dai cuong pt benh tbs

8

Click here to load reader

Upload: vinhvd12

Post on 06-Jul-2015

1.643 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dai cuong pt benh tbs

ĐẠI CƯƠNG PHẪU THUẬT CÁC BỆNH TIM BẨM SINH

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ƯỚC

Bộ môn Ngoại, ĐHY Hà Nội

Khoa PT Tim mạch - Lồng ngực BV Việt Đức.

Mục tiêu: Sau khi học bài này, học viên có thể hiểu được:

1. Các khái niệm và phân loại bệnh tim bẩm sinh.

2. Một số nguyên tắc trong chỉ định phẫu thuật các bệnh thường gặp.

2. Nguyên tắc điều trị Ngoại khoa bệnh tim bẩm sinh.

3. Đặc điểm các bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở người lớn.

NỘI DUNG

I. ĐẠI CƯƠNG:

- Tần suất bệnh tim bẩm sinh (BTBS) chung của thế giới là 8 ‰ trẻ sống sau

sinh.

- Có nhiều cách phân loại BTBS dựa vào lâm sàng, giải phẫu hay nguồn gốc phôi

thai, trong đó thường hay đưa ra 2 loại: BTBS không tím và BTBS có tím.

- Chẩn đoán BTBS hiện nay thường dựa vào lâm sàng, điện tim, X quang lồng

ngực, thông tim - chụp buồng tim, và đặc biệt quan trọng là siêu âm tim (2D và

doppler). Hầu hết các trường hợp BTBS có thể được chẩn đoán và chỉ định

phẫu thuật dựa vào siêu âm tim.

- Điều trị BTBS chủ yếu là phẫu thuật. Vai trò của nội khoa là làm + ,điều trị

trước mổ và theo dõi sau mổ. Khả năng và kết quả phẫu thuật chủ yếu dựa vào

chỉ định phẫu thuật đúng lúc và sự phát triển của gây mê - hồi sức trẻ em.

2. PHÂN LOẠI BTBS:

Có rất nhiều cách, dưới đây giới thiệu sơ lược 1 cách phân loại lâm sàng:

2.1. BTBS không tím, không có luồng thông tim trái - tim phải.

2.1.1. Do tim trái:

- Tắc ở tầng nhĩ trái:

+ Hẹp tĩnh mạch phổi

Page 2: Dai cuong pt benh tbs

+ Hẹp 2 lá

+ Tim 3 buồng nhĩ

- Hở van 2 lá:

+ Trong ống nhĩ - thất chung (kênh sàn nhĩ thất)

+ Bất tương hợp nhĩ - thất, thất - đại động mạch

+ ĐM vành trái ra từ ĐM phổi

+ Thiếu dây chằng, dị dạng dây chằng, khe hở lá van...

- Xơ chun dãn hóa nội mạc tim nguyên phát

- Hẹp van ĐMC:

+ Dưới van

+ Van

+ Trên van

- Hở van ĐMC

- Hẹp eo ĐMC

2.1.2. Do tim phải

- Bệnh Ebstein

- Hẹp ĐM phổi (dưới phễu, phễu, van, trên van...)

- Hở van ĐMP bẩm sinh

- Tăng áp ĐMP nguyên phát

- Dãn thân ĐMP vô vàn

2.2. BTBS không tím, có luồng thông

2.2.1. Luồng thông ở tầng nhĩ:

- Thông liên nhĩ (4 thể).

- Trở về TMP bất thường.

- Thông liên nhĩ + hẹp van 2 lá (h/c Lutembacher).

2.2.2. Luồng thông ở tầng thất:

- Thông liên thất ( 4 thể).

- Thông liên thất + hở chủ (Laubry - Pezzy), thực chất là biến chứng của TLT.

- Thông thất trái - nhĩ phải.

2.2.3. Luồng thông giữa ĐMC - tim phải

Page 3: Dai cuong pt benh tbs

- Dò ĐM vành.

- Vỡ túi phình xoang Valsalva.

2.2.4. Luồng thông giữa ĐMC - ĐMP:

- Cửa sổ chủ – phế.

- Còn ống ĐM.

2.2.5. Ống nhĩ thất chung

2.3. BTBS có tím

2.3.1. Có tăng tuần hoàn phổi

- Chuyển vị đại ĐM.

- Thất phải 2 đường ra kiểu Taussig – Bing.

- Thân chung ĐM.

- Nối liền bất thường hoàn toàn TM phổi.

- Thất độc nhất không có hẹp phổi.

- Nhĩ chung.

- Teo van 3 lá + thông liên nhĩ lỗ lớn.

2.3.2. Tuần hoàn ĐMP bình thường hay giảm:

- Không lỗ van 3 lá

- Teo van ĐMP + Vách liên thất nguyên vẹn

- Bệnh Ebstein

- Thất độc nhất + hẹp phổi

- TM chủ về nhĩ trái

- Fallot 4

- Fallot 3

- Chuyển vị đại ĐM + hẹp phổi

- Thất phải 2 đường ra + hẹp phổi...

(Ngoài ra còn 10 - 15 thể bệnh nữa).

3. CÁC DẤU HIỆU CƠ NĂNG GỢI Ý BTBS:

Có các dấu hiệu thường gặp: trẻ chậm lớn,ít vận động, hay viêm phế quản,

và nhiều mồ hôi, và tím. Có những dấu hiệu khác ít gặp hơn: ngất, đau ngực khi

gắng sức, phù, tắc mạnh, huyết khối.

Page 4: Dai cuong pt benh tbs

3.1. Chậm lớn: Hay gặp ở nhóm có luồng thông trái - phải không tím, ít gặp ở

nhóm có tím.

3.2. Lười vận động: Gợi ý bằng dấu hiệu thở dốc hay tím khi gắng sức. Trẻ sơ

sinh ăn chậm và lười, trẻ lớn ít tham gia các hoạt động ở trường học.

3.3. Hay viêm phế quản: Hay thở nhanh, thậm chí khó thở - hay gặp trong luồng

thông trái - phải không tím.

3.4. Ra nhiều mồ hôi: Hay gặp khi có suy tim do luồng thông trái - phải nhiều.

3.5. Tím: là hiện tượng tím da và niêm mạc, xuất hiện khi bão hoà ôxy < 80%.

Bình thường > 96%. Như vậy, cần lưu ý là có 1 vùng - dù thiếu ôxy, nhưng không

biểu hiện tím trên lâm sàng.

3.6. Cơn ngất tím: Hay gặp nhất trong Fallot 4 thể nặng

Biểu hiện: Giai đoạn đầu trẻ kích thích, quấy khóc và tim nhanh, sau đó xuất

hiện tím đen, thở rất nhanh, trẻ xỉu đi, mạnh rất nhanh ...

3.7. Đau ngực: Có thể là bình thường ở trẻ em, tuy nhiên có thể gặp trong dị dạng

mạch vành, hoặc có viêm màng tim.

4. MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ HAY GẶP:

Nghe tim để tìm 1 số triệu chứng chính sau:

o Thổi và rung mưu tâm thu

o Thổi và rung tâm trương

o Tiếng thổi liên tục

o Tiếng thổi đôi

o Mạch nẩy

o Gan to, TM cổ nổi...

5. CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT MỘT SỐ BTBS THƯỜNG GẶP:

5.1. Một số nguyên tắc chung: không phải cứ mắc BTBS là phải phẫu thuật. Nhìn

chung có thể rơi vào 1 / 3 tình huống – chưa cần phẫu thuật, cần phẫu thuật, không

thể phẫu thuật được.

- Nhóm chưa cần phẫu thuật: bao gồm một số ít BTBS, khi bệnh ở mức độ nhẹ

hoặc còn ở giai đoạn sớm. Ví dụ như: bệnh hẹp hay hở nhẹ các van tim, thông

liên nhĩ lỗ nhỏ, thông liên thất lỗ nhỏ chưa có biến chứng ...

Page 5: Dai cuong pt benh tbs

Tuy nhiên, cần theo dõi định kì 6 tháng – 1 năm một lần để đánh giá lại mức

độ tiến triển của bệnh.

- Nhóm cần phẫu thuật: bao gồm hầu hết các BTBS, hoặc có chỉ định phẫu thuật

ngay từ đầu, hoặc khi bệnh tiến triển ở mức độ vừa hay nặng. Ví dụ như:

+ Chỉ định ngay từ đầu: ống động mạch, thông liên nhĩ – thông liên thất lỗ lớn,

đa số BTBS có tím, kênh sàn nhĩ thất ...

+ Chỉ định khi bệnh vừa – nặng: có một loạt các biểu hiện của BTBS ở mức độ

vừa – nặng, như tăng áp lực động mạch phổi, dãn buồng thất (phải hoặc trái),

hở van động mạch chủ / thông liên thất, biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm

khuẩn.

- Nhóm không thể phẫu thuật được: hoặc do thương tổn quá phức tạp vượt khả

năng điều trị (phụ thuộc nhiều vào trình độ của cơ sở y tế), hoặc do bệnh được

phát hiện ở giai đoạn quá muộn - đã biến chứng rất nặng. Ví dụ như:

+ Thương tổn quá phức tạp: Chuyển vị đại ĐM. Thất phải 2 đường ra thể phức

tạp. Thất độc nhất không có hẹp phổi. Tăng áp ĐMP nguyên phát. Bất tương

hợp nhĩ – thất, thất - đại động mạch ...

+ Giai đoạn bệnh quá muộn: biểu hiện bằng tăng áp lực động mạch phổi cố

định (luồng thông đảo chiều phải - trái), tim phải dãn to - mất chức năng

(Eisenmenger), BTBS có tím ở người lớn ...

5.2. Chỉ định phẫu thuật ở một số BTBS thường gặp:

- Còn ống động mạch: can thiệp ngay khi có thể.

- Thông liên nhĩ: Can thiệp đóng lỗ thông liên nhĩ + sửa chữa thương tổn phối

hợp (hẹp van phổi, hở van 2 lá, tĩnh mạch phổi lạc chỗ bán phần). Chỉ định khi:

+ Dãn thất phải, nặng khi TP > TT.

+ Tăng áp lực động mạch phổi > 30 mmHg.

+ Qp / Qs > 1,5.

+ Có thương tổn phối hợp.

+ Cần lưu ý tuổi khi chỉ định (trước khi đi học, trước tuổi trưởng thành).

Page 6: Dai cuong pt benh tbs

- Thông liên thất: Can thiệp đóng lỗ thông liên thất + sửa chữa thương tổn phối

hợp (hở van chủ, phình - vỡ xoang Valsalva, hẹp đường ra thất phải ...). Chỉ

định khi:

+ Tăng áp lực động mạch phổi > 30 mmHg.

+ Qp / Qs > 1,5.

+ Dãn thất trái.

+ Thể thông ở phễu, dưới 2 van chủ phổi, phình xoang Valsalva.

+ Có biến chứng hoặc thương tổn phối hợp: hở van chủ, Osler, vỡ phình

Valsalva, hẹp đường ra thất phải).

- Fallot 4: Can thiệp sớm ngay khi có thể. Hoặc mổ tạm thời bắc cầu chủ - phổi

(trẻ quá nhỏ, thể bệnh nặng, nhánh động mạch phổi nhỏ), hoặc mổ sửa toàn bộ.

- Kênh sàn nhĩ thất: can thiệp sớm ngay khi có thể. Mổ sửa toàn bộ.

6. ĐIỀU TRỊ BẰNG CAN THIỆP NỘI KHOA

- Nong hẹp van ĐMP bằng bóng.

- Bít lỗ thông liên nhĩ bằng dù.

- Bít ống động mạch bằng Coil...

Là 3 kỹ thuật chính hay dùng.

7. ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA:

7.1. Phẫu thuật tim kín: PT tim kín là loại PT tiến hành trên quả tim vẫn đập bình

thường, nên có chỉ định hạn chế trong một số ít các bệnh tim. Đối với BTBS, phẫu

thuật loại này chỉ giải quyết được 1 số ít bệnh, ví dụ như:

- Cầu nối chủ - phổi trong Fallot

- Nối TM chủ - ĐMP trong teo 3 lá, Ebstein...

- Thắt hẹp ĐMP trong luồng thông trái - phải

mà không có hẹp ĐMP -> tăng áp ĐMP (thông liên thất...)

- Cắt ống động mạch

- Hẹp eo ĐMC

7.2. Phẫu thuật tim hở

PT

tạm

thời

PT

triệt

để

Page 7: Dai cuong pt benh tbs

- Sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể: khi phẫu thuật, với sự trợ giúp của hệ thống

tuần hoàn ngoài cơ thể, tim và phổi được ngừng hoạt động, quả tim được tách

khỏi hệ tuần hoàn và được bảo vệ bằng một dung dịch làm liệt tim; sau đó mở

vào các buồng tim để nhìn thấy rõ và xử lý các thương tổn; khâu lại chỗ mở

tim, tái lập sự kết nối giữa tim với hệ tuần hoàn và quả tim được kích thích để

đập trở lại. Do vậy, phương pháp này có đặc điểm là rất phức tạp, chi phí lớn,

và kèm theo một số nguy cơ, biến chứng nhất định. Nhưng lại có ưu điểm rất

lớn là cho phép giải quyết hầu hết các thể loại của BTBS, việc điều trị mang

tính triệt để hơn (sửa toàn bộ), kết quả phẫu thuật tốt hơn, do thấy rõ và xử lý

được mọi thương tổn trong tim.

- Phẫu thuật thay van ít khi đặt ra.

- Thay tim hoặc khối tim - phổi là giải pháp cuối cùng.

8. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BTBS Ở NGƯỜI LỚN:

Đây là vấn đề thời sự trong bệnh lý tim bẩm sinh ở Việt Nam. Do thiếu điều

kiện, phương tiện để chẩn đoán, và còn thiếu kiến thức trong BTBS, nên rất nhiều

trẻ em bị BTBS không được phát hiện từ khi còn nhỏ. Tới khi trẻ lớn, ngoài một số

lượng lớn đã chết từ nhỏ, số còn lại hoặc có diễn biến sinh bệnh lý rất phức tạp,

hoặc ở giai đoạn muộn, phẫu thuật rất nặng và kết quả điều trị cũng như thời gian

sống sau mổ đều giảm.

8.1. Các bệnh lý hay gặp:

- Thông liên nhĩ.

- Thông liên thất.

- Còn ống ĐM.

- Fallot 4.

8.2. Bệnh hiếm gặp:

- Hẹp ĐMC. - Hẹp van ĐMP.

- Hở van ĐMC, túi phình valsalva. - TMP bất thường.

- Thất phải 2 đường ra. - Dò chủ – phế.

- Ống nhĩ - thất chung không hoàn toàn. - Tim 3 nhĩ.

- Hở van 2 lá.

Page 8: Dai cuong pt benh tbs

Tỷ lệ gặp các bệnh cũng thay đổi nhiều

Ví dụ: + Fallot 4: Chiếm tỉ lệ 10% sau khi sinh

Tới 10 tuổi chỉ còn sống 35%

Tới 20 tuổi chỉ còn sống 11%

Tới 30 tuổi chỉ còn sống 6%

Tới 40 tuổi chỉ còn sống 3%

+ Thông liên thất: gặp sau sinh 25%, nhiều nhất trong số các BTBS.

Khi lớn 70% tự đóng

+ Thông liên nhĩ: chiếm 7% sau sinh.

Nhưng khi lớn lại là bệnh gặp nhiều nhất do bệnh tiến triển chậm nên

tỷ lệ còn sống rất cao.

=====//=====