Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp việt nam

6
Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam Đặc điểm của văn hoá công ty được thể hiện như thế nào trong một DN hay tổ chức 1. Quản lý theo cung cách “thuận tiện”. Các DNVN phần lớn đều phát triển từ loại hình công ty gia đình nên giai đoạn đầu được quản lý theo kiểu “thuận tiện”: Mang nặng dấu ấn của người sáng lập, quản lý vì kết quả không theo quy trình, quy phạm. Giám đốc nhúng tay vào hầu hết các quyết định lớn nhỏ của công ty. Nhân viên ít có tính sáng tạo, chỉ làm theo những chỉ dẫn của người chủ. Đưa người thân vào nắm những vị trí trọng yếu trong công ty. Tuy nhiên, chính phong cách này đã giúp cho DNVN nhanh chóng vượt qua những khó khăn gây bởi chính sách thay đổi, biết năm bắt cơ hội mới như tăng mạnh giao thương với Mỹ. 2. Coi trọng việc xây dựng “quan hệ”. Đa phần các công ty VN đều coi trọng việc xây dựng quan hệ, xem đó là vũ khí cạnh tranh lợi hại. Theo cuộc điều tra xã hội học tháng 05/2003 ở TP.HCM cho thấy : 41% đồng ý với quan điểm “ trong kinh doanh không biết nhờ vả, chạy chọt thì chẳng làm được gì hết “ ; 57% cho rằng “ quen biết rộng nhiều khi quan trọng hơn năng lực “ Quan hệ ở đây là quan hệ với giới chức có quyền hay đối tác có thể đem lại cơ hội kinh doanh chứ không phải quan hệ hội đoàn. Các quan chức, ngược lại, cũng thường góp tay lập nên các công ty một nhà để làm sân sau cho mình nhằm tư lợi nhờ quyền hạn của mình. 3. Doanh nghiệp Việt Nam thường có tầm nhìn ngắn hạn. Doanh nghiệp Việt Nam thích các thương vụ đem lại lợi ích ngay chứ ít chịu xây dựng quan hệ với tầm nhìn dài hạn. Một liên doanh lỗ liên tục trong 03 năm đầu tiên hoạt động là chuyện bình thường ở nơi khác nhưng ở Việt Nam thì sẽ bị cáo buộc là “ bên nước ngoài cố ý lỗ để thôn tính đối tác trong nước “.

Upload: tung-nguyen-hoang

Post on 01-Jul-2015

2.220 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt NamĐặc điểm của văn hoá công ty được thể hiện như thế nào trong một DN hay tổ chức1. Quản lý theo cung cách “thuận tiện”.

Các DNVN phần lớn đều phát triển từ loại hình công ty gia đình nên giai đoạn đầu được quản lý theo kiểu “thuận tiện”:

Mang nặng dấu ấn của người sáng lập, quản lý vì kết quả không theo quy trình, quy phạm.

Giám đốc nhúng tay vào hầu hết các quyết định lớn nhỏ của công ty. Nhân viên ít có tính sáng tạo, chỉ làm theo những chỉ dẫn của người chủ. Đưa người thân vào nắm những vị trí trọng yếu trong công ty.

Tuy nhiên, chính phong cách này đã giúp cho DNVN nhanh chóng vượt qua những khó khăn gây bởi chính sách thay đổi, biết năm bắt cơ hội mới như tăng mạnh giao thương với Mỹ.2. Coi trọng việc xây dựng “quan hệ”.

Đa phần các công ty VN đều coi trọng việc xây dựng quan hệ, xem đó là vũ khí cạnh tranh lợi hại.

Theo cuộc điều tra xã hội học tháng 05/2003 ở TP.HCM cho thấy : 41% đồng ý với quan điểm “ trong kinh doanh không biết nhờ vả, chạy chọt thì chẳng làm được gì hết “ ; 57% cho rằng “ quen biết rộng nhiều khi quan trọng hơn năng lực “

Quan hệ ở đây là quan hệ với giới chức có quyền hay đối tác có thể đem lại cơ hội kinh doanh chứ không phải quan hệ hội đoàn.

Các quan chức, ngược lại, cũng thường góp tay lập nên các công ty một nhà để làm sân sau cho mình nhằm tư lợi nhờ quyền hạn của mình.

3. Doanh nghiệp Việt Nam thường có tầm nhìn ngắn hạn. Doanh nghiệp Việt Nam thích các thương vụ đem lại lợi ích ngay chứ ít chịu xây

dựng quan hệ với tầm nhìn dài hạn. Một liên doanh lỗ liên tục trong 03 năm đầu tiên hoạt động là chuyện bình thường

ở nơi khác nhưng ở Việt Nam thì sẽ bị cáo buộc là “ bên nước ngoài cố ý lỗ để thôn tính đối tác trong nước “.

4.Doanh nghiệp Việt Nam ít sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh/làm việc chưa có tính chuyên nghiệp.

Ít chịu chi tiền làm nghiên cứu thị trường, cho là tốn kém vô ích. Ít khi nhờ đến công ty quản cáo chuyên nghiệp mà thường tự loay hoay tự thiết kế

quảng cáo. Có thể bắt nhân viên dịch một hợp đồng dù biết nhân viên mình năng lực kém chứ

không nghĩ đến chuyện nhờ công ty dịch thuật chuyên nghiệp.Doanh nghiệp Việt Nam rất đặc trưng cho loại hình văn hóa “ nói vậy mà không phải vậy “ ( giao tiếp mang tính ôn hòa/tránh xung đột trực diện trong quan hệ/luôn có ý thức giữ thể diện).

Khi đàm phán, doanh nhân VN thường chú ý đến các yếu tố phi ngôn ngữ để tìm hiểu ý đồ của đối tác. Trong khi các doanh nhân phương Tây chú ý đến nghĩa đen của cuộc thương lượng hay chữ nghĩa/điều khoản trong hợp đồng.

DNNG sẽ trả lời “ không “ với các đề nghị của phía đối tác dễ dàng thì DNVN thường nói “ chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này “ / “ chúng tôi sẽ liên lạc với ông/bà

Page 2: Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

ngay khi có quyết định cụ thể “ nhằm làm tránh tổn thương đến đối tác /ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này.

6.Doanh nghiệp Việt Nam không lấy tiêu chí lợi nhuận hay chiếm lĩnh thị trường làm mục tiêu hoạt động.

Họ thường chiab sẻ các mục tiêu hơi có vẻ “ lý tưởng “ như làm một điều gì đó cho xã hội, là đem lại gái trị mới như các vụ đua tranh nhau đấu giá 01 vật phẩm nào đó với giá cực cao được đưa ra để làm từ thiện trên truyền hình.

Sa đà vào việc “ đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ “ ; “ tập đoàn đa ngành “ ….

VÍ DỤ:Văn hoá doanh nghiệp là nền tảng của thành công :

Taxi Mai Linh, văn hoá Mai Linh đã được biết đến trong và ngoài nước không chỉ với tư cách là một doanh nghiệp lớn mạnh mà còn có nhiều hoạt động xã hội nổi bật. Mai Linh đã trở thành điển hình tiêu biểu và thuyết phục cho phong trào xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp hiện đang rất sôi nổi trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Công ty cung cấp dịch vụ taxi đầu tiên của Việt Nam đạt được giấy chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000. 

Một trong số các thương hiệu đầu tiên nhận được giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2003-2005

Công ty Cổ phần Mai Linh, tiền thân là Công ty TNHH Mai Linh, được thành lập vào ngày 12/07/1993, với 100% vốn trong nước. Dưới sự điều hành của Ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và là người sáng lập, Công ty đã liên tục gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.  

Với số vốn khiêm tốn ban đầu là 300 triệu đồng và 25 cán bộ nhân viên, sau gần 14 năm hoạt động, Mai Linh đã phát triển không ngừng và đang phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành nghề tại Việt Nam. Hiện nay, Mai linh đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại 50 tỉnh thành trong cả nước với 75 công ty thành viên thuộc 8 khối ngành nghề, vốn điều lệ là 380 tỷ đồng. Mai Linh đã thu hút được trên 10 000 cán bộ nhân viên làm việc tại 8 khu vực trong cả nước và nước ngoài.Ý tưởng xây dựng văn hoá doanh nghiệp được bắt đầu năm 2003, bắt nguồn từ đòi hỏi của thực tiễn và ý muốn của ban lãnh đạo công ty: phát huy lòng nhiệt tình đối với công việc, sự yêu mến công ty của các thành viên. Ban quan hệ cộng đồng của công ty được thành lập trên cơ sở đó.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, các thành viên trong ban đã cất công đi nghiên cứu, tìm hiểu việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Họ nhận thấy rằng, những công ty lớn, phát triển bền vững trên thế giới đều đã xây dựng được cho mình văn hoá doanh nghiệp. Để phát triển bền vững, Mai Linh cũng phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đó là điều tất yếu. Nhưng xây dựng văn hoá Mai Linh như thế nào, theo hướng nào?

Thành viên ban lãnh đạo của Công ty Mai Linh đều đã từng là người lính, họ hiểu sự khó nhọc vất vả trên thương trường, về giá trị của nghị lực và lòng yêu nước. Phải tạo nên một văn hoá Mai Linh riêng biệt, bản sắc, trên nền tảng tinh thần yêu nước và lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Như thế mới tạo được chỗ đứng của công ty trên thương trường và phát huy được tinh thần tự giác, tự chủ của mỗi thành viên trong công ty.

Page 3: Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Lãnh đạo công ty Mai Linh đã nhận thấy : nhân viên chỉ phục vụ khách hàng tốt khi họ có lòng nhiệt tình, sự yêu mến công việc, và điều quan trọng nhất là yêu mến công ty, xem đó như một gia đình lớn mà mình là một thành viên.

Ban lãnh đạo công ty đã kết hợp với trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh soạn thảo nội dung cho các bài giảng về lịch sử dân tộc, về văn hoá Việt Nam và các quy tắc chuẩn mực về ứng xử, mời các giáo sư tiến sĩ về văn hoá học và một số Tổng Giám đốc đến giảng bài.

Trong thời gian học, đã có nhiều người làm thơ, sáng tác nhạc nói lên cảm xúc của mình về khoá học. Một trong những bài hát vui tươi ra đời trong hoàn cảnh ấy đã được chọn làm bài hát truyền thống của công ty, đó là bài  “Tôi yêu Mai Linh”.

Sau thành công ban đầu ấy, việc tập huấn cho tất cả nhân viên được triển khai ở khắp các chi nhánh của Mai Linh trong cả nước. Khoá học cũng đã quy định quy chế cho từng bộ phận, và thành lập hẳn một ban chuyên phụ trách huấn luyện và chất lượng.

Những bài học về lịch sử, văn hoá và quy tắc ứng xử của Mai Linh được ban lãnh đạo bổ sung và hoàn thiện hàng năm. Khi tất cả nhân viên đã thống nhất, đồng lòng về hành vi ứng xử với đồng nghiệp, với khách hàng, nội dung các bài giảng được mở rộng và cụ thể hơn. Làm thế nào để giao tiếp với khách hàng thân thiện và hiệu quả hơn nữa? Làm thế nào để tiếp thêm ngọn lửa nhiệt tình trong mỗi thành viên chứ không phải đổ đầy kiến thức cho họ?

Ban quan hệ cộng đồng chịu trách nhiệm về việc bổ sung bài giảng, thường xuyên tìm và cung cấp tài liệu về văn hoá, về doanh nghiệp cho anh em. Hàng nghìn cuốn sách “Làm giám đốc trong 1 phút” được trao đến tận tay từng cán bộ, tài liệu nói về một công ty của Nhật đang huấn luyện cho nhân viên của mình về nụ cười thân thiện như thế nào cũng được cung cấp cho anh em tham khảo...

Điều chủ yếu là tạo cho tất cả nhân viên một tinh thần làm chủ và có tiếng nói trong công ty. Chủ trương đó được Mai Linh triển khai thành chính sách huy động vốn của từng thành viên cho công ty vay với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Số tiền vay này được đầu tư vào mua sắm trang thiết bị, tăng số lượng xe. Như thế, mỗi thành viên đầu tư cho công ty cũng là đầu tư cho chính mình.

Sự đồng lòng, tôn trọng khách hàng đã được truyền lại từ chính những người lãnh đạo mẫu mực” Trong gia đình Mai Linh rộng lớn với hơn 70 công ty thành viên, gần 10.000 nhân viên ấy, nguyên tắc ứng xử từ trên xuống dưới đều thống nhất trên cơ sở tình yêu thương, xây dựng, và hiểu biết, cảm thông lẫn nhau.

Tất cả đều được làm nên từ nền tảng đạo đức, văn hoá và lòng tự hào được làm việc và đóng góp cho tập thể công ty. Trong gia đình ấy, người lãnh đạo đóng vai trò của người cha, người mẹ. Do vậy, không thể có văn hoá doanh nghiệp, không thể có văn hoá Mai Linh nếu không có lãnh đạo là những doanh nhân văn hoá.

Những doanh nhân văn hoá của công ty Mai Linh là những người “giữ lửa” để toàn thể công ty tiếp tục phát huy bản sắc văn hoá Mai Linh, nét đẹp riêng mà cả công ty đã chung tay xây dựng:

“Với công ty tuyệt đối trung thànhVới khách hàng tôn trọng lễ phépVới đồng nghiệp phải thân tình giúp đỡVới công việc phải tận tuỵ sáng tạo

Page 4: Đặc điểm văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Với gia đình phải yêu thương trách nhiệm”TẦM NHÌN (VISION)   “Trở thành nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất nơi chúng tôi có mặt!”     “To be the best service provider wherever we are!” SỨ MẠNG (MISSION)    “Mang sự hài lòng đến cho mỗi người, vì cuộc sống tốt đẹp hơn!”     “Provide better satisfaction for better life!”