công văn số 886/htpt-tdĐp ngày 16/5/2003 của quỹ hỗ trợ …€¦  · web view- về...

24
BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 578 BC/BNN-KTHT Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2008 BÁO CÁO Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, trong đó giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển sửa đổi Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo 5 năm thực hiện Quyết định số 80/20002/QĐ-TTg, như sau: I. Công tác tổ chức triển khai thực hiện 1. Các cơ quan quản lý nhà nước Sau khi Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg được ban hành, các Bộ ngành đã nhanh chóng triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công. Ngày 4/1/2003 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng ký Chương trình liên kết nhằm phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp phục vụ sản xuất của nông dân theo tinh thần Quyết định 80.

Upload: others

Post on 29-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 578 BC/BNN-KTHT Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2008

BÁO CÁOTổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg

của thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụnông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, trong đó giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển sửa đổi Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo 5 năm thực hiện Quyết định số 80/20002/QĐ-TTg, như sau:

I. Công tác tổ chức triển khai thực hiện1. Các cơ quan quản lý nhà nướcSau khi Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg được ban hành, các Bộ ngành đã

nhanh chóng triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.Ngày 4/1/2003 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội

Nông dân Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng ký Chương trình liên kết nhằm phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp phục vụ sản xuất của nông dân theo tinh thần Quyết định 80.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 05/2002/TT-NHNN ngày 27/9/2002 Hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2003/TT-BTC ngày 10/1/2003 Hướng dẫn một số vấn đề về tài chính thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Quỹ hỗ trợ phát triển Việt Nam (nay là Ngân hàng phát triển Việt Nam) đã ban hành Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 Hướng dẫn thực hiện

Page 2: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi hệ thống Quỹ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng công ty trực thuộc Bộ triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng. Đồng thời, Bộ cùng với các cơ quan Trung ương tuyên truyền, phổ biến Quyết định 80 cũng như các chính sách ưu đãi của Nhà nước; phối hợp với các tỉnh An Giang, Thanh Hoá tổ chức 2 hội nghị nhằm đánh gía tình hình thực hiện và trao đổi kinh nghiệm; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức nhiều đoàn khảo sát đánh gía tình hình sau 1 năm, 3 năm thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp tại các địa phương.

Nhiều địa phương đã nhanh chóng chủ động triển khai, quy hoạch lại các vùng nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ký hợp đồng, ban hành chính sách hỗ trợ các bên ký hợp đồng, điển hình như Tuyên Quang, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, An Giang, Sóc Trăng.

UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 108/2002/QĐ-UB về việc quy định hỗ trợ phát triển nông nghiệp giai đoạn 2002-2005 trên địa bàn tỉnh. Trong đó quy định "Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ vốn tiền vay ứng trước theo hợp đồng. Trong trường hợp giá nông sản, thực phẩm trên thị trường tại thời điểm mua thấp hơn so với giá ký hợp đồng, được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% phần chênh lệch giữa giá ký hợp đồng với giá thị trường tại thời điểm mua.".

Tỉnh uỷ Tuyên Quang ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 6/5/2002 nêu rõ "... thực hiện rộng rãi việc ký kết hợp đồng trực tiếp giữa doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp với hộ nông dân thông qua hợp tác xã". UBND tỉnh và các ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức triển khai thực hiện theo các bước: Bước 1: Tổ chức nhiều hội thảo với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để bàn bạc, trao đổi đi đến thống nhất về đối tượng ký hợp đồng tiêu thụ, loại cây trồng vật nuôi, phương thức ký hợp đồng; Bước 2: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng; Bước 3: Ngành nông nghiệp tập trung quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu phù hợp với lợi thế của từng vùng, đồng thời bố trí cho tổ hợp tác, câu lạc bộ, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất theo đơn đặt hàng.

Nhiều tỉnh, như: Thanh Hóa, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Sóc Trăng.. đã tổ chức hội nghị triển khai giữa các ngành, các cấp với các doanh nghiệp, HTX và trang trại trên toàn tỉnh.

2. Các doanh nghiệp

2

Page 3: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

Quyết định 80 đã được các doanh nghiệp triển khai, đặc biệt là các Tổng công ty nhà nước đã có truyền thống xây dựng vùng nguyên liệu phát triển sản xuất, chế biến theo ngành, lĩnh vực kinh doanh. Nhìn chung, các doanh nghiệp đã triển khai các hình thức hợp đồng sau:

- Ký hợp đồng thu mua gắn với đầu tư hoặc ứng trước vốn, vật tư, giống. Hình thức này áp dụng phổ biến đối với các ngành hàng mía đường, bông, lâm sản.... Trong hình thức này, các doanh nghiệp thực hiện ứng trước vốn, giống, vật tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật và tiêu thụ nông sản cho người sản xuất. Các doanh nghiệp mía đường tỉnh Thanh Hoá đã hỗ trợ chuyển đổi đất sang trồng mía; hỗ trợ làm đường vận chuyển mía; hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật và các loại vật tư sản xuất (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá...).

- Ký hợp đồng thu mua với thương lái. Hình thức này áp dụng phổ biến đối với các ngành hàng lúa gạo, cà phê. Trong hình thức này, các doanh nghiệp không ký hợp đồng trực tiếp với hộ nông dân hoặc các tổ chức đại diện cho hộ mà ký với các thương lái. Các thương lái thu gom của nông dân và bán cho Công ty.

- Ký hợp đồng mua nông sản không gắn với đầu tư. Hình thức này được áp dụng trong nhiều ngành hàng, tại nhiều địa phương. Trong hình thức này, sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất không chặt chẽ do đây chỉ là các hợp đồng mang tính nguyên tắc, giá thu mua cụ thể thường chỉ xác định tại thời điểm giao hàng. Vì vậy tình trạng phá vỡ hợp đồng diễn ra phổ biến.

3. Nhà khoa họcQua đánh gía chung, chưa thấy được vai trò nổi bật của các nhà khoa học

trong việc tham gia ký kết và thực hiện các hợp đồng tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp đã được áp dụng vào thực tiễn. Ngoài ra, trong thực tế nhiều tỉnh đã gắn kết các chương trình hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật với quá trình tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định sử dụng vốn của chương trình giống hỗ trợ cho các hợp tác xã và doanh nghiệp xây dựng kho bảo quản lạnh....

4. Nhà nông: Cùng tham gia thảo luận hợp đồng với các doanh nghiệp, tích cực triển khai thực hiện theo hợp đồng đã được ký kết. Thực tế cho thấy, ở nhiều nơi, nếu người nông dân nhận thức được hiệu quả của sản xuất hàng hóa thông qua hợp đồng và tích cực phối hợp với các doanh nghiệp thì kết quả thực hiện tốt.

II. Kết quả thực hiện tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồngThực hiện Quyết định của Thủ tướng, 5 năm qua, nhiều doanh nghiệp

thuộc mọi thành phần kinh tế đã chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản với người sản xuất đã đạt kết quả bước đầu ở một số sản phẩm:

3

Page 4: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

1. Lúa, gạoTổng công ty Lương thực Miền Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc

cũng như các Công ty lương thực của tỉnh và một số doanh nghiệp khác đã ký hợp đồng với hàng nghìn hộ nông dân. Hình thức ký hợp đồng có thể là trực tiếp với hộ, thông qua nhóm hộ hoặc với hợp tác xã và các đại diện khác. Diện tích được ký hợp đồng liên tục tăng. Năm 2002 chỉ đạt 44 nghìn ha thì năm 2005 lên tới 186,4 nghìn ha với tổng sản lượng 400 nghìn tấn và tổng số tiền đầu tư ứng trước khoảng 17 tỷ đồng.

Trong số các hợp đồng thu mua lúa, có một tỷ lệ lớn là lúa giống. Đối với miền Bắc, chủ yếu thông qua các hợp tác xã nông nghiệp. Vụ lúa Đông xuân năm 2002-2003, các công ty lương thực và giống cây trồng của các tỉnh Hà Nam, Hải Phòng, Ninh Bình đã ký hợp đồng bao tiêu hàng trăm ha sản xuất giống lúa lai với các hộ nông dân, HTX. Trong đó, Công ty kinh doanh lương thực Hà Nam ký hợp đồng tiêu thụ 40.000 tấn lúa đông xuân 2003-2004 và 2004-2005 với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; Công ty giống cây trồng Ninh Bình ký 5 hợp đồng tiêu thụ giống lúa lai (F1) và lúa nguyên chủng, với diện tích 25 ha và sản lượng đạt 123 tấn.

Đối với lúa hàng hóa, số lượng tiêu thụ thông qua hợp đồng thấp, chỉ chiếm 6-9% trong tổng sản lượng lúa hàng hóa. Trong đó tỉnh An Giang đạt 10-15%. Sản lượng lúa thu mua cũng thấp hơn so với tổng sản lượng lúa ký trên các hợp đồng. Theo báo cáo của Tổng công ty lương thực Miền nam sản lượng lúa thu mua thực tế chỉ chiếm 28% sản lượng lúa dự kiến ký kết trên hợp đồng.

2. MíaTrong năm 2005, các công ty mía đường thuộc Tổng công ty mía đường I

và II đã ký 13.158 hợp đồng với tổng diện tích được ký là 22.015 ha và sản lượng thu mua được là 1.204 nghìn tấn. Thông qua hợp đồng, các nhà máy trực thuộc các Tổng công ty đã đầu tư 94,8 tỷ đồng cho các hộ trồng mía.

Tỷ lệ mía được tiêu thụ qua hợp đồng chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2007, tỉnh Phú Yên có diện tích trồng mía là 19,7 nghìn ha, sản lượng mía cây đạt 1.044 nghìn tấn. Trong đó diện tích trồng mía được tiêu thụ theo hợp đồng chiếm 70-75%; tổng sản lượng mía nguyên liệu được tiêu thụ là 888,87 nghìn tấn, chiếm 85,1%.

3. BôngCông ty TNHH một thành viên Bông Việt Nam là đơn vị sớm thực hiện hợp

đồng với nông dân. 95% tổng diện tích các vùng nguyên liệu được Công ty mà trực tiếp là các chi nhánh và Công ty cổ phần ký hợp đồng trước khi vào vụ sản xuất. Những địa bàn sản xuất bông ổn định được Công ty ký hợp đồng sản xuất 5 năm; những địa bàn mới sản xuất được ký kết hợp đồng hàng năm. Trong đó

4

Page 5: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

Công ty chịu trách nhiệm chính về hướng dẫn kỹ thuật trồng, thu hoạch, phân loại sản phẩm bông. Công ty ứng trước vật tư (hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) và thu mua hết sản phẩm nông dân sản xuất ra với giá mua bông hạt bảo hiểm tối thiểu. Đối với nông dân, trách nhiệm của họ là trồng bông với diện tích đã ký, sử dụng vật tư ứng trước của Công ty đúng mục đích, thực hiện tốt quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, phân loại sản phẩm theo quy định và bán hết sản phẩm cho Công ty. Tỷ lệ thu hồi nợ đạt từ 93% - 97%.

Niên vụ 2003-2004, Công ty đã ký hợp đồng với diện tích bông 22,9 nghìn ha, đầu tư ứng trước cho nông dân 40 tỷ đồng và sản lượng bông hạt thu mua được là 27,6 nghìn tấn. Đến niên vụ 2005-2006, Công ty đã ký hợp đồng với diện tích bông 17,9 nghìn ha, đầu tư ứng trước cho nông dân 31,6 tỷ đồng và sản lượng bông hạt thu mua được là 15,2 nghìn tấn; diện tích bông vụ khô là 1,7 nghìn ha.

4. SữaCông ty cổ phần sữa Việt Nam (vinamilk) đã tiến hành ký kết hợp đồng

thu mua sữa bò tươi trực tiếp với các hộ nông dân, các hợp tác xã, các đơn vị kinh doanh và các đại lý chung chuyển. Những hộ chăn nuôi ở gần bán sữa trực tiếp cho nhà máy. Đối với những hộ ở xa nhà máy, Công ty ký hợp đồng đầu tư tanh và các dụng cụ bảo quản sữa cho các đại lý chung chuyển, hợp tác xã và các đơn vị chăn nuôi bò sữa. Đồng thời phối hợp với các Chi cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các chương trình khuyến nông, phát triển chăn nuôi bò sữa: đầu tư 2,5 tỷ đồng cho nông dân vay vốn chăn nuôi bò và cải tạo chuồng trại; 245,5 triệu đồng tổ chức tập huấn và cấp phát sổ sức khỏe cá thể bò, tài trợ cho các Hội thi triển lãm giống bò sữa tại Thành phố Hồ Chí Minh.... Số lượng hợp đồng và sản lượng sữa tươi Công ty thu mua được tăng mạnh qua các năm, từ 2.320 hợp đồng với sản lượng mua đạt 85,7 nghìn tấn năm 2003 lên 2.429 hợp đồng với sản lượng mua đạt 93 nghìn tấn năm 2005.

5. MuốiTổng công ty muối đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường ký kết các

hợp đồng thu mua muối. Nhờ vậy, sản lượng muối được thu mua qua hợp đồng đã liên tục tăng từ 37,7 nghìn tấn năm 2002 lên 100 nghìn tấn năm 2003 và đạt 127,4 nghìn tấn năm 2004. Công ty muối Bạc Liêu, năm 2005 đã ký hợp đồng thu mua muối cho diêm dân với diện tích 156 ha, sản lượng thu mua đạt 6.200 tấn. Công ty đầu tư ứng trước 50% chi phí sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

6. Lâm sảnCác đơn vị thành viên của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã ký hợp

đồng kinh tế trồng rừng với hộ nông dân có đầu tư ứng trước vốn. Từ tháng

5

Page 6: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

6/2002 đến năm 2004, diện tích ký hợp đồng đạt 691,7 nghìn ha, sản phẩm được ký là 36 triệu m3 với số vốn đầu tư ứng trước là 5.015 tỷ đồng. Do đặc thù của sản xuất lâm nghiệp là loại cây trồng có chu kỳ dài (ít nhất 7 năm) nên chưa đến kỳ khai thác thu hồi vốn. Tuy nhiên đối với những hợp đồng đã đến chu kỳ khai thác, tình trạng người nông dân không có ý thức trả nợ sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết theo đánh gía của Tổng công ty lâm nghiệp đang diễn ra phổ biến, trên diện rộng. Tại Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình, từ năm 1998 đến nay đã hợp đồng với trên 10.000 hộ để trồng rừng. Đến nay, nhiều diện tích đã đến tuổi khai thác, hộ nông dân có lãi lớn nhưng không trả sản phẩm cho Công ty theo hợp đồng đã ký kết mà tự ý bán sản phẩm trên lô rừng do Công ty đầu tư ra ngoài đồng thời không hoàn trả cả vốn và lãi cho Công ty.

Ngoài Tổng công ty lâm nghiệp còn rất nhiều doanh nghiệp sử dụng các nguyên liệu đầu vào là các loại lâm sản (giấy, măng,...) cũng đã đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu. Công ty Giấy Bãi Bằng đã phối hợp với UBND tỉnh Sơn La thống nhất lập quy hoạch trồng cây nguyên liệu giấy ở các huyện Phú Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Mai Sơn ...đảm bảo cung cấp lâu dài và ổn định cho công ty. Công ty cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiêu thụ hết nguyên liệu giấy và thanh toán cho mọi thành phần kinh tế của tỉnh. Tại Phú Thọ, Công ty giấy Bãi Bằng trong ba năm 2003-2005 đã ký hợp đồng với 294 hộ và tổng diện tích là 382,4 ha. Công ty ứng trước 600 triệu đồng. Do gỗ nguyên liệu là cây lâu năm nên đến nay Công ty vẫn phải mua qua hệ thống lâm trường của các tỉnh.

Tại Hà Giang, đến hết năm 2007, Công ty Vạn Đạt đã ứng trước 3,9 tỷ đồng hỗ trợ trồng 869 ha măng tre Bát Độ và thu mua được trên 1.000 tấn. Giá thu mua đã được điều chỉnh gấp 3 lần so với giá theo hợp đồng thời điểm lập dự án (2004-2005). Đây là kết quả đàm phán thoả thuận giữa doanh nghiệp và nông dân khi nông dân đã muốn phá vỡ hợp đồng, bán sản phẩm ra ngoài.

7. ChèTổng công ty chè Việt Nam đã chỉ đạo, phân công trách nhiệm và tổ chức

triển khai đến các công ty thành viên. Các công ty đều đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ. Để thuận lợi cho việc theo dõi và đôn đốc, thông qua hội nghị tại các thôn, bản, xã, các hộ đã nhất trí có giấy uỷ quyền và cử đại diện các hộ trực tiếp ký hợp đồng với công ty theo hình thức nhóm hộ. Thông qua hợp đồng, các đơn vị ký kết bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, đồng thời cung ứng vật tư, phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng theo phương thức bán vật tư mua sản phẩm chè búp tươi. Giá cả theo thoả thuận của hai bên từng thời điểm, có xác nhận của chính quyền xã. Các đơn vị có trách nhiệm tư vấn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp đỡ về quy trình kỹ thuật, đầu tư chăm sóc và thu hái đảm bảo đúng tiêu chuẩn phẩm cấp chất lượng nguyên liệu. Kết quả năm 2005 đã có 8.200 hợp

6

Page 7: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

đồng được ký kết với diện tích 3,6 nghìn ha. Sản lượng chè búp tươi ký được là 24 nghìn tấn, sản lượng chè búp tươi thu mua được chiếm 87,8%.

8. Cà phêĐặc thù của ngành cà phê là các hộ sản xuất ở vùng sâu, vùng xa nên việc

triển khai ký kết và thực hiện hợp đồng gặp nhiều khó khăn. Thị trường cà phê biến động hết sức phức tạp, lên xuống theo thị trường thế giới nên việc thống nhất giá sàn thu mua là rất khó. Việc cạnh tranh thu mua ở thị trường trong nước rất gay gắt, mạng lưới đại lý thu mua phát triển mạnh, các hộ dân thường bán cà phê quả khô, cà phê nhân xô cho các đại lý. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tuy hầu như không ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ sản xuất nhưng vẫn thu mua sản phẩm cà phê của dân thông qua hệ thống các đại lý, chi nhánh ở địa phương.

Tuy nhiên, vẫn có một số ít diện tích được ký kết hợp đồng tiêu thụ (chỉ chiếm khoảng 2-5%). Tỉnh Đắc Lắk, trọng điểm của vùng cà phê, năm 2005 chỉ có 2.565 ha được các doanh nghiệp ký hợp đồng (chiếm 1,5% tổng diện tích) với sản lượng thu mua thực tế 7.083,6 tấn, số tiền ứng trước cho nông dân là 42,2 tỷ đồng. Tỉnh Nghệ An, năm 2005 có 2,5 nghìn ha cà phê với sản lượng 11 nghìn tấn quả tươi chủ yếu được Công ty Đầu tư sản xuất và Xuất nhập khẩu Cà phê Cao su Nghệ An ký hợp đồng tiêu thụ. Công ty đầu tư giống, vật tư và thu mua sản phẩm.

9. Rau quảCác đơn vị thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam đã thực hiện theo tinh

thần nội dung Quyết định 80. Hầu hết các loại nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến đều được thực hiện thông qua hợp đồng với các hình thức phù hợp với từng chủng loại nguyên liệu, từng thời vụ, từng địa phương. Kết quả, năm 2005, các công ty trực thuộc Tổng công ty đã ký 4.516 hợp đồng với các hộ, nhóm hộ và hợp tác xã. Diện tích được ký là 10,5 nghìn ha, sản lượng thu mua thực tế là 93,7 nghìn tấn (đạt tỷ lệ 80% so với hợp đồng). Các chỉ tiêu trên đều tăng 12-16% so với năm 2004. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao là dứa với 1.776 hợp đồng trên diện tích 5,12 nghìn ha và thu mua được 44,4 nghìn tấn.

Một số doanh nghiệp tư nhân và công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng tích cực tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ rau cao cấp với các hộ sản xuất. Công ty chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương đã ký hợp đồng với hàng vạn hộ nông dân trên địa bàn các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng... với 14 loại sản phẩm rau khác nhau. Hầu hết các hợp đồng thực hiện đạt từ 85% đến 95%, cá biệt có loại sản phẩm thu mua được đạt 100% hợp đồng. Tỉnh Hà Nam có 20 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ 5.000 tấn dưa chuột với 10 công ty chế biến xuất khẩu rau quả. Công ty xuất khẩu Đài Loan đã

7

Page 8: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

hợp đồng tiêu thụ được 1.500 tấn khoai tây với 6 hợp tác xã. Công ty phát triển nông nghiệp Triển Mậu đã ký hợp đồng tiêu thụ 1.000 tấn rau cải cuốn với 3 hợp tác xã. Tỉnh Bắc Ninh, năm 2005 có 42 hợp đồng được ký kết với tổng diện tích được ký hợp đồng là 467,4 ha với 10 loại sản phẩm (dưa gang 975 tấn, dưa bao tử 587,5 tấn, xa lát 383 tấn, bí ngô 260 tấn, cà chua 220 tấn, ớt 200 tấn, ...). Sản lượng tiêu thụ thực tế so với hợp đồng tương đối cao, bình quân đạt 80% sản lượng.

10. Chăn nuôiDo các đặc điểm riêng của sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thịt và sự biến

động khá mạnh về giá cả mặt hàng này trên thị trường, nên hình thức tiêu thụ sản phẩm thịt theo hợp đồng không phổ biến như các nông sản xuất khẩu hoặc phục vụ công nghiệp chế biến khác. Nghiên cứu kênh thị trường của sản phẩm thịt lợn cho thấy, lợn hơi của các hộ chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ cho lò mổ. Việc ký hợp đồng tiêu thụ thường áp dụng đối với các hộ chăn nuôi lớn và phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên do thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn nên các công ty chuyên doanh xuất khẩu thịt lợn lớn cũng không có điều kiện ký kết hợp đồng đầu tư ứng trước và bao tiêu sản phẩm đến hộ, các trang trại chăn nuôi, mà chủ yếu vẫn phải thông qua các mạng lưới trung gian như thương lái, các HTX dịch vụ chăn nuôi.

11. Thủy sảnDo đặc điểm sản xuất, nuôi trồng thủy sản có nhiều nét đặc thù riêng, mức

độ phụ thuộc vào điều kiện sinh thái tự nhiên và thời tiết khá lớn, cũng như bị chi phối bởi sự biến động của thị trường về cung - cầu, giá cả, nên hoạt động liên kết kinh tế theo hình thức hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tỷ lệ tiêu thụ mặt hàng này thông qua hình thức ký kết hợp đồng so với các hình thức tiêu thụ khác khá thấp. Giai đoạn trước năm 2002 tỷ lệ này chỉ đạt 2-3% thì từ khi có Quyết định 80 đến nay cũng chưa vượt quá 10%. Tỉnh Đồng Tháp, trong hai năm 2006-2007 đã tiêu thụ được 5.762 tấn cá tra thông qua hợp đồng (chiếm 3,6% tổng sản lượng toàn tỉnh). Tỉnh Bến Tre, trong năm 2005 mới có 600 tấn tôm sú và 100 tấn cá tra được tiêu thụ thông qua hợp đồng. Tại An Giang, các loại thủy sản như cá Tra, cá Ba sa, tôm càng xanh, rô phi đơn tính đều được Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh An Giang và các doanh nghiệp An Giang ký hợp đồng đầu tư ứng trước và tiêu thụ thông qua các Câu lạc bộ do doanh nghiệp thành lập như: Câu lạc bộ 20.000 tấn của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Agrifish), câu lạc bộ 18.000 tấn của Công ty TNHH Nam Việt và câu lạc bộ 10.000 tấn của Công ty xuất nhập khẩu nông sản - thực phẩm Afiex với tổng số 198 thành viên tham gia. Trong 6 tháng đầu năm 2003, các công ty trên đã thu mua theo hợp đồng do các câu lạc bộ cung ứng được là

8

Page 9: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

48.000 tấn (chiếm 80%). Riêng cá Tra và cá Ba sa là hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị của An Giang, năm 2002 các công ty xuất khẩu của tỉnh đã ký kết và thực hiện bao tiêu 31.000 tấn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.

Đối với hải sản, tỷ lệ tiêu thụ thông qua ký hợp đồng rất thấp. Qua khảo sát của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình, hầu như không có hợp đồng nào được ký kết. Việc thu mua (kể cả trường hợp ứng trước vốn, vật tư) đều trên cơ sở tín chấp và theo giá trị trường tại thời điểm thu mua.

III. Một số điển hình trong tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng1. Công ty mía đường Lam SơnNăm 2007, Công ty mía đường Lam Sơn đã ký 1.200 hợp đồng với tổng

diện tích 15,29 nghìn ha của trên 30 nghìn hộ nông dân. Sản lượng thu mua được là 949 nghìn tấn, vượt mức kế hoạch. Tổng số vốn ứng trước là 124 tỷ đồng. Đối tượng ký hợp đồng của Công ty rất đa dạng, bao gồm nông trường, hợp tác xã, nhóm nông dân và các hộ có diện tích lớn (từ vài ha trở lên). Trong hợp đồng đã ký có quy rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, giá được ký ngay từ đầu vụ. Khi giá đường thay đổi, giá thu mua được thương thảo giữa doanh nghiệp và người sản xuất.

Công ty đã thực hiện ứng trước vốn đầu tư sản xuất mía cho nông dân không tính lãi và thu lại bằng sản phẩm. Cụ thể, Công ty ứng tiền cày bừa làm đất, cung cấp giống mía mới, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, ứng tiền cho dân chăm sóc và thu hoạch. Ngoài ra Công ty còn khuyến khích nông dân chuyển đổi đất sang trồng mía với mức hỗ trợ 1 triệu đồng / ha. Công ty có trên 50 kỹ sư nông nghiệp đóng vai trò là cán bộ nông vụ đảm nhận việc hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng mía và cấp ứng vật tư cho nông dân. Công ty đã thành lập Quỹ phòng chống rủi ro, thiên tai hoặc biến động thị trường và có chính sách hỗ trợ thông qua việc cho vay và cho nợ lại vốn, vật tư. Ngoài ra, để tăng cường liên kết với người sản xuất, Công ty còn thực hiện bán cổ phần nhà máy cho nông dân. Hiện nay số vốn cổ phần của nông dân chiếm 6,6% tổng số vốn của Công ty (trên 300 tỷ đồng).

2. HTX Thiệu Hưng (thị trấn Vạn Hà, huyện Triệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá)HTX đóng vai trò là trung gian giữa nông dân với Công ty cổ phần giống

cây trồng trung ương hàng năm tiêu thụ 100-120 tấn giống thông qua hợp đồng. Trên cơ sở hợp đồng với Công ty, HTX đã tiến hành bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo hình thức ký hợp đồng thu mua với 12 tiểu khu (đại diện là trưởng thôn). Trong đó, HTX cung cấp giống, phân bón và các vật tư sản xuất khác, nông dân tiến hành sản xuất theo đúng quy trình. HTX không ký giá từ đầu vụ mà mua theo giá thị trường tại thời điểm thu mua với mức sản lượng tối

9

Page 10: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

thiểu là 70 kg thóc giống / sào với mức giá tương đương 350 kg thóc thịt (nếu sản lượng thu hoạch thấp hơn 70 kg thóc giống, HTX vẫn thanh toán đủ theo mức giá trên). Trường hợp vượt sản lượng, HTX thu mua với mức giá tương đương 3 kg thóc thịt cho 1 kg thóc giống vượt năng suất.

Công tác quản lý của HTX được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo nông dân sản xuất theo đúng quy trình và bán toàn bộ sản phẩm cho HTX. Lúa thu hoạch của nông dân được sấy ở lò sấy của HTX nên HTX nắm rõ được sản lượng lúa của mỗi hộ. Với phương thức hợp đồng đầu tư và thu mua như trên, người nông dân yên tâm sản xuất, không xảy ra hiện tượng phá vỡ hợp đồng.

Chính quyền địa phương đã có chính sách hỗ trợ vùng chuyển đổi sản xuất lúa giống để việc sản xuất được phát triển bền vững. Tổng vốn đầu tư là 22 triệu đồng / ha. Trong đó ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ 15 triệu đồng / ha (tổng số 80 ha là 1.120 triệu đồng) để xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơ sở vật chất khác (hỗ trợ 7.000 m2 sân kho, hỗ trợ xây dựng 2 lò sấy lúa và 10 km đường bê tông cấp phối). Phần còn lại, xã hỗ trợ 25%, HTX đóng góp 5% và các hộ nông dân đóng góp 75% (theo chương trình kiên cố hoá kênh mương).

3. HTX Nghĩa Hồng (xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định)Năm 2006, HTX tiêu thụ 291 tấn nông sản (176 tấn dưa chuột bao từ, 72

tấn cà chua, 43 tấn nấm các loại) cho nông dân với tổng giá trị 848 triệu đồng, lợi nhuận 45 triệu đồng. Trên cơ sở hợp đồng tiêu thụ nông sản được ký với các doanh nghiệp ngay từ đầu vụ, HTX vận động, tổ chức cho nông dân sản xuất. HTX ký hợp đồng với các đội sản xuất về từng loại sản phẩm theo đăng ký của xã viên, có đầu tư ứng trước vật tư như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu...tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sản xuất ra theo giá đã ký với các doanh nghiệp. Trong hoạt động, HTX được chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất: trồng nấm, rau sạch để triển khai nhân rộng trên địa bàn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện liên hệ để tiêu thụ sản phẩm thông qua hội nghị khách hàng .

4. Công ty CP của Thái Lan đã ký hợp đồng tiêu thụ lợn siêu nạc, gà thịt, gà đẻ trứng với các hộ dân tại tỉnh Hà Tây. Công ty đầu tư 100% con giống, thức ăn, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, đầu tư 50% vốn cùng các hộ dân xây chuồng trại và nhận bao tiêu sản phẩm .

IV. Đánh gía chung1. Mặt đượca. Vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc triển khai thực hiện hợp

đồng: Tại những địa phương như Thanh Hoá, Tuyên Quang... quan tâm đến công tác quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chỉ đạo và hướng dẫn nông dân sản xuất và tham gia giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng thì

10

Page 11: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

đạt kết quả tốt được doanh nghiệp và người nông dân đồng tình ủng hộ. Rất ít trường hợp phá vỡ hợp đồng.

b. Về phía doanh nghiệp: nhiều doanh nghiệp đã triển khai thực hiện tương đối tốt việc ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; bước đầu xác lập mối quan hệ bền chặt giữa sản xuất và chế biến, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu. Nhờ đó sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, phẩm cấp đồng đều để chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Mặt khác doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị máy móc.

c. Nông dân thông qua hợp đồng sản xuất, tiêu thụ đã yên tâm đầu tư sản xuất, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật và mạnh dạn đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng suất sản lượng. Đặc biệt tạo động lực cho các hộ nông dân tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, hạ giá thành sản phẩm và tăng thu nhập.

d. Tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng cũng giúp người nông dân thay đổi cách thức làm ăn, thấy được sự cần thiết và tự nguyện hợp tác với nhau. Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp cũng muốn ký hợp đồng với nông dân thông qua các tổ chức hợp tác để giảm thiểu các chi phí quản lý. Từ đó hình thành các tổ chức hợp tác mới (tổ hợp tác, hợp tác xã), liên doanh liên kết góp vốn cổ phần của nông dân trong các doanh nghiệp.

e. Hình thức tiêu thụ nông sản qua hợp đồng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi giữa doanh nghiệp và người sản xuất có sự ràng buộc, gắn kết và bình đẳng về lợi ích kinh tế; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong đó, đối với nhiều ngành hàng đã nổi lên hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản kết hợp đầu tư ứng trước vật tư, hỗ trợ vốn hoặc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

2. Tồn tại và nguyên nhân2.1. Tồn tại- Tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng giữa người

sản xuất và doanh nghiệp còn thấp. Mục tiêu “mở rộng phương thức ký hợp đồng tiêu thụ nông sản để đến năm 2005 ít nhất 30% số lượng nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng” như được nêu tại Điều 7 của Quyết định 80/2002/QĐ-TTg chỉ đạt được đối với một số nông sản bao gồm mía, bông, sữa, chè, cao su. Hình thức hợp đồng chủ yếu được ký kết ở một số doanh nghiệp và một số ngành hàng đã có kinh nghiệm áp dụng hình thức liên kết thông qua hợp đồng từ nhiều năm trước, với những nông sản được sản xuất ở những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn và do đặc tính của sản phẩm đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và chế biến. Ở nhiều địa phương, đối với nhiều nông

11

Page 12: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

sản hàng hóa, hình thức hợp đồng hầu như chưa được áp dụng và còn rất xa lạ đối với người sản xuất cũng như doanh nghiệp.

- Nhiều nông dân không thực hiện đúng hợp đồng, bán nông sản cho tư thương hoặc doanh nghiệp khác với giá cao hơn hoặc các điều kiện khác hấp dẫn trước mắt. Một số nông dân cố tình bán ra bên ngoài để lẩn tránh việc thanh toán các khoản đầu tư ứng trước của doanh nghiệp theo hợp đồng.

- Nhiều doanh nghiệp chưa tôn trọng lợi ích của người nông dân, không thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết như cung ứng vật tư không đúng chất lượng, đơn phương phá bỏ hợp đồng, không quan tâm đầu tư cho vùng nguyên liệu…. Một số doanh nghiệp đã lạm dụng thế độc quyền để ép cấp, ép giá trong thu mua nông sản, như đưa ra những yêu cầu quá cao về chất lượng để khi thu mua giảm giá sản phẩm; sử dụng việc đánh giá phẩm cấp để ép giá (phân loại quá nhiều phẩm cấp hoặc không rõ ràng, nhân viên thu mua đánh gía phẩm cấp sản phẩm không đồng nhất…); trì hoãn việc thu mua khi chính vụ làm giảm chất lượng nông sản; việc soạn thảo hợp đồng do áp đặt từ phía doanh nghiệp; thanh toán hợp đồng chậm, chưa thật sòng phẳng.

- Đối với nhiều hợp đồng tiêu thụ đã được ký kết, tỷ lệ thu hồi sản phẩm theo hợp đồng còn hạn chế, hiện tượng phá vỡ hợp đồng khá phổ biến; các tranh chấp hợp đồng chậm giải quyết và không dứt điểm.

2.2. Nguyên nhâna. Nhận thức của người sản xuất, doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà

nước thực thi nhiệm vụ liên quan về chủ trương tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng của Chính phủ chưa đầy đủ.

Công tác triển khai, phổ biến, tuyên truyền, vận động nông dân, các doanh nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước thực thi nhiệm vụ liên quan Quyết định 80 và các chủ trương chính sách về tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng như vấn đề tranh mua tranh bán (Luật cạnh tranh), chế tài xử lý vi phạm hợp đồng (Luật thương mại, Luật dân sự)... còn rất yếu. Ở nhiều nơi, nông dân và các tổ chức của nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác), hiệp hội... còn chưa biết các nội dung chính sách về tiêu thụ sản phẩm. Những địa phương có tuyên truyền, phổ biến còn nặng tính hình thức, chủ yếu mới chỉ dừng ở cấp tỉnh, chưa được triển khai mạnh đến cấp huyện và đặc biệt là cấp xã. Những điển hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp về sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ thông qua hợp đồng chưa được phổ biến và nhân rộng.

b. Nhiều cơ chế chính sách trong Quyết định 80 không còn phù hợp với các quy định hiện hành sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện

12

Page 13: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

Trong Quyết định 80, nhiều chính sách có liên quan đến việc tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng không còn phù hợp với các quy định của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), như chính sách thuế, tín dụng, đầu tư, đất đai, xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... cần được bãi bỏ và tiếp tục hướng dẫn những vấn đề phát sinh như: Chế độ bảo hiểm, bảo lãnh hợp đồng; Các hình thức mua bán hiện đại như thị trường giao dịch, quyền mua, quyền bán; Thành lập hệ thống thông tin thị trường; Công tác kiểm soát chất lượng, xuất xứ hàng nông sản.... Đối với các quy định về hợp đồng, mặc dù đã có các chế tài đủ mạnh nhưng vẫn còn khá chung chung, cần có những văn bản dưới luật để cụ thể hóa các chế tài xử lý tranh chấp vi phạm hợp đồng.

c. Công tác triển khai, tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém- Về phía Nhà nước: Công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất hiệu quả chưa cao,

đặc biệt trong công tác quy hoạch sản xuất; chỉ đạo dồn điền đổi thửa, tập trung và tích tụ ruộng đất. Đến nay, đất sản xuất của hầu hết các hộ nông dân còn manh mún, phân tán nên khó khăn trong việc quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập chung cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Công tác chỉ đạo xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân chưa được quan tâm đúng mức. Ở nhiều nơi chưa có hợp tác xã, tổ hợp tác, nơi có thì chưa thực hiện được vai trò hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thành viên hoặc thực hiện nhưng còn rất yếu và mờ nhạt.

Công tác kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật, chính sách liên quan đến tiêu thụ nông sản có nơi can thiệp quá sâu làm hạn chế sự năng động sáng tạo của đơn vị sản xuất kinh doanh, có nơi buông lỏng hoặc đùn đẩy trách nhiệm làm hạn chế tính ưu việt, tính khoa học của hình thức liên kết này.

- Về phía doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh, đặc biệt chiến lược về thị trường nên chưa gắn được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp với người sản xuất và vùng nguyên liệu; chưa đặt lợi ích của người sản xuất hài hoà với lợi ích của doanh nghiệp; chưa tích cực đổi mới cơ chế tổ chức quản lý phù hợp với phương pháp làm ăn mới; chậm đổi mới công nghệ nên năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất còn nhiều hạn chế; thiếu cán bộ nông vụ, mạng lưới thu gom nông sản đến người nông dân dẫn tới việc thực hiện liên kết với nông dân còn nhiều khó khăn.

- Về phía nông dân: Trình độ sản xuất, quản lý của người nông dân vẫn mang tính tiểu nông, chưa đáp ứng kịp kiến thức theo yêu cầu sản xuất hàng hóa. Tiềm lực sản xuất, tiềm lực kinh tế của hộ nông dân còn thấp, thiếu thông tin thị trường, các kiến thức về pháp luật, trong khi đó thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức của nông dân.

13

Page 14: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường đại học còn chưa thực sự gắn giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất; chưa có kế hoạch cụ thể gắn kết với doanh nghiệp, người sản xuất trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp với các nhà khoa học còn lỏng lẻo.

3. Bài học kinh nghiệmTheo báo cáo của các tổng công ty, các địa phương và kết quả một số mô

hình điển hình, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:- Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp và vùng nguyên liệu phải đi

trước một bước.- Các doanh nghiệp phải đi tiên phong trong ký và thực hiện hợp đồng tiêu

thụ nông sản kết hợp đầu tư ứng trước cho nông dân về giống, vật tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật để nông dân sản xuất đúng quy trình kỹ thuật tạo ra sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu của hợp đồng. Hợp đồng sản xuất, tiêu thụ phải thực sự đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích giữa doanh nghiệp và người sản xuất

- Có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại....

- Có sự chỉ đạo, vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp cơ sở trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản.

- Xây dựng và tăng cường năng lực quản lý và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã, tổ hợp tác của nông dân, thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và hộ nông dân.

V. Giải pháp tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng

1. Về cơ chế chính sách1.1. Nghiên cứu bổ sung chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông

dân, nông thôn, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong đó rà soát các chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất tập trung. Xây dựng chế độ bảo hiểm hợp đồng để đảm bảo hợp đồng được thực hiện theo đúng các nội dung đã cam kết.

1.2. Xây dựng chính sách hỗ trợ các địa phương thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất nhằm hạn chế tình trạng sản xuất manh mún. Nghiên cứu

14

Page 15: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

chính sách nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản.

1.3. Xây dựng chương trình phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác để hỗ trợ hoạt động tiêu thụ nông sản cho nông dân

1.4. Nghiên cứu áp dụng hình thức hợp đồng được ký là văn bản tín chấp để được vay vốn.

1.5. Nghiên cứu phát triển các hình thức mua bán hiện đại như thị trường giao dịch, quyền mua, quyền bán... đối với nông sản hàng hóa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có những phương tiện thị trường chống rủi ro, biến động giá cả.

2. Tăng cường công tác triển khai thực hiệnĐể thúc đẩy, phát triển hình thức tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng gắn

sản xuất với chế biến và tiêu thụ, trên cơ sở các chính sách hiện hành cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chỉ đạo ở các cấp, các ngành, cụ thể:

2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của nông dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đồng thời vận động nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện các hình thức tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng gắn sản xuất với chế biến, nhất là các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung; hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản có chuyển giao công nghệ, ứng trước vật tư phân bón và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

2.2. Đẩy mạnh công tác quy hoạch sản xuất trong phạm vi cả nước, phạm vi vùng và từng địa phương, từng bước hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trên cơ sở đó xây dựng và phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản gắn với sản xuất. Tránh tình trạng mất cân đối giữa vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán; tạo điều kiện để nông dân, các hợp tác xã và tổ hợp tác cũng như các cơ quan, tổ chức liên quan tham gia xây dựng và thực hiện quy hoạch.

2.3. Tăng cường đầu tư, hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất quy mô lớn, vùng nguyên liệu tập trung.

2.4. Hỗ trợ phát triển các hình thức kinh tế hợp tác của nông dân như HTX, tổ hợp tác, liên hiệp HTX, các hiệp hội, ngành hàng để các tổ chức này có đủ khả năng cung cấp dịch vụ tiêu thụ nông sản và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nông dân, giảm nhẹ gánh năng quản lý nhà nước.

2.5. Tăng cường sự phân cấp và trao quyền cho các cấp trong chỉ đạo và thực thi pháp luật liên quan đến tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; đồng thời

15

Page 16: Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 của Quỹ hỗ trợ …€¦  · Web view- Về phía nhà khoa học: Các cơ quan chuyên môn như Viện nghiên cứu, trường

đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho nông dân và các bên liên quan trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản.

2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế để huy động và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm và các nguồn lực hỗ trợ cho việc gắn sản xuất của nông dân với thị trường thông qua các hình thức liên kết, bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng gắn với chuyển giao kỹ thuật, ứng trước vật tư nhất là đối với các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc miền núi.

VI. Kết luậnĐể tiếp tục đẩy mạnh các hình thức sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản

thông qua hợp đồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của người nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg và chấm dứt việc thực hiện quyết định này; ban hành chỉ thị để tăng cường chỉ đạo thực hiện tiêu thụ nông sản của nông dân thông qua hợp đồng trong tình hình mới./.

BỘ TRƯỞNGNơi nhận:- Văn phòng Chính phủ- Các Bộ Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Công thương, Tư pháp,Tài nguyên Môi trường- Hội Nông dân Việt Nam- Các Thứ trưởng Cao Đức Phát- Lưu: VT, KTHT

CV soạn thảo

16