công tác xã hội với người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · web...

22
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT “Cuộc sống này không có ai là hoàn hảo cũng không đảm bảo tương lai cho chúng ta được (người khuyết tật). Nếu không may không thể nói, không thể nghe, không thể nhìn, không thể vận động được... cũng chẳng sao bạn có cơ hội và khả năng học văn hóa, học nghề, lao động, vui chơi giải trí, tập thể dục và mở cơ sở sản xuất kinh doanh bằng chính nội lực bản thân, thể trạng và điều kiện của mình. Và bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt. và thậm chí là một tỉ phú!” Chúng ta phải thừa nhận rằng, người khuyết tật hoàn toàn có thế làm được những điều đó và thực tế cũng đã chứng minh. Tuy nhiên, hiện nay người khuyết tật vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trong bước đường hội nhập và tự khắng định bản thân. Trở ngại lớn nhất của họ không phải từ sự ảnh hưởng của khuyết tật mà chủ yếu từ phía xã hội, đó chính là sự kỳ thị hoặc thương hại, định kiến về khả năng của người khuyết tật... Mặc dù đã có rất nhiều các điều luật, chính sách bảo vệ và chế độ ưu đãi của Nhà nước, nhưng người khuyết tật vẫn luôn cần sự giúp đỡ, chia sẻ từ phía gia đình, cộng đồng và sự hỗ trợ của các nhân viên xã hội, nhằm tạo điều kiện để họ có thể phát triển bản thân và hòa nhập cộng đồng. Vậy với vai trò là nhân viên xã hội, chúng ta có thể làm gì và phải làm như thế nào? Những thông tin và kiến thức dưới đây sẽ phần nào giúp cho các nhân viên xã hội có thể thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong lĩnh vực “công tác xã hội với người khuyết tật”. I. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI TÀN TẬT 1. Các khái niệm về người khuyết tật Là một vấn đề của xã hội, “khuyết tật” có liên quan đến nhiều khía cạnh, cơ bản trong chương trình phát triển xã hội như nghèo đói, thất học, bất công, định kiến xã hội... Do đó, không thể xem “khuyết tật” là vấn đề riêng lẻ được giải quyết bằng các biện pháp đơn giản, duy nhất. Tùy thuộc vào nền văn hóa, phong tục tập quán của mỗi địa phương, mỗi Quốc gia hoặc lĩnh vực quan tâm của các cơ quan, tổ chức, sẽ có những khái niệm khác nhau về “khuyết tật” và “người khuyết tật”. 'Vì vậy, khó có thể đưa ra một khái niệm duy nhất về vấn đề này. Dưới đây là một số khái niệm cơ bản:

Upload: hoangkien

Post on 02-Feb-2018

214 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

“Cuộc sống này không có ai là hoàn hảo cũng không đảm bảo tương lai cho chúng ta được (người khuyết tật). Nếu không may không thể nói, không thể nghe, không thể nhìn, không thể vận động được... cũng chẳng sao bạn có cơ hội và khả năng học văn hóa, học nghề, lao động, vui chơi giải trí, tập thể dục và mở cơ sở sản xuất kinh doanh bằng chính nội lực bản thân, thể trạng và điều kiện của mình. Và bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt. và thậm chí là một tỉ phú!”

Chúng ta phải thừa nhận rằng, người khuyết tật hoàn toàn có thế làm được những điều đó và thực tế cũng đã chứng minh. Tuy nhiên, hiện nay người khuyết tật vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trong bước đường hội nhập và tự khắng định bản thân. Trở ngại lớn nhất của họ không phải từ sự ảnh hưởng của khuyết tật mà chủ yếu từ phía xã hội, đó chính là sự kỳ thị hoặc thương hại, định kiến về khả năng của người khuyết tật... Mặc dù đã có rất nhiều các điều luật, chính sách bảo vệ và chế độ ưu đãi của Nhà nước, nhưng người khuyết tật vẫn luôn cần sự giúp đỡ, chia sẻ từ phía gia đình, cộng đồng và sự hỗ trợ của các nhân viên xã hội, nhằm tạo điều kiện để họ có thể phát triển bản thân và hòa nhập cộng đồng. Vậy với vai trò là nhân viên xã hội, chúng ta có thể làm gì và phải làm như thế nào? Những thông tin và kiến thức dưới đây sẽ phần nào giúp cho các nhân viên xã hội có thể thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong lĩnh vực “công tác xã hội với người khuyết tật”.

I. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI TÀN TẬT

1. Các khái niệm về người khuyết tật

Là một vấn đề của xã hội, “khuyết tật” có liên quan đến nhiều khía cạnh, cơ bản trong chương trình phát triển xã hội như nghèo đói, thất học, bất công, định kiến xã hội... Do đó, không thể xem “khuyết tật” là vấn đề riêng lẻ được giải quyết bằng các biện pháp đơn giản, duy nhất. Tùy thuộc vào nền văn hóa, phong tục tập quán của mỗi địa phương, mỗi Quốc gia hoặc lĩnh vực quan tâm của các cơ quan, tổ chức, sẽ có những khái niệm khác nhau về “khuyết tật” và “người khuyết tật”. 'Vì vậy, khó có thể đưa ra một khái niệm duy nhất về vấn đề này. Dưới đây là một số khái niệm cơ bản:

Theo Nghị quyết 48/96 do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20/12/1993 về những chuẩn tắc bảo đảm bình đẳng về cơ hội cho người khuyết tật - Thuật ngữ “thiểu năng” khái quát một số lớn những hạn chế về chức năng xuất hiện trong mọi tầng lớp dân cư ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Con người có thể bị thiểu năng do tổn thương về thể chất, trí tuệ hoặc giác quan, do điều kiện điều trị y tế hoặc bệnh lý tinh thần. Các thương tổn, điều kiện hoặc bệnh lý như vậy có thể xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Page 2: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

- Thuật ngữ “khuyết tật” có nghĩa là mất mát hoặc hạn chế các cơ hội tham gia vào đời sống cộng đồng ở mức bình đẳng như những thành viên khác. Thuật ngữ đó mô tả người khuyết tật tiếp xúc với môi trường. Mục đích của thuật ngữ này là nhằm nhấn mạnh phải tập trung vào những thiếu sót trong môi trường và các hoạt động có tổ chức trong xã hội, ví dụ như: thông tin, phổ biến và giáo dục, những thiếu sót này ngăn trở người khuyết tật tham gia các hoạt động xã hội một cách bình đẳng.

Còn theo Tổ chức Y tế Thế giói (WHO) năm 1980, từ những kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, đã có những định nghĩa về sự thiểu năng, khuyết tật và thiệt thòi như sau:

- “Thiểu năng”: Bất kỳ sự mất mát hoặc dị thường nào về tâm thần, sinh lý hoặc cấu trúc hay chức năng của cơ thể.

- Khuyết tật: Bất kỳ một sự hạn chế hoặc thiếu khả năng nào (là hậu quả của sự thiếu năng) đế thực hiện một hoạt động nào theo cung cách hoặc trong phạm vi được coi là bình thường của một con người.

- Thiệt thòi: Sự thiệt thòi của một người, do hậu quả của sự thiểu năng hoặc khuyết tật làm hạn chế hoặc ngăn cản việc thực hiện đầy đủ vai trò bình thường, phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và các yếu tố về văn hóa xã hội, đối với cá nhân đó.”

Thiệt thòi phản ánh mối quan hệ giữa người khuyết tật và môi trường của họ. Điều này xuất hiện khi họ phải chạm trán với những rào cản về văn hoá, vật chất và xã hội, ngăn cản họ tiếp cận với những hệ thống khác nhau của xã hội có sẵn cho những công dân khác. Do đó, thiệt thòi là sự mất mát hay hạn chế các cơ hội tham gia vào đời sống cộng đồng ở mức bình đẳng so với người khác. Người khuyết tật không phải là một nhóm người đồng nhất, ví dụ nhũng người bị bệnh tâm thần, trì độn, khiếm thị, khiếm thính và bị câm, hoặc nhũng người bị hạn chế về vận động hay những người được gọi là “khuyết tật y học” phải đối mặt với các loại rào cản khác nhau mà họ phải vượt qua bằng những cách khác nhau.

Trong Pháp lệnh về người khuyết tật, số 06/1998/PL-UBTVQH ngày 30/07/1998 của ủy ban thường vụ Quốc hội, cũng đưa ra đĩnh nghĩa về “người khuyết tật”. Theo quy định của Pháp lệnh này, “người khuyết tật” không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, học tập, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, người khuyết tật là người không bình thường về sức khỏe do các khuyết tật hoặc do bệnh tật làm huỷ hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc do hậu quả của những chấn thương dẫn đến những khó khăn trong đời sống và cần được xã hội quan tâm, giúp đỡ, bảo vệ. Và thực tế đã cho thấy, rất nhiều người được quan tâm đúng mức đã trở thành những người có ích, họ có thể sống, sinh hoạt và đóng góp cho xã hội. Khó khăn lớn nhất mà người khuyết tật phải đối diện không

Page 3: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

phải từ sự khiếm khuyết chức năng của cơ thể mà chính là những yếu tố cản trở về tâm lý, xã hội.

2. Các tiêu chí phân loại người khuyết tật

Có khá nhiêu hệ thống phân loại người tàn tật phụ thuộc vào từng lĩnh vực và mục đích phân loại khác nhau: phân loại theo giới tính, phân loại theo nguyên nhân, phân loại theo các nhóm tuổi, phân loại theo các dạng tật... Tuy nhiên hiện nay, các Bộ - Ngành có liên quan chặt chẽ với các vấn đề tàn tật bao gồm: Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục Đào tạo, các Bộ - Ngành này đã chính thức áp dụng Hệ thống phân loại Quốc tế về Suy giảm sức khỏe, Tàn tật và Khuyết tật (ICIDH) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành năm 1980, gồm 7 tiêu chí:

- Suy giảm khả năng vận động như là cụt, liệt cơ, liệt não, bại liệt.- Khiếm thính/câm.- Khiếm thị bao gồm mù, mù màu...- Suy giảm khả năng học tập (suy giảm về nhận thức và trí tuệ) bao gồm cả hội

chứng Down- Hành vi khác thường (thường là do bị bệnh tâm thần phân liệt hoặc các bệnh

thần kinh khác)- Động kinh/ngất- Những tàn tật khác không đề cập ở trên (mất cảm giác - bệnh phong...).

Theo kết quả điều tra Y tế Quốc gia năm 2001 - 2002, thu thập thông tin về người tàn tật đang sống trong hộ gia đình thì định nghĩa tàn tật được sử dụng bao gồm những tàn tật sau: tàn tật vận động, điếc hay nghe kém nặng (nói bình thường cách 1 mét không nghe được), tàn tật về khả năng nói (câm, nói lắp hoặc nói ngọng), mù lòa hoặc thông manh (giơ ngón tay trước mặt cách 2,5 mét không đếm được số ngón tay - không tính cận thị), bệnh tâm thần, chậm phát triển trí tuệ.

Ngoài các tiêu chí phân loại tàn tật, còn có các tiêu chí nhằm phân loại mức độ tàn tật, được quy định trong Điều 1 (Nghị định 81/CP), trong đó quy định rằng: những người mà khả năng làm việc bị giảm sút theo một tỷ lệ phần trăm nhất định và được các cơ quan y tế xác nhận sẽ được hưởng các phụ cấp lao động nhất định. Mức độ tàn tật càng lớn bao nhiêu thì mức phụ cấp được hưởng càng cao bấy nhiêu.

Phân loại phục vụ cho mục đích trợ cấp của Chính phủ

Tỷ lệ thương tật lao động

Trợ cấp một lần

Từ 5% - 10% 4 tháng lương tối thiểuTừ 11% - 20% 8 tháng lương tối thiểuTừ 21% - 30% 12 tháng lương tối thiểu

Trợ cấp hàng thángTừ 31% - 40% 0,4 tháng lương tối thiểu41% - 50% 0,6 tháng lương tối thiểu

Page 4: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

51% - 60% 0,8 tháng lương tối thiểu61% - 70% 1,0 tháng lương tối thiểu71% - 80% 1,2 tháng lương tối thiểu81% - 90% 1,4 tháng lương tối thiểu91% - 100% 1,6 tháng lương tối thiểu

Nguồn: Chính phủ Việt Nan (1995), trích trong Bierman, tr.94

Việc phân loại và quy thuộc người tàn tật vào nhóm này hay nhóm khác sẽ giúp giải quyết các vấn đề về bố trí công ăn việc làm và tổ chức sinh hoại đời sống. Ví dụ: đối với những người tàn tật ít cơ động (di chuyển nhờ vào xe lăn, nạng chống có thể làm việc tại nhà hoặc chuyên chở họ đến nơi làm việc. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra phải giải quyết về nơi làm việc (ở nhà hay ở xí nghiệp), đơn đặt hàng, tiêu thụ sản phẩm, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, phương tiện di chuyển đến nơi làm việc (trường họp làm việc tại các xí nghiệp) ... Còn đối với những người bất động (không thể di chuyển nếu không có người giúp đỡ), người bị khiếm thị, có thể làm những công việc về trí óc như: nghiên cứu khoa học, viết sách, báo, sáng tác văn học, nghệ thuật (chơi nhạc)... Nếu những người tàn tật này sống ở gia đình thì vấn đề được giải quyết tương đối đơn giản. Còn nếu họ là những người cô đơn, không nơi nương tựa, thì đòi hỏi những người chuyên trách (trong đó có Nhân viên xã hội) phải giúp họ trong việc tố chức đời sống, tìm kiếm công ăn việc làm, tìm đơn đặt hàng, ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm...

3. Hiện trạng người khuyết tật tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tính đến đầu năm 2000, Việt Nam có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm 6,3% tổng dân số. Trong đó, có khoản 1,5 triệu người được xếp vào loại khuyết tật nặng. Gần 8% hộ gia đình Việt Nam có người khuyết tật và hầu hết và hầu hết là những hộ nghèo. Tuy nhiên, con số cũng thay đối theo việc hiểu thế nào là khuyết tật. Chẳng hạn, theo ước tính của WHO thì tỷ lệ người khuyết tật chiếm đến 10% dân số.

Tỷ lệ nam giói bị khuyết tật cao hơn nữ giới, 63,5% so với 36,5%. Tỷ lệ người khuyết tật trong nam giới là 7,5% trong khi nữ giói là 5,1%. Khoảng 16% người khuyết tật dưới 16 tuổi, 61% từ 16-55 tuổi và 23% trên 55 tuổi. Tỷ lệ người khuyết tật sống ở nông thôn là 87% và ở thành thị là 13%. Việc phân bố người khuyết tật trên toàn quốc được trình bày ở bản 1.

Như ta thấy trong hình 1, những khuyết tật chủ yếu bao gồm khuyết tật về khả năng vận động (29,4%), tâm thần (16,8%), khả năng nghe nói (16,4%) và khả năng nhìn (13,8%). Ngoài ra còn 20% người khuyết tật bị đa khuyết tật, chẳng hạn: khuyết tật cả khả năng nhìn và nghe.

Nguyên nhân khuyết tật được trình bày trong hình 2. Trên 1/3 khuyết tật là do bẩm sinh, 1/3 do bệnh tật. Cần chú ý là theo số liệu thông kê của Chính phủ thì khuyết tật là do hậu quả chiến tranh.

Page 5: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

Theo dự báo của Chính Phủ trong những năm tới tỷ lệ người khuyết tật trên tổng số dân sẽ tăng do tai nạn giao thông hoặc tai nạn nghề nghiệp và do ô nhiễm môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tỷ lệ dân bị tàn tật theo loại tàn tật và giới

Đối với nam giới, phổ biến nhất là tàn tật về vận động. Đối với nữ giới tỷ lệ người mù lòa chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng không cao hơn nhiều so với tàn tật về vận động và khiếm thính. Nam giới có tỷ lệ bị tàn tật về vận động và khả năng nói cao hơn phụ nữ, nhưng các loại tàn tật khác có tỷ lệ tương đương với tỷ lệ nữ bị tàn tật.

Các xu hướng hiện đại hóa công tác với người khuyết tật

- Phục hồi tại cộng đông (Community based rehabilitation): phần được giao cho ngành y tế có chiều rộng mà thiếu chiều sâu, được thực hiện một cách máy móc, và người ta chỉ quan tâm đến khuyết tật là chính. Tuy nhiên một chương trình thu hẹp hơn do Quỹ Nhi Đồng khởi xướng chủ yếu ở TP. HCM và một số điểm nhỏ khác lại rất thành công với trẻ bại não, chậm phát triển trí tuệ (phải dối phó với nhiêu khó khăn nhất), đặc biệt lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng, và nhờ đó góp phần làm thay dôi nhận thức rất tốt.

- Giáo dục hòa nhập, là đưa trẻ khuyết tật vào trường bình thường, đang được thử nghiệm đó đây và cần được đấy mạnh bằng đào tạo bổ sung cho giáo viên

- Các nhóm tự lực của người khuyết tật là một xu hướng phát triển rất đúng hướng vì không ai ngoài người khuyết tật biết rõ mình cần gì. Thực tế cũng cho thấy nếu được tạo điều kiện đúng mức người khuyết tật có thể phát triển tiềm năng rất xa trong mọi lãnh vực: học tập, nghề nghiệp, thể thao, nghệ thuật.

- Nhà nước ngày càng quan tâm đến vấn đề khuyết tật. Đã có luật và một chính sách đáng mừng. Tuy nhiên lực cản còn khá lớn do:

+ Truyền thống giáo dục thay đổi thái độ xã hội còn chậm

+ Thái độ THƯƠNG HẠI ( thương mà hại) rất bất lợi vì nó dẫn tới cách làm bảo bọc tạo sự phụ thuộc, thụ động nơi người khuyết tật. Rất khó kêu gọi người khuyết tật tự tin vươn lên nếu xã hội chưa tin họ.

+ Công tác xã hội với người khuyết tật còn quá nặng phần ban bố rất lỗi thời trên thế giới và quá nhẹ phần xây dựng năng lực và tăng sức mạnh cho các tổ chức của người khuyết tật.

II. MỘT SỐ LĨNH Vực CÔNG TÁC XÃ HỘI với NGƯỜI TÀN TẬT

1. Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ người tàn tật

Page 6: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

Những cán sự xã hội phải nắm được các văn bản pháp lý liên ngành xác định quy chế người tàn tật. Trong đó bao gồm cả các chính sách Quốc tế lẫn pháp luật Quốc gia.

Các chính sách Quốc tế được áp dụng

Một số văn kiện Quốc tế và khu vực có liên quan đến người tàn tật - Tuyên ngôn của Liên hiệp quốc về quyền của người tàn tật - Tuyên ngôn về quyền của người tàn tật về mặt tâm thân- Quy tắc tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc về bình đẳng hoá các cơ hội cho người

tàn tật- Nguyên tắc về bảo vệ người mắc bệnh tâm thần và nâng cao chất lượng

chăm sóc sức khoẻ tâm thần- Công ước cua Tỏ chức lao động quỏc tê (ILO) – số 159 về phục hồi chức năng

nghề nghiệp và việc làm cho người tàn tật- Tuyên bố Salamanca và Cương lĩnh hành động về giáo dục theo nhu cầu đặc

biệt- Tuyên bố về sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của người tàn tật ở Khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương- Chương trình hành động của Thập kỷ người tàn tật Khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương (thập kỷ: 1993 - 2002 và 2003 - 2012). Các văn kiện pháp lý Quốc tế này chủ yếu đề cập tới những vấn đề liên quan

đến quyền lợi của người tàn tật như:- Người tàn tật có quyền được tôn trọng nhân phẩm của họ- Người tàn tật cũng có các quyền công dân và các quyền lợi chính trị như

những người khác.- Người tàn tật có quyên được hưởng các biện pháp nhằm làm sao để có thể có

được sự độc lập tự chủ càng nhiêu càng tốt- Người tàn tật có quyền được hưởng sự điều trị về y tế, về kỹ thuật hoặc về

chức năng, bao gồm các bộ phận giả và chỉnh hình nhằm phục hồi sức khoẻ và vị thế trong xã hội, có quyền được đi học, đào tạo nghề nghiệp và phục hồi khả năng lao động, có quyền được giúp đỡ, được tư vấn, được bố trí công ăn việc làm và những hình thức phục vụ khác.

- Người tàn tật phải được bảo vệ trước bất cứ một hình thức bóc lột nào...

Các văn bản nền tảng mang tính pháp lý này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam với ý nghĩa để xác định quyền hạn của người tàn tật, trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức từ thiện và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phục vụ xã hội đối với người tàn tật.

Cuộc vận động năm 2001 đã được tiến hành ở Hà Nội vào tháng 12/2001. Tại đây, các vấn đề về tàn tật đã được người tàn tật Việt Nam và các nước Châu Á đưa ra thảo luận. Những người tham gia vào cuộc họp này đã thông qua Tuyên bố Hà Nội, cố gắng mở rộng Chương trình Thập kỷ về người tàn tật của Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (1993 - 2002), thêm 10 năm nữa thành “một cơ chế khu vực để tạo

Page 7: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

điều kiện cho việc soạn thảo tỷ mỉ và thực hiện Công ước Quốc tế về quyền lợi của người tàn tật.

Các văn bản Pháp luật Quốc gia

Chính sách đối với người tàn tật được bắt nguồn từ truyền thống văn hoá và lòng nhân ái của dân tộc. Quan điểm cơ bản của Chính phủ Việt Nam là tạo một môi trường pháp lý và hành chính lành mạnh kết hợp các chuẩn mực đạo đức và xã hội để khuyến khích các gia đình và cộng đồng chăm sóc những người tàn tật. Một hệ thống pháp luật toàn diện đã và đang được hoàn thiện đế tạo ra một khung pháp lý cho việc đạt được những mục tiêu phát triển xã hội và hỗ trợ người tàn tật. Tất cả những văn bản pháp luật như Hiến pháp năm 1948, 1959, 1980, 1992 (điều 59 và điều 67), Bộ luật lao động, luật chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và một loạt các văn bản dưới luật như: Pháp lệnh vê người tàn tật... đã có những quy định và hướng dẫn cụ thể đối với việc thực hiện các chính sách về việc làm, đào tạo nghề. Việt Nam vẫn còn là một trong những nước nghèo, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn thu quốc gia còn hạn hẹp, song Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, chế độ cụ thể chăm sóc tinh thần, vật chât đôi với người tàn tật, phải ưu tiên trước hết đối với thương binh, bệnh binh, những người đã sẵn sàng hy sinh thân mình vì sự sống còn của Tổ quốc và những công nhân viên chức vị tai nạn lao dộng hoặc do bệnh nghề nghiệp mà bị tàn tật; bên cạnh đó, đã có những chính sách đông bộ quan tâm toàn diện các lĩnh vực đối với người tàn tật nói chung.

Văn bản Pháp luật quan trọng nhất về người tàn tật là Pháp lệnh về người tàn tật được thông qua năm 1998. Theo Pháp lệnh người tàn tật, trẻ em tàn tật được học tập theo các hình thức học hòa nhập trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt dành cho người tàn tật như những trường dạy kỹ năng đọc Braille hoặc học ký hiệu đổi với trẻ em câm và điếc. Học sinh là người tàn tật được xét giảm hoặc miễn học phí và các khoảng đóng khác cho nhà trường, được hưởng trợ cấp xã hội và được xét cấp học bổng, được ưu tiên tiếp nhận vào học các trường năng khiếu nếu học sinh tàn tật có năng khiếu. Pháp lệnh về người tàn tật cũng tạo điều kiện học nghề và làm việc đối với người tàn tật bằng cách quy định Nhà nước và các cơ sở dạy nghề, các tổ chức kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật được lựa chọn nghề, học nghề. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, dịch vụ tạo việc làm cho người tàn tật bằng cách giảm thuế, ưu tiên khi vay vốn và đòi hỏi cơ sở sản xuất nào không đạt chỉ tiêu 2 - 3% nhân viên là người tàn tật phải nộp tiền vào quỹ hỗ trợ người tàn tật. Pháp lệnh còn quy định Nhà nước và Xã hội tạo điều kiện thuận lợi để người tàn tật tham gia các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật. Bên cạnh đó, Pháp lệnh có quy định việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình công cộng phải tính đến nhu cầu sử dụng thuận tiện của người tàn tật. Bộ Y tễ và một số tổ chức phi Chính phủ có chương trình để hỗ trợ phẫu thuật hoặc phục hồi chức năng cho người tàn tật.

Dù đã có cơ sở pháp lý và các biện pháp cụ thể nhưng vẫn còn nhiều người tàn tật chưa tiếp cận được với các dịch vụ trợ giúp, hoặc không được đi học, hoặc bị hạn

Page 8: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

chế cơ hội nghề nghiệp, sự hiểu biết về nhu cầu và khó khăn của người tàn tật trong cộng đồng vẫn còn chưa cao. Một vấn đề lớn đối với các cơ quan được giao trách nhiệm quan tâm đến người tàn tật là thiếu thông tin về tổng số và phân bố người tàn tật trong nước.

2. Công tác chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người tàn tật

Người tàn tật là người có sức khoẻ yếu nên rất dễ mắc bệnh và khi mắc bệnh thì rất khó phục hồi do tình trạng thương tật, họ không có nhiều khả năng để tự chăm sóc cho mình. Mặc khác do kinh phí chữa trị cho người tàn tật tốn kém hơn so với những đối tượng khác nên người tàn tật thường có tâm lý dấu bệnh, không muốn cho gia đình và những người xung quanh biết về tình trạng bệnh tình của mình, nên khi bệnh trở nên trầm trọng lại càng khó chữa chạy hơn. Vì vậy, công tác chăm sóc và nuôi dưỡng người tàn tật, đặc biệt về mặt y tế sức khoẻ cần phải được hết sức coi trọng.

Tình trạng sức khoẻ kém, kèm theo những rối loạn vĩnh viễn các chức năng của cơ thể do bệnh tật, hậu quả chấn thương, khuyết tật gây ra, hạn chế trong việc tự di chuyển, tự tham gia lao động..., những điều đó dẫn đến những khó khăn trong sinh hoạt và kiếm sống của họ. Việc trợ giúp cho người tàn tật về mặt y tế xã hội có một vị trí quan trọng trong tổng thể các biện pháp quan tâm xã hội về bố trí công ăn việc làm và về sinh hoạt đời sống cho những người tàn tật. Và một trong những biện pháp quan trọng cần được quan tâm về mặt y tế, sức khoẻ là công tác phục hồi chức năng cho người tàn tật.

Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp Y học, Kinh tế học, Xã hội học, Giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi, làm giảm tác động của giảm khả năng và tàn tật, đảm bảo cho người tàn tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng và tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội, có cuộc sống bình thường tối đa so với hoàn cảnh của họ.

Ngày nay, Phục hồi chức năng không chỉ được đề cập đến yếu tố nhân đạo mà còn là một khía cạnh nhân lực, kinh tế to lớn. Phục hồi chức năng yêu cầu sự tham gia của đa ngành, đa lĩnh vực trong đó bản thân người tàn tật, gia đình và thân nhân của họ, cán bộ y tế, nhân viên xã hội, các tầng lóp xã hội phải tham gia hoạch định kế hoạch, phương pháp thực hiện, xã hội hóa cao độ, chúng ta mới hy vọng có thành công to lớn và rộng khắp. Phục hồi chức năng không phải là một nghệ thuật chữa bệnh đặc biệt mà là một phương pháp nhằm tạo mọi thuận lợi cho người tàn tật thích ứng với tình trạng khiếm khuyết, giảm khả năng và hậu quả của nó để có thể hội nhập trong cộng đồng xã hội càng nhiều càng tot.

Mục đích của phục hồi chức năng

- Tăng cường khả năng còn lại của cá nhân để giảm hậu quả của tàn tật.

Page 9: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

- Tác động làm thay đổi một cách tích cực suy nghĩ và thái độ của xã hội, tạo nên sự chấp nhận của xã hội đối với người tàn tật như một thành viên bình đẳng của xã hội.

- Cải thiện các điều kiện cho người tàn tật đến được các nơi công cộng, công sở: để phục vụ cho việc học hành, công ăn việc làm.

- Vận động người tàn tật, gia đình, cộng đồng vào kế hoạch và những công việc ứng dụng các kỹ thuật cua chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Các hình thức phục hồi chức năng

1. Phục hồi chức năng dựa vào các viện: Đây là hình thức phục hồi chức năng mà nhiều nơi trên thê giới vẫn làm.

Ưu điểm:

+ Kỹ thuật phục hồi chức năng cao.

+ Nhiều phương tiện, thiết bị hiện đại.

+ Cán bộ chuyên khoa được đào tạo tốt.

+ Có thể phục hồi được trường hợp khó và nặng.

Nhược điểm:

+ Người tàn tật phải đến các trung tâm phục hồi chức năng, sống cách ly với gia đình và xã hội.

+ Số lượng phục hồi ít (chỉ giải quyết được 1 - 5 % số người tàn tật).

+ Chi phí tốn kém cho người tàn tật.

+ Chỉ phục hồi được về mặt y học: phục hồi chức năng có mục tiêu là để người tàn tật hội nhập với xã hội. Nếu phục hồi chức năng ở trung tâm, sau khi ra viện người tàn tật lại phải tập thích ứng một lần nữa. Do đó, vai trò của Trung tâm được giới hạn trong một số chức năng đặc biệt: đào tạo, nghiên cứu tham gia với cộng đồng, phục hồi bệnh nhân khó.

2. Phục hồi chức năng ngoại viện: Cán bộ chuyên khoa của các viện xuống địa phương trực tiếp làm phục hồi chức năng cho người bị tàn tật.

Ưu điểm: Số người tàn tật được phục hồi chức năng có nhiều hơn song không đáng kể do tình trạng thiếu cán bộ có chuyên môn.

Nhược điểm: Tốn kém tiền thù lao, chi phí đi lại, giao thông.

3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Biến công việc phục hồi chức năng thành công việc của mọi người trong công cuộc xây dựng và phát triển cộng đồng.

Page 10: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

- Làm thay đổi nhận thức xã hội để xã hội chấp nhận người tàn tật là thành viên bình đăng trong xã hội

- Trách nhiệm của cộng đồng là biến phục hồi chức năng thành một nhiệm vụ, một bộ phận của quá trình phát triển xã hội.

- Lôi kéo sự tham gia của chính người tàn tật và gia đình vào quá trình phục hồi chức năng.

- Lôi kéo sự hợp tác đa ngành, sự giúp đỡ của tuyến trên.- Sử dụng các dụng cụ thích hợp để biến kiến thức và kỹ năng phục hồi chức

năng áp dụng ngay tại cộng đồng.

Ưu điếm:

+ Tỷ lệ người được phục hồi chức năng cao nhất vì số lượng người tàn tật được phục hồi tại tuyến xã khoảng 75 - 80%.

+ Chất lượng phục hồi cao: người tàn tật được đáp ứng cả 5 nhu cầu cơ bản của con người và họ có cơ hội hội nhập xã hội, có công ăn việc làm, trẻ em được đi học.

+ Chi phí cho chương trình vừa phải, chấp nhận được.

+ Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.

+ Giải quyết tình trạng thiếu cán bộ tại tuyến dưới.

Vai trò của nhân viên xã hội với tư cách là nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu tại gia đình người tàn tật

- Xác định chổ ở và phát hiện ra người tàn tật.- Tìm những người tàn tật có nhu cầu phục hồi.- Báo cáo những người tàn tật đã được phát hiện cho bác sĩ, y sĩ ở các trạm y tế

xã, phường phụ trách về phục hồi chức năng tại cộng đồng. - Chọn tài liệu và phương tiện huấn luyện thích hợp cho người tàn tật có nhu

cầu phục hồi.- Tìm một người trong gia đình để huấn luyện thành người huấn luyện viên cho

người tàn tật trong gia đình đó.- Hướng dẫn và huấn luyện cho người huấn luyện viên biêt dùng các tài liệu và

làm các kỹ thuật về phục hồi chức năng cho người tàn tật.- Thường xuyên theo dõi, giám sát và động viên người huấn luyện xem họ có

làm đúng hay không.- Đánh giá và ghi nhận sự tiên bộ đạt được của mỗi người tàn tật.- Chọn và chuyển những người tàn tật cần điều trị hay cần những phương pháp

phục hồi chức năng cao hơn lên tuyến trên (huyện, tỉnh).- Báo cáo với ban điều hành chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng

đồng tại địa phương.

Page 11: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

- Báo cáo kết quả cho trạm y tế xã, phường theo dõi về chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đông.

Có thế nhận thấy, người làm công tác xã hội mặc dù không trực tiếp chữa trị về mặt y tế cho người tàn tật, nhưng cũng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp họ thích nghi với điều kiện mới, hình thành nếp sống thích hợp, thúc đẩy quá trình phục hồi tâm lý của họ. Để có thể thực hiện tốt công việc của mình, người nhân viên xã hội phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm sinh lý của người tàn tật, căn cứ vào nguyên nhân, tỷ lệ và loại khuyết tật để xác định các biện pháp hỗ trợ về mặt y tế sức khoẻ cũng như điều kiện sinh hoạt, chế độ ăn uống và nếp sống thích hợp. “Sự trợ giúp về mặt y tế xã hội sẽ giúp xoa dịu nỗi đau của người tàn tật, dẫu rằng trong cuộc sống họ đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Người làm công tác xã hội khi giúp đõ y tế xã hội cho người tàn tật cũng đã tạo nên được sự cân bằng nhất định trong các vấn đề về đảm bảo phục vụ y tế đối với những công dân này”.

3. Công tác giáo dục cho trẻ tàn tật

Theo pháp lệnh người tàn tật, trẻ em tàn tật được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để được đi học từ phía Nhà nước, Xã hội và Nhà trường. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề hạn chế khả năng đi học của trẻ tàn tật. Mức độ tàn tật và loại tàn tật có thể ảnh hưởng đến khả năng tham gia học hành, cũng như khả năng tới cơ sở giáo dục.

Các hình thức giáo dục đối với người tàn tật:

Giáo dục chuyên biệt

Trẻ tàn tật được dạy riêng trong những trường đặc biệt, tùy theo loại tật của trẻ. Những trường này cũng còn được gọi là “trường nguồn” nơi có thể cung cấp những hướng dẫn về phương pháp dạy và học cho những trường bình thường có nhận trẻ tàn tật theo học.

Trường chuyên biệt là trường học rất cần thiết đối với người tàn tật ở những bước khỏi đầu. Bước khởi đầu này nhằm giúp người tàn tật có được những kỹ năng và kiến thức cơ bản trong cuộc sống. Tại đây, trẻ được giáo dục trong một chương trình học tập riêng, giáo cụ dạy học phù hợp với từng loại tật.

Một số mô hình giáo dục chuyên biệt như: các trường dành cho trẻ khiếm thị (học chữ Braille), trường dành cho trẻ khiếm thính, ngôn ngữ (học ngôn ngữ ký hiệu, luyện phát âm), trường dành cho trẻ thiểu năng trí tuệ... Tuy nhiên, mô hình này hầu như chỉ mới dừng lại ở cấp I, một số ít dạy đến cấp II và còn thiếu một số lượng lớn đội ngũ giáo viên có chuyên môn trong lĩnh vực này, cũng như sự hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng các trang thiết bị hỗ trợ cho việc dạy và học của trẻ tàn tật.

Giáo dục chuyên biệt là một mô hình giáo dục hết sức cần thiết và không thể thiếu đối với trẻ tàn tật, tuy nhiên vẫn có một số hạn chế. Trước tiên, mô hình này chỉ mới giáo dục cho trổ tàn tật ở trình độ cấp I hoặc cao hơn là cấp II mà trẻ không

Page 12: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

thể chỉ học hết cấp I, cấp II rồi dừng lại mà phải được học lên cấp III và trình độ cao hơn nữa. Mặt hạn chế thứ hai của mô hình này là trẻ tàn tật bị cách ly với gia đình và xã hội dẫn đến trẻ bị giảm khả năng tiếp cận tri thức, nhận thức về xã hội và có khả năng trẻ dễ bị ức chế tâm lý, tình trạng trẻ bị “trầm cảm” là khá phổ biến. Vì vậy, để tránh những hạn chế này, các mô hình giáo dục hội nhập, hòa nhập đã ra đời.

Hiện nay, các trường giáo dục chuyên biệt dang tiên tới việc trở thành những trung tâm nguồn cho các phụ huynh trẻ tàn tật, cho giáo viên các trường bình thường có trẻ tàn tật và là nơi giáo dục, huấn nghệ cho trẻ khuyết tật nặng.

Giáo dục hội nhập

Đây là hình thức giáo dục tại các trường phổ thông (đưa một lớp chuyên biệt vào các trường phổ thông) nhằm tạo cho trẻ môi trường hòa nhập xã hội, tuy nhiên chương trình dạy lại áp dụng giáo trình chuyên biệt, giáo viên các trường chuyên biệt. Mô hình này cũng có những hạn chế nhất định là chưa phát huy hết khả năng của trẻ tàn tật vì sau giờ học ở lớp trẻ vẫn phải quay về trường chuyên biệt để học tập và sinh hoạt tại trường. Hoặc một hình thức giáo dục hội nhập khác là: trẻ tàn tật được học chung trường, chung lóp với những trẻ khác trong các trường bình thường khi đã được trường chuyên biệt chuẩn bị, giúp đỡ. Các hoạt động phụ đạo, phục hồi chức năng đều do giáo viên trường chuyên biệt phụ trách.

Việc giáo dục hội nhập đã dược Viện Khoa học Nghiên cứu Giáo dục thực hiện dự án thí điểm đầu tiên năm 1986. Đến năm 1995, kết quả đã có 26.000 trẻ tàn tật học chung trường với trẻ không tàn tật. Riêng tại Thành phổ Hồ Chí Minh, một số trẻ khiếm thị đã học chung với các em sáng mắt tại trường Trí Tri, Trường Mẫu giáo Sơn Ca 9, Quận 11 từ năm 1992.

Giáo dục hòa nhập

Đây cũng là hình thức giáo dục tại các trường phổ thông, mô hình này (có chú ý đến yếu tố chuyên biệt) không những tạo điều kiện về yếu tố xã hội trong trường, lớp cho trẻ tàn tật mà còn giúp trẻ có cơ hội phát huy hết khả năng hòa nhập của mình. Hơn thế nữa, ngoai giờ học hoà nhập ở lớp, trẻ tàn tật còn được ở nhà, trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với môi trường xung quanh (các thành viên trong gia đình, bạn bè cùng xóm...). Tuy nhiên, mô hình giáo dục hòa nhập cũng gặp một số khó khăn nhất định. Thứ nhất, các em tàn tật thường có xu hướng tiếp thu chậm hơn so với các em không tàn tật, cộng thêm tâm lý mặc cảm, tự ty, nên nếu không cố gắng các em dễ nản lòng và thua kém bạn bè xung quanh, nhiều trường hợp các em học hòa nhập một thời gian sau đó phải quay trở lại trường chuyên biệt. thứ hai, đội ngũ giáo viên được đào tạo chuyên môn về dạy học cho trẻ tàn tật còn rất hạn chế, phần lớn giáo viên còn chưa được trang bị phương pháp đứng lớp thích hợp. Thứ ba , để giúp các em tàn tật có thể tiếp thu bài, giáo viên phải giảng bài chậm và nhắc đi nhắc lại nhiều lần, điều này ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng bài giảng, ảnh hưởng đến các học sinh khác cũng như ảnh hưởng đến thi đua của lớp.

Page 13: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

Ít nhất có 10% trẻ em bị tàn tật, các em cũng có quyền lợi về giáo dục giống như những trẻ em khác, điều đó đòi hỏi có sự can thiệp của các dịch vụ chuyên biệt. Nhưng hầu hết trẻ tàn tật ở các nước đang phát triên không nhận được các dịch vụ chuyên biệt mà cũng chẳng có được sự giáo dục phổ cập.

Có sự khác biệt rất lớn giữa các nước có trình độ giáo dục cao dành cho người tàn tật và các nước mà trang thiết bị còn rất hạn chế hoặc không tồn tại.

Thiếu hiểu biết về tiềm năng của người tàn tật, thêm vào đó Nhà nước chưa có những điều luật cụ thế giành riêng cho người tàn tật hoặc có nhưng không thực hiện đúng chức năng, khiến các điều luật trở thành vô dụng vì không đáp ứng được nhu cầu của người tàn tật. Người tàn tật ở hầu hết quốc gia, cho đến nay vẫn chưa được hưởng lợi từ việc giáo dục suốt đời.

Đã có những tiến bộ đáng kế trong kỹ thuật dạy học và những phát hiện mới trong lĩnh vực giáo dục cho người tàn tật. Nhưng những tiến bộ này chỉ giới hạn trong một vài quốc gia hoặc một vài các đô thị lớn hiện đại. Những tiến bộ đó liên quan đến chức trong hoàn cảnh khác nhau, giúp cho số đông trẻ tàn tật có thể tham dự vào các chương trình học phổ thông thông thường.

4. Phục hồi xã hội cho ngưòi tàn tật

Theo Liên Hiệp Quốc - Chương trình hành động thế giới liên quan đến người tàn tật thì phục hồi xã hội là một tiến trình có chủ đích, có thời hạn nhằm giúp cho người tàn tật đạt tới sự tối ưu về thể chất, tinh thần và xã hội. Và như thế, phục hồi cung cấp những công cụ cần thiết để thay đổi cuộc sống của cá nhân đó. Phục hồi là những biện pháp nhằm đền bù lại sự mất mát hoặc hạn chế chức năng, thí dụ như những hỗ trợ vê kỹ thuật, nhằm tạo điều kiện cho sự thích nghi và tái thích nghi xã hội.

Mục đích của phục hồi xã hội

Mục đích của phục hồi là làm cách nào để người tàn tật có thế sống tự lực, không lệ thuộc vào ai, có kiến thức thường thức, có thể lao động và có mối quan hệ bình thường với mọi người.

Hội nhập vào cuộc sống tốt đòi hỏi sự nổ lực của cá nhân tự thay đôi mình để thích nghi với môi trường sống và ngược lại chính môi trường sống cũng thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân. Tiến trình diễn ra đòi hỏi sự tương tác hai bên. Trong lĩnh vực tàn tật người ta nhấn mạnh đến việc làm tăng sức mạnh cho người tàn tật để họ có những hiểu biết và khả năng đê có thể đấu tranh thay đổi một xã hội thành kiến, bất công thành một xã hội mà trong đó người dân nghèo và giàu, yếu và mạnh, tàn tật và không tàn tật có quyền như nhau, được tôn trọng như nhau và có những cơ hội như nhau.

Phục hồi xã hội tại cộng đồng (Community Based Rehabilitation) là từ được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng năm 1981, mục tiêu của mô hình này là giao lại

Page 14: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

trách nhiệm cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Yếu tố cốt lõi của nó là sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc lên kế hoạch, thực hiện và lượng giá chương trình.

Đến năm 1991, định nghĩa về Phục hồi chức năng tại cộng đồng được viết lại như sau:

“Phục hồi xã hội tại cộng đồng là một chiến lược nhằm cải thiện việc phân phối dịch vụ, cung cấp nhiều cơ hội bình đẳng hơn, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của người tàn tật. Chiến lược này kêu gọi toàn bộ sự tham gia và hợp tác của các cấp xã hội: cộng đồng, trung gian và quốc gia. Chiến lược tìm kiếm sự hội nhập bằng sự can thiệp của tất cả các lĩnh vực có liên quan: giáo dục, sức khỏe, luật pháp, xã hội và huấn nghệ, đồng thời hướng tới việc đại diện cho tất cả mọi người tàn tật cũng như tăng sức mạnh cho họ. Mục tiêu của chương trình phục hồi xã hội tại cộng đồng là mang lại sự thay đổi, phát triển một hệ thống có khả năng với tới mọi người tàn tật có nhu cầu và giáo dục công chúng, đồng thời sử dụng mọi tài nguyên của quốc gia mình một cách thiết thực và bền vững”.

Từ những định nghĩa trên cho thấy đặc điểm của chương trình phục hồi xã hội tại cộng đồng là tính chất đa ngành (giáo dục, sức khỏe, an sinh xã hội), sự hợp tác phối hợp giữa các ngành, cũng như các thành viên trong chương trình và cộng đồng. Nó đòi hỏi cộng đồng phải có một hiểu biết đúng đắn và thay đổi thái độ đối với người tàn tật thì mới đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của chương trình.

Vai trò của xã hội trong việc phục hồi xã hội cho tàn tật

Vai trò của cộng đồng:

- Nhận thức rằng đây chính là vấn đề của cộng đồng, hiểu biết và chấp nhận thực trạng của vấn đề.

- Vận dụng tài nguyên sẵn có để giải quyết vấn đề.- Xây dựng con người (tàn tật và không tàn tật), làm tăng năng lực của cộng

đồng thông qua huấn luyện, hợp tác tham gia chương trình phục hồi.- Quan tâm đến nhu cầu, tiếng nói của người tàn tật, gia đình người tàn tật.- Lựa chọn người tham gia và điều hành chương trình.- Khuyến khích người tàn tật tham gia mọi lĩnh vực trong cộng đồng.- Tạo điều kiện và phát huy “gương sáng tàn tật” tham gia tích cực trong các

hoạt động và các nhóm tự giúp cộng đồng.

Vai trò của gia đình:

- Tầm quan trọng và sự thuận lợi của bối cảnh gia đình đôi với trẻ tàn tật.- Đảm bảo các nhu cầu của trẻ được đáp ứng. - Tham gia hợp tác với chương trình, cộng đồng để giải quyết vấn đề của con

em mình.

Page 15: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

- Thành lập các nhóm phụ huynh để hỗ trợ giúp đỡ con em, đồng thời có tiếng nói để bảo vệ, cũng như đòi hỏi quyền lợi cho con em mình.

Vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động hòa nhập cộng đồng cho người tàn tật

Ngoài gia đình, cộng đồng và xã hội, người tàn tật cũng cần nhận sự được giúp đỡ của người nhân viên xã hội để có thể hòa nhập cộng đồng.

- Nhân viên xã hội cầu nối giữa người tàn tật, gia đình người tàn tật với cộng đồng xã hội.

- Giúp người tần tật khắc phục những khó khăn trong cuộc sống: sức khỏe, giáo dục, việc làm, giải trí,…

- Hướng dẫn người tàn tật, gia đình người tàn tật đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng.

- Tuyên truyền, vận động người tàn tật, gia đình người tàn tật đưa trẻ tàn tật đến trường.

- Tư vấn, giúp đỡ người tàn tật học nghề, tìm việc, hướng dẫn họ đến các trung tâm hỗ trợ giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người tàn tật.

- Giới thiệu và giúp người tàn tật tiếp cận các dịch vụ văn hóa, văn nghệ, thể dục thế thao, vui chơi, giải trí...

- Tuyên truyền các chính sách pháp luật về người tàn tật, tư vấn, hướng dẫn gia đình và người tàn tật nắm được những thủ tục cần thiết, cũng như những quyền cơ bản có liên quan.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về người tàn tật, xóa bỏ định kiến, coi thường, tiến tới giúp đỡ và thông cảm cho người tàn tật.

- Tiếp cận thực tế đời sống người tàn tật, nghiên cứu đề ra các giải pháp và kiến nghị đến các cấp ban ngành liên quan trong việc khắc phục những bất cập, đề ra các chủ trương, chính sách thích hợp, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác hỗ trợ, giúp đỡ người tàn tật hòa nhập xã hội.

5. Chức năng của Công tác xã hội trong lĩnh vực tàn tật

Người tàn tật là những người gặp rất nhiều bất lợi trong xã hội, có thể nói họ gặp khó khăn về mọi mặt trong cuộc sống từ sức khỏe, giáo dục, việc làm đến vui chơi giải trí. Vì vậy, chức năng đầu tiên của Công tác xã hội là trị liệu cho người tàn tật, trị liệu ở đây không đơn thuần là chữa trị về mặt y tế mà là sự chữa trị một cách toàn diện. Việc trị liệu bắt đầu từ việc hỗ trợ người tàn tật chữa trị các tật bệnh. Với vai trò là nhân viên xã hội, chúng ta có thế tư vấn cho người tàn tật và gia đình họ đến những cơ sở y tế, giúp đỡ họ trong quá trình làm các thủ tục giấy tờ khám chữa bệnh. Kế đến là giúp người tàn tật vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng thân chủ mà người nhân viên xã hội có cách trị liệu khác nhau, có thể với người tàn tật này cách trị liệu tốt nhất là giúp họ có được việc làm hoặc đi học nghề, giới thiệu họ đến các trung tâm giới thiệu và hỗ trợ dạy nghề, tìm việc... hoặc với một số người tàn tật khác thì liên hệ

Page 16: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

các cơ quan tổ chức để làm thủ tục xin hỗ trợ, cũng có thể đưa họ đến các trường hay trung tâm nuôi dưỡng nào đó.

Nếu chức năng trị liệu là việc giúp người tàn tật khắc phục những khó khăn trước mắt thì chức năng phòng ngừa chính là việc hạn chế và phòng ngừa việc gặp phải những khó khăn trong tương lai. Công tác phòng ngừa quan trọng nhất chính là phòng ngừa sự tàn tật và khả năng gia tăng tàn tật, cũng như các nguyên nhân đưa đến tàn tật thông qua các cuộc khảo sát xác định tỷ lệ, các dạng tật và các khía cạnh kinh tế, xã hội liên quan; thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về trách nhiệm cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước trong việc phòng ngừa tai nạn (cả tai nạn giao thông và tai nạn lao động), các hành vi bạo lực xâm hại người khác, lạm dụng các chất ma tuý, ngăn ngừa các dịch bệnh truyền nhiễm, tình trạng suy dinh dưỡng, phòng chống tình trạng lạm dụng, bỏ mặt, bóc lột trẻ em... Nâng cao nhận thức của xã hội về người tàn tật và công tác phòng ngừa tàn tật.

Một trong những chức năng quan trọng của Công tác xã hội với người tàn tật là chức năng phục hồi bao gồm cả phục hồi chức năng và phục hồi xã hội tiến hành điều tra thường xuyên các nhu cầu về phục hồi chức năng, thúc đẩy sự tham gia của người tàn tật vào việc hoạch định và thực thi các chính sách, chương trình phục hồi chức năng. Triển khai các chương trình nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện, xã, những người đứng đầu các cộng đồng nhằm tăng cường vai trò của họ trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ phục hồi chức năng.

Bên cạnh chức năng trị liệu, phòng ngừa, phục hồi cho người tàn tật thì công tác xã hội còn có chức năng phát triển. Khi sức khoẻ ôn định, thương tật dần được phục hồi, những khó khăn trong cuộc sống cũng từng bước được giải quyết thì công việc tiếp theo là làm sao để duy trì tất cả những thành quả đó và giúp người tàn tật có cuộc sống tốt hơn. Trong hoạt động hỗ trợ công tác giáo dục cho người tàn tật, không dừng lại ở việc giúp đỡ để đưa họ đến trường mà còn phải giúp họ hoà nhập được với môi trường, học tập đạt kết quả và không chỉ học mỗi cấp 1 hay cấp 2 mà cần phải luôn được nâng cao, từ việc hỗ trợ về phương tiện, cơ sở vật chất và những điều kiện phục vụ cho việc học. Cũng như trong vấn đề việc làm, người tàn tật cần dược hỗ trợ để có trình độ tay nghề, có việc làm, có thu nhập, tất cả những điều đó cần phải luôn dược duy trì để làm sao người tàn tật có thể tự lo được cho bản thân và thậm chí đỡ đần dược cho gia đình. Ngoài tất cả những điều đó, người tàn tật cần được tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá, thể dục thể thao, làm sao để người tàn tật có thể sông một cách độc lập mà không phải dựa vào ai, được phát triển một cách bình thường và toàn diện như tât cả những người không tàn tật.

Tóm lại, “Công tác xã hội đối với những người tàn tật đều dựa trên sự cần thiết phải bảo đảm cho họ có được những khả năng, những điều kiện ngang bằng nhau trong việc thực hiện các quyền và sự tự do của họ, trong việc loại bỏ những hạn chế trong sinh hoạt đời sống của họ và loại trừ những cản trở khi thực hiện

Page 17: Công Tác Xã Hội Với Người ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/717...  · Web viewVà bạn vẫn có thể trở thành người có học vấn cao, thành đạt

quyền được lao động, được ăn học, tạo mọi điều kiện cho họ được tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”.