cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

20
Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm? TTO - * Em là SV ngành công nghệ thực phẩm. Em muốn hỏi cơ hội nghề nghiệp của ngành này, những công việc em phải làm sau khi tốt nghiệp? Các công ty tuyển dụng sẽ yêu cầu như thế nào đối với SV mới ra trường? (Nguyen Ngan) * Em muốn tìm hiểu về ngành công nghệ thực phẩm. Nghề nghiệp sau khi ra trường là như thế nào? Em nghe nói SV nữ ngành này ra trường cơ hội nghề rất ít có đúng không? (Bạn đọc) - Tư vấn của VietnamWorks.com: Tùy vào chuyên ngành học, bạn có thể làm một số công việc như: nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, giám sát sản xuất tại bộ phận sản xuất của các công ty chế biến thực phẩm hay công tác tại các cơ quan kiểm tra - giám sát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm… Nếu bạn có niềm đam mê về nghiên cứu thì hiện nay các công ty sản xuất thực phẩm luôn tìm kiếm những nhân tài có thể giúp họ trong việc nghiên cứu các biện pháp bảo quản nguyên liệu và thành phẩm, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới. Mặt khác, nếu bạn là người năng động, hướng ngoại, thích kinh doanh hoặc Marketing thì sự am hiểu về thực phẩm sẽ là một lợi thế và giúp bạn khá nhiều trong ngành này. Yêu cầu chung của nhà tuyển dụng đối với SV mới ra trường: Có kiến thức nền tảng tốt: Bạn đã học được điều gì ở trường? Ngoài chương trình đào tạo ở trường bạn còn tham dự các khóa học nào khác? Đó là một trong những câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra nhằm kiểm tra kiến thức của bạn và chắc chắn rằng các kiến thức đó sẽ liên quan đến công việc mà bạn đang dự tuyển. Kinh nghiệm: Nhà tuyển dụng muốn biết xem bạn có tham gia các hoạt động tình nguyện, các buổi thực hành ở trường hay có làm SV ngành Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong phòng thí nghiệm - Ảnh: SGGP

Upload: cuong-long-shen-long

Post on 28-Jul-2015

176 views

Category:

Documents


11 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm?

TTO - * Em là SV ngành công nghệ thực phẩm. Em muốn hỏi cơ hội nghề nghiệp của ngành này, những công việc em phải làm sau khi tốt nghiệp? Các công ty tuyển dụng sẽ yêu cầu như thế nào đối với SV mới ra trường?

(Nguyen Ngan)

* Em muốn tìm hiểu về ngành công nghệ thực phẩm. Nghề nghiệp sau khi ra trường là như thế nào? Em nghe nói SV nữ ngành này ra trường cơ hội nghề rất ít có đúng không? (Bạn đọc)

- Tư vấn của VietnamWorks.com:

Tùy vào chuyên ngành học, bạn có thể làm một số công việc như: nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, giám sát sản xuất tại bộ phận sản xuất của các công ty chế biến thực phẩm hay công tác tại các cơ quan kiểm tra - giám sát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm…

Nếu bạn có niềm đam mê về nghiên cứu thì hiện nay các công ty sản xuất thực phẩm luôn tìm kiếm những nhân tài có thể giúp họ trong việc nghiên cứu các biện pháp bảo quản nguyên liệu và thành phẩm, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới.

Mặt khác, nếu bạn là người năng động, hướng ngoại, thích kinh doanh hoặc Marketing thì sự am hiểu về thực phẩm sẽ là một lợi thế và giúp bạn khá nhiều trong ngành này. 

Yêu cầu chung của nhà tuyển dụng đối với SV mới ra trường:

Có kiến thức nền tảng tốt: Bạn đã học được điều gì ở trường? Ngoài chương trình đào tạo ở trường bạn còn tham dự các khóa học nào khác? Đó là một trong những câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra nhằm kiểm tra kiến thức của bạn và chắc chắn rằng các kiến thức đó sẽ liên quan đến công việc mà bạn đang dự tuyển.

Kinh nghiệm: Nhà tuyển dụng muốn biết xem bạn có tham gia các hoạt động tình nguyện, các buổi thực hành ở trường hay có làm việc bán thời gian… hay không và bạn đã học hỏi được điều gì qua những họat động và công việc đó.

Khả năng thích ứng tốt: Có thể bạn nghĩ rằng điều quan trọng mà nhà tuyển dụng cần ở một ứng viên là kinh nghiệm, học vấn và năng lực. Nhưng trên thực tế, có nhiều trường hợp hồ sơ rất sáng giá, kinh nghiệm và kỹ năng cũng đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng vẫn không trúng tuyển chỉ vì lý do không phù hợp với môi trường văn hóa công ty. 

Luôn có thái độ tích cực bao gồm: nhiệt tình, cầu tiến, ham học hỏi, không ngại khó khăn… 

Ngoài ra, tùy từng nhà tuyển dụng sẽ có những yêu cầu cụ thể khác.

Tháng 7 là thời điểm sinh viên (SV) vừa tốt nghiệp (TN) tất bật đi tìm việc. Kiếm tìm cơ hội lập nghiệp tại những đô thị lớn với tấm bằng ĐH trong tay liệu có dễ dàng và đạt kỳ vọng của họ? Khó, dễ tuỳ ngành.

SV ngành Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong phòng thí nghiệm - Ảnh: SGGP

Page 2: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

Tài chính - ngân hàng (NH) là một  ngành hiện đang "hot". Số DN kinh doanh NH ngày càng nhiều, nên nhu cầu nhân lực cho ngành này ở những TP lớn như HN hay TPHCM là không ít. SV ngành NH dĩ nhiên không chịu nhiều áp lực tìm việc như SV các ngành khác.

Tốt nghiệp ĐH loại khá ngành KTĐN - ĐH Quốc gia HN, ngoại ngữ tốt, Hoàng Oanh được nhiều NTD để mắt. Cô SV ngoại tỉnh tìm một vị trí phù hợp tại đất Hà thành chẳng mấy khó khăn . Chưa đầy một tháng sau khi ra trường, Oanh giữ vị trí marketing của một tập đoàn kinh doanh địa ốc nổi tiếng Singapore tại VN.

Tiền lương cao, môi trường LV chuyên nghiệp là điều khiến Oanh khá hài lòng. Với Thu Hà - NV mới "toanh" của VPBank HN, cựu SV ĐH Ngoại thương, thì ngay từ học kỳ cuối, bạn đã liên tục nhận được thư mời hội thảo tuyển dụng, tổ chức hội chợ VL của các DN nước ngoài và NH trong nước. "Cơ hội rất nhiều,  tôi có điều kiện lựa chọn VL phù hợp", Hà chia sẻ.

Nhiều ngành khác như CNTT, y-dược... đều được các DN chủ động "săn" nhân lực từ trước khi SV ra trường. Rất nhiều BV lớn phía nam đã cất công đến ĐH Y khoa Huế "tranh giành" các SV khá, giỏi với nhiều mời chào hấp dẫn. Phần đông SV tại đây đều có VL ngay sau khi ra trường. Hiếu - NV mới một BV tại Nha Trang - cho biết: "Được đi làm ngay, tôi có cơ hội cọ xát thực tế, nâng cao kỹ năng và có điều kiện để học cao hơn".

Trong khi SV các ngành "nóng" kể trên khá ung dung, tự tin LV thì không ít SV các ngành xã hội, lý luận... lại "long sòng sọc"chạy tìm việc. Về quê xin việc càng khó. Ngọc- cựu SV khoa Triết (Học viện BC&TT) quyết định bám trụ HN. "Ngành của tôi có quá ít cơ hội lựa chọn, nhu cầu thì ít mà lượng người VL thì quá đông, phải chấp nhận cạnh tranh..."- Ngọc băn khoăn. Ra trường gần một năm mà vẫn chưa có việc làm ổn định, Ngọc đành làm gia sư để "cầm cự", tiếp tục rải đơn tìm việc.

Không chỉ là vấn đề ngành nghề

Bà Nguyễn Kim Thanh - Phó phòng HC Cty Honda VN - trả lời chúng tôi câu hỏi về đội ngũ nhân sự mới được tuyển dụng: "So với 3 năm trước , nhân sự mới của Cty đạt chất lượng cao đáng kể, đặc biệt là khối kỹ thuật, mỹ thuật. Không chỉ nhanh nhạy nghiệp vụ, mà một số kỹ năng khác như giao tiếp, ngoại ngữ... đều cơ bản đáp ứng được 70% nhu cầu".

Không thể phủ nhận chất lượng ĐT chuyên môn của đội ngũ SV mới ra trường ngày càng được nâng cao, các kỹ năng cũng dần được hoàn thiện, song theo một số NTD, đó mới chỉ là điều kiện cần khi bắt tay làm việc. Cũng theo bà Thanh, điều kiện đủ để DN hài lòng với các ứng viên chính là định hướng của họ.

"Không ít ứng viên khi vào phỏng vấn thậm chí còn quên mình xin vào bộ phận nào. SV mới ra trường không thể chỉ giỏi về nghiệp vụ, điều họ cần thể hiện là họ muốn gì, đến đây để làm gì, có ý tưởng nào cho vị trí được tuyển dụng. Đó mới chính là tiềm năng mà DN nhìn thấy ở họ" - bà Thanh khẳng định.

Yếu tố chuyên ngành ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội VL của SV mới ra trường tại các đô thị lớn. Song, bên cạnh những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, lời khuyên của nhiều NTD là các ứng viên cần thể hiện một tâm thế và mục tiêu rõ ràng, trước khi quyết định nộp đơn xin việc.

Chướng ngại vật của sự...thăng tiến

Thành công, thăng tiến là khát vọng của mỗi người. Nhân viên muốn thành quản lý, quản lý muốn thành phó hay tổng giám đốc, tổng giám đốc muốn thành chủ tịch tập đoàn.

Thế nhưng có nhiều người vẫn không thể thăng tiến, dù họ đầy đủ tài năng, học vấn hoàn chỉnh, được cấp trên chú ý.

Page 3: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

Điều gì cản trở bước đột phá tiến lên hàng đầu của họ? Và đây là câu trả lời của Chủ nhiệm Trung tâm phát triển MBA Học viện thương nghiệp Havard (Mỹ) Horace và tiến sĩ Bartholy: mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ cách thức hành động của bạn.

Hành vi kém cỏi (chứ không phải năng lực) sẽ gây trở ngại lớn. Hai ông đã nghiên cứu, khảo sát và quy nạp thành 12 cách thức hành động không tốt cho sự phát triển sự nghiệp.

1- Luôn cảm thấy mình chưa đủ giỏi

Có những người mắc bệnh "sợ sự nghiệp". Họ thông minh, có kinh nghiệm, có năng lực, nhưng khi được cấp trên cất nhắc giao cho một nhiệm vụ mới thì lại... từ chối, vì cho rằng công việc lớn lao, sức mình nhỏ bé, không đảm đương nổi. Họ không muốn leo lên cao, thậm chí, còn cho rằng vị trí hiện tại đã là quá mức kỳ vọng của họ rồi, đánh tụt đi vài bậc nữa cũng không sao.

Loại hành vi này là tự mình phá hoại, cản trở bước tiến của mình, thường là loại hành vi vô thức của người an phận và là người tốt, cầu toàn.

2- Một lòng tiến đánh bức tường chắn

Trái ngược lại với hành vi trên, là những người quá tự tin, vội vã đi đến thành công và nôn nóng muốn chứng tỏ mình. Họ đề nghị và đảm nhận những việc lớn lao hơn sức mình và cùng lúc nhiều việc. Khi gặp thất bại, họ lại khua môi múa mép biện hộ, thuyết phục, làm những việc khác to lớn hơn để bù đắp.

Đây là những người thiếu thực tế và thường gây sự cảnh giác cho những ai đã nếm trải qua nhân vật dũng sĩ từ sáng đến tối cứ tiến đánh hòng làm sụp đổ bức tường chắn chỉ để lập công và khẳng định mình.

3- Nhìn thế giới không đen thì trắng

Kiểu hành vi này phân biệt loài người và sự việc thành hai loại: tốt hoặc xấu. Và họ xác định thái độ chỉ "dính dáng" đến những gì "trắng" còn những gì "đen" thì loại bỏ khỏi thế giới quan hệ tình cảm lẫn làm ăn, xã giao của mình.

Không chấp nhận tính hai mặt của vấn đề như của con người, thì đó là tự mình hạn chế cơ hội của mình. Họ luôn một mình đánh trận và một mình bại trận.

4- Làm quá nhiều, yêu cầu quá nghiêm khắc

Bản thân mình luôn nỗ lực, tự mình vắt kiệt sức mình cho công việc và họ cũng yêu cầu như vậy với thuộc cấp. Nhân viên dưới quyền luôn bị họ giao khối lượng công việc lớn đến không bao giờ họ không phải làm thêm giờ, trong một sự nỗ lực tối đa mới có thể hoàn thành.

Tình trạng này kéo dài khiến thuộc cấp sợ hãi công việc và buộc họ phải nghĩ đến một công việc khác, ở một nơi khác để bảo đảm sự cân bằng trong đời sống của mình. Bạn cũng biết, nhân sự xáo trộn liên miên không bao giờ là bạn đồng hành của thành công cả.

5- Hòa bình là trên hết

Loại người này sợ và né tránh xung đột. Nhưng phải biết rằng đối đầu với xung đột và biết cách giải quyết nó là động lực để phát triển, kích thích sức sáng tạo của tập thể. Né tránh xung đột với thuộc cấp trong những tình huống cần thiết là tự mình làm suy giảm quyền lực của mình.

6- Khống chế người phản đối

Page 4: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

Nam giới thường có tính cách này, bà thủ tướng Thacher của Anh, có biệt danh "Bà đầm thép" là một ngoại lệ.

Họ thường có những lập luận đanh thép, lời lẽ gay gắt hùng hồn, không đếm xỉa đến cảm giác của người bị phản bác. Họ thường áp dụng đấu pháp tấn công người để người không dám tấn công mình.

Vì sự đấu đá bừa bãi, tính công kích mạnh mẽ, không hiểu được kỹ xảo đi đường vòng, họ như một cỗ xe tăng càn ngang mọi thứ, chỉ biết có tiến công, nên họ thường gây nguy hại đến con đường công danh của mình.

7- Sự phản nghịch trời sinh

Những người này có tính cách phản kháng quyết liệt và lật đổ cái cũ, tái lập cái mới. Họ luôn cảm thấy thỏa hiệp là nhục nhã, nên hay có những ý kiến phản nghịch. Họ như con tàu không chấp nhận có thuyền trưởng và chỉ để cho chính nó điều khiển nó. Trong những tập thể coi trọng sự tuân phục và ổn định, thì những nhân vật kiểu nổi loạn như thế này khó có đất sống chứ đừng nói đến sự thăng tiến.

8- Chủ nhân của sự sợ hãi

Đây là những người lo nghĩ quá nhiều, toàn những chuyện không đâu. Khi được giao một công việc, họ cứ toàn lo đến rủi ro và nguy cơ cho đến khi quyết định... không triển khai vì chắc chắn rằng làm sẽ thất bại!

Mỗi ông chủ đều được khuyên là không nên trao quyền lãnh đạo vào tay những người này, vì nỗi sợ hãi đủ thứ của họ sẽ dẫn đến thái độ chần chừ và không đưa ra được những quyết định đột phá đúng vào thời điểm "chậm thì chết".

9- Kẻ đần độn về tình cảm

Đây là những người không hiểu gì về nhân tính. Không ai có thể nói với họ rằng: "Sự ra đi của anh ấy khiến tôi suy sụp nặng và tôi không thể tập trung làm việc được, xin ông cho tôi nghỉ phép ít hôm". Họ rất lấy làm khó hiểu về những cảm xúc rất người như yêu thương, thất vọng...

Họ đặt nhân tố tình cảm ra ngoài công việc một cách triệt để, thiếu năng lực dùng tấm lòng thu phục nhân tâm. Chính vì vậy mà gây thất vọng nhân tâm, ít được sự ủng hộ của mọi người. Vị trí thích hợp của họ là lãnh đạo một đoàn người máy!

10- Mắt cao tay thấp

Luôn chê công việc đó là tủn mủn, tẻ nhạt, không có tính thách thức, không có yếu tố kích thích sáng tạo v.v. Nhưng kỳ thực là do họ không làm được việc gì cho triệt để, đến cùng. Vì như vậy, họ thường im lặng che dấu mọi khó khăn gặp phải, không đưa vấn đề ra bàn luận tìm giải pháp, không xin ý kiến cấp trên khi cần vì sợ bị đánh giá thấp.

Họ có tham vọng về quyền hành chức tước nhưng lại không chịu học hỏi, không nỗ lực phấn đấu, mà chọn đi đường tắt bằng quan hệ hoặc chờ sống lâu lên lão làng. Đây là những người luôn thể hiện được sự có mặt của mình ở tổ chức nhưng lại không giúp ích được gì cho tổ chức cả.

11- Không hiểu chừng mực

Không biết điều gì có thể đưa ra bàn luận công khai, điều gì nên giữ kín, người Việt chúng ta gọi là không biết giữ mồm giữ miệng. Họ thường là người tốt, chân thật, không có mưu sâu kế hiểm, chiến lược lâu dài, ấp ủ tham vọng. Và cũng chính vì thế mà khó có cơ hội thăng tiến.

12- Lạc hướng

Page 5: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

Họ luôn hoài nghi về công việc mình đang làm, cuộc đời mình đang sống với những câu hỏi kiểu như: công việc tôi đang làm có giúp ích gì cho mục đích cuộc đời mà tôi đang theo đuổi không?

Con đường tôi đang đi có đúng không? Chính vì những câu hỏi này mà họ không chuyên chú vào con đường thăng tiến trước mắt. Họ còn hay rời bỏ công việc đang làm, dù rất tốt, để đi tìm một công việc khác mà theo họ, đó là quá trình đi tìm kiếm một công việc thực sự có ý nghĩa. 

Làm sao xin được việc khi mới ra trường?

Xem tin gốc 

Tuổi trẻ - Việc làm - 10 tháng trước 227 lượt xem

TTO - * Em vừa tốt nghiệp cao đẳng ngành Anh văn thương mại của Trường ĐH Hoa Sen. Kiến thức em học rất rộng và nhiều (như International Marketing, dịch vụ khách hàng, quản trị và điều hành văn phòng, nghiệp vụ ngoại thương, Sale Management...) nhưng không chuyên.

Facebook Twitter 0 bình ch ọ n Vi ế t bình lu ậ n L ư u bài này

- Hồ sơ xin việc (CV) được ví là hình ảnh đầu tiên của ứng viên khi tiếp cận với nhà tuyển dụng, do đó bạn cần thể hiện CV thật sinh động và ấn tượng. Với những thông tin mà bạn gửi đến chương trinh, chúng tôi có một vài tư vấn để giúp bạn có một CV thể hiện định hướng rõ ràng hơn trên bước đường lựa chọn công việc và sự nghiệp bản thân.

Để gây thiện cảm với nhà tuyển dụng, trước tiên hồ sơ xin việc phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về nội dung và hình thức: tươm tất, rõ ràng, trình bày một cách logic, đầy đủ thông tin cần thiết, bao gồm:

• Thể hiện mục tiêu trong sự nghiệp (Career Objective);

• Học vấn và bằng cấp (Education & Qualifications);

• Kinh nghiệm làm việc (Working Experiences);

• Kỹ năng (Skills);

• Tham khảo (References)

Nếu bạn mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy trình bày thật kỹ phần học vấn của mình, các kỹ năng mà bạn có, các hoạt động mà bạn đã tham gia tại trường... Những thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn và có thể sẽ liên lạc với bạn ngay nếu thấy phù hợp với vị trí họ đang tuyển. Cá nhân bạn có một số điểm mạnh rất đáng giá và nên làm rõ trong hồ sơ của mình:

Page 6: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

- Chuyên ngành học: Bạn có lợi thể về ngoại ngữ ở chuyên ngành của mình. Bên cạnh đó, bạn được tiếp cận những kiến thức cơ bản về kinh tế. Tuy bạn không có cơ hội học chuyên sâu nhưng đó cũng là những nền tảng ban đầu giúp bạn hòa nhập vào công việc thực tế một cách thuận lợi và nhanh chóng.

- Tính cách: Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn là một nhân viên thích nghi nhanh và không sợ thay đổi. "Em sẵn sàng thay đổi bản thân để phù hợp với công việc, có trách nhiệm, khách quan, trung thực, nhẫn nại và kiên trì", đây đều là những tính cách mà nhà tuyển dụng nào cũng mong đợi ở một nhân viên.

- Kinh nghiệm: Với một sinh viên mới ra trường, dĩ nhiên bạn sẽ chưa có kinh nghiệm toàn thời gian ở một công ty chính thức nhưng bạn đã có kinh nghiệm làm thêm ở vị trí kinh doanh. Bạn nên thể hiện thông tin này trên hồ sơ để ghi điểm với nhà tuyển dụng, thuyết phục họ bằng những thành công bước đầu hoặc những thành tích trong công việc (nếu có).

Tuy nhiên, đối với phần Mục tiêu nghề nghiệp, chúng tôi có vài lời khuyên cho bạn. Bạn chia sẻ là bạn thích hợp làm công việc trợ lý giám đốc hoặc dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy bạn còn đang băn khoăn nhiều về công việc và chưa biết chọn cho mình vị trí nào. Nhà tuyển dụng sẽ không thật thiện cảm với ứng viên chưa xác định rõ định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Theo chúng tôi, bạn hãy nhanh chóng xác định cho mình một con đường phù hợp nhất. Điều đó sẽ giúp bạn không mất thời gian cho những vị trí không thật sự phù hợp và cơ hội thăng tiến thuận lợi hơn. Để làm được điều này, bạn cần suy nghĩ thêm những khía cạnh: tính chất công việc nào sẽ hợp với bạn? Cơ hội học hỏi? Cơ hội phát triển và thăng tiến?…

Bên cạnh hồ sơ xin việc, bạn cần chuẩn bị thêm đơn xin việc (cover letter) bởi đơn xin việc hoàn toàn mang dấu ấn cá nhân của ứng viên, nghĩa là đơn xin việc của bạn phải khác với lá đơn xin việc của các ứng viên khác. Có như thế, bạn mới mong thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Mục đích quan trọng nhất của đơn xin việc là giới thiệu bản thân người viết, làm nổi bật họ trước mắt nhà tuyển dụng. Trong khi hồ sơ xin việc mang nhiệm vụ tóm tắt về bằng cấp, kinh nghiệm của bạn, thì đơn xin việc chính là mảnh đất màu mỡ để bạn canh tác, tiếp thị bản thân.

Thông thường, đơn xin việc phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Giới thiệu bản thân một cách khái quát nhất nhưng đầy đủ thông tin.

- Nêu bật những bằng cấp, kinh nghiệm của bạn phù hợp với công việc.

- Giải thích thêm những điều mà resume của bạn chưa nói được.

- Thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn đã bỏ thời gian tìm hiểu về công ty rất kỹ.

 - Đọc bài viết của một bạn SV bị lừa khi đi xin việc, tôi thấy em thật đáng thương. Nhưng cũng một phần nào tôi thấy em thật dại dột cũng như khá đông các bạn của em có cùng hoàn cảnh.  

Page 7: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

Công ty tôi phụ trách lại đang rất khó khăn trong việc tìm nhân viên. Chúng tôi đăng tin tuyển dụng ở trên Báo Lao Động, Hà Nội Mới, Mua và Bán... cũng như trên các website tuyển dụng, thậm chí thuê cả dịch vụ “săn đầu người”, tham gia các sàn giao dịch về việc làm để tìm các nhân viên kinh doanh, bán hàng, lái xe, kế toán, nhân sự… Rất nhiều cơ hội việc làm với nhiều vị trí, tại nhiều tỉnh thành. Nhưng kết quả tuyển dụng chỉ là “con số 0”.   Hồ sơ nộp vào ít, lại sơ sài, thậm chí nhiều hồ sơ còn không có đơn xin việc, sơ yếu lý lịch thì viết dăm câu, không ký tên và ghi ngày tháng. Có một số người đi xin việc nhưng lại cứ như “ông chủ”, bắt người tuyển dụng trả lời ngay lập tức câu hỏi lương thưởng thế nào mà không hỏi xem công việc mình phải làm là gì, khả năng của mình liệu có đáp ứng được yêu cầu công việc không?   Ngược lại, một số người đi xin việc khi được hỏi về nguyện vọng cá nhân, về mức lương thì rụt rè không nói gì, chỉ nói công ty trả lương thế nào cũng được. Một số khác lại đòi hỏi rất cao, thậm chí phí lý, ví dụ như sinh viên mới ra trường nhưng lại đòi trả lương 5-6 triệu ngay lập tức!?   Một số ứng viên ngại khó ngại khổ, xin vào làm nhân viên kinh doanh nhưng khi được bảo là phải đi bán hàng thì lại xin thôi vì sợ nắng!? Không biết những người đó nghĩ gì nhỉ? Phải chăng họ nghĩ về công việc một cách đầy chủ quan là ngồi máy lạnh, ăn mặc thật đẹp, hưởng lương thật cao và công việc thật nhàn hạ? Thế mới biết các cô cậu sinh viên bây giờ mơ mộng thật, chỉ muốn làm thầy chứ không chịu làm thợ!   Chắc các bạn trẻ đọc quá nhiều về Bill Gates hoặc “Đời tỷ phú” nên lúc nào cũng nghĩ về viễn cảnh làm “ông chủ”. Thật ra, ước vọng làm giàu không có gì sai trái nhưng các bạn trẻ, các bạn sinh viên mới rời ghế nhà trường lại quên mất là người ta phải làm thợ trước khi làm thầy, làm nhân viên trước khi lên “sếp”, phải vất vả trước khi đạt đến vinh quang.   Tôi không muốn nhắc đến chuyện giá trị thực của những tấm bằng, những chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật giao tiếp... ai đi xin việc cũng tự trang bị cho mình hàng lô các thứ chứng chỉ đó như bùa hộ mệnh nhưng thực ra chúng tôi, người tuyển dụng lại quan tâm đến giá trị thật, những kỹ năng thực tế của các bạn chứ không phải chỉ là lời nói suông.   Câu chuyện về người đi tìm việc thì nhiều, bị lừa nhiều, nhưng bản thân không ít các bạn trẻ lại đang tìm cách đi lừa người tuyển dụng, hoặc các bạn đang tự lừa dối mình.   Chúng tôi, những nhà tuyển dụng chân chính, mong có những nhân viên chăm chỉ, trung thực, cần cù, siêng năng, tôn trọng kỷ luật lao động, có ước vọng càng tốt và chúng tôi sẵn sàng dành cho các bạn trẻ cơ hội làm việc và thăng tiến.   Các bạn SV trẻ sắp hoặc vừa tốt nghiệp cần lưu ý, nên tư duy thật chính xác về chuyện tìm kiếm việc làm. Các bạn có thể làm ở HN hay về quê hoặc một miền đất nào đó không quan trọng, miễn là các bạn có 1 công việc nghiêm túc và được trả công đầy đủ chứ đừng tự biến mình thành người thất nghiệp chỉ vì chê công việc (nhất là trong thời buổi suy thoái, khủng hoảng bây giờ, các TS, ThS ở nước ngoài còn xin đi quét rác hay rửa bát để có tiền!).   Các bạn hãy tự trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, kỹ năng, tham gia vào thực tập tại các cơ quan, công ty thật nghiêm túc, biết mình muốn gì, có khả năng gì, thích hợp với công việc nào.   Các bạn hãy tìm hiểu về cơ hội làm việc qua báo chí, website tuyển dụng, qua các trung tâm môi giới việc làm có uy tín (có đăng ký kinh doanh rõ ràng), qua niên giám điện thoại. Các bạn nên tìm hiểu thật kỹ về nơi mình muốn xin việc, công ty đó làm gì, sản xuất hay kinh doanh mặt hàng nào, có đông nhân viên không, có nhu cầu tuyển dụng không... và các bạn có thể đến trực tiếp cơ quan hay công ty đó để hỏi, thậm chí đề nghị được thực tập hay thử việc.  

Trong một hội chợ việc làm. (Ảnh VNN)

Page 8: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

Tôi chắc là các bạn trẻ sẽ được đón chào một khi các bạn chứng tỏ được mình là người hiểu việc. Còn như bạn trẻ trong câu chuyện trên, tôi khuyên “đừng chết vì thiếu hiểu biết”! Trước khi đi làm, cần phải biết Luật Lao động, Luật Công đoàn... trước khi xin việc, phải biết quy trình tuyển dụng và nơi mình xin việc.   Chúc các bạn SV tìm được việc và chúc những nhà tuyển dụng gặp được những người tìm việc thông minh! 

Nhiều sinh viên mơ đẹp nhưng thiếu khả năng thực hiện

10:10 AM Thứ bảy, ngày 10 tháng mười năm 2009- Chuyên mụcGiáo d ụ c |

Nhiều sinh viên chỉ coi trọng kiến thức nhà trường và thiếu thực tếèuác em có ước mơ tương lai tốt đẹp, nhưng lại không sẵn sàng dấn thân...

Đó là kết quả nghiên cứu Nhận thức và thái độ của học sinh, sinh viên về định hướng tương lai do Viện nghiên cứu Giáo dục, ĐH Sư phạm TP HCM thực hiện trên 2.000 học sinh THPT và sinh viên tại  Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ, tháng 6 - 11/2008.

Theo nghiên cứu này, hơn 80% học sinh, sinh viên  có ước mơ đẹp, song phần lớn thiếu khả năng hoạch định tương lai, thiếu kỹ năng mềm cũng như mức độ sẵn sàng dấn thân.

Chỉ muốn học cao

Tại buổi công bố kết quả nghiên cứu trên do Viện Nghiên cứu Giáo dục (ĐH Sư Phạm TP HCM) tổ chức sáng qua tại Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Kim Dung, thành viên nhóm nghiên cứu, phản ánh, phần lớn những người được lấy ý kiến chưa sẵn sàng dấn thân cho cuộc sống độc lập.

Bằng chứng, có tới 75,4% học sinh, sinh viên khi được hỏi cho biết, mong muốn tiếp tục học lên cao, 23,2% muốn du học. “Phổ biến tâm lý muốn học cao do xã hội vẫn trọng bằng cấp, trong khi năng lực, kỹ năng nghề nghiệp lại chưa được đánh giá đúng mức", tiến sĩ Dung lý giải.

Page 9: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

Tâm lý chuộng bằng cấp khiến nhiều học sinh chưa chọn con đường học nghề.Ảnh: Trung Kiên

Tiến sĩ  Hồ Thiệu Hùng, nguyên giám đốc Sở GD - ĐT TP HCM  đánh giá: Lâu nay, nhà trường chỉ chú ý trang bị kiến thức đơn thuần. Thực tế, kiến thức nhà trường chỉ đóng góp khoảng 30% cho thành công, 70% còn lại phải học từ cuộc sống. “Vì thế những học sinh xuất sắc thường chỉ thành công trong lĩnh vực khoa học và giảng dạy. Trong khi xã hội lại cần nhiều người giỏi ở các lĩnh vực khác như: kinh doanh, thể thao, nghệ thuật…”, ông Hùng nói.

Là người nghiên cứu giáo dục nhiều năm, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Viện Nghiên cứu sư phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng lý giải nguyên nhân học sinh, sinh viên ngại "dấn thân" do chưa được nhà trường trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết.

Kết quả nghiên cứu trên cũng đưa nêu ra thực trạng đáng lưu ý, phần lớn học sinh, sinh viên mơ hồ về mục tiêu phấn đấu của mình. “Thay vì dành thời gian tìm hiểu thực tế xã hội, nhiều em chỉ biết tập trung vào học các kiến thức chuyên môn. Có 83% em được hỏi cho biết dự định tương lai của mình là "học giỏi các môn học tại trường", 91,6% là "học giỏi ngoại ngữ". Các em vẫn chưa đánh giá cao việc tham gia các câu lạc bộ,  hoạt động nhóm và các sinh hoạt giúp phát triển kỹ năng mềm khác”, tiến sĩ Dung cho biết.

Tư vấn hướng nghiệp thiếu hiệu quả

Theo tiến sĩ  Hồ Thiệu Hùng, ước mơ của hầu hết học sinh, sinh viên trong cuộc điều tra rất rất lành mạnh. Song để thực hiện nó, họ cần được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết. Ngoài những điều không được dạy trong nhà trường như tính kiên trì, kỷ luật, dám chịu trách nhiệm, dám dấn thấn... thì đam mê nghề nghiệp là điều then chốt. 

“Đam mê như một liều “doping” lành mạnh giúp học sinh, sinh viên vượt qua trở ngại. Hãy luôn dồn sự đam mê và lòng nhiệt tình vào những việc mà các em đang làm để tạo động lực

Page 10: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

cho bản thân và đạt được ước mơ”,  ông Hùng nói.

Ở góc độ khác về định hướng tương lai cho học sinh, sinh viên, ông Nguyễn Thành Kỳ, Trưởng phòng Trung học, Sở GD - ĐT Hà Nội cho rằng, việc tư vấn hướng nghiệp nặng về lý thuyết cho số đông. Trong khi đó, hoạt động này cần đi sâu vào từng cá nhân mới đạt hiệu quả.

Từ kết quả nghiên cứu trên, Viện nghiên cứu Giáo dục và ĐH Sư phạm TP HCM khuyến nghị, cần có những cải tiến mạnh mẽ trong GD - ĐT, nhất là việc cải tiến chương trình giảng dạy và học tập, thay vì chú trọng quá nhiều đến kiến thức, cần khuyến khích học sinh, sinh viên tự khám phá, sáng tạo, cọ xát thực tế.

Đây cũng là điều mà xã hội trông chờ ở ngành GD-ĐT từ  lâu song chưa được đáp ứng… Mặt khác, cần tận dụng sự hỗ trợ của các doanh nghiệp để nhà trường có thêm nhiều chương trình hợp tác đào tạo có tính thực tiễn cao, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng mềm.

Đồng Hương

Sinh viên ra trường với nỗi lo tìm việc Bài sưu tập từ BTV MuciuTCCL tháng 5 năm 2011.

“Đầu ra” của các trường Đại học, Cao đẳng luôn là một vấn đề nóng rất được xã hội quan tâm, nhất là các bạn trẻ vừa rời ghế giảng đường. Ngay từ khi quyết định thi vào một trường nào đó thì phần lớn thí sinh và gia đình đều đặt ra câu hỏi: “Nếu thi đỗ vào đó, học xong thì làm gì? Và xin vào đâu làm?”. Nhưng lo lắng thì cứ lo lắng, thi thì vẫn thi để rồi sau bốn năm miệt mài ôn học, các sinh viên ra trường vẫn hoang mang không biết phải làm gì để sống khi cầm tấm bằng Đại học trên tay.

1. Tình trạng thất nghiệp của sinh viên ra trường

Hiện nay hầu hết sinh viên khi ra trường, nhất là các sinh viên học tại Hà Nội hay các thành phố lớn, đều bắt đầu đôn đáo kiếm một công việc tạm thời nào đó để làm lấy tiền trụ lại thành phố xin việc ổn định sau, mà không phải xin tiền bố mẹ. Các công việc mà họ làm đa phần là không cần đến bằng cấp như: Bưng bê tại các quán café, quán ăn hay làm nhân viên trực nghe điện thoại, đi gia sư… Chỉ là những công việc đơn giản như thế, lương không đủ ăn nhưng để xin được một chỗ làm ổn định cũng không phải dễ dàng gì.

Page 11: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

Rất nhiều trung tâm tuyển dụng việc làm lợi dụng các sinh viên mới ra trường để lừa bịp bằng các chiêu nộp hồ sơ cộng với tiền phí xin việc để rồi công việc thì chẳng thấy đâu, nhiều sinh viên mới ra trường do thiếu hiểu biết nên vừa bị lừa mất tiền, lại mất cả công sức lẫn thời gian làm việc không công cho một công ty nào đó.

Chị Phương khoa sinh viên Văn hoá dân tộc trường ĐH Văn Hoá Hà Nội vừa ra trường nhưng vẫn xin ở lại kí túc để tìm việc làm, chị buồn bã tâm sự: “Mình đã nộp tổng cộng sáu hồ sơ vào các công ty tuyển dụng việc làm. Họ bảo đóng lệ phí xét tuyển là 100.000đ, một thời gian sau họ báo cho mình là mình đã được tuyển vào làm nhưng phải đóng nửa tháng lương đầu bằng tiền mặt luôn để họ giữ việc làm cho. Mình sợ quá chả dám đóng thêm tiền nữa, đành bỏ để đợi cơ hội khác vậy”.

Tình trạng ấy không chỉ xảy ra với các sinh viên có bằng loại khá, trung bình khá mà thậm chí cả những sinh viên ra trường với tấm bằng loại giỏi vẫn loay hoay không biết phải đi đâu, về đâu trong tình trạng ở các công ty, các cơ quan lúc nào cũng chồng đống những xấp hồ sơ xin việc. Nên có không ít bạn sinh viên sau khi học xong Cao đẳng hay Đại học do không xin được việc đã chọn giải pháp là học tiếp, học liên thông hay học văn bằng hai để lại được bố mẹ nuôi như tâm sự của bạn Hà trường ĐH Văn Hoá Hà Nội: “Mình chán cảnh phải ngồi chầu chực xin việc ở các trung tâm mà cuối cùng lại về không nên mình đã bảo bố mẹ rồi, mình sẽ học lên Cao học. Hy vọng với tấm bằng thạc sĩ thì ra trường sẽ suôn sẻ hơn”.

Cũng có nhiều sinh viên ra trường nhưng còn dành thời gian và tiền bạc đi học thêm các chuyên ngành khác như tiếng Anh, lập trình, nghiệp vụ thư ký, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ báo chí… để có thể “đỡ đần” trước mắt lúc ra trường. Bạn Lệ Quyên sinh viên Khoa Phát hành, xuất bản phẩm trường ĐH Văn Hoá Hà Nội tâm sự: “Mình đã đăng ký đi học thêm Anh văn, vi tính rồi xin làm tạm ở một trung tâm việc làm. Tấm bằng đại học thì để đó chờ nếu có cơ hội”.

Cũng có nhiều sinh viên ra trường đã tìm được việc làm sau một vài tháng đầu vật lộn nhưng hầu hết trong số họ không mấy ai được làm công việc theo đúng chuyên nghành mình đã học mà hầu hết là xin việc trái nghành, nghề. Như theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của sinh viên khối tự nhiên là khoảng 60%, còn các trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 100 sinh viên khối xã hội mới tốt nghiệp ra trường chỉ có khoảng 10 người tìm được công việc đúng chuyên môn. Số

Page 12: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

còn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống và chờ cơ hội. Để xin được những công việc khác này, sinh viên phải học thêm nhiều kiến thức có thể khác rất xa chuyên môn đã học.

2. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên khi ra trường

“Việc làm” vẫn là một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội nói chung và sinh viên khi ra trường nói riêng. Trong thực tế xã hội “cầu lớn hơn cung”,  “thừa thầy thiếu thợ” thì không biết bao nhiêu sinh viên vác hồ sơ đi xin việc lại công cốc về không.Có rất nhiều nguyên nhân dân đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường, dưới đây là một số những nguyên nhân chính:

Thiếu khả năng thực 

Nhiều sinh viên thi vào một trường Đại học hay cao đẳng nào đó không phải vì ham mê, yêu thích hay có năng khiếu mà chỉ vì thi đại lấy một trường để đi học. Cũng có nhiều sinh viên có năng khiếu về chuyên ngành mình theo học nhưng trong suốt mấy năm học đại học đã không chịu khó học hành, rèn luyện kĩ năng, học hỏi kinh nghiệm nên khi ra trường không tránh khỏi việc lúng túng khi tiếp cận với công việc. Trong khi xã hội ngày càng đòi hỏi người thực sự có khả năng làm việc hiệu quả, có chất lượng thì tất yếu những người không có khả năng sẽ bị xã hội tự đào thải.

PGS.TS Nguyễn Hồi Loan - Trưởng Phòng Chính trị và công tác sinh viên, trường ĐH KHXH&NV - cho rằng có một độ “vênh” nhất định giữa đào tạo đại học và yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Độ vênh đó thể hiện cả trong kiến thức và các kĩ năng cứng và mềm của sinh viên. Trên thực tế, sinh viên mới tốt nghiệp thường phải được đào tạo lại tại nơi tuyển dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Các nội dung đào tạo lại không chỉ là chuyên môn nghiệp vụ mà cả thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, kỉ luật lao động cho đến các kĩ năng cơ bản trong việc ứng phó và giải quyết các vấn đề thực tiễn của lao động sản xuất kinh doanh.

Định hướng không rõ ràng

Page 13: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

Nguyên nhân thứ hai là do sinh viên định hướng nghề nghiệp không rõ ràng. Nhiều người quản lý nhân sự ở các công ty nước ngoài nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó…”. Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển, nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, làm sao có thể bảo đảm yếu tố gắn bó ở người lao động. Các doanh nghiệp sẽ không tuyển bạn nếu không nhìn thấy ở bạn niềm say mê và tâm huyết nghề nghiệp.

Theo một kết quả điều tra của Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) vào tháng 02/2009, đối tượng là sinh viên K44 đến K48 các khoa Tâm lí học, Thông tin – Thư viện, Ngôn ngữ học thì chỉ có 41,9% sinh viên ra trường sau 01 năm có việc làm đúng ngành được đào tạo, 18,8% làm việc trái ngành, 1,8% không có việc là và 1,8% tiếp tục học sau đại học. Theo một kết quả điều tra về các cựu sinh viên sau khi ra trường, chỉ có 24% sinh viên cho rằng kiến thức được học phù hợp với công việc, còn 76% còn lại cho rằng không phù hợp với công việc thực tế.

Thiếu kĩ năng 

Ngoài vấn đề về bằng cấp và trình độ thì một trong những nguyên nhân của việc sinh viên không xin được việc làm là do sinh viên yếu kỹ năng, thiếu tự tin và ứng xử vụng về đều dễ làm bạn trẻ mất điểm trước nhà tuyển dụng. Không tự lượng sức mình, tham vọng quá cao cũng là những sai lầm mà ứng viên trẻ thường mắc phải.

Nhiều người đứng đầu trong các công ti tuyển dụng việc làm vẫn tâm sự với báo chí rằng phần nhiều các sinh viên khi đi phỏng vấn xin việc đều chưa biết cách ứng xử, thiếu tự tin.

Page 14: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

Nhiều bạn trẻ chưa có kinh nghiệm nhưng khi ứng tuyển lại hay đòi ở những vị trí cao so với khả năng hoặc đưa ra một mức lương mà công ty khó có thể chấp nhận được. Điều này khiến ứng viên mất khá nhiều điểm.

Nguyên nhân thứ hai là bộ hồ sơ không ấn tượng, không tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác muốn thử sức cấc bạn trẻ, xem khả năng làm thế nào? Có thật sự có khả năng như trong bảng giới thiệu hay không? Về phần mình, nhiều ứng viên tự nhận thấy sai lầm của họ là chưa quan tâm đúng mức đến bộ hồ sơ. Sinh viên có thể tạo ấn tượng qua đơn xin việc, lý lịch hay ngay trong buổi phỏng vấn bằng sự thông minh, năng động của mình.

Nguyên nhân cuối cùng là sinh viên không biết cách nói về mình. Một lợi thế của sinh viên là họ ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh công việc được giao. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm cũng là những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay đang rất cần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Ngoài ra, yếu tố sức khỏe, chấp nhận đi xa cũng như dễ hòa nhập đã trở thành điểm mạnh nổi trội ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, sinh viên nên tận dụng và phát huy tối đa những thế mạnh của mình để nâng cao vị thế cạnh tranh trong tìm việc.

Đào tạo nhiều hơn nhu cầu

Hiện nay có rất nhiều nghành nghề trong các trường Cao đẳng - Đại học được tuyển sinh và đào tạo ồ ạt, chỉ tiêu đào tạo vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng. Mà tiêu biểu cho thực trạng ấy là nghành sư phạm. Hơn 10 năm trước, khi Nhà nước bắt đầu áp dụng chế độ miễn giảm học phí với sinh viên ngành sư phạm thì người người thi nhau học ngành này. Nhiều tỉnh cũng mở ra trường Đại học sư phạm thu hút rất nhiều các thí sinh trong tỉnh. Phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến ngành giáo dục “bội thực” nhân lực “ảo”, dẫn đến “khủng hoảng” thừa như hiện nay? Và cái hiện tượng nhiều sinh viên cầm được tấm bằng “đỏ” mà vẫn bị loại

Page 15: Cơ hội nghề nghiệp của ngành công nghệ thực phẩm

trong các đợt xét tuyển ngạch công chức là điều dễ hiểu. Bởi chỉ tiêu xét tuyển chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn hồ sơ dự tuyển cao gấp chục lần. Các sinh viên sư phạm ra trường để kiếm được một chân dạy hợp đồng lương ba cọc ba đồng, không đủ chi tiêu cũng đã phải chạy vạy vất vả chưa nói gì đến thi vào biên chế. Tình trạng này diễn ra lỗi không chỉ ở nghành đào tạo mà cả các thí  inh khi đổ vào học sư phạm.

Trước tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều mà nguyên nhân chính vẫn là từ phía sinh viên, chính vì vậy để đối phó với tình hình này sinh viên cũng cần phải tham gia các lớp kỹ năng tìm việc, các hoạt động xã hội, buổi nói chuyện chuyên đề để có thể giao tiếp tự tin và làm hồ sơ chuyên nghiệp hơn. Để có được việc làm như ý, lao động trẻ còn phải học hỏi và bổ sung thật nhiều những kiến thức, kỹ năng và các tố chất cần thiết khác như học thêm vi tính, tiếp cận với công nghệ thông tin trong thời đại công nghệ phát triển, học thêm ngoại ngữ  hướng tới mục đích có thể thực hành giao tiếp tốt, phát âm chuẩn, dùng ngoại ngữ để thuyết trình được các vấn đề chuyên môn. Chỉ có như vậy mới mong kiếm được một công việc ổn định và phù hợp với chuyên nghành mình được đào tạo trong nhà trường.