vÔ vi quy nguyÊn - voviology.org · gian nầy (thời gian kế thì 2 người nầy sẽ tệ...

159
Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 1 VÔ VI QUY NGUYÊN Từ Minh Đạt và Ban Biên Tập Tạp Chí Quy Nguyên Tập 1

Upload: others

Post on 26-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 1

VÔ VI QUY NGUYÊN

Từ Minh Đạt và Ban Biên Tập Tạp Chí Quy Nguyên

Tập 1

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 2

CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN

LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN:

Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài học có cách hoạch định, kế hoạch và tổ chức VVQN. Các tài liệu chứa đựng dữ kiện lịch sử mật chưa đến thời gian công bố, các văn kiện, thông tin có cách cá nhân. Các tài liệu mật, các thảo chương, luận án của Học Viện. LOẠI B: Sách dành cho Huynh Trưởng chính thức và các Trưởng Nhóm Đạo chính thức:

Bao gồm các loại cẩm nang, các chương trình huấn luyện, hướng dẫn, các tài liệu bán mật đang trên đường giải mã, các tài liệu dành hướng dẫn riêng cho Huynh Trưởng, Trưởng Nhóm Đạo. LOẠI C: Sách dành cho các pháp hữu được chọn lựa: Bao gồm các loại bài học cùng với phương hướng xử trí trong các hoàn cảnh của bài học. Các chi tiết, bài học dưới dạng tế nhị không phổ biến rộng rãi. LOẠI D: Sách dành riêng cho đại đồng pháp hữu và nhân sanh: Đây là các loại sách phổ thông, giới thiệu Pháp Đạo, chuyện giải trí, văn hóa, nghệ thuật có tánh đạo và những bài học chung.

VISIT WEBSITE: www.voviology.org

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 3

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 4

SÁCH LOẠI D

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 5

PHẦN MỘT:

CÔNG THÌ GHI NHỚ, LỖI THÌ ÂN XÁ.

Có lần tôi hỏi Đức Ngài (1996) rằng: - Thưa Ngài! Có thể Ngài cho con biết lý do nào khiến cho Bibi bị đọa đến cõi nầy? Đức Ngài trả lời: - Ta đã quên rồi!

GIÁN TIẾP CHỈ ĐƯỜNG.

Cô Catherine hỏi tôi về người bạn trai của cô (một người cầm đầu nhóm xã hội đen chuyên cho vay nặng lãi và đòi nợ mướn – 2000). Nhận thấy người bạn trai nầy không tốt cho cô nhưng lại không muốn xen vào duyên nghiệp của họ đồng thời lại muốn giúp cho người học trò. Tôi trả lời: - Xin lỗi! Thầy không muốn nói xấu sau lưng người.

Ý NGHĨA CỦA KỶ NIỆM. Một lần đi xem các cuộc đất cho đạo với một số pháp hữu tháp tùng. Khi đến một cuộc đất nọ có vàng, một số pháp hữu dừng lại để nhặt vàng. Tôi bảo tất cả bỏ lại, vì đất nầy không phải là đất của mình. Bibi nói đỡ cho các vị: - Các vị chỉ mang về làm kỷ niệm thôi mà! Tôi trả lời: - Cần kỷ niệm, thì nhặt đại một bãi cứt bò trên đất cũng đủ!

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 6

TRONG LÒNG PHẢI CÓ ĐẠO. Cô Dương Thu Hương sau một thời gian dài trôi nổi nay đã có nơi dừng chân. Cô xem nơi Thầy là gia đình mình và luôn xem Thầy là con tàu cứu độ cho mình. Ở mặt đời, cô đã chính thức dọn về sống chung với Thầy, cô Bibi và thầy Tiến (2001). Có một lần tôi hỏi cô: - Nếu một ngày nào đó Thầy đuổi em đi thì em nghĩ sao? Cô có thoáng động tâm, cô nói: - Em còn chị Bibi! Thầy hỏi tiếp: - Giả sử như cả chị Bibi cũng đuổi em đi thì em nghĩ sao? Cô trả lời: - Em còn có pháp hữu chung quanh! Thầy hỏi tiếp: - Giả sử tất cả các pháp hữu đều xua đuổi em thì sao? Cô trả lời: - Trong lòng em vẫn còn có đạo! SỰ TRUNG THÀNH VÀ CÁI DŨNG CỦA MỘT NGƯỜI YẾU THỂ CHẤT. Vào một ngày trung tuần tháng 3 năm 2002, tại một tiệm mì tại thành phố Westminster, cô Dương Thanh Huyền cùng ngồi ăn với gia đình, người yêu và bạn bè mà hầu hết tất cả ngày xưa là đệ tử của Thầy nhưng nay đã phản Thầy mà chính cô Huyền cũng không biết là họ đã phản (phản chứ không phải là bỏ). Trong buổi ăn, họ nói nhiều lời rất xúc phạm đến Thầy, có người còn hăm dọa sẽ sử dụng vũ lực với Thầy. Cô Dương Thanh Huyền, một cô gái trẻ, yếu đuối, không có kinh nghiệm sống đã thật bất ngờ vì chung quanh cô ai cũng là người chống Thầy mà từ trước đến nay

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 7

cô không hề biết. Cô bật khóc nhưng khác với cái tính yếu đuối thường ngày của cô, cô đã dám nói thẳng với mọi người, gia đình, bạn bè của cô: - Ai muốn đụng tới Thầy thì phải giết tôi trước! Cô đã bỏ về, mặc dù là người không có kinh nghiệm sống nhưng cô đã có sự phân định được rỏ ràng, đâu là bạn, đâu là gia đình và đâu là Thầy. Đâu là đời, đâu là Đạo, có lớp lang, có trật tự và trước sau hẵng hòi. TƯỚNG PHÁP VÀ PHÁP TƯỚNG.

Thầy Từ Thiện Thuần Dương sau khi phân tích tướng pháp của từng người tham dự Đại Hội VVQN lần 1 đã nói riêng với Từ Minh Quý: - Em nên nói với Thầy sau nầy nên coi chừng người nầy, người nầy,... họ có tướng phản. Từ Minh Quý: - Em nghĩ Thầy đã biết và đã có giải pháp! Anh thấy tướng của Thầy như thế nào? - Tướng của Thầy thì khỏi chê rồi! Từ Minh Quý: - Vậy tướng của Thầy như thế nào để anh theo Thầy? - Anh chỉ theo Pháp! BÀI GHI CHÉP. Anh Lân hỏi về bài viết của ông Lượng, một vị pháp hữu mà Thầy từng đánh giá thấp sự học: - Ông Lượng có ghi lại một số pháp tập mà Đức Ngài ngày xưa đã dạy, Thầy thấy đệ tử tập theo những pháp nầy được không? Thầy trả lời: - Quả thật là Đức Ngài có dạy những pháp đó nhưng nên coi lại người ghi nhận là ai? Có đáng tin để tập

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 8

theo không? Học sinh giỏi và học sinh dở ghi chú khác nhau. Mình có thể giữ để làm tài liệu nhưng không có nghĩa là mình theo cái đó. Phải đợi kiểm chứng tiếp. DI CHUYỂN TƯỢNG ĐÀI.

Theo Phù Quốc Nhựt Tân phản đạo, ông Ngô Văn Thái bắt phải đem toàn bộ tượng Phật đang được gởi tại khuôn viên nhà ông phải được di dời ra khỏi nhà ngay trong 1 ngày (hiện nay các tượng nầy đã được an vị tại Pháp Chủ Thiền Viện thuộc Đạo Viện VVQN). Trong ngày di chuyển tượng đài đến kho hàng tại Buena Park, cả nhóm pháp hữu đã đối diện với những nan đề khó giải quyết. Cửa của kho hàng quá nhỏ, không vừa cho các xe tải chở các tượng đài vào. Giám đốc hệ thống kho hàng và các pháp hữu đã gọi đi các nơi, tất cả đã chịu trả những giá cả cao quá tầm với để tạm thời yên định số tượng đài chưa có bến đổ nầy. Thầy động viên, nói sẽ có chuyển cơ nhưng trước mắt phải làm cho tận. Nhiều biện pháp được thông qua, các pháp hữu đều cật lực làm việc nhưng tất cả đều trở thành vô vọng. Cả nhóm pháp hữu cùng các công nhân ngồi bệt dưới đất bên cạnh các tượng đài hàng tiếng đồng hồ vô kế khả thi. Ai cũng cầu nguyện, riêng lời cầu nguyện của thầy Từ Thiện Minh Giác là lớn nhất được phát ra như vầy: - Lạy Trời! Tại sao trời đất mênh mông như vầy lại không có được một chỗ để gởi tượng của Ngài! Lời nguyện, hay nói đúng hơn là lời than được phát ra chưa đầy 10 phút, tự dưng có sự chuyển cơ. Người lái xe tải bất chợt nói với thầy ấy thử hỏi nơi bãi đậu xe của ông ấy. Một nơi không hề mời mà đến, không hề nghĩ mà có đã đồng ý cho để tất cả tượng đài tại mảnh

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 9

đất của họ, bây giờ và sau nầy để bao nhiêu cũng được trên mảnh đất 5 mẫu của họ với lệ phí quá nhỏ gần như không có, dùng để trả cho người trông coi là một người vô gia cư đã được chủ nhân cho ở đây để coi chừng cuộc đất. Một điểm bất ngờ nữa là nơi gởi tạm tượng đài lại nằm gần cuộc đất của Đạo Viện, rất thuận lợi cho việc thăm viếng và chuyên chở sau nầy khi Đạo Viện bắt tay vào thực hiện xây dựng. Chuyện chuyển cơ còn tốt hơn cả những dự tính ban đầu. GIẶC CỎ TẠI KHU VỰC ĐẠI HÙNG LINH ĐIỆN.

Khu vực ĐHLĐ có 2 nhà gần đó chuyên quấy phá. Đó là nhà bên cạnh của ông Bill và nhà đối diện của ông Max. Sự chống phá kéo dài từ lúc hình thành cho đến nay cũng hơn 4 năm. Nhất là trường hợp của ông Max luôn được tính toán và được đưa lên “bàn mổ” để chuẩn bị cho thời kỳ sau của Max. Thầy đã không cho các đệ tử sử dụng biện pháp mạnh với người nầy dù rằng biết người nầy là người đã cho cướp đi cột rồng trước điện,... Thầy cho biết người nầy cũng gần chết thì không cần thiết cho họ một bài học chi cả, cứ để họ chết theo định số của họ và để mình không vướng họa lây. Vì vậy, phải án binh bất động. Tuy nhiên, sự mổ xẻ quan trọng nhắm vào khi Max qua đời, đám con của nó sẽ làm chủ ngôi gia đó. Đám con sẽ là tai họa còn hơn cả Max nữa nên điểm nầy cần phải chú ý. Đầu năm 2003, Max bị bệnh nặng, các Chư Vị báo cho Thầy ngày ra đi của người nầy đã đến. Một mặt Thầy tìm nhân tuyển để mua liền căn nhà nầy khi Max qua đời. 2 nhân tuyển xin Thầy sẽ mua lại những căn nhà chung quanh khu vực: Cô Triệu Thị Sang và Mai Thị Kim Chi. Các Chư Vị thì cho biết: Ai ở nơi đó cũng như vậy thôi vì cái cách của nó là vậy! Nhiều vị huynh

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 10

trưởng đã nhắn riêng với Thầy về cô S. và C. Thầy nói: Thầy biết đó là chuyện sớm muộn thôi. Có họ hay không có cũng vậy, Thầy không có lạ gì!. Thầy nhận định: Cô S. và C. cũng thuộc loại tệ nhưng họ cũng đỡ hơn đám con của Max trong thời gian nầy (thời gian kế thì 2 người nầy sẽ tệ hơn cả đám con của Max) và ngoài 2 người nầy, mình không còn nhân tuyển nào khác, đành phải tạm chọn! Thầy xin đình hoãn ngày chết của Max để các nhân tuyển có giờ chuẩn bị. Vài tháng sau thì Max chết thay vì 2 ngày sau theo lời bệnh viện kết luận. Đồng thời với sự việc nầy là sự đổi lòng của cô S. và C. Rất may, họ đã đổi lòng sớm trước khi mua những căn nhà nầy. Cái hay của sự chuyển cơ vào phút cuối là những ngày cuối cùng của Max, một người phụ nữ đã đến mướn một căn phòng trong nhà nầy rồi thấy người chủ nhà bị bệnh nặng nên bà đã giúp cho ông ta. Trước khi chết, Max đã để di chúc chia ngôi nhà làm 3 phần, trong đó có người phụ nữ mướn phòng được 1 phần. Ngôi nhà đó vô tình đã được chia làm 3 chân vạc. Nếu động đậy 1 chân thì vạc sẽ đổ. Qua sự việc trên Thầy nhận xét: - Quả thật những gì Thiêng Liêng làm đã vượt hẳn sự tính toán của con người thật xa. Chỉ có Thiêng Liêng mới có thể dịch chuyển được những con cờ không nằm trong bàn cờ. Người đàn bà đó ở đâu ra? Gần đất xa trời rồi mà còn nghĩ đến chuyện cho mướn phòng, biết mình chỉ còn vài tuần nữa là chết vậy cũng nghĩ ra được chuyện cho mướn phòng? Nếu nói là tham cũng

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 11

không đúng, vì lúc đó ông ấy đang hấp hối thì còn gì cho cái tham nữa? Thiệt là nghịch lý không có một logic nào cả thế mà nó đã xảy ra một cách thật là gọn. Thôi thì chuyện của mình chỉ cần mình sống đúng, làm đúng thì sự chuyển cơ sẽ đúng và tốt lành. Đó là công việc của mình, còn những gì xảy ra cứ để cho nó xảy ra. Kệ nó, vì hướng đến là ý của Trời chứ không là ý của mình. Giữ cái hạnh thôi là được, Thần thông, quyền biến gì cũng vậy! ĐỂ QUA MỘT BÊN. Phù Quốc Nhựt Tân nói với Thầy: - Cố của con nói,... ông Thầy mầy cũng vậy, con Oanh nó nói với tao là ổng như vầy, như vầy,.... (cố có nghĩa là Cha, theo tiếng gọi của gia đình nầy). Tôi hỏi: - Rồi anh nói với ba của anh như thế nào? Tân nói: - Con nói nhiều khi mình thấy như vậy mà không phải như vậy, nghe như vậy mà không phải như vậy!” Tôi nói: - Anh nói chi vòng vo vậy? Ai mà ở không đâu kiểm chứng về một hành động của người dưng? Chỉ cần nói thẳng với ổng: “Thì bà Oanh cũng nói cố như vầy như vầy với Thầy nhưng ông Thầy bỏ qua một bên!” Cho ổng thấy, con ổng cũng nói về ổng không tốt đẹp gì nhưng ông Thầy bỏ qua một bên. Đó là cái khác biệt giữa ông Thầy và ổng! NHỮNG CÂU NÓI HAY. Một người mang một tờ báo lá cải, chuyên đề chửi bới của quận Cam trong đó có 1 số Bài viết công kích

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 12

và bôi nhọ Đức Thầy đến gặp anh Trúc (tức thầy Từ Tri Thắng) và hỏi: - Ông Thầy của anh là vậy, anh nghĩ sao? Thầy Từ Tri Thắng trả lời: - Đã gọi là phản đồ thì không còn 1 cái gì tốt đẹp dành cho ông Thầy nữa. Xứ nầy là xứ của luật pháp, tại sao không ra tòa, không báo cảnh sát? Xin lỗi, nếu tôi viết báo, tôi chửi Tổng Thống cũng được ! Thật đáng danh là Từ Tri Thắng. Phù Quốc Nhựt Tân, Một kẻ phản đạo, tác giả của tất cả Bài viết (vô học), các hoạt động xách động, chống phá Pháp Đạo (thiếu văn hóa), gây chia rẽ trong Pháp suốt từ năm 2002 cho đến nay (nhưng không được) đã nói với Nguyễn Triệu Thành Nhân (con của kẻ phản Đạo Triệu Thị Sang, người được đề cập ở trên), Nhân lúc ấy là một thiếu niên dưới tuổi thành niên (cho chắc ăn – Cũng thời gian ấy, Mẹ của Nhân cũng đã phản đạo): - Ông Thầy bỏ bùa vào chuỗi, bởi vậy ai đến với ổng đều có chuyện! Nhân trả lời: - Đâu có! Tôi có chuyện trước rồi mới đến với Thầy mà! Hắn quê nên mới bồi tiếp: - Chú Thái nói Đức Ngài là người tốt chỉ có Thầy là người xấu! (tức Ngô Văn Thái, người đòi xúc tất cả tượng Phật được gởi sau vườn nhà y phải ra khỏi nhà) Nhân trả lời: - Nói Đức Ngài là người tốt tại sao tượng thờ của Đức Ngài lại vất đi? Cũng kẻ phản phúc ấy gọi sang anh Phong (tức thầy Từ Thiện Thuần Dương) bên Úc:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 13

- Nếu có dịp anh sang Mỹ, anh sẽ thấy không có đất đai gì cả đâu, không có Đạo Viện gì bên đó hết, chỉ là chuyện dỏm được bài ra, không còn ai theo... Anh Phong nói thẳng vào kẻ phản đạo: - Tôi từ bên đó dự Đại Hội mới về tuần rồi và cùng giúp sức với các vị xây nhà trên Đạo Viện! Xin lỗi anh, tui thấy mọi nơi đều đủ mật, chỉ rã nhóm của anh thôi!... (Phù Quốc Nhựt Tân và đám phản đồ hoàn toàn không biết VVQN có Đạo Viện vì những chuyện hoạch định thực sự thì họ không hề biết và tham dự - nhưng họ luôn cho mọi người biết họ là tay mặt, tay trái của Thầy). Sau hơn 2 năm cố gắng tìm kiếm số phone của Huỳnh Quế Châu, tên phản đạo trên mừng rơn: - Anh nghe nói em bỏ ra hơn 10 ngàn đô để mua sắm các bộ computer cho bên đó phải không? HQ. Châu trả lời: - Xin lỗi anh! Tui không giàu đến mức đó đâu! Một cái tát dành cho kẻ cố tình gài người khác.

Thầy Từ Minh Hạnh Toàn và công trình thực hiện khung Bát Quái Đài

(Octagon) cho Kỳ Đài tại Đạo Viện. 9-2010.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 14

RA LỆNH CHO CÂY Sự kiện nhiều cây lạ có hình móng rồng mọc chung quanh cột rồng tại ĐHLĐ trước ngày Rằm tháng Bảy 2006 đã khiến cho nhiều pháp hữu hứng thú và háo hức muốn biết thêm về cây lạ. Rằm tháng Bảy, thầy Từ Tri Nguyên từ Sacramento đáp chuyến bay đến ĐHLĐ để dự lễ, lúc ấy toàn bộ các cây lạ đã tàn. Thầy Tri Nguyên đứng trước vết tích của cây lạ còn lại trên đất và nói: - Tôi đi cả trăm cây số đến đây mà mầy đã chết rồi thì làm sao xem? Thật là lạ, chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ sau, 1 cây lạ khác mọc lên ngay đúng chỗ thầy Tri Nguyên nói. Khác với các cây khác tồn tại hơn 1 ngày, cây mới nầy chỉ tồn tại trong vòng 2 giờ đồng hồ. Một lần khác, vì cần 1 số cây Nàng Hậu để trưng bày trong cơ sở Chau Investment Corporation, Bibi chở thầy Tri Nguyên, Tri Bảo đi vào khu bán cây. Trong khu nầy cả chục mẫu nên mọi người phải đi bằng xe để tìm. Đi vòng vòng tìm hoài không được, thầy Tri Nguyên buột miệng gọi: - Nàng Hậu ở đâu? Hãy hiện ra mau! Bibi thắng xe lại, bỗng dưng bắt gặp ngay một cây Nàng Hậu nằm dưới đường, không chậu chi cả....

Viếng thăm trang web:

www.voviology.org hoặc

www.voviquynguyen.org

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 15

Mẫu chuyện hay: CỦA TÌM NGƯỜI

Từ trên lầu xuống nhà, Bibi trợt chân té khiến cho vòng ngọc trên tay bị vỡ. Đó là chiếc vòng cẩm thạch mà cô đã mang mấy mươi năm qua. Thấy vậy, Mẹ tôi mới tặng cho Bibi một chiếc vòng khác, cô mang vòng ấy khoe với tôi. Cầm xem chiếc vòng, tôi nói: - Đây là vòng của Ba, em không được mang! Để dành sau nầy cho vào Viện Bảo Tàng. Đây là báu vật, không được dùng! Bibi nghe lời tôi nên mang chiếc vòng cất đi. Khoảng tuần sau, cô cùng Huyền ra tiệm trang sức, sau khi mua xong 1 số đồ, thay vì đi về nhưng Huyền còn nấn ná. Tự dưng Huyền hỏi người chủ tiệm: - Tôi nghĩ cô còn vật gì quý! Cô có phải không? Mang ra đi! Cô chủ mới mang ra 2 chiếc vòng cẩm thạch mà chồng cô đã mua tặng cho cô từ lâu, vì không vừa tay cô nên cô mang ra bán. Giá 1 chiếc vòng là 280 USD. Bibi và Huyền thấy vòng rất đẹp nên 2 cô đã mua. Sau đó, 2 cô mang vòng ra 1 trung tâm kiểm định đá quý của Hoa Kỳ. Kết quả đó là 2 vòng ngọc rất quý, giá trị của mỗi vòng ít nhất là 20 000 USD. Tôi đã mang chiếc vòng ấy khoe với Mẹ tôi và các pháp hữu đồng thời kể chuyện nầy cho các vị ấy nghe. Của luôn tìm người nhưng phải là người nhân hậu. Làm con đừng nên nhìn vào tài sản của cha mẹ, đừng làm hư hao nó dầu rằng chỉ dùng để cho vợ con của mình. Làm công dân đất nước đừng nhìn vào tài nguyên mà phá hủy nó, dầu rằng làm giàu cho từng gia đình nhỏ. Đừng phá, đừng chia cắt thì của cải sẽ tự tới. Của sẽ tìm nơi người có đức Nhân.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 16

Đi lạc đường là chuyện rất thường xảy ra cho mọi người trên đời, nhưng đối với các pháp hữu lưu ngụ tại ĐHLĐ, mỗi lần lái xe lạc đường là mỗi lần cần phải chiêm nghiệm vì không chuyện gì xảy ra mà không có lý do riêng của nó.

1. Vào năm 1998, khi vừa mua một ngôi gia dùng làm ĐHLĐ, chúng tôi cần một khúc gỗ lớn để kê một bức tượng gỗ nhưng tìm hoài không được. Vì đây là một nơi mới nên không ai quen đường, thế nên trên đường đi thì Bibi đi lạc, cô lại lạc ngay đúng nơi người ta đang xẻ gỗ để rồi từ nơi đó, người ta tặng một khúc gỗ vừa đúng với khổ mà chúng tôi cần. 2. Vào khoảng năm 2003, sau khi đặt cọc xong cho việc mua cuộc đất tại Đạo Viện, một ngày Bibi cùng các vị tại ĐHLĐ lên đường đến Đạo Viện để tìm Thầy đang làm việc nghiên cứu địa hình tại đó… Khi đến gần khu Đạo Viện thì cô bị lạc, đi mãi mà không tìm ra phương hướng, Bibi mới dừng lại tại một căn nhà để hỏi đường, chủ nhân của ngôi nhà đó đã chỉ đường cho cô và nhân đó ông cho biết, ông là chủ của 4 khu đất 80 mẫu nằm trong khu vực của Đạo Viện và ông có ý định muốn bán khu đất đó. Nhờ chuyến đi lạc ấy mà Đạo Viện của chúng ta có thêm được một khu đất và khu đất ấy bây giờ là Pháp Chủ Thiền Viện. 3. Tháng 8 năm 2010, cô Hương dẫn các em sinh viên tham quan khu quạt điện tại thành phố Tehachapi, thế nhưng không hiểu sao cô lại đi lạc, lạc vào khu rừng núi khác mà trong đó có ngôi chùa của người Đại Hàn mà từ đó cô biết vùng nầy để rồi hướng dẫn tôi đến đó quan sát. Trong một buổi họp đạo, cô Hương kể về chuyến đi nầy, cô mở đầu cô “bị đi lạc…” thì các chư vị

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 17

ứng tiếng liền: Cô không đi lạc, cô đã đi đúng theo hướng chúng tôi muốn để Thầy đến nơi đó mà quan sát…

Đức Thầy đang dựng workshop tại Đại Hùng Linh Điện. 4-2010.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 18

PHẦN HAI:

NGHIỆN CÀ PHÊ. Uống tí xíu cà phê nhưng chưa bỏ được, trong khi uống nhiều cà phê lại bỏ dễ dàng! Một vị pháp hữu có thói quen uống cà phê trước khi đến với pháp đạo. Mỗi buổi sáng, thí dụ như trước khi đi học hay đi làm, dùng một ly sữa hòa “tí xíu cà phê” khoảng đầu đũa. Dùng như vậy thay thế điểm tâm hay buổi ăn sáng. Dùng số lượng cà phê không nhiều, nhưng phải có, không có không được. Vị hướng dẫn phân tích trong cà phê có “chất trược” không tốt cho công phu thiền. Bởi vì, uống cà phê là đem chất trược vào cơ thể, trong khi đó công phu thiền có tác dụng đốt trược - đẩy trược ra ngoài cơ thể, nhưng chưa hẳn đủ lực đốt hết trược chất cà phê mà mình đã đem vào. Do đó, nên tập từ từ bỏ dần rồi không dùng nữa, nhưng tùy nơi vị lựa chọn không bắt buộc. Nhiều năm trải qua, vị vẫn tiếp tục dùng và chưa thể bỏ được. Một việc nhỏ tưởng dễ mà khó! Điểm nầy, Pháp Nghi VVQN, điều 63 nhắc nhở chúng ta: “Pháp hữu Vô Vi Quy Nguyên phải luôn tuân thủ giữ gìn giới cấm sử dụng các chất kích thích như: Rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện như: Ma túy, Morphine, Héroine, Cocaine, Nicotine,....

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 19

Trong khi đó, một người bạn đồng tuổi với vị nầy, trước đây đã từng dùng cà phê pha đậm mỗi ngày vài ly trong thời gian dài, nhưng khi bỏ thì bỏ nhanh không thấy khó khăn lắm. Vì sao? Uống ít cà phê nhưng chưa bỏ được là do thói quen thưởng thức hương vị cà phê đã đi vào tiềm thức trở thành chủng tử nghiệp thức về hương vị cà phê. Thật ra, chủng tử nghiệp thức về hương vị cà phê đã có từ tiền kiếp từng nghiện cà phê rồi. Chủng tử nghiệp thức nầy theo vòng luân hồi tái diễn vào hiện kiếp, cho nên bỏ không phải dễ nếu không có ý chí quyết tâm cao dù chỉ một tí xíu cà phê. Một phần còn lại của cuộc đời trong hiện kiếp nếu như không có quyết tâm bỏ uống cà phê, dù một tí xíu thôi, thì sẽ tiếp tục đi trong luân hồi tái diễn vào kiếp lai sinh là lẽ tất nhiên. Với vị uống nhiều cà phê nhưng bỏ không khó khăn lắm là tuy dùng trong thời gian dài trở thành thói quen thường ngày nhưng chưa trở thành chủng tử lưu vướng hương vị cà phê vào tâm thức. Có nghiện chăng là do thể xác, cho nên có ý chí là bỏ uống cà phê không mấy khó. Từ đây cho thấy: Thói quen “lập đi lập lại” là một trong những nhân tố chính tác động vào tâm - lưu vướng vào tâm, làm cho tâm thức bị trói buộc đối tượng cần phải đáp ứng mà hình thành chủng tử nghiệp thức. Chủng tử nghiệp thức hiện hành nơi tâm. Chủng tử nghiệp thức nầy thuận theo Thần Thức lưu hành trong luân hồi sanh tử. Thế nên, sự việc gì, dù thật nhỏ, một khi đã đi vào tâm thức trở thành chủng tử thì thật là nan giải cho việc thanh lọc tâm thức. Trong thực tế, chúng tôi có dịp gặp một vị cố gắng bỏ và quyết tâm bỏ

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 20

đã phải nhiều phen hết sức là vất vả về thể xác và tinh thần. Vắn tắt: Điểm chủ yếu để thanh lọc chủng tử nghiện trong trường hợp nầy là phải có ý chí quyết tâm cao, phủi bỏ - vượt qua cái nghiện của thể xác để tự thắng cái nghiện về tinh thần, thời tiềm lực chủng tử nghiện không có cơ hội được đáp ứng mà dần dần tiêu mòn và không còn nữa. Khi tập bỏ nghiện phải từ từ, dù bỏ nghiện chậm hay thật chậm nhưng chắc chắn để không bị đáo trở lại hay không bỏ nghiện được. Phải tùy theo khả năng và mức độ nghiện của mình. Có ý chí quyết tâm là bỏ được! - TCQN ghi lại.

Nhóm Đạo Từ Tâm Thể 3-2010.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 21

ĐỐI ĐÁP HAY! Tại Hải Phòng, sau khi cơn xúc động và vui mừng hội ngộ giữa Hương, Huyền và gia đình tạm lắng, cô bắt đầu giải tỏa những gút mắt của các thân nhân chung quanh những vụ scandale được đăng tải trên tờ báo lá cải tại Hoa Kỳ do một số kẻ phản đạo gây ra. Một người bà con của các cô Hương, Huyền sau khi quan sát 2 cháu mình, vị nầy nói: - Thấy 2 đứa thật ngoan, khác hẳn với những Việt kiều khác, 2 đứa ngoan hơn cả những đứa con gái ở Việt Nam. Hương trả lời: - Từ những hành động thực sự của mình mới đánh giá được đúng đắn con người của mình. Một vị khác nói: - Cháu nên lập gia đình với người ở nước ngoài, đừng cưới người trong nước, nó có gia đình người thân, nó sẽ lo chu cấp cho gia đình của nó, lúc đó vợ chồng sẽ mất vui, mất hòa khí. Hương trả lời: - Đó là lý do con đặt nặng gia đình của con phải là người có đạo đức. Người có đạo đức thì sẽ biết sử như thế nào tốt đẹp nhất và người có đạo đức thường không gặp phải những trường hợp như trên.

Viếng thăm trang web:

www.voviology.org

hoặc

www.voviquynguyen.org

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 22

Những mẫu chuyện hay: Một phụ nữ đã có chồng nhưng từng để tâm đến người đàn ông đã có vợ, cùng làm chung trong một cơ quan. Trong việc làm nhiều lúc cần giúp đỡ lần nhau, dần dần tình cảm phát sanh - tình yêu thầm lặng khởi phát đã nhiều năm. Do đó, hai người thường kín đáo gặp nhau qua nhiều cách, hay tạo sự vui vẻ cho nhau lồng vào việc làm. Thí dụ như: Dựa vào việc làm để có dịp gần bên nhau, gặp mặt tỏ lòng. Mượn vài câu chuyện vui nhằm gieo tình cảm tỏ ý quan tâm nhau. Những khi đi phép, trở lại thăm bạn bè, qua vài câu chuyện xã giao bình thường cùng các bạn để rồi cuối cùng vẫn là gặp mặt nói vài lời thân tình cùng người mình quan tâm. v.v... Bề ngoài là tình bạn nhưng trong lòng tiềm ẩn tình yêu. Nay, đứng trước tình cảm đậm đà, bà nầy muốn quay trở lại đời sống bình thường như trước đây nên làm sao trong khi vẫn tiếp tục làm việc như thường ngày? Chúng tôi mượn câu chuyện “làm sự kiện cho bài học” không có ý tốt xấu về đời tư, nhằm góp một vài ý nho nhỏ có thể tránh được “hậu quả về tâm thức” cho ngày sau: 1. Nhận diện điểm tâm thức tình cảm hiện có:

Từ việc làm phát sanh tình cảm. Tình cảm khởi phát lồng vào việc làm. Tình cảm hiện diện qua ý nghĩ - lời nói - hành động - tác phong nhân cách, dần dần hai

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 23

người đến với nhau không còn là kẻ xa lạ như ban đầu thời tình yêu đã hiện hữu. Thí dụ như: Đem một việc vừa làm đến với người bạn là cái cớ mở lời dẫn vào cõi lòng muốn gặp nhau để thỏa mãn hay đáp ứng một điều gì đó..... Sự bày tỏ lòng mình một cách hồn nhiên về việc làm là cơ hội giúp người bạn đến với mình cũng như vậy. Hành động tương tự nầy thành thói quen tái diễn càng đậm sâu vào tâm thức, gia tăng tiềm lực tình cảm đến với người mình để tâm. Đây là nguyên nhân dẫn tình cảm vào tâm trở thành chủng tử. Thói quen tìm nhau qua việc làm hay mỗi khi cóù cơ hội, dần dần tiềm ẩn sự liên hệ trong tiềm thức với người mình để tâm, để rồi từ tiềm thức phóng ra tình cảm vương vấn mỗi khi gặp nhau hay nghĩ tưởng đến. Như vậy là đang sống với cõi lòng bị đóng khung, với những giả dối, với những tạo dáng nhân cách từ ý tưởng đến hành động, tự nó tiềm tàng sự yếu đuối với chính mình. Đây là một cách gieo Nhân tình cảm vào tâm thức, một dạng tạo thêm nghiệp thức tình cảm gia tăng trong nội thể. Đã gieo Nhân thì hưởng Quả. Nói cách khác, môi trường sinh hoạt trở thành phương tiện làm nhân tố khơi dậy hay tác động điểm tâm thức về tình cảm hiện ra. Thật ra, điểm tâm thức về tình cảm vốn đã sẵn có, gặp cơ hội lộ diện vậy thôi. Cho nên, bà ta cần xem lại tâm thức của mình: Cái hạnh của mình là ngay đó lộ diện. Tác phong nhân cách của mình là ngay đó hiện ra. Cõi lòng vương vấn tình cảm - cõi lòng tràn dâng tình cảm ngay đó hiển thị. Cái thức thật của mình là ở đó!

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 24

2. Đã lỡ gieo tình cảm rồi làm sao mở ra? Hằng ngày vẫn đi làm, vẫn tiếp xúc gặp gỡ nhau và tình cảm cứ vương vấn trong cõi lòng như vậy người phụ nữa làm sao có thể mở ra tâm hồn thanh thoát? Theo chúng tôi nghĩ, có thể góp một vài ý nho nhỏ: 2.1.Không nên để tâm! Trong giao tiếp hay làm việc hàng ngày, vẫn xem người đàn ông nầy bình thường như tất cả các vị khác, vẫn làm việc chung như tất cả các vị khác, không để tâm một ai hết. Vẫn giao tiếp hay làm việc với tất cả, khi cần, nhưng không để tâm, vì để tâm sẽ chấp vào A Lai Da Thức, khó gỡ ra lắm. Cứ tự nhiên với tất cả, ban đầu có khó khăn một chút nhưng dần dần dễ chịu hơn - cõi lòng thanh thản hơn. Trong việc làm hàng ngày, làm hết việc mình làm, làm cho tròn việc mình làm. Làm nhưng không để tâm, vì để tâm sẽ chấp vào A Lại Da Thức, khó gỡ ra lắm. Cứ làm với việc mình làm một cách tự nhiên như mọi người chung quanh, đừng để tâm phóng ý đến người bạn như thế nào, dần dần cõi lòng thanh thản hơn. 2.2.Vì sao không nên để tâm? Để tâm trở thành thói quen, tiềm lực để tâm trong lòng càng gia tăng. Từ thói quen để tâm trở thành bình thường trong để tâm là tình yêu đã hiện hành lúc nào không hay không biết. Hôm nào vào cơ quan làm việc mà không gặp người mình hằng để tâm cảm thấy thiếu vắng trong lòng ...! Cho nên: Để tâm là gốc gieo Nhân chấp vào A Lại Da Thức. Để tâm là gốc gieo Nhân trở thành chủng tử A Lại Da Thức dẫn vào ngày sau.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 25

Vả chăng, không để tâm là một cách Tự Thắng Tâm! Có Tự Thắng Tâm mới thoát vòng lụy vương vấn trong tình cảm - tình yêu! 2.3. Thí dụ: Để tâm là một cách tạo Nhân Quả! Bà nầy đã gieo Nhân tình cảm vào tâm thức từ mấy năm nay rồi, nên cần phải có thời gian cộng thêm ý chí kiên nhẫn. Điểm chính là đừng để tâm nữa, nếu vẫn tiếp tục để tâm là mở đường thọ nhận Quả vào ngày sau. Vì sao? Tâm ý là gốc của để tâm! Chỗ để tâm của bà ta đến với người đàn ông thể hiện từ tâm ý đến lời nói, việc làm, tác phong nhân cách trong việc làm hay trong xã giao. Đây là cái gốc gieo Nhân mà bà ta đã làm. Mặc dù bà ta có phần kín đáo qua cái nhìn của người đời, nhưng càng kín đáo chừng nào càng ghim sâu vào tâm thức chứng đó, càng gieo Nhân đậm sâu gốc chừng đó. Chỉ có buông xả ra, cởi bỏ hết, không hay không biết gì hết thì để tâm tự nó mất. Thử nhìn vào chính mình xem có phải như vậy không? Để tâm là một cách tạo Nhân trong tâm. Bằng như: Không để tâm thì không có Nhân, không có Nhân thì không có Quả, không có Quả thì không có thọ hưởng Quả. Do đó, không để tâm thì không có Nhân Quả (do chỗ để tâm hình thành), nên không bị sống vướng mắc trong luân hồi tái diễn và không phải thọ hưởng nghiệp lực đi cùng Nhân Quả, vậy thôi! Chúng ta thử nghiệm xem! 3. Vài lời vắn tắt: Nên lắng động lại - thanh tịnh lại! Nên lắng động cõi lòng mà hóa giải vương vấn tình cảm:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 26

Trong giai đoạn hiện nay, điểm cốt yếu là lắng động lại, thanh tịnh lại! Được như thế mới có thể tự thắng cõi lòng vương vấn tình cảm. Lắng động, tấm lòng thanh thản biểu hiện phẩm hạnh trong sạch qua việc làm tiềm ẩn năng lực tinh thần cao cả. Lắng động, tâm hồn thanh thản trong việc làm tiềm ẩn niềm vui hòa nhập cùng mọi người chung quanh nhưng không cảm thấy có một quan hệ phân biệt nào với người chung quanh là vẻ tuyệt đẹp của niềm vui và để tâm hay vương vấn tình cảm tự nó tan mất lúc nào không không biết. Thế nên, theo chúng tôi nghĩ, bà ta nên tự nhìn lại cõi lòng vương vấn tình cảm của mình, đừng nên thả ý buông lung đáp ứng cho thỏa mãn, bởi vì càng đáp ứng là càng bám lấy vào đó, vương vấn tình cảm càng gia tăng trong nội thể. Hay nói cách khác: Cũng đừng thường đùa chơi cho vui, hay tạo sự vui vẻ cho nhau trong giây phút với cõi lòng vương vấn tình cảm cùng người mình để tâm. Bởi vì, làm như vậy là tiếp tục thiết lập mối quan hệ tình cảm và cõi lòng bám lấy vào đó, để tâm càng đậm sâu vào tâm thức hơn, vướng vấn tình cảm càng đậm đà hơn. Tình cảm phóng ra đem lại giây phút vui vẻ cho nhau như vậy, thì tình cảm đó lại càng gia tăng. Cho nên, chỗ gọi là đem lại giây phút vui vẻ lồng vào việc làm là tự dối lòng mình và dối người, bởi vì trong giây phút vui vẻ xuất phát từ để tâm tự nó tiềm ẩn tinh thần chiếm hữu kín đáo, chính là rơi vào cạm bẫy của tình cảm yêu đương không chánh đáng. Nói chung: Tất cả do mình! Không thắc thì không mắc! Sự cởi trói cho cõi lòng nặng trĩu vì tình cảm yêu đương, sự thanh thản trong tâm thức do biết hay không biết để đi vào đời sống:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 27

Biết thì thức tỉnh tách rời cõi lòng vương vấn tình cảm do để tâm được lồng trong cuộc sống. Không biết thì buông trôi theo theo Nhân Quả mà thọ hưởng. Đừng nên tạo thêm Nhân để rồi hưởng Quả! Thắc vào làm chi mà Mắc nhiều vậy. Như không Thắc có gì phải Mắc đâu. Cho nên, bước đường “thanh lọc để tâm từ việc làm cho đến tư tưởng tâm thức” phải đi trước mới có thể mở ra phẩm chất đức tính cao đẹp hay phẩm chất tư cách cao thượng của con người. Còn như chưa thanh lọc để tâm thì tình cảm vương vấn với người vẫn còn dù kín đáo, mọi niềm vui đem lại cho nhau trong sinh hoạt đều là tự dối lòng mình.

– TCQN ghi lại.

Lễ thọ nhận Thánh Danh tại nhóm Đạo Từ Thiện Khanh –

Giao Thừa 2010.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 28

Những mẫu chuyện hay: LÒNG TỪ

1. Đức Ngài ban dạy một vị pháp hữu về Lòng Từ:

Một vị pháp hữu: Đối với bản thân, đã từng “khó khăn – cứng rắn” với chính mình. Đối với gia đình, cũng đã từng “khó khăn – cứng rắn” với người thân. Thí dụ như: Về vật chất: Người thân trong nhà cần phụ giúp 1 đồng “làm việc gì đó”, nếu vị pháp hữu nầy thấy không cần thiết “làm việc gì đó” thì không giúp. Không giúp là không giúp. Nhưng với người ngoài xã hội, thỉnh thoảng gặp một vị cần giúp 1 đồng cho việc riêng của họ thì giúp ngay sau khi xem xét – cân nhắc. Nói cách khác, cũng một đồng đó, với người trong nhà thì không, với người ngoài xã hội thì tương đối dễ dàng hơn. Nhìn theo bề ngoài thì giúp như mọi người, nhưng trong tâm có phần chấp hay vi tế chấp. Về tinh thần: Những người trong nhà, có người thân mà vị pháp hữu nầy không mấy thương kính, đôi lúc “cảm nghĩ như kẻ thù”. Như vậy là tình thương mở ra không công bình: Có người mình thương nhiều, có người mình thương ít, có người mình như muốn ghét bỏ,... Vị pháp hữu nầy đến với Đức Ngài. Đức Ngài biết người đệ tử như vậy nên có lời dạy nhẹ nhàng: “Con không có Lòng Từ với con thì làm sao con có Lòng Từ với người được?” (Theo lời pháp hữu Từ Minh Tâm kể).

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 29

2. Vài nét đơn giản về Lòng Từ: Lòng Từ được hiểu nôm na, đơn giản là lòng thương yêu tất cả, đem lại sự an vui và lợi ích cho tất cả mà không điều kiện – không đòi hỏi đáp trả. Vài thí dụ đơn giản về ý nghĩa của Lòng Từ: 2.1. Lòng Từ không do “duyên tạo”: Trong gia đình, có người mình thương nhiều, có người mình thương ít, có người mình như muốn ghét bỏ. Theo chúng tôi nghĩ, là do “duyên nghiệp” từ đời trước lưu hành theo luân hồi vào hiện kiếp: - “Thương”: Thường là do “có duyên – có nợ” với

nhau. Chẳng hạn như vào đời trước mình thọ ơn người nầy nhiều, nên vào đời nầy gặp lại mình cảm thấy thương và có ý muốn chăm lo – giúp đỡ nhiều.

- “Ghét”: Thường là do “có giận hờn – có ân oán” với nhau. Chẳng hạn như vào đời trước người nầy tạo mối thù hằn với mình, nên vào đời nầy gặp lại mình cảm thấy không có cảm tình, thậm chí có thể đối với nhau như kẻ thù.

Như vậy, “thương – ghét” là do duyên tạo. Tình cảm “thương – ghét” do duyên tạo có nguyên nhân nguồn gốc dầu tiền kiếp hay hiện kiếp đều không có thực thể, là một dạng tình nhằm đáp ứng tấm lòng vị ngã. Dẫu cho mình thương người thật nhiều và tìm cách giúp người thật nhiều, vẫn là đáp ứng tấm lòng vị ngã hơn là vị tha. Nói cách khác, tình thương yêu do duyên tạo không phải là tình thương yêu xuất phát từ Lòng Từ.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 30

2.2.Lòng Từ mở rộng lòng thương yêu không điều kiện:

Lòng thương yêu có điều kiện: Chẳng hạn như, giúp mà còn phân biệt người trong nhà – người ngoài xã hội, còn đắn đo – cân nhắc nên giúp hay không, là tấm lòng chưa rộng mở tự nhiên. Chẳng hạn như, trong quá trình sống hiện nay, người nầy chăm lo mình ít nên mình thương ít, người kia ân cần giúp đỡ mình nhiều nên mình thương nhiều. Tình thương nhiều – ít, đến với người không đồng, là tình thương do duyên tạo hay tình thương có điều kiện. Lòng thương yêu không điều kiện: Tự bản thân có lòng thương yêu người, mới thấy nỗi đau thương sâu đậm khi biết người đau khổ, mới đem tình thương đến với người một cách tự nhiên, mới sẵn lòng phụ giúp người không điều kiện – không cầu đáp lại. Ngay đây, là biểu hiện của tình thương rộng mở đến với người không giới hạn vào đối tượng nào, là một phương diện của Lòng Từ. Nhìn chung: Tình thương do duyên tạo không phải là lòng từ. Lòng Từ có khuynh hướng từ tâm rộng mở đến vô cùng tận, đến với tất cả từ người đến vật hay muôn loài chúng sanh, không điều kiện – không đòi hỏi đáp trả. Dưới đây, chúng ta cùng tìm học vài yếu tố góp phần phát triển Lòng Từ: 3. Nên “Có Ý Thức và Dũng Lực Nội Tại” chuyển đổi các trở lực mở tâm bằng thật hạnh: 3.1. Thí dụ về hành động:

“Cho” mà còn phân biệt người trong gia đình và người ngoài xã hội là còn hiện hữu “bản ngã” nơi lòng cho. Còn như người thân cần phụ giúp một đồng thì

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 31

giúp ngay với hạnh khiêm tốn – nhu hòa – tùy thuận, thời bản ngã giảm dần – nhẹ dần. Bản ngã giảm dần – nhẹ dần, thời tâm rộng mở tự nhiên hơn. Ngay trạng thái tâm rộng mở nầy, tự thấy “nơi người thân có mình hòa nhập trong đó mà như không có mình”, là một phương diện vô ngã phát triển Lòng Từ. Ngay đây, chúng ta thấy được Lòng Từ và Vô Ngã như một: Vô Ngã dự phần phát triển Lòng Từ rộng mở, đồng thời Lòng Từ dự phần lắng động bản ngã hiện bày Vô Ngã. 3.2. Thí dụ về tâm ý: Người thân cần phụ giúp 1 đồng. Ngay lúc đó, mình nên quan sát tâm ý phóng ra giúp hay không giúp, đắn đo suy nghĩ hay tự nhiên, lòng thanh thản hay cảm thấy khó chịu, tùy thuận theo người hay nội tâm khởi phát phản ứng lại,... Từ đó, tự biết mức độ mở tâm của chính mình. Nhân đây, có thể nhận ra, thí dụ như: Bao trở lực mở tâm mà mình vấp phải thường là do phản ứng từ nội tâm khởi phát, như: Lòng sở hữu tiền của, lòng không tin – lòng nghi, lòng cách biệt – phân biệt – hơn thua, lòng nhu hòa – tùy thuận chưa có,… làm chủ. Có chuyển đổi hết các trở lực nầy nơi lòng mình trước mới có “lòng thành thật – trung thực” với chính mình. Nói cách khác: Phản ứng nội tâm thể hiện mức độ lòng đạo đức, lòng thương yêu người, đồng thời, còn giúp bản thân nhận ra cá tánh – thói quen – những ưu khuyết điểm… tiềm tàng trong nội thể có cơ hội lộ diện. Nhìn vào phản ứng nội tâm mà kiểm soát tâm mình,

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 32

ngăn ngừa hay đề phòng tấm lòng hạn hẹp phóng ra lời nói – hành động hay phong thái thỏa mãn cho vị ngã, ngõ hầu tăng trưởng dần lòng rộng mở hướng thiện – hướng thượng, là một cách sửa mình – trau dồi phẩm hạnh. Được như vậy, tâm rộng rãi tự nhiên, mở ra hạnh lành đem lại an vui và lợi ích thật sự cho người mà không cần đáp trả, là một phương diện thanh lọc tâm thức phát triển Lòng Từ. Nhìn chung: Bản thân chúng ta nên “có ý thức” tập sống bằng Lòng Từ từ hành động đến tâm tánh phát ra. Tập mở lòng thương yêu bằng hành động cụ thể đem lại niềm an vui và lợi lạc cho người chung quanh, ngõ hầu chuyển đổi hết những “khó khăn – cứng rắn” tồn tại trong tâm tánh vốn là nguyên nhân phát sinh bao trở lực mở rộng tình thương, phát sinh “hành sử” khác biệt giữa người trong nhà và người ngoài xã hội. Phải bắt tay vào Hành Động – đối diện sự việc – giải quyết vấn đề, mới có thể chuyển đổi tâm tánh mở dần Lòng Từ tự nơi chính mình. Một phương diện Dũng Lực Nội Tại đi vào hành động có ý thức phát triển Lòng Từ. 4. Nên phát triển Lòng Từ nơi chính mình trước: 4.1. Lời dạy của Đức Ngài:

Lời Đức Ngài ban dạy khiến cho vị pháp hữu thấy ra tâm hạn hẹp của mình đóng khung vào “khó khăn – cứng rắn” là do mình. Thế nên, tâm hạn hẹp khép Lòng Từ với chính mình làm sao có Lòng Từ với người được.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 33

Lời dạy của Đức Ngài là lời đúng – chân chánh, là lời nhu dụng thích ứng với người đem lại niềm an vui trong “thức tâm mở tâm”. Một phương diện Vô Lượng Tâm mà Đức Ngài mở ra vì chúng sanh. Với ý nầy, chúng ta có thể hiểu được theo trí phàm của mình: Đức Ngài đã thành tựu Lòng Từ nơi chính Ngài đánh thức Lòng Từ người đệ tử khai mở. 4.2. Áp dụng vào bản thân chúng ta: Nghiệm học lời Đức Ngài, trải qua quá trình tu tập áp dụng vào bản thân, chúng ta nhận thấy: “Muốn mở tâm phải xả tâm”. Xả tâm có thể hiểu là xả bỏ những thất tình – lục dục, những tạp khí – tạp niệm, nói chung là những ô trược nơi tâm. Xả tâm thời tâm định. Tâm định thời rộng mở tự nhiên. Chẳng hạn như: - Vị pháp hữu nầy nên buông xả hết những “khó

khăn – cứng rắn” không chánh đáng nơi lòng mình, chúng là một dạng tạp khí, thời cõi lòng trở nên nhẹ nhàng – thanh thản – an vui, thời tình thương tự nó rộng mở tự nhiên đến với người chung quanh.

- Dẫu cho người chung quanh, từ gia đình đến xã hội, không thích mình – hờn giận mình – oán ghét mình, mình cũng không để tâm lưu vướng, xả bỏ tất cả nơi tâm sống an vui thanh thản với tất cả. Ngay đây, hành động cho với sự phân biệt người trong nhà và người ngoài xã hội tự nó tan biến.

Theo chúng tôi nghĩ: Chúng ta nên tu tập thường xuyên cho thấm nhuần vào thân tâm. Tu tập rèn luyện, trau dồi bằng thật hạnh. Trong tu tập nên có Dũng lực dụng tâm xả và hành động làm căn bản phát triển Lòng

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 34

Từ. Tâm xả thời tâm rộng mở tự nhiên. Tâm tận xả là tâm định. Hành động có ý thức và dũng lực dụng tâm rộng mở tự nhiên là thật hạnh. Được như vậy, là một dạng mở hướng phát triển Lòng Từ nơi chính mình, mới có thể mở Lòng Từ đến với người chung quanh hay chúng sanh – muôn loài. Đây là một dạng Hành Lòng Từ Tự Giác để có thể Giác Tha mà chúng ta nên nghiệm học. 5. Thay lời kết luận: “Tìm vào cảnh Định để Tâm Từ mở rộng vô cùng tận.” Qua phần trình bày, chúng ta nhận ra muốn tu tập Lòng Từ nên gội rửa và thanh lọc tâm thức từ thô ngã đến vi tế ngã. Trong thực tế tu tập: Công phu Thiền là phương tiện trợ lực thanh lọc tâm thức ô trược, lắng vọng ngã. Công phu trong mọi tình trạng sinh hoạt là phương tiện tu tập, và là phương tiện đối chứng hay trắc nghiệm năng lực tu tập bằng thật hạnh. Tất cả cùng đặt trên điểm chung là huân tu Định Lực – Chánh Định. Vì sao? (1) Năng lực tu tập bằng thật hạnh hiện hữu sự bình

thường – sự rỗng không khi đối việc, dầu trong môi trường sinh hoạt thuận hay nghịch, là một dạng Định Lực.

(2) Năng lực tu tập bằng thật hạnh hiện hữu sự chân thật – chánh đáng – trung hậu, trước sau như vậy – không thay đổi, v.v… là một dạng của Chánh Định.

(3) Ngay đây, tâm vắng lặng tự nhiên, tự nó rộng mở vô hạn đến với mọi người, khi phát động là hạnh lành của tình thương vô điều kiện, đem lại an vui và lợi lạc cho người mà không cầu đáp trả, là một dạng Lòng Từ Chân Chánh.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 35

Với ý nầy, chúng ta có thể hiểu được phần nào lời Đức Ngài ban dạy chúng đệ tử Từ Tôn: “Tìm vào cảnh định để Tâm Từ mở rộng vô cùng tận.” Vắn tắt: Sau hết, chúng ta cùng nghiệm học lời Đức Thầy Từ Minh Đạt ban dạy: “Lòng Từ không chỉ có Tình Thương mà còn phải có Hành Động với cái Minh, cái Dũng, cái Nhất Tâm, cái bền chí trong đó thì ý nghĩa của Lòng Từ mới được trọn vẹn.” (Trích: Đại Bi Luận Chứng Pháp – Tập 1, trang 30) – BBTTCQN soạn.

Đức Thầy trong ngày ủi đường tại Đạo Viện 6-2007.

Viếng thăm trang web:

www.voviology.org hoặc

www.voviquynguyen.org

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 36

1. Vài câu chuyện hay: 1.1. Cô gái ngồi bàn bên cạnh:

Có lần, các pháp hữu cùng Đức Thầy dùng cơm trưa tại một nhà hàng thuộc vùng Westminster. Đức Thầy bảo các pháp hữu hãy nhớ mặt cô gái ngồi bàn bên cạnh, người nầy sẽ gặp lại mình. Rời nhà hàng, các pháp hữu cùng Đức Thầy đến siêu thị cách đó chừng vài dậm đường để mua một số vật dụng. Xong, trên đường trở về ĐHLĐ, đến ngã tư đèn đỏ xe dừng lại. Một cô gái từ bên kia đường băng ngang qua theo hành lang dành cho người đi bộ, nhìn thoáng qua Đức Thầy và các vị, như khách bộ hành đường xa vạn dậm. Đó chính là cô gái ngồi bàn bên cạnh tại nhà hàng khi nãy. 1.2. Bà Mỹ trong thang máy: Các pháp hữu cùng Đức Thầy đến Los Angeles, cách ĐHLĐ chừng một giờ xe. Cùng đi trong thang máy có một phụ nữ người Mỹ khoảng 40 tuổi. Đức Thầy nói với các pháp hữu là nhớ kỹ người nầy vì “bà sẽ tìm mình”. Vài tuần sau, bà người Mỹ nầy tìm đến Đại Hùng Linh Điện gặp lại Đức Thầy để xin hộ bệnh ung thư. Hôm đó, bà kể thêm về lần gặp Đức Thầy trong thang máy, khi bước ra khỏi thang máy bà nhìn theo Đức Thầy cảm thấy như người thân và có ý chạy lại Đức Thầy....

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 37

Với một lần điểm bệnh, ngay ngày hôm sau bà đến bác sĩ chụp hình kiểm tra, khối ung thư có đường kính 9 cm đã thu nhỏ lại còn 6 cm. Vài tháng sau, nhân chuyến hoằng pháp của Đức Thầy tại Hollywood khoảng cuối năm 2006, bà cùng nhiều vị thụôc cộng đồng dân tộc Mỹ - Do Thái – Trung Đông đến dự buổi giảng pháp của Đức Thầy với lòng tôn kính, tin tưởng và xin được học thiền - học đạo. 1.3. Người đàn ông có râu: Câu chuyện đã xảy ra cách nay hơn 10 năm nhân lúc Đức Thầy và các vị dùng cơm trong một nhà hàng. Thầy bảo các vị nhớ kỹ người đàn ông có râu đang ngồi ăn tại một góc phía dưới của nhà hàng, người nầy sẽ tìm gặp mình. Ngay đêm đó, vị nầy và người vợ tìm đến nhà một vị pháp hữu xin được hộ bệnh, lúc đó có Thầy hiện diện. Sau đó, cả gia đình gồm vợ và các con cùng thọ pháp tu học. Trong những năm đầu Đức Thầy hoằng pháp tại Hoa Kỳ, gia đình nầy là một trong những vị trợ giúp phương tiện cho các pháp hữu đến Đức Thầy sinh hoạt đạo. 1.4. Duyên sẽ gặp lại: Duyên là gì?

Từ 3 câu chuyện gợi ý chúng ta về “Duyên sẽ gặp lại”. Như vậy duyên là gì? Nhân vì đến nhà hàng mà các vị gặp Đức Thầy. Hay, từ sinh hoạt hàng ngày là cơ hội dẫn đến gặp Đức Thầy, gọi là duyên. Nói cách khác: Nhân dịp đến nhà hàng, nhân vì nhu cầu sinh hoạt là nhân tố tác thành duyên lành nơi đời mà gặp Đức Thầy tiếp dẫn đến duyên đạo.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 38

Những duyên nầy bắt nguồn từ sinh hoạt đời thường, gọi là duyên đời. Từ duyên đời các vị tìm đến Đức Thầy xin hộ bệnh, có cơ hội dẫn đến xin thọ pháp là bước vào duyên đạo. Rồi từ duyên đạo các vị duy trì và phát triển ảnh hưởng tốt đến người thân trong gia đình, v.v... nên duyên đạo tăng trưởng. 2. Từ duyên đời đến duyên đạo: 2.1. Nhìn qua 3 câu chuyện từ đời đến đạo: Câu chuyện 1: Cô gái có hai cơ hội gặp Đức Thầy nhưng chưa ý thức được duyên lành, chưa biết dùng duyên nầy để tiếp tục gặp lại. Hiện tại là như vậy, còn về sau như thế nào thì chưa biết. Câu chuyện 2: Bà Mỹ nhân chuyện đời là bệnh ung thư, biết tìm đến Đức Thầy. Một người Tây phương trọng tinh thần khoa học và thực tế đã biết dùng duyên lành phát triển lòng tin để tiếp tục bước vào đường đạo bằng khả năng nhận thức của mình. Câu chuyện 3: Người đàn ông biết dùng duyên đời gặp Đức Thầy dẫn đến cả gia đình cùng bước vào duyên đạo - thọ pháp tu học. Gia đình nầy đã mở rộng tinh thần hướng thiện - hướng thượng - hướng đạo trợ giúp nhiều vị khác có cơ hội đến Đức Thầy học hỏi. Như vậy, người đàn ông biết dùng duyên đời chuyển thành duyên đạo - biết tạo ra duyên đạo. Từ duyên đạo, biết giữ gìn và phát triển về sau. Đồng thời, biết dùng khả năng phương tiện của gia đình trợ giúp Đức Thầy hoằng pháp là nhân tố góp phần gieo hạt giống đạo.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 39

2.2. Vài điểm phát triển “Duyên sẽ gặp lại”. Qua 3 câu chuyện, chúng ta nhận thấy có 4 điểm chính dự phần phát triển “Duyên sẽ gặp lại”: Thứ 1: Từ duyên đời. Như trường hợp của cô gái, có được duyên đời gặp Đức Thầy, duyên nầy phát triển hay không là do nơi cô. Thứ 2: Biết tạo duyên đạo. Bà Mỹ phát ý đến Đức Thầy vào lần đầu tiên gặp nơi thang máy, kế đó là đích thân tìm gặp Đức Thầy tại Đại Hùng Linh Điện dẫn đến lòng tin tăng trưởng là hạt giống cho duyên đạo vừa mở ra. Thứ 3: Biết duy trì và phát triển duyên đạo. - Như bà Mỹ gặp lại Đức Thầy nhân chuyến hoằng

pháp, bên cạnh là nhiều vị thuộc Do Thái Giáo - Hồi Giáo ..... là một dạng duy trì duyên đạo, còn lâu dài hay không là do bà phát tâm hành sử về sau nầy.

- Người Đàn ông cùng gia đình xin thọ pháp tu học và trau dồi hạnh lành là các vị đã phát tâm gieo duyên đạo – hành sử theo gieo đạo.

Thọ pháp tu học, trau dồi hạnh lành giúp nhiều người thức tâm tu hành đến với Đức Thầy, là một dạng duy trì và phát triển duyên đạo trong hiện kiếp. Thứ 4: Duy trì và phát triển duyên đạo lâu dài về sau: Mở rộng ra thêm: Người học đạo chân chánh phát tâm cầu đạo - học đạo – hành đạo nên duy trì và phát triển duyên đạo không chỉ một kiếp mà là nhiều kiếp cho đến lúc tu hành thành quả. Những trau dồi phẩm

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 40

hạnh – vun bồi công hạnh lành huân tập tâm lành tánh lành, hay gieo hạt giống đạo phát triển đến nhiều người chung quanh thức tâm tu hành, là một trong những phương tiện duy trì và phát triển duyên đạo – tâm đạo lâu dài về sau. Nhìn chung: Từ duyên đời, nếu mình biết dùng duyên đời sẽ được Đức Thầy mở ra cho duyên đạo. Đức Thầy cho duyên đạo mà dùng hay không dùng để phát triển về sau là tự do nơi mình mà thôi. Thế nên, được phước - được duyên lành đưa đến, nếu như chỉ lo hưởng duyên lành mà không biết vun bồi để tiếp tục hưởng là do mình. Nói khác đi, biết tạo thêm duyên đạo – phát triển duyên đạo – vun bồi duyên đạo với công hạnh lành lớn hơn nữa là tự do nơi bản thân mình. 3. Vài yếu tố chính hình thành và phát triển duyên:

Qua 3 câu chuyện trên, chúng ta nhận ra 3 yếu tố chính hình thành và phát triển duyên từ đời đến đạo: 3.1. Yếu tố nhân hay người:

Về nhân là Đức Thầy và nhân vật chính. Nhân vật chính như cô gái, bà Mỹ, người đàn ông. Thiếu một trong hai, duyên không thành. - Cô gái như khách qua đường khi gặp Đức Thầy là do

cô gái: Duyên đến mà không biết phát ý hay hành sử thích ứng để nuôi dưỡng duyên tiếp tục.

- Bà Mỹ biết dụng duyên đời là gặp Đức Thầy nơi thang máy, phát ý đến Đức Thầy sau khi ra khỏi thang máy, tìm đến Đức Thầy tại ĐHLĐ. Từ duyên

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 41

đời dẫn đến phát triển lòng tin và dự buổi giảng pháp của Đức Thầy tại Hollywood, là biết nuôi dưỡng duyên tiếp tục.

Phần đông những vị được duyên gặp Đức Thầy và đến pháp đạo tu học, thường có phát ý và hành sử theo phát ý của mình. Chẳng hạn như phát ý hướng thiện - hướng thượng. Chính phát ý là nhân tố đầu tiên như hạt mầm mọc lên dẫn đến pháp đạo tu hành. Trong thực tế, có vị đến với pháp đạo nhưng không biết trân quý cái duyên nầy, nên yếu tố nhân không còn nữa. 3.2. Yếu tố thời gian:

Nếu như “nhân vật chính” không ý thức được duyên gặp Đức Thầy, để cho duyên trôi qua - mất đi, thì không còn ai tạo duyên nữa vì Đức Thầy “không còn ở đó” chờ đợi cơ hội tạo tiếp duyên mới cho vị nầy nữa. Vã chăng, “hoàn cảnh thích hợp” không còn đủ yếu tố để tạo duyên lành mới nữa. Thời gian trôi qua hoàn cảnh cũng đổi thay. Như vậy là bỏ lỡ cơ hội hay trễ tàu. Ví dụ như cô gái đã hai lần bỏ lỡ cơ hội gặp Đức Thầy. Thực tế, có vị được cơ may đến với pháp đạo nhưng tập cho có tập, để ngày tháng trôi qua. Đến khi gặp thử thách hay đụng chuyện “khó khăn – nhức đầu” đành dừng chân hay lui bước. Như vậy là bỏ đi sự ứng dụng duyên đạo của mình. Bài học kinh nghiệm nầy nhắc nhở chúng ta: Có được duyên lành nơi pháp đạo, nên biết cách nắm bắt và làm sao cho nó mở ra - lớn dần. Ví dụ như người đàn ông trong câu chuyện biết thức tâm cả gia đình cùng tu học và biết dùng khả năng hiện có của mình

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 42

tạo duyên lành cho người khác đến với pháp đạo tu hành. Cho nên, thời gian là yếu tố duy trì duyên và phát triển duyên, hoặc để cho duyên mai một. Duyên mai một là bỏ lỡ cơ hội, mất đi thời gian cho mình trong kiếp sống, dẫn đến hậu quả làm chậm đi quá trình tu tập tiến hóa trở về thiện tâm - thiện tánh. 3.3. Yếu tố hợp duyên:

Trong yếu tố hợp duyên: Có Đức Thầy và nhân vật chánh. Có hoàn cảnh hay bối cảnh thích hợp. Có phẩm tính nhân cách của người được duyên gặp Đức Thầy. Có phát tâm và hành sử của người biết quý cái duyên đó. Ví dụ như: - Bà Mỹ trong thang máy, biết trân quý duyên đời là tìm

gặp lại Đức Thầy, và sau đó được Đức Thầy mở tiếp cho duyên đạo trong bối cảnh thích ứng tại Hollywơd với nhiều thành phần cùng tham dự buổi giảng pháp - học thiền. Nơi đây còn thể hiện phẩm tính nhân cách của người mở lòng tôn kính – tin tưởng và học đạo, biết quý duyên lành đến với mình.

- Hay trong câu chuyện người đàn ông bắt nguồn từ duyên đời dẫn đến duyên đạo, mở ra cho thấy: Được duyên đạo không có nghĩa là được Ơn Trên hay Đức Thầy khai tâm hạnh lành, chẳng hạn. Gia đình nầy quý duyên đạo thể hiện qua giữ gìn – duy trì – phát triển bằng phát tâm hạnh lành và hành hạnh lành với “khả năng tự lực” của mình.

Những yếu tố hợp duyên dẫn đến duyên đạo và được Đức Thầy tạo thêm duyên đạo cho gia đình nầy hành mà duy trì – phát triển. Thế nên, duyên đạo là

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 43

duyên do mình biết mở ra, ứng dụng và kinh nghiệm ngay trong cuộc sống nầy. Sự phát triển lâu dài về sau hay nhiều kiếp là do khả năng hiểu biết – phát tâm và hành sử của mình trong hiện tại. Nhìn chung qua 3 yếu tố chính cho thấy: Duyên là cơ hội, là dịp may giúp chúng ta gần gũi Đức Thầy, bước vào con đường đạo, để từ đó Đức Thầy mới dễ dàng hướng dẫn tu hành. Đó là từ duyên đời của chúng ta mà Đức Thầy tạo duyên đạo cho chúng ta tu hành. Những yếu tố duyên nầy liên hệ với nhau hình thành duyên lành phát huy Tâm Đạo. Nói cách khác, từ duyên đời dẫn đến duyên đạo, chúng ta nên biết phát tâm hành sử - dụng Hạnh phát triển duyên đạo mà khai tâm – khai trí chính mình. 4. Vài lời kết luận: Duyên lành khó gặp. Mỗi nhân sanh đến với vị hướng dẫn thường là do duyên nghiệp – duyên nợ với nhau, tức là duyên đời, từ duyên đời nầy mà dẫn đến tu học và phát triển duyên đạo. Mỗi pháp hữu đến với pháp đạo tu học đều có “duyên”. Trong quá trình tu học sẽ gặp nhiều duyên thuận và nghịch khác kế tiếp. Dầu thuận hay nghịch đều là phương tiện duy trì và phát triển duyên, phát huy tâm đạo rộng mở, nếu mình biết dùng, nên đều là duyên lành. Tâm đạo phát triển qua hành sử giải quyết sự việc hay đối nhân xử thế làm phương tiện pháp cho mình tự lực - tự hành - tự khai mở đem lại lợi ích cho mình và người chung quanh. Thế nên, cái Dụng và Lợi ích của “Duyên sẽ gặp lại”, theo chúng tôi nghĩ là nhắc nhở:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 44

- Nhân sanh nên biết trân quý duyên lành dầu thuận hay nghịch đến với mình, đừng để mai một, vì duyên qua rồi khó tìm gặp lại.

- Các pháp hữu nên biết duy trì và phát triển duyên được đến với Đức Ngài - Đức Thầy mà phát huy Tâm Đạo, Khai Tâm tiến hóa cho đến khi trở về Nguồn Cội Thiện Tâm Thiện Tánh.

Nói cách khác: Chúng ta được duyên lành gặp Đức Ngài - Đức Thầy nên biết trân quý duyên lành nầy, để từ đó duy trì và phát triển duyên đạo – tâm đạo. Những khó khăn, chướng ngại, thử thách hay nghịch cảnh đến trên bước đường tu học đều là phương tiện duyên lành phát triển Tâm Đạo, Nuôi Tâm Dưỡng Tánh trên đường tiến hóa. Tóm lại: Sau hết, chúng ta cùng nghiệm học lời Đức Thầy dạy trong buổi sinh hoạt đạo vào sáng Chủ nhật ngày 21.01.2007, tại ĐHLĐ: “Trong quá trình tu tập, nếu không có Tâm Đạo mở ra sẽ dẫn đến dừng chân, thoái chuyển. Quan trọng là Tâm Đạo mở ra. Tâm Đạo mở ra là hướng đi tạo Duyên Đạo vững chắc về sau. – BBT.TCQN.

CÂU NÓI HAY: Đại Sứ Hoa Kỳ Micheal Michalak nói rằng ông tự hào và tin tưởng về nền giáo dục của Hoa Kỳ. Ông luôn lấy sự tự hào nầy làm mẫu mực về các vấn đề ngoại giao và chính trị... Thầy Từ Minh Tâm Hương, Đổng Lý Văn Phòng ĐHLĐ trả lời với ông rằng bản thân thầy là một học sinh xuất sắc nhất của ngôi trường xuất sắc nhất trong hệ thống giáo dục ấy! Vì vậy những vấn đề mà thầy đưa ra không thể không được coi trọng bởi chính phủ Mỹ.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 45

Một ít pháp hữu rất tin vào “Tử vi - Tướng số - Bói toán...” gọi chung là tử vi. Có vị từng bỏ ra nhiều năm nghiên cứu và hành nghề, có vị mỗi khi gặp việc gì cảm thấy không an ổn liền tìm thầy tử vi hỏi han. Qua lời giải đáp, thầy tử vi nói đúng những gì đã diễn ra trong quá khứ , hiện tại và trong bước đầu một số việc lần lượt diễn ra đúng như lời tiên đoán, lòng tin tưởng càng gia tăng vào những lời tiên đoán còn lại cho cuộc đời. Lòng tin đậm sâu vào tâm trí in như thật. Chúng ta nghĩ sao về tử vi mà vị nầy đang đặt trọn niềm tin? 1. Chúng ta có nên đặt trọn niềm tin vào thầy tử vi không? 1.1.Vài giới hạn thông thường của thầy tử vi: Với khả năng tìm học, nghiên cứu và kinh nghiệm coi tử vi, thầy tử vi có thể nhận định về đối tượng đúng. Một số vị dựa vào “phần lực trong vô vi - đại đa số là phần âm” có khả năng nói đúng 100% những gì xảy ra trong quá khứ và hiện tại. Lời giải đáp hay lời tiên đoán cho ngày mai có thể xấu - có thể tốt - có thể không tốt không xấu - có thể hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Thầy tử vi có khả năng phối hợp các dữ kiện nắm biết được trong quá khứ và hiện nay, có thể đưa ra lời giải đáp khá đúng cho tương lai với các dữ kiện đó. Nhưng, ngoài các dữ kiện nầy còn có:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 46

Một là “Các ẩn kiện nơi thân tâm”, còn gọi là “Các Vì Sao Ẩn”: Các Vì Sao Ẩn có khả năng làm đảo lộn lời giải đáp của thầy tử vi, mà thầy tử vi do khả năng có giới hạn nên coi chưa tới.

Hai là “Thiên cơ bất khả lậu”: Vì lý do nầy, đôi khi thầy tử vi không thể tiết lộ, hay phải nói khác đi, nếu cần.

1.2. Vài thí dụ về giới hạn của thầy tử vi: Thí dụ 1: Các Vì Sao Ẩn: Giả như thầy tử vi thấy người nầy sẽ gặp hoạn nạn, nhưng người nầy thức tâm hướng thiện - phát tâm làm lành vì tha nhân, thời hành vi “nhân nghĩa đạo đức” nơi lòng khởi phát là công đức mở ra có thể đủ để chuyển đổi tai ươn hoạn nạn sẽ gặp. Như vậy, thầy tử vi coi có đúng không? Hoặc, giả như thầy tử vi thấy người nầy ngày sau sẽ được xã hội trọng vọng, nhưng ngày nay người nầy quá tin vào tử vi rồi không lo học hành mở mang hiểu biết để có khả năng làm việc phục vụ cho xã hội, thì dù cho có số được hưởng cũng không bền. Chúng ta nghĩ sao về lời luận bàn của thầy tử vi? Cũng đúng vậy, nhưng không đủ Đức để hưởng. Các Vì Sao Ẩn chính là Âm Đức - Công Đức của mỗi người, thường thì thầy tử vi khó nhìn thấy biết tường tận. Vả chăng, Âm Đức hay Công Đức thuộc vô hình vô tướng, không có hạn lượng hay biên giới, khó thể nhận diện chính xác mà đưa ra lời giải đáp đúng như thật. Các Vì Sao Ẩn do thân tâm mình khởi phát có đủ năng lực chuyển đổi hoàn cảnh xấu trở thành tốt, hoàn cảnh tốt trở nên tốt hơn, thầy tử vi thường không đủ khả năng nhìn ra hết.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 47

Thí dụ 2: Thầy tử vi không thể nói thẳng ra: Một vị có gia đình và các con còn trẻ đang sống an vui bên chồng. Thầy tử vi thấy người vợ ngày sau sanh hai lòng - sống thiếu thành thật và trung hậu với chồng, hậu quả đưa đến không tốt cho cuộc đời mai hậu. Thầy tử vi thấy vậy nên nói: “Sau nầy cô sẽ gặp người .... làm thay đổi gương mặt”. Người đi xem tử vi trải qua năm tháng ghi đậm sâu vào tâm khảm .... Thay đổi gương mặt như thế nào? Lời giải đoán ẩn ý tốt - ý xấu - ý không tốt không xấu, người xem tử vi hiểu nghĩa nào cũng thông. Vì sao?

Có thể hiểu đây là Vì Sao Ẩn hoàn toàn do người vợ quyết định chọn lấy định hướng tương lai còn lại của cuộc đời hay mai hậu.

Có thể hiểu đây là thiên cơ không thể tiết lộ trước định hướng vận mệnh.

Có thể hiểu đây là vì lương tâm đạo đức làm người nên không thể nói thẳng sự thật.

Có thể hiểu đây là lời giải đoán có ẩn ý giữ danh dự và uy tín trong nghề nghiệp, v.v....

Theo chúng tôi nghĩ: Không nên trụ chấp vào lời giải đoán, để rồi tâm ý cứ bám vào, mà nên nhìn vào bản thân và gia đình, tự kiểm hành vi của mình để sửa chữa những nhầm lẫn nếu có. Trong cuộc sống, nên giữ tâm tánh thành thật và trung hậu, nên giữ tình nghĩa và lòng tin yêu trong đạo vợ chồng, nên sống hợp lẽ phải làm người đức hạnh có Nhân Nghĩa Đạo Đức trong gia đình và ngoài xã hội. Đó là Các Vì Sao Ẩn trưởng dưỡng Nhân Đức góp phần chuyển đổi định

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 48

số xấu thành tốt - tốt thành tốt hơn, gương mặt hướng thiện - hướng thượng mở ra trong sạch và thanh cao hơn. 2. Chúng ta nghĩ sao về lời giải đáp của thầy tử vi? Thường là luận theo trí đời có giới hạn! Tử vi! Coi đúng, thấy hay, tự nhiên mình tin. Tin nên cứ mò tới, tìm đến. Nhưng nên biết, lời giải đáp của phần đông thầy tử vi thường có giới hạn là do “người đời” luận: Thầy tử vi là người đời, luận theo trí đời của mình. Thí dụ như xem lá số tử vi: Thầy tử vi thấy Sao như vậy, rồi đối chiếu, rồi luận. Luận theo trí đời, nên mỗi vị thầy tử vi có điểm nhìn và luận không hẳn giống nhau cho dù cùng một lá số. Cái sáng của trí đời là cái sáng của lý trí và tình cảm thuộc giác quan, có hạn định, khác hẳn với cái sáng của Giác không bị ảnh hưởng lý trí hay tình cảm và môi trường hoàn cảnh. 2.1. Thí dụ về cái sáng của Giác: Theo chúng tôi được biết, khi còn tại thế, Đức Ngài rất chú trọng đến Âm Đức và khuyên quý pháp hữu nên hành hạnh lành vun bồi Công Đức (hay Công Hạnh Lành). Cuộc sống tuy có thể xấu đó nhưng có Đức có thể vượt qua được, có thể chuyển đổi xấu thành tốt được. Có Đức bao nhiêu, nó đỡ cái xấu nầy bấy nhiêu; có Đức nhiều, có thể chuyển đổi hẳn cái xấu. Lời dạy của Đức Ngài ở đây gọi là cái sáng của Giác. Vì sao? Lời khuyên tạo lập âm đức, vun bồi công đức:

Đúng vào mọi hoàn cảnh sống mà mình đang hiện diện, dù ở vào hoàn cảnh may mắn hay bất hạnh.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 49

Đúng vào mọi thời điểm sống, dù thuận “thiên thời địa lợi hay không”, dù hiện nay hay ngày mai.

Đúng vào mọi nơi dù ở gần Đức Ngài, ở Việt Nam hay ở nơi nào đó trên trái đất.

Đúng vào mọi trình độ tiến hóa khai tâm mở trí của chúng sanh, từ người tâm trí mê mờ cho đến người tâm trí sáng suốt.

2.2. Thí dụ như thầy tử vi thấy có chuyện xấu: Một vị có tâm tốt, nghĩ tốt, phát tâm làm lành, cái Đức có được nầy sẽ phớt qua chuyện xấu, nếu có. Còn như có tâm xấu, có ý nghĩ xấu, phát tâm làm chuyện xấu, cái Thất Đức nầy tạo nên hoạn nạn là đương nhiên. Như vậy, chuyện xấu (hay tốt) theo thầy tử vi luận không phải là vấn đề đáng bận tâm, điểm cốt lõi là tâm lành - nghĩ lành và hành động lành mới là giá trị đích thực. 2.3. Thí dụ như thầy tử vi thấy có chuyện tốt: Xem tử vi tốt rồi bị ảnh hưởng, bị vọng vào, bị chấp vào. Tâm ý trụ chấp vào có khác nào tự đóng khung, tự nhốt kín tầm nhìn của tâm trí và khả năng linh hoạt uyển chuyển thích ứng trong cuộc sống sao cho tốt đẹp hơn. Xem tử vi tốt rồi không mấy lo cho bản thân ngay trong hiện tại, ỷ lại, sinh tật, không chịu tinh tấn. Số tốt tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng. Theo chúng tôi nghĩ: Không nên trụ chấp vào tử vi! Ngay trong cuộc sống hiện tại cố gắng làm cho hoàn tất - cho tròn - cho tốt đẹp nhất những gì có thể làm

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 50

được. Nói cách khác, làm đúng nhất với khả năng thấy biết của mình, làm cho tròn với hết khả năng có được của mình, làm tốt nhất với kết quả mà mình có thể làm được. 3. Chúng ta nghĩ sao về vị nầy đang đặt trọn niềm tin vào tử vi? 3.1.Thắc làm chi cho mắc: Trong cuộc sống diễn tiến thường ngày, chúng ta sinh hoạt bình thường và tu tập sửa đổi thân tâm ngày một hoàn thiện hơn. Đường đi như vậy chúng ta cứ đi! Bình tĩnh mà đi! Bình thản mà đi! Trên đường đi, bên phải hay bên trái có thể có nhiều ngả, có nhiều cửa “tốt - xấu” hay “thuận - nghịch” khác nhau. Trên đường đi có những cái xấu - có vài cái nạn mình có thể tránh được nhờ vào cái Đức của mình. Nếu như trên đường đi, tò mò xem tử vi cho biết sẽ gặp cái xấu - sẽ gặp nạn, tức là mình đã ngó vào - đã ghé qua, cái thức tiếp nhận cái xấu đem vào là một cách tự thắc vào tâm trí: “Ông ơi! Tôi ở chỗ nầy”. Tức là, tự mình đem cái xấu vào tâm thức, mà đáng lẽ ra mình tránh được. Nói cách khác, mở cửa hé nhìn vào tương tự như: Lẽ ra chuyện đó qua rồi, nhưng mình chường mặt ra: “Ông ơi! Tôi ở bụi nầy!” Như vậy có khác nào tự mình thắc vào và mắc lấy. Thí dụ: Biết có gặp nạn - sẽ gặp nạn, nhưng chưa chắc là xấu. Vì sao? Gặp nạn, đó là bài học thử thách trợ giúp rèn luyện tâm tánh và ý chí trên đường tu sửa thân tâm. Hay, gặp nạn như vậy là tốt hơn thay vì bị nạn khác nặng hơn nhiều. Theo chúng tôi nghĩ: Chúng ta nên vững bước trên con đường chân chánh bằng sự hiểu biết và đạo lý làm người, bằng lòng từ ái và vị tha, bằng nhân nghĩa và

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 51

dũng lực... đó là nhân tố bền vững cho mai sau, thời những nẻo đường dù xấu tệ cũng trở nên tốt đẹp hơn. 3.2. Không nên trụ vào tử vi cũng không nên bài xích tử vi: Khi còn tại thế, trong thời gian đầu làm nhịp cầu đến với chúng sanh, Đức Ngài đôi khi cũng dùng đến tử vi, nếu cần, vì sự thức tâm của chúng sanh đến với pháp đạo tu hành. Ngày nay, Đức Thầy đôi khi cũng dùng đến tử vi, nếu cần, làm nhịp cầu như phương tiện trong bước đầu trợ giúp nhân sanh hướng thiện - hướng đạo thức tâm tu sửa thân tâm. Đức Ngài - Đức Thầy dùng khi thật cần thiết, xong rồi thôi. Qua đây, chúng ta thấy Đức Ngài - Đức Thầy không lấy tử vi làm chánh, cũng không bài xích tử vi, mà tạm dùng làm phương tiện nhu thuận theo nhịp sống của chúng sanh mà thôi. Thí dụ như: Một vị pháp hữu với Bảo Pháp được Đức Ngài ban, có ý định (nhưng chưa nói cho ai biết) đến “thầy tử vi” coi cho biết thực hư như thế nào. Vị nầy vừa gặp Đức Ngài, Đức Ngài liền bảo: Không thử người ta! Chuyện người ta làm để tự nhiên cho người ta làm. Mình không bài xích người ta. Mình nên cảnh giác. 3.3. Nên cảnh giác với chính mình: Lòng người lương thiện, sống nhân nghĩa đạo đức, hết lòng làm lành, phát tâm làm lành vì người là một phương diện Tu Tâm - Dưỡng Tánh - Bồi Đức, có năng lực chuyển đổi nghiệp lực - chuyển đổi vận mệnh không những trong hiện kiếp mà cả mai sau nữa. Cho nên, số mệnh tuy có đó song chúng ta có thể làm thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Tất cả do nơi thân

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 52

tâm mình, mà trau dồi đức hạnh là chính. Đó là Các Vì Sao Ẩn mà người luận tử vi phần đông không thấy sự hiện diện của nó. Cho nên, điểm trọng yếu không phải là nội dung lời luận giải về tử vi đúng hay sai, tốt hay xấu, đồng thời cũng không loại trừ hay đặt trọn lòng tin, mà là: Người thầy coi tử vi có thể coi chưa tới, hay khả năng phối hợp không hay - không chính xác, hay chỉ nói sơ sơ cho phớt qua, hay vì thiên cơ bất khả lậu chỉ nói chung chung. Người đi coi tử vi mới là chánh nhân bị ảnh hưởng, tự hại mình nếu không cảnh giác. Cho nên, nếu cần thiết, vẫn nghe nhưng không trụ chấp vào, sáng suốt nghe hiểu - nghe với tâm trí học hỏi thời tử vi cũng có thể giúp nhiều việc, bởi vì thầy tử vi đôi khi không đủ khả năng luận hết. 4. Chúng ta nghĩ sao về tử vi? Vận mệnh do nơi thân tâm mình! 4.1. Giải quyết mọi việc ngay trong hiện tại là đúng hơn hết: Chúng ta đang sống vào thời điểm nầy. Thầy tử vi tiên đoán mở ra một khúc sống cho tương lai. Mở ra khúc nào đó, rồi mình cứ nghĩ tưởng đến cái đó, mà quên đi hiện tại của mình. Đang sống vào thời điểm nầy, điểm quan trọng cho hiện nay, thí dụ như, chăm lo học hành - tu tập - trau dồi phẩm hạnh. Nhìn vào hiện tại: Quan sát, suy nghĩ, giải quyết mọi việc hiện có ngay trong hiện tại là hơn hết.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 53

4.2. Tu Tâm Sửa Tánh - Phát Tâm Lập Hạnh Lành là nền tảng hóa giải nghiệp lực làm thay đổi cuộc đời hiện tại và mai sau: Nhìn theo quá trình sống của con người: Có vay thì có trả, từng tạo nghiệp thì trả nghiệp - hưởng quả. Từng tạo việc làm xấu phải nhận nghiệp quả xấu là tất nhiên, như vậy làm sao tránh? Không lẽ đặt niềm tin vào thầy tử vi mà đón nhận?! Theo chúng tôi nghĩ, một con đường mở ra có thể hóa giải:

Tu sửa thân tâm lành mạnh, hoàn thiện dần là một cách chuyển đổi dòng tâm thức nghiệp lực lưu hành theo luân hồi nhẹ dần - nhẹ dần cho đến trong sáng.

Phát tâm lập hạnh lành là một cách tu hạnh, đồng thời là một cách trả nợ, tức góp phần hóa giải nghiệp nợ. Cả hai là yếu điểm làm thay đổi vận mệnh - làm chủ vận mệnh ngay trong hiện tại.

Tất cả mọi việc diễn ra trong cuộc sống đều được định sẵn như một chương trình khi mình hiện diện nơi cõi đời. Muốn chuyển đổi nghiệp lực, định số hay vận mệnh: Sự phát tâm tu sửa thân tâm cho hoàn thiện, sự phát tâm lập hạnh lành ngay trong các sự việc diễn ra của cuộc đời màø mình đang hiện diện, là một trong những yếu quyết chuyển đổi cuộc đời còn lại và mai sau. Tu Sửa Thân Tâm - Phát Tâm Lập Hạnh Lành là Tạo Lập Âm Đức - Vun Bồi Công Đức, là cốt tủy chuyển đổi căn cơ. Đó là Các Vì Sao Ẩn tiềm tàng nơi mỗi chúng sanh có đủ năng lực vượt qua các khổ nạn tai ươn,

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 54

chuyển đổi thân tâm và hoàn cảnh sống trở nên tốt đẹp hơn. 4.3. Đi vào thật hạnh chuyển đổi thân tâm và hoàn cảnh sống: Rèn luyện tâm tánh để chuyển hoàn cảnh sống: Nên tìm hiểu tâm tánh hiện có của mình. Nên cố gắng chuyển đổi - rèn luyện tâm tánh xấu thành tốt, tốt thành tốt hơn, trở nên hoàn thiện hơn. Sự chuyển đổi nầy mở rộng sâu tầm nhìn nơi tâm thức, làm thay đổi tầm nhìn ngoại cảnh trong sáng và thanh cao hơn, không như trước đây nữa. Tâm thơi thới nhẹ nhàng hơn đối với mọi hoàn cảnh, nhất là nghịch cảnh, là thành tựu “rèn luyện tâm tánh để chuyển hoàn cảnh sống”. Nên có tâm tu sửa: Với tinh thần phục thiện, với tinh thần hướng thiện - hướng thượng, với ý chí cương quyết và bền bỉ tu sửa thân tâm cho hoàn thiện, nếu như mình muốn, có thể chuyển đổi mọi diễn tiến xấu trong cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn. Cho nên, tu tâm sửa tánh - lập hạnh lành chuyển đổi tâm tánh trong sáng - thanh cao và rộng mở làm nền thay đổi nghiệp lực và vận mệnh. Tinh tấn trong tu sửa: Điểm cần là lực tự chủ bắt tay vào tu sửa, không nên tìm hiểu để hiểu - thấy biết để thấy biết. Cần hiểu - cần biết về mình trong hiện tại mà từ từ chuyển đổi là đúng hơn hết. Trên từng bước tu sửa chuyển đổi, dù có gặp sự lành - sự may mắn vẫn thản nhiên, không bao giờ lấy làm sở đắc hay lòng vui mừng khởi phát. Luôn luôn dè chừng “cái tôi” của mình mà tinh tấn. Như vậy, đặt trọn niềm tin vào khả năng của mình là chánh.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 55

5 . Vắn tắt: Lời Đức Ngài nhắc nhở một vị pháp hữu: Qua vài nét vừa trình bày, chúng ta nên nghiệm xét lời Đức Ngài nhắc nhở một vị pháp hữu trẻ thường quan tâm say mê tử vi, lậm chấp vào tử vi và thỉnh hỏi Đức Ngài về tử vi vào khoảng sau năm 1980. Sau khi giảng giải nhiều điều cần yếu về tử vi, Đức Ngài có ý giải cho vị nầy sửa chữa lại hành vi lậm chấp vào tử vi: Không nên để tâm trí vướng mắc vào tử vi! Dẹp hết! Quan sát, suy nghĩ, chuyện tới giải quyết cho xong - TCQN viết lại. Ghi chú: Nội dung bài “Xem Tử Vi” nầy nương vào lời kể của thầy Từ Minh Đạo học hỏi được từ lời dạy của Đức Ngài về tử vi. TCQN thành thật cám ơn thầy Từ Minh Đạo!

Phẩm Sắc Đài trong ngày xông đất đầu năm 2010.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 56

Những mẫu chuyện hay:

Hôm đầu tháng Giêng năm 2008, Đức Thầy kể một câu chuyện trong giấc mơ cho các pháp hữu cùng nghe: Thầy đi với Tiến là bào đệ của Thầy, đến nhà cô Thái. Nhà cô Thái không phải ở Việt Nam mà giống như ở bên Mỹ. Thấy chỗ ở của cô Thái không được an toàn lắm, Thầy bảo: - Tiến! Đem cây súng vô nhà trao cho cô Thái để cô tự vệ. Trong khi đó, Thầy đứng bên ngoài và nhìn quanh thấy một dãy nhà lớn có nhiều phòng, lấn át nhà cô Thái. Nhà cô Thái nhỏ trông như một chiếc hộp vậy. Thầy mới hỏi người chủ dãy nhà đó: - Sao cô Thái ở nhà như vậy? Dãy nhà nầy lấn vô tường nhà cô Thái, nhà cô Thái nhỏ như vậy ở sao được? Người chủ dãy nhà nầy nói: - Nhà ấy chỉ ở trong cái hộp mà thôi. Kể xong câu chuyện cho các pháp hữu cùng nghe, anh Tiến liền lên tiếng: - Thấy chỗ ở như vậy còn bảo tôi đem súng vào cho cô Thái tự vệ, sao ông tốt với cô Thái quá vậy? Dưới đây chúng ta hãy thử tìm hiểu câu chuyện trong giấc mơ và nêu lên cách nhìn thông qua sự quan sát và chiêm nghiệm từ việc làm thực tế của Đức Thầy trên đường hoằng khai pháp đạo trước các nghịch cảnh do các vị phá đạo tạo tác:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 57

1. Ý nghĩa chính của giấc mơ: 1.1.Tâm Thức trong giấc mơ:

Tâm Thức trong giấc mơ hiện bày cái Thật của chính mình: Thường thì tâm tánh con người như thế nào, trong giấc mơ sẽ hiện ra như thế đó. Như, thường ngày sẵn lòng giúp người gặp khó khăn, thì trong giấc mơ sẽ hiện ra như vậy. Đó là hành động giúp người xuất phát từ tâm tánh, từ tiềm thức. Nói cách khác: Bình thường, khi nằm mơ thấy mình làm việc gì, quyết định giải quyết vấn đề nào, là do cái Thức hay Tâm Thức hoạt động. Tâm Thức hiện bày cái Tánh “hay biết” hay Tánh “hành động”. Thí dụ như: Tâm Thức rộng mở giúp người, thì trong giấc mơ hiện bày Tánh giúp người, nghĩ cách giúp người, hành động giúp người, tìm phương thức giúp người, chẳng hạn. Cho nên, trong giấc mơ, thường Tâm Thức hiện bày là cái Thật hiện có được của chính mình. Ngoài đời, cô Thái và Đức Thầy như người trong gia đình. Trong đạo, cô Thái là đệ tử của Đức Thầy, nhưng những năm gần đây cô Thái nói xấu về Đức Thầy, nghịch phá pháp đạo và làm tổn hại bước đường tu học của không ít vị pháp hữu khác. Trong giấc mơ gặp cô Thái ở vào hoàn cảnh không được an toàn, Tâm Thức của Đức Thầy vẫn hiện bày hành động giúp cô Thái vì chỗ ở bị người ta lấn át, là Tâm Thức hiện hữu của Đức Thầy. Cái Thức hiện bày chỗ thấy trước sự việc sẽ xảy ra:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 58

Thấy cô Thái có chỗ ở bị người ta lấn át, nhà nhỏ trông như chiếc hộp, là cái Thức thấy trước chỗ cô Thái sẽ đến ở là như vậy. Tức là, cái Thức “hay biết” trước sự việc mà hiện tại chưa xảy ra, tạm gọi là Giác Linh. Nói theo cách của người đời mà từ lâu nay thường dùng để diễn đạt chỗ nầy cho dễ hiểu, tạm gọi là Giác Quan Thứ Sáu. Một bài học về thanh lọc và chuyển đổi Tâm Thức: Câu chuyện trong giấc mơ nầy cho thấy: Tâm Thức của Đức Thầy hiện bày không vướng bận vào việc đã qua, hay mọi trạng thái sinh hoạt, hay thế thái nhân tình. Ngay cả trong giấc mơ, bởi vì trong giấc mơ thường thì không làm chủ được hoạt động của thân tâm. Từ đây, thử nhìn lại bản thân chúng ta: - Phần đông chúng ta, Tâm Thức bị ảnh hưởng bởi

việc tốt – xấu, việc lành – dữ, việc đem lại sự lợi – hại, rồi sinh ra vui – buồn, thương – ghét,…, đó là trong sinh hoạt thường ngày có phần nào tự chủ hay ý thức được.

- Còn như trong giấc mơ, Tâm Thức hoạt động tự do mà thường là tràn đầy sự phàm tục, hầu như chúng ta thiếu tự chủ – thiếu ý thức.

Cho nên, gội rửa và thanh lọc tâm thức cho thanh sạch nên đi vào sinh hoạt thường ngày bằng hành động thanh thản – thông thoát hay không vướng bận nào, song song với tấm lòng rộng mở khi phát động thường đem lại sự an vui cho người chung quanh, bằng cách đến với nhiều hoàn cảnh thuận nghịch – với

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 59

nhiều thành phần chúng sanh khác nhau, mà huân tập vào tâm thức cho nhuần – cho thành. Một phương thức làm chuyển đổi Tâm Thức, làm thay đổi Tâm Tánh trở nên lành mạnh hóa và rộng mở, đồng thời, từng bước thanh lọc tâm thức cũng là từng bước thanh lọc chủ kiến, mở ra thấy biết chân thật từ Giác Linh. 1.2. Một cách nhìn theo hữu vi và vô vi:

Về phương diện hữu vi: Thấy ở vào chỗ bị người ta lấn át có nghĩa là ở ngoài đời, có thể là hiện tại hay tương lai bị người ta chèn ép, đó là do nghiệp của cô Thái nên phải chịu vào hoàn cảnh sống như vậy. Về phương diện vô vi: Có thể là Đức Thầy thấy trước ở phần Chơn Linh hiện nay của cô Thái, sẽ dẫn đến khi rời bỏ phần thể xác ở hữu vi, “cô Thái” sẽ bị chuyển vào một nơi tương tự như chiếc hộp, ở cùng với dãy nhà nầy, mà người chủ của dãy nhà tượng trưng cho “Vị Cai Quản”. Có thể nói rằng đó là một nơi thọ hưởng Nghiệp Quả theo Định Luật Nhân Quả của Tạo Hóa. Như chúng ta đã biết: Những gì hiện bày ở phần vô vi hay phần chơn linh, khi chuyển xuống phần hữu vi thường thì xảy ra sau, phải qua một thời gian có thể nhanh hay chậm sau đó phần thể xác ở hữu vi nầy mới thọ nhận. Hai hướng nhìn theo hữu vi và vô vi: Là một cách nhìn về ý nghĩa của giấc mơ. Chỉ là một tác phong nhìn theo quan điểm của chúng tôi thôi!

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 60

Một hướng nhìn khác từ hữu vi đến vô vi: Trong mấy năm nay, một số các vị mặc sức ra tay nghịch phá pháp đạo cho thỏa lòng, mức độ nào cũng được, hầu như trong vô vi để tự nhiên cho các vị hoạt động mà không can thiệp vào. Theo chúng tôi nghĩ đó cũng là một cách thử thách – chấm điểm – thanh lọc mà vô vi dành cho hữu vi. Đến nay, trong số các vị đã từng nghịch phá pháp đạo, có vị vừa từ bỏ thể xác hữu vi nầy thì Luật Nhân Quả đến. Nói cách khác là, đến khi vừa lìa thế liền “bị chuyển vào”, hay nói theo cách của người đời là “bị nhốt vào” một nơi tương tự như ở tù tại cõi thế vậy. Nhân Quả Nghiệp Lực đến, vị thức tỉnh và phát lời cầu cứu “liên tục” với Đức Thầy nhưng đã muộn rồi. Đây là một minh chứng cho thấy lời Đức Ngài đã dạy: “Nhân Quả là Định Luật Tuyệt Đối Đúng của Tạo Hóa.” 2. Bài học quan sát qua việc làm của Đức Thầy: 2.1.Quan sát theo giấc mơ:

Chúng ta học được từ việc làm của Đức Thầy: Cô Thái nói xấu Đức Thầy, phá đạo, làm tổn hại nhiều người khác, nhưng trong giấc mơ Đức Thầy vẫn nghĩ đến giúp cô Thái, tìm cách đem lại sự tự vệ - sự an toàn cho cô Thái. Đây là cái Thức giúp người, Ý tốt của Đức Thầy. Như vậy, việc làm của Đức Thầy là một tiêu biểu cho Tròn Đời và Đủ Lễ của Vị Thầy đối với đệ tử. Nhưng, đó là việc làm trong giấc mơ thôi. Tuy nhiên, đối với phần đông chúng ta hay đại đa số chúng sanh đang trong giấc mơ mà làm được như vậy không phải dễ.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 61

2.2.Quan sát theo hoạt động của các vị phá đạo: Cô Thái là đệ tử của VVQN, từng thọ học với Đức Ngài – Đức Thầy, và trải qua mấy năm nay đã từng tạo tác bao hành vi phá đạo. Nhưng, Đức Thầy vẫn để cho cô hành động theo “cách nhìn – cách thấy – cách hiểu – cách diễn đạt – cách lôi kéo người khác vào đường bất chánh” theo chủ kiến của cô. Đợi đến khi cô Thái cũng như vài vị phá đạo khác đã cạn hết “chiêu thức thậm tệ đầy thế tục trong việc phá đạo – hại người” nữa, thời mọi việc có phần lắng dịu lại, Đức Thầy mới từ từ hé mở chỉ ra cho thấy một số nhầm lẫn của “các vị phá đạo” và của “các vị chỉ vì nghe mà bị lôi kéo theo” bởi ngôn từ phá đạo hay cách thức “tiềm ẩn hậu quả hại người tu học” của các vị phá đạo. Bằng cách, Đức Thầy từng bước chuyển ra bài học thích hợp, tạo duyên lành hay gieo nhân lành cho tất cả các vị thức tâm tỉnh lại. Đồng thời, Đức Thầy lấy đây làm bài học chung cho pháp hữu và nhân sinh, cùng các thế hệ mai sau. Đến nay, các vị đã tự tạo Nhân Bất Chánh – Bất Nhân – Thất Đức, là do các vị tự hành động. Việc làm tự tạo – tự tác nầy, hoàn toàn do các vị. Như vậy, việc làm của Đức Thầy mở ra cho thấy: Dầu cho các vị nghịch phá có tác phong thái độ hay hành sử như thế nào đi chăng, Đức Thầy vẫn luôn giữ Tròn là Vị Lãnh Đạo Tinh Thần – là Vị Dẫn Dắt Tâm Linh đối với đệ tử và cả chúng sanh nữa. 2.3. Quan sát theo tiến trình hành sử của Đức Thầy: Từ một số bài học được chuyển ra, hiện nay nhiều người lầm lạc theo cô Thái có thức tỉnh thấy ra sự sai

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 62

lầm nầy và tiếp tục bước đường tu tập. Tuy nhiên, cô Thái và vài vị khác có hồi tâm thức tỉnh và chuyển tâm hay không là do các vị. Đối với các vị vẫn tiếp tục con đường bất chánh cố chấp theo chủ kiến lầm lạc, Đức Thầy đã nhắc nhở pháp hữu chúng ta là cứ để cho người ta đi đến đường cùng lối bí, đi đến khi nào đụng chân tường không còn đường đi nữa thì sẽ dừng lại, hay thức tỉnh hồi tâm thì quay lại. Như vậy, từ sự giảng dạy của Đức Thầy chúng ta thấy ra được: - Dẫu người đệ tử đối với Đức Thầy như thế nào,

Đức Thầy vẫn giúp cho đệ tử có được bài học, thấy ra bài học để học.

- Đức Thầy vẫn gieo nhân lành, chuyển ra bài học cho đệ tử, còn học hay không là do đệ tử.

- Đức Thầy tận lực mở ra cho đệ tử bài học, làm đầy đủ những gì mà đệ tử cần có để thức tâm tỉnh lại dừng tay tạo tác hành vi bất chánh – bất nhân – thất đức. Còn thức tâm, học hay không là do đệ tử.

2.4. Theo chúng tôi nghĩ: Đức Thầy làm việc trong sinh hoạt thường ngày hay trong hành sử giải quyết sự việc từ Đời đến Đạo là việc làm vì đệ tử và chúng sanh. Việc làm nầy thể hiện hai phương diện: - Thứ 1 là Tâm hành Đại Nguyện vì đệ tử và chúng

sanh.

- Thứ 2 là Hành là Hạnh hành Đại Nguyện vì đệ tử và chúng sanh.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 63

Theo chúng tôi nghĩ: Hai phương diện nầy là cốt yếu hiện bày Tâm Thức ở trạng thái sinh hoạt thường ngày hay ở trạng thái trong giấc ngủ vẫn hoạt động – vẫn làm việc vì đệ tử và chúng sanh, là sự hoạt động bộc phát từ Tiềm Thức. Đây là điểm mà chúng ta nên nghiệm học đem vào thân tâm, gieo mầm vào tiềm thức làm thay đổi phàm tâm phàm tánh hiện có nơi bản thân. Ngoài ra, Đức Thầy đứng bên ngoài quan sát dãy nhà …, còn có ý nghĩa là Đức Thầy đứng ngoài cuộc quan sát việc làm của cô Thái và của vài vị nghịch phá khác. Quan sát mà không can thiệp vào việc làm của các vị. Có chăng, là tận lực mở hướng đi chân chánh cho các vị thấy biết và để các vị tự quyết định chọn lựa. Đây cũng là một phương thức hoạt động chung của các Bậc Cứu Thế vì chúng sanh, mà Pháp Nghi VVQN – điều 89 đã ban hành dành cho các vị hành pháp VVQN. 3. Bài học áp dụng vào sinh hoạt từ Đời đến Đạo: 3.1. Áp dụng lời giáo huấn của Đức Thầy:

Trong buổi sinh hoạt đạo vào khoảng trung tuần tháng Giêng, năm 2008, Đức Thầy ban lời dạy chung cho pháp hữu chúng ta: “Làm việc gì cho Tròn việc đó.” Nghiệm lời giáo huấn và việc làm của Đức Thầy vì sự tu học của đệ tử với biết bao nghịch cảnh khó khăn do các vị phá đạo tạo tác trong mấy năm qua, chúng ta rút ra được bài học quý: - Là vị hướng dẫn hay vị trưởng nhóm đạo, dầu cho

đệ tử có nói xấu – mạ lỵ, hay dùng cả cách thức trần tục nhất trên đời dành cho, vị hướng dẫn vẫn

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 64

bình tâm kiên nhẫn mở cho đệ tử thấy ra bài học. Vị hướng dẫn vẫn làm Tròn bổn phận trong cương vị của người hướng dẫn đệ tử, không nản lòng dầu đệ tử quay bước – thoái chuyển – nghịch phá.

- Vị hướng dẫn làm cho Tròn đầy đối với đệ tử, để người đệ tử rút ra kinh nghiệm hành động trong quá khứ của bản thân, thấy ra được và có được bài học từ việc làm của bản thân dầu là bài học không mấy thiện lành. Đó là một cách gieo Nhân Lành cho đệ tử thức tâm, sự thức tâm có thể trong hiện tại – hiện kiếp, hay trong hậu kiếp.

Áp dụng vào sửa mình học đạo, lời dạy của Đức Thầy nhắc nhở chúng ta một cách cụ thể: Là làm việc với tinh thần trách nhiệm, làm với ý thức đạo đức hay tiếng nói chân chánh của lương tâm. Được như vậy là yếu tố huân tập “Tâm Thức làm việc gì cho Tròn việc đó” trở nên nhuần nhuyễn dần, sẽ dẫn đến “lúc thức hay lúc ngủ đều làm việc gì cho Tròn việc đó”. Một phương thức phát huy Tâm Tánh hay Tâm Thức tròn đầy trong mọi trạng thái sinh hoạt, trong hành sử giải quyết sự việc hay trong đối nhân xử thế. 3.2.Vì sao “Làm việc gì cho Tròn việc đó”?

Áp dụng vào trau dồi phẩm hạnh, chúng ta còn nhận ra được lời Đức Thầy dạy với 4 điểm chính: Thứ 1: Trước hết, đó là Tâm Hạnh học đạo vì lợi ích của bản thân và của chúng sanh, mà người đệ tử Vô Vi Quy Nguyên nên biết và hành theo khả năng của mình. Thứ 2: Làm cho Tròn là tiêu biểu cho ý chí và dũng lực dầu gặp phải nghịch cảnh. Với người đệ tử phá đạo, đó

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 65

là bài học rèn luyện tâm tánh và vững hạnh nguyện hay chí nguyện học đạo về phương diện đối nghịch, đồng thời phát huy sự vận dụng Bi – Trí đem lại bài học cho đệ tử và chúng sanh. Thứ 3: Nếu như hành vi xấu mà người đệ tử dành cho là do nghiệp quả mà vị hướng dẫn phải nhận, thì việc làm cho Tròn là một phương thức hóa giải nghiệp tự thân. Đồng thời, một khi đã mở bài học Tròn đầy với đệ tử, thì sẽ dẫn đến “không còn gặp lại nữa”, tức là không còn tái diễn theo luân hồi nữa. Bởi vì, vị hướng dẫn đã Tròn với đệ tử nên không còn gì vướng mắc nữa, vòng luân hồi tự phá vỡ - tự hóa giải. Thứ 4: Học lời Đức Thầy, thí dụ như vị hướng dẫn làm Tròn đầy vì đệ tử là hiện hạnh của tình thương, đồng thời là một cách học Xả Tâm. Nói cách khác, áp dụng lời Đức Thầy vào tu tập: - “Làm việc gì cho Tròn việc đó” là hiện hạnh của bổn

phận và trách nhiệm xuất phát từ lương tâm đạo đức, là dự phần thực thi Đời Tròn.

- Đồng thời, làm cho Tròn là một phương thức học Xả Tâm bằng Hành Động hiện hạnh tình thương, là dự phần mở ra Đạo Hiện.

Theo chúng tôi nghĩ: Từ “Làm việc gì cho Tròn việc đó” đến Xả Tâm cho thanh sạch mọi vướng bận – dính mắc, là một phương tiện pháp “Tu là gội rửa và thanh lọc mọi sai lầm đánh mất con người chính mình” mà trở về Con Người Chân Thật. Được như vậy, dầu ở trạng thái thức hay trạng ngủ đều sống với Con Người Chân Thật của chính mình.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 66

4. Bài học về khai tâm – thanh tâm – lành mạnh hóa thân và tâm.

Câu chuyện trong giấc mơ mở ra cho chúng ta một bài học hữu ích về nhiều phương diện: 4.1. Bài học về phương diện khai tâm:

Nghịch cảnh là phương tiện rèn luyện tâm tánh, huân tập dũng lực, vững chí nguyện hay tâm nguyện học đạo và hành đạo, và nhất là học hạnh bao dung rộng lượng quảng đại dầu là người đệ tử dành cho mình hành vi thật xấu. Như vậy, nghịch cảnh là một phương thức học Bi – Trí – Dũng. Nói cách khác, nghịch cảnh là giáo pháp khai tâm rộng mở bằng cách tự đi tự hành nơi mỗi chúng ta. 4.2.Bài học về phương diện thanh tâm:

Nghịch cảnh là giáo pháp tự kiểm bản thân để thanh lọc từ hành động đến tâm thức trở nên thanh sạch – trong sáng – lành mạnh. Thế nên, nghịch cảnh là duyên lành thật hữu ích về mặt đối nghịch cho việc khai tâm và thanh tâm. 4.3.Bài học về phương diện hóa giải nghiệp: Qua sự khai thị của Đức Thầy bằng hình ảnh thực tế từ các pháp hữu, chúng ta thấy ra được: Đại đa số nhân sinh đến thọ học với vị hướng dẫn đều có mối liên hệ Duyên Nghiệp từ quá khứ. Các vị đến với nhau cùng đi trên con đường đạo mà cùng hóa giải duyên nghiệp với nhau. Trong trường hợp nầy: - Nếu như người đệ tử “không tu học để tiêu trừ các

nghiệp” (viết lại nương theo lời Đức Ngài), mà trái lại, còn tạo tác gia tăng nghiệp lực đó là việc làm tự ý của đệ tử.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 67

- Việc làm trái lại nầy, không những không góp phần hóa giải duyên nghiệp của chính đệ tử, mà còn tự tạo thêm nghiệp cho chính bản thân người đệ tử. Hậu quả nầy người đệ tử chuốc lấy.

Vị hướng dẫn vẫn làm Tròn đầy, tận lực mở ra cho đệ tử thấy hướng đi chân chánh của người học đạo và thấy ra bài học để học. Tận lực Tròn đầy với đệ tử là một phương thức hóa giải duyên nghiệp với đệ tử. 4.4. Bài học về phương diện lành mạnh hóa Thân và Tâm:

Khi lìa bỏ thể xác nầy, phần còn lại là Cái Thức hiện có được qua quá trình tu tập lúc sinh tiền, cùng với Nghiệp Lực mà chính mình phải thọ hưởng tương ứng theo hành vi đã từng tạo tác. Thế nên, điểm cốt yếu là Tâm Thức: Tâm Thức xấu, tạo hành vi xấu, hưởng nghiệp quả xấu. Tâm Thức lành mạnh, tạo hành vi lành mạnh, hưởng quả lành mạnh. Đó là nói theo Luật Nhân Quả của Tạo Hóa, mà trên đời nầy khó có ai vượt qua được.

Chỗ học của chúng ta là lìa bỏ tác phong tư cách phàm tục, hành động phàm tục, lời nói phàm tục, ý nghĩ hay tư tưởng phàm tục, cho đến tâm tánh phàm tục, là một cách thanh lọc từ thân – khẩu đến tâm ý và ý thức. Một phương diện chuyển hóa Thân và Tâm trở nên trong sáng – lành mạnh hóa mở đường trở về Thiện Tâm Thiện Tánh. 5. Lời vắn tắt: Từ Giấc Mơ đến Chuyển Hóa Tâm.

Từ câu chuyện trong giấc mơ phối hợp với việc làm của Đức Thầy trong thực tế hoằng khai pháp đạo, chúng ta học được:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 68

Bài học về Khai Tâm – Thanh Tâm – Hóa Giải Nghiệp – Lành Mạnh Hóa Thân Tâm, dự phần Chuyển Hóa Nghiệp Lực và thanh lọc Tâm Thức. Đồng thời, cũng là bài học dẫn đến tự chủ hoạt động của cái Thức hay Dòng Tâm Thức dầu ở vào trạng thái thức hay ngủ, mà chúng ta nên nghiệm học.

Thầy Từ Long Ngọc và món quà dành cho Thần Tài, Christmas 2007.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 69

MẪU CHUYỆN HAY:

Thứ Tư, 14 tháng 5 năm 2008, bào đệ của Đức Thầy, anh Châu Nhật Tiến bị nhiễm trùng toàn cơ thể do ngộ độc thức ăn cả tuần lễ nay đã đến hồi nguy kịch. Anh đau đớn, vật vã... thầy Từ Thiện Minh Giác và Sương vợ anh Tiến vội vã đưa anh đến bệnh viện cấp cứu. Tới bệnh viện, dầu trong trận đau khôn cùng, anh nắm tay vợ thều thào rằng: - Em hãy về nhà lo cho mẹ, mẹ chưa ăn gì cả! Chỉ một lời nói đã khiến cho thầy Từ Thiện Minh Giác hiện diện xúc động, một người con đối diện trước cái chết vẫn còn nghĩ đến mẹ của mình. Tại Đạo Viện, một mình đối diện với các chuyện nguy cấp diễn ra cho Pháp Đạo (lúc ấy Thầy đang cầm súng ngăn kẻ gian không xâm phạm vào Đạo Viện và nhiều vấn đề quan trọng khác liên tục diễn ra), khi nghe tin tính mạng của em mình đang nguy kịch. Đức Thầy quỳ xuống giữa trời xin Thiêng Liêng cứu cho em mình, rồi Đức Thầy tiếp tục công việc giải quyết của mình cho Pháp Đạo. Vài ngày sau thì công việc tạm thời giải quyết được nhưng đồng thời vào một buổi tối thêm một chuyện mới xảy đến: Thầy được tin, nhiều hiện vật quan trọng của Bảo Tàng Viện đã bị đánh cắp. Theo thầy Từ Minh Tâm Hương cho biết, Đức Thầy nhận được tin nầy, Thầy như chết lặng. Thầy nói, đó là những hiện vật rất quan trọng, mất nó, Thầy cảm thấy có lỗi với mình và rất có lỗi với Đức Ngài. Suốt đêm ấy, Đức Thầy luôn im lặng, suy nghĩ... Thầy dự định đến lại hiện trường vào ngày sáng hôm sau để xem lại 1 lần nữa mong là những hiện vật ấy vẫn còn nơi đó.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 70

Suốt cả đêm không ngủ, sáng hôm sau, thay vì đến hiện trường thì Đức Thầy quyết định trở về Đại Hùng Linh Điện để xem tình hình của em mình. Đức Thầy nói với thầy Từ Minh Tâm Hương: - Đứng giữa gia đình và Pháp Đạo khi thân Thầy không thể chia làm 2 để cùng giải quyết thì Thầy chọn Pháp Đạo nhưng giữa đồ vật, dầu là đồ tối quan trọng, giá trị cỡ nào đi chăng nữa và con người thì Thầy sẽ chọn con người.

Thầy Từ Minh Tâm Hương không cho chúng tôi biết những món đồ bị mất ấy là gì, chỉ biết đó là những món đồ tối quan trọng và quý báu nhất của Đức Thầy.

Sự chọn lựa trong cùng 1 thời gian của 2 người anh em khiến cho chúng tôi, những người thân chứng trong giai đoạn nầy đều xúc động và mong gởi hình ảnh nầy đến toàn thể pháp hữu.

Sư Tỉ và các pháp hữu viếng thăm anh Tiến tại bệnh viện Fountain

Valley.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 71

Những mẫu chuyện hay: Nhân trường hợp Bảng Vinh Danh mà Đức Thầy chuyển ban cho một vị pháp hữu bị ngả màu, chúng ta có dịp nhìn lại bản thân được đặc ân thọ nhận các Bảo Pháp mà Đức Ngài – Đức Thầy ban: 1. Bảo Tràng Bảo Pháp ngả màu: Nhiều vị thọ Pháp với Đức Ngài vào khoảng những năm đầu khai đạo, trước và sau 1980, được Đức Ngài ban Bảo Tràng Bảo Pháp: Bông màu đỏ, 108 hạt màu nâu, thường là hạt được làm bằng nhựa. Chúng tôi có dịp được biết: - Một vị, sau thời gian thọ nhận Bảo Tràng Bảo Pháp:

Bông màu đỏ vẫn tươi sáng, hạt màu nâu trở nên bóng sáng.

- Trong khi đó, một vị khác là bạn thân của vị trên, sau thời gian vài năm thọ nhận Bảo Tràng Bảo Pháp: Bông màu đỏ tươi ngả thành màu đỏ bầm, hạt màu nâu ngả thành màu nâu bầm. Nói chung là Bảo Pháp ngả thành màu “bầm bầm – tối tối”.

Theo vị pháp hữu nầy thuật: Bảo Pháp ngả màu bầm tối, theo vị nghĩ là trong quá trình sống sau khi thọ nhận Bảo Pháp đã có nhiều lầm lỗi “khá nặng” từ tâm ý đến hành động do bản thân mình tạo nên, mặc dầu vẫn công phu thường ngày như các pháp hữu khác. Theo chúng tôi biết: (1) Công phu đều và thường lần chuỗi, chuỗi sẽ trở nên bóng sáng là do thanh điển. (2) Có vị tự kể, bản thân mình có nhiều lỗi lầm không hay nhưng không sửa, và vị nghĩ có lẽ vì đó mà chuỗi

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 72

cũng dần dần ngả thành màu “tối tối”, không còn sáng như lúc ban đầu được Đức Ngài ban. (3) Cũng có vị, sau thời gian thọ nhận Bảo Pháp, các hạt của Bảo Pháp (được làm bằng nhựa) trở nên sần sùi, trông có vẻ “đục đục”, không còn nhẵn bóng và tròn đẹp như trước. Qua vài câu chuyện tương tư chúng tôi được hiểu thêm: Sự tu sửa – công phu – trau dồi đức hạnh của người tu học có phần ảnh hưởng đến màu sắc “bóng sáng – tối tối” của Bảo Pháp, một phần do dòng tư tưởng – tâm thức thanh sạch hay thấp kém hình thành dòng điển thanh hay trược ảnh hưởng đến Bảo Pháp. 2. Bảo Châu Bảo Pháp bị nứt – bể: Một vị pháp hữu được Đức Ngài ban Bảo Châu Bảo Pháp, vào khoảng thập niên 1980 -1990, tại Việt Nam. Vị huynh trưởng của pháp hữu nầy kể lại: Thời gian không lâu sau khi thọ nhận Bảo Châu, một hạt của Bảo Châu bị nứt ra. Kiểm lại, mới biết vị nầy đã phạm phải “trọng lỗi về phần đời” có ảnh hưởng xấu đến tu học. Một vị pháp hữu khác được Đức Thầy ban Bảo Châu Bảo Pháp, vào khoảng cuối thập niên 1990 – 2000, tại Hoa Kỳ. Vừa ban xong, về nhà uống rượu say mèm, hôm sau tỉnh rượu thì biết là một hạt chuỗi Bảo Châu bị bể ra. 3. Thiên Linh Bảo Pháp bị đứt: Một vị định cư tại Âu Châu, trong thời gian mang thai đã nhiều lần nằm thấy các vị Đạt Lai Lạt Ma (Tây Tạng) mặc áo cà sa màu vàng đến thăm. Khi đứa bé vừa chào đời thì trong nhà bỗng nhiên trở nên thơm

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 73

phức, tương tự như hương thơm của dòng thanh điển – Tiên Thiên Khí mà trong lúc công phu chúng ta thọ nhận được. Đứa bé sinh ra trong gia đình VVQN và trở thành một đệ tử của VVQN mà người Cha của đứa bé là một Huynh trưởng tại Pháp. Theo vị Huynh trưởng nầy kể lại: - Nhiều lần Thiên Linh Bảo Pháp được chuyển ban cho

đứa bé nhưng đều bị đứt. Có lần vừa ban xong là Bảo Pháp bị đứt ngay lúc đó.

- Vị Huynh truởng trình Đức Thầy. Đức Thầy ban lời dạy mà đại ý là tạm ban Thiên Linh Bảo Pháp…. Vị Huynh Trưởng vâng Lệnh Đức Thầy chuyển ban cho đứa bé và Thiên Linh Bảo Pháp không bị đứt như nhiều lần trước đây.

Qua lời dạy của Đức Thầy chúng ta học được: Thiên Linh Bảo Pháp ban cho đứa bé nầy không tương xứng với căn cơ của vị nên bị đứt. (Tuy nhiên Đức Thầy có dạy cho chúng tôi hiểu thêm, nếu không chịu trui rèn, hay không biết cách, lỡ làm mất duyên đạo của người hay gián tiếp làm cho người mất duyên đạo, Hồng Ân,... thì dầu Bảo Pháp không tương xứng hay thấp nhất cũng chưa chắc có cơ hội để có được. Vì vậy đừng ỷ lại!). 4. Hồng Ân Bảo Pháp bị đứt:

Một vị thọ pháp với Đức Thầy tại Hoa Kỳ. Sau thời gian tu học, được Đức Thầy ban Thiên Linh Bảo Pháp… rồi Hồng Ân Bảo Pháp. Sau đó một thời gian ngắn, Hồng Ân Bảo Pháp bị đứt, Đức Thầy ban lại và cũng bị đứt nữa,…

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 74

Theo chúng tôi nghĩ: Hiện tại (vào thời điểm Bảo Pháp bị đứt), có lẽ phẩm hạnh của vị pháp hữu nầy chưa đủ để thọ nhận Hồng Ân Bảo Pháp. Có trường hợp khác mà chúng tôi được biết: Vị pháp hữu thọ nhận Bảo Pháp, vài ba năm sau phạm phải lỗi lầm …. trong cuộc sống, không còn xứng đáng thọ hưởng Bảo Pháp nữa nên trong “vô vi” cảnh giác hay thu hồi. 5. Dòng thanh điển trong công phu mang Bảo Pháp:

Một vị thọ pháp và được Đức Thầy ban Thiên Linh Bảo Pháp. Khoảng một năm sau, nhìn lại thấy Bảo Pháp thật là bóng sáng. Sau đó, vì bất cẩn nên làm mất Bảo Pháp nầy. Vị liền trình Đức Thầy. Vài hôm sau, Đức Thầy chuyển ban Thiên Linh Bảo Pháp cao hơn. Thọ nhận Bảo Pháp mới, vị nầy kể lại: Hôm sau, vị tìm được Bảo Pháp cũ. Vị để ý thấy rằng: Trong công phu hằng đêm, mang Bảo Pháp mới được ban cảm nhận thanh điển nhiều và mạnh hơn là mang Bảo Pháp cũ. Nhận biết sự khác biệt của hai dòng điển thật rõ. 6. Bảo Pháp (Mề đay) ngả màu:

Sau khi Đức Ngài hồi vị, chúng tôi được Sư Tỉ chuyển ban Bảo Pháp mang hình Đức Ngài và sợi dây chuyền để mang vào người, đều được làm bằng vàng. Vài tháng sau, vị thầy của người bạn là vị “Đại Sư” đến thăm gia đình. Nhân dịp nầy, đích thân người bạn nhã ý mời chúng tôi đến. Vì trọng tình bạn bè, nên chúng tôi đồng ý đi ngay lúc đó vào buổi tối và gặp vị “Đại Sư”.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 75

Buổi tối hôm đó, có sự hiện diện của người bạn, bạn của người bạn, cả hai đều là đệ tử của vị “Đại Sư” và chúng tôi. Tất cả cùng ngồi nghe vị “Đại Sư” nầy giảng về giáo lý nhà Phật. Khi đi, chúng tôi không quên mang theo tất cả các Bảo Pháp được Đức Ngài và Sư Tỉ ban. Khi về, để trên ngôi Tam Bảo. Sau đó, công phu như thường ngày. Vài hôm sau, bất chợt nhìn lại Bảo Pháp mà Sư Tỉ chuyển ban, gồm sợi dây chuyền và Mề đay mang hình Đức Ngài, đều đã ngả sang màu “mốc mốc – đen đen” tương tự như bộ lư bằng đồng để lâu năm không lau chùi. Chúng tôi tự nghĩ: Mình đã thọ Pháp với Đức Ngài, nay đến vị “Đại Sư” ngồi nghe giảng pháp mà chưa biết vị nầy là ai, là một lỗi lầm. Và, tự nhắc nhở mình nên cẩn trọng về phẩm hạnh. 7. Bảo Pháp bị mất:

Trong mấy mươi năm qua, chúng ta thọ nhận Bảo Pháp từ Đức Ngài – Đức Thầy ban. Nhiều vị đã để mất hay bị mất. Qua lời giảng giải của Đức Thầy và những gì biết được về vị pháp hữu có Bảo Pháp bị mất, chúng ta nhận ra hầu hết đều có lý do rõ ràng – đàng hoàng. Thí dụ như: Đức Thầy đặc ân ban cho vị nầy, nhưng thời gian sau, có thể là vài năm hay hơn nữa, phẩm hạnh của vị nầy thay đổi có phần hướng hạ chẳng hạn. Do đây, Ơn Trên thâu hồi, mà ở hữu vi là bị mất vì lý do nào đó, như do sơ ý để quên tìm lại không thấy, hay bị đánh cắp. 8. Sa chân – thoái chuyển vì thọ nhận Bảo Pháp:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 76

Như chúng ta đều biết: Thọ nhận Bảo Pháp cũng là thọ nhận thử thách tương ứng với Bảo Pháp. Bảo Pháp càng cao, thử thách càng nhiều. Có lần, một vị pháp hữu đã trải qua nhiều năm rất nhiệt tình làm việc giúp ích chúng sanh nên được Đức Thầy đặc ân ban Kim Cang Bảo Pháp, ngõ hầu có thêm Lực để làm việc trong pháp đạo. Thật ra, về phương diện tâm linh, đức hạnh chưa đủ để thọ nhận Bảo Pháp nầy. Sau khi thọ nhận Bảo Pháp, thử thách đến. Mặc dầu đã được Đức Thầy nhắc nhở - cảnh tỉnh, nhưng vị pháp hữu nầy không đủ Lực vượt qua, nên đã sa chân - thoái chuyển bước vào đường đời vì phàm tánh thế tục phát khởi với nhiều hành vi sai trái khi đối diện với thử thách. 9. Ban lại Bảo Pháp: Một vị pháp hữu được Đức Ngài ban Hồng Ân Bảo Pháp. Thời gian sau, vị “để quên đâu đó” nên bị mất….. Theo lời vị Huynh trưởng kể lại trong trường hợp của vị nầy: Đức Ngài ban Hồng Ân Bảo Pháp với Lệnh Pháp Tối Thượng, chỉ ban một lần, không ban lại lần thứ hai. Một trường hợp khác: Một vị pháp hữu thọ nhận Kim Cang Bảo Pháp. Về sau, Bảo Pháp bị đứt, vị trình Đức Thầy xin được ban lại. Đức Thầy không nói gì hết. Sau đó, vài năm gần đây, vị nầy là một trong những vị “có phẩm hạnh nghịch phá trong pháp đạo”. 10. Bảng Vinh Danh đổi màu: Trong buổi sinh hoạt vào khoảng đầu năm 2007, tại Đại Hùng Linh Điện, với sự tham dự ý kiến của các

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 77

pháp hữu, Đức Thầy quyết định ban Bảng Vinh Danh cho các vị pháp hữu có công với pháp đạo, mỗi vị một bảng. Bảng Vinh Danh làm bằng đồng, đặt trên nền gỗ. Trong đó có một số bảng được chuyển về Việt Nam: Tại Việt Nam, các vị pháp hữu nhận trách nhiệm, đã chuyển trao cho vài vị, còn lại hai vị vì nhận thấy phẩm hạnh như thế nào đó nên “không thể” chuyển trao được, và sau đó đã chuyển trở lại ĐHLĐ vào tháng 05.2007. Tại ĐHLĐ, Đức Thầy và các pháp hữu mở ra, phát hiện một Bảng Vinh Danh đã hoàn toàn bị đổi màu. Từ màu vàng sáng bóng trở thành màu “đục – xám xịt – mờ tối” và phần gỗ cũng vậy (chúng tôi không biết dùng từ nào khác để diễn tả màu nầy). Bảng còn lại, chỉ “xám xám” phần gỗ một góc nhỏ nằm về bên phải phía trên. Đáp lời thỉnh hỏi của các vị pháp hữu, Đức Thầy giảng giải: “Thầy cố gắng trao cho các vị có công với pháp đạo, nhưng Ơn Trên không cho (vị có Bảng Vinh Danh bị đổi màu hoàn toàn) vì không xứng đáng để nhận Bảng Vinh Danh nầy.” 11. Vài cảm nghĩ của chúng tôi: Trên đây là vài câu chuyện tượng trưng, thực tế còn nhiều. Thật là đa dạng. Chúng tôi xin phép ghi lại nơi đây nhằm tự nhắc nhở mình và nhã ý chuyển đến các vị phát tâm cầu đạo – học đạo – hành đạo nên lấy đây làm bài học. Trong thời gian được học hỏi bên Đức Thầy, chúng tôi nhận biết: Các Chư Vị trong vô vi lúc nào cũng quan tâm đến sự tu hành của các pháp hữu ở khắp nơi trên

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 78

thế giới, quan tâm đến sự thật hành giáo pháp VVQN không những của đệ tử VVQN mà cả chúng sanh nữa. Pháp hữu chúng ta, mỗi một việc làm – hành động – lời nói cho đến ý tưởng hay phóng ý – phóng tâm đều “có chấm điểm”.

Chúng ta luôn luôn nên cẩn trọng từ thân – khẩu – ý trên bước đường “Tu là sửa. Công phu là phương tiện. Trau dồi đức hạnh là căn cơ” mà Đức Ngài đã chỉ dạy. Theo chúng tôi nghĩ: Chúng ta nên nghiệm học lời Đức Thầy dạy là “Tu học phải lấy Tâm làm chánh”. Lấy Chánh Tâm tự kiểm thân – khẩu – ý. Dụng Chánh Tâm kiểm soát từ tâm tánh đến hành động. Trên từng bước tu tập khai mở Tâm Linh tiến hóa, nên dụng Tâm Linh làm chủ mọi trạng thái hoạt động của Thân và Tâm. Tóm lại: Vài trường hợp vừa trình bày là sự kiện làm bài học cho chúng ta tự kiểm thân tâm, đồng thời thể hiện phần nào lời Đức Ngài đã từng nhắc nhở đệ tử là: “Dùng vô vi để kiểm soát hữu vi mới đúng vào Pháp đạo”. – TCQN ghi lại

Viếng thăm trang web:

www.voviology.org

hoặc

www.voviquynguyen.org

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 79

Những mẫu chuyện hay:

Một vị trước đây từng đến các chùa chiền dâng hương – đăng – hoa - quả, lễ lạy Phật, cúng dường “tịnh tài” hay các phương tiện cần cho sinh hoạt của nhà chùa. Thỉnh thoảng vị “xin xăm”, nhờ các Sư hướng dẫn cách cúng sao - giải hạn, hay xem ngày tốt xấu trong việc làm ăn, v.v…. Về sau, vị có dịp đến với VVQN Pháp. Rồi vị cũng dâng “hương – đăng – hoa - quả” cúng dường, hay các phương tiện vật chất khác. Vị huynh trưởng nhận, dâng lên Tam Bảo xong rồi hoàn trao lại cho vị nầy đem về nhà. Thỉnh thoảng, vị đến dự sinh hoạt đạo, tỏ ra “vui vẻ - trò chuyện thân mật – có tinh thần hòa đồng” cùng các pháp hữu. Vị huynh trưởng giải thích hay giảng giải về giáo lý VVQN, vị tỏ ra chăm chú nghe và tin theo, nhưng tìm hiểu và áp dụng vào thực hành thì dường như chưa thấy có. Những khi bản thân hay người thân trong gia đình có việc không may, vị thường đến nhờ huynh trưởng hướng dẫn, … Vị đến VVQN như một nơi nương tựa, làm chỗ dựa cho đời sống nơi thế tục hơn là tu học. Nghiệm học lời giáo huấn, cũng như cách hành sử của Đức Ngài – Đức Thầy trong một số trường hợp tương tự từ nhiều năm qua, chúng ta học được nhiều điểm: 1. Thứ 1: Cúng dường:

VVQN tiếp nhận tấm lòng tốt của vị về việc cúng dường nhưng không nhận “của cúng dường” của vị.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 80

VVQN KHÔNG khuyến khích chúng sinh “tạo phước điền ở thế gian” để thọ hưởng về sau nầy. Tức là, KHÔNG khuyến khích “cúng dường, hay làm việc lành việc thiện” để tạo phước, để tích đức, để rồi hưởng phước đức về sau, để dành cho con cháu mai sau như người đời thường nghĩ hay làm. Theo chúng tôi nghĩ: Một là: Cách cúng dường tốt là “để tu sửa thân tâm – để khai tâm”. Vì sao? Cúng dường, làm việc thiện, là để tự nhắc nhở thân tâm hướng về chân – thiện – mỹ, hướng về thiện tâm thiện tánh. Do đó, trong cúng dường (hay tu tập), nên lấy Khai Tâm làm chánh, ví dụ như tự phát tâm cúng dường chẳng hạn. Có tự phát tâm cúng dường, hay làm việc lành, mới có khai tâm bằng thật hạnh, mới có mở rộng lòng cảm thông – bao dung – độ lượng với chúng sinh, mới có thể tạo duyên lành cho chúng sinh thức tâm tu hành, mới có thể mở tâm hỷ xả cho tất cả và vun bồi công hạnh lành, v.v… Cho nên, tự phát tâm cúng dường là khởi điểm cho khai tâm, cho tu sửa thân tâm. Hai là: Cách cúng dường tốt là “tu sửa thân tâm”. Thí dụ như: - Thường làm chuyện bậy, không hay – không tốt, nay

sửa lại không làm chuyện bậy nữa, giữ thân làm chuyện lành hay có ích.

- Hay: Bản thân còn nhiều thói hư tật xấu, nay mạnh dạn sửa đổi, dứt bỏ không do dự. Có thể cần thời gian, nhưng không nản lòng dầu khó bỏ.

- Hay: Gặp việc không tốt bất thường xảy đến, mình tỏ ra vội vã – mất điềm tĩnh – buồn lo – nghĩ ngợi mung

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 81

lung. Nay tỉnh thức, tập bình tĩnh, tập điềm đạm – ôn hòa từ thân đến tâm.

- Hay: Bản tánh hay buồn giận vì chuyện “không

đáng”, làm cho mình bực bội – khó chịu với bao phiền muộn. Nay tập nhìn mọi việc, dẫu cho “chướng tai – gai mắt – nghịch ý”, với phong thái tự nhiên – với tâm hồn rộng mở và thông thoáng.

- Hay: Thường hay có ý nghĩ xấu về người mình không

thích, nay sửa lại, chuyển đổi ý nghĩ xấu thành ý nghĩ tốt về người ở một vài điểm nào đó. Ai cũng có điểm tốt mà mình có thể học được, dầu đó là người xấu theo cách nhìn của xã hội.

- Hay: Nhìn việc làm của người, dầu tốt hay xấu, mình

thường hay khen chê – bình phẩm, tỏ ra có hiểu biết hơn người. Nay tập khiêm tốn, quan sát để học cái hay – cái dở của người mà tự kiểm thân tâm mình.

Nói chung, từ tâm tánh đến hành động, có điểm nào khiếm khuyết – xấu xa, không tốt – không hay, đều nên tự ý thức sửa đổi dần dần cho đến hết. Luôn “có ý thức giữ thân – khẩu – ý lành” trong mọi việc, mọi trạng thái sinh hoạt, mọi hoàn cảnh sống. Bởi vì, tu sửa thân tâm là “phần của mình có được và giữ được”, và có thể tiếp tục tăng trưởng mãi vào nhiều đời sau nữa cho đến khi hoàn thiện. Còn tạo phước điền như phần đông thế nhân thường làm sẽ được hưởng phước về sau, hay theo luân hồi sinh tử, tức là phải đi trong luân hồi hay tái sinh trong lục đạo để thọ hưởng phước, và có lúc sẽ hết. Nếu như tiếp tục tạo phước thêm nữa thì bao giờ mới thoát khỏi luân hồi sinh tử? Như vậy là tự trói buộc lấy.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 82

VVQN Pháp do chúng sinh – từ tâm chúng sinh mà có, mở hướng cho chúng sinh thức tâm trở về Thiện Tâm – Thiện Tánh. Nên, “tu sửa thân tâm” còn là một cách cúng dường chân chánh của người đệ tử Hiếu Đạo – Tôn Sư Trọng Đạo. Ngoài ra, có người tìm đến “xem ngày giờ tốt xấu, xem tử vi, xem địa lý phong thủy …” áp dụng vào sự sống thường ngày để được may mắn, thịnh vượng về tài lộc chẳng hạn. Theo chúng tôi nghĩ, chúng ta nên xem lại bản thân mình – đức hạnh có đủ xứng đáng, có đủ phước đức để hưởng sự may mắn hay tài lộc đó không? Lâu dài không? Về điểm nầy, Đức Thầy đã nhắc nhở chúng ta: “Phước đức lớn nhất là tu sửa thân tâm”. 2. Thứ 2: Đến với Pháp Đạo – Tin theo: VVQN luôn mở rộng cửa tiếp đón vị cũng như tất cả chúng sinh khác thức tâm đến với Pháp Đạo tu học. VVQN KHÔNG khuyến khích chúng sinh chỉ tin theo lời giáo huấn. Tức là, chúng sinh đến với pháp đạo, nên tìm hiểu lời giáo huấn theo khả năng nhận thức những gì mình thấy là đúng, những gì thích hợp với mình, những gì cần cho bản thân, rồi áp dụng vào thân tâm tu tập. Đó mới là tác phong chân chánh của người học đạo biết “vâng lời – hiếu thảo và tinh tấn” (viết lại theo lời Đức Ngài), đem lại lợi ích thật sự cho thân tâm. Vả chăng, đến với VVQN học hỏi – tiếp thu – tin theo mà không suy gẫm tìm hiểu, là còn phần tiềm ẩn tinh thần ỷ lại, là điều không nên. Nên suy gẫm – tìm hiểu và thực hành để có hiểu biết của chính mình và phẩm hạnh do mình mở ra. Cho nên, học hỏi – vâng lời hành theo lời giáo huấn chưa đủ, mà còn phải có

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 83

hiểu biết từ học hỏi đến thật hành và bằng phẩm hạnh của thân tâm. 3. Thứ 3: VVQN là nơi nương tựa tinh thần của chúng sinh. VVQN có Hiển Pháp và Bí Pháp, có Bảo Pháp của Đức Vua Cha, có những gì chúng sinh cần tu tập trở về Thiện Tâm – Thiện Tánh, đúng là nơi nương tựa tinh thần cho tất cả chúng sinh. Nhưng, VVQN KHÔNG khuyến khích chúng sinh ỷ vào tha lực. Thí dụ như: Ỷ vào cầu xin những gì mình hướng đến. Ỷ vào khẩn vái van xin để được thoát bệnh tật – tai ươn. Ỷ vào tha lực của Thiêng Liêng gia hộ hay trợ lực trong tu tập…. Mọi hình thức, mọi trạng thái ỷ lại, dầu là về phần đời hay về phần đạo, đều không nên làm. Cho nên, trong việc tu hành: Thứ 1: Về tụng Kinh. Mỗi chúng sinh sống nơi đời đều bị ảnh hưởng bởi nhân quả nghiệp lực, bởi điểm kẹt bản năng dẫn đi trong luân hồi sinh tử từ nhiều đời kiếp đến nay. Nay thức tâm đến với pháp đạo tu hành, một trong những điểm chính là hóa giải nhân quả nghiệp lực, hóa giải điểm kẹt bản năng, thoát khỏi ảnh hưởng bởi luân hồi sinh tử trở về Thiện Tâm – Thiện Tánh. Trong mỗi chúng ta, dầu là người thức tâm tu hành, hay tu hành đã nhiều năm rồi, đều còn nhiều điểm xấu từ tâm tánh đến hành động, gọi chung là ô nhiễm. Do đó, cần phải chuyển hóa hết các ô nhiễm nầy, mà Đức Thầy Từ Minh Đạt dạy là gội rửa và thanh lọc từ hành động cho đến tư tưởng và tâm thức cho thanh sạch, cho trong sáng. Từ thực trạng sự sống của chúng sinh như vậy:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 84

- Đức Pháp Chủ VVQN dạy các đệ tử Từ Tôn: “Tu là sửa. Công phu là phương tiện. Trau dồi đức hạnh là căn cơ”, hay: “Đời – Đạo Song Tu”, v.v….

- Pháp Nghi VVQN, điều 35: “Vô Vi Quy Nguyên là sự

kết hợp hòa nhịp giữa Con Người – Pháp Đạo – Thiêng Liêng. Vì vậy, Vô Vi Quy Nguyên luôn hành đạo và sống đời theo trình tự: Đời Tròn – Đạo Hiện – Pháp Ứng.”

Do đó, “Tu học là phải Hành”. Đi vào đời sống thực tế trong sinh hoạt thường ngày mà Hành. Một trong những cốt yếu của Hành là để gội rửa và thanh lọc, để hóa giải các ô nhiễm đã tích tụ nơi tâm và thân từ lâu nay. Vì thế: Thứ 1: Tuy Tụng Kinh là một pháp tu, đã được nhiều chúng sinh hưởng ứng tu tập như thời khóa hàng ngày. Nhưng, khi còn tại thế, Đức Ngài không lấy đây làm chánh. Đức Ngài dạy “Lấy Tu Tâm Làm Chánh”, “Sự tu học dụng ở Tâm và Hành”. Thứ 2: VVQN KHÔNG khuyến khích pháp hữu hay chúng sinh tụng Kinh mỗi ngày theo thời khóa như một số pháp môn khác, chẳng hạn. Nhưng, nếu như có pháp hữu hay chúng sinh nào tụng niệm Kinh Phật cũng tốt, VVQN không ngăn mà cũng không khuyến khích. Thứ 2: Về lễ bái. VVQN có đầy đủ Nghi Thức – Lễ Bái do Ơn Trên chuyển ban và các pháp hữu VVQN thọ học thực hành hằng ngày từ trong gia đình đến ngoài xã hội, từ sự tu tập của bản thân đến tỏ lòng cung kính đảnh lễ Thiêng Liêng – các Đấng Cứu Thế – các Bậc Minh Sư.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 85

Như pháp hữu chúng ta đều biết: Cung kính là nền tảng của Đạo Hạnh. VVQN lưu tâm hướng dẫn lễ hạnh nơi người đệ tử. Bởi vì, lễ hạnh – lễ bái thể hiện Phẩm Hạnh của đệ tử Từ Tôn. Phẩm Hạnh – Đạo Hạnh còn thể hiện phần giá trị của Chánh Pháp VVQN mà người đệ tử đang hành. Vả chăng, lễ bái còn là pháp “giữ gìn” các giác quan không động loạn vì ngoại cảnh, dẫn đến nội tâm an định hơn, và là phương tiện trợ lực “có ý thức” trong tu sửa thân tâm nữa. Tuy nhiên, VVQN KHÔNG khuyến khích pháp hữu hay chúng sinh ngày đêm chuyên tâm lễ lạy Phật hay Tam Bảo. Thí dụ như, hằng ngày lễ bái càng nhiều càng tốt theo thời khóa như một số pháp môn khác. VVQN không ngăn mà cũng không khuyến khích. Thứ 3: Về tọa thiền. VVQN KHÔNG khuyến khích pháp hữu hay chúng sanh tọa thiền cho thật nhiều là tốt, hay tọa thiền ít là tốt. Cũng không trụ vào thiền, vọng vào thiền, hay thiền để có được thần thông – thành đạt sự huyền diệu linh thiêng nào đó. Bởi vì, tất cả hướng tu tập thiền như vậy đều là vọng, gia tăng vọng ngã phát triển. Mục đích của công phu thiền là tâm định. Có định, tâm mới mở trí mới sáng. Nói cách khác: Đến với VVQN là đến con đường tự cứu độ lấy mình làm chánh. Đến với VVQN nên có tinh thần cầu đạo – học đạo – hành đạo – sống đạo theo khả năng của mình là một cách cúng dường và bồi đắp “ruộng phước điền” cao cả. Đó mới là nơi nương tựa tinh thần vững chắc lâu dài cho người thức tâm tu hành chân chánh.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 86

4. Thứ 4: Vô Vi Quy Nguyên là Pháp Tự Lực: Tự Đi – Tự Hành.

Lời giáo huấn của VVQN, thí dụ như: - “Tu là gội rửa và thanh lọc từ hành động đến tư

tưởng và tâm thức”.

- “Tu là sửa. Công phu là phương tiện. Trau dồi đức hạnh là căn cơ”.

- “Đời – Đạo Song Tu”. - “Đời Tròn – Đạo Hiện – Pháp Ứng”.

- “Sự tu học chỉ dụng ở Tâm và Hành làm Nhân cho

Quả”.

- “Tác phong đạo đức lấy căn bản Hiếu, Nghĩa, Lễ, Trung, Tín, …. Tất cả những người đều như quý vị thì xã hội không còn người xấu nữa. Là Thiên Đàng hiện tại!” ….

Những lời dạy nầy đều chỉ thẳng hướng tu tập nền tảng của pháp hữu VVQN là Tự Lực. Tức là Tự Đi – Tự Hành, hay Tự Tu – Tự Sửa … Với hướng Tự Lực nầy, VVQN KHÔNG khuyến khích cầu tha lực. Một thí dụ về cầu tha lực: Như vị nầy “nhờ các Sư hướng dẫn cách cúng sao – giải hạn, hay xem ngày giờ tốt xấu trong việc làm ăn”. Đây là một dạng nhờ vào tha lực. Trong dân gian, có người thường dùng phương tiện nầy gần như “lạm dụng”, và dẫn đến trở thành mê tín dị đoan.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 87

Các huynh trưởng – hướng dẫn đạo, đôi khi cần thiết, có thể nhu thuận theo cách sống – theo tâm lý của người đời mà dùng đến phương tiện nầy, nhằm tạo duyên cho chúng sinh thức tâm đến với pháp đạo tu học. Nhưng, đây chỉ là phương tiện tạm dùng theo dòng đời, không phải là phương tiện pháp của Chánh Pháp. Đến với VVQN Pháp nên Tự Lực: Tự Đi – Tự Hành. Nói chung: VVQN là Pháp Tu Tâm. VVQN là Đạo Tâm. Đến với VVQN Pháp tu hành là bước lên con đường Tự Đi - Tự Hành phát huy mọi tiềm năng “dụng ở Tâm và Hành”. Thí dụ như tu sửa thân tâm, trau dồi thân tâm, công phu tu hành tinh tấn đều do nơi mình ý thức cầu học và hành. Hành dẫn đến Khai Tâm – Khai Trí – Khai Hạnh. VVQN luôn khuyến khích đệ tử Từ Tôn và chúng sinh đến với Pháp Đạo nên biết Tự Lực, lấy Tự Lực làm chánh. Tức là, Tự Đi – Tự Hành bằng khả năng có được của thân tâm. 5. Nói tóm lại: Tu học nên Tự Cứu Độ. Đức Ngài dạy: (1) “Nhân Quả là Định Luật tuyệt đối đúng của Tạo Hóa”. (2) “Tu để tiêu trừ các nghiệp”. Quan sát lời dạy nầy bằng sự sống hằng ngày của chúng sinh vào thời nay, chúng ta nhận biết được: - Sự sống của chúng sinh từ nhiều đời kiếp đến ngày

nay trên cõi đời nầy là sự sống của Nhân Quả Nghiệp Lực, sự sống do Nhân Nhân Quả Nghiệp Lực vận hành đi trong Luân Hồi Sinh Tử, tạm gọi là sự sống trong biển khổ. Đây là một trong những điểm trọng yếu của chúng sinh mà VVQN hằng lưu tâm đến.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 88

- Chúng sinh sống trong biển khổ vì Nhân Quả – vì Nghiệp Lực: Gieo Nhân thì hưởng Quả tương ứng. Tạo Nghiệp thì Trả Nghiệp. Cho nên, mỗi chúng sinh nên tự thức tâm tu hành để tiêu trừ các nghiệp, đồng thời, luôn luôn giữ thân – khẩu – ý lành để không tạo thêm Nhân Xấu nữa.

Tức là, Tự Tu – Tự Sửa thân tâm bằng Tự Đi – Tự Hành. Mỗi chúng sinh nên lấy Tự Lực để Tự Cứu Độ chính mình, và trợ giúp các chúng sinh khác Tự Cứu Độ lấy, để cùng nhau tinh tấn. Cho nên, đến với VVQN, đừng nghĩ rằng cúng dường, lễ lạy … như trường hợp trên đây là học đạo hay đến với đạo, bởi đó là cách của người đời – của thế tục. Hãy để cho “sự sống theo thói quen của thế tục, sự học đạo theo cách của thế tục” lắng động lại. Một khi cánh cửa thế tục nầy khép lại sẽ làm thay đổi cách nhìn – tầm nhìn , cách sống từ đời đến đạo. Khi đó, đến với pháp đạo và học đạo, tâm đạo rộng mở hơn, làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần – đời sống đạo. Nhìn chung: Đến với VVQN nên đến bằng tinh thần đạo – bằng tâm đạo, phát huy mọi tiềm năng tiếp thu học hỏi và ứng dụng thực hành vào đời sống bằng thân tâm. Nếu như có nghĩ đến Tha Lực, trước hết nên Tự Lực, tận lực Tự Đi – Tự Hành. Có Tự Lực mới có thể có Tha Lực. Không có Tự Đi – Tự Hành, thời không có Đấng Cứu Thế hay Bậc Minh Sư nào giúp mình được. – TCQN ghi lại.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 89

1. Câu chuyện thường gặp trong các Nhóm Đạo:

Nhìn lại trong các Nhóm Đạo VVQN tại khắp nơi, chúng ta có thể nhận thấy giữa vị huynh trưởng và đệ tử thường có mối quan hệ từ tiền kiếp. Ngày nay, cùng gặp trong pháp đạo, cùng tu tập VVQN Pháp, còn gọi là có duyên với nhau. Trong các mối quan hệ từ tiền kiếp thường gặp là, ví dụ như: Bà cháu, cha con, mẹ con, vợ chồng hay thê thiếp, anh em, bạn đồng hương, bạn đồng liêu, ân nhân,… Vì vậy, trong cái duyên nầy đôi khi còn có cái nợ hay cái nghiệp, tạm gọi chung là Duyên Nghiệp. Nhân cái duyên đã có từ trước, nên ngày nay gặp lại dễ có cảm tình, hay đi dần đến tình cảm thân thương, cho đến tình yêu nam nữ, thậm chí có trường hợp trở thành vợ chồng. Có duyên nghiệp là có “sự trả và sự đòi”: Một bên trả – vui vẻ trả. Một bên đòi – vui vẻ tiếp nhận. Sự trả và sự đòi tiềm ẩn kín đáo trong tâm thức, được thể hiện qua bề ngoài là hai bên cùng vui vẻ – cùng hài lòng – cùng đồng tình đi vào vòng vay trả do duyên nghiệp dẫn dắt (mà không hề hay biết). Cho nên, tuy nói là học đạo hay hướng dẫn đệ tử tu hành, thật ra là có thể gặp nhau trong pháp đạo để cùng hóa giải duyên nghiệp trên con đường đạo. Do đây, một trong nhiều lý do mà Đức Thầy từng nhắc nhở pháp hữu VVQN là ranh giới của Nhóm Đạo không thuộc “giáo xứ”, hay “khu vực thuộc địa lý”, mà là ranh giới Tâm Linh. Chẳng hạn như, một vị ở tận

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 90

miền Bắc có thể thọ học với vị huynh trưởng ở tận miền Nam, hay ở nước khác, là do có duyên với nhau. Trong các mối quan hệ, tình cảm thường đậm hơn hết là “tình vợ chồng – tình cha con – tình mẹ con”. Do nhiều trường hợp khá phức tạp, nên trong bài nầy chúng ta chọn trường hợp đặc biệt là Tình Cha Con và Tình Vợ Chồng trong tiền kiếp làm tiêu biểu cho một số trường hợp khác trong việc hóa giải duyên nghiệp, và một số thí dụ trong bài đều lấy sự gặp nhau giữa nam và nữ làm tiêu biểu. Thí dụ như: Vị huynh trưởng là nam giới, trong tiền kiếp là người Cha. Người đệ tử là nữ giới, trong tiền kiếp là người con. Tình cha con sâu đậm, nhất là tình thương của người cha dành cho con. Ngày nay, gặp nhau trong pháp đạo, tình cảm thương mến, chăm lo, giúp đỡ luôn mở ra nếu có cơ hội. Với vai trò của huynh trưởng, chúng ta nên làm sao có thể hóa giải duyên nghiệp nầy? Nghiệm học lời giảng giải trong các buổi sinh hoạt đạo và nhiều trường hợp giải quyết mà Đức Thầy đã chuyển ra chúng đệ tử từ nhiều năm qua, và vài kinh nghiệm có được từ các huynh trưởng trên bước đường hành pháp, chúng tôi gom góp lại có được một số bài học nên lưu tâm: 2. “Điểm Cột” trong tâm thức:

2.1.Nhận diện “Điểm Cột” từ tiền kiếp: Đời trước, người cha thương con nhiều, nên tình thương nầy nhập vô A Lại Da Thức. Đó là “Điểm Kẹt hay Điểm Cột” trong tâm thức do người cha cột. Đời nầy, “Điểm Cột” vẫn theo mình. Chúng ta làm sao có thể nhận diện ra? Chẳng hạn như vào ngày nay: - Trong các đệ tử, riêng đối với đệ tử nầy, vị huynh

trưởng có cảm tình nhiều hơn, có vẻ quan tâm lo

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 91

lắng, giúp đỡ nhiều hơn, hay cảm thấy có mối quan hệ như người thân trong gia đình. Đó là trạng thái tâm tiêu biểu cho “Điểm Cột” đang hiện hành.

- Hay, như trường hợp đặc biệt, khi người đệ tử nầy lầm lỗi có thể đi đến thoái bước trên đường tu học, hoặc có trường hợp người đệ tử phải đi xa nhiều năm khó mà gặp lại, mặc dầu thân tâm vị huynh trưởng “dường như bình thường” nhưng “nước mắt” tự động chảy ra không sao ngăn lại được. Đó là sự cảm xúc thuộc về tâm linh, từ vô thức khởi dậy tuôn tràn ra, và là biểu hiện cho “Điểm Cột” của tâm thức đã có từ tiền kiếp.

2.2.Nhận diện “Điểm Cột” trong hiện kiếp: Có trường hợp, vào đời trước “bà thương cháu” nhiều quá, ngày nay gặp nhau tình cảm sẵn có trong tiềm thức tuôn tràn ra, rồi dần dần dẫn đến lập gia đình. Như vậy là “Cột Thêm” vào tâm thức. Hay, vào đời trước là “tình bạn đồng lưu – tình bạn đồng hương”, ngày nay gặp nhau tình cảm nầy dễ phát triển trở thành tình yêu nam nữ, hay đi đến hôn nhân. Như vậy là “Cột Thêm” vào tâm thức. 2.3.Sự hiện hành của “Điểm Cột”: Trong thực tế: Vị huynh trưởng đến với các đệ tử của mình, mặc dầu vẫn giữ tác phong tư cách hành sử cân bằng như nhau, nhưng trong tâm thức đối với đệ tử nầy có phần “nặng nặng” hơn so với các đệ tử khác thông thoáng hơn, là biểu hiện của “Điểm Cột” đang vận hành ảnh hưởng mặc dầu thật là sâu kín trong tiềm thức.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 92

“Điểm nặng nặng” nầy khó diễn tả, chỉ người trong cuộc tự nhận biết. Nó xuất phát như phản xạ tự nhiên mà mình không thể tự chủ được, không thể lắng động được, mặc dầu nhận biết nó đang diễn biến trong tâm thức. Dẫu cho bước vào tham thiền nhập định tràn ngập thanh điển lành nhưng khi xả thiền vẫn cảm thấy còn “nặng nặng”. “Điểm Cột” nầy, vẫn tiếp tục lưu hành theo vòng luân hồi sinh tử, theo duyên nghiệp từ đời nầy sang đời khác cho đến khi được chuyển hóa. Như chúng ta biết, ngay cả hàng Bồ Tát lâm phàm hành hạnh nguyện cứu độ chúng sinh, cũng phải hóa giải duyên nghiệp nếu còn, nhưng là sự hóa giải theo hướng hành hạnh nguyện vì chúng sinh thức tâm tu hành, là sự hóa giải theo con đường đạo chân chánh nên nó thoáng hơn – nhẹ nhàng hơn. 2.4. Nhìn chung: Sao gọi là “Điểm Cột”? “Điểm Cột”, hay Khoen, nó như “vòng tròn móc xích”. Vòng tròn nầy móc vào vòng tròn kia trở thành chuỗi khoen dài, tượng trưng cho vòng luân hồi còn hoài không dứt. Bình thường, khi chưa đến thời điểm thích hợp, thì “Điểm Cột” nằm yên đó. Khi đối tượng đến với môi trường sinh hoạt thích hợp (là Nhân), thời cái thức tình cảm nầy (là Quả) khởi dậy, dẫn đến bản thân mình nằm trong sự vận hành của Quả. Đó là sự vô minh của con người sống trong Nhân Quả – sống trong sự vận hành của “Điểm Cột” (xem tiếp phần sau: 5.2.Bài học áp dụng chung – Về Nhân Quả).

Là người sửa mình học đạo, chúng ta nên tỉnh thức sự sống trong Nhân Quả mà “Điểm Cột” là một tiêu

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 93

biểu, và đồng thời nên cảnh giác “Cột Thêm”. Nên mở ra, xả ra cho thông thoáng. Nên nghĩ đến sự tu học chân chánh về sau, không nên chỉ nhìn việc trước mắt để rồi cùng luân lưu trong nghiệp lực dẫn dắt.

3. Làm sao hóa giải hay mở “Điểm Cột” trong tâm thức? 3.1.Tổng quát về hóa giải “Điểm Cột” trong tâm thức: Bổn phận của vị huynh trưởng là mở “Điểm Cột” ra, mở gút ra. Mở ra, là thả ra cho vị huynh trưởng, thả ra cho người đệ tử, cả hai cùng thông thoáng thanh nhẹ. Nhưng làm sao mở ra, hay “không cột” nữa? Theo chúng tôi nghĩ, vị huynh trưởng: - Muốn mở điểm cột nên nắm vững điểm cột nào là

chánh yếu.

- Nên biết cái khoen – Điểm Cột chánh ở đâu để chặt. - Tức là, tìm hiểu nó, và biết cách mở ra. Nói chung: Vị huynh trưởng muốn gỡ ra – hóa giải “Điểm Cột” trong tâm thức, nên: Tìm một chỗ chánh yếu cắt ra = Các khoen kia rơi hết. Mở cái nào chánh yếu = Tự nó sẽ mở ra hết các khoen còn lại. 3.2.Thí dụ 1: Tình cha con. 3.21.Hành sử đúng vị trí của một huynh trưởng: Hai vị ngày trước là cha con. Ngày nay gặp lại với nhau trong Nhóm Đạo, một người là huynh trưởng – một người là đệ tử. Do mối quan hệ nầy mà tình cảm ngày xưa khởi dậy và tăng trưởng dần. “Điểm Cột” ở

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 94

đây là Tình Cha Con. Do đó, với vai trò của huynh trưởng, theo chúng tôi nghĩ: - Nên quan sát, tìm hiểu để nhận biết ra tình cha con

(thường là tiềm ẩn trong tâm thức, hay thể hiện kín đáo qua các hành vi của thân khẩu và ý, mà chính bản thân mình không hay biết).

- Kế là chặt đứt tình cha con: Không cha, không con nữa. Có chặt đứt mới có chuyển biến tình cảm nầy trở thành tình đệ tử và thầy, hay Tình Thầy Trò. Như vậy là đủ cho hóa giải tình cha con ngày trước.

Trong hướng dẫn: Cái khó là chặt đứt tình cảm nầy, vì nó tiềm ẩn trong nội tâm phóng hiện ra như phản xạ tự nhiên. Do đó, vị huynh trưởng nên coi người nầy là đệ tử. Rầy là rầy đệ tử. Lo là lo cho đệ tử. Dạy dỗ là dạy dỗ vì đệ tử. Thương yêu là thương yêu đệ tử. Không có cha – không có con trong đó. Vị huynh trưởng nên vứt bỏ chuyện ngày trước, không lưu luyến chuyện đã qua. Hiện tại là hiện tại. Hành sử một cách tròn đầy của hiện tại. Lấy hết cái tình của huynh trưởng đối với đệ tử. Ở trong vị trí của mình là huynh trưởng, thầy là thầy, trò là trò. 3.22.Không lo lắng cho đệ tử nầy quá: Do tình cha con đậm sâu nên vào đời nầy thường quan tâm lo lắng cho đệ tử nầy nhiều. Trong sinh hoạt hay hướng dẫn đạo, mà còn quan tâm lo lắng cho đệ tử nầy nhiều hơn các đệ tử khác là “Điểm Cột” vẫn còn đó. Do đó, vị huynh trưởng giữ làm sao cho trong lòng không lo lắng hay chăm sóc cho đệ tử nầy

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 95

quá, giữ sự công minh từ nơi Tâm đối với các đệ tử của mình. Ví dụ như xử phạt nếu có, vị huynh trưởng luôn giữ sự công minh. Công minh hiểu đơn giản là công bình, rõ ràng, sáng suốt và công khai. Công minh còn hàm nghĩa không phân biệt, không cao thấp, … coi các đệ tử bằng nhau.

Chẳng hạn như: Đối với đệ tử nầy, mình đánh 5 roi. Đối với đệ tử kia, mình cũng đánh 5 roi. Như vậy mới có sự công bình. Song việc xử phạt có lý do rõ ràng, và phạt công khai – minh chánh. Nói như vậy, nhưng trong thực tế có linh động một chút. Như đối với đệ tử trẻ thì đánh 5 roi, với đệ tử cao niên thì giảm lại, ví dụ như vậy.

3.23.Lo với tình thầy trò: Ngày trước: Với tình cha con, mình lo cho con về nhiều mặt đến tuổi trưởng thành, như lo làm sao cho con trở nên người tốt trong gia đình và ngoài xã hội chẳng hạn. Ngày nay là đệ tử, mình cũng lo, nhưng là lo cho đệ tử. Tức là, nên đối với người nầy là đệ tử, không còn là con, lo với tính cách là thầy, không lo với tính cách là cha. Nói cách khác: Đời nầy là đệ tử, không phải là con. Coi đệ tử là đệ tử, không còn là con nữa. Hướng dẫn với tính cách là thầy, không hướng dẫn với tính cách là Cha. Với hướng hành sử nầy thời tình cảm của vị huynh trưởng có khác rồi. Như vậy là có chuyển hóa rồi, không còn “Cột” nữa, không còn gút mắc nữa, không

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 96

còn ôm vào tâm nữa. Hành được như vậy là tạm đủ cho hóa giải “Điểm Cột” rồi. Cụ thể hơn: Vị huynh trưởng đứng đúng vị trí là vị hướng dẫn đạo. Tuy tình nó còn nhưng nó đã có chuyển đổi rồi: Từ tình cha con đổi thành tình đệ tử. Nhìn chung: Để có thể chuyển hóa “Điểm Cột”, vị huynh trưởng không lo lắng quá, không để trong tâm vì đệ tử nầy nữa. Vị huynh trưởng không để vô tâm (nhập tâm) nhiều quá như đời trước nữa. Vứt bỏ chuyện ngày trước. Như vậy, duyên tình cha con từ đời trước tự nó giải, mình không giải cho đệ tử được. 3.24.Vị huynh trưởng không hóa giải duyên nghiệp cho đệ tử được: Là vị huynh trưởng, mình mở ra bài học thích ứng cho đệ tử, chỉ ra hướng tu tập và để cho đệ tử tự lựa chọn – tự quyết định. Nếu như người đệ tử chưa tu tập được, có lời hỏi thì vị huynh trưởng chỉ ra, nhưng sự tu tập vẫn do nơi đệ tử, không do nơi vị huynh trưởng. Nói cách khác: Vẫn lo cho đệ tử tu học, nhưng giảm tình cảm đời thường. Vị huynh trưởng là người thầy, lo với tính cách của người thầy. Người đệ tử làm được hay không là do đệ tử. Tương tự như Đức Ngài đã trao cho chúng đệ tử những “gạo – củi – lửa – nước …”, người đệ tử tự mình nấu ăn. Cơm nhão thì ăn nhão, cơm khô thì ăn khô. Nấu cơm hư, hỏi để sửa chữa lại, Đức Ngài chỉ ra, nhưng vẫn để đệ tử tự nấu ăn. Đức Ngài không nấu. Bây giờ nhìn lại, chúng ta nhận thấy Đức Ngài rất kỹ về điểm nầy, không can thiệp vào nghiệp lực của đệ tử. Nghiệm lại trong cách hành sử của Đức Thầy chúng ta học được sự tương tự như Đức Ngài: Thầy rất thực tế – thật là thực tế. Thầy để

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 97

chúng ta tu tập, cứ làm đi – hành đi. Đến khi làm sai – hành trật, Thầy chỉ ra cho thấy, rồi sau đó cho cách sửa, nhưng Thầy không sửa giùm cho đệ tử. Đây là điểm mà chúng ta nên nghiệm học. 3.3.Thí dụ 2: Tình vợ chồng. 3.31.Nên chuyển đổi tình vợ chồng:

Hai vị kiếp trước là vợ chồng. Ngày nay, gặp lại với nhau trong pháp đạo, mặc dầu không phải là vợ chồng, nhưng tình cảm ngày trước vẫn còn đậm sâu và dần dần khởi dậy lớn mạnh theo thời gian – theo môi trường sinh hoạt. Như vậy, “Điểm Cột” trong trường hợp nầy là “Tình Vợ Chồng”. Do đó, gỡ “Điểm Cột” nên chuyển đổi tình vợ chồng thành khác đi. Chẳng hạn như chuyển thành:

Một là, tình anh em. Hai là, tình bạn bè. Ba là, tình đồng đạo.

Ba tình nầy hơi giống nhau, có thể nói là chìa khóa chuyển hóa tình vợ chồng. Trong sinh hoạt nên đối xử bằng tình anh em, tình bạn bè, hay tình đồng đạo. Cụ thể như: Thứ 1: Giữ gìn và phát triển mối hỗ tương cao đẹp lẫn nhau. Vẫn quan hệ đối xử cao đẹp qua lại với nhau. Có sự hỗ tương qua lại lẫn nhau. Như:

- Anh thương em, em thương anh.

- Cùng chia sẻ những vui buồn, thăng trầm, vinh nhục trong cuộc sống, nếu có.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 98

- Thương kính, cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau.

- Khích lệ nhau cùng đi trên Chánh Đạo, cùng tinh tấn tu sửa thân tâm theo Chánh Pháp….

Phát huy mối hỗ tương cao đẹp lẫn nhau là mở đường cho tâm hồn thanh cao rộng mở nhân tính, lòng nhân ái và vị tha có cơ hội hiển lộ. Thứ 2: Không nên lưu luyến. Lưu luyến biểu hiện ra trong lòng không muốn rời nhau, trong lòng luôn muốn bên cạnh nhau – muốn giữ lại vì quí mến nhau. Lưu luyến dẫn đến vương vấn, trong lòng cứ nghĩ đến – nhớ đến – khó mà quên hay dứt ra được. Đây là điểm quan trọng. Quan sát trong đời sống thế nhân, chúng ta nhận thấy “lưu luyến” là một nguyên nhân cốt yếu dẫn đến “thâm nhập thâm tâm” hình thành “móc xích luân hồi” vô hạn trong sinh tử. 3.32. Một thí dụ: Nếu như hai vị mà tiền kiếp là vợ chồng, ngày nay cùng gặp nhau trong pháp đạo và phát tâm tu hành đến ngày viên mãn, thời trong cuộc sống – sinh hoạt – trong học đạo hay hành pháp: - Vẫn sát cánh bên nhau. Cùng trao đổi hiểu biết và

kinh nghiệm tu tập. Cùng góp sức học đạo vì lợi ích cho bản thân và cho chúng sinh.

- Vẫn giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc gặp phải khó khăn, ngõ hầu giảm bớt vất vả - khó nhọc.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 99

- Và, cùng đi trên con đường đạo chân chánh, có thể

từ kiếp nầy sang kiếp khác không sao. Điểm cốt yếu là chuyển tình cảm theo đời thường trở thành tình cảm chân chánh trong tình anh em – tình bạn bè – tình đồng đạo. Đó cũng là một phương thức hóa giải nương theo duyên đời mở ra duyên đạo lâu dài về sau. Theo chúng tôi nghĩ: Làm được như vậy thì trải qua một kiếp người “tình cảm vợ chồng ngày trước” sẽ phai mờ đi – nhạt đi. Cái tình ngày xưa nay chuyển thành tình anh em – tình bạn bè – tình đồng đạo cùng giúp đỡ nhau trên bước đường tu học, nó sẽ rộng mở và thông thoáng hơn. Bằng như, nếu không biết cách mở: Tình vợ chồng nầy, nó cứ nằm trong vòng luân hồi còn hoài, hay tái diễn hoài, khó mà thoát ra. Biết cách mở như vậy, tạm gọi là Trí. Người học đạo có Trí, còn phải có cái Dũng cắt đứt. Bởi vì cái thức tình cảm nầy nó mạnh lắm, nó cứ đáo trở lại hoài – làm cho mình khó mà dứt ra được. Phải có cái Dũng Nội Tại cắt dứt một lần cho hết, đừng để tái diễn. Trong thực tế, có vị thức tâm nhận biết nhưng chưa đủ Dũng dừng lại, hay cắt đứt, là do “bản ngã tham đắm lưu luyến” làm chủ sự sống như sức mạnh phi thường khó mà dứt ra được. Cho nên, lòng tham đắm luyến ái cứ tiếp tục tái diễn qua vô số kiếp luân hồi. 3.33.Nhìn chung về tình vợ chồng:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 100

VVQN là Pháp tu tại gia. Đa số các pháp hữu đều có gia đình hay con cháu cùng sống chung dưới mái gia đình, và cùng sinh hoạt theo đời thường như thế nhân. Quan sát một số trường hợp “vợ chồng cùng tu tại gia” ở nhiều nơi, chúng tôi nhận thấy và nghĩ rằng: Với các vị hiện tại là vợ chồng một lòng thật tâm tu hành theo VVQN Pháp: Nên chuyển đổi tình vợ chồng thành tình bạn, tình anh em, hay tình bạn đạo. Tức là, “vợ chồng như đôi bạn thân”. Điều nầy rất hay, thích ứng với phương châm “Đời – Đạo Song Tu”. 3.4.Trường hợp chung chung: Phần đông pháp hữu chúng ta chưa đủ khả năng nhận biết mối quan hệ từ tiền kiếp như thế nào nếu như không được Đức Thầy trực tiếp khai thị cho. Nhưng trải qua những tháng ngày cùng sinh hoạt với nhau trong một nhóm đạo, trong tâm chúng ta nhận biết là có sự gần gũi – sự thân thiện – sự gắn bó đặc biệt nào đó, dẫu là “sâu kín – thầm lặng” trong tâm thức giữa đệ tử và huynh trưởng, hoặc giữa đệ tử và đệ tử. Như vậy, làm sao biết “Điểm Cột” nào là chánh yếu để mở? Trong trường hợp nầy, chúng ta chưa thể nhận biết “Điểm Cột” chánh yếu. Theo chúng tôi nghĩ một cách chung: Đối với vị huynh trưởng: Vị huynh trưởng nên biết vị trí đứng của vị huynh trưởng. Hành sử đúng với cương vị của một huynh trưởng đối với các đệ tử của mình một cách công minh, một cách quang minh chính đại, hay một cách trung chính từ Tâm đến Hạnh. (Tương tự như đã trình bày ở trên).

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 101

Đối với người đệ tử: Người đệ tử nên biết vị trí của mình là đệ tử. Người đệ tử đến với huynh trưởng là vị thầy dẫn dắt đời sống tinh thần hay tâm linh, là đến bằng Tình Thầy Trò. Người đệ tử trong mối tương quan với các đệ tử khác là Tình Đồng Đạo cùng giúp đỡ chỉ dẫn cho nhau tu học. Ngoài ra, là pháp hữu VVQN, dầu huynh trưởng hay đệ tử, đều nên giữ gìn Pháp Nghi và Luật Đạo từ Tâm đến Hạnh làm nền tảng cho tu hành là yếu tố vững bước trên Chánh Đạo và hành Chánh Pháp, thời sự tham đắm lưu luyến hay luyến ái tất sẽ tiêu giảm dần và tan biến. Nhìn chung: Với vài hướng chung nầy, chúng ta nên sống với hiện kiếp: Hiện tại là hiện tại. Mọi hành sử cho tròn đầy của hiện tại, lấy hết cái tình – cái chân tình mà đối với nhau như Đức Thầy đã từng nhắc nhở pháp hữu chúng ta. Được như vậy là tạm đủ để hóa giải “Điểm Cột” về tình đời nầy trong tâm thức. Đồng thời, cái tình nó vẫn còn nhưng là tình thanh cao hướng thượng – hướng đạo. Bằng như ngược lại, giả sử tình cảm thuộc đời thường nầy phát triển dầu là kín đáo: Nếu mình tự bào chữa “không có gì đâu” với “lý do thường chủ quan” để biện minh, hay để về sau nầy “tình cảm đậm đà” rồi ngụy biện “không sao đâu”, như vậy là tình cảm nó cứ âm ỉ tồn tại – huân tập một cách “sâu kín – thầm lặng” trong nội thể. Dẫn đến tình cảm thâm nhập sâu dần vào tâm thức, huân tập A lại Da Thức gia tăng thêm, lúc đó mình sẽ không có đủ can đảm cắt đứt nổi đâu.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 102

4.Bài học chung của chúng ta: 4.1.Bài học 1: Hướng giải quyết chung. Như pháp hữu chúng ta đã biết: Vào thời nay các cõi đều mở cửa, trong đó có cơ hội để cho các vị có duyên nghiệp – có nghiệp nợ đến với nhau. Các vị được tự do đòi nghiệp nợ, đòi ân oán, v.v… với nhau nếu muốn. Mối quan hệ về duyên nghiệp giữa vị huynh trưởng và đệ tử đến là nghiệp lực hiện hành, nó có sức mạnh ảnh hưởng lên hoạt động của tâm và thân. Sự nặng – nhẹ, tốt – xấu, lành – dữ, tùy thuộc vào nhân đã gieo trong quá khứ. Theo chúng tôi nghĩ: Dầu cho tiền kiếp như thế nào, hiện kiếp là hiện kiếp – đời nầy là đời nầy. - Đời nầy, nếu người ta là đệ tử, vị huynh trưởng nên

xem là đệ tử – đối xử như các đệ tử khác, giữ chánh tâm – chánh hạnh là chủ yếu.

- Nếu là đệ tử, người đệ tử giữ tròn tư cách là đệ tử đối với pháp đạo – đối với vị huynh trưởng như các đệ tử khác trong đại gia đình Vô Vi Quy Nguyên.

Vị huynh trưởng và đệ tử vẫn giữ cái tình, không phải là tình cha con (hay tình vợ chồng …), mà là tình cao thượng hướng đạo của người thầy tận tâm tận tình đối với trò, của người đệ tử một lòng tôn sư trọng đạo mà hết lòng tu hành. Người thầy đối với đệ tử nầy cũng như các đệ tử khác, đối xử công minh như nhau, không có nhuốm tình riêng dầu là một phóng ý. Và khi cần thiết, như có lời khuyên đệ tử tu hành chẳng hạn: Chỉ khuyên, không mớm ý, không ép,

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 103

không áp đặt ý của mình lên mọi sự lựa chọn hay quyết định của đệ tử. Trong lời khuyên nên để cho người đệ tử có sự tự do định đoạt. Theo Nhân Quả vay trả - trả vay: Nếu đến với nhau vì nghiệp thì phải trả. Kiếp nầy không trả thì kiếp sau phải trả. Với vai trò huynh trưởng, nên giữ tư cách là người hướng dẫn đạo – hướng dẫn tâm linh, làm hết khả năng của mình vì sự tinh tấn của các đệ tử thức tâm tu hành, không có tình riêng trong đó, là một cách chuyển hóa trả nghiệp trở thành hành hạnh nguyện. Được như vậy, từ duyên đời cha con (hay vợ chồng…) chuyển thành duyên đạo, nó trở nên nhẹ nhàng hơn – thoáng hơn, và duyên nghiệp từ từ tự nó hóa giải mở ra duyên đạo vì đệ tử và chúng sinh thức tâm tu hành. Nhìn chung: Thấy ra cách giải, mở hướng giải cụ thể, và có cái Dũng thông qua cái Hành, thời Tâm Thức trở nên thông thoáng hơn. 4.2. Bài học 2: Về Nhân Quả. Với hướng hóa giải, hay chuyển đổi tình cảm trong mối quan hệ giữa “huynh trưởng và đệ” như đã trình bày, chúng ta nhận thấy: - Cái Nhân mà ngày trước mình đã tạo, nay dẫn đến

Quả trong hiện kiếp mà mình phải thọ hưởng. Nhưng, sự thọ hưởng Quả nầy được chuyển hướng cao đẹp hơn là cùng đi trên con đường đạo chân chánh. Như vậy, Nghiệp Quả phải thọ hưởng nay đã có chuyển đổi rồi.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 104

- Thay vì thọ hưởng Nghiệp Quả, nay chuyển hướng Nghiệp Quả nầy trở thành Nhân Lành về sau. Tức là, có sự cắt đứt vòng Luân Hồi theo Nhân Quả Nghiệp Lực của đời thường, đồng thời là dừng lại Tạo Quả Mới theo cách thế gian, dẫn đến chuyển Quả Hiện Tại hướng đến con đường đạo chân chánh, v.v… trở về Chánh Pháp VVQN.

Hướng hóa giả nầy Cắt Nhân Đời – không tạo Quả Đời = là không có Quả nữa. Song song là gieo Nhân Đạo – tạo Quả Đạo = là cùng đi trên con đường vàng Chánh Đạo, cùng hành Chánh Pháp. Nhìn chung về Nhân Quả theo Duyên Đời – Duyên Đạo. Hướng mở giải “Điểm Cột” nầy còn cho thấy: Duyên đời có lúc phải hết và khi hết thì “đường ai nấy đi”. Vì thế, cắt duyên đời mở ra duyên đạo là một phương thức mà Đức Thầy đã từng nhắc nhở các pháp hữu. Nói cách khác: Tận duyên đời mở ra duyên đạo, để làm cho cái duyên trở nên lâu dài hơn mà cùng nhau tu hành trong Chánh Pháp VVQN. 4.3.Bài học 3: Không nên can thiệp vào nghiệp lực. 4.31.Đối với vị huynh trưởng: Một khi nhận biết người đệ từ nầy đến với mình là có phần duyên nghiệp đến, vẫn bình thường – vẫn để tự nhiên, rồi từ từ tìm cách hóa giải dần. Điểm nên tránh là “cản ngăn”, không cho người ta đến với mình. Người ta đến hay đi là do nơi người ta, không do nơi mình. Bởi vì, có nghiệp thì có trả nghiệp, hiện kiếp

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 105

không trả thì kiếp sau hay kiếp khác sẽ phải trả, không thể nào tránh né được. Trong một số trường hợp, thường là lần đầu tiên gặp phải “duyên nghiệp” đến với mình, nên cách hành sử của vị huynh trưởng rất dễ vấp phải nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn nầy, có thể đưa đến người đệ tử “mất lòng tin”, hay “lui bước ra đi”. Vị huynh trưởng không nên nản lòng: “Coi đây là bài học kinh nghiệm của mình. Rút kinh nghiệm trước để hướng dẫn đệ tử sau”. Ngoài ra, theo kinh nghiệm đã qua, chúng ta nên lưu tâm: Dầu tiền kiếp vị đó có mối quan hệ như thế nào, vị huynh trưởng không nên tiết lộ cho người ta biết, ngoại trừ một vài lý do đặc biệt hết sức cần thiết phải tiết lộ. Sự “tiết lộ thiên cơ” thường phải trả giá khá đắc, và sự việc có thể sẽ được chuyển đổi sang hướng khác hay dạng khác. 4.32.Đối với người ngoài cuộc: Giả sử như mình là người ngoài cuộc, nhìn thấy giữa vị huynh trưởng và đệ tử, hay giữa đệ tử và đệ tử có duyên nghiệp với nhau: Không nên vội nhìn theo cách của đời thường là “tốt – xấu, phải – trái, chánh – tà” trong đó, không nên vội có lời phê phán, không nên can thiệp vào nghiệp lực nầy, bởi vì đó là duyên nghiệp đến mà. Tác phong nhìn theo thế nhân chưa đủ để nhận biết chiều sâu trong duyên nghiệp. Theo kinh nghiệm từ vài huynh trưởng đã trải qua có lời khuyên: - Cứ để tự nhiên! Tương tự như “cái hoa” đến ngày nó

nở ra, mình không thể cưỡng lại hay cản ngăn sự nở của hoa được.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 106

- Cứ để tự nhiên! Sự việc đến “lúc đến” nó sẽ đến. Duyên nghiệp đến thời điểm “nó đến”, mình không thể chen vào can ngăn được.

- Nếu như can thiệp vào, sự việc sẽ chuyển đổi theo dạng khác, và duyên nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra dưới dạng khác đó. Song, sự can thiệp như vậy có thể dẫn đến “sự oán – sự hận”, hay sự phản ứng mạnh đáp trả lại mà mình không thể lường trước hay ngờ được. Có trường hợp gặp phải phản ứng bất chấp “luân lý đạo đức”.

Vả chăng, mình không hóa giải duyên nghiệp cho người ta được. Mình cũng không nên can thiệp để rồi nhận lấy phần duyên nghiệp của người ta đem vào bản thân. Hơn nữa, sự can thiệp như vậy không có lợi ích gì cho bản thân mình và cho người ta. Điểm duyên nghiệp nầy còn là một trong “Tam Bất Năng của Chư Phật”. Cho nên, theo chúng tôi nghĩ: Với vị trí là người ngoài, dầu là người học đạo hay là vị huynh trưởng, nên bình tâm quan sát và xem xét coi người ta giải quyết như thế nào, coi đây là sự kiện để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân hay cho người đời sau. Song, trong quan sát nên cảnh giác tâm mình bị cuốn theo, bị động theo vì duyên nghiệp của người ta. Nếu như người ta có hỏi ý kiến, mình chỉ khuyên hay mở ra hướng đi “phải – trái, đúng – sai …”, rồi để cho người ta tự lựa chọn và quyết định lấy. Nên để tự nhiên – Không can thiệp vào! 5. Nói tóm lại: Trong mối quan hệ về duyên nghiệp tiềm tàng sức mạnh cuốn hút vào nhau như nam châm, mà người

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 107

trong cuộc luôn cảm thấy là mình làm đúng, làm có ý thức theo lẽ phải, làm hợp tình – hợp lý. Tâm thức và hành động thường chủ quan nhưng vẫn không thấy là mình chủ quan. Bởi, đó là sự sống do Nhân Quả và Nghiệp Lực dẫn dắt. Người học đạo chân chánh nên tự cảnh giác thân tâm bằng cách nương vào, thí dụ như: Ý kiến của người chung quanh. Bài học đã bị vấp phải từ tha nhân. Quan sát tha nhân để soi rọi lại bản thân. Luôn ý thức tự kiểm bản thân trong mọi hành vi.v.v… Nhìn chung, trong việc hóa giải duyên nghiệp với nhau, chúng ta nên nghiệm học lời Đức Ngài: “Con người vì vô minh mà tạo ra nghiệp lực, bị luân hồi trong vô số kiếp, trải qua biết bao thống khổ nhưng một khi đã thức giác, quyết tâm đoạn trừ phiền não, thật tâm tu học Pháp Vô Vi Quy Nguyên thì được giải thoát.”

“Như vậy, con người hoàn toàn làm chủ định mệnh

của mình bằng cách tạo nghiệp lành để tiêu trừ nghiệp dữ.” (QNP, xb 1997, 50 – 51). –

Viếng thăm trang web:

www.voviology.org

hoặc

www.voviquynguyen.org

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 108

Các pháp hữu từ phương xa đến Đại Hùng Linh Điện học hỏi với Đức Thầy. Các vị thấy Đức Thầy vẫn làm nhiều việc bình thường trong sinh hoạt hàng ngày, như nấu ăn – rửa chén – quét nhà – tưới cây – chăm sóc vườn tược – đem thực phẩm cho các chim thú ăn …. Phía sau vườn có nuôi vài chú chó, thỉnh thoảng Đức Thầy bước ra chăm sóc chỗ ở, tắm rửa và mang thức ăn cho các chú dùng. Song song với việc hoằng khai pháp đạo, hay làm vì đệ tử và chúng sinh thức tâm tu hành, Đức Thầy vẫn làm việc bình thường như vậy từ lâu nay. Việc bình thường ở đây, theo cách nhìn của người đời là việc tầm thường, việc nho nhỏ, việc mang tính chất đời thường. Các vị thấy vậy nên có ý kiến với vài pháp hữu gẫn gũi bên Đức Thầy: Những việc nầy chúng ta nên làm, làm tất cả những gì mình có thể làm được, đừng để Đức Thầy phải bận tâm. Thời giờ của Đức Thầy rất quý, nên để Đức Thầy dành thời giờ nầy vào các việc quan trọng vì đạo sự – vì chúng sinh. Từ ý kiến nầy, quan sát tìm học việc làm bình thường của Đức Thầy, chúng ta nhận ra vài điều quý báu trên bước đường tu học của pháp hữu Vô Vi Quy Nguyên: 1. Học đạo từ việc làm bình thường:

Thông thường, phần đông chúng ta có khuynh hướng làm việc liên quan đến sinh kế, hay làm “việc lớn – việc quan trọng”, ít chú ý đến việc nho nhỏ - việc gọi là “không đáng lưu tâm”. Nhưng khi bắt tay chăm

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 109

chỉ làm tròn từng việc bình thường trong sinh hoạt hàng ngày, dầu là việc cá nhân – gia đình – liên quan đến nhiều người, chúng ta mới nhận thấy: - Như làm với tâm hồn bình dị, thoải mái và cởi mở với

chính mình, với người chung quanh.

- Như làm với tâm hồn khiêm tốn, thành thật mà cao thượng vì tha nhân hay chúng sinh.

- Như làm với lòng thành tín, với lương tâm và trách

nhiệm từ việc nhỏ, để có thể trung tín với việc lớn. - Như làm với ý chí kiên nhẫn bền bỉ hoàn tất tốt đẹp

dù là việc đơn sơ, hay việc đòi hỏi khéo tay – tỉ mỉ - thời gian, mà thường thì không mấy ai chú ý đến.

- Như làm với tác phong tư cách của người đệ tử

VVQN giữ vững Pháp Nghi và Luật Đạo của người tu học.

Mặc dầu là một số việc làm bình thường tiêu biểu trong sinh hoạt, nhưng hiện bày “lấy tâm làm gốc”, thể hiện sự tròn đầy từ tâm đến việc làm, tạm gọi là Đạo. Nói cách khác, chúng ta hiểu một cách đơn giản: Đạo do tâm, tâm là gốc của Đạo. Đạo biểu hiện cụ thể qua việc làm bình thường của con người tròn đầy từng góc cạnh. Sự tròn đầy thể hiện trong, thí dụ như, phẩm hạnh làm người, sống đúng và hợp lẽ phải, lòng vị tha, vun bồi thiện nghiệp, tâm tánh lành mạnh, sự tinh tấn trong sửa mình – công phu – rèn luyện thân tâm hoàn thiện dần… Đó cũng là căn bản của người thức tâm sửa mình học đạo.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 110

2. Một cách chuyển tâm học đạo từ việc bình thường:

Trong dân gian thường nghĩ học đạo là chuyện quan trọng, cách biệt với đời sống thực tế của gia đình và xã hội. Thí dụ như phải vào chùa, lên núi, tịnh tu trong các am…. sống cuộc đời cách tục với thế nhân. Thật ra, học đạo – sống đạo từ những việc bình thường nơi thế tục. Suy ngẫm từ việc làm bình thường trong sinh hoạt thường ngày, chúng ta sẽ thấy ra. Thí dụ như: 2.1. Với điểm nhìn của người đời: Một thí dụ về mặc cảm: Người con trong gia đình nghèo, đời sống gặp nhiều thiếu thốn, thua kém bạn bè nên sinh ra mặc cảm và không muốn cho bạn bè biết về sự mặc cảm của mình. Như vậy là tự mình trói buộc mình trong mặc cảm, tự làm khổ lấy mình. Thay vì tiếp tục sống trong mặc cảm, người con nên để mặc cảm xuống. Thay đổi tác phong nhìn và sống từ mặc cảm trở nên chân thành. Nên sống chân thành từ tấm lòng đến những gì mình có: - Luôn chân thành với chính mình, luôn trung thực và

thành thật với những gì mình có được dù là nhỏ bé và thua kém nhiều người khác.

- Chân thành sẽ dẫn đến sự quân bình trong đời sống nội tâm và trong mọi sinh hoạt. Đồng thời, sự cô lập mình trong tự ti mặc cảm tự nó tan rã.

- Có chân thành mới là người có thành tín với mình và

với người, là đức tính cần trong mối quan hệ giữa người và người.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 111

Như vậy, sự sống chân thành nầy dẫn đến tâm hồn thanh thoát, thanh cao rộng mở hơn trong chính mình và với người chung quanh. Nên, chân thành là một bước trưởng thành về đời sống tinh thần, về tâm hồn trong sáng – thanh cao hơn. Biết thay đổi cách nhìn sự việc: Trong sinh hoạt thường ngày, đối với mọi việc – dù là việc nho nhỏ – việc hết sức tầm thường mà trước đây mình không mấy quan tâm: Chỉ cần thay đổi cách nhìn sự việc với tâm hồn thanh cao rộng mở sẽ dẫn đến làm thay đổi tư duy – nhận thức: - Sự thay đổi nầy sẽ dẫn đến chuyển đổi tác phong

tâm tánh hay cử chỉ thái độ, làm thay đổi cách nhìn về cuộc đời, làm thay đổi sự việc đến với bản thân dầu là nghịch cảnh mà trước đây mình thấy chán ngán hay lánh mặt đi, làm thay đổi mối tương quan với người chung quanh … trở nên cao đẹp hơn.

- Sự thay đổi nầy đi vào đời sống có tác dụng như nguồn năng lực tinh thần, có tiềm năng chuyển đổi cả tâm tư tình cảm trở nên lành mạnh hóa – thuần thiện hóa từ tâm tánh đến hành động.

Nói cách khác: Thay đổi cách nhìn sự việc với tâm hồn thanh cao rộng mở dẫn đến sự trưởng thành của Tâm và Trí – của tánh tình và hành động, đi vào thực tế nâng cao hiểu biết và giá trị về cuộc sống, là một bước trưởng thành trong “trường đời là trường học tiến hóa tâm linh”. 2.2.Với điểm nhìn của người học đạo: Một thí dụ về Dũng:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 112

Người phụ nữ làm việc nho nhỏ thường ngày trong gia đình. Thí dụ như, từ việc nội trợ, đến bổn phận đối với các con, đến đạo nghĩa vợ chồng. Can đảm làm hoài từ ngày nầy sang ngày khác – năm tháng khác, không thoái chí.

Người phụ nữ làm việc nho nhỏ từ trong gia đình. Làm mà không cầu danh – không cầu lợi – không

cần ai khen, nhưng có hoài làm hoài. Đó là cái Dũng bên trong của người phụ nữ, còn gọi là “Dũng Trầm”, hay Dũng Nội Tại. Cái Dũng nầy được huân tập thường ngày – lâu dài.

Dũng Nội Tại khác với Dũng bề ngoài. Thí dụ như, gặp người đang lâm nguy liền ra tay cứu ngay, là một dạng Dũng bề ngoài, xong rồi hết. Dũng bề ngoài phát ra rồi hết sau đó. Dũng bề ngoài tuy có thể lớn nhưng không lâu dài. Nói cách khác: Làm những việc bình thường là một cách tập có cái Dũng hàng ngày từ những chuyện nho nhỏ, không cần phải là “cái Dũng lớn đối với việc lớn”. Đây là cái Dũng nội tại, không phải ai cũng có được. Biết sống đạo từ việc đời: Làm những việc nho nhỏ thường ngay như người phụ nữ nầy là một cách tập rèn luyện ý chí – điềm tĩnh – ôn hòa – nhẫn nhục, tập làm chủ thân tâm, tập sửa đổi những thói tật xấu nếu có, tập trau dồi phẩm hạnh với chính mình. Việc làm nầy thể hiện sự tròn đầy trong bổn phận và trách nhiệm, hiện hữu tấm chân tình trong đạo nghĩa

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 113

gia đình, là một phương cách thực hành Lý Đạo và Sống Đạo. Nên, tuy làm việc bình thường mà biểu lộ phẩm hạnh cao đẹp nơi tâm hồn bình dị và thanh cao, tự nó hiển bày “Đạo nằm ngay nơi việc làm – ngay nơi hoạt động của thân tâm”. 3. Trung Đạo hiện bày từ thân tâm làm việc bình thường:

3.1.Một cách nhìn về Trung Đạo: Với cách nhìn thông thường: Người đời thường hướng về đời sống vật chất, ví dụ như những việc làm bình thường trong sinh hoạt hằng ngày của Đức Thầy. Người học đạo thường hướng về đời sống tinh thần hay đạo đức, ví dụ như trọng lễ nghĩa – đức hạnh. Hai lối sống nầy như hai thái cực, đối nghịch nhau. Vì sao? Hướng về đời sống vật chất thời dục vọng sẽ phát sinh, càng nặng về vật chất thì dục vọng càng tăng trưởng, dẫn đến đắm nhiễm vào vật chất mà xem thường đời sống tinh thần đạo đức. Hướng về đời sống tinh thần đạo đức sẽ dẫn đến xem trọng đời sống tinh thần đạo đức là trên hết mà xem thường đời sống vật chất. Hai lối sống nầy đều biểu hiện sự thiên lệch. Người học đạo chân chánh, vẫn dùng đến phương tiện vật chất để sống và làm việc, hay như một thú vui giải trí. Tức là, vẫn sống với sinh hoạt mang tính vật chất – vẫn làm việc như người đời, nhưng sống và làm việc với tâm đạo – hạnh đạo. Vẫn hiện diện cùng cuộc sống đời như thế nhân mà vẫn lưu tâm nghĩ đến và làm việc vì lợi ích cho chúng sinh, tạm gọi là Trung hay Trung Đạo.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 114

1. Thói quen xấu:

Có lần, qua trao đổi kinh nghiệm tu tập của vài pháp hữu, chúng tôi được biết một câu chuyện đáng cho chúng ta lưu tâm học hỏi: - Một pháp hữu tu tập đã nhiều năm nhưng vẫn vấp

phải thói quen dùng ý nghĩ của mình áp đặt lên “sự việc hay ý nghĩ mà mình cho là không tốt” của con cháu trong gia đình, nhưng vị chưa hề biết mình như vậy.

- Bởi, thói quen từng diễn ra trở thành bình thường đánh mất khả năng thức tâm nhận biết, nên vị không thấy đó là thói quen xấu, trái lại còn cho là ý tốt có ích cho con cháu.

Tác phong sống nầy đã mấy chục năm nay. Một hôm vị chợt thấy ra: Mỗi khi con cháu hỏi ý kiến, vị thường lấy ý riêng của mình đặt vào hướng giải quyết, mà không nương thuận theo hoàn cảnh sự việc, tâm tư tình cảm hay cách sống của con cháu trong xã hội ngày nay. Hay, “gặp cơ hội cho ý kiến”, lời nói thường tỏ ra có hiểu biết hơn người, giống như người thầy dạy học trò vậy, v.v…. 2. Lưu tâm sửa đổi: Rồi năm tháng trôi qua, vị lưu tâm sửa đổi lại nhưng lấy làm lạ sao thói quen xấu cứ tái diễn hoài, mà tiềm lực bộc phát “lúc mạnh – lúc yếu” có tỉ lệ thuận theo “mức độ quan trọng” của sự việc. Nói là sửa đổi mà có sửa được gì đâu:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 115

- Mỗi lần “gặp cơ hội” thích hợp, thói quen xấu xuất hiện “một cách tự nhiên” mà bản thân không làm chủ được. Sự xuất hiện còn thể hiện qua cách nói, cử chỉ thái độ nói, giọng nói, v.v…. Những lúc như vậy, vị thấy con người mình từ thân đến tâm tánh lộ diện phần khác thường so với lúc bình thường.

- Vị tự nghĩ mình phải sửa đổi cho kỳ được, để kéo dài hoài như vầy không hay. Nhưng, lần nào cũng vậy, thói quen lại tái diễn, khi vừa tái diễn xong mới chợt thấy ra thì đã lỡ trớn rồi.

- Từ đây, vị phát hiện thói quen có ảnh hưởng xấu đến

tánh tình, đến tư tưởng hay dòng tâm thức có phần “hơi nặng nặng một chút”, mà nổi bậc là tánh tự cao – tự thấy mình hơn con cháu cũng như người chung quanh, ngay cả người lớn tuổi từng trải đường đời.

- Bên cạnh đó, vị còn phát hiện thói quen ảnh hưởng

đến “vọng niệm làm cho tâm động” hiện hành trong sinh hoạt và trong công phu thường ngày. Tâm khó an định.

Phát hiện điểm “vọng niệm” nầy, vị kiểm lại quá trình tu tập nhận thấy rằng: Từ nhiều năm nay, con cháu có phần không mấy “thiện cảm với mình” tuy bề ngoài tỏ ra kính mến – lễ độ – vâng dạ. Vị “tưởng mình công phu tu tập có tiến bộ”, mà thật ra, tướng hạnh tuy có tiến bộ theo cách nhìn của người đời, nhưng tâm hạnh đã diễn tiến suy thoái một cách chầm chậm từ lâu rồi đến bây giờ mới nhận biết. Vị đặt mình ra ngoài, nhìn lại con người thói quen chính mình: Với người đời, mình có phần tác phong tư cách được người chung quanh kính mến. Mà thật ra,

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 116

đời sống tinh thần và nhất là phần tâm linh – phần tinh anh của tâm thức, phần thanh cao rộng mở của tâm tánh con người đã suy vi nhiều. 3. Tự phát tâm nguyện sửa đổi: Một lần, hai lần, ba lần, rồi nhiều lần vị quyết tâm sửa đổi cho kỳ được, nhưng lại tái diễn. Cứ như vậy, biết bao lần quyết định sửa đổi nhưng rồi thói quen vẫn tiếp tục. Làm sao đây? Vị cầu nguyện trước ngôi Tam Bảo kính xin Ơn Trên gia hộ cho mình Đủ Nghị Lực Tự Thắng Mình, chuyển hóa hết thói quen nầy. Nhiều lần cầu nguyện như vậy. Trong sửa đổi, thói quen có lúc giảm và thưa dần tưởng chừng như bớt nhiều, lại có lúc bất chợt tái diễn với tiềm lực gia tăng đáng ngại. Tức, có phần nào “lay lay – chuyển chuyển một chút” vậy thôi. Bất lực chăng? Một hôm nọ, vị quỳ trước ngôi Tam Bảo tự phát tâm nguyện mà đại ý như sau: Từ nay về sau: Con từ bỏ ý riêng thay bằng thiện ý vì tha nhân. Con hướng đời sống hội nhập hài hòa cùng con cháu – người chung quanh. Con đem hết khả năng an trú thân tâm trong Chánh Niệm và thực thi Chánh Pháp trong các sinh hoạt vào mọi lúc – mọi nơi – mọi sự việc,…. Vị tự nghĩ đây là lần cuối tự phát tâm nguyện sửa đổi bản thân và thực thi Chánh Pháp, cảnh giác ảnh hưởng của con người thế tục mà bản thân từng sống. Chúng ta chờ xem năng lực thành tựu tâm nguyện của vị! 4. Lời góp ý của vài pháp hữu:

4.1.Vài điểm nên lưu tâm trong bước đầu sửa đổi:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 117

Qua trao đổi tu tập, vài pháp hữu nương theo lời giáo huấn của VVQN Pháp và kinh nghiệm tu tập từ bản thân, góp ý với vị vài điểm chính nên lưu tâm trong bước đầu sửa đổi: - Nên thường nhắc nhở mình bằng lời Đức Ngài:

“Luôn nói lời từ ái và khiêm tốn” trong mọi sự việc – mọi lúc – mọi nơi. Nên mở trí tỉnh giác trên bước đường sửa mình học đạo: “Mình Không Là Gì Hết”.

- Tập tự kiểm và tự chủ Ngôn Hạnh. Mỗi khi nói ra: Biết mình Cần nói những gì và Tự Chủ nói. Nói với tác phong tư cách hay thái độ Khiêm Tốn, Từ Ái và Giữ Lễ. Nói với tinh thần trao đổi góp ý, cảnh giác tỏ ra là thầy hay có ý khoe dầu thật kín đáo. Bởi, tỏ ra là thầy hay có ý khoe, ngay lúc đó bản ngã nổi dậy. Trái lại, nên tôn trọng người trước mặt mà mình đang góp ý. Người ta hỏi gì, mình trả lời cái đó, không tỏ ra xem thường họ.

- Điểm quan trọng là mọi ý nghĩ hay ý kiến nên cảnh giác “ý hạnh, thân hạnh và ngôn hạnh hiện hành phàm tâm phàm tánh” bị ảnh hưởng bởi tâm thức không ổn định và đời sống nặng về thế tục. Do đó, tập lìa bỏ ý riêng, lìa bỏ nhận định – phán đoán hay suy luận còn nhuộm màu “tư tâm – tư lợi – tư dục” nhằm thanh luyện tâm ý và ý thức khách quan, trong sáng, trung chính, tôn trọng sự bình đẳng và hòa đồng giữa chúng sinh.

4.2.Góp ý chung về lắng bản ngã: Thói quen nầy là một dạng điểm kẹt bản năng “lấy ý riêng, lấy bản ngã của ta” áp đặt lên sự việc – lên sự sống của người chung quanh. Cho nên, tự nơi thói

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 118

quen tiềm tàng mầm mống phá hủy “tôn trọng sự sống hài hòa hay hòa đồng và bình đẳng” giữa người với người. Chỗ học của chúng ta là tinh tấn trong công phu đủ lực “lắng bản ngã của ta – lắng vọng niệm bản ngã” mỗi khi vừa chớm hiện trong nội tâm. Vừa chớm hiện liền nhận biết ngay, không hòa theo. Trợ giúp thực hiện điểm nầy, vài pháp hữu góp ý thêm:

- Luôn giữ công phu trong mọi sinh hoạt theo khả năng

có được.

- Tỉnh giác các giác quan bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh làm cho tâm phân tán hay phóng tâm hòa theo ngoại cảnh.

- Tỉnh giác thói tật xấu hiện hữu trong chính mình có thể bộc phát bất cứ lúc nào có cơ hội.

- Và, đó cũng là một cách công phu nhiếp tâm, lấy tịnh lắng động, bản ngã tự tan biến dần, thói quen xấu nầy cũng tiêu mòn theo.

Bước đường còn dài nhưng không phải không học được. Chúng ta tận lực tu tập với hết khả năng có được, là một phương cách tạo hạnh trên chính thân tâm huân tập tâm tánh phát triển Căn Cơ. 5. Bài học kinh nghiệm và ứng dụng trong sửa đổi:

5.1.Bài học phân tích qua kinh nghiệm: Từ bước đầu chưa nhận biết thói quen xấu, đến nhận biết và sửa đổi, sửa mà vẫn tái diễn, rồi phát hiện ra nhiều điểm khác không mấy tốt đẹp, chúng ta nhận thấy sự sửa đổi thói quen diễn ra qua ba khía cạnh:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 119

Thứ nhất là khía cạnh dị dạng: Dị dạng: Chỉ cho thói quen có nhiều dạng, nhiều mức độ tới khác nhau. Như, từ góp ý rồi tỏ ra hơn người, đến cách góp ý – cử chỉ thái độ hay phong thái góp ý. Ở dạng sâu hơn nữa là phóng ý – vi tế ngã, thuộc về tâm linh. Do sự dị dạng, nên sửa đổi mà cảm thấy còn hoài. Thứ hai là khía cạnh chất lượng: Chất lượng: Chỉ cho sự tái diễn của thói quen đổi qua nhiều loại khác nhau, với mức độ chất lượng tăng dần – nặng dần. Nói cách khác, chuyện xảy đến làm cho thói quen xấu tái diễn với mức độ gia tăng nặng dần sâu dần, đi từ thân hạnh đến tâm hạnh hay tâm linh. Nhìn sâu sự sửa đổi qua hai khía cạnh nầy: Tự cảm thấy thói quen cứ tái diễn hoài, chưa sửa được bao nhiêu, thật ra thói quen tái diễn nầy thường có hai mức độ: (1) Đã có tiêu giảm dần, sự tiêu giảm đi từ thô đến tế

hay vi tế tâm. Thí dụ như, giảm từ mức 3 xuống còn mức 2, hay 1.

(2) Hoặc, tăng dần lên. Thí dụ như, tăng từ mức 3 lên mức 4, hay 5.

Bởi vì, cái chánh vẫn còn đó, chưa hóa giải xong. Thứ ba là khía cạnh tâm linh: Về tâm linh, trong quá trình sửa đổi hiện ra hai điểm: Một là, sửa đổi mà còn hoài nên nhàm chán, mệt mỏi, nản lòng, nhục chí. Hai là, không nhàm chán, không thoái chí, mà là trì chí hay có thế nói là quyết tâm bền bỉ tiếp tục sửa đổi cho bằng được.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 120

5.2. Bài học ứng dụng trong sửa đổi: Tổng hợp ba khía cạnh: “Dị dạng – chất lượng – tâm linh”, ứng dụng vào sửa đổi thói quen xấu hay điểm kẹt, chúng ta nên phân tích để nhận biết:

- Tâm linh ở chỗ nào? Vấn đề đến, phân tích tâm linh “vững ý chí – đủ nghị lực”? Hay “nhàm chán – thoái chí”?

- Phân tích chuyện xảy ra ở loại nào? Nhỏ - ít? Hay lớn? Nằm vào dạng thô ở bên ngoài như lời nói – tác phong tư cách, hay ở dạng phóng ý – vi tế tâm?

Phân tích coi mình nằm ở khúc nào – loại nào làm không nổi, sửa chưa được? Có biết mới sửa đổi được. Đó là Cách Giải Điểm Kẹt của chính mình. Đây cũng là phương thức chung vận dụng Bi – Trí – Dũng hóa giải Điểm Kẹt. 5.3. Bài học cảnh giác về nghiệp lực: Nghiệm câu chuyện thói quen xấu nầy, chúng ta nên lưu tâm cảnh giác NGHIỆP LỰC qua lời góp ý. Chẳng hạn như: Người ta hỏi ý, mình phóng ý nói ra. Nói ra, còn lấy ý của mình áp đặt lên ý của người ta. Thấy được điểm nầy, trong sửa đổi nên “Sửa Từng Chặng – Từng Chặng”. Người ta hỏi ý, mình phóng ý đáp. Do nhiều ý quá làm cho “cái ngã” dấy lên: Bắt đầu “tỏ ra là thầy”, là thầy đời dạy người ta. Như vậy là lấy ý của mình đè lên ý của người ta. Do đó: - Khi người ta hỏi, mình nói ý rồi dừng lại tại đó. Dầu

cho mình có nhiều ý hay, dẫu cho hay hơn người ta, cũng nên dừng lại.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 121

- Nếu như có nhiều ý hay quá, mình Phải Có Nghị Lực Dừng Lại để tôn trọng ý của người ta. Nếu như chưa đủ nghị lực dừng lại, mà phải nói ra: Dầu cho lời nói ra chỉ gợi ý thôi, là mình chịu phần hậu quả trong đó.

Nói cách khác: Không Nên Gợi Ý, dầu cho ý đó mình nhận thấy thật hay. Gợi ý ở đây được hiểu là nêu ra ý riêng của mình có tính gợi mở cho người ta làm theo. Không nên gợi ý, bởi gợi ý như vậy mình phải chịu phần hậu quả, nhận chịu phần Nghiệp Lực của người ta trong đó. Còn như, thí dụ, người ta hỏi cách giải quyết chuyện đó như thế nào theo ý riêng của mình, lúc đó mình có thể nói ra theo ý riêng nếu thấy cần thiết. Trong trường hợp nầy, sự lựa chọn hay quyết định cách giải quyết hoàn toàn do người ta, mình “không chen vào” hay “không áp đặt lên”. Nói tóm lại: Qua phần trình bày phân tích trên đây, chúng ta có thể nói tóm lại vài điểm chính yếu về “sửa đổi hay hóa giải thói quen xấu – điểm kẹt”:

- Trước hết, nên phân tích mình đang ở loại nào – khúc nào. Chỗ nào chưa sửa đổi được.

- Trong góp ý: Nói ý xong, dừng ý lại. Có dừng lại mới có “lắng cái ngã xuống”.

- Trong góp ý: Không nên gợi ý. Nên dè chừng phần hậu quả về nghiệp lực phải nhận chịu vì gợi ý, hay áp đặt ý của mình lên ý của người ta.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 122

Một phụ nữ vào thời trẻ thích làm bạn với nam giới, đến khi lập gia

đình vẫn tiếp tục. Dần dần, một trong những bạn trai trở thành bạn tình

và người chồng biết nên có lời khuyên ngăn, người phụ nữ hứa với chồng

nhưng sau đó vẫn tiếp tục.

Ngày nay, vị nầy đến với pháp đạo, vị huynh trưởng vài lần nhẹ lời giải

thích và khuyên nhủ cần cẩn thận vì hạnh phúc gia đình nên xem lại việc

làm của mình. Vị nầy cũng hứa cố gắng dừng lại nhưng rồi sau đó “đâu

cũng vào đấy”.

Thời gian sau, thấy sự việc vẫn tiếp tục, có thể đem lại không mấy tốt

đẹp cho hạnh phúc gia đình với người chồng và các con đã trưởng thành,

nên vị huynh trưởng “nhẹ lời tâm sự” cùng người phụ nữ. Trong câu chuyện mở lòng nầy, người phụ nữ tỏ bày:

- “....... tôi đến với các bạn là muốn đem lại niềm vui cho các

bạn,….”

Nếu chỉ như vậy thôi thì mọi việc quá đơn giản. Trong

thực tế, bên cạnh niềm vui còn biết bao thứ khác theo sau qua

tình cảm nam nữ. Với vai trò của vị hướng dẫn, chúng ta nên

làm gì? TCQN số 140, chúng ta đã bàn về vai trò của vị

hướng dẫn mở chân lý hướng thượng mà không can thiệp vào

nghiệp lực. Trong bài nầy, chúng ta cùng nhau bàn tiếp về

“vai trò của vị hướng dẫn mở chân lý hướng thượng về lòng

từ”:

1. Đem lại niềm vui cho các bạn:

“Tôi đến với các bạn là muốn đem lại niềm vui cho các

bạn”. Lời nói thể hiện tấm lòng hướng đến, nghĩ đến, thương

mến và tác phong sống đem lại niềm vui cho các bạn, là một

dạng của lòng từ. Với ý nầy, chúng ta nhận thấy niềm vui có

hai dạng chính:

1.1.Thứ 1: Niềm vui nhất thời.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 123

Đem lại niềm vui cho người khác bắt nguồn từ tình cảm

“nam nữ”, là niềm vui không những cho bản thân mà cả

người chung quanh do tình cảm ảnh hưởng:

- Niềm vui nầy lệ thuộc vào mối quan hệ giữa mình và người,

giữa hai trạng thái tâm tư tình cảm nam nữ, như được thì

vui mất thì buồn, là niềm vui của tình đời.

- Niềm vui nầy do bản thân tìm đến người, là niềm vui đáp

ứng cho tư tâm ẩn chứa lòng chiếm hữu theo đối tượng, là

niềm vui của tình đời.

Cho nên, đây là niềm vui do ngoại thân mà có, phát sinh

do đối tượng mình hướng đến, là niềm vui tiềm ẩn lòng tham

ái, không phải là niềm vui tự tâm phát ra – tràn ra khắp muôn

loài vạn hữu, nên không phải là niềm vui chân chánh.

Niềm vui nầy không bao giờ đủ cho tình cảm đang phát

triển, càng đem lại niềm vui càng gia tăng tình cảm phát triển

đáp ứng cho tư tâm và tư dục không hạn lượng nơi mỗi

người. Đây cũng là một lý do vì sao người phụ nữ vẫn tiếp

tục đến với các bạn mặc dầu có nhiều lời nhắc nhở và khuyên

can của người chồng hay vị huynh trưởng.

Nói cách khác: Đem lại niềm vui cho tha nhân là một dạng

của lòng từ, nhưng ở đây là lòng từ của “thất tình – lục dục”

theo tình đời, không phải là lòng từ chân chánh, nên tạm gọi

là niềm vui nhất thời.

1.2.Thứ 2: Niềm vui chân chánh:

Khác với niềm vui nhất thời, niềm vui chân chánh không

bắt nguồn từ tình cảm nam nữ, không bị ảnh hưởng bởi tư

tâm – tư dục hay lòng chiếm hữu theo đối tượng, không lệ

thuộc vào mối quan hệ giữa người và người.

Niềm vui chân chánh không do ngoại thân mà có. Niềm

vui chân chánh xuất phát từ lòng thương phát ra, tràn ra đem

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 124

lại niềm an vui khắp muôn loài vạn hữu, và đến với các bạn

hay mọi người chung quanh là đến bằng niềm vui tự tâm như

nguồn nước tràn đầy tỏa khắp.

Dầu cho tình người thay lòng đổi dạ, dầu cho tâm tư tình

cảm nơi người đổi thay bất thường, chẳng hạn như khi vui

khi buồn – khi thương khi ghét, niềm vui chân chánh trước

sau vẫn như vậy – không thay đổi. Niềm vui chân chánh

không hiện hành tình riêng hay dành cho đối tượng nào, là

một dạng của lòng từ đến với tất cả, đem lại niềm an vui cho

tất cả.

Nhìn chung: Với hướng nhìn nầy, chúng ta nhận ra niềm vui

mà người phụ nữ nầy đem đến cho các bạn là niềm vui xuất

phát từ tình cảm nam nữ, từ tình riêng theo đối tượng. Đó là

niềm vui vì tư tâm, đáp ứng cho tư tâm, không phải là niềm

vui chân chánh vì sự an vui của mọi người, nên tạm gọi là

niềm vui tư dục hay nhất thời.

Theo chúng tôi nghĩ: Trong trường hợp nầy, với vai trò của

vị hướng dẫn, chúng ta nên mở chân lý hướng thượng dành

cho người phụ nữ trong quan hệ nên Chánh Đáng và hành sử

có Lòng Từ.

2. Người phụ nữ trong quan hệ nên Chánh Đáng:

2.1.Quan hệ với người bạn nên chánh đáng và quang minh

chính đại:

Người phụ nữ trong quan hệ nên chánh đáng là đến với các

bạn trai hợp lúc – hợp nơi và hợp lẽ phải, không gì tình cảm

riêng tư. Nói cách khác, quan hệ với các bạn một cách ngay

thẳng và đúng đắn, thẳng thắn – chân thật, là một cách quan

hệ chánh đáng. Thí dụ như:

- Đã có gia đình đàng hoàng mà lén quan hệ hay đi chơi với

bạn trai, dầu cho người phụ nữ có thương tình vì người bạn

– tạo cơ hội đem lại cho người bạn vài giây phút vui vẻ,

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 125

hay tìm niềm vui trong tình yêu với người bạn, đều là việc

làm không tôn trọng người bạn đời, xem thường lòng tin

yêu trong đạo vợ chồng. Người phụ nữ nên tự suy ngẫm

cách quan hệ với người bạn như vậy có thành thật và trung

hậu không?

- Giả dụ như người chồng đồng ý cho đi chơi với bạn: Người

phụ nữ với tình cảm dạt dào có thể đi chơi một cách đúng

đắn – quang minh chính đại, nhưng nên biết giới hạn như

về thời gian hay một vài lần, và nên biết dừng lại đúng lúc

để tránh hậu quả về sau. Không những hậu quả trong đời

nầy mà cả hậu quả trong tâm thức trở thành điểm kẹt thuận

theo luân hồi nữa.

Trong trường hợp nầy, chúng ta nên biết: Việc đi chơi dầu

là chánh đáng đều có liên quan đến lý trí và tình cảm. Lý trí

dẫu có sáng suốt đến đâu, dẫu có cứng cỏi dùng lý trí chế ngự

tình cảm để tỏ ra thanh lịch với người bạn cũng có mức độ.

Vì sao? Lấy cõi lòng tình cảm dồi dào của người phụ nữ

làm cái lý thanh cao đến với người bạn, lấy cõi lòng tình cảm

nam nữ của người bạn làm cái lý thanh lịch đến với người

phụ nữ, dẫn đến người bạn và người phụ nữ gặp nhau ở chữ

tình, thì lý trí biện minh cho lẽ phải của tình cảm – biện minh

cho lẽ phải đi tìm niềm vui, đều là lý trí phục vụ tình cảm sa

vào lưới tình. Nơi đây, cái khổ cũng là niềm vui, cái xấu

cũng là vẻ đẹp, làm sao có được chính đáng và hợp với nhân

đức? Phải chăng là tự dối mình và dối người???

Không ít người trong cuộc thường lẩn thẩn vào vòng tình

cảm thường tình nầy mà không hay biết, nhưng luôn cho là

đúng – là sáng suốt, do lý trí chủ quan phục vụ tình cảm. Cho

nên, trong quan hệ chính đáng cần lắng lòng mở trí vô tư

nhận biết trung thực từ chính bản thân người phụ nữ đến con

người của người bạn, và đủ dũng lực tự thắng tâm bằng nhận

biết trung thực nầy. Tuy nhiên, trong thực tế, người trong

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 126

cuộc gần như không thấy ra, hay thấy ra nhưng không đủ cái

dũng tự thắng lòng mình, cho đến khi sa chân vào lưới tình

mới có thể thức tỉnh.

2.2.Người bạn trong quan hệ có thật quang minh chính đại

không?

Người bạn thường quan hệ với người phụ nữ đã chính thức

có gia đình mà không xin phép người chồng, hay thường

quan hệ mà không mời cả hai vợ chồng cùng hiện diện, là có

ẩn ý thiếu thành thật – thiếu quang minh chính đại.

Quan hệ một lần được, lại tiếp tục …. là biểu hiện lòng

tham ái dâng cao nơi người bạn. Dầu cuộc tình có tốt đẹp đến

đâu, dầu người bạn tỏ ra tư cách đứng đắn – đàng hoàng, tỏ

ra hào hoa phóng khoáng hay phẩm tính cư xử thật đẹp với

người phụ nữ đến đâu, đều là nhân cách tạo dáng tô đẹp cho

cuộc tình tiềm ẩn lòng thiếu trung chính – thiếu trong sạch.

Trên thực tế, không ít người đàn ông thường thích có bạn

gái là người tình – người yêu hơn là trở thành người vợ,

ngoại trừ người đàn ông thật lòng tiến tới lập gia đình “xây

dựng hạnh phúc cho nhau”. Bởi vì, cùng với người tình –

người yêu vui vẻ qua ngày không mấy bị ràng buộc, đến lúc

nào cảm thấy chán thì thôi hay tìm nơi khác, hay có thể cùng

một lúc đến với nhiều bạn gái khác cho thỏa lòng háo sắc.

Người bạn vẫn tiếp tục quan hệ với người phụ nữ đã có gia

đình vì tình cảm, dẫu cho người chồng tôn trọng tình bạn của

người vợ, chứng tỏ người bạn chỉ vì tình mà xem thường

chồng người phụ nữ, xem thường luân lý đạo đức làm người.

Người ngoài nhìn vào sẽ đánh giá thấp phẩm cách của mình

(người bạn).

Đối với người phụ nữ: Đã có gia đình đàng hoàng vẫn tiếp

tục đến người bạn với vị trí người tình hay người yêu, là tiềm

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 127

ẩn trong lòng thiếu thành thật và trung hậu với chồng con.

Dầu người phụ nữ vui vẻ cùng người bạn, không hề cảm thấy

hành vi thấp kém của mình, cuộc tình đối với người bạn có

khác nào trò chơi qua đường theo thời gian nhằm đáp ứng cõi

lòng tình ái, làm sao người bạn có được sự trung chính –

quang minh chính đại?!

3. Người phụ nữ trong hành sử nên có Lòng Từ:

Hành sử ở đây là tác phong tư cách sống, cử chỉ - thái độ

trong quan hệ hay giao tiếp, cho đến nhân cách “đối nhân xử

thế” từ trong gia đình đến người bạn hay mọi người chung

quanh. Lòng từ ở đây là lòng thương yêu người, là lòng lành

đem lại niềm an vui và lợi ích cho người – cho mình.

Với vị trí người phụ nữ trong gia đình, lòng từ có liên quan

đến nhiều mặt. Thí dụ như:

3.1.Lòng từ đối với bản thân:

Muốn thực hiện lòng từ đem tình thương – lòng lành hay

niềm vui cho mọi người, nên có lòng từ với chính mình trước

đã:

Nên tự nhìn mình mà chuyển đổi hết tình cảm không

chánh đáng – không đàng hoàng – không quang minh chính

đại để có niềm vui thật sự nơi thân tâm trong sáng, Như vậy

mới có thể đem niềm vui chân chánh đến với mọi người.

Được như vậy mới có khả năng hài hòa cùng nhịp sống với

người bạn mà đem tình thương và niềm vui cho người bạn

hay người chung quanh, cũng là niềm vui của mình. Đó là

một dạng lòng từ.

3.2.Lòng từ đối với chồng con:

Trước khi quan hệ hay hành sử việc gì với người bạn nên

suy nghĩ, xem xét hậu quả: Việc làm nầy nhằm nâng cao

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 128

phẩm chất nhân cách không những cho bản thân mà còn cho

chồng con, giữ gìn danh dự và thể diện cho chồng con và gia

đình, đó là lòng thương yêu tương kính đem lại an vui cho

chồng con, là biểu hiện của lòng từ đó.

Chẳng hạn như: Nghĩ đến các con, việc làm tốt vì các con,

hành động tạo Đức cho các con, đó là lòng từ cho các con.

Hay: Nghĩ đến chồng, nghĩ đến các con mà hành động vun

bồi nghĩa cử nhân hậu cho mình – cho chồng – cho các con,

mà tạo lập âm đức cho gia đình, là lòng từ cho gia đình và xã

hội.

3.3.Lòng từ đối với người bạn:

Vì tình cảm mà người bạn đến với mình, vẫn tiếp tục quan

hệ với mình, làm sao tránh tai tiếng cho người bạn: Là người

mang tai tiếng cướp tình thương yêu của người khác? Là

người mang tai tiếng cướp vợ của người. Đồng thời, tránh tai

tiếng cho người phụ nữ, làm cho người phụ nữ đã có chồng

mang tiếng xấu? Đó là lòng từ.

Người phụ nữ nên biết: Tình thương chánh đáng luôn

nâng cao phẩm chất tư cách con người, không làm sao cho

người ta xấu, có như vậy mới tránh được hậu quả xấu. Tình

thương chính đáng cao thượng hơn tình yêu: Tình thương là

cho ra, biểu hiện lòng vị tha. Tình yêu có tính chiếm hữu hay

trao đổi, biểu hiện lòng vị kỷ.

Người phụ nữ có thể hy sinh tình cảm của mình cho người

bạn được an vui, nhưng chồng mình có an vui không – các

con có an vui không – gia đình có an vui hạnh phúc thật

không? Hậu quả của hy sinh tình cảm đó có nâng cao tâm

hồn trong sạch và thanh cao cho bản thân – cho chồng con và

người bạn không? Nếu không, thì chưa thể có lòng từ đối với

người bạn.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 129

Cho nên, với lòng từ, người phụ nữ không những nghĩ

đến mình mà còn phải nghĩ đến người chung quanh mình

nữa.

3.4.Thí dụ khác về lòng từ:

Thí dụ 1: Người phụ nữ nên tự nhìn lại việc làm của

mình.

Người phụ nữ đi chơi vui vẻ với người bạn hay đem lại

niềm vui cho người bạn: Người chồng vì nể tình bạn của vợ

nên thuận cho đi như vậy mà trong lòng không mấy an vui,

hay người chồng biết tình cảm dồi dào và sâu đậm của vợ

nên thuận cho đi để giữ thể diện, đồng thời duy trì tình cảm

và sinh hoạt trong gia đình cùng các con. Tất cả đều nói lên

việc làm của người phụ nữ thiếu lòng từ.

Thí dụ 2: Tấm lòng rộng mở của người chồng.

Như người chồng từng trải đường đời thấm biết tình cảm

tràn dâng của phụ nữ, nên có tâm hồn thanh thoát, để cho

người vợ được thỏa lòng có cơ hội thấm biết “thực chất tình

cảm của nam giới đối với nữ giới đã có gia thất, v.v…” ngõ

hầu người vợ thức tỉnh thấy biết sáng suốt hơn mà quay trở

lại đời sống chân chánh dưới mái gia đình cùng chồng con,

thì người vợ cũng nên suy nghĩ và cân nhắc về việc làm của

mình, nên tự vấn lương tâm. Đó là một thử thách về khả năng

thức tâm, mà cũng là thử thách về lòng từ của người phụ nữ.

Nhìn chung: Người chồng vẫn tự nhiên cho người vợ đụng

chạm với thực tế để nhận thức thực chất tình cảm và phẩm

cách của người bạn, có tiếp nhận tình đời mới hiểu được giá

trị đích thực của tình người và cuộc đời.

Điểm nầy cho thấy hướng hành sử của người chồng là

người từng trải kinh nghiệm trường tình ái nên thấm hiểu

người vợ mà mở lòng cảm thông và bao dung cho người vợ

có cơ hội thức tỉnh tình đời. D9ây là một dạng minh xét của

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 130

lòng từ mà người chồng dành cho người vợ vốn dồi dào tình

cảm.

4. Lòng Từ đi vào xã hội: Đừng nhầm lẫn Lòng Từ và

Tình Yêu hay Tình Thương thông thường.

4.1.Thí dụ về “tình thương – tình riêng – lòng từ”:

Giả như, người bạn có hoàn cảnh sống khó khăn của người

bạn và mong muốn vượt qua khó khăn sống an vui. Cho nên,

cuộc đời người bạn cần tình thương làm dịu đi một vài khó

khăn nhằm đem lại sự an vui mà người phụ nữ nầy mang

đến, đó là một dạng lòng từ của người phụ nữ.

Nói cách khác: Nếu như vì lòng thương mến hoàn cảnh

khó khăn của người bạn mà người phụ nữ đến đem lại niềm

an vui cho người bạn là biểu hiện của tình thương, nhưng

đồng thời lồng vào tình thương tiềm tàng tình cảm phát sinh

là có ẩn tình riêng. Tình thương ẩn tình riêng trở thành “tình

thương tham ái” là sự thường tình của người đời đã từng diễn

ra trên khắp hành tinh nầy.

Từ thí dụ nầy, chúng ta nhận biết được: Lòng từ chân

chánh là tình thương đến với tất cả mọi người trong xã hội

một cách bình đẳng – vô tư, không tư tâm – không tư lợi –

không tư dục. Lòng từ đi vào xã hội lấy tình thương chân

chánh làm nhân tố cho “đối nhân xử thế” đem lại an vui cho

người cũng là an vui cho mình, không vương vấn “tham ái

hay luyến ái dục tình”.

4.2.Sự khác biệt giữa lòng từ và tình yêu:

Cũng từ thí dụ vừa nêu trên đây, chúng ta nhận ra: Lòng từ

là lòng thương yêu người, tình yêu (hay tình thương thông

thường) cũng là lòng thương yêu người. Người phụ nữ với

tình cảm sẵn có, có thể đem lại niềm vui và tình thương cho

người chung quanh, nhưng đừng nên lầm lẫn:

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 131

Lòng từ thể hiện lòng thương yêu rộng lớn:

Lòng từ! Không phân biệt dầu người ta đồng quan niệm

sống với mình hay không. Không thiên vị dầu người ta có

thay đổi tâm tánh – thay đổi tư tưởng và hành động. Không

có điều kiện vì không vướng mắc vào đối tượng như thế nào.

Đây là lòng từ ái chân chính và bền vững nơi tâm hồn bình

đẳng, biểu hiện nơi con người phần “nhân chi sơ bản tánh

thiện”.

Tình yêu hay tình thương thông thường thì hạn hẹp hơn:

Có lòng thương người, đem lại niềm vui cho người thường

dựa vào cái nhìn của mình. Từ cái nhìn cảm thấy thích hợp

khởi sinh tình cảm mến và gần gũi trao đổi với nhau. Càng

gần gũi trao đổi nhau tình cảm càng phát sinh đậm đà và trở

thành tình yêu (hay tình yêu thông thường).

Nếu như người bạn, bất chợt hôm nào đó làm mình không

hài lòng, thì tình cảm và sự gần gũi theo đó vơi đi. Nơi đây

hiện rõ lòng thương người, đem lại niềm vui là “tình cảm

thiên vị và phân biệt” phóng hiện vào đối tượng, đồng thời,

lòng thương người có thể trở thành lòng ghét bỏ - lòng hờn

giận – lòng đố kỵ.

Do đó, trước hết nên có lòng thành thật và trung hậu, thanh

cao – trong sạch và quang minh chính đại với chính mình,

thời lòng từ chân chánh nơi thân tâm mới có thể mở rộng tự

nhiên đến mọi người chung quanh. Đó mới thật là lòng từ

đem lại tình thương yêu và an vui chân chính cho người với

tâm hướng thượng, thoát khỏi mọi tình cảm và niềm vui hiện

hữu luyến ái dục tình.

4.3.Một bài học về lòng từ dành cho vị hướng dẫn:

Thứ 1: Bài học thử thách về hành pháp.

“Từ tình thương đến tình riêng” dẫn đến một ý nghĩa về

lòng từ và “nhận biết sự khác biệt giữa lòng từ và tình yêu”,

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 132

chúng ta thấy được bài học thiết thực và tinh tế dành cho các

vị hướng dẫn:

- Phần đông nữ giới đến với vị hướng dẫn (là nam giới) học

đạo thường đi song song với tình cảm hay tình thương mến

– kính mến. Đây là một thực tế thường thấy ở các tôn giáo,

các pháp đạo hay các pháp môn tu tập từ xưa nay.

- Với vai trò của vị hướng dẫn, đây là một bài học: Một là,

thử thách về khả năng mở tâm – mở trí, về định lực và đạo

hạnh của chính bản thân vị hướng dẫn, hay thử thách về

điểm yếu kém mà vị hướng dẫn chưa thông hành. Hai là,

thử thách về năng lực hành pháp mở ra hướng đi chân

chánh cho nữ giới có tâm hướng đạo đến với pháp đạo tu

học song song với tình cảm tràn đầy vốn có nơi người phụ

nữ, mà vị hướng dẫn nên biết ngõ hầu mở hướng đi chính

chắn và thích ứng cho mỗi đệ tử.

Nếu như vị hướng dẫn không biết, hay không đủ tư cách và

đạo hạnh hướng dẫn, thời tình cảm dồi dào nầy sẽ có phần

liên lụy đến vị hướng dẫn (nếu là nam giới) thiếu cảnh giác,

dẫn đến vị hướng dẫn và đệ tử cùng đi vào vòng dẫn dắt của

thiên ma mà không hề hay biết.

Ở đây, vị hướng dẫn nên biết, trong trường hợp nầy

thường là một dạng thử thách bởi thiên ma hay các loại

người làm nhiệm vụ như thiên ma ẩn mình dưới dạng người

đệ tử học đạo.

Thứ 2: Bài học về Chánh Tâm – Chánh Hạnh.

Dầu người đệ tử như thế nào, thuộc thành phần nào, một

trong những cốt tủy dành cho vị hướng dẫn đi đúng Chánh

Pháp và hành đúng Chánh Đạo là giữ vững Chánh Tâm và

Chánh Hạnh:

- Chánh Tâm là nền tảng cho Chánh Hạnh, Chánh Hạnh là

Dụng Hạnh của Chánh Tâm đem lại sự an vui cho người và

cho mình trong sinh hoạt từ đời đến đạo.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 133

- Có vững Chánh Tâm và Chánh Hạnh mới có lòng tin nơi

đệ tử hướng đến vị hướng dẫn mà an vui tu học. Đó là một

dạng lòng từ xuất phát từ Đức Hạnh lan tỏa vào đời sống

tinh thần người đệ tử hay mọi người chung quanh.

Nói cách khác: Vị hướng dẫn giữ vững Chánh Tâm –

Chánh Hạnh mới có đủ tư cách đức hạnh cảm hóa lòng người

tin vào Chánh Pháp mà thức tâm tu sửa thân tâm. Đồng thời,

dẫu cho người đệ tử là thiên ma hay loại người làm nhiệm vụ

như một thiên ma, cũng không sao nghịch phá đức hạnh của

vị hướng dẫn. Tuy nhiên, bằng hình ảnh sống và tu tập của đệ

tử, vị hướng dẫn quan sát và chiêm nghiệm nhằm bổ túc

những thiếu sót của mình, nhằm nâng cao kinh nghiệm tu tập

và hành pháp vững vàng hơn.

5. Người phụ nữ nên tự biết giới hạn – tự vấn lương tâm

và tự thắng lòng mình:

5.1.Người phụ nữ nên tự biết giới hạn trong quan hệ hay đi

chơi với người bạn để tránh hậu quả xấu cho tâm thức:

Người phụ nữ đến với người bạn và tiếp tục đến mà không

nghĩ đến tư cách của mình? Cho nên:

- Người phụ nữ không nên thường đến như vậy để giữ tư

cách người vợ đối với chồng, để giữ tư cách bậc làm mẹ

đối với các con (dẫu cho các con đã trưởng thành hay đã

có gia đình riêng), để giữ tư cách – danh dự – lòng tự trọng

đối với người bạn và người chung quanh.

- Đồng thời, hạn chế trong quan hệ hay vui chơi để tránh tạo

hậu quả xấu huân tập vào tâm thức, giữ gìn “nhân hậu

phúc đức” làm nền tảng lâu dài cho đời sống bản thân và

gia đình.

Cho nên, người phụ nữ cần giảm bớt lại, phân ly ra. Nói

cách khác là cần chuyển tình cảm rạt rào ra bằng nhiều ngã

khác nhau: Như chia bớt cho chồng, cho con, cho người thân.

Hay, như làm việc gì khác để chuyển tâm trí đến chỗ khác,

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 134

chẳng hạn như xem ti vi, chồng hay các con chở đi chơi – đi

ăn cho thoải mái tâm hồn. Hay, như chuyển tình yêu thành

tình bạn quang minh chính đại nếu cảm thấy cần thiết.

Người phụ nữ trọng Tình Nghĩa Vợ Chồng, nên đem lòng

từ ái chân chánh tạo sự an vui cho chồng cùng các con mà tự

giới hạn tình riêng của mình, thời mối quan hệ không quang

minh chính đại với người bạn sẽ giảm hay không còn tiếp

diễn nữa. Còn như vui sống cùng chồng con, đồng thời vẫn

tiếp tục “đem lại niềm vui” cho người bạn, hạnh phúc gia

đình khó thể trọn vẹn, có chăng là sự hy sinh của người

chồng dành cho người vợ đã đánh mất lòng từ ái chân chánh.

5.2.Người phụ nữ nên tự biết giới hạn vì cương vị của

mình:

Với vị trí của người phụ nữ, còn có chồng, còn có các con,

nên giữ lấy. Đồng thời, còn có bổn phận, trách nhiệm và

cương vị của người vợ - người mẹ. Vợ chồng đã cùng trải

mấy mươi năm vui khổ bên nhau, ngày nay nếu như không

làm được điều gì giúp ích cho chồng thì cũng đừng làm điều

gì bất an cho chồng. Làm việc gì cũng nên nghĩ đến hậu quả.

Điểm chính là do nơi người phụ nữ tự giải quyết lấy.

Nếu như cảm thấy không hài lòng với người bạn đời mà

mình đã từng chung sống bên nhau và muốn tìm người bạn

khác, thì nên xem lại: “Nguồn gốc nẩy sinh – nơi bắt đầu

phát sinh” và “nguyên nhân gây ra không hài lòng – không

muốn tiếp tục cùng bạn đời đi hết đoạn đường còn lại của

cuộc đời”.

Người phụ nữ nên ý thức: Trước khi hành động nên nghĩ

đến hậu quả do mình tạo ra đến với người chồng, các con,

người bạn và mình nữa. Khi hành động thì chấp nhận mọi

hậu quả trong cuộc đời còn lại và ngày sau nữa.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 135

5.3.Người phụ nữ nên tự biết giới hạn vì hậu quả về

phương diện tâm linh cho ngày sau:

Người phụ nữ và người bạn quan hệ hay đến với nhau

không chính đáng – không quang minh chính đại thường có

ảnh hưởng không tốt đến những ngày còn lại của cuộc đời,

đồng thời tạo nghiệp xấu và hình thành dòng tâm thức nặng

trược điển hồng trần tất nhiên sẽ tái sinh vào cảnh giới tương

ứng với trược điển đó. Sự thay đổi cuộc đời còn lại, sự thay

đổi “bộ mặt sống” cho ngày sau cũng từ đây kết tập thành

hình.

Nơi đây hiển rõ kiếp nhân sinh: “Khi sanh, các vị không

có mang gì theo. Khi chết, các vị cũng không đem theo được

gì, chỉ mang cái nghiệp vào thân. Vậy tiếc làm chi mà không

buông ra.” (Lời Đức Ngài).

Trong cuộc sống, nếu như lỡ vấp ngã có thể đứng lại đi

tiếp. Còn ở đây, vấp ngã phải trả quả, trả quả xong đứng dậy

được hay không là chuyện khác. Hơn nữa, hiện nay là thời

mạt pháp, chúng sinh không còn thời gian nhiều kiếp đi trong

luân hồi như trước đây nữa. Đây là điểm mà ngày nay Đức

Pháp Chủ nhắc nhở chúng sinh:

- “Tham chi cái giả, thích chi cái khiổ, vọng chi cái lo. Nên

thức đi, tỉnh đi, các người hỡi!”.

- “Phàm tâm đưa đến bất lương, bỏ đường đạo đức, Bát

Chánh chẳng rèn, mê muội, khiến vọng niệm sanh rồi tà

niệm xâm nhập vào thân bày việc lợi – danh – tình mê man

không dứt. Tự đưa mình rơi xuống hố sau vực thẳm, ngục A

Tỳ đang chờ đón.”.

5.4.Người phụ nữ nên tự vấn lương tâm mà hành sử xứng

đáng:

Giả sử như người chồng biết “tình cảm giữa vợ và người

bạn đang hâm nóng” chẳng hạn, nên đồng ý cho đi, các con

cũng cảm thấy người mẹ từng cực khổ vì các con – vì gia

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 136

đình, nay có quyền hưởng thụ: Người phụ nữ thấy xứng đáng

thì cứ đi với người bạn. Nếu đi mà thấy áy náy, hay các con

không mấy an vui, hay trong lòng người chồng không mấy

hài lòng (mặc dầu bề ngoài tỏ ra vui vẻ vì thể diện hay tôn

trọng người vợ) bởi vì tình nghĩa vợ chồng bị sút giảm hay

không còn nữa, v.v…. là người phụ nữ hành sử chưa xứng

đáng. Như vậy là không có lòng từ.

Mọi việc tùy nơi người phụ nữ lựa chọn! Không nên vừa

chung sống với chồng con lại vừa đi chơi vui vẻ với người

bạn. Người phụ nữ nên tự nghĩ tình nghĩa vợ chồng xưa nay

từ Đông sang Tây, mình có thể tiếp tục làm như vậy không?

Đạo đức làm người chân thiện, tấm lòng thành thật và trung

hậu của người phụ nữ đức hạnh có buông lung như vậy

không?

Người phụ nữ nên tự vấn lương tâm mà hành sử cho xứng

đáng Đạo Đức Làm Người. Nếu như thấy rằng việc làm của

mình là đúng thì cứ tiếp tục, còn như thấy rằng việc làm của

mình không đúng hay phạm phải lỗi lầm theo nhận thức thấy

biết của mình thì nên sửa lại.

5.5.Trường hợp người phụ nữ hết nghiệp nợ với chồng: Ngoài ra, còn một phương diện khác, thí dụ như trong

trường hợp người phụ nữ hết nghiệp nợ với chồng – với con,

nên bước ra đi một cách nhẹ nhàng – khỏe re, lại cảm thấy

niềm vui không chút áy náy:

- Người phụ nữ nên chọn: Hoặc là tiếp tục vui sống cùng

chồng con, hoặc là kế tục cuộc đời còn lại với người bạn.

Đó là quyền lực chọn một trong hai của người phụ nữ.

- Nếu như chọn hướng kế tục: Người bạn nghĩ sao khi người

phụ nữ nầy đến với mình? Xem nhẹ tình nghĩa vợ chồng

gắn bó hằng chục năm nay để đến với mình được thì cũng

đến với người đàn ông khác được?!

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 137

Nhìn chung: Người phụ nữ nên nhìn lại những việc làm đã

qua, tự kiểm – tự nhận thức – tự thức tâm, để từ đó tự biết

giới hạn – tự vấn lương tâm – tự thắng lòng mình ngõ hầu

định hướng hành sử giải quyết chánh đáng cho cuộc đời còn

lại an vui dưới mái gia đình cùng chồng con. Đây cũng là

một dạng lòng từ cho bản thân và gia đình.

6. Sự đụng chạm giữa Chánh ái – Giới hạnh – Tình yêu:

6.1.Chánh ái – Giới hạnh – Tình yêu:

Về phương diện đạo đức chúng ta nhận thấy được: Thứ

nhất là, hai vợ chồng chính thức chung sống với nhau là

Chánh ái. Thứ hai là, người phụ nữ gặp người bạn trước khi

lập gia đình, ngày trước gặp nhau đã không thành đến nay

vẫn còn đậm đà tình cảm.

Trong trường hợp khó xử nầy: Người phụ nữ nên chuyển

tình cảm nầy thành tình bạn chân chánh, nếu như thấy cần

thiết. Tình bạn chính đáng, đàng hoàng, quang minh chính

đại cũng tốt. Làm sao cho lương tâm mình không cảm thấy

áy náy. Trong tình cảnh nầy, người phụ nữ sẽ đụng chạm

phải: Chánh ái và Giới hạnh trong Đạo Đức Làm Người. Vì

sao?

- Một là, nếu người phụ nữ đàng hoàng, đúng đắn, biết rèn

luyện tâm tánh trong sáng chính đại thường trọng “Lễ -

Nghĩa – Đức – Hạnh” nên dễ dàng hòa mình vào Giới

hạnh hướng về Chân – Thiện – Mỹ.

- Hai là, bằng như trái lại, người phụ nữ không đàng hoàng,

không quang minh chính đại thì không bao giờ chấp nhận,

thậm chí còn xem thường hay cho là lỗi thời đối với Giới

hạnh. Người phụ nữ không quang minh chính đại rất ngại

Giới Hạnh Đạo Đức Làm Người.

Từ điểm nhìn theo Chánh ái và Giới hạnh nầy, chúng ta

nhận thấy có thể góp phần nào trợ giúp giữ vững cho người

phụ nữ (hay nữ giới nói chung) nếu như lỡ vấp ngã trong đời

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 138

sống tình cảm nam nữ: Là tấm lòng hướng thượng và đạo

đức, là thuần phong mỹ tục và truyền thống luân lý đạo đức

cao đẹp mà giá trị được người đời gìn giữ và phát huy từ bao

đời nay.

Tuy nhiên, điều nầy chưa đủ, điểm cốt yếu vẫn là khả năng

tự ý thức của chính người phụ nữ trong mọi hoàn cảnh dầu

thuận hay nghịch.

Tự ý thức nhìn lại để thấy biết rõ những lầm lẫn về đời

sống tình ái đã trải qua của mình như bài học kinh nghiệm,

có thấy biết rõ mới có thức tỉnh sửa đổi hay chuyển hóa. Có

như vậy mới thật thấy giá trị của Giới Hạnh Tự Tâm là chiếc

thuyền vượt qua bể tình ái, song song Nhân Nghĩa Đạo Đức

trong Đạo Vợ Chồng là nền tảng trưởng dưỡng Tình Yêu và

Hạnh Phúc chân chánh.

6.2.Một thực trạng tại cõi nhân sinh nầy:

Hiện nay là thời kỳ mở cửa từ các cõi:

Ngoài ra, chúng ta nên biết thêm: Hiện nay là thời kỳ mở

cửa từ các cõi để các vị ở các cõi đó đến cõi nầy (là cõi

chúng ta đang sống) lập hạnh. Quan sát trong thực tế sinh

hoạt ngày nay cho thấy rõ nơi các vị nầy:

- Theo cách nhìn của nhân sinh tại cõi nầy: Có vị đến đây

mang theo phong cách sống không mấy tốt đẹp nơi cõi của

các vị, dẫn đến xem thường đạo đức làm người tại cõi nầy,

dẫn đến hạ thấp giá trị luân lý đạo đức – thuần phong mỹ

tục …., song song với hành vi tạo nên hậu quả xấu vì

buông thả tâm tánh tắm mình theo bản năng dục vọng, theo

con người tham đắm luyến ái dục tình….

- Có vị, ai mắc nợ thì cứ đòi tự do – đòi cho thỏa mãn, nếu

muốn. Tuy nhiên, cũng có vị thức tâm tu hành và tự bỏ nợ

cũ không màn đến.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 139

Người bạn cứ tiếp tục duy trì mối quan hệ không chánh

đáng với người phụ nữ nầy, thường là có duyên nghiệp trong

tiền kiếp, nên cũng là một cách “đòi nợ tình”. Hay, cũng có

thể do cách sống với tâm tư tình cảm nặng ái dục mà “gieo

duyên tạo nghiệp”, v.v…. Nói chung, phần đông các vị nầy

có quá trình sống dễ dẫn đến tổn hại đức hơn là vun bồi đức.

Người phụ nữ nên nhận thức thực chất về cuộc đời – về

kiếp nhân sinh:

Cho nên, người phụ nữ dạt dào tình cảm nầy sinh vào đời

nay: Nên biết nghĩ đến Đạo Đức Làm Người, nên biết

nghiệm xét trong cuộc đời với những gì đã xảy ra cho bản

thân hay người chung quanh để thấm hiểu “Nhân Quả Là

Định Luật”. Nói cách khác, biết về Đạo Đức Làm Người –

biết về Nhân Quả dẫn đến tự thức tâm “biết giữ Chánh ái với

người bạn đời”, ngõ hầu tự thắng cõi lòng dục vọng mà thăng

tiến tâm linh.

Với sự thức tâm có được, người phụ nữ nên nhận biết:

Trường đời là trường học, đừng để mình đắm chìm vào ái

tình lẩn thẩn mãi trong kiếp sống hồng trần đầy trược điển,

bị bao phủ bởi lớp khí trược quá nặng nề như hiện nay, mà

nên tự nhắc nhở: “Một cử chỉ sơ hở ở trần thế là một lỗi lầm

Pháp Thân nơi Cõi Thượng” (viết lại theo lời Đức Ngài).

Vả chăng, cõi trần hay quá trình sống của con người trong

cuộc đời không phải là nơi nương tựa làm cứu cánh cho kiếp

người, mà là trường học để khai tâm – mở trí – khai hạnh

tiến hóa tâm linh.

Người phụ nữ có nhận thức thấy ra điểm nầy mới có thể

lìa mê đắm ái tình, giữ Chánh ái, hướng thân tâm về Giới

hạnh hay Đạo Đức Làm Người chân chánh từ bản thân là

căn bản cho sự an vui và hạnh phúc trong gia đình. Người

phụ nữ nên suy ngẫm về “đời người và người đời” để nhận

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 140

thức thực chất về cuộc đời – thực chất của kiếp nhân sinh,

ngõ hầu thức giác tỉnh ngộ trần thế là cõi tạm, không phải

chốn dung thân.

7. Người phụ nữ nên ý thức và định vị với quan điểm và

hành động chân chánh:

7.1.Người phụ nữ nên ý thức:

Người phụ nữ chân chánh cũng nên tự nghĩ: Người bạn

đến với mình vì ái tình đã nhiều năm nay, giờ đây vẫn tìm

gặp nhau hay đi chơi cho vui vẻ, là một cách khơi gợi tình

yêu tiếp tục tồn tại và phát triển, v.v….

Tác phong sống của người bạn như vậy, dầu ở vào hình

thức nào, dầu tỏ ra cao đẹp – cao thượng, tất cả đều là hành

động nhằm “nâng cao phẩm tính cư xử trữ tình” khơi gợi

rung cảm tình yêu thu hút người phụ nữ thân mật đậm đà với

người bạn hơn, đủ tỏ rõ người bạn tiềm ẩn lòng tham ái

chiếm hữu người phụ nữ. Người phụ nữ nên ý thức điểm nầy.

Thí dụ như:

- Đứng trước “nghĩa cử tình cảm đậm đà của người bạn

dành cho”, người phụ nữ có đủ ý thức và tự thắng lòng

mình vững vàng qua thời gian không? Vả chăng, lòng tham

ái nơi con người vốn không đáy – không hạn lượng, tương

tự như cái bể lấp mãi không bao giờ đầy, làm sao mà đáp

ứng thỏa mãn? Người phụ nữ nên lắng lòng tự nhìn lại

mình để biết mức độ tình cảm – tình ái như thế nào, và để

biết rõ hơn về người bạn.

- Hay, những lúc gặp nhau hay cùng đi chơi “cho thoải mái

tâm hồn”, là những thuận cảnh khơi dậy tình yêu và là

nghịch cảnh của Chánh ái và Giới hạnh, có thể làm lung

lay hay suy giảm phẩm chất đức hạnh người phụ nữ đang

vui sống cùng chồng con. Nếu như người phụ nữ không đủ

ý thức, không đủ tự thắng lòng mình thời nhân tính dễ trở

thành dục tính là lẽ thường tình.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 141

Ở đây, người phụ nữ cũng nên biết sự khác biệt về tâm lý

nam nữ: Với nữ giới thường thì tình dục được xây dựng trên

nền tảng tình cảm phát triển tốt. Trái lại, với nam giới

thường thì tình cảm là tình cảm – tình dục là tình dục.

Cho nên, người phụ nữ đoan trang nên biết làm chủ thân

tâm tự thắng thuận cảnh và nghịch cảnh, ngõ hầu chuyển

tình cảnh hiện hữu trở thành an vui hạnh phúc cho bản thân

– cho gia đình và cho người bạn nữa, mới là người Ôn Hòa

và Trung Hậu.

Được như vậy, mới làm sáng phẩm chất đức hạnh của

người phụ nữ lấy Chánh Tâm chuyển Tà Tâm nâng cao cái

Uy nhân cách khiến người bạn kính phục, đồng thời cũng là

đạo hạnh Nuôi Tâm – Dưỡng Tánh – Bồi Đức của người phụ

nữ chân chánh.

7.2.Người phụ nữ nên xác định vị trí của mình để có hành

động chân chánh:

Người phụ nữ cũng nên tự nghĩ: (1) Một người phụ nữ đã

có gia đình, sống bên chồng và các con, người bạn tốt với

tâm hồn vị tha cao thượng có bao giờ tiếp tục cuộc tình

không chánh đáng như vậy không? (2) Tình bạn chân chánh

– trong sạch – thanh cao có bao giờ “nuôi dưỡng – nâng cao

phẩm tính cư xử trữ tình” như vậy không? (3) Người bạn trân

trọng lương tri và đạo nghĩa làm người có thể nào tiếp tục

duy trì tình cảm không chánh đáng với người phụ nữ như lâu

nay không? Với hướng nhìn nầy áp dụng vào tình cảnh của

người phụ nữ:

Thứ 1: Người phụ nữ “đoan trang và trung chính” nên lắng

cõi lòng mình lại là điều tối cần trước khi quyết định hay

hành sử một việc gì. Nếu như lòng người phụ nữ vui thích

theo những gì mà người bạn dành cho, hay theo “tình cảm

gọi là đẹp đẽ” mà người bạn tặng cho v.v… là người phụ nữ

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 142

đã chạy theo tiếng gọi “tình yêu của con tim”. Ngay nơi đây,

Giới hạnh trở thành số không.

Thứ 2: Người phụ nữ “đoan trang và trung chính” nên tự vấn

lương tâm mà xác định vị trí của mình trong gia đình và

trong quan hệ hay hành sử với người bạn, song song với xác

định cho mình một quan niệm chân chính “giữa Thiện và Ác

– giữa Chánh và Tà” để định hướng cho hành sử từ tư tưởng

đến lời nói và hành động đối với người bạn cũng như trong

đối nhân xử thế.

Người phụ nữ nên tự ý thức với chính mình trong mọi

hành vi và định vị minh bạch mới có hành động chánh đáng –

quang minh chính đại từ gia đình đến người bạn và mọi

người chung quanh. Có như vậy, đức hạnh cao quý của người

phụ nữ trong gia đình mới có thể là tấm gương cho các con

duy trì và phát triển nhân luân hay luân thường đạo lý làm

nền tảng trong đời sống gia đình.

Vắn tắt: Lời Đức Ngài.

Trước khi tạm ngừng bàn về “Vai trò của vị hướng dẫn

khai mở chân lý hướng thượng về Lòng Từ”, đối với người

phụ nữ ở vào tình cảnh nầy, chúng ta cùng nghiệm học lời

Đức Ngài nhắc nhở:

- “Bệnh căn chẳng dứt do tâm ý bất chánh, chưa quyết lìa

dục” (QNP. bài số 48).

- “Như bệnh căn chẳng dứt do nơi mình tâm ý chẳng chánh vì

chưa quyết thoát trần, nên tâm ý hay nương náu theo hoài”

(QNP. bài số 76).

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 143

Một phụ nữ vào thời trẻ thích làm bạn với nam giới, đến khi lập gia

đình vẫn tiếp tục. Dần dần, một trong những bạn trai trở thành bạn tình

và người chồng biết nên có lời khuyên ngăn, người phụ nữ hứa với chồng

nhưng sau đó vẫn tiếp tục.

Ngày nay, vị nầy đến với pháp đạo, vị huynh trưởng vài lần nhẹ lời giải

thích và khuyên nhủ cần cẩn thận vì hạnh phúc gia đình nên xem lại việc làm của mình. Vị nầy cũng hứa cố gắng dừng lại nhưng rồi sau đó “đâu

cũng vào đấy”.

Thời gian sau, thấy sự việc vẫn tiếp tục, có thể đem lại không mấy tốt

đẹp cho hạnh phúc gia đình với người chồng và các con đã trưởng thành,

nên vị huynh trưởng “nhẹ lời tâm sự” cùng người phụ nữ. Trong câu

chuyện mở lòng nầy, người phụ nữ tỏ bày:

- “....... tôi đến với các bạn là muốn đem lại niềm vui cho các bạn,….”

Trong bài trước, chúng ta đã bàn về Lòng Từ. Trong bài

nầy, chúng ta cùng nhau bàn về Lòng Bi và mở hướng hành

sử theo Bi – Trí – Dũng:

1. Đem lại niềm vui cho các bạn:

1.1.Nhận diện lòng bi theo tình đời:

Như, người phụ nữ dồi dào tình cảm mở rộng trái tim

thương yêu đem lại niềm vui cho các bạn hay người bạn tình

là sự có mặt của “lòng từ theo tình đời”.

Như, người phụ nữ đem tình thương của mình đến với

người bạn, đem lại cho người bạn có được niềm vui, là có

lòng nghĩ đến và thể hiện bằng việc làm đem lại niềm vui cho

bạn vơi đi nỗi buồn hay sự khổ đau trong cuộc sống chẳng

hạn, là sự có mặt của lòng bi.

Hay: Người phụ nữ có ý thức nhận biết về hoàn cảnh sống

của người bạn mà cảm thông và trợ giúp nhằm đem lại niềm

vui cho người bạn vơi đi nỗi buồn lo chẳng hạn, là một dạng

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 144

của lòng bi. Nhưng ở người phụ nữ nầy là “lòng bi đáp ứng

theo tình cảm dồi dào” của mình hướng đến người bạn. Tức

là, lòng bi xuất phát từ cõi lòng giàu tình cảm nam nữ, là

“lòng bi theo tình đời” vì bản thân hơn là vì người bạn.

Qua vài điểm nầy cho thấy: Từ những ngày còn trẻ đến

nay, những sinh hoạt trong cuộc đời thường quan hệ đến tình

cảm nam nữ, nên chúng ta nhận biết rằng điểm vướng mắc

của người phụ nữ nầy là tình cảm, trong đó ái tình thấm sâu

vào tiềm thức, chính là điểm kẹt bản năng. Đây là gốc phát

sinh “lòng từ bi theo tình đời” (tạm gọi như vậy cho dễ hiểu).

1.2.Nhận diện lòng bi chân chánh:

Qua câu chuyện, chúng ta có thể nói rằng hầu hết những

quan tâm – lo âu của chồng con, những phiền muộn trong

hạnh phúc gia đình đều xoay quanh vấn đề tình cảm của

người phụ nữ với vai trò là người vợ - người mẹ. Cũng từ

đây, vị hướng dẫn có thể mở chân lý hướng thượng về lòng

bi dẫn đến chuyển đổi tình cảm trở nên rộng mở cao thượng

hơn trên đường tu tâm sửa tánh, tạm gọi là lòng bi chân

chánh:

1.21.Thứ 1: Từ tình thương hạn hẹp:

Người phụ nữ mở rộng trái tim thương yêu, tạo nên mối quan

hệ với các bạn, thiết lập tình bạn dài lâu từ những ngày còn

trẻ mà đem lại niềm vui cho bạn. Điều nầy cho thấy: Người

phụ nữ có phần hiểu được từ tâm tư tình cảm đến nhu cầu

sống hay tình trạng sống của người bạn, mà cảm thông hay

trợ giúp chẳng hạn, cũng là thể hiện của tình thương người.

Ở đây, tình thương đến với người bạn bởi tình cảm dồi dào

này là tình thương có chọn lọc theo đối tượng, tiềm ẩn tinh

thần quan tâm và chiếm hữu người bạn, nên là tình thương

hạn hẹp.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 145

1.22.Thứ 2: Đến tình thương rộng mở.

Nếu như người phụ nữ nầy mở rộng tình thương như vậy,

không những đến với bạn trai hay bạn gái mà còn đến với

mọi người từ gia đình đến xã hội, đến với mọi tình trạng sống

của con người hay chúng sinh bằng tình thương chân thật từ

lòng mình phát ra, bằng tấm lòng cởi mở - cảm thông – bao

dung – rộng lượng, là mở đường cho lòng bi chân chánh phát

triển.

Với ý nầy, chúng ta có thể mở hướng nhận thức về lòng bi

chân chánh đối với trường hợp của người phụ nữ nầy:

- Lòng bi chân chánh thể hiện qua tình thương phát khởi tự

tâm hồn rộng mở vì sự bất an – sự khổ đau của người bạn,

của mọi người hay chúng sinh.

- Lòng bi chân chính mở rộng tâm tiếp cận với trạng thái

sống của người bạn, của mọi người hay chúng sinh, như

nỗi khốn khó vì hoàn cảnh sống – nỗi khổ đau vì bệnh tật

chẳng hạn, mà mở rộng hướng hành sử hay “đối nhân xử

thế” thích hợp – đúng lúc – đúng chỗ. Đó là lòng bi rộng

mở với sự hiểu biết, dẫn đến bi và trí cùng phát triển.

Ngoài ra, lòng bi chân chính đến với tất cả sự sống của

người bạn, của mọi người hay chúng sinh với tình thương

bình đẳng, không phân biệt thân – sơ, bạn – thù, hay thành

phần chúng sinh. Điểm nầy có phần khó với phần đông

chúng ta, nhất là đối với “kẻ thù”. Tuy nhiên, với người có

tâm tốt vẫn có tình thương người, vẫn có một phần lòng từ

hay lòng bi trong đó đối với “kẻ thù”, mặc dầu không bằng so

với bạn hay người thân.

2. Người phụ nữ trong hành sử nên có Lòng Bi:

2.1.Vài phương diện chính của lòng bi nơi người phụ nữ

nầy:

Người phụ nữ vốn dồi dào tình cảm, nên tình cảm – tình

thương hay lòng bi có phần chủ quan trong quan hệ với bạn

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 146

hay đem lại niềm vui cho bạn. Vì thế, người phụ nữ nên lưu

tâm dụng lòng bi đi trước trong quan hệ hay việc làm. Chẳng

hạn như:

- Nên xét coi lại tình cảm của mình, tình cảm của người bạn

tình mà mình quan hệ hay đi chơi vui vẻ, rồi tình cảm của

người chồng và tình cảm của các con mình nữa.

- Tình cảm của mình có chánh đáng không? Có đàng hoàng

không? Chánh đáng – đàng hoàng thì tạm được. Còn như

tình cảm mà “quá hay quá đà” thì tất nhiên có liên hệ đến

người chồng, mà có dính dáng đến người chồng của mình là

không chánh đáng – không đàng hoàng.

- Nên phân tích lòng bi cho thấu rõ: Lòng bi có liên quan đến

mình (nội tâm). Lòng bi có liên quan đến người bạn (bên

ngoài). Lòng bi có liên quan đến người chồng và các con

(bên ngoài). Tức là, phân tích lòng bi từ nội tâm ra bên ngoài

và từ bên ngoài vào trong, cả hai chiều cho thông.

Sở dĩ trong quan hệ hay việc làm nên lấy lòng bi đi trước

vì người phụ nữ nầy nhiều tình cảm, do đó lòng bi đôi khi có

phần chủ quan quá, mà không mấy chú ý đến trí và dũng.

Đây là điểm yếu của người phụ nữ.

2.2.Thí dụ về lòng bi có liên quan đến bản thân người phụ

nữ:

2.21.Chuyển đổi những gì không chánh đáng – không

quang minh chính đại:

Trước hết, người phụ nữ nên tự nhìn lại tình cảm của mình

đối với người bạn, tự kiểm mọi hành vi của thân tâm trong

mối quan hệ với người bạn. Tự nhìn, tự kiểm để tự biết – tự

hiểu mình đã từng đến với người bạn một cách chánh đáng

hay không, quang minh chính đại hay không, đồng thời

nghiệm xét cả hậu quả về sau từ tình cảm của bản thân đến

mối quan hệ với người bạn. Từ điểm nầy mở ra cho thấy:

- Lòng bi có liên quan đến người phụ nữ là nên chuyển đổi

hết từ ý nghĩ đến hành động (hay việc làm) không chánh

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 147

đáng – không quang minh chính đại. Chuyển đổi như vậy là

một phương cách tự cứu độ bản thân, là hành bi nơi chính

mình. Có chuyển đổi lòng mình hay thân tâm, mới có nâng

cao giá trị tác phong tư cách của người phụ nữ đức hạnh.

- Bằng như không, phẩm hạnh dầu tỏ ra tốt đẹp hay cao

thượng, kể cả tỏ ra bề ngoài là người cứng cỏi về tình cảm

trong quan hệ với các bạn, đều tiềm ẩn tình cảm không

chánh đáng.

2.22.Tự thắng tâm là cốt yếu dẫn đến chuyển đổi cách nhìn

và tầm nhìn:

Lời Đức Ngài:

Góp phần chuyển đổi lòng người – chuyển đổi thân tâm,

theo chúng tôi nghĩ, người phụ nữ nên suy ngẫm thêm lời

Thánh Ngôn ngõ hầu thấy được mình:

- “Thắng người, thắng ngoại vật là kẻ có sức. Thắng được

mình mới là người mạnh.”

- “Biết được, hiểu được, thắng được người là Hữu Vi. Tự

biết mình, hiểu được mình và thắng được mình là Vô Vi.”

Có tự biết mình, tự hiểu mình và tự thắng mình mới có thể

dứt được lòng ái nhiễm không chân chính, mới làm chủ được

ái tình khởi phát, là một cách chuyển đổi thân tâm trở nên

lành mạnh hóa trong mọi quan hệ với người bạn. Chuyển đổi

lòng mình hay chuyển đổi thân tâm thì tất cả đều thay đổi.

Vì sao?

Sự chuyển đổi nầy là “sự nới rộng – sự mở rộng” từ tâm

thức đến mối quan hệ với người bạn hay mọi người chung

quanh, song song là “đi vào chiều sâu về mặt nhận thức – đi

vào chiều sâu về tầm nhìn” khiến cho mình thay đổi tầm

nhìn, hiểu sâu hơn về sự phát triển đời sống tâm linh nên

không còn thiết đến “từ ý nghĩ đến hành động không chánh

đáng” như trước đây nữa.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 148

Đồng thời, người phụ nữ chuyển đổi tác phong nhìn trở

nên rộng mở và sâu sắc hơn khiến cho “tình cảm lãng mạn

hay lòng tham ái của người bạn” đã từng đến với mình sẽ trở

nên vụn về, không còn giá trị tư cách hay nhân cách – không

còn ảnh hưởng đến tình cảm dồi dào như trước đây nữa. Sự

chuyển đổi nầy dẫn đến tự nó phá vỡ mối quan hệ tình cảm

không chánh đáng – không quang minh chính đại. Đó cũng là

một phương thức khai mở lòng bi tự cứu lấy mình và giúp

người bạn tự độ.

2.3.Thí dụ về lòng bi có liên quan đến người chồng:

Tấm lòng thương yêu tương kính chồng là tấm lòng vị tha

của người vợ vì chồng mà đem lại an vui cho chồng, cũng

chính là cho mình và các con hay gia đình. Lòng thương yêu

tương kính của người chồng hết mực dành cho vợ là nhân tố

nuôi dưỡng lòng bi của người vợ phát triển tốt đẹp.

Nơi đây, tình thương yêu tương kính trong đạo vợ chồng là

tình thương của lương tri và đạo nghĩa vợ chồng. Đó cũng là

tình thương và lòng bi trong đạo nghĩa vợ chồng.

Còn như, người phụ nữ nặng tình cũ với người bạn, muốn

đem lại niềm vui hay sự vui vẻ cho người bạn còn mang nặng

tình cũ với mình: Người phụ nữ và người bạn đến với nhau vì

tình cảm như vậy, có thật đem lại sự an vui và hạnh phúc

trong gia đình cùng chồng con không?

Sống với chồng mà ôm giữ trong lòng tình cũ với người

bạn, hay đi chơi vui vẻ với người bạn là còn tư tâm và tư dục.

Tình cảm nầy che mất lương tri và đạo nghĩa vợ chồng.

2.4.Thí dụ về lòng bi có liên quan đến các con:

Người mẹ hiền thương yêu các con, chăm lo săn sóc những

gì có thể đem lại cho các con an vui mà quên mình, là lòng

từ. Người mẹ hiền hiểu các con hơn ai hết, thấy biết các khó

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 149

khăn từ vật chất đến tinh thần và thông cảm cho các con, sẵn

sàng đem khả năng của mình giúp các con vơi đi các khó

khăn đó, là lòng bi.

Lòng từ bi của người mẹ là năng lực sống tinh thần hy sinh

cao cả vì các con. Lòng hiếu đạo của các con là nguồn sống

tinh thần đem lại sự an vui và hạnh phúc cho cha mẹ lúc tuổi

về chiều. Từ điểm nầy người phụ nữ nên nghiệm xét cho tỏ

tường:

- Ngày nay, có thể nào vì người bạn hay tình cũ mà người mẹ

đánh mất lòng từ bi với các con?

- Bổn phận làm con hiếu đạo đối với cha mẹ chưa tròn, các

con nghĩ sao?

- Người mẹ hiền nghĩ sao về các con luôn hướng về mình làm

chỗ dựa tinh thần trên đường tiến thân mà cha mẹ hằng

mong nơi các con trở thành người con hữu ích cho gia đình

và xã hội?

2.5.Thí dụ về lòng bi có liên quan đến người bạn:

2.51.Một cách nhìn về người bạn:

Người bạn tìm đến người phụ nữ vì lòng tham đắm ái tình

là chính, tiếp tục duy trì mối quan hệ với người phụ nữ đã có

chồng con là có chủ tâm tìm niềm vui trong tình yêu nam nữ.

Song, trong sự chủ tâm nầy, còn tiềm ẩn lòng thương hại

người phụ nữ đã có chồng và các con mà còn vương vấn tình

cảm với mình (người bạn). Đây là chỗ thường xảy ra đối với

người tình đã có gia thất.

Vả chăng, nếu như “tiến tới” thì làm sao người bạn có thể

tự quyết định được, vì còn phải tùy thuộc vào người phụ nữ?

Mặt khác, về phương diện luân lý đạo đức ở đời thì người

bạn nghĩ sao? Còn như buông ra thì luyến tiếc! Tất cả đều do

nơi người phụ nữ sáng suốt hay mê mờ trong đạo nghĩa vợ

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 150

chồng, trong “đối nhân xử thế” với người bạn vì tình cảm ảnh

hưởng.

2.52.Một cách nhìn từ người phụ nữ:

Người phụ nữ nên tự nghĩ, đến với người bạn mình có đủ

khả năng làm thay đổi cõi lòng tham ái của người bạn không?

Hay đến với người bạn đem lại niềm vui đáp ứng lòng tham

đắm trong luyến ái dục tình với người bạn? Như vậy, người

phụ nữ tự nghĩ mình có đánh mất nhân tính không? Có thật

sự tự thắng bản ngã dục tình thấp kém trở nên trong sạch và

thanh cao không?

Đem tình thương đến với người bạn, đem niềm vui đến với

người bạn, có thật sự làm vơi bớt cái khổ của người bạn đang

đeo đuổi mình vì tình không? Trong khi tình cảm của mình

chưa thoát ra khỏi vương vấn trong tham ái, hay luyến ái dục

tình, thì làm sao có được mối quan hệ chánh đáng hay có thể

đem lòng bi chân chánh đến với người bạn?!

Cho nên, thí dụ như, lòng cảm thấy thương bạn, lòng cảm

thấy muốn làm điều gì đó cho người bạn vui vẻ, hay lòng

thương xót của mình dành cho người bạn, đều không phải là

lòng bi chân chánh, mà chính là tình thương nuôi dưỡng ý

muốn hay ý chí và hành động tăng trưởng dần tham ái hay

luyến ái dục tình. Nơi đây, tình cảm là cha đẻ của ái tình hay

ái dục, làm mờ đi lương tri và đạo nghĩa vợ chồng.

3. Người phụ nữ trong hành sử nên biết vận dụng Bi –Trí

và Dũng:

3.1.Một phương thức chung về bi – trí – dũng dành cho

người phụ nữ nầy:

Từ bi đến trí:

Phần trên đây là phân tích vài điểm chính về lòng bi dành

cho người phụ nữ. Phân tích lòng bi xong, nên dùng trí suy

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 151

xét trong quan hệ tình cảm, hay việc đi vui chơi với người

bạn chẳng hạn.

Nói cách khác: Dùng trí suy xét tường tận, kể cả tình cảm

nữa. Thí dụ như: Khả năng nhận biết về tình cảm của mình,

về những quyết định ảnh hưởng bởi tình cảm. Khả năng tự

chủ trong tình cảm, sự linh hoạt uyển chuyển của tình cảm.

Khả năng nhu thuận theo tình cảm trong hòa đồng với người

bạn. Dụng trí như vậy là một cách quân bình bi.

Từ bi – trí đến dũng:

Có bi – có trí, tiếp theo là nên dùng đến dũng sau khi suy

xét. Bởi vì, bên cạnh mình (người phụ nữ) còn có chồng và

các con. Hay giả như, cho dầu người phụ nữ sống với chồng

không đậm về tình nhưng đã từng chung sống với nhau lâu

nay nên còn có đạo nghĩa vợ chồng. Như vậy, người phụ nữ

có đủ dũng thực hiện theo nhận thức về bi và trí không?

Nhìn chung: Sau khi phân tích lòng bi xong nên cần đến trí

để quân bình lòng bi. Đồng thời, khi hành sử thì trong cái

dũng cần quang minh chính đại từ tâm tánh – ý nghĩ đến

hành động.

Một vài điểm vừa trình bày nầy là một phương thức chung

về vận dụng bi – trí cho hợp lẽ phải làm người phụ nữ đức

hạnh. Song song là cái dũng trong hành động sau khi quan sát

– suy ngẫm – cân nhắc nhằm rèn luyện tâm tánh trong sáng

và quang minh chính đại ngõ hầu vun bồi Nhân Hậu Phúc

Đức lâu dài cho hiện kiếp và mai sau. Dưới đây là một vài thí

dụ khác:

3.2.Thí dụ 1: Dụng trí thắng tình cảm.

3.21.Một thí dụ chung về dụng trí:

Người phụ nữ đến với pháp đạo tu học, là có phần ý thức

hướng về sửa mình trở nên lành mạnh hơn. Cho nên, người

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 152

phụ nữ cần lưu tâm dụng trí quan sát – suy ngẫm về hoạt

động “tình cảm dồi dào – tình cảm trữ tình” của mình để

chuyển đổi – để cải biến lành mạnh hơn, là một thiết yếu cho

tu học. Chẳng hạn như:

- Trong quan hệ với người bạn, hay trong tương quan giữa

người và người, tình cảm giữ một vai trò quan trọng có thể

nói là quyết định cho sự phát triển tốt đẹp hay không. Đồng

thời, tình cảm còn ảnh hưởng cả sự trau dồi nhân cách hay

đức hạnh của con người nữa. Do đó, cần có ý thức về tình

cảm dồi dào hiện hành qua cách quan hệ không mấy lành

mạnh chẳng hạn, mà chuyển dạng dần dần trở nên lành

mạnh hơn, hay sửa đổi lại tốt hơn. Trong thực tế, thường là

chuyển tiếp dần dần, chưa thể sửa đổi liền được.

- Hay, người phụ nữ cần dụng trí để “có ý thức” sửa đổi

những mối quan hệ không mấy thanh cao đã một thời trở

thành thói quen đối với bạn, hay để chuyển đổi một vài

“tác phong giao tiếp đậm trữ tình” mà mình thường dành

cho người bạn chẳng hạn.

Đây là một cách lưu tâm tự kiểm tình cảm của bản thân

dẫn đến “dụng trí thắng tình cảm”, đồng thời cũng là một

phương diện dự phần quân bình lòng bi nơi người phụ nữ

vốn dồi dào tình cảm trở nên có ý thức - có thức tâm hơn, tức

là trong bi có trí – trong tình thương có hiểu biết.

3.22.Một vài thí dụ khác về dụng trí thắng tình cảm:

Dụng trí thể hiện qua nhiều phương diện khác trong mọi

trạng thái sinh hoạt, thật là đa dạng, chẳng hạn như:

- Dụng khả năng thức tâm nhận biết được để thấy ra một vài

khía cạnh sai lầm của tình cảm trong cách cư xử đã từng

dành cho người bạn, cũng như lâu nay chưa quan tâm đến

hậu quả của cách cư xử nầy.

- Quan tâm tự kiểm khả năng thật hiện có được về tình cảm,

như các sở trường – sở đoản, hay ưu điểm và khuyết điểm

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 153

của tình cảm bộc phát dành cho người bạn. Khả năng mình

đủ chuyển đổi tốt hơn hay phát huy điểm tốt không?

- Lưu tâm đến khả năng tự chủ trước các tình cảm bất

thường lộ diện bản năng trữ tình trong cử chỉ thái độ, trong

tâm tánh hiện diện qua việc làm đem lại niềm vui cho

người bạn. Khả năng mình đủ tự thắng hay chế ngự không?

- Tình cảm dồi dào là năng lực nội tâm có khả năng dẫn dắt

thân tâm vào hành động theo khuynh hướng tình cảm, hay

thực hiện ý định nào đó mà người phụ nữ dành cho người

bạn tình thêm đậm đà hơn chẳng hạn. Như vậy, trí nhận

biết và khả năng tự chủ của người phụ nữ có đủ tự thắng

tình cảm để chuyển đổi thân tâm tốt hơn không?

- Hay, đến với bạn, hài hòa theo phong thái sống của bạn,

chiều theo tâm tánh của bạn. Như vậy, cần dụng trí sáng

suốt hơn để có thể nhu thuận cùng người bạn mà vẫn giữa

được nhân cách của người phụ nữ chính chắn trong mối

quan hệ. v.v….

Vài thí dụ nầy, là gợi ý dẫn đến rèn luyện: Khả năng tự

thức giác hay thức tâm về tình cảm. Khả năng tự chủ hay chế

ngự thân khẩu ý hoạt động vì tình cảm dẫn. Khả năng rèn

luyện đức điềm tĩnh song song với hạnh nhu thuận trong mọi

quan hệ với người bạn hay mọi người chung quanh, nhằm

giữ sự quân bình cho tác phong tư cách và phẩm hạnh của

người phụ nữ dồi dào tình cảm nầy hướng về con đường đạo

tu sửa thân tâm lành mạnh hơn.

3.3.Thí dụ 2: Dụng trí suy ngẫm giá trị đích thực về hậu

quả của hành động.

3.31.Một phương thức dụng trí lành mạnh hóa thân tâm:

Hành động của người phụ nữ đến với người bạn, dầu

quang minh chính đại hay không, dầu người chồng biết và

đồng ý hay không: Không phải bao giờ cũng đem lại sự tốt

đẹp. Vì sao?

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 154

- Điểm nên thấy là kết quả của việc quan hệ hay việc đi chơi

với người bạn chớ không phải là hành động quan hệ hay đi

chơi với người bạn. Việc làm tốt đích thực không phải ở

chỗ đem lại tình thương hay niềm vui cho người bạn, mà là

hậu quả từ việc làm mới chính là giá trị đích thực.

- Tình bạn chân chánh hay tình cảm yêu đương, dầu thầm

kín hay lộ diện, không phải ở chỗ đem lại niềm vui – hay sự

an vui, mà nên suy ngẫm đến – nên biết đến hậu quả từ việc

làm nầy ảnh hưởng cho ngày sau do mình tạo nên. Không

nên chỉ nhìn theo niềm vui hiện tại, mà nên phóng tầm nhìn

nghiệm xét hậu quả cho ngày sau.

Nơi đây, theo chúng tôi nghĩ: Trong cuộc sống của bản

thân hay trong mối quan hệ với người bạn nên lấy Đức Nhân

làm nền, lấy Tín Nghĩa làm trọng, lấy sự quang minh chính

đại làm phương châm cho mọi hành động, mà hiển sáng

Chánh Hạnh của người phụ nữ. Đó cũng là một phương thức

dụng trí thắng tình cảm, đem lại sự lành mạnh hóa cho thân

tâm trong hiện tại và mai sau.

3.32.Một vấn đề tế nhị khác:

Ngoài ra, chúng ta còn thấy trong sinh hoạt thường ngày:

Người phụ nữ dầu có cứng cỏi nhưng với tình cảm rạt rào

quá, nếu như người bạn rủ đi chơi đây đó cho vui vẻ thì đồng

ý theo người bạn liền, mà không mấy chú ý đến trí và dũng

chẳng hạn, thì cũng nên suy ngẫm lại. Bởi vì:

Đi chơi với người bạn, cần nên hỏi ý kiến của người

chồng! Cần quang minh chính đại! Đi một mình hay đi với

nhiều người. Đi trong một vài giờ - một buổi – một ngày hay

nhiều ngày, là một vấn đề khá tế nhị biểu hiện tình cảm chân

chánh hay bất chánh không những của người phụ nữ mà cả

người bạn nữa. Vì thế, cần có trí quan sát – suy ngẫm và cân

nhắc cho thấu đáo, tường tận trước khi hành động.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 155

3.4.Thí dụ 3: Dụng trí nhận thức giá trị tư cách người bạn

đến với người phụ nữ.

3.41.Tác phong tư cách thường gặp theo tình đời:

Người phụ nữ và người bạn đã từng quen biết nhau từ

những ngày còn trẻ, dẫn đến đậm đà về tình cảm. Người bạn

vẫn giữ mối quan hệ với người phụ nữ đã có chồng và các

con, tiếp tục duy trì tình cũ,…. cho đến ngày nay. Như vậy,

người bạn có phải là người bạn tốt với người phụ nữ nầy

không?

Quan sát sâu điểm nầy trong thực tế, chúng ta nhận thấy

rằng điểm tốt mà người bạn dành cho người phụ nữ:

- Không phải do tư cách hay “phẩm tính cư xử tốt đối với

người phụ nữ” của người bạn.

- Không phải do chỗ người bạn tiếp tục duy trì tình cảm,

khơi gợi rung cảm tình yêu trong lòng người phụ nữ đến

với mình trở nên thân thiết hay đậm đà hơn.

- Không phải do người bạn đáp ứng những gì làm cho người

phụ nữ vui lòng hay mến phục.

Bởi vì, mấy điểm nầy là “thói thường nơi tình đời” mà

cũng là tác phong sống của không ít nam giới dành cho nữ

giới chỉ vì tấm lòng háo sắc hay tham ái, có thể tiềm ẩn cả

hướng đến chiếm hữu người phụ nữ nữa.

3.42.Tư cách đạo đức nơi tâm hồn cao thượng:

Điểm tốt của người bạn có tâm hồn cao thượng dành cho

người phụ nữ trong trường hợp nầy:

- Nên lấy Nhân Nghĩa giữ lòng ngay thẳng mà sửa đổi tình

cảm bất chánh của mình đến với người phụ nữ.

- Nên lấy Tín và Lễ giữ lòng kính trọng người phụ nữ, kính

trọng người chồng, và giữ Tín Cẩn đối với các con trong

gia đình hai vợ chồng người phụ nữ nầy.

- Nên lấy Liêm Sĩ giữ mình trong sạch – thanh cao – trung

hậu, tôn trọng “Đạo Vợ Chồng” của người phụ nữ, tôn

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 156

trọng gia đạo và truyền thống luân lý đạo làm người trong

gia đình và xã hội.

- Và, nếu có khả năng, nên dùng đức hạnh và trí hiểu biết có

thể phần nào trợ giúp người phụ nữ khai tâm mở trí hoàn

thiện nhân cách mới là người bạn tốt thật lòng yêu thương

người và kính trọng người phụ nữ.

Nói cách khác: Người phụ nữ nên dùng trí quan sát và suy

ngẫm các điểm căn bản về Đạo Làm Người để sửa mình thì

Đức càng tăng và Trí càng sáng. Đó là điểm tốt được xây

dựng trên nền tảng vận dụng Bi – Trí – Dũng hành Bát

Chánh, trau dồi phẩm hạnh làm người Chân Thiện và Trung

Hậu.

Bằng như trái lại, Thánh Giáo cũng hàm ý nhắc nhở người

bạn:

- “Đừng vì lợi lộc riêng tư, tạo việc không hay cho kẻ khác,

mình tự dấn thân vào đường ngạ quỷ mà thôi.”

- “Các chú nên nhớ: Người không đầy đủ đức hạnh tốt: Hiếu

– Trung – Tín – Nghĩa – Liêm – Sĩ …. Tự diệt bản thân, còn

làm phiền lụy tới Cửu Huyền Thất Tổ.”

Lời vắn tắt về dụng Bi – Trí – Dũng: Nhìn chung, điểm cốt yếu của người phụ nữ nầy: Vì tình

cảm nhiều nên gặp chuyện gì cũng phải dùng Bi trước.

Dùng Bi mà suy nghĩ cho kỹ. Kế dùng Trí để suy xét, dùng

Trí để quân bình Bi của người phụ nữ là gốc. Sau là dùng

Dũng để thực hành Trí suy xét. Trong cái Dũng cần quang

minh chính đại.

– BBT.TCQN soạn.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 157

Lễ Thượng Kỳ 7-2008.

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 158

1 PHẦN MỘT: Những mẫu chuyện do

Đức Thầy Từ Minh Đạt ghi nhận: 5

2 Công thì ghi nhớ, lỗi thì ân xá. 5 3 Gián tiếp chỉ đường. 5 4 Ý nghĩa của kỷ niệm. 5 5 Trong lòng phải có Đạo. 6 6 Sự trung thành và cái Dũng của một

người yếu thể chất. 6

7 Tướng pháp và pháp tướng. 7 8 Bài ghi chép. 7 9 Di chuyển tượng đài. 8 10 Giặc cỏ tại khu vực Đại Hùng Linh Điện. 9 11 Để qua một bên. 11 12 Những câu nói hay. 11 13 Ra lệnh cho cây. 14 14 Của tìm người. 15 15 Những lần đi lạc. 16 16 PHẦN HAI: Những mẫu chuyện do Ban

Biên Tập TCQN ghi nhận. 18

17 Nghiện cà phê. 18 18 Đối đáp hay. 21 19 Để tâm. 22 20 Lòng Từ. 28 21 Duyên sẽ gặp lại. 36 22 Cây nói hay. 44 23 Xem Tử Vi. 45 24 Làm việc gì cho tròn việc đó. 56 25 Gia đình đạo nghĩa. 69

Những mẩu chuyện hay – Tập 1 Page 159

26 Bảo Pháp. 71 27 Đến với Vô Vi Quy Nguyên Pháp. 79 28 Mối quan hệ đặc biệt giữa Huynh

Trưởng và Đệ Tử. 89

29 Làm việc bình thường như mọi người. 108 30 Phát tâm sửa đổi thói quen xấu. 114 31 Vai trò của vị hướng dẫn: Mở chân lý

hướng thượng về lòng Từ. 122

32 Vai trò của vị hướng dẫn: Mở chân lý hướng thượng về lòng Bi.

143

Đức Thầy Từ Minh Đạt ngồi buồn nhìn cầu Từ Tâm Thắng bị sụp sau mùa giông tuyết

tại Đạo Viện. Hình chụp trong ngày xông đất đầu năm 2011.