chuyên đề mạng viễn thông-nhóm 20

45
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MẠNG VIỄN THÔNG Chuyên đề 1: Công nghệ VoIP Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP Giảng viên hướng dẫn : Th.s Trịnh Thế Vinh Sv nhóm 20 thực hiện : Nguyễn Quỳnh Hậu

Upload: ironman-mim

Post on 06-Dec-2014

126 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2013

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

BÁO CÁO

CHUYÊN ĐỀ MẠNG VIỄN THÔNG

Chuyên đề 1: Công nghệ VoIP

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Trịnh Thế Vinh

Sv nhóm 20 thực hiện : Nguyễn Quỳnh Hậu

Nguyễn Quang Minh

Lớp : L11CQVT09 – N

Khóa : 2011- 2013

Page 2: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VoIP............................................................................5

1.1 Giới thiệu về công nghệ VoIP...................................................................................5

1.2 Các mô hình truyền thoại qua mạng VoIP................................................................6

1.3 Một số ứng dụng của VoIP.......................................................................................7

1.4 Ưu nhược điểm của VoIP.........................................................................................8

CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT ĐÁNH SỐ VÀ ĐỊA CHỈ TRONG VoIP............................9

2.1 Yêu cầu chung..........................................................................................................9

2.2 Phương pháp đánh số thuê bao...............................................................................10

2.2.1 Yêu cầu đối với quy tắc đánh số.......................................................................10

2.2.2 Quy tắc đánh số để hỗ trợ tại giao diện đối với mạng PSTN............................10

2.2.3 Phương pháp đánh số thuê bao.........................................................................11

2.3 Phương pháp chuyển đổi số E.164 và địa chỉ IP.....................................................15

2.3.1 Khuyến nghị của IETF....................................................................................15

2.3.2 Mô hình phối hợp hoạt động trong chuyển đổi địa chỉ.....................................16

CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG VoIP................................................................................................................................18

3.1. Các loại hình dịch vụ trong VoIP...........................................................................18

3.1.1 Thoại thông minh............................................................................................19

3.1.2 Dịch vụ tính cước cho phía bị gọi....................................................................19

3.1.3 Dịch vụ Callback Web.....................................................................................20

3.1.4 Dịch vụ Fax qua IP..........................................................................................20

3.1.5 Dịch vụ Call Center.........................................................................................20

3.2. Chất lượng dịch vụ trong VoIP..............................................................................21

3.2.1 Trễ....................................................................................................................21

3.2.2. Jitter.................................................................................................................24

3.2.3. Mất gói tin.......................................................................................................25

KẾT LUẬN.....................................................................................................................28

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................29

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 2

Page 3: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Viết

tắtTiếng Anh Tiếng Việt

ACD Automatic calls division Phân phối các cuộc gọi tự động

ATM Asynchronous Transfer Mode Phương thức truyền dẫn không đồng bộ

CC Country Code Mã quốc gia

DAP Directory Access Protocol Giao thức truy cập thư mục

DNS Domain Name System Hệ thống phân giải tên

ETSI Euro Telecommunications Standards

Institute

Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu

GSM Global System for Mobile Communication Hệ thống thông tin di động toàn cầu

GW Gateway Cổng giao tiếp mạng quốc tế

IETF Internet Engineering Task Forc Lực lượng đặc nhiệm kỹ thuật Internet

IP Internet Protocol Giao thức liên mạng

ITSP  International Traffic Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ lưu lượng quốc tế

LDA

P

Lightweight Directory Access Protocol Giaothức truy cập nhanh các d.vụ thư

mục

MOS Mean Opinion Score Chỉ tiêu chất lượng thoại

NDC Normalized Device Coordinates Tọa độ thiết bị chuẩn hóa

PCM Pulse Code Modulation Điều chế xung mã

PSTN Public Switched Telephone Network Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng

RTP Rael-time Transport Protocol Giao thức vận chuyển thời gian thực

SCN Switched Circuit Network Mạng chuyển mạch kênh

SN Subscriber number Số của thuê bao bị gọi

VoIP Voice over Internet Protocol Thoại trên giao thức Internet

WAN Wide Area Network Mạng diện rộng

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 3

Page 4: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

LỜI MỞ ĐẦU

Dịch vụ điện thoại IP là ứng dụng cao cấp cho phép truyền tải các cuộc đàm thoại sử

dụng hạ tầng mạng IP. Nguyên tắc VoIP gồm việc số hóa tín hiệu giọng nói, nén tín hiệu

đã số hóa, chia tín hiệu thành các gói và truyền những gói số liệu này trên nền IP. Đến

nơi nhận, các gói số liệu được ghép lại, giải mã ra tín hiệu analog để phục hồi âm thanh.

Trong dịch vụ điện thoại IP có thể có sự tham gia của 3 đối tượng cung cấp dịch vụ như

sau: Nhà cung cấp Internet ISP, Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Internet ITSP, Nhà cung

cấp dịch vụ trong mạng chuyển mạch kênh.

Để có thể sử dụng được dịch vụ điện thoại IP, người sử dụng cần thông qua mạng

Internet và các chương trình ứng dụng cho điện thoại IP. Trong khi các nhà cung cấp dịch

vụ Internet cung cấp sự truy cập Internet cho khách hàng của họ thì các nhà cung cấp

dịch vụ điện thoại ITSP cung cấp dịch vụ điện thoại IP cho khách hàng bằng cách sử

dụng các chương trình ứng dụng dùng cho điện thoại IP. Có thể nói rằng dịch vụ truy cập

Internet cung cấp bởi các ISP chưa đủ để cung cấp dịch vụ điện thoại IP. Để phục vụ cho

việc truyền thông giữa những người sử dụng trên các máy tính đầu cuối của mạng

Internet, các công ty phần mềm đã cung cấp các trương trình ứng dụng dùng cho điện

thoại IP thực hiện vai trò của ITSP. Đối với người sử dụng trên mạng chuyển mạch kênh,

họ sẽ truy nhập vào ISP hoặc ITSP thông qua các điểm truy nhập trong mạng chuyển

mạch kênh.

VoIP dựa trên sự kết hợp của mạng chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói là mạng

IP. Mỗi loại mạng có những đặc điểm khác biệt nhau. Áp dụng VoIP có thể khai thác tính

hiệu quả của các mạng truyền số liệu, khai thác tính linh hoạt trong phát triển các ứng

dụng mới của giao thức IP. Nhưng VoIP cũng phức tạp và đòi hỏi giải quyết nhiều vấn

đề.

Với thời gian tìm hiểu về đề tài còn hạn hẹp, không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm

chúng Em rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của Thầy giáo hướng dẫn và các bạn

để bài báo cáo được hoàn thiện hơn! Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm 20 thực hiện

Nguyễn Quỳnh Hậu – Nguyễn Quang Minh

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 4

Page 5: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VoIP

1.1 Giới thiệu về công nghệ VoIP

Trong điện thoại thông thường, tín hiệu thoại có tần số nằm trong khoảng 0,3-3,4

KHz được lấy mẫu với tần số 8KHz theo Nyquyst. Sau đó các mẫu sẽ được lượng tử hoá

với 8bit/mẫu và được truyền với tốc độ 64KHz đến mạng chuyển mạch sau đó được

truyền tới đích ở bên nhận, dòng 64Kbps này được giải mã để cho ra tín hiệu thoại tương

tự.

Hình 1.1: Mô hình thoại thông thường

Thực chất thoại mạng IP (Voice over IP – VoIP) cũng hoàn toàn khác hẳn điện thoại

thông thường. Đầu tiên tín hiệu thoại cũng được số hoá, nhưng sau đó thay vì truyền trên

mạng PSTN qua các đường chuyển mạch, chúng được nén xuống tốc độ thấp, đóng gói

và chuyển lên mạng IP. Tại bên nhận, các gói tin này được giải nén thành các luồng PCM

64Kb truyền đến thuê bao bị gọi. Sự khác nhau chính là mạng truyền dẫn và khuôn dạng

thông tin dùng để truyền dẫn.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 5

Page 6: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

1.2 Các mô hình truyền thoại qua mạng VoIP

Hiện nay có 4 dạng thức chính của cuộc gọi VoIP:

- Khi sử dụng máy tính hay thiết bị VoIP gọi vào mạng thông thường, ta có cuộc gọi

“ PC to Phone”.

- Ngược lại, khi thực hiên cuộc gọi từ mạng điện thoại thông thường đến một số điện

thoại VoIP, ta có cuộc gọi “ Phone to PC ”.

- Trường hợp khi thực hiện cuộc gọi giữa hai thiết bị VoIP, ta có cuộc gọi “PC to

PC”.

- Khi dùng điện thoại thông thường gọi vào số điện thoại đặc biệt của nhà cung cấp

dịch vụ VoIP, thông qua đó để gọi đến mạng điện thoại thông thường ở các tỉnh thành

hay quốc gia khác, ta có cuộc gọi “Phone to Phone”.

Hình 1.2: Cuộc gọi “Phone to Phone”

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 6

Page 7: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

Trên hình 1.2 đưa ra ví dụ về một cuộc gọi “ Phone to Phone”.

Giả sử thuê bao A muốn gọi đến thuê bao B. Thuê bao A quay số điện thoại của thuê

bao B. Mạng PSTN có nhiệm vụ phân tích địa chỉ và kết nối đến GatewayI. Tại đây địa

chỉ của B lại được phân tích và gatewayI xác định được thuê bao B được kiểm soát bởi

gatewayII. Nó sẽ thiết lập một phiên liên kết với gatewayII. Các thông tin báo hiệu mà

gatewayI nhận được từ PSTN sẽ được chuyển đổi thích hợp sang dạng gói và truyền đến

gatewayII.

Tại gatewayII, các gói tin lại được chuyển ngược lại và truyền sang mạng PSTN.

Mạng PSTN có nhiệm vụ định tuyến cuộc gọi đến thuê bao B. Các thông tin trả lời sẽ

được chuyển đổi ngược lại qua gatewayII đến gatewayI.

Sau khi cuộc gọi được thiết lập, các gateway có nhiệm vụ chuyển đổi giữa các gói

tin thoại trên mạng IP ( chỉnh lại khoảng trống) và các luồng PCM truyền trên mạng

PSTN.

1.3 Một số ứng dụng của VoIP

Giao tiếp thoại sẽ vẫn là dạng giao tiếp cơ bản của con người. Mạng điện thoại công

cộng không thể bị đơn giản thay thế, thậm chí thay đổi trong thời gian tới. Mục đích tức

thời của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại IP là tái tạo lại khả năng của điện thoại với

một chi phí vận hành thấp hơn nhiều và đưa ra các giải pháp kỹ thuật bổ sung cho mạng

PSTN.

Điện thoại có thể được áp dụng cho gần như mọi yêu cầu của giao tiếp thoại, từ một

cuộc đàm thoại cơ bản cho đến một cuộc gọi hội nghị nhiều người phức tạp. Chất lượng

âm thanh được truyền cũng có thể biến đổi tuỳ theo ứng dụng. Ngoài ra, với khả năng của

Internet, dịch vụ điện thoại IP sẽ cung cấp thêm nhiều tính năng mới. Ta có thể xem xét

một vài ứng dụng của điện thoại :

- Thoại thông minh.

- Dịch vụ điện thoại Web.

- Truy cập các trung tâm trả lời điện thoại.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 7

Page 8: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

- Dịch vụ fax qua IP.

- ….

1.4 Ưu nhược điểm của VoIPVề mặt kỹ thuật thoại IP có những ưu điểm và nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

- Thông tin thoại trước khi đưa lên mạng IP sẽ được nén xuống dung lượng thấp

(tuỳ theo kỹ thuật nén), vì vậy sẽ làm giảm được lưu lượng mạng.

- Trong trường hợp cuộc gọi ở mạng chuyển mạch kênh một kênh vật lý sẽ được

thiết lập và duy trì giữa hai bên cho đến khi một trong hai bên huỷ bỏ liên kết. Như vậy,

trong khoảng thời gian không có tiếng nói, tín hiệu thoại vẫn được lấy mẫu, lượng tử hoá

và truyền đi. Vì vậy hiệu suất đường truyền sẽ không cao. Đối với điện thoại Internet có

các cơ chế để phát hiện khoảng lặng (khoảng thời gian không có tiếng nói) nên sẽ làm

tăng hiệu suất mạng.

* Nhược điểm:

- Nhược điểm chính của điện thoại qua mạng IP chính là chất lượng dịch vụ. Các

mạng số liệu vốn dĩ không phải xây dựng với mục đích truyền thoại thời gian thực, vì vậy

khi truyền thoại qua mạng số liệu cho chất lượng cuộc gọi thấp và không thể xác định

trước được. Sở dĩ như vậy là vì gói tin truyền trong mạng có thể thay đổi trong pham vi

lớn, khả năng mất mát thông tin trong mạng hoàn toàn có thể xảy ra. Một yếu tố làm

giảm chất lượng thoại nữa là kỹ thuật nén để tiết kiệm đường truyền. Nếu nén xuống

dung lượng càng thấp thì kỹ thuật nén càng phức tạp, cho chất lượng không cao và đặc

biệt là thời gian xử lý sẽ lâu, gây trễ.

- Một nhược điểm khác của điện thoại IP là vấn đề tiếng vọng. Nếu như trong mạng

thoại, do trễ ít nên tiếng vọng không ảnh hưởng nhiều thì trong mạng IP, do trễ lớn nên

tiếng vọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thoại. Vì vậy, tiếng vọng là một vấn đề cần

phải giải quyết trong điện thoại.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 8

Page 9: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT ĐÁNH SỐ VÀ ĐỊA CHỈ TRONG VoIP

2.1 Yêu cầu chung.ETSI đã đưa ra hai khuyến nghị TS 101 324 Ver.2.1.1 và TR 101 327 Ver.1.1.1 về

yêu cầu đánh số đối với thuê bao VoIP để đảm bảo việc phối hợp hoạt động giữa hai

mạng IP và mạng PSTN. Sau đây là một số yêu cầu chung:

- Mạng VoIP phải nhận dạng được số bị gọi theo chuẩn E.164 được sử dụng trong

mạng quốc tế.

- Mạng VoIP có thể nhận dạng được mọi số bị gọi theo chuẩn E.164 được sử dụng

trong mạng quốc gia.

- Mạng VoIP có thể nhận dạng được số bị gọi trong các mạng nội bộ (trong trường

hợp mạng IP nội bộ kết nối với mạng SCN nội bộ).

Mạng VoIP phải truyền được đầy đủ mọi tên khách hàng yêu cầu hạn chế nhận dạng

thuê bao chủ gọi.

- Mạng VoIP phải hỗ trợ cơ chế lựa chọn nhà cung cấp mạng theo quy định của từng

quốc gia trong trường hợp có nhiều nhà cung cấp mạng.

Chú ý: Việc lựa chọn nhà cung cấp mạng có thể được thực hiện bằng nhiều cách: đặt

ngầm định, lựa chọn trước bởi người sử dụng, quay số mã truy nhập và mã nhận dạng của

nhà cung cấp mạng, hoặc bằng một cách thức khác do quốc gia đó quy định.

- Mạng VoIP phải hỗ trợ chức năng phân tích số để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ

nếu cần thiết.

- Các quốc gia khác nhau có yêu cầu khác nhau về số để lựa chọn nhà cung cấp dịch

vụ. Một vài quốc gia yêu cầu chức năng bổ sung trong mạng khởi phát cuộc gọi và mạng

chuyển tiếp.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 9

Page 10: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

2.2 Phương pháp đánh số thuê bao

2.2.1 Yêu cầu đối với quy tắc đánh sốQuy tắc đánh số trong mạng VoIP được trình bày trong khuyến nghị TS 101 324

Ver.2.1.1 và TR 101 327 Ver.1.1.1 của ETSI phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau đây:

- Các số có thể chỉ bao gồm các số thập phân.

- Độ dài của số thuê bao có thể được sử dụng trong mạng toàn cầu hoặc trong việc

phối hợp giữa các mạng nội bộ.

- Số thuê bao phải là duy nhất trong phạm vi toàn cầu đối với mạng công cộng.

- Các số thuê bao phải cho phép người sử dụng quay số một cấp.

- Các số phải hỗ trợ việc di động trong một vùng và liên vùng theo khuyến nghị TR

101 338.

- Các số phải hỗ trợ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ trong khi vẫn giữ nguyên số.

2.2.2 Quy tắc đánh số để hỗ trợ tại giao diện đối với mạng PSTN

Quy tắc sau được áp dụng đối với mọi trường hợp cuộc gọi.

* Đối với mạng VoIP công cộng: Trong mạng VoIP công cộng, các số địa chỉ trao

đổi với mạng PSTN phải tuân theo khuyến nghị E.164 của ITU-T.

Chú ý: Khuyến nghị E.164 của ITU-T đưa ra nhiều cách lựa chọn đánh số khác nhau.

Có thể cùng một lúc lựa chọn một hay nhiều khuôn dạng đánh số này. Đối với mạng

VoIP không cần thiết phải đánh số tương ứng một - một giữa một số E.164 đối với một

đầu cuối trong mạng VoIP vì có thể có nhiều người sử dụng cùng sử dụng một đầu cuối

VoIP.

* Đối với mạng VoIP nội bộ: trong mạng VoIP nội bộ, các địa chỉ trao đổi với

mạng SCN nội bộ phải tuân theo khuyến nghị ETS 300 189 hoặc ISO/IEC 11571. Trong

mạng VoIP nội bộ, các địa chỉ trao đổi với mạng PSTN phải tuân theo khuyến nghị E.164

của ITU-T.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 10

Page 11: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

2.2.3 Phương pháp đánh số thuê bao

Quy tắc của IETF

Theo IETF, hệ thống đánh số cho điện thoại IP dựa trên nguyên tắc mỗi số E.164

được đăng ký cho mỗi người sử dụng để có thể truy nhập Internet thông qua bất cứ một

đầu cuối nào của mạng. Năm 1998 Lee và Orsis đã đưa ra hai ưu điểm của việc ấn định

số E.164 đối với người sử dụng máy tính truy cập Internet. Việc ấn định số E.164 cho

phép người sử dụng dễ dàng hơn trong việc sử dụng cổng điện thoại để gọi cho người

khác sử dụng máy tính. Bên cạnh đó, những chức năng sẵn có trên mạng Internet có thể

được sử dụng để cung cấp cho dịch vụ điện thoại IP.

Khi việc định tuyến trên Internet dựa trên số E.164 đã đăng ký ứng với thuê bao bị

gọi, thì số E.164 cần phải chuyển đổi thành địa chỉ IP tương ứng. Việc chuyển đổi này

được thực hiện thông qua cơ sở dữ liệu của mạng được đặt phân tán tại mỗi Gateway của

nhà cung cấp dịch vụ. Có 3 phương án đối với cấu trúc hình cây có ưu tiên của cơ sở dữ

liệu để chuyển đổi giữa số E.164 và địa chỉ IP.

* Sử dụng hệ thống tên theo vùng cho điện thoại IP

Năm 1998 Faltstrom đã đưa ra nguyên tắc sử dụng hệ thống tên vùng (DNS) cho dịch

vụ điện thoại IP. DNS cung cấp chuyển đổi giữa tên vùng và địa chỉ IP. Khi số E.164

được ghi theo dạng tên vùng thì DNS có thể thực hiện chuyển đổi từ số E.164 và địa chỉ

IP cho dịch vụ điện thoại IP.

Nguyên tắc tạo một miền phụ e164.int và ghi lại số E.164 dưới dạng tên vùng. Trong

cấu trúc số E.164, đầu tiên là mã quốc gia (CC), sau đó là mã nước của thuê bao bị gọi

(NDC) rồi đến số của thuê bao bị gọi (SN). Mặt khác, cấu trúc của tên vùng là: đầu tiên là

vùng mức thấp, sau đó là vùng mức cao. Chính vì vậy tên vùng của số E.164 có cấu trúc

đối lập với số E.164 ban đầu và viết theo thứ tự ngược lại.

Ví dụ: Số E.164 là: “+ 1 555 123 4567”

Số tên vùng của nó là : “7.6.5.4.3.2.1.5.5.5.1.e164.int”.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 11

Page 12: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

* Sử dụng vùng phụ tcp.int cho điện thoại IP

Vùng phụ tcp.int được đưa ra năm 1993 để phục vụ mục đích chia sẻ máy chủ fax và

phục vụ cho mục đích gửi fax qua thư điện tử.

Nguyên tắc gửi Fax qua thư điện tử: dịch vụ fax sử dụng vùng phụ tcp.int, mỗi máy

chủ fax đăng ký một tên vùng dạng tcp.int với hệ thống máy chủ fax bao gồm số E.164

mà bản tin fax được gửi tới. Dữ liệu về số E.164 được ghi lại dưới dạng tên vùng trong

khoảng tên tcp.int.

Có hai cách thức để thực hiện điều này được minh họa thông qua hai ví dụ dưới đây:

Ví dụ 1: số E.164 là: “+ 1 555 123 4567”

số tên vùng của nó là: “7.6.5.4.3.2.1.5.5.5.1.tcp.int”.

Ví dụ 2: số E.164 là: “+ 1 555 123 4567”

số tên vùng của nó là : “15551234567.iddd.tcp.int”.

Cấu trúc địa chỉ của dịch vụ fax sử dụng vùng phụ là :

Remote-printer.recipient_name@fax_number.iddd.tcp.int

Trong đó, “recipient_name” là tên của người nhận có số fax là số E.164 đã đăng ký.

Ứng dụng nguyên tắc trên bằng cách sử dụng phương thức vùng phụ tcp.int cho dịch vụ

điện thoại IP. Năm 1998, Brown đã đề xuất cấu trúc cơ sở dữ liệu của số E.164 cho phép

ánh xạ trong cấu trúc hình cây. Trong cấu trúc hình cây của một cơ sở dữ liệu, mỗi chữ số

của số E.164 đóng vai trò như một điểm nút. Cơ sở dữ liệu này đem lại nhiều lợi thế

trong việc triển khai các dịch vụ trong tương lai. Vì vậy, Mr Brown cũng đã đưa ra cách

thức để chuyển đổi số E.164 trong cơ sở dữ liệu, nhờ đó có thể truy nhập thông qua dịch

vụ danh bạ có sẵn như: DNS, DAP, LDAP và X.500.

Khuyến ghị của ETSI

ETSI đã nghiên cứu về ứng dụng của điện thoại IP và tên dự án của nó là TIPHON

Những yêu cầu đối với loại hình kết nối PC - điện thoại:

- Thuê bao bị gọi sử dụng điện thoại đã phải đăng kí số E.164 trong SCN.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 12

Page 13: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

- Thuê bao chủ gọi sử dụng máy tính thông qua Internet có thể quay số E.164 để xác

định thuê bao bị gọi. Số E.164 sẽ được làm rõ phần nào là địa chỉ cổng, phần nào là địa

chỉ của đầu cuối hoặc người sử dụng.

- Việc chuyển đổi từ số E.164 thành dạng địa chỉ IP cần phải được sẵn sàng, số E.164

được sử dụng để nhận ra được thuê bao bị gọi và thiết lập đường nối từ PC đến điện

thoại. Vì thế số E.164 được quy định là thông tin địa chỉ được chuyển thông qua SCN và

Internet. Bên cạnh đó trong dịch vụ điện thoại IP cũng yêu cầu nhận dạng được thuê bao

chủ gọi, nhận dạng được loại cuộc gọi như những cuộc gọi cấp cứu khẩn cấp..v.v..Vì vậy

SCN cũng yêu cầu thuê bao chủ gọi phải đăng ký số E.164 vì chỉ có số E.164 mới có thể

được sử dụng để nhận dạng thuê bao chủ gọi trong mạng SCN.

ETSI đã đưa ra 3 kiểu cấu trúc của số E.164 nên sử dụng trong dịch vụ điện thoại IP

đó là: số định vị theo vùng địa lý quốc gia, số cho các quốc gia không chia vùng địa lý và

số định vị toàn cầu. ETSI cũng khuyến nghị nên sử dụng 3 kiểu cấu trúc này trong từng

trường hợp cụ thể .

* Loại 1: Số theo vùng địa lý quốc gia

Số E.164 được đăng ký cho người sử dụng trên Internet có cấu trúc giống như số điện

thoại trong mạng SCN. NDC trong số E.164 được đăng ký cho máy tính cũng được gọi là

mã vùng. Dịch vụ điện thoại thường và điện thoại IP dùng chung NDC trong mỗi vùng

số. Do vậy dung lượng của nó bị giới hạn là khoảng nhỏ hơn 107 số cho mỗi NDC (mỗi

số điện thoại có 7 chữ số). Điều này tạo ra những nhược điểm không nhỏ do nhu cầu về

việc sử dụng số E.164 sẽ tăng mạnh trong tương lai.

* Loại 2: Số cho các quốc gia không phân vùng địa lý

Trong trường hợp này, người ta quy định một NDC riêng trong số E.164 cho những

thuê bao sử dụng máy tính trên Internet để nhận dạng được những thuê bao này. Tuy

nhiên đối với những cuộc gọi quốc tế thì có thể các NDC cho điện thoại IP không được

nhận ra vì mỗi nước có một quy định về NDC riêng.

Dung lượng người sử dụng trong trường hợp này cũng bị giới hạn cỡ n×107 (với n là

số mã NDC được sử dụng).

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 13

Page 14: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

* Loại 3: Số định vị toàn cầu.

Trong trường hợp này, điện thoại IP được nhận dạng như là một dịch vụ toàn cầu.

Phần CC và GSN trong số E.164 được sử dụng để chỉ ra khách hàng sử dụng PC trong

mạng Internet.

Vì CC được dành riêng sử dụng cho dịch vụ điện thoại IP nên dung lượng được mở

rộng tùy thuộc vào dung lượng tối đa đối với mỗi CC. Do phần CC chỉ có tối đa là 3 chữ

số và GNS có tối đa là 12 chữ số nên dung lượng tăng tên cỡ 1012 cho mỗi CC. Số lượng

này có thể đáp ứng được cho những nhu cầu trong tương lai. Bảng 2.1 thể hiện các

trường hợp đánh số E.164 cho người sử dụng PC kết nối Internet.

Bảng 2.1: Đánh số E.164 cho người sử dụng máy tính kết nối Internet.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 14

Page 15: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

2.3 Phương pháp chuyển đổi số E.164 và địa chỉ IP

2.3.1 Khuyến nghị của IETF

Năm 1998, Rosenberg và Schulzrinne đã đưa ra cơ chế chuyển đổi giữa số E.164 và

địa chỉ IP trong trường hợp kết nối điện thoại - điện thoại và PC - điện thoại . Họ đã đưa

ra các đặc tính cơ bản của GW cho dịch vụ điện thoại IP và đề xuất các máy chủ định vị.

Mỗi Gateway được xác định bởi 3 thông số:

- Vùng số E.164 mà nó có thể cung cấp dịch vụ.

- Số lượng dịch vụ mà nó có thể cung cấp được.

- Kiểu dịch vụ mà nó có thể cung cấp.

Những đặc điểm này được sử dụng để máy chủ lựa chọn GW và thiết lập đường

truyền cho cuộc gọi.

Năm 1998, Agapi và một số người khác đã đưa ra cơ cấu chuyển đổi địa chỉ với loại

hình kết nối PC - điện thoại và PC - PC và đưa ra 3 mô hình kinh doanh khi sử dụng phối

hợp hoạt động với máy chủ định vị như sau:

- ITSP triển khai và duy trì hoạt động của tất cả các GW và máy chủ định vị. Máy

chủ định vị của ITSP chịu trách nhiệm chuyển đổi số E.164 thành địa chỉ IP của GW

thích hợp để thiết lập cuộc thoại.

- Các ITSP phối hợp với nhau chia sẻ các GW và thông tin địa chỉ của các GW đó

với nhau. Máy chủ định vị của các ITSP trao đổi thông tin kết nối với nhau. Các máy chủ

định vị thực hiện chức năng chuyển đổi địa chỉ E.164 của thuê bao bị gọi thành địa chỉ IP

của GW dùng chung trong mạng, xác định GW thích hợp nhất để thiết lập cuộc thoại.

- Tất cả các ITSP có thể chia sẻ GW và thông tin địa chỉ GW trong mạng công cộng.

Tất cả các máy chủ định vị trao đổi thông tin của chúng với nhau và chia sẻ các thông tin

chuyển đổi giữa số E.164 của thuê bao bị gọi và địa chỉ IP của GW.

Năm 1998 Lee và Orsic đã đưa ra phương thức chuyển đổi địa chỉ trong loại hình

kết nối điện thoại - PC, PC - PC. Ở hai trường hợp này, thuê bao bị gọi là máy tính trên

Internet. Giả sử rằng mỗi khách hàng sử dụng PC kết nối Internet có một số E.164 và mỗi

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 15

Page 16: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

kết nối Internet này có một địa chỉ IP. Mô hình chuyển đổi này gần giống với mô hình do

Rosenberg và Schulzrinne đưa ra.

2.3.2 Mô hình phối hợp hoạt động trong chuyển đổi địa chỉ

Các khuyến nghị của Agapi và các nhà nghiên cứu khác trong việc chuyển đổi địa

chỉ có thể được mở rộng và áp dụng cho tất cả các loại kết nối điện thoại IP. Sau đây là 3

mô hình tổng quát: mạng riêng, mạng quan hệ mật thiết và mạng liên kết mở. Sau đó

phần này sẽ đưa ra phương thức định tuyến trên ba mô hình này.

* Mô hình mạng riêng: Mỗi ITSP tự triển khai và duy trì hoạt động của tất cả các

GW cần thiết và các máy chủ để cung cấp dịch vụ điện thoại IP. ITSP lưu trữ các thông

tin địa chỉ GW của họ trong các máy chủ của họ. Nếu các ITSP khác thiết lập cuộc thoại

IP thì nó cũng lưu giữ các thông tin địa chỉ vào ô nhớ trong máy chủ ứng với thuê bao

của họ tham gia cuộc thoại để phục vụ cho các lần kết nối sau.

* Mô hình nhóm quan hệ mật thiết: Một vài ITSP chia sẻ GW khi liên kết. Mỗi

ITSP trong liên kết lưu trữ thông tin địa chỉ GW trong máy chủ của nó. Ngoài ta, nó còn

có thể cung cấp thông tin địa chỉ của thuê bao khi thiết lập dịch vụ. Chính vì thế các ITSP

có thể chia sẻ thông tin địa chỉ và do đó cần phải có một chuẩn chung cho dữ liệu địa chỉ

trong các liên kết.

* Mô hình liên kết mở: Tất cả các ITSP chia sẻ GW khi liên kết. Mỗi ITSP trong

liên kết lưu trữ thông tin địa chỉ cổng trong máy chủ của nó. Ngoài ra, nó còn có thể cung

cấp thông tin địa chỉ của thuê bao khi thiết lập dịch vụ. Cấu trúc hệ thống dữ liệu mở

được yêu cầu để chia sẻ các thông tin địa chỉ.

ITSP cung cấp dịch vụ chuyển tiếp theo các thông tin địa chỉ chia sẻ. Khi một thuê

bao của mạng SCN bị gọi thì máy chủ của ITSP sẽ chuyển đổi số E.164 thành địa chỉ IP

của GW phù hợp nhất. Khi một thuê bao PC kết nối Internet bị gọi thì máy chủ sẽ chuyển

đổi số E.164 thành địa IP của thuê bao đó.

Mỗi ITSP có thể lựa chọn mô hình thích hợp cho mục đích kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, mỗi ITSP chỉ có thể chọn một trong ba mô hình, không thể chọn 2 mô hình

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 16

Page 17: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

hoặc nhiều hơn tại cùng một thời điểm. Việc chuyển đổi thông tin địa chỉ giữa các ITSP

cần phải hỗ trợ lẫn nhau.

Ở mô hình liên kết mạng riêng, do tất cả các hoạt động đòi hỏi chuyển đổi địa chỉ

đều do ITSP đó tự thực hiện nên ITSP có thể sử dụng những giao thức riêng cho việc

chuyển đổi. Tuy nhiên trong mô liên kêt mạng riêng có những hạn chế về cung cấp dịch

vụ do sự giới hạn của các GW. Bên cạnh đó, nó không cung cấp được các dịch vụ chuyển

tiếp khi thuê bao bị gọi là máy tính sử dụng Internet đăng ký dịch vụ với một ITSP khác.

Ở mô hình nhóm quan hệ mật thiết, ITSP cần sử dụng giao thức thông thường cho

việc chuyển đổi. Giao thức này có thể độc lập với các liên kết. Do các GW được chia sẻ

với các ITSP khác trong liên kết nên mô hình nhóm quan hệ mật thiết sẽ có ít hạn chế

hơn trong việc cung cấp dịch vụ so với mô hình liên kết mạng riêng. Tuy nhiên, giống mô

hình liên kết mạng riêng, nó không cung cấp được các dịch vụ chuyển tiếp khi thuê bao

bị gọi là máy tính sử dụng Internet đăng ký dịch vụ với các ITSP không nằm trong liên

kết.

Bên cạnh đó, đối với hệ thống liên kết mở, việc liên kết giữa các GW có thể không

giới hạn các dịch vụ mà ITSP cung cấp. Tuy nhiên, ITSP cần sử dụng giao thức chuẩn

cho việc chuyển đổi.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 17

Page 18: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG VoIP

3.1. Các loại hình dịch vụ trong VoIP

Điện thoại Internet không chỉ là công nghệ cho giới sử dụng máy tính mà cho cả

người sử dụng điện thoại quay vào gateway. Dịch vụ này được một số nhà khai thác lớn

cung cấp và chất lượng thoại không thua kém chất lượng của mạng thoại thông thường,

đặc biệt là trên các tuyến quốc tế. Mặc dù vẫn còn một số vấn đề về độ tương thích của

các gateway, các vấn đề này sẽ sớm được giải quyết khi tiêu chuẩn H.323 của ITU được

sử dụng rộng rãi. Hình 3.1 sau đây đưa ra quá trình phát triển của điện thoại Internet.

Hình 3.1 Sự phát triển của loại hình dịch vụ thoại Internet.

Suốt từ khi các máy tính bắt đầu kết nối với nhau, vấn đề các mạng phức hợp luôn là

mối quan tâm của mọi người. Mạng máy tính phát triển bên cạnh mạng điện thoại. Các

mạng máy tính và mạng điện thoại song song tồn tại ngay trong cùng một cơ cấu, giữa

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 18

Page 19: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

các cơ cấu khác nhau, và trong mạng rộng WAN. Công nghệ thoại IP không ngay lập tức

đe dọa đến mạng điện thoại toàn cầu mà nó sẽ dần thay thế thoại chuyển mạch kênh

truyền thống. Sau đây là các ứng dụng của dịch vụ thoại Internet tiêu biểu.

3.1.1 Thoại thông minh

Hệ thống điện thoại ngày càng trở nên hữu hiệu: rẻ, phổ biến, dễ sử dụng, cơ động.

Nhưng nó hoàn toàn “ngớ ngẩn”. Nó chỉ có 12 phím để điều khiển . Trong những năm

gần đây, người ta đã cố gắng để tạo ra thoại thông minh, đầu tiên là các thoại để bàn, sau

là đến các server. Nhưng mọi cố gắng đều thất bại do tồn tại các hệ thống có sẵn. Internet

sẽ thay đổi điều này. Kể từ khi Internet phủ khắp toàn cầu, nó đã được sử dụng để tăng

thêm tính thông minh cho mạng điện thoại toàn cầu. Giữa mạng máy tính và mạng điện

thoại tồn tại một mối liên hệ. Internets cung cấp cách giám sát và điều khiển các cuộc

thoại một cách tiện lợi hơn. Chúng ta có thể thấy được khả năng kiểm soát và điều khiển

các cuộc thoại thông qua mạng Internet.

3.1.2 Dịch vụ tính cước cho phía bị gọi

Thoại qua Internet giúp bạn có khả năng cung cấp dịch vụ tính cước cho bị gọi đến

các khách hàng ở nước ngoài cũng giống như khách hàng trong nước. Để thực hiện được

điều này, bạn chỉ cần PC với hệ điều hành Windows95, địa chỉ kết nối Internet ( tốc độ

28,8Kbps hoặc nhanh hơn), và chương trình phần mềm chuyển đổi chẳng hạn như

Quicknet's Technologies Internet Phone JACK.

Thay vì gọi qua mạng điện thoại truyền thống, khách hàng có thể gọi cho bạn qua

Internet bằng việc sử dụng chương trình phần mềm chẳng hạn như Internet Phone của

Vocaltec hoặc Netmeeting của Microsoft. Với các chương trình phần mềm này, khách

hàng có thể gọi đến công ty của bạn cũng giống như việc họ gọi qua mạng PSTN.

Bằng việc sử dụng chương trình chẳng hạn Internet PhoneJACK, chúng ta cũng có

thể xử lý các cuộc gọi cũng giống như các xử lý các cuộc gọi khác. Chúng ta có thể định

tuyến các cuộc gọi này tới các nhà vận hành, tới các dịch vụ tự động trả lời, tới các ACD.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 19

Page 20: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

Trong thực tế, hệ thống điện thoại qua Internet và hệ thống điện thoại truyền thống là

hoàn toàn như nhau.

3.1.3 Dịch vụ Callback Web

"World wide web" đã làm cuộc cách mạng trong cách giao dịch với khách hàng của

các doanh nghiệp. Với tất cả các tiềm năng của web, điện thoại vẫn là một phương tiện

kinh doanh quan trọng trong nhiều nước. Điện thoại web hay "bấm số" (click to dial) cho

phép các nhà doanh nghiệp có thể đưa thêm các phím bấm lên trang web để kết nối tới hệ

thống điện thoại của họ. Dịch vụ bấm số là cách dễ nhất và an toàn nhất để đưa thêm các

kênh trực tiếp từ trang web của bạn vào hệ thống diện thoại.

3.1.4 Dịch vụ Fax qua IP

Nếu bạn gửi nhiều fax từ PC, đặc biệt là gửi ra nước ngoài thì việc sử dụng dịch vụ

Internet faxing sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền và cả kênh thoại. Dịch vụ này sẽ chuyển

trực tiếp từ PC của bạn qua kết nối Internet. Hàng năm, thế giới tốn hơn 30 tỷ USD cho

việc gửi fax đường dài. Nhưng ngày nay Internet fax đã làm thay đổi điều này.Việc sử

dụng Internet không những được mở rộng cho thoại mà còn cho cả dịch vụ fax. Một

trong những dịch vụ gửi fax được ưa chuộng là comfax.

Khi sử dụng dịch vụ thoại và fax qua Internet, có hai vấn đề cơ bản:

- Những người sử dụng dịch vụ thoại qua Internet cần có chương trình phần mềm

chẳng hạn Quicknet's Internet Phone JACK. Cấu hình này cung cấp cho người sử dụng

khả năng sử dụng thoại qua Internet thay cho sử dụng điện thoại để bàn truyền thống.

- Kết nối một gateway thoại qua Internet với hệ thống điện thoại hiện hành. Cấu hình

này cung cấp dịch vụ thoại qua Internet giống như việc mở rộng hệ thống điện thoại hiện

hành của bạn.

3.1.5 Dịch vụ Call Center

Gateway call center với công nghệ thoại qua Internet cho các nhà kiểm duyệt trang

Web với các PC trang bị multimedia kết nối được với bộ phân phối các cuộc gọi tự động

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 20

Page 21: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

(ACD). Một ưu điểm của thoại IP là khả năng kết hợp cả thoại và dữ liệu trên cùng một

kênh .

3.2. Chất lượng dịch vụ trong VoIPCó rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ cho thoại trên IP nhưng các

tham số chủ yếu là :

- Trễ.

- Jitter.

- Mất gói tin.

Với việc sử dụng giao thức vận chuyển thời gian thực RTP cho phép ta giám sát các

tham số này từ đó đánh giá được chất lượng dịch vụ cho thoại trên IP.

3.2.1 TrễKhi xây dựng và triển khai một ứng dụng thoại trên IP, có rất nhiều yếu tố làm ảnh

hưởng tới chất lượng cuối cùng của hệ thống. Đó có thể là chất lượng tiếng nói qua các

bộ CODEC, giải thông mạng, các khả năng kết nối mạng... Một yếu tố quan trọng ảnh

hưởng tới chất lượng dịch vụ là trễ.

Trễ được hiểu là khoảng thời gian tiêu tốn để người nghe nghe được âm thanh phát ra

từ người nói trong một cuộc thoại (từ miệng tới tai). Trễ xuất hiện do rất nhiều nguyên

nhân từ khi truyền tin qua mạng IP cho tới lúc phát lại tiếng nói tại bên nhận, có thể do bộ

xử lý tín hiệu số DSP, do thuật toán nén và giải nén, jitter... Trễ là yếu tố không thể tránh

khỏi.

Thông thường, trễ trong mạng điện thoại truyền thống vào khoảng 50÷70 ms. Để có

được trễ trong hệ thống VoIP xấp xỉ với trễ trong mạng chuyển mạch kênh là lý tưởng

nhưng điều đó khó có thể thực hiện được. Ta chỉ có thể xây dựng hệ thống VoIP có độ trễ

chấp nhận được đối với người sử dụng. Theo khuyến nghị của ITU-T thì một hệ thống

VoIP đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt khi độ trễ một chiều không được vượt quá 150 ms :

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 21

Page 22: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

Hình 3.1: Mô tả trễ

Theo hình trên, độ trễ một chiều không được vượt quá 450 ms. Thông thường trễ

chấp nhận được vào khoảng 200 ms.

Các yếu tố gây trễ được tổng hợp ở hình dưới đây:

Hình 3.2: Các yếu tố gây trễ.

* Trễ do mạng:

Quá trình truyền các gói tin qua mạng IP tới đích phải qua nhiều thiết bị như

Gateway liên mạng, bộ chọn đường, máy phục vụ ủy quyền…Mỗi quá trình xử lý trên

các thiết bị này đều gây ra một lượng trễ đáng kể. Đây là lượng trễ cố hữu của mạng

chuyển mạch gói. Thông thường, trễ qua mạng vào khoảng 50 ms là chấp nhận được.

Ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào lưu thông trên mạng và tốc độ kết nối của

moderm. Tổ chức IETF khuyến nghị về giao thức giữ trước tài nguyên Resource

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 22

Page 23: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

Reservation Protocol (RSVP), cho phép quá trình kết nối giữa các thiết bị Gateway được

đảm bảo về giải thông. RSVP cho phép tạo và quản lý các tài nguyên trên các bộ chọn

đường và Gateway. Nhờ vậy, thời gian để phân phối gói tin giảm và tăng chất lượng

truyền dữ liệu.

* Trễ do bộ CODEC: Quá trình mã hóa và giải mã qua các bộ CODEC cũng gây ra

một lượng trễ. Thông thường, lượng trễ này hoàn toàn xác định đối với từng bộ CODEC.

Bảng 3.2: Thông số các bộ CODEC

Để đánh giá chất lượng nén tiếng nói qua bộ CODEC, người ta đưa vào tham số

MOS (Mean Opinion Score). Giá trị MOS nằm trong khoảng 1÷5, cho biết chất lượng

tiếng nói được nén so với tiếng nói tự nhiên. Bộ CODEC có giá trị MOS càng cao thì

chất lượng càng tốt.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 23

Page 24: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

Hình 3.3: Biễu diễn giá trị MOS (Mean Opinion Score)

* Trễ do hiện tượng Jitter: Quá trình xử lý hiện tượng Jitter bên nhận cũng gây ra

trễ. Lượng trễ này thường vào khoảng 50 ms.

* Trễ do đóng gói dữ liệu: Quá trình gắn tiêu đề RTP vào mỗi gói tin trước khi

truyền đi cũng gây ra trễ. Thông thường lượng trễ này xấp xỉ 15 ms.

* Trễ do sắp chỗ: Tại bên gửi các gói tin được sắp xếp đúng thứ tự trước khi gửi. Vì

một lý do nào đó, thứ tự này có thể bị xáo trộn khi tới đích:

Hình 3.4: Mô tả sự Trễ do sắp chỗ

Bên nhận phải sắp xếp lại đúng thứ tự các gói tin trước khi giải mã. Quá trình này

cũng gây ra trễ.

3.2.2. Jitter

Là hiện tượng sai lệch thời gian, gói tin đến đích không đúng thời điểm:

Hình 3.5: Hiện tượng Jitter

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 24

Page 25: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

Tiếng nói qua bộ CODEC được số hóa và chia thành các gói tin theo một tốc độ xác

định. Để khôi phục lại tiếng nói tại phía thu thì tốc độ thu phải bằng với tốc độ phía phát.

Phía thu phải có bộ đệm đủ lớn để chứa được gói tin tới muộn nhất rồi sắp xếp lại

trước khi khôi phục tiếng nói. Toàn bộ công việc xử lý này gây ra một trễ. Thông thường,

lượng trễ này vào khoảng 50 ms là chấp nhận được.

Đây là tham số riêng biệt của tiếng nói. Để giải quyết hiện tượng này, ta phải xác

định kích thước bộ đệm hợp lý, thường qua 2 cách:

- Đo các mức gói tin khác nhau của bộ đệm trên toàn bộ thời gian và điều chỉnh kích

thước bộ đệm thích hợp. Cách này chỉ phù hợp với loại mạng ổn định như các mạng cục

bộ, mạng ATM.

- Đếm số lượng gói tin đến muộn và tính tỷ lệ của chúng trên tổng số gói tin nhận

được trong suốt tiến trình. Từ tỷ lệ này, ta có thể sửa lại kích thước bộ đệm. Cách này rất

thông dụng.

3.2.3. Mất gói tin

Thực ra Internet là mạng của các mạng và không có cơ chế giám sát đầy đủ nào đảm

bảo chất lượng thông tin truyền. Hiện tượng mất gói tin là kết quả của rất nhiều nguyên

nhân :

- Quá tải lượng người truy nhập cùng lúc mà tài nguyên mạng còn hạn chế.

- Hiện tượng xung đột trên mạng LAN.

- Lỗi do các thiết bị vật lý và các liên kết truy nhập mạng.

Mặt khác, quá trình truyền tiếng nói phải đáp ứng yêu cầu thời gian thực nên các gói

tin tiếng nói chỉ có ý nghĩa khi thời gian tới đích của chúng không được vượt quá thời

gian trễ cho phép. Do vậy, khi thời gian này vượt quá trễ thì cũng được hiểu như là mất

gói tin. Tất cả các điều kiện có thể gây ra hiện tượng mất gói tin và thậm chí mất cuộc gọi

nếu như số gói tin bị mất là quá lớn.

Hiện tượng mất gói tin gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc gọi, nhất là

đối với mạng IP vì các dịch vụ trên đó thường không được bảo đảm. Trong mạng IP, gói

tin thoại cũng giống như gói tin dữ liệu thông thường, nhưng trong trường hợp dữ liệu thì

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 25

Page 26: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

có cơ chế phát lại. Đồng thời, do tính đặc thù của tín hiệu tiếng nói liên quan tới thời gian

thực nên hiện tượng mất gói tin thoại gây ra các sự cố nghiêm trọng trong quá trình khôi

phục tiếng nói:

Hình 3.6: Hiện tượng mất gói tin thoại.

Với việc sử dụng giao thức RTP để vận chuyển và giám sát luồng thông tin thì hiện

tượng mất gói tin được phát hiện kịp thời. Ta có thể giám sát số lượng gói tin bị mất. Tại

mỗi bên tham gia hội thoại có thể tính tương đối chính xác tỷ lệ gói tin bị mất được gửi từ

một nguồn. Thông thường tỷ lệ này vào khoảng 5-10%. Tỷ lệ này được trao đổi qua

trường fraction lost trong các bản tin thống kê được gửi một cách định kỳ. Trên thực tế,

mỗi gói tin tiếng nói chỉ khoảng vài chục byte nên ta vẫn có cơ chế bù để khôi phục tín

hiệu mà không cần sử dụng cơ chế phát lại.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 26

Page 27: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

Một số cách để giải quyết vấn đề trên :

- Tự động gửi lại gói tin cuối cùng khi phát hiện có hiện tượng mất gói tin. Đây là

một cách thức đơn giản, chỉ phù hợp khi gói tin bị mất không kề nhau và hiện tượng mất

gói tin là không thường xuyên.

- Gửi kèm các thông tin thừa ở gói tin thứ (n+1) trong n gói tin gửi. Cách thức này có

ưu điểm là xác định được chính xác gói tin nào bị mất, nhưng lại làm giảm hiệu suất sử

dụng đường truyền và tăng độ trễ do phải xử lý các gói tin thừa.

- Giảm lượng tin thừa ở gói tin thứ (n+1) để giải quyết vấn đề giải thông nhưng cách

này lại gây khó khăn trong vấn đề xử lý độ trễ.

Như vậy, ta đã đề cập tới một số vần đề về chất lượng dịch vụ cho thoại trên IP. Đây

là điều hết sức quan trọng trong quá trình triển khai một hệ thống VoIP thực tiễn.

Trong một vài năm sắp tới, chất lượng tiếng nói qua các bộ CODEC sẽ tiếp tục được

cải thiện. Cùng với sự phát triển của các thiết bị phần cứng và giải thông cho mạng, chất

lượng dịch vụ cho VoIP sẽ được nâng cao hơn nữa. Với một số thành tựu đã đạt được

trong những năm 90, nhất là trong xử lý tín hiệu số, các bộ chuyển mạch chất lượng cao

và các giao thức cơ sở QoS, cho phép khuyến khích công nghệ truyền thoại qua mạng IP.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 27

Page 28: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây mạng viễn thông Việt nam đã phát triển một cách nhanh

chóng. Đặc biệt, dịch vụ điện thoại qua mạng IP (VoIP) đã được bắt đầu triển khai thử

nghiệm từ năm 2000. Trong năm 2001, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã

đưa vào khai thác trên diện rộng dịch vụ này. Hiện nay dịch vụ VoIP gọi 171 liên tỉnh và

quốc tế đã có mặt tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Triển khai dịch vụ VoIP là một

bước tiến quan trọng trong quá trình nâng cấp mạng viễn thông và xây dựng mạng thế hệ

mới. VoIP là dịch vụ sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến và mới mẽ đối với nhiều cán bộ

kỹ thuật và quản lý của Tổng công ty. Trong bối cảnh đó việc tổ chức một khoá học giới

thiệu về công nghệ thoại IP là hết sức cần thiết.

Với ưu thế giá cước rẻ, chất lượng cuộc gọi chấp nhận được, điện thoại qua Internet

đã thu hút được nhiều khách hàng.

Hiện nay, sản lượng dịch vụ đường dài VoIP tăng dần và dao động ở mức 1,9 đến 2

triệu phút/tháng, chiếm hơn 38% trong tổng sản lượng điện thoại đường dài Hà Nội-

Thành phố Hồ Chí Minh, tương đương khoảng 1,4% sản lượng điện thoại đường dài liên

tỉnh. Doanh thu từ dịch vụ này đưa lại khoảng 3,5 tỷ đồng/tháng, chiếm khoảng 26%

doanh thu điện thoại đường dài Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, tương đương gần 2%

tổng doanh thu điện thoại đường dài liên tỉnh. Số thuê bao hàng tháng sử dụng dịch vụ

điện thoại IP của Viettel tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dao động từ 65.000 đến

67.000.

Cùng với Viettel sẽ có công ty VDC cùng kinh doanh dịch vụ này và là một đối tác

cạnh tranh. Từ nay cho đến khoảng thời gian đó, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông

Việt Nam và Viettel đang khẩn trương thống nhất về việc kết nối, giá cước, phân chia

cước trong lĩnh vực kinh doanh VoIP.

Tuy vậy đến năm 2015, Việt Nam cần xây dựng mạng đường trục IP có khả năng đáp

ứng tất cả các loại hình dịch vụ tiếng nói, hình ảnh và đa phương tiện.

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 28

Page 29: Chuyên đề mạng viễn thông-Nhóm 20

Đề tài: Kỹ thuật đánh số - địa chỉ và Dịch vụ trong VoIP GVHD: Th.s Trịnh Thế Vinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Nghiên cứu công nghệ điện thoại trên Internet (Internet Telephony)” – 12/1998,

Th.s Đinh Văn Dũng – Viện Khoa học kỹ thuật bưu điện.

2. “ Nghiên cứu triển khai thử nghiệm dịch vụ thoại giữa mạng IP và mạng chuyển

mạch kênh”- 12/1999- Th.s Đinh Văn Dũng- Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện.

3. L.Baker, “Voice over IP”, Asian Communications. August 2006.

4. ETSI, “ Telecommunication and Internet protocol Harmonzation Over Network

(TIPHON)- Verification Demon stration Implêmntation (VDI)- April 1998.

5. ITU-T H245

6. ITU-T P.800 1996.

7. http://www.voip-info.org/

8. http://vi.wikipedia.org/wiki/VoIP

Nhóm 20 – Lớp L11CQVT09-N Trang 29