cisco vs microsoft

13
1 | Page Chứng chỉ Cisco vs Microsoft Bạn đã từng nghe nói nhiều đến các chứng chỉ tin học quốc tế, có giá trị trên toàn cầu, được các công ty lớn như Microsoft, Cisco, IBM công nhận. Thực ra, những chứng chỉ này là gì và có giá trị như thế nào, bạn sẽ có lợi gì khi đạt được những chứng chỉ đó? Người người đi thi chứng chỉ quốc tế Hiện nay, do tốc độ phát triển của công nghệ quá nhanh, các công ty tin học hàng đầu thế giới như Microsoft, Cisco, Oracle, IBM, Sun v.v... đều phải cần đến một đội ngũ chuyên viên, kỹ sư rất lớn để hỗ trợ và phát triển các giải pháp của mình ở trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mỗi công ty không thể tự đào tạo một số lượng chuyên viên lớn với quy mô như vậy nên họ đã đưa ra một chương trình đào tạo của riêng mình, cấp giấy chứng nhận cho những người đạt yêu cầu là chuyên viên của mình. Sau đó, họ chọn lọc và ủy nhiệm cho các trung tâm đào tạo trên toàn thế giới để đào tạo chuyên viên theo đúng chương trình, ủy nhiệm cho Prometric (http://www.prometric.com) Pearson VUE (http://pearsonvue.com ) tổ chức các kỳ thi và cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên viên hoặc kỹ sư. Chứng chỉ của Microsoft và Cisco là những chứng chỉ phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Những chứng chỉ này là MCP, MCSA, MCSE, MCAD, MCSD, MCDBA, MCTS, MCITP và CCNA, CCDA, CCNP, CCDP, CCIE. Có thể bạn sẽ thấy hoa mắt với mấy cái tên viết tắt này, nhưng bạn cũng nên làm quen dần với nó vì sẽ còn nhiều thứ gây nhức đầu hơn khi bạn bắt đầu đi vào con đường “chuyên nghiệp” của công nghệ thông tin (CNTT). Tuy chúng không nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia nhưng cũng đã được thừa nhận tại các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước và được công nhận một cách không chính thức trong giới CNTT Việt Nam. Và khi trong hồ sơ của bạn có càng nhiều cái tên chứng chỉ này, bạn càng dễ tìm việc làm hoặc được làm ở vị trí tốt hơn. Ngoài ra, bạn còn được nhiều ưu đãi từ các công ty đã cấp chứng chỉ - như được mua các sản phẩm với giá rẻ hơn, được truy cập miễn phí vào các nguồn tài nguyên dành riêng cho chuyên viên, và còn được mời đi dự các hội thảo do các công ty đó tổ chức. Tuy nhiên, với tình trạng “người người thi lấy chứng chỉ” như hiện nay, đã xuất hiện khá nhiều trường hợp chỉ chuyên “luyện thi” rồi đi thi lấy bằng, chứ thật sự thì... không đạt những khả năng mà một chuyên viên CNTT cần phải có. Những người như vậy thường được gọi đùa là “MCSA Paper”, hoặc “CCNA Paper” (một dạng “tiến sĩ giấy”): Họ cũng có thể tìm được việc làm tại các công ty nhỏ, hoặc chỉ làm được một thời gian đầu thử việc do không có trình độ thực sự. Vì vậy, các bạn nên tìm hiểu kỹ về các chứng chỉ trước khi quyết định chọn cho mình một sự nghiệp và một con đường để phấn đấu.

Upload: kiddeveloper

Post on 19-Jun-2015

103 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

Cisco vs Microsoft

TRANSCRIPT

Page 1: Cisco vs Microsoft

1 | P a g e

Chứng chỉ Cisco vs Microsoft

Bạn đã từng nghe nói nhiều đến các chứng chỉ tin học quốc tế, có giá trị trên toàn cầu, được các công

ty lớn như Microsoft, Cisco, IBM công nhận. Thực ra, những chứng chỉ này là gì và có giá trị như thế

nào, bạn sẽ có lợi gì khi đạt được những chứng chỉ đó?

Người người đi thi chứng chỉ quốc tế

Hiện nay, do tốc độ phát triển của công nghệ quá nhanh, các công ty tin học hàng đầu thế giới như

Microsoft, Cisco, Oracle, IBM, Sun v.v... đều phải cần đến một đội ngũ chuyên viên, kỹ sư rất lớn để

hỗ trợ và phát triển các giải pháp của mình ở trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mỗi công ty không thể tự

đào tạo một số lượng chuyên viên lớn với quy mô như vậy nên họ đã đưa ra một chương trình đào tạo

của riêng mình, cấp giấy chứng nhận cho những người đạt yêu cầu là chuyên viên của mình. Sau đó,

họ chọn lọc và ủy nhiệm cho các trung tâm đào tạo trên toàn thế giới để đào tạo chuyên viên theo đúng

chương trình, ủy nhiệm cho Prometric (http://www.prometric.com) và Pearson VUE

(http://pearsonvue.com) tổ chức các kỳ thi và cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên viên hoặc kỹ sư.

Chứng chỉ của Microsoft và Cisco là những chứng chỉ phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Những

chứng chỉ này là MCP, MCSA, MCSE, MCAD, MCSD, MCDBA, MCTS, MCITP và CCNA, CCDA,

CCNP, CCDP, CCIE. Có thể bạn sẽ thấy hoa mắt với mấy cái tên viết tắt này, nhưng bạn cũng nên

làm quen dần với nó vì sẽ còn nhiều thứ gây nhức đầu hơn khi bạn bắt đầu đi vào con đường “chuyên

nghiệp” của công nghệ thông tin (CNTT). Tuy chúng không nằm trong hệ thống văn bằng quốc gia

nhưng cũng đã được thừa nhận tại các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước và được công

nhận một cách không chính thức trong giới CNTT Việt Nam. Và khi trong hồ sơ của bạn có càng

nhiều cái tên chứng chỉ này, bạn càng dễ tìm việc làm hoặc được làm ở vị trí tốt hơn. Ngoài ra, bạn

còn được nhiều ưu đãi từ các công ty đã cấp chứng chỉ - như được mua các sản phẩm với giá rẻ hơn,

được truy cập miễn phí vào các nguồn tài nguyên dành riêng cho chuyên viên, và còn được mời đi dự

các hội thảo do các công ty đó tổ chức.

Tuy nhiên, với tình trạng “người người thi lấy chứng chỉ” như hiện nay, đã xuất hiện khá nhiều trường

hợp chỉ chuyên “luyện thi” rồi đi thi lấy bằng, chứ thật sự thì... không đạt những khả năng mà một

chuyên viên CNTT cần phải có. Những người như vậy thường được gọi đùa là “MCSA Paper”, hoặc

“CCNA Paper” (một dạng “tiến sĩ giấy”): Họ cũng có thể tìm được việc làm tại các công ty nhỏ, hoặc

chỉ làm được một thời gian đầu thử việc do không có trình độ thực sự.

Vì vậy, các bạn nên tìm hiểu kỹ về các chứng chỉ trước khi quyết định chọn cho mình một sự nghiệp

và một con đường để phấn đấu.

Page 2: Cisco vs Microsoft

2 | P a g e

Về hệ thống chứng chỉ của Cisco

Cisco là tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp mạng viễn thông đứng vào hàng lớn nhất thế giới.

Khác với Microsoft hay hệ thống Linux/Unix/Solaris, Cisco tập trung vào các công nghệ mạng trục,

các hệ thống backbone, các hệ thống mạng của ISP, IXP và các dịch vụ mạng thông minh cao cấp như

Content Network, Voice, Truyền hình. Một cách hình tượng, ta ví von hệ thống Microsoft như xây

dựng một ngôi nhà lớn hoàn thiện, còn Cisco là xây dựng các con đường bằng phẳng, kết nối

những ngôi nhà lớn với nhau, tạo thành những hệ thống thông tin internet đồ sộ hiện nay.

Với những công nghệ phức tạp, tinh xảo, hiện đại vốn biến đổi hàng giờ, Cisco hiểu rằng chỉ có một

nguồn nhân lực với kỹ thuật cao, kiến thức nền tảng vững vàng mới có thể đáp ứng được bước tiến, áp

lực của sự phát triển ấy. Do đó, từ năm 1996, Cisco đã đưa ra một hệ thống các bằng cấp phân lớp.

Ngoài việc thể hiện trình độ của một cá nhân, các bằng

cấp này còn thể hiện uy tín, khả năng làm hài lòng khách

hàng, khả năng hỗ trợ, làm việc, v.v... của công ty ấy. Hệ

thống bằng cấp cùng với chính sách khuyến khích các

công ty đối tác (partner) đầu tư vào việc thi lấy các

chứng chỉ để công ty tuyển dụng có thể đạt được những

danh hiệu như Premier, Bronze, Silver và Gold Partners,

từ đó được hưởng những sự ưu đãi vể giá cả, hỗ trợ của

Cisco đã thật sự tạo nên cơn sóng ồ ạt thi lấy các chứng

chỉ Cisco vào những năm 1999-2000.

Ban đầu, Cisco chỉ có một chứng chỉ duy nhất là CCIE

(Cisco Certified Internetwork Expert). Điều đặc biệt,

thay vì đánh số CCIE#1 cho người đầu tiên nhận chứng

chỉ CCIE toàn cầu, Cisco lại chọn con số 1024 để làm

con số bắt đầu. Và CCIE#1024 được đặt cho Phòng thí

nghiệm trọng điểm Cisco Testing Lab (hiện nay vẫn

được gắn biển CCIE#1024 ở trước cửa ra vào). Brad

Wright - Phụ trách chương trình CCIE đầu tiên, đã lựa

chọn Stuart Biggs, kỹ sư cao cấp của Cisco và là người

thiết kế đề thi và phòng lab CCIE để trở thành CCIE thứ

2 của thế giới với mã hiệu CCIE#1025. Và thực tế, Terry Slaterry, người được cấp chứng chỉ CCIE

vào ngày 03/08/2008 được coi là CCIE đầu tiên của thế giới với mã hiệu CCIE#1026.

Song bởi nhiều tác động, trong đó có thể kể đến độ khó của chứng chỉ (chỉ mới có hơn 20.000 CCIE

trên thế giới và 26 CCIE người Việt Nam – tính đến thời điểm hiện tại), các yếu tố về kinh tế, đầu tư

tốn kém cho một CCIE đã khiến cho hệ thống bằng cấp hiện tại mất đi sự linh hoạt. Nhận ra điều đó,

Cisco đã khôn khéo tách hệ thống chứng chỉ của mình ra thành nhiều cấp, bậc khác nhau, khiến cho hệ

thống đó trở nên linh hoạt, uyển chuyển hơn, bản thân người học tự nhắm được những mục tiêu “có

thể”, và mang đến lợi ích cho các công ty nhỏ hơn, vốn không cần kỹ năng của một CCIE.

Vì vậy, hệ thống chứng chỉ Cisco được tách ra thành những “rãnh chuyên môn” khác nhau, trong đó

có 3 cấp cơ bản – Associate / Professional / Expert. Và 1 Expert ~ 16 Professionals ~ 128 Associates.

Terry Slaterry, CCIE đầu tiên của

thế giới. (CCIE #1026, chứng chỉ

cấp ngày 03/08/1993)

Page 3: Cisco vs Microsoft

3 | P a g e

* Cấp độ chuyên viên (Associate):

CCNA (Cisco Certified Network Associate): chuyên về cấu hình và quản trị mạng

CCDA (Cisco Certified Design Associate): chuyên về thiết kế mạng

* Cấp độ chuyên gia (Professional):

CCNP (Cisco Certified Network Professional): cấu hình và quản trị mạng mức cao

CCDP (Cisco Certified Design Professional): thiết kế mạng mức cao

CCSP (Cisco Certified Security Professional): bảo mật trên mạng

CCVP (Cisco Certified Voice Professional): dịch vụ thoại trên mạng

CCIP (Cisco Certified Internetwork Professional): các giải pháp mạng lõi

* Cấp độ chuyên gia cao cấp (Expert):

Chứng chỉ CCIE - Cisco Certified Internetwork Expert, đây được coi là một trong những chứng chỉ

nghề CNTT có giá trị nhất trên thế giới và cũng là chứng chỉ khó đạt nhất trong hệ thống chứng chỉ

của Cisco.

Chứng chỉ CCDE – Cisco Certified Design Expert, chính thức được Cisco giới thiệu ngày

22/01/2008, dành cho các chuyên gia thiết kế, tích hợp và tối ưu hệ thống công nghệ hạ tầng cao cấp.

Việc tách nhỏ hệ thống bằng cấp là một bước tiến lớn trong quá trình mang các công nghệ phức tạp

nhất đến cho từng cá nhân. Đây là một thành công rất lớn về mặt đầu tư không vốn cho nguồn nhân

lực của mình.

6

CCIE CERTIFICATES

20,450

CCIE VIETNAM

26

CCNAs WORLDWIDE

2 Million +

COUNTRIES WORLDWIDE

165

NETWORKING ACADEMIES WORLDWIDE

8,000 +

CCNPs WORLDWIDE

160,000 +

http://www.cisco.com/web/learning/le3/learning_certification_program_updates.html

Last Update: April, 2008

Page 4: Cisco vs Microsoft

4 | P a g e

CCNA - Cisco Certified Network Associate

Khi nói đến các chứng chỉ của Cisco, điều lạ lùng là chính chứng chỉ CCNA - môn căn bản nhất mà

mọi người sẽ nhắc đến, thay vì là CCIE. Điều này cũng không có gì bất ngờ, do CCNA đã trở nên quá

gần gũi với người học mạng, mang đến cho người học/làm mạng những kiến thức căn bản nhất. Ngoài

ra, không chỉ dừng lại ở mức “kiến thức căn bản”, CCNA còn đi vào khai thác các khái niệm, công

nghệ của Cisco, các thiết bị mạng như bộ chuyển mạch (switch), bộ định tuyến (router), v.v...

Về mặt thực nghiệm, một CCNA khi được đào tạo đầy đủ sẽ có đủ khả năng thiết kế, thi công những

hệ thống mạng vừa và nhỏ, bao gồm từ thi công các hệ thống cáp mạng, cáp tường đến cấu hình các

thiết bị, tóm lại là một giải pháp kết nối toàn diện.

Về mặt lý thuyết, công nghệ, CCNA sẽ nắm rõ các công nghệ mạng diện rộng tiên tiến hiện tại như

dịch vụ chuyển tiếp khung (Frame-relay), ISDN, ADSL cũng như các khái niệm định tuyến, giao thức

định tuyến như RIP, IGRP.

Học CCNA như thế nào?

Tùy vào trình độ, và điều kiện tài chính của từng người mà cách học CCNA có khác nhau: Tự học, học

trực tuyến, học các khóa học CCNA ở các trung tâm luyện thi chứng chỉ, học ở Cisco Network

Academy. Tuy nhiên, những điều sau đây là tiên quyết khi bạn học CCNA và muốn bước xa hơn tới

các chứng chỉ khác của Cisco và ít bỡ ngỡ khi vào làm việc:

- Điều quan trọng nhất là bạn phải thực hành với thiết bị thật của Cisco hoặc thông qua các chương

trình giả lập, thực tập là yếu tố quyết định của việc học CCNA, mang đến cảm hứng khi học, không

chỉ gói gọn là lý thuyết khô khan.

- Đọc nhiều sách, nên là sách tiếng Anh. Hạn chế đọc sách tiếng Việt vì công nghệ của Cisco thay đổi

rất nhanh, nếu trông chờ vào sách tiếng Việt thì bạn sẽ luôn... đi sau công nghệ.

- Tìm đọc các case study/technology mới trên www.cisco.com và các nguồn tài nguyên khác trên

internet như các bải giảng trực tuyến miễn phí, các bài thực hành trực tuyến.

- Tham gia các nhóm thảo luận, các diễn đàn trao đổi thêm về Cisco Technology/Solutions.

Thi CCNA

Bạn có thể đăng ký thi CCNA thông qua hệ thống thi của Pearson VUE với mã thi 640-802. Lệ phí thi

cơ bản, áp dụng ở Việt Nam là 150 USD. Riêng các bạn học viên của chương trình Cisco Networking

Academy có thể được nhận Voucher giảm 70% lệ phí thi trong quá trình học tập.

Page 5: Cisco vs Microsoft

5 | P a g e

Hệ thống chứng chỉ của MICROSOFT?

Có bao nhiêu chứng chỉ của Microsoft?

Bên cạnh chứng chỉ CCNA và hệ thống chứng chỉ của Cisco, hệ thống chứng chỉ của Microsoft cũng

được đánh giá là những chứng chỉ thịnh hành nhất trên thế giới hiện nay.

Chương trình MCP được thành lập từ năm 1992. MCP là từ viết tắt của Microsoft Certified

Professional, tạm dịch là “Chuyên viên được chứng nhận bởi Microsoft”. Chứng chỉ này xác nhận

chuyên viên có khả năng thiết lập và sử dụng thành thạo các sản phẩm cũng như công nghệ, giải pháp

của Microsoft.

Để được chứng nhận là một MCP, bạn cần phải thi đậu một trong các môn thi của Microsoft được tổ

chức bởi Prometric. Trên MCP còn có các chứng chỉ cao cấp hơn (xét từ cao xuống thấp):

Microsoft Certified Architect Program (MCA)

Đây la chương trinh nhăm đên nhưng chuyên gia co kinh nghiêm thưc tê trong viêc xây dưng

Page 6: Cisco vs Microsoft

6 | P a g e

kiên truc giai phap phân mêm va cơ sơ ha tâng, nhưng kiên truc sư tin hoc nay se ap dung môt

cách thành công các kinh nghiệm công việc và phương pháp luận của họ nhằm tạo nên một

kiên truc tông thê cho toan vong đơi san phâm CNTT.

Microsofr Certified IT Professional (MCITP)

Chứng chỉ MCITP sẽ giúp bạn làm nổi bật chuyên môn của mình. Có được chứng chỉ MCITP,

sẽ giúp phân biệt bạn vớic các chuyên viên CNTT khác bởi khả năng làm việc hiệu quả của

bạn với hầu hết các kỹ thuật, sản phẩm của Microsoft.

Microsoft Certified Professional Developer (MCPD)

Nếu bạn đang dùng Microsoft Visual Studio 2005 để phát triển các ứng dụng trên nền .NET

Framework 2.0 thì chứng chỉ MCPD sẽ giúp bạn một cách hiệu quả và chính xác có được các

kĩ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc của mình.

Microsoft Certified Technology Specialist (MCTS)

Chứng chỉ MCTS sẽ khẳng định kiến thức sâu rộng của bạn đối với những kĩ thuật đặc biệt của

Microsoft. Đạt được chứng chỉ MCTS, bạn sẽ có khả năng xây dựng, triển khai, phát hiện và

giải quyết các sự cố liên quan đến công nghệ của Microsoft.

Microsoft Certified Systems Engineer (MCSE)

MCSE la chưng chi cao nhât vê quan ly hê thông, kỹ sư hệ thống có khả năng lập kế hoạch,

thiêt kê, triên khai cơ sơ hạ tầng tin học trên nền tảng Windows và các phần mềm quản lý máy

phục vụ khác (mail-thư điên tư, firewall-tương lưa, database-cơ sơ dư liêu,…). Các chứng chỉ

MCSE chuyên sâu khac MCSE: Messaging (chuyên sâu vê hê thông thư điên tư) and MCSE:

Security (chuyên sâu vê bao mât).

Microsoft Certified Systems Administrator (MCSA)

Chuyên viên quan tri hê thông co kha năng quan ly hê thông va môi trương mang may tinh dưa

trên nên tang Microsoft Windows. Các chứng chỉ MCSA chuyên sâu khác gồm có MCSA:

Messaging (chuyên sâu vê hê thông thư điên tư) and MCSA Security (chuyên sâu vê bao mât).

Microsoft Certified Solution Developer (MCSD)

Chuyên viên phat triên giai phap co kha năng thông thao trong viêc sư dụng các công cụ phát

triên cua Microsoft, công nghê va kiên truc cua Windows va Office đê thiêt kê va xây dưng cac

giải pháp tiên tiến phục vụ kinh doanh và quản lý.

Microsoft Certified Application Developer (MCAD)

Chuyên viên phat triên ưng dung co kha năng sư dung công nghê Microsoft đê phat triên , duy

trì các ứng dụng phần mềm cho doanh nghiệp, các dịch vụ và ứng dụng Web cũng như dich vu

kêt nôi dư liêu

Page 7: Cisco vs Microsoft

7 | P a g e

Microsoft Certified Desktop Support Technician (MCDST)

Kỹ thuật viên có kỹ năng về hỗ trợ kỹ thuật và chăm sóc khách hàng giúp các g iải quyết sự cố

liên quan đên phân cưng va phân mêm trong môi trương Microsoft Windows.

Microsoft Certified Database Administrator (MCDBA)

Chuyên viên quan tri cơ sơ dư liêu co kha năng: thiêt kê, triên khai va quan ly cơ sơ dư liêu

Microsoft SQL Server.

Microsoft Certified Trainer (MCT)

MCT là những người được Microsoft chứng nhận có khả năng đào tạo về sản phẩm, công nghệ

hay giải pháp của Microsoft. Họ là những giảng viên đứng lớp, giảng viên trực tuyến, cố vấn

đào tạo, người chủ trì hội thảo hay trưởng nhóm.... Cộng đồng MCT có ở 140 nước trên thế

giới. Tất cả đều đoàn kết và nhiệt tình giúp đỡ khách hàng, đối tác của Microsoft phát triển

tiềm năng của họ.

Microsoft có rất nhiều môn thi, các bạn có thể truy cập vào trang web http://www.microsoft.com/mcp/

để biết thêm chi tiết về các môn thi vì nó được thay đổi và cập nhật thường xuyên.

Học như thế nào để lấy chứng chỉ?

Có nhiều bạn hỏi nên học thế nào cho hiệu quả và có khả năng thi đậu cao? Dưới đây là những bước

cần có để lấy một chứng chỉ của Microsoft:

1. Quyết định chứng chỉ nào là thích hợp với bạn và chọn môn thi cho nó.

Tất cả các chứng chỉ đều có những môn bắt buộc và những môn tự chọn, vì vậy bạn nên quyết định

các môn thi cho mình trước khi bắt đầu học từ đó cũng giúp bạn chuẩn bị tài liệu được tốt hơn.

2. Tự học hoặc tham gia các khóa đào tạo với những tài liệu sau:

Microsoft Official Curriculum (MOC), Microsoft Press,Microsoft Training Kits, Microsoft

TechNet, Microsoft Developer Network (MSDN).

Bạn có thể tự học hoặc đăng ký theo học các khóa đào tạo ở các trung tâm và hãy chọn Trung

tâm Đào tạo được ủy quyền với Microsoft như Microsoft IT Academy Program, Microsoft

Certified Learning Partner để được đào tạo một cách tốt nhất. Khi đăng ký học ở trung tâm,

bạn nên hỏi rõ các vấn đề về học phí, tài liệu học tập, thời gian học, các chi phí phát sinh, sự hỗ

trợ của trung tâm và kinh nghiệm của giảng viên để có sự so sánh chính xác và quyết định

đúng đắn.

Để tự học, ngoài các tài liệu của Microsoft còn có các giáo trình tự học (Study Guide) của các

nhà xuất bản khác như Sybex, New Riders, Syngress. Nếu có điều kiện bạn nên tham khảo

thêm các tài liệu này. Riêng tài liệu MOC được dùng để giảng dạy trong các Trung tâm ủy

quyền của Microsoft được hướng dẫn rất kỹ và chủ yếu tập trung vào các bài thực hành (labs).

Nếu bắt đầu học, bạn nên tìm các tài liệu MOC là tốt nhất. Nếu đã có kinh nghiệm nhiều, bạn

có thể bắt đầu với các cuốn Study Guide.

Ngoài ra, hiện nay các bạn cũng có thể tiếp cận với các bài giảng trực tuyến miễn phí trên

Internet để có thể bổ trợ các kiến thức cần thiết cho mình và hiểu các vấn đề gặp phải khi làm

thực hành.

Page 8: Cisco vs Microsoft

8 | P a g e

3. Thực tập nhiều để có kinh nghiệm với các sản phẩm của Microsoft:

Hãy thực tập thật nhiều! Đó là lời khuyên cho tất cả những ai học về CNTT, không chỉ riêng gì học

các chứng chỉ quốc tế. Điều kiện để thực hành các bài labs của Microsoft dễ hơn so với Cisco nhiều vì

bạn chỉ cần hai-ba máy tính kết nối với nhau, thậm chỉ cần một máy có cấu hình mạnh và cài chương

trình máy ảo lên là được.

4. Học theo nhóm:

Các bạn có thể tìm đến nhau và thành lập các nhóm học tập. Khi học theo nhóm, các vấn đề sẽ được

giải quyết nhanh hơn và sự trao đổi giữa các thành viên cũng sẽ tạo ra động lực giúp bạn học tốt hơn.

Ngoài ra, các bạn có thể “góp” máy tính lại tạo nên hệ thống mạng để thực hành

5. Thi thử với các chương trình thi giả lập:

Để khỏi bỡ ngỡ khi làm bài thi và cũng để ôn lại kiến thức của mình, các bạn nên thi thử với các

chương trình giả lập của Transcender, SelfTest Softwares, v.v… Ngoài các chương trình giả lập này,

bạn còn có thể đọc các tài liệu ôn thi như TestKing, CorrectExams. Các tài liệu này được viết dưới

dạng hỏi-đáp giống như trong kỳ thi, giúp bạn có nhiều tình huống để giải quyết hơn và có thêm được

nhiều kiến thức hơn trước khi thi. Có những tài liệu được gọi là Braindumps, là tài liệu do những

người đã thi viết lại theo trí nhớ của mình rồi gửi lên mạng để chia sẻ với mọi người. Các bạn không

nên tin hoàn toàn vào các tài liệu này vì nó không chính xác và tôi cũng hoàn toàn không khuyến

khích bạn sử dụng chúng.

6. Đăng ký thi tại các trung tâm của Prometric

Bạn hãy lên lịch thi các môn của mình và đến đăng ký tại các trung tâm thi của Prometric. Việc lên

lịch thi sẽ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn và có sự chuẩn bị kịp thời. Đừng để thời gian trôi qua quá

lâu chỉ vì bạn “sợ” rằng mình chưa đủ kiến thức để đi thi. Hãy nhớ rằng công nghệ thay đổi rất nhanh,

nếu bạn chần chừ thì có thể môn thi mới sẽ xuất hiện trước khi bạn thi môn cũ và như vậy bạn sẽ phải

bắt đầu lại từ đầu.

4

MCSA

441,258

Countries

180+

MCTS 2008

125,364

Microsoft Certified Trainer

13,137

MS Certified Professional MCP

2,254,381

MCSE

841,263

http://www.microsoft.com/learning/mcp/certified.mspx

Number of Microsoft Certified Professionals Worldwide

Last Update: March, 2008

Page 9: Cisco vs Microsoft

9 | P a g e

Chọn MCSA hay MCSE?

Hiện nay, hai chứng chỉ MCSA và MCSE được nhiều người quan tâm nhất và cũng được giảng dạy

nhiều nhất tại các trung tâm tin học. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn chưa hiểu rõ được MCSA và

MCSE khác biệt nhau như thế nào, vì vậy bạn có thể xem xét bảng so sánh dưới đây:

Chọn MCSA vì

• Chương trình MCSA theo tiêu chuẩn Microsoft

IT Academy được thiết kế nhằm chuẩn bị cho

học viên các kỹ năng cần thiết để triển khai,

quản lý và khắc phục sự cố liên quan đến các hệ

điều hành mạng Microsoft Windows Server: cài

đặt và cấu hình hệ thống, quản trị và hỗ trợ người

dùng hệ thống này.

• Một người với trình độ MCSA có khả năng hỗ trợ từ 200 đến 26.000 người dùng trong phạm vi

từ 2 đến 100 địa điểm khác nhau.

• Chuẩn bị cho các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế Chuyên viên quản trị hệ thống (MCSA) được

công nhận ở mọi quốc gia trên toàn thế giới.

Để hoàn thành chứng chỉ MCSA, học viên phải nắm vững 4 nội dung cơ bản sau:

Quản trị, duy trì hệ thống máy chủ Windows 2003, môn học này cung cấp cho học viên các

kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý các tài khoản và tài nguyên, duy trì tài nguyên

máy chủ, giám sát máy chủ làm việc, và bảo vệ dữ liệu trong môi trường Microsoft

Windows Server 2003.

Page 10: Cisco vs Microsoft

10 | P a g e

Quản trị và duy trì hệ thống mạng Windows 2003, mục đích của môn học này là cung cấp

cho học viên các kỹ năng và kiến thức cần thiết để cấu hình máy tính với Windows làm căn

bản trong cơ sở hạ tầng mạng Microsoft Windows Server 2003.

Máy trạm Windows XP, môn này sẽ cung cấp cho học viên các kỹ năng quan trọng để thực

hiện việc hỗ trợ kỹ thuật và liên kết các máy tính trạm. Đồng thời cho phép các chuyên

viên hỗ trợ công nghệ thông tin trở thành chuyên gia trong lĩnh vực hỗ trợ máy trạm, qua

đó có thể tạo môi trường làm việc tốt hơn cho công ty. Khóa học này cũng trang bị đủ các

kiến thức cần thiết cho các học viên chuẩn bị thi các chứng chỉ MCSA và MCSE cho

Windows 2003.

Quản lý an ninh và tăng tốc truy cập mạng với ISA Server, nội dung của môn này là triển

khai và quản lý Microsoft Internet Security and Acceleration Server 2004 với mục đích là

cung cấp cho những người làm công nghệ thông tin chuyên nghiệp các kỹ năng và kiến

thức để triển khai và quản lý Microsoft Internet Sercurity and Acceleration Server 2004

trong môi trường doanh nghiệp.

Chọn MCSE vì

Chương trình đào tạo Kỹ sư hệ thống MCSE (Microsoft Certified Systems Engineer) dành cho

các chuyên gia IT chuyên hoạch định, thiết kế, thực hiện các giải pháp và kiến trúc của Microsoft

Windows trong các công ty có quy mô vừa và lớn và có ít nhất một năm kinh nghiệm thực hiện và quản

trị các hệ điều hành mạng và hệ điều hành máy trạm.

Chuẩn bị cho các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế Kỹ sư hệ thống (MCSE) được công nhận ở mọi

quốc gia trên toàn thế giới.

Đừng ngại MCSA/MCSE Server 2003 lỗi thời vì

- Bạn vẫn có thể cập nhật công nghệ Windows Server 2008 thông qua lộ trình sau:

Page 11: Cisco vs Microsoft

11 | P a g e

Page 12: Cisco vs Microsoft

12 | P a g e

Page 13: Cisco vs Microsoft

13 | P a g e

Kết luận: Bảng phân tích sau cho bạn cái nhìn tương quan về chứng chỉ CCNA và MCSA2003 bên

cạnh chứng chỉ CompTIA Network+