ctph moi trường photpho

89
Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn PHẦN 1 THUYẾT MINH DỰ ÁN MỞ ĐẦU Quặng photphorit nguồn gốc tự nhiên rất có giá trị sử dụng làm phân bón trong ngành nông nghiệp, trồng trọt của đất nước. Nguồn nguyên liệu khoáng nội địa này rất được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng đầu tư vào những năm 80 của thế kỷ trước. Kết quả công tác tìm kiếm đánh giá photphorit vùng Bản Nhuần, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã tính được 14.695 tấn P 2 O 5 có thể khai thác ngay được. Để chủ động nguồn photphorit cung cấp làm nguyên liệu sản xuất phân bón, Công ty Cổ phần khoáng sản Phú Đô đã được UBND tỉnh Bắc Kạn cho phép lập dự án khai thác photphorit tại khu vực bản Nhuần, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Ngoài ra việc khai thác photphorit của Công ty còn góp phần tận thu tài nguyên, tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương và của tỉnh Bắc Kạn. Qua khảo sát địa hình khu vực cho thấy việc khai thác photphorit tại khu vực Hang Dơi không ảnh hưởng đến các vị trí an ninh quốc phòng, không gây tác động lớn đến điều kiện môi trường của khu vực. Trên cơ sở đó, Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô đã thuê Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh lập Dự án đầu tư khai thác mỏ phôtphorit Bản Nhuần, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Trong phần thiết kế cơ sở sẽ tiến hành tính toán, xây dựng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khai thác… Sử dụng các thiết bị theo Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 1 Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Upload: haejuntq

Post on 24-Jun-2015

244 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

PHẦN 1THUYẾT MINH DỰ ÁN

MỞ ĐẦU

Quặng photphorit nguồn gốc tự nhiên rất có giá trị sử dụng làm phân bón

trong ngành nông nghiệp, trồng trọt của đất nước. Nguồn nguyên liệu khoáng nội

địa này rất được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng đầu tư vào những năm 80

của thế kỷ trước.

Kết quả công tác tìm kiếm đánh giá photphorit vùng Bản Nhuần, xã Quảng

Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã tính được 14.695 tấn P2O5 có thể khai thác

ngay được.

Để chủ động nguồn photphorit cung cấp làm nguyên liệu sản xuất phân bón,

Công ty Cổ phần khoáng sản Phú Đô đã được UBND tỉnh Bắc Kạn cho phép lập

dự án khai thác photphorit tại khu vực bản Nhuần, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới,

tỉnh Bắc Kạn. Ngoài ra việc khai thác photphorit của Công ty còn góp phần tận thu

tài nguyên, tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng và góp phần thúc đẩy sự

phát triển kinh tế của địa phương và của tỉnh Bắc Kạn.

Qua khảo sát địa hình khu vực cho thấy việc khai thác photphorit tại khu vực

Hang Dơi không ảnh hưởng đến các vị trí an ninh quốc phòng, không gây tác động

lớn đến điều kiện môi trường của khu vực. Trên cơ sở đó, Công ty cổ phần khoáng

sản Phú Đô đã thuê Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh lập Dự án

đầu tư khai thác mỏ phôtphorit Bản Nhuần, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh

Bắc Kạn.

Trong phần thiết kế cơ sở sẽ tiến hành tính toán, xây dựng các giải pháp kỹ

thuật công nghệ, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khai thác… Sử dụng các thiết bị theo

dây chuyền công nghệ trong điều kiện của Công ty. Kết quả của thiết kế sẽ xác

định được khối lượng đầu tư xây dựng, số lượng vật tư, thiết bị cần đầu tư, tính toán

tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án.

Căn cứ Quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính

phủ về ký quỹ cải tạo, phục hôi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản,

để có cơ sở cho việc kỹ quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai

thác khoáng sản tại mỏ, Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô tiến hành lập dự án

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 1Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 2: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ phôtphorit tại Bản Nhuần, xã Quảng

Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Dự án này được lập sau Bản cam kết bảo vệ

môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần,

xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 2Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 3: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1.THÔNG TIN CHUNG

1.1.1. Tên dự án

Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần, xã

Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

1.1.2. Chủ dự án

- Tên chủ dự án: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô

- Địa chỉ liên hệ: tổ 1, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái

Nguyên

- Điện thoại: 02802.244.151

- Đại diện: Ông Kiều Văn Bình - Chức vụ: Giám đốc

* Hình thức đầu tư xây dựng công trình:

+ Hình thức đầu tư của dự án: đầu tư mới.

+ Nguồn vốn đầu tư: vốn tự có của công ty.

+ Hình thức quản lý dự án: chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

1.2. CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

1.2.1. Căn cứ pháp lý

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;

- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

- Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của

Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 3Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 4: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

- Nghị định 07/2009/NĐ-CP ngày 22/1/2009 của Chính Phủ, sửa đổi bổ sung

một số điều của Nghị định 160/2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật

Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ

về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày

15/10/2009 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số

12/2009/NĐ-CP;

- Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ

môi trường trong khai thác khoáng sản;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc sửa

đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT;

- Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về

ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định

chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của

Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi

môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác

khoáng sản;

- Nghị quyết số 21/2008/NQ-HĐND ngày 15/12/2008 của HĐND tỉnh và Quyết định số 2783/QĐ-UBND, ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt sửa đổi, bổ sung một số điểm của quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020 quy định tại Nghị quyết số 18/2007/NQ-HĐND, ngày 29/10/2007 của hội đồng nhân dân tỉnh.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 4Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 5: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

1.2.2. Căn cứ kỹ thuật

- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 21/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công

bố định mức, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định số 1719/2006/QĐ-UBND ngày 24/08/2006 của UBND tỉnh Bắc

Kạn về việc ban hành bộ đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh Bắc Kạn;

- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kỹ thuật trồng cây, khoanh nuôi

xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

- Thông báo số 16/TB-SNN ngày 17/3/2010 của Sở Nông Nghiệp và Phát

triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn v/v thông báo giá cây giống lâm nghiệp phục vụ

công tác trồng rừng năm 2010 thống nhất từ tỉnh đến các huyện thị

- Thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ Phôtphorit

Bản Nhuần, xá Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn;

- Một số tài liệu liên quan khác.

1.2.3. Tổ chức thực hiện

* Thực hiện dự án: Công ty cổ phần khoánn sản Phú Đô là Chủ đầu tư có

trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án cải tạo phục hồi mỏ photphorit Bản Nhuần, xã

Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

* Tổ chức lập báo cáo

Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty

cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh tiến hành lập Dự án cải tạo, phục hồi môi

trường sau khai thác Mỏ Photphorit Bản Nhuần.

a. Thông tin về đơn vị tư vấn

- Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

- Địa chỉ: Số 444, tổ 22, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên,

tỉnh Thái Nguyên.

- Điện thoại: 0280.2461.999/ 2463.999/ 2468.999

- Fax: 0280.375.6262

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 5Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 6: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

- Giám đốc: Trần Mạc Hoài Nam

- Email: [email protected]; [email protected]

- Website : www.hieuanh.com.vnb. Danh sách những người tham gia lập báo cáo

TT Họ và tênChuyên ngành

đào tạoChức vụ

1 Hoàng Thị Hương Ks. Môi trường Trưởng phòng DTM

2 Hoàng Hồng Hạnh Ks. Môi trường Nhân viên phòng DTM

3 Vũ Sỹ Tùng Ks. Môi trường Nhân viên phòng DTM

4 Ngô Đức Bính Ks. Môi trường Nhân viên phòng DTM

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

1.3.1. Điều kiện về địa lý và địa hình

1.3.1.1. Vị trí địa lý

Mỏ photphorit Bản Nhuần nằm về phía Nam của tỉnh Bắc Kạn, giáp danh giới

tỉnh Thái Nguyên, thuộc đại phận xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, cách thị trấn

Chợ Mới chừng 5 km về phía Đông Nam. Mỏ nằm tại Bản Nhuần có diện tích 2,52

ha, được khống chế bởi 4 điểm góc tọa độ hệ VN – 2000 và UTM như sau:

Bảng 1.1. Tọa độ các điểm khép góc khu vực khai thác

Tên

điểm

Toạ độ VN - 2000 Toạ độ UTM

X(m) Y(m) X(m) Y(m)

1 24 18 330 584 565 24 17 795 585 116

2 24 18 329 584 620 24 17 794 585 171

3 24 18 081 584 542 24 17 546 585 093

4 24 18 082 584 395 24 17 547 584 946

Để đến mỏ, đi theo quốc lộ 3 từ cầu Chợ Mới rẽ phải theo con đường ven

Sông Cầu khoảng 5km, qua sông Cầu đến vị trí công tác chừng 1km thì đến nơi,

con đường cấp xã (đường rải nhựa) vào đến xã Quảng Chu, rồi rẽ vào đường cấp 4

(đường đất) khoảng 1km. Ngoài ra, việc đi lại trong vùng chủ yếu là các đường

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 6Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 7: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

mòn liên xã, liên bản. Nhìn chung, giao thông đi lại trong vùng tương đối thuận lợi

cho công tác khai thác.

Khu vực mỏ có địa hình tương đối thuận lợi, mặt bằng rộng, xa khu dân cư, xa

đường quốc lộ. Đây là điều kiện rất thuận lợi khi mỏ đi vào hoạt động vì trong quá

trình khai thác phải sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

- Khoảng cách gần nhất đến khu dân cư: 300m.

- Phía Bắc: giáp thung lũng.

- Phía Nam: giáp núi đá.

- Phía Đông: giáp núi và thung lũng.

- Phía Tây: giáp núi và thung lũng.

1.3.1.2. Địa hình

Mỏ photphorit Bản Nhuần có các dải núi cao vừa phải, đất đồi thoải, các thung

lũng ven suối được tạo thành do các tầng trầm tích đệ tứ.

- Địa hình núi đá vôi cao vừa: Phân bố thành các dải kéo dài về phía đông

nam, đông bắc khu vực, độ cao từ 100 ÷ 370m chiếm khoảng 30% diện tích, chủ

yếu là các dải đá vôi có đỉnh nhọn, sườn dốc, và khá hiểm trở.

- Địa hình núi thấp: Phân bố về phía Tây, Tây nam khu vực chủ yếu tạo thành

các dải kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phần trung tâm khu là các dải

đồi thấp thoải trên đó dân cư sinh sống. độ cao khoảng 50 ÷ 150m, chiếm khoảng

60% diện tích. Đại diện cho các dạng địa hình này là các đồi núi đất.

- Địa hình thung lũng: Phân bố dọc hai bên sông và suối, trong khu mỏ có

sông Cầu và suối Nà Lăng là nơi trầm tích các vật liệu có tuổi đệ tứ, nhân dân canh

tác lúa và hoa màu.

1.3.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn

1.3.2.1. Điều kiện về khí tượng

Khu vực mỏ photphorit Bản Nhuần chịu ảnh hưởng của khí hậu miền núi Bắc Bộ và mang đặc điểm của khí hậu khu vực Bắc Kạn. Nhiệt độ trung bình trong năm

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 7Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 8: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

là 22,7oC, lượng mưa trung bình năm là 1,386mm, độ ẩm bỉnh quân là 83%. Đặc trưng yếu tố khí tượng chủ yếu ở khu vực dự án như sau:

*) Nhiệt độ không khí

Tại khu vực dự án từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình là 24,7oC. Từ tháng 11 đến tháng 4, khí hậu lạnh và ít mưa, nhiệt độ trung bình là 18,48oC. Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (12,6oC). Kết quả đo nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm 2009 ở Bắc Kạn được thể hiện trong bảng 1.2

Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm

Tháng

I II III IV V VI VII VIII

IX X XI XII TB năm

12,6

20,1 19,3 22,7

24,7 27,2

27 27,7

26,4

23,9

18,2

17 22,2

Nguồn: Niên giám Thống kê 2009 - Chi Cục Thống kê Bắc Kạn

*) Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình tại khu vực dự án là 82,74%, tháng lạnh nhất có độ ẩm là

79,3%, độ ẩm trung bình tháng nóng nhất 85,3%.

Độ ẩm tương đối trung bình tháng của khu vực dự án được thể hiện trong bảng

và sơ đồ sau:

Bảng 1.3. Độ ẩm tương đối trung bình tháng tại Bắc Kạn năm 2009

Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả năm

79,3 85,3 81 85 86 85,3 88,3 83,7 83,7

83,3

74,7

77,3

82,74

Nguồn: Niên giám Thống kê 2009- Chi Cục Thống kê Bắc Kạn

*) Nắng và bức xạ mặt trời

Tổng số giờ nắng trung bình ở Bắc Kạn là 1.557,2 h/năm. Chế độ nắng liên

quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Vào tháng 2 và tháng 3, tổng

lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nhất trong năm nên số giờ nắng là ít

nhất trong năm, chỉ khoảng từ 68 -70 giờ nắng. Từ tháng 5 đến tháng 8, trời ấm lên,

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 8Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 9: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

tổng số giờ nắng lên tới 129 – 241 giờ. Số giờ nắng trung bình tháng trong năm ở

khu vực Bắc Kạn được thể hiện trong bảng và đồ thị sau:

Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình tháng ở Bắc Kạn

Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả năm

89 88 68 97 129 163 154 241 185 117 139 84 1557

Nguồn: Niên giám Thống kê 2009 - Cục Thống kê Bắc Kạn

*) Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm ở Bắc Kạn trong khoảng l.386. Cũng như

chế độ nhiệt, mưa ở đây chia thành 2 mùa rõ rệt mùa mưa trùng với mùa nắng trong

năm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với 85% - 90% lượng mưa cả năm. Thời gian

còn lại là mùa ít mưa. Trong mùa mưa, có những tháng có thể tới 15 - 20 ngày có

mưa. Mùa ít mưa với số ngày mưa trong tháng là dưới 10 ngày và lượng mưa

không đáng kể, có khi gần như cả tháng có mưa hoặc chỉ là mưa phùn, mưa mù.

Mùa ít mưa có thể chia thành 2 thời kỳ: đầu mùa (thường từ tháng 4 đến tháng

1 năm sau) do ảnh hưởng các khối khí lục địa lạnh, khô nên rất ít mưa, có khi cả

tháng hanh khô, với thời tiết trong xanh, ngày nắng úa, đêm lạnh, gây hạn hán và

hay có sương muối.

Thời kỳ cuối mùa khô, do độ ẩm không khí cao, mây mù, mưa phùn, gây cảm

giác rất lạnh, ẩm thấp.

Số ngày mưa trung bình trong năm : 155 ngày

Cường độ mưa trung bình lớn nhất trong năm: 100mm/h

Do địa hình, sự phân bố mưa giảm dần từ tây sang đông, từ vùng cao xuống

vùng thấp. Thể hiện nơi mưa nhiều nhất là vùng Chợ Đồn, lượng mưa trung bình cả

năm tới 1800mm - 2000mm. Nơi mưa ít nhất là thung lũng Na Rì,với lượng mưa

trung bình năm thấp hơn 1.400mm. Lượng mưa ở khu vực dự án được thể hiện

trong các bảng sau:

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 9Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 10: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Bảng 1.5. Lượng mưa trung bình tháng tại Bắc Kạn

Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XI

I

Cả

năm

5,

5

14,

3

18,

6

161,

6

370,

5

218,

3

303,

3

141,

7

137,

5

12,

1

1,

6

1,3 1.386,

3Nguồn: Niên giám Thống kê 2009 - Cục Thống kê Bắc Kạn

*) Tốc độ gió và hướng gió

Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam và địa hình nên hướng gió

thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa đông, thịnh hành hướng gió đông bắc hoặc gió bắc.

Mùa hạ chủ yếu hướng gió tây nam hoặc nam. Sức gió nhìn chung nhỏ hơn so với

vùng châu thổ Bắc Bộ từ 0,5 – l m/s.

Vì nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc nên Bắc Kạn hầu như không chịu

ảnh hưởng trực tiếp gió bão. Còn gió mùa đông bắc đợt nào mạnh nhất thổi qua thì

sức gió cũng chỉ tới cấp 3 - 4. Nhưng thời kỳ giao tiếp đổi mùa (mùa thu, nhất là

mùa xuân) hay xuất hiện lốc, giông tố địa phương với tốc độ gió xoáy có thể lên

đến cấp 8 - 9 hoặc giật lên cấp 10 - 11, gây hậu quả nghiêm trọng.

Bảng 1.6. Tốc độ gió trung bình tại khu vực dự án

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Tốc độ gió (m/s)

2,9 2,9 2,8 3,1 2,9 2,6 2,4 2,2 2,3 2,2 2,3 2,4

Nguồn: Niên giám Thống kê 2009 - Cục Thống kê Bắc Kạn

1.3.2.2. Điều kiện thủy văn

* Nước mặt

Sát chân biên giới mỏ chừng 50m là Suối Nà Lăng chảy lưu lượng lớn nhất

720 - 725l/s, nhỏ nhất 50l/s, lòng suối rộng 2÷ 4m sâu trung bình 1,2m độ dốc chảy

qua khu này khoảng 5o, không có đá gốc lộ ra bên bờ suối.

*Nước dưới đất

Khu vực mỏ là khu vực Đá vôi thuộc hệ tầng Bắc Sơn khá hiếm nước, tầng đá

cát bột kết trong hệ tầng Sông Hiến có độ chứa nước phong phú hơn, đá thường bị

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 10Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 11: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

nứt nẻ nước ngầm lưu thông dễ dàng, rất rễ gây hiên tượng trượt, sói lở trong quá

trình khai thác. Đất đá trên mặt khá mềm yếu, phần dưới sâu ổn định hơn.

1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.3.3.1. Kinh tế

Trong khu vực khai thác các dân tộc thường sống tập trung thành làng, bản

nhỏ dọc theo các thung lũng, sống chủ yếu bằng nghề nông-lâm nghiệp và phụ

thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Nghề nghiệp chính của họ là làm ruộng và phát nương làm rẫy để trồng các

cây có bột, nghề phụ là chăn nuôi. Trải qua quá trình sinh sống chung lâu dài và

được sự giáo dục của Đảng, ngày nay các dân tộc đã hiểu được phong tục tập quán

của nhau, thông cảm lẫn nhau và đoàn kết thương yêu nhau cùng xây dựng chính

quyền ngày càng vững mạnh.

- Kinh tế làng, bản: Nhìn chung kinh kế nhân dân địa phương còn nghèo, lạc

hậu, mang tính chất tự cung, tự cấp.

- Kinh tế tập thể: Trong vùng không có cơ sở công nghiệp lớn và nhỏ

Mỏ phôtphorit Bản Nhuần đi vào hoạt động sẽ giải quyết được nhiều việc

làm, tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng, đồng thời đóng góp kinh phí để xây

dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cầu, cống,…

1.3.3.2. Xã hội

Dân cư trong khu vực chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, Dao, một số ít người H’

mông và Kinh. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, luôn chấp hành tốt chủ

trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

1.3.3.3. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Các tuyến đường giao thông đã được giải nhựa, có nhiều đường

giao thông nhỏ liên thôn, liên bản, đổng thời khai thác nằm tương đối gần đường

giao thông lứon là quốc lộ 3 do đó trong quá trình khai thác đểu khá thuận lợi.

- Điện: đã có mạng điện lưới quốc gia đến tất cả các bản làng

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 11Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 12: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

- Y tế: tại xã có trạm y tế xã, ngoài thị trấn có bệnh viện để khám chữa bệnh và

chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

- Giáo dục: đã có trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở tại trung tâm xã

Quảng Chu.

1.4. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

1.4.1. Mục tiêu chung

Mục đích của Dự án, cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác mỏ

Phôtphorit Bản Nhuần nhằm: bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi

cho con người. Để đạt được mục đích này mỏ sẽ thực hiện các biện pháp khôi phục

lại vùng đất bằng cách san gạt, tạo mặt bằng và tiến hành trồng cây tại những vị trí

đã san gạt.

1.4.2. Mục tiêu cụ thể

- San gạt tạo mặt bằng để trồng cây

- Tháo dỡ các công trình đã xây dựng phục vụ quá trình khai thác mỏ

- Trồng cây trên phần diện tích đã san gạt.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 12Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 13: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Chương II

ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KHAI THÁC

VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

2.1.1. Đặc điểm địa hình, địa chất khu vực mỏ

2.1.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực khai thác khoáng sản

+ Địa hình vùng mỏ có các dải núi đá vôi cao vừa, đồi đất tho¶i, các thung

lũng ven suối được tạo thành do các tầng trầm tích đệ tứ.

- Địa hình núi đá vôi cao vừa: Phân bố thành các dải kéo dài về phía đông

nam, đông bắc khu vực, độ cao từ 100 ÷ 370m chiếm khoảng 30% diện tích, chủ

yếu là các dải đá vôi có đỉnh nhọn, sườn dốc, và khá hiểm trở.

- Địa hình núi thấp: Phân bố về phía tây, tây nam khu vực chủ yếu tạo thành

các dải kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phần trung tâm khu là các dải

đồi thấp thoải trên đó dân cư sinh sống. độ cao khoảng 50 ÷ 150m, chiếm khoảng

60% diện tích. Đại diện cho các dạng địa hình này là các đồi núi đất.

- Địa hình thung lũng: Phân bố dọc hai bên sông và suối, trong khu mỏ có

s«ng CÇu vµ suối Nµ L¨ng là nơi trầm tích các vật liệu có tuổi đệ tứ, nhân dân

canh tác lúa và hoa màu.

+ Thảm thực vật: chủ yếu phát triển trong diện tích rừng trồng, một số ít là

các loại cây leo bám trên núi đá vôi. Thảm thực vật tồn tại dưới các dạng:

- Rừng tự nhiên : Phân bố ở các núi cao vừa và các núi đá vôi, bao gồm các

cây mọc hoang dã, dây leo, cây thân gỗ, ngoài ra còn có tre nứa.

- Rừng trồng: phân bố tập trung ở các địa hình đồi dốc thoải, đồi thấp, nhân

dân chủ yếu trồng cây lấy gỗ như keo lá tràm, bạch dàn và các cây dùng trong công

nghệ làm giấy.

Khu vực thấp: Trồng lúa và các cây lương thực khác.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 13Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 14: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Trong vùng có các nhánh suối nhỏ đổ ra sông Cầu, với hướng chảy chính là

Đông Bắc - Tây Nam, các nhánh suối nhỏ hơn dạng lông chim vào mùa khô thường

ít hoặc không có nước

Gần điểm đá có suối Nµ L¨ng là lớn hơn cả, lưu lượng phụ thuộc theo các

mùa trong năm. Suối Nµ L¨ng chảy gần đó có thể ảnh hưởng đến quá trình khai

thác sau này.

Khu vực mỏ quặng photphorit Bản Nhuần thuộc xã Quảng Chu, huyện Chợ

Mới phần lớn quặng đều lộ ra ngoài trên các khu vực đá vôi , một số ít bị phủ bởi

một lớp đất mỏng chừng 0,5 ÷ 1,0 m. Hệ số đất phủ tính chung không quá 1:5, mặt

khác quặng ở cao hơn mặt nước thuỷ tĩnh nên việc khai thác tiến hành bằng

phương pháp lộ thiên được dễ dàng.

Khu vực mỏ có độ cao khoảng 100 ÷ 200 m so với mặt địa hình khu vực.

Khi chuẩn bị khai thác chỉ cần đầu tư hào bán hoàn chỉnh dài khoảng 300m và san

gạt mặt bằng dưới chân núi để thuận lợi cho việc bốc xúc vận tải.

Trong khu vực có quặng thì chủ yếu là núi đá vôi, cây cối mọc thưa thớt nên

việc tiến hành khai thác, việc giải phóng mặt bằng và mở đường vào mỏ không lớn

và không phức tạp.

Thảm thực vật tại khu vực mỏ kém phát triển nên việc làm đường vận

chuyển từ chân núi lên khu vực khai thác thuận lợi cho việc tổ chức khai thác và

mở vỉa khai thác. Lượng đất đá thải hầu như không có nên sẽ không làm ảnh hưởng

đến môi trường sinh thái địa phương.

Đường liên xã đi vào UBND xã Quảng Chu và đường liên xã là đường giao

thông thuận lợi cho việc khai thác, vì vậy việc vận chuyển bằng ô tô đi về các nhà

máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng, thuận lợi.

2.1.1.2. Điều kiện địa chất

a, Địa tầng

Có mặt các phân vị địa tầng sau:

- Hệ Devon thống dưới, giữa, bậc Eifeli- Hệ tầng Sông Cầu- phân hệ tầng

trên (D1-D2e sc2): Thành phần chủ yếu là đá vôi màu xám đen, xám tro. Cấu tạo

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 14Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 15: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

dạng khối, đôi chỗ phân lớp dày, dễ vỡ, sắc cạnh, vết vỡ không bằng phẳng. Đá có

xen kẹp các tập đá phiến sét vôi, bột kết vôi, cát kết vôi. Trong đá các khe nứt phát

triển mạnh tạo thành hệ thống, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho việc tích

tụ photphorit.

- Hệ tầng Carbon-Permi (C-P): Chia thành 3 phân vị địa tầng gồm

+ Hệ Carbon thống dưới- giữa (C1-C2): Gồm đá vôi màu xám đen, xám sẫm.

Cấu tạo trứng cá, xen kẹp đá vôi đôlomit hoá, đá vôi silic hoá. Dày

+ Hệ Carbon thống trên- Hệ Permi thống dưới (C3-P1): Gồm đá vôi màu xám

sáng, hạt mịn khá sạch, xen nhiều dải dolomit. Cấu tạo khối, phân lớp dày. Chiều

dày Tuy nhiên trong diện tích khu vực qua khảo sát địa chất cũng như trên

bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ lớn thì không có xuất hiện các thành tạo của hệ

này.

- Hệ Đệ Tứ (Q): Bao gồm các trầm tích, sườn tích, lũ tích ... Thành phần

gồm cuội, sỏi, cát, sét mảnh vụn laterit... Chiều dày của các thành tạo này dao động

trong khoảng 3-7m.

b, Kiến tạo

Hệ thống đứt gãy phương ĐB-TN là chủ yếu và khá phát triển, kéo dài từ vài

kilomet đến vài chục kilomet, gây nên sự biến đổi của đá và biến dạng của địa hình.

Hệ thống đứt gãy này được hình thành bên ngoài diện tích vùng về phía Đông Bắc.

Hệ thống đứt gãy này đã tạo nên rất nhiều các đứt gãy nhỏ kéo theo và đồng thời

làm xuất hiện các hệ thống khe nứt phân bố dọc theo các đứt gãy.

Trong diện tích khu vực có xuất hiện phần đuôi của hệ thống đứt gãy phương

ĐB-TN cùng với đó là hệ thống các khe nứt với mật độ dày tạo điều kiện thuận lợi

cho việc hình thành thân quặng photphorit.

c, Đặc điểm địa chất các thân quặng

Điểm quặng phốtphorit Bản Nhuần có cấu tạo khá đơn giản và ổn định, điều

kiện khai thác thuận lợi.

Nhìn chung điểm quặng photphorit tại khu vực này có chất lượng tốt lại nằm

lộ trên sườn núi, điều kiện khai thác dễ dàng. Hàm lượng chung P2O5 = 25,32%.

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu = 13,06%.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 15Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 16: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

2.1.1.3. Thành phần khoáng vật, hóa học

Trong thân quặng có nhiều loại quặng khác nhau với hàm lượng chung P2O5

= 25,32%.

Qua phân tích, hàm lượng P2O5 dễ tiêu trung bình 13,06%. Hàm lượng P2O5

cũng thay đổi theo chiều sâu từ trên xuống dưới.

Trong thân quặng có nhiều loại quặng khác nhau nhưng chúng tôi không lấy

mẫu riêng của từng loại quặng để so sánh. Tuy nhiên kết quả mẫu ở một số công

trình có các loại quặng riêng thấy rằng: loại quặng dạng đất có hàm lượng P 2O5

thường thấp và thay đổi từ 5-12,29% đến cao nhất là 13,06%. Loại quặng kết hạch

làm lượng P2O5 từ 5-8%. Loại quặng ở dạng khối tảng đạt tới 27%.

Nhìn chung điểm quặng photphorit tại khu vực này có chất lượng tốt lại nằm

lộ trên sườn núi, điều kiện khai thác dễ dàng. Hàm lượng chung P2O5 = 25,32%.

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu = 13,06%.

2.1.2. Khái quát về khu mỏ

2.1.2.1. Trữ lượng mỏ

Trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nhóm kỹ thuật của

Công ty cùng với kỹ thuật của Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường Hiếu Anh

đã tiến hành khảo sát mỏ photphorit Bản Nhuần bằng các công trình giếng và dọn

vết lộ theo những biểu hiện ban đầu của thân quặng. Đã dự đoán xác định được trữ

lượng theo các cấp trữ lượng như sau:

Tổng trữ lượng là 20.746 tấn, trong đó:

- Cấp 122 tớnh được 10.625 tấn

Hàm lượng chung P2O5 = 25,32%.

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu = 12,15%.

- Cấp 333 tính được 4.070 tấn

Hàm lượng chung P2O5 = 21,15%.

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu = 10,15%.

- Cấp 334 tính được 6.052 tấn

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 16Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 17: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Hàm lượng chung P2O5 = 15,35%.

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu = 11,51%.

2.1.2.2. Công suất mỏ

Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn công suất mỏ:

- Yếu tố tự nhiên: Mỏ photphorit Bản Nhuần có địa hình tương đối dốc, việc

đi lại vận chuyển khó khăn, đây là yếu tố bất lợi cho công tác mở vỉa.

- Yếu tố kỹ thuật: Bao gồm phương án mở vỉa, lựa chọn các thông số của hệ

thống khai thác, trình tự phát triển công trình mỏ và thiết bị sử dụng.

- Yếu tố kinh tế: Bao gồm nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm quặng

photphorit, vốn đầu tư cơ bản, giá thành và giá bán sản phẩm. Đây là một trong

những yếu tố quan trọng nhất cho việc lựa chọn công suất hàng năm của mỏ để

đảm bảo cho Công ty hoạt động có lợi.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công suất mỏ, lựa chọn công

suất khai thác mỏ hàng năm là 4.000 tấn/ năm quặng nguyên khai, tương đương

6.400 tấn quặng thành phẩm/ năm.

2.1.2.3. Chế độ làm việc

Chế độ làm việc của mỏ thực hiện theo quy định về thời gian làm việc và thời

gian nghỉ ngơi, chế độ nghỉ lễ, nghỉ tết theo pháp luật về lao động và điều kiện thực

tế trong quá trình khai thác mỏ.

Chế độ làm việc của mỏ được xác định như sau:

- Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày/ năm

- Số ngày làm việc trong tháng: 25 ngày/ tháng

- Số ca làm việc trong ngày: 01 ca/ ngày đối với khai thác mỏ

01 ca/ ngày đối với công tác chế biến

03 ca/ ngày đối với công tác bảo vệ

- Số giờ làm việc trong ca: 8h/ ca

Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, mỏ sẽ hoạt động khoảng 300

ngày/ năm, nhưng cán bộ công nhân viên vẫn đảm bảo chế độ làm theo thời gian

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 17Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 18: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

nêu trên. Để áp dụng phương án này mỏ áp dụng chế độ nghỉ luân phiên và làm

thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật.

Áp dụng chế độ làm việc theo mùa: mùa đông làm việc từ 7h30, mùa hè làm

việc từ 7h sáng. Ngoài ra, do yêu cầu sản xuất và nhu cầu của khách hàng, Công ty

huy động làm thêm giờ để giải quyết công việc và đặc biệt là khâu bốc xúc, chế

biến sản phẩm cho khách hàng, thời gian huy động làm thêm giờ theo đúng quy

định của pháp luật.

2.1.2.4. Tuổi thọ mỏ

Thời gian tồn tại của mỏ được xác định trên cơ sở tổng trữ lượng mỏ có thể

khai thác được và công suất khai thác theo thiết kế (bao gồm cả thời gian thi công

xây dựng cơ bản mỏ, thời gian khai thác với công suất thiết kế và thời gian đóng

cửa mỏ).

Tuổi thọ mỏ được tính toán theo công thức:

T = + t1 + t2 ( năm )

Trong đó:

Qkt - trữ lượng khai thác; Qcn = 14.695 tấn

A - sản lượng khai thác TB hàng năm; A = 4.000 tấn/ năm

t1 - thời gian chuẩn bị xây dựng cơ bản; t1 = 0,5 năm

t2 - thời gian khấu vét, kết thúc mỏ và phục hồi môi trường; t2 = 1,0 năm

Thay số:

T = + 0,5 + 1,0 = 5,2 năm

Tuổi thọ mỏ: 5,2 năm.

2.1.3. Tình hình khai thác hiện nay

2.2. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC

2.2.1. Phương án mở vỉa khai trường

Đối với khai thác lộ thiên, mở vỉa là tạo ra đường đi lại, vận chuyển máy móc,

thiết bị, vật liệu nối liền khoáng sàng với mặt bằng sân công nghiệp dưới chân núi

và đường giao thông trong khu vực.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 18Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

14.695

4.000

Page 19: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Việc tiếp cận khoáng sàng tại mỏ photphorit Bản Nhuần cần phải mở một

tuyến đường từ đường giao thông liên xóm cốt + 95 đến sườn đồi cốt + 175. Tuyến

đường được thi công bằng khoan nổ mìn và thủ công, tuyến đường này là đường

vận chuyển vật liệu và máy móc, thiết bị cho hoạt động sản xuất của mỏ sau này,

tổng chiều dài tuyến đường công vụ L = 600m, bề rộng mặt đường B = 3,0m ÷

3,5m.

Khai trường mỏ photphorit Bản Nhuần được mở bằng một hào dốc dạng bán

hoàn chỉnh theo sườn phía Đông. Tại cuối đường vừa là vị trí mở vỉa, vừa là bãi

trung chuyển quặng từ các tầng phía trên xuống để đưa vào máng rót về phễu cấp

quặng cho máy nghiền chân núi.

Xây dựng 1 máng rót quặng từ vị trí mở vỉa (cos +175) xuống phía dưới công

trường (cos +100) dài 100m, rộng 2,5m ,hai bên thành che chắn bởi cây gỗ và tấm

chắn gỗ tránh văng quặng ra 2 bên máng.

2.2.2. Trình từ khai thác

Do trữ lượng quặng trong khu mỏ phân bố trên đồi núi thấp và thoải. Phần lớn

đều lộ ra ngoài mặt đất, một số ít bị phủ một lớp đất mỏng chừng 0,5 ÷ 1,0m. Hệ số

đất phủ tính chung không lớn, mặt khác quặng ở cao hơn mực nước thuỷ tĩnh nên

việc tiến hành khai thác bằng phương pháp lộ thiên được dễ dàng. Trình tự khai

thác chung cho mỏ được tiến hành khai thác quặng trên mặt trước sau đó khai thác

quặng phần dưới sâu sau.

Trình tự khai thác cho khai trường thực hiện như sau:

+ Dùng búa khoan nhỏ, sau khi khoan nổ mìn, một phần đất đá sẽ văng

xuống chân núi, phần còn lại tiến hành cậy bẩy bằng thủ công.

+ Công tác khoan nổ mìn, cậy bẩy bằng thủ công được tiến hành cho đến khi

đạt kích thước đã định nhằm đảm bảo an toàn cho việc đi lại, vận chuyển máy móc

thiết bị, vật liệu từ mức +175 đến mức +210 vào các tầng khai thác.

+ Vận chuyển quặng khai thác được từ các tầng khai thác được xuống mặt

bằng sân chế biến phía dưới chân núi bằng xe ôtô tải trọng 5 tấn.

+ Dưới chân núi tiến hành san gạt xung quanh chân thung lũng để làm bãi

tiếp nhận quặng từ trên các tầng xuống.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 19Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 20: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

2.2.3. Hệ thống khai thác

Hệ thống khai thác của mỏ được dặc trưng bởi các công trình hào ra vào mỏ,

số lượng các tầng khai thác, trình tự tiến hành công tác khoan nổ mìn, xúc bốc, vận

chuyển đất đá và khoáng sản có ích cũng như hướng phát triển công trình mỏ.

Căn cứ vào điều kiện địa chất, địa hình, điểm lộ của thân quặng với các

thông số chiều dày góc dốc cũng như kích thước của khối quặng, đồng thời phải

đảm bảo hoàn thành khối lượng mỏ theo công suất thiết kế, phương pháp mở vỉa đã

đưa ra.

2.2.3.1. Hệ thống khai thác

Căn cứ vào đặc điểm của từng hệ thống khai thác, trên cơ sở phân tích những

ưu điểm, những nhược điểm của từng hệ thống khai thác, đồng thời dựa vào điều

kiện thực tế, điều kiện địa chất, địa hình, điều kiện kinh tế của Công ty khi mua

sắm thiết bị máy móc phục vụ cho việc khai thác của mỏ, ta chọn hệ thống khai

thác khấu theo lớp đứng, cắt tầng nhỏ vận chuyển đất đá bằng khoan nổ mìn.

2.2.3.2. Các thông số của hệ thống khai thác

Các yếu tố của hệ thống khai thác phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện địa chất mỏ và

thiết bị xúc bốc, vận tải. Một số yếu tố chủ yếu được xác định như sau:

* Chiều cao tầng khai thác: (Ht)

Chiều cao tầng khai thác được lựa chọn sao cho phù hợp với công nghệ khai

thác, thiết bị khoan, công suất khai thác, chọn chiều cao tầng khai thác H t = 6m.

Khi khai thác sẽ chia tầng thành 3 phân tầng với mỗi phân tầng là Hpt = 2m.

* Chiều cao tầng kết thúc khai thác: (Hk)

Chiều cao tầng kết thúc khai thác được lựa chọn phù hợp với tính chất cơ lý

của đất đá mỏ nhằm đảm bảo độ ổn định bờ mỏ, trong quá trình khai thác đến bờ

dừng thì cho phép tạo bờ dừng 5 phân tầng chập làm 1 tầng, có nghĩa là chiều cao

tầng kết thúc là Hk = 9 ÷ 10m.(sơ đồ kết thúc khai thác).

* Góc nghiêng sườn tầng: (α)

Do đất đá có độ cứng lớn, cường độ nén khá lớn do đó khi khai thác phải nổ

mìn. Để đảm bảo ổn định sườn tầng an toàn cho người và thiết bị khai thác, lấy góc

nghiêng sườn tầng: α = 700 (góc nghiêng sườn tầng đảm bảo tuyệt đối an toàn).

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 20Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 21: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

* Chiều rộng mặt tầng: (B)

Chiều rộng mặt tầng công tác phải đảm bảo an toàn cho người lao động và

thiết bị làm việc trên tầng. làm việc trên tầng chủ yếu là khoan nổ mìn và dọn sạch

quặng lưu. Chiều rộng mặt tầng phải đủ cho việc đi lại và làm việc thủ công, chọn

mặt tầng công tác Bct = 4m.

* Chiều dài tuyến công tác: (L)

Chiều dài tuyến công tác trên tầng là khu vực chuẩn bị khai thác nhằm đảm

bảo công suất mỏ theo thiết kế, đảm bảo bố trí các khu vực công tác trên tầng. Để

đảm bảo công suất mỏ, an toàn lao động trong quá trình khai thác ta bố trí lệch pha

giữa các khâu khoan nổ, cậy gỡ trên cao và đập bốc, pha bổ và nổ mìn lần 2 giữa

chân núi. Đối với việc khai thác tại mỏ photphorit Bản Nhuần chiều dài, chiều rộng

khai trường nhỏ, do đó chiều dài tuyến công tác được tính bằng chiều dài của các

tầng công tác sao cho việc khai thác đảm bảo công suất mỏ.

* Chiều rộng mặt tầng kết thúc:

Để đảm bảo ổn định bờ mỏ ta chọn chiều rộng mặt tầng kết thúc Bkt = 2m.

* Chiều rộng đai bảo vệ: (bv)

Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị khi làm việc trên tầng khai

thác. Chọn chiều rộng đai bảo vệ bv = 1,5m.

* Dây chuyền thiết bị khai thác:

Phù hợp với công nghệ khai thác, dây chuyền thiết bị khai thác của mỏ chủ

yếu là búa khoan con để khoan nổ mìn lần I, II, pha bổ đá, xúc bốc bằng thủ công

lên ô tô có trọng tải 5 tấn.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 21Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 22: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Bảng 2.1. Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác

STT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Số lượng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Chiều cao tầng

Góc nghiêng sườn tầng

Chiều rộng mặt tầng công tác

Chiều rộng mặt tầng kết thúc

Chiều dài toàn bộ khai trường

Chiều rộng đai bảo vệ

Chiều cao phân tầng khai thác

Góc nghiêng sườn tầng kết thúc

Chiều cao tầng kết thúc khai thác

Chiều rộng toàn bộ khai trường

Ht

α

Bct

Bkt

bv

Hpt

αkt

m

độ

m

m

m

m

m

độ

m

m

6

700

4

2

450

1,5

2

600

9 ÷ 10

150

2.2.3.3. Công nghệ khai thác

* Dây chuyền thiết bị khai thác:

Phù hợp với công nghệ khai thác, dây chuyền thiết bị khai thác của mỏ chủ

yếu là búa khoan con để khoan nổ mìn lần I, II, pha bổ đá, xúc bốc bằng thủ công

lên ô tô có trọng tải 5 tấn.

Bảng 2.2. Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác

STT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Số lượng

1

2

3

4

5

6

7

8

Chiều cao tầng

Góc nghiêng sườn tầng

Chiều rộng mặt tầng công tác

Chiều rộng mặt tầng kết thúc

Chiều dài toàn bộ khai trường

Chiều rộng đai bảo vệ

Chiều cao phân tầng khai thác

Góc nghiêng sườn tầng kết thúc

Ht

α

Bct

Bkt

bv

Hpt

αkt

m

độ

m

m

m

m

m

độ

6

700

4

2

450

1,5

2

600

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 22Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 23: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

9

10

Chiều cao tầng kết thúc khai thác

Chiều rộng toàn bộ khai trường

m

m

9 ÷ 10

150

* Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ lộ thiên photphorit Bản Nhuần kèm nguồn

thải

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 23Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Phát quang cây cối, dọn sạch đá lưu trên tầng

Làm tơi đất đá bằng khoan nổ mìn lỗ khoan con

Khoan nổ mìn lần II, pha bổ

Xúc bốc quặng bằng thủ công lên xe ô tô

Đập quặng, nghiền, sàng, nghiền mịn tại

xưởng chế biến

Đóng bao, nhập kho, tiêu thụ

Xúc bốc đất đá thải bằng thủ

công lên xe ôtô

Bãi nghiền, chế biến đất đá thải

Bụi, tiếng ồn

Bụi, tiếng ồn

Khí thải,bụi, tiếng ồn

Khí thải, bụi

Bụi , tiếng ồn

Page 24: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

2.2.4. Công tác vận tải mỏ

2.2.4.1. Công tác vận tải trong mỏ

Khối lượng quặng cần vận tải để tiêu thụ trong năm là 6.400 m3/ năm. Khối

lượng cần vận tải trung bình trong ngày là: 21,3 m3/ ngày.

Vận chuyển đất đá bằng khoan nổ mìn kết hợp thủ công.

Tại những thời điểm cần thiết, mỏ sẽ sử dụng máy xúc gàu 0,45 m3 để xúc

đá tiêu thụ và đưa đi nghiền trong mặt bằng mỏ. Việc chuyên chở đá đi nghiền

trong mặt bằng mỏ sẽ được thực hiện bằng xe ôtô của mỏ loại trọng tải 5 tấn có

dung tích thùng là 3,0 m3 .

2.2.4.2. Vận tải ngoài mỏ

Sử dụng ô tô tải có trọng tải từ 5 đến 10 tấn để vận chuyển quặng thành

phẩm đi tiêu thụ, đảm bảo các phương tiện vận tải đủ tiêu chuẩn vận hành, an toàn

và thân thiện với môi trường.

Sử dụng các tuyến đường giao thông trong khu vực làm đường vận chuyển

chính. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tuyến đường nối từ đường liên xã vào khu vực

mỏ để có thể đảm bảo vận chuyển trong những ngày mưa gió.

2.2.5. Tình hình cung cấp điện, nước

2.2.5.1. Nhu cầu nước - nguồn cung cấp

Do công nghệ sản xuất là nghiền, sàng, sấy khô nên không sử dụng nước vào

quy trình sản xuất.

Nước sinh hoạt, sản xuất hiện nay của khu vực này chủ yếu là nước ăn uống

tắm rửa hàng ngày của cán bộ công nhân viên và lượng nước sử dụng phục vụ cho

rửa xe, tưới đường, tưới bụi, cây xanh.... Lượng nước này được lấy tại các giếng

đào gần khu vực khai trường có D=3m, H=68m lấy nước thấm từ ngoài vào, cạnh

giếng xây dựng trạm bơm cấp I có kích thước a x b = 3 x 3,6m. Trong trạm bố trí 2

máy bơm của YTALY loại ME10KV50C-12/15 dạng INLINE (1 làm việc, 1 dự

phòng), máy bơm có Q= 10 13m3/h, Nđc=7,5kw đưa nước từ giếng lên téc

15m3, téc chứa được đặt trên giá cao 12m so với cao độ mặt bằng, giá đặt téc chứa

nước bằng thép kỹ thuật được hàn để trên nóc nhà điều hành mỏ . Tuyến ống từ

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 24Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 25: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

trạm bơm lên téc và tuyến chính từ téc xuống dẫn về các điểm dùng nước trên mặt

bằng dùng ống 80.

Nước tắm rửa, vệ sinh, tưới cây, rửa tay trên mặt bằng được lấy trực tiếp từ

téc 15m3 xuống theo độ chênh cao hình học. Riêng nước cấp về bể chứa nhà ăn, bể

chứa 10m3 cho rửa xe, trụ lấy nước tưới đường sẽ được lấy trực tiếp từ bơm cấp I

vào. Tại các điểm rẽ bố trí van khoá đóng mở khi cần thiết.

Các ống nhánh dẫn vào các khu vệ sinh, dẫn ra các vòi tưới cây, rửa tay có

đường kính 1520. Toàn bộ tuyến ống trên mặt bằng đường kính 80 dùng

ống thép đen, các ống < 50 dùng thép tráng kẽm nối ren và được chôn sâu trung

bình 0,5m so với mặt đất, tại điểm qua đường ống được đặt trong ống lồng bằng

thép 150.

2.2.5.2. Nhu cầu điện – nguồn cung cấp

Do lượng tiêu thụ điện không lớn (chủ yếu là nghiền, nghiền mịn, sàng) và

mỏ chỉ hoạt động sản xuất vào ban ngày, do đó việc cung cấp điện cho mỏ chủ yếu

là điện sinh hoạt và chiếu sáng bảo vệ các khu vực xung quanh khai trường. Để

đảm bảo ổn định sản xuất, mỏ xây dựng kế hoạch lắp đặt 1 trạm biến áp 35/0,4 kV

- 250 kVA từ đường điện 35kv khu vực.

2.2.6. Thoát nước mỏ

Mỏ quặng photphorit Bản Nhuần nằm trên khu vực đồi núi có độ cao hơn so

với mức mặt thuỷ tĩnh nên việc thoát nước mỏ chủ yếu bằng phương pháp tự chảy.

Nước ngầm nằm khá sâu với lưu lượng nhỏ (0,01 ÷0,02 l/s) nên không ảnh hưởng

đối với công tác khai thác mỏ.

Lượng nước chảy vào công trường khai thác chủ yếu là nước mưa, do đó mặt

tầng, đáy moong sẽ được thiết kế thi công với độ dốc ngang i = 5 0 để tháo khô mỏ

bằng hệ thống thoát nước tự chảy khi gặp trời mưa.

Lượng nước mưa này chảy tràn trên tầng khai thác, bãi chứa và các tuyến

đường theo các rãnh thoát nước chảy về hố lắng.

Khu mặt bằng được thoát nước bằng hệ thống rãnh thoát nước bao quanh

mặt bằng, qua hốc xử lý lắng đọng mới thoát qua cống ra ngoài.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 25Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 26: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

2.2.7. Thải đất đá

Công tác thải đất đá của quá trình khai thác quặng photphorit Bản Nhuần hầu

như không có do cấu tạo địa chất của photphorit nằm liền khối trên núi đá vôi nên

quá trình khai thác sẽ không phải bóc đất đá nhiều nên không có đất đá thải ra.

Công tác thải đất đá thải sau nghiền, sàng: sử dụng băng tải di động vận

chuyển ra khu đổ thải.

2.2.8. Tổng mặt bằng mỏ

Để phù hợp với quy mô, sản lượng và tuổi thọ của mỏ cũng như điều kiện về

địa lý, xã hội nơi tiến hành dự án, công tác kiến trúc và xây dựng được thực hiện

theo phương châm: Giảm chi phí đầu tư nhưng phải đảm bảo điều kiện hoạt động

thuận lợi cho mỏ và chất lượng cuộc sống phù hợp cho cán bộ, công nhân mỏ. Nhà

ở công nhân, kho tàng, xưởng sửa chữa, nhà ăn, trạm xá,.. được xây dựng theo tiêu

chuẩn nhà cấp 4, 1 tầng cao 3,2m, mái lợp ngói. Sân chơi, đường vào khu vực

nghiền sàng, sân công nghiệp, văn phòng mỏ được đổ bê tông xi măng.

Bảng 2.3. Các công trình xây dựng chủ yếu của mỏ

TT Tên công trình Đơn vị tính Khối lượng1 Diện tích san nền khu Văn phòng

(70*40)m2 2.800

2 Diện tích san nền khu chế biến (100*80)

m2 8.000

3 Nhà điều hành m2 75 4 Nhà ở CBCNV m2 240 5 Nhà ăn m2 70 6 Nhà tắm - giếng nước m2 307 Nhà vệ sinh m2 14 8 Kho mìn m2 159 Đường ô tô nội bộ m 5010 Bun ke thép - máy nghiền cỏi 111 Tổng chiều dài cầu băng m 6012 Bể nước m3 10

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 26Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 27: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

2.2.9. Tổ chức quản lý, bố trí lao động

a. Sơ đồ tổ chức sản xuất

Trên cơ sở bộ máy quản lý của Công ty, tiến hành tổ chức thành lập mỏ trực

thuộc Công ty.

b. Biên chế lao động

Căn cứ vào mô hình khai thác tại mỏ photphorit Bản Nhuần, Công ty sẽ

thành lập mỏ khai thác trực thuộc Công ty. Tổ chức sản xuất của mỏ photphorit

Bản Nhuần được chia làm 02 bộ phận:

- Bộ phận quản lý và phục vụ khai thác mỏ.

- Bộ phận sản xuất trực tiếp.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 27Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Ban lãnh đạoCông ty

Giám đốcđiều hành mỏ

Hành chínhBảo vệ, Kế toán

Kế hoạchKỹ thuật

Đội xúc bốcLĐ phụ trợ

Đội sàng, nghiềnChế biến, đóng bao

Đội khoan, nổ mìn

Page 28: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

* Bộ phận quản lý và phục vụ

STT Chức danh Số người Tiêu chuẩn

1

2

3

4

5

6

7

Giám đốc điều hành mỏ

Kế toán + thủ quỹ

Cán bộ kỹ thuật + kế hoạch

Hành chính + cấp dưỡng

Y sỹ

Thủ kho vật tư + thuốc nổ

Bảo vệ kho mìn

Cộng

01

02

02

02

01

02

02

13

kỹ sư khai thác

cao đẳng trở lên

cao đẳng trở lên

trung cấp

trung cấp

trung cấp

Ưu tiên là vệ sỹ và bộ đội

* Bộ phận trực tiếp sản xuất

STT Chức danh Số người Cộng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Đội truởng

Đội phó

CN khoan nổ mìn

CN vận hành máy nén khí

CN xúc bốc

CN lao động phụ trợ

CN lái ô tô

Thợ hàn

CN sửa chữa thiết bị

CN sàng, nghiền

CN đóng bao

Cộng

1

1

1

1

10

10

2

1

2

7

3

39

1

1

1

1

10

10

2

1

2

7

3

39

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 28Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 29: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

2.3. Hiện trạng môi trường

2.3.1. Hiện trạng cấu tạo địa chất

Điểm quặng phốtphorit Bản Nhuần có cấu tạo khá đơn giản và ổn định, điều

kiện khai thác thuận lợi.

Nhìn chung điểm quặng photphorit tại khu vực này có chất lượng tốt lại nằm

lộ trên sườn núi, điều kiện khai thác dễ dàng. Hàm lượng chung P2O5 = 25,32%.

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu = 13,06%.

2.3.2. Đặc điểm nước ngầm

Khu vực mỏ là khu vực Đá vôi thuộc hệ tầng Bắc Sơn khá hiếm nước, tầng

đá cát bột kết trong hệ tầng Sông Hiến có độ chứa nước phong phú hơn, đá thường

bị nứt nẻ nước ngầm lưu thông dễ dàng, rất rễ gây hiên tượng trượt, sói lở trong

quá trình khai thác. Đất đá trên mặt khá mềm yếu, phần dưới sâu ổn định hơn.

2.3.3. Dự báo những rủi do, sự cố môi trường trong quá trình khai thác và cải

tạo, phục hồi

* Trong quá trình khai thác

- Quá trình nổ mìn tạo ra độ rung lớn trong khu vực có bán kính từ 500 đến

1.000 m cách điểm đặt mìn. Độ rung và chấn động lớn sẽ gây ảnh hưởng tới các

công trình xây dựng hoặc nhà ở của nhân dân trong khu vực. Mỏ cần nghiên cứu

biện pháp chống rung tối thiểu do nổ mìn, giảm ảnh hưởng đến công trình xây

dựng.

- Sạt lở sườn tầng khai thác: Do đặc trưng khai thác mỏ là khai thác lộ thiên.

Nguyên nhân có thể dẫn đến sạt lở là do hoạt động khoan nổ mìn gây chấn động,

phá hủy kết cấu bền vững của đất đá, do mưa lớn hoặc do đất đá khu vực khai thác

không ổn định. Vì vậy, cần thường xuyên tổ chức kiểm tra các quy định về quy

trình khai thác như độ cao tầng, góc nghiêng bờ công tác, góc dốc bờ dừng, chiều

rộng đai bảo vệ, khơi thông rãnh định hướng dòng chảy và thoát nước tốt cho mỏ.

- Thay đổi mực nước mặt và nước ngầm: Trong vùng có các nhánh suối nhỏ

đổ ra sông Cầu, với hướng chảy chính là Đông Bắc - Tây Nam, các nhánh suối nhỏ

hơn dạng lông chim vào mùa khô thường ít hoặc không có nước. Do vậy quá trình

khai thác không làm thay đổi mực nước mặt.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 29Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 30: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

- Tác động đến giao thông khu vực: Do hoạt động vận chuyển san phẩm đi

tiêu thụ nên có thể làm ảnh hưởng đến giao thông khu vực do tăng lưu lượng xe.

- Tai nạn lao động trong quá trình khai thác mỏ.

- Sự cố do sét đánh, chập cháy nổ và tai nạn về điện

* Trong quá trình cải tạo, phục hồi

Việc tiến hành san gạt trong quá trình cải tạo phục hồi có thể gây ra các tai

nạn như sạt lở, tai nạn lao động ảnh hưởng đến tính mạng của công nhân tham gia

thi công cũng như các công trình của người dân xung quanh Mỏ.

2.3.4. Hiện trạng môi trường

Để đánh giá chất lượng các thành phần môi trường hiện tại của khu vực dự án

Công ty Cổ phần khoáng sản Phú Đô phối hợp với công ty Cổ phần Công nghệ

Môi trường Hiếu Anh và Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng thuộc Bộ Khoa

học và Công nghệ tiến hành lấy không khí xung quanh khu vực mỏ Phôtphorit Bản

Nhuần. Vị trí các điểm lấy mẫu được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Vị trí lấy mẫu các thành phần môi trường

TTKí

hiệuVị trí

1 KK1 Tại khu vực văn phòng

2 KK2 Tại khu vực khai thác

3 KK3 Đường vào mỏ, cách danh giới khu vực khai thác 200m

Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quang khu vực dự án được thể

hiện tại bảng sau:

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 30Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 31: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Bảng 2.5. Chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án

(Xem kết quả phân tích tại phần phụ lục)

TTChỉ tiêu

phân tíchĐơn

vị

Kết quảQCVN

05 :2009/BTNMTTrung bỡnh 1h

KK1 KK2 KK3

1Bụi lơ lửng

mg/m3 0,0035 0,0032 0,0037 0,3

2 COmg/m3 0,852 0,863 0,971 30

3 SO2mg/m3 0,0062 0,0061 0,007 0,35

4 NO2mg/m3 0,0022 0,0021 0,0053 0,2

QCVN 26:2010

5 Tiếng ồn dBA 47 46,2 54,5 70

Ghi chú:

+ QCVN 05:2009 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

xung quanh.

+ QCVN 26: 2010 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Nhận xét: Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong 03 mẫu không khí cho thấy tất

cả các chỉ tiêu đều thấp hơn Quy chuẩn cho phép nhiều lần. Điều đó cho thấy chất

lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án là khá tốt.

2.4. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

2.4.1. Tác động đến địa hình

Hoạt động khai thác quặng là hoạt động có tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường như: làm thay đổi bề mặt địa hình, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên hoang dã của khu vực.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 31Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 32: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

2.4.2. Tác động đến môi trường đất

+ Tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt.

Đây là nguồn gây ô nhiễm chính.

+ Các ảnh hưởng từ nước thải. Các chất ô nhiễm trong không khí theo nước

mưa cũng như các chất ô nhiễm trong nước thải ngấm vào đất làm thoái hoá và

biến chất đất trồng. Diễn ra chủ yếu trên diện tích dự án và xung quanh khu vực.

- Tác động của các chất gây ô nhiễm tới môi trường đất

+ Dầu mỡ và các chất lơ lửng có trong nguồn nước ô nhiễm bịt kín các mao

quản, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi ôxy, trao đổi chất trong đất và không khí.

Việc thiếu ô xy trên tầng đất thổ nhưỡng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống

các loài vi sinh vật và các loài côn trùng có ích sống trong đất. Các loài sinh vật

này có khả năng làm tơi xốp và cải tạo đất. Các tác động tiêu cực tới đời sống các

loài sinh vật này đã gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng đất trồng.

+ Các chất vô cơ trong đất đá thải, trong nước mưa chảy tràn làm cho đất trở

nên chai cứng, biến chất và thoái hoá.

+ Các chất hữu cơ tổng hợp là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất lâu dài do

tính chất khó phân huỷ của chúng.

Các loại chất thải nguy hại như cặn dầu, phế thải công nghiệp...có tính bền,

tính linh động và tích lũy đối với môi trường. Các chất này không chỉ tác động với

môi trường đất mà có thể theo dòng chảy xâm nhập vào nguồn nước ngầm, nước

mặt, tích lũy qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Các phế thải

công nghiệp chủ yếu chứa PCBs có tính chất bền với nhiệt độ, ánh sáng và các quá

trình phân hủy sinh học, hóa học. Chúng có khả năng dễ bay hơi, phát tán đi xa,

phá vỡ các tuyến nội tiết trong cơ thể sinh vật, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và

hệ miễn dịch. Gây rối loạn hệ thần kinh và là tác nhân gây ung thư. Khi PCBs xâm

nhập vào nguồn nước, do tính không tan, tỷ trọng lớn và kị nước nó sẽ tích tụ trong

bùn lắng của sông và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.

2.4.3. Tác động đến môi trường nước mặt và nước dưới đất

Trong quá trình khai thác quặng nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là nước mưa chảy tràn, tuy nhiên trong thành phần quặng không có các khoáng vật chứa sunfua và rất hiếm gặp các thành phần kim loại nặng nên không có khả

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 32Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 33: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

năng tạo dòng chảy axit và nước mưa được thu gom vào hệ thống cống rãnh trước khi chảy ra môi trường bên ngoài.

2.4.4. Tác động đến môi trường sinh thái

* Hệ sinh thái dưới nước

Nguồn gây tác động trực tiếp đến môi trường nước khu vực dự án là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn.

Lượng chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn ngấm qua các tầng đất vào mạch nước ngầm. Như vậy, sự ô nhiễm nguồn nước mặt là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nhất là những khu vực gần nguồn tiếp nhận nước thải.

Nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn nếu không được xử lý tốt có khả năng làm thay đổi tính chất hoá lý của nguồn nước mặt tiếp nhận do các nguyên nhân sau: Đất đá, bụi kéo theo nước mưa chảy tràn và cặn có trong nước thải sản xuất làm tăng hàm lượng cặn và độ đục của nước; Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng như N, P gây phú dưỡng nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống các loài thuỷ sinh; Dầu mỡ trong nước thải sản xuất có khả năng loang thành màng mỏng che phủ mặt thoáng của nước gây cản trở sự trao đổi ôxy của nước, cản trở quá trình quang hợp của các loài thực vật trong nước, giảm khả năng thoát khí cacbonic và các khí độc khác ra khỏi nước dẫn đến là chết các sinh vật ở vùng bị ô nhiễm và làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước… ; Nước thải có hàm lượng TSS cao còn là nguyên nhân gây bồi lấp nguồn tiếp nhận.

Nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm gây ra những tác động tiêu cực cho nhu cầu sử dụng các nguồn nước này (cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt,...). Sự ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm cũng là nguyên nhân gây ra các tác động tiêu cực khác: suy thoái đất, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, đời sống kinh tế xã hội khu vực xã bản Nhuần, huyện Chợ Mới.

* Hệ sinh thái cạn

Trong khu vực mỏ thảm thực vật tự nhiên của vùng núi và các loại cây ăn quả, tre, mai, các loại cây bụi …. Hoạt động khai thác quặng sẽ sử dụng một diện tích đất lớn và việc sử dụng đất này làm mất đi thảm thực vật tự nhiên của khu vực. Không những thế, các chất thải của quá trình khai thác như bụi, khí thải, chất thải

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 33Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 34: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

rắn cũng có ảnh hưởng nhất định tới hệ thực vật khu vực xung quanh do khả năng lan truyền trong môi trường. Bụi là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm. Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng.

Đối với các loài động vật, nhất là động vật hoang dã rất nhạy cảm với sự biến đổi môi trường. Hầu như các chất ô nhiễm môi trường đều có tác động rất xấu đến động vật. Chất thải rắn và khí độc hại làm ảnh hưởng tới sự sinh sản của các loài động vật. Tiếng ồn và chấn động khi nổ mìn làm động vật hoảng sợ dẫn đến sự di cư hàng loạt các loài động vật.

Như vậy, hoạt động khai thác mỏ đã làm mất đi các thảm thực vật trên cạn và ảnh hưởng đến các loài động vật hệ quả là làm suy thoái đa dạng sinh học. Tuy nhiên, với đặc trưng hệ sinh thái cạn cũng như hệ sinh thái nước khu vực dự án tương đối nghèo nàn, không có loài động vật hoang dã đặc hữu nên các tác động tiêu cực của quá trình triển khai thực hiện dự án mở rộng khai thác tới tài nguyên sinh vật là không đáng kể.

2.4.5. Tác động liên quan đến chất thải

2.4.5.1. Trong quá trình khai thác

2.4.5.1.1. Tác động đến môi trường không khí

a. Nguồn phát sinh

- Bụi trong quá trình nổ mìn và bốc xúc

- Bụi do phương tiện vận tải gây ra.

- Trong quá trình khoan nổ, do máy nén khí hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn khá

lớn. Ngoài ra còn tiếng ồn của các phương tiện tham gia vào quá trình sản xuất.

Ngoài ra, quá trình sản xuất còn gián tiếp phát sinh ra khí thải, bụi (do các

hoạt động của các phương tiện, thiết bị khai thác).

b. Thành phần

Thành phần khí thải chủ yếu là bụi, CO2 và các hợp chất cháy. Khí độc hại

phát sinh do các phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị sử dụng nhiên liệu

xăng, dầu Diezel của động cơ đốt trong của các xe tải chở nguyên vật liệu như CO,

CO2, SO2, NOx…

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 34Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 35: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

* Về bụi: Để ước tính lượng bụi sinh ra trong quá trình khai thác khoáng

sản, dựa vào hệ số thải lượng bụi sinh ra do các công đoạn theo WHO là:

- 0,17 kg bụi/tấn quặng trong công đoạn bốc xúc, vận chuyển.

- 0,134kg bụi/tấn đất đá thải trong công đoạn vận chuyển và khai thác.

Dự án khai thác mỏ photphorit hàng năm khai thác 4000 tấn quặng nguyên và

621 m3 đất đá thải tương đương với 1.671 tấn/năm.

Bảng 2.6. Lượng bụi sinh ra do hoạt động khai thác quặng

Nguồn

Khối lượng

(tấn/năm)

Hệ số

(kg/tấn)

Tải lượng bụi (kg/năm)

Bốc xúc vận chuyển quặng

4.000 0,17 680

Bốc xúc vận chuyển đất đá thải

1.671 0,134 223,914

Tổng lượng bụi 903,914

* Khí thải do quá trình bốc xúc:

Tải lượng khí thải do đốt cháy nhiên liệu từ các máy móc san gạt, bốc xúc... có

thể tính toán dựa trên cơ sở lượng nhiên liệu sử dụng, dùng phương pháp đánh giá

nhanh dựa trên hệ số ô nhiễm khi đốt cháy các loại nhiên liệu. Tải lượng ô nhiễm

được xác định dựa theo công thức:

Q = B x K (kg/năm)

Trong đó:

- Q: Tải lượng ô nhiễm (kg/năm)

- B: Lượng nhiên liệu sử dụng (tấn/năm)

- K: Hệ số ô nhiễm

Theo WHO, hệ số ô nhiễm (K) khi đốt cháy một tấn dầu từ các phương tiện bốc

xúc, san gạt sẽ đưa vào môi trường 4,3 kg bụi than, 20S kg SO2 (S là % lưu huỳnh

trong dầu, với dầu diezel S= 0,5%), 50 kg NOx, 20 kg CO.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 35Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 36: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Lượng dầu diezel sử dụng trong quá trình khai thác và chế biến là 120 tấn/năm.

Dựa vào công thức trên, tải lượng khí thải phát sinh trong quá trình bốc xúc, san gạt

được tính tại bảng sau:

Bảng 2.7. Ước tính tải lượng khí thải sinh ra do đốt cháy nhiên liệu

TT Khí thảiHệ số ô nhiễm do đốt

cháy nhiên liệu (kg/tấn)Tải lượng ô nhiễm do đốt cháy

nhiên liệu (kg/năm)1 SO2 20s 1.2002 NOx 55 6.6003 CO 20 2.4004 Bụi 4,3 516

Bảng 2.8. Lượng phát thải tính trên đơn vị diện tích và thời gian

TT Khí thải Lượng thải (mg/m2.s)1 SO2 0,7 x 10-3

2 NOx 3,89 x 10-3

3 CO 1,41 x 10-3

4 Bụi 0,38 x 10-3

2.4.5.1.2. Tác động đến môi trường nước

a. Nước mưa chảy tràn

- Nguồn phát sinh: Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án.

- Lưu lượng - Thành phần - Tải lượng chất ô nhiễm

+ Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực dự án được xác định theo

công thức thực nghiệm sau:

Q = 2,78 x 10-7 x x F x h (m3/s)

(Nguồn: PGS.TS. Trần Đức Hạ - Giáo trình quản lý môi trường nước, Nxb

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2006)

Trong đó:

2,78 x 10-7 hệ số quy đổi đơn vị

F: Diện tích thu nước tính toán. F = 4,52 ha

h: Cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán mm/h (h = 100mm/h)

: Hệ số dòng chảy (đối với mặt đất lấy = 0,3)

Thay số vào ta có Q = 0,376 m3/s

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 36Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 37: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu

hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Thành phần các

chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn sản xuất ở khu vực mỏ chủ

yếu là đất, đá, rác, dầu mỡ,...

Theo Trần Đức Hạ, Quản lý môi trường nước, NXB khoa học kỹ thuật,

2006, lượng chất bẩn (chất không hòa tan) tích tụ lại trong khu vực được xác

định như sau:

M = Mmax (1-e –kzt) x F (kg)

Trong đó:

Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ max tại khu vực mỏ (Mmax = 250kg/ha)

Kz: Hệ số động học tích lũy chất bẩn, (Kz = 0,4/ngày);

t: Thời gian tích lũy chất bẩn, 15 ngày;

F: Diện tích khu vực mỏ, F= 4,52 ha.

Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực thi công là

1.127 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới

nguồn thủy vực tiếp nhận.

b. Nước thải sinh hoạt

* Nguồn phát sinh: - Từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trong mỏ

* Lưu lượng: Lưu lượng nước thải sinh hoạt tính toán dựa trên nhu cầu cấp nước

sinh hoạt, với số lượng lao động trong dự án 52 người, nhu cầu cấp nước bình quân

100 lít/người/ngày. Tổng lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày là 5,2 m3.

* Thành phần và tải lượng: Nước thải sinh hoạt của khu vực mỏ chủ yếu chứa chất

cặn bã, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ và các vi sinh vật.

Thành phần, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

(chưa xử lý) được thể hiện tại bảng 2.9.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 37Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 38: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Bảng 2.9. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô

nhiễm

Khối lượng

(g/người/ngà

y)

Tải lượng

(kg/ngày)

Nồng độ

(mg/l)

TCVN

6772:2000

(mg/l, mức

III)

QCVN

14-2008

(mg/l, mức B)

BOD 45 - 54 2,34 – 2,80 450 - 540 40 50

COD 72 - 102 3,74 – 5,30 720 - 1020 100 -

SS 70 - 145 3,64 – 7,52 700 - 1450 60 100

∑N 6 - 12 0,31 – 0,62 60 -120 60 -

Amoni 2,4 - 4,8 0,125– 0,25 24 - 48 - 10

∑P 0,4 - 0,8 0,020-0,040 4 - 8 6 -

Colifom 106- 109 MPN/100ml10.000MPN

/100ml

5000

MPN/100ml

2.4.5.1.3. Tác động đến môi trường đất

Trong quá trình dự án đi vào hoạt động thì chất thải rắn phát sinh chủ yếu là

chất thải rắn sinh hoạt.

* Nguồn phát sinh:

- Đất đá thải từ hoạt động khai thác

- Rác thải sinh hoạt của người lao động

- Chát thải nguy hại

* Tải lượng, thành phần:

- Tổng lượng đất đá thải trong quá trình sản xuất là 3.228 m3, đất đá thải trung

bình 1 năm khoảng 621 m3. Lượng đất đá này bóc từ quá trình khai thác nổ mìn.

Thành phần chất thải rắn sản xuất trong khai thác là đá vây quanh thân quặng do đó

sẽ bị nhiễm một phần rất nhỏ các thành phần khoáng vật của quặng photphorit, tuy

nhiên hàm lượng này rất nhỏ.

- Chất thải rắn sinh hoạt của dự án khoảng 25 - 30 kg/ngày (tính trung bình

cho 52 người), chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân huỷ. Chất thải rắn sinh hoạt ít

có khả năng gây các sự cố về môi trường, tuy nhiên nếu không được thu gom, chôn

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 38Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 39: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

lấp hợp vệ sinh thì đây là môi trường thuận lợi cho các loại côn trùng có hại sinh

sôi và phát triển, tạo điều kiện cho việc phát tán, lây lan bệnh dịch.

- Chất thải nguy hại:

Hoạt động của dự án làm phát sinh chất thải nguy hại sau:

+ Dầu mỡ bôi trơn máy móc trung bình khoảng 5 kg/tháng.

+ Dầu thải với lượng khoảng 5lít/tháng.

+ Các loại giẻ lau chùi dính mỡ, can dầu đựng mỡ loại ra trung bình khoảng 2 kg/tháng.

- Một số thiết bị điện hư hỏng như: Bóng đèn huỳnh quang, công tắc điện, cầu chì...khoảng 1,0 kg/tháng.

Lượng chất thải này tuy không lớn nhưng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ nếu không sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực.

2.4.5.2. Trong quá trình cải tạo phục hồi môi trường

Quá trình cải tạo phục hồi môi trường mỏ quặng Phôtphorit Bản Nhuần diễn ra

trong thời gian ngắn. Các tác động đến môi trường trong giai đoạn này chủ yếu là

tác động đến môi trường không khí, các tác động đến môi trường nước và môi

trường đất là không đáng kể.

2.4.6. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội+ Sức khoẻ cộng đồng- Các nguồn gây ô nhiễm có hoặc không liên quan đến chất thải đều có khả

năng gây tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng. Trong trường hợp phơi nhiễm, các tác động của mỏ sẽ gây ra các hậu quả như sau:

- Bụi và khí độc hại có khả năng gây các bệnh về đường hô hấp như bụi phổi, viêm phổi, viêm phế quản, khí quản...

- Các chất ô nhiễm và vi sinh vật gây bệnh trong nguồn nước có thể gây ngộ độc, các bệnh về mắt hoặc đường ruột...

- Tiếng ồn do khoan nổ mìn và hoạt động của các máy móc (nén khí, quạt gió, sàng rung..) gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như gây nên các bệnh mãn tính như giảm thính lực, đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh...

+ Tác động tới đời sống kinh tế - xã hội

Tác động tiêu cực

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 39Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 40: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

- Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt bình thường của các hộ dân sống quanh khu vực dự án và hai bên tuyến đường giao thông.

- Gia tăng tệ nạn xã hội và các bệnh xã hội khác- Các hoạt động của dự án làm gia tăng mật độ giao thông trong khu vực ảnh

hưởng đến chất lượng và tuổi thọ hệ thống đường xá, cầu cống.

- Mất an ninh trật tự khu vực, gây mâu thuẫn giữa người dân đang cư trú và những người mới đến.

Tác động tích cực

- Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho công nhân lao động;

- Kích thích các hoạt động kinh tế địa phương: dự án đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia, tăng nguồn thuế trung ương và địa phương, tạo điều kiện tăng đầu tư nội địa (cải thiện các dịch vụ xã hội, đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng);

- Phát huy các tiềm năng về tài nguyên khoáng sản của địa phương;- Tạo sản phẩm cho xã hội cũng như tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư.

2.4.7. Rủi ro, sự cố

- Quá trình nổ mìn tạo ra độ rung lớn trong khu vực có bán kính từ 500 đến

1.000 m cách điểm đặt mìn. Độ rung và chấn động lớn sẽ gây ảnh hưởng tới các

công trình xây dựng hoặc nhà ở của nhân dân trong khu vực. Mỏ cần nghiên cứu

biện pháp chống rung tối thiểu do nổ mìn, giảm ảnh hưởng đến công trình xây

dựng.

- Sạt lở đất đá: Quá trình khai thác đã phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên

ban đầu của khối đá, làm phát triển các bề mặt bờ mỏ hàng loạt các quá trình địa cơ

mỏ như phong hóa, nứt nẻ, bào mòn, dòng chảy mặt, chảy ngầm...dẫn đến phát

triển mạnh mẽ quá trình biến dạng ở các quy mô khác nhau.

- Sự cố sạt lở tầng khai thác: Do đặc trưng khai thác lộ thiên, khi khai thác

xuống sâu thì số lượng tầng công tác tăng lên và được mở rộng về các bờ công tác

có thể làm sạt lở tầng khai thác. Nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do hoạt động khoan

nổ mìn gây chấn động, phá hủy kết cấu bền vững của đất đá, do mưa lớn hoặc do

đất đá khu vực khai thác không ổn định. Vì vậy, trước mùa mưa cần tổ chức san lấp

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 40Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 41: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

đầm chặt những chỗ nứt nẻ lún sụt, khơi thông rãnh định hướng dòng chảy và thoát

nước tốt cho mỏ.

- Thay đổi mực nước mặt và nước ngầm: Do lượng nước thải của mỏ ít, quá

trình hoạt động khai có thế làm hạ thấp mực nước ngầm từ đó làm thay đổi mực

nước ngầm.

- Tai nạn lao động trong quá trình khai thác mỏ.

- Sự cố do sét đánh, chập cháy nổ và tai nạn về điện.

2.4.8. Hiện trạng sau khai thác Mỏ

a. Địa hình

Khai thác quặng là hoạt động có tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng

tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó không những ảnh hưởng tới hệ thống nước

ngầm khu vực mà còn làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường như: làm thay đổi

bề mặt địa hình, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên hoang dã của khu vực.

b. Môi trường nước

Theo kết quả phân tích chất lượng quặng khu vực Mỏ không có các khoáng vật

chứa sunfua và rất hiếm gặp các thành phần kim loại nặng nên về cơ bản không thể

gây ô nhiễm sunfua cũng như kim loại nặng trong nước mặt cũng như nước ngầm.

c. Môi trường không khí

Chất gây ô nhiễm không khí tại các khu vực chủ yếu là bụi, khí thải và tiếng

ồn sinh ra trong quá trình nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển…lên các phương tiện

chuyên chở.

Tại giai đoạn sau khai thác mỏ không còn tác động này

d. Môi trường đất

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất gồm: đất đá thải, phế thải công

nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt….Ngoài ra, môi trường đất còn chịu tác động do các

chất ô nhiễm trong không khí và nước thải.

e. Chất lượng cuộc sống của con người

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 41Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 42: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Trong quá trình khai thác, tất cả các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt

động đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến dân cư trong vùng, chủ

yếu là do sự ô nhiễm môi trường không khí.Tại giai đoạn sau khai thác mỏ không

còn tác động này.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 42Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 43: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

CHƯƠNG III

CÁC NỘI DUNG CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

3.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Căn cứ vào điều kiện thực tế của hoạt động khai thác photphorit, ảnh hưởng

của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu

tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường khu vực mỏ

photphorit, Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô đã phối hợp cùng với Công ty cổ

phần công nghệ môi trường Hiếu Anh đưa ra 02 phương án cải tạo phục hồi môi

trường mỏ photphorit Bản Nhuần như sau:

* Phương án 1:

- San lấp tạo mặt bằng để trồng cây.

- Tháo dỡ các hạng mục công trình phụ trợ

- Trồng cây trên các diện tích đã tiến hành san gạt

- Đánh giá: Phương án cải tạo này mang lợi ích lớn đối với môi trường khu

vực sau khi kết thúc khai thác. Toàn bộ diện tích khai thác đều được phủ xanh. Tuy

nhiên phương án này đòi hỏi chi phí cải tạo lớn.

- Tính toán chỉ số phục hồi đất

Chỉ số phục hồi đất được xác định theo biểu thức sau:

Ip = (Gm – Gp)/Gc

Trong đó:

Gm: Giá trị đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá trị trường tại thời điểm

tính toán;

Gp: Tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng;

Gc: Giá trị nguyên thủy của đất đai trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán

(Theo đơn giá Nhà nước);

Căn cứ vào Bảng giá đất năm 2011 ban hành kèm theo Quyết định số

2800/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 tỉnh Bắc Kạn quy định về giá đất trên địa

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 43Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 44: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

bàn tỉnh, áp dụng mức giá đất hiện tại khu vực xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh

Bắc Kạn là 250.000 đ/m2.

Gc = 250.000 x 25.000 = 6.300.000.000 VNĐ

Gp: 49.181.851 VNĐ

Dự báo giá đất sau phục hồi tăng lên 1,5 lần khi đó ta có:

Gm = 6.300.000.000 x 1,5 = 9.450.000.000VNĐ

Suy ra Ip = 1,49

Phương án 2:

- San lấp tạo mặt bằng để trồng cây.

- Tháo dỡ các hạng mục công trình phụ trợ

- Mô tả khái quát: Điểm khác biệt của phương án 2 so với phương án 1 là sau

khi kết thúc khai thác chỉ tiến hành san gạt không tiến hành đổ đất màu và trồng

cây tại khu vực .

- Đánh giá: Với phương án này sau khi kết thúc giai đoạn cải tạo phục hồi

môi trường thì khu vực khai thác không được phủ xanh. Tuy nhiên phương án này

giảm chi phí cải tạo phục hồi cho chủ đầu tư so với phương án 1.

- Tính toán chỉ số phục hồi đất

Gc = 250.000 x 25.000 = 6.300.000.000 VNĐ

Gp: 39.181.851 VNĐ (dự đoán)

Dự báo giá đất sau phục hồi tăng lên 1,2 lần khi đó ta có:

Gm = 6.300.000.000 x 1,2 = 7560000000 VNĐ

Suy ra Ip = 1,19

- Phương án lựa chọn: Trên cơ sở phân tích và đánh giá hai phương án đưa

ra và dựa vào chỉ số phục hồi đất thì phương án được chọn trong giai đoạn hoàn

thổ môi trường là phương án 1.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 44Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 45: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

3.2. NỘI DUNG CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

3.2.1. San lấp, tạo mặt bằng để trồng cây

Mỏ photphorit Bản Nhuần có diện tích đất sử dụng 4,52 ha. Diện tích này

được chia làm 4 khu vực: Khu khai trường, khu chế biến, khu điều hành và khu kho

mìn. Sau khi kết thúc khai thác, tiến hành san gạt tạo mặt bằng trên toàn bộ diện

tích đất sử dụng.

Các thông số của hệ thống khai thác

Các yếu tố của hệ thống khai thác phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện địa chất

mỏ và thiết bị xúc bốc, vận tải. Một số yếu tố chủ yếu được xác định như sau:

* Chiều cao tầng khai thác: (Ht)

Chiều cao tầng khai thác được lựa chọn sao cho phù hợp với công nghệ khai

thác, thiết bị khoan, công suất khai thác, chọn chiều cao tầng khai thác H t = 6m.

Khi khai thác sẽ chia tầng thành 3 phân tầng với mỗi phân tầng là Hpt = 2m.

* Chiều cao tầng kết thúc khai thác: (Hk)

Chiều cao tầng kết thúc khai thác được lựa chọn phù hợp với tính chất cơ lý

của đất đá mỏ nhằm đảm bảo độ ổn định bờ mỏ, trong quá trình khai thác đến bờ

dừng thì cho phép tạo bờ dừng 5 phân tầng chập làm 1 tầng, có nghĩa là chiều cao

tầng kết thúc là Hk = 9 ÷ 10m.(sơ đồ kết thúc khai thác).

* Góc nghiêng sườn tầng: (α)

Do đất đá có độ cứng lớn, cường độ nén khá lớn do đó khi khai thác phải nổ

mìn. Để đảm bảo ổn định sườn tầng an toàn cho người và thiết bị khai thác, lấy góc

nghiêng sườn tầng: α = 700 (góc nghiêng sườn tầng đảm bảo tuyệt đối an toàn).

* Chiều rộng mặt tầng: (B)

Chiều rộng mặt tầng công tác phải đảm bảo an toàn cho người lao động và

thiết bị làm việc trên tầng. làm việc trên tầng chủ yếu là khoan nổ mìn và dọn sạch

quặng lưu. Chiều rộng mặt tầng phải đủ cho việc đi lại và làm việc thủ công, chọn

mặt tầng công tác Bct = 4m.

* Chiều dài tuyến công tác: (L)

Chiều dài tuyến công tác trên tầng là khu vực chuẩn bị khai thác nhằm đảm

bảo công suất mỏ theo thiết kế, đảm bảo bố trí các khu vực công tác trên tầng. Để

đảm bảo công suất mỏ, an toàn lao động trong quá trình khai thác ta bố trí lệch pha

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 45Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 46: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

giữa các khâu khoan nổ, cậy gỡ trên cao và đập bốc, pha bổ và nổ mìn lần 2 giữa

chân núi. Đối với việc khai thác tại mỏ photphorit Bản Nhuần chiều dài, chiều rộng

khai trường nhỏ, do đó chiều dài tuyến công tác được tính bằng chiều dài của các

tầng công tác sao cho việc khai thác đảm bảo công suất mỏ.

* Chiều rộng mặt tầng kết thúc:

Để đảm bảo ổn định bờ mỏ ta chọn chiều rộng mặt tầng kết thúc Bkt = 2m.

* Chiều rộng đai bảo vệ: (bv)

Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị khi làm việc trên tầng khai

thác. Chọn chiều rộng đai bảo vệ bv = 1,5m.

* Dây chuyền thiết bị khai thác:

Phù hợp với công nghệ khai thác, dây chuyền thiết bị khai thác của mỏ chủ

yếu là búa khoan con để khoan nổ mìn lần I, II, phá bổ đá, xúc bốc bằng thủ công

lên ô tô có trọng tải 5 tấn.

Bảng 3.1.Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác

STT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Số lượng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Chiều cao tầng

Góc nghiêng sườn tầng

Chiều rộng mặt tầng công tác

Chiều rộng mặt tầng kết thúc

Chiều dài toàn bộ khai trường

Chiều rộng đai bảo vệ

Chiều cao phân tầng khai thác

Góc nghiêng sườn tầng kết thúc

Chiều cao tầng kết thúc khai thác

Chiều rộng toàn bộ khai trường

Ht

α

Bct

Bkt

bv

Hpt

αkt

m

độ

m

m

m

m

m

độ

m

m

6

700

4

2

450

1,5

2

600

9 ÷ 10

150

Tại khu khai trường, hố mỏ sau khai thác tạo thành gồm có hai phần: Phần đáy

mỏ bằng phẳng nằm ở độ cao hơn địa hình xung quanh. Phần còn lại là mặt dốc tạo

nên bởi bờ kết thúc của mỏ và chính là sườn núi.

Vì trữ lượng mỏ không lớn, thời gian khai thác ngắn nên thực tế thì mặt bằng

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 46Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 47: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

công tác không phải san gạt nhiều (chỉ tiến hành san gạt tại phần hố mỏ, khu chế

biến, khu nhà điều hành và khu kho mìn, phần bờ kết thúc không phải san gạt).

- Diện tích cần san gạt mặt bằng là:

+ Diện tích khu khai thác phải san gạt là: 8.520 m2

+ Diện tích khu chế biến là: 6.920 m2

+ Diện tích khu nhà điều hành phải san gạt là: 2.800 m2

+ Diện tích khu kho mìn phải san gạt là: 150m2.

Tổng diện tích phải san gạt là: 18.390 m2.

3.2.2. Tháo dỡ các công trình phục vụ khai thác

Sau khi khai thác, chủ dự án tiến hành tháo dỡ các công trình, các thiết bị máy

móc tại khu chế biến, khu nhà điều hành và khu kho mìn, phục vụ khai thác và chế

biến photphorit, trả lại mặt bằng và trồng cây xanh. Những hạng mục công trình

phải tháo dỡ bao gồm:

Bảng 3.2. Các công trình phục vụ khai thác phải tháo dỡ

TT Tên công trình Đơn vị tính Khối lượng

1 Nhà chỉ huy m2 75

2 Nhà ở CBCNV m2 240

3 Nhà ăn m2 70

4 Nhà tắm - giếng nước m2 30,00

5 Nhà vệ sinh m2 14

6 Kho mìn m2 15

7 Đường ô tô nội bộ m 50

8 Bun ke thép - máy nghiền cái 1

9 Tổng chiều dài cầu băng m 100

10 Bể nước m3 10

11 Trạm biến áp cái 1

12 Hàng rào dây thép gai m 290

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 47Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 48: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

3.2.3. Trồng cây xanh

Sau khi tiến hành san gạt tạo mặt bằng trên toàn bộ diện tích khu vực mỏ. Chủ

dự án sẽ tiến hành trồng cây trên phần diện tích có thể trồng cây để tạo cảnh quan

cho khu vực mỏ. Diện tích trồng cây xanh là 18.390 m2

Nguồn cây được lấy từ tỉnh Thái Nguyên

- Loại cây được lựa chọn để trồng là cây keo lá tràm

+ Mật độ trồng cây: 1.660 cây/ha (0,17 cây/m2)

+ Bố trí trồng cây: Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 2m, riêng ở khu vực

giáp ranh với đất màu của dân địa phương trồng cây cách ranh giới tối thiểu là 4m

để không ảnh hưởng đến đất của dân khi cây lớn.

- Kỹ thuật đào hố, bón phân và lấp hố.

+ Quy cách hố: 40x40x40cm; hố bố trí so le hình nanh sấu giữa các hàng.

Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng từ 1 - 2 tháng.

+ Kỹ thuật bón phân và lấp hố: Lấp hố bằng đất tốt khi cuốc lên để riêng và

đất xung quanh cùng với cỏ rác, thảm khô mục lấp phần đáy hố. Phân bón lót

N:P:K = 5:10:3 trộn đều với phân vi sinh hữu cơ theo tỷ lệ 1:1. Mỗi cây bón 60,5g.

Vun đất theo hình mui rùa.

- Kỹ thuật trồng cây và tra dặm cây chết.

+ Kỹ thuật trồng cây:

Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Tránh trồng vào

những lúc trưa nóng hoặc có gió mùa Đông bắc. Khi trồng nhất thiết phải rạch vỏ

bầu. Dùng dao lam hay kéo sắc rạch bầu, tránh hư hại bầu. Dùng cuốc hoặc xẻng

bới 1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây trồng. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang

mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín. Có thể dùng tay hoặc chân dẫm chặt xung

quang gốc cây, tránh nhẵm vào bầu làm vỡ bầu.

+ Tra dặm cây chết: Sau khi trồng 30 - 45 ngày, tiến hành kiểm tra lại toàn

bộ khu vực trồng cây, những cây bị chết sẽ trồng dặm lại. Kỹ thuật trồng dặm được

thực hiện như việc trồng cây ở trên.

- Chăm sóc và bảo vệ cây: Thực hiện chăm sóc cây trong 3 năm đầu.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 48Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 49: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

* Năm thứ nhất: 02 lần với cây trồng vụ xuân và 01 lần với cây trồng vụ thu;

- Lần 1 ngay sau khi trồng rừng 1 - 2 tháng

- Lần 2 cách lần chăm sóc thứ nhất 8 - 9 tháng

Trồng dặm những cây chết; phát dọn dây leo, cây bụi cỏ dại trong rạch trồng

cây; xới đất xung quanh hố với đường kính rộng 40 - 50cm. Trường hợp không tiến

hành bón thúc trước khi trồng cây vì lí do nào đó thì tiến hành bón phân vào thời

điểm xới đất, vun gốc lần chăm sóc đầu tiên. Liều lượng như quy định trên và bón

cách gốc 5 - 10cm.

* Năm thứ 2: 02 lần vào các thời điểm đầu và cuối mùa mưa; phát dọn dây

leo, cỏ dại, cây bụi trong rạch trồng cây; trồng dặm những cây chết; xới đất xung

quanh gốc đường kính rộng 50cm, sâu 3 - 4cm, vun gốc kết hợp bón thúc vào lần

chăm sóc đầu.

Bón phân N:P:K=5:10:3 kết hợp trộn đều với phân vi sinh hữu cơ tỷ lệ 1:1.

Liều Lượng phân bón: 100g/cây.

* Năm thứ 3: 02 lần vào các thời điểm đầu và cuối mùa mưa; phát dọn dây

leo, cỏ dại, cây bụi trong rạch trồng cây; trồng dặm những cây chết. Xới đất xung

quanh gốc cây với đường kính rộng 60cm, sâu 3 - 4cm, vun gốc.

Bảng 3.3: Định mức thực hiện trồng cây

TT 

Hạng mục 

Đơn vị tính

 

đơn giá (đồng)

 

Định mức

Đơn vị   Đơn vị  

1 Mua cây giống Cây 671 cây/ha 1660 cây/m2 0,17

2 Đào hố công 129201 hố/công 42 đồng/hố 30763 Phân bón kg 6000 g/hố 60,5 đồng/hố 3634 Lấp hố công 129201 hố/công 163 đồng/hố 793

5Chăm sóc cây năm thứ nhất công 129201 m2/công 631 đồng/m2 205

6Chăm sóc cây năm thứ hai công 129201 m2/công 952 đồng/m2 136

7Chăm sóc cây năm thứ ba công 129201 m2/công 768 đồng/m2 168

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 49Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 50: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Bảng 3.4: Đơn giá ngày công của công nhân trồng và chăm sóc rừng

STTLương cơ bản và các khoản phụ cấp

Lao động - Nhóm công nhân lâm nghiệpGieo trồng, xới vun và chăm sóc nhóm I

1Hệ số lương theo Nghị định 205/2004/N Đ-CP

2,56

2 Lương tối thiểu 810.000

3 Lương tháng tối thiểu 2.073.600

4Phụ cấp theo lương tối thiểu+ Phụ cấp lưu thông (20%)

414.720

5Phụ cấp tính theo lương cơ bản+ Phụ cấp không ổn định (10%)

207.360

+Lương phụ (lễ, tết ...) (12%) 248.8326 Phụ cấp khu vực (30%) 414.7207 Cộng lương tháng 3.359.2328 Số ngày công/tháng 269 Đơn giá một ngày công (đồng/công) 129.201

3.2.4. Thiết bị, máy móc phục vụ công tác cải tạo, phục hồi

Bảng 3.5: Danh mục các thiết bị máy móc

TT Thiết bị Số lượng Công suất

1 Máy gạt 01 130CV

2 Máy xúc 01 85,1kW

3 Ô tô tự đổ 01 5T

Các máy móc, thiết bị sử dụng đều do công ty tự trang bị

3.2.5. Tiến độ thực hiện từng hạng mục công việc và thời gian hoàn thành

Toàn bộ các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường chủ đầu tư sẽ bố trí máy

móc, phương tiện vận tải và thi công đang làm việc tại Mỏ thực hiện.

Thời gian hoàn thành cải tạo, phục hồi cảnh quan môi trường sau khai thác

Mỏ photphorit Bản Nhuần dự kiến là 06 tháng, được tiến hành như sau:

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 50Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 51: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Bảng 3.6: Tiến độ thực hiện chi tiết như sau

TT Tên công việc Thời gian thực hiện

1 San lấp tạo mặt bằng để trồng cây 2

2 Tháo dỡ các công trình phụ trợ 1

3 Trồng cây xanh 3

3.2.6. Một số biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình cải tạo phục hồi

môi trường

3.2.6.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường

a, các giải pháp chung

- Trong quá trình hoàn phục lựa chọn vị trí, tính toán xem xét trên mọi góc độ

đảm bảo khối lượng đào đắp, san gạt là ít nhất, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tới

khu dân cư, thảm thực vật xung quanh.

- Lập kế hoạch cải tạo và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa

các giai đoạn thi công, hạn chế sự di chuyển thiết bị, cản trở lẫn nhau trong quá

trình thực hiện.

- Trước khi thi công phải kiểm tra thiết bi, xác định vị trí và biện pháp thi công

đảm bảo an toàn mới cho thiết bị vào thi công, đối với lao động thủ công phải

kiểm tra các công cụ, dụng cụ đảm bảo an toàn mới được thi công. Phải phối hợp

và liên hệ với những người làm việc và đi lại nơi nguy hiểm xảy ra như đá lăn, đá

rơi hoặc sạt lở đất.

b, Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Để bảo vệ các công nhân thi công khỏi tác động tiếng ồn có thể sử dụng các

dụng cụ chống ồn cá nhân như nút tai và bao tai.

- Các ô tô chuyên chở nguyên vật liệu phải thực hiện đúng các quy định giao

thông chung: có bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá, nguyên vật liệu để hạn chế

tối đa sự phát thải bụi ra môi trường.

- Triển khai công tác giảm thiểu bụi bằng các biện phát đơn giản như tưới

nước thường xuyên cho các tuyến đường vận tải chính của dự án. Giải pháp này

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 51Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 52: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

không xử lý hoàn toàn các loại bụi, song hạn chế tối đa sự phát tán của chúng. Tần

suất tưới nước để đạt hiệu quả cao là 4lần/ ngày trong mùa khô.

- Đối với các hoạt động vận chuyển và thi công gây ra những tác động môi

trường lớn ( bụi, ồn) không hoạt động vào các giờ cao điểm về mật độ giao thông

và giờ nghỉ ngơi của nhân dân khu vực (từ 11h đến 1h trưa và ban đêm từ 18h đến

6h sáng )

- Có biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết bị máy móc kịp thời và bảo dưỡng

định kỳ để giảm thiểu ô nhiễm về khí thải, đồ ồn phát sinh từ các thiết bị, máy móc.

c, Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

- Các phương tiện hoạt động thi công khi đến hạn bảo dưỡng hoặc thay dầu

được đưa tới các gara chuyên nghiệp để xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.

Không thực hiện thay dầu, sửa chữa tại khu vực để hạn chế tới mức thấp nhất sự rơi

vãi các loại dầu máy có chứa thành phần độc hại ra môi trường.

- Quá trình cải tạo phải được thực hiện nhanh gọn, không để rác thải, phế liệu

tràn lan.

d, Các biện pháp giảm thiểu đối với chất thải rắn

- Các phế liệu trong quá trình tháo dỡ phải được thu gom và vị trí quy định, có

thể tận dụng cho đầm, nén, san nền.

- Không xả rác thải sinh hoạt và vứt rác bừa bãi trên công trường.

- Tuyên truyền giao dục, nâng cao ý thức công nhân về bảo vệ môi trường

trong quá trình thực hiện cải tạo.

3.6.2.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố

Để hạn chế những sự cố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cải tạo phục hồi

môi trường như: Tai nạn lao động, sụt lún, trượt lở đất đá…cần thực hiện các biện

pháp sau:

- Cấp phát đầy đủ, kịp thời các trang bị bảo hiểm cần thiết cho công nhân,

mua bảo hiểm lao động cho công nhân.

- Có cán bộ dõi kiểm tra thường xuyên về thực hiện an toàn lao động để phản

ánh kịp thời những hiện tượng không đảm bảo an toàn lao động và có những biện

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 52Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 53: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

pháp xử lý kịp thời.

- Khi có tai nạn xảy ra phải kịp thời tổ chức cấp cứu người bị nạn, giữ

nguyên hiện trường để điều tra và tìm biện pháp khắc phục.

- Để ngăn chặn sự cố trượt lở đất đá trong quá trình san gạt chủ dự án tuyệt

đối thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật vận chuyển san gạt theo đúng

quy định.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 53Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 54: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

CHƯƠNG IV

TÔ CHƯC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

4.1. Chương trình quản lý

Để phản ánh kịp thời tác động của chất thải tới môi trường khi tiến hành cải

tạo, phục hồi môi trường cũng như đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp hạn

chế và xử lý ô nhiễm cần thực hiện một số chương trình quản lý môi trường như

sau:

- Cử cán bộ hoặc thành lập một số bộ phận chuyên trách theo dõi các vấn đề

về môi trường để phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng

đến môi trường phát sinh trong quá trình cải tạo phục hồi.

Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức quản ly dự án cải tạo, phục hồi môi trường mỏ

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 54Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Phó giám đốc

Trưởng phòng kỹ thuật

Cán bộ quản lý môi trường

Quan trắc và giám sát các vấn đề về môi trường

Giám đốc

Page 55: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

- Thực hiện công tác kiểm tra, quan trắc thường xuyên các nguồn thải và chất

thải.

- Các công trình cải tạo, phục hồi sau khi hoàn thành sẽ được chủ dự án phối

hợp với các cơ quan có chức năng tổ chức giám định.

4.2. Chương trình giám sát môi trường

Công ty Cổ phần khoáng sản Phú Đô sẽ kết hợp cùng với các cơ quan chuyên

môn về bảo vệ môi trường tiến hành giám sát định kỳ chất lượng môi trường, nhằm

mục đích kiểm soát, bảo vệ giám sát ô nhiễm môi trường, tình trạng môi trường sẽ

được thường xuyên theo dõi, số liệu sẽ được lưu trữ.

4.2.1. Giám sát chất thải

4.2.1.1. Môi trường không khí

Trong quá trình cải tạo, phục hồi nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không

khí, chủ yếu là bụi. Lượng bụi này phát sinh từ quá trình vận tải, san gạt, vì vậy cần

tiến hành giám sát môi trường không khí khu vực cải tạo, phục hồi.

- Các chỉ tiêu giám sát: Khí CO, SOx, NOx, Bụi, Ồn.

- Vị trí giám sát: Trung tâm khu vực mỏ, tuyến đường vận chuyển đi vào mỏ;

- Tần suất giám sát: 3 tháng /lần.

4.2.1.2. Nước thải và chất thải rắn

Do thời gian cải tạo phục hồi ngắn cộng thêm các công nhân tham gia cải

tạo, phục hồi đều là công nhân của Mỏ đã có chỗ ở ổn định nên trong quá trình thi

công không sinh hoạt tại công trường. Vì vậy, lượng nước thải và chất thải rắn sinh

hoạt phát sinh không đáng kể.

4.2.2. Giám sát môi trường

Hoạt động cải tạo phục hồi môi trường Mỏ photphorit Bản Nhuần sau khi kết

thúc khai thác chỉ diễn ra 6 tháng và có tác động đến môi trường không khí là chủ

yếu, vì vậy dự án cũng chỉ tiến hành giám sát môi trường xung quanh đối với môi

trường không khí.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 55Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 56: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Bảng 4.1. Chương trình giám sát môi trường

TT

Các

loại

mẫu

Số

mẫu

Tần suất

giám sátVị trí giám sát

Các chỉ tiêu

theo dõi

1 Khí 02 02 lần

-Khu vực đường liên xã

cách đường vào mỏ 100m

- Nhà dân gần nhất

Khí CO, SOx,

NOx, Bụi, Ồn.

4.2.3. Giám sát khác

- Trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường có thể gặp phải những sự cố

môi trường như: sụt, lở, lún đất,… do đó chủ dự án phải tiến hành các chương trình

giám sát môi trường đối với các sự cố này.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 56Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 57: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Chương V

DỰ TOÁN KINH PHÍ

5.1. Dự toán kinh phí cải tạo phục hồi môi trường

5.1.1. Căn cứ tính dự toán

Phần tính toán kinh phí thực hiện dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong

hoạt động khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới,

tỉnh Bắc Kạn được căn cứ theo các văn bản sau đây:

- Bộ đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh Bắc Kạn, banh hành kèm theo quyết định số

1719/2006/QĐ-UBND ngày 24/8/2006 của UBND tỉnh Bắc Kạn;

- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn về việc ban hành đinh mức kỹ thuật trồng cây, khoanh nuôi

xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

- Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý

đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định

hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà

nước;

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng

dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BCT-UBDT của

Bộ Nội vụ, Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban dân tộc

hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;

- Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng, ban hàn kèm theo

Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây

dựng;

- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 21/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc

công bố định mức, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ thông báo số 16/TB-SNN ngày 17/3/2010 của Sở Nông Nghiệp và

Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn v/v thông báo giá cây giống lâm nghiệp phục vụ

công tác trồng rừng năm 2010 thống nhất từ tỉnh đến các huyện thị.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 57Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 58: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Căn cứ phụ lục 2 ban hành kèm theo quyết định số 71/2008/QĐ-TTg thì tổng

dự toán cải tạo, phục hồi môi trường mỏ photphorit Bản Nhuần sẽ bằng các tổng

chi phí thực hiện các hạng mục sau:

+ Chi phí san gạt tạo mặt bằng sau khi kết thúc khai thác;

+ Chi phí tháo dỡ các hạng mục công trình phục vụ khai thác;

+ Chi phí trồng và chăm sóc cây xanh (03 năm);

+ Chi phí hành chính phục vụ công tác thực hiện dự án cải tạo, phục hồi;

+ Chi phí lập dự án;

5.1.2. Nội dung của dự toán

Số tiền dự toán được tính bằng tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường đối

với các hạng mục sau:

5.1.2.1. Chi phí san gạt tạo mặt bằng

San gạt khu vực mỏ, dự án sử dụng máy ủi 75cv đào san đất trong phạm vi <=

50m, chi tiết thể hiện trong bảng sau:

Mã hiệu Đơn vị Máy Đơn giá

AB.22111 100 m3 270.418 270.418

Tổng diện tích mỏ sau khi kết thúc khai thác phải san gạt là: 18.390 m2

Chiều cao san gạt trung bình là 0,1m

Khối lượng đất đá phải san gạt là: 18.390 x 0,1 = 1.839 m3

Tổng chi phí san gạt cho toàn bộ khu mỏ photphorrit Bản Nhuần là:

(1.839 x 270.418)/100 = 4.972.987 đồng

5.1.2.2. Chi phí tháo dỡ các hạng mục công trình

* Tháo dỡ nhà chỉ huy

- Diện tích: 75 m2

- Quy cách: kết cấu tường 20 và 10, mái lợp tôn, tường xây cao 4m, nền bằng

bêtông dày 20cm.

- Khối lượng tháo dỡ:

+ Tường xây gạch đặc: 30 m3

+ Mái tôn: 83 m2

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 58Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 59: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

+ Bêtông nền: 75 m2

* Tháo dỡ nhà ở cán bộ công nhân viên

- Diện tích: 240 m2

- Quy cách: kết cấu tường 10, mái lợp tôn, tường xây cao 4m, nền bằng bêtông

dày 20cm.

- Khối lượng tháo dỡ:

+ Tường xây gạch đặc: 53 m3

+ Mái tôn: 264 m2

+ Bêtông nền: 240 m2

* Tháo dỡ nhà ăn

- Diện tích: 70 m2

- Quy cách: kết cấu tường 10, mái lợp tôn, tường xây cao 4m, nền bằng bêtông

dày 20cm.

- Khối lượng tháo dỡ:

+ Tường xây gạch đặc: 15 m3

+ Mái tôn: 77 m2

+ Bêtông nền: 70 m2

* Tháo dỡ nhà vệ sinh, nhà tắm, bể nước, kho mìn

- Khối lượng tháo dỡ:

+ Tường xây gạch đặc: 12 m3

+ Mái tôn: 53 m2

+ Bêtông nền: 69 m2

* Tháo dỡ đường ô tô nội bộ (bao gồm đường lên khu khai thác, đường vào kho

mìn và đường nội bộ trong mỏ)

- Chiều dài: 50m

- Quy cách: mặt đường dải đá dăm.

- Chiều dày lớp bóc:<= 4cm

Khối lượng: 55 m3

- Chi phí phá dỡ kết cấu mặt đường:

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 59Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 60: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Mã hiệu Đơn vịNhân công

(đồng)

Đơn giá

(đồng)

Khối lượng

(m3)

Thành tiền

(đồng)

AA.2142

1m3 73.433 73.433 55 4.038.815

* Tháo dỡ cầu băng, bun ke thép, máy nghiền

Công tháo dỡ: 10 công x 80.000 = 800.000 đồng.

* Tháo dỡ trạm biến áp

Chi phí tháo dỡ trạm biến áp lấy theo giá thị trường là: 4.000.000 đồng

* Chi phí tháo dỡ hàng rào dây thép gai

Mã hiệu Đơn vịNhân công

(đồng)

Đơn giá

(đồng)

Khối lượng

(m2)

Thành tiền

(đồng)

AA.2151

1m2 3.626 3.626 435 1.577.310

* Chi phí cho tháo dỡ các hạng mục công trình:

- Chi phí tháo dỡ tường xây gạch đặc:

Mã hiệu Đơn vịNhân công

(đồng)

Đơn giá

(đồng)

Khối lượng

(m3)

Thành tiền

(đồng)

AA.2111

1m3 61.194 61.194 110 6.731.340

- Chi phí tháo dỡ mái tôn chiều cao <= 4m:

Mã hiệu Đơn vịNhân công

(đồng)

Đơn giá

(đồng)

Khối lượng

(m2)

Thành tiền

(đồng)

AA.3122

1m2 1.360 1.360 477 648.720

- Chi phí tháo dỡ nền bêtông không cốt thép:

Mã hiệu Đơn vịNhân công

(đồng)

Đơn giá

(đồng)

Khối lượng

(m2)

Thành tiền

(đồng)

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 60Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 61: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

AA.2131

1m2 1.360 1.360 454 617.440

Tổng chi phí cho tháo dỡ các hạng mục công trình:

4.038.815 + 800.000 + 4.000.000 + 1.577.310 + 6.731.340 + 648.720 +

617.440 = 17.693.620 đồng

5.1.2.3. Chi phí trồng cây

Như đã trình bày, sau khi kết thúc khai thác diện tích đất để tiến hành trồng

cây là 18.390 m2. Đất ở khu vực thích hợp với cây keo, cây trồng được lựa chọn là

cây keo. Chi phí được tính như sau:

Ctc = S.K.(ch +cc + cp + cb + cd)

+ Ctc Chi phí trồng cây xanh

+ S: diện tích cần phủ xanh 18.390 m2

+ k: số cây trồng trên 1m2, k = 0,17 (hố/m2).

+ ch : công đào một hố trồng cây, ch = 3.076 (đồng /hố).

+ cc: chi phí mua cây non và trồng cây, cc =1.464 (đồng/hố).

+ cp: chi phí phân bón cho một hố trồng cây, cp = 363 (đồng/hố).

+ cb: chi phí chăm sóc cây non trong 3 năm, cb = 509 (đồng/hố).

Tổng chi phí trồng cây và chăm sóc cây trong 3 năm là: 18.812.970 đồng.

Bảng 5.1. Chiết tính chi phí trồng cây trên 1 m2 (Định mức 0,17 hố/m2)

TT

Mã hiệu Nội dung Đơn

vịKhối lượng

Hao

hụt Đơn giá Thành tiền 

Hệ số

VL NC M VL NC M

1  Trồng cây trên

1 m2            278 745 -

2QĐ38/2005/

QĐ-BNNĐào hố Hố 0,17 1,0

3.076

- 523 -

3 QĐ625/QĐ

-UBNDMua cây non + Trồng cây

Cây 0,17 1,0 671 793 114 135 -

4 BG Phân bón kg 0,0103 1,0 6.000 62 - -

5QĐ38/2005/

QĐ-BNN

Chăm sóc cây non năm thứ nhất

Hố 0,17 1,0 205 - 35 -

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 61Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 62: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

6QĐ38/2005/

QĐ-BNNChăm sóc cây non năm thứ 2

Hố 0,17 1,0 600 136 102 23 -

7QĐ38/2005/

QĐ-BNNChăm sóc cây non năm thứ 3

Hố 0,17 1,0 168 - 29 -

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 62Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 63: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Như vậy tổng chi phí cải tạo phục hồi môi trường trực tiếp của mỏ photphorit Bản Nhuần là 41.479.577 VNĐ

Bảng 5.2. Tổng hợp vật liệu – nhân công – máy thi công

STT

Mã hiệu Khoản mục chi phíĐơn

vịSố

lượng

Hao hụt

Đơn giá Thành tiền

Hệ sốVật liệu

Nhân công

Máy TC Vật liệu Nhân công Máy TC

1   Cải tạo bãi thải                  

2 AB.22111 San gạt tạo mặt bằng100 m3 1.839 1,0 270.418

4.972.987

3   Tháo dỡ các công trình             17.693.620  

4 Chiết tính Trồng cây m2 18.390 1,0 278 745 0 5.112

.420 13.700.

550 -

Tổng cộng 5.112.420 31.394.170

4.972.987

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 63Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 64: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

B. Chi phí quản lý Dự án cải tạo, phục hồi môi trường

Chi phí quản lý dự án (Cql) bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công

việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành

xác nhận và bàn giao cho địa phương.

Tổng hợp chi phí cải tạo phục hồi môi trường mỏ photphorit Bản Nhuần

như sau:

Bảng 5.3. Tổng dự toán cải tạo phục hồi môi trường mỏ photphorit Bản Nhuần

TT Khoản mục chi phí Chi phí trước

thuế Thuế GTGT

Chi phí sau thuế

AChi phí xây dựng cả công trình: Gxl

41.479.577 4.147.958 45.627.535

1 Vật liệu 67.857.020

2 Nhân công 189.576.614

3 Máy thi công -

BChi phí quản lý dự án 2,657%*Gxl

1.102.112 110.211 1.212.324

CChi phí dự phòng: (A+B)*5%

2.129.084 212.908 2.341.993

  Tổng mức đầu tư 49.181.851

5.2. Thực hiện ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường

Theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày

29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với

hoạt động khai thác khoáng sản thì số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng chi phí thực tế

để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

Theo tính toán ở trên thì tổng chi phí cải tạo phục hồi môi trường tại thời

điểm tính toán là 49.181.851 đồng. Do tuổi thọ mỏ là 5,2 năm vì vậy số tiền này

được ký quỹ một lần

5.3. Đơn vị nhận ký quỹ

- Đơn vị nhận ký quỹ: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

- Công ty cam kết thực hiện nghiêm túc việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi

trường theo đúng quy định hiện hành.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 64Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 65: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

CHƯƠNG VI

CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN

6.1. CAM KẾT CỦA TÔ CHƯC CÁ NHÂN

Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô cam kết:

- Cam kết tính trung thực, khách quan khi tính toán khoản tiền ký quỹ;

- Cam kết thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Quỹ bảo vệ môi

trường tỉnh Thái Nguyên theo đúng cam kết trong Dự án cải tạo, phục hồi môi

trường;

- Cam kết bố trí nguồn vốn để thực hiện;

- Cam kết thực hiện và hoàn thành các biện pháp cải tạo, phục hồi môi

trường;

- Cam kết thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và cam

kết đề bù, khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp gây ra sự cố môi

trường;

- Cam kết kết hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường tiến hành

giám sát định kỳ chất lượng môi trường trong suốt quá trình thực hiện dự án;

- Cam kết thực hiện chế độ nộp báo cáo, chế độ kiểm tra, thanh tra theo đúng

quy định;

- Cam kết giám định kỹ thuật các công trình cải tạo, phục hồi môi trường;

- Cam kết lập báo cáo về kết quả thực hiện Dự án cải tạo, phục hồi môi

trường và kết quả chương trình giám sát môi trường gửi cơ quan xác nhận Dự án

cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo

quy định.

6.2. KẾT LUẬN

Dự án, cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác Mỏ photphorit Bản Nhuần

do Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô thực hiện nhằm cải tạo, duy trì môi trường

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 65Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 66: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

sinh thái cảnh quan, duy trì sự ổn định cũng như phát triển kinh tế - xã hội trong

khu vực. Dự án sẽ được hoàn thành sau 6 tháng kể từ ngày hết hạn giấy phép khai

thác. Mọi chi phí cải tạo, phục hồi môi trường của dự án đều được tính toán hợp lý

dựa trên đơn giá tỉnh Bắc Kạn.

Công ty cổ phần khoáng sản kính đề nghị UBND huyện, Hội đồng thẩm định

xem xét, phê duyệt Dự án cải tạo phục hồi môi trường Mỏ photphorit Bản Nhuần

để dự án có thể tiến hành đúng tiến độ./.

ĐẠI ĐIỆN DỰ ÁN

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 66Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 67: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Bảng tổng hợp dự án cải tạo, phục hồi môi trường mỏ photphorrit Bản Nhuần

STTMã hiệu

đơn giáNội dung công việc

Đơn

vị

Khối

lượng

Đơn giá Thành tiền

Vật

liệu

Nhân

côngMáy Vật liệu Nhân công Máy

Chi phí san gạt

1 AB.22112 San gạt khu vực mỏ 100m3 1.839 270.418 4.972.987

Chi phí tháo dỡ các hạng mục công trình

2 AA.21111Chi phí tháo dỡ tường xây

gạch đặcm3 110 61.194 6.731.340

3 AA.31221Chi phí tháo dỡ mái tôn

chiều cao <= 4mm2 477 1.360 648.720

4 AA.21311Chi phí tháo dỡ nền bêtông

không cốt thépm2 454 1.360 617.440

5 AA.21421Chi phí phá dỡ kết cấu mặt

đườngm3 55 73.433 4.038.815

6 AA.21511 Tháo dỡ hàng rào dây thép gai m2 435 3.626 1.577.310

7Tháo dỡ trạm biến áp

(giá thị trường)cái 1 4.000.000 4.000.000

8Tháo dỡ cầu băng, bunke

thép, máy nghiềncông 10 80.000 800.000

Cộng 17.693.620

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 67Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh

Page 68: Ctph moi trường photpho

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác mỏ photphorit Bản Nhuần xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Chi phí trồng cây

9 Mua cây giống cây 2.023 500 1.011.500

10 Mua cây trồng dặm cây 202 500 101.000

11 Mua phân NPK kg 588 x 3 4.500 7.938.000

12 Đào hố trồng cây công 15 71.490 1.072.350

13 Vận chuyển và trồng cây công 10 71.490 491.400

14Lao động phát và chăm sóc

cây trong 3 năm87 71.490 6.219.630

15Vận chuyển và bón phân

trong 3 nămcông 36 71.490 2.573.640

Cộng 19.631.020

Chi phí hành chính 1.026.140

Chi phí lập dự án 493.613

Tổng chi phí 43.817.380

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần khoáng sản Phú Đô 68Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi Hiếu Anh