cơ sở sinh lý của sáng tạo

23
CƠ SỞ SINH LÝ CỦA SÁNG TẠO TÂM LÝ HỌC SÁNG TẠO

Upload: lenam711tkgmailcom

Post on 12-Feb-2017

241 views

Category:

Education


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

CƠ SỞ SINH LÝ

CỦASÁNG TẠO

TÂM LÝ HỌC SÁNG TẠO

Page 2: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

2

I. HOẠT ĐỘNG CỦA NƠ RON THẦN KINH

- Gồm: thân bào và các rễ. - Thân bào gồm: màng, tế bào chất và nhân.• Chứa 1 nhân• Trong bào tương có nhiều thể Nissl.• thể Nissl là 1 chồng các túi lưới nội bào hạt xếp song

song.- Rễ Neuron phân thành 2 loại:• Sợi trục (sợi vận động ly tâm)• Sợi nhánh (sợi cảm giác, hướng tâm)

- Tế bào thần kinh khác với các tế bào khác ở 2 điểm:• Thân của TBTK nối dài theo những hướng khác nhau và

hoạt động như đường cáp và thông qua đó tín hiệu được truyền đi và được phản hồi trở lại.

• Có lớp vỏ bọc có thể truyền dẫn tín hiệu qua hệ thần kinh.

1. Sự dẫn truyền

1.1. Đặc điểm cấu tạo của neuron

Page 3: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

3

1.2. Sự dẫn truyền của các neuron

Quá trình truyền dẫn trong não bộ giống như sự nối kết trong máy tính, ở đó một tb kết nối với các tb khác giống như hệ thống cáp mạng của lưới dây tk. Thân tbtk nối với các tb khác thông qua các sợi chằng chịt. Thông tin được truyền dẫn trong hoóc môn được gọi là các chất truyền dẫn chứa trong thân tb.

Ở mỗi người, các nhánh truyền dẫn hay hệ thống TK là công cụ của tư duy.

Tiếng ồn, mức độ ô nhiễm, thiếu ánh sáng và không khí đều tác động tiêu cực đến sự phát triển của các TBTK. Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin là hai năng lực chịu tác động của môi trường.

Page 4: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

4

1.2. Sự

dẫn

truyền

của các

neuron

Page 5: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

5

1.2. Sự dẫn truyền của các neuron

Dancey &

Lennon đã đưa ra so sánh hai năng lực này ở hai nhóm

trẻ:

  Trẻ thiệt thòi Trẻ sáng tạo

Năng lực tiếp nhận thông tin

- Thất bại trong tham dự môi trường một cách lựa chọn.

- Có cấu trúc nhận thức ít hơn.- Có khó khăn trong suy trì sự chú

ý.- Quá kích động trong phản ứng

với kích thích.

- Chấp nhận sự không xác định và không nhất quán.

- Năng lực phán xét được kích thích theo nhiều cách.

- Khả năng hiểu biết rộng. - Ham hiểu biết

Năng lực xử lý thông

tin

- Có hạn chế trong hình dung trật tự hành động.

- Hạn chế về năng lực giải quyết vấn đề và lập kế hoạch.

- Tự phát và thất bại, phản ứng không phù hợp. 

- Phản ứng cứng nhắc với tình huống vấn đề.

- Hứng thú với xung đột quan niệm.- Năng lực chấp nhận thông tin

không nhất quán cao.- Tìm kiếm quan niệm dung hòa để

giải thích những kết quả quan sát.- Nhạy cảm với tính không nhất

quán về thông tin.

Page 6: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

6

2. CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA TRÍ

NHỚ• Cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành củng cố và khôi phục các đường liên hệ thần kinh tạm

thời. Đó là sự để lại dấu vết trong tế bào vỏ não khi cơ thể nhận được kích thích.• Bộ não là cơ quan quan trọng và phức tạp nhất trong cơ thể con người. Khối lượng trung bình

của não ở người trưởng thành là 1,3 kg - 2,4 kg.• Não được cấu thành từ hơn 100 tỷ tế bào thần kinh (neuron) và chúng giao tiếp với nhau bởi

hàng nghìn tỷ kết nối được gọi là các khớp thần kinh.• Tế bào thần kinh gồm: thân tế bào, một sợi trục và nhiều sợi nhánh, có chức năng gửi và nhận

tín hiệu đến rồi đi khỏi não.• Các nhà khoa học gọi mạng lưới đâm nhánh chằng chịt của các tế bào não là "rừng tế bào thần

kinh". Các tín hiệu di chuyển qua “rừng thần kinh” tạo nên cơ sở của trí nhớ, tư duy và cảm xúc.

• Cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời và sự diễn biến của các quá trình lí hóa trong vỏ não và dưới vỏ.

Page 7: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TẾ BÀO DẪN TRUYỀN, HỌC TẬP

VÀ CÁC CHỈ BÁO NHẬN THỨC KHÁC- Sáng tạo có quan hệ với học tập và giáo dục

- De Weid(1995): ACTH (hoocmon dẫn truyền thần kinh được tuyến yên tiết ra khi có kích thích) có thể kích thích quá trình học tập. ACTH tạo thuận lợi cho sự thay đổi tích cực trong động cơ, chú ý, sự tập trung, kích động và cảnh giác.

=> các yếu tố này đều quan trọng với học tập và sáng tạo.

- Spencer (1996): tự do ý chí đươc coi là niềm tin hơn là hành động tự nguyện.

=> ý chí có ý thức có thể hoạt động như một sự kiểm tra có ý thức về những lựa chọn sau khi chúng được tiến hành trong vô thức.

- Nghiên cứu chi ra rằng: ACTH chỉ đóng vai trò như chất xúc tác cho các liên thông trong các tế bào thần kinh, bao gồm cả hai hệ bán cầu đại não. Lý thuyết sinh học thần kinh cũng chỉ giải thích được một phần quá trình sáng tạo, chứ không thể cung cấp câu trả lời xác định như điểm khởi đầu mà từ đó các nhà nghien cứu có thể phát hiện vai trò của sinh tế bào thần kinh trong qua trình sáng tạo.

Page 8: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

II. HAI BÁN CẦU

ĐẠI NÃO

Page 9: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

1. SỰ ƯU TRỘI CỦA BÁN CẦU ĐẠI NÃO VÀ CHỨNG CỨ VỀ NÓ

Page 10: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

1. SỰ ƯU TRỘI CỦA BÁN CẦU ĐẠI NÃO VÀ CHỨNG CỨ VỀ NÓ

• Đứa trẻ sinh ra do sự chuyển động không xác định thì chúng sẽ phát triển dần thành thuận một tay,thuận một chân…do vậy hầu hết mọi người đều thuận một bên. Nửa bán cầu đại não sẽ có vai trò nổi trội hơn hơn ở bên phía đối diện.

Page 11: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

Có nhiều chứng cớ và tranh luận cho rằng bán cầu đại não phải chịu trách nhiệm về tư duy sáng tạo,sự suy đoán này đã dẫn đến quan niệm phân đôi tất cả các chức năng và đưa các chức năng vào một trong hai bán cầu đại não:

Page 12: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

Chứng cứ nghiên cứu về sự ưu trội của bán cầu đại não:Những người thuận tay trái có sự ưu trội của não phải và nếu đúng như trên thì

những người thuận tay trái sẽ sáng tạo hơn. Nhiều người tài năng như Leonardo de Vinci, Benjamin Frankrin và Michelangelo thuận tay trái. • Gabrielli và Mednick (1980), người thuận tay trái có tỷ lệ đại diện tội phạm nhiều hơn.

Người thuận tay trái dược coi là:

• sáng tạo hơn

• tính cách nhạt nhẽo và trong ngôn ngữ được coi là thiếu tế nhị

• sự vụng về, lờ mờ, không minh bạch.

• có cảm xúc bốc đồng và ít phân tích kỹ lưỡng.

Nguyên nhân do: di truyền , thứ hai là do tổn thương ở bán cầu não trái trong khi sinh => trẻ dựa chủ yếu vào não phải và sử dụng các hoạt động liên bán cầu não cho ngôn ngữ cũng như cho các chức năng khác.

• Nghiên cứu trẻ sinh đôi cung cấp thông tin rằng chỉ có khoảng 10% người thuận tay trái, nhưng số người thuận tay trái trong số trẻ sinh đôi là 25%. Một phần trong số này có tổn thương não.

Page 13: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

Chứng cứ nghiên cứu về sự ưu trội của bán cầu đại não:

• Về mặt trí tuệ, có cơ sở để nói rằng người thuận tay trái có một số thiệt thòi. Levy giả định rằng điều đó xảy ra là do năng lực ngôn ngữ và trực quan không cạnh tranh các tế bào thần kinh và chức năng ngôn ngữ thường thắng thế và ông cũng dự báo rằng nếu dùng trắc nghiệm IQ về ngôn ngữ, người thuận tay trái sẽ không nghi điểm thấp hơn người thuận tay phải, nhưng nếu dùng trắc nghiệm thực hành, người dùng tay trái có điểm thấp hơn ( kiểm tra bằng trắc nghiệm Trí tuệ người lớn Wechsler và giả định này đã được chứng minh => người thuận tay trái có ít năng lực hơn người thuận tay phải ở những kỹ năng như xác định mối quan hệ giữa đồ vật và cách thức nhận biết, ở đó não phải thực hiện tốt công việc, nhưng người thuận tay trái không có khiếm khuyết khi thực hiện chức năng ngôn ngữ. Luyện tập tạo ra sự đền bù trong trao đổi thông tin giữa hai bán cầu.

• Dacey (1989) nghiên cứu quan hệ thuận tay trái và sáng tạo: Dù khoảng 10% số người thuận tay trái nhưng ông phát hiện ra rằng có tới 20% số người sáng tạo nhất là những người thuận tay trái ( trong số 125 người được nghiên cứu) => chưa khẳng định dứt khoát, nhưng con số này đã cho chúng ta một chứng cứ gì đó để nói rằng người thuận tay trái có khả năng sáng tạo cao hơn so với người thuận tay phải.

Page 14: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

3. BÁN CẦU NÃO VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỚI

Hellige (1993) chỉ ra rằng có nhiều phụ nữ thuận tay trái nhiều hơn nam.

Reite và cộng sự : testosterone ở nam giới có tác động tăng tiềm năng sáng

tạo ở họ so với nữ giới.

Eo nối corpus callosum, nơi 2 bán cầu đại não nối với nhau ở nữ giới lớn hơn thì tiềm năng sang tạo của phụ nữ sẽ cao hơn nam giới.

Nữ giới có ưu thế về ngôn ngữ và nam giới có ưu thế về trực quan không gian. Các tác giải cũng nhấn mạnh về hoạt động ngôn ngữ và không gian cho thấy có mối lên hệ của các chức năng này với vị trí của tế bào thần kinh ở bán cầu não phải ở cả 2 giới.

Page 15: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

3. BÁN CẦU NÃO VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỚI

Casey, Nuttall và Pezaris (1977) đã:

Giải thích sự ưu trội của nam giới ở Trắc nghiệm khả năng toán học.

Đã xác định mối quan hệ về toán và kiến thức hình học (các biến Tâm lý học) và nỗi lo sợ môn toán (tính chất xã hội), giữa giới tính và kỹ năng không gian (phẩm chất bẫm sinh).

Page 16: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

3. BÁN CẦU NÃO VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỚI

Voyer (1994): Phân biệt hai loại ưu trội bán cầu đại não (chuẩn mực và phi chuẩn mực) có tác động

tới thuận tay và tìm nguyên nhân của sự có mặt hay vắng mặt của testosterone trong tử cung. Định nghĩa “sự ưu trội chuẩn mực” như sự ưu của bán cầu não trái đối vơi ngôn ngữ và sự thuận một tay với sự trội của bán cầu não phải đối với ngôn ngữ và các chức năng khác nhau. Định nghĩa “ sự ưu trội phi chuẩn mực” như bất cứ sự lệch khỏi hình thức chuẩn mực nào đó.

Người thuận tay trái và những người có người thân thuận tay trái được coi là ưu trội phi chuẩn mực hơn những người khác.

Ông thừa nhận nếu ưu trội phi chuẩn mực có nguyên nhân testosterone ở bào thai và nếu đàn ông thường có nhiều hooc môn này hơn nữ,thì ưu trội phi chuẩn mực có chiều hướng xuất hiện ở nam giới.

Những người có ưu trội chuẩn mực có chiều hướng biểu hiện ưu trội não phải hơn với những người có ưu trội chuẩn.

Page 17: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

4. SỰ PHỐI HỢP HAI BÁN CẦU ĐẠI NÃO

- Theo nhà nghiên cứu của Tâm Lý học người Nga Luria A.R (1973): “ Kích thích dòng điện yếu có thể tạo ra phản ứng mạnh”. Điều đó có thể xảy ra ở 1 số người do khả năng trao đổi giữa các bộ phận của não bộ nhờ kết quả của diện tích nhỏ được tích trữ (Arieti, 1976)

- Arieti (1976): “ở người sáng tạo, một kích thích yếu , chỉ 1 thuộc tính của đồ vật, có thể trở thành mạnh mẽ khi được sử dụng như 1 ẩn dụ.

- Bộ não hoạt động thống nhất. Mức độ nào đó đều tham gia vào hầu hết các hoạt động và hành vi:

• 2 bán cầu, bộ phận kết nối (corpus callosum) , các thùy và cấu trúc dưới vỏ não hệ thống xử lý thông tin thống nhất, chuyển tải hang loạt thông tin từ bán cầu não này sang bán cầu não kia

Page 18: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

4. SỰ PHỐI HỢP HAI BÁN CẦU ĐẠI NÃO

- Herman (1981) đưa ra bản mô tả mối quan hệ xác xuất giữa sự thuận một tay và hoạt động của cả não bộ, khi xuất hiện vấn đề sáng tạo: “ Nếu ta nghĩ quá trình sáng tạo bao gồm sự hứng thú, chuẩn bị, ấp ủ,bột thức, kiểm tra và khai thác quá trình này dã có giai đoạn chuẩn bị não trái, não phải và cả hai bán cầu đại não.

- Payne và Evans (1985) phát hiện ra mối quan hệ có ý nghĩa giữa HNDI não phải với tổng số điểm cũng như SAT toán và ngôn ngữ.

Tầm quan trọng của cả não bộ trong hình thành năng lực.

Page 19: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

4. SỰ PHỐI HỢP HAI BÁN CẦU ĐẠI NÃO

• Nghiên cứu sự tập trung mắt sang một bên, Falone và Loder (1984) phát hiện ra rằng khách thể đạt được điểm cao trong trắc nghiệm Guiford có chiều hướng nhìn chằm chằm vào chiều hướng bên trái thường xuyên hơn trong thời gian dài trong lúc làm trắc nghiệm hơn những người có điểm thấp.

• Sự định vị trên từng bán cầu não có thể trực tiếp so sánh não đồ khi tư duy sáng tạo.

• Katz (1983): tiến hành thực nghiệm để xem hoạt động của bán cầu não nào tích cực hơn.

• Katz đã phát hiện ra rằng : “ chỉ cần biết điểm số theo bài tập thực hiện của bán cầu đại não, có thể chuẩn đoán đúng tới 75% rằng liệu nghiệm thể có thể xép được vào nhóm sáng tạo cao hay sáng tạo thấp .”

Page 20: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

4. SỰ PHỐI HỢP HAI BÁN CẦU ĐẠI NÃO

• Finke (1990): Tư duy sáng tạo không thể chỉ định vị ở bán cầu não phải, bởi vì bán cầu não trái đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tạo ra và kết nối tâm lý

• Nghiên cứu của Zamb (1970) : “Trong giai đoạn ấp của quá trình sáng tạo, có rất ít sự trao đổi của 2 bán cầu.”

 KẾT LUẬN: Mỗi bán cầu não có một vai trò và chức năng hoàn toàn khác nhau nhưng chúng không phủ định nhau, không tách xa nhau mà là một thể thống nhất. Việc kết hợp não phải và não trái trong hoạt động học tập giúp giảm tải căng thẳng cho não trái và khai thác tối đa hiệu quả của não phải đem lại hiệu quả cao nhất trong học tập nói riêng và các hoạt động khác nói chung. Qua đó có thể thấy, sống thiên về một bên não nào quá, sẽ không tốt cho công việc hoặc cuộc sống của mình. Thiên về não trái quá thì trở nên lúc nào cũng nói logic, khô khan, kém uyển chuyển. Còn nếu thiên về não phải quá thì lại lúc nào cũng mơ mộng, giàu cảm xúc quá thì lại xa rời thực tế, làm việc chỉ nói cảm xúc, thiếu lý trí để phán đoán.

Page 21: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

Katz (1997) đã xem xét các chứng cứ thực chứng đối với mối liên kết giữa bán cầu đại não và sáng tạo, đề cập đến việc đo đạc tính chuyên biệt của bán cầu đại não và đo đạc sáng tạo. Từ đó, ông rút ra 3 kết luận về quan niệm về sáng tạo:

• Đo kết quả hay sản phẩm của những người được đo là sáng tạo• Đo kết quả được xác định qua công cụ trắc đạc tâm lý đc xây dựng để đo

các thành tố sáng tạo• Sử dụng các chức năng nhận thức liên quan đến sáng tạo ( ví dụ: tưởng

tượng) hay cam kết trong các hoạt động sáng tạo( ví dụ: nghệ thuật, âm nhạc, hội họa,,,)

5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA NÃO BỘ VÀ SÁNG TẠO

Page 22: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

Những quan niệm này được sử dụng trong nghiên cứu 3 lĩnh vực:• Đo trực tiếp hoạt động của não ở những người bình thường hay ở những người có

tổn thương não bộ.• Đo gián tiếp hoạt động của não bộ, như kết quả thực hiện trong các trắc nghiệm

tương ứng• Nghiên cứu những thay đổi trong sáng tạo liên quan đến quan hệ của hai bán cầu

đại não theo những cách khác nhau.Từ những nghiên cứu đó , đã cho thấy cái nhìn sâu sắc hơn và cho phép đưa ra những kết luận của KATZ được xếp thành 3 loại:

• Kết quả sáng tạo cao khi sử dụng cả 2 bán cầu đại não• Các kỹ năng nhận thức khác nhau cần thiết ở những hoạt động sáng tạo khác

nhau.• Những kỹ năng này có thể lôi kéo 2 bãn cầu đại não theo những cách khác nhau

5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA NÃO BỘ VÀ SÁNG TẠO

Page 23: Cơ sở sinh lý của sáng tạo

Cảm ơn

côvàcác bạn

đã chú ý lắng nghe!