chỌn lỌc cÁ thỂ bÒ ĐỰc giỐng nhẬp tỪ hoa kỲ …vcn.vnn.vn/uploads/files/bao cao...

12
CHỌN LỌC THỂ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NHẬP TỪ HOA KNUÔI TẠI MONCADA Hà Minh Tuân, Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phùng Thế Hải, Nguyễn Thị Thu Hoà, Nguyễn Hữu Sắc Trung tâm Ging Gia súc ln Trung ương Tóm tt Kết quả nghiên cứu trên 6 bò đực giống HF Hoa Kỳ (số hiệu 281, 282, 283, 284, 285 và 286) nuôi tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada cho thấy chúng có tiềm năng di truyền cao, ngoại hình thể chất đạt ĐCKL và có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Trung bình giá trị giống ước tính về khả năng sản xuất sữa của bố mẹ bò 286 cao nhất, đạt +1361,5 ; thấp nhất là ở bò 284, đạt +1019,0. Điểm xếp cấp ngoại hình thể chất cao nhất là bò 282, đạt 94,9 điểm và thấp nhất là bò 283, đạt 86,8 điểm. Bò 282 có khối lượng sơ sinh cao nhất, đạt 44 kg và cũng có khối lượng trưởng thành cao nhất, đạt 926 kg và bò 281 có khối lượng sơ sinh thấp nhất, đạt 41 kg, cũng có khối lượng trưởng thành thấp nhất, đạt 816 kg. Các bò đực giống HF Hoa Kỳ đều có chất lượng tinh đông lạnh tốt, đảm bảo hiệu quả cao trong công tác TTNT và nâng cao chất lượng giống bò ở Việt Nam. Thể tích tinh dịch của bò 281, 282 và 286 đạt 7,87ml; 8,21ml và 8,11ml, cao hơn các bò 283, 284 và 285, chỉ đạt 6,43ml, 6,54ml và 6,61ml (P<0,05). Hoạt lực tinh trùng của các bò 282, 284 và 286 đạt 70,29%, 68,94% và 68,33%, cao hơn các bò còn lại (P<0,05). Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của bò 282, 283 đạt 1,40 tỷ/ml và 1,42 tỷ/ml, cao hơn các bò còn lại (P<0,05). Bò 282 có tỷ lệ các lần lấy tinh ĐTC cao nhất, đạt 87,32% và bò 283 thấp nhất, chỉ đạt 39,13%. Số CR/lần lấy tinh ĐTC cao nhất là ở bò 282, đạt 428,99 cọng rạ. Và thấp nhất là bò 281 và 283, chỉ đạt 287,98 và 289,61 cọng rạ. Hoạt lực sau giải đông của bò 282 và 284 đạt 41,39% và 41,33% là cao hơn các bò còn lại. Bò 286 có chỉ số chọn lọc cao nhất (828,50), tiếp đến là bò 282, 285, 283, 284 và thấp nhất là bò 281 (664,45). 1. Đặt vn đề Ở Việt Nam, truyền tinh nhân tạo (TTNT) cho bò được ứng dụng từ những năm 70 (thế kỷ XX) đã góp phần cải tiến, phát triển số lượng, chất lượng đàn bò sữa và thịt trong cả nước. Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Moncada) thuộc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ nuôi dưỡng, huấn luyện, khai thác và sản xuất tinh bò đông lạnh phục vụ công tác TTNT tại Việt Nam. Bò đực hướng sữa Holstein Friesian (HF) nuôi tại Moncada được nhập từ những nước có chất lượng giống tốt như Hoa Kỳ, Cu Ba, Australia ...và được chọn lọc nghiêm ngặt thông qua lý lịch, hệ phả (đời trước) và được bình tuyển giám định ngoại hình thể chất hàng năm. Để chọn lọc được những bò đực giống HF tốt nhất, cần đánh giá đồng thời các tiêu chí khác nhau ở đời trước (bố mẹ, ông bà), bản thân bò đực giống, khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng sinh sản, sức sản xuất qua chị em gái và qua đời sau. Đã có nhiều nghiên cứu về khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng sản xuất của bò đực giống HF tại Việt Nam nhưng việc đánh giá chọn lọc cá thể bò đực giống HF nhập từ Hoa Kỳ (HF Hoa Kỳ) còn ít, do vậy nhằm góp phần đánh giá chất lượng giống và tiềm năng di truyền của bò HF Hoa Kỳ làm tiền đề cho bước kiểm tra chọn lọc bò đực giống qua đời sau, góp phần phục vụ tốt cho công tác phát triển giống bò sữa Việt Nam,

Upload: nguyennhi

Post on 28-Mar-2018

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CHỌN LỌC CÁ THỂ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN

NHẬP TỪ HOA KỲ NUÔI TẠI MONCADA

Hà Minh Tuân, Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phùng Thế Hải,

Nguyễn Thị Thu Hoà, Nguyễn Hữu Sắc

Trung tâm Giống Gia súc lớn Trung ương

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu trên 6 bò đực giống HF Hoa Kỳ (số hiệu 281, 282, 283, 284, 285 và 286) nuôi tại Trạm

Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada cho thấy chúng có tiềm năng di truyền cao, ngoại hình thể chất đạt

ĐCKL và có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Trung bình giá trị giống ước tính về khả năng sản xuất sữa của bố

mẹ bò 286 cao nhất, đạt +1361,5 ; thấp nhất là ở bò 284, đạt +1019,0. Điểm xếp cấp ngoại hình thể chất cao nhất là

bò 282, đạt 94,9 điểm và thấp nhất là bò 283, đạt 86,8 điểm. Bò 282 có khối lượng sơ sinh cao nhất, đạt 44 kg và

cũng có khối lượng trưởng thành cao nhất, đạt 926 kg và bò 281 có khối lượng sơ sinh thấp nhất, đạt 41 kg, cũng có

khối lượng trưởng thành thấp nhất, đạt 816 kg.

Các bò đực giống HF Hoa Kỳ đều có chất lượng tinh đông lạnh tốt, đảm bảo hiệu quả cao trong công tác

TTNT và nâng cao chất lượng giống bò ở Việt Nam. Thể tích tinh dịch của bò 281, 282 và 286 đạt 7,87ml; 8,21ml

và 8,11ml, cao hơn các bò 283, 284 và 285, chỉ đạt 6,43ml, 6,54ml và 6,61ml (P<0,05). Hoạt lực tinh trùng của các

bò 282, 284 và 286 đạt 70,29%, 68,94% và 68,33%, cao hơn các bò còn lại (P<0,05). Nồng độ tinh trùng trong tinh

dịch của bò 282, 283 đạt 1,40 tỷ/ml và 1,42 tỷ/ml, cao hơn các bò còn lại (P<0,05). Bò 282 có tỷ lệ các lần lấy tinh

ĐTC cao nhất, đạt 87,32% và bò 283 thấp nhất, chỉ đạt 39,13%. Số CR/lần lấy tinh ĐTC cao nhất là ở bò 282, đạt

428,99 cọng rạ. Và thấp nhất là bò 281 và 283, chỉ đạt 287,98 và 289,61 cọng rạ. Hoạt lực sau giải đông của bò 282

và 284 đạt 41,39% và 41,33% là cao hơn các bò còn lại.

Bò 286 có chỉ số chọn lọc cao nhất (828,50), tiếp đến là bò 282, 285, 283, 284 và thấp nhất là bò 281

(664,45).

1. Đặt vấn đề

Ở Việt Nam, truyền tinh nhân tạo (TTNT) cho bò được ứng dụng từ những năm 70 (thế kỷ

XX) đã góp phần cải tiến, phát triển số lượng, chất lượng đàn bò sữa và thịt trong cả nước. Trạm

Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Moncada) thuộc Trung tâm Giống gia súc lớn

Trung ương, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ nuôi dưỡng, huấn luyện,

khai thác và sản xuất tinh bò đông lạnh phục vụ công tác TTNT tại Việt Nam. Bò đực hướng sữa

Holstein Friesian (HF) nuôi tại Moncada được nhập từ những nước có chất lượng giống tốt như

Hoa Kỳ, Cu Ba, Australia ...và được chọn lọc nghiêm ngặt thông qua lý lịch, hệ phả (đời trước) và

được bình tuyển giám định ngoại hình thể chất hàng năm.

Để chọn lọc được những bò đực giống HF tốt nhất, cần đánh giá đồng thời các tiêu chí khác

nhau ở đời trước (bố mẹ, ông bà), bản thân bò đực giống, khả năng sinh trưởng, phát triển, khả

năng sinh sản, sức sản xuất qua chị em gái và qua đời sau. Đã có nhiều nghiên cứu về khả năng

sinh trưởng phát triển, khả năng sản xuất của bò đực giống HF tại Việt Nam nhưng việc đánh giá

chọn lọc cá thể bò đực giống HF nhập từ Hoa Kỳ (HF Hoa Kỳ) còn ít, do vậy nhằm góp phần đánh

giá chất lượng giống và tiềm năng di truyền của bò HF Hoa Kỳ làm tiền đề cho bước kiểm tra chọn

lọc bò đực giống qua đời sau, góp phần phục vụ tốt cho công tác phát triển giống bò sữa Việt Nam,

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá chọn lọc cá thể đối với các bò đực giống HF Hoa Kỳ

nuôi tại Moncada thông qua đặc điểm đời trước và bản thân của chúng.

2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1. Vật liệu nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

06 bò đực giống HF 281, 282, 283, 284, 285 và 286 nhập từ Hoa Kỳ.

2.1.2. Điều kiện nghiên cứu

- 06 bò đực giống HF được tuyển chọn từ cùng 1 đàn tại Hoa Kỳ. Khi nhập về, các bò đực

giống được chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác, sản xuất tinh cọng rạ tại Trạm Nghiên cứu và Sản

xuất tinh đông lạnh Moncada theo cùng một quy trình kỹ thuật cơ sở, đáp ứng đầy đủ theo các quy

định về quản lý và sử dụng bò đực giống theo Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005

của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT:

+ Mỗi bò được nuôi trong ô chuồng riêng (45m2, trong đó 20m

2 mái che và 25m

2 sân chơi

không mái), có máng ăn, uống riêng cho từng ô. Hàng ngày, chuồng trại, máng ăn, uống được vệ

sinh sạch sẽ, vận động tắm chải vào buổi sáng 2 lần/tuần. Quản lý cá thể và phòng bệnh được

thực hiện nghiêm ngặt, kiểm tra thú y 2 lần/năm.

+ Chế độ nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn cơ sở với khẩu phần gồm thức ăn thô xanh có sẵn,

thức ăn tinh, thóc mầm và trứng gà.

+ Chế độ khai thác tinh: Bò được khai thác theo cùng chế độ 2lần/tuần.

- Kiểm tra số lượng, chất lượng và sản xuất tinh đông lạnh theo quy trình của JICA, Nhật

Bản; Môi trường pha chế gồm: Tris, Citric axit, Lactose, fructose, Raffinose, nước cất 2 lần,

glycerol, lòng đỏ trứng gà, Peniciline, Streptomycine.

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

Trạm Nghiên cứu và Sản xuất Tinh đông lạnh Moncada (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội).

2.1.4. Thời gian nghiên cứu: từ 2005 đến 2009.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá giá trị giống ước tính (EBVs: Estimated Breeding Values) về khả năng sản

xuất sữa của đời trước từng bò đực giống HF Hoa Kỳ.

- Đánh giá ngoại hình thể chất của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ.

- Xác định khối lượng của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ qua các giai đoạn tuổi từ sơ

sinh, 6, 12, 18, 24, 36 và trưởng thành.

- Xác định một số đặc điểm sinh học của tinh dịch (khai thác và đạt tiêu chuẩn đưa vào sản

xuất tinh) của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ: thể tích tinh dịch - V (ml), hoạt lực tinh trùng - A (%),

nồng độ tinh trùng - C (tỷ/ml).

- Xác định khả năng sản xuất tinh đông lạnh của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ: Tỷ lệ các

lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn (ĐTC) (%), số cọng rạ (CR)/lần lấy tinh ĐTC, hoạt lực tinh trùng sau

giải đông - Asgd (%).

- Xây dựng chỉ số chọn lọc thông qua một số tính trạng chính (giá trị giống về khả năng

sản xuất sữa của bố-mẹ, số cọng rạ (CR)/lần lấy tinh ĐTC, khối lượng trưởng thành, điểm ngoại

hình thể chất) của từng bò đực giống.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Đánh giá giá trị giống ước tính về khả năng sản xuất sữa của đời trước từng bò đực

giống HF Hoa Kỳ thông qua hồ sơ lý lịch của từng bò đực giống.

- Đánh giá ngoại hình thể chất của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ: 5 chuyên gia đánh giá

xét điểm ngoại hình thể chất của bò đực HF dựa theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3983-85, Phân

cấp chất lượng bò đực giống Hà Lan (Holstein Friesian) tại thời điểm 60 tháng tuổi của các bò

đực giống. Điểm đánh giá của bò đực HF Úc là giá trị trung bình điểm của 5 chuyên gia. Nếu

chuyên gia nào cho điểm có giá trị sai khác với giá trị điểm trung bình là 20% thì điểm của

chuyên gia đó sẽ không được tính.

- Xác định khối lượng của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ qua các giai đoạn tuổi từ sơ sinh, 6,

12, 18, 24, 36 và trưởng thành thông qua hồ sơ lý lịch và cân bằng cân điện tử.

- Tinh dịch bò đực HF Hoa kỳ được khai thác bằng âm đạo giả, xác định V (ml) qua lượng

xuất tinh trong ống hứng tinh có khắc ml; xác định A (%) bằng quan sát trên kính hiển vi phản pha có

màn hình; xác định C (tỷ/ml) bằng máy so màu SDM-5 của hãng MINITIB. Đánh giá tiêu chuẩn kỹ

thuật của tinh dịch bò khai thác và tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ dựa theo tiêu chuẩn 10TCN 531-

2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Tinh đông lạnh dạng cọng rạ của bò HF Hoa Kỳ được sản xuất bằng máy móc thiết bị hiện

đại của Đức và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.

+ Xác định tỷ lệ các lần lấy tinh ĐTC, số CR/lần lấy tinh ĐTC được xác định bằng phương

pháp ghi chép và thống kê thông dụng.

+ Asgd (%) xác định bằng cách lấy ngẫu nhiên 1-2 cọng rạ giải đông ở nhiệt độ 36-370C, thời

gian 30 giây theo từng ngày sản xuất của từng bò đực để đánh giá hoạt lực sau giải đông của lô tinh

đó bằng kính hiển vi có kết nối với màn hình.

- Xây dựng chỉ số chọn lọc thông qua một số tính trạng chính của từng bò đực giống HF

Hoa Kỳ: giá trị giống ước tính về khả năng sản xuất sữa của bố-mẹ, số cọng rạ (CR)/lần lấy tinh

ĐTC, khối lượng trưởng thành, điểm ngoại hình thể chất.

SI = aX1 + bX2 + cX3 + dX4

Trong đó:

- SI: Chỉ số chọn lọc của bò đực giống

- X1: Giá trị giống ước tính về khả năng sản xuất sữa của bố-mẹ

- X2: Số cọng rạ (CR)/lần lấy tinh ĐTC

- X3: Khối lượng trưởng thành

- X4: Điểm ngoại hình thể chất

- a, b, c, d: Các giá trị sử sử dụng của bò đực giống được ước tính thông qua thị hiếu của

người chăn nuôi và bản chất, tầm quan trọng của từng tính trạng (a = 0,4;

b = 0,3; c = 0,2; d = 0,1)

2.4. Xử lí số liệu

Các số liệu được xử lý thống kê sinh học bằng phân tích phương sai trong chương trình

Minitab 14. Loại bỏ các số liệu không tuân theo phân bố chuẩn, so sánh sự sai khác giữa các giá

trị trung bình của các tính trạng sử dụng phương pháp thử LSD (Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh

Hải, 2002).

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Giá trị giống ước tính về khả năng sản xuất sữa của đời trước từng bò đực giống

Đánh giá đời trước là khâu đầu tiên trong quá trình chọn lọc bò đực giống hướng sữa vì

đánh giá các giá trị giống đời trước, có thể dự đoán được tiềm năng sản xuất của thế hệ con.

Phương pháp chọn lọc tốt nhất là dựa trên giá trị giống ước tính (GTG) được tính trong kế hoạch

giống (Breed Plan). Khi tuyển chọn bò đực với trợ giúp của GTG có thể được xem bò đực giống

đã được kiểm tra qua họ hàng của nó. GTG mỗi tính trạng là một giá trị đo khả năng sản xuất của

chính gia súc đó cũng như của bà con họ hàng của gia súc đó. GTG đời trước của các bò đực

giống HF Hoa Kỳ được thể hiện ở bảng 1 và đựơc coi là quan trọng của bò đực giống nên được

đưa vào xây dựng chỉ số chọn lọc.

Bảng 1. Giá trị giống ước tính về khả năng sản xuất sữa của đời trước từng bò đực giống

Số hiệu đực giống Giá trị giống ước tính về khả năng sản xuất sữa*

Bố Mẹ Trung bình

281 +1229 +800 +1014,5

282 +1479 +834 +1156,5

283 +1622 +685 +1153,5

284 +1137 +901 +1019,0

285 +1487 +1021 +1254,0

286 +1566 +1157 +1361,5

(*): Số liệu của nhà cung cấp giống

Kết quả trình bày tại bảng 1 cho thấy, các GTG về khả năng sản xuất sữa đời trước của các

bò đực giống HF Hoa Kỳ này đều đạt giá trị dương. Với người chăn nuôi bò sữa, GTG về khả năng

sản xuất sữa càng cao càng tốt vì khả năng sản xuất sữa của đời con càng cao, khả năng mang lại hiệu

quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

Bố của bò đực giống số hiệu 283 có GTG về khả năng sản xuất sữa cao nhất, đạt +1622,

thấp nhất là bố của bò đực giống 284, chỉ đạt +1137.

Mẹ của bò đực giống số hiệu 286 có GTG về khả năng sản xuất sữa cao nhất, đạt +1157,

thấp nhất là mẹ của bò đực giống 283, chỉ đạt +685.

Trung bình GTG về khả năng sản xuất sữa của bố mẹ bò đực giống 286 là cao nhất, đạt

+1361,5 và thấp nhất là ở bò đực giống 284, đạt +1019,0.

3.2. Đặc điểm ngoại hình thể chất của các bò đực giống HF Hoa Kỳ

Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật, ở một khía cạnh nhất định, ngoại hình phản

ánh được cấu tạo các bộ phận cấu thành cơ thể, tình trạng sức khỏe cũng như năng suất của vật

nuôi và là một chỉ tiêu quan trọng trong chọn lọc bò đực giống. Do vậy, việc đánh giá ngoại hình

thể chất của các bò đực giống trong chăn nuôi, đặc biệt là khi nhập từ nơi khác về cơ sở giống là

cần thiết.

Đối với tính trạng ngoại hình, màu lông là tính trạng di truyền dễ dàng quan sát nhất và

thường được sử dụng để đánh giá. Các tính trạng về ngoại hình, thể chất khác khó xác định hơn và

thường được so với một tiêu chuẩn định sẵn. Kết quả nghiên cứu màu lông của 6 bò đực giống HF

Hoa Kỳ như sau:

Bò 281 và 284: màu lông lang trắng đen (>50% trắng).

Bò 282 và 283: màu lông lang trắng đen (>50% đen).

Bò 285 và 286: màu lông lang trắng đen cân đối.

Đánh giá ngoại hình bằng điểm là phương pháp đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Nguyên tắc của phương pháp này là hình dung ra một con vật mà mỗi bộ phận cơ thể của nó đều có

ngoại hình đẹp nhất, đặc trưng cho giống vật nuôi mà người ta mong muốn (là con vật lý tưởng của

một giống), các bộ phận của nó đều đạt điểm tối đa trong thang điểm đánh giá. Sau đó, tiến hành so

sánh ngoại hình của từng bộ phận giữa con vật cần đánh giá với con vật lý tưởng để cho điểm từng

bộ phận. Điểm tổng hợp của con vật là tổng số điểm của các bộ phận. Cuối cùng, căn cứ vào tổng

số điểm ngoại hình đạt được để phân loại con vật. Kết quả đánh giá cho điểm ngoại hình thể chất

được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2. Điểm ngoại hình thể chất của bò đực giống HF nhập ngoại

Số

hiệu

Điểm trung bình Xếp

cấp Toàn

thân

Đặc điểm

giống

Đầu -

Cổ

Vai -

Ngực

Lưng-

Hông Bụng

Mông -

Đuôi

Bốn

chân

Cơ quan

sinh dục

Tổng

điểm

281 8,6 13,6 8,8 8,8 4,2 8,8 8,6 14,6 14,6 90,6 ĐCKL

282 9,2 14,0 9,3 9,2 4,4 9,3 9,5 15,0 15,0 94,9 ĐCKL

283 8,6 13,0 7,4 9,0 3,8 8,4 8,0 14,6 14,0 86,8 ĐCKL

284 8,6 13,8 8,2 8,0 4,0 9,0 9,2 14,0 14,8 89,6 ĐCKL

285 8,0 13,6 8,8 8,6 4,3 8,8 9,4 14,4 14,6 90,5 ĐCKL

286 8,4 13,2 8,2 8,4 4,2 8,2 9,4 14,4 14,2 88,6 ĐCKL

Qua bảng 2 cho thấy, cả 6 bò đực HF nhập từ Hoa Kỳ đều có số điểm xếp cấp ngoại hình

thể chất đạt ĐCKL. Trong đó, cao nhất là bò đực số hiệu 282 đạt 94,9 điểm; thấp nhất là bò đực số

hiệu 283 đạt 86,8 điểm. Kết quả này chứng tỏ các bò HF Hoa Kỳ đều có ngoại hình thể chất đạt

tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3983-85, Phân cấp chất lượng bò đực giống Hà Lan (Holstein

Friesian). Chỉ tiêu ngoại hình thể chất là quan trọng khi đánh giá bò đực giống nên được đưa vào

xây dựng chỉ số chọn lọc.

3.3. Khối lượng của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ qua các giai đoạn tuổi

Việc xác định khối lượng tại các thời điểm là một trong các chỉ tiêu quan trọng biểu hiện

khả năng sinh trưởng phát triển, sức sản xuất của vật nuôi cũng như khả năng thích nghi với điều

kiện sống mới đối với những vật nuôi được nhập khẩu. Các bò đực giống HF Hoa Kỳ được nhập

về nuôi tại Moncada ở độ tuổi từ 19-22 tháng tuổi, do vậy, khối lượng sơ sinh và khối lượng cơ

thể bò tại các thời điểm 6, 12 và 18 tháng tuổi được ghi chép lại bởi nhà cung cấp giống.

Bảng 3. Khối lượng qua các giai đoạn tuổi của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ

Số hiệu Khối lượng qua các giai đoạn tuổi (kg)

SS* 6 tháng* 12 tháng* 18 tháng* 24 tháng 36 tháng Trưởng thành

281 41 142 254 440 620 750 816

282 44 137 251 438 632 762 926

283 42 133 245 430 617 725 826

284 42,5 135 246 435 628 736 848

285 41,5 135 253 411 636 708 832

286 42 131 243 425 610 730 834

(*): Số liệu của nhà cung cấp giống

Qua bảng 3 cho thấy, bò đực giống số hiệu 282 có khối lượng sơ sinh cao nhất, đạt 44 kg

và cũng có khối lượng trưởng thành cao nhất, đạt 926 kg. Trong lúc đó, bò đực giống số hiệu 281

có khối lượng sơ sinh thấp nhất, đạt 41 kg và cũng có khối lượng trưởng thành thấp nhất, chỉ đạt

816 kg. Chỉ tiêu khối lượng trưởng thành đựơc coi là quan trọng của bò đực giống nên được đưa

vào xây dựng chỉ số chọn lọc.

Biểu đồ 1. Khối lượng qua các giai đoạn tuổi của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ

Khả năng tăng khối lượng của các bò đực giống HF Hoa Kỳ là khá tốt, mặc dù điều kiện

khí hậu và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng ở nước ta và Hoa Kỳ là rất khác nhau. Giai đoạn từ sơ

sinh đến 24 tháng tuổi của các bò đực giống HF đều sinh trưởng nhanh hơn giai đoạn sau. Điều

này là do mức tăng khối lượng của các giai đoạn tuổi là khác nhau, trong đó giai đoạn trước 24

tháng có mức tăng khối lượng cao hơn. Bên cạnh đó, sau khi bò được nhập về, vấn đề stress vận

chuyển cũng như việc thích nghi với các điều kiện mới cũng là nguyên nhân khiến khả năng sinh

trưởng của bò bị ảnh hưởng.

3.4. Một số đặc điểm sinh học về tinh dịch của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ

Khả năng sinh sản của bò đực giống được đánh giá qua các chỉ tiêu chất lượng và số

lượng của tinh dịch. Các chỉ tiêu này phản ánh một cách đầy đủ năng lực sản xuất tinh, sức khỏe,

sự thích nghi với một môi trường sống hiện hữu của bò đực giống. Kết quả nghiên cứu một số

đặc điểm sinh học của tinh dịch bò đực giống HF Hoa Kỳ được thể hiện qua bảng 4, 5 và 6.

Bảng 4. Thể tích tinh dịch của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ

Số hiệu V Khai thác

V đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất

tinh

n Mean SE n Mean SE

281 286 7,87a

0,10 286 7,87 0,10

282 355 8,21a 0,10 355 8,21 0,10

283 138 6,43b 0,14 135 6,52 0,14

284 353 6,54b 0,10 352 6,55 0,10

285 318 6,61b 0,07 318 6,61 0,07

286 251 8,11a 0,20 251 8,11 0,20

Trung bình 1701 7,34 0,05 1697 7,36 0,05

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng 4 cho thấy, thể tích tinh dịch trung bình của bò đực giống HF Hoa Kỳ đạt 7,34

ml, trong đó bò đực số hiệu 281, 282 và 286 đạt 7,87 ml, 8,21 ml, 8,11 ml là cao hơn các bò đực

giống HF Hoa Kỳ số hiệu 283, 284 và 285, đạt 6,43 ml, 6,54 ml và 6,61 ml (P<0,05).

Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Phùng Thế Hải và cs. (2009) trên bò

đực giống HF Việt Nam, thể tích tinh dịch khai thác đạt 5,42 ml.

Thể tích tinh dịch trong một lần khai thác tinh của các bò đực HF Hoa Kỳ đều đảm bảo

tốt so với tiêu chuẩn 10 TCN 531-2002 (V ≥ 3 ml), trung bình đạt 7,36 ml.

Bảng 5. Hoạt lực tinh trùng của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ

Số hiệu A Khai thác A đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất tinh

n Mean SE n Mean SE

281 286 57,36c 0,67 174 70,00 0,00

282 355 70,29a 0,06 349 70,45 0,05

283 138 62,33b 0,60 81 70,00 0,00

284 353 68,94a 0,17 322 70,30 0,04

285 318 57,17c 0,67 187 70,00 0,00

286 251 68,33a 0,21 222 70,02 0,01

Trung bình 1701 64,44 0,33 1335 70,19 0,03

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng 5 cho thấy, hoạt lực tinh trùng trung bình của các bò đực giống HF Hoa Kỳ đạt

64,44%, trong đó bò đực giống 282, 284 và 286 đạt 70,29%, 68,94% và 68,33% là cao hơn so

với các bò đực giống còn lại (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả tác giả Phùng Thế Hải

và cs. (2009) trên bò đực giống HF Việt Nam, hoạt lực tinh trùng đạt 39,71 - 69,55%. Và cũng

tương đương với kết quả của Hoflack và cs. (2006), hoạt lực tinh trùng của bò đực giống HF ở Bỉ

giao động rất lớn từ 40 đến 95 %.

Để sản xuất được tinh cọng rạ, yêu cầu hoạt lực tinh trùng phải đạt A ≥ 70% (tiêu chuẩn

10TCN 531-2002). Hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất tinh trung bình của các bò

đực giống HF Hoa Kỳ đạt 70,19%. Trong đó bò đực giống 282 có A đạt tiêu chuẩn đưa vào sản

xuất tinh cao nhất, đạt 70,45%.

Bảng 6. Nồng độ tinh trùng của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ

Số hiệu C Khai thác C đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất tinh

n Mean SE n Mean SE

281 286 0,90d 0,02 196 1,05 0,01

282 355 1,40a 0,01 352 1,40 0,01

283 138 1,42a 0,03 133 1,45 0,02

284 353 1,27b 0,02 334 1,30 0,01

285 318 1,21c 0,02 266 1,33 0,02

286 251 1,21c 0,02 229 1,26 0,02

Trung bình 1701 1,22 0,01 1510 1,30 0,01

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng 6 cho thấy, nồng độ tinh trùng trung bình trong tinh dịch của các bò đực giống

HF Hoa Kỳ đạt 1,22 tỷ/ml, trong đó bò đực số hiệu 282, 283 đạt 1,40 tỷ/ml và 1,42 tỷ/ml là cao

hơn hẳn các bò đực giống còn lại (P<0,05).

Tác giả Phùng Thế Hải và cs. (2009) cho biết, bò đực giống HF Việt Nam có nồng độ

tinh trùng giao động từ 0,85 - 1,4 tỷ/ml. Bò đực giống HF ở Bỉ có nồng độ tinh trùng dao động từ

0,15 - 1,482 tỷ/ml (Hoflack và cs., 2006). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương

đương với kết quả của các tác giả trên.

Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch đạt tiêu chuẩn 10 TCN531-2002 (C ≥ 0,8 tỷ/ml) của

các bò đực giống HF Hoa Kỳ đạt 1,30 tỷ/ml, trong đó cao nhất là bò đực giống 283, đạt 1,4

tỷ/ml, thấp nhất là bò đực giống 286 đạt 1,05 tỷ/ml.

3.5. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ

Để sản xuất được tinh đông lạnh dạng cọng rạ, tinh dịch ở mỗi lần khai thác phải có các

chỉ tiêu số lượng và chất lượng thoả mãn các quy định trong tiêu chuẩn 10 TCN 531 - 2002. Tinh

cọng rạ sản xuất được bảo quản ở nhiệt độ lạnh sâu -1960C, khi sử dụng cần phải được giải đông.

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (%) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Chất lượng tinh tươi

đưa vào sản xuất tinh, kỹ thuật sản xuất tinh, môi trường pha loãng, sức kháng đông của tinh

trùng và kỹ thuật giải đông. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông có tầm quan trọng rất lớn trong kết

quả thụ thai ở bò cái, nếu hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao thì tỷ lệ thụ thai cao và ngược lại.

Do đó tỷ lệ các lần lấy tinh ĐTC, số CR/lần lấy tinh ĐTC và hoạt lực tinh trùng sau giải đông là

các chỉ tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống.

Kết quả nghiên cứu về khả năng sản xuất tinh đông lạnh của 6 bò đực giống HF Hoa Kỳ được thể

hiện ở bảng 7.

Bảng 7. Tỷ lệ lần lấy tinh ĐTC, số cọng rạ/lần lấy tinh ĐTC và hoạt lực sau giải đông của từng

bò đực giống HF

Số hiệu

Số lần khai

thác tinh

ĐTC

Tỷ lệ các lần

lấy tinh ĐTC

(%)

Số CR/lần lấy tinh

ĐTC A sau giải đông

Mean SE Mean SE

281 152 53,15 287,98d 0,16 40,05

c 0,01

282 310 87,32 428,99a 0,14 41,39

a 0,08

283 54 39,13 289,61d 0,46 40,00

bc 0,03

284 269 76,20 333,83cd

0,19 41,33a 0,08

285 162 50,94 330,37bcd

0,15 40,03c 0,01

286 182 72,51 360,81b 0,20 40,65

b 0,07

Trung bình 1129 66,37 361,75 0,29 40,82 0,06

Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng 7 cho thấy, các bò đực giống HF Hoa Kỳ có tỷ lệ các lần lấy tinh ĐTC trung

bình đạt 66,37%, trong đó bò đực giống số hiệu 282 có tỷ lệ các lần lấy tinh ĐTC cao nhất, đạt

87,32%. Thấp nhất là bò đực giống số hiệu 283, chỉ đạt 39,13%.

Số CR/lần lấy tinh ĐTC trung bình của các bò đực giống HF Hoa Kỳ đạt 361,75 cọng rạ,

cao nhất là ở bò đực giống 282, đạt 428,99 cọng rạ. Thấp nhất là bò đực giống số hiệu 281 và 283,

chỉ đạt 287,98 cọng rạ và 289,61 cọng rạ.

Hoạt lực sau giải đông trung bình của các bò đực giống HF Hoa Kỳ đạt 40,82%, trong đó

bò đực giống số hiệu 282 và 284 đạt 41,39% và 41,33% là cao hơn hẳn các bò đực giống còn lại.

Như vậy, các bò đực giống HF Hoa Kỳ đều có khả năng sản xuất tinh đông lạnh đảm bảo

tiêu chuẩn 10 TCN 531-2002. Trong đó bò đực giống 282 có khả năng sản xuất tinh đông lạnh

cao nhất. Chỉ tiêu khả năng sản xuất tinh đông lạnh là quan trọng đối với bò đực giống nên được

đưa vào xây dựng chỉ số chọn lọc.

3.6. Chỉ số chọn lọc của từng bò đực giống HF Hoa Kỳ

Để chọn được những cá thể tốt nhất làm giống trong một quần thể, có thể áp dụng nhiều

phương pháp khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của những tính trạng muốn chọn lọc. Nếu dựa

vào trung bình của một số tính trạng nhất định như GTG về năng suất sữa đời trước, số cọng rạ

sản xuất, khối lượng trưởng thành, ngoại hình và giá trị kinh tế hoặc giá trị sử dụng tương ứng của

chúng thì chỉ số chọn lọc là phương pháp thích hợp. Kết quả xác định chỉ số chọn lọc của 6 bò đực

giống HF nhập từ Hoa Kỳ dựa theo GTG về năng suất sữa đời trước, số cọng rạ sản xuất, sinh

trưởng (khối lượng trưởng thành) và ngoại hình được thể hiện ở bảng 8.

Bảng 8. Chỉ số chọn lọc của 6 bò đực giống HF nhập từ Hoa Kỳ

Số hiệu Chỉ số chọn lọc

281 664,45

282 785,99

283 722,16

284 686,31

285 776,16

286 828,50

Qua bảng 8 cho thấy, dựa theo GTG về năng suất sữa đời trước, số cọng rạ sản xuất, khối

lượng trưởng thành và ngoại hình của bò đực giống thì bò đực giống số hiệu 286 tốt nhất vì chỉ

số chọn lọc cao nhất, đó là 828,50. Tiếp đến, các bò đực giống số hiệu 282, 285, 283, 284 và thấp

nhất là bò đực giống số hiệu 281 là 664,45.

4. Kết luận và đề nghị

4.1. Kết luận

- Các bò đực giống HF Hoa Kỳ đều có giá trị giống ước tính về khả năng sản xuất sữa

dương. Trung bình giá trị giống ước tính về khả năng sản xuất sữa của bố mẹ bò đực giống 286 cao

nhất, đạt +1361,5 ; thấp nhất là ở bò đực giống số hiệu 284, đạt +1019,0.

- 6 bò đực giống HF Hoa Kỳ đều có số điểm xếp cấp ngoại hình thể chất đạt ĐCKL: cao

nhất là bò số hiệu 282, đạt 94,9 điểm và thấp nhất là bò 283, đạt 86,8 điểm.

- Bò đực giống số hiệu 282 có khối lượng sơ sinh cao nhất, đạt 44 kg và cũng có khối lượng

trưởng thành cao nhất, đạt 926 kg và đực giống số 281 có khối lượng sơ sinh thấp nhất, đạt 41 kg,

cũng có khối lượng trưởng thành thấp nhất, đạt 816 kg.

- Các bò đực giống HF Hoa Kỳ đều có chất lượng tinh đông lạnh tốt, đảm bảo hiệu quả cao

trong công tác TTNT và nâng cao chất lượng giống bò ở Việt Nam.

+ Thể tích tinh dịch của bò 281, 282 và 286 đạt 7,87ml; 8,21ml và 8,11ml, cao hơn các bò

283, 284 và 285, chỉ đạt 6,43ml, 6,54ml và 6,61ml (P<0,05). Hoạt lực tinh trùng của các bò 282,

284 và 286 đạt 70,29%, 68,94% và 68,33%, cao hơn các bò đực giống còn lại (P<0,05). Nồng độ

tinh trùng trong tinh dịch của 282, 283 đạt 1,40 tỷ/ml và 1,42 tỷ/ml, cao hơn các bò còn lại

(P<0,05).

+ Bò đực giống số hiệu 282 có tỷ lệ các lần lấy tinh ĐTC cao nhất, đạt 87,32% và bò số

hiệu 283 thấp nhất, chỉ đạt 39,13%. Số CR/lần lấy tinh ĐTC cao nhất là ở bò 282, đạt 428,99 cọng

rạ, thấp nhất là bò đực 281 và 283, chỉ đạt 287,98 và 289,61 cọng rạ. Hoạt lực sau giải đông của bò

đực giống số 282 và 284 đạt 41,39% và 41,33% là cao hơn các bò đực giống còn lại.

- Dựa trên các tính trạng về GTG về năng suất sữa đời trước, số cọng rạ sản xuất, khối

lượng trưởng thành và ngoại hình cho thấy bò đực giống số hiệu 286 có chỉ số chọn lọc cao nhất

(828,50), tiếp đến là bò đực giống số 282, 285, 283, 284 và thấp nhất là bò đực giống số 281

(664,45).

4.2. Đề nghị

Đề nghị tiếp tục nghiên cứu xác định GTG về SLS của từng bò đực giống HF nuôi tại

Moncada thông qua SLS đời con nhằm tuyển chọn được những cá thể đực giống tốt nhất phục vụ

công tác giống bò sữa Việt Nam: tạo chọn được giống bò sữa HF Việt Nam đạt năng suất sữa

cao, chất lượng sữa tốt và hiệu quả kinh tế cao.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003). Tuyển tập tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt nam, tập V,

tr.185-188&192-194.

2. Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2002). Phương pháp kiểm tra Thống kê sinh học. NXB Khoa học và

Kỹ thuật. Hà Nội.

3. Phùng Thế Hải, Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phạm Văn Tiềm, Hà Minh Tuân, Trần Công Hoà, Võ Thị Xuân

Hoa, Nguyễn Thị Thu Hoà và Nguyễn Hữu Sắc (2009). “Khả năng sinh trưởng. phát triển và sản xuất tinh

của bò đực giống Holstein Friesian sinh ra tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số 17.

trang: 66-71.

4. Hoflack .G, G. Opsomer, A. Van Soom, D. Maes, A. de Kruif and L. Ducateau (2006). “Comparison of

sperm quality of Belgian Blue and Holstein Friesian bulls”, Theriogenology. Vol. 66, pp. 1834-1846.