giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang eu

77
LỜI CẢM ƠN Bài viết được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Th.s Đặng Thị Diệu Thúy. Em xin được gửi tới cô lời cảm ơn trân trọng nhất đồng thời em cũng chân thành cảm ơn các anh chị trong Phòng xuất nhập khẩu 3 và Phòng xuất nhập khẩu 1 cùng các anh chị trong Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã giúp đỡ em hoành thành bài khóa luận. Do kiến thức bản thân còn rất nhiều hạn chế đồng thời chưa có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót, rất mong được sự thông cảm và chỉ bảo của Cụ cựng với sự góp ý của các anh chị trong Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc để em có thể hoàn thành tốt hơn khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cản ơn! Sinh viên Bùi Phương Linh

Upload: thanh

Post on 06-Feb-2016

28 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 11.1. Tính cấp thiết của đề tài 11.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 21.3. Mục đích nghiên cứu 31.4. Đối tượng nghiên cứu 31.5. Phạm vi nghiên cứu 31.6. Phương pháp nghiên cứu 31.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 31.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 41.6.3. Phương pháp phỏng vấn điều tra 41.7. Kết cấu của khóa luận 4Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU 52.1. Khái niệm và phân loại rào cản kỹ thuật 52.1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật 52.1.2. Phân loại rào cản kỹ thuật 62.2. Các quy định của EU về rào cản kỹ thuật và ý nghĩa của việc vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU 82.2.1. Quy định của EU về rào cản kỹ thuật 82.2.2. Ý nghĩa của việc vượt rào cản kỹ thuật 132.3. Phân định nội dung nghiên cứu 14Chương 3: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA TRUNG TÂM XNK PHÍA BẮC – TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 153.1. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng Công ty Thương mại Hà Nội 153.1.1. Khái quát về Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc 153.1.2. Lĩnh vực kinh doanh 163.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Trung tâm XNK phía Bắc 173.2.1. Kết quả kinh doanh của Trung tâm XNK phía Bắc giai đoạn 2009- 2011 173.2.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN của Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc 173.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Trung tâm XNK phía Bắc 203.3.1. Quy trình thu mua và xử lý nguyên vật liệu 203.3.2. Quy trình sản xuất 213.3.3. Quy trình đóng gói, ghi nhãn 213.4. Phân tích thực trạng đáp ứng các quy định kỹ thuật đối với hàng TCMN xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc 223.3.1. Đáp ứng các quy định kỹ thuật về vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng sản phẩm 223.3.2. Đáp ứng quy trình thu mua, xử lý nguyên liệu 233.3.3. Đảm bảo quy trình sản xuất 253.3.4. Đáp ứng các quy định về đóng gói bao bì, ghi nhãn 273.5. Đánh giá thực trạng đáp ứng các quy định kỹ thuật đối với hàng TCMN xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc 283.5.1. Những thành công đạt được 283.5.2. Những vấn đề tồn tại 293.5.3. Nguyên nhân 29Chương 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA TRUNG TÂM XNK PHÍA BẮC – TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 314.1. Định hướng phát triển các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật 314.2. Các đề về giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng TCMN xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc 324.2.1. Tăng cường công tác đảm bảo nguyên liệu đầu vào 324.2.2. Tiến hành áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 334.2.3. Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin cùng với tăng cường quan hệ với Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực 344.2.4. Cải thiện nguồn nhân lực, máy móc trang thiết bị 344.3. Các kiến nghị về giải pháp vượt rào cản kỹ thuật 354.3.1. Kiến nghị về phía Nhà nước 354.3.2. Kiến nghị về phía Hiệp hội ngành hàng 37

TRANSCRIPT

Page 1: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

LỜI CẢM ƠN

Bài viết được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Th.s Đặng

Thị Diệu Thúy. Em xin được gửi tới cô lời cảm ơn trân trọng nhất đồng thời em

cũng chân thành cảm ơn các anh chị trong Phòng xuất nhập khẩu 3 và Phòng xuất

nhập khẩu 1 cùng các anh chị trong Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng

Công ty Thương mại Hà Nội đã giúp đỡ em hoành thành bài khóa luận.

Do kiến thức bản thân còn rất nhiều hạn chế đồng thời chưa có kinh nghiệm

trong việc nghiên cứu nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết

và sai sót, rất mong được sự thông cảm và chỉ bảo của Cụ cựng với sự góp ý của

các anh chị trong Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc để em có thể hoàn thành tốt

hơn khóa luận tốt nghiệp của mình.

Em xin chân thành cản ơn!

Sinh viên

Bùi Phương Linh

Page 2: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.....................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................1

1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu...........................................................2

1.3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................3

1.4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................3

1.5. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................3

1.6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................3

1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..........................................................3

1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................4

1.6.3. Phương pháp phỏng vấn điều tra........................................................4

1.7. Kết cấu của khóa luận..............................................................................4

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNG RÀO KỸ

THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU SANG

THỊ TRƯỜNG EU..........................................................................................5

2.1. Khái niệm và phân loại rào cản kỹ thuật...............................................5

2.1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật.............................................................5

2.1.2. Phân loại rào cản kỹ thuật....................................................................6

2.2. Các quy định của EU về rào cản kỹ thuật và ý nghĩa của việc vượt

rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị

trường EU........................................................................................................8

2.2.1. Quy định của EU về rào cản kỹ thuật.................................................8

2.2.2. Ý nghĩa của việc vượt rào cản kỹ thuật.............................................13

2.3. Phân định nội dung nghiên cứu............................................................14

Chương 3: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI

HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG

EU CỦA TRUNG TÂM XNK PHÍA BẮC – TỔNG CÔNG TY

THƯƠNG MẠI HÀ NỘI..............................................................................15

Page 3: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

3.1. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng

Công ty Thương mại Hà Nội........................................................................15

3.1.1. Khái quát về Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc.........................15

3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh...........................................................................16

3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Trung tâm XNK phía Bắc......17

3.2.1. Kết quả kinh doanh của Trung tâm XNK phía Bắc giai đoạn

2009- 2011.......................................................................................................17

3.2.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN của Trung tâm

Xuất nhập khẩu phía Bắc.............................................................................17

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề vượt rào cản kỹ thuật đối với

hàng thủ công mỹ nghệ của Trung tâm XNK phía Bắc.............................20

3.3.1. Quy trình thu mua và xử lý nguyên vật liệu.................................20

3.3.2. Quy trình sản xuất...........................................................................21

3.3.3. Quy trình đóng gói, ghi nhãn..........................................................21

3.4. Phân tích thực trạng đáp ứng các quy định kỹ thuật đối với hàng

TCMN xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc....22

3.3.1. Đáp ứng các quy định kỹ thuật về vệ sinh an toàn cho người tiêu

dùng, đảm bảo chất lượng sản phẩm...........................................................22

3.3.2. Đáp ứng quy trình thu mua, xử lý nguyên liệu................................23

3.3.3. Đảm bảo quy trình sản xuất..............................................................25

3.3.4. Đáp ứng các quy định về đóng gói bao bì, ghi nhãn........................27

3.5. Đánh giá thực trạng đáp ứng các quy định kỹ thuật đối với hàng

TCMN xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc....28

3.5.1. Những thành công đạt được...........................................................28

3.5.2. Những vấn đề tồn tại.......................................................................29

3.5.3. Nguyên nhân....................................................................................29

Chương 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO

CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Page 4: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA TRUNG TÂM XNK

PHÍA BẮC – TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI......................31

4.1. Định hướng phát triển các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật..............31

4.2. Các đề về giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng TCMN

xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc.................32

4.2.1. Tăng cường công tác đảm bảo nguyên liệu đầu vào..........................32

4.2.2. Tiến hành áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000.........33

4.2.3. Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin cùng với tăng cường

quan hệ với Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực

.........................................................................................................................34

4.2.4. Cải thiện nguồn nhân lực, máy móc trang thiết bị.............................34

4.3. Các kiến nghị về giải pháp vượt rào cản kỹ thuật...............................35

4.3.1. Kiến nghị về phía Nhà nước...............................................................35

4.3.2. Kiến nghị về phía Hiệp hội ngành hàng.............................................37

Page 5: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ CÁC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý của Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng

Công ty Thương mại Hà Nội ........................................................................... 16

Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất mặt hàng mây tre ............................................. 25

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm XNK phía Bắc

giai đoạn 2009 - 2011 ...................................................................................... 17

Bảng 3.2: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu năm 2009 – 2011 . . 18

Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2009 –

2011 ................................................................................................................. 19

Page 6: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt

XNK Xuất nhập khẩu

XK Xuất khẩu

NK Nhập khẩu

TP HCM Thành Phố Hồ Chí Minh

TCMN Thủ công mỹ nghệ

KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm

KVTT Khu vực thị trường

TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI

Từ viết tắt Nghĩa tiếng nước ngoài Nghĩa Tiếng Việt

ASEANAsociation of South – East

Asian NationsHiệp hội các nước Đông Nam Á

APECAsia Pacific Economic

Coopertion

Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á

– Thái Bình Dương

AFTA Asia Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Page 7: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

EU European Union Liên minh Châu Âu

ISOInternational Organization of

StandardizationTổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế

REACHRegistrasion, Evaluation,

Authorization, RestrictionLuật hóa chất

TBT Technical Barriers to TradeHiệp định hàng rào kỹ thuật

trong thương mại

EC European Commission Ủy ban Châu Âu

Page 8: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hóa đang là xu thế tất yếu của kinh tế quốc tế hiện nay. Bất cứ quốc

gia nào cũng không nằm ngoài xu thế đó nếu muốn tồn tại và phát triển đặc biệt là

các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.Việt Nam đã từng bước hội nhập

vào nền kinh tế khu vực và thế giới như gia nhập ASEAN (1995), gia nhập APEC

(1998), gia nhập AFTA (2003), đặc biệt gia nhập tổ chức thương mại thế giới

(WTO) vào cuối năm 2006 đầu năm 2007. Từ đó đến nay Việt Nam dần nâng cao vị

thế trên trường quốc tế thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng khác

nhau trong điều kiện các rào cản thương mại được giảm bớt một các tối đa. Trong

đó mặt hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) cũng không ngừng thâm nhập vào các thị

trường lớn trên thế giới và cả các thị trường khó tính nhất. Điều này góp phần

không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Hàng năm Trung tâm Xuất nhập khẩu (XNK) phía Bắc – Tổng Công ty

Thương mại Hà Nội xuất khẩu rất nhiều mặt hàng ra thị trường nước ngoài trong

xuất khẩu hàng TCMN chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong đó tổng kim ngạch xuất

khẩu của Trung tâm. Các mặt hàng TCMN được nghiên cứu và sản xuất đáp ứng

được các tiêu chuẩn và các quy định kỹ thuật.

Liên minh Châu Âu (EU) là một liên minh có nền kinh tế phát triển, quan hệ

thương mại giữa Việt Nam và EU ngày càng được mở rộng. EU là thị trường đầy

tiềm năng cho hàng TCMN xuất khẩu của Trung tâm XNK phía Bắc với tỷ lệ dân

số đông, mức thu nhập cao người tiêu dùng. Tuy nhiên thị EU là thị trường có nhiều

quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu trong đú cú hàng

TCMN. Các quy định, tiêu chuẩn này được đặt ra chủ yếu nhằm bảo vệ sức khỏe

con người, môi trường và phát triển bền vững.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, thương mại đang dần tự do húa

cỏc hàng hóa được lưu thông trên phạm vi quốc tế càng nhiều do vậy tính cạnh

tranh giữa các hàng hóa ngày càng lớn. Hoạt động xuất khẩu hàng TCMN sang thị

trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc có những bước đi tích cực: được người

tiêu dùng biết đến nhiều hơn, các sản phẩm đa dạng hơn và đáp ứng được thị hiếu

của người tiờu dựng…Tuy nhiờn bên cạnh đó vẫn còn nhiều sản phẩm không đáp

1

Page 9: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

ứng được các quy định về kỹ thuật đối với mặt hàng TCMN xuất khẩu sang EU.

Đây là kết quả của sự thiếu hiểu biết và cách tiếp cận đối với các quy định kỹ thuật

của EU còn nhiều hạn chế. Để giúp Trung tâm xác định rừ cỏc rào cản đối với

TCMN xuất khẩu sang thị trường EU, tôi chọn đề tài “Giải pháp vượt rào cản kỹ

thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của Trung

tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng Công ty Thương mại Hà Nội” làm đề tài

cho khóa luận của mình.

1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu về rào cản kỹ thuật có rất nhiều công trình và luận văn

nghiên cứu như:

- Đề tài: “Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ trong xuất

khẩu hàng thủy sản nước ta vào thị trường Hoa Kỳ” của PGS.TS Doãn Kế Bôn –

Đại học Thương mại, năm 2006.

- Đề tài: “Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật cho thủy sản Việt Nam khi thâm

nhập vào thị trường Hoa Kỳ” của Trần Thị Mai Nguyên - Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Đại học Thương Mại, năm 2006.

- Đề tài: “Những giải pháp vượt rào cản thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh

xuất khẩu chè của tổng công ty Chè Việt Nam đến 2010” của Nguyễn Duy Chức -

Luận văn thạc sĩ Trường đại học Thương Mại năm 2003.

- Đề tài: “Những rào cản thương mại quốc tế đối với hàng nông sản và biện

pháp vượt rào cản để đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị

trường EU trong bối cảnh hội nhập” của Nguyễn Anh Cương - Luận văn đại học,

Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, năm 2005.

Mặc dù các công trình nghiên cứu trờn đó nờu được các khái niệm về rào cản

thương mại, các biện pháp vượt rào cản đó như thế nào nhưng trong mỗi công trình

nghiên cứu vẫn khác nhau về đặc điểm công ty, mặt hàng xuất khẩu, thị trường

nhập khẩu nờn cú những ưu điểm nhược điểm khác nhau. Hiện nay chưa có đề tài

nào nghiên cứu về “Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ

xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng Công

ty Thương mại Hà Nội”. Đề tài nghiên cứu các cơ sở lý luận cơ bản về rào cản kỹ

thuật trong thương mại tại thị trường EU đối với hàng TCMN. Cùng với việc đánh

2

Page 10: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

giá thực trạng, nêu lên những thành công và tồn tại còn vướng mắc, đề tài cũng đề

xuất các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mặt hàng TCMN trong thời

gian tới nhằm đóng góp thêm cho Trung tâm những định hướng cơ bản nhằm đẩy

mạnh xuất khẩu hàng TCMN sang EU.

1.3. Mục đích nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Việc phân tích và tìm hiểu các rào cản kỹ thuật đối với hàng

TCMN xuất khẩu vào thị trường EU góp phần làm phong phú thêm kho đề tài

nghiên cứu về rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu.

- Về mặt thực tiễn: Việc phân tích đề tài này cũng góp một phần nhỏ giỳp cỏc

doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam đối mặt và vượt qua những rào

cản đó để dễ dàng thâm nhập vào thị trường EU đầy tiềm năng.

1.4. Đối tượng nghiên cứu

- Trung tâm XNK phía Bắc

- Các rào cản kỹ thuật trong thương mại

- Hàng TCMN

1.5. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu rào cản kỹ thuật và chính sách vượt rào cản kỹ thuật nhằm

xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU như: Anh, Pháp, Nga, Thụy Điển, Đan

Mạch…của Trung tâm XNK phía Bắc – Tổng Công ty Thương mại Hà Nội có trụ

sở tại số 11B Phố Tràng Thi, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố

Hà Nội. Số liệu được thu thập và phân tích trong thời gian từ năm 2009 – 2011 và

đề xuất cho giai đoạn từ năm 2012 – 2015.

Về không gian đề tài nghiên cứu thực trạng rào cản kỹ thuật của EU đưa ra

cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu tại Trung tâm XNK phía Bắc và những

biện pháp chủ yếu vượt qua những rào cản đó.

1.6. Phương pháp nghiên cứu

1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập trong quá trình thực tập tại Trung tâm từ cỏc

phũng XNK, phòng hành chính tổng hợp của Trung tâm. Bên cạnh đó thông tin còn

được thu được từ sỏch, bỏo, website, các đề tài nghiên cứu…liờn quan đến rào cản

kỹ thuật của EU đặt ra cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu.

3

Page 11: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành phân tích tổng hợp qua

công cụ Excel để đưa ra những đánh giá về thực trạng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ

thuật trong xuất khẩu hàng hóa.

1.6.3. Phương pháp phỏng vấn điều tra

Phương pháp điều tra trắc nghiệm

Phiếu điều tra gồm 2 phần: Phần thông tin cá nhân và phần cụ thể bao gồm các

câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến tình hình xuất khẩu và thực trạng vượt rào cản kỹ

thuật của Trung tâm XNK phía Bắc để đưa sản phẩm vào thị trường EU. Phiếu điều

tra được gửi đến 6 nhân viên trong phòng XNK 1, được trình bày cụ thể ở phụ lục 1.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Chương trình phỏng vấn được tiến hành với các Trưởng phòng và Phó phòng

XNK. Được sự trả lời nhiệt tình và thẳng thắn của các chuyên gia tụi đó có nhiều

thông tin cần thiết phục vụ cho khóa luận của mỡnh. Cỏc câu hỏi phỏng vấn xoay

quanh vấn đề đáp ứng các rào cản kỹ thuật của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc.

1.7. Kết cấu của khóa luận

Đề tài được chia thành 4 chương không kể phần lời cảm ơn, mục lục, danh

mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, các tài liệu tham khảo và các

phụ lục.

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rào cản kỹ thuật đối hàng TCMN

xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc – Tổng Công ty

Thương mại Hà Nội

Chương 3: Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng TCMN xuất khẩu

sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc – Tổng Công ty Thương mại Hà

Nội

Chương 4: Các kết luận và một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với

hàng TCMN xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc – Tổng

Công ty Thương mại Hà Nội

4

Page 12: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNG RÀO KỸ

THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU SANG THỊ

TRƯỜNG EU

2.1. Khái niệm và phân loại rào cản kỹ thuật

2.1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật

Hiện nay khái niệm về rào cản kỹ thuật còn có nhiều nhận thức khác nhau.

Thực tế tào cản kỹ thuật là một khái niệm rộng bao gồn nhiều vấn đề kinh tế xã hội

trong kinh doanh và thương mại quốc tế. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là

những quy định ngoài thuế quan hay một chính sách phân biệt nào đó mà một nước

hay một vùng lãnh thổ áp dụng với mục đích hạn chế hoặc ngăn cản thương mại

quốc tế. Nó bao gồm tất cả các biện pháp được thực hiện ở biên giới nhằm hạn chế

việc hàng hóa nước khác thâm nhập vào thị trường và các thủ tục này tạo thuận lợi

cho hàng hóa trong nước như một hình thức bảo hộ.

Trong hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO không đưa

ra khái niệm về rào cản kỹ thuật, nhưng rào cản kỹ thuật được hiểu là: Một nhúm

cỏc quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống hay

sức khỏe của con người, động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hành động

man trá ở mức độ phù hợp.

Theo điều 1 phụ lục 1 của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại

của WTO, quy định kỹ thuật được trình bày: “Là văn bản quy định các đặc tính của

sản phẩm hoặc các quá trình có liên quan đến sản phẩm và phương pháp sản xuất,

bao gồm các điều khoản hành chính thích hợp mà việc tuân thủ chúng là bắt buộc.

Văn bản này có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao

gói, dán nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương

pháp sản xuất nhất định”.

Theo điều 2 phụ lục 1 của Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại

của WTO, tiêu chuẩn được trình bày: “Là văn bản do một cơ quan được thừa nhận

ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy tắc hướng dẫn

hoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất có

liên quan mà việc tuân thủ chúng là không bắt buộc. Văn bản này cũng có thể bao

5

Page 13: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dón nhón hoặc ghi

nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định”.

Các thủ tục đánh giá sự tuân thủ: Là bất cứ thủ tục nào áp dụng trực tiếp

hoặc gián tiếp để xác định xem các yêu cầu có liên quan trong các quy định kỹ thuật

hoặc tiêu chuẩn có được thực hiện hay không. Các thủ tục này bao gồm các thủ tục

về chọn mẫu, thử nghiệm và kiểm tra, đánh giá, thẩm định và đảm bảo phù hợp,

đăng ký, công nhận và chấp nhận hoặc là sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên.

Hiệp định về rào cản kỹ thuật đã yêu cầu các quy định kỹ thuật đặt ra phải

đáp ứng các điều kiện sau:

- Các quy định kỹ thuật phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử.

- Các quy định kỹ thuật không được phép gây ra các trở ngại không cần thiết

đối với hoạt động thương mại.

- Các quy định kỹ thuật phải được áp dụng trên cơ sở thông tin khoa học rõ

ràng.

2.1.2. Phân loại rào cản kỹ thuật

Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng

rất khác nhau ở các nước tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Các rào cản

này có thể được chia thành các loại hình sau:

a) Các quy định về đặc tính của sản phẩm

Quy định này bao gồm: Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch

tễ. Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình

dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đú cỏc tiêu chuẩn đối

với sản phẩm cuối cùng, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp

nhận, những quy định và các phương pháp thống kê chọn mẫu và các phương pháp

đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm…được áp dụng. Mục

đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn vệ sinh, bảo vệ sức

khỏe đời sống…

b) Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất có ảnh hưởng đến đặc

tính, chất lượng của sản phẩm và môi trường

Các nước thuộc Châu Âu có thể không cho phép nhập khẩu hàng hóa nếu họ có

căn cứ cho thấy quy trình, công nghệ sản xuất của nước xuất khẩu quá lạc hậu, các

6

Page 14: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

sản phẩm không bảo quản được lâu, ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng của sản

phẩm.

Ngoài ra cũn cú cỏc quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào,

được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn

hại đến môi trường hay không? Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản

xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không

tái tạo.

c) Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ sử dụng

Biểu tượng là một yếu tố đồ họa nó là hình ảnh đại diện cho một công ty hay

một tổ chức thương mại. Đối với các sản phẩm xuất khẩu thường có quy định biểu

tượng của không được trùng hoặc gần giống với biểu tượng của các sản phẩm cùng

loại ở nước nhập khẩu.

Một số hàng hóa xuất khẩu thường phải kèm theo hướng dẫn sử dụng, các thuật

ngữ sử dụng phải là thuật ngữ phổ thông, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh hoặc ngôn

ngữ của nước nhập khẩu mặt hàng đó. Yêu cầu đối với ngôn ngữ câu chữ phải rõ

ràng, dễ hiểu, trỏnh gõy cỏc hiểu lầm cho người sử dụng. Ký hiệu, đơn vị đo lường

phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế.

d) Các quy định về bao gói, mã hiệu hoặc nhãn hàng được áp dụng cho một

sản phẩm

Quy định về bao gói và đóng gói bao bì

Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những

quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng…

Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm

và nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái

sử dụng. Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và

sức cạnh tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi

nước, cũng như chi phí sản xuất bao bì, các vật nguyên liệu dùng làm bao bì và khả

năng tái chế ở các nước là khác nhau.

Quy định về nhón mỏc

7

Page 15: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

- Nhón mác là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn được

sản phẩm theo đúng mong muốn và họ có quyền được biết đầy đủ thông tin về bản

chất của sản phẩm để có sự lựa chọn chính xác nhất.

- Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo

đú cỏc sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng,

ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, nguồn gốc xuất xứ, nước sản

xuất, nơi bán, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản… Quá trình

xin cấp nhón mỏc cũng như đăng ký thương hiệu có thể kéo dài hàng tháng và rất

tốn kém. Đây là rào cản được sử dụng phổ biễn nhất trên thế giới, đặc biệt là tại các

nước phát triển.

- Một số nhà nhập khẩu cũng áp dụng quy định về nhãn sinh thái đối với hàng

hóa nhập khẩu

Nhãn sinh thái: là loại nhón mỏc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về

sự thân thiện hơn với môi trường của sản phẩm so với các sản phẩm, dịch vụ cùng

loại.

Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu

dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về

nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm từ giai

đoạn tiền sản xuất (chế biến nguyên liệu thô), giai đoạn sản xuất, phân phối (bao

gồm cả đóng gói), tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh

hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ

chu kỳ sống của nó.

Sản phẩm được dán nhãn sinh thái thường được gọi là “sản phẩm xanh”, có

khả năng cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm cùng loại nhưng không dán nhãn

sinh thải do người tiêu dùng thường thích và an tâm hơn khi sử dụng “sản phẩm

xanh”.

2.2. Các quy định của EU về rào cản kỹ thuật và ý nghĩa của việc vượt rào cản

kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU

2.2.1. Quy định của EU về rào cản kỹ thuật

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000

8

Page 16: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Oganization for Standardisation –

ISO) được thành lập năm 1947, trụ sở chính đặt tại Gieneve. ISO 9000 đề cập đến

các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và quản lý chất lượng. Nó được quy tụ kinh nghiệm của

quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan

hệ giữa người mua và người cung ứng. Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp cán bộ

nhân viên thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc

thông qua các hoạt động theo dõi và giám sát. Đây là yêu cầu gần như là bắt buộc

đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước

đang phát triển.

Đối tượng áp dụng ISO 9000 không chỉ là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

– dịch vụ thông thường mà còn bao gồm cả các kĩnh vực dịch vụ công cộng, dịch vụ

hành chính. Nó cần thiết có thể áp dụng cho cả trong hoạt động kinh tế - xã hội và

quản lý. Nhận thức chung của các nước về ISO 9000 gồm những điểm chính sau:

+ Công nhận chất lượng là mũi nhọn cạnh tranh quan trọng nhất trong kinh

doanh

+ Có khả năng áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, các tổ chức và cơ quan

+ ISO 9000 được thừa nhận phù hợp với tiêu chuẩn của các nước thành viên

trong EC và AFTA; được chấp nhận thành tiêu chuẩn của 90 quốc gia

+ Đỏp ứng các yêu cầu của ISO 9000 là điều kiện tiên quyết để chứng nhận sự

phù hợp của hàng hóa – dịch vụ

Thực tế cho thấy ở các nước Châu Á và Việt Nam, hàng TCMN của những

doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng

hơn nhiều so với hàng hóa của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này.

Các nhà sản xuất xem giấy chứng nhận ISO 9001, ISO 9002 như một tài sản quan

trọng và là điểm bắt đầu để cạnh tranh trong thị trường EU, tại niềm tin mạnh mẽ

cho đối tác. Giấy chứng nhận ISO chỉ có giá trị trong 3 năm, do vậy đển tiếp tục

duy trì các đợt kiểm toán nội bộ (1 – 2 lần/năm) và kiểm toán từ bên ngoài (2 lần

trong năm) cần được thực hiện. Điều này có nghĩa là công ty cần phải có 1 người

quản lý chịu trách nhiệm cho các chính sách về quản lý chất lượng.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm:

- ISO 9000:2005 : Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng

9

Page 17: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

- ISO 9001:2008 : Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu

- ISO 9004 : Hệ thống quản lỹ chất lượng – Hướng dẫn cải tiến hiệu quả

- ISO 19011 : Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường

Tiêu chuẩn ISO 14000

ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa

quốc tế ban hành nhằm giỳp cỏc tổ chức/ doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn

hại đến môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản

lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn

sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kớnh…Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao trùm

những vấn đề lớn về môi trường như quản lý môi trường, đánh giá môi trường, đánh

giá chu trình sản phẩm, ghi nhãn môi trường, hoạt động môi trường và các vấn đề

khác. Để trở thành cơ sở được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14000, cơ sở cần

chứng tỏ hệ thống quản lý môi trường của mình là phù hợp với tiêu chuẩn ISO

14000.

ISO 14001 là một trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đưa ra các

yêu cầu cần thực hiện để quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá

trình hoạt động của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng phổ biến tại

nhiều quốc gia với các nền kinh tế khác nhau, với các mức độ phát triển và đặc

trưng văn hóa khác nhau vì tiêu chuẩn ISO chỉ ra các yêu cầu trong việc thiết lập

một hệ thống để quản lý các vấn đề môi trường cho doanh nghiệp mà không nêu ra

bằng cách nào có thể đạt được những điều đú. Chớnh bởi sự linh động này mà

doanh nghiệp có thể tìm cách riêng cho mình trong việc xác định mục tiêu môi

trường cần cải tiến và cách thức để đạt được yêu cầu của hệ thống quản lý môi

trường.

Tiêu chuẩn ISO TCVN 14001:2005 gồm có:

+ Thiết lập định hướng về môi trường trong king doanh

+ Xỏc định các yếu tố gây tác động môi trường

+ Triển khai các biện pháp kiểm soát các yếu tố đó

+ Chủ động xác định các yêu cầu môi trường cần tuân thủ và thực hiện các biện

pháp cần thiết

10

Page 18: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

+ Xỏc định các mục tiêu về hoạt động môi trường

+ Thiết lập các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động

+ Xây dựng cơ chế ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải tiến hoạt động

- Yêu cầu về bao gói và nhón mỏc

Bao gói hàng hóa thường được nhiều nước Châu Âu áp dụng với tiêu chí bảo vệ

môi trường, yêu cầu nhà xuất khẩu của các nước phải sử dụng các loại chất dẻo,

nhựa, sợi hóa học thay vì sử dụng sợi truyền thống vì họ cho rằng chất dẻo dễ tái

chế hơn. Chỉ thị 94/62/EC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói có quy định

mức tối đa của các kim loại nặng có trong bao bì và mụt tả các yêu cầu đối với sản

xuất và thành phần của bao bì:

+ Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặng được giới

hạn ở mức thấp nhất nhằm duy trì mức độ an toàn, vệ sinh cần thiết và sự chấp

thuận của người tiêu dùng cho sản phẩm đóng gói.

+ Bao bì được thiết kế và sản xuất và thương mại sao cho có thể tái sử dụng và

thu hồi, bao gồm tái chế để giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường khi chất thải bao

bì hoặc những phần dư từ chất thải bao bì được loại trừ.

+ Bao bì phải được sản xuất để giảm thiểu sự hiện diện của các chất độc hại và

nguy hiểm khác.

Trên thế giới việc các sản phẩm được dón nhón sinh thái là rất quen thuộc.

Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ thêm chi phí để mua các sản phẩm có dán nhãn sinh

thái. Các nước phát triển trên thế giới đặc biệt là người tiêu dùng Châu Âu đều rất

chú trọng đến mức độ thân thiện với môi trường của các sản phẩm. Yêu cầu về nhãn

sinh thái có tác động tới hoạt động thương mại trên những góc độ khác nhau. Điều

đó đem đến những tác động bất lợi đối với các sản phẩm nhập khẩu bị phân biệt đối

xử, hay có thể coi đây là hàng rào kỹ thuật đối với thương mại. Đối với hàng

TCMN ảnh hưởng tới yêu cầu về nhãn sinh thái có thể lớn hơn so với các lĩnh vực

khỏc vỡ nú liên quan đến tài nguyên rừng. Đồ TCMN như mây tre đan phải dùng

nguyên liệu từ tre, nứa, mõy; cỏc sản phẩm sơn mài cần sử dụng đến gỗ, do đó việc

khai thác từ rừng ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sinh thái.

- Yêu cầu về phương pháp sản xuất, chế biến sản phẩm theo quy định của môi

trường

11

Page 19: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Yêu cầu này có tác động đến môi trường của nước sản xuất nhưng không có tác

động gì đến môi trường của nước nhập khẩu. Tuy nhiên các nước phát triển ở Châu

Âu vẫn có xu hướng đặt thành yêu cầu đối với hàng nhập khẩu. Yêu cầu này đã ảnh

hưởng đến việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển

trong đó có Việt Nam. Vì việc triển khai thực hiện yêu cầu này là hết sức khó khăn

do thiếu sự quản lý đồng bộ và theo dõi đầy đủ các tác động của môi trường trong

quá trình sản xuất và chế biến. Những quy định này đang và sẽ có tác động không

nhỏ đến thương mại và phát triển hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong quá

trình sản xuất hàng TCMN không được sử dụng các hóa chất độc hại để phun lờn

cỏc sản phẩm mây tre đan để bảo quản sản phẩm. Quá trình thu mua nguyên vật liệu

phải đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường sinh thái.

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các mặt hàng làm với mục đích sử dụng là công cụ

liên quan trực tiếp đến thực phẩm như: đồ ăn bằng gốm sứ, mây tre, bát đũa…Sau

khi nhận được mẫu từ người xuất khẩu, người nhập khẩu mang đến nơi kiểm dịch

kiểm tra về chất liệu, độ màu, kích cỡ…Sau khi kiểm tra an toàn vệ sinh giấy chứng

nhận sẽ được cấp và thông báo tới cơ quan kiểm dịch cửa khẩu, nơi sẽ nhập loại

hàng húa đú. Nếu không có vấn đề gỡ thỡ người nhập khẩu có thể tiến hành nhập

khẩu loại hàng đúng theo mẫu đã kiểm. Nếu hàng hóa có sự thay đổi về màu sắc,

chất liệu, kớch thước…thỡ phải xin kiểm tra lại.

Luật hóa chất REACH

Luật hóa chất REACH bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/06/2007 quy định việc

sử dụng bất ký hóa chất nào đều phải đăng ký và nghiên cứu tác động của hóa chất.

REACH là cụm từ viết tắt cho Registrasion (Đăng ký), Evaluation (Đánh giá),

Authorization (Cấp phép) và Restriction (Hạn chế) cho hóa chất.

Mục đích chính của REACH là:

- Đảm bảo mọi hóa chất sử dụng ở EU, dù nhập khẩu hay sử dụng ở khu vực

đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn.

- Buộc các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đối với việc

sử dụng và xử lý an toàn các chất của mình tạo ra.

12

Page 20: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

- Thay thế các chất có nhiều khả năng nguy hại nhất bằng những chất ít nguy

hại hơn trong khả năng có thể.

- Thành lập các Cơ quan hóa chất Châu Âu để đăng ký, đánh giá phê duyệt

việc sử dụng mọi hóa chất.

REACH chủ yếu đặt ra những giới hạn đối với việc sản xuất và sử dụng hóa chất

ở EU nhưng nó cũng có khả năng tác động gián tiếp đến các doanh nghiệp xuất

khẩu của Việt Nam liên quan đến việc sử dụng các hóa chất không đăng ký theo

REACH. Người tiêu dùng có thể sẽ không mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

nhập khẩu bỏn trờn thị trường có sử dụng hóa chất bảo quản hoặc trong thành phần

cấu thành có chứa những hóa chất mà các nhà sản xuất của EU không được phép sử

dụng theo REACH. Điều này có thể dẫn đến việc các nhà nhập khẩu của EU sẽ yêu

cầu các nhà cung ứng mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chỉ được sử dụng

những hóa chất đã đăng ký theo REACH cho việc sản xuất các sản phẩm.

2.2.2. Ý nghĩa của việc vượt rào cản kỹ thuật

EU là thị trường đầy tiềm năng đối với mặt hàng TCMN, tuy nhiờn các quy

định kỹ thuật được đặt ra để áp dụng cho mặt hàng này cũng không nhỏ có phần

phức tạp và khắt khe gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủ

công mỹ nghệ của Việt Nam. Vượt qua rào cản kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn đối với

các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng TCMN sang thị trường EU, cụ thể là:

- Để đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy định khắt khe của EU, trong quá

trình sản xuất các sản phẩm TCMN các doanh nghiệp phải áp dụng các quy trình

công nghệ tiên tiến đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đó. Do vậy chất

lượng của sản phẩm được nâng cao giúp cho hàng TCMN của Việt Nam nói chung

và Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc nói riêng cạnh tranh tốt hơn.

- Vượt rào cản kỹ thuật giỳp cỏc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu

hàng TCMN nhanh chóng tiếp cận được với thị trường tiêu thụ lớn như EU, giỳp

cỏc sản phẩm TCMN của Việt Nam tiếp cận với người tiêu dùng Châu Âu, văn hóa

Việt Nam được quảng bá thông qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

- Hiện nay người tiêu dùng trên thế giới đặt sự quan tâm đặc biệt đối với chất

lượng hàng hóa, an toàn cho người sử dụng khi tiêu dùng các sản phẩm nhập khẩu,

đặc biệt là thị trường EU. Để thâm nhập được vào thị trường này các doanh nghiệp

13

Page 21: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

phải đáp ứng được các quy định kỹ thuật mà EU đặt ra. Điều này không những

nõng cao uy tín cho các doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện để mở rộng và phát

triển thị trường cho mặt hàng TCMN không chỉ ở thị trường Châu Âu mà còn mở

rộng sang các thị trường khác.

- Vượt qua các rào cản kỹ thuật khẳng định sức cạnh tranh của hàng TCMN

của Việt Nam so với hàng TCMN của các đối thủ cạnh tranh khác, khẳng các doanh

nghiệp Việt Nam nắm rất rõ luật pháp quốc tế.

2.3. Phân định nội dung nghiên cứu

Trong phần phân định nội dung nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu việc

đáp ứng các tiêu chuẩn sau trong quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN của

Trung tâm XNK phía Bắc:

- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và bộ tiêu chuẩn ISO 14000

- Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

- Luật hóa chất REACH

14

Page 22: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Chương 3: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG

THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA

TRUNG TÂM XNK PHÍA BẮC – TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

3.1. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng Công

ty Thương mại Hà Nội

3.1.1. Khái quát về Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc

Chi nhánh Tổng Công ty Thương mại Hà Nội – Trung tâm Xuất nhập khẩu

phía Bắc là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng

Công ty Thương mại Hà Nội. Chi nhánh có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân

hàng theo quy định của pháp luật.

Trụ sở : Số 11B Phố Tràng Thi, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn

Kiếm, Thành Phố Hà Nội.

Điện thoại : 04.39289537 ; 04.38267984

Fax : 04.38267983 ; 04.39287221

Email : [email protected] & [email protected]

Website : www.haprovietnam.vn

Tên giao dịch : HANOI TRADE CORPORATION (HAPRO VN)

Trụ sở của Trung tâm XNK phía Bắc nằm ở số 11B Phố Tràng Thi trung tâm

thành phố nên rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Tuy gặp phải một số khó

khăn nhưng trải qua một thời gian hoạt động, nhờ sự quản lý của ban lãnh đạo

Trung tâm đã từng bước khắc phục khó khăn và phát huy những lợi thế của mình.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm XNK phía Bắc được thể hiện ở sơ đồ sau:

15

Page 23: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý của Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng

Công ty Thương mại Hà Nội

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp – Trung tâm XNK phía Bắc)

3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

- Kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp nhẹ, hàng

nông sản, thực phẩm chế biến; nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu

và hàng tiêu dùng.

- Giao dịch với khách hàng nước ngoài để đáp ứng các yêu cầu của khách về:

+ Hỏi hàng, làm mẫu, đặt hàng, ký kết hợp đồng xuất khẩu.

+ Kết hợp cựng cỏc phòng nghiệp vụ triển khai sản xuất trên cơ sở hợp đồng đã

ký, xử lý các phát sinh trong quá trình sản xuất.

+ Theo dõi quá trình kiểm hàng của Phòng nghiệp vụ và Kho hàng.

+ Thuê vận tải nội, ngoại và các dịch vụ giao nhận để tiến hành giao hàng. 

+ Làm bộ chứng từ thanh toán và theo dõi tiền khách thanh toán.

+ Làm các dịch vụ sau bán hàng và giải quyết khiếu nại với khách ngoại (nếu

có).

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng kế toán

Phòng KVTT

Phòng giao nhận vận tải

Phòng XNK

Phòng NK

Phòng giao dịch tại TP HCM

16

Phòng hành chính tổng hợp

Phòng KVTT 1

Phòng KVTT 2

Phòng XNK 1

Phòng XNK 3

Phòng XNK 4

Phòng XNK 5

Page 24: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Trung tâm XNK phía Bắc

3.2.1. Kết quả kinh doanh của Trung tâm XNK phía Bắc giai đoạn 2009- 2011

Từ năm 2009 đến năm 2011 hoạt động kinh doanh của Trung tâm XNK phía

Bắc luôn tăng trưởng về mọi mặt: tổng doanh thu, kim ngạch xuất nhập khẩu, lợi

nhuận trước thuế. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập

khẩu của đơn vị ngày càng tăng nhanh, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở

rộng, uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước ngày càng được nâng cao.

Những kết quả đó được thể hiện qua bảng chi tiết sau:

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm XNK phía

Bắc giai đoạn 2009 - 2011

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng doanh thu 412.546 527.358 700.000

Kim ngạch xuất nhập khẩu 34.839.599 34.838.934 35.101.443

Lợi nhuận trước thuế 3.934 4.134 4.250

(Nguồn: Phòng kế toán – Trung tâm XNK phía Bắc)

Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy: Tổng doanh thu tăng dần theo các năm điều này

phản ánh hoạt động kinh doanh hiệu quả của Trung tâm. Kim ngạch xuất nhập khẩu

hầu như không tăng trong năm 2010. Điều này chứng tỏ sau khủng hoảng kinh tế

năm 2009 kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa ổn

định. Đến năm 2011 kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng nhưng tăng chậm so với

năm 2010. Do vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động XNK của Trung tâm trong

những năm tới.

3.2.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN của Trung tâm Xuất nhập

khẩu phía Bắc

a) Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

Hiện nay các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu của Trung tâm

Xuất nhập khẩu phía Bắc là đồ gốm, đồ mây tre đan, mành trúc, sơn mài, túi vải…

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

17

Page 25: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Bảng 3.2: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu năm 2009 – 2011

(Đơn vị tính: USD; %)

Tên mặt hàngNăm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng

Đồ gốm 231.123 27,41 200.462 25,17 273.012 23,67

Mây tre 261.431 31,01 180.478 22,66 300.573 26,06

Mành trúc 115.309 13,68 140.331 17,62 220.543 19,12

Túi vải 104.375 12,38 100.904 12,67 159.257 13,81

Sơn mài 130.832 15,52 174.200 21,87 200.214 17,34

Tổng kim ngach XK 843.070 100 796.375 100 1.153.599 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh - Trung tâm XNK phía Bắc)

Theo bảng số liệu 3.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ

nghệ trong 3 năm 2009, 2010, 2011 có sự biến động. Năm 2010 tổng kim ngạch

xuất khẩu giảm 5,54% so với năm 2009. Kim ngạch giảm do ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng kinh tế năm 2009, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhu cầu đối với

hàng thủ công mỹ nghệ giảm. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, tăng

30,97% so với năm 2010. Có sự thay đổi đó là do kinh tế thế giới đã phục hồi, nhu

cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ của người tiêu dùng nước ngoài tiếp tục tăng trở

lại và do Trung tâm XNK phía Bắc đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu mặt hàng

thủ công mỹ nghệ với số lượng lớn.

Trong các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đồ gốm, mây tre luôn

chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là những mặt hàng được

người tiêu dùng nước ngoài rất ưa chuộng. Các sản phẩm của Trung tâm có mặt ở

hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay Trung tâm không ngừng nâng cao chất

lượng sản phẩm để có thể xuất khẩu hàng hóa sang những thị trường khó tính, bên

cạnh đú cũn mở rộng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những khách hàng mới.

b) Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Thị trường EU của Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc bao gồm các thị

trường chính sau: Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Nga. Kim ngạch xuất

khẩu của từng thị trường cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:

18

Page 26: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2009 – 2011

(Đơn vị tính: USD; %)

Thị trườngNăm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng

Anh 70.732 8,39 80.799 10,15 99.739 8,65

Pháp 70.615 3,38 120.190 15,09 160.306 13,90

Đức 62.894 7,46 80.103 10,06 101.482 8,80

Thụy Điển 100.102 11,87 114.790 14,41 150.680 13,06

Đan Mạch 150.142 17,81 100.380 12,60 200.790 17,41

Nga 388.585 46,09 300.113 37,68 440.602 38,19

Tổng kim ngạch XK 843.070 100 796.375 100 1.153.599 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Trung tâm XNK phía Bắc)

Từ bảng 3.3 có thể thấy: Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung tâm XNK

phía Bắc là Nga với tỉ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng xuất

khẩu sang Nga chủ yếu là đồ gốm và mây tre. Nga là một quốc gia phát triển, nhu

cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ rất lớn. Mặc dù Nga là thị trường tiềm năng

nhưng đây cũng là thị trường rất khó tính đòi hỏi chất lượng của sản phẩm phải cao,

đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật.

Đan Mạch và Thụy Điển là hai thị trường chiếm tỉ trọng cao thứ hai và thứ

ba trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là hai quốc gia có mức tiêu thụ hàng thủ

công mỹ nghệ lớn và có mức tăng trưởng ổn định. Các mặt hàng xuất khẩu sang hai

thị trường này là đồ mây tre, các đồ thủ công mỹ nghệ mang tính giải trí cao (đặc

biệt là đồ trang trí cây Noel). Đồ thủ công mỹ nghệ là quà tặng, là những thứ thỏa

mãn sở thích trang trí của người Đan Mạch. Mức thu nhập của người dân Đan Mạch

rất cao, sở thích tiêu dùng đồ thủ công mỹ nghệ của họ rất phong phú và đa dạng.

Họ rất thích mua đồ thêu, gốm sứ, đồ mây tre từ Việt Nam. Đây là cơ hội cho hàng

thủ công mỹ nghệ của Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc nói chung và của các

doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng thâm nhập vào thị trường

Đan Mạch. Tuy nhiên hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng phải cạnh tranh

với hàng thủ công mỹ nghệ của các nước khác như: Trung Quốc, Thái Lan,

19

Page 27: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Philippine… Do vậy các sản phẩm của Việt Nam phải đảm bảo về chất lượng mới

có thể cạnh tranh được.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ

công mỹ nghệ của Trung tâm XNK phía Bắc

3.3.1. Quy trình thu mua và xử lý nguyên vật liệu

Quản lý chất lượng phải được thực hiện ngay từ khâu đầu tiên của quá trình

sản xuất, phải phát hiện ngay những sai sót trong mọi nguyên nhân càng sớm càng

tốt nhất là khâu thu mua và xử lý nguyên liệu. Làm tốt cỏc khõu này mới có thể đáp

ứng các quy định kỹ thuật đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm xuất

khẩu. .

Nguyên liệu chớnh dựng để sản xuất hàng TCMN gồm rất nhiều loại như: tre,

mây, nứa, cúi… Cỏc nguyên liệu này có nguồn gốc từ thực vật nếu không xử lý

bằng hóa chất thì trong quá trình vận chuyển sẽ phát sinh mối mọt, nấm mốc hoặc

côn trùng gây hại cho môi trường. Vì vậy việc bảo quản phải tuân theo các quy định

nghiêm ngặt về việc sử dụng hóa chất bảo quản để vừa đảm bảo được chất lượng

sản phẩm, vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra kho cất trữ nguyên

liệu phải thoáng mát, cao tránh ẩm mốc nếu không sẽ không đảm bảo chất lượng

nguyên vật liệu đưa vào sản xuất.

Phần lớn nguyên liệu được thu mua từ trong nước, đối với Trung tâm XNK

phía Bắc nguyên liệu cho các sản phẩm mây tre được thu mua từ các tỉnh như: Phú

Thọ, Tuyên Quang, Yờn Bỏi, Thái Bình, Thanh Húa…Trước kia các loại nguyên

liệu cung cấp cho các cơ sở sản xuất hàng TCMN đều dựa vào rừng tự nhiên, tuy

nhiên hiện nay do nạn khai thác bừa bãi diện tích rừng tự nhiên đã giảm nhanh

chóng, do đó nguồn cung ứng nguyên liệu cũng bị ảnh hưởng. Trung tâm phải nhập

nguyên liệu từ các nước như Lào và Campuchia. Do quãng đường vận chuyển quá

xa, Trung tâm gặp không ít khó khăn trong công tác kiểm tra chất lượng nguyên

liệu. Ngoài ra Trung tâm còn bị ảnh hưởng bởi sự không ổn định của nguồn nguyên

liệu nhập khẩu, giá cả cao hơn giá của nguyên liệu trong nước vì phải chịu chi phí

vận chuyển.

Các nguyên liệu như tre, mây, nứa, cúi… được thu hoạch theo vụ mùa nên

Trung tâm phải tổ chức thu mua nguyên liệu tập trung toàn bộ, chỉ thu mua vào thời

20

Page 28: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

gian thu hoạch chính vụ để chất lượng nguyên liệu cao, số lượng nhiều đủ đáp ứng

cho sản xuất trong cả một năm. Tuy nhiên điều này gây khó khăn cho Trung tâm

trong việc kiểm tra chất lượng của nguyên liệu đầu vào và việc dự trữ. Để bảo quản

nguyên liệu trong một thời gian dài Trung tâm phải sử dụng nhiều hóa chất bảo

quản, việc này rất dễ vấp phải các rào cản kỹ thuật của thị trường xuất khẩu, nhất là

thị trường EU.

3.3.2. Quy trình sản xuất

Sản xuất là khâu quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên

trong khâu này đòi hỏi nhiều hoạt động phức tạp như cung ứng nguyên vật đúng số

lượng, kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất, kiểm soát chất lượng và kịp

thời khắc phục các sai sót, kiểm tra bán thành phẩm sau từng công đoạn…Hàng

TCMN là mặt hàng đòi hỏi độ tỉ mỉ và tính nghệ thuật cao, do vậy khâu sản xuất

phần lớn được thực hiện bằng tay, từng khâu sản xuất đòi hỏi độ chính xác cao.

Nguyên liệu đầu vào được chế biến và xử lý qua hóa chất để tránh bị hư hỏng.

Trong quá trình sản xuất hàng TCMN có sử dụng một số hóa chất, nếu lạm dụng

các hóa chất dễ vi phạm ngững quy định về luật hóa chất của EU. Khí thải và chất

thải của các nhà máy sản xuất đồ gốm của Trung tâm gây ô nhiễm môi trường, ảnh

hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy. Điều này gây cản trở cho

Trung tâm trong hoạt động xuất khẩu hàng TCMN. Các sản phẩm xuất khẩu không

được đánh giá thân thiện với môi trường, người tiêu dùng không an tâm khi tiêu

dùng các sản phẩm đó.

3.3.3. Quy trình đóng gói, ghi nhãn

Quy trình đóng gói và ghi nhãn là yếu tố được cơ quan hải quan nước nhập

khẩu quan tâm có phù hợp với các quy định kỹ thuật đã đề ra hay chưa. Quy trình

đóng gói có ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm vì trong quá trình vận chuyển

trong thời gian dài nếu hàng hóa sẽ bị hỏng không được bao gói kỹ. Đặc biệt đối với

mặt hàng mây tre sẽ dễ bị mốc, mối, mọt; mặt hàng gốm dễ bị vỡ do va đập mạnh.

EU là thị trường rất khắt khe trong vấn đề sử dụng nguyên vật liệu dùng làm bao bì.

Trong quá trình đóng gói các sản phẩm của mình Trung tâm XNK phía Bắc luôn

phải sử dụng các bao bì dễ tái sử dụng, đáp ứng được các quy định khắt khe của

EU.

21

Page 29: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Quy trình ghi nhãn cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sản phẩm. Nhón mỏc

phải được ghi đầy ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày sản

xuất, xuất xứ, mã số, mã vạch…để thuận tiện cho việc kiểm soát hàng hóa của

mình, cơ quan hải quan dễ dàng kiểm tra, người tiêu dùng biết rõ thông tin về sản

phẩm. Đối với thị trường EU một số mặt hàng xuất khẩu sang phải được dán nhãn

sinh thái. Điều này tạo ra rào cản rất lớn đối với Trung tâm XNK phía Bắc bởi các

sản phẩm TCMN của Trung tâm phần lớn có nguồn gốc từ rừng.

3.4. Phân tích thực trạng đáp ứng các quy định kỹ thuật đối với hàng TCMN

xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc

3.4.1. Đáp ứng các quy định kỹ thuật về vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng,

đảm bảo chất lượng sản phẩm

Các quy định kỹ thuật về vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng được áp dụng

cho các mặt hàng làm với mục đích sử dụng là công cụ liên quan trực tiếp đến thực

phẩm như: đồ ăn bằng gốm sứ, mây tre, bát đũa…Với mỗi đơn hàng xuất khẩu

Trung tâm XNK phía Bắc đều phải gửi các mẫu sản phẩm cho người nhập khẩu.

Các mẫu sản phẩm đó được các người nhập khẩu kiểm tra về chất liệu, kích cỡ, độ

màu…Vỡ các sản phẩm TCMN của Trung tâm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe

của người tiêu dùng nờn khõu kiểm tra được tiến hành rất nghiêm ngặt. Nếu hàng

nhập khẩu không đúng với mẫu kiểm tra thì có thể bị trả lại. Theo chuyên gia của

phòng xuất khẩu 1 cho biết: trong quá trình xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường

EU vẫn xảy ra tình trạng hàng xuất khẩu bị trả lại vì không đạt yêu cầu phía EU đưa

ra. Để khắc phục tình trạng đó Trung tâm phải nhận hàng về sửa chữa và sản xuất lô

hàng mới đáp ứng được các yêu cầu phía EU. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến

uy tín của Trung tâm, ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng làm nên thương hiệu cho Công ty.

Đối với Trung tâm XNK phía Bắc uy tín về chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu.

Quy trình kiểm tra chất lượng của các sản phẩm được các nhân viên ở bộ phận KCS

kiểm tra. Mục đích của kiểm tra chất lượng là để loại bỏ các sản phẩm không đạt

tiêu chuẩn, đảm bảo sự đồng đều về chất lượng. Quy trình kiểm tra chất lượng hàng

xuất khẩu của Trung tâm XNK theo đánh giá của các chuyên gia là tương đối tốt

với tổng điểm trung bình là 3,67/5 điểm. Không chỉ chú trọng vào chất lượng của

22

Page 30: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

hàng hóa xuất khẩu Trung tâm XNK phía Bắc còn quan tâm đến những phản hồi từ

phớa cỏc nhà nhập khẩu nước ngoài về chất lượng của sản phẩm. Sau mỗi lô hàng

xuất khẩu Trung tâm đều tập hợp những ý kiến đóng góp của khách hàng để rút

kinh nghiệm và cải tiến chất lượng sản phẩm. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp

trong công việc của các nhân viên trong Trung tâm, luôn lấy khách hàng làm trung

tâm. Dựa vào các tài liệu được lưu trữ, các chuyên gia đánh giá mức độ đáp ứng yêu

cầu về chất lượng hàng TCMN của Trung tâm XNK phía Bắc xuất khẩu sang thị

trường EU tương đối tốt với tổng điểm trung bình là 3,83/5 điểm. Trong đó có 1

chuyên gia đánh giá ở mức tốt, 3 chuyên gia đánh giá ở mức khá và 2 chuyên gia

đánh giá ở mức trung bình. Hàng TCMN xuất khẩu của Trung tâm xuất khẩu sang

thị trường EU đều có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên

các sản phẩm phần lớn đều chưa có giấy chứng nhận ISO 9000, do vậy khả năng

mở rộng thị trường EU khó khăn hơn so với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng

TCMN có giấy chứng nhận này. Trung tâm cần phải tiến hành áp dụng hệ thống

quản lý chất lượng ISO 9000 trong thời gian tới.

3.4.2. Đáp ứng quy trình thu mua, xử lý nguyên liệu

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết có nhiều thay đổi khiến cho

việc thu mua nguyên liệu gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình thu mua nguyên liệu,

Trung tâm có thể tổ chức thu mua từ các cơ sở thu mua nguyên liệu tại các tỉnh

thành hoặc thu mua tại xưởng sản xuất. Trung tâm tiến hành xem xét, phân tích,

phân loại, xử lý nguyên liệu cẩn thận, không thu mua các nguyên liệu kém chất

lượng không đảm bảo cho khâu sản xuất. Giai đoạn này đặc biệt được chú ý do

nguyên liệu được cất giữ trong thời gian dài, nếu không xử lý triệt để như sấy khô,

vệ sinh chống mối mọt…thỡ không tránh khỏi nguyên liệu bị hư hỏng, ảnh hưởng

đến sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên thu mua nguyên liệu không đủ tiêu

chuẩn là điều không thể tránh khỏi nên Trung tâm gặp rất nhiều khó khăn. Tình

hình thu mua, xử lý, và bảo quản nguyên liệu tại Trung tâm XNK phía Bắc được

cỏc chuyờn giỏ đánh giá như sau:

*) Giai đoạn thu mua nguyên liệu

Trong quá trình thu mua nguyên liệu tại các cơ sở thu gom vấn đề chất lượng

nguyên liệu và vấn đề bảo quản nguyên liệu chưa được cơ sở tiến hành nghiêm túc.

23

Page 31: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia, chất lượng nguyên liệu được thu mua tại

các cơ sở chỉ đạt tổng điểm trung bình là 2,5/5 điểm, trong đó có 3 chuyên gia đánh

giá trung bình còn lại đánh giá yếu. Chất lượng của nguyên liệu thấp có thể do các

nguyên nhân sau:

- Các cơ sở chạy đua theo số lượng để nâng cao doanh thu

- Các thiết bị, dụng cụ kiểm tra chất lượng tại các cơ sở chưa được trang bị

đầy đủ

- Không có chính sách nào ràng buộc các cơ sở phải chịu trách nhiệm cho vấn

đề chất lượng nguyên liệu đầu vào

- Tình trạng thu gom nguyên liệu gấp gáp của Trung tâm

Cũng trong vấn đề thu mua nguyên liệu tại cơ sở thu gom, kho bãi bảo quản

chưa được thiết kế phù hợp cho việc bảo quản. Các nguyên liệu được thu mua để

lâu ngày không tránh khỏi tình trạng ẩm mốc, mối mọt, hư hỏng. Mức điểm trung

bình các chuyên gia đánh giá về vấn đề trang thiết bị, kho bãi phục vụ cho việc bảo

quản nguyên liệu đầu vào là 2,67/5 điểm bao gồm 1 chuyên gia đánh giá loại khá, 2

chuyên gia đánh giá trung bình, 3 chuyên gia đánh giá yếu. Có sự yếu kém đó là do

Trung tâm chưa chú ý quản lý, giám sát các cơ sở thu mua nguyên liệu, chưa chú

trọng đầu tư trang thiết bị máy móc, kho bãi phục vụ cho việc bảo quản nguyên liệu

sau khi thu mua.

*) Giai đoạn xử lý nguyên liệu

Công đoạn xử lý và kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất được

Trung tâm XNK phía Bắc thực hiện khá nghiêm túc. Theo đánh giá của các chuyên

gia việc xử lý nguyên liệu nhìn chung là rất tốt, bên cạnh đú cũn vướng mắc một số

vấn đề thể hiện ở mức điểm trung bình là 4,0/5 điểm. Trong đó có 2 chuyên gia

đánh giá tốt, 2 chuyên gia đánh ở mức khá và 2 chuyên gia đánh giá ở mức trung

bình. Nguyên liệu sau khi lấy ra từ kho được phân loại, xử lý tránh mối mọt với hóa

chất. Việc sử dụng hóa chất trong quá trình xử lý nguyên liệu đầu vào được Trung

tâm đặc biệt lưu ý bởi nếu không làm tốt khâu này các sản phẩm làm ra sẽ vướng

phải rào cản kỹ thuật mà EU đặt ra (luật hóa chất REACH). Theo đánh giá của các

chuyên gia vấn đề sử dụng hóa chất trong khâu xử lý nguyên liệu đầu vào được thực

hiện tương đối tốt. Cụ thể: 3 chuyên gia đánh giá ở mức khá, 3 chuyên gia đánh giá

24

Page 32: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

ở mức trung bình với tổng điểm trung bình là 3,5/5 điểm. Các hóa chất được sử

dụng ở nồng độ cho phép không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu

dùng. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng hàng xuất khẩu các nhà nhập khẩu của

EU phàn nàn về sản phẩm xuất khẩu không đáp ứng tốt các yêu cầu có trong hợp

đồng đã ký. Điều này có thể do chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa tốt, Trung tâm

nên chú ý khắc phục.

3.4.3. Đảm bảo quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ

thuật vỡ nú trực tiếp quyết định đến chất lượng của sản phẩm và an toàn cho người

sử dụng. Đối với hàng TCMN quá trình sản xuất chủ yếu do các nghệ nhân làm nên

đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Các mặt hàng mây tre xuất khẩu quy trình sản xuất được diễn ra theo sơ đồ

sau:

Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất mặt hàng mây tre

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp – Trung tâm XNK phía Bắc)

Các sản phẩm mây tre xuất khẩu bao gồm: Làn, giỏ, mũ nan, mành trỳc…

Nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm này đã được xử lý chống mối mọt, ẩm mốc

trước khi cho vào kho bảo quản, tuy nhiên trước khi đưa vào tiến hành sản xuất các

nguyên liệu này vẫn phải được kiểm tra lại. Khâu kiểm tra bao gồm kiểm tra về chất

Kiểm tra đầu vào

Quá trình sản xuất

Kiểm tra chất lượng cuối cùng

Kiểm tra số lượng

Vệ sinh

Làm màu

Keo Sấy Vệ sinh lại

Kiểm tra toàn bộ sản phẩm

Đóng gói

Kiểm tra chất lượng

25

Page 33: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

lượng và số lượng. Theo đánh giá của các chuyên gia khâu kiểm tra đầu vào được

thực hiện tương đối tốt với tổng điểm trung bình đạt 3,33/5 điểm. Trong đó có 1

chuyên gia đánh giá tốt, 1 chuyên gia đánh giá khá, 3 chuyên gia đánh giá trung

bình và 1 chuyên gia đánh giá yếu. Có được kết quả như vậy là do phòng KCS làm

việc rất tích cực và có tinh thần trách nhiệm.

Trong quá trình sản xuất các sản phẩm mây tre, công nhân phải sử dụng keo

để sản phẩm được chắc chắn, cứng, phải sử dụng các hóa chất để tạo màu cho sản

phẩm. Đõy chớnh là điểm các nước nhập khẩu mặt hàng mây tre sử dụng làm rào

cản kỹ thuật. Để đáp ứng được các yêu cầu này Trung tâm XNK phía Bắc gặp phải

rất nhiều khó khăn, tuy nhiên không phải không đáp ứng được. Theo đánh giá của

các chuyên gia việc sử dụng hóa chất trong sản xuất tương đối tốt với tổng điểm

trung bình là 3,5/5 điểm. Hàm lượng hóa chất độc hại chứa trong các sản phẩm ở

mức tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên vẫn còn có một số sản phẩm không đạt yêu cầu

phải sản xuất lại, ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất.

Đồ gốm xuất khẩu của Trung tâm XNK phía Bắc bao gồm rất nhiều sản

phẩm như: Ấm chén, bộ đồ ăn, bình hoa, lục bình, gốm sứ phong thủy, gốm trang

trớ…Cỏc sản phẩm đồ gốm của Trung tâm XNK phía Bắc được thu mua từ Xí

nghiệp gốm Chu Đậu của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Các sản phẩm gốm

của Xí nghiệp gốm Chu Đậu được thiết kế vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường

vừa giữ được hồn cổ. Để sản xuất được các sản phẩm gốm sứ phải trải qua rất nhiều

công đoạn như: tạo hình sản phẩm, sơ nung, làm men trang trí hoa văn, nung sản

phẩm, nghiệm thu. Năng lượng được sử dụng trong quỏ tỡnh nung sản phẩm hiện

nay là điện, than, củi, gas. Do lò thủ công truyền thống vẫn được sử dụng nờn gõy ô

nhiễm môi trường, khí thải và bụi than ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người

dân xung quanh. Đối với vấn đề ảnh hưởng của quá trình sản xuất đồ gốm tới môi

trường theo đánh giá quả các chuyên gia khá lớn với tổng điểm trung bình là 2,5/5

điểm. Trong đó có 3 chuyên gia cho rằng mức độ ảnh hưởng đến môi trường là lớn,

2 chuyên gia cho rằng mức độ ảnh hưởng đến môi trường tương đối lớn. Đây là

điểm yếu cần khắc phục của Trung tâm XNK phía Bắc bởi các sản phẩm gốm xuất

khẩu sang thị trường EU sẽ phải đáp ứng bộ tiêu chuẩn ISO14000 – Bộ tiêu chuẩn

về quản lý môi trường.

26

Page 34: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

3.4.4. Đáp ứng các quy định về đóng gói bao bì, ghi nhãn

Các nước thuộc liên minh Châu Âu thường yêu cầu bao gói hàng hóa phải

đáp ứng được tiêu chí bảo vệ môi trường. EU có một chính sách hiệu quả nhằm

giảm rác thải, bao gói và tăng cường tái chế do Ủy ban Châu Âu đưa ra lưu ý về vấn

đề đóng gói xuất khẩu. Các chính sách của Châu Âu và các quốc gia có thể yêu cầu

các nhà xuất khẩu phải giảm thiểu lượng vật liệu bao gói (bao gói vận chuyển, bao

gói xung quanh và bao gói hàng bán), và cú cỏc chế độ ưu đãi đối với những vật

liệu có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Đối với các sản phẩm TCMN xuất khẩu sang thị

trường EU Trung tâm XNK phía Bắc luôn cố gắng hạn chế sử dụng bao bì được

làm từ nilon. Các sản phẩm gốm sứ và tranh sơn mài là loại hàng hóa dễ vỡ đươc

đóng gói trong các hộp giấy cú chốn xốp bảo vệ. Tuy nhiên do xuất khẩu lô hàng

với khối lượng lớn nên Trung tâm phải sử dụng rất nhiều vật liệu bao gói điều này

sẽ tạo ra một lượng rác thải cần xử lý cho các nước nhập khẩu. Theo ý kiến đánh giá

của các chuyên gia: đối với những yêu cầu về bao bì đóng gói mà EU đưa ra Trung

tâm XNK phía Bắc đáp ứng chưa tốt. Cụ thể được thể hiện qua tổng điểm đánh giá

trung bình là 2,83/5 điểm. Trong đó có 1 chuyên gia đánh giá ở mức khá, 3 chuyên

gia đánh giá trung bình, 2 chuyên gia đánh giá yếu.

Đối với vấn đề ghi nhãn trước đây Trung tâm chỉ sử dụng loại nhãn in trên

giấy thường, hình in không rõ nét hay bị nhũe khụng đáp ứng được quy định kỹ

thuật của EU. Trong vài năm gần đây Trung tâm XNK phía Bắc đã có nhiều thay

đổi đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nước nhập khẩu. Cụ thể Trung tâm đã sử dụng

loại giấy in tốt hơn, hình thức trình bày khoa học hơn. Trờn nhón cỏc sản phẩm đều

có mã số mã vạch, hạn chế hàng giả, hàng nhái, đồng thời cũng đáp ứng các quy

định của hải quan các nước thuộc EU trong việc kiểm tra hàng nhập khẩu. Trung

tâm sử dụng công nghệ sỏn nhón tiên tiến, tự động hóa giỳp cỏc nhón được dán

chắc chắn. Theo đánh giá của các chuyên gia việc ghi và dán nhãn được thực hiện

rất tốt, phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu, mức điểm đánh giá trung bình

là 4,67/5 điểm.

Đối với vấn đề nhãn sinh thái, đây vẫn là rào cản rất lớn đối với Trung tâm

XNK phía Bắc bởi hàng TCMN được sản xuất đều được khai thác từ rừng tự nhiên.

Quá trình khai thác lâu dài mà không có sự tái tạo sẽ dẫn đến diện tích rừng tự

27

Page 35: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

nhiên bị thu hẹp, không đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất sau này. Quá trình sản

xuất có ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Hiện nay chỉ có một số ít sản phẩm

của Trung tâm có thể đáp ứng được các yêu cầu về nhãn sinh thái. Yêu cầu đặt ra

đối với Trung tâm là phải cải tiến quá trình sản xuất, hạn chế tối đa các tác động xấu

đến môi trường để có thể đáp ứng được yêu cầu về nhãn sịnh thái của EU, để nâng

cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

3.5. Đánh giá thực trạng đáp ứng các quy định kỹ thuật đối với hàng TCMN

xuất khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc

3.5.1. Những thành công đạt được

Việc xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU của Trung tâm Xuất nhập

khẩu phía Bắc trong thời gian đã đạt được nhiều thành công đáng kể về nhiều mặt.

Cụ thể như sau:

Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Trung tâm XNK phía Bắc tăng mạnh

vào năm 2011. Các mặt hàng TCMN đã có mặt ở hầu hết các quốc gia thuộc EU.

Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) được tăng cường cán bộ có kinh

nghiệm. Cỏc khõu xử lý nguyên liệu, sản xuất, đóng gói và ghi nhãn được phân chia

cụ thể cho từng cán bộ trong phòng KCS, chất lượng sản phẩm được đảm bảo cao

hơn. Nhờ đó mà hàng TCMN ngày càng có sức cạnh tranh cao hơn trong thị trường

nội địa và trên thị trường quốc tế.

Công tác tiêu chuẩn hóa đã có nhiều tiến bộ, nhiều tiêu chuẩn nhằm quy định

hàm lượng các chất có hại đã được xây dựng và ban hành như: Quy định không sử

dụng các chất như Borax hoặc Oxit kẽm trong quá trình luộc tre để ngăn mối mọt,

đối với vấn đề sử dụng các loại keo ép lượng Formadehyle trung bình được chấp

nhận là thường dưới 3,5 mg/m2h. Các tiêu chuẩn được ban hành kịp thời nhằm

phục vụ cho hoạt động sản xuất, tạo ra sản phẩm tốt nhất phục vụ cho người tiêu

dùng.

Công tác ghi nhãn được Trung tâm chú trọng và thực hiện rất tốt. Bao nhãn

được thiết kế khoa học chất lượng tốt hơn, đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ tốt

hơn cho việc tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm. Theo nhận xét của các chuyên gia sau

khi đầu tư vào công tác xây dựng và thiết kế bao nhón, cỏc sản phẩm của Trung tâm

thu hút được khách hàng nhiều hơn. Cụ thể theo tài liệu từ phòng XNK1 sau khi

28

Page 36: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

chú trọng đến công tác xây dựng và thiết kế bao nhãn, số lượng các hợp đồng đặt

hàng TCMN đã tăng 10%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thiết kế bao

nhãn và ghi nhãn hàng hóa.

3.5.2. Những vấn đề tồn tại

Bên cạnh những thành công đã đạt được Trung tâm XNK phía Bắc còn tồn

tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể như sau:

Quỏ trình thu mua nguyên liệu chưa được Trung tâm chú ý giám sát. Các cơ

sở thu mua nguyên liệu, chưa chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc, kho bãi phục

vụ cho việc bảo quản nguyên liệu sau khi thu mua. Một số cơ sở thu mua nguyên

liệu của Trung tâm thường chủ quan với nguyên liệu sản xuất đầu vào trong khi

nguồn này đang dần khan hiếm, bất ổn định.

Chất lượng nguyên liệu được thu mua còn chưa cao làm cho chất lượng hàng

TCMN bị ảnh hưởng, trong công đoạn xử lý nguyên liệu việc sử dụng hóa chất

chưa đảm bảo an toàn.

Các tiêu chuẩn về chất lượng đối với hàng TCMN xuất khẩu vẫn còn hạn

chế, trong các sản phẩm vẫn còn chứa nhiều chất gây hại cho người sử dụng mà

Trung tâm vẫn chưa có khả năng khắc phục.

Đội ngũ nhân viên vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn nhất là trong

khâu điều hành sản xuất và nghiên cứu các ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật.

Hệ thống các văn bản nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng TCMN

chưa được ban hành một cách đầy đủ, kịp thời làm cho hàng TCMN của Trung tâm

XNK phía Bắc luôn trong tình thế phải đuổi theo các tiêu chuẩn của EU đặt ra.

Sự thay đổi về các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của nước nhập khẩu đặt ra

cho hàng TCMN chưa được Trung tâm cập nhật kịp thời nờn cũn nhiều bất cập

trong khi xuất khẩu sang thị trường EU.

3.5.3. Nguyên nhân

*) Nguyờn nhõn khách quan

Nguyên nhân khách quan chính gây ra những tồn tại của việc vượt rào cản kỹ

thuật trong thời gian vừa qua của Trung tâm là do sự khác biệt trong hệ thống pháp

luật của Việt Nam và EU. Trong khi luật pháp Việt Nam quy định các tiêu chuẩn kỹ

thuật cho các mặt hàng tương đối nhẹ nhàng thì luật pháp EU quy định chặt chẽ các

29

Page 37: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

tiêu chuẩn cho một mặt hàng cụ thể khác nhau. Điều này làm cho các doanh nghiệp

kinh doanh hàng TCMN của Việt Nam không có sự chuẩn bị kỹ càng khi tiến hành

xâm nhập vào thị trường EU. Các quy định về kỹ thuật luôn được sửa đổi để hoàn

thiện hơn, điều này gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng

TCMN nói chung và Trung tâm XNK phía Bắc nói riêng.

Sự thiếu nhất quán của các cơ quan chức năng, các tổ chức chuyên môn của

Nhà nước trong hoạt động cung cấp các thông tin về rào cản, tư vấn cho Trung tâm

đã trực tiếp làm hạn chế khả năng vượt rào cản kỹ thuật của Trung tâm.

*) Nguyên nhân chủ quan

Trung tâm XNK phía Bắc thu mua nguyên liệu phần lớn thông qua các cơ sở

thu mua ở các tỉnh thành nên tình hình nguyên liệu bảo quản ở những cơ sở này

chưa đúng kỹ thuật. Nguyên liệu trong quá trình thu mua được kiểm tra chủ yếu

bằng phương pháp cảm quan nên không đánh giá chính xác được chất lượng của

nguyên liệu. Bên cạnh đó công tác kho bãi, máy móc còn lạc hậu do đó nguyên vật

liệu đầu vào không được đảm bảo, ảnh hưởng đến sản xuất.

Sự thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý

nờn đó để xảy ra tình trạng sai sót trong việc thực thi các chính sách vượt rào cản kỹ

thuật, không đảm bảo các tiêu chuẩn ngay từ quá trình sản xuất,làm giảm hiệu quả

sản xuất kinh doanh của Trung tâm.

Trung tâm thiếu các chương trình đào tạo cho nhân viên hiểu biết về ảnh

hưởng của các rào cản kỹ thuật đối với việc xuất khẩu hàng hóa

30

Page 38: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Chương 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ

THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU

SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA TRUNG TÂM XNK PHÍA BẮC – TỔNG

CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

4.1. Định hướng phát triển các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật

Trong thời gian từ năm 2012 – 2015 Trung tâm xác định rõ mục tiêu vượt

qua rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU bao

gồm:

- Đỏp ứng các tiêu chuẩn về sản phẩm, quy trình sản xuất, yêu cầu về đóng

gói bao bì mà nước nhập khẩu đặt ra một cách triệt để nhất.

- Đẩy mạnh xuất khẩu vào năm 2013, cuối năm 2012 tiếp tục sản xuất theo

sản lượng mà chỉ tiêu đã đặt ra từ đầu năm.

- Trang bị thêm nhiều nguồn lực mới cho Trung tâm về trang thiết bị máy

móc như: Máy chẻ tre giúp tận dụng được tối đa nguyên liệu, xây dựng phòng cách

ly để xử lý nguyên liệu bằng hóa chất tránh ảnh hưởng tới môi trường và công nhân

sản xuất. Ngoài ra Trung tâm còn bổ sung nhân lực có trình độ chuyên môn nhằm

tạo điều kiện tốt nhất phục vụ cho sản xuất về số lượng và chất lượng.

- Nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ tại thị trường EU không ngừng gia tăng

do đó Trung tâm cần đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này bằng

các phương thức như:

+ Xúc tiến thương mại: Tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm quốc tế về

hàng TCMN

+ Vượt các rào cản thương mại bằng việc tìm hiểu kỹ các quy định, tiêu

chuẩn kỹ thuật của EU để đáp ứng một các tốt nhất

+ Tìm kiếm và mở rộng thị trường thông qua các văn phòng đại diện của

Trung tâm ở thi trường EU

- Triển khai áp dụng thành công hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và ISO 9000,

quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo một quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến

khâu tiêu thụ. Bên cạnh đó Trung tâm còn triển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn về quản

lý môi trường ISO 14000.

31

Page 39: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

4.2. Các đề về giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng TCMN xuất

khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc

Để đề ra các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng TCMN xuất

khẩu sang thị trường EU của Trung tâm XNK phía Bắc trước hết em xin được tóm

tắt cỏc cỏc hạn chế tồn tại và nguyên nhân trong bảng sau:

Vấn đề tồn tại cần giải quyết Nguyên nhân

- Chất lượng nguyên liệu chưa cao Nguyên liệu trong quá trình thu mua được

kiểm tra chủ yếu bằng phương pháp cảm

quan nên không đánh giá chính xác được

chất lượng

- Hệ thống các văn bản nhằm đảm bảo tiêu

chuẩn chất lượng và quản lý chất lượng hàng

TCMN chưa được ban hành một cách đầy đủ

Chi phí đăng kí ISO 9000 khá cao

- Trung tâm chưa kịp thời cập nhật sự thay đổi

của các rào cản kỹ thuật nước nhập khẩu đề ra

Thiếu nguồn cung cấp thông tin cần thiết về

những sự thay đổi của rào cản kỹ thuật

- Đội ngũ nhân viên vẫn còn hạn chế về trình

độ chuyên môn, trang thiết bị máy móc chưa

được chú ý đầu tư

Trung tâm thiếu các chương trình đào tạo

cho nhân viên hiểu biết về ảnh hưởng của

các rào cản kỹ thuật

Để giải quyết các vấn đề tồn tại trên em xin đưa ra một số giải pháp góp phần

giúp Trung tâm vượt qua rào cản kỹ thuật của thị trường EU đối với hàng TCMN

như sau:

4.2.1. Tăng cường công tác đảm bảo nguyên liệu đầu vào

Thứ nhất, Trung tâm cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trong thiết bị cho

các cơ sở thu mua nguyên liệu ở các địa phương. Các cơ sở thu mua có thể do nhân

viên của Trung tâm quản lý hoặc có thể thuê người dân địa phương quản lý để giảm

chi phí nhưng đòi hỏi phải có trình độ và kinh nghiệm trong việc thu mua, xem xét,

phân tích và phân loại nguyên liệu. Thiết lập các kho bãi bảo quản hiện đại, thoáng

mát phục vụ tốt cho việc bảo quản nguyên liệu.

32

Page 40: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Thứ hai, công tác kiểm tra, phân tích phải tiến hành thường xuyên để kiểm

soát nguyên liệu trong quá trình bảo quản. Xây dựng và nâng cấp các thiết bị đo

lường chất lượng, nhà xưởng nhằm quản lý và bảo quản nguyên liệu tốt hơn. Tránh

việc kiểm tra chất lượng chỉ dựa vào cảm tính của người thu mua.

Thứ ba, Trung tâm phải quản lý chặt chẽ tình trạng xuất nhập nguyên liệu tại

các cơ sở thu mua khác nhau để luân chuyển đến nhà máy sản xuất theo tiến độ phù

hợp tránh tình trạng có cơ sở thì để hàng quỏ lõu, cơ sở khác không đủ nguyên liệu

cung ứng cho Trung tâm.

4.2.2. Tiến hành áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu

chuẩn hóa Quốc tế ban hành có thể áp dụng cho mọi đối tượng. Việc áp dụng ISO

9000 có một số lợi ích quan trọng như sau:

ã Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng: Một hệ thống quản lý chất lượng

phù hợp với ISO 9000 sẽ giúp công ty quản lý chất lượng hoạt động sản xuất kinh

doanh một cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát

sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại. Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng,

như theo yêu cầu của tiêu chuẩn, sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm.

Như vậy hệ thống chất lượng cần thiết để cung cấp các sản phẩm có chất lượng.

Tạo năng suất và giảm giá thành: Thực hiện hệ thống chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO 9000 giúp công ty tăng năng suất và giảm giá thành. Nếu công ty có chất

lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giúp giảm thiểu được chi phí kiểm tra,

tiết kiệm được chi phí cho cả công ty và khách hàng.

Tăng tính cạnh tranh: Có được hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO

9000 sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, vì thông qua việc chứng nhận

hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000 doanh nghiệp sẽ có bằng chứng đảm bảo

khách hàng là các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ khẳng định.

Tăng uy tín của công ty về đảm bảo chất lượng: Áp dụng hệ thống chất

lượng theo ISO 9000 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất

lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty và chứng minh cho khách hàng thấy rằng các

hoạt động của công ty đều được kiểm soát

33

Page 41: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

Bên cạnh đó khi Trung tâm áp dụng thành công ISO 9000 sẽ hạn chế các

công đoạn giám định chất lượng rườm rà tại nước nhập khẩu gây khó khăn cho

Trung tâm. Mặt khác Trung tâm cũng sẽ được nâng cao lên một tầm quản lý mới.

Ngoài những lợi ích như trên việc đăng kí ISO khá tốn kém về chi phí, khi

tiến hành áp dụng các doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ tư vấn, điều này kèm

theo các chi phí phát sinh, các chi phí thuế chuyên gia đào tạo, tư vấn, đánh giá hệ

thống. Việc áp dụng ISO 9000 phù hợp với các doanh nghiệp lớn, lợi ích nó mang

lại cũng rất lớn do vậy Trung tâm nên cân nhắc về các khoản chi phí này trước khi

áp dụng.

4.2.3. Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin cùng với tăng cường quan hệ

với Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực

Trong thời đại kinh tế hiện nay thông tin được coi là một trong những tài sản

vô hình rất có giá trị. Đặc biệt trong kinh doanh quốc tế thông tin có vai trò hết sức

quan trọng. Bất cứ một doanh nghiệp hay một sản phẩm nào muốn thâm nhập vào

một thị trường thì phải có những hiểu biết nhất định về thị trường ấy, về thị hiếu, về

tập quán thương mại, luật lệ và những rào cản mà Chính phủ hay doanh nghiệp

trong quốc gia đó đang duy trì cho hàng nhập khẩu là gì. Đối với hàng thủ công mỹ

nghệ xuất khẩu các doanh nghiệp cần khai thác tối đa thông tin từ tất cả các nguồn,

đặc biệt là nguồn Internet. Các doanh nghiệp tại EU đều có website riêng của công

ty, tại đó cập nhật nhiều thông tin có ích cho doanh nghiệp nước ngoài đang trong

gian đoạn tìm hiểu thị trường và phân tích tình cạnh tranh của các công ty.

Thiết lập văn phòng tại EU khi đã có vị trí ổn định trên thị trường này. Điều

này sẽ giúp Trung tâm chứ động nắm bắt một cách nhanh nhất và chính xác nhất

mọi sự thay đổi về thông tin trong các quy định của EU để kịp thời có những ứng

phó phù hợp nhằm vượt qua các rào cản một cách hiệu quả nhất.

4.2.4. Cải thiện nguồn nhân lực, máy móc trang thiết bị

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh và phát

triển của Trung tâm XNK phía Bắc. Đối với sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đòi

hỏi vai trò của công nhân rất quan trọng, máy móc hiện đại không thể thay thế hoàn

toàn được. Hiện tại Trung tâm vẫn còn có nhiều nhân viên chưa có trình độ chuyên

môn cao, chưa đủ kinh nghiệm trong điều hành sản xuất, Trung tâm còn gặp rất

34

Page 42: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

nhiều khó khăn. Do vậy Trung tâm cần coi trọng công tác quản lý và phát triển

nguồn nhân lực.

Bên cạnh việc đào tạo cán bộ công nhân viên, Trung tâm phải tiến hành đổi

mới các chính sách trong công tác tuyển dụng lao động nhằm lựa chọn các nhân

viên ưu tú và có trình độ. Để tuyển được các nhân viên phù hợp Trung tâm cần xác

định rõ nhu cầu lao động cần thiết, đưa ra tiêu chuẩn lao động cho từng bộ phận.

Đối với máy móc trong thiết bị cần thường xuyên đổi mới để tạo ra năng suất

sản xuất cao nhất. Các máy móc thiết bị cũ phải bảo trì, bảo dưỡng theo từng tháng

để quy trình sản xuất đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

4.3. Các kiến nghị về giải pháp vượt rào cản kỹ thuật

4.3.1. Kiến nghị về phía Nhà nước

Ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đây là

bước ngoặt trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Nú đã mở ra những cơ hội

và thách thức cho các ngành kinh tế của Việt Nam nói chung cũng như ngành thủ

công mỹ nghệ nói riêng. Việt Nam nhận được những đối xử công bằng trong cơ chế

giả quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ quyền lợi của mỡnh. Chớnh vì vậy để giỳp

cỏc sản phẩm xuất khẩu có được khả năng vượt qua rào cản kỹ thuật Nhà nước cần

phải cú các hoạt động hỗ trợ:

- Mở các lớp đào tạo và hướng dẫn cho các doanh nghiệp hiểu rõ Hiệp định về

hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Các doanh nghiệp hiểu cặn kẽ về hiệp

định này thỡ cỏc tiêu chuẩn về sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có được sự hài hòa và

khả năng tương thích cao với các tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu lớn như

EU.

- Nờn có những kênh cung cấp thông tin một cách nhanh chóng cho các doanh

nghiệp về các quy định kỹ thuật, các yêu cầu đối với sản phẩm, các thủ tục cần thiết

khi xuất khẩu sang thị trường EU. Khi có những thay đổi trong hiệp định TBT thì

cơ quan nhà nước cần phải thông báo đến các doanh nghiệp một cách nhanh nhất và

kịp thời nhất.

- Thương vụ Việt Nam cần kết hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại các

nước thuộc EU để tích cực hơn nữa trong hoạt động tìm hiểu thị trường, đặc biệt là

các thông tin về những quy định, những điều luật mới có liên quan đến mặt hàng

35

Page 43: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

TCMN xuất khẩu sang thị trường EU sẽ áp dụng. Các cơ quan này nờn cú sự liên

kết chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại EU và xây dựng tốt hơn

quan hệ với Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng TCMN của EU

để được cung cấp các thông tin cần thiết.

- Nhà nước phải có biện pháp cứng rắn hơn nữa cho công tác chống hàng lậu,

hàng nhái ảnh hưởng lớn đến uy tín hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh

tranh của Trung tâm. Đồng thời Nhà nước cần quan tâm hơn nữa trong xúc tiến

thương mại và quảng bá sản phẩm vì đây là ngành mà các doanh nghiệp đều thuộc

quy mô nhỏ và vừa.

- Nhà nước cần tạo điều kiện cho ngành TCMN nói chung và Trung tâm XNK

phía Bắc nói riêng đầu tư trang thiết bị, triển khai công nghệ tiên tiến, cần tăng

cường chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ, khuyến khích áp dụng công nghệ

mới vào sản xuất. Bên cạnh đó Nhà nước cần hỗ trợ về vốn, giảm thuế nhập khẩu

đối với máy móc thiết bị trong nước không tự sản xuất được tạo điều kiện thuận lợi

cho các doanh nghiệp tìm mua và nhập khẩu công nghệ mới.

- Nhà nước cần tăng cường quy hoạch tổng thể và phát triển vùng nguyên liệu

phục vụ cho sản xuất hàng TCMN nhằm ổn định và phát triển sản xuất hàng

TCMN, mặt khác cũn giỳp cho cơ cấu đất đai được cải thiện. Ngoài ra Nhà nước

còn hỗ trợ các nhà cung cấp nguyên liệu thô, đầu tư vào công nghệ chế biến và kỹ

thuật xử lý tiên tiến, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến nguyên

(gỗ, tre, cúi…) để thực hiện chuyển giao công nghệ.

- Khi xuất khẩu hàng TCMN đề nghị giảm thuế giá trị gia tăng xuống mức 0%

để khuyến khích xuất khẩu. Lý do hàng TCMN sản xuất ra 90% để xuất khẩu, tiêu

dùng trong nước không đáng kể, người sản xuất hầu hết là những nông dân nghèo,

đánh thuế vào hàng TCMN là đánh thuế vào người dân nghốo khụng khuyến khích

sản xuất đi ngược lại với chủ trương của Nhà nước hiện nay.

- Về thủ tục hải quan: Hiện nay vấn đề gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập

khẩu là thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan ở Việt Nam cũn khá rườm

rà, phức tạp gây mất nhiều thời gian. Nhà nước cần có các biện pháp để tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan như:

+ Đơn giản hóa và công khai các quy định, thủ tục hải quan

36

Page 44: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

+ Cử cán bộ hải quan để tổ chức các buổi hướng dẫn, đào tạo các DN về

nghiệp vụ khai báo hải quan điện tử.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ hải quan.

+ Sử dụng các trang thiết bị hiện đại vào việc kiểm tra hàng hóa XNK để

tránh mất thời gian, ứ đọng hàng của các DN.

4.3.2. Kiến nghị về phía Hiệp hội ngành hàng

Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT) là tổ

chức Phi chính phủ của các doanh nghiệp ngành nghề Thủ công mỹ nghệ Việt Nam,

được thành lập theo quyết định số 302/QĐ-BNV ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ

Nội Vụ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để mặt hàng TCMN tiếp tục

xuất khẩu ra thị trường nước ngoài ngày càng mạnh mẽ và có uy tín hơn, Hiệp hội

xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam cần có nhiều biện pháp để hỗ trợ cho các công ty

xuất khẩu hàng TCMN, nhằm nâng cao vị thế của đất nước và góp phần vào tốc độ

tăng trưởng của Việt Nam.

- VIETCRAFT cần tiến hành xây dựng hoàn thiện website thông tin về các thị

trường tiềm năng của hàng TCMN Việt Nam (như: Nhật Bản, EU, Mỹ, Australia,

Canada…) và xây dựng một thư viện chuyên ngành của lĩnh vực hàng TCMN của

Việt Nam và thế giới gồm nhiều sách tham khảo về kỹ thuật sản xuất hàng TCMN

trên thế giới, các rào cản các nước nhập khẩu thường đặt ra đối với hàng thủ công

mỹ nghệ.

- Cần phải hỗ trợ thông tin về tình hình thị trường hàng TCMN ở EU cho các

doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN. Từ những thông tin đó doanh nghiệp sẽ xây

dựng cho mình một chiến lược sản phẩm phù hợp khi thâm nhập vào thị trường EU

sao cho khả năng vượt rào cản kỹ thuật là cao nhất, ít gặp trở ngại nhất.

- Hỗ trợ đào tạo các kỹ thuật viên giám định chất lượng hàng TCMN có năng

lực chuyờn sõu. Sự hỗ trợ này gồm cả việc mời các chuyên gia về giám định, tiến

hành các khóa đào tạo thường xuyên tại Việt Nam.

- Lên kế hoạch và ngân sách để tuyên truyền rụng rói tại các cấp cơ sở, triển

khai các lớp tập huấn cho người lao động và các nhà thu mua, khuyến cáo họ không

sử dụng các hóa chất độc hại nhằm tạo dựng các nguyên liệu sạch và an toàn trong

sản xuất hàng TCMN.

37

Page 45: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

- Hiệp hội thường xuyên tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế về hàng TCMN để

quảng bá các sản phẩm với khách hàng nước ngoài, tạo cơ hội cho các doanh

nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng TCMN giao lưu học hỏi kinh nghiệm của bạn

bè quốc tế.

- VIETCRAFT cần tổ chức các hội chợ triển lãm quốc gia về hàng thủ công

mỹ nghệ tại Việt Nam mang tầm quốc tế, mời các nhà nhập khẩu phân phối quốc tế

có nhu cầu tìm hiểu tham dự hội chợ.

38

Page 46: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Báo cáo hoạt động kinh doanh – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc

2. Báo cáo tài chính – Trung tâm Xuất nhập khẩu phía Bắc

3. PGS.TS Doãn Kế Bôn (năm 2006), “Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật

và vệ sinh dịch tễ trong xuất khẩu hàng thủy sản nước ta vào thị trường Hoa

Kỳ”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại học Thương mại.

4. Nguyễn Anh Cương (năm 2005): “Những rào cản thương mại quốc tế đối với

hàng nông sản và biện pháp vượt rào cản để đẩy mạnh việc xuất khẩu nông

sản của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh hội nhập”. Luận văn đại

học. Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.

5. Nguyễn Duy Chức (năm 2003): “Những giải pháp vượt rào cản thương mại

quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chè của tổng công ty Chè Việt Nam đến

2010”, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Thương Mại.

6. Trần Thị Mai Nguyên (năm 2006): “Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật cho

thủy sản Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ”, Luận văn thạc sĩ,

Trường Đại học Thương mại.

7. Công ty tư vấn chất lượng toàn cầu, Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000,

http://qcglobal.wordpress.com/2007/12/07/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB

%87u-b%E1%BB%99-tieu-chu%E1%BA%A9n-iso-9000/

8. Công ty tư vấn chất lượng toàn cầu, Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 14000,

http://qcglobal.wordpress.com/2008/01/04/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB

%87u-b%E1%BB%99-tieu-chu%E1%BA%A9n-iso-14000/

9. Nguyễn Duyên, Quy định REACH của EU đối với hóa chất,

http://www.baomoi.com/Quy-dinh-REACH-cua-EU-doi-voi-hoa-chat/

45/4622512.epi

10. Th.S Nguyễn Hữu Thắng – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà

Nội, Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Việt Nam trong những năm tới,

http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/dinhhuongvagiaiphapday-nd-

1876.html

11. Vũ Xen, Nhãn sinh thái và những yêu cầu cơ bản,

http://nhansinhthai.com/Home/NewsDetail.aspx?id=28&catid=25

12. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội www.haprovietnam.vn

Page 47: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM

A. Phần thông tin cá nhân

Họ tờn:

………………………………………………………………………………...

Chức vụ:………………………………………………………………………………

B. Phần cụ thể

1. Theo đánh giá của anh (chị) trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty

đã thực hiện cỏc khõu như thế nào? (Khoanh tròn vào ô được chọn)

Các khâu Tốt Khá TB Yếu Kém

Nguyên vật liệu 5 4 3 2 1

Quy trình sản xuất 5 4 3 2 1

Quy trình ghi nhãn 5 4 3 2 1

Quy trình kiểm tra chất lượng 5 4 3 2 1

2. Nguyên vật liệu được xử lý trước khi vào sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ

sinh như thế nào? (Khoanh tròn lựa chọn)

A. Tốt (5 điểm) B. Khá (4 điểm) C. Trung bình (3 điểm)

D.Yếu(2 điểm) E .Kém (1 điểm)

3. Anh (chị) đánh như thế nào về trang thiết bị, kho bãi và nguồn lao động trực tiếp

của Công ty trong quá trình phục vụ sản xuất?

A. Tốt (5 điểm) B. Khá (4 điểm) C. Trung bình (3 điểm)

D. Yếu (2 điểm) E. Kém (1 điểm)

4. Theo anh (chị) nguyên liệu được kiểm tra như thế nào trước khi đưa vào sản

xuất?

A. Tốt (5 điểm) B. Khá (4 điểm) C. Trung bình (3 điểm)

D. Yếu (2 điểm) E. Kém (1 điểm)

5. Trong quá trình sản xuất mức độ ảnh hưởng đến môi trường của Công ty như thế

nào? (Khoanh tròn lựa chọn)

Page 48: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

A. Trầm trọng (1 điểm) B. Lớn (2 điểm) C. Tương đối lớn (3 điểm)

D. Nhỏ (4 điểm) E. Không đáng kể (5 điểm)

6. Mức độ đáp ứng các yêu cầu về sử dụng hóa chất của thị trường xuất khẩu đối

với mặt hàng thủ công xuất khẩu của Công ty như thế nào? (Khoanh tròn lựa chọn)

A. Tốt (5 điểm) B. Khá (4 điểm) C. Trung bình (3 điểm)

D. Yếu (2 điểm) E. Kém (1 điểm)

7. Theo anh (chị) khả năng đáp ứng các yêu cầu về bao bì hàng hóa xuất khẩu của

Trung tâm đối với thị trường EU như thế nào?

A. Tốt (5 điểm) B. Khá (4 điểm) C. Trung bình (3 điểm)

D. Yếu (2 điểm) E. Kém (1 điểm)

8. Cách ghi nhãn của công ty theo anh (chị) đã thực hiện đỳng cỏc yêu cầu của bên

nước nhập khẩu đặt ra hay chưa?

A. Tốt (5 điểm) B. Khá (4 điểm) C. Trung bình (3 điểm)

D. Yếu (2 điểm) E. Kém (1 điểm)

9. Các nhà nhập khẩu của EU đánh giá thế nào về chất lượng của hàng thủ công mỹ

nghệ xuất khẩu?

A. Tốt (5 điểm) B. Khá (4 điểm) C. Trung bình (3 điểm)

D. Yếu (2điểm) E. Kém (1 điểm)

Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của anh (chị)

Page 49: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

PHỤ LỤC 2

CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Họ tên người được phỏng vấn:………………………………………………………..

Chức vụ:………………………………………………………………………………

Câu hỏi 1: Theo ông (bà) khi xuất hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU có

những rào cản kỹ thuật Công ty cần phải vượt qua là gì?

Trả lời:………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Câu hỏi 2: Ông (bà) hay cho biết những rào cản kỹ thuật đú đó tác động như thế nào

đến hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU?

Trả lời:………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

Câu hỏi 3: Ông (bà) hãy cho biết thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

những năm gần đây? Các sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của thị trường xuất

khẩu như thế nào?

Trả lời:………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

Câu hỏi 4: Thưa Ông (bà) trong quá trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có xảy

ra tình trạng hàng bị trả lại vì không đạt tiêu chuẩn không? Khi đó Trung tâm đó cú

những biện pháp khắc phục nào?

Trả lời:………………………………………………………………………………...

Page 50: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang EU

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………...................

Câu hỏi 5: Thưa ông bà các nhà nhập khẩu EU có những phản hồi gì về chất lượng

của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu?

Trả lời:………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………...

Câu hỏi 6: Là một chuyên gia ông (bà) có gợi ý gì để góp phần đưa ra các giải pháp

khắc phục các vấn đề nói trên?

Trả lời: ………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của ông (bà)