chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau...

25
1 Chuyn dch cơ cu thành phn kinh tế Nhng tác động chính sách Võ Hùng Dũng Giám đốc Phòng Thương mi và Công nghip Vit Nam chi nhánh Cn Thơ I. Chuyn dch cơ cu kinh tế theo ngành và cơ cu lao động 1. Cơ cu GDP và cơ cu lao động (1990-2008) Tnăm 1990 đến 2008, khu vc I gim ttrng trong GDP và ctrong cơ cu lao động (t38,7% còn 22,1% trong GDP và t73% còn 52.6% trong lao động). Trong ni bngành thì nông nghip gim nhưng thy sn tăng trong cơ cu GDP (t3,1% lên 4%) cũng như trong cơ cu lao động (1% lên 3,8%). Sgia tăng ca ngành thy sn góp phn duy trì lc lượng lao động trong khu vc I, nó cũng đóng góp đáng kcho tăng trưởng công nghip và xut khu ca các tnh ven bin, các tnh ĐBSCL. Ttrng khu vc II tăng lên trong cơ cu ca GDP và trong lao động. Trong đó công nghip chế biến t12,3% (năm 1990) tăng lên 21,1% (năm 2008) trong GDP và tương ng trong lao động t9,4% lên 14%. Xây dng cũng có sthay đổi, đóng góp đáng ktrong cùng thi gian trên. Khu vc III t1990-2008 hu như không thay đổi trong cơ cu GDP nhưng li tăng khá nhiu trong cơ cu lao động (t15,7% lên 26,6%). Trong đó các ngành thương mi, bán lhàng hóa đóng góp ln nht (cơ cu lao động ca ngành thương mi, bán lt4,7% năm 1990 tăng lên 12% năm 2008). Bng 1: Sthay đổi cơ cu ngành và cơ cu lao động t1990-2008 (%) 1990 1995 2000 2005 2008 Thay đổi GDP (gia hh) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 2008/ 1990 2000/ 1990 2008/ 2000 KV I 38.7 27.2 24.5 21.0 22.1 -16.6 -14.2 -2.4 KV II 22.7 28.8 36.7 41.0 39.7 17.1 14.1 3.0 KV III 38.6 44.1 38.7 38.0 38.2 -0.4 0.1 -0.6 Lao động 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 KV I 73.0 71.3 65.1 57.1 52.6 -20.4 -7.9 -12.5 KV II 11.2 11.4 13.1 18.2 20.8 9.6 1.9 7.7 KV III 15.7 17.4 21.8 24.7 26.6 10.8 6.1 4.7 Ngun: NGTK Nhìn chung chuyn dch cơ cu kinh tế và lao động t1990 đến 2008 có các đim chính: - Ttrng ca khu vc I gim trong GDP và trong lao động. Mc gim ca năm 2008 so vi năm 1990 ca lao động ln hơn so trong GDP. - Ttrng ca khu vc II trong GDP tăng gn gp đôi so vi tăng trong cơ cu lao động (17,1 và 9,6%). Khu vc II tăng nhanh nhưng gii quyết công ăn vic làm thì không nhiu nhưng 2000-2008 đã ci thin hơn so vi trước. - Khu vc III gim rt ít trong cơ cu GDP (-0,4%) nhưng tăng nhiu trong cơ cu lao động (10,8%). Đây là khu vc gii quyết nhiu hơn công ăn vic làm so vi khu vc II. - Tăng trưởng khu vc I gimc 3,5-4%, nhưng lao động đang gim. Điu này có thci thin năng sut lao động vn quá thp đây, nhưng vlâu dài cn xem xét các

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

1

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động chính sách

Võ Hùng Dũng Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

I. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ cấu lao động 1. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động (1990-2008) Từ năm 1990 đến 2008, khu vực I giảm tỉ trọng trong GDP và cả trong cơ cấu lao động (từ 38,7% còn 22,1% trong GDP và từ 73% còn 52.6% trong lao động). Trong nội bộ ngành thì nông nghiệp giảm nhưng thủy sản tăng trong cơ cấu GDP (từ 3,1% lên 4%) cũng như trong cơ cấu lao động (1% lên 3,8%). Sự gia tăng của ngành thủy sản góp phần duy trì lực lượng lao động trong khu vực I, nó cũng đóng góp đáng kể cho tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu của các tỉnh ven biển, các tỉnh ĐBSCL.

Tỉ trọng khu vực II tăng lên trong cơ cấu của GDP và trong lao động. Trong đó công nghiệp chế biến từ 12,3% (năm 1990) tăng lên 21,1% (năm 2008) trong GDP và tương ứng trong lao động từ 9,4% lên 14%. Xây dựng cũng có sự thay đổi, đóng góp đáng kể trong cùng thời gian trên.

Khu vực III từ 1990-2008 hầu như không thay đổi trong cơ cấu GDP nhưng lại tăng khá nhiều trong cơ cấu lao động (từ 15,7% lên 26,6%). Trong đó các ngành thương mại, bán lẻ hàng hóa đóng góp lớn nhất (cơ cấu lao động của ngành thương mại, bán lẻ từ 4,7% năm 1990 tăng lên 12% năm 2008).

Bảng 1: Sự thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu lao động từ 1990-2008 (%) 1990 1995 2000 2005 2008 Thay đổi

GDP (gia hh) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 2008/ 1990

2000/ 1990

2008/ 2000

KV I 38.7 27.2 24.5 21.0 22.1 -16.6 -14.2 -2.4 KV II 22.7 28.8 36.7 41.0 39.7 17.1 14.1 3.0 KV III 38.6 44.1 38.7 38.0 38.2 -0.4 0.1 -0.6 Lao động 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 KV I 73.0 71.3 65.1 57.1 52.6 -20.4 -7.9 -12.5 KV II 11.2 11.4 13.1 18.2 20.8 9.6 1.9 7.7 KV III 15.7 17.4 21.8 24.7 26.6 10.8 6.1 4.7

Nguồn: NGTK

Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động từ 1990 đến 2008 có các điểm chính:

- Tỉ trọng của khu vực I giảm trong GDP và trong lao động. Mức giảm của năm 2008 so với năm 1990 của lao động lớn hơn so trong GDP.

- Tỉ trọng của khu vực II trong GDP tăng gần gấp đôi so với tăng trong cơ cấu lao động (17,1 và 9,6%). Khu vực II tăng nhanh nhưng giải quyết công ăn việc làm thì không nhiều nhưng ừ 2000-2008 đã cải thiện hơn so với trước.

- Khu vực III giảm rất ít trong cơ cấu GDP (-0,4%) nhưng tăng nhiều trong cơ cấu lao động (10,8%). Đây là khu vực giải quyết nhiều hơn công ăn việc làm so với khu vực II.

- Tăng trưởng khu vực I giữ ở mức 3,5-4%, nhưng lao động đang giảm. Điều này có thể cải thiện năng suất lao động vốn quá thấp ở đây, nhưng về lâu dài cần xem xét các

Page 2: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

2

hệ quả khi dòng lao động từ đây chuyển đi mang theo lực lượng trai tráng, trẻ khỏe , chỉ còn người già, học vấn thấp ở lại.

2. Tăng trưởng các ngành kinh tế và lao động trong các ngành (1990-2008) Bảng 2: Tỉ lệ tăng GDP /tỉ lệ tăng lao động (%) 91-95 96-00 01-05 06-08 91-00 01-08 Nền kinh tế 3.5 2.6 3.0 4.1 3.0 3.4 Khu vực I 2.2 5.6 -23.9 -4.3 3.2 -8.7 Nông nghiệp & LN 2.4 12.6 -5.5 -2.5 4.1 -3.8 Thủy sản 0.5 0.3 1.0 1.8 0.4 1.2 Khu vực II 4.6 1.9 1.1 1.4 2.8 1.2 CN chế biến 3.6 1.8 1.4 1.9 2.4 1.6 Xây dựng 3.8 1.3 0.8 1.2 2.2 0.9 Khu vực III 2.0 0.8 1.4 1.9 1.2 1.5 Thương mại 1.0 0.4 1.5 2.8 0.6 1.9 Khách sạn nhà hàng 1.8 1.0 3.8 4.2 1.4 4.0 Vận tải, thông tin liên lạc 1.8 0.7 12.9 31.2 1.0 17.9 Quản lý NN 5.5 -0.2 0.5 0.7 -0.7 0.6 Giáo dục và đào tạo 4.9 1.7 1.7 1.9 3.0 1.8

Nguồn: NGTK . Bảng này giải thích tăng bao nhiêu % GDP thì tăng được 1% lao động và cho thấy càng về sau càng cần tốc độ tăng GDP cao hơn để giải quyết được 1% tăng thêm của lao động (xem phụ lục bảng 3). Nếu mỗi phần trăm tăng của lao động trong các năm 1996-2000 tương ứng với 350 nghìn lao động thì 2001-2005 là 395 nghìn lao động.

Số liệu từ bảng trên cho thấy phải tăng trung bình từ 3 đến 3,5% GDP mới tăng thêm được 1% lao động và với xu hướng tăng dần từ thấp đến cao. Càng về sau này để tăng 1% lao động đòi hỏi tốc độ tăng trưởng kinh tế phải cao hơn trước.

Ở khu vực I các tỉ số âm trong thay đổi cơ cấu lao động cho thấy với mức tăng trưởng 3-4% năm đã không thể giữ lao động lại được, do vậy nếu tăng trưởng thấp hơn 3% thì tốc độ di chuyển lao động ra khỏi ngành còn nhanh hơn.

Công nghiệp chế biến các năm về sau này chuyển sang các ngành thâm dụng lao động nên tỉ số tăng trưởng lao động /tăng trưởng kinh tế trong các năm 2001-2008 cũng cao hơn so các năm 1991-2000. Sự căng thẳng nguồn cung lao động đã xuất hiện trong năm 2007 và đầu năm 2008 cho thấy không thể đơn giản quan niệm phát triển công nghiệp với các ngành thâm dụng lao là sẽ giải được bài toán công ăn việc làm. Tập trung vào các ngành với lao động giản đơn thì năng suất lao động xã hội thấp mãi, nhưng khan hiếm lao động rồi cũng đẩy chi phí nhân công tăng lên các vấn đề môi trường và xã hội lại thêm phức tạp.

3. Năng suất lao động trong các ngành kinh tế Bảng 3: Tốc độ tăng năng suất lao động trong các ngành (%) 91-95 96-00 01-05 06-07 91-00 01-08 Nền kinh tế 5.7 4.2 4.9 6.4 5.0 5.2 Khu vực I 2.2 3.6 4.0 4.5 2.9 4.3 Nông nghiệp & LN 2.3 4.2 3.9 4.2 3.2 4.1 Khu vực II 9.2 4.8 0.7 3.5 6.9 1.3 CN chế biến 7.2 4.9 3.3 5.7 6.0 4.0

Page 3: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

3

Xây dựng 9.1 1.5 -2.8 4.7 5.2 -1.3 Khu vực III 4.0 -1.6 1.8 3.5 1.2 2.5 Thương mại 0.3 -8.0 2.5 4.9 -3.9 3.4 Vận tải, thông tin l.lạc 3.1 -2.4 6.8 9.9 0.3 8.4 Giáo dục và đào tạo 8.7 2.2 2.9 3.5 5.4 3.3

Nguồn: NGTK

Năng suất lao động trong nền kinh tế nhìn chung tăng qua các năm. Năm 2005 bình quân một lao động làm ra 9,2 triệu đồng (tính bằng GDP theo giá cố định 94), cao gấp đôi so mức của năm 1990. Khu vực II có mức năng suất cao gấp đôi mức trung bình của nền kinh tế và cao gấp từ 6-7 lần so với năng suất trong khu vực I và khoảng 1,5 lần so với khu vực III.

Trong khi tốc độ tăng của khu vực I từ 2001-2008 cao hơn so các năm 1991-2000 thì với khu vực II tốc độ tăng các năm về sau lại thấp hơn rất nhiều, ở khu vực III thậm chí có giai đoạn năng suất bị giảm, tốc độ tăng năng suất bị âm, phần nào cho thấy tính không bền vững của tốc độ tăng năng suất của nền kinh tế.

Năng suất lao động tăng lên trong nông nghiệp một phần do sự rút bớt lao động, nhưng ở khu vực II và III thì tốc độ tăng năng suất bị chậm lại khi lao động tăng lên. Điều này là do khi tiếp nhận số lao động mới ngày một nhiều ở khu vực II và cả với khu vực III các điều kiện khác trong hệ thống quản lý đã không thay đổi tương ứng. Việc xem xét để cải thiện năng suất ở khu vực II và III là cần thiết chứ không thể đơn giản cho rằng ở 2 khu vực này luôn có năng suất lao động cao. Năng suất lao động cao mà chỉ so sánh với khu vực I vốn có nhiều khó khăn thì không thể tạo ra được sức cạnh tranh quốc tế.

Các số liệu này cũng cho thấy 2 điều:(i) Tiềm năng để tăng năng suất lao động của khu vực I còn rất lớn. Nếu được đầu tư đúng mức về hạ tầng, công nghệ, cơ giới hóa, đào tạo nhân lực thì năng suất của lao động khu vực này còn tăng cao hơn. (ii) Khu vực II và khu vực III cũng cần tái cấu trúc để nâng cao năng suất lao động.

Tăng trưởng năng suất trong ngành thương mại (khu vực III) trong thời gian qua là không lớn. Ngành này đã giải quyết nhiều công ăn việc làm, thu nhận nhiều lao động nhất trong khối các ngành dịch vụ nhưng sẽ khó giữ được nhịp độ như vậy trong thời gian tới bởi tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Nhưng bù lại năng suất lao động của nó sẽ được cải thiện. Số liệu 2 năm gần đây cho thấy tốc độ tăng năng suất lao động ngành này mạnh hơn, có thể do có thêm các hệ thống bán lẻ hiện đại. Điều này cũng có nghĩa số lao động tham gia vào ngành này sẽ đứng trước nhiều thử thách hơn so với các năm trước. Tốc độ tăng năng suất của các ngành như vận tải thông tin liên lạc, giáo dục, bất động sản tăng lên đang là các kênh mới cho quá trình đào tạo lao động và hình thành các ngành dịch vụ mới có vai trò ngày quan trọng hơn trong nền kinh tế.

4. Thu nhập của lao động trong các ngành Bảng 4: Thu nhập của lao động theo ngành (*) 1990 1995 2000 2005 2008 Bình quân 1 lao động 1.43 6.93 11.74 19.73 32.9 Khu vực I 0.76 2.64 4.43 7.25 13.81 Khu vực II 2.88 17.53 32.91 44.47 62.76 Khu vực III 3.5 17.57 20.86 30.37 47.3

Page 4: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

4

Nguồn: NGTK. (*) GDP/LĐ (triệu đồng/ người, tính theo giá hiện hành

Thu nhập của lao động ở khu vực I rất thấp. Trong khu vực I thì nông nghiệp thấp hơn nhiều so với lao động làm việc ở ngành thủy sản. So với thu nhập trung bình quốc gia thì thu nhập của lao động ở khu vực I bằng chưa đầy ½ và có xu hướng giảm.

Với khu vực II, chênh lệch về thu nhập của lao động so với mức trung bình của nền kinh tế đạt mức rất cao trong các năm 1995 (bằng 253%) và năm 2000 (bằng 280%). Nhưng thu nhập cao của lao động ở khu vực II không nằm ở ngành công nghiệp chế biến và xây dựng mà với các ngành khai thác mỏ, sản xuất, phân phối điện nước. Đây là những ngành mà kinh tế nhà nước (hoặc có FDI) chiếm tỉ trọng lớn. Nhìn chung với những ngành độc quyền thu nhập thường cao hơn các ngành khác.

Khu vực III có thu nhập cao hơn so mức trung bình trong các năm 1990 và 1995, nhưng giảm từ năm 2000 trở về sau. Thu nhập ở ngành thương mại, ngành sử dụng nhiều lao động, khá cao trong các năm trước 2000, nhưng đang giảm dần và tiệm cận với mức trung bình của nền kinh tế. Giáo dục đào tạo là ngành có mức thu nhập thấp trong khu vực III nhưng vẫn tiếp tục xu thế giảm. Thu nhập lao động ngành này đã từng được cải thiện trong các năm 1995 nhưng đã giảm sau đó, đến năm 2007 thấp hơn so mức trung bình nền kinh tến năm 2008 tiếp tục thấp sâu hơn. Thu nhập của lao động trong các ngành tài chính, khoa học, công nghệ khá cao, nhưng đặc biệt cao là ngành bất động sản tạo nên khoảng cách hết sức lớn so với thu nhập trung bình.

Nhìn chung, thu nhập ở các ngành có yếu tố độc quyền thường cao hơn các ngành nhiều cạnh tranh, những ngành có yêu cầu trình độ kiến thức, kỹ năng lao động cũng có thu nhập cao hơn những ngành bình thường. Bất động sản là trường hợp ngoại lệ nhưng xu hướng cũng đang giảm dần so với khoảng cách chung. Tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2008 và 2009 ảnh hưởng năng suất và thu nhập của các ngành tài chính, bất động sản mạnh hơn so các ngành khác. Các số liệu về sau này có thể sẽ phản ánh đầy đầy đủ hơn bức tranh thu nhập giữa các ngành.

Số liệu cũng cho thấy sự điều chỉnh thu nhập. Những ngành có thu nhập cao đã tăng chậm, hoặc giảm, những ngành có thu nhập thấp giảm chậm lại hoặc tăng lên. Những ngành mới nổi luôn có thu nhập cao hơn mức trung bình, các ngành đòi hỏi kỹ năng, trình độ lao động luôn là những ngành có thu nhập cao.

II. Cơ cấu kinh tế theo thành phần sở hữu 1. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động theo thành phần sở hữu Bảng 5: Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo thành phần sở hữu (%) 1995 2000 2003 2005 2008GDP 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

2008/ 2000

2008/ 1995

Kinh tế nhà nước 40.2 38.5 39.1 38.4 34.4 -4.2 -5.8 Kinh tế ngoài nhà nước 53.5 48.2 46.5 45.6 47.0 -1.2 -6.5 Tập thể 10.1 8.6 7.5 6.8 6.0 -2.6 -4.0 Tư nhân 7.4 7.3 8.2 8.9 10.8 3.5 3.4 Cá thể 36.0 32.3 30.7 29.9 30.1 -2.2 -5.9 Khu vực có FDI 6.3 13.3 14.5 16.0 18.7 5.4 12.4Lao động 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Page 5: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

5

Kinh tế nhà nước 9.2 9.3 10.0 9.5 9.1 -0.2 -0.2 Kinh tế ngoài nhà nước 90.8 89.7 88.1 87.8 87.2 -2.5 -3.6 Tập thể 1.1 0.8 0.7 0.3 -0.8 0.3 Tư nhân 2.1 4.0 5.6 8.5 6.4 8.5 Cá thể 86.5 83.3 81.5 78.4 -8.1 78.4 Kinh tế có FDI 1.0 1.9 2.7 3.7 2.7 3.7

Nguồn: NGTK

Thành phần kinh tế nhà nước chiếm trên 40% GDP trong các năm 1995-1997, giảm xuống còn 38,5% vào năm 2000, năm mà tăng trưởng của nền kinh tế ở mức thấp nhất kể từ sau 1991. Tỉ trọng của thành phần kinh tế này năm 2007 chỉ còn 36,4% trong GDP. Với tình hình kinh tế năm 2008 và 2009 tỉ trọng của thành phần kinh tế này trong GDP sẽ tiếp tục giảm.

Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất không phải ở khu vực II mà là ở khu vực III. Trong công nghiệp chế biến, thành phần kinh tế nhà nước chiếm khoảng 50% và có xu hướng giảm, nhưng với nhiều ngành trong khu vực III như tài chính, tín dụng, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thể thao, điện, nước, quản lý nhà nước, khoa học công nghệ thì chiếm từ 80 đến gần như 100%. Trong nhiều ngành ở khu vực III mà thành phần kinh tế nhà nước chi phối gần như tuyệt đối đều có điểm yếu giống nhau là năng suất thấp, năng lực cạnh tranh yếu. Cũng đã từng có câu hỏi đặt ra tại sao khu vực III lại chuyển động chậm và có lúc giảm trong cơ cấu GDP.

Trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước thì tỉ trọng của kinh tế tư nhân trong GDP tăng lên nhưng với kinh tế tập thể và cá thể đều giảm. So năm 1995 thành phần kinh tế cá thể giảm hơn 6%, kinh tế tập thể giảm gần 4%(tỉ trọng trong GDP) . Trong tương lai cả 2 thành phần kinh tế này đều giảm, trong khi vai trò của thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp) sẽ tăng lên.

Trong khi thành phần kinh tế nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài tham gia rất ít ở khu vực I thì thành phần kinh tế ngoài nhà nước, mà chủ yếu là kinh tế cá thể chiếm hầu như tuyệt đối ở các ngành kinh tế này. Trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước thì kinh tế tập thể giảm rất nhanh và hầu như không còn vai trò gì trong nền kinh tế kể cả trong nông nghiệp, thủy sản.

Mặc dù kinh tế nhà nước chiếm gần 40% GDP nhưng chỉ có 9% trong tổng số lao động. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 17% GDP và có khoảng 3,7% lao động. Hơn 85% lao động trong nền kinh tế là ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước, trong đó kinh tế cá thể chiếm 80%, kinh tế tư nhân khoảng 7%. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong giải quyết công ăn việc làm đã tăng đáng kể. Từ 2,1% trong cơ cấu lao động năm 2000 đã tăng lên thành 7% vào năm 2007. Sự thay đổi mạnh mẽ ở thành phần kinh tế này liên quan đến Luật doanh nghiệp 1999 có hiệu lực năm 2000. (Tác giả không sửa đọan này mặc dù đã chỉnh sửa, cập nhật ở bảng số liệu, bạn đọc có thể rút ra nhận xét) 2. Tăng trưởng ngành và lao động theo thành phần sở hữu Bảng 6: Tăng trưởng GDP và lao động theo thành phần vốn sở hữu (%)

1991-1995

1996-2000

2001-2005

2006-2008

2001-2008

GDP 8.2 7.0 7.5 7.6 7.5

Page 6: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

6

Kinh tế nhà nước 9.3 7.3 7.5 5.4 6.7 Kinh tế ngoài nhà nước 4.9 5.0 7.0 8.3 7.5 Tập thể 4.2 3.9 3.3 3.7 Tư nhân 7.4 12.6 13.8 13.0 Cá thể 4.6 6.3 7.6 6.8 Khu vực có FDI 17.6 9.9 11.8 10.6 Lao động 2.3 2.6 2.5 1.8 2.2 Kinh tế nhà nước -2.2 2.8 2.9 0.3 1.9 Kinh tế ngoài nhà nước 2.9 2.4 2.1 1.6 1.9 Tập thể -6.7 -21.0 -12.3 Tư nhân 25.0 16.8 21.9 Cá thể 1.3 0.5 1.0 Kinh tế có FDI 24.8 13.9 20.6

Nguồn: NGTK

Tốc độ tăng trưởng ở thành phần kinh tế nhà nước cao hơn trung bình của nền kinh tế. Tuy nhiên từ sau năm 2000 đã không duy trì được nhịp độ tăng trưởng như từ năm 2000 trở về trước. Đặc biệt kể từ năm 1998 đến 1999, một năm sau khủng hoảng kinh tế châu Á năm 97, tỉ lệ tăng trưởng chỉ còn 5,6% rồi 2,6%. Kể từ đó, tăng trưởng của thành phần kinh tế này chậm dần và thấp hơn tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Kinh tế nhà nước ít tạo thêm công ăn việc làm mới. Trong một số giai đoạn nó còn giảm bớt lao động. Trong các năm 91-95 tăng trưởng kinh tế của thành phần kinh tế này là 9,3% năm, nhưng lao động làm việc lại giảm 2,2% năm. Trong các năm từ 2005 đến 2007, ở thành phần kinh tế này lại một lần nữa số lao động lại bị giảm1. Từ 2001-2008, trung bình mỗi năm thành phần kinh tế nhà nước tăng thêm 68,5 nghìn lao động, ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước với 700 nghìn lao động mỗi năm.

Số lao động giảm ở thành phần kinh tế nhà nước trong các năm 1990-1995 phần lớn được chuyển sang thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Do trình độ hiểu biết và được đào tạo tốt hơn, số lao động này đã góp phần tạo nên sự thay đổi, phát triển ở thành phần kinh tế tư nhân trong các năm sau đó. Vấn đề ở đây cho thấy chính cơ chế hoạt động khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ phát triển ở thành phần kinh tế tư nhân so với kinh tế nhà nước chứ không phải trình độ của đội ngũ quản lý và lực lượng lao động. Trên nhiều mặt, trình độ của đội ngũ quản lý, trình độ công nhân ở khu vực tư nhân thấp hơn so với ở thành phần kinh tế nhà nước. Mặc dù có ưu thế lớn về nhân lực nhưng tính năng động tiên phong ở thành phần kinh tế nhà nước đã giảm, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, mức đóng góp cho công ăn việc làm cũng sẽ thu hẹp dần.

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao nhất và cũng thu hút được nhiều công ăn việc làm mới. Tăng trưởng GDP là 10,6% trong giai đoạn 2001-2008 và lao động là 20,6%

Thành phần kinh tế tư nhân đạt tốc độ tăng trưởng cao và cũng tạo thêm được nhiều công ăn việc làm mới (giá trị tăng thêm tăng 13%, lao động tăng 22%- từ 2001-2008). Với kinh tế tập thể và cá thể thì tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm và lao động đều thấp và giảm dần. 1 Số lao động năm 1995 là 3,05 triệu người, giảm so với 3,41 triệu người hồi năm 1990; Năm 2007 số lao động làm việc là 3,97 triệu người giảm so với 4,11 triệu người hồi năm 2004.

Page 7: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

7

3. Năng suất lao động và thu nhập lao động theo thành phần sở hữu Bảng 7: Năng suất lao động theo thành phần sở hữu vốn (*)

1990 1995 2000 2003 2004 2005 2006 2008Nền kinh tế 4.5 5.9 7.3 8.3 8.7 9.2 9.8 10.9 Kinh tế nhà nước 14.7 25.7 31.9 34.2 36.2 39.6 43.0 46.0 Kinh tế ngoài nhà nước 3.1 3.5 3.9 4.5 4.7 5.0 5.3 6.0 Tập thể 55.2 78.3 86.1 94.3 103.9 211.0 Tư nhân 26.9 18.5 16.9 15.9 15.9 14.7 Cá thể 2.7 3.1 3.2 3.4 3.7 4.2 Kinh tế có FDI 79.2 48.5 44.0 41.9 40.7 39.6

Nguồn: NGTK. (*)GDP/lao động (triệu đồng/ người, tính theo giá cố định 1994)

Bảng 11 : Tỉ lệ tăng năng suất lao động theo thành phần sở hữu (%)

1991-1995

1996-2000

2001-2005 2005 2006 2008

Nền kinh tế 5.7 4.2 4.9 6.0 6.2 4.4 Kinh tế nhà nước 11.8 4.4 4.4 9.2 8.6 2.0 Kinh tế ngoài nhà nước 2.0 2.5 4.8 5.8 6.4 5.8 Tập thể 11.3 9.6 10.2 92.0 Tư nhân -10.0 -5.7 0.0 -11.3 Cá thể 4.9 6.1 6.4 7.1 Kinh tế có FDI -12.0 -4.8 -2.8 0.8

Nguồn: NGTK

Năng suất lao động của thành phần kinh tế nhà nước cao gấp 3-4 lần so mức trung bình nền kinh tế và tăng nhanh trong giai đoạn từ 1991-2000, từ sau năm 2000 thì đà tăng đã chậm lại.

Thành phần kinh tế ngoài nhà nước năng suất lao động thấp, nhưng thấp nhất trong đó là thành phần kinh tế cá thể. Điều ngạc nhiên trong các bảng số liệu này là năng suất lao động ở thành phần kinh tế tập thể lại rất cao, cao gấp từ 5-10 lần so trung bình của nền kinh tế, cao hơn so với thành phần kinh tế nhà nước và với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Điều khó lý giải là với năng suất lao động thu nhập (tính theo giá trị gia tăng) cao đến mức gây ngạc nhiên như vậy thì đáng lý ra thành phần kinh tế này phải phát triển, càng có thêm nhiều lao động chứ không thể là tình trạng teo tóp.

Thành phần kinh tế nhà nước giữ được tốc độ tăng năng suất cao trong các năm trước 1995. Đó cũng là những năm lao động làm việc ở đây bị giảm trong quá trình chuyển đổi tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước (giảm bình quân 2,2% năm trong các năm 1991-1995). Những năm sau đó, khi số lao động làm việc ở thành phần kinh tế này tăng trở lại thì tỉ lệ tăng năng suất lao động cũng bị chậm lại. Tình hình này lặp lại trong các năm 2005-2007. Năm 2005 và 2006 lao động làm việc ở thành phần kinh tế nhà nước giảm lần lượt 1,7% và 2,2% so năm trước thì năng suất lao động tăng lên ở mức 9,2 và 8,6%. Năm 2007 lao động tăng trở lại (0,66%) thì tốc độ tăng năng suất chỉ còn 4,9%, năm 2008 chỉ còn tăng là 2%. Số liệu này cho thấy năng suất lao động cao ở khu vực nhà nước là không chắc chắn, thiếu nền tảng vững chắc. Tăng trưởng kinh tế ở thành phần

Page 8: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

8

kinh tế này cũng không vững, rất dễ bị tổn thương khi có tác động từ bên ngoài như trường hợp năm 1997.

Thành phần kinh tế ngoài nhà nước sử dụng đến hơn 85% tổng số lao động, năng suất không cao nhưng đã cải thiện và tăng dần. Trong giai đoạn 2001-2005 tỉ lệ tăng năng suất đã tiệm cận với tỉ lệ tăng chung của nền kinh tế đến 2006-2007 và 2008 thì đã vượt qua tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác. Với lực lượng lao động đông đảo và tạo thêm được nhiều công ăn việc làm mới năng suất lao động tăng dần một cách ổn định của thành phần kinh tế này có ý nghĩa quyết định xu hướng phát triển của nền kinh tế. Các chính sách cần được tiếp tục nuôi dưỡng cho thành phần kinh tế này năng động và đặc biệt hỗ trợ cải thiện chất lượng lao động.

Thu nhập theo thành phần sở hữu:

Bảng 8 : Thu nhập lao động theo thành phần sở hữu(*) 2000 2003 2004 2005 2006 2008Bình quân lao động 11.74 15.12 17.2 19.73 22.48 32.9 Kinh tế nhà nước 48.6 59.41 68.08 79.79 92.25 124.62 Kinh tế ngoài nhà nước 6.31 7.97 8.96 10.25 11.68 17.72 Tập thể 89.57 137.66 160.7 190.96 226.09 603.15 Tư nhân 41.14 31.26 30.59 31.11 33.31 41.8 Cá thể 4.39 5.57 6.31 7.24 8.26 12.65 Kinh tế có FDI 156.88 114.41 113.64 118.44 124.12 164.87

Nguồn: NGTK. (*) GDP/lao động (triệu đồng/ người, tính theo giá thực tế Bảng 9: So sánh thu nhập với mức chung của nền kinh tế (%). Nền kinh tế = 100 2000 2003 2004 2005 2006 2008 Chung nền kinh tế 100 100 100 100 100 100 Kinh tế nhà nước 414.0 392.9 395.8 404.4 410.4 378.8 Kinh tế ngoài nhà nước 53.7 52.7 52.1 52.0 52.0 53.9 Tập thể 762.9 910.4 934.3 967.9 1005.7 1833.3 Tư nhân 350.4 206.7 177.8 157.7 148.2 127.1 Cá thể 37.4 36.8 36.7 36.7 36.7 38.4 Kinh tế có FDI 1336.3 756.7 660.7 600.3 552.1 501.1

Nguồn: NGTK

Thu nhập trong trường hợp này cũng là phiên bản của năng suất với GDP được tính theo giá thực tế thay vì tính theo giá cố định. Nếu như năng suất lao động năm 2008 so với năm 2000 chỉ tăng 50% thì thu nhập (cũng là GDP) nhưng được tính theo giá hiện hành tăng 120% (thu nhập tính theo GDP năm 2000 bình quân một lao động đạt 11,7 triệu đồng, năm 2008 là 32,9 triệu, tăng 180%). Thu nhập danh nghĩa tăng 180%, thu nhập theo giá cố định chỉ tăng 43%.

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập trên mỗi lao động cao hơn từ 5-7 lần so mức trung bình nền kinh tế, thành phần kinh tế nhà nước có mức thu nhập cao hơn so mức trung bình của nền kinh tế vào khoảng 4 lần, kinh tế ngoài nhà nướcthấp hơn, và chỉ bằng một nửa so mức trung bình chung.

Page 9: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

9

Trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước thì kinh tế tập thể đạt mức cao nhất, cao hơn khi so với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh tế cá thể, bộ phận chiếm số lao động lớn nhất có mức thu nhập thấp nhất và chỉ bằng 35-40% so trung bình của nền kinh tế, nếu so với thu nhập của lao động ở thành phần kinh tế nhà nước thì chưa bằng 10%.

Kinh tế cá thể cần được hỗ trợ thêm nhiều từ giao thông, thị trường, tiếp cận được nguồn vốn đến đào tạo lao động, năng lực của các chủ thể kinh doanh. Các chính sách với doanh nghiệp cần được tiếp tục đổi mới, hòan thiện và khuyến khích một bộ phận đáng kể chuyển thành doanh nghiệp. Đây là những công việc chính trong cải thiện năng lực tiếp cận vốn, tiếp cận thị trường và cải cách ở khu vực nông thôn.

Các chính sách cải thiện được thu nhập ở thành phần kinh tế này sẽ cải thiện thu nhập quốc gia tính trên đầu người sẽ làm gia tăng sức mua, một động lực thúc đẩy tăng trưởng trong các năm tới. III. Cơ cấu vốn đầu tư 1. Cơ cấu đầu tư theo ngành và theo thành phần sở hữu vốn (1996-2008) Bảng 10 : Cơ cấu GDP và cơ cấu vốn đầu tư theo ngành (*) Cơ cấu GDP Cơ cấu vốn đầu tư 1995 2000 2005 2008 1995 2000 2005 2008 Nền kinh tế 100.0 100.0 100.0 100.0 100 100 100 100 Khu vực I 27.2 24.5 21.0 22.1 13.3 13.8 7.5 6.4 Nông nghiệp & LN 23.0 19.8 15.8 18.1 12.5 11.4 5.9 4.8 Thủy sản 2.9 3.4 3.9 4.0 0.7 2.5 1.7 1.6 Khu vực II 28.8 36.7 41.0 39.7 34.1 39.2 42.6 40.6 Khai thác mỏ 4.8 9.6 10.6 8.9 5.0 6.3 7.8 8.3 CN chế biến 15.0 18.6 20.6 21.1 17.1 19.3 19.9 17.7 SX và p.phối điện… 2.1 3.2 3.4 3.2 9.2 11.2 11.0 10.5 Xây dựng 6.9 5.4 6.3 6.5 2.8 2.4 3.8 4.1 Khu vực III 44.1 38.7 38.0 38.2 52.7 46.9 49.9 53.0 Thương mại 16.4 14.2 13.6 13.9 1.2 2.0 5.4 4.6 Khách sạn nhà hàng 3.8 3.2 3.5 4.4 5.3 2.9 1.9 1.9 Vận tải, thông tin llạc 4.0 3.9 4.4 4.5 15.7 13.2 14.1 14.7 Tài chính tín dụng 2.0 1.8 1.8 1.8 0.1 0.9 0.6 1.2 Khoa học và c.nghệ 0.6 0.5 0.6 0.6 0.3 1.2 0.4 0.6 Tài sản và tư vấn 5.4 4.3 4.0 3.6 3.0 2.7 1.7 5.8 Quản lý NN 3.6 2.7 2.7 2.8 3.1 2.6 2.8 2.1 Giáo dục và đào tạo 3.6 3.4 3.2 2.6 2.5 4.0 2.9 2.7

Nguồn: NGTK. (*) GDP và Vốn đầu tư được tính theo giá hiện hành

Tổng vốn đầu tư ở khu vực I thấp và giảm dần: 13,8% năm 2000, còn 6,5% vào năm 2007. So với tỉ trọng của nhóm ngành này trong GDP năm 1995 là 27% và năm 2007 là 20% thì số đầu tư nói trên quá thấp. Trong khu vực I, đầu tư giảm chủ yếu trong nông nghiệp, tỉ trọng của ngành này trong GDP cũng giảm rất nhanh: từ 23% trong GDP vào năm 1995 còn 15% vào năm 2007. (Tác giả không sửa đọan này mặc dù đã chỉnh sửa, cập nhật ở bảng số liệu, bạn đọc có thể rút ra nhận xét)

Page 10: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

10

Nội lực của khu vực I là khá mạnh nếu xét từ yếu tố thiên nhiên và nguồn lao động. Nó cũng hấp dẫn khi trên thực tế đã có hàng nghìn tỉ đồng đầu tư vào nuôi tôm, nuôi cá và theo sau là đầu tư vào các nhà máy chế biến. Nhưng nông nghiệp do phương thức canh tác của nó, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu nên nó là ngành kém hấp dẫn, khó thu hút đầu tư từ bên ngoài vào. Đặc biệt khi gắn nó với nhiệm vụ an ninh lương thực, chống lạm phát thì không thể có mức giá hấp dẫn thu hút đầu tư. Do vậy cần có chính sách khuyến khích đầu tư của những người từ trong ngành.

Khi đầu tư của Chính phủ vào nông nghiệp và khu vực nông thôn ít hơn không chỉ làm chậm sự phát triển ở đây mà có thể phát đi tín hiệu sai trong nền kinh tế. Bởi chính phủ còn chưa quan tâm đầu tư thì làm sao các thành phần kinh tế khác lại quan tâm?

Không thể đánh giá một cách đơn giản về vai trò của nông nghiệp bằng các số liệu về phần % của nó trong GDP là bao nhiêu hay chỉ vì xu thế đang giảm mà xem nhẹ nó. Cần xem xét các tác động và ảnh hưởng của nó tới công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu, công ăn việc làm và hàng loạt vấn đề xã hội. Với tỉ trọng 20% mà khu vực I chiếm trong GDP thì không phải là nhỏ. Tỉ trọng đó còn lớn hơn so với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà phải mất nhiều năm nhọc công xây dựng chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng mới có được.

Đầu tư mạnh ở khu vực II đã đẩy tỉ trọng khu vực này từ ít hơn 30% hồi năm 95 lên 42% vào năm 2007. Đầu tư nhiều ở khu vực II không chỉ là từ nội bộ khu vực mà còn bởi tác động rất lớn từ Chính phủ về phương diện chính sách và trực tiếp qua kênh phân bổ vốn, bảo lãnh vốn cho các DNNN.

Bảng 11 : Cơ cấu GDP và vốn đầu tư theo thành phần sở hữu vốn (%) Cơ cấu GDP theo thành phần Cơ cấu VĐT theo thành phần 1995 2000 2005 2008 1995 2000 2005 2008 Nền kinh tế 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Kinh tế nhà nước 40.2 38.5 38.4 34.4 42.0 59.1 47.1 28.6 Kinh tế ngoài nhà nước 53.5 48.2 45.6 47.0 27.6 22.9 38.0 40.0 Kinh tế có FDI 6.3 13.3 16.0 18.7 30.4 18.0 14.9 31.5

Nguồn: NGTK. GDP và Vốn đầu tư được tính theo giá hiện hành Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế cho thấy bức tranh phân bổ nguồn lực giữa các tác nhân tham gia quá trình đầu tư. Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, lúc cao nhất lên đến 59% (năm 2000), năm 2007 là 37%. Nguồn vốn chảy vào thành phần kinh tế này là từ ngân sách nhà nước, vốn từ các ngân hàng, có thể còn là nguồn vay khác với sự bảo lãnh của Chính phủ. Một so sánh khác, nếu tính theo giá cố định thì tỉ trọng của thành phần kinh tế này ở vào khoảng 40% GDP từ 1995 đến 2007 nhưng trong cơ cấu đầu tư thì chiếm đến 55% từ năm 2000 đến 2005.

Các số liệu trên cho thấy hiệu quả vốn đầu tư ở thành phần kinh tế này là thấp, càng gia tăng đầu tư vào đây thì hiệu quả càng giảm.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vào khoảng 20 đến 30% trong tổng vốn đầu tư và vào khoảng từ 14-18% GDP. Vốn đầu tư nước ngoài đã bổ sung và trở thành thành phần quan trọng trong tổng mức đầu tư vào nền kinh tế. Tác động nó không dừng lại ở phần mà nó làm ra, đóng góp vào GDP mà còn tạo ra mối liên hệ với các thành phần kinh tế khác trong quá trình đặt hàng và lan tỏa của hiệu ứng đầu tư khi kích thích đầu tư ở các

Page 11: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

11

thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên số vốn của thành phần kinh tế này không phải hoàn toàn từ nước ngoài chảy vào mà còn có một phần từ vốn vay trong nước và vốn tích lũy trong qua trình kinh doanh tại Việt Nam, sự chuyển vốn của công ty mẹ trong quá trình đầu tư mua sắm.

Trong số đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì Hàn Quốc, Đài Loan là các quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu. Nhưng đây cũng là nơi mà Việt Nam bị nhập siêu cao nhất2. FDI từ những nguồn này thường được đầu tư vào những ngành sử dụng nhiều lao động, nhập khẩu nhiếu bán thành phẩm. Do đó nhập siêu từ các quốc gia này cũng rất cao, qua đó có thêm sự chuyển vốn của các công ty mẹ. Xu hướng đầu tư gần đây của dòng vốn từ 2 nơi này đang hướng vào lĩnh vực bất động sản và sử dụng nhiều năng lượng. Đây là những ngành sẽ phải nhập khẩu nhiều từ bên ngoài và sử dụng nhiều vốn với nguồn từ trong nước, năng lượng trong nước. Trung Quốc hiện đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam và cũng đi theo mô hình trên. Điểm khác biệt là tiềm lực của Trung Quốc rất mạnh và chiến lược rõ ràng nên tác động mạnh hơn rất nhiều. Nếu như năm 2005 nhập siêu của Việt Nam với 3 quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á này là 8,97 tỉ USD thì năm 2007 là 19 tỉ USD so với tổng số nhập siêu của Việt Nam năm 2005 là 4,31 tỉ USD và 2007 là 14,12 tỉ thì chỉ riêng 3 nơi này VN đã bị thâm hụt cao hơn gấp đôi. Số liệu các bảng trên cũng cho thấy không phải đây là nhóm có hiệu quả vốn cao nhất và nếu so với thành phần kinh tế tư nhân trong nước thì đó cũng không phải là nơi sử dụng lao động tốt nhất. Các cuộc đình công phần lớn cũng ở nhóm các nước (và vùng lãnh thổ này).

Khi qui mô của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lớn lên và quá trình hoạt động ở Việt Nam đủ lâu, thành phần kinh tế này sẽ tiếp cận các nguồn tín dụng và tài nguyên trong nước không khác gì các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước thì vấn đề sẽ khác, hoàn toàn khác. Sự cạnh tranh phân bổ tài nguyên, nguồn lực, từ nguồn vốn tín dụng, điện năng … sẽ là khó khăn lớn, rất lớn cho thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là với kinh tế cá thể. Tác động và ảnh hưởng như thế nào còn phải xem xét những ngành mà đầu tư nước ngoài hướng đến hiện nay để hình thành nên những cấu trúc trong tương lai.

Kinh tế ngoài nhà nước (với đại bộ phận là cá thể) với gần ½ GDP nhưng chỉ chiếm ít hơn 30% trong tổng vốn đầu tư cho thấy sự yếu kém về nội lực của thành phần kinh tế này. Điều đó cũng chỉ ra rằng cạnh tranh quyết liệt trong thời gian tới để giành lấy thị phần, giành lấy nguồn lực bất lợi nghiêng về thành phần kinh tế này. Với viễn cảnh đó đòi hỏi chính sách phải có sự nâng đỡ với thành phần kinh tế này.

2. Tăng trưởng ngành và tăng trưởng vốn

Bảng 12: Tăng trưởng GDP theo ngành và tăng trưởng vốn đầu tư (%)

Tăng trưởng các ngành

Tăng trưởng Vốn đầu tư

Tăng trưởng Vốn/GDP (*)

1996-2000

2001-2005

2006-2008

1996-2000

2001-2005

2006-2008

1996-2000

2001-2005

2006-2008

Nền kinh tế 7.0 7.5 7.6 12.2 13.2 15.4 1.8 1.8 2.0 Khu vực I 4.4 3.8 3.8 13.2 0.03 13.5 3.0 0.01 3.5 Nông nghiệp 4.5 3.3 3.2 10.1 -0.5 12.5 2.2 -0.2 3.9

2 Nhập siêu với Hàn Quốc và Đài Loan năm 2005 là 6,3 tỉ USD (tổng nhập siêu cả nước là 4,3 tỉ), năm 2007 là 9,86 tỉ (trên nhập siêu cả chung của cả nước là 14,12 tỉ USD). Tổng nhập siêu 3 nuớc và vùng lãnh thổ Đông bắc Á năm 2005 là 8,97 tỉ, năm 2007 là 19 tỉ USD.

Page 12: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

12

Thủy sản 4.9 8.8 7.9 42.9 2.4 17.6 8.8 0.3 2.2 Khu vực II 10.6 10.3 8.9 15.4 14.9 14.2 1.5 1.5 1.6 Khai thác mỏ 12.2 4.4 -2.7 17.5 18.4 11.3 1.4 4.2 -4.2 CN chế biến 11.2 11.7 11.9 15.0 12.4 15.3 1.3 1.1 1.3 SX,PP điện,nước 13.4 12.2 9.8 16.8 14.4 14.4 1.3 1.2 1.5 Xây dựng 7.2 10.8 7.5 8.6 25.4 14.6 1.2 2.4 2.0 Khu vực III 5.7 7.0 8.1 9.7 14.7 16.6 1.7 2.1 2.1 Thương mại 5.9 7.5 7.9 23.4 35.2 7.6 4.0 4.7 1.0 Kh.sạn,nhà hàng 5.6 8.7 11.3 0.0 1.9 16.4 0.0 0.2 1.5 VT, thông tin 6.4 7.4 11.6 8.3 16.6 15.0 1.3 2.2 1.3 Tài chính,TD 7.5 7.7 7.9 63.4 5.7 43.1 8.5 0.7 5.5 Khoa học,CN 8.0 6.2 7.1 48.6 -5.9 28.7 6.1 -0.9 4.1 Tài sản và tư vấn 4.7 3.9 3.2 9.9 2.4 68.0 2.1 0.6 21.5 Quản lý NN 2.6 5.5 7.4 8.1 18.4 9.4 3.1 3.4 1.3 Giáo dục& ĐT 5.6 7.5 8.6 23.6 8.5 17.4 4.2 1.1 2.0

Nguồn: NGTK. Tính theo giá cố định 1994. (*) Tăng trưởng vốn/ tăng trưởng GDP cho biết GDP tăng 1% thì vốn đầu tư tăng bao nhiêu phần trăm.

Các số liệu cũng đã chỉ ra rằng tăng trưởng vốn cao hơn tăng trưởng GDP trong tất cả các giai đoạn từ 1995 đến 2007 với tỉ lệ từ 1,8 đến 2,3 lần. Để có 1% tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP) các năm 1996-2000 phải tăng 1,8% vốn đầu tư, tỉ lệ này duy trì trong các năm 2001-2005, nhưng 2 năm 2006-2007 tăng lên thành 2,3% (2006-2008 còn 2). Tăng trưởng của nền kinh được dựa trên tăng trưởng liên tục vốn đầu tư. Nói cách khác, chiến lược tăng trưởng kinh tế đã lâm vào thâm dụng vốn. Cơn khát vốn càng lúc càng dữ dội đòi hỏi phải được đáp ứng, tất nhiên đến lúc nào đó không thể đáp ứng được thì đình trệ xảy ra. Bởi luồng vốn đầu tư gia tăng liên tục cũng là yếu tố kích thích lạm phát và đó là những gì xảy ra vào năm 2007 và bùng phát năm 2008.

Tăng trưởng vốn đã chảy nhanh vào những ngành sau đây trong các năm 2000 đến 2007: khai thác mỏ và dầu khí (tỉ số tăng trưởng vốn/ tăng trưởng giá trị gia tăng: 7,3), xây dựng (2,2), thương mại (3,6); vận tải, thông tin (2,1), tài chính tín dụng (1,8), bất động sản (3,1), quản lý nhà nước (2,9). Đó cũng là những ngành tăng trưởng thấp hơn vốn đầu tư. Với đà gia tăng liên tục mà khả năng quản lý rủi ro kém thì khi kinh tế gặp khó khăn các ngành trên cũng là những ngành có mức độ rủi ro cao, nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong ngành lớn.

Nông nghiệp có mức tăng trưởng vốn thấp và giảm dần (giai đoạn 1996-2000 là 2,2/1, 2001-2008 là 1,3/1). Điều này lại một lần nữa cho thấy đầu tư suy giảm trong nông nghiệp sẽ có hậu quả làm cho ngành này khó duy trì tốc độ tăng trưởng 3-4% năm. Và nông nghiệp thật sự không thể đối phó nổi với những thay đổi do thay đổi hành vi tiêu dùng, các chuẩn mực mới khi gia nhập WTO. Danh sách những ngành tăng trưởng ngành và tăng trưởng đầu tư tương đương nhau chỉ xảy ra với các ngành trong khu vực I và với khoa học công nghệ.

Bảng 13 : Tăng trưởng GDP và tăng trưởng vốn theo thành phần sở hữu (%) Tăng trưởng của GDP Tăng trưởng của VĐT Tăng trưởng Vốn/GDP

1996-2000

2001-2005

2006-2008

1996-2000

2001-2005

2006-2008

1996-2000

2001-2005

2006-2008

Page 13: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

13

Nền kinh tế 7.0 7.5 7.6 12.2 13.2 15.4 1.8 1.8 2.0 Kinh tế nhà nước 7.3 7.5 5.4 20.2 11.1 -1.4 2.8 1.5 -0.3 Kinh tế ngoài nhà nước 5.0 7.0 8.3 8.1 19.0 18.5 1.6 2.7 2.2 Kinh tế có FDI 4.2 3.9 3.3 1.0 11.7 47.0 0.2 3.0 14.2

Nguồn: NGTK. Tính theo giá 1994 Tăng trưởng vốn theo thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài rất thấp trong các năm 1996-2000 chuyển sang rất cao trong giai đoạn 2001-2005 và tăng vọt trong 3 năm 2006-2008. Ngược lại, tăng trưởng vốn ở khu vực kinh tế nhà nước rất cao trong các năm 1996-2000, giảm chậm trong các năm sau 2000. Với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng trưởng vốn cũng cao dần từ sau năm 2000. Số liệu trên không cho biết thành phần kinh tế cá thể (chiếm đến 30% GDP và 80% lực lượng lao động) có bao nhiêu phần % trong vốn đầu tư và tăng trưởng vốn các năm qua như thế nào nhưng số liệu ngành ở bảng 15 và 17 cho thấy các ngành trên chỉ chiếm phần rất nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư3 và tăng trưởng vốn cũng thấp.

Điều này một lần nữa chỉ ra rằng chính sách cần hướng đến thành phần kinh tế này. Cải cách cần đi vào chiều sâu để thành phần kinh tế này phát triển. Đầu tư của Chính phủ nhiều hơn tạo động lực để thúc đẩy đầu tư vào các ngành này, nhưng quan trọng của chính sách kích thích tự đầu tư ở thành phần kinh tế này qua cơ chế cho vay vốn của ngân hàng và bảo lãnh tín dụng của Chính phủ. Sự phát triển của thành phần kinh tế này là thước đo mức độ thành công của chính sách.

3. Hiệu quả vốn đầu tư theo ngành và suất vốn đầu tư

Bảng 14: Hiệu quả vốn đầu tư theo ngành và theo thành phần kinh tế(*) 1995 2000 2003 2005 2008Nền kinh tế 3.02 2.38 2.02 1.84 1.49Khu vực I 5.98 4.00 5.01 4.82 3.69 Nông nghiệp và LN 5.38 4.16 4.97 5.01 4.03 Thủy sản 11.07 2.36 4.01 3.20 2.47Khu vực II 2.66 2.15 1.87 1.74 1.51 Khai thác mỏ 3.18 2.52 2.44 1.35 0.90 CN chế biến 2.74 2.32 2.06 2.25 2.05 SX và P. phối điện,nước 0.57 0.49 0.49 0.44 0.39 Xây dựng 8.12 7.61 3.53 4.09 3.37Khu vực III 2.52 2.09 1.63 1.47 1.17 Thương mại 41.62 19.32 5.56 6.12 6.17 Khách sạn nhà hàng 1.98 2.61 3.71 3.62 3.16 Vận tải, thông tin liên lạc 0.77 0.71 0.47 0.47 0.43 Tài chính tín dụng 46.30 5.70 4.97 6.26 2.68

3 Theo số liệu “Kết quả điều tra vốn đầu tư phát triển tòan xã hội năm 2000” thì năm 1999, cơ cấu vốn đầu tư như sau: Khu vực nhà nước: 58,7%; khu vực ngoài quốc doanh: 24%, trong đó doanh nghiệp: 4,3%, hộ: 19,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: 17,3%. Nguồn: TCTK, 2001

Page 14: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

14

Khoa học và công nghệ 6.02 1.22 2.19 2.24 1.29 Tài sản và tư vấn 5.09 3.99 5.69 4.28 0.99 Quản lý NN 3.49 2.69 2.75 1.51 1.43 Giáo dục và đào tạo 4.33 1.98 2.17 1.89 1.64

Nguồn: NGTK. (*) GDP/ VĐT theo ngành và theo thành phần kinh tế, tính theo giá 1994

Nếu xét khía cạnh hiệu quả vốn đầu tư thì khu vực I là cao nhất với 1 đồng vốn đầu tư làm ra 4,8 đồng giá trị gia tăng; khu vực II là 1,6 và khu vực III là 1,5 đồng giá trị gia tăng trong năm 2005.

Với từng ngành thì tài chính tín dụng và thương mại là 2 ngành hiệu quả vốn đầu tư cao với tỉ số 6,3 /1; nông nghiệp với 5/1; bất động sản 4,3/1, khách sạn, nhà hàng và thủy sản với tỉ số 3,6 /1. Hiệu quả vốn thấp nhất với ngành sản xuất phân phối điện, nước với tỉ số 0,44/1 (một đồng vốn đầu tư làm ra 0,44 đồng giá trị tăng thêm); vận tải thông tin liên lạc: 0,47/1; khai thác mỏ, quản lý nhà nước và giáo dục đào tạo đều có tỉ số từ 1,8 đến dưới 2/1.

Những ngành có hiệu quả vốn đầu tư thấp đa phần thuộc kinh tế nhà nước, mang tính độc quyền như điện nước, quản lý nhà nước, y tế, giáo dục…(xem thêm phụ lục bảng 8.2). Hiệu quả vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế cũng cho thấy ở thành phần kinh tế nhà nước hiệu quả vốn thấp hơn so các thành phần kinh tế khác và thấp hơn so mức trung bình của nền kinh tế.

Với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì hiệu quả vốn đầu tư có khá hơn khi tỉ số này cao hơn so thành phần knh tế nhà nước và cũng cao mức trung bình của nền kinh tế. Liệu có mối quan hệ hay không giữa việc ít vốn (thành phần kinh tế ngoài nhà nước) nên họ tiết kiệm vốn, tính toán cân nhắc và có thể là quản lý vốn tốt hơn nên hiệu quả cao hơn. Trong khi với thành phần kinh tế nhà nước có nhiều nguồn vốn hơn nên dễ lãng phí, quản lý kém hơn nên hiệu quả cũng thấp hơn?

Số liệu từ bảng 14 phản ánh tình trạng không thật sự tốt của nền kinh tế là hiệu quả của vốn đầu tư giảm, không phải là giảm dần mà giảm rất nhanh. Năm 1995 với một đồng vốn đầu tư làm ra 3 đồng GDP, năm 2000 chỉ còn 2,4 đồng, năm 2003 còn 2, năm 2003 còn 1,8 và năm 2007 chỉ còn 1,5 đồng GDP/ 1 đồng vốn đầu tư. Trong 12 năm hiệu quả vốn đầu tư giảm đi một nửa! Càng đầu tư nhiều, hiệu quả càng giảm nhanh. Giảm nhiều nhất là ở khu vực III (-51%) và khu vực II (-47%). Khu vực I giảm ít nhất (-33%), riêng nông nghiệp chỉ giảm 19%.

Ở đây có vấn đề cần xem xét là khi qui mô nhỏ, vốn ít thì với một đồng vốn có thể làm ra nhiều sản lượng hơn. Nhưng muốn có nhiều hơn sản lượng thì phải đầu tư thêm. Đầu tư vốn gia tăng làm tăng sản lượng nhưng hiệu suất tính trên mỗi đồng vốn có thể giảm xuống. Vấn đề là việc mở rộng đầu tư thì các biện pháp khác tương ứng phải được tính đến. Nếu không có các giải pháp đồng bộ thì hiệu quả đồng vốn sẽ nhanh chóng đi đến điểm dừng, có vốn để bơm tiếp tục thì cũng chẳng có chút lợi ích gì, trong khi nợ nần thì gia tăng, số lãi phải trả chồng chất.

Các vấn đề tiếp tục được làm rõ khi bảng 20 cho thấy suất vốn đầu tư để tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế. Khu vực I chỉ cần dưới 1 triệu đồng vốn đầu tư (tính theo giá 1994) là có thêm 1 chỗ làm mới, nhưng với khu vực II phải cần đến 14,5 triệu và khu vực III cũng ở mức 14 triệu đồng (số liệu tính cho năm 2008).

Page 15: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

15

Để có một chỗ làm mới trong nền kinh tế, “đắt” nhất là trong ngành sản xuất, phân phối điện nước với 169 triệu đồng vốn đầu tư cho mỗi lao động; kế đến khoa học công nghệ với 84 triệu đồng/ 1 lao động; bất động sản 65 triệu, khai thác mỏ: 54 triệu đồng, vận tải, thông tin 41 triệu/ 1 lao động. Thấp nhất là nông nghiệp với 0,85 triệu đồng vốn đầu tư cho mỗi lao động; thương mại là 2,4 triệu, thủy sản 3,1 triệu và giáo dục đào tạo với 7,3 triệu đồng / một lao động .

Với thành phần kinh tế nhà nước cần phải đầu tư 27 triệu đồng (năm 2007 là 34 triệu) cho mỗi lao động, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 57 triệu đồng còn với thành phần kinh tế ngoài nhà nước là 2,7 triệu đồng vốn đầu tư cho mỗi lao động.

IV. Vấn đề chính sách Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đã giảm trong cơ cấu GDP và trong lao động

Diễn biến thay đổi cơ cấu kinh tế từ 2000 đến nay cho thấy lao động (xét tỉ trọng) khu vực I giảm nhanh hơn so trong cơ cấu ngành. Xét ở số tuyệt đối thì lao động ở khu vực I cũng đã giảm kể từ năm 2001. Việc giảm lượng lao động làm việc trong khu vực I cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công ngghiệp, từ nông thôn sang đô thị thực sự đã diễn ra từ sau năm 2000, khác với giai đoạn 1991-2000 chuyển dịch chủ yếu trong cơ cấu ngành. Thay đổi này đưa đến những đòi hỏi mới về giải quyết công ăn việc làm, đòi hỏi phải có thêm nhiều ngành nghề mới ra đời để đáp ứng cho được nhu cầu đó.

Để giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm không chỉ cần các ngành công nghiệp, mà cần một khu vực dịch vụ năng động; và do đó cũng cần một khu vực đô thị năng động, giúp cho quá trình hình thành các cụm ngành (cluster) và giảm chi phí cho mỗi lao động.

Lao động giảm ở khu vực I cũng báo hiệu lớp thanh niên đang không muốn ở nông thôn, không muốn làm việc trong các ngành nông nghiệp. Đây không chỉ là sức hút của khu vực thành thị mà thực tế là sự buồn chán ở nông thôn. Nó không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội. Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam trong 2 thập kỷ qua là chậm xét phạm vi toàn quốc nhưng lại là nhanh với 2 đô thị lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Áp lực di dân đã đẩy 2 đô thị đi nhanh đến chỗ quá tải và sự phân bố dân cư không đều trong phạm vi cả nước. Các qui họach đô thị tầm nhìn đến năm 2020 đều đang bị thách thức mà sự lạc hậu đến nay đã thấy rõ. Cần có sự điều chỉnh trong chiến lược kinh tế, hình thành, phát triển các cụm ngành mới trong các vùng kinh tế và điều chỉnh chiến lược phát triển đô thị đồng đều hơn để điều hòa nguồn nhân lực giảm chi phí cho mỗi lao động cũng là cách giảm áp lực tiền lương, yếu tố quan trọng duy trì năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Để giải quyết thêm công ăn việc làm mới cần có có tỉ lệ tăng trưởng mới cao hơn

Khoảng cách tỉ số tăng trưởng kinh tế (GDP) và tăng trưởng lao động đang rộng ra. Bình quân các năm 1991-2000 là 3; từ 2001-2008 là 3,4, nhưng trong đó 3 năm 2006-2008 là 4,1. Nghĩa là tăng trưởng 4,1% của GDP mới tăng thêm được 1% lao động. Những năm về sau đòi hỏi phải có tốc độ tăng trưởng cao hơn để thu hút thêm được số lao động mới. Khi tăng trưởng chậm lại công ăn việc làm trở thành vấn đề.

Mặc dù lao động làm việc giảm bớt nhưng tăng trưởng khu vực I vẫn ở mức gần 4%. Kết quả này cũng giải đáp vấn đề là nếu đầu tư vào nông nghiệp không giảm, mà tăng thêm trong thời gian qua thì tăng trưởng của nông nghiệp có thể cao hơn con số 4% và nguồn lao động từ trong nông nghiệp vẫn còn là lực lượng dự trữ tiềm năng cho công nghiệp. Việc bổ sung thêm nguồn lao động từ nông nghiệp cho công nghiệp và dịch vụ là hết sức

Page 16: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

16

quan trọng. Cho đến trước thời điểm khó khăn năm 2009, giá nhân công Việt Nam đã tăng lên và Việt Nam đang mất dần lợi thế này, một trong những yếu tố hấp dẫn đầu tư bên ngoài. Năng suất lao động ở khu vực I quá thấp như hiện nay là do thiếu đầu tư và thiếu cả cơ chế, chính sách.

Năng suất lao động trong nền kinh tế thấp là do năng suất lao động ở khu vực I thấp, năng suất lao động ở thành phần kinh tế cá thể cũng rất thấp. Năng suất lao động nền kinh tế bình quân chỉ tăng 5,2% năm trong thời gian từ 2001-2008 chủ yếu nhờ tăng vốn đầu tư. Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng chủ yếu là do rút bớt lao động dư thừa, trong khi đó với thành phần kinh tế nhà nước quá trình rút bớt lao động có làm tăng năng suất, nhưng khi lao động tăng lên thì năng suất tăng chậm, thậm chí có năm không tăng (2003/2002).

Vốn đầu tư vào nông nghiệp mặc dù có tăng nhưng không nhiều, thậm chí có năm giảm như năm 2003 và 2005 giảm so năm 2000. Xét về tỉ trọng thì đầu tư vào nông nghiệp cũng như toàn bộ khu vực I giảm rất mạnh. Từ 13,8% hồi năm 2000 còn 6,5% vào năm 2007 (năm 2008 là 6.4%). Thành phần kinh tế cá thể chiếm đến trên 95% trong khu vực I, đầu tư thấp trong nông nghiệp hiển nhiên là cũng rất thấp với thành phần kinh tế này.

Do đặc điểm nông nghiệp nên đầu tư vào nông nghiệp nhiều rủi ro hơn so công nghiệp, dịch vụ, đầu tư kinh doanh ở nông thôn có phí tổn cao hơn khu vực đô thị. Với thực trạng đó thì cơ chế và chính sách phải có nhiều ưu tiên hơn để khu vực này dễ dàng tiếp cận vốn ưu đãi, thuận lợi về môi trường kinh doanh, dễ khởi sự doanh nghiệp hơn. Chính sách ưu tiên, ưu đãi vẫn có nhưng có lẻ chưa đủ liều lượng và vẫn thiếu một cái gì đó căn bản hơn nên kết quả là số doanh nghiệp trong nông nghiệp vẫn chưa đầy 1% so tổng số doanh nghiệp, FDI vào nông nghiệp cũng chưa đến 5% tổng số FDI, và tổng số tài sản cố định mới tăng trong nông nghiệp cũng chỉ bằng 7% tổng số tài sản cố định mới tăng cả nước (2005).

Đầu tư cho nông nghiệp là đầu tư có hiệu quả

Không có số liệu để thuyết phục việc phân phối một cách có hiệu quả vốn vốn đầu tư, và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư ở thành phần kinh tế nhà nước mặc dù đã có nhiều vốn rót vào đây. Nền kinh kế họach định chi phối và các quyết định mang tính vùng miền cũng khó lòng làm vốn đầu có hiệu quả. Các phân tích cũng cho thấy tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua chủ yếu do tăng trưởng vốn, thì phần này rơi chủ yếu với thành phần kinh tế nhà nước và với đầu tư nước ngoài. Tổng năng suất nhân tố đóng góp còn rất ít vào nền kinh tế. Do đầu tư lấn át nên tác động của tiêu dùng tới tăng trưởng còn rất khiêm tốn. Kích cầu đầu tư trong trường hợp này sẽ không mang lại tác động như mong đợi.

Nhưng số liệu lại cho thấy trong nông nghiệp hiệu quả đồng vốn là cao nhất, với thành phần kinh tế cá thể thì hiệu suất đồng vốn cũng cao hơn so với các thành phần kinh tế khác.Trong nông nghiệp, thành phần kinh tế cá thể chiếm hầu hết do vậy đầu tư vào nông nghiệp là tạo cơ hội cho thành kinh tế cá thể nhưng quan trọng hơn chính là cơ chế, chính sách cho thành phần kinh tế cá thể phát triển. Chính sách cần bao gồm các vấn đề:

Thúc đẩy khởi sự doanh nghiệp để có nhiều hơn những hộ kinh tế chuyển thành doanh nghiệp nhằm gia tăng cơ hội tiếp cận vốn, tiếp cận thông tin, và tiếp cận phương pháp quản trị, một điều hết sức quan trọng với kinh tế cá thể. So với các doanh nghiệp lớn thì

Page 17: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

17

các doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận vốn, nhưng so với doanh nghiệp, kinh tế cá thể lại càng khó tiếp cận vốn hơn.

Khi có nhiều doanh nghiệp hơn trong nội ngành (khu vực I) sẽ thúc đẩy đầu tư từ bên trong, và yêu cầu chính quyền cơ sở (huyện và xã) quan tâm và cải thiện môi trường kinh doanh ở nông thôn và qua đó thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, giảm khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, cũng là làm tăng sức mua xã hội.

Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, hay với thành phần kinh tế cá thể là tạo thêm nguồn cung lao động cho khu vực công nghiệp dịch vụ, đang kêu thiếu lao động hiện nay. Các chương trình kích cầu cũng rất cần hướng vào nông nghiệp và nông thôn. Chẳng hạn chính phủ cần có gói cho vay đối với các hộ kinh doanh (khuyến khích họ thành lập doanh nghiệp) trong nông nghiệp mua sắm máy móc, phương tiện cơ giới sử dụng trong nông nghiệp, xây dựng kho chứa.

Chính sách kinh tế sẽ thay đổi và chịu sự tác động của các nhóm lợi ích khi tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên.

Thành phần kinh tế nhà nước sẽ giảm bớt vai trò trong nền kinh tế. Điều này đã thể hiện sau cuộc suy giảm năm 1998 -1999 và lần này, năm 2008 sẽ tiếp tục đánh dấu sự sụt giảm lần thứ 2. Bản thân các định nghĩa DNNN là các công ty có vốn mà phần của nhà nước chiếm 51% thì khi đánh giá lại cấu trúc vốn và khi tiến trình cổ phần hóa được đẩy mạnh, sự thay đổi về tỉ lệ đóng góp của thành phần này trong GDP sẽ sụt giảm rất mạnh.

Sự suy giảm vai trò của kinh tế nhà nước đặt ra nhiều hệ lụy mới trong chính sách và phương thức điều hành kinh tế vĩ mô. Trục chính sách lâu nay vận động theo hướng lấy thành phần kinh tế nhà nước với vai trò chủ đạo làm trung tâm. Các biện pháp bình ổn giá, bình ổn thị trường Chính phủ cũng dựa vào thành phần kinh tế nhà nước, kể cả việc dựa vào đây để chống suy thoái. Với tỉ trọng chiếm đến gần 40% trong GDP và chi phối hầu hết các ngành lĩnh vực trọng yếu thì việc chính phủ lấy đây làm chỗ dựa là điều dễ hiểu. Nhưng khả năng đáp ứng kỳ vọng trên của thành phần kinh tế này rõ ràng là có giới hạn và trong nhiều trường hợp là không làm được. Đợt tăng giá gạo hồi tháng 5 là một ví dụ. Chí phí kinh doanh của các công ty xăng dầu rất cao. Tình trạng tăng giá xăng thì đột ngột và lên ngất trời, khi giá xăng dầu thế giới giảm thì giá trong nước chỉ giảm nhỏ giọt là những ví dụ về yếu kém ở hệ thống bán lẻ, ở kênh phân phối. Hao hụt điện năng cao, hiệu suất sử dụng điện thấp, đầu tư ngoài ngành và cả trong ngành không hiệu quả ở một số tập đoàn là những ví dụ bổ sung. Điều đó tác động đến nhìn nhận xã hội về vai trò và vị trí thành phần kinh tế nhà nước kém dần.

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao và tăng dần việc sử dụng nhiều lao động, có mức đóng góp vào nền kinh tế ngày một nhiều hơn. Khi vai trò của thành phần kinh tế nhà nước yếu đi thì thành phần kinh tế này lại lấp vào. Điều này đã thể hiện vào năm 1998-1999, tỉ trọng của thành phần kinh tế nhà nước trong GDP giảm, thay vào đó là thành phần kinh tế nước ngoài. Việt Nam gia nhập WTO và việc hội nhập sâu vào nền kinh tế nước ngoài đã có thêm điều kiện để đầu tư nước ngoài gia tăng (số liệu FDI đăng ký năm 2006 và 2007 đều tăng rất cao so các năm trước) vai trò của thành phần này sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới. Tỉ lệ của thành phần kinh tế này trong GDP sẽ tăng lên trên 20% vào năm 2010.

Trong khi vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với Hiệp hội của họ, các Phòng thương mại của doanh nghiệp các nước đang đầu tư ở Việt Nam đang tăng lên và đang dự phần ngày càng nhiều trong quá trình ban hành các chính sách. Việc thực hiện các qui định trong cam kết gia nhập WTO cũng làm cho quá trình ban hành chính sách,

Page 18: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

18

điều hành nền kinh tế của Chính phủ cũng bị ràng buộc hơn so với trước. Việc xuất hiện sân chơi với các luật lệ mới và áp lực từ nhiều phía trong khi thể chế và sự vận hành thường chậm thay đổi hơn, chắc chắn sẽ có những khó khăn, trục trặc trong hệ thống và điều đó có thể ít nhiều xung đột về lợi ích giữa các nhóm.

Sự chênh lệch thu nhập giữa các thành phần kinh tế ngày càng lớn là dấu hiệu bất bình đẳng gia tăng. Sự xuất hiện của nhiều nhóm yếu thế nhưng rời rạc với một số ít nhóm lợi ích có sức mạnh chi phối dư luận và lobby chính sách. Sự yếu thế của thành phần kinh tế cá thể không chỉ trước các DNNN mà còn với các đại gia kinh tế tư nhân, đây là điểm mới sẽ chi phối chính sách trong thời gian tới. Các doanh nghiệp nhà nước tuy có sức mạnh nhưng vẫn có lực lượng chính trị do nguồn vốn chủ sở hữu chi phối, kềm chế nhưng với các đại gia từ thành phần kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì họ rất dễ bị đè bẹp trước khi phát triển. Sự thay đổi tỉ trọng của thành phần kinh ết có FDI và kinh tế tư nhân báo hiệu bước vào giai đoạn mới trong tiến trình tác động chính sách và họach định chính sách ở kinh tế. Các FDI và kinh tế tư nhân lấn át sẽ đánh bật thành phần kinh tế cá thể ra bên lề nếu nền chính trị không đủ mạnh.

Các chỉ số tăng trưởng và sử dụng vốn chỉ ra rằng chính sách kinh tế và sự phân bổ vốn cần hướng đến nông nghiệp, nông thôn và thành phần kinh tế cá thể

Thu nhập lao động nông nghiệp chỉ bằng 30% so thu nhập trung bình của nền kinh tế và đã giảm từ tỉ lệ 40% hồi năm 1990. Thu nhập của lao động trong thành phần kinh tế cá thể cũng chỉ bằng 37% của nền kinh tế. Lao động trong nông nghiệp chiếm hơn 50% tổng số lao động, lao động trong thành phần kinh tế cá thể chiếm 80% tổng số lao động. Nói cách khác 80% lao động và cũng ngần ấy là dân số có số thu nhập trung bình chỉ bằng 1/3 mức trung bình của cả nước. Nếu so với 20% còn lại trong thành phần kinh tế nhà nước và với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì chưa bằng 10% (9% so với thành phần kinh tế nhà nước và 7% so với đầu tư nước ngoài). Các số liệu này chỉ ra rằng sự phát triển kinh tế sau một thời gian đã bị thiên lệch nghiêm trọng về mặt xã hội cần có sự điều chỉnh gấp rút. Về mặt kinh tế với 80% dân số thu nhập thấp chỉ bằng 1/3% mức trung bình và 20% còn lại có thu nhập cáo hơn thì rất khó tạo động lực từ bên trong xét về đầu tư lẫn nhu cầu cải cách. Để tăng trưởng nền kinh tế chỉ còn cách duy nhất là gia tăng đầu tư và xuất khẩu ra bên ngoài. Nhu cầu từ thị trường trong nước nhỏ và thiếu đa dạng làm cho cơ cấu sản xuất trong nước cũng bị què quặt.

Các số liệu về sử dụng vốn đầu tư lại cho thấy cả trong nông nghiệp và với thành phần kinh tế cá thể thì hiệu quả vốn đầu tư đều cao hơn các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế khác. Mặc dù năng suất lao động thấp, được đầu tư cũng ít nhưng tốc độ tăng năng suất lao động trong nông nghiệp và với thành phần kinh tế đều cao hơn các ngành và thành phần kinh tế khác. Tỉ suất tăng trưởng vốn/ tăng trưởng giá trị gia tăng thấp, tỉ suất tăng trưởng lao động/tăng trưởng giá trị gia tăng cao cho thấy khả năng giải quyết công ăn việc làm của nông nghiệp và thành phần kinh tế cá thể cao hơn, tốt hơn so các ngành và thành phần kinh tế khác mặc dù với đồng vốn đầu tư ít hơn.

Số liệu này một lần nữa chỉ ra rằng nếu muốn phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn lực thì nên đầu tư vào đâu và rằng tiềm năng tăng trưởng thực sự của đất nước hiện nay đang nằm ở đâu. Vấn đề là cần một chính sách mới để thúc đẩy.

Thách thức lớn nhất về chính sách trong thời gian tới là ổn định nông thôn, phát triển nông nghiệp chiều sâu và thúc đẩy được thành phần kinh tế cá thể phát triển

Với gần ½ GDP và hơn 4/5 lao động thì thành phần kinh tế cá thể và tư nhân đang là hình ảnh chứng minh sự thành công về thể chế và các chính sách phát triển của đất nước.

Page 19: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

19

Trước năm 2000 thành phần kinh tế ngoài nhà nước (chủ yếu là kinh tế cá thể và tư nhân, kinh tế tập thể rất nhỏ) còn chiếm hơn 50% GDP, 90% số lao động nhưng đến năm 2008 chỉ còn 47% GDP và 87% số lao động. Sự giảm sút này chủ yếu là với kinh tế cá thể và kinh tế tập thể, trong khi thành phần kinh tế tư nhân tăng lên về tỉ trọng trong GDP (từ 7,3 % lên 10,8% ) và trong lao động (từ 2% lên 8,5% trong thời gian từ 2000 và 2008). Các chính sách phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là vai trò của luật doanh nghiệp năm 2000 (Luật Doanh nghiệp năm 1999 và có hiệu lực từ năm 2000) đã tạo môi trường cho mới cho thành phần kinh tế này phát triển. Nhưng những cải cách đó nếu không được nuôi dưỡng tốt sẽ bị xì hơi như đã từng xảy ra một số năm 86-90.

Thành phần kinh tế cá thể phần lớn hoạt động trong nông nghiệp với các hộ sản xuất, trong thương mại là các hộ bán lẻ và ở khu vực nông thôn. Với thành phần kinh tế này sự phát triển của nó đã bị chèn ép từ thành phần kinh tế nhà nước trong việc sử dụng vốn, tài nguyên đến danh mục các ngành nghề từ khởi sự doanh nghiệp đến phát triển. Chỉ một ít trong số thành phần kinh tế tư nhân là các công ty tư nhân lớn trong lĩnh vực địa ốc, bất động sản là có khả năng tốt hơn trong tiếp cận vốn, vận động chính sách, còn lại hầu hết đều rất dễ bị tổn thương tổn khi nền kinh tế lâm vào khó khăn. Sự lớn mạnh của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cùng với các đại gia của thành phần kinh tế tư nhân có thể sẽ là người chèn ép chính thành phần kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế cá thể trong nước.

Chính sách nếu không thể làm cho thành phần kinh tế cá thể phát triển nhanh hơn và khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn mạnh thì đại bộ phận dân chúng, người lao động sẽ đứng bên lề của sự phát triển, mà sự phát triển cũng không thật sự bền.

Đầu tư không hiệu quả không chỉ ở thành phần kinh tế nhà nước.

Không phải chỉ có các DNNN mới có quyết định sai lầm trong đầu tư và nền kinh tế phải trả giá như một số nhà kinh tế phê phán. Các công ty tư nhân, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế tư nhân (gọi cách khác hiện nay là các “đại gia”) vẫn có những quyết định sai lầm và nền kinh tế cũng phải trả giá.

Tuy nhiên cơ chế để giám sát DNNN và các tập đoàn tư nhân là khác nhau. Hệ thống chính trị và luật pháp để điều hành và giám sát doanh nghiệp hiện nay lấy chỗ dựa là thành phần kinh tế nhà nước sẽ không phù hợp khi thành phần kinh tế tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài lớn mạnh. Khi ngày càng có nhiều hơn lãnh đạo từ các DNNN, các cán bộ quản lý từ bộ máy nhà nước chuyển sang làm việc ở các tập đoàn tư nhân thì khả năng lobby, khả năng vận động chính sách cũng như khả năng né tránh các biện pháp giám sát của hệ thống luật pháp sẽ tinh vi hơn. Những gì áp dụng để kiểm soát các tập đoàn và DNNN hiện nay sẽ không thể sử dụng để kiểm soát các tập đoàn tư nhân, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm tới.

Cũng không có gì đảm bảo rằng với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì các quyết định đầu tư của họ lúc nào cũng đúng và có hiệu quả. Và rằng ngay cả với đầu tư tư nhân cũng không phải lúc nào họ cũng chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Khi tình hình nguy cấp xảy ra họ sẵn sàng bỏ của chạy lấy người, thậm chí chạy còn nhanh hơn ai hết. Hậu quả tất nhiên là xã hội phải gánh chịu và nhà nước luôn phải có trách nhiệm đứng ra cáng đáng. Mạng lưới an sinh xã hội cần gấp rút được xây dựng để đương đầu với những khó khăn lớn hơn khi sự phân bố lại vị thế giữa thành phần kinh tế trong thời gian tới.

Kiểm soát nguồn lực là công việc của Chính phủ nhưng điều quan trọng là cơ chế vận hành để sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế. Các chính sách ra đời

Page 20: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

20

đều có mục tiêu thúc đẩy các ngành, các thành phần kinh tế phát triển, trong giai đoạn hiện nay tiêu điểm của chính sách cần hướng đến nông nghiệp và thành phần kinh tế cá thể. Sự thay đổi ở hai bộ phận này sẽ tái cấu trúc lại nền kinh tế, chuyển từ giai đoạn lấy xuất khẩu và đầu tư làm đòn bẩy tăng trưởng sang thúc đẩy nhu cầu trong nước là động lực phát triển./.

Page 21: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

21

Phụ lục

Các bảng biểu

Bảng 1: Tăng trưởng của các ngành trong GDP và lao động (%) Tăng trưởng GDP Tăng trưởng lao động

96-00

01-05

06-07

91-00

01-08

96-00

01-05

06-07

91-00

01-08

GDP 7.0 7.5 8.4 7.6 7.6 2.6 2.5 1.9 2.5 2.2 Khu vực I 4.4 3.8 3.6 4.3 3.8 0.8 -0.2 -1.0 1.3 -0.4 Nông nghiệp & LN 4.5 3.3 2.7 4.3 3.2 0.4 -0.6 -1.4 1.0 -0.8 Thủy sản 4.9 8.8 9.1 5.1 8.5 16.4 8.4 5.0 13.2 6.9 Khu vực II 10.6 10.3 10.5 11.3 9.7 5.6 9.4 6.8 4.1 8.3 Khai thác mỏ 12.2 4.4 -0.7 14.9 1.7 1.1 5.9 7.9 -0.3 6.7 CN chế biến 11.2 11.7 12.6 10.8 11.7 6.1 8.1 6.6 4.5 7.4 SX và p.phối điện… 13.4 12.2 12.0 11.7 11.3 1.3 12.9 14.1 0.9 13.3 Xây dựng 7.2 10.8 11.5 9.9 9.5 5.6 14.0 6.5 4.5 11.0 Khu vực III 5.7 7.0 8.5 7.1 7.4 7.4 5.1 4.8 5.9 4.8 Thương mại 5.9 7.5 8.6 6.6 7.6 15.0 4.8 3.6 11.0 4.1 Khách sạn nhà hàng 5.6 8.7 12.6 7.7 9.7 5.6 2.3 3.0 5.5 2.4 Vận tải, thông tin llạc 6.5 7.4 10.3 6.8 8.9 9.1 0.6 0.4 6.5 0.5 Tài chính tín dụng 7.5 7.7 8.5 11.8 7.8 2.1 15.8 15.9 1.0 14.4 Khoa học và c.nghệ 8.0 6.2 7.5 7.8 6.5 -12.7 5.4 4.8 -7.5 4.6 Tài sản và tư vấn 4.7 3.9 3.5 7.1 3.6 0.4 18.8 19.4 6.2 18.7 Quản lý NN 2.6 5.5 7.9 4.8 6.2 -14.9 11.5 10.6 -7.2 11.0 Giáo dục và đào tạo 5.6 7.5 8.6 8.4 7.8 3.3 4.4 4.9 2.8 4.4

Nguồn: NGTK. Bảng 2: Cơ cấu ngành và cơ cấu lao động trong nền kinh tế (%) 1990 1992 1995 2000 2003 2005 2008GDP 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0Khu vực I 38.7 33.9 27.2 24.5 22.5 21.0 22.1 Nông nghiệp & LN 32.7 29.3 23.0 19.8 17.3 15.9 18.1 Thủy sản 3.1 2.9 2.9 3.4 3.9 3.9 4.0Khu vực II 22.7 27.3 28.8 36.7 39.5 41.0 39.7 Khai thác mỏ 5.2 4.8 4.8 9.7 9.3 10.6 8.9 CN chế biến 12.3 15.4 15.0 18.6 20.5 20.6 21.1 SX và P.phối điện,nước 1.4 1.5 2.1 3.2 3.6 3.5 3.2 Xây dựng 3.8 5.6 6.9 5.4 6.1 6.4 6.5Khu vực III 38.6 38.8 44.1 38.7 38.0 38.0 38.2 Thương mại 13.0 13.8 16.4 14.2 13.6 13.6 13.9 Khách sạn nhà hàng 4.2 3.4 3.8 3.3 3.0 3.5 4.4 Vận tải, thông tin liên lạc 3.5 4.2 4.0 3.9 4.0 4.4 4.5 Tài chính tín dụng 1.2 1.4 2.0 1.8 1.8 1.8 1.8 Khoa học và công nghệ 0.5 0.6 0.6 0.5 0.6 0.6 0.6 Tài sản và tư vấn 6.1 4.8 5.4 4.3 4.5 4.0 3.6

Page 22: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

22

Quản lý NN 3.3 3.3 3.6 2.7 2.7 2.8 2.8 Giáo dục và đào tạo 2.7 2.8 3.6 3.4 3.5 3.2 2.6Lao động 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0Khu vực I 73.0 72.4 71.3 65.1 60.2 57.1 52.6Nông nghiệp & LN 72.0 71.3 69.9 62.5 57.0 53.6 48.9 Thủy sản 1.0 1.1 1.4 2.6 3.3 3.5 3.8Khu vực II 11.2 11.3 11.4 13.1 16.4 18.2 20.8 Khai thác mỏ 0.9 0.8 0.7 0.7 0.7 0.8 1.0 CN chế biến 7.8 7.9 8.0 9.4 11.2 12.3 14.0 SX và P.phối điện,nước 0.3 0.3 0.2 0.2 0.3 0.4 0.5 Xây dựng 2.3 2.3 2.4 2.8 4.2 4.7 5.3Khu vực III 15.7 16.3 17.4 21.8 23.3 24.7 26.6 Thương mại 4.7 5.1 5.9 10.4 11.2 11.6 12.0 Khách sạn nhà hàng 1.4 1.5 1.6 1.8 1.8 1.8 1.9 Vận tải, thông tin liên lạc 2.1 2.2 2.3 3.1 2.9 2.8 2.7 Tài chính tín dụng 0.2 0.2 0.2 0.2 0.3 0.4 0.5 Khoa học và công nghệ 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 Tài sản và tư vấn 0.1 0.1 0.2 0.2 0.3 0.4 0.6 Quản lý NN 2.7 2.6 2.6 1.0 1.2 1.5 1.9 Giáo dục và đào tạo 2.6 2.6 2.6 2.7 2.8 2.9 3.1

Nguồn: Tổng cục Thống kê - Niên giám thống kê Bảng 3 : Năng suất lao động trong các ngành kinh tế (*) 1990 1995 2000 2003 2005 2008 Nền kinh tế 4.5 5.9 7.3 8.3 9.2 10.9 Khu vực I 2.0 2.2 2.6 2.9 3.2 3.6 Nông nghiệp 1.7 1.9 2.3 2.6 2.8 3.3 Thủy sản 14.3 11.4 6.8 6.4 6.9 7.6 Khu vực II 10.1 15.6 19.7 19.4 20.4 21.8 Khai thác mỏ 17.4 42.8 72.1 69.6 67.0 48.9 CN chế biến 8.1 11.4 14.5 15.7 17.0 19.8 SX và phân phối điện,nước 27.8 43.6 76.6 71.1 74.3 66.3 Xây dựng 11.9 18.4 19.9 16.9 17.2 17.8 Khu vực III 12.3 14.9 13.8 14.4 15.1 16.8 Thương mại 17.1 17.4 11.5 12.1 13.0 15.0 Khách sạn nhà hàng 10.5 12.9 12.9 14.4 17.6 22.3 Vận tải, thông tin liên lạc 8.9 10.3 9.1 10.8 12.7 17.4 Tài chính tín dụng 27.0 58.0 75.1 63.2 52.4 46.8 Khoa học và công nghệ 20.3 32.1 93.1 100.7 96.7 108.0 Tài sản và tư vấn 176.2 155.6 191.4 125.8 97.9 64.7 Quản lý NN 6.3 8.4 21.3 19.1 16.2 15.0 Giáo dục và đào tạo 5.4 8.3 9.2 9.8 10.6 11.9

Nguồn: NGTK. (*) GDP/lao động (triệu đồng/ người, tính theo giá cố định 1994) Bảng 4: Thu nhập lao động phân theo ngành 1990 1992 1995 2000 2003 2005 2007 2008

Page 23: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

23

Bình quân 1 LĐ 1.4 3.6 6.9 11.7 15.1 19.7 25.9 32.9Khu vực I 0.8 1.7 2.6 4.4 5.7 7.3 9.8 13.8 Nông Nghiệp &LN 0.7 1.6 2.4 4.0 4.9 6.3 8.4 12.2 Thủy sản 4.5 9.2 14.4 15.1 18.2 22.2 28.2 34.7Khu vực II 2.9 8.7 17.5 32.9 36.3 44.5 53.8 62.8 Khai thác mỏ 8.3 20.8 45.5 166.6 193.5 260.5 281.0 306.1 CN chế biến 2.2 7.0 13.0 23.1 27.5 33.0 40.8 49.5 SX và ph.phối điện,nước 7.6 21.4 60.5 169.2 176.7 191.1 202.4 212.1 Xây dựng 2.4 8.6 19.9 22.7 22.0 26.7 35.2 40.0Khu vực III 3.5 8.5 17.6 20.9 24.6 30.4 37.9 47.3 Thương mai 4.0 9.7 19.4 16.1 18.4 23.1 29.6 38.1 KS, Nhà hàng 4.4 8.3 16.5 20.9 25.0 38.2 55.3 78.0 Vận tải, TT 2.3 6.9 12.0 14.8 20.7 30.3 42.0 54.9 Tài chính & TD 7.2 22.9 67.8 108.4 99.0 96.4 98.9 123.7 Khoa học& CN 5.6 15.6 37.9 124.7 182.0 214.2 262.6 342.8 Tài sản và tư vấn 73.6 119.8 198.0 300.1 248.7 222.2 201.4 213.7 Quản lý NN 1.8 4.6 9.8 32.1 34.5 35.5 39.5 47.3 Giáo dục&đào tạo 1.5 4.0 9.8 14.9 18.7 21.8 25.7 27.5

Nguồn: NGTK. Tính theo GDP giá thực tế/lao động (triệu đồng/ người) Bảng 5: Thu nhập lao động các ngành so mức trung bình của nền kinh tế (%) 1990 1995 2000 2005 2008 Chung nền kinh tế 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Khu vực I 53.1 38.1 37.7 36.7 42.0 Nông nghiệp và lâm nghiệp 45.5 32.9 31.8 29.5 37.1 Thủy sản 312.6 207.8 128.4 112.7 105.4 Khu vực II 201.4 253.0 280.3 225.4 190.8 Khai thác mỏ 578.3 656.4 1418.7 1320.5 930.2 CN chế biến 156.6 187.3 196.7 167.2 150.3 SX và phân phối điện,nước 531.5 873.0 1441.2 968.5 644.8 Xây dựng 167.8 287.4 193.5 135.1 121.5 Khu vực III 244.8 253.5 177.7 153.9 143.8 Thương mại 278.3 279.4 137.4 116.9 115.8 Khách sạn nhà hàng 309.1 238.2 178.3 193.7 237.1 Vận tải, thông tin liên lạc 162.2 172.9 125.8 153.7 166.9 Tài chính tín dụng 500.7 978.5 922.9 488.7 375.8 Khoa học và công nghệ 388.8 546.5 1062.4 1085.5 1041.9 Tài sản và tư vấn 5149.0 2856.6 2555.8 1126.0 649.5 Quản lý NN 123.8 141.8 273.3 180.1 143.7 Giáo dục và đào tạo 105.6 141.7 127.0 110.7 83.5

Nguồn: NGTK. So với mức trung bình của nên kinh tế thì thu nhập của lao động nông nghiệp chỉ bằng 30,3%, nếu so với thu nhập ở ngành cao nhất như khai thác hay khoa học nghệ thì chưa bằng 3% Bảng 6.1: Cơ cấu thành phần sở hữu trong các ngành kinh tế Năm 1995 Năm 1999

Page 24: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

24

Tổng cộng I II III

Tổng cộng I II III

Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Kinh tế nhà nước 40.2 4.3 50.3 55.7 38.7 4.1 44.9 55.4 Kinh tế ngoài nhà nước 53.5 95.7 30.7 42.4 49.0 95.8 22.3 42.3 Kinh tế tập thể 10.1 33.1 1.4 1.5 0.9 0.0 0.7 1.6 Kinh tế tư nhân 7.4 1.4 9.4 9.9 7.3 1.4 7.1 11.1 Kinh tế cá thể 36.0 61.2 19.8 31.0 40.9 94.4 14.5 29.6 Kinh tế có FDI 6.3 0.0 19.0 1.9 12.2 0.1 32.8 2.3

Nguồn: Nguyễn Văn Chỉnh: Kinh tế Việt Nam đổi mới Bảng 6.2: Cơ cấu thành phần kinh tế nhà nước trong một số ngành 1991 1995 1999 Công nghiệp khai thác mỏ 19.4 17.5 12.9 Công nghiệp chế biến 53.2 56.5 49.7 Sản xuất phân phối điện nước 100.0 97.6 98.6 Xây dựng 45.3 45.6 49.8 Thương mại 28.0 42.6 44.6 Khách sạn nhà hàng 67.2 71.6 68.2 Vận tải, thông tin liên lạc 60.5 64.7 60.9 Tài chính tín dụng 99.6 93.6 83.5 Khoa học và công nghệ 100.0 100.0 100.0 Tài sản và tư vấn 3.2 8.2 18.3 Quản lý NN 100.0 100.0 100.0 Giáo dục và đào tạo 99.9 98.0 92.0 Y tế và hoạt động cứu trợ 98.1 92.4 86.4 Văn hóa, thể thao 97.8 91.2 74.0

Nguồn: Nguyễn Văn Chỉnh: Kinh tế Việt Nam đổi mới Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư ở thành phần kinh tế nhà nước (%) 1995 2000 2005 2008 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100 Khu vực I 12.0 12.2 7.2 7.4 Nông nghiệp (và LN) 11.5 10.3 6.8 6.9 Thủy sản 0.5 1.9 0.4 0.4 Khu vực II 38.9 39.9 40.5 37.1 Khai thác mỏ 3.6 9.6 8.6 7.3 CN chế biến 14.7 10.3 9.7 8.0 SX và phân phối điện,nước 18.2 17.6 17.6 16.4 Xây dựng 2.4 2.4 4.6 5.4 Khu vực III 49.1 47.8 52.4 55.5 Thương mại 1.7 1.4 1.7 2.1 Khách sạn nhà hàng 0.8 1.0 0.4 0.6 Vận tải, thông tin liên lạc 24.3 20.9 23.5 24.8 Tài chính tín dụng 0.3 0.7 0.5 1.3

Page 25: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Nhữ độ ể ị ơ ấ ế ơ ấ dich co cau thanh... · 1 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Những tác động

25

Khoa học và công nghệ 0.7 2.1 0.9 1.5 Tài sản và tư vấn 0.6 0.9 1.3 1.8 Quản lý NN 7.4 4.4 6.0 6.4 Giáo dục và đào tạo 4.5 6.4 5.4 5.2

Nguồn: TCTK. Tính theo giá thực tế Bảng 8: Suất vốn đầu tư mỗi lao động theo ngành và thành phần kinh tế 1995 2000 2003 2005 2008 Theo ngành kinh tế Lao động trong nền kinh tế 1.96 3.06 4.11 5.03 7.32 Khu vực I 0.36 0.65 0.58 0.66 0.99 Nông nghiệp và lâm nghiệp 0.35 0.56 0.52 0.56 0.83 Thủy sản 1.03 2.86 1.6 2.15 3.07 Khu vực II 5.87 9.16 10.39 11.69 14.43 Khai thác mỏ 13.45 28.54 28.49 49.71 54.3 CN chế biến 4.18 6.25 7.59 7.58 9.67 SX và phân phối điện,nước 76.45 156.37 144.91 167.38 168.74 Xây dựng 2.27 2.61 4.78 4.22 5.3 Khu vực III 5.93 6.59 8.81 10.23 14.3 Thương mại 0.42 0.59 2.17 2.12 2.43 Khách sạn nhà hàng 6.5 4.95 3.88 4.85 7.07 Vận tải, thông tin liên lạc 13.35 12.91 22.93 27.03 40.61 Tài chính tín dụng 1.25 13.19 12.72 8.37 17.42 Khoa học và công nghệ 5.33 76.28 45.91 43.18 83.75 Tài sản và tư vấn 30.58 48.03 22.11 22.84 65.16 Quản lý NN 2.4 7.92 6.95 10.69 10.48 Giáo dục và đào tạo 1.9 4.66 4.52 5.64 7.25 Theo thành phần kinh tế Kinh tế nhà nước 8.9 19.5 23.7 28.5 27.1 Kinh tế ngoài nhà nước 0.6 0.8 1.2 1.7 2.7 Khu vực có FDI 28.8 36.0 34.5 57.0

Nguồn: NGTK. Tính theo giá 1994, triệu đồng/lao động