cÔng ty tnhh vĨ an - quang binh province · web viewqua tìm hiểu, người muốn rời bản...

75
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 21 tháng 9 năm 2017) CHI TIẾT THÔNG TIN CÁC TIN, BÀI: tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Không để giáo viên, học sinh khó khăn do bão ............................................... Tuổi Trẻ 21/9, tr13, L.Giang 2. Cổng chào tiền tỷ, ẩn họa trên đường mùa mưa bão ............................................. 24h.com.vn 21/9 3. Khổ rồi, “đừng té nước theo mưa”!… ........................................................ Nhà Báo & Công Luận Online 21/9, Hoàng Lan 4. Gần 13.000 hộ gia đình được hỗ trợ cải tạo và xây dựng nhà ở ......................................................... Baoquangbinh.vn 21/9, Nguyễn Hoàng 5. Bố trí trên 21 tỷ đồng thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ........................................................... Baoquangbinh.vn 21/9, M.Văn KINH TẾ 6. Cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng: Làm thế nào để giảm tác động đến di sản? ............................................... Xây Dựng Online 21/9, Quý Quý 7. Xem xét miễn giảm lãi vay cho những hộ bị thiệt hại do bão số 10 ....................................................... Báo Chính Phủ Điện Tử 21/9, LP; Đời Sống & Pháp Luật Online 21/9 8. Ngân hàng Nhà nước xem xét miễn giảm lãi vay cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 10 .......................................................... Đời Sống & Pháp Luật Online 21/9; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 21/9; VietnamPlus.vn 20/9; Thanh Niên 21/9, tr6. T.Xuân; VTV1 – Chào Buổi Sáng ngày 21/9 9. Hàng chục ngàn hecta rừng Infonet.vn 20/9 1

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 21 tháng 9 năm 2017)

CHI TIẾT THÔNG TIN CÁC TIN, BÀI:

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1. Không để giáo viên, học sinh khó khăn do bão .................................................................................................................................................................. Tuổi Trẻ 21/9, tr13, L.Giang

2. Cổng chào tiền tỷ, ẩn họa trên đường mùa mưa bão ....................................................................................................................................................... 24h.com.vn 21/9

3. Khổ rồi, “đừng té nước theo mưa”!… ................................................................................................................ Nhà Báo & Công Luận Online 21/9, Hoàng Lan

4. Gần 13.000 hộ gia đình được hỗ trợ cải tạo và xây dựng nhà ở ................................................................................................................................... Baoquangbinh.vn 21/9, Nguyễn Hoàng

5.Bố trí trên 21 tỷ đồng thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ...............................................................................................................................................

Baoquangbinh.vn 21/9, M.Văn

KINH TẾ

6. Cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng: Làm thế nào để giảm tác động đến di sản? ................................................................................................................. Xây Dựng Online 21/9, Quý Quý

7. Xem xét miễn giảm lãi vay cho những hộ bị thiệt hại do bão số 10 ...............................................................................................................................

Báo Chính Phủ Điện Tử 21/9, LP; Đời Sống & Pháp Luật Online 21/9

8.

Ngân hàng Nhà nước xem xét miễn giảm lãi vay cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 10 ..........................................................................................................................................

Đời Sống & Pháp Luật Online 21/9; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 21/9; VietnamPlus.vn 20/9; Thanh Niên 21/9, tr6. T.Xuân; VTV1 – Chào Buổi Sáng ngày 21/9

9. Hàng chục ngàn hecta rừng bị bão tàn phá, người dân lo...vỡ nợ .................................................................................................................................. Infonet.vn 20/9

10. Tan hoang rừng trồng Quảng Bình sau bão .....................................................................................................................................................................

Nông Nghiệp Việt Nam Online 20/9, Tâm Phùng

11.

Khôi phục điện toàn tinh Quảng Bình ..........................................................................................................................................................................

Nhân Dân 21/9, tr4; Moitruong.net.vn 21/9, Minh Tân; Công An Đà Nẵng Online 21/9, Hoàng Nam; Cpv.org.vn 20/9

12. Ban hành quy chế phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ................................................................................................................................ Baoquangbinh.vn 21/9, A.T

13. Quảng Ninh: Hoàn thành thu hoạch vụ hè-thu trước mưa lũ .......................................................................................................................................... Baoquangbinh.vn 21/9, H.Tr

14. Quảng Bình chi trên 21 tỷ đồng bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ........................................................................................................................

Nông Nghiệp Việt Nam Online 21/9, T.Phùng

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

15.

Nỗ lực khôi phục sản xuất sau sự cố môi trường biển ở miền trung: Chung sức, đồng lòng ổn định sản xuất và đời sống ...................................................................................................................................................................

Nhân Dân 21/9, rt1+3, Nhóm PV; Nhân Dân Online 21/9

16. Thận trọng trong phát triển cây cao-su tại các tinh Bắc Trung Bộ ................................................................................................................................. Nhân Dân Online 21/9

17. Hội viên phụ nữ được hỗ trợ 183 tỷ đồng vốn vay ưu đãi .......................................................................................................................................... Tin Tức Online 20/9, Ngọc Huy

18.HTX Tuấn Linh, Bố Trạch: “Cánh én” nhỏ... làm nên thành công! ................................................................................................................................

Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 21/9, tr2, Hiến Nguyễn; Thời Báo Kinh Doanh Online 21/9, Hiến Nguyễn

HẬU BÃO SỐ 10

19. Bão số 10 quật lộ kho hóa chất độc hại gần khu dân cư ở Quảng Bình ..........................................................................................................................

Sài Gòn Giải Phóng Online 21/9, Minh Phong

20. Bão vò nát miền Tây Quảng Bình .................................................................................................................... Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 21/9, Minh Quê

21. “Trường chúng em bay mái, sắp sập mất thôi!” .......................................................................................................................................................... Dân Trí 21/9, Đặng Tài

22. 100% trường học trên địa bàn tinh đã đón học sinh trở lại ...........................................................................................................................................

Quân Đội Nhân Dân Online 20/9; TTXVN 20/9; Nhân Dân Online 20/9

23. Sau bão số 10, thầy trò dạy và học trong đổ nát .......................................................................................................................................................

Thanh Niên Online 20/9, Trương Quang Nam - Diệu Linh

24.Mặt trận Tổ quốc tinh Quảng Bình tiếp nhận hơn 12 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 10 ....................................................................................................................................

VOVNews 20/9, CTV Thanh Tuấn

25. VietinBank ủng hộ đồng bào vùng bão Quảng Bình 500 triệu đồng ............................................................................................................................... Quân Đội Nhân Dân Online 20/9, Bùi Hà

26.CLB doanh nhân Nguyễn Hữu Cảnh hỗ trợ 540 triệu đồng cho tinh Quảng Bình ...................................................................................................................................................................

Baoquangbinh.vn 21/9, Lê Mai

27.Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 10: Huy động mọi nguồn lực sớm ổn định đời sống nhân dân ................................................................................................................................

Quân Đội Nhân Dân Online 21/9, Tiến Đạt – Anh Tần

28. Ấm lòng các gia đình giáo dân vùng tâm bão ..............................................................................................................................................................

Quân Đội Nhân Dân 21/9, tr8+7, Tư Thắng; Quân Đội Nhân Dân Online 20/9

29. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban ngành quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 10 ........................................................................................................................................

Nhà Báo & Công Luận Online 20/9, PV; Báo Chính Phủ Điện Tử 20/9; Thanh Niên Online 21/9, Trương Quang Nam; Lao Động Thủ Đô Online 21/9; Tapchimattran.vn 21/9; TTXVN/Tin Tức Online 20/9; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 21/9, Tá Lâm; Lao Động Online 21/9, PV; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh 20/9, tr2; VietnamPlus.vn 20/9; Quân Đội Nhân Dân 21/9, tr2; Thanh Niên 21/9, tr4, Trương Quang Nam; Tiền Phong 21/9, tr2; Tiền Phong 21/9, trI, Tô Ngọc Hoa;

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

Lao Động 21/9, tr1+7; Nhân Dân 21/9, tr2; Thesaigontimes.vn 20/9; Baoquangbinh.vn 21/9

30. Hàng loạt tàu cá mắc cạn trên sông Gianh

VTV1 – Thời Sự lúc 12h ngày 20/9; VTVNews 20/9

31. LĐLĐ tinh Quảng Bình: Sự hỗ trợ quý báu, kịp thời ...................................................................................................................................................... Lao Động Online 21/9, PV

XÃ HỘI

32. Biển sạt lở nghiêm trọng, dân sống thấp thỏm .......................................................................................................................................................... Moitruong.net.vn 21/9, Duy Ninh

33. Xây dựng trạm BTS đa năng, thân thiện môi trường ............................................................................................................................................... Moitruong.net.vn 21/9, Duy Ninh

34. Học bổng đột xuất cho sinh viên vùng bão ..................................................................................................................................................................... Thanh Niên Online 21/9, Hà Ánh

AN NINH – QUỐC PHÒNG

35. Hạt phó Hạt kiểm lâm huyện Tuyên Hóa: "Đúng là phá rừng rồi!" ........................................................................................................................... Infonet.vn 21/9, Thanh Hà

36. Rừng bần bị xâm phạm nghiêm trọng, dân lo không qua nổi mùa bão .......................................................................................................................... Antt.vn 21/9, Nguyễn Tấn

ĐIỂM TIN ĐÃ ĐƯA

37.5 người trong một gia đình bị ngạt khí do dùng máy phát điện...............................................................................................................................Reference source not found

Tuổi Trẻ 21/9, tr4; VOVNews 20/9; Vietnamnet.vn 20/9; VTVNews 21/9

TỔNG CỘNG: 68 Tin/bài

I. Thời sự - Chính trị

1. Không để giáo viên, học sinh khó khăn do bão(Tuổi Trẻ 21/9, tr13, L.Giang)

Ngày 20/9, UBND tinh đã gửi công văn đến ngành giáo dục và các địa phương, ban ngành... yêu cầu: Tuyệt đối không để học sinh không học đủ tiết, đủ môn do bão lũ, do thiếu giáo viên hoặc do đời sống giáo viên và học sinh quá khó khăn do bão.

UBND tinh chi đạo Sở GD&ĐT và các địa phương tuyệt đối đảm bảo an toàn cho học sinh, huy động tối đa các nguồn lực theo phương châm “4 tại chỗ” để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10. Trước mắt ưu tiên sửa chữa phòng học để trở lại dạy và học trong thời gian sớm nhất; sửa chữa nhà nội trú cho cán bộ, giáo viên sớm ổn định cuộc sống, yên tâm công tác. Các trường học chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trên địa bàn, cùng chung tay, góp

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

sức mọi nguồn lực, hỗ trợ các trường bị thiệt hại nặng khắc phục hậu quả của bão.

Theo báo cáo của ngành giáo dục Quảng Bình, bão số 10 đã làm hầu hết các trường trong địa bàn tinh bị hư hại nặn. Tổng thiệt hại ước tính hơn 205 ti đồng... Về đầu trang

2. Cổng chào tiền tỷ, ẩn họa trên đường mùa mưa bão(24h.com.vn 21/9)

Bão số 10 đã khiến nhiều cổng chào đồ sộ, có giá trị hàng tỷ đồng đổ sập, là mối nguy hiểm rình rập với người tham gia giao thông.

Chiều 15/9, khi bão số 10 đang quần thảo, PV Báo Giao thông đi từ QL1 theo QL8C xuống tâm bão ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Trên đường đi, nhiều phải dừng lại bởi một cổng chào to được làm bằng các ống tuýp sắt đã bị gió, bão vặn gãy, nằm chắn ngang đường. Một phần cổng chào đè lên đường dây điện lưới rất nguy hiểm. May mắn, thời điểm cổng chào đổ không có người và phương tiện qua lại.

Không lâu sau đó, công an, CSGT và một số lực lượng khác có mặt tại hiện trường để hướng dẫn giao thông và tìm cách giải tỏa đường. Sau gần 1 giờ nỗ lực bằng nhiều cách khác nhau, chiếc cổng chào đồ sộ này mới được kéo sang một bên nhờ sự giúp đỡ của 2 xe tải để giao thông trên tuyến thông suốt trở lại.

Không chi Cẩm Xuyên, bão số 10 còn làm gãy đổ nhiều cổng chào khác ở Hà Tĩnh và Quảng Bình, như cổng chào trên QL1 đoạn giáp ranh giữa huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh); cổng chào trên đường Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo ở TP Đồng Hới (Quảng Bình)… Theo quan sát, những cổng chào này đều được làm bằng thép ống kiên cố, chắn ngang đường và nặng cả chục tấn, nên khi gãy đổ rất nguy hiểm và làm cản trở giao thông nhiều giờ đồng hồ.

Theo tìm hiểu của PV, hai cổng chào ở Quảng Bình bị gãy đổ trong bão số 10 được xây dựng năm 2016, nhằm tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương. Tuy nhiên, sau khi hai cổng chào bị gãy đổ mới lộ ra rằng chúng chưa được kiểm định chất lượng, một số tiêu chuẩn kỹ thuật chưa đảm bảo. Hai cổng chào này theo thiết kế được lắp đặt từ thép ống 3,2mm, nhưng sau khi gãy đổ, cơ quan chức năng phát hiện thép của cổng chào là thép thường, lại thiếu gia cố lực. Mưa bão số 10 đã bẻ gãy, xé rách bề mặt phần đế công trình, khiến cổng chào gãy đổ.

Ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch UBND TP Đồng Hới cho biết: Hai cổng chào trên đường Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo mới thi công xong, hiện vẫn chưa nghiệm thu. “Việc xây dựng cổng chào như thế là để quảng bá hình ảnh đến với các du khách đi qua, hiện cũng đã phát huy hiệu quả. Sắp tới, khi dựng lại, thành phố sẽ có các biện pháp thi công như chằng, néo để đảm bảo an toàn

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

hơn. Cùng với đó là việc kiểm tra, tu sửa định kỳ, tránh trường hợp xuống cấp”, ông Thắng nói. Theo ông Phạm Quang Hải, Giám đốc Sở GTVT, kiêm Phó ban ATGT tinh Quảng Bình: Việc xây dựng cổng chào trên các tuyến đường đang diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, các địa phương cần có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn nữa, nhất là những nơi thường xuyên có bão lớn đổ bộ như các tinh miền Trung.

“Cổng chào cũng giống như các công trình khác, khi có dự báo bão mạnh sắp đổ bộ, phải được chằng chống, đảm bảo an toàn. Khi bão đổ bộ phải có người trực gác, kịp thời cảnh báo các nguy cơ để hạn chế nguy hiểm với người tham gia giao thông”, ông Hải đề xuất. Về đầu trang http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/cong-chao-tien-ty-an-hoa-tren-duong-mua-mua-bao-c46a904890.html

3. Khổ rồi, “đừng té nước theo mưa”!…(Nhà Báo & Công Luận Online 21/9, Hoàng Lan) Mỗi năm, dải đất hình chữ S ven biển Đông hứng chịu hơn chục cơn bão to, nhỏ như một lời nguyền từ thời Sơn Tinh – Thủy Tinh hàng nghìn năm trước. “Gió mưa là việc của giời…”, chuyện thiên tai, địch họa cũng vậy, lẽ tự nhiên vốn nằm ngoài kiểm soát của con người. Nhưng không biết từ khi nào, luôn có những kẻ cơ hội coi thiên tai như “của trời cho” để kiếm chác, trục lợi.

Một ngày sau khi cơn bão số 10 tan trong đất liền, báo cáo nhanh của Ban chi huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn một tinh ra ước tính thiệt hại là 1.000 ti đồng. Ngay sau khi dư luận xì xào về chuyện kết quả báo cáo nhanh bất thường, “bão không vào trực tiếp nhưng vẫn thiệt hại…1.000 ti”, trả lời báo chí, ông chánh văn phòng UBND tinh liền nói ngay “đây mới chi là con số mang tính ước tính thôi chứ chưa chuẩn”. Ông chủ tịch một huyện ven biển còn nói như đinh đóng cột: “những con số báo cáo lên đều là chính xác, không ai kê thêm làm gì”.

Từ khi nào báo cáo thiệt hại trên diện rộng được làm nhanh chóng đến mức khó tin như vậy? Từ khi nào một lãnh đạo huyện phải cam kết “không ai kê thêm làm gì” trước mỗi báo cáo, số liệu về thiệt hại do thiên tai của địa phương mình? Phải chăng phát ngôn “nhanh như làm báo cáo thiệt hại” này là cách xoa dịu dư luận hòng khỏa lấp những bất thường trong kê khai thiệt hại?

Nhìn lại những mùa mưa bão trong thời gian qua, nhiều vụ việc tiêu cực đã được đưa ra ánh sáng. Năm 2016, tại thị xã Ba Đồn, tinh Quảng Bình, có một đoàn từ thiện tại TP.HCM đã đến thăm và tặng 40 hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và bị ngập nặng trong đợt lũ tại thôn Trung Thôn (xã Quảng Trung) mỗi hộ 500 ngàn đồng. Danh sách 40 hộ này được cán bộ thôn lập trên cơ sở đề nghị của đoàn từ thiện trước đó. Đó là các hộ nghèo, neo đơn và người khuyết tật.

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Tuy nhiên, khi đoàn cứu trợ vừa trao quà xong và rời khỏi địa phương, cán bộ thôn đã đến tận nhà những hộ dân vừa được nhận tiền cứu trợ yêu cầu các hộ này bớt lại mỗi hộ 400 ngàn đồng. Một số hộ thấy vô lý không đồng ý thì cán bộ thôn dọa sẽ “cắt phần” trong những đợt hàng cứu trợ sắp tới.

Cũng trong năm ngoái, tại Nghệ An, câu chuyện tiêu cực về việc phát tiền cứu trợ từ năm 2013 mới được phanh phui. Năm 2013, tại thị xã Hoàng Mai, Nghệ An, Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm quốc tế phối hợp với Hội chữ thập đỏ Việt Nam và Hội chữ thập đỏ Nghệ An hỗ trợ 24 hộ gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trận lũ lụt lịch sử tại phường Quỳnh Xuân với tổng số tiền 55 triệu đồng. Tuy nhiên, cán bộ Hội chữ thập đỏ đã thu lại hơn phân nửa số tiền này với lý do: Thu lại để phường chia sẻ cho những hộ gia đình khác cũng chịu thiệt hại nhưng không nhận được hỗ trợ. Tiền sau đó được chia cho 93 hộ. Sự “khốn nạn” đã diễn ra khi có tới một phần tư số hộ là người nhà của cán bộ phường này, từ khối trưởng, Bí thư chi bộ đến cán bộ phường như tư pháp, văn hóa… được ăn chia từ số tiền này.

Trước Quốc hội, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từng phải thốt lên: “Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”. Tháng 3/2014, 24 con dê được tặng cho các hộ nghèo ở Thạch Thành, Thanh Hóa, đã “đi lạc” vào nhà ông Bí thư huyện Đỗ Minh Quý; Tháng 5/2015, người ta lại phát hiện vụ bò của hộ nghèo “đi lạc” vào nhà ông trưởng thôn Phú Gia 2, xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tinh Quảng Nam… Và rất nhiều các vụ việc khác.

Những ngày này, giữa mùa bão lũ, cả nước lại hướng về miền Trung thân yêu với tinh thần lá lành đùm lá rách. Liệu những tiền lệ về ăn chặn tiền hỗ trợ người nghèo, người khó khăn khi gặp thiên tai, địch họa có lại diễn ra? Những kẻ mang danh “công bộc” mà lạm quyền, hãy coi chừng khi “lửa lò” chống tiêu cực đang đùng đùng bốc cháy. Và, việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ăn chặn của dân nghèo không chi vi phạm pháp luật mà còn phạm đến truyền thống đạo đức của dân tộc. Đó chính xác là sự vô lương!. Người dân nghèo ở vùng bão lũ đã khổ lắm rồi. Thế nên, “đừng té nước theo mưa”!… để họ thêm muôn phần cơ cực. Về đầu trang http://congluan.vn/kho-roi-dung-te-nuoc-theo-mua/184301

4. Gần 13.000 hộ gia đình được hỗ trợ cải tạo và xây dựng nhà ở(Baoquangbinh.vn 21/9, Nguyễn Hoàng)

Ngày 20-9, UBND tinh tổ chức họp Ban Chi đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản để sơ kết chương trình phát triển nhà ở tinh Quảng Bình giai đoạn 2011-2020; triển khai các chương trình, chính sách về nhà ở trên địa bàn tinh.

Thời gian qua, chương trình phát triển nhà ở của tinh ta đã đạt được một số kết quả khả quan. Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị có nhiều chuyển

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

biến tích cực. Các huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn. Đến thời điểm hiện tại, toàn tinh đã hỗ trợ cho 12.947 hộ gia đình cải tạo và xây dựng nhà ở. Trong đó, hỗ trợ cho 6.715 hộ nghèo xây dựng nhà ở, 2.541 hộ nghèo vùng bị bão, lụt xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt và hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 3.691 đối tượng có công với cách mạng.

Việc triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh lụt, bão; hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cũng như các chương trình hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, người có công với cách mạng, hộ nghèo sống trong vùng ngập, lụt của tinh… đã được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống, giúp cho các hộ nghèo có nhà ở, ổn định cuộc sống, tạo cơ hội để vươn lên thoát nghèo bền vững. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình nhà ở tinh Quảng Bình giai đoạn 2011-2020, Ban Chi đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tinh xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, đó là: đưa chi tiêu phát triển nhà ở, nhất là chi tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tinh; phát triển nhà ở thương mại phải gắn với việc phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; coi trọng vấn đề phát triển nhà ở xã hội, bảo đảm mục tiêu chung của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội đến năm 2020; tập trung chi đạo các cấp, ngành thực hiện chương trình hỗ trợ hộ nghèo, người có công với cách mạng cải thiện nhà ở;… Phát biểu kết luận tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Xuân Quang đã đánh giá cao những kết quả đạt được của các ngành, địa phương trong thực hiện chương trình nhà ở tinh Quảng Bình thời gian qua; đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện thời gian tới, đó là: tiếp tục chi đạo thực hiện có hiệu quả các văn bản có liên quan đến việc thực hiện chính sách nhà ở; soát xét, tìm hiểu thị trường để nắm bắt nhu cầu của người dân nhằm bảo đảm cho việc quy hoạch, xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn tinh; tập trung giải quyết những vướng mắc trong thực hiện chính sách về nhà ở cho các đối tượng có công với cách mạng; nghiên cứu, tìm giải pháp cụ thể để tranh thủ các nguồn vốn nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách nhà ở cho người dân; đẩy mạnh công tác tuyền truyền;… Về đầu trang http://baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201709/gan-13000-ho-gia-dinh-duoc-ho-tro-cai-tao-va-xay-dung-nha-o-2149433/

5. Bố trí trên 21 tỷ đồng thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản(Baoquangbinh.vn 21/9, M.Văn)

Ngày 19-9, tin từ Văn phòng UBND tinh cho biết, Phó Chủ tịch UBND tinh Lê Minh Ngân đã ký ban hành kế hoạch số 118/KH-BCĐ ngày 14-9 thực hiện

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tinh Quảng Bình, giai đoạn 2018-2020.

Theo đó, chương trình này khi được triển khai sẽ góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng, trong đó tập trung đối tượng là ngư dân khai thác thủy sản vùng ven bờ, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tinh; tổ chức khoanh vùng bảo vệ một số vùng thủy nội địa, vùng biển có vị trí quan trọng về nguồn lợi thủy sản, từng bước khôi phục môi trường sống của các loài thủy sản (khu vực Hòn La-Vũng Chùa, bãi Xuân Hòa, phía Nam Nhật Lệ-Mũi Lay, phía Bắc cửa sông Nhật Lệ); tiếp tục duy trì hoạt động thả giống thủy sản vào môi trường tự nhiên; điều chinh cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với địa phương, giảm tối đa những hoạt động khai thác có tính hủy diệt hệ sinh thái; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản...

Việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thông qua các hoạt động bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản gắn với quản lý hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản bền vững, sẽ góp phần giữ gìn tính đa dạng tài nguyên sinh vật các vùng nước trên địa bàn tinh.Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chương trình là 21.250 triệu đồng, trong đó: ngân sách cấp tinh 12.750 triệu đồng, cấp huyện 8.500 triệu đồng. Về đầu trang http://baoquangbinh.vn/kinh-te/201709/bo-tri-tren-21-ty-dong-thuc-hien-chuong-trinh-bao-ve-va-phat-trien-nguon-loi-thuy-san-2149403/

II. Kinh tê

1. Cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng: Làm thê nào để giảm tác động đên di sản?(Xây Dựng Online 21/9, Quý Quý)

Cuối tháng 8/2017, trong chuyến công tác tại tinh Quảng Bình, trước đề xuất của lãnh đạo tinh về việc bổ sung vào quy hoạch khu du lịch Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tuyến cáp treo dài 5,2km từ Km37 đường Hồ Chí Minh nhánh đông đến hang Én, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: Xung quanh đề xuất trên hiện có nhiều

ý kiến tranh cãi, tuy nhiên "Thủ tướng và các bộ ngành đồng ý về chủ trương".

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Thủ tướng yêu cầu các bên làm đúng quy trình, không ảnh hưởng đến di sản thiên nhiên thế giới và mở ra để khai thác đúng mức. Thủ tướng giao Bộ VHTT&DL chủ trì, phối hợp với địa phương làm rõ vấn đề, đánh giá tác động và trả lời những nội dung liên quan; tham khảo UNESCO, sớm trình Chính phủ xem xét.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên vào năm 2003, với giá trị ngoại hạng về địa chất và địa mạo. Năm 2015, lần thứ 2, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thế giới theo 2 tiêu chí: Ví dụ nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn; Sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học.

Trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, có gần 30 hang được đưa vào khai thác du lịch, bao gồm cả hang Sơn Đoòng (hang lớn nhất thế giới) và hang Én (hang lớn thứ ba thế giới). Cả hai hang này được khai thác du lịch bằng hình thức thám hiểm đi bộ. Riêng hang Sơn Đoòng khai thác có giới hạn. Năm 2016, Sơn Đoòng đón 500 lượt khách và năm 2017 ước đạt khoảng 700 lượt khách.

Theo các nhà khoa học, hang Sơn Đoòng được hình thành từ khoảng 5 triệu năm trước, sở hữu hệ sinh thái nguyên thủy, tách biệt với thế giới bên ngoài. Đó là hệ động vật mù và hệ động vật bạch tạng chưa từng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hệ thống động thực vật và cảnh quan độc đáo gồm sông, thác, mây mù... Sự đa dạng sinh học với các loài đặc chủng cùng với những viên ngọc động khổng lồ chi được tìm thấy tại nơi này cũng là một "đặc sản" hiếm nơi nào có được. Hơn nữa những giá trị khảo cổ lưu giữ các hóa thạch có niên đại trên 300 triệu năm cũng là một tài sản lớn của Sơn Đoòng.

Cuối năm 2014, tinh Quảng Bình đưa ra thông tin đầu tư tuyến cáp treo từ Phong Nha vào cách cửa động Sơn Đoòng 300m, đưa du khách ngắm rừng nguyên sinh. Dự án có vốn đầu tư lên đến 3.000 tỷ đồng này bị dư luận phản ứng. Và đó cũng là một trong những lý do khiến nhà đầu tư rút lui.

Tháng 6/2015, quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đến năm 2030 đã được công bố. Theo đó, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng rộng hơn 123,3 nghìn héc-ta, trong đó diện tích lập quy hoạch khoảng 40.860ha, thuộc 6 xã của huyện Bố Trạch. Mục tiêu của quy hoạch là bảo tồn nguyên trạng và toàn diện giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, gồm cả các giá trị độc đáo về tự nhiên, văn hóa và lịch sử; phát huy giá trị di sản để trở thành một trong những vùng du lịch sinh thái hấp dẫn “bậc nhất” khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đồ án quy hoạch không đề cập đến việc xây dựng tuyến cáp treo tại khu di tích Phong Nha - Kẻ Bàng.

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Cho đến giữa năm 2017, Chủ tịch UBND tinh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài đã chia sẻ với báo giới là tinh có chủ trương kêu gọi nhà đầu tư làm cáp treo Sơn Đoòng, trong quần thể di sản Phong Nha - Kẻ Bàng. Tuy nhiên lúc đó chi mới dừng lại ở việc chủ trương khảo sát.

Có nhiều lý do khiến dư luận e ngại về việc làm cáp treo trong quần thể di sản Phong Nha - Kẻ Bàng. Đơn cử, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng di sản thiên nhiên thế giới và là di tích, danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt, do đó, việc quản lý, bảo vệ di sản này phải được thực hiện nghiêm túc theo Hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới và Luật Di sản văn hóa. Việc xây dựng hệ thống cáp treo sẽ ảnh hưởng đến hiện trạng di sản thiên nhiên cũng như môi trường thiên thiên trong khu vực. Việc khai thác cáp treo, du lịch đại trà sẽ làm ảnh hưởng, thậm chí là tàn phá di sản…

Tuy nhiên, cũng không ít những ý kiến đồng tình. GS.TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, Quảng Bình trong tay có rất nhiều tài nguyên nhưng lại chưa làm được nhiều để thu hút du khách, cáp treo là một trong những lựa chọn tốt, là bàn đạp để thúc đẩy Quảng Bình phát triển kinh tế. Bởi nếu có cáp treo thì nhiều người sẽ có cơ hội được tới đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tạo hóa ban tặng cho mảnh đất này, đưa du lịch Quảng Bình "cất cánh". Việc thu hút khách du lịch chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển các ngành dịch vụ. Khi dịch vụ phát triển, các ngành hỗ trợ khác cũng phát triển theo chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng.

Theo ông Đặng Đình Đào, điều quan trọng là khai thác tài nguyên thì làm thế nào đừng ảnh hưởng đến tính nguyên thủy, tính tự nhiên của hang động. Tương tự, cùng xây dựng cáp treo là xây dựng các công trình khác cũng không được làm ảnh hưởng đến tính nguyên sơ của di sản thế giới.

Yếu tố then chốt là phải tìm được nhà đầu tư thi công đảm bảo được chất lượng công trình. Trước đó phải tổ chức đấu thầu như thế nào để khai thác hợp lý. Mục đích là tìm được nhà đầu tư "có lòng yêu nước", có trách nhiệm với mỗi công trình. Nếu thực sự xây dựng được hệ thống cáp treo cùng với các giải pháp đồng bộ khác thì chắc chắn sẽ trở thành “bàn đạp” phát triển nội lực, kinh tế đối với Quảng Bình.

Ủng hộ chi đạo của Thủ tướng Chính phủ khi yêu cầu các bên làm đúng quy trình, không ảnh hưởng đến di sản thiên nhiên thế giới, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam nhận định: Thủ tướng đề cao di sản và giữ gìn di sản. Nếu việc sử dụng cáp treo không ảnh hưởng đến di sản, tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan, từ đó phát triển kinh tế thì đó là điều cần thiết và rất tốt.

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, sau khi có ý kiến Thủ tướng, tinh Quảng Bình cần tổ chức những hội thảo khoa học, mời các chuyên gia nước ngoài, UNESCO và các nước có di sản tương tự để học tập. Làm thế nào để tạo điều kiện phát triển du lịch nhưng vẫn giữ được di sản của mình. Vì di sản này còn để dành cho muôn đời sau chứ không phải cho ngày hôm nay. “Xây dựng cáp treo là một dự án lớn nên phải đánh giá tác động môi trường. Hơn nữa, Quảng Bình cần phải giải bài toán khoa học, không phải chi là dự án đầu tư mà còn liên quan đến các vấn đề môi trường, nhân văn, xã hội, văn hóa rồi cuối cùng mới là kinh tế”, ông Tùng nhấn mạnh.

Còn đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thì cho rằng vấn đề không phải là nên làm hay không nên làm mà là làm như thế nào mới là quan trọng. Cáp treo là thành tựu về khoa học công nghệ, với rất nhiều tiện ích phục vụ cho con người thì tại sao không làm?

Theo ông Quốc, đưa ra mục tiêu hàng đầu là bảo vệ di sản, nhưng đồng thời phải chi ra được phương án cụ thể. Điều này không dựa trên sự chủ quan mà phải dựa trên trải nghiệm của mấy chục năm nay là chúng ta đã ứng dụng cáp treo trong việc tiếp cập với những di tích, thắng cảnh.

Với Sơn Đoòng, đặt mục tiêu phải gìn giữ bảo tồn nhưng không thể không phát huy. Trước khi lên phương án khai thác du lịch ở nơi này, phải trả lời các câu hỏi cụ thể như phát huy đến mức độ nào? Phục vụ cho ai? Có phải chi thuần túy kinh tế không?

Ông Quốc cho rằng: Khi cho DN đầu tư xây dựng cáp treo, Nhà nước đảm bảo tạo điều kiện cho họ kinh doanh có lãi, nhưng không phải vì lợi nhuận mà phá hoại di sản. Vì di sản của quốc gia, của thế giới. Chúng ta bảo vệ, có nghĩa là tính toán thế nào để khai thác bền vững, mang lại nguồn lợi lâu dài chứ không phải chộp giật trước mắt. Về đầu trang http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/cap-treo-phong-nha-ke-bang-lam-the-nao-de-giam-tac-dong-den-di-san.html

2. Xem xét miễn giảm lãi vay cho những hộ bị thiệt hại do bão số 10(Báo Chính Phủ Điện Tử 21/9, LP; Đời Sống & Pháp Luật Online 21/9)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các tổ chức tín dụng (TCTD); Giám đốc NHNN chi nhánh các tinh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Hòa Bình về việc hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do cơn bão số 10 gây ra.

Theo đó, để kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất, kinh doanh, NHNN yêu cầu các TCTD và NHNN chi nhánh các tinh, thành phố nêu trên thực hiện ngay một số nhiệm vụ quan trọng.

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Cụ thể, các TCTD chi đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng được vay mới khôi phục sản xuất sau lũ; thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 của NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đồng thời tổ chức thăm hỏi, động viên đối với các gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để động viên người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất; thực hiện công tác an sinh xã hội đối với các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão.

Cũng tại văn bản này, Thống đốc NHNN yêu cầu NHNN chi nhánh các tinh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Hòa Bình phối hợp với các sở, ban, ngành trên địa bàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tinh trong việc hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại, các khu vực bị thiệt hại do mưa bão; đầu mối chi đạo các TCTD trên địa bàn triển khai việc hỗ trợ khắc phục thiệt hại; Định kỳ hàng tháng báo cáo NHNN kết quả triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ của ngành Ngân hàng trên địa bàn. Về đầu trang http://baochinhphu.vn/xa-hoi/xem-xet-mien-giam-lai-vay-cho-nhung-ho-bi-thiet-hai-do-bao-so-10/317255.vgp

3. Ngân hàng Nhà nước xem xét miễn giảm lãi vay cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 10(Đời Sống & Pháp Luật Online 21/9; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 21/9; VietnamPlus.vn 20/9; Thanh Niên 21/9, tr6. T.Xuân; VTV1 – Chào Buổi Sáng ngày 21/9)

Ngày 19/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 7514/NHNN-TD gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các tổ chức tín dụng (TCTD); Giám đốc NHNN chi nhánh các tinh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Hòa Bình về việc hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do cơn bão số 10 gây ra.

Theo văn bản, để kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất, kinh doanh, NHNN yêu cầu các TCTD và NHNN chi nhánh các tinh, thành phố nêu trên thực hiện ngay một số nội dung sau:

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Các TCTD chi đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng được vay mới khôi phục sản xuất sau lũ; thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo quy định.

Tổ chức thăm hỏi, động viên đối với các gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để động viên người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất; thực hiện công tác an sinh xã hội đối với các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão.

Ngoài ra, Thống đốc yêu cầu NHNN chi nhánh các tinh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Hòa Bình phối hợp với các sở, ban, ngành trên địa bàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tinh trong việc hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại, các khu vực bị thiệt hại do mưa bão; Đầu mối chi đạo các TCTD trên địa bàn triển khai việc hỗ trợ khắc phục thiệt hại; Định kỳ hàng tháng báo cáo NHNN kết quả triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ của ngành Ngân hàng trên địa bàn. Về đầu trang Mời quý vị xem chi tiết trong video tại đường link dưới đây: https://www.youtube.com/watch?v=SIxBKtm3Lao&list=PLr5nry4tBkpbsXhl8NAer2wHAUHD4EDCU&index=1

4. Hàng chục ngàn hecta rừng bị bão tàn phá, người dân lo...vỡ nợ(Infonet.vn 20/9)

Theo thống kê, thiệt hại về rừng lớn nhất trong các ngành nghề bị ảnh hưởng tại Quảng Bình sau cơn bão số 10, hàng chục ngàn hecta rừng của người dân bị tàn phá tan hoang.

Huyện Bố Trạch là một trong những nơi bị thiệt hại nặng nề nhất về lâm nghiệp, bởi diện tích rừng trồng của người dân ở đây rất lớn. Bố Trạch lại là vùng gió mạnh càn quét thời gian lâu nên các rừng cây bị thiệt hại rất

nhiều.

Hàng chục ngàn hecta rừng nguyên liệu bị bão xóa sổ.

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Ông Nguyễn Cẩm Sâm - Giám đốc Lâm trường chi nhánh Bố Trạch cho biết: “Đơn vị trồng rừng kinh tế chủ yếu là cây keo nguyên liệu. Trong đó toàn bộ 240,5ha rừng trồng năm 2010-2011 (ở xã Xuân Trạch) bị gãy đổ trên 80%. Rừng keo, tràm trồng sau năm 2013 có 212,6ha bị thiệt hại 20-25%. Mỗi hecta keo nguyên liệu trồng bán có giá hiện tại trên 35 triệu đồng, tính ra đơn vị thiệt hại hơn 12 ti đồng. Bấy lâu nay vay mượn tiền để trả lương công nhân, chờ thu hoạch rừng cây để trả nợ và mở rộng sản xuất. Giờ rừng đến tuổi khai thác bị gãy đổ, anh em gắng vớt vát được chút nào hay chừng đó, lo nhất là không có tiền trả lương để công nhân ổn định cuộc sống”.

Những cánh rừng sản xuất, rừng kinh tế của bà con nhân dân các xã: Cao Quảng (huyện Tuyên Hóa), Trung Hóa (huyện Minh Hóa), Xuân Trạch (huyện Bố Trạch) đã bị xóa trắng.Ông Đinh Xuân Sang (thôn kinh tế Pheo) kể: nhà có 4ha cây cao su nhiều năm tuổi, đã chống chọi qua cơn bão năm 2008 và năm 2013, nhưng năm nay, toàn bộ diện tích rừng cao su của gia đình bị bão bẻ gãy và làm bật gốc. Mỗi ngày gia đình cạo mủ cũng được 1 triệu đồng, bão đi qua giờ mất trắng, không biết bao giờ mới trồng lại được”.

Ngày trước, gia đình ông Sang và những hộ khác lên khu vực Pheo lập kinh tế mới. “Cây cao su là cây trồng chính và tạo nguồn thu nhập cho người dân ở đây. Giờ nhìn vườn cây cao su nằm ngổn ngang trơ gốc rễ mà đau quá” - ông Sang buồn bã nói.

Ngoài cao su thì rừng cây nguyên liệu của người dân nhiều xã cũng bị bão đánh tan hoang.Anh Trương Đình Oánh (thôn Sơn Thủy, xã Cao Quảng) than thở: “Gia đình có 2ha cây keo trồng sau bão 2013, còn mấy năm nữa là thu hoạch bán được thì bão số 10 bẻ gãy mất hết.Năm 2013, bão cũng xóa sạch rừng cây keo, gia đình vay mượn thuê người, mua giống về khôi phục, giờ lại trắng tay. Bao công chăm sóc, trông đợi thu hoạch để trang trải cho gia đình, phút chốc tan hoang theo bão. Trời không thương thì cố gắng bao nhiêu cũng không nổi”.

Bão số 10 đã làm thiệt hại hàng chục ngàn hecta rừng sản xuất như cao su, keo, tràm, thông, bạch đàn... tại Quảng Bình. Đây là con số thiệt hại lớn nhất trong các ngành nghề bị ảnh hưởng bởi bão số 10 ở Quảng Bình mà người dân phải gánh chịu. Hiện các cơ quan chức năng chưa thống kê được số liệu thiệt hại cuối cùng. Về đầu trang http://infonet.vn/quang-binh-hang-chuc-ngan-hecta-rung-bi-bao-tan-pha-nguoi-dan-lovo-no-post237239.info

5. Tan hoang rừng trồng Quảng Bình sau bão(Nông Nghiệp Việt Nam Online 20/9, Tâm Phùng)

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Theo ông Tuyên, toàn xã có 920 hộ dân nhưng chi có 40 ha đất canh tác nông nghiệp. Thế mạnh là đất rừng. Bão qua, người dân bị thiệt hại gần 1.500 ha rừng keo tràm.

Anh Nguyễn Xuân Trường - Trưởng thôn Tân Tiến (xã Cao Quảng - huyện Tuyên Hóa) đưa phóng viên ra vùng rừng trồng đầu nguồn sông Rào Nan. Vạt rừng đang vào kỳ khai thác đã bị bão số 10 quật ngã tan hoang. Những cây keo có đường kính trên 20cm bị bão bẻ gập thân, ngọn đổ ra tứ phía.

Phía khác, những cây dài đườn đưỡn nằm xếp lố, lá quắt héo dưới cái nắng gắt. Anh Trường bảo: “Nhà tôi có hơn 10 ha, trước bão bán 2 ha được 120 triệu đồng. Giờ bão làm gãy đổ sạch. Kêu bán chưa có ai mua cho”.

Xã Cao Quảng với lợi thế vùng đồi núi nên người dân chú trọng phát triển rừng trồng và đó cũng là định hướng phát triển kinh tế của địa phương. Ông Mai Xuân Tuyên - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Cao Quảng cho hay, từ năm 2010, người dân trong xã đã phát triển rừng trồng kinh tế được gần 1.000 ha. Khi cây chuẩn bị đưa vào khai thác thì bão số 10 (năm 2013) tràn qua. Cơn bão lớn đã đè sạch những gì trên đường nó đi qua. Hàng ngàn ha rừng trồng của người dân Cao Quảng chi còn lại những đống gỗ tận dụng. “Người dân bàng hoàng khi chi qua một đêm đã mất tiền tỷ” - ông Tuyên nhớ lại.

Lấy lại tinh thần, bà con lại phục hồi mở rộng rừng trồng và xác định chi có rừng mới thoát khỏi nghèo khó. Trong vòng 5 năm, Cao Quảng đã có diện tích rừng trồng đáng nể. Toàn xã có được gần 1.800 ha, trong đó có hơn 1.000 ha đến tuổi thu hoạch.

Con đường nối từ xã Quảng Sơn (huyện Quảng Trạch) lên xã Cao Quảng dài hơn 20 km, chạy uốn lượn theo dòng chảy của sông Tào Nan. Hai bên đường, bạt ngàn cánh rừng trồng bị gãy đổ nằm rạp. Anh Trường - Trưởng thôn Tân Tiến trèo qua mấy đám cây gãy, đến đứng thần người trước vạt cây xếp lớp đè lên nhau. “Thôn tui có hơn trăm hộ, ai cũng vay vốn ngân hàng để đầu tư trồng rừng. Cả thôn có hơn 500 ha. Năm nay là thu hoạch khoảng 350 ha. Nhưng bây giờ thì cây đó, gỗ đó mà chẳng có ai mua cho. Nhà nào cũng ra nhìn thấy rừng là khóc. Người nhiều thì có trên chục ha, người ít vài ha. Mỗi nhà mất ít nhất là trăm triệu đồng”.

Điều không may của bà con Cao Quảng bởi năm nay mưa nhiều. Nước trên sông Tào Nan lúc nào cũng cuộn chảy. Gần nửa diện tích rừng trồng đang vào kỳ thu hoạch lại nằm phía bên kia sông. Chính vì vậy, bà con phải chờ nước sông hạ xuống mới vận chuyển được gỗ rừng trồng về.

Ông Nguyễn Đức Sự (thôn Tân Tiến), mắt đỏ hoe, vác cây rựa đi trước để đưa chúng tôi vào vạt rừng nhà ông. Ông chẳng nói gì, cứ phát cành mở đường. Khi đến bên mấy cây keo lớn bị bão vặn gãy ngang thì ông đứng lại như chẳng còn

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

sức mà đi nữa. Bão năm 2013, nhà ông có 5 ha rừng trồng mới hơn năm nên bão chi xô nghiêng còn phục hồi được. Sau đó, ông đầu tư trồng thêm được hơn chục ha. Nhẩm tính năm nay bán hết, gom tiền phần trả nợ, phần làm lại căn nhà cho khang trang vững chắc.

“Người tính không bằng trời tính. Hơn chục ha rừng rạp đất như vầy thì coi như mất đứt hơn nửa tỷ đồng rồi” - ông Sự cay đắng.

Ở Cao Quảng, hầu như ai cũng biết rừng cao su của ông Nguyễn Văn Quang (thôn Cao Lãnh). Gia đình ông vay mượn đầu tư trồng hơn 10 ha cao su. Cây trồng đã được hơn 5 năm, xanh tốt cả một vùng. Tuần trước, ông về xuôi mua bát và dụng cụ để chuẩn bị làm lễ mở miệng khai thác. Cả buổi sáng nghe bão gầm rú mà sởn cả tóc gáy. Bão tan ông chạy sấp ngửa lên vườn cao su. Dù bị vấp té ngã mấy lần mà ông vẫn chưa tin nổi ở mắt mình. Vườn cao su không còn mấy cây nguyên vẹn.

Cũng như gia đình ông Quang, nhiều hộ dân khác như ông Võ Trọng Triển, Nguyễn Văn Nguyên…, mỗi gia đình có trên 10 ha rừng chuẩn bị khai thác thì bị bão cứa ngang. Bây giờ, ai cũng lâm cảnh nợ nần.

Theo ông Tuyên, toàn xã có 920 hộ dân nhưng chi có 40 ha đất canh tác nông nghiệp. Thế mạnh là đất rừng. Bão qua, người dân bị thiệt hại gần 1.500 ha rừng keo tràm. Dù có vớt vát được chút nào đi nữa thì tính sơ cũng thiệt hại trên 70 tỷ đồng về rừng.

Mấy hôm sau bão trời nắng như nung. Theo bà con Cao Quảng, cây bị nắng làm cho khô thì lại càng khó bán. Lãnh đạo xã cũng đang chạy đôn chạy đáo tìm kiếm doanh nghiệp thu mua. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được mối nào.

Trao đổi với NNVN, lãnh đạo xã Cao Quảng cũng chưa có kế sách gì để gỡ bí cho người dân. Đất rừng không trồng rừng thì trồng được cây gì thay thế. Trồng lại rừng rồi không biết vài ba năm nữa có xảy ra bão lớn như mấy năm gần đây không? Về đầu trang http://nongnghiep.vn/tan-hoang-rung-trong-quang-binh-sau-bao-post202892.html

6. Khôi phục điện toàn tinh Quảng Bình(Nhân Dân 21/9, tr4; Moitruong.net.vn 21/9, Minh Tân; Công An Đà Nẵng Online 21/9, Hoàng Nam; Cpv.org.vn 20/9)

Công nhân EVNCPC tiên hành sưa chưa côt điện bị bão sô 10 làm hư hong.

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tính đến 15h ngày 20/9, toàn tinh Quảng Bình đã được cung cấp điện trở lại bình thường.

Cụ thể, đến 15h chiều 20/9, Tổng công ty Điện lực miền Trung đã cấp điện bình thường cho toàn bộ lưới điện của tinh Quảng Bình.

Trước đó, ngày 19 và 20-9, EVNCPC đã huy động thêm gần 30 công nhân của điện lực Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, nâng tổng số lực lượng lên trên 1.000 công nhân và 68 xe cơ giới, 47 xe chở người, 15 xe múc đất và các vật tư thiết bị từ các đơn vị toàn EVNCPC để khẩn trương khôi phục hệ thống điện hư hỏng trên địa bàn tinh Quảng Bình với 60 xuất tuyến, 2.173 trạm biến áp. Được biết, tổng công suất khôi phục được trong thời gian bị ảnh hưởng bão tại Quảng Bình khoảng 103 MW. Về đầu trang http://moitruong.net.vn/toan-tinh-quang-binh-da-duoc-cap-dien-tro-lai/

7. Ban hành quy chê phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp(Baoquangbinh.vn 21/9, A.T)

Ngày 18-9, UBND tinh đã có Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tinh.

Theo đó, quy chế gồm 3 chương, 16 điều quy định về nguyên tắc, nội dung, phương thức và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tinh. Việc phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp phải bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp thực hiện đúng quy định pháp luật, nghiêm cấm mọi hành vi, thái độ cửa quyền, quan liêu, thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp...

Nội dung phối hợp là tập trung cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan về việc xác nhận thông báo hoạt động bán hàng đa cấp, sửa đổi, bổ sung hồ sơ thông báo hoạt động bán hàng đa cấp; phổ biến, tuyên truyền pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp, người dân trên địa bàn tinh; thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp; phát hiện, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp...

Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tinh. Về đầu tranghttp://baoquangbinh.vn/kinh-te/201709/ban-hanh-quy-che-phoi-hop-quan-ly-hoat-dong-ban-hang-da-cap-2149445/

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

7. Quảng Ninh: Hoàn thành thu hoạch vụ hè-thu trước mưa lũ(Baoquangbinh.vn 21/9, H.Tr)

Bà con các địa phương trong toàn huyện Quảng Ninh thực sự yên tâm bởi vụ hè-thu thu hoạch trọn vẹn, tránh hoàn toàn được mưa lũ nhờ cơ cấu bộ giống ngắn ngày đưa vào sản xuất với 100% diện tích.

Theo ông Văn Anh Thuyết, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, đến nay, 100% diện tích lúa vụ hè-thu của huyện Quảng Ninh đã được thu hoạch. So với các năm 2015, 2016, vụ hè-thu 2017 năng suất lúa đạt không cao do bị ảnh hưởng sâu bệnh (46,5 tạ/ha, thấp hơn các năm trước 6-7 tạ/ha), nhưng bà con lại yên tâm, phấn khởi bởi thu hoạch trọn vẹn, tránh hoàn toàn được mưa lũ, giá lúa lại đang tăng.

Ngay từ đầu vụ sản xuất, huyện đã chi đạo các xã, thị trấn phối hợp với các tổ chức đoàn thể tăng cường tuyên truyền, động viên nông dân kịp thời gieo trồng vượt diện tích theo kế hoạch huyện giao với trên 3.370 ha (vượt 170 ha và đạt 100,97% KH). Các xã vượt kế hoạch gồm: Vạn Ninh, Xuân Ninh, Tân Ninh và Hàm Ninh, Vĩnh Ninh, Trường Xuân.

Đặc biệt, huyện đã chi đạo các xã tổ chức thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp từ khâu chọn giống thích hợp đến công tác bảo vệ thực vật; chú trọng diệt chuột và một số loại sâu bệnh gây hại. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung chi đạo đưa bộ giống ngắn và cực ngắn ngày vào sản xuất đạt 100% diện tích.

Nông dân huyện Quảng Ninh áp dụng cơ giới hóa vào các khâu trong quá trình sản xuất lúa.Nông dân huyện Quảng Ninh áp dụng cơ giới hóa vào các khâu trong quá trình sản xuất lúa.Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện đã phối hợp các đơn vị cung ứng giống chuẩn bị đầy đủ các loại giống ngắn ngày, chủ lực, như: HT1, HT6, PC6, KD18, P6 đột biến... để phục vụ nhân dân sản xuất kịp thời, bảo đảm chất lượng; đồng thời, hỗ trợ 10.000 đ/kg đối với giống lúa P6 đột biến.

Tuy nhiên, khi lúa đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng, thời tiết nắng mưa xen kẽ đã tạo điều kiện cho chuột và các loại sâu bệnh phát triển gây hại như: bệnh khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, bạc lá. Đặc biệt, rầy lưng trắng phát sinh gây hại trên diện rộng với mật độ cao. Một số diện tích bị chuột, ốc bươu vàng phá hoại..., ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng lúa.

Toàn huyện đã có 450 ha lúa bị rầy lưng trắng gây hại, mật độ rầy phổ biến từ 300-500 con/m2, có nơi trên 3.000 con/m2; tập trung các xã Hàm Ninh, An Ninh, Xuân Ninh, Hiền Ninh, Vĩnh Ninh, Tân Ninh, Duy Ninh... Vì vậy, một số diện tích cục bộ lúa đã bị ép vàng.

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Trước tình hình đó, UBND huyện đã kịp thời chi đạo các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra đồng ruộng, chi đạo, đôn đốc bà con khẩn trương phòng trừ sâu bệnh kịp thời theo thông báo của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện. Trong đó, huyện Quảng Ninh đề nghị bà con thường xuyên kiểm tra đồng, đưa nước vào ruộng 3-5 cm, bón phân hợp lý, bón đón đồng kịp thời để lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi; đồng thời, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ... Nhờ vậy, đã hạn chế phần nào thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với lúa hè-thu trên toàn huyện.

Là một địa bàn vùng trũng nhất huyện, bà con xã Tân Ninh phấn khởi trông thấy. Bởi nỗi lo lớn nhất của chính quyền và nhân dân nơi đây là mưa lũ cuối vụ. Thế nhưng năm nay, vụ hè-thu nhờ cơ cấu giống phù hợp nên thu hoạch trọn vẹn, lại được nắng nên chất lượng lúa gạo tốt hơn.

Ông Trần Đại Thọ, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh cho biết, toàn xã gieo cấy được trên 370 ha, tăng 22 ha so với kế hoạch. Khi lúa đến giai đoạn làm đòng, ngoài bị sâu bệnh thì một số diện tích bị chuột và ốc bươu vàng phá hoại, nên năng suất đạt thấp hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, huyện cơ cấu đưa vào sản xuất giống tối ưu HT1 nên đã đẩy nhanh tiến độ và chất lượng lúa rất bảo đảm. Bà con trong toàn xã vui mừng vì đã hoàn thành những công đoạn cuối cùng trong thời tiết nắng ráo thuận lợi. Đặc biệt, năm nay, lúa bán được giá với 6.400đ/kg, tăng 400đ/kg so với năm trước.

Theo đánh giá chung, vụ hè-thu 2017 của huyện Quảng Ninh đạt năng suất không cao, nhưng hiệu quả, chất lượng tốt. Với tổng sản lượng lúa đạt 15.340 tấn, Quảng Ninh tiếp tục tự tin với định hướng sản xuất hè-thu cho những năm tiếp theo. Về đầu trang http://baoquangbinh.vn/kinh-te/201709/quang-ninh-hoan-thanh-thu-hoach-vu-he-thu-truoc-mua-lu-2149437/

8. Quảng Bình chi trên 21 tỷ đồng bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản(Nông Nghiệp Việt Nam Online 21/9, T.Phùng)

Tinh Quảng Bình vừa ban hành QĐ thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, giai đoạn 2018-2020.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình trên 21 tỷ đồng, trong đó: ngân sách cấp tinh gần 13 tỷ đồng, còn lại là ngân sách cấp huyện.

Các địa phương sẽ tổ chức khoanh vùng bảo vệ một số vùng thủy nội địa, vùng biển có vị trí quan trọng về nguồn lợi thủy sản như khu vực Hòn La - Vũng Chùa; bãi Xuân Hòa; phía Nam Nhật Lệ-Mũi Lay; phía Bắc cửa sông Nhật Lệ… Qua đó, từng bước khôi phục môi trường sống của các loài thủy sản, tiếp tục duy trì hoạt động thả giống thủy sản vào môi trường tự nhiên. Điều chinh cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với địa phương, giảm tối đa những hoạt động

19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

khai thác có tính hủy diệt hệ sinh thái. Chú trọng nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Về đầu trang http://nongnghiep.vn/quang-binh-chi-tren-21-ty-dong-bao-ve-va-phat-trien-nguon-loi-thuy-san-post203013.html

9. Nỗ lực khôi phục sản xuất sau sự cố môi trường biển ở miền trung: Chung sức, đồng lòng ổn định sản xuất và đời sống (Nhân Dân 21/9, rt1+3, Nhóm PV; Nhân Dân Online 21/9)

Bên cạnh những tín hiệu vui, nỗ lực chuyển đổi ngành nghề, việc khôi phục sản xuất và ổn định đời sống của người dân bốn tinh miền trung cũng còn những khó khăn, trăn trở. Vì vậy, việc đồng sức, đồng lòng của bà con và chính quyền địa phương sẽ là phương thức tốt nhất để sớm phát huy hiệu quả sản xuất, ổn định

đời sống lâu dài.

Theo Phó Chủ tịch UBND tinh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, thực hiện Quyết định số 12 của Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tinh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế” (gọi tắt là Quyết định 12), thời gian qua, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ chi trả tiền đền bù cho người dân vùng ảnh hưởng, các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh đã tập trung xây dựng kế hoạch, ban hành các giải pháp nhằm hiện thực hóa các chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người dân. Tuy vậy, đến thời điểm hiện nay, các địa phương vẫn chưa nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương.

Thống kê cho thấy, sau sự cố môi trường biển, gần 5.600 đối tượng ở các xã vùng ảnh hưởng tại Hà Tĩnh có nhu cầu về đào tạo nghề và 11 nghìn lao động cần hỗ trợ việc làm, 4.248 lao động cần hỗ trợ về chi phí, vốn vay để xuất khẩu lao động với tổng số tiền gần 750 tỷ đồng. Mặc dù các địa phương, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch, tạm ứng kinh phí để triển khai, tuy nhiên vì nguồn lực địa phương có hạn cho nên kết quả thực hiện các phần việc trên rất hạn chế. Được biết, không riêng gì Hà Tĩnh, các địa phương trong vùng ảnh hưởng đã nhiều lần kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sớm giải ngân nguồn kinh phí hỗ trợ an sinh xã hội, song đến thời điểm này vẫn chưa nhận được phản hồi.

Ngư dân Quảng Bình trên môt chuyên đi biển.

20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Tại Quảng Bình, khó khăn hiện nay cũng liên quan đến nguồn vốn. Với góc nhìn của người trong cuộc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) Nguyễn Ngọc Tiếp cho biết: Xu hướng hiện nay là ngư dân đầu tư tàu có công suất lớn, ứng dụng thiết bị kỹ thuật và nghề đánh bắt mới để vươn khơi khai thác xa bờ có hiệu quả. Họ phải huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau rồi trả nợ dần. Khi hết nợ thì tàu thuyền, ngư cụ cũng hết khấu hao và phải đầu tư mới. Từ đó, có thực trạng chung là ngư dân thiếu vốn đầu tư vỏ tàu và vốn lưu động để chi phí cho các chuyến biển, cho nên phần lớn phải lấy ứng trước của chủ nậu, rồi trả bằng sản phẩm dẫn đến nhiều khi bị ép giá. Do vậy, ngư dân rất cần được tiếp sức về nguồn vốn hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi, khuyến khích đánh bắt xa bờ.

Tinh Thừa Thiên - Huế cũng gặp những khó khăn khi việc chuyển đổi nghề cho ngư dân không hề dễ dàng. Thực tế, xuất khẩu lao động chi dành cho đối tượng từ 18 đến 40 tuổi, chiếm khoảng một phần ba số lao động khai thác gần bờ tại địa phương. Mặt khác, kinh phí cho xuất khẩu lao động cũng khá cao, cho nên ngư dân khó đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lao động cũng là “sân chơi” bình đẳng cho tất cả lao động, buộc ngư dân phải tuân thủ quy định, tiêu chuẩn chung như trình độ ngoại ngữ, học vấn, tay nghề, sức khỏe… Do vậy, ngư dân không dễ dàng hội đủ các tiêu chuẩn trên. Về các vùng ven biển những ngày này, ngư dân mong muốn được đào tạo nghề để sản xuất tại địa phương nhiều hơn là đi xuất khẩu lao động.

Tại các buổi gặp gỡ, đối thoại với lãnh đạo tinh, huyện, ngư dân tại một số xã ven biển ở huyện Phú Vang mong muốn chuyển đổi từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ, chế biến thủy sản hoặc xây dựng làng nghề nước mắm, muốn được đầu tư khu hậu cần nghề cá trên địa bàn để người dân không phải rời làng, xa quê hương làm ăn. Một số lao động trẻ muốn học nghề máy trưởng, thuyền trưởng để tham gia đánh bắt xa bờ hiệu quả hơn.

Hiện tinh đã kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng kinh phí đào tạo nghề cho hơn 2.500 ngư dân bị ảnh hưởng trực tiếp với mục tiêu khôi phục, phát triển hoạt động đánh bắt hải sản bằng cách tạo điều kiện cải hoán, nâng cấp tàu cá cho ngư dân; đào tạo nghề sửa chữa máy nổ, hàn, may, điện. Về lâu dài là xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng gia trại, trang trại; xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, chuyển đổi nghề gì cũng phải dựa vào trình độ, khả năng của người dân và nhất là cơ quan chức năng cùng bàn bạc với người dân trước khi đưa ra quyết định cho phù hợp.

Trước những vướng mắc nêu trên trong quá trình ổn định đời sống và sản xuất của người dân, các địa phương đã có những kiến nghị trực tiếp. Cụ thể, UBND tinh Thừa Thiên - Huế đã đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu phân loại lao động theo độ tuổi, trình độ để đào tạo nghề; hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người dân vùng bị ảnh hưởng và hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp (nếu lao

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

động chuyển đổi sang làm việc trong các doanh nghiệp); tạo điều kiện cho lao động tại địa phương có đủ điều kiện tham gia vào các dự án khắc phục môi trường biển khi các dự án được triển khai. Về phía tinh Quảng Trị, người dân mong muốn các ngành chức năng sớm huy động các nguồn lực thực hiện Đề án khôi phục sản xuất và phát triển nghề cho người dân ven biển. Tiếp tục đầu tư và đưa vào khai thác có hiệu quả tuyến du lịch ven biển Cửa Tùng, Cửa Việt, mở hướng du lịch ra đảo Cồn Cỏ nhằm thu hút khách du lịch, tạo cơ hội tăng thu nhập cho người dân.

Trong khi đó, tại Hà Tĩnh, vấn đề cơ sở hạ tầng nghề cá được người dân đặc biệt quan tâm. Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh có 7.045 tàu khai thác hải sản, tổng công suất hơn 200 nghìn CV, trong khi đó hệ thống hạ tầng các cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão vừa thiếu, vừa yếu, khiến năng lực khai thác, đánh bắt của các đội tàu, thuyền bị giảm sút rất nhiều.

Theo Giám đốc Ban quản lý các cảng cá tinh Hà Tĩnh Bùi Tuấn Sơn, trong quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của cả nước (được phê duyệt tháng 11-2015), tất cả các cảng cá và khu neo đậu tránh bão trên địa bàn tinh chi được thiết kế đáp ứng cho tàu có công suất dưới 600 CV.

Câu hỏi đặt ra là với quy hoạch trên thì liệu những con tàu đánh cá có công suất hơn 600 CV, nhất là tàu vỏ thép có công suất hơn 800 CV có đủ điều kiện vào neo đậu tại các cảng cá và âu neo đậu tránh trú bão hay không? Và các tàu đánh bắt công suất lớn này sẽ đi về đâu khi hàng nghìn lao động gián tiếp vẫn mong chờ mỗi chuyến tàu cập bến? Đối với băn khoăn này, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám cho biết: Cơ sở hạ tầng nghề cá đúng là một vấn đề lớn cần giải quyết.

Chính vì vậy, đối với dự án hỗ trợ lãi suất đóng mới 400 tàu cá cho ngư dân bốn tinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất và được đồng ý không thực hiện dự án, dành kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, bảo đảm cộng đồng ngư dân ven biển được hưởng lợi chung. Việc xây dựng cũng cần có thời gian, nhưng sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, ngư dân bốn tinh có nguyện vọng muốn đóng tàu khai thác xa bờ, vẫn có thể tiếp tục thực hiện theo Nghị định 67. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ưu tiên điều chinh bổ sung chi tiêu số tàu đóng theo Nghị định 67 cho bốn tinh.

Tại phiên họp thứ 9 của Ban chi đạo về các giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho người dân bốn tinh miền trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Việc chi trả bồi thường thiệt hại cơ bản đã hoàn tất ở cả bốn tinh. Hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ, du lịch đã có nhiều khởi sắc. Môi trường biển đã an toàn để người dân yên tâm sản xuất, kinh doanh. Vấn đề đặt ra tại thời điểm này là chăm lo tốt an sinh xã hội, đời sống người dân, đặc biệt hướng dẫn

22

Page 23: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

người dân sử dụng có hiệu quả tiền hỗ trợ của Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan chung tay cùng địa phương thực hiện các nhiệm vụ trên một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì vậy, trong thời gian tới, điều mà người dân bốn tinh miền trung mong đợi nhất từ chính quyền các cấp là những định hướng mới trong phát triển sản xuất, kinh doanh cũng như những chính sách hợp lý, dễ triển khai trong việc hỗ trợ ngư dân vươn khơi, tiếp tục công việc làm giàu từ biển và giữ gìn biển đảo quê hương. Về đầu trang http://nhandan.com.vn/kinhte/item/34151402-no-luc-khoi-phuc-san-xuat-sau-su-co-moi-truong-bien-o-mien-trung-tiep-theo-va-het.html

10. Thận trọng trong phát triển cây cao-su tại các tinh Bắc Trung Bộ(Nhân Dân Online 21/9)

Cơn bão số 10 gây thiệt hại lớn đối với sản xuất và đời sống của người dân các tinh miền trung, trong đó diện tích cây cao-su ở hai tinh Quảng Bình, Quảng Trị bị đổ gãy khá lớn. Cùng với việc khẩn trương khôi phục sản xuất, cần có giải pháp trong việc phát triển cây công nghiệp bền vững trên vùng đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão.

Chúng tôi đến vùng đất đồi Võ Thuận ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình) rộng gần 500 ha, được xem là thủ phủ cao-su của người dân xã gò đồi Tây Trạch, tận mắt chứng kiến cảnh rừng cao-su mới bước vào tuổi khai thác mủ tan hoang sau cơn bão số 10. Ông Lê Hồng Sơn, ở thôn 3 Võ Thuận, xã Tây Trạch, cho biết, rừng cao-su của gia đình hơn 5 ha, trong đó có 4 ha đã đưa vào khai thác. Sau bão, cả rừng cây bị gió đánh tan hoang. Ông Sơn chia sẻ: “Rừng cao-su đã qua được trận bão năm 2008, rồi vượt qua được bão lớn năm 2013, nhưng đến trận bão vừa rồi thì gục ngã. Bốn ha cao-su sau khi trừ chi phí cho thu nhập 2,5 triệu đồng mỗi ngày, chi sau mấy tiếng đồng hồ gió bão quăng quật chừ (giờ) chi chặt bán củi”.

Bên kia đường là vạt rừng rộng hơn 2 ha của anh Dương Đức Phiệt, ở thôn 2 Võ Thuận, xã Tây Trạch. Giữa rừng cao-su, anh bần thần như không tin tài sản có giá trị lớn của gia đình nay chi là đống đổ nát. “Đúng là trời cho chộ (thấy) nhưng không cho ăn, chừ giá tăng lên, người trồng có lãi khá thì bão phá hết. Tui cũng may mới rồi bòn mót trả nợ vay ngân hàng vừa xong”- anh Phiệt chua chát nói. Khi được hỏi, sau đợt này anh có còn ý định trồng cao-su nữa không,

Người dân xã Tây Trạch, huyện Bô Trạch dựng gôc cao-su bị đổ sau bão sô 10.

23

Page 24: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

anh Phiệt cho biết có thể tiếp tục trồng. Cây cao-su đã mang lại sự no đủ cho người dân Tây Trạch nên khó tìm cây khác thay thế.

Theo Chủ tịch UBND xã Tây Trạch Dương Văn Khánh, toàn xã có 1.100 ha cao-su và phần lớn được đưa vào khai thác. Bình quân mỗi ngày, 1 ha cao-su cho thu nhập 500 nghìn đồng. Như vậy, mỗi ngày, người dân Tây Trạch có thu nhập khoảng 500 triệu đồng. Xã đang phấn đấu vào cuối năm nay sẽ cán đích xây dựng nông thôn mới, nhưng có thể sẽ gặp khó khăn do thiệt hại sau bão.

Huyện Bố Trạch là địa phương có diện tích cây cao-su lớn nhất tinh Quảng Bình. Ngoài diện tích cao-su của các hộ dân thì Công ty TNHH MTV Việt Trung cũng có hơn 1.000 ha cao-su đang khai thác. Phó Giám đốc Công ty Phan Văn Thành cho biết, bốn năm trước, cơn bão số 10 (năm 2013) đã khiến hầu hết diện tích cao-su của Công ty đổ gãy, gây thiệt hại lớn chưa kịp hồi phục, thì cơn bão số 10 năm nay lại tàn phá hơn 70% diện tích còn lại, trong đó hơn 40% số cây buộc phải chặt bỏ, ước tính thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Do ảnh hưởng của bão số 10, tinh Quảng Trị có hơn 2.500 ha cây cao-su bị đổ gãy. Tại vùng trồng cao-su tiểu điền của các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, những cây cao-su có đường kính từ 20 đến 25 cm bị gãy ngang thân hàng loạt, thân gãy lìa gốc ngổn ngang và vô số cây bật rễ, ngả nghiêng. Dừng tay đốn hạ những thân cao-su gãy, lau mồ hôi, anh Trần Văn Phương, ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh chia sẻ: “Sau bão, người dân trồng cao-su ra vườn thấy cây nghiêng ngả, gãy đổ ai cũng bật khóc. Cả gia tài, chi trong chớp mắt cuốn phăng theo bão. Bao công sức, tiền vốn đổ ra mấy năm trời rứa là trắng tay”. Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh Trần Hữu Hùng cho biết, toàn huyện có hơn 1.500 ha cao-su bị đổ gãy, trong đó nhiều diện tích thiệt hại hơn 70%. Ngoài nguyên nhân chính khiến cây cao-su bị thiệt hại là do bão số 10 quá mạnh, thân cây giòn không chịu được sức gió, còn có nguyên nhân người trồng cao-su chi chú trọng đến việc mở rộng diện tích mà ít quan tâm đến việc trồng cây tạo vành đai chắn gió cho vườn. Một số hộ gia đình kiến thiết vườn cây cao-su chạy theo số lượng, nên trồng với mật độ quá dày tạo nên sức cản gió lớn khiến cây nhanh chóng gãy đổ khi gặp bão. Trong khi khai thác cao-su chạy theo lợi nhuận nên cạo mủ theo kiểu “vắt kiệt” khiến cây cao-su yếu không đủ sức chống chịu được với gió bão.

Quảng Bình từng là địa phương phát triển diện tích cao-su khá “nóng”, do hiệu quả của loại cây công nghiệp này mang lại. Ở địa phương đã hình thành những “thị trấn cao-su”, “xã cao su”, với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Nhiều nông dân làm giàu, xây dựng được cơ nghiệp từ cây cao-su. Song, sau trận bão số 10 (năm 2013), việc phát triển cây cao-su tại đây chững lại. Nhiều người đã chuyển sang trồng các loại cây khác, nhưng thu nhập còn hạn chế, cho nên vẫn muốn đầu tư trồng cao-su. Hiện toàn tinh có hơn 15 nghìn ha cao-su; trong đó có gần 10 nghìn ha đang trong thời kỳ khai thác. Trận bão vừa qua đã làm cho gần 3.500 ha cao-su đổ gãy, trong đó khá nhiều diện tích phải phá bỏ. Chủ tịch

24

Page 25: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

UBND tinh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài cho biết, để giảm thiệt hại trong sản xuất, tinh đã có chủ trương chuyển đổi một phần đất trồng cao-su sang trồng cỏ nuôi bò theo hướng phát triển hàng hóa, trồng rừng bản địa, trồng cây ăn quả. Hiện, tinh đã chuyển đổi hơn 400 ha đất trồng cao-su trước đây cho một doanh nghiệp chăn nuôi 1.500 con bò thịt.

Chủ tịch UBND tinh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính cũng khẳng định, hiệu quả kinh tế từ cây cao-su cho thấy chủ trương mở rộng và phát triển cây cao-su trên địa bàn tinh Quảng Trị thời gian qua là hoàn toàn đúng đắn, hợp lòng dân... Tuy nhiên, để cây cao-su phát triển bền vững hơn, các ngành liên quan và địa phương cần rà soát lại quy hoạch chi tiết các vùng trồng cây cao-su trên địa bàn tinh; không mở rộng thêm diện tích cây cao-su ở vùng ven biển trực tiếp đón gió bão; không nên trồng lại cây cao-su bằng mọi giá.

Dưới góc nhìn của một doanh nghiệp có truyền thống gần 60 năm trồng cao-su tại Quảng Bình, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Trung Phan Văn Thành cho rằng, thực tế là đơn vị đã chuyển đổi một số diện tích đất sang trồng các loại cây khác, nhưng chưa thành công do đặc tính thổ nhưỡng không phù hợp hoặc khó khăn về đầu ra. Mặt khác, trước đây tại Quảng Bình chu kỳ 20, 30 năm mới có một trận bão lớn, nhưng nay thì tần suất rất dày, cứ ba đến bốn năm có một trận gió bão dữ dội. Công ty trong nhiều năm qua đã đưa 12 giống cao-su vào trồng thử nghiệm và chọn được năm giống cây, dù sản lượng mủ khiêm tốn nhưng tính chống chịu gió bão khá cao. Tất cả các loại cây đó đều không thể trụ lại được với sức gió bão giật cấp 12, 14 như trận bão số 10 (năm 2013) và cơn bão vừa rồi.

Với nhiều người dân trồng cao-su ở Quảng Bình và Quảng Trị, tuy bị thiệt hại nặng sau cơn bão, nhưng nhiều người vẫn có ý định trồng lại loại cây công nghiệp chủ lực này. Ước mơ làm giàu vẫn thôi thúc họ tìm cách vượt qua khó khăn để vươn lên. Vì thế, Nhà nước cần sớm tạo ra các loại cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu, nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Đó mới là cách tốt nhất giúp người dân ổn định đời sống trên vùng đất thiên tai khắc nghiệt. Về đầu trang http://nhandan.com.vn/kinhte/thoi_su/item/34149202-than-trong-trong-phat-trien-cay-cao-su-tai-cac-tinh-bac-trung-bo.html

11. Hội viên phụ nữ được hỗ trợ 183 tỷ đồng vốn vay ưu đãi(Tin Tức Online 20/9, Ngọc Huy)

Nhằm giúp chị em có nguồn vốn sản xuất, kinh doanh, phát triển chăn nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế, NHCSXH

Chị em hôi viên phụ nư nghèo làm thủ tục vay vôn ưu đãi tại Điểm giao dịch xã Vạn Trạch, huyện Bô Trạch.

25

Page 26: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, đến nay đã giúp cho 7.944 hội viên phụ nữ vay với số vốn dư nợ trên 183 tỷ đồng.

Vốn ưu đãi đã giúp hội viên, phụ nữ nghèo đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế rừng đồi, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh...

Nhiều chị đã vươn lên thoát nghèo bền vững, trở thành hộ khá, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, góp phần cùng địa phương đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Về đầu trang http://baotintuc.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/hoi-vien-phu-nu-duoc-ho-tro-183-ty-dong-von-vay-uu-dai-20170921114849927.htm

12. HTX Tuấn Linh, Bố Trạch: “Cánh én” nhỏ... làm nên thành công!(Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 21/9, tr2, Hiến Nguyễn; Thời Báo Kinh Doanh Online 21/9, Hiến Nguyễn)

Khởi nghiệp “đơn độc” với hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Quốc Hương đã xây dựng và đạt được những thành công không nhỏ với mô hình HTX sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh (xã Lộc Sơn, huyện Bố Trạch). Thành lập vào tháng 3/2016, chi sau chưa đầy 2 năm hoạt động, HTX Tuấn Linh đang trở thành “cánh chim đầu đàn” của 27 hộ thành viên, sản xuất, với quy mô lớn với hơn 50 vạn bịch nấm các loại, mỗi năm cung ứng ra thị trường xấp xi 102 tấn nấm chất lượng cao, đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quốc Hương - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Tuấn Linh, chia sẻ: “Tôi đến với nghề sản xuất nấm hoàn toàn là một sự tình cờ. Cách đây 9 năm, bố tôi bị bệnh u hạch ở cổ, để hạn chế bệnh phát triển, ông phải thường xuyên dùng các loại thức ăn, nước uống từ nấm Linh Chi. Vì đây là một loại nấm quý, tôi và gia đình phải đi khắp nơi tìm kiếm và mua nấm với giá rất đắt về cho bố uống. Cái khó ló cái khôn, tôi nảy ra ý định tự trồng nấm để sử dụng, vừa đỡ công tìm kiếm vừa giảm chi phí chữa bệnh”.

Nói là làm, Giám đốc Nguyễn Quốc Hương bắt tay vào tìm tòi, học hỏi quy trình, kỹ thuật trồng nấm. Không chi dừng lại trên những trang sách, các chương trình trên mạng, trên tivi, người sáng lập HTX Tuấn Linh còn cắp cặp, đi tham quan mô hình trồng nấm thành công ở khắp các tinh lân cận.

“Sau khi đã nắm vững quy trình, kỹ thuật, tôi và gia đình bắt đầu trồng nấm tại khu trại chi rộng khoảng 100m2. Ban đầu chúng tôi chi trồng nấm Linh Chi, sau khi thấy nấm phát triển tốt, tôi đầu tư xây thêm nhà xưởng và trồng thêm nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ…”, Giám đốc Nguyễn Quốc Hương kể lại.

26

Page 27: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Theo Giám đốc Nguyễn Quốc Hương, việc khó khăn nhất khi bắt đầu là chi phí đầu tư. Để có vốn, ông đã phải thế chấp tài sản vay ngân hàng để mở rộng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, lắp hệ thống phun tưới, làm mát… Nhưng với quyết tâm tìm tòi, học hỏi, không ngại khó, ngại khổ, không sợ thất bại, hoạt động sản xuất của gia đình dần đi vào ổn định.

Khởi đầu thành công với mô hình trồng nấm và không muốn chi thành công một mình, ông Hương tìm đến Liên minh HTX tinh Quảng Bình nhờ tư vấn thành lập HTX, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng mô hình tại địa phương. Tháng 3/2016, HTX Tuấn Linh chính thức đi vào hoạt động và thu hút nhiều hộ thành viên tham gia.

Từ 100m2 tập trung trồng nấm Linh Chi, đến nay, HTX đã mở rộng thêm diện tích hơn 8.700m2 trồng nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ, Linh Chi. Sau một thời gian tìm kiếm và trồng thử nghiệm, HTX đã thành công trong việc sản xuất 2 loại giống nấm mới là nấm Kim Phúc và nấm Hoàng Đế, cho năng suất cao gấp 2 lần so với các loại nấm thông thường.

Năm 2016, HTX có khoảng 50 vạn bịch nấm các loại và sản lượng trên 100 tấn nấm. Doanh thu của HTX ước tính đạt khoảng 7,1 tỷ đồng. Lương của cán bộ nhân viên HTX đạt trên 50 triệu đồng/người/năm.

Hiện tại, HTX liên kết trực tiếp với 15 tổ hợp tác trên địa bàn tinh, tạo việc làm cho hơn 230 người lao động, trong đó có 66 người nghèo và 128 người cận nghèo (chiếm 84%), phụ nữ chiếm trên 95%.

“Mục tiêu và chiến lược phát triển của HTX là luôn tạo điều kiện để các thành viên tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh thông qua việc tổ chức lại quy mô sản xuất, ứng dụng nhanh các tiến bộ KH-KT. HTX cung cấp các sản phẩm, bảo đảm chất lượng có địa chi tin cậy và thành lập các tổ hợp tác vệ tinh trên địa bàn trong tinh và các tinh bạn...”, Giám đốc Nguyễn Quốc Hương chia sẻ.

Với cách tổ chức chuyên nghiệp và hoạt động hiệu quả, HTX trở thành một tên tuổi uy tín với người dân trên địa bàn, thị trường cũng ngày càng được mở rộng. Nấm sạch Tuấn Linh hiện đã có mặt tại hầu hết các chợ ở Quảng Bình và đang mở rộng ra các tinh lân cận như Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng... và đang hướng đến cung cấp sản phẩm nấm sạch cho các siêu thị.

Để giữ được thương hiệu trên thị trường, chất lượng là yếu tố được HTX quan tâm hàng đầu. Theo đó, các loại nấm được HTX tự nhân giống để kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và chủ động trong khâu sản xuất, trong đó, phần giống được làm với quy trình bảo đảm.

27

Page 28: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

“Mục tiêu của HTX trong vòng 5 năm tới là tăng số bịch nấm từ 50 vạn lên 70 - 80 vạn bịch. Đồng thời, tăng sản lượng nấm từ hơn 100 tấn lên 180 - 200 tấn/năm. Xây dựng thương hiệu vững chắc cho nấm sạch Tuấn Linh, nhằm chiếm lĩnh các thị trường từ chợ truyền thống đến các chuỗi siêu thị hiện đại”, Giám đốc Nguyễn Quốc Hương nhấn mạnh. Về đầu trang

13. Hàng loạt tàu cá mắc cạn trên sông Gianh (VTV1 – Thời Sự lúc 12h ngày 20/9; VTVNews 20/9) Hiện vẫn còn 9 tàu cá công suất lớn vẫn đang mắc cạn ở khu vực sông Gianh. Quá trình cứu hộ đang gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại của bà con là không nhỏ.

Sở dĩ xảy ra tình trạng nhiều tàu cá mắc cạn tại Quảng Bình là do tránh trú cơn bão số 10 vừa qua, các tàu cá này buộc phải ngược dòng sông Gianh khi âu thuyền neo đậu đã kín tàu thuyền. Do sức gió trong bão mạnh đã làm đứt neo, khiến các tàu này trôi dạt vào ven bờ sông và mắc cạn.

Hiện các chủ tàu và các đơn vị chức năng tinh Quảng Bình đang khẩn trương tiến hành cứu hộ. Do mực nước thấp, thủy triều liên tục lên xuống đã khiến công tác cứu hộ trở nên khó khăn hơn. Dự kiến công tác cứu hộ sẽ còn phải kéo dài thêm một vài ngày nữa. Về đầu trangMời quý vị xem chi tiết trong video tại đường link dưới đây: https://www.youtube.com/watch?v=2ju3oRLcaLY&list=PLr5nry4tBkpbsXhl8NAer2wHAUHD4EDCU&index=2

III. Hậu bão số 10

1. Bão số 10 quật lộ kho hóa chất độc hại gần khu dân cư ở Quảng Bình(Sài Gòn Giải Phóng Online 21/9, Minh Phong)

Ngày 21-9, người dân thôn 19-5 (Quảng Đông, Quảng Trạch) cho biết, trong khu dân cư của thôn này có một kho hóa chất của một doanh nghiệp không còn hoạt động đã bị bão quật bay mái, mưa lớn làm hóa chất chảy tràn ra đất. Ông Trương Công Đinh, nhà gần kho hóa chất trên cho biết: “Chúng tôi không biết ở đây có

hóa chất. Ngôi nhà tole rộng lớn này trước đây do một công ty ở phía Nam quản

Hai bồn sắt chứa hóa chất ở giưa xưởng.

28

Page 29: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

lý, họ thuê đất làm nhà chứa vật liệu xây dựng nhưng họ lại chứa hóa chất phục vụ cho Khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Ông Đinh cho rằng: “Mỗi lần nhà kho này mở cửa đưa hóa chất ra, công nhân mang áo bảo hộ riêng để pha chế mới chở đi. Tuy nhiên, hơn 2 năm nay họ đóng cửa nhưng không đưa hóa chất tồn dư đi. Cơn bão số 10 vừa qua đã quật bay mái tole nhà xưởng, mùi hóa chất bay ra gây khó thở, mùi nồng nặc.

Sau khi người dân địa phương phát hiện kho hóa chất, Đồn Công an Hòn La cho dán niêm phong một phòng bên ngoài có các thùng chứa dung dịch và các bì bao chứa bột đã biến thành đá cứng.

Bên trong nhà xưởng bị tốc mái có 2 bồn sắt chuyên dụng, theo ông Đinh chúng được dùng pha chế hóa chất. Ở cuối xưởng là đống bao bì có ghi chữ tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, với dòng chữ “Made in China”.

Cạnh đó ông Đinh cho biết, cặn hóa chất ở hai bồn sắt được vớt ra, đóng cứng như via san hô. Bên ngoài nhà xưởng nước tù đọng, người dân cho hay đấy là nước hóa chất chảy ra đóng đen, mùi khó chịu.

Bão số 10 quật lộ kho hóa chất độc hại gần khu dân cư ở Quảng Bình ảnh 3Ông Đinh bên một can hóa chất còn đầy bên trong. Ảnh: MINH PHONG

Ông Đinh đề nghị chính quyền địa phương cần kiểm tra, di dời kho hóa chất này, vì nó gây khó chịu, trâu bò lội qua nước làm bong da.

Đồn Công an Hòn La cho biết đã niêm phong và lấy mẫu trong kho hóa chất này đưa vào Sở TN-MT tinh Quảng Bình xác định đó là loại gì. Ông Trần Phong, Giám đốc Sở TN-MT Quảng Bình nói đây là kho xút và đang cho kiểm tra để người dân yên tâm. Về đầu trang http://www.sggp.org.vn/bao-so-10-quat-lo-kho-hoa-chat-doc-hai-gan-khu-dan-cu-o-quang-binh-469391.html

2. Bão vò nát miền Tây Quảng Bình(Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 21/9, Minh Quê)

Vùng biên giới Việt-Lào tuy xưa nay ít bão nhưng cơn bão số 10 quá mạnh đã làm hàng loạt xã biên giới tan hoang. Con đường đến với đồng bào A Rem, xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình bị cây ngã đổ như rừng

Chị Đinh Thị Hường cùng hai con trong căn nhà vừa dựng lại.

29

Page 30: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

rậm. Người dân địa phương phải tự chặt cây mở lối để thông tuyến sơ bộ nhằm tiếp cận miền xuôi.

Gặp Đinh Khinh giữa đường 20, xã Tân Trạch, anh nói rất tủi: “Ở giữa rừng cả đời không có bão, năm nay bị nó dập ai cũng sợ nhà sập, nhà sập thì chết người chứ không đùa. Mấy trăm người quá sợ bão. May có trạm y tế kiên cố cùng trường học mà trốn bão”. Bão đập gãy cây rừng đổ rào rào, gió xoáy hất nát 25 mái nhà, các tấm tôn bay lượn như lưỡi gươm khổng lồ khiến người già cũng phát hoảng. Ông Đinh Rầu gần 80 tuổi kể: “Chưa thấy trận bão nào như thế này, tôn bay loáng giữa trời chém vào cây cối. Con nít khóc. Đàn bà cũng khóc. Đàn ông thì sợ không dám nói”.

Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch Nguyễn Chí Sỹ cho hay: “Chưa bao giờ vùng này có cơn bão nào mạnh như thế, cây rừng đổ rầm rầm, gió thổi như thả bom, dân bản A Rem vốn nhút nhát thì nay họ sợ hung lắm. Có hai người già nói bão kiểu này chắc phải rời bản vào hang đá mà ở chứ tốc mái hết sạch, nhà cửa tan nát”.

Qua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa con. Sau bão, xã phải động viên mãi hai hộ này mới dám tự tin ở lại bản. Ông Sỹ thông báo thêm sợ bão quá, xã đã di dân vào trạm y tế trú bão nhưng ông bà Đinh Nê và Y Rú thì chạy khỏi bản xuống hang đá cách hai giờ đi bộ để trốn. Ông bà ấy trốn sâu trong rừng, dân bản đi tìm mấy ngày trời mới thấy họ an toàn trong hang động và gọi về. Đường lên xã rẻo cao Trọng Hóa, vào bất cứ bản nào, dấu bão vẫn hằn lên những vạt rừng gãy đổ chỏng chơ, những khuôn mặt người dân vẫn hằn sâu nỗi sợ trận cuồng phong hôm bão vào.

Tìm vào nhà anh Hồ Bâu ở bản Kinh, thấy mọi thứ đã tan tác không còn manh chiếu. Nhà Bâu cũng đang phấn đấu thoát nghèo nhờ sức trẻ nhưng bão đã quét sạch gia tài là căn nhà sàn nhỏ bé nơi từng đầy ắp tiếng nói của vợ chồng Bâu cùng con cái. Bâu nói: “Cái ăn trước mắt được dân bản cưu mang, sau đó gạo Nhà nước đưa vào cứu trợ, lâu dài thì phải dựng lại mái nhà làm lại từ đầu. Biết rất khó khăn nhưng không làm lại từ đầu vợ con khổ cực thôi”.

Sâu trong bản K Rét, vợ chồng anh Hồ Ka còn lượm lại cái cối giã gạo nguyên vẹn vì nó quá nặng bão chi thổi lăn chứ không thổi bay như căn nhà sàn. Nhà cửa chi còn mấy bộ quần áo cùng cái cối, vợ chồng Ka phải xin từng bữa ăn nhà hàng xóm, bà con đồng bào cưu mang nhau tại chỗ, chia sẻ nơi nằm tại chỗ, bớt đi phần ăn tại chỗ để cùng nhau vượt qua hoạn nạn sau trận tàn phá quá sức tưởng tượng của cơn bão số 10.

Huyện miền núi Minh Hóa vốn huyện nghèo, mấy năm nay phấn đấu từng bước nâng mức đời sống người dân lên. Tuy nhiên, bão vào, bao nhiêu mảnh làng liêu

30

Page 31: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

xiêu sát đất. Nhiều hộ nghèo càng nghèo thêm, nhiều hộ vừa thoát nghèo đã bị bão đưa về lại vị trí hộ nghèo.

Xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch thiệt hại rất nặng, hai căn nhà sập hoàn toàn không thể ở, 25 căn nhà bị tốc mái, nhiều hộ dân không có tấm lợp phải che bạt để tránh nắng nhưng không thể tránh mưa. 35 ha lúa rẫy còn năm ngày thu hoạch liền bị bão đập rụng hết, không thể tuốt.

Bà Đinh Thị Luận (Tân Lợi, Yên Hóa) cho hay nhà bà có năm nhân khẩu, phấn đấu làm lụng được căn nhà gỗ chắc chắn, nhà vững 30 năm, mưa bão không sập, vậy mà trận bão này nhấc cả căn nhà thổi đi mỗi nơi một mảnh. Không thể thoát nghèo. Thôn Tân Tiến cùng xã, nhà của anh Cao Bình Luận (SN 1988) hai gian gỗ, lúc bão đập về, nhà sập Luận chi còn cách bế con cùng vợ đang mang thai chạy sang nhà bà con cạnh đó mấy chục mét trú thân. Năm năm trước Luận vay 60 triệu đồng để làm nhà, phấn đấu năm nay thoát nghèo nhưng ước mơ đó không thành hiện thực, bão đã níu sát đất cảnh nghèo của vợ chồng Luận. Ông Đinh Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Yên Hóa, nói như mếu: “Toàn xã có 11 nhà dân bị sập hoàn toàn, 233 nhà bị hư hỏng nặng và 763 nhà bị tốc mái”.

Vào xã Hồng Hóa, cảnh sập nhà cũng tan nát cõi lòng với 10 trường hợp, Đinh Thị Hường (28 tuổi) ở thôn Tiến Hóa 1, không chồng, có hai đứa con kể: “Nhà em bị bão cuốn bay sạch, cái khung nhà bị lật chỏng lên giữa rừng”. Trong khi đó ở thôn Trấu, nhà chị Đinh Thị Bích Thúy (37 tuổi) đang vật lộn với đống đổ nát nói: “Chồng em bị ung thư gan, chi còn sức kiệt ngồi một chỗ phải ráng sửa mấy dây điện, mong có điện mà thắp sáng. Bão vào phá nát nhà, bà con mới dựng lại tạm cái lều chui vô chui ra, chừ không biết tiền đâu để làm lại nhà”.

Minh Hóa, đi đâu cũng thấy cảnh tan hoang sau bão. Người dân đa phần hộ nghèo. Siêu bão dập nát những căn nhà nhỏ bé khiến bao phận đời vốn khó khăn càng thêm bấn loạn. Toàn huyện miền núi này đang gồng mình hết sức vượt qua bất trắc thiên tai, cán bộ về giúp dân, dân nghèo cố giúp nhau, cưu mang nhau để vơi bớt buồn đau mất mát.

Đồng bào làm nhà sàn, không chắc chắn như dưới xuôi, nhiều hộ nghèo còn làm nhà tạm bợ, bão cuốn bay sạch. Hiện xã có 27 căn nhà của người Khùa, Mày, Sách bị xóa sổ, không biết lấy kinh phí ở đâu để giúp đỡ bà con, ông Hồ Phin, Chủ tịch xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa nói. Về đầu trang http://plo.vn/xa-hoi/bao-vo-nat-mien-tay-quang-binh-728233.html

3. “Trường chúng em bay mái, sắp sập mất thôi!”(Dân Trí 21/9, Đặng Tài)

31

Page 32: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Bão số 10 đã khiến hàng trăm ngôi trường tại Quảng Bình bị tốc mái, nhiều phòng học hiện đang bị nứt nghiêm trọng và có nguy cơ đổ sập. Trước tình trạng này, khiến giáo viên và học sinh hết sức lo lắng bởi mất an toàn cũng như ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Với những nỗ lực khắc phục hậu quả do bão gây ra, công tác giảng dạy tại Quảng Bình đã được bắt đầu trở lại. Tuy nhiên cơn bão vừa qua đã làm

nhiều phòng học tại địa phương này bị hư hỏng nghiêm trọng và đang có nguy cơ đổ sập, gây mất an toàn cho giáo viên và học sinh.

Tại Trường THCS Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, nơi tâm bão đi qua đã phải gánh chịu hậu quả vô cùng nặng nề, trong đó có dãy phòng học thực hành của các em học sinh bị tốc mái hoàn toàn, hư hỏng nặng nên khó có thể khắc phục.

“Là học sinh lớp 9 nên việc học thực hành của chúng em rất quan trọng, nhờ có thực hành chúng em mới được trải nghiệm thực tế, dễ tiếp thu kiến thức hơn. Giờ cả dãy phòng học bị bão làm bay hết ngói, mấy bức tường nứt nẻ, sắp sập đến nơi rồi chẳng có chỗ mà học nữa”, em Đàm Hoài Nhi, học sinh Trường THCS Quảng Châu buồn bã.

Không chi Hoài Nhi mà rất nhiều học sinh tại Trường THCS Quảng Châu đã không thể dấu được nỗi buồn khi chứng kiến ngôi trường thân yêu của mình bị bão tàn phá. Các em giờ chi biết cùng thầy cô gom nhặt lại những thiết bị thực hành. Phơi lại những cuốn sách, tài liệu ượt nhẹp sau trận bão để tận dụng cho những buổi học đầy khó khăn sắp tới.

“Sau bão đến trường nhìn mấy phòng học tan hoang hết buồn lắm chú ạ. Dãy phòng thực hành giờ chẳng còn gì, sắp sập đến nơi rồi không học được nữa. Chúng em chi mong sao nhà trường sớm xây lại được các phòng thực hành để không chi chúng em mà các bạn khóa sau được học tập tốt hơn”, em Đàm Nữ Thanh Hà, học sinh lớp 9 Trường THCS Quảng Châu tâm sự.

Trò chuyện với phóng viên Dân trí, thầy Trương Quang Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Châu cho biết, dãy phòng học này được xây từ năm 1995, nay đã xuống cấp, vừa qua lại bị bão tàn phá nên giờ đang ở trong tình trạng không thể sửa chữa. Nhiều thiết bị giảng dạy như máy tính, máy chiếu trong dãy phòng học này cũng đã bị hư hỏng. Thiệt hại ước tính của ngôi trường này lên đến hơn 1 tỷ đồng.

Dãy phòng học của Trường THCS Quảng Châu bị tôc hêt mái, hư hong nghiêm trọng

32

Page 33: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

“Dãy phòng học này từ lâu đã xuống cấp, bão số 10 vào nữa là không trụ nổi. Là dãy phòng thực hành những giờ hư hỏng quá nặng và mất an toàn nên hiện nay học sinh chi có thể học thực hành tạm trên lớp mà thôi. Kinh phí nhà trường không có nên rất khó để xây lại. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy”, thầy Hà băn khoăn.

Cũng như Trường THCS Quảng Châu, bão số 10 cũng đã khiến Trường tiểu học số 1 Ba Đồn rơi vào tình cảnh không dùng thì thiếu phòng, dùng thì sợ đổ sập. Thầy giáo Đoàn Văn Nam, hiệu trưởng ngôi trường này cho biết, trường được tài trợ xây dựng từ năm 1976, nay đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn chưa có điều kiện xây dựng lại. Hiện tại để đảm bảo an toàn cho học sinh, Trường tiểu học số 1 Ba Đồn đã xin đóng cửa 8 phòng học bị bão làm hư hỏng và đang có nguy cơ đổ sập.

Sau bão số 10, nhiều phòng học được xây dựng từ nhiều năm trước của các trường tại Quảng Bình đang trở nên mất an toàn. Trường Tiểu học số 1 Quảng Phú, huyện Quảng Trạch cũng có dãy nhà cấp bốn với 4 phòng học được xây dựng cách đây hơn 40 năm, đến nay đã quá cũ nát.

Sau cơn bão số 10, hiện những phòng học cấp 4 nói trên có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Vì không thể tiếp tục học tập trong những phòng học mất an toàn, ngôi trường này đang phải dùng phòng y tế và phòng họp của giáo viên để thực hiện công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, dãy nhà nội trú giáo viên của ngôi trường này cũng đã bị đổ sập không thể tiếp tục sử dụng khiến nhiều giáo viên không có chỗ ở.

“Dãy phòng cấp 4 này trước là phòng học của các học sinh khối 4, nhưng giờ một phòng đã sập, các phòng còn lại bị nứt rất nhiều nếu học sẽ gây nguy hiểm. Chúng tôi đang phải ghép lớp và sử dụng các phòng chức năng để cho học sinh học tạm, còn về lâu dài cũng chưa có phương án vì không có kinh phí xây dựng”, cô Hương cho hay.

Việc ghép lớp học hay sử dụng phòng y tế, phòng giáo viên để giảng dạy chi là giải pháp tạm thời của các trường học chịu ảnh hưởng từ bão số 10 tại Quảng Bình. Về lâu dài, để đảm bảo chất lượng giáo dục, những ngôi trường này rất cần được đầu tư để sửa chữa, xây dựng lại những phòng học hư hỏng. Đảm bảo an toàn cho các giáo viên và học sinh yên tâm công tác dạy học. Về đầu trang http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/truong-chung-em-bay-mai-sap-sap-mat-thoi-2017092016331023.htm

4. 100% trường học trên địa bàn tinh đã đón học sinh trở lại(Quân Đội Nhân Dân Online 20/9; TTXVN 20/9; Nhân Dân Online 20/9)

33

Page 34: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Ngày 20-9, Sở Giáo dục - Đào tạo tinh Quảng Bình cho biết, 100% trường học trên địa bàn tinh đã đón học sinh trở lại học, dù trường lớp còn rất nhiều khó khăn, bộn bề sau bão số 10.

Năm ngày sau bão, học sinh đã đến trường học ổn định. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn chi tổ chức cho học sinh học tại cơ sở chính, còn các cơ sở phụ đang trong giai đoạn khắc phục. Nhiều trường che tạm bạt cho học sinh học hoặc chi lợp lại mái ngói các phòng học; hoạt động bán trú chưa thực hiện được do mái nhà và vật dụng nhà bếp bị hư hỏng. Bão số 10 đã làm gần 600 phòng học bị hư hỏng nặng, 11 phòng học bị sập hoàn toàn, gần 600 bộ máy vi tính và 78 máy chiếu bị hỏng, hơn 10.500 bộ sách vở và gần 1.200 bộ bàn ghế học sinh bị hư hại..., ước tính thiệt hại hơn 205 tỷ đồng.

Ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình cho biết: Sau bão số 10, toàn ngành đã tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả để sớm ổn định việc dạy và học. Tuy nhiên, do thiệt hại quá lớn, Sở đã chi đạo các trường, ưu tiên tập trung cho công tác dạy và học.

Trong ngày 20-9, ngành điện Quảng Bình đã khôi phục cấp điện trở lại cho hơn 250.000 khách hàng. Hiện tại, chính quyền đang tổ chức rà soát và hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trước mắt để ổn định cuộc sống sau bão. Về đầu trang http://www.qdnd.vn/xa-hoi/tin-tuc/ho-tro-nguoi-dan-vuot-qua-kho-khan-som-on-dinh-cuoc-song-sau-bao-so-10-518371

5. Sau bão số 10, thầy trò dạy và học trong đổ nát(Thanh Niên Online 20/9, Trương Quang Nam - Diệu Linh)

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tinh Quảng Bình, bão số 10 đã làm gần 600 phòng học bị hư hỏng nặng, 11 phòng học bị sập hoàn toàn, hơn 40.000 m2 lớp học bị tốc mái, hơn 10.500 bộ sách vở và gần 1.200 bộ bàn ghế học sinh bị hư hại… Tổng thiệt hại ước tính lên đến hơn 205 ti đồng. Về đầu trang http://video.thanhnien.vn/thoi-su/sau-bao-so-10-thay-tro-day-va-hoc-trong-do-nat-93900.html

6. Mặt trận Tổ quốc tinh Quảng Bình tiêp nhận hơn 12 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 10(VOVNews 20/9, CTV Thanh Tuấn)

Đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tinh Quảng Bình đã tiếp nhận hơn 12 tỷ đồng của nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

Hình ảnh đoàn cứu trợ tặng hàng hóa cho gia đình người dân tỉnh Quảng Bình.

34

Page 35: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Sau bão số 10, nhiều tổ chức, cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước đã đến thăm và hỗ trợ, giúp người dân vùng thiên tai tinh Quảng Bình sớm khắc phục thiệt hại sau bão.

Đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tinh Quảng Bình đã tiếp nhận hơn 12 tỷ đồng của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tinh ủng hộ đồng bào bị thiên tai trên địa bàn. Nguồn hỗ trợ này được phân bổ về các địa phương bị thiệt hại. Trước mắt, tinh ưu tiên hỗ trợ bà con sửa chữa hơn 240 nhà bị sập, mỗi nhà sập hoàn toàn được hỗ trợ 40 triệu đồng.

Ông Trương Văn Hởi, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tinh Quảng Bình cho biết: "Cơn bão mạnh như thế nên sự giúp đỡ, tình cảm của đồng bào trong và ngoài nước, bằng tinh thần, vật chất là động viên rất lớn đối với đồng bào tinh Quảng Bình, giúp bà con vượt qua khó khăn này để tiếp tục vươn lên". Về đầu trang http://vov.vn/xa-hoi/hon-12-ty-dong-ung-ho-dong-bao-quang-binh-bi-thiet-hai-do-bao-so-10-673605.vov

7. VietinBank ủng hộ đồng bào vùng bão Quảng Bình 500 triệu đồng(Quân Đội Nhân Dân Online 20/9, Bùi Hà)

Ngày 19-9, đoàn công tác Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) do ông Trần Kiên Cường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và ủng hộ tinh Quảng Bình 500 triệu đồng giúp bà con khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống sau cơn bão số 10.

Đây là hoạt động kịp thời, thiết thực, tình nghĩa của VietinBank nhằm góp phần chia sẻ những

thiệt hại nặng nề về người và tài sản của đồng bào tinh Quảng Bình trong đợt mưa bão vừa qua.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Kiên Cường cho biết, công tác khắc phục sau bão rất nặng nề và rất cần những tấm lòng hảo tâm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trên cả nước chung tay, góp sức sẻ chia khó khăn đối với đồng bào các tinh miền Trung. Hy vọng rằng, với sự đóng góp của VietinBank, đồng bào tinh Quảng Bình sẽ nhanh chóng khắc phục hậu quả do bão số 10 gây ra và sớm ổn định cuộc sống. Về đầu trang

Ông Trần Kiên Cường (ngoài cùng bên phải) trao sô tiền ủng hô 500 triệu đồng cho tỉnh Quảng Bình.

35

Page 36: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

http://www.qdnd.vn/xa-hoi/tin-tuc/vietinbank-ung-ho-dong-bao-vung-bao-quang-binh-500-trieu-dong-518330

8. CLB doanh nhân Nguyễn Hữu Cảnh hỗ trợ 540 triệu đồng cho tinh Quảng Bình(Baoquangbinh.vn 21/9, Lê Mai)

Sáng 21-9, UBND tinh tổ chức buổi làm việc với Câu lạc bộ (CLB) doanh nhân Nguyễn Hữu Cảnh ở TP. Hồ Chí Minh nhân dịp CLB ra thăm, làm việc với tinh và ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng cơn bão số 10. Đồng chí Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tinh ủy, Chủ tịch UBND tinh chủ trì buổi làm việc. CLB doanh nhân Nguyễn Hữu Cảnh được thành lập ngày 26-6-2016 tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các chủ hộ kinh doanh cá thể, chủ doanh nghiệp, chuyên gia, viên chức, nhà quản lý doanh nghiệp quê ở Quảng Bình đang sống, làm việc kinh doanh, lập nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận.

Mục đích của CLB nhằm nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, tạo cơ hội đầu tư, hợp tác, phát triển thị trường, thúc đẩy sự lớn mạnh của các hội viên trong CLB, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở quê nhà nói riêng, kinh tế ở TP. Hồ Chí Minh và đất nước nói chung.Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang, Chủ tịch CLB doanh nhân Nguyễn Hữu Cảnh đã gửi lời chia sẻ đến những mất mát, thiệt hại của người dân trên địa bàn tinh, đồng thời mong muốn lãnh đạo tinh và các sở, ban, ngành tạo điều kiện cho các doanh nhân tại TP. Hồ Chí Minh trở về quê hương xây dựng, đầu tư phát triển kinh tế.

Các thành viên CLB cũng mong muốn tinh giúp CLB kết nối với con em là doanh nhân tại TP. Hồ Chí Minh để CLB có cơ hội phát triển số lượng thành viên, bên cạnh đó cũng định hướng giúp CLB hoạt động có hiệu quả hơn.

Nhân dịp này, CLB đã ủng hộ 540 triệu đồng để chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại mà người dân Quảng Bình phải gánh chịu sau cơn bão số 10.

Thay mặt lãnh đạo tinh, đồng chí Nguyễn Hữu Hoài cảm ơn những tình cảm sâu sắc mà các thành viên CLB doanh nhân Nguyễn Hữu Cảnh đã dành cho quê hương Quảng Bình. Đồng chí nhấn mạnh, tinh luôn xác định doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và mong muốn CLB doanh nhân Nguyễn Hữu Cảnh sẽ là đầu mối hợp tác, góp phần tuyên truyền, quảng bá cho tinh, kết nối với các nhà đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh ra đầu tư tại Quảng Bình. Về đầu trang http://baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201709/clb-doanh-nhan-nguyen-huu-canh-ho-tro-540-trieu-dong-cho-tinh-quang-binh-2149456/

36

Page 37: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

9. Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 10: Huy động mọi nguồn lực sớm ổn định đời sống nhân dân(Quân Đội Nhân Dân Online 21/9, Tiến Đạt – Anh Tần)

Sau những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các địa phương, đặc biệt là sự hỗ trợ của các đơn vị quân đội trong giúp đỡ nhân dân các tinh miền Trung khắc phục hậu quả của cơn bão số 10, đến nay cuộc sống của người dân đã từng bước được cải thiện. Song, để trở lại cuộc sống bình thường cần vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong đó, ngoài sự nỗ lực vươn lên của người dân thì công tác hỗ trợ vùng bão lũ của các cấp, các ngành phải sớm đến được tay người dân.

Chiều 20-9, tại Trường THCS Kỳ Trinh (thị xã Kỳ Anh), những phần việc còn lại công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 10 vẫn diễn ra khẩn trương, sôi nổi. Ngoài cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 324 (Quân khu 4) cùng giáo viên, nhân viên bảo vệ thì nhiều bậc phụ huynh học sinh cũng tự nguyện tham gia giúp ổn định ngôi trường cho các cháu. Thầy giáo Trần Anh Đăng, Hiệu trưởng THCS Kỳ Trinh cho chúng tôi biết, cơn bão đã làm nhà trường thiệt hại khá nặng nề. Gần như toàn bộ mái các dãy phòng học và nhà giáo viên đều bị tốc mái toàn bộ hoặc phá hủy một phần. Riêng các dãy nhà xe thì bị sập đổ, vỡ vụn. Không chi dừng lại ở đấy, do trường nằm ở vùng trũng nên khi cơn bão đổ về kéo theo thủy triều lên gây ngập toàn bộ sân trường và tràn cả vào phòng học, khiến nhiều đồ dùng của thầy và trò bị hư hỏng nặng.

Đưa mắt nhìn những chiến sĩ thoăn thoắt chuyển những viên ngói “vá lành” phần mái của dãy phòng học, thầy Đăng phấn khởi nói: “Nếu không có các chú bộ đội, chắc chắn việc học tập của các cháu học sinh sẽ phải gián đoạn nhiều ngày. Điều mừng nữa là mặc dù rất nhiều gia đình bị thiệt hại song các bậc phụ huynh cũng dành sự quan tâm, giúp sức khôi phục ngôi trường. Ngoài giờ học, mấy chiều qua, hàng trăm em học sinh tự nguyện đến trường với mong muốn “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” để cùng các chú bộ đội sửa trường, dọn lớp”.

Tại thôn Bắc Tiến (xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh), các thành viên trong gia đình ông Trần Đình Hân, thương binh hạng 3/4 đang nỗ lực khắc phục hậu quả. Tính sơ bộ, cơn bão số 10 làm gia đình ông thiệt hại vài chục triệu đồng. Biết gia đình ông thuộc diện chính sách khó khăn, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm thăm hỏi, động viên, các đơn vị quân đội cũng cử lực lượng đến giúp đỡ, thế nhưng ông Hân luôn động viên vợ con phải biết vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, bởi ông biết ở trong xã, trong huyện còn rất nhiều gia đình bị thiệt hại nặng nề của cơn bão.

Không chi ở trường THCS Kỳ Trinh (thị xã Kỳ Anh) hay gia đình ông Trần Đình Hân ở xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh), tìm hiểu công tác khắc phục hậu quả bão lũ trên khắp các dải đất miền Trung mà cơn bão số 10 quét qua, chúng tôi thấy người dân nơi đâu cũng nỗ lực vươn lên, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chủ động vào cuộc, các tổ chức đoàn thể đã phát huy tốt tinh thần

37

Page 38: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

xung kích, sáng tạo, huy động tất cả các lực lượng chung tay ổn định cuộc sống. Đặc biệt trong hoạn nạn, khó khăn, tình quân dân đã hòa quyện bền chặt, tạo thành sức mạnh vượt qua gian khó.

Chi tính sơ bộ, hậu quả cơn bão số 10 đổ bộ vào miền Trung đã gây thiệt hại ước tính hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó các huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), TP Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa… bị thiệt hại nặng nhất. Hiện nay, với sự nỗ lực cao độ của các cấp, các ngành, những hậu quả đang từng bước được khắc phục, nhưng đời sống nhân dân vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Trước tình hình đó, vừa qua Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho nhân dân tinh Quảng Bình 3.000 tấn gạo. Trong ngày 19-9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức lễ phát động và ra lời kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài quyên góp ủng hộ nhân dân miền Trung khắc phục thiệt hại do bão lũ gây ra. Hưởng ứng lời kêu gọi của UBTU MTTQ Việt Nam, với tinh thần tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc, rất nhiều ban ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã huy động nhiều tiền bạc, vật chất ủng hộ đồng bào miền Trung với số tiền hàng chục tỷ đồng và các cơ sở vật chất nhu yếu phẩm khác. Ở cấp huyện và cấp tinh bị thiệt hại, Ban tiếp nhận cứu trợ cũng được các địa phương thành lập và tổ chức trực 24/24 để sẵn sàng tiếp nhận cứu trợ, kịp thời chuyển đến nhân dân vượt qua khó khăn.

Thế nhưng hiện nay, theo ông Hoàng Văn Bẹ, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam huyện Kỳ Anh thì đến chiều 20-9, Ban tiếp nhận cứu trợ của huyện mới chi đón được 17 đoàn thiện nguyện với số tiền hơn 2 tỷ đồng, hơn 1.000m2 tôn lợp…; ở thị xã Kỳ Anh cũng mới tiếp nhận được hơn 6 tỷ đồng và các loại cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm khác. Để giúp những hộ gia đình khó khăn, UBND thị xã Kỳ Anh đã bảo lãnh để các hộ dân được mua chịu mái tôn, xi măng, vật chất của doanh nghiệp để sửa chữa nhà cửa. Đây cũng là giải pháp nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, được dư luận đánh giá cao.

Với hàng trăm nghìn ngôi nhà của nhân dân, các trường học, công sở của địa phương bị tốc mái, sập đổ, cây cối, hoa màu, đường sá bị sạt lở, hư hỏng, để nhân dân sớm vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống cần nguồn lực rất lớn và kịp thời. Do đó, các cấp, các nghành, các địa phương, các tổ chức xã hội cần tuyên truyền, vận động mọi tổ chức cá nhân tiếp tục quyên góp ủng hộ, giúp đỡ nhân dân các vùng bị thiệt hại do bão lũ, giúp nhân dân vươn lên trong cuộc sống. Tất cả tiền bạc, hàng hóa cứu trợ phải được khẩn trương chuyển đến tận tay người dân, bảo đảm công khai, công bằng. Làm tốt được điều đó đời sống nhân dân mới nhanh chóng được ổn định. Về đầu trang http://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/huy-dong-moi-nguon-luc-som-on-dinh-doi-song-nhan-dan-518396

38

Page 39: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

10. Ấm lòng các gia đình giáo dân vùng tâm bão(Quân Đội Nhân Dân 21/9, tr8+7, Tư Thắng; Quân Đội Nhân Dân Online 20/9)

Bà con nhân dân thuộc giáo xứ Trừng Hải, thôn Phú Xuân, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch nằm trong vùng tâm bão đi qua nên phải gánh chịu nhiều tổn thất về tài sản. Hàng chục ngôi nhà bị tốc mái, trong khi đó đàn

ông khỏe mạnh ở đây thường đi làm ăn xa nên công tác khắc phục hậu quả gặp muôn vàn khó khăn.

Ngay khi cơn bão đi qua, Đồn Biên phòng Roòn, BĐBP tinh Quảng Bình đã phối hợp với chính quyền địa phương và ban hành giáo thăm hỏi động viên nhân dân, lên kế hoạch giúp các gia đình giáo dân bị thiệt hại.

Sau bão, căn nhà của giáo dân Nguyễn Văn Lợi, giáo xứ Trừng Hải bị tốc mái. Các con đi làm ăn xa, gia đình chi có ông bà và trẻ nhỏ. Vì thế, ông Lợi không biết bắt đầu khắc phục từ đâu, đành căng bạt để mọi người trú tạm. Khi được Đồn Biên phòng Roòn điều động cán bộ, chiến sĩ đến giúp đỡ, ông nói trong nghẹn ngào: “Nhà bị thiệt hại nặng quá, các chú bộ đội giúp ông, mệ (bà) với!”. Chi kịp nói thế, ông chạy đôn đáo đi gọi tiểu thương chở vật liệu đến để bộ đội làm ngay cho kịp. Trong lúc ông đi, những chiến sĩ biên phòng nhanh nhẹn leo lên mái nhà sửa chữa, chinh lại đòn tay bị lệch... Dưới cái nắng chói chang của buổi chiều, gần 10 cán bộ, chiến sĩ bộ BĐBP lao động không biết mệt mỏi. Đến 21 giờ cùng ngày, bộ đội giúp gia đình ông Lợi lợp lại xong mái, dọn dẹp ngôi nhà sạch sẽ. Tối hôm đó, ông Lợi cùng vợ và mấy đứa cháu nhỏ lại được ngủ trong ngôi nhà thân quen của mình.

Cùng thời điểm này, ở cách đó không xa, một tổ công tác khác của Đồn Biên phòng Roòn và quân số tăng cường của Trung tâm huấn luyện-Đại đội cơ động BĐBP tinh Quảng Bình cũng đang giúp bà Hồ Thị Nguyệt lợp lại mái nhà. Cuộc sống vốn vất vả, bà Nguyệt mặc dù tuổi đã cao nhưng cũng đành để các con phải đi xa làm ăn. Trong bão, bà được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Roòn đưa lên đơn vị để tránh trú. Sau bão, nhà bị hư hỏng nặng, bà lại được BĐBP giúp đỡ sửa chữa... Ngôi nhà của giáo dân Hoàng Văn Đức, sinh năm 1978, giáo xứ Trừng Hải cũng bị tốc mái hoàn toàn. Dù là lao động chính của gia đình nhưng

Cán bô, chiên sĩ Đồn Biên phòng Roòn giúp gia đình giáo dân Nguyễn Văn Lợi lợp lại mái nhà.

39

Page 40: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

anh vẫn phải nhờ sự trợ giúp của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Roòn mới lợp lại được toàn bộ ngôi nhà. Không chi ông Lợi, bà Nguyệt, anh Đức mà còn rất nhiều gia đình khác ở giáo xứ Trừng Hải được cán bộ, chiến sĩ BĐBP giúp đỡ tu sửa, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sau bão. Nhờ công sức của bộ đội mà cuộc sống của giáo dân ở vùng cửa biển Roòn đang ổn định trở lại sau những ngày bão dữ.

Nói về những ngày triển khai lực lượng đi giúp dân ứng phó với bão số 10, Đại úy Trịnh Tư Thắng, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Roòn, BĐBP tinh Quảng Bình cho biết: “Là vùng tâm bão số 10 đi qua, gần cả tuần nay, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã được huy động tối đa để giúp dân ứng phó, khắc phục hậu quả. Chúng tôi cũng không nhớ mình đã làm bao nhiêu việc. Chi thấy vui khi học sinh được trở lại trường, nhân dân được ngon giấc trong ngôi nhà của mình”.

Trước khi bão số 10 đổ bộ, đã có hơn 20 hộ dân với trên 60 nhân khẩu đồng bào giáo dân Giáo xứ Trừng Hải được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Roòn sơ tán lên đơn vị để tránh, trú bão an toàn. Trong thời gian ở đây, bà con giáo dân được bộ đội chăm lo cơm ăn, nước uống chu đáo. Về đầu trang

11. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban ngành quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 10(Nhà Báo & Công Luận Online 20/9, PV; Báo Chính Phủ Điện Tử 20/9; Thanh Niên Online 21/9, Trương Quang Nam; Lao Động Thủ Đô Online 21/9; Tapchimattran.vn 21/9; TTXVN/Tin Tức Online 20/9; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 21/9, Tá Lâm; Lao Động Online 21/9, PV; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh 20/9, tr2; VietnamPlus.vn 20/9; Quân Đội Nhân Dân 21/9, tr2; Thanh Niên 21/9, tr4, Trương Quang Nam; Tiền Phong 21/9, tr2; Tiền Phong 21/9, trI, Tô Ngọc Hoa; Lao Động 21/9, tr1+7; Nhân Dân 21/9, tr2; Thesaigontimes.vn 20/9; Baoquangbinh.vn 21/9)

Chiều 20/9, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 10 tại các tinh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Tham dự buổi quyên góp có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tham gia quyên góp ủng hô đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai.

40

Page 41: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

động của cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng. Mỗi người đã quyên góp ít nhất 1 ngày lương ủng hộ đồng bào các tinh miền Trung.

Cùng với các cấp, các ngành và nhân dân cả nước, số tiền quyên góp được sẽ được Văn phòng Trung ương Đảng sớm gửi tới hỗ trợ bà con các địa phương vùng bị ảnh hưởng do bão số 10 giảm bớt khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.

Sáng 20/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng dự lễ phát động quyên góp ủng hộ đồng bào các tinh miền Trung khắc phục thiệt hại do bão số 10, cơn bão mạnh nhất trong 10 năm qua gây ra. Trước thiệt hại to lớn của các tinh miền Trung, với tinh thần tương thân, tương ái, thực hiện chi đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào các tinh miền Trung.

Chiều cùng ngày, tại Nhà Quốc hội, Công đoàn Văn phòng Quốc hội tổ chức lễ phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại bởi cơn bão số 10. Tại buổi lễ, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc kêu gọi các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên Công đoàn Văn phòng Quốc hội đóng góp mỗi người ít nhất một ngày lương để ủng hộ bà con vùng bị thiệt hại sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Dịp này, ông Trần Thanh Mẫn trao 1,5 ti đồng hỗ trợ nhân dân Quảng Bình khắc phục hậu quả bão số 10 và trực tiếp đi thăm, trao tiền hỗ trợ cho một số hộ dân có nhà bị sập ở TX.Ba Đồn.công tác khắc phục thiệt hại do bão số 10 gây ra.

Cùng ngày, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động kêu gọi cán bộ, công nhân viên chức, đoàn viên công đoàn, người lao động, các nhà hảo tâm trong cả nước quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Ngày 19/9, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Đoàn công tác do đồng chí Trần Hữu Bình - Phó Bí thư thường trực làm trưởng đoàn trực tiếp đến động viên, thăm hỏi người dân tại 2 tinh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Tham gia cũng đoàn công tác, Vũ Tiến Duật, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thay mặt ngân hàng đã trao 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các tinh bị thiệt hại, hỗ trợ thiết thực giúp đồng bào các địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống và sản xuất.

Được biết, để kịp thời hỗ trợ đồng bào các tinh miền Trung bị thiệt hại, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM – Ban Cứu trợ TP đã tổ chức thành 2 đoàn đến thăm, động viên và hỗ trợ ban đầu đến đồng bào 6 tinh Thanh

41

Page 42: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do thiên tai với tổng kinh phí hỗ trợ 7 ti đồng.

Công đoàn Giáo dục VN cũng vừa trích 1 ti đồng hỗ trợ hai tinh Quảng Bình và Hà Tĩnh là 2 địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 10; đồng thời tiếp tục phát động, kêu gọi cán bộ, nhà giáo và người lao động thuộc các Sở GDĐT, các trường đại học, cao đẳng và đơn vị trực thuộc chung tay quyên góp, ủng hộ giúp đỡ các trường học đã bị ảnh hưởng nặng nề do bão số 10 gây ra, nhằm góp phần giải quyết những khó khăn cho các trường học, để cán bộ, nhà giáo, người lao động và học sinh sớm ổn định cuộc sống, tiếp tục duy trì và tổ chức dạy và học. Tại lễ phát động, CĐ Giáo dục VN đã tiếp nhận số tiền 100 triệu đồng từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và 50 triệu đồng từ CĐ Cơ quan Bộ GDĐT ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 10. Về đầu tranghttp://congluan.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc-quyen-gop-ung-ho-dong-bao-bi-thiet-hai-do-bao-so-10/184257

12. LĐLĐ tinh Quảng Bình: Sự hỗ trợ quý báu, kịp thời (Lao Động Online 21/9, PV)

Ngày 19-20.9, LĐLĐ tinh Quảng Bình tiếp tục đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ cho người lao động đang làm việc tại vùng tâm bão số 10. Tại Khu kinh tế Hòn La 2 (xã Quảng Phú, H.Quảng Trạch), đoàn đã đến thăm và trao quà hỗ trợ cho người lao động đang làm việc tại Cty TNHH Cát Phú.

Đây là đơn vị bị thiệt hại nặng trong cơn bão vừa qua với hệ thống sản xuất bị sập gần hoàn toàn, người lao động làm việc tại Cty cũng chịu nhiều thiệt hại về nhà cửa.

Ông Nguyễn Lương Bình - Chủ tịch LĐLĐ tinh - đã động viên cán bộ, công nhân Cty sớm khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất. LĐLĐ tinh Quảng Bình đã trao các suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho những CN có hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa bị hư hỏng nặng do bão.Đến thăm NLĐ đang làm việc tại Cty TNHH Hào Hưng Quảng Bình (đóng tại KCN Hòn La, xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch), lãnh đạo LĐLĐ tinh Quảng Bình đã trao tận tay những phần quà cho CN có hoàn cảnh khó khăn, bị thiệt hại do cơn bão số 10.

Tại Cty CP Sản xuất lâm sản xuất khẩu Quảng Đông, chị Võ Thị Phương - CN Công ty, trú thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch - rất cảm động khi nhận được sự hỗ trợ 1 triệu đồng từ LĐLĐ tinh Quảng Bình. Trong cơn bão số 10 vừa qua, nhà chị Phương bị bay hết mái, thiệt hại nặng, hoàn cảnh rất khó khăn. “Đây là động lực để chúng tôi vững tin hơn trong giai đoạn khó khăn này” - chị Phương chia sẻ.

42

Page 43: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Tại TCty Sông Gianh (P.Quảng Thuận, TX.Ba Đồn), lãnh đạo LĐLĐ tinh Quảng Bình đã ân cần thăm hỏi và động viên các CN Cao Minh Hòa và Nguyễn Văn Chính.

Đoàn cũng đã đến Cảng cá Sông Gianh (H.Bố Trạch) để trao 5 phần quà, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng cho NLĐ đang làm việc tại đây. Về đầu tranghttps://laodong.vn/thoi-su/lanh-dao-dang-quoc-hoi-chinh-phu-quyen-gop-ung-ho-ba-con-vung-bi-thiet-hai-boi-bao-so-10-565826.ldo

IV. Xã hội

1. Biển sạt lở nghiêm trọng, dân sống thấp thỏm(Moitruong.net.vn 21/9, Duy Ninh)

Bão số 10 đổ bộ vào đất liền, chi trong vòng vài giờ đồng hồ những con sóng biển cao từ 2 – 3 mét ập vào dồn dập khiến hàng trăm mét bờ biển tại bãi tắm 2, biển Nhật Lệ, TP Đồng Hới sạt lở nghiêm trọng.

Ghi nhận của PV tại bãi tắm 2, biển Nhật Lệ (TP Đồng Hới) sau khi cơn bão số 10 đi qua, dọc bờ bãi biển Nhật Lệ 2, tình trạng sạt lỡ bãi diễn ra rất nghiêm trọng. Đoạn sạt lở kéo dài hơn 500m, rộng từ 15 – 20m, bờ biển bị nước khoét sâu tạo thành những “hàm ếch” dựng đứng. Việc sạt lở cũng đã ăn sâu vào tận móng nhiều nhà hàng và nhà của người dân khiến hàng chục hộ dân sinh sống bên bãi biển trong tình cảnh thấp thỏm, lo âu.

Đáng ngại hơn, tình trạng sạt lở ăn sâu khiến cho một số nhà hàng của người dân bị đổ sập. Nhiều hạng mục phục vụ khách du lịch cũng có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.

Ông Nguyễn Quang Vinh (61 tuổi, bãi tắm 2, biển Nhật Lệ, Phường Hải Thành, TP Đồng Hới) cho biết, cơn bão số 10 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân ven biển và gây sạt lở nghiêm trọng ở bãi biển Nhật Lệ 2 khiến nhiều người dân sinh sống nơi đây lo lắng.

“Bão vào đã gây sạt lở với chiều dài vài trăm mét, ăn sâu vào nhà dân 15 – 20m, rất nguy hiểm. Sạt lở ăn sâu vào móng nhà dân đã khiến nhiều ngôi nhà bị đổ sập. Nhà tôi cũng bị sạt lở “ngoạm” hết cả bờ kè gây thiệt hại cả trăm triệu đồng. Giờ xây lại thì không có tiền, còn nếu để như vậy thì chắc bị lở không còn nhà mà ở. Khổ lắm !” – ông Vinh buồn bã.

Trao đổi với PV, ông Hồ Văn Tý – Phó chủ tịch UBND Phường Hải Thành cho biết, bão số 10 đã gây thiệt hại nặng nề cho các hộ dân ven bãi biển Nhật Lệ. Ngoài ra, cơn bão còn gây sạt lở nghiêm trọng khiến nhiều bà con sống trong thấp thỏm, lo âu.

43

Page 44: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

“Sau khi bão đổ bộ mang theo từng con sóng biển cao 2 – 3m đã đánh sạt lở nghiêm trọng bờ biển Nhật Lệ. Đặc biệt, sạt lở nghiêm trọng nhất ở bãi tắm Nhật Lệ 2 với chiều dài hơn 500m, ăn sâu vào nhà dân hơn 15m. Một số nhà hàng, bờ kè, sân chơi do dân xây dựng đều bị đánh sập hết. Toàn bãi tắm 2 có khoảng 29 hộ dân bị ảnh hưởng gây thiệt hại rất nặng nề về tài sản” – ông Thanh cho hay.

Ông Thanh cho biết thêm, sau khi bão tan, chính quyền phường đã nhanh chóng đến hiện trường khảo sát, nắm bắt tình hình thiệt hại do sạt lở để báo cáo với cấp trên xử lí. Ngoài ra, chính quyền cũng ra sức động viên bà con cố gắng xây dựng lại bờ kè để giữ đất, giữ nhà. Về đầu trang http://moitruong.net.vn/quang-binh-bien-sat-lo-nghiem-trong-dan-song-thap-thom/

2. Xây dựng trạm BTS đa năng, thân thiện môi trường(Moitruong.net.vn 21/9, Duy Ninh)

Ngày 20/9, thông tin từ văn phòng UBND tinh Quảng Bình cho biết, sẽ triển khai xây dựng một số trạm BTS đa năng, thân thiện môi trường trên địa bàn thành phố Đồng Hới.Hinh 1

Theo đó, UBND tinh cho phép Tập đoàn Viễn thông Quân đội triển khai xây dựng một số trạm BTS đa năng, thân thiện môi trường trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Thời gian đầu tư xây dựng và khai thác, sử dụng tối đa là 10 năm kể từ ngày có chủ trương đầu tư và căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu các bên để xem xét thống nhất việc triển khai tiếp theo.

UBND tinh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, thành phố Đồng Hới và các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, thống nhất số lượng, vị trí, địa điểm cụ thể xây dựng các trạm BTS đa năng, thân thiện môi trường; hướng dẫn Tập đoàn Viễn thông Quân đội thực hiện các thủ tục liên quan để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định; đồng thời chủ trì, phối hợp với thành phố Đồng Hới kiểm tra, giám sát việc xây dựng từng trạm BTS.

Cùng với đó, Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc triển khai xây dựng các trạm BTS đa năng, thân thiện môi trường của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

Ngoài ra, UBND tinh yêu cầu Tập đoàn Viễn thông Quân đội phải hoàn thành đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật; khảo sát, lập phương án thiết kế, thi công đảm bảo sử dụng chung hạ tầng cho doanh nghiệp viễn thông trước khi thi công. Tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như hệ thống cấp, thoát nước, cáp điện, cáp viễn thông, cây xanh…,

44

Page 45: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; cam kết tự tháo dỡ, di dời khi UBND tinh, thành phố Đồng Hới có kế hoạch sử dụng đất vào mục đích khác… Về đầu trang http://moitruong.net.vn/quang-binh-xay-dung-tram-bts-da-nang-thien-moi-truong/

3. Học bổng đột xuất cho sinh viên vùng bão(Thanh Niên Online 21/9, Hà Ánh)

Ngày 18.9, Trường ĐH Mở TP.HCM có thông báo hỗ trợ học bổng đột xuất cho sinh viên gặp khó khăn do bão số 10 gây ra.

Theo đó, mỗi sinh viên sẽ được nhận học bổng 3 triệu đồng, đồng thời được gia hạn thời gian đóng học phí học kỳ 1 năm học này.

Đối tượng nhận hỗ trợ học bổng là sinh viên đang theo học tại trường, có hộ khẩu thường trú ở các địa phương chịu thiệt hại do bão gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Sinh viên không cần thực hiện giấy xác nhận khó khăn từ chính quyền địa phương nếu nơi cư trú nằm trực tiếp trong vùng cực kỳ khó khăn. Về đầu trang http://thanhnien.vn/giao-duc/hoc-bong-dot-xuat-cho-sinh-vien-vung-bao-877818.html

V. Pháp luật - An ninh quốc phòng

1. Hạt phó Hạt kiểm lâm huyện Tuyên Hóa: "Đúng là phá rừng rồi!"(Infonet.vn 21/9, Thanh Hà)

Một khu vực rộng lớn rừng phòng hộ giáp ranh giữa hai xã Mai Hóa và Ngư Hóa (huyện Tuyên Hóa) có diện tích rộng hàng trăm héc-ta. Nơi đây từng được coi là rừng thiêng nước độc, tách biệt và hiểm trở nhưng "lâm tặc" vẫn tràn vào tán phá.

Theo chân người dân địa phương, chúng tôi đi lên rừng Bà Đà thuộc xã Mai Hóa (huyện Tuyên Hóa), nơi trong những ngày qua vẫn xảy ra tình trạng phá rừng phòng hộ để chuyển sang trồng cây keo một cách ồ ạt.

Từ đường QL 12A rẽ vào đường lên xã Ngư Hóa chừng 10km thì bắt gặp một con đường lớn được người dân mới san ủi đi vào khu vực rừng Bà Đà.

Rừng phòng hô đầu nguồn Bà Đà đang bị tàn phá

45

Page 46: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Con đường được san ủi từ quả đồi này sang quả đồi khác để phục vụ cho việc phá rừng và cũng như sau này phục vụ công việc trồng rừng keo của người dân.

Lần theo con đường mới mở, chúng tôi thấy hai bên trơ ra những mảng đồi trọc lóc, một số khu vực phía ngoài người dân đã tiến hành trồng keo xen lẫn những mầm cây cỏ dại lên chưa phủ kín màu đất đỏ.

Người dân địa phương cho biết, rừng ở dãy núi Mồng Gà trước đây đã được chính quyền giao cho dân và chuyển đổi sang trồng rừng sản xuất. Còn sau dãy núi Mồng Gà là rừng Bà Đà vào đến giáp xã Ngư Hóa đang là rừng thuộc xã quản lý.

"Thời gian gần đây, một số người dân đã thuê máy móc san gạt mở đường và thuê dân địa phương vào rừng sẻ phát để sau này trồng keo. Có nghe nói xã đi vào kiểm tra, nhưng thấy họ vẫn cứ vào sẻ phát bình thường" ông M- người dẫn đường cho chúng tôi kể.

Từ con đường mới san ủi, nhìn về phía xã Ngư Hóa là những khu vực rừng đầu nguồn nguyên sinh bị sẻ phát và đốt trắng, những vùng rừng chưa bị đốt sót lại lọt thỏm giữa những vùng trống rộng lớn.

Ông Trần Văn Giáo - Chủ tịch UBND xã Mai Hóa cho biết xã đã nắm được thông tin, mấy ngày qua có thành lập đoàn vào kiểm tra xử lý.

Ông Giáo cho biết: “Diện tích rừng khu vực núi Mồng Gà đã được giao cho người dân chuyển sang rừng sản xuất, còn khu vực rừng Bà Đà trước đây có quy hoạch giao cho dân chăm sóc bảo vệ. Vì khu vực xa, hiểm trở nên không ai nhận, bởi vậy xã không giao được. Từ đó đến nay, khu vực này thuộc xã quản lý với diện tích hơn 500 héc-ta’.

“Trong số 500 héc-ta rừng xã quản lý, vì không có người để tuần tra thường xuyên, nên một số người dân đã lợi dụng địa hình rồi thuê người vào chặt phá để trồng keo. Xã đã bắt và xử phạt 2 trường hợp, đang làm rõ 4 trường hợp.

Riêng các hộ đã phá rừng và tiến hành trồng keo, xã phát trên loa phóng thanh yêu cầu đến làm việc với xã, nếu không thì cuối tháng 9 này, xã sẽ thành lập đoàn vào cưỡng chế bằng cách nhổ cây”, ông Nguyễn Khánh Bình, địa chính xã cho biết thêm.

Về việc người dân làm đường vào khu vực rừng khi chưa được sự đồng ý của địa phương, chưa có quy hoạch thiết kế, làm biến dạng địa hình... để phục vụ cho mục đích phá rừng, lấn chiếm đất rừng, ông Bình lý giải: “Xã không có nhân lực để đi kiểm tra, dân lợi dụng những lúc địa phương tổ chức các sự kiện để len lỏi vào phá rừng. Những hộ vào phá rừng xã phát hiện đều là dân trong xã, diện tích phá rừng cũng mới 2 héc-ta”.

46

Page 47: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

UBND xã Mai Hóa đã kiểm đếm diện tích rừng bị phá là 2 héc-ta nhưng trên thực tế diện tích rừng của xã quản lý 500 héc-ta nay trơ ra đồi trọc. Những khu vực mới sẻ phát, đốt cháy liền từ sườn đồi này băng qua khu đồi khác cũng lên tới hàng chục héc-ta.

Ông Hồ Ngọc Danh - Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa sau khi gọi điện xuống cơ sở rồi thông tin: “Diện tích đất đó là đất trồng rừng, xã với kiểm lâm địa bàn đang làm việc và xử lý dưới xã”.

Nhưng khi xem các hình ảnh do PV cung cấp từ thực tế, ông Danh rất bất ngờ nói: “Đúng là phá rừng rồi, nhưng không thấy anh em báo lên, tôi sẽ cho người mang máy đo lại kiểm tra để nắm lại”.

“Thời gian gần đây BQL rừng phòng hộ Tuyên Hóa (đơn vị bảo vệ rừng đóng trên địa bàn) đang gặp khó khăn trong công tác tổ chức và bảo vệ rừng nên Hạt kiểm lâm phải dồn lực lượng tăng cường, hỗ trợ.

Bởi vậy lực lượng chủ yếu tuần tra các xã phía trên cũng ít xuống phía dưới đó, nên việc cập nhật nắm tình hình chưa đến nơi” ông Danh nói.

Việc rừng Bà Đà thuộc quản lý của UBND xã Mai Hóa bị một số người dân vào xâm chiếm và ngang nhiên mở đường để phục vụ chặt phá chuyển đổi rừng đang gây nên sự bất bình trong dư luận nhân dân địa phương. Về đầu trang http://infonet.vn/hat-pho-hat-kiem-lam-huyen-tuyen-hoa-dung-la-pha-rung-roi-post237373.info

2. Rừng bần bị xâm phạm nghiêm trọng, dân lo không qua nổi mùa bão(Antt.vn 21/9, Nguyễn Tấn)

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân ở thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh búc xúc trước tình trạng rừng bần bị xâm phạm để làm ao hồ nuôi trồng thủy sản.

Theo nhiều người dân ở xã Tân Ninh, rừng bần đã có từ lâu và là lá chắn che chở, bảo vệ cho họ hàng trăm năm nay, kể cả lúc chiến tranh, lẫn lúc thiên tai. Thế nhưng thời gian gần đây,

nhiều diện tích rừng bần đang bị xâm hại nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân, nhất là vào mùa mưa bão.

Nhưng cây bần hàng chục năm tuổi bị đào bới tận rễ.

47

Page 48: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Theo quan sát của PV, tại thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh, hàng trăm mét rừng bần trở nên hoang tàn, thưa thớt. Những cây bần hàng chục năm tuổi, 1 vòng tay người ôm không xuể bị chôn vùi xuống dưới đất. Dường như, nơi đây không còn là cánh rừng xanh tươi từng che chắn bộ đội nữa mà trở thành công trường đào ao, đắp đập đầy hoang tàn.

Ông Nguyễn Văn Được (85 tuổi), trú thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh cho biết: “Từ khi sinh ra tôi đã chứng kiến nhiều trận bão lũ lớn. Có những khi nước sông dâng cao càn quét cả làng. Cũng may nhờ có những cánh rừng bần mà làm giảm bớt được một phần thiệt hại. Đối với tôi rừng bần không chi giúp che chắn bão lũ mà còn mang giá trị tinh thần. Lúc chiến tranh rừng bần còn là “lá chắn” che bộ đội, là vòng vây quân thù”.

“Người dân ở đây ai cũng đều cố gắng bảo vệ rừng bần. Tuy nhiên, gần đây có một số người đem máy móc vào tàn phá rừng bần để nuôi trồng thủy sản khiến cho cánh rừng trở nên hoang tàn”, ông Được cho biết thêm.

Sau khi rừng bần bị tàn phá, hàng trăm hộ dân thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh vừa bức xúc. Họ lo lắng vì sợ không còn rừng che chở, bảo vệ mỗi khi mùa mưa bão đến.

Ông Dương Quang Lúc, thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh cho biết: “Khoảng hơn 2 tháng trước, xuất hiện một đoàn người mang theo máy móc kéo nhau ra bờ sông phá rừng để đào ao hồ nuôi thủy sản. Lúc đó tôi rất bức xúc nhưng chẳng thể làm gì ngoài việc đứng nhìn từng cây bần đổ xuống đất ầm ầm. Chi sau một thời gian thì rừng bần đã trở nên hoang tàn như bây giờ. Không biết phải làm sao để chống chọi qua mùa mưa bão năm nay”.

Theo người dân, một số hộ nuôi trồng thủy sản đưa máy móc vào phá rừng bần, nơi họ được UBND huyện Quảng Ninh giao đất canh tác nhưng đã hết hạn sử dụng đất hơn 3 năm. Trước tình trạng đó, người dân đã phản ánh lên chính quyền địa phương để giải quyết.

Trao đổi với PV, ông Trần Đại Thọ, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh cho biết, khi nghe thông tin về việc rừng bần bị xâm phạm, chính quyền xã ngay lập tức cho người về kiểm tra và đình chi, tạm ngưng công việc. Qua kiểm tra, chính quyền xã phát hiện có 3 trường hợp đã lấn đất đai để đào đắp hồ và xâm hại đến rừng bần. Sau đó, chính quyền xã cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với các hộ dân vi phạm

“Với những hộ dân lấn chiếm đất đai để đắp ao hồ thì phải hoàn trả lại mặt bằng như cũ. Còn những hộ dân xâm hại đến rừng bần sẽ phải trồng và chăm sóc lại. Hiện một số hộ dân vi phạm cũng đã bắt tay vào trồng lại rừng”, ông Thọ cho hay.

48

Page 49: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQua tìm hiểu, người muốn rời bản vào hang là ông Đinh A Lầu có 11 đứa con và Đinh Đầu có năm đứa

Ông Thọ cho biết thêm, năm 1995, UBND huyện Quảng Ninh đã giao đất nuôi trồng thủy sản cho một số hộ dân thôn Quảng Xá với thời hạn 20 năm. Đến nay thì những hộ dân đó đã hết hạn sử dụng, nếu muốn tiếp tục sử dụng đất thì phải xin ý kiến chính quyền cấp trên để gia hạn. Tuy nhiên, một số hộ dân đào ao hồ ở rừng bần không hiểu biết nên họ đã tự ý đem máy móc đến cải tạo lại ao hồ để tiếp tục chăn nuôi. Về đầu trang http://antt.vn/quang-binh-rung-ban-bi-xam-pham-nghiem-trong-dan-lo-khong-qua-noi-mua-bao-209778.htm

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

49