372.437.283

13.004.400.143

Nguồn: William Greenleaf (1968), American Economic Development since 1860 –

Documentary History of United States, University of South Carolina press, Columbia.

Nhƣ vậy, từ một nƣớc có nền kinh tế gần nhƣ phụ thuôc vào châu Âu, Hoa Kỳ

đã nhanh chóng trở thành một cƣờng quốc công nghiệp trên thế giới. Điều này càng

đƣợc khẳng định hơn khi xét đến sản lƣợng công nghiệp Hoa Kỳ so với các nƣớc

công nghiệp khác cũng nhƣ tỷ lệ đóng góp trong tổng thể nền sản xuất công nghiệp

của thế giới. Năm 1860, sản lƣợng công nghiệp Hoa Kỳ mới chỉ đứng hàng thứ 4

trên thế giới nhƣng đến cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XIX, Hoa Kỳ

đã vƣơn lên nhanh chóng, vƣợt xa các nƣớc tƣ bản khác và độc tôn vị trí số một thế

giới. Chỉ trong vòng 3 thập niên, Hoa Kỳ đã kịp làm đƣợc điều mà trƣớc đây, nƣớc

Anh đã phải mất rất nhiều thời gian mới làm đƣợc. Các con số trong bảng 2.3 đã chỉ

ra rất rõ sự thay đổi vị thế của Hoa Kỳ trong nền sản xuất công nghiệp của thế giới

giai đoạn 1870 – 1900.

Bảng 2.3. Tỷ trọng của các nƣớc công nghiệp chủ yếu trong sản xuất công

nghiệp thế giới giai đoạn 1870 – 1900

Đơn vị tính: %

Nước

Năm

Anh Pháp Đức Nga Mỹ Nhật

Bản

Phần còn lại

của thế giới

1870 32 10 13 4 23 18

1881 –1885 27 9 14 3 29 18

1896 –1900 20 7 17 5 30 1 20

Nguồn: Michel Beaud, “Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000”, Nxb.Thế giới,

HN, 2002; tr.219.

Page 53: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

46

Việc vƣơn lên trở thành số một của Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghiệp đã

đƣa đến một hệ quả tất yếu, đó là sự ra đời và nở rộ của các hiệp hội độc quyền, các

tổ chức độc quyền trong kinh tế, hay còn gọi là tơrớt (Trust). Một cuộc điều tra do

Chính phủ Hoa Kỳ tiến hành năm 1900 cho thấy, cả nƣớc có 185 trust công nghiệp,

giá trị tài sản hơn 3 tỷ USD, trong đó có 73 trust có giá trị lên đến 10 triệu USD. Và

sau 4 năm, số lƣợng trust công nghiệp đã tăng lên con số 318, giá trị tài sản tới 7 tỷ

USD, chiếm khoảng 2/5 tƣ bản công nghiệp toàn quốc [36; tr.286].

Đến đầu thế kỷ XX, những xí nghiệp lớn này hình thành thông qua sát nhập theo

chiều ngang và tổ hợp lại theo chiều dọc đều dần dần thuộc về các ngân hàng lớn ở phố

Wall, New York khống chế. Các ngân hàng này do Morgan, Rockefeller, Vanderbilt…

lần lƣợt thành lập, bắt đầu gia tăng ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế, tiến tới thao túng

chính trị cả nƣớc thông qua khống chế hoặc chi phối các cơ quan chính phủ.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ đã tác động rất lớn đến nhận thức

của các tập đoàn tài phiệt, các liên hiệp độc quyền, đặc biệt là một số trí thức và quan

chức chính phủ. Họ cho rằng: “thị trường nội địa dường như không đủ tiếp nhận

mức sản xuất tăng lên của các ngành công nghiệp mới” [16; tr.74]. Và điều tiên

quyết là Hoa Kỳ phải có một thị trƣờng rộng lớn hơn, đặc biệt là ở khu vực Mỹ

Latinh và Trung Quốc – những khu vực mà theo họ có vị trí và vai trò vô cùng quan

trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ. Vì thế, việc tìm kiếm thị trƣờng ở

nƣớc ngoài bắt đầu đƣợc một số giới xem nhƣ là giải pháp cho mọi vấn đề trong

nƣớc nảy sinh bởi sự công nghiệp hóa quá nhanh. Các thị trƣờng mới, theo Hoa Kỳ,

sẽ tạo ra một cơ sở đảm bảo cho nền kinh tế lành mạnh và nền kinh tế này, ngƣợc lại,

sẽ đảm bảo cho môi trƣờng xã hội lành mạnh. Đây là điều vẫn còn nguyên giá trị

trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ khi nƣớc này tiến hành các hoạt động chi

phối, can thiệp vào các quốc gia trên thế giới trong lịch sử.

Từ sự thúc ép do nền kinh tế phát triển đƣa lại đã tác động đến sự chuyển biến

về tƣ tƣởng trong chính sách đối ngoại. Năm 1893, Thƣợng nghị sĩ Orville Platt đã

cho rằng: “… Nhưng ngày nay mọi thứ đã khác, chúng ta là 65 triệu người của một

quốc gia mạnh mẽ và có điều kiện thuận lợi nhất thế giới, quan tâm đến tương lai

thịnh vượng, yêu cầu một lệnh cấm học thuyết cô lập…” [28; tr.11]. Cái mà ngƣời

Mỹ yêu cầu và họ đã hƣớng tới chính là một nền kinh tế sản xuất khổng lồ. Chính

sức sản xuất mạnh mẽ ấy đã đòi hỏi phải có một thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn. Để có

đƣợc điều đó, đòi hỏi Hoa Kỳ phải bành trƣớng, mở rộng hơn nữa ra bên ngoài

Page 54: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

47

không gian châu Mỹ. Do vậy, học thuyết cô lập giờ đây không còn phù hợp mà trái

lại, cần phải có một lệnh cấm quan điểm này để mở đƣờng cho những can dự của

Hoa Kỳ ra thế giới.

Tác động của nhận thức này lên việc hoạch định chính sách đối ngoại và cả

việc hình thành các công cụ thực hiện quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ là rất đáng kể.

Từ nhu cầu tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tỏ ra chuyên

nghiệp hơn và bắt đầu hoạt động tích cực hơn trƣớc kia để trợ giúp các công ty Mỹ

quan tâm đến việc mở rộng thị trƣờng. Mặt khác, nhu cầu tìm kiếm thị trƣờng, mở

rộng ảnh hƣởng lại chính là nhân tố quy định sự cần thiết phải xây dựng một lực

lƣợng hải quân mạnh mẽ và hiện đại – là cung cụ bảo vệ các tuyến thƣơng mại và

mở rộng lãnh thổ, phạm vi ảnh hƣởng của chủ nghĩa bành trƣớng Mỹ. Năm 1880,

Hoa Kỳ chỉ đứng hàng thứ 13 trong số các cƣờng quốc hải quân. Hoa Kỳ bị tụt hậu

về công nghệ, vào thời điểm đó, khi các nƣớc khác đã chuyển sang tàu chiến bằng sắt

và chạy bằng hơi nƣớc thì tàu chiến Hoa Kỳ phần lớn đƣợc đóng bằng gỗ và chạy

bằng sức gió. Nhƣng cho đến thập niên 1890, hải quân Hoa Kỳ đã đƣợc hiện đại hóa

và mở rộng đến mức vào năm 1898, Hoa Kỳ đã đứng vào hàng thứ 6 hoặc thứ 7 và

đã dễ dàng đánh bại hải quân Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh với nƣớc này vào

năm đó.

Sự tăng trƣởng kinh tế và nhu cầu tìm kiếm thị trƣờng còn tác động đến việc

hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo một hƣớng khác: tìm kiếm thuộc

địa kiểu mới. Trong bối cảnh thế giới những năm cuối thế kỷ XIX, việc tìm kiếm thị

trƣờng của Hoa Kỳ không nhất thiết dẫn đến mong muốn có đƣợc thuộc địa chính

thức nhƣ giai đoạn trƣớc đây. Các thuộc địa trên thực tế có thể đƣợc xem nhƣ là

“của nợ” và luận điểm này đƣợc nhà tài phiệt trong ngành thép Andrew Carnegie hết

sức bảo vệ. Vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Hoa Kỳ bƣớc vào giai

đoạn ĐQCN và bắt đầu xuất khẩu tƣ bản hàng loạt. Xuất khẩu tƣ bản trở thành công

cụ bành trƣớng ra các khu vực xung quanh của Hoa Kỳ. Năm 1889, đầu tƣ tƣ bản

của Hoa Kỳ ra nƣớc ngoài đã là 500 triệu USD. Sang đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tƣ

bản của Hoa Kỳ đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1909, đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Hoa

Kỳ đạt 2 tỷ USD [54; tr.101]. Việc xuất khẩu tƣ bản đƣợc sử dụng rộng rãi vào việc

chiếm đoạt các nguồn nguyên liệu quan trọng của những quốc gia khác đã mở ra cho

Hoa Kỳ khả năng tiếp cận các thị trƣờng lân cận nhƣ ở Mỹ Latinh, đƣa lại nguồn lợi

khổng lồ cho Hoa Kỳ từ khu vực này.

Page 55: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

48

Một cơ sở khác về mặt kinh tế chi phối sự định hình chính sách đối ngoại của

Hoa Kỳ trong thời kỳ 1865 – 1918, đó là các thị trƣờng trên thế giới gần nhƣ đã đƣợc

phân chia xong. Hoa Kỳ là nƣớc đế quốc non trẻ không thể tiến hành các hoạt động

bành trƣớng cổ điển nhƣ các nƣớc thực dân châu Âu trƣớc đây. Hoặc nếu có thì thế

giới cũng không còn khoảng trống nào cho Hoa Kỳ thực hiện điều đó. Vì vậy, Hoa

Kỳ đã lựa chọn những lối đi khác hơn. Nhà sử học Kenton Clymer có lý khi cho rằng

“sự bành trướng của Hoa Kỳ trong những năm 1890 như là một nỗ lực thôn tính

thương mại hơn là lãnh thổ”. Ông dẫn chứng rằng, “ngay trong trường hợp

Philippines, động cơ kinh tế là chiếm ưu thế bởi đó chính là căn cứ thích hợp để từ

đó thâm nhập vào thị trường được coi là rộng lớn của Trung Quốc, nơi mà Hoa Kỳ

không hề muốn có một ý muốn thiết lập một thuộc địa thực sự” [16; tr.75]. Tuy

nhiên, điều này không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của giới cầm quyền Hoa Kỳ

mà hiện thực thế giới trong thời kỳ đó đã đƣa đến những lập luận nói trên. Vào thời

điểm này, Hoa Kỳ không đủ lực để nhằm thiết lập một thuộc địa thực sự nhƣ ý muốn

của họ, đặc biệt đối tƣợng ở đây lại là Trung Quốc – một quốc gia rộng lớn và đang

là nơi tranh chấp, cạnh tranh, là bàn tiệc của rất nhiều kẻ không mời. Vì vậy, Hoa Kỳ

không còn con đƣờng nào khác hơn là phải sử dụng thƣơng mại nhƣ là một giải pháp

hữu hiệu nhằm thâm nhập vào thị trƣờng to lớn này.

Nhƣ vậy, với sự phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ trong nƣớc cộng với sức

ép của các tập đoàn lũng đoạn, các tổ chức tài phiệt và nguồn vốn tƣ bản khổng lồ

mà Hoa Kỳ xuất khẩu ra nƣớc ngoài đã thúc ép Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn, sâu sắc

hơn đến các khu vực xung quanh. Nói nhƣ Wayne Morgan trong cuốn “Unity and

Culture” (Thống nhất và Văn hóa): “mối quan tâm đến chính trị thế giới nảy sinh

một cách tự nhiên do kiểu cách phát triển quốc gia” [20; tr.118]. Chính do “kiểu

cách phát triển quốc gia” ấy mà sau hơn 100 năm tìm cách mở rộng biên giới đất

đai, giờ đây Hoa Kỳ “đang tìm kiếm khách hàng cho các sản phẩm hàng công

nghiệp và ngành tài chính ngân hàng. Nếu chiếm được đất đai, nó cũng không được

sử dụng cho các mục đích nông nghiệp mà cho các căn cứ hải quân ở Hawaii, biển

Caribbean và Philippines – những căn cứ có thể bảo vệ cho nền ngoại thương đang

mở rộng này” [21; tr.595]. Đó chính là phƣơng cách mà nền kinh tế phát triển của

Hoa Kỳ tác động đến sự hoạch định và lựa chọn chính sách đối ngoại cho phù hợp

với nhu cầu của các ngành sản xuất của đất nƣớc này trong thời kỳ 1865 – 1918.

Page 56: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

49

2.4.2. Cơ sở tƣ tƣởng xã hội

Mặc dù kinh tế là thành tố nội tại quan trọng tác động đến việc hình thành chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ đƣợc đề cập, song sự vƣơn đến quyền lực thế

giới của đất nƣớc này sẽ không đầy đủ và toàn diện nếu thiếu đi cơ sở về mặt tƣ tƣởng

xã hội. Khi lý giải cho chủ nghĩa bành trƣớng Hoa Kỳ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX

đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến rất nhiều học thuyết, nhiều luận

thuyết, quan điểm, tƣ tƣởng của các chính khách, học giả Mỹ. Các học thuyết này đƣợc

chính giới Hoa Kỳ sử dụng hay vận dụng triệt để để giải thích cho các hành động bành

trƣớng ra bên ngoài của Mỹ. Trƣớc hết, không thể không nhắc đến thuyết ―Bành trướng

do định mệnh” hay ―Định mệnh hiển nhiên” (Manifest Destiny) của John O’Sullivan.

Học thuyết “Định mệnh hiển nhiên” đƣợc đƣa ra lần đầu tiên vào năm 1845 trong bài

báo nhan đề “Annexation” (sát nhập) đƣợc đăng trong Democratic Review của

J.O’Sullivan nói về vấn đề ủng hộ việc sát nhập Texas vào Liên bang Hoa Kỳ.

J.O’Sullivan khẳng định Hoa Kỳ “có quyền bành trướng do định mệnh và sở hữu toàn

bộ lục địa mà Chúa đã ban cho chúng ta nhằm phát triển tự do và liên bang tự trị mà

chúng ta được giao phó”[28; tr.11]. Kể từ đó, Học thuyết “Sứ mệnh bành trướng” luôn

luôn chi phối và tác động mạnh mẽ tới đời sống chính trị và đƣờng lối đối ngoại của

Hoa Kỳ, đặc biệt là trong vấn đề mở rộng lãnh thổ cũng nhƣ gia tăng ảnh hƣởng ra bên

ngoài trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Một luận thuyết vô cùng quan trọng khác đƣợc ngƣời Mỹ tận dụng không chỉ

trong quá trình bành trƣớng trong nƣớc mà nó còn phục vụ cho tiến trình vƣơn đến

quyền lực thế giới của Hoa Kỳ là Học thuyết Darwin xã hội. Có thể nói, tất cả những

hoạt động bên ngoài biên giới quốc gia của Hoa Kỳ, trong chừng mực nào đó đều

chịu ảnh hƣởng từ tƣ duy của Học thuyết Darwin xã hội vốn khá phổ biến trong giới

trí thức Mỹ lúc bấy giờ. Luận thuyết này đƣợc phát triển dựa trên Thuyết tiến hóa

của Charles Darwin – nhà khoa học ngƣời Anh, ngƣời đƣa ra giả thuyết về thế giới

sinh học đƣợc đặc trƣng bởi sự cạnh tranh tàn bạo và trong đó chỉ có sinh vật nào

mạnh mẽ nhất và có khả năng thích nghi nhất mới tồn tại đƣợc. Theo Spencer –

ngƣời đã giải thích học thuyết Darwin và đi đến Học thuyết Darwin xã hội: con

ngƣời sống trong xã hội cũng theo quy luật đào thải trong tự nhiên. Hơn một xã hội

nào khác, xã hội Mỹ luôn luôn chạy đua để thích nghi, để giành thắng lợi và kẻ mạnh

sẽ nuốt chửng ngƣời yếu. Những ngƣời theo Học thuyết Darwin xã hội đã áp dụng lý

thuyết của Darwin vào xã hội Hoa Kỳ cũng nhƣ trong quan hệ quốc tế và lập luận

Page 57: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

50

rằng “trong thế giới tàn bạo của các quan hệ quốc tế, chỉ có những quốc gia thích

nghi được mình với những điều kiện mới và được chuẩn bị để tranh đấu mới tồn tại

được” [16; tr.76]. Giới trí thức Hoa Kỳ tin tƣởng rằng họ làm vì sự tồn tại của những

cái thích hợp nhất, vì vậy, những ngƣời này đã thúc giục mở rộng lợi ích trong chính

sách đối ngoại. Những quan niệm về chủng tộc ƣu việt của ngƣời da trắng văn minh

cũng liên quan đến luận thuyết này. “Người Mỹ là dân tộc được Thượng đế ủng hộ

và có sứ mệnh giúp đỡ các dân tộc khác “lạc hậu” hơn ra khỏi bóng tối” [68; tr.19].

Quan điểm này đã củng cố ý thức trong xã hội về niềm tin rằng, dân tộc đã đƣa ra

những nguyên tắc tổ chức xã hội rất đơn giản và dễ hiểu, “được Chúa lựa chọn, có

nhiệm vụ kiểu mẫu cho toàn thế giới”!

Đối với ngƣời Mỹ, cũng nhƣ sự cạnh tranh về kinh tế trong nội địa, ai thích

nghi giỏi nhất, ngƣời đó sẽ thắng. Điều này cũng đƣợc nhìn thấy tƣơng tự trong các

vấn đề bên ngoài biên giới quốc gia: “trong lĩnh vực ngoại giao, tất cả vấn đề là ở

tương quan lực lượng; luật rừng vẫn có giá trị tuyệt đối” và “trong nước, một số

trust lớn cố gắng giành lấy độc quyền; hệt như vậy, cả nước Hoa Kỳ đều muốn loại

trừ sự cạnh tranh của các nước khác” [20; tr.127].

Những quan niệm về chủng tộc vào thời điểm đó liên quan nhiều đến Học

thuyết Darwin xã hội. Các nền văn hóa châu Âu và Mỹ trong quá khứ đã phát triển

những lý thuyết về tính ƣu việt chủng tộc. Cạnh tranh quốc tế ở vào thời điểm này

đƣợc cho là đã “tách cừu ra khỏi dê” nên cuộc đấu tranh giành giật lẫn nhau để tồn

tại qua hàng thế kỷ đã làm cho ngƣời Mỹ cảm thấy rõ ràng rằng một vài loài này ƣu

việt hơn các loài khác. Những lý thuyết nhƣ vậy ngày nay tất nhiên đã hoàn toàn mất

uy tín nhƣng khi đó vẫn đƣợc chấp nhận bởi vì dƣờng nhƣ chúng đƣợc ủng hộ bằng

những chứng cứ khoa học.

Rõ ràng, Học thuyết Darwin xã hội và luận thuyết của Chủ nghĩa chủng tộc

ƣu việt đã có những tác động quan trọng góp phần hình thành nên những chính sách

bành trƣớng trong đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong bối cảnh thế giới những năm cuối

thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tƣ bản đã chuyển sang giai đoạn ĐQCN,

thị trƣờng thế giới gần nhƣ đã đƣợc phân chia xong, Hoa Kỳ, với sức ép của các tập

đoàn lũng đoạn trong nƣớc đã phải viện dẫn đến những luận thuyết này nhằm biện hộ

cho hoạt động bành trƣớng ra thế giới bên ngoài của mình. Việc Tây Ban Nha bị Hoa

Kỳ làm nhục trong cuộc xung đột ngắn ngủi chứng tỏ rằng “sự sống sót của kẻ thích

Page 58: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

51

hợp nhất là điều quyết định số phận của các dân tộc cũng như của các loài vật” [35;

tr.64] mà Hoa Kỳ là một điều minh chứng hiển nhiên.

Học thuyết Darwin xã hội và đi kèm với nó là chủ nghĩa chủng tộc ƣu việt

cũng khuyến khích Hoa Kỳ nghiên cứu các cƣờng quốc lớn, đặc biệt là Anh và noi

theo hành động của Anh. Nghiên cứu các cƣờng quốc để nhằm đạt đến địa vị cƣờng

quốc là một cách làm không gì tốt hơn. Mặc dù vào thời điểm ban đầu Hoa Kỳ

không hẳn đã làm những điều tƣơng tự nhƣ Anh, những đến năm 1898, khi cuộc

chiến tranh Hoa Kỳ - Tây Ban Nha, cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên nổ ra và đƣa

lại cho Hoa Kỳ các thuộc địa Cuba, Puerto Rico và Philippines đã phần nào đƣợc

giải thích nhƣ là một nỗ lực của Hoa Kỳ học theo mô hình cƣờng quốc.

Học thuyết Darwin xã hội đặc biệt nổi rõ trong những năm cuối thế kỷ XIX

khi chủ nghĩa tƣ bản Mỹ chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn ĐQCN,

khi nền kinh tế Hoa Kỳ có những thay đổi căn bản tạo cơ sở cho việc tính toán quyền

lực đã làm sâu sắc hơn tính ƣa chuộng sức mạnh và đặc điểm chạy đua để tranh

giành thắng lợi trở nên rõ ràng hơn. Điều này lại càng đƣợc thúc đẩy hơn nữa trong

bối cảnh các nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Pháp, Đức đang ra sức chạy đua để xâu xé

châu Phi và cùng với Nga đang tranh giành phạm vi ảnh hƣởng và lợi ích thƣơng mại

ở châu Á – nơi có đối thủ đang lên là Nhật Bản. Vì vậy, rất nhiều nhân vật có ảnh

hƣởng trong giới chính trị Hoa Kỳ đã tích cực hô hào và chủ trƣơng có đƣợc một vai

trò quốc tế mạnh mẽ hơn cho đất nƣớc này.

Bên cạnh đó, giới chính trị của Hoa Kỳ còn bị hấp dẫn bởi tƣ tƣởng của

Thayer Alfred Mahan. Trong tác phẩm “Ảnh hưởng của sức mạnh biển cả đến lịch

sử” (―The Influence of Sea Power upon History‖ – 1890), Nhà chiến lƣợc hải quân

Mahan đã đƣa ra lời khuyên rằng: “…Mỹ nên quan tâm đến đại dương không phải là

một tấm lá chắn mà là một đường cao tốc…bởi đất liền là trở ngại còn mặt biển mới

là trường tung hoành” hay “Ngự trị trên sóng nước sẽ ngự trị trên thế giới” [12;

tr.144]. Theo quan điểm của Mahan thì Mỹ nên sử dụng đại dƣơng không chỉ dừng

lại ở một tấm bình phong để bảo vệ đất nƣớc mà đó còn là cơ hội hết sức to lớn để có

thể bành trƣớng và mở rộng phạm vi ảnh hƣởng của mình ra khắp thế giới. Kiểm

soát mặt biển là điều tối quan hệ đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đóng một vai trò

quan trọng trên trƣờng quốc tế, muốn thực hiện thịnh vƣợng và an ninh tối đa ở quốc

nội. Một cƣờng quốc lục địa không có đƣờng ra biển, dù hùng mạnh đến đâu, cũng

có thể bị lâm vào cảnh suy tàn. Một quốc gia, nếu có hải quân hùng mạnh để kiểm

Page 59: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

52

soát mặt biển và duy trì đƣợc một đội thƣơng thuyền hùng hậu, có thể khai thác đƣợc sự

trù phú của thế giới. Những lý luận mà Mahan vạch ra trong tác phẩm này có tác động

hết sức mạnh mẽ tới các cƣờng quốc thời bấy giờ, đặc biệt là các cƣờng quốc mới nổi,

tiêu biểu là Đức. Chính Hoàng đế Wilhelm II đã phải nói rằng: “Không phải nói đọc,

mà phải nói tôi vừa mới ngấu nghiến xong tập sách của Đại úy Mahan. Trên tàu nào

của tôi cũng có sách này…Tương lai Đức quốc là ở trên mặt nước. Trái đấm của chúng

ta phải là lực lượng hải quân”[12; tr.141]. Đối với nƣớc Mỹ, những tƣ tƣởng mà Mahan

trình bày có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc biến chuyển tƣ tƣởng của các chính trị

gia là phải đặc biệt quan tâm tới việc phát triển và tăng cƣờng sức mạnh hải quân. Và

cũng từ khi “Ảnh hưởng của sức mạnh biển cả đến lịch sử” đƣợc ấn hành, các chƣơng

trình đóng tàu của Hoa Kỳ đƣợc phát triển nhanh chóng. Hoa Kỳ cũng đã sớm tạo lập

cho mình một lực lƣợng hải quân hùng mạnh, lập đƣợc nhiều căn cứ ở Caribbean và

Thái Bình Dƣơng. Các căn cứ này chính là những ―hàng không mẫu hạm không bao giờ

chìm” phục vụ đắc lực cho quá trình bành trƣớng, mở rộng thị trƣờng và phạm vi ảnh

hƣởng sang vùng Viễn Đông của Hoa Kỳ.

Xuất phát từ tƣ tƣởng chủ đạo của Mahan, một quan điểm mới đã đƣợc hình

thành và thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu gọi là quan điểm thực lực. Quan điểm này

ảnh hƣởng mạnh mẽ đến một số chính khách Hoa Kỳ, tiêu biểu nhƣ Benjamin

F.Tracy – Bộ trƣởng Hải quân từ 1889 đến 1893; Henry Cabot Lodge – làm việc tại

Ủy ban các vấn đề hải quân từ 1889 đến 1893 và sau này là trong Ủy ban đối ngoại

Thƣợng viện Hoa Kỳ từ năm 1895 và Theodore Roosevelt – Trợ lý Bộ trƣởng Hải

quân từ 1897 đến 1898 và là Tổng thống Hoa Kỳ (1901-1909). Có thể thấy ảnh

hƣởng đó qua việc thực hiện chƣơng trình phát triển và hiện đại hóa lực lƣợng hải

quân của B.F.Tracy – cha đẻ của lực lƣợng hải quân Hoa Kỳ hiện đại hay lời phát

biểu của H.C.Lodge trƣớc Thƣợng viện Hoa Kỳ ngày 2/3/1895 rằng “không quốc gia

nào thực sự vững mạnh nếu thiếu sức mạnh hải quân”.

Nhƣ vậy, trên thực tế, Hoa Kỳ đã áp dụng thuyết “bành trướng do định mệnh”

kết hợp với quan điểm “thực lực” để mở rộng phạm vi ảnh hƣởng không chỉ ở khu vực

Mỹ Latinh mà còn ở trên bình diện thế giới, trƣớc hết là khu vực CA-TBD.

Ở một góc độ khác, thuyết Biên cƣơng (Frontier) của Frederick Jackson

Turner cũng ít nhiều tác động đến việc định hình chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

trong giai đoạn này. Học thuyết Biên cƣơng đƣợc F.J.Turner đƣa ra vào năm 1893

trong một báo cáo tựa đề “Ý nghĩa của thuyết Biên cương trong lịch sử Hoa Kỳ”, nói

Page 60: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

53

về những đợt tiến quân lần lƣợt của những ngƣời mở đƣờng, những chủ trang trại,

những thợ thủ công rồi đến thƣơng nhân và ngƣời làm dịch vụ vào miền Tây Hoa

Kỳ. Khái niệm “miền Tây” không cố định: bao giờ ta cũng ở về phía tây của một

ngƣời nào khác… Biên cƣơng cứ xa dần bờ biển Đại Tây Dƣơng để băng qua miền

Trung Tây, rồi Viễn Tây. F.J.Turner giải thích nền văn hóa Hoa Kỳ bằng tinh thần

của ngƣời đi tiên phong khai phá. Theo F.J.Turner, biên cƣơng là “giao điểm giữa

người hoang dã và người văn minh” và “cái lãnh thổ luôn chuyển động ấy, nơi

những người tiên phong khai phá, tiếp xúc trực diện với đất hoang và các dân tộc da

đỏ - thuộc về nền văn minh khác hẳn – đã làm nảy sinh những thế ứng xử mới, sẽ

góp phần hình thành tính cách của dân tộc”. Quá trình đó “chẳng mấy chốc chủ

nghĩa bành trướng sẽ trở thành một thuộc tính của Hoa Kỳ, điều này ngày càng rõ

khi các bang dần dần được củng cố: chiếm được lãnh thổ nơi sinh ra mình rồi, văn

hóa Hoa Kỳ sẽ lao ra chinh phục thế giới” [20; tr.21- 23]. Rõ ràng luận thuyết này

đã ít nhiều có tác động rất lớn đến nhận thức của xã hội Hoa Kỳ và cũng đƣợc giới

chính trị của đất nƣớc này vận dụng để tìm kiếm những vùng “biên cương mới”

trong quá trình bành trƣớng ra thế giới của Hoa Kỳ.

Một cơ sở nữa đóng góp vào nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc hoạch định chính

sách nhằm tìm kiếm quyền lực quốc tế và trở thành một nƣớc ĐQCN những năm cuối

thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đó là cơ sở tâm lý – xã hội Mỹ. Cơ sở này mặc dù vẫn còn

mờ nhạt và khó chứng minh một cách thuyết phục, song ở vào thời điểm cuối thế kỷ

XIX khi miền biên giới phía Tây của Hoa Kỳ đã giáp với Thái Bình Dƣơng, lãnh thổ

Hoa Kỳ đã đƣợc định hình nhƣ ngày nay (nhất là sau khi mua Alaska của Nga vào năm

1867), điều đó đồng nghĩa với việc mở rộng biên cƣơng bên trong lục địa Bắc Mỹ của

Hoa Kỳ đã kết thúc(1)

. Đối với một xã hội lâu nay vẫn nghĩ về biên giới và việc mở rộng

biên giới nhƣ một “cái van an toàn” đối với sự bất đồng, vì vậy sự chấm dứt việc mở

rộng biên giới tiềm ẩn một sự phát triển đáng lo ngại. Hội chứng tâm lý – xã hội này

phần nào đó đã thúc đẩy Hoa Kỳ tiến hành một chính sách đối ngoại quyết đoán và

mang tính ĐQCN hơn. Cecil Rhodes, một nhà ĐQCN lớn ngƣời Anh đã từng khuyên

ngƣời Mỹ rằng “nếu bạn muốn tránh khỏi một cuộc nội chiến thì bạn phải trở thành đế

quốc”.

(1)

Giới sử học Hoa Kỳ cho rằng việc Thƣợng viện nƣớc này ra nghị quyết sáp nhập Hawaii (6/7/1898) mới là

mốc đánh dấu sự kết thúc công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía Tây của Hoa Kỳ.

Page 61: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

54

2.4.3. Cơ sở chính trị

Sau cuộc Nội chiến, Hoa Kỳ bắt đầu bƣớc vào thời kỳ thống nhất về kinh tế,

chính trị. Chính sự thống nhất đó đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tƣ bản Mỹ có bƣớc

bứt phá ngoạn mục, giúp Hoa Kỳ trở thành một trong những cƣờng quốc hàng đầu

trên thế giới. Việc nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ

1865 – 1918 không thể không phân tích những nền tảng về mặt chính trị mà từ sau

cuộc Nội chiến, Hoa Kỳ đã có những thay đổi quan trọng.

Ngay trong thời kỳ Nội chiến, trong bài phát biểu ở Gettyburgs năm 1863,

Tổng thống Abraham Lincoln đã hƣớng đến việc xây dựng một kỷ nguyên tự do

đƣợc đảm bảo bằng một chính phủ chăm lo cho nhân dân, khi nói rằng: “Chính

chúng ta phải có mặt tại đây để cống hiến cho nhiệm vụ lớn lao còn tồn tại trước mắt

chúng ta – nhiệm vụ mà từ những liệt sĩ cao quý, chúng ta lãnh nhận sự cống hiến

nhiều hơn nữa cho sự nghiệp vì nó mà họ đã dành sự cống hiến cao nhất – nhiệm vụ

mà tại đây chúng ta quyết tâm cao độ rằng những liệt sĩ ấy sẽ không hy sinh vô ích –

nhiệm vụ dân tộc này, trước Chúa, sẽ bước vào một kỷ nguyên mới của tự do – và

nhiệm vụ - một chính phủ của dân, do dân và vì dân sẽ không bị tiêu diệt khỏi trái

đất này” [11; tr.482]. Tuy nhiên, A.Lincoln chƣa kịp thực hiện điều đó thì bị ám sát.

Tổng thống kế nhiệm Lincoln là Andrew Johnson đã thực hiện theo đúng ý nguyện

của ông bằng một chính sách tái thiết khoan dung ở miền Nam. Theo Tổng thống

Johnson, những bang ở miền Nam chƣa bao giờ tách khỏi Liên bang vì theo Hiến

pháp, Liên bang không thể bị giải thể. Tổng thống Johnson đã tiến hành phục hồi lại

địa vị pháp lý, không buộc tội và cũng không thực thi chính sách can thiệp, dù ở mức

độ nhẹ nhất đối với ngƣời dân ở các bang miền Nam(1)

.

Cuộc Nội chiến Mỹ đã làm tổn thất rất nhiều nhân mạng, phe miền Bắc mất

gần 360.000 ngƣời trong số gần 2 triệu binh sĩ, phe miền Nam mất 250.000 ngƣời.

Miền Nam bị tàn phá nghiêm trọng, sản xuất ngƣng trệ. Tuy nhiên, mục tiêu chính đã

thực hiện đƣợc, cuộc chia rẽ lớn nhất trong lòng nƣớc Mỹ đã đƣợc giải quyết. Việc

giải phóng nô lệ đã đƣợc hoàn tất khi Quốc hội thông qua Tu chính án thứ 13 vào

ngày 18/12/1865, trong đó tuyên bố rằng: “Không một chế độ nô lệ nào, không một

hình thức tôi tớ miễn cưỡng nào, trừ khi để trừng phạt một trọng tội mà thể lệ pháp

(1)

Trƣớc khi bị ám sát (15/4/1865), Tổng thống Lincoln đã có ý định bồi thƣờng cho những chủ nhân nô lệ và

đƣa ra một đạo luật nhằm bảo đảm cho những ngƣời đƣợc giải phóng có một phƣơng tiện sinh hoạt dƣới một

chế độ tự do.

Page 62: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

55

lý công nhận bị can đã phạm, có thể hiện hữu tại Hoa Kỳ, cũng như tại bất cứ nơi

nào thuộc thẩm quyền của quốc gia này” [57; tr.333].

Mặc dù đã đƣợc luật pháp thừa nhận quyền công dân song những nô lệ da đen

ở miền Nam còn phải đấu tranh lâu dài để có đƣợc đầy đủ quyền lợi của mình. Sau

Nội chiến, những chƣơng trình tái thiết ôn hòa mà vị Tổng thống quá cố A.Lincoln

và Tổng thống đƣơng nhiệm A.Johnson đã phải đối mặt với rất nhiều sự chống đối,

thậm chí có khi không thể thực hiện đƣợc. Những ngƣời da trắng ở miền Nam không

bao giờ có ý định sống hòa thuận với ngƣời da đen và cũng không có ý định chia sẻ

quyền lực chính trị với những ngƣời đã từng là nô lệ của họ. Còn các đảng viên Đảng

Cộng hòa cấp tiến ở miền Bắc thì chủ trƣơng phải thực hiện chính sách tái thiết

“diều hâu” bằng cách trừng phạt miền Nam, cụ thể là tầng lớp chủ nô da trắng. Các

bang miền Nam đã ban hành “Luật Đen” nhằm hạn chế quyền lợi của nô lệ da đen,

không cho họ có quyền bầu cử, làm việc trong ban bồi thẩm, xét xử ngƣời da trắng

tại tòa án, không đƣợc kết hôn với ngƣời da trắng và cũng không đƣợc ký kết hợp

đồng lao động trên cơ sở bình đẳng với ngƣời da trắng [11; tr.498]. Để đáp trả lại tƣ

tƣởng cực đoan của các bang miền Nam, những đảng viên Cộng hòa cấp tiến đã

thông qua “Luật Dân sự”(1)

và Tu chính án thứ 14(2)

. Nhằm ngăn cản những ngƣời

Cộng hòa cấp tiến thực hiện chính sách tái thiết khắt khe với miền Nam, Tổng thống

Johnson đã thực hiện 29 phủ quyết, trong đó có 15 phủ quyết bị Quốc hội bác bỏ nhƣ

“Luật Dân sự”, “Luật cơ quan của người được giải phóng” (1866), “Luật quyền

bầu cử” của quận Columbia (1867), “Bốn luật tái thiết” (1867 – 1868)…

Cuộc bầu cử năm 1868 đã đƣa ngƣời anh hùng trong cuộc Nội chiến là tƣớng

Ulysses S.Grant lên làm tổng thống và Đảng Cộng hòa cũng nắm phần thắng tại Thƣợng

viện và Hạ viện. Ngay sau đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua Tu chính án thứ 15 nhằm bảo

đảm quyền đầu phiếu của công dân: “Chính phủ Hoa Kỳ và các tiểu bang không được

phủ nhận quyền đầu phiếu của công dân Hoa Kỳ hoặc không được hạn chế quyền đó vì lý

do chủng tộc, màu da hoặc vì trước đây họ đã là nô lệ”. Chính quyền của Tổng thống

(1)

Luật Dân sự đƣợc Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng 4/1866, xem mọi ngƣời sinh ra tại Hoa Kỳ (ngoại trừ

ngƣời da đỏ) đều là công dân và có quyền bình đẳng bất kể màu da về những việc nhƣ ký kết hợp đồng, thƣa

kiện, đƣợc hƣởng sự đảm bảo về an ninh con ngƣời và tài sản [21; tr.136].

(2) Tu chính án thứ 14 đƣợc Quốc hội thông qua vào tháng 6/1866, trong đó có một số điều khoản quan trọng

nhƣ nghiêm cấm các tiểu bang rút ngắn sự bình đẳng trƣớc pháp luật, quy định giảm số đại diện của tiểu bang

tƣơng ứng với số nam công dân mất quyền bầu cử… [21; tr.140].

Page 63: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

56

Grant đe dọa dùng vũ lực để xử lý những bang không cho ngƣời da đen có quyền bầu cử

và những tổ chức khủng bố, nổi tiếng nhất là Ku Klux Klan (3K)(1)

phải phục tùng pháp

luật. Ở North Carolina, nơi bọn 3K hoạt động rất mạnh mẽ, Grant đã ra lệnh bắt ngƣời

hàng loạt. Trên thực tế, mặc dù vẫn bị kỳ thị nhƣng nhờ đƣợc chính phủ liên bang bảo

đảm về mặt pháp lý, ngƣời da đen cũng đã bắt đầu cuộc tranh đấu về chính trị và đã giành

đƣợc một số thắng lợi nhất định. Cho đến cuối thời kỳ Tái thiết, toàn miền Nam có 18

ngƣời da đen đƣợc giữ những chức vụ quan trọng nhƣ phó thống đốc, giám đốc ngân khố,

ủy viên giáo dục, ủy viên đối ngoại. Tháng 12/1872, P.B.S.Pinchback trở thành vị thống

đốc da đen đầu tiên trong lịch sử nƣớc Mỹ khi thay thế Henry Warmoth, thống đốc bang

Louisiana bị buộc tội và cách chức. Cơ cấu chính trị nƣớc Mỹ cũng có sự thay đổi lớn sau

Nội chiến với trên 600 ngƣời da đen, phần đông là những nô lệ cũ đƣợc bầu vào các hội

đồng lập hiến. Ở những cấp chính quyền địa phƣơng cũng có nhiều ngƣời da đen nắm giữ

những chức vụ quan trọng. Nhiều thành phố lớn và thị trấn trở thành trung tâm sinh hoạt

chính trị của ngƣời da đen nhƣ thành phố Petersburg (Virginia), Nashville (Tennessee)…

Nhƣ vậy, sau Nội chiến, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính phủ và

cá nhân các tổng thống Lincoln, Johnson và Grant, thể chế nhà nƣớc liên bang đã

đƣợc kiện toàn và sắp đặt quyền lực lên toàn bộ lãnh thổ, củng cố sự thống nhất của

lãnh thổ bằng quy mô công nghiệp hóa chƣa từng có. Những điển chế, nguyên tắc mà

Chính phủ liên bang đã ban hành trong thời kỳ Tái thiết đã bảm đảm rằng không một

thế lực nào có thể làm tổn hại đến Chủ nghĩa Liên bang (American Federalism).

Thêm vào đó, sự hợp pháp quyền công dân của những nô lệ da đen về mặt pháp lý

(trên thực tế, nô lệ da đen ít nhiều vẫn bị kỳ thị và bị tấn công bởi những ngƣời da

trắng ở miền Nam) đã đem lại một bầu không khí dân chủ, tạo ra những điều kiện

thuận lợi để nƣớc Mỹ phát triển kinh tế, nhanh chóng vƣơn lên trở thành một trong

những cƣờng quốc hàng đầu, bƣớc đầu thực thi chính sách bành trƣớng ra bên ngoài.

Trên cơ sở sự phát triển kinh tế và kiện toàn về mặt tổ chức nhà nƣớc sau thời

kỳ tái thiết, cho đến cuối thế kỷ XIX, giới tinh hoa chính trị Hoa Kỳ về cơ bản đã

thống nhất trong việc bành trƣớng ra nƣớc ngoài. Sự thống nhất về mặt chính trị đó

(1)

Đảng 3K đƣợc thành lập sau khi cuộc Nội chiến kết thúc ở Pulaski, Tennessee, bởi 6 cựu binh của quân đội

miền Nam. Tổ chức 3K nguyên là một tổ chức vũ trang phục vụ lợi ích cho Đảng Dân chủ, quyền lợi các chủ

đồn điền và những ai mong muốn ngƣời da trắng thống trị. Đến năm 1870, 3K và các tổ chức tƣơng tự nhƣ

“Hiệp sĩ Hoa trà trắng” hay “Tình huynh đệ da trắng” tung hoành khắp các bang miền Nam [21; tr.206].

Page 64: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

57

không chỉ dừng lại trong suy nghĩ mà đã đƣợc khuyến khích bởi các hoạt động ở

nƣớc ngoài từ rất sớm. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong “Các trường

hợp về việc sử dụng lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ ở nước ngoài giai đoạn 1798 -

1945” đƣợc Ngoại trƣởng Dean Rusk trình bày trƣớc một ủy ban của Thƣợng viện

năm 1962 đã liệt kê đến 103 vụ can thiệp vào nội bộ của nƣớc khác từ năm 1798 đến

năm 1895(1)

[75; tr.362].

Nhƣ vậy, cho đến những năm 1890, ý chí chính trị về việc bành trƣớng lan rộng

trong các tầng lớp thuộc lực lƣợng quân đội, chính trị gia, doanh nhân, thậm chí cả một

số lãnh đạo phong trào nông dân vốn cho rằng thị trƣờng nƣớc ngoài có thể giúp đỡ họ.

Trên cơ sở thúc ép từ quan điểm thực lực của Mahan, nhiều lãnh đạo Hoa Kỳ đã bắt đầu

nói đến việc “cần phải nhìn ra bên ngoài”. Thƣợng nghị sỹ Henry Cabot Lodge của

bang Massachusetts đã viết: “Vì lợi ích thương mại của chúng ta…chúng ta phải xây

dựng kênh đào Nicaragua và bảo vệ kênh đào đó, cũng như bảo vệ vị thế thương mại tại

khu vực Thái Bình Dương, chúng ta phải kiểm soát được các hòn đảo thuộc Hawaii và

duy trì sức ảnh hưởng tại Samoa… và khi kênh đào Nicaragua được xây dựng, hòn đảo

Cuba…sẽ trở nên rất cần thiết. Các cường quốc sẽ nhanh chóng nhảy vào vì sự bành

trướng cho tương lai cũng như sự hiện diện về mặt quân sự tại những nơi vẫn còn trống

trên trái đất này. Đó là một hành động vì thế giới văn minh và sự tiến bộ của nhân loại.

Với tư cách là một trong những cường quốc trên thế giới, Hoa Kỳ không thể bị tuột khỏi

hàng ngũ cuộc diễu hành đó” [75; tr.363].

Nhận định nói trên của H.C.Lodge đã chứng minh một thực thế rằng có sự

gặp gỡ và thống nhất trong quan điểm bành trƣớng giữa các nhà tƣ tƣởng với giới

chính trị hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1865 – 1918.

Bành trƣớng đã trở thành nhiệm vụ và là một điều cần thiết cho Hoa Kỳ trong những

(1)

Lƣợc trích một số miêu tả của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong danh sách nói trên nhƣ sau:

- 1852 – 1853 – Argentina: Lực lƣợng lính thủy đánh bộ đã đổ bộ và duy trì tại Buenos Aires để bảo vệ các lợi

ích của Hoa Kỳ.

- 1853 – Nicaragua: bảo vệ công dân và lợi ích của Hoa Kỳ trong giai đoạn bất ổn về mặt chính trị,

- 1853 - 1854 – Nhật Bản: “Mở cửa nước Nhật” và cuộc viễn chinh của Perry bằng “ngoại giao pháo hạm”.

- 1854 – Nicaragua: Greytown đã bị phá hủy để trả thù việc xúc phạm đến công sứ của Mỹ tại Nicaragua.

- 1855 – Uruguay: lực lƣợng hải quân Hoa Kỳ và châu Âu đã đổ bộ vào Uruguay để bảo vệ các lợi ích của Hoa

Kỳ trong cuộc cách mạng tại Montevideo.

- 1859 - Trung Quốc: Bảo vệ các lợi ích của Hoa Kỳ tại Thƣợng Hải.

- 1860 – Angola, khu vực Tây Phi thuộc Bồ Đào Nha: Để bảo vệ công dân và các lợi ích của Hoa Kỳ khi

ngƣời bản địa có những hành động quấy phá.

- 1893 – Hawaii: bề ngoài là bảo vệ cuộc sống và tài sản của Hoa Kỳ, thực chất là ủng hộ chính phủ lâm thời

dƣới sự lãnh đạo của Sanford B.Dole. Hành động này bị Hoa Kỳ chối bỏ.

- 1894 – Nicaragua: bảo vệ các lợi ích của Hoa Kỳ tại Bluefields sau khi cuộc cách mạng nổ ra.

(Nguồn: Howard Zinn (2010), ―Lịch sử dân tộc Mỹ” (bản dịch), Nxb.Thế giới, Hà Nội, tr.362 - 363)

Page 65: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

58

năm cuối thế thế kỷ XIX, xét trên mọi phƣơng diện, đặc biệt là do sự thúc ép của quá

trình phát triển kinh tế ở Hoa Kỳ. Điều này đã tạo ra cơ sở cho quá trình tìm kiếm vị

thế quốc tế và lợi ích của Hoa Kỳ trong các khu vực mà đất nƣớc này quan tâm nhƣ

Mỹ Latinh, CA-TBD và một số khu vực khác.

Tiểu kết

Sau khi giành đƣợc độc lập cho đến trƣớc Nội chiến, Mỹ đã từng bƣớc xác lập

đƣờng lối đối ngoại bằng chính sách biệt lập (hoặc chủ nghĩa biệt lập). Hoa Kỳ đã

tập trung mọi nguồn lực để mở rộng lãnh thổ về phía Tây và bành trƣớng đƣợc xem

nhƣ là một “định mệnh hiển nhiên”. Song hành với quá trình mở rộng lãnh thổ, khi

điều kiện cho phép, Hoa Kỳ đã đƣa không gian của chủ nghĩa biệt lập ra toàn bộ

châu Mỹ bằng Học thuyết Monroe và các hành động can thiệp đi kèm sau đó.

Tham vọng bành trƣớng của Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh những thập niên cuối

cùng của thế kỷ XIX, thế giới chứng kiến sự chuyển biến của các nƣớc TBCN sang giai

đoạn ĐQCN. Cùng với sự xuất hiện của các nƣớc đế quốc trẻ là các cuộc chiến tranh nổ

ra để giành giật thị trƣờng và thuộc địa. Trên cơ sở đó, nhiều hiệp ƣớc đƣợc ký kết giữa

các nƣớc đế quốc với nhau nhằm phân chia và tranh giành quyền lợi làm cho bức tranh

quan hệ quốc tế từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX luôn diễn biến phức tạp và

khó lƣờng. Tình hình đó vừa tạo ra thuận lợi lẫn thách thức trên con đƣờng thực hiện

tham vọng mở rộng ảnh hƣởng và địa vị của Hoa Kỳ ra xung quanh.

Trong bối cảnh ấy, với sự phát triển vƣợt trội về kinh tế sau Nội chiến cộng

với tác động, ảnh hƣởng mạnh mẽ của các trào lƣu tƣ tƣởng trong lòng xã hội và sự

thống nhất về đƣờng lối bành trƣớng của tầng lớp tinh hoa chính trị đã thuyết phục

đƣợc giới cầm quyền Hoa Kỳ rằng đã đến lúc phải tìm một vai trò lớn hơn trong

quan hệ quốc tế. Vai trò mà Hoa Kỳ muốn đạt đến chính là sự chi phối của ngƣời Mỹ

không chỉ trong nội bộ châu Mỹ - nơi không còn đủ rộng rãi cho các nhà tài phiệt

Hoa Kỳ, mà phải là các khu vực có phạm vi rộng lớn hơn nhƣ CA-TBD và một số

vùng đất khác. Xuất phát từ sức ép của tổng hòa các nhân tố kinh tế, chính trị và tƣ

tƣởng, Hoa Kỳ đã bắt đầu can dự vào các công việc quốc tế, từng bƣớc vƣơn đến và

khẳng định quyền lực thế giới nhƣ một thực thể chính yếu mà các cƣờng quốc khác

không thể không tính đến khi tiến hành các hoạt động bên ngoài biên giới quốc gia

của họ. Đó chính là nền tảng cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ mới

sau Nội chiến cho đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đánh dấu sự gia tăng vị

thế mạnh mẽ của Hoa Kỳ trên thế giới.

Page 66: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

59

CHƢƠNG 3.

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ

ĐỐI VỚI MỘT SỐ KHU VỰC TIÊU BIỂU THỜI KỲ 1865 – 1918

3.1. Khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 - 1918

Trên cơ sở sự phát triển kinh tế công nghiệp mạnh mẽ sau Nội chiến kết hợp

với sự thúc ép của các nhân tố tƣ tƣởng trong lòng xã hội, sự thống nhất về chủ

trƣơng chính trị của tầng lớp lãnh đạo và việc xóa bỏ chế độ nô lệ khi Quốc hội

thông qua Tu chính án thứ 13, Hoa Kỳ đã bắt đầu có đƣợc những điều kiện để điều

chỉnh chính sách đối ngoại, gia tăng sự ảnh hƣởng và phạm vi quyền lực ở các khu

vực xung quanh. Kể từ đây, Hoa Kỳ không còn gói gọn trong phạm vi của chủ nghĩa

biệt lập mà đã bắt đầu tìm kiếm một vai trò lớn hơn tƣơng ứng với vị thế ngày càng

quan trọng của Hoa Kỳ trên trƣờng quốc tế và đã đạt đƣợc những thành công rực rỡ

trong việc thực thi chính sách đối ngoại bành trƣớng của mình. Hoa Kỳ đã từng bƣớc

xác lập phạm vi ảnh hƣởng và khẳng định lợi ích của mình bằng nhiều chính sách cụ

thể đối với các khu vực gắn liền với lợi ích của Mỹ nhƣ Mỹ Latinh, CA-TBD…

Tháng 4/1898 (thời điểm trƣớc khi Mỹ tuyên chiến với Tây Ban Nha),

Thƣợng nghị sĩ Albert Beveridge đã phát biểu tại Boston về giấc mơ bành trƣớng

Hoa Kỳ: “Các nhà máy của nước Mỹ sản xuất mức tiêu dùng nhiều hơn của người

Mỹ; người Mỹ bán sản phẩm nhiều hơn họ tiêu thụ. Đó là chính sách định mệnh

giành cho chúng ta…Chúng ta sẽ thiết lập các trạm liên thông thương mại, cũng như

các điểm phân phối cho hàng hóa của nước Mỹ trên khắp thế giới. Chúng ta sẽ

khống chế đại dương bằng những thương gia hàng hải của chúng ta. Chúng ta sẽ xác

lập một phạm vi hàng hải vĩ đại nhất cho chúng ta…” [68; tr.716]. Dù chiến tranh

giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha chƣa khai màn nhƣng Beveridge cũng đã dự báo đƣợc

trƣớc phần thắng của Mỹ. Những lời lẽ hùng hồn và cuồng nhiệt của ông ta đã nói

lên một cách đầy đủ tham vọng bành trƣớng của nƣớc Mỹ từ sau cuộc Nội chiến.

Khát vọng to lớn mà ngƣời Mỹ hƣớng đến đầu tiên chính là khu vực Mỹ Latinh.

Không giống nhƣ thời kỳ trƣớc đó, kể từ sau cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha, Hoa

Kỳ đã có đủ sức mạnh để lấn át các cƣờng quốc thực dân cũ đang còn chỗ đứng tại

khu vực này nhƣ Tây Ban Nha, Anh, Pháp…, buộc các cƣờng quốc này phải nhƣợng

lại cho Hoa Kỳ những lợi ích quan trọng tại đây. Tây Ban Nha chính là mục tiêu đầu

tiên của “cơn sốt bành trướng Mỹ”. Sau khi chiến tranh kết thúc, theo những điều

Page 67: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

60

khoản do Hiệp định Paris quy định, Tây Ban Nha buộc phải từ bỏ mọi quyền hành

của mình ở Cuba; nhƣợng lại đảo Puerto Rico, Guam, các đảo ở quần đảo Mariana

và các đảo khác ở khu vực Tây Ấn mà nƣớc này đã kiểm soát trƣớc chiến tranh. Hoa

Kỳ cũng sẽ giành quyền quản lý Philippines sau khi trả cho Tây Ban Nha 20 triệu

USD. Đến thập niên đầu của thế kỷ XX, Hoa Kỳ lại tiếp tục đẩy mạnh chính sách

bành trƣớng của mình tại Mỹ Latinh dƣới nhiều hình thức khác nhau. Các chính sách

nhƣ “Cây gậy lớn” đã can thiệp trực tiếp và thô bạo đến tình hình nội tại của nhiều

nƣớc Mỹ Latinh, hay chính sách “Ngoại giao Dollar” đã rêu rao sẽ tránh cho Mỹ

Latinh đƣợc nạn nợ nƣớc ngoài và khủng hoảng tài chính nhƣng thực chất là thay thế

nguồn đầu tƣ kinh doanh của các cƣờng quốc châu Âu ở Mỹ Latinh bằng của Hoa

Kỳ và do đó đem lại cho nƣớc Mỹ thêm nhiều ảnh hƣởng chính trị ở Tây bán cầu.

Nhƣ vậy, bằng cách giƣơng cao ngọn cờ “độc lập dân tộc” đầu tiên của “Tân thế

giới” và “con bài” chính trị dân chủ cấp tiến của mình, Hoa Kỳ đã làm cho nhiều

quốc gia khu vực Mỹ Latinh ngộ nhận về những hành động “bảo vệ” khu vực này

trƣớc các cƣờng quốc thực dân cũ ở châu Âu. Tuy nhiên, sự thật lại khác xa những gì

mà ngƣời Mỹ tuyên bố, Cuba chính là một minh chứng điển hình cho hình thức chủ

nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ.

Mặc dù Mỹ Latinh luôn là hƣớng bành trƣớng hàng đầu của Hoa Kỳ nhƣng

châu Á cũng đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong nền ngoại giao Hoa Kỳ thời kỳ

này. Đối với Nhật Bản, các cuộc chiến tranh mà nƣớc này phát động cuối thập niên

80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XIX đều có sự trợ lực từ Hoa Kỳ. Thông qua những

trợ lực này, Hoa Kỳ nhắm đến mục tiêu là tìm kiếm lợi ích thƣơng mại ở vùng Viễn

Đông. Đến đầu thế kỷ XX, nhận thấy sự lớn mạnh của Nhật Bản sẽ là nguy cơ “nhãn

tiền” đối với các giao dịch và cơ sở thƣơng mại cũng nhƣ phạm vi ảnh hƣởng của

mình, Hoa Kỳ đã thực hiện các chiến lƣợc nhằm ngăn chặn và cô lập Nhật Bản. Còn

tại Trung Quốc, để thực hiện tham vọng bành trƣớng của mình, Hoa Kỳ đã “kết bạn”

với các cƣờng quốc khác (trƣớc năm 1899) và tự mình tuyên bố thi hành chính sách

“Mở cửa” Trung Quốc. Ở các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Thái Lan, Philippines, Hoa

Kỳ cũng đã có nhiều cách thức khác nhau nhằm tạo lập cho mình những lợi ích về

thƣơng mại, lãnh thổ tại các nƣớc này.

Tham vọng bành trƣớng của Hoa Kỳ còn đƣợc thể hiện rất rõ nét trong Chiến

tranh thế giới thứ nhất. Trƣớc thời điểm Mỹ tham chiến, ngày 2/4/1917, Tổng thống

W.Wilson đã tuyên bố trƣớc Quốc hội rằng: “Chúng ta không mong muốn xâm lược

Page 68: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

61

nước nào cả và không mong muốn có những lãnh thổ mới nào cả. Chúng ta không

đòi hỏi một sự bồi thường vật chất nào đối với những sự hy sinh mà người khác gây

ra cho chúng ta. Chúng ta là một đội ngũ chiến sĩ đấu tranh cho sự tự do của loài

người” [52; tr.33]. Tuy nhiên, khác xa với những lời lẽ hoa mỹ mà Tổng thống

Wilson tuyên bố, Chƣơng trình 14 điểm do chính ông đề xuất sau khi chiến tranh kết

thúc thực chất là một kế hoạch bành trƣớng của Mỹ nhằm giành quyền thống trị thế

giới, phá vỡ trật tự thế giới cũ do các cƣờng quốc châu Âu đứng đầu để Mỹ có thể

thực hiện tham vọng lãnh đạo thế giới của mình.

Với những mục tiêu, chủ trƣơng, định hƣớng và tham vọng cụ thể nói trên,

Hoa Kỳ trong thời kỳ 1865 – 1918 đã từng bƣớc mở rộng ảnh hƣởng ra bên ngoài.

Đồng thời, Hoa Kỳ còn khống chế các khu vực có lợi ích sống còn, tăng cƣờng can

dự vào những vấn đề quốc tế lớn để dần vƣơn đến địa vị quyền lực thế giới trong

những năm tiếp theo. Thực tế chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Mỹ Latinh,

châu Á và một số nƣớc ở châu Âu dƣới đây sẽ chứng minh điều này.

3.2. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh

Khu vực Mỹ Latinh là địa bàn chiến lƣợc, phản ảnh lợi ích quốc gia của Hoa

Kỳ từ lâu trong lịch sử. Bởi ngay từ đầu, nhằm ba mục tiêu cơ bản là an ninh, phát

triển và phát huy ảnh hƣởng của mình trên thế giới, Hoa Kỳ ngay sau khi mới thành

lập đã chọn khu vực Mỹ Latinh để thực hiện các mục tiêu đối ngoại đó. Trên đà phát

triển sau khi cuộc Nội chiến kết thúc, Hoa Kỳ đã có đầy đủ thực lực để biến Mỹ

Latinh thực sự trở thành ―sân sau‖ bằng các chính sách cụ thể.

3.2.1. Giai đoạn 1865 – 1898

3.2.1.1. Mở rộng và khẳng định ảnh hưởng ở khu vực Mỹ Latinh

Nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn bành trƣớng đế quốc của Hoa Kỳ. Tuy nhiên,

quá trình đế quốc hóa tại Hoa Kỳ không diễn ra nhƣ ở các nƣớc châu Âu đối địch

khác, bởi lịch sử đấu tranh chống các đế quốc châu Âu của Hoa Kỳ và bởi cả sự phát

triển độc nhất vô nhị tại đây.

Nguồn gốc dẫn đến sự bành trƣớng của Hoa Kỳ nửa sau thế kỷ XIX là do

nhiều lý do. Xét tình hình quốc tế, đây là giai đoạn mà chủ nghĩa đế quốc phát triển

mạnh mẽ nhất. Các thế lực châu Âu xâu xé châu Phi và cùng với Nhật Bản cạnh

tranh lẫn nhau nhằm giành quyền lực chính trị và thƣơng mại tại châu Á. Rất nhiều

ngƣời Mỹ, trong đó có các nhân vật đầy thế lực nhƣ Theodore Roosevelt, Henry

Cabot Lodge và Elihu Root nhận thấy rằng, để đảm bảo quyền lợi của chính mình,

Page 69: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

62

nƣớc Mỹ cũng cần phải giành lấy cho mình những lợi ích kinh tế. Quan điểm này

đƣợc tiếp sức bởi các cuộc vận động hành lang mạnh mẽ của lực lƣợng hải quân,

theo đó mạng lƣới các cảng biển và đội tàu của Mỹ đƣợc mở rộng, đáp ứng yêu cầu

phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia. Nhìn chung, học thuyết ―bành trướng

do định mệnh‖, trƣớc đây thƣờng đƣợc viện dẫn nhằm biện minh cho công cuộc bành

trƣớng lục địa của Mỹ nay lại đƣợc khẳng định lại với tuyên bố rằng nƣớc Mỹ có

quyền và nghĩa vụ mở rộng ảnh hƣởng cũng nhƣ nền văn minh của họ ra bán cầu

Tây và vùng biển Caribbean cũng nhƣ các nƣớc bên kia Thái Bình Dƣơng.

Đối với khu vực Mỹ Latinh, chỉ hai năm sau ngày kết thúc Nội chiến, Hoa Kỳ

đã có những động thái khẳng định vị thế của nƣớc này tại Tây bán cầu. Vào năm

1867, Mỹ đã ép Pháp phải rút quân đội ra khỏi Mexico và Pháp buộc phải nhƣợng

bộ. Trƣớc đó, vào năm 1862, hoàng đế Pháp Napoleon III vốn ủng hộ phe miền Nam

(thời điểm này đang chiếm ƣu thế so với phe miền Bắc) đã cho một đội quân viễn

chinh đổ bộ lên Mexico nhằm tạo nên một biên cƣơng chung với những tiểu bang

miền Nam nƣớc Mỹ để có thể đem lại sự viện trợ hữu hiệu khi cần thiết; đồng thời,

cũng muốn biến Mexico thành thuộc địa lâu dài của Pháp [57; tr.353]. Tuy nhiên,

Pháp đã không dự đoán trƣớc đƣợc sự kháng cự mạnh mẽ của Mexico và phải mất

đến hai năm, nƣớc Pháp mới dựng lên đƣợc một hoàng đế bù nhìn tại quốc gia Trung

Mỹ này. Nhƣng vào chính lúc này, phe miền Nam đang đi dần đến sự thất bại. Nhờ

đó mà Chính phủ Hoa Kỳ sắp có cơ hội để rảnh tay hành động. Dựa vào Học thuyết

Monroe, Mỹ đã phái một đạo quân tới biên giới giáp với Mexico và yêu cầu Pháp

phải rút quân đội ra khỏi đất nƣớc này. Do đang phải đối mặt với nguy cơ bành

trƣớng của Phổ ở châu Âu, Napoleon III đã buộc phải chấp nhận yêu cầu nói trên của

Mỹ. Đến năm 1867, Pháp đã triệt thoái hoàn toàn quân đội ở Mexico.

Một hoạt động khác cho thấy chính sách bảo vệ lợi ích và khẳng định vai trò

của Hoa Kỳ ở khu vực Mỹ Latinh ngày càng rõ ràng sau Nội chiến là sự kiện tranh

chấp biên giới giữa Anh và Venezuela, hay đúng hơn là sự tranh chấp đƣờng biên

giới giữa Venezuela với xứ Guyana thuộc Anh. Nhận thấy mình bị yếu thế,

Venezuela đề nghị có ngƣời làm trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp song bị

Anh từ chối. Venezuela ngay lập tức cầu cứu Hoa Kỳ và ngay lập tức đã đƣợc Tổng

thống Grover Cleveland đồng ý giúp. Năm 1895, những cuộc tranh cãi gay gắt giữa

ngoại trƣởng hai nƣớc Anh và Hoa Kỳ đã xảy ra, trong đó Ngoại trƣởng Hoa Kỳ, ông

Richard Olney đã thẳng thừng tuyên bố với ngƣời Anh rằng: “Ngày nay, Hoa Kỳ

Page 70: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

63

thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với lục địa này và áp đặt ý muốn của mình trên

những lĩnh vực mà Hoa Kỳ muốn hạn chế sự can thiệp. Với vị trí cô lập và tài

nguyên vô tận của mình, Hoa Kỳ đã làm chủ tình thế và thực tế bất khả xâm phạm

bởi bất cứ cường quốc nào khác hoặc bởi tất cả các cường quốc khác” [44; tr.218].

Về sau, vấn đề này đƣợc giải quyết thông qua trọng tài quốc tế nhƣng điều đáng chú

ý là Hoa Kỳ đã hành động nhƣ một kẻ bảo vệ lợi ích của chính mình, nhƣ các nƣớc

châu Âu khác. Đó là điều gần nhƣ mang tính tất yếu đối với Hoa Kỳ, bởi theo họ,

“châu Mỹ là của người châu Mỹ” song thực chất là của ngƣời Mỹ - điều đã đƣợc

Tổng thống J.Monroe đƣa ra vào năm 1823.

Đỉnh điểm của chính sách mở rộng và tăng cƣờng ảnh hƣởng của Hoa Kỳ ở

khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 1865 – 1898 chính là cuộc chiến tranh Hoa Kỳ - Tây

Ban Nha năm 1898. Cuộc chiến tranh này đã đánh dấu một bƣớc ngoặt trong chính

sách can thiệp vào khu vực Mỹ Latinh của Hoa Kỳ nói riêng và cũng là dấu ấn cho

thấy Hoa Kỳ bắt đầu can dự vào các vấn đề quốc tế với tƣ cách là một cƣờng quốc

thế giới. Bởi khi Hoa Kỳ bƣớc lên vũ đài chính trị quốc tế thì thị trƣờng thế giới gần

nhƣ đã đƣợc các nƣớc đế quốc đi trƣớc phân chia xong. Trong khi các nƣớc đế quốc

già nhƣ Anh, Pháp, Nga… có trong tay hàng triệu km2

đất đai thuộc địa thì Hoa Kỳ

lại không có gì. Đứng trƣớc hoàn cảnh ấy cộng với sức ép của nền kinh tế trong việc

mở rộng thị trƣờng, tăng cƣờng nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nhân công và các

cơ sở đảm bảo cho nền thƣơng mại, Hoa Kỳ đã bắt đầu tìm kiếm thuộc địa theo cách

của mình.

Có thể nói, đối tƣợng cho tham vọng bành trƣớng của Hoa Kỳ trong thời điểm

này chính là các thuộc địa của các đế quốc già cỗi, suy yếu nhƣ Tây Ban Nha. Cho

đến cuối thế kỷ XIX, Tây Ban Nha đang trên đƣờng suy tàn, vì vậy, các thuộc địa

của Tây Ban Nha đã trở thành đối tƣợng trực tiếp cho sự “phân chia lại” thế giới của

Hoa Kỳ. Lợi ích kinh tế và những đảm bảo về mặt an ninh từ việc xâm nhập các

vùng đất thuộc địa là nguyên nhân dẫn đến việc Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh chống

Tây Ban Nha, qua đó giành lấy Cuba, Puerto Rico và Philippines từ tay đế quốc này.

Thực ra không phải mãi đến cuối thế kỷ XIX Hoa Kỳ mới có những quan tâm

đến Cuba. Ngay từ thời lập nƣớc, nhất là dƣới thời Tổng thống T.Jefferson, ông đã

cho ngƣời liên hệ với những nhân sĩ có ảnh hƣởng ở Cuba, khuyến khích họ tiến

hành những hoạt động cho nền độc lập của Cuba, tức tách Cuba ra khỏi Tây Ban Nha

nhằm để phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Đến đầu thập niên 1820, bên cạnh sự xâm nhập về

Page 71: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

64

kinh tế, Hoa Kỳ bắt đầu để lộ ý đồ xâm chiếm Cuba. Dƣ luận Hoa Kỳ đã bắt đầu rêu

rao nhiều về “lợi ích đặc biệt” và “tính chất quan trọng” của Cuba đối với Hoa Kỳ.

Ngày 28/4/1823, trong bức thƣ gửi cho Công sứ Mỹ tại Tây Ban Nha, Ngoại trƣởng

Hoa Kỳ John Quincy Adams đã đánh giá rằng “tính chất quan trọng của Cuba đối

với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là không một lãnh thổ nước ngoài nào có thể so

sánh kịp” [38; tr.4] và Hoa Kỳ lập luận rằng, Cuba là “vật phụ thuộc thiên nhiên”

vào lục địa Bắc Mỹ. Với vị trí chiến lƣợc án ngữ các con đƣờng giao thƣơng giữa

Bắc và Nam Mỹ, giữa Trung Mỹ và châu Âu, Cuba là “chiếc chìa khóa của thế

giới’’. Nƣớc nào chiếm đƣợc Cuba sẽ có thể khống chế con đƣờng thƣơng mại trên

biển quan trọng bậc nhất, và là bàn đạp để thâm nhập vào các nƣớc Mỹ Latinh khác.

Bên cạnh việc giữ một vị trí chiến lƣợc quan trọng, Cuba còn là nơi có nguồn tài

nguyên phong phú, đƣợc mệnh danh là “hòn ngọc của biển Caribbean“. Đối với

Hoa Kỳ, Cuba là một vùng đất có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế lẫn đảm bảo an

ninh của đất nƣớc này. Do vậy, chiếm đƣợc Cuba, vịnh Mexico và biển Antilles sẽ

trở thành “cái hồ“ của Hoa Kỳ, che chở cho miền duyên hải phía Nam của Mỹ, giúp

Hoa Kỳ dễ dàng chi phối mạnh mẽ hơn các nƣớc Trung và Nam Mỹ.

Cho đến trƣớc những năm 1890, Cuba và Puerto Rico là hai thuộc địa duy

nhất còn sót lại tại Tân thế giới của đế quốc Tây Ban Nha vốn một thời hùng mạnh;

trong khi đó quần đảo Philippines là trung tâm quyền lực của Tây Ban Nha tại vùng

biển Thái Bình Dƣơng. Đến năm 1895, sự phản kháng ngày một mạnh mẽ của những

ngƣời Cuba đã biến thành một cuộc chiến tranh du kích giành độc lập. Hầu hết ngƣời

Mỹ lúc bấy giờ đồng cảm với ngƣời dân Cuba nhƣng Tổng thống G.Cleveland vẫn

“cương quyết giữ thái độ trung lập”. Tuy nhiên, ba năm sau, vào thời Tổng thống

William McKinley, chiến hạm Maine của Mỹ đƣợc phái tới Havana trong một

chuyến ghé thăm xã giao nhằm mục đích thể hiện mối quan tâm của nƣớc Mỹ trƣớc

các cuộc đàn áp đẫm máu của Tây Ban Nha đã nổ tung trong bến cảng vào ngày

15/2/1898, làm 266 trong tổng số 350 thủy thủ thiệt mạng. Nguyên nhân của vụ nổ

cho đến nay vẫn chƣa đƣợc xác định, song ngƣời Mỹ tin rằng chính Tây Ban Nha đã

đặt mìn phá tàu và rằng ngƣời Tây Ban Nha phải chịu trách nhiệm về con tàu. Sự

phẫn nộ đƣợc đổ thêm dầu vào lửa bởi các bài báo giật gân, đã lan khắp Hoa Kỳ. Lúc

đầu Tổng thống McKinley cố duy trì hòa bình nhƣng sau đó vài tháng, “tin rằng trì

hoãn thêm cũng là vô ích”, vị tổng thống này đã tuyên bố can thiệp vũ trang vào

Page 72: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

65

Cuba. Nhƣ vậy, sự kiện tàu Maine chính là “thời khắc quyết định’’ đƣa Hoa Kỳ đến

cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha.

Ngày 25/4/1898, Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với Tây Ban Nha. Việc can

dự của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha đã đƣợc Quốc hội Mỹ khẳng

định rằng “Hoa Kỳ bác bỏ mọi kế hoạch, ý định can thiệp vào chủ quyền hoặc khống

chế Cuba trừ trường hợp là các hòa ước hòa bình. Hoa Kỳ cũng khẳng định rằng,

chừng nào cuộc chiến tranh chấm dứt, Hoa Kỳ sẽ trao lại chính phủ và quyền cai

quản hòn đảo này cho nhân dân trên đảo” [11; tr.707].

Cuộc chiến với Tây Ban Nha diễn ra vô cùng nhanh gọn và chóng vánh. Tại

Cuba, quân đội Mỹ đã tiến vào Santiago và tấn công cảng này sau một loạt trận thắng

chớp nhoáng. Bốn tàu chiến Tây Ban Nha rời vịnh Santiago để chặn hạm đội Hoa Kỳ

cũng bị tiêu diệt gọn.

Tây Ban Nha nhanh chóng yêu cầu chấm dứt chiến tranh. Hiệp định hòa bình

đƣợc ký kết ngày 10/12/1898, theo đó Cuba thuộc quyền kiểm soát tạm thời của Mỹ

trƣớc khi quốc đảo này giành độc lập. Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng nhƣợng lại

Puerto Rico và Guam thay cho các đền bù thiệt hại do chiến tranh và nhƣợng lại cho

Mỹ quần đảo Phillipines để đổi lấy 20 triệu USD. Trên thực tế, nƣớc Mỹ đã đóng vai

trò của một nƣớc thực dân. Nó vẫn duy trì quyền kiểm soát về mặt hành chính đối

với Puerto Rico, chỉ trao cho Cuba nền độc lập trên danh nghĩa, đi ngƣợc lại những

gì mà họ đã tuyên bố trƣớc đây.

3.2.1.2. Khống chế Mỹ Latinh bằng Liên minh Pan – Mỹ

Bên cạnh việc gạt dần ảnh hƣởng của các nƣớc châu Âu ra khỏi Mỹ Latinh,

Hoa Kỳ đã tính đến việc khống chế các nƣớc láng giềng phƣơng Nam bằng một định

chế khu vực nhằm chi phối sâu sắc hơn và biến khu vực này thực sự trở thành “sân

sau” của Hoa Kỳ. Thực ra, ý niệm về một tổ chức hợp tác ở Tây bán cầu đƣợc đề ra

trƣớc tiên bởi Simón Bolívar vào năm 1826 tại Hội nghị Panama nhằm tạo một liên

minh các nền cộng hòa ở châu Mỹ cùng chung nhau một minh ƣớc tƣơng trợ quân sự

và một nghị viện quốc tế để bảo vệ các nƣớc thuộc Mỹ Latinh khỏi bị ngoại lực

khống chế. Tại buổi họp đó có đại diện của Grand Colombia (nay là các nƣớc

Colombia, Ecuador, Panama và Venezuela), Peru, Mexico và Liên hiệp các Tỉnh

Trung Mỹ (bao gồm lãnh thổ của các quốc gia Guatemala, El Salvador, Honduras,

Nicaragua và Costa Rica hiện nay) nhƣng chỉ riêng Grand Colombia xúc tiến phê

Page 73: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

66

chuẩn. Giấc mộng này nhanh chóng tan biến vì sau đó là nội chiến ở Grand

Colombia. Liên hiệp các Tỉnh Trung Mỹ sau đó cũng giải tán (1841).

Sau khi Nội chiến kết thúc, với vai trò là nƣớc mạnh nhất và có ảnh hƣởng lớn

nhất Tây bán cầu, Hoa Kỳ đã đóng vai trò thiết lập cơ sở, thể chế cho sự hợp tác giữa

các quốc gia Mỹ Latinh. Vào năm 1889, Ngoại trƣởng Hoa Kỳ James G.Blaine đƣa

ra sáng kiến rằng 21 quốc gia độc lập ở Tây bán cầu ngồi lại với nhau trong khuôn

khổ Hội nghị liên Mỹ lần đầu tiên nhằm mục đích liên kết thành một tổ chức để giải

quyết những bất đồng bằng các biện pháp hòa bình và thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh

tế. Kết quả là Liên minh Pan - Mỹ (còn gọi là Liên hiệp Quốc tế các Cộng hòa châu

Mỹ) đã ra đời vào năm 1890 tại Hội nghị Quốc tế các Quốc gia châu Mỹ kỳ I ở

Washington D.C. Cuối cùng, Cục các nƣớc Cộng hòa châu Mỹ đƣợc thành lập tại

Washington, làm nhiệm vụ nhƣ một trung tâm thông tin thƣơng mại. Tại Hội nghị kỳ

IV ở Buenos Aires (Argentina) năm 1910 tên gọi của tổ chức này đƣợc đổi thành

Liên hiệp Cộng hòa châu Mỹ và Nha sở lấy tên là Liên hiệp Liên Mỹ. Tổ chức này

đã phát triển dần để trở thành Tổ chức các nƣớc châu Mỹ (OAS – Organization of

American States) nhƣ ngày nay.

Nƣớc Mỹ, trong thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có sức mạnh tổng

lực đủ sức chi phối Mỹ Latinh cho nên đã đẩy mạnh âm mƣu biến khu vực Mỹ

Latinh thành một “hàng không mẫu hạm khổng lồ”, nhằm tạo nên khối liên kết để

chống lại sức mạnh đầu tƣ kinh tế và lũng đoạn chính trị của các nhà tƣ sản Anh,

Pháp, Hà Lan…tại đây. Qua đó, ngày càng thâu tóm một cách chặt chẽ các nƣớc Mỹ

Latinh trong vòng kiềm tỏa của nƣớc Mỹ, dần biến nó thành khu vực “sân sau” thực

sự của Mỹ. Và trên thực tế lịch sử các giai đoạn sau này, Hoa Kỳ đã sử dụng tổ chức

này nhƣ một công cụ để khống chế các nƣớc trong khu vực Mỹ Latinh cũng nhƣ gạt

bỏ những ảnh hƣởng thƣơng mại của các cƣờng quốc châu Âu tại Tân thế giới.

Chẳng hạn nhƣ tại Hội nghị Liên Mỹ diễn ra vào ngày 20/2/1929, mặc dù có những

nghi ngại đối với Hoa Kỳ, song 19 quốc gia, bao gồm: Bolivia, Brazil, Chile,

Colombia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Equador, Guatemala, Haiti,

Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela và Hoa

Kỳ đã ký kết và thông qua Công ƣớc thƣơng mại giữa các quốc gia châu Mỹ nhằm

gạt bỏ những ảnh hƣởng về mậu dịch của các cƣờng quốc châu Âu [87; tr.4]. Công

ƣớc này cũng đem lại nhiều lợi ích to lớn cho Hoa Kỳ ở các nƣớc Mỹ Latinh khi mà

Page 74: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

67

giờ đây, các nƣớc châu Âu đã không còn nhiều quyền lợi thƣơng mại tại khu vực này

và Hoa Kỳ trở thành ngƣời bảo trợ thƣơng mại lớn nhất tại châu lục này.

Như vậy, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh từ sau

Nội chiến đến Chiến tranh Hoa Kỳ - Tây Ban Nha vẫn là sự tiếp tục và mở rộng

chính sách ban đầu mà Học thuyết Monroe đã đề ra. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia

trong giai đoạn này đã phần nào cho phép Hoa Kỳ thể hiện vị thế của mình một cách

rõ ràng hơn trƣớc các cƣờng quốc châu Âu vốn có nhiều ràng buộc với khu vực Mỹ

Latinh. Trong giai đoạn này, chính sách phản đối sự can thiệp của các cƣờng quốc

châu Âu vào khu vực Mỹ Latinh của Hoa Kỳ đã không còn mang tính phòng vệ nhƣ

trƣớc mà đã mang tính thực chất hơn. Bên cạnh những lời tuyên bố phản đối, Hoa Kỳ

đã có những hoạt động nhằm tập hợp lực lƣợng, quy tụ các nƣớc Mỹ Latinh vào quỹ

đạo chi phối của Hoa Kỳ. Và trên hết, sự thắng lợi của Hoa Kỳ trong cuộc chiến

tranh với Tây Ban Nha năm 1898 đã khởi đầu cho tham vọng vƣơn đến quyền lực

thế giới của Hoa Kỳ. Kể từ đây, một đế quốc non trẻ đã bắt đầu tham gia vào quá

trình phân chia lại thị trƣờng thế giới, và cũng từ thời điểm này, một hình thái thực

dân kiểu mới đã ra đời.

3.2.2. Giai đoạn 1898 – 1918

3.2.2.1. Thực thi Tu chính án Platt đối với Cuba

Sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha (1898), Hoa

Kỳ đã khẳng định sức mạnh của mình với các cƣờng quốc khác trên thế giới; đồng

thời, nó cũng đem lại cho Hoa Kỳ nhiều lợi ích to lớn bằng việc ký kết Hiệp định hòa

bình giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha (còn gọi là Hiệp định Paris) vào ngày 10/12/1898.

Theo Hiệp định Paris, Tây Ban Nha buộc phải từ bỏ mọi quyền hành của mình ở

Cuba; nhƣợng lại đảo Puerto Rico, Guam, các đảo ở quần đảo Mariana và các đảo

khác ở khu vực Tây Ấn mà nƣớc này đã kiểm soát trƣớc chiến tranh. Hoa Kỳ cũng sẽ

giành quyền quản lý Philippines sau khi trả cho Tây Ban Nha 20 triệu USD [138].

Nhƣ vậy, sau khi đƣợc “giải phóng” khỏi Tây Ban Nha, Cuba lại rơi vào sự thống trị

thực dân của Mỹ, mô hình này thậm chí còn rõ ràng hơn trƣớc khi Quốc hội Mỹ

thông qua Tu chính án Platt với những điều khoản biến Cuba trở thành một quốc gia

“độc lập” trên danh nghĩa.

Trong khi chính thức cho phép Cuba đƣợc độc lập, Mỹ cƣơng quyết đòi gắn

Tu chính án Platt vào Hiến pháp Cuba. Vào ngày 2/3/1901, Quốc hội Mỹ thông qua

Điều khoản bổ sung Platt do Thƣợng nghị sĩ bang Connecticut Orville.H.Platt đƣa ra

Page 75: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

68

và đƣợc chấp nhận. Thƣợng nghị sĩ Platt và Bộ trƣởng Chiến tranh lúc đó là E.Root

cũng chính là những ngƣời cổ súy và có tác động mạnh mẽ nhất cho việc Hoa Kỳ sáp

nhập Hawaii và chiếm Phillippines. Tu chính án Platt đặt ra 8 điều kiện mà Chính

phủ Cuba phải đồng ý trƣớc khi Hoa Kỳ rút các lực lƣợng quân sự và thực hiện các

bƣớc nhằm chuyển giao chủ quyền lại cho nƣớc này, bao gồm:

Thứ nhất, Cuba không được phép tham gia vào bất cứ hiệp ước hay thỏa

thuận nào khác với một cường quốc bên ngoài làm suy yếu sự độc lập của mình,

cũng không cho phép nước ngoài sử dụng các căn cứ trú đóng quân đội và hải quân

(Điều I);

Thứ hai, Cuba không được ký kết bất kỳ khoản nợ công nào vượt quá tài

nguyên đã được thừa nhận một cách hợp lý (Điều II);

Thứ ba, Hoa Kỳ có quyền can thiệp với lý do bảo toàn nền độc lập của Cuba,

duy trì một chính quyền đầy đủ để bảo vệ cuộc sống, tài sản và quyền tự do cá nhân

và vì lý do để hoàn thành những trách nhiệm phải đảm đương từ Hiệp ước Paris

(Điều III);

Thứ tƣ, Cuba phải phê chuẩn tất cả các đạo luật của Hoa Kỳ trong thời kỳ

chiếm đóng quân sự (Điều IV);

Thứ năm, Cuba phải thi hành các thỏa thuận về vệ sinh dịch tễ từng được

đảm nhận bởi Hoa Kỳ, theo đó đảm bảo sự bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm “đối

với người dân và thương mại của Cuba, cũng như là thương mại của các cảng phía

nam Hoa Kỳ và người dân sống ở đó” (Điều V);

Thứ sáu, Chủ quyền đối với đảo Isle of Pines(1)

được để dành lại cho sự dàn

xếp trong tương lai (Điều VI);

Thứ bảy, Hoa Kỳ, vì sự phòng thủ của bản thân cũng như của Cuba có quyền

mua hoặc thuê hai căn cứ hải quân (Điều VII);

Thứ tám, những điều khoản trên sẽ được bao hàm trong một hiệp ước vĩnh

viễn với Hoa Kỳ (Điều VIII)[77; tr.504 – 505].

(1)

Đảo Isle of Pines có diện tích 986 dặm vuông, cách bờ biển phía Nam của Cuba 35 dặm. Hiệp ƣớc Cuba –

Mỹ ký ngày 4/3/1904 công nhận chủ quyền của Cuba ở hòn đảo này nhƣng không đƣợc Hoa Kỳ phê chuẩn

mãi cho tới năm 1925. Sự trì hoãn này là do ảnh hƣởng của những ngƣời theo chủ nghĩa thực dân ở Mỹ đã

từng đến đây với niềm tin rằng họ đang định cƣ dƣới lá cờ Hoa Kỳ [19; tr.504].

Page 76: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

69

Với việc thông qua Tu chính án Platt, Cuba đƣợc Hoa Kỳ công nhận là một

quốc gia độc lập, có chủ quyền (khác với hình thức thuộc địa của Tây Ban Nha trong

giai đoạn trƣớc đó). Tuy nhiên, nền độc lập đó nay lại đƣợc đặt dƣới sự bảo hộ của

Mỹ. Chính phủ Cuba dù đƣợc thiết lập (Cuba tuyên bố độc lập vào ngày 20/5/1902)

nhƣng thực chất không có nhiều quyền hành trong lãnh đạo đất nƣớc mà phải chấp

nhận sự can thiệp trực tiếp của Mỹ; thậm chí, hệ thống giáo dục của nƣớc này cũng

hoàn toàn bị Mỹ hóa. Nền độc lập giả tạo của Cuba đúng nhƣ lời của Thống đốc

Cuba Leonard Wood trong một bức thƣ gửi Tổng thống Hoa Kỳ W.McKinley: “tất

nhiên, chỉ có một ít hoặc không có sự độc lập nào ở Cuba dưới Tu chính án Platt

cả”[19; tr.294]. Một năm sau, Thƣợng nghị sĩ Chauncey M.Depew tuyên bố: “Một

ngày không xa nữa, Cuba sẽ giống hệt Mỹ về hiến pháp, luật pháp và các quyền tự

do... sẽ có từ năm đến sáu triệu người được giáo dục về lối sống Mỹ và xứng đáng

với mọi quyền công dân Mỹ. Khi đó, với đề xuất từ phía Cuba, chúng ta có thể đón

mừng thêm một ngôi sao khác in trên lá cờ Mỹ quốc”[19; tr.295].

Trong bƣớc đƣờng nhằm nắm chặt Cuba và cụ thể hóa Tu chính án Platt, vào

tháng 2/1903, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Hiệp ước giữa Hợp chúng quốc và Cuba

cho việc thuê các đảo làm trạm tiếp than và căn cứ hải quân” (còn gọi là Hiệp ƣớc

Cuba – Hoa Kỳ) đã đƣợc ký kết trƣớc đó giữa Tổng thống Cộng hòa Cuba T.Estrada

Palma và Tổng thống Hoa Kỳ T.Roosevelt. Nội dung chủ yếu của hiệp ƣớc này là sự

thỏa thuận giữa Cuba và Mỹ để cho hải quân Hoa Kỳ đƣợc thuê vịnh Guantanamo

làm căn cứ hải quân và trạm tiếp than với tiền thuê mỗi năm là 2000 USD. Hiệp ƣớc

cũng quy định rằng “Hoa Kỳ có thẩm quyền giải quyết và kiểm soát hoàn toàn vùng

đất được thuê” trong khi vẫn thừa nhận “sự tồn tại của chủ quyền cuối cùng của

Cộng hòa Cuba”[119]. Nhƣ vậy, Mỹ đã sử dụng chiêu bài giƣơng cao ngọn cờ độc

lập và giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ Latinh nhằm phục vụ cho những mƣu đồ

bên trong để từng bƣớc thâu tóm các lợi ích của mình tại khu vực này, đặc biệt là ở

Cuba.

Sau khi Tu chính án Platt đƣợc thông qua, quân đội Mỹ vẫn thƣờng xuyên

hiện diện ở Cuba. Tuy nhiên, đối lập với sự có mặt của quân đội Mỹ, tình hình chính

trị và an ninh của Cuba liên tục chìm trong bất ổn, đặc biệt là vào thời gian Mỹ

chiếm đóng quân sự lần thứ hai từ năm 1906 đến năm 1909, khi hải quân Mỹ đổ bộ

vào Cuba để bảo vệ quyền lợi Mỹ và công dân Mỹ năm 1910 và một lần đổ quân

khác vào năm 1917 để thuyết phục Cuba làm đồng minh của Mỹ trong Chiến tranh

Page 77: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

70

thế giới thứ nhất. Suốt giai đoạn này, Chính phủ Hoa Kỳ đã rất miệt thị ngƣời dân

Cuba. Chính điều đó đã làm cho tƣ tƣởng chống Mỹ dâng cao, hun đúc nên những

lãnh tụ trong phong trào chống Mỹ ở đất nƣớc này mà thế hệ Fidel Castro sau đó đã

trở thành những ngƣời kế tục.

Trong lĩnh vực kinh tế, tính đến năm 1926, giới tƣ bản Mỹ đã đầu tƣ vào Cuba

hơn 1,6 tỷ USD. Ngành công nghiệp Cuba lúc này chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất

mía đƣờng nhƣng các ngân hàng nƣớc ngoài (chủ yếu là Mỹ) đã kiểm soát tới 80%

sản lƣợng mía của nƣớc này. Các công ty Mỹ hoàn toàn chiếm lĩnh trong lĩnh vực

đƣờng sắt, nhà máy thủy điện, điện thoại. Lƣợng tiền của ngƣời dân Cuba gửi vào

các chi nhánh ngân hàng Mỹ trên đảo đã tăng vọt từ 20% năm 1920 lên 69% năm

1921[19; tr.300], vì hầu nhƣ các ngân hàng do ngƣời Cuba làm chủ đã bị phá sản bởi

không thể cạnh tranh nổi với quyền lực chính trị và nguồn tiền dồi dào của các ngân

hàng Hoa Kỳ.

3.2.2.2. Chính sách “Cây gậy lớn” (Big Stick) và “Ngoại giao dollar” (Dollar

Diplomacy)

Chính sách “Cây gậy lớn” và “Ngoại giao dollar” là những công cụ cụ thể

hóa một bƣớc Học thuyết Monroe trong việc mở rộng và tăng cƣờng ảnh hƣởng chi

phối các nƣớc Mỹ Latinh. Đó là việc thực thi chính sách can thiệp bằng quân sự vào

các nƣớc ở khu vực Mỹ Latinh, cải biến nó theo những ý muốn của Hoa Kỳ. Đồng

thời nhằm lũng đoạn kinh tế các nƣớc này, khai thác và đƣa lại lợi nhuận cao nhất về

kinh tế, trói chặt các nƣớc Mỹ Latinh vào Hoa Kỳ.

Sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha, Hoa Kỳ ngày càng

tăng cƣờng hơn nữa sự chi phối, ảnh hƣởng đối với Mỹ Latinh. Trong hai bức thông

điệp hàng năm gửi Quốc hội vào tháng 12/1904 và tháng 12/1905, Tổng thống T.

Roosevelt khẳng định rằng, nghĩa vụ của Mỹ là phải “chứng tỏ hiệu lực của Học

thuyết Monroe và sẵn sàng can thiệp vào bất cứ quốc gia Mỹ Latinh nào để nhằm

mục đích duy trì sự ổn định” và rằng “Sự sai lầm hay yếu kém như những căn bệnh

kinh niên dẫn tới việc làm hư hại dần các mối quan hệ xã hội văn minh. Căn bệnh ấy

có thể đang hoành hành ở châu Mỹ hay ở những nơi khác đòi hỏi phải có sự can

thiệp của một quốc gia văn minh nào đó. Còn ở phần bán cầu Tây, sự trung thành

tuyệt đối của Mỹ đối với Học thuyết Monroe sẽ buộc Mỹ phải sử dụng đến quyền lực

cảnh sát thế giới” [11; tr.744].

Page 78: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

71

Nhƣ vậy, với luận điểm nói trên, Mỹ đã tự biến mình thành một “cảnh sát

trưởng” ở Tây bán cầu. Mỹ tự cho mình có quyền can thiệp vào các nƣớc thuộc khu

vực Mỹ Latinh và bất cứ nƣớc châu Âu nào hoạt động ở đây đều bị Mỹ tranh chấp

quyết liệt. Lập luận này sau đó đƣợc chính T.Roosevelt bổ sung thêm rằng: “Chúng

ta chỉ can thiệp trong trường hợp đó là phương sách cuối cùng, hoặc giả như họ rõ

ràng không có khả năng hoặc không chịu hành động theo công lý, kể về mặt đối nội

và đối ngoại, và việc đó thực sự vi phạm các quyền lợi của Mỹ hoặc gây ra sự thù

địch từ bên ngoài” [11; tr.744]. Hệ luận nói trên thực chất là một bƣớc phát triển cao

hơn của Học thuyết Monroe trong một hoàn cảnh mới, khi Mỹ hội tụ đủ điều kiện

sức mạnh cần thiết cho việc “bảo vệ” Mỹ Latinh. Đó thực sự là việc “bảo vệ” địa vị

bá chủ của Mỹ trên bán cầu Tây với những hoạt động đối ngoại đƣợc gọi là chính

sách “Cây gậy lớn” – tên gọi đƣợc đặt trích từ một câu nói của Tổng thống

T.Roosevelt: “Hãy nói những lời nhã nhặn, và mang theo một chiếc gậy lớn, bạn sẽ

đi rất xa” (―Speak softly and carry a big stick, and you will go far‖) [11; tr.744].

Cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898 đã thúc đẩy ngƣời Mỹ quan tâm

nhiều hơn đến việc xây dựng một con kênh đào xuyên ngang qua eo đất Panama để

nối liền Đại Tây Dƣơng với Thái Bình Dƣơng. Bởi lẽ, cuộc chiến tranh nói trên đã

chứng minh một sự thật hiển nhiên rằng mất quá nhiều thời gian cho việc triển khai

hải quân từ Thái Bình Dƣơng sang Đại Tây Dƣơng và ngƣợc lại. Trong chiến tranh

Mỹ - Tây Ban Nha, chiến hạm Oregon đậu ở San Francisco – bờ biển phía Tây Hoa

Kỳ, đã phải mất 68 ngày để đi vòng xuống mũi Horn(1)

và trở lại vị trí chiến đấu của

mình ở vùng biển Cuba, phía Đông Hoa Kỳ [84; tr.969]. Vì vậy, đối với Hoa Kỳ,

ngoài những lợi ích khác thì tầm quan trọng về mặt an ninh quân sự mà kênh Panama

mang lại là rất cần thiết, bởi nó sẽ giúp cho việc vận chuyển nhanh hơn của các tàu

chiến từ đại dƣơng này tới đại dƣơng kia. Nhu cầu ấy ngày càng bức bách hơn khi

Hoa Kỳ quyết định xây dựng một lực lƣợng hải quân mạnh. Nếu vào năm 1904, lực

lƣợng hải quân Hoa Kỳ chỉ đứng hàng thứ 5 trên thế giới, thì đến năm 1907 đã nhảy

lên hàng thứ hai [84; tr.969]. Từ thực tế đòi hỏi của yêu cầu an ninh cộng với sức ép

kinh tế do “kiểu cách phát triển quốc gia”, với “Cây gậy lớn” trong tay, Hoa Kỳ đã

từng bƣớc can thiệp ngày một sâu sắc hơn vào khu vực Mỹ Latinh.

(1)

Điểm cực Nam của quần đảo Tierra del Fuego, miền Nam Chile.

Page 79: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

72

Không ai cảm nhận sự cần thiết của việc can thiệp vào Mỹ Latinh, nhất là việc

xây dựng một con kênh đào nhằm phục vụ những đòi hỏi ở trên bằng chính

T.Roosevelt. Đắc cử Phó Tổng thống bên cạnh W.McKinley của Đảng Cộng hòa

trong cuộc bầu cử năm 1900, đến năm 1901, McKinley bị ám sát, T.Roosevelt lên

làm tổng thống và có toàn quyền hành động để thực hiện tham vọng của những kẻ

bành trƣớng xâm lƣợc. Tham vọng này đã đƣa Hoa Kỳ đến Panama, cụ thể hóa sức

mạnh của “Cây gậy lớn”.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nƣớc Panama ngày nay chỉ là một tỉnh

ở phía bắc của Colombia. Năm 1903, khi cơ quan lập pháp Colombia từ chối phê

chuẩn hiệp định cho Hoa Kỳ xây dựng và quản lý con kênh, một nhóm ngƣời

Panama với sự giúp đỡ của lính thủy đánh bộ Mỹ đã nổi dậy và tuyên bố độc lập cho

Panama. Hoa Kỳ đã nhanh chóng công nhận chính quyền này trên thực tế (vào ngày

6/11/1903) trong khi hạm đội Hoa Kỳ đã ngăn cản không cho quân đội Colombia đổ

bộ để lập lại trật tự cũ. Đến ngày 18/11, Hoa Kỳ đã ký một hiệp ƣớc với Toàn quyền

của Cộng hòa Panama Bunau Varilla. Sau Hoa Kỳ, các cƣờng quốc châu Âu cũng

nhanh chóng công nhận quốc gia mới này. Hiệp ƣớc đã trao cho Hoa Kỳ quyền đƣợc

xây dựng kênh đào và sở hữu khu vực xung quanh kênh đào rộng 10 dặm vuông từ

Colon tới Panama; đổi lại, Panama nhận đƣợc 10 triệu USD, cộng thêm tiền thuê 250

ngàn USD mỗi năm [77; tr.515]. Với việc khai thông con kênh quan trọng bậc nhất

thế giới này thì hơn 10 năm sau đó (1914), “sức mạnh hải quân Hoa Kỳ tăng lên rất

nhiều và một chân trời mới đã mở ra cho chiến lược toàn cầu của họ” [44; tr.225].

“Cây gậy lớn” đã đƣợc chính quyền Hoa Kỳ lê đi khắp Mỹ Latinh, tiếp tục

thể hiện quyền lực của “cảnh sát thế giới”. Nhiều cuộc can thiệp đã đƣợc Hoa Kỳ

thực hiện, đầu tiên là ở Haiti, sau đó là ở Dominica. Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần cho

hạm đội đổ bộ lên Cuba để đàn áp các cuộc khởi nghĩa cho đến năm 1909 mới chịu

rút đi. Trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống W.H.Taft (1909 – 1913), “Cây gậy

lớn” tiếp tục đƣợc sử dụng trong việc chi phối, xâm lƣợc nhằm đƣa các nƣớc Mỹ

Latinh vào quỹ đạo của Hoa Kỳ. Nhiều cuộc can thiệp đã diễn ra, nhƣ hai lần ở

Nicaragua. Lần thứ nhất, năm 1911, các ngân hàng Hoa Kỳ chiếm quyền kiểm soát

nền tài chính của nƣớc này. Lần thứ hai, năm 1912, thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã

đổ bộ lên Nicaragua để đàn áp cuộc đấu tranh của ngƣời dân nƣớc này. Tổng thống

W.H.Taft lập luận rằng “nếu một cuộc can thiệp như vậy đã bảo vệ được những

quyền lợi chiến lược và tài chính của Hoa Kỳ thì đồng thời nó cũng phục vụ quyền

Page 80: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

73

lợi của nước bị can thiệp vì nó duy trì trật tự cho xứ sở và đem lại hạnh phúc cho

nhân dân” [44; tr.227]. Chính sách “Cây gậy lớn” đã đƣợc Hoa Kỳ tiếp tục thực thi

đối với Mỹ Latinh dƣới thời Tổng thống Woodrow Wilson, với cƣờng độ nhiều lần

hơn so với hai đời tổng thống trƣớc đó cộng lại. Năm 1915, bạo động cách mạng nổ

ra ở Haiti, Hoa Kỳ đƣa quân chiếm đóng nƣớc này mãi cho đến năm 1934 mới chịu

rút đi. Năm 1916, nƣớc Cộng hòa Dominica cũng chịu chung số phận trong tám năm

trời. Cuba cũng chịu cảnh ngộ tƣơng tự khi Hoa Kỳ tiến hành can thiệp và chiếm

đóng từng phần nƣớc này kể từ năm 1917 đến năm 1922.

Sự khống chế của Hoa Kỳ đối với Mỹ Latinh bằng chính sách “Cây gậy lớn”

chắc chắn sẽ không bền vững nếu thiếu đi sự kết hợp những chính sách và biện pháp

mềm dẻo hơn. Đó là việc sử dụng sức mạnh của đồng dollar nhằm khống chế và

bành trƣớng thế lực kinh tế Mỹ vào khu vực Mỹ Latinh. Lịch sử ngoại giao của Hoa

Kỳ đã minh định chính sách này bằng học thuyết “Ngoại giao dollar”.

Trong thời gian giữ chức tổng thống (1909 – 1913), William Howard Taft đã

ủng hộ Ngoại trƣởng Philander C.Knox theo đuổi chính sách “Ngoại giao dollar”,

dùng sức mạnh quân sự và ảnh hƣởng chính trị để mở rộng các lợi ích thƣơng mại

của Hoa Kỳ ở Mỹ Latinh cũng nhƣ một số khu vực khác. W.H. Taft đã vận động các

ngân hàng cứu trợ Honduras về tài chính, đồng thời thiết lập vị thế tài chính vững

chắc của Mỹ tại Haiti. Năm 1911, Hoa Kỳ thâu tóm quyền kiểm soát tài chính của

Nicaragua và một năm sau, đã phái một lực lƣợng hải quân làm nhiệm vụ đàn áp

cuộc nổi dậy của ngƣời bản xứ chống lại chính phủ nƣớc này – một chính phủ có

nhiều cộng tác với Hoa Kỳ về mặt thƣơng mại. Với các biện pháp mà Hoa Kỳ thực

thi nói trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng lợi ích về thƣơng mại giờ đây trở nên hết

sức quan trọng đối với Hoa Kỳ. Suy cho cùng, tất cả mọi can dự của Hoa Kỳ vào

nƣớc khác, ngoài đảm bảo lợi ích về mặt chiến lƣợc, mục đích cuối cùng và cao nhất

chính là những quyền lợi thƣơng mại – cơ sở đảm bảo sự thịnh vƣợng cho Hoa Kỳ.

Sức mạnh của đồng dollar giờ đây rõ ràng đã trở thành công cụ hữu hiệu nhằm trói

chặt các nƣớc Mỹ Latinh vào Hoa Kỳ, càng làm cụ thể hóa hơn tham vọng biến Mỹ

Latinh thành “sân sau” của Mỹ mà từ năm 1823, J.Monroe đã đƣa ra. Tham vọng

này cũng đã đƣợc chính W.H.Taft thừa nhận và khẳng định trong Thông điệp thƣờng

niên cuối cùng gửi Quốc hội (12/1912), rằng:

“Chính sách ngoại giao dollar chính là sự mở rộng của Học thuyết Monroe.

Mục tiêu của nó là để bảo vệ các quốc gia Trung Mỹ tránh nạn nợ nước ngoài, nạn

Page 81: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

74

khủng hoảng tài chính quốc gia và nguy cơ rối loạn các mối quan hệ quốc tế do ảnh

hưởng của tình hình bất ổn trong nước. Chính vì vậy mà Mỹ sẵn sàng động viên và

ủng hộ các chủ ngân hàng Mỹ chìa tay giúp đỡ các nước đó khôi phục nền tài chính,

bởi vì việc khôi phục nền tài chính và việc bảo vệ thương mại không cho nó bị biến

thành con mồi của các thế lực độc quyền sẽ loại trừ ngay tức khắc nguy cơ phải vay

nợ nước ngoài quá nặng nề và cả nguy cơ bất an trong nước do các lực lượng cách

mạng chống đối gây nên” [11; tr.776 - 777].

Mục tiêu “bảo vệ các quốc gia Trung Mỹ tránh nạn nợ nước ngoài” của Mỹ

không phải là một mục tiêu mang tính thiện chí, thực chất đó là sự chuyển giao con

nợ từ các nƣớc khác sang tay Mỹ. Mục đích của nó là thay thế nguồn đầu tƣ kinh

doanh của châu Âu ở Mỹ Latinh bằng của Mỹ và do đó đem lại cho nƣớc Mỹ thêm

nhiều ảnh hƣởng chính trị ở Tây bán cầu. Qua đó, Hoa Kỳ càng khống chế sâu hơn

nền kinh tế của các quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh, ―che chở‖ nó trong ―ngôi nhà

chung châu Mỹ”. Trên thực tế, đầu tƣ tƣ bản của Hoa Kỳ vào Mỹ Latinh trong

những năm 1913 – 1929 cho ta thấy một sự vƣợt trội trong mức độ chi phối nền kinh

tế các nƣớc sở tại của Hoa Kỳ. Nếu năm 1913, tổng số vốn đầu tƣ tƣ bản của Hoa Kỳ

là 1.242 triệu USD, đến năm 1929 đã lên đến con số 5.587 triệu USD, tăng 450% (so

với Anh con số tƣơng ứng là 4.983 triệu USD, 5.889 triệu USD, 18,2%). Đó là

những kết quả không thể biện minh cho chính sách “Ngoại giao dollar”, một công

cụ phục vụ đắc lực cho giới tài phiệt Mỹ. Với chính sách “Cây gậy lớn” và “Ngoại

giao dollar”, Hoa Kỳ gần nhƣ đã nắm đƣợc về chính trị và kinh tế một số nƣớc Mỹ

Latinh, xác lập quyền khống chế của Mỹ ở Tây bán cầu, mở đầu truyền thống ngoại

giao của chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà Hoa Kỳ sẽ thi hành ở nhiều nơi trên thế

giới trong những năm sau đó.

3.2.2.3. Chính sách can thiệp vào Mexico và Nicaragua

Trong hai thập niên đầu thế kỷ XX, Hoa Kỳ ngày càng tăng cƣờng sự hiện

diện của mình ở khu vực Mỹ Latinh bằng chính sách can thiệp thô bạo vào các nƣớc

này, tiêu biểu là ở Mexico và Nicaragua.

Đối với Mexico, ngay sau khi lập quốc, quốc gia này vẫn luôn là “miếng mồi

ngon” của Hoa Kỳ trong công cuộc bành trƣớng lãnh thổ. Trong suốt thập niên 20, 30, 40

của thế kỷ XIX, khi mà Học thuyết Monroe (1823) đƣợc công bố, thêm vào đó là tƣ tƣởng

“bành trướng theo định mệnh” hay “định mệnh hiển nhiên” đƣợc các chính trị gia Mỹ cổ

vũ và hô hào, Hoa Kỳ ngoài việc gia tăng phạm vi ảnh hƣởng của mình ở Mỹ Latinh cũng

Page 82: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

75

đã thực thi chính sách đối ngoại chiếm đất đối với Mexico thông qua việc sáp nhập Texas

vào Liên bang và cuộc chiến tranh với nƣớc này vào năm 1846 – 1848. Hai cuộc chiến

này đã đƣa về cho Mỹ một vùng đất trù phú với diện tích lên tới gần 2 triệu km2 (bao gồm

hơn 600.000 km2 của bang Texas ngày nay và 1,36 triệu km

2 thông qua Hiệp ƣớc

Guadalupe Hidalgo ký kết vào tháng 2/1848, bao gồm phần đất ngày nay của các

bang New Mexico, Nevada, California, Utah, phần lớn Arizona và một số phần của

bang Colorado và Wyoming [137]. Đây cũng là vùng đất đƣợc mở rộng lớn nhất của

Mỹ kể từ sau “Thương vụ Lousiana” (1803).

Đến đầu thế kỷ XX, khi cả thế giới biết đến sức mạnh Mỹ sau chiến thắng

trong cuộc chiến với Tây Ban Nha (1898), Hoa Kỳ lại càng có cơ hội nhằm can thiệp

nhiều hơn tới tình hình nội bộ của các quốc gia Mỹ Latinh và trƣờng hợp đầu tiên lại

chính là Mexico. Tháng 2/1913, Victoriano Hureta – một vị tƣớng Mexico đã thiết lập

nên chế độ mới sau khi thực hiện cuộc đảo chính và lật đổ chính quyền đƣơng nhiệm của

Tổng thống Pedro Paredes Lascuráin. Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là W.Wilson không

công nhận điều đó và vào tháng 10/1913, ông đã đƣa ra ―Học thuyết linh động” (Mobile

Doctrine) với tuyên bố: “Mỹ sẽ không bao giờ mở rộng lãnh thổ bằng con đường xâm

lược nữa”[11; tr.501]. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nƣớc trở nên xấu đi khi ở Tampico

(thành phố cảng thuộc bang Tamaulipas) xảy ra sự kiện chính quyền Mexico bắt giữ thủy

thủ Mỹ đang đóng quân ở khu vực này. Mặc dù Mexico sau đó đã thả các thủy thủ này

nhƣng phía Mỹ buộc nƣớc này phải bắn 21 phát đại bác chào quốc kỳ xem nhƣ một lời

xin lỗi. Chính quyền Victoriano không chấp nhận vì điều này giống nhƣ một sự sỉ nhục.

Trƣớc vụ việc này, Tổng thống Wilson đã cử lính thủy đánh chiếm Vera Cruz (một bang

của Mexico ngày nay). Sau đó, với sự can thiệp của ba nƣớc là Brazil, Argentina và Chile,

xung đột giữa hai bên đã dịu bớt xuống. Tuy vậy, ở thành phố Mexico, học sinh đã xuống

đƣờng và hô to khẩu hiệu với thái độ hết sức phản đối. Các cơ sở thƣơng mại Mỹ trên đất

Mexico bị ngƣng hoạt động. Đây đƣợc xem là hệ quả tất yếu của chính sách đối ngoại

mang tính can thiệp, nô dịch của Hoa Kỳ và bản thân Wilson cũng có đƣợc một bài học

về sự thất bại trong việc thiết lập “dân chủ” ở một đất nƣớc khác.

Vào tháng 6/1914, Tổng thống V.Hureta từ chức, F.Carranza lên thay và chính phủ

của ông này đƣợc Hoa Kỳ công nhận năm 1915. Nhƣng trong thời điểm này, một phần

rộng lớn ở phía Bắc Mexico đang thuộc quyền kiểm soát của lực lƣợng cách mạng

Pancho Willa. Đến tháng 3/1914, lực lƣợng này đã vƣợt qua và đánh xuống thành phố

Columbus, bang New Mexico, giết hại 17 ngƣời Mỹ. Chính quyền Washington đã phản

Page 83: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

76

ứng bằng việc điều 6000 quân do Tƣớng John J.Pershing chỉ huy, đến bao vây và tấn công

lực lƣợng cách mạng của Pancho, lấn sâu vào lãnh thổ Mexico hàng trăm dặm. Vì điều

này, Chính quyền Carranza đã đem quân đánh lại quân Mỹ, vì cho rằng Hoa Kỳ xâm lƣợc

đất nƣớc mình. Đến tháng 3/1917, W.Wilson đã cho rút quân viễn chinh về nƣớc. Cũng

trong thời điểm ấy, Mỹ nhận đƣợc tin cho biết Đức đề nghị liên minh với Mexico, dƣ luận

Mỹ rất tức giận và yêu cầu phải có đối sách thích hợp với cả Mexico và Đức. Nguồn tin

này dựa trên bức thông điệp của Bộ trƣởng Ngoại giao Đức Zimmerman gửi cho Đại sứ

Đức tại Mexico vào ngày 25/12/1917. Văn bản này về sau đƣợc gọi là “Công hàm

Zimmerman”, trong đó có đề cập tới việc Đức đề nghị Mexico liên kết với Đức thành

đồng minh nhằm chống lại Mỹ. Ngoài ra, còn có việc đề nghị Tổng thống Mexico

Carranza mời Nhật Bản tham gia vào đồng minh chống Mỹ này. Trong Công hàm có

đoạn đề cập đến việc Đức sẽ ủng hộ về tài chính chung cho Mexico, giúp Mexico chiến

đấu để giành lại các vùng lãnh thổ New Mexico, Texas và Arizona bị Mỹ chiếm. Việc tiết

lộ bức công hàm này khiến dƣ luận Hoa Kỳ căm phẫn và đòi chính phủ phải có biện pháp

đáp trả thích ứng.

Rõ ràng, những biện pháp mà W.Wilson thực thi đối với Mexico nhƣ đã đề

cập ở trên “chẳng kém gì chính sách “Cây gậy lớn” của Tổng thống Theodor

Roosevelt và đã gây ra sự chống đối và căm phẫn của nhân dân Mỹ Latinh”[36;

tr.341]. Và các đời tổng thống kế tiếp nhƣ C.Coolidge, H.Hoover vẫn tiếp tục hành

xử với Mexico nhƣ những ngƣời tiền nhiệm. Để rồi, đến năm 1933, sau khi lên nhậm

chức, F.D.Roosevelt đã phải tìm cách thay đổi cách nhìn của các nƣớc láng giềng đối

với Hoa Kỳ bằng một chính sách hoàn toàn mới - Chính sách “Láng giềng thân

thiện”.

Bên cạnh việc tăng cƣờng thế lực kinh tế, Mỹ đã trực tiếp liên quan đến nhiều

cuộc đảo chính của phe thân Mỹ ở các nƣớc Mỹ Latinh. Đây cũng là đặc điểm tiêu

biểu trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nƣớc Tây bán cầu trong những

thập niên đầu thế kỷ XX và đƣợc thể hiện rõ nhất ở trƣờng hợp của Nicaragua.

Trong nội bộ đất nƣớc Nicaragua vào lúc này xảy ra bất đồng giữa hai Đảng Tự do

và Bảo thủ, Hoa Kỳ lo ngại Đảng Tự do của Tổng thống José Santos Zelaya sẽ tạo

thuận lợi cho các nƣớc khác đi qua kênh đào Panama vốn bị Mỹ khống chế; do đó đã

giúp đỡ Đảng Bảo thủ do Juan José Estrada đứng đầu. Tháng 12/1909, Đảng Bảo thủ

nhờ sự hậu thuẫn của Mỹ đã gây ra một cuộc nổi loạn (Cuộc nổi loạn Estrada) nhằm

lật đổ chính phủ đƣơng nhiệm nhƣng bất thành. Chính phủ Nicaragua lúc đó cho

Page 84: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

77

rằng: chính Hoa Kỳ đã giật dây cho cuộc bạo loạn nên đã quyết định cắt đứt quan hệ

với Mỹ [98].

Ngay lập tức, Mỹ đã phái 6 tàu chiến (bao gồm các tàu USS.Des Moines,

USS.Tacoma, USS.Hanibal, USS.Prairie, USS.Vickburg và USS.Yorktown) cùng

với 700 thủy quân lục chiến [99] tới Nicaragua nhằm giúp đỡ Đảng Bảo thủ của

Estrada chống lại chính phủ. Với sự giúp sức to lớn của Mỹ, Đảng Bảo thủ đã giành

đƣợc quyền kiểm soát đất nƣớc và đƣa José Madriz lên làm tổng thống. Tuy nhiên,

Madriz lại là ngƣời hƣớng tới mục tiêu đƣa Nicaragua trở thành một nƣớc tự do, dân

chủ và chủ trƣơng sẽ không lệ thuộc vào Mỹ nên Hoa Kỳ đã đứng đằng sau xúi giục

các lực lƣợng chống chính phủ ở Nicaragua nổi dậy. Đến ngày 20/8/1910, Madriz

buộc phải từ chức tổng thống sau chỉ hơn 8 tháng nắm quyền và Estrada trở thành

ngƣời đứng đầu quốc gia này với sự thừa nhận chính thức của Mỹ [97; tr.64]. Chính

phủ của Estrada khi giành đƣợc chính quyền đã xây dựng những đƣờng lối có lợi cho

Mỹ, đặc biệt là cho phép các công ty Mỹ đƣợc xây dựng và quản lý hệ thống đƣờng

sắt ở Nicaragua.

Đến năm 1926, khi thấy chính quyền này không thể trụ nổi trƣớc Đảng Tự do,

Mỹ liền lấy cớ “bảo vệ kiều dân Mỹ”, đƣa quân sang can thiệp trực tiếp lần thứ hai

vào tình hình nội bộ của Nicaragua. Việc làm của Mỹ khiến cho phong trào đấu tranh

của quần chúng dâng cao mạnh mẽ ở đất nƣớc này.

Như vậy, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh từ sau cuộc

Nội chiến đến thời điểm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 - 1918) là một

bƣớc tiến mới của Hoa Kỳ trong tham vọng chinh phục tuyệt đối Mỹ Latinh. Bằng

các thủ đoạn nhƣ chính sách “Cây gậy lớn” và “Ngoại giao dollar”, Mỹ đã phát

triển Học thuyết Monroe trong tình hình mới. Châu Mỹ đã là “của người Mỹ” nhƣ

mong muốn (hay có thể nói là “khát vọng”) của bao đời tổng thống và chính khách

theo chủ thuyết ―định mệnh hiển nhiên‖ của Hoa Kỳ. Các nƣớc Mỹ Latinh đã bị Hoa

Kỳ lũng đoạn không chỉ về kinh tế, chính trị mà còn bị lũng đoạn về văn hóa, mô

hình xã hội và ngày càng bị Mỹ dẫn dắt nhƣ một “hàng không mẫu hạm khổng lồ”

của Mỹ với những cái tên đầy hoa mĩ nhƣ Liên hiệp Quốc tế các Cộng hòa châu Mỹ,

Liên hiệp Cộng hòa châu Mỹ và sau này là Tổ chức các quốc gia châu Mỹ

(Organization of American States - OAS). Những cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân

dân Mỹ Latinh đã diễn ra trong thời kỳ này theo một nguyên tắc bất di bất dịch “có

áp bức, có đấu tranh” và Mỹ càng can thiệp thô bạo chừng nào thì phong trào đấu

Page 85: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

78

tranh đó lại càng diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện cho Mỹ Latinh “bùng cháy” trong

những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Mỹ Latinh trong thời kỳ này là một

bƣớc phát triển cao hơn cùng với quá trình phát triển lớn mạnh của nƣớc Mỹ. Nếu

nhƣ trong thời kỳ trƣớc Nội chiến, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ mới chỉ dừng lại

ở những tuyên bố, những học thuyết mang tính chất phòng vệ và chƣa phản ánh sức

mạnh của một ―ngôi sao đang lên” (rising star) thì trong thời kỳ sau Nội chiến, nƣớc

Mỹ đã có những bƣớc đi mạnh mẽ hơn. Với sự gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự,

Hoa Kỳ đã từng bƣớc cụ thể hóa những tuyên bố về mặt đối ngoại bằng các hành

động thâu tóm về kinh tế, tài chính và sẵn sàng can thiệp trực tiếp để bảo vệ lợi ích

cũng nhƣ đảm bảo các nƣớc Mỹ Latinh vẫn nằm trong quỹ đạo chi phối của Hoa Kỳ.

3.3. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với một số nƣớc ở châu Á

Sau khu vực Mỹ Latinh, châu Á là nơi biểu lộ tham vọng của Hoa Kỳ trong

nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX một khi Hoa Kỳ có đầy đủ thực lực. Tuy nhiên,

do tác động của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, Hoa Kỳ đã có những thay đổi,

điều chỉnh trong chính sách với từng nƣớc ở khu vực này cho phù hợp với từng giai

đoạn lịch sử cụ thể.

3.3.1. Đối với Nhật Bản

3.3.1.1. Giai đoạn 1865 – 1905

Sau cuộc Nội chiến, cùng với việc tiếp tục mở rộng bành trƣớng ở khu vực

Mỹ Latinh, vấn đề mở rộng xâm chiếm châu Á cũng đƣợc Chính phủ Mỹ đƣa vào

chính sách đối ngoại của mình. Năm 1867, chính cái gọi là “sự điên rồ của

Seward”(1)

đã đƣa về cho Hoa Kỳ vùng đất Alaska rộng hơn 1,7 triệu km2 với giá 7,2

triệu USD từ Nga[117]. Ngoài lý do mở rộng lãnh thổ, Alaska còn là cơ sở vững

chắc cho Mỹ khống chế Trung Quốc và Nhật Bản từ phía Bắc Thái Bình Dƣơng.

Hoa Kỳ phản đối yêu cầu của Nhật Bản đòi sửa đổi các hiệp ƣớc bất bình đẳng mà

(1)

William Henry Seward (1801 – 1872), là Ngoại trƣởng Hoa Kỳ dƣới thời Tổng thống Abraham Lincoln và

Andrew Johnson, ngƣời đề xuất và đàm phán với Nga để mua lại Alaska (1867) – một vùng đất rộng lớn

nhƣng hoang vắng và chƣa phát hiện ra nguồn dầu mỏ và khí đốt có trữ lƣợng lớn ở đây vào thời điểm này.

Cũng trong năm này, Seward đã vận động để Mỹ thôn tính quần đảo Midway (“giữa đường”), sau này có vị

trí chiến lƣợc hết sức quan trọng đối với Mỹ và phe Đồng Minh trong Chiến tranh Thái Bình Dƣơng (1941 –

1945).

Page 86: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

79

nƣớc này đã ký với các cƣờng quốc phƣơng Tây(1)

nhƣng lại ủng hộ và mong muốn

Nhật Bản đóng vai trò đi đầu trong công cuộc xâm lƣợc thuộc địa. Sở dĩ có sự mâu

thuẫn nhƣ vậy là do hai nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, ý đồ của Mỹ là muốn có chỗ

đứng ở thị trƣờng Trung Quốc và Triều Tiên nhƣng lại sợ vấp phải sự ngăn cản của

các thế lực tƣ bản châu Âu vốn đã cắm rễ sâu ở đây. Thứ hai, giới lãnh đạo Mỹ lo

ngại Nhật Bản có thể liên kết với những cƣờng quốc châu Âu nhằm chống lại Mỹ

hoặc liên minh với Trung Quốc – quốc gia đang trong tình trạng bị các nƣớc đế quốc

xâu xé.

Về phía Nhật Bản, kể từ thời Minh Trị trở đi (1868), quốc gia này đã đi vào

quỹ đạo của con đƣờng TBCN và nhanh chóng vƣơn lên để trở thành một cƣờng

quốc mới nổi sau khi đạt đƣợc những thành tích đáng nể trong phát triển kinh tế. Với

khẩu hiệu là “Fukoku Kyohei”, có nghĩa là “Quốc gia giàu có, quân đội hùng

mạnh”, để thực hiện hiện đại hóa đất nƣớc, Chính phủ Minh Trị đã đề ra 3 mục tiêu

chung, đó là:

1. Hiện đại hóa kinh tế, trong đó chú trọng tới vấn đề phát triển công nghiệp;

2. Thiết lập một hiến pháp quốc gia và quốc hội (hiện đại hóa chính trị);

3. Mở rộng ảnh hƣởng ra bên ngoài (hiện đại hóa quân sự) [122; tr.43].

Trên nền tảng cơ sở kinh tế vững chắc và cùng với đó là chính sách bành

trƣớng, đƣợc xem là cần thiết để bảo vệ độc lập và lợi ích quốc gia nhằm chống lại

sự can thiệp của phƣơng Tây và xây dựng một vùng ảnh hƣởng xung quanh lãnh thổ

Nhật Bản của nhiều nhân vật có ảnh hƣởng trong giới cầm quyền Nhật, chính quyền

Minh Trị đã chuẩn bị kế hoạch đƣa Nhật Bản trở thành “người lãnh đạo châu Á”.

Dựa trên tinh thần đó, chính sách xâm lƣợc của Nhật Bản đƣợc khái quát ở hai

hƣớng: Hƣớng thứ nhất, dùng hải quân Nam tiến để chiếm các đảo phía Nam. Hƣớng

thứ hai, dùng lục quân để Bắc tiến vào lục địa châu Á, trƣớc hết là Triều Tiên và

Trung Quốc [63; tr.49]. Với hai hƣớng trên, không lâu sau đó, Nhật Bản đã phát

động cuộc chiến tranh xâm lƣợc Đài Loan (1874), Trung Quốc (1894 – 1895) và đặc

(1)

Trƣớc sức ép của thực dân phƣơng Tây, Nhật Bản đã phải ký nhiều hiệp ƣớc bất bình đẳng với nhiều nƣớc

trên thế giới: Ngày 14/10/1854, ký Hiệp ước Hữu nghị với Anh; ngày 7/2/1855, ký Hiệp ước Thương mại và

Định hướng với Nga (còn gọi là Hiệp ƣớc Shimoda); ký Hiệp ước Thương mại với Hà Lan ngày 30/1/1856;

ngày 7/10/1858, ký với Pháp Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại. Ngoài ra, Nhật Bản còn phải ký hiệp ƣớc với

một loạt nƣớc khác nhƣ Bồ Đào Nha (1860), Đức (1861), Ý, Đan Mạch, Bỉ, Áo – Hung…

Page 87: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

80

biệt là cuộc chiến tranh với nƣớc Nga (1904 – 1905) – cuộc chiến tranh đã đƣa Nhật

Bản lên vị thế ngang tầm với các cƣờng quốc trên thế giới lúc bấy giờ. Chính sách

đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản từ năm 1865 đến những năm đầu thế kỷ XX

vì thế cũng xoay quanh 3 cuộc chiến tranh do nƣớc này tiến hành.

Vào mùa xuân năm 1874, Chính phủ Nhật Bản đã cử hải quân tới Đài Loan

nhằm trừng phạt thổ dân Paiwan ở đảo này sau khi Nhật Bản nghi ngờ họ là những

ngƣời đã làm đắm thuyền và sát hại 54 thủy thủ của Nhật xuất phát từ quần đảo Lƣu

Cầu (Riukyu) [86; tr.47]. Cuộc chiến tranh này đã đƣợc Hoa Kỳ ủng hộ ngay từ đầu

bằng việc tuyên bố không hạn chế ngƣời Mỹ phục vụ cho Nhật Bản. Một trong

những dẫn chứng tiêu biểu cho điều này là Chính phủ Mỹ đã đồng ý cho tƣớng

Charles Legendre thôi giữ chức Đại biện lâm thời của Hoa Kỳ ở Trung Quốc để đến

Nhật Bản làm cố vấn cho Bộ Ngoại giao Nhật trong việc hoạch định các chính sách

đối ngoại quan trọng, trong đó có việc xâm lƣợc Đài Loan. Khi hành động của Nhật

Bản bị Chính phủ Anh và nhà Thanh phản đối gay gắt thì Mỹ cũng lên tiếng phản đối

việc Nhật Bản thuê thuyền vận tải và sĩ quan Mỹ phục vụ cho cuộc chiến song thực

chất là: “Mãi đến bước quan trọng cuối cùng, Mỹ mới cấm dùng tàu thuyền làm

phương tiện vận chuyển cho Nhật Bản, còn việc ngăn cấm sĩ quan phục vụ cho Nhật

thì lại càng do dự không quyết định. Cho đến khi Trung Quốc quyết định phản đối

cuộc viễn chinh đó thì Lãnh sự Mỹ ở Hạ Môn mới chính thức ra lệnh cho họ rút lui

nhưng lệnh này lại được đưa đi trước khi ủy quyền. Do đó mà họ không hề chấp

hành gì cả”[63; tr.37].

Sau những hành động xâm lƣợc bằng quân sự của Nhật Bản ở Đài Loan bị

phản ứng mạnh mẽ, trong quá trình đàm phán giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Đại

biện lâm thời Mỹ ở Bắc Kinh S.W.William là phụ tá đắc lực cho Nhật và có những

ảnh hƣởng nhất định, dẫn tới việc ký kết Hiệp ước Bắc Kinh vào ngày 31/10/1874.

Hiệp ƣớc Bắc Kinh là một hiệp ƣớc bất bình đẳng nữa mà triều đình Mãn Thanh ký

với nƣớc ngoài với các điều khoản nhƣ sau: 1) Trung Quốc sẽ không coi cuộc thám

hiểm của hải quân Nhật Bản là phi nghĩa vì Nhật Bản chƣa hiểu rõ các phần lãnh thổ

và con ngƣời thuộc Trung Quốc; 2) Cả hai đồng ý rằng sự cố đắm tàu là nguyên nhân

làm xấu đi quan hệ giữa hai nƣớc chứ không có chuyện thổ dân Paiwan giết thủy thủ;

3) Trung Quốc có trách nhiệm điều tra sự cố đắm tàu và sẽ trừng phạt thổ dân

Paiwan nếu họ là thủ phạm; 4) Trung Quốc đồng ý bồi thƣờng cho Nhật Bản 500.000

Page 88: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

81

lƣợng vàng, trong đó, 100.000 lƣợng sẽ bồi thƣờng cho các nạn nhân đắm tàu và

400.000 lƣợng cho các chi phí khác [101; tr.120 – 121].

Đối với cuộc Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) nhằm giải quyết vấn đề

Triều Tiên, mặc dù bên ngoài Hoa Kỳ tuyên bố “trung lập” nhƣng trên thực tế, vẫn

ủng hộ và giúp đỡ Nhật Bản bằng cách tạo điều kiện cho gián điệp Nhật Bản hoạt

động; liên hệ và che giấu những hành động tàn bạo của Nhật Bản; phản đối đề nghị

của Anh về giải pháp “liên hiệp can thiệp” giữa 5 nƣớc Anh, Đức, Nga, Pháp và Mỹ

để kết thúc cuộc chiến… Tuy nhiên, khi Nhật Bản buộc Triều Tiên chấp nhận sự bảo

hộ của mình và tiến vào xâm chiếm Mãn Châu, bán đảo Liêu Đông thì Hoa Kỳ vội

vàng khuyên Nhật Bản “nghị hòa” với Trung Quốc và đề nghị đƣợc làm trung gian

hòa giải cuộc chiến. Với những toan tính về sự đƣợc mất trong lợi ích quốc gia, Nhật

Bản cuối cùng đã đồng ý với đề nghị này của Mỹ. Ngày 17/4/1895, Hiệp ước

Shimonoseki(1)

(hay còn gọi là Điều ƣớc Mã Quan) giữa Nhật Bản và triều đình nhà

Thanh đƣợc ký kết.

Hiệp ƣớc Shimonoseki là một hiệp ƣớc bất bình đẳng đối với Trung Quốc và

đem về cho Nhật Bản nhiều lợi ích to lớn. Kể từ đây, Triều Tiên và Đài Loan đã nằm

gọn trong tay ngƣời Nhật. Và để cảm ơn vai trò trung gian nghị hòa của Mỹ, Thiên

hoàng Mutsuhito (Minh Trị) đã viết thƣ cho Tổng thống G.Cleveland, trong đó có

đoạn: “Trong các cuộc chiến tranh giữa đế chế chúng tôi và đế chế Trung Hoa, nay

đã kết thúc bằng một hiệp ước hòa bình, theo sự chuẩn y và những chỉ dẫn sáng suốt

của Ngài, các nhà ngoại giao và cố vấn Mỹ ở Trung Quốc đã mở rộng cửa văn

phòng của mình, tiếp đón thần dân của chúng tôi ở Trung Quốc và nhiều lần giúp đỡ

họ… Nhân dịp này, chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Ngài về những hành động

của Ngài cũng như các nhân viên dưới quyền Ngài vì những hành động đó không chỉ

giúp làm giảm những gay go, gian khổ và khốc liệt của chiến tranh và đưa tới sự

thành công của cuộc đàm phán hòa bình mà còn thắt chặt hơn sợi dây đoàn kết và

láng giềng hữu hảo giữa hai nước chúng ta”[63; tr.39].

Cuộc Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) với phần thắng thuộc về Nhật

Bản đã thực sự đƣa “đất nước mặt trời mọc” bƣớc sang trang mới, với vị thế là một

(1)

Hiệp ƣớc Shimonoseki có những điều khoản quan trọng nhƣ sau: chính quyền Mãn Thanh thừa nhận sự

“độc lập” của Triều Tiên; phải nhƣờng cho Nhật bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, quần đảo Bành Hồ; bồi

thƣờng chi phí chiến tranh cho Nhật 360 triệu Yên; mở thêm các cảng Sa Thị, Trùng Khánh, Tô Châu, Hàng

Châu để cho ngƣời Nhật đƣợc vào buôn bán, cƣ trú và lập xƣởng sản xuất [140].

Page 89: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

82

cƣờng quốc hùng mạnh trên thế giới. Cuộc chiến tranh này bùng nổ do sự mâu thuẫn

giữa Nhật Bản và Nga xung quanh vấn đề bán đảo Liêu Đông và Triều Tiên. Nhƣ đã

đề cập ở trên, cuộc Chiến tranh Trung – Nhật kết thúc với việc ký kết Hiệp ƣớc

Shimonoseki, trong đó có điều khoản Trung Quốc sẽ nhƣợng lại bán đảo Liêu Đông

cho Nhật. Tuy nhiên, nƣớc Nga với ý đồ và tham vọng riêng của mình(1)

đã thuyết

phục Pháp và Đức gây áp lực đòi Nhật từ bỏ quyền kiểm soát của mình ở bán đảo

Liêu Đông. Cuối cùng, sau nhiều áp lực từ phe Tam cƣờng, Nhật Bản cũng đã chịu

nhƣợng bộ từ bỏ quyền kiểm soát bán đảo Liêu Đông và đổi lại đƣợc đền bù một

khoản tài chính [58; tr.112]. Có đƣợc bán đảo Liêu Đông (bao gồm cả cảng Lữ

Thuận), Nga tìm cách bành trƣớng ảnh hƣởng của mình sang Triều Tiên – vùng đất

thuộc phạm vi ảnh hƣởng truyền thống của Nhật Bản. Điều này đã làm cho Nhật Bản

hết sức tức giận và cũng là lý do trực tiếp dẫn tới cuộc chiến này. Ngày 8/2/1904,

Nhật Bản chính thức tuyên chiến với Nga và tấn công quân Nga bất ngờ ở cảng Lữ

Thuận. Bƣớc ngoặt của cuộc chiến xảy ra khi quân Nhật đánh tan Hạm đội Baltic của

Nga ở Eo Đối Mã (Tsushima) vào ngày 27/5/1905.

Ngay khi cuộc Chiến tranh Nga – Nhật nổ ra, Tổng thống T.Roosevelt đã đề

nghị đƣợc làm ngƣời trung gian hòa bình để đổi lấy một hiệp ƣớc bí mật: Nhật có thể

chiếm Triều Tiên nếu Hoa Kỳ có thể chiếm Philippines(2)

[58; tr.113]. Về phƣơng

diện cá nhân, giữa Nga và Nhật Bản, T.Roosevelt coi Nga là mối đe dọa lớn hơn

Nhật Bản. Trong một bức thƣ gửi cho con trai, Roosevelt đã nói rằng: “Cha thật sự

vui mừng vì chiến thắng của Nhật, vì vậy hãy để Nhật chơi trò chơi của họ”[63;

tr.52]. Trong bức thƣ gửi nhà ngoại giao Anh Cecil Spring Rice ngày 24/7/1905,

Tổng thống T.Roosevelt cũng nói rằng: “Ngay khi chiến tranh nổ ra, tôi đã thông

báo cho Đức và Pháp một cách lịch thiệp và thận trọng rằng: trong trường hợp Nga,

Đức và Pháp hợp thành liên minh chống lại Nhật như năm 1894, tôi sẽ ngay lập tức

đứng về phe với Nhật và làm tất cả những gì có thể vì lợi ích của họ”[77; tr.493].

(1)

Sau cuộc Chiến tranh Trung – Nhật, Nga xem Mãn Châu là bàn đạp để hƣớng đến Triều Tiên; Nhật Bản lại

xem Triều Tiên (lúc này chỉ độc lập trên danh nghĩa) nhƣ là bàn đạp để hƣớng đến Mãn Châu. Đằng sau những

mƣu đồ trƣớc mắt của cả hai cƣờng quốc kình địch ở Triều Tiên và Mãn Châu là những tham vọng để giành

quyền thống trị toàn cõi Trung Hoa. Nhật Bản vẫn luôn muốn đƣợc đảm bảo rằng nƣớc Nga sẽ phải chiến đấu

đơn độc mà không có một đồng minh nào bên cạnh. Đây cũng chính là lý do dẫn đến sự ra đời của liên minh

Anh – Nhật vào ngày 30/1/1902 [77; tr.490].

(2) Hiệp ƣớc bí mật ấy chính là Thỏa thuận Taft – Katsura đƣợc ký kết vào tháng 7/1905, theo đó Nhật cam kết

tôn trọng quyền lợi của Mỹ ở Philippines; đổi lại, Mỹ cam kết tôn trọng lợi ích của Nhật ở Triều Tiên.

Page 90: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

83

Tuy nhiên, ý đồ sâu xa của Hoa Kỳ trong việc thiên vị Nhật Bản đó là chuyển hƣớng

sự chú ý của Nhật Bản ra khỏi những quyền lợi của Mỹ ở Trung Quốc và vùng Tây

Thái Bình Dƣơng.

Ðến ngày 5/9/1905, Hòa ước Portsmouth đƣợc ký kết. Theo đó, Nhật đƣợc

hƣởng mọi quyền lợi của Nga ở bán đảo Liêu Đông, có quyền quản lý và kinh doanh

tuyến đƣờng sắt Nam Mãn Châu (tuyến Lữ Thuận – Trƣờng Xuân), vùng Nam đảo

Sakhalin(1)

và đƣợc toàn quyền hành động ở Triều Tiên. Hòa ƣớc Portsmouth là một

thành công đáng kinh ngạc của Nhật Bản khi mà nƣớc này đã chính thức xác lập vị

thế cƣờng quốc thế giới của mình. Đây có thể coi là một bƣớc tiến vĩ đại của quốc

gia ở châu Á này.

Nhƣ vậy, trong 3 cuộc chiến tranh mà Nhật Bản tiến hành từ năm 1874 đến

năm 1905, tất cả đều có bàn tay dính líu của Hoa Kỳ. Hay nói cách khác, Mỹ đã lợi

dụng và xúi giục Nhật Bản gây ra các cuộc chiến đó. Bề ngoài Mỹ tuyên bố “trung

lập” nhƣng bên trong lại không ngừng viện trợ vũ khí, chỉ đạo việc bố trí quân sự

cho Nhật và chờ thời cơ cả hai bên cùng suy yếu. Nhƣng khi Nhật Bản thắng lợi dễ

dàng, Hoa Kỳ lo ngại thế lực của Nhật sẽ mạnh lên và bành trƣớng, làm ảnh hƣởng

tới lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng thì liền đứng ra “hòa giải”

và cùng với Nhật đƣợc hƣởng một số quyền lợi nhất định, chẳng hạn nhƣ quyền tối

huệ quốc. Đây thực sự chẳng khác nào mối quan hệ cộng sinh, cùng có lợi giữa hai

cƣờng quốc trẻ trên thế giới đang tìm cách cân bằng quyền lực với các cƣờng quốc

khác ở khu vực CA-TBD thời bấy giờ.

3.3.1.2. Giai đoạn 1905 – 1918

Bƣớc sang những thập niên đầu của thế kỷ XX, sau những thắng lợi trong các

cuộc chiến tranh xâm lƣợc, Nhật Bản quyết tâm biến các vùng đất thuộc quyền kiểm

soát nhƣ Triều Tiên, Mãn Châu…thành những khu vực ảnh hƣởng mang tính “độc

quyền” của mình, làm bàn đạp để phát động cuộc chiến tranh xâm lƣợc Trung Quốc

về sau. Điều này đã đi ngƣợc lại thỏa thuận bí mật đƣợc ký kết giữa Mỹ và Nhật

(Thỏa thuận Taft – Katsura), trong đó Nhật cam kết tôn trọng quyền lợi của Mỹ ở

Viễn Đông, đặc biệt là ở Triều Tiên và Mãn Châu.

(1)

Sau Chiến tranh Nga – Nhật, Nhật Bản đổi tên Nam Sakhalin thành tỉnh Karafuto. Đến tháng 8/1945, theo

thỏa thuận ở Hội nghị Yalta, Liên Xô có quyền kiểm soát Sakhalin và đến ngày 25/8 thì Liên Xô chiếm lại

đƣợc toàn bộ vùng Nam Sakhalin từ tay Nhật Bản cho đến nay.

Page 91: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

84

Tại Triều Tiên, vƣợt xa giới hạn do Hiệp ƣớc Shimonoseki quy định, ngày

6/7/1909, Thủ tƣớng Nhật Bản đã thông qua Nghị quyết sáp nhập Triều Tiên vào

Nhật Bản. Đến ngày 22/8/1910, Nhật ép buộc Triều Tiên phải chấp nhận Nghị quyết

sáp nhập này. Chính sách của Nhật Bản lúc này đã chuyển từ sự duy trì “độc lập”

cho Triều Tiên sang chính sách biến Triều Tiên thành lãnh thổ của mình, chẳng hạn

nhƣ bắt ngƣời Triều Tiên học tiếng Nhật, theo phong tục văn hóa của Nhật, treo cờ

Nhật và ảnh của Nhật hoàng…

Còn tại Đài Loan, Chính phủ Nhật tăng cƣờng các hoạt động đầu tƣ nhƣ xây

dựng đƣờng sắt, hải cảng, ngân hàng… Kết quả là biến Đài Loan trở thành thị trƣờng

cung cấp các sản phẩm nông nghiệp quan trọng cho Nhật Bản, đặc biệt là gạo và

đƣờng. Đồng thời, Nhật Bản cũng dần biến Đài Loan thành căn cứ hải quân chiến

lƣợc để từ đây, Nhật có thể bành trƣớng phạm vi ảnh hƣởng của mình xuống phía

Nam Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á(1)

.

Ở Mãn Châu, với vị trí chiến lƣợc quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên

dồi dào đã tạo điều kiện cho Nhật Bản thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc xâm nhập vào

vùng đất này.

Về kinh tế, từ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng đầu tƣ của các nƣớc vào thị

trƣờng Trung Quốc vào năm 1902, Nhật Bản đã vƣơn lên vị trí thứ 4 vào năm 1914

và thứ 2 vào năm 1931 (chỉ xếp sau Anh với mức 1,6%), chiếm tỷ trọng lớn so với

mức đầu tƣ của Nhật ở các vùng khác của Trung Quốc. Cũng tại Mãn Châu, Nhật

Bản đã thành lập Công ty đƣờng sắt Nam Mãn Châu (South Manchuria Railway

Company) để phục vụ cho công cuộc khai thác ở đây.

Đồng thời với việc tăng cƣờng đầu tƣ vào Mãn Châu, Nhật Bản còn tìm mọi

cách để giành đƣợc quyền quản lý hành chính vùng đất này. Ngày 30/6/1906, Thiên

hoàng Mushuhito đã ra Sắc lệnh thành lập Phủ toàn quyền ở Quan Đông (Kwantung)

– vùng đất mà Nhật thuê của Trung Quốc. Toàn quyền Quan Đông đƣợc giao những

quyền lực hành chính dân sự, có quyền ban bố những quyết định liên quan tới các

vấn đề hành chính và dân sự trong phạm vi khu vực mình quản lý, chỉ trừ những

trƣờng hợp khẩn cấp hay những sắc lệnh đặc biệt thì mới trình lên Nhật hoàng xem

xét, phê chuẩn. Toàn quyền Quan Đông cũng có quyền chỉ huy quân đồn trú của Bộ

(1)

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan cùng với Philippines và Cam Ranh là những căn cứ đóng vai

trò đặc biệt trong các cuộc hành quân của hải quân và không quân Nhật tiến đánh Đông Nam Á và các đảo,

quần đảo ở Thái Bình Dƣơng.

Page 92: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

85

Quốc phòng và Bộ tham mƣu Nhật Bản bảo vệ và giám sát các tuyến đƣờng sắt ở

Nam Mãn Châu.

Việc xâm nhập mạnh mẽ về kinh tế và hành chính của Nhật Bản ở Mãn Châu

đã chứng tỏ mƣu đồ của Nhật Bản trong việc biến khu vực này thành thuộc địa của

mình và điều này đã đi ngƣợc lại với những cam kết và thỏa thuận của nƣớc này với

Hoa Kỳ và Anh. Đây cũng chính là “nấc thang” đầu tiên dẫn tới cuộc khủng hoảng

trong quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản trong suốt thời gian từ năm 1905 đến sau khi

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc; đồng thời, nó cũng là nguyên nhân để cho Hoa

Kỳ đề ra những đối sách thích hợp trƣớc sự bành trƣớng mạnh mẽ của Nhật Bản

trong giai đoạn này. Do vậy, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản từ

năm 1905 đến năm 1918 xoay quanh những vấn đề chính yếu nhƣ sau:

Thứ nhất, đối với vấn đề Mãn Châu, trƣớc những mƣu toan hành động nhằm

biến khu vực này thành thuộc địa của Nhật Bản, cùng với Anh, Chính phủ Hoa Kỳ

đã gửi công hàm yêu cầu Chính phủ Nhật thực hiện chính sách “Mở cửa” ở Mãn

Châu. Dƣới sức ép của Mỹ và Anh, cũng nhƣ để khẳng định quyền lực của chính phủ

đối với giới lãnh đạo quân sự ở trong và ngoài nƣớc, ngày 5/4/1906, Thủ tƣớng Nhật

Bản Saionji Kinmochi đã tuyên bố với Đại biện lâm thời Mỹ tại Tokyo Huntington

Wilson rằng Chính phủ Nhật đã quyết định thực hiện chính sách mở cửa ở Mãn Châu

bằng việc cam kết mở cửa An Đông, Tatungkau từ ngày 1/5/1906 và Thẩm Dƣơng từ

ngày 1/6/1906. Cũng từ ngày 1/6, Nhật Bản sẽ không thực hiện bất cứ một biện pháp

nào nhằm hạn chế sự hiện diện của ngƣời nƣớc ngoài tại Mãn Châu, trừ một số khu

vực nhất định vì lý do an ninh và quân sự. Riêng đối với cảng Đại Liên, việc mở cửa

sẽ tiến hành muộn hơn nhƣng Nhật Bản đang soạn thảo các quy định liên quan.

Những nội dung này đƣợc Thủ tƣớng Saionji chính thức khẳng định trong công hàm

gửi H.Wilson vào ngày 1/4/1906.

Tuy nhiên, khác xa với những lời lẽ khẳng định “mở cửa” Mãn Châu, Chính

phủ Nhật Bản đã liên tục có những hành động thể hiện không muốn chia sẻ bất cứ

một lợi ích nào với các cƣờng quốc khác ở khu vực này. Sau các hành động xâm

nhập mạnh mẽ về kinh tế, hành chính và quân sự tại Mãn Châu, Nhật Bản còn ký các

hiệp ƣớc với Pháp (tháng 10/1907)(1)

và Nga(1)

(tháng 7/1907). Nhƣ vậy, thực tế tình

(1)

Hiệp ƣớc Nhật – Pháp đƣợc ký kết tại Paris vào ngày 6/10/1907 với những điều khoản quan trọng nhƣ sau:

cả Nhật và Pháp cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc; khẳng định quyền lợi của Nhật Bản ở

Page 93: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

86

hình ở Mãn Châu lại tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp Ngoại trƣởng Mỹ John Hay gửi công

hàm cho các nƣớc đề nghị thực hiện chính sách “Mở cửa” đối với Trung Quốc. Đó

là “sự bình đẳng về cơ hội buôn bán được thừa nhận nhưng bên cạnh đó là những

khu vực ảnh hưởng với các quyền đầu tư ưu đãi và ảnh hưởng về chính trị” [63;

tr.63]. Việc tồn tại những khu vực ảnh hƣởng nhƣ trƣờng hợp của Nhật Bản, Pháp và

Nga nhƣ trên đây rõ ràng là đi ngƣợc lại với nguyên tắc của Hoa Kỳ về “sự toàn vẹn

của Trung Quốc”. Điều này là một thách thức của Hoa Kỳ trên cả phƣơng diện an

ninh, kinh tế và ngoại giao.

Thách thức đó lại càng khó giải quyết hơn khi về mặt địa lý, Hoa Kỳ không có

vị trí thuận lợi để bảo vệ Philippines và các đảo ở Tây Thái Bình Dƣơng nhƣ Nhật

Bản và Anh. Hơn thế nữa, trong khi Nhật Bản đã chứng tỏ khả năng tấn công vào các

căn cứ trên bờ biển của đối phƣơng nhƣ đã từng đánh tan Hạm đội Baltic của Nga ở

Eo Đối Mã trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật thì từ tháng 8/1907 (kéo dài đến năm

1914), Hoa Kỳ đã không có một tàu chiến nào đóng ở các vùng biển ở châu Á, trong

khi giới lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ thì lại không ngừng tranh luận việc đặt căn cứ

quân sự ở Tây Hawaii hay ở vịnh Subic (Philippines)(2)

. Trong một diễn biến khác,

quan hệ hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Anh đang dần bị phai nhạt khi Anh thắt chặt quan

hệ với Nhật Bản bằng hiệp ƣớc tháng 8/1905(3)

và với Nga vào tháng 7/1907.

Mãn Châu, Nội Mông, Phúc Kiến và quyền lợi của Pháp ở Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây; Nhật Bản

công nhận quyền lợi của Pháp ở Đông Dƣơng…[121].

(1) Hiệp ƣớc Nhật – Nga đƣợc ký kết vào ngày 17/7/1907 tại St Petersburg với những nội dung quan trọng, đó

là: Nhật Bản và Nga cùng công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc; công nhận phạm vi ảnh hƣởng của

Nga ở Bắc Mãn Châu và của Nhật ở Nam Mãn Châu và hai bên đồng ý sẽ không xâm phạm hệ thống đƣờng

sắt và điện tín của nhau ở Mãn Châu; Nga thừa nhận quyền lợi của Nhật ở Triều Tiên, Nhật công nhận quyền

lợi của Nga ở Ngoại Mông Cổ…[127].

(2) Sau những lần tranh luận, Hoa Kỳ cuối cùng đã quyết định chọn Subic làm căn cứ hải quân của Mỹ ở châu

Á – Thái Bình Dƣơng. Năm 1900, Tổng thống T.Roosevelt đã ra Sắc lệnh thiết lập căn cứ hải quân ở vịnh

Subic. Còn ở Tây Hawaii, mãi tới nhƣng năm cuối của Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hoa Kỳ mới xây dựng và

mở rộng hệ thống cảng và căn cứ của mình ở Pearl Harbor (Trân Châu Cảng).

(3) Hiệp ƣớc liên minh Anh – Nhật ký ngày 12/8/1905 với những điều khoản sau đây: 1. Củng cố và giữ gìn

hòa bình chung trong khu vực Đông Á và Ấn Độ; 2. Duy trì những lợi ích chung của tất cả các cƣờng quốc ở

Trung Quốc bằng cách đảm bảo nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đế chế Trung Hoa và nguyên tắc bình

đẳng quyền lợi thƣơng mại và kinh doanh của tất cả các quốc gia có mặt ở Trung Quốc; 3. Duy trì chủ quyền

về lãnh thổ và quyền đƣợc bảo vệ những lợi ích đặc biệt của các cƣờng quốc mạnh tham gia ký kết trong khu

vực Đông Á và Ấn Độ [77; tr.490].

Page 94: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

87

Những mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản xung quanh vấn đề mở cửa Mãn

Châu chƣa đƣợc giải quyết thì lại nảy sinh vấn đề nhập cư của người Nhật vào Mỹ

trong thập niên đầu của thế kỷ XX càng làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Hoa

Kỳ - Nhật Bản.

Sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với triều đình Mãn Thanh,

Nhật Bản đã thu về những lợi ích đặc biệt ở Trung Quốc, Triều Tiên, chiếm trọn Đài

Loan và đặc biệt là chiến thắng trong cuộc chiến tranh với nƣớc Nga (1905) đã

chứng minh Nhật Bản đã thực sự trở thành một cƣờng quốc trên thế giới. Về phần

mình, Tổng thống T.Roosevelt đánh giá rất cao sức mạnh của Nhật Bản và sự trỗi

dậy của Nhật nhƣ là một bƣớc song trùng với những bƣớc tiến của Mỹ ở khu vực

CA-TBD. Bộ trƣởng Ngoại giao Mỹ Elihu Root trong một bài phát biểu cũng cho

rằng: “Nhật Bản đã sẵn sàng cho chiến tranh” và có “các thiết bị và nhân viên quân

sự hiệu quả nhất thế giới” [89; tr.7].

Trong khi đó, sự xuất hiện ngày càng nhiều ngƣời Nhật trên đất Mỹ đã khiến

cho Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ hết sức lo sợ trƣớc “mối hiểm họa da vàng”

(Yellow peril), cộng thêm vào đó là việc Nhật Bản tăng cƣờng bành trƣớng ở Viễn

Đông, đặc biệt là ở Nam Mãn Châu đã làm cho mâu thuẫn giữa hai nƣớc ngày càng

trầm trọng.

Cũng cần nói thêm rằng, trong lịch sử lập quốc của mình, nhập cƣ luôn là vấn

đề xuyên suốt của Hoa Kỳ. Đối với ngƣời nhập cƣ từ châu Á, cho đến những năm 40

của thế kỷ XIX, hầu nhƣ không có một sự hiện diện nào của ngƣời châu Á tại Hoa

Kỳ. Tình hình đó đã thay đổi khi bƣớc vào thập niên 50, lúc mà Hoa Kỳ phát hiện ra

mỏ vàng ở California. Chính điều đó đã dẫn đến làn sóng nhập cƣ vào Hoa Kỳ, đặc

biệt là từ Trung Quốc(1)

. Theo thống kê, vào năm 1850, chỉ có 1.135 ngƣời châu Á

sinh sống tại Hoa Kỳ, đến năm 1860 tăng lên 36.000 ngƣời, năm 1870 là 64.000

ngƣời và vƣợt lên con số 107.000 ngƣời vào năm 1880 [89; tr.4]. Đối với dân nhập

cƣ ngƣời Nhật, vào năm 1890, mới chỉ có 2.039 ngƣời Nhật tại Hoa Kỳ nhƣng chỉ 10

năm sau đã tăng lên 24.000 ngƣời, trong đó có 10.000 ngƣời tập trung tại California.

Chính điều này đã góp phần làm gia tăng làn sóng chống ngƣời châu Á và dẫn tới

(1)

Những ngƣời Hoa đến Mỹ theo phong trào “Cơn sốt vàng” (Gold Rush) đã thiết lập nên các khu Chinatown

kéo dài dọc theo bờ biển phía Tây nƣớc Mỹ từ San Diego đến Victoria (California); sau đó lan sang cả các khu

vực lân cận nhƣ Washington, Oregon, Idaho, Utah…và các thành phố bờ Đông nhƣ New York, Boston,

Baltimore…

Page 95: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

88

Quốc hội Hoa Kỳ buộc phải thông qua một đạo luật hạn chế ngƣời nhập cƣ vào năm

1902. Tuy nhiên, đạo luật này lại không đề cập tới ngƣời Nhật mà chỉ hạn chế ngƣời

Trung Quốc; chính vì thế, ngƣời dân ở California hết sức tức giận(1)

. Một số chính

khách ở California đã cho rằng: “Nhập cư của Nhật Bản là nghiêm trọng hơn Trung

Quốc vì Nhật Bản đã đạt được trạng thái của một cường quốc trong khi Trung Quốc

thì không” [89; tr.5].

Trƣớc những phản ứng dữ dội từ phía công đoàn và những kẻ quá khích ở

California, Tổng thống T.Roosevelt đã buộc phải nhƣợng bộ và tuyên bố cần phải

hạn chế ngƣời nhập cƣ Nhật Bản để giữ gìn hòa bình ở California và an ninh nƣớc

Mỹ(2)

. Thực hiện lời hứa với Thị trƣởng San Francisco Schmitz và Uỷ ban giáo dục

thành phố này, Tổng thống T.Roosevelt đã yêu cầu Nhật Bản phải ký kết Thỏa thuận

của các Quý ông (Gentlemen’s Agreement) về hạn chế nhập cƣ. Theo đó, có 3 nhóm

ngƣời lao động sau đây đƣợc phép nhận hộ chiếu vào Hoa Kỳ:

Thứ nhất, những ngƣời trƣớc kia đã cƣ trú tại nƣớc Mỹ lục địa;

Thứ hai, những ngƣời là cha mẹ, vợ chồng hoặc con cái của cƣ dân nƣớc Mỹ

lục địa;

Thứ ba, những ngƣời hoạt động trong ngành nông nghiệp đã có cơ sở kinh

doanh tại nƣớc Mỹ lục địa[74; tr.62].

Cũng trong năm 1907, Tổng thống T.Roosevelt đã đề nghị Quốc hội thêm vào

điều khoản: “Bất cứ khi nào Tổng thống nhận thấy rằng những hộ chiếu được cấp

bởi nước ngoài cho công dân của họ để đi tới các nước khác ngoài nước Mỹ, tới các

đảo thuộc sở hữu của nước Mỹ hoặc khu vực kênh đào ảnh hưởng không tốt tới môi

trường lao động tại đó, Tổng thống sẽ không cho phép những công dân này được

nhập cư vào nước Mỹ lục địa hay bất cứ đảo nào thuộc sở hữu của Mỹ”[74; tr.62].

Trên cơ sở điều khoản này, Tổng thống T.Roosevelt đã ban hành quy định cấm

(1)

Năm 1905, Hội đồng giáo dục thành phố San Francisco đã thông qua đạo luật phân biệt tất cả ngƣời châu Á

trong các trƣờng công lập của thành phố. Tuy nhiên, trận động đất vào tháng 4/1906 đã trì hoãn thực thi đạo

luật này. Sau khi trƣờng học mở cửa trở lại, các học sinh, sinh viên Nhật Bản đã bị loại khỏi các trƣờng mà họ

đã theo học [89; tr.8].

(2) Trên phƣơng diện tình cảm cá nhân, Tổng thống Roosevelt lại cho rằng đạo luật mà chính quyền California

ban hành là ác ý và thể hiện chủ nghĩa phân biệt chủng tộc một cách phi lý. Bằng chứng là trong một bức thƣ

gửi con trai Kermit Roosevelt – sinh viên đang học tại Đại học Harvard, ông đã nói rằng: “Cha đang có mối

bận tâm khủng khiếp với giới doanh nhân Nhật Bản. Những kẻ ngu ngốc ở California, đặc biệt là ở San

Francisco đang xúc phạm người Nhật một cách bất cẩn…” [89; tr.15].

Page 96: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

89

ngƣời lao động Nhật Bản đã có hộ chiếu vào Mexico, Canada hay Hawaii (hoặc bất

cứ hòn đảo nào thuộc sở hữu của Hoa Kỳ) đi tới Hoa Kỳ [89; tr.16].

Nhƣ vậy, với việc thông qua Thỏa thuận giữa các Quý ông, Nhật Bản trong

chính sách của Hoa Kỳ đƣợc xem nhƣ là một quốc gia hạng hai và do đó, công dân

Nhật không xứng đáng đƣợc nhập tịch vào Hoa Kỳ. Đây là một chính sách bất công

và thiếu sự tôn trọng Nhật Bản của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh vừa mới

thoát ra cuộc chiến tranh với Nga, chƣa đủ điều kiện để sẵn sàng cho một cuộc đối

đầu mới nên Nhật Bản không có con đƣờng nào khác là phải ký Thỏa thuận này.

Sự kiện Hoa Kỳ ban hành Thỏa thuận giữa các Quý ông đã thêm một dấu

mốc nữa đánh dấu sự khủng hoảng trong quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản vào đầu thế kỷ

XX; đồng thời, nó cũng là thử thách cho nguyên tắc bình đẳng và dân chủ của nƣớc

Mỹ.

Dƣới thời Tổng thống W.H.Taft, chính sách kiềm chế sự bành trướng của

Nhật Bản ở châu Á vẫn không thay đổi, nhƣng lại đƣợc thực thi thông qua một chính

sách khác, đó là chính sách “Ngoại giao Dollar”: thông qua quan hệ thƣơng mại và

khuyến khích các nhà đầu tƣ Hoa Kỳ cho nƣớc ngoài vay; qua đó, mở rộng lợi ích

của Hoa Kỳ và trói buộc các quốc gia khác vào quỹ đạo ảnh hƣởng của Hoa Kỳ.

Ngoài khu vực Mỹ Latinh, chính sách “Ngoại giao Dollar” còn đƣợc Mỹ

thực thi tại khu vực châu Á nhằm đẩy lùi thế lực của Anh, Đức và Pháp đang hiện

diện ở đây. Bƣớc đầu tiên của Chính phủ Taft áp dụng là sử dụng áp lực đòi đƣợc

tham gia xây dựng công trình đƣờng sắt Hồ Quảng (Hồ Bắc - Quảng Đông), làm cho

nhà Thanh trong một thời gian dài chƣa dám phê chuẩn hợp đồng vay tiền của Anh,

Pháp và Đức.

Bƣớc lớn thứ hai trên con đƣờng Hoa Kỳ thực hiện chính sách “Ngoại giao

Dollar” ở Trung Quốc là cố gắng thực hiện “trung lập hóa đường sắt Mãn Châu”

(dự án Knox). Năm 1909, Ngoại trƣởng P.C.Knox đƣa ra kiến nghị: tranh thủ dùng

các giải pháp quốc tế cùng quản lí để thực hiện “trung lập hóa đường sắt Mãn

Châu”. Điều này nhằm mục tiêu là giảm bớt thế lực ngày càng tăng của Nga và Nhật

tại vùng Đông Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, dự án này đã thất bại do không đƣợc sự

đồng ý của Nhật Bản và Nga.

Page 97: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

90

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản đã áp đặt 21 yêu sách(1)

(tháng

1/1915) lên Chính phủ của Viên Thế Khải, mƣu đồ biến Trung Quốc thành thuộc địa

riêng của mình bằng cách đƣa Viên Thế Khải lên làm vua. Điều này đã đe dọa trực

tiếp tới lợi ích của Hoa Kỳ ở Trung Quốc. Do vậy, Hoa Kỳ tìm mọi cách để xóa bỏ

việc liên minh giữa Anh và Nhật. Tuy nhiên, ý định độc chiếm Trung Quốc của Nhật

Bản cũng đã làm cho Anh vào lúc này vô cùng lo lắng, nên Anh cũng hy vọng sử

dụng một liên minh gồm 3 nƣớc Anh - Hoa Kỳ - Nhật nhằm thay thế cho liên minh

Anh - Nhật trƣớc đây. Nhƣng Hoa Kỳ đã từ chối đề nghị này của Anh, Hoa Kỳ vẫn

muốn thay đổi và chủ trƣơng sửa liên minh này thành công ƣớc không xâm phạm lẫn

nhau.

Khi W.Wilson lên làm tổng thống, cùng với việc tiếp tục mở rộng phạm vi

ảnh hƣởng ở khu vực Mỹ Latinh nhằm tranh thủ thời gian các nƣớc châu Âu đang

bận chiến tranh thì ở khu vực CA-TBD, Mỹ muốn lợi dụng chiến tranh để củng cố và

mở rộng vị thế của mình ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Mãn Châu – nơi mà Nhật Bản

đang kiểm soát và chiếm ƣu thế.

Hoa Kỳ định sử dụng áp lực của 3 nƣớc thành viên khối Hiệp ƣớc là Anh,

Pháp và Nga để cùng với Hoa Kỳ chống lại Nhật nhƣng những nƣớc này cho rằng

trƣớc khi chiến tranh kết thúc không thể làm cho quan hệ với Nhật Bản thêm phức

tạp. Do vậy, Nhật có cơ hội để củng cố địa vị vững chắc của mình ở Trung Quốc

nhƣng điều đó lại làm tăng thêm mâu thuẫn giữa nƣớc này với Hoa Kỳ. Tuy vậy,

trong điều kiện Nhật Bản chƣa thể dùng quân sự để xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc,

còn Hoa Kỳ thì bận tham gia chiến tranh (từ tháng 4/1917)(2)

nên Hoa Kỳ và Nhật

Bản tạm thời hòa hoãn với nhau. Điều này đƣợc thể hiện qua Thỏa thuận Lansing –

Ishii (Lansing – Ishii Agreement) liên quan đến vấn đề Trung Quốc đƣợc ký kết giữa

Ngoại trƣởng Mỹ R.Lansing và Đặc phái viên Nhật Ishii vào ngày 2/11/1917 với nội

dung chính nhƣ sau:

(1)

21 yêu sách của Nhật Bản đƣợc Thủ tƣớng Okuma Shigenobu gửi đến Chính phủ Trung Hoa Dân quốc vào

ngày 18/1/1915 với một số nội dung quan trọng nhƣ: Chính phủ Trung Quốc phải thừa nhận các quyền, lợi ích

và những ƣu đãi của Nhật ở tỉnh Shantung (Sơn Đông); thừa nhận quyền kiểm soát của Nhật Bản ở Nam Mãn

Châu và Đông Nội Mông, kể cả vấn đề chính trị, quân sự, tài chính và an ninh; cho phép Nhật gia hạn thêm

thời gian thuê cảng Lữ Thuận (Port Arthur), Đại Liên (Dalny) và tuyến đƣờng sắt Antung – Mukden (An Đông

– Thẩm Dƣơng) đến 99 năm…[102; tr.788]

(2) Ngày 4 và 6/4/1917, Thƣợng viện và Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết tuyên chiến với Đức. Đến ngày

17/12/1917, Mỹ chính thức tuyên chiến với đế quốc Áo – Hung.

Page 98: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

91

Thứ nhất, hai bên cam kết sẽ duy trì chính sách “Mở cửa” Trung Quốc và

không thừa nhận có những hành động bất kỳ dƣới hình thức nào vi phạm đến sự toàn

vẹn lãnh thổ của Trung Quốc;

Thứ hai, Chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận rằng, Nhật Bản có những “lợi ích đặc

biệt” ở Trung Quốc do sự gần gũi về mặt địa lý, đặc biệt là những khu vực của

Trung Quốc tiếp giáp với lãnh thổ của Nhật Bản [131].

Mặc dù Thỏa thuận này trƣớc đó đã nói rõ rằng, “Chính phủ hai nước sẽ

không lợi dụng tình thế hiện thời để mưu cầu những lợi ích đặc biệt ở Trung Quốc

mà điều đó sẽ gây tổn hại tới quyền lợi của công dân các nước anh em khác” nhƣng

việc Hoa Kỳ thừa nhận những “lợi ích đặc biệt” của Nhật Bản ở Trung Quốc là một

sự mâu thuẫn với chính sách “Mở cửa” và là một bƣớc lùi của Hoa Kỳ. Điều đó có

thể giải thích một phần bởi nguyên do là việc Nhật Bản ký các hiệp ƣớc đồng minh

với Anh (vào các năm 1902, 1905, 1911) và mong muốn đƣợc tham gia vào đồng

minh này của Pháp và Nga vào năm 1914 tuy không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong

muốn nhƣng cũng dẫn tới việc ký kết Hiệp ƣớc Nhật – Nga (tháng 7/1916) cũng nhƣ

việc Nhật Bản đƣợc mời tham gia Tuyên bố London (tháng 9/1915) đã đƣa nƣớc này

nghiễm nhiên trở thành một thành viên trong nhóm “5 ông lớn” đóng vai trò quan

trọng trong cuộc đàm phán kết thúc chiến tranh sau này và cũng nhƣ một lời nhắc

nhở sâu xa rằng nếu Nhật không đƣợc ―đối xử một cách hào phóng” thì Nhật sẽ rút

khỏi các liên minh này và quay sang hợp tác với Đức. Điều đó có nghĩa đặt Hoa Kỳ

vào vị trí mâu thuẫn với các nƣớc trong khối Hiệp ƣớc.

Tuy nhiên, sự hòa hoãn trên đây chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và đã

nhanh chóng kết thúc cùng với Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong bối cảnh các

nƣớc châu Âu (kể cả thua trận và thắng trận) đều bị suy yếu thì Hoa Kỳ nhờ tham

chiến muộn, lại bán đƣợc nhiều vũ khí nên đã ngày càng lớn mạnh và đạt đến thời kỳ

hƣng thịnh vào những năm 1920(1)

. Do vậy, giới tƣ bản và các chính khách Hoa Kỳ

muốn đƣa nƣớc Mỹ vƣơn lên trở thành bá chủ thế giới. Xuất phát từ các lý do đó,

Tổng thống Wilson đã đề ra Chương trình 14 điểm (The Fourteen Points) với hình

thức bề ngoài là lập lại hòa bình thế giới và đề cao dân chủ song thực chất là nhằm tổ

chức lại thế giới sau chiến tranh theo con đƣờng có lợi cho Hoa Kỳ.

(1)

Còn gọi là Thời đại “Phồn vinh Coolidge”.

Page 99: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

92

Ở CA-TBD, Hoa Kỳ tích cực chuẩn bị cho một chiến dịch lớn nhằm chống lại

sự bành trƣớng của Nhật Bản theo 4 hƣớng cơ bản nhƣ sau:

Một là, cố gắng điều chỉnh việc đầu tƣ của Nhật ở Trung Quốc trong khuôn

khổ các văn bản đƣợc ký kết giữa các thành viên của “tổ hợp 4 cường quốc mới”

gồm Mỹ, Anh, Pháp và Nhật;

Hai là, tham gia vào liên quân viễn chinh đổ bộ vào Siberia nhằm cản trở ý đồ

của Nhật tách các tỉnh ven biển khỏi sự cai quản của Nga;

Ba là, kiên quyết gây áp lực buộc Nhật Bản phải trả lại vùng Sơn Đông cho

Trung Quốc;

Bốn là, ký các hiệp ƣớc nhằm điển chế các nguyên tắc trong chính sách Viễn

Đông của Hoa Kỳ [63; tr.71].

Với ba hƣớng đầu tiên, Hoa Kỳ đã không thành công bởi hai nguyên nhân chủ

yếu: Một là, sự kiên quyết bảo vệ quyền lợi của Nhật Bản trƣớc những đòi hỏi và áp

lực của Hoa Kỳ. Hai là, lúc này liên minh Anh – Nhật đang còn tồn tại, không cần

tới khả năng đề nghị Mỹ giúp đỡ. Với hƣớng thứ tƣ, Hoa Kỳ đã bƣớc đầu thực hiện

đƣợc mục tiêu này trong Hội nghị thông tin liên lạc quốc tế tổ chức ở Washington

D.C từ tháng 1 đến tháng 12/1920 với sự tham dự của Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản và

chủ nhà Hoa Kỳ. Tại hội nghị này, Mỹ đã yêu cầu các nƣớc đặt đảo Yap(1)

dƣới sự

cai quản của quốc tế. Tuy nhiên, lời đề nghị này của Hoa Kỳ đã bị Nhật, Anh và

Pháp kiên quyết từ chối, còn Italia thì tỏ thái độ lập lờ, nƣớc đôi.

Nhƣ vậy, trong thời gian từ sau Nội chiến đến năm 1918, trong bối cảnh Hoa

Kỳ đang dần trở thành một cƣờng quốc công nghiệp, tài chính của thế giới và có

những nhu cầu lẫn điều kiện để có thể mở rộng phạm vi ảnh hƣởng của mình ở khu

vực CA-TBD thì cùng lúc đó, Nhật Bản cũng đang mở rộng và bành trƣớng ở Viễn

Đông và Đông Á bằng chiến tranh. Những lo ngại về lợi ích bị tổn hại do sự bành

trƣớng của Nhật Bản đã khiến cho Hoa Kỳ phải có những toan tính và bƣớc đi thích

hợp nhằm kiềm chế tham vọng của Nhật Bản, bắt buộc Nhật phải chấp nhận những

nhƣợng bộ và thua thiệt. Một điểm đặc biệt là dù có nhiều mâu thuẫn nhƣng do tác

động của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài nên cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều không

(1)

Đảo Yap nằm trên tuyến đƣờng biển từ Hawaii đến Philippines và là đầu mối của một trong hai tuyến cáp

ngầm xuyên Thái Bình Dƣơng; đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong thƣơng mại và chiến lƣợc của Mỹ.

Sau khi Hòa ƣớc Versailles đƣợc ký kết, hòn đảo này đặt dƣới sự quản lý của Nhật Bản. Hiện nay, đây là một

bang của Liên bang Micronesia.

Page 100: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

93

đẩy những mâu thuẫn và cạnh tranh đến mức căng thẳng, dẫn đến đối đầu mà nguy

cơ cao nhất là phải giải quyết bằng chiến tranh.

3.3.2. Đối với Trung Quốc

Vào cuối thế kỷ XIX, các nƣớc đế quốc phƣơng Tây tăng cƣờng xâm nhập lãnh

thổ và thuộc địa để thỏa mãn nhu cầu thị trƣờng, tài nguyên và nhân công phục vụ nền

kinh tế chính quốc. Ở CA-TBD, tất cả các nƣớc đế quốc đều hƣớng con mắt thèm

thuồng vào vùng đất rộng lớn Trung Quốc. Chính quyền phong kiến Mãn Thanh vốn đã

suy yếu thì nay lại càng rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng sau khi thất bại trong

hai cuộc Chiến tranh Nha phiến (1840 – 1843 và 1856 – 1860) trƣớc liên minh các nƣớc

đế quốc, đứng đầu là Anh. Đây cũng chính là lý do để cho các cƣờng quốc phƣơng Tây

ép buộc Trung Quốc phải ký các hiệp ƣớc bất bình đẳng(1)

, tạo cơ hội thuận lợi cho các

nƣớc đế quốc xâu xé và tranh giành “chiếc bánh ngọt Trung Quốc”.

Sau khi cuộc Nội chiến Nam – Bắc kết thúc, Hoa Kỳ lại tiếp tục mƣu tìm

những lợi ích về thƣơng mại và can dự nhiều vấn đề về lãnh thổ của Trung Quốc.

Ngày 28/7/1868, Mỹ lại ép buộc Trung Quốc ký thêm Điều ước bổ sung cho Hiệp

ước Thiên Tân(2)

(Hiệp ƣớc Thiên Tân đƣợc ký vào năm 1858) nhằm mở rộng hơn

nữa các cơ sở thƣơng mại của Mỹ ở Trung Quốc và đảm bảo các quyền tự do đi lại,

sinh hoạt tôn giáo của ngƣời Mỹ sinh sống ở Trung Quốc.

Trong suốt thập niên 1870 và 1880, Mỹ đã cùng phối hợp với Anh, Nhật Bản

tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm các vùng biên giới phía Đông và phía

Tây Nam của Trung Quốc. Vào năm 1874, đƣợc Tƣớng Charles Legendre (lúc này

đang là Đại biện lâm thời Mỹ tại Hạ Môn) làm cố vấn, Nhật Bản đã tiến hành cuộc

chiến tranh xâm lƣợc Đài Loan. Nhƣng khi chiến hạm của Mỹ chở quân Nhật đổ bộ

lên đảo thì đã bị quân dân ở đây chống trả quyết liệt. Chính quyền Mãn Thanh và

(1)

Trƣớc sức ép của thực dân phƣơng Tây, chính quyền Mãn Thanh đã phải ký hàng loạt hiệp ƣớc nhƣ Hiệp

ước Nam Kinh (1842), Hiệp ước Hổ Môn (1843) với Anh; Hiệp ước Vọng Hạ với Mỹ (1844); Hiệp ước Ái

Hồn với Nga (1858); Hiệp ước Thiên Tân với Pháp, Anh, Nga, Mỹ (1858); Hiệp ước Bắc Kinh với Anh, Pháp,

Nga (1860)…

(2) Hiệp ước Thiên Tân với 30 điều khoản đƣợc ký kết vào ngày 18/6/1858 giữa triều đình Mãn Thanh với 4

nƣớc là Anh, Pháp, Nga và Mỹ; trong đó Hoa Kỳ có quyền thiết lập tòa đại sứ tại Bắc Kinh; Trung Quốc phải

mở 11 cảng cho thƣơng nhân nƣớc ngoài vào buôn bán; tàu thuyền nƣớc ngoài đƣợc quyền tự do đi lại trên

sông Dƣơng Tử; Trung Quốc phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo của các Kitô hữu…[141].

Page 101: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

94

Anh cũng phản ứng mạnh mẽ trƣớc hành động này của Nhật Bản. Cuối cùng, nhờ sự

can thiệp của Đại biện lâm thời Mỹ ở Bắc Kinh S.W.William, Hiệp ƣớc Bắc Kinh đã

đƣợc ký kết và Trung Quốc phải bồi thƣờng cho Nhật Bản 500.000 lƣợng vàng.

Sau khi chiếm đƣợc Triều Tiên, Nhật Bản lại tiếp tục nhòm ngó Trung Quốc.

Lúc này, tuyến đƣờng sắt xuyên Siberia của Nga đã vƣơn tới khu vực Mãn Châu của

Trung Quốc. Sự gia tăng ảnh hƣởng của Nga ở Trung Quốc đã khiến cho Nhật lo ngại.

Tháng 4/1894, quân Nhật không tuyên chiến đã bất ngờ tấn công quân Thanh ở Nha

Sơn. Trong khi cuộc chiến Trung – Nhật đang diễn ra, tàu chiến Mỹ và các nƣớc

phƣơng Tây khác đã không có một hành động nào nhằm giúp đỡ quân đội nhà Thanh

mà chỉ lo bảo vệ các cơ sở thƣơng mại của mình ở các cảng của Trung Quốc. Về phía

Mỹ, nƣớc này cũng muốn cân bằng lực lƣợng với Nga và Nhật ở Trung Quốc nên đã

đứng ra dàn xếp kết thúc chiến tranh khi đƣợc đại thần nhà Thanh là Lý Hồng Chƣơng

đề nghị [13; tr.35]. Đến ngày 17/4/1895, với vai trò trung gian của Mỹ, Trung Quốc và

Nhật Bản đã ký kết Hiệp ƣớc Shimonoseki với các điều khoản có lợi cho Nhật.

Nhƣ vậy, từ thập niên 40 của thế kỷ XIX cho đến khi chiến tranh Mỹ - Tây

Ban Nha bùng nổ (1898), do thực lực có hạn, Hoa Kỳ chủ yếu thi hành chính sách ngoại

giao “kết bạn” với Trung Quốc. Mục đích của các nhà ngoại giao Mỹ là duy trì nguyên

trạng các quốc gia phƣơng Đông (đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên) để

đảm bảo cho Mỹ một cơ hội thông thƣơng bình đẳng với các quốc gia này. Tuy nhiên,

sau thắng lợi vang dội trƣớc Tây Ban Nha, những ngƣời Mỹ theo chủ nghĩa bành trƣớng

đã không còn cảm thấy thỏa mãn với địa vị nhỏ bé của Hoa Kỳ ở Trung Quốc. Họ đòi

thi hành chính sách Trung Quốc độc lập, phản đối sự lệ thuộc của Trung Quốc vào Anh.

Chính phủ Mỹ cũng cảm thấy khẩn thiết cần phải điều chỉnh chính sách đối với Trung

Quốc bởi vì những hoạt động tranh giành, xâu xé Trung Quốc của các cƣờng quốc khác

đã đe dọa nghiêm trọng tới lợi ích của Mỹ. Nhƣ Henry Cabot Lodge đã nói: “Cả châu

Âu đều bành trướng ở Trung Quốc. Nếu chúng ta không xác lập địa vị của mình ở

phương Đông, thế thì, tương lai mậu dịch to lớn có thể mang lại của cải cho chúng ta

cũng như cả khu vực rộng lớn có hi vọng tìm được thị trường mới vô cùng quan trọng

với chúng ta sẽ bị đóng cửa”[36; tr.270].

Cuối năm 1898, Tổng thống McKinley bày tỏ phải áp dụng một thủ đoạn

“tương thích” với chính sách nhất quán của Chính phủ Hoa Kỳ để bảo vệ lợi ích to

lớn của Mỹ ở Trung Quốc, đánh dấu cho sự ra đời của chính sách “Mở cửa” (The

Page 102: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

95

Open Door Policy) ngay sau đó. Nguyên nhân để Hoa Kỳ lựa chọn chính sách này là

do những điểm sau đây:

1. Lúc bấy giờ, Hoa Kỳ chỉ có hơn 10 vạn quân thƣờng trực, thiếu một sức

mạnh quân sự để có thể tranh giành quyền lợi và phạm vi ảnh hƣởng với các cƣờng

quốc nhƣ Anh, Pháp, Đức...

2. Vào cuối thế kỷ XIX, Mỹ đã vƣơn lên trở thành cƣờng quốc kinh tế TBCN,

hoàn toàn có khả năng thực hiện những bành trƣớng cạnh tranh trong lĩnh vực

thƣơng mại mà hầu nhƣ không cần tới việc sử dụng vũ lực.

3. Cũng vào thời điểm này, thế lực của các nƣớc mạnh ở Trung Quốc tồn tại

quá nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa Anh với Nga, Nhật với Nga. Đế

quốc Anh lúc này cũng đang vƣớng vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt với Pháp ở

châu Phi, với Nga ở vùng Cận Đông, với Đức trong vấn đề thƣơng mại và hàng hải

và đang công khai phát động chiến tranh với Boers ở Nam Phi (1899 – 1902). Điều

đó làm cho Anh lo ngại và quyết tâm duy trì thế cân bằng ở Trung Quốc nhằm tránh

bất cứ một thiệt hại nào về lợi ích cho mình.

Chính vì thế, vào tháng 3/1898, Chính phủ Anh đã mời Hoa Kỳ hợp tác để

chống lại mọi hành động có thể làm phƣơng hại đến sự bình đẳng mậu dịch của các

cƣờng quốc ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Tổng thống McKinley đã chỉ đạo cho Ngoại

trƣởng Sherman từ chối lời đề nghị này của ngƣời Anh. Trên thực tế, lúc này Hoa Kỳ

đang vƣớng bận cho việc chuẩn bị chiến tranh với Tây Ban Nha; do đó, cùng một lúc

không thể tính đến vấn đề Trung Quốc. Đến năm 1899, một lần nữa Anh lại đƣa ra

đề nghị Anh – Hoa Kỳ hợp tác; song với lý do cũ, Mỹ lại từ chối. Tuy nhiên, nguyên

nhân thực sự là chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha đã kết thúc với thắng lợi nghiêng về

Hoa Kỳ. Hơn nữa, Hoa Kỳ vốn có dã tâm, mƣu đồ bành trƣớng đối với Trung Quốc

nhƣng lại không muốn đi theo con đƣờng của Anh mà muốn tạo ra cho mình một

chính sách ngoại giao độc lập.

Trong khoảng thời gian từ ngày 6/9 đến ngày 17/11/1899, Ngoại trƣởng Mỹ

John Hay đã gửi công hàm về chính sách “Mở cửa” Trung Quốc lần lƣợt tới các Đại

sứ Hoa Kỳ ở Anh, Nga, Đức, Nhật Bản, Italia và Pháp, tuyên bố rằng:

Chính phủ chúng tôi đặc biệt được mong muốn chứng kiến những tuyên bố

chính thức từ phía tất cả các cường quốc có liên quan đến Trung Quốc, và tất cả các

bên sẽ đều có lợi ích rõ ràng trong các hoạt động thương mại với toàn thế giới, tất

cả đều dựa trên những nguyên tắc như sau:

Page 103: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

96

Điều đầu tiên, thừa nhận việc các cường quốc không được dùng bất kỳ

phương thức nào can thiệp với bất kỳ hải cảng mở hay bất kỳ quyền được thụ hưởng

trong bất cứ phạm vi lãnh thổ thuê mướn nào hay những vùng được gọi là “phạm vi

ảnh hưởng” thuộc Trung Quốc.

Điều thứ hai, đó là việc hiệp ước thuế quan của Trung Quốc vào thời điểm đó

được áp dụng cho tất cả hàng hóa cập bến tất cả các cảng được xem như là “phạm

vi ảnh hưởng” (trừ khi họ nhập hàng vào “cảng phi thuế quan”) bất luận hàng hóa

đó thuộc quốc gia nào và thuế phải thu do chính phủ Trung Quốc quản lý.

Điều thứ ba, mỗi cường quốc sẽ không thu nhiều hơn lệ phí cảng của các

thuyền nước ngoài thường xuyên ghé qua cảng thuộc “khu vực” so với thuyền của

chính quốc gia đó, và hàng hóa thuộc về công dân hay đối tượng có quốc tịch khác

sẽ không phải trả nhiều hơn chi phí ngoài chi phí xây dựng, kiểm soát hay vận hành

đường ray xe lửa so với hàng hóa tương tự thuộc cường quốc này khi được vận

chuyển trên một cung đường trong phạm vi [77; tr.484 – 485].

Sau khi công hàm đƣợc đƣa ra, các cƣờng quốc có những phản ứng khác

nhau. Chính phủ Anh tỏ ra tán thành những yêu cầu của Mỹ song đề nghị phải đặt

vùng tô giới của Anh (Hong Kong và Cửu Long) ra ngoài chính sách “Mở cửa”.

Pháp cũng biểu thị sự đồng ý và thực hiện nguyên tắc “đối xử công bằng”. Tiếp đó,

Nhật Bản, Italia, Đức cũng đều tán thành các chính sách do Mỹ đề ra. Trong khi đó,

Nga lại tỏ ra không chấp nhận chính sách “Mở cửa” Trung Quốc của Hoa Kỳ song

John Hay vẫn tuyên bố: “…Nước Nga chấp nhận đề nghị của chúng ta mà không có

nhiều bảo lưu” (ngày 20/3/1900) [36; tr.273].

Với những kiến nghị của John Hay không những không thể bảo đảm cho một

nền độc lập của Trung Quốc mà còn kích động lòng căm thù đối với nhân dân Trung

Quốc. Liên tiếp là những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Trung Quốc bùng nổ, đặc biệt

vào năm 1900, nổ ra phong trào Nghĩa Hòa Đoàn buộc nhà Thanh phải cầu cứu sự giúp

sức của liên quân Tám nƣớc (Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Italia, Áo và Hoa Kỳ).

Hoa Kỳ một mặt đƣa 5000 quân tham gia hành động xâm lƣợc của liên quân

Tám nƣớc. Song mặt khác lại sợ các nƣớc mạnh lợi dụng cơ hội này phá vỡ thế cân

bằng ở Trung Quốc, gạt bỏ những lợi ích của Hoa Kỳ ra bên ngoài. Đến ngày

3/7/1900, Ngoại trƣởng John Hay lại gửi công hàm cho các cƣờng quốc, một lần nữa

khẳng định lập trƣờng của Hoa Kỳ đối với chính sách “Mở cửa” Trung Quốc:

“Chính sách của Chính phủ Hợp chúng quốc là tìm kiếm phương án giải quyết có

Page 104: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

97

thể mang lại hòa bình và an ninh lâu dài cho Trung Quốc, duy trì lãnh thổ và chính

quyền của người Trung Quốc, bảo đảm tất cả các quyền lợi của các cường quốc

đồng minh bằng hiệp ước và luật pháp quốc tế, và giữ gìn cho thế giới những nguyên

tắc về giao thương bình đẳng và không thiên vị trên toàn đế chế Trung Hoa” [77;

tr.487]. Tuy nhiên, hành động của Hoa Kỳ và các cƣờng quốc châu Âu khác thực

chất là xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Trên cơ sở những nguyên tắc đề ra trong chính sách “Mở cửa”, Hoa Kỳ đã ép

buộc Trung Quốc phải ký Hiệp ước gia hạn quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc

(còn gọi là Hiệp ƣớc Thƣợng Hải) vào năm 1903 nhằm mở rộng hơn nữa lợi ích về

thƣơng mại, các quyền lợi của ngoại giao đoàn và công dân Mỹ ở Trung Quốc.

Khi W.H.Taft lên làm tổng thống (1909), ông và Ngoại trƣởng Philander

C.Knox nhận ra rằng sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập về chính trị ở Mãn Châu đang

bị uy hiếp bởi những nhƣợng bộ về đƣờng sắt với Nhật Bản và Nga. Ngoại trƣởng

Knox tin rằng nếu những nhƣợng bộ đó bị hủy bỏ thì chính sách “Mở cửa” và chủ

quyền của Trung Quốc sẽ đƣợc bảo đảm. Để đạt đƣợc mục đích của mình, Knox đã

thảo một bản quy ƣớc bao gồm những nguyên tắc đã đƣợc Chính phủ Anh đồng

thuận về mặt ngoại giao rồi gửi cho chính phủ các nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản,

Pháp, Nga và Đức; trong đó, Hoa Kỳ đề nghị các nƣớc cho Trung Quốc vay tiền đủ

để họ mua lại toàn bộ hệ thống đƣờng sắt (bao gồm cả Mãn Châu và những vùng

lãnh thổ đang bị cầm cố hoặc cho nƣớc ngoài thuê) hoặc xây dựng một tuyến đƣờng

sắt nối từ Cẩm Châu đến Ái Hồn và xuyên qua Mãn Châu [77; tr.498]. Đây chính là

đề xuất “trung lập hóa đường sắt Mãn Châu” của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do Nga vốn

từ trƣớc đã không ủng hộ chính sách “Mở cửa”, còn ngƣời Nhật thì xem nó nhƣ “cái

gai trong mắt”; do vậy, cả Nga và Nhật đều không muốn bất kỳ một chính sách nào

đƣợc áp dụng ở Mãn Châu. Mặc dù đã nhận đƣợc sự tán thành của Anh, Trung Quốc

và Đức nhƣng do sự phản đối mạnh mẽ của Nhật và Nga, đề xuất “trung lập hóa

đường sắt Mãn Châu” đã bị đổ bể.

Sau thất bại của đề xuất trung lập hóa, Taft và Knox mong muốn giành đƣợc

thị phần bền vững trong những khoản vay nƣớc ngoài và các hợp đồng xây dựng lớn

của Trung Quốc. Vào năm 1910, dƣới sự bảo trợ của chính quyền nhà Thanh, các tập

đoàn ngân hàng của Pháp, Đức, Anh và Mỹ đã ký thỏa thuận hợp tác tham gia vào

khoản vay nƣớc ngoài dành cho Trung Quốc. Liên minh ngân hàng đã cho Trung

Quốc vay 27 triệu USD, trong đó phần của Mỹ là 7,299,000 USD [77; tr.500].

Page 105: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

98

Sau khi Trung Hoa Dân Quốc ra đời (1/1/1912), chính sách của Hoa Kỳ đối

với Trung Quốc đã bƣớc sang một trang mới khi hai nƣớc thiết lập quan hệ hữu nghị

và hợp tác bằng việc ký Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị vào ngày 15/9/1914. Đây

cũng là cơ sở hết sức quan trọng để Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc thiết lập mối

quan hệ đồng minh chiến lƣợc trong suốt thời gian từ cuộc chiến chống Nhật Bản và

sau đó là cuộc chiến tranh tổng lực chống lại lực lƣợng của Đảng Cộng sản Trung

Quốc sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Chính sách “Mở cửa” ra đời đã chứng minh vai trò ngày càng lớn mạnh của

Mỹ ở khu vực CA-TBD, vốn đƣợc coi là khu vực ảnh hƣởng truyền thống của các

cƣờng quốc khác. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ đã buộc các cƣờng quốc mạnh phải thừa

nhận quyền lợi và vị trí của mình tại khu vực mang tính sống còn này. Đạt một kết

quả rực rỡ và ngoài mong đợi nhƣ vậy, nhà chính trị học John L.O’Sullivan đã phải

thốt lên rằng, “Chính sách Mở cửa là một trong những trang đáng tự hào nhất của

lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ, một ví dụ về tấm lòng thiện lương song hành với lòng

nhiệt huyết và kỹ năng đàm phán sắc sảo. Tất cả các chính khách hay quốc gia dù

không muốn vẫn phải đồng ý với chính sách hay đề xướng. Điều này giống như việc

đi yêu cầu những người chân thật đứng lên sẽ khiến cho những kẻ dối trá buộc phải

đứng lên đầu tiên…” [95; tr.21].

Nhƣ vậy, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc thời kỳ 1865

– 1918 đã thể hiện đầy đủ nhất nền ngoại giao thực dụng của Hoa Kỳ. Khi chƣa đủ

thực lực để có thể chen chân vào Trung Quốc, Hoa Kỳ chỉ dừng lại ở việc kết bạn

với các cƣờng quốc châu Âu đang có phạm vi ảnh hƣởng ở Trung Quốc nhằm mƣu

tìm những lợi ích về thƣơng mại. Tuy nhiên, sau khi đã đánh bại Tây Ban Nha, Hoa

Kỳ ngay lập tức đòi hỏi sự công bằng trong thƣơng mại cũng nhƣ các quyền lợi về

chính trị, quân sự với các cƣờng quốc khác ở Trung Quốc mà đỉnh cao chính là công

hàm “Mở cửa” do Ngoại trƣởng John Hay tuyên bố vào năm 1899.

3.3.3. Đối với Philippines và các nƣớc Đông Nam Á khác

3.3.3.1. Đối với Philippines

Nếu nhƣ Cuba là một quốc gia có tầm chiến lƣợc quan trọng đối với Hoa Kỳ ở

khu vực Mỹ Latinh thì Philippines trong con mắt của ngƣời Mỹ lại có vị trí chiến

lƣợc hết sức quan trọng và lợi hại ở khu vực CA-TBD. Nếu giành đƣợc quyền kiểm

soát Philippines thì đó sẽ là bàn đạp và là trạm trung chuyển cho tham vọng bành

trƣớng vào bất cứ nƣớc nào ở khu vực Viễn Đông và Thái Bình Dƣơng, đặc biệt là ở

Page 106: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

99

Trung Quốc. Khống chế đƣợc Philippines đồng nghĩa với việc khống chế đƣợc con

đƣờng thƣơng mại trên biển ở khu vực này và đồng thời ngăn chặn đƣợc sự mở rộng

ảnh hƣởng của các đế quốc khác. Ngƣời Mỹ cũng đã nhận ra đƣợc vai trò của quần

đảo này cả về kinh tế lẫn chiến lƣợc toàn cầu từ rất lâu. Trong một bài diễn văn đọc

trƣớc Quốc hội, Thƣợng nghị sĩ A.Beveridge cho rằng “Quần đảo Philippines mãi

mãi là của chúng ta. Thị trường Trung Quốc rộng lớn lại ở đằng sau Philippines.

Chúng ta không thể quên trách nhiệm của chúng ta đối với quần đảo đó, không thể

bỏ qua cơ hội mở ra cho chúng ta tiền đồ ở phương Đông” [7; tr.32 - 33].

Với những toan tính nói trên, Hoa Kỳ đã tìm mọi cách để đoạt lấy Philippines

từ tay Tây Ban Nha. Khi cuộc đấu tranh của nhân dân Philippines chống thực dân

Tây Ban Nha đang trên đà thắng lợi thì quân đội Mỹ ngay lập tức nhảy vào. Mở màn

là trận đánh với hải quân Tây Ban Nha trong vịnh Manila. Vào ngày 1/5/1898, Đô

đốc George Dewey đã chỉ huy một đội tàu gồm 4 tuần dƣơng hạm và 2 pháo hạm(1)

đã đánh tan 10 chiến hạm của Tây Ban Nha (Hạm đội Asiatic) do Đô đốc Patricio

Montojo chỉ huy [133]. Trong trận đánh này, số thƣơng vong của Tây Ban Nha lên

tới gần 400 ngƣời, các chiến hạm bị đánh đắm; trong khi đó, lực lƣợng hải quân Mỹ

thiệt hại không đáng kể [130]. Ngày 19/5/1898, đƣợc sự phê chuẩn của Quốc hội,

Tổng thống W.McKinley đã ra lệnh cho lục quân Mỹ đến chiếm đóng quần đảo

Philippines và cho đến đầu năm 1899, số quân Mỹ đồn trú tại Philippines đã lên tới

20.851 ngƣời [6; tr.14]. Đến ngày 13/8/1898, một hiệp ƣớc đình chiến đƣợc ký kết

giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ sau “một trận đánh giả vờ”, chấm dứt sự tranh giành

một trong những thuộc địa có vị trí quan trọng bậc nhất giữa hai nƣớc đế quốc cũ và

mới này.

Cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha kết thúc bằng việc ký kết Hiệp định hòa

bình Paris vào ngày 10/12/1898(2)

. Theo các điều khoản của Hiệp định này, Tây Ban

Nha phải chấm dứt chiến tranh với Cuba, trao lại Puerto Rico và Guam cho Mỹ,

đồng thời bán lại quần đảo Philippines với giá 20 triệu USD cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên,

vào ngày 4/2/1899, tức là chỉ 2 ngày trƣớc khi Thƣợng viện Mỹ phê chuẩn Hiệp định

(1)

Đó là các tàu USS.Olympia, USS.Baltimore, USS.Raleigh, USS.Boston, USS.Concord và USS Petrel.

(2) Trƣớc khi đến Hội nghị Paris, Tổng thống McKinley đã nói với đoàn đại biểu Mỹ là phải khăng khăng

giành lấy toàn bộ Philippines về cho nƣớc Mỹ, trong đó có đoạn rằng: “Chúng ta không thể trả lại họ cho Tây

Ban Nha – đó là hành động nhút nhát và đáng hổ thẹn…Đối với chúng ta không có gì để làm ngoài việc dẫn

dắt tất cả và giáo dục họ, nâng cao văn minh và niềm tin Thiên Chúa cho họ…” [68; tr.739].

Page 107: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

100

Paris (6/2/1899), một cuộc đụng độ đã xảy ra giữa lực lƣợng Mỹ với lực lƣợng cách

mạng Philippines do Emilio Aguinaldo chỉ huy tại vịnh Manila. Aguinaldo là một

lãnh tụ theo khuynh hƣớng chủ nghĩa dân tộc, tìm kiếm sự độc lập hoàn toàn cho

Philippines chứ không phải là thay đổi hình thức cai trị từ cƣờng quốc này sang

cƣờng quốc khác. Cuộc chiến tranh này kéo dài tới tháng 7/1902 mới chấm dứt. Hơn

20.000 binh lính Philippines và hơn 4.200 lính Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc chiến

này. 200.000 thƣờng dân Philippines cũng chết vì bạo lực, nạn đói và bệnh tật [125].

Sự thất bại của lực lƣợng cách mạng Philippines cũng đồng nghĩa với việc quần đảo

này chính thức trở thành một thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Trong năm 1902, Quốc hội

Hoa Kỳ đã cho phép Philippines đƣợc lập Hội đồng lập pháp, tuy nhiên hệ thống

chính quyền vẫn thuộc quyền kiểm soát của Mỹ(1)

. Những năm sau đó, Mỹ cố gắng

chinh phục Philippines bằng cách đƣa ra luật cải cách đất đai, lập chính quyền tự trị

địa phƣơng và cải thiện các điều kiện giáo dục.

Nhƣ vậy, với việc chiếm đƣợc quần đảo Philippines, Hoa Kỳ thực sự trở

thành một trong những cƣờng quốc thực dân mạnh nhất trên thế giới. Tổng thống

McKinley cho rằng, đây là cơ hội để “giáo dục, nâng cao dân trí, khai hóa văn minh

và truyền bá Cơ đốc giáo”[11; tr.707] cho ngƣời Philippines. Tuy nhiên, ai cũng biết

trong mắt ngƣời Mỹ, Philippines không chỉ dừng lại ở những lý tƣởng cao cả đó mà

còn là những lợi ích thực dụng hơn về kinh tế lẫn chiến lƣợc trong tƣơng lai. Đối với

ngƣời Mỹ, “không có gì buộc chúng ta (người Mỹ) phải từ bỏ Philippines. Chúng ta

nắm giữ bờ bên kia của Thái Bình Dương và giá trị của đất nước này hầu như khó

hình dung nổi‖[7; tr.33]. Không những thế, Philippines còn là vùng đất màu mỡ,

“một khu vườn của thiên đàng, một hứa hẹn mới lộng lẫy và đáng giá hơn bất cứ cái

gì”. Manila đƣợc Hoa Kỳ miêu tả nhƣ một cơ sở thƣơng mại với Trung Quốc, là

trạm trung chuyển không thể bỏ qua trên con đƣờng thƣơng mại Mỹ – Trung.

Vị trí quan trọng của Philippines không chỉ dừng lại ở chỗ là trạm trung

chuyển trên con đƣờng thƣơng mại mà nó còn là một trong những tổ hợp căn cứ

(1)

Đến năm 1935, Hoa Kỳ cho Philippines đƣợc hƣởng quy chế độc lập dƣới hình thức Khối Thịnh vƣợng

chung (Commonwealth) trong thời hạn 10 năm thông qua Đạo luật Tydings – McDuffie đƣợc Thƣợng viện Mỹ

phê chuẩn vào năm 1934. Theo đó, sẽ thiết lập một chính quyền tự quản tại Philippines do Tổng thống Manuel

L.Quezon đứng đầu nhƣng mọi quyền quyết định về an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế vẫn do Mỹ nắm

[142].

Page 108: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

101

quân sự vô cùng quan trọng đối với Mỹ, đặc biệt là trong Chiến tranh thế giới thứ hai

và trong Chiến tranh Lạnh. Vì là một quần đảo với hàng nghìn đảo lớn nhỏ, lại nằm

trải dài theo hƣớng Bắc – Nam nên Philippines đƣợc xem nhƣ là “một chiếc cầu tự

nhiên”, tiếp cận với Đài Loan (thuộc Nhật) và phía Nam là quần đảo Indonesia

(thuộc Hà Lan). Năm 1900, Tổng thống T.Roosevelt đã ra Sắc lệnh thiết lập căn cứ

hải quân ở vịnh Subic. Ngoài ra, trong khoảng thời gian sau đó, Mỹ còn thiết lập

nhiều căn cứ quân sự ở Philippines nhƣ các sân bay Clark, Iba, căn cứ hải quân

Cavite. Bộ Tổng tƣ lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Viễn Đông trong thời kỳ Chiến tranh

thế giới thứ hai cũng đƣợc đặt ở đây. Đứng về phƣơng diện chiến lƣợc, đối với Hoa

Kỳ, Philippines là vòng cung phòng ngự từ xa của bờ phía Tây lục địa Mỹ. Vòng

cung thứ hai là quần đảo Aleutian và Hawaii. Giữa hai hệ thống phòng thủ này là

những sân bay đƣợc xây dựng ở các đảo nhƣ Guam, Midway, Wake… Còn trong

chiến lƣợc tiến công thì Philippines đƣợc ví nhƣ là “những tàu sân bay không chìm”

của Mỹ trong Chiến tranh Thái Bình Dƣơng 1941 – 1945. Với những loại máy bay

hiện đại nhƣ B.17, B.18 đậu tại sân bay Clark thì Hoa Kỳ lúc nào cũng có thể tấn

công các căn cứ quan trọng của Nhật Bản đến tận Đài Loan, miền Nam Nhật Bản,

Đông Dƣơng, Mã Lai và Indonesia.

3.3.3.2. Đối với một số nước Đông Nam Á khác

* Đối với Thái Lan

Trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ với các quốc gia châu Á, hiếm

có một mối quan hệ nào lại tƣơng đối êm đẹp và hữu hảo nhƣ quan hệ giữa Mỹ với

Thái Lan. Quan hệ đồng minh thân cận Mỹ - Thái cho đến nay đã hơn 180 năm, kể

từ khi hai nƣớc ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại vào năm 1833.

Theo những tài liệu hiện có thì thƣơng thuyền của Mỹ đến Xiêm là vào năm

1821 do Han làm Thuyền trƣởng (tức là vào thời vua Rama II), “thuyền đã đi ngược

lên sông Chao Phraya và ghé đến Bangkok”. Khi đến Bangkok, Thuyền trƣởng Han

đã đƣợc vua Rama II tiếp đón trịnh trọng. Ông đã giới thiệu với vua 500 khẩu súng

kíp và đƣợc vua Rama II miễn thuế một phần hàng hóa trên tàu [109; tr.3].

Vào năm 1825, Tổng Lãnh sự Mỹ ở Batavia là John Shillaber đã yêu cầu với

Chính phủ Mỹ xem xét việc thiết lập hiệp định thƣơng mại với Xiêm và Việt Nam;

tuy nhiên, yêu cầu này của ông đã không đƣợc Chính phủ Mỹ đáp ứng. Đến năm

1833, vua Rama III đã tiếp đón Đặc phái viên của Tổng thống Andrew Jackson là

Edmund Robert. Ngay sau đó, vào ngày 20/3/1833, Mỹ và Xiêm đã ký kết Hiệp định

Page 109: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

102

Hữu nghị và Thương mại(1)

. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thiết lập quan hệ ngoại

giao giữa hai nƣớc và cũng là hiệp ƣớc đầu tiên mà Mỹ ký với một nƣớc ở khu vực

châu Á (trƣớc cả Nhật Bản).

Bƣớc sang thập niên 50 của thế kỷ XIX, Xiêm cũng nhƣ nhiều quốc gia châu

Á khác đã không thể đứng vững trƣớc sức mạnh của các cƣờng quốc thực dân

phƣơng Tây và buộc phải ký kết các hiệp ƣớc bất bình đẳng. Vào năm 1855, lùi bƣớc

trƣớc áp lực ngoại giao và quân sự của Anh, Xiêm đã buộc phải ký với Anh hiệp ƣớc

bất bình đẳng đầu tiên. Ngày 18/4/1855, Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại giữa

Anh và Xiêm. Theo sau Anh, đến lƣợt các nƣớc Pháp, Nga, Đan Mạch(2)

… cũng ép

buộc Xiêm ký các hiệp ƣớc bất bình đẳng. Trƣớc nguy cơ có thể mất đi các quyền lợi

về thƣơng mại ở Xiêm vào tay Anh và Pháp, Hoa Kỳ cũng đã ép buộc Xiêm ký Hiệp

ước Hữu nghị, Thương mại và Định hướng (còn gọi là Hiệp ƣớc Harris) và ngày

29/5/1856. Hiệp ƣớc Harris có một số nội dung quan trọng nhƣ sau: Hoa Kỳ có

quyền buôn bán ở tất cả các cảng của Xiêm; công dân Hoa Kỳ có quyền lãnh sự tài

phán, đƣợc quyền đi đến bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Xiêm và có quyền tự do tôn

giáo…[109; tr.174].

Việc ký kết các hiệp ƣớc bất bình đẳng đã mở cửa cho hàng hóa nƣớc ngoài tự

do tràn vào thị trƣờng Xiêm, là giai đoạn biến Xiêm thành nƣớc nửa thuộc địa.

Mặc dù việc Hoa Kỳ ép Xiêm ký hiệp ƣớc bất bình đẳng song đây chỉ là “một

bước lùi” hết sức ngắn ngủi trong quan hệ Mỹ - Xiêm. Đến tháng 2/1861, quan hệ

giữa hai nƣớc lại đƣợc hâm nóng trở lại khi vua Mongkut (Rama IV) đã gửi cho

Tổng thống James Buchanan một bức thƣ mong muốn đƣợc tặng cho Mỹ một cặp

voi nhằm thể hiện tình hữu nghị giữa hai nƣớc. Bức thƣ có đoạn viết rằng: “…Chúng

tôi hy vọng rằng Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng tiếp nhận chúng như

là một dấu hiệu của sự thân thiện…” [109; tr.177]. Tuy nhiên, sau khi nhận đƣợc

(1)

Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại bao gồm 10 điều khoản với những nội dung quan trọng nhƣ: hai nƣớc

đồng ý thiết lập một nền hòa bình và hữu nghị vĩnh viễn; công dân Mỹ đƣợc hƣởng quyền tối huệ quốc; các

thuyền buôn Mỹ đƣợc phép tự do đi lại ở các cảng của Xiêm; Xiêm có trách nhiệm cứu trợ cho công dân Mỹ

trong trƣờng hợp tàu bị đắm; Mỹ có quyền thiết lập tòa lãnh sự ở Xiêm bình đẳng nhƣ các nƣớc khác…[109;

tr.170].

(2) Xiêm ký Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại với Pháp vào năm 1855, Hiệp ước Thương mại và Định hướng

với Nga vào năm 1898…

Page 110: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

103

bức thƣ vào một năm sau đó, Tổng thống A.Lincoln đã từ chối đề nghị này của vua

Mongkut là do vào lúc này, nƣớc Mỹ đang xảy ra cuộc Nội chiến Nam – Bắc.

Quan hệ Xiêm – Hoa Kỳ tiếp tục khởi sắc vào thời vua Chulalongkorn (Rama

V) trị vì (1868 – 1910). Sau khi lên ngôi lần thứ 2 vào năm 1873(1)

, vua

Chulalongkorn đã thực hiện một loạt cải cách toàn diện trong lĩnh vực chính trị, kinh

tế, quân sự, giáo dục và hành chính. Những cải cách này không chỉ làm cho thực lực

của Xiêm mạnh hơn mà còn giữ vững đƣợc độc lập cho đất nƣớc trƣớc họa xâm lăng

của các cƣờng quốc thực dân phƣơng Tây, đặc biệt là Anh và Pháp(2)

.

Vua Chulalongkorn rất coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ. Trƣớc chuyến thăm

Xiêm của cựu Tổng thống U.S.Grant (tháng 4/1879), ông đã viết thƣ cho Grant và

thể hiện rõ lập trƣờng của Xiêm là mong muốn thiết lập quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ:

“Tôi có niềm vui rất lớn là sẽ được tiếp đón Ngài tại Xiêm. Chúng tôi sẽ đón tiếp

Ngài như một vị khách cao quý, nhưng Ngài phải cho phép chúng tôi được bày tỏ

điều đó… Quốc gia của Ngài rất tuyệt vời khi đã rất thân thiện với Xiêm, và quan hệ

giữa hai nước chúng ta được đánh giá là tốt đẹp và công bằng trong các quan hệ ở

Viễn Đông”[111; tr.119].

Vào năm 1884, em trai của vua Chulalongkorn là Hoàng tử Nares Warariddhi

sau khi thăm London đã đến Washington D.C và có cuộc gặp gỡ với Tổng thống

Chester A.Arthur. Hoàng tử Warariddhi đã gửi lời chào của vua Chulalongkorn và đề

nghị Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện các hoạt động ngoại thƣơng, buôn bán và giúp nâng

cao chất lƣợng giáo dục ở Xiêm thông qua hoạt động của các nhà truyền giáo Hoa

Kỳ [109; tr.35].

Vào năm 1903, Chính phủ Mỹ đã cử Edward H.Strobel(3)

sang làm cố vấn cho

vua Chulalongkorn. Strobel là cố vấn đầu tiên của Mỹ ở Xiêm và là ngƣời đã để lại

nhiều dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Thái Lan. Chính Strobel là ngƣời có công lớn

nhất trong các cuộc đàm phán giữa Xiêm và Pháp xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh

thổ giữa hai nƣớc này ở phía Đông sông Mekong (bao gồm cả Lào và các tỉnh ở

(1)

Tháng 10/1868, Chulalongkorn lên ngôi lần thứ nhất nhƣng do ông còn quá nhỏ, chỉ mới 15 tuổi nên Thừa

tƣớng Si Suriyawonse làm nhiếp chính vƣơng.

(2) Năm 1896, Xiêm ký Điều ƣớc London, quy định thung lũng sông Menam trở thành khu đệm giữa các thuộc

địa của Anh và Pháp ở bán đảo Đông Dƣơng.

(3) Edward H.Strobel, sinh ngày 7/12/1855, mất ngày 15/1/1908 tại Bangkok do bệnh nhiễm trùng máu. Mộ

của ông hiện nay vẫn nằm ở Nghĩa trang Tin Lành Bangkok.

Page 111: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

104

Đông Bắc Campuchia) và dẫn đến việc ký kết Hiệp ƣớc Pháp – Xiêm vào năm 1907.

Mặc dù bản hiệp ƣớc này đã buộc Xiêm phải nhƣợng lại cho Pháp toàn bộ đất đai

của Lào, các vùng Battambang, Siemreap, Sisophon(1)

[109; tr.45] nhƣng điều quan

trọng nhất là đã tránh cho Xiêm khỏi cuộc xung đột không cân sức với liên quân

Pháp – Anh. Ngoài ra, Strobel còn có công lớn đối với Chính phủ Xiêm trong việc

soạn thảo các bộ luật về thuế, đất đai và xóa bỏ các tàn tích của chế độ nô lệ ở Xiêm.

Nhƣ vậy, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Thái Lan trong thời kỳ

1865 – 1918 chỉ dừng lại ở việc Mỹ thiết lập quan hệ thƣơng mại đối với Xiêm và

một số hợp tác trên các lĩnh vực khác giữa hai nƣớc, đặc biệt là về giáo dục và trao

đổi văn hóa. Đây cũng là xu thế tất yếu đối với Hoa Kỳ khi vào thời điểm đầu thế kỷ

XIX, thực dân Anh và Pháp đã tạo đƣợc cho mình chỗ đứng khá vững chắc ở Xiêm

nói riêng và khu vực Đông Nam Á lục địa nói chung. Thông qua việc tìm hiểu chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Thái Lan thời kỳ 1865 – 1918 đã phần nào cho

chúng ta thấy đƣợc quan hệ khá êm thấm giữa hai quốc gia này trong lịch sử. Đó

chính là cơ sở để thiết lập quan hệ đồng minh Mỹ - Thái trong những năm cuối cùng

của Chiến tranh thế giới thứ hai và kéo dài cho đến ngày nay.

* Đối với Việt Nam

Sau cuộc Nội chiến, cùng với việc gia tăng vị thế của mình ở Trung Quốc,

Hoa Kỳ còn thực thi những chính sách nhằm bảo vệ và củng cố vững chắc quyền lợi

của mình ở quốc gia này. Do vậy, khi Pháp và nhà Thanh mâu thuẫn về vấn đề Bắc

Kỳ, Hoa Kỳ đã đứng ra hòa giải nhằm bảo vệ những lợi ích của mình ở Trung Quốc.

Sau khi chiếm trọn 6 tỉnh Nam Kỳ (1867), Pháp tiếp tục mở rộng cuộc chiến tranh

xâm lƣợc nhằm thôn tính toàn bộ Việt Nam, trƣớc tiên là ở Bắc Kỳ. Việc Pháp ráo

riết tiến hành xâm chiếm Bắc Kỳ là đụng chạm trực tiếp tới nhà Thanh từ lâu vốn coi

Việt Nam là một “thuộc quốc” của mình. Nhƣ vậy, khi triều đình Huế ký Thƣơng

ƣớc vào ngày 3/8/1874 về việc mở cửa thông thƣơng trên sông Hồng cho các thƣơng

gia châu Âu vào buôn bán, triều đình nhà Thanh coi đó là sự vi phạm Hiệp ƣớc

Thiên Tân đƣợc ký kết vào năm 1858. Việc ký kết thƣơng ƣớc cũng đồng nghĩa vai

trò bảo hộ Việt Nam từ nay sẽ đƣợc chuyển từ triều đình nhà Thanh sang cho Pháp.

Khi Pháp xúc tiến nhanh âm mƣu đánh chiếm toàn bộ Bắc Kỳ, nhà Thanh đã

yêu cầu Pháp phải tôn trọng “quyền tôn chủ” của Trung Quốc nhƣ là điều kiện để

(1)

Cả 3 tỉnh Battambang, Siemreap và Sisophon hiện nay đều thuộc Campuchia.

Page 112: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

105

Trung Quốc công nhận quyền bảo hộ của Pháp và Việt Nam sẽ là quốc gia nằm dƣới

quyền bảo hộ của cả Pháp và Trung Quốc. Tuy nhiên, với ý đồ độc chiếm Việt Nam

nên Pháp đã bác bỏ yêu sách này của Trung Quốc. Trƣớc thái độ đó của Pháp, Trung

Quốc buộc phải có hành động can thiệp mạnh mẽ hơn vào Việt Nam. Bắt đầu từ mùa

thu năm 1882, nhà Thanh đã cho quân đội xâm nhập Bắc Kỳ và đóng rải rác trên một

tuyến dài từ Tuyên Quang kéo xuống tận Bắc Ninh. Tình hình này đã làm cho quan

hệ Pháp – Trung trở nên căng thẳng.

Trƣớc tình hình quan hệ Pháp – Trung căng thẳng, có thể làm tổn hại các lợi

ích của mình ở Trung Quốc, Hoa Kỳ đã đề nghị đƣợc làm trung gian hòa giải giữa

Pháp và Trung Quốc. Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Bắc Kinh John Rusell Young đã

thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ cố gắng “thực hiện các nỗ lực ngoại giao trung gian

giữa Pháp và Trung Quốc”. Bản thân nhà Thanh cũng mong muốn thƣơng lƣợng với

Pháp thông qua vai trò trung gian của nƣớc thứ ba, trong đó có Hoa Kỳ. Ngày

5/7/1883, sau khi Pháp và Trung Quốc cắt đứt cuộc đàm phán về Việt Nam,

J.R.Young đã gọi điện cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ Bắc Kinh chuyển “lời đề nghị

lần thứ nhất” của Trung Quốc về việc nối lại quan hệ với Pháp thông qua sự trung

gian của Hoa Kỳ.

Ngày 7/8/1883, Đại sứ Hoa Kỳ tại Paris Charge Brulatour đã thông báo cho

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ biết những điều kiện của Trung Quốc đặt ra với Pháp, đó là:

1. Pháp không đƣợc thôn tính thêm lãnh thổ;

2. Quan hệ thần thuộc giữa An Nam và Trung Quốc vẫn không thay đổi;

3. Quân đội Pháp phải rút khỏi các vùng đã chiếm đóng;

4. Sông Hồng sẽ đƣợc mở cho thƣơng mại nƣớc ngoài lên đến Tung Ho

Kouan (Hồ Động Đình);

5. Trung Quốc sử dụng ảnh hƣởng của mình để tạo thuận lợi cho thƣơng mại

và có các biện pháp để tiễu trừ quân Cờ Đen(1)

;

6. Các hiệp định giữa Pháp và An Nam phải đƣợc sự đồng thuận của Trung

Quốc [100; tr.92].

Ngoại trƣởng Hoa Kỳ lúc này là Federick T.Frelinghuysen đã ủy quyền cho

J.R.Young thực hiện vai trò ngoại giao trung gian của Hoa Kỳ trong việc chuyển

những đề nghị của Trung Quốc về Việt Nam cho phía Pháp nhƣng Pháp đã không

(1)

Quân Cờ Đen là một nhóm cƣớp đƣợc tuyển mộ phần lớn từ các binh sĩ của dân tộc Choang, hoạt động rất

mạnh mẽ ở vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Page 113: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

106

đếm xỉa gì tới những đề nghị này và tiếp tục công cuộc xâm chiếm toàn bộ Việt

Nam.

Về phía Việt Nam, trƣớc những hành động tỏ rõ mƣu đồ xâm lƣợc của Pháp,

triều đình nhà Nguyễn đã phải nhanh chóng cử ngƣời ra thƣơng thuyết và kết quả là

dẫn tới ký kết Hiệp ước Harmand (hay còn gọi là Hòa ƣớc Quý Mùi) vào ngày

25/8/1883, trong đó, triều đình Huế phải công nhận chế độ bảo hộ của Pháp và trao

cho Pháp quyền kiểm soát quan hệ ngoại giao của Việt Nam, mọi việc giao thiệp với

nƣớc ngoài, kể cả với Trung Quốc đều do Pháp nắm…[43; tr.46].

Việc ký kết Hiệp ƣớc Harmand giữa triều đình Huế và Pháp đã vấp phải sự

phản ứng kịch liệt của Trung Quốc. Tuy nhiên, Pháp xem những phản ứng của Trung

Quốc là hoàn toàn vô nghĩa và không có giá trị. Trƣớc sức mạnh của Pháp, mặc dù

phản đối nhƣng Trung Quốc vẫn thực thi chính sách đối ngoại tƣơng đối “nhẹ

nhàng” và mềm dẻo với Pháp nhằm hy vọng có thể vớt vát một số quyền lợi ở Việt

Nam. Do vậy, đến ngày 11/5/1884, một bản hiệp định đƣợc ký kết giữa Pháp và

Trung Quốc, trong đó quy định Pháp sẽ đảm bảo và nếu cần sẽ bảo vệ biên giới phía

Nam của Trung Quốc; đổi lại, Trung Quốc sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ[43; tr.46].

Những nhƣợng bộ của Trung Quốc lại tạo thêm cơ hội cho Pháp gây áp lực

mạnh hơn đối với triều đình Huế. Đến tháng 6/1884, Pháp lại ép buộc triều đình Huế

ký thêm Hiệp ước Patenôtre(1)

(còn gọi là Hòa ƣớc Giáp Thân) với một số điều

khoản nhằm xoa dịu những phản ứng của nhà Thanh. Trung Quốc không thỏa mãn

với những sửa đổi đó, bởi vì vẫn muốn tiếp tục duy trì quyền lợi của mình ở Việt

Nam. Triều đình Mãn Thanh đã ra lệnh đóng cửa biên giới Vân Nam đối với thƣơng

gia Pháp làm cho những mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Pháp lại tiếp diễn. Đến ngày

20/4/1884, Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Bắc Kinh J.R.Young đã gọi điện khẩn cấp

về Washington chuyển “lời đề nghị thứ hai” của Trung Quốc, yêu cầu Hoa Kỳ giúp

Trung Quốc nối lại thƣơng lƣợng với Pháp. Cũng nhƣ lần trƣớc, Pháp lại bác bỏ đề

nghị này của Trung Quốc và cáo buộc phía Trung Quốc vi phạm hiệp ƣớc (ký ngày

(1)

Hiệp ƣớc Patenôtre gồm 19 điều khoản, trong đó có 17 điều khoản tƣơng tự nhƣ Hiệp ƣớc Hardmand và 2

điều khoản mới, đó là: 1. Chia Việt Nam ra làm 3 xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ

(Cochinchine) dƣới 3 chế độ khác nhau: Nam Kỳ là xứ thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ

của Pháp; 2. Trả các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh từ Bắc Kỳ và tỉnh Bình Thuận từ Nam Kỳ về lại

Trung Kỳ[134].

Page 114: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

107

11/5/1884), đòi bồi thƣờng chiến phí 40 triệu USD và nếu Trung Quốc không chấp

nhận thì trong vòng một tuần, Pháp sẽ đánh chiếm đất đai của Trung Quốc. Trƣớc lời

đe dọa của Pháp, Trung Quốc lại đề nghị Hoa Kỳ đứng ra làm trung gian hòa giải.

Ngày 30/7/1884, J.R.Young gọi về Washington chuyển “lời đề nghị thứ ba” của

Trung Quốc, nhờ Hoa Kỳ bằng những nỗ lực ngoại giao của mình giúp Trung Quốc

nối lại mối quan hệ với Pháp song Pháp vẫn tỏ thái độ cứng rắn và tuyên bố thẳng

thừng là không cần đến vai trò trung gian của nƣớc thứ ba.

Những căng thẳng trong quan hệ Pháp – Trung lên đến đỉnh điểm khi hai

nƣớc phải giải quyết bằng cuộc chiến tranh vào tháng 8/1884. Do chủ trƣơng muốn

tránh xung đột lớn với Pháp nên triều đình Mãn Thanh vẫn tiếp tục đề nghị Hoa Kỳ

thực hiện “vai trò ngoại giao trung gian”, giúp Trung Quốc giải quyết cuộc xung

đột với Pháp. Ngày 13/9/1884, căn cứ vào thái độ thăm dò gián tiếp của các quan

chức Pháp, Ngoại trƣởng Hoa Kỳ Frelinghuysen đề nghị Đại biện lâm thời tại Bắc

Kinh Young tìm hiểu thêm một lần nữa để khẳng định việc Trung Quốc mong muốn

thỏa hiệp với Pháp thông qua sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. J.R.Young đã chuyển thông

báo này cho Tƣớng Stahel – Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thƣợng Hải [43; tr.48] và đề

nghị Tƣớng Stahel hỏi Khâm sứ Pháp tại Việt Nam Patenôtre rằng Pháp đòi hỏi điều

gì tƣơng đƣơng với việc bồi thƣờng chiến phí. Đến ngày 27/9/1884, Trung Quốc đã

phản đối gay gắt lời cáo buộc của Pháp về việc vi phạm Hiệp ƣớc 1884 và cũng từ

chối luôn việc bồi thƣờng 40 triệu USD chiến phí cho Pháp.

Do sự mâu thuẫn của triều đình Mãn Thanh vừa muốn giải quyết những căng

thẳng với Pháp bằng chiến tranh, lại vừa muốn Hoa Kỳ làm trung gian hòa giải để có

thể vớt vát đƣợc một số quyền lợi tại Việt Nam nên đã làm cuộc chiến tranh Trung –

Pháp dùng dằng mãi cho đến khi Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và thương mại(1)

giữa

Pháp và Trung Quốc (còn gọi là Hiệp ƣớc Thiên Tân) đƣợc ký kết vào ngày

9/6/1885.

Nhƣ vậy, sự căng thẳng trong mối quan hệ Pháp – Trung xoay quanh vấn đề

Việt Nam đã dẫn đến vai trò ngoại giao trung gian của Hoa Kỳ song Hoa Kỳ đã

(1)

Hiệp ƣớc Thiên Tân với 10 điều khoản có những nội dung quan trọng nhƣ sau: nhà Thanh cam kết thừa

nhận quyền thống trị của Pháp ở Việt Nam; tôn trọng thỏa thuận giữa Pháp và Việt Nam; tiếp tục duy trì quan

hệ hữu hảo với Việt Nam thông qua Pháp; hai bên tìm cách cải thiện quan hệ hữu hảo và thƣơng mại giữa hai

nƣớc [139].

Page 115: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

108

không thành công trong vai trò này. Có thể lý giải sự thất bại này của Hoa Kỳ theo 2

hƣớng sau đây:

Thứ nhất, vào thời gian này, Hoa Kỳ chƣa có tham vọng bành trƣớng lãnh thổ

ở Đông Nam Á mà chỉ tập trung chen chân vào Trung Quốc và chuẩn bị bắt đầu cho

“cuộc đua đường dài” với Nhật Bản ở khu vực Viễn Đông. Do đó, mặc dù Đại biện

lâm thời Hoa Kỳ tại Bắc Kinh J.R.Young luôn thúc giục Hoa Kỳ đứng ra làm trung

gian hòa giải những căng thẳng giữa Pháp và Trung Quốc nhƣng về cơ bản, Chính

phủ Hoa Kỳ vẫn không mặn mà với công việc này.

Thứ hai, những nỗ lực làm trung gian hòa giải giữa Pháp và Trung Quốc của

Hoa Kỳ bị thất bại là do thái độ cƣơng quyết của Pháp, với ý đồ bên trong là muốn

độc chiếm toàn bộ Việt Nam và Đông Dƣơng cho nên cả ba lần Trung Quốc đề nghị

Hoa Kỳ đứng ra làm trung gian thì đều bị Pháp từ chối thẳng thừng.

3.4. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với một số nƣớc ở châu Âu

3.4.1. Đối với Anh

Hoa Kỳ và Vƣơng quốc Anh dù có nhiều điểm gần gũi song quan hệ giữa hai

quốc gia này đã trải qua vô vàn sóng gió từ khi 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ tuyên bố

thành lập Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ (1776), chính thức tách ra khỏi nƣớc Anh. Từ

năm 1815 trở đi, phần lớn những tranh chấp ngoại giao lớn giữa Mỹ và Anh đều

đƣợc giải quyết một cách ổn thỏa, ngoại trừ vấn đề thu phí ở kênh đào Panama.

Sau cuộc Nội chiến, bối cảnh quốc tế và tình hình nội tại của Hoa Kỳ đã tạo

cơ hội cho Hoa Kỳ và Anh giải quyết những mâu thuẫn và bất đồng thông qua các

cuộc hòa giải bằng phƣơng thức trọng tài mà trọng tâm là vấn đề tàu lớp Alabama,

giải quyết tranh chấp buôn bán lông hải cẩu ở biển Bering, phân định đƣờng biên

giới ở Venezuela và Alaska. Do vậy, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Anh

trong giai đoạn này cũng xoay quanh các vấn đề nói trên.

Trƣớc hết, đối với vấn đề tàu lớp Alabama, sau khi cuộc Nội chiến Mỹ kết

thúc, do tác động của tình hình quốc tế đã tạo nguy cơ đƣa nƣớc Anh bƣớc vào một

cuộc chiến tranh hàng hải mới. Ở Viễn Đông, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nhật Bản đã

làm cho nhiều cƣờng quốc thực dân có chỗ đứng tại khu vực này hết sức lo ngại. Ở

châu Âu, các vấn đề có liên quan đến chiến tranh giành thuộc địa, sự thống nhất

nƣớc Đức và sự suy yếu của đế quốc Ottoman đã tạo ra những nguy cơ tiềm tàng có

thể bùng nổ chiến tranh bất cứ lúc nào. Trong cuộc Nội chiến Mỹ, chính phủ của Thủ

Page 116: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

109

tƣớng Anh lúc này là Palmerston(1)

đã thể hiện lập trƣờng ủng hộ phe ly khai miền

Nam bởi hai lý do quan trọng: Thứ nhất, vì sợ giai cấp tƣ sản miền Bắc nếu giành

đƣợc thắng lợi sẽ trở thành kình địch đối với Anh trong việc tranh đoạt thị trƣờng thế

giới; thứ hai, nguồn nguyên liệu bông từ miền Nam Hoa Kỳ đang đóng vai trò rất

quan trọng đối với nền công nghiệp nƣớc Anh. Do đó, chính sách của Anh lúc này là

giúp đỡ phe miền Nam bằng cách đóng tàu thủy mà tiêu biểu là tàu lớp Alabama để

chống lại miền Bắc. Các con tàu này đƣợc đóng bởi Công ty John Laird Sons and

Company có trụ sở tại Birkenhead, Wirral (gần thành phố Liverpool) vào năm 1862.

Chính những con tàu lớp Alabama đã phá hủy 65 tàu buôn, gây ra những tổn thất

không nhỏ đối với nền thƣơng mại của phe miền Bắc [80; tr.5].

Sau cuộc Nội chiến, Hoa Kỳ đã đòi Anh phải bồi thƣờng các tổn thất khi tàu

buôn của họ bị đánh đắm và cáo buộc Anh vi phạm tính trung lập khi nƣớc này can

thiệp quá sâu vào cuộc Nội chiến. Tháng 4/1869, Thƣợng nghị sĩ Charles Sumner –

Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Thƣợng viện Hoa Kỳ đã nói rằng, Hoa Kỳ đang phải gánh

chịu “mối bất bình khổng lồ về những gì đất nước chúng ta đã phải chịu đựng bao

năm qua” và “Anh không chỉ phải trả các tổn phí gây ra bởi sự phá hoại của các

tuần dương (của Anh), chi phí bỏ ra để đuổi bắt chúng, thiệt hại của ngành giao

thương đường biển của Hoa Kỳ mà còn phải có trách nhiệm trả một nửa con số

chiến phí 4 tỷ USD” [77; tr.406]. Mục tiêu bài phát biểu của Sumner là nhằm tạo ra

dƣ luận ở hai nƣớc Hoa Kỳ và Anh rằng, chỉ có việc Anh nhƣợng lại Canada cho

Hoa Kỳ mới có thể làm dịu tình hình căng thẳng(2)

. Đến mùa hè năm 1870, Anh đã

buộc phải có động thái nhún nhƣờng Hoa Kỳ khi Quốc hội nƣớc này thông qua một

đạo luật nhằm ngăn chặn việc đóng mới, sửa chữa, trang bị hay thuê nhân công cho

các tàu tƣơng tự nhƣ tàu Alabama. Tuy nhiên, lý do chính mà Anh muốn hòa giải với

Hoa Kỳ là do tình hình châu Âu đang dần xấu đi: Chiến tranh Pháp – Phổ đã bùng nổ

(1870) và việc Nga bãi bỏ Hiệp ƣớc Paris về sự ổn định tại biển Đen vào ngày

(1)

Henry John Temple Palmerston (1784 – 1865) từng hai lần làm Thủ tƣớng Anh vào các năm 1855 – 1858 và

1859 – 1865. Ông là ngƣời có công lao rất lớn đối với sự bành trƣớng và mở rộng thuộc địa của Anh ở Viễn

Đông, Ottoman và châu Phi. Ngoài ra, ông còn có nhiều hoạt động quan trọng nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của

Pháp ở châu Âu khi dùng các thủ đoạn ngoại giao để buộc Pháp không thể thôn tính Bỉ và phá vỡ một liên

minh chống Anh do Pháp đứng đầu (1830).

(2) Sau cuộc Nội chiến, những ngƣời theo chủ nghĩa bành trƣớng ở Mỹ lại có cơ hội để rêu rao thuyết “bành

trướng định mệnh”, rằng Canada hiển nhiên thuộc về Mỹ.

Page 117: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

110

13/10/1870 đã đƣa đến cho Anh một nguy cơ nhãn tiền, đó là nếu chiến tranh với

Nga nổ ra, Anh sẽ không thể nắm đƣợc tính trung lập của Hoa Kỳ, hay ít nhất là Nga

có thể xây dựng các tàu tuần dƣơng lớp Alabama tại các hải cảng của Hoa Kỳ [77;

tr.407]. Sau các cuộc đàm phán giữa hai nƣớc mà không đem lại kết quả, năm 1871,

một tòa án quốc tế đã đƣợc triệu tập ở Geneve (Thụy Sĩ). Đại diện của Hoa Kỳ trong

cuộc phân xử này là Charles Francis Adams (lúc này là Đại sứ Hoa Kỳ tại Anh) và

đại diện của Anh là Sir Alexander Cockburn (Chánh án Tối cao Pháp viện Anh). Tòa

án Geneve đã phán xử Anh phải bồi thƣờng cho Hoa Kỳ 15,5 triệu USD cho những

tổn thất mà Hoa Kỳ đã phải gánh chịu do các con tàu lớp Alabama gây ra [77;

tr.412].

Cuộc phân xử lớn thứ hai trong quan hệ Hoa Kỳ - Anh thời gian này liên quan

tới những tranh chấp của hai nƣớc trong việc săn bắt hải cẩu để lấy lông ở biển

Bering. Lông hải cẩu rất quý giá nên việc săn bắt gia tăng làm số lƣợng của chúng

càng ngày càng cạn kiệt. Đến cuối thế kỷ XIX, các đàn hải cẩu lớn gần nhƣ đã biến

mất hoàn toàn, trừ một số vùng ở Bắc Thái Bình Dƣơng, các đảo trên biển Bering,

mà nhiều nhất là ở nhóm đảo Pribilof, phía Bắc quần đảo Aleut (thuộc Hoa Kỳ sau

vụ mua lại Alaska năm 1867). Tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Anh bùng phát khi Anh

phản đối Hoa Kỳ bắt giữ tàu săn bắt hải cẩu của Canada trên biển Bering. Ngoại

trƣởng Hoa Kỳ John W.Foster đã biện luận rằng: “Biển Bering, với mọi quyền hạn

thừa kế từ Nga hoàn toàn nằm trong vùng tài phán và chủ quyền của Hoa Kỳ” và

“những con hải cẩu đó không phải là động vật vô chủ mà là động vật nội địa đi ra

khỏi lãnh thổ Mỹ, do đó là chủ thể của luật động vật nội địa, thậm chí khi nó đi rất

xa khỏi vùng lãnh hải Hoa Kỳ.”[77; tr.415]. Ngay sau đó, Chính phủ Hoa Kỳ đã cho

đóng cửa biển Bering, không cho phép tàu bè qua lại ở vùng biển này và thực hiện

các cuộc tuần tra trên biển nhằm ngăn chặn tàu nƣớc ngoài vào săn bắt hải cẩu; đồng

thời cũng thể hiện quyền chủ quyền của Hoa Kỳ tại vùng biển này. Tranh chấp Hoa

Kỳ - Anh liên quan đến vấn đề săn bắt hải cẩu lấy lông ở biển Bering chỉ đƣợc giải

quyết dứt điểm vào ngày 7/7/1911, khi Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản và Nga ký Công ước

về bảo vệ hải cẩu ở Bắc Thái Bình Dương nhằm kiểm soát ngành săn bắt và phân

chia sản lƣợng săn bắt hải cẩu theo tỷ lệ quy ƣớc giữa từng nƣớc[77; tr.415].

Bên cạnh các vấn đề trên, chính sách của Hoa Kỳ đối với Anh còn liên quan

đến vấn đề tranh chấp biên giới giữa Venezuela và Guyana thuộc Anh. Guyana

vốn là thuộc địa của Anh, từ lâu đã có tranh chấp về biên giới chung với Venezuela.

Page 118: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

111

Nguồn gốc của những tranh chấp này có từ thời thuộc địa, khi mà khu vực này trƣớc

đó là một vùng đất hoang, nhiều nguy hiểm và vô giá trị. Năm 1840, Anh đã cử

ngƣời đi khảo sát vùng đất này, điều này đe dọa chủ quyền của Venezuela với sông

Orionco. Ngay lập tức, Venezuela lên tiếng phản đối, thậm chí ngay cả khi Thủ

tƣớng Anh lúc này là Lord Aberdeen đề ra một kế hoạch nhằm không đụng tới sông

Orionco mà thay vào đó chia cho Anh một phần lãnh thổ tƣơng đƣơng với phần lãnh

thổ ở nội địa[77; tr.417]. Cuối cùng, sau nhiều lần đàm phán không thành công,

Venezuela đã chấp nhận lời đề nghị của Anh song vào thời điểm này, tại lƣu vực

sông Orionco đã tìm thấy mỏ vàng nên Anh liền “trở mặt”. Do vậy, Venezuela đã

đòi phải đƣợc phân xử bằng một tòa án quốc tế. Hoa Kỳ cũng bày tỏ ủng hộ đề xuất

này song Anh từ chối mọi sự phân xử, trừ khi Venezuela từ bỏ mọi vùng đất phía

Đông đƣờng Schomburgk(1)

. Đáp trả lại những đòi hỏi quá đáng của Anh, năm 1887,

Venezuela cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh. Venezuela đã tìm cách giành đƣợc sự

ủng hộ của Hoa Kỳ và dùng báo chí để chỉ trích Anh là những kẻ xâm lƣợc dã man

để chống lại những nƣớc nhỏ yếu hơn. Về phía Hoa Kỳ, Ngoại trƣởng Walter

Q.Gresham đã tuyên bố phải giải quyết triệt để vấn đề biên giới giữa Venezuela và

Guyana [77; tr.416] và ngƣời kế nhiệm ông là Richard Olney theo đề nghị của Tổng

thống G.Cleveland đã đƣa ra một đề xuất vào ngày 20/7/1895 dƣới dạng thông điệp

tới đại sứ Hoa Kỳ ở London, yêu cầu Anh tham gia vào phân xử theo Học thuyết

Monroe. Tuy nhiên, Anh đã không đồng ý với yêu cầu này của Hoa Kỳ. Bộ Ngoại

giao Hoa Kỳ nghi ngờ những âm mƣu của Anh ở Trung Mỹ và Pháp ở Brazil nhằm

thay đổi những quyền lợi của ngƣời châu Âu tại các thuộc địa ở Mỹ Latinh. Hải quân

hoàng gia Anh đã đổ quân vào Nicaragua và buộc nƣớc này phải bồi thƣờng 360.000

USD vì lý do Lãnh sự Anh tại đây bị lăng mạ [68; tr.730]. Sự lo lắng của Hoa Kỳ

càng tăng thêm khi nhận ra rằng, nếu Anh giành đƣợc chiến thắng trong vụ tranh

chấp với Venezuela thì nƣớc này sẽ kiểm soát hoàn toàn sông Orionco và giành đƣợc

nhiều quyền ƣu tiên về giao thƣơng trong lƣu vực con sông này. Trong một tuyên bố

của mình, Ngoại trƣởng Mỹ R.Olney đã đe dọa Anh rằng: “Những nguồn lực vô tận

kết hợp với vị trí chiến lược tách biệt là chủ nhân của địa thế và không có bất kỳ một

thế lực nào có thể chống lại hoặc gây hại cho họ được” [68; tr.731]. Tổng thống

(1)

Đƣờng Schomburgk nằm dọc theo lƣu vực sông Orionco – ranh giới tự nhiên giữa Venezuela và Guiana.

Page 119: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

112

Cleveland cũng nói rằng, nếu ngƣời Anh từ chối phân xử, Hoa Kỳ sẽ áp đặt một

đƣờng biên giới và giữ vững nó bằng quân sự nếu cần thiết.

Đến năm 1899, dƣới áp lực của Hoa Kỳ, Anh và Venezuela đã đồng ý phân

xử. Theo đó, các vấn đề chính, nhƣ tuyên bố chủ quyền hay quyền lợi quốc gia có

thể đƣợc đƣa ra xét xử bởi một tòa án gồm 6 thẩm phán, 3 từ mỗi bên tham gia, với

yêu cầu cần tối thiểu 5 ngƣời đồng ý để đƣa ra phán quyết. Trong trƣờng hợp không

đƣa ra đƣợc phán quyết, không đƣợc bên nào dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực

cho đến khi có sự hòa giải của một lực lƣợng trung gian mà một hay cả hai bên đề

xuất [77; tr.422]. Tuy nhiên, thái độ thực tâm hợp tác của Anh trong vấn đề tranh

chấp biên giới giữa Venezuela và Guyana còn có gốc rễ sâu xa của nó. Trong thời

gian này, Anh đang lo sợ bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của nƣớc Đức sẽ liên kết với

những đối thủ của Anh tại châu Âu lục địa để lật đổ đế chế Anh và tại Nam Phi, Anh

đang gây ra cuộc chiến tranh với ngƣời Boer. Đứng giữa hai thế lực Hoa Kỳ và Đức,

Thủ tƣớng Anh lúc đó là Salisbury đã khôn ngoan chọn cách giảng hòa với Hoa Kỳ.

Trong thời gian Tổng thống G.Cleveland và T.Roosevelt nắm quyền, giữa

Hoa Kỳ và Anh lại nảy sinh những mâu thuẫn mới xung quanh vấn đề tranh

chấp biên giới giữa Alaska của Hoa Kỳ và Canada (lúc này vẫn đang là vùng tự

trị của Anh). Năm 1867, Nga đã bán cho Hoa Kỳ vùng đất Alaska với giá 7,2 triệu

USD. Về biên giới Alaska, theo hiệp ƣớc giữa Anh và Nga đƣợc ký kết vào năm

1825, quy định rằng: “từ đầu kênh Portland lên phía Bắc tới kinh độ 141 Tây dọc

theo đỉnh của dãy núi chạy song song với bờ biển nhưng tại nơi mà khoảng cách tới

biển lớn hơn 10 dặm, giới hạn của khu vực thuộc sở hữu của Anh và phần bờ biển

thuộc Nga sẽ được phân định bằng một đường song song với vùng uốn quanh của bờ

biển và không được cách nó hơn 10 dặm”[77; tr.424]. Mặc dù sau đó có một vài

tranh chấp nhỏ xảy ra nhƣng về cơ bản, đến năm 1898, chính quyền Anh ở vùng tự

trị Canada (Domination of Canada) đã đồng ý chủ quyền của Nga và thừa kế chủ

quyền từ Nga là Hoa Kỳ dọc toàn bộ bờ biển, thừa nhận quyền hành pháp của Hoa

Kỳ tại đây. Tuy nhiên, đến tháng 6/1898, khi mà vàng đã đƣợc phát hiện ở Klondike

(thuộc Alaska) thì Canada ngay lập tức tuyên bố chủ quyền ở khu vực này, mặc dù

tất cả các bản đồ của Anh đều chỉ rất rõ rằng khu vực này thuộc quyền quản lý của

Nga hay Hoa Kỳ. Tuyên bố này của Canada chỉ dựa vào một sức nặng duy nhất là

một cƣờng quốc (Anh) sẽ đồng ý và ủng hộ và dựa vào đây để đƣa ra phân xử: nếu

Page 120: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

113

Anh thua trong cuộc phân xử này, họ cũng sẽ không mất mát gì và nếu phán quyết

đƣa ra bất lợi cho Hoa Kỳ thì ngƣời Canada sẽ thu lợi từ tuyên bố phi lý đó.

Chính quyền của Tổng thống Cleveland đề nghị với Anh thông qua một hội

đồng cấp cao đƣợc thành lập chung, đƣa vấn đề này ra phân xử tại một hội đồng gồm

6 thẩm phán, mỗi bên 3 ngƣời và một kết quả đƣợc đa số chọn lựa sẽ quyết định vấn

đề [77; tr.426]. Tuy nhiên, Canada lại muốn phân xử theo một hƣớng khác, có sự

tham gia của các cƣờng quốc trung lập và nhấn mạnh rằng, bất kể kết quả cuộc phân

xử đi tới đâu, cảng Pyramid(1)

– hành lang cắt ngang phía Nam Alaska phải thuộc về

họ. Đến năm 1901, khi T.Roosevelt lên làm tổng thống, ông cho rằng “tuyên bố của

Canada là lố bịch và không có lý do gì để phân xử cả. Hoa Kỳ có mọi quyền hạn và

hoàn toàn đủ khả năng để phòng thủ khu vực này”[77; tr.426]. Tuy nhiên, nhằm bày

tỏ thái độ thân thiện với Anh và cũng giúp cho Anh mƣu tìm một con đƣờng hòa

bình để thoát khỏi tình huống khó xử này, Tổng thống T.Roosevelt đã đồng ý phân

xử bằng một hiệp định đƣợc ký kết vào ngày 3/1/1903: một ủy ban gồm 6 thẩm phán,

3 ngƣời từ mỗi nƣớc và cần ít nhất 4 ngƣời đồng ý để phân định thắng thua. Điều này

cũng đồng nghĩa với việc sẽ không có một bên thắng trừ khi ít nhất một thẩm phán

xét ngƣợc lại với tuyên bố của nƣớc mình. Thủ tƣớng Canada Wildrid Laurier đã

nhận ra điểm yếu của mình trong cuộc phân xử này và đã rất mừng khi đƣợc hợp tác

với Anh để thoát khỏi cuộc “phân xử vờ” này. Sau đó, ủy ban phân xử đã đƣa ra

quyết định cuối cùng: Klondike thuộc quyền quản lý của Hoa Kỳ, trao cho Canada

hai trong bốn hòn đảo đang tranh chấp ở vùng phía Nam Alaska[77; tr.427].

Nhƣ vậy, kể từ sau cuộc Nội chiến, do những tác động của tình hình thế giới,

chính sách của Hoa Kỳ đối với Anh đã có những thay đổi căn bản. Về phía Hoa Kỳ,

từ sau Nội chiến, nền sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy Mỹ bành trƣớng

ra bên ngoài mà tiêu biểu nhất là ở khu vực Mỹ Latinh – nơi Anh có nhiều quyền lợi.

Đặc biệt, từ sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha, Hoa Kỳ trở

thành đối thủ đáng gờm với Anh trong việc tranh giành thuộc địa. Do vậy, tại những

khu vực thuộc phạm vi ảnh hƣởng của Anh nhƣ biển Bering, Venezuela và

Guiana…, Hoa Kỳ đã sử dụng Học thuyết Monroe nhằm buộc Anh phải có những

nhƣợng bộ. Về phía Anh, từ giữa thế kỷ XIX, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nƣớc Đức ở

châu Âu lục địa và Nhật Bản tại Thái Bình Dƣơng đã khiến cho Anh không thể

không cân nhắc những tranh chấp có liên quan tới Hoa Kỳ. Kết quả là những vụ

(1)

Cảng Pyramid nằm trong vịnh Pyramid, gần biên giới với Canada hiện nay.

Page 121: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

114

tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Anh trong thời gian này đa phần đều đƣợc giải quyết

bằng con đƣờng hòa bình thông qua các cuộc phân xử đƣợc thiết lập bởi các tòa án

quốc tế. Đây chính là điểm hết sức đặc biệt trong chính sách và quan hệ giữa hai

cƣờng quốc này kể từ sau cuộc Nội chiến.

3.4.2. Đối với các bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế -

chính trị của chủ nghĩa tƣ bản thế giới vào những năm đầu thế kỷ XX. Quy luật phát

triển không đều giữa các nƣớc đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội.

Một số nƣớc đi vào con đƣờng TBCN muộn nhƣng nhờ biết phát huy lợi thế riêng và

tận dụng đƣợc những thành tựu khoa học – kỹ thuật mang lại nên đã có tốc độ tăng

trƣởng nhảy vọt, vƣợt qua các nƣớc tƣ bản cũ. Vào đầu những năm 1860, Anh và

Pháp đứng đầu và thứ hai trong sản xuất công nghiệp thế giới nhƣng đến năm 1913,

địa vị này nhƣờng lại cho Mỹ và Đức[47; tr.286]. Sự phát triển ấy kéo theo nhu cầu

mở rộng thị trƣờng, làm nảy sinh các cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nƣớc đế quốc

để giành giật thị trƣờng, thuộc địa và phân chia lại thế giới. Trong số đó, đế quốc

Đức đƣợc xem là hung hăng nhất vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhƣng lại có

ít thuộc địa. Từ đó, châu Âu hình thành hai thế lực chống đối nhau: một bên là Đức,

Áo – Hung và Thổ Nhĩ Kỳ; một bên là Anh, Pháp, Nga.

Mặc dù là một nƣớc đế quốc đang lên, cũng thèm khát thuộc địa và thị trƣờng

không kém gì Đức song Hoa Kỳ đã không hành động nhƣ ngƣời Đức mà luôn giữ

một thái độ chừng mực trong quan hệ với các bên tham chiến, chờ đợi thời cơ và

những thay đổi của cuộc chiến nhằm đoạt đƣợc những quyền lợi lớn nhất. Vì lẽ đó,

khi tìm hiểu chính sách của Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, chúng ta

thấy đƣợc một sự không nhất quán trong thái độ của Hoa Kỳ với các bên tham chiến;

trái lại, luôn có sự thay đổi phù hợp với thực tế và tƣơng quan lực lƣợng nhằm đảm

bảo tối đa quyền lợi của Hoa Kỳ.

3.4.2.1. Chính sách trung lập của Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Ngày 28/6/1914, Hoàng thái tử của đế quốc Áo – Hung là Francis Ferdinand

bị Gavrillo Princip, một ngƣời Serbia 19 tuổi theo chủ nghĩa dân tộc ám sát tại

Sarajevo đã làm bùng phát những nguyên nhân gây nên Chiến tranh thế giới thứ

nhất. Lúc bấy giờ không ai ở Mỹ nghĩ rằng một vụ ám sát xa xôi nhƣ vậy sẽ lôi kéo

Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh đẫm máu ở châu Âu. Bởi lẽ, tƣ tƣởng trung lập của

Hoa Kỳ vào thời điểm này vẫn còn rất mạnh mẽ.

Page 122: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

115

Những bài học lịch sử về tính trung lập và lợi ích của nó trong chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ sau lập quốc dƣờng nhƣ vẫn còn nguyên giá trị. Nguyên

tắc của T.Jefferson là tạo “tình hữu nghị chân thành với mọi quốc gia nhưng từ chối

mọi cuộc liên kết tai hại” [57; tr.413] vẫn chƣa mất sức thu hút và mãnh lực của nó.

Và khi những cuộc giao tranh đầu tiên giữa hai phe Liên minh (Đức, Áo - Hung) và

Hiệp ƣớc (Anh, Pháp, Nga) xảy ra thì phản ứng chung của Mỹ là giữ một thái độ triệt

để trung lập. Tháng 8/1914, trong một tuyên bố chính thức đáp lại những sự kiện bi

thảm ở châu Âu, Tổng thống W.Wilson đã nói rằng: “người Mỹ phải giữ thái độ

trung lập trong thực tế cũng như về danh nghĩa trong những ngày này để thử thách

linh hồn con người…Chúng ta phải công bằng trong suy nghĩ cũng như trong hành

động, phải đặt một sự kiềm chế lên trên tình cảm của mình cũng như trong từng sự

giao dịch để đừng bị hiểu là có sự thiên vị cho bên này đối với cuộc chiến trước bên

kia” [68; tr.838]. Thực tế cho thấy, xuất phát từ truyền thống dân tộc là một ngƣời

Anh, Wilson đã xem nƣớc Đức thô bạo, quân phiệt là mối đe dọa rất lớn đến hòa

bình thế giới. Quan điểm này có lẽ đã không đủ mạnh để thúc đẩy Wilson tham gia

ngay lập tức cuộc chiến tranh với Đức, song chắc chắn có quyết định đến việc tránh

va chạm với nƣớc Anh trên cơ sở quyền trung lập của Hoa Kỳ. Việc tránh đối đầu

với hai phe trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực ra không phải chỉ có nguyên

nhân gắn bó chặt chẽ với Anh về dân tộc và văn hóa hay ý thức “bảo vệ nền văn

minh” trƣớc nguy cơ hủy diệt của ngƣời Đức mà cái chính yếu trong việc thực hiện

chính sách này là những quyền lợi về thƣơng mại khi Mỹ tiến hành đồng thời buôn

bán với hai bên tham chiến nhằm thu lợi một cách lớn nhất.

Cuộc chiến tranh đã nhanh chóng tác động mạnh mẽ đến Hoa Kỳ. Cho đến

năm 1915, “nền công nghiệp Mỹ mới bị chao đảo nhẹ đã hưng thịnh trở lại nhờ

những đơn đặt hàng về quân trang vũ khí từ các nước đồng minh phương Tây”[103;

tr.224]. Cả hai phe đều tìm cách để làm dao động quan niệm của ngƣời Mỹ, phe Hiệp

ƣớc ủng hộ cho sự can thiệp, phe Liên minh lại ủng hộ thái độ trung lập của Hoa Kỳ.

Hàng triệu ngƣời Mỹ đƣợc sinh ra tại một trong số các quốc gia tham chiến và thấy

rằng họ không thể tránh khỏi sự cam kết về ý thức hệ và cảm xúc của mình. Những

ngƣời đến từ nƣớc Anh, Scotland và xứ Wales luôn giữ nguyên cảm giác yêu mến

với Vƣơng quốc Anh và hy vọng rằng, Anh sẽ vẫn giữ nguyên ngôi vị “nữ hoàng

biển cả”. Ngƣợc lại, một số ngƣời Mỹ gốc Đức vẫn còn những sự gắn kết mạnh mẽ

đối với “quê cha đất tổ” và hết lòng ủng hộ phe Liên minh. Đây cũng chính là một

Page 123: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

116

trong những nguyên nhân tác động đến việc thực hiện chính sách ngoại giao trung

lập của chính quyền Wilson trong những năm đầu của cuộc chiến. Mặt khác, việc

thực hiện chính sách ngoại giao trung lập trong chiến tranh sẽ góp phần làm cho Hoa

Kỳ thêm lớn mạnh, nhất là về kinh tế và quân sự, trong khi các nƣớc tham chiến dù

thắng hay bại đều bị suy yếu. Đó thực sự là một chính sách đạt đƣợc quyền lợi kép,

vừa bảo vệ đƣợc đất nƣớc khỏi sự tàn phá của chiến tranh, vừa lợi dụng cuộc chiến

để làm giàu và tận dụng thời gian hòa bình để xây dựng quân đội.

Tuy vậy, chủ trƣơng trung lập của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã

không thể tồn tại đƣợc lâu khi từ năm 1915, Đức bắt đầu thực hiện cuộc chiến tàu

ngầm. Vũ khí chủ yếu của hải quân Đức trong cuộc chiến tàu ngầm là loại tàu U –

boat, một loại tàu ngầm nhỏ đƣợc trang bị ngƣ lôi và một súng máy nhỏ trên boong.

U – boat có thể tiếp cận đƣợc mục tiêu mà không bị phát hiện và nhấn chìm chúng

mà không cần báo trƣớc [68; tr.849]. Tháng 2/1915, Chính phủ Đức ra thông báo sẽ

cho phép các tàu ngầm của mình nhấn chìm tất cả những chiếc tàu mà nó tìm thấy

trong khu vực có chiến tranh bao quanh quần đảo Anh.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức lên án chính sách của Đức và tuyên bố rằng

Chính phủ Đức có thể phải chịu “trách nhiệm giải trình nghiêm khắc” đối với bất kỳ

hành động nào gây thiệt hại đến ngƣời Mỹ hoặc tài sản của họ. Tháng 5/1915, chiếc tàu

chở khách Lusitania bị tàu ngầm Đức nhấn chìm ở ngoài khơi vùng biển Ailen, làm thiệt

mạng 1198 ngƣời, trong đó có 128 ngƣời Mỹ(1)

. Trƣớc khi tàu Lusitania rời cảng New

York, nhà cầm quyền Đức đã khuyên ngƣời Mỹ nên tránh các chuyến tàu của bên tham

chiến nhƣng sự tấn công thực sự đã xảy ra hoàn toàn mà không có sự báo trƣớc. Làn

sóng phản đối Đức ở Hoa Kỳ dấy lên mạnh mẽ đến nỗi ngƣời ta có nghĩ đến việc Hoa

Kỳ có thể tham gia chiến tranh. Tuy nhiên, Tổng thống Wilson vẫn chƣa sẵn sàng làm

việc đó, ông chỉ cố gắng dùng những lời lẽ cảnh báo nghiêm khắc để buộc Đức từ bỏ

những thủ đoạn chiến tranh bất hợp pháp đã cƣớp mất tính mạng của những thƣờng dân

vô tội. Ngày 13/5/1915, Wilson gửi một bức thƣ cho Chính phủ Đức về việc yêu cầu

một lời xin lỗi cho hành động tàn bạo của nƣớc này và buộc Đức phải từ bỏ những cuộc

tấn công sắp tới vào các tàu buôn, tàu hành khách và phải chịu trách nhiệm về bất cứ sự

xâm phạm quyền lợi của ngƣời Mỹ trên các vùng biển [68; tr.851].

Lo ngại Mỹ có thể tuyên chiến và nhằm tránh né điều đó, Đức đã ra lệnh cho

các thuyền trƣởng tàu ngầm phải thực hiện cảnh báo tàu viễn dƣơng, thậm chí cả khi

(1)

Trƣớc đó, tàu Falaba của Anh cũng bị tàu ngầm Đức tấn công, làm 1 công dân Mỹ thiệt mạng.

Page 124: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

117

các tàu đó mang cờ của đối phƣơng trƣớc khi bắn vào các tàu này. Song vào ngày

19/8/1915, tàu Arabic của Anh lại bị tàu ngầm Đức đánh đắm mà không đƣợc cảnh

báo trƣớc. Thêm vào đó, tháng 3/1916, hải quân Đức đã tấn công tàu Sussex của

Pháp bằng ngƣ lôi, làm bị thƣơng một số ngƣời Mỹ đã làm cho làn sóng chống Đức

dâng cao, đe dọa đến sự “trung lập” của Hoa Kỳ. Vì vậy, Tổng thống Wilson đã ra

tối hậu thƣ cho Đức rằng Hoa Kỳ sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với nƣớc này trừ khi

Đức từ bỏ cuộc chiến tàu ngầm. Với thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ, Đức buộc phải

nhƣợng bộ, cuộc chiến tàu ngầm của Đức đƣợc hạn chế trong một thời gian.

Tuy nhiên, đến ngày 22/1/1917, Chính phủ Đức lại ra tuyên bố bắt đầu trở lại

cuộc chiến tàu ngầm. Ngày 31/7/1917, Đại sứ quán Đức tại Washington D.C thông

báo cho Ngoại trƣởng Hoa Kỳ Robert Lansing rằng Đức có thể sẽ chỉ đạo cho các

tàu ngầm U–boat của mình để nhấn chìm mà không cần báo trƣớc cho mọi con tàu,

cả tàu địch lẫn tàu của phe trung lập, tìm thấy ở vùng bờ biển phía Đông Địa Trung

Hải và tại những hải phận xung quanh Anh, Pháp và Ý[68; tr.856]. Thực hiện lời hứa

của mình, Wilson đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức. Tuy vậy, ông vẫn cố gắng

né tránh một cuộc xung đột xảy ra trong tƣơng lai với Đức, khi từ chối lời khuyên

của Ngoại trƣởng Lansing để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh. Mọi sự hy vọng của

Wilson về việc tránh đụng đầu với Đức đã tiêu tan khi vào tháng 3/1917, bức điện tín

Zimmermann đƣợc phát giác. Đây là một bức thƣ ngắn bí mật do Ngoại trƣởng Đức

Arthur Zimmermann gửi cho Công sứ Đức tại Mexico đề nghị rằng nếu Hợp chúng

quốc Hoa Kỳ và Đức đánh nhau thì Mexico nên tự mình liên minh với Đức và giúp

thuyết phục Nhật Bản xoay chuyển lòng trung thành của mình với phe Liên minh.

Trong trƣờng hợp chiến thắng, Mexico có thể đƣợc ban thƣởng bằng những vùng đất

đã mất của mình ở Texas, New Mexico và Arizona [68; tr.857]. Việc tiết lộ bức điện

tín Zimmermann đã gây ra phản đối dữ dội của ngƣời Mỹ đối với nƣớc Đức, cộng

thêm những thiệt hại về thƣơng mại do cuộc chiến tàu ngầm đã thúc đẩy Hoa Kỳ

tham gia chiến tranh, chấm dứt thái độ trung lập trong quan hệ giữa các phe vào thời

kỳ đầu của cuộc chiến. Ngày 2/4/1917, Tổng thống Wilson tuyên bố trƣớc Quốc hội

rằng: “Cuộc chiến tranh đường thủy chống buôn bán hiện tại của Đức là một cuộc

chiến tranh chống nhân loại. Đó là cuộc chiến tranh chống lại tất cả các dân tộc.

Hoa Kỳ chấp nhận cuộc chiến này với mục đích thù địch vì Hoa Kỳ hiểu rằng, chúng

ta không bao giờ có thể kết bạn được với một chính phủ như vậy, với những đường

lối như vậy…Chúng ta vui mừng chiến đấu cho nền hòa bình thế giới, cho tự do của

Page 125: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

118

nhân dân thế giới, trong đó có cả cho nhân dân Đức.Chúng ta phải tạo ra sự an toàn

cho một thế giới dân chủ. Hòa bình của thế giới phải được xây dựng trên nền tảng tự

do về chính trị” [11; tr.818 – 819]. Đến ngày 4/4/1917, Thƣợng viện Hoa Kỳ thông

qua tuyên bố chiến tranh của Wilson.

Việc tham chiến của Hoa Kỳ đã đƣợc biện hộ một cách thật khó cƣỡng lại. Đó

chính là hình mẫu của một nƣớc Hoa Kỳ tự do và yêu chuộng tự do, vì hòa bình và vì

quyền con ngƣời trên thế giới. Tuy nhiên, hình mẫu ấy đã đƣợc tạo ra chỉ để che

khuất đi những toan tính và tham vọng của Hoa Kỳ. Thực tế cho thấy, Hoa Kỳ tham

chiến không chỉ để bảo vệ hòa bình thế giới hay bảo vệ sự an toàn cho thế giới dân

chủ mà chỉ là để đảm bảo những khoản lợi nhuận kếch xù, cái đã bị cuộc chiến tàu

ngầm của Đức phá hoại. Bởi lẽ, trƣớc khi tham chiến, Hoa Kỳ đã “bán cho các nước

Liên minh hơn 2 tỷ USD thiết bị quân sự, giá trị thực phẩm và hàng tiêu dùng cho

nhân dân lại càng cao hơn nhiều” [44; tr.242]. Hoa Kỳ chƣa bao giờ có đƣợc một thị

trƣờng rộng lớn với sức mua mạnh mẽ nhƣ vậy. Đây chính là nền tảng đảm bảo cho

sự phồn vinh của kinh tế - xã hội Mỹ, nó bắt buộc Hoa Kỳ phải tham chiến để giành

lại nhiều lợi ích to lớn hơn nữa.

Nhƣ vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế, Hoa Kỳ đã tiếp tục thực hiện chính sách

ngoại giao trung lập truyền thống của mình trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế

giới thứ nhất, đứng bên ngoài cuộc chiến nhằm thu lợi từ hoạt động buôn bán của cả

hai phe. Tuy nhiên, khi cuộc chiến diễn biến theo chiều hƣớng bất lợi, Hoa Kỳ lập

tức nhảy vào nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi và thông qua chiến tranh, tìm kiếm

nhiều hơn quyền lợi của mình trên thế giới. Điều đó thể hiện rất rõ tính linh hoạt,

năng động, hiệu quả và đầy biến hóa trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ - một

chính sách thực dụng, coi trọng hiệu quả và lợi ích đạt đến.

3.4.2.2. Chương trình 14 điểm (The Fourteen Points) của W.Wilson

Sự tham chiến của Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã thúc đẩy

nhanh chóng cán cân lực lƣợng trên tất cả các mặt trận ở châu Âu. Lực lƣợng quân

đội Hoa Kỳ, do tƣớng John J.Pershing chỉ huy đã đóng vai trò đắc lực góp phần đánh

bại liên quân Đức – Áo – Hung bằng việc tham gia vào các trận đánh ở Chateau

Thiery (9/1918) và cuộc tấn công Meuse – Argone (9/11/1918). Những cuộc tấn

công này đã buộc Đức phải ký kết hiệp ƣớc đầu hàng tại khu rừng Compiègne gần

Paris vào ngày 11/11/1918.

Page 126: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

119

Trƣớc đó, trong bài diễn văn đọc tại Quốc hội vào ngày 8/1/1918, Tổng thống

Wilson đã đƣa ra Chƣơng trình 14 điểm (The Fourteen Points) mà theo ông, đó là

“cơ sở duy nhất để có thể thiết lập hòa bình” với nội dung:

1. Những hòa ƣớc công khai, đàm phán công khai, sau đó không còn một hiệp

ƣớc quốc tế riêng tƣ bất kỳ nào, kể cả vấn đề ngoại giao phải luôn luôn tiến

hành một cách chân thật và trƣớc mắt công chúng.

2. Tự do hoàn toàn trong việc giao thông trên biển, ngoài hải phận của các

quốc gia, trong thời bình cũng nhƣ trong thời chiến trừ khi biển cả bị phong

tỏa toàn diện hay từng vùng do sự quyết định của các nƣớc hay theo hiệu lực

của việc thi hành các thỏa ƣớc quốc tế.

3. Bãi bỏ càng triệt để càng tốt, tất cả những hàng rào kinh tế, thiết lập các

điều kiện thƣơng mại bình đẳng giữa các quốc gia đã công nhận hòa bình và

cùng nhau đoàn kết để duy trì hòa bình.

4. Đề ra những áp lực đảm bảo thích đáng việc cắt giảm lực lƣợng vũ trang

đến mức thấp nhất phù hợp với yêu cầu phòng thủ.

5. Điều chỉnh công bằng, vô tƣ, thẳng thắn trong việc phân xử các cuộc tranh

chấp về thuộc địa trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc là việc xác định tất cả những

vấn đề chủ quyền, quyền lợi của nhân dân liên hệ, phải tƣơng xứng với những

đòi hỏi chính đáng của chính phủ quốc gia đứng ra nhờ phân xử.

6. Triệt thoái các lực lƣợng ngoại quốc ra khỏi lãnh thổ Nga và giải quyết các

vấn đề quan hệ đến nƣớc Nga theo tinh thần hợp tác tốt đẹp và tự do nhất của

các quốc gia tự do trên thế giới, đảm bảo cho Nga một cơ hội tự quyết định

việc phát triển chính trị và chính sách quốc gia mà không bị một nƣớc nào can

thiệp hay cản trở. Chân thành tiếp nhận nƣớc Nga vào đại gia đình những

quốc gia tự do dƣới những chế độ riêng biệt tùy ý Nga chọn lựa và trên tất cả

sự tiếp nhận nồng hậu, hết sức viện trợ những gì mà Nga có thể cần và mong

muốn. Sự đỗi đãi của các quốc gia bạn bè sẽ giành cho Nga những tháng tới

sẽ là một thử thách chua cay cho thiện chí của các nƣớc này, cho sự am hiểu

rằng nhu cầu của Nga khác biệt với quyền lợi của chính họ, và cho cảm tình

sáng suốt và vị tha của họ.

7. Quân đội nƣớc ngoài, theo sự thỏa thuận của các bên, phải rút khỏi Bỉ. Bỉ

phải đƣợc phục hƣng và không bị một nƣớc nào can thiệp để giới hạn chủ

quyền chung hƣởng với các nƣớc tự do khác.

Page 127: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

120

8. Toàn thể lãnh thổ Pháp phải đƣợc giải phóng và những phần bị xâm lấn

(Alsace – Lorraine) đƣợc trả lại cho Pháp. Những thiệt hại mà nƣớc Phổ gây

cho Pháp năm 1871 về vấn đề Alsace – Lorraine, đã khiến nền hòa bình thế

giới bất định trong gót 50 năm, phải đƣợc hiệu chính, để cho nền hòa bình

một lần nữa đƣợc đảm bảo vì quyền lợi của toàn thể nhân loại.

9. Điều chỉnh lại đƣờng biên giới Italia dọc theo những đƣờng ranh giới có

tính quốc gia dân tộc có thể nhận ra một cách dễ dàng.

10. Những dân tộc Áo – Hung mà chúng ta hy vọng quốc gia họ đƣợc bảo vệ

và đảm bảo phải đƣợc hƣởng những cơ hội tự do nhất trong việc phát triển

nền tự trị.

11. Ở Rumani, Serbia và Montenegro, các lực lƣợng nƣớc ngoài phải rút đi,

những lãnh thổ bị chiếm đóng đƣợc phục hồi, Serbia phải đƣợc tự do lƣu

thông ra biển. Những mối bang giao giữa các quốc gia vùng Balkan phải đƣợc

quyết định bằng những cuộc thƣơng nghị thân hữu căn cứ vào những tuyến

quốc gia do những minh ƣớc lịch sử quy định, những đảm bảo quốc gia về

nền độc lập chính trị và nền kinh tế, sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia

vùng Balkan cũng phải đƣợc đề cập đến bằng thƣơng nghị.

12. Trao cho Thổ Nhĩ Kỳ chủ quyền phần lãnh thổ của Đế chế Ottoman,

nhƣng trao quyền tự trị cho các dân tộc dƣới quyền thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ;

cho phép tàu thuyền của mọi quốc gia đƣợc tự do qua lại eo biển Dardanelles.

13. Một quốc gia Ba Lan độc lập phải đƣợc thiết lập và phải bao gồm những

lãnh thổ có dân Ba Lan ở, phải đƣợc đảm bảo về sự lƣu thông ra biển một

cách chắc chắn và nền độc lập kinh tế cùng sự toàn vẹn lãnh thổ phải đƣợc

đảm bảo bằng hiệp ƣớc quốc tế.

14. Cần phải dựa trên những hòa ƣớc nhất định mà thành lập một tổ chức

chung của các dân tộc để cung cấp cho các dân tộc, lớn cũng nhƣ nhỏ, những

sự đảm bảo tƣơng hỗ về độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ [68; tr.872].

Chƣơng trình 14 điểm của Wilson đã phản ánh quan điểm của Mỹ trong việc

giải quyết vấn đề sau chiến tranh, lập lại một trật tự thế giới mới có lợi cho Hoa Kỳ.

14 điểm của Wilson đƣa ra thực sự gây ấn tƣợng sâu sắc cho các nƣớc thuộc địa và

nửa thuộc địa song hoàn toàn không phải là văn kiện có tính nhân đạo mà thế giới đã

hiểu và kỳ vọng. Đi sâu phân tích một số điểm của Chƣơng trình 14 điểm sẽ giúp

chúng ta nhận thấy rõ đƣợc điều này. Ở điểm 3, việc đề nghị “bãi bỏ triệt để các

Page 128: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

121

hàng rào kinh tế, thiết lập các điều kiện thương mại bình đẳng” không nằm ngoài

mục đích vì quyền lợi của Hoa Kỳ. Wilson đã có một tầm nhìn xa trông rộng – có lẽ

vì thế mà ông đƣợc nhân dân Mỹ bầu chọn (năm 1962) là tổng thống thứ 4 trong số 5

vị tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ (Wilson xếp trên T.Jefferson, dƣới A.Lincoln,

G.Washington và F.D.Roosevelt). Chiến tranh chấm dứt, dù là bại trận hay thắng

trận đều bị tàn phá nặng nề, việc khắc phục hậu quả chiến tranh chính là cơ hội to lớn

cho ngành công nghiệp Hoa Kỳ. Do đó, thực hiện bình đẳng thƣơng mại, xóa bỏ các

hàng rào kinh tế giữa các nƣớc chắc chắn sẽ giúp cho hàng hóa Hoa Kỳ, các nhà đầu

tƣ thâm nhập sâu hơn vào kinh tế các nƣớc, nhất là khi các nƣớc châu Âu đang nợ

Hoa Kỳ trên 10 tỷ USD qua cuộc chiến tranh này[65; tr.94]. Ở điểm 4, việc Mỹ đề

nghị “giảm thiểu sự vũ trang đến mức thấp nhất phù hợp với sự an toàn trong nước”

đã cho phép Mỹ đạt đƣợc nhiều điều lợi: “vừa lừa bịp được dư luận về tính chất yêu

chuộng hòa bình của Chính phủ Hoa Kỳ, vừa tạo ra khả năng cho Mỹ gây sức ép với

các nước khác nhượng bộ để cho Mỹ giành ưu thế, lớn nhất là về mặt quân sự” [65;

tr.93]. “Phù hợp với yêu cầu phòng thủ” thực sự là một thủ đoạn khôn khéo, bởi

nƣớc lớn – quân đội phải nhiều, bờ biển dài – hải quân phải mạnh. Cứ thế, theo tỷ lệ

thuận này, Mỹ sẽ đạt đƣợc sức mạnh tối ƣu về quân sự so với các nƣớc tƣ bản khác

có đất hẹp, biển ít nhƣ Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Ở điểm 5, “một sự hiệu chỉnh công

bằng tuyệt đối về tất cả các yêu sách của thuộc địa, đưa ra sức nặng tương đương

với quyền lợi của các dân tộc thuộc địa và những yêu sách hợp tình hợp lý của chính

phủ đế quốc”, ngôn ngữ lập lờ của đề nghị này cho phép Hoa Kỳ “vừa làm hài lòng

các dân tộc bị áp bức, lừa phỉnh và mua chuộc họ, tạo ưu thế chính trị cho lá cờ Mỹ;

đồng thời không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thế giới tư bản, trong đó có Mỹ”

[65; tr.93]. Không ai có thể định nghĩa đƣợc thế nào là “điều chỉnh công bằng”, nhất

là việc “điều chỉnh” ấy không bị ràng buộc bởi bất cứ thời gian nào. Hơn nữa, khi

chiến tranh kết thúc sẽ tăng cƣờng nguyện vọng tự quyết của các dân tộc thuộc địa

và thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đó sẽ là một đòn đánh mạnh

vào các liệt cƣờng châu Âu – những nƣớc có nhiều thuộc địa rộng lớn. Khi đó, với

quan điểm “điều chỉnh công bằng”, Hoa Kỳ sẽ dễ dàng can thiệp và thâm nhập các

nƣớc nhƣợc tiểu – là nơi cung cấp nguyên liệu, thị trƣờng cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất của chủ nghĩa đế quốc khi gây ra chiến

tranh chỉ để phân chia lại thị trƣờng, thỏa mãn tham vọng bành trƣớng kinh tế của

các tập đoàn lũng đoạn Mỹ. Tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Page 129: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

122

đƣợc thể hiện rất rõ nét trong những điểm này. Sự “lơ lửng”, “nước đôi” trong ngôn

ngữ ngoại giao đã trở thành truyền thống xuyên suốt chính sách đối ngoại của Mỹ.

Mặc dù mang tới bàn thƣơng lƣợng ở Versailles Chƣơng trình 14 điểm song

Wilson đã phải nhiều lần làm trái với các nguyên tắc mà ông đã đƣa ra để đạt đƣợc

một hiệp ƣớc cuối cùng cho vấn đề sau chiến tranh. Năm 1919, Hòa ƣớc Versailles

đƣợc ký kết, quy trách nhiệm hoàn toàn cho Đức về cuộc chiến tranh. Hòa ƣớc cũng

xóa bỏ các thuộc địa của Đức, cấp cho Pháp thêm phần đất có vỉa than Saar và miền

Alsace – Lorraine, trả lại cho Ba Lan miền Posnanie và Pomeranie, buộc Đức phải

bồi thƣờng thiệt hại chiến tranh 15 tỷ USD cộng với một khoản không xác định trong

tƣơng lai. Hòa ƣớc này cũng quy định sự thành lập của Hội Quốc Liên (League of

Nations). Tuy nhiên, Hòa ƣớc Versailles sau nhiều lần thảo luận kéo dài đến tháng

3/1920 đã không đƣợc Thƣợng viện phê chuẩn, điều đó có nghĩa là bác bỏ cả việc

Mỹ tham gia Hội Quốc Liên. Đến năm 1921, Mỹ và Đức đã ký kết một hiệp ƣớc

riêng rẽ, chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nƣớc.

Việc Thƣợng viện Hoa Kỳ không thông qua Hòa ƣớc Versailles đã thúc đẩy

Hoa Kỳ nhanh chóng quay trở về với truyền thống biệt lập, một xu thế “không phù

hợp với vị trí của họ trên thế giới trong thế kỷ XX và cũng không mở ra điều gì tốt

đẹp cho Hoa Kỳ và Hội Quốc Liên. Sự vắng mặt của nước Mỹ thực tế đã làm cho tổ

chức này trở nên bất lực” [44; tr.250]. Sự rút lui này thực chất không phải đơn thuần

là sự thắng thế của chủ nghĩa biệt lập truyền thống mà là để đạt đƣợc nhiều lợi ích

hơn khi Hoa Kỳ đứng ngoài sự ràng buộc của Hòa ƣớc Versailles. Hòa ƣớc

Versailles với nội dung cơ bản đề cập đến châu Âu song quyền lợi của Hoa Kỳ

không phải chỉ đơn thuần đòi hỏi có thể. Cái quyết định nhất, cơ bản nhất đƣa đến

việc Quốc hội Hoa Kỳ phủ nhận thành công của Wilson chính là do tính chất thiếu

toàn diện, thiếu mềm dẻo khi giải quyết vấn đề. Đúng nhƣ Howard Cincotta trong

cuốn “Khái quát về lịch sử nước Mỹ” đã nhận xét rằng: “một phần nào có sự phán

đoán, suy xét hời hợt mà Tổng thống Wilson đã phạm phải sai lầm chính trị khi thất

bại trong việc giành quyền lãnh đạo Đảng Cộng hòa đối lập trong Quốc hội, đồng

thời Wilson cũng thiếu đi những nhượng bộ, thậm chí ôn hòa vốn rất cần thiết để đạt

được sự chuẩn y từ phía Thượng viện mà phe Cộng hòa chiếm đa số” [8; tr.247].

Wilson muốn hƣớng đến một tham vọng nhƣng lại thiếu đi tính toàn diện và mềm

dẻo cần thiết. Sai lầm của Wilson là ở chỗ, “ông ta làm một việc kể ra không cần làm

đó là khẳng định lại sự khống chế của Mỹ ở châu Âu. Wilson đòi hỏi những điều đã

Page 130: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

123

có sẵn chứ không phải những cái chưa có. Gần 240.000 người Mỹ chết ở châu Âu và

hơn 10 tỷ USD lục địa này nợ Hoa Kỳ mặc nhiên cho Mỹ có đặc quyền đó (riêng 3

nước mạnh nhất châu Âu – những địch thủ tiềm tàng của Mỹ - nợ Mỹ là: Anh – 4,2 tỷ

USD, Pháp – 3,4 tỷ USD, Italia – 1,6 tỷ USD) [65; tr.93]. Cái mà Hoa Kỳ cần lúc đó

là khu vực Thái Bình Dƣơng, là thị trƣờng Trung Quốc rộng lớn, là sức mạnh trên

biển, hạn chế và ngăn chặn sự trỗi dậy của Nhật Bản. Mặt khác, một điều mà chúng

ta phải lƣu ý đó chính là tính chất khôn khéo, xảo quyệt của các chiến lƣợc đối ngoại

của Hoa Kỳ. Việc không công nhận Hòa ƣớc Versailles vừa có lợi ở chỗ tuyên

truyền cho “chủ nghĩa biệt lập”, cho tính trung lập của Hoa Kỳ, và nhƣ vậy, những

lời tuyên bố tham gia chiến tranh để “chiến đấu cho nền hòa bình thế giới, cho tự do

của nhân dân thế giới” của Hoa Kỳ sẽ đƣợc nhìn nhận nhƣ là một kiểu mẫu của

“người đấu tranh vì quyền con người”. Điều này rõ ràng có giá trị rất lớn cho Hoa

Kỳ về mặt chính trị, tuyên truyền. Đồng thời, việc rút ra khỏi sự ràng buộc của Hòa

ƣớc Versailles đã tạo nên một ƣu thế hết sức có lợi cho Mỹ về sức mạnh ngoại giao,

“nó sẽ gây ra một sức ép tác động trở lại tình hình châu Âu – một hiệp ước “hòa

bình” không có Hoa Kỳ tham gia sẽ luôn ở trạng thái thường xuyên bị đe dọa. Sự ổn

định của một châu Âu thống nhất trong thù nghịch sẽ rất mong manh nếu không có

vai trò của Mỹ” [65; tr.95]. Sau cùng, việc Hoa Kỳ ký các hiệp ƣớc riêng rẽ với các

nƣớc bại trận Đức, Áo – Hung vào tháng 8/1921 đã phản ánh mƣu đồ của Hoa Kỳ.

Nếu tham gia vào Hội Quốc Liên, Hoa Kỳ sẽ chịu sự ràng buộc của tổ chức này và dĩ

nhiên, Hoa Kỳ sẽ không có đƣợc những cam kết nói trên.

Tiểu kết

Nhƣ vậy, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 – 1918 đã thể hiện rõ

mƣu đồ vƣơn lên thống trị thế giới của Mỹ. Tuy nhiên, do tình hình nội tại lẫn những

tác động bên ngoài, chính sách đối ngoại mà giới lãnh đạo Mỹ thực thi đã có những

điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ.

Trong thời kỳ 1865 – 1898, do còn vƣớng bận nhiều vấn đề nghiêm trọng ở

trong nƣớc: sự tàn phá khủng khiếp do cuộc Nội chiến để lại, mâu thuẫn chủng tộc

vẫn còn diễn ra dai dẳng…nên Hoa Kỳ chƣa hội đủ sức mạnh cần thiết để có thể thực

thi chính sách đối ngoại bành trƣớng. Tại khu vực Mỹ Latinh, chính sách đối ngoại

của Hoa Kỳ đối với khu vực này chỉ là sự tiếp nối và mở rộng Học thuyết Monroe

đƣợc đề xƣớng trƣớc đó (1823). Tuy vậy, vẫn phải khẳng định rằng, trong thời gian

từ sau Nội chiến đến trƣớc năm 1898, Hoa Kỳ đã thể hiện vị thế của mình một cách

Page 131: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

124

rõ ràng hơn trƣớc các cƣờng quốc châu Âu đang khống chế khu vực Mỹ Latinh.

Trong thời kỳ này, chính sách phản đối sự can thiệp của các cƣờng quốc châu Âu

vào khu vực Mỹ Latinh đã không còn mang tính phòng vệ nhƣ trƣớc mà đã có thực

chất hơn. Năm 1867, Hoa Kỳ đã ép Pháp phải rút quân ra khỏi Mexico. Trong cuộc

tranh chấp lãnh thổ giữa Venezuela và Guiana, Hoa Kỳ cũng đã có những hành động

buộc Anh phải có sự nhƣợng bộ nhất định. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ đã có những hoạt

động nhằm tập hợp lực lƣợng, quy tụ các nƣớc Mỹ Latinh vào quỹ đạo chi phối của

Hoa Kỳ, tiêu biểu là việc Mỹ đứng ra thành lập Liên minh Pan – Mỹ vào năm 1889.

Còn tại châu Á, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực này thời kỳ

1865 - 1898 chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm những lợi ích về thƣơng mại chứ chƣa có

hành động nào đáng kể để có thể thiết lập phạm vi ảnh hƣởng tại khu vực này. Tiêu

biểu là những hành động can thiệp của Hoa Kỳ ở Nhật Bản, ép buộc Trung Quốc và

Xiêm ký các hiệp ƣớc thƣơng mại…

Sự thắng lợi của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha vào năm

1898 là bƣớc khởi đầu vô cùng thuận lợi cho tham vọng vƣơn đến quyền lực thế giới

của Hoa Kỳ. Từ đây, một cƣờng quốc mới xuất hiện, bắt đầu tham gia vào quá trình

tranh đoạt thị trƣờng thế giới với các cƣờng quốc cũ ở châu Âu.

Tại khu vực Mỹ Latinh, với việc thực thi chính sách “Cây gậy lớn” và

“Ngoại giao dollar”, gắn Tu chính án Platt vào Hiến pháp Cuba và một loạt các

hành động can thiệp quân sự vào nhiều nƣớc ở khu vực Mỹ Latinh, Hoa Kỳ không

những làm cho các cƣờng quốc thực dân châu Âu có chỗ đứng tại khu vực này phải

run sợ mà còn từng bƣớc nắm chắc các nƣớc Mỹ Latinh cả về kinh tế, chính trị lẫn

văn hóa và mô hình xã hội.

Tại khu vực châu Á, Hoa Kỳ ngày càng hiện diện rõ sức mạnh của mình tại

khu vực này sau khi chiếm đƣợc Philippines (kết quả của cuộc chiến tranh Mỹ - Tây

Ban Nha). Đối với Nhật Bản, bên cạnh việc xúi giục và giúp đỡ Nhật tiến hành các

cuộc chiến tranh xâm lƣợc ở Đài Loan và Trung Quốc thì ngay sau khi các cuộc

chiến tranh đó kết thúc, Hoa Kỳ liền nhảy vào làm “người hòa giải” để có thể kiếm

chác một vài lợi ích về cho mình. Tại Trung Quốc, sau khi đã đánh bại Tây Ban Nha,

Hoa Kỳ ngay lập tức đòi hỏi sự công bằng trong thƣơng mại cũng nhƣ các quyền lợi

về chính trị, quân sự với các cƣờng quốc khác ở Trung Quốc mà đỉnh điểm chính là

công hàm “Mở cửa” do Ngoại trƣởng John Hay tuyên bố năm 1899.

Page 132: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

125

Đối với các cƣờng quốc châu Âu, nhất là Anh, trong thời kỳ 1865 – 1918,

mặc dù giữa hai nƣớc có nhiều vấn đề khúc mắc song xuất phát từ sự cân nhắc lợi

ích bên trong lẫn bên ngoài của cả Hoa Kỳ và Anh, các vấn đề khác biệt còn tồn tại

giữa hai nƣớc đã đƣợc giải quyết một cách êm thấm. Trong quan hệ với Anh thời kỳ

này, Hoa Kỳ cũng đã tỏ rõ đƣợc sức mạnh và quyền lực của mình, nhiều vấn đề buộc

Anh phải nhƣợng bộ.

Còn trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất, do tác động của

những lợi ích kinh tế, Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao “trung lập”,

đứng bên ngoài cuộc chiến nhằm thu lợi từ hoạt động buôn bán giữa hai phe. Tuy

nhiên, khi chiến tranh đi đến hồi kết và nhất là khi Đức leo thang cuộc chiến tàu

ngầm, làm thiệt hại đến hoạt động buôn bán của Mỹ, ngay lập tức Hoa Kỳ nhảy vào

cuộc chiến nhằm bảo vệ và tìm kiếm quyền lợi lớn nhất cho mình. Qua đây, chúng ta

cũng phần nào hiểu rõ bản chất của nền ngoại giao Hoa Kỳ - thực dụng, linh hoạt và

đầy biến hóa.

Page 133: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

126

Chƣơng 4.

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ

THỜI KỲ 1865 – 1918

4.1. Tổng quan kết quả chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 – 1918

4.1.1. Những kết quả đạt đƣợc

Trải qua hơn nửa thế kỷ phát triển đất nƣớc sau Nội chiến, cùng với sự trỗi

dậy mạnh mẽ về kinh tế, chính trị; sự gia tăng ảnh hƣởng quốc tế không ngừng thông

qua quá trình thực thi chính sách đối ngoại thời kỳ 1865 – 1918 đã đƣa đến cho Hoa

Kỳ những kết quả và thành tựu hết sức to lớn trên nhiều phƣơng diện. Các thành tựu

trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế

giới thứ nhất, bên cạnh việc kế thừa kết quả của chính sách đối ngoại trong thời kỳ

trƣớc, đã đƣợc phát triển theo chiều hƣớng sâu sắc hơn, hiệu quả hơn, cụ thể là:

Thứ nhất, Hoa Kỳ đã gạt dần ảnh hưởng của các cường quốc châu Âu,

khẳng định được ưu thế tuyệt đối tại khu vực Mỹ Latinh và từng bước biến khu

vực này thực sự trở thành “sân sau” của mình.

Với các chính sách và biện pháp ngoại giao mà Hoa Kỳ đã sử dụng tại Mỹ

Latinh, khu vực này dần trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Sau ngày lập quốc,

Hoa Kỳ đã rất thèm muốn mở rộng ảnh hƣởng đến những nƣớc láng giềng phƣơng

Nam. Tuy nhiên, sự hiện diện của các nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Pháp, Tây Ban Nha,

Nga…ở Tây bán cầu, cộng thêm vào đó là thực lực trong nƣớc chƣa đủ mạnh nên

Mỹ chƣa có hành động nào đáng kể đối với khu vực Mỹ Latinh. Chỉ sau khi giành

đƣợc chiến thắng trƣớc Tây Ban Nha (1898) – một trong những cƣờng quốc thực dân

có nhiều lợi ích tại Mỹ Latinh, Hoa Kỳ mới bắt đầu có đủ điều kiện lẫn cơ sở để thực

thi một chính sách đối ngoại mạnh mẽ hơn bằng đƣờng lối can thiệp trực tiếp vào

khu vực này. Trong thời kỳ từ sau Nội chiến đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới

thứ nhất, Hoa Kỳ đã áp dụng một loạt các chính sách ngoại giao nhằm từng bƣớc

nắm chắc Mỹ Latinh. Bƣớc đầu tiên, Hoa Kỳ đòi gắn Tu chính án Platt vào Hiến

pháp Cuba, biến quốc gia này thành thuộc địa kiểu mới của Hoa Kỳ. Tiếp sau đó,

chính sách “Cây gậy lớn” và “Ngoại giao Dollar” đƣợc đề ra nhằm bảo vệ những

lợi ích của Hoa Kỳ ở Mỹ Latinh và một số khu vực khác trên thế giới trƣớc nguy cơ

các khu vực này sẽ rơi vào tay của các cƣờng quốc châu Âu, tiêu biểu có các sự kiện:

vụ chuyển nhƣợng quyền xây dựng và quản lý kênh đào Panama (1903), can thiệp

Page 134: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

127

vào Santo Domingo (Cộng hòa Dominica), Honduras…Ngoài ra, Hoa Kỳ còn đem

quân đội can thiệp trực tiếp vào nhiều quốc gia Mỹ Latinh nhƣ Mexico, Nicaragua,

Bolivia… Các công cụ, thiết chế, biện pháp ngoại giao đã đƣợc các đời tổng thống

Hoa Kỳ nối tiếp nhau huy động một cách tối đa nhất, vận dụng hiệu quả nhất để

nhằm khống chế và độc chiếm khu vực Mỹ Latinh. Có thể khẳng định rằng, cho đến

thập niên 20 của thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã hoàn toàn làm chủ Mỹ Latinh và nắm chắc

khu vực này trong phạm vi ảnh hƣởng của Hoa Kỳ - điều mà trƣớc đó 100 năm,

Tổng thống James Monroe đã từng đề ra và hƣớng đến!

Với việc giành phần thắng trƣớc Tây Ban Nha vào năm 1898 đã báo hiệu một

“ngôi sao mới” xuất hiện trên bầu trời đế quốc, chính thức xác lập vị thế cƣờng quốc

của Hoa Kỳ. Sự hiện diện của cƣờng quốc này cũng báo trƣớc một thế kỷ đầy bất an

và chiến tranh, những sự thay đổi về lãnh thổ cùng vô số những sự kiện trọng đại về

chính trị, kinh tế và những biến động xã hội. Cùng với Đức và Nhật Bản, sự có mặt

của Hoa Kỳ nhƣ là một cƣờng quốc sẽ làm thay đổi trật tự vốn lâu nay đƣợc thiết lập

và thống trị bởi các cƣờng quốc thực dân cũ. Sự có mặt của các nƣớc châu Âu ở khu

vực Mỹ Latinh sẽ là mối nguy hại to lớn cho Mỹ trên nhiều phƣơng diện. Mặt khác,

trên đà phát triển sau khi giành đƣợc độc lập, ―khát vọng‖ của Hoa Kỳ muốn biến

Mỹ Latinh, vốn trở thành các nƣớc độc lập vào thập niên 20 của thế kỷ XIX, thành

―sân sau‖ của mình ngày càng lớn dần. Hoa Kỳ coi sứ mạng duy nhất của họ là trở

thành tấm gƣơng cho cả thế giới noi theo, nhằm truyền bá nền tự do dân chủ và thực

hiện chính sách đối ngoại không giống bất kỳ quốc gia nào. Việc đề ra các chính

sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh tính từ thời điểm tuyên bố

Học thuyết Monroe (1823) và đặc biệt là sau Nội chiến đến 1918 đã từng bƣớc biến

Hoa Kỳ trở thành một “đế quốc độc quyền” Tây bán cầu, tạo tiền đề vững chắc cho

đế quốc này lũng đoạn chính trƣờng thế giới trong thế kỷ XX và cả những năm đầu

thế kỷ XXI.

Thứ hai, Hoa Kỳ bắt đầu giành được những lợi ích quan trọng tại khu vực

châu Á, nhất là vấn đề mở rộng thị trường tại đây.

Hoa Kỳ đã tăng cƣờng sự hiện diện ở khu vực châu Á và sớm khẳng định họ

là một cƣờng quốc CA-TBD thực sự ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bằng

những can dự ngoại giao cụ thể, Hoa Kỳ đã từng bƣớc thể hiện vị trí cƣờng quốc đối

với cả khu vực nói chung và từng nƣớc nói riêng.

Page 135: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

128

Đối với Nhật Bản, các cuộc chiến tranh do nƣớc này gây ra vào cuối thế kỷ

XIX đầu thế kỷ XX (với Đài Loan năm 1874, với Trung Quốc năm 1894 – 1895 và

với Nga năm 1904 – 1905) đều có sự giúp đỡ ngấm ngầm của Hoa Kỳ thông qua các

cố vấn hay vai trò trung gian hòa giải nhằm mục tiêu là tìm kiếm lợi ích thƣơng mại

ở vùng Viễn Đông. Đến đầu thế kỷ XX, nhận thấy sự lớn mạnh của Nhật sẽ là nguy

cơ gây tổn hại đối với các giao dịch và cơ sở thƣơng mại cũng nhƣ phạm vi ảnh

hƣởng của mình, Hoa Kỳ đã thực hiện các chiến lƣợc nhằm ngăn chặn và cô lập Nhật

Bản.

Đối với Trung Quốc, chính Tổng thống T.Roosevelt và Ngoại trƣởng

H.C.Lodge đã ý thức rất rõ về lợi ích khổng lồ trong quan hệ buôn bán của Hoa Kỳ

với Trung Quốc. H.C.Lodge biết rất rõ các lợi ích về mặt hàng dệt may của Hoa Kỳ

khi hƣớng đến thị trƣờng châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc. Nhà sử học Marilyn

Young từng viết trong cuốn “The Rhetoric of Empire” (Sự hùng biện của Đế chế)

rằng: “…việc công ty American China Development mở rộng ảnh hưởng của Mỹ tại

Trung Quốc với các lý do thương mại và những chỉ thị của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

đối với các phái viên tại Trung Quốc nhằm triển khai tất cả các biện pháp ngoại

giao thích hợp bảo đảm mở rộng các lợi ích của Mỹ tại Trung Quốc” [75; tr.365].

Sau khi giành đƣợc quyền quản lý Philippines từ tay Tây Ban Nha, Hoa Kỳ đã có

một bàn đạp vững chắc để có thể tiến sang Trung Quốc – một thị trƣờng béo bở đang

bị tranh giành bởi các cƣờng quốc thực dân châu Âu. Để thực hiện tham vọng bành

trƣớng của mình tại Trung Quốc, Mỹ đã “kết bạn” với các cƣờng quốc khác (trƣớc

năm 1899) và tự mình tuyên bố thi hành chính sách “Mở cửa” Trung Quốc (từ năm

1899). Nhờ việc thực thi chính sách “Mở cửa”, Mỹ trở thành một trong ba nhà đầu

tƣ lớn nhất tại Trung Quốc (đứng sau Anh và Nhật Bản). Mặc dù các cƣờng quốc

châu Âu đều không muốn sự có mặt của Hoa Kỳ tại Trung Quốc song tất cả đều

không dám công khai thách thức chính sách “Mở cửa”. Vì vậy, nhà sử học Adams

Brucker đã gọi chính sách ”Mở cửa” là “một trong những hòn đá tảng vĩ đại” trong

lịch sử nƣớc Mỹ.

Ở các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Thái Lan, Philippines và Việt Nam, Mỹ cũng

đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau nhằm tạo lập cho mình những lợi ích về

thƣơng mại, lãnh thổ tại các nƣớc này.

Page 136: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

129

Thứ ba, Hoa Kỳ đã từng bước vươn đến quyền lực thế giới, đuổi kịp và

cùng Anh dẫn dắt nền chính trị thế giới trong giai đoạn tiếp theo.

Kể từ sau Nội chiến, với sự phát triển kinh tế TBCN mạnh mẽ đã đƣa Hoa Kỳ

nhanh chóng trở thành một cƣờng quốc kinh tế hàng đầu của thế giới. Thêm vào đó,

sự thúc ép của tƣ tƣởng xã hội đối với giới chính trị Hoa Kỳ đã làm cho tham vọng

của nƣớc này ngày càng đƣợc cụ thể hóa. Thực tế hoạt động đối ngoại của Hoa Kỳ

trong những năm sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cho

thấy Hoa Kỳ không chỉ giới hạn sự bành trƣớng thế lực ở khu vực Mỹ Latinh thông

qua các chính sách cụ thể nhƣ đã chỉ ra ở chƣơng hai mà đất nƣớc này còn tìm kiếm

vị thế to lớn hơn ở các khu vực khác. Sau hơn 50 năm theo đuổi các lợi ích ở châu Á,

Hoa Kỳ đã từng bƣớc hiện diện ở khu vực này với tƣ cách là một cƣờng quốc khu

vực mà bất cứ một động thái ngoại giao nào ở đây đều phải tính tới nhân tố Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đã đi từ chính sách “kết bạn” khi thực lực chƣa đủ mạnh (trƣớc 1898) đến

chỗ tự mình đề ra những chính sách cụ thể nhằm ngăn chặn và buộc các nƣớc khác

phải tuân thủ theo lập luận của Hoa Kỳ (sau 1898). Điều đó cho thấy Hoa Kỳ đã

khẳng định đƣợc vị thế quốc tế cực kỳ quan trọng và là nƣớc đóng vai trò “cường

quốc” ở khu vực CA-TBD.

Không chỉ khẳng định vị thế mạnh mẽ tại Mỹ Latinh và châu Á, đối với các

vấn đề ở châu Âu, Hoa Kỳ đã có những tính toán sát hợp và uyển chuyển với thực tế

diễn tiến của hoàn cảnh. Trong quan hệ với nƣớc Anh, Hoa Kỳ đã từng bƣớc tỏ rõ

sức mạnh và buộc Anh phải nhƣợng bộ trong các vấn đề cụ thể nhƣ vấn đề tàu lớp

Alabama, giải quyết tranh chấp buôn bán lông hải cẩu ở biển Bering, phân định

đƣờng biên giới ở Venezuela và Alaska. Sự tìm kiếm và vƣơn đến quyền lực thế giới

của Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã giúp cho nƣớc này

đứng bên ngoài cuộc chiến nhằm thu lợi từ hoạt động buôn bán giữa hai phe trong

giai đoạn đầu của cuộc chiến thông qua chính sách ngoại giao trung lập. Tuy nhiên,

khi hoàn cảnh thay đổi, ngay lập tức Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến và trở thành

nƣớc thắng trận có tiếng nói mạnh mẽ nhất sau chiến tranh.

Nhƣ vậy, có thể thấy chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến

kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918) đã tạo nên sự chuyển biến mạnh

mẽ, làm cho vị thế quốc tế của Hoa Kỳ thay đổi từ chỗ chịu sự chi phối của luật chơi

đến chỗ định ra luật chơi trong quan hệ quốc tế. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét trong

rất nhiều vấn đề quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Page 137: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

130

4.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu nói trên, trong quá trình thực thi chính sách đối

ngoại thời kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865-

1918), Hoa Kỳ vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Trên thực tế, việc

thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong một số trƣờng hợp đã tạo nên sự thù

ghét của nhân dân các nƣớc bị phụ thuộc vào Mỹ. Điều này đặc biệt nổi rõ trong

quan hệ giữa Mỹ với các nƣớc Mỹ Latinh nhƣ Cuba, Mexico, Nicaragua. Với những

chính sách can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nƣớc láng giềng phƣơng

Nam đã tạo nên sự chống đối mạnh mẽ của nhân dân ở khu vực này. Từ một nƣớc

đấu tranh chống thực dân, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, Hoa Kỳ đã trở

thành một nƣớc vì lợi ích quốc gia dân tộc đã thực thi chính sách đối ngoại bành

trƣớng ra các nƣớc khác mặc dù với hình thức và biện pháp khác với các nƣớc thực

dân trƣớc đây. Điều đó làm cho tâm lý chống Mỹ này ngày một nhiều hơn, buộc các

nhà lãnh đạo Hoa Kỳ phải liên tục thay đổi chính sách nhằm giữ cho đƣợc khu vực

Mỹ Latinh nằm trong vòng ảnh hƣởng của ngƣời Mỹ.

Đồng thời với đó, nhiều chính sách đối ngoại đối với các khu vực khác đã

không phát huy đƣợc hiệu quả, buộc các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ phải từ bỏ những

tham vọng ở châu Âu, quay trở về “chủ nghĩa trung lập” ở Mỹ Latinh và CA-TBD,

nơi gắn bó thiết thân và phản ánh lợi ích thực tế cũng nhƣ thực lực hiện có của Hoa

Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều này có thể đƣợc minh chứng thông qua

chính sách của Hoa Kỳ đối với các vấn đề ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ

nhất. Tại châu Âu, Hoa Kỳ đã có “một cuộc phiêu lưu” đầy tham vọng khi đề xƣớng

Chƣơng trình 14 điểm sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Tuy nhiên,

Chƣơng trình 14 điểm của W.Wilson với nội dung đậm đặc chủ nghĩa lý tƣởng

(ngƣời Mỹ vốn tôn sùng chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa thực dụng) nên nó đã nhanh

chóng bị bác bỏ bởi Quốc hội vào năm 1920. Hơn nữa, vào thời điểm đó, Hoa Kỳ

vẫn chƣa đủ sức để có thể tạo nên sức ép buộc các nƣớc châu Âu phải tuân theo

chính sách của Hoa Kỳ. Anh và Pháp vẫn là những cƣờng quốc có tiếng nói rất quan

trọng trên thế giới nói chung và ngay chính trên châu Âu nói riêng. Do vậy, Hoa Kỳ

đã không thể hiện thực hóa đƣợc Chƣơng trình 14 điểm và đã Ủy ban đối ngoại

Thƣợng viện Hoa Kỳ đã phủ quyết những văn bản mà Tổng thống W.Wilson ký kết

tại Paris năm 1919. Thay vào đó, Hoa Kỳ đã ký kết các hiệp ƣớc riêng rẽ với các

quốc gia châu Âu vào năm 1921, quay trở về với truyền thống biệt lập trên cơ sở

Page 138: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

131

thực lực của Hoa Kỳ ở Mỹ Latinh – nơi phản ánh lợi ích quốc gia và ở châu Á – nơi

chứa đựng những lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ. Đây có thể đƣợc coi là thất bại lớn nhất

trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 – 1918.

4.2. Đặc điểm

Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ 1865 – 1918, bƣớc

đầu chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm nhƣ sau:

Thứ nhất, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 – 1918 đã thể hiện

một cách toàn diện bản chất thực dụng, linh hoạt với mục đích tối thượng là lợi

ích quốc gia. Dƣới tác động của nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn nói trên luôn có những điều chỉnh cho phù hợp với

sự biến chuyển của thời cuộc.

Đối với khu vực Mỹ Latinh, nếu nhƣ trong thời kỳ trƣớc Nội chiến, chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ mới chỉ dừng lại ở những tuyên bố, những học thuyết

mang tính chất phòng vệ nhằm bảo vệ những lợi ích của Hoa Kỳ tại khu vực này thì

trong thời kỳ sau Nội chiến, đặc biệt là từ sau chiến thắng “bé nhỏ nhưng rực rỡ”

trƣớc Tây Ban Nha, giới lãnh đạo Hoa Kỳ chủ trƣơng thực thi chính sách đối ngoại

mạnh mẽ hơn bằng cách can thiệp trực tiếp vào khu vực Mỹ Latinh. Dựa vào Học

thuyết Monroe, ngay sau Nội chiến, Mỹ đã buộc Pháp phải rút quân khỏi Mexico

(năm 1867). Sau cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha (1898), Hoa Kỳ đã tiếp tục có

những cơ sở xác đáng để thực thi chính sách can thiệp trực tiếp vào Mỹ Latinh thông

qua việc gắn Tu chính án Platt vào Hiến pháp Cuba, đƣa đảo quốc này từ chỗ bị

thống trị bởi thực dân Tây Ban Nha nay lại rơi vào sự thống trị của Hoa Kỳ. Kế thừa

những di sản từ Học thuyết Monroe, giới chính khách Mỹ tiếp tục phát triển thêm

một bƣớc với việc thực thi chính sách “Cây gậy lớn” và “Ngoại giao dollar”. Hoa

Kỳ đã đạt tới cái gọi là “châu Mỹ của người Mỹ” nhƣ mong muốn bằng những can

thiệp thô bạo vào Mexico, Haiti, Dominica, Bolivia, Nicaragua và tổ chức các Hội

nghị Liên Mỹ nhằm thâu tóm mọi quyền lực ở Mỹ Latinh về cho nƣớc Mỹ.

Đối với khu vực châu Á, trong thời gian từ 1865 đến cuối thế kỷ XIX, do thực

lực bên trong còn hạn chế, cộng thêm vào đó là “sự lấn át” của các cƣờng quốc thực

dân châu Âu nên Mỹ chỉ thực hiện tham vọng bành trƣớng của mình ở châu Á theo

hai cách: Thứ nhất, trợ giúp hay làm vai trò trung gian hòa giải trong các cuộc tranh

chấp ở khu vực nhằm tìm kiếm và bảo vệ các lợi ích thương mại của Mỹ tại châu Á.

Có thể thấy rõ điều này qua chính sách của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản trong ba cuộc

Page 139: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

132

chiến tranh mà Nhật Bản tiến hành ở Đài Loan (1874), Trung Quốc (1894 – 1895) và

với Nga (1904 - 1905). Những cố gắng của Mỹ trong vai trò trung gian hòa giải giữa

Pháp và nhà Thanh xung quanh vấn đề tranh chấp phạm vi ảnh hƣởng ở Việt Nam dù

thất bại nhƣng cũng đã thể hiện rõ mục tiêu của Hoa Kỳ trong vai trò này là đảm bảo

các lợi ích thƣơng mại của Hoa Kỳ ở Trung Quốc không bị tổn hại do cuộc chiến

tranh giữa Pháp và Trung Quốc gây ra; Thứ hai, Hoa Kỳ đã hợp tác và theo chân các

nước đế quốc khác ở châu Á nhằm thiết lập và mở rộng các quyền lợi về thương mại

và phạm vi ảnh hưởng. Cách thức này đƣợc Hoa Kỳ thực thi ở Trung Quốc. Theo sau

các đế quốc có thế lực ở Trung Quốc, Hoa Kỳ đã ép nhà Thanh phải tiếp tục ký với

mình Điều bổ sung cho Hiệp ƣớc Thiên Tân vào năm 1868 và phối hợp với Anh,

Nhật Bản tiến hành nhiều cuộc xâm chiếm ở biên giới phía Đông và Tây Nam Trung

Quốc.

Sau khi giành đƣợc thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha (1898),

Hoa Kỳ trở thành một trong những cƣờng quốc hàng đầu trên thế giới. Do vậy, chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với châu Á không theo chiều hƣớng nhƣ giai đoạn

trƣớc nữa mà tự tuyên bố và thực thi các chính sách đối ngoại của mình. Với một vị

thế mới, giờ đây Hoa Kỳ không còn phải trợ giúp Nhật Bản nữa mà chuyển sang

chiến lƣợc kiềm chế, ngăn chặn sự bành trƣớng của Nhật Bản tại khu vực Viễn Đông

và tiến thêm một bƣớc thực hiện chính sách “Mở cửa” đối với Trung Quốc, đòi hỏi

những quyền lợi ở nƣớc này ngang bằng với các cƣờng quốc châu Âu. Ngoài ra, Hoa

Kỳ còn thay thế Tây Ban Nha làm “người cai trị” Philippines, biến đảo quốc này

thành thuộc địa kiểu mới.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, do những lợi ích to lớn về kinh tế, Hoa

Kỳ chủ trƣơng thực hiện chính sách ngoại giao biệt lập truyền thống trong giai đoạn

đầu của cuộc chiến nhằm thu lợi từ hoạt động buôn bán của cả hai phe. Tuy nhiên,

khi nƣớc Đức thực hiện cuộc chiến tàu ngầm gây nhiều tổn thất cho Hoa Kỳ, Hoa Kỳ

lập tức nhảy vào cuộc chiến nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi và thông qua chiến

tranh, tìm kiếm nhiều hơn lợi ích của Mỹ trên thế giới. Đến năm 1920, sau nhiều lần

thảo luận, Thƣợng viện Hoa Kỳ đã bác bỏ Hòa ƣớc Versailles bởi nếu tham gia hòa

ƣớc này thì Hoa Kỳ khó có thể đạt đƣợc những quyền lợi và tham vọng của họ do

những định chế và nguyên tắc mà Hòa ƣớc Versailles đã đề ra.

Thứ hai, quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

trong thời kỳ 1865 - 1918 luôn hướng tới mục tiêu xuyên suốt và quan trọng là

Page 140: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

133

thực hiện tham vọng bành trướng nhưng chưa đủ thực lực để đạt được mục tiêu

đó. Hoa Kỳ thoát ra khỏi cuộc Nội chiến với những cơ hội mới mẻ, sự thống nhất về

mặt nhà nƣớc, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế…đã cho phép ngƣời Mỹ có

những khát vọng to lớn đối với khu vực láng giềng Mỹ Latinh. Sau khi chiến tranh

với Tây Ban Nha kết thúc với phần thắng nghiêng về Mỹ, theo những điều khoản do

Hiệp định Paris quy định, Tây Ban Nha buộc phải từ bỏ mọi quyền hành của mình ở

Cuba; nhƣợng lại đảo Puerto Rico, Guam, các đảo ở quần đảo Mariana và các đảo

khác ở khu vực Tây Ấn mà nƣớc này đã kiểm soát trƣớc chiến tranh cho Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ cũng sẽ giành quyền quản lý Philippines sau khi trả cho Tây Ban Nha 20

triệu USD. Đến thập niên đầu của thế kỷ XX, Hoa Kỳ lại tiếp tục đẩy mạnh chính

sách đối ngoại bành trƣớng của mình tại khu vực Mỹ Latinh bằng các cách thức khác

nhau, rất đa dạng và linh hoạt. Tổng thống T.Roosevelt với chính sách “Cây gậy

lớn” đã can thiệp và dính líu trực tiếp tới một loạt các quốc gia Mỹ Latinh. Tổng

thống W.H.Taft với chính sách “Ngoại giao Dollar” về danh nghĩa là giúp cho các

nƣớc Mỹ Latinh tránh đƣợc nạn nợ nƣớc ngoài và khủng hoảng tài chính song sự

thực là hất cẳng các nhà đầu tƣ của châu Âu và thay vào đó là các tập đoàn của Mỹ.

Việc làm này sẽ giúp cho “con rết tư bản” Mỹ cắm rễ sâu vào nền kinh tế khu vực

Mỹ Latinh; đồng thời, nó cũng đem lại cho nƣớc Mỹ sức nặng chính trị tại khu vực

này.

Tại khu vực châu Á, mặc dù trong thời kỳ 1865 – 1918, Hoa Kỳ mới chỉ dừng

lại ở việc tìm kiếm các lợi ích về thƣơng mại song cũng đã để lại nhiều điểm nhấn

quan trọng. Đối với Nhật Bản, các cuộc chiến tranh giữa nƣớc này với Đài Loan,

Trung Quốc và Nga vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XIX đều có

sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. Thông qua việc giúp đỡ Nhật Bản, Hoa Kỳ đã đạt đƣợc những

thành công bƣớc đầu trong mục tiêu tìm kiếm lợi ích thƣơng mại ở vùng Viễn Đông.

Đến đầu thế kỷ XX, nhận thấy sự lớn mạnh của Nhật Bản sẽ là mối nguy hại đối với

các giao dịch và cơ sở thƣơng mại của Mỹ tại châu Á, Hoa Kỳ liền thực thi chiến

lƣợc nhằm ngăn chặn và cô lập Nhật Bản. Tại Trung Quốc, để thực hiện tham vọng

bành trƣớng của mình, trong thời kỳ đầu khi mới đặt chân đến châu Á, Hoa Kỳ đã sử

dụng kế sách “làm bạn nhỏ” với các cƣờng quốc khác (trƣớc năm 1899) để đạt đƣợc

nhiều quyền lợi về thƣơng mại tại quốc gia này. Sau chiến thắng trƣớc Tây Ban Nha

vào năm 1898, Hoa Kỳ đã hội đủ thực lực để có thể thực thi chính sách đối ngoại độc

lập nên đã tự tuyên bố thi hành chính sách “Mở cửa” Trung Quốc, buộc nhiều cƣờng

Page 141: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

134

quốc châu Âu phải nhún nhƣờng. Ở các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Thái Lan,

Philippines, Hoa Kỳ cũng đã có nhiều cách thức khác nhau nhằm tạo lập cho mình

những lợi ích về thƣơng mại, lãnh thổ tại các nƣớc này.

Tham vọng bành trƣớng của Hoa Kỳ còn đƣợc thể hiện rất rõ nét trong Chiến

tranh thế giới thứ nhất. Mặc dù Tổng thống Wilson tuyên bố trƣớc Quốc hội

(2/4/1917) rằng: “Chúng ta vui mừng chiến đấu cho nền hòa bình thế giới, cho tự do

của nhân dân thế giới, trong đó có cả cho nhân dân Đức. Chúng ta phải tạo ra sự an

toàn cho một thế giới dân chủ. Hòa bình của thế giới phải được xây dựng trên nền

tảng tự do về chính trị” [11; tr.818 – 819] song khác xa với những lời lẽ hoa mỹ, giả

tạo ấy, Chƣơng trình 14 điểm do chính Tổng thống Wilson đề xuất sau khi chiến

tranh kết thúc thực chất là một kế hoạch bành trƣớng của Mỹ nhằm giành quyền

thống trị thế giới, phá vỡ trật tự thế giới cũ do các cƣờng quốc châu Âu đứng đầu để

Mỹ có thể thực hiện tham vọng lãnh đạo thế giới.

Thứ ba, xuyên suốt chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nói chung và thời kỳ

1865 – 1918 nói riêng, chúng ta đều nhận thấy giới lãnh đạo Mỹ luôn tạo ra được

“cái cớ” hoặc khung pháp lý hợp lẽ hợp tình trước khi Hoa Kỳ thực thi một chính

sách đối ngoại nào đó đối với một hay nhiều thực thể chính trị.

Những “cái cớ” đó sẽ giúp cho Hoa Kỳ đƣờng hoàng thực thi chính sách đối

ngoại của mình mà không cần đếm xỉa đến những chỉ trích, lên án của các cƣờng

quốc địch thủ hay các đối tƣợng mà Mỹ tiến hành chính sách đối ngoại. Trong thời

kỳ 1865 – 1918, có nhiều sự kiện Hoa Kỳ đã tạo ra lý do xác đáng cho mình để có

thể thực thi chính sách đối ngoại. Cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha vào năm 1898

là một minh chứng tiêu biểu. Sự kiện tàu Maine nổ tại cảng Havana vào ngày

15/2/1898 cho đến nay vẫn là một bí ẩn chƣa có câu trả lời song Hoa Kỳ vẫn tuyên

bố Tây Ban Nha chính là thủ phạm. Cuối cùng, với sự cổ súy của các bài báo giật

gân, Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và giành đƣợc thắng lợi

rực rỡ, thu đƣợc nhiều lợi ích to lớn từ cuộc chiến tranh này. Năm 1907, sự gia tăng

nhập cƣ của ngƣời Nhật Bản vào Hoa Kỳ đã tạo cho Hoa Kỳ “cái cớ” cần thiết để

Tổng thống T.Roosevelt yêu cầu Nhật Bản phải ký kết “Thỏa thuận giữa các quý

ông”. Đây là một sự tiếp nối những chính sách mà Hoa Kỳ thực thi nhằm kiềm chế

và ngăn chặn sự trỗi dậy của Nhật Bản ở khu vực CA-TBD. Trong Chiến tranh thế

giới thứ nhất (1914 – 1918), những vụ tấn công bởi tàu ngầm Đức vào các tàu chở

khách Lusitania của Anh (tháng 5/1915), Sussex của Pháp (tháng 3/1916) làm nhiều

Page 142: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

135

ngƣời Mỹ đi trên hai chiếc tàu này thiệt mạng và bị thƣơng song Tổng thống

W.Wilson vẫn cảm thấy chƣa sẵn sàng để tuyên bố tình trạng chiến tranh với nƣớc

Đức. Ông chỉ cố gắng dùng những lời lẽ cảnh báo nghiêm khắc để buộc Đức từ bỏ

những thủ đoạn chiến tranh bất hợp pháp. Tuy nhiên, căng thẳng trong quan hệ giữa

Hoa Kỳ và Đức lên đến đỉnh điểm khi bức điện tín Zimmermann đƣợc phát giác vào

tháng 3/1917. Nó đã tạo ra làn sóng chống Đức dữ dội trong dân chúng Mỹ và cũng

là “cái cớ” cần và đủ để Hoa Kỳ tuyên bố cuộc chiến tranh với nƣớc Đức nói riêng

và phe Hiệp ƣớc nói chung. Nghệ thuật tạo ra “cái cớ” trong chính sách đối ngoại đã

đƣợc giới lãnh đạo Hoa Kỳ tiếp nối trong các thời kỳ sau đó, tiêu biểu nhƣ trong

Chiến tranh thế giới thứ hai với sự kiện Nhật Bản đánh úp căn cứ Trân Châu Cảng

của Hoa Kỳ (tháng 12/1941), chiến tranh Triều Tiên (1953), cuộc khủng hoảng tên

lửa Cuba (tháng 10/1962) và sự kiện vịnh Bắc Bộ trong Chiến tranh Việt Nam vào

năm 1964.

Thứ tư, chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ 1865 – 1918 là một quá trình

phát triển liên tục, phản ánh sự tiến triển đi lên về mọi phương diện của nước Mỹ

trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – thời điểm nước Mỹ bắt đầu

khẳng định quyền lực của mình tại khu vực Mỹ Latinh, từng bước đặt nền tảng

cho nước Mỹ vươn tầm và khẳng định quyền lực thế giới ở châu Á và châu Âu.

Sau cuộc Nội chiến, nƣớc Mỹ bắt đầu bƣớc vào thời kỳ thống nhất về kinh tế, chính

trị trong phạm vi toàn liên bang. Chính sự thống nhất đó đã tạo điều kiện cho chủ

nghĩa tƣ bản Mỹ có bƣớc phát triển vô cùng mạnh mẽ. Chỉ trong một thời gian ngắn,

từ một quốc gia nông nghiệp, Mỹ nhanh chóng trở thành một quốc gia công nghiệp

hàng đầu thế giới. Cùng với sự phát triển về kinh tế, các tổ chức tƣ bản độc quyền và

lũng đoạn nhà nƣớc xuất hiện ngày càng nhiều ở Mỹ đã làm nảy sinh những quan

tâm đến thị trƣờng bên ngoài nƣớc Mỹ. Việc tìm kiếm thị trƣờng mới ở nƣớc ngoài

đƣợc Hoa Kỳ xem nhƣ là một phƣơng thuốc bách bệnh có tính sống còn và là giải

pháp cho mọi vấn đề nảy sinh trong nƣớc do quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng

ở Hoa Kỳ đƣa lại. Sự phát triển kinh tế đã kéo theo nhiều biến động về chính trị - xã

hội của nƣớc Hoa Kỳ: sự sắp đặt quyền lực của chính phủ liên bang lên toàn bộ lãnh

thổ, những nỗ lực của giới lãnh đạo Hoa Kỳ nhằm giải phóng nô lệ, Thuyết Chủng

tộc ƣu việt, Luận thuyết Darwin xã hội tiếp tục thịnh hành rộng rãi trong tƣ tƣởng

ngƣời Mỹ hay việc đề xƣớng xây dựng một lực lƣợng hải quân lớn mạnh…đã tạo

nên những tiền đề thuận lợi cho nƣớc Mỹ có đầy đủ sức mạnh nội lực để có thể thực

Page 143: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

136

thi chính sách đối ngoại của mình từ sau cuộc Nội chiến. Cuộc chiến tranh Mỹ - Tây

Ban Nha (1898), chính sách “Mở cửa” Trung Quốc (1899 – 1900), chính sách “Cây

gậy lớn” và “Ngoại giao Dollar” là những nấc thang đƣa Mỹ đến gần với tham vọng

phân chia lại thế giới, vừa khống chế đƣợc các nƣớc Mỹ Latinh về quân sự, kinh tế,

tài chính, biến những nƣớc này trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trƣờng cho

hàng hóa Hoa Kỳ, vừa làm suy yếu những cƣờng quốc thực dân châu Âu cũ.

Thứ năm, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ 1865 – 1918 gắn

chặt với vai trò của các tổng thống và các chính khách. Tại Mỹ Latinh, những

chính sách đối ngoại mà Hoa Kỳ thực thi ở khu vực này đều in đậm dấu ấn của các

đời tổng thống. Chính sách “Cây gậy lớn” gắn liền với Tổng thống T.Roosevelt,

chính sách “Ngoại giao Dollar” lại gắn liền với Tổng thống W.H.Taft…

Nếu nhƣ ở Mỹ Latinh, các tổng thống Mỹ là những ngƣời có tầm ảnh hƣởng

rất lớn đối với các chiến lƣợc và chính sách đối ngoại thì ở châu Á lại có một điểm

đặc biệt, đó là sự đóng góp của các nhà ngoại giao và cố vấn Mỹ. Trong cuộc chiến

tranh xâm lƣợc Đài Loan vào năm 1874, Tƣớng Charles Legendre – Cố vấn Bộ

Ngoại giao Nhật Bản đã có những đóng góp trong việc vạch ra kế hoạch tác chiến

cho quân đội Nhật Bản. Sau khi cuộc chiến này kết thúc, Đại biện lâm thời Mỹ tại

Bắc Kinh S.W.William chính là ngƣời làm trung gian hòa bình để Nhật và Trung

Quốc ký kết Hiệp ƣớc Bắc Kinh (tháng 10/1874) với nhiều điều khoản có lợi cho

Nhật. Còn tại Xiêm, Cố vấn Mỹ Edward H.Strobel cũng đã đóng vai trò quan trọng,

dẫn đến việc ký kết Hiệp ƣớc Pháp – Xiêm vào năm 1907…

Thứ sáu, trên cơ sở mục tiêu xuyên suốt là thực thi chính sách bành

trướng, Hoa Kỳ đã có những chính sách và mục tiêu khác nhau đối với từng khu

vực. Điều này càng đƣợc thể hiện rất rõ nét khi Hoa Kỳ thoát ra khỏi cuộc Nội chiến,

có đầy đủ thực lực để có thể vƣơn ra bên ngoài. Đối với Mỹ Latinh, Hoa Kỳ đã dần

biến Mỹ Latinh thành khu vực “sân sau“ của mình. Khu vực Mỹ Latinh từ lâu vốn là

phạm vi ảnh hƣởng truyền thống của các cƣờng quốc thực dân châu Âu. Tuy nhiên,

điều đó đã thay đổi khi Tổng thống J.Monroe tuyên bố thực thi học thuyết mang tên

mình rằng “châu Mỹ của người châu Mỹ“. Và cho đến khi đánh bại đƣợc đế quốc

già cỗi Tây Ban Nha (1898), Hoa Kỳ lại càng có cơ hội để thực hiện chiến lƣợc đối

ngoại bành trƣớng của mình tại khu vực này. Những thành quả đã giành đƣợc từ

cuộc chiến tranh này (điều khoản nhƣợng lại Cuba, Puerto Rico) đã tạo cho Hoa Kỳ

những bƣớc chân vững chắc đầu tiên tại Mỹ Latinh, để rồi từ đây, Mỹ liên tục có

Page 144: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

137

những hành động can thiệp trực tiếp vào các quốc gia khu vực này, giành đƣợc nhiều

lợi ích to lớn; đồng thời, cũng gạt bỏ dần ảnh hƣởng của các cƣờng quốc châu Âu ra

khỏi Mỹ Latinh. Cũng phải khẳng định rằng, việc loại bỏ thành công thế lực của các

cƣờng quốc châu Âu tại Mỹ Latinh chính là cú bứt phá ngoạn mục trong chính sách

đối ngoại của Hoa Kỳ, góp phần định hình nên chính sách đối ngoại của nƣớc này và

thúc đẩy Mỹ mở rộng bành trƣớng ở các khu vực khác trên thế giới.

Trên cơ sở những thành công có đƣợc tại Mỹ Latinh, Hoa Kỳ đã dần mở rộng

phạm vi ảnh hƣởng của mình sang khu vực châu Á. Việc thôn tính đƣợc Philippines

sau khi Hiệp định Paris đƣợc ký kết (10/12/1898) đã trở thành bàn đạp cho Mỹ tiến

sang châu Á – châu lục giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhƣng đã đƣợc phân chia

xong phạm vi ảnh hƣởng bởi các cƣờng quốc đi trƣớc nhƣ Anh, Pháp, Hà Lan, Tây

Ban Nha, Bồ Đào Nha...Đứng trƣớc hoàn cảnh nhƣ vậy, những cƣờng quốc trẻ nhƣ

Hoa Kỳ, Nhật Bản...sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn. Để giành đƣợc

những ƣu thế lớn về thƣơng mại tại châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, Hoa Kỳ đã

khôn ngoan tuyên bố thực thi chính sách “Mở cửa“ (1899) tại quốc gia đông dân

nhất thế giới này. Lần đầu tiên trong lịch sử, các cƣờng quốc thực dân châu Âu đã

buộc phải thừa nhận vị trí và quyền lợi của Hoa Kỳ tại khu vực quan trọng này.

Ngoài ra, trong thời kỳ 1865 – 1918, Hoa Kỳ còn giành đƣợc nhiều lợi ích quan

trọng tại Philippines, Thái Lan và kiềm chế đƣợc sự trỗi dậy của Nhật Bản.

Còn tại châu Âu, mặc dù tầm ảnh hƣởng của Hoa Kỳ tại châu lục này không

mạnh mẽ nhƣ ở Mỹ Latinh hay châu Á song Mỹ cũng đã bƣớc đầu xác lập đƣợc vị trí

của mình, kiềm tỏa đƣợc sức mạnh của nhiều cƣờng quốc châu Âu (nổi bật là Anh),

nhất là vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sự tham chiến của Hoa Kỳ

trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đóng vai trò quan trọng vào sự thắng lợi của

phe Hiệp ƣớc trên chiến trƣờng châu Âu, dẫn đến sự kết thúc của cuộc chiến tranh

này. Chính điều đó đã tạo nên sự nể trọng ở một mức độ nhất định của các quốc gia

châu Âu giành cho Hoa Kỳ. Chƣơng trình 14 điểm do Tổng thống W.Wilson đề xuất

sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918) mặc dù bị đổ bể song phải thừa

nhận rằng, thông qua Chƣơng trình 14 điểm, Hoa Kỳ đã tạo dựng cho mình tiếng nói

ngang bằng với các cƣờng quốc châu Âu, nhiều quốc gia hùng mạnh tại châu lục này

đã buộc phải kiêng dè sức mạnh của Hoa Kỳ trên trƣờng quốc tế.

Page 145: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

138

4.3. Tác động của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

4.3.1. Đối với Hoa Kỳ

Thứ nhất, những chính sách đối ngoại mà Hoa Kỳ thực thi trong thời kỳ

1865 – 1918 đã có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Mỹ. Chính việc thực

thi chính sách đối ngoại bành trƣớng đã đem lại cho nƣớc Mỹ một thị trƣờng tiêu thụ

hàng hóa rộng lớn hơn. Ƣu thế thƣơng mại của một nền công nghiệp sản xuất hàng

hóa ngày càng phát triển của Hoa Kỳ đã hiện diện rộng khắp từ Mỹ Latinh đến các

nƣớc châu Á và đặc biệt là Trung Quốc sau khi Hoa Kỳ tuyên bố chính sách “Mở

cửa“ thị trƣờng này. Đến năm 1893, hoạt động thƣơng mại của Mỹ đã vƣợt tất cả các

quốc gia trên thế giới (trừ nƣớc Anh). Rất nhiều mặt hàng, đặc biệt là các sản phẩm

mũi nhọn của ngành nông nghiệp nhƣ thuốc lá, bông, lúa mỳ từ lâu đã phụ thuộc vào

thị trƣờng quốc tế để phát triển. Đến năm 1895, các khoản đầu tƣ mới của các nhà tƣ

bản Mỹ ở nƣớc ngoài đã đạt 1 tỷ USD [75; tr.366]. Dầu lửa trở thành ngành xuất

khẩu lớn của Hoa Kỳ vào những thập niên 1880, 1890. Đến năm 1891, Công ty

Standard Oil chiếm tới 90% thị trƣờng xuất khẩu dầu lửa của Mỹ và kiểm soát 70%

thị trƣờng thế giới. Dầu lửa trở thành một trong hai sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của

Hoa Kỳ ra thị trƣờng thế giới, sau bông vải. Cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và

thái độ trung lập của Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm thu lợi từ hoạt

động buôn bán giữa hai phe Liên minh và Hiệp ƣớc đã tạo ra nhiều việc làm mới cho

ngƣời lao động và đẩy mức sống của ngƣời dân Hoa Kỳ lên mức cao hơn. Trong

Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hoa Kỳ đã bán cho các nƣớc Liên minh hơn 2 tỷ USD

thiết bị quân sự, giá trị thực phẩm và hàng tiêu dùng. Cũng chính từ những lợi ích

này đã làm cho vị thế của Hoa Kỳ không ngừng tăng lên. Hoa Kỳ đã trở thành nƣớc

giàu mạnh nhất sau cuộc chiến và và chủ nợ của các nƣớc đế quốc châu Âu. Trên cơ

sở đó, Hoa Kỳ đã buộc các nƣớc phải phụ thuộc kinh tế vào Mỹ và chuyển hóa sự

phụ thuộc ấy trong nhiều vấn đề quốc tế khác nhƣ việc thành lập Hội Quốc liên, ký

kết Hòa ƣớc Versailles sau chiến tranh hay buộc các nƣớc lớn trên thế giới nhƣ Anh,

Pháp, Nhật Bản, Italia phải chấp nhận những điều kiện của Hoa Kỳ trong Hội nghị

quốc tế ở Washington trong những năm 1921 – 1922.

Thứ hai, chính sách đối ngoại trong thời kỳ 1865 – 1918 đã hướng Hoa Kỳ

vào việc xây dựng một lực lượng hải quân lớn mạnh, hoàn thiện bộ máy quân sự,

góp phần tạo nên sức mạnh có tính răn đe của Hoa Kỳ. Sau cuộc Nội chiến, lực

lƣợng hải quân Mỹ chỉ đứng hàng thứ 12 trên thế giới, sau cả Thổ Nhĩ Kỳ, Trung

Page 146: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

139

Quốc, Áo – Hung. Trong số 90 tàu chiến của Mỹ thời bấy giờ vẫn còn đến 38 chiếc

tàu vỏ gỗ [14; tr.60]. Để thực hiện thành công chiến lƣợc bành trƣớng thì trƣớc hết,

Mỹ phải nhanh chóng xây dựng một lực lƣợng hải quân vững mạnh và kiểm soát mặt

biển. Từ năm 1890, Mỹ mới bắt đầu chú trọng xây dựng một hạm đội tàu chiến lớn

để có thể chống đỡ chính sách tham vọng của các cƣờng quốc châu Âu. Sức mạnh

của “học thuyết hải quân mới” của Hoa Kỳ đƣợc khởi nguồn từ ý tƣởng của Đại úy

T.Mahan trong tác phẩm “Uy lực của sức mạnh biển cả đến lịch sử” (1890). Chính

Mahan đã kêu gọi Mỹ phải nhanh chóng xây dựng lực lƣợng hải quân hùng mạnh.

Nhận thấy tầm quan trọng của hải quân đối với quá trình bành trƣớng và sự hối thúc

bởi ý tƣởng của Mahan, trong suốt thập niên 90 của thế kỷ XIX, Hoa Kỳ đã tiến hành

đóng nhiều loại tàu tuần tra hạng nặng. Đến cuối thập niên 90, chƣơng trình xây

dựng lực lƣợng hải quân đã thành lập đƣợc một hạm đội tàu lớn gồm 17 chiếc tàu

chiến sƣờn thép, 6 chiếc tuần dƣơng hạm bọc thép và nhiều tàu hiện đại khác [68;

tr.722]. Chính lực lƣợng hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ sau này đã can thiệp

trực tiếp vào Haiti, Santo Domingo, Cuba, Nicaragua và các nơi khác trong vùng

biển Caribbean để ngăn chặn sự can thiệp của các cƣờng quốc châu Âu. Vào năm

1902, trƣớc sự phong tỏa của Anh và Đức ở Venezuela, Hoa Kỳ đã điều động lực

lƣợng hải quân ở vùng biển Caribbean do Đô đốc George Dewey chỉ huy nhằm gây

áp lực với Anh và Đức.

Còn tại Viễn Đông, sau năm 1898, lực lƣợng hải quân Mỹ cũng đã đóng vai

trò quan trọng trong quá trình cạnh tranh với các cƣờng quốc khác ở Trung

Quốc. Việc đặt cơ sở hạm đội chính tại Vịnh Subic (Philippines) sẽ là bàn đạp giúp

Mỹ tiến vào bờ biển Trung Quốc nhằm khống chế lực lƣợng hải quân của các liệt

cƣờng châu Âu ở vùng biển phía Bắc châu Á.

Sau chiến thắng của Nhật Bản trong Chiến tranh Nga - Nhật (1904 -1905),

triển vọng hải quân của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dƣơng có sự thay đổi triệt để, nhất là

khi Nhật Bản trở thành một cƣờng quốc hùng mạnh, có thể làm tổn hại đến những lợi

ích của Mỹ tại khu vực châu Á. Năm 1907, Tổng thống Theodore Roosevelt ra lệnh

điều động 16 tàu chiến của Hạm đội Đại Tây Dƣơng sang Thái Bình Dƣơng. Điều

này đã chứng tỏ Hoa Kỳ sẽ tập trung sức mạnh vào Thái Bình Dƣơng, là chỉ dấu cho

Nhật Bản và thế giới thấy rằng Thái Bình Dƣơng là một khu vực mà hải quân Mỹ sẽ

đóng vai trò quan trọng. Trong các thời kỳ lịch sử sau đó, trên cơ sở vị thế quốc tế

sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hoa Kỳ tiếp tục chiến lƣợc phát triển công nghiệp

Page 147: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

140

quân sự và các binh chủng quan trọng khác của quân đội nhằm mục đích tạo nên sức

mạnh răn đe hiệu quả, phục vụ cho tham vọng bá chủ thế giới của đất nƣớc này.

Thứ ba, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 – 1918 đã tạo ra sự

tác động to lớn đến lâm lý – xã hội Hoa Kỳ, đưa đến sự hình thành “định mệnh

hiển nhiên“ rằng tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế là nhiệm vụ của Hoa Kỳ.

Điều đó cũng góp phần tạo nên đặc tính đối ngoại nƣớc lớn của Hoa Kỳ trong các

giai đoạn tiếp theo. Mặc dù chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đƣợc thiết lập trên cơ

sở sự thúc ép của tƣ tƣởng bành trƣớng trong xã hội Mỹ, song đến lƣợt nó, chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ lại càng làm cho tâm lý và tƣ tƣởng đế quốc mạnh mẽ và

trở thành “định mệnh hiển nhiên“ đối với nhiều tầng lớp xã hội Mỹ. Đây chính là sự

kết hợp song trùng và vô cùng hoàn hảo, góp phần tạo nên sự thành công trong chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn này. Trong thời gian Hoa Kỳ thực thi chính

sách “Mở cửa” Trung Quốc, mặc dù báo New York Journal of Commerce vốn đƣợc

xem là một tờ báo cổ vũ cho hòa bình, chống chủ nghĩa đế quốc và thúc đẩy việc

phát triển thƣơng mại trong một thế giới tự do buôn bán, nhƣng do “cơn sốt bành

trướng” đang bùng nổ mạnh mẽ ở Hoa Kỳ lúc bấy giờ, tờ báo này liền quay ngoắt

sang lập trƣờng ủng hộ Hoa Kỳ giành quyền lợi ở Trung Quốc, rằng “tự do tiếp cận

thị trường Trung Quốc có thể giải quyết được vấn đề sản phẩm dư thừa…” cho nền

kinh tế của nƣớc Mỹ. Từ sự thúc ép và ủng hộ của dƣ luận đối với các vấn đề quốc tế

gắn liền với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nên ở Mỹ đã dần dần hình thành một

cung cách thiết lập chính sách đối ngoại thông qua việc “vận động hành lang“

(lobby) của giới chính trị Mỹ. Đây là một trong những hình thức thƣờng thấy trong

vận động chính sách đƣợc giới chính trị gia Hoa Kỳ sử dụng khi đề ra và thực thi các

chính sách đối ngoại cũng nhƣ thƣơng mại và nhiều vấn đề quan trọng khác.

4.3.2. Đối với các nƣớc chịu ảnh hƣởng của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

4.3.2.1. Đối với các nƣớc Mỹ Latinh

Thứ nhất, những chính sách đối ngoại mà Hoa Kỳ thực thi từ sau Nội

chiến đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù biến khu vực Mỹ

Latinh thành thuộc địa kiểu mới song cũng đưa lại một số tác động tích cực đối

với các nước Mỹ Latinh. Với việc thực thi chính sách can thiệp trực tiếp vào Mỹ

Latinh, Hoa Kỳ đã nắm hầu hết các nguồn tài nguyên và kiểm soát việc buôn bán tại

khu vực này. Mía trồng của Cuba cũng ít nhiều nằm trong tay ngƣời Mỹ, hay nhƣ các

nguồn lợi khác của các nƣớc khu vực châu Mỹ Latinh cũng có sự tham gia của ngƣời

Page 148: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

141

Mỹ nhƣ: thịt bò ở Argentina, cà phê ở Brazil... Hoa Kỳ tự cho phép mình coi vùng

biển Caribbean là “một Địa Trung Hải” của ngƣời Mỹ. Nguồn nguyên liệu và thị

trƣờng này là một động lực thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của công nghiệp Hoa Kỳ.

Điều đó giúp Hoa Kỳ ngày càng củng cố đƣợc tiềm lực, tăng cƣờng hơn nữa sức

mạnh của mình trƣớc, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy vậy, những

chính sách và biện pháp mà Hoa Kỳ thực hiện tại Mỹ Latinh cũng đã làm cho nền

kinh tế của các quốc gia trong khu vực này cũng có những chuyển biến tích cực. Tại

Cuba, đã có khoảng 30 – 50 triệu USD của các nhà tƣ bản Mỹ đầu tƣ vào đồn điền và

hệ thống đƣờng sắt, khai thác mỏ và các hoạt động kinh doanh khác. Kim ngạch

thƣơng mại song phƣơng giữa Hoa Kỳ và Cuba năm 1889 chỉ khoảng 64 triệu USD

nhƣng đến năm 1893 đã tăng lên 103 triệu USD [75; tr.368]. Các hoạt động này cũng

đƣợc Hoa Kỳ tiến hành tƣơng tự đối với nhiều nƣớc ở Mỹ Latinh. Rõ ràng, những

con số nói trên ít nhiều có những tác động đến sự chuyển biến cơ cấu kinh tế, thay

đổi bộ mặt và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa (dù còn yếu ớt) của các nƣớc trong

khu vực Mỹ Latinh. Về góc độ chính trị, với tinh thần ―Liên Mỹ‖ thông qua cơ chế

Hội nghị Liên Mỹ, dù muốn dù không chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, Hoa Kỳ là

quốc gia khởi xƣớng cho ý tƣởng đó trở thành hiện thực bằng việc thành lập Liên

minh Pan – Mỹ vào năm 1889. Đây là tổ chức hợp tác về kinh tế đầu tiên ở khu vực

Mỹ Latinh và là tiền thân của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ngày nay – tổ chức

đóng vai trò thúc đẩy việc hợp tác và liên kết khu vực ở châu Mỹ.

Thứ hai, những chính sách đối ngoại mà Hoa Kỳ đã thực thi tại khu vực

Mỹ Latinh như “Cây gậy lớn”, “Ngoại giao dollar”, can thiệp trực tiếp vào Cuba,

Nicaragua hoặc Philippines… đã tạo nên tâm lý chống Mỹ, ghét Mỹ, làm nảy sinh

nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở nhiều

nước. Sự đấu tranh ấy của nhân dân các nƣớc chịu sự chi phối của Hoa Kỳ đã buộc

giới cầm quyền Mỹ phải thay đổi chính sách cho phù hợp. Chính sự can thiệp, thâu

tóm về kinh tế và gia tăng ảnh hƣởng thông qua các tập đoàn, các công ty Mỹ đã làm

xuất hiện cao trào đấu tranh của công nhân các nƣớc Mỹ Latinh nhƣ ở

Argentina, riêng năm 1919 đã diễn ra 367 cuộc bãi công với 306.000 ngƣời tham gia.

Ở Brazil, làn sóng bãi công tiếp diễn trong suốt năm 1920 đã buộc chính phủ phải có

một số nhƣợng bộ (nhƣ thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ và nâng cao tiền lƣơng cho

công nhân). Còn tại Cuba, do chính sách can thiệp trực tiếp trên mọi phƣơng diện

của Hoa Kỳ tại quốc đảo này đã làm cho tƣ tƣởng chống Mỹ dâng cao, tạo ra một thế

Page 149: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

142

hệ lãnh đạo phong trào chống Mỹ tại Cuba trong những năm 50, 60 của thế kỷ XX

nhƣ Che Guevara, Fidel Castro. Ở các nƣớc Mỹ Latinh khác, chính đảng vô sản và

các tổ chức công đoàn lần lƣợt đƣợc thành lập nhằm lãnh đạo phong trào công nhân

và nhân dân lao động chống đế quốc Mỹ và các lực lƣợng thân Mỹ ở trong nƣớc.

4.3.2.2. Đối với các nƣớc châu Á

Thứ nhất, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ 1865 – 1918 đã

làm cho một số nước ở châu Á đã trở thành thuộc địa kiểu mới hoặc phụ thuộc

vào Hoa Kỳ. Philippines chính là dẫn chứng tiêu biểu nhất cho nhận định này. Sau

khi giành đƣợc thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha, Hoa Kỳ có đƣợc

những thuộc địa đầu tiên nhƣ Puerto Rico, Guam. Tại châu Á, Hoa Kỳ đã trả cho

Tây Ban Nha 20 triệu USD để nƣớc này nhƣợng lại Philippines. Nhƣ vậy,

Philippines từ chỗ là thuộc địa của Tây Ban Nha dần biến thành thuộc địa kiểu mới

của Hoa Kỳ. Mặc dù cho phép Philippines đƣợc lập Hội đồng lập pháp (1902) nhƣng

hệ thống chính quyền của nƣớc này vẫn thuộc quyền kiểm soát của Mỹ. Những năm

sau đó, Hoa Kỳ tiếp tục áp dụng nhiều phƣơng cách nhằm chinh phục ngƣời

Philippines bằng cách đƣa ra luật cải cách đất đai, lập chính quyền tự trị địa phƣơng

và cải thiện các điều kiện giáo dục. Đến năm 1935, Hoa Kỳ cho Philippines đƣợc

hƣởng quy chế độc lập dƣới hình thức Khối Thịnh vƣợng chung (Commonwealth)

trong thời hạn 10 năm thông qua Đạo luật Tydings – McDuffie (năm 1934). Theo đó,

sẽ thiết lập một chính quyền tự quản tại Philippines do Tổng thống Manuel L.Quezon

đứng đầu nhƣng mọi quyền quyết định về an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế

vẫn do Mỹ nắm. Philippines chỉ thoát khỏi tình trạng nô dịch của Hoa Kỳ khi nƣớc

này đƣợc Quốc hội Hoa Kỳ công nhận độc lập vào ngày 4/7/1946.

Còn tại Trung Quốc, chính sách “Mở cửa“ đã đƣa đến cho Hoa Kỳ những lợi

ích vô cùng to lớn tại quốc gia đông dân nhất thế giới này nhƣng trái lại, nó đã làm

cho tình hình Trung Quốc ngày càng thêm phức tạp. Mở đầu Công hàm “Mở cửa“,

Ngoại trƣởng J.Hay đã khẳng định rằng: “thừa nhận việc các cường quốc không

được dùng bất kỳ phương thức nào can thiệp với bất kỳ hải cảng mở hay bất kỳ

quyền được thụ hưởng trong bất cứ phạm vi lãnh thổ thuê mướn nào hay những vùng

được gọi là “phạm vi ảnh hưởng” thuộc Trung Quốc“ [77; tr.484 – 485]. Đi sâu

phân tích ở điểm này, chúng ta có thể thấy đƣợc rằng mong muốn của Hoa Kỳ là các

cƣờng quốc châu Âu không đƣợc mở rộng thêm “phạm vi ảnh hưởng“ của mình ở

Trung Quốc, hay nói cách khác đi là không đƣợc xâm phạm thêm lãnh thổ đang

Page 150: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

143

thuộc quyền quản lý của nhà Thanh. Tuy nhiên, những kiến nghị của John Hay đều

chỉ nhằm vào những quyền lợi của Hoa Kỳ tại Trung Quốc. Những lời lẽ trong công

hàm “Mở cửa“ mang đầy tính thực dụng của giới chính khách Mỹ, “thừa nhận“ sự

độc lập của Trung Quốc song trên thực tế là mở đƣờng cho Hoa Kỳ vào thị trƣờng

rộng lớn này. Nhƣ vậy, việc tuyên bố Công hàm “Mở cửa“ của Ngoại trƣởng J.Hay

đã góp một phần không nhỏ làm cho tình hình Trung Quốc ngày càng rối ren, “chiếc

bánh ngọt Trung Quốc“ đã bị chia năm xẻ bảy giờ lại phải cắt thêm một phần cho

Hoa Kỳ. Sau khi chính sách “Mở cửa“ đƣợc đề xuất, liên tiếp là những cuộc khởi

nghĩa của nhân dân Trung Quốc bùng nổ, đặc biệt vào năm 1900, nổ ra phong trào

Nghĩa Hòa Đoàn buộc nhà Thanh phải cầu cứu sự giúp sức của liên quân Tám nƣớc

(Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Italia, Áo và Hoa Kỳ).

Thứ hai, sự lớn mạnh của Nhật Bản từ giữa thế kỷ XIX có nguyên do từ

cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân mà nước này đã thực hiện song sự lớn mạnh ấy

nếu không có sự giúp sức từ Hoa Kỳ thì không thể hoàn thiện được. Điều này đƣợc

minh chứng rõ ràng thông qua 3 cuộc chiến tranh mà Nhật Bản tiến hành. Với tƣ cách

là “người“ làm vai trò trung gian hòa giải (trong thực tế, Mỹ thông qua vai trò này

nhằm tìm kiếm những lợi ích về thƣơng mại tại khu vực châu Á), Hoa Kỳ đã góp phần

tiếp tay cho Nhật Bản thực thi chính sách bành trƣớng tại Đông Á của họ. Đầu tiên,

cuộc chiến tranh với Đài Loan vào năm 1874 đã đƣa đến cho Nhật Bản nhiều quyền

lợi tại hòn đảo này sau khi ký kết Hiệp ƣớc Bắc Kinh (tháng 10/1874). Chính Đại biện

lâm thời Mỹ ở Bắc Kinh S.W.William đã có công rất lớn trong việc ký kết hiệp ƣớc

này. Trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 - 1895), chính việc tạo điều kiện cho

gián điệp Nhật Bản hoạt động hay che giấu những hành động tàn bạo của ngƣời Nhật

của Hoa Kỳ đã góp phần vào chiến thắng của nƣớc này trƣớc triều đình Mãn Thanh.

Khi cuộc chiến tranh này kết thúc, cùng chính ngƣời Mỹ đã đứng ra làm trung gian

hòa giải để Nhật Bản và nhà Thanh ký Hiệp ƣớc Shimonoseki (tháng 4/1895), đƣa đến

cho nƣớc Nhật hai vùng lãnh thổ Triều Tiên và Đài Loan. Còn trong cuộc chiến tranh

Nga – Nhật (1904 – 1905), với vai trò “nghị hòa“ của Hoa Kỳ, Hòa ƣớc Portsmouth

đƣợc ký kết vào ngày 5/9/1905, đƣa lại cho Nhật Bản tất cả quyền lợi của Nga ở bán

đảo Liêu Đông, quyền quản lý và kinh doanh tuyến đƣờng sắt Nam Mãn Châu, vùng

Nam đảo Sakhalin và đƣợc toàn quyền hành động ở Triều Tiên. Nhƣ vậy, mặc dù

không mong muốn sự lớn mạnh của Nhật Bản song Hoa Kỳ buộc phải chấp nhận sự

thực đó, chí ít là trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Những

Page 151: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

144

ham muốn về lợi ích to lớn mà ngƣời Mỹ nhìn thấy ở châu Á sẽ khó mà thực hiện

đƣợc trong bối cảnh sau cuộc Nội chiến, Hoa Kỳ chƣa đủ tiềm lực để có thể bành

trƣớng nhiều hơn sang châu lục này. Do vậy, việc hợp tác theo kiểu “cộng sinh“, cùng

có lợi với Nhật Bản đã trở thành sách lƣợc của Hoa Kỳ trong giai đoạn này nhằm tạo

dựng cho mình một chỗ đứng, dù chƣa thật sự vững vàng tại khu vực châu Á. “Sự

dung dưỡng“ (không nằm trong ý muốn) của Hoa Kỳ đối với những hành động bành

trƣớng của Nhật Bản trong giai đoạn từ sau Nội chiến đến những năm đầu của thế kỷ

XX sẽ khiến Mỹ phải trả giá trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –

1945), đặc biệt là sự kiện Nhật Bản đánh úp căn cứ hải quân của Mỹ ở Trân Châu

Cảng và tấn công nhƣ vũ bão vào quân Mỹ - Anh và Hà Lan trong những năm đầu của

Chiến tranh thế giới thứ hai tại khu vực Thái Bình Dƣơng.

4.3.2.3. Đối với các nƣớc châu Âu

Thứ nhất, sự có mặt của Hoa Kỳ với vị thế là một cường quốc đã tạo ra

những thay đổi quan trọng trong quan hệ quốc tế những năm cuối thế kỷ XIX, đầu

thế kỷ XX. Sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha vào năm 1898,

Hoa Kỳ đã giành đƣợc những lợi ích to lớn, lần đầu tiên sở hữu thuộc địa. Hoa Kỳ lúc

này trở thành một đế quốc đầy đủ trong con mắt của thế giới. Những chính sách đối

ngoại mà Hoa Kỳ thực thi ở khu vực Mỹ Latinh, CA-TBD và trong Chiến tranh thế

giới thứ nhất bƣớc đầu đã làm cho trật tự cũ đƣợc tạo lập bởi các cƣờng quốc châu Âu

dần đi đến sự phá vỡ. Các cƣờng quốc châu Âu giờ đây chí ít phải tính đến yếu tố Hoa

Kỳ khi thực thi một chính sách hay chiến lƣợc đối ngoại nào đó. Tây Ban Nha sau thất

bại trong chiến tranh với Hoa Kỳ đã không còn giữ đƣợc vị trí nhƣ trƣớc nữa. Phần lớn

khu vực Mỹ Latinh vốn là thị trƣờng và nằm trong phạm vi ảnh hƣởng truyền thống

của Tây Ban Nha nay đã chuyển sang cho Hoa Kỳ. Đƣợc sự cổ súy sau chiến thắng

trƣớc Tây Ban Nha, đặc biệt là điều khoản nhƣợng lại Philippines đã trở thành bàn đạp

cho Mỹ tiến sang CA-TBD. Năm 1899, chính sách “Mở cửa” Trung Quốc ra đời đã

đƣa Mỹ trở thành một trong những nhân vật chính trong cuộc đua với các cƣờng quốc

châu Âu tại khu vực CA-TBD, nơi vốn đƣợc coi là khu vực ảnh hƣởng truyền thống

của các cƣờng quốc này. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ đã buộc các cƣờng quốc mạnh phải

thừa nhận quyền lợi và vị trí của mình tại khu vực mang tính sống còn, đặc biệt là

Nhật Bản đã phải luôn luôn tính đến nhân tố Hoa Kỳ trong các tính toán chiến lƣợc

của họ tại CA-TBD. Còn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự tham chiến của Mỹ đã

đóng vai trò quyết định dẫn đến sự thất bại của phe Hiệp ƣớc. Mặc dù Chƣơng trình 14

Page 152: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

145

điểm của Tổng thống Wilson (đƣợc xem là quan điểm chính thức của Hoa Kỳ) và các

hiệp ƣớc ký kết tại Hội nghị Versailles không đƣợc Thƣợng viện phê chuẩn song qua

đây cũng chứng tỏ đƣợc vị thế và vai trò của Mỹ đối với các vấn đề quốc tế. Những

kết quả đạt đƣợc từ việc thực thi chính sách đối ngoại giai đoạn 1865 – 1918 sẽ là tiền

đề quan trọng để Hoa Kỳ vƣơn lên trở thành một trong hai siêu cƣờng duy nhất (cùng

với Liên Xô) sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thứ hai, trong quan hệ với nước Anh – đế quốc số một thế giới thời kỳ này,

Hoa Kỳ đã từng bước giành được những lợi ích quan trọng tại những khu vực

thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh, làm cho ảnh hưởng của Anh trên nhiều khu

vực dần dần giảm sút. Đầu tiên, trong vấn đề tàu lớp Alabama, Hoa Kỳ đã buộc Anh

phải bồi thƣờng 15,5 triệu USD cho những thiệt hại về nhân mạng và tài sản của các

thƣơng thuyền Mỹ trong cuộc Nội chiến Nam – Bắc. Còn trong vấn đề giải quyết

tranh chấp biên giới giữa Venezuela và Guyana, sau khi nhận đƣợc những yêu cầu từ

Venezuela, Hoa Kỳ đã yêu cầu Anh tham gia vào phân xử theo Học thuyết Monroe.

Tuy nhiên, lúc đầu Anh đã từ chối thẳng thừng đề nghị này của Hoa Kỳ. Về phía

Hoa Kỳ, nƣớc này nhận thấy rõ rằng nếu Anh giành đƣợc chiến thắng trong vụ tranh

chấp với Venezuela thì nƣớc này sẽ kiểm soát hoàn toàn sông Orionco và giành đƣợc

nhiều quyền lợi về buôn bán trong lƣu vực con sông này. Điều này gây ra nhiều hệ

lụy đối với nền thƣơng mại Mỹ đang ngày một phát triển tại khu vực Mỹ Latinh.

Trƣớc sự phản đối của Anh, Tổng thống Cleveland đã nói rằng, nếu Anh từ chối

phân xử, Hoa Kỳ sẽ áp đặt một đƣờng biên giới và giữ vững nó bằng các biện pháp

quân sự nếu cần thiết. Cuối cùng, năm 1899, dƣới những áp lực từ Hoa Kỳ, Anh đã

buộc phải đồng ý phân xử. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn buộc Anh phải nhƣợng bộ nhiều

quyền lợi khác tại biển Bering, Alaska...

Tiểu kết chƣơng 3.

Việc thực thi chính sách đối ngoại từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh

thế giới thứ nhất (1865 – 1918) đã tạo ra cho Hoa Kỳ những thành tựu vô cùng to

lớn, đƣa nƣớc Mỹ từ chỗ chịu sự chi phối của các cƣờng quốc lớn đến chỗ chi phối

quan hệ quốc tế trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Để có đƣợc điều

đó, Hoa Kỳ đã luôn luôn thay đổi chiến lƣợc, sách lƣợc ngoại giao một cách đa dạng,

linh hoạt, thực dụng song mục tiêu và lợi ích hƣớng đến của các chính sách là không

bao giờ thay đổi. Đặc điểm này vẫn còn hiện diện trong nền ngoại giao Hoa Kỳ cho

đến tận ngày nay với nguyên ý nghĩa và giá trị của nó.

Page 153: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

146

KẾT LUẬN

Từ những điều trình bày ở trên về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội

chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918), chúng tôi có thế rút

ra một số kết luận nhƣ sau:

1. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong 53 năm (1865 – 1918) luôn nhằm

mục tiêu xuyên suốt là hƣớng đến việc hiện thực hóa tham vọng bành trƣớng, mở

rộng ảnh hƣởng của Hoa Kỳ ra thế giới xung quanh. Dƣới tác động của nhiều nhân tố

nhƣ thực lực bên trong và hoàn cảnh lịch sử bên ngoài, chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ đã đƣợc điều chỉnh cho phù hợp và đạt đƣợc những kết quả ở mức độ khác nhau.

Trong giai đoạn 1865 – 1898, khi thực lực bên trong chƣa đủ mạnh, Hoa Kỳ

mới chỉ dừng lại ở việc tiếp nối, mở rộng và làm sâu sắc hơn Học thuyết Monroe

đƣợc đề xƣớng trƣớc đó (1823). Hoa Kỳ đã từng bƣớc thể hiện vị thế một cách rõ

ràng hơn trƣớc các cƣờng quốc châu Âu, phản đối sự can thiệp của họ vào khu vực

Mỹ Latinh một cách thực chất hơn và không còn mang tính phòng vệ nhƣ trƣớc, nhƣ:

ép Pháp phải rút quân ra khỏi Mexico năm 1867; buộc Anh phải có sự nhƣợng bộ

nhất định trong tranh chấp lãnh thổ giữa Venezuela và Guyana; tập hợp lực lƣợng,

quy tụ các nƣớc Mỹ Latinh vào quỹ đạo chi phối của Hoa Kỳ bằng cách thành lập

Liên minh Pan – Mỹ vào năm 1889. Còn tại châu Á, chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ đối với khu vực này mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm những lợi ích về thƣơng

mại chứ chƣa có hành động nào đáng kể để có thể thiết lập phạm vi ảnh hƣởng tại

đây.

Bƣớc sang giai đoạn 1898 – 1918, đặc biệt là thắng lợi của Hoa Kỳ trong cuộc

chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) đã tạo ra cơ sở và vị thế vô cùng quan trong cho

tham vọng vƣơn đến quyền lực thế giới của Hoa Kỳ. Từ đây, Hoa Kỳ - một đế quốc

mới xuất hiện, bắt đầu tham gia vào quá trình bành trƣớng, tranh đoạt thị trƣờng thế

giới vốn rất sôi động trong thời điểm này. Tại khu vực Mỹ Latinh, Hoa Kỳ đã thể

hiện thực lực mạnh mẽ hơn bằng việc thực thi chính sách “Cây gậy lớn” và “Ngoại

giao dollar”, gắn Tu chính án Platt vào Hiến pháp Cuba và một loạt các hành động

can thiệp quân sự vào nhiều nƣớc ở khu vực Mỹ Latinh khác, thực sự biến khu vực

Mỹ Latinh thành “sân sau”. Tại châu Á, Hoa Kỳ gia tăng sự ảnh hƣởng sau khi

chiếm đƣợc Philippines từ tay Tây Ban Nha, đòi hỏi quyền lợi ngang bằng trong

thƣơng mại, chính trị…với các cƣờng quốc khác ở Trung Quốc thông qua chính sách

Page 154: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

147

“Mở cửa” (1899). Đối với Nhật Bản, Hoa Kỳ đóng vai trò không chỉ là “người hòa

giải” để có thể kiếm chác một vài lợi ích về cho mình mà còn tìm cách ngăn chặn thế

lực đang lên này. Đối với các cƣờng quốc châu Âu, đặc biệt là Anh, Hoa Kỳ cũng đã

tỏ rõ đƣợc sức mạnh, nhiều vấn đề buộc Anh phải nhƣợng bộ… Kết quả cuối cùng

của việc thi hành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1865 – 1918 đã

tạo ra cho Hoa Kỳ một vị thế quốc tế mới: Hoa Kỳ thực sự trở thành một cƣờng quốc

mạnh mẽ, tham gia hoạch định các cơ chế quan hệ quốc tế và trở thành một trong

những nƣớc có ảnh hƣởng lớn đến hòa bình, an ninh và ổn định của thế giới.

2. Dù ở bất cứ thời kỳ nào, mục đích chiến lƣợc trong chính sách đối ngoại

của Hoa Kỳ là lợi ích quốc gia trên hết. Đây là đích nhắm xuyên suốt, không bao giờ

thay đổi cho dù sách lƣợc ngoại giao của Hoa Kỳ luôn luôn thay đổi cho phù hợp với

tình hình. Thực tế phát triển của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ qua các giai đoạn 1865

– 1898 và 1898 – 1918 đã cho thấy điều này. Khi điều kiện chƣa cho phép, nhất là

khi sức mạnh quốc gia chƣa đủ mạnh và hoàn cảnh bên ngoài chƣa thuận lợi, Hoa

Kỳ không vội vàng trong việc mở rộng ảnh hƣởng ra quá xa mà chỉ tập trung vào các

khu vực có lợi ích chiến lƣợc, phù hợp với Hoa Kỳ vào thời điểm ấy nhƣ khu vực

Mỹ Latinh. Sau khi giành chiến thắng trong chiến tranh vơi Tây Ban Nha (1898),

Hoa Kỳ bƣớc ra khỏi cuộc chiến này với tƣ cách là nƣớc thắng trận, cộng với sức

mạnh kinh tế thƣơng mại và quân sự, Hoa Kỳ đã đẩy mạnh sự can dự một cách thực

chất ra các khu vực khác xa hơn nhƣ châu Á và châu Âu bằng các hành động cụ thể

nhƣ đã phân tích ở trên. Điều này cũng thể hiện một đặc điểm xuyên suốt trong lịch

sử ngoại giao Hoa Kỳ: sách lƣợc đối ngoại luôn luôn linh hoạt nhƣng mục đích đối

ngoại không bao giờ thay đổi – đó chính là lợi ích quốc gia, lợi ích của giai cấp tƣ

sản Hoa Kỳ trên trên bình diện thế giới.

3. Trong quá trình đề ra và thực thi chính sách đối ngoại thời kỳ 1865 – 1918,

Hoa Kỳ luôn luôn chiếm ƣu thế trong tƣơng quan với các nƣớc chịu sự chi phối

chính sách của Hoa Kỳ. Điều này xuất phát từ thực tế Hoa Kỳ hầu nhƣ là nƣớc có

sức mạnh lớn hơn các nƣớc khác khi xét về các phƣơng diện nhƣ tiềm lực kinh tế

thƣơng mại, tiềm lực quân sự, diện tích lãnh thổ, dân số, tài nguyên thiên nhiên, vị trí

chiến lƣợc và vị thế của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế. Do vậy, các chính sách đối

ngoại mà Hoa Kỳ đƣa ra đều có thiên hƣớng áp đặt, ép buộc các nƣớc phải chấp

nhận dù không mong muốn, nhƣ trƣờng hợp Cuba, các nƣớc Mỹ Latinh, “Mở cửa”

Trung Quốc,… Tuy nhiên, trong một vài trƣờng hợp, Hoa Kỳ không phải lúc nào

Page 155: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

148

cũng sử dụng sức mạnh của mình để áp chế các nƣớc khác mà phải tôn trọng và thừa

nhận vị thế của Anh hoặc phần nào đó là Nhật Bản trong giải quyết các vấn đề tranh

chấp lẫn nhau.

4. Về mặt cấp độ, trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 –

1918, Mỹ Latinh đƣợc chính giới Hoa Kỳ xác định là khu vực mang lợi ích cốt lõi.

Hoa Kỳ luôn quan tâm và tìm mọi biện pháp để đảm bảo cho Mỹ Latinh luôn là “sân

sau” của họ. Khi thực lực ngày càng tăng, Hoa Kỳ tìm cách gia tăng phạm vi ảnh

hƣởng đến các khu vực khác mà trƣớc hết là ở châu Á, nơi chứa đựng nhiều nguồn

lợi về thị trƣờng cho nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của Hoa Kỳ sau Nội chiến.

Trên cơ sở khẳng định sức mạnh ở các khu vực cận biên, Hoa Kỳ đẩy mạnh sự can

dự vào khu vực châu Âu, tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế lớn ở châu lục này

sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, đến thời điểm sau 1918, Hoa Kỳ vẫn

chƣa đủ sức để khuynh loát các nƣớc tại đây.

5. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh

thế giới thứ nhất (1865 – 1918) mang đậm dấu ấn của các vị tổng thống cũng nhƣ các

cá nhân phụ trách hoạt động ngoại giao – những ngƣời có tác động sâu sắc đến việc

định hình chính sách đối ngoại. Trong thời kỳ 1865 – 1918, hầu hết các tổng thống

lên cầm quyền đều đã đề ra những chính sách đối ngoại phù hợp với xu thế phát triển

và những lợi ích quốc gia - dân tộc cần đạt đến, nhƣ Tổng thống T.Roosevelt đề ra

chính sách “Cây gậy lớn”, W. Taft đƣa ra chính sách “Ngoại giao Dollar”,

W.Wilson với Chƣơng trình 14 điểm…

Nếu ở Mỹ Latinh, các tổng thống Mỹ là những ngƣời có tầm ảnh hƣởng rất

lớn đối với các chiến lƣợc và chính sách đối ngoại thì ở châu Á lại có một điểm đặc

biệt, đó là sự đóng góp của các nhà ngoại giao và cố vấn Mỹ. Trong cuộc chiến tranh

xâm lƣợc Đài Loan vào năm 1874, Tƣớng Charles Legendre – Cố vấn Bộ Ngoại giao

Nhật Bản đã có những đóng góp trong việc vạch ra kế hoạch tác chiến cho quân đội

Nhật. Sau khi cuộc chiến này kết thúc, Đại biện lâm thời Mỹ tại Bắc Kinh

S.W.William chính là ngƣời làm trung gian hòa bình để Nhật và Trung Quốc ký kết

Hiệp ƣớc Bắc Kinh (tháng 10/1874) với nhiều điều khoản có lợi cho Nhật. Còn trong

cuộc xung đột Pháp – Thanh liên quan đến Việt Nam, mặc dù Mỹ đã không thành

công trong vai trò nghị hòa nhƣng Đại biện lâm thời Mỹ tại Bắc Kinh John Rusell

Young chính là ngƣời góp công lớn cho những nỗ lực này của Mỹ. Còn tại Xiêm, Cố

Page 156: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

149

vấn Mỹ Edward H.Strobel cũng đã đóng vai trò quan trọng, dẫn đến việc ký kết Hiệp

ƣớc Pháp – Xiêm vào năm 1907….

6. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, những thực tế lịch sử từ chính sách

đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn đƣợc đề cập vẫn luôn là những bài học lịch sử

có ý nghĩa đối với các nƣớc trong quan hệ với siêu cƣờng này. Đối với Hoa Kỳ, để

đảm bảo lợi ích quốc gia, ngƣời Mỹ luôn thay đổi phƣơng cách đạt đến và không từ

một biện pháp nào (linh hoạt, hai mặt…) nhằm đảo bảo lợi ích lớn nhất – điều không

bao giờ thay đổi cho dù nền chính trị Hoa Kỳ đƣợc lãnh đạo bởi bất cứ đảng phái

nào. Vì vậy, trong bối cảnh quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ hiện tại,

bên cạnh việc tận dụng những thế mạnh, vị thế mà Hoa Kỳ đƣa lại, Việt Nam cũng

cần hết sức tỉnh táo để không bị lệ thuộc một chiều vào Hoa Kỳ nhằm đảm bảo sự

phát triển ổn định trên cơ sở độc lập, tự chủ, cùng tôn trọng lẫn nhau.

Page 157: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Dƣơng Quang Hiệp (2009), ―Chính sách của Mỹ trong quan hệ với Pháp thời kỳ

1789 – 1815‖, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 10(139), ISSN 0868-3654.

2. Dƣơng Quang Hiệp (2010), ―Nền tảng của việc bành trƣớng ra thế giới của nƣớc

Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX‖, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số

07(148), ISSN 0868-3654.

3. Dƣơng Quang Hiệp (2011), ―Nền tảng của việc bành trƣớng ra thế giới của Hoa

Kỳ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX‖, trong sách Các vấn đề nghiên cứu

về Hoa Kỳ, Nxb.Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

4. Dƣơng Quang Hiệp (2014), ―Từ chính sách mở cửa Trung Quốc hiểu thêm về tính

thực dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX‖, trong

sách Những khía cạnh lịch sử - văn hóa Việt Nam và thế giới, (tái bản lần thứ ba),

Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Dƣơng Quang Hiệp (2014), ―Chính sách của Mỹ đối với Cuba qua Tu chính án

Platt (1901-1934)‖, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 04(193), ISSN 0868-3654.

6. Dƣơng Quang Hiệp (2014), ―Vị trí chiến lƣợc của Philippines trong chính sách đối

ngoại của Mỹ giai đoạn 1898 - 1991‖, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số

10(23), ISSN 0866-7314.

7. Dƣơng Quang Hiệp (2014), ―Chính sách can thiệp của Mỹ đối với khu vực Mỹ

Latinh trong ba thập niên đầu thế kỷ XX‖, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trƣờng

Đại học Khoa học Huế, số 2(2014), ISSN 2354-0850.

8. Dƣơng Quang Hiệp (2015), ―Chính sách can thiệp của Mỹ đối với khu vực Mỹ

Latinh trong ba thập niên đầu thế kỷ XX‖, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 06(207),

ISSN 2354-0745.

9. Dƣơng Quang Hiệp (2016), ―Các cuộc phân xử bằng phƣơng thức trọng tài trong

quan hệ Hoa Kỳ - Anh những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX‖, Tạp chí Khoa

học Đại học Huế (Giấy xác nhận đăng trong chuyên san Khoa học Xã hội Nhân văn

năm 2016, ngày 8/6/2016 của Tạp chí Khoa học – Đại học Huế).

Page 158: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Michel Beaud (2002), “Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000”, Nxb.Thế

giới, Hà Nội.

2. Fernand Braudel (2004), “Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới”, Nxb.Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

3. Hồ Châu (1996), ―Vấn đề nợ nƣớc ngoài của các nƣớc Mỹ Latinh‖, Châu Mỹ ngày

nay, số 1.

4. Vƣơng Kính Chi (2000), “Lược sử nước Mỹ”, Nxb.Tổng hợp Thành phố Hồ Chí

Minh.

5. Noam Chomsky (1995), “Chú Sam thực sự muốn gì”, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

6. Cao Minh Chơng (1998), ―Cuộc chiến tranh Philippin (1896 - 1898) – một trăm

năm nhìn lại‖, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1.

7. Cao Minh Chơng (1998), ―Cuộc chiến tranh Philippin – Mỹ 1899 – 1903‖, Nghiên

cứu Đông Nam Á, số 3.

8. Howard Cincotta (2000), “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”, bản dịch (Lƣu tại Đại

sứ quán Hoa Kỳ).

9. Pam Cornelison, Ted Yanak (2005), “Những sự kiện lớn trong lịch sử Hoa Kỳ”,

Nxb.Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

10. Cơ quan Thông tin Mỹ (2006), “Lược sử nước Mỹ”, Nxb.Tổng hợp TP. Hồ Chí

Minh.

11. William A. Degregorio (1998), “42 đời tổng thống Hoa Kỳ”, Hội Khoa học Lịch

sử Việt Nam, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Robert B.Downs (2003), “Những tác phẩm biến đổi thế giới”, Nxb.Lao động, Hà

Nội.

13. Nguyễn Ngọc Dung (2008), ―Những chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của

Hoa Kỳ giai đoạn 1870 – 1900‖, Châu Mỹ ngày nay, số 4.

14. Nguyễn Ngọc Dung (2010), ―Những cơ sở phát triển chủ nghĩa quốc gia – dân tộc

Mỹ từ sau Nội chiến đến trƣớc Chiến tranh thế giới lần I‖, Châu Mỹ ngày nay, số 3.

Page 159: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

152

15. Duroselle J.B (1994), “Lịch sử ngoại giao từ 1919 đến nay”, Học viện Quan hệ

quốc tế, Hà Nội.

16. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại

sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Phòng Thông tin Văn hóa (2003), “Tiếp cận

nghiên cứu Hoa Kỳ học và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học

quốc tế, Hà Nội.

17. Hoàng Thị Điệp (1983), “Châu Mỹ Latinh và chính sách của Mỹ trong thời lịch

sử cận đại”, Luận văn Thạc sĩ sử học, Đại học Sƣ phạm Hà Nội I.

18. Vƣơng Hiểu Đức (2001), ―Một số suy nghĩ về chủ nghĩa cô lập trong lịch sử

nƣớc Mỹ‖ Châu Mỹ ngày nay, số 4.

19. Fabían Escalande (2004), “Fidel – Cuộc đối đầu 10 đời tổng thống Mỹ và những

âm mưu ám sát của CIA”, Nxb.Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Jean-Pierre Fichou (1999), “Văn minh Hoa Kỳ”, Nxb.Thế giới, Hà Nội.

21. Eric Foner (2003), “Lịch sử mới của nước Mỹ”, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Eric Foner (2009), “Lược sử nước Mỹ thời kỳ Tái thiết 1863 – 1877”, Nxb.Khoa

học xã hội, Hà Nội.

23. Lê Thu Hằng (1999), ―Xu hƣớng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch

sử‖, Châu Mỹ ngày nay, số 5.

24. Học viện nghiên cứu Mexico (2005), “Lịch sử giản yếu Mexico”, Nxb.Thế giới,

Hà Nội.

25. Nguyễn Quốc Hùng (1995), ―Franklin D.Roosevelt và Chiến tranh thế giới thứ II

(1939 – 1945)‖, Châu Mỹ ngày nay, số 2.

26. Lê Quang Huy (2000), “Đôi điều cần biết về nước Mỹ”, Nxb.Thành phố Hồ Chí

Minh.

27. Nguyễn Lan Hƣơng (2006), ―Tóm tắt chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Mỹ

Latinh từ Tổng thống F.D.Roosevelt cho tới Tổng thống William Jefferson Clinton‖,

Châu Mỹ ngày nay, số 10.

28. Nguyễn Lan Hƣơng (2008), ―Nguồn gốc lịch sử của Học thuyết ―Sứ mệnh bành

trƣớng‖ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ‖, Châu Mỹ ngày nay, số 10.

29. Nguyễn Lan Hƣơng (2008), ―Các luận điểm và biểu hiện của Học thuyết ―Sứ mệnh

bành trƣớng‖ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ‖, Châu Mỹ ngày nay, số 11.

Page 160: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

153

30. Nguyễn Thái Yên Hƣơng (2001), ―Văn hóa Mỹ và việc hình thành chính sách đối

ngoại Mỹ‖, Châu Mỹ ngày nay, số 11.

31. Nguyễn Thái Yên Hƣơng (2003), “Quá trình hình thành liên bang Mỹ và những

đặc điểm xã hội, văn hóa Mỹ”, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học

Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

32. Nguyễn Thái Yên Hƣơng (Cb) (2005), “Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối

ngoại của Mỹ”, Nxb.Thế giới, Hà Nội.

33. Nguyễn Thái Yên Hƣơng, Đỗ Minh Tuấn (Cb) (2011), “Các vấn đề nghiên cứu

về Hoa Kỳ”, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

34. Bruce W. Jentleson (2004), ―Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ - Động cơ lựa

chọn trong thế kỉ XXI”, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35. Paul Kennedy (1992), “Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc”,

Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội.

36. Lý Thắng Khải (2004), “Nội tình 200 năm Nhà Trắng”, Nxb.Văn hóa Thông tin,

Hà Nội.

37. Henry Kissinger (1997), “Những vấn đề trung tâm trong đường lối đối ngoại của

Mỹ”, Bản dịch tiếng Việt lƣu tại Thƣ viện Quân đội.

38. Văn Lạc (1963), ―Quá trình xâm lƣợc của Mỹ vào Cuba từ hơn một thế kỷ nay―,

Nghiên cứu lịch sử, số 47.

39. Phạm Quang Minh (2014), “Quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương”, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

40. Angélica Montes (2008), ―Sức mạnh Mỹ tại Mỹ Latinh: Từ Học thuyết Monroe

đến việc kiểm soát kênh đào Panama‖, Châu Mỹ ngày nay, số 12.

41. Phạm Xuân Nam (1968), ―Một trăm năm đấu tranh vì độc lập tự do của nhân dân

Cuba anh hùng‖, Nghiên cứu lịch sử, số 115.

42. Nguyễn Thị Nga (2004), ―Chủ nghĩa biệt lệ trong chính sách đối ngoại Mỹ‖

Châu Mỹ ngày nay, 3(72).

43. Phạm Thu Nga (2002), “Quan hệ Việt – Mỹ 1939 – 1945”, Nxb.Đại học Quốc

gia Hà Nội.

44. Nguyễn Nghị - Lê Minh Đức (1994), “Lịch sử nước Mỹ”, Nxb.Văn hóa Thông

tin, Hà Nội.

Page 161: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

154

45. Hữu Ngọc (2006), “Hồ sơ văn hóa Mỹ”, Nxb.Thế giới, Hà Nội.

46. Niên biểu sự kiện lịch sử Hoa Kỳ giai đoạn 1900 – 1949, Bản tiếng Anh lƣu tại

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

47. Vũ Dƣơng Ninh, Nguyễn Văn Hồng (1998), “Lịch sử thế giới cận đại”,

Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

48. Vũ Dƣơng Ninh (Cb) (2005), “Lịch sử quan hệ quốc tế từ đầu thời Cận đại đến

kết thúc Thế chiến II”, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

49. Vũ Dƣơng Ninh (Cb), Phan Văn Ban, Nguyễn Văn Tận (2005), “Lịch sử quan hệ

quốc tế - tập 1”, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

50. Vũ Dƣơng Ninh (2006), “Lịch sử thế giới cận đại”, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

51. Vũ Dƣơng Ninh (Cb) (2006),“Một số chuyên đề lịch sử thế giới (tập II)”,

Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

52. N.I.Nozemsew (1961), “Chính sách đối ngoại của Mỹ”, Nxb.Sự thật, Hà Nội.

53. William Plaft (2002), ―Vấn đề bá quyền của Mỹ‖, Châu Mỹ ngày nay, số 6.

54. F.I.Pôlianxki (1978), “Lịch sử kinh tế các nước ngoài Liên Xô thời kỳ đế quốc

chủ nghĩa (những năm 1870 – 1917)”, Nxb.Khoa học Xã hội, Hà Nội.

55. Lê Văn Quang (2002), “Lịch sử quan hệ quốc tế (1917 – 1945)”, Nxb.Giáo dục,

Hà Nội.

56. Nguyễn Huy Quý (2005), “Chiến tranh thế giới thứ hai”, Nxb.Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

57. France L.Schoell (1970), “Lịch sử Hoa Kỳ”, Việt Nam khảo dịch xã, Sài Gòn.

58. Sterling Seagrave & Peggy Seagrave (2003), “Bí mật triều đại Yamato”,

Nxb.Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.

59. Phạm Minh Sơn (2008), ―Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế

giới”, Nxb.Lý luận Chính trị, Hà Nội.

60. Hà Tá (1961), “Châu Mỹ Latinh đấu tranh cho độc lập dân tộc và dân chủ”,

Nxb.Sự thật, Hà Nội.

61. Nguyễn Anh Thái (2003) (cb), “Lịch sử thế giới hiện đại 1945 – 1995”,

Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

62. Trần Thiện Thanh (2007), ―Chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1865 –

1904‖, Châu Mỹ ngày nay, số 4.

Page 162: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

155

63. Trần Thiện Thanh (2008), “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối vói Nhật Bản trong

nửa đầu thế kỷ XX“, Luận án tiến sĩ lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội &

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

64. Trần Thiện Thanh (2009),“Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ trước

năm 1905”, Châu Mỹ ngày nay, số 102 (139).

65. Hà Văn Thịnh (1991), “Vài ý kiến về giáo trình lịch sử thế giới hiện đại (giai

đoạn 1918 – 1923, phần TBCN)”, Thông tin khoa học 91 (7), Trƣờng Đại học Tổng

hợp Huế.

66. Hà Văn Thịnh (2004), “Những đặc điểm của sự hình thành dân tộc Mỹ (1609 -

1789)”, Kỷ yếu Hội nghị Thông báo khoa học năm 2004, Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại

học Khoa học Huế và Phân viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật miền Trung, Huế.

67. Đỗ Minh Tuấn (2005), ―Vai trò của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh‖, Châu Mỹ ngày

nay, số 11.

68. Irwin Unger (2009), “Lịch sử Hoa Kỳ - Những vấn đề quá khứ”, Nxb.Từ điển

Bách khoa, Hà Nội.

69. Nguyễn Khánh Vân (2008), “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Mỹ Latinh từ

sau Chiến tranh Lạnh đến nay”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà

Nội.

70. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ (2005), “Khái quát

Lịch sử Mỹ Latinh”, Hà Nội.

71. Đỗ Vũ (1969), “Châu Mỹ Latinh giữa gấu và diều hâu”, Nxb.Thái độ, Sài Gòn.

72. Phạm Xanh (2006),“Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ”,

Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73. Hoàng Thị Hải Yến (2013), ―Một số vấn đề trong quan hệ Nhật Bản – Mỹ nửa

cuối thế kỷ XIX‖, Châu Mỹ ngày nay, số 4.

74. Hoàng Thị Hải Yến (2013), ―Quan hệ Nhật Bản – Mỹ trong vấn đề ngƣời Nhật

nhập cƣ vào Mỹ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX‖, Châu Mỹ ngày nay, số 10.

75. Howard Zinn (2010), “Lịch sử dân tộc Mỹ“, Nxb.Thế giới, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

76. “American Merchants – US Congress”, US House Document, No 40, 16th

Congress, 1st Session, Serial Number 364.

Page 163: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

156

77. Samuel Flagg Bemis (1949), “A Diplomacy history of the United States”, Henry

Holtand Company, New York.

78. David L.Bender (1995), “Reconstruction opposing viewpoints”, Greenhaven

Press, Inc, San Diego, CA.

79. Alan Brinkley (1997), “The Unfinished Nation – a Consice History of the

American People”, The McGraw – Hill Companies, Inc, New York.

80. “C.S.S Alabama Artifacts Exhibit at U.S Naval Museum Opens with All – Star

Franco – American Reception”, The Cofederate Naval Historical Society, Inc, 710

Ocran Road, White Stone, Virginia, USA.22578.

81. Jaw – ling Joanne Chang (1986), “United States – China Normalization: An

Evalution of Foreign Policy Decision Making”, School of Law University of

Maryland.

82. George B.Clark (2010), “Battle History of The United States Marine Corps, 1775

– 1945”, McFarland & Company Inc Publisher, Box 611, Jefferson, North Carolina

28640.

83. Jerald A.Comb (1986), “The History of American Foreign Policy”, Alfred

A.Knoff, New York.

84. Micheal P.Conzen (1997), “American History”, Worth Publishers, New York.

85. Janet Duistman Cornelius (1991), “When I can Read My Title Clear: Literacy,

Slavery and Religion in the Antebellum South”, University of South Carolina Press.

86. Robert Eskildsen (2010), “Suitable Ships and the hard work of Imperialism

Evaluting the Japaneses Navy in the 1874 – Invasion of Taiwan”, Asian Cultural

Studies Publications, International Christian University, Vol.36.

87. Christine Haight Farley (2013), “The Pan – American Trademark Convention of

1929: A Bold Vision of Extraterritorial Meets Current Realities”, American

University – Washington College Law.

88. Sydney Fine & Gerald S.Boown (1965), “The American Past: Confliccting

Interpretations of the Great Issues”, The Macmillan Company, NY.

89. Paul Finkelman (2009), “Race, Federalism and Diplomacy: The Gentlemen’s

Agreement A Century Later”, Osaka University Law Review, No.56.

Page 164: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

157

90. William Greenleaf (1968), “American Economic Development since 1860 –

Documentary History of United States”, University of South Carolina press,

Columbia.

91. Jürgen Haacke (2003), “ASEAN’S Diplomatic and Security Culture: Origins,

development and prospects”, Routledge Curzon, Taylor & Francis Group, London

and New York.

92. William P.Hoar (1984), “Architects of Conspiracy An Intriiguing History”,

Public by Western Islands.

93. James A. Henretta, David Brody, Lynn Dumenil, Susan Ware (2004),

“America’s History”, Bedford/ St. Martin’s, Boston & New York.

94. Hans H.Indorf (1982), “Thai – American Relations”, Excutive Publications, PTE

LTD.

95. George F.Kennan (1951), “American Diplomacy 1900 – 1950”, The University

of Press, Chicago, Illinois.

96. George F.Kennan (1992), “American Diplomacy Expanded Edition”, The

University of Chicago Press, Chicago and London.

97. Lester.D.Langley (1983), “The Banana war: United States Intervention in the

Caribbean, 1898 – 1934”, Kentucky University, Lexington.

98. Library of Congress, “Consul Menaced Galdera at Managua Seeks Refuge from

Zelaya, go to American legation”, The Citizen, Wednesday, December 1, 1909.

99. Library of Congress, “Rebel Capture Three Town”, Los Angeles Herald,

Wednesday Morning, December 15, 1909.

100. Robert Hopkins Miller (1990), “The United States and Viet Nam 1787 – 1941”,

National Defense University Press, Washington D.C.

101. Norihito Mizuno (2009), “Qing China’s Reaction to the 1784 Japanese

Expedition to the Taiwanese Aboriginal Territories”, Akita International University,

Sino – Japanese Studies, Vol.6, Article 8.

102. Mac Nair (1967), “Mordern Chinese History: Selected Readings”, Vol.2,

Paragon Book Reprint, NY.

103. Office of International Information Programs (1994), “At Outline of American

History”, United States Department of States.

Page 165: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

158

104. Kenichi Ohno (2006), “The Economic Development of Janpan – The Path

Traveled by Japan as a Developing Country”, Yuhikaku Publishing Co.Ltd, Tokyo.

105. Peter J.Parish (1975), “The American Civil War”, Holmes & Meier, New York.

106. James M.Mc Pherson (1992), “Ordeal by Fire, Volume One: The Coming of

War”, Priceton University.

107. Howard H.Quint, Dean Albertson, Mitton Cantor (1968), “Main Problems in

American History – Volume I”, University of Massachusetts.

108. Howard H.Quint, Dean Albertson, Mitton Cantor (1968), “Main Problems in

American History – Volume II”, University of Massachusetts.

109. Royal Thai Embassy, Washington D.C (2009), “The Eagle and the Elephant,

Thai-American Relations Since 1833”, Fifth Edition published by the Royal Thai

Embassy, Washington D.C, USA, Printed in Thailand.

110. Jordan Sand (2009), “Gentlemen’s Agreement, 1908: Fragments for a Pacific

History”, Georgetown University Press, Washington D.C.

111. John Y.Simon (2008), “The Paper of Ulysses S.Grant”, Vol.29: October 1,

1878 – September 30, 1880, Southern Illinois University Press

112. Peter N.Stearns (1988), “Documents in World history – Volume II: The Modern

Centuries: From 1500 to the prensent”, Harper & Row, Publishers, NY.

113. Josiah Strong (1885), “Our Country: Its Possible Future and Its Present

Crisis”, The Baker & Taylor Co. 9 Born St. New York.

114. Hoang Anh Tuan (2007), “Silk for Silver: Dutch – Vietnamese Relations, 1637 -

1700”, Brill, Boston.

115. Federick Jackson Turner (1953), “The Frontier in American History”, Dover

Publications, Inc, New York.

116. University of Toronto Library (2008), “Casell’s History of the Russo –

Japanese War”, Cassell and Company Ltd.

117. ―Up the Sant Elias Alp – Success of the ―Times‖ Expedition to Alaska‖, The

New York Times, September 20, 1886.

118. Arthur Walworth (1969), “Woodrow Wilson (1969)”, Published by W W

Norton & Co Inc.

Page 166: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

159

TÀI LIỆU INTERNET

119. ―Agreement Between the United States and Cuba for the Lease of Lands for

Coaling and Naval stations, February 23, 1903” trên http://avalon.law.

yale.edu/20th_century/dip_cuba002.asp.

120. ”Biographies of the Secretaries of State: James Gillespie Blaine” trên

http://www.history.state.gov/departmenthistory/people/blaine-james-gillespie.

121. “Franco – Japan Treaty” trên http://trove.nla.gov.au/ndp/del/ article/148

37331.

122. K. K. Kawakami, “The Russo-Chinese Conflict in Manchuria” trên

http://www.foreignaffairs.com/articles/69011/k-k-kawakami/the-russo-chinese-

conflict-in-manchuria.

123. “Letter to the Emperor of China from the President of The United States of

America”, July 12, 1843 trên http://www.Chinaforeignrelations.net/ node/231.

124. “Paris Treaty 1783” trên http://www.let.rug.nl/usa/documents/1776-1785/paris

-peace-treaty-1783.php#8.

125. “Philippines – American War, 1899 – 1902” trên https://history.state.gov/

milestones/1899-1913/war.

126. ”Platt admendment” trên http://www.latinamericastudies.org/cuba.platt-

admendment.htm.

127. “Russo-Japanese Treaties and Agreements” trên http://encyclopedia2.

thefreedictionary.com/RussoJapanese+Treaties+and+ Agreements.

128. “Secretary of State John Hay and the Open Door in China, 1899–1900” trên

http://history.state.gov/milestones/1899-1913/hay-and-china.

129. “Summary of the Treaty of Wanghia, Signed 3rd

, July, 1884” trên

http://trove.nla.gov.au/ndp/del/article/37153808.

130. “The Battle of Manila Bay – May 1, 1898” trên www.history.com/this-day-in-

history/the-battle-of-manila-bay.

131. “The Lansing – Ishii Agreement” trên http://www.fas.nus.edu.sg/hist/eia/

documents_archive/lansing-ishii.php.

132. “The Platt Admendment” tại http://www.Ourdocuments. gov/doc_large_

image.php?flash=true&doc=55.

Page 167: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

160

133. “The Spanish – Cuban – American War – Battle of Manila Bay, May 1, 1898”

trên http://www.latinamericanstudies.org/manila-bay.htm.

134. “Treaty Between France and Annam, 1884” (Signed at Hué, 6th

June, 1884)

trên www.chinaforeignrelations.net/node/187.

135. “Treaty Between the United States of America and Cuba”, May 29, 1934 trên

http://avalon.law.yale.edu/20th_century/dip_cuba001.asp.

136. “Treaty of Friendship and Commerce between Siam and Great Britain”, Signed

at Bangkok, April 18, 1855 trên http://en.wikisource.org/wiki/ Bowring _Treaty.

137. “Treaty of Guadalupe Hildago” trên www.loc.gov/rr/program/bib

/ourdocs/guadalupe.html.

138. Treaty of Peace Between the United States and Spain; December 10, 1898 trên

Avalon.law.yale.edu/19th

_century/sp1898.asp.

139. “Treaty of Peace, Friendship and Commerce between France and China 1885”

trên http://www.chinaforeignrelations.net/node/164.

140. “Treaty of Shimonoseki” trên https://www.princeton.edu/~achaney/

tmve/wiki100k/docs/Treaty _of_Shimonoseki.html.

141. “Treaty of Tientsin (Tianjin) 1858” trên http://www.chinaforeignrelations

.net/node/144.

142. “Tydings – McDuffie Act” trên http://www.thecorpusjuris.com/laws/

constitutions/item/tydings-mcduffie-act.html.

Page 168: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P1

PHỤ LỤC

Page 169: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P2

PL 1. Tu chính án Platt (1903)

Whereas the Congress of the United States of America, by an Act approved

March 2, 1901, provided as follows:

Provided further, That in fulfillment of the declaration contained in the joint

resolution approved April twentieth, eighteen hundred and ninety-eight, entitled

"For the recognition of the independence of the people of Cuba, demanding that the

Government of Spain relinquish its authority and government in the island of Cuba,

and withdraw its land and naval forces from Cuba and Cuban waters, and directing

the President of the United States to use the land and naval forces of the United

States to carry these resolutions into effect," the President is hereby authorized to

"leave the government and control of the island of Cuba to its people" so soon as a

government shall have been established in said island under a constitution which,

either as a part thereof or in an ordinance appended thereto, shall define the future

relations of the United States with Cuba, substantially as follows:

"I.-That the government of Cuba shall never enter into any treaty or other

compact with any foreign power or powers which will impair or tend to

impair the independence of Cuba, nor in any manner authorize or permit any

foreign power or powers to obtain by colonization or for military or naval

purposes or otherwise, lodgement in or control over any portion of said

island."

"II. That said government shall not assume or contract any public debt, to

pay the interest upon which, and to make reasonable sinking fund provision

for the ultimate discharge of which, the ordinary revenues of the island, after

defraying the current expenses of government shall be inadequate."

"III. That the government of Cuba consents that the United States may exercise

the right to intervene for the preservation of Cuban independence, the

maintenance of a government adequate for the protection of life, property, and

individual liberty, and for discharging the obligations with respect to Cuba

imposed by the treaty of Paris on the United States, now to be assumed and

undertaken by the government of Cuba."

Page 170: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P3

"IV. That all Acts of the United States in Cuba during its military occupancy

thereof are ratified and validated, and all lawful rights acquired thereunder

shall be maintained and protected."

"V. That the government of Cuba will execute, and as far as necessary extend, the

plans already devised or other plans to be mutually agreed upon, for the sanitation

of the cities of the island, to the end that a recurrence of epidemic and infectious

diseases may be prevented, thereby assuring protection to the people and

commerce of Cuba, as well as to the commerce of the southern ports of the

United States and the people residing therein."

"VI. That the Isle of Pines shall be omitted from the proposed constitutional

boundaries of Cuba, the title thereto being left to future adjustment by treaty."

"VII. That to enable the United States to maintain the independence of Cuba, and

to protect the people thereof, as well as for its own defense, the government of

Cuba will sell or lease to the United States lands necessary for coaling or naval

stations at certain specified points to be agreed upon with the President of the

United States."

"VIII. That by way of further assurance the government of Cuba will embody the

foregoing provisions in a permanent treaty with the United States."

Nguồn: http://www.ourdocuments.gov/doc.php?flash=true&doc=55&page

=transcript.

PL 2. Hiệp ƣớc Thƣợng Hải (Shanghai Treaty) (1903)

TREATY BETWEEN THE UNITED STATES AND CHINA FOR THE

EXTENSION OF THE COMMERCIAL RELATIONS BETWEEN THEM

(Shanghai, October 8, 1903)

The United States of America and His Majesty the Emperor of China, being

animated by an earnest desire to extend further the commercial relations between

them and otherwise to promote the interests of the peoples of the two countries, in

view of the provisions of the first paragraph of Article XI of the final Protocol

signed at Peking on the seventh day of September, A.D. 1901, whereby the Chinese

Page 171: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P4

Government agreed to negotiate the amendments deemed necessary by the foreign

Governments to the treaties of commerce and navigation and other subjects

concerning commercial relations, with the object of facilitating them, have for that

purpose named as their Plenipotentiaries:—

The United States of America —

Edwin H. Conger, Envoy Extraordinary and Minister Plenipotentiary of the

United States of America to China —

John Goodnow, Consul-General of the United States of America at Shanghai

John F. Seaman, a Citizen of the United States of America resident at

Shanghai

And His Majesty the Emperor of China —

Lü Hai-huan, President of the Board of Public Works —

Sheng Hsüan-huai, Junior Guardian of the Heir Apparent. Formerly Senior

Vice-President of the Board of Public Works —who, having met and duly

exchanged their full powers which were found to be in proper form, have

agreed upon the following amendments to existing treaties of commerce and

navigation formerly concluded between the two countries, and upon the

subjects hereinafter expressed connected with commercial relations, with the

object of facilitating them.

Article I

In accordance with international usage, and as the diplomatic

representative of China has the right to reside in the capital of the United

States, and to enjoy there the same prerogatives, privileges and immunities as

are enjoyed by the similar representative of the most favored nation, the

diplomatic representative of the United States shall have the right to reside at

the capital of His Majesty the Emperor of China. He shall be given audience

of His Majesty the Emperor whenever necessary to present his letters of

credence or any communication from the President of the United States. At

all such times he shall be received in a place and in a manner befitting his

Page 172: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P5

high position, and on all such occasions the ceremonial observed toward him

shall be that observed toward the representatives of nations on a footing of

equality, with no loss of prestige on the part of either.

The diplomatic representatives of the United States shall enjoy all the

prerogatives, privileges and immunities accorded by international usage to

such representatives, and shall in all respects be entitled to the treatment

extended to similar representatives of the most favored nation.

The English text of all notes or dispatches from United States

officials to Chinese officials, and the Chinese text of all from Chinese

officials to United States officials shall be authoritative.

Article II

As China may appoint consular officers to reside in the United States

and to enjoy there the same attributes, privileges and immunities as are

enjoyed by consular officers of other nations, The United States may appoint,

as its interests may require, consular officers to reside at the places in the

Empire of China that are now or that may hereafter be opened to foreign

residence and trade. They shall hold direct official intercourse and

correspondence with the local officers of the Chinese Government within

their consular districts, either personally or in writing as the case may

require, on terms of equality and reciprocal respect. These officers shall be

treated with due respect by all Chinese authorities, and they shall enjoy all

the attributes, privileges and immunities, and exercise all the jurisdiction

over their nationals which are or may hereafter be extended to similar

officers of the nation the most favored in these respects. If the officers of

either government are disrespectfully treated or aggrieved in any way by the

authorities of the other, they shall have the right to make representation of

the same to the superior officers of their own government who shall see that

full inquiry and strict justice be had in the premises. And the said consular

officers of either nation shall carefully avoid all acts of offense to the officers

and people of the other nation.

Page 173: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P6

On the arrival of a consul duly accredited at any place in China

opened to foreign trade it shall be the duty of the Minister of the United

States to inform the Board of Foreign Affairs, which shall, in accordance

with international usage, forthwith cause the proper recognition of the said

consul and grant him authority to act.

Article III

Citizens of the United States may frequent, reside and carry on trade,

industries and manufactures, or pursue any lawful avocation, in all the ports

or localities of China which are now open or may hereafter be opened to

foreign residence and trade; and, within the suitable localities at those places

which have been or may be set apart for the use and occupation of foreigners,

they may rent or purchase houses, places of business and other buildings, and

rent or lease in perpetuity land and build thereon. They shall generally enjoy

as to their persons and property all such rights, privileges and immunities as

are or may hereafter be granted to the subjects or citizens of the nation the

most favored in these respects.

Article IV

The Chinese Government, recognizing that the existing system of

levying dues on goods in transit, and especially the system of taxation known

as likin, impedes the free circulation of commodities to the general injury of

trade, hereby undertakes to abandon the levy of likin and all other transit

dues throughout the Empire and to abolish the offices, stations and barriers

maintained for their collection and not to establish other offices for levying

dues on goods in transit. It is clearly understood that, after the offices,

stations and barriers for taxing goods in transit have been abolished, no

attempt shall be made to re-establish them in any form or any pretext

whatsoever.

The Government of the United States, in return, consents to allow a

surtax, in excess of the tariff rates for the time being in force, to be imposed

on foreign goods imported by citizens of the United States and on Chinese

Page 174: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P7

produce destined for export abroad or coastwise. It is clearly understood that

in no case shall the surtax on foreign imports exceed one and one-half times

the import duty leviable in terms of the final Protocol signed by China and

the Powers on the seventh day of September, A.D. 1901; that the payment of

the import duty and surtax shall secure for foreign imports, whether in the

hands of Chinese or foreigners, in original packages or otherwise, complete

immunity from all other taxation, examination or delay; that the total amount

of taxation, inclusive of the tariff export duty, leviable on native produce for

export abroad shall, under no circumstances, exceed seven and one-half per

centum ad valorem.

Nothing in this article is intended to interfere with the inherent right

of China to levy such other taxes as are not in conflict with its provisions.

Keeping these fundamental principles in view, the High Contracting

Parties have agreed upon the following method of procedure.

The Chinese Government undertakes that all offices, stations and

barriers of whatsoever kind for collecting likin, duties, or such like dues on

goods in transit, shall be permanently abolished on all roads, railways and

waterways in the nineteen Provinces of China and the three Eastern

Provinces. This provision does not apply to the native Customs offices at

present in existence on the seaboard, at open ports where there are offices of

the Imperial Maritime Customs, and on the land frontiers of China

embracing the nineteen Provinces and the three Eastern Provinces.

Wherever there are offices of the Imperial Maritime Customs, or

wherever such may be hereafter placed, native Customs offices may also be

established, as well as at any point either on the seaboard or land frontiers.

The Government of the United States agrees that foreign goods on

importation, in addition to the effective five per centum import duty as

provided for in the Protocol of 1901, shall pay a special surtax of one and

one-half times the amount of the said duty to compensate for the abolition

of likin, of other transit dues besides likin, and of all other taxation on

Page 175: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P8

foreign goods, and in consideration of the other reforms provided for in this

article.

The Chinese Government may recast the foreign export tariff with

specific duties, as far as practicable, on a scale not exceeding five per

centum ad valorem; but existing export duties shall not be raised until at least

six months’ notice has been given. In cases where existing export duties are

above five per centum, they shall be reduced to not more than that rate. An

additional special surtax of one-half the export duty payable for the time

being, in lieu of internal taxation of all kinds, may be levied at the place of

original shipment or at the time of export on goods exported either to foreign

countries or coastwise.

Foreign goods which bear similarity to native goods shall be

furnished by the Customs officers, if required by the owner, with a protective

certificate for each package, on the payment of import duty and surtax, to

prevent the risk of any dispute in the interior.

Native goods brought by junks to open ports, if intended for local

consumption, irrespective of the nationality of the owner of the goods, shall

be reported at the native Customs offices only, to be dealt with according to

the fiscal regulations of the Chinese Government.

Machine-made cotton yarn and cloth manufactured in China, whether

by foreigners at the open ports or by Chinese anywhere in China, shall as

regards taxation be on a footing of perfect equality. Such goods upon

payment of the taxes thereon shall be granted a rebate of the import duty and

of two-thirds of the import surtax paid on the cotton used in their

manufacture, if it has been imported from abroad, and of all duties paid

thereon if it be Chinese grown cotton. They shall also be free of export duty,

coast-trade duty and export surtax. The same principle and procedure shall

be applied to all other products of foreign type turned out by machinery in

China.

Page 176: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P9

A member or members of the Imperial Maritime Customs foreign

staff shall be selected by the Governors-General and Governors of each of

the various provinces of the Empire for their respective provinces, and

appointed in consultation with the Inspector General of Imperial Maritime

Customs, for duty in connection with native Customs affairs to have a

general supervision of their working.

Cases where illegal action is complained of by citizens of the United

States shall be promptly investigated by an officer of the Chinese

Government of sufficiently high rank, in conjunction with an officer of the

United States Government, and an officer of the Imperial Maritime Customs,

each of sufficient standing; and, in the event of it being found by the

investigating officers that the complain is well founded and loss has been

incurred, due compensation shall be paid through the Imperial Maritime

Customs. The high provincial officials shall be held responsible that the

officer guilty of the illegal action shall be severely punished and removed

from his post. If the complaint is shown to be frivolous or malicious, the

complainant shall be held responsible for the expenses of the investigation.

When the ratifications of this Treaty shall have been exchanged by

the High Contracting Parties hereto, and the provisions of this Article shall

have been accepted by the Powers having treaties with China, then a date

shall be agreed upon when the provisions of this Article shall take effect and

an Imperial Edict shall be published in due form on yellow paper and

circulated throughout the Empire of China setting forth the abolition of

all likintaxation, duties on goods in transit, offices, stations and barriers for

collecting the same, and of all descriptions of internal taxation on foreign

goods, and the imposition of the surtax on the import of foreign goods and on

the export of native goods, and the other fiscal changes and reforms provided

for in this Article, all of which shall take effect from the said date. The Edict

shall state that the provincial high officials are responsible that any official

Page 177: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P10

disregarding the letter or the spirit of its injunction shall be severely punished

and removed from his post.

Article V

The tariff duties to be paid by citizens of the United States on goods

imported into China shall be as set forth in the schedule annexed hereto and

made part of this Treaty, subject only to such amendments and changes as

are authorized by Article IV of the present convention or as may hereafter be

agreed upon by the High Contracting Parties hereto. It is expressly agreed,

however, that citizens of the United States shall at no time pay other or

higher duties on their imports into the United States than those paid by the

citizens or subjects of the most favored nation.

Conversely, Chinese subjects shall not pay higher duties on their

imports into the United States than those paid by the citizens or subjects of

the most favored nation.

Article VI

The Government of China agrees to the establishment by citizens of

the United States of warehouses approved by the proper Chinese authorities

as bonded warehouses at the several open Ports of China, for storage, re-

packing, or preparation for shipment of lawful goods, subject to such

necessary regulations for the protection of the revenue of China, including a

reasonable scale of fees according to commodities, distance from the custom

house and hours of working, as shall be made from time to time by the

proper officers of the Government of China.

Article VII

The Chinese Government, recognizing that it is advantageous for the

country to develop its mineral resources, and that it is desirable to attract

foreign as well as Chinese capital to embark in mining enterprises, agrees,

within one year from the signing of this Treaty, to initiate and conclude the

revision of the existing mining regulations. To this end China will, with all

expedition and earnestness, go into the whole question of mining rules; and,

Page 178: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P11

selecting from the rules of the United States and other countries regulations

which seem applicable to the condition of China, will recast its present

mining rules in such a way as, while promoting the interests of Chinese

subjects and not injuring in any way the sovereign rights of China, will offer

no impediment to the attraction of foreign capital nor place foreign capitalists

at a greater disadvantage than they would be under generally accepted

foreign regulations; and will permit citizens of the United States to carry on

in Chinese territory mining operations and other necessary business relating

thereto provided they comply with the new regulations and conditions which

will be imposed by China on its subjects and foreigners alike, relating to the

opening of mines, the renting of mineral land, and the payment of royalty,

and provided they apply for permits, the provisions of which in regard to

necessary business relating to such operations shall be observed. The

residence of citizens of the United States in connection with such mining

operations shall be subject to such regulations as shall be agreed upon by and

between the United States and China.

Any mining concession granted after the publication of such new

rules shall be subject to their provisions.

Article VIII

Drawback certificates for the return of duties shall be issued by the

Imperial Maritime Customs to citizens of the United States within three

weeks of the presentation to the Customs of the papers entitling the applicant

to receive such drawback certificates, and they shall be receivable at their

face value in payment of duties of all kinds (tonnage dues excepted) at the

port of issue; or shall, in the case of drawbacks on foreign goods re-exported

within three years from the date of importation, be redeemable by the

Imperial Maritime Customs in full in ready money at the port of issue, at the

option of the holders thereof. But if, in connection with any application for a

drawback certificate, the Customs authorities discover an attempt to defraud

the revenue, the applicant shall be dealt with and punished in accordance

Page 179: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P12

with the stipulations provided in the Treaty of Tientsin, Article XXI, in the

case of detected frauds on the revenue. In case the goods have been removed

from Chinese territory, then the consul shall inflict on the guilty party a

suitable fine to be paid to the Chinese Government.

Article IX

Whereas the United States undertakes to protect the citizens of any

country in the exclusive use within the United States of any lawful trade-

marks, provided that such country agrees by treaty or convention to give like

protection to citizens of the United States:—

Therefore the Government of China, in order to secure such

protection in the United States for its subjects, now agrees to fully protect

any citizen, firm or corporation of the United States in the exclusive use in

the Empire of China of any lawful trade-mark to the exclusive use of which

in the United States they are entitled, or which they have adopted and used,

or intend to adopt and use as soon as registered, for exclusive use within the

Empire of China. To this end the Chinese government agrees to issue by its

proper authorities proclamations, having the force of law, forbidding all

subjects of China from infringing on, imitating, colorably imitating, or

knowingly passing off an imitation of trade-marks belonging to citizens of

the United States, which shall have been registered by the proper authorities

of the United States at such offices as the Chinese Government will establish

for such purpose, on payment of a reasonable fee, after due investigation by

the Chinese authorities, and in compliance with reasonable regulations.

Article X

The United States Government allows subjects of China to patent

their inventions in the United States and protects them in the use and

ownership of such patents. The Government of China now agrees that it will

establish a Patent Office. After this office has been established and special

laws with regard to inventions have been adopted it will thereupon, after the

payment of the prescribed fees, issue certificates of protection, valid for a

Page 180: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P13

fixed term of years, to citizens of the United States on all their patents issued

by the United States, in respect of articles the sale of which is lawful in

China, which do not infringe on previous inventions of Chinese subjects, in

the same manner as patents are to be issued to subjects of China.

Article XI

Whereas the Government of the United States undertakes to give the

benefits of its copyright laws to the citizens of any foreign State which gives

to the citizens of the United States the benefits of copyright on an equal basis

with its own citizens:—

Therefore the Government of China, in order to secure such benefits

in the United States for its subjects, now agrees to give full protection, in the

same way and manner and subject to the same conditions upon which it

agrees to protect trade-marks, to all citizens of the United States who are

authors, designers or proprietors of any book, map, print or engraving

especially prepared for the use and education of the Chinese people, or

translation into Chinese of any book, in the exclusive right to print and sell

such book, map, print, engraving or translation in the Empire of China during

ten years from the date of registration. With the exception of the books,

maps, etc., specified above, which may not be reprinted in the same form, no

work shall be entitled to copyright privileges under this article. It is

understood that Chinese subjects shall be at liberty to make, print and sell

original translations into Chinese of any works written or of maps compiled

by a citizen of the United States. This article shall not be held to protect

against due process of law any citizen of the United States or Chinese subject

who may be author, proprietor, or seller of any publication calculated to

injure the well-being of China.

Article XII

The Chinese Government having in 1898 opened the navigable inland

waters of the Empire to commerce by all steam vessels, native or foreign,

that may be specially registered for the purpose, for the conveyance of

Page 181: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P14

passengers and lawful merchandise, citizens, firms, and corporations of the

United States may engage in such commerce on equal terms with those

granted to subjects of any foreign power.

In case either party hereto considers it advantageous at any time that

the rules and regulations then in existence for such commerce be altered or

amended, the Chinese Government agrees to consider amicably and to adopt

such modifications thereof as are found necessary for trade and for the

benefit of China.

The Chinese Government agrees that, upon the exchange of the

ratifications of this treaty, Mukden and Antung, both in the province of

Sheng-king, will be opened by China itself as places of international

residence and trade. The selection of suitable localities to be set apart for

international use and occupation and the regulations for these places set apart

for foreign residence and trade shall be agreed upon by the Governments of

the United States and China after consultation together.

Article XIII

China agrees to take the necessary steps to provide for a uniform

national coinage which shall be legal tender in payment of all duties, taxes,

and other obligations throughout the Empire by the citizens of the United

States as well as Chinese subjects. It is understood, however, that all

customs duties shall continue to be calculated and paid on the basis of the

Haikwan Tael.

Article XIV

The principles of the Christian religion, as professed by the Protestant

and Roman Catholic Churches, are recognized as teaching men to do good

and to do to others as they would have others do to them. Those who quietly

profess and teach these doctrines shall not be harassed or persecuted on

account of their faith. Any person, whether citizen of the United States or

Chinese convert, who, according to these tenets, peaceably teaches and

practices the principles of Christianity shall in no case be interfered with or

Page 182: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P15

molested therefor. No restrictions shall be placed on Chinese joining

Christian churches. Converts and non-converts, being Chinese subjects, shall

alike conform to the laws of China; and shall pay due respect to those in

authority, living together in peace and amity; and the fact of being converts

shall not protect them from the consequences of any offense they may have

committed before or may commit after their admission into the church, or

exempt them from paying legal taxes levied on Chinese subjects generally,

except taxes levied and contributions for the support of religious customs and

practices contrary to their faith. Missionaries shall not interfere with the

exercise by the native authorities of their jurisdiction over Chinese subjects;

nor shall the native authorities make any distinction between converts and

non-converts, but shall administer the laws without partiality, so that both

classes can live together in peace.

Missionary societies of the United States shall be permitted to rent

and to lease in perpetuity, as the property of such societies, buildings or lands

in all parts of the Empire for missionary purposes and, after the title deeds

have been found in order and duly stamped by the local authorities, to erect

such suitable buildings as may be required for carrying on their good work.

Article XV

The Government of China having expressed a strong desire to reform

its judicial system and to bring it into accord with that of Western nations,

the United States agrees to give every assistance to such reform and will also

be prepared to relinquish extra-territorial rights when satisfied that the state

of the Chinese laws, the arrangements for their administration, and other

considerations warrant it in so doing.

Article XVI

The Government of the United States consents to the prohibition by

the Government of China of the importation into China of morphia and of

instruments for its injection, excepting morphia and instruments for its

injection imported for medical purposes, on payment of tariff duty, and under

Page 183: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P16

regulations to be framed by China which shall effectually restrict the use of

such import to the said purposes. This prohibition shall be uniformly applied

to such importation from all countries. The Chinese Government undertakes

to adopt at once measures to prevent the manufacture in China of morphia

and of instruments for its injection.

Article XVII

It is agreed between the high contracting parties hereto that all the

provisions of the several treaties between the United States and China which

were in force on the first day of January, A.D. 1900, are continued in full

force and effect except in so far as they are modified by the present treaty or

other treaties to which the United States is a party.

The present treaty shall remain in force for a period of ten years,

beginning with the date of the exchange of ratifications and until a revision is

effected as hereinafter provided.

It is further agreed that either of the high contracting parties may

demand that the tariff and the articles of this convention be revised at the end

of ten years from the date of the exchange of the ratifications thereof. If no

revision is demanded before the end of the first term of ten years, then these

articles in their present form shall remain in full force for a further term of

ten years reckoned from the end of the first term, and so on for successive

periods of ten years.

The English and Chinese texts of the present Treaty and its three

annexes have been carefully compared; but, in the event of their being any

difference of meaning between them, the sense as expressed in the English

text shall be held to be the correct one.

This Treaty and its three annexes shall be ratified by the two High

Contracting Parties in conformity with their respective constitutions, and the

ratifications shall be exchanged in Washington not later than twelve months

from the present date.

Page 184: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P17

In testimony whereof, we, the undersigned, by virtue of our

respective powers, have signed this Treaty in duplicate in the English and

Chinese languages, and have affixed our respective seals.

Done at Shanghai, this eighth day of October in the year of our Lord

one thousand nine hundred and three, and in the twenty-ninth year of Kuang

Hsü eighth month and eighteenth day.

EDWIN H. CONGER [seal.]

JOHN GOODNOW [seal.]

JOHN F. SEAMAN [seal.]

Signatures and seal of Chinese Plenipotentiaries.

[LÜ HAI-HUAN]

[SHENG HSÜAN-HUAI]

PL 3. Thỏa thuận giữa các quý ông (Gentlements Agreement) (1907)

Whereas, by the act entitled ―An Act to regulate the immigration of aliens

into the United States‖, approved February 20, 1907, whenever the President is

satisfied that passports issued by any foreign government to its citizens to go to any

country other than the United States or to any insular possession of the United

States or to the Canal Zone, are being used for the purpose of enabling the holders

to come to the continental territory of the United States to the detriment of labor

conditions therein, it is made the duty of the President to refuse to permit such

citizens of the country issuing such passports to enter the continental territory of the

United States from such country or from such insular possession or from the Canal

Zone;

And Whereas, upon sufficient evidence produced before me by the

Department of Commerce and Labor, I am satisfied that passports issued by the

Government of Japan to citizens of that country or Korea and who are laborers,

skilled or unskilled, to go to Mexico, to Canada and to Hawaii, are being used for

the purpose of enabling the holders thereof to come to the continental territory of

the United States to the detriment of labor conditions therein;

Page 185: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P18

I hereby order that such citizens of Japan or Korea, to-wit: Japanese or

Korean laborers, skilled and unskilled, who have received passports to go to

Mexico, Canada or Hawaii, and come therefrom, be refused permission to enter the

continental territory of the United States.

It is further ordered that the Secretary of Commerce and Labor be, and he

hereby is, directed to take, thru Bureau of Immigration and Naturalization, such

measures and to make and enforce such rules and regulations as may be necessary

to carry this order into effect.

Theodore Roosevelt

The White House, March 14, 1907

Nguồn: http://www.encyclopedia.com/topic/Gentlemens_Agreement.aspx.

PL 4. Thỏa thuận Lansing – Ishii (Lansing Ishii Agreement) (1917)

NOTE FROM THE SECRETARY OF STATE TO THE JAPANESE

AMBASSADOR DEPARTMENT OF STATE,

Washington, NOV. 2, 1917.

Excellency:

I have the honor to communicate herein my understanding of the agreement

reached by us in our recent conversations touching the questions of mutual interest

to our governments relating to the republic of China.

In order to silence mischievous reports that have from time to time been

circulated it is believed by us that a public announcement once more of the desires

and intentions shared by our two governments with regard to China is advisable.

The governments of the United States and Japan recognize that territorial

propinquity creates special relations between countries, and, consequently, the

government of the United. States recognizes that Japan has special interests in

China, particularly in the part to which her possessions are contiguous.

The territorial sovereignty of China, nevertheless, remains unimpaired, and

the government of the United States has every confidence in the repeated

assurances of the Imperial Japanese government that while geographical position

gives Japan such special interests they have no desire to discriminate against the

Page 186: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P19

trade of other nations or to disregard the commercial rights heretofore granted by

China in treaties with other powers.

The governments of the United States and Japan deny that they have any

purpose to infringe in any way the independence or territorial integrity of China,

and they declare, furthermore, that they always adhere to the principle of the so-

called ―open door‖ or equal opportunity for commerce and industry in China.

Moreover, they mutually declare that they are opposed to the acquisition by

any government of any special rights or privileges that would affect the

independence or territorial integrity of China or that would deny to the subjects or

citizens of any country the full enjoyment of equal opportunity in the commerce

and industry of China.

I shall be glad to have Your Excellency confirm this understanding of the

agreement reached by us.

Accept, Excellency, the renewed assurance of my highest consideration.

(Signed) ROBERT LANSING.

His EXCELLENCY, VISCOUNT KIKUJIRO ISHII, Ambassador

Extraordinary and Plenipotentiary of Japan, on Special Mission.

Nguồn:http://www.fas.nus.edu.sg/hist/eia/documents_archive/lansing-

ishii.php.

Page 188: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P21

PL 6. DANH SÁCH BỘ TRƢỞNG NGOẠI GIAO HOA KỲ TỪ NĂM 1861

ĐẾN NĂM 1920

STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM KỲ

01 William H. Seward 5/3/1861 – 4/3/1869

02 Elihu B. Washburne 5/3/1869 – 16/3/1869

03 Hamilton Fish 17/3/1869 – 12/3/1877

04 William M. Evarts 12/3/1877 – 7/3/1881

05 James G. Blaine 7/3/1881 – 19/12/1881

06 Frederick T. Frelinghuysen 19/12/1881 – 6/3/1885

07 Thomas F. Bayard, Sr. 7/3/1885 – 6/3/1889

08 James G. Blaine 7/3/1889 – 4/6/1892

09 John W. Foster 29/6/1892 – 23/2/1893

10 Walter Q. Gresham 7/3/1893 – 28/5/1895

11 Richard Olney 10/6/1895 – 5/3/1897

12 John Sherman 6/3/1897 – 27/4/1898

13 William R. Day 28/4/1898 – 16/9/1898

14 John Hay 30/9/1898 – 1/7/1905

15 Elihu Root 19/7/1905 – 27/1/1909

16 Robert Bacon 27/1/1909 – 5/3/1909

17 Philander C. Knox 6/3/1909 – 5/3/1913

18 William Jennings Bryan 5/3/1913 – 9/6/1915

19 Robert Lansing 24/6/1915 – 13/2/1920

Nguồn: http://www.state.gov/secretary/former/

Page 189: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P22

PL 7. Tàu USS.Maine

Tàu USS.Maine vào ngày 23/1/1898

Nguồn: http://www.loc.gov/rr/hispanic/1898/img/maine1.jpg

Page 190: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN … · 2020. 2. 20. · XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Đối

P23

PL 8. Bức điện tín của Ngoại trƣởng Đức Arthur Zimmermann

Bức điện tín Zimmermann của Ngoại trƣởng Đức Arthur Zimmermann gửi

Đại sứ Đức tại Mexico (tháng 3/1917) sau khi đƣợc giải mã đã chấm dứt thái

độ trung lập của Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki /Zimmermann_Telegram#/media/

File:Zimmermann_Telegram.jpeg.