Đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện mua sắm công bền vững tại việt nam -...

37
Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam Kết quả: Các cơ hội và các rào cản Đỗ Hồng Anh GreenField consulting Ltd. www.gfd.com.vn 25 tháng 6 năm 2009

Upload: green-field-consulting-amp-development-gfd

Post on 26-May-2015

1.104 views

Category:

Sports


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện

Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam

Kết quả: Các cơ hội và các rào cản

Đỗ Hồng Anh

GreenField consulting Ltd.

www.gfd.com.vn

25 tháng 6 năm 2009

Page 2: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

GIỚI THIỆU

• Mục đích của Nghiên cứu

– Tìm hiểu tổng quát quy trình mua sắm công tại các cấp, đối

với cả 3 đối tƣợng mua sắm: tài sản hàng hóa, dịch vụ, dự

án đầu tƣ xây dựng; nắm đƣợc các tiêu chí ra quyết định

cuối cùng về việc mua sắm;

– Tìm hiểu các khung pháp lý hiện hành đối với phát triển

bền vững và đối với mua sắm và xác định xem mua sắm

công bền vững đƣợc pháp luật hóa trong khuôn khổ nào;

– Xác định các cơ hội và rào cản đối với SPP tại Việt Nam;

Page 3: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

GIỚI THIỆU

• Mục đích của Nghiên cứu

– Đánh giá ngành gỗ ở Việt Nam liệu có phù hợp làm điểm

xuất phát để triển khai và áp dụng SPP không;

– Đƣa ra các gợi ý về luật pháp, về quy định, hoặc quy trình

triển khai để hỗ trợ và thúc đẩy thực hiện SPP;

– Xác định các cơ quan Chính phủ và phi Chính phủ có thể

đóng vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy mua sắm bền

vững tại Việt Nam.

Page 4: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

GIỚI THIỆU

• Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tại

bàn

Phỏng vấn:

- Cán bộ Chính phủ

- Các nhà tài trợ quốc tế

- Doanh nghiệp tư nhân

Phân tích

Hội thảo

Góp ý của:

- Bộ NN&PTNT

- Viện NC PTBV

Hỗ trợ của:

- Sứ quán Hà Lan

Page 5: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Lập kế hoạch chi tiêu ngân sách

– Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 (Chƣơng II)

– Các cơ quan nhà nƣớc các cấp sẽ đề xuất kế hoạch chi tiêu năm

tiếp theo và trình lên cơ quan cấp trên

– Các Bộ, ngƣời đứng đầu cơ quan ngang bộ và Chủ tịch UBND tỉnh

sẽ trình kế hoạch chi tiêu trong phạm vi mình quản lý lên Bộ Tài

chính

– Bộ TC trình kế hoạch lên Chính phủ

– Chính phủ trình kế hoạch lên Quốc hội phiên họp cuối năm để xem

xét phê duyệt

Page 6: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Mua sắm tài sản hàng hóa

– Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11

– Có 7 hình thức có thể áp dụng trong mua sắm tài sản hàng hóa tùy

thuộc vào tính chất của mua sắm

– Có 10 bƣớc trong quy trình đấu thầu (áp dụng với đấu thầu rộng

rãi và đấu thầu hạn chế)

Page 7: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Mua sắm tài sản hàng hóa

– Quy trình mua sắm tài sản hàng hóa bằng ngân sách công đƣợc

quy định trong Thông tƣ 63/2007/TT-BTC và sau đó đƣợc sửa đổi

bổ sung bởi Thông tƣ 131/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính (BTC)

– Hai thông tƣ này quy định rõ thẩm quyền và chức năng mua sắm

cho từng cấp cơ quan hành chính của nhà nƣớc

– Thủ trƣởng cơ quan ở trung ƣơng có văn bản phân cấp về thẩm

quyền quyết định mua sắm tài sản cho các cơ quan, đơn vị trực

thuộc. UBND tỉnh có quyền quyết định việc phân cấp về thẩm

quyền quyết định mua sắm tài sản tại các cơ quan, đơn vị thuộc

phạm vi quản lý.

– Các cơ quan đƣợc phân cấp sẽ chịu trách nhiệm về các kế hoạch

mua sắm đấu thầu trong phạm vi ngân sách đƣợc phê duyệt

Page 8: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Mua sắm tài sản hàng hóa

– Tháng 11 năm 2007 Thủ tƣớng ban hành:

Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế tổ chức

mua sắm tài sản hàng hóa từ ngân sách nhà nƣớc theo

phƣơng thức tập trung. Văn bản này quy định phƣơng thức

mua sắm hàng hóa ngƣợc lại với hƣớng dẫn của hai Thông

tƣ đề cập ở trên

Page 9: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Mua sắm tài sản hàng hóa

– Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế mua sắm

theo phƣơng thức tập trung

– Quyết định này nhằm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí,

chống tham nhũng trong sử dụng ngân sách nhà nƣớc, bảo

đảm tài sản, hàng hoá đƣợc trang bị đồng bộ, hiện đại, bảo

đảm công khai, minh bạch trong mua sắm:

• Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân

dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao dự toán mua sắm

cho đơn vị được giao tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá theo

phương thức tập trung

Page 10: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Mua sắm tài sản hàng hóa– Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế mua sắm theo

phƣơng thức tập trung

– Từ khi Quyết định này đƣợc ban hành, việc triển khai tại các Bộ và

các tỉnh thành phố hầu nhƣ không đáng kể. Nguyên nhân gồm:

• Các cơ quan chưa triển khai quyết định là vì họ đang quen thực

hiện phân cấp mua sắm từ nhiều năm nay

• Việc phân cấp mua sắm rất thuận tiện cho việc quản lý ngân sách,

và giúp cho việc mua sắm đáp ứng sát với nhu cầu sử dụng; Nếu

thực hiện mua sắm tập trung thì sẽ rất bất tiện vì người được giao

thực hiện mua sắm không phải là người sử dụng sẽ khiến cho việc

mua sắm không đúng với yêu cầu

Page 11: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Lựa chọn nhà thầu xây dựng

Luật Đấu thầu

Luật Doanh

nghiệp

Luật Bảo vệ

\Môi trƣờng

Luật

Xây dựng

Dự án xây dựng sử

dụng ngân sách

Page 12: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Lựa chọn nhà thầu xây dựng

– Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 năm 2003

– Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 năm 2005

– Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 năm 2005

– Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 52/2005/QH11 năm 2005

Page 13: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Lựa chọn nhà thầu xây dựng

– Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006

hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu

theo Luật Xây dựng

– Nghị định này sau đó đƣợc thay thế bởi Nghị định số

58/2008/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2008

– Quy trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu cho dự án xây dựng

sử dụng ngân sách nhà nƣớc sử dụng hình thức đấu thầu

rộng rãi và đấu thầu hạn chế gồm 12 bƣớc (Nghị định

58/2008/NĐ-CP, Chƣơng 2, Chƣơng 3 và Chƣơng 5)

Page 14: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Lựa chọn nhà thầu xây dựng

– Nghị định 58/2008/ND-CP còn quy định cá nhân trực tiếp

tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi

dƣỡng nghiệp vụ về đấu thầu

– Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ có trách nhiệm tổ chức các hoạt

động đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ về đấu thầu

– Bộ KH&ĐT đã giao Cục Quản lý Đấu thầu chịu trách nhiệm

xây dựng các khóa đào tạo về đấu thầu, quy định về các cơ

sở đào tạo, cấp chứng chỉ, và định kỳ hàng năm báo cáo Bộ

Kế hoạch và Đầu tƣ; Bộ, ngành hoặc địa phƣơng liên quan

để theo dõi, tổng hợp.

Page 15: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Lựa chọn nhà thầu xây dựng

– Trong thực tế, việc thực hiện các bƣớc quy trình đấu thầu trong

thực tế còn nhiều bất cập

(Tháng 5 năm 2009, Chính phủ trình lại Ủy ban Thường vụ Quốc

hội về việc chỉnh sửa 4 luật trên liên quan đến triển khai dự án xây

dựng sử dụng ngân sách nhà nước. Hiện Chính phủ và Ủy ban

Thường vụ Quốc hội vẫn tiếp tục làm việc để chỉnh sửa và bổ

sung các luật này).

Page 16: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Lựa chọn nhà thầu xây dựng :

Yêu cầu về Báo cáo Đánh giá Tác động Môi

trƣờng (ĐTM)

– Luật Xây dựng (Điều 37) cũng quy định nội dung các dự án

xây dựng phải bao gồm báo cáo đánh giá tác động môi

trƣờng (ĐTM)

– Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11

năm 2005 quy định cụ thể các hoạt động và nội dung của

ĐTM. Luật này đƣợc hƣớng dẫn thi hành bởi Nghị định

80/2006/NĐ-CP sau đó đƣợc sửa đổi bổ sung bởi Nghị định

21/2008/NĐ-CP tháng 2 năm 2008

Page 17: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Lựa chọn nhà thầu xây dựng :

Yêu cầu về Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trƣờng (ĐTM)

– Luật Bảo vệ Môi trƣờng và hai Nghị định này quy định rõ:

• Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường

• Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng, quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh phải lập ĐMC.

• Các dự án đầu tư xây dựng phải lập ĐTM được trình bày trong Nghị định 21/2008/NĐ-CP

Page 18: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

MUA SẮM CÔNG ĐƢỢC TỔ CHỨC VÀ

THỰC HIỆN NHƢ THẾ NÀO TẠI VIỆT NAM

• Lựa chọn nhà thầu xây dựng :

Yêu cầu về Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trƣờng (ĐTM)

TRONG THỰC TẾ:

– Không có các hƣớng dẫn pháp lý cụ thể về các phƣơng pháp xây dựng ĐTM trong một số lĩnh vực đầu tƣ xây dựng. Ví dụ, không có tài liệu pháp lý quy định phƣơng pháp lập báo cáo ĐTM cho các dự án khai thác tài nguyên, hoặc xây dựng nhà máy thủy điện, v.v. có thể ảnh hƣởng tới toàn bộ lƣu vực sông hoặc khu vực đồng bằng.

– Mặc dù việc lập và trình thẩm định ĐTM là bƣớc bắt buộc trong việc trình duyệt các dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng ngân sách, nhƣng việc theo dõi triển khai các biện pháp bảo vệ môi trƣờng đƣợc phê duyệt trong ĐTM vẫn còn rất hạn chế.

Page 19: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

CƠ HỘI THỰC HIỆN SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ

• Kế hoạch Xây dựng Luật mua sắm Xanh

– Viện Chiến lƣợc và Chính sách Tài nguyên Môi trƣờng (Bộ

TN&MT) đang nghiên cứu để xây dựng Luật Mua sắm Xanh

– Theo kế hoạch, Luật này sẽ đƣợc chính thức ban hành vào

năm 2015 và nghị định hƣớng dẫn sẽ đƣợc ban hành năm

2017

Page 20: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

CƠ HỘI THỰC HIỆN SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ

• Quy định về Tiết kiệm Năng lƣợng

– Nghị định số 102/2003/NĐ-CP năm 2003 về việc tiết kiệm và

sử dụng hiệu quả năng lƣợng

– Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg năm 2006 phê duyệt Chƣơng

trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng Năng lƣợng Tiết kiệm

và Hiệu quả; Thông tƣ số 142/2004/TT-BTC-BCT tháng 11

năm 2007 hƣớng dẫn việc sử dụng và quản lý kinh phí sự

nghiệp thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử

dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Chính phủ chuẩn bị

ngân sách để thực hiện tiết kiệm năng lƣợng

– Đã có các cơ quan nhà nƣớc đang triển khai thực hiện mua

sắm sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng

Page 21: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

CƠ HỘI THỰC HIỆN SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ

• Lập Kế hoạch Chi tiêu Ngân sách

– SPP có thể đƣợc đƣa vào từ bƣớc lập kế hoạch chi tiêu

ngân sách của các cấp cơ quan nhà nƣớc

– Khi các cán bộ lập kế hoạch cho chi tiêu năm sau, họ đã có

thể đƣa các tiêu chi về chi tiêu bền vững vào kế hoạch và

trình lên cấp thẩm quyền cao hơn

– Lập kế hoạch chi tiêu ngân sách có bao gồm tiêu chí mua

sắm bền vững có thể trở thành việc làm thƣờng niên tại các

cấp của cơ quan nhà nƣớc nếu có sự hỗ trợ, hƣớng dẫn và

quản lý từ Bộ Tài chính và Bộ TNMT (thực hiện Luật Bảo vệ

Môi trƣờng về tiêu dùng bền vững tại Điều 33 và Điều 34).

Page 22: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

CƠ HỘI THỰC HIỆN SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ

• Phƣơng thức Mua sắm tập trung

– SPP cũng có cơ hội đƣợc thực hiện khi Quyết định của Thủ

tƣớng về việc ban hành quy chế mua sắm hàng hóa tài sản

từ ngân sách nhà nƣớc theo phƣơng thức tập trung (số

179/2007/QĐ-TTg) đƣợc tích cực triển khai.

– Khi triển khai phƣơng thức mua sắm tập trung, chỉ có một

cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm mua sắm cho một Bộ,

hoặc một tỉnh. Việc giới thiệu và thực hiện SPP với một cơ

quan mua sắm sẽ thuận tiện hơn rất nhiều (giảm công tác

tập huấn tại nhiều cấp)

– Mua sắm tập trung giúp tạo ra đơn đặt hàng đủ lớn để có

đƣợc lợi thế về giá cả

Page 23: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

CƠ HỘI THỰC HIỆN SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ

• Luật Phòng chống Tham nhũng số 55/2005/QH11

– Chƣơng II của Luật này, có hai phần: 1/ Công khai minh bạch

trong hoạt động của cơ quan tổ chức; 2/ Xây dựng và thực hiện

các chế độ, định mức, tiêu chuẩn

• SPP sẽ hƣởng ứng việc thực thi Luật Phòng chống

Tham nhũng:

– Việc giới thiệu SPP sẽ bao gồm các nội dung về thông báo rộng rãi

đối với công chúng và các doanh nghiệp về chính sách, chủ

trƣơng, tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật, quy trình mua sắm, điều

kiện đƣợc giao hợp đồng, giúp tăng cƣờng các kênh thông tin

nhằm công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan bộ phận

có chức năng mua sắm

– Việc giới thiệu SPP cũng bao gồm xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu

chí ƣu tiên.

Page 24: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

CƠ HỘI THỰC HIỆN SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ

• Triển khai Chƣơng trình Nghị sự 21 tại Việt Nam

– Thủ tƣớng ra Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về việc Ban

hành định hƣớng phát triển bền vững ở Việt Nam (08/2004):• Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo

hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường

• Thực hiện quá trình "công nghiệp hóa sạch thông qua: cải tiến hệ

thống pháp luật, đổi mới kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên

tiến, tăng cường nhận thức

Page 25: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

CƠ HỘI THỰC HIỆN SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ

• Luật Bảo vệ Môi trƣờng

– Luật Bảo vệ Môi trƣờng và các Nghị định hƣớng dẫn là cơ

sở pháp lý cho việc thực hiện. Cần có sự phối hợp và cam

kết giữa các cơ quan hữu quan: Bộ KH&ĐT, Bộ TNMT, Bộ

NN&PTNT, Bộ XD, Bộ TC, và Bộ Công An (quản lý Cục Cảnh

sát Môi trƣờng)

– Phải thực thi đƣợc hệ thống luật thông qua sự đồng thuận

và hợp tác giữa các bộ

Page 26: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

CƠ HỘI THỰC HIỆN SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ

• Sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc để Bảo vệ Môi trƣờng

và Xử lý Chất thải:

– Quyết định của Thủ tướng số 64/2003/QĐ-TTg năm 2003 đặt kế hoạch

xử lý triệt để hơn 400 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong

và đã được điều chỉnh lại bằng Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg bằng

việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt

để, khắc phục ô nhiễm, và giảm thiểu suy thoái môi trường từ một số

đối tượng công ích

– Đây là một ví dụ thiết thực về việc tính chi phí vòng đời sản phẩm, trong

đó không chỉ gồm chi phí giá mua mà còn chi phí xử lý hậu quả sau khi

sử dụng

– Qua việc này thấy sự cần thiết triển khai SPP trong việc ra quyết định

về mua sắm. Việc đưa các tiêu chí môi trường vào ngay từ giai đoạn

xây dựng đề bài và thông số kỹ thuật đối với sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm

ngân sách xử lý hậu quả sau này

Page 27: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

CƠ HỘI THỰC HIỆN SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ

• Phân bổ Ngân sách Bảo vệ Môi trƣờng

– Năm 2009 là năm đầu tiên Bộ Tài chính công bố một khoản

chi ngân sách năm về bảo vệ môi trƣờng. Ngân sách đƣợc

duyệt cho năm 2009 là 5.264 tỷ đồng bao gồm 850 tỷ cho

các chƣơng trình quốc gia và 4.414 tỷ cho các chƣơng trình

cấp tỉnh

– Có thể thu xếp ngân sách triển khai SPP

Page 28: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

CƠ HỘI THỰC HIỆN SPP Ở VIỆT NAM:TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC

• Nội dung về SPP có thể đƣợc đƣa vào các khóa tập

huấn về tổ chức đấu thầu do Cục Quản lý Đấu thấu

quản lý

• Cục Quản lý Đấu thầu có thể thông qua các nội dung

khóa học đấu thầu để nâng cao nhận thức và năng

lực triển khai SPP

Page 29: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

CƠ HỘI THỰC HIỆN SPP Ở VIỆT NAM:SỰ CHUẨN BỊ CỦA THỊ TRƢỜNG trong ngành gỗ

• Việt Nam có 169 doanh nghiệp chế biến sản xuất sản phẩm đồ

gỗ đƣợc cấp chứng chỉ về chuỗi hành trình sản phẩm Chain of

Custody (CoC); Việt Nam giữ số chứng chỉ CoC ngành gỗ cao

thứ ba Châu Á

• Các doanh nghiệp có chứng chỉ CoC này đều có định hƣớng

xuất khẩu. Họ không thiết lập các kênh phân phối cho thị

trƣờng trong nƣớc bởi thị trƣờng trong nƣớc không có nhu

cầu sử dụng sản phẩm có chứng chỉ

• Nếu áp dụng phƣơng thức mua sắm tập trung, cơ quan mua

sắm có thể tạo ra đơn đặt hàng đủ lớn đối với sản phẩm gỗ có

chứng chỉ, để các doanh nghiệp cung cấp có thể chào với giá

thấp hơn và giảm chi phí phân phối

Page 30: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

RÀO CẢN ĐỐI VỚI SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ

• Thiếu sự kết nối giữa các luật hiện hành

– Hiện chƣa có các hƣớng dẫn hoặc các kết nối để đƣa ĐTM

và các quy định bảo vệ môi trƣờng khác vào quá trình mua

sắm

– Cần có sự phối hợp về quy định pháp lý giữa các Bộ

Page 31: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

RÀO CẢN ĐỐI VỚI SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ

• Thiếu hƣớng dẫn mang tính pháp lý về phƣơng

pháp ĐTM

– Hiện chƣa có một hƣớng dẫn pháp lý về phƣơng pháp xây

dựng ĐTM trong các dự án đầu tƣ xây dựng có ảnh hƣởng

rộng lớn đến vùng đệm xung quanh dự án

Page 32: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

RÀO CẢN ĐỐI VỚI SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ

• Thiếu các tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm thân

thiện môi trƣờng

– Hiện chƣa có hƣớng dẫn hoặc bộ tiêu chuẩn về thân thiện

môi trƣờng cho các sản phẩm

– Hiện cũng chƣa có các quy định hoặc hƣớng dẫn về việc

dán tem thân thiện môi trƣờng lên sản phẩm. Nếu làm đƣợc

việc này sẽ tạo thuận lợi để thực hiện SPP

Page 33: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

RÀO CẢN ĐỐI VỚI SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN

• Chƣa có sự phối hợp giữa các Bộ ngành liên quan

– Hiện nay thực hiện quy trình mua sắm do Bộ KH&ĐT quản

lý và giao cho Cục Quản lý Đấu thầu

– Hiện chƣa có phối hợp quản lý giữa Bộ KH&ĐT và Bộ TNMT

trong việc đƣa các tiêu chí thân thiện môi trƣờng vào quy

trình mua sắm.

– Luật về Mua sắm Xanh đang đƣợc xây dựng theo kế hoạch

sẽ cần sự phối hợp chặt chẽ giữa hai Bộ nói trên.

Page 34: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

RÀO CẢN ĐỐI VỚI SPP Ở VIỆT NAM:

VỀ NĂNG LỰC VÀ NGUỒN LỰC

• Năng lực và Nguồn lực

– Không có nguồn lực nhân sự để triển khai và cũng chƣa

đƣợc tập huấn về SPP

– Thực hiện mua sắm bền vững sẽ đắt đỏ hơn mua sắm hàng

hóa thông thƣờng

Page 35: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

RÀO CẢN ĐỐI VỚI SPP Ở VIỆT NAM:

THỊ TRƢỜNG

• Các nhà sản xuất tại Việt Nam chƣa đƣợc chuẩn bị

để sản xuất và cung cấp các sản phẩm bền vững

thân thiện môi trƣờng

• Có rất ít các sản phẩm thân thiện môi trƣờng (sản

xuất trong nƣớc) đƣợc bán trên thị trƣờng

Page 36: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

QUAN ĐIỂM CÁC NHÀ TÀI TRỢ

• Các nhà tài trợ quan tâm đến việc hỗ trợ xây dựng

chính sách, nâng cao năng lực và thể chế

• Chính phủ phải chủ động trong việc giới thiệu và

triển khai SPP

Page 37: Đánh giá Mức độ Sẵn sàng Thực hiện  Mua sắm Công Bền Vững tại Việt Nam - Cơ hội và các rào cản

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!