cĂn bẢn phÁp thiỀn vÔ vi quy nguyÊn - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay...

49
CĂN BN PHÁP THIN VÔ VI QUY NGUYÊN

Upload: others

Post on 23-Oct-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN

Page 2: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Những Pháp mà Sư Huynh truyền là những nấc thang – Linh Thang để các vị lên Thượng Thiên. Các vị cố nhớ lấy! Cố nhớ lấy và hành theo những Pháp đó. Nhớ! Các Pháp mà Sư Huynh đã truyền là cái Linh Thang lên Thượng Thiên. Đó là cái Pháp – Diệu Pháp duy nhất không bao giờ có ở trần thế nầy. Mong các chú đạt được những kết quả tốt. Chúc lành tất cả. Lời Đức Ngài.

Page 3: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Kính bạch Đức Thầy, Nhân mùa Đại Hội VVQN lần V, chúng con nhận biết được phần nào khó khăn của các Huynh Trưởng về hướng dẫn công phu Thiền cho nhân sinh đến với Pháp. Chúng con nghiệm thấy rằng Giáo Trình Tu Học tập 1 &2 của Đức Thầy đã soạn vào năm 1995: Về phần công phu thiền, mặc dầu đơn giản nhưng thích hợp với mọi trình độ căn cơ nhân sinh trong bước đầu đến với Pháp Thiền VVQN. Đây là phần căn bản cho hành giả vững bước tập luyện Tối Thắng Pháp về sau. Lấy Giáo Trình Tu Học tập 1 & 2 làm chuẩn, góp nhặt vài hiểu biết được học hỏi với Đức Ngài, và nương theo sự góp ý trao đổi của vài Huynh Trưởng – Trưởng Nhóm Đạo, chúng con kính trình Đức Thầy cho phép soạn tập tài liệu: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN. Phần trình bày gồm:

- Bài 1: Vài điểm nên biết khi đến với Pháp Thiền. - Bài 2: Tư Thế Tọa Thiền Căn Bản. - Bài 3: Pháp Tịnh Tâm. - Bài 4: Pháp Điều Hòa Hơi Thở. - Bài 5: Pháp Tọa Thiền. - Bài 6: Pháp Ngọa Thiền. - Bài 7: Pháp Sơ Thiền: Luyện Ngươn Thần. - Bài 8: Pháp Nạp Dương Thanh Khí. - Bài 9: Tổng kết Về Căn Bản Pháp Thiền VVQN. - Bài phụ lục 1: Đức Ngài – Đức Thầy Ban Điện Lành. - Bài phụ lục 2: Vài Điểm Cần Sự Trợ Lực Khai Thông.

Bài 1: Vài điểm chuẩn bị cần thiết, những điều nên làm và nên tránh dành cho hành giả. Bài 2: Vài điểm thiết yếu về Tư Thế Tọa Thiền làm căn bản cho nhiều bài Pháp về sau. Bài 3 và 4: Tịnh Tâm và Điều Hòa Hơi Thở: Đáp ứng được cho đại đa số nhân sinh. Dầu trình độ hay căn cơ nghiệp lực như thế nào đi nữa đều có thể tập được, kể cả trẻ em – người già yếu – người mắc bệnh hay tật nguyền. Bài 5 và 6: Tọa Thiền và Ngọa Thiền: Đáp ứng được cho các thành phần nhân sinh hay pháp hữu có tâm cầu học tiếp tục tập luyện. Bài 7 và 8: Sơ Thiền và Nạp Dương Thanh Khí: Dành cho các Pháp Hữu VVQN là đệ tử tu học thật sự, sau khi đã tập qua bốn bài Pháp trên và tự chọn hướng đi cho cuộc đời. Đây là hai bài Pháp căn bản chuẩn bị tập luyện Tối Thắng Pháp.

Page 4: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Bài 9: Tổng kết: Hành giả đã trải qua sáu bài Căn Bản Pháp Thiền là đặt nền tảng cho ba phương diện Điều Thân – Điều Tức – Điều Tâm để từ đây có thể hành thâm các Bí Pháp của Vô Vi Quy Nguyên. Mỗi bài Pháp có hai phần: Phần 1: Tóm tắt ngắn gọn cần thiết dành cho hành giả công phu. Phần 2: Dẫn giải, ghi lại góp ý chia sẻ từ nhiều Huynh Trưởng – Trưởng Nhóm Đạo giúp các hành giả hiểu biết thêm. Căn Bản Pháp Thiền VVQN cần cho các vị Hướng Dẫn có thêm kiến thức và các Hành Giả trong từng bước công phu. Chủ yếu của tập nầy: Một là: Góp nhặt kinh nghiệm của nhiều hành giả đã từng trải qua bao khó khăn vấp phải trong công phu, nêu ra vài điểm nên lưu tâm cần cho các hành giả kế tiếp. Hai là: Nêu lên vài đặc điểm của Pháp Thiền VVQN mà các Pháp Thiền khác không có, mặc dầu đã hiện hữu nơi cõi thế từ nhiều thế kỷ nay. Ban Biên Tập chân thành cảm ơn các Huynh Trưởng – Trưởng Nhóm Đạo, các Pháp Hữu đã trực tiếp hay gián tiếp trợ giúp hoàn thành tập tài liệu nầy. Chúng con kính Đức Ngài – Đức Thầy từ bi ân xá ban lời chỉ dạy cho những thiếu sót, do khả năng hiểu biết của chúng con có giới hạn. Kính trình Đức Thầy. BBT.TCQN.

Page 5: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Bài 1: VÀI ĐIỂM NÊN BIẾT KHI ĐẾN VỚI PHÁP THIỀN 1.Pháp Thiền VVQN: Pháp Thiền VVQN là Bí Pháp của Chư Phật chuyển vận cho chúng sinh nơi cõi nầy. Đức Ngài là Pháp Chủ trực tiếp truyền dạy đệ tử Từ Tôn. Đức Thầy nối tiếp Đức Ngài tiếp tục truyền thừa:

- Pháp Thiền VVQN thích hợp với mọi căn cơ và trình độ chúng sinh, không gây bệnh tật hay chướng ngại cho hành giả. Trái lại, còn có công năng phòng bệnh, chữa bệnh và gia tăng sức khỏe.

- Pháp Thiền VVQN đến với tất cả chúng sinh: Các giới – các thành phần trong xã

hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các trình độ căn cơ chúng sinh trên khắp thế giới đều tập được.

Căn Bản Pháp Thiền dành cho hành giả bước đầu công phu là Tọa Thiền (hay Ngọa Thiền). Dưới đây là vài điểm chung nên biết khi đến với Pháp Thiền: 2.Nơi công phu thiền: 2.1.Chọn nơi thoáng khí: Công phu thiền nên chọn nơi thoáng khí – có nhiều sinh khí, tùy theo hoàn cảnh. Chẳng hạn như:

- Trong căn phòng yên tĩnh. Hay, nơi nào có thể công phu được, nếu thiếu điều kiện. Tuy nhiên, cần tránh nơi người chung quanh qua lại va chạm, ảnh hưởng đến sự ổn định nội tâm và sự lưu hành khí lực khi đang công phu.

- Tránh nơi không khí ô nhiễm ảnh hưởng xấu cho công phu và sức khỏe. Nếu

được, không nên đóng kín phòng để có sự thoáng khí. Tuy nhiên, với người mới tập nên tránh nơi gió luồng hay gió lạnh vì dễ bị cảm, (nhưng về sau, khả năng công phu khá thì không thành vấn đề).

Nơi thoáng khí cần thông thương với khí trời bên ngoài. Và nếu có điều kiện, nên tập trên tầng lầu hay sân thượng – có nhiều sinh khí là nơi tốt cho công phu. (Về sau nầy, Pháp Thiền có nhiều bài cần tập ngoài trời, càng lên tầng lầu cao càng tốt để hưởng thanh khí). 2.2.Trước Ngôi Tam Bảo: Nên công phu thiền trước Ngôi Tam Bảo để được hưởng thanh điển của Ngôi Tam Bảo, nếu nhà có phụng thờ.

Page 6: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Hay, ở bất kỳ nơi nào – hướng nào tùy hoàn cảnh, cần yếu là thoáng khí hay nhiều sinh khí. Hay, nên ngồi quay mặt về hướng Đông:

- Trong dân gian, phần đông hành giả từ nhiều pháp môn hay tôn giáo khác, thường chọn hướng Đông là chánh.

- Hướng Đông, chỉ cho hướng của Đức Long Hoa Giáo Chủ Đông Phương Di Lạc

Tôn Vương Phật. 2.3.Những nơi khác: Có trường hợp vì hoàn cảnh gia đình không thuận tiện cho việc tập: Có thể công phu trên xe, hay một nơi nào thích hợp. Hay, có vị đi đường xa, khi dừng chân nghỉ ngơi có thể chọn nơi thích hợp. Hay, tại Đồng Tháp vào những tháng lũ nước tràn ngập mênh mông, khó có được một chỗ công phu như thường ngày. Nhiều hành giả chỉ cần một nơi nhỏ đặt vừa mông là được. 3.Thời gian công phu thiền: 3.1.Giờ công phu thiền: Giờ tốt, có nhiều điển quang từ vũ trụ tỏa xuống:

- 11 giờ – 13 giờ: Giờ Ngọ (giữa trưa). - 23 giờ – 01 giờ: Giờ Tý (nửa đêm).

Giờ chánh cho công phu hàng ngày: Giờ Tý – nửa đêm. Nên tập đều đặn vào giờ Tý: Giờ nầy, khí Dương bắt đầu khởi sinh, nên còn là căn bản cho nhiều bài Pháp về sau. Tuy nhiên, tùy điều kiện sinh hoạt, có thể tập bất kỳ lúc nào, sáng – trưa – chiều – tối đều được. Mỗi ngày có thể tập một lần, hay vài lần (2 – 3 lần, chẳng hạn), không bắt buộc. Không rán quá sức vì có hại cho sức khỏe và bản thể. Ngoài ra, nếu có điều kiện, hàng ngày nên công phu vào giờ nhất định để tạo sự quen dần cho hoạt động sinh lý của cơ thể: Bước đầu, sẽ giúp cơ thể thích ứng dần với giờ giấc và tinh thần ổn định hơn. 3.2.Thời gian một buổi công phu thiền: Bước đầu công phu: Không nhất thiết là bao lâu. Không đặt vấn đề thời gian là năm – mười (5 – 10) phút, hay một – hai (1 – 2) giờ. Tùy theo sức khỏe của mỗi hành giả. Cốt yếu là đều đặn mỗi ngày, nó đòi hỏi nơi ý chí kiên trì liên tục. Mỗi khi học bài Pháp mới: Trong một buổi công phu, trước hết nên tập lại các bài Pháp đã học về trước. Thời gian tập các bài Pháp đã học “không cần nhiều”. Cốt yếu là đem lại sự điều hòa trong nội thể là đủ rồi. Nếu tập nhiều sẽ không còn sức để tập tiếp bài Pháp mới.

Page 7: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

3.3.Thời gian tập Căn Bản Pháp Thiền: Pháp Thiền có nhiều bài từ dễ đến khó. Mỗi bài Pháp căn bản cho bước đầu, thời gian tập trung bình khoảng ba (03) tháng. Những bài Pháp về sau có thể cần thời gian tập nhiều hơn. Thời gian tập các bài Căn Bản Pháp Thiền trung bình khoảng vài ba năm. Tuy nhiên, còn do nơi sức khỏe – ý chí – đức hạnh của mỗi hành giả. Thí dụ:

- Hành giả tiến bộ nhiều về công phu và đức hạnh, thời gian có thể sớm hơn. - Hành giả do bệnh tật, hay do bận việc đời nên lơ là, thời gian cần nhiều hơn.

4.Đạo phục: 4.1.Với pháp hữu VVQN: Đạo Phục phổ thông chính thức của VVQN là Áo Tràng Trắng. Khi công phu, hành giả nên mặc Đạo Phục chỉnh tề. Riêng hành giả mới vào Pháp chưa có Đạo Phục, nên mặc quần áo trang nghiêm, rộng và sạch dành riêng cho công phu. Nếu có điều kiện, nên dùng áo trắng – tay dài, nhằm giữ sự trang nghiêm. 4.2.Với pháp hữu là tôn giáo bạn: Với hành giả thuộc các pháp môn hay tôn giáo bạn đến với Pháp Thiền VVQN: Khi công phu, vẫn mặc theo Đạo Phục của pháp môn hay tôn giáo mình. Hay, mặc theo Đạo Phục của VVQN, tùy ý. 4.3.Với nhân sinh: Với nhân sinh đến với Pháp – tập công phu thiền: Nên mặc quần áo trang nghiêm, rộng và sạch dành riêng cho công phu. Hay, nếu được, nên mặc bộ y phục quần và áo màu trắng dành cho công phu. Nói chung: Trong công phu, điểm chính là nên mặc quần áo sạch – rộng – thoải mái, nhất là dây lưng – nút áo cổ nên nới ra . Và nên nhớ, nếu có mang đồng hồ, kính, đồ trang sức sát cổ tay – quanh cổ, v.v… tốt hơn hết là mở ra cho khí thông hành đầy đủ. Ghi chú: Bên cạnh Đạo Phục là thân thể hành giả nên sạch sẽ. Nếu thân thể có dơ, quần áo hôi hám, nên đi tắm gội và thay đổi quần áo rồi hãy vào công phu. 5.Vài điểm nên biết (1): Nên lưu tâm. Là hành giả tại gia, sinh hoạt – làm việc – ăn uống như người đời. Do đó, trước khi vào công phu nên lưu tâm: 5.1.Thứ 1: Sau khi ăn no. Sau khi vừa ăn no không nên tập. Một là, không có “lực” để tập hay vận chuyển. Hai là, về sau có thể dẫn đến bệnh bao tử và ruột, hay hệ tiêu hóa. Chỉ nên tập sau khi ăn khoảng vài giờ đồng hồ, khi bụng lưng hay bụng đói.

Page 8: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

5.2.Thứ 2: Sau khi làm việc. Sau khi đi làm về mệt, sau khi hoạt động nhiều về thân thể không nên tập liền. Vì thân thể đang còn trong “trạng thái động”, bước vào tọa thiền “trạng thái tịnh” là điều không nên. Nên nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng sau rồi hãy tập. Sau những giờ làm việc bằng trí óc căng thẳng không nên tập liền. Nên nghỉ ngơi hay giải trí cho khuây khỏa, khoảng nửa tiếng sau rồi hãy tập. (Theo thực nghiệm của khoa sinh khoa lý học: Vừa sau khi làm việc nặng – mệt nhọc, nồng độ Carbonic (CO2) và Acid lactic màu khá cao, không mấy tốt cho công phu ở trạng thái tĩnh). 5.3.Thứ 3: Sau khi uống rượu. Có vị thỉnh thoảng dùng rượu, kể cả bia. Sau khi uống rượu, tinh rượu còn lưu lại nhiều trong cơ thể, không nên tập vì có thể tổn hại đến sự thông hành kinh mạch – gây bế tắc. Song, vừa sau khi công phu không nên uống rượu. Và nếu được, tốt hơn hết là giảm uống rượu từ từ rồi không dùng nữa. Đồng thời, đối với hút thuốc cũng tương tự như vậy, nên bỏ từ từ rồi ngưng hút. 5.4.Thứ 4: Sau khi “sinh hoạt vợ chồng”. Dầu chồng hay vợ, sau khi “sinh hoạt vợ chồng” không nên tập: Một là, người mệt mỏi, tinh thần còn giao động, vọng niệm nhiều. Hai là, không đủ lực để tập. Song, vừa sau khi công phu cũng không nên “sinh hoạt tình dục”. 5.5.Thứ 5: Phụ nữ đang hành kinh. Nhiều vị đến với Pháp đã nêu lên thắc mắc: Với phụ nữ đang hành kinh có công phu thiền được không?

- Với Căn Bản Pháp Thiền, hành giả vẫn tập được nhưng trước khi công phu nên làm vệ sinh. Không sao hết.

- Riêng, đối với “Pháp Nạp Dương Thanh Khí”, hành giả tạm ngưng tập bài nầy

trong thời gian đang hành kinh. Sau đó, tập trở lại bình thường. Đối với giới nữ: Nếu có khả năng tinh tấn tiếp, Pháp Thiền VVQN có Long Hổ Pháp còn gọi là Pháp Trường Sinh, sẽ dẫn đến chấm dứt hành kinh. 5.6.Thứ 6: Tránh tạo “sức ép” trong lồng ngực. Bước đầu công phu – nội thể còn nhiều trược khí. Do đó, trong sinh hoạt nên tránh các động tác tạo “sức ép” trong lồng ngực. Thí dụ:

- Khi ho: Nên há miệng ra. - Khi mang vật nặng: Nên thở ra, không nín hơi để lấy sức.

Page 9: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

- Khi sinh hoạt nếu dùng sức và tay “ấn mạnh”, nên thở ra để tránh ép hơi trong lồng ngực.

- (Xin lỗi!). Nếu đại tiện táo bón, không nên “rặn”. Lý do: Kinh mạch chưa được thông, nín hơi trong trường hợp nầy dễ dẫn đến “bế tắc”, nhất là vùng ngực và nách. Khi kinh mạch đã được thông rồi thì không sao – nhưng cũng nên cẩn thận. Ngoài ra, trong bước đầu nên lưu tâm: Nếu cánh tay, trong sinh hoạt phải vận động “lập đi lập lại” liên tục hàng giờ, nên hạn chế lại. Bởi vì, có ảnh hưởng đến vùng nách – vai – cổ, hay một bên đầu, do kinh mạch vùng nầy chưa được thông. 6.Vài điểm nên biết (2): Trước, đang và sau công phu. Đừng nên hiểu lầm đến với công phu thiền là phải bất động hoàn toàn. Các cơ quan trong thân người cần hoạt động để thông hành khí huyết duy trì sự sống. Hành giả cần có sự điều hòa trong cơ thể thì công phu mới tốt. 6.1.Trước khi vào công phu: Trước khi vào công phu, nếu người mệt mỏi – uể oải, hay nếu thấy cần thiết, nên làm một vài động tác đem lại sự thư dãn – mềm dẻo cho thân thể. Các động tác nên tập thật nhẹ nhàng, chậm rãi, ở tư thế đứng – nằm – ngồi tùy thích. Thí dụ như:

- Đánh tay, dang tay, chéo tay. - Xoay tròn: Khớp vai – tay , khớp đầu – cổ, cột sống, khớp đầu gối. - Thân trên: Gập về trước, ngả ra sau, nghiêng hay xoay tròn sang trái và phải lấy

cột sống làm trụ. - Ngồi xuống, đứng dậy, khom người, xoay người, v.v…

Không nhất thiết phải tập nhiều. Chỉ cần vài động tác là vừa. (Không nên tập nhiều trước khi bước vào công phu trong tư thế tĩnh). Thời gian tập chừng vài phút là tạm đủ “thư dãn gân cốt”. Hay, vào giờ khuya đang ngủ – giật mình thức dậy, nên đi lui tới thong thả năm – mười phút (05 – 10 phút) cho khí huyết lưu thông điều hòa. Hoặc, nếu cần, vận động vài động tác nhẹ nhàng. Rồi sau đó hãy vào công phu. Hay, với hành giả lễ bái Tam Bảo trước khi vào công phu: Thí dụ như, Lễ Công Đồng – là một phương thức thư dản và chuyển vận nhẹ nhàng toàn thân. Ghi chú: Hành giả không nhất thiết phải tập các động tác trước khi công phu. Chỉ tập khi cơ thể tự thấy cần thiết. 6.2.Đang khi công phu:

Page 10: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Đang công phu: Dòng khí lực đang chuyển vận trong thân thể ở vào tư thế tĩnh. Nếu như thân thể bỗng nhiên động đậy mạnh một cách bất thường, dòng khí lực liền bị bế tắc ngay đó. Do đó, hành giả nên thận trọng. Thí dụ:

- Đang Tọa Thiền, đột nhiên thân trên ngả giật mạnh ra sau vì tư thế ngồi chưa vững.

- Nghe người thân gọi mở cửa nhà, liền đứng dậy đi ra. - Người chung quanh đi ngang vô tình chạm mạnh vào thân hành giả. v.v….

Theo góp ý của vài Huynh Trưởng: Đang công phu là công phu. Muốn làm việc gì hay người thân cần đến có việc gấp, hành giả nên để sang một bên. Công phu xong – xả thiền, rồi hãy làm sau. Bằng như có việc thật gấp rút – thí dụ như nguy hiểm đến sự sống nếu chậm trễ, nên từ từ xả thiền – nếu thấy cần thiết. 6.3.Sau khi công phu: Vài động tác cần thiết: Trong công phu: Thân thể đang ở tư thế tĩnh, các cơ quan nội tạng hoạt động chậm. Vừa xả thiền xong, không nên vội đứng dậy bước đi. Nên thực hiện tại chỗ vài động tác nhẹ nhằm đưa cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Thí dụ như:

- Xoa lòng bàn tay cho ấm, rồi chà sát từ đầu mặt – cổ – vai, xuống thân – hông –thắt lưng – hai chân – lòng bàn chân.

- Cử động đầu: Cúi – ngả – nghiêng – xoay. - Xoay khớp vai – tay, ngả thân về trước, v.v….

Phần đông, hành giả thường có thói quen: Xoa hai lòng bàn tay cho ấm nóng. Rồi dùng bàn tay xoa vùng quanh mắt, vuốt từ má mặt – lên đầu – vòng xuống sau gáy và cổ – rồi liên tục làm trở lại vài ba lần. Kế đó là, hai vành tai, vùng vai – tay, vùng ngực – hông – thắt lưng, rồi hai chân – lòng bàn chân. Làm thật gọn. Làm các động tác chậm chậm, chừng vài phút là vừa. Sau đó, đứng dậy đi bộ thong thả vài vòng rồi trở lại sinh hoạt. Nhưng, đừng vội làm việc nặng – hoạt động mạnh. Hoặc, công phu vào ban đêm: Sau khi xả thiền xong vào phòng nằm nghỉ nên nằm ngay ngắn. Thí dụ, nằm ngửa tương tự như tư thế nằm thiền, v.v… để thanh điển trong công phu được hấp thụ tốt. Ghi chú 1: Xoa má. Với vùng má – mặt: Nên xoa hay vuốt từ dưới lên đầu, không nên xoa từ trên đầu xuống nhằm tránh “bị xệ má”. Ghi chú 2: Xoa thắt lưng và hai chân. Theo góp ý của vài hành giả cao niên: Sau khi xả thiền, nên chú ý xoa đều hai nơi:

Page 11: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

- Thứ nhất: Hai bàn tay áp vào vùng thắt lưng, chà lên cao hết mức và chà xuống tận xương cùn của cột sống. Chà “lên xuống” như vậy năm mười (05 – 10) lần, hay nhiều hơn, cho ấm.

- Thứ hai: Xoa hai chân cho hết “tê mỏi” nếu có, cho máu lưu thông đều rồi sau đó

mới đứng dậy bước đi. Chủ đích là phòng tê chân về sau ở tuổi cao niên. Trường hợp công phu một vài giờ hay nhiều hơn: Thí dụ, nếu như tọa thiền một – hai giờ, hay nhiều hơn. Vừa sau khi xả thiền: Nên cử động (nhúc nhích) thật nhẹ nhàng đầu cổ – hai vai – thân trên – hai chân trong tư thế đang ngồi. Tức là, từ trạng thái “bất động” chậm rãi chuyển dần sang trạng thái “hơi động một chút”. Sau đó mới dùng tay xoa toàn thân, hay làm thêm một vài cử động cần thiết. Vài điều nên tránh: Vừa sau khi công phu xong: Dạ dày làm việc chậm, không nên ăn liền, nên để ít nhất khoảng vài mươi phút (20 – 30’) sau rồi ăn – nếu cần. Hay, khi cần uống, không nên dùng nước “đá lạnh”, vì cơ thể đang trong trạng thái ấm mát. (Trước khi vào công phu cũng không nên dùng nước “đá lạnh”. Nếu cần, nên dùng nước bình thường hay nước ấm). Dầu thời tiết nóng bức cũng không nên tắm sau khi vừa xả thiền. (Trừ trường hợp đặc biệt: Tập Tối Thắng Pháp bị phản ứng xấu bởi luồng hỏa hầu, cần phải tắm ngay bằng nước Lạnh để trung hòa dòng điện – trước khi kịp đến vị hướng dẫn trợ lực hóa giải). 6.4.Nhìn chung về động tác trước và sau công phu: Tập nhẹ nhàng – chậm rãi: Nếu thấy cần thiết cho cơ thể, có thể tập một vài động tác trước khi vào công phu nhằm điều hòa khí huyết và thư dãn thân thể. Cần tập nhẹ nhàng – chậm rãi. Vài động tác sau công phu nhằm đưa cơ thể trở về trạng thái sinh hoạt bình thường. Các động tác: Không cần tập nhiều, cần đem lại sự thư dãn – thoải mái, chủ yếu là giúp cho tinh thần thư thái. Hít thở bình thường là được rồi: Không nhất thiết chú ý đến hơi thở “Hít vô – Thở ra” theo động tác. Nên dè chừng một số bài tập sau đây: Ngoài ra, trong tập thể dục cho khỏe – phòng bệnh hay chữa bệnh, cũng như tập trước và sau công phu, hành giả nên dè chừng một số bài đã được phổ biến rộng trong quần chúng. Chẳng hạn như:

- Xuất thủ (Dịch Cân Kinh). - Suối Nguồn Tươi Trẻ (Gồm năm bài, xuất phát từ Tây Tạng). - Một số bài thuộc võ thuật (như bên phái Võ Đan có bài Thái Cực Quyền, v.v….)

Page 12: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Lý do: Các bài nầy phần nhiều dẫn đến “khí trầm đơn điền”, hay có tác dụng tạo nên “dòng khí lực” thường là đi ngược với chiều khai thông kinh mạch của Pháp Thiền VVQN. Hành giả nên thận trọng. Nếu như không rõ đường vận chuyển khí lực của các bài thể dục: Tốt hơn hết là không nên tập. Một cách tốt là tập các động tác xoay khớp, như: Đầu – cổ, vai – tay, cổ tay, cột sống, đầu gối, v.v… hay những bài tập có tính phổ thông. Những bài tập nầy thường không ảnh hưởng đến đường vận chuyển khí lực trong công phu, nên an toàn. 7.Vài điểm nên biết (3): Sức khỏe. Hầu hết bản thể vật chất nơi con người thường tích tụ nhiều trược khí. Đây còn là nguyên nhân phát sinh nhiều loại bệnh tật. Một trong những cốt yếu của công phu thiền là từng bước đốt tan dần trược khí, khai thông toàn bộ kinh mạch. Do đó, sau một thời gian tập thiền, về phương diện bản thể vật chất, nhìn theo y học chúng ta nhận thấy có vài điểm nên biết. Thí dụ tượng trưng như: 7.1.Về tim mạch:

- Huyết áp thường hạ thấp chút ít so với người bình thường, có hành giả rất thấp nhưng vẫn khỏe và sinh hoạt bình thường. Đây là điểm tốt.

- Nhịp đập của tim trong bước đầu có ảnh hưởng nhẹ, theo thời gian sẽ từ từ chậm

dần (nhiều hành giả mỗi phút tim đập khoảng 40 – 50 lần, hay thấp hơn là bình thường). Nhịp mạch nơi cườm tay (theo Đông y) cũng chậm hơn người bình thường.

Do đây, nhiều bệnh liên quan đến tim mạch – huyết áp, sau thời gian công phu thường có triệu chứng giảm dần hay hết. Có bệnh được gọi là “tăng áp nhãn” cũng giảm nhiều. 7.2.Về hô hấp:

- Do phương thức công phu sẽ dẫn đến hoạt động của hô hấp gia tăng: Lượng không khí trao đổi cho một lần hít vào và thở ra nhiều hơn. Tức là, dung lượng hô hấp tăng.

- Hít vào – thở ra dài hơn một cách tự nhiên. Do đó, số lần thở trong một (01) phút

có giảm so với trước đây. Đây còn là yếu tố gia tăng tuổi thọ. (Ngoài ra, theo thực nghiệm của khoa sinh lý học: Phương thức thở của Pháp Thiền, tuy làm nhịp tim đập chậm dần nhưng lượng máu vào tim và não gia tăng.) 7.3.Về ngủ nghỉ:

- Thời gian ngủ trung bình cần cho mỗi người trong một ngày đêm là bảy – tám (07 – 08) giờ. Hành giả công phu thiền, thời gian ngủ giảm tự nhiên so với người không tập công phu, thường thì ngủ dễ – ngủ ngon.

Page 13: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

- Hành giả công phu đúng mức, mỗi ngày đêm cần trung bình khoảng bốn ( 04) giờ ngủ là vừa, có hành giả ngủ ít hơn. Và khi đang ngủ, vừa thức giấc là tỉnh ngay – không bị “say ngủ”.

- Trường hợp đi xa, thí dụ như du lịch (phải đổi múi giờ), thường không bị ảnh

hưởng nhiều bởi giờ “ngủ – thức” theo sinh lý của cơ thể. (1) Trường hợp mệt mỏi: Sau buổi công phu: Người ấm mát – khỏe – dễ chịu – thư thái. Hoặc, thỉnh thoảng có trường hợp sau khi xả thiền – người rất tỉnh – không thấy buồn ngủ, hôm sau vẫn sinh hoạt bình thường. Đó là nhờ hấp thụ thanh điển thông hành đầy đủ. Trái lại, nếu sau công phu: Người cảm thấy khó chịu – không thoải mái, mệt mỏi – uể oải, khó ngủ, … nên xem lại cách công phu có đúng không? (2) Trường hợp “hay buồn ngủ”: Có trường hợp đã nhiều năm công phu mà “hay buồn ngủ”, nói theo dân gian là “ngủ gà ngủ gật”, có thể do: Thiếu ngủ, hay ăn uống thiếu thốn, hay làm việc quá sức sinh ra mệt mỏi, hay có chứng bệnh nào đó về thể chất. Nếu không, nên xem lại cách công phu? 7.4.Về chữa bệnh: Hành giả từng bước tinh tấn trong công phu thiền có khả năng tự chữa trị cho bản thân một số bệnh. Thí dụ như: (1) Bệnh mồ hôi tay và chân: Tại Việt Nam, nhiều vị bị bệnh, trong dân gian gọi là Phong Thấp: Mồ hôi lòng bàn tay và lòng bàn chân rịn ra rin rít, (có trường hợp – thỉnh thoảng nhểu từng giọt nhỏ). Tập công phu Pháp Thiền VVQN: Trong bước đầu, toàn thân mồ hôi ra rất nhiều, rồi từ từ sẽ giảm dần và hết. Riêng lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng rịn mồ hôi, rồi từ từ sẽ hết và trở nên khô – ấm. Sau thời gian tập có thể vài năm hay nhiều hơn, bệnh mồ hôi tay và chân sẽ từ từ hết hẳn mà không phải dùng thuốc. (2) Bệnh nhức đầu: Vài hành giả với sức khỏe vẫn bình thường nhưng thường “bị nhức đầu”: Chụp X quang và dùng nhiều phương tiện của y khoa đều không tìm ra bệnh (vào những năm 2000 về trước). Một bác sĩ chuyên khoa, sau khi đã dùng nhiều cách mà chưa nhận ra bệnh, đã khám cận lâm sàng về phản xạ thần kinh từ một số vùng trên thân thể của người bệnh thì gián tiếp biết là “vùng đầu nầy” có bệnh, nhưng không xác định được nguyên nhân và bệnh như thế nào. Người bệnh đến với vị Huynh Trưởng nhờ điểm vài ba lần thì từ từ hết bệnh. Trường hợp nầy thường là do đường kinh bị bế tắc – sinh ra nhức đầu. Nhức đầu thường xảy ra vào

Page 14: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

những lúc suy nghĩ nhiều, hay vận động nhiều, hay làm việc bằng tay nhiều có ảnh hưởng đến đường kinh nơi đầu (chỗ bị bế tắc):

- Điểm khai thông chỗ bế tắc làm nên nhức đầu, thì bệnh hết. - Và về sau, nếu có nhức đầu trở lại, mỗi hành giả công phu tinh tấn có khả năng tự

khai thông chỗ bế tắc cho chính mình. 7.5.Về lão hóa: Sinh – Lão – Bệnh – Tử là định luật nơi con người. Sự già cỗi của tế bào, sợi hóa hay xơ hóa các mô dẫn đến chức năng sinh lý suy giảm dần hay mất đi, sự hoạt động của các cơ quan nội tạng giảm theo tuổi tác, v.v…như định luật góp phần vào tiến trình lão hóa. Cách sống nơi mỗi cá nhân, sự ăn uống hàng ngày, cộng với bệnh tật và môi trường sống ô nhiễm, cũng như những lo âu – buồn phiền v.v…. cho đến “stress” đều góp phần vào lão hóa. Nhìn theo Tây Y: Theo khoa sinh lý học: Thiền có khả năng gia tăng lượng máu vào tim, vào não, vào các cơ quan nội tạng – các tế bào hay mô khắp thân thể, làm giảm tiến trình già cỗi – thoái hóa, đem lại nuôi dưỡng và duy trì sự sống tốt hơn. Thí dụ: Con người có khoảng mười lăm tỷ (15 tỷ) tế bào não, nhưng phần lớn chưa hoạt động – chưa dùng đến. Số lượng nầy không sinh sản thêm, trái lại mỗi ngày đều giảm dần. Tính trung bình, mỗi năm có khoảng ba mươi lăm triệu (35 triệu) tế bào não chết đi. Pháp Thiền, nhất là Pháp Định Chuyển Tinh – Khí – Thần có khả năng gia tăng hoạt động của não, làm chậm lại sự già cỗi hay thoái hóa của tế bào não, v.v…. Nhìn theo Đông y và Khí công: Về phương diện sức khỏe, chúng ta đều biết: Khoa châm cứu bên Đông y, hay các môn khí công, thí dụ như Thái Cực Quyền, đều đặt trên căn bản:

- Khai thông kinh mạch, khí huyết thông hành đầy đủ, dẫn đến điều hòa âm dương trong nội thể.

- Đây là cốt yếu cho phòng bệnh – chữa bệnh – tăng cường sức khỏe, và góp phần

làm giảm sự lão hóa. Có điểm khác biệt: Châm cứu, người bệnh ở vào tư thế thụ động. Khí công, hành giả ở vào tư thế chủ động. Nhìn theo công phu Thiền: Hành giả chủ động trong trạng thái tĩnh: Đốt tan dần trược khí, khí lực thông hành, thanh khí tràn đầy các tế bào – các mô – các cơ quan tạng phủ v.v… các kinh mạch. Nên, công phu thiền có khả năng:

Page 15: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

- Đào thải “chất dơ hay độc tố” ra ngoài cơ thể, gia tăng chức năng của các cơ quan tạng phủ, v.v…, dẫn đến tăng sức đề kháng cho cơ thể và phòng bệnh cao.

- Và đồng thời, giảm ảnh hưởng của giác quan tiếp xúc với ngoại cảnh đổi thay

trong môi trường sinh hoạt, lắng dần nội tâm giao động, v.v…. dẫn đến đời sống tinh thần an vui hơn.

Công phu thiền góp phần làm giảm tiến trình lão hóa của cơ thể được đặt trên căn bản: Điều hòa hoạt động nội thể bằng thanh khí nuôi dưỡng – khôi phục – gia tăng sức sống cho bản thể vật chất, và đem lại đời sống nội tâm thanh thản. 7.6.Nhìn chung về sức khỏe: Sau thời gian công phu có tiến bộ, một phần lớn trược khí tan dần nhường cho thanh khí nuôi dưỡng cơ thể. Tất cả đều diễn ra từ từ và tự nhiên theo tiến trình tập luyện, hành giả vẫn sinh hoạt bình thường trong đời sống hàng ngày. Và đây là yếu tố đem lại:

- Phòng bệnh và tăng cường sức khỏe. - Người bị bệnh thường là giảm dần – bệnh trở nên nhẹ hơn, hoặc có trường hợp

bệnh hết hẳn. - Khả năng làm việc gia tăng. - Tinh thần tỉnh táo, trí lực tốt, v.v….

Ngày nay, bằng phương tiện y khoa và khoa học cho thấy rằng: Công phu thiền ảnh hưởng tốt đến hoạt động của các cơ quan hô hấp, tim mạch – máu, tiêu hóa, bài tiết, … cho đến các tuyến nội tiết. Và, nhiều nơi trên thế giới đã lập các “trung tâm” điều trị bệnh bằng phương thức “thiền”. Với hành giả công phu thiền: Rất nhiều điều “có vẻ nghịch lý” đối với nền y khoa hiện nay, nhưng phần lớn đều được kiểm chứng bằng phương tiện khoa học – y học, nhất là tại Trung Hoa và Nhật. Trên đây là vài trường hợp trượng trưng, cụ thể và thường gặp mà phần đông các hành giả VVQN đã trải qua, tạm nêu ra đây để các hành giả đến với Căn Bản Pháp Thiền an tâm – không phải lo lắng. 8.Vài điểm nên biết (4): Thanh lọc trược khí. 8.1.Thực hành Pháp Thiền Căn Bản: Hành giả trải qua bốn Pháp công phu “Tịnh Tâm, Điều Hòa Hơi Thở, Tọa Thiền và Ngọa Thiền”, có công năng dẫn đến:

- Trược khí được thanh lọc nhiều: Nội tâm lắng vọng động nhiều hơn – trở nên ổn định hơn. Khả năng nhập định tương đối sâu hơn.

- Trong sinh hoạt, nội tâm tạp niệm bị ảnh hưởng của ngoại cảnh, hay danh lợi tình

tiền nơi đời, đều có phần giảm so với trước đây chưa tập.

Page 16: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

- Và hành giả trực tiếp nhận hiểu: Thanh khí có khả năng lắng vọng động – đẩy lùi dần trược khí, thanh khí càng nhiều nội tâm càng an định.

Tuy nhiên, hành giả cần tiếp tục thanh luyện tâm thức trong sinh hoạt để huân tu định lực thì sự “không bị ảnh hưởng” bởi ngoại cảnh nầy mới vững hơn. Nếu như hành giả vọng động vẫn còn như trước khi chưa tập, hay có phần gia tăng thêm tạp niệm: Có thể tập không đúng – nên xem lại phương thức công phu. Hay, tập để có tập và chưa có ý thức sửa mình trong sinh hoạt, v.v.... do đó, nên xem lại, có nên tiếp tục tập hay không. “Thiền phải công phu”, áp dụng vào đời sống. Khả năng công phu có được đến đâu nên áp dụng vào đời sống đến đó. Còn như không, nên xem lại, hay chỉ nên tập ở mức độ sơ cơ nầy thôi. Nếu tiếp tục đi tiếp, có thể sự luyện tập sẽ không đến đâu, hay có hại. 8.2.Dè chừng tâm thức dính mắc: Có điều dường như nghịch lý: Cách chung của hành giả là, trước khi học điều gì nên nhận hiểu rõ về điều đó rồi mới thực hành. Như vậy, sự tập luyện mới đem lại kết quả. Song, dòng tâm thức có thói quen, hễ điều gì đi qua tai nghe – mắt thấy thì dính vào, trụ vào, rất khó xả ra. Việc nầy: Đối với người đời là bình thường. Đối với hành giả, nên xem lại “lực trụ chấp” của tâm thức – vì không có lợi cho công phu. Đến với Pháp Thiền: Hành giả tiếp thu bài Pháp – nhận biết phương thức tập: Nhận biết vậy thôi. Nên giữ tinh thần bình thản, giữ chánh tâm – chánh ý, thực hành theo phương thức đã được hướng dẫn trong từng bước, kiên trì tâp luyện. Đừng bao giờ nghĩ sẽ khai thông kinh mạch nầy – huyệt đạo kia, hay thành tựu điều gì đó. Có nghĩ là có ý hướng đến, sẽ dẫn đến sự bế tắc hay tụ khí, hay dính mắc của tâm thức. Điều nầy không nên – vì tạo thêm vọng tưởng phát triển . Vả chăng, trong công phu chỉ cần một phóng ý có thể đủ làm sai lệch sự thông hành khí lực đang chuyển vận trong nội thể. Nên tạo sự thông cảm: Cho nên, các vị hướng dẫn Pháp Thiền xưa nay thường truyền lại ngắn gọn – vừa đủ để hành giả thực hành trong từng bài Pháp. Trong quá trình tập, gặp trở ngại điều gì thì cho biết, lúc đó mới chỉ ra tiếp. Điểm cốt yếu dành cho hành giả: Thực hành đến đâu biết đến đó. Gặp trở ngại thì vị hướng dẫn trợ lực hóa giải hay mở khóa tiếp tục hành trình. Thiền là thực tập – là hành – là sống hòa nhập bằng thân tâm. Thiền không phải là chỗ tiếp thu học hỏi bằng kiến thức – tri thức, nâng cao hiểu biết, bởi tất cả đều là trở ngại – gia tăng vọng ngã.

Page 17: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

8.3.Nhìn chung về thanh lọc trược khí: Chúng ta đã từng hòa đồng cùng tâm tánh vọng động. Ngày nay, đến với Pháp Thiền để có được tâm hồn an vui – thanh tịnh. Nhưng thật ra, bước đầu tiên là thanh lọc trược khí:

- Tập bốn bài Pháp đầu tiên: Là một tiến trình khai thông kinh mạch đẩy lùi dần

trược khí. Hành giả nên kiên nhẫn, bền bỉ. - Trược khí chưa được thanh lọc dần, chưa thể có tâm thức trong sạch – lành mạnh

v.v… hay tâm hồn an vui – thanh thản, nếu có chăng là cảm giác nhất thời. - Hoặc, nếu có chăng, là các Bậc Đại Từ – Đại Bi lâm phàm hòa mình vào thế tục

nương theo đó tế độ chúng sinh. Sự thanh lọc trược khí đã từng thấm sâu vào thân tâm được thực hành qua hai phương diện: Công Phu Thiền nơi môi trường Tịnh và Sinh Hoạt nơi môi trường Động để thanh luyện Tâm Tánh. Hai phương diện nầy cùng tương quan hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, đến với Pháp Thiền: Cần nghị lực – bền bỉ – kiên nhẫn, đều đặn trải qua thời gian nhiều năm tháng, hay cả đời người, có thể nhiều đời kế tiếp. Việc làm nầy: Trước hết có liên quan đến sức khỏe, kế là tâm tánh vọng động đã trở thành bình thường trong sinh hoạt, và nghiệp lực đã tích lũy từ nhiều đời. Cho nên, không thể gấp rút. Nếu gấp rút sẽ có hại cho bản thể. 9.Đến với Pháp Thiền VVQN dễ hay khó? 9.1.Tự nhận diện vọng động: Bước đầu đến với Pháp Thiền có thể gặp vài khó khăn vì chưa quen. Song, công phu nơi môi trường Tịnh, hành giả cần đi vào môi trường Động trong các trạng thái sinh hoạt nhằm thanh lọc dần Tâm Phàm – Tánh Phàm, với tham – sân – si – ái – ngã mạn – nghi – đố kỵ v.v…. Bởi, chúng là nguồn gia tăng vọng động, trưởng dưỡng trược khí, tích lũy nghiệp lực, là trở lực cho khai thông kinh mạch – lắng vọng động. Thí dụ:

- Gặp việc liền phóng ý thì không thể có an định. - Còn tham lam thì còn hướng ngoại tìm cầu, tạp niệm tự do phóng túng. - Còn giận hờn thì tinh thần giao động, tán loạn. v.v…

9.2.Đến với Pháp Thiền: Cho nên, đến với Pháp Thiền còn là cơ hội học tự tin – tự lực – dũng lực để thanh lọc “chất phàm”, nên tuy dễ mà khó – tuy khó mà dễ. Tất cả đều do nơi hành giả. Vì sao? Thứ 1: Dễ vì Pháp Thiền rất đơn giản, chúng sinh ở vào mọi trình độ – căn cơ đều tập được. Khó vì giải đãi, thiếu ý chí và nghị lực kiên nhẫn bền bỉ.

Page 18: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Thứ 2: Dễ do có hiểu biết lắng dần lưới mê trần tục. Khó do phàm tánh sai sử, lòng trần phóng túng theo đường danh lợi tình, tâm ý buông lung theo ngoại cảnh mà giác quan là cửa ngõ làm khơi dậy tạp niệm tạp khí phiền não. Nếu không lắng dần lưới mê nầy qua hoạt động của Thân – Khẩu – Ý, lại còn nuôi dưỡng chúng, và vẫn tiếp tục công phu thiền thường dẫn đến tổn hại bản thể. Về phương diện công phu: Những bài Căn Bản Pháp Thiền VVQN trong bước đầu có đủ công năng trợ lực hành giả lắng dần vọng niệm. Tuy nhiên, hành giả đến với Pháp Thiền là Học Thiền. Do đó, đừng nên lầm tưởng, thí dụ như:

- Học Pháp Tịnh Tâm, không có nghĩa là hành giả Tịnh Tâm. - Học Pháp Sơ Thiền, không có nghĩa là hành giả có Sơ Thiền. - Hay sau nầy, học Pháp Đại Định, không có nghĩa hành giả đạt Đại Định.

Kính mời hành giả cùng hòa nhập thân tâm thưởng thức Căn Bản Pháp Thiền Vô Vi Quy Nguyên. Kính chúc hành giả đồng hành an vui – thanh tịnh! Bài 1: VÀI ĐIỂM NÊN BIẾT KHI ĐẾN VỚI PHÁP THIỀN 1.Pháp Thiền VVQN: 2.Nơi công phu thiền: 2.1.Chọn nơi thoáng khí. 2.2.Trước Ngôi Tam Bảo. 2.3.Những nơi khác. 3.Thời gian công phu thiền: 3.1.Giờ công phu thiền. 3.2.Thời gian một buổi công phu thiền. 3.3.Thời gian tập Căn Bản Pháp Thiền. 4.Đạo phục: 4.1.Với pháp hữu VVQN. 4.2.Với pháp hữu là tôn giáo bạn. 4.3.Với nhân sinh. 5.Vài điểm nên biết (1): Nên lưu tâm. 5.1.Thứ 1: Sau khi ăn no. 5.2.Thứ 2: Sau khi làm việc. 5.3.Thứ 3: Sau khi uống rượu.

Page 19: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

5.4.Thứ 4: Sau khi “sinh hoạt vợ chồng”. 5.5.Thứ 5: Phụ nữ đang hành kinh. 5.6.Thứ 6: Tránh tạo “sức ép” trong lồng ngực. 6.Vài điểm nên biết (2): Trước, đang và sau công phu: 6.1.Trước khi vào công phu. 6.2.Đang khi công phu. 6.3.Sau khi công phu. - Vài động tác cần thiết. Ghi chú 1: Xoa hai má. Ghi chú 2: Xoa thắt lưng và hai chân. - Trường hợp công phu một vài giờ hay nhiều hơn. - Vài điều nên tránh. 6.4.Nhìn chung về động tác trước và sau công phu. - Tập nhẹ nhàng – chậm rãi. - Nên dè chừng một số bài tập sau đây. 7.Vài điểm nên biết (3): Sức Khỏe. 7.1.Về tim mạch. 7.2.Về hô hấp. 7.3.Về ngủ nghỉ. - Trường hợp mệt mỏi. - Trường hợp “hay buồn ngủ”. 7.4.Về chữa bệnh. - Bệnh mồ hôi tay và chân. - Bệnh nhức đầu. 7.5.Về lão hóa. - Nhìn theo Tây y. - Nhìn theo Đông y và Khí công. - Nhìn theo công phu Thiền. 7.6.Nhìn chung về sức khỏe. 8.Vài điểm nên biết (4): Thanh lọc trược khí. 8.1.Thực hành Pháp Thiền Căn Bản. 8.2.Dè chừng dòng tâm thức. - Có điều dường như nghịch lý. - Đến với Pháp Thiền. - Nên tạo sự thông cảm. 8.3.Nhìn chung về thanh lọc trược khí. 9.Đến với Pháp Thiền VVQN dễ hay khó? 9.1.Tự nhận diện vọng động. 9.2.Đến với Pháp Thiền.

Page 20: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Bài 2: TƯ THẾ TỌA THIỀN CĂN BẢN

Phần 1: Tư thế tọa thiền căn bản. - Nên ngồi nơi thoáng khí, hay trước Ngôi Tam Bảo nếu nhà có phụng thờ Tam Bảo. - Tư thế tốt là kiết già. Hoặc, bán già, xếp bằng, v.v… tùy sức khỏe. - Thẳng bụng, thẳng lưng. - Thân trên hơi ngả về trước một chút để giữ vững sự thăng bằng cho toàn thân. - Miệng ngậm, răng ngậm kín tự nhiên. - Hếch bắp thịt hai gò má lên miệng dường như mỉm cười. - Đầu thẳng tự nhiên và mặt hơi ngó xuống một chút. - Mắt buông rèm, nhìn theo chót mũi. Không tập trung tư tưởng. - Bước đầu mới tập: Lưỡi để tự nhiên nơi hàm dưới. Về sau: Lưỡi uốn cong gác trên ổ gà. - Bước đầu mới tập: Hai tay cầm Ấn Đức A Di Đà để trên hai đầu gối. Về sau: Hai tay cầm Ấn để ngang trước đơn điền, hay ngay dưới rốn. Phần 2: Dẫn Giải. Trên đây là những điểm căn bản trong Tư Thế Tọa Thiền dành cho hành giả sơ cơ, làm căn bản cho các Pháp Thiền về sau. Dưới đây là phần dẫn giải từng điểm trong bước đầu công phu: 1.Các tư thế tọa thiền: Có nhiều tư thế tọa thiền, tùy theo sức khỏe: 1.1.Tư thế kiết già: Cách ngồi: Tư thế kiết già có nhiều tên gọi khác như: Toàn già, Hoa sen, Kim cang tọa, Liên hoa tọa, Song tọa:

- Mu bàn chân trái gác lên đùi của chân phải. (Hoặc, ngược lại). - Mu bàn chân phải gác lên đùi của chân trái. (Hoặc, ngược lại). - Hai gót chân nên sát vào vùng háng – bụng của hai bên. - Hai lòng bàn chân hướng thẳng lên trên.

Trong công phu, tư thế kiết già là vững nhất, có nhiều lợi điểm hơn so với các tư thế khác:

Page 21: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Cột sống thẳng. Cân bằng hai vai. Cân bằng hai bên thân phải và trái. Cân bằng hai chân mà điểm chính là hai đầu gối sát nền. Ngồi vững trên xương bàn tọa – hai bên mông chịu lực đều nhau. Ngồi được lâu – ít mỏi. Khí huyết lưu thông tốt, và sự vận chuyển khí lực được tốt.

Nên thay đổi chân: Nên đổi “chân trên – chân dưới” vào mỗi lần công phu kế tiếp. (Còn như dễ quên, có thể tự quy định nương theo lịch, như “ngày chẳng chân phải bên trên – ngày lẻ chân trái bên trên”). Thí dụ:

- Mỗi ngày công phu hai (02) lần: Mỗi lần vào công phu nên đổi chân để tránh bị mỏi hay tê.

- Mỗi ngày công phu một (01) lần: Hôm nay, chân trái bên trên – chân phải bên

dưới. Hôm sau, đổi lại chân phải bên trên – chân trái bên dưới. (Hay, có thể vài hôm nên đổi chân một lần.)

Lý do: Một là, tập cho quen cả hai chân, gân – cơ – khớp – thần kinh – kinh mạch không bị ảnh hưởng xấu có thể có. Hai là, sự vận chuyển khí lực đều khắp cả hai bên thân phải và trái. Ghi chú: Có hành giả do không biết: Ngồi cố định một chân trên – một chân dưới cả chục năm liền, dẫn đến sự phát triển hai chân phải và trái có khác biệt đôi chút. Về vận chuyển khí lực: Chân nằm bên trên, gân – cơ – thần kinh, và nhất là kinh mạch “hơi căng hơn một chút” so với chân nằm bên dưới. Nên, có phần ảnh hưởng đến vận chuyển khí lực trong bước đầu khai thông kinh mạch – nhất là với người mới tập, và sự vận chuyển khí lực về sau nầy cho cả hai bên thân phải và trái. Nó có ảnh hưởng đến sự phát triển thân thể “không đều” theo tuổi tác hay thời gian. Khi kinh mạch đã được khai thông, vẫn tiếp tục thay đổi chân. (Cho đến khi nào bước vào công phu “Tối Thắng Pháp – Khai Mở Thiên Đường Lộ”, lúc đó mới giữ cố định một tư thế mà mình thấy thích hợp nhất – không thay đổi chân). Hai đầu gối sát nền: Tọa thiền: Hai đầu gối sát nền sẽ giữ vững cho thân trên và vai được cân bằng, ngồi được vững. Thời gian đầu mới tập: Có thể hai đầu gối bên cao – bên thấp, cứ để tự nhiên, không nên dùng gối hay nệm để kê. (Trừ trường hợp có bệnh hay dị tật).

Page 22: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Dần dần gân – cơ – khớp dãn và mềm, đầu gối bên cao sẽ từ từ hạ xuống mặt nền. Có thể vài tháng sau hay nhiều hơn. Nếu đầu gối vẫn còn cao, nên cố gắng tập càng sát nền càng tốt. Nên đổi chân cho cả hai bên. Đề phòng gót chân chạm sát vùng bụng. Tư thế kiết già hay bán già: Lòng bàn chân hướng lên, gót chân có thể chạm vùng bụng. Đối với nữ giới nên dè chừng về sau nầy, nhất là khi tập bài “Hổ Phục (thuộc Long Hổ Pháp)”: Nên giữ khoảng cách một vài phân (1 – 2 cm), nhằm tránh có thể ảnh hưởng không tốt đến bụng dưới. 1.2.Tư thế bán già: Nếu ngồi tư thế kiết già không được, nên ngồi tư thế bán già:

- Mu bàn chân trái gác lên đùi của chân phải. (Hoặc, ngược lại). - Mu bàn chân phải để sát nền, lòng bàn chân phải nằm bên dưới đùi của chân trái.

(Hoặc, ngược lại). - Tức là, mu bàn chân trái gác lên đùi của chân phải, lòng bàn chân trái hướng

thẳng lên trên. Còn bàn chân phải để sát mặt nền, lòng bàn chân phải cũng hướng lên nhưng nằm bên dưới đùi của chân trái. (Hoặc, ngược lại).

- Nên thay đổi chân trên – chân dưới (Như trình bày ở tư thế kiết già).

Có hành giả do không thể đưa bàn chân lên đến đùi được, có thể để trên cẳng chân. Rồi từ từ sẽ nâng lên dần. Ngồi tư thế nầy không vững bằng tư thế kiết già. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến cột sống vì hai bên phải và trái của thân không được thăng bằng. Nên lưu tâm đổi chân và giữ sự thăng bằng để tránh về sau. Khi ngồi tư thế bán già đã quen, nên tập ngồi tư thế kiết già vẫn tốt hơn, lúc đầu có đau mỏi đôi chút nhưng rồi sẽ thuần dần. Tuy nhiên, tùy theo sức khỏe cho phép. 1.3.Tư thế khác: Tùy theo sức khỏe: Nếu không ngồi được hai tư thế trên thì có thể ngồi: (1) Tư thế xếp bằng, hai lòng bàn chân đều hướng lên. (2) Hay, tư thế “chân bên trong – chân bên ngoài” (tức là chân trước – chân sau), hai chân để sát dưới nền – phía trước bụng dưới, hai lòng bàn chân đều hướng lên trên. (3) Hay, có thể chọn tư thế khác tùy theo cơ thể, miễn sao ngồi được thấy thoải mái thôi. Với hành giả chân yếu – chân có bệnh, cao niên, có thể: (1) Ngồi trên vật cao, như quyển sách, chiếc ghế nhỏ thấp. (2) Hay, ngồi trên ghế cao, mặt trong của hai chân sát vào nhau để thòng xuống, bàn chân chạm mặt nền. Tùy môi trường sinh hoạt:

Page 23: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Thí dụ như: Tại sở làm vào giờ trực đêm hay nghỉ tại chỗ, để tránh sự chú ý có thể ngồi như sau:

- Ngồi trên ghế (trước mặt là chiếc bàn làm việc). - Hai chân khép lại để thòng xuống nền. - Hai tay để tự nhiên trên hai đùi, hoặc trên mặt bàn.

Hay, có hành giả vào ngân hàng (như ở Việt Nam) chờ đợi mấy giờ đồng hồ: Cứ ngồi tự nhiên với thế ngồi chờ đợi giữa đông người. Ghi chú: Công phu trong những “tư thế khiếm khuyết” nầy, hai tay để tự nhiên – không nên cầm Ấn. 1.4.Tọa cụ: Tọa cụ, hay Bồ đoàn: Vật kê (lót) bên dưới để ngồi được lâu. Nếu chưa ngồi trực tiếp trên nền được, có thể tạm dùng một “tọa cụ” mà độ cao vừa đủ để ngồi vững thôi. Rồi dần dần nên hạ thấp độ cao của tọa cụ. Sau cùng là bỏ tọa cụ. Tuy nhiên, nên lưu tâm, thí dụ như: Nếu phải ngồi trực tiếp trên đất, nên trải manh chiếu lên, hay vật nào đó để phòng tránh hơi đất xông lên thâm nhập vào nội thể. Ghi chú: Một cách để ngồi được vững hơn. Nếu thấy cần thiết có thể làm động tác: Sau khi chuẩn bị mọi việc xong để bước vào tọa thiền, ngả thân trên về phía trước – vùng mông tự động nhích về phía sau. Rồi, trả thân trên trở lại bình thường, lúc đó tư thế ngồi sẽ vững hơn. 1.5.Nhìn chung về tư thế tọa thiền: Cách tốt hơn hết là tư thế kiết già và không dùng tọa cụ. Nếu không, thì tư thế bán già. Hoặc, tùy sức khỏe mà chọn tư thế thích hợp. Trước khi vào tọa thiền: Chuẩn bị mọi việc xong, nên phóng tầm nhìn tự kiểm soát toàn thân: Vai, thân, cột sống, bàn tọa, hai chân – bàn chân – đầu gối, đầu – mắt, v.v… và nếu cần thì tự điều chỉnh sao cho thích hợp – thoải mái – tự nhiên. Nếu còn chỗ nào có cảm giác “khó chịu” nên sửa ngay. 2.Thẳng bụng: Luôn luôn ngồi thẳng bụng: Bụng hóp vào một chút (bụng hóp vào vừa phải). Giữ vững vị trí thẳng bụng như vậy trong suốt buổi công phu. Thẳng bụng, có ba điểm nên biết: 2.1.Thứ 1: Luôn luôn thẳng bụng. Khi tập các Pháp Thiền VVQN: Luôn luôn giữ tư thế thẳng bụng. (Không phình bụng ra như một số Pháp Thiền khác trong dân gian).

Page 24: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Bởi vì, phình bụng ra trong công phu: Dòng khí lực dễ dàng thông xuống vùng hạ bộ. Nói theo khoa sinh lý học, có thể dẫn đến kích thích “hệ thần kinh đối giao cảm” làm khởi dậy sự ham muốn về tình dục. 2.2.Thứ 2: Ngăn dòng điển xuống hạ bộ. Khi Chuyển Pháp Luân hay Vận Chuyển: Vùng bụng có thể di động nhẹ, nhưng luôn luôn giữ thẳng bụng:

- Hít vào – thẳng bụng, dòng thanh điển chỉ đến Đơn Điền, rồi tỏa lên. - Tư thế nầy, tự động dòng thanh điển không thể tỏa xuống vùng hạ bộ được.

Nên biết: Vùng hạ bộ có ba (03) bí huyệt. Nếu dòng điển đi xuống đây có tác dụng khai mở các bí huyệt, dục vọng sẽ phát triển mạnh, là điều không tốt. Nên, còn gọi là ba bí huyệt cấm mở. 2.3.Thứ 3: Đóng sự xâm nhập của Ngũ Hành.

- Vùng Rốn, được xem là cửa ngõ xâm nhập của Ngũ Hành. - Thẳng Bụng, là Rốn hóp vào. Tức là, “đóng” cửa ngõ xâm nhập của Ngũ Hành

vào nội thể. Nhìn chung: Thẳng bụng – bụng hóp (hay hót) nhẹ vào, có tác dụng đóng cửa ngõ xâm nhập của Ngũ Hành, dòng thanh điển tự nó không thể xuống vùng hạ hộ được, là điểm đặc biệt của Pháp Thiền VVQN. Ngoài ra, có Pháp Thiền đã được phổ biến rộng trong quần chúng, đề cập đến “Huyệt Cấm Mở” nhưng lấy Thở Bụng làm căn bản: Hít vào sâu xuống bụng – bụng phình ra. Hành giả nên lưu tâm (vì mỗi Pháp có hướng đi riêng). 3.Thẳng lưng: 3.1.Thẳng lưng: Luôn luôn ngồi thẳng lưng một cách tự nhiên theo đường cong sinh lý của cột sống. Ngồi thoải mái, buông lỏng cơ bắp, không gồng:

- Không ưỡn ngực (về trước). - Không khòm lưng (lưng cong về sau). - Không “gù lưng” vùng thắt lưng: Ngồi thẳng, đừng để vùng thắt lưng “hơi cong

ra – gù ra” sau. - Hai vai cân bằng – ngang nhau, tự nhiên. (Tự kiểm soát – tránh vai bên cao bên

thấp). Ngoại trừ trường hợp dị tật. Trước khi chính thức vào công phu: Nên phóng tầm nhìn kiểm soát sự ngay ngắn của cột sống và đầu, sự cân bằng của hai vai, sự vững vàng của hai chân và thân trên. Giữ vững tư thế nầy trong suốt buổi công phu.

Page 25: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Đức Ngài đặc biệt chú ý điểm nầy và thỉnh thoảng đến sửa cho từng hành giả phạm phải trong lúc tham thiền nhập định, vì có ảnh hưởng đến bộ mạch – sự vận chuyển khí lực trong nội thể. 3.2.Thân trên hơi ngả về trước để giữ sự thăng bằng. Thân trên ngồi thẳng, song hơi ngả về trước một chút để có sự thăng bằng trong trạng thái buông lỏng, mà trong công phu hành giả không thể kiểm soát được thân thể. Có hành giả mới vào tập, ban đầu ngồi thẳng, nhưng trong buổi công phu bất chợt “thân trên bị ngả về phía sau”. Do đó, lấy cột sống làm trụ, thân trên “hơi ngả về trước một chút” nhằm giữ vững sự thăng bằng cho thế ngồi trên hai mông – bàn tọa. 3.3.Ngồi thẳng lưng để giữ sức khỏe. Thân trên: Không nghiêng qua phải hoặc qua trái. Không ngả tới trước hoặc ra sau. Ngồi thẳng – thoải mái. Nếu ngồi mà thân trên không ngay ngắn sẽ có ảnh hưởng về sau. Thí dụ: Ngồi hơi nghiêng về bên thân Phải: Một nửa thân bên Trái (gân – cơ – thần kinh – kinh mạch) sẽ căng hơn, dẫn đến máu huyết và sự lưu thông khí lực bên thân Trái mạnh hơn (chút ít). Lâu ngày về sau sẽ ảnh hưởng từ đầu đến chân thuộc bên Trái phát triển hơn bên Phải. Điểm nầy hành giả mới tập chưa nhận ra, đến khi nhận ra thì hơi muộn. Hoặc, ngồi ngả tới trước nhiều: Hơi thở bị hạn chế, trở ngại cho Chuyển Pháp Luân hay Vận Chuyển. Nhìn chung: Tọa thiền, cột sống không thẳng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe – kể cả các cơ quan nội tạng. 3.4.Ngồi thẳng lưng để khí vận chuyển đầy đủ. Ngay từ những buổi ban đầu công phu nên lưu tâm đến thân trên ngay thẳng và cân bằng hai bên phải – trái. Nếu không, về sau trở thành thói quen và cảm thấy thoải mái dễ chịu sau một buổi công phu. Nhưng thật ra, nhiều năm về sau sẽ có ảnh hưởng đến:

- Sự vận chuyển khí lực trong các kinh mạch và khai mở trong nội thể không được đều đặn cho cả hai bên thân phải – trái.

- Sự an định (lắng động niệm) nơi tâm và sự minh mẫn của trí lực có phần suy

giảm.

Mấy điểm nầy, trong thời gian đầu khó thấy, có thể vài ba năm hay năm bảy năm sau mới nhận ra. Do đó, trong bước đầu chịu khó một chút. Có thể cảm thấy “hơi phiền”, nhưng nhớ là đừng bao giờ chiều theo ý muốn “không tốt” của thân thể. Nếu mệt mỏi nên xả thiền – nghỉ cho khỏe – không rán.

Page 26: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

4.Miệng – Răng – Lưỡi: Miệng ngậm tự nhiên: Miệng ngậm bình thường – tự nhiên. Không mím môi. Miệng ngậm để giữ Khí. Nếu miệng hở thì Khí tán. Ngoài ra, với nhiều Pháp công phu về sau nầy: Thở ra, miệng ngậm còn có tác dụng khai mở nội thể. Răng ngậm tự nhiên: Răng ngậm khít – bình thường – tự nhiên. Không dụng lực để ngậm. Giữa môi và Răng nên khít tự nhiên. Lưỡi: Bước đầu mới tập: Lưỡi để nơi hàm dưới, chưa cần thiết “lưỡi uốn cong gác trên ổ gà”. (xem tiếp bài: Pháp Tọa Thiền.) 5.Hếch bắp thịt hai gò má lên: “Hếch bắp thịt hai gò má lên miệng dường như mỉm cười”. Hành giả nên lưu tâm hai điểm:

(1) “Hếch bắp thịt hai gò má lên” thì đương nhiên miệng mỉm cười: Hếch má là chủ động, mỉm cười là thụ động.

(2) “Miệng mỉm cười” thì bắp thịt hai gò má tự động hếch lên: Mỉm cười là chủ

động, hếch má là thụ động. Trong công phu, hành giả tập: Hếch bắp thịt hai gò má lên là chánh, miệng dường như mỉm cười tự động đến. Hếch bắp thịt hai gò má lên, tác động vào hệ thống thần kinh và kinh mạch vùng má – mặt – miệng đi vào đầu não hoạt động mạnh hơn, và ảnh hưởng tốt vào việc khai mở các cánh luân xa Bách Hội. Nhìn chung: Hếch bắp thịt hai gò má lên miệng dường như mỉm cười, là điểm đặc biệt của Pháp Thiền VVQN. 6.Đầu thẳng – mặt hơi ngó xuống: 6.1.Đầu thẳng: Đầu và cổ thẳng tự nhiên theo cột sống thẳng (theo đường sinh lý). Hành giả tự kiểm soát, cảm thấy thoải mái là được.

- Đầu không nghiêng qua phải hoặc qua trái. - Đầu không cúi xuống (ngả về trước), chỉ hơi ngả một chút theo tư thế công phu,

cũng không ngửa ra sau.

Page 27: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Nhìn theo sự lưu thông khí lực: Đầu – Cổ, như một cái khóa. Cúi nhiều về trước ảnh hưởng đến mạch Đốc phía sau, vùng cổ và gáy, khí lực lưu thông “phía sau” sẽ mạnh hơn phía trước. Ngược lại, ngửa ra sau ảnh hưởng đến mạch Nhâm phía trước, khí lực lưu thông “phía trước” sẽ mạnh hơn. Với hành giả đã đả thông kinh mạch, vùng đầu – cố có thể coi như cái khóa điều chỉnh sự vận hành khí lực trên hai mạch “Nhâm – Đốc”. 6.2.Mặt hơi ngó xuống một chút: Mặt hơi ngó xuống về trước một chút theo tư thế công phu. Tuy nhiên, cần giữ sự cân bằng cho vùng đầu – cổ và hai vai. Cảm thấy thoải mái là được. 7.Mắt buông rèm – Nhìn theo chót mũi – Không tập trung: 7.1.Mắt nhìn theo chót mũi – Không tập trung: Chuẩn bị xong các việc trên đây: Hai mắt nhìn tự nhiên về trước (ở ngoài), rồi từ từ hạ xuống đưa vào nhìn theo chót mũi (hay, “ngó chót mũi”). Giữ ở vị trí nầy:

- Hai mắt nhìn theo chót mũi tự nhiên. - Nhìn theo mà không tập trung vào chót mũi – vì sẽ gây nặng mắt. - Không nhìn một bên mũi.

Nói cách khác: Hai mắt nhìn theo chót mũi, nhìn mà dường như không thấy chót mũi, vậy thôi. 7.2.Mắt buông rèm: Hai mắt nhìn theo chót mũi. Hai mí mắt hạ xuống, khép hờ một cách tự nhiên, gọi là buông rèm:

- Nếu nhắm mắt: Thường thì dễ đi vào hôn trầm (ngủ) trong công phu. - Nếu mắt mở lớn: Ánh sáng tràn vào dễ bị động tâm vì ngoại cảnh. - Không nên mở hé hé khiến cho mí mắt “run run” làm động tâm.

Buông mí mắt xuống ở vị trí thấp mà không thấy tối, cũng không quá sáng. Theo nhiều hành giả: Mắt khép hờ khoảng 1/3 – 1/4 là vừa. Nếu như có sự khó khăn, hay dễ bị động tâm vì buông rèm: Trong công phu, hành giả nhắm mắt, (hay đậy mí mắt lại) cũng tốt. Mắt nhắm vẫn nhìn theo chót mũi được. 7.3.Nhìn theo mà không tập trung tư tưởng. Thứ 1: Một phương thức xả vọng trong công phu. Hai mắt nhìn theo chót mũi mà không tập trung – không chú tâm vào chót mũi: Là một phương thức xả vọng. Thí dụ như:

- Ảnh hưởng của ngoại duyên qua sinh hoạt. - Sự khởi dậy của vọng niệm nội tâm.

Page 28: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Với phương cách nhìn nầy chúng tự tan lắng. Tuy nhiên, hành giả trong bước đầu chưa đủ lực xả hết các vọng, mà là tập: Tâm ý càng xả càng tốt. Thứ 2: Một phương thức lìa bỏ ý thức trong sinh hoạt. Hành giả có thói quen mắt nhìn nơi đâu liền phóng ý theo đó, nên vọng khởi áp đặt vào là lẽ thường trong sinh hoạt. Thí dụ:

- Mắt nhìn cô gái, ý thức liền phóng theo hiện ra ý nghĩ đẹp – dễ thương. - Ngược lại: Ý hướng đến việc gì, mắt liền phóng tầm nhìn đến quan sát việc đó

(dầu là tưởng nhớ lại sự việc). Rồi sinh ra nhận xét, phê phán, buồn vui, mừng lo. Đây là lẽ thường nơi người đời.

Hành giả nhìn mà không tập trung vào chót mũi: Về sau nầy kết hợp với Tối Thắng Pháp, là một phương thức tách rời thói quen của phóng ý áp đặt lên cái nhìn. Tức là, nhìn mà không có sự áp đặt của, thí dụ như khen chê – buồn vui trong đó. Áp dụng vào sinh hoạt: Dẫn đến, ảnh hưởng của ngoại cảnh thông qua giác quan làm khơi dậy tạp niệm sẽ giảm dần. Chỗ gọi là lưới mê danh lợi nơi trần thế tan dần theo công năng tập luyện. Nói cách khác, đây còn là một phương thức trợ lực tập lìa bỏ ý thức, trợ lực cho “thấy biết mà tâm không động”. Nhìn chung: Mắt buông rèm, còn gọi là khép hờ. Không tập trung tư tưởng – không chú ý vào đâu cả: Là một phương thức trợ giúp xả vọng – không để tâm thức dính mắc vào điểm nào. 8.Hai tay cầm Ấn:

- Bước đầu mới tập: Hai tay cầm Ấn Đức A Di Đà để trên hai đầu gối. (Xem tiếp bài: “Pháp Tịnh Tâm.”).

- Về sau, hai tay cầm Ấn để ngang trước đơn điền. (Xem tiếp bài: Pháp Tọa

Thiền.”). 9.Nói tóm lại về Tư Thế Tọa Thiền Căn Bản: Phần trình bày trên đây là điều kiện chung cần thiết cho Điều Thân. Và, cũng là căn bản cho các Pháp Thiền về sau. Với Tư Thế nầy, hành giả chưa Vận Chuyển đều nhận biết được:

- Tự nó tác động nhẹ nhàng đến sự chuyển vận khí lực trong nội thể. - Tự nó ảnh hưởng nhẹ đến hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể như

hệ thần kinh, tuyến nội tiết, v.v… làm việc tốt hơn. Tư Thế Tọa Thiền nầy chỉ có trong Pháp Thiền VVQN, nhiều khác biệt nếu như so với các pháp thiền khác hiện hành rộng rãi trong quảng đại quần chúng từ nhiều thế kỷ nay trên khắp thế giới.

Page 29: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Bài 2: TƯ THẾ TỌA THIỀN CĂN BẢN Phần 1: Tư thế tọa thiền căn bản. Phần 2: Dẫn Giải. 1.Các tư thế tọa thiền: 1.1.Tư thế kiết già. - Cách ngồi. - Nên thay đổi chân. - Hai đầu gối sát nền. - Đề phòng gót chân chạm sát vùng bụng. 1.2.Tư thế bán già. 1.3.Tư thế khác. - Tùy theo sức khỏe. - Tùy môi trường sinh hoạt. 1.4.Tọa cụ. 1.5.Nhìn chung về tư thế tọa thiền. 2.Thẳng bụng: 2.1.Thứ 1: Luôn luôn thẳng bụng. 2.2.Thứ 2: Ngăn dòng điển xuống hạ bộ. 2.3.Thứ 3: Đóng sự xâm nhập của Ngũ Hành. 3.Thẳng lưng: 3.1.Thẳng lưng. 3.2.Thân trên hơi ngã về trước để giữ sự thăng bằng. 3.3.Ngồi thẳng lưng để giữ sức khỏe. 3.4.Ngồi thẳng lưng để khí vận chuyển đầy đủ. 4.Miệng – Răng – Lưỡi: - Miệng ngậm tự nhiên. - Răng ngậm tự nhiên. - Lưỡi. 5.Hếch bắp thịt hai gò má lên: 6.Đầu thẳng – Mặt hơi ngó xuống: 6.1.Đầu thẳng. 6.2.Mặt hơi ngó xuống một chút. 7.Mắt buông rèm – Nhìn theo chót mũi – Không tập trung:

Page 30: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

7.1.Mắt nhìn theo chót mũi – Không tập trung. 7.2.Mắt buông rèm. 7.3.Nhìn theo mà không tập trung tư tưởng. - Thứ 1: Một phương thức xả vọng trong công phu. - Thứ 2: Một phương thức lìa bỏ ý thức trong sinh hoạt. 8.Hai tay cầm Ấn: 9.Nói tóm lại về Tư Thế Tọa Thiền Căn Bản.

Page 31: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Bài 3: PHÁP TỊNH TÂM Phần 1: Pháp Tịnh Tâm. 1.Tư Thế Tịnh Tâm: - Nên ngồi nơi thoáng khí, hay trước ngôi Tam Bảo nếu nhà có phụng thờ Tam Bảo. - Tư thế tốt là kiết già. Hoặc, bán già, xếp bằng, v.v… tùy sức khỏe. - Thẳng bụng, thẳng lưng. - Thân trên hơi ngả về trước một chút để giữ vững sự thăng bằng cho toàn thân. - Miệng ngậm, răng ngậm kín tự nhiên. - Hếch bắp thịt hai gò má lên miệng dường như mỉm cười. - Đầu thẳng tự nhiên và mặt hơi ngó xuống một chút. - Mắt buông rèm, nhìn theo chót mũi. Không tập trung tư tưởng. - Hai bàn tay chắp lại, bắt Huệ Ấn nơi Tâm (trước giữa ngực): Đưa lên giữa trán (chỗ Ấn Đường). Xá từ giữa trán xuống Tâm (có nghĩa là Tâm và Trí hợp nhất). Vừa xá vừa niệm danh hiệu tùy theo tôn giáo của mỗi hành giả. Như vậy là một (01) xá. Xá ba (03) xá. - Từ Tâm, hai bàn tay mở ra chuyển sang cầm Ấn Đức A Di Đà, hai lòng bàn tay hạ xuống để trên hai đầu gối. 2.Ngồi Tịnh Tâm: - Hít vào, thở ra bằng mũi một cách bình thường – tự nhiên. - Hơi thở vào buồng phổi, rồi thở ra, không nín hơi, không nén hơi xuống bụng. - Hít vào, thở ra đều đặn. - Và thả lỏng – để đầu óc trống không. Mệt thì xả. 3.Xả Thiền: Mệt thì Xả Thiền. Không rán.( Cách Xả Thiền cho Pháp Tinh Tâm, được trình bày bên dưới.) 4.Phần ghi chú: Pháp Tịnh Tâm: Thời gian tập khoảng ba (03) tháng, tùy theo sự tinh tấn của mỗi hành giả về: Công Phu + Phẩm Hạnh. Phần 2: Dẫn Giải.

Page 32: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Trên đây là những điểm căn bản của Pháp Tịnh Tâm. Dưới đây là phần dẫn giải thêm vài điểm cần cho công phu: 1.Hai tay chắp lại bắt Huệ Ấn: Xá ba (03) Xá. Sau khi chuẩn bị tư thế xong, sẵn sàng bước vào Pháp Tịnh Tâm, trước hết là Xá ba (03) Xá và Nguyện: Huệ Ấn:

- Hai bàn tay chắp lại nơi Tâm (trước giữa ngực). - Mũi bàn tay thẳng đứng – hướng lên, các ngón tay duỗi thẳng và khít nhau. - Hai lòng bàn tay luôn sát nhau (Không để “khoảng trống” giữa hai lòng bàn tay

khi chắp lại). - Riêng, hai ngón cái chéo nhau: Ngón cái của tay Phải gác chéo trên ngón cái của

tay Trái. (Ngón cái Phải bên ngoài, ngón cái Trái bên trong). Đây gọi là Huệ Ấn. Huệ Ấn, một loại Ấn tay được Đức Ngài Pháp Chủ chuyển vận và cho phép các pháp hữu VVQN dùng để lễ lạy hay xá chào nhau, lễ trong công phu Thiền, v.v…. Xá ba (03) Xá:

- Đưa hai bàn tay bắt Huệ Ấn lên trán – ngón cái chạm trán – giữa hai chân mày (Ấn Đường), Xá xuống trước Tâm (Đưa hai bàn tay từ trán thẳng xuống giữa trước ngực, rồi “xá nhẹ nhẹ” 3 cái). Như vậy là một Xá. Xá ba (03) Xá.

- Đang khi Xá từ giữa trán xuống Tâm: Vừa Xá vừa niệm trong Trí. Lời niệm, tùy

tâm hay tùy tôn giáo của mỗi hành giả. Thí dụ như niệm: Nam Mô A Di Đà Phật, hay Kính lạy Đức Cha Lành, v.v….

Bước đầu vào công phu: Hành giả đang khi Xá, thí dụ như niệm Nam Mô A Di Đà Phật, đặt hết tâm ý vào niệm là chỗ dựa đầu tiên tạm lắng bớt các duyên bên ngoài – các vọng khởi bên trong. Xá như vậy, còn có nghĩa: Phần đầu tượng trưng cho Trí. Phần ngực tượng trưng cho Tâm. Hai tay chắp Ấn, từ trán đưa xuống trước giữa ngực tượng trưng cho: Trí lấy Tâm làm chánh, Trí theo sự sáng suốt của Tâm, Trí hợp nhất với Tâm. 2.Hai tay chuyển ra hai đầu gối: Ấn Đức A Di Đà: Sau khi Xá ba (03) Xá xong. Hai bàn tay đang chắp Huệ Ấn trước Tâm, chuyển sang cầm Ấn Đức A Di Đà:

- Bàn tay mở ra (lòng bàn tay hướng về trước). - Ba ngón: “Giữa – áp út – út” khép kín, duỗi thẳng theo bàn tay. - Ngón cái và ngón trỏ cầm Ấn Đức A Di Đà.

Page 33: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Ấn Đức A Di Đà: Ngón trỏ cong lại, đầu ngón trỏ đặt vào “ngấn giữa” của ngón cái. Ba ngón còn lại khít nhau và duỗi thẳng theo bàn tay. Lóng thứ nhứt của ngón trỏ (lóng tiếp giáp với bàn tay), khít và thẳng theo ba ngón kia. Ấn Đức A Di Đà, một loại Ấn được Đức Ngài Pháp Chủ chuyển vận và cho biết Đức Vua Cha A Di Đà Phật cho phép các pháp hữu VVQN được sử dụng trong công phu thiền và nhiều phương diện khác (theo sự cho phép của Đức Ngài – Đức Thầy truyền ban). Đây là Đặc Ân của Đức Vua Cha dành cho pháp hữu VVQN và chúng sinh vào thời mạt pháp nầy. Chuyển hai tay để trên hai đầu gối: Hai tay cầm Ấn Đức A Di Đà: Hai lòng bàn tay từ từ hạ xuống, để trên hai đầu gối. Hai khuỷu tay (cùi chỏ – giữa cẳng tay và cánh tay) không để phình ra, khép vào vừa phải – tự nhiên theo thân. Để tay trên hai đầu gối: Nhìn theo khai thông kinh mạch: Hành giả mới tập, dầu sức khỏe dồi dào – chưa hề bệnh tật, toàn bộ kinh mạch đều nhiều trược khí. Đây là thực trạng chung của tất cả chúng sinh. Lòng bàn tay để trên hai đầu gối: Là xuôi thuận theo chiều từ “thân – ngực – khớp vai tay” ra cánh tay. Có tác dụng, trợ giúp khai thông các kinh mạch vùng “thân ngực – nách và tay” trong bước đầu được dễ dàng hơn. 3.Ngồi Tịnh Tâm (1): Thở ngực. 3.1.Hít thở bằng mũi: Hít vào bằng mũi:

- Hít vào bằng mũi. Hít vào lồng ngực (hay buồng phổi) rồi thở ra. - Hít vào: KHÔNG nén hơi xuống bụng.

Thở ra bằng mũi:

- Hít vào rồi thở ra bằng mũi. - Thở ra bằng mũi là một cách giữ Khí. (Thở ra bằng miệng thì thoát Khí).

Hít vào và thở ra đều đặn – nhẹ nhàng – thả lỏng, không chú ý tới hơi thở. Chỉ ngồi yên tịnh vậy thôi. (Về sau, công phu khá dần, trạng thái Tịnh Tâm nầy cũng là một dạng của Nhập Định). Đến khi cảm thấy mệt thì Xả. Ghi chú: Thở bằng miệng. Thở bằng miệng có tác dụng đẩy trược khí ra ngoài, thường được dùng trong vài trường hợp, thí dụ như: Theo sức khỏe: Người bệnh mà nội thể “nhiễm trược” hay “khí dơ” nhiều: Thỉnh thoảng trong ngày như lúc nghỉ ngơi chẳng hạn, nên thở ra vài ba hơi bằng miệng – càng dài càng tốt – cho thật sạch, để đẩy khí dơ ra ngoài cơ thể.

Page 34: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Theo công phu: Nhiều Pháp Thiền khác: Trước khi vào công phu, thở vài ba hơi bằng miệng cho thật sạch, còn gọi là xả trược khí. Đối với hành giả bước đầu đến với Pháp Tịnh Tâm, nếu tự thấy cần có thể thở vài ba hơi bằng miệng để đẩy khí dơ trong cơ thể ra, còn không thì thôi. 3.2.Thở ngực: Phần đông hành giả có thói quen “thở bụng” như phản xạ tự nhiên. Vả chăng, một số hành giả đã từng tập thiền qua sách vở thường là thở bụng, còn gọi là phúc tức. Thí dụ như pháp môn Thiền Định của Yoga (Raja Yoga). Hành giả đến với Pháp Thiền VVQN, bắt đầu từ nay: Tập thở ngực cho quen dần – cho đến thở ngực trở thành bình thường trong công phu. Ghi chú: Trong đời sống hàng ngày: Hành giả nên từ từ tập thở ngực cho quen dần, có thể cần thời gian rất nhiều năm về sau. Từ từ tập – tùy theo khả năng. Tuy nhiên, bước đầu tập, do kinh mạch chưa được khai thông hết, cần thận trọng trong sinh hoạt – nhất là làm việc nặng bằng chân tay vì có thể ảnh hưởng đến bộ mạch. Nhìn chung: Thở ngực + Thẳng bụng, là điểm đặc biệt của Pháp Thiền VVQN. Nhiều Pháp Thiền tại cõi thế thường là: Lấy thở bụng làm chánh. Như, hít vào đưa khí xuống bụng – bụng phình ra. Hành giả nên lưu tâm. 4.Ngồi Tịnh tâm (2): Không tập trung tư tưởng. 4.1.Vì sao không tập trung tư tưởng? Tập trung tư tưởng, chỉ cho gom tư tưởng lại một điểm (hay tâm điểm), chú tâm về một đối tượng nào trong suốt buổi công phu. Thí dụ:

- Như, “tập trung tư tưởng vào chót mũi trong suốt buổi công phu”: Như vậy sẽ dẫn đến nặng mắt, không có lợi cho Tịnh Tâm.

- Hoặc, “chú tâm vào nơi nào đó trên thân”. Như vậy, dòng khí lực đang lưu hành

trong nội thể sẽ hội tụ theo tư tưởng hướng về điểm tập trung, dễ dẫn đến bế tắc kinh mạch nơi tập trung đó, hay tụ khí.

Vả chăng, trong bước đầu công phu – tập trung tư tưởng hay chú tâm vào điểm nào, có khác nào dùng vọng tưởng chế ngự vọng tưởng, vọng tưởng sẽ gia tăng thêm – mặc dầu có vẻ “thầm lặng”. 4.2.Không tập trung thì làm gì? Tư tưởng như dòng thác, vọng niệm luôn tuôn chảy liên tục không dừng. Như vậy, không tập trung tư tưởng thì làm gì?

Page 35: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Nhìn theo chót mũi tự nhiên, là một phương thức tập xả dần vọng niệm hay phóng ý duyên theo trần cảnh. Tùy theo khả năng mỗi hành giả. 4.3.Trường hợp chưa nhìn theo chót mũi tự nhiên được? Trên thực tế: Nhiều hành giả chưa thể “nhìn theo chót mũi tự nhiên” được, cũng có hành giả cần ở sự “tập trung tư tưởng vào chót mũi” vì dễ ổn định nội tâm hơn. Do đó, có thể tạm “tập trung tư tưởng” trong bước đầu thôi. Đến khi khả năng công phu tương đối ổn định, cũng với cách thức nhìn đó, nhưng tập xả bỏ dần “tập trung tư tưởng” – tách rời sự chú tâm ra: Hành giả tập “nhìn tự nhiên – ngó tự nhiên”, không chú tâm vào đâu hết. Rồi sẽ quen dần. Bởi, “nhìn tự nhiên” là một phương thức giúp Xả vọng. 4.4.Không tập trung – Xả ra. Ngoài ra, đến giai đoạn tập luyện một số bài Pháp về sau nầy, Đức Ngài có dạy, thí dụ như:

- “Trí gom Tinh Lực tại Tam Tinh, xả cho hết.” - Hay: “Tâm gom Thần Lực lại, rồi xả ra cho hết, tức là Tâm Trụ “ưng vô sở trụ

nhi sanh kỳ tâm.” Nói cách khác: “Trí gom Tinh Lực, Tâm gom Thần Lực” rồi xả ra, chứ không có tập trung. “Thiền là xả bỏ tất cả” (Xả ra – Xả bỏ, ở đây có nghĩa là “không trụ chấp” vào đâu hết). Nhìn chung: Hành giả chú ý tập trung vào điểm nào thường dễ dẫn đến tâm thức dính mắc vào điểm đó. Và, đó cũng là thói quen của tâm thức trụ chấp, thí dụ như kiến thức – hiểu biết – kinh nghiệm – cảm xúc – ký ức … Tức là, trụ chấp vào Vọng. Hành giả không tập trung tư tưởng trong công phu, là một phương thức học Xả Trụ Chấp – Xả Vọng. 5.Ngồi Tịnh Tâm (3): Thả lỏng – Để đầu óc trống không. 5.1.Thả lỏng về thân thể: Là buông lỏng cơ bắp – gân cốt một cách tự nhiên, không cảm thấy gò bó – khó chịu trong Tư Thế Tọa Thiền. Tức là, toàn thân trong trạng thái thoải mái – khoan khái – dễ chịu. 5.2.Thả lỏng về nội tâm: Thả lỏng về thân thể tạo nên trạng thái tinh thần thoải mái, không có điều gì phải bận tâm suy nghĩ. Tức là, nội tâm buông xả, không còn vướng bận gì hết, tạm gọi là đầu óc trống không trong bước đầu. Thí dụ:

- Những hiểu biết, kinh nghiệm, ký ức, hình ảnh sự việc lưu giữ lại trong tâm trí, v.v… đều buông xả hết.

- Buông xả một cách tự nhiên theo khả năng có được nơi mỗi hành giả. Không

dụng lực bỏ – không tìm cách quên đi hay xua đi.

Page 36: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Nhìn chung: Thả lỏng – để đầu óc trống không trong công phu, là điểm đặc biệt của Pháp Thiền VVQN. Phần nhiều các Pháp Thiền khác, trong công phu thường dùng đến, thí dụ: “Tác ý” trong công phu khi hít vào thở ra. Như, “hít vào tôi biết tôi hít vào – thở ra tôi biết tôi thở ra”, v.v…. Đức Ngài Pháp Chủ không có dạy hành giả VVQN dùng các phương thức nầy. 5.3.Ba trở ngại chính trong bước đầu công phu: Với hành giả bước vào công phu Pháp Tịnh Tâm, thường có ba trở ngại chính làm cho khó tịnh tâm được: Thứ 1: Do giác quan. Những gì mắt thấy – tai nghe, hay các giác quan tiếp xúc ngoại cảnh trong sinh hoạt hàng ngày: Trong công phu, chúng bắt đầu hiện lên – liên tục tuôn ra vô số hình ảnh, và thường kèm theo suy tư – cảm xúc. Thứ 2: Do tình cảm. Những tình cảm vui buồn – thương ghét – mừng lo từ biết bao chuyện đã xảy ra: Trong công phu, giờ đây lần lượt nối tiếp nhau diễn bày. Thứ 3: Do ký ức – thói quen. Những kỷ niệm – ký ức, tư tưởng – ấn tượng đã trải qua trong cuộc sống, thói quen hay bản năng đã in đậm sâu vào tiềm thức: Trong công phu, chúng cũng khởi dậy. Ba điểm nầy là căn bản trở ngại cho bước đầu điều tâm. Chúng khởi dậy – hiện lên – diễn bày, đôi khi dồn dập đến như muốn “phát điên lên”. Rồi chúng sẽ tái diễn qua nhiều ngày tháng công phu kế tiếp – cũng không sao. Hành giả cứ tự nhiên – để mặc chúng – đừng quan tâm đến theo khả năng có được. 6..Xả Thiền: 6.1.Phương thức Xả Thiền: Hai tay đang trên đầu gối, chuyển về trước ngực chắp Huệ Ấn, rồi đưa lên giữa trán. Xá từ giữa trán thẳng xuống Tâm (trước giữa ngực). Xá ba (03) xá. Hai bàn tay từ giữa ngực:

- Hai bàn tay mở ra (đối nhau), các ngón khép lại, đưa thẳng lên – sát theo hai bên cổ, đi phía sau vành tai lên đến ót (vùng gáy).

- Tiếp tục đưa thẳng hai tay lên trên, cao khỏi đỉnh đầu: Hay lòng bàn tay chà sát

vào nhau cho nóng (khoảng 5 – 10 lần), mũi bàn tay hướng thẳng lên trên. Từ bên trên khỏi đỉnh đầu:

- (1) Hai lòng bàn tay úp chéo xuống: Lòng bàn tay Trái úp xuống phía bên Phải

đỉnh đầu. Lòng bàn tay Phải úp xuống phía bên Trái đỉnh đầu. Để nơi đỉnh đầu một vài giây. Rồi, vuốt (chà sát) từ đỉnh đầu xuống hai bên đầu, cổ, cổ vai, đến trước ngực. (tay Trái vuốt bên Phải, tay Phải vuốt bên Trái).

Page 37: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

- (2) Tiếp tục vuốt xuống nhưng chuyển tay: Tay Trái vuốt từ trước ngực Trái

xuống bên hông – bụng Trái. Tay Phải vuốt từ trước ngực Phải xuống bên hông – bụng Phải. Tiếp tục xuống đùi – cẳng chân.

- (3) Nếu ngồi tư thế Kiết Già, tiếp tục: Lòng bàn tay Trái chà lòng bàn chân Phải.

Lòng bàn tay Phải, chà lòng bàn chân Trái. Chà lòng bàn chân vài ba lần, hay nhiều hơn.

Như vậy là một lần. Kế tiếp lần thứ hai: Hai tay chuyển về chấp Ấn A Di Đà, từ ngực đưa lên giữa trán, Xá một Xá thẳng xuống giữa ngực. Rồi, đưa hai tay thẳng lên (như trên) cao khỏi đỉnh đầu – chà sát hai lòng bàn tay cho nóng. Và tiếp tục lập lại: Từ đầu xuống cổ – vai – vùng ngực – cho đến chân (như vừa trình bày). Có thể làm 2 – 3 lần. Xong, Xá một (01) Xá. Hoàn tất một buổi Tịnh Tâm. Tuy nhiên, tùy mỗi hành giả có thể thêm, như: Chà nóng hai lòng bàn tay rồi xoa khắp đầu, mặt, cổ, vai, lưng, hông, chân, v.v…, hay những nơi đau nhức trên thân. 6.2.Ghi chú 1: Mũi bàn tay. Xả Thiền, hai bàn tay chắp lại để trước ngực, hay Xá: Mũi bàn tay luôn luôn hướng thẳng lên trên, không hướng ngang. Lý do:

- Sau công phu, hai bàn tay thường tích tụ nhiều điển quang, nhất là các ngón tay. - Đang lúc đó, chung quanh hành giả có thể hiện diện một số phần lực. - Nếu mũi bàn tay để ngang, dòng điển quang phóng ra có thể làm tổn hại các phần

lực nầy. Nên đề phòng để tránh. 6.3.Ghi chú 2: Mệt thì Xả Thiền. Dầu là mới ngồi vào công phu chưa được bao lâu: Nếu như cảm thấy mệt mỏi – trong người khó chịu, v.v…. nói chung là có sự “bất thường” xảy ra cho thân thể, nên xả thiền. Không rán. Hay, có thể xả thiền, nhưng vẫn giữ tư thế ngồi như vậy vài ba phút: Thấy khỏe thì tập lại, bằng không thì nghỉ cho khỏe. Và khi xả thiền: Nên dùng hai bàn tay xoa khắp thân thể cho ấm rồi đi nghỉ. 7.Nói tóm lại về Pháp Tịnh Tâm: 7.1.Bước đầu làm quen với Pháp Tịnh Tâm: Pháp Tịnh Tâm là bước đầu tập cơ thể làm quen dần: Tư thế tọa thiền, hít vào thở ra bằng ngực – không thở bụng, cách ngồi Tịnh Tâm và giờ giấc công phu. Do đó, trong suốt buổi công phu Tịnh Tâm:

Cứ ngồi yên tĩnh theo tư thế tọa thiền: Thở tự nhiên – Không để ý đến hơi thở. Tâm ý buông xả mọi việc, lòng thư thái, để đầu óc trống không theo khả năng có

được. Mệt thì xả – nghỉ. Không rán.

Page 38: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Mới tập Pháp Tịnh Tâm có thể buồn ngủ và mệt mỏi vào thời điểm “trước hay đang” công phu, là do “sinh lý cơ thể” chưa quen. Cần vượt qua sẽ quen dần – Tự thắng sự mệt mỏi của bản thể vật chất. Pháp Tịnh Tâm là bước đầu công phu, rất thích hợp với người bệnh – già yếu – tật nguyền, kể cả bệnh về tim mạch hay huyết áp cao. Ngoài ra, Pháp Tịnh Tâm còn là phương thức làm tan dần trược khí hay điển quang bị tích tụ trong bản thể cho các hành giả đã từng tập các Pháp Thiền khác trước đây – trước khi đến với Pháp Thiền VVQN. 5.2.Bổn phận của vị Huynh Trưởng: Sau hết, vị Huynh Trưởng: Một khi hướng dẫn công phu thiền cho hành giả nào, nên hướng dẫn tường tận trong từng bài Pháp, không nên hướng dẫn cho biết sơ qua rồi bảo hành giả về tập. Nếu như cảm thấy hành giả chưa đủ khả năng tiếp thu hết một lần: Vị Huynh Trưởng có thể hướng dẫn thêm lần kế – lần đầu chỉ qua cho biết những điểm chính yếu để hành giả tập – lần sau chỉ chi tiết hơn hay giải đáp từng thắc mắc của hành giả. Và, đây còn là bổn phận và trách nhiệm của vị Huynh Trưởng đối với hành giả đến với Pháp. Bài 3: PHÁP TỊNH TÂM Phần 1: Pháp Tịnh tâm 1.Tư Thế Tịnh Tâm. 2.Ngồi Tịnh Tâm. 3.Xả Thiền. 4.Phần ghi chú. Phần 2: Dẫn Giải. 1.Hai tay chắp lại bắt Huệ Ấn: Xá ba (03) Xá. - Huệ Ấn. - Xá ba (03) Xá. 2.Hai tay chuyển ra hai đầu gối: - Ấn Đức A Di Đà. - Chuyển hai tay để trên hai đầu gối.

Page 39: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

- Để tay trên hai đầu gối. 3.Ngồi Tịnh Tâm (1): Thở ngực. 3.1.Hít thở bằng mũi. - Hít vào bằng mũi. - Thở ra bằng mũi. - Ghi chú: Thở bằng miệng. 3.2.Thở ngực. 4.Ngồi Tịnh Tâm (2): Không tập trung tư tưởng. 4.1.Vì sao không tập trung tư tưởng? 4.2.Không tập trung thì làm gì? 4.3.Trường hợp không nhìn theo chót mũi tự nhiên được? 4.4.Không tập trung – Xả ra. 5.Ngồi Tịnh Tâm (3): Thả lỏng – Để đầu óc trống không. 5.1.Thả lỏng về thân thể. 5.2.Thả lỏng về nội tâm. 5.3.Ba trở ngại chính trong bước đầu công phu. - Thứ 1: Do giác quan. - Thứ 2: Do tình cảm. - Thứ 3: Do ký ức – thói quen. 6.Cách Xả Thiền: 6.1.Phương thức Xả Thiền. 6.2.Ghi chú 1: Về mũi bàn tay. 6.3.Ghi chú 2: Mệt thì Xả Thiền. 7.Nói tóm lại về Pháp Tịnh Tâm: 7.1.Bước đầu làm quen với Pháp Tịnh Tâm. 7.2.Bổn phận của vị Huynh Trưởng.

Page 40: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Bài 4: PHÁP ĐIỀU HÒA HƠI THỞ Phần 1: Pháp Điều Hòa Hơi Thở. 1.Tư Thế Điều Hòa Hơi Thở: (như Tư Thế Tịnh Tâm). - Nên ngồi nơi thoáng khí, hay trước Ngôi Tam Bảo nếu nhà có phụng thờ Tam Bảo. - Tư thế tốt là ngồi kiết già. Hoặc, bán già, xếp bằng, v.v… tùy sức khỏe. - Thẳng bụng, thẳng lưng. - Thân trên hơi ngả về trước một chút để giữ vững sự thăng bằng cho toàn thân. - Miệng ngậm, răng ngậm kín tự nhiên. - Hếch bắp thịt hai gò má lên miệng dường như mỉm cười. - Đầu thẳng tự nhiên và mặt hơi ngó xuống một chút. - Mắt buông rèm, nhìn theo chót mũi. Không tập trung tư tưởng. - Hai bàn tay chắp lại, bắt Huệ Ấn nơi Tâm (giữa trước ngực): Đưa lên giữa trán (chỗ Ấn Đường). Xá từ giữa trán xuống Tâm (có nghĩa là Tâm và Trí hợp nhất). Vừa xá vừa niệm danh hiệu tùy theo tôn giáo của mỗi hành giả. Như vậy là một (01) xá. Xá ba (03) xá. - Từ Tâm, hai tay mở ra chuyển sang cầm Ấn Đức A Di Đà, hai lòng bàn tay hạ xuống để trên hai đầu gối. 2.Chuyển Pháp Luân: - Hít vào bằng mũi, khí vào lồng ngực (buồng phổi). Luôn thẳng bụng. - Hít vào từ từ và nhẹ nhàng vừa đầy lồng ngực xong thở ra từ từ và nhẹ nhàng. - Thời gian Thở Ra dài bằng hai lần (gấp đôi) thời gian Hít Vào, hay Thở Ra dài hơn gấp đôi càng tốt. (tùy thuộc vào hơi thở “dài – ngắn” của mỗi hành giả). - Hít vào và thở ra như vậy, là một lần Chuyển Pháp Luân. - Mỗi lần vào công phu Pháp Điều Hòa Hơi Thở: Chuyển Pháp Luân hai (02) hay ba (03) lần. Rồi ngồi tự nhiên như Pháp Tịnh Tâm. - Nếu vọng tưởng hay ý nghĩ mông lung nổi lên thì Chuyển Pháp Luân thêm vài lần. 3.Xả Thiền: Sau hết: Mệt thì Xả. Không rán. Xả Thiền như Pháp Tịnh Tâm. 4.Phần ghi chú:

Page 41: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

- Pháp Điều Hòa Hơi Thở: Thời gian tập khoảng ba (03) tháng, tùy theo sự tinh tấn của mỗi hành giả về: Công Phu + Phẩm Hạnh. - Trước khi vào tập Pháp Điều Hòa Hơi Thở, hành giả nên dành ra năm – mười phút (05 – 10 phút) tập lại Pháp Tịnh Tâm. Xong, vẫn giữ tư thế Tịnh Tâm, Xá một (01) Xá, chuyển hai tay để trên hai đầu gối, rồi Chuyển Pháp Luân tập Pháp Điều Hòa Hơi Thở. Phần 2: Dẫn Giải. Trên đây là những điểm căn bản của Pháp Điều Hòa Hơi Thở. Dưới đây là phần dẫn giải thêm vài điểm cần cho công phu: 1.Chuyển Pháp Luân: 1.1.Hít vào lồng ngực bằng mũi:

- Hít vào từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi: Hít vào lồng ngực vừa đầy thôi. - Hít vào vẫn giữ Thẳng Bụng. - KHÔNG rán sức hít vào cho thật nhiều. - KHÔNG cố ý hít vào tạo sức căng (tăng sức ép) trong lồng ngực.

1.2.Hít vào Thở ra bằng mũi:

- Hít vào từ từ và nhẹ nhàng vừa đầy lồng ngực, rồi thở ra từ từ và nhẹ nhàng cho thật hết Khí trong phổi.

- Thời gian thở ra gấp hai lần thời gian hít vào, hay dài hơn càng tốt. Chủ yếu là

thở ra cho thật sạch thán khí – tống hết các chất dơ hay trược khí ra ngoài. - KHÔNG nín hơi giữa “hít vào và thở ra”.

Hít vào + Thở ra: Là một (01) lần Chuyển Pháp Luân. Làm ba (03) lần. Rồi ngồi thở bình thường bằng ngực (thở tự nhiên như Pháp Tịnh Tâm), không chú ý đến hơi thở. Đến khi cảm thấy mệt thì xả – Không rán. Cách Xả Thiền như Pháp Tịnh Tâm. Thời gian một buổi công phu Điều Hòa Hơi Thở, tùy sức khỏe mỗi hành giả. Ghi chú 1: Hít vào – Thở ra từ từ và nhẹ nhàng: Có hành giả hơi thở ngắn – có hành giả hơi thở dài. Do đó, hít thở tùy theo khả năng. Không rán quá sức. Ghi chú 2: Với người bình thường: Khí hít vào buồng phổi khoảng 2/3 rồi thở ra. Phần đỉnh của phổi và phần đáy của phổi không hoạt động hết khả năng, thường ứ động phần “khí chết”.

Page 42: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Chuyển Pháp Luân: Còn là một cách làm cho phần đỉnh và phần đáy của phổi hoạt động, đẩy hết phần “khí chết” ra. Như vậy, phổi làm việc tốt hơn và sức khỏe tăng trưởng. 1.3.Chuyển Pháp Luân vừa sức: Mỗi khi vào công phu, hành giả đều Chuyển Pháp Luân hai (02) hay ba (03) lần, (thường là ba lần). Rồi, ngồi thở bình thường như Pháp Tịnh Tâm. Chuyển Pháp Luân khi đang công phu: Đang công phu: Nếu tâm ý khởi lên nghĩ tưởng mông lung thì Chuyển Pháp Luân thêm vài ba lần. Vì sao? Chuyển Pháp Luân: Tâm và hơi thở nương nhau – khí thông hành điều hòa nội thể, có tác dụng tốt cho lắng dịu nghĩ tưởng mông lung xuống. Tuy nhiên, trong giai đoạn nầy hành giả làm vài ba lần vừa đủ sức thôi, không nên làm quá nhiều lần trong một buổi công phu nếu vọng khởi mông lung vẫn còn. Hôm sau tập lại. Bởi vì:

- Lắng nghĩ tưởng mông lung hay vọng niệm cần thời gian, không thể “năm bảy ngày, hay một vài năm” là xong. (Có nhiều hành giả đã từng tập năm (05) – mười (10) năm, hay nhiều hơn, vẫn chưa lắng được hết vọng tưởng).

- Vả chăng, vào thời điểm nầy kinh mạch chưa được thông hết. Do đó, không nên

rán quá sức.

- Sự khai thông kinh mạch nên từ từ – không vội. Dẫu cho hành giả có sức khỏe thật tốt cũng không thể đốt giai đoạn thời gian được. Điểm nầy quan trọng, nếu không – sẽ có thể gây hại cho bản thể vật chất.

Phát hiện điểm bế tắc: Có trường hợp: Đang Vận Chuyển thêm như vậy, phát hiện điểm “đau đau” hay “đau nhói”, thường gặp ở vài vị trí như:

- Vùng trước ngực (ức). - Đáy nách. (thường gặp là kinh Tâm). - Một bên đầu. (thường gặp là kinh Đởm). - Một bên vai – cổ. (thường gặp là kinh Tiểu Trường). - Cột sống: Chính giữa cột sống (mạch Đốc) hay hai bên cột sống (thường gặp là

kinh Bàng Quang). Nếu như hành giả tiếp tục ngồi Tịnh một hồi lâu: Có thể khí lực sẽ thông và hết đau, cũng có thể gia tăng bế tắc và đau nhiều thêm. Tốt hơn hết, nên gặp vị Huynh Trưởng điểm trợ lực khai thông. 1.4.Chuyển Pháp Luân nên tránh: Thứ 1: Không dẫn ý.

Page 43: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Chuyển Pháp Luân: Không dùng ý dẫn khí đi trong nội thể. Nên giữ vững Tư Thế Tọa Thiền và phương thức Chuyển Pháp Luân, tâm càng lắng động càng tốt, dòng khí lực tự nó khai thông trong nội thể. Hành giả không nên quan tâm đến. Thứ 2: Không ỷ vào sức khỏe tốt. Có hành giả nương (ỷ) vào sức khoẻ tốt: Đã rán sức hít hơi vào cho thật nhiều (có vị lại còn nín hơi “thật lâu” trước khi thở ra), làm cho bế tắc vùng ngực – tim, vùng nách, hay rối loạn nhẹ nhịp đập của tim. Điểm nầy nên thận trọng. Hành giả nên gặp vị huynh trưởng để hóa giải. Bình thường, điểm một vài lần là thông hết. Thứ 3: Không nín hơi. Có hành giả thắc mắc về không nín hơi: “Theo QNP. xb 1997, 270, viết: … mũi từ từ hít khí vào (cố gắng thở bằng ngực chớ không phải thở bằng bụng, lâu dần sẽ quen), rồi nhẹ nhàng thở ra từ từ bằng mũi, khi thở ra chậm bằng hai khi hít vào. Lúc hít vào xong có thể ngừng trong giây lát rồi nhẹ nhàng thở ra.” Theo kinh nghiệm công phu từ nhiều hành giả cho thấy: (1) Một là: Giữ sức khỏe cho tim và phổi. Với hành giả mới tập: Trong tư thế thẳng bụng – thở bằng ngực, giữa hít vào và thở ra tự nó có một khoảng thời gian ngưng thở ngắn:

- Đủ để gia tăng dần dung lượng hô hấp mà không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của phổi – nhất là sự dãn nở của các phế nang (nên từ từ).

- Đủ để chuyển vận khí tỏa lan ra mà không gây ảnh hưởng xấu cho kinh mạch, sự

vận chuyển khí lực và nhịp tim.

Không nín hơi “giữa hít vào và thở ra” là một cách “phòng ảnh hưởng xấu”, thích ứng cho đại đa số quần chúng đến với Pháp Thiền. Về sau nầy, khi kinh mạch tương đối đã thông rồi, vẫn “có thể ngừng trong giây lát” không sao. Nhưng, trong bước đầu nên thận trọng vẫn tốt hơn. (2) Hai là: Phòng “bị bế tắc”. Trong thực tế công phu đã cho thấy: Có hành giả lúc đầu một vài lần “nín hơi” không thấy có gì xấu hết. Nên, “thích nín hơi cho lâu hơn nữa” rồi mới thở ra, và từng bị “nóng ran lên” hay “bế tắc khí” sinh ra rối loạn nhịp tim, hồi hộp, đau nhói vùng tim hay trước giữa ngực – ức . Có hành giả đã tập theo sự hướng dẫn của sách vở trên thị trường: “Nín hơi lâu” giữa hít vào và thở ra trong suốt thời gian cả năm hơn, không thấy gì hết, người rất khỏe và tinh thần sản khoái. Sau đó, có dịp trao đổi với bạn bè – người bạn đã phát hiện ra điểm phía sau lưng bị bế tắc “khá cứng”.

Page 44: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Nhìn chung: Với Pháp Thiền VVQN: Chuyển Pháp Luân, hay Vận Chuyển, “hít vào – thở ra” từ từ sẽ sâu và dài dần theo thời gian tập luyện. Do đó, đừng vội – gấp quá có thể không tốt cho sức khỏe và công phu lâu dài về sau nầy. Trong công phu, khi kinh mạch đã thông sẽ dẫn đến hít sâu – thở dài, mà không phải “nín hơi lâu” như một vài pháp Thiền khác. 2.Điểm đặc biệt của Pháp Thiền VVQN: 2.1.Pháp Tịnh Tâm: Kết hợp song song “Thẳng lưng + Thẳng bụng + Thở ngực” , còn gọi là Tư Thế Nạp Điện:

- Giữa hơi hít vào và hơi thở ra bằng ngực: Tự nó vừa “đủ lực” để chuyển vận thanh khí mà không cần phải “ép hơi hay nín thở”.

- Lúc nào cũng sẵn sàng chuyển vận thanh khí tỏa khắp thân thể một cách nhẹ

nhàng, là điều rất cần cho hành mới tập thiền. Nên, người bệnh vẫn có thể tập Pháp Thiền VVQN được, kể cả người có bệnh về tim mạch.

2.2.Pháp Điều Hòa Hơi Thở: Tư Thế Điều Hòa Hơi Thở kết hợp với Chuyển Pháp Luân: Là đi từng bước nhẹ nhàng từ Pháp Tịnh Tâm, gia tăng thêm lực chuyển vận thanh khí. Đây là điểm đặc biệt của pháp công phu trong bước sơ cơ:

- Đi chậm từng bước mà vững trong thanh lọc dần trược khí. - Không làm tổn hại sức khỏe. Trái lại, còn có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh, và

tăng trưởng sức khỏe. Thí dụ: Trong các pháp hữu đã thọ Pháp, nhiều vị đã từng bị bệnh về tim mạch trước khi đến với Pháp Thiền VVQN. Trải qua thời gian tập, kết quả rất khả quan. Có vị bị bệnh “tim lớn” đã tiếp tục tập các Pháp Thiền về sau, và hết bệnh sau nhiều năm tập, hiện nay là Huynh Trưởng VVQN. 3.Vài trường hợp nên lưu tâm (1): 3.1.Trường hợp do điển quang tích tụ: Vài triệu chứng cần biết: Trước khi tập Pháp Điều Hòa Hơi Thở, vị hướng dẫn nên biết hành giả đã có tập thiền theo những phương thức khác không?

- Có hành giả đã tập Pháp Thiền khác, “điển quang” tích tụ trong bản thể. Nay đến với Pháp Thiền VVQN, nhưng có lẽ vì ngại nên chưa kịp nói ra cho biết, và trải qua thời gian công phu Pháp Tịnh Tâm vẫn chưa xả hết trược điển.

- Hành giả có triệu chứng như: Rối loạn nhịp tim (nhẹ), hơi thở khó trong lúc đang

công phu, người bần thần, v.v….

Page 45: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Nên đổi cách tập: Trong trường hợp nầy: Vẫn tập Pháp Điều Hòa Hơi Thở được, bằng cách đổi cách tập: Hít vào bằng Mũi nhưng thở ra bằng Miệng để xả trược điển ra ngoài cơ thể. Tập một thời gian các triệu chứng trên sẽ giảm dần. Trong cách thở nầy nên chú ý:

(1) Hít vào bằng MŨI, chậm chậm – nhẹ nhàng, vừa thôi. Không cần phải hít vào nhiều.

(2) Thở ra bằng MIỆNG, chậm chậm – nhẹ nhàng – càng dài càng tốt. Thời gian thở

ra dài gấp đôi thời gian hít vào, hay dài hơn càng tốt. Hay, nếu thấy cần thiết khi có ảnh hưởng đến tim, vẫn công phu bình thường nhưng tạm ngưng Chuyển Pháp Luân, khoảng năm ba ngày hay một vài tuần, rồi từ từ tập lại. 3.2.Trường hợp đặc biệt do bệnh: Khoảng những năm 1980, (vào thời điểm tại Việt Nam, thuốc Tây rất hiếm và đắc tiền) có bệnh nhân: Bệnh về “gân – cơ – khớp” đã nhiều năm, khá nặng, người yếu – mỏi mệt – đau nhức nhiều nơi. Hành giả đã tập như trên (“Trường hợp do điện quang tích tụ”), song song với sự điểm trợ giúp của các Huynh Trưởng, bệnh từ từ giảm – người khỏe trở lại sau nhiều năm bền bỉ công phu. Trong quá trình tập: Người bệnh đã dùng thêm dược thảo thông tiểu trợ lực tẩy trược ra dần. Thí dụ như: Dùng thuốc nam thì có chùm bao (còn có tác dụng an thần nhẹ). Hay, dùng thuốc bắc thì có Thổ Phục Linh. (Thổ Phục Linh là vị thuốc lợi tiểu, giải độc tốt). 3.3.Trường hợp do cơ thể “bất thường”: Một số ít vị, vì lý do nào đó, có thể do mệt mỏi hay làm việc quá sức, trong công phu hay sau công phu Pháp Điều Hòa Hơi Thở cảm thấy: “Nóng ran” vùng ngực, hay “hơi đau đau” trước ngực. Trong trường hợp nầy:

- Hành giả nên đến vị huynh trưởng VVQN để được trợ lực hóa giải. Nhiều trường hợp điểm một vài lần là hết các triệu chứng trên (nếu không có bệnh gì khác).

- Nếu thấy cần, tạm dừng (ngưng) làm Chuyển Pháp Luân, thay vào đó là thực

hành Pháp Tịnh Tâm vừa với sức khỏe. Tùy trường hợp, thuận theo sức khỏe mà vị Huynh Trưởng có phương cách tập thích hợp, rồi từ từ sẽ bình thường trở lại.

Đồng thời, nên xem lại phương thức công phu có đúng không? Thí dụ: Tư thế ngồi chưa ngay, hít vào thật nhiều khi Chuyển Pháp Luân, v.v… 4.Vài trường hợp nên lưu tâm (2): 4.1.Trường hợp đã từng “nín thở – giữ hơi lâu”: Có hành giả, trước khi đến với Pháp Thiền VVQN, đã từng tập Pháp Thiền khác: Hít vào đầy phổi rồi “nín thở – giữ hơi lâu”, bị ảnh hưởng xấu đến cơ thể nhưng chưa biết.

Page 46: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Đến khi tập Pháp Thiền VVQN, sau khoảng một tuần công phu, vị Huynh Trưởng đã phát hiện: Vùng ngực – nách bị bế tắc, nổi hạch, v.v…. Điểm nầy, nên lưu tâm:

- Bế tắc vì tụ khí: Có thể điểm tan ra, nhưng cần nhiều lần tùy theo sức khỏe, khả năng công phu và sức chịu đựng của cơ thể hành giả.

- Bế tắc vì nổi hạch: Thường đi chung với bệnh cảm, hạch nổi ngay trên đường tâm

kinh dẫn ra bàn tay. Điểm, chỉ là trợ lực. Hành giả nên hạn chế hoạt động nhiều về tay, cho đến khi hạch trở lại bình thường – có thể vài tuần hay vài tháng sau, có trường hợp vài năm sau.

4.2.Trường hợp đã từng vận khí: Một số hành giả trước đây đã từng tập Vận Khí. Đến khi tập Pháp Thiền VVQN bị đau nơi đã được “vận khí đến” trước đây. Thí dụ: Trong công phu, hít vào kết hợp với ý dẫn tới “đường kinh nào đó” trong cơ thể, để khai thông đường kinh đó. Hay, hít vào kết hợp với ý dẫn tới “vùng nào đó” trong cơ thể, để khai thông huyệt đạo nơi đó. Pháp Thiền VVQN không dùng các phương thức nầy. Nếu hành giả trước đây đã từng tập, nên trình bày cho vị Huynh Trưởng biết để có sự hướng dẫn thích hợp trong bước đầu công phu. 4.3.Trường hợp đã có đường vận khí riêng: Có hành giả trước đây đã từng tập khí công, nên có đường vận chuyển khí lực riêng. Nay đến với Pháp Thiền VVQN, đến khi tập bị phản ứng mới nói ra cho biết. Trong trường hợp nầy, theo trao đổi kinh nghiệm của vị Huynh Trưởng đã gặp phải trong hướng dẫn:

- Nên kiểm lại các phản ứng đã xảy ra như thế nào? Thí dụ: Đau giữa ngực – ức, rối loạn nhịp tim, nổi hạch ở đáy nách hay cổ, nhức đầu (thường là một bên), khó ngủ, v.v… Và tạm ngưng hết các phương thức đã tập trước đây.

- Hành giả tập Pháp Tịnh Tâm – nhưng kèm theo Thở Ra Bằng Miệng. Trong thời

gian nầy nên theo sát phản ứng của cơ thể. Thời gian tập, có thể năm ba tuần, hay nhiều hơn, tùy trường hợp. Hành giả có điều gì khác thường nên cho vị Huynh Trưởng biết.

- Đến khi các triệu chứng “phản ứng” đã hết, mới tập lại từ đầu: Pháp Tịnh Tâm,

v.v…. Ghi chú:

Page 47: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Trong trường hợp nầy, có hành giả ngồi “thở ngực” không được – vì bị khó thở, hay thỉnh thoảng nhịp tim bất thường: Hành giả tạm thời “thở bụng” và “thở ra bằng miệng” một thời gian (có thể năm bảy ngày chẳng hạn), rồi từ từ tập thở ngực trở lại. Ở đây: Hành giả đã có đường vận chuyển riêng (thường là khác với pháp công phu VVQN). Cho nên, sự sửa đổi lại đường vận chuyển khí lực tương đối khó, cần chậm chậm và nhiều thời gian. Không vội! Vị Huynh Trưởng nên thận trọng theo sát từng bước, và hành giả nên kiên nhẫn bền chí. 4.4.Nhìn chung về vài trường hợp nên lưu tâm: Hành giả tập công phu Thiền nếu thấy điều gì khác thường xảy ra nơi cơ thể – có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, nên cho vị huynh Trưởng biết. Trên thực tế: Các trở ngại nầy, dùng thuốc “Tây hay Đông” đều không hiệu quả. Chỉ có hóa giải bằng thanh điển mới tan. Ngoài ra, dầu cho hành giả có bệnh – hay đã từng bị nhiều bệnh, hay gặp trở ngại khi công phu, Pháp Thiền VVQN có công năng trợ giúp hành giả phục hồi sức khỏe. Thí dụ:

- Trong nhiều năm qua, nhất là thời gian Đức Ngài còn tại thế: Nhiều hành giả đã từng bị bệnh rất nặng, v.v… đến nổi tập đến bài Pháp nào thì “bị đau” theo cách của bài Pháp đó. Nhưng rồi các hành giả đều vượt qua được các trở ngại nầy.

- Và, cũng từ chỗ bị bệnh, hành giả có cơ hội nhận hiểu thêm về công năng của

từng bài Pháp trong từng bước khai thông kinh mạch và sự chuyển vận của khí lực trong nội thể.

5.Nói tóm lại về Pháp Điều Hòa Hơi Thở: Pháp Điều Hòa Hơi Thở là một căn bản bước đầu cho Điều Tức. Trong Điều Tức cần khai thông kinh mạch – hơi thở mới điều hòa nhẹ nhàng và thông suốt. Phần trình bày một vài trở ngại có thể làm cho hành giả nản lòng? Thật ra, tuy đã có xảy ra nhưng tương đối ít. Các trở ngại thường do hành giả tập không đúng theo sự hướng dẫn. Do đó, nêu ra đây, hành giả biết để phòng tránh vẫn tốt hơn. Trên thực tế:

- Ngoại trừ trường hợp có bệnh tật, hành giả tập đúng theo sự hướng dẫn hầu như rất ít khi gặp trở ngại.

- Nếu có trở ngại, thường là do một vài điểm trên cơ thể mà hành giả chưa đủ lực tự

khai thông – cần sự trợ lực của vị Huynh Trưởng. Do đó, hành giả nên an tâm. Bởi vì, từ Pháp Tịnh Tâm rồi đến Chuyển Pháp Luân trong Pháp Điều Hòa Hơi Thở: Đủ để từ từ khai thông vùng ngực – vai tay – đầu cổ – và nhiều vùng khác một cách nhẹ nhàng. Không tạo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Page 48: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

Tuy nhiên, trong thời gian ban đầu, nên từ từ – không vội – không đốt giai đoạn. Vả chăng, công phu theo Pháp Thiền VVQN sự “đốt trược” trong nội thể tương đối mạnh hơn nhiều so với các Pháp Thiền khác. Ngoài ra, hành giả nên biết: Trong công phu, đừng bao giờ quan tâm đến khai thông kinh mạch – cứ để tự nhiên. Vì sao? Mỗi khi phóng ý quan tâm đến điểm nào sẽ dẫn đến quy tụ dòng khí lực về nơi đó mà sinh ra tụ khí là điều không nên. Bài 4: PHÁP ĐIỀU HÒA HƠI THỞ Phần 1: Pháp Điều Hòa Hơi Thở. 1.Tư Thế Điều Hòa Hơi Thở: (như Tư Thế Tịnh Tâm). 2.Chuyển Pháp Luân. 3.Xả Thiền. 4.Phần ghi chú. Phần 2: Dẫn Giải. 1.Chuyển Pháp Luân: 1.1.Hít vào lồng ngực bằng mũi. 1.2.Hít vào thở ra bằng mũi. 1.3.Chuyển Pháp Luân vừa sức. - Chuyển Pháp Luân khi đang công phu. - Phát hiện điểm bế tắc. 1.4.Chuyển Pháp Luân nên tránh: - Thứ 1: Không dẫn ý. - Thứ 2: Không ỷ vào sức khoẻ tốt. - Thứ 3: Không nín hơi. Một là: Giữ sức khỏe cho tim và phổi. Hai là: Phòng “bị bế tắc”. 2.Điểm đặc biệt của Pháp Thiền VVQN: 2.1.Pháp Tịnh Tâm. 2.2.Pháp Điều Hòa Hơi Thở. 3.Vài trường hợp nên lưu tâm (1): 3.1.Trường hợp do điển quang tích tụ. - Vài triệu chứng cần biết. - Nên đổi cách tập. 3.2.Trường hợp đặc biệt do bệnh.

Page 49: CĂN BẢN PHÁP THIỀN VÔ VI QUY NGUYÊN - voviology.org€¦ · hội, các tư tưởng hay quan niệm nhân sinh, các tôn giáo, các chủng tộc, v.v… cho đến các

3.3.Trường hợp do cơ thể “bất thường”. 4.Vài trường hợp nên lưu tâm (2): 4.1.Trường hợp “nín thở – giữ hơi lâu”. 4.2.Trường hợp đã từng vận khí. 4.3.Trường hợp đã có đường vận khí riêng. 4.4.Nhìn chung về vài trường hợp nên lưu tâm. 5.Nói tóm lại về Pháp Điều Hòa Hơi Thở: