cần cù, tiết kiệm chúng ta tiếp tục xem câu thứ tám. câu...

17
QUẦN THƯ TRỊ YU 360 1 TẬP MƯỜI CHÍN TU THÂN - TỀ GIA -TRỊ QUỐC - BÌNH THIÊN HẠ Cần Cù, Tiết Kiệm Chúng ta tiếp tục xem câu thứ tám. Câu này chủ yếu thể hiện rõ việc trị quốc, tầm quan trọng của việc cần kiệm. Câu trước là để cho chúng ta cảnh giác sự tham muốn, câu này là cần cù tiết kiệm. Người xưa họ biết được quốc gia xã hội là một thể cùng chung sống, cùng tồn tại với nhau, luôn cần có nhau. Nếu một người nông dân không trồng trọt thì có thể có người phải chịu đói khát, sẽ đình trệ việc sản xuất. Vì vậy, mỗi một ngành nghề thật sự đều rất tôn quý, ngành nghề nào cũng có người xuất sắc, nhất là trong cả nền văn hóa mấy ngàn năm của chúng ta đặc biệt tôn trọng người nông dân. Lúc còn nhỏ, chúng tôi thường đọc: “Một bát cháo, một hạt cơm, nên nghĩ kiếm được không dễ”, “ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Vì vậy, đối với người nông dân chúng ta phải biết ơn sự gian lao vất vả của họ. Thời xưa, nhất là những quan chức triều đình, họ nhìn thấy chuyện canh tác không thể thực hiện thì biết sẽ nguy hại đến vấn đề sống còn của người dân. Vào năm Trinh Quán thứ năm, thái tử con của Đường Thái Tông vừa tròn hai mươi tuổi phải tiến hành lễ đội mũ. Đây là chuyện đại sự của quốc gia, thái tử phải làm lễ đội mũ. Các quan đại thần nói, vào tháng hai là thích hợp tiến hành cho buổi lễ đội mũ này,

Upload: others

Post on 08-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

1

TẬP MƯỜI CHÍN

TU THÂN - TỀ GIA -TRỊ QUỐC - BÌNH THIÊN HẠ

Cần Cù, Tiết Kiệm

Chúng ta tiếp tục xem câu thứ tám. Câu này chủ yếu thể hiện rõ

việc trị quốc, tầm quan trọng của việc cần kiệm. Câu trước là để cho

chúng ta cảnh giác sự tham muốn, câu này là cần cù tiết kiệm.

Người xưa họ biết được quốc gia xã hội là một thể cùng chung

sống, cùng tồn tại với nhau, luôn cần có nhau. Nếu một người nông dân

không trồng trọt thì có thể có người phải chịu đói khát, sẽ đình trệ việc

sản xuất. Vì vậy, mỗi một ngành nghề thật sự đều rất tôn quý, ngành

nghề nào cũng có người xuất sắc, nhất là trong cả nền văn hóa mấy

ngàn năm của chúng ta đặc biệt tôn trọng người nông dân. Lúc còn nhỏ,

chúng tôi thường đọc: “Một bát cháo, một hạt cơm, nên nghĩ kiếm được

không dễ”, “ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn

phần”. Vì vậy, đối với người nông dân chúng ta phải biết ơn sự gian lao

vất vả của họ.

Thời xưa, nhất là những quan chức triều đình, họ nhìn thấy chuyện

canh tác không thể thực hiện thì biết sẽ nguy hại đến vấn đề sống còn

của người dân. Vào năm Trinh Quán thứ năm, thái tử con của Đường

Thái Tông vừa tròn hai mươi tuổi phải tiến hành lễ đội mũ. Đây là

chuyện đại sự của quốc gia, thái tử phải làm lễ đội mũ. Các quan đại

thần nói, vào tháng hai là thích hợp tiến hành cho buổi lễ đội mũ này,

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

2

nếu như làm lễ đội mũ cho thái tử thì nhất định mời thật nhiều dân

chúng đến giúp đỡ. Ngay lập tức Thái tông liền nói, tháng hai là đúng

vào mùa xuân, nông dân bận lo mùa vụ nên không thể nhờ vả người dân

trong lúc họ bận lo mùa vụ được. Trồng trọt phải có thời tiết, sai thời

gian thì có thể rất khó thu hoạch. Hoàng đế Thái Tông chẳng đơn giản

chút nào, luôn nghĩ đến cuộc sống của người dân, không lo cho lễ đội

mũ của con mình trước. “Được rồi, chuyển sang tháng mười đi, tháng

hai không thể được”. Tháng mười là mùa đông, mùa vụ đã thu hoạch

xong sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt mùa vụ của người dân. Các vị

đại thần liền nói: “Đây là ngày tốt do nhà tướng số đã tính ra. Thời

gian tốt nếu thay đổi thì sẽ không hay”. Thái Tông nói: “Việc ta làm

tương ưng với nhân nghĩa đạo đức thì lúc nào mà chẳng kiết tường, đâu

nhất định phải nghe nhà tướng số mới tốt chứ. Ta không quan tâm đến

người dân, đi ngược lại với hạnh phúc lợi ích của họ, như vậy mới là

không kiết tường”. Thái Tông rất trí tuệ, thông suốt đạo lý sâu sắc.

Tâm còn chưa thiện, phong thủy có tốt thế nào đi nữa cũng vô

ích. “Tướng do tâm sanh”, kiết hung họa phước là tùy theo tâm của

mình chiêu cảm. Từ câu chuyện này của Thái Tông, chúng ta có thể

nhìn thấy vua vô cùng quan tâm đến vấn đề đói rét của người dân.

Đời nhà Hán có một vị Tể tướng tên là Bính Cát. Vị này không

đơn giản. Lúc đó Hán Vũ Đế đang tin tưởng một số thầy phù thủy nên

giết hại họ hàng thân tộc của mình. Con người có lúc mất bình tĩnh, uy

quyền càng cao, tai họa có thể càng lớn. Lúc đó, cháu trai của Vũ Đế -

Hán Tuyên Đế (sau này kế nghiệp ông) cũng bị giam ở trong ngục.

Bính Cát lúc đó làm quan giám ngục, kết quả rất vi diệu. Có người nói

trong cái ngục đó có chân mạng đế vương. Mọi người không tin. Những

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

3

thứ mà mắt của con người nhìn không thấy thì quá nhiều. Các vị có thể

đi đến nơi tế lễ, nơi tế lễ có một cột khí, đó là nơi để tế trời. Cái cột khí

đó, các vị nhìn không thấy, sờ vào rất cứng cáp. Ở Đại Lục cũng có một

chỗ. Ở Hải Nam Bác Ngao, rất nhiều diễn đàn chính trị quốc tế, hội

nghị đỉnh cao đều đến Bác Ngao. Cột khí ở nơi đó cũng rất chắc, các vị

đi vào bên trong đó có cảm giác từ trường của một cột khí. Cho nên ở

giữa trời đất, những thứ chúng ta không biết là quá nhiều. Con người

không nên ngạo mạn, những thứ không nhìn thấy cho là không có. Lúc

đó có một vị quan phán đoán ở nơi đó có chân mạng của đế vương. Hán

Vũ Đế lúc đó không được bình tĩnh, liền ra lệnh giết hết những người ở

trong ngục. Sau đó thì Bính Cát liều chết vào khuyên can, bảo vệ cho

Hán Tuyên Đế, thức tỉnh Hán Vũ Đế chấm dứt việc giết hại người thân

của mình. Nhưng Bính Cát chưa bao giờ nhắc lại câu chuyện này với

người nào, kể cả khi Hán Tuyên Đế lên làm vua, Bính Cát một lời cũng

không nói. Điều này thật đáng quý. Đối với nhà vua, ông có ơn cứu

mạng, nhưng trung thần cảm thấy những việc như vậy phải nên làm,

nhất định không để ở trong tâm, càng không thể đi kể công lao. Sau

này, hình như là Hán Tuyên Đế tự phát hiện ra. Bính Cát nhờ vào đức

hạnh của mình cũng đã làm đến quan tể tướng.

Có một hôm, quan tể tướng đi tuần tra, đúng lúc có một vị quan

địa phương chạy đến nói: “Đàng kia đang đánh nhau, có dùng binh khí,

vậy phải làm sao?”. Bính cát nói: “Quan ở địa phương có xử lý

chưa?”. “Dạ có, đang xử lý!”. Bính Cát nhanh chóng đi đến, không

tiếp tục hỏi thêm chuyện nữa. Đi được một lúc, nhìn thấy bên đường có

một con trâu đang ở đó thở dốc, giống như là sắp đứt hơi vậy. Kết quả

là Bính Cát cảm thấy không yên tâm, liền nhanh chóng đi đến để biết rõ

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

4

rốt cuộc con trâu này bị làm sao? Sao đó thì biết con trâu này rất bướng

bỉnh, bị chủ của nó rượt đánh, đã chạy rất xa, thở không ra hơi, nằm ở

chỗ đó rất khó chịu. Bính Cát sau khi hiểu ra: “Ồ, được rồi, được rồi,

không sao cả”, liền nhanh chóng đi tiếp. Những vị quan đi phía sau

cùng với ông nhìn thấy hai việc này thì có chút băn khoăn. Khổng Phu

Tử là: “Kiến nhân bất kiến mã”. Chuồng ngựa ở nhà của Khổng Tử bị

cháy, phản ứng đầu tiên của Khổng Tử là “có ai bị thương không?”.

Mọi người nên học hỏi phong thái của Thánh Nhân, nên quay trở lại với

bối cảnh của thời đại đó.

Thời đó mỗi người có một con ngựa thì giống như là có một chiếc

xe hơi BMW vậy. Khái niệm này mọi người nên biết, có thể bằng thu

nhập trong mấy năm. Khi con vật quý giá nhất của bạn dùng để cưỡi bị

thiêu cháy mất, phản ứng đầu tiên của bạn là gì? “Ôi tiêu tan hết

rồi” đúng không? Các vị xem, Khổng Tử nhất định không bị vật chất

bên ngoài làm liên lụy. Ý nghĩ đầu tiên là nhân ái: “Có ai bị thương

không?”. Khổng Tử là hỏi thăm người, không hỏi đến ngựa.

“Thưa tể tướng, vì sao Ngài thăm trâu mà không hỏi thăm

người?”. Mọi người chú ý xem, cùng với đại thần Thánh Hiền ở xung

quanh, có lúc nhìn không rõ ràng, còn bị hiểu lầm. Vì vậy, “mộ hiền

đương mộ kỳ tâm”, không nên nhìn hình tướng bên ngoài. Tể tướng vì

sao gặp phải chuyện người với người xảy ra xung đột, lúc nguy hiểm

đến tính mạng mà không đi xử lý? Bởi vì vị quan của địa phương đã

biết rồi, ông ấy đã đi xử lý. Giải quyết việc này là vị quan huyện, đột

nhiên vị quan tổng lý của quốc gia đi ngang, các vị xem sẽ làm chấn

động dữ dội không? Rất nhiều người có thể tự nhiên bị mất chức hoặc

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

5

bị khiển trách. “Các vị xem, chuyện nhỏ như vậy mà cũng để tể tướng

giải quyết, vậy các vị đang làm gì chứ?”.

Vì vậy, trong việc phân chia trách nhiệm quản lý, quan tể tướng

không thể thường xuyên xuống quản lý công việc của thị trấn nhỏ, như

vậy thì sẽ loạn, sẽ làm cho nhiều người hoang mang. Họ rất thông suốt

phân chia công việc, tận tâm với trách nhiệm. Không phải chúng ta ở

địa vị cao, có lúc thì quản lý chỗ này, có lúc thì quản lý chỗ khác, như

vậy sẽ làm cho cấp dưới rối loạn lên. Đối với cấp dưới phải phân chia

trách nhiệm, đều phải tôn trọng, không nên tăng thêm gánh nặng cho

họ, tăng thêm cho họ sự hỗn loạn về nhân sự, như vậy là không được.

“Quan tể tướng, vì sao Ngài lại đặc biệt quan tâm đến con trâu

vậy?”. Ông nói: “Con trâu này có mối quan hệ lâu dài với người dân

sau này có cơm ăn hay không. Ta nhìn thấy con trâu này hình như bị

bệnh, nếu như nó bị bệnh dịch trâu bò, lại lây lan ra tất cả những con

trâu khác chết hết thì dân chúng lấy gì để ăn?”. Rất khẩn trương, nhanh

chóng xem thử có phải là bị bệnh hay không, có bị dịch trâu bò không?

Nếu như có thì phải nhanh chóng xử lý. Giống như lúc có dịch bệnh

SARS vậy, phải xử lý khẩn cấp. Vì vậy các vị xem, Bính Cát cùng với

Khổng Lão Phu Tử giống nhau về tâm nhân từ, nhưng mà trên hình

dạng và cử chỉ có lúc bị nhìn sai.

Chúng ta xem đến chỗ này: “Nhất phu bất canh, hoặc thụ chi cơ”.

Thời xưa, những vị quan chức đặc biệt quan tâm sâu sắc đến cuộc sống

của người dân, cho nên trong khoảng thời gian trồng trọt, nhất định hết

sức cố gắng tránh làm phiền người dân để họ không phải bỏ lỡ thời tiết

mùa vụ.

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

6

“Nhất nữ bất chức, hoặc thụ chi hàn”. Một người phụ nữ không

đan dệt thì có khả năng thiếu quần áo, có người phải bị giá rét lạnh

cóng.

Người thời xưa, cho dù làm bất cứ ngành nghề nào họ rất thích thú,

càng làm thì càng thích, làm càng nhiều thì họ cảm thấy càng nhiều

người được lợi ích.

Tôi nhớ lúc còn nhỏ, đi ăn cơm ở một quán ăn gần nhà. Chúng tôi

ăn rất vui vẻ, ông chủ quán cũng cười vui vẻ. Tôi nói với ông: “Ồ! Món

bánh bao này làm rất ngon”. Ông ấy rất thích. Hình như những người

làm kinh doanh đều không nở được nụ cười. Các vị khen họ món này

làm ngon, món kia làm ngon, thì họ “được rồi, mua nhiều là tốt rồi!”,

họ không hạnh phúc với giá trị của họ, chỉ dán mắt quán sát tiền, làm

mất đi niềm vui trong công việc. Do đó, con người thật sự là rất oan

uổng, đều quên đi ý nghĩa bản chất cuộc đời, theo đuổi sự phù phiếm hư

vinh, không có niềm vui tinh thần.

“Sanh chi hữu thời”, sản xuất thì phải có thời tiết.

“Nhi dụng chi vô độ”, lúc sử dụng thì không có sự tiết độ.

“Tắc vật lực tất khuất”. Những nhân lực, vật lực này cuối cùng

chắc chắn sẽ bị cạn kiệt, không còn đủ.

“Cổ chi trị thiên hạ”. Thời xưa trị vì thiên hạ, đối với những chi

tiết này vô cùng quan tâm coi trọng.

“Chí tiêm chí tất dã”, họ không lãng phí thực vật, không lãng phí

nhân lực.

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

7

“Cố kỳ dĩ súc tích túc thị”, họ không lãng phí bừa bãi, dần dần tích

trữ lại. Vừa tích trữ quần áo, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, bỗng nhiên

xảy ra đại tai họa thì họ có thể ứng phó nhanh chóng như trở bàn tay,

bởi vì đã có sự chuẩn bị kỹ rồi.

Thời xưa, thông thường mà nói, lương thực phải chuẩn bị chín

năm, nghĩa là chín năm đều không có thu hoạch, nhưng quốc gia xã hội

vẫn có thể tiếp tục sống. Thời xưa đều là đề phòng rất cẩn thận. “Phàm

việc gì có chuẩn bị sẵn mới nên”, chuẩn bị rất nhiều cái gọi là cách thức

đối phó, không thể chỉ nhìn thấy trước mắt.

Trong “Đại Học” có một đoạn giáo huấn rất hay: “Sanh chi giả

chúng, thực chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư, tắc tài hằng túc

hỷ”.

“Sanh tài hữu đại đạo”. Nhưng hiện nay, chúng ta hãy bình lặng

lại xem, quốc gia cũng tốt, gia đình cũng tốt, hiện nay tiền có đủ hay

không? Rất nhiều quốc gia đã đưa vào trong công trái, không biết để

đến đời con đời cháu nào, vậy thì thế hệ con cháu sau này sống ra sao?

Tất cả nợ nần họ gây ra đều phải dồn lên thân con cháu. Điều này là

thật! Không thể nói Tổ Tiên đã làm chuyện hoang đường này, từ 5.000

năm nay Tổ Tiên của chúng ta đâu có đời nào có người để lại nợ nần

cho con cháu. Các vị xem thật là tệ, ảnh hưởng xấu của văn hóa phương

Tây. Người phương Tây tiêu xài trước, trả nợ sau, rốt cuộc là không

kiểm soát được chi tiêu căn bản. Các vị xem, tiêu phí vô cùng xa xỉ, dẫn

đầu là nước Mỹ. Xem rất nhiều phim của Hollywood, rốt cuộc là mắc

nợ quá nhiều nên nước Mỹ tự in thêm tiền. Tự in tiền tự trả tiền, thật sự

là phục họ. Sự việc như vậy mà họ cũng làm được, không có trách

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

8

nhiệm gì cả. Bản thân của các vị tiêu tiền thì các vị phải trả, vẫn tự in

tiền để trả. Không sao! Được rồi, hiện nay nước Mỹ rất tích cực học văn

hóa Trung Hoa, chúng ta cho họ thêm thời gian. Trong con mắt người

Hoa của chúng ta, mắt của người Hoa gọi là rất khó nói, là vô lại, không

có trách nhiệm. Vì sao tôi dám nói ra? Bởi vì người Mỹ có một điểm tốt

là có thể mắng họ, họ vẫn có cái điểm tốt này, là thật đấy! Họ sẽ bất

đồng với bạn? Không có đâu, nhưng thật sự là phải nên tiếp thu. Ở trên

Thế Giới, địa vị cao như vậy phải dẫn đầu cho đúng, dẫn đầu cho tốt,

như vậy mới xứng đáng là thân thận tôn quý, nếu không thì mất uy tín.

Đã mất uy tín thì rất khó có lại được sự tôn trọng của người khác.

Các vị xem, trong gia đình hiện nay cũng như vậy, tiêu xài trước,

kết quả là rất nhiều gia đình luôn bị mắc nợ. Vay tiền mua nhà, vay tiền

mua xe, rất nhiều khoản vay, cả một đời thở không ra hơi, phải sống

trong nợ nần. Hiện nay các vị ở trong thành phố lớn, có thường xuyên

nhìn thấy mười mấy người trong gia đình quây quần bên nhau ngắm

trăng hay không? Tay cầm quạt, lắc lư trên ghế mây ăn đậu phộng, lòng

thanh thản thoải mái, có thấy qua hay chưa? Chưa có thấy. Con người

hiện nay không được trải qua ngày tháng như vậy.

Chủ nhật tuần trước, tôi lái xe được khoảng mười phút đến một

công viên rất lớn, rất đẹp. Đất nước Malaysia bao la rộng lớn, công viên

như vậy rất đẹp, nhưng đi vào không nhìn thấy ai, chỉ có một số công

nhân đang ở đó ngủ say sưa. Thật sự có phước mà không biết hưởng!

Cây cối xanh um rậm rạp như vậy, mùi hương tinh khiết lan tỏa mà

không có ai đến. Toàn bộ bị bao vây ở chỗ nào mọi người có biết

không? Bị bao vây bởi những tòa nhà chọc trời. Rốt cuộc thì tôi cũng

biết được, vì sao đô thị được gọi là một rừng cây. Từng tầng từng tầng

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

9

tòa nhà cao chọc trời giống như cây ở trong rừng sâu vậy, các vị đi vào

trong đó thì không phân biệt được đông - tây - nam - bắc. Bị bao vây

trong rừng tòa nhà chọc trời này mà truy cầu danh lợi, không biết cách

sống qua ngày. Họ chẳng biết được cái gì gọi là chân đứng trên đất

vàng cỏ xanh, sau đó thì những hạt sương ở trên cỏ xanh thấm ướt gót

chân của các vị cùng với trời đất hòa thành một thể. Vì vậy, con người

hiện nay đều cách biệt với thiên nhiên, cuối cùng là bị quá nhiều bệnh.

Tách xa với tự nhiên, mỗi ngày tiếp xúc với cái gì? Những tia bức xạ

này, tiếp xúc với những thiết bị điện thì làm gì có cái lý không bị bệnh.

Cho nên, vẫn là phải quay trở về với tự nhiên. Điều này lại không dùng

tiền.

Các vị xem, con người hiện nay không dùng tiền thì tốt nhưng lại

không muốn, còn những thứ đắt tiền thì lại lao vào. Vì vậy, những

người ở trong rừng tòa nhà chọc trời này phải bình tĩnh. Trong rừng tòa

nhà chọc trời này lại bùng nổ tư tưởng, bùng nổ tri thức, phải phán đoán

những tư tưởng, tri thức này có chính xác hay không? Cần cù tiết kiệm

mới là chính xác. Tiêu xài, thường xuyên ra phố mua thật nhiều hàng

khuyến mãi. Suýt nữa là tôi nói không ra cái từ này. “Hình như rất lâu

chưa có đi, nhanh lên, nhanh lên mua cái này rẻ, rất là rẻ”, rốt cuộc là

cái này rẻ cũng mua, cái kia rẻ cũng mua, trong nhà chất một đống đồ

không dùng đến, cuối cùng có rẻ không? Đồ đạc bị hư hết. Vì vậy, kích

thích tiêu dùng thật sự không đúng chỗ. Con người nên biết đủ, con

người nên liệu cơm gắp mắm, thì việc sử dụng vật chất trong gia đình

và xã hội mới có thể cân bằng.

“Sanh chi chư chúng”, người sản xuất càng nhiều càng tốt, mỗi

người đều tận tâm tận lực để trả công cho xã hội. “Sanh chi chư

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

10

chúng”, bao gồm những gì? Quốc gia phải có chính sách, không nên để

cho người dân sống lang thang (nghĩa là không có việc làm, tỉ lệ thất

nghiệp đặc biệt nhiều). Có thể giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống, tạo ra nhiều

cơ hội làm việc chính là “sanh chi chư chúng”.

Các vị xem, lời nói này ở các quốc gia hiện nay đều là vấn đề

nghiêm trọng. Họ phải thực hiện theo điều này thì mới có thể cải thiện

được, nhưng trên thực tế phải để người dân nỗ lực phục vụ. Ngoài việc

phải tạo một số cơ hội làm việc ra, phải phối hợp những chính sách tốt

đẹp của quốc gia, và đừng để người dân phải mơ mộng viễn vông.

Không nên để người dân nhàn hạ, phóng túng, sẽ không cần cù siêng

năng, có cơ hội thì họ cũng không chịu đi làm việc, sẽ phiền phức. Họ

sẽ thích ăn, lười biếng làm việc, bởi vì họ đã hưởng thụ quen rồi. Gia

đình phải có trách nhiệm. Người trẻ vẫn chưa ra công sức thì đã sống an

nhàn. Lười nhác sẽ rất phiền phức, sau này họ làm sao mà làm cha, làm

sao lo liệu cho gia đình? Thậm chí những người trẻ đều cho là tìm việc

làm thì phải “tiền nhiều, việc ít, ở gần nhà, quyền cao, chức trọng,

trách nhiệm nhẹ”, ở nơi đó tác oai tác quái mà không cần trách nhiệm.

Ngủ thì ngủ đến tận trưa, còn tiền thì muốn đếm đến mỏi cả tay. Đó là

nằm mộng, làm gì có những việc như vậy, đâu có chuyện cái bánh từ

trên trời rơi xuống chứ! Chúng ta có câu tục ngữ nói: “Thiên hạ không

có bữa ăn không phải trả tiền”. Cho nên, sự nhận biết phải từ nơi nhân

tâm mà giải quyết, nếu không thì có rất nhiều vấn đề giải quyết không

xong. Đều là vấn đề về giáo dục.

“Thực chi giả quả”, ăn uống không nên quá độ, không nên hoang

phí, nếu không thì sẽ lãng phí. Còn một điểm nữa là từ việc quản lý của

quốc gia, từ việc quản lý của đoàn thể mà nói, chính là quốc gia không

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

11

nên có quá nhiều công chức. Rất nhiều người không làm việc mà vẫn

lãnh lương, quốc gia gánh vác vô cùng nặng. Đơn vị này vốn chỉ cần

hai - ba người là được rồi, nhưng họ nói phải có năm người, cuối cùng

là hai người ngồi không ăn bổng lộc của quốc gia. Thậm chí, hiện nay

trong dự toán có một hiện tượng không thể chấp nhận được. Thí dụ như

nói dự toán năm ở đơn vị này là hai triệu, kết quả chỉ tiêu dùng có một

triệu năm trăm ngàn, nhưng sang năm lại đưa tiếp cho họ hai triệu, năm

trăm ngàn này thì tùy tiện cho họ tiêu xài. Yểu mạng! Con người hiện

nay thật sự không biết nhân quả báo ứng, việc gì cũng dám làm. Đó là

tiền xương máu của nhân dân cả nước, các vị tiêu xài như vậy, tôi thấy

kiếp sau làm trâu làm ngựa chắc chắn cũng trả không xong. Vẫn là vấn

đề của giáo dục. Những hiện tượng này, các vị không thông qua vấn đề

giáo dục thì họ cho xã hội là như vậy đó, mỗi người đều làm như vậy.

Họ cũng cho đó là lẽ thường, thậm chí còn cho là “lợi hại, tôi đã biết

cách làm những chiêu này!”. Cho nên: “Thực chi giả quả”, nhân sự

phải nên đơn giản gọn nhẹ, không nên ăn không ngồi rồi.

“Vi chi giả tật”, điều này từ nông nghiệp mà nói. Chữ “vi” này

chính là thời gian nên canh tác thì phải nhanh chóng tranh thủ thời tiết

này, không nên bỏ lỡ thời vụ, nên gọi là “vi chi giả tật”. Từ thương

nghiệp mà nói đều có một số cơ hội về thương nghiệp, phải nắm bắt

thời cơ làm ăn, nỗ lực mà làm, đi phục vụ xã hội, “vi chi giả tật”.

“Dụng chi giả thư”. “Thư”, điều quan trọng nhất vẫn là liệu cơm

gắp mắm. Hiện nay dự thảo tài chính của nhiều quốc gia dân chủ, tất cả

đều là nợ nần của một năm, luôn luôn mắc nợ. Sau đó, món nợ lúc đầu

cũng không trả. Điều này nói rõ là thế hệ sau sẽ tiếp nhận món nợ này.

Điều này không được thỏa đáng! Thật sự thời đại này rất cần lương tri

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

12

đạo đức. Vì sao làm những chuyện hoang đường như vậy mà chẳng có

ai dám đứng lên nói: “Làm như vậy là sai rồi, mấy ngàn năm đến nay

có ai mà tiêu tiền của con cháu thế hệ sau này”. Đặc biệt là người Hoa

chúng ta, hiếu là cái gốc. Cha mẹ cùng với con cái là một thể không thể

tách rời, Tổ Tiên cùng với con cháu đời sau không thể tách rời. Tập tục

này nhất định không thể xuất hiện trong xã hội người Hoa của chúng ta,

thậm chí tiếp tục thêm nữa. Phải dẹp bỏ sự hỗn loạn, lập lại sự ổn định,

cũng là cho Thế Giới một phương hướng, một mục tiêu chính xác.

Tốt rồi! Điều này là nhắc đến “sanh tài hữu đại đạo”. Chúng ta

xem câu tiếp theo.

Nhân tiện xin giao lưu với mọi người một chút. Thí dụ các vị có

nhiều của cải, vô cùng vui vẻ đi nộp thuế, vậy là các vị lấy tài sản của

các vị đi cúng dường cho nhân dân cả nước, tâm lượng của các vị rất

lớn. Lượng lớn thì phước sẽ lớn. Có những nếp sống đã trở thành tính

toán rất chuẩn, sợ bị thua lỗ, không muốn bỏ thêm tiền cho đất nước,

thậm chí còn tìm cách trốn thuế. Điều này là không có trí tuệ. Trốn

thuế, nên đóng hay là phải bị đóng, cuối cùng các vị mắc nợ tiền của ai?

Mắc nợ tiền của nhân dân cả nước. Cái lý này nghĩ thông rồi thì vui vẻ

mà nộp thuế phải không? Mấy chục triệu người, tâm lượng của các vị

lớn như vậy. Thời đại ngày nay không nghĩ thông suốt những đạo lý

này. “Quân tử vui vẻ làm quân tử, tiểu nhân oan uổng làm tiểu nhân”.

Các vị nói: “Những vị công chức không tận tâm tận lực hết lòng với

nhiệm vụ, món tiền nợ là mồ hôi nước mắt của người dân cả nước”.

Hiểu được cái đạo lý này rồi thì đâu có vị viên chức nào có thể nói là

không chăm chỉ nỗ lực chứ? Cho nên vẫn là phải giáo dục.

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

13

Chúng ta xem tiếp câu: “Tu thân - trị quốc không gì quan trọng

hơn việc tiết chế dục vọng”.

“Lễ ký” có nói: “Dục vọng không thể phóng túng”. Nhìn khắp hết

những lãnh đạo có nước có nhà, gặt được thành công không ai không

nhờ vào sự cần cù tiết kiệm, những người thất bại không ai không vì xa

xỉ, lãng phí. Người cần kiệm tiết chế dục vọng, người xa xỉ phóng túng

dục vọng. Người phóng túng dục vọng thì nguy cấp, người tiết chế dục

vọng thì an toàn.

Chúng ta đọc đến đoạn này liền hiểu ngay mấu chốt của việc thịnh

suy trong một gia đình, một quốc gia, đoàn thể. Nếu cần kiệm thì hưng,

xa xỉ thì nhất định suy bại. Vì vậy, đoạn văn vừa mở đầu là nói đến phải

“tu thân - trị quốc”. Tu thân được tốt, quản lý đất nước được tốt quan

trọng nhất chẳng gì bằng phải tiết dục, tiết chế dục vọng.

Chúng ta nhìn thấy chữ “dục” này liền nghĩ đến “dục tợ vực

sâu”, “dục vọng khó thỏa mãn”, giống một cái hang không đáy vậy,

không thể lắp đầy. Đã từng có rất nhiều thành phần trí thức nói đến

những lời giáo huấn liên quan với việc tri túc, trong những lời giáo

huấn đó thật sự là lòng ham muốn của con người không thể thỏa mãn

được. Khi con người không có tiền đều nghĩ: “Ây da, có thể cho ta ba

bữa ăn no thì ta đã mãn nguyện rồi”. Rốt cuộc, một ngày có ba bữa ăn

được no rồi tiếp theo liền nghĩ: “Có thể cho ta một ngôi nhà tiện nghi

để ở, cuộc đời này của tôi chẳng cầu điều gì nữa”. Sau đó thì có nhà để

ở rồi, lại khấn với ông trời: “Chỉ cần ông cho con một chiếc xe hơi đẹp,

con sẽ không đặt thêm điều kiện với ông nữa”. Cuối cùng thì xe hơi

cũng đã có, liền nghĩ: “Chỉ cần ông cho con làm một chức quan nhỏ

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

14

nhỏ là được rồi”. Cuối cùng: “Chỉ cần ông cho con làm hoàng đế”.

Các vị xem, trong lịch sử có những cuộc tạo phản vốn là của người

nông dân mà thôi, về sau quyền lực dục vọng càng lúc càng lớn nên

phản quốc. Cho nên, dục vọng của con người quá đáng sợ, vì vậy phải

tiết dục, phải tiết chế. Con người không hạ công phu trong việc sửa

chữa hành vi, trong việc tiết dục, thì dục vọng càng lúc sẽ càng lớn. Mọi

người bắt đầu hạ thủ công phu thì sẽ không còn nữa, dần dần tiền cũng

không thể mê hoặc được, đồ ăn cũng không thể lay động được, nữ sắc

cũng không thể lay chuyển được, như như bất động trước sự dụ dỗ mê

hoặc. Có nâng cao sự công phu này hay không? Các vị nói ai áp dụng

tiết chế dục vọng? Không đơn giản đâu.

Các vị mới thử nghĩ xem, lúc chúng ta bảy - tám tuổi thì dục vọng

như thế nào, bây giờ thì như thế nào? Hiện nay, chúng ta tiến bộ hay

thoái lui? Không tiết dục thì chỉ có thoái lui, chỉ có đọa lạc về tâm linh.

Chúng ta không nên cho là: “Ta đã lớn rồi, đều hiểu biết chuyện mà”.

Sự phán đoán này không đủ toàn diện.

Nhà khoa học có một thực nghiệm đáng để mọi người suy nghĩ.

Một người lúc khoảng một - hai tuổi, trung bình một ngày cười 180 lần.

Sau khi trưởng thành, bình quân một ngày cười bảy lần. Vấn đề xảy ra

ở đâu? Càng cố gắng, càng sống thì càng cười không nổi. Vì sao

vậy? Mục đích cố gắng là gì? Mọi người đều đã trưởng thành hết rồi,

mục đích nỗ lực của cuộc đời chúng ta là cái gì? Hạnh phúc, vui vẻ à?

Làm sao mà càng nỗ lực thì cuối cùng đến nụ cười cũng cười không nổi

nữa vậy? Phương hướng này có chút kỳ lạ. Có đi sai đường hay không?

Phải nên điều chỉnh lại một chút. Cái gốc là tâm thái bị sai rồi. Tâm thái

đều là muốn thỏa mãn dục vọng, rốt cuộc là dục vọng càng lúc càng

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

15

nhiều, không thể thỏa mãn được. Cầu không được thì sự đau khổ càng

lúc càng nhiều. Khi đã nghĩ thông rồi thì tiết dục, vô cầu, nụ cười lập

tức xuất hiện trở lại. Đợi đến khi mọi người một ngày cười 180 lần,

nhất định phải đến thông báo nhé, gọi là trở lại trạng thái ban đầu. Đây

mới là niềm vui chân thật.

Các vị nhìn xem, đứa trẻ lúc nào cũng cười ha ha ha… thật sung

sướng! Con người thật sự lúc nào cũng mang tâm kính yêu, có lòng cảm

ơn, thì một ngày có thể cười hơn 100 lần, ngay cả lúc bạn ngủ cũng sẽ

mỉm cười. Cho nên sự tiết dục này là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, có

thể buông bỏ cái ngã tham xuống, luôn luôn vì mọi người, luôn nghĩ

đến những người có duyên, vì mọi người phục vụ. Cho đi thì có phước

hơn nhận, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui. Tất cả những nỗi

khổ đều đến từ việc chúng ta quá xem trọng cái tự ngã này. Muốn

không được thì liền oán hận, phiền não. Con người nên loại bỏ phiền

não. “Muốn diệt cây độc, phải chặt tận rễ”, không nên ngắt từng lá

một, rất là phiền phức, trực tiếp chặt đứt bộ rễ. Rễ chính là tự ngã, tự tư.

Sau khi chặt đứt rồi thì thân tâm lập tức nhẹ nhàng, yên ổn rất nhiều.

Được rồi, về nhà làm thử xem, chặt đứt nó, xem cảnh giới của thân tâm

có thể nhẹ nhàng yên ổn không?

“Đại Học” dạy chúng ta như vậy, “Tả Truyện” cũng nói đến dục

vọng không thể phóng túng. Những đạo lý này mọi người đều biết, nhất

định phải thực hiện. Thực hiện như thế nào? Tiến dần từng bước, nhưng

nhất định phải xác định rõ ràng, nếu không thì đạo lý hiểu rất nhiều

nhưng không áp dụng được một điều vào trong cuộc sống.

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

16

Thí dụ như việc tham ngủ. Một ngày ngủ tám giờ, đó là giấc ngủ

của trẻ nhỏ. Em bé có lúc phải ngủ mười giờ đồng hồ, trẻ em ngủ

khoảng tám giờ đồng hồ. Chúng ta là người lớn nên ngủ khoảng bảy giờ

đồng hồ, dần dần đời sống tinh thần của chúng ta càng nâng cao, phiền

não dần ít đi, năng lượng của các vị tiêu hao cũng ít lại, nhu cầu ăn ngủ

của các vị lại càng ít hơn. Cho nên, rất nhiều người tu dưỡng rất tốt,

một ngày ngủ nghỉ năm giờ đồng hồ là được rồi. Tiêu hao năng lượng

của họ ít, nằm nghỉ một chút là hồi phục rồi.

“Tinh mãn bất tư dâm, khí mãn bất tư thực, thần mãn bất tư thùy”.

Các vị xem, con người tinh thần sung mãn rồi không có nhu cầu ngủ

nghỉ, khí đã đầy đủ rồi thì không có nhu cầu ăn cơm. Xin lỗi là cảnh

giới của tôi chưa được như vậy, tôi chỉ có thể giảng những câu này cho

mọi người nghe, nhưng mọi người có thể nỗ lực theo phương hướng

này.

Chúng ta xem Sư ông của chúng ta, thầy Lý Bỉnh Nam. Lượng

công việc của Sư ông bằng mấy người làm, hơn nữa một ngày ăn một

bữa. Đây là tấm gương tốt cho chúng ta, vẫn là tinh thần sảng khoái.

Các vị nhìn xem, tấm hình của Ngài lúc chín mươi mấy tuổi, ánh mắt

sáng suốt có thần. Con người chúng ta ba mươi mấy tuổi thường là uể

oải yếu ớt, nhìn thấy rất hổ thẹn. Biết hổ thẹn là biểu hiện của việc tiến

gần đến lòng dũng cảm, tiếp tục nỗ lực. Cho nên, chúng ta có thể ngủ

quá nhiều rồi. Được rồi, tuần này thức dậy sớm hơn mười lăm phút, cố

gắng đấu tranh với tập khí.

Các vị xem thử dùng cách nào để gọi bạn thức dậy có hiệu quả

nhất thì các vị nên dùng cách đó. Thí dụ như, các vị vừa nghe được Sư

QUẦN THƯ TRỊ YẾU 360

17

Trưởng giảng bài thì các vị liền nhanh chóng thức dậy, vậy thì các vị

cài đặt điện thoại thành giọng của Sư Trưởng giảng bài. Nhất định nên

dùng cách hữu hiệu nhất của chính mình là rất tốt. Tu hành phải nên

dựa vào cá nhân, phải thật làm, phải dùng phương pháp đối trị. Nếu như

không hạ quyết tâm, một tập khí ba mươi năm có thể vẫn cứ y như cũ,

vậy là lãng phí thời gian ba mươi năm, đạo ngày một giảm. Người tu

hành chân thật thì tập khí này càng lúc càng giảm đi, càng lúc càng mất

đi, như vậy mới đúng.

Ngoài việc ngủ nghỉ ra, rất nhiều tập khí, ham muốn đều dần dần

nhợt lạt, ít lại. Nhưng không nên một lần dùng lực quá sức. Vốn là ngủ

nghỉ bảy giờ đồng hồ, “được rồi, ngày mai ngủ năm giờ”, sau đó khi đi

làm thì cả người mộng thấy Chu Công, công việc làm rối loạn lung

tung, cuối cùng thì tự mình phải thốt lên: “Không được rồi”, liền bỏ

cuộc nửa đường. Vẫn là tiến dần từng bước. Trừ khi các vị thật sự nắm

chắc, nếu không thì vẫn là tuần tự bước sẽ tương đối thích hợp, bởi vì

sức khỏe của chúng ta cần phải có một quá trình thích ứng.