cuỐi tuẦn -...

12
Đưa cháu vào lớp 1 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 354 - 4872 THỨ BẢY, NGÀY 9/9/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục TUYẾN DU LỊCH CANH NÔNG XÃ LÁT: Mai Khôi Farm - du lịch sẽ giúp cơ sở hoàn thiện hơn TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Đồng hành cùng sự phát triển của đất nước 3 Tổ quốc nơi tận cùng đất nước… 11 Ngày đầu tiên đi học là ngày đáng nhớ nhất đối với học sinh lớp 1. Ảnh: V.Báu Mùa gieo chữ mới 5 Truyện ngắn: VŨ THỊ HUYỀN TRANG 490.000 là số lượt khách du lịch ước đến Lâm Đồng trong tháng 8, tăng 14,9% so với cùng kỳ. Nguồn: UBND tỉnh G iáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia. Bài văn bia đầu tiên ở Văn Miếu Quốc Tử Giám dưới thời vua Lê Thánh Tông khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Trong lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam đã xây đắp nên truyền thống hiếu học. Do đó xác định giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945 khai sinh Nhà nước dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là một trong những nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách. Theo Người “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “dốt thì dại, dại thì hèn”. Người kêu gọi: phải làm cho nhân dân biết đọc, biết viết, xóa nạn mù chữ, từng bước nâng cao dân trí. Ngay sau khi đất nước thống nhất vào mùa xuân 1975, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV nêu rõ: “... Tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước; phát triển giáo dục phổ thông; sắp xếp, từng bước mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; phát triển rộng rãi các trường dạy nghề”. Để cụ thể hóa, Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/1/1979 của Bộ Chính trị “về cải cách giáo dục” nêu mục tiêu “làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho tới lúc trưởng thành, nhằm tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện”. Nghị quyết đặt nền móng cho công cuộc cải cách giáo dục của đất nước trong những năm 80 của thế kỷ XX. Qua các kỳ Đại hội, quan điểm và đường lối của Đảng về phát triển giáo dục lại được bổ sung, hoàn chỉnh… Ngày 5/3/2009, Bộ Chính trị (khóa X) đã ra Thông báo Kết luận “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2020”. Thông báo đánh giá: Giáo dục nước ta có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng… KỶ NIỆM 72 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM (10/9/1945 - 10/9/2017)

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201709/25452_BLD_cuoi_tuan_ngay_9.9.2017.pdf · định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh

Đưa cháu vào lớp 1

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 354 - 4872THỨ BẢY, NGÀY 9/9/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nướcđối với giáo dục

TUYẾN DU LỊCH CANH NÔNG XÃ LÁT:

Mai Khôi Farm - du lịch sẽ giúp cơ sở hoàn thiện hơn TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

3

Tổ quốc nơi tận cùng đất nước…

11

Ngày đầu tiên đi học là ngày đáng nhớ nhất đối với học sinh lớp 1. Ảnh: V.Báu

Mùa gieo chữ mới5Truyện ngắn:

VŨ THỊ HUYỀN TRANG

490.000 là số lượt khách du lịch ước đến Lâm Đồng trong tháng 8, tăng 14,9% so với cùng kỳ.

Nguồn: UBND tỉnh

Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia. Bài văn bia đầu tiên ở Văn Miếu

Quốc Tử Giám dưới thời vua Lê Thánh Tông khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Trong lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam đã xây đắp nên truyền thống hiếu học. Do đó xác định giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam.

Sau Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945 khai sinh Nhà nước dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là một trong những nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách. Theo Người “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “dốt thì dại, dại thì hèn”. Người kêu gọi: phải làm cho nhân dân biết đọc, biết viết, xóa nạn mù chữ, từng bước nâng cao dân trí.

Ngay sau khi đất nước thống nhất vào mùa xuân 1975, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV nêu rõ: “... Tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước; phát

triển giáo dục phổ thông; sắp xếp, từng bước mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; phát triển rộng rãi các trường dạy nghề”. Để cụ thể hóa, Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/1/1979 của Bộ Chính trị “về cải cách giáo dục” nêu mục tiêu “làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho tới lúc trưởng thành, nhằm tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện”. Nghị quyết đặt nền móng cho công cuộc cải cách giáo dục của đất nước trong những năm 80 của thế kỷ XX.

Qua các kỳ Đại hội, quan điểm và đường lối của Đảng về phát triển giáo dục lại được bổ sung, hoàn chỉnh… Ngày 5/3/2009, Bộ Chính trị (khóa X) đã ra Thông báo Kết luận “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2020”. Thông báo đánh giá: Giáo dục nước ta có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng…

KỶ NIỆM 72 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM (10/9/1945 - 10/9/2017)

Page 2: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201709/25452_BLD_cuoi_tuan_ngay_9.9.2017.pdf · định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh

2 THỨ BẢY 9 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Đổi mới mạnh mẽ... TIẾP TRANG 1

... Giáo dục đã giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, chương trình và các chính sách giáo dục. Đã phát huy được những ảnh hưởng tích cực, hạn chế tiêu cực của cơ chế thị trường, chống khuynh hướng thương mại hoá trong giáo dục… Tuy nhiên, giáo dục - đào tạo chưa thực sự là quốc sách hàng đầu. Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung và phương pháp; giáo dục phổ thông mới quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng sống, đến “dạy người” và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên… Với mục tiêu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, lành mạnh, mang đậm bản sắc dân tộc,

đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, một trong những nhiệm vụ, giải pháp cần được coi trọng là phải đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục. Theo đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục. Đổi mới căn bản chính sách sử dụng cán bộ theo hướng coi trọng năng lực thực tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, chú trọng quản lý chất lượng giáo dục. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục. Sắp xếp lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng; không để tồn tại các trường đào tạo có chất lượng kém. Thực hiện phân cấp, tạo

động lực và sự chủ động cho các cơ sở giáo dục. Tăng quyền tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội của nhà trường đi đôi với việc hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, bảo đảm sự giám sát của cộng đồng và xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản lý giáo dục ở các cấp… Thực sự coi trọng vai trò của khoa học giáo dục. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục, giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới giáo dục.

Tiếp tục chú trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đại hội XII của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ: Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả

giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống và làm việc hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Để đạt mục tiêu trên, ngành giáo dục - đào tạo cần thực hiện tốt nhiệm vụ phải đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng giáo dục. HỒ LAN

Bắt quả tang 2 cá thể hổ bị ngâm rượu và cấp đông tại cơ sở gỗ mỹ nghệ

Sáng 5/9, Phòng Trinh sát đội 3, Cảnh sát phòng chống tội phạm về

môi trường Công an tỉnh đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm

và Công an huyện Đức Trọng tiến hành kiểm tra hành chính Cơ sở sản

xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nhà gỗ, trang trí nội thất Huy Hoàng 2 (thôn Chi

Rông, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) do ông Võ Anh Huy (sinh năm 1985)

làm chủ.Tại thời điểm kiểm tra, đoàn phát

hiện tại quầy trưng bày sản phẩm có 1 tủ kính bên trong có 1 cá thể hổ

nặng khoảng 4 kg đã được ngâm với rượu và một số các rễ cây khác. Còn

tại khu vực bếp đoàn công tác phát hiện 1 tủ đông bên trong có chứa một

cá thể hổ (đã chết) có trọng lượng khoảng 9 kg. Trong quá trình làm việc

bước đầu chủ cửa hàng, ông Võ Anh Huy đã thừa nhận mua 2 cá thể trên từ Hà Nội về để sử dụng trong gia đình.

Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh

đã bàn giao hồ sơ vụ việc, tang vật cho Công an huyện Đức Trọng tạm

giữ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

HOÀNG YÊN

Thuê đất 50 năm sản xuất sợi len lông cừu

Công ty TNHH Sợi Đà Lạt vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định cho thuê hơn 5,6 ha đất trong

thời gian 50 năm để thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất sợi len

lông cừu tại xã Trạm Hành, Đà Lạt. Trong đó gồm 2,1 ha đất rừng trồng phòng hộ môi trường, cảnh quan và

hơn 3,5 ha đất không có rừng. Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

được giao ký hợp đồng cho Công ty TNHH Sợi Đà Lạt thuê đất với hình thức trả tiền hàng năm. Công ty này

phải cam kết trách nhiệm sử dụng đất đúng mục đích, đúng diện tích và ranh

giới; tuân thủ những quy định bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi

ích chính đáng của những người sử dụng đất xung quanh.

Được biết, dự án xây dựng nhà máy sản xuất sợi len lông cừu nói trên với công suất thiết kế khoảng

4.000 tấn sợi/năm.VŨ VĂN

Chiều ngày 5/9, Trường Tiểu học K’Long (Hiệp An, Đức Trọng) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng đạt chuẩn quốc gia mức độ I.

Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp, Trường Tiểu học K’Long xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2010 - 2011, trường đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, không ngừng nâng cao về chất lượng dạy và học, đội ngũ giáo viên… Sau quá trình nỗ lực xây dựng, trường đã đạt 5 tiêu chuẩn để đánh giá và được công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu trường đạt chuẩn quốc gia.

Nhà trường hiện có 100% giáo viên được xếp loại từ khá trở lên, trong đó có 5 giáo viên xếp loại xuất sắc; có 11 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong chu kỳ 5 năm chiếm 20% và giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chiếm 6,7%.

Chất lượng giáo dục hàng năm của nhà

Tiểu học K’Long đón nhận bằng đạt chuẩn quốc gia

Lãnh đạo Trường Tiểu học K’Long đón nhận bằng đạt chuẩn quốc gia mức độ I.

trường luôn ổn định và giữ vững. Năm học 2016-2017, số học sinh hoàn thành chương trình học đạt 100%. Tỷ lệ học sinh hoàn

thành chương trình tiểu học sau 5 năm là 100%; trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%... T.VŨ

Sáng ngày 6/9, đông đảo nhân dân ấp Nghệ Tĩnh đã long trọng tổ chức Lễ Tế thu (ngày 16/7 AL) tại Di tích lịch sử văn hóa đình Nghệ Tĩnh, đường Trần Khánh Dư, Phường 8, TP Đà Lạt.

Đây là hoạt động nhằm ôn lại lịch sử, tưởng nhớ tới công ơn của các vị tiền hiền đã có công xây dựng đình, ấp thành ngôi nhà chung, để nhân dân tứ phương tới chung sống hòa thuận trên địa bàn. Từ một vùng đất hoang hóa, nay ấp Nghệ Tĩnh đã trở thành khu dân cư đông vui, phồn thịnh, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Qua hoạt động này, cán bộ và nhân dân ấp Nghệ Tĩnh còn thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm phấn đấu, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Năm 1927, lớp người đầu tiên ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã có mặt tại Đà Lạt, đó là các ông Nguyễn Thái Hiến, Nghiêm Trang, Phan Văn Lưu, Ngô Đức Thận, Phan Diệm… Năm 1940, người Pháp tăng cường

Lễ Tế thu ở đình Nghệ Tĩnh

Người dân trong ấp đến thắp hương và Lễ Tế thu tại đình Nghệ Tĩnh.

Ngày 6/9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số đã phối hợp với Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn thương mại điện tử cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp và sinh vên tỉnh Lâm Đồng.

Tại hội nghị, các báo cáo viên đã giới thiệu các nội dung về thương mại điện tử như: Công tác quản lý nhà nước về

thương mại điện tử, gian lận trong thương mại điện tử và xử phạt hành chính trong các hoạt động thương mại điện tử, vai trò, lợi ích của thương mại điện tử trong nâng cao năng lực kinh doanh cho doanh nghiệp; đồng thời, nêu lên các phương pháp lập kế hoạch, chiến lược xây dựng website, xu hướng kinh doanh trên các ứng dụng di động, khởi nghiệp kinh doanh trên facebook…

Lâm Đồng là địa phương có thương mại điện tử mới bắt đầu phát triển nhưng chưa phổ biến. Qua hội nghị, các học viên, doanh nghiệp đã nắm được những thông tin ứng dụng di động tương lai của thương mại điện tử, kỹ năng về quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử, cách để phát triển thương hiệu từ kênh thương mại điện tử.

DIỄM THƯƠNG

Tập huấn thương mại điện tử

khai phá, lập đồn điền, xây dựng công sở, biệt thự… do đó thực hiện quy hoạch dân cư, ấp Nghệ Tĩnh được thành lập. Bấy giờ, ấp Nghệ Tĩnh chỉ rộng khoảng 70 ha, chia lô cho 70 hộ dân với hơn 400 nhân khẩu, cuộc sống của người dân dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Đình ấp Nghệ Tĩnh được xây dựng từ năm 1943, theo phong cách vùng quê Bắc Trung bộ. Sau gần 80 năm được dựng lên, đình Nghệ Tĩnh vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị lịch sử, văn hóa, là nơi sinh hoạt tâm linh của nhân dân ấp Nghệ Tĩnh.

VĂN BÁU

Page 3: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201709/25452_BLD_cuoi_tuan_ngay_9.9.2017.pdf · định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh

3 THỨ BẢY 9 - 9 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

LÊ HOA (thực hiện)

PV: Ông có thể kể vắn tắt câu chuyện của ngành Thuế Việt Nam ngày đầu thành lập?

Ông Nguyễn Trọng Thoan: Những ngày đầu thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quỹ ngân khố Trung ương chỉ có được 1.250.000 đồng Đông Dương, trong đó có 580.000 đồng tiền hào rách chờ tiêu hủy. Nhưng, để phục vụ công tác an ninh, quốc phòng và đảm bảo đời sống nhân dân, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã quyết định xóa bỏ thuế thân, bãi bỏ chế độ độc quyền muối, rượu, thuốc phiện… - là những chính sách nô dịch của chế độ thực dân phong kiến, giảm thuế điền thổ để khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất; sửa đổi và bổ sung một số sắc thuế cũ cho phù hợp với bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đồng thời, phát động nhiều phong trào động viên, cổ vũ nhân dân đóng góp cho ngân sách Nhà nước như “Quỹ Độc lập”, “Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo nuôi quân”, “Đảm phụ quốc phòng”, “Quỹ bình dân học vụ”…; vay của dân bằng “Công phiếu kháng chiến”, “Công trái quốc gia”… và thực hiện “chính sách động viên theo khả năng”…

Chính sách tài chính, chính sách thuế trong những ngày kháng chiến gian khổ đã được điều chỉnh kịp thời, phù hợp, bảo đảm theo chủ trương vừa động viên, khuyến khích sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân; vừa điều tiết thu nhập, đáp ứng nhu cầu cấp bách, quan trọng của chính quyền cách mạng và tiếp sức cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng.

PV: Lược qua chặng đường phát triển của ngành Thuế Việt Nam thì có những cái mốc nào đáng nhớ, thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Thoan: Thời kỳ 1955-1965, một hệ thống thuế hoàn chỉnh đã lần lượt được áp dụng thống nhất trên toàn miền Bắc, gồm thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật và 12 thứ thuế thu bằng tiền, đã từng bước bao quát các nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể vào hợp tác xã…, tỷ lệ động viên tài chính chiếm từ 28%-30% thu nhập quốc dân, phần thu trong nước chiếm tỷ trọng 70%-80% tổng số thu của NSNN.

Thời kỳ 1966-1975, cả nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược - vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam thống nhất đất nước. Ngành Thuế đã cùng cấp ủy, chính quyền các địa phương phát động phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”… Ở miền Nam, bên cạnh các phương thức lạc quyên ở vùng tạm chiếm, ở vùng tự do, chính quyền cách mạng lâm thời đã thực hiện chính sách động viên hợp lý như “đảm phụ nuôi quân”; “đảm phụ nông nghiệp”, “đảm phụ công thương nghiệp”, “đảm phụ

KỶ NIỆM 72 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM (10/9/1945 - 10/9/2017)

Đồng hành cùng sự phát triển của đất nướcNgày 10/9/1945, Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu, đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của ngành Thuế Việt Nam. Tại Quyết định số 1370/QĐ-TTg ngày 6/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ấn định ngày 10/9 hằng năm là “Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam”, để giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, nâng cao kỷ luật, trách nhiệm, đạo đức… trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức ngành Thuế; đồng thời, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xây dựng ngành Thuế và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nhân dịp này, Báo Lâm Đồng có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Thoan - Cục trưởng Cục Thuế về sự phát triển của ngành thuế nói chung và ngành Thuế Lâm Đồng nói riêng trong công cuộc xây dựng đất nước.

xuất nhập thị”, “đảm phụ ở các đồn điền”, “công phiếu nuôi quân”… chính sách, chế độ thu thống nhất đã hạn chế được tình trạng thu nộp chồng chéo, bất hợp lý giữa các vùng khác nhau.

Thời kỳ thống nhất Tổ quốc, hệ thống chính sách thuế từng bước được xây dựng và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công cuộc đổi mới. Đặc biệt, từ năm 1990 đến nay, ngành Thuế đã không ngừng lớn mạnh, đổi mới toàn diện, cải cách, hiện đại hóa, khẳng định vị thế then chốt trong hệ thống tài chính quốc gia; tham mưu, đề xuất và xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về thuế khá đồng bộ, phù hợp, đáp ứng yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, động viên tối đa mọi nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, cải cách hành chính, tạo môi trường giao dịch văn minh hiện đại, đảm bảo chất lượng, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, người nộp thuế; góp phần nâng cao vị thế và sức cạnh tranh quốc gia…

PV: Vậy, ngành Thuế Lâm Đồng đã hình thành và phát triển như thế nào?

Ông Nguyễn Trọng Thoan: Cùng với sự phát triển của ngành Thuế Việt Nam, tháng 10 năm 1990, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị là Chi cục Thuế Công thương nghiệp, Phòng thuế Nông nghiệp và Phòng thu Quốc doanh. Từ đó đến nay, ngành Thuế Lâm Đồng luôn có sự tăng trưởng không ngừng về số thu NSNN qua từng năm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương Lâm Đồng. Tổng thu ngân sách qua các giai đoạn: 1996-2000 là 1.856,3 tỷ đồng, 2001-2005 là 3.552,3 tỷ đồng, 2006-2010 là 11.680 tỷ

đồng, 2011-2015 là 24.770,4 tỷ đồng. Năm 2016 tổng thu 7.252,3 tỷ đồng, đạt 100,5% dự toán TW, đạt 106% dự toán địa phương và bằng 122% so cùng kỳ; 7 tháng đầu năm 2017 đã thu 3.679,1 tỷ đồng, đạt 68% dự toán TW, đạt 63% dự toán địa phương và bằng 138% so cùng kỳ.

Có được những kết quả đáng khích lệ trên là do ngành Thuế Lâm Đồng luôn được sự quan tâm sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể và UBND các địa phương trong tỉnh; cũng như ngành đã triển khai quyết liệt, đồng bộ tất cả các giải pháp về nhiệm vụ quản lý, điều hành thu NSNN hằng năm. Trong đó, ngành thường xuyên duy trì, kiện toàn Ban chỉ đạo thu ngân sách và các Đoàn chống thất thu của tỉnh và các huyện, thành phố; tập trung quản lý chặt chẽ nguồn thu, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp khai thác nguồn thu, chống thất thu, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; triển khai thực hiện đầy đủ chủ trương cải cách và hiện đại hóa ngành thuế gắn với hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đối thoại với doanh nghiệp; thực hiện có hiệu quả các Đề án quản lý thu thuế đã được UBND tỉnh ban hành; đổi mới công tác quản lý thu thuế, tập trung quản lý theo chiều sâu những ngành kinh tế trọng điểm, những nguồn thu lớn có tính đột phá; tăng cường công tác quản lý nội bộ ngành, thắt chặt kỷ cương kỷ luật, đổi mới phương pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức…

PV: Đồng hành cùng sự phát triển của đất nước và địa phương, hẳn, ngành Thuế Lâm Đồng cũng đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận?

Ông Nguyễn Trọng Thoan: Thời gian qua, Cục Thuế Lâm Đồng đã được Nhà nước, Chính phủ và các cấp, các ngành trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng xứng đáng, như: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; 14 tập thể, 22 cá nhân được tặng Huân chương Lao động các hạng; 8 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ; 32 lượt tập thể, 43 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ; 135 lượt tập thể, 360 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Tài chính; 176 lượt tập thể, 450 cá nhân được tặng Bằng khen của UBND tỉnh… Các tổ chức Đảng, đoàn thể hàng năm đều được công nhận danh hiệu “Trong sạch vững mạnh” và “Vững mạnh xuất sắc”. Song song với những nỗ lực đó, công tác cải cách hành chính của ngành Thuế Lâm Đồng đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, kết quả khảo sát “Ý kiến khách hàng”, trong 6 tháng đầu năm 2017 tại 18 hội nghị đối thoại với người nộp thuế, đánh giá khá tốt đạt trên 89%.

Hướng tới kỷ niệm 72 năm Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam, ngành Thuế Lâm Đồng đang ra sức thi đua lao động sáng tạo, đổi mới, gắn với triển khai đồng bộ các chương trình, giải pháp thu ngân sách, cải cách thủ tục hành chính thuế, thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực canh tranh cấp tỉnh, hỗ trợ người nộp thuế… Đồng thời, thường xuyên củng cố tổ chức bộ máy, chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức, xứng đáng với sự cống hiến của các thế hệ đi trước, tự hào về truyền thống của ngành, giữ vững niềm tin, thực hiện tốt Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”.

Ông Nguyễn Trọng Thoan.

Cục Thuế Lâm Đồng nhận Cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua” của Chính phủ. Ảnh: Lê Hoa

Page 4: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201709/25452_BLD_cuoi_tuan_ngay_9.9.2017.pdf · định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh

4 THỨ BẢY 9 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

LINH ĐAN - CHÍNH THÀNH

Tiếng chuông cảnh báoVụ việc tại trường Đống Đa thực

sự đã biến nỗi lo vô hình thành hiện hữu, bởi trước khi trần phòng học rơi tự do với khoảng cách gần 4 m mang theo 10 học sinh “đáp xuống”, cả thầy và trò đều không thể nhìn thấy bằng mắt thường. “Trước đó, Ban giám hiệu (BGH) đã tạm dừng mọi hoạt động tại 4 phòng học thuộc dãy B của trường, đồng thời đưa học sinh sang dãy A học. Tại dãy này, việc xuống cấp của phòng ốc nhà trường không thể phát hiện được vì hiện trạng vẫn bình thường”, thầy Đoàn Khải - Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Đống Đa trần tình.

Cũng theo BGH trường Đống Đa: Toàn bộ khối phòng học trên đã được xây dựng gần 60 năm trước nên việc xuống cấp là không tránh khỏi, mấy năm vừa qua nhà trường đều kiến nghị cơ quan chức năng sửa chữa, nhưng khi nguồn vốn chưa có thì tai nạn bất ngờ xảy ra.

“Trong cái rủi, có cái may”. Đầu tiên, may mắn là tất cả các em học sinh trong vụ tai nạn ở trường Đống Đa đều chỉ bị thương nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng, dù chắc chắn một điều, không ai không bàng hoàng khi trực tiếp chứng kiến. Và hơn thế nữa, sự việc diễn ra ngay trước khi năm học mới chính thức bắt đầu đã giúp cho các ngôi trường khác cần có biện pháp kịp thời, gấp rút di chuyển không sử dụng các phòng học xuống cấp đang ở mức đáng báo động, dù rất nhiều trường đã cho sơn sửa, quét vôi ve lại các lớp học này để đón chào năm học mới.

Đóng cửa, di dời bàn ghế, niêm phong là những động thái kịp thời và khả dĩ nhất mà các thầy cô của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh và Trường THCS - THPT Chi Lăng có thể làm trước khi lễ khai giảng năm học 2017 - 2018 được tổ chức.

Thầy Đào Quang Hưng - Hiệu trưởng trường Chi Lăng thừa nhận: “Khối dãy nhà A gồm 10 phòng học được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, dù biết đã xuống cấp nhưng nhà trường vẫn phải sử dụng ở mức độ hạn chế bởi do nhu cầu của nhà trường quá lớn. Dù đã sửa chữa nhiều lần nhưng kết cấu gần như đã bị hư hại”.

Được biết, Chi Lăng là trường có quy mô lớn thứ hai toàn tỉnh, với 46 lớp (22 lớp THPT và 24 lớp THCS) và 1.700 học sinh. Sau khi phải đóng cửa 10 phòng học thì hiện nay trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí phòng học cho học sinh. Để giải quyết nhu cầu học chính của học sinh, nhà trường đã phải linh hoạt sử dụng tất cả các phòng chức năng của trường. Cũng theo thầy Hưng, hàng năm nhà trường đều có tờ

Nỗi lo sau tiếng trống khai trườngVụ sập phòng học tại Trường THCS và THPT Đống Đa (TP Đà Lạt) khiến 10 học sinh bị thương xảy ra chiều ngày 26/8/2017 như một hồi chuông cảnh báo nghiêm khắc đối với ngành Giáo dục Lâm Đồng. Bởi sau sự việc đáng tiếc trên, nhiều phụ huynh học sinh mới giật mình khi biết rằng, còn rất nhiều trường trên địa bàn TP Đà Lạt mà thầy trò đang “sống chung” trong những phòng học có “thâm niên” vài chục năm tuổi, luôn tiềm ẩn hiểm nguy trước tính mạng giáo viên, học sinh nếu như tiếp tục sử dụng mà không được nâng cấp, sửa chữa.

trình gửi các cấp có thẩm quyền khảo sát, kiểm tra và kiểm định, đồng thời kiến nghị được sửa chữa, xây mới, nhưng đến nay vẫn chưa có kinh phí.

Cũng ở tình trạng tương tự như trường Chi Lăng là nỗi khổ của thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh. Cô Phạm Thị Hồng - Hiệu trường nhà trường cho biết: “Dù đã có nhiều tờ trình kiến nghị các cơ quan cấp trên về sự xuống cấp của dãy phòng học B được xây dựng từ trước năm 1976, nhưng do chưa có kinh phí để sửa chữa và xây mới nên đầu năm học này nhà trường đã cho niêm phong toàn bộ 5 phòng học phía trên để đảm bảo an toàn cho học sinh”. Theo cô Hồng, tầng sân thượng của dãy phòng học này thường xuyên bị thấm nước làm ẩm mốc các tầng phòng học phía dưới; nhiều ngày trong mùa mưa, vôi vữa rơi lụp bụp từng mảng trần và lan can tầng 2 có hiện tượng rung, lắc khi có lực tác động, một số trụ cột vỡ lộ các thanh sắt đã bị gỉ sét, bào mòn bên trong; nhà vệ sinh chung thì thấm tràn sang tường và cầu thang ở dãy phòng học; chân móng thì đã bị nứt lở và ăn sâu vào phía trong; nhà trường cũng đã nghiêm cấm học sinh lên chơi ở khu vực này, có việc dọn dẹp thì cũng phải đi lại nhẹ nhàng không được vận động mạnh. Tuy nhiên, dù đã bố trí, tận dụng các phòng chức năng khác để đảm bảo việc học cho học sinh các lớp nhưng vẫn bị thiếu, nên nhà trường vẫn phải tạm thời sử dụng dãy tầng trệt của khu nhà xuống cấp này cho 4 lớp.

Đặt an toàn lên trên hết Để giải quyết tình trạng trên,

BGH các trường và cả lãnh đạo của Sở GD&ĐT Lâm Đồng cũng gần như chỉ có một phương pháp

đó là: Niêm phong, đóng cửa tất cả các phòng học; tận dụng tất cả các phòng chức năng để làm phòng học chính cho học sinh. Bởi chắc chắn một điều, kinh phí để xây dựng mới không thể có trong ngày một, ngày hai.

Trả lời về vấn đề này, ông Huỳnh Quang Long - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lâm Đồng cho biết: “Trước mắt phải đảm bảo ổn định đủ phòng học cho học sinh, ngành cũng đang nỗ lực để tìm biện pháp tốt nhất để xử lý vấn đề này trong thời gian sớm nhất có thể”. Còn với vấn đề xảy ra tại trường Đống Đa, ông Long cũng thừa nhận: Đây là chuyện xảy ra “ngoài ý muốn”.

Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết, dù lãnh đạo của các trường trong nhiều năm qua đều đã có tờ trình lên cấp trên vì sự xuống cấp của các phòng học; lãnh đạo Sở cũng đã nhiều lần gửi công văn, văn bản đề nghị các trường phải đóng cửa các phòng học và hàng năm các đơn vị thẩm định của Sở Xây dựng cũng đã tiến hành kiểm tra và chỉ rõ sự xuống cấp, cụ thể như trong Báo cáo số 176/BC-SXD ngày 19/12/2016. Tuy nhiên, các trường vẫn phải tiếp tục sử dụng các phòng học bởi nhu cầu là quá cấp thiết, rất may đầu năm học này, các trường như Chi Lăng, Phổ thông Dân tộc Nội trú đã “quyết liệt” đóng cửa các phòng học đã gần như hư hại này.

Sau khi sự việc trường Đống Đa xảy ra, các ngành chức năng vào cuộc, rà soát lại các ngôi trường đã có tuổi đời từ 40 năm trở lên mới “tá hỏa” khi đã có rất nhiều phòng học nơi đây đã thuộc diện báo động đỏ.

Vẫn biết, sự phát triển của một địa phương như Lâm Đồng, còn rất nhiều vấn đề khác cần phải

Truyện ngắn: VŨ THỊ HUYỀN TRANG

Bảy giờ tối khu nội trú của thầy cô giáo bỗng nháo nhào. Mọi người hô nhau cầm theo đèn

pin, dây thừng để men theo đường núi đưa cô giáo Hà lên khỏi vực. Cuộc điện thoại chập chờn sóng mà cô Hà gọi cho đồng nghiệp hình như có cả nước mắt và sự sợ hãi. Mùa tựu trường cũng là tháng cao điểm của mùa mưa. Đường núi thì một bên là vực sâu, một bên đất đá sạt lở. Đường suối thì nước dâng cao, cây cầu ọp ẹp đã bị lũ cuốn từ mấy năm trước. Giờ muốn qua suối phải đi tập trung nhiều người kéo bè nứa hoặc giăng dây kéo lốp xe. Cứ cách ngày khai giảng một tuần là thầy cô từ miền xuôi tạm biệt gia đình để lên trường vận động các em đến lớp. Đường xa quá, cô Hà lên gần đến nơi thì trời tối. Loạng choạng tay lái cả xe và người lao xuống vực. Đoạn đường ít người qua lại, chân Hà lại đau không thể tự trèo lên được. Bao gạo đèo từ nhà đi đổ ra tung tóe. Vệt của gạo quệt ngang một đường trong bóng tối. Mùi của những chiếc bánh rợm mẹ gói mang làm quà cho đồng nghiệp càng làm Hà đói cồn cào. Lúc nhìn thấy ánh đèn pin lia qua người suýt nữa thì Hà bật khóc. Sống ở nơi heo hút này tình đồng nghiệp đâu chỉ trên bục giảng, mà còn là cùng nhau san sẻ nhọc nhằn, níu lấy tay nhau những lúc khó khăn hoạn nạn. Phải loay hoay gần tiếng đồng hồ mọi người mới đưa được Hà và chiếc xe máy lên. Lúc đoàn người về đến khu nội trú thì đã muộn lắm rồi. Ánh điện đỏ quạch nhưng nhức mắt. Mâm cơm đạm bạc mọi người phần Hà lúc đi vội quá không kịp đậy lồng bàn. Bên ngoài chỉ thấy tiếng côn trùng kêu rỉ rả sau mưa…

Sau khi đã băng bó vết thương, Hà gọi về nhà. Bốn cuộc gọi nhỡ

quan tâm, nhưng đầu tư cho giáo dục, đào tạo thế hệ con người cho tương lai là điều cũng cần phải được chú trọng ưu tiên hàng đầu, nhất là cần phải có môi trường học tập, sinh hoạt trong một không gian an toàn.

Kinh phí thì hạn hẹp, tiền thu phí xây dựng thì đã dừng từ nhiều năm về trước, có lẽ đã đến lúc ngành Giáo dục Lâm Đồng cần phải tiến hành xây dựng một đề án về xã hội hóa giáo dục một cách nghiêm túc và khẩn trương nhất.

Nhiều phòng học của Trường DTNT đã nứt trần lở sắt hoen gỉ.

Thu hút đông đảo các nghệ sĩ biểu diễn xiếc mạo hiểm hàng đầu thế giới, trong đó có nghệ sĩ 2 lần đạt kỷ lục thế giới Alan Martinez, chuỗi chương trình biểu diễn đặc biệt này sẽ diễn ra trong suốt 3 tháng, từ ngày 1/9 đến 1/12 tại Rạp Xiếc trung ương.

Đây là chuỗi chương trình do Liên đoàn Xiếc Việt Nam phối hợp với Công ty Happy Dream Circus, Nhật Bản tổ chức đã được triển khai cách đây hơn 6 tháng.

Điểm nhấn của chương trình xiếc quốc tế lần này là các màn trình diễn đầy kịch tính, mạo hiểm và mang tính nghệ thuật cao như: Moto bay trong lồng, Vòng quay tử thần, Phun lửa, Đu trên cao... cùng các tiết mục hài của những nghệ sĩ quốc tế. Những tiết mục này đã chinh phục khán giả trong các dịp Festival quốc tế và đã nhận được nhiều giải thưởng lớn.

Là một đơn vị xiếc đến từ Nhật

Bản nhưng các diễn viên của Happy Dream Circus hầu hết là các diễn viên quốc tế đến từ Venezuela, Argentina, Colombia, Mexico, Ecuador, Nga… Công ty này thành lập từ năm 2003 và quy tụ rất nhiều diễn viên xiếc tài năng đến từ nhiều nơi trên thế giới. Họ chia thành hai đội, luân phiên biểu diễn khắp nước Nhật và nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ khán giả xứ Mặt trời mọc.

Đại diện chủ nhà Việt Nam tham gia biểu diễn trong chuỗi chương trình có rất nhiều nghệ sĩ - huấn luyện viên xiếc thú hàng đầu Việt Nam và các nghệ sĩ hài nổi tiếng như các NSƯT Tống Toàn Thắng, NSƯT Mạnh Cường, Tiến Hưng, Tạ Duy Lâm…

Dự kiến, sau khi biểu diễn tại Rạp Xiếc trung ương, Hà Nội, các nghệ sĩ sẽ biểu diễn phục vụ khán giả tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước từ ngày 2/12/2017 đến 1/4/2018.

Cơ hội xem những pha trình diễn xiếc mạo hiểm hàng đầu của quốc tế

Page 5: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201709/25452_BLD_cuoi_tuan_ngay_9.9.2017.pdf · định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh

5 THỨ BẢY 9 - 9 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Mùa gieo chữ mới

mình phải trải qua. Cả huyện thuộc tỉnh vùng cao này có hàng trăm giáo viên phải xa gia đình bám lấy bản nghèo gieo mầm chữ. Có những mùa tựu trường học trò chỉ lèo tèo vài em vừa ngồi học vừa nhấp nhổm muốn theo bố mẹ đi làm nương rẫy. Có lúc trèo đèo lội suối cả ngày trời mới tìm được đến nhà học sinh. Nhưng vận động thế nào thì bố mẹ các em vẫn cương quyết “cái ăn hơn cái chữ. Bụng đói thì không nuôi nổi chữ”. Thời gian đầu mới lên đây công tác Hà nản lắm. Từng đôi lần muốn bỏ trường bỏ lớp về xuôi. Nhưng có lẽ vì uống nước bản, sống gần người dân bản mà nặng lòng thương. Nên suốt mười năm qua Hà đã coi làng bản là nhà, coi học trò như những đứa con.

Lại sắp bước vào một năm học mới, Hà sắp được gặp lại những đôi mắt trong veo. Sắp được gặp thằng Sùng, thằng Chừ, cái Oanh, cái Lý. Chúng đến lớp cõng theo trên lưng đâu chỉ là sách vở. Thằng

Đường tới nhà Thào xa quá lại không đi được xe mà phải trèo đèo lội suối. Có đoạn Hà và thầy Kha phải men theo những mỏm đá cạnh bờ sông. Lối đi nhỏ và hiểm trở. Một người đi trước dắt tay người đi sau, cẩn trọng vượt qua những đoạn đường cheo leo nguy hiểm. Đến được nhà Thào thầy cô phải nghỉ lấy sức vài lần, quần áo ướt lem nhem và đôi bàn chân đau nhức. Nhà Thào có cây mận già ngay trước cổng. Thào đang vừa trông em vừa tẽ ngô. Thấy thầy cô đến Thào lẩn vội ra sau nhà, Hà phải lôi mãi mới vào. Thào cúi đầu lí nhí:

- Em không đến trường đâu. Mẹ nói phải ở nhà trông em. Phải theo đuôi con trâu.

- Thế Thào không nhớ trường lớp, thầy cô và bạn bè à?

- Nhớ chứ. Nhưng mà bố mẹ nói cái ăn còn quan trọng hơn.

- Thế Thào có muốn cứ theo đuôi trâu cả đời không? Hay là muốn học thật giỏi sau này được xuống huyện, xuống thủ đô đi học như các bạn?

Thào vân vê gấu áo bằng những ngón tay đen đúa, nói ngập ngừng:

- Được xuống thủ đô hẳn là thích hơn chứ. Nhưng Thào đến trường thì ai trông em? Ai đi chăn trâu chứ? Mẹ Thào không cho đi đâu.

Hà nắm lấy tay đứa học trò nhỏ mà lòng đầy thương cảm. Đứa học trò này từng nhiều lần ngủ gật trong lớp học. Từng xin cô một gói mì tôm sống “ăn cho đã cơn thèm”. Từng bình tĩnh giúp Hà xử trí khi bị rắn độc cắn. Từng trốn ra sau lớp khóc hu hu vì nhớ các em ở nhà. Giờ đứng trước mặt Hà khẽ gật đầu khi nghe cô giáo nói “chỉ cần Thào thích học cái chữ là được. Thầy cô sẽ giúp Thào được đến trường”. Chiều tối bố mẹ Thào mới từ rẫy trở về. Vì trời sẽ tối nhanh nên không thể quay về trường ngay được, thầy cô quyết định ngủ lại một đêm để trò chuyện động viên bố mẹ cho Thào đến lớp. Đêm đó là một đêm dài như rất nhiều đêm khác trong sự nghiệp trồng người của Hà và đồng nghiệp. Khai sáng dân trí vùng cao trong lúc đời sống còn đói nghèo là một điều quá khó khăn. Nhưng càng khó khăn Hà càng tự động viên mình cố gắng. Đã cõng chữ từ miền xuôi lên được thì cũng sẽ tìm cách mà gieo chữ xuống đất này.

Sáng mai Thào sẽ cùng thầy cô đến trường sớm hơn chúng bạn. Vì đường đi nguy hiểm có thầy cô đi cùng bố mẹ Thào cũng đỡ lo. Thào có vẻ khó ngủ. Nó bật dậy soi đèn lục tìm sách vở lẫn đâu đó trong đống chăn màn quần áo. Mẹ Thào đã buộc sẵn bao gạo cho con mang theo làm lương thực. Hà biết thằng nhỏ chắc cũng háo hức đón một năm học mới như mình. Ngôi trường như tươi mới hơn trong tiết trời mùa thu trong veo. Trên con đường mòn những đứa trò nhỏ hớn hở cắp sách đến trường. Những đôi chân lội suối băng đèo sẽ tíu tít niềm vui gặp lại bạn bè thầy cô trong ngày tựu trường. Sẽ ngồi ngoan ngoãn trong lớp nghe thầy cô giảng bài học mới. Từng nét chữ như cũng muốn nhảy múa trên dòng kẻ ô li. Với Hà đó là giây phút hạnh phúc nhất trong mùa gieo chữ mới…

Sùng năm nào cũng cõng em đến lớp. Thằng nhỏ chưa đủ tuổi vào cấp hai nhưng thằng anh đi học thì ở nhà không ai trông thằng em. Bố mẹ Sùng còn lên nương làm lấy cái ăn. Sùng ham cái chữ nên phải cõng theo em cùng bịch quần áo sách vở trên cái lưng gầy gò, đôi vai bé nhỏ. Năm nào cũng vậy, các thầy cô trong trường đều cử một người đi đón anh em Sùng. Phải cùng dắt díu nhau qua những đoạn đường núi cheo leo, trơn trượt mới thấy đâu nỡ lòng nào bỏ lại các em. Gà đã gáy sang canh rồi, Hà cựa mình cố dỗ dành giấc ngủ. Bên chân bị thương lại tấy nhức. Đêm đầu thu se lạnh…

Hà tỉnh giấc khi đồng nghiệp đã dậy tự lúc nào. Tập tễnh bước ra ngoài đã thấy các thầy cô giáo đang mỗi người mỗi việc dọn dẹp quanh trường. Người xới cỏ, người khiêng đất đá sau cơn lũ vứt đi, người đóng lại bàn ghế, cửa sổ. Vài người nhặt nhạnh những thanh gỗ hỏng để gọn thành đống làm củi nấu ăn và sưởi

ấm trong mùa đông sắp tới. Thầy Hảo đang căng lại cột dây phơi bên khu nhà ở nội trú của học sinh. Cô giáo Nhi mang xoong nồi, bát đĩa ra rửa lại phơi chờ nắng. Bụi hoa hồng tỉ muội mà các em trồng đang ra những nụ hoa cằn cỗi. Rồi chúng sẽ bung ra từng cánh mỏng để chờ được khoe sắc trong ngày khai giảng. Ngoài cổng trường thầy Kha đang lúi húi nhóm mấy đống rác. Đêm qua mưa mọi thứ đều ẩm ướt nên đống rác khói um như muốn hun sống từng ấy con người. Nhưng ai cũng vui vì chỉ một buổi sáng chung tay dọn dẹp mà ngôi trường đã sạch sẽ. Thiếu thốn gì sẽ khắc phục sau chỉ cần nhìn thấy quang cảnh gọn gàng là hình dung ra cảnh những đứa trò nhỏ chạy nhảy vui đùa ở khoảng sân này, tíu tít khoảng sân kia. Bàn ghế ẩm mốc rồi các trò sẽ đến ấm hơi người. Trong lớp học tiếng cô trò vang lên theo từng bài giảng. Sẽ cùng nhau nấu những bữa cơm canh đạm bạc. Có những hôm mâm cơm thầy trò không có gì ngoài canh rau dại và bát lạc rang. Thiếu thốn là thế nhưng thầy trò vẫn thấy vui. Càng thương các em thì thầy cô càng càng phải khéo lo khéo liệu. Để cái chữ đến được với các em vốn là bài toán khó. Ngày mai các thầy cô sẽ chia nhau vào từng bản để vận động các em tới trường. Đêm nay sẽ lại là một đêm khó ngủ…

- Năm nay ai sẽ đến nhà em Thào vận động? Trường hợp này khó lắm. Bởi bố mẹ chỉ muốn con mình ở nhà trông em, chăn trâu thôi.

- Trường hợp này cần một người khéo léo và kiên trì. Giá mà cô Hà không đau chân thì tốt.

- Hay là để anh cõng Hà đi?Hà đang ngồi bó chân bằng bài

thuốc người dân tộc, thấy đồng nghiệp trêu thì phá lên cười:

- Em nhẹ nhàng lắm anh ạ, có sáu chục ký thôi mà. Anh cõng nổi không? Từ đây đến nhà em Thào phải vượt có ba con suối vài đỉnh núi thôi mà.

- Thì đoạn nào đi xe được anh chở. Đoạn nào không đi được thì bỏ xe anh cõng.

- Em đùa vậy thôi. Chân em cũng chỉ bị thương nhẹ. Đắp thuốc nốt đêm nay là có thể đi lại bình thường. Trường hợp của Thào cứ để em lo.

* * *

Minh họa: Phan Nhân

38.568 tên sách được xuất bản (tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016) - đó là số liệu thống kê đáng chú ý được thông báo tại Hội nghị giao ban công tác xuất bản 6 tháng đầu năm 2017 do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội.

Nhiều xuất bản phẩm có nội dung tốt, có giá trị nhân văn, mang tính thời sự, hấp dẫn về hình thức được xuất bản, phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của bạn đọc về tất cả các loại sách, từ sách lý luận chính trị, sách văn hóa - văn học,

sách giáo dục - dạy nghề, sách khoa học - công nghệ đến các loại sách tri thức phổ thông - hướng nghiệp, sách thiếu nhi... Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2017, các nhà xuất bản đã chủ động phối hợp với bộ, ngành, địa phương, lựa chọn đề tài, tổ chức xuất bản nhiều đầu sách, tài liệu phục vụ việc triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khóa XII) và Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Một vài dấu hiệu tích cực được nêu

ra, bao gồm sự trở lại của dòng sách chiến tranh cách mạng với sự nở rộ tiểu thuyết, hồi ký, bút ký chiến tranh như “Trái tim người lính”, “Tình không biên giới”, “Mùa chinh chiến ấy”, “Trong ngôi nhà của mẹ”; “Biên bản chiến tranh 1.2.3.4-75”... Mảng sách dành cho thiếu nhi tiếp tục được Nhà Xuất bản Kim Đồng, Nhà Xuất bản Trẻ, Nhà Xuất bản Phụ nữ... đầu tư nhiều nguồn lực, với nhiều bộ sách hay và giá trị như tái bản bộ sách viết cho thiếu nhi của nhà văn Vũ Hùng, bộ truyện tranh chuyển thể từ danh tác trong nước như Dế mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài...

Gần 40 nghìn tên sách được xuất bản trong 6 tháng đầu năm 2017

mẹ gọi là lúc Hà đang nằm dưới vực. Cô không dám nghe máy vì sợ mình sẽ tủi thân mà khóc. Cố lấy giọng vui vẻ Hà thông báo với mẹ đã về đến nơi, đã tắm gội thơm tho, đã ăn no căng bụng, đã gặp lại bạn bè đồng nghiệp. Mấy câu “vui lắm mẹ ạ” bật ra cùng với lúc vết thương ở chân bỗng nhiên tấy nhức. Hơn lúc nào hết Hà thấy nhớ nhà. Mấy tháng hè được gần gia đình là quãng thời gian nghỉ ngơi lấy sức để bắt đầu một năm học mới với chồng chất khó khăn. Mới tối hôm qua còn được ngồi sấy tóc cho mẹ, kèm cháu học bài. Nửa đêm phố sá vẫn sáng đèn và thơm mùi hoa sữa. Vậy mà hôm nay đã nằm ở đây nghe tiếng mưa rơi cô đơn giữa mịt mùng tăm tối. Đồng nghiệp ở giường bên hắng giọng:

- Ngủ đi em. Ngày mai còn dọn dẹp trường.

- Mọi thứ lại ngổn ngang à chị?- Ừ thì trường nằm đúng đường

đi của lũ mà em. Bàn ghế chắc phải đóng lại nhiều. Xung quanh trường thì cỏ mọc um tùm. Cũng phải mất nhiều công dọn dẹp.

- Sợ nhất là lại đến từng bản vận động học sinh. Chân em thì lại đau thế này.

- Ừ thôi ngủ đi em. Đâu còn có đó. Chịu khó nghỉ ngơi vài ngày chân sẽ khỏi thôi.

Không gian bỗng trở nên im ắng không một tiếng động. Cơn mưa ngoài trời cũng ngớt dần. Nhưng Hà biết đêm nay mọi người đều khó ngủ dù đã đi cả một đoạn đường dài mệt mỏi. Nhớ nhà, nhớ con, thương bố mẹ già. Nhưng những thầy cô bám bản như Hà đâu dám mong có ngày đón các con lên quây quần sớm tối. Nỗi buồn nén lại trong lòng vì Hà biết khó khăn này đâu chỉ có riêng

Hội Sách Hà Nội lần thứ IV sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 26/9 (mở cửa từ 8h đến 21h hằng ngày) tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, 19C đường Hoàng Diệu (quận Ba Đình). Với chủ đề “Sách và Khởi nghiệp”, Hội sách năm nay dự kiến có từ 150 đến 200 gian hàng tham gia.

Tại Hội sách, Ban Tổ chức sẽ tổ chức trưng bày, phát hành sách về chủ đề khởi nghiệp, những kiến thức và bài học kinh nghiệm trong quá trình khởi nghiệp; khu vực trưng bày, giới thiệu sách dành cho các nhà xuất bản nước ngoài; các gian hàng trưng bày, giới thiệu và phát hành sách của các nhà xuất bản, công ty

sách trong nước... Bên cạnh đó còn có các hoạt động: Tổ chức hội thảo, tọa đàm, giao lưu giữa độc giả với các tác giả, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, doanh nhân về chủ đề khởi nghiệp, các tác phẩm, văn hóa đọc, kỹ năng và phương pháp đọc sách… TS tổng hợp (theo baovanhoa.vn

và hanoimoi.com.vn)

“Sách và Khởi nghiệp”

Page 6: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201709/25452_BLD_cuoi_tuan_ngay_9.9.2017.pdf · định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh

6 THỨ BẢY 9 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

TẢN MẠN

Tùy bút: PHẠM QUỐC CA

Sáng nay, trong cái lạnh nhè nhẹ của ban mai Đà Lạt, hòa vào dòng xe máy và ô tô dày đặc trên

đường Phù Đổng Thiên Vương, rẽ Ngã Năm Đại học vào đường Bùi Thị Xuân, tôi đưa cháu đích tôn vào lớp 1 trường Nguyễn Trãi. Trời xanh, mây trắng, nắng thu vàng mênh mang trên sân trường nhộn nhịp học trò và phụ huynh đưa con cháu đến lớp. Lòng tôi xôn xao một niềm vui khó tả.

Ba mươi ba năm trước tôi cũng đã đưa bố cháu vào lớp 1 trường tiểu học này. Đó là một buổi sáng đầu tháng 9 năm 1984. Tôi chở con trai đầu lòng sáu tuổi đến trường bằng chiếc xe đạp cà tàng. Cậu ta cũng ngồi sau xe, ríu rít những câu nói ngây thơ như con trai nó lúc này.

Đó là những năm tháng khó khăn, thiếu thốn triền miên của thời bao cấp. Trẻ con đi học chưa có quần áo đẹp. Các bà mẹ còn nảy ra sáng kiến chắp nối khăn mùi soa làm áo mặc ở nhà cho con. Nhớ lại không khỏi ngậm ngùi.

Đi bộ đến trường từ lớp 1, không phải học thêm một buổi nào, mấy anh em cứ thế hồn nhiên học và lên lớp. Báo kết quả thi đại học, cu cậu phấn khởi ra mặt: “Con được 30 điểm bố ạ!”. Tôi không tin ở tai mình: “Thật không con?”.

Năm tháng như nước chảy, như gió thoảng. Bây giờ con trai đầu của tôi đã bốn mươi tuổi, là giảng viên Khoa Toán - Tin học Trường Đại học Đà Lạt, đang làm luận án Tiến sĩ Tin học ở Canada.

Tâm trí lang thang của nhà thơ đưa tôi về buổi sáng vào lớp 1 trường tiểu học ở quê nhà gần sáu mươi năm trước. Cha đưa tôi đến trường qua cánh đồng làng đang kỳ lúa làm đòng, một màu xanh mát mắt, sóng lúa dập dờn trong gió nhẹ. Trời thu xanh ngắt, nhởn nhơ mây trắng bay. Để giữ sạch quần mới, cha bế bổng tôi lên qua những chỗ lội... Gặp người quen, cha dừng lại chào hỏi, nói chuyện, còn tôi thì nôn nóng tới trường, tới với giờ phút trọng đại: Vào lớp 1!

Tôi không còn nhớ buổi khai trường năm ấy đã diễn ra như thế nào nhưng nhớ mãi ngôi trường cấp I xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An của chúng tôi mới được xây, ngói đỏ, tường vôi trắng. Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên đỉnh cột cờ làm bằng một cây bương lớn. Đó là năm 1960 - sáu năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, miền Bắc đang phục hồi đời sống sau chiến tranh. Chúng tôi ngồi học mà nghe xa xa tiếng búa máy đóng cọc bê tông bắc lại Cầu Bùng. Cách dăm trăm mét, Ga Si đang được xây dựng, ngói tây mới lợp tươi roi rói, tường màu vôi hồng. Đường ray xe lửa được đặt lại, kéo dài qua Ga Vinh, vào tận Đồng Hới...

Những đứa trẻ nông thôn lứa chúng tôi ngày ấy hầu hết chân đất, đầu trần, áo quần bà ba nâu nhuộm bùn, không đủ ấm trong

Đưa cháu vào lớp 1

những ngày đông mưa phùn, gió bấc, rét cắt da cắt thịt, cơm độn ngô, khoai, sắn... nhưng lòng đầy mơ ước. Liên Xô - người anh cả của phe Xã hội chủ nghĩa đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất và Thiếu tá Iuri Gagarin trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên của loài người... Anh tôi đang làm nghiên cứu sinh Sinh học tại Trường Đại học Lomonoxov ở thủ đô Matxcơva. Đó là niềm tự hào và mơ ước của tôi hồi đó. Tôi đã phải đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ rồi mới đến được đất nước vĩ đại này.

W.B.Yeats - nhà thơ Anh đã nói rất đúng: “Dạy học không phải là rót đầy mà là thổi cháy lên ngọn lửa”. Tôi đã quên rất nhiều điều được dạy nhưng biết ơn mãi mãi những thầy giáo làng đã thổi vào trái tim thơ bé của tôi ngọn lửa khát vọng, ước mơ đi tới. Sau này, khi đã trưởng thành tôi viết bài thơ “Chân trời”:

Trong đôi mắt trẻ thơ của tôiChân trời là nơi có dãy núi mờ tímDãy núi ấy bây giờ tôi đếnTrước mắt tôi lại một chân trời.Hình ảnh “dãy núi mờ tím”

trong bài thơ là do tôi đã nhớ lại tuổi thơ mình khao khát đến những chân trời.

Rồi những ngày mũ rơm, “đội bom đi học” khi quê hương trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ. Lớp học là một hầm thùng lớn, rui kèo bằng tre, lợp rạ. Nhiều lúc phải học ban đêm, mỗi học trò một chiếc đèn dầu phòng không, ánh sáng chỉ đủ soi trang sách...

Trong đám trẻ chăn trâu, nhảy cầu, ngụp lặn sông Bùng và quàng khăn đỏ, ngoan ngoãn đến trường ngày ấy không đứa nào nghĩ sau này lại có anh hùng, có nhà thơ, có người trong chiếc xe tăng đầu tiên số hiệu 390 húc đổ cánh cửa sắt xông vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975 lịch sử... Chỉ khi mái đầu đã lâm râm bạc tôi mới hiểu rằng: Ta mơ ước tới đâu, cuộc đời sẽ đưa ta tới đó!

Thời gian đã, đang và sẽ lặng lẽ làm “phép lạ thường ngày” như vậy!

Nhìn cháu tôi và những đứa bạn cùng lớp đẹp như trong tranh, ảnh quảng cáo sản phẩm dành cho trẻ con, ngoan ngoãn xếp hàng vào lớp, tôi tưởng tượng mấy chục năm sau trong cái đám nhỏ này sẽ có anh hùng và nghệ sĩ, người lao động giỏi và trí thức sáng tạo... Chúng sẽ yêu nhau và sống trong

một hoàn cảnh tựa như nước Nhật hôm nay. Hậu sinh khả úy! Chẳng phải thế sao?.

Những thế hệ mới sẽ lớn lên, đồng hành với tương lai của chúng ta, đồng hành với hạnh phúc và những vấn đề của thế hệ chúng...

Chợt tim tôi nhói lên một niềm lo lắng, thoáng qua nhưng sắc lạnh: Liệu cháu tôi và các thế hệ mai sau có hòa bình để cuộc sống làm “phép lạ thường ngày” không? Những gì quý giá của con người thường mong manh. Có gì dễ cháy hơn lửa? Có gì mong manh hơn hòa bình? “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa”... (Hồ Chí Minh). Trong những tình huống như vậy, chúng ta đã cầm súng “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”...

Còn bây giờ muốn bảo vệ được hòa bình chúng ta phải mạnh về mọi mặt để kẻ thù không dám đụng đến.

Tôi đã đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước khốc liệt vào loại nhất trong lịch sử loài người. Dưới chiến hào bùn máu hay bên ngọn lửa đêm rừng đói lạnh, những người lính chúng tôi có chung một suy nghĩ: “Hạnh phúc chính là hòa bình trong độc lập, tự do”. Rồi thực tế cuộc sống còn dạy tôi thêm: Hòa bình là điều kiện tối cần thiết cho hạnh phúc nhưng chưa đủ. Vấn đề là còn phải tạo ra hoàn cảnh sống hợp quy luật, ngày càng nhân văn hơn cho con người và đất nước phát triển.

Hòa bình là hoàn cảnh tất yếu của con người như cơm ăn, áo mặc, như khí trời để thở. Thế mà đã có lúc ngoài tầm tay với của hàng triệu con người. Có rất nhiều người thân và bạn bè tôi đã nằm lại chiến trường, thân thể hòa vào đất nước, linh hồn thành mây bay, thành cơn gió hiu hiu ngày giỗ. Tôi là người may mắn được sống, được trở về, được học đại học cùng lúc với lấy vợ, sinh con, rồi trở thành nhà thơ. Hạnh phúc giản dị đã được tôi thể hiện trong bài thơ “Con học”, viết tặng con trai đầu lòng hai tuổi, gần bốn mươi năm trước. Ở khổ thơ kết bài này, tôi thể hiện bằng hình tượng ý thơ: Mỗi thế hệ là bệ đỡ, cõng trên vai mình thế hệ đến sau.

PHẠM QUỐC CA

Con họcTuổi ba mươi bố còn đi học Lâu mới có một ngày về Bật cười nghe con đọc sách Trang nào cũng: “A… bê… xê…”.Trời đang xanh trong buổi sáng Cánh cò theo mẹ tập bay Sáo trên cây dừa học nói Đất trời một tuổi thơ ngây.Con ngồi lăm chăm mở sách Tiếng tròn, tiếng ngọng líu lo Bên con hồn tươi non lại Ngỡ mình cũng hóa trẻ thơ.Thương bà một đời cặm cụi Nhớ con chẳng viết được thư Giấy gọi bố vào đại học Sáu năm nằm đáy ba lô.Thương những mái trường kháng chiến Ngọn đèn đỏ chật ống bơ Cô giáo qua sông dạy học Máy bay giặc bắn đắm đò…Bài học lớn lao, khắc nghiệt Đổi thay cả máu trong người Bố từ yêu mê sách vở Đến yêu tha thiết cuộc đời.Học xong, chơi trò cưỡi ngựa “Nhong! Nhong!” Con trỏ ra vườn Trên đầu đu đưa quả chín Con ngồi vai bố: “Cao hơn!”

Ngày đầu tiên đi học là ngày đáng nhớ nhất đối với học sinh lớp 1. Ảnh: Internet

THƠM QUANG

Bùi Thị Xuân (chữ Hán: 裴氏春), là nữ tướng thời Tây Sơn. Bà sinh ra và lớn lên

trên đất võ nổi tiếng. Không riêng đàn ông trai tráng có tài về nghề binh mà nữ giới Bình Định cũng lắm người hào kiệt. Bởi vậy, mới có câu truyền:

“Ai về Bình Định mà coi,Đàn bà cũng biết cầm roi đi

quyền”.Bùi Thị Xuân cũng là một nhân

vật hào kiệt như thế. Không chỉ biết đến là người con

gái có nhan sắc, khéo tay và viết chữ đẹp, tương truyền, khi theo học võ với Đô thống Ngô Mạnh, Bùi Thị Xuân cũng nhanh chóng thành thạo, đặc biệt là môn song kiếm. Trần Quang Diệu vì mến tiếng Bùi Thị Xuân mới tìm đến làm quen, sau này lấy làm vợ.

Năm Tân Mão (1771), khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, Bùi Thị Xuân cùng Trần Quang Diệu gia nhập nghĩa quân Tây Sơn. Năm Kỷ Dậu (1789), bà tham gia đánh quân xâm lược nhà Thanh ở trận Ngọc Hồi (Thăng Long). Trần Quang Diệu theo vua Quang Trung đánh đông dẹp bắc, đi đâu cũng đem bà theo. Từ việc quân cơ mưu lược đến việc cầm quyền cai trị, bà đều trổ sức tận tình, giúp chồng lập nhiều công lớn. Trần Quang Diệu đặc biệt yêu quý, mà vua Quang Trung cũng hết lòng tin cậy bà.

Giữa lúc nhà Tây Sơn đang từng bước ổn định tình hình trong nước, ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung đột ngột

BÌNH NGUYÊNCựu sinh viên ĐHĐL

Không đâu lãng đãng như Đà Lạt, thành phố của ngàn hoa và từng con dốc

vắng dễ thương đến nao lòng người. Có thể nào trở về lại được với ngày xưa... ngày của thời rất trẻ, tóc vừa chấm ngang vai và đôi mắt nâu lần đầu biết đượm buồn vì màu chiều nơi đồi thông chưa kịp tắt. Từ nơi đồi gió ấy, trong khói chiều mong manh như sương, bao cuộc tình đẹp xe duyên như đóa dã quỳ e ấp khi vừa chớm đông.... và bản tình ca cất lên trong da diết đắm say của bao điều chưa kịp nói...

Rất lâu rồi chưa được đi trên con dốc về B3 - 16, bên cạnh cô bạn gái ngọt ngào và mơ mộng. Hai cô bé thích đội mưa những chiều nơi kí túc. Mặc kệ những ánh mắt tò mò, phớt lờ những lời có cánh đậu trên mi: Ước gì anh là chiếc cặp trong vòng tay em. Giờ mỗi lần giảng lại bài đến đoạn khi Romeo cất lên

Đà Lạt những đêm không ngủ

Page 7: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201709/25452_BLD_cuoi_tuan_ngay_9.9.2017.pdf · định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh

7 THỨ BẢY 9 - 9 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Danh tài nữ tướng Tây Sơnqua đời. Kể từ đấy, Vương triều này bắt đầu suy yếu do vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) còn nhỏ, lại bị cậu ruột là Thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền. Trong khi đó, đội quân Nguyễn Ánh nhờ có phương Tây giúp sức, nhân thế đã đem đại quân vượt biển ra đánh úp, chiếm Quy Nhơn. Quy Nhơn vốn là đất căn bản của Tây Sơn, nên vua Cảnh Thịnh vội sai hai danh tiếng bậc nhất là Thiếu phó Trần Quang Diệu và Tư đồ Võ Văn Dũng lập tức đem quân thủy bộ vào dành lại. Trần Quang Diệu mới bảo vợ: “Nay, quân hùng tướng mạnh đã kéo cả vào Quy Nhơn, nếu quân Gia Định (quân của Nguyễn Ánh) vượt biển ra xâm phạm, tất Phú Xuân không tránh khỏi nguy biến. Nàng hãy ở lại kinh thành hộ giá, ngộ khi gặp việc nước, còn có người đỡ đần chúa thượng”.

Bùi Thị Xuân khóc mà vâng lời. Trần Quang Diệu liền từ biệt vợ, dẫn quân bộ lên đường, hợp với quân thủy của Võ Văn Dũng tiến vào Quy Nhơn. Quân của Diệu và Dũng vây hãm ráo riết, song bọn Võ Tánh liều mạng thúc quân cố thủ nên đánh liền mấy tháng vẫn không ngã ngũ. Nguyễn Ánh biết đại quân Tây Sơn ở cả Quy Nhơn bèn dốc hết quân thủy và hơn 1.000 chiến thuyền bất ngờ ra đánh lén Phú Xuân. Bùi Thị Xuân cùng với vua Quang Toản và Phò mã Nguyễn Văn Trị ra sức chống cự, nhưng tình thế mỗi lúc một cấp bách. Bà mới tâu vua rằng: Thế giặc quá mạnh. Xin Chúa thượng hãy tạm lui quân ra Bắc Hà. Trước hãy hạ dụ vỗ về quân dân các trấn,

chỉnh đốn đội ngũ; sau sẽ gọi đại binh ở Quy Nhơn ra, hai mặt cùng đánh tất lấy lại được thành. Vua nghe theo. Bấy giờ là vào tháng 3, năm Tân Dậu (1801).

Năm sau (1802), khi Trần Quang Diệu hạ được thành Quy Nhơn liền kéo quân ra Phú Xuân. Bùi Thị Xuân cũng hộ giá vua Quang Toản thống suất quân thủy bộ và tượng binh bốn trấn ở Bắc Hà và Thanh Nghệ tiến vào cùng đánh. Không ngờ, quân Trần Quang Diệu bị chẹn lại, không qua được đèo Hải Vân. Nguyên từ năm trước, quân Gia Định đã lo xa nên đặt đồn cắm trại rất kiên cố để phòng bị, nay lại liều chết chống giữ. Trần Quang Diệu đành phải đem quân, voi dọn núi mở đường đi sang biên giới Ai Lao, vòng ra Nghệ An hợp với quân nhà

vua. Bấy giờ ba vạn quân nhà vua cũng đang bị quân Gia Định đóng tại hai lũy thành Trấn Ninh và Đâu Mâu ở sông Gianh (Quảng Bình cũ) cản lại. Biết đây là chỗ hiểm yếu, lâu nay Nguyễn Ánh đã thúc quân đắp thành cao, đào hào sâu. Lại đặt nhiều đại bác tối tân của người Tây Dương giúp và sắp sẵn gỗ đá trên mặt thành để cự chiến. Bùi Thị Xuân bèn xin lĩnh 5.000 quân tiến lên cổng thành, để quân thủy vòng phía sau đánh tạt lại.

Trong trận chiến này, quân Gia Định bắn súng đại bác từ trên thành cao xuống ầm ầm. Quân Bùi Thị Xuân lấy gỗ ván bện rơm dấp nước làm khiên che, lăn xả vào chân thành bắc thang leo lên. Quân Gia Định vội đổ dầu sôi, tung chất cháy và lăn gỗ đá xuống như mưa khiến

quân của Bùi Thị Xuân bị thiệt hại lớn; mấy lần bám lên được mặt thành, sau đều bị đánh lui, người ngựa chết nhiều. Quang Toản lo lắm, ý định rút lui. Bùi Thị Xuân nhất định không rời trận địa, cho người chạy đến can ngăn. Bùi Thị Xuân liền tâu vua: “Nước nhà còn, mất là ở trận này. Bệ hạ chớ vì thấy bất lợi mà ngã lòng. Dẫu chết cũng xin quyết tử chiến”!

Bà cưỡi voi đi đầu, thúc quân sĩ tràn lên đánh thành, từ sáng đến trưa vẫn dốc sức chiến đấu, không hề mệt mỏi.

Nhờ vào bản lĩnh kiên cường của bà, mà quân sĩ đều dốc sức hăng hái đánh giặc. Người trước ngã người sau vẫn điềm nhiên xông tới, không một ai có ý định đầu hàng. Đến chiều tối, quân trong thành Trấn Ninh, Đâu Mâu đã nao núng. Bất ngờ, tin cánh thủy binh đã bị quân Gia Định đánh tan bay đến, khiến quân Tây Sơn hoang mang tan vỡ. Bùi Thị Xuân ra sức chỉnh đốn, song không lại được. Nguyễn Quang Toản vội chạy rút ra Thăng Long để Bùi Thị Xuân ở lại Nghệ An cản giặc và đợi hợp binh với chồng. Tuy nhiên, vào lúc này quân Gia Định thừa thắng xông lên. Quân ít thế nguy, bà đành chịu sa vào tay giặc cùng với hai người con. Trần Quang Diệu không kịp hồi quân thì cũng bị bắt. Nguyễn Ánh điệu cả hai vợ chồng và hai con về thành Phú Xuân hành hình trả thù.

Trút căm giận vào gia đình Bùi Thị Xuân, Nguyễn Ánh đã cho giải hai vợ chồng đến trước mặt kể tội “phản nghịch” rồi bắt quỳ lạy. Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân nhất

quyết không chịu lạy giặc. Nguyễn Ánh sai lính lấy hèo đánh vào khuỷu chân, níu tóc, dập đầu xuống đất bắt lạy. Hai vợ chồng nhất quyết không chịu. Nguyễn Ánh uất quá, cho voi dữ ra giày xéo quật chết cả hai con bà cho trông thấy, để ra uy. Lại lôi Trần Quang Diệu ra xẻo từng miếng thịt. Tình cảnh cực kỳ thảm thương tàn bạo hết mức. Cho đến khi bị Nguyễn Ánh giết, bà trước sau vẫn giữ thái độ ung dung, mặt không hề biến sắc.

Theo như tư liệu của một giáo sĩ phương Tây De La Bissachère - người có dịp chứng kiến cuộc hành hình đã miêu tả cái chết lẫm liệt của bà như sau: “Bùi Thị Xuân không hề biến đổi sắc mặt, tiến trước đầu voi một cách bình tĩnh. Mấy tên lính thét la om sòm, bảo bà quỳ xuống, nhưng bà vẫn thản nhiên tiến bước. Voi lùi lại, bọn lính phải lấy giáo nhọn thọc vào đùi voi, con vật mới lấy vòi quật bà tung lên trời…”.

Bùi Thị Xuân là một trong những anh hùng đã dựng lên triều đại Tây Sơn và cũng chính bà là người phải chứng kiến những giây phút hết sức bi thảm cuối cùng của triều đại đó. Cuộc đời bà là biểu tượng cho một triều đại vừa oai hùng và đầy bi thương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực

lục, Nxb Giáo dục, năm 2004;2. Bùi Thị Xuân, Danh nhân đất Việt;3. Quốc sử quán triều Nguyễn, Minh Mệnh

chính yếu, Nxb Thuận Hóa, 1994;4. Hồ sơ H21/15, Mộc bản triều Nguyễn -

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV;5. Hồ sơ H21/16, Mộc bản triều Nguyễn -

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

KỶ NIỆM 215 NĂM NGÀY MẤT CỦA NỮ TƯỚNG BÙI THỊ XUÂN (1802-2017)

Hình tượng Đô đốc Bùi Thị Xuân.

câu: Ước gì anh là chiếc bao tay kia nhỉ..., bất chợt lại tủm tỉm cười nụ một mình, cái thời trẻ thơ và ngô nghê đến lạ...

Đêm Đà Lạt ngày ấy vắng và hiền hòa lắm. Có thế nên nhỏ bạn thân lôi mình đi trên con dốc bên

cạnh trường đại học với chiếc radio trong tay và hai đứa cùng nghe những ca từ về một thời xa xôi đã vụt mất, những lúc ấy chợt thấy buồn và cô đơn quá...

Còn nhiều lắm những kỉ niệm dễ thương của nhóm thi nhân bất đắc

Đà Lạt những đêm không ngủ

Với chủ đề “Đơn Dương 42 năm đổi mới và phát triển”, sau 6 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi đã tiếp nhận 211 tác phẩm ảnh và 37 bài thơ của các tác giả trong huyện. Qua 3 vòng chấm giải đã tìm được những tác phẩm, tác giả để trao giải. Về nhiếp ảnh: Giải nhất “D’ran đổi mới và phát triển” của Nguyễn Hữu Đô, 2 giải nhì “Ca phẫu thuật nội soi đầu tiên ở Đơn Dương” - Phạm Ngọc Thanh và “D’ran vào mùa quýt” - Phan Hạnh; 3 giải ba “Đơn Dương đổi mới và phát triển” - Hồ Phúc, “Giờ thể dục tại Trường THCS Thạnh Mỹ” - Trịnh Xuân Nhiên và “Suối nguồn Đa Nhim” - Phan Hạnh; 5 giải khuyến khích

trao cho các tác giả Thiều Cường, Phan Hạnh, Phạm Ngọc Thanh và Nguyễn Hữu Đô (2 giải). Về thơ: 2 giải nhì “Về đây Dã quỳ” - Ngô Thị Huyền Trang và “Nguyệt cầm” - Nguyễn Trọng Cần; giải ba “Đơn Dương ngày hội” - Nguyễn Công Huấn; 2 giải khuyến khích “Đêm tĩnh lặng” - Đặng Thị Nga và “Nhớ” của Nguyễn Quốc Lập.

Đây là lần đầu tiên Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Đơn Dương tổ chức cuộc thi ảnh và thơ chào mừng 72 năm Quốc khánh. Qua đó, tổ chức triển lãm ảnh diễn ra từ ngày 1 - 15/9, tại khuôn viên Trung tâm VHTT Đơn Dương.

HÀ HỮU NẾT

Đơn Dương: 16 tác phẩm ảnh và thơ đoạt giải

dĩ nơi chợ đêm Đà Lạt... Hãy giữ lại phút giây ấy để mãi là tình bạn biết sẻ chia, cảm thông và biết đâu đấy, khi đi hết một đoạn đường, ta chợt nhận ra rằng: Con đường dù có xa xôi cách mấy, có lúc trông cũng thật gần...

Hồ Xuân Hươngvề đêm.Ảnh: Internet

Page 8: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201709/25452_BLD_cuoi_tuan_ngay_9.9.2017.pdf · định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh

8 THỨ BẢY 9 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

NHẬT QUÂN

Ông Nguyễn Văn Minh Tú - chủ Cơ sở Đà Lạt Mai Khôi Farm, ở thôn Păng Tiêng - xã Lát từ

năm 2014. Hai vợ chồng quê ở Long An nhưng lập nghiệp ở Sài Gòn, lên Lâm Đồng mua 3 ha đất san ủi và tháng 4 năm 2015 xuống giống trồng hoa đầu tiên, trong đó có 1 ha nhà kính. Đến nay, qua 2 năm, cơ sở Mai Khôi đã có 6 ha đất, với tổng vốn đầu tư khoảng 60 tỷ đồng. Trang trại trồng thành công được 4 loại hoa là cúc, cát tường, cẩm chướng và ly ly, tiêu thụ khắp cả nước, nhưng mùa hè tiêu thụ chủ yếu ở miền Bắc. Hiện mỗi ngày, Mai Khôi xuất đi 15 thùng hoa, trị giá khoảng 30 triệu đồng, sử dụng 40 nhân công thường xuyên và 3 nhóm lao động thời vụ.

Từ thời sinh viên, ông Tú đã mong được sống ở Đà Lạt, bởi thích phong cách của con người và khí hậu nơi đây. Nhưng ngành xây dựng không cho ông cơ hội thực hiện được mong muốn ấy. Nhưng, dù làm nghề ở Sài Gòn, hai vợ chồng vẫn thường xuyên lên Đà Lạt mỗi khi mệt mỏi. Cuối cùng, ông đã quyết định bỏ nghề được đào tạo để chọn nghề nông dù rất bận rộn, nhưng lại được sống thư thả hơn và trên hết là được sống ở thành phố mà ông yêu thích. Bắt tay vào nghề nông – một nghề hoàn toàn khác với chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo, nên khó khăn không ít. Tất cả những kiến thức từ đặc tính đất trồng, đặc tính giống, khí hậu, đến cơ sở hạ tầng đều rất mới mẻ… nhưng khó khăn lớn nhất là thiếu

TUYẾN DU LỊCH CANH NÔNG XÃ LÁT:

Mai Khôi Farm - du lịch sẽ giúp cơ sở hoàn thiện hơn

kinh nghiệm sản xuất, nên lỗ mất vài vụ đầu.

Ông Tú chọn trồng hoa chứ không phải cây trồng khác, vì ông thích hoa hơn các loại rau - củ - quả; còn xã Lát chính là nơi phù hợp để có một diện tích lớn trồng hoa tập trung; chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận tiện, hướng dẫn thủ tục pháp lý để cơ sở kinh doanh đúng pháp luật... Đó chính là lý do từ 1 trang trại, ông Tú đã có 3 trang trại trồng hoa trên địa bàn xã Lát với 5 màu cát tường, cúc đại đóa và kim cương…

Tham gia chương trình DLCN, cơ sở Mai Khôi dự định chỉnh trang lại khu vệ sinh và khu dừng chân cho khách; đào tạo nhân công có chức năng như hướng dẫn viên, nhưng có am hiểu về kỹ thuật trồng cây để giới thiệu về đặc tính của từng loại cây hoa,

cũng như kỹ thuật chăm sóc cây theo mùa khác nhau. Trong mỗi nhà kính sẽ xây dựng lối đi bê tông sạch sẽ, ghi tên các giống hoa trên mỗi luống hoa… Tới trang trại, ngoài việc ngắm và chụp hình, du khách còn có thể tìm hiểu quy trình trồng, chăm sóc, phân loại, bảo quản từng loại hoa, tìm hiểu về xuất xứ của giống hoa… Để tạo nét riêng thu hút khách, trang trại sẽ đầu tư chế biến một số loại nước uống. Cơ sở sẽ thu phí một cách tượng trưng để duy trì hoạt động của mảng du lịch. Dù không thể trang trải hết chi phí, nhưng cái được lớn nhất là mình quảng bá được thương hiệu của riêng mình, ngoài ra, còn quảng bá được cho nông nghiệp và du lịch canh nông của xã…

Dù chưa định hình rõ quy mô tuyến DLCN xã Lát, nhưng ông Tú tin tưởng tuyến du lịch này sẽ

rất hấp dẫn, do đầu tư bài bản, có sự tham gia của chính quyền, là tiền đề để thu hút du khách, tạo nên sản phẩm mới. Mai Khôi dự định sẽ trồng dâu và một số loại trái cây khác. Ngoài hoa, Mai Khôi ý thức rằng, dù chưa có nhiều kiến thức về du lịch, nhưng việc tham gia vào tuyến DLCN xã Lát giúp cơ sở hoàn thiện mình hơn. Đó là phải sản xuất theo mô hình trang trại bài bản hơn, sạch sẽ hơn, trồng thêm hoa trên đường đi…; nhưng, khó là phải làm sao tạo nên sự hào hứng, níu kéo du khách quay trở lại.

Mai Khôi trong hành trình khám phá xã Lát bằng tuyến DLCN sẽ bắt đầu vào dịp Festival hoa cuối năm nay. Cơ sở muốn tạo được ấn tượng với du khách về các loài hoa của mình, đồng thời về phong cách của con người và vùng đất của xứ sở hoa. Cái khó khi tham gia tuyến DLCN là phải luôn có vài lô hoa trồng xen kẽ để khách tham quan lúc nào cũng có hoa chụp ảnh. Trong khi hoa thường tập trung vào ngày rằm và đầu tháng, còn ngày thường rất ít. Khó hơn nữa là làm sao khách đi tham quan vừa cảm thấy hứng thú khi đi du lịch, nhưng cũng phải bảo đảm tránh lây nhiễm bệnh từ lô hoa này sang lô hoa khác vì đặc tính của hoa là loài rất dễ lây nhiễm bệnh, nên việc đưa du khách vào trải nghiệm như một người công nhân của trang trại không thể làm đại trà được, mà chỉ quy hoạch một góc nhỏ trong trang trại. Ngoài ra, đón khách du lịch, Mai Khôi phải tính đến các vấn đề khác, như bãi đậu xe, xử lý rác và

đa dạng chủng loại hoa…Ngay từ ngày đầu tiên lên Đà

Lạt, Cơ sở Mai Khôi đã chọn giải pháp liên kết với Công ty Hasfarm để nắm được quy trình cơ bản về đầu tư cơ sở hạ tầng, chăm sóc và tiêu thụ hoa, nhưng chỉ liên kết trồng hoa cẩm chướng, trung bình từ 1-10 ngàn cành/ngày. Việc liên kết giúp cho cơ sở có kiến thức sơ bộ về kỹ thuật trồng hoa, nhưng hạn chế là đất trồng hoa chỉ cho sản lượng cao ở lứa đầu, các lứa sau sẽ không được như vậy, nên phải chọn trồng các loại hoa khác để mở rộng thị trường. Quy chuẩn của Hasfarm khá cao, đòi hỏi cành hoa phải to, chắc, không bị dấu vết của côn trùng hay sâu nấm, được cung cấp giống. Mô hình liên kết này có lợi cho cả đôi bên, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và mới, chưa có thị trường ổn định.

Dù biết thị trường nước ngoài khắt khe hơn thị trường trong nước, nhưng cơ sở sản xuất hoa Mai Khôi đang tiến hành thành lập công ty và đầu tư để trong thời gian sớm nhất sẽ có sản phẩm đủ chất lượng tham gia thị trường xuất khẩu. Hiện cơ sở đã có nhà lạnh, đủ trữ hoa trong vòng 3 ngày, nhưng hoa rất ít khi phải bỏ vào kho lạnh mà thường đi hoa tươi luôn, mỗi ngày 3 thùng hoa từ 80-100 bó (mỗi bó 10 cành). Khách du lịch sẽ đi tham quan trang trại trong vòng 30 phút với khoảng 50 khách. Cùng với đón khách tham quan, làm lan tỏa tình yêu với đất và hoa Đà Lạt, Mai Khôi hy vọng sản lượng hoa tết sẽ tốt, được giá, do đà phát triển từ năm trước, cộng với thời tiết diễn biến thất thường và dịch hại sẽ khiến sản lượng hoa trên thị trường có phần sụt giảm.

Là một trong 3 cơ sở sẽ thí điểm đón khách du lịch trong tuyến du lịch canh nông (DLCN), Cơ sở Đà Lạt Mai Khôi Farm ở xã Lát ý thức rõ trách nhiệm của mình và đang cố gắng hoàn thiện, tự quảng bá để góp phần làm tăng tính hấp dẫn của loại hình DLCN tại Lâm Đồng.

QUỲNH UYỂN

Cách đây 4 năm, lần đầu tiên trên những trang mạng xã hội xuất hiện những hình ảnh

chụp về đồi cỏ mênh mông trải dài bên hồ Đankia - Suối Vàng đang vào mùa hoa. Cả không gian rộng lớn ngập tràn hoa cỏ màu hồng phấn bên hồ nước xanh, rừng thông, đàn ngựa nhởn nha gặm cỏ... đã gây sốt cộng đồng mạng. Từ đó, cứ đến cuối năm (khoảng đầu tháng 12) người ta lại cùng kéo nhau lên đồi chụp hình với cỏ hồng để được thỏa sức ngắm vẻ đẹp của một miền thần tiên. Người lên đồi chụp hình ngày càng nhiều, ai cũng mong mình có hình đẹp nhưng không ai bảo vệ đồi cỏ, họ cùng giẫm đạp lên không thương tiếc, nhiều nhóm phượt đi cả xe jeep, có khi hàng chục mô tô xe máy quần ngang quần dọc làm nát đồi cỏ đang trổ hoa, khiến hoa cỏ chưa kịp nở rộ đã xác

Ông chủ Cơ sở Mai Khôi Farm trong vườn cúc bắt đầu nở rộ. Ảnh: N.Q

Đà Lạt sẽ có một mùa hội dành cho “cỏ”Ở Đà Lạt từ bao đời nay, đồi cỏ hoang dại năm nào cũng nở hoa, nhưng đến khi vẻ đẹp của cỏ hồng đi vào ống kính của các nghệ sĩ nhiếp ảnh tuy không chuyên thì hoa cỏ mới trở thành “hiện tượng”. Và sẽ có một mùa hội dành riêng cho cỏ, diễn ra vào đúng mùa cỏ hồng nở hoa.

xơ nghiêng ngả. Từ trách nhiệm, tâm huyết của mình phải gìn giữ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, quảng bá du lịch Đà Lạt, ông Nguyễn Vũ Hoàng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh đã gợi lên ý tưởng tổ chức một mùa hội dành cho cỏ hồng. Theo đó, kế hoạch tổ chức Mùa hội cỏ hồng Đà Lạt 2017 đã được nghệ sĩ Vũ Hoàng bắt tay xây dựng chi tiết. Đây là sản phẩm du lịch mới, nhằm giới thiệu thiên nhiên tươi đẹp, giới thiệu loài cỏ hồng độc đáo ở khắp các triền đồi Đà Lạt chỉ nở hoa một mùa trong năm vào những ngày cuối mùa mưa, chào đón mùa nắng rực rỡ. Mùa hội còn mong muốn gửi đến công chúng, nhân dân Đà Lạt và du khách thông điệp hãy trân trọng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Ông Nguyễn Vũ Hoàng -

mùa hội cỏ hồng trở thành thương hiệu du lịch mời gọi du khách đến với Đà Lạt vào mỗi mùa hoa cỏ định kỳ hàng năm. Dự tính mùa hội sẽ diễn ra trong 10 ngày, vào thời điểm cỏ nở hoa rộ nhất từ ngày 24/11 đến ngày 4/12. Tại mùa hội, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tham quan, dã ngoại, vui chơi giải trí sẽ được tổ chức có chọn lọc, bố trí hợp lý gắn với bảo vệ môi trường. 11 chương trình tổng thể với nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ được tổ chức gồm: Hoạt động nhiếp ảnh chuyên nghiệp “Khoảnh khắc bình minh”, hoạt động nhiếp ảnh không chuyên “Thiên đường hoa cỏ”, Ngày hội ảnh cưới “Chủ nhật hồng”, Đua ngựa không yên “Vó ngựa thảo nguyên”, Văn hóa cồng chiêng “Đêm người Lạch”, Ngày hội “Nhẫn cỏ cho tình nhân”, Đêm nhạc “Đà Lạt hoàng hôn”, Hoạt động điện ảnh “Những tuyệt tác tình yêu”, Cắm trại dã ngoại “Đêm thảo nguyên”,...

XEM TIẾP TRANG 11

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đà Lạt - Thảo nguyên cỏ hồng” thu hút khách tham quan. Ảnh: Q.U

Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh cho biết: Mùa hội cỏ hồng Đà Lạt 2017 với chủ đề “Đà Lạt - Thảo nguyên cỏ hồng” có ý nghĩa đưa các hoạt động du lịch dã ngoại mang tính tự phát thành hoạt

động có tổ chức, tạo điều kiện tốt nhất để du khách tham quan trải nghiệm; đồng thời thể nghiệm mô hình du lịch gắn với thiên nhiên. Thông qua đó sẽ rút kinh nghiệm, hoàn thiện các chương trình để

Page 9: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201709/25452_BLD_cuoi_tuan_ngay_9.9.2017.pdf · định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh

9 THỨ BẢY 9 - 9 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

TUẤN HƯƠNG

Ở thôn Bồng Lai (xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng), những nông dân nuôi bò sữa dày

dặn kinh nghiệm cũng phải thán phục chàng trai trẻ Phạm Văn Hiếu. Tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Yersin Đà Lạt, Hiếu chọn cho mình con đường khởi nghiệp ngay chính nơi mình sinh ra và lớn lên. Đó là xây dựng một trang trại nuôi bò sữa giữa bát ngát đồng cỏ xanh. Mạnh dạn, Hiếu đã dùng số tiền thưởng 90 triệu từ giải nhì Cuộc thi “Khởi nghiệp kinh doanh” do Trường Đại học Yersin Đà Lạt tổ chức và vay thêm vốn đầu tư mở trang trại bò sữa VH. Đến nay, trang trại của Hiếu đã có 13 con bò HF thuần chủng và 5 con khác đang khai thác sữa hàng ngày với doanh thu mỗi năm khoảng 350 triệu đồng. Không những vậy, trang trại bò

sữa VH cũng là nơi được nhiều người đến học hỏi, kể cả các chuyên gia nông nghiệp về chăn nuôi bò sữa nước ngoài. Mùa hè vừa qua, Hiếu đã được các chuyên gia mời sang Đức để học hỏi thêm kinh nghiệm về chăn nuôi bò sữa. Đến tận bây giờ, sau khi đã thành công với trang trại

Sinh ra từ làng và sự trở về Họ, những người trẻ, sau khi rời ghế nhà trường có kiến thức, giàu nhiệt huyết và đam mê… nên đã chọn con đường khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương.

bò sữa, điều tâm đắc nhất đối với chàng trai này là “không phải mình kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng nhất là mình dám dấn thân, dám đi theo con đường mình đã lựa chọn”.

Còn với đôi vợ chồng Phạm Phi Cường - Lê Ánh Bình Minh (xã Đạ Ròn, Đơn Dương) thì họ

“tâm đầu ý hợp” từ sự đam mê nuôi gà Đông Tảo. Khi Cường tốt nghiệp Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh còn Minh tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng chuyên ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn, thay vì làm tiếp ở những công ty có mức thu nhập cao, cả hai vợ chồng quyết định về quê mở trang trại nuôi gà Đông Tảo. Cường ra tận Hưng Yên để mua giống và học tập kinh nghiệm những người nuôi gà Đông Tảo ở đây. Từ 55 con gà giống bắt đầu nuôi vào năm 2014, sau một năm, 50 con gà Đông Tảo trưởng thành đã khiến nhiều người biết đến trang trại gà Đông Tảo Cường - Minh. Đến nay, trong 700 m2 vườn nhà, trang trại gà Đông Tảo của vợ chồng Cường - Minh đã đem lại nguồn thu nhập 15 triệu đồng/người/tháng cho 4 thành viên trong gia đình.

Ở Đức Trọng, nhiều người biết đến Thảo Spa bởi chủ tiệm

là một cô gái còn trẻ nhưng am hiểu khá nhiều về thẩm mỹ. Tốt nghiệp Đại học Yersin Đà Lạt, Thảo về nhà mở tiệm Spa với số tiền khởi nghiệp là 35 triệu đồng. Đối tượng mà Thảo nhắm đến là phụ nữ tuổi trung niên bởi theo cô, ở tuổi này phụ nữ đã có mức thu nhập ổn định nên sẽ có nhu cầu làm đẹp nhiều hơn. Để bắt đầu với tiệm Spa này, Thảo đã tham gia nhiều lớp học về thẩm mỹ ở các tiệm Spa uy tín tại những thành phố lớn. Sau một năm mở tiệm, từ số vốn ban đầu 35 triệu đồng đã tăng lên 150 triệu đồng. Hiện nay, tiệm của Thảo đã thu hút được một lượng lớn khách hàng, không những tạo ra thu nhập cho bản thân mà còn tạo công ăn việc làm cho 3 - 4 lao động.

Những bạn trẻ trên chỉ là số ít trong hàng ngàn thế hệ 8X, 9X dám thử sức và dấn thân trên con đường lập nghiệp do chính mình lựa chọn. Trên con đường ấy, có cả chông gai nhưng bằng sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, họ đã và đang khẳng định hướng đi mạnh dạn, đúng đắn của mình.

Tạp bút: TRỊNH CHU

Căn nhà ấy, 27A Thi Sách, TP Đà Lạt, tôi vẫn hằng lui tới. Có điều, từ ngày

cô mất, tôi cố tránh những trường hợp phải đặt chân lên gác thượng, nơi để bài vị và di ảnh cô. Cô là Nguyễn Mai Hương, cái tên gợi nhắc về một ban mai thoảng thơm hương tinh khiết.

Nhớ lại, một chiều Đông năm 2008, tôi lần đầu tiên gặp cô. Cô thanh nhã bên người đàn ông có dáng thấp đậm, đeo kính râm, trông dữ dằn như một bưởng trưởng. Người đàn ông đi cùng cô chẳng phải ai xa lạ, chính là Vương Tùng Cương, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Trước đây, Vương Tùng Cương là tay buôn cám vàng, đô la có số má. Thế rồi, sau một biến cố lớn, người con trai duy nhất qua đời, Vương Tùng Cương trở thành con người khác, đuổi thẳng bạn buôn quen đến nhà: “Ở đây, không có vàng, không có đô la. Giờ, chỉ có rượu và thơ!”. Thơ là những gì còn lại sau tất cả, hay nói đúng hơn, thơ là nơi tì vịn cuối cùng để Vương Tùng Cương đi qua những dằng dặc sạt lở, thức trắng đắng đau: “Gà gáy loang dần chó sủa bóng xa/ Đêm trở trời cá động ao bì bõm/ Nghe hoang vắng tiếng vạc xa tìm bạn/ Người kéo vó khuya ho thúng thắng tuổi già”.

Cô giạt vào đời Vương Tùng Cương, khi cuộc hôn nhân giữa cô và chồng đang ở trong giai đoạn cuối cuộc hành trình xót buốt, bằng cái cách của người đàn bà

đa đoan đúng nghĩa. Bởi chỉ có sự đa đoan mới đủ nghiệp căn để dắt dẫn cô bước vào con đường mà phần lớn người đời đều ra sức né tránh, vì khi ấy cô và Vương Tùng Cương cũng không còn trẻ nữa. Cả hai người lúc này đều đã trải qua những hạnh phúc lẫn đắng đau riêng trong cái nơi vẫn được người đời khoác cho mỹ từ tổ ấm. Tuy vậy, tôi không coi đấy là sự vi phạm đạo đức. Ngược lại, tôi thầm ngưỡng mộ sự... vi phạm ấy.

Trước kia, cô yêu rồi đi đến hôn nhân với người đàn ông đã là bố của hai đứa trẻ, đang sống cảnh gà trống nuôi con, theo những gì con tim cô cho là đúng, cần phải làm, không hề toan tính thiệt hơn, không sợ cả những eo sèo dư luận. Quyết định có phần... khó hiểu này, cũng chỉ có thể lý giải được nhờ thuyết... đa đoan luận. Tất nhiên, một cuộc hôn nhân như vậy, chắc chắn khó tránh khỏi hành trình xót buốt, vì ngay từ đầu nó đã không phẳng phiu theo khuôn phép sự chỉnh chu thông thường, mà đầy ứ những ghềnh những thác những trắc trở chông chênh. Ngày tiễn cô về nhà chồng, yêu và hiểu con gái, mẹ cô chỉ cười: “Cái phận đàn bà nó vốn sẵn đa đoan rồi con ạ! Sao con còn rước cái nợ văn chương chi cho khổ nó lận thêm vào thân!”. Cô cũng cười, một nụ cười vừa biết ơn vừa thông tỏ trách nhiệm, theo kiểu “đã mang lấy nghiệp vào thân”.

Thông tỏ nghiệp căn không có nghĩa trong quá trình chung sống với chồng, cô không có những va đập, đắng đau, ê chề. Thậm chí, chính sự thông tỏ về nghiệp căn

ấy, khiến cô phải trải qua nhiều gió sóng hơn, chịu nhiều đổ vỡ hơn, ưu ấp nhiều vết thương hơn, nhưng nhờ đó cô cũng sống đầy hơn, dày hơn, sâu hơn, đa diện hơn.

Cô quen biết Vương Tùng Cương trong lần đến bệnh viện thăm một người thân bị ung thư. Bấy giờ, Vương Tùng Cương cũng đang chăm vợ bị bệnh ung thư ở đấy. Nhìn người đàn ông tiều tụy vì ngày đêm săn sóc vợ, tự dưng cô cảm thấy xót xa. Chính cái tâm chất đầy nhạy cảm trắc ẩn đó đẩy cô giạt vào đời Vương Tùng Cương. Điều ấy cũng có nghĩa tình thương người trong cô chiến thắng mọi sự, chở che mọi sự, dưỡng nuôi mọi sự. Tôi đồ rằng, nếu gặp Vương Tùng Cương trong trường hợp của cô, không ít người sẽ ba chân bốn cẳng, rồi chạy cho thật xa vì ngại bị liên lụy, vì sợ phải nặng gánh cưu mang.

Tôi quý và ngưỡng mộ cô cũng vì thế!

Từng là học sinh giỏi văn rồi trở thành giáo viên dạy văn, thế nên việc cô biết nhiều về tác giả, biết sâu về tác phẩm văn chương không những cần thiết cho nghề nghiệp, vì nó làm dày thêm kiến văn, giúp quá trình giảng dạy thẩm được sâu hơn cái “mã ADN” nghệ thuật ẩn sau con chữ cũng là điều dễ hiểu và càng dễ hiểu hơn khi nó là những gợi khơi để cô sáng tạo tác phẩm văn học. Trong số những tác phẩm văn học cô tiếp xúc, có thơ của Vương Tùng Cương.

Thơ Vương Tùng Cương như tương cà, như dưa muối, như đồng đất cố xứ hoang vỡ lời bà, lời mẹ, lời chị, lời em. Tất cả những tin yêu, ủ ấp từ nắng mưa, rạ rơm, tro trấu, từ sạt lở đắng đau đời bà, đời mẹ đã được Vương Tùng Cương lặn sâu, cày vỡ, thốc thới trong thăm thẳm cội rễ đất đai và rồi như một lẽ tự nhiên nó cất lên tiếng nói đậm chất thô mộc, kiểu lời ăn tiếng nói người nhà quê nguyên

Hiếu (bìa trái) cùng chuyên gia nông nghiệp về chăn nuôi bò sữa đến từ Đức. Ảnh: T.H

Mưa qua bóng nắngkhối, đẫm mùi bùn trong từng thớ thịt. Tất nhiên, trong tiếng nói thơ Vương Tùng Cương, không thể thiếu ảnh xạ người mẹ, với nắng sương cháy bạc lưng sờn vai áo. Do vậy, yêu thơ Vương Tùng Cương cũng có thể coi là yêu làng xưa, yêu người xưa. Mà yêu làng xưa, yêu người xưa thì cũng đáng yêu quá đi chứ! Bởi trong thơ Vương Tùng Cương có đủ những số phận, những cuộc đời bện chặt vào đất đai ruộng đồng nên đẹp một cách gian truân đến tận cùng. Thế nên, người không hợp cạ, có thể do khác biệt về khẩu vị và cũng có thể do thiếu vốn tâm thức làng, thì rất dễ nản lòng và thể nào cũng ngoảnh mặt quay đi. Còn người hợp cạ thì say đứ say đừ, không tài nào rứt ra được, như người nghiện thuốc lào nặng. Cô rơi vào trường hợp thứ hai…

Chiều nay, chẳng hiểu sao tôi lại tha thẩn đặt chân lên gác thượng, tay run run lần giở những trang viết cô để lại, rồi chợt nhận ra có một cái tôi vẹn nguyên được cô giấu đằng sau câu chữ. Ở đấy, sướng - khổ, được - mất, khôn - dại, đúng - sai (theo cách nghĩ của người đời) đối với cô chả còn nhiều ý nghĩa. Ở đấy, cô có một cuộc đời đáng sống, văn chương giúp cô thực thi những mơ ước, khỏa lấp những nỗi niềm riêng, chữa lành trái tim người đàn bà đa đoan, luôn lấy sự che chắn làm nghiệp dĩ đời mình. Tôi còn nhận ra trong những trang văn đọng lắng, tự ngân từ trái tim người đàn bà đa đoan ấy, có sự an nhiên rơi thoảng trong tiếng kinh siêu độ, trắng tinh khôi màu miên hương.

Ảnh minh họa.

Page 10: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201709/25452_BLD_cuoi_tuan_ngay_9.9.2017.pdf · định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh

10 THỨ BẢY 9 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà

Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt,

tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM

ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân

hàng Công thương chi nhánh Lâm Đồng - VietinBank.

PHÒNG BẠN ĐỌC

HOÀNG YÊN

Thu 1,5 tỷ đồng mỗi nămTrước đây, toàn bộ diện tích đất của gia

đình anh Nguyễn Văn Chức được trồng cà phê nhưng làm cà phê vất vả và vài năm trở lại đây sản lượng trái không đạt. Năm 2012, khi chở trái cây thuê cho gia đình ông Ba Tài người cùng thôn, anh Chức thấy có giống bưởi da xanh ăn ngon mà giá bán lại rất cao. Nhận thấy Đan Phượng là vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng khí hậu phù hợp với cây có múi nên anh quyết định xuống nhiều nhà vườn ở Bến Tre để học hỏi, tìm mô hình mới, đồng thời mua 1.000 cây giống bưởi da xanh với giá 40.000 đồng/cây về trồng.

Anh Chức kể: “Lúc đó tôi là một trong số ít người đem cây bưởi da xanh về trồng ở địa phương nhưng ban đầu cũng không bỏ toàn bộ cà phê mà chỉ dám trồng ở giữa khoảng cách các cây cà phê, hễ cây cà phê nào già cỗi là tôi lại phá và trồng xen bưởi. Khi cây bưởi còn nhỏ có thể thu hoạch cà phê để trang trải chi phí, cứ cây bưởi càng lớn thì tôi phá dần cà phê để chuyển hẳn sang chuyên canh cây ăn quả - bưởi da xanh”.

Vừa trồng anh Chức vừa học hỏi, đúc kết kinh nghiệm nhằm không ngừng đưa năng suất, sản phẩm đạt chất lượng cao hơn để bán được giá. Khi quả cho trái ngọt đầu tiên, anh đem xuống Bến Tre thử sản phẩm, thì sản phẩm của anh chất lượng không khác là mấy so với cây trồng ở đây. Từ năm 2015 đến nay, năng suất bưởi ở vườn nhà anh tăng dần, cây bưởi ra rất sai trái, nếu để cây tự nhiên ra quả thì mỗi cây có khoảng hơn 100 trái, nhưng trái sẽ không chất lượng nên anh tiến hành vặt bớt chỉ để lại những trái chất lượng. Năm 2016, anh Chức thu hoạch được 20 tấn bưởi, bán với giá bình quân 40.000 đồng/kg, đồng thời anh thuê nhân viên kỹ thuật chiết giống để bán cho những người nông dân có nhu cầu trồng nên trong năm ấy anh xuất được 20.000 cây giống, giá 40.000 đồng/cây. Sau khi trừ chi phí, với diện tích trồng bưởi nêu trên đã đem về lợi nhuận cho anh hơn 1,5 tỷ đồng/năm và dự kiến vụ tết năm nay, gia đình anh sẽ có vụ mùa bội thu.

Thấy hiệu quả từ giống bưởi da xanh, người nọ truyền tai người kia, rất nhiều

Bưởi da xanh sai trái nơi xã nghèo Với diện tích 2,5 ha đất trồng bưởi da xanh, anh Nguyễn Văn Chức, thôn Tân Lập, xã Đan Phượng thu về hơn tỷ đồng mỗi năm. Mô hình của anh được nhiều người dân trong vùng tham quan học hỏi kinh nghiệm canh tác.

nông dân trong tỉnh như xã Tân Thanh, Liên Hà, Nam Ban, huyện Di Linh, TP Đà Lạt... tới tham quan học hỏi và mua giống cây của gia đình.

Hướng xuất khẩuNhiều năm gắn bó với cây cà phê,

nhưng với sự nhạy bén, đón đầu thị trường, anh Chức nhận ra rằng, giống bưởi da xanh sẽ là đặc sản trong tương lai và có giá trị kinh tế cao. Vì thế, anh đã mạnh dạn đốn bỏ vườn cà phê để chuyển sang trồng bưởi. Nhờ quyết định đúng đắn, hiện nay anh Chức đã có trên 2,5 ha trồng bưởi da xanh, lợi nhuận thu về mỗi năm cả tỷ đồng. Không chỉ nhanh nhạy với thị trường mà còn có bí quyết chăm sóc bưởi da xanh đạt chất lượng cao, trong tương lai anh Chức sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng, thị trường không chỉ bó hẹp trong nước mà anh còn muốn đưa ra nước ngoài để tiêu thụ nâng tầm giá trị nông sản của địa phương. Hiện anh Chức đang trong quá trình làm hồ sơ để bưởi da xanh của gia đình được công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo anh Chức, sản xuất bưởi theo hướng VietGAP nông dân rất cực vì phải có sổ ghi chép hàng ngày, bón phân, xịt thuốc đúng cách, đúng liều lượng. Tuy nhiên, ưu điểm là năng suất được tăng cao và giảm giá thành sản xuất. Đồng thời đây

là cách để nâng cao giá trị sản phẩm nhằm giúp quả bưởi có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

Nếu đã sản xuất thì phải làm có bài bản bởi tính anh không muốn làm ăn manh mún. Là người bán giống nên anh Chức có thể nắm được diện tích người dân trồng, anh đang có hướng sẽ thành lập Tổ hợp tác Bưởi da xanh Đan Phượng để nông dân chủ động được kỹ thuật cũng như liên kết người dân trồng theo tiêu chuẩn để có số lượng hàng lớn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Úc, Trung Quốc...

Ông Nguyễn MinhToản, Chủ tịch UBND xã Đan Phượng nhìn nhận, cùng với các loại cây ăn quả có múi, bưởi da xanh đang là giống cây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, được thị trường ưa chuộng. Thành công của mô hình bưởi da xanh của gia đình anh Nguyễn Văn Chức cho thấy cây trồng này phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương. Vì thế, một số hộ dân đã bắt đầu thực hiện trồng xen, chuyển đổi trên một số diện tích kém hiệu quả. Hiện Đan Phượng có khoảng 40 ha diện tích trồng bưởi da xanh, trong tương lai chắc chắn không chỉ dừng lại con số 40 ha mà sẽ tăng lên, sớm hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất huyện, đồng thời sản phẩm sẽ có thương hiệu được thị trường trong nước và thế giới đón nhận.

Sản phẩm bưởi da xanh của anh Nguyễn Văn Chức được thị trường đón nhận. Ảnh: H.Y

Để em có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống

Gia cảnh của chau Quỳnh Duyên rất khó khăn.

Em Phùng Thị Quỳnh Duyên sinh ngày 9/2/2008, hiện là học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng).

Năm 2013, một vụ tai nạn giao thông đã cướp đi người cha thân yêu, lao động chính trong gia đình và biến Quỳnh Duyên thành trẻ mồ côi khi mới lên 5. Cha chết, người mẹ trẻ Lê Thị Hường (SN 1985) đã đi thêm bước nữa, để lại đứa con thơ cho ông bà ngoại nuôi.

Hiện tại, em Phùng Thị Quỳnh Duyên đang sống với ông bà ngoại tại Cụm 7, Tổ dân phố 4, thị trấn Di Linh. Gia đình ông bà ngoại Quỳnh Duyên thuộc diện hộ nghèo, nay tuổi đã cao, sức yếu, thu nhập chính của cả gia đình chỉ biết trông chờ vào hơn 1 sào vườn, cuộc sống hết sức khó khăn.

Hoàn cảnh của em Phùng Thị Quỳnh Duyên rất cần sự chung tay giúp đỡ của quý bạn đọc gần xa, để em có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

1.954 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý

Từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2017 ngành chức năng của tỉnh đã khám phá 419 vụ, bắt giữ 503 đối tượng phạm tội về ma túy, trong đó nhiều đường dây buôn bán ma túy lớn thẩm lậu vào địa bàn đã được phát hiện, triệt phá; nhiều tụ điểm mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy và trồng cây có chứa chất ma túy trái phép trên địa bàn được phát hiện, triệt phá kịp thời. Số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy giảm 10 đơn vị so với năm 2014, hiện còn 28 xã, phường, thị trấn có người nghiện.

Theo nhận định của Ban chỉ đạo (BCĐ) 138 (phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, phòng chống AIDS và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc) của tỉnh về công tác phòng chống ma túy và cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh thì tội phạm ma túy bắt giữ ngày càng tăng, số người nghiện vẫn còn nhiều, hiện có 1.954 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc chưa thực hiện được, có 141 người nghiện không có nơi cư trú ổn định.

Tình trạng người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp dẫn đến có biểu hiện “ngáo đá”, hoc sinh, sinh viên sử dụng các chất gây nghiện mới nhưng chưa có cơ chế xử lý triệt để. Việc cai nghiện bằng thuốc thay thế Methadone chỉ áp dụng được cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện, trong khi đó số người nghiện ma túy tổng hợp hiện nay chiếm trên 33%, số bệnh nhân tuân thủ điều trị thấp mới đạt 64% số người đăng ký điều trị, còn có đối tượng lợi dụng điều trị để qua mắt cơ quan chức năng là vừa điều trị vừa sử dụng ma túy.

Thời gian qua, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất ma túy dạng thuốc phiện bằng Methadone, kết quả đã cai nghiện cho 728 học viên, hoàn thành cai nghiện 606 học viên, hiện đang quản lý điều trị cho 117 học viên cai nghiện tự nguyện và 321 người nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone.

BCĐ 138 thống nhất sẽ tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề hoặc Chỉ thị về công tác phòng chống ma túy và cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trong lĩnh vực này, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia vào công tác phòng chống ma túy và cai nghiện ma túy. AN NHIÊN

Page 11: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201709/25452_BLD_cuoi_tuan_ngay_9.9.2017.pdf · định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh

11 THỨ BẢY 9 - 9 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Tùy bút: NGUYỄN NGỌC PHÚ

Trong những ngày đầu thu cuối tháng 8 này tôi có dịp may mắn được đến tận đất mũi Cà Mau. Nhà văn

Nguyễn Tuân - một thợ luyện kim ngôn ngữ tài hoa đã từng ví: Mũi Cà Mau như “Ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm”. Không biết ông nhà văn nổi tiếng đã đến đất mũi chưa mà có những liên tưởng so sánh độc đáo. Nhưng chắc chắn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, người viết rất hay bút ký “đất mũi” đã đến nơi này viết tường tận khi nhà văn lên một chiếc ca nô để từ biển cuối đất mũi nhìn vào bờ: “Trên mặt biển hừng sáng, tôi nhìn thấy cánh mũi đất rừng chuồi trên mặt nước, nhọn và sắc như một chiếc mỏ chim… Mũi Cà Mau nhìn giống như một cánh chim hải âu đang lao ra giữa biển Đông, nhìn nghiêng thì nó nhọn như vậy. Khi nhìn chính diện từ ngoài khơi ngó thẳng vào Bãi Bùn thì mũi Cà Mau lại tròn vành vạnh y như một cái vành đai, vòng tay ôm lấy đất liền…”. Và tôi khi đặt những bước chân của mình bấm vào bùn đất mũi thì cảm giác gặp Tổ quốc ở đây thật thiêng liêng, gần gũi máu thịt vô cùng. Đất mũi vừa bao la phóng khoáng, hồn hậu của gió biển mặn mòi, vừa níu chặt siết thân của muôn chùm rễ đước ôm lấy đất này ngày một lấn ra biển giữ đất phù sa. Ở đây người ta ví cây biết đi và đất biết bước. Tính ra mỗi năm mũi Cà Mau vươn ra biển hơn 100 m. Bước từng bước vững chãi trưởng thành. Sóng kê cao Tổ quốc, đất rộng dài Tổ quốc. Và kỳ lạ thay ở Cà Mau có hai tên người anh hùng được đặt tên cho hai huyện là huyện Ngọc Hiển - tên người anh hùng Phạm Ngọc Hiển, chỉ huy cuộc khởi nghĩa thắng lợi năm 1940 ở Hòn Khoai. Và huyện Trần Văn Thời - tên người Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau năm 1940-1941. Những tên người đã thành tên đất thân thương như dấu ấn lịch sử…

Tôi cũng đã từng lên mỏm tột cùng cực Bắc để ngắm lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em ở đài cao nhất cột cờ Lũng Cú. Ở đất mũi Cà Mau này tôi lại gặp sắc đỏ quốc kỳ Tổ quốc bay trong gió lộng của cột mốc mũi Cà Mau 8037’ 30 giây ở vĩ độ Bắc và 104043 giây kinh độ Đông mang hình cánh buồm trên con thuyền lướt sóng cách cột mốc cây số không ở Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) đúng 2.354 km. Tôi xúc động quỳ xuống sờ vào dòng chữ đỏ như chạm vào da thịt người thân của mình. Huyết quản trong người tôi mạch máu như đập mau hơn. Tổ quốc tôi là đây! Một hình hài vừa mang tính biểu tượng thăng hoa mềm mại uyển chuyển như hoa văn trên họa tiết trống đồng, vừa cương nghị thần thái vững chãi khẳng định mốc chủ quyền đất nước. Vừa là quá khứ lại mang bao khát vọng tương lai. Hướng ra biển lớn cánh buồm no gió thời đại, vừa căng gió nỗi niềm ân tình dân tộc. Hình ảnh lá cờ reo vui phần phật mang cả hình non nước hội tụ về đây với năm cánh sao vàng giữa mênh mông bạt ngàn xanh.

Tổ quốc nơi tận cùng đất nước…

Xanh thẫm, xanh đậm của đước, của tràm, của cây mắm, xanh thẳm ngăn ngắt của đại dương nhấp nhô. Ngoài kia đảo Hòn Khoai đọc tên lên nghe nôm na dân dã ngọt bùi trong sóng gió đậm tình hồn làng, hồn nước quê Việt. Rồi những cái tên Rạch Tàu, Ông Trang… nghe vừa chứa chan man mác thân phận lại có gì thật rạch ròi quyết liệt khi sống với đất này trụ lại với đất này để làm nên đắp bồi thêm một phần Tổ quốc…

Ở đất mũi Cà Mau tôi gặp má Ba Sương năm nay trên 80 tuổi. Cái khách sạn duy nhất ở mũi đất này cũng mang tên má “Khách sạn Ba Sương”. Má kể: Má cho dựng ngôi nhà có dãy buồng trọ này là để cho khách ở ngoài đó vào thăm đất mũi lỡ chuyến ca nô khi tối về Năm Căn có nơi mà nghỉ lại. Điều quan trọng hơn là má thèm được nghe kể chuyện ngoài đó với giọng Bắc, giọng Trung ấm áp như giọng của người quê hương Bác Hồ. Ôi chao, lần đầu tiên tôi được nghe những lời gan ruột thật giản dị và sâu sắc ấn tượng xúc động như thế. Má nói tụi bây có biết không, ngày Quốc khánh Độc lập 2/9/1945 lúc đó má mới hơn 10 tuổi, ngồi trong lòng ba ôm lấy cái đài để nghe giọng Bác Hồ đọc tuyên ngôn. Có thể ở tuổi đó má chưa hiểu hết ý nghĩa của những từ tự do, bình đẳng nhưng khi má nghe Bác Hồ giữa chừng đọc tuyên ngôn dừng lại hỏi: “Đồng bào nghe tôi nói rõ không?” thì má hiểu rằng đó là lời Cha nói với con khi sum họp vui vầy trong một mái nhà đại gia đình ấm áp. Và rồi mẹ của má - một người rất giỏi nấu ngon với các món ẩm thực ở đất mũi ao ước có người ra Bắc để gửi cho “ông cụ” một hũ mắm “Ba khía” - Loại cua biển đặc sản vùng đất này và một gói bong bóng cá Đường quý hiếm phơi khô lâu nay dành dụm. Tình cảm của người dân đất mũi với vị lãnh tụ thật bình dị, thân thiết mộc mạc biết chừng nào. Một ước muốn thật đơn sơ mà chứa chan biết

bao hương vị tình người, tình đất ở chóp mũi tận cùng đất nước. Trong những năm kháng chiến ác liệt: Một ngôi đền thờ Bác Hồ được lập ra thật trang trọng thiêng liêng trong rừng đước mà má Ba Sương - Cô du kích áo bà ba, khăn rằn quấn ngang vai với chiếc xuồng ba lá đã chăm lo nến đèn hương khói. Tấm ảnh Bác Hồ và sắc đỏ lá cờ Tổ quốc luôn là một biểu tượng niềm tin bất diệt với người dân đất mũi…

Tổ quốc ở nơi tận cùng đất nước dâng lên trong tôi những bồi hồi vang vọng. Sóng biển cứ vỗ vào đất liền ngàn đời, nhưng ngọn sóng ở đây có gì hơi khác. Những ngọn sóng giấu lửa lân tinh ban ngày để chớp sáng trắng về đêm cứ cuồn cuộn nao nức, cứ giằng dịch vỗ về phù sa, vỗ về tôm cá. Sóng chạm đến đất này lại có gì rưng rưng trong từng huyết quản, Tổ quốc mặn mòi là thế, hiền hòa là thế nhưng cũng phải trải qua bao bão tố, phải quặn mình, gồng mình lên sóng cuộn vào nhau, kiên gan bền bỉ như những chùm rễ đước mọc ken dày ở đất này. Để giữ nước, giữ cho hình hài Tổ quốc không thể biến dạng lở bồi mà luôn đầy đặn thiết thân. Đôi lúc tôi cứ hình dung chùm rễ sần sùi gốc đước như cái nơm đan bằng tre chụp xuống đồng quê thôn Việt những mùa nước trắng mênh mông để bắt cá đồng. Đước ở đây còn hiện thân như bộ rễ tre miền Bắc. Đước chính là cây tre của vùng đất mũi. Cùng giữ làng, giữ nước cũng là thứ vũ khí thô sơ vót nhọn thành chông, thành mũi lao, mũi mác. Đước cũng chính là rường cột để dựng nhà, lập ấp. Những thân đước to cổ thụ được xẻ ra thành những bộ phản in bóng thời gian, vân nổi vân chìm láng mát trưa hè cho khúc ca mênh mang được cất lên tự hào với đất Viên An - đất tận cùng đất nước như trong câu thơ của thi sĩ Nguyễn Bá: “Lời thề khắc ở trong cây/ Máu nào ứa mặn đất này Viên An/ Ta còn giữ lửa trong than/

Giữ người trong đất đất mang tên người, đất này là đất bốn mươi (1940)/ Phan Ngọc Hiển/ Đất sáng ngời tên anh”. Đến đất mũi Cà Mau lần đầu tiên tôi bắt gặp hòn than - hòn Đước kỳ lạ. Than thì có gì lạ đâu, rất thân quen với mỗi người với bếp lửa thôn quê đất Việt. Đã từng có than Quảng Ninh - nơi địa đầu Tổ quốc ở vùng Đông bắc. Hòn than “Kíp lê - Kim Cương” vàng đen này được khai thác ở các tầng mỏ nằm sâu trong lòng Đất Nước đốt lên thắp lên dòng điện năng lượng của cả nước - năng lượng nhiệt năng! Thì ở đây năng lượng của hòn than đước là năng lượng của tình người của nhân năng! Vâng, hòn than cháy thật đượm, lâu bền bỉ và can trường, than truyền cho mỗi người vững chãi một niềm tin không chỉ xua đi cái lạnh giá của nơi tột cùng cực Nam, không chỉ nuôi người bằng món ẩm thực nướng hoang dã mang dấu ấn của người đi khẩn hoang ban đầu. Mà than đước như hội tụ lại, kết đọng lại và tỏa ra sức nóng âm ỉ để chợt bùng lên cháy đượm mặc gió, mặc mưa, mặc bão. Than đước cháy từ mạch nguồn kênh rạch ở đất này, than Đước như chứng nhân chứng thực khẳng định sức sống của Tổ quốc thân yêu ở chính mũi đất. Than là lửa và truyền lửa. Ngọn lửa Cách mạng được bắt đầu từ tiếng trống ba mươi Xô viết, từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đến cách mạng Tháng Tám thành công. Và ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đứng ở đất mũi Cà Mau những ngày này tôi như được nghe vọng lại âm vang bản tuyên ngôn thứ nhất của vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở/ Rành rành định phận ở sách trời…” và vọng vang bản tuyên ngôn thứ hai của Nguyễn Trãi trong “Bình ngô Đại Cáo”: “Như nước Đại Việt ta vốn xưng nền văn hiến đã lâu…” . Đặc biệt là bản tuyên ngôn thứ ba của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một áng văn tuyệt hay vừa hùng hồn vừa sâu lắng, vừa minh triết khởi nguồn vừa cô đọng đúc kết. Đó là sự khẳng định núi sông bờ cõi của một “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập…”.

72 năm trôi qua nhưng giờ đây khi đứng trước mũi đất mênh mông sóng vỗ và bạt ngàn rừng đước Cà Mau tôi vẫn ngỡ còn nghe âm vang giọng đọc tuyên ngôn trầm ấm của Bác Hồ kính yêu. Thưa Bác, ở nơi tận cùng đất mũi, Tổ quốc thật thiêng liêng. Thiêng liêng từ đất đai sông nước. Thiêng liêng từ tình người Cà Mau gắn bó suốt đời đi theo cách mạng. Thiêng liêng như biểu tượng: “Tổ quốc tôi như một con tàu/ mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau” (Xuân Diệu). Mũi Thuyền con tàu của Đất nước giương cao lá buồm lộng gió hướng ra biển khơi mang theo cả sức mạnh tiềm năng truyền thống lịch sử của dải đất hình chữ S thân yêu. Tổ quốc ở nơi đây đã hóa thành máu thịt …

Cột mốc ở đất mũi Cà Mau.

... Ẩm thực Tây Nguyên với các món nướng, Ẩm thực Food trust với thức ăn vặt, dân dã, ăn nhanh. Mùa hội cỏ hồng sẽ hoàn toàn là một không gian mở thu hút du khách, bên cạnh “thiên đường” cỏ hồng mênh mông, Ban tổ chức sẽ thiết kế 10 đại cảnh, 20 tiểu cảnh dành cho chụp ảnh như: Tây Nguyên nhỏ, nhà người Lạch, mê cung cỏ hồng, thung lũng hồng, cánh đồng trâu, cầu gỗ, nhà tổ chim, ngôi nhà gỗ trên thảo nguyên, chòi canh, cối xay gió... Các hoạt động đều dành cho công chúng, hướng đến

công chúng, công chúng là chủ thể làm nên mùa hội.

Ủng hộ những ý tưởng hay của ông Vũ Hoàng, bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc Sở VH-TT-DL nhấn mạnh: Đà Lạt luôn tiềm ẩn những vẻ đẹp bất tận, khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn đó là nhờ vai trò rất lớn của những nghệ sĩ nhiếp ảnh. Trong đó nhóm nghệ sĩ nhiếp ảnh không chuyên Đà Lạt đã thức khuya dậy sớm chụp những khoảnh khắc đẹp đưa đến công chúng những hình ảnh một Đà Lạt với những đồi cỏ hồng

trong sương sớm, trong nắng mai, khi chiều tà... Du khách đến với Đà Lạt vào mùa hội cỏ hồng sẽ khám phá thêm vẻ đẹp tiềm ẩn hoang sơ của Đà Lạt, sẽ ngắm nhìn Đà Lạt ở một góc khác, không chỉ là vẻ đẹp muôn màu rực rỡ của các loài hoa, mà Đà Lạt còn có một “thiên đường” hoa cỏ.

Ngay từ những ngày này, Mùa hội cỏ hồng đã được khởi động bằng triển lãm ảnh nghệ thuật “Đà Lạt - Thảo nguyên cỏ hồng” của nhóm 5 nghệ sĩ nhiếp ảnh Đà Lạt: Đặng Văn An, Võ Trang, Nguyễn Tất Thắng,

Nguyễn Trọng Bảo Toàn, Thanh Thúy - những người phát hiện khám phá đồi cỏ hồng tại Khách sạn Công đoàn (số 1.Yersin - Đà Lạt). Công tác quảng bá mùa hội bằng các cuộc triển lãm ảnh sẽ tiếp tục diễn ra ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Để chuẩn bị cho mùa hội diễn ra thành công, mọi phương án đã được tính đến như: xây dựng nội dung chi tiết cho từng chương trình, thực hiện bảo vệ đồi cỏ, cải tạo đường mòn làm lối đi, chuẩn bị những điều kiện cơ bản như điện, nước, khu vệ sinh phục vụ mùa hội.

Đà Lạt sẽ có một mùa hội... TIẾP TRANG 8

Page 12: CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201709/25452_BLD_cuoi_tuan_ngay_9.9.2017.pdf · định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh

THỨ BẢY 9 - 9 - 2017 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Chiều quê. Ảnh: Nguyễn Văn Thương

GIA KHÁNH1- Như một thông lệ, giải Grand

Slam cuối cùng trong năm này dù thiếu vắng một số tay vợt tên tuổi lớn nhưng về cơ bản vẫn qui tụ khá đầy đủ các anh hào của làng quần vợt thế giới, trong đó có 2 tay vợt nam đang thi đấu ấn tượng với phong độ rất cao trong thời gian gần đây là Roger Federer (Thụy Sỹ) và Rafael Nadal (Tây Ban Nha), ứng viên cho chức vô địch. Còn trong bảng nữ ngoài sự vắng mặt của tay vợt chủ nhà Serena Williams (do có bầu và sinh con trong thời gian gần đây), còn lại hầu như có mặt đầy đủ các tay vợt tốp đầu bảng xếp hạng WTA.

Tính đến vòng 4, trong bảng đấu nam, các trận đấu của Nadal và Federer luôn thu hút một lượng khán giả đông đảo đến sân lẫn lượng khán giả qua truyền hình trực tiếp. Roger Federer - người từng được mệnh danh là “tàu tốc hành” đã phải chật vật vượt qua 2 trận với 5 ván đấu nghẹt thở, còn “vua sân đất nện” Nadal cũng có 2 trận phải đến 4 ván mới giải quyết được. Tuy nhiên, trận đấu giữa Del Potro (người Argentina) và Dominic Thiem (người Áo) tại vòng 4 mới được coi là trận đấu vào hàng hấp dẫn nhất giải khi sức trẻ chạm trán với bản lĩnh của một người đầy kinh nghiệm, một trận đấu khi mà tinh túy của bộ môn thể thao này được phô diễn cho người xem với những cao trào đến nghẹt thở như một bộ phim hành động kiểu Mỹ.

Cao 1,85 m, năm nay 24 tuổi (sinh 1993), Dominic Thiem là một tay vợt trẻ đang thi đấu rất lên tay

Kéo dài từ 28/8 đến 10/9, giải Quần vợt Mỹ mở rộng 2017 - Grand Slam cuối cùng trong năm đã có những trận đấu đầy hấp dẫn khi các tay vợt với sức trẻ đang lên tranh tài cùng các tay vợt lớn tuổi hơn nhưng đầy bản lĩnh và kinh nghiệm.

của quần vợt thế giới. Bắt đầu chơi chuyên nghiệp từ năm 2011, Thiem đến nay đã giành được 8 danh hiệu cá nhân của ATP Tour, hiện xếp hạng 8 thế giới và là hạt giống số 6 của giải Mỹ mở rộng 2017. Tại giải Mỹ mở rộng này Thiem đã 2 lần vào tứ kết trước đó (năm 2014, 2016), trong năm nay, tay vợt này đã lọt vào tứ kết Úc mở rộng và Wimbledon, còn tại Pháp mở rộng anh đã lọt vào đến bán kết. Sở trường của tay vợt trẻ này là sức bền với các cú đánh sâu về cuối sân và điều bóng ra 2 biên, anh còn có cú đánh trái tay chơi bằng một tay rất hiệu quả.

Còn Del Potro (tên đầy đủ Juan Martin del Potro) 28 tuổi (sinh 1988) người được mệnh danh là “cây sào Tandil” (sinh ở Tandil - Argentina) vì cao đến 1,98 m, đã từng giành được Grand Slam tại giải Mỹ mở rộng này năm 2009 khi vượt qua Nadal và chiến thắng Federer trong trận chung kết. Del Potro từng được xếp hạng 4 thế giới trong năm 2010, còn vị trí hiện nay là 28, tại giải Mỹ mở rộng anh được xếp vị trí 24. Từng giành huy chương tại Olympic và David Cup, tại các giải Grand Slam khác, Del Potro từng 2 lần vào tứ kết giải Úc mở rộng năm 2009 và 2012, một lần vào bán kết giải Pháp mở rộng (năm 2009), 1 lần vào bán kết Wimbledon 2013.

Nhưng tất cả những thành tích trên, với Del Potro thời điểm này, chỉ có giá trị “tham khảo” vì tay vợt này có quãng thời gian dài thi đấu với một phong độ hết sức trồi sụt vì chấn thương hành hạ, có lúc tụt rất sâu trong bảng xếp hạng. Nhưng có

một điều rõ ràng rằng khó ai nghi ngờ tài năng của tay vợt này, những khi đạt đúng phong độ của mình với những cú giao bóng mạnh như trời giáng, anh có thể tiến rất sâu trong những giải mình có mặt.

Và trận đấu hạ gục Dominic Thiem tại vòng 4 này lại thêm một lần nữa minh chứng cho sự trở lại đầy ngạc nhiên của Del Potro.Trong 2 ván đầu, với sức trẻ của mình, Thiem tấn công như vũ bão và chỉ mất hơn nửa giờ để thắng cả 2 ván với tỷ số cách biệt 6-1 và 6-2. Với đà thắng này, tay vợt người Áo những tưởng sẽ dễ dàng kết liễu đàn anh Del Potro ở ván 3 quyết định.

Tuy nhiên, đúng vào lúc mọi người nghĩ anh đã buông xuôi thì Del Potro lại vùng lên mãnh liệt. Một nguồn năng lượng mới như tràn ngập, không còn nhận ra một Del Potro thụ động như 2 ván đấu trước, anh bình tĩnh di chuyển và xử lý khéo léo các đường bóng nhanh của Thiem, đợi thời cơ dứt

GIẢI QUẦN VỢT MỸ MỞ RỘNG (US OPEN 2017):

Khi sức trẻ đối đầu với kinh nghiệm

điểm. Chỉ cần 31 phút để anh đòi lại ván đấu thứ 3 với tỷ số 6-1. Kịch tính dâng cao trong ván 4 khi Thiem liên tiếp dẫn điểm còn Del Potro trong thế rượt đuổi, có thời điểm Thiem đứng trước 2 điểm kết thúc trận đấu nhưng Del Potro đều cứu thành công rồi thắng ngược trong loạt hiệp phụ “tie-break” bằng tỷ số 7-6 để đưa trận đấu vào ván 5.

Trong ván đấu cuối cùng đầy hồi hộp này, khán giả trên sân hầu như đã đứng hẳn lên sau mỗi cú đánh ghi được điểm của 2 tay vợt. Dù đây là môn thể thao “quí tộc”, mọi người cần giữ im lặng để các tay vợt trên sân tập trung thi đấu nhưng các khán giả người Argentina có mặt trên sân với chiếc áo truyền thống của đội tuyển bóng đá Argentina đã không kìm được cảm xúc, họ liên tục đứng dậy cổ động anh như đang xem một trận bóng đá. Ngập tràn một không khí náo nhiệt hiếm có trên các khán đài. Với sự cổ vũ nhiệt tình đó,

Del Potro đã có những cú đánh khôn ngoan để ghi điểm và tận dụng thành công quyền khiếu nại để thắng điểm trận đấu quyết định trong ván 5 bằng tỷ số 6-4.

2- Rất nhiều trận đấu tại giải Mỹ mở rộng lần này cũng có những kết quả đầy kịch tính như thế, với các tay vợt xếp trên bị đánh bại bởi những tay vợt xếp thấp hơn mình nhiều bậc trong bảng xếp hạng. Đã xuất hiện một thế hệ mới trẻ trung năng động trong làng quần vợt thế giới tại giải đấu này, không chỉ trong quần vợt nam mà còn là quần vợt nữ với những tay vợt sẵn sàng thách thức các tượng đài trước mình. Dù quần vợt mang tính ổn định hơn bóng đá nhiều về thứ bậc nhưng khi quả bóng chưa ngừng trên sân thì các kết quả bất ngờ còn đến và chính điều này lý giải tại sao quần vợt hấp dẫn đến như thế, thu hút nhiều người xem đến như thế, có lẽ chỉ đứng sau bóng đá mà thôi.

Còn với Del Potro: “Tôi đã chơi một trong những trận đấu tuyệt vời trong sự nghiệp của tôi tại giải US Open, giải đấu yêu thích của tôi trước người hâm mộ. Tôi nghĩ tôi sẽ bỏ cuộc ở hiệp thứ 2 vì khó thở, khiến tôi không thể hoạt động tốt nên đã bị Dominic áp đảo”, tay vợt người Argentina nói sau trận đấu này.

Trong trận tứ kết sắp đến, Del Potro sẽ phải vượt qua được tàu tốc hành Roger Federer nếu muốn đi tiếp trong giải đấu này, Nhưng dù anh có vô địch được hay không, với người yêu quần vợt, đâu hề gì. Với rất nhiều người, trận đấu anh chơi với Thiem có lẽ là một trong những trận đấu “để đời” của anh, một trận đấu mà tinh thần thể thao “bại không nản” hiện lên một cách rõ ràng, để mỗi khi nói về anh người ta lại nhớ đến trận đấu này.

Del Potro tại giải Quần vợt Mỹ mở rộng 2017.

Góc ảnh đẹpNguyễn Ngọc Trường Sơn chia tay Cúp thế giới sau 6 ván đầy kịch tính

Kỳ thủ số 2 Việt Nam Nguyễn Ngọc Trường Sơn phải chia tay Cúp thế giới 2017 sau 6 ván đấu cực kỳ căng thẳng với kỳ thủ hạng 80 thế giới Baskaran Adhiban (elo 2670).

Cuộc đối đầu giữa Trường Sơn và Adhiban là một trong 22 trận tie-break diễn ra tối 5/9 tại vòng 1 Cúp thế giới. Trước đó, một kỳ thủ khác của Việt Nam là Lê Quang Liêm đã xuất sắc giành quyền đi tiếp sau 2 ván cờ tiêu chuẩn. Với hệ số elo thấp hơn, ý đồ của Trường Sơn ngay từ đầu là cố gắng kéo đối thủ vào loạt cờ nhanh, cờ chớp - vốn là điểm mạnh của anh. Nhưng hôm qua, Trường Sơn đã thực sự gặp một thử thách lớn.

Sau 2 trận tie-break đầu tiên ở thể thức cờ nhanh 25 phút, Trường Sơn và Adhiban vẫn bằng điểm nhau. Bước ngoặt của cuộc đối đầu đến ở ván thứ 5 (nội dung cờ chớp 10 phút). Trong ván đấu này,

Trường Sơn được cầm quân trắng. Nhưng anh đã không tận dụng được lợi thế tấn công, liên tiếp để Adhiban kéo vào những cuộc đổi quân, làm mất Hậu và khiến khu trung tâm yếu đi rõ rệt.

Đó là điều kiện để Mã đen của Adhiban tung hoành khắp bàn cờ, liên tiếp ăn quân và đẩy Vua trắng vào thế bị chiếu liên tiếp. Sau 30 nước, ván cờ đã kết thúc với thắng lợi thuộc về Adhiban. Đây là chiến thắng quyết định của kỳ thủ người Ấn Độ. Ở trận đấu cờ chớp còn lại, Adhiban đã tận dụng tốt lợi thế quân trắng để mang về 1 trận hòa, qua đó thắng chung cuộc với tỷ số 3,5 - 2,5. Thất bại của Trường Sơn đồng nghĩa Việt Nam chỉ còn một đại diện ở Cúp thế giới. Tối 6/9, Lê Quang Liêm (hạng 26, elo 2739)bước vào vòng 2 gặp đối thủ hạng 44 thế giới Vidit Santosh Gujrathi (elo 2702).

Theo THETHAO24H