cuỐi tuẦn -...

12
KỶ NIỆM 72 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2/9 Tranh thuốc nước qua nét vẽ của danh họa Lưu Công Nhân Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 353 - 4867 THỨ BẢY, NGÀY 2/9/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Tuyên ngôn Độc lập 2/9 vẫn nguyên giá trị về tinh thần tự do, độc lập Đã phần nào giảm “áp lực” thu hút khách du lịch TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Đà Lạt hướng đến thành phố thông minh 4 Tiếng hát cất lên từ đam mê 6 Bức tranh “Bình dân học vụ” chụp tại triển lãm. Ngày trọng đại 5 Truyện ngắn: TIỂU KHA 251 đội hình tình nguyện tại chỗ được duy trì cùng với 27 đội hình tình nguyện hỗ trợ các địa bàn khó khăn hoạt động hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh. Nguồn: Tỉnh Đoàn 72 năm trước, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo và tuyên bố trước toàn thế giới: Nước Việt Nam có quyền Độc lập đã mở ra một kỷ nguyên mới - lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu tự hào mình là công dân của một nước tự do và độc lập. Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử đất nước là một pho lịch sử bằng vàng về tinh thần bất khuất, ý chí độc lập, tự do. Trong tiến trình đấu tranh giữ nước, Cách mạng Tháng Tám không phải là cuộc khởi nghĩa thành công đầu tiên; Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 cũng không phải bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. Ngược dòng lịch sử, năm 1482, đã hào hùng vang lên áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và trước đó hơn 4 thế kỷ (năm 1077) bài thơ “Nam Quốc sơn hà” làm bạt vía quân xâm lược phương Bắc của Lý Thường Kiệt cũng thể hiện âm hưởng của những bản Tuyên ngôn Độc lập. Lịch sử chứng minh qua những bản Tuyên ngôn Độc lập, dân tộc Việt Nam chưa chịu thua bất kỳ một kẻ thù xâm lược nào và đã giành được Độc lập - Tự do bằng chính tinh thần đoàn kết dân tộc kết hợp với lòng yêu nước nồng nàn. Chỉ hơn 1.000 từ nhưng Bản Tuyên ngôn Độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945 đã khẳng định rõ nét nền độc lập của dân tộc Việt Nam sau gần một thế kỷ bị thực dân Pháp cai trị. Chỉ có Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam mới trở lại với người Việt Nam và “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” mới được đặt tên trên bản đồ thế giới. Từ đó, dưới ngọn cờ độc lập dân tộc, tư tưởng “tự lực cánh sinh” dựa vào sức mình là chính đã trở thành phương châm chiến lược của Đảng và Bác Hồ kính yêu trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ 30 năm để giành lại độc lập trọn vẹn cho non sông gấm vóc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do”. Người còn có câu nói bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”...

Upload: others

Post on 10-Sep-2019

29 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

KỶ NIỆM 72 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Tranh thuốc nước qua nét vẽ của danh họa Lưu Công Nhân

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 353 - 4867THỨ BẢY, NGÀY 2/9/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Tuyên ngôn Độc lập 2/9 vẫn nguyên giá trị về tinh thần tự do, độc lập

Đã phần nào giảm “áp lực” thu hút khách du lịch

TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Đà Lạt hướng đến thành phố thông minh

4

Tiếng hát cất lên từ đam mê

6

Bức tranh “Bình dân học vụ” chụp tại triển lãm.

Ngày trọng đại5Truyện ngắn:

TIỂU KHA

251 đội hình tình nguyện tại chỗ được duy trì cùng với 27 đội hình tình nguyện hỗ trợ các địa bàn khó khăn hoạt động hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh.

Nguồn: Tỉnh Đoàn

72 năm trước, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh

khởi thảo và tuyên bố trước toàn thế giới: Nước Việt Nam có quyền Độc lập đã mở ra một kỷ nguyên mới - lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu tự hào mình là công dân của một nước tự do và độc lập.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử đất nước là một pho lịch sử bằng vàng về tinh thần bất khuất, ý chí độc lập, tự do. Trong tiến trình đấu tranh giữ nước, Cách mạng Tháng Tám không phải là cuộc khởi nghĩa thành công đầu tiên; Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 cũng không phải bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. Ngược dòng lịch sử, năm 1482, đã hào hùng vang lên áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và trước đó hơn 4 thế kỷ (năm 1077) bài thơ “Nam Quốc sơn hà” làm bạt vía quân xâm lược phương Bắc của Lý Thường Kiệt cũng thể hiện âm hưởng của những bản Tuyên ngôn Độc lập. Lịch

sử chứng minh qua những bản Tuyên ngôn Độc lập, dân tộc Việt Nam chưa chịu thua bất kỳ một kẻ thù xâm lược nào và đã giành được Độc lập - Tự do bằng chính tinh thần đoàn kết dân tộc kết hợp với lòng yêu nước nồng nàn.

Chỉ hơn 1.000 từ nhưng Bản Tuyên ngôn Độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945 đã khẳng định rõ nét nền độc lập của dân tộc Việt Nam sau gần một thế kỷ bị thực dân Pháp cai trị. Chỉ có Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam mới trở lại với người Việt Nam và “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” mới được đặt tên trên bản đồ thế giới. Từ đó, dưới ngọn cờ độc lập dân tộc, tư tưởng “tự lực cánh sinh” dựa vào sức mình là chính đã trở thành phương châm chiến lược của Đảng và Bác Hồ kính yêu trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ 30 năm để giành lại độc lập trọn vẹn cho non sông gấm vóc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do”. Người còn có câu nói bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”...

2 THỨ BẢY 2 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Tuyên ngôn Độc lập 2/9... TIẾP TRANG 1

... 72 năm nhìn lại, những giá trị của Bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 vẫn nóng hổi tính thời sự khi độc lập, chủ quyền của đất nước vẫn đang đứng trước nhiều thách thức. Trong thời hội nhập quốc tế, vấn đề đặt ra là phải kiên định tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội bởi đó là sự lựa chọn của chính lịch sử, của dân tộc. Sự đúng đắn này được chứng minh qua thực tiễn cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng: Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945; thắng lợi của 9 năm trường kỳ chống thực dân Pháp (1945-1954); thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) và

những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong hơn 30 năm đổi mới đất nước. Độc lập dân tộc không chỉ là mục tiêu hàng đầu mà còn là yếu tố tạo tiền đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội) và tạo điều kiện đi tới chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội bảo vệ vững chắc thành quả độc lập dân tộc; tạo sức mạnh bảo vệ độc lập dân tộc,… nếu chủ nghĩa xã hội không tự hoàn thiện mình thì độc lập dân tộc cũng không có ý nghĩa gì.

Trong hoàn cảnh hiện tại, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải gắn chặt với phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời phải gắn với tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, với xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị. Hơn bao giờ hết, mỗi cán bộ, đảng viên cần thấm nhuần sâu sắc lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong “Di chúc”: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tờ thật sự trung thành của nhân dân”.

HỒ LAN

Hội nghị là một trong những hoạt động xúc tiến có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự nỗ lực của hệ

thống xúc tiến thương mại của Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng cùng nhau chung tay, góp phần tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác về xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp làm tốt việc cung ứng hàng hóa giữa hai địa phương. Từ đó, đưa được các nông sản sạch, an toàn về tiêu thụ tại Hà Nội và phục vụ xuất khẩu, góp phần thực hiện tốt phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đem đến những nông sản an toàn cho sức khỏe tiêu dùng TP Hà Nội.

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Mai Anh - Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội cho rằng: Sự hợp tác giữa Hà Nội và Lâm Đồng thời gian qua bước đầu thu được những kết quả quan trọng, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế 2 địa phương. Hà Nội luôn quan tâm đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao của tỉnh Lâm Đồng với người tiêu dùng Hà Nội; đồng thời,

Lâm Đồng - TP Hà Nội kết nối giao thương nông sản an toàn

tạo điều kiện cho 2 địa phương tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm, mở các chi nhánh thương mại, tìm kiếm đối tác xuất nhập khẩu…

Ông Nguyễn Xuân Hùng - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng đã giới thiệu những tiềm năng thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng với diện tích rau hoa công nghệ cao đứng đầu cả nước, là địa phương đi đầu cả nước trong việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó, cà phê và chè là 2 nông sản đặc trưng của tỉnh. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ về tín dụng, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng kết nối được với doanh nghiệp tỉnh bạn, trong đó có Hà Nội. Lâm Đồng cũng mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của TP Hà Nội để có thể tăng cường kết nối giới thiệu và tiêu

thụ sản phẩm, đưa hàng nông sản sạch Lâm Đồng đến với người dân Thủ đô.

Tham dự hội nghị, các doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã đem đến những sản phẩm đặc trưng với các thương hiệu uy tín cũng như các nhãn hàng, sản phẩm mới giới thiệu đến các đối tác Hà Nội như: Ladophar, trà Atiso Ngọc Duy, Lafesh, rau thủy canh HTX Hiệp Nguyên, nông sản sấy Mai Hoa…

Cũng tại Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác các hoạt động xúc tiến, đầu tư, thương mại, du lịch, nông nghiệp; trao đổi kết nối cung cầu và ký kết hợp tác giữa các đơn vị doanh nghiệp sản xuất và các nhà phân phối.

Trước đó, trong ngày 28/8, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch hai địa phương đã phối hợp đưa các doanh nghiệp Lâm Đồng đi đến một số siêu thị, trung tâm phân phối, chợ đầu mối… để nắm bắt tình hình thực tế tại thị trường Hà Nội. DIỄM THƯƠNG

Các doanh nghiệp ký kết hợp tác.

BẢO LỘC: Trao Nhà tình nghĩa tặng Mẹ Việt Nam anh hùng

UBND thành phố Bảo Lộc cùng với UBND phường Lộc Phát vừa tổ chức Lễ

trao Nhà tình nghĩa tặng Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lũy (ở Tổ dân phố I,

phường Lộc Phát).Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lũy có con trai là liệt sĩ, hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, gặp khó khăn về

nhà ở. Nhà tình nghĩa mới xây dựng xong với diện tích 90 m2, được UBND thành phố

Bảo Lộc trích từ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của thành phố hỗ trợ 30 triệu đồng và

UBND phường Lộc Phát trích từ Qũy “Đền ơn đáp nghĩa” của phường hỗ trợ 15 triệu

đồng; kinh phí còn lại của gia đình. Được biết, Bảo Lộc hiện có 6 Mẹ Việt

Nam anh hùng đang sinh sống trên địa bàn thành phố. Hiện tại, tất cả các mẹ đều có

nhà ở và cuộc sống ổn định. XL

Hỗ trợ 450 triệu đồng các sản phẩm công nghiệp chủ lực

Đánh sập 3 hầm địa đạo khai thác khoáng sản trái phép

Ông Sử Thanh Hoài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết, chính quyền đã

và đang tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Ngay trong tháng 8/2017 đã tiến hành

giải tỏa 2 đợt khai thác khoáng sản trái phép tại tiểu khu 142, 143 Đạ Sar, lũy kế 8 tháng

đầu năm 2017 đã tiến hành giải tỏa 14 đợt khai thác khoáng sản trái phép tại tiểu khu 142, 143 xã Đạ Sar (khu vực Núi Cao) và

tiểu khu 119, 98 xã Đạ Nhim, xã Lát và xã Đưng K’Nớ. Đội giải tỏa đã tiến hành tiêu

hủy các phương tiện, công cụ, dụng cụ dùng để khai thác khoáng sản trái phép theo quy

định, đặc biệt đã đánh sập 3 hầm địa đạo và chôn vùi toàn bộ phương tiện, máy móc

của các đối tượng ngay tại hiện trường. Tuy nhiên, ông Sử Thanh Hoài cũng cho biết, tình hình khai thác khoáng sản trái phép

vẫn còn nhiều phức tạp và chính quyền địa phương sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát

thường xuyên và liên tục.D.Q

Ngày 29/8, tại Thủ đô Hà Nội, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội đã phối hợp cùng Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị kết nối giao thương nông sản an toàn. Có gần 30 doanh nghiệp Lâm Đồng và 50 doanh nghiệp Hà Nội tham dự hội nghị kết nối.

ĐÀ LẠT: Chỉ 45% thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồngThống kê đến nay, trên 12 phường 4

xã của thành phố Đà Lạt với 249 tổ dân phố, thôn, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ gần 45% có nhà sinh hoạt cộng đồng. Còn lại tỷ lệ 55% phải luân phiên sử dụng chung hội trường với các tổ, thôn lân cận hoặc mượn nhà dân, trụ sở cơ quan, trường học… để sinh hoạt cộng đồng.

Để đạt tỷ lệ 100% tổ dân phố, thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng vào năm 2020, các phòng, ban chức năng của thành phố Đà Lạt đang khẩn trương rà soát lại quỹ đất, quỹ nhà ở khu dân cư để đề nghị xem xét giao đất, chuyển mục đích sử dụng, diện tích tối thiểu 50 m² ở khu trung tâm và 150 m² ở khu

vực vùng ven.Ngân sách thành phố Đà Lạt sẽ hỗ

trợ từ 50% - 70% tổng giá trị vật tư xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ở tổ dân phố, thôn; giá trị còn lại do các phường, xã huy động phù hợp với quy định của pháp luật.

MẠC KHẢI Xét xử vụ giết người tại vũ trường Rain

Sáng 30/8, Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án

“giết người” xảy ra tại vũ trường Rain, đối với bị cáo Hoàng Công Thuật, SN 1978, trú tại 54 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 7, TP Đà

Lạt. Trong vụ án còn có hai bị cáo khác bị truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng”.

Vào tối 4/2/2017, Hoàng Công Thuật đi dự tiệc sinh nhật của một người bạn rồi

cùng nhau đến vũ trường Rain, Đà Lạt chơi. Đến khoảng 1h sáng hôm sau, trong

lúc nhảy, Nguyễn Anh Kỳ là bạn trong nhóm của Thuật đã va chạm với Huỳnh

Quý, SN 1985 ở P6, TP Đà Lạt nên xẩy ra xô xát. Thấy vậy, Quý dùng chai bia đánh

Thuật thì bị Thuật cầm một cổ chai vỡ đâm lại. Hậu quả Huỳnh Quý bị đứt mạch máu vùng cổ trái rồi tử vong sau đó. Trong lúc hỗn chiến Nguyễn Văn Vũ, SN 1993, trú

tại 73 Cao Bá Quát, Phường 7 và Nguyễn Trung Hiếu SN 1994, trú ở 47, Nguyễn

Siêu, Phường 7, thành phố Đà Lạt là bạn trong nhóm của Thuật đã có hành vi cầm ly

ném anh Quý và đánh trúng đầu một nhân viên vũ trường.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt Thuật 8 năm tù về tội “giết người” và tuyên

phạt Nguyễn Văn Vũ và Nguyễn Trung Hiếu mỗi người 10 triệu đồng về hành vi

“gây rối trật tự công cộng”.TQT

Từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2017, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định hỗ trợ không thu hồi 450 triệu đồng phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh tranh tại 3 địa bàn Đà Lạt, Đức Trọng và Đơn Dương.

Theo đó, mỗi địa bàn với 1 đơn vị sản

xuất, kinh doanh nông sản được chọn hỗ trợ đầu tư dây chuyền, thiết bị máy móc chế biến rau, củ, quả để phát triển Trung tâm Sau thu hoạch. Cụ thể, hỗ trợ 250 triệu đồng cho HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào mua giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ tiên tiến, đổi mới hệ thống chế biến rau, củ, quả

tại phường 8, Đà Lạt. 2 đơn vị còn lại, mỗi đơn vị được hỗ trợ 100 triệu đồng xây dựng Trung tâm Sau thu hoạch là: Công ty TNHH Nông sản - Thực phẩm Cao Nguyên ở thị trấn Thạnh Mỹ, Đơn Dương và HTX Nông nghiệp An Phú ở xã Hiệp An, Đức Trọng.

VŨ VĂN

3 THỨ BẢY 2 - 9 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

HOÀNG YÊN

Hấp dẫn các doanh nghiệpTrong những năm qua, huyện Đức Trọng

luôn đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn rót tiền đầu tư áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Tiêu biểu là Tập đoàn Vingroup với Dự án VinEco tại 2 xã Tà Hine và Đà Loan với 236 ha. Ông Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Farm Đức Trọng của Công ty VinEco cho biết, khi công ty vào địa bàn Đức Trọng để đầu tư lĩnh vực nông nghiệp đã được huyện tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện dự án. Hiện nay, Farm Đà Loan đang sản xuất 66 ha với 10 loại sản phẩm cung cấp cho hệ thống siêu thị của VinMart; tháng 8/2018 sẽ đưa vào sản xuất toàn bộ diện tích đất. Công ty Trường Hoàng cũng đã đầu tư vào Đức Trọng chuyên sản xuất và tiêu thụ chanh dây, xây dựng Farm với diện tích là 80 ha, đồng thời liên kết khoảng 100 ha với nông dân.

Ông Nguyễn Văn Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nam Sơn chia sẻ, muốn đưa sản phẩm sạch ra thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có tâm và tầm, đối với HTX của ông đã liên kết đầu tư giống, kỹ thuật với hơn 500 hộ dân sản xuất củ cải, cà rốt, khoai lang cung ứng cho thị trường. Muốn nông dân gắn bó với HTX thì trước hết HTX phải bảo hộ sản phẩm cho họ, có thể giá cả thị trường nhiều lúc xuống thấp cũng phải chấp nhận chịu lỗ để hỗ trợ nông dân yên tâm sản xuất.

Các doanh nghiệp khi đầu tư lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Đức Trọng đã tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ nông sản, xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu rau, hoa và các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng

Đức Trọng hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao hiện đạiNhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Đức Trọng đã chọn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn phát triển thương mại - dịch vụ và công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp là mũi nhọn trong phát triển kinh tế.

cao, nhiều doanh nghiệp chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, định hướng đăng ký sử dụng nhãn hiệu rau, hoa Đà Lạt, tạo dựng uy tín, nâng cao chất lượng sản phẩm có giá trị cạnh tranh trên thị trường.

Sự hưởng ứng của nông dânTừ khi Ban Thường vụ Huyện ủy Đức

Trọng ban hành Nghị quyết 06-NQ/HU ngày 2/6/2011 về phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ, kỹ thuật cao gắn với phát triển thương mại - dịch vụ và công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện, cùng với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhiều nông dân trong huyện đã sử dụng các thiết

bị hiện đại trong sản xuất, quản lý và tiếp cận những thành tựu mới của khoa học công nghệ... tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Phạm Tấn Phúc (thôn Đăng Srỗn, xã Ninh Gia) đã đầu tư 1,2 tỷ đồng làm nhà kính Israel để trồng rau củ theo chuẩn VietGAP. Ông trở thành người đi tiên phong trong phát triển rau, hoa nhà kính của xã Ninh Gia. Khi được chính quyền xã tuyên truyền, vận động, ông Phúc đã mạnh dạn phá bỏ 1,3 ha cà phê đang cho kỳ thu hoạch đầu tư nhà kính theo công nghệ cao. Hiện tại, ông đã xây dựng được 6 sào nhà kính và trồng được 3 sào ớt chuông.

Không chỉ ở những địa bàn thuận lợi mới

Lãnh đạo huyện Đức Trọng thăm mô hình Nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện. Ảnh: H.Y

Đến nay, tổng diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên toàn huyện Đức Trọng là 8.132 ha, tăng 423 ha so với cuối năm 2016; trong đó, diện tích nhà kính là 265 ha, nhà lưới là 67 ha, tưới tự động là 6.966 ha, phủ màng polimer là 834 ha, trên 356 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP... Các mô hình nhà kính, nhà lưới sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao ở Đức Trọng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nông dân.

phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật cao mà địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số như Tà Năng, N’Thol Hạ, phong trào này cũng đang bắt đầu phát triển rầm rộ. Ông Lê Bá Dương, Phó Chủ tịch UBND xã N’Thôl Hạ cho biết, hiện UBND xã N’Thol Hạ đang tích cực hỗ trợ để tất cả các hộ nông dân đều có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo nguồn cung dồi dào cho thị trường. Hiện nay, toàn xã đã đầu tư được 51,2 ha nhà kính, tưới tự động 400 ha, diện tích phủ màng polymer 20 ha.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện phấn khởi: “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Đức Trọng có nhiều khởi sắc. Nông dân huyện Đức Trọng xem việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một phong trào thi đua hăng hái và biết cách áp dụng KHKT trong nước cũng như thế giới để áp dụng vào sản xuất của mình. Tính đến cuối năm 2016 toàn huyện có 2.266/27.000 hộ có hợp đồng liên kết sản xuất.

Ông Phạm Thanh Quang, Bí thư Huyện ủy Đức Trọng cho biết, những năm qua, huyện đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Dự án JICA về phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp, áp dụng quy trình sản xuất theo hướng an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, tái canh cây cà phê, chuyển đổi lúa 1 vụ... Cùng với việc rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các vùng chuyên canh, hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, huyện còn mở rộng phạm vi ứng dụng khoa học kỹ thuật đối với các loại cây trồng, vật nuôi, tạo mối liên kết giữa khu vực trung tâm huyện với các xã vùng Loan trong chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, phong trào sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn đã rộng khắp từ những xã trung tâm đến vùng sâu, vùng xa trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của huyện.

TUẤN HƯƠNG

Treo giải 1 tỷ đồngHơn 10 năm trước, Lâm Đồng đã làm chủ

được nguồn cây giống sâm Ngọc Linh bằng công nghệ vi nhân giống (hay còn gọi là phương pháp nuôi cấy mô thực vật - invitro) khi loài cây quý này hầu như bị khai thác cạn kiệt trong tự nhiên. Và Lâm Đồng trở thành địa phương đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại để nhân giống invitro cây sâm Ngọc Linh, tạo nguồn cây giống chất lượng phục vụ cho công tác phát triển sản xuất quy mô lớn, tiến tới làm chủ nguồn giống, giảm sự phụ thuộc nguồn cây giống từ hạt trong tự nhiên đang được trồng như hiện nay tại 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Kết quả này đã được khẳng định bởi nhóm nghiên cứu của PGS.TS Dương Tấn Nhựt thuộc Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên, tạo ra cây invitro hoàn chỉnh, đảm bảo tỉ lệ sống sau trồng hơn 80%.

Người đầu tiên “bắt” sâm Ngọc Linh nở hoaĐất lành Đà Lạt, nơi sinh sôi nảy nở nhiều loài cây quý. Và giờ đây dưới bàn tay của Thạc sĩ Phan Công Du - Giám đốc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng, cây sâm Ngọc Linh đầu tiên trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô đã nở hoa trên vùng đất này.

“Công nghệ vi nhân giống (nuôi cấy mô thực vật) một lần nữa khẳng định tính vượt trội của mình khi thành công trong việc giúp cho Đà Lạt - Lâm Đồng từng bước làm chủ

công nghệ tạo cây giống, giải quyết được bài toán khó khăn nhất trong việc nhân rộng loài cây dược liệu quý hiếm và đặc hữu này đến trồng ở những vùng đất mới, không còn

bó hẹp ở dưới các tán rừng nguyên sinh, nơi có tầng thảm mục dày nữa”, PGS.TS Dương Tấn Nhựt nhấn mạnh.

“Việc xây dựng quy trình nhân giống sâm Ngọc Linh từ giai đoạn nuôi cấy invitro đến khi ra vườn ươm và vườn trồng đã được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, để cây sâm invitro hoàn thành vòng sinh trưởng và phát triển thì cần phải có nghiên cứu giai đoạn cây ra hoa và tạo hạt. Đây là hướng nghiên cứu mới và cần thiết”, là điều mà các nhà khoa học băn khoăn.

3 năm trước, khi đang là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, PGS.TS Lê Xuân Thám trong cương vị là Chủ tịch Hội đồng khoa học xét duyệt đề cương đề tài đã mạnh dạn phê duyệt đề tài “Nghiên cứu khả năng ra hoa tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh invitro tại Đà Lạt” và quyết định “treo thưởng” 1 tỷ đồng nếu ai thực hiện được điều này.

Cây sâm Ngọc Linh đầu tiên nở hoaQua hơn 2 năm nghiên cứu với nhiều thực

nghiệm, thử nghiệm khác nhau, với hơn 1.000 cây giống invitro ban đầu từ 1 đến 2 năm tuổi... XEM TIẾP TRANG 11

Thạc sĩ Phan Công Du - Giám đốc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng, chủ nhiệm đề tài bên cây sâm Ngọc Linh invitro đầu tiên nở hoa. Ảnh: Tuấn Hương

4 THỨ BẢY 2 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh Hà Giang và Phú Thọ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức các hoạt động tháng 9 với chủ đề “Vui Tết Độc lập” từ ngày 1 đến 31/9/2017.

Các hoạt động với sự tham gia khoảng 300 đồng bào các dân tộc, nghệ sĩ, diễn viên, sinh viên của 12 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer, Chăm, Kinh) của 11 địa phương.

Những hoạt động chào mừng “Tết Độc lập” gồm việc chiếu hai

“Vui Tết Độc lập” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

MINH ĐẠO

TPTM “là thành phố mà ở đó công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) được ứng dụng vào mọi hoạt động đem lại hiệu quả trong quản lý hành chính, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng sống và đảm bảo phát triển bền vững”. Mặc dù thành phố Đà Lạt chưa phải đối mặt với vấn đề liên quan đến dân số tập trung cao, nhưng việc xây dựng TPTM sẽ là cơ hội để thành phố tận dụng khoa học công nghệ, không chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt, mà còn nắm bắt thời cơ bứt phá phát triển kinh tế bền vững, phù hợp với định hướng xây dựng Đà Lạt đạt chuẩn đô thị trực thuộc trung ương, hiện đại và đạt đẳng cấp quốc tế. TPTM là thành phố mà ở đó dùng chung một hệ thống hạ tầng ICT, cho phép chia sẻ lợi ích giữa các ngành, giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền. Dĩ nhiên không một sớm một chiều mà còn phải vượt qua nhiều khó khăn như tài chính, nhân lực vận hành, lượng dịch vụ được tích hợp, những dữ liệu nền tảng, những giải pháp, ứng dụng tiện ích...

Với tư cách đơn vị tư vấn, sau 10 tháng triển khai theo ký kết với UBND tỉnh Lâm Đồng, tháng 8/2017, Tập đoàn VNPT đã có những phác họa cơ bản ban đầu cho bước khởi động tiếp. Định hướng chiến lược xây dựng TPTM cho Đà Lạt bao gồm: Tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước; Tăng cường sự kết nối giữa các lĩnh vực; Nâng cao chất lượng sống và làm việc; Quản trị TPTM hơn; Nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế bền vững thông qua nền nông nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường và phát huy ngành du lịch như một động lực. Nguyên tắc xây dựng Đà Lạt - TPTM trước hết là bám sát định hướng phát triển của Chính phủ, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, đặc biệt là Quyết định 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính

Đà Lạt hướng đến thành phố thông minhThế giới đang chuyển mình mạnh mẽ bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Industry 4.0); theo đó, các đô thị đang có xu hướng hình thành thành phố thông minh (Smart City). Với nhiều thuận lợi về địa lý cùng với sự phê duyệt đô thị của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch thành phố đặc thù, tỉnh Lâm Đồng đang quyết liệt triển khai hiện thực hóa Đà Lạt thành thành phố thông minh (TPTM) trong tương lai gần.

phủ về “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. Đó còn là các nguyên tắc như: Lấy người dân làm trọng tâm; Tham khảo các xu hướng nổi bật trên thế giới và đúc kết kinh nghiệm; Tính khả thi của các giải pháp; Tính hiện đại, đồng bộ, có khả năng kết nối cao và an toàn, bảo mật; Đảm bảo sự đồng bộ giữa các giải pháp công nghệ và phi công nghệ; Khuyến khích doanh nghiệp và người dân cùng tham gia trong quá trình xây dựng dữ liệu mở.

Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực tiễn, VNPT và Lâm Đồng đã thống nhất cao Đề án xây dựng Đà Lạt trở thành TPTM chia 3 giai đoạn: 2017-2020, 2020-2025 và sau 2025. Trong đó, giai đoạn 2017-2020 tập trung ưu tiên 9 lĩnh vực: chính quyền số; nông nghiệp; du lịch; môi trường và các lĩnh vực khác như an ninh an toàn, quy hoạch đô thị, giáo dục, y tế, giao thông. Những lĩnh vực này vừa là lợi thế cần được khai thác phát huy ở cấp độ mới về chất; vừa là mối quan hệ hữu cơ có tính tương hỗ và là nền tảng sự phát triển bền vững của thành phố Đà Lạt.

Mục tiêu TPTM của Đà Lạt được cụ thể hóa bằng những kết quả để các sở, ngành liên quan và địa phương cùng bắt tay xây dựng kế hoạch. Đối với “chính quyền số”, sẽ giúp thu hút người dân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia các hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến tập trung. Mặt khác, giúp kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân thông qua việc đa dạng các kênh giao tiếp... Với “nông nghiệp thông minh”, lợi ích mang lại bao gồm: người nông dân và doanh nghiệp được cung cấp đầy đủ các thông tin và tiện ích thiết thực về nông nghiệp, nông sản và chất lượng sản phẩm một cách nhanh nhất. Cùng đó, tối ưu hóa hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước trong quy hoạch

phát triển nông nghiệp... Với “du lịch thông minh”, Đà Lạt nhằm tới hình thành hệ sinh thái du lịch và tạo lợi ích tương hỗ giữa 3 đối tượng: du khách, chính quyền và doanh nghiệp. Theo đó, phát triển ngành du lịch chất lượng cao, thúc đẩy, đóng góp phát triển kinh tế bền vững.

Đà Lạt - TPTM còn được quan tâm xây dựng là “thành phố an toàn và thân thiện”. Nghĩa là cư dân được yên tâm sinh sống và làm việc trong môi trường ổn định về an toàn chính trị; du khách được trải nghiệm các dịch vụ du lịch an toàn; chính quyền chủ động kiểm soát trật tự an toàn xã hội, xử lý và ứng cứu kịp thời. Ở lĩnh vực “môi trường”, người dân và doanh nghiệp được cung cấp đầy đủ và thường xuyên các thông tin về hiện trạng và diễn biến của môi trường sống, cùng các thông tin trợ giúp, định hướng và cùng tham gia bảo vệ môi trường. Với cơ quan quản lý, hệ thống công nghệ ICT sẽ hỗ trợ đắc lực để tối ưu hóa các hoạt động thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường... Về “quy hoạch đô thị”, các giải pháp sẽ trợ giúp quá trình tương tác của người dân với chính quyền thông qua các kênh thông tin; người dân nhanh chóng tìm kiếm thông tin hữu ích. Cùng đó, hệ thống về số hóa và mô phỏng sẽ giúp chính quyền, các nhà quy hoạch chủ động trong quá trình định hình, triển khai, giám sát các lĩnh vực liên quan đến đô thị. Ngoài ra, như đã nêu, các lĩnh vực “thông minh” khác như giáo dục, y tế, giao thông sẽ đưa đến một thành phố năng động, bền vững trong hội nhập phát triển.

Ngày 29/8, VNPT đã đề xuất 19 nhóm dự án, giải pháp trọng điểm để ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2017-2020 nhằm sớm mang lại hiệu quả cho người dân, du khách, doanh nghiệp và chính quyền thành phố Đà Lạt. Đây cũng là ý kiến của ông Phạm Đức Long - Tổng Giám đốc VNPT cho rằng, quan tâm hàng đầu của

Truyện ngắn: TIỂU KHA

Thời gian này là lúc lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây

bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường...(*). Nhưng trong kí ức tôi, không có một dấu vết nào của ngày khai trường đầu tiên, chắc là hồi ấy nhỏ quá nên không nhớ, hoặc cũng không có điều đặc biệt để khắc cốt ghi tâm. Cho đến bây giờ, khi đã rời ghế nhà trường hai mươi năm thì hằn sâu trong tâm trí tôi vẫn là ngày khai trường năm lớp 6. Những mùa thu sau này, mỗi lần nghe tiếng trống tựu trường thì tôi lại nhớ đến cái ngày hôm ấy, ngày tôi tự vỡ được bài học đường đời. Và tôi gọi nó là NGÀY TRỌNG ĐẠI.

Chuyện đầu đuôi thế này:Sự là xong lớp 5, tôi là học sinh

duy nhất của phân trường làng vinh dự có mặt trong lớp 6A, lớp chọn của một ngôi trường bề thế của huyện. Thấy tôi bảnh chưa? Chắc chỉ có trời mới biết tôi đã hãnh diện thế nào khi mình nghiễm nhiên trở thành nhân vật lẫm liệt của làng. Tôi cứ hất mặt lên với mấy bạn cũ và luôn tít mắt hả hê nếu được người lớn ngợi khen. Hỡi ôi, một đứa trẻ kiêu căng xốc nổi sẽ không bao giờ lường trước được những tai họa sắp xảy ra.

Biết được tin đã lọt vào lớp chọn, tôi cứ ngông nghênh la cà. Nghĩ lại còn thấy mắc cỡ nè, hồi đó đẹt lét như trái bắp… còi mà sao kiêu ngạo dữ không biết. Mấy ngày trường tập trung học sinh để chuẩn bị khai giảng tôi chẳng buồn tới vì ý nghĩ mình là nhân vật trọng yếu thì không nên xuất hiện tùy tiện. Để cả lớp trông chờ, khi đó giá trị sẽ được nâng lên gấp bội.

Rồi ngày khai giảng cũng đến!Tôi xông xênh đi khai giảng mà

chẳng biết một đứa mặt dài mặt vắn nào trong lớp. Kệ, tôi rất tự tin, đầu tóc gọn ghẽ, quần xanh áo trắng đóng thùng tinh tươm rồi đi bằng điệu bộ kênh kiệu tới trường. Cũng vì nghĩ cho người ta đợi rồi mới xuất hiện để gia tăng sự oai phong của mình theo cấp số… nhân mà

TPTM là đạt được tính tiện ích, tính hiệu quả và hiện thực hóa được khả năng triển khai. Theo VNPT, “chính quyền số” cần 2 giải pháp: nâng cấp, triển khai bổ sung hoàn thiện các ứng dụng nội bộ trong các cơ quan nhà nước phục vụ công tác quản lý và các ứng dụng phục vụ giao tiếp đối với người dân, doanh nghiệp. “Du lịch thông minh” gồm các giải pháp về cổng thông tin và ứng dụng du lịch, bản đồ thông minh phục vụ du khách trên thiết bị di động; thành phố wifi... Giải pháp của “an ninh an toàn” là lắp đặt camera tập trung và xử phạt vi phạm giao thông; ứng dụng tiếp nhận phản ánh, thông tin sự cố khẩn cấp và điều phối lực lượng phản ứng nhanh. “Nông nghiệp thông minh” bao gồm quản lý chuỗi giá trị phục vụ truy xuất nguồn gốc nông sản; cổng thông tin điện tử kết nối nhà nông - nhà quản lý - nhà khoa học. “Giáo dục” là thể hiện từ cổng thông tin công bố thông tin giáo dục, tích hợp đào tạo trực tuyến. “Y tế” bao gồm hoàn thiện hệ thống khám chữa bệnh kết nối BHYT, BHXH; xây dựng y bạ điện tử hướng đến hồ sơ sức khỏe cho người dân. Lĩnh vực “môi trường” là mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường và công bố thông tin cho người dân; “quy hoạch đô thị” gồm công bố các thông tin quy hoạch qua cổng thông tin, quản lý cơ sở hạ tầng thống nhất, chiếu sáng đô thị; “giao thông” là ứng dụng cung cấp thông tin cho người dân để điều tiết hiện trạng giao thông...

Để quý IV/2017 Đề án xây dựng Đà Lạt TPTM hoàn thiện và triển khai sau đó, cần tập trung quyết liệt thực hiện từ nhiều phía, đặc biệt là 9 sở thuộc 9 lĩnh vực ưu tiên. Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt đề nghị các sở phối hợp với VNPT tập trung xây dựng kế hoạch triển khai theo lĩnh vực của mình, cùng đó các địa phương liên quan, Sở Thông tin - Truyền thông và Ban điều hành sớm tập hợp để báo cáo thông qua Tỉnh ủy.

Lâm Đồng có chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin cao (thứ 11/63) sẽ thuận lợi để xây dựng thành phố thông minh. Ảnh: M.Đạo

5 THỨ BẢY 2 - 9 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Ngày trọng đại

sau Lam (cùng học lớp 5). Nàng quay lại hất tôi ra khỏi hàng, về lớp A danh giá của mày đi! - (Gai chưa? Tự nhiên học lớp A cũng bị “kì thị”). Tôi nhanh chân đi nhanh về hướng cô giáo mặc áo dài màu vàng chanh mà Lam chỉ, lớp mày là lớp có cô giáo mặc áo dài thiệt đẹp đấy... Tìm được lớp rồi thì tim đập rộn hơn lúc nãy, hồi hộp dữ dằn, tôi lấm lét nhìn, mặt đứa nào cũng lạ hoắc. Không thể đứng một mình, tôi lấy hết dũng khí, chui đại vào cuối hàng. Thấy không bị đuổi, tôi yên chí mình đã tìm đúng chuồng nên bình tĩnh đứng thở.

- Đã đi trễ còn đứng cười! - Một đứa nào đó nói to, có mấy tiếng cười khẹc khẹc hưởng ứng. Ủa, chỉ có mỗi mình đi trễ mà mình đâu có cười ta? Nhưng mới chui vô là tụi nó nhao lên thì chắc nạn nhân là mình rồi. Đang bối rối, nghệch mặt ra vì chẳng biết tụi nó nói ai, cười gì thì cô giáo nhìn xuống chỗ tôi bằng ánh mắt quở trách. Trường lạ, cô lạ, mới ngày đầu vào lớp đã bị nhắc nhở rồi

đứa nào cũng “dạ”, giành nói trước để tranh phần đúng. Sau khi nghe hai tội nhân trình bày, cô không nói đứa nào đúng sai mà kéo tay áo lên, cô bảo hai đứa hãy nhìn vào bàn tay cô.

- Tụi em có thấy nó khác thường không?

Thấy, tôi (chắc là Tâm nữa) nhìn rất rõ ràng hai ngón tay tí hon chỉa ra từ ngón cái như nải chuối nhưng cả hai đều nín khe. Hèn chi tay áo dài của cô lại phủ phê đến thế. Tụi em nghĩ thế nào nếu mình có bàn tay như vậy? Hai đứa cứng họng, hết nhìn nhau lại nhìn xuống đất. Không để căng thẳng thêm nữa, cô nói:

- Cô rất mặc cảm với những ngón tay vô duyên nên đã từng đánh vỡ mồm một bạn cùng lớp bởi phạm tội gọi cô là “con bảy ngón”. Nhưng khi mồm bạn ấy vỡ ra thì bàn tay cô vẫn cứ… bảy ngón. Sau này lớn lên, gặp lại bạn ấy với một vết sẹo ở môi, bạn vẫn vui vẻ gọi mình là “con bảy ngón” thì bản thân lại thấy hạnh phúc vì nhờ sự khác thường ấy mà bạn bè không thể quên mình. Điều đặc biệt hơn là cô đã rất áy náy nhớ lại chuyện cô đã liều mạng ném áo và một viên đá vào bạn ấy. Khi đã trở thành cô giáo thì mới thấm thía rằng, giá hôm ấy đừng đánh bạn thì có lẽ cô sẽ đẹp hơn vì có một bàn tay bảy ngón. Hai đứa đừng đi theo vết xe đổ của cô chứ, hiểu cô muốn nói gì chưa?

Cả hai vẫn chưa có câu trả lời. Cô mỉm cười:

- Thôi, lo phủi quần áo tóc tai rồi về nhà đi kẻo ba mẹ chờ. Bài học về “bảy ngón tay” ngày mai trả lời cô sau.

Tôi và Tâm dạ rồi sửa soạn lại áo quần, thưa cô đi về…

* * *Tâm thì sao tôi không biết

nhưng riêng tôi thì trên đường về nhà đã có câu trả lời vì dù đã cố bặm môi lại để giấu chiếc răng vểnh kia nhưng khi vừa ló vô xóm thì đã nghe một người lớn quở: Coi cái tướng nó kìa, chắc là mới đánh nhau với bạn, con gái con mắm chi xấu lạ, uổng cái răng khểnh dễ thương…

(*) Trích từ truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh.

nên tôi dù có kiêu ngạo cỡ nào thì cũng lúng túng, mặt hơi biến sắc. Trong tình cảnh khó xử thì nghe một đứa lên tiếng giải trình:

- Không phải cười đâu cô! Bạn ấy xưa giờ vẫn vậy mà, tại cái răng nó thế!

Cô giáo lại nhìn kĩ vào tôi như để xác minh thông tin “tại cái răng nó thế” rồi nghiêm mặt nhìn vào lớp nói, bạn cười nhưng không ồn, còn các em thì đang ồn đấy. Im lặng đi nào!

Tôi nhận ra tác giả của câu nói “tại cái răng nó thế…” rồi, là Thanh Tâm, bạn học lớp 5 nhưng nay ở lớp 6B. Nàng ấy bình thường ít nói sao hôm này sảnh sẹ dữ. Không bênh vực bạn cũ thì thôi đi, đứng tận bên đó mà cũng chen vô nói xằng xiên. Mà ý nó là gì vậy ta? Bình tâm một xíu thì tôi đủ thông minh để hiểu hàm ý “tại cái răng nó thế”. Có cái lí gì vô lí đến thế nhở? Vừa ngượng vừa nóng. Nóng chết đi mất! Có nhất thiết phải thậm xưng một cách quá quắt như vậy không? Vì tôi có cái

răng cửa ở hàm trên hơi vểnh, một cái răng hơi vểnh chút thôi chứ có phải răng hô cằm lẹm chi đâu mà miêu tả nghe bắt… đã thèm. Làm gì người ta đứng thở mà bảo đang cười trêu ngươi? Báo hại bạn bè vừa thương hại vừa nhạo báng để cô giáo phải thông cảm và bênh vực “bạn cười mà không ồn” nữa chớ. Ôi dào! Ngày khai giảng thật tồi tệ, chắc là buổi sáng ra ngõ gặp phải người nặng vía rồi. “Tai nạn đầu năm” làm tôi xuống tinh thần dữ dội, y như xe đang lao từ trên đỉnh dốc xuống mà đứt phanh vậy. Bực mình bực mẩy! Nhưng lòng tự tôn to bằng trời. Đáng lẽ phải tự ti thì tôi lại tỏ ra ngông nghênh. Đứng lầm lầm cái mặt chờ cho hết buổi khai giảng rồi sẽ ra tay “trừng trị” cô nàng láu cá.

Kết thúc buổi lễ, tôi nhanh chân chạy sớm ra đường cái quan, căn me chỗ đoạn đường đồng không trống trải chuẩn bị cua vô xóm (nhà Tâm ở chỗ quạnh nên không có bạn học đi cùng). Tôi đứng chống nạnh chờ nàng, máu bừng bừng như cơm sôi. Nè cái con láu cá kia! Mày nói ai không cười cũng như cười... Bộ mầy đẹp lắm hả, đi cái chân mà ba con chó chạy qua cũng lọt. Dám làm bổn cô nương tím mặt vì xấu hổ hả… Dự liệu là sẽ nói thế khi gặp nàng, mới nghĩ thôi đã tức cành hông. A! Nàng ta kia rồi! Tôi bước từng bước chắc nịch ra đứng giữa đường, cục tức trồi lên đỉnh đầu, tôi cơng mặt lên hỏi:

- Con kia, nãy mầy nói cái gì đó?- Nói gì?- Cái gì mà “tại cái răng nó thế”…- À! Là khi bạn há miệng thì

giống như đang cười nên tui có sao nói dzậy chớ có ý gì đâu?

“Không có ý gì nè!”. Tôi hét to rồi giơ tay lên định chố cho nàng ta một tát bùng nhĩ luôn. Nhưng ả Tâm cũng đâu có vừa, nàng thấy tôi giơ tay lên thì nhào ào vô ôm tôi lại. Kết quả là tôi và nàng nằm lăn lóc dưới đất chụp tóc nhau. Tru tréo, lu loa.

- Nè, hai đứa mau ngồi dậy coi!Tiếng ai nghe quen quen nhỉ,

tôi và Tâm lồm cồm ngồi dậy, vừa ngước lên thì cả hai đồng thanh thưa, em chào cô!

Cô hỏi lí do vì sao đánh nhau,

Minh họa: Thanh Toàn

“Vui Tết Độc lập” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

tôi đến trường hơi bị muộn.Bạn có thấy tôi giống con ếch

ở dưới đáy giếng không? Thiệt là không biết trời cao đất dày. Ngôi trường ấy cách nhà tôi chừng hai mươi phút đi bộ. Trước ngày khai giảng đã đôi lần có dịp ngang qua, tôi có liếc mắt nhìn thì thấy nó lớn hơn ngôi trường tôi đang học (đương nhiên rồi, tôi học ở phân trường của thôn mà) nhưng đâu có thấy uy nguy hoành tráng như mấy đứa vẫn trầm trồ. Lạ thiệt! Hôm nay ngôi trường bỗng khác một cách bất thường. Tôi chẳng thấy nó giống tẹo nào với ngôi trường hôm trước tôi nhìn thấy. Đứng ngoài cổng trường, tôi có cảm giác “ngợp”. Sân trường rộng lớn, những cây xà cừ bự chảng, gốc to cỡ hai người ôm. Dưới bóng cây mát rượi lại có rất nhiều những chiếc quần xanh áo trắng, khuôn mặt người nào người nấy hân hoan rạng rỡ, lại băng rôn khẩu hiệu và rất nhiều cờ, lễ đài được trang hoàng đẹp đẽ… Mọi thứ nhìn rất long trọng, không khí vừa trang nghiêm vừa rộn rã làm trống ngực tôi đập liên hồi, đây là lần đầu tiên tôi biết không khí này - không khí khai trường.

Tôi đứng ngoài cổng nhìn bao quát toàn cảnh sân trường xong thì thở dài. Chết rồi, các lớp đã dóng hàng đâu đó thẳng tắp, tôi ngơ ngác như con bò đội nón vì có cảm giác hàng ngàn đôi mắt đang chăm chăm nhìn mình. Cha mẹ ơi, tôi cứng cẳng cứng chân, bước lững khững như người có tật, còn mắt thì mở to hết cỡ, láo liên dòm. Khi nhìn thấy mấy đứa lớp 5 cũ thì vui mừng như lão nhà nghèo trúng số độc đắc, tôi te te chạy lại đứng

Đúng 2 giờ chiều ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn lịch sử của dân tộc Việt Nam. Để ghi nhớ thời điểm lịch sử này, hòa nhạc “Điều còn mãi” được tổ chức vào đúng 2 giờ ngày Quốc khánh 2/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Trong chương trình, “Quốc ca” được vang lên như một tác phẩm nghệ thuật cùng dàn hợp xướng và phối khí bốn bè.

Ngoài “Quốc ca”, các tác phẩm được lựa chọn biểu diễn trong chương trình bao gồm “Ca ngợi Tổ quốc” (Hồ Bắc), “Linh thiêng hồn dân tộc” (Đỗ Hồng Quân, Thơ: Phạm Xuân Đương), “Ca

Quốc ca được vang lên như một tác phẩm nghệ thuật

bộ phim: phim truyện nhựa “Việt Nam Hồ Chí Minh” sản xuất năm 1985 của đạo diễn Đào Trọng Khánh và phim tư liệu “Một đất mẹ cho tất cả” sản xuất năm 2016 của đạo diễn Nguyễn Sỹ Bằng.

Điểm nhấn hoạt động tháng

9 là không gian chợ vùng cao “Đến với Hà Giang - Chợ Tết cao nguyên đá Đồng Văn”, tái hiện không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào dân tộc tỉnh Hà Giang như: dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ, nhuộm sáp ong,

nấu rượu ngô, giã bánh dày, nấu thắng cố mèn mén…

Đặc biệt, trong dịp này, lần đầu tiên tại Làng tái hiện Lễ hội bơi chải truyền thống tỉnh Phú Thọ..

“Tết rằm tháng Bảy” của đồng bào dân tộc Dao, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội cũng được tái hiện một cách rõ nét. Tết rằm tháng Bảy của đồng bào Dao có ý nghĩa quan trọng, là một trong 3 tết lớn nhất trong năm bên cạnh Tết Thanh minh và Tết Tạ ơn (Tết năm cùng).

Ngoài ra, trong tháng 9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam còn diễn ra nhiều hoạt động vui chơi như: xiếc, múa rối, dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc đang sinh sống tại đây.

ngợi Hồ Chủ tịch” (Văn Cao), “Mẹ yêu con” (Nguyễn Văn Tý), chương II giao hưởng “Trở về Điện Biên” (Trần Trọng Hùng), “Hướng về Hà Nội” (Hoàng Dương), “Aria Cô Sao” (Đỗ Nhuận), “Tình ca” (Hoàng Việt),...

Các tác phẩm kinh điển này được trình diễn bởi NSND Ngô Hồng Quân, NSND Trần Thị Mơ, NSƯT Bùi Lệ Chi, các ca sĩ: Trọng Tấn, Đăng Dương, Đào Tố Loan…

Chương trình diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

TS tổng hợp (theo nld.com.vn và hanoimoi.com.vn)

Nhiều hoạt động văn hóa, giải trí đón Tết Độc lập của đồng bào dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ảnh minh họa

6 THỨ BẢY 2 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

LINH NHÂN

Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 đã được xây

dựng và hoàn thiện trình lên các nhà lãnh đạo Cấp cao ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Cuala Lămpơ - Malaysia vào ngày 22/11/2015. Kế hoạch này tiếp tục khăng định “trong tâm cua Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN là cam kết nâng cao chất lượng cuộc sông cua ngươi dân thông qua các hoạt động hợp tác hương vào ngươi dân, thân thiện vơi môi trương và hương tơi thuc đây phát triển bên vưng”. Nội dung cua Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 cơ ban dựa trên Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2009 - 2015 vơi các đặc điểm, thành tô găn kết và mang lại lợi ich cho ngươi dân, hoa nhâp, bên vưng, tự cương và năng động.

Việc thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 đang được tich cực triển khai bơi các cơ quan chuyên ngành thuộc Cộng đồng, trong đó Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện, vơi sự hô trợ cua Hội nghị các

Trong văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai vào tháng 12 năm 2007, đã có đề cập đến ý tưởng về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN nói riêng trong tổng thể Cộng đồng ASEAN nói chung.

XUÂN TRUNG

Ban lý lịch trich ngang cua anh ghi: Lê Hồng Văn, sinh năm 1959, quê Nhât Lệ,

Quang Bình - nơi có con sông nổi tiếng vơi hình anh Mẹ Suôt: “Một tay lái chiếc đo ngang/Bến sông Nhât Lệ quân sang đêm ngày” thơi binh lửa. Vì thế, tuổi thơ anh nếm trai nhưng đêm ngu hầm tránh bom, nhưng bưa cơm không đu ăn để rồi mỏi mong tết vê được “ăn ngon, mặc đẹp*” trên miên quê cát nóng gió Lào, được xem nhưng đám cươi đầu xuân kèm theo câu khâu hiệu “Vui duyên mơi, không quên nhiệm vụ” rất đặc biệt diễn ra vào ngày mùng 2 tết. “Đám cưới của các cô gái làng với các chú bộ đội trong Nam sau những trận đánh ác liệt ở chiến trường miền Nam ra an dưỡng; của những cô gái làng với những anh bộ đội từ Bắc chuẩn bị vào Nam chiến đấu, của những thanh niên chuẩn bị nhập ngũ ở quê… Người ta chọn ngày mùng 2 tết có lẽ vì đó là ngày ngừng bắn cuối cùng của 3 ngày tết và cũng là dịp hội tụ đông đủ của bà con làng xóm, bạn bè” - But

QUỲNH UYỂN

G ia đình không ai làm nghệ thuât, bô là công chức, mẹ nội trợ, sinh ra và lơn lên ơ huyện

Đức Trong, nhưng từ nhỏ Đình Vỹ đã thể hiện giong hát “trơi cho”. Nhưng năm tháng tuổi thơ, môi lần ba mẹ đưa đi từng nhà chuc tết ngươi thân, đêu tự hào giơi thiệu Đình Vỹ hát cho moi ngươi nghe, câu bé say sưa hát, không ngại ngần, dù “khán gia” chỉ một, hai ngươi là cô, dì, chu, bác. Suôt nhưng năm hoc, câu bé luôn là “cây” văn nghệ cua lơp, cua trương. Hoc hết phổ thông, Đình Vỹ tham gia phong trào văn nghệ quần chung cua địa phương, năm 2002 anh được nhân vào Đoàn ca mua nhạc Lâm Đồng và nhanh chóng trơ thành giong hát chinh trong các chương trình biểu diễn nghệ thuât cua Đoàn. Từ đó giong hát Đình Vỹ đã nhanh chóng neo lại trong long ngươi nghe ơ dong nhạc đỏ. Dù không được hoc hành qua bất kỳ trương lơp chinh quy đào tạo vê thanh nhạc nào, nhưng Đình Vỹ không ngừng tự hoc hỏi, tự “đào tạo” mình, miệt mài tâp luyện. Đằng sau nhưng ca khuc biểu diễn trên sân khấu là biết bao tâm sức, mồ hôi ơ phong tâp. Ca khuc nào được giao biểu diễn cũng khiến anh suy tư và tìm cách thể hiện hay nhất, sáng tạo nhất, từ cách thâm âm, nha chư, đến phong thái biểu diễn phù hợp cho từng tác phâm. Cầm bất cứ ban nhạc mơi nào trên tay, anh cũng đoc kỹ, nghiên ngẫm từng nôt nhạc, từng ca từ, để chuyển tai một cách hiệu qua nhất đến ngươi nghe. Vơi tinh thần lao động nghệ thuât nghiêm tuc, môi khi tiếng hát cua anh cất lên khiến ngươi nghe rung cam, mến mộ. Gần 20 năm đứng trên

sân khấu, khi thì biểu diễn lễ hội cấp tỉnh, hát mừng ngày kỷ niệm hay tại sự kiện chinh trị cua đất nươc, luc biểu diễn phục vụ nhân dân và du khách; khi cùng đoàn vê vùng sâu, vùng xa phục vụ đồng bào các dân tộc trong tỉnh và dù ơ đâu, sân khấu lơn hay nhỏ, khi nhạc nổi lên thì cam xuc luc nào cũng hứng khơi như nhưng ngày ban đầu, cam giác “bay” lên cùng giai âm được Đình Vỹ cất lên bằng ca niêm đam mê.

Sự nô lực bao giơ cũng mang lại thành qua xứng đáng, ca sĩ Đình Vỹ đã mang vê rất nhiêu giai thương như Huy chương Bạc tại Liên hoan Tiếng hát Đương 9 xanh ba nươc Đông Dương tháng 5/2007, HCV Liên hoan Ca mua nhạc chuyên nghiệp toàn quôc 2013, và rất nhiêu giai A, B, HCV, HCB tâp thể trong các tiết mục song ca, top ca, đồng diễn tại các liên hoan ca mua nhạc toàn quôc, khu vực miên Trung - Tây Nguyên, góp phần khăng định vị thế và chất lượng biểu diễn nghệ thuât cua Đoàn Ca mua nhạc Lâm Đồng trên các sân khấu chuyên nghiệp. Dù khăng định chô đứng bên vưng trong long công chung trong suôt nhưng năm qua, nhưng ca sĩ Đình Vỹ không “kén” tác phâm, anh luôn sẵn long hát nhưng ca khuc mơi cua các nhạc sĩ ơ địa phương vừa sáng tác. Có nhưng tác phâm hay, khi anh

hát lên là đi ngay vào long công chung; nhưng cũng có nhưng tác phâm chưa hay trong giai điệu lẫn ca từ, chỉ hát một lần rồi công chung quên luôn; âm nhạc vôn thế. Nhưng vơi tác phâm mơi nào, Đình Vỹ cũng luôn ý thức mình là ngươi đầu tiên hát, là ca sĩ đầu tiên đưa ban nhạc đến ngươi nghe nên phai luyện tâp nghiêm tuc, phai hát hết mình, chuyển tai tron vẹn ý tương cua ngươi nhạc sĩ gửi vào tác phâm đến ngươi nghe một cách tron trịa nhất. Hàng trăm ca khuc mơi cua hầu hết các nhạc sĩ Lâm Đồng anh đêu đã từng giơi thiệu, có khi ban nhạc viết ra con chưa ráo mực, vừa tâp hát vừa cùng tác gia chỉnh âm sửa nôt, khi lên trình diễn con chưa thuộc lơi, nhưng anh hát bằng hết kha năng cua mình, hát say sưa. Qua giong hát cua Đình Vỹ, đã từng có nhiêu tác phâm mơi ra đơi cua nhiêu nhạc sĩ được công chung đón nhân như nhưng ban tình ca đẹp đẽ vê quê hương Lâm Đồng - Đà Lạt như: Đình Nghĩ, Mạnh Đạt, Hà Huy Hiên, Krajan Dick, Trong Thuy, Dương Toàn Thiên, Dương Toàn Thăng, Khăc Dũng... Lao động nghệ thuât không ngừng nghỉ, nhưng từng ấy năm công tác lương tháng chỉ 5 - 6 triệu đồng. Ngoài thơi gian ca hát cùng Đoàn ca mua nhạc Lâm Đồng biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chinh trị và

NGÀY ÂM NHẠC VIỆT NAM 3/9

Tiếng hát cất lên từ đam mêCa sĩ Đình Vỹ cũng là số ít ca sĩ ở Lâm Đồng có giọng hát “ghim” vào lòng công chúng, được công chúng nhắc đến với cả sự mến yêu.

đồng bào nhân dân các dân tộc trong tỉnh; đêm đến tiếng hát cua Đình Vỹ lại ngân lên ơ phong trà phục vụ nhu cầu giai tri cua công chung yêu mến anh. Khi đứng trên sân khấu biểu diễn các chương trình nghệ thuât do ngành văn hóa tỉnh tổ chức thì tiếng hát trơ nên khỏe khoăn, hùng tráng cùng nhưng ca khuc cách mạng; thì tôi đến ơ phong trà giong hát lại trơ nên trầm ấm cua dong nhạc trư tình, nhạc tiên chiến, nhạc Trịnh...

Có thể nói, Đình Vỹ là một trong sô it ca sĩ cua Lâm Đồng vừa có ca thanh lẫn săc, hát được nhiêu dong nhạc và anh cũng có thể tìm được chô đứng như rất nhiêu ca sĩ trương thành ơ Đà Lạt rồi vê thành phô Hồ Chi Minh và đã thành danh. Nhưng ai đu lông đu cánh rồi cũng bay đi hết thì lấy ai là ngươi ơ lại. Tình yêu vơi quê, vơi ngươi đã niu chân Đình Vỹ ơ lại, để sông vơi khi hâu trong lành, vơi cuộc sông bình yên, để lặng lẽ ca hát. Dù chưa được bù đăp xứng đáng, dù cuộc sông chât vât, nhưng “vơi ngươi nghệ sĩ giá trị tinh thần mơi là quan trong” - Đình Vỹ nói.

Nhạc sĩ Đình Nghĩ - Trương Đoàn Ca mua nhạc Lâm Đồng, một ngươi nghệ sĩ kỳ cựu cua nghệ thuât biểu diễn nhân định bằng ca niêm cam mến: Ca sĩ Đình Vỹ là ngươi có tình yêu âm nhạc, tình yêu nghê vô bơ bến, luôn nhiệt tình công hiến hết mình cho nghê nghiệp. Vơi một giong nam trung, ấm, đầy nội lực, Đình Vỹ có thể hát được nhiêu dong nhạc. Trong chất giong cua ca sĩ Đình Vỹ con có chất thinh phong - thương thì các ca sĩ phai qua trương lơp đào tạo chinh quy thì mơi có được chất giong đó; nhưng Đình Vỹ đã tự hoc hỏi, tự hoàn thiện mình không ngừng để đạt được chất giong đó. Dù đã giành được rất nhiêu thành qua, nhiêu HCV, HCB trong các hội diễn chuyên nghiệp, anh vẫn sẵn sàng hát ơ bất cứ đâu, hát trong không gian dân dã, hát đám cươi, hát khi được ngươi nghe yêu cầu... Đó mơi là phâm chất nghệ sĩ đẹp đẽ, đáng trân trong ơ Đình Vỹ.

Ca sĩ Đình Vỹ biểu diễn tại Lễ khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Những chứng cứ pháp lý”. Ảnh: Q.U

Nhà báo Lê Hồng Văn và thơ văn trước đờiThỉnh thoảng gặp anh, sau chuyện nghề nghiệp, chuyện làng báo, chuyện đời… cho đến lúc cao trào thế nào cũng mang thơ ra “đãi” nhau. Anh thuộc nằm lòng những vần thơ anh viết nên mỗi khi ngâm vịnh với bạn bè, đồng nghiệp không hề vấp quên. Vậy nhưng phải tới tháng 6 vừa qua, anh mới “chịu” cho ra mắt tập sách đầu tay “Thơ văn chọn lọc Lê Hồng Văn”.

Chân dung họa sĩLưu Công Nhân.

Triển lãm mang tên “Nét” cua danh hoa Lưu Công Nhân khai mạc tại Hà Nội mơi đây do Trung tâm Nghệ thuât Đương đại Vincom (VCCA) phôi hợp cùng Gallery 39 tổ chức. Đây là dịp ban tổ chức giơi thiệu đến công chung một trong nhưng đại diện tiêu biểu cua trương phái hiện thực trong nên mỹ thuât Việt Nam hiện đại.

Triển lãm gồm hơn 50 tác phâm cua danh hoa được lựa chon từ hơn 400 bức thuộc bộ sưu tâp tranh Lưu Công Nhân lơn nhất hiện nay do nhà sưu tâp Nguyễn Phuc Hương sơ hưu. Các tác phâm thuộc nhiêu nhóm đê tài, trong đó có nhưng

Tranh thuốc nước qua nét vẽ của danh họa Lưu Công Nhân tác phâm nổi tiếng thuộc các thể loại chân dung thiếu nư, khỏa thân (nude) trên các chất liệu đa dạng như sơn dầu, giấy dó, bột màu, phấn sáp, màu nươc, ký hoa than chì...

Lưu Công Nhân (1931 - 2007) được mệnh danh là “bâc thầy thuôc nươc”, bơi riêng tranh màu nươc cua ông lên đến 600 tác phâm. Trong tranh cua ông luôn hài hoa giưa hai yếu tô bình dị, mộc mạc và hào hoa, sang trong.

Ông đã góp phần định hình nên mỹ thuât hiện đại Việt Nam trên ban đồ thế giơi vơi các tác phâm tham dự triển lãm quôc tế tại Vienne Biennal V (1959), Prague

(1960), Berlin (1964), Bucarest (1968, 1960), Paris (1980)...

Triển lãm “Nét” diễn ra từ ngày

25/8 đến 24/9/2017 tại 72 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

TS (Theo Văn nghệ Quân đội)

7 THỨ BẢY 2 - 9 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

quan chức cấp cao và các cơ quan chuyên ngành.

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN là một trong ba trụ cột cua Cộng đồng ASEAN, vơi mục tiêu góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN “cam kết nâng cao chất lượng cuộc sông cua ngươi dân thông qua các hoạt động hợp tác hương tơi con ngươi, xây dựng một cộng đồng ASEAN hương vào ngươi dân, lấy ngươi dân làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội nhằm đạt được tình đoàn kết và thông nhất lâu bên giưa các quôc gia và ngươi dân ASEAN thông qua việc tạo dựng một ban săc chung và một xã hội chia sẻ, đùm boc, hoa thuân và rộng mơ, nơi cuộc sông và phuc lợi cua ngươi dân được nâng cao”. Việc đây mạnh xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tâp trung nhiêu vào khia cạnh con ngươi sẽ thuc đây sự găn kết ngươi dân giưa các quôc gia, khuyến khich ngươi dân tham gia vào tiến trình xây dựng Cộng đồng; đồng thơi bổ trợ tich cực cho việc xây dựng hai trụ cột con lại.

Vơi dân sô hiện nay khoang 650 triệu ngươi, trong đó hơn 300 triệu ngươi tham gia lực lượng lao động và tổng san lượng hàng năm được ươc tinh khoang 2.000 tỷ USD, Cộng đồng ASEAN không chỉ chu trong vào yếu tô thị trương chung,

mà con đặc biệt chu ý đến việc hô trợ nhau để trơ thành khu vực phát triển đồng đêu, hương đến một Cộng đồng ASEAN lấy ngươi dân làm trung tâm.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, trong Tầm nhìn đến năm 2025, các nươc ASEAN xác định cần triển khai theo 5 định hương: (1) Tăng cương sự tham gia và trách nhiệm xã hội cua các dân tộc trong ASEAN nhằm găn kết và mang lại lợi ich cho ngươi dân. (2) Xây dựng một tâp hợp các dân tộc hoa hợp, chất lượng cuộc sông được cai thiện, không con các rào can đôi vơi việc hương các quyên tiếp cân vơi cơ hội bình đăng cho tất ca ngươi dân ASEAN. (3) Bao đam một môi trương tự nhiên bên vưng trong bôi canh có nhiêu thay đổi xã hội và phát triển kinh tế, thuc đây cân bằng giưa phát triển xã hội và bao vệ môi trương tự nhiên bên vưng, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai cua ngươi dân. (4) Tăng cương năng lực ứng phó và thich ứng chung cua các nươc thành viên vơi nhưng thách thức hiện tại và các xu hương mơi nổi. (5) Tăng cương kha năng liên tục đổi mơi và trơ thành một thành viên tich cực cua cộng đồng toàn cầu.

Năm 2016 là năm Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN băt đầu triển

khai thực hiện Kế hoạch tổng thể đến năm 2025 và các Kế hoạch công tác chuyên ngành bao gồm phuc lợi xã hội và phát triển, lao động, môi trương, quan lý thiên tai và ứng phó khân cấp, thanh niên, phát triển nông thôn và giam nghèo, y tế, văn hóa, thông tin, giáo dục và thể thao. Đặc biệt, Cộng đồng tâp trung ưu tiên vào các lĩnh vực như: chuyển đổi từ việc làm không chinh thức sang việc làm chinh thức hương tơi thuc đây việc làm bên vưng trong ASEAN; Tăng cương hợp tác Di san văn hóa trong ASEAN; ASEAN cùng ứng phó trươc tham hoa trong và ngoài khu vực; ASEAN và Đa dạng sinh hoc; tăng cương giáo dục cho trẻ em không đi hoc và tiếp tục nô lực thực hiện Kế hoạch tổng thể Truyên thông ASEAN. Theo đó, các cơ quan chuyên ngành cua Cộng đồng đang tich cực hoàn thiện các văn kiện, chương trình có liên quan để trình lên các Nhà Lãnh đạo Cấp cao ASEAN xem xét, thông qua. Nhưng ưu tiên cua Cộng đồng được đánh giá là có ý nghĩa hết sức quan trong hương vào nhưng đôi tượng yếu thế trong xã hội, đung theo tinh thần xây dựng một xã hội chăm sóc và chia sẻ cua ASEAN.

Việt Nam hương ứng các sáng kiến và nô lực chung cua ASEAN thông qua việc tich cực thực hiện nhưng ưu tiên trong lĩnh vực lao

Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN lấy người dân làm trung tâmTrong văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai vào tháng 12 năm 2007, đã có đề cập đến ý tưởng về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN nói riêng trong tổng thể Cộng đồng ASEAN nói chung.

động, việc làm, thuc đây và bao vệ quyên cua lao động di cư; lồng ghép giơi và bao vệ các quyên cua phụ nư; thuc đây và bao vệ quyên có quôc tịch cua phụ nư và trẻ em; thuc đây sự tham gia kinh tế cua ngươi cao tuổi; diễn đàn trẻ em ASEAN nhằm tăng cương sự tham gia cua trẻ em và thuc đây thực hiện các quyên trẻ em... Vơi nhưng nô lực cua mình trong việc thuc đây hợp tác ASEAN trên nhiêu lĩnh vực như văn hóa, lao động, y tế, thanh niên, môi trương, Việt Nam đã thực sự góp phần gìn giư hoa bình, ổn định trong khu vực, mang lại lợi ich cho các quôc gia thành viên.

Bên cạnh đó, Việt Nam đặc biệt chu trong thuc đây việc thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025, trong đó việc triển khai thực hiện “Đê án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu cua Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025” vừa được Thu tương Chinh phu phê duyệt vào tháng 1 năm 2016. Theo đó, để đạt được các mục tiêu khu vực vê xây dựng một cộng đồng ASEAN hương vào ngươi dân, lấy ngươi dân làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội, Đê án đã đặt ra các mục tiêu cụ thể bao gồm: (I) Đến cuôi năm 2016, các bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch hành động triển khai nội dung cua Đê án; (II) Nâng cao nhân thức và năng lực cho các cơ quan, tổ chức và ngươi

dân vê Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; và (III) Huy động nguồn lực để đam bao thực hiện một cách hiệu qua các mục tiêu xây dựng Cộng đồng găn kết và mang lại lợi ich, hoa nhâp, bên vưng, tự lực tự cương và năng động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vơi vai tro là Cơ quan chu trì Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN tại Việt Nam đã tich cực phôi hợp vơi các bộ, ngành thuộc Cộng đồng triển khai thực hiện các giai pháp như rà soát, lồng ghép các nội dung cua Kế hoạch Tổng thể cua Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trong kế hoạch, chinh sách, chương trình cua bộ, ngành và tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương; tăng cương công tác tuyên truyên, vân động nâng cao nhân thức vê Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; tăng cương hệ thông thông tin, báo cáo, đánh giá tình hình và kết qua thực hiện các mục tiêu; thuc đây vân động, thu hut nguồn lực và hoàn thiện hệ thông tổ chức...

Các bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phô ban hành Kế hoạch hành động triển khai nội dung cua Đê án; đây mạnh tuyên truyên nâng cao nhân thức cua cán bộ, đang viên và nhân dân vê tầm quan trong và lợi ich Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN cho từng quôc gia, cũng như từng ngươi dân, từ đó chung tay thực hiện thành công các mục tiêu cua Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025.

ký Tết thơi chiến. Lơn lên đến tuổi đôi tám cũng là luc tạnh ráo bom rơi đạn lạc, chàng trai Lê Hồng Văn rơi quê xứ vào hoc Văn khoa, Đại hoc Tổng hợp Huế. Một thơi văn khoa mơ ra trươc măt anh biết bao hoài bão “Trên đường ta đi tới” khi đất nươc liên một dai, quê hương thanh bình trai rộng khăp làng quê mà vì thế khi mơi ra trương, anh khoác ba lô xuôi Nam xe môi duyên tình định cư vơi “Nàng tiên Bình Thuận” nơi biển xanh, cát trăng, năng vàng cho tơi tân hôm nay. Có điêu, mặc dù hoc văn chương nhưng anh vào đơi mưu sinh không phai bằng nghê viết lách, thay vào đó anh làm viên chức chinh quyên. Cái cơ duyên cua nghiệp cầm but chuyên nghiệp chỉ đến vơi anh cách đây hơn 15 năm khi anh đam nhân vị tri công tác Phó Tổng Biên tâp và nay là Tổng Biên tâp Báo Bình Thuân. Cũng vì thế mà đa sô nhưng trươc tác thơ văn cua nhà báo Lê Hồng Văn đêu được sáng tác trong giai đoạn làm báo nên không khiến ta ngạc nhiên. Và cũng ngần ấy thơi gian cầm but anh mơi “chào sân” văn nghệ tâp sách đầu tay cua

đơi mình “Thơ văn tuyển chọn Lê Hồng Văn” là vây.

Ngay cái tên “Thơ văn tuyển chon Lê Hồng Văn” - do Nhà Xuất ban Thanh Niên ấn hành vào quý 2 năm nay đã phần nào toát lên ý tứ cua tâp sách vơi đu các “món ăn” tinh thần từ truyện ngăn, phóng sự, but ký, tùy but cho đến bình luân và dĩ nhiên không thể thiếu thơ. Vơi độ dày 157 trang sách, được chia thành hai phần thơ và văn, trong đó thơ anh chiếm

hơn một phần ba. Thơ cua nhà báo Lê Hồng Văn cũng được đưa vào các chu đê riêng, viết vê Đang, vê Bác, vê quê hương đất nươc ghi tạc lại cam xuc nhưng nơi chôn anh qua. Đoc văn anh ta thấy hiện lên nhưng miên quê dân dã, ấm áp tình ngươi, sự đổi thay cua Bình Thuân theo thơi gian đổi mơi dựng xây mà anh góp phần can dự vào dong chay thơi gian ấy từ nhưng năm đầu 80 thế kỷ trươc. Song có lẽ sự sâu lăng

nhất cua tâm hồn anh được gửi găm vào trang viết đó là nhưng dong thơ rất Hồng Văn. Viết vê Bác, anh cam xuc “Bốn mươi năm ngày ấy Bác đi xa/ Di chúc Bác vẫn hồng tươi lời dặn…” - Ngày ấy Bác đi xa, viết vê Đại tương Võ Nguyên Giáp anh khăc vào thơ mình “Vị Đại tướng tiên phong trăm trận thắng/ Mà giữa nhân dân thật thơm thảo dịu hiền…” - Đón Bác vê quê, vê quê hương mà anh “Lớn lên với gốc ổi sau vườn cây cau trước ngõ” chất chứa bao ký ức “Tình quê hương thấm đẫm áo mồ hôi/Mẹ đã mặc suốt bao mùa hạ cháy/Những mảnh vá nói bao điều vất vả/Dáng thân cò lặn lội/ Góc ruộng chân đồi tất tả ngược xuôi…” - Tình quê hương. Thơ văn cua nhà báo Lê Hồng Văn tựa như nhưng chuyến đi cùng vơi cam nhân cua ngươi trai nghê chư nghĩa, từ cái ngày “Xa quê mấy chục năm rồi/ Nay về đâu thấy bóng người tắm trăng…” vào công tác tại Bình Thuân để có bao ngày “Ngồi buồn trong buổi chiều tà/Nhìn em qua mảnh sân nhà bên kia” để rồi cám ơn đơi rằng “Em đã cho thơ một mùa vàng trĩu hạt/Cho anh mang về gieo hoài mộng tháng năm…”.

Tháng năm phia trươc tiếp nôi đến vơi đất trơi quê hương và anh - Nhà báo Lê Hồng Văn sẽ con “hoài mộng tháng năm” vơi văn thơ.

(*) tựa và thơ văn Lê Hồng Văn

Nhà báo Lê Hồng Văn và thơ văn trước đờiThỉnh thoảng gặp anh, sau chuyện nghề nghiệp, chuyện làng báo, chuyện đời… cho đến lúc cao trào thế nào cũng mang thơ ra “đãi” nhau. Anh thuộc nằm lòng những vần thơ anh viết nên mỗi khi ngâm vịnh với bạn bè, đồng nghiệp không hề vấp quên. Vậy nhưng phải tới tháng 6 vừa qua, anh mới “chịu” cho ra mắt tập sách đầu tay “Thơ văn chọn lọc Lê Hồng Văn”.

LÊ HỒNG VĂN

Biết là(Tặng N)

Biết là chẳng thể được đâu Mà sao cứ nhớ,

cứ sầu, cứ mong Nhủ mình đừng quá nặng lòng Vẫn không quên được

bến sông hẹn hò.

Biết là đất thấp trời cao Làm sao với tới

hái sao trên trời Nhưng mà lòng cứ rối bời Mơ nào cũng thấy

nụ cười của ai.

Người ơi gặp gỡ làm chi Mà không kết được

duyên thì mãi đau Thời gian thấm thoắt qua mau Mới thôi mà đã

pha màu tóc sương.

Mai về chốn ấy vấn vương Trăng ngà đêm lạnh

ai thương ai chờ Trời ơi biết có bao giờ Thuyền kia đậu được

bến bờ bình yên.

Nhà báo Lê Hồng Văn (thứ hai, trái qua) tặng sách cho đồng nghiệp Báo Lâm Đồng.Ảnh: Thanh Toàn

8 THỨ BẢY 2 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

ĐÀO ĐỨC TUẤN

Nườm nượp Lý Sơn Trơ lại Lý Sơn (Quang Ngãi)

sau 5 năm, huyện đao thay đổi quá nhiêu. Dễ thấy nhất là từ luc toàn huyện chỉ có 1 - 2 khách sạn duy nhất mang tên Lý Sơn, nay thì đã có hàng chục khách sạn moc lên cùng hàng trăm nhà nghỉ, homestay. Ông Trần Minh Khánh - Chu nhà nghỉ Đại Dương cho hay, mùa cao điểm du lịch nên khách đến Lý Sơn nươm nượp, nếu không liên hệ đặt trươc thì khó có phong nghỉ bài ban. Không tinh lượng ngươi thương xuyên ra làm ăn vơi đao, môi ngày Lý Sơn đêu đón trên 1.000 khách du lịch và hiện chung tôi đang cô găng.

Theo anh Trần Tấn Hưu - Trương phong Tài chinh kế hoạch huyện, Lý Sơn phát triển “đột biến” từ năm 2014, khi huyện đao chinh thức hoa điện lươi quôc gia bằng cáp ngầm nôi từ đất liên. Đây là huyện đao duy nhất cua Quang Ngãi, nằm vê phia đông băc, cách đất liên 15 hai lý, khoang 25 km đương chim bay. Hiện tại, môi ngày đã có hàng chục chuyến tàu khách cao tôc, siêu tôc ra vào Lý Sơn từ cang Sa Kỳ (Quang Ngãi); trong vong nửa giơ, du khách từ TP Quang đã có thể đặt chân tơi Lý Sơn.

Lý Sơn trươc đây được goi là cù lao Ré mà theo cách lý giai cua dân

Trở lại Lý Sơn Người Lý Sơn đang kiên trì từng việc nhỏ để du khách đã đến và trở lại huyện đảo tiền tiêu này…

Buổi sáng ở cầu cảng Lý Sơn. Ảnh: Hùng Phiên

gian là “cù lao có nhiêu cây Ré”. Là huyện đao duy nhất cua Quang Ngãi, nằm vê phia Đông Băc, cách đất liên 15 hai lý, khoang 25 km đương chim bay. Lịch sử đao Lý Sơn găn liên vơi các khôi cộng đồng cư dân đã sinh sông trên đao từ hàng nghìn năm trươc. Ba lơp cư dân Sa Huỳnh - Chăm pa - Việt đã găn bó chặt chẽ vơi sự hình thành và phát triển cua đao Lý Sơn. Ho đã bao vệ chu quyên hon đao và để lại nhiêu di san văn hóa vô cùng giá trị đến nay vẫn được bao tồn và phát huy. Ngày 1/1/1993, huyện đao Lý Sơn chinh thức được thành lâp. Tuy nhiên, vai tro quan trong đặc biệt cua đao Lý Sơn vê kinh tế - xã hội và chiến lược an ninh quôc phong được khăng định từ lâu…

Tro chuyện vơi ngư dân Trần Minh Khai (ơ xã An Vĩnh, Lý Sơn), tôi được biết anh đang điêu hành tàu cá 90CV và vợ ơ nhà làm 2 sào tỏi. “Vùng biển Hoàng Sa là ngư trương truyên thông cua dân Lý Sơn, cá nhiêu lăm. Ở đây, ngư dân và lực lượng biên phong luôn phôi hợp chặt chẽ để đam bao an toàn đánh băt. Chung loại phong phu, chất lượng cua hai san Lý Sơn thì không ơ đâu bằng. Ngư dân Lý Sơn luôn sông khỏe vơi việc đánh băt xa bơ, gần bơ. Nhất là khi lượng du khách đổ vê Lý Sơn ngày một nhiêu, cuộc sông cua ngươi Lý Sơn càng được nâng cao. Riêng đám tỏi nhà tôi, hiện cho thu nhâp trên 200 triệu đồng/năm. Khi du khách đến Lý Sơn

càng nhiêu thì đặc san biển và tỏi bán tại chô càng nhiêu, cuộc sông cua ngươi Lý Sơn càng được nâng cao...”, anh Khai bộc bạch.

Khát vọng cùng Lý SơnVê Lý Sơn lần này, tôi gặp đôi

vợ chồng trẻ Phạm Văn Công và Nguyễn Thị Mỹ Yến, vơi khát khao xây dựng thương hiệu “Tỏi sạch Lý Sơn”. Quen nhau từ giang đương đại hoc, tôt nghiệp xong là cặp đôi này trơ lại quê nhà Lý Sơn để khơi nghiệp bằng mô hình trồng tỏi an toàn.

“Giông tỏi truyên thông Lý Sơn đã vang danh vê giá trị, chất lượng. Thế nhưng hiện tại, ngươi dân vẫn chưa hương nhiêu đến phương thức canh tác an toàn. Chưa kể, nhiêu loại

tỏi từ “đất liên” được đưa ngược ra để “trà trộn” tỏi Lý Sơn. Ươc mong cua vợ chồng tôi là tỏi Lý Sơn phai được canh tác theo phương thức hưu cơ, an toàn tuyệt đôi cho ngươi tiêu dùng và ngươi san xuất. Tôi vừa làm vừa tác động đến nông dân huyện đao hương ý thức san xuất nông san sạch”, Công tâm sự.

Năm 2016, vợ chồng Công đầu tư gần 100 triệu đồng để trồng 2.000 m2 tỏi theo phương thức canh tác an toàn. San xuất tỏi theo cách này chi phi tăng khoang 20% và san lượng cũng sụt giam khoang 30% so vơi cách trồng thông thương. Thế nhưng thành qua lơn nhất là tỏi sạch. Bên cạnh đó, vợ chồng Công con trồng gôi vụ hành cu Lý Sơn, một san phâm cũng nổi tiếng không kém tỏi Lý Sơn. Tiếp đó, gia đình anh vét vôn thành lâp Doanh nghiệp Dori, vơi việc vừa san xuất vừa phân phôi các đặc san sạch cua Lý Sơn.

Tại đao Lý Sơn luc này, cửa hàng mang thương hiệu Dori đang có phong cách trưng bày, kinh doanh rất khác biệt vơi thông điệp “Khát vong Lý Sơn”. Cửa hàng chỉ vài chục mét vuông nhưng lượng khách đến môi ngày rất đông. Tỏi an toàn Dori giá bán 150.000 đ/kg, cao hơn tỏi Lý Sơn thông thương 20.000 - 50.000 đ/kg, nhưng du khách vẫn tấp nâp chon mua.

“Phai làm kiên trì từng việc nhỏ để du khách tin tương và trơ lại Lý Sơn. Tôi mong Lý Sơn phát triển nhanh nhưng phai chăc chăn, bên vưng. Trong đó có việc góp công sức tạo một thương hiệu tin cây, mạnh mẽ cho đặc san Lý Sơn”, Công khăng định.

KHẢI NHIÊN

Nếu như Nghị quyết cua Tỉnh uy đê ra chiến lược phát triển trung và dài hạn

thì chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cua HĐND và UBND tỉnh sẽ cụ thể mức phấn đấu, đam bao hoàn thành Nghị quyết cua Tỉnh uy. Vì vây, ngay từ đầu năm, Nghị quyết cua HĐND tỉnh vê “Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017” trên địa bàn Lâm Đồng đã đặt ra chỉ tiêu cụ thể đôi vơi lĩnh vực du lịch, đó là thu hut lượng khách đến Lâm Đồng đạt khoang 5,85 triệu lượt khách, tăng 8,3% so vơi thực hiện năm 2016. Tương tự, khách đăng ký qua lưu tru đạt 3,9 triệu khách, tăng 8,3% so vơi thực hiện trong năm 2016.

Theo báo cáo tổng hợp cua Phong Quan lý du lịch - Sơ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, trong tháng 8/2017, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng ươc đạt 490.000 lượt, tăng 14,7% so vơi cùng kỳ năm 2016. Trong đó, khách quôc

tế ươc đạt 33.600 lượt, tăng 36% và khách nội địa ươc đạt 456.400 lượt, tăng 13,4%. Khách qua lưu tru ươc đạt 294.857 lượt, tăng 21,38% so vơi cùng kỳ năm 2016. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2017, khách du lịch đến Lâm Đồng ươc đạt 3.974.000 lượt, tăng 8,8% so vơi cùng kỳ năm 2016, đạt 68% kế hoạch năm 2017. Trong đó,

khách quôc tế ươc đạt 265.000 lượt, tăng 35,5%, đạt 68% kế hoạch năm 2017 và khách nội địa ươc đạt 3.709.000 lượt, tăng 7,3% so vơi cùng kỳ, đạt 68% kế hoạch năm 2017. Khách qua lưu tru ươc đạt 2.588.480 lượt, tăng 14% so vơi cùng kỳ, đạt 66,37% kế hoạch năm 2017.

Để cung cô cho sô liệu nêu trên

cua Phong Quan lý Du lịch, theo sô liệu thông kê cua Phong Quan lý Xất nhâp canh, trong tháng 7 năm 2017 khách quôc tế đến Lâm Đồng đạt 33.350 lượt, tăng 16,3% so vơi cùng kỳ năm 2016 và trong 7 tháng đầu năm 2017, khách quôc tế đến Lâm Đồng đạt 231.400 lượt, tăng 35,5% so vơi cùng kỳ năm 2016. Đáng chu ý hơn, sô liệu câp nhât cua Cục Thông kê tỉnh Lâm Đồng cho thấy, sô lượng khách qua lưu tru trong tháng 7/2017 là 372.049 lượt và 7 tháng đầu năm 2017 là 2.293.622 lượt. Từ các kênh thông kê nêu trên, có thể khăng định các sô liệu này có tinh chinh xác cao khi đê câp đến mức tăng trương lượng du khách đến Lâm Đồng nhưng tháng qua. Qua đó, vơi lượng khách đến tăng 8,8% và đạt 68% kế hoạch năm, trong khi con 4 tháng nưa mơi hết năm 2017 nên có thể tin tương ngành du lịch sẽ hoàn thành chỉ tiêu mà tỉnh giao. Bơi theo Sơ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, để đạt và vượt chỉ

tiêu kế hoạch đê ra, trong nhưng tháng con lại cua năm 2017, Sơ sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch tâp trung đầu tư nâng cấp cơ sơ vât chất kỹ thuât, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cương hợp tác vơi các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh tổ chức các sự kiện, chương trình khuyến mại thu hut khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng. Vân động các doanh nghiệp đăng ký tham gia xây dựng công trình, chương trình hương ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII găn vơi Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng năm 2017. Đồng thơi, xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa Du lịch Đà Lạt tại Thu đô Hà Nội và phôi hợp vơi Trung tâm Văn hóa tỉnh chuân bị một sô điêu kiện, nội dung tổ chức Lễ hội âm thực Đà Lạt 2017 “Sự hội tụ giưa tinh tuy âm thực và canh săc ngàn hoa” và Lễ hội Langbian - Thao nguyên Cỏ Hồng lần thứ nhất - Đà Lạt 2017. Vơi các sự kiện văn hóa, thể thao, nhất là Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII diễn ra vào cuôi năm nay, cùng vơi thơi tiết đi vào mùa khô sẽ là điêu kiện thuân lợi để Lâm Đồng thu hut đông đao du khách, sơm hoàn thành 30% kế hoạch con lại như chỉ tiêu đặt ra.

Đã phần nào giảm “áp lực” thu hút khách du lịch Nghị quyết của Tỉnh ủy về “Phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” đặt ra mục tiêu cụ thể là hàng năm thu hút số lượt khách du lịch đến Lâm Đồng tăng từ 9 - 10%, trong đó khách quốc tế chiếm từ 11 - 12%. Điều đó đặt ra cho ngành du lịch không ít áp lực phải phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trong năm và qua 8 tháng đầu năm 2017, áp lực đó phần nào đã được “giải nhiệt” bởi mức tăng trưởng lượt khách du lịch đến Lâm Đồng.

Khách quốc tế tham quan du lịch tại Đà Lạt. Ảnh: Phan Nhân

9 THỨ BẢY 2 - 9 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

K’Vang Chiêm và Huy chương Đồng Asia Indoor Games

TRỊNH CHU

Tại Asia Indoor Games, tức Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á, K’Vang Chiêm thi

đấu ơ hạng cân 60 kg. Mặc dù là lần đầu tiên tham dự một giai đấu mang tầm châu lục nhưng K’Vang Chiêm đã xuất săc giành được Huy chương Đồng môn Muay Thái nội dung đôi kháng khiến không it ngươi ngỡ ngàng. Càng bất ngơ hơn khi biết rằng, trươc khi thượng đài, K’Vang Chiêm mơi tiếp cân môn võ này trong vong 1 năm. K’Vang Chiêm kể: “Năm 2007, sau khi tôt nghiệp THPT tại Trương Phổ thông Dân tộc Nội tru tỉnh Lâm Đồng được 1 năm, tôi chuyển xuông Sài Gon theo hoc võ sư Lê Đình Long, võ phái Kim Kê Tây Sơn Nhạn. Năm 2008, tôi được chon vào Đội tuyển võ thuât cổ truyên TP Hồ Chi Minh. Cũng năm đó, Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quôc diễn ra tại tỉnh Bình Định, tôi tham gia thi đấu ơ nội dung đôi kháng môn Võ cổ truyên hạng cân 60 kg nhưng không thành công. Tuy vây, năm 2009, tôi đã giành được Huy chương Đồng môn

Muay Thái trong khuôn khổ Asia Indoor Games”.

Theo các huấn luyện viên ơ Đội tuyển võ thuât cổ truyên TP Hồ Chi Minh, K’Vang Chiêm có sẵn tô chất võ thuât, vấn đê chỉ là hoàn thiện thêm các đon thế cũng như kỹ, chiến thuât và tâm lý thi đấu.

Mê võ thuât từ nhỏ, nhưng nơi K’Vang Chiêm sinh sông (xã Gia Băc, huyện Di Linh) lại không có lo đào tạo võ. K’Vang Chiêm đã bày tỏ niêm đam mê võ thuât cua mình theo cách hết sức trẻ con và đáng yêu. Trong một lần đi chăn trâu cho ông bác ho ơ xã Tân Châu, K’Vang Chiêm đã đá đổ 7 cây chuôi trong vươn nhà ông bác khiến ông bác ho nổi giân măng cho một trân. “Tôi con nhơ đó là năm 1999. Sau bân ấy, tôi đành quay lại xã Gia Băc, không dám nhìn mặt ông bác ho nưa”, K’Vang Chiêm nhơ lại.

Một lần khác, có đoàn chiếu bóng vê chiếu phim phục vụ nhân dân xã Gia Băc. Bấy giơ, lươi điện quôc gia chưa có, các chu trong đoàn chiếu bóng phai dùng máy nổ để phát điện, chiếu phim phục vụ bà con. Bộ phim chiếu hôm đó là phim hành động võ thuât do Lý

Tiểu Long đóng. Tất nhiên, vơi một ngươi đam mê võ thuât như K’Vang Chiêm, khó mà cưỡng lại nhưng chiêu thức, thế võ cua Lý Tiểu Long. “Phim kết thuc, tôi trơ vê nhà. Trong luc nằm ngu, tôi mê đến độ đã đá vỡ ca chóe đựng nươc. Tỉnh dây, tôi mơi biết là mình đang nằm mơ”, K’Vang Chiêm cươi.

Đam mê võ thuât là vây! Nhưng rồi, phai đến khi chuyển từ Gia Băc lên Đà Lạt hoc Trương Phổ thông

Dân tộc Nội tru tỉnh Lâm Đồng, niên khóa 2003 - 2006, K’Vang Chiêm mơi có cơ hội tiếp xuc vơi nhưng thế võ đầu tiên. Môn võ đầu tiên K’Vang Chiêm được tiếp xuc là võ phái Thiếu Lâm Hăc Hổ. Tuy nhiên, K’Vang Chiêm chỉ đi hoc được mấy bưa rồi bỏ dơ. Sau đó, thầy giáo Thái Văn Sự, giáo viên dạy môn Thể dục Trương Phổ thông Dân tộc Nội tru tỉnh Lâm Đồng, trong khi cho hoc sinh khơi động, đã phát hiện tô chất đặc biệt vê võ thuât nơi K’Vang Chiêm, nên goi K’Vang Chiêm vào Đội võ thuât Trương Phổ thông Dân tộc Nội tru tỉnh Lâm Đồng. Thầy giáo Sự chinh là ngươi thầy đầu tiên đưa K’Vang Chiêm đi theo nghiệp võ. Sau hơn 1 năm miệt mài tâp luyện, dươi sự dẫn dăt cua thầy giáo Sự, K’Vang Chiêm đã vinh dự được đại diện cho Đội võ thuât Trương Phổ thông Dân tộc Nội tru tỉnh Lâm Đồng đi thi đấu ơ Đại hội Thể dục - Thể thao tỉnh Lâm Đồng do Sơ VH, TT & DL tỉnh Lâm Đồng tổ chức năm 2006. Tại đây, K’Vang Chiêm đã giành được Huy chương Vàng môn Võ cổ truyên. Ngoài tấm Huy chương Vàng đánh dấu

sự khơi đầu trong hành trình chinh phục môn võ yêu thich này, K’Vang Chiêm con giành thêm 4 tấm Huy chương Vàng nưa, vào các năm 2010, 2013, 2015 và năm 2017. Ca 4 tấm Huy chương Vàng nói trên, K’Vang Chiêm đêu giành được tại các kỳ Đại hội Thể dục - Thể thao tỉnh Lâm Đồng do Sơ VH, TT & DL tỉnh Lâm Đồng tổ chức.

Hiện nay, ơ tuổi 30, chàng trai 8X này đang giư huyên đai nhị đăng (đăng cấp huấn luyện viên) cua võ phái Vovinam Việt Võ Đạo và vẫn đang miệt mài theo đuổi niêm đam mê vơi võ sư Phạm Ngoc Xuân Đà, Phó Chu tịch Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo tỉnh Lâm Đồng, kể từ năm 2009.

Theo K’Vang Chiêm thì võ thuât đã giup K’Vang Chiêm rất nhiêu. Trươc tiên, đó là sức khỏe. Thứ đến, võ thuât giup K’Vang Chiêm lĩnh hội được nhiêu thứ quý báu khác, nhất là tinh thần thượng võ. Con nưa, hoc võ không đơn thuần là hoc chiêu thức, đon thế, mà con hoc ca cách giao tiếp, ứng xử.

Chia sẻ vê nhưng dự định cua ban thân, K’Vang Chiêm cho biết: “Trong tương lai xa, tôi sẽ mơ một câu lạc bộ võ thuât để truyên đạt lại niêm đam mê cua mình cho thế hệ trẻ. Câu lạc bộ võ thuât đó phai thât sự chuyên nghiệp”.

Sau vài cuộc hẹn gặp, tôi cũng đã có được buổi trò chuyện với chàng trai đang sở hữu chiếc Huy chương Đồng môn Muay Thái tại đấu trường Asia Indoor Games năm 2009, K’Vang Chiêm, 30 tuổi, giáo viên Trường Dân tộc Nội trú huyện Di Linh.

K’Vang Chiêm. Ảnh: T.C

N. NGÀ

Và nhưng cặp sách, áo mơi hôm nay cua rất nhiêu trong sô 13.000 đứa trẻ ấy cũng là kết

qua chung thu vê từ một mùa măng rừng khó nhoc.

Lại nói chuyện măng rừng, Tây Nguyên vào mùa mưa, lũ trẻ vào kỳ nghỉ hè cũng là khi măng rừng đội đất sinh sôi. Bơi vây kỳ nghỉ hè cua đám trẻ vùng sâu là chuôi ngày mà các em theo chân cha mẹ, lên lỏi vào rừng kiếm thêm tiên mưu sinh từ mùa măng rừng. “Ngày xưa rừng con nhiêu, lồ ô, tre, nứa moc khăp nơi nên chỉ cần đi một luc là kiếm đầy gùi măng. Nay rừng ngày một xa thôn buôn nên muôn tìm măng phai đi xa lăm, tit vào tân trong rừng già mơi hy vong thu được đầy gùi khi mặt trơi xuông nui”, Bon Rơ Đê - ngươi đàn bà đã trai qua hàng chục mùa măng ơ đất này, nói.

Theo chân chị Bon Rơ Hơ Dung ơ Thôn 2, xã Rô Men, chung tôi đi vào rừng thuộc xã Liêng Srônh để tìm măng. Vừa đi, chị Hơ Dung vừa chia sẻ cho chung tôi nhưng kinh nghiệm nằm long vê công việc này. Rằng: Muôn tìm măng phai tìm tơi nhưng bụi lồ ô có lá to, cây thấp, nằm ơ khu vực thoáng đãng, có nươc, đặc biệt là cạnh

Mùa măng rừng...Vào những ngày đầu năm học, trong câu chuyện với thầy Trần Phú Vinh - Trưởng phòng Giáo dục huyện Đam Rông, ông hồ hởi khoe “Đến thời điểm hiện tại có trên 13.000 học sinh ra lớp đầu năm, đạt tỷ lệ 98,6%”. Chẳng hiểu sao con số hơn 13.000 học sinh ấy lại làm tôi miên man nghĩ về những đứa trẻ gùi măng ở cái huyện nghèo này vào mấy tháng trước.

các con suôi. Gặp được nhưng cây măng moc ngoài thì khỏi nói, nhưng có nhưng cây oái ăm nằm sâu giưa bụi lồ ô được các thân cây mẹ, các nhành, lá che chăn kỹ, luc này nhưng con dao dài được phát huy. Luồn tay nhẹ nhàng qua nhưng gôc cây, nhưng cành, chị Hơ Dung khéo léo đưa con dao vào chặt nhẹ gôc măng nằm chình ình trên đất để lấy ra. “Mình mang bầu 5 tháng rồi, bụng băt đầu to rồi nên không luồn lách vào sâu được, chứ ngươi ta luồn lách vào sâu mơi có nhiêu măng ngon, bán được giá hơn”. Cái bụng đã lùm lùm đứa con 5 tháng, như nhưng ngươi phụ nư thành phô ngươi ta sẽ hết sức giư gìn, đi lại nhẹ nhàng con Hơ Dung thì không được như thế.

Bơi “Không vào rừng lấy măng thì lấy gì mà ăn” . Cứ thế nhưng ngươi đi lấy măng miệt mài luồn từ bụi này sang bụi khác. Mặt trơi lên quá đỉnh đầu nhưng chăng ai trong sô nhưng ngươi đi tìm măng có ý định ăn gì đó cho bưa trưa. Bơi “Mùa này trơi hay mưa chiêu, trơi nhanh tôi lăm, tranh thu kiếm măng rồi con bóc măng cho kịp vê khi trơi con sáng. Mệt thì chỉ cần uông nươc được rồi”, chị Hơ Dung nói.

Dù có ráng thì chị Hơ Dung và nhưng ngươi đi lấy măng vẫn không tránh được cơn mưa chiêu. Mưa ươt nhẹp nhưng chăng ai có ý định mang áo mưa bơi ngoài việc nó vương viu thì bà con cũng phai ra lội suôi bóc măng. Gùi

măng được đổ ra bên bơ suôi, nhưng con dao nhỏ được sử dụng để bóc các lơp vỏ bên ngoài. Khi lơp măng vàng, tươi nõn được lộ ra cũng là khi tay nhưng ngươi hái măng bị căm bơi lông măng và có đôi ba vết dao cứa.

Khoang 4h chiêu, khi mặt trơi đã không đu sức chông choi vơi sức nặng cua nhưng áng mây mù, nhưng giot mưa vẫn chưa ngừng rơi, bà con rơi nui. Vẫn là hành trình đi bộ cua nhưng ngươi phụ nư. Thi thoang có ngươi đàn ông chạy xe máy ra đón vợ vê con lại đa phần nhưng ngươi phụ nư vẫn lầm lũi đi bộ. Nhưng bàn tay đen nhẻm, gân guôc nay da nhăn nheo lại, long bàn tay trăng bệch, nhưng vết thương vì bị dao cứa, gai đâm, mao măng cào tim ngăt lại vì nhung nươc suôi luc rửa măng và cũng vì ngấm nươc mưa, vì lạnh. Ngươi lơn đã ý thức được việc bao vệ thân thể nên nhưng đôi ung, đôi giày đã che chơ cho nhưng bàn chân. Con lũ nhỏ, chung vào rừng hồn nhiên như cây cỏ nên khi trơ vê, quần áo ươt nhẹp, đôi bàn chân cũng tim ngăt vì lạnh. Nhưng ngón chân nhỏ bé cong lại, bám chặt vào mặt đương cho khỏi trơn ngã.

Tất ca nhưng ngươi đi lấy măng luc này trơ vê cùng một địa điểm - nơi ngươi thu mua măng chơ sẵn. Chị Bùi Thị Thanh

Phương - ngươi mua măng ơ đây nói: “Giá măng cũng dao động lăm em, luc lên, luc xuông tùy thị trương”. Hôm ấy, măng cu có giá 7.000 đồng/kg. Măng ông đẹp có giá 6.500 đồng/kg, măng không đẹp lăm chỉ bán được giá 3.500 đồng/kg. Nhưng ngươi phụ nư có sức khỏe, kinh nghiệm đa phần đêu tìm được măng đẹp, con măng giá thấp nhất chu yếu cua các em nhỏ. Tơi điểm thu mua, môi ngươi tự đặt gùi lên cân và đổ măng vào bao tai rồi nhân tiên. Hôm nay mưa sơm nên bà con lấy cũng chăng được nhiêu. Bà Bon Rơ Đê được 24 kg, chị Bon Hơ Dung lấy được 30 kg... Nhưng dù it, dù nhiêu đó cũng là thơi khăc ho vui vẻ sau một ngày luồn rừng vất va. Cầm 60 ngàn đồng trên tay Bon Rơ Hoa (năm nay vào lơp 6) khoe, “mùa măng này em không nghỉ ngày nào nên đu tiên mua sách đi hoc rồi. Thứ hai này em tơi trương tâp trung đấy”. Cất tiên cân thân, dong ngươi lại lầm lũi trơ vê khi mặt trơi đã không thể găng gượng được trươc mây mù và mưa rơi.

Đêm nay trơ vê, trong căn bếp nhỏ nơi phô phương Đà Lạt, chị dâu tôi luộc mơ măng mua ơ chợ từ sáng. Chị bao “mùa này mùa măng nên giá chỉ 15.000đ/kg. Chị mua nhiêu luộc dự trư trong tu lạnh, ăn dần”. Mùi măng luộc quyện vào cái lạnh đêm Đà Lạt thơm phưng phức, tôi lại miên man nghĩ vê hình anh nhưng đứa trẻ gùi măng và đôi bàn chân tim ngăt vì lạnh...

Dòng người trở về sau một ngày luồn rừng vất vả mưu sinh. Ảnh: Chính Thành

10 THỨ BẢY 2 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT:

063.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT:

063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công thương chi nhánh Lâm

Đồng - VietinBank. PHÒNG BẠN ĐỌCCán bô Hôi Chư thâp đo thị trân đên thăm hoi đông viên

hai cháu.

Cháu Nguyễn Đình An (SN 2007) và em gái là Nguyễn Thị Nhàn (SN 2009) có hoàn cảnh hết sức éo le, rất cần sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng.

Năm 2013, khi An vừa bước vào lớp 1, em gái mới lên 5 thì một tai nạn đã cướp đi người cha của hai cháu và là “trụ cột” của gia đình. Mất cha chưa lâu, năm 2016, bất hạnh lại ập đến gia đình An khi người mẹ thân yêu “bỏ” các cháu mà đi cũng trong một vụ tai nạn.

Mồ côi cha, mất mẹ, hai cháu bấy giờ chỉ còn biết nương nhờ bà nội. Nhưng, do tuổi cao, sức yếu bà nội cũng không còn khả năng chăm sóc các cháu. May thay, các cháu còn có bác trai Nguyễn Đình Sơn để nương nhờ. Hiện các cháu đang sống với bác trai tại Tổ dân phố 11, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Gia đình bác trai của các cháu An và Nhàn thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống hết sức khó khăn, rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ của bạn đọc gần xa.

Hai cháu mồ côi cần được giúp đỡ

PHAN NHÂN

Cơ sở cơ khí của anh Nguyễn Khải Nguyên nằm sâu trong một con hẻm tại xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương

thế nhưng lại khá đông khách ra vào và hầu hết những khách hàng đến đây để đặt các loại máy móc phục vụ cho việc làm nông. Với vẻ ngoài vui vẻ, hoạt ngôn và đôi tay lấm lem dầu nhớt ít ai biết được rằng anh là cử nhân Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và vì đam mê với các loại máy móc, anh đã bỏ lại sau lưng những cơ hội mà tấm bằng đại học mang lại, trở về quê hương phát triển nông nghiệp. Với xuất phát điểm như thế, hơn ai hết, anh Nguyễn Khải Nguyên luôn ý thức rằng những kiến thức từ giảng đường đại học sẽ bổ trợ cho anh rất nhiều trong nghề nghiệp sau này. Thế nhưng bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi sự đam mê và có lẽ với anh Nguyên niềm đam mê trong việc tìm tòi, mày mò với các loại máy móc được ưu tiên hơn việc kinh doanh. Phải một lần “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mới cảm được nỗi nhọc nhằn của những người nông dân chân lấm tay bùn. Thấu hiểu được điều đó, anh Nguyên bắt đầu nghiên cứu những loại máy nông cụ hỗ trợ cho bà con, và không biết từ lúc nào, anh trở thành một thợ cơ khí với sáng chế đầu tay là máy đục màng phủ nilon nông nghiệp tự động. Anh Nguyễn Khải Nguyên chia sẻ: “Trong thời gian làm nông nghiệp, tôi nhận thấy bà con nông dân cũng như các đại lý nông nghiệp mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc đục màng phủ nilon. Từ đó, tôi suy nghĩ và tạo ra máy đục màng phủ nilon tự động này với hy vọng nó sẽ phát huy được nhiều ưu điểm và hữu ích để giúp người nông dân đỡ vất vả hơn trong việc đồng áng. Hiện tại, máy chỉ mới đục được 3 cuộn nilon một lúc và bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, cải tiến để tăng số cuộn nilon trong một lần đục giúp tăng năng suất và tiết kiệm nhiều thời gian hơn cho người nông dân”.

Câu chuyện “nghề chọn người” của thanh niên 8XSau khi tốt nghiệp đại học, thay vì kiếm một công việc phù hợp với chuyên môn, anh Nguyễn Khải Nguyên lại “tự nguyện” để nghề chọn người hòng góp sức giảm công lao động cho nông dân bằng nghề cơ khí.

Anh Nguyễn Khải Nguyên bên máy đục màng phủ nilon nông nghiệp tự đông của mình. Ảnh: P.Nhân

Trên cơ sở tính toán các thông số kỹ thuật như: Kích thước khung, hệ số truyền động của động cơ, thiết bị và quy trình vận hành của cuộn nilon muốn đục, anh Nguyên đã tiến hành gia công các chi tiết máy, lắp đặt và hiệu chỉnh.

Máy tự động san cuộn và tự động đục lỗ, một lần đục được từ 3-5 cuộn màng phủ nilon khổ 1.000 mm, 1.200 mm, 1.400 mm và có thể hẹn giờ vận hành máy tùy theo nhu cầu của người sử dụng.

Với ưu điểm về khả năng đục chính xác khoảng cách giữa các lỗ, thao tác vận hành đơn giản, dễ điều khiển, máy đục tự động nhanh gấp 1,5 lần mà giá thành chỉ bằng 30-35% giá các loại máy bán tự động. Máy đục màng phủ nilon nông nghiệp tự động của anh Nguyên là một trong những sáng chế được đánh giá cao tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật huyện Đơn Dương năm 2017. Ông Trần

Thanh Vũ - trưởng phòng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đơn Dương cho biết: “Hiện nay, phong trào sáng tạo khoa học kĩ thuật của nông dân trên địa bàn huyện ngày một phát triển và sôi nổi. Những sản phẩm được người nông dân sáng chế rất hiệu quả, thiết thực giúp nông dân tiết kiệm thời gian, sức người, giảm chi phí trong sử dụng lao động thủ công. Thời gian tới huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ những nông dân có sáng kiến từng bước hoàn thiện về mặt kĩ thuật, công nghệ. Đồng thời, những sáng chế của nông dân sẽ nhận được sự bảo hộ, từ đó giúp người nông dân hưởng lợi từ những sản phẩm trí óc của mình”.

Từ một người không hề có chuyên môn về cơ khí, với niềm đam mê và những kiến thức từ giảng đường đại học, giờ đây những công việc thường ngày của một thợ cơ khí như tiện, hàn, khoan, cắt không còn khó khăn với anh. Những loại máy được sáng tạo ra là cách để những người trẻ như anh Nguyễn Khải Nguyên đóng góp vào công cuộc cơ khí hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Phát hiện Cóc Tiểu yêu tinh ở Cao nguyên Lâm Viên

Cóc núi Tiểu yêu tinh.

Bệnh tấn công đàn ong Đức Trọng

Ông Lê Minh Tân, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đức Trọng cho biết, hiện bệnh dịch đang tấn công đàn ong tại Đức Trọng khiến sản lượng mật ong, phấn hoa và sữa ong chúa suy giảm nghiêm trọng. Hàng vạn thùng ong ở xã Bình Thạnh, xã trọng điểm nuôi ong chính của huyện Đức Trọng bị bọ chét ong tấn công khiến ong chết hàng loạt. Theo ông Tân, ong nhiễm dịch do nhiều hộ sản xuất cà phê trong vùng khi bỏ phân vi sinh, phân hữu cơ chưa được xử lý kỹ khiến ký sinh trùng tấn công sang đàn ong. Người nuôi ong đang xử lý, khử trùng vùng nuôi ong, xử lý mầm bệnh để nhân đàn, khôi phục đàn ong.

D.Q

Các nhà khoa học vừa chính thức công bố trên tạp chí khoa học về phát hiện mới loài lưỡng cư tại Cao nguyên Lâm Viên (ảnh), có tên Cóc núi Tiểu yêu tinh Megpophrys (Ophryopheyne) elfina Poyarkov, Duong, Orlov, Gogoleva, Vassilieva, Nguyen, Nguyen, Nguyen, Che & Mahony, 2017. Đây là kết quả hợp tác nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, Nga, Trung Quốc, Canada và Anh mô tả từ các mẫu vật thu thập ở độ cao từ 900 - 2.300 m so với mực nước biển.

Loài cóc mới này thuộc giống phụ Ophryophryne (giống Megophrys); có những đặc điểm nhận dạng cơ bản là: kích thước cơ thể nhỏ (chiều dài con đực 29.9 - 33.9 mm, con cái 35.1 - 36.5 mm), mõm hơi nhô ra phía trước; màng nhĩ rõ ràng, gờ màng nhĩ rõ; mấu thịt (gai) trên mí mắt hiện diện; ngón tay tròn, hơi phình ở đầu mút; bàn chân có màng phát triển ít. Cóc núi Tiểu yêu tinh có da lưng, hông nhám, có mụn nhỏ ở lưng và mụn cóc lớn ở bên hông; gờ da phía bên mặt lưng rõ ràng. Về màu sắc, dịch chuyển từ đỏ nâu, nâu sáng đến đậm ở mặt lưng, nhiều hoặc ít các đốm đen đậm trên lưng và hai bên hông; bụng màu nâu sáng xen kẽ nhiều đốm đen lớn; mắt có mầu vàng xen kẽ mạng lưới mầu đen. Về tiếng kêu, như tiếng chim đang huýt sáo, có đa nốt, với tần số trội dao động từ 4.030 đến 4.920 Hz.

Mặc dù là loài mới phát hiện nhưng sinh cảnh sống của Cóc núi Tiểu yêu tinh đang bị suy giảm do các hoạt động phá rừng và khai thác gỗ. M.ĐẠO

11 THỨ BẢY 2 - 9 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Từ việc nghiên cứu xác định các loại giá thể phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây, nghiên cứu chế độ dinh dưỡng hợp lý, đến việc điều chỉnh các yếu tố sinh thái môi trường phù hợp, các cây sâm Ngọc Linh vẫn “im lìm”. Những tưởng đề tài sẽ đi vào bế tắc khi thời gian thực hiện sắp hết, thì một sáng cuối tháng 6/2017, hai chùm hoa bé xíu xuất hiện. Nhóm nghiên cứu của Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng, chủ trì là Thạc sĩ Phan Công Du - chủ nhiệm đề tài đã làm nên điều kỳ diệu khi cây sâm Ngọc Linh invitro đã ra hoa trong vườn sâm được trồng trong điều kiện nhà kính - đây là cây sâm Ngọc Linh invitro đầu tiên ra hoa tại Đà Lạt. Mọi sự nghi ngờ, cho rằng cây sâm Ngọc Linh ra hoa là “hên xui” bị dập tắt hoàn toàn khi

2, 3 và đến nay đã có 4 cây ra hoa, đánh dấu một bước phát triển mới của sâm Ngọc Linh invitro Đà Lạt.

Tín hiệu mới cho sâm Ngọc Linh Đà Lạt Theo PGS.TS Lê Xuân Thám, việc cây

sâm Ngọc Linh invitro ra hoa là một “kỳ tích”, bởi từ trước đến nay Đà Lạt - Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung chưa có cây sâm Ngọc Linh invitro nào ra hoa. PGS.TS Lê Xuân Thám cho rằng: “Lâm Đồng phấn đấu hơn 10 năm nay vẫn chưa thu được củ sâm chất lượng từ cây invitro, và cây vô tính ra hoa kết hạt thì lại càng chưa có. Vì vậy, khi cây sâm Ngọc Linh invitro ra hoa thì sẽ thu được hạt giống, khép kín quá trình sinh trưởng, phát triển sâm Ngọc Linh. Từ đó, sẽ thu được củ tốt,

chất lượng từ cây sâm gieo trồng bằng hạt như trong tự nhiên”.

“Với mục tiêu làm cho cây Sâm Ngọc Linh invitro ra hoa, tạo hạt trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Đà Lạt nhằm tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất củ sâm Ngọc Linh từ hạt của cây invitro. Đây là kết quả ban đầu, khẳng định sự thành công mang tính đột phá trong chuỗi các công trình nghiên cứu về sâm Ngọc Linh đến thời điểm hiện nay, tạo tiền đề để tiếp tục hoàn chỉnh và nhân rộng kết quả này”, Thạc sĩ Phan Công Du - chủ nhiệm đề tài trên khẳng định.

Ngoài ý nghĩa trên thì Thạc sĩ Phan Công Du cho biết thêm, việc cây sâm Ngọc Linh invitro ra hoa, kết hạt và nếu hạt nảy mầm, sẽ giúp sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển rộng rãi như trong môi trường

tự nhiên. Anh Du nửa đùa nửa thật: “Nói theo người Hàn Quốc, làm sao để sâm Ngọc Linh phổ biến như củ cải trong bữa ăn hàng ngày thì đối với người Việt Nam, biến sâm Ngọc Linh thành củ cà rốt là ước mơ của chúng tôi”.

Mặc dù đã có những bước phát triển mới trong trồng trọt và bảo tồn sâm Ngọc Linh nhưng hiện nay sâm Ngọc Linh vẫn còn là sản phẩm “xa xỉ” bởi giá trị hàng hóa của nó đang được đẩy lên quá cao và hiếm có trên thị trường - giá sâm trồng dao động từ 50 đến 70 triệu đồng/kg tùy vào độ tuổi và kích thước củ. Chính vì giá trị của nó, việc thử nghiệm cây sâm Ngọc Linh invitro đã ra hoa trong vườn sâm trồng trong điều kiện nhà kính mang đến tín hiệu mới cho thương hiệu sâm Ngọc Linh Đà Lạt trong tương lai.

Người đầu tiên... TIẾP TRANG 3

Trong bối cảnh mưa lớn tiếp tục trút xuống diện rộng vào mấy ngày qua, tổng số người thiệt mạng được dự

đoán là tiếp tục gia tăng và mực nước lũ cũng vậy.

Theo Liên Hiệp Quốc (LHQ), ít nhất 41 triệu người ở Bangladesh, Ấn Độ và Nepal chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt và lở đất gây ra bởi những trận mưa lớn và dai dẳng, bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến tận tháng 9.

Hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa trong khi lũ lụt tàn phá hàng chục ngàn tòa cao ốc, bao gồm nhà ở, trường học và bệnh viện - theo LHQ.

Ở Nepal, ít nhất 143 người thiệt mạng, hơn 460.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa và hàng chục người mất tích trong mùa mưa lũ được LHQ mô tả là tồi tệ nhất trong suốt một thập kỷ qua tại quốc gia này.

Ấn Độ cũng chịu thiệt hại nặng nề không kém khi nước lũ càn quét các bang Assam, Bihar, Odisha, Tây Bengal và nhiều khu vực khác. Theo Reuters, đã có ít nhất 850 người thiệt mạng ở 6 bang Ấn Độ vào tuần rồi.

Tuần này, Thủ tướng Narendra Modi đã đến khu vực Bihar, nơi có hơn 400 người thiệt mạng vì mưa lũ trong những tuần qua. Ông Modi cam kết hỗ trợ hàng triệu USD, đồng thời thúc giục các công ty bảo hiểm đánh giá thiệt hại nhanh chóng để hỗ trợ nông dân.

Thiệt hại được cảnh báo là gia tăng khi mưa lớn tiếp tục hoành hành. Hôm 29/8,

Lũ lụt tàn phá Nam Á, hơn 1.200 người thiệt mạng trong mùa hè này

Trẻ em chèo thuyền ở quân Morigaon, bang Assam - Ấn Đô, hôm 20/8. Ảnh: Reuters

Giao thông ở Mumbai hỗn loạn hôm 29/8. Ảnh: Reuters

Hè này, lũ lụt khiên ít nhât 1.200 người ở khu vực Nam Á thiệt mạng.

mưa lớn trút xuống TP Mumbai (Ấn Độ) gần như cả ngày, làm tê liệt hệ thống giao thông tại đây. Các trường học cũng đóng cửa.

Theo The Hindu Times, các tuyến đường “ngập nước từ đầu gối đến hông” trong khi hàng loạt đường sắt bị lũ cuốn trôi. Ít nhất 5 người đã thiệt mạng tại Mumbai vì mưa lũ, theo NDTV.

BBC đưa tin cư dân Mumbai lên mạng xã hội đề nghị cung cấp chỗ trú ẩn cho người gặp nạn và ngược lại, mong được giúp đỡ. Nhiều người nhắc lại trận lụt khủng khiếp ở Mumbai và các vùng lân cận làm chết hơn 500 người.

Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn ở Bangladesh, nơi gần 1/3 diện tích lãnh thổ

bị ngập do mưa lớn.Theo thống kê, lụt lội ảnh hưởng đến

cuộc sống của hơn 8 triệu người trong lúc ít nhất 140 người thiệt mạng và gần 700.000 căn nhà bị hư hại hay phá hủy hoàn toàn.

Đây được xem là tình hình tồi tệ nhất trong 40 năm qua tại quốc gia có 165 triệu dân này.

Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ (WFP) tuần rồi cho biết Bangladesh đang đối mặt với nguy cơ thiếu thốn lương thực trong thời gian dài do phần lớn diện tích đất trang trại bị hủy hoại trong

mùa mưa lũ, đồng thời tiết lộ họ đang hỗ trợ lương thực cho 200.000 người.

“Nhiều người đã mất tất cả: nhà cửa, tài sản và mùa màng” - đại sứ WFP Christa Räder cho biết.

Ngoài tình trạng thiếu thốn lương thực, những nạn nhân ảnh hưởng bởi mưa lụt còn đối mặt với nhiều dịch bệnh liên quan đến nước.

Các quan chức cứu trợ cho biết mặc dù cơn bão Harvey ở khu vực Houston, bang Texas - Mỹ, nhận được nhiều sự chú ý hơn, nhưng thiệt hại vì lũ lụt ở Nam Á lại nặng nề hơn gấp nhiều lần. Theo NLĐO

Vụ mùa bị lũ cuốn trôi và tình trạng thât nghiệp cao sẽ diễn ra sau đó. Ảnh: Reuters

THỨ BẢY 2 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

DaLat Lake. Ảnh: Quý SG

VIẾT TRỌNG

1- Cứ đến Đại hội Thể thao Đông Nam Á - Sea Games thì một cụm từ lại được giới truyền thông nhắc đi nhắc lại nhiều lần với một thái độ dè bỉu: “ao làng”. Sea Games 29 tại Malaysia lần này cũng vậy.

Không là “ao làng” sao được vì Đại hội Thể thao này đã nhiều lần có những cách làm “chẳng giống ai”, chẳng giống một đại hội thể thao quốc tế tên tuổi nào, lâu dần biến thành một tiền lệ chẳng tốt đẹp chút nào. Nghĩa là khi bỏ tiền ra đăng cai, chủ nhà sẽ cố gắng làm mọi cách để bỏ túi càng nhiều HC càng tốt, bất chấp người ta nghĩ sao mặc kệ, từ chuyện loại bớt các môn có thế mạnh có thể tranh chấp HC của các đối thủ trong khu vực, đưa vào các môn gọi là môn “truyền thống”(với danh nghĩa là quảng bá văn hóa, thể thao trong khu vực) mà mình có thể giành ưu thế. Ngay những môn thi đấu nếu không bỏ ra được thì cũng cố loại những nội dung mà mình không có ưu thế.

Rồi còn rất nhiều chiêu trò khác được bày ra như sắp xếp lịch thi đấu bất lợi cho đối thủ, sắp xếp quãng đường di chuyển xa hơn cho đối thủ mệt nhoài trước khi vào cuộc. Rồi là cú “bỏ nhỏ” với trọng tài để xử ép đối thủ, làm cho đối thủ hoang mang, mất tinh thần; cho đối thủ điểm thấp hơn dù trên sân đấu VĐV đội nhà bị lép vế hoàn toàn. Đã có trường hợp đầy bi hài trong môn xe đạp năm nay khi đoàn Thái Lan về đích đầu tiên rồi đến Việt Nam và cả 2 hí hửng chuẩn bị lên bục nhận HC Vàng

Dù chỉ xếp thứ 3 với 167 huy chương (HC) giành được, trong đó có 58 HC Vàng trong khi chỉ còn 1 ngày nữa là Sea Games 29 kết thúc, nhưng Thể thao Việt Nam trong kỳ tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần này đã có những bước chuyển đầy tích cực với các tấm HC Vàng từ các môn Olympic.

và Bạc thì Ban tổ chức thông báo Malaysia giành HC Vàng vì đã về từ lâu vì “đi đường tắt”. Hay có trường hợp võ sỹ chủ nhà Malaysia bị VĐV Thái Lan đánh tơi tả nhưng đến giờ chót vẫn được trọng tài đẩy tay lên cao nhận thắng cuộc, lên bục nhận HC trong sự ngơ ngác đến bất lực của đối thủ.

Cùng với đó, tại Sea Games 29 lần này, Malaysia đã loại bỏ một số môn thi đấu lẫn một số nội dung trong các môn và đưa vào các môn quen thuộc của nước mình để làm sao giành được HC nhiều nhất. Đến thời điểm này, khi còn 1 ngày nữa kết thúc họ đã giành được 315 HC, trong đó có 140 HC Vàng, gấp đôi Thái Lan (70 HC Vàng) - đang đứng thứ hai và Việt Nam (58 HC Vàng) xếp thứ 3.

Vốn là một quốc gia có thế mạnh về thể thao trong khu vực, nay thấy cách biệt quá với chủ nhà, Trưởng đoàn Thể thao của Thái Lan tại Sea Games 29 lần này là Thana Chaiprasit đã lên tiếng than phiền rằng nước chủ nhà cố tình tạo lợi thế cho họ và

gây bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh: “Malaysia đưa các môn thể thao thế mạnh của họ vào nội dung thi đấu của Sea Games 29 trong khi loại bỏ những môn thể thao sở trường của các quốc gia khác”. Cụ thể ở đây là loại môn quyền Anh nữ (vốn Thái Lan rất mạnh) để đưa các môn khác như bóng quần hay trượt băng nghệ thuật “Điều này gây khó khăn cho đoàn Thái Lan”.

Nhưng thật ra không chỉ Thái Lan mà rất nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam cũng khó khăn không kém. Rất nhiều môn thi đấu và nội dung thi đấu có thế mạnh, tranh chấp HC Vàng khu vực của Việt Nam trong đợt này đã bị loại ra. Một thực tế là trong cuộc chơi của 6 Sea Games gần đây nhất, các đội chủ nhà đều dẫn đầu bảng tổng sắp HC.

Vậy thì chừng nào cách làm “múa gậy vườn hoang” này mới chấm dứt, liệu khi nào các quốc gia trong khu vực mới lên tiếng phản đối cách làm phi thể thao này; mới bỏ được cách “anh được HC rồi đến tôi được HC” này để hướng đến một Sea Games cạnh

Bước chuyển tích cực của thể thao Việt Nam

tranh thực sự công bằng với tiêu chí “nhanh hơn, cao hơn, xa hơn” theo tinh thần Olympic. Tại sao các quốc gia Đông Nam Á không dùng ngay các môn thi đấu của Olympic mà áp dụng cho các môn của Sea Games để sau kỳ đại hội này các VĐV trong khu vực sẽ đặt đích đến là sân chơi châu Á ASIAD và sau đó là Thế Vận hội?

2- Trong tình thế bất lợi của Sea Games 29 này, có thể nói Thể thao Việt Nam đã tìm được những điều thuận lợi cho mình, hay nói cách khác, Thể thao Việt Nam tại Sea Games 29 lần này đã có những bước chuyển đầy tích cực sang các môn thể thao Olympic.

Môn thể thao Olympic, một cách đơn giản, chính là các môn được thi đấu tại Thế vận hội Olympic bao gồm Thế vận hội mùa hè và Thế vận hội mùa đông. Thông thường mỗi bộ môn Olympic này thường có đại diện bởi cơ quan điều hành quốc tế, là thành viên của Liên đoàn quốc tế; mỗi môn có thể thường có nhiều phân môn. Một môn hay một phân môn được đưa vào trong chương trình thi đấu của Thế vận

hội nếu Ủy ban Olympic quốc tế xác định nó được tập luyện rộng rãi trên khắp thế giới, có các quốc gia tham gia tranh tài thường xuyên.

Nổi bật trong các bộ môn thể thao Olympic Việt Nam giành HC Vàng tại Sea Games 29 này chính là cử tạ, thể dục dụng cụ, đấu kiếm…, đặc biệt là bơi và điền kinh.

Trong môn bơi, bên cạnh sự xuất sắc của kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên - tay bơi số 1 Việt Nam hiện nay (tham dự 15 nội dung bơi, giành 8 HC Vàng, 2 HC Bạc, phá 3 kỷ lục Sea Games), còn có sự góp mặt của 2 VĐV còn rất trẻ nhưng đã giành HC Vàng, đó là Nguyễn Hữu Kim Sơn 15 tuổi, (HC Vàng 400 m hỗn hợp nam, phá kỷ lục Sea Games) và Nguyễn Huy Hoàng 17 tuổi, (HC Vàng 1.500 m tự do nam, phá kỷ lục Sea Games), đây là những khuôn mặt đầy triển vọng của môn bơi Việt Nam trong thời gian đến.

Trong điền kinh, Việt Nam lần đầu tiên đã vượt qua Thái Lan để dẫn đầu toàn đoàn về số HC giành được trong bộ môn này với 17 HC Vàng, 11 Bạc, 6 Đồng (hơn 1/3 tổng số 46 bộ HC được trao tại giải) và góp công rất lớn để Thể thao Việt Nam có được vị thứ cao trên bảng tổng sắp lần này. Rất nhiều cái tên được nói đến trong những ngày này: Nguyễn Thị Huyền, Lê Tú Chinh, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Ly, Dương Văn Thái, Nguyễn Văn Lai…

Từ thành công với các môn Olympic này, Thể thao Việt Nam đã đến lúc nên tự tin ở chính mình, dứt khoát với lối “đi tắt đón đầu” và bệnh thành tích, kiên định đầu tư vào các môn thể thao trọng điểm Olympic và nên coi Sea Games như một cột mốc để kiểm tra lại mình trên cái đích vươn ra xa hơn với Asiad và Olympic.

Điền kinh Việt Nam thành công rực rỡ tại Sea Games 29. Ảnh: Thể thao Văn hóa

Góc ảnh đẹpTRỰC TIẾP LỄ BẾ MẠC SEA GAMES 29: Malaysia dâng 145 HCV mừng Quốc khánh

Lễ bế mạc SEA Games dự kiến diễn ra vào tối 31/8, tuy nhiên sự kiện này rơi đúng vào ngày Quốc khánh kỷ niệm 60 năm của Malaysia nên lễ bế mạc đã được đôn lên sớm hơn 1 ngày.

Theo dự kiến, sự kiện hạ màn SEA Games 29 kéo dài khoảng 2 giờ 30 phút, từ 19h đến 21h30 (giờ Việt Nam). Dù không tiết lộ nhiều, nhưng theo một quan chức, sự kiện kết thúc SEA Games sẽ được họ tổ chức hoành tráng không kém gì lễ khai mạc.

“Chắc chắn, khán giả sẽ nổ tung với những sắc màu văn hóa mà chúng tôi trình diễn”,

đạo diễn Saw Teong Hin cho biết. Lễ bế mạc SEA Games 29 khác biệt lớn với các kỳ khác, bởi phần chuyển giao quyền đăng cai từ Malaysia sang Philippines sẽ chỉ diễn ra với một nghi thức ngắn gọn. Philippines họ không đủ kinh phí để tham gia biểu diễn nghệ thuật vì nhiều yếu tố khách quan.

Đáng chú ý, đoàn thể thao Việt Nam hiện tại đã về nước hết nên chỉ có một mình lực sỹ cử tạ Hoàng Tấn Tài (vừa giành HCĐ, cử tạ hạng cân 85 kg sáng 30/8) ở lại đại diện tham gia bế mạc.

Theo THETHAO24H