cÔng ty c -...

88

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT Địa chỉ: Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: (84-4) 7300 7300; Fax: (84-4) 3768 7410 Mã số doanh nghiệp: 0101248141 do Sở KHĐT Hà Nội cấp lại lần thứ 37 ngày 23 tháng 06 năm 2016

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017

THÔNG BÁO MỜI HỌP

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2017

Kính gửi: Quý Cổ đông

Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần FPT trân trọng kính mời Quý Cổ đông đến dự Đại hội đồng Cổ

đông thường niên năm 2017 như sau:

Thời gian: 13:00 Thứ Sáu, ngày 31 tháng 03 năm 2017.

Địa điểm: Hội trường lớn, Tầng 1, Khách sạn Daewoo, Số 360 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Tài liệu phục vụ Đại hội:

Quý Cổ đông có thể nhận tại Phòng Quan hệ Cổ đông, Công ty Cổ phần FPT, điện thoại

04 7300 7300; hoặc truy cập trang web http://www.fpt.com.vn/vn/quan_he_co_dong từ ngày

16/03/2017.

Ủy quyền tham dự Đại hội:

Nếu Quý Cổ đông không tham dự Đại hội và ủy quyền cho người khác tham dự, để thuận tiện

cho công tác tổ chức, xin vui lòng gửi giấy ủy quyền về Phòng Quan hệ Cổ đông, Công ty Cổ

phần FPT theo đường bưu điện, bằng phong bì của Công ty Cổ phần FPT (được gửi kèm Thông

báo này) hoặc fax về số 04 3768 7410 trước ngày 24/03/2017.

Trong trường hợp không có người đại diện ủy quyền tham dự Đại hội, Quý Cổ đông có thể ủy

quyền cho một trong các thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần FPT theo danh sách

đính kèm.

Cổ đông hoặc người được ủy quyền tham dự Đại hội phải mang theo các giấy tờ sau:

1. Thông báo mời họp;

2. Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

3. Giấy ủy quyền (nếu nhận ủy quyền tham dự Đại hội)

Rất hân hạnh được đón tiếp Quý Cổ đông tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên Công ty Cổ phần

FPT 2017.

Trân trọng,

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

Trương Gia Bình

Ghi chú: Các cổ đông tự chi trả các chi phí ăn ở, đi lại và các chi phí cá nhân khác để tham dự Đại hội.

1

2

MỤC LỤC

STT Nội dung Số trang

1 Chương trình (dự kiến) 3

2 Nội dung biểu quyết và bầu cử 4

3 Báo cáo của Hội đồng Quản trị 5

4 Tờ trình ngân sách thu nhập của Hội đồng Quản trị năm 2017 22

5 Báo cáo Ban Kiểm soát 2016, Kế hoạch và ngân sách hoạt động Ban

Kiểm soát 2017

23

6 Tờ trình về Báo cáo tài chính kiểm toán 2016; Phương án phân phối lợi

nhuận 2016; Chia cổ tức bằng cổ phiếu; Chính sách trả cổ tức bằng tiền

mặt 2017

27

7 Tờ trình đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập 29

8 Tờ trình về chương trình phát hành cổ phần cho người lao động giai

đoạn 2017-2022

30

9 Danh sách ứng viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2017-2022 31

10 Thông tin cá nhân của ứng viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2017-2022 32

11 Dự thảo Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông Thường niên 2017 58

3

NỘI DUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2017

Thời gian: 13h00 Thứ Sáu, ngày 31 tháng 3 năm 2017

Địa điểm: Hội trường lớn, Tầng 1, Khách sạn Daewoo, Số 360 Kim Mã, Ba Đình,

Hà Nội

STT Thời gian Nội dung Chủ trì

1. 13:00 – 14:00 Đăng ký tham dự Đại hội Ban tổ chức

2. 14:00 – 14:05 Chào cờ, khai mạc Đại hội, giới thiệu Đại biểu Ban tổ chức

3. 14:05 – 14:10 Báo cáo kiểm tra tính hợp lệ của Đại hội Đại diện Ban Kiểm

soát (BKS)

4. 14:10 – 14:20 Giới thiệu Chủ tịch đoàn, cử thư ký Đại hội, bầu ban

kiểm phiếu và thông qua chương trình Đại hội

Chủ tọa

5. 14:20 – 14:35 Báo cáo của Hội đồng Quản trị (HĐQT) năm 2016,

định hướng và kế hoạch 2017

Ngân sách hoạt động và thù lao của HĐQT năm 2017

Đại diện HĐQT

6. 14:35 – 14:45 Báo cáo của Ban Điều hành (BĐH) về Hoạt động

kinh doanh, Báo cáo tài chính kiểm toán 2016

Đại diện BĐH

7. 14:45 – 14:50 Báo cáo của BKS năm 2016

Ngân sách hoạt động và thù lao của BKS năm 2017

Đại diện BKS

8. 14:50 – 14:55 Trình bày Phương án sử dụng lợi nhuận năm 2016

Chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2017

Đề xuất danh sách công ty kiểm toán độc lập thực

hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2017

Đại diện BĐH

9. 14:55 – 15:00 Trình bày chương trình phát hành cổ phần cho người

lao động giai đoạn 2017-2019

Đại diện HĐQT

10. 15:00 – 15:15 Trình bày Chiến lược FPT 2017 - 2019 Đại diện HĐQT

11. 15:15 – 15:25 Bầu cử thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2017 -

2022

Đại diện HĐQT

12. 15:25 – 15:55 Thảo luận các vấn đề biểu quyết và bầu cử Chủ tọa

13. 15:55 – 16:05 Đại hội biểu quyết và bầu cử Ban Kiểm phiếu

14. 16:05 – 16:25 Thảo luận các nội dung khác Chủ tọa

15. 16:25 – 16:40 Nghỉ giải lao

16. 16:40 – 16:45 Công bố kết quả kiểm phiếu và bầu cử Ban Kiểm phiếu

17. 16:45 – 16:50 HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2017 – 2022 ra mắt Đại hội HĐQT và BKS

18. 16:50 – 16:55 Thông qua Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông Đại diện HĐQT

19. 16:55 – 17:00 Thông qua Biên bản Đại hội đồng Cổ đông Thư ký Đại hội

20. 17:00 Bế mạc Đại hội Chủ tịch HĐQT

4

CÁC NỘI DUNG BIỂU QUYẾT VÀ BẦU CỬ TẠI

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

NĂM 2017

I. Các nội dung cần thông qua

Nội dung 1: Thông qua Báo cáo Tài chính Kiểm toán năm 2016; Báo cáo của Hội đồng Quản trị năm

2016, chiến lược kinh doanh 2017 – 2019; Kế hoạch kinh doanh 2017; Báo cáo Ban

Kiểm soát năm 2016.

Nội dung 2: Thông qua Phương án sử dụng lợi nhuận năm 2016 và Phương án chia cổ tức bằng cổ

phiếu.

Nội dung 3: Thông qua Chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2017.

Nội dung 4: Thông qua đề xuất lựa chọn công ty Kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán Báo

cáo Tài chính năm 2017.

Nội dung 5: Thông qua chương trình phát hành cổ phần cho người lao động giai đoạn 2017-2019

Nội dung 6: Thông qua ngân sách thu nhập của Hội đồng Quản trị năm 2017; Kế hoạch, ngân sách

hoạt động và thù lao của Ban Kiểm soát năm 2017.

II. Bầu cử thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022

5

BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

I. ĐÁNH GIÁ CỦA HĐQT VỀ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

1. Đánh giá kết quả kinh doanh Năm 2016, doanh thu kinh doanh hợp nhất đạt 40.545 tỷ đồng, tăng 1,4% so với năm 2015. Lợi

nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất đạt 3.014 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm trước. Tuy vậy, các

chỉ tiêu doanh thu và LNTT đều chỉ đạt tương ứng 89% và 96% kế hoạch đề ra. Đa số các đơn vị

đều nỗ lực hết sức và có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao, trừ lĩnh vực Phân phối có doanh thu và

lợi nhuận giảm mạnh do việc đối tác Microsoft đột ngột dừng kinh doanh đối với dòng sản phẩm

Lumia khiến việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn và công ty phải bán lỗ để giải phóng hàng tồn kho.

Nếu không tính lĩnh vực Phân phối, tổng các mảng và lĩnh vực kinh doanh còn lại có mức hoàn

thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 103% và 106%.

Thị trường toàn cầu tiếp tục thể hiện là một hướng đi chiến lược đúng đắn khi ghi nhận doanh

thu đạt 6.121 tỷ đồng, tăng 26% và LNTT đạt 935 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2015.

2. Kết quả thực hiện các định hướng chiến lược đề ra

2.1 Vươn tới Tập đoàn toàn cầu:

Trong năm 2016, định hướng toàn cầu hóa của FPT tiếp tục đạt được những kết quả khả quan,

đóng góp quan trọng vào kết quả kinh doanh của Tập đoàn.

- Doanh thu từ thị trường nước ngoài tăng trưởng 26% so với năm 2015, chiếm 15% tổng

doanh thu của toàn FPT (so với 12% năm 2015). LNTT tăng trưởng 40% so với năm

2015, chiếm 31% tổng LNTT toàn Tập đoàn (so với 23% năm 2015);

- Mở 03 văn phòng mới tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nâng tổng số quốc gia

FPT hiện diện lên con số 21;

- Khẳng định vị thế tại một số thị nước ngoài. Thị trường Nhật Bản vượt ngưỡng 100 triệu

USD doanh thu, tiệm cận Top 50 công ty cung cấp dịch vụ CNTT tại Nhật Bản. Thị

trường Bangladesh đạt tổng giá trị hợp đồng đang triển khai lên đến gần 60 triệu USD;

- Số nhân viên người nước ngoài đạt 1.210 người, tăng 6,6% so với năm 2015. Tổng nhân

sự trung bình tham gia cung cấp dịch vụ ra thị trường nước ngoài là 9.359 người, tăng

11% so với năm 2015.

2.2 Tiên phong trong thế giới số

Với sự phát triển đột phá của công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ mang đến cơ

hội phát triển vượt trội cho không chỉ FPT mà cho tất cả các doah nghiệp, các tổ chức và cho cả

Việt Nam. FPT đã và đang hợp tác với những tập đoàn công nghệ dẫn dắt cuộc cách mạng số và

ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu, đặc biệt là trong mảng công

nghệ S.M.A.C và IoT.

- Tăng trưởng doanh thu từ việc cung cấp các giải pháp liên quan tới công nghệ mới

(S.M.A.C, IoT) đạt 2.197 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 144% trong năm 2016;

- Đồng hành cùng các doanh nghiệp sở hữu công nghệ nền về IoT, IIoT giúp các tập đoàn

hàng đầu trên thế giới thay đổi phương thức hoạt động, mô hình kinh doanh trong nền

kinh tế số. FPT hiện là đối tác khu vực trong lĩnh vực IoT của General Electric, tập đoàn

công nghiệp hàng đầu thế giới và được Amazon Web Services (AWS) trao chứng nhận

đặc biệt dành riêng cho công ty có 200 chứng chỉ AWS trở lên, thể hiện sự phát triển và

năng lực vượt trội của FPT về công nghệ Cloud của AWS;

- Chung tay phát triển cộng đồng công nghệ thông qua việc ra mắt cổng thông tin

OpenFPT (Chia sẻ và kết nối các công nghệ và kết quả nghiên cứu của FPT và các công

ty thành viên ra ngoài cộng đồng); đồng thành lập Quỹ Tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam

(VIISA); tổ chức cuộc thi Cuộc đua số cho sinh viên các trường ĐH đào tạo CNTT-VT

trên toàn quốc;

6

- Đẩy mạnh chuyển đổi số tại FPT như triển khai Facebook At Work trong toàn Tập đoàn

như một công cụ làm việc hiệu quả; là doanh nghiệp đầu tiên và lớn nhất Việt Nam sẽ

triển khai công nghệ điện toán đám mây của Microsoft cho toàn bộ hoạt động của Tập

đoàn để tối ưu hóa hiệu quả vận hành, nâng cao năng lực cạnh tranh; triển khai hệ thống

khuyến nghị cho Vnexpress, FPT Play, FPT Shop, Sendo.vn giúp gợi ý nội dung/sản

phẩm người dùng quan tâm; chuyển đổi số các quy trình kinh doanh tại FPT Telecom,

FPT Retail với các ứng dụng Mobile POS, Mobile Sales….;

- Tổng số chứng chỉ công nghệ của các tập đoàn công nghệ đạt 3.283 chứng chỉ;

- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhận danh hiệu Digital Transformer of The Year

(Doanh nghiệp chuyển đổi số của năm) do IDC bình chọn, vì những nỗ lực trong quá

trình cung cấp dịch vụ viễn thông và tiếp cận xu hướng hội nhập quốc tế, đặc biệt là khả

năng đón đầu thị trường nhằm thương mại hóa các dịch vụ viễn thông.

2.3 Nâng cao đẳng cấp

Với mong muốn nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu, FPT đã và

đang nỗ lực xây dựng hình ảnh của Tập đoàn tại thị trường trong nước và nước ngoài.

- 03 năm liên tiếp nằm trong Top 100 Nhà cung cấp dịch vụ Ủy thác toàn cầu do IAOP

đánh giá;

- Top 300 doanh nghiệp ASEAN do Nikkei đánh giá;

- Ký kết 21 hợp đồng quy mô lớn doanh thu trên 2 triệu USD.

Đồng thời, tiếp tục xây dựng công ty thành một tổ chức học hỏi nhằm đáp ứng sự thay đổi nhanh

chóng của công nghệ và nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo. Năm 2016, số giờ đào

tạo/người đạt 41 giờ so với mục tiêu trung bình là 20 giờ.

3. Đánh giá về giá trị mang lại cho các bên liên quan hướng tới phát triển bền vững

Bên liên quan Giá trị mang lại

Cổ đông - Tổng lợi nhuận trước thuế: 3.014 tỷ đồng, tăng 5,7%;

- Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS): 3.925 đồng/cổ phiếu;

- Chi trả 20% cổ tức bằng tiền mặt và trả 15% cổ tức bằng cổ phiếu

cho cổ đông;

- FPT nằm trong Top 5 Công ty Quản trị tốt nhất Việt Nam. FPT giữ vị

trí số 1 ở hai trong số năm hạng mục quan trọng của bảng xếp hạng

năm 2016 của Asia Money, gồm: Công ty đối xử công bằng và đảm

bảo quyền lợi cổ đông tốt nhất và Công ty có hoạt động Quan hệ Nhà

đầu tư tốt nhất, đồng thời nằm trong Top 3 công ty dẫn đầu về công

bố thông tin và minh bạch.

Khách hàng - Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp dựa trên các nền tảng

công nghệ lõi của cuộc cách mạng số như IoT, IoV, Analytics,

Robotics giúp khách hàng bắt kịp xu hướng và nâng cao năng lực

cạnh tranh;

- Triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao trải nghiệm và độ hài

lòng của khách hàng như chương trình “We love” FPT Shop, chương

trình “Quản trị trải nghiệm khách hàng” của lĩnh vực Dịch vụ viễn

thông,…

Người lao động - Tổ chức 1.011.455 giờ đào tạo cho 223.399 lượt CBNV;

- FPT tiếp tục được vinh danh tại Giải thưởng Vietnam HR Awards

2016 (Giải thưởng dành cho các DN có chính sách nhân sự xuất sắc

tại Việt Nam) ở hai hạng mục: Môi trường làm việc tốt và Chính sách

đào tạo, phát triển nguồn nhân lực xuất sắc.

Nhà nước - Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước: 5.638 tỷ đồng;

- Triển khai nhiều dự án công nghệ thông tin quan trọng cho quốc gia

7

trong các lĩnh vực chính phủ điện tử, tài chính công, giao thông, y

tế,…;

Cộng đồng - Xác định giáo dục là yếu tố quan trọng để phát triển, FPT đặt hoạt

động đầu tư cho giáo dục và thế hệ trẻ làm trọng tâm của hoạt động

cộng đồng. Trong năm 2016, FPT chi 28,57 tỷ đồng cho hoạt động

đầu tư cho giáo dục và thế hệ trẻ, chiếm 88,7% tổng kinh phí dành

cho các hoạt động xã hội;

- Triển khai nhiều hoạt động cộng đồng, thu hút hàng nghìn CBNV

tham dự:

Tổ chức 14 đợt hiến máu với 2.647 đơn vị máu được hiến

tặng.

Tổ chức 15 đợt cứu trợ và hỗ trợ tái thiết 4.549 gia đình tại 18

địa phương gặp khó khăn do thiên tai, bão lũ.

Môi trường - FPT luôn thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và tuân

thủ các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường. Đồng thời, trong

quá trình thiết kế văn phòng, FPT luôn ưu tiên việc ứng dụng các

công nghệ mới, chất liệu thân thiện với môi trường và tận dụng tối đa

các nguồn năng lượng tự nhiên để giảm thiểu tối đa tác động đến môi

trường;

- Tuyên truyền và nâng cao ý thức của CBNV về môi trường: dán

poster 10 điều nên làm để tiết kiệm điện, hưởng ứng Giờ trái đất,…

II. ĐÁNH GIÁ CỦA HĐQT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐIỀU HÀNH

1. Phương pháp giám sát

HĐQT thực hiện việc giám sát hoạt động của Ban Điều hành thông qua việc:

- Theo dõi việc hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng trong năm mà Tổng Giám đốc và Ban

Điều hành đã cam kết;

- Yêu cầu Tổng Giám đốc và Ban Điều hành thực hiện báo cáo kết quả kinh doanh và tình

hình hoạt động trong các cuộc họp định kỳ hàng quý của HĐQT;

- Phối hợp với Ban Kiểm soát nắm rõ tình hình hoạt động của Công ty để từ đó có những

kiến nghị thiết thực giúp Tổng Giám đốc và Ban Điều hành hoàn thành tốt nhiệm vụ

được ĐHĐCĐ và HĐQT giao;

- Tích cực tham gia vào các buổi họp giao ban sáng thứ 2 hàng tuần và các buổi họp định

kỳ khác của Ban Điều hành nhằm theo sát các hoạt động kinh doanh của Công ty.

2. Đánh giá chung

Năm 2016, Tổng Giám đốc và Ban Điều hành Tập đoàn và các CTTV đã rất nỗ lực trong việc

thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Công ty. Việc không hoàn thành kế hoạch kinh doanh

2016 một phần là do hoạt động quản trị của FPT đối với hàng tồn kho của sản phẩm Lumia. Tuy

nhiên, yếu tố tác động chính là do Microsoft quyết định dừng các hoạt động kinh doanh đối với

sản phẩm Lumia. Nếu loại bỏ tác động từ sự cố này, các mảng hoạt động khác của FPT đều tăng

trưởng và lợi nhuận chung của toàn Tập đoàn sẽ đạt mức tăng trưởng hai chữ số.

- HĐQT đánh giá cao Tổng Giám đốc và Ban Điều hành trong việc thực hiện định hướng

chiến lược toàn cầu hóa của Tập đoàn. Các mục tiêu của chiến lược toàn cầu hóa đều đạt

kết quả khả quan và đóng góp quan trọng vào kết quả kinh doanh của toàn Tập đoàn.

Doanh thu và lợi nhuận từ toàn cầu hóa tiếp tục tăng trưởng cao, đạt tương ứng 26% và

40% so với năm 2015.

- Trong quá trình hoạt động, Ban Điều hành đã tuân thủ theo các quy định của Pháp luật,

Điều lệ Công ty, Nghị Quyết của ĐHĐCĐ, Nghị quyết của HĐQT và Quyết định của

Chủ tịch HĐQT.

8

III. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐQT 2016

1. Thành viên và cơ cấu của HĐQT

STT Thành viên Chức danh

Tỷ lệ sở hữu

cổ phần có

quyền biểu

quyết*

Chức danh kiêm nhiệm

trong HĐQT của các công

ty khác (tính đến

31/12/2016)

1 Ông Trương Gia

Bình

Chủ tịch HĐQT 7,12% - Uỷ viên HĐQT Công ty

FPT Telecom.

- Ủy viên HĐQT Công ty

TNHH Giáo dục FPT.

- Ủy viên HĐQT Công ty

FPT IS.

2 Ông Bùi Quang

Ngọc

Phó Chủ tịch HĐQT 3,71% - Uỷ viên HĐQT Công ty

FPT Telecom.

- Ủy viên HĐQT Công ty

TNHH Giáo dục FPT.

- Ủy viên HĐQT Công ty

FPT IS.

3 Ông Đỗ Cao Bảo Ủy viên HĐQT 1,18% - Chủ tịch HĐQT Công ty

Cổ phần Đô thị FPT Đà

Nẵng.

- Ủy viên HĐQT Công ty

FPT IS.

4 Ông Lê Song Lai Ủy viên HĐQT (Ủy

viên không điều

hành)

0,00% - Ủy viên HĐQT Công ty

Cổ phần Sữa Việt Nam.

- Ủy viên HĐQT Tổng

công ty Cổ phần Bảo

Minh.

- Chủ tịch HĐQT Tổng

công ty Cổ phần Tái bảo

hiểm Quốc gia Việt

Nam.

- Chủ tịch HĐTV Công ty

TNHH MTV Đầu tư

SCIC.

- Chủ tịch HĐTV Công ty

TNHH Đầu tư thương

mại Tràng Tiền.

5 Ông Jean-Charles

Belliol

Ủy viên HĐQT (Ủy

viên độc lập)

0,00% Không có

6 Ông Tomokazu

Hamaguchi

Ủy viên HĐQT (Ủy

viên độc lập)

0,00% - Ủy viên HĐQT IHI

Corporation.

- Ủy viên HĐQT JR East

Railway Company.

- Ủy viên HĐQT Kuraray

Co.,Ltd.

7 Ông Dan E Khoo Ủy viên HĐQT (Ủy

viên độc lập)

0,00% Chủ tịch Tập đoàn Malaysia

Digital Economic

Corporation (MDEC)

Americas

9

*Thời điểm chốt số lượng cổ phiếu ngày 01 tháng 03 năm 2017

2. Hoạt động của HĐQT

2.1 Số lượng các cuộc họp của HĐQT

STT Thành viên HĐQT Chức vụ

Ngày bắt

đầu là

thành viên

HĐQT

Ngày

không

còn là

thành

viên

HĐQT

Số buổi

họp

HĐQT

tham

dự

Tỷ lệ

tham

dự

họp

1 Ông Trương Gia Bình Chủ tịch HĐQT 12/04/2012 8/8 100%

2 Ông Bùi Quang Ngọc Phó Chủ tịch

HĐQT

12/04/2012 8/8 100%

3 Ông Đỗ Cao Bảo Ủy viên HĐQT 12/04/2012 8/8 100%

4 Ông Lê Song Lai Ủy viên HĐQT 12/04/2012 8/8 100%

5 Ông Jean-Charles Belliol Ủy viên HĐQT 12/04/2012 8/8 100%

6 Ông Tomokazu

Hamaguchi

Ủy viên HĐQT 03/04/2014 8/8 100%

7 Ông Dan E Khoo Ủy viên HĐQT 03/04/2014 8/8 100%

2.2 Nội dung và kết quả các cuộc họp

Năm 2016, HĐQT đã tiến hành 08 cuộc họp, trong đó có 04 cuộc họp trực tiếp và 04 cuộc họp

xin ý kiến bằng văn bản. Tuy nhiên, chỉ có 05 cuộc họp HĐQT đã ban hành Nghị quyết, 03 cuộc

họp còn lại chỉ trao đổi và không ban hành Nghị quyết.

Phiên họp Thành phần tham dự Nội dung chính

Phiên 01

Từ ngày 06/01-

13/01/2016

Xin ý kiến bằng văn bản - Báo cáo đề xuất việc bổ nhiệm

ông Đỗ Cao Bảo đảm nhiệm vị

trí Phó Tổng Giám đốc phụ

trách Kinh doanh;

- Báo cáo phương án thay đổi

mô hình quản trị của Công ty

FPT IS;

- Báo cáo ngày chốt danh sách

ĐHĐCĐ và ngày họp ĐHĐCĐ

thường niên năm 2016;

- Báo cáo phương án phát hành

cổ phần cho CBNV có thành

tích đóng góp trong năm 2015.

Phiên 02

Ngày 27/01/2016

HĐQT: 7/7 thành viên

Quan sát viên: - Ban Kiểm soát: 3/3 - Ban Điều hành: 4/6

- Báo cáo Kết quả kinh doanh

2015;

- Báo cáo Chiến lược 2016 –

2018.

Phiên 03 Ngày 10/03/2016

HĐQT: 7/7 thành viên Quan sát viên:

- Ban Kiểm soát: 1/3 - Ban Điều hành: 4/6

- Báo cáo đề xuất nội dung và

chương trình ĐHĐCĐ 2016;

- Báo cáo HĐQT và định hướng

kế hoạch 2016;

- Báo cáo đề xuất ngân sách và

thù lao của HĐQT năm 2016;

- Báo cáo tài chính kiểm toán

10

năm 2015;

- Báo cáo phương án sử dụng lợi

nhuận 2015 và chính sách chi

trả cổ tức bằng tiền mặt năm

2016;

- Báo cáo đề xuất sửa đổi Điều

lệ Công ty phù hợp với các

quy định của Luật Doanh

nghiệp 2014;

- Báo cáo đề xuất danh sách

Công ty Kiểm toán độc lập

thực hiện kiểm toán Báo cáo

Tài chính năm 2016;

- Báo cáo Quy chế về Chương

trình phát hành cổ phiếu cho

CBNV có thành tích đóng góp

trong năm 2015.

Phiên 04

Từ ngày 19/04 -

26/04/2016

Xin ý kiến bằng văn bản - Báo cáo phương án chi trả cổ

tức còn lại năm 2015 bằng tiền

mặt;

- Báo cáo phương án chia cổ tức

bằng cổ phiếu từ nguồn lợi

nhuận để lại cho cổ đông hiện

hữu.

Phiên 05 Từ ngày 28/06 -

04/07/2016

Xin ý kiến bằng văn bản - Báo cáo phương án lựa chọn

Công ty kiểm toán TNHH

Deloitte Việt Nam làm đơn vị

kiểm toán cho công ty FPT

trong năm 2016.

Phiên 06

Ngày 25/07/2016

HĐQT: 7/7 thành viên

Quan sát viên: - Ban Kiểm soát: 2/3 - Ban Điều hành: 5/6

- Báo cáo kết quả kinh doanh 6

tháng đầu năm và kế hoạch 6

tháng cuối năm 2016;

- Báo cáo phương án tăng vốn

điều lệ cho Công ty FPT

Software;

- Báo cáo phương án tạm ứng cổ

tức 6 tháng đầu năm 2016;

- Báo cáo đề xuất tái bổ nhiệm

ông Bùi Quang Ngọc đảm

nhiệm chức vụ Tổng Giám

đốc.

Phiên 07

Ngày 10/11/2016

HĐQT: 7/7 thành viên

Quan sát viên: - Ban Kiểm soát: 2/3 - Ban Điều hành: 6/6

- Báo cáo kết quả kinh doanh

Quý III và kế hoạch hoàn

thành mục tiêu năm 2016.

Phiên 08

Từ ngày 26/12 -

30/12/2016

Xin ý kiến bằng văn bản - Báo cáo đề xuất miễn nhiệm

chức vụ Phó Tổng Giám đốc

phụ trách Nguồn lực Toàn Cầu

hóa của ông Nguyễn Khắc

Thành.

11

2.3 Các Nghị quyết/Quyết định đã ban hành trong năm 2016

STT Số Nghị

quyết/Quyết định

Ngày Nội dung

1 01.01 - 2016/NQ-

HĐQTFPT

28/01/2016 - Bổ nhiệm ông Đỗ Cao Bảo làm Phó Tổng Giám

đốc phụ trách Kinh doanh;

- Phê duyệt thay đổi mô hình quản trị mới của FPT

IS (Công ty con) từ Chủ tịch Công ty sang Hội

đồng thành viên;

- Thông qua ngày chốt danh sách Đại hội đồng Cổ

đông và ngày họp Đại hội đồng Cổ đông thường

niên năm 2016;

- Triển khai thực hiện Nghị quyết ĐHĐCĐ, phê

duyệt Quy chế về Chương trình phát hành cổ phiếu

cho CBNV có thành tích đóng góp trong năm

2015.

2 02.01 - 2016/NQ-

HĐQTFPT

02/02/2016 - Thông qua Kết quả kinh doanh năm 2015;

- Thông qua Chiến lược 2016 - 2018 với 03 định

hướng chính là: Vươn tới Tập đoàn toàn cầu, Tiên

phong trong thế giới số và Nâng cao đẳng cấp; và

thông qua kế hoạch kinh doanh 2016.

3 01.03 - 2016/NQ-

HĐQTFPT

10/03/2016 - Thông qua chương trình ĐHĐCĐ thường niên

2016;

- Thông qua Báo cáo của HĐQT năm 2015, định

hướng và kế hoạch 2016;

- Thông qua tờ trình ngân sách và thù lao HĐQT

năm 2016;

- Thông qua Báo cáo Tài chính kiểm toán năm

2015;

- Thông qua phương án sử dụng lợi nhuận 2015 và

chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2016;

- Thông qua đề xuất sửa đổi Điều lệ Công ty phù

hợp với các quy định của Luật Doanh nghiệp

2014;

- Phê duyệt đề xuất danh sách Công ty Kiểm toán

độc lập thực hiện kiểm toán Báo cáo Tài chính

năm 2016 trình ĐHĐCĐ phê duyệt.

4 02.03- 2016/NQ-

HĐQTFPT

14/03/2016 - Phê duyệt Quy chế về Chương trình phát hành cổ

phiếu cho CBNV có thành tích đóng góp trong

năm 2015.

5 01.04 - 2016/NQ-

HĐQTFPT

26/04/2016 - Thông qua phương án chi trả cổ tức còn lại năm

2015 bằng tiền mặt;

- Thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu từ

nguồn lợi nhuận để lại cho cổ đông hiện hữu.

6 01.07 – 2016/NQ-

HĐQTFPT

07/07/2016 - Thông qua phương án lựa chọn Công ty Kiểm toán

TNHH Deloitte Việt Nam làm đơn vị kiểm toán

cho Công ty FPT trong năm 2016.

7 02.07 – 2016/NQ- 25/07/2016 - Thông qua phương án tăng vốn điều lệ cho Công

12

HĐQTFPT ty FPT Software;

- Phê duyệt tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2016 bằng

tiền mặt;

- Thông qua việc tái bổ nhiệm ông Bùi Quang Ngọc,

Phó Chủ tịch HĐQT làm Tổng Giám đốc từ ngày

05/08/2016.

8 01.12 – 2016/NQ-

HĐQTFPT

29/12/2016 - Thông qua đề xuất miễn nhiệm ông Nguyễn Khắc

Thành thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ

trách Nguồn lực Toàn Cầu hóa.

3. Hoạt động của các tiểu ban trong HĐQT

Hội đồng Quản trị Công ty gồm 03 tiểu ban với các hoạt động trong năm 2016 cụ thể như sau:

3.1. Ủy ban Nhân sự và Lương thưởng

- Triển khai chương trình quy hoạch và phát triển đội ngũ lãnh đạo:

Tiến hành quy hoạch, đánh giá, luân chuyển, đào tạo cán bộ lãnh đạo.

Xây dựng chương trình đánh giá lãnh đạo theo 13 tiêu chí FPT tại Tập đoàn và các

CTTV.

Xây dựng bộ tài liệu để lãnh đạo FPT đăng ký phát triển năng lực cá nhân theo 13

tiêu chí FPT.

Hoàn thành đánh giá 248 cán bộ lãnh đạo/quản lý các cấp trong toàn Tập đoàn.

- Tổ chức việc tái cấu trúc các CTTV:

Tổ chức việc tái cấu trúc Công ty FPT IS theo hướng: Xây dựng lại toàn bộ mô hình

tổ chức mới cạnh tranh, phù hợp với chiến lược của Tập đoàn; Xây dựng và tổ chức

lại toàn bộ FPT IS theo các ngành (business domain) và nghiệp vụ chuyên sâu.

Tổ chức việc tái cấu trúc Công ty FPT Trading theo hướng: Xây dựng lại toàn bộ mô

hình tổ chức mới cạnh tranh, phù hợp với chiến lược của Tập đoàn; Xây dựng và tổ

chức bộ máy kinh doanh tập trung theo sản phẩm và bộ máy đảm bảo kinh doanh

theo mô hình tập trung, tinh gọn nhằm hỗ trợ việc kinh doanh nhanh nhất.

Tổ chức tái cấu trúc Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) theo hướng: Phân chia

thành các khối chuyên biệt, trong đó Khối trường Đại học FPT bao gồm Đại học FPT

và các phân hiệu mới tại khu vực Tp.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ.

- Ban hành các chính sách của Tập đoàn:

Xây dựng hệ thống thang bảng lương FPT phù hợp với quy định.

Ban hành hiệu chỉnh sửa đổi chính sách/quy chế gồm: Quy định Khen thưởng FPT,

Hệ thống Thang bảng lương cơ bản đóng BHXH theo quy định của Nhà nước.

Chỉ đạo kiểm soát việc xây dựng và ban hành, áp dụng các quy chế, chính sách tại

CTTV không trái với quy định của Tập đoàn.

- Xây dựng chiến lược nhân sự:

Chỉ đạo xây dựng các mảng chiến lược nhân sự toàn của Tập đoàn theo mô hình BSC

năm 2016 xuống đến từng đơn vị thành viên với các kế hoạch hoạt động chi tiết và

các chỉ số đánh giá cho từng giai đoạn của mỗi đơn vị.

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hành động năm 2016 theo chiến lược nhân sự.

Chỉ đạo xây dựng bản mô tả công việc (dự án MyFPT) triển khai ở các công ty còn

lại.

- Xây dựng và triển khai Dự án Xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán (CBCC):

Xây dựng chính sách đối với đội ngũ cán bộ cốt cán.

Chỉ đạo việc triển khai đào tạo và chăm sóc dành cho CBCC, bao gồm đào tạo

MiniMBA và đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho đội ngũ này.

- Quản lý, theo dõi và chăm sóc cho CBCC thông qua các chương trình đào tạo và phát

triển chuyên môn/quản lý cho từng nhóm chung hoặc riêng biệt. Chỉ đạo xây dựng và

triển khai Dự án Nâng cấp toàn bộ nguồn nhân lực FPT phù hợp với chuẩn mực công ty

13

toàn cầu:

Chỉ đạo việc xây dựng đầy đủ chuẩn mô tả công việc cho các vị trí liên quan đến hoạt

động “toàn cầu hóa” và các chuẩn mực làm việc trong môi trường toàn cầu; xây dựng

kho nguồn lực cho toàn cầu hóa từ các nguồn trong và ngoài nước; xây dựng thương

hiệu FPT trong tuyển dụng.

Chỉ đạo việc xây dựng và theo dõi triển khai các kế hoạch và chương trình đào tạo,

huấn luyện cho CBNV về ngoại ngữ, kỹ năng, chuyên môn phù hợp yêu cầu toàn cầu

hóa (đã triển khai tích cực tại Công ty FPT Software và Công ty FPT IS).

Phối hợp với Trường Đào tạo Cán bộ FPT trong việc triển khai đào tạo sâu rộng đến

mọi CBNV trong toàn FPT; đảm bảo chỉ số giờ học của cán bộ nhân viên và giờ dạy

của cán bộ lãnh đạo trong hệ thống; đặc biệt là đưa việc đào tạo online trên các trang

đào tạo MOOC của thế giới vào sử dụng.

Chỉ đạo chương trình Sư phụ - Đệ tử sâu rộng trong toàn FPT, nhằm đưa việc đào tạo

truyền thụ kinh nghiệm tới tất cả các cấp cán bộ lãnh đạo/quản lý.

3.2. Ủy ban Chính sách Phát triển

- Theo dõi, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2016 đạt kết quả như

mục tiêu đã đề ra.

- Tổ chức Hội nghị Chiến lược FPT để đánh giá kết quả thực hiện và tiếp tục xây dựng

Chiến lược 2017-2019 với chủ đề “Cùng tiên phong trong cuộc cách mạng số”.

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề phục vụ công tác nghiên cứu, xây dựng và triển khai

chiến lược với một số nội dung như: chuyển đổi số, tăng trưởng nhanh và nâng cao đẳng

cấp, phát huy tinh thần của người sáng lập.

- Tiếp tục theo dõi, triển khai việc tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị

thành viên như FPT IS, FPT Trading; các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc

tế, phục vụ các khách hàng tối quan trọng của FPT Software trong chiến lược Toàn cầu

hóa.

- Chỉ đạo triển khai xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2017 tại FPT và các công ty thành

viên với tinh thần tăng trưởng thách thức trên hai con số.

- Chỉ đạo định hướng đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến như S.M.A.C, IoT, AI,

Robotics,… để cùng tiên phong với các tập đoàn trên thế giới trong cuộc cách mạng số.

- Từng bước triển khai sâu hệ thống quản lý rủi ro nhằm xác định, hạn chế rủi ro của Công

ty.

3.3. Văn phòng Chủ tịch HĐQT

- Hỗ trợ Chủ tịch HĐQT và HĐQT trong việc tổ chức các phiên họp và lấy ý kiến bằng

văn bản; soạn thảo và ban hành các văn bản, tài liệu của HĐQT tuân thủ các Quy chế

hoạt động, Điều lệ Công ty, Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp lý khác.

- Phối hợp tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2016 vào tháng 03/2016 và các cuộc họp của Hội

đồng Tư vấn trong năm.

- Chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho các ủy viên HĐQT, thành viên BKS và cổ đông

của Tập đoàn khi có yêu cầu.

4. Hoạt động của các thành viên HĐQT độc lập, không điều hành

Tính đến hết 31/12/2016, HĐQT FPT có 03 thành viên độc lập bao gồm ông Jean-Charles

Belliol, ông Tomokazu Hamaguchi và ông Dan E Khoo. Các thành viên HĐQT độc lập này đều

tham gia 100% các phiên họp trực tiếp của HĐQT trong năm 2016 và đưa ra những ý kiến đóng

góp quan trọng vào chiến lược phát triển và hoạt động của Tập đoàn cũng như chủ động trao đổi

về các chỉ tiêu kinh doanh, các định hướng phát triển trong từng lĩnh vực hoạt động và đưa ra các

đề xuất, giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, các thành viên HĐQT độc lập với kinh nghiệm nhiều

năm giữ vị trí thành viên HĐQT ở nhiều công ty lớn cũng đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt

động quản trị của FPT.

Hoạt động nổi bật của các thành viên HĐQT độc lập trong năm 2016 cụ thể như sau:

14

Ông Jean-Charles Belliol: với bề dày kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tài chính, tại các phiên

họp HĐQT, họp giao ban cũng như Hội nghị Chiến lược của Tập đoàn, ông đã đưa ra các ý kiến

sâu sát về hoạt động tài chính, đầu tư cũng như một số chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2016 và

trong giai đoạn 2017-2019 của Tập đoàn và một số đơn vị thành viên.

Ông Tomokazu Hamaguchi: là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực toàn cầu hóa nói

chung và tại thị trường Nhật Bản nói riêng, ông đã đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt

động và nâng cao năng lực cạnh tranh của một số mảng, lĩnh vực hoạt động quan trọng của Tập

đoàn như Xuất khẩu phần mềm, Dịch vụ viễn thông. Năm 2016, doanh thu của FPT tại thị

trường Nhật Bản vượt ngưỡng 100 triệu USD, đạt 128 triệu USD, tăng trưởng 49% so với năm

2015 (tương đương 52% tính theo VNĐ)

Ông Dan E Khoo: là Chủ tịch danh dự của Liên minh CNTT Thế giới, ông có cơ hội tiếp cận

nhanh nhất với các xu hướng công nghệ mới của thế giới. Đây chính là những trải nghiệm thực

tế quan trọng giúp ông đưa ra những tư vấn chiến lược cho FPT trong việc đầu tư phát triển các

sản phẩm, dịch vụ, giải pháp đáp ứng các xu hướng dịch chuyển công nghệ của thế giới, đặc biệt

là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp liên quan đến chuyển đổi số. Trong vai trò tư vấn chiến lược

và hoạt động của Tập đoàn tại thị trường các quốc gia đang phát triển, ông cũng đã tiến hành kết

nối hoạt động cung cấp dịch vụ CNTT của FPT với một số đối tác, khách hàng tại thị trường

Malaysia.

5. Đánh giá chung về hoạt động của HĐQT

Trong năm 2016, HĐQT đã hoạt động tích cực, tuân thủ các quy định chung đối với hoạt động

của HĐQT, chỉ đạo kịp thời giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của BĐH trong việc thực hiện

các mục tiêu chiến lược và kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Công tác hoạch định chiến lược tiếp tục được kiện toàn. Mô hình xây dựng chiến lược được triển

khai ở cấp Tập đoàn và CTTV. Mục tiêu chiến lược, hành động chiến lược và các chương trình

hành động cần triển khai ngay được xác định rõ ràng cho từng cấp. Chủ tịch HĐQT trực tiếp chỉ

đạo và giám sát việc phổ biến và thực thi mô hình xây dựng chiến lược tại tất cả các CTTV để

đảm bảo sự nhất quán trong định hướng và hành động ở mọi cấp.

Với định hướng chiến lược được thống nhất trong toàn Tập đoàn từ đầu năm, HĐQT chỉ đạo và

hỗ trợ BĐH trong việc triển khai công tác tái cơ cấu tổ chức tại các CTTV một cách nhanh

chóng, tinh gọn. Việc này giúp củng cố bộ máy hoạt động của từng đơn vị, luân chuyển lãnh đạo

cấp cao, hình thành đội ngũ gắn kết, vững chãi, tạo luồng sinh khí mới thúc đẩy tăng trưởng kinh

doanh tạo đà phát triển cho những mục tiêu lớn dài hạn phía trước.

Công tác quản trị tiếp tục được minh bạch hóa. Các thành viên HĐQT độc lập đều là người nước

ngoài, giữ vị trí lãnh đạo lâu năm, có uy tín cao trong ngành CNTT khu vực, có bề dày kinh

nghiệm sâu sắc và mạng lưới quan hệ rộng rãi. Trong năm 2016, các thành viên này đã hỗ trợ

đắc lực về mặt định hướng và phát triển thị trường mới trong chiến lược Toàn cầu hóa của FPT.

6. Thù lao và các khoản lợi ích của HĐQT

Căn cứ vào ngân sách thù lao ĐHĐCĐ thường niên 2016 đã phê duyệt, tình hình chi trả thù lao

đối với HĐQT, TGĐ trong năm 2016 như sau:

Lương (Triệu VNĐ) Thưởng (% lợi nhuận

trước thuế)

Thù lao (Triệu VNĐ)

ĐHĐCĐ

phê duyệt

Thực chi

năm

2016

ĐHĐCĐ

phê duyệt

Thực chi

năm 2016

ĐHĐCĐ

phê duyệt

Thực chi

năm 2016

Thành viên

HĐQT điều

hành

10.760 9.870 Không quá

0,49% lợi

nhuận trước

thuế

<0,44% 0 0

15

Thành viên

HĐQT

không điều

hành

0 0 0 0 5.300 5.010

Chi tiết cấu trúc thu nhập của từng thành viên HĐQT và TGĐ năm 2016 như sau:

Thành

viên

HĐQT

Chức

danh

Chuyên

trách,

Kiêm

điều

hành

Độc

lập,

Không

điều

hành

Mức thù

lao theo

tháng

(VNĐ)

Lương

(%)

Thưởng

(%)

Thù

lao

(%)

Tổng

cộng

Ông

Trương

Gia Bình

Chủ tịch

HĐQT

x 44% 56% 0% 100%

Ông Bùi

Quang

Ngọc

Phó Chủ

tịch

HĐQT,

Tổng

Giám

đốc

x 40% 60% 0% 100%

Ông Đỗ

Cao Bảo

Ủy viên

HĐQT

x 47% 53% 0% 100%

Ông Lê

Song Lai

Ủy viên

HĐQT

x 20.000.000 0% 0% 100% 100%

Ông Jean-

Charles

Belliol

Ủy viên

HĐQT

x 20.000.000 0% 0% 100% 100%

Ông

Tomokazu

Hamaguchi

Ủy viên

HĐQT

x 186.945.883 0% 0% 100% 100%

Ông Dan E

Khoo

Ủy viên

HĐQT

x 186.945.883 0% 0% 100% 100%

IV. TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC 2017

1. Triển vọng kinh tế vĩ mô

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2017, GDP toàn cầu dự kiến tăng trưởng 2,7%,

cao hơn so với mức tăng 2,3% của năm 2016. Còn tại Việt Nam, theo Nghị quyết số

23/2016/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017, GDP dự báo tăng khoảng 6,7%,

tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6%-7%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5%

GDP, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%-

57%. Đây là những dấu hiệu tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

2. Triển vọng ngành và cơ hội cho FPT

2.1 Thị trường toàn cầu mở ra cơ hội lớn

16

Xu hướng dịch vụ CNTT thế giới: Gartner dự báo thị trường dịch vụ CNTT toàn cầu năm 2017

sẽ đạt quy mô 943 tỷ USD, tăng trưởng 4,8% so với 2016. Trong đó, dịch vụ thuê ngoài CNTT

(IT Outsourcing) sẽ đóng góp 57% tăng trưởng của thị trường. Đến năm 2020, quy mô thị trường

này sẽ đạt gần 1.100 tỷ USD. Đây là dư địa lớn cho các công ty dịch vụ CNTT như FPT.

Xu hướng chuyển đổi số: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – cách mạng số, đang thúc

đẩy nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội cải tiến mô hình phát triển, tạo ra nhiều ngành công nghiệp

mới và xóa mờ đường biên giới địa lý. Trong cuộc cách mạng này, mọi tổ chức, doanh nghiệp sẽ

trở thành tổ chức số, doanh nghiệp số; mọi lãnh đạo trở thành lãnh đạo số; ngân sách trở thành

ngân sách số và mỗi cá nhân đều có thể trở thành một công dân số/doanh nghiệp số.

Gartner dự báo 10 xu hướng công nghệ nổi bật của năm 2017 sẽ dẫn dắt các tổ chức, doanh

nghiệp trong chuyển đổi số gồm:

- Trí tuệ nhân tạo và Máy học nâng cao bao gồm các công nghệ như học sâu, mạng nơ-

ron và xử lý ngôn ngữ tự nhiên hay các hệ thống cao cấp có thể hiểu, học hỏi, dự đoán và

có khả năng hoạt động độc lập…giúp tạo ra các thiết bị và chương trình thông minh hơn.

- Các ứng dụng thông minh bao gồm các công nghệ như trợ lý cá nhân ảo, có thể giúp

công việc hàng ngày dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Gartner dự đoán đến năm 2018, hầu hết

trong số 200 công ty lớn nhất thế giới sẽ khai thác các ứng dụng thông minh và sử dụng

bộ công cụ đầy đủ để phân tích dữ liệu lớn, tinh chỉnh và cung cấp những trải nghiệm

khách hàng nâng cao.

- Thiết bị thông minh sẽ tập trung vào ba loại: robot, máy bay drone và xe tự lái. Mỗi loại

sẽ phát triển để tác động đến một phân đoạn lớn hơn của thị trường, đáp ứng một giai

đoạn mới của kinh doanh kỹ thuật số.

- Thực tế ảo (VR) và tương tác ảo (AR) đang được sử dụng khắp nơi trên thế giới, trong

cả lĩnh vực giải trí và kinh doanh, cho từng cá nhân và doanh nghiệp làm thay đổi cách

các cá nhân tương tác với nhau và với các hệ thống phần mềm tạo ra một môi trường

nhập vai. Gartner khuyến cáo các doanh nghiệp nên tìm kiếm các ứng dụng VR và AR từ

nay đến năm 2020.

- Song sinh kỹ thuật số giúp sao chép chính xác mọi thứ, từ hình dạng, vị trí, cử chỉ, tình

trạng và chuyển động của sự vật thông qua các cảm biến hiện đại.

- Sổ cái số được coi tương đương như một “cuốn sổ cái” của lĩnh vực kế toán, trong đó các

giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng và bất cứ dữ liệu nào cần sao chép một cách độc lập hay

xác minh sự tồn tại của nó…sẽ tuần tự được nhóm lại thành các khối.

- Các hệ thống đối thoại không chỉ dành cho giao tiếp giữa người và máy, mà còn có thể

nâng cao hơn đến cấp độ các thiết bị nghe và hồi đáp theo kết quả mong muốn của con

người.

- Mạng lưới ứng dụng và kiến trúc dịch vụ là một kiến trúc đa kênh hỗ trợ nhiều người

dùng trong nhiều vai trò, sử dụng đa thiết bị và giao tiếp qua nhiều hệ thống mạng, dựa

trên nền tảng web và giao tiếp API (Application Programming Interface – Giao diện lập

trình ứng dụng).

- Các nền tảng công nghệ số là các cấu phần cho một mô hình kinh doanh số. Mỗi tổ

chức, doanh nghiệp sẽ có một vài trong số 5 nền tảng kỹ thuật số công nghệ, bao gồm: hệ

thống thông tin, trải nghiệm của khách hàng, phân tích và thông tin tình báo thị trường,

IoT và hệ sinh thái kinh doanh.

- Kiến trúc an ninh tương thích đòi hỏi đội ngũ an toàn thông tin phải làm việc với các

kiến trúc sư hệ thống về ứng dụng, giải pháp và doanh nghiệp để đảm bảo an ninh đa lớp,

phân tích hành vi người dùng, đưa bảo mật vào quy trình kinh doanh.

2.2 Xu hướng thị trường CNTT - VT trong nước

Thị trường tích hợp hệ thống và giải pháp hạ tầng – Kỳ vọng từ chính sách mới

Theo IDC, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và cần đầu tư rất nhiều vào cơ sở

hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng CNTT. IDC đánh giá thị trường tích hợp hệ thống thông tin Việt Nam

có giá trị 1,28 tỷ USD trong năm 2017 và sẽ tiếp tục tăng trưởng 10,0% trong năm tiếp theo.

17

Giá trị thị trường tích hợp hệ thống thông tin Việt Nam 2014 – 2018 (IDC, 2015)

Đơn vị: triệu USD

Năm Tổng giá trị Tăng trưởng

2014 947 11,4%

2015 1.044 10,2%

2016 1.162 11,4%

2017 1.285 10,6%

2018 1.413 10,0%

Năm 2017 là thời điểm có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp CNTT trong nước khi Chính

phủ đặt mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử thông qua việc tiếp tục triển khai Nghị quyết

36a/NQ-CP3 và đẩy mạnh thực thi chính sách tăng cường thuê ngoài dịch vụ CNTT. Bên cạnh

đầu tư công, chi tiêu CNTT của khối doanh nghiệp cũng có chiều hướng gia tăng. Nhận thức

được tầm quan trọng của đầu tư vào CNTT trong xu hướng số hóa, nhiều doanh nghiệp Việt

Nam đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng những thành tựu của CNTT vào hoạt động quản trị, sản xuất,

kinh doanh và đã đạt được những thành công nhất định.

Thị trường viễn thông và truyền hình trả tiền – Nhiều cơ hội phát triển

Việt Nam cũng là nước có thị trường Internet năng động với 78% người dùng Internet lên mạng

mỗi ngày, 55% trong số đó online bằng điện thoại thông minh.

Ở mảng truyền hình trả tiền (THTT), số thuê bao THTT đến cuối 2016 dự kiến là 12,5 triệu.

Những năm gần đây, mảng THTT tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng đa dạng của các hình thức

dịch vụ khác nhau như: Truyền hình cáp, Truyền hình kỹ thuật số mặt đất, Truyền hình vệ tinh,

Truyền hình Internet và Truyền hình di động. Các nhà cung câp cũng đưa ra rât nhiêu cac dich

vu gia tăng trên cung môt ha tâng mang cap như Internet siêu nét, tốc độ cao; Internet cap quang

GPON; Truyên hinh theo yêu câu VOD; Truyên hinh 4K – 8K; Điên thoai Internet – VoIP;… Có

thể nói đây là một thị trường rất tiềm năng để khai thác.

Thị trường điện thoại di động, sản phẩm CNTT và IoT – Tiếp tục tăng trưởng

Số liệu của IDC cho thấy thị trường bán lẻ CNTT và thiết bị di động tại Việt Nam hiện có trị giá

khoảng 5 tỷ USD. Trong đó, mảng thiết bị di động chiếm hơn 2/3 thị trường. Bước sang 2017,

IDC dự báo tiêu thụ thiết bị di động vẫn tiếp tục tăng trưởng khoảng 9%, đạt 3,7 tỷ USD.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT – Cơ hội cho các trường ĐH

Thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT là một trong những thách thức cho phát triển kinh tế Việt Nam.

Theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), từ nay đến năm 2020, Việt

Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT (trung bình mỗi năm thiếu 80.000 người). Trong khi

đó, mỗi năm chỉ có khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến

CNTT. Trên thực tế, Việt Nam hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này nhờ lợi thế dân số

trẻ và khả năng học tập tốt. Chính vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cả về số

lượng và chất lượng vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với các trường đại học, trong đó có Đại

học FPT.

3. Định hướng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019

Giai đoạn 2017-2019, trên cơ sở những cơ hội và thách thức nêu trên, Chiến lược của Tập đoàn

tập trung vào mục tiêu “Cùng tiên phong trong cuộc cách mạng số”. Theo đó, FPT sẽ tập trung

liên kết với các khách hàng, các hãng công nghệ hàng đầu thế giới cung cấp sản phẩm/dịch vụ số

hóa để cùng tiên phong trong quá trình chuyển dịch sang thế giới số. Cụ thể, gồm 03 nhóm mục

tiêu và hành động:

3.1 Vươn tới tập đoàn toàn cầu

18

- Mục tiêu:

Đẩy mạnh phát triển toàn cầu hóa với tốc độ tăng trưởng từ thị trường toàn

cầu lớn hơn trong nước;

Là đối tác toàn cầu cấp cao nhất của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế

giới;

Mở rộng danh sách khách hàng trong Forbes 500;

Quốc tế hóa văn hóa FPT.

- Hành động chiến lược:

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế;

Xây dựng chương trình đấu thầu và năng lực triển khai các dự án quốc tế;

Xây dựng mới chương trình hợp tác quốc tế;

Phát triển nguồn nhân lực tại nước ngoài và đẩy mạnh đào tạo kỹ sư cầu nối;

Phổ cập hóa tiếng Anh trong toàn Tập đoàn.

3.2 Tiên phong trong thế giới số

- Mục tiêu:

Chuyển đổi số một cách mạnh mẽ (bao gồm triển khai hoặc ứng dụng các

công nghệ tiên tiến như S.M.A.C, IoT, AI, Security, Robotics, Chatbot,

VR/AR, 3D-printing,…) cho khách hàng và cho FPT cùng các CTTV trong

kinh doanh và quản trị kinh doanh;

Xây dựng hệ sinh thái riêng của FPT với công nghệ lõi, cho phép các đối tác

cùng khai thác, tạo ra sức mạnh cạnh tranh và tăng trưởng mới;

Trở thành công ty hàng đầu thế giới trong cung cấp dịch vụ IoT.

- Hành động chiến lược:

Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển về chuyển đổi số tại các đơn vị;

Xây dựng hệ sinh thái về dữ liệu và công nghệ lõi giữa các CTTV, kết nối với

cộng đồng để nâng cao sức mạnh cạnh tranh của toàn Tập đoàn;

Xây dựng và triển khai chương trình chuyển đổi cho hệ thống thông tin FPT

lên nền tảng số;

Đưa các nội dung về chuyển đổi số vào chương trình đào tạo của Đại học FPT

và các trường đại học khác. Xây dựng chương trình đào tạo lấy chứng chỉ

chuyển đổi số của các đối tác công nghệ chiến lược;

Xây dựng thương hiệu FPT phù hợp với chiến lược tiên phong trong cách

mạng số ở Việt Nam và trên thế giới.

3.3 Nâng cao đẳng cấp

- Mục tiêu:

Thay đổi vượt bậc về quy mô kinh doanh thông qua những hợp đồng lớn dài

hạn; giải pháp dịch vụ trọn gói, chuyên ngành; dịch vụ giá trị gia tăng cao;

hoặc các sản phẩm dịch vụ mới, địa bàn mới có doanh thu đáng kể;

Nâng cao năng lực đội ngũ lãnh đạo đáp ứng chiến lược phát triển của Tập

đoàn; thực thi chính sách để mỗi người FPT đều đầu tư thời gian và công sức

vào học tập theo nhu cầu công việc, lộ trình công danh và phát triển năng lực

cá nhân;

Liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh, phòng chống bệnh quan liêu trì trệ,

phát huy tinh thần người sáng lập.

- Hành động chiến lược:

Tham gia đấu thầu các dự án với quy mô 10-30 triệu USD của các khách hàng

chiến lược;

Đẩy mạnh phương thức kinh doanh mới;

Nhanh chóng nhân rộng các mô hình thành công;

Đầu tư phát triển các giải pháp và dịch vụ tiềm năng lớn;

19

Nâng cao năng lực triển khai các dịch vụ chuyên ngành tài chính ngân hàng,

hạ tầng, y tế, chính phủ điện tử, giao thông vận tải, CME, bán lẻ, ô tô, sản

xuất chế tạo;

Triển khai chương trình “Phát triển cá nhân”, bao gồm xây dựng tổ chức học

tập; Xây dựng chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh”, phát huy tinh

thần người sáng lập.

3.4 Định hướng phát triển bền vững

Là Tập đoàn dịch vụ công nghệ thông tin số 1 Việt Nam, FPT nhận thức rõ tầm quan trọng của

hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững của công ty ở thời điểm hiện tại và tương lai. Theo

đó, FPT luôn nỗ lực thực hiện các mục tiêu kinh tế gắn liền với các hoạt hỗ trợ cao nhất cho cộng

đồng và bảo vệ môi trường.

Một số mục tiêu trọng yếu:

Tăng trưởng bền vững doanh thu từ các mảng kinh doanh truyền thống, đồng

thời tăng nhanh doanh thu từ Toàn cầu hóa, tăng doanh thu từ S.M.A.C/dịch

vụ thông minh/IoT;

Luôn nằm trong danh sách nhà tuyển dụng được ưa thích nhất trong lĩnh vực

CNTT; Xây dựng FPT thành tổ chức học hỏi và nâng cấp toàn bộ nguồn nhân

lực FPT theo nhu cầu phát triển kinh doanh, phù hợp với định hướng Toàn cầu

hóa và công nghệ S.M.A.C/IoT;

Phát triển công nghệ vì cộng đồng, lan tỏa và ươm mầm nhân ái ra toàn xã

hội;

Tuân thủ các quy định và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng

lượng.

V. CÁC KẾ HOẠCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA HĐQT NĂM 2017

Trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, xu hướng phát triển ngành, định

hướng chiến lược của Công ty, HĐQT đưa ra kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2017 như sau:

1. Các mục tiêu chủ yếu trong năm 2017

Đơn vị: tỷ VNĐ

Khối kinh doanh Doanh thu Lợi nhuận trước thuế

2016 2017 Thay đổi 2016 2017 Thay đổi

Khối Công nghệ 9.952 11.831 18,9% 1.102 1.359 23,3%

Khối Viễn thông 6.666 7.746 16,2% 1.198 1.210 1,0%

Khối Phân phối & Bán

lẻ

23.037 26.093 13,3% 544 741 36,2%

Khối Giáo dục & Đầu

890 950 6,8% 170 98 -42,4%

Tổng cộng 40.545 46.619

(*)

15,0% 3.014 3.408 13,1%

(*) Số tổng cộng có thể lệch một đơn vị so với số thành phần do làm tròn.

2. Định hướng và mục tiêu cụ thể cho từng khối kinh doanh

2.1 Khối Công nghệ

Lĩnh vực Xuất khẩu phần mềm tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Toàn cầu hóa

với một số định hướng quan trọng trong năm 2017 như: đẩy mạnh kinh doanh trong các dịch vụ

liên quan đến chuyển đổi số cũng như các dịch vụ truyền thống; tập trung vào các khách hàng

lớn; đẩy mạnh dịch vụ chuyên ngành (domain) trong sản xuất ô tô, tài chính-ngân hàng, dịch vụ

chung…; tăng tỷ trọng hợp đồng giá cố định. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục tìm kiếm các cơ hội

M&A để nâng cao năng lực và tạo động lực tăng trưởng từ bên ngoài.

20

Mảng Giải pháp phần mềm, lĩnh vực Dịch vụ CNTT và Tích hợp hệ thống sẽ đẩy mạnh nghiên

cứu và phát triển các giải pháp thông minh theo ngành, lĩnh vực để đón đầu xu thế. Bên cạnh đó,

sẽ tiếp tục đẩy mạnh đấu thầu các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế ở những nước đang

phát triển.

2.2 Khối Viễn thông

Định hướng của khối Viễn thông năm 2017 sẽ tiếp tục nâng cấp hạ tầng quang tại các địa bàn

còn lại và tiếp tục mở rộng vùng phủ để phát triển thuê bao mới. Bên cạnh đó, tiếp đà tăng

trưởng tốt trong năm 2016, mảng Truyền hình trả tiền sẽ tiếp tục được đẩy mạnh phát triển trong

năm 2017. Lĩnh vực Nội dung số tiếp tục hoàn thiện và phát triển phiên bản tiếng Anh cũng như

đầu tư cho các trang mới, các tính năng công nghệ theo xu hướng mới.

2.3 Khối Phân phối và Bán lẻ

Lĩnh vực Bán lẻ tiếp tục mở rộng quy mô trong năm 2017. Ngoài ra, Lĩnh vực này cũng sẽ tập

trung đẩy mạnh nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua đầu tư cho thương mại điện tử, các

chương trình khách hàng và các sản phẩm mới.

Trong lĩnh vực Phân phối, FPT sẽ đẩy mạnh việc tham gia và nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị

của Lĩnh vực này như: hoạt động logistic, bán hàng,,… Bên cạnh đó, năm 2017, lĩnh vực Phân

phối cũng sẽ đẩy mạnh đầu tư vào chuỗi dịch vụ sửa chữa, bảo hành trên phạm vi cả nước.

2.4 Lĩnh vực Giáo dục

Với định hướng trở thành hệ thống giáo dục đa trình độ, đa ngành, đa phân khúc, đa phương thức

và đa vị trí, năm 2017, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyển sinh, lĩnh vực Giáo dục sẽ

đẩy mạnh đầu tư mới các phân hiệu tại Đà Nẵng, Cần Thơ theo giấy phép mới được cấp.

3. Kế hoạch đầu tư năm 2017 dự kiến như sau:

Hoạt động đầu tư của FPT trong năm 2017 tập trung vào các hoạt động chính như sau:

- Đầu tư hạ tầng cho lĩnh vực Dịch vụ Viễn thông.

- Đầu tư văn phòng cho khối Công nghệ đáp ứng nhu cầu văn phòng dài hạn với chi phí

hợp lý.

- Đầu tư các cơ sơ giáo dục mới.

Kế hoạch đầu tư năm 2017 dự kiến như sau:

Đơn vị: tỷ VNĐ

CAPEX khối kinh doanh

2017

Khối Công nghệ 534

Khối Viễn thông 1.537

Khối Phân phối và Bán lẻ 13

Khối Giáo dục và Đầu tư 200

Tổng đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động hiện tại 2.284

Bên cạnh đó, trong năm 2017, HĐQT tiếp tục duy trì chế độ họp định kỳ hàng quý theo quy định

và tổ chức các phiên họp dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản để triển khai các nghị quyết của

Đại hội đồng Cổ đông, chỉ đạo thực hiện định hướng, chương trình chiến lược và các mục tiêu kế

hoạch đặt ra cho năm 2017, cụ thể như sau:

- Đẩy mạnh hoạt động Toàn cầu hóa và tiên phong trong cuộc cách mạng số, tạo động lực

tăng trưởng cho Tập đoàn;

21

- Giám sát việc triển khai tái cấu trúc tại các đơn vị thành viên nhằm mang lại hiệu quả

cao;

- Nâng cao năng lực đội ngũ lãnh đạo đáp ứng chiến lược phát triển của Tập đoàn và phát

huy tinh thần người sáng lập;

- Nâng cao công tác quản trị công ty theo chuẩn quốc tế, đồng thời nâng cao vai trò quản

trị và kiểm soát rủi ro trong quản trị tài chính, kế toán kiểm toán, quản lý rủi ro doanh

nghiệp;

- Tiếp tục phát huy các nền tảng đã xây dựng trong những năm qua để tăng trưởng bền

vững về kinh doanh, xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh và phát triển công nghệ vì

cộng đồng cũng như nâng cao ý thức về môi trường cho CBNV.

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

(đã ký)

TRƯƠNG GIA BÌNH

22

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017

TỜ TRÌNH

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT NĂM 2017 V/v: Đề xuất ngân sách thu nhập của Hội đồng Quản trị năm 2017

Trân trọng kính trình Đại hội,

- Căn cứ Điều lệ Công ty Cổ phần FPT năm 2016

- Căn cứ Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2016 và tình hình chi trả thu nhập thực tế Hội

đồng Quản trị năm 2016

- Căn cứ vào Nghị quyết HĐQT số 01.03-2017/NQ-FPT-HĐQT ngày 10/03/2017

Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty xin kính trình Đại hội thông qua ngân sách thu nhập

của HĐQT năm 2017 như sau:

1. Báo cáo thu nhập HĐQT năm 2016

STT Khoản mục Ngân sách 2016 Thực tế chi trả

1 Lương cho các thành viên điều hành 10,76 tỷ đồng 9,87 tỷ đồng

2 Thù lao cho các thành viên độc lập, không

điều hành

5,3 tỷ đồng 5,01 tỷ đồng

3 Thưởng cho các thành viên điều hành Không quá

0,49% * Lợi

nhuận trước thuế

<0,44% * Lợi

nhuận trước thuế

2. Ngân sách thu nhập của HĐQT năm 2017

- Lương cho các thành viên điều hành: 10,76 tỷ đồng;

- Thưởng cho các thành viên điều hành không quá 0,49% trên tổng lợi nhuận trước thuế

của Tập đoàn;

- Thù lao cho các thành viên HĐQT độc lập, không điều hành: 5,75 tỷ đồng.

Kính trình Đại hội đồng Cổ đông phê duyệt.

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

(đã ký)

TRƯƠNG GIA BÌNH

23

BÁO CÁO 2016 VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 2017

CỦA BAN KIỂM SOÁT

I. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT (BKS) NĂM 2016

BKS Công ty Cổ phần FPT nhiệm kỳ 2012 - 2017 gồm 03 thành viên được Đại hội đồng

Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bầu ra nhằm thực hiện các hoạt động giám sát theo luật định

và quy chế hoạt động của Công ty. BKS có các nhiệm vụ chính sau: thực hiện các quyền

giám sát việc thực thi Điều lệ và Nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niên; giám sát các hoạt

động tài chính; giám sát tính thực thi của Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban điều hành

(BĐH) theo luật định.

Trong năm tài chính 2016, BKS với vai trò giám sát và khuyến nghị các thay đổi cần thiết

trong công tác điều hành hoạt động Công ty, tăng cường các biện pháp giám sát, đảm bảo

hoạt động tài chính của Công ty rõ ràng và minh bạch.

1. Các phiên họp của BKS:

Trong năm 2016, BKS đã tiến hành họp 05 phiên họp. Nội dung cụ thể như sau:

Phiên họp

Tỷ lệ

tham

dự

Nội dung

Phiên 01

Ngày

26/01/2016

3/3 - Thảo luận và đánh giá Báo cáo Tài chính hợp nhất năm

2015; đánh giá kết quả kế hoạch kinh doanh năm 2015

do BĐH chuẩn bị cuộc họp HĐQT quý IV.

- Đánh giá công tác giám sát tính tuân thủ các quy định

của các ủy viên HĐQT; BĐH và các vị trí quản lý công

ty trong năm 2015.

- Thảo luận, phân công chuẩn bị công tác báo cáo tình

hình hoạt động BKS năm 2015 và xây dựng kế hoạch

hoạt động năm 2016.

Phiên 02

Ngày

18/05/2016

3/3 - Giao chi tiết lại công việc đảm trách của thành viên

trong năm 2016 sau ĐHĐCĐ.

- Căn cứ Nghị quyết HĐQT, thống nhất kế hoạch hành

động của BKS và các thành viên trong năm 2016.

- Xem xét và đánh giá Báo cáo Tài chính quý I năm

2016.

Phiên 03

Ngày

20/07/2016

3/3 - Thảo luận và đánh giá Báo cáo Tài chính hợp nhất quý

II năm 2016; đánh giá kết quả kế hoạch kinh doanh hai

quý đầu năm 2016 do BĐH chuẩn bị cho cuộc họp

HĐQT quý II.

- Đánh giá công tác giám sát tính tuân thủ các quy định

của các ủy viên HĐQT, BĐH và các vị trí quản lý của

Công ty trong hai quý đầu năm.

- Thảo luận, phân công chuẩn bị công tác đánh giá công

nợ quá hạn, công nợ xấu năm 2016 dự kiến triển khai

vào tháng 9/2016.

24

Phiên 04

Ngày

05/11/2016

3/3 - Thảo luận và đánh giá Báo cáo Tài chính hợp nhất quý

III năm 2016; đánh giá kết quả kế hoạch kinh doanh

lũy kế 09 tháng đầu năm 2016 do BĐH chuẩn bị cho

cuộc họp HĐQT quý III; đánh giá khả năng hoàn thành

kế hoạch doanh thu, lợi nhuận năm 2016.

- Thảo luận, đánh giá, xem xét kết quả kiểm soát nội bộ

của Ban Giám sát tuân thủ triển khai trong 09 tháng

đầu năm.

Phiên 05

Ngày

20/12/2016

2/3 - Đánh giá kết quả công tác kiểm tra công nợ quá hạn

2016; đánh giá kết quả phát hành cổ phiếu ưu đãi cho

người lao động có thành tích trong năm 2015.

- Thảo luận, đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch và

xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm

2016.

- Thảo luận kế hoạch và phân công nhiệm vụ trong 03

thành viên cho hoạt động từ nay đến ĐHĐCĐ năm

2017.

2. Kết quả làm việc của BKS:

- Hoạt động giám sát tình hình thực hiện các nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2016

Năm 2016, Tập đoàn chưa hoàn thành đầy đủ các mục tiêu đã thông qua trong Nghị quyết

ĐHĐCĐ năm 2016.

Kết quả kinh doanh năm 2016: doanh thu hợp nhất đạt 40.545 tỷ đồng, hoàn thành 89%

kế hoạch năm và tăng 1,4% so với 2015. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 2.576

tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch và tăng 5,6% so với 2015.

Công ty đã hoàn thành việc trích lập các quỹ theo luật định; đảm bảo nghĩa vụ nộp Ngân

sách Nhà nước đầy đủ.

Công ty đã chi trả cô tức 2016: 10% bằng tiền mặt và 15% bằng cô phiếu theo đúng

Nghị quyết đã được ĐHĐCĐ thường niên 2016 phê chuẩn.

Thực hiện chi trả thù lao cho HĐQT, BKS: năm 2016 Công ty đã chi trả thù lao đầy đủ

cho các thành viên HĐQT và BKS theo quy định, cũng như định mức đã được ĐHĐCĐ

2016 phê duyệt.

- Hoạt động giám sát tình hình hoạt động tài chính của Tập đoàn BKS tiến hành xem xét các báo cáo tài chính theo quý do BĐH cung cấp.

Giám sát đợt phát hành cổ phiếu ưu đãi dành cho người lao động năm 2015 (phát hành

vào năm 2016). Đảm bảo tính tuân thủ theo quy định của Nhà nước và được ĐHĐCĐ

thông qua.

- Hoạt động giám sát đối với thành viên HĐQT, BĐH, cán bộ quản lý và cổ đông

Kiểm tra, giám sát, đảm bảo Công ty hoạt động đúng Luật Doanh nghiệp; đúng Điều lệ

Công ty cũng như Nghị quyết ĐHĐCĐ 2016 đã thông qua.

BKS cử người tham dự đầy đủ các cuộc họp HĐQT trong kỳ và có những đóng góp tích

cực cho công tác quản trị công ty.

BKS đã giám sát kế hoạch cũng như việc thực hiện chính sách phát hành cổ phiếu ưu

đãi cho người lao động năm 2015 theo đúng Nghị quyết ĐHĐCĐ đã thông qua.

- Sự phối hợp hoạt động giữa BKS đối với hoạt động của HĐQT, BĐH và cán bộ quản lý

khác

BKS luôn nhận được đầy đủ thông tin về kế hoạch kinh doanh của Công ty trong kỳ.

25

BKS chủ động phối kết hợp chặt chẽ và thường xuyên với HĐQT và

BĐH.

BKS cũng đã kết hợp chặt chẽ với Ban Giám sát tuân thủ nhằm phối kết hợp, đánh giá

kết quả các cuộc thanh, kiểm tra trong kỳ.

- Về giám sát tính tuân thủ

Trong năm 2016 BKS không ghi nhận bất cứ dấu hiệu bất thường nào làm ảnh hưởng hay vi

phạm quy định của Nhà nước cũng như của Công ty trong hoạt động của các thành viên HĐQT,

BĐH cũng như các cán bộ quản lý của Công ty.

- Xét chọn kiểm toán độc lập năm 2016

BKS đã phôi hợp với BĐH đánh giá và lựa chon đơn vị kiêm toán độc lập năm 2016 là Công ty

TNHH Deloitte Vietnam.

3. Tổng kết thù lao và chi phí hoạt động của BKS:

Trong năm 2016, các thành viên BKS đã có nỗ lực trong việc thực thi dựa trên chức năng và

nhiệm vụ của mình. Về tông thù lao cho các thành viên BKS, năm 2016 đã tạm ứng chi trả

663.000.000 VNĐ, nằm trong tổng số 788.000.000 VNĐ thù lao và chi phí đã được ĐHĐCĐ

năm 2016 thông qua. Cụ thể như sau:

Họ và tên Chức vụ Thành tiền

1 Nguyễn Việt Thắng Trưởng Ban 299.000.000

2 Cao Duy Hà Thành viên 158.600.000

3 Nguyễn Khải Hoàn Thành viên 205.400.000

663.000.000

BKS kính trình ĐHĐCĐ phê duyệt mức thù lao 2016 đã tạm ứng.

II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BKS NĂM 2017:

Một số hoạt động trọng tâm :

Giám sát tính tuân thủ Nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2017. BKS tiếp tục phôi hợp chặt

chẽ trong việc xem xét các báo cáo đánh giá của kiêm toán độc lập và giám sát việc thực

thi các vấn đề được các bên kiêm toán đưa ra.

Tiếp tục rà soát, xem xét, giám sát các quy chế tài chính, quy chế hoạt động cũng như

các quy định chính sách do HĐQT và BĐH ban hành trong năm, đồng thời, đảm bảo tính

tuân thủ luật pháp, đánh giá sự ảnh hưởng đến lợi ích cô đông của việc thực thi các quy

định này.

Tăng cường sự phôi hợp giữa BKS và Ban Giám sát tuân thủ đê đánh giá, xử lý kịp thời

các sự vụ phát sinh và giám sát việc xử lý sau thanh/kiêm tra. Năm 2017, BKS có kế

hoạch phôi/kết hợp tham gia từ 03 - 04 đoàn cùng Ban Giám sát tuân thủ trong kế hoạch

kiêm soát định kỳ cũng như theo chuyên đề trong năm.

Kế hoạch ngân sách chi phí hoạt động của BKS năm 2017

26

Năm 2017 BKS trình ĐHĐCĐ phê duyệt ngân sách hoạt động như sau:

STT Khoản mục chi Đơn vị Khối

lượng

Đơn giá

(VNĐ)

Thành tiền

(VNĐ)

1 Thuê tư vấn bên ngoài H 60 1.500.000 90.000.000

2 Thù lao hoạt động BKS H 672 1.100.000 739.200.000

3 Đi lại, công tác phí lần 5 15.000.000 75.000.000

Tổng cộng: 904.200.000

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017

THAY MẶT BKS

TRƯỞNG BAN

(đã ký)

NGUYỄN VIỆT THẮNG

27

Hà Nội, ngày15 tháng 03 năm 2017

TỜ TRÌNH

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT NĂM 2017 V/v: Thông qua Báo cáo Tài chính Kiểm toán 2016;Phương án phân phối lợi nhuận 2016; chia

cổ tức bằng cổ phiếu; Chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt 2017

Trân trọng kính trình Đại hội

Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty xin kính trình Đại hội thông qua Báo cáo Tài chính Kiểm

toán năm 2016, Phương án sử dụng lợi nhuận năm 2016, Phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu và

Chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2017. Cụ thể:

1. Báo cáo Tài chính Kiểm toán năm 2016

- HĐQT trình Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua Báo cáo Tài chính Kiểm toán

năm 2016 (gửi kèm trong Tài liệu ĐHĐCĐ). Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản và thu nhập

cổ đông năm 2016 đã được kiểm toán:

STT Khoản mục Năm 2016

(Tỷ VND)

1 Doanh thu kinh doanh 40.545

2 Lợi nhuận trước thuế 3.014

3 Lợi nhuận sau thuế 2.576

4 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ FPT 1.991

5 Trích quỹ 191

5.1 Quỹ khen thưởng phúc lợi công ty mẹ 4

5.2 Quỹ khen thưởng phúc lợi đã trích tại công ty con (10%) 187

6 Lợi nhuận cổ đông 1.800

2. Phương án phân phối lợi nhuận năm 2016

- Căn cứ:

o Chính sách cổ tức bằng tiền 2016 với tỷ lệ 20% đã được ĐHĐCĐ 2016 phê duyệt.

o Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 và Tình hình tài chính của công ty

- HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt 2016: 20%

(2.000đồng/cổ phiếu). Trong đó:

o Cổ tức tạm ứng đã chi trong năm 2016: 10% (1.000 đồng/cổ phiếu)

o Cổ tức còn lại sẽ chi sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt: 10% (1.000 đồng/cổ phiếu)

o Thời điểm chi trả: Quý 2/2017

o Ủy quyền cho HĐQT triển khai chi tiết việc chi trả cổ tức

3. Phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu

- Căn cứ:

o Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016.

- HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận để lại

cho cổ đông hiện hữu, cụ thể:

o Tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu 15% (cổ đông sở hữu 20 cổ phần hiện hữu được chia

thêm 03 cổ phần mới).

o Nguồn vồn thực hiện: từ lợi nhuận để lại.

28

o Phương án xử lý cổ phần lẻ phát sinh: Số lượng cổ phần mới phát hành để thực

hiện việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu mà mỗi cổ đông nhận được sẽ được làm

tròn đến hàng đơn vị theo nguyên tắc làm tròn xuống. Phần lẻ thập phân phát sinh

(nếu có) sẽ hủy bỏ.

o Niêm yết: Số cổ phần phát hành thêm để thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ

được niêm yết ngay khi thực hiện.

o Thời gian: Quý 2/2017. Thời gian chốt danh sách cổ đông thực hiện việc trả cổ

tức bằng cổ phiếu cùng với ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện việc trả cổ tức

bằng tiền mặt ở trên.

o Ủy quyền cho HĐQT triển khai chi tiết việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

4. Chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt 2017

- Căn cứ:

o Kế hoạch kinh doanh 2017 và Kế hoạch đầu tư 2017

- HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt 2017:

o Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt 20% (2.000đồng/cổ phiếu- căn cứ theo số lượng cổ

phiếu mới sau khi đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu 15% khi được ĐHĐCĐ

phê duyệt).

o HĐQT căn cứ kết quả kinh doanh thực tế để quyết định mức tạm ứng cổ tức tại

các thời điểm thích hợp trong năm cũng như các vấn đề liên quan khác, đảm bảo

không ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

o Mức chia cổ tức bằng tiền mặt của cả năm 2017 sẽ do Đại hội đồng Cổ đông

thường niên năm 2018 quyết định.

Kính trình Đại hội đồng Cổ đông phê duyệt.

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

(đã ký)

TRƯƠNG GIA BÌNH

29

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017

TỜ TRÌNH

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT NĂM 2017 V/v: Lựa chọn công ty kiểm toán

Trân trọng kính trình Đại hội,

- Căn cứ vào Điều lệ Công ty Cổ phần FPT năm 2016;

- Căn cứ yêu cầu lựa chọn công ty kiểm toán

Ban Kiểm soát Công ty kính trình Đại hội thông qua phương án đề xuất lựa chọn công ty kiểm

toán 2017 trình Đại hội đồng Cổ đông phê duyệt:

- Lựa chọn một (1) trong bốn (4) công ty kiểm toán sau (Big 4) thực hiện kiểm toán báo

cáo tài chính năm 2017 của Công ty gồm:

1. Công ty KPMG

2. Công ty Deloitte

3. Công ty PwC

4. Công ty Ernst & Young

- Ủy quyền cho Hội đồng Quản trị lựa chọn công ty kiểm toán cụ thể.

Kính trình Đại hội đồng Cổ đông phê duyệt.

TM. BAN KIỂM SOÁT

TRƯỞNG BAN

(đã ký)

NGUYỄN VIỆT THẮNG

30

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017

TỜ TRÌNH

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT NĂM 2017 V/v: Thông qua chương trình phát hành cổ phần cho người lao động giai đoạn 2017-2019

Trân trọng kính trình Đại hội,

- Căn cứ vào Điều lệ Công ty Cổ phần FPT năm 2016;

- Căn cứ vào Nghị quyết HĐQT số 01.03.2017/NQ-HĐQTFPT ngày 10/03/2017,

- Căn cứ theo các mục tiêu đảm bảo sự phát triển lâu dài của công ty như sau:

Gắn một phần thu nhập ngày hôm nay của các cán bộ quản lý cấp cao với tương lai phát

triển dài hạn của Công ty.

Khuyến khích cán bộ nhân viên cấp cao có thành tích xuất sắc trong công việc, có những

đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Công ty gắn bó, cống hiến lâu dài với công ty.

Tăng cường sự hòa đồng lợi ích của cán bộ cao cấp với lợi ích cổ đông, cán bộ được

hưởng thành quả từ chính nỗ lực làm việc của mình với tư cách cổ đông, qua đó tối đa

hóa giá trị cổ phần của công ty.

Cầu hiền các cán bộ có khả năng đóng góp quan trọng vào sự phát triển công ty.

Hội đồng Quản trị Công ty xin kính trình Đại hội thông qua chương trình phát hành cổ phần cho

người lao động giai đoạn 2017-2019, cụ thể:

- Phát hành cổ phần Ưu đãi nhân viên loại 3, hạn chế chuyển nhượng 03 năm (theo quy định

tại Điều 5, Điều lệ công ty) theo mệnh giá cho người lao động có thành tích, các đối tượng

cầu hiền trong giai đoạn 03 năm (2017-2019), theo đó số lượng phát hành mỗi năm không

quá 0,5% vốn điều lệ tại thời điểm phát hành. Số cổ phần này sẽ được niêm yết ngay sau khi

phát hành.

- Thời điểm phát hành: Phát hành làm 03 đợt vào các năm 2018, 2019 và 2020. Thời điểm phát

hành cụ thể là sau khi có Báo cáo tài chính kiểm toán năm liền trước.

- Đối tượng phát hành: cán bộ nòng cốt từ Level 5 trở lên; các đối tượng cầu hiền.

- Thời gian hạn chế chuyển nhượng: 03 năm kể từ ngày phát hành.

- Ủy quyền cho Hội đồng Quản trị quyết định chi tiết và tổ chức thực hiện.

Kính trình Đại hội đồng Cổ đông phê duyệt.

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

(đã ký)

TRƯƠNG GIA BÌNH

31

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017

TỜ TRÌNH

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT NĂM 2017 V/v: Danh sách ứng cử viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022

Trân trọng kính trình Đại hội,

- Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2014;

- Căn cứ vào Điều lệ Công ty Cổ phần FPT năm 2016;

- Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn hoạt động của Công ty từ 2017 – 2022.

Hội đồng Quản trị trình Đại hội đồng Cổ đông thông qua danh sách ứng cử viên Hội đồng Quản

trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022 như sau:

1. Ứng cử viên Hội đồng Quản trị

STT Họ và tên Quốc tịch

1 Ông Trương Gia Bình Việt Nam

2 Ông Bùi Quang Ngọc Việt Nam

3 Ông Đỗ Cao Bảo Việt Nam

4 Ông Lê Song Lai Việt Nam

5 Ông Jean-Charles Belliol Pháp

6 Ông Tomokazu Hamaguchi Nhật Bản

7 Ông Dan E Khoo Malaysia

Thông tin cá nhân kèm theo tờ trình này.

2. Ứng cử viên Ban Kiểm soát:

STT Họ và tên Quốc tịch

1 Ông Nguyễn Việt Thắng Việt Nam

2 Ông Nguyễn Khải Hoàn Việt Nam

3 Ông Cao Duy Hà Việt Nam

Thông tin cá nhân kèm theo tờ trình này.

Kính trình Đại hội đồng Cổ đông phê duyệt.

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

(đã ký)

TRƯƠNG GIA BÌNH

32

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

---------------------------

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA VÀO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

1. Thông tin cá nhân

o Họ và tên: Trương Gia Bình

o Ngày tháng năm sinh: 19/05/1956

o Nơi sinh: Đà Nẵng

o Giới tính: Nam

o Quốc tịch: Việt Nam

2. Trình độ chuyên môn

Thời gian Trường/ Nơi đào tạo Bằng cấp

1974 – 1979 Đại học Tổng hợp Lomonosov Cử nhân

1979 – 1982 Đại học Tổng hợp Lomonosov Tiến sỹ

3. Quá trình công tác

Thời gian Chức vụ Tên tổ chức

1982 Cán bộ Viện Cơ học, Viện Khoa

học Việt Nam

1983 – 1985 Nghiên cứu viên cao cấp Viện Toán Steclop thuộc

Viện Hàn Lâm Khoa học

Liên Xô

1988 – 1989 Nghiên cứu viên Viện Max-plant, Gottingen,

Đức

1988 – 2009 Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần phát triển

đầu tư công nghệ FPT.

1995 – 2013 Chủ nhiệm khoa Khoa Quản trị Kinh doanh

(HSB) thuộc Đại học Quốc

gia Hà Nội

1998 – 2005 Chủ tịch Hội đồng các nhà Doanh

nghiệp trẻ Việt Nam (1998

– 2001 & 2002 – 2005)

2006 – 8/2011 Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT

2012 – 2013 Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT

2002 – nay Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch

vụ CNTT Việt Nam

(Vinasa)

33

2009 – nay Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT

2010 – nay Chủ tịch Công ty TNHH Giáo dục

FPT

o Khen thưởng, kỷ luật (nếu có):

Bằng khen của Bộ Thông tin và truyền thông năm 2005.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2005 vì có nhiều thành tích trong công tác, góp

phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đại

diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2009 và 2010.

Báo Bưu điện Việt Nam bình chọn là 1 trong 10 nhân vật tiêu biểu Công nghệ thông tin

Việt Nam 2000-2009 năm 2010.

Báo tin nhanh Việt Nam VnExpress bình chọn vào danh sách 50 Người Tiên phong của

Việt Nam năm 2012

Giải thưởng Nikkei Asia do Tập đoàn Truyền thông Nikkei trao tặng vào năm 2013 vì

những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin Việt Nam

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 vì đã có thành tích trong phong trào

Doanh nhân Trẻ Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012, góp phần vào sự nghiệp xây dựng

Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

4. Các vị trí đang nắm giữ trong các tổ chức khác

STT Tên Tổ chức Giấy ĐKKD

Vị trí

(Các vị trí trong

HĐQT, Ban Điều

hành/Ban Giám đốc)

Ngày tháng

bắt đầu

nắm giữ

Ghi chú

khác

1. Công ty Cổ phần

Viễn thông FPT

0101778163 Thành viên HĐQT 2005

2. Công ty TNHH

Giáo dục FPT

0104900076 Chủ tịch 2010

3. Trường Đại học

FPT

208/2006/QĐ-

TTG

Thành viên HĐQT 2011

4. Công ty TNHH

Hệ thống thông

tin FPT

0104128565 Ủy viên HĐTV 2016

5. Kê khai lợi ích

STT Tên Công ty Giấy ĐKKD Tỷ lệ % cổ phiếu/ vốn

nắm giữ Ghi chú khác

1. Công ty Cổ phần

FPT

0101248141 7,12% Số liệu chốt ngày

01/03/2017

6. Kê khai mối quan hệ với FPT

STT Mối quan hệ Có Không Chi tiết mối quan hệ

34

(Nếu đánh dấu vào cột “Có”,

cột này sẽ mô tả chi tiết về

mối quan hệ lợi ích này và

ứng viên sẽ gửi kèm các tài

liệu liên quan).

1. Mối quan hệ nhân viên với FPT Chủ tịch HĐQT

2. Mối quan hệ kiểm toán, tư vấn

với FPT

3. Mối quan hệ sở hữu (cổ đông

của FPT)

Cổ đông sở hữu 7,12% cổ

phần FPT

4. Mối quan hệ kinh tế

4.1. Quan hệ người bán (Nhà cung

cấp)

4.2. Quan hệ người mua (Khách

hàng)

4.3. Quan hệ đối tác

5. Quan hệ khác

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn trung thực, chính xác và hợp lý, nếu sai tôi xin

chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày 15 tháng 03 năm 2017

Ứng cử viên

(đã ký)

Trương Gia Bình

35

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

---------------------------

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA VÀO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

1. Thông tin cá nhân

o Họ và tên: Bùi Quang Ngọc

o Ngày tháng năm sinh: 12/03/1956

o Nơi sinh: Nghệ An

o Giới tính: Nam

o Quốc tịch: Việt Nam

2. Trình độ chuyên môn

Thời gian Trường/ Nơi đào tạo Bằng cấp

1973 – 1974 Học Viện Kỹ thuật Quân sự

1974 – 1979 Đại học Tổng hợp Kishinhov (Cộng

hoà Moldova, Liên Xô cũ)

Cử nhân

1982 – 1986 Đại Học Grenoble (Pháp) Tiến sỹ

3. Quá trình công tác

Thời gian Chức vụ Tên tổ chức

1979 – 1982 Giảng viên Khoa Toán – Tin, Trường

Đại học Bách Khoa Hà Nội

1986 – 1995 Phó Chủ nhiệm Khoa Khoa Tin học, Trường Đại

học Bách khoa Hà Nội

1990 – 1994 Phó Giám đốc/Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Tin học

– tiền thân của các ngành

Công nghệ thông tin của

FPT ngày nay (FPT IS, FPT

Software, FPT Telecom,

FPT Trading)

1995 – 2009 Phó Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ

trách khối CNTT- VT

Công ty FPT

2009 - 2011 Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát nội bộ Công ty FPT

2002 – nay Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT

2013 – nay Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT

o Khen thưởng, kỷ luật (nếu có):

36

Top 10 lãnh đạo Công nghệ thông tin (CIO) xuất sắc nhất Đông Dương năm 2005.

4. Các vị trí đang nắm giữ trong các tổ chức khác

STT Tên Tổ chức Giấy ĐKKD

Vị trí

(Các vị trí trong

HĐQT, Ban Điều

hành/Ban Giám đốc)

Ngày tháng

bắt đầu

nắm giữ

Ghi chú

khác

1. Công ty TNHH

Bất Động Sản

BQ

0104388443 Chủ sở hữu 2010

2. Công ty Cổ phần

Viễn thông FPT

0101778163 Thành viên HĐQT 2005

3. Trường Đại học

FPT

208/2006/QĐ-

TTG

Thành viên HĐQT 2006

4. Công ty TNHH

Hệ thống thông

tin FPT

0104128565 Ủy viên HĐTV 2016

5. Kê khai lợi ích

STT Tên Công ty Giấy ĐKKD Tỷ lệ % cổ phiếu/ vốn

nắm giữ Ghi chú khác

1. Công ty Cổ phần

FPT

0101248141 3,71% Số liệu chốt ngày

01/03/2017

6. Kê khai mối quan hệ với FPT

STT Mối quan hệ Có Không

Chi tiết mối quan hệ

(Nếu đánh dấu vào cột “Có”,

cột này sẽ mô tả chi tiết về

mối quan hệ lợi ích này và

ứng viên sẽ gửi kèm các tài

liệu liên quan).

1. Mối quan hệ nhân viên với FPT Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng

Giám đốc

2. Mối quan hệ kiểm toán, tư vấn

với FPT

3. Mối quan hệ sở hữu (cổ đông

của FPT)

Cổ đông sở hữu 3,71% cổ

phần FPT

4. Mối quan hệ kinh tế

37

4.1. Quan hệ người bán (Nhà cung

cấp)

4.2. Quan hệ người mua (Khách

hàng)

4.3. Quan hệ đối tác

5. Quan hệ khác

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn trung thực, chính xác và hợp lý, nếu sai tôi xin

chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày 15 tháng 03 năm 2017

Ứng cử viên

(đã ký)

Bùi Quang Ngọc

38

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

---------------------------

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA VÀO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

1. Thông tin cá nhân

o Họ và tên: Đỗ Cao Bảo

o Ngày tháng năm sinh: 18/06/1957

o Nơi sinh: Hà Nội

o Giới tính: Nam

o Quốc tịch: Việt Nam

2. Trình độ chuyên môn

Thời gian Trường/ Nơi đào tạo Bằng cấp

1984 Học Viện Kỹ thuật Quân sự Cử nhân

3. Quá trình công tác

Thời gian Chức vụ Tên tổ chức

1988 - 1994 Trưởng phòng nghiên cứu phát triển Trung tâm Dịch vụ Tin học

Công ty FPT

1995 – 2003 Giám đốc Trung tâm Hệ thống Thông

tin FPT

2003 – 2009 Ủy viên HĐQT

Tổng Giám đốc

Công ty Cổ phần FPT

Công ty TNHH Hệ thống

Thông tin FPT

2007 – 2017

2017 – 2021

Ủy viên ban chấp hành

Phó Chủ tịch

Hội tin học Việt Nam

2009 – 2015 Ủy viên HĐQT

Chủ tịch

Công ty Cổ phần FPT

Công ty TNHH Hệ thống

Thông tin FPT

2010 - 2014 Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn bảo mật

thông tin Việt Nam

2016 – nay Ủy viên HĐTV

Công ty TNHH Hệ thống

Thông tin FPT

2016 – nay Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần FPT

39

Phó Tổng Giám đốc

o Khen thưởng, kỷ luật (nếu có):

4. Các vị trí đang nắm giữ trong các tổ chức khác

STT Tên Tổ chức Giấy ĐKKD

Vị trí

(Các vị trí trong

HĐQT, Ban Điều

hành/Ban Giám đốc)

Ngày tháng

bắt đầu

nắm giữ

Ghi chú

khác

1. Cty CP Đầu tư

và Thương mại

BDM

0103041810

Chủ sở hữu 2009

2. Công ty Cổ phần

Đô thị FPT Đà

Nẵng

0401328052

Chủ tịch HĐQT 2010

3. Công ty TNHH

Hệ thống thông

tin FPT

0104128565 Ủy viên HĐTV 2016

4. Công ty TNHH

Luxuria Đà

Nẵng

0401817286 Chủ sở hữu 2017

5. Kê khai lợi ích

STT Tên Công ty Giấy ĐKKD Tỷ lệ % cổ phiếu/ vốn

nắm giữ Ghi chú khác

1. Công ty Cổ phần

FPT

0101248141 1,18% Số liệu chốt ngày

01/03/2017

6. Kê khai mối quan hệ với FPT

STT Mối quan hệ Có Không

Chi tiết mối quan hệ

(Nếu đánh dấu vào cột “Có”,

cột này sẽ mô tả chi tiết về

mối quan hệ lợi ích này và

ứng viên sẽ gửi kèm các tài

liệu liên quan).

1. Mối quan hệ nhân viên với FPT Thành viên HĐQT, Phó Tổng

Giám đốc

2. Mối quan hệ kiểm toán, tư vấn

với FPT

3. Mối quan hệ sở hữu (cổ đông Cổ đông sở hữu 1,18% cổ

40

của FPT) phần FPT

4. Mối quan hệ kinh tế

4.1. Quan hệ người bán (Nhà cung

cấp)

4.2. Quan hệ người mua (Khách

hàng)

4.3. Quan hệ đối tác

5. Quan hệ khác

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn trung thực, chính xác và hợp lý, nếu sai tôi xin

chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày 15 tháng 03 năm 2017

Ứng cử viên

(đã ký)

Đỗ Cao Bảo

41

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

---------------------------

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA VÀO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

1. Thông tin cá nhân

o Họ và tên: Lê Song Lai

o Ngày tháng năm sinh: 15/08/1968

o Nơi sinh: Hà Nội

o Giới tính: Nam

o Quốc tịch: Việt Nam

2. Trình độ chuyên môn

Thời gian Trường/ Nơi đào tạo Bằng cấp

1998 Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Thạc sĩ Luật

1999 Trường Đại học Tổng hợp Cambridge Thạc sĩ Luật

3. Quá trình công tác

Thời gian Chức vụ Tên tổ chức

1994 - 1996 Luật sư tập sự Công ty Luật Freshfields – Chi nhánh

Hà Nội

1996 - 2003 Chuyên viên Vụ Bảo hiểm – Bộ Tài chính

2003 - 2006 Vụ phó Vụ Bảo hiểm – Bộ Tài chính

2006 – nay Phó Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn

nhà nước

o Khen thưởng, kỷ luật (nếu có):

4. Các vị trí đang nắm giữ trong các tổ chức khác

STT Tên Tổ chức Giấy ĐKKD

Vị trí

(Các vị trí trong

HĐQT, Ban Điều

hành/Ban Giám đốc)

Ngày

tháng bắt

đầu nắm

giữ

Ghi chú

khác

1. Tổng công ty cổ

phần tái bảo

hiểm quốc gia

0100110447 Chủ tịch HĐQT (kiêm

nhiệm)

2015

2. Tổng công ty cổ

phần Bảo Minh

0300446973 Thành viên HĐQT

(kiêm nhiệm)

2014

3. Công ty cổ phần

Sữa Việt Nam

0300588569 Thành viên HĐQT

(kiêm nhiệm)

2012

4. Công ty TNHH 0106083197 Chủ tịch HĐTV (kiêm 2014

42

MTV Đầu tư

SCIC

nhiệm)

5. Công ty TNHH

đầu tư thương

mại Tràng Tiền

0101013157 Chủ tịch HĐTV (kiêm

nhiệm)

2010

5. Kê khai lợi ích

STT Tên Công ty Giấy ĐKKD Tỷ lệ % cổ phiếu/

vốn nắm giữ Ghi chú khác

1. Công ty Cổ phần FPT 0101248141 0% Số liệu chốt ngày

01/03/2017

6. Kê khai mối quan hệ với FPT

STT Mối quan hệ Có Không

Chi tiết mối quan hệ

(Nếu đánh dấu vào cột “Có”,

cột này sẽ mô tả chi tiết về

mối quan hệ lợi ích này và

ứng viên sẽ gửi kèm các tài

liệu liên quan).

1. Mối quan hệ nhân viên với FPT

2. Mối quan hệ kiểm toán, tư vấn

với FPT

3. Mối quan hệ sở hữu (cổ đông

của FPT)

4. Mối quan hệ kinh tế

4.1. Quan hệ người bán (Nhà cung

cấp)

4.2. Quan hệ người mua (Khách

hàng)

4.3. Quan hệ đối tác

5. Quan hệ khác - Thành viên HĐQT nhiệm

kỳ 2012-2017

- Phó Tổng Giám đốc Tổng

Công ty Đầu tư và Kinh

doanh vốn nhà nước – Cổ

đông của Công ty Cổ phần

FPT theo danh sách cổ đông

tại ngày 01/03/2017

- Chủ tịch HĐTV Công ty

TNHH MTV SCIC – Cổ

đông của Công ty Cổ phần

FPT theo danh sách cổ đông

tại ngày 01/03/2017

43

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn trung thực, chính xác và hợp lý, nếu sai tôi xin

chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày 15 tháng 03 năm 2017

Ứng cử viên

(đã ký)

Lê Song Lai

44

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

---------------------------

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA VÀO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

1. Thông tin cá nhân

o Họ và tên: Jean Charles Belliol

o Ngày tháng năm sinh: 28/01/1958

o Nơi sinh: Courbevoie (Pháp)

o Giới tính: Nam

o Quốc tịch: Pháp

2. Trình độ chuyên môn

Thời gian Trường/ Nơi đào tạo Bằng cấp

1976 Đại học La Bruyere (Pháp) Cử nhân

1978 – 1981 Reims Business School (Pháp) Thạc sỹ

3. Quá trình công tác

Thời gian Chức vụ Tên tổ chức

1984 - 1997 Các vị trí khác nhau Phòng Tài chính Dự án, Phòng Tài

chính Kỹ thuật tại Credit Lyonnais

Pháp

1997 - 2001 Phó Chủ tịch Thứ Nhất Credit Lyonnais Nhật Bản

2001 - 2004 Giám đốc Quốc gia Credit Lyonnais Việt Nam

2002 – nay Tham tán thương mại Pháp

2004 - 2007 Giám đốc quốc gia Ngân hàng Doanh nghiệp & đầu tư

Calyon.

2008 – 2015 Trưởng đại diện Trí Tín International Hà Nội (TTI)

2015 – 2016 Giám đốc quốc gia phụ trách

đầu tư nước ngoài

VIB Thành phố Hồ Chí Minh

2016 - nay Giám đốc phát triển kinh doanh

& phụ trách quan hệ nhà đầu tư

FIT Group JSC

o Khen thưởng, kỷ luật (nếu có):

45

4. Các vị trí đang nắm giữ trong các tổ chức khác

STT Tên Tổ chức Giấy ĐKKD

Vị trí

(Các vị trí trong

HĐQT, Ban Điều

hành/Ban Giám đốc)

Ngày

tháng bắt

đầu nắm

giữ

Ghi chú

khác

1. Công ty Cổ phần

Tập đoàn F.I.T

0102182140 Giám đốc phát triển

kinh doanh & phụ trách

quan hệ nhà đầu tư

5. Kê khai lợi ích

STT Tên Công ty Giấy ĐKKD Tỷ lệ % cổ phiếu/ vốn

nắm giữ Ghi chú khác

1. Công ty Cổ phần

FPT

0101248141 0% Số liệu chốt ngày

01/03/2017

6. Kê khai mối quan hệ với FPT

STT Mối quan hệ Có Không

Chi tiết mối quan hệ

(Nếu đánh dấu vào cột “Có”,

cột này sẽ mô tả chi tiết về

mối quan hệ lợi ích này và

ứng viên sẽ gửi kèm các tài

liệu liên quan).

1. Mối quan hệ nhân viên với FPT

2. Mối quan hệ kiểm toán, tư vấn

với FPT

3. Mối quan hệ sở hữu (cổ đông

của FPT)

4. Mối quan hệ kinh tế

4.1. Quan hệ người bán (Nhà cung

cấp)

4.2. Quan hệ người mua (Khách

hàng)

4.3. Quan hệ đối tác

5. Quan hệ khác Thành viên HĐQT nhiệm kỳ

2012-2017

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn trung thực, chính xác và hợp lý, nếu sai tôi xin

chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày 15 tháng 03 năm 2017

Ứng cử viên

(đã ký)

Jean Charles Belliol

46

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

---------------------------

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA VÀO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

1. Thông tin cá nhân

o Họ và tên: Tomokazu Hamaguchi

o Ngày tháng năm sinh: 20/04/1944

o Nơi sinh: Tokushima – Nhật Bản

o Giới tính: Nam

o Quốc tịch: Nhật Bản

2. Trình độ chuyên môn

Thời gian Trường/ Nơi đào tạo Bằng cấp

1967 Khoa Kỹ thuật điện – Đại học Kyoto Cử nhân

3. Quá trình công tác

Thời gian Chức vụ Tên tổ chức

1967 Nhân viên Công ty NTT

1982 Quản lý Cục viễn thông quản lý

thông tin dữ liệu ở vùng

Shikoku

1984 Nhà điều tra/Nghiên cứu Bộ phận hành chính trụ sở

truyền thông dữ liệu

1988 Trưởng phòng thu mua Công ty Hệ thống truyền

thông NTT Data

1990 Trưởng phòng hệ thống công nghiệp thương

mại

Công ty Hệ thống truyền

thông NTT Data

1996 Trưởng phòng kế hoạch Công ty Hệ thống truyền

thông NTT Data

1997 Trưởng phòng Quản lý kinh doanh hệ thống

công

Công ty Hệ thống truyền

thông NTT Data

2001 – 2003 Phó Tổng giám đốc Công ty NTT Data

2003 – 2007 Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty NTT Data

2007 – 2015 Chủ tịch Hiệp hội Dịch vụ Công

nghệ Thông tin Nhật Bản

47

(JISA)

2007 – 2015 Cố vấn Công ty NTT Data

2008 - nay Thành viên HĐQT độc lập IHI Corporation

2010 – nay Thành viên HĐQT độc lập Công ty Đường sắt JR

Higashi Nihon, Công ty

đường sắt East JR

2011 – 2015 Chủ tịch Liên doanh Quản lý Dữ liệu

Nhật Bản (JDMC)

2013 – nay Thành viên HĐQT độc lập Công ty TNHH Kuraray

o Khen thưởng, kỷ luật (nếu có):

4. Các vị trí đang nắm giữ trong các tổ chức khác

STT Tên Tổ chức Giấy

ĐKKD

Vị trí

(Các vị trí trong

HĐQT, Ban Điều

hành/Ban Giám đốc)

Ngày tháng

bắt đầu

nắm giữ

Ghi chú

khác

1. IHI Corporation 0106-01-

031604

Thành viên HĐQT

độc lập

2. Công ty đường sắt

East Japan

0110-01-

29597

Thành viên HĐQT

độc lập

3. Công ty TNHH

Kuraray

2600-01-

03156

Thành viên HĐQT

độc lậps

5. Kê khai lợi ích

STT Tên Công ty Giấy ĐKKD Tỷ lệ % cổ phiếu/ vốn

nắm giữ Ghi chú khác

1. Công ty Cổ phần

FPT

0101248141 0% Số liệu chốt ngày

01/03/2017

6. Kê khai mối quan hệ với FPT

STT Mối quan hệ Có Không

Chi tiết mối quan hệ

(Nếu đánh dấu vào cột “Có”,

cột này sẽ mô tả chi tiết về

mối quan hệ lợi ích này và

ứng viên sẽ gửi kèm các tài

liệu liên quan).

1. Mối quan hệ nhân viên với FPT

2. Mối quan hệ kiểm toán, tư vấn

48

với FPT

3. Mối quan hệ sở hữu (cổ đông

của FPT)

4. Mối quan hệ kinh tế

4.1. Quan hệ người bán (Nhà cung

cấp)

4.2. Quan hệ người mua (Khách

hàng)

4.3. Quan hệ đối tác

5. Quan hệ khác Thành viên HĐQT nhiệm kỳ

2012-2017

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn trung thực, chính xác và hợp lý, nếu sai tôi xin

chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày 15 tháng 03 năm 2017

Ứng cử viên

(đã ký)

Tomokazu Hamaguchi

49

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

---------------------------

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA VÀO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

1. Thông tin cá nhân

o Họ và tên: Khoo Sin Aik (Dan E Khoo)

o Ngày tháng năm sinh: 08/03/1962

o Nơi sinh: Malaysia

o Giới tính: Nam

o Quốc tịch: Malaysia

2. Trình độ chuyên môn

Thời gian Trường/ Nơi đào tạo Bằng cấp

1981 – 1983 Đại học Malaya, Malaysia Kỹ sư

1995 – 1997 Đại học Hull, Anh Quốc Tiến sỹ

3. Quá trình công tác

Thời gian Chức vụ Tên tổ chức

1995 – 1997 Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ máy tính

Malaysia (PIKOM)

1996 – 1998 Chủ tịch Tổ chức Công nghệ thông tin

Đông Nam Á (SITO)

2006 – 2008 CEO Công ty WCIT 2008

2008 – 2012 Chủ tịch Liên minh Công nghệ Thông tin

và Dịch vụ Thế giới (WITSA)

2012 – nay Chủ tịch danh dự Liên minh Công nghệ Thông tin

và Dịch vụ Thế giới (WITSA)

2015 – nay Chủ tịch Tập đoàn Malaysia Digital

Economic Corporation (MEDC)

Americas (trụ sở tại Thung lũng

Silicon), được thành lập để phát

triển và thúc đẩy việc toàn cầu

hóa nền kinh tế số của Malaysia.

Khen thưởng, kỷ luật (nếu có):

Giải thưởng Báo chí của Viện Báo chí Malaysia năm 1987

50

Giải thưởng Darjah Setia Pangkuan Negeri (D.S.P.N) do Thống đốc Penang trao năm

2008

Giải thưởng PIKOM ICT Man of the Year Award vào năm 2008

4. Các vị trí đang nắm giữ trong các tổ chức khác

STT Tên Tổ chức Giấy ĐKKD

Vị trí

(Các vị trí trong

HĐQT, Ban Điều

hành/Ban Giám đốc)

Ngày tháng

bắt đầu

nắm giữ

Ghi chú

khác

1. Liên minh Công

nghệ Thông tin

và Dịch vụ Thế

giới (WITSA)

Chủ tịch danh dự 2012

2. Tập đoàn

Malaysia Digital

Economic

Corporation

(MEDC)

Americas

Chủ tịch 2015

5. Kê khai lợi ích

STT Tên Công ty Giấy ĐKKD Tỷ lệ % cổ phiếu/ vốn

nắm giữ Ghi chú khác

1. Công ty Cổ phần

FPT

0101248141 0% Số liệu chốt ngày

01/03/2017

6. Kê khai mối quan hệ với FPT

STT Mối quan hệ Có Không

Chi tiết mối quan hệ

(Nếu đánh dấu vào cột “Có”,

cột này sẽ mô tả chi tiết về

mối quan hệ lợi ích này và

ứng viên sẽ gửi kèm các tài

liệu liên quan).

1. Mối quan hệ nhân viên với FPT

2. Mối quan hệ kiểm toán, tư vấn

với FPT

3. Mối quan hệ sở hữu (cổ đông

của FPT)

4. Mối quan hệ kinh tế

51

4.1. Quan hệ người bán (Nhà cung

cấp)

4.2. Quan hệ người mua (Khách

hàng)

4.3. Quan hệ đối tác

5. Quan hệ khác Thành viên HĐQT nhiệm kỳ

2012-2017

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn trung thực, chính xác và hợp lý, nếu sai tôi xin

chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày 15 tháng 03 năm 2017

Ứng cử viên

(đã ký)

Dan E Khoo

52

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

---------------------------

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA VÀO BAN KIỂM SOÁT

1. Thông tin cá nhân

o Họ và tên: Nguyễn Việt Thắng

o Ngày tháng năm sinh: 01/11/1968

o Nơi sinh: Hà Nội

o Giới tính: Nam

o Quốc tịch: Việt Nam

2. Trình độ chuyên môn

Thời gian Trường/ Nơi đào tạo Bằng cấp

1985 – 1989 Trường Đại học Thương mại Hà Nội, Việt

Nam

Cử nhân Kế toán và quản trị

1999 – 2001 Trường Đại học Luật Hà Nội, Việt Nam Cử nhân Luật (văn bằng 2)

2000 Đại học California, Riverside (Hoa Kỳ) Khóa đào tạo Quản trị Kinh

doanh Cao cấp.

2004 – 2006 Đại học Rushmore University (Hoa Kỳ) Thạc sỹ Quản trị Kinh

doanh

2010 – 2014 Đại học Bulacan, Philippines Tiến sĩ Kinh tế

3. Quá trình công tác

Thời gian Chức vụ Tên tổ chức

1992 – 1999 Phó Ban Tài chính

Phó Chủ tịch Công đoàn

Tập đoàn FPT

1995 – 2013

Kế toán trưởng,

Phó Chủ nhiệm Khoa

Khoa Quản trị Kinh doanh,

Đại học Quốc gia Hà Nội

2009 – 2014 Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh

FSB, ĐH FPT

2014 – 2016 Giám đốc Khối Liên Kết Quốc tế, ĐH

FPT (FAI)

2008 – nay Trưởng Ban Kiểm soát Tập đoàn Tập đoàn FPT

2009 – nay Phó Hiệu trưởng Trường ĐH FPT

2015 – nay Giám đốc chi nhánh Viện Viện Quản trị Kinh doanh

53

FSB, Chi nhánh Đà Nẵng

12/2016 – nay Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh

FSB, ĐH FPT

o Khen thưởng, kỷ luật (nếu có):

4. Các vị trí đang nắm giữ trong các tổ chức khác

STT Tên Tổ chức Giấy ĐKKD

Vị trí

(Các vị trí trong

HĐQT, Ban Điều

hành/Ban Giám đốc)

Ngày tháng

bắt đầu

nắm giữ

Ghi chú

khác

1. Viện Quản trị

Kinh doanh

FSB, ĐH FPT

Viện trưởng 2016

2. Viện Quản trị

Kinh doanh

FSB, Chi nhánh

Đà Nẵng

Giám đốc Chi nhánh

Viện

2015

3. Tập đoàn FPT Trưởng Ban kiểm soát 2008

5. Kê khai lợi ích

STT Tên Công ty Giấy ĐKKD Tỷ lệ % cổ phiếu/ vốn

nắm giữ Ghi chú khác

1. Công ty Cổ phần

FPT

0101248141 0,01% Số liệu chốt ngày

01/03/2017

6. Kê khai mối quan hệ với FPT

STT Mối quan hệ Có Không

Chi tiết mối quan hệ

(Nếu đánh dấu vào cột “Có”,

cột này sẽ mô tả chi tiết về

mối quan hệ lợi ích này và

ứng viên sẽ gửi kèm các tài

liệu liên quan).

1. Mối quan hệ nhân viên với FPT

2. Mối quan hệ kiểm toán, tư vấn

với FPT

3. Mối quan hệ sở hữu (cổ đông

của FPT)

Cổ đông sở hữu 0,01% cổ

phần FPT

4. Mối quan hệ kinh tế

4.1. Quan hệ người bán (Nhà cung

54

cấp)

4.2. Quan hệ người mua (Khách

hàng)

4.3. Quan hệ đối tác

5. Quan hệ khác Trưởng Ban Kiểm soát

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn trung thực, chính xác và hợp lý, nếu sai tôi xin

chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày 15 tháng 03 năm 2017

Ứng cử viên

(đã ký)

Nguyễn Việt Thắng

55

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

---------------------------

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA VÀO BAN KIỂM SOÁT

1. Thông tin cá nhân

o Họ và tên: Nguyễn Khải Hoàn

o Ngày tháng năm sinh: 12/11/1975

o Nơi sinh: Hà Nội

o Giới tính: Nam

o Quốc tịch: Việt Nam

2. Trình độ chuyên môn

Thời gian Trường/ Nơi đào tạo Bằng cấp

1999 Học Viện Tài Chính Matxcơva –

LB Nga

Cử nhân

Chuyên ngành: Tài chính –

Định giá

2003 Viện Kinh tế - Viện Hàn Lâm Khoa

Học LB NGa

Tiến sỹ

Chuyên ngành Đầu tư

3. Quá trình công tác

Thời gian Chức vụ Tên tổ chức

Trước 2004 Chuyên viên Ban Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần FPT

2004 – 2008 Kế toán trưởng Công ty TNHH phần mềm

FPT

2009 – 2010 Kế toán trưởng kiêm trưởng ban Tài

chính

Công ty TNHH phần mềm

FPT

2014 – 2015 Đồng Giám đốc FPT Slovakia Công ty TNHH FPT

Slovakia

2011 – nay Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH phần mềm

FPT

2012 – nay Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm

FPT Hà Nội

o Khen thưởng, kỷ luật (nếu có):

4. Các vị trí đang nắm giữ trong các tổ chức khác

STT Tên Tổ chức Giấy ĐKKD

Vị trí

(Các vị trí trong

HĐQT, Ban Điều

hành/Ban Giám đốc)

Ngày tháng

bắt đầu

nắm giữ

Ghi chú

khác

1. Công ty TNHH

Phần mềm FPT

0106101135 Giám đốc 2012

56

Hà Nội

2. Công ty TNHH

phần mềm FPT

0101601092 Phó Tổng giám đốc 2011

5. Kê khai lợi ích

STT Tên Công ty Giấy ĐKKD Tỷ lệ % cổ phiếu/ vốn

nắm giữ Ghi chú khác

1. Công ty Cổ phần

FPT

0101248141 0.04% Số liệu chốt ngày

01/03/2017

6. Kê khai mối quan hệ với FPT

STT Mối quan hệ Có Không

Chi tiết mối quan hệ

(Nếu đánh dấu vào cột “Có”,

cột này sẽ mô tả chi tiết về

mối quan hệ lợi ích này và

ứng viên sẽ gửi kèm các tài

liệu liên quan).

1. Mối quan hệ nhân viên với FPT

2. Mối quan hệ kiểm toán, tư vấn

với FPT

3. Mối quan hệ sở hữu (cổ đông

của FPT)

Cổ đông sở hữu 0,04% cổ

phần FPT

4. Mối quan hệ kinh tế

4.1. Quan hệ người bán (Nhà cung

cấp)

4.2. Quan hệ người mua (Khách

hàng)

4.3. Quan hệ đối tác

5. Quan hệ khác Thành viên Ban Kiểm soát

nhiệm kỳ 2012-2017

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn trung thực, chính xác và hợp lý, nếu sai tôi xin

chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày 15 tháng 03 năm 2017

Ứng cử viên

(đã ký)

Nguyễn Khải Hoàn

57

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

---------------------------

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA VÀO BAN KIỂM SOÁT

1. Thông tin cá nhân

o Họ và tên: Cao Duy Hà

o Ngày tháng năm sinh: 14/03/1984

o Nơi sinh: Hà Nội

o Giới tính: Nam

o Quốc tịch: Việt Nam

2. Trình độ chuyên môn:

Thời gian Trường/ Nơi đào tạo Bằng cấp

2006 Đại học New South Wales ( Úc) Cử nhân danh dự

3. Quá trình công tác

Thời gian Chức vụ Tên tổ chức

1/2007 – 12/2007 Trợ giảng các môn kinh tế lượng và

kinh tế vi mô

Đại học New

South Wales ( Úc)

5/2008 – 12/2016 Chuyên viên Ban Đầu tư Tổng công ty Đầu tư và

kinh doanh vốn Nhà nước

01/2017 – nay Thư ký Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và

kinh doanh vốn Nhà nước

o Khen thưởng, kỷ luật (nếu có):

4. Các vị trí đang nắm giữ trong các tổ chức khác:

STT Tên Tổ chức Giấy ĐKKD

Vị trí

(Các vị trí trong

HĐQT, Ban Điều

hành/Ban Giám đốc)

Ngày tháng

bắt đầu

nắm giữ

Ghi chú

khác

1.

2.

3.

5. Kê khai lợi ích:

STT Tên Công ty Giấy ĐKKD Tỷ lệ % cổ phiếu/ vốn

nắm giữ Ghi chú khác

1. Công ty Cổ phần

FPT

0101248141 0% Số liệu chốt ngày

01/03/2017

58

6. Kê khai mối quan hệ với FPT:

STT Mối quan hệ Có Không

Chi tiết mối quan hệ

(Nếu đánh dấu vào cột “Có”,

cột này sẽ mô tả chi tiết về

mối quan hệ lợi ích này và

ứng viên sẽ gửi kèm các tài

liệu liên quan).

1. Mối quan hệ nhân viên với FPT

2. Mối quan hệ kiểm toán, tư vấn

với FPT

3. Mối quan hệ sở hữu (cổ đông

của FPT)

4. Mối quan hệ kinh tế

4.1. Quan hệ người bán (Nhà cung

cấp)

4.2. Quan hệ người mua (Khách

hàng)

4.3. Quan hệ đối tác

5. Quan hệ khác Thành viên Ban Kiểm soát

nhiệm kỳ 2012-2017

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn trung thực, chính xác và hợp lý, nếu sai tôi xin

chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày 15 tháng 03 năm 2017

Ứng cử viên

(đã ký)

Cao Duy Hà

59

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

------------------------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2017

NGHỊ QUYẾT

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2017

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Căn cứ :

- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 24/11/2014;

- Điều lệ Công ty Cổ phần FPT năm 2016;

- Các tờ trình của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát tại Đại hội đồng Cổ đông thường

niên năm 2017;

- Biên bản họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2017 của Công ty Cổ phần FPT

ngày 31 tháng 03 năm 2017;

- Biên bản kiểm phiếu họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2017 của Công ty Cổ

phần FPT ngày 31 tháng 03 năm 2017.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1: Thông qua các báo cáo sau

1. Thông qua Báo cáo Tài chính Kiểm toán 2016;

2. Thông qua Báo cáo của Hội đồng Quản trị 2016, chiến lược kinh doanh 2017 – 2019

3. Thông qua kế hoạch kinh doanh 2017 như sau:

Đơn vị: tỷ VNĐ

Khối kinh doanh Doanh thu Lợi nhuận trước thuế

2016 2017 Thay đổi 2016 2017 Thay đổi

Khối Công nghệ 9.952 11.831 18,9% 1.102 1.359 23,3%

Khối Viễn thông 6.666 7.746 16,2% 1.198 1.210 1,0%

Khối Phân phối & Bán

lẻ

23.037 26.093 13,3% 544 741 36,2%

Khối Giáo dục & Đầu

890 950 6,8% 170 98 -42,4%

Tổng cộng 40.545 46.619 15,0% 3.014 3.408 13,1%

4. Thông qua Báo cáo Ban Kiểm soát năm 2016.

Điều 2: Thông qua Phương án sử dụng lợi nhuận năm 2016, Phương án chia cổ tức bằng cổ

phiếu, cụ thể:

1. Phương án phân phối lợi nhuận năm 2016

Mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt 2016: 20% (2.000đồng/cổ phiếu). Trong đó:

- Đã thực hiện chi trả 10% trong năm 2016

- Trả 10% còn lại sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt

- Thời gian dự kiến: Quý 2/2017

- Ủy quyền cho HĐQT triển khai chi tiết việc chi trả cổ tức.

Dự thảo

60

2. Phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu

- Tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu: 15% (cổ đông sở hữu 20 cổ phần hiện hữu được chia

thêm 03 cổ phần mới).

- Nguồn vốn thực hiện: từ nguồn lợi nhuận để lại

- Phương án xử lý cổ phần lẻ phát sinh: Số lượng cổ phần mới phát hành để thực hiện

việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu mà mỗi cổ đông nhận được sẽ được làm tròn đến

hàng đơn vị theo nguyên tắc làm tròn xuống. Phần lẻ thập phân phát sinh (nếu có) sẽ

hủy bỏ.

- Niêm yết: Số cổ phần phát hành thêm để thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được

niêm yết ngay khi thực hiện.

- Thời gian: Quý 2/2017. Thời gian chốt danh sách cổ đông thực hiện việc trả cổ tức

bằng cổ phiếu cùng với ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện việc trả cổ tức bằng

tiền mặt ở trên.

- Ủy quyền cho HĐQT triển khai chi tiết việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Điều 3: Thông qua Chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt 2017:

- Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt 20% (2.000đồng/cổ phiếu- căn cứ theo số lượng cổ phiếu

mới sau khi đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu 15%).

- HĐQT căn cứ kết quả kinh doanh thực tế để quyết định mức tạm ứng cổ tức tại các

thời điểm thích hợp trong năm cũng như các vấn đề liên quan khác, đảm bảo không

ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Mức chia cổ tức bằng tiền mặt của cả năm 2017 sẽ do ĐHĐCĐ thường niên năm

2018 quyết định.

Điều 4: Thông qua đề xuất lựa chọn một (1) trong bốn (4) công ty kiểm toán sau (Big 4)

thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2017 của Công ty gồm: Công ty KPMG, Công

ty Deloitte, Công ty PwC, Công ty Ernst & Young và ủy quyền cho Hội đồng Quản trị lựa

chọn công ty kiểm toán cụ thể.

Điều 5: Thông qua chương trình phát hành cổ phần cho người lao động giai đoạn 2017-

2019, cụ thể:

- Phát hành cổ phần Ưu đãi nhân viên loại 3, hạn chế chuyển nhượng 03 năm (theo quy

định tại Điều 5, Điều lệ công ty) theo mệnh giá cho người lao động có thành tích, các

đối tượng cầu hiền trong giai đoạn 03 năm (2017-2019), theo đó số lượng phát hành

mỗi năm không quá 0,5% vốn điều lệ tại thời điểm phát hành. Số cổ phần này sẽ được

niêm yết ngay sau khi phát hành.

- Thời điểm phát hành: Phát hành làm 03 đợt vào các năm 2018, 2019 và 2020. Thời

điểm phát hành cụ thể là sau khi có Báo cáo tài chính kiểm toán năm liền trước.

- Đối tượng phát hành: cán bộ nòng cốt từ Level 5 trở lên; các đối tượng cầu hiền.

- Thời gian hạn chế chuyển nhượng: 03 năm kể từ ngày phát hành.

- Ủy quyền cho Hội đồng Quản trị quyết định chi tiết và tổ chức thực hiện.

Điều 6: Thông qua tờ trình thù lao ngân sách thu nhập của Hội đồng Quản trị năm 2017; Kế

hoạch, ngân sách hoạt động và thù lao của Ban Kiểm soát năm 2017.

1. Ngân sách thu nhập của HĐQT năm 2017

- Lương cho các thành viên điều hành: 10,76 tỷ đồng;

- Thưởng cho các thành viên điều hành không quá 0,49% trên tổng lợi nhuận trước

thuế của Tập đoàn;

- Thù lao cho các thành viên HĐQT độc lập, không điều hành: 5,75 tỷ đồng.

61

2. Chi phí hoạt động và ngân sách thù lao của Ban Kiểm soát năm 2016 là: 904.200.000

đồng

Điều 7: Danh sách trúng cử Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022. Cụ thể

như sau:

1. Danh sách Hội đồng Quản trị:

2. Danh sách Ban Kiểm soát:

Nghị quyết này được Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2017 của Công ty Cổ phần FPT

thông qua toàn văn tại cuộc họp. Hội đồng Quản trị căn cứ nội dung Nghị quyết này để triển

khai thực hiện.

TM. BAN THƯ KÝ ĐẠI HỘI

LẠI THỊ HƯƠNG HUYỀN

CHỦ TỌA ĐẠI HỘI

TRƯƠNG GIA BÌNH

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2017 ------------------------------------------

PHIẾU BIỂU QUYẾT

MÃ ĐẠI BIỂU: FPT.000xxx

Họ và tên Đại biểu: Số lượng cổ phần sở hữu: …. cổ phần Số lượng cổ phần nhận ủy quyền: …..cổ phần Tổng số lượng cổ phần đại diện: …..cổ phần

(Quý Đại biểu đánh dấu vào ô Ý kiến lựa chọn theo từng Nội dung biểu quyết)

Không ý kiến

(No

comment)

Không

tán

thành (Disagree)

Tán

thành (Agree)

NỘI DUNG

(CONTENT)

Nội dung 1 (Content 1): Thông qua Báo cáo Tài chính Kiểm toán năm 2016;

Báo cáo của Hội đồng Quản trị năm 2016, chiến lược kinh doanh 2017 – 2019

và kế hoạch kinh doanh 2017; Báo cáo Ban Kiểm soát năm 2016 Approve 2016 Audited Financial Statement; The Board of Directors’ report,

the Corporation’s 2017-2019 strategy; 2017 business plan; and the Supervisory

Board’s report

Nội dung 2 (Content 2): Thông qua Phương án sử dụng lợi nhuận năm 2016

và Phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu Approve the plan for 2016 profit distribution and share dividend payment

Nội dung 3 (Content 3): Thông qua Chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt

năm 2017 Approve policy for cash dividend payment in 2017

Nội dung 4 (Content 4): Thông qua đề xuất lựa chọn công ty Kiểm toán độc

lập thực hiện kiểm toán Báo cáo Tài chính năm 2017 Approve the Proposal of List of Auditors for 2017 Financial Statement

Nội dung 5 (Content 5): Thông qua chương trình phát hành cổ phần cho

người lao động giai đoạn 2017-2019 Approve the shares issuance for employees in the period 2017 – 2019

Nội dung 6 (Content 6): Thông qua ngân sách thu nhập của Hội đồng Quản trị

năm 2017; Kế hoạch, ngân sách hoạt động và thù lao của Ban Kiểm soát năm

2017 Approve the 2017 remuneration package for the Board of Directors; the 2017

action plan and remuneration package for the Supervisory Board

Ngày…tháng 3 năm 2017 ĐẠI BIỂU

(Ký và Ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn:

Đại biểu biểu quyết bằng cách lựa chọn MỘT trong

các phương án: Tán thành, Không tán thành, Không

ý kiến cho từng nội dung biểu quyết.

Trang 1/5

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017

QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TRIỆU TẬP VÀ BIỂU QUYẾT TẠI ĐẠI HỘI

ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯƠNG NIÊN 2017

Căn cứ:

- Luật Doanh nghiệp năm 2014;

- Điều lệ Công ty Cổ phần FPT ngày 31/03/2016;

- Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố

thông tin trên thị trường chứng khoán;

- Các văn bản pháp luật liên quan.

Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Thẩm quyền quyết

định triệu tập họp Đại hội đồng Cổ đông được quy định tại điều 13 Điều lệ Công ty. Việc

triệu tập họp, điều kiện tiến hành Đại hội, thể thức tiến hành họp và biểu quyết, thông qua

quyết định của Đại hội đồng Cổ đông tuân thủ các quy định từ điều 17 đến điều 20 Điều lệ

Công ty và từ điều 138 đến 144 Luật doanh nghiệp 2014.

Điều 1. Thông báo triệu tập Đại hội đồng Cổ đông

- Công bố thông tin về việc chốt danh sách cổ đông có quyền tham dự họp Đại hội

đồng Cổ đông thường niên 2017: ngày 13/02/2017

- Ngày chốt danh sách cổ đông đủ điều kiện tham gia và biểu quyết tại Đại hội:

01/03/2017

- Thời gian và địa điểm tổ chức đại hội: 13h00 thứ Sáu ngày 31/3/2017 tại hội trường

lớn Khách sạn Daewoo, 360 Kim Mã, Hà Nội

- Chuẩn bị chương trình họp, và các tài liệu theo quy định phù hợp với luật pháp và các

quy định của Công ty;

1.2. Thông báo họp Đại hội đồng Cổ đông: gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có

quyền dự họp và tuân thủ quy định tại điều 17 Điều lệ Công ty và tại điều 138, 139 Luật

doanh nghiệp 2014.

1. Các hình thức thông báo Đại hội đồng Cổ đông:

o Công bố trên website của Công ty tại địa chỉ: www.fpt.com.vn;

Trang 2/5

o Công bố trên phương tiện thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí

Minh;

o Gửi cho cổ đông bằng cách chuyển tận tay hoặc gửi qua bưu điện bằng

phương thức bảo đảm tới địa chỉ đã đăng ký của cổ đông, hoặc tới địa chỉ do

cổ đông đó cung cấp để phục vụ việc gửi thông tin.

o Trường hợp cổ đông đã thông báo cho Công ty bằng văn bản về số fax hoặc

địa chỉ thư điện tử, thông báo họp Đại hội đồng Cổ đông có thể được gửi tới

số fax hoặc địa chỉ thư điện tử đó.

o Trường hợp cổ đông là người làm việc trong Công ty, thông báo có thể đựng

trong phong bì dán kín gửi tận tay họ tại nơi làm việc; hoặc gửi thông báo đến

địa chỉ thư điện tử của cổ đông đó.

2. Thông báo họp Đại hội đồng Cổ đông bao gồm chương trình họp, mẫu chỉ định đại

diện theo ủy quyền dự họp và đường dẫn để tải tài liệu họp từ trang thông tin điện tử

của công ty.

3. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp, dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương

trình họp được đăng tải trên trang thông tin điện tử của công ty www.fpt.com.vn và

các thông tin liên quan về các vấn đề sẽ được thảo luận và biểu quyết tại đại hội;

4. Thông báo Đại hội đồng Cổ đông được gửi trước ít nhất mười lăm (15) ngày trước

ngày họp Đại hội đồng Cổ đông, (tính từ ngày mà thông báo được gửi hoặc chuyển đi

một cách hợp lệ, được trả cước phí hoặc được bỏ vào hòm thư);

5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ 5% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn

liên tục từ sáu (06) tháng trở lên có quyền đề xuất các vấn đề đưa vào chương trình

họp Đại hội đồng Cổ đông. Đề xuất phải được làm bằng văn bản và phải được gửi cho

Công ty ít nhất ba (03) ngày làm việc trước ngày khai mạc Đại hội đồng Cổ đông. Đề

xuất phải bao gồm họ và tên cổ đông, số lượng và loại cổ phần người đó nắm giữ, và

nội dung đề nghị đưa vào chương trình họp. Người triệu tập họp Đại hội đồng Cổ

đông có quyền từ chối những đề xuất này trong các trường hợp sau:

o Đề xuất được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội

dung;

Trang 3/5

o Vào thời điểm đề xuất, cổ đông hoặc nhóm cổ đông không có đủ ít nhất 5% cổ

phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất sáu (06) tháng theo quy định tại

Khoản 4 Điều 11 Điều lệ Công ty;

o Vấn đề đề xuất không thuộc phạm vi thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông

bàn bạc và thông qua.

Điều 2: Các điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng Cổ đông

1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít

nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết.

2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành, Đại hội đồng cổ

đông phải được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định

họp lần thứ nhất. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến

hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết.

3. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành, Đại hội đồng

Cổ đông được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp

lần thứ hai. Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành

không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Điều 3. Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng Cổ đông

Tuân thủ quy định tại điều 19 Điều lệ Công ty và điều 142 Luật doanh nghiệp 2014.

1. Cách thức đăng ký tham dự Đại hội

- Vào ngày tổ chức Đại hội đồng Cổ đông, Công ty thực hiện thủ tục đăng ký cổ đông

và phải thực hiện việc đăng ký cho đến khi các cổ đông có quyền dự họp có mặt đăng

ký hết;

- Khi tiến hành đăng ký cổ đông, Công ty sẽ cấp cho từng cổ đông hoặc đại diện được

uỷ quyền có quyền biểu quyết một thẻ biểu quyết, trên đó có ghi số đăng ký, họ và tên

của cổ đông, họ và tên đại diện được uỷ quyền và số phiếu biểu quyết của cổ đông đó;

- Cổ đông đến dự Đại hội đồng Cổ đông muộn có quyền đăng ký ngay và sau đó có

quyền tham gia và biểu quyết ngay tại đại hội. Chủ toạ không có trách nhiệm dừng đại

hội để cho cổ đông đến muộn đăng ký và hiệu lực của các đợt biểu quyết đã tiến hành

trước khi cổ đông đến muộn tham dự sẽ không bị ảnh hưởng.

Trang 4/5

2. Hình thức họp và thể thức tiến hành họp Đại hội đồng Cổ đông: tuân thủ theo

đúng quy định tại điều 19 Điều lệ Công ty và Điều 142 Luật doanh nghiệp 2014.

3. Cách thức biểu quyết của Đại hội đồng Cổ đông: tuân thủ theo đúng quy định tại

điều 19 Điều lệ Công ty và Điều 142 Luật doanh nghiệp 2014.

a. Ban Kiểm phiếu

- Đại hội sẽ tự chọn trong số đại biểu những người chịu trách nhiệm kiểm phiếu hoặc

giám sát kiểm phiếu và nếu Đại hội không chọn thì Chủ tọa sẽ chọn những người đó.

Số thành viên của Ban Kiểm phiếu không quá ba người.

b. Cách thức biểu quyết và thông báo kết quả

- Khi tiến hành biểu quyết tại đại hội, cổ đông, đại diện cổ đông hợp lệ biểu quyết bằng

cách lựa chọn các phương án: Tán thành, Không tán thành, Không có ý kiến cho từng

Tờ trình đại hội sau đó, ký và ghi rõ họ tên vào Phiếu biểu quyết (đã được phát khi

đăng ký);

- Ban Kiểm phiếu tiến hành thu phiếu biểu quyết và tiến hành kiểm phiếu.

- Kết quả kiểm phiếu được công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp

- Biên bản kiểm phiếu sẽ được đăng tải trên website của công ty trong thời hạn mười

lăm (15) ngày kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu.

Điều 4: Thông qua các quyết định của Đại hội đồng Cổ đông

Tuân thủ điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014.

Điều 5. Biên bản họp Đại hội đồng Cổ đông: tuân thủ Điều 22 Điều lệ Công ty và Điều

146 Luật doanh nghiệp 2014.

1. Biên bản được lập bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nội dung thông tin công bố bằng

tiếng Anh chỉ có tính tham khảo) bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

- Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng Cổ đông;

- Chương trình và nội dung cuộc họp;

- Họ, tên Chủ tọa và Thư ký;

- Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng Cổ đông về từng

vấn đề trong nội dung chương trình họp;

Trang 5/5

- Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách

đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;

- Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức

biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không

có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;

- Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;

- Chữ ký của chủ tọa và thư ký.

2. Biên bản họp và Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông phải làm xong và được Đại hội

đồng Cổ đông biểu quyết thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.

Điều 6. Yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng Cổ đông

Tuân thủ Điều 23 Điều lệ Công ty.

Điều 7. Công bố thông tin Biên bản họp và Nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm kết thúc cuộc họp, biên bản và nghị quyết của Đại hội

đồng Cổ đông sẽ được đăng tải trên trang Web của Công ty tại địa chỉ www.fpt.com.vn và

được gửi tới Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh để

thực hiện công bố thông tin theo quy định pháp luật hiện hành.

T/M. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

Trương Gia Bình

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2017

QUY CHẾ BẦU CỬ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ THÀNH VIÊN

BAN KIỂM SOÁT CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

- Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2014;

- Căn cứ Điều lệ Công ty Cổ phần FPT ngày 31/03/2016,

Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2017 tiến hành bầu thành viên Hội đồng quản trị

(HĐQT) và thành viên Ban Kiểm Soát (BKS) nhiệm kỳ 2017-2022 theo các quy định sau:

Điều 1. Điều kiện ứng cử, đề cử, số lượng và tiêu chuẩn thành viên HĐQT và thành viên

BKS

1. Tiêu chuẩn, điều kiện làm thành viên HĐQT và BKS

a. Thành viên HĐQT phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh

nghiệp theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014 và Điều lệ Công ty cấm làm

thành viên Hội đồng quản trị.

- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty.

Thành viên Hội đồng quản trị có thể không phải là cổ đông của Công ty;

- Không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của trên năm (05) công ty

khác, trừ trường hợp là thành viên Hội đồng quản trị của các công ty trong cùng

tập đoàn hoặc là người đại diện của công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng

khoán hoặc trừ những trường hợp khác mà pháp luật quy định theo từng thời

điểm.

- Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan

và Điều lệ Công ty.

b. Thành viên BKS phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và

quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014.

- Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị,

em ruột của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý

khác;

- Không được giữ các chức vụ quản lý ở Công ty.

- Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan

và Điều lệ Công ty.

2. Điều kiện ứng cử, đề cử

a. Điều kiện ứng cử, đề cử thành viên HĐQT

- Các Cổ đông nắm giữ cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất

sáu (06) tháng có quyền gộp số quyền biểu quyết của từng người lại với nhau để

đề cử các ứng viên HĐQT.

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% đến dưới 10% tổng số cổ phần có

quyền đề cử một (01) ứng viên; từ 10% đến dưới 30% được đề cử tối đa hai (02)

ứng viên; từ 30% đến dưới 40% được đề cử tối đa ba (03) ứng viên; từ 40% đến

dưới 50% được đề cử tối đa bốn (04) ứng viên; từ 50% đến dưới 60% được đề cử

tối đa năm (05) ứng viên; từ 60% đến dưới 70% được đề cử tối đa sáu (06) ứng

viên; từ 70% đến dưới 80% được đề cử tối đa bảy (07) ứng viên; và từ 80% đến

dưới 90% được đề cử tối đa tám (08) ứng viên.

- Trường hợp số lượng các ứng viên Hội đồng Quản trị thông qua đề cử và ứng cử

vẫn không đủ số lượng cần thiết, Hội đồng Quản trị đương nhiệm có thể đề cử

thêm ứng cử viên hoặc tổ chức đề cử theo cơ chế được Công ty quy định tại Quy

chế nội bộ về Quản trị công ty. Trong trường hợp này, các thành viên HĐQT

đương nhiệm có quyền đề cử ứng cử viên đạt đủ các tiêu chuẩn Thành viên

HĐQT theo quy chế này, Điều lệ và pháp luật có liên quan. Hội đồng quản trị sau

đó sẽ tiến hành biểu quyết theo nguyên tắc quá bán để chọn ra ứng viên có đủ

điều kiện trình Đại hội đồng Cổ đông quyết định.

b. Điều kiện ứng cử, đề cử thành viên BKS

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ 5% tổng số cổ phần phổ thông trong thời

hạn liên tục từ sáu (06) tháng trở lên có quyền đề cử các ứng viên Ban Kiểm soát.

- Các Cổ đông có quyền gộp số phiếu biểu quyết của từng người lại với nhau để đề

cử các ứng viên Ban Kiểm soát. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông đang nắm giữ từ 5%

đến dưới 10% tổng số cổ phần có quyền biết quyết được đề cử một (01) ứng viên;

từng 10% đến dưới 30% được đề cử tối đa hai (02) ứng viên; từ 30% đến dưới

40% được đề cử tối đa ba (03) ứng viên; từ 40% đến dưới 50% được đề cử tối đa

bốn (04) ứng viên; từ 50% đến dưới 60% được đề cử tối đa năm (05) ứng viên.

- Trường hợp số lượng các ứng viên Ban Kiểm soát thông qua đề cử và ứng cử vẫn

không đủ số lượng cần thiết, Ban Kiểm soát đương nhiệm có thể đề cử thêm ứng

cử viên hoặc tổ chức đề cử theo cơ chế được công ty quy định tại Quy chế nội bộ

về Quản trị công ty. Cơ chế Ban kiểm soát đương nhiệm đề cử ứng viên Ban kiểm

soát phải được công bố rõ ràng và phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua

trước khi tiến hành đề cử.

3. Số lượng thành viên HĐQT và thành viên BKS nhiệm kỳ 2017-2022 tuân thủ quy

định tại khoản 1 Điều 24 và khoản 1 Điều 35 Điều lệ Công ty hiện hành và được quy

định như sau trừ khi ĐHĐCĐ có quyết định khác:

- Số lượng thành viên HĐQT được bầu là 07 thành viên.

- Số lượng thành viên Ban Kiểm soát được bầu là 03 thành viên.

Điều 2. Hồ sơ tham gia ứng cử, đề cử thành viên HĐQT, BKS

1. Hồ sơ tham gia ứng cử, đề cử HĐQT, BKS bao gồm:

- Đơn ứng cử (đề cử) tham gia Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát (theo mẫu);

- Biên bản họp nhóm (nếu có, theo mẫu);

- Thông tin cá nhân do ứng cử viên tự khai (theo mẫu);

- Bản sao có công chứng: Giấy CMND/hộ chiếu, hộ khẩu thường trú.

- Xác nhận của tổ chức phát hành hoặc sao kê tài khoản để chứng minh thời gian nắm

giữ liên tục cổ phiếu tối thiểu 6 tháng theo quy định tại Điều lệ Công ty FPT và Luật

Doanh nghiệp 2014.

2. Thời hạn gửi hồ sơ:

Trước 12h00, thứ Sáu ngày 24/03/2017

Hồ sơ gửi về: Công ty Cổ phần FPT

Trụ sở chính: Tòa nhà FPT, số 17 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu

Giấy, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: (+84 4) 7300 7300; Fax: (+84 4) 37687410

Điều 3. Quyền bầu cử

Cổ đông sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết và đại diện theo ủy quyền của cổ đông sở hữu cổ

phần có quyền biểu quyết theo Danh sách cổ đông chốt ngày 01/03/2017.

Điều 4. Phương thức bầu cử

- Việc bầu thành viên HĐQT và thành viên BKS được thực hiện phương thức bầu dồn

phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu bầu tương ứng với tổng số cổ phần sở

hữu nhân với số thành viên HĐQT, BKS được bầu

- Cổ đông hoặc người đại diện theo ủy quyền bầu thành viên HĐQT và thành viên

BKS bằng cách điền số phiếu bầu tương ứng cho từng ứng cử viên tham gia HĐQT

và BKS sao cho tổng số phiếu (quyền) bầu thành viên HĐQT và thành viên BKS trên

mỗi tờ phiếu bầu không lớn hơn số cổ phần sở hữu và/ hoặc đại diện nhân với số

thành viên HĐQT được bầu (đối với Tờ phiếu bầu thành viên HĐQT) và không lớn

hơn số cổ phần sở hữu và/ hoặc đại diện nhân với số thành viên BKS được bầu (đối

với Tờ phiếu bầu thành viên BKS).

- Cổ đông hoặc người đại diện theo ủy quyền có thể chia tổng số phiếu bầu cho các ứng

viên (đối với mỗi Tờ phiếu bầu) nhưng tối đa không quá số lượng thành viên HĐQT

hoặc BKS được bầu, hoặc dồn hết tổng số phiếu bầu cho một ứng cử viên..

Điều 5. Phiếu bầu và ghi phiếu bầu

- Phiếu bầu được in thống nhất, có tổng số quyền biểu quyết theo mã số cổ đông.

- Cổ đông hoặc người đại diện theo ủy quyền được phát Tờ phiếu bầu thành viên

HĐQT và Tờ phiếu bầu thành viên BKS theo Mã số cổ đông (sở hữu và/hoặc được ủy

quyền).

- Trường hợp ghi sai phiếu bầu, cổ đông đề nghị Ban Kiểm phiếu đổi phiếu bầu khác.

- Cổ đông hoặc người đại diện theo ủy quyền phải tự mình ghi vào phiếu bầu.

- Phiếu bầu được coi là hợp lệ khi:

Sử dụng phiếu bầu do Ban Tổ chức phát;

Bầu cho những ứng viên HĐQT, BKS có tên trong danh sách ứng cử, đề cử được

thông qua và ghi rõ số phiếu bầu cho từng ứng cử viên;

Có chữ ký của cổ đông hoặc đại diện theo ủy quyền trên phiếu bầu.

- Phiếu bầu không hợp lệ:

Phiếu không phải do Ban tổ chức phát hành ra theo quy định;

Phiếu bầu quá số người quy định, ghi thêm tên người khác vào danh sách hoặc

không ghi số phiếu bầu cho bất cứ ứng cử viên nào;

Phiếu có tổng số phiếu bầu cho những ứng cử viên vượt quá tổng số phiếu bầu

của cổ đông sở hữu hoặc được ủy quyền;

Phiếu bầu tẩy xoá, rách nát, không xác định số phiếu bầu cho từng ứng cử viên;

Phiếu bầu không có chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ

đông;

Phiếu bầu có viết thêm các nội dung khác;

Phiếu bầu cử nộp cho Ban Kiểm phiếu khi việc bỏ phiếu kết thúc và Ban Kiểm

phiếu đang tiến hành kiểm phiếu.

Điều 6. Ban kiểm phiếu và trách nhiệm của Ban kiểm phiếu

- Ban kiểm phiếu do Chủ tọa Đại hội đề cử và được Đại hội biểu quyết thông qua.

- Ban kiểm phiếu có trách nhiệm kiểm tra kết quả bầu cử một cách khách quan, chính

xác

- Ban kiểm phiếu có trách nhiệm lập Biên bản kiểm phiếu và công bố kết quả kiểm

phiếu. Kết quả bầu cử được công nhận sau khi thông qua Biên bản kiểm phiếu tại Đại

hội.

- Ban kiểm phiếu phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả bầu

cử.

Điều 7. Bỏ phiếu, kiểm phiếu

- Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm tra thùng phiếu trước sự chứng kiến của các cổ đông

tham dự Đại hội.

- Việc bỏ phiếu được bắt đầu khi có hiệu lệnh của Chủ tọa cuộc họp và kết thúc khi cổ

đông cuối cùng bỏ phiếu bầu vào thùng phiếu.

- Việc kiểm phiếu phải được Ban Kiểm phiếu lập thành Biên bản kiểm phiếu bầu cử,

trong đó có các nội dung sau: tổng số cổ đông tham gia dự họp, tổng số cổ đông tham

gia bỏ phiếu, tỷ lệ quyền biểu quyết của cổ đông tham gia bỏ phiếu so với tổng số

quyền biểu quyết của cổ đông tham gia dự họp (theo phương thức bầu dồn phiếu), số

phiếu và tỉ lệ phiếu hợp lệ, số phiếu và tỉ lệ phiếu không hợp lệ, số phiếu và tỉ lệ

phiếu trống; số phiếu và tỉ lệ phiếu biểu quyết cho từng ứng cử viên được bầu vào

HĐQT và BKS.

Điều 8. Quy định về trúng cử vào HĐQT và BKS

- Số lượng ứng cử viên trúng cử bầu vào HĐQT là 07 (bảy) và trúng cử vào BKS là 03

(ba). Ứng viên trúng cử là ứng viên có số phiếu bầu cao nhất, hoặc tính từ cao đến

thấp.

- Trường hợp có từ 02 (hai) ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho

thành viên cuối cùng bầu vào HĐQT và BKS, thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các

ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau để chọn 01 (một) thành viên có số phiếu bầu

cao nhất.

- Nếu việc bầu lại vẫn chưa đạt được kết quả, ĐHĐCĐ có thể biểu quyết để khuyết

thành viên HĐQT hoặc BKS và bầu bổ sung trong kỳ họp ĐHĐCĐ tiếp theo.\

Điều 9. Khiếu nại về việc bầu cử và kiểm phiếu

Những khiếu nại về việc bầu và kiểm phiếu sẽ do Chủ tọa cuộc họp giải quyết và được ghi vào

biên bản cuộc họp.

Quy chế này gồm có 9 Điều, được đọc công khai trước Đại hội đồng Cổ đông và có hiệu lực thi

hành ngay sau khi được Đại hội đồng Cổ đông biểu quyết thông qua.

Hà Nội, Ngày 15 tháng 03 năm 2017

T/M. BAN TỔ CHỨC

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2017

CHỦ TỌA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ỨNG CỬ THAM GIA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Kính gửi : BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Tên cá nhân: .............................. ......................... ......................... .........................

CMND/Hộ chiếu số: ................. ......... Ngày cấp: ........................ ........... Nơi cấp: .........................

Địa chỉ: ....................................... ......................... ......................... ......................... .........................

Trình độ học vấn: ....................... ......................... . Chuyên ngành: ......................... .........................

Hiện đang sở hữu: ............... cổ phần (Bằng chữ: ......................... ........................ )

chiếm ........% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của FPT.

Thời gian nắm giữ cổ phiếu FPT liên tục đến ngày 01/03/2017 là: .... tháng

Sau khi nghiên cứu các quy định về quyền của cổ đông và các tiêu chuẩn thành viên Hội đồng Quản trị tại

Điều lệ hiện hành Công ty Cổ phần FPT ngày 31/03/2016 và Luật doanh nghiệp năm 2014, tôi có đủ điều

kiện ứng cử vào Hội đồng Quản trị FPT.

Đề nghị Ban Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông FPT cho tôi được đăng ký tham gia ứng cử vào Hội đồng

Quản trị Tập đoàn FPT nhiệm kỳ 2017-2022.

Nếu được các cổ đông tín nhiệm bầu làm thành viên Hội đồng Quản trị, tôi xin đem hết năng lực và tâm

huyết của bản thân để đóng góp cho sự phát triển của FPT, cam kết thực hiện công việc một cách trung

thực, tuân thủ Điều lệ hiện hành Công ty Cổ phần FPT, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản

pháp luật hiện hành.

Tôi xin đính kèm thông tin cá nhân của người ứng cử theo Đơn này.

Bằng văn bản này, tôi cam kết về tính trung thực, chính xác và hợp lý của các thông tin cá nhân được

công bố và xịn chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc này.

............., ngày ...... tháng ...... năm 2017

CỔ ĐÔNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Lưu ý :

- Đơn này phải được gửi đến Ban tổ chức Đại hội trước 12h00 thứ Sáu ngày 24/3/2017 theo địa chỉ sau:

Công ty Cổ phần FPT, số 17 Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Cổ đông phải gửi kèm theo xác nhận của tổ chức phát hành hoặc sao kê tài khoản để chứng minh thời gian

nắm giữ liên tục tối thiểu 06 tháng theo quy định tại Điều lệ.

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ CỬ ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Kính gửi : BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Tên cá nhân/ Tổ chức: ............... ......................... ..................................................... ........................

CMND/Hộ chiếu/ ĐKKD số: .... ......... Ngày cấp: ........................ ........... Nơi cấp: .........................

Địa chỉ: ....................................... ......................... ......................... ......................... .........................

Hiện đang sở hữu: ................... cổ phần (Bằng chữ: ...................... ......................... ........................ )

chiếm ........% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của FPT.

Thời gian nắm giữ cổ phiếu Công ty Cổ phần FPT liên tục đến ngày 01/03/2017 là:....................tháng.

Sau khi nghiên cứu các quy định về quyền của cổ đông và các tiêu chuẩn, điều kiện làm thành viên Hội

đồng Quản trị tại Điều lệ hiện hành Công ty Cổ phần FPT ngày 31/03/2016 và Luật doanh nghiệp năm

2014, tôi đề cử ứng cử viên tham gia vào Hội đồng Quản trị FPT nhiệm kỳ 2017-2022, cụ thể như sau:

Ông (Bà): .................................. ......................... ......................... ......................... .........................

CMTND/ĐKKD số: .........................Ngày cấp: ..../....../...........Nơi cấp: .................

Địa chỉ thường trú: ..................... ......................... ......................... ......................... .........................

Trình độ học vấn: ....................... ......................... . Chuyên ngành: ......................... .........................

Hiện đang sở hữu: ............... cổ phần (Bằng chữ: ......... ) (nếu có)

Đề nghị Ban tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên FPT năm 2017 ghi nhận ứng cử viên nêu trên

vào danh sách ứng cử viên tham gia vào Hội đồng Quản trị FPT nhiệm kỳ 2017-2022.

Tôi xin đính kèm thông tin cá nhân của ứng cử viên theo Đơn này.

Trân trọng cảm ơn!

............., ngày ...... tháng năm 2017

CỔ ĐÔNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu là tổ chức)

Lưu ý :

- Đơn này phải được gửi đến Ban tổ chức Đại hội trước 12h00 thứ Sáu ngày 24/3/2017 theo địa chỉ sau:

Công ty Cổ phần FPT, số 17 Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Cổ đông phải gửi kèm theo xác nhận của tổ chức phát hành hoặc sao kê tài khoản để chứng minh thời gian

nắm giữ liên tục tối thiểu 06 tháng theo quy định tại Điều lệ.

- Nếu cổ đông là tổ chức thì cần có chữ ký của người đại điện theo pháp luật của tổ chức và đóng dấu của tổ

chức

Mẫu số 02

02AS A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM ĐỀ CỬ ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Vào hồi......giờ......, ngày......./03/2017, tại ..................................................................................., chúng tôi

là những cổ đông của Công ty Cổ phần FPT (FPT) cùng nhau nắm giữ .................. cổ phần, chiếm

........% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của FPT, có tên trong danh sách dưới đây:

STT Cổ đông Số CMND/Hộ

chiếu/ĐKKD Địa chỉ/Trụ sở

Số cổ phần

sở hữu

Thời gian

sở hữu liên

tục tính

đến ngày

01/03/2017

Ký tên

(đóng dấu

nếu là tổ

chức)

1

2

3

4

5

Tổng cộng …………

Sau khi nghiên cứu các quy định về quyền của cổ đông và các tiêu chuẩn, điều kiện làm thành viên Hội

đồng Quản trị tại Điều lệ hiện hành Công ty Cổ phần FPT ngày 31/03/2016 và Luật doanh nghiệp năm

2014, chúng tôi cùng nhất trí đề cử ứng cử viên thành viên Hội đồng Quản trị FPT nhiệm kỳ 2017-2022.

Cụ thể như sau:

1. Ông (Bà):.......... ........................................................................... ...............................................

CMND/Hộ chiếu số: ..............................Ngày cấp: ....../......./..............Nơi cấp: ...........................

Địa chỉ thường trú: .................. .......................................................................................................

Trình độ học vấn: ....................... ......................... . Chuyên ngành: ......... ………… ...................................

Hiện đang sở hữu: .................. cổ phần (Bằng chữ: ..................... .. ......................... ................... ) (nếu có)

2. Ông/ Bà: …….

………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

3. Ông/ Bà: …….

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Đồng thời, chúng tôi thống nhất cử:

Mẫu số 03

02AS A

Tên cá nhân/ tổ chức: ………

CMND/Hộ chiếu/ ĐKKD số………………….ngày cấp……………….nơi cấp……………….

Địa chỉ:…………………………………..

Điện thoại liên hệ:…………………………..

Làm đại diện ủy quyền cho Nhóm để thực hiện các thủ tục đề cử theo đúng quy định về việc đề cử, ứng

cử vào Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2017-2022 của Công ty Cổ phần FPT.

Đề nghị Ban tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên FPT năm 2017 ghi nhận danh sách ứng cử viên

tham gia vào Hội đồng Quản trị FPT nhiệm kỳ 2017-2022 của nhóm cổ đông nêu trên.

Chúng tôi xin đính kèm thông tin cá nhân của ứng cử viên theo Biên bản này.

Biên bản này gồm … trang, được lập xong hồi .....giờ…., ngày ...../3/2017 tại .............................., được

đọc lại cho nhóm cổ đông cùng nghe, cùng thống nhất và cùng ký tên dưới đây.

HỌ TÊN VÀ CHỮ KÝ CỦA TỪNG CỔ ĐÔNG TRONG NHÓM CỔ ĐÔNG

(Cổ đông ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu là tổ chức)

Lưu ý :

- Đơn này phải được gửi đến Ban tổ chức Đại hội trước 12h00 thứ Sáu ngày 24/3/2017 theo địa chỉ sau:

Công ty Cổ phần FPT, số 17 Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Cổ đông phải gửi kèm theo xác nhận của tổ chức phát hành hoặc sao kê tài khoản để chứng minh thời gian

nắm giữ liên tục tối thiểu 06 tháng theo quy định tại Điều lệ.

- Nếu cổ đông là tổ chức thì cần có chữ ký của người đại điện theo pháp luật của tổ chức và đóng dấu của tổ

chức

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ỨNG CỬ THAM GIA BAN KIỂM SOÁT CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Kính gửi : BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Tên cá nhân: .............................. ......................... ......................... .........................

CMND/Hộ chiếu số: ................. ......... Ngày cấp: ........................ ........... Nơi cấp: .........................

Địa chỉ: ....................................... ......................... ......................... ......................... .........................

Trình độ học vấn: ....................... ......................... . Chuyên ngành: ......................... .........................

Hiện đang sở hữu: ............... cổ phần (Bằng chữ: ......................... ........................ )

chiếm ........% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của FPT.

Thời gian nắm giữ cổ phiếu FPT liên tục đến ngày 01/03/2017 là: .... tháng

Sau khi nghiên cứu các quy định về quyền của cổ đông và các tiêu chuẩn thành viên Ban Kiểm soát tại

Điều lệ hiện hành Công ty Cổ phần FPT ngày 31/03/2016 và Luật doanh nghiệp năm 2014, tôi thấy mình

có đủ điều kiện ứng cử vào Ban Kiểm soát FPT.

Đề nghị Ban Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông FPT cho tôi được đăng ký tham gia ứng cử vào Ban Kiểm

soát Tập đoàn FPT nhiệm kỳ 2017-2022.

Nếu được các cổ đông tín nhiệm bầu làm thành viên Ban Kiểm soát, tôi xin đem hết năng lực và tâm

huyết của bản thân để đóng góp cho sự phát triển của FPT, cam kết thực hiện công việc một cách trung

thực, tuân thủ Điều lệ hiện hành Công ty Cổ phần FPT, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện

hành.

Tôi xin đính kèm thông tin cá nhân của người ứng cử theo Đơn này.

Bằng văn bản này, tôi cam kết về tính trung thực, chính xác và hợp lý của các thông tin cá nhân được

công bố và xịn chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc này.

............., ngày ...... tháng ...... năm 2017

CỔ ĐÔNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Lưu ý :

- Đơn này phải được gửi đến Ban tổ chức Đại hội trước 12h00 thứ Sáu ngày 24/3/2017 theo địa chỉ sau:

Công ty Cổ phần FPT, số 17 Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Cổ đông phải gửi kèm theo xác nhận của tổ chức phát hành hoặc sao kê tài khoản để chứng minh thời gian

nắm giữ liên tục tối thiểu 06 tháng theo quy định tại Điều lệ.

Mẫu số 04

030402AS A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ CỬ ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA BAN KIỂM SOÁT CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Kính gửi : BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Tên cá nhân/ Tổ chức: ............... ......................... ..................................................... ........................

CMND/Hộ chiếu/ ĐKKD số: .... ......... Ngày cấp: ........................ ........... Nơi cấp: .........................

Địa chỉ: ....................................... ......................... ......................... ......................... .........................

Hiện đang sở hữu: ................... cổ phần (Bằng chữ: ...................... ......................... ........................ )

chiếm ........% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của FPT.

Thời gian nắm giữ cổ phiếu Công ty Cổ phần FPT liên tục đến ngày 01/03/2017 là:....................tháng.

Sau khi nghiên cứu các quy định về quyền của cổ đông và các tiêu chuẩn, điều kiện làm thành viên Ban

Kiểm soát tại Điều lệ hiện hành Công ty Cổ phần FPT ngày 31/03/2016 và Luật doanh nghiệp năm 2014,

tôi đề cử ứng cử viên tham gia vào Ban Kiểm soát FPT nhiệm kỳ 2017-2022, cụ thể như sau:

Ông (Bà): .................................. ......................... ......................... ......................... .........................

CMTND/ĐKKD số: .........................Ngày cấp: ..../....../...........Nơi cấp: .................

Địa chỉ thường trú: ..................... ......................... ......................... ......................... .........................

Trình độ học vấn: ....................... ......................... . Chuyên ngành: ......................... .........................

Hiện đang sở hữu: ............... cổ phần (Bằng chữ: ......... ) (nếu có)

Đề nghị Ban tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên FPT năm 2017 ghi nhận ứng cử viên nêu trên

vào danh sách ứng cử viên tham gia vào Ban Kiểm soát FPT nhiệm kỳ 2017-2022.

Tôi xin đính kèm thông tin cá nhân của ứng cử viên theo Đơn này.

Trân trọng cảm ơn!

............., ngày ...... tháng năm 2017

CỔ ĐÔNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu là tổ chức)

Lưu ý :

- Đơn này phải được gửi đến Ban tổ chức Đại hội trước 12h00 thứ Sáu ngày 24/3/2017 theo địa chỉ sau:

Công ty Cổ phần FPT, số 17 Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Cổ đông phải gửi kèm theo xác nhận của tổ chức phát hành hoặc sao kê tài khoản để chứng minh thời gian

nắm giữ liên tục tối thiểu 06 tháng theo quy định tại Điều lệ.

- Nếu cổ đông là tổ chức thì cần có chữ ký của người đại điện theo pháp luật của tổ chức và đóng dấu của tổ

chức

Mẫu số 05

02AS A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

ĐỀ CỬ ỨNG CỬ VIÊN THAM GIA BAN KIỂM SOÁT

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

Vào hồi......giờ......, ngày......./03/2017, tại ..................................................................................., chúng tôi

là những cổ đông của Công ty Cổ phần FPT (FPT) cùng nhau nắm giữ .................. cổ phần, chiếm

........% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của FPT, có tên trong danh sách dưới đây:

TT Cổ đông Số CMND/Hộ

chiếu/ĐKKD Địa chỉ/Trụ sở

Số cổ phần

sở hữu

Thời gian

sở hữu liên

tục tính đến

ngày

01/03/2017

Ký tên

(đóng dấu

nếu là tổ

chức)

1

2

3

4

5

Tổng cộng …………

Sau khi nghiên cứu các quy định về quyền của cổ đông và các tiêu chuẩn, điều kiện làm thành viên Ban

Kiểm soát tại Điều lệ hiện hành Công ty Cổ phần FPT ngày 31/03/2016 và Luật doanh nghiệp năm 2014,

chúng tôi cùng nhất trí đề cử ứng cử viên thành viên Ban Kiểm soát FPT nhiệm kỳ 2017-2022. Cụ thể

như sau:

1. Ông (Bà):.......... ........................................................................... ...............................................

CMND/Hộ chiếu số: ..............................Ngày cấp: ....../......./..............Nơi cấp: ...........................

Địa chỉ thường trú: .................. .......................................................................................................

Trình độ học vấn: ....................... ......................... . Chuyên ngành: ......... ………… ...................................

Hiện đang sở hữu: .................. cổ phần (Bằng chữ: ..................... .. ......................... ................... ) (nếu có)

2. Ông/ Bà: …….

………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

3. Ông/ Bà: …….

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Đồng thời, chúng tôi thống nhất cử:

Tên cá nhân/ tổ chức: ………

CMND/Hộ chiếu/ ĐKKD số………………….ngày cấp……………….nơi cấp……………….

Địa chỉ:…………………………………..

Mẫu số 06

02AS A

Điện thoại liên hệ:…………………………..

Làm đại diện ủy quyền cho Nhóm để thực hiện các thủ tục đề cử theo đúng quy định về việc đề cử, ứng

cử vào Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022 của Công ty Cổ phần FPT.

Đề nghị Ban tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên FPT năm 2017 ghi nhận danh sách ứng cử viên

tham gia vào Ban Kiểm soát FPT nhiệm kỳ 2017-2022 của nhóm cổ đông nêu trên.

Chúng tôi xin đính kèm thông tin cá nhân của ứng cử viên theo Biên bản này.

Biên bản này gồm … trang, được lập xong hồi .....giờ…., ngày ...../3/2017 tại .............................., được

đọc lại cho nhóm cổ đông cùng nghe, cùng thống nhất và cùng ký tên dưới đây.

HỌ TÊN VÀ CHỮ KÝ CỦA TỪNG CỔ ĐÔNG TRONG NHÓM CỔ ĐÔNG

(Từng cổ đông ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu là tổ chức)

Lưu ý :

- Đơn này phải được gửi đến Ban tổ chức Đại hội trước 12h00 thứ Sáu ngày 24/3/2017 theo địa chỉ sau:

Công ty Cổ phần FPT, số 17 Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Cổ đông phải gửi kèm theo xác nhận của tổ chức phát hành hoặc sao kê tài khoản để chứng minh thời gian

nắm giữ liên tục tối thiểu 06 tháng theo quy định tại Điều lệ.

- Nếu cổ đông là tổ chức thì cần có chữ ký của người đại điện theo pháp luật của tổ chức và đóng dấu của tổ

chức

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

---------------------------

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ỨNG CỬ VIÊN

THAM GIA VÀO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ FPT NHIỆM KỲ 2017-2022

1. Thông tin cá nhân

- Họ và tên:

- Ngày tháng năm sinh:

- Nơi sinh:

- Giới tính:

- Quốc tịch:

2. Trình độ chuyên môn:

Thời gian Trường/ Nơi đào tạo Bằng cấp

3. Quá trình công tác:

Thời gian Chức vụ Tên tổ chức

- Khen thưởng, kỷ luật (nếu có):

4. Các vị trí đang nắm giữ trong các tổ chức khác:

STT Tên Tổ chức Giấy ĐKKD Vị trí

(Các vị trí trong HĐQT,

Ban Điều hành/Ban Giám

đốc)

Ngày

tháng bắt

đầu nắm

giữ

Ghi chú

khác

1.

2.

3.

4.

5.

5. Kê khai lợi ích:

STT Tên Công ty Giấy ĐKKD Tỷ lệ % cổ phiếu/ vốn nắm

giữ

Ghi chú khác

Mẫu số 07

02AS A

6. Kê khai mối quan hệ với FPT:

STT Mối quan hệ Có Không Chi tiết mối quan hệ

(Nếu đánh dấu vào cột “Có”, cột

này sẽ mô tả chi tiết về mối quan

hệ lợi ích này và ứng viên sẽ gửi

kèm các tài liệu liên quan).

1. Mối quan hệ nhân viên với FPT

2. Mối quan hệ kiểm toán, tư vấn

với FPT

3. Mối quan hệ sở hữu (cổ đông của

FPT)

4. Mối quan hệ kinh tế

4.1. Quan hệ người bán (Nhà cung

cấp)

4.2. Quan hệ người mua (Khách

hàng)

4.3. Quan hệ đối tác

5. Quan hệ khác

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn trung thực, chính xác và hợp lý, nếu sai tôi xin chịu

trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày … tháng … năm 2017

Ứng cử viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

---------------------------

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA ỨNG CỬ VIÊN

THAM GIA VÀO BAN KIỂM SOÁT FPT NHIỆM KỲ 2017-2022

7. Thông tin cá nhân

- Họ và tên:

- Ngày tháng năm sinh:

- Nơi sinh:

- Giới tính:

- Quốc tịch:

8. Trình độ chuyên môn:

Thời gian Trường/ Nơi đào tạo Bằng cấp

9. Quá trình công tác:

Thời gian Chức vụ Tên tổ chức

- Khen thưởng, kỷ luật (nếu có):

10. Các vị trí đang nắm giữ trong các tổ chức khác:

STT Tên Tổ chức Giấy ĐKKD Vị trí

(Các vị trí trong HĐQT,

Ban Điều hành/Ban Giám

đốc)

Ngày

tháng bắt

đầu nắm

giữ

Ghi chú

khác

6.

7.

8.

9.

10.

11. Kê khai lợi ích:

STT Tên Công ty Giấy ĐKKD Tỷ lệ % cổ phiếu/ vốn nắm

giữ

Ghi chú khác

Mẫu số 08

02AS A

12. Kê khai mối quan hệ với FPT:

STT Mối quan hệ Có Không Chi tiết mối quan hệ

(Nếu đánh dấu vào cột “Có”, cột

này sẽ mô tả chi tiết về mối quan

hệ lợi ích này và ứng viên sẽ gửi

kèm các tài liệu liên quan).

6. Mối quan hệ nhân viên với FPT

7. Mối quan hệ kiểm toán, tư vấn

với FPT

8. Mối quan hệ sở hữu (cổ đông của

FPT)

9. Mối quan hệ kinh tế

9.1. Quan hệ người bán (Nhà cung

cấp)

9.2. Quan hệ người mua (Khách

hàng)

9.3. Quan hệ đối tác

10. Quan hệ khác

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là hoàn toàn trung thực, chính xác và hợp lý, nếu sai tôi xin chịu

trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày … tháng … năm 2017

Ứng cử viên

(Ký và ghi rõ họ tên)