chÀo mỪng ĐẠi lỄ trong s Ố nẦy: khÁnh ĐẢn c ngÀi …voviology.org/files/225.pdf ·...

12
S: 225 PHÁT HÀNH NGÀY 14 Tháng 4 năm 2011 (Lưu Hành Ni B) SĐặc Bit TRONG SNY: 1. Châm ngôn tháng 4-2011………………………………1 2. Đức Ngài ging ti ngôi TChánh Kiến…………….. 2 3. Thy TTâm Thin Phước nói vnhng ni dung được đưa lên mng………………………………………..3 4. Tin tc ....................................................................... 4 5. Đức Thy TMinh Đạt nói vmi quan hgia VVQN và các tôn giá cùng tín ngưỡng khác. …………..3 6. Hình nh sinh hot…………………..…………………. 5 7. Dòng đời chuyn hóa ni tâm ………………………... 7 TThin Khanh 8. Kính mng đại lKhánh Đản Đức Ngài …………….. 8 BBT TCQN 9. Tượng mthut được chế tác tđá quý Đạo Vin..11 10. Ln đầu gp Thy được ban thn thông trong mt phút ............................................................................. 12 Nguyn Quc Toàn CHÀO MNG ĐẠI LKHÁNH ĐẢN ĐỨC NGÀI PHÁP CHMNG 5 THÁNG 3 Năm Tân Mão - 2011 Khánh Đản năm 1994. “Tham chi cái gi, thích chi cái kh, vng chi cái lo. Nên thc đi, tnh đi, các người hi! Tu không phi đầu môi chót lưỡi, không phi chsc tướng, không phi chtiếng danh, không phi chmõ chuông.” (QNp. xb 1997, 74). “Phi nghe cho nhiu, phi suy xét cho tường tn và phi cgng cho kđược. Li nói và hành động phi chính chn tròn đầy. Tâm ý và ý thc lúc nào cũng phi trui rèn, chính đại trong sáng. (QNP. xb 1997, 363). “Stu hành ca ta ly cái Giác ca Như Lai làm bn nhân tâm, đó là ly cái Bt Sanh – Bt Dit làm nhân cho stu hc ca mình. Đó là phương tin để đạt scu. (QNP. xb 1997, 75). LI ĐỨC NGÀI Châm Ngôn tháng 4 năm 2011 Người có độc lp là người có thtiếp nhn ý kiến ca người khác qua sđặt để dưới thước đo ca mình. Người độc lp khi nm trong tay mt ngn đèn, thì trước mt mình, tt cngn đèn trong thiên hkcánh mt tri thì ngn đèn ca mình phi là sáng nht, tt nht… du rng bên cnh đó, người có độc lp vn hng đang tiếp thu ý kiến chung quanh để làm ngn đèn mình thc sáng, sáng hơn cánh mt tri. Bn tánh căn bn ca mt nhà lãnh đạo du ln hay nh, du phm vi lãnh đạo ca mình chbng mt gia đình, hay trong gia đình y chcó mt người thì bn tánh căn bn y luôn là sĐộc Lp. Và giá trđộc lp ca mt phm vi tht nhy, du mang lãnh thca cquc gia cũng không đủ để đổi được. Giao lưu, hu ngh, trao đổi là sgiao thông hai chiu mà hai bên đều nhn được nhng hi đáp bng nhau, ging nhau và được tôn kính như nhau. Trên din đàn được gi là giao lưu, hu nghmà chđược din ra có mt chiu như người thì thuyết ging khi y người kia thì ngi nghe, người thì chđộng khi y người kia thì ai nói sao làm vy, người thì chngi mt chkhi y người kia thì mang tt cthân, tâm… để kính viếng… nhng din đàn như vy không được gi là giao lưu, cũng không được gi là bình đẳng và hu ngh. Người có bn lĩnh không nht thiết phi là người gii tuyt đỉnh nhưng nht thiết phi là người độc lp, có tinh thn độc lp.

Upload: others

Post on 02-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TRONG S Ố NẦY: KHÁNH ĐẢN C NGÀI …voviology.org/files/225.pdf · “Phải nghe cho nhiều, phi suy xét cho tả ường tn và ậ ph ả i c

Số: 225PHÁT HÀNH NGÀY 14 Tháng 4 năm 2011

(Lưu Hành Nội Bộ) Số Đặc Biệt

TRONG SỐ NẦY: 1. Châm ngôn tháng 4-2011………………………………1 2. Đức Ngài giảng tại ngôi Từ Chánh Kiến…………….. 2 3. Thầy Từ Tâm Thiện Phước nói về những nội dung được đưa lên mạng………………………………………..3 4. Tin tức ....................................................................... 4 5. Đức Thầy Từ Minh Đạt nói về mối quan hệ giữa VVQN và các tôn giá cùng tín ngưỡng khác. …………..3 6. Hình ảnh sinh hoạt…………………..…………………. 5 7. Dòng đời chuyển hóa nội tâm ………………………... 7

Từ Thiện Khanh 8. Kính mừng đại lễ Khánh Đản Đức Ngài …………….. 8 BBT TCQN 9. Tượng mỹ thuật được chế tác từ đá quý Đạo Viện..11 10. Lần đầu gặp Thầy được ban thần thông trong một phút ............................................................................. 12

Nguyễn Quốc Toàn

CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ KHÁNH ĐẢN

ĐỨC NGÀI PHÁP CHỦ

MỒNG 5 THÁNG 3 Năm Tân Mão - 2011

Khánh Đản năm 1994.

“Tham chi cái giả, thích chi cái khổ, vọng chi cái lo. Nên thức đi, tỉnh đi, các người hỡi! Tu không phải đầu môi chót lưỡi, không phải chỗ sắc tướng, không phải chỗ tiếng danh, không phải chỗ mõ chuông.” (QNp. xb 1997, 74). “Phải nghe cho nhiều, phải suy xét cho tường tận và phải cố gắng cho kỳ được. Lời nói và hành động phải chính chắn tròn đầy. Tâm ý và ý thức lúc nào cũng phải trui rèn, chính đại trong sáng. (QNP. xb 1997, 363). “Sự tu hành của ta lấy cái Giác của Như Lai làm bản nhân tâm, đó là lấy cái Bất Sanh – Bất Diệt làm nhân cho sự tu học của mình. Đó là phương tiện để đạt sở cầu. (QNP. xb 1997, 75).

LỜI ĐỨC NGÀI

Châm Ngôn tháng 4 năm 2011

Người có độc lập là người có thể tiếp nhận ý kiến của người khác qua sự đặt để dưới thước đo của mình. Người có độc lập khi nắm trong tay một ngọn đèn, thì trước mắt mình, tất cả ngọn đèn trong thiên hạ kể cả ánh mặt trời thì ngọn đèn của mình phải là sáng nhất, tốt nhất… dầu rằng bên cạnh đó, người có độc lập vẫn hằng đang tiếp thu ý kiến chung quanh để làm ngọn đèn mình thực sáng, sáng hơn cả ánh mặt trời. Bản tánh căn bản của một nhà lãnh đạo dầu lớn hay nhỏ, dầu phạm vi lãnh đạo của mình chỉ bằng một gia đình, hay trong gia đình ấy chỉ có một người thì bản tánh căn bản ấy luôn là sự Độc Lập. Và giá trị độc lập của một phạm vi thật nhỏ ấy, dầu mang lãnh thổ của cả quốc gia cũng không đủ để đổi được. Giao lưu, hữu nghị, trao đổi là sự giao thông hai chiều mà hai bên đều nhận được những hồi đáp bằng nhau, giống nhau và được tôn kính như nhau. Trên diễn đàn được gọi là giao lưu, hữu nghị mà chỉ được diễn ra có một chiều như người thì thuyết giảng khi ấy người kia thì ngồi nghe, người thì chủ động khi ấy người kia thì ai nói sao làm vậy, người thì chỉ ngồi một chỗ khi ấy người kia thì mang tất cả thân, tâm… để kính viếng… những diễn đàn như vậy không được gọi là giao lưu, cũng không được gọi là bình đẳng và hữu nghị. Người có bản lĩnh không nhất thiết phải là người giỏi tuyệt đỉnh nhưng nhất thiết phải là người độc lập, có tinh thần độc lập.

Page 2: CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TRONG S Ố NẦY: KHÁNH ĐẢN C NGÀI …voviology.org/files/225.pdf · “Phải nghe cho nhiều, phi suy xét cho tả ường tn và ậ ph ả i c

Tạp Chí Quy Nguyên số 225 trang 2 visit website: www.voviology.org

BÀI SỐ 35: Khẩu Văn:

Lúc 20 giờ 30 ngày mùng 1 tháng Chạp năm Bính Dần tức ngày 31

tháng 12 năm 1986.

Sang năm Đinh Mão, ảnh hưởng về khói, nước, lửa chứ không phải bình thường. Năm qua, Sư Huynh nói lửa từ trong lò xuất phát ra năm tới còn gấp ba lần.

Tất nhiên không những lửa từ trong lò xuất phát mà cái quả địa cầu của mình chuyển động, ngũ hành chuyển động bởi vì vũ trụ càn khôn xoay, quay nhanh chừng nào thì quả địa cầu cũng xoay nhanh chừng đó.

Mà cái tâm điểm của Quả Địa Cầu đã lệch, do đó cái khí quyển bên ngoài của quả địa cầu đã thủng lỗ ở điểm Nam Cực và điểm Bắc Cực. Khi mà hai cái vòng quay của quả địa cầu đến mặt trời thì sẽ bắt đầu Hồng Thủy Trận nổi lên.

Từ đó Hỏa Diệm Sơn bắt đầu phun lửa. Hỏa Diệm Sơn Sư Huynh nói đây là núi lửa khổng lồ, những vụ động đất sẽ có từ từ trong kỳ tới trên hai phần ba quả địa cầu trong tình huống nầy.

Tối qua, Sư Huynh tiếp nhận: “Các Chư Bồ Tát, các Chư Thiên khẩn khẩn, cấp cấp, hành hành Bồ Tát Đạo” là cứu độ chúng sanh… Sư Huynh nghĩ đến cái sự việc sẽ tới Sư Huynh đã thấy rõ cả chục năm về trước.

Như việc Sư Huynh nói năm qua lửa từ trong lò xuất phát nhưng đâu có ai nghĩ là Sư Huynh đã nói lửa từ trong lò xuất phát phải không? Nhưng mà đã xuất phát như Sư Huynh đã nói và những cái điểm tựa nhỏ cũng có. Như năm tới điểm tựa rất lớn lao mà con người phải nằm ngủ giấc ngủ dài.

Kiểm điểm về cái ân phúc, ân lành Thiêng Liêng ban cho nhân sanh, nói chung thì không đạt, chỉ hai phần trăm mà nói riêng về chúng đệ tử Từ Tôn thì cũng khoảng chừng đó mà thôi. Vì trong các đệ tử Từ Tôn, công phu lần lần biến dạng, hạnh đạo lần lần tan dần và đi vào trong vật chất của phù hoa nhiều hơn.

Mình không nghĩ rằng cái vật chất phù hoa nầy là sự huyễn. Mình cứ chạy theo nó, tìm lấy cái huyễn thì đến ngày nào đó mình bỏ quên mất cái giá trị, cái hạt ngọc quý của mình đi. Cái đó là cái quan trọng. Kiểm điểm đến mức độ, Sư Huynh thấy, nói tóm lại là Sư Huynh rất lo lắng cho chúng pháp hữu Từ Tôn.

Nhưng mà còn một cái Hồng Ân để cho chúng đệ tử Từ Tôn thức, thành vòng tay bắt đầu nới rộng ra, pháp lý Vô Vi Quy Nguyên lan rộng, rộng hơn nữa và các Chư Bồ Tát, các Chư Thiên khẩn khẩn, hành hành Bồ Tát Đạo để đưa nhân sinh vào trong cái vòng của pháp lý nầy để được Hồng Ân Cõi Thượng thì giảm bớt phần nào sự nằm ngủ một giấc dài.

Ngủ dài đây là Sư Huynh không muốn nói chữ chết, mà Sư Huynh nói ngủ dài. Cái đó là cái quan trọng vì cái trí phàm của mình không đo lường được, còn thân phàm của mình sẽ nhắm mắt.

Nghĩ tới Chân Như hay Pháp Lý mới thấy được sự hiển hiện của sự việc xảy ra nầy. Thành khi mà Sư Huynh đặt bút lên để viết ra những hạnh đạo của các vị Bồ Tát hành, là nỗi lo lắng của Sư Huynh đối với chúng đạo hữu và chung cho cả chúng sanh, có nhiều vấn đề.

Cần phải tu tỉnh lại, công phu lại, để tạo ân phúc lại, để cho cây được đơm bông kết trái to lớn thì may ra mới thoát khỏi cái điểm nầy mà thôi.

Lúc đó, các chư Bồ Tát mới đến với mình được để mà cứu độ, đưa mình về Cực Lạc Quốc, chứ không khéo là mình nhập vô một cục cũng không lường được đó.

Thành sự học hỏi mà Sư Huynh chuyển đạt cho các vị mà các vị cứ bỏ lỡ, công phu cho lấy có, tạo duyên lành tạm bợ, thử hỏi làm sao mình gặt hái quả vị to lớn hay là thành đạt sở cầu, tức nhiên là thành quả. Sự việc đó đòi hỏi ở mình phải tinh tấn trong công phu và phẩm hạnh mới được, chứ không phải là ngày nào liều lĩnh rồi trôi qua.

Sư Huynh đã từng giảng một ngày trôi qua là rớt xa vạn dặm, mà các vị ngày nầy qua ngày nọ, thử thời vài ba tháng Sư Huynh làm thinh, Sư Huynh không nói vấn đề tu học thì các vị thấy rằng lảng vảng, lất phất rồi chìm chìm, lặng lặng, rồi thôi cũng như là thả trôi theo dòng nước chảy, rất phí, rất uổng.

Mình được duyên may, được Hồng Ân, được Bảo Pháp là một duyên may lớn lao rồi lại thêm được Thiên Phục, được Hồng Ân Liên Hoa Đài, hoặc là những Pháp Bảo cực kỳ cao quý mà mình cứ lầm tưởng đây là vật chất phù hoa, ham mê vào vật chất của hiện tại mà quên mất ở cõi Vô Vi mình đã được thọ ký và ân thưởng.

Như vậy mình tự làm cho mình sa ngã, mình tự làm cho mình mất tất cả những điểm Hồng Ân khác thì thử hỏi mình như vậy có đạt được gì không? Nếu không có nhờ được Ấn Lệnh hay Pháp Lệnh của Đức Vua Cha ban cho thì mình làm sao để thoát khỏi các sự việc xảy tới.

Mặc dầu mình đã được như vậy nhưng mà đâu phải tất cả đều được một trăm phần trăm. Nó đòi hỏi ở sự trì chí và kiên nhẫn của mình trong công phu đó mà mình không hành.

Không hành thì không đạt, không đạt thì các chư Bồ Tát không đến với mình thì làm sao cứu mình, làm sao dẫn độ mình, làm sao đưa tay níu kéo mình lên. Bởi Sư Huynh đã nói cách đây hàng chục năm là Hồng Thủy Trận, thì vừa qua đã chớm mở màn, vấn đề Sư Huynh vừa nói đó là cái bầu khí quyển ở Cực Bắc và Cực Nam đã thủng thì tới khi xoay một cái tuyết tan rã là cái dãy bên Tây Bá Lợi Á, bên Úc Châu nữa chìm ngập vào biển cũng như là Đại Tây Dương. Thử hỏi như vậy nhân sanh sẽ ra sao?

Không phải những điểm đó thôi mà những vùng lân cận, thậm chí nước mình đây cũng bị. Càn khôn đã xoay thì quả đất lệch tâm là dứt khoát. Thành ra làm sao để mình cứu tất cả nhân sanh hay nói một cách khác là cứu những người hữu căn, hữu duyên để đưa qua một quả địa cầu khác để mà thụ hưởng trong cuộc tu hành. Thành ra mình thấy rằng, nó đòi hỏi ở mình công phu là quan trọng, mà công phu mình không có thì các sự việc đó nó không đem lại lợi ích cho mình mà cũng không đem lại lợi ích cho nhân sanh.

Mình cũng không mà nhân sanh cũng không, thì mình sẽ phải tan rã. Rồi cái Pháp Lệnh, Ấn Lệnh của mình ra sao đây? Khi đó Sư Huynh xin Ấn Lệnh của Đức Vua Cha ban để cho các Chư Bồ Tát, các Chư Thiên để hộ trì các Pháp Lệnh nầy, cứu khổ, phò nguy cho nhân sanh hữu tâm duyên, cho chúng đệ tử Từ Tôn, đại phước, tất nhiên là chúng đệ tử Từ Tôn được đầy duyên lành trong ân phúc, ân lành của Đức Vua Cha đã ban cũng như Cộng Đồng đã ban mới qua khỏi được thôi.

Năm tới là năm nhân sanh thập phần khó khăn, nếu trong đầu năm mà Sư Huynh chúc Tết như vậy thì Sư Huynh thấy rằng Sư Huynh lấy làm buồn. Thành thử Sư Huynh đang suy nghĩ làm sao để Sư Huynh chúc Tết cho nhân sanh trong lời ân phúc, ân lành để được ân hưởng chung cho nhân sanh đó.

Nếu Sư Huynh chúc Tết hay phán ra những gì Sư Huynh đã hay, đã biết, hay đã nghe, đã thấy thì ảnh hưởng chung cho nhân sanh, Sư Huynh không muốn. Sự lưỡng lự đó Sư Huynh đang làm một bài toán để giải đáp làm sao cho nó nhẹ nhàng, làm sao cho nó thanh và được ân phúc, ân lành của Ơn Trên ban.

Page 3: CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TRONG S Ố NẦY: KHÁNH ĐẢN C NGÀI …voviology.org/files/225.pdf · “Phải nghe cho nhiều, phi suy xét cho tả ường tn và ậ ph ả i c

Tạp Chí Quy Nguyên số 225 trang 3 visit website: www.voviology.org

Trong tháng tư của năm tới là tháng Điểm Đạo mà chính bản thân các đệ tử Từ Tôn của mình Hồng Ân rất kém. Trên bảng danh sách của Hồng Ân hầu như chỉ có hai phần trăm thì một điểm rất ít so với pháp đạo, mà nhân sanh lại càng ít hơn. Nói chung nhân sanh ở trên đường tu học cũng chỉ đạt khoảng bao nhiêu đó mà thôi.

Còn những người hữu căn, hữu duyên, những người đạt được căn duyên, đầy đủ phúc đức thì người đó lại là việc khác. Các ân đức những vị đó có từ trước thì sự thụ hưởng một phần nào đó cũng sẽ dứt.

Do đó, Sư Huynh mong rằng các vị nghe Sư Huynh nói thì nên bảo các pháp hữu nên thức lại, đừng có mê nữa, đừng để trôi qua nữa, phí uổng. Nếu Sư Huynh nói mà không tin thì các vị hãy tự kiểm tâm các vị đi. Vị nào kiểm tâm vị đó đi, đúng cho vị đó không? Mình sẽ thấy là nếu các vị tinh tấn trong công phu hay tạo duyên lành cho các nơi thì cái Hồng Ân trên Cõi Thượng được sắp xếp.

Rất tiếc năm nay các vị rất kém mà chỉ vì các vị chạy theo vật chất rất nhiều thì cái Hồng Ân tự nhiên giảm. Mình chạy theo vật chất mà không bỏ Hồng Ân, đó mới là cao quý.

Cái nhất thiết của người tu học là làm sao đưa pháp môn mình lên cao tột để nhân sanh thấy được con đường đi, để tạo duyên lành cho người kế tiếp, đó mới là Hồng Ân. Đó cũng là duyên may, duyên phúc cho những người được bước lên nhịp cầu của Vô Vi Pháp.

Cái Pháp Bảo Vô Vi các chú thấy rằng ở Cõi Thế Gian không bao giờ có. Những phương thức, những hành, những trụ mà các vị đã học, đòi hỏi ở sự tâm trì chí và cố gắng trong sự tu học đó. Thì khi mà Sư Huynh trao cho những chuyện tới nữa, các vị mới đủ lực, mới xuất phát được những điểm mà Sư Huynh trao.

Còn nếu các vị không công phu tinh tấn, dù Sư Huynh có trao cách mấy cũng không thực hành được, dứt khoát không. Bởi cái lực mình không có, cái vận mình không đưa đi thì làm sao luồng điển xuất phát được.

Cái tâm, cái ý không thanh tịnh thì làm sao chuyển được sự vật bên ngoài. Cái sự vật bên ngoài nó đòi hỏi sự liên quan tới tâm ý của mình trong sự thanh tịnh đó thì mới vận chuyển được, không thì không vận chuyển được.

Do đó, nếu muốn vận chuyển được cái sự việc bên ngoài, đòi hỏi sự thanh tịnh, tâm, ý, thức, phải lìa tâm, ý, thức của con người thì phàm tánh đã lìa, dứt bỏ được phàm tánh thì tánh ý sẽ lộ ra, hễ tánh ý lộ ra thì tâm ý bên ngoài hòa với tâm ý bên mình, hai cái cũng chơn như hết là như như hết thì mới thành Đạo. Do đó, Sư Huynh mong rằng các vị ngày nay Sư Huynh giảng như vậy để các vị nghe và hiểu.

Đến Giao Thừa Sư Huynh sẽ lập lại bài giảng nầy và sẽ trong sự nghiêm túc hơn và trong sự ân phúc hơn hoặc là đầy đủ duyên lành hơn để các vị được dù sao cũng đạt được một phần nào cơ sở của tu học trong pháp lý Vô Vi Quy Nguyên để các vị đến nơi đến chốn. Còn các vị nào mà không thức được thì Sư Huynh cũng chịu thôi. Bởi vì các vị đó Sư Huynh đã từng nhắc nhở rất nhiều lần rồi, thực thi chả bao nhiêu, thành đạt cũng không đến đâu.

Người đến với Sư Huynh rất đông nhưng gặt hái về chiều mà thôi. Sư Huynh rất tiếc. Đòi hỏi ở nơi các vị mà các vị không thực hành được, chỉ có các vị tạo cho viên ngọc sáng sủa hay tối tăm mà thôi, chính do nơi mình các chú chứ không phải do Sư Huynh.

Sư Huynh trao cho các vị đục, giũa, búa hay tất cả những phương tiện để các vị làm cho viên ngọc được trong sáng thì các vị gặt hái được viên ngọc quý giá đó.

Còn các vị không tự tạo ra, không ráng hành thì làm sao viên ngọc lộ được thì viên ngọc quý vẫn còn ẩn, chìm ẩn trong đáy sâu mà thôi, mà vật chất bên ngoài càng ngày càng phức tạp, leo trèo, mà viên ngọc của mình càng ngày càng tắt lịm thì thử hỏi các vị đạt cái gì và đến đâu?

Do đó, nó đòi hỏi các vị làm sao cho viên ngọc được lộ ra mà chính bản thân các vị mới là người chủ chốt để làm việc đó.

Sư Huynh mong rằng các vị thấy ở điểm nầy mà Sư Huynh cũng nhắc nhở các vị năm tới đây là năm Đinh Mão đòi hỏi ở sự tu tập, đòi hỏi ở sự sửa chữa bản thân con người của mình để những ô trược đều được tách rời ra và tránh xa ta ra thì ta mới còn hiện tại và còn nhiều để mà lo lắng trong pháp lý của mình thì cái Hạnh Đạo Bồ Tát mới phát huy được và các Chư Thiên mới dẫn độ được, các Bồ Tát mới dẫn độ được đi vào Pháp lý và chính các vị cũng là Bồ Tát, chính các vị cũng là Chư Thiên thì các vị phải nghĩ rằng bản thân mình các vị phải có nhiệm vụ, có bổn phận phải dẫn độ và thức giác nhân sanh đến con đường pháp đạo, thì từ đó Hồng Ân mới phát triển, Đạo Pháp mới lan rộng được.

Năm nầy mình rất là đứng một chỗ, tuy rằng tùy theo Cơ, theo thời thế, thời cuộc mà phát huy như Sư Huynh thường nói khi ngũ hành động thì chúng ta tịnh, khi ngũ hành tịnh thì Đạo Pháp mới lan rộng.

Cái đó Sư Huynh đã thường nói, tuy nhiên là phải tùy Cơ mà ứng biến, tùy thời mà xuất phát, đều mong mỏi của Sư Huynh là thế.

Chúc lành các vị. Sư Huynh.

THẦY TỪ TÂM THIỆN PHƯỚC – TRƯỞNG BAN THÔNG TIN VVQN NÓI VỀ NHỮNG NỘI DUNG ĐƯỢC ĐƯA LÊN TRANG MẠNG CỦA PHÁP ĐẠO. Thực hiện ngày 7 tháng 4 năm 2011. Gần đây nhiều pháp hữu liên tục gởi đến những thắc mắc liên quan đến các tài liệu trên trang mạng của Pháp Đạo – Thầy Trưởng Ban Thông Tin trả lời chung như sau: 1. Thừa Lệnh của Đức Thầy Từ Minh Đạt, các bài viết bằng các ngôn ngữ khác như: Anh – Pháp – Hoa – Tây Ban Nha… rất được hạn chế khi đưa  lên  trang mạng. Vì đệ  tử của các ngôn ngữ ấy đại đa số  là đệ tử mới thọ pháp sau nầy,  chưa  đủ  hòa  nhập,  thông  suốt  tư  tưởng  của VVQN, các bài viết từ các đệ tử ấy chỉ là những bài học thu hoạch chưa  đủ  sức  có  đầy  đủ  cái nhìn, cảm nhận của  toàn diện Pháp Đạo nên chưa  thể được đăng  tải  trên cơ quan ngôn luận  chính  thức  của  Đạo. Các bài  viết  ấy  chỉ  có  thể  được truyền tay hoặc được đăng tải trên các tài liệu, báo nội bộ như:  Student  Voices  của  các  du  học  sinh  quốc  tế  ngành Voviology,  Đuốc  Sáng  của Hội  Sinh Viên Việt Nam  tại Âu Châu,…  

2. Giai đoạn hiện tại, Pháp Đạo VVQN có nhiều vấn đề quan trọng, công tác cấp bách cần phải làm nên các vấn đề truyền pháp  không  được  đặt nặng.  Thế nên,  trang mạng của Pháp Đạo chỉ hiện diện với mục đích duy trì sự liên lạc hơn là truyền bá và bành trướng Pháp Đạo. 

Page 4: CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TRONG S Ố NẦY: KHÁNH ĐẢN C NGÀI …voviology.org/files/225.pdf · “Phải nghe cho nhiều, phi suy xét cho tả ường tn và ậ ph ả i c

Tạp Chí Quy Nguyên số 225 trang 4 visit website: www.voviology.org

TIN TỨC: 18 tháng 3: Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thầy, nhiều đại diện ban Lễ Đạo tại nhiều nước đã được thành lập để thực hiện công tác đầu tiên là trao văn thư và tiền cứu trợ của các pháp hữu Vô Vi Quy Nguyên tại các nước đến Đại Sứ Quán Nhật Bản tại các nước. Ngay trong ngày, một số phòng Đại Diện Ban Lễ Đạo đã được thành lập tại các nơi như sau: Mỹ, Canada, Mexico, Úc, Việt Nam, Thailand, Nhật Bản, Singapore, Pháp, Đức, Na Uy, Thụy Điển, Bỉ, Ý, Anh Quốc,… Dưới đây là văn thư của Tòa Lãnh Sự Nhật tại Úc Châu trả lời cho thầy Từ Thiện Thuần Dương

4 tháng 4: Trong phiên họp cùng các Huynh Trưởng, Đức Thầy và các vị đồng ý đưa ra một đại diện Pháp Đạo tại Việt Nam trong nhiệm kỳ 2 năm với vai trò như sau: 1. Đại Diện Đức Thầy tại Việt Nam để thực hiện các buổi lễ truyền thống của Pháp Đạo như: Khánh Đản Đức Ngài, Vía Đức Ngài Pháp Chủ, Tết đầu năm. 2. Quan sát tất cả nhóm đạo, bảo đảm các nhóm đạo không được phép tự ý tổ chức các buổi sinh hoạt, hoạt động ngoài phạm vi của nhóm. Nhất là những hoạt động ra ngoài xã hội như: Từ thiện, trị bệnh, dạy thiền,… đứng trên danh nghĩa Vô Vi Quy Nguyên và không có lệnh của Đức Thầy Từ Minh Đạt.

3. Báo cáo cho Đức Thầy các nhóm ngoài xã hội trá hình mang tên Vô Vi Quy Nguyên để hoạt động và các nhóm pháp hữu Vô Vi Quy Nguyên hình thành không có lệnh của Đức Thầy. 5 tháng 4: Hàng ngàn mặt sách và phim ảnh đã được các pháp hữu thu mua tại thư viện thuộc thành phố Ceritos, tiểu bang California để bổ sung vào thư viện tại Đạo Viện. Chương trình thành lập thư viện tại Đạo Viện đã được Đức Thầy lên kế hoạch từ khoảng 2 năm qua và thư viện sơ khởi sẽ được dựng tại khuôn viên của Học Viện Vô Vi Quy Nguyên. 7 tháng 4: Nhân ngày Khánh Đản Đức Ngài Pháp Chủ hai vị phẩm sắc được sắc phong Huynh Trưởng Vô Vi Quy Nguyên là: Từ Minh Thông, Từ Thiện Ngọc Tuyền. Thầy Từ Hồng Lĩnh đã đại diện Đức Thầy Từ Minh Đạt gắn Huy Hàm Huynh Trưởng cho hai phẩm sắc trên tại Ngôi Đức Ngài Q.10 trước giờ hành lễ Khánh Đản. Cũng trong ngày, Đức Thầy đã ân chuẩn ban Bảng Đồng Vinh Danh cho 8 vị Huynh Trưởng: Từ Hồng Lĩnh, Từ Minh Hạnh Toàn, Từ Minh Tâm Thanh, Từ Tâm Chánh, Từ Thiện Khanh, Từ Thiện Tâm Khai, Từ Thiện Tâm Phúc, Từ Thiện Thuần Dương.

ĐỨC THẦY TỪ MINH ĐẠT NÓI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VÔ VI QUY NGUYÊN VÀ CÁC TÔN GIÁO, GIÁO PHÁI, TÍN NGƯỠNG KHÁC.

1. Vô Vi Quy Nguyên tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người nên không ép người theo Pháp Đạo cũng không ngăn cản người rời bỏ Pháp Đạo.

2. Vô Vi Quy Nguyên tôn trọng giáo lý, hoạt động của tất cả các tín ngưỡng, tôn giáo khác.

3. Khi truyền bá Pháp Môn, Vô Vi Quy Nguyên không bao giờ có chủ trương đến các trung tâm tôn giáo tín ngưỡng khác để truyền bá, cũng không dùng các hình thức lôi kéo để truyền bá.

4. Vô Vi Quy Nguyên coi trọng mọi quan hệ với các tôn giáo và tín ngưỡng khác và hoan nghênh mọi đóng góp của các trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng khác cho các công trình văn hóa và tôn giáo của Vô Vi Quy Nguyên như: Thực hiện Viện Bảo Tàng Văn Hóa và Tôn Giáo Thế Giới, thực hiện các khu văn hóa tại Đạo Viện Vô Vi Quy Nguyên.

5. Nếu được yêu cầu và thỏa mãn các điều kiện sinh hoạt cũng như luật pháp, Vô Vi Quy Nguyên sẵn sàng cung cấp tài liệu kể cả giảng viên đến các trung tâm tôn giáo và tín ngưỡng khác. Các đại diện, giảng viên của Vô Vi Quy Nguyên đều có giấy giới thiệu từ Đại Hùng Linh Điện.

6. Các tôn giáo và tín ngưỡng khác có thể sử dụng Giáo Pháp Vô Vi Quy Nguyên vào các chương trình đào tạo nhưng không xâm phạm đến bản quyền và giữ đúng nội dung và tinh thần giáo lý.

7. Mọi tôn giáo và tín ngưỡng khác có thể thọ pháp Vô Vi Quy Nguyên để tu học nhưng phải cho biết bên cạnh việc tu học với Pháp Vô Vi Quy Nguyên còn là sự hoạt động đồng hành cho tôn giáo và tín ngưỡng riêng của bản thân để tránh việc bị hiểu lầm là đội lốt Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên cho việc hoạt động khác hoặc cố tình biến chế Pháp Thiền Vô Vi Quy Nguyên.

8. Vô Vi Quy Nguyên không những đồng hành cùng xã hội và tín ngưỡng con người mà còn đồng hành với các hoạt động của chính quyền địa phương. Thế nên, Pháp Đạo cần biết rõ các nhóm đạo nào có những hoạt động tín ngưỡng khác bên cạnh những hoạt động của Vô Vi Quy Nguyên thuần túy.

Page 5: CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TRONG S Ố NẦY: KHÁNH ĐẢN C NGÀI …voviology.org/files/225.pdf · “Phải nghe cho nhiều, phi suy xét cho tả ường tn và ậ ph ả i c

Tạp Chí Quy Nguyên số 225 trang 5 visit website: www.voviology.org

I. ĐẠO VIỆN VÔ VI QUY NGUYÊN:

Đạo Viện sau mùa tuyết, mưa lũ đã làm hư hại nhiều công trình tại đây. Con đường vừa được ủi chưa được một năm đã bị hư hại bởi những luồng nước. Trong ảnh thầy Từ Long Ngọc đang đi dưới những hố đất bị bào xới bởi luồng nước đi qua.

Đức Thầy đang ghi chú về một số công việc sẽ được thực hiện trong năm.

Gần 1000 mặt sách và phim ảnh mua từ thư viện thành phố Cerritos trong ngày Khánh Đản đang được các em học sinh lưu ngụ tại ĐHLĐ chuyển về thư viện tại văn phòng Học Viện thành phố Tehachapi.

Đức Thầy và các em học sinh đang thực hiện nhà kho tại Học Viện nhằm chuẩn bị tiếp nhận các container hàng hóa sẽ được gởi đến từ Việt Nam.

Page 6: CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TRONG S Ố NẦY: KHÁNH ĐẢN C NGÀI …voviology.org/files/225.pdf · “Phải nghe cho nhiều, phi suy xét cho tả ường tn và ậ ph ả i c

Tạp Chí Quy Nguyên số 225 trang 6 visit website: www.voviology.org

Nhà kho tại Đạo Viện đang được Đức Thầy và các em học sinh thực hiện để tiếp nhận hàng hóa được gởi đến Đạo Viện chuẩn bị chương trình cho một năm làm việc tại đây.

Đức Thầy và các em học sinh dựng hàng rào bảo vệ khu vực Pháp Chủ Thiền Viện, tránh thú lớn vào phá hoại khu vực nầy.

ĐỌC VÀ CHUYỀN TAY NHAU TẠP CHÍ QUY NGUYÊN

II. CÁC CÔNG TRÌNH CHO ĐẠO VIỆN:

Tượng đài Bách Việt Long Tiên cho Pháp Chủ Thiền Viện.

Đổ tượng Long Mã cho Kỳ Đài.

Page 7: CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TRONG S Ố NẦY: KHÁNH ĐẢN C NGÀI …voviology.org/files/225.pdf · “Phải nghe cho nhiều, phi suy xét cho tả ường tn và ậ ph ả i c

Tạp Chí Quy Nguyên số 225 trang 7 visit website: www.voviology.org

III. CHUẨN BỊ LỄ KHÁNH ĐẢN TẠI Q.8 - TPHCM:

Các pháp hữu đang làm vệ sinh tại ngôi Q.8, chuẩn bi đại lễ Khánh Đản được tổ chức tại đây.

Ngày càng có nhiều pháp hữu trẻ hiện diện trong Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên, cho thấy giòng suối Pháp đã có sự chuyển vận liên tục và phù hợp cho mọi lứa tuổi, tầng lớp.

Nói về sự sống ở trên đời, với thời đại nào con người cũng đi theo trào lưu vì miếng ăn cái mặc, vì địa vị chức quyền để nhẹ đi phần đạo đức. Trước mặt vì miếng đỉnh chung tình và tiền, mà làm con người phần nhiều thay đổi tâm tánh, tốt ít xấu nhiều. Chung quy vì đời sống vật chất được chú trọng nhiều nên làm giảm đi giá trị đạo đức. Ít ai ý thức được cuộc sống giả tạm, để quay về cái đạo làm người, tìm cho đời mình có được một lối đi thiết thực ở ngày mai. Cũng vì sự xa đà quá bước ấy mà Tôn Giáo các nơi nổ lực đem giáo lý đi sâu vào đời sống xã hội để thức tỉnh người đời, dùng nhiều phương tiện hữu hiệu giúp người đời thấy ra sự cân bằng giữa khát vọng và giá trị tâm linh, đó là hiệu quả của cuộc sống và tình người.

Ươm mầm tuổi thơ. Nhìn về mặt xã hội, tuổi trẻ là tương lai của đất nước, nếu tự mỗi gia đình chúng ta đều giáo dục con cháu mình tốt sẽ làm thay đổi cả một cuộc sống xã hội. Nói rộng ra, tương lai của đất nước tùy thuộc vào nếp sống văn hóa của lớp trẻ sau này, với khả năng tư duy rộng mở, về mặt xã hội có thể có được thành phần là một yếu nhân, về đạo đức sẽ có người có tâm đại lượng, tuổi trẻ hôm nay là cả thế hệ ngày mai… Tất cả mọi loài sinh sống trên quả địa cầu này đều nương nhau mà sống, trong đời sống bình thường nếu tâm ta thanh lọc tốt tự mình sẽ có sự hòa đồng,

Tư duy hành dụng. Mỗi chúng ta đều có khả năng tự mình thanh lọc lấy mình. Trong việc ứng xử chúng ta thường vấp phải thiếu sót nhiều lần, chúng ta không nên nản lòng, chính nhờ sự vấp nhiều lần ấy sẽ cho ta học được nhiều kinh nghiệm và có được đức tin. Ở sự hiểu đúng đắn ta sẽ thấu triệt được nhiều vấn đề, và chuyển hóa ở nội tâm bằng hành dụng và có được thực hạnh, tự tâm sẽ xa dần con đường phàm tánh. Đức Ngài và Đức Thầy dạy hàng đệ tử sự tu dụng ở tâm và hành. Tạp chí Quy Nguyên là tiếng nói của Đạo giáo, là tư duy thời hiện tại của xã hội và nhân sinh. Hàng tháng, chúng ta được xem những trang báo chí Qui Nguyên bài viết đi song hành cùng sự ứng xử trong sinh hoạt đời thường và sự tu học của người đời. Nội dung là chuyện đời ẩn Đạo, đem Đạo vào đời một cách phong phú, cụ thể là ta thấy bài viết ngày một hoàn hảo và đi sâu vào đời sống xã hội thời hiện tại. Trước lúc tu học chúng ta cũng là người sống như bao nhiêu người khác hòa mình vào đời sống cộng đồng, nhưng nhờ có chút duyên lành chúng ta sớm thấy ra con đường của sự thật dụng. Do đó tùy vào sự thức tâm mà ta lắng dần tạp niệm, dùng tư duy loại dần bản ngã. Chân lý lúc nào cũng là món ăn bổ dưỡng tinh thần cho ngươi tu học, sự bổ dưỡng ấy bằng pháp hỷ thực và thiền duyệt thực, vậy chúng ta nên cố gắng vun bồi để có được sự chuyển hóa đi lên. Đạo giáo lúc nào cũng soi tỏ đường hành, giáo điều làm cho Đạo đức đi sâu vào đời sống của người có sự hiểu biết thật sự thấy ra. Dù người đời có giỏi đến đâu đạo làm người cần phải có. Đời mà thiếu Đạo đời sẽ suy tàn, Đạo mà không đời Đạo sẽ không đi được đến đâu. Bởi vậy, Đời và Đạo phải cùng song hành thì cuộc sống sẽ có ý (Xem tiếp trang 11)

HÃY DÙNG TẠP CHÍ QUY NGUYÊN ĐỂ TRỢ DUYÊN, DÙNG LÀM TÀI LIỆU HỌC TẬP, HƯỚNG DẪN, DIỄN ĐẠT, GỢI Ý CHO MỌI TRƯỜNG HỢP: GIẢNG DẠY, GIỚI THIỆU VỀ PHÁP ĐẠO VÔ VI QUY NGUYÊN.

Page 8: CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TRONG S Ố NẦY: KHÁNH ĐẢN C NGÀI …voviology.org/files/225.pdf · “Phải nghe cho nhiều, phi suy xét cho tả ường tn và ậ ph ả i c

Tạp Chí Quy Nguyên số 225 trang 8 visit website: www.voviology.org

Lời Đức Ngài: - “Phật có ba Thân.” - “Pháp Thân: Cái Thể sở chứng được. Báo Thân và Ứng Thân trỏ cái Dụng nhờ cái Thể ấy mà phát ra. Ba Thân cùng một Thể: Phật.” (QNP, xb 2nd 2010, 46).

Hàng năm, ngày mùng 5 tháng 3 Âm Lịch, các pháp hữu kính mừng Đại Lễ Khánh Đản Đức Ngài. Nhân mùa Khánh Đản, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Ba Thân của Phật là Pháp Thân – Báo Thân – Ứng Thân, và ứng dụng vào sự tu học: 1. Đại Lễ Khánh Đản Đức Ngài tại cõi thế: “Khánh, chỉ cho ngày vui mừng, ngày kỷ niệm. Đản, chỉ cho sự ra đời của Đấng Cứu Thế, mang ý nghĩa cao đẹp, sáng sủa, rực rỡ, chói ngời. Khánh Đản, chỉ cho kỷ niệm ngày Đức Ngài lâm phàm vì chúng sinh, mang lại sự an vui cho chúng sinh thức tâm tu hành.” Khánh Đản, trở thành ngày lịch sử của VVQN Pháp có giá trị Thiêng Liêng với chúng đệ tử Từ Tôn và chúng sinh đến với Pháp: - Sự lâm phàm của Đức Ngài nơi cõi thế đem lại kỷ nguyên mới

cho chúng sinh: Đạo – Đạo Song Tu. Đời Tròn – Đạo Hiện – Pháp Ứng.

- Sự tu học tại cõi thế: “Hạ mình lẫn lộn trong hạnh chúng sinh để độ mình và độ thế”. “Đạo chánh do Tâm”. “Niết bàn, Thiên Đàng, Cực Lạc chính ở nơi Trí.” (Theo QNP, xb 1997, 310, 338), v.v….

Những lời dạy của Đức Ngài được lưu lại trong bộ Quy Nguyên Pháp, Hồi Ký Huyền Linh, Con Đường Sống, Những mẩu chuyện về Đức Ngài, v.v… và được Đức Thầy tiếp nối triển khai trên từng bước Hoằng Khai Pháp Đạo. Chúng ta kính mừng Khánh Đản Đức Ngài có nghĩa là đón nhận, tiếp thu Chánh Pháp VVQN đem vào thân tâm thật hành, chuyển Chánh Pháp thành Sống Pháp – Sống Đạo ngay nơi trường đời.

2. Ba Thân của Đức Ngài: Để tiếp thu, nhận hiểu và thật hành giáo pháp VVQN, nhân ngày Khánh Đản chúng ta cùng ôn lại: Phật có ba Thân là Pháp Thân – Báo Thân – Ứng Thân. Với Đức Ngài, chúng ta hiểu được ba Thân như sau:

2.1.Pháp Thân: Pháp Thân: “Là sự Chân Chính Sáng Tỏa Thiêng Liêng, không sinh – không diệt, lúc nào cũng thường trụ, thuần nhiên là diệu lý, chân thực, thanh tịnh” (Theo lời Đức Ngài). Pháp Thân không nằm vào sinh – lão – bệnh – tử, không nằm vào luật tiến hóa chung vũ trụ và chúng sinh, còn gọi là Pháp Thân Thường Trụ. Pháp Thân được hiện bày qua Chánh Pháp mà Đức Ngài thực chứng, đem phổ truyền ra để tế độ chúng sinh ở chốn trầm luân bể khổ ngõ hầu sang bờ giác ngộ – giải thoát. Nói cách khác, Pháp Thân hiện hữu toàn thể Diệu Pháp do Đức Ngài truyền ban, chúng đệ tử và chúng sinh được thọ học – hành trì Diệu Pháp.

2.2.Báo Thân: Lời Đức Ngài: “Báo Thân: Phần tốt, phúc đức, trí tuệ tích tụ vào thân mà được cái quả báo viên mãn.” Chúng ta có thể hiểu: Thân do công năng tu tập thành tựu Trí Huệ + Công Đức viên mãn tụ nên.

Đức Ngài dạy: “Báo Thân lúc nào cũng nương vào Pháp Thân, không bao giờ gián đoạn, tức là Trí hợp với Lý để đối với mình và đối với người mà thu dụng, cho nên còn gọi là Thu Dụng Thân.” Chúng ta có thể hiểu: Trí, chỉ cho Báo Thân. Lý, chỉ cho Pháp Thân.

Thí dụ 1: Báo Thân của Đức Ngài. Đức Ngài lâm phàm xuống thế gian, mang tấm thân như người đời, nhưng có khác là thân hiện tướng uy đức – thanh cao mà người đời khó sánh kịp. Báo Thân là Thân phương tiện để Thọ Ký chúng sinh thức tâm tu hành và truyền dạy Chánh Pháp hay Diệu Pháp, còn gọi là Thu Dụng Thân.

Thí dụ 2: Báo Thân nương vào Pháp Thân. “Năm 1980, Đức Ngài nhận lời chủ tọa lễ mừng sinh nhật của Đức Ngài tại nhà anh chị Thưởng, ở Khánh Hội. Ngày mừng sinh nhật nầy là ngày đầu tiên, Đức Ngài cho Sư Tỷ biết là Người sẽ viết một bài Pháp cho các pháp hữu.” “Vậy mà suốt ngày đó, mặc dầu Sư Tỷ thúc giục nhiều lần nhưng Đức Ngài vẫn tỉnh bơ không viết một chữ nào làm cho Sư Tỷ lo quá. Đức Ngài bảo Sư Tỷ khỏi lo, điển trên xuống mà, lẹ lắm, chút là xong ngay.” (Theo “Hồi Ký Đời Tôi”, Sư Tỷ Từ Trọng Nghĩa).

Điểm nầy chỉ ra: Báo Thân nương vào Pháp Thân chuyển điển ban lời dạy cho các pháp hữu. Nói theo người đời là có sự “hợp tác” giữa Báo Thân và Pháp Thân, hay là, Báo Thân dụng Trí chuyển ban lời dạy hợp với Lý. Ngoài ra, theo cách hiểu của phần đông thế nhân: Chúng sinh nơi cõi thế được duyên may gặp Đức Ngài – chính là được gặp Báo Thân ở hữu vi, lễ lạy hay cúng dường Đức Ngài là được duyên phước trong đời.

2.3.Ứng Thân: Lời Đức Ngài: “Ứng Thân: Tùy mỗi loài chúng sinh mà hóa hiện ra sắc thân tương ứng để phổ ký quần cơ tu thành Chính Giác và thuyết pháp độ sinh. Vì thế có khi gọi là Hóa Thân hay Biến Hóa Thân”. Ứng Thân, còn gọi là Hóa Thân, do Pháp Thân biến hiện ra. Cho nên, từ vô thủy đến nay có rất nhiều Phật (là do biến hiện). Thí dụ: - Đức Ngài từ cõi Vô Vi chuyển thế, là dùng Hóa Thân. - Hay, khi Đức Ngài còn tại thế, để giáo hóa chúng sinh ở các cõi

khác, Đức Ngài dùng Hóa Thân. - Hay, Ứng Thân Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, còn gọi là Hóa

Thân.

Sau ngày Hồi Vị, tuy Đức Ngài không còn hiện diện tại cõi thế theo sự thấy hiểu của người đời, nhưng Đức Ngài vẫn đến với chúng đệ tử hay chúng sinh qua Ứng Thân, hay nhiều phương diện khác mà phần đông chúng ta chưa đủ lực để thấy biết hay nhận hiểu. (Tuy nhiên, có thể tạm nhận ra được qua dòng điển thanh nhẹ – thơm mát lạ thường khi Đức Ngài đến, mà ở cõi thế không có được,….)

2.4.Nhìn chung về Ba Thân: Lời Đức Ngài: “Pháp Thân: Cái Thể sở chứng được. Báo Thân và Ứng Thân trỏ cái Dụng nhờ cái Thể ấy phát ra. Ba Thân cùng một Thể: Phật.” Chúng ta tạm gọi là Thân, thật ra Phật không có Thân như chúng sinh, mà là Dòng Điển.

Page 9: CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TRONG S Ố NẦY: KHÁNH ĐẢN C NGÀI …voviology.org/files/225.pdf · “Phải nghe cho nhiều, phi suy xét cho tả ường tn và ậ ph ả i c

Tạp Chí Quy Nguyên số 225 trang 9 visit website: www.voviology.org

Riêng về Thân Đức Ngài hiện diện tại cõi thế mà chúng ta thọ học giáo pháp, rất vi diệu, biến hóa vô cùng, mắt phàm không đủ khả năng để thấy hiểu hết. Thí dụ, Đức Ngài giảng Pháp hay ban Bảo Pháp cho các pháp hữu, có thể khi đó là Chơn Linh – Pháp Thân của Ngài, Điện Quang của Đức Vua Cha chuyển ban, v.v… Nói cách khác: - Pháp Thân, biểu thị Chân Lý mà Đức Ngài chứng được, đem

truyền dạy chúng đệ tử và chúng sinh nơi cõi thế qua Thu Dụng Thân. Đức Ngài đã hồi vị nhưng giáo pháp của Đức Ngài vẫn lưu truyền nơi cõi thế, đó là thể hiện của Pháp Thân (còn gọi là Pháp Thân Xá Lợi).

- Báo Thân, biểu thị Thu Dụng Thân, có hai dạng: “Đối với mình” là Tự Thu Dụng Thân, “đối với người” là Tha Thu Dụng Thân. (“Báo Thân lúc nào cũng nương vào Pháp Thân.”)

- Ứng Thân, biểu thị Thân Phật tùy duyên giáo hóa tế độ chúng sinh, là phương tiện diệu dụng nhằm cứu giúp chúng sinh tiếp cận Chân Lý – Sống Chân Lý.

(Ghi chú: Ghi lại mấy hàng này, với các độc giả – nhất là các vị “nặng tinh thần khoa học vật chất – thực tế” đừng vội nhận định hay kết luận theo chỗ hiểu của mình.)

3.Ứng dụng (1): Pháp Thân Hương. Giáo Pháp mà Đức Ngài chuyển ban, nương theo trình độ và căn cơ chúng sinh, tuy nhiều phương diện nhưng đều lưu xuất từ Pháp Thân (mà Báo Thân hay Ứng Thân là cái Dụng để đến với chúng sinh). Nói cách khác: Đức Ngài chứng được Pháp Thân Chân Thực, là Bậc có Trí Huệ cực minh triết, Đức Ngài đem sự hiểu biết nầy phổ truyền ra để tế độ chúng sinh ở chốn hôn mê được sang bờ giác ngộ. Do đó, pháp hữu chúng ta thọ hành giáo pháp nên lấy Pháp Thân làm chánh – làm nơi quy hướng về, thời không sợ bị lạc đường:

3.1.Pháp Thân có hai dạng: Trong ba Thân, Pháp Thân là chánh. Tìm hiểu những lời Đức Ngài giảng giải về Pháp Thân, chúng ta nên lưu tâm đến hai điểm sau đây trong suốt cuộc đời tu tập: - Một là: “Báo Thân lúc nào cũng nương vào Pháp Thân, không

bao giờ gián đoạn, tức là Trí hợp đúng với Lý”. - Hai là: “Một cử chỉ sơ hở ở trần thế là một lỗi lầm Pháp Thân

Cõi Thượng. Nào ai có biết hỡi các người của Ta nơi cõi thế? Các người hãy theo chơn lý, tìm lý thanh cao. Các người cùng đi, đường đi Bồ Tát đã vạch sẵn”.

- Hai lời dạy nầy, chỉ ra Pháp Thân có hai dạng: Lý Pháp Thân và Trí Pháp Thân.

Thứ 1: Lý Pháp Thân. Lý Pháp Thân vốn chân chánh – sáng suốt, không vọng động – nhiễm ô, thanh tịnh, không sinh – không diệt. Lý Pháp Thân nầy nơi Phật và chúng sinh đều có.

Thứ 2: Trí Pháp Thân. Lý Pháp Thân vốn chân chánh – sáng suốt, nhưng ở chúng ta do vô minh – vọng động – nhiễm ô nên “bị che khuất”. Do đó, chúng ta phải sửa chữa – tu tập – thanh luyện, tức là nhờ tu luyện cho tròn đầy để thể hiện được Lý Pháp Thân. Nên, Pháp Thân nầy tạm gọi là Trí Pháp Thân.

3.2.Pháp Thân Hương: Chỗ tu tập của chúng ta là làm cho Trí Pháp Thân được tròn đầy, mà chìa khóa tu tập chính là “Pháp Thân Hương”, (còn gọi là “Hương Chánh Pháp” hay “Hương của Pháp Vô Vi”). Pháp Thân Hương gồm có năm:

(1) Giới Pháp Thân: Giới Pháp Thân, hay là Giới Hương. Thí dụ, giữ gìn giới luật, hành Bát Chánh, hành hạnh lành, siêng năng chuyên cần tu tập theo Chánh Pháp. Nói chung, là chỉ cho người tu giữ Giới Hạnh, thân – khẩu – ý lành và không tạo nghiệp xấu. Giới hạnh dẫn đến thân và tâm trong sạch – thanh cao. Đây là Pháp Thân thứ nhất, nơi mỗi chúng sinh đều có.

(2) Định Pháp Thân: Định Pháp Thân, hay là Định Hương. Thí dụ, công phu lắng vọng động, tâm định. Nói cách khác, tạp niệm hay bản ngã của ta tan lắng. Bằng ngược lại, tạp niệm hay bản ngã cái ta khởi dậy là tự đánh mất chính mình. Nói chung, là chỉ cho người tu Đại Định, lắng các tạp niệm phiền não, nội tâm an định – tĩnh lặng. Đây là Pháp Thân thứ hai, nơi mỗi chúng sinh đều có.

(3) Huệ Pháp Thân: Huệ Pháp Thân, hay là Huệ Hương. Thí dụ, chúng ta đã từng “sống vì danh lợi” cho là sự sống thật, tạm gọi là mê. Ngày nay, nhờ học đạo thấu triệt danh lợi là vô thường – có đó rồi mất đó mà thức tỉnh tách rời ra, tâm không bị ảnh hưởng nữa, tạm gọi là Giác. Nói cách khác: Trong trạng thái tâm định – trong sạch, trí có khả năng nhận biết đúng đắn sự việc xảy ra theo hiện tượng của nó – không bị ảnh hưởng theo – là nhận biết chân thực, tạm gọi là Trí Giác. Nói chung, là chỉ cho người tu đắc Trí Huệ, có khả năng quan sát, nhận biết thông suốt “thiện ác, chánh tà” nhưng tâm không dính mắc vào, không bị ảnh hưởng. Đây là Pháp Thân thứ ba, nơi mỗi chúng sinh đều có.

(4) Giải Thoát Pháp Thân: Giải Thoát Pháp Thân, hay là Giải Thoát Hương. Thí dụ, chúng ta từng đồng hóa với tham sân si, mình và tham sân si như một, như vậy là tự trói buộc vào tham sân si làm chủ trong cuộc sống. Tức là, Bị Sống. Ngày nay, nhờ học đạo thấu triệt tham sân si là không thật, dẫn đến cuộc sống không bị ảnh hưởng của tham sân si – của vật chất hay môi trường hoàn cảnh chi phối, tâm thơi thới – nhu hòa, tạm gọi là Giải Thoát. Nói chung, là chỉ cho người tu được Giải Thoát: Tu tập – Hiểu được – Biết được chính mình giải thoát. Đây là Pháp Thân thứ tư, nơi mỗi chúng sinh đều có.

(5) Giải Thoát Tri Kiến Pháp Thân: Giải Thoát Tri Kiến Pháp Thân, hay là Giải Thoát Tri Kiến Hương. Thí dụ về tham sân si vừa nêu ở trên: Chúng ta tu tập, tự Giải Thoát tham sân si + Biết và Thấy được Giải Thoát đó. Nói chung, là chỉ cho người tu Thấy Biết mình được Giải Thoát mọi phiền não – khổ đau. v.v… tự tại giữa dòng đời. Thấy Biết với Tâm Không Động mà thể hiện Chơn Ngã. Đây là Pháp Thân thứ năm, nơi mỗi chúng sinh đều có. Nhìn chung: Chúng ta nương theo những lời dạy về Pháp Thân Hương mà dụng Trí và Hạnh để tu tập. Tức là, huân tu Trí Pháp Thân cho đến tròn đầy mà thể hiện Lý Pháp Thân. Dầu cho mỗi chúng ta ở vào trình độ hay căn cơ nào, đều nên nương theo lời giáo huấn về Pháp Thân Hương mà Đức Ngài đã ban dạy làm nền tảng chung cho tu tập theo Chánh Pháp. Đó là chìa khóa của Pháp mở đường cho sự Giác Ngộ – Giải Thoát trở về Nguồn Cội.

Page 10: CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TRONG S Ố NẦY: KHÁNH ĐẢN C NGÀI …voviology.org/files/225.pdf · “Phải nghe cho nhiều, phi suy xét cho tả ường tn và ậ ph ả i c

Tạp Chí Quy Nguyên số 225 trang 10 visit website: www.voviology.org

3.3.Huân tu Pháp Thân Hương. Đức Ngài hồi vị để lại Chánh Pháp. Chánh Pháp được truyền ban nơi cõi thế tồn tại và phát triển lâu dài là do nơi mỗi chúng ta biết huân tu Pháp Thân Hương. Đây là điều cốt yếu:

Thí dụ 1: Tự xa cách Pháp Thân. Một pháp hữu hiện diện trong VVQN Pháp nhưng đời sống thực tế thì chưa hẳn có tu tập, chẳng hạn như: - Xem thường Giới Hạnh và Bát Chánh: Là tự xa cách Giới Pháp

Thân. - Nặng thành kiến – định kiến, cố chấp, coi trọng bản ngã của ta,

tâm thường phóng túng chạy theo ngoại cảnh để cho tạp niệm làm chủ: Là tự xa cách Định Pháp Thân.

Giới và Định chưa có, thời chưa thể đến với Trí Huệ hay Giải Thoát. Có chăng là trí đời phát triển và an vui giải thoát trong sự vận hành của tạp nhiễm. Vài điều nầy là Nhân dự phần xa cách Chánh Pháp – xa cách Pháp Thân, tất nhiên là lệch hướng Chánh Pháp dầu cho đang tu tập theo Chánh Pháp.

Thí dụ 2: Huân tu Pháp Thân Hương. Một pháp hữu biết tìm hiểu giáo pháp chân chánh để ứng dụng vào thân tâm tu tập trong đời sống, chẳng hạn như: - Giữ gìn Giới Hạnh bằng sự hiểu biết – bằng lòng tự tin, dẫn đến

trí tín ngày càng tăng trưởng vững. - Vững công phu trong sinh hoạt, tâm an định, hiện diện cùng

danh lợi tình mà không bị ảnh hưởng. - Quan sát sự việc nhận biết thiện – ác, chánh – tà, mà tâm không động – không bị ảnh hưởng theo. v.v…

Vài điều nầy là Nhân dự phần huân tập Chánh Pháp tự thân tâm – huân tu Pháp Thân. Có thể chúng ta chưa đủ lực đi xa, nhưng ít nhất có được phần nào về Giới – Định làm căn bản để từng bước tinh tấn dần.

Nhìn chung: Sự tu tập của chúng ta nên đặt trên nền tảng cốt tủy là Pháp Thân Hương bằng Tín và Trí trên từng bước đi. Còn như, đi trên Chánh Đạo, hiện diện trong Chánh Pháp và hành theo Chánh Pháp mà “tách rời Pháp Thân Hương” là tự đánh mất Chánh Pháp. Trong thực tế, không ít chúng ta tuy tu tập theo Chánh Pháp nhưng thân tâm lệch hướng Chánh Pháp và Chánh Đạo là do lạc đường Pháp Thân Hương. Tuy lệch hướng nhưng vẫn tự tin tự thấy là mình đi đúng, là do trí chưa đủ sáng – trí tín đủ chưa vững.

4. Ứng dụng (2): Huân tu Ba Thân. Nơi mỗi chúng sinh tuy mang tấm thân phàm cũng có Ba Thân: Trên từng bước huân tu Pháp Thân Hương chúng ta có thể dụng đến hay sống được với Ba Thân theo năng lực tu tập. Dưới đây là vài thí dụ tiêu biểu:

4.1.Huân tu Pháp Thân: Mỗi chúng ta đều có Pháp Thân, hiện hữu phủ trùm khắp nơi ngay trong cuộc sống nầy. Thí dụ: - Sống trong giàu sang mà không tham đắm, không bị ảnh hưởng,

không tiêu xài phung phí: Là tự giải thoát lòng ham muốn, sự vướng mắc vào tiền của vật chất.

- Hay, sống trong cảnh nghèo mà biết đủ, an vui, không than thân trách phận: Là tự giáo huấn cõi lòng trong sạch – thanh cao.

- Nhìn cuộc sống bản thân trải qua chông gai, trắc trở, trái ngang, đều là sự “biến đổi vô thường theo duyên sinh” như phương tiện trợ giúp mình huân tu: Là năng lực của Trí – Dũng – Hạnh để hành Bi luôn hướng đến con đường tu tập theo Chánh Pháp.

Những giải thoát, trong sạch – thanh cao, năng lực Bi – Trí – Dũng,… tiềm tàng nơi tấm thân phàm mỗi chúng sinh, là điểm chung đồng của tất cả chúng sinh. Hành những điểm nầy là một phương thức huân tu Pháp Thân – sống theo Pháp Thân bằng công năng tu tập nơi chính mình.

4.2.Huân tu Báo Thân: Báo Thân, chỉ cho Thân hiện có, mang tướng trạng cao thấp – tốt xấu, v.v… là Thân do nghiệp lực hình thành:

Thí dụ 1: Báo Thân tham đắm vào danh lợi. Như: Hằng ngày, chúng ta đam mê theo tiền của, tranh nhau vì miếng cơm manh áo, sinh kế bằng việc làm gian lận hay bất chánh, buồn lo vì được mất: Là sống theo Báo Thân do tạp niệm phiền não làm chủ, tạo tác thêm nghiệp lực, và do nghiệp lực dẫn. Trong sự sống nầy, Báo Thân tham đắm vào danh lợi huân tập tham sân si. Đó là sự sống đối nghịch với khai mở tâm linh tiến hóa, và tự nó xa cách Pháp Thân – xa cách Chánh Đạo.

Thí dụ 2: Báo Thân sống theo Pháp Thân. Thay vì tham đắm vào trường danh lợi, chúng ta có khả năng dùng Báo Thân để sống theo Pháp Thân ngay nơi trường danh lợi. Tiêu biểu như:

(1) Giữ Thân được thanh tịnh: Như, tuy hiện diện nơi dòng đời thế tục nhưng luôn hành động hướng đến điều thiện – xa điều bất thiện, làm theo Bát Chánh – theo đạo đức. Biết tách rời lòng ái nhiễm danh lợi, tạp niệm tham sân, bởi vì hành động xuất phát từ tư tưởng hay ý nghĩ làm chủ.

(2) Giữ Khẩu được thanh tịnh: Như, khi cần thì nói lời từ ái và khiêm tốn, lời nói trong tư cách đức hạnh, không nói lời viển vông hay vô ích làm tâm ý bất an.

(3) Giữ Ý được thanh tịnh: Như, tách rời tâm ý và hành động hướng đến danh thơm tiếng tốt nơi đời, tích lũy của cải vật chất và nuôi dưỡng tinh thần sở hữu, hay dẫn đến nội tâm bất an – phiền muộn.

Nói cách khác: Thanh tịnh – nơi mỗi chúng ta đều có. Điều cốt yếu để sống theo Pháp Thân là giữ gìn Thân – Khẩu – Ý được trong sạch – thanh tịnh, tâm ý và ý thức luôn trui rèn trong sáng – chính đại, tách rời tham đắm – ái nhiễm – dính mắc, v.v… nó nằm ngay nơi tấm thân nầy. Chúng ta tu tập điều nầy dẫn đến: Giới hạnh tăng trưởng, nội tâm an định, tấm lòng rộng mở hướng đến đời sống thiện lành, và hơn nữa là trí sáng suốt mở ra, v.v…. là một cách huân tập Pháp Thân. Người biết sống theo Pháp Thân: Cõi lòng thường an vui – thanh thản – rộng mở. Nó hiện ra ở Báo Thân, nhất là sự an vui, tươi sáng, đồng thời, có khả năng làm được nhiều việc hữu ích cho tha nhân tùy theo sự sáng suốt của trí mở ra là biểu hiện của Ứng Thân.

4.3.Huân tu Ứng Thân: Ứng Thân, chỉ cho Thân linh hoạt – sinh động – thích ứng với mọi hoàn cảnh mà không thấy ngăn ngại. Thí dụ:

Thí dụ 1: Học với Đức Thầy. Đức Thầy dạy: “Tu là phải hành”, và cho phép nhiều pháp hữu có khả năng đứng ra hướng dẫn nhân sinh, hay làm việc cho pháp đạo, v.v…. Học với Đức Thầy chúng ta có nhiều cơ hội để Hành nhằm nâng cao năng lực tu sửa và trau dồi bản thân, đồng thời phát huy khả năng linh hoạt – thích ứng với từng sự việc xảy ra.

Page 11: CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TRONG S Ố NẦY: KHÁNH ĐẢN C NGÀI …voviology.org/files/225.pdf · “Phải nghe cho nhiều, phi suy xét cho tả ường tn và ậ ph ả i c

Tạp Chí Quy Nguyên số 225 trang 11 visit website: www.voviology.org

Đây còn là một phương thức giúp chúng ta nâng cao năng lực nắm bắt sự việc, nâng cao hoạt động của Ứng Thân. Bằng như ngược lại, làm việc gì rồi như “đóng khung vào việc đó” là tự xa cách Ứng Thân. Như vậy là tâm thức có sự trụ chấp – bám lấy – hạn hẹp.

Thí dụ 2: Nâng cao năng lực làm việc. Như, các em học sinh đến Đại Hùng Linh Điện, tuy tuổi còn trẻ nhưng Đức Thầy tập cho các em làm bất kỳ việc gì mà khả năng các em có thể làm được. Như: - Từ việc lau nhà, nấu ăn, chụp hình, sinh hoạt đạo, làm việc đạo,

chăm sóc vườn cây, cho đến quan hệ với các cơ quan chức năng ngoài xã hội, v.v…. Phương cách nầy, giúp các em nâng cao năng lực thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau, dần dần đặt các em vào mọi nơi trong sinh hoạt đều có thể làm được – thích nghi được. Đây là một phương thức huân tu Ứng Thân.

- Chỗ học của các em là làm với lòng vui vẻ – thoải mái, làm với tâm hồn thảnh thơi – trong sáng, làm việc gì tròn việc đó dầu là việc nhỏ. Đây là một phương cách huân tu Pháp Thân, được biểu hiện nơi Báo Thân.

4.4.Nhìn chung về huân tu Ba Thân: Mỗi chúng ta có Ba Thân, tuy không bằng các Bậc Thánh Nhân, nhưng có khả năng huân tu dần. Người biết huân tu Pháp Thân, sống với Pháp Thân: (1) Báo Thân: Biểu hiện tâm hồn thanh thản – vui tươi, nội tâm

trầm tĩnh, ngoại thân bình tĩnh – điềm đạm, v.v… (2) Ứng Thân: Biểu hiện năng lực linh hoạt một cách tinh nhanh,

nâng cao con người “đa năng – đa dụng” trong mọi việc – mọi lúc – mọi nơi.

Huân tu Pháp Thân – sống với Pháp Thân theo công năng tu tập: Báo Thân hiện ra Dũng Lực và Định Lực, Ứng Thân hiện ra Trí Lực. Đây cũng là phương thức trui rèn, huân trưởng Nhân Cách.

5. Nói tóm lại: Đức Ngài hồi vị để lại Chánh Pháp, chính là Pháp Thân Xá Lợi của một vị Phật. Toàn thể Chánh Pháp là Diệu Pháp lưu xuất từ Pháp Thân Chân Thực, mà Đức Ngài đã thực chứng – đem truyền ban chúng đệ tử và chúng sinh thức tâm tu hành. Chúng ta thọ học Chánh Pháp, nương theo xác thân (hay Báo Thân) và năng lực thích ứng với sự sống nơi đời (hay Ứng Thân) làm phương tiện để sửa chữa, tu tập, gội rửa thân tâm vọng động – nhiễm ô, trở về con người tròn đầy dần Pháp Thân Hương: - Mỗi chúng ta tùy theo khả năng hiểu biết và tu tập, từng bước

tinh tấn thể nghiệm sâu Pháp Thân Hương là chìa khóa hội nhập Lý Pháp Thân.

- Mỗi chúng ta đều có thể nương theo Chánh Pháp tu hành cho hoàn mãn mà thể hiện Lý Pháp Thân.

Pháp Thân Hương là chìa khóa của Pháp, chúng ta nên nương theo trong suốt cuộc đời tu tập. Các pháp hữu hay tất cả chúng sinh dầu thuộc thành phần xã hội, tư tưởng – tôn giáo – giáo phái nào, trong tu tập đều có thể dụng Trí và Hạnh nương theo Pháp Thân Hương làm hướng đi nền tảng trở về Nguồn Cội.

– BBT.TCQN. Tháng 03.2011.

   

(tiếp theo trang 7) Nghĩa. Nói đến sự tu học ta phải hướng đến phát huy tâm hạnh, vì sự thường tình của thế tục sẽ đưa con người đến chỗ tối tâm. Vừa qua, chúng ta có nghe thảm họa ở Nhật, thật tình mà nói trước tình cảnh ấy mà tinh thần của dân tộc họ rất kiên cường. Tôi nghe mà không cầm lòng được. Không những riêng tôi, mà ai có lòng biết yêu thương đều có cùng một cảm nhận, tinh thần của họ rất cao dù đối với đứa bé mới 9 tuổi, làm cho tất cả đều mến phục. Nghe người rồi nghĩ đến mình, trên tinh thần cầu học, chúng ta hãy dạy con cháu mình cách sống làm thế nào cho phải đạo, để đất nước và dân tộc mình sẽ có được sự tốt đẹp. Không phải mình chỉ có khen mà mình cần thực hiện, có được vậy mới đúng với tinh thần Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên của chúng ta. Trên sự tu học chúng ta thường tự kiểm, sự thiếu sót là bài học cho mình ý thức tu sửa. Sự tu học có tự phát tâm mới có ý chí dốc lòng thực hành, nói thì rất dễ mà làm chưa được nhiều, sửa thân thì dễ sửa tâm rất khó, vì vậy ở sự hành dụng thường ngày mỗi khi có ý nghĩ xấu ta liền ý thức dừng lại để tu sửa. Nói tóm lại: Đức Ngài và Đức Thầy dạy đệ tử, chúng ta tự mình phải ý thức tri hành, để người ngoài nhìn vào sẽ thấy được đường hướng pháp đạo mình đang hành là đúng, từ đó họ sẽ có niềm tin, như vậy ta thể hiện được Đạo làm người và xứng đáng là đệ tử của Đấng Từ Tôn. Xin kính chúc chư hiền hữu thân tâm thường lạc.

Từ Thiện Khanh.                  

HÃY DÙNG TẠP CHÍ QUY NGUYÊN ĐỂ TRỢ DUYÊN, DÙNG LÀM TÀI LIỆU HỌC TẬP, HƯỚNG DẪN, DIỄN ĐẠT, GỢI Ý CHO MỌI TRƯỜNG HỢP: GIẢNG DẠY, GIỚI THIỆU VỀ PHÁP ĐẠO VÔ VI QUY NGUYÊN.

TƯỢNG MỸ THUẬT ĐƯỢC CHẾ TÁC TỪ ĐÁ QUÝ ĐẠO VIỆN. Đá quý từ Đạo Viện được nhiều công ty nhất là các công ty từ Trung Quốc đánh giá cao và bắt đầu được ưa chuộng.

Page 12: CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ TRONG S Ố NẦY: KHÁNH ĐẢN C NGÀI …voviology.org/files/225.pdf · “Phải nghe cho nhiều, phi suy xét cho tả ường tn và ậ ph ả i c

Tạp Chí Quy Nguyên số 225 trang 12 visit website: www.voviology.org

...Vào một ngày ở Hà Nội, sau 19 giờ tại khách sạn, mọi người được phép gặp Đức Thầy và Đức Thầy cho phép các pháp hữu được đặt câu hỏi thắc mắc...

Tôi cũng được Đức Thầy cho phép thắc mắc, sau khi Đức Thầy giảng giải thì bất ngờ tôi được Đức Thầy "ban cây ăng ten nhỏ" (từ của tôi gọi về một phép thần thông mà Thầy vừa ban). Sự bất ngờ đến độ làm tôi nín thinh một lúc mới tỏ ý cảm ơn Thầy, tôi thoáng có ý kiểm điểm mình vì sự chậm này, nhưng lúc đó tôi cũng có niềm tin rằng Thầy hiểu tôi.

Thầy bắt đầu dạy tôi sử dụng cây “ăng ten” này: Nhận biết sự hiện diện của vong hồn tại một vị trí bất kỳ. Điều tiên quyết là tâm người phải giữ được sự yên lặng để có thể cảm nhận tín hiệu từ nó. Bài test đầu tiên là một vị trí thuộc tỉnh quê tôi mà lúc đó nó đang cách Hà Nội hàng ngàn cây số. Thật là lạ, từ những nơi xa tít tắp, từ tận miền Nam nó cũng thu được tín hiệu. Từ nhỏ, tôi vẫn hay thắc mắc về cái thế giới vô hình, về các vong hồn - rằng nó có tồn tại không? Tính chất của nó như thế nào? Lúc ấy, tôi tự cho rằng có lẽ linh hồn là tinh túy của vật chất tại thân thể mà cá nhân mỗi người sở hữu, và khi thân thể chết đi thì cái tinh túy kia cũng mất. Tôi cũng tạm bằng lòng theo suy nghĩ lúc đó, nhưng sau đó ít lâu thì tôi thấy điều này không thể giải thích thỏa mãn các điều bí ẩn được.

Trở lại "cây ăng ten", những tín hiệu nó thu được đã thay lời giải thích cho tôi điều thắc mắc về sự tồn tại của các vong hồn. Sau đó, trên đường trở vào Nam, tại Qui Nhơn tôi cũng được dịp ôn lại cách thu tín hiệu mà lần này tín hiệu thu được có vẻ nặng hơn lần ở Hà Nội. Đó là một phần lực vào đến khách sạn của chúng tôi - mà có vẻ mục đích của phần lực này là muốn tìm gặp Đức Thầy. Tại đây, tôi được hiểu rằng tùy vào đặc điểm các vong hồn mà mức độ tín hiệu cũng khác nhau. "Cây ăng ten" mà tôi nói là một thần thông mà Đức Thầy đã ban trong một phút mà tôi được dịp nêu các thắc mắc và được Đức Thầy giảng giải. Sau đó ít lâu, tôi có vài lần đến bệnh viện thăm bệnh, khi đi ngang qua dãy phòng cấp cứu, "cây ăng ten" cũng ghi nhận tín hiệu rõ nét. Nhưng lúc này tôi không còn thắc mắc việc có hay không về sự tồn tại các vong hồn nữa.

Nguyễn Quốc Toàn.

Đức Thầy kể thêm về bài viết: Lần đầu gặp Thầy được ban Thần Thông trong một phút.

Đó là lần đầu tiên Thầy biết mặt Kiến Trúc Sư Toàn. Hình như nguyên nhân để Thầy ban thần thông nầy cho Kiến Trúc Sư Toàn là lúc đó có một viên chức có thể từng do tham gia làm công tác tìm mộ hay sao đó mà sau nầy mỗi lần đi qua một khu mộ thì vị nầy bị phát lạnh và đau đớn cả thân người (có thể là như vậy, vì trường hợp nầy xảy ra cách đây đã lâu nên Thầy không nhớ lắm). Vị nầy đã gặp rất nhiều nhà ngoại cảm và nhiều thầy để “trục vong” và cúng “giải nghiệp”…

Thầy thì không biết đây là loại hình văn hóa gì nên Thầy có hỏi và vị nầy cho biết “cúng giải nghiệp” phải cúng bằng tiền để các nghiệp của mình đã làm trong kiếp nầy được giải…

Nhìn người đang đau đớn ngồi trước mặt, Thầy hỏi vị nầy: - Vị nghĩ, vị đã được “giải nghiệp” rồi chưa? Ngồi với vẻ mặt đau đớn, nhăn nhó, suy nghĩ một hồi, vị nầy gật đầu trả lời: - Tôi nghĩ, tôi đã được giải nghiệp. Thầy hỏi: - Vị chắc không? Suy nghĩ chính chắn hơn, vị nầy trả lời: - Chắc chứ! Tôi tốn nhiều tiền lắm và làm lễ giải nghiệp đến mấy lần…

Chắn chắn người ta sẽ nói như vậy, vì tốn tiền quá nên không lẽ họ thấy rằng không? Thầy chỉ im lặng, không nói gì, vị nầy hỏi: - Vậy Thầy nghĩ là tôi đã được giải nghiệp rồi chưa? Thầy hỏi: - Vị muốn Thầy trả lời cho vị với tính cách gì? Là một người quen vừa gặp mặt, hay là một ông thầy trị bệnh hay là một vị Thầy dạy? - Là một vị Thầy dạy! - Vậy Thầy sẽ chỉ cho vị với cách của một người Thầy dạy cho trò nhé! Vị nầy gật đầu chấp nhận. Thầy nói: - Vị đã giải nghiệp rồi thế thì tại sao lại ngồi nhăn nhó, đau đớn thế kia? Đáng lẽ giải xong rồi thì phải thấy thoải mái chớ?....

… nhân có Kiến Trúc Sư Toàn hiện diện để bàn thảo về kiến trúc của Chùa Một Cột mà vị nầy mới đo đạc để tái thực hiện tại Đạo Viện, và có lẽ vị Kiến Trúc Sư nầy đã hỏi một câu hỏi gì đó liên quan đến các âm phần nên Thầy đã chỉ cho Kiến Trúc Sư Toàn cách nhận ra được âm phần, không những chỉ nhận ở ngay vị trí đang ở mà có thể cùng lúc nhận ra âm phần ở bất kỳ nơi nào trên thế giới mà không cần phải di chuyển. Kể cả vấn đề thời gian cũng không bị giới hạn, vì có thể nhận ra được âm phần có hiện diện hay không ở một vị trí nào trong một thời gian trước đó mà thời gian hiện tại nơi đó âm phần không có hiện diện…

Thế nên, thần thông không phải là chuyện khó để mà có, vì muốn thấy âm phần? Con người khi chết thì ai cũng sẽ được thấy! Muốn nghe được các âm phần, thần linh… mách bảo? Chưa chắc các vị thần linh đó thấy đúng, biết đúng! Vì các thần linh của nhân gian toàn bộ đều do người mà thành, mà là người thì có đầy sai lầm, hiểu chuyện không thấu thế thì lấy gì nói là những lời chỉ dẫn của các vị ấy là đúng? Có thể đúng hơn sự hiểu của người nghe một chút nhưng không có nghĩa đó là sự đúng toàn hảo.

Vì vậy, khi dạy cho đệ tử, Thầy dạy cho người ta những gì mà người ta sẽ không thể nào học được, không thể nào có được, kể cả các âm phần, thần linh trong nhân gian cũng không thể nào có được. Nếu cần, không đầy một phút, thần thông cũng có được mà không cần phải tập chi cả! Thần thông không phải là cái khó để có. Muốn thì Thầy có thể cho nhưng con người phải cần học những gì mà muôn đời không thể tự nhiên có được: Là mình phải là người tốt, để gia đình được tốt và xã hội được tốt. Đất nước tốt, xã hội tốt là thiên đàng, người ở thiên đàng là Tiên, là Phật, đó là những thứ không thể tự nhiên mà có. Thần thông chỉ là hệ quả có được từ một người thiện, muốn có chỉ là một búng tay, đừng tốn giờ để học mà có.