cuỐi tuẦn - báo lâm...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 337 - 4787 THỨ BẢY, NGÀY 13/5/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Người 35 năm chụp hình Đại tướng VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Đ ể phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của ngành du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X xác định: Tiếp tục khai thác, phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan, môi trường nhằm phát triển dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, ngành du lịch chiếm tỷ trọng trên 10% cơ cấu GRDP toàn tỉnh; xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước, khu vực và thế giới. Trong thời gian gần đây, ngành du lịch Lâm Đồng đã có một số chuyển động bước đầu, có các giải pháp nâng cao chất lượng du lịch - nghỉ dưỡng, đa dạng hóa sản phẩm, phát huy yếu tố văn hóa truyền thống… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Trong tháng 4/2017, lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng đạt 288,5 ngàn lượt (tăng 7,6% so với cùng kỳ). Trong đó, khách quốc tế 36,5 ngàn lượt (tăng 47,1%), khách lưu trú 286,5 ngàn lượt (tăng 7,45%). Nếu tính 4 tháng đầu năm, tổng lượng khách đạt 1.126,1 ngàn lượt (tăng 9,4% so với cùng kỳ); trong đó: khách quốc tế 148 ngàn lượt (tăng 42,3%) và khách lưu trú ước 1.119,5 ngàn lượt (tăng 9,9%)… Để đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng nền kinh tế, nhất là ngành du lịch, dịch vụ, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có Chương trình hành động cơ cấu lại và phát triển nhanh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao của các ngành dịch vụ. Theo đó, về lĩnh vực du lịch tập trung thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Trọng tâm là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch; đầu tư đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, tính mới lạ, hấp dẫn của sản phẩm du lịch; phát triển các tour, tuyến du lịch trên địa bàn gắn với tour, tuyến du lịch trong nước và quốc tế. Tiếp tục phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan, môi trường... Tiếp tục đổi mới mô hình, chất lượng tăng trưởng ngành du lịch, dịch vụ TRANG 8 “Gói thiên nhiên phố núi” trong Khu du lịch Lá Phong Đà Lạt 1 TUẦN CON SỐ Lâm Đồng có 297/699 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 42,48%. Nguồn: Tỉnh ủy Lâm Đồng TRANG 7 XEM TIẾP TRANG 2 Rưng rưng Đưng K’Nớ 3 Đại tướng và nhà báo Trần Tuấn ngắm hoa bạch trà trong sân ngôi nhà 30 Hoàng Diệu. Ảnh nhân vật cung cấp Bên hồ cá Koi. Ảnh: Nhật Quân Hotel Bồng Lai 5 Truyện ngắn: CHU BÁ NAM Lâm Hà lan tỏa văn hóa đọc 6

Upload: others

Post on 12-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201705/24271_BLD_cuoi_tuan_ngay_13.5.2017.pdf · Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của . ... Đối

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 337 - 4787 THỨ BẢY, NGÀY 13/5/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

Người 35 năm chụp hình Đại tướng

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của ngành du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X xác định:

Tiếp tục khai thác, phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan, môi trường nhằm phát triển dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, ngành du lịch chiếm tỷ trọng trên 10% cơ cấu GRDP toàn tỉnh; xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước, khu vực và thế giới.

Trong thời gian gần đây, ngành du lịch Lâm Đồng đã có một số chuyển động bước đầu, có các giải pháp nâng cao chất lượng du lịch - nghỉ dưỡng, đa dạng hóa sản phẩm, phát huy yếu tố văn hóa truyền thống… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Trong tháng 4/2017, lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng đạt 288,5 ngàn lượt (tăng 7,6% so với cùng kỳ). Trong đó, khách quốc tế 36,5 ngàn lượt (tăng 47,1%), khách lưu trú 286,5 ngàn lượt (tăng 7,45%). Nếu tính 4

tháng đầu năm, tổng lượng khách đạt 1.126,1 ngàn lượt (tăng 9,4% so với cùng kỳ); trong đó: khách quốc tế 148 ngàn lượt (tăng 42,3%) và khách lưu trú ước 1.119,5 ngàn lượt (tăng 9,9%)…

Để đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng nền kinh tế, nhất là ngành du lịch, dịch vụ, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có Chương trình hành động cơ cấu lại và phát triển nhanh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao của các ngành dịch vụ.

Theo đó, về lĩnh vực du lịch tập trung thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Trọng tâm là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch; đầu tư đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, tính mới lạ, hấp dẫn của sản phẩm du lịch; phát triển các tour, tuyến du lịch trên địa bàn gắn với tour, tuyến du lịch trong nước và quốc tế. Tiếp tục phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan, môi trường...

Tiếp tục đổi mới mô hình, chất lượng tăng trưởng ngành du lịch, dịch vụ TRANG 8

“Gói thiên nhiên phố núi” trong Khu du lịch Lá Phong Đà Lạt

1 TUẦN CON SỐ

Lâm Đồng có 297/699 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 42,48%.

Nguồn: Tỉnh ủy Lâm Đồng

TRANG 7

XEM TIẾP TRANG 2

Rưng rưng Đưng K’Nớ

3

Đại tướng và nhà báo Trần Tuấn ngắm hoa bạch trà trong sân ngôi nhà 30 Hoàng Diệu. Ảnh nhân vật cung cấp

Bên hồ cá Koi. Ảnh: Nhật Quân

Hotel Bồng Lai5Truyện ngắn: CHU BÁ NAM

Lâm Hà lan tỏa văn hóa đọc

6

Page 2: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201705/24271_BLD_cuoi_tuan_ngay_13.5.2017.pdf · Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của . ... Đối

2 THỨ BẢY 13 - 5 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế động lực, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch hội thảo, hội nghị, du lịch nông nghiệp, xây dựng các sản phẩm, thương hiệu du lịch đặc sắc. Phối hợp với nhà đầu tư sớm hoàn thành hồ sơ, thủ tục khởi công đầu tư xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng Đan Kia - Suối Vàng trong năm 2017; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành, đưa vào hoạt động các dự án tại Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm, Khu Du lịch hồ Đại Ninh. Chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh tiến độ các dự án, các khu du lịch trong toàn tỉnh. Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, hội nghị, hội thảo tầm khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh tăng cường tổ chức tuyên

truyền, vận động người dân tham gia xây dựng hình ảnh du lịch của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng văn minh, lịch sự, thân thiện, an toàn cho du khách. Xây dựng các tiêu chí về hoạt động du lịch của tỉnh nhằm bảo vệ các nét đẹp của du lịch Lâm Đồng. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định của tỉnh đối với các hoạt động phục vụ, bảo đảm an toàn, sự hài lòng của du khách. Một vấn đề cần quan tâm nữa là phải đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch gắn với hợp tác xây dựng các tuyến du lịch và kết nối với các trung tâm du lịch lớn trong nước, quốc tế. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan, giữ gìn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa; chú trọng khai thác các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch bền vững.

Đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ, tỉnh tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trung tâm; triển khai chương trình phát triển chợ nông thôn. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, trong đó ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế và sức cạnh tranh cao. Khuyến khích đầu tư và tạo môi trường thuận lợi phát triển các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vận tải, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ vận tải, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, mở rộng liên kết, hợp tác… Hiện đại hóa mạng lưới bưu chính, viễn thông để cung cấp tất cả các dịch vụ đến các điểm phục vụ, chú trọng phát triển các dịch vụ mới. LAN HỒ

ĐÀ LẠT : Phê bình chủ tịch phường vì chậm trễ thực hiện nhiệm vụ

UBND thành phố Đà Lạt đã có công văn phê bình ông Nguyễn Văn Ron - Chủ

tịch UBND Phường 12, Đà Lạt vì đã chậm trễ thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn.

Ông Ron bị phê bình vì chưa nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND

thành phố Đà Lạt trong việc cưỡng chế, tháo dỡ phần hàng rào xây dựng vượt ranh

giới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một hộ dân trên địa bàn

phường, đồng thời cũng chưa có giải pháp hiệu quả để tổ chức hòa giải tranh chấp đất

đai theo quy định của pháp luật. Sự vụ trên đã kéo dài và dây dưa trong

nhiều tháng dù đã có các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố Đà Lạt.

V.TRỌNG

Tiếp tục đổi mới mô hình... TIẾP TRANG 1

Sáng 10/5, Hội đồng An toàn vệ sinh lao động tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động lần thứ I năm 2017. Tham dự có ông Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Theo Hội đồng An toàn vệ sinh lao động tỉnh, trong năm 2016, về công tác quản lý môi trường lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe người lao động trên địa bàn tỉnh cho thấy: Tổng số mẫu vệ sinh lao động được quan trắc là trên 8.000 mẫu, tăng 6,16% so với năm 2015, trong đó có trên 1.314 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Công tác khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp có gần 10.0000 người được khám sức khỏe định kỳ và gần 400 người có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp đã được khám bệnh nghề nghiệp.

Riêng tai nạn lao động, trong năm 2016, toàn tỉnh xảy ra 10 vụ tai nạn lao động làm chết 10 người, gây thiệt hại gần 20 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn lao động do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, thiết bị không đảm bảo an toàn, không huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hoặc huấn luyện không đầy đủ, môi trường làm việc chưa đảm bảo (chiếm 42,1%)... Trong đó, lỗi do người lao động chiếm 13,7%...

Với chủ đề “Thúc đẩy công tác huấn

Phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”, tại lễ phát động, thay mặt Hội đồng An toàn vệ sinh lao động tỉnh, ông Trần Ngọc Liêm đề nghị các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người lao động cùng nhau chung sức và nỗ lực góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Đồng thời, thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tổ chức huấn luyện ATLĐ cho người lao động, trong đó đặc biệt quan

tâm huấn luyện, tập huấn các quy trình an toàn cho người lao động mới vào làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị; tăng cường công tác giám sát môi trường lao động và khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; đặc biệt là lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm; xây dựng các biện pháp phòng ngừa, nhằm ngăn chặn trước các nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra trong quá trình làm việc…

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 7 tập thể và 4 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong năm 2016. T.VŨ

Trao bằng khen cho các tập thể xuất sắc.

Phổ biến những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015Sáng ngày 10/5, tại Hội trường Trung

tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, Sở Tư pháp đã tổ chức Hội nghị phổ biến Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật khác. Tới dự Hội nghị có gần 100 đại biểu là đại diện báo cáo viên cấp tỉnh, huyện và các đơn vị có liên quan.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được cán bộ Sở Tư pháp phổ biến những nội dung chính, những điểm mới của Bộ luật Dân

sự năm 2015 được hoàn thiện, bổ sung từ Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm 6 phần, 27 chương, 689 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017 với nhiều điều chỉnh mới về quyền của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự, góp phần hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội; các quy định nguyên tắc tòa án không có

quyền từ chối giải quyết vụ việc dân sự mà chưa có quy định đầy đủ; quy định về tài sản và quyền sở hữu; thời hiệu khởi kiện và thời hiệu giải quyết vụ việc dân sự; quyền được thay đổi giới tính, hộ tịch…

Trong chiều nay, Hội nghị sẽ tiếp tục phổ biến quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

C.THÀNH

Gần 35 tỷ đồng hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non UBND tỉnh vừa ban hành quyết định

phân bổ kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em từ 3 - 5 tuổi năm 2017 (Học kỳ II năm học 2016-2017 và Học kỳ I năm học 2017-2018), với tổng kinh phí 34,733 tỷ đồng cho 32.160 học sinh trong độ tuổi mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi trên địa bàn 12 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó, nhiều nhất là huyện Lâm Hà có 5.051 cháu được hỗ trợ kinh phí ăn trưa 5,455 tỷ đồng. Tỉnh cũng chỉ đạo Sở

Tài chính thực hiện việc cấp phát kinh phí và hướng dẫn các địa phương được phân bổ kinh phí thực hiện chi trả kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng theo đúng quy định.

Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 29 của Bộ Giáo dục - Bộ Tài chính về hướng dẫn chi hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo Quyết định 239 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015; Thông tư liên tịch số 09 của Bộ Giáo dục - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định 60 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015.

AN NHIÊN

Trồng thành công hoa mẫu đơn ở xã Đạ Sar

Trang trại Việt Lạc ở thôn Ấp Lát, xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương) vừa công bố trồng thử nghiệm thành công giống hoa

mẫu đơn, một loại hoa cao cấp được nhập khẩu từ Hà Lan.

Theo đó, trong phạm vi khoảng 50 m² nhà kính, Trang trại Việt Lạc đã chăm sóc

200 chậu hoa mẫu đơn bằng các chế độ tưới nước, bón phân, giữ ẩm độ, phòng trừ dịch hại… theo hướng dẫn trực tiếp

của một chuyên gia đến từ Hà Lan. Kết quả thời vụ trong 4 tháng, trang

trại đã thu hoạch 200 chậu hoa mẫu đơn nêu trên với 6 sắc màu lộng lẫy gồm đỏ,

hồng, cam, tím, vàng, trắng. Mỗi chậu cây cao 40 cm - 50 cm, phát tán rộng 20 cm. Trên mỗi cây nở một đóa hoa nhiều

cánh sắp thành từng lớp, đường kính khoảng 5 cm. Dưới tán cây còn có 2 - 3 nụ hoa sẽ tiếp tục bung nở lần lượt sau

3 tháng mua về sử dụng. Giá kinh doanh thời điểm cuối tháng 4/2017 mỗi chậu

hoa 100.000 đồng.Hiện tại, Trang trại Việt Lạc đang mở

rộng vườn ươm giống và vườn sản xuất hoa mẫu đơn tại Ấp Lát lên hơn 1.000 m². Dự kiến trong dịp đón chào Festival Hoa

Đà Lạt lần thứ VII khai mạc vào cuối năm 2017, Trang trại Việt Lạc sẽ tiếp tục “trình

làng” 30.000 chậu hoa mẫu đơn với gần 10 sắc màu khác nhau.

VĂN VIỆT

BẢO LÂM: Góp trên 600 triệu đồng để “thắp sáng đường quê”

Trong chương trình chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Bảo Lâm

đã vận động nhân dân đóng góp trên 600 triệu đồng và nhiều ngày công lao động

để tham gia xây dựng hệ thống chiếu sáng ban đêm trên các tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 80 km. Trên

hệ thống đường dây này đã được lắp đặt hơn 1.200 bóng điện compact.

Đơn vị tiêu biểu nhất là xã Lộc An. Được chọn làm điểm xây dựng NTM, xã

Lộc An là đơn vị đầu tiên triển khai mô hình “Thắp sáng đường quê”. Xã đã vận

động nhân dân đóng góp hơn 150 triệu đồng, lắp đặt bóng điện chiếu sáng gần

20 km các trục đường liên thôn, liên xóm đông dân cư. Từ mô hình này của xã Lộc

An, huyện Bảo Lâm hiện đã nhân rộng đến 8 xã (trong tổng số 13 xã).

X.LONG

Page 3: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201705/24271_BLD_cuoi_tuan_ngay_13.5.2017.pdf · Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của . ... Đối

3 THỨ BẢY 13 - 5 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Đến nay, vẫn còn một thôn chưa cứng hóa đường giao thông, mùa mưa chỉ có thể lội bộ đi lại; ở tiểu khu xa nhất cách trung tâm xã tới 30 km vẫn còn tình trạng bà con xâm nhập, phá rừng, muốn trở về làng cũ; và đến nay vẫn còn tình trạng rất nhiều hộ thiếu thốn, nghèo túng, mà nguyên nhân chung nhất là do đông con, thiếu đất sản xuất... Chia tay xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương gồm 95% đồng bào dân tộc Cơ Ho Cil vào buổi chiều muộn, khi ánh hoàng hôn mỏng mảnh buông khắp chập chùng núi rừng, bỗng thấy rưng rưng thương nhớ...

Rưng rưng Đưng K’Nớ

Một thời “ốc đảo”Đường Tỉnh lộ 722 đến Đưng

K’Nớ - xã vùng III thuộc diện khó khăn nhất của tỉnh Lâm Đồng - đẹp mê hoặc, uốn lượn giữa điệp trùng núi, rừng. Con đường Trường Sơn Đông huyền thoại năm xưa đã được trải nhựa mấy năm nay nên đi lại rất thuận tiện, không còn hình hài gì của con đường từng là “đại lộ kinh hoàng”, “dòng sông bùn”, “con đường đau khổ”… Riêng đoạn nối thành phố Đà Lạt với xã Đưng K’Nớ dài hơn 60 km được thông xe kỹ thuật vào đầu tháng 3/2015. Trụ sở xã Đưng K’Nớ khang trang nằm tít mãi trên lưng chừng núi, nhìn ra ngang tầm những ngọn núi đẫm xanh trước mặt. Rừng không còn nguyên sinh, nhưng cũng không đến nỗi nghèo xác xơ, cỗi cằn, đặc biệt là những cánh rừng ven Tỉnh lộ 722.

Cũng kể từ ngày tuyến đường tỉnh lộ được trải nhựa, Đưng K’Nớ mới hết bị coi là “ốc đảo” giữa rừng, đặc biệt trong những tháng mùa mưa. Những tháng ngày ấy, Đưng K’Nớ bị cô lập hoàn toàn, không một loại phương tiện nào, dù là xe đặc chủng của quân đội, có thể đến được xã. Vì thế, giá cả hàng hóa nhu yếu phẩm tăng vọt. Người dân chia nhau, sẻ san từng hạt gạo, nắm muối trong khi chờ tiếp viện hàng hóa. Việc khám, chữa bệnh, sinh đẻ cũng đành “thuận theo ý trời”, nên việc “đẻ rơi” trên đường ra trạm y tế ở thôn Lán Tranh - điểm khởi đầu của đường Trường Sơn Đông - là không hiếm. Rồi chuyện người dân chật vật, bì bõm, nặng nhọc lội bùn ra thôn Lán Tranh để nhận hàng tiếp viện… Cái “bãi đất bằng chật hẹp” (nghĩa của từ Đưng K’Nớ, theo tiếng Cơ Ho) ấy cô đơn giữa bốn bề rừng xanh, núi thẳm. Đường đi là nỗi khiếp sợ không chỉ của người dân nơi đây, mà của cả chính quyền trong việc tiếp cận, cứu trợ bà con, của cả những người có việc phải đi qua…

Cái thời ấy đã qua, nhưng nhắc đến, người dân nơi đây đều không thể quên được, cho dù giờ thì thanh niên đội mũ bảo hiểm, ầm ào phóng xe máy trên những con đường nhựa, bê-tông uốn lượn, cheo leo giữa chập chùng núi rừng, đến tận bản, tận những cụm dân cư ở tập trung sát ven đường…

Đổi thay thấy rõCó đường cứng hóa, thuận tiện,

cuộc sống của người dân Đưng K’Nớ đổi thay thấy rõ. Đói nghèo, lạc hậu dần dần bị đẩy lùi. Nhiều hạng mục, tiêu chí của một xã nông thôn mới đã rõ hình hài, đặc biệt là kết cấu hạ tầng, đường giao thông, trường học, y tế, nhà ở,… giúp các hộ dân phát triển kinh tế gia đình thuận lợi. Như hộ ông Bon Niêng Ha Lương ở thôn 1 có vườn cà phê rộng 60 ha, trồng xen canh các loại cây ăn trái đã bán được giá, thậm chí gấp đôi ngày trước. Việc mua phân bón, thuốc trừ sâu cũng thuận tiện, lại rẻ hơn… Cũng nhờ có đường giao thông thuận tiện, nhờ sự đầu tư từ Chương trình giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, việc giảm nghèo có những biến chuyển tích cực, rõ rệt. Ví dụ, năm 2009,

nhất là về y tế, giáo dục và nhà ở; góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, phát triển sản xuất, giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn”, ông Giao cho biết. Theo ông Giao, nhờ có sự đầu tư của Nhà nước từ nguồn vốn Chương trình 135, bộ mặt nông thôn trên địa bàn đã có nhiều thay đổi và khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ có điện sử dụng đạt trên 99%, tỷ lệ hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh trên 90%, tỷ lệ hộ dân được nghe, xem Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam trên 95%; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo

hiểm y tế…Nhà ông Bo Niêng Ha Siêng, ở

thôn 1 nằm ngay sát đường nhựa, gần “khu phố” đông đúc, tấp nập nhất xã, nơi có những cửa hàng bán đồ tạp hóa, những “cây xăng mi-ni”, tiệm sửa chữa xe máy, thi thoảng những du khách “Tây ba-lô” đi phượt ghé chân sửa xe, nghỉ ngơi, uống nước… Gia đình ông Bo Niêng Ha Siêng trong diện nghèo từ năm 2009, đến năm 2012 được nhận bằng khen của UBND huyện Lạc Dương về thành tích thoát nghèo. Bằng khen ấy được treo trang trọng ở phòng khách căn nhà mới tu sửa lại khá sạch sẽ, khang trang, đầy đủ tiện nghi. Gia đình ông Bo Niêng Ha

Siêng có 4 người con, 2 cậu con trai đã lấy vợ và theo về quê vợ. Ông cho biết, thoát nghèo là do “tích cực lao động thôi”, con cái hết bệnh tật. Nhà ông có 1 mẫu cà phê, năm được, năm mất nhưng đó là nguồn thu chính, cùng với nuôi bò, lợn, gà để cải thiện sinh hoạt. Bà Rơ Ông K’Lơi - vợ ông Bo Niêng Ha Siêng đang cặm cụi ngồi dệt thổ cẩm dưới sàn nhà, thêm chuyện: “làm thổ cẩm vất lắm, công phu lắm, không phải ai cũng làm được, 3-4 ngày mới được 1 tấm, bán chỉ được 500.000 đồng. Làm chơi thôi”. Rồi bà kể, tháng 2-2008, gia đình bà đưa con gái út xuống Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh suy tủy và không may “bị cướp mất 12,8 triệu đồng. Mất cả thẻ bảo hiểm, nên phải đóng cả tiền máu, tiền phòng, tiền đi lại”. Cũng vì thế, nên năm 2009, gia đình bà rơi vào diện hộ nghèo. Nhưng không cam chịu hoàn cảnh, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước. Lại thêm con gái may mắn khỏi bệnh, giờ đã 18 tuổi, có thể lao động, nên nhờ “tự làm, tích cực lao động” mà thoát nghèo. Tháng 2/2017, gia đình bà vay được 50 triệu đồng vốn ưu đãi và sửa sang lại ngôi nhà mới. Khi tôi hỏi có đề xuất, kiến nghị gì không, bà Rơ Ông K’Lơi cười tươi thật thà: “Đảng, Nhà nước quan tâm rất nhiều rồi, giờ hết bệnh rồi, tự làm tự ăn thôi...”.

Còn những trở trănÔng Bo Niêng Ha Đông - Phó

Chủ tịch UBND xã Đưng K’Nớ - dẫn chúng tôi đi lòng vòng quanh xã, đến những hộ gia đình khác nhau. Ông Ha Đông cho rằng, người dân trong xã chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, chủ yếu là trồng cà phê, nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ông cho biết, hiện nay chỉ còn thôn Đưng Trang cách trung tâm xã chừng 10 km là chưa có đường bê-tông đến thôn, mùa mưa chỉ có cách đi bộ. Bên cạnh đó, có những tiểu khu của thôn 4 ở cách rất xa, đi lại vô cùng khó khăn. Tuy bà con đã có ý thức bảo vệ rừng (do nhận khoán), nhưng vẫn còn những tiểu khu bà con phá rừng trong thời gian qua, như tiểu khu 26, 27 của thôn 4. Bà con muốn trở về làng cũ, không muốn ở nơi quy hoạch tập trung, vì thói quen. Nhưng muốn đến vận động cũng không dễ dàng, bởi tiểu khu đó nằm mãi trong Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, gần tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm xã 30 km. “Việc tuyên truyền gặp nhiều khó khăn, vì địa bàn rộng, đường sá xa xôi, bà con ở phân tán, vì người dân không nghe, vì hình thức tuyên truyền chưa sinh động, nên bà con vẫn quay về làng cũ”, ông Bo Niêng Ha Đông không giấu giếm. Nhưng, cũng có thực tế là còn không ít bà con vẫn ỷ lại, trông chờ vào sự trợ cấp của Đảng, Nhà nước nên không chịu khó lao động, sản xuất…

Một khó khăn khác, đó là tình trạng thiếu đất sản xuất, hoặc chưa thể chuyển đổi từ trồng cà phê sang các loại cây khác cho giá trị kinh tế cao hơn, như rau, củ, quả, cây công nghiệp....

Xã Đưng K’Nớ được thành lập năm 1999, có diện tích đất tự nhiên là 19.582,58 ha (diện tích đất lâm nghiệp là 18.739,59 ha, đất sản xuất nông nghiệp 865,72 ha…), đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, như: rau, cà phê, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Dân số toàn xã là 467 hộ/2.078 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 95,08%. Xã có 4 thôn, đều được đầu tư theo Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững…

toàn xã có 38,06% số hộ nghèo - cao nhất trên địa bàn huyện Lạc Dương, năm 2014 giảm xuống còn 16,63% - là xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm cao nhất trong 2 năm liền trong số 4 xã nghèo của huyện Lạc Dương. Đến cuối năm 2015, xã còn 48 hộ nghèo, chiếm 10,74%. Năm 2016, xã có 200 hộ nghèo, chiếm 44,74%. Nhưng đó là xét theo tiêu chí mới, tiêu chí hộ nghèo đa chiều, mà các hộ trong nhóm thiếu hụt các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin là khá phổ biến. Nhưng cũng chỉ trong 1 năm, hiện nay, số hộ nghèo của Đưng K’Nớ đã giảm xuống còn 168 hộ, chiếm 35,97%... Ông Đoàn Quang Giao - Chủ tịch UBND xã Đưng K’Nớ cho biết, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2015 là 4-6%/năm, vượt so với mục tiêu đề ra theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ III. Tỷ lệ hộ nghèo của 4 thôn giảm từ 3-4%/năm, vượt mục tiêu Nghị quyết 30a. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo ở xã được đầu tư Chương trình 135 đạt và vượt so với mục tiêu của Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ (4%/năm).

“Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Đưng K’Nớ quyết tâm, tập trung nỗ lực phấn đấu và đã hoàn thành vượt mục tiêu giảm nghèo của huyện, tỉnh đề ra; hằng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4-5%. Thông qua tác động từ các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tình hình đời sống của người dân nói chung, của người nghèo, cận nghèo, thôn nghèo ở xã nói riêng được cải thiện rõ rệt,

Bà Rơ Ông K’Lơi (thôn 1) dệt thổ cẩm giúp gia đình thoát nghèo. Ảnh: NTT

Một góc thôn 1, xã Đưng K’Nớ. Ảnh: NTT

XEM TIẾP TRANG 11

NGUYỄN TRI THỨC

Page 4: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201705/24271_BLD_cuoi_tuan_ngay_13.5.2017.pdf · Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của . ... Đối

4 THỨ BẢY 13 - 5 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

BÍCH HIỀN

1. Lúc còn nhỏ, đi sinh hoạt thiếu nhi, chúng tôi đã hát:

“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng/Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam”. Những bài hát về Bác, về tình yêu của Bác dành cho các cháu thiếu nhi, cũng như tình cảm của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác thật giản dị mà xúc động. Chúng tôi cũng thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt…”. Ngày khai trường hàng năm được nghe thư Bác gửi học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”. Tết đến, được nghe Bác đọc thơ Xuân. Những năm 1960, chiến tranh ác liệt, ở nơi sơ tán xa thành phố, nhưng giao thừa năm nào, cả nhà cũng quây quần bên chiếc đài bán dẫn đợi nghe Bác chúc tết: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua/ Thắng trận tin vui khắp nước nhà…” (Mậu Thân 68); “Tiến lên chiến sĩ đồng bào/ Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn…” (Kỷ Dậu 69). Mỗi vần thơ Bác như pháo nổ, như truyền hịch. Nghe Bác đọc thơ Xuân, thấy giọng Bác khỏe là ai cũng mừng. Tình cảm đối với Bác, sự tôn kính đối với Bác như với người cha, người ông, gần gũi, thân thiết.

Đến một ngày (3/9/1969), Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin Bác mất, không ai tin, nhưng dải băng tang trên ảnh Bác, rồi lễ truy điệu, buộc mọi người phải chấp nhận sự thật. Hồi đó, ở miền Bắc chưa có ti vi nên chỉ theo dõi tin tức qua radio. Lễ truy điệu Bác ngày 9/9 tại Ba Đình - Hà Nội được truyền đi, trẻ già nức nở quanh những cột loa công cộng. Bác ra

Bác Hồ - một tình yêu bao laBác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân, cả cuộc đời, Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam… Hình ảnh vị lãnh tụ thật cao cả mà gần gũi với mỗi chúng ta.

đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới.

2. Lớn lên, quá trình học tập, công tác, được tìm hiểu

thân thế, sự nghiệp của Bác, được học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong của Bác, càng thấm thía, cảm phục và tôn kính Bác. Bác là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì dân tộc; là tấm gương của ý chí và nghị lực; tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân; tấm gương cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Và hơn hết, Bác là tấm gương về lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người.

Cách mạng tháng Tám thắng lợi, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thù trong giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt. Để góp phần giải quyết nạn đói, Bác động viên cán bộ, chiến sĩ “nhường cơm sẻ áo”, bản thân Bác cũng thực hiện 10 ngày nhịn ăn một bữa để dành gạo cứu dân nghèo. Những câu chuyện về Bác rất đời thường, gần gũi với mỗi người. Tình cảm của Bác đối với đồng bào, chiến sĩ, với mọi tầng lớp nhân dân hết sức tự nhiên, hết sức con người. Những việc làm của Bác rất cụ thể, thiết thực, xuất phát từ tấm lòng của Người. Về thăm nông dân, Bác ra tận ruộng, hỏi han và cùng tát nước, gặt lúa với bà con. Về thăm công nhân, Bác xuống tận công xưởng. Bác thăm bộ đội ngay tại trận địa pháo, Bác xuống tận bếp ăn hỏi thăm bộ đội có được ăn no không, cán bộ đại đội, tiểu đoàn có cùng ăn với chiến sĩ không. Bác thăm bệnh xá, hỏi có đủ thuốc cho bộ đội không, bộ đội hay mắc bệnh gì? Có đêm, Bác đi đến từng giường các chiến sĩ trong đội bảo vệ, giắt lại màn cho từng người. Một chiến sĩ ngủ bỏ tay ra ngoài,

Truyện ngắn: CHU BÁ NAM

Dãy núi chạy dài từ phía Tây Nam như đàn voi khổng lồ thời tiền sử được

dòng nước dìu về đến đây thì dừng lại châu đầu vào một hồ nước lớn. Hotel Bồng Lai tọa lạc trên ngọn đồi nhìn về hướng Đông Nam, trước mặt là hồ, xa hơn là biển xanh, tựa sơn đạp thủy, quả là đắc địa.

Lui tới Bồng Lai đều là khách VIP, những quan chức cao cấp, các chính trị gia, nghệ sĩ lớn, doanh nhân thành đạt, thuộc đủ các quốc tịch, màu da... không những họ được hài lòng về cảnh quan, không khí trong lành, mà còn cả cung cách phục vụ nữa. Tổng giám đốc là người Mỹ, thuộc Tập đoàn Nhà hàng khách sạn xuyên quốc gia, giám đốc điều hành người Pháp, còn đội bảo vệ là người Việt. Bồng Lai vận hành trôi chảy và hàng năm nộp ngân sách nhiều tỷ đồng. Có điều trước đây tiêu chí an ninh - an toàn được đặt lên hàng đầu thì sang thời buổi hội nhập, kinh tế thị trường này lợi nhuận mới là quan trọng, kéo theo sự lỏng lẻo về nội quy mà hứng chịu trước tiên là ông đội trưởng đội bảo vệ.

Ông tên Minh, 20 năm trước, khi mới được nhận vào làm việc ông tròn 30 tuổi, giám đốc điều hành bảo đổi thành Michel cho dễ gọi nhưng ông không đồng ý. Ông nói, nếu việc đổi tên không phải là bắt buộc thì tên tôi thế nào các ông gọi như thế. Người xương xương, da ngăm ngăm khắc khổ, lông mày rậm, mắt sáng nhìn thẳng, nhanh nhẹn, trầm tĩnh như một ông giáo, cộng với vóc người nhỏ thó xem ra không phù hợp lắm cho công việc

Bác nhẹ nhàng nhấc bàn tay đặt vào trong, rồi giắt màn lại cẩn thận. Đêm Bác không ngủ vì thương đoàn dân công đi chiến dịch phải ngủ ngoài rừng “Trải lá cây làm chiếu/ Manh áo phủ làm chăn…”. Bác Hồ dành tình cảm đặc biệt cho thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Là Chủ tịch nước, dù bận trăm công ngàn việc, nhưng cứ đến ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, Bác đều gửi thư thăm hỏi thương - bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Những lá thư của Bác chân tình mộc mạc, ai đọc lên cũng cảm nhận được tình thương yêu vô bờ bến của Bác. Trong thư gửi gia đình bác sĩ Vũ Đình Tụng (tháng 1/1947), Bác cảm ơn gia đình bác sĩ “đã đem món quà quý báu nhất là con mình hiến dâng cho Tổ quốc”. Bác viết: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi mất một đoạn ruột…”. Bác gửi tiền lương, quần áo, khăn mặt tặng anh chị em thương binh. Bác đề nghị chính quyền các địa phương đón thương binh về nuôi, trích một phần đất công, hoặc khai hoang, vận động đồng bào cày cấy, gặt hái hoa lợi để nuôi thương binh. Người cũng động viên anh em thương binh tùy theo sức của mình mà làm những công việc nhẹ nhàng như may mặc, đan lát, hớt tóc, dạy bình dân học vụ, làm việc văn phòng để góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bản thân mình. Bác luôn động viên thương binh làm nhiều việc có ích để “tàn nhưng không phế”.

Tác phong của Bác rất quần chúng, gần gũi với mọi người, những lời dạy của Bác thật giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Điều đó chỉ có thể xuất phát từ tình cảm chân thực. Và chính điều đó đã

cảm hóa được tất cả người dân, một lòng một dạ theo Bác kháng chiến, kiến quốc.

3. Bác đã đi xa, nhưng tình cảm của Bác dành cho

nhân dân Việt Nam vẫn còn mãi, cũng như tình cảm của các tầng lớp nhân dân đối với Bác vẫn nguyên vẹn. Sinh thời, Bác quan tâm đến tất cả mọi người, từ trẻ nhỏ đến cụ già, từ công nhân, nông dân, đến binh sĩ, trí thức. Lúc ra đi, trong di chúc, Bác để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh, thiếu niên, nhi đồng. Bác nhắc nhở việc chăm lo cho thế hệ trẻ, “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bác xác định “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Bác dặn dò việc Đảng, việc dân, việc nước, nhưng về việc riêng thì Bác nhắc nhở “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu giản dị với bộ quần áo kaki và đôi dép cao su in đậm trong lòng người dân Việt Nam. Tình cảm đối với Bác như đã ngấm vào máu thịt, và vì vậy, học tập và làm theo Bác như là lẽ tự nhiên. Hãy học Bác từ những điều đơn giản nhất: cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, yêu thương con người, sống có nghĩa có tình.

Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam.

Ảnh: Tư liệu

THEO DÒNG SỰ KIỆN

70 năm tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí MinhSáng 9/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề:  70 năm tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, PGS.TS. Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, hội thảo là dịp để các cấp, các ngành tìm hiểu, nhận thức rõ hơn hoàn cảnh ra đời, nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là giá trị to lớn đối với phong trào xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh hiện nay; qua

đó cảm nhận sâu sắc khát vọng cháy bỏng, trí tuệ sáng suốt, mẫn tiệp, sáng tạo, tầm nhìn vượt thời đại, kết đọng những giá trị nhân văn cao đẹp của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đây cũng là hoạt động thiết thực kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm ra đời tác phẩm “Đời

Page 5: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201705/24271_BLD_cuoi_tuan_ngay_13.5.2017.pdf · Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của . ... Đối

5 THỨ BẢY 13 - 5 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Hotel Bồng Laibảo vệ cần cái uy bề ngoài.

Có lần xe giám đốc đi công tác đem theo một số hành lý đã rồ máy, Minh yêu cầu liệt kê danh sách những thứ định mang ra khỏi cửa. Đó là nguyên tắc nhưng chưa bảo vệ nào dám thực hiện từ xưa đến nay. Không những không giận, vị giám đốc người Pháp này còn tỏ ra thích thú và mến mộ ông hơn. Chính làm việc với các sếp Việt Nam mới khó, họ quan niệm phải tuân thủ nội quy của khách sạn như là tự hạ giá mình. Ngay tối hôm qua thôi, chuyện xảy ra còn nóng hổi.

Sau khi làm thủ tục lễ tân, vị khách VIP xách chiếc cặp da nhỏ xăm xăm về phòng như về nhà mình, theo sau là một em chân dài, thay vì trình giấy tờ lại đặt tờ 500 ngàn lên bàn. Minh rảo bước theo. VIP rút di động gọi oang oang: “Mày xem, cái thằng chó nó cứ theo tao mãi!”. Minh yêu cầu cô gái cho xem giấy tờ thì không có một thứ giấy tờ gì trong người.

- Cô không phải khách, không được phép vào!

Ngay lúc đó, ngoài cửa chiếc xe đen bóng xịch đến, một lãnh đạo ngành du lịch của tỉnh cũng thường xuất hiện ở hotel bước ra hấp tấp chạy lại:

- Đây là đối tác quan trọng, quyết định việc làm ăn của cả tập đoàn các anh.

- Nội quy hotel đã quy định, không thể không chấp hành!

- Nhưng đây là trường hợp đặc biệt.

- Vậy tôi yêu cầu các anh viết giấy bảo lãnh.

- Được thôi! - Anh ta rút bút bi

cài trên túi áo ngực, lầm bầm - Rõ là “bảo hoàng hơn cả nhà vua!”.

Minh về nhà đúng 12 giờ đêm, vợ cằn nhằn. Khoảng 7 giờ sáng có điện thoại:

- Mời anh đến ngay, có phòng bị mất trộm. - Nhân viên đội bảo vệ gọi ông.

Vẫn khách VIP hôm qua, cái người đã gọi ông là “chó”. Nhưng lúc này phải hết sức khách quan, nhiệm vụ của ông là làm rõ sự việc. Khách khai báo là 6 giờ 30 phút xuống ăn sáng, lên thì thấy cửa phòng mở, hành lý bị bới tung, mất chiếc di động trị giá 60 triệu đồng. Và... ông ta dừng lại, hình như còn một xấp đô la trong phong bì mà ông ta chưa kịp đếm.

- Đêm qua có ai vào phòng này không? - Minh hạ giọng, nhìn sâu vào mắt VIP.

- Không! Có một mình tôi thôi. Chắc chắn mất khi tôi xuống restorant.

Nghĩa là nhân viên phục vụ hay khách phòng bên cạnh? Một mất mười ngờ. Đội trưởng đội bảo vệ đi một vòng quanh phòng rồi mở cửa toa lét, vài phút sau vẫy khách lại:

- Cái gì đây? - Ông chỉ chiếc bao cao su lềnh bềnh trong bồn cầu.

Vị khách tái mặt: - Thôi thôi! - Ông ta giơ cả hai

tay huơ huơ như muốn xóa đi - Ở đây chỉ có tôi với anh, coi như chưa có chuyện gì xảy ra!

- Cho biết số máy của anh?Minh bấm gọi. Đầu bên kia có

tiếng cô gái:- Mất di động phải không? Nôn

10 triệu ra đây.VIP giật máy trên tay đội trưởng

đội bảo vệ:

ông ta xấu hổ hỏi anh là ai. “Tôi là nhân viên bảo vệ, công dân Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam! Đủ chưa?”.

- Phải vực dậy kỷ cương như trước thời mở cửa, kinh tế thị trường. - Minh trao đổi với giám đốc điều hành. Ông ta đồng ý ngay và bổ sung thêm:

- Là tập đoàn xuyên quốc gia chúng ta phải duy trì những tiêu chí làm nên đẳng cấp, thương hiệu của nó. Nhưng ở mỗi nước lại có văn hóa riêng, Bồng Lai ở Việt Nam phải có phong cách, mỹ tục Việt. Tôi tin ông đội trưởng và nhân viên của ông thể hiện nó trong công việc của mình.

*Nhưng thương thay, những dự

định tốt đẹp của họ đã không có cơ hội hiện thực hóa. Con đĩ 16 tuổi (theo như nó nói) lại trở về Bồng Lai trong vai trò “Giám đốc thực tập dịch vụ chăm sóc khách hàng”.

- Tôi sẽ vạch mặt cô! - Giám đốc điều hành tức giận. - Một chiêu đãi viên hàng không bị kỷ luật, không có cái gì khác ngoài cặp chân dài. Cô tưởng cô là ai cơ chứ?

Nhếch mép cười giễu, cô ta nói bằng tiếng Pháp:

- Tôi là ai? Rồi ông sẽ biết!Và... một đám cưới linh đình

được tổ chức ngay trong khách sạn trước khi cô ta nhận bằng tốt nghiệp. Cô dâu 16 khoác tay vị Tổng giám đốc người Mỹ đến từng bàn nâng cốc.

Phu nhân Tổng giám đốc lên thay giám đốc điều hành ngay khi ông ta nhận quyết định đến một hotel khác. Đội bảo vệ của Minh bị giải thể, thay vào đó là mấy vệ sĩ chẳng biết mô tê gì về những hoạt động trong hotel Bồng Lai.

Đã đến lúc cần một nhân viên trung thực, có thể tin được, bà giám đốc nghĩ đến Minh:

- Riêng ông đội trưởng đội bảo vệ có quyền ở lại nếu ông thích.

- Cám ơn bà! - Minh trả lời.Lâu lắm rồi, có một ông thầy

phong thủy đến ngủ một đêm ở Bồng Lai đã nói: “Bồng Lai chỉ phát được một đời!”. Vị giám đốc điều hành người Pháp bắt tay đội trưởng đội bảo vệ trong tiếng thở dài.

- Này, báo cho cô biết, muốn công an tóm vào trại phải không?

- Chú nên nhớ rằng cháu mới 16 tuổi!

Ghê chưa, vị thành niên đe cả ông già. VIP cúi đầu nghĩ ngợi.

- Bốp! - Một cái tát nổ đom đóm.Tưởng viên đội trưởng đội bảo

vệ đánh mình, nhưng không phải, VIP cứ thấy rõ dần, rõ dần... hiện lên “Sư tử Hà Đông”, tay dắt đứa con nhỏ. Bà ta cố ý cho nó chứng kiến bố nó là người như thế nào. VIP đã giẫm lên nội quy, pháp luật, nhưng còn luân lý, gia phong nữa chứ. VIP sợ vợ hơn sợ pháp luật. “Sư tử Hà Đông” không nói một lời, kéo con ra. Đêm qua bà gọi điện cho chồng thì con đĩ cầm máy tuôn ra hết.

*Làm bảo vệ không khó, không

đòi hỏi phải có học vấn cao, song

Minh họa: Phan Nhân

để hoàn thành nhiệm vụ không phải dễ. Phải tinh tường và đầy trách nhiệm. Trong cái túi xách tay kia có hêrôin, chất nổ không? Mất cắp vặt có thể xảy ra ngay trong nhà bếp, từ con dao cái kéo đến hộp sữa, ký thịt bò... do chính nhân viên của mình, những người nắm vững quy luật ra vào và đi lại hợp pháp. Khách đến để nghỉ đã đành, để buôn lậu, đánh ghen, trộm cắp, thậm chí tâm thần muốn tự tử... Phải có con mắt nghiệp vụ, “soi mói một cách lịch sự”, không tin hẳn, nhưng cũng không làm khách mếch lòng. Luôn bị người ta cho là gây khó, cản trở. Hotel êm ả, không xảy ra sự cố là kết quả của bao nhiêu nỗ lực thì chẳng ai nói gì, không một lời khen, dễ dãi để xảy ra chuyện lại gọi đến bảo vệ. Khách bất chấp nội quy đã có người can thiệp, bảo lãnh. Việc làm không giờ giấc, vừa đặt mình xuống giường lại có điện thoại, vợ con nghi ngờ... Không thể mỗi lúc mang chuyện cơ quan ra thanh minh, mà càng thanh minh càng bị nghi ngờ. Nhân ngày lễ có vị khách hào phóng tặng quà cho lãnh đạo, tiếp tân, nhân viên nhà hàng... nhưng quên béng đội bảo vệ! Khó để bình an cho khách, ai hiểu cho đâu.

Hôm qua khách VIP còn gọi ông là chó nữa cơ chứ. Nói tiếng Việt oang oang trong máy lúc sau lại dùng tiếng Anh cự ông:

- Tôi sẽ tố cáo các anh vi phạm nhân quyền, can thiệp vào đời tư của khách!

Á à, định dọa nhau đây, Minh không vừa:

- Trước hết là ông không tôn trọng tôi, không tôn trọng tiếng mẹ đẻ của ông. Ông hãy dùng tiếng Việt như vừa chửi tôi ấy. Xin nói cho ông biết, đây là khách sạn 5 sao, tôi có chứng chỉ EU của Tập đoàn quản lý nhà hàng khách sạn Pháp và thực hiện chức năng bảo vệ theo luật quốc tế.

Lúc ấy vị khách mới chịu im. Luật pháp đầy sức mạnh đã nâng người đội trưởng đội bảo vệ nhỏ thó lên một tầm cao mà những vệ sĩ lực lưỡng không có được. Một lần nhìn thấy một vị khách dụi đót thuốc lá vào chậu cây cảnh, Minh yêu cầu nhặt lên bỏ vào thùng rác,

70 năm tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minhsống mới”; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Cách đây 70 năm, tháng 3/1947, trong lúc cả nước vừa bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với bút danh Tân Sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết xong tác phẩm “Đời sống mới”. Tác phẩm được Ban Trung ương vận động Đời sống mới xuất bản năm 1947. Ngoài lời tựa, tác phẩm được kết cấu thành 19 phần, đánh số thứ tự từ I đến XIX, với dung lượng gần 5.800 từ, trình bày theo cách hỏi - đáp. Thông qua tác phẩm, những vấn đề cơ bản, từ mục đích, nội dung xây dựng đời sống mới với từng nhóm đối tượng và môi trường cụ thể, cho

đến phương châm và phương pháp xây dựng đời sống mới đã được đề cập vắn tắt, thiết thực, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện.

Đề cập về giá trị định hướng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn hiện nay qua tác phẩm “Đời sống mới”, GS.TS. Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ: Những nội dung nêu trong tác phẩm vẫn là những giá trị định hướng cho việc xây dựng đô thị trong thời buổi hiện nay cũng như xây dựng con người như là chủ thể duy nhất trong cuộc sống nói chung và trong đô thị văn minh nói riêng. GS.TS. Mạch Quang Thắng phân tích, tại một số nơi xảy ra tình trạng địa phương chỉ quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng mà chưa thật sự chú trọng đến sản xuất, tăng mức thu nhập cũng như đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. “Trong tình hình đó, nếu không tỉnh táo xem xét mà cứ dễ dãi công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và đô thị đạt danh hiệu đô thị văn minh thì chỉ là

dối nhau. “Chớ làm dối” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mong muốn trong tác phẩm “Đời sống mới” từ năm 1947 vẫn còn như tiếng còi cảnh báo cho cuộc vận động ngày hôm nay”, GS.TS. Mạch Quang Thắng nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các đại biểu thảo luận một số nội dung về xây dựng nền văn hóa mới hiện nay trong tác phẩm “Đời sống mới”; công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam mới… Bên cạnh việc phân tích những giá trị lý luận của tác phẩm “Đời sống mới”, các đại biểu khẳng định, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt nhiều kết quả tích cực song cũng còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh để thấy rõ hơn những quan điểm, tư tưởng của Người trong thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng này, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế để đạt được mục tiêu.

Theo daibieunhandan.vn

Page 6: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201705/24271_BLD_cuoi_tuan_ngay_13.5.2017.pdf · Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của . ... Đối

6 THỨ BẢY 13 - 5 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Hồ sơ - Tư liệu

VIỆT QUỲNH

N ăm 2017 là năm thứ 4 liên tiếp UBND huyện Lâm Hà chỉ đạo Trung tâm thư viện huyện tổ

chức các hoạt động nhân “Ngày sách Việt Nam”, với mục đích xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, tôn vinh văn hóa đọc, khẳng định vai trò quan trọng của sách với nhiều hoạt động phong phú.

Theo đó, các hoạt động hưởng ứng “Ngày sách Việt Nam” lần thứ IV trên địa bàn huyện Lâm Hà được bắt đầu từ tháng 3/2017 đến hết tháng 4/2017 trong toàn huyện. Các hoạt động trong tuần lễ cao điểm hưởng ứng đó là Ngày hội đọc sách được kéo dài cả tuần lễ nhằm khuyến khích đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong toàn thể nhân dân, học sinh trên địa bàn huyện.

Ngày sách Việt Nam được tổ chức với nhiều hình thức: treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích... tại trụ sở cơ quan, các trục đường chính, nơi công cộng, khu dân cư... Thư viện huyện, thư viện các trường học, các trung tâm học tập cộng đồng đều tiến hành tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng như: Hướng dẫn kỹ năng đọc, chọn sách phù hợp cho từng đối tượng; tổ chức ngày hội đọc sách; trao đổi sách, hiến tặng sách; giới thiệu, trưng bày hơn 500 đầu sách, ảnh, các tài liệu về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương Lâm Hà. Đồng thời cấp phát thẻ đọc sách miễn phí cho học sinh, phát động phong trào quyên góp sách, ủng hộ sách trẻ em nghèo, thiếu niên vùng khó khăn; hỗ trợ các thư viện, tủ sách vùng sâu; phát động xây dựng tủ sách gia đình, dòng họ,

phòng đọc, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố...

Thư viện huyện cũng phối hợp với các thư viện trường giới thiệu những cuốc sách hay và luân chuyển 800 bản sách để phục vụ lưu động tại các trường học ở địa phương. Hoạt động này đã thu hút hơn 1.200 lượt người đến đọc sách, luân chuyển hơn 2.500 bản sách, cấp 500 thẻ đọc sách miễn phí cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Qua 4 lần tổ chức “Ngày sách Việt Nam”, nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đã được nâng cao. Các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội nâng cao trách nhiệm đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.

Lê Thị Hòa, học sinh lớp 11B2 Trường THPT Lâm Hà chia sẻ: “Em và nhiều bạn nữa rất thích đọc sách. Hàng tuần, em thường xuyên lên thư viện huyện để đọc sách, nhất là tìm những tài liệu mà thư viện trường không có. Qua những Ngày hội đọc sách, em được giới thiệu nhiều quyển sách hay và thú vị, nhất là trong thời gian hè rảnh rỗi sắp tới”.

Cơ sở mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2014, hiện Thư viện huyện Lâm Hà có 24.242 đầu sách thường xuyên được bổ sung. Ngoài ra, thư viện còn có 12 loại báo và tạp chí, phục vụ tất cả các đối tượng bạn đọc cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên, cán bộ nghỉ hưu và các tầng lớp khác trong xã hội. Hiện thư viện huyện đã cấp được hơn 3.708 thẻ đọc, phục vụ trên 6.000

lượt bạn đọc và thu hút đông đảo học sinh, người dân đến đọc sách hàng ngày.

Chị Lưu Bạch Vân - nhân viên phụ trách Thư viện huyện Lâm Hà cho hay: “Thư viện đang từng bước đổi mới phương thức phục vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người đọc. Chúng tôi chú trọng công tác luân chuyển tài liệu phục vụ bạn đọc đến các thôn, xã, trường học vùng sâu, vùng xa trong huyện”. Ngoài ra, các hoạt động phong phú cũng được thường xuyên tổ chức, thông qua các hình thức như: Đọc sách, tổ chức phòng truy cập Internet miễn phí; trưng bày, triển lãm và giới thiệu sách; tổ chức Ngày hội đọc sách, thi kể chuyện sách cho thiếu nhi; điểm sách về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về biển đảo; biên soạn thư mục chuyên đề, thư mục sách mới...

Ngoài trung tâm thư viện huyện, các tủ sách cơ sở đặt tại các trường học và điểm bưu điện xã cũng phục vụ được hơn 8.400 lượt bạn đọc mỗi năm. Nhằm phát triển kỹ năng đọc, học và những hoạt động giáo dục cho thiếu nhi tại các thư viện trường học trong huyện, từng bước hỗ trợ việc cung cấp tài liệu về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về nông nghiệp, nông thôn cho bà con nhân dân ở vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn, thư viện huyện đã cung cấp một số sách có giá trị nội dung hay và cần thiết theo nhu cầu của bà con nhân dân về cơ sở. Hiện tại, toàn huyện Lâm Hà có 12 tủ sách cơ sở với tổng số sách luân chuyển về các tủ sách này là 2.600 bản. Chị Bạch Vân cho hay, đây cũng là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm phát triển phong trào đọc sách trong toàn huyện.

Lâm Hà lan tỏa văn hóa đọc

Ở huyện Lâm Hà, không khí đọc sách không chỉ nhộn nhịp trong “Ngày sách Việt Nam” (21/4) mà dường như được diễn ra sôi nổi quanh năm. Ở thư viện huyện, cảnh học sinh và cả người dân đến đọc sách, mượn sách hàng ngày đã không còn là điều lạ lẫm.

Ngày hội đọc sách thu hút đông đảo các em học sinh tham gia. Ảnh: V.Quỳnh

Tác giả - Tác phẩm

QUỲNH UYỂN

Nhạc sĩ Krajan Dick là người con của đồng bào dân tộc K’Ho nhóm Lạch sinh ra ở cao nguyên

Lâm Viên lớn lên dưới chân núi mẹ LangBian (Lạc Dương), nhưng vượt ra khỏi không gian của miền đất Nam Tây Nguyên, anh là nhạc sĩ của núi rừng Tây Nguyên và “tự” gắn cho mình trách nhiệm với tất cả các dân tộc anh em trên vùng đất Tây Nguyên. Hơn 300 ca khúc và gần 700 bài thánh nhạc đã được anh sáng tác, nhưng với bất cứ một ca khúc nào cũng thấm đẫm hồn núi tình đời, hồn đất tình người và chuyển tải những thông điệp rõ ràng. Tác phẩm Gọi gió cũng nằm trong mạch cảm hứng đó, là không gian khoáng đạt của núi rừng, dựa trên âm hưởng dân ca truyền thống các dân tộc Bắc Tây Nguyên.

Nhạc sĩ Krajan Dick kể rằng: Tháng 3/2015, anh tham dự trại sáng tác do Hội VHNT các DTTS Việt Nam tổ chức tại Nha Trang, thay vì đi thẳng xuống Nha Trang, anh em nhạc sĩ hẹn nhau ở Đắk Lắk rồi cùng một chuyến xe đi dọc Tây Nguyên rồi mới qua đèo Mang Yang đi xuống Bình Định và vòng về Nha Trang. Trên xe có 4 nhạc sĩ của Tây Nguyên, đoàn dừng chân ở Gia Lai, tham dự một đám cưới họ hàng của một nhạc sĩ cùng đoàn. Trong cái nóng hanh khô của mùa “con voi xuống sông uống nước”, đi qua huyện Krông Pa - nơi được mệnh danh là “chảo lửa” vào giữa cao điểm mùa khô, dòng sông cạn kiệt nước, trơ đá sỏi, cây cỏ xác xơ trong cái nắng nóng, cả một vùng cao nguyên như khát khô, nhưng tình đồng bào đối với những nhạc sĩ, với những lời ca về Tây Nguyên thì chứa chan không thay đổi. 4 nhạc sĩ đã

Nhạc sĩ Krajan Dick: Gọi gió về với đại ngànĐại ngàn ít khi thiếu gió, nhưng bỗng một ngày cơn gió bỏ đi lang thang vắng xa đại ngàn, quên đem mây về gieo mưa, để dòng sông con, suối cạn khô, để cái nắng, cái nóng hanh hao bao trùm khắp nơi, để một Tây Nguyên khát. Tác phẩm Gọi gió, là lời nhắn gửi thiết tha, là sự trăn trở, suy tư, là trách nhiệm của người nghệ sĩ với cộng đồng, vừa mang về cho nhạc sĩ Krajan Dick giải A danh giá của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam dành cho ca khúc xuất sắc nhất trong năm qua.

PHẠM QUỐC CA

Mẹ Việt Namba nghìn con hải đảo

Mẹ Việt Nam ba nghìn con hải đảo Biển khi yên, khi bão bời bời Từng chấm nhỏ hình hài Tổ quốc Ba nghìn con trấn giữ trùng khơi.Mẹ Việt Nam ba nghìn con hải đảo Đảo chìm, đảo nổi, đảo chon von Đảo thương Tổ quốc - con thương mẹ Đất liền thương đảo - mẹ thương con.Mẹ Việt Nam ba nghìn con hải đảo Cát dưới chân ẩn hiện máu hồng Hoàng Sa, Trường Sa gió mòn mộ gió Nghe hùng thiêng lời của cha ông.Mẹ Việt Nam ba nghìn con hải đảo Tên hiền lành hòn Mắt, hòn Ngư...Bàng Phú Quốc, rừng dương Côn Đảo Ẩn dấu tươi xanh lửa thiêu cháy quân thù.Ơi đảo Việt Nam - đảo vàng, đảo ngọc Ơi đảo Việt Nam trụi trần, gan góc Lòng mẹ ru êm sóng gió trùng khơiƠi mẹ Việt Nam chưa yên giấc ngủ!Có chúng conĐảo chắn sóng muôn đời.

NGỌC NGÀ

“Cơ duyên” chẳng mấy ai có đượcVới một người từng là nhà báo,

từng là phóng viên ảnh của TTXVN như NSNA Trần Tuấn có lẽ chưa bao giờ ông cho phép đôi chân mình được ngơi nghỉ. “Tháng nào tôi và bạn bè cũng đi một vài chuyến ở các

tỉnh để ghi lại những hình ảnh đẹp của đất nước”, NSNA Trần Tuấn đã nói với tôi như thế khi đoàn của ông đi tham quan, sáng tác tại Đà Lạt dịp này. Lần quay trở lại này của ông đúng vào những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước đang nhớ về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại tướng TổngTư lệnh Võ Nguyên Giáp, có lẽ đó là lý do cho cảm xúc

Người 35 năm chụp hình Đại tướng

Chớm Hạ

Đà Lạt sáng nay len lén lạnhHồ Xuân Hương mà sóng Tây HồThông tự rì ràoMây tự trắngChớm HạSao hồn man mác Thu?

63 năm trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu và hình ảnh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp vẫn như bản hùng ca vang mãi. Sự kiện ấy, con người ấy vẫn luôn là điểm tựa niềm tin để đất nước ta, dân tộc ta tiếp tục kiến tạo những mốc son chói lọi.

Trong những ngày tháng 5 lịch sử này, tôi may mắn gặp được nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh (NSNA) Trấn Tuấn - người vinh dự có 35 năm chụp hình Đại tướng ở thành phố hoa Đà Lạt và được nghe về cái “duyên hạnh ngộ” chẳng mấy ai có được của người NSNA ấy với người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam - vị tướng của lòng dân Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Page 7: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201705/24271_BLD_cuoi_tuan_ngay_13.5.2017.pdf · Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của . ... Đối

7 THỨ BẢY 13 - 5 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Tác giả - Tác phẩm

QUỲNH UYỂN

Nhạc sĩ Krajan Dick là người con của đồng bào dân tộc K’Ho nhóm Lạch sinh ra ở cao nguyên

Lâm Viên lớn lên dưới chân núi mẹ LangBian (Lạc Dương), nhưng vượt ra khỏi không gian của miền đất Nam Tây Nguyên, anh là nhạc sĩ của núi rừng Tây Nguyên và “tự” gắn cho mình trách nhiệm với tất cả các dân tộc anh em trên vùng đất Tây Nguyên. Hơn 300 ca khúc và gần 700 bài thánh nhạc đã được anh sáng tác, nhưng với bất cứ một ca khúc nào cũng thấm đẫm hồn núi tình đời, hồn đất tình người và chuyển tải những thông điệp rõ ràng. Tác phẩm Gọi gió cũng nằm trong mạch cảm hứng đó, là không gian khoáng đạt của núi rừng, dựa trên âm hưởng dân ca truyền thống các dân tộc Bắc Tây Nguyên.

Nhạc sĩ Krajan Dick kể rằng: Tháng 3/2015, anh tham dự trại sáng tác do Hội VHNT các DTTS Việt Nam tổ chức tại Nha Trang, thay vì đi thẳng xuống Nha Trang, anh em nhạc sĩ hẹn nhau ở Đắk Lắk rồi cùng một chuyến xe đi dọc Tây Nguyên rồi mới qua đèo Mang Yang đi xuống Bình Định và vòng về Nha Trang. Trên xe có 4 nhạc sĩ của Tây Nguyên, đoàn dừng chân ở Gia Lai, tham dự một đám cưới họ hàng của một nhạc sĩ cùng đoàn. Trong cái nóng hanh khô của mùa “con voi xuống sông uống nước”, đi qua huyện Krông Pa - nơi được mệnh danh là “chảo lửa” vào giữa cao điểm mùa khô, dòng sông cạn kiệt nước, trơ đá sỏi, cây cỏ xác xơ trong cái nắng nóng, cả một vùng cao nguyên như khát khô, nhưng tình đồng bào đối với những nhạc sĩ, với những lời ca về Tây Nguyên thì chứa chan không thay đổi. 4 nhạc sĩ đã

Nhạc sĩ Krajan Dick: Gọi gió về với đại ngànĐại ngàn ít khi thiếu gió, nhưng bỗng một ngày cơn gió bỏ đi lang thang vắng xa đại ngàn, quên đem mây về gieo mưa, để dòng sông con, suối cạn khô, để cái nắng, cái nóng hanh hao bao trùm khắp nơi, để một Tây Nguyên khát. Tác phẩm Gọi gió, là lời nhắn gửi thiết tha, là sự trăn trở, suy tư, là trách nhiệm của người nghệ sĩ với cộng đồng, vừa mang về cho nhạc sĩ Krajan Dick giải A danh giá của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam dành cho ca khúc xuất sắc nhất trong năm qua.

cùng nhau hát những ca khúc của mình làm nên một show diễn phục vụ đám cưới trong sự cổ vũ cuồng nhiệt của đồng bào, tạo nên sức hút kéo cả làng đến dự đám cưới. Đi thăm từng gia đình, nhạc sĩ càng thấy rõ: dù điều kiện kinh tế, xã hội chưa phát triển ở buôn làng heo hút này, nhưng bà con ai cũng rất tự hào mình là những người con của Tây Nguyên. Cái tình lưu luyến, trong cảnh vật khô cháy - cuộc sống khó khăn của đồng bào và tình người Tây Nguyên nồng ấm đã gợi lên trong lòng người nhạc sĩ một nỗi buồn, niềm day dứt. Để khi cảnh vật bên đường, những nếp nhà trong cái nắng khô cháy lùi dần lại phía sau, niềm thương, những trăn trở bỗng trào dâng thành tác phẩm Gọi gió...

Mở đầu bằng cảnh mùa khô nắng nóng “Hỡi gió, chiều nay cuộn về đâu/ Để vách đá chỏng chơ trầnw lưng rêu trụi xác xơ. Lời ru dòng sông theo gió khàn lời. Để Krông Pa, để Yaly lặng lẽ khát nguồn trông mưa. Đàn nai đi hoang tìm bóng cây Jri ngày xưa bên đồi/Đàn chim bay ngang đỏ mắt đăm đăm soi tìm bóng núi”. Vắng cơn gió, mây không bay về tạo mưa, để cả một vùng núi rừng khô khát, mong từng giọt mưa đến. Đó là kết quả của chặt phá rừng, tàn phá thiên nhiên, tàn phá môi trường, để vạn vật sống trong niềm mong đợi những giọt mưa mát lạnh, tưới tắm, gọi mưa đến, gọi mùa “quẫy tình” để vạn vật sinh sôi.

Đoạn tiếp theo cuộn trào với hình ảnh những con người Tây Nguyên mong gió, mong mưa: “Bếp lửa chiều nay Bok Kra nhìn về nơi xa xăm, tẩu thuốc khói xoay trong gió chiều, đêm về chiêng trống buồn câm, nay nghe thổn thức lòng tôi. Ơ, này gió hãy gọi cơn mưa, để nai tìm liếm lá chồi non, cá

được đào tạo sáng tác âm nhạc bài bản, anh đã sử dụng lối viết ca khúc chuẩn có tính khúc thức mang tính nghệ thuật cao. Gọi gió là một giai phẩm có 4 đoạn rõ ràng, giai điệu phát triển theo nội dung tư duy. Âm giai kết hợp hài hòa dựa trên âm hưởng dân tộc thiểu số Bắc Tây Nguyên có sử dụng và phát triển thủ pháp hòa âm, chuyển hòa âm, chuyển điệu thức một cách có chủ đích. Các đoạn được liên kết với nhau một cách hài hòa hợp lý. Mỗi đoạn đều sử dụng theo một cung bậc riêng. Đây là cách mà ít nhạc sĩ dám sử dụng, phải chắc học thuật, nhạc lý mới dám dùng cú pháp này trong việc sáng tác. Nếu một ca khúc bình thường, cách chuyển này sẽ khó với thanh nhạc, nhưng anh đã mạnh “tay” dùng nó làm cho bài hát không đơn điệu, đi vào chiều sâu suy tưởng của người nghe, người cảm. Đoạn đầu xuất hiện tông Sol trưởng, khi đến đoạn hai nói về những con người Tây Nguyên lại dùng Mi trưởng. Đoạn 3 tác giả lại chuyển cung Rê trưởng. Để rồi phần kết thúc (đoạn 4) với một câu hỏi lớn “Nay bóng rừng về đâu” trở về Sol trưởng. Dùng thủ pháp với bố cục sắp đặt chặt chẽ, đã tạo ra hiệu ứng sáng tạo lớn làm nên một ca khúc hoàn thiện đẹp đẽ cả ca từ hòa quện với giai âm. Gọi gió vừa là âm điệu hơi thở của Tây Nguyên trên nền âm nhạc dân gian vừa sử dụng khúc thức hòa thanh của phương Tây. Hòa thanh phá cách cổ điển tạo ra những tác phẩm mang phong cách riêng biệt, phối hợp hài hòa giữa âm nhạc đại chúng dân dã với âm nhạc bác học. Qua đó, tác giả không chỉ phản ánh Tây Nguyên “khát” mà còn chính là khát khao của tác giả được cống hiến, khát khao mong những điều tốt đẹp hơn đến với vùng đất Tây Nguyên. Nhạc sĩ Krajan Dick tâm sự: Qua ca khúc, tôi chỉ mong muốn góp một tiếng nói để chúng ta cùng hành động gìn giữ, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống khi còn chưa muộn. Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc tác phẩm Gọi gió của nhạc sĩ Krajan Dick.

Nhạc sĩ Krajan Dick là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội VHNT các DTTS Việt Nam, Ủy viên BCH Hội VHNT Lâm Đồng, nguyên là Phó Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng, anh từng đoạt nhiều giải thưởng cao của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và Hội VHNT các DTTS Việt Nam với các tác phẩm: Men tình xuân, Nồng nàn cao nguyên, Cánh sóng và chuyện tình, Lời suối gọi, Sim Kring, Chào Mimosa, Chư Yang Sing... Gọi gió là tác phẩm đoạt giải A danh giá đã làm cho bộ “sưu tập” giải thưởng của anh dày lên, chứng tỏ sức sáng tạo của anh vẫn rất dồi dào.

Nhạc sĩ Krajan Dick trình bày ngẫu hứng tác phẩm “Gọi gió” của anh. Ảnh: Q.Uyển

quẫy tình suối đầu nguồn. Mong sao A mí Ba Na mót thổ cẩm, A ma Jarai tuốt hồn chiêng. Hồn núi hồn rừng trở về”. Đó còn là những khát khao tìm lại cái hồn của buôn làng, tìm lại những nét đẹp văn hóa giữa phồn sinh đại ngàn.

Đoạn tiếp cuộn lên trong thực tại “Mây chặn gió nên mưa chẳng tới/ Núi chặn bóng cây chim không về. Bao đời suối hát câu ân tình. Nay bóng rừng về đâu”. Câu hỏi lớn vang lên lặp đi lặp lại thành điệp khúc như xoáy vào tim

những con người, đánh thức trách nhiệm và lương tri, bảo vệ rừng giữ gìn môi trường sống, bảo tồn không gian văn hóa, không gian sống cho đồng bào Tây Nguyên. Cách đặt vấn đề xen lẫn giữa hiện trạng, quá khứ, sự tiếc nuối, những mong muốn, đã làm cho người nghe day dứt, để lại nỗi ám ảnh “Bao đời suối hát câu ân tình, nay bóng rừng về đâu”.

Mỗi người con dưới chân dãy LangBian hùng vĩ sinh ra vốn đã là một nghệ sĩ, hơn thế nữa nhạc sĩ Krajan Dick

Người 35 năm chụp hình Đại tướng

của người nghệ sỹ ấy thêm dâng trào để ông chia sẻ với những người bạn ở xứ lạnh về “cơ duyên” chẳng mấy

ai có được là làm người chụp hình cho Đại tướng.

Hơn 40 năm làm báo ở TTXVN,

thì có tới 35 năm (1976 - 2011) NSNA Trần Tuấn được chụp hình cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đốt điếu thuốc lá trong cái lạnh của phố núi, người đàn ông ấy trầm ngâm, bồi hồi nhớ. Năm 1975, Trần Tuấn được cử ra xây dựng lại phân xã Thừa Thiên Huế sau giải phóng. Lúc đó ông được phân công đi theo chụp ảnh, đưa tin về chuyến thăm lại chiến trường miền Nam của Đại tướng. Đó cũng là thời khắc đánh dấu cho việc những bức ảnh chân thực, bình dị về vị tướng vĩ đại của dân tộc xuất hiện trong cuộc đời làm báo của Trần Tuấn. Sau đó năm 1976, sau khi có quyết định trở ra Bắc làm việc, ông vinh dự một lần nữa được nhận nhiệm vụ đi theo Đại tướng trong chuyến thăm khu kinh tế Quảng Ninh. Cái duyên đó chẳng mấy ai có được của nhà báo Trần Tuấn cũng bắt đầu từ đó.

Nhà báo Trần Tuấn lúc đó là người duy nhất được Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đích thân gọi

điện sang TTXVN yêu cầu đi chụp về mình. “Cứ mỗi khi đi đâu công tác, Đại tướng lại yêu cầu văn phòng báo “anh Tuấn” cùng đi và nhất nhất yêu cầu tôi phải gọi Người bằng cái tên thân mật “anh Văn”” - NSNA Trần Tuấn kể. Luôn ý thức được trọng trách và vinh dự lớn lao của mình khi được chụp hình cho Đại tướng, bởi vậy, bất cứ khi nào Đại tướng yêu cầu nhà báo Trần Tuấn đều có mặt với sẵn sàng túi máy trên vai.

Suốt chặng đường dài 35 năm bền bỉ theo chân Đại tướng, NSNA Trần Tuấn đã có một “kho” những bức ảnh quý hiếm về con người vĩ đại ấy. “Đó là tài sản vô giá của cuộc đời tôi”, NSNA Trần Tuấn xúc động nói.

Bức ảnh thứ 150và những câu chuyện năm 199635 năm ấy với NSNA Trần Tuấn

là cả một trời kỷ niệm với Đại tướng. Và ông đã chọn năm 1996 - một năm với nhiều kỷ niệm đáng

nhớ giữa ông và Đại tướng để kể cho chúng tôi, hay nói đúng hơn NSNA Trần Tuấn đang sống lại trong chính ký ức của mình hơn 20 năm về trước.

Bằng chất giọng trầm trầm đặc trưng, Trần Tuấn bồi hồi nhớ lại: Từ năm 60 tuổi đến 80 tuổi Đại tướng không chụp chân dung. Năm 1996, nhân sắp sửa có chuyến đi thăm và làm việc của Đại tướng tại Thụy Sỹ, tôi mời Người đến phòng chụp của TTXVN để chụp ảnh hộ chiếu. Nhân dịp này tôi đề xuất với Đại tướng “Tôi sẽ chụp anh với ba màu áo: bộ lễ phục trắng, bộ màu xanh của các tướng lĩnh quân đội và bộ com lê màu ghi”. Đó là ba màu áo đặc trưng nhất của Đại tướng khi xuất hiện trước công chúng. Đại tướng mặc lễ phục trắng nhưng lại đội mũ màu xanh. Tôi đề nghị đổi lại mũ màu trắng thì Đại tướng nói: Quân đội ta từ nhân dân mà ra và phục vụ nhân dân...

XEM TIẾP TRANG 11

Bức ảnh Đại tướng ký tặng nhà báo Trần Tuấn sau đợt mổ ruột thừa năm 1966.(Ảnh nhân vật cung cấp)

Page 8: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201705/24271_BLD_cuoi_tuan_ngay_13.5.2017.pdf · Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của . ... Đối

8 THỨ BẢY 13 - 5 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Khu Du lịch (KDL) Lá Phong Đà Lạt (Dalat Maple) của Công ty TNHH Vĩnh Xuân, ở 45 Đặng Thái Thân - Phường 3 - TP Đà Lạt, rộng 4,84 ha, với những hạng mục kiến trúc lạ và độc đáo ngay từ tên gọi gắn với các truyền thuyết đặc trưng vùng Tây Nguyên và ẩn chứa những thông điệp nhân văn về giữ gìn môi trường, xây dựng không gian sống trong lành, mối giao tiếp chân thành và hồn văn hóa ở mỗi công trình… trong không gian mang đậm chất “Vườn Địa đàng” với các loại cây cối đặc trưng của thiên nhiên Đà Lạt. KDL sẽ khai trương chính thức vào ngày 26/5/2017.

NHẬT QUÂN

Các hạng mục kiến trúc lạ,độc và kỳ thú… Gây ấn tượng đầu tiên là công trình cổng

“cây hóa rồng” với mô hình gồm 5 con rồng đang sum vầy và những cây tùng bonsai được khéo léo trồng ghép trên mình rồng. Công trình có tên “Cổng Quần long hội tụ”. Phía trước cổng có 3 “Nhà Nấm” dùng làm nơi nghỉ chân cho du khách khi vừa bước vào KDL (Nhà Reception). Mỗi nhà nấm được xây trên một trụ, có view nhìn ra rừng cây anh đào, rừng thông xanh mát. Quanh nhà nấm là những chậu bonsai dâu tằm và những trảng cây thảo dược…

Đi vào cổng KDL, qua một khu vườn hoa cỏ, du khách gặp “Nhà Trống”. Nhà Trống lấy ý tưởng từ “Truyện cổ tích Tây Nguyên” - “Nạn đại hồng thủy khiến khắp nơi đều là nước, chỉ có một cặp nam nữ trôi dạt cùng 1 cặp chó, 1 cặp gà, 1 cặp trâu, 1 cặp heo… nhờ chui vào những chiếc trống được giằng buộc vào nhau mà sống sót”. Nhà Trống gồm có 20 mặt “trống” là kính chịu lực, nhưng mô phỏng những bức tranh mặt nước sẽ tạo ra nhiều hình ảnh và màu sắc khác nhau khi cường độ ánh sáng bên ngoài khác nhau - đặc biệt là lúc bình minh hay hoàng hôn…

Nhà Trống nằm bên cạnh Nhà Mái, là công trình nhà 132 mái. Các mái nhà liên kết với nhau tạo thành những lá phong, biểu trưng cho KDL. Đặc biệt, 132 mái nhà lại tạo hình như một kim tự tháp. Cũng giống như sự bí ẩn của Kim tự tháp, bước vào Nhà Mái, du khách không ngừng được trải nghiệm, khám phá... cộng với các dịch vụ shoping, ăn uống. Vào thời điểm khai trương, chung quanh Nhà Mái triển lãm 80 bức tranh mang chủ đề “Cõi hồng hoang” về các loài hoa dại của nhiếp ảnh gia MPK.

Phía trước Nhà Trống là công trình “Suối địa đàng”, với hình tượng Adam và Eva cải biên thành một cặp tình nhân đang tắm, chàng trai tưới nước cho cô gái tắm bên dòng suối, nhưng không phải là suối nước, suối đá mà là suối hoa dập dìu ong bướm… Cạnh Suối Hoa còn có Suối Mơ lấy cảm hứng từ bài hát “Suối Mơ” của nhạc sĩ Văn Cao “bên rừng thu vắng, dòng nước trôi lững lờ”, chảy qua thác cao khoảng 6-7 mét, với 20 cây tùng bonsai tạo thành bức tranh thủy mặc sống động. Trên thác trồng một rừng trắc và quần tụ nhiều loại cây lá kim đặc hữu tạo nên sự hùng mạnh cho ngọn thác như dáng dấp của người quân tử, ngụ ý từ những vần thơ của thi hào Nguyễn Trãi. Suối Hoa và Suối Mơ vì thế tạo nên “Suối Địa đàng”…

Hầm Nhà Trống là điểm đấu nối với công trình dưới lòng đất ra tận cổng gọi là “Địa đàng trong lòng đất”, là quầy bar với sân khấu nhỏ; hành lang dẫn vào khu hostel có diện tích khoảng 630 m2, đủ lưu trú khoảng 60 khách, dài khoảng 70 m; trên tường trang trí các bức tranh - ảnh về Đà Lạt. Hostel có kiến trúc dạng phố cổ với các mái hiên, cửa sổ, đường đi lắt léo, đèn đường, trưng bày hiện vật, tranh ảnh... Đây cũng là nơi du khách có thể mua hàng lưu niệm, hàng đặc sản của riêng KDL, như lá

“Gói thiên nhiên phố núi” trong Khu Du lịch Lá Phong Đà Lạt

Sắc hoa hướng dương bên cạnh rừng cây anh đào. Ảnh: N.Quân

phong sấy khô, móc chìa khóa, tranh bút lửa lá phong…

Nằm sau công trình “Địa đàng Trong lòng đất” là công trình “Đường Hào Hoa”, với ý tưởng tạo nên một đường hào nhiều hoa, tạo điểm nhấn theo phong cách “hào hoa phong nhã”, cũng là nơi thực hiện các dự án trưng bày, triển lãm theo chuyên đề…

Khu rừng mang đặc trưng thiên nhiên Đà LạtNhững con đường trong KDL Lá Phong

Đà Lạt luôn hiện diện hình ảnh những cây bonsai Tùng Bút. Tùng bút là loài cây thuần Việt, mà Đà Lạt là nơi tốt nhất để cây tùng bút phát triển nhanh. Cây tùng bút sống bền vững, chịu hạn, không sâu bệnh, dáng đẹp, dù mới được nghiên cứu làm cây bonsai khoảng 15 năm, nhưng là bonsai lá kim đẹp, giá trị vào hàng nhất Việt Nam… Dịch chiết từ lõi thân của cây chứa nhiều dược chất có giá trị trong y học... KDL hiện có trên 20 ngàn cây tùng bút và trên 1.000 cây phôi bonsai 17 năm tuổi, đã lần thứ 4 tạo dáng…

Đặc biệt không kém Tùng bút bonsai, trong DKL có một hồ cá Koi với cấu trúc rất đẹp nhờ vào cách xếp đá, trồng xen tùng bonsai trên bờ đá. Hồ có độ rộng 200 khối nước, với hơn 230 con cá koi. Cá koi đi cùng với bonsai chính là phong cách chơi bonsai “đỉnh” - cá koi tô điểm cho bonsai, bonsai tăng vẻ sang trọng của hồ cá. Cây tùng bonsai và hồ cá koi ở KDL Lá Phong Đà Lạt còn rất độc đáo, bởi không cây nào giống cây nào, có thể coi là lạ mắt và có một không hai…

Đặc trưng tạo nên tên của KDL chính là “Rừng Lá Phong” với trên 2.000 cây phong thuần chủng Đà Lạt được trồng từ những năm 2006 - 2007. Cây lá phong sẽ khiến du khách liên tưởng đến mùa thu với sắc vàng, đỏ, tím đến nao lòng, hứa hẹn một mùa thu rất lạ trong khu du lịch. Công ty TNHH Vĩnh Xuân cũng vừa nhận kỷ lục “Khu du lịch có rừng lá phong tự trồng lớn nhất Việt Nam”.

Không chỉ có rừng lá phong, trong KDL còn có rừng cây lá kim đặc biệt quý hiếm tự

trồng, gồm thông 2 lá dẹt - là loài thông cổ, lá có cấu trúc 2 lá dẹt hình lưỡi liềm, trên thế giới chỉ có độc nhất ở Việt Nam và có phân bố hẹp ở Lâm Đồng, nằm trong Sách đỏ Việt Nam ở dạng “sẽ nguy cấp” và “nguy cấp” (có thể bị đe dọa tuyệt chủng). Ngoài thông 2 lá dẹt, còn có khá đầy đủ các loại cây lá kim đặc hữu của Đà Lạt, như thông 5 lá Đà Lạt, pơ mu, bạch tùng, gõ đỏ, thông đỏ, du sam, bách xanh, sao, hoàng đàn giả, tùng,… Các loại cây trên phần lớn đã được trồng trước năm 2000.

Nói về những mảng “rừng” đặc trưng trong KDL Lá Phong Đà Lạt, không thể không kể đến rừng hoa anh đào Đà Lạt. Trong khuôn viên KDL đang giữ khoảng 4-5 trăm cây, trong đó có hàng chục cây lớn. Rừng hoa anh đào đã cho những mùa hoa tuyệt đẹp với một không gian hồng rực vào mùa hoa nở, nhấn nhá sâu sắc cho những điểm độc đáo của KDL ngay trong lòng thành phố. Dưới rừng hoa anh đào cũng là khu vực cắm trại, được tô điểm bởi những rừng hoa theo mùa, như rừng hoa hướng dương, rừng hoa mãn đình hồng, rừng hoa cẩm tú cầu…

Những công trình và những mảng màu khác tô điểm nên sự phong phú ấn tượng cho KDL, tạo thành điểm chụp hình lưu niệm có khung cảnh đẹp khác như mô hình nhà Thủy Tạ đặt trong hồ nước, không gian hoa mimosa tạo nên điểm nhấn “hoa vàng trong rừng thông”, hoa phượng tím với “một trời thương nhớ”…

Ông Nguyễn Xuân Thành - chủ nhân KDL tâm sự: Gia đình đã trải qua nhiều sóng gió và thăng trầm trong việc giữ gìn diện tích đất và hình thành KDL. Ông thích đặt tên KDL mang đặc trưng Đà Lạt, nên đã tìm hiểu rất nhiều từ Đà Lạt ra Huế, từ Trịnh Công Sơn đến Hàn Mạc Tử, Hoàng Nguyên… Ông chọn ý tưởng “Vườn Địa đàng” xuyên suốt KDL để nhấn mạnh về rừng, về thiên nhiên Đà Lạt, để lột tả hết cái đẹp của vùng khí hậu quanh năm mát mẻ Đà Lạt và mong muốn chuyển tải thông điệp, mỗi người đến Đà Lạt sẽ góp sức nhỏ như trồng cây, giữ gìn môi trường để làm cho Đà Lạt thực sự trở thành “Vườn Địa đàng”...

VŨ ĐÌNH ĐÔNG

Đến đường Hoàng Hoa Thám, du khách dễ dàng phát hiện ra một điểm đến thú vị, đó là nhà hàng

Pizza Sam’s.Chủ nhà hàng là anh Jeamse và chị

Nguyễn Thu Thủy. Jeamse sinh ra và lớn lên ở Florida (Mỹ), một người thích “xê dịch”, thường đi du lịch khắp thế giới. Chị Thủy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, là giáo viên mầm non. Năm 2013, họ gặp nhau lần đầu tiên tại Đà Lạt, “Hôm ấy Jeamse đi chợ, anh hỏi mua một số loại rau củ nhưng người bán hàng không biết tiếng Anh. Em là du khách đi ngang qua đã phiên dịch giúp. Jeamse cám ơn, chúng em nói vài chuyện xã giao rồi Jeamse xin số điện thoại. Từ đó quen rồi yêu”- chị Thủy tươi cười nhớ lại.

Sau khi lấy nhau, họ quyết định chọn Đà Lạt làm nơi lập nghiệp, sinh sống lâu dài. “Thành phố này có cảnh quan rất đẹp, môi trường, khí hậu trong lành, con người thân thiện, ấm áp. Điều quan trọng là nơi đây, Chúa đã cho chúng tôi gặp và yêu nhau”- Jeamse bộc bạch.

Hai người có nhiều sở thích chung, đặc biệt là về ẩm thực Ý. Để thỏa mãn niềm đam mê, họ quyết định mở một nhà hàng chuyên bán pizza. May mắn khi tìm mặt bằng để mở nhà hàng, họ đã gặp được ngôi biệt thự trên đường Hoàng Hoa Thám mà chủ nhân của nó vốn là Việt kiều đã gần 30 năm sống ở Thụy Sĩ, bà đã tái hiện không gian đậm chất châu Âu thông qua kiến trúc, nội thất và không gian của ngôi biệt thự. Tại một góc của tầng trệt còn có 1 lò nướng bánh pizza bằng củi giống các lò nướng bánh pizza vùng Napoli nước Ý, quê hương của bánh pizza.

Ở Đà Lạt có nhiều nhà hàng bán pizza nhưng những chiếc bánh của Pizza Sam’s luôn có hương vị không thể trộn lẫn. Bí quyết chính là nhờ nguyên liệu được lựa chọn kĩ càng, luôn tươi ngon và nướng bằng lò thủ công. Khi cắn thử một miếng pizza, thực khách không chỉ cảm nhận rõ vị béo của phô-mai, của thịt xông khói, độ giòn tan của vỏ bánh, vị thơm của lá húng tây mà còn có cả vị nồng của khói bếp lò hòa quyện. Đó chính là vị ngon theo kiểu “cổ truyền”, “nguyên bản” khiến ai cũng phải xiêu lòng.

Ngoài ẩm thực, không gian ở Pizza Sam’s cũng khá ấn tượng. Nhà hàng phục vụ theo kiểu gia đình, ngoài hai vợ chồng chỉ có hai nhân viên phục vụ. Nội thất nhà hàng đơn giản với vài bộ bàn ghế gỗ, bộ loa và chiếc đầu máy phát những bản nhạc không lời Ý, mùi cà phê, mùi bánh pizza thơm lừng.

Một thoánghương vị Ý ở Đà Lạt

Nhà hàng Pizza Sam’s của gia đìnhchị Nguyễn Thu Thủy.

Page 9: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201705/24271_BLD_cuoi_tuan_ngay_13.5.2017.pdf · Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của . ... Đối

9 THỨ BẢY 13 - 5 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên

TRỊNH CHU

Di Linh có 19 đơn vị hành chính, gồm 18 xã và 1 thị trấn, với 207 thôn, tổ

dân phố. Trong số này, đã có 18 nhà văn hóa xã và 156 hội trường thôn, tổ dân phố được xây dựng. Tính riêng trong năm 2016, huyện Di Linh xây mới 17 hội trường thôn. Trong đó, 7 hội trường thôn do nhân dân tự bỏ vốn xây dựng. Cũng trong năm này, Di Linh đầu tư nâng cấp, sửa chữa 22 hội trường thôn. Năm 2016, Khu liên hiệp thể thao huyện Di Linh do UBND huyện Di Linh làm chủ đầu tư đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. “Tổng số tiền mà người dân đã đóng góp trong năm 2016 để xây dựng hội trường thôn gần 5 tỷ đồng”, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Di Linh cho hay.

Theo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Di Linh, bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp nhà

văn hóa xã, hội trường thôn, trong những năm qua, huyện Di Linh còn huy động các nguồn lực xây dựng các điểm sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao. Số liệu thống kê của ngành chức năng cho thấy, trên địa bàn Di Linh hiện có 2 hồ bơi, 2 sân patin, 21 sân bóng đá mini, 20 sân bóng đá 11 người, 42 sân bóng chuyền, 2 nhà tập cầu lông, 2 câu lạc bộ bóng bàn, 4 câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, 3 câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, 4 câu lạc bộ cờ tướng, 3 câu lạc bộ võ cổ truyền và 6 câu lạc bộ taekwondo...

Thiết chế văn hóa được chú trọng đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện đã làm tốt chức năng là nơi sinh hoạt, hội họp của các ban, ngành, đoàn thể và là nơi tổ chức các buổi gặp mặt, tọa đàm nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương. Ngoài ra, đây còn là nơi tổ chức các hoạt động truyền thông, hội thảo khoa học, các buổi tập huấn, hướng dẫn những kiến

thức về trồng trọt, chăn nuôi cũng như tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và để người dân sinh hoạt văn hóa - văn nghệ. Theo đánh giá của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Di Linh, các thiết chế văn hóa trên thường xuyên hoạt động, cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của người dân tại các thôn, tổ dân phố.

Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Di Linh còn nêu rõ, với việc quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa đã làm cho phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao của huyện Di Linh được đẩy mạnh, nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng đi vào thực chất. Các câu lạc bộ văn hóa - thể thao trên địa bàn cũng hoạt động ngày một hiệu quả, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân.

Di Linh xây dựng và nâng cao đời sống văn hóaNhững năm qua, cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân trong huyện vươn lên phát triển kinh tế, Di Linh còn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa cho người dân.

Các thiết chế văn hóa không ngừng được củng cố và nâng cao là cơ sở để Di Linh đẩy mạnh các phong trào xây dựng văn hóa về cơ sở; qua đó, nâng cao đời sống văn hóa cho người dân cũng như góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Theo đánh giá của ngành chức năng, từ việc đẩy mạnh xây dựng các thiết chế văn hóa để qua

đó nâng cao đời sống văn hóa cho người dân, đến nay, huyện Di Linh đã có trên 33.000 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (chiếm tỷ lệ gần 90%). Các cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa của Di Linh là 153 (trong tổng số 156, chiếm tỷ lệ trên 98%). Ngoài ra, huyện Di Linh còn có 8 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới cùng 165 thôn, tổ dân phố văn hóa.

Sinh hoạt văn hóa - văn nghệ đã trở thành một phong trào rộng khắp ở Di Linh.Ảnh: T.Chu

DIỄM THƯƠNG

PGS.TS Nguyễn Đức Hòa - Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt cho biết: Khởi nghiệp đang là một trong

những nội dung quan trọng trong quá trình đào tạo mà trường xem là trọng tâm. Tổ chức các buổi giao lưu khởi nghiệp, tư vấn khởi nghiệp, các cuộc thi trong sinh viên là điều mà nhà trường thường xuyên thực hiện từ khi phong trào khởi nghiệp được phát động, không chỉ tạo hứng khởi cho sinh viên trong học tập và còn giúp “ươm mầm” cho những ý tưởng của các em.

Mới đây, Trường Đại học Đà Lạt vừa tổ chức chương trình giao lưu khởi nghiệp cùng Tiến sĩ Johnathan Hạnh Nguyễn - cựu sinh viên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương. Từ các câu chuyện thực tế của bản thân khi bắt đầu khởi nghiệp, ông Johnathan đã truyền cảm hứng mạnh dạn kinh doanh và kinh nghiệm kinh doanh đến các bạn trẻ tham gia buổi giao lưu. Ông cũng chia sẻ: “Vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp là rất quan trọng. Tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi tạo ra thành công của các doanh nghiệp ngày nay, tinh thần này cần được vun đắp, gieo trồng ngay từ môi trường đại học, các giảng viên

Khởi nghiệp từ các trường đại họcCùng với làn sóng “tinh thần khởi nghiệp” đang dâng cao khắp cả nước, các trường đại học tại Lâm Đồng cũng xem khởi nghiệp là một chương trình quan trọng trong quá trình đào tạo. Không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức chuyên môn mà các trường đại học còn được xem như “bệ phóng” khởi nghiệp cho sinh viên. Không đợi cầm trong tay tấm bằng đại học, các ý tưởng khởi nghiệp của bạn trẻ đã được “ươm mầm” từ khi còn ngồi ghế nhà trường.

cần là những người truyền cảm hứng cho các sinh viên, trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho khởi nghiệp”.

“Trang trại bò sữa VH” của cựu sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt là một trong những dự án được đánh giá cao trong Cuộc thi “Khởi nghiệp kinh doanh Pernod Ricard” năm 2014 của Trường Đại học Yersin Đà Lạt, với số tiền 90 triệu từ giải nhì cuộc thi, Hiếu đã khởi nghiệp với những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của mình. Đến nay, trang trại của Hiếu đã có 13 con bò HF thuần chủng và 5 con khác đang khai thác sữa hàng ngày với doanh thu trên 350 triệu đồng mỗi năm. Chàng trai tốt

nghiệp ngành quản trị kinh doanh này chia sẻ: “Điều em tâm đắc nhất khi thành công với ý tưởng này không phải là số tiền kiếm được mà chính là được tham gia cuộc thi khởi nghiệp, với sự động viên của các giảng viên Trường ĐH Yersin em đã mạnh dạn “dấn thân” để tìm thành công. Từ bản thân, em thấy vai trò của các trường đại học trong việc hỗ trợ cho các sinh viên khởi nghiệp là rất quan trọng, được tạo điều kiện thì các sinh viên sẽ như được thêm “bệ phóng” để khởi nghiệp”.

Thạc sỹ Nguyễn Thanh Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Yersin Đà Lạt cũng cho biết: Hỗ trợ khởi nghiệp đã là một hoạt

động thường niên của Trường Đại học Yersin Đà Lạt nhiều năm qua. Với lợi thế là thành viên của Hệ thống giáo dục TTC (TTCedu) thuộc Tập đoàn TTC, các sinh viên của trường có cơ hội học tập và làm việc tại nhiều công ty thành viên, liên kết với tập đoàn, đây cũng là môi trường lý tưởng cho các sinh viên hình thành ý tưởng khởi nghiệp. Sau 4 kỳ tổ chức Cuộc thi “Khởi nghiệp kinh doanh Pernod Ricard” đã giúp 29 dự án của sinh viên được thực hiện với những thành công nhất định.

Thạc sỹ Nguyễn Thanh Sơn cũng đánh giá: Trường đại học là một chủ thể quan trọng trong khởi nghiệp và phát huy tinh thần sáng

tạo cho sinh viên. Đây là nơi hỗ trợ, kết nối các nguồn lực để các ý tưởng kinh doanh của sinh viên có thể “chạm” đến thành công. Tại Việt Nam, có rất nhiều trường đại học đã áp dụng mô hình khởi nghiệp trong đào tạo và Trường Đại học Yersin Đà Lạt cũng đang từng bước hoàn thiện để có thể áp dụng mô hình này, tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp có sự kết hợp của 3 bên doanh nghiệp - trường đại học - Nhà nước.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Đức Thái - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng cũng cho rằng: Trường đại học đóng vai trò quan trọng, tích cực trong việc tạo ra môi trường khích lệ khởi nghiệp. Thông qua các kết nối với giới doanh nghiệp và các nhà làm chính sách, tham gia những dự án cải thiện môi trường khởi nghiệp… Để hỗ trợ các sinh viên, các trường đại học có thể hợp tác với các doanh nghiệp để làm nơi vừa ươm mầm cho các ý tưởng sáng tạo, vừa là nơi cho sinh viên trải nghiệm, cọ xát với môi trường kinh doanh thực tế.

Câu chuyện “khởi nghiệp - star up” vẫn đang là đề tài hot trong giới kinh doanh và cả trong giới trẻ. Vẫn biết từ “lý thuyết” đến “thực tế” là cả một hành trình dài mà các bạn sinh viên cần phải trải qua với nhiều khó khăn, trải nghiệm, tuy nhiên với sự chia sẻ từ chính những “chiếc nôi” là các trường đại học sẽ giúp cho hành trình của các bạn trẻ ngắn lại, nhanh về đích hơn. Vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn là yếu tố quan trọng, tạo môi trường thuận lợi để ươm mầm những tài năng trẻ.

Chuyên giangười Hà Lantư vấnkhởi nghiệpcho sinh viênĐại học Đà Lạt. Ảnh: D.Thương

Page 10: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201705/24271_BLD_cuoi_tuan_ngay_13.5.2017.pdf · Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của . ... Đối

10 THỨ BẢY 13 - 5 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

C.THÀNH

Phòng khai thác và thu nợ BHXH tỉnh Lâm Đồng cho hay, các doanh nghiệp

nợ bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và BHXH tính tới hết tháng 4/2017 là gần 142 tỷ đồng, bằng 7,4% kế hoạch thu trong năm. Trong đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỉ lệ nợ chiếm phần lớn so với đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước. Cụ thể, nợ BHXH, BHTN là 76.786 tỷ đồng (trong đó nợ BHTN 3.406 triệu đồng). Nợ BHYT là 65.043 tỷ đồng (trong đó số tiền ngân sách địa phương nợ là 57,5 tỷ đồng). Điều đặc biệt là mức độ nợ dai dẳng của nhiều công ty, doanh nghiệp không hề giảm so với một số năm. Nợ BHXH, BHYT và BHTN từ 3 tháng tới trên dưới 10 năm tính tới ngày 31/3/2017 là 489 doanh nghiệp. Theo đánh giá từ BHXH tỉnh, số nợ khó đòi nhất, nhiều khả năng “mất trắng”, không thể thu hồi tập trung vào 92 doanh nghiệp, công ty đã ngưng hoạt động, phá sản, di chuyển trụ sở… với số lao động theo thẩm tra gần như không còn. Các đơn doanh nghiệp điển hình về nợ 3 loại bảo hiểm “chây ì” trong thời gian dài như: Công ty TNHH Bá Thiên Bảo Lộc nợ gần 9 năm (hơn 1,6 tỷ đồng), Công ty TNHH Kimono Japan nợ gần 6 năm (trên 4 tỷ đồng), Công ty TNHH Mekava Việt Nam nợ 5

Có luật mới nhưng thu nợ vẫn khóTình trạng doanh nghiệp, công ty nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài dai dẳng ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng trăm người lao động trên địa bàn tỉnh đã diễn ra nhiều năm nay. Tuy nhiên, sau hơn một năm Luật BHXH áp dụng chuyển chức năng khởi kiện từ BHXH sang tổ chức công đoàn, việc đòi nợ vẫn gặp không ít trở ngại.

tháng (hơn 1,3 tỷ đồng), Công ty SXKD hàng XNK Nam Phương Bảo Lộc nợ 49 tháng (2,2 tỷ đồng), Công ty TNHH Tâm Châu nợ 17 tháng (3,9 tỷ đồng), Công ty TNHH Sông Thương 2 nợ 51 tháng (trên 1,5 tỷ đồng)… Số doanh nghiệp nợ từ 40 tới 200 triệu đồng chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

Chính vì công tác thu hồi nợ còn khó khăn, hàng năm, BHXH tỉnh thường xuyên cử viên chức ngành tại 12 huyện, thành phố đối chiếu, đôn đốc thu nợ bằng nhiều biện pháp tới các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ từ 3 tháng trở

lên. Với số nợ xấu khó đòi hơn, ngoài công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH theo quy định, từ giữa năm 2016 tới cuối tháng 4 năm nay, Phòng Khai thác và Thu nợ BHXH tỉnh đã chuyển hồ sơ nợ của 52 doanh nghiệp nợ lớn, khó thu hồi sang Liên đoàn Lao động tỉnh. Tuy nhiên, tới thời điểm này do nhiều bất cập, Liên đoàn Lao động tỉnh và 12 huyện, thành phố trên địa bàn chưa tiến hành khởi kiện chính thức doanh nghiệp nào.

Theo Ban chính sách pháp luật,

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng, hiện nay việc khởi kiện doanh nghiệp, công ty đòi quyền lợi cho người lao động gặp nhiều trở ngại. Theo quy định từ Luật BHXH áp dụng đầu năm 2016 và Nghị định Chính phủ năm 2013, công đoàn cơ sở và người lao động là hai đối tượng được phép khởi kiện công ty, doanh nghiệp nợ lương, BHXH… Tuy nhiên, trên cả nước gần như rất hiếm công đoàn cơ sở khởi kiện doanh nghiệp vì nhiều nguyên nhân. Trong đó chính yếu là việc công nhân, nhân viên nhận lương của

doanh nghiệp và thường làm kiêm nhiệm trong tổ chức công đoàn nên thực tế việc khởi kiện “chủ” của mình hay ủy quyền cho công đoàn cấp trên khởi kiện được nhìn nhận rất khó thực hiện. Trong khi đó, việc từng người lao động phải làm đơn ủy quyền kiện doanh nghiệp cũng gặp phải nhiều vướng mắc về thời gian cũng như thủ tục.

Liên đoàn Lao động tỉnh nhận định, mặc dù khởi kiện ra tòa còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong quá trình khởi kiện thì cơ quan bảo hiểm xã hội và tổ chức công đoàn đã phối hợp đôn đốc, tuyên truyền bằng nhiều cách tới các đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH. Đã có nhiều doanh nghiệp khắc phục hết nợ hoặc cam kết trả nợ theo lộ trình nên công tác vận động vẫn được đơn vị chú trọng áp dụng. Qua đó, tới hết tháng 4 BHXH đã thu được 9,6 tỷ đồng tiền nợ (đạt 17,84% trên tổng số tiền nợ là 53,82 tỷ đồng). Trong trường hợp một số doanh nghiệp tiếp tục trốn nợ bằng nhiều cách, Liên đoàn Lao động tỉnh cùng các huyện, thành phố mới tính tới phương án cuối cùng là khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ.

“Dự kiến trong tháng 5/2017, Tòa án tỉnh Lâm Đồng sẽ xét xử vụ 55 công nhân ủy quyền cho Liên đoàn Lao động tỉnh khởi kiện Công ty TNHH Kimono Japan, có trụ sở đóng tại TP Bảo Lộc. Chúng tôi đã bổ sung hồ sơ, chứng cứ, tài liệu đầy đủ cho tòa án với hy vọng xử lý điểm doanh nghiệp trên (trên 4 tỷ đồng) giúp tạo hiệu ứng tốt tới các doanh nghiệp khác trong việc tuân thủ thực hiện trả nợ BHXH” - một cán bộ Ban Chính sách pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh chia sẻ.

Doanh nghiệp thực hiện nộp đầy đủ tiền BHXH, người lao động mới yên tâm gắn bó lâu dài. Ảnh: C.THÀNH

AN NHIÊN

Để hoạt động phóng sinh thủy sản thực sự có ý nghĩa về mặt giáo dục

nâng cao ý thức và đạt hiệu quả cao về tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể các chức sắc, tôn giáo, tăng, ni, phật tử và người dân trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Tổng cục Thủy sản (thuộc Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) và Trung ương Giáo hội Phật giáo VN đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về lĩnh vực thả giống phóng sinh, bảo vệ nguồn thủy sản.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn về việc phối hợp với Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực thả phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, UBND tỉnh đã có chỉ đạo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo VN tỉnh

Quản lý việc phóng sinh động vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sảnHoạt động phóng sinh các loài thủy sản diễn ra trên khắp cả nước và nhiều thời điểm khác nhau trong năm, góp phần đáng kể phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản và bảo vệ đa dạng sinh học. Tuy nhiên, hoạt động phóng sinh cũng đang gặp một số vấn đề như: phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại thuộc danh mục cấm, phóng sinh các loài vào môi trường sống không phù hợp, kỹ thuật lưu giữ và phóng sinh chưa đảm bảo nên tỉ lệ sống không cao, tạo ra rác thải làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan.

thực hiện tốt các nội dung trong Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng cục Thủy sản và Trung ương Giáo hội Phật giáo VN về lĩnh vực thả giống phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tổ

chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện hoạt động phóng sinh nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản; không phóng sinh, phát tán những loài thủy sản ngoại lai xâm hại ra môi trường.

Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng cục Thủy sản và Trung ương Giáo hội Phật giáo VN về lĩnh vực thả giống phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2017 - 2020 nêu mục tiêu: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tăng, ni, phật tử và người dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua hoạt động thả giống phóng sinh, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Ngăn chặn, giảm thiểu sự phát tán những loài thủy sản ngoại lai xâm hại ra môi trường; chủ động cung cấp và vận động tăng, ni, phật tử, người dân thả phóng sinh những giống thủy sản hữu ích cho môi trường sinh thái và đời sống xã hội.

Nội dung hợp tác bao gồm:

Tuyên truyền, vận động phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tuyên truyền công tác bảo tồn, bảo vệ và tái tạo các loài thủy sản quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng tới các tăng, ni, phật tử trong cả nước. Phổ biến danh mục các loài quý hiếm; danh mục các loài thủy sản khuyến khích thả phóng sinh; quy trình kỹ thuật thả phóng sinh có hiệu quả; hướng dẫn, giới thiệu các địa điểm khuyến khích thả và nguồn con giống cung cấp cho hoạt động thả giống phóng sinh đối với các hoạt động phóng sinh có tổ chức quy mô lớn. Phổ biến các quy định xử phạt trong việc nuôi giữ, buôn bán, vận chuyển và sử dụng sản phẩm các loài thủy sản quý hiếm. Vận động tăng, ni, phật tử, người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.

Hợp tác trong đào tạo, huấn

luyện, hội thảo, tập huấn về hướng dẫn kỹ thuật thả giống phóng sinh bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tăng, ni phật tử. Lồng ghép trong các buổi thuyết pháp về việc phóng sinh tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản tại các đạo tràng, khóa tu và các tự viện thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo VN. Tổ chức các hoạt động như đồng chủ trì buổi lễ thả giống phóng sinh điểm để tuyên truyền ở cấp Trung ương vào các dịp Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, ngày 23/12 âm lịch, ngày truyền thống ngành Thủy sản 1/4 (dương lịch). Cấp tỉnh, thành phố tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động thả phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản, huy động nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân tham gia công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tăng, ni, phật tử về hoạt động thả giống phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Khen thưởng và tuyên dương công đức kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Hai phụ nữ thả lươn phóng sinh xuống hồ để cầu bình an may mắn.

Ảnh: An Nhiên

Page 11: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201705/24271_BLD_cuoi_tuan_ngay_13.5.2017.pdf · Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của . ... Đối

11 THỨ BẢY 13 - 5 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNGDỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

... Thêm nữa, địa hình của xã khá dốc, nên muốn chuyển đổi, bà con cũng phải có tiền để san lấp mặt bằng. Mà với mức thu nhập chênh vênh giữa cận nghèo, thoát nghèo, không có tích lũy thì việc đầu tư là không hề dễ dàng, dù cho Chương trình 135 cũng hỗ trợ bà con sản xuất, nuôi bò, xát cà phê; Chương trình 30a hỗ trợ phân bón, tăng thu nhập cho bà con…

Cũng nằm cạnh đường liên thôn, cũng ở thôn 1, nhưng gia đình ông Bo Niêng Ha Chiêng vẫn trong diện nghèo. Nhà ông có 4 người con, có 1,2 mẫu cà-phê, chăn nuôi thì ít. “Thu nhập nhiều hay ít là do được mùa hay không, năm nay thời tiết thay đổi, chỉ được khoảng 44 triệu đồng thôi”, ông Ha Chiêng cho biết.

Những hộ như gia đình ông Bo

Niêng Ha Chiêng không phải là hiếm gặp ở Đưng K’Nớ. Ông Bo Niêng Ha Đông có đề xuất tâm tư nguyện vọng của bà con cũng như lãnh đạo xã là “muốn quy hoạch khu dân cư mới, ở tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao, như các xã khác trong huyện”. Trong khi lãnh đạo xã đã thống nhất kế hoạch và giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững trong thời gian tới, với những nhiệm vụ, hành động cụ thể, rõ ràng, đồng thời cũng có những kiến nghị, đề xuất nhằm góp phần giúp người nghèo có thêm điều kiện, nguồn lực vươn lên thoát nghèo. Để mỗi khi có khách đến chơi, họ không phải rưng rưng thương nhớ trước những gia cảnh nghèo khó nơi rừng sâu, núi thẳm lúc ra về…

Rưng rưng... TIẾP TRANG 3

... Vì đất nước ta còn nghèo nên trang bị chưa được đồng bộ, nên trang bị đến đâu quân đội ta thực hiện đến đấy. Để đảm bảo tính kỷ luật của quân đội ta cứ đội mũ xanh như đã được trang bị. (Đến giữa năm 1997 quân đội ta mới được trang bị quân phục còn mũ và dày thì chưa có). Bức ảnh chân dung ấy của Đại tướng hiện nay rất phổ biến. Trong phòng chụp hôm đó chỉ có Đại tướng, tôi và hai bóng đèn 500W. Hôm đó, tôi chụp tất cả 150 kiểu ảnh. Người tôi ướt sũng vì nóng. Đến kiểu thứ 150 anh Văn cương quyết: “Chụp anh với tôi”. Tôi xin phép không chụp vì người đã ướt sũng nhưng Đại tướng nói: “Ướt càng quý, anh cứ chụp”. Từ bấy đến nay, bức ảnh thứ 150 ấy được NSNA Trần Tuấn nâng niu như báu vật.

Cũng trong năm 1966, trong chuyến đi công tác dài ngày ở miền Nam, khi đang ở Vũng Tàu, Trần Tuấn bị đau ruột thừa cấp, Đại tướng gọi bác sĩ riêng của ông tới khám, sau đó phải vào viện mổ và mất một tuần hồi phục. Chuyến công tác đó Đại tướng đợi Trần Tuấn bình phục mới tiếp tục. Quà chúc mừng bình phục của Đại tướng cho nhà báo Trần Tuấn là tấm hình chụp chung của hai người. Đó là vào ngày 6/5 “Đại tướng nói: Tôi ký cho anh Tuấn chữ ký ngày tôi còn làm Tổng Tư lệnh Điện Biên Phủ vì ngày mai là kỷ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ”, NSNA Trần Tuấn nhớ lại.

Năm 1966, khi Đại tướng về thăm lại các tỉnh phía Nam, người ghé thăm Củ Chi. Điều kiện kinh tế khó khăn Củ Chi chưa xây dựng được nhà khách. NSNA Trần Tuấn đã mắc cái võng giữa một cây cột chắc và khóm tre xanh. Sau khi kiểm tra kỹ, ông mời Đại tướng ghé nghỉ trưa. Với NSNA Trần Tuấn lúc đó: “Khoảnh khắc ấy trong tôi gợi lên thật nhiều suy nghĩ, liên tưởng. Tôi cứ nghĩ rằng, Đại tướng nằm trên chiếc võng được mắc một đầu vào cây cột chắc như tư tưởng Hồ Chí Minh, khóm tre sau lưng tượng trưng cho cả dân

tộc. Và Đại tướng nằm nghỉ trưa trên chiếc võng nhưng khuôn mặt Người vẫn chất chứa nhiều trăn trở, nghĩ suy”. Và bức ảnh Đại tướng nghỉ trưa ở Củ Chi năm 1966 cũng là một trong những bức ảnh tâm đắc của ông.

Trong chiếc máy điện thoại người nghệ sỹ này luôn có một file riêng ông dành để lưu giữ những hình ảnh kỷ niệm của ông với Đại tướng. Đó là vật bất ly thân của ông. Và mỗi bức ảnh được mở ra là bao kỷ niệm lại ùa về: đó là bức ảnh Đại tướng và nhà báo Trần Tuấn ngắm hoa Bạch Trà (loài hoa mà Đại tướng yêu thích) ở sân ngôi nhà 30 Hoàng Diệu sau khi Người nhắn “anh Tuấn à hoa trà đã nở”. Là bức ảnh chụp năm 1978 khi nhà báo Trần Tuấn được vinh dự tháp tùng Đại tướng đi kiểm tra lực lượng hải quân bảo vệ vùng biển phía Bắc của tổ quốc. Đại tướng rất quan tâm đến vấn đề biên giới trên biển. Có lẽ hiểu được điều đó mà đã hai lần NSNA Trần Tuấn gửi hàng chục tập sách ảnh gồm: “101 khoảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp” và “Tướng Giáp trong lòng dân” ra tặng cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang sinh sống và làm nhiệm vụ trên các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Những năm qua NSNA Trần Tuấn đã tự mình mở nhiều cuộc triển lãm ảnh về Đại tướng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Bình và Điện Biên. Đặc biệt, sau triển lãm tại Điện Biên năm 2012, ông đã tặng hàng trăm bức ảnh màu cỡ lớn (60x90 cm và khung kính), hàng chục bức ảnh pano từ 4 m2 - 20 m2 cho Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên.

“Đại tướng giản dị, gần gũi, quan tâm tới anh em từ những điều nhỏ nhất. Đại tướng thường hỏi về kết quả học tập của con tôi nên cứ mỗi năm 2 lần tôi đều đưa con gái tới báo cáo tình hình học tập với Đại tướng. Con gái tôi bây giờ đã trưởng thành nhưng Đại tướng cũng đã về với vĩnh hằng”, NSNA Trần Tuấn trầm ngâm, mắt ông nhòa đi sau làn khói thuốc trắng mờ nơi xứ lạnh.

Người 35 năm chụp hình Đại tướng... TIẾP TRANG 7

Chùa Bái Đính (Ninh Bình) có quần thể kiến trúc đồ sộ, tọa lạc trên khuôn viên 700 ha với 20 hạng mục và đang nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam.

Được khởi công năm 2004, đến giữa năm 2008, chùa Bái Đính khánh thành giai đoạn 1 và dự kiến hoàn thành tổng thể vào năm 2015. Đây không chỉ là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam mà còn được xem là chùa lớn nhất Đông Nam Á.

Đây là ngôi chùa lớn và sở hữu nhiều kỷ lục ở Việt Nam. Năm 2010, chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam.

Bức tượng tạo hình Phật bằng đồng, nặng 80 tấn, an vị trên ngọn đồi của chùa Bái Đính được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam - Vietkings công nhận là tượng Di Lặc lớn nhất nước. Đây là một trong 5 kỷ lục mới của chùa Bái Đính.

Phía ngoài điện Pháp Chủ là nơi lưu giữ 500 cây bồ đề có nguồn gốc Ấn Độ, toàn bộ 500 cây này đều có biển đá gắn tên 1 vị lãnh đạo Trung ương trồng lưu niệm tại chùa.

Kiến trúc của mái chùa chia

Chùa Bái Đính lớn nhấtĐông Nam Á

thành 3 tầng màu nâu sẫm, 3 mái cong vút lên như đuôi phượng, đúng với hình ảnh của mái đình truyền thống trong kiến trúc Việt mà ta có thể bắt gặp ở cung đình Huế hay những ngôi chùa cổ kính.

Một trong những nét độc đáo của Bái Đính chính là hành lang La Hán có tổng chiều dài 1,8 km chạy dọc hai bên từ cổng Tam Quan đến điện Pháp Chủ. 500 pho tượng La Hán làm bằng đá xanh Thanh Hóa sinh động hiện lên dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Ninh Vân (Ninh Bình).

Khu vực bãi đỗ xe rộng rãi, bên cạnh là những khuôn viên mới đang được xây dựng.

Bảo tháp chùa Bái Đính cao 13 tầng đang được xây dựng. Đây được coi là ngôi Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á, nơi bảo tồn xá lợi Phật, cung nghinh từ Ấn Độ và Miến Điện.

Đi bộ từ cổng chính chùa Bái Đính đến tượng Phật Di lặc mất chừng 45 phút. Tại đây có dịch vụ đi xe điện, thuận tiện và nhanh chóng.

Theo 24h.com.vn

Đối với người tu hành nói riêng và những người theo tín ngưỡng Phật giáo nói chung thì ngày Phật Đản Sinh (15/4 Âm lịch hàng năm) là một ngày lễ lớn. Đây là một trong ba ngày lễ quan trọng của Phật giáo bao gồm: ngày Phật Đản Sinh, ngày Phật Thành Đạo, ngày Phật nhập Niết Bàn.

Để kỷ niệm ngày này, hầu hết các chùa đều có giăng đèn kết hoa cũng như trang trí lại chùa để thể hiện sự vui mừng và hoan hỉ khi chào đón Đức Phật đản sinh.

Theo soha.vn

Sài Gòn rực rỡ mừng Đại lễ Phật Đản 2017

Page 12: CUỐI TUẦN - Báo Lâm Đồngbaolamdong.vn/upload/others/201705/24271_BLD_cuoi_tuan_ngay_13.5.2017.pdf · Để phát huy tiềm năng, thế mạnh so sánh của . ... Đối

12 THỨ BẢY 13 - 5 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Góc ảnh đẹp

Lắng. Ảnh: MPK

GIA KHÁNH

Cho đến thời điểm này, nhiều giải lớn của Bóng đá châu Âu vẫn còn những lượt đấu cuối nhưng dù kết

quả thế nào thì các ngôi vị cao nhất cũng khó có sự thay đổi.

Tại Tây Ban Nha, La Liga tuy vẫn còn 2 vòng đấu chót nhưng danh hiệu vô địch có thể nói khó mà lọt khỏi tay 2 đại gia Real Madrid và Bacelona. Trong bảng xếp hạng tính đến thời điểm này, Bacelona và Real Madrid đang đồng điểm nhau, cùng 84 điểm, nhưng Real Madrid đang chơi ít hơn 1 trận. Đội xếp thứ ba trong giải này là Aletico Madrid đã cách 2 đội trên đến 10 điểm nên đã “an tâm” cho một vị trí dự Champions League mùa đến, chức vô địch vì vậy chỉ còn là cuộc đua của 2 đội dẫn đầu này.

Trong cuộc đua vô địch hứa hẹn đầy hấp dẫn trên, Real Madrid rõ ràng có lợi thế hơn nhiều vì còn 1 trận chưa đấu. Tuy nhiên, đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn vì chơi đến 4 trận trong vòng 2 tuần, trong đó có 3 trận gặp các đội Sevilla, Celta Vigo (đá bù vòng 21) và Malaga tại giải La Liga, cộng thêm 1 trận bán kết lượt về với Alettico Madrid trong khuôn khổ cúp châu Âu Champions League. Dù đã thắng Aletico Madrid 3-0 trong lượt đi nhưng cũng không thể dễ dàng gì cho Real Madrid trong lượt về vì các trận đấu ở Champions League luôn chứa đựng bất trắc và bản thân Aletico Madrid cũng phải chứng tỏ bản thân mình trên sân chơi lớn này dù đây có thể là trận đấu cuối cùng của họ trong giải châu Âu mùa này nhưng họ muốn để lại một ấn tượng đẹp cho người ủng hộ đội nhà. Trong khi đó, Barcelona sẽ rất thảnh thơi cho 2 trận đấu cuối của mình khi chỉ gặp 2 đội khá nhẹ là Las Palmas và Eibar, họ chờ đợi sự sảy chân của Real Madrid.

Tại Đức, Bayern Munich (Bayern Munchen) vẫn tỏ ra “vô đối” ở giải đấu quốc nội. Họ đã ghi đến 6 bàn và không để thủng lưới bàn nào trước Wolfsburg trong lượt đấu thứ 31 để giành chức vô địch Bundesliga sớm trước 3 vòng đấu. 2 đối thủ theo sát họ, được nhiều người kỳ vọng trong năm nay là RB Leipzig và Borussia Dortmund dần bị hụt hơi, tụt lại phía sau, hiện RB Leipzig chỉ được 66 điểm và Borussia Dortmund được 60 điểm. Với Bayern Munich đây đã là chức vô địch thứ 5 liên tiếp gần đây và họ đang làm mưa làm gió ở Bundesliga dù các đối thủ phía sau cũng khao khát vươn lên, Borussia Dortmund là một ví dụ, nhưng rõ ràng còn lâu đội bóng vốn có lối đá rất đẹp mắt này mới vươn đến tầm của Bayern Munich.

Tại Ý, “lão bà” Juventus cũng đang băng băng về đích Serie A và dường như chẳng có đối thủ nào đủ sức ngáng chân họ lại được trong thời điểm này. Với 85 điểm sau 35 lượt đấu, Juventus đã bỏ xa đội về nhì Roma đến 7 điểm (Roma được 78 điểm sau 35 trận) và cách đội thứ 3 là Napoli 8 điểm (Napoli 35 trận, 77 điểm) trong khi giải chỉ còn 3 vòng đấu cuối.

Về mặt lý thuyết mà nói, Roma và ngay cả Napoli vẫn còn cơ hội chạm tay đến danh hiệu vô địch La Liga với điều kiện Juventus thua cả các trận còn lại nhưng rõ ràng điều này cực khó xảy ra.

Thậm chí, Juventus còn có thể mơ đến

Không có cửa cho sự bất ngờ Mùa bóng 2016 - 2017 của các giải bóng đá lớn châu Âu đang đi đến hồi kết và không có nhiều bất ngờ cho các danh hiệu vô địch.

Albion, Watford và Suderland nên họ chỉ cần thêm 1 trận thắng nữa là đủ để lên ngôi vô địch bất chấp đối thủ phía sau thi đấu ra sao, đó có thể là trận gặp West Bromwich trong cuối tuần này.

Đã không có bất ngờ nào trong mùa giải năm nay tại các giải bóng đá lớn châu Âu. Các đại gia lắm tiền nhiều của như Barcelona, Real Madrid, Juventus, Bayern Munich có đấu đá lòng vòng thì vẫn lên đầu bảng xếp hạng, vẫn giữ vững được vị trí của mình. Tại Anh - một giải đấu có tính cạnh tranh nhất hành tinh hiện nay - đội bóng nhà giàu Chelsea dường như cũng đã vãn hồi lại trật tự, không để cái cảnh “con voi chui lọt lỗ kim”, một đội bóng ít tiền của không siêu sao kiểu như Leicester “náo loạn” như năm ngoái. Điều bi hài là Leicester vô địch Premier League mùa năm ngoái nhưng năm nay suýt nữa rớt hạng nếu không thay HLV nửa chừng. Rốt cuộc, với tiềm lực của mình, với cầu thủ siêu sao, HLV siêu hạng, các đại gia rồi vẫn cứ lên ngôi. Đó là một điều khá hiển nhiên trong nhiều năm, nhưng nếu chỉ như vậy, nếu không có chút bất ngờ nào, nếu bóng chưa lăn đã biết nhà vô địch, nếu cứ lặp đi lặp lại, năm nào cũng thế thì còn đâu là thú vị của quả bóng tròn?

Bayern Munich đang làm mưa làm gió ở Bundesliga (ảnh EPA).

cú ăn 2 và cả cú ăn 3 trong mùa giải năm nay, khi họ gặp Lazio trong trận chung kết Coppa Italia và sau đó là trận chung kết Champions League với nhiều khả năng gặp Real Madrid. Mùa giải năm trước, Juventus đã vô địch La Liga và Coppa Italia, nếu năm nay, họ tiếp tục vô địch La Liga thì đây đã là chức vô địch thứ 6 liên tiếp của họ. Cái thiếu của đội bóng này hai thập kỷ nay trong bộ sưu tập chính là chiếc cúp danh giá Champions League. Juventus đã từng giành chiếc cúp này năm 1996, từ đó đến nay, họ đã 4 lần lọt vào chung kết: năm 1997 với Borussia Dortmund, năm1998 với Real Madrid, năm 2003 với AC Milan và năm 2015 với Barcelona, nhưng cả 4 lần đó họ đều ra về tay không. Năm nay, cơ hội lại đến với đội bóng này khi họ vượt qua được Monaco tràn đầy tự tin giành quyền vào chơi trận chung kết Champions League tại Cadiff.

Tại Pháp, đội bóng Monaco cũng đang dẫn đầu với 86 điểm sau 35 trận và dù thất bại trong trận bán kết Champion League trước Juventus nhưng chính việc này cũng giúp họ toàn tâm toàn ý hơn để dồn sức cho các trận đấu cuối cho danh hiệu vô địch Ligue 1. Đội đứng sau Monaco là PSG (83 điểm nhưng đã chơi 36 trận) đang cạnh tranh quyết liệt với nhà giàu Monaco. Còn Nice - đội bóng của cầu thủ Balotelli lắm tài nhiều tật vốn chơi rất hay trong giai đoạn đầu mùa, chỉ được 77 điểm, 36 trận, xếp thứ 3.

Tại Anh, dù giải vẫn còn 3 vòng đấu nữa nhưng chức vô địch Premier League dường như đã nằm gọn trong tay của Chelsea. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp ngay phía sau Chelsea là Tottenham Hospur trong tuần qua đã thua West Ham khiến cuộc đua gần như ngã ngũ. Kết thúc lượt 35, Chelsea đang có 84 điểm, cách Tottenham Hospur đến 7 điểm (Tottenham được 77 điểm sau 35 vòng đấu); những đội sau đó như Liverpool (70 điểm, 36 trận), Manchester City (69 điểm, 35 trận), Manchester United (65 điểm, 35 trận), Arsenal (63 điểm, 34 trận) coi như đã “gác kiếm’ cho cuộc đua vô địch từ lâu. Tất cả việc cần làm cho các đội xếp sau Chelsea và Tottenham này là cố kiếm điểm trong các vòng đấu cuối để lọt vào vị trí tốp 4 giành 2 tấm vé còn lại chơi Champions League năm đến. Riêng Arsenal còn có

thêm trận chung kết tranh cúp FA đang chờ với Chelsea.

Với Chelsea, do gặp các đội khá nhẹ trong 3 trận đấu cuối gồm West Bromwich