d th o chi n l c phÁt tri n kinh t xà h i 2021 2030: ch ......s 307 (8.020) th hai ngày 2/11/2020...

20
http://baophapluat.vn | http://phapluatplus.vn | http://tvphapluat.vn | http://doanhnhan.vn | http://sao.baophapluat.vn BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM PHÁT HÀNH TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC l ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 098.344.0666 - 091.357.7883 l GIÁ: 6.800Đ Số 307 (8.020) Thứ Hai ngày 2/11/2020 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRONG SỐ NÀY 13 CHÀO NGÀY MớI N gày 1/11, siêu bão Goni cách miền Trung Philippines khoảng 70km về phía Đông và vẫn giữ nguyên cường độ ở cấp 17 và dự báo ngày 4/11, vị trí tâm bão ở cách bờ biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên khoảng 220km về phía Đông. (Trang 2) Càng khó khăn, càng hoạn nạn thì cán bộ, đảng viên phải nêu gương 2 12 Chi tiêu tiền thuế phải hiệu quả, thiết thực Doanh nghiệp ngày càng chú trọng xây dựng thương hiệu “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” P hát biểu chỉ đạo Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V, giai đoạn 2020 – 2025 vào sáng qua (1/11), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng, với truyền thống 75 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, công tác Tư pháp trong thời gian tới sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. (Trang 4) CHỦ TỊCH QUỐC HỘI: Công tác tư pháp sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới l Thủ tướng chỉ đạo công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ. DỰ THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2021-2030: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước D ự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 là một trong những văn kiện quan trọng của Đại hội XIII của Đảng và đang được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. (Trang 8) HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC NGÀNH GIÁO DỤC NĂM 2020: Bình tĩnh nhìn nhận bất cập N gày 31/10/2020, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành, cơ quan trung ương. Các quan điểm tại hội nghị cho thấy giáo dục luôn luôn có bất cập và phải nhìn nhận rất bình tĩnh và biện chứng. (Trang 9) Phải xử lý vấn đề quy hoạch Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi chủ trì buổi làm việc với các tỉnh miền Trung (gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) vào hôm qua (1/11) về các giải pháp khắc phục hậu quả bão lũ. (Trang 3) Phá đường dây làm giả văn bằng, chứng chỉ liên tỉnh C ông an tỉnh Thanh Hóa vừa phá thành công Chuyên án G820, bắt giữ 15 đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu để làm giả văn bằng, chứng chỉ trên quy mô toàn quốc. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, thời gian qua, xuất phát từ yêu cầu thực tế về các loại văn bằng, chứng chỉ như ngoại ngữ, tin học, giấy phép lái xe, các loại bằng đại học, thạc sỹ, bác sỹ, dược sỹ..., (Trang 11) N hững ngày tháng 10 vừa qua, 3 tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình liên tục chìm trong bão lũ. Nhiều gia đình bị cô lập, thiếu thốn lương thực; nỗi lo cơm áo, gạo tiền hiện hữu. Thấu hiểu điều này, Văn phòng Báo PLVN khu vực Bình Trị Thiên đã mang những món quà đầy yêu thương tới tận xóm làng nơi “tâm lũ” với hy vọng san sẻ phần nào mất mát, thiệt hại của người dân. (Trang 6) Kết nối tình người sau lũ dữ

Upload: others

Post on 13-Feb-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • http://baophapluat.vn | http://phapluatplus.vn | http://tvphapluat.vn | http://doanhnhan.vn | http://sao.baophapluat.vn

    BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM PHÁT HÀNH TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC l ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 098.344.0666 - 091.357.7883 l GIÁ: 6.800Đ

    Số 307 (8.020) Thứ Hai ngày 2/11/2020XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985

    TRONG SỐ NÀY

    13

    CHÀO NGÀY MớI

    Ngày 1/11, siêu bão Goni cách miền TrungPhilippines khoảng 70km về phía Đông vàvẫn giữ nguyên cường độ ở cấp 17 và dự báongày 4/11, vị trí tâm bão ở cách bờ biển từ ĐàNẵng đến Phú Yên khoảng 220km về phía Đông.

    (Trang 2)

    Càng khó khăn, càng hoạn nạn thì cán bộ, đảng viên phải nêu gương 2

    12

    Chi tiêu tiền thuế phải hiệu quả,thiết thực

    Doanh nghiệp ngày càng chú trọngxây dựng thương hiệu

    “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”

    Phát biểu chỉ đạo Đại hội thi đua yêu nước ngànhTư pháp lần thứ V, giai đoạn 2020 – 2025 vào sángqua (1/11), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng, với truyền thống 75năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, công tác Tưpháp trong thời gian tới sẽ tiếp tục có những bước pháttriển mới, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cáchmạng của Đảng, của dân tộc.

    (Trang 4)

    CHỦ TỊCH QUỐC HỘI: Công tác tư pháp sẽ tiếp tục có

    những bước phát triển mới

    l Thủ tướng chỉ đạo công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ.

    DỰ THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2021-2030:

    Khơi dậy khát vọng phát triển đất nướcDự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 là một trong những văn kiện quan trọng của Đại hộiXIII của Đảng và đang được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. (Trang 8)

    HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC NGÀNH GIÁO DỤC NĂM 2020:

    Bình tĩnh nhìn nhận bất cậpNgày 31/10/2020, Bộ GD-ĐT tổchức hội nghị trực tuyến toànquốc ngành Giáo dục năm 2020.Tham dự hội nghị tại điểm cầu HàNội có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đamcùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành, cơquan trung ương. Các quan điểm tạihội nghị cho thấy giáo dục luôn luôncó bất cập và phải nhìn nhận rất bìnhtĩnh và biện chứng.

    (Trang 9)

    Phải xử lý vấn đề quy hoạch

    Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi chủ trì buổi làm việcvới các tỉnh miền Trung (gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) vào hôm qua(1/11) về các giải pháp khắc phục hậu quả bão lũ. (Trang 3)

    Phá đường dây làm giả văn bằng,chứng chỉ liên tỉnh

    Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phá thành côngChuyên án G820, bắt giữ 15 đối tượng cóhành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả condấu để làm giả văn bằng, chứng chỉ trên quy môtoàn quốc. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, thờigian qua, xuất phát từ yêu cầu thực tế về các loạivăn bằng, chứng chỉ như ngoại ngữ, tin học, giấyphép lái xe, các loại bằng đại học, thạc sỹ, bác sỹ,dược sỹ..., (Trang 11)

    Những ngày tháng 10 vừa qua, 3 tỉnh Thừa Thiên -Huế, Quảng Trị, Quảng Bình liên tục chìm trongbão lũ. Nhiều gia đình bị cô lập, thiếu thốn lương thực;nỗi lo cơm áo, gạo tiền hiện hữu. Thấu hiểu điều này,Văn phòng Báo PLVN khu vực Bình Trị Thiên đãmang những món quà đầy yêu thương tới tận xóm làngnơi “tâm lũ” với hy vọng san sẻ phần nào mất mát,thiệt hại của người dân. (Trang 6)

    Kết nối tình người sau lũ dữ

  • 2 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 307 (8.020) Thứ Hai 2/11/2020 THờI Sự[email protected]

    Ngày 1/11, siêu bão Gonicách miền Trung Philip-pines khoảng 70km về phíaĐông và vẫn giữ nguyên cườngđộ ở cấp 17 và dự báo ngày4/11, vị trí tâm bão ở cách bờbiển từ Đà Nẵng đến Phú Yênkhoảng 220km về phía Đông.

    Chưa bao giờ thiên tai dồndập như cuối năm 2020. Trongvòng 20 ngày của tháng 10, khuvực miền Trung phải chống chọivới 4 trận mưa, bão liên tiếp,trong đó bão số 9 là cơn bãomạnh nhất 20 năm vừa qua.Trong suốt những ngày bão lũ,

    trời đổ mưa kéo dài với lượngmưa cao hơn mức lịch sử năm1999 (theo lời Thứ trưởng BộTài nguyên - Môi trường LêCông Thành).

    Bão mưa dồn dập như muốnthử sức chịu đựng của người dânmiền Trung. Miền Trung, khu vựcchậm phát triển của đất nước, khuvực số hộ nghèo chiếm tỷ lệ caocủa đất nước bị thiệt hại nặng nề.Nhưng, từ trong thiên tai, mớinhận thấy sức mạnh đoàn kết củangười dân cả nước đã chung tayquyết không để miền Trung phảichống chọi một mình.

    Tinh thần đoàn kết và sứcmạnh của lòng dân được pháthuy. Dẫu cuộc sống vẫn cònnhiều vất vả, bươn chải, trongmỗi con người ai cũng đều cólòng trắc ẩn, yêu thương. Truyềnthống “thương người như thểthương thân”, “bầu ơi thươnglấy bí cùng”... được kích hoạt,lan tỏa như một “hiệu ứng”nhân ái.

    Trong mưa lũ, thiên tai, hìnhảnh quân đội, công an và nhữngngười lãnh đạo địa phương biếthành động vì dân, nói như BácHồ: “Lo trước cái lo của nhândân, vui sau cái vui của nhândân” mang lại niềm tin vàochính quyền.

    Câu chuyện về vị Phó Chủtịch tỉnh Quảng Bình, TrầnPhong liên tiếp hơn 10 ngày chỉđạo xuyên đêm và có mặt khắp

    các địa bàn lũ lụt ở Quảng Bình;câu chuyện Chủ tịch xã An Thuỷ(Lệ Thuỷ, Quảng Bình), ông LêVăn Quyết suốt nhiều ngày cùnglực lượng cứu hộ địa phươngdầm mình dưới nước lũ cứungười, sơ tán dân đến nơi antoàn đã gây xúc động mạnh. Ởcác nơi như Thừa Thiên - Huế,Quảng Nam cũng có những hìnhảnh các vị lãnh đạo sát sao, cómặt kịp thời nơi sạt lở... giải cứunạn nhân, khắc phục hậu quả.Thậm chí, để vào được nơi dângặp nạn họ phải đi bộ gian khổdo địa hình bị chia cắt.

    Người dân nhìn cán bộ hànhđộng khi thiên tai, lụt bão để địnhvị niềm tin ở chính quyền. Điềunày có giá trị hơn “hàng tá”nghị quyết.

    Nhiệm vụ cấp bách nhất hiệnnay là cần tập trung chăm lo,

    bảo đảm cuộc sống cho ngườidân sau mưa lũ, không để ngườidân thiếu đói, không để ngườidân không có chỗ ở. Đây là mộttrong những nội dung kết luậncủa Thủ tướng Nguyễn XuânPhúc tại buổi làm việc với cáctỉnh miền Trung mới đây về côngtác khắc phục hậu quả mưa lũ vàtìm kiếm cứu nạn. Theo Thủtướng, đây là trách nhiệm của cảhệ thống chính trị, trước hết làcủa cấp ủy, chính quyền và đoànthể các cấp ở địa phương.

    Sau cứu trợ để dân không bịđói, bị rét; quan trọng hơn làgiúp dân tổ chức lại cuộc sống.Họ cần vốn, cần giống, thậm chívới vùng núi, cần cải tạo lạiruộng nương đã bị vùi lấp. MiềnTrung đang cần sự sẻ chia bềnvững sau cứu trợ.

    NGÔ ĐỨC HÀNH

    CHÀO NGÀY MớI

    “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”

    NHÂN Sự MớIlTại Kỳ họp thứ 20, HĐND

    tỉnh Quảng Ninh khóa XIIIvừa diễn ra, các đại biểu HĐNDtỉnh đã tiến hành quy trình miễnnhiệm và bầu bổ sung chức vụChủ tịch UBND tỉnh khóa XIII,nhiệm kỳ 2016-2021. Theo đó,đồng chí Nguyễn Tường Văn,Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ2020-2025 đã trúng cử chức vụChủ tịch UBND tỉnh, khóa XIII,nhiệm kỳ 2016-2021.

    lHĐND tỉnh Bến Tre khóaIX, nhiệm kỳ 2016-2021 vừa tổchức Kỳ họp thứ 18 để giảiquyết công việc phát sinh độtxuất. Tại kỳ họp, đại biểu HĐNDtỉnh bầu ông Trần Ngọc Tam -Phó Bí thư Tỉnh ủy giữ chức Chủtịch UBND tỉnh Bến Tre, nhiệmkỳ 2016-2021.

    lBan Thường vụ Thành ủyHải Phòng vừa quyết định điềuđộng, bổ nhiệm đồng chí ĐàoTrọng Đức, Ủy viên Ban Thườngvụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy,Chủ tịch UBND quận NgôQuyền giữ chức vụ Trưởng BanTổ chức Thành ủy. Ban Thườngvụ Thành ủy quyết định điềuđộng, bổ nhiệm đồng chí Lê TríVũ, Ủy viên Ban Thường vụThành ủy, Phó Trưởng Ban Quảnlý Khu Kinh tế Hải Phòng giữchức vụ Trưởng Ban Dân vậnThành ủy. M.TOÀN

    lCuối tuần qua, Đoàn đạibiểu cấp cao Quốc hội HànQuốc do Chủ tịch Quốc hộiHàn Quốc Park Byeong-Seugdẫn đầu đã đến Hà Nội, bắtđầu chuyến thăm chính thứcViệt Nam theo lời mời của Chủtịch Quốc hội Việt Nam NguyễnThị Kim Ngân.

    Chuyến thăm diễn ra trongbối cảnh quan hệ Việt Nam -Hàn Quốc đang phát triển tốtđẹp, hiệu quả trên nhiều lĩnhvực, nhất là sau khi hai nướcthiết lập quan hệ Đối tác hợptác chiến lược năm 2009. HànQuốc là đối tác quan trọnghàng đầu của Việt Nam. ViệtNam là đối tác trọng tâm trongchính sách hướng Nam mới củaHàn Quốc. M.NGỌC

    TIN VắN

    Tuần đầu của đợt họp thứ 2 của Kỳ họp thứ10, các đại biểu Quốc hội họp tập trung tạiNhà Quốc hội (QH) bắt đầu từ ngày 2-6/11.Nhiều nội dung quan trọng trong tuần làm việcsẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cửtri và nhân dân theo dõi.

    Sáng 2/11, các đại biểu nghe Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn NguyễnXuân Cường và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,Công nghệ và Môi trường của QH Phan XuânDũng trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra vềchủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sangmục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nướcsông Than, tỉnh Ninh Thuận, Dự án hồ chứa nướcBản Mồng, tỉnh Nghệ An. Sau đó, các đại biểuthảo luận tại tổ về một số nội dung quan trọng.

    Chiều cùng ngày, QH sẽ họp riêng. Trong đó,QH sẽ tiến hành quy trình bãi nhiệm đại biểu QHđối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu QHTP HCM và thảo luận một số nội dung quantrọng khác. Sau nội dung này, các đại biểu QHthảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng, chống matúy (sửa đổi).

    Trong 3 ngày từ 3-5/11, các đại biểu họp tạihội trường để thảo luận những nội dung này.Phiên thảo luận tại Hội trường được phát thanhtruyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cảnước theo dõi. Ngày 6/11, QH bắt đầu hoạt độngchất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10.Nội dung quan trọng này cũng sẽ được phátthanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và nhândân theo dõi. SONG THU

    Càng khó khăn, càng hoạn nạn thìcán bộ, đảng viênphải nêu gươngHôm qua (1/11), Ủy viên Bộ Chínhtrị, Bí thư Trung ương (T.Ư) Đảng,Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương ThịMai đã đến thăm, động viên chínhquyền và đồng bào chịu ảnh hưởng bãolũ nặng nề tại tỉnh Quảng Trị.

    Theo báo cáo của địa phương, trongtháng 10 vừa qua, Quảng Trị chịu liêntiếp 5 trận lũ lụt cùng với ảnh hưởngcủa bão số 9 nên đã có nhiều thiệt hại(50 người chết, 4 người mất tích; 285ngôi nhà bị sập; nhiều cơ sở hạ tầnggiao thông, y tế, giáo dục bị hư hạinặng. Ước tính tổng thiệt hại do bão lũlên đến trên 2.000 tỷ đồng). Bên cạnhsự quan tâm của T.Ư, các bộ, ngành vànhững tấm lòng hảo tâm, tỉnh đã nỗ lựchuy động lực lượng hỗ trợ người dânkhắc phục hậu quả bão lũ, khôi phụcsản xuất, ổn định cuộc sống.

    Đánh giá cao tinh thần chủ động,khẩn trương, kịp thời của tỉnh trongviệc ứng phó với bão lũ cũng như giúpnhân nhân khắc phục thiệt hại, bàTrương Thị Mai nhấn mạnh nhiệm vụquan trọng nhất lúc này là ổn định đờisống người dân, không để người dânnào bị thiếu đói, bị rét. Càng khó khăn,càng hoạn nạn thì cán bộ, đảng viênphải nêu gương, hy sinh quyền lợi vìdân để tạo niềm tin cho nhân dân. Mùamưa bão ở miền Trung vẫn còn tiếpdiễn trong thời gian tới nên chính quyềnvà người dân Quảng Trị cần tiếp tục cónhững phương án phối hợp chặt chẽ đểchủ động ứng phó, đặc biệt tập trung ràsoát, di dời người dân ở các khu vực cónguy cơ sạt lở, vùng xung yếu đến nơian toàn nhằm giảm thiểu thiệt hại vềngười và tài sản. Bên cạnh đó, tỉnhnhanh chóng ổn định đời sống củangười dân cả trước mắt và lâu dài, trongđó chú trọng về giáo dục, y tế, lươngthực, cây, con giống tái sản xuất...

    Chiều cùng ngày, bà Trương ThịMai cùng đoàn công tác tới tỉnh ThừaThiên - Huế và làm việc với lãnh đạotỉnh về công tác khắc phục hậu thiêntai, bão lũ, sạt lở núi trên địa bàn. Chiasẻ với những khó khăn, vất vả của lựclượng cứu hộ, bà Trương Thị Mai đềnghị tỉnh huy động thêm lực lượngthanh niên chung tay, góp sức tranh thủthời tiết thuận lợi để tìm kiếm nhữngngười còn mất tích tại thủy điện RàoTrăng 3. T.K

    Quốc hội họp đợt thứ 2 của Kỳ họp thứ 10

    Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định1691/QĐ-TTg điều chỉnh, bổ sung kế hoạchđầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương trongnước giai đoạn 2016-2020; năm 2018, 2019 đãđược kéo dài sang năm 2020 và năm 2020 củacác bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

    Trong quyết định, Thủ tướng điều chỉnh giảm712,062 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốnngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 củacác dự án đã được giao kế hoạch đầu tư trunghạn, đồng thời điều chỉnh tăng 866,401 tỷ đồngkế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trungương giai đoạn 2016-2020 cho các dự án trongnội bộ của các Bộ Công an, Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xâydựng, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyềnthông, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và tỉnh KhánhHòa. Cũng theo quyết định, Thủ tướng điều chỉnhtăng 293 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách

    trung ương giai đoạn 2016-2020 từ nguồn dựphòng 10% vốn ngân sách trung ương tại bộ, cơquan trung ương và địa phương cho các dự áncủa Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, các tỉnh Điện Biên, Bến Tre, AnGiang và Cà Mau.

    Quyết định bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạnvốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư côngtrung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn2016-2020 là 667,182 tỷ đồng cho Bộ Tài chínhvà 7 địa phương Cao Bằng, Phú Thọ, Nghệ An,Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Phước, TiềnGiang. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sáchtrung ương năm 2018, 2019 đã được kéo dài sangnăm 2020 là 306.229,769 triệu đồng cho các dựán của Bộ Tư pháp, Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam, các địa phương Hà Giang, Hà Nam,Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận,Cà Mau… BẢO AN

    Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủTrương Hòa Bình nhấn mạnh yêu cầu trênkhi đi kiểm tra và nghe báo cáo về tình triển khai2 dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh,đường lăn Cảng Hàng không quốc tế (HKQT)Nội Bài và Tân Sơn Nhất cuối tuần qua.

    Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là 2 cảng hàngkhông lớn và quan trọng nhất của cả nước, có vaitrò quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo đảmquốc phòng, an ninh của đất nước. Nhấn mạnhđây là dự án trọng điểm, cấp bách được Chínhphủ ưu tiên đầu tư, Phó Thủ tướng Thường trựcChính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạocác đơn vị liên quan hoàn thành đúng tiến độ, bảođảm chất lượng, tuyệt đối an toàn, không để ảnhhưởng đến hoạt động hàng không. Đặc biệt, PhóThủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phấn đấu hoàn

    thành giai đoạn 1 và đưa vào khai thác cả 2 dựán trước ngày 31/12 để phục vụ người dân đónTết Dương lịch 2021 và Tết Nguyên đán TânSửu. Đối với vấn đề bổ sung vốn, Phó Thủ tướngyêu cầu các Bộ Tài chính, Giao thông Vận tải,Kế hoạch và Đầu tư cân đối số vốn còn lại trongkế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệthoặc điều chuyển vốn các dự án chậm giải ngânđiều chuyển sang cho các dự án này.

    Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Quốc phòngxem xét giải quyết các kiến nghị về các vấn đềliên quan. Trong quá trình triển khai, Phó Thủtướng lưu ý các đơn vị cần đảm bảo tuyệt đối antoàn, an ninh hàng không. Bên cạnh đó, thực hiệnnghiêm các quy định trong đầu tư, tránh tiêu cực,thất thoát, lãng phí. TUỆ MINH

    Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách

    Đẩy nhanh tiến độ cải tạo các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài

  • Số 307 (8.020) Thứ Hai 2/11/2020 3XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn THờI Sự[email protected]

    Đó là nhấn mạnh củaThủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúckhi chủ trì buổi làmviệc với các tỉnh miềnTrung (gồm Đà Nẵng,Quảng Nam, QuảngNgãi, Bình Định) vàohôm qua (1/11) vềcác giải pháp khắcphục hậu quả bão lũ.

    Trước đó Thủ tướng đãcùng lãnh đạo một số bộ,ngành đi thị sát, chỉ đạo khắcphục hậu quả bão lũ và thăm,động viên một số gia đình, cơsở giáo dục bị ảnh hưởng bởibão số 9 trên địa bàn các tỉnhQuảng Ngãi, Quảng Nam.

    Cùng ngày, Thủ tướng chủtrì buổi làm việc với các tỉnhmiền Trung gồm Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi,Bình Định để đưa ra một sốquyết sách về hỗ trợ khắcphục hậu quả bão lũ.

    “Mỗi người một tay giúpmiền Trung giảm bớt khó khăn”

    Báo cáo về tình hình cứuhộ tại các điểm sạt lở nhữngngày qua ở Quảng Nam, ôngHồ Quang Bửu, Phó Chủ tịchUBND tỉnh Quảng Nam chobiết, hiện tại các lực lượngchức năng đang đẩy mạnh việctìm kiếm các nạn nhân mất tíchtrong vụ sạt lở núi ở Trà Leng(Nam Trà My) và Phước Lộc(Phước Sơn). Trong sáng cùngngày, lực lượng cứu hộ huyđộng 32 thuyền, ca nô tổ chứctìm kiếm tại khu vực lòng hồthủy điện Sông Tranh, flycamtầm soát nhiệt cũng hỗ trợ tìmkiếm các nạn nhân tại hiệntrường sạt lở.

    Phó Chủ tịch UBND tỉnhQuảng Nam cho biết thêm, sau3 ngày tìm kiếm, vẫn còn 14nạn nhân vụ sạt lở tại Trà Lengmất tích. Điều đáng nói, sau khimáy dò quét, chó nghiệp vụ tìmkiếm, các máy xúc, máy ủi thựchiện đào bới hết lớp đất đá, bùnnon sạt lở đến cốt nền, vị trí dàynhất được đào sâu đến 2,5mnhưng lực lượng chức năng vẫnkhông tìm thấy gì.

    Tại Phước Lộc, huyệnPhước Sơn, lực lượng tại chỗcũng đang khẩn trương tìmkiếm 6 người mất tích trong vụsạt lở núi vùi lấp 11 người ở

    thôn 6. Liên quan đến vụ việckhoảng 200 công nhân nhàmáy thủy điện Đăk Mi 2 bị côlập, đến 11h hôm qua, các lựclượng đã đưa được 167 ngườira ngoài an toàn, những ngườicòn lại đang tiếp tục được đưara ngoài.

    Thủ tướng chia sẻ mất mátcủa người dân Quảng Nam vàchỉ đạo huy động tổng lực tìmkiến các nạn nhân mất tích.Thủ tướng nhấn mạnh, điềuquan trọng nhất là bàn biệnpháp thiết thực để xử lý tìnhhình khi mà thiệt hại về ngườivà tài sản rất lớn, vẫn còn nhiềungười mất tích chưa tìm thấy.Cảnh “màn trời chiếu đất” củangười dân vẫn đang đặt ra yêucầu phải có biện pháp mạnhmẽ, kịp thời hơn nữa, vẫn cónơi còn bị cô lập, trẻ em chưathể đến trường. “Cả hệ thốngchính trị vào cuộc, cố gắng hỗtrợ, mỗi người 1 tay giúp dânmiền Trung giảm bớt khókhăn”, Thủ tướng mong muốn.

    Đặc biệt, Thủ tướng yêucầu các cấp, các ngành, địaphương có giải pháp cụ thể để

    đề phòng, khắc phục, xử lý kịpthời hơn để ổn định đời sốngngười dân. Các bộ, ngành, địaphương đều phải có phương ánkhắc phục tình hình khó khănrất lớn hiện nay.

    Thủ tướng cũng đặt vấn đềtrước tình hình bão lũ lớn, địachất công trình thay đổi, về lâudài, phải xử lý vấn đề quyhoạch thế nào để bảo đảm antoàn cho người dân trongtương lai, chứ không phải“nóng đâu, phủi đó”. Ngoài ra,cần huy động các nguồn lựccần thiết, hệ thống chính trị vàocuộc, để làm sao sớm đưa cuộcsống người dân trở lại bìnhthường.

    Kiến nghị hỗ trợ 6 tỉnh 800tỷ đồng

    Bộ trưởng Bộ NN&PTNNNguyễn Xuân Cường nói:“Đây là cơn bão mạnh nhấttrong 20 năm qua. Bão số 9 đinhanh, thời gian đổ bộ vào đấtliền từ lúc ở Biển Đông chưađến 40 tiếng, song cả hệ thốngchính trị, các lực lượng vàngười dân đã vào cuộc đồngbộ. Chính vì vậy, đã giảm thiểu

    đến mức thấp nhất thiệt hại dobão gây ra”.

    Tính đến chiều qua, đã có29 chết, 51 người mất liên lạc,trong đó 45 người do sạt lở đấttrong bão số 9. Cụ thể, tạiQuảng Nam có 47 người (chết23 người, mất tích 24 người);23 người mất liên lạc trên 2 tàucá tại Bình Định; 10 ngườichết, mất tích ở các tỉnh NghệAn, Kon Tum, Gia Lai và ĐắkLắk. 727 nhà sập hoàn toàn(riêng Quảng Ngãi có 325 nhà,Quảng Nam có 288 nhà);176.797 nhà bị hư hỏng (riêngQuảng Ngãi có 140.033 nhà,Quảng Nam có 27.649 nhà).

    Theo số liệu các tỉnh báocáo, thiệt hại ước tính của cáctỉnh, thành trên khoảng 10.000tỷ đồng. Về giao thông, có93,6km đường bị sạt lở, hưhỏng, 745.566 m3 khối lượngđất đá sạt lở, bồi lấp. 85 cầu bịhư hỏng gồm Nghệ An 26;Quảng Trị 1, Thừa Thiên - Huế16, Quảng Nam 1, Quảng Ngãi10, Bình Định 2; Kon Tum 29.

    Sau khi thảo luận, bàn bạc,các địa phương đã đề xuấtChính phủ hỗ trợ khẩn cấp.Theo đó, về gạo cần 2.500 tấngạo (Quảng Ngãi 1.000 tấn;Quảng Nam 1.000 tấn; BìnhĐịnh 500 tấn).

    Ngoài ra, Bộ NN&PTNNcũng đề nghị Thủ tướng Chínhphủ hỗ trợ 800 tỷ đồng cho 6tỉnh (Quảng Nam 250 tỷđồng, Quảng Ngãi 250 tỷđồng, Bình Định 150 tỷđồng, Thừa Thiên - Huế 50tỷ đồng, Nghệ An 50 tỷ đồngvà Kon Tum 50 tỷ đồng).

    VŨ VÂN ANH

    Công điện chỉđạo ứng phó

    siêu bão số 10Trước những diễn biến của bão số 10(tên quốc tế là Goni), Ban Chỉ đạoTrung ương về Phòng chống thiên tai -Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên taivà tìm kiếm cứu nạn vừa ban hành Côngđiện số 34 chỉ đạo khẩn trương khắc phụchậu quả mưa lũ, chủ động triển khai cácbiện pháp ứng phó với siêu bão Goni.

    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượngThủy văn Quốc gia, siêu bão Goni đanghoạt động phía đông Philippines, dự báo dichuyển nhanh. Hồi 13 giờ ngày 1/11, vị trítâm bão ở khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 122,1 độKinh Đông, trên khu vực miền TrungPhilippines. Sức gió mạnh nhất vùng gầntâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ),giật cấp 17.

    Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyểntheo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được20-25km và đi vào biển Đông. Đến 13 giờngày 02/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,0 độVĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, cách quầnđảo Hoàng Sa khoảng 560km về phíaĐông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùnggần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ),giật cấp 13.

    Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão dichuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờđi được 15-20km. Đến 13 giờ ngày 03/11,vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc;113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo HoàngSa khoảng 220km về phía Đông Nam. Sứcgió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

    Để chủ động ứng phó với bão, Ban Chỉđạo Trung ương về Phòng chống thiên tai -Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên taivà tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huyPhòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạncác tỉnh, thành phố; các bộ, ngành: Tiếp tụcthực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủtại các Công điện số: 1500/CĐ-TTg ngày28/10/2020, 1503/CĐ-TTg ngày29/10/2020 và Thông báo số 372/TB-VPCP ngày 30/10/2020 của Văn phòngChính phủ về việc khẩn trương khắc phụchậu quả mưa lũ, nhanh chóng ổn định đờisống người dân, kịp thời triển khai các biệnpháp khắc phục sự cố, đảm bảo an toàncông trình xung yếu.

    Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biếncủa bão, thông báo cho chủ các phươngtiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đanghoạt động trên biển biết vị trí, hướng dichuyển và diễn biến của bão để chủ độngphòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyểnvào khu vực nguy hiểm. Giữ thông tin liênlạc thường xuyên với chủ các phương tiện;sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ,cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huốngxấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc rakhơi của các tàu thuyền. Hướng dẫn bảođảm an toàn cho người và tài sản, khách dulịch trên các đảo, ven biển; lồng bè, các khunuôi trồng thủy sản và bảo vệ công trìnhven bờ.

    Các địa phương, bộ ngành tiếp tục ràsoát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưuhồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất;khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngậplụt sâu để chủ động tổ chức di dời, sơ tánngười dân đến nơi an toàn. Tổ chức vậnhành, chủ động xả lũ bảo đảm an toàn cáchồ đập thủy lợi, thủy điện, đối với các hồđập xung yếu cần chủ động hạ thấp mựcnước để bảo đảm an toàn.

    HÀ SƠN

    THỦ TƯỚNG CHỦ TRÌ HỌP BÀN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BÃO LŨ:

    Phải xử lý vấn đề quy hoạch

    l Thủ tướng chỉ đạo công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ.

    lThủ tướng thăm và tặng quà nạn nhân bão số 9.

    Quảng Ngãi nằm trong tâm bão có nhiều thiệt hại nặng nề. Chủtịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, thiệt hại trênđịa bàn tỉnh ước tính 4.480 tỷ đồng, nặng nhất là nhà cửa, vật kiếntrúc, cây trồng, các công trình phục vụ sinh hoạt, sản xuất của ngườidân, công trình công cộng thiết yếu, các tuyến đê biển, sông bảo vệ cáckhu dân cư. Ngay từ đầu, Quảng Ngãi xác định “còn người còn của”,đảm bảo an toàn tính mạng của người dân. Tuy nhiên, vốn là tỉnhnghèo, Quảng Ngãi cũng cần phải tính đến giải pháp an toàn cả tàisản. Nhưng với cơn bão số 9 quá mạnh, chính quyền và người dânđành bất lực.

    Để khắc phục hậu quả cơn bão, chính quyền các cấp trong tỉnhphối hợp với đoàn thể, các đơn vị liên quan đã huy động tổng lực khẩntrương giúp người dân sửa chữa nhà bị tốc mái, hư hỏng, tập trung

    khôi phục hệ thống lưới điện, hệ thống nước sinh hoạt và thu dọn vệsinh môi trường. “Trước những khó khăn quá lớn, Quảng Ngãi đã cókiến nghị hỗ trợ 2.500 tỷ đồng. Dù chia sẻ với Trung ương, song QuảngNgãi nhận thấy, năm qua đã hụt thu ngân sách 5.000 tỷ do dịchCovid-19 và giá dầu giảm nên chỉ mong “được cho chừng nào haychừng đấy”, ông Đặng Văn Minh nói.

    Đối với Bình Định, đáng chú ý có sự cố 2 tàu chìm. Ngay sau khinhận được tin báo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung caonhất cho công tác tìm kiếm. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũngchỉ đạo các lực lượng đã điều động 3 tàu kiểm ngư, 2 tàu hảiquân, 2 thủy phi cơ đã tiếp cận 1 tàu và cứu được 14 ngư dân.Còn 2 tàu với 23 ngư dân hiện tại vẫn mất liên lạc (đã có 3 ngưdân được tàu Hồng Kông cứu sống).

  • XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 307 (8.020) Thứ Hai 2/11/2020 [email protected]

    Tư PHÁP4CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI THI ĐUA

    Thay mặt lãnh đạo Đảng,Nhà nước, Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận,biểu dương những đóng góp tolớn của ngành Tư pháp trong suốt75 năm qua và chúc mừng cácđơn vị, cá nhân đã có nhiều đónggóp, được suy tôn là điển hìnhtiên tiến ngành Tư pháp tronggiai đoạn 2015 – 2020.

    Cho rằng đất nước ta đangbước vào giai đoạn phát triểnmới với nhiều thuận lợi nhưngcũng gặp không ít khó khăn,thách thức, Chủ tịch Quốc hộiđề nghị Đại hội phân tích, tìmra các giải pháp đưa công tácthi đua, khen thưởng trongtoàn ngành tiếp tục đạt kết quảcao hơn, để phong trào thi đuayêu nước thực sự là nguồnđộng lực cổ vũ, động viên cánbộ, công chức, viên chứcngành Tư pháp thực hiện thắnglợi các nhiệm vụ.

    Chủ tịch Quốc hội lưu ý, thờigian tới, Bộ, ngành Tư pháp cầntiếp tục quán triệt và thực hiện

    nghiêm các chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhànước về thi đua, khen thưởng.Từng cơ quan, đơn vị trong ngànhTư pháp cần chủ động, sáng tạohơn nữa trong tổ chức, đổi mớinội dung các phong trào thi đuagắn với việc thực hiện nhiệm vụchính trị được giao.

    Trọng tâm là tham mưu choĐảng, Quốc hội, Chính phủtrong xây dựng và hoàn thiệnhệ thống pháp luật đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế - xã hội,hội nhập quốc tế. Trong đó cónội dung rất quan trọng là cảicách tư pháp và Chiến lượcpháp luật Việt Nam đến năm2030, tầm nhìn đến năm 2045nhằm thể chế hóa Nghị quyếtĐại hội lần thứ XIII của Đảng,triển khai hiệu quả, thiết thực

    các Kết luận số 83, Kết luận số84 của Bộ Chính trị.

    Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cầnphối hợp chặt chẽ với các bộ,ngành, các cơ quan của Quốc hộinâng cao hơn nữa chất lượng vàtính dự báo của các dự án luật,pháp lệnh, nghị quyết trình Quốchội, Ủy ban Thường vụ Quốc hộicũng như việc hoạch định chiếnlược, quy hoạch phát triển ngành,nghề tư pháp; tiếp tục thể chế hóacác nghị quyết của Đảng; thammưu xây dựng, ban hành các dựán luật trực tiếp triển khai thihành Hiến pháp năm 2013.

    Tham mưu, đề xuất các giảipháp nâng cao hiệu quả thihành pháp luật, bảo đảm gắnkết chặt chẽ công tác theo dõithi hành pháp luật với công tácxây dựng, kiểm tra văn bản quy

    phạm pháp luật; bảo đảm tínhthượng tôn, nghiêm minh củapháp luật, để pháp luật thực sựtrở thành chuẩn mực ứng xửtrong các cơ quan nhà nước, xãhội và người dân.

    Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiệntổ chức, thể chế quản lý các lĩnhvực và hoạt động của ngành Tưpháp theo đúng lộ trình, địnhhướng, đưa các lĩnh vực côngtác này thực sự đến với cuộcsống, phục vụ tốt hơn nhu cầucủa người dân, doanh nghiệp.Tăng cường hơn nữa vai tròlãnh đạo, chỉ đạo của các cấpủy Đảng, chính quyền các cấpđối với công tác thi đua, gắncông tác khen thưởng với kếtquả thực hiện nhiệm vụ, đảmbảo công minh đúng người,đúng việc; quan tâm phát hiện

    và nhân rộng gương người tốt,việc tốt, điển hình tiên tiến, tạosự phát triển bền vững, sức lantỏa, động lực trong toàn ngànhTư pháp.

    Chủ tịch Quốc hội cũng đềnghị các cấp ủy, chính quyềncác cấp tiếp tục quan tâm,phối hợp chặt chẽ hơn nữavới Bộ, ngành Tư pháp, coicông tác tư pháp là công việcchung, cùng Bộ, ngành Tưpháp hoàn thành mọi nhiệmvụ chính trị được giao.n

    CHỦ TỊCH QUỐC HỘI:

    Công tác tư pháp sẽ tiếp tục cónhững bước phát triển mới

    Trước khi diễn ra Đại hội thiđua yêu nước ngành Tưpháp lần thứ V và Kỷ niệm 75năm Ngày truyền thống ngànhTư pháp, sáng 31/10, Bộ Tưpháp đã tổ chức Lễ dâng hươngvà báo công tại Khu di tích lịchsử Bộ Tư pháp tại Thôn Mới,xã Minh Thanh, huyện SơnDương, tỉnh Tuyên Quang.Tham dự sự kiện ý nghĩa này cóThứ trưởng Mai Lương Khôi,đại diện Lãnh đạo các đơn vịthuộc Bộ, một số Sở Tư pháp,Cục THADS địa phương cùngcác gương điển hình tiên tiếnđại diện cho các khu vực…. Về

    phía tỉnh Tuyên Quang, cóđồng chí Phùng Tiến Quân, Ủyviên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy;đồng chí Nguyễn Thế Giang,Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùngđại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp,Cục THADS tỉnh…

    Trải qua 75 năm xây dựng vàtrưởng thành, ngành Tư pháp đãkhông ngừng phát triển. Nhiệmvụ và quyền hạn của Ngành từTrung ương đến cơ sở ngày càngđược mở rộng, tăng cường; tưduy pháp lý không ngừng đổimới, đã và đang đóng góp tíchcực cho công cuộc xây dựng,

    hoàn thiện thể chế về Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa.

    Trong hơn 30 năm đổi mới,ngành Tư pháp luôn hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ chính trị đượcgiao; góp phần tích cực đưa đấtnước chủ động hội nhập quốc tếsâu rộng, nâng cao uy tín của ViệtNam trên trường quốc tế. Nhữngđóng góp to lớn của ngành Tưpháp đã được Đảng, Nhà nước ghinhận và trao tặng nhiều danh hiệuthi đua, hình thức khen thưởngcao quý cho tập thể và cá nhân củangành. Đặc biệt, ngành Tư phápvinh dự được tặng thưởng Huânchương mang tên Bác năm 1995,

    Huân chương Sao Vàng năm2010 và Huân chương Độc lậphạng Nhất năm 2015”.

    Trong giây phút thiêng liêng,xúc động, Thứ trưởng MaiLương Khôi thay mặt toàn thểcán bộ, công chức, viên chức,người lao động ngành Tư phápxin hứa nguyện: “Không ngừnghọc tập và làm theo tấm gươngđạo đức của Hồ Chủ tịch, củacác bậc tiền bối; Trung thành vớisự nghiệp cách mạng của Đảng,hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụcvụ nhân dân; tận tụy với côngviệc mà Đảng, Nhà nước giaocho; Quyết tâm đưa ngành Tưpháp vững bước đi tiếp trên conđường xây dựng Nhà nước phápquyền định hướng xã hội chủnghĩa, góp phần cùng toànĐảng, toàn dân thực hiện thành

    công mục tiêu “Dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, vănminh”, như lúc sinh thời Bác Hồhằng mong muốn”.

    Cũng trong dịp này, Bộ Tưpháp đã trao Bằng khen của Bộtrưởng Bộ Tư pháp cho 3 tậpthể, 7 cá nhân có nhiều đónggóp trong công tác tôn tạo, bảovệ Khu di tích lịch sử của Bộ;trao kinh phí hỗ trợ xây dựngnhà tình nghĩa cho các hộ giađình có công với cách mạng,gia đình chính sách với tổng giátrị 400 triệu đồng. Đoàn Thanhniên Bộ Tư pháp phối hợp vớiĐoàn Thanh niên huyện SơnDương gắn biển tên Công trìnhthanh niên “Sân chơi thiếu nhi”và trao tặng nhiều phần quà ýnghĩa cho các cháu thiếu nhicủa thôn Mới… KIM QUY

    Phát biểu chỉ đạo Đại hộithi đua yêu nước ngànhTư pháp lần thứ V, giaiđoạn 2020 — 2025 vàosáng qua (1/11), Ủy viênBộ Chính trị, Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Thị KimNgân tin tưởng, vớitruyền thống 75 nămphấn đấu, xây dựng vàtrưởng thành, công tácTư pháp trong thời giantới sẽ tiếp tục có nhữngbước phát triển mới, gópphần thực hiện thắng lợisự nghiệp cách mạngcủa Đảng, của dân tộc.

    lChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng ngành Tư pháp đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 .

    Bộ Tư pháp dâng hương, báo công tại Khu di tích lịch sử của Bộ

    Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao tặngHuân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3 cho ngành Tư pháp.

    Tại Đại hội,195 tập thể, cá nhân là những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngànhTư pháp giai đoạn 2015-2020 đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động và Bằng khen của Bộ trưởng BộTư pháp.

    TS Đào Văn Hội - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã vinh dự đón nhận Danh hiệu “Điển hìnhtiên tiến ngành Tư pháp” giai đoạn 2015-2020.

    Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam - Phó Tổng Biên tập Trần Đức Vinh đón nhận danh hiệu “Tập thể điểnhình tiên tiến ngành Tư pháp” giai đoạn 2015-2020.

    Dự Đại hội thi đua yêunước ngành Tư pháp lần

    thứ V ngoài Ủy viên Bộ Chính trị,Chủ tịch Quốc hội Nguyễn ThịKim Ngân còn có Bí thư Trungương Đảng, Trưởng Ban Nộichính Trung ương Phan ĐìnhTrạc; các Ủy viên Trung ươngĐảng: Phó Chủ tịch Quốc hộiUông Chu Lưu, Bộ trưởng BộKH&ĐT Nguyễn Chí Dũng; Bộtrưởng Bộ TT&TT Nguyễn MạnhHùng; Phó Trưởng Ban Tổ chứcTrung ương Hoàng Đăng Quang;Phó Chánh Văn phòng Trungương Đảng Nguyễn Đắc Vinh;Thứ trưởng Bộ Quốc phòngNguyễn Tân Cương và các nguyênỦy viên Trung ương Đảng, lãnhđạo các ban, bộ, ngành Trungương.

    Cùng dự Đại hội có Chủnhiệm Ủy ban Pháp luật củaQuốc hội Hoàng Thanh Tùng; Bíthư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnhHậu Giang Lê Tiến Châu; Phó Bíthư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnhLai Châu Trần Tiến Dũng và 331đại biểu triệu tập (gồm 195 đạibiểu là các điển hình tiên tiếntrong phong trào thi đua yêu nướccủa ngành Tư pháp giai đoạn2015 – 2020); đại diện các tậpthể, cá nhân được Chủ tịch nướctặng thưởng Huân chương Laođộng và các cá nhân trong ngànhTư pháp được tặng danh hiệu“Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.

    Dự Đại hội về phía Bộ Tưpháp có Ủy viên Trung ươngĐảng, Bộ trưởng Lê Thành Long;nguyên Ủy viên Trung ươngĐảng, nguyên Bộ trưởng HàHùng Cường và các Thứ trưởng,nguyên Thứ trưởng Bộ Tưpháp qua các thời kỳ.

  • Trong diễn văn chào mừngĐại hội Thi đua yêu nướcngành Tư pháp lần thứ V, kỷniệm 75 năm Ngày truyềnthống ngành Tư pháp và đónnhận Huân chương Lao độnghạng Nhất, Bộ trưởng Bộ Tưpháp Lê Thành Long nêu rõ,hưởng ứng lời kêu gọi thi đuaái quốc của Chủ tịch Hồ ChíMinh năm 1948, trong suốtchặng đường đã qua, ngành Tưpháp luôn chủ động triển khaivà không ngừng đổi mới côngtác thi đua, khen thưởng, phátđộng và thực hiện sôi nổi, rộngkhắp nhiều phong trào thiếtthực, tạo động lực cổ vũ, độngviên toàn Ngành chung sức,

    đồng lòng cống hiến sức lực,tâm huyết, trí tuệ cho sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Suốt chặng đường 75 nămqua, mỗi thành tựu của ngànhTư pháp đều gắn với từng bướcphát triển của phong trào thi đuavà thi đua chính là động lực cổvũ từng bước trưởng thành củaNgành. Từ nhiệm vụ ban đầungay sau khi thành lập nước làsoạn thảo và tổ chức thi hànhHiến pháp năm 1946 cùng mộtsố đạo luật về quyền con người,truy tố tội phạm… đến nay chứcnăng, nhiệm vụ của Ngành đãvươn tới trên 35 lĩnh vực. Mỗiviệc của Ngành đều có tính kếthừa, tiếp nối và lan tỏa.

    Điểm lại một số thành tựu cơbản nhất của Ngành đóng góptrực tiếp vào công cuộc xâydựng, bảo vệ, kiến thiết của

    nước nhà giai đoạn vừa qua, Bộtrưởng cho rằng, còn nhữngđiểm chưa hài lòng, nhữngmong muốn chưa đạt được và

    những bất cập trong hệ thốngpháp luật so với yêu cầu đặt ra.Tuy nhiên, những kết quả màtoàn thể cán bộ, công chức, viênchức, người lao động trongNgành đạt được suốt thời gianqua, đặc biệt trong nhiệm kỳ2015 – 2020 là đáng phấn khởi,tự hào.

    Qua phong trào thi đua yêunước với truyền thống đoàn kết,trách nhiệm và quyết tâm phấnđấu trong 75 năm qua, vai trò, vịthế của công tác tư pháp trongđời sống chính trị, kinh tế - xãhội của đất nước đã thực sựđược khẳng định. Với nhữngđóng góp to lớn trong sự nghiệpcách mạng của Đảng và dân tộc,ngành Tư pháp được Đảng vàNhà nước trao tặng nhiều phầnthưởng cao quý và nay tiếp tụcvinh dự được trao tặng Huânchương Lao động hạng Nhất lầnthứ ba.

    Bộ trưởng nhấn mạnh, Bộ Tưpháp trân quý, tôn vinh nhữngđóng góp của mỗi cá nhân, đặcbiệt chúc mừng 88 tập thể và 107cá nhân được bình chọn, suy tônlà điển hình tiên tiến trong phongtrào thi đua của Ngành giai đoạn2015 – 2020. ngành Tư phápnguyện sẽ quyết tâm phấn đấunhiều hơn nữa, lập nhiều thànhtích chào mừng Đại hội thi đuayêu nước toàn quốc lần thứ X,Đại hội Đảng toàn quốc lần thứXIII, thực hiện thắng lợi cácchiến lược phát triển kinh tế - xãhội, xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật và cải cách tưpháp, xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN, vì một nước ViệtNam thịnh vượng, dân chủ, côngbằng, văn minh. n

    Bộ Tư pháp phát động phong trào thi đua ngành Tư pháp giai đoạn 2021 - 2025

    Tại Đại hội, thay mặt Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Nguyễn ThanhTịnh đã phát động phong trào thi đua giai đoạn 2021 – 2025 với chủđề “Toàn ngành Tư pháp đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, hànhđộng, sáng tạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao” vớicác nội dung cơ bản.

    Cụ thể, tham mưu thể chế hóa đầy đủ, kịp thời Nghị quyết Đạihội lần thứ XIII và các văn kiện của Đảng về xây dựng, hoàn thiệnvà tổ chức thực thi có hiệu quả hệ thống pháp luật; xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam; nâng cao hơn nữa hiệu quảcông tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác hỗ trợpháp lý cho doanh nghiệp; tổ chức triển khai hiệu quả các luật thuộclĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.

    Phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về thi hành án dânsự được Quốc hội giao; tập trung cải cách thủ tục hành chính, tăngcường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hànhchính tư pháp, bổ trợ tư pháp, cung cấp các dịch vụ công của ngànhTư pháp, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp. Nângcao năng lực pháp lý quốc tế; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nướctrong hợp tác quốc tế về pháp luật và tương trợ tư pháp.

    Tăng cường công tác xây dựngNgành, tiếp tục đổi mới, thực hiệntốt công tác cán bộ. Phát huy vaitrò của các tổ chức pháp chế, cơquan Tư pháp từ Trung ương đếnđịa phương... Để đạt được các mụctiêu, yêu cầu trên, Bộ, ngành Tưpháp xác định và quyết tâm thựchiện tốt một số nhiệm vụ, giảipháp như tiếp tục tuyên truyền,quán triệt tư tưởng thi đua ái quốccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thịsố 34-CT/TW ngày 07/4/2014 củaBộ Chính trị về tiếp tục đổi mớicông tác thi đua, khen thưởng, Luật Thi đua, khen thưởng và các vănbản hướng dẫn thi hành; triển khai thực hiện có hiệu quả các phongtrào thi đua yêu nước do Thủ tướng Chính phủ và Khối thi đua các cơquan Nội chính Trung ương phát động. Tăng cường công tác theo dõi,kiểm tra, đôn đốc, giám sát, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phụcnhững tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện các phong tràothi đua và công tác khen thưởng.

    XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn Số 307 (8.020) Thứ Hai 2/11/[email protected] 5

    YÊU NƯỚC NGÀNH TƯ PHÁP LẦN THỨ V

    l Vụ trưởng Vụ Phápluật hình sự - hành chính ĐỗĐức Hiển: Chủ động, tíchcực, trách nhiệm trongphong trào thi đua yêu nướcngành Tư pháp

    Giai đoạn 2015 – 2020, Vụđã thẩm định hơn 30 đề nghịxây dựng và dự án luật, pháplệnh, nghị quyết của Quốc hội,Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;hơn 50 dự thảo nghị định,quyết định của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ và nhiều đềán, văn bản trong lĩnh vực hìnhsự, hành chính và tổ chức bộmáy nhà nước… Trong côngtác tham mưu các chính sách,giải pháp nhằm giải quyết cácvấn đề mang tính hệ thống,liên ngành trong thi hành phápluật, Vụ đã nghiên cứu, đề xuấtcác ý kiến pháp lý giải quyết cóhiệu quả nhiều vụ việc phứctạp, những vấn đề nóng, bứcxúc phát sinh trong quá trình

    điều hành phát triển kinh tế -xã hội.

    Trên cơ sở bám sát nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội, bảovệ an ninh quốc gia, trật tự antoàn xã hội, bảo vệ quyền conngười, quyền công dân, Vụcũng đã chủ động, kịp thờiphát hiện và đề xuất với Bộ,tham mưu Chính phủ, Quốchội ban hành những chínhsách pháp luật quan trọng, phùhợp với điều kiện đất nướctrong từng giai đoạn.

    l Giám đốc Sở Tư pháptỉnh Bình Dương NguyễnAnh Hoa: Đóng góp tích cựcvào kết quả phát triển kinhtế - xã hội của tỉnh

    Trong thời gian qua, BìnhDương với chính sách pháttriển công nghiệp làm đònbẩy, từ chức năng nhiệm vụcủa Ngành, Sở Tư pháp cũngcó sự tham gia tích cực trongviệc góp ý trong quá trình tỉnh

    xây dựng, ban hành nhiềuchính sách quan trọng vàtriển khai những giải pháp vềđầu tư; cải cách hành chính;tham gia hỗ trợ tư vấn pháp lýcác thủ tục hành chính; kịpthời rà soát, hệ thống hoá vănbản, giúp làm tinh gọn, minhbạch hệ thống văn bản củađịa phương.

    Đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ thông tin trong công tácphổ biến giáo dục pháp luật,trợ giúp pháp lý; tăng cườngcông tác quản lý Hành chínhtư pháp, bổ trợ tư pháp, cảicách thủ tục hành chính, cảicách tư pháp. Việc triển khaimạnh mẽ việc xã hội hóatrong lĩnh vực bổ trợ tư phápnhư hoạt động công chứng,đấu giá, luật sư… đã huyđộng được nhiều nguồn lực xãhội tham gia phục vụ tốt chongười dân; hiệu quả công tácphối hợp được nâng cao qua

    việc ký kết các quy hoạch, quychế phối hợp trong nhiều lĩnhvực công chứng, luật sư, lýlịch tư pháp…

    l Cục trưởng CụcTHADS tỉnh Nghệ An PhạmQuốc Nam: Phong trào thiđua yêu nước góp phần thựchiện thắng lợi nhiệm vụchính trị

    Với đặc thù, tính chất phứctạp, khó khăn của công tácTHADS, hàng năm Nghệ An đãbám sát chỉ đạo của Bộ Tưpháp, Tổng cục THADS vàTỉnh ủy, UBND tỉnh để xâydựng chương trình, kế hoạchcụ thể, chủ động đề xuất, triểnkhai nhiều sáng kiến, giải phápđể phấn đấu hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ chính trị đượcgiao. Cục THADS tỉnh NghệAn luôn chủ động hưởng ứngvà triển khai hiệu quả, tích cựccác phong trào thi đua yêunước do ngành Tư pháp và

    tỉnh Nghệ An phát động.Đối với phong trào thi đua

    thực hiện nhiệm vụ chính trịhàng năm, khâu đột phá đầutiên là tập trung tham mưu chocấp ủy, chính quyền ban hànhvăn bản chỉ đạo bảo đảm phùhợp với quy định của pháp luậtvà thực tiễn địa phương…Song song với khâu đột phá vềthể chế, đổi mới phương pháplãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thihành án được xác định là giảipháp trọng tâm để hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ chuyên mônđược giao… Cục THADS tỉnhcũng tham mưu cho UBNDtỉnh mỗi năm ban hành kếhoạch phát động một phongtrào thi đua hoàn thành xuấtsắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ gắnvới hưởng ứng các phong tràothi đua của Bộ Tư pháp, Tổngcục THADS.

    THỤC QUYÊN –PHƯƠNG MAI

    NGÀNH TƯ PHÁP:

    Nguyện phấn đấu vì nước Việt Nam thịnh vượng, dân chủ, công bằng, văn minh

    Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng địnhngành Tư pháp nguyện sẽ quyết tâm phấn đấu nhiềuhơn nữa, vì một nước Việt Nam thịnh vượng, dânchủ, công bằng, văn minh.

    l Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại Đại hội.

    l Thứ trưởng Bộ Tư pháp NguyễnThanh Tịnh phát động phong trào thiđua yêu nước ngành Tư pháp giaiđoạn 2021-2025.

    Tư PHÁP

  • XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn

    CHUYỂN ĐỘNGSố 307 (8.020) Thứ Hai 2/11/2020 [email protected]

    Nhân rộng mô hình nhà ở vượtlũ cho đồng bào miền Trung

    Tại họp báo Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra, Thứtrưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết,chúng ta có 3 hình thái thiên tai là gió bão, lũ lụt và lũống, lũ quét, sạt lở đất. Trong đó, về gió bão, vấn đềnày thường xảy ra ở khu vực biển với khoảng cách cựly là 30-50 km từ bờ biển vào. Nêu rõ giải pháp côngtrình là thực hiện được, ông Hùng cho hay, qua khảosát, nếu nhà có 3 cứng (sàn cứng, tường cứng, máicứng) cơ bản là chịu được gió bão; nhà bị đổ chủ yếunhà cấp 4, mái tôn, cổng chào, mái kính... Đối với hìnhthái thiên tai này, chúng ta đã có giải pháp công trìnhđể có thiết kế cho phù hợp.

    Còn về lũ lụt, ông Hùng cho hay, cách đây 7 năm,chúng ta đã có Quyết định số 48 về chương trình nhà ởvượt lũ cho đồng bào miền Trung. “Thực tế, đã xâydựng được trên 3.200 ngôi nhà có cốt sàn trên mức đỉnhlũ, vừa rồi phát huy tốt, khoảng 5-10 m trên đỉnh lũ thìngười dân và gia đình có thể rút lên đấy để cầm cự 10-15 ngày. Chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Tài nguyên vàMôi trường (TN&MT) nghiên cứu để nhân rộng, pháttriển thêm mô hình này, chủ yếu cần nguồn lực. Đâycũng là một giải pháp khả thi thực hiện được”, ôngHùng nói. TUỆ MINH

    Hàng nghìn suất quà đến vớingười dân vùng lũ

    Hiếm thấy có đợt lũ nào diễn ra trênphạm vi rộng, ngập nặng nhiều địaphương và lũ chồng lũ như lần này.Người dân phải gánh chịu những hậuquả vô cùng nặng nề. Hàng vạn ngôinhà bị ngập chìm trong biển nước, đồdùng, lương thực, gia súc, gia cầm… đãbị nước lũ cuốn trôi. Chia sẻ nỗi đauthương này; những ngày gần đây, BáoPLVN khu vực Bình Trị Thiên đã chủtrì, phối hợp với Tập đoàn BĐS và dulịch Chân Mây – Lăng Cô, Honda LộcThịnh, Công Ty AnCo Family Foodtrao quà cho người dân bị ảnh hưởng dolụt bão.

    Cụ thể, ở xã Tân Hóa là rốn lũ củahuyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình; trận“đại hồng thủy” mới đây đã khiến 100%hộ bị ngập sâu từ 3 đến 8m, hàng chụchecta hoa màu hư hại. Văn phòng BáoPLVN đã trao quà cho người dân nơiđây; đồng thời cũng đã bàn giao choUBMTTQVN huyện Minh Hóa: 2.000chiếc áo phao, 160 thùng mỳ tôm, 30thùng sữa ông thọ, 110 thùng bánh ép,2.000 chai nước lọc tinh khiết, quần áovà dầu gió.

    Còn ở Quảng Trị, chiều 14/10 và

    chiều 20/10, Văn phòng đã trao 700phần quà và tiền cho 3 địa phương: xãHải Hưng, xã Hải Định và thị trấn DiênSanh (thuộc huyện Hải Lăng).

    Ở Thừa Thiên Huế, trong ngày16/10, Đoàn công tác đã trao 400 phầnquà cho phường Hương Xuân vàphường Hương Văn (thị xã Hương Trà).Đến ngày 21 và 22/10 trao ở xã QuảngThái, xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền)và phường Thủy Biều (thị xã HươngThủy) với 800 suất. Trong ngày 27/10,Đoàn thiện nguyện đã đến TrườngTHCS Phú An (xã Phú An, huyện PhúVang) phát quà cho học sinh toàn khốisáng của trường này; đồng thời hỗ trợtiền cho các em có hoàn cảnh khó khăn,đồng thời gia đình bị ảnh hưởng lớn dotrận lụt vừa rồi. Sau đó, đoàn tiếp tụchành trình về với bà con vùng biển tạithị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) vànơi được cho là thấp trũng bậc nhất xứHuế - xã Quảng An (huyện QuảngĐiền); 200 suất quà với hơn 40 triệuđồng đã được trao tận tay cho bà con.

    Trao tận tay, nắm từng hoàn cảnhNhững địa phương được chọn đều

    nằm ở “rốn lũ”, những hoàn cảnh nhậngiúp đỡ đều được Văn phòng Báo PLVNkhu vực Bình Trị Thiên chọn lựa kỹ

    càng. Chẳng hạn như hoàn cảnh chị LêThị Luyến (32 tuổi, ngụ đội 4, thôn LamThủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng,Quảng Trị), chồng qua đời do lũ cuốntrôi, một mình chị phải nuôi 3 con (3tuổi, 4 tuổi và 10 tuổi).

    “Chưa bao giờ tôi chứng kiến đợt lụtnào mà đỉnh lũ lên cao, nhanh lại daidẳng như vừa qua. Lũ đến không ai trởtay kịp, có ngày mẹ con tôi phải nhịn đóico ro trong biển nước. Hiện tại, cây cốihoa màu trong vườn đều chết hết;thường ngày tôi đi xúc cát thuê để nuôicon nhưng giờ lũ lụt chẳng ai thuê,không biết mẹ con tôi lấy gì mà ăn quangày đây”, chị Luyến rớm nước mắt nói.

    Cũng ở xã Hải Hưng có bà NguyễnThị Huế (67 tuổi) chồng mất từ 6 nămtrước; 3 người con lại bị câm điếc chỉquanh quẩn ở nhà. “Ngoài phải lo cho3 đứa con, tôi còn nuôi thêm 3 đứacháu ngoại. Giữa tháng 10, cô con gáiđầu tôi (câm điếc, không chồng) sinhnở và trúng dịp lụt, nước lên cao; aithấy đều thương”.

    Hay như em Trần Thị Phương Em(học sinh lớp 7/2 Trường THCS Phú An,huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) mồcôi cha, mẹ không có nghề nghiệp ổnđịnh do phải trông giữ chị gái đầu của

    Phương Em bị hội chứng down. Đợt lụtvừa qua đã cuốn trôi nhiều vật dụng,sách vở của em; đồng thời nhà cũng bịtốc mái do bão.

    Thôn Mỹ Xá, xã Quảng An (huyệnQuảng Điền) bị ngập lụt hơn 20 ngàyqua; Đoàn công tác đã chọn địa phươngnày để phát 100 xuất quà cùng tiền hỗtrợ. Ông Đặng Ngọc Hiếu (Trưởng thôn)bày tỏ, bây giờ mỗi lần nghe đài báo cómưa bão thì cả thôn đều rùng mình. Tàisản còn trộn bùn non, chưa khắc phụcxong thì bà con lại sẵn sàng chạy lụt. Ainấy đều kiệt sức cả rồi.

    “Từ ngày mùng 8/10, toàn thôn đãbị cô lập hoàn toàn vì lũ lớn. Đến ngày16, huyện đội Quảng Điền là đơn vịđầu tiền về cứu trợ cho dân; giây phútđó thật sự nghẹn ngào. Lũ dữ gây thiệthại rất lớn cho bà con, đồng ruộngngập sâu, hoa màu hư hại, nhà cửa tanhoang. Gia súc trước đây bị dịch tảchết nhiều, giờ lại chịu lụt thì bị trôi;trâu, bò, lợn của người dân trong thônhiện tại hầu như không còn con nào cả.Món quà của nhà tài trợ, của BáoPLVN thật kịp thời và ý nghĩa. Thaymặt bà con dân làng, tôi xin cảm ơn”.Ông Hiếu cảm động trước tấm lòngcủa Đoàn công tác.

    Theo nhà báo Nguyễn Quang Tám(Trưởng Văn phòng Báo PLVN khu vựcBình Trị Thiên), trước mất mát của bàcon, Văn phòng quyết định kết nối để cónhững chuyến thiện nguyện với phươngchâm “trao tận tay, nắm từng hoàn cảnh”nhằm tiếp thêm nghị lực cho người dânvượt qua khó khăn do ảnh hưởng củathiên tai. Đồng thời lan tỏa tinh thầntrách nhiệm, sự sẻ chia yêu thương rộngkhắp trong cộng đồng.

    “Có đến tận nơi, tận mắt chứng kiếnnhững gì người dân đã phải gánh chịumới cảm nhận hết những khó khăn, thiệthại do mưa bão gây ra với bà con. Cònrất nhiều hoàn cảnh cần giúp đỡ, vì thếthời gian tới Văn phòng Báo PLVN BìnhTrị Thiên sẽ tiếp tục đồng hành, kết nốiđưa yêu thương đến với người dân”, nhàbáo Quang Tám chia sẻ.

    LÊ TÁM BẢY

    Đến ngày 1/11, mưa trên địa bàntỉnh Nghệ An cơ bản đã hết, tuynhiên, do nước từ thượng nguồn sôngLam vẫn đổ về, các nhà máy thủy điệnđồng loạt xả lũ nên tình trạng ngập lụtvẫn diễn ra.

    Theo đó, tại huyện ThanhChương, Nam Đàn, Hưng Nguyên,Yên Thành… vẫn xảy ra ngập lụt, mộtsố điểm ngập sâu, công tác di dờingười dân đến nơi an toàn đã đượcthực hiện. Quốc lộ 46 đoạn qua núiNguộc huyện Thanh Chương bị cấmlưu thông do đất, đá trên ngọn núi nàytiếp tục sạt lở xuống đường. Địaphương cùng ngành Giao thông Vậntải Nghệ An đã huy động mọi nguồnlực, cùng nhân dân khắc phục cácđiểm giao thông sạt lở, hư hỏng, bảođảm thông đường.

    Sáng 1/11, lực lượng chức năng đãtìm thấy thi thể em P.V.P (SN 2003,trú tại xã Nam Thanh, huyện NamĐàn, Nghệ An) trước đó đã cùng bốđi thả lưới đánh bắt cá trên đồng ngậpnước. Thời điểm này nước lũ đanglên, hai bố con sa vào vùng nước sâuchảy xiết nên bị cuốn trôi. Người bố

    may mắn thoát nạn, còn P bị nướccuốn mất tích. Mưa lớn khiến nướcdâng cao, 1 em học sinh trên địa bànxã Tào Sơn, huyện Anh Sơn (NghệAn) bị đuối nước do rơi xuống hố gacủa gia đình, tử vong. Tính đến thờiđiểm hiện tại, mưa lũ trên địa bànNghệ An đã khiến 4 người chết, 3người mất tích, 3 người bị thương;19.865 ngôi nhà bị ngập, số hộ dânphải di dời do ngập lụt và ảnh hưởngcủa sạt lở đất gồm 3.911 hộ; Hơn6.000 ha diện tích thủy sản và 885 hadiện tích lúa bị ngập; Gần 9.260 hangô, hoa màu, bị thiệt hại…

    Tại huyện Hưng Nguyên, 7 xãvùng dọc sông Lam và 3 xã vùngtrũng Hưng Nguyên đã bị ngập sâukhiến 5.000 hộ dân với khoảng20.000 người bị cô lập. Hàng nghìncon gia cầm bị chết, hơn 1.000 hadiện tích rau màu vụ đông và cáchuyên canh, cá vụ 3 bị ngập sâutrong nước, thiệt hại rất lớn. Các xãnhư Thanh Tùng, Thanh Lâm,Thanh Mai, Thanh Xuân, Thanh Hà,Thanh Long… huyện ThanhChương đến sáng 1/11 vẫn bị ngập

    sâu gây chia cắt. Huyện Yên Thànhvẫn có hơn 5.000 hộ dân vẫn bị ngậpsâu trong nước. Các vị trí đườngngập chính quyền địa phương đãtiến hành cắm tiêu, cử người trực đểđảm bảo giao thông, không chongười và phương tiện lưu thông quacác vị trí không đảm bảo an toàn.

    Còn tại Hà Tĩnh, tính đến chiều1/11, 23 xã của 5 huyện với 3.454hộ trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn đang bịngập. Lượng mưa đo được tại cáctrạm thủy văn từ 7h ngày 28/10 đến7h ngày 1/11 dao động 300 –450mm, đặc biệt một số nơi cólượng mưa lớn hơn như hồ Kẻ Gỗ496mm, TP Hà Tĩnh 697mm. Domưa lớn kéo dài, nhiều hồ đập lớnnhư Ngàn Trươi, Kẻ Gỗ, BộcNguyên, Sông Rác, Thượng SôngTrí, Khe Xai Kim Sơn cùng các thủyđiện như Hố Hô, Hương Sơn đã xảtràn điều tiết lũ. Chính quyền địaphương cùng các lực lượng đã di dờidân ra khỏi vùng có nguy cơ ngậplụt, sạt lở đất tại 73 xã của 12 huyện,thị xã với 2.161 hộ/6.377 người.

    NGÔ TOÀN

    Nhiều nơi ở Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn ngập lụt

    Kết nối tình người sau lũ dữNhững ngày tháng 10 vừa qua, 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình liên tục chìm trongbão lũ. Nhiều gia đình bị cô lập, thiếu thốn lương thực; nỗi lo cơm áo, gạo tiền hiện hữu. Thấu hiểuđiều này, Văn phòng Báo PLVN khu vực Bình Trị Thiên đã mang những món quà đầy yêu thương tớitận xóm làng nơi “tâm lũ” với hy vọng san sẻ phần nào mất mát, thiệt hại của người dân.

    lVăn phòng Báo PLVN khu vực Bình Trị Thiên thăm hỏi, động viên, trao quà cho người dân vùng lũ.

    TIN TỨC

  • Đa dạng hóa các hình thức đưapháp luật đến khu vực biên giới,hải đảo

    Miền núi cao, vùng sâu, biên giới, hảiđảo - nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dântộc thiểu số (DTTS) là nơi có vị trí trọngyếu về an ninh, quốc phòng. Từ các chínhsách quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhànước, những năm qua, kinh tế - xã hộivùng đồng bào dân tộc ngày càng pháttriển, đời sống của người dân được cảithiện rõ rệt.

    Tuy nhiên, do việc tiếp cận kiến thứcpháp luật còn hạn chế, nên vẫn còn tìnhtrạng người dân vi phạm pháp luật do thiếuhiểu biết... Đặc biệt là tuyến biên giới đấtliền, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, mặt bằng dântrí thấp, trình độ nhận thức, hiểu biết phápluật còn hạn chế.

    Trước thực trạng đó, Thủ tướng Chínhphủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cườngPBGDPL cho cán bộ, nhân dân vùng biêngiới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016” và sauđó là Đề án “Tăng cường PBGDPL chocán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảogiai đoạn 2017-2021”.

    Để hoạt động tuyên truyền, PBGDPLmang lại hiệu quả, Bộ Chỉ huy BĐBP cáctỉnh, thành đã phối hợp với Sở Tư pháp vàcác ban, ngành tổ chức hội nghị tập huấnnghiệp vụ PBGDPL cho cán bộ BĐBP vàcán bộ các xã, phường, người có uy tín;tập huấn nghiệp vụ PBGDPL cho các báocáo viên pháp luật của các xã, phườngthuộc các huyện, thành phố biên giới, venbiển; tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm tìnhhình vi phạm pháp luật trên địa bàn biêngiới, ven biển. Xây dựng các tiểu phẩmtuyên truyền pháp luật và tổ chức đi lưudiễn trên hai tuyến biên giới và các đồnbiên phòng.

    Các đồn biên phòng cũng tham mưucho UBND các huyện, thành phố biêngiới, ven biển tổ chức các đợt tập huấn,

    công tác triển khai, thực hiệnĐề án và bồi dưỡng nghiệp vụtuyên truyền, PBGDPL chocán bộ thôn, bản, khu phố trênđịa bàn biên giới, ven biển.

    Các đồn biên phòng đã cửcán bộ, chiến sĩ trực tiếpxuống địa bàn thực hiện 4cùng: “Cùng ăn, cùng ở, cùnglàm, cùng nói tiếng dân tộc”với nhân dân; giúp nhân dânđưa cây, con, giống mới cónăng suất, chất lượng cao vàosản xuất, từ bỏ các tập quán lạchậu, xây dựng đời sống vănhóa. Đặc biệt, từ đầu năm2020 đến nay, khi đại dịchCovid-19 bùng phát, công tác

    tuyên truyền PBGDPL của BĐBP chonhân dân khu vực biên giới đẩy mạnh hơnmột bước.

    Qua đó, chủ động nắm bắt tình hình,tuyên truyền, vận động nhân dân chấphành tốt đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước liênquan đến khu vực biên giới, hải đảo; kịpthời nắm bắt, giải quyết các vụ việc xảy ratrong đời sống.

    Đồng hành cùng Báo Pháp luật ViệtNam đưa pháp luật tới đồng bàovùng biên giới, hải đảo

    Ngày 13/8/2014, Bộ trưởng Bộ Quốcphòng đã ban hành Thông tư số104/2014/TT-BQP quy định về chế độ,định mức, tiêu chuẩn đời sống văn hóa,tinh thần trong Quân đội nhân dân ViệtNam. Thông tư này thay thế Thông tư số24/2009/TT-BQP ngày 27/5/2009 của BộQuốc phòng.

    Theo đó, các đại đội đủ quân, đồn biênphòng, phi đội không quân vận tải, trựcthăng, tuần thám, ngành của tàu cấp 1 vàcấp đội thuộc các kho, xưởng, trung tâmvà tương đương được cấp Báo Pháp luậtViệt Nam.

    Hơn 10 năm qua, mỗi ngày, Báo Phápluật Việt Nam đã “cõng” luật lên nhữngvùng biên giới xa xôi nhất, nơi các đồnBiên phòng đứng chân, trở thành ngườibạn tin cậy, thủy chung của những ngườilính biên phòng.

    Ở biên giới, cán bộ, chiến sĩ các đồnBiên phòng đọc Báo Pháp luật Việt Namđể cập nhật thông tin pháp luật, tìm hiểucác kiến thức pháp luật, sử dụng các nộidung trên Báo, các vụ án đã được chuyêngia phân tích, mổ xẻ để xây dựng các tìnhhuống pháp luật, sau đó tuyên truyền chongười dân. Những người lính Biên phòngđã trở thành cầu nối quan trọng, chuyểntải những thông tin pháp luật được đăng

    tải trên Báo Pháp luật Việt Nam đếnngười dân, nhằm tuyên truyền về các chủtrương của Ðảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; các chính sách định canh,định cư, ổn định sản xuất, không nghetheo kẻ xấu, không du canh du cư; khôngsinh con thứ 3; phát hiện tố giác nhữnghành vi vi phạm buôn bán phụ nữ quabiên giới, vận chuyển buôn bán ma túyvà các chất gây nghiện... Nhờ đó, nhữngnăm gần đây tình hình an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, gópphần thúc đẩy kinh tế -xã hội địa phươngngày càng phát triển.

    Qua tuyên truyền, ý thức chấp hànhpháp luật của người dân được nâng lên,các vụ việc vi phạm giảm, tình hình viphạm liên quan đến tội phạm buôn lậu,hàng giả, gian lận thương mại, tội phạmma túy trên địa bàn các tỉnh, thành giảmrõ rệt. Nhân dân tích cực phối hợp với cáclực lượng chức năng tham gia quản lý, bảovệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninhbiên giới quốc gia.

    Tại khu vực biên giới biển, việcPBGDPL đã trang bị những kiến thứcpháp luật cơ bản, đặc biệt là những vấn đềliên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, tráchnhiệm của ngư dân khi thực hiện khai thácthủy sản; đồng thời, giúp ngư dân đánh bắtxa bờ hiểu hơn về pháp luật cũng như cácvấn đề liên quan đến quy định vùng đánhbắt, xử phạt đối với vi phạm trong nghềthủy, hải sản và chủ quyền biển đảo…Đảm bảo hoạt động đánh bắt, khai thácđúng quy định của pháp luật.

    Công tác tuyên truyền, PBGDPL chongười dân khu vực biên giới đã giúp chobà con các dân tộc trên địa bàn các xãbiên giới nâng cao hiểu biết pháp luật, tựmình giải quyết vướng mắc, bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của mình, gópphần hạn chế tranh chấp và vi phạm phápluật, hạn chế tình trạng khiếu nại khôngcó cơ sở, khiếu nại vượt cấp, khiếu nạiđông người trên địa bàn.

    Bên cạnh đó, công tác tuyên truyềngiúp cán bộ, nhân dân hiểu sâu hơn vềchức năng, nhiệm vụ của BĐBP, từ đó tựgiác tham gia cùng BĐBP quản lý, bảo vệchủ quyền, an ninh biên giới và giữ gìn trậttự an toàn xã hội trên địa bàn.

    Ở cấp cao hơn, Bộ Tư lệnh BĐBP vàBáo Pháp luật Việt Nam luôn phối hợpchặt chẽ trong PBGDPL. Báo Pháp luậtViệt Nam với chương trình “Chung tayxóa nghèo pháp luật vùng biên giới, hảiđảo” đã đến nhiều tỉnh, thành biên giớitrong toàn quốc tặng quà, nhà tình nghĩacho người nghèo, tặng Báo Pháp luật Việt

    Nam, sách pháp luật cho các xã biên giới,góp phần tuyên truyền, PBGDPL.

    Kinh nghiệm từ thực tiễn tuyên truyền, PBGDPL

    Thực tế cho thấy, công tác tuyêntruyền, PBGDPL cho đồng bào DTTS ởkhu vực biên giới của BĐBP còn bộc lộnhững hạn chế nhất định. Đó là việc vậndụng các hình thức tuyên truyền,PBGDPL của một số đơn vị chưa thíchhợp với điều kiện sống của đồng bào; cáchình thức, biện pháp tuyên truyền,PBGDPL chưa được đổi mới; phươngpháp thiếu sáng tạo, chưa phù hợp vớitừng đối tượng và điều kiện kinh tế-xã hộicủa đồng bào…

    Từ những kết quả, hạn chế, có thể rútra một số kinh nghiệm sau:

    Thứ nhất, bám sát đặc điểm của đốitượng để vận dụng hình thức tuyên truyền,PBGDPL cho phù hợp. Thứ hai, hình thứcvà nội dung tuyên truyền, PBGDPL phảiphù hợp với nhau. Thứ ba, phát huy tối đacác điều kiện, phương tiện của các cơquan, đơn vị. Thứ tư, nâng cao nhận thứcvà kỹ năng sử dụng các hình thức tuyêntruyền, PBGDPL cho cán bộ làm công táctuyên truyền.

    Đối tượng tuyên truyền, PBGDPL ởkhu vực biên giới (KVBG) chủ yếu làđồng bào DTTS, có đời sống văn hóa,phong tục, tập quán khác nhau; đời sốngkinh tế gặp rất nhiều khó khăn; cư trúkhông tập trung, trình độ dân trí thấp; mộtbộ phận đồng bào không biết tiếng phổthông; có biểu hiện tự ti và thụ động tronggiao tiếp, ứng xử.

    Thực tế cho thấy, khi hình thức tuyêntruyền, PBGDPL không phù hợp với đốitượng tiếp cận thì kết quả đạt được thườngrất thấp; đồng bào chẳng những khônghiểu hoặc hiểu không đúng và không vậndụng được các kiến thức pháp lý đã truyềnđạt vào cuộc sống, mà có khu còn tỏ tháiđộ không tốt với pháp luật và cơ quan thựcthi pháp luật.

    Nắm vững đặc điểm đó, mỗi cán bộlàm công tác tuyên truyền cần lựa chọncác hình thức tuyên truyền, PBGDPL phùhợp với từng đối tượng, địa bàn; gắn côngtác tuyên truyền, PBGDPL với tuyêntruyền đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước, nhấtlà chính sách về dân tộc, tôn giáo và âmmưu, thủ đoạn chống phá của các thế lựcthù địch đối với cách mạng nước ta, đểđồng bào biết và không mắc phải luận điệutuyên truyền của chúng.

    Chẳng hạn, với lực lượng dân quân,cán bộ xã, phường ở KVBG, công táctuyên truyền, PBGDPL có thể kết hợp vớituyên truyền miệng (vốn là hình thứctruyền thống) với tổ chức đọc sách, báo,tạp chí; mở các lớp tập huấn, nói chuyệnchuyên đề; tuyên truyền lồng ghép khitriển khai thực hiện các chương trình, dựán, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộitại địa phương.

    Đối với các tầng lớp dân cư KVBG,lấy tuyên truyền miệng là chính, kết hợpvới sử dụng mạng truyền thanh cơ sở, thitìm hiểu pháp luật; tổ chức chiếu phim tàiliệu. Đặc biệt, phát huy vai trò của giàlàng, trưởng bản, người có uy tín trongdòng họ, gia đình là hình thức cần được ápdụng rộng rãi. Thượng tá NGUYỄN XUÂN BÁCH -

    Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng

    XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn Số 307 (8.020) Thứ Hai 2/11/2020 7QUốC PHÒNG - AN [email protected]ệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật

    cho đồng bào vùng biên giới, hải đảoNhững năm qua lực lượng Bộđội Biên phòng, đã phối hợptriển khai nhiều biện pháp, giảipháp, hình thức đa dạng, phongphú để tuyên truyền, phổ biếnpháp luật (PBGDPL), góp phầntích cực vào việc ổn định tìnhhình an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội trên hai tuyến biêngiới đất liền và vùng biển, nângcao ý thức đấu tranh, bảo vệ,giữ gìn chủ quyền biên giới, chủquyền biển, đảo thiêng liêngcủa Tổ quốc...

    l Cán bộ Ðồn Biên phòng Pa Thơm, BĐBP Điện Biên phát tờrơi, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật cho người dântrên địa bàn.

    lĐại diện Báo Pháp luật Việt Nam tặng quà, sách pháp luật và báo cho Đồn Biên phòng Bình Liêu,BĐBP Quảng Ninh.

  • 8 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 307 (8.020) Thứ Hai 2/11/2020 THờI SựGÓP Ý CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

    [email protected]

    Tinh thần của Chiến lược là:“Khơi dậy khát vọng phát triểnđất nước, phát huy mạnh mẽgiá trị văn hoá, con người ViệtNam và sức mạnh thời đại, huyđộng mọi nguồn lực, phát triểnnhanh và bền vững trên cơ sởkhoa học, công nghệ (KHCN)và đổi mới sáng tạo (ĐMST);đến năm 2030 là nước đangphát triển có công nghiệp hiệnđại, thu nhập trung bình cao vàđến năm 2045 trở thành nướcphát triển, thu nhập cao”.

    Đột phá thể chế phân bổnguồn nhân lực

    Dự thảo Nghị quyết lần nàyvẫn giữ số lượng 3 đột phá, đó là:Đột phá về thể chế; Đột phá vềkhoa học và phát triển nguồnnhân lực; Đột phá về phát triển hạtầng. TS Nguyễn Đình Cung,chuyên gia cao cấp, thành viênthường trực Tổ biên tập của Tiểuban Kinh tế - xã hội chuẩn bịcho Đại hội XIII của Đảng chobiết mặc dù dự thảo vẫn giữ 3 độtphá chiến lược nhưng trong nộihàm đã có nhiều điểm mới màđột phá về thể chế phân bổ quyềnlực và ứng dụng khoa học côngnghệ, đổi mới sáng tạo được xemlà những vấn đề cốt lõi.

    Về thể chế, theo TS NguyễnĐình Cung, Dự thảo đã nhấnmạnh vào thể chế phân bổ nguồnlực làm thay đổi cách thức phânbổ nguồn lực và nâng cao hiệulực quản trị quốc gia.

    “Điểm yếu cốt tử của kinh tếViệt Nam cho đến nay vẫn làhiệu quả sử dụng nguồn lực thấpvà chưa được cải thiện đáng kể.Cải cách, đổi mới thể chế huyđộng và phân bổ nguồn lực làcực kỳ quan trọng vì nó sẽ tạo rathị trường để phân bổ nguồn lực.Hiện nay DN sợ lớn vì họ khôngđược tiếp cận nguồn lực mộtcách công bằng. DN có quản trịtốt năng lực tốt chưa chắc đã tiếp

    cận được nguồn lực. Nguồn lựcvẫn được phân bổ cho thân hữucho sân sau…” - Chuyên gia nàythẳng thắn.

    Khẳng định “Tiếp tục hoànthiện và nâng cao chất lượng thểchế kinh tế thị trường (KTTT)định hướng xã hội chủ nghĩa(XHCN) đầy đủ, đồng bộ, hiệnđại, hội nhập...”, Dự thảo nhấnmạnh: “Trọng tâm là thị trườngcác yếu tố sản xuất, nhất là thịtrường quyền sử dụng đất,KHCN. Huy động, sử dụng cácnguồn lực thực hiện theo cơ chếthị trường (CCTT)...”.

    Theo TS Cung, ý này đãđược mở rộng và phát triển sovới Nghị quyết trước, trong đóhàm ý nguồn lực của Nhà nướccũng phải được phân bổ theoCCTT. “Đây là điểm mới rấtquan trọng!” - ông khẳng định.

    Ngoài ra, Dự thảo tiếp tụckhẳng định đột phá thể chế baogồm: “Đổi mới quản trị quốc giatheo hướng hiện đại, nhất làquản lý phát triển và quản lý xãhội. Xây dựng bộ máy Nhà nướcpháp quyền XHCN tinh gọn,hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnhphân cấp, phân quyền bảo đảmquản lý thống nhất, phát huy tínhchủ động, sáng tạo và tráchnhiệm của các cấp, các ngành...”.

    Bổ sung yếu tố khoa họccông nghệ trong đột phánguồn nhân lực

    Theo TS Nguyễn Đình Cung,trong bối cảnh hiện nay, để pháttriển nhanh và bền vững phải dựachủ yếu vào KHCN, ĐMST vàchuyển đổi số. Phải đổi mới tư duyvà hành động, chủ động nắm bắtkịp thời, tận dụng hiệu quả các cơhội của cuộc Cách mạng côngnghiệp 4.0 gắn với quá trình hộinhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinhtế, phát triển kinh tế số, xã hội số;nâng cao năng suất, chất lượng,hiệu quả và sức cạnh tranh.Љ

    Chính vì thế, Ban soạn thảođã rất cân nhắc khi thêm yếu tốnày và có ý kiến đề nghị bổsung thêm một đột phá vềKHCN, ĐMST. Tuy nhiên, Bansoạn thảo quyết định lồng ghépý này vào đột phá nguồn nhânlực để vẫn giữ số lượng 3 độtphá, do vậy đột phá thứ 2 là độtphát về khoa học và phát triểnnguồn nhân lực.

    Trong đột phá này, tiếp tụckhẳng định phát triển toàn diệnnguồn nhân lực, KHCN,ĐMST gắn với khơi dậy khátvọng phát triển đất nước, lòngtự hào dân tộc, ý chí tự cườngvà phát huy giá trị văn hoá, conngười Việt Nam.

    Nhắc lại nội hàm “đẩy nhanhthực hiện đổi mới căn bản, toàndiện và nâng cao chất lượng giáodục, đào tạo”, dự thảo nhấnmạnh “trọng tâm là hiện đại hoávà thay đổi phương thức giáodục, đào tạo, nhất là giáo dục đạihọc, giáo dục nghề nghiệp. Chútrọng đào tạo nhân lực chấtlượng cao, phát hiện và bồidưỡng nhân tài; có chính sáchvượt trội để thu hút, trọng dụngnhân tài, chuyên gia cả trong vàngoài nước”.Љ

    Đặc biệt, trong đột phá nàyyếu tố KHCN, ĐMST và chuyểnđổi số được nhấn mạnh là để tạobứt phá về năng suất, chất lượng,hiệu quả và sức cạnh tranh.Trong đó bổ sung cụ thể: “Có thểchế, cơ chế, chính sách đặc thù,vượt trội, thúc đẩy ứng dụng,chuyển giao công nghệ; nâng caonăng lực nghiên cứu, làm chủmột số công nghệ mới, hìnhthành năng lực sản xuất mới cótính tự chủ và khả năng thíchứng, chống chịu của nền kinh tế;lấy DN làm trung tâm nghiêncứu phát triển, ứng dụng vàchuyển giao công nghệ, ứngdụng công nghệ số. Phát triển hệthống ĐMST quốc gia, hệ sinhthái khởi nghiệp sáng tạo”.Љ

    TS Nguyễn Đình Cung nhấnmạnh, yếu tố quyết định, tạođộng lực mạnh mẽ thúc đẩytăng trưởng cao và bền vữngtrong trung và dài hạn vẫn là cảicách, nâng cao chất lượng thểchế KTTT định hướng XHCN,mà bản chất là nâng cấp mức độphát triển thị trường của nềnkinh tế. “Nếu tích cực cải cách,cải thiện được mức độ thịtrường, nguồn lực sẽ được huyđộng và phân bổ theo nguyêntắc thị trường, sẽ khơi dậy đượctiềm năng và khi ấy Việt Namcó thể đạt mức tăng trưởng 9-10%...” - ông quả quyết.

    THANH THANH

    DỰ THẢO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2021-2030:

    Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước

    Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 là một trongnhững văn kiện quan trọng của Đại hội XIII của Đảng và đang được lấy ýkiến rộng rãi trong nhân dân.

    lTS Nguyễn Đình Cung.

    Cần chú trọng chất lượng, hiệu quảcông tác kiểm tra, giám sát

    Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, cùng với việc xây dựng Đảngvững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, Đảng taluôn rất quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật củaĐảng. Tinh thần này được các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc Đảng bộKhối các cơ quan Trung ương quán triệt và thực hiện nghiêm túc, cóthể coi là kinh nghiệm quý để nâng cao chất lượng, hiệu quả côngtác kiểm tra, giám sát thời gian tới.

    Không chỉ quan tâm đến công tác này, Đảng ta còn khẳng định:Công tác kiểm tra, giám sát có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộhoạt động lãnh đạo của Đảng và là chức năng lãnh đạo của Đảng, lànhân tố quan trọng bảo đảm cho đường lối, cương lĩnh chính trị, Điềul�