chỦ ĐỀ: lÃi suẤt ngÂn hÀng - chanlyislam.netchanlyislam.net/home/uploads/riba, lai suat...

14
Chanlyislam 1 CHĐỀ: LÃI SUT NGÂN HÀNG !!! Trong tháng Ramadan ngày 26/08, bn Umớr đưa ra câu hỏi như sau: Chào các anh chEm tên U Mr, em quê xã Nhơn Hội huyn An Phú tnh An Giang. Em va tt nghiệp đại hc tài chính ngân hàng và hi ện nay em đang làm việc ti mt ngân hàng Tp.Long Xuyên tnh An Giang. Mặc dù là người Chăm nhưng em chỉ được hc chút ít vđạo ca mình, sau đó em đi học đại hc Cần Thơ thì không thể hc tiếp được na, mt phần đạo lý của đạo mình em học được nhà và những người xung quanh. Các vấn đề Solat hay mt sđiều cơ bản thì em đều biết, em đã Ta- mach Kur’an được 2 ln, có thđọc và viết tiếng Chăm. Nhưng có một vấn đề em thc mc by lâu mà em không biết hỏi ai, trước khi nói đến vấn đề này thì cho em xin li (ma-af) cho nếu em nói không đúng, vì ở quê em cũng có nhiều “Tun-Tun” rt hiu biết nhưng họ không hiu rõ nhiu vấn đề em mun hi nên đôi lúc giải thích em không rõ lm, vì vấn đề em mun biết nó liên quan đến chuyên môn mt chút nên đôi lúc em cũng khó hỏi lm. Vấn đề là: Như các anh chị biết là tt ccác nước trên thế gii hiện nay đều phi có Ngân hàng (Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng TMCP…), ngoài việc là kinh doanh nhm mục đích lợi nhun ra thì Ngân hàng còn có thđiều hòa kinh tế, htrcác Doanh nghip sn xut khi thiếu vn và cung cp nhiu sn phm dch vmang đến nhiu thun lợi an toàn cho người dân (như thẻ ATM, thmua hàng, chuyn tin, thanh toán ngia các Doanh nghip, thanh toán quc tế, chiết khu xut nhp khẩu…), có 1 vấn đề là theo em được biết thì người Chăm không được ly lãi, tc là khi gi tin vào Ngân hàng là skhông thl y lãi, chcó thly gc, mà đối vi mt Ngân hàng thì cn phi có vn tin gi mi có thhoạt động được

Upload: phunglien

Post on 16-Aug-2019

226 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Chanlyislam 1

CHỦ ĐỀ: LÃI SUẤT NGÂN HÀNG !!!

Trong tháng Ramadan ngày 26/08, bạn Umớr đưa ra câu hỏi như sau:

Chào các anh chị

Em tên U Mớr, em quê ở xã Nhơn Hội huyện An Phú tỉnh An Giang. Em vừa tốt

nghiệp đại học tài chính ngân hàng và hiện nay em đang làm việc tại một ngân

hàng ở Tp.Long Xuyên tỉnh An Giang. Mặc dù là người Chăm nhưng em chỉ được

học chút ít về đạo của mình, sau đó em đi học ở đại học Cần Thơ thì không thể học

tiếp được nữa, một phần đạo lý của đạo mình em học được ở nhà và những người

xung quanh. Các vấn đề Solat hay một số điều cơ bản thì em đều biết, em đã Ta-

mach Kur’an được 2 lần, có thể đọc và viết tiếng Chăm. Nhưng có một vấn đề em

thắc mắc bấy lâu mà em không biết hỏi ai, trước khi nói đến vấn đề này thì cho em

xin lỗi (ma-af) cho nếu em nói không đúng, vì ở quê em cũng có nhiều “Tun-Tun”

rất hiểu biết nhưng họ không hiểu rõ nhiều vấn đề em muốn hỏi nên đôi lúc giải

thích em không rõ lắm, vì vấn đề em muốn biết nó liên quan đến chuyên môn một

chút nên đôi lúc em cũng khó hỏi lắm.

Vấn đề là: Như các anh chị biết là tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều phải

có Ngân hàng (Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng TMCP…), ngoài việc là kinh

doanh nhằm mục đích lợi nhuận ra thì Ngân hàng còn có thể điều hòa kinh tế, hỗ

trợ các Doanh nghiệp sản xuất khi thiếu vốn và cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ

mang đến nhiều thuận lợi an toàn cho người dân (như thẻ ATM, thẻ mua hàng,

chuyển tiền, thanh toán nợ giữa các Doanh nghiệp, thanh toán quốc tế, chiết khấu

xuất nhập khẩu…), có 1 vấn đề là theo em được biết thì người Chăm không được

lấy lãi, tức là khi gửi tiền vào Ngân hàng là sẽ không thể lấy lãi, chỉ có thể lấy gốc,

mà đối với một Ngân hàng thì cần phải có vốn tiền gửi mới có thể hoạt động được

Chanlyislam 2

(tức là có người gửi tiền vô, Ngân hàng mới có tiền cho vay). Nhưng nếu gửi vô

mà không có lãi như vậy thì không biết có bao nhiêu người tình nguyện đem tiền

vô gửi. ở Việt Nam thì người Chăm ít nên vấn đề này không có gì để nói, nhưng

em muốn biết là ở các nước Hồi giáo thì sao (Mãlai, Inđô…), nhất là các nước

Trung Đông. Rất nhiều quốc gia phát triển theo đạo Hồi giáo. Như vậy thì các

Ngân hàng ở đó hoạt động như thế nào để có thể tồn tại? Hay là Ngân hàng ở đó

hoạt động theo kiểu khác có sự can thiệp của Chính phủ để giúp đỡ nền kinh tế, tất

nhiên là có cái gì đó mà em chưa biết?

Các Doanh nghiệp họat động cần mở tài khoản Ngân hàng (ví dụ: muốn trả tiền

cho một đối tác làm ăn ở nước ngoài không lẽ mang tiền từ đây đem trả tới Công ty

đó, thay vì chỉ cần trả qua ngân hàng là bên kia có thể nhận). Doanh nghiệp cũng

vậy, ngoài vấn đề lợi nhuận thì Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ cuộc

sống, nói chung là một nền kinh tế cần có Ngân hàng, mọi hoạt động cả nước đều

tham gia vào sự phát triển của nền kinh tế mà trong đó ngân hàng ảnh hưởng mạnh

nhất. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các anh chị, để em có thể truyển

tải thông tin cho mọi người để mọi người hiểu rõ hơn về Ngân hàng, biết được

những điều “có thể” và “không thể” khi tham gia các hoạt động của Ngân hàng.

Còn có ý kiến cho rằng lương của em không thật sự “trong sạch” vì em làm trong

ngân hàng (lấy lãi), nhưng Ngân hàng ngoài việc cho vay thì còn làm các dịch vụ

khác như em kể ở trên, rất mong sớm có ý kiến phản hồi.

Em hỏi hơi dài rồi, thông cảm nhé anh chị, hihi!

Ngày 29/08 bạn Sarah Tran có đưa ý kiến:

Salam U Mor,

Ngân hàng nào mà chẵng có lãi suất, theo mình được biết thì ở các nước Trung

đông hay Malai, Indo… (các nước Hồi giáo) có các ngân hàng gọi là Islamic Bank

hoặc tương tự như thế, các ngân hàng này đèu có lãi suất, nhưng vấn đề ở đây là

nếu ngân hàng đó là ngân hàng dành cho người Muslim thì họ sẽ đảm bảo rằng họ

Chanlyislam 3

sẽ không đầu tư bất cứ việc gì liên quan đến Haram, ví dụ như đầu tư để xây

Casino, cơ sở chế biến rượu bia và vân vân…

Về việc Islam, nếu người Muslim cho ai mượn hoặc mượn ai bao nhiêu thì trả

đúng bấy nhiêu không hơn không kém. Nhưng nếu người Muslim đồng ý gửi tiền

trong Islamic Bank thì có thể gọi là giao dịch kinh doanh giống như bạn chung tiền

để làm kinh doanh hoặc đầu tư về việc gì đó với ngân hàng thì bạn sẽ được lãi suất

v.v… Nhưng người Muslim phải chắc chắn rằng ngân hàng đó tuân thủ theo đường

lối của Islam. Còn ở Việt Nam, hiện nay không có ngân hàng nào như vậy cả,

mong rằng trong tương lai sẽ có Islamic Bank cho những người Muslim Việt Nam,

InshahAllah.

Ý kiến của bạn Muslimah ngày 31/08

Assalamu alikum.

Tôi nghĩ người Muslim không được làm việc ở các ngân hàng cho vay lấy lãi (riba)

vì tiền lương cho nhân viên làm ngân hàng lấy từ tiền lãi cho vay của ngân hàng,

thường thì lương này cao hơn so với lương của các ngành khác, kể cả những người

mới tốt nghiệp và đi làm vài năm. Theo tôi biết, ở Indonesia có hệ thống ngân hàng

Islam hoạt động rất hiệu quả. Họ không hề liên quan đến riba. Nếu Muslim gửi tiền

vào ngân hàng, họ không lấy lãi. Nếu như bạn Sarah Tran nói người Muslim gửi

tiền trong ngân hàng để cùng ngân hàng đầu tư vào kinh doanh halal thì họ không

nhận tiền lãi, mà là lợi nhuận từ việc kinh doanh trên. Tôi có vài người bạn muslim

học về ngành ngân hàng giống như bạn, và họ có hoài bão đi học cách làm ngân

hàng ở Indonesia... để mở một ngân hàng tương tự ở Vietnam, hoàn toàn halal cho

người muslim. Cầu xin Allah cho bạn tìm được giải pháp đúng về trường hợp này.

Amin.

Chanlyislam 4

Bổ túc thêm của bạn UMớr ngày 01/09

Asalamualaykum!

Theo tôi biết sẽ khó có thể có một Ngân hàng như bạn nói hoạt động ở VietNam và

có thể bạn chưa hiểu rõ hết các vấn đề trong Ngân hàng.

Thứ nhất là vấn đề vốn hoạt động, hiện nay ở VietNam các Ngân hàng đang mệt

mỏi với vốn điều lệ, các chính sách Ngân hàng ở VietNam…

Thứ 2, nếu được thành lập thì khó có thể hoạt động theo kiểu ở Việt Nam, sau khi

nghe bạn nói tôi đã tìm hiểu xem cơ cấu tổ chức và họat động các Ngân hàng ở Mã

Lai, Inđô…và các nước Hồi giáo, có rất nhiều Ngân hàng hoạt động theo kiểu

Ngân hàng thương mại hiện nay và đó cũng chính là những Ngân hàng hàng điều

hòa tài chính tiền tệ ở nước đó chịu sự chi phối của Ngân hàng trung ương, không

muốn bị lạm phát hay bị khủng hoảng kinh tế (ở Việt Nam 10 ngàn đồng bạn có

thể mua 1 ổ bánh mì nhưng Zimbabwe bạn phải tốn gần cả tỷ…). Chắc chắn nếu là

một nước Hồi giáo thì đương nhiên cũng muốn hoạt đông theo đạo luật nhưng kinh

tế thị trường khó để làm được điều đó nên vấn để tôi muốn biết là Ngân hàng trung

ương kiểm soát các Ngân hàng thương mại ở nước đó thế nào? Có ban hành “đạo

luật” về lãi suất không?

Tôi thấy ý kiến của bạn kia cũng khá hay, tức tùy theo ý thức của mọi người gửi là

là người muslim và tùy cả ý thức của ngân hàng nếu là Ngân hàng người muslim,

bởi ở đó có nhiều loại hình Ngân hàng nhưng tôi chưa rõ cách thức điều hòa của

Ngân hàng tối cao (như Bank Indonesia đã được thành lập ngày 1 tháng 7 năm

1953, trong thời kỳ Sukarno, từ việc quốc hữu hóa De Javasche Bank… đã họat

động rất lâu). Thực ra so với công việc thì lương ở Ngân hàng chưa hẳn là cao, cho

vay nặng thì tất nhiên là không đúng, nhưng bạn thấy Ngân hàng cho vay hiện nay

giống như cùng góp vốn tham gia sản xuất, cho vay nặng lãi thì chỉ cần cho vay

sau đó lấy lãi mà không cần biết bạn lấy tiền đó làm cái gì (vay tín chấp) nhưng ở

đây phải thẩm định phương án trước khi cho vay (vay thế chấp, cầm cố), người vay

phải xác minh việc sử dụng vốn đúng mục đích và trả lãi Ngân hàng từ việc kinh

doanh hiệu quả, so với lãi suất đầu vào thì hiện nay lợi nhuận Ngân hàng hiện nay

chưa chắc cao. Bởi vậy tôi chỉ nghĩ là ở nước đó có hoạt động theo ấn định lãi suất

cho phép đối với các Ngân hàng con và làm sao để làm được điều đó.

Chanlyislam 5

Làm việc trong ngân hàng có rất nhiều bộ phận chia làm nhiều phòng nên lợi

nhuận từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như phòng marketing hay bộ phận thanh

toán quốc tế cung cấp các dịch vụ thanh toán, chiết khấu giấy tờ hoặc bộ chứng từ

XNK, tất cả cái này chỉ thu phí thôi mà và các nước Hồi giáo cũng vẫn hoạt động

các dịch vụ này mà. Các nước càng hiện đại càng phát triển thì các dịch vụ này

càng cao hơn mà, cho nên bạn muốn khẳng định vấn đề lương trong hoạt động này

bạn phải xác minh nhiều yếu tố nữa để rõ hơn được không?! Bạn nghĩ sao khi bạn

đi du lịch mà đem theo trên mình rất nhiều tiền thay vì chỉ cần đem theo thẻ, hay

các công ty hoạt động ra sao nếu không có dịch vụ trên,… bạn phải nhờ đến những

người hoạt động trong lĩnh vực này đấy! Cần được sự đóng góp ý kiến chung, cảm

ơn mọi người nhé, salam!

Ý kiến của bạn Ysa Nancy ngày 05/09

Assalamu Alaikum

Bạn Muslimah, Dựa theo câu trả lời của bạn (Tôi nghĩ người muslim không được

làm việc ở các ngân hàng cho vay lấy lãi (riba) vì tiền lương cho nhân viên làm

ngân hàng lấy từ tiền lãi cho vay của ngân hàng) thì tôi nghĩ rằng vấn đề này sẽ

liên quan đến nhiều người và cũng hơi khó khăn cho các an hem đang làm việc cho

tất cat Cty ở Việt Nam vì họ hưởng lương từ Cty và Cty nào cũng có đi vay từ

Ngân hàng để trả lương cho nhân viên của mình.

Trước khi nói về đề tài ‘RIBA’, chanlyislam xin trích dẫn một đoạn trong bài

"MÔ HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NHỮNG NGÂN HÀNG ISLAM" đã đăng trên

trang web vnmedia.vn để chúng ta hiểu thêm về vấn đề tổ chức hoạt động của

những ngân hàng Islam theo đúng nghĩa của nó như sau:

Tài chính Hồi giáo có điểm gì khác biệt so với tài chính phương Tây

thông thường?

Chanlyislam 6

Những khác biệt chính

Tiến sỹ Abbas Mirakhor, nguyên Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế

(IMF) cho rằng, kinh tế học Hồi giáo dựa trên nền tảng là sự chỉ giáo của Thượng

đế đã có lịch sử từ gần 1.400 trước.

Theo ông Mirakhor, ở đây tồn tại “ý thức về đấng sáng tạo tối cao và một hệ thống

mà Ngài đã đem tới”. Trong khi đó, kinh tế học phương Tây không có được điều

này. “Đây chính là điểm khác biệt chính giữa hai bên”, ông Mirakhor khẳng định.

Xét trên thực tế, khác biệt quan trọng nhất giữa tài chính Hồi giáo và tài chính

phương Tây là lãi suất không được phép áp dụng trong tài chính Hồi giáo. Ngoài

ra, mô hình tài chính Hồi giáo cũng không cho phép thực hiện phần lớn những hình

thức đầu cơ như quỹ đầu cơ hay nghiệp vụ phái sinh.

“Chúng tôi không công nhận ý tưởng về lãi suất để tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt

động buôn tiền”, Giáo sư Bambang Brodjonegoro thuộc Ngân hàng Phát triển Hồi

giáo lý giải. “Theo quan niệm Hồi giáo, tiền chỉ dành cho các mục đích trao đổi

hoặc lưu giữ giá trị, chứ không phải để giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận”, vị

giáo sư này nói.

Vậy một ngân hàng Hồi giáo và một khách hàng gửi tiền ở đó có đạt lợi nhuận hay

không? Đây là một hệ thống dựa trên tài sản, với những tài sản hữu hình hoặc hàng

hóa là trọng tâm. Ở đó có người mua và người bán, không phải là người đi vay và

người cho vay. Dưới đây là một so sánh:

Ở Los Angeles, Mỹ, một khách hàng muốn vay tiền để mua xe tìm đến một ngân

hàng thông thường và ký kết thỏa thuận vay. Ngân hàng đó giao tiền cho khách.

Sau đó, người khách phải trả nợ theo định kỳ, bao gồm cả tiền lãi phát sinh trên

khoản vay này. Trong khi đó, Lahore, Pakistan, một khách hàng có nhu cầu tương

tự có thể tới một ngân hàng Hồi giáo để ký hợp đồng mua xe từ ngân hàng. Thay vì

giao tiền cho khách vay, ngân hàng Hồi giáo sẽ tự mình mua chiếc xe đó, rồi bán

lại cho khách với một mức giá cao hơn. Khách sẽ chấp nhận trả lại số tiền mua xe

này theo theo phương thức trả dần định kỳ.

Một trong những nguyên tắc cơ bản ở trọng tâm của kinh tế học Hồi giáo là chia sẻ

rủi ro. Ngân hàng và người dân gửi tiền trong đó cùng chia sẻ bất kỳ khoản lợi

nhuận nào có được, hay khoản thua lỗ nào phát sinh, từ hoạt động đầu tư.

Chanlyislam 7

“Trong thế giới Hồi giáo, chúng tôi đánh giá cao công lao, nên nếu một ai đó làm

việc nhiều hơn trong một vụ kinh doanh, họ (ngân hàng) sẽ được chia sẻ lợi ích.

Điều quan trọng nhất là sẽ không có ngân hàng nào được chỉ huy tất cả mọi thứ.

Cả ngân hàng và người vay tiền đều bình đẳng và họ cùng chia sẻ rủi ro và lợi

nhuận”, Tiến sỹ Brodjonegoro cho biết.

Tinh thần bình đẳng này có ý nghĩa quan trọng. Đây là một trong những đặc điểm

mang tính quyết định mà những người ủng hộ cho rằng kinh tế học Hồi giáo khác

biệt so với kinh tế học phương Tây thông thường. Kinh tế học Hồi giáo cũng nhấn

mạnh niềm tin vào việc đem lại lợi ích cho cộng đồng Hồi giáo.

Nguyên Giám đốc điều hành IMF Mirakhor cho biết, quan điểm này hòa cùng

“một phong trào hướng tới sự quan tâm nhiều hơn nữa dành cho người khác và lợi

ích chung của cộng đồng”. Điều này đối lập với những gì mà ông mô tả là “nền

tảng nhỏ hẹp giản đơn của lợi ích cá nhân là động cơ của những tác nhân kinh tế

trong hệ thống kinh tế tự do”.

Một lựa chọn thay thế?

Một vài người xem mô hình kinh tế Hồi giáo là một sự lựa chọn thay thế. Một số

khác xem đây là một sự bổ sung cho hệ thống đã và đang ngự trị ở thế giới phương

Tây.

“Tôi không cho là hệ thống ngân hàng Hồi giáo là một lựa chọn thay thế, để

chúng ta chọn bên này hay bên kia. Tôi cho rằng, đây là một loại hình dịch vụ bổ

sung, một cách thức cung cấp dịch vụ”, Giáo sư Ekmeleddin Ihsanoglu, Tổng thư

ký của Tổ chức Các nước Hồi giáo, nhận định. “Cần phải có một lựa chọn mà ở đó

người ta có thể tìm ra những cách thức khác nhau để cùng làm một việc”, ông nói.

Kinh tế học Hồi giáo không chỉ tồn tại riêng ở những quốc gia Hồi giáo. London

đang nổi lên là một trung tâm tài chính lớn cho tài chính Hồi giáo. Các sản phẩm

ngân hàng Hồi giáo cũng được sử dụng rộng rãi bởi những người không theo đạo

Hồi tại Malaysia. “Đây là một hệ thống thay thế có thể áp dụng cho mọi người. Ai

cũng có thể sử dụng dù tôn giáo của họ là gì”, Tiến sỹ Brodjonegoro thuộc Ngân

hàng Phát triển Hồi giáo nói.

Những ngân hàng lớn như HSBC của Anh hay Citibank của Mỹ đều đã thiết lập

các chi nhánh ngân hàng Hồi giáo và những chi nhánh này đều ăn nên làm ra. Một

Chanlyislam 8

số ngân hàng đã thành công với tài chính Hồi giáo còn muốn mở rộng phương thức

kinh doanh này vượt xa khỏi thị trường tự nhiên ở những nước theo đạo Hồi. Họ

tin rằng, hơn khi nào hết, lúc này đang có một thị trường cho những người thuộc

các tôn giáo khác chia sẻ những giá trị mà kinh tế học Hồi giáo đem lại.

Nhưng không ít người lại đang lo ngại sự mở rộng này sẽ khiến kinh tế học Hồi

giáo không còn giữ được bản sắc.

“Không may, ở một vài góc độ, tài chính Hồi giáo đang chuyển biến tới chỗ ngày

càng giống tài chính thông thường. Nếu bạn nhìn vào sự phát triển trong mấy năm

gần đây, sẽ thấy tài chính Hồi giáo giống như đang bắt chước phần lớn sản phẩm

của tài chính thông thường”, Giáo sư Habib Ahmed, một nhà chức trách trong lĩnh

vực tài chính tài chính Hồi giáo nói.

Theo Giáo sư Ahmed, từ trước tới giờ, chưa có thời điểm nào tốt hơn lúc này để

đấu tranh cho một mô hình kinh tế khác biệt với mô hình đã dẫn tới sự đổ nát ở

Phố Wall. Nhưng ông tin rằng, tài chính Hồi giáo đang dần bị pha loãng.

“Khi mà người ta đi tìm những giải pháp sau lần khủng hoảng này, tài chính Hồi

giáo lại đang tiến tới hệ thống đã bị sứt mẻ đó. Tôi nghĩ đã đến lúc tài chính Hồi

giáo nên dừng lại và cân nhắc về hướng đi hiện nay”, Giáo sư Ahmed nói thêm.

CLI:

Assalamu Alaikum wa rahma tullahi wa barakatu.

Anh chị em Muslim thân mến!

Thật ra, chúng tôi không phải là những nhà chuyên môn làm việc trong ngành ngân

hàng nên chúng tôi không dám xác định chắc chắn cho các bạn là làm việc nơi đó

là HALAL hay HARAM, chúng tôi có thể dẫn chứng đề tài RIBA (cho vay lấy lãi)

để mỗi người tự nhận xét xem việc làm của mình có nằm trong điều Cấm (Haram)

của Islam hay không mà thôi, phần còn lại là do các bạn quyết định, bởi mỗi người

Muslim nhận xét tùy theo mức độ đức tin của họ.

Còn riêng sự nhận xét của ban biên tập chanlyislam thì tất cả những ngành ngân

hàng trên thế giới (không Islam) ngoài những việc hùng vốn đầu tư thì một trong

Chanlyislam 9

những phương pháp kinh doanh chủ yếu của họ là “Cho vay lấy lãi” trong mọi

hình thức rồi lấy tiền lời đó trả lương cho nhân viên của họ… Nhưng vấn đề này

Islam đã giãi thích như sau:

RIBA (CHO VAY LẤY LÃI)

Allah, Đấng Tối Cao phán rằng:

ژ ا م ٱلرب ع وحر ب لب ٱ حل ٱلل

٥٧٢: البقرةژوأ

Allah cho phép trao đổi mua bán nhưng cấm cho vay lấy lãi (Chương 2 – Al-

Baqarah, câu 275).

Allah phán ở chương khác:

نو ٱلرب نا ةق وذروا ا ٱلل ل نيا ٱت يو ءا ا ٱل ي

أ نيني ي ؤب ن (723: البقرة)٢٧٨ا إن كيتم

Hỡi những ai có đức tin, nếu các ngươi thực sự là những người tin tưởng thì

hãy kính sợ Allah mà bỏ phần còn lại của tiền lời cho vay (Chương 2 – Al-

Baqarah, câu 278).

Nabi Muhammad đã liệt kê việc cho vay lấy lãi vào danh sách những đại

tội và Người đã nguyền rủa những ai có những hành vi liên quan đến việc làm đó

(Riba’) trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ông Jabir bảo: "Thiên Sứ của Allah đã

nguyền rủa người ăn Riba’, người được ủy thác nó, người ghi chép và người

làm chứng cho hành vi này, tất cả đều như nhau." (Hadith do Muslim ghi lại).

Tất cả các cộng đồng Islam đều đồng thuận và thống nhất rằng Riba’ là một

điều cấm (Haram) trong Islam.

Riba’ có hai dạng: Riba’ Al-Fadhl và Riba’ A-l-Nasi-ah

Riba’ Al-Fadhl: là dạng đổi chác không ngang bằng nhau trên cùng một

loại. Thí dụ: 12 kg lúa mì đổi lấy 10 kg lúa mì, hai bên trao tay nhau tại thời

điểm thỏa thuận. Sự đổi chác này đã không bằng nhau mà có sự hơn kém

trong khi món hàng đều cùng một loại là lúa mì.

Đây là dạng đổi chác bị nghiêm cấm trong giới luật Islam. Islam nghiêm

cấm đổi chác theo dạng hơn kém nhau trên món hàng cùng loại đối với 6 thứ:

Chanlyislam 10

Vàng, bạc, lúa mì, lúa mạch, chà là khô và muối. Bằng chứng cho điều này là lời di

huấn của Nabi:

« هر وال تل هر ةا تل عري وا عري ةالش والش ة والب ةالب ة ةالفض ب والفض ب ةال هلح ةالهلح نحال الاء خذ والهعطى ف س رب ا

اد فلد أ و است

د فهو زاد أ يدا ب «ةهحل

“Vàng với vàng, bạc với bạc, lúa mì với lúa mì, lúa mạch với lúa mạch, chà là

khô với chà là khô, và muối với muối khi đổi chác thì phải ngang bằng nhau và

tay phải trao tay. Do đó, ai thêm hoặc yêu cầu thêm thì quả thật y đã có hành vi

Riba’, và cả người nhận thêm và người cho thêm đều mang tội như nhau.”

(Albukhari và Muslim).

Những gì có tính chất tương đương với sáu thứ vừa nêu trên thì khi đổi chác

trên cùng một loại với nhau nếu dựa trên giá trị cân nặng và đo lường thì không

được trao đổi hơn kém mà phải trao đổi ngang bằng nhau.

Thí dụ:

-Vàng bạc là tiêu biểu cho kim loại, bất kỳ kim loại nào cùng dạng khi đổi

chác với nhau thì phải ngang bằng nhau không được hơn kém như 1kg sắt phải đổi

1kg sắt, 1kg đồng đổi lấy 1kg đồng không được đổi 1kg sắt lấy 2kg sắt hoặc 1kg

đồng với 2kg đồng, trừ phi đồng đổi sắt, bạc đổi vàng thì hơn kém thế nào cũng

được vì chúng khác dạng.

- Vàng bạc là hai loại đặc trưng cho tiền tệ vì các loại tiền tệ đều dựa trên

tiểu chuẩn giá trị của vàng và bạc. Cho nên cùng một loại tiền thì phải đổi ngang

bằng nhau không được hơn kém, như 100 đô la của Mỹ không được phép đổi 120

đô la Mỹ, hoặc 1000 VNĐ không được đổi 1200 VNĐ, ... trừ phi việc trao đổi giữa

các loại tiền khác nhau như giữa đồng đô la Mỹ và đồng Euro, hoặc giữa đồng Việt

Nam và những đồng tiền khác,... thì được phép đổi hơn kém nhau.

- Lúa mạch, lúa mì, chà là khô và muối là tiêu biểu cho lương thực, và lương

khô có thể dự trữ lâu dài. Bất kỳ lương thực, lương khô nào cùng loại khi đổi chác

với nhau thì chỉ được phép đổi ngang bằng nhau không được đổi hơn kém nhau

như 1kg gạo phải đổi ngang với 1kg gạo, 2 thúng ngô phải đổi ngang với 2 thúng

ngô không được đổi 1kg gạo lấy 2kg gạo hoặc 2 thúng ngô đổi 1 thúng ngô.

Chanlyislam 11

Tóm lại, tất cả những gì cùng loại với nhau khi mang ra đổi chác dưới hình

thức cân nặng hay đo lường thì chỉ được phép đổi ngang nhau không được

hơn kém. Thí dụ, một chiếc xe ô tô đổi lấy hai chiếc xe ô tô là được phép,

tuy nhiên, khi những chiếc ô tô này thành đồ phế liệu thì lúc mang ra đổi

chác với nhau người ta sẽ cân thì lúc bấy giờ 1 kg phải đổi ngang 1 kg không

được hơn kém.

Riba’Al-Nasi-ah: Là sự đổi chác không trao tay nhau lúc thỏa thuận mà trì

hoãn đến một thời gian nhất định đối với những gì cùng loại hoặc khác loại

nhưng giá trị được tính dưới hình thức cân nặng hay đo lường.

Thí dụ: Người A bán hai 2 thúng ngô cho người B với giá 2 thúng ngô dưới

thỏa thuận sau một tháng người B mới trả cho người A, hoặc một người bán một kí

gạo cho một người với giá 2 kí ngô nhưng sau một tháng mới lấy.

Một số hình thức trao đổi mua bán được phép và không được phép

trong giới luật Islam

- Bán một trăm gam vàng với giá một trăm gam vàng sau một tháng mới

thanh toán là hình thức Riba’ không được phép, bởi vì sự mua bán này không được

trao tay nhau lúc thỏa thuận.

- Mua 1 kg lúa mạch với giá 2 kg lúa mì là hình thức được phép vì nó khác

loại với điều kiện phải trao tay lúc thỏa thuận

- Bán năm mươi kg gạo với giá một con cừu là hình thức được phép dù có

thanh toán hoặc không thanh toán ngay lúc thỏa thuận.

- Mua 100 đô la Mỹ với giá 120 đô la Mỹ là hình thức Riba’ không được

phép vì sự mua bán này trên cùng một loại đó là đồng đô la Mỹ.

- Bán 100 Euro với giá 150 đô la Mỹ là hình thức được phép vì euro và đô la

không cùng loại với điều kiện phải trao tay nhau lúc thỏa thuận.

- Bán 100 lượng bạc với giá 10 đồng vàng, trả sau một năm là hình thức

không được phép bởi điều kiện là phải trao tay nhau lúc thỏa thuận.

- Vay mượn 1000 đô la với điều kiện sau một tháng hoặc sau một thời gian

nhất định nào đó phải hoàn trả lại 1200 đô la là hình thức Riba’ không được phép.

- Mua bán cổ phiếu là hình thức không được phép vì nó là dạng mua bán tiền

với tiền không ngang bằng nhau và cũng không có sự trao nhận lúc thỏa thuận.

Chanlyislam 12

- Một người A thế chấp một chiếc ô tô với một người B để vay mượn 2000

euro là hình thức được phép với điều kiện là khi đến thời hạn hoàn trả thì người A

hoàn trả người B 2000 euro và người B trao lại chiếc ô tô cho người A (với điều

kiện trong suốt thời gian cầm cố người B không được phép sử dụng ô tô).

- Một người A thế chấp một chiếc ô tô với một người B để vay mượn 2000

euro với điều kiện khi đến thời hạn hoàn trả thì người A phải trả cho người B là

2200 euro thì người B mới trao lại ô tô cho người A, là hình thức Riba’ không

được phép.

NGÂN HÀNG (BANK) ? Ngân hàng hay còn gọi nhà băng là cơ quan tiền tệ, làm công việc kinh

doanh và quản lý các nghiệp vụ tín dụng, ngoài ra nó còn là nơi của nhiều hoạt

động và dịch vụ khác như cấp thẻ ATM, thẻ mua hàng, chuyển tiền, thanh toán nợ

giữa các Doanh nghiệp, thanh toán quốc tế, chiết khấu xuất nhập khẩu…

Ngân hàng theo góc độ Islam thì nó được chia thành hai loại: Ngân hàng

Islam và ngân hàng không phải Islam. Ngân hàng Islam là cơ quan tiền tệ, hoạt

động kinh doanh, cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền tệ không dưới hình thức

Riba’, còn ngân hàng không phải Islam là ngân hàng hoạt động dưới hình thức

Riba’ hoặc chỉ có một số hoạt động là Riba’.

Ngân hàng ngày nay hầu như đều hoạt động kinh doanh dưới hình thức

Riba’ (lãi suất) ở khắp mọi nơi trên thế giới ngay cả ở một số quốc gia Islam. Cho

nên không thể nói các ngân hàng hoạt động trong các nước Islam là những ngân

hàng Islam mà phải nhìn vào các hình thức hoạt động của ngân hàng đó, nếu ngân

hàng đó hoạt động dưới hình thức không Riba’ thì đó là ngân hàng theo kiểu cách

của Islam.

Một số hoạt động tiêu biểu của ngân hàng dưới hình thức Riba’ như: Gửi

tiền tiết kiệm, mua các loại bảo hiểm, cho vay mượn lấy lãi suất, thế chấp cầm cố

có lãi suất (thế chấp căn nhà để vay mượn ngân hàng 200 triệu VNĐ và khi trả lại

ngân hàng là phải trả hơn con số 200 triệu VNĐ tùy theo thời gian ngắn dài khác

nhau), ...

Một số hoạt động tiêu biểu của ngân hàng không dưới hính thức Riba’ như:

Gửi tiền vào ngân hàng không có lãi suất (hoặc người gửi phải trả phí gửi cho ngân

Chanlyislam 13

hàng hoặc ngân hàng cho gửi miễn phí), chuyển tiền (ngân hàng tính cước phí

chuyển tiền từ bên gửi đến bên nhận), mở tài khoản và làm thẻ rút tiền hay thẻ mua

hàng (ngân hàng sẽ tính cước phí dịch dụ chứ không có lãi cho khách hàng), cho

vay mượn không lãi suất, ...

Có người bảo nếu người gửi ngân hàng không có lãi suất thì chắc không ai

đem tiền gửi ngân hàng làm chi, điều này không hoàn toàn đúng bởi vì việc gửi

tiền ngân hàng không chỉ với lợi ích là được lãi mà còn có những lợi ích khác như

gửi tiền ngân hàng sẽ an toàn hơn để ở nhà hay mang theo người đối với số tiền lớn

và khổng lồ, gửi tiền ngân hàng để tiện mua sắm mà không cần mang tiền theo

trong người, gửi tiền ngân hàng để tiện tự chuyển tiền khi cần thiết (bằng các loại

thẻ dịch vụ),...

Nền kinh tế phát triển không nhất thiết phải hoạt động dưới hình thức Riba’,

ngân hàng tồn tại và phát triển không nhất thiết phải hoạt động dưới hình thức

Riba’, ngân hàng có thể tính cước phí cho các dịch vụ thanh toán giữa các doanh

nghiệp, dịch vụ chuyển tiền, tìm lợi nhuận từ việc trao đổi ngoại tệ, và nhiều hình

thức hoạt động khác không có Riba’ nhưng vẫn mang lợi nhuận.

Người Muslim không được phép tham gia các hoạt động Riba’ cho nên phải

cẩn thận với một số hoạt động của ngân hàng vì ngân hàng như đã nói hầu như mọi

hoạt động trong đó đều dưới hình thức Riba’, có những hoạt động thể hiện rõ tính

Riba’ nhưng cũng có một số khó có thể biết được nó được hoạt động dưới hình

thức Riba’ hay không. Ở các nước Islam thì người Muslim dĩ nhiên sẽ yên tâm hơn

trong việc có những nhu cầu đến ngân hàng, tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay,

theo xu hướng lợi nhuận là trên hết thì kể cả ngân hàng được cho là ngân hàng

Islam cũng có thể trá hình để hoạt động Riba’.

Một câu hỏi được hỏi là một người Muslim làm việc trong ngân hàng có các

hoạt động Riba’ thì như thế nào?

Allah phán rằng:

ى ول ل تل وا لع الب يد العلاب وتعاوىا شد إن الل ا الل ل ن وات جم والعدوا لع ال ا تعاوى

2: المائدة

Chanlyislam 14

Hãy giúp đỡ nhau trong sự ngoan đạo và kính sợ Allah và chớ tiếp tay nhau

làm điều tội lỗi và oán thù. Hãy kính sợ Allah bởi quả thật Allah rất nghiêm

khắc trong việc trừng phạt (Chương 5 - Al-Ma-idah, câu 2).

Nabi đã nguyền rủa người ăn Riba’, người được ủy thác nó, người ghi

chép và người làm chứng cho hành vi này, tất cả đều như nhau. (Hadith từ ông

Jabir do Muslim ghi lại).

Như vậy người trực tiếp tham gia Riba’ và người có liên quan đến nó đều

như nhau.

Do đó, lời khuyên cho người đang làm việc ở ngân hàng có các hoạt động

Riba’ là, nếu có ngân hàng khác hoạt động theo kiểu cách của Islam tức không

hoạt động dưới hình thức Riba’ thì người đó nên chuyển đến ngân hàng đó hoặc

tìm một công việc khác, còn nếu vì chuyên môn của người đó chỉ có thể làm việc

được ở ngân hàng không thể làm việc được ở nơi khác thì hãy kính sợ Allah theo

khả năng của mình, bởi Allah có phán:

ژ لا ٱلل تمب فٱت تطعب 61: التغابن ژنا ٱسب

Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi (Chương 64 – Al-Tagha-bun,

câu 16).

Nhưng dù thế nào, chỉ cần người Muslim thật sự kính sợ Allah thì chắc chắn

Ngài sẽ mở một lối thoát cho y và Ngài sẽ phù hộ cho y bởi chính Ngài đã phán

bảo như thế với câu:

رجا ژ ۥ مب عل ل يب ق ٱلل تسب ٢ونو يت ث ل يب ب نوب ح زكب ٣ - ٥: الطالق ژويرب

Và ai thật sự kính sợ Allah, Ngài sẽ mở cho y một lối thoát và Ngài sẽ ban

Rizqi (tiền tài bổng lộc) cho y một cách mà y không thể ngờ tới được (Chương 65 – Al-Talaaq, câu 2,3).

Những ai kính sợ Allah mà luôn hành động theo chỉ đạo của Ngài thì họ sẽ

được Allah che chở, ngược lại những ai chỉ vì lợi ích ngắn ngủi của trần gian mà

bất chấp sự trừng phạt của Allah ở Ngày Sau thì họ cũng sẽ được toại nguyện.

Cuối lời, cầu xin Allah soi sáng và hướng dẫn tất cả các đồng đạo Muslim đi

đúng chỉ đạo của Ngài và xin Ngài hãy mở lối cho chúng ta trên con đường tìm

kiếm Rizqi Halal, amin.

Abu Zaytune và Abu Zahida soạn thảo