ĐÁnh giÁ nhanh mÔi trƯỜng phÁp lÝ vÀ chÍnh sÁch liÊn quan ĐẾn tỪ thiỆn doanh...

88
Mã số: KK 35 Hm16 SÁCH KHÔNG BÁN

Upload: thanh-nguyen

Post on 12-Apr-2017

271 views

Category:

Government & Nonprofit


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Mã số: KK 35 Hm16SÁCH KHÔNG BÁN

Page 2: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ NHANH

MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC

XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAMHàn Mạnh Tiến, Nguyễn Thị Thu và Lê Thị Hải Yến

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Page 3: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Báo cáo này được thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Viện trợ Ai-len.Các phát hiện, giải thích và kết luận nêu trong báo cáo này là của tác giả và không nhất thiết

phản ánh quan điểm của Cơ quan Viện trợ Ai-len và Quỹ Châu Á.

Bản quyền của các hình ảnh sử dụng trong báo cáo này thuộc Quỹ Châu Á.

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Tháng 2 năm 2016

Page 4: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ NHANH

MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC

XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Báo cáo này được thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Viện trợ Ai-len.Các phát hiện, giải thích và kết luận nêu trong báo cáo này là của tác giả và không nhất thiết

phản ánh quan điểm của Cơ quan Viện trợ Ai-len và Quỹ Châu Á.

Bản quyền của các hình ảnh sử dụng trong báo cáo này thuộc Quỹ Châu Á.

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Tháng 2 năm 2016

Hàn Mạnh Tiến, Nguyễn Thị Thu và Lê Thị Hải Yến

Page 5: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam6

Page 6: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................... 2

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................................... 3

TÓM TẮT TỔNG QUAN ....................................................................................................................... 5

I. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU..........................................................................................................11

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .........................................................................................................15

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN .......................................19

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 20

3.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................................................................. 20

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................23

4.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................................................. 24

4.2. Hạn chế và khó khăn của nghiên cứu..................................................................................................... 26

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................................29

5.1. Môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến doanh nghiệp làm từ thiện .............................. 30

5.2. Môi trường pháp lý và chính sách điều chỉnh tổ chức, hoạt động của các tổ chức XHDS ......... 40

VI. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ....................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................................63

PHỤ LỤC I: DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ....................................................66

PHỤ LỤC II: TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP ..................................................................................68

PHỤ LỤC III: SƠ ĐỒ HÓA NGHỊ ĐỊNH 93/2009/NĐ-CP – BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI .....................................................................74

Page 7: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

TCCĐ Tổ chức cộng đồng

CECEM Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng

CECODES Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng

CED Trung tâm giáo dục và phát triển

CISDOMA Viện tư vấn phát triển kinh tế nông thôn và miền núi

CRS Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpCSBTXH Cơ sở bảo trợ xã hội

DNVN Doanh nghiệp Việt Nam

EU Liên minh châu Âu

Hội LHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ

Hội ND Hội Nông dân

KHCN Khoa học - Công nghệ

KHKT Khoa học - Kỹ thuật

LHH VHNT Liên hiệp hội Văn học nghệ thuật

LIN Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

PCP Tổ chức phi chính phủ

PTCĐ Phát triển cộng đồng

TAF Quỹ châu Á

UBND Ủy ban nhân dân

UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

VACD Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

VUSTA Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

XHDS Xã hội dân sự

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam2

Page 8: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này do nhóm Tư vấn gồm 3 thành viên là TS. Hàn Mạnh Tiến (trưởng nhóm), TS. Nguyễn Thị Thu và Th.S Lê Thị Hải Yến thực hiện. Nhóm Tư vấn xin chân thành cảm ơn

Quỹ châu Á. Trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu này chắc chắn sẽ không thể đạt được kết quả như mong đợi nếu không có sự hỗ trợ và đóng góp ý kiến thường xuyên của nhóm cán bộ chương trình Phát triển xã hội và Giới thuộc Văn phòng Quỹ châu Á tại Hà Nội.

Nhóm nghiên cứu cũng xin cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của 2 đơn vị đối tác của Quỹ châu Á là Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng (CECEM) và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED). Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD), các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng vì sự hợp tác quý báu và hiệu quả trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

3

Page 9: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam4

Page 10: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

5

TÓM TẮT TỔNG QUAN

Trong khuôn khổ Dự án “Phát triển Xã hội Dân sự Bền vững tại Việt Nam” do Quỹ châu Á thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Viện trợ Ai-Len (Irish Aid), nghiên cứu chính sách này được thực hiện nhằm tổng hợp, phân tích và đánh giá các cơ hội và thách thức của môi trường pháp lý và chính

sách khuyến khích hoạt động từ thiện của doanh nghiệp Việt Nam cũng như huy động nguồn lực trong nước của các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) tại Việt Nam.

Các văn bản và quy định pháp luật hiện hành đã được tổng hợp để phân tích, tập trung ở hai mảng chính là: i) Đối với doanh nghiệp: các ưu đãi về thuế để khuyến khích hoạt động từ thiện doanh nghiệp và ii) Đối với các tổ chức XHDS: Địa vị pháp lý, thể chế và quản lý tài chính để đảm bảo các tổ chức này hoạt động chính danh và minh bạch như yếu tố cốt lõi để huy động nguồn lực.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp và tổ chức XHDS ở Hà Nội và TP HCM đã được phỏng vấn để có thể đánh giá tác động của các chính sách đó trong đời sống thực tế. Hai đối tượng chính của nghiên cứu này cũng đã được tạo cơ hội để cùng nhau đối thoại về các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động từ thiện doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển.

Về cơ bản, hành lang pháp lý để khuyến khích các doanh nghiệp làm từ thiện là tương đối đầy đủ, với một số luật quan trọng về thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập cá nhân. Các luật này và các văn bản hướng dẫn đã quy định khá rộng về những lĩnh vực và hoạt động mà doanh nghiệp được miễn hoặc giảm thuế. Tuy nhiên, vấn đề hiểu và áp dụng các quy định pháp luật đó trong thực tế lại không dễ dàng vì 5 lý do sau: một là, các quy định đó không nằm ở một văn bản cụ thể nào, mà nằm rải rác ở các loại văn bản khác nhau; hai là, bản thân các văn bản pháp lý liên quan cũng rất phức tạp sau nhiều lần sửa đổi và bổ sung; ba là, các thủ tục và trình tự để hưởng miễn giảm thuế chưa đầy đủ, thường rườm rà, gây tâm lý e ngại cho đối tượng hưởng ưu đãi; bốn là, kiến thức về luật pháp liên quan của các doanh nghiệp và tổ chức XHDS còn hạn chế; và năm là, hoạt động phổ biến các quy định pháp luật của các cơ quan hữu quan còn yếu kém hoặc chưa tích cực. Với 5 lý do nêu trên, các chính sách ưu đãi hầu như không đi vào cuộc sống. Một số lượng lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng các ưu đãi chính sách vào hoạt động từ thiện của mình.

Trong khi đó, khu vực XHDS, mặc dù đang có sự phát triển nhanh chóng về cả số lượng, loại hình tổ chức, quy mô và nội dung hoạt động, vẫn đang là khu vực gặp nhiều khó khăn và dễ bị tổn thương cả về khuôn khổ pháp lý lẫn thực tiễn hoạt động. Một bộ luật chung cụ thể hóa các quyền hiến định về hội họp, lập hội, tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân vẫn đang được thảo luận từ 10 năm nay mà thời hạn ban hành cũng như chất lượng của nó vẫn đang là một dấu hỏi. Bản thân các khái niệm: XHDS, tổ chức phi chính phủ (PCP), tổ chức phi lợi nhuận (PLN) còn đang được diễn giải theo nhiều cách khác nhau trong nhiều trường hợp, đã tạo ra các hiểu lầm, thậm chí sự phân biệt đối xử, cản trở các hoạt động lành mạnh của các tổ chức này.

Trong số 5 loại hình tổ chức XHDS được chọn là đối tượng của nghiên cứu này (Hội, Tổ chức Khoa học & Công nghệ ngoài công lập, Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện, các cơ sở BTXH ngoài công lập, và Nhóm không chính thức/Nhóm cộng đồng), Hội và Quỹ xã hội là các tổ chức có địa vị pháp lý rõ ràng hơn cả (có tư cách pháp nhân, có quy định về điều kiện thành lập, quyền hạn và trách nhiệm). Tổ chức khoa học và công nghệ, thường được hiểu là các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (PCPVN), nhưng trên thực tế không có quy định nào khẳng định bản chất phi chính phủ và phi lợi nhuận của các tổ chức này. Các cơ sở bảo trợ không có tư cách pháp nhân. Các tổ chức cộng đồng (TCCĐ) cho đến nay hoàn toàn chưa được ghi nhận và điều chỉnh ở bất kỳ một văn bản pháp lý nào. Quy định về quản lý tài chính

Page 11: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam6

và kiểm soát đối với các Quỹ xã hội là tương đối đầy đủ và chặt chẽ, trong khi đó đối với Hội và Cơ sở bảo trợ xã hội được xác định là “theo quy định của pháp luật” nhưng thực chất là không có quy định. Các quy định liên quan đến thuế, hạch toán, thống kê, kiểm soát đối với các tổ chức PCPVN là không rõ ràng. Chính vì vậy, tính minh bạch của các tổ chức này (PCPVN, Hội, cơ sở bảo trợ) phụ thuộc chủ yếu vào các quy định nội bộ và vào những người lãnh đạo của tổ chức.

Sự hiểu biết và mối quan hệ giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS đang là một thách thức và cản trở to lớn đối với việc hợp tác của hai khu vực này. Các nghiên cứu gần đây và các trả lời phỏng vấn trong nghiên cứu này cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp không hiểu biết đầy đủ về khu vực XHDS. Một số doanh nghiệp cho rằng đây chỉ là các đối tượng thụ hưởng (các quỹ, các trung tâm bảo trợ…), một số khác quan niệm các tổ chức XHDS là các tổ chức đoàn thể (Mặt trận tổ quốc các cấp, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ...). Họ thể hiện sự không tin cậy vì cách làm bị hành chính hóa, ít minh bạch và một số khuất tất trong hoạt động từ thiện mà bản thân họ đã trải nghiệm hoặc qua phản ánh của báo chí và dư luận. Việc hợp tác như đối tác với khu vực này gần như chưa được đề cập bởi các doanh nghiệp không hình dung được tại sao lại phải hợp tác, hợp tác như thế nào, hay hợp tác có đem lại hiệu quả thiết thực gì cho các bên không? Trừ một số ít các tổ chức XHDS có các mối quan hệ và có kinh nghiệm trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp, phần lớn các tổ chức đến với doanh nghiệp để kêu gọi sự hảo tâm, “xin” sự hỗ trợ. Họ không chia sẻ được các mối quan tâm của doanh nghiệp, không hiểu cấu trúc ra quyết định đối với các khoản chi tiêu của doanh nghiệp, các khó khăn trong các khâu hóa đơn, chứng từ, quản lý tài chính… Sự xuất hiện của các tổ chức XHDS trên các phương tiện truyền thông đại chúng chưa nhiều, còn rời rạc, thiên về việc biểu dương các hoạt động từ thiện. Năng lực của các tổ chức XHDS nhìn chung còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong các mặt: tổ chức, quản trị , tiếp cận truyền thông và huy động nguồn lực.

Thúc đẩy doanh nghiệp hợp tác với khu vực XHDS để làm từ thiện và tạo dựng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai khu vực là mục tiêu quan trọng đối với sự phát triển xã hội nói chung và phát triển bền vững của khu vực XHDS nói riêng. Để đạt được mục tiêu này thực sự là một quá trình khó khăn và đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả ba khu vực là Nhà nước, Doanh nghiệp và XHDS. Môi trường chính sách, thể chế cần được hoàn thiện để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động tài trợ, đồng thời bảo đảm cho các tổ chức XHDS hoạt động chính danh, minh bạch và bình đẳng. Nhận thức và hiểu biết của xã hội, của cộng đồng doanh nghiệp về bản chất, vai trò và những đóng góp to lớn của của XHDS cần được nâng cao. Năng lực hoạt động của các tổ chức XHDS cần được tăng cường để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của xã hội. Lòng tin trên cơ sở minh bạch và hiệu quả hoạt động cần được xác lập, duy trì và phát triển giữa cả ba khu vực trên. Để làm được những điều này, sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế vẫn giữ một vai trò quan trọng.

Năm nhóm khuyến nghị chính sách đã được đề xuất bao gồm:

1. Tăng cường hiểu biết và thay đổi nhận thức của xã hội , đặc biệt của các cơ quan quản lý nhà nước và khu vực doanh nghiệp về vai trò, trách nhiệm và các hoạt động của tổ chức XHDS

• Các cơ quan quản lý nhà nước cần có cái nhìn toàn diện và thống nhất hơn về XHDS; Ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các cá nhân và tổ chức XHDS trong hoạt động cộng đồng; Công khai minh bạch các yêu cầu về quản lý nhà nước để loại bỏ tâm lý e ngại và tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của khu vực này.

• Các tổ chức XHDS cần được hỗ trợ hoặc chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông tạo dựng hình ảnh, tăng cường hiểu biết và nâng cao nhận thức đúng đắn của xã hội về vai trò, trách nhiệm và các cống hiến của khu vực này. Các tổ chức này nên liên kết với nhau theo khu vực địa lý hoặc lĩnh vực hoạt động để tăng cường quảng bá hình ảnh của khu vực XHDS.

Page 12: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

7

• Các tổ chức XHDS và doanh nghiệp nên tổ chức diễn đàn hoặc các sự kiện giao lưu khác nhau, gắn liền với mối quan tâm của cả hai khu vực, nhằm mục đích tăng cường hiểu biết và chia sẻ thông tin, tạo nền móng cho sự tin cậy và hợp tác (thí dụ, sự kiện làm sạch môi trường đối với các doanh nghiệp cung ứng trang thiết bị bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe trẻ em đối với các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, đồ dinh dưỡng cho trẻ em vv.)

• Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (PCPQT) đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác, vận động các cơ quan chính phủ để tổ chức Diễn đàn các tổ chức xã hội hàng năm (tương tự như Diễn đàn phát triển của các Nhà tài trợ), tại đó, các cơ quan chính phủ, các tổ chức PCPQT, các tổ chức xã hội Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp có thể chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ các khó khăn, thảo luận về chiến lược hợp tác để cùng phát triển.

2. Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp từ thiện, hỗ trợ cộng đồng; Tăng cường việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đến với các doanh nghiệp để đưa các quy định này vào thực tiễn

• Các nhà hoạch định chính sách nên bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật và chính sách có liên quan nhằm khuyến khích từ thiện doanh nghiệp. Cụ thể là:

§ Sửa đổi, bổ sung điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp về các khoản được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, theo hướng điều chỉnh theo hành vi có tính chất “từ thiện” và “từ thiện doanh nghiệp”, không nên liệt kê quá cụ thể các khoản chi vì Luật không thể liệt kê tất cả các hoạt động hết sức đa dạng của thực tiễn.

§ Loại bỏ yêu cầu một số khoản chi bắt buộc phải thông qua “các tổ chức có chức năng huy động tài trợ” (ví dụ, Nghị định số 93/2009/NĐ-CP). Tập trung đầu mối xác nhận là tổ chức và cá nhân trực tiếp thụ hưởng hoặc đóng vai trò trung gian để sử dụng tài trợ giải quyết các vấn đề xã hội, miễn là các tổ chức và cá nhân này có địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân rõ ràng.

§ Có hướng dẫn trình tự, thủ tục và yêu cầu hạch toán, kế toán cụ thể đối với khoản chi tài trợ cho nghiên cứu khoa học.

§ Bổ sung Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp (Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg) theo hướng ưu tiên vinh danh các doanh nghiệp có các hoạt động từ thiện và đóng góp cho cộng đồng. Hình thành các giải thưởng ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố để tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu vì cộng đồng.

• Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn...), các cơ quan thuế các cấp, VCCI, và các hiệp hội doanh nghiệp nên xây dựng các chương trình truyền thông và phổ biến pháp luật liên quan đến từ thiện doanh nghiệp. Ví dụ, bổ sung trên các trang website của các cơ quan này chuyên mục riêng về phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến từ thiện doanh nghiệp; Soạn thảo sổ tay tổng hợp các điều khoản ưu đãi về thuế cho từ thiện doanh nghiệp và ban hành rộng rãi đến các doanh nghiệp và các tổ chức XHDS.

3. Tiếp tục nâng cao năng lực (về phát triển tổ chức, quản trị, năng lực chuyên môn, gây quỹ...) cho các tổ chức XHDS

• Các tổ chức PCPQT nên hỗ trợ triển khai việc “đánh giá nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực” cho các tổ chức XHDS trong giai đoạn phát triển mới, không chỉ tập trung cho các tổ chức PCPVN mà mở rộng sang các đối tượng khác (các hội, các tổ chức cộng đồng....). Các tổ chức PCPVN, những

Page 13: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam8

tổ chức có cơ hội được hỗ trợ bởi các tổ chức PCPQT, có đủ năng lực và kinh nghiệm hoạt động, nên trở thành nòng cốt cho việc nâng cao năng lực của các tổ chức XHDS khác. Các tổ chức PCPVN này cần được khuyến khích hình thành và chủ trì các mạng lưới XHDS, mà nhiệm vụ chủ yếu là chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nâng cao năng lực.

• Nhà nước nên khuyến khích các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, khóa khởi nghiệp tại các trường đại học thu hút và có chế độ giảm học phí cho các thành viên của các tổ chức XHDS trong các khóa học của mình, đặc biệt các khóa học liên quan đến quản trị tổ chức, quản trị tài chính, quản lý dự án. Cân nhắc việc hình thành một dạng quỹ hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức XHDS để các tổ chức này có thể cử thành viên của mình theo học các khóa chuyên môn phục vụ cho phát triển tổ chức.

• Nhà nước nên khuyến khích và hỗ trợ việc chuyển đổi các cơ sở bảo trợ xã hội, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện sang thành các Doanh nghiệp xã hội theo tinh thần Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP. Cân nhắc việc xây dựng một Dự án tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật hoặc cung cấp tài chính cho các nhóm tư vấn đủ năng lực để giúp chuyển đổi các tổ chức này, hỗ trợ hoạt động trong thời gian đầu chuyển đổi, tổng kết các bài học kinh nghiệm và nhân rộng việc chuyển đổi.

4. Hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo cho khu vực XHDS (tất cả các loại hình) hoạt động một cách chính danh, minh bạch và bình đẳng

• Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ nên khẩn trương hoàn thiện và ban hành Luật về Hội làm cơ sở pháp lý quan trọng cho các tổ chức XHDS hoạt động. Các tổ chức XHDS nên tích cực tham gia vào việc vận động chính sách cho Luật về Hội để thúc đẩy quá trình hoàn thiện và ban hành của Luật này.

• Trong khi chưa ban hành Luật về Hội, đề nghị Chính phủ rà soát, bổ sung và sửa đổi 4 Nghị định điều chỉnh tổ chức và hoạt động của 4 loại hình tổ chức:

§ Hội, hiệp hội (Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 45): Đơn giản hóa các thủ tục chuẩn bị thành lập và thành lập hội; Cân nhắc bỏ “Cơ quan quản lý về ngành, lĩnh vực hoạt động” công nhận ban chuẩn bị thành lập Hội; Rút ngắn thời gian chứng nhận thành lập hội, thời gian công nhận điều lệ và người đứng đầu hội; Hướng dẫn thống nhất công tác hạch toán, kế toán và quản lý tài chính đối với Hội.

§ Tổ chức KH&CN (Nghị định số 08/2014/NĐ-CP): Làm rõ tính chất phi lợi nhuận của các tổ chức này; Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính, thuế, kế toán, hạch toán.

§ Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện (Nghị định số 30/2012/NĐ-CP): Xem xét giảm bớt quy định về tài sản đóng góp thành lập quỹ; Nâng tỷ lệ phần trăm chi phí cho hoạt động quản lý quỹ.

§ Cơ sở BTXH (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP bổ sung một số điều của Nghị định số 68): Làm rõ khái niệm về cơ sở BTXH, bao gồm cả những cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng ban ngày (12/24 giờ mỗi ngày) và cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng sinh sống tại cơ sở (24/24 giờ mỗi ngày); giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương có chính sách ưu đãi về mặt bằng để đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất theo quy định.

• Riêng đối với các TCCĐ, cần tiếp tục vận động chính sách để Chính phủ sớm ban hành một văn bản cấp nghị định để tạo điều kiện các tổ chức này đăng ký hoạt động, có tư cách pháp nhân và đảm bảo hoạt động của các tổ chức này phù hợp với quy định pháp luật.

Page 14: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

9

5. Nghiên cứu tiếp tục

• Các cơ quan và tổ chức có vai trò thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp làm từ thiện và hợp tác với khu vực XHDS cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về: i) thực trạng, xu hướng làm từ thiện của các loại hình doanh nghiệp khác nhau, bao gồm cả các công ty và tập đoàn lớn của Nhà nước, ii) vai trò của các tổ chức XHDS, bao gồm cả các tổ chức xã hội do Nhà nước tài trợ, trong việc huy động và sử dụng nguồn tài trợ cho mục tiêu phát triển, iii) vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định và triển khai các chính sách liên quan, và iv) cách thức, tính hiệu quả và sự bền vững của các nguồn hỗ trợ cũng phải được đánh giá dưới góc độ của các nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp..

• Cần có đánh giá và tài liệu hóa các thực tiễn và mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và tổ chức XHDS trong các chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và ví dụ điển hình để chia sẻ rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức XHDS cũng như tới công chúng và nhà hoạch định chính sách nhằm cải thiện môi trường chính sách và thúc đẩy việc áp dụng các mô hình, thực tiễn phù hợp và hiệu quả trong hợp tác giữa hai khu vực.

Page 15: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam10

Page 16: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

11

IBỐI CẢNH

NGHIÊN CỨU

Page 17: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam12

Sau gần ba thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 20111. Đồng thời, cũng trong thời gian này, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức xã hội dân sự (XHDS), với nhiều loại hình, quy mô, phạm vi, tính chất hoạt động rất phong phú, đa dạng. Đến tháng 12/2014, theo thống kê của Bộ Nội vụ cả nước có 52.565 hội (483 hội hoạt động phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động phạm vi địa phương)2, 402 cơ sở bảo trợ xã hội (BTXH), trong đó có 233 cơ sở ngoài công lập. Báo cáo tóm tắt về XHDS Việt Nam (2012, ADB)3 ước tính có khoảng gần 2.000 tổ chức khoa học công nghệ (KHCN). Hiện chưa có thống kê chính thức về các tổ chức cộng đồng, nhưng theo ước tính của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), năm 2010, số tổ và nhóm này vào khoảng 200.000.

Các tổ chức tài trợ song phương hoặc đa phương đã bắt đầu từng bước cắt giảm dần và/hoặc thay đổi chiến lược các chương trình tài trợ phát triển cho Việt Nam4.. Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm qua cũng làm giảm đáng kể các nguồn tài trợ phát triển cho Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các tổ chức XHDS của Việt Nam, trong nhiều năm qua nhận được sự hỗ trợ có tính chất quyết định từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế (PCPQT) và các nguồn tài trợ từ bên ngoài, đã và đang gặp rất nhiều thách thức để duy trì và mở rộng nguồn lực cho các hoạt động/dự án hỗ trợ phát triển, xóa đói giảm nghèo. Nhiều tổ chức XHDS trong và ngoài nước đã bắt đầu xây dựng các chiến lược gây quỹ sáng tạo và bền vững hơn, trong đó nhấn mạnh đến tính chủ động và yếu tố nội lực của các nguồn hỗ trợ. Hợp tác với các doanh nghiệp trong nước được xem là một trong những chiến lược đó.

1 Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người – Báo cáo Quốc gia về Phát triển Con người năm 2011, UNDP, 2011

2 Tờ trình của Chính phủ về luật về hội, 2015

3 Báo cáo tóm tắt về XHDS Việt Nam, tháng 1/2012, ADB

4 Tài trợ phát triển vì mục tiêu bền vững trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp, UN-EU-MPI, 2014

Page 18: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

13

Khi kinh tế phát triển cũng là lúc các hoạt động từ thiện, hỗ trợ những người yếu thế và người nghèo trở thành mối quan tâm ngày càng rộng rãi của xã hội nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng. Đến nay, chưa có một nghiên cứu hoặc thống kê nào ghi nhận quy mô và khối lượng huy động làm từ thiện từ hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam5. Tuy nhiên, qua báo chí và một số tổng kết, có thể thấy các khoản huy động này là không hề nhỏ. Theo báo cáo “Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam’’6 (2013), trong số 516 doanh nghiệp trả lời, có 396 (77%) doanh nghiệp đã làm từ thiện nhân đạo trong vòng 12 tháng trước đó, với tổng giá trị tiền mặt hơn 113 tỷ đồng, hiện vật tương đương 14 tỷ đồng và 19.500 giờ công lao động. Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) sơ kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững7 vào tháng 4/2015 cho biết khối lượng huy động nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình từ các doanh nghiệp (tổng công ty, tập đoàn nhà nước, các doanh nghiệp khác) là 3.138 tỷ đồng, bằng 150% ngân sách đóng góp của các địa phương (2.000 tỷ đồng).

Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa một bên cần nguồn vốn để thực hiện các chương trình nhân đạo và phát triển (khối XHDS) và một bên có nhu cầu đóng góp cho các hoạt động đó (khối doanh nghiệp) lẽ ra phải chặt chẽ và bền vững. Nhưng trên thực tế, mối quan hệ này lại không thực sự tích cực, còn thiếu sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau cả từ hai phía. Câu hỏi đặt ra là có những “khoảng trống” nào cần phải xóa bỏ trong mối quan hệ hợp tác giữa hai khối vì mục tiêu phát triển chung của đất nước? Tìm hiểu và đánh giá “khoảng trống” đó từ góc độ pháp lý và chính sách được xác định là cấp thiết trong mục tiêu phát triển khu vực XHDS bền vững ở Việt Nam.

5 Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại “Dự thảo kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ -12/2015”, đến cuối 2015 cả nước có khoảng 535.000 doanh nghiệp đang hoạt động

6 Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam, Quỹ châu Á , CECODES and VCCI, tháng 10/2013

7 Báo cáo sơ kết đánh giá 6 năm thực hiện Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, Bộ LĐTBXH, 4/2015

Page 19: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam14

Page 20: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

15

IIMỤC ĐÍCH

NGHIÊN CỨU

Page 21: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam16

Nghiên cứu môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến từ thiện doanh nghiệp nằm trong khuôn khổ dự án “Phát triển Xã hội Dân sự bền vững tại Việt Nam”, do Quỹ châu Á (TAF) thực hiện từ nguồn hỗ trợ tài chính của Cơ quan Viện trợ Ai-len (Irish Aid). Dự án có mục đích chính là gây dựng và phát triển các nguồn hỗ trợ trong nước cho các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam (XHDS). Để đạt được mục đích đó, dự án đưa ra 3 mục tiêu cụ thể: i) Nâng cao năng lực và chiến lược gây quỹ cho các tổ chức XHDS; ii) Thúc đẩy sự hiểu biết và tham gia của các doanh nghiệp vào các chương trình hợp tác chiến lược với các tổ chức XHDS; và iii) Tăng cường vận động chính sách nhằm cải thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động gây quỹ của các tổ chức XHDS.

Nghiên cứu chính sách này trả lời 2 câu hỏi quan trọng sau:

1. Môi trường pháp lý và chính sách hiện hành đang tạo ra những cơ hội và thách thức nào đối với hoạt động từ thiện của các doanh nghiệp Việt Nam?

2. Các tổ chức XHDS của Việt Nam đang gặp những khó khăn và thuận lợi nào về mặt chính sách để có thể huy động các nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong nước cho sự phát triển của khu vực này?

Các khuyến nghị chính sách và thể chế được đề xuất để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức XHDS và cho việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác - đối tác giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS.

Page 22: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

17

Page 23: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam18

Page 24: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

19

IIIĐỐI TƯỢNG,

PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Page 25: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam20

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Lựa chọn các loại hình tổ chức XHDS: Bản chất và khái niệm về tổ chức XHDS ở Việt Nam hiện nay còn nhiều tranh cãi và được diễn giải rất khác nhau. Các thành phần tham gia vào các hoạt động cộng đồng cũng rất đa dạng, đan xen giữa các khu vực được nhà nước thành lập và cấp kinh phí với khu vực hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, trong khuôn khổ nghiên cứ này, Quỹ châu Á đã thống nhất với nhóm tư vấn lựa chọn 5 loại hình tổ chức XHDS: i) Hội nghề nghiệp, ii) Tổ chức KHCN (Tổ chức phi chính phủ Việt Nam), iii) Quỹ từ thiện hay Quỹ xã hội, iv) Các cơ sở BTXH ngoài công lập, v) Nhóm không chính thức (Câu lạc bộ/Nhóm tình nguyện, Nhóm cộng đồng). Có 3 đặc điểm chung để xác định các tổ chức XHDS này là: i) không nhận được tài trợ từ nhà nước, ii) gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực để phát triển bền vững, và iii) gặp khó khăn trong việc cấp phép thành lập cũng như thủ tục nhận tài trợ theo quy định của pháp luật.

3.2. Các khái niệm cơ bản

Trong nghiên cứu này, Nhóm tư vấn thống nhất cách hiểu một số khái niệm như sau:

Từ thiện doanh nghiệp: là công tác từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện. Thông thường đó là những hoạt động doanh nghiệp tài trợ, hoặc hỗ trợ thực hiện nhằm giải quyết tận gốc một vấn đề xã hội nào đó. Từ thiện doanh nghiệp không mang lại lợi ích trực tiếp trong kinh doanh, nhưng có mang lại lợi ích gián tiếp. Doanh nghiệp có thể đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, thời gian của người lao động, chuyên môn, kỹ thuật, hay tài sản nào đó của doanh nghiệp8. Khái niệm này khác với hoạt động từ thiện truyền thống (charity) cả về qui mô và cách giải quyết gốc rễ của vấn đề. Thay vì chỉ cho rằng từ thiện doanh nghiệp là các khoản tài trợ, cứu trợ, hỗ trợ cộng đồng, hay là các khoản mà doanh nghiệp phải cho đi, các doanh nghiệp ngày nay coi đó là các khoản đầu tư/đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội vì về lâu dài, những khoản đầu tư/đóng góp này sẽ mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp.

Các tổ chức xã hội dân sự (XHDS): là tổ chức của những người hoạt động phi nhà nước không nhằm mục tiêu lợi nhuận cũng như tìm kiếm quyền lực quản lý. Các tổ chức XHDS đoàn kết mọi người nhằm thúc đẩy các mục tiêu và lợi ích chung. Các tổ chức này hiện diện trong đời sống công cộng, đại diện thể hiện lợi ích và giá trị của thành viên của mình hoặc của những người khác, và thành lập dựa trên cơ sở đạo đức, văn hóa, tôn giáo hoặc từ thiện9.

8 “Hợp tác chiến lược trong hỗ trợ từ thiện - hỗ trợ cộng đồng”- Hướng dẫn dành cho doanh nghiệp , 2015 do CED biên soạn trong khuôn khổ dự án “Phát triển XHDS bên vững ở Việt Nam”.

9 Tổ chức xã hội dân sự - Tài liệu cơ bản, ADB, 2009

Page 26: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

21

Các tổ chức xã hội ở Việt Nam bao gồm10,11:

• Các tổ chức chính trị-xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (là tổ chức Liên minh chính trị), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

• Các tổ chức xã hội-nghề nghiệp: Các Hội, Hiệp hội, Liên hiệp hội… được cấp phép hoạt động (i) trên phạm vi cả nước, (ii) trên phạm vi tỉnh, (iii) huyện, và (iv) xã;

• Các tổ chức khoa học-công nghệ ngoài công lập (các Viện, trung tâm… thường gọi là các tổ chức PCPVN Việt Nam) do các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc các cá nhân đăng ký thành lập;

• Các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;

• Các cơ sở bảo trợ xã hội;

• Các tổ chức cộng đồng (TCCĐ).

10 Sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và nhà nước ở Việt Nam: những triển vọng tái cơ cấu? Phạm Bích San, Hội nghị thường niên các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, 2011

11 Tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, Nguyễn Ngọc Lâm, MSD

Page 27: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam22

Page 28: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

23

IVPHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Page 29: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam24

4.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp chính của nghiên cứu này là rà soát, tổng hợp và phân tích các văn bản pháp luật và chính sách hiện hành và các tài liệu liên quan. Ngoài ra, để bổ sung thông tin cho việc rà soát các tài liệu, làm rõ thêm các phân tích và đánh giá của nhóm tư vấn cũng như thu thập thêm ý kiến về các đề xuất chính sách, nghiên cứu đã tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với doanh nghiệp và các tổ chức XHDS ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

4.1.1. Tổng quan tài liệu

Nghiên cứu tài liệu được tập trung ở hai nhóm tài liệu chính:

Nhóm 1 là toàn bộ các văn bản pháp luật và chính sách liên quan. Đối với doanh nghiệp, trọng tâm nghiên cứu được tập trung vào Luật Doanh nghiệp, một số luật về thuế như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Thuế thu nhập cá nhân, các nghị định và thông tư liên quan, các văn bản pháp luật liên quan đến khen thưởng, vinh danh doanh nhân, doanh nghiệp.

Đối với các tổ chức XHDS, các văn bản pháp luật được tập trung ở ba vấn đề: i) Địa vị pháp lý; ii) thành lập, tổ chức và hoạt động; iii) quản lý tài chính và hạch toán, kế toán.

Ở từng phần phân tích dưới đây, các văn bản pháp luật liên quan đều được liệt kê trước khi đánh giá và phân tích. Chi tiết có thể tham khảo danh mục các văn bản pháp luật được đề cập đến trong nghiên cứu này tại Phụ lục I của báo cáo này.

Nhóm 2 là các tài liệu tham khảo. Đó là các tài liệu dự án, các báo cáo nghiên cứu liên quan, các nghiên cứu tương tự. Chi tiết xem phần Tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo.

4.1.2. Phỏng vấn sâu

Trong vòng 1 tuần vào tháng 8 và 9/2015, nhóm Tư vấn đã tiến hành phỏng vấn sâu các doanh nghiệp và tổ chức XHDS tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng có 17 tổ chức XHDS và 17 doanh nghiệp đã được phỏng vấn, trong đó ở Hà Nội có 7 doanh nghiệp và 10 tổ chức XHDS, còn lại ở thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là tóm tắt loại hình và số lượng doanh nghiệp và các tổ chức XHDS đã tham gia phỏng vấn.

Page 30: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

25

Các loại hình tổ chức/doanh nghiệp Số lượng

Tổ chức XHDS Các tổ chức khoa học kỹ thuật ngoài công lập (PCPVN) 07

Hội nghề nghiệp 02

Quỹ từ thiện/Quỹ xã hội 02

Các cơ sở BTXH ngoài công lập 02

Nhóm không chính thức (Câu lạc bộ/Nhóm cộng đồng) 04

Tổng cộng 17

Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước 01

Doanh nghiệp tư nhân 02

Công ty cổ phần 09

Công ty trách nhiệm hữu hạn 05

Tổng cộng 17

Tổng 34

Các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện với sự hỗ trợ của một bảng hỏi bán cấu trúc. Bảng hỏi dành cho các doanh nghiệp bao gồm 4 nội dung chính sau: i) thực tiễn hoạt động tài trợ/từ thiện và hợp tác với tổ chức XHDS của doanh nghiệp; ii) hiểu biết và/hoặc việc vận dụng trong thực tiễn các chính sách ưu đãi hiện hành đối với hoạt động tài trợ, từ thiện doanh nghiệp; iii) hiểu biết về các tổ chức XHDS và mong muốn/yêu cầu của doanh nghiệp đối với các tổ chức này khi làm tài trợ/từ thiện; và vi) các đề xuất của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường pháp lý, chính sách, tạo thuận lợi cho từ thiện doanh nghiệp. Trong khi đó, bảng hỏi phỏng vấn sâu dành cho các tổ chức XHDS được thiết kế với các nội dung sau: i) các vấn đề/khó khăn trong hoạt động kêu gọi các nguồn tài trợ, đặc biệt là nguồn tài trợ từ doanh nghiệp; ii) việc thực thi các chính sách hiện hành liên quan đến việc tiếp nhận tài trợ và quản lý tài chính của các tổ chức XHDS; iii) hiểu biết của các tổ chức XHDS về từ thiện doanh nghiệp và các mong muốn/yêu cầu họ đối với các doanh nghiệp để xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững; và iv) các đề xuất của tổ chức XHDS nhằm cải thiện môi trường pháp lý và chính sách cho mối quan hệ hợp tác này.

Ngoài ra, một phiếu hỏi nhanh với các nội dung trên cũng đã được gửi để lấy ý kiến các doanh nghiệp tham gia Tọa đàm với các doanh nghiệp ở Đà Nẵng do Quỹ châu Á và CED thực hiện trong khuôn khổ dự án đã nêu.

4.1.3. Thảo luận nhóm

Tại Hà Nội, trong ngày 4/9/2015, nhóm Tư vấn đã kết hợp với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức một buổi thảo luận nhóm với các doanh nghiệp về những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý và chính sách liên quan đến từ thiện doanh nghiệp. Mục tiêu của thảo luận nhóm là tạo cơ hội trao đổi và chia sẻ giữa các doanh nghiệp và các tổ chức XHDS về các chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp làm từ thiện và hỗ trợ cộng đồng. Có tổng cộng 22 doanh nghiệp và tổ chức tham gia, trong đó ghi nhận 14 ý kiến đóng góp.

Page 31: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam26

4.2. Hạn chế và khó khăn của nghiên cứu

Do bản chất của nghiên cứu này là rà soát và đánh giá nhanh các văn bản pháp luật và chính sách hiện hành và được thực hiện trong thời gian ngắn, nên các hạn chế và khó khăn của nghiên cứu này chủ yếu liên quan đến các phương pháp nghiên cứu được chọn nêu trên.

Cụ thể là, việc thu thập và tổng quan tài liệu gặp nhiều khó khăn do các văn bản chính sách có liên quan nằm rải rác ở các luật và nghị định khác nhau. Nhiều quy định trong luật được hướng dẫn ở những văn bản hướng dẫn (thông tư) khác nhau. Ví dụ, những khoản chi được miễn trừ thuế trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2014 được chi tiết ở Thông tư số 96/2015, nhưng thủ tục và trình tự để được miễn trừ thuế lại được chi tiết trong Thông tư số 74 ban hành trước đó. Ngoài ra, có rất ít tài liệu nghiên cứu và báo cáo sẵn có về chủ đề này.

Với tổng cộng 34 doanh nghiệp và tổ chức XHDS tham gia phỏng vấn sâu, những nhận định được rút ra từ kết quả phỏng vấn sâu chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm những phân tích văn bản của nhóm nghiên cứu, chứ chưa đủ để mang tính đại diện hoặc cung cấp những thông tin sâu và đầy đủ hơn về thực tiễn áp dụng luật của các doanh nghiệp. Hơn nữa, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp và tổ chức XHDS tham gia nghiên cứu này còn hạn chế và mang tính chủ quan. Các doanh nghiệp lựa chọn chủ yếu là những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, có các hình thức đóng góp từ thiện thường nhỏ lẻ, tự phát và trực tiếp mà ít quan tâm đến việc đầu tư cho các chương trình/dự án phát triển cụ thể. Các tổ chức XHDS được chọn tham gia nghiên cứu này đều là các tổ chức ngoài công lập. Như vậy, nhóm đối tượng doanh nghiệp và XHDS thuộc khối nhà nước, bao gồm các tổng công ty và các tập đoàn nhà nước - vốn được xem là có những đóng góp rất lớn cho chương trình 30A của Chính phủ (Chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo), hay nhóm tổ chức chính trị xã hội, các hội đoàn thể - vốn được xem là những “tổ chức có đủ chức năng tiếp nhận tài trợ” theo quy định của nhà nước, chưa được đề cập trong nghiên cứu này. Do đó, sự tương tác giữa khối tư nhân và khối nhà nước trong hoạt động từ thiện doanh nghiệp và phát triển nguồn lực cho các tổ chức XHDS của Việt Nam vẫn còn ít được biết đến.

Page 32: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

27

Page 33: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam28

Page 34: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

29

VKẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU

Page 35: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam30

5.1. Môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến doanh nghiệp làm từ thiện

5.1.1. Môi trường pháp lý và chính sách

Các văn bản pháp lý và chính sách liên quan đến từ thiện doanh nghiệp được tổng hợp và phân tích trong báo cáo này được chia thành 3 nhóm, gồm: i) Luật Doanh nghiệp 2014 và một số văn bản dưới Luật này; ii) Các luật về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân…); và iii) các văn bản chính sách về vinh danh doanh nghiệp. Danh mục các văn bản pháp lý xem chi tiết ở Phụ lục I của Báo cáo này.

a. Luật Doanh nghiệp 2014

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ 01/07/2015. Luật này thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2005. Điểm nổi bật của Luật này là đã xác lập địa vị pháp lý của một loại hình doanh nghiệp mới: doanh nghiệp xã hội (DNXH) (điều 10, chương 1). Mới đây, ngày 19/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết điều 10 của Luật Doanh nghiệp mới, trong đó i) khẳng định Nhà nước khuyến khích và có những chính sách ưu đãi đối với tổ chức và cá nhân thành lập DNXH (khoản 1 và 2, điều 2), ii) cho phép các DNXH tiếp nhận nguồn tài trợ và viện trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước (khoản 1 và 2, điều 3) và iii) cho phép chuyển đổi các cơ sở BTXH, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện thành DNXH (điều 7).

Với các quy định pháp luật mới ban hành, hành lang pháp lý cho các hoạt động xã hội, từ thiện được đảm bảo thuận lợi hơn, rõ ràng hơn và minh bạch hơn.

Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015

Điều 2. Chính sách phát triển đối với doanh nghiệp xã hội

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.

2. Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định.

Điều 3. Tiếp nhận viện trợ, tài trợ

1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

2. Ngoài các khoản viện trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.

Điều 7. Chuyển cơ sở BTXH, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội

1. Cơ sở BTXH, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được dùng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ để đăng ký doanh nghiệp xã hội sau khi có Quyết định cho phép chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở BTXH, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Page 36: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

31

b. Các luật về thuế

vThuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp trực tiếp tác động đến nguồn thu, chi tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp do đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn địa bàn đầu tư, tuyển dụng lao động và tham gia hoạt động từ thiện về quy mô và nội dung tài trợ.

Các Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 (2008), Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 và Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014 điều chỉnh các ưu đãi theo 2 hướng:

Thứ nhất, miễn giảm thuế thu nhập cho các khoản thu của doanh nghiệp đối với các khoản tài trợ, viện trợ nhân đạo, các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động trên địa bàn khó khăn, các doanh nghiệp sử dụng người lao động là nữ hoặc các đối tượng yếu thế trong xã hội. Cụ thể:

§ Miễn thuế thu nhập đối với khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

§ Miễn thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.

§ Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm (điều 13 và 14, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp).

Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế:

§ Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.

§ Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế tối đa không quá 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 4 năm tiếp theo.

§ Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ.

§ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Thứ hai, liệt kê cụ thể các khoản chi của doanh nghiệp được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp kèm theo là các quy định liên quan đến quản lý thuế. Dưới đây là nội dung hướng dẫn mới nhất theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính). Các quy trình thủ tục liên quan đã được nêu cụ thể ở Thông tư số 78/2014/TT-BTC ban hành trước đó.

Page 37: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam32

Các khoản chi được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế Quy trình thủ tục

1 - Chi tài trợ giáo dục

(Cho các trường thuộc Hệ thống giáo dục - bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp )

Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học;

Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường;

Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên (tài trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật);

Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học;

Tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.

Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC);

Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

2 - Chi tài trợ y tế

(Cho các sơ sở Y tế được thành lập theo QĐPL)

Tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh;

Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế;

Chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

3 - Chi tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai

Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC)

Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

Page 38: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

33

4 - Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết

Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC)

Văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo);

Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

Hoặc:

Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ;

Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

5 - Chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước

Là chương trình được Chính phủ quy định thực hiện ở các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC);

Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

6 - Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách Thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

7 - Chi tài trợ nghiên cứu khoa học Thủ tục, hồ sơ tài trợ cho nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định tại Luật KHCN và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.

vCác Luật về thuế khác: Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Thuế xuất nhập khẩu, Thuế thu nhập cá nhân

Luật Thuế GTGT năm 2008, luật sửa đổi bổ sung các Luật về thuế 2014 cùng các văn bản hướng dẫn dưới Luật (ví dụ như Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 và Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008...) đã quy định các khoản doanh thu có liên quan đến các hoạt động từ thiện và nhân đạo được miễn thuế GTGT. Cụ thể:

§ Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.

§ Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.

§ Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Page 39: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam34

§ Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

§ Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.

Tại các văn bản pháp Luật về Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và gần đây nhất, Văn bản hợp nhất số 19/VBHN/VPQH về Luật Thuế xuất khẩu và Luật Thuế nhập khẩu, ngày 11/12/2014 (điều 3) quy định rằng hàng hóa viện trợ nhân đạo và viện trợ không hoàn lại sẽ không chịu thuế xuất nhập khẩu.

Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (Điều 20), Thông tư số 111/2013/TT-BTC (điều 9) và Thông tư số 92/2015/TT-BTC (điều 15) đã hướng dẫn quy định giảm trừ vào thuế thu nhập đối với: i) các khoản đóng góp cho các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa và ii) khoản đóng góp vào Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học được Nhà nước công nhận.

c. Các văn bản về vinh danh doanh nhân, doanh nghiệp

Hiện nay, hoạt động vinh danh doanh nghiệp được quy định ở Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp và hướng dẫn bởi Thông tư số 01/2012/TT-BNV. Tuy nhiên, các quy định và tiêu chí xét tôn vinh doanh nghiệp (điều 7, Quyết định số 51 và điều 4, Thông tư số 01) chưa đề cập đến những đóng góp của doanh nghiệp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội (không thuộc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó).

d. Nhận định chung

Nhóm tư vấn có các nhận định chung về môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến doanh nghiệp làm từ thiện như sau:

§ Nhà nước Việt Nam đã thể hiện quan điểm nhất quán trong việc khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng được hưởng ưu đãi được quy định tương đối rõ ràng, lĩnh vực được ưu đãi rộng, có tính chất khuyến khích cao đối với hoạt động xã hội và từ thiện của các doanh nghiệp.

§ Các khoản thu từ tài trợ, viện trợ, từ các hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm thiết yếu phục vụ hoạt động cứu trợ, viện trợ nhân đạo, đầu tư sản xuất kinh doanh ở các vùng đặc biệt khó khăn hoặc sử dụng lao động là những người yếu thế trong xã hội. Các khoản chi cho từ thiện, đều được miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp. Các điều chỉnh, sửa đổi chính sách trong thời gian gần đây cho thấy xu hướng khuyến khích hơn, mong muốn huy động nhiều hơn, rộng rãi hơn các nguồn lực từ doanh nghiệp cho các hoạt động xã hội và từ thiện.

§ Các khuyến khích được nằm rải rác ở nhiều văn bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn..., lại thường xuyên bổ sung, sửa đổi, thay đổi nên rất khó khăn để nắm bắt và thực hiện. Thời gian từ khi có luật đến khi ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện thường kéo dài.

§ Việc quy định quá cụ thể trong Luật về tỷ lệ phần trăm, số lượng lao động là các đối tượng yếu thế sẽ rất khó thực thi và chưa khuyến khích và chưa đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người yếu thế ít hơn số lao động quy định trong Luật về các lao động này.

Page 40: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

35

§ Các văn bản pháp luật vẫn được xây dựng theo cách tiếp cận cũ - liệt kê những việc cụ thể “được khuyến khích” thay vì tiếp cận theo hướng “được làm các việc pháp luật không cấm” và điều chỉnh theo hành vi. Do vậy, các văn bản này không thể theo kịp sự phong phú, đa dạng của thực tiễn, mỗi lần sửa đổi, bổ sung lại thêm hoặc bớt các việc, các hoạt động cụ thể (ví dụ Thông tư số 96/2015 về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung thêm 2 hoạt động so với hướng dẫn trước đó là: tài trợ cho giáo dục nghề nghiệp và làm cầu dân sinh).

§ Trình tự, thủ tục để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp chưa được hướng dẫn đầy đủ, còn nhiều bất hợp lý và phức tạp, tạo tâm lý e ngại, nhất là trong hoạt động mang tính từ thiện.

§ Các khoản chi hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, chi bằng tiền cho người bệnh chỉ được coi là hợp lệ nếu thông qua “các tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật”. Hiện nay chưa có văn bản nào xác định khái niệm và danh mục các “tổ chức có chức năng huy động tài trợ”, vì vậy việc thực hiện là khiên cưỡng, vừa mất nhiều thời gian, lại vừa hành chính hóa hoạt động tài trợ, đó là chưa tính đến tâm lý của các tổ chức, cá nhân nhà tài trợ luôn mong muốn sự đơn giản, thuận tiện trong các hoạt động tài trợ và tiền hỗ trợ phải được đưa đến tận nơi, tận tay người thụ hưởng.

§ Các khoản chi tài trợ cho các đối tượng chính sách, tài trợ cho nghiên cứu khoa học chưa được hướng dẫn cụ thể, mà đến cấp thông tư cũng chỉ hướng dẫn thực hiện “theo các quy định của pháp luật”. Điều này đồng nghĩa với việc không thể thực hiện được.

§ Tất cả các quy định về miễn, giảm, khấu trừ các loại thuế đều chỉ điều chỉnh đối với “các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật”, được hiểu là các tổ chức có tư cách pháp nhân.

5.1.2. Các yếu tố thực tiễn từ góc độ doanh nghiệp tác động đến từ thiện doanh nghiệp và hợp tác với khu vực xã hội dân sự

v Các doanh nghiệp ý thức sâu sắc hơn, quan tâm nhiều hơn và đóng góp đáng kể cho hoạt động từ thiện, nhân đạo.

Đến nay, chưa có một tổng kết nào ghi nhận các đóng góp của hơn 500.000 doanh nghiệp trên cả nước trong hoạt động từ thiện, nhân đạo. Tuy nhiên, qua các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thấy rõ mối quan tâm của xã hội nói chung và của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đến các hoạt động nhân đạo, từ thiện ngày càng gia tăng, nhất là trong các trường hợp thiên tai, bão lụt.

Báo cáo “Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam” tháng 10/2013, cho thấy 3/4 trong số trên 500 doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu có hoạt động nhân đạo, từ thiện trong 1 năm trước thời điểm nghiên cứu. Nếu so sánh với 1 năm trước đó, 49% là không thay đổi và 19% là tăng lên. Tại một khảo sát nhanh cuối năm 2014 do CED thực hiện trong khuôn khổ dự án, 87% doanh nghiệp tham gia cho rằng từ thiện mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, với số lượng doanh nghiệp tham gia không lớn, nhưng các kết quả cũng phản ánh sự quan tâm và đóng góp của các doanh nghiệp vào các hoạt động từ thiện, nhân đạo.

Page 41: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam36

Tất cả 17 doanh nghiệp được phỏng vấn đều có các hoạt động từ thiện trong năm 2014. Số lượng đóng góp lớn nhất là Công ty Cổ phần nhiên liệu Sài Gòn với số tiền là 500 triệu đồng, các doanh nghiệp khác từ 30 triệu đồng đến 400 triệu đồng. Có những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh còn đang lỗ hoặc chưa có lãi vẫn huy động và đóng góp không nhỏ cho hoạt động từ thiện như Công ty TNHH khách sạn Đại kết HCM (190 triệu đồng), Công ty TNHH Ngọc Nam Phương (200 triệu đồng), Công ty Cổ phần thể dục - thể thao Tích Tắc HCM (100 triệu đồng), Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ quản lý Hà Nội (95 triệu đồng).

10/15 doanh nghiệp tại Đà Nẵng khi trả lời phiếu hỏi ý kiến nhanh đã cho biết họ có tham gia hoạt động từ thiện và nhân đạo năm 2014.

Hầu hết các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho rằng “làm từ thiện không thuần túy là «trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mà thực sự là tâm và vấn đề tâm linh của con người trước nỗi đau và sự thiệt thòi của đồng loại”. Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Hà Nội lại khẳng định làm từ thiện mang đến nét đẹp cho văn hóa doanh nghiệp “làm từ thiện không phải là cho, mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp. Làm từ thiện để giảm bớt sự thờ ơ, tăng lòng yêu thương của cán bộ, nhân viên, tạo nên văn hóa doanh nghiệp”.

Đây là một yếu tố rất thuận lợi để các tổ chức XHDS tiếp cận và kêu gọi sự hợp tác và hỗ trợ từ doanh nghiệp cho các hoạt động của mình.

v Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về các chính sách ưu đãi của nhà nước liên quan đến từ thiện doanh nghiệp là rất hạn chế. Việc vận dụng trong thực tiễn các chính sách này hầu như không có.

Nhóm tư vấn không có điều kiện để tìm hiểu một số lượng đông đảo các doanh nghiệp. Nhưng khi truy cập các trang website của các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp và nhiều tổ chức XHDS, chúng tôi hầu như không tìm thấy một bài nào tuyên truyền, phổ biến có chủ đích về các chính sách ưu đãi liên quan đến nội dung trên.

Page 42: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

37

Nghiên cứu “Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam” tháng 10/2013 cũng không đề cập đến vấn đề này. Khảo sát nhanh của dự án cuối 2014 cho thấy 50% doanh nghiệp quan tâm đến các lợi ích về thuế, 34% không trả lời.

Kết quả khảo sát doanh nghiệp:

15/17 doanh nghiệp được phỏng vấn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trả lời không biết về các chính sách ưu đãi cho hoạt động từ thiện, nhân đạo;

17/17 doanh nghiệp không sử dụng các ưu đãi hiện hành;

02 doanh nghiệp vận dụng, đưa một phần chi phí vào chi phí tiếp thị, quảng cáo.

Ông Trần Văn Liêng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ca Cao Việt Nam: “Công ty chúng tôi hàng năm dành ra từ 300-400 triệu đồng để làm từ thiện, ngoài số tiền huy động từ anh em, một số khoản có hạch toán vào hoạt động tiếp thị. Mình làm việc tốt, từ tấm lòng và cái tâm của mình nhưng lại phải lấy danh nghĩa tiếp thị để làm, thấy không được thanh thản”.

13/15 doanh nghiệp tại Đà Nẵng trả lời không biết về các chính sách ưu đãi;

Tất cả các doanh nghiệp trả lời phiếu có hoạt động từ thiện, nhân đạo 2014 đều không sử dụng ưu đãi.

Giải thích về thực tế này, về mặt khách quan, các quy định và chính sách ưu đãi nằm rải rác ở các loại văn bản khác nhau (như các luật, nghị định, thông tư...). Bản thân từng loại văn bản cũng được sửa đổi và bổ sung, rất khó cập nhật và theo dõi. Về mặt chủ quan, việc phổ biến, hướng dẫn thi hành luật của các cơ quan hữu quan Nhà nước như cơ quan thuế còn yếu kém hoặc chưa tích cực. Trong thảo luận nhóm, có khá nhiều ý kiến chia sẻ về điểm này. Có đại diện doanh nghiệp cho rằng cán bộ cơ quan thuế năng lực còn hạn chế để giải thích rõ ràng cho các doanh nghiệp về các chính sách ưu đãi. Trong khi có ý kiến lại khẳng định các cán bộ thuế chưa thực sự tích cực phổ biến các chính sách đó. Đại diện của Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nghiệp cho rằng “(Cơ quan) thuế chỉ biết thu. Các doanh nghiệp nên chủ động trang bị cho mình những thông tin và kiến thức cần thiết về các chính sách liên quan của Nhà nước”.

Các chính sách đã được ban hành từ gần 10 năm nay, nhưng dường như chưa thực sự đi vào cuộc sống, và chưa tạo ra được tác động rõ nét trong việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động nhân đạo và từ thiện.

v Các doanh nghiệp hiểu biết không đầy đủ về các tổ chức XHDS, thiếu các thông tin về hoạt động của XHDS, chưa có sự tin cậy đối với khu vực này.

Đây là một vấn đề lớn, đa chiều và mới chỉ được đề cập đến ở một số nghiên cứu gần đây (ví dụ xem “Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam” TAF 10/2013 và Xã hội dân sự tại Việt Nam: Nghiên cứu so sánh về các tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh- TAF 12/201212).

Trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi không có điều kiện đi sâu vào vấn đề thú vị trên. Khi làm việc với các doanh nghiệp, nhóm tư vấn cảm nhận một cách sâu sắc rằng, đây mới là một yếu tố quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng quyết định đến việc thu hút nguồn tài chính của các tổ chức XHDS và hợp tác giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS trong hiện tại và tương lai. Các kết luận ở điểm này dựa trên những phỏng vấn và thảo luận với 17 doanh nghiệp tham gia nghiên cứu này.

12 Xã hội dân sự tại Việt Nam: Nghiên cứu so sánh về các tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ châu Á, 12/2012

Page 43: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam38

Ngoại trừ 2 doanh nghiệp ở Hà Nội, 15 doanh nghiệp còn lại đều không rõ Xã hội Dân sự bao gồm những loại tổ chức nào. Một số doanh nghiệp cho rằng tổ chức XHDS là các tổ chức xã hội do nhà nước lập ra (mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn thanh niên...) và bày tỏ sự không tin cậy cách làm việc và tính minh bạch của các tổ chức này khi làm từ thiện qua các phản ảnh trên báo chí hoặc chính họ đã trải nghiệm.

Một giám đốc công ty đưa dẫn chứng, trong một đợt cứu trợ bão lụt tại 1 tỉnh miền Trung, công ty có chuyển đến Mặt trận Tổ quốc tỉnh 40 triệu đồng. Sau 1 tháng, kiểm tra lại vẫn chưa thấy số tiền đến tay bà con và đến nay vẫn chưa biết số tiền đó dùng vào việc gì. “Từ đó chúng tôi tự tổ chức đi cứu trợ trực tiếp, không hợp tác với họ nữa”.

Một số khác cho rằng các tổ chức XHDS chính là các Quỹ bảo trợ, Quỹ xã hội và “Chúng tôi vẫn thường xuyên ủng hộ cho họ”;

Một Giám đốc doanh nghiệp cho rằng đây là một khu vực “nhạy cảm”, “tôi được thông báo là họ nhận tiền của nước ngoài về để chống phá chính quyền”;

Tất cả các doanh nghiệp được phỏng vấn đều chưa bao giờ hỗ trợ hoặc hợp tác với các tổ chức KHCN (tổ chức phi chính phủ Việt Nam).

Tuy nhiên, khi được nhóm tư vấn chia sẻ về các hoạt động và các các đóng góp của các tổ chức XHDS, phản ứng của tất cả doanh nghiệp là tích cực. Các doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác với các tổ chức XHDS vì mục đích cộng đồng. Qua trao đổi, các doanh nghiệp cho rằng, để có thể hợp tác, họ mong muốn:

- Hiểu rõ tôn chỉ, mục đích và các hoạt động của các tổ chức này;

- Có bằng chứng để tin vào tính minh bạch, hiệu quả của tổ chức;

- Uy tín của những người lãnh đạo Tổ chức được khẳng định;

- Có dự án/ chương trình cụ thể;

- Có kế hoạch hoạt động trung hạn phù hợp với mong muốn của công ty.

“Vấn đề công khai và minh bạch của các tổ chức làm từ thiện là yếu tố cốt lõi để tạo dựng lòng tin đối với các doanh nghiệp”, bà Bùi Thị Lệ Phương – Giám đốc Công ty Tư vấn Tài chính và Dịch vụ Thuế phát biểu tại buổi thảo luận ngày 4/9/2015 tại Hà Nội.

Ông Trần Văn Liêng - Tổng giám đốc công ty cổ phần Ca Cao Việt Nam “giả sử chúng tôi có dự án phát triển vùng nguyên liệu ở một địa phương, nếu có 1 tổ chức XHDS đủ năng lực, giúp chúng tôi vận động bà con trồng thử nghiệm trước ở quy mô nhỏ, dưới dạng một dự án xóa nghèo, thì chúng tôi sẵn sàng tài trợ. Việc này vừa giảm thiểu rủi ro, vừa tạo quan hệ và gây dựng thương hiệu cho công ty, tất cả đều hưởng lợi”.

Báo cáo “Hình ảnh của các tổ chức XHDS trên một số báo in và báo mạng” (ISEE, 12/2011)13 ghi nhận: “Mặc dù các tổ chức XHDS ở Việt Nam đã và đang có sự đóng góp không nhỏ vào đời sống xã hội, phần lớn công chúng còn thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về sự tồn tại cũng như vai trò của các tổ chức này. Nhiều người còn không rõ về vai trò và chức năng của các tổ chứcXHDS, vì sao các tổ chức này lại cần thiết đối với sự phát triển của đất nước. Lý do nhiều người còn không hiểu về XHDS bởi vì các tổ chức này ít được thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Một mặt, các tổ chức XHDS không chủ động trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh của họ đối với công chúng.

13 Hình ảnh của các tổ chức XHDS trên một số báo in và báo mạng, ISEE, 12/2011

Page 44: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

39

Họ thiếu kinh nghiệm để tiếp cận với báo chí một cách bài bản và đưa ra các thông điệp một cách chiến lược cũng như việc vận động xã hội ủng hộ cho sứ mạng của họ. Mặt khác, báo chí cũng chưa thực sự đưa các thông tin về các tổ chức XHDS một cách sâu sắc và hấp dẫn”.

Thông điệp đã trở nên rất rõ ràng, 2 yếu tố có tính quyết định (thậm chí còn quyết định hơn cả yếu tố về chính sách ưu đãi của nhà nước) đến việc thu hút nguồn lực tài chính và hợp tác từ các doanh nghiệp cho hoạt động của các tổ chức XHDS là: (i) Tăng cường sự hiểu biết về vai trò, sứ mệnh, các hoạt động, sự đóng góp của các tổ chức XHDS cho khu vực doanh nghiệp và xã hội; (ii) Hoạt động của các tổ chức XHDS phải đảm bảo minh bạch, đặc biệt là minh bạch về tài chính. Đồng thời, các tổ chức XHDS cần có đủ năng lực xây dựng và quản lý dự án, lập kế hoạch và năng lực chuyên môn thực hiện các dự án phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

5.1.3. Các đề xuất của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường chính sách và pháp lý cho từ thiện doanh nghiệp

Qua thảo luận và phỏng vấn, có thể tổng hợp các đề xuất sau đây từ phía các doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường pháp lý, thể chế, khuyến khích các doanh nghiệp làm từ thiện và tăng cường sự hợp tác với các tổ chức XHDS - như những đối tác trong hoạt động từ thiện doanh nghiệp vì sự phát triển:

v Cần được cung cấp đầy đủ thông tin, thành lập các diễn đàn, các hình thức giao lưu khác nhau giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS, để có thể hiểu biết và chia sẻ, tạo nền móng cho sự tin cậy và hợp tác.

v Các ưu đãi về thuế cho hoạt động từ thiện cần được thống nhất và tổng hợp ở một tài liệu cụ thể, được in và phổ biến cùng lúc với các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Các cơ quan thuế, các tổ chức XHDS, các hiệp hội doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, truyền thông về các chính sách khuyến khích doanh nghiệp làm từ thiện.

v Đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ khi quyết toán các khoản chi. Loại bỏ các chứng nhận mang tính trung gian của các tổ chức trung gian (cơ quan có chức năng tiếp nhận tài trợ) trong các thủ tục hạch toán, quyết toán.

v Hướng dẫn chi tiết các thủ tục giấy tờ cho các khoản chi tài trợ (chi tài trợ nghiên cứu khoa học, chi tài trợ đối tượng chính sách) mà cho đến nay mới chỉ được hướng dẫn chung chung “theo các quy định của pháp luật”.

v Cần có những nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về thực trạng, xu hướng làm từ thiện của các loại hình doanh nghiệp khác nhau, bao gồm cả các công ty và tập đoàn lớn của Nhà nước.

Page 45: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam40

5.2. Môi trường pháp lý và chính sách điều chỉnh tổ chức, hoạt động của các tổ chức XHDS

5.2.1. Một vài nét khái quát về môi trường pháp lý và chính sách về tổ chức và hoạt động nói chung của khối XHDS

Quyền hội họp, lập hội và tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân đã được ghi nhận từ Hiến pháp 1946 và các Hiến pháp sau này của Việt Nam. Đường lối chung của Đảng và Nhà nước cũng khẳng định tính cần thiết và nhu cầu chính đáng của người dân về quyền lập hội (Nghị quyết số 8B-NQ/HNTW khóa VI năm 1990).

Đến nay, việc thể chế hóa đường lối của Đảng và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp “còn chậm, phân tán thiếu tính hệ thống và đồng bộ”, theo Báo cáo thẩm tra dự án luật về hội của Ủy ban Pháp luật Quốc hội ngày 28/10/2015. Do các yếu tố lịch sử và tính chất đặc thù của thiết kế hệ thống chính trị của Việt Nam đã hình thành được một khung pháp lý trong đó các loại hình tổ chức xã hội được điều chỉnh riêng rẽ, bằng nhiều cấp độ văn bản pháp luật khác nhau. Hiện nay, khung pháp lý này từng bước được hoàn thiện theo hướng cởi mở hơn và đang tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập của đất nước.

Dưới đây là tổng hợp các nhóm tổ chức xã hội hiện đang tồn tại tại Việt Nam và khung pháp lý điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các nhóm này:

v Nhóm tổ chức chính trị - xã hội có Luật và Pháp lệnh riêng điều chỉnh gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam (Luật Mặt trận tổ quốc - số 14/1999/QH10, và mới nhất là Luật Mặt trận tổ quốc số 75/20015 ngày 12/6/2015), Công đoàn Việt Nam (Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 ngày 20/6/2012), Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Luật Thanh niên, số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005), Hội Cựu chiến binh Việt Nam (Pháp lệnh Cựu chiến binh số a19/2005/L-CTN, ngày 18/10/2005).

Hội đoàn thể như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, được thành lập theo các Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam. Tổ chức và hoạt động theo điều lệ và trong nhiều trường hợp đối với các chương trình hành động cụ thể, theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

v Các Hội, hiệp hội, các quỹ xã hội, từ thiện, các cơ sở bảo trợ xã hội được điều chỉnh riêng rẽ bằng các văn bản cấp nghị định chính phủ và các văn bản hướng dẫn cấp Bộ hoặc cấp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Riêng các hội và hiệp hội được phân ra 28 Hội “đặc thù” có phạm vi hoạt động cả nước và được nhà nước giao biên chế và cấp kinh phí cho toàn bộ hoặc một phần các hoạt động. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố quyết định các hội đặc thù trên địa bàn - Quyết định số 68/2010/QQĐTTg ngày 1/11/2010). Các tổ chức khoa học - công nghệ (còn gọi là PCPVN), được điều chỉnh bằng Luật KHCN và một nghị định hướng dẫn kèm theo.

v Các Tổ chức cộng đồng hiện nay, chưa có một khung pháp lý nào cho tổ chức và hoạt động của các Tổ chức cộng đồng (TCCĐ). Do số lượng hết sức lớn, phạm vi hoạt động trải rộng trên khắp các mặt sinh hoạt của đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Các tổ chức cộng đồng nhận được các ứng xử rất khác nhau từ các cơ quan chính quyền các cấp. Có nơi ủng hộ tích cực, có nơi gây khó dễ và ngăn cấm. Trong bối cảnh như trên hoạt động của các tổ chức cộng đồng nói chung về cơ bản là khó khăn, không được bảo đảm về pháp lý.

Quá trình hoàn thiện khung pháp lý cho XHDS ở Việt Nam hiện nay được đánh dấu bằng việc Luật về Hội được đưa vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội khóa XIII (2011-2015). Tháng 6/2015 chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình dự luật này. Tuy vậy, dự thảo Luật vẫn được soạn thảo, lấy ý kiến

Page 46: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

41

nhiều lần các chuyên gia, các tổ chức xã hội và được trình để thảo luận tại phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII (28/11/2015).

Còn nhiều ý kiến rất khác nhau về nội dung của Luật. Tuy nhiên, dân chủ hóa xã hội đang trở thành xu thế tất yếu. Dư luận xã hội ghi nhận các đóng góp và cổ vũ mạnh mẽ cho việc thành lập rộng rãi hơn các tổ chức XHDS (thí dụ xem Quyền lập Hội, sao phải e dè14 - Vietnamnet và Thực trạng hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn Hà Nội15).

5.2.2. Môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động của 5 tổ chức XHDS được lựa chọn trong nghiên cứu

Như trên đã trình bày, trong phạm vi của nghiên cứu này, nhóm tư vấn tập trung phân tích môi trường pháp lý đối với 5 loại hình XHDS (đã nêu chi tiết ở phần phạm vi nghiên cứu), tập trung vào các yếu tố để bảo đảm cho các tổ chức này hoạt động minh bạch, thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn kinh phí từ khu vực doanh nghiệp. Các vấn đề liên quan đến các tổ chức xã hội được nhà nước cấp kinh phí toàn bộ hoặc một phần không được đề cập trong báo cáo này.

a. Hội

Trước đây các tổ chức Hội được điều chỉnh bởi Nghị định số 88/2003/NĐ-CP, ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Hiện tại các tổ chức này được điều chỉnh bằng Nghị định số 45/2010/NĐ-CP (Nghị định số 45), ngày 21/4/2010 và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP (Nghị định số 33), ngày 13/4/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45, và các thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Bảng dưới đây tóm tắt những điểm chính có liên quan trong Nghị định số 45:

14 Quyền lập Hội, sao phải e dè, Vietnamnet.

15 Thực trạng hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn Hà Nội hiện nay, 2015, Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội

Page 47: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam42

Định nghĩa

Là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Địa vị pháp lý Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam (Điều 4, khoản 2)

Điều kiện thành lập

1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

2. Có điều lệ;

3. Có trụ sở;

4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội: (100 với phạm vi cả nước, 50 cấp tỉnh, 20 cấp huyện và 10 cấp xã ) (điều 5)

Thủ tục thành lập (các điều 6,9,10,13,14, Nghị định số 45 và điều 1 nghị định số 33)

( i) Thành lập Ban vân động Hội

(ii) Xin phép công nhận ban vận động

(iii) Công nhận ban vân động (Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các sở, ủy ban nhân dân Huyện, xã - thời hạn 30 ngày)

(iv) Lập hồ sơ xin phép thành lâp

(v) Quyết định thành lập (Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân Huyện nếu được ủy quyền - Thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ)

(vi) Đại hội thành lập Hội - Thời hạn 90 ngày kể từ khi có giấy chứng nhận

(vii) Phê chuẩn Điều lệ Hội (các bước tiến hành như điểm (v) ở trên với thời hạn 30 ngày)

Page 48: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

43

Quyền của Hội

(Điều 23, Nghị định số 45)

1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.

2. Tuyên truyền mục đích của hội.

3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội.

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội.

5. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ hội.

6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.

7. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.

8. Thành lập pháp nhân thuộc hội theo quy định của pháp luật.

9. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.

11. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.

12. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao.

13. Cơ quan Trung ương hội có phạm vi hoạt động trong toàn quốc được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế.

Page 49: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam44

Nghĩa vụ của Hội (bao gồm cả quản lý tài chính và chế độ báo cáo), Điều 24 Nghị định số 45

1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của hội và điều lệ hội. Không được lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

2. Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.

3. Trước khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ ba mươi ngày, ban lãnh đạo hội phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hội hoạt động.

4. Việc lập văn phòng đại diện của hội ở địa phương khác phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

5. Khi thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký của hội, thay đổi trụ sở, sửa đổi, bổ sung điều lệ, hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

6. Việc lập các pháp nhân thuộc hội phải theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

7. Hàng năm, hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động, chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm.

8. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.

9. Lập và lưu giữ tại trụ sở hội danh sách hội viên, chi hội, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc hội, sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính của hội và văn phòng đại diện, biên bản các cuộc họp ban lãnh đạo hội.

10. Kinh phí thu được theo quy định tại khoản 11 và khoản 12 Điều 23 của Nghị định này phải dành cho hoạt động của hội theo quy định của điều lệ hội, không được chia cho hội viên.

11. Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật. Hàng năm, hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài.

12. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.

b. Tổ chức Khoa học- công nghệ (KHCN) ngoài công lập (thường được gọi là tổ chức PCPVN)

Luật KHCN 2013, Nghị định số 81/2002/NĐ-CP (Nghị định số 81/2002) ngày17/10/2002. Nghị định số 81 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật KHCN. Nghị định số 08/2014/NĐ-CP, ngày 27/1/2014 (Nghị định số 08) thay thế Nghị định số 81/2002.

Trong khuôn khổ nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến tổ chức KHCN ngoài công lập. Các nội dung chính liên quan đến nhóm Tổ chức KHCN ngoài công lập được nêu trong các văn bản pháp luật trên được tóm tắt trong bảng dưới đây:

Page 50: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

45

Định nghĩa

Tổ chức KHCN là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ KHCN, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

1. Tổ chức KHCN công lập là tổ chức KHCN do cơ quan có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 12 Luật KHCN và do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, thành lập và đầu tư.

2. Tổ chức KHCN ngoài công lập là tổ chức KHCN do doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức Việt Nam không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này thành lập.

Địa vị pháp lý Là pháp nhân, có con dấu và tài khoản ngân hàng

Điều kiện thành lập

1. Điều lệ tổ chức và hoạt động

a) Tên tổ chức KHCN bao gồm tên đầy đủ, tên giao dịch và tên viết tắt (nếu có) .

b) Mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chức KHCN

c) Trụ sở chính có địa chỉ được xác định rõ theo địa danh hành chính, có số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

d) Người đại diện.

đ) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức KHCN phù hợp mục tiêu, phương hướng hoạt động.

e) Lĩnh vực hoạt động:

Trường hợp tổ chức KHCN do cá nhân thành lập thì lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 Luật KHCN. (Thành lập doanh nghiệp KHCN, tổ chức KHCN trong một số lĩnh vực theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.)

g) Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh trong bộ máy lãnh đạo và các cơ quan khác của tổ chức KHCN.

h) Vốn điều lệ của tổ chức, bao gồm tiền mặt và các tài sản khác quy ra tiền; nguyên tắc tăng giảm vốn hoạt động và các nguyên tắc về tài chính khác.

i) Điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể (nếu có).

k) Cam kết tuân thủ pháp luật.

2. Nhân lực KHCN

a) Mỗi tổ chức KHCN phải có ít nhất 05 (năm) người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức.

Trường hợp thành lập tổ chức KHCN để phát triển ngành KHCN mới thì tổ chức KHCN phải có ít nhất (một) người có trình độ đại học trở lên thuộc ngành đăng ký hoạt động làm việc chính thức.

b) Người đứng đầu tổ chức KHCN phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp.

Đối với tổ chức KHCN là cơ sở giáo dục đại học thì người đứng đầu phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học.

3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật

Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất - kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức KHCN.

Page 51: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam46

Trình tự, thủ tục thành lập tổ chức KHCN ngoài công lập

1. Lập bộ Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập tổ chức KHCN bao gồm:

a) Đơn đề nghị cho phép thành lập tổ chức KHCN theo mẫu do Bộ KHCN quy định;

d) Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động;

đ) Đề án thành lập tổ chức KHCN;

e) Các tài liệu chứng minh đáp ứng các quy định về điều kiện thành lập.

2. Quyết định thành lập và quyết định bổ nhiệm lãnh đạo tổ chức của cơ quan chủ quản (các hội nghề nghiệp TW).

3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ=>Bộ KHCN.

Trường hợp các cá nhân: Sở KHCN nơi tổ chức KHCN đặt trụ sở chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KHCN.

Quyền của tổ chức KHCN

(Điều 13 Luật KHCN)

1. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động KHCN trong lĩnh vực đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Tổ chức KHCN công lập được Nhà nước giao biên chế.

2. Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KHCN; ký kết hợp đồng KHCN; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KHCN.

3. Thành lập tổ chức KHCN, doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp KHCN trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh trong nước và ở nước ngoài để hoạt động KHCN theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động KHCN và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

5. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động KHCN theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

6. Công bố kết quả hoạt động KHCN theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật.

7. Tư vấn, đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển KHCN của Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền.

8. Tham gia hoạt động hội nhập quốc tế về KHCN.

9. Được chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ thành doanh nghiệp KHCN theo quy định của pháp luật.

Page 52: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

47

Nghĩa vụ của tổ chức KHCN

(Điều 14, Luật KHCN)

1. Đăng ký hoạt động KHCN; thực hiện hoạt động KHCN theo đúng lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

2. Thực hiện hợp đồng KHCN đã ký kết, nhiệm vụ KHCN do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao.

3. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ KHCN.

4. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản thường xuyên theo chức năng của mình; sử dụng kinh phí đầu tư cho KHCN đúng pháp luật.

5. Đăng ký, lưu giữ và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước.

6. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về KHCN.

7. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân hoạt động KHCN trong tổ chức mình; giữ bí mật Nhà nước về KHCN.

c. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 (Nghị định số 148) của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 (Nghị định số 30) thay thế Nghị định số 148.

Định nghĩa

1. “Quỹ”: Là tổ chức phi chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc; có mục đích tổ chức, hoạt động theo quy định tại Điều 2 Nghị định này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, công nhận.

Địa vị pháp lý

1. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của quỹ:

1. Thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận.

2. Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.

3. Hoạt động theo điều lệ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.

4. Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của quỹ.

Điều kiện thành lập

Điều 8. Điều kiện thành lập quỹ

Quỹ được thành lập khi có đủ những điều kiện sau đây:

1. Mục đích hoạt động phù hợp với quy định tại Điều 2 Nghị định này.

2. Có sáng lập viên thành lập quỹ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

3. Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

4. Có hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này

Page 53: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam48

Quản lý tài chính

(Điều 28. Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, kiểm toán, thống kê )

1. Quỹ phải tổ chức công tác kế toán, thành lập theo đúng quy định của Luật kế toán, Luật thống kê và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cụ thể:

a) Chấp hành các quy định về chứng từ kế toán; hạch toán kế toán và các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có liên quan đến quỹ;

b) Mở sổ kế toán ghi chép và lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có liên quan đến quỹ (phản ánh, theo dõi chi tiết số thu, chi tiền, hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ và tổ chức, cá nhân được nhận tiền, hiện vật ủng hộ, tài trợ);

c) Lập và gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính và quyết toán năm cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ và cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ hoặc cơ quan tài chính của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ.

2. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về việc thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ của cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ hoặc cơ quan tài chính của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ và cơ quan kiểm toán có thẩm quyền. Cung cấp các thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

d. Các tổ chức BTXH ngoài công lập

Nghị định số 68/2008/NĐ-CP, ngày 30/5/2008 (Nghị định số 68) của Chính phủ quy định điều kiện và thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở BTXH. Nghị định số 81/2012/NĐ-CP, ngày 08/10/2012(Nghị định số 81/2012) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68.

Địa vị pháp lý Không quy định

Điều kiện thành lập

Điều 10. Môi trường và vị trí

Cơ sở BTXH phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khoẻ của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.

Điều 11. Cơ sở vật chất

Cơ sở BTXH phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:

1. Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10m2/đối tượng ở khu vực thành thị.

2. Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân 6m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân 8m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.

3. Đối với cơ sở BTXH chăm sóc, nuôi dưỡng từ 25 đối tượng trở lên phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).

Đối với cơ sở BTXH chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đến dưới 25 đối tượng phải đảm bảo điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp, nhà làm việc của cán bộ nhân viên, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

4. Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người tàn tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

Page 54: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

49

Điều 4. Nhiệm vụ của cơ sở BTXH

1. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng.

3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách.

4. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở BTXH trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.

5. Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội ở cộng đồng nơi có trụ sở (nếu có điều kiện).

Nguồn thu

Kinh phí hoạt động của cơ sở BTXH

2. Đối với cơ sở BTXH ngoài công lập, bao gồm:

a) Nguồn tự có của chủ cơ sở BTXH;

b) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

c) Nguồn đóng góp của đối tượng tự nguyện;

d) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;

đ) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để nuôi dưỡng các đối tượng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đồng ý tiếp nhận.

Quản lý tài chính

Điều 8. Quản lý tài chính, tài sản

1. Cơ sở BTXH thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của pháp luật.

2. Việc sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí nêu tại Điều 7 Nghị định này phải thực hiện công khai, dân chủ và theo đúng quy định của pháp luật.

3. Cơ sở BTXH có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động tài chính định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật với cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan quản lý trực tiếp.

Điều 9. Chế độ báo cáo

1. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6) và hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) cơ sở BTXH có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở BTXH có trụ sở.

2. Trước ngày 31/12 hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động của các cơ sở BTXH thuộc quyền quản lý. 

Page 55: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam50

e. Nhận định chung

Qua rà soát các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức XHDS, có thể nhận thấy, trong số 5 loại hình tổ chức XHDS nêu trên, chỉ có các Quỹ (xã hội và từ thiện) là loại hình XHDS duy nhất vừa có địa vị pháp lý rõ ràng vừa có các quy định hoạt động và quản lý tài chính cụ thể. Các tổ chức còn lại hoặc có tư cách pháp lý nhưng chưa có quy định về quản lý tài chính (ví dụ như các Hội), hoặc chưa có cả hai (các tổ chức KHCN, cơ sở BTXH), hoặc hoàn toàn chưa có khung pháp lý điều chỉnh (các tổ chức cộng đồng).

Nghiên cứu các văn bản pháp luật và chính sách về hoạt động viện trợ (ví dụ như Nghị định số 93 về sử dụng viện trợ PCPNN hay Nghị định số 38 về sử dụng vốn ODA) cho thấy địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân rõ ràng là điều kiện tiên quyết đối với hoạt động gây quỹ của các tổ chức XHDS. Căn cứ vào các quy định của Nghị định số 93, chỉ trừ trường hợp các TCCĐ, tất cả 4 loại hình XHDS còn lại đều có đầy đủ tư cách pháp nhân và địa chỉ pháp lý để tiếp nhận nguồn viện trợ từ PCPNN, trong khi đó chỉ có hội và hiệp hội là loại hình tổ chức XHDS duy nhất có đầy đủ tư cách pháp lý để thu hút nguồn vốn ODA với vai trò là cơ quan chủ quản, theo quy định của Nghị định số 38. Kết quả khảo sát thực tiễn về thu hút nguồn lực từ khối doanh nghiệp còn khẳng định thêm rằng, ngoài địa vị pháp lý, cơ chế hoạt động và quản lý tài chính của các tổ chức XHDS cũng là điều kiện quan trọng và thực tiễn ảnh hưởng đến quyết định tài trợ của các doanh nghiệp cho các tổ chức này. Xem sơ đồ về Nghị định số 93 tại Phụ lục III của Báo cáo này.

Ngoài các tổ chức XHDS là đối tượng của nghiên cứu này, còn có các tổ chức xã hội hiện hành khác, ví dụ như các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đoàn thể – vốn được xem là những “tổ chức có đủ chức năng tiếp nhận tài trợ”. Các tổ chức này đang sở hữu và được tiếp nhận một nguồn lực to lớn của Nhà nước và cũng huy động được các nguồn lực không nhỏ từ doanh nghiệp và xã hội, một phần trong đó sử dụng cho các hoạt động từ thiện. Việc nghiên cứu sâu và toàn diện về các mặt mạnh/yếu, phương thức huy động, sử dụng tài trợ từ thiện của các tổ chức xã hội này, phân tích và so sánh hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn của các loại hình tổ chức xã hội, đề xuất chính sách phân bổ nguồn vốn, phương thức hợp tác, cách thức hoàn thiện thể chế quản trị vv.. cũng là nhu cầu quan trọng đối với các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội nói chung và các tổ chức XHDS nói riêng.

Sẽ là thiếu sót lớn nếu như các nghiên cứu liên quan chỉ dừng lại ở hai đối tượng là khu vực doanh nghiệp và khối XHDS. Như đã nói ở trên, bên cạnh hai nhóm đối tượng này, các cơ quan quản lý nhà nước cũng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy từ thiện doanh nghiệp và hợp tác giữa khu vực XHDS và doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu tiếp tục phải xác định được các cơ quan quản lý của nhà nước có liên quan đến tiến trình này là những cơ quan nào? Họ có vai trò cụ thể như thế nào trong việc hoạch định và thực thi các chính sách cũng như thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa hai khu vực? Những bất cập nào còn tồn tại trong chính sách quản lý và thực tiễn triển khai của các cơ quan này? Chỉ khi nào xác định rõ ràng được các mối quan hệ tương quan giữa ba nhóm tác nhân là nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức XHDS thì khi đó mới có hành động cụ thể và hiệu quả để thúc đẩy doanh nghiệp đóng góp cho phát triển cộng đồng.

Các hình thức và tính hiệu quả của các mô hình hỗ trợ từ thiện vì mục tiêu phát triển cộng đồng cần phải được đánh giá từ góc độ của nhóm trực tiếp hưởng lợi. Nhóm đối tượng thụ hưởng trực tiếp các hỗ trợ từ doanh nghiệp và/hoặc thông qua chương trình hỗ trợ của các tổ chức XHDS là ai? Họ có đánh giá như thế nào về cách thức, tính hiệu quả và sự bền vững lâu dài của các nguồn hỗ trợ đó là hết sức quan trọng, giúp các bên quyết định được phải hành động như thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn hỗ trợ.

Page 56: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

51

Dưới đây là những nhận định cụ thể hơn về các thuận lợi và khó khăn liên quan đến địa vị pháp lý và tính minh bạch trong cơ chế hoạt động và quản lý tài chính của từng tổ chức XHDS được lựa chọn:

vĐối với các Hội

- Theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP định nghĩa về Hội gần như tương đồng với khái niệm tổ chức XHDS. Về mặt pháp luật, các tổ chức cộng đồng hiện nay, nếu có đủ các điều kiện theo quy định, đều có quyền thành lập các Hội, tương ứng với phạm vi và quy mô hoạt động của mình. Định nghĩa Hội cũng xác lập tính chất phi lợi nhuận của Hội. Địa vị pháp lý của hội được xác định rõ ràng, có tư cách pháp nhân. Quyền hạn của Hội là đầy đủ và rộng rãi. Hội có quyền thu hút tất cả các nguồn lực cho hoạt động, kể cả nguồn vốn ODA (với tư cách là cơ quan chủ quản - theo Nghị định 38 CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA).

- Điều kiện thành lập “Có mục đích hoạt động... không trùng lặp... lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ” (Nghị định số 45). Quy định này trái với bản chất của Hội đã được định nghĩa ở trên. Không có lý do gì để ngăn cản các hội không được hoạt động trong cùng lĩnh vực với hội thành lập trước đó.

- Thủ tục thành lập quá phức tạp. Ban chuẩn bị thành lập phải tự tìm cho mình “cơ quan quản lý, ngành, lĩnh vực hoạt động” tương ứng để xin phê chuẩn (có những hoạt động không biết cơ quan nào là quản lý ngành và lĩnh vực). Thời gian xem xét, phê chuẩn quá dài. Quy định quản lý tài chính của hội” chỉ được ghi là “theo quy định của pháp luật” nhưng thực chất là không quy định. Đến nay, hoàn toàn chưa có hướng dẫn về chế độ hoạch toán, kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ cho các hoạt động tài chính của Hội.

vĐối với các tổ chức khoa học và công nghệ

- Không có điều khoản nào khẳng định tính chất phi lợi nhận của các tổ chức này.

- Với các tổ chức KHCN do cá nhân thành lập, có những hạn chế về các lĩnh vực và nội dung hoạt động (Quyết định số 97/QĐ/TTg tháng 7/2009).

- Không quy định và hướng dẫn về chế độ thuế, chế độ chi tiêu, chế độ kế toán, thống kê cho các tổ chức này.

- Tại các văn bản pháp luật khác (về thuế, tài chính…) thường sử dụng khái niệm “các tổ chức kinh tế do các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập hoặc các tổ chức sự nghiệp kinh tế do các cơ quan nhà nước thành lập).

vĐối với các Quỹ xã hội

- Địa vị pháp lý được xác định rõ ràng, có tư cách pháp nhân, là tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận.

- Yêu cầu vốn thành lập tăng lên đáng kể so với nghị định trước đó.

- Quy định các nguồn thu là đầy đủ và rộng rãi.

- Yêu cầu về quản lý tài chính rõ ràng, chặt chẽ.

vĐối với các cơ sở bảo trợ xã hội

- Nghị định không có điều khoản nào xác định địa vị pháp lý của cơ sở BTXH.

- Nguồn thu của cơ sở BTXH được quy định đầy đủ và rộng rãi.

- Quy định quản lý tài chính được ghi là “theo quy định của pháp luật” nhưng thực chất là không có quy định. Hiện tại chưa có các hướng dẫn chi tiết về chế độ hoạch toán, kế toán, quản lý tài chính của các cơ sở này.

Page 57: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam52

vĐối với tổ chức cộng đồng (TCCĐ)

- Hiện nay, chưa có một khung pháp lý nào cho tổ chức và hoạt động của các tổ chức cộng đồng nói khác đi là các tổ chức này đang hoạt động “ngoài vòng pháp luật”.

5.2.3. Các yếu tố thực tiễn từ góc độ các tổ chức XHDS ảnh hưởng đến hoạt động và huy động hợp tác, hỗ trợ từ khu vực doanh nghiệp

v Khó khăn và giảm sút về tài chính cho hoạt động của các tổ chức XHDS. Xu hướng tiếp cận và kêu gọi tài trợ từ khu vực doanh nghiệp trong nước trở nên cấp thiết

Báo cáo “Tóm tắt về XHDS ở Việt Nam” (2011, ADB) đã nhận định “Trung tâm Nguồn lực NGO đã ghi nhận sự sụt giảm về nguồn tài chính của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong năm 2010, do việc thay đổi các ưu tiên tài trợ song phương gắn liền với sự tăng trưởng của Việt Nam. Các tổ chức phi chính phủ đang tìm những cách sáng tạo để tiếp cận các nguồn tài trợ mới trong bối cảnh thay đổinày, bao gồm việc hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân, trở thành doanh nghiệp xã hội, và cung cấp dịch vụ tư vấn”.

Lộ trình cam kết của EU với tổ chức XHDS Việt Nam - ngày 10/11/201416 cũng truyền tải một thông điệp tương tự: “Về tài chính, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã và đang là nguồn tài trợ quan trọng cho các tổ chức XHDS. Tuy nhiên mối quan tâm hiện tại của XHDS là các cơ hội tài trợ đang ngày càng ít và dự kiến tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam sẽ ngày càng giảm. XHDS do đó phải tìm cách đa dạng hóa nguồn tài chính của họ và tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ khu vực tư nhân. Điều này đòi hỏi các tổ chức XHDS phải tăng cường xây dựng hình ảnh và tăng sự tín nhiệm của họ đối với doanh nghiệp và các tập đoàn, chính phủ và công chúng nói chung”.

Báo cáo nghiên cứu “Thực trạng, vai trò và và các thách thức của các tổ chức xã hội trong công cuộc phòng chống HIV”17 tháng 6/2015 do Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu về phòng chống HIV, với sự tham gia của 277 tổ chức cộng đồng đã kết luận “Khi được hỏi về những khó khăn của tổ chức trong giai đoạn mới, có tới 80,4 % các tổ chức xã hội được hỏi cho biết họ gặp khó khăn về kinh phí hoạt động. Rõ ràng, khi nguồn tài trợ cắt giảm đồng loạt thì vấn đề kinh phí được các tổ chức xã hội đặt lên hàng đầu”.

Kết quả các phỏng vấn sâu cũng phản ảnh tình trạng khó khăn về tài chính của các tổ chức XHDS trong bối cảnh hiện tại.

16 Lộ trình cam kết của EU với tổ chức XHDS Việt Nam, EU, 2014

17 Thực trạng, vai trò và và các thách thức của các tổ chức xã hội trong công cuộc phòng chống HIV, Trường Đại học Y Hà Nội

Page 58: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

53

17/17 Tổ chức XHDS tham gia phỏng vấn đều đặc biệt quan tâm và lo lắng vấn đề gây quỹ và đảm bảo kinh phí hoạt động. Khảo sát thực tế các tổ chức này cũng ghi nhận tình trạng thiếu thốn và bất cập về cơ sởvật chất và trang thiết bị hoạt động.

Tại tọa đàm ngày 04/9/2015 do VACD tổ chức và Hội thảo ngày 04/11/2015 do VUSTA tổ chức, các nhóm cộng đồng tham dự cũng đều phản ánh tình trạng khó khăn trong hoạt động gây quỹ cho tổ chức.

Trong số 02 hội tham gia phỏng vấn, chỉ có Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi thành phố HCM đã nhận được nguồn lực từ Chính phủ và cũng là tổ chức duy nhất trong 17 tổ chức nghiên cứu nhận được hỗ trợ từ nguồn này. Một điều đáng lưu ý, cả 02 hội đều đã hợp tác và nhận được tài trợ từ doanh nghiệp, tuy nhiên nguồn lực này chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Trong 7 tổ chức khoa học công nghệ khảo sát có 01 tổ chức (cũng là tổ chức duy nhất trong số 17 tổ chức XHDS) được tiếp nhận nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). 2/7 tổ chức đã tổ chức sự kiện để gây quỹ.

Đối với 02 Quỹ được khảo sát, nguồn lực chủ yếu đến từ việc huy động, quyên góp từ cá nhân trong và ngoài nước, tiếp đó là nguồn lực do các thành viên quỹ đóng góp. Hai nguồn lực này chiếm tới 45% trong tổng số nguồn lực hiện có để thực hiện các hoạt động của quỹ.

Hai cơ sở BTXH ngoài công lập cho thấy, hiện các cơ sở đã và đang tiếp nhận nguồn lực từ 6 chủ thể tài trợ khác nhau, bao gồm: từ các cá nhân, các tổ chức PCPQT, DNVN, DNNN, tổ chức KH&CN địa phương và đặc biệt là tự sản xuất các sản phẩm hàng hóa để bán. Cả 02 cơ sở BTXH kể từ khi thành lập đến thời điểm khảo sát chưa nhận được nguồn lực hỗ trợ từ phía Nhà nước. Điển hình là cơ sở Mái ấm Thiên Ân, một cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khiếm thị, đã tự sản xuất các mặt hàng như: gậy dò đường, bảng chữ nổi không những cung cấp trực tiếp cho các đối tượng của cơ sở mà còn có thể bán để trang trải chi phí hoạt động.

v Vấn đề chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết của các tổ chức XHDS đối với doanh nghiệp, cũng như việc nâng cao năng lực quản lý, truyền thông và các năng lực chuyên môn khác là hết sức cần thiết.

Kết quả cuộc khảo sát nhanh do Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng (CECEM)18 thực hiện năm 2014 cho thấy có rất ít các tổ chức PCPVN nhận được nguồn hỗ trợ và hợp tác từ các doanh nghiệp trong nước. Hơn thế nữa, một số tổ chức đang được doanh nghiệp hỗ trợ nhận xét rằng việc hợp tác với doanh nghiệp hoàn toàn không dễ, vì hai lý do chủ yếu: i) khó tiếp cận thông tin về cơ hội hợp tác với doanh nghiệp, và ii) khó đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong quá trình xúc tiến việc hợp tác. Nhận định này phù hợp với kết quả khảo sát các doanh nghiệp và các yêu cầu của doanh nghiệp đối với việc hợp tác với các tổ chức XHDS như trình bày ở trên.

Tất cả 17 tổ chức XHDS được khảo sát đều có nhu cầu cần được hỗ trợ để hợp tác với DNVN. Trong đó 06 tổ chức có nhu cầu tạo cơ hội cho họ tiếp cận với các DNVN, 05 có nhu cầu hội thảo tập huấn về kiến thức kỹ năng huy động nguồn lực, 04 có nhu cầu được thông tin về DNVN và 03 tổ chức có nhu cầu về hỗ trợ xây dựng chiến lược huy động nguồn lực.

18 Sổ tay Hướng dẫn hợp tác chiến lược với doanh nghiệp trong công tác phát triển, 2014, Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng CECEM

Page 59: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam54

v Thiếu văn bản hướng dẫn, không được phổ biến và tập huấn, đào tạo về thuế, quản lý tài chính, hoạch toán, kế toán cho các tổ chức phi chính phủ

Quản lý tài chính minh bạch là một yếu tố rất quan trọng để tạo ra sự tin cậy và hợp tác bền vững giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS. Các tổ chức XHDS được phỏng vấn đều cho biết đơn vị mình tuân thủ đầy đủ chế độ quản lý tài chính và báo cáo. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi nhận thấy sự hiểu biết về thuế, hoạch toán, kế toán, hóa đơn, chứng từ của đa phần các tổ chức XHDS còn hạn chế.

Theo ý kiến của giám đốc CED: “Chúng tôi không hiểu biết về quy định thuế, cơ quan thuế yêu cầu nộp thì phải nộp. Nếu không nộp sẽ gặp khó khăn trong quá trình hoạt động”. Giám đốc CISDOMA, đơn vị phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho rằng: “Cơ quan thuế không hiểu hay cố tình không hiểu về những khoản thuế mà các tổ chức phi lợi nhuận phải nộp, họ chỉ biết tận thu. Chúng tôi không có đủ thời gian đi lại để giải thích với họ và nộp là tốt nhất”.

Trong buổi tọa đàm về “Cải thiện môi trường chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với các Tổ chức xã hội làm từ thiện và hỗ trợ cộng đồng” do nhóm nghiên cứu phối hợp với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 9/9/2015, nhiều ý kiến cho rằng không chỉ các doanh nghiệp mà các tổ chức XHDS còn ít hiểu biết về các ưu đãi thuế khi làm từ thiện, ngay bản thân cơ quan thuế cũng còn hạn chế để có thể hỗ trợ doanh nghiệp và các tổ chức XHDS trong việc kê khai thuế. Các tổ chức XHDS và doanh nghiệp phải được trang bị các thông tin và hiểu biết cần thiết liên quan đến các chính sách thuế, ưu đãi thuế, quản lý tài chính đối với các tổ chức phi lợi nhuận.

vKhó khăn trong thực thi các văn bản pháp luật hiện hành đối với các tổ chức XHDS

Việc cấp phép thành lập với thủ tục rườm rà, kéo dài, khó khăn thậm chí trong một số trường hợp không được cấp phép một cách tùy tiện. Tình trạng này được phản ánh nhiều lần qua các hội thảo của VUSTA trong nhiều năm qua.

Với quy trình hiện nay, để được cấp chứng nhận thành lập một hội trên phạm vi cả nước, phải mất ít nhất 2 năm (thực tiễn của Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam). Các tổ chức XHDS khác cũng rơi vào tình thế tương tự. Dưới đây là một vài ví dụ ghi nhận được trong quá trình nghiên cứu:

• Trường hợp “Quỹ vì Cộng đồng”

Từ tháng 6/2013 các thành viên sáng lập Quỹ gửi đơn và bộ hồ sơ thành lập đến Sở Nội vụ Hà Nội, sau rất nhiều lần đi lại, hoàn chỉnh hồ sơ, đến tháng 6/2015 những người sáng lập Quỹ nhận được công văn từ chối cấp phép của Sở nội vụ Hà Nội với lý do “Thời điểm này, việc cấp phép cho Quỹ là chưa cần thiết và chưa phù hợp”.

Trong 2 năm đó, các sáng lập Quỹ đã phải gửi 1 tỷ đồng đóng băng trong Ngân hàng, phải thuê trụ sở với gần 4 triệu/tháng.

• Trường hợp xin thành lập “Quỹ trò nghèo vùng cao”:

Tháng 5/2011 nộp hồ sơ, qua nhiều lần xem xét, tháng 2/2014 mới có quyết định cấp giấy phép thành lập Quỹ, tháng 5/2014 mới nhận quyết định công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động.

Việc không thống nhất trong cách hiểu về một số câu chữ trong các văn bản pháp lý, gây khó khăn cho hoạt động của các tổ chức cũng khá phổ biến. Cụ thể, tại Điều 1, Nghị định số 68: “Cơ sở BTXH chăm sóc, nuôi dưỡng…”, theo đó, cách hiểu của cơ quan quản lý (Sở LĐTB&XH) “chăm sóc, nuôi dưỡng” nghĩa là đối tượng được bảo trợ phải ăn, ở ngủ nghỉ tại cơ sở (24/24 giờ mỗi ngày). Nếu đối

Page 60: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

55

tượng ban ngày đến cơ sở để học tập, ăn uống, nhưng ban đêm về gia đình ngủ, thì chỉ là hình thức “chăm sóc” mà không “nuôi dưỡng” và như vậy không đủ điều kiện thành lập.

“Tổ chức của chúng tôi thực chất là cơ sở BTXH và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Nhưng do cơ quan quản lý là Sở LĐ, TB và XH thành phố HCM cho rằng cơ sở chúng tôi chỉ chăm sóc đối tượng (học tập, ăn nghỉ ban ngày, ban đêm về nhà) mà không nuôi dưỡng (theo họ là phải ngủ đêm tại cơ sở) cho nên không được phép thành lập theo pháp luật. Vì vậy mãi đến năm 2014, cơ sở chúng tôi phải chuyển sang thành lập theo loại hình chi hội với tên là Chi hội bảo trợ trẻ em Hóc Môn, dưới sự bảo trợ của Hội bảo trợ trẻ em nghèo TP. Hồ Chí Minh. Tuy vậy, hiện nay chúng tôi đang trong quá trình làm văn bản xin phép để trở thành một cơ sở BTXH đúng như những lĩnh vực hoạt động, đối tượng nhận giúp đỡ bảo trợ của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn và đề nghị với nhà nước xem xét sửa đổi tại Điều 1, Nghị định 68, thay vì “…. Cơ sở BTXH chăm sóc, nuôi dưỡng….” thay “ dấu phẩy” bằng chữ “và” để thành “…. Cơ sở BTXH chăm sóc và nuôi dưỡng….” Điều này giúp cho cơ quan có thẩm quyền dễ dàng thực thi trong việc ra quyết định thành lập” - Bà Hồng Tô Huệ Lan, Giám đốc cơ sở bảo trợ trẻ em Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

vMột số quy định về điều kiện hoạt động cho các tổ chức XHDS còn chưa phù hợp với thực tiễn:

• Cụ thể liên quan đến điều kiện thành lập và hoạt động của Quỹ và các điều kiện cho hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội.

Quy định quỹ hoạt động trong phạm vị toàn quốc hoặc liên tỉnh là 5 tỷ đồng và quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh là 1 tỷ đồng (tăng cao so với Nghị định 148 trước đó: 2 tỷ và 500 triệu) là quá cao so với thực tiễn.

“Mức đóng góp thành lập quỹ theo quy định hiện nay là quá cao không có tính khả thi trong thực tế. Tổ chức của chúng tôi làm từ thiện, nhân đạo với những người tâm huyết, nhưng không có đủ tài chính để đóng góp. Tuy nhiên, quỹ vẫn được thành lập và bước đầu hoạt động hiệu quả nhưng thực tế hiện nay chúng tôi chưa có đóng góp quỹ. Theo tôi, quy định đóng thành lập quỹ chỉ nên ở mức 100 triệu đối với quỹ hoạt động trong phạm vị cấp tỉnh là phù hợp. Như vậy thì mới khuyến khích, cá nhân tổ chức phát triển thành lập quỹ và việc đóng góp thành lập quỹ tuân thủ theo pháp luật mới thành hiện thực” - Ông Phan Văn Đoàn, Chủ tịch HĐQL, kiêm Giám đốc Quỹ từ thiện vì Cộng đồng.

Ông Lê văn Chính - sáng lập viên Quỹ từ thiện tình thương thành phố Hồ Chí Minh cho biết Quỹ đã mở 7 quán cơm 2000 ở Thành phố. Đến nay dự kiến mở thêm ở Nha Trang và các thành phố khác. Vì Quỹ hoạt động trong phạm vi tỉnh, nên nếu muốn mở tại mỗi địa phương lại phải xin lập 1 Quỹ ở địa phương đó. Điều này là không thể thực hiện được.

Quy định về tỷ lệ 5% cho quản lý Quỹ cũng được phản ánh là thấp, không đảm bảo cho các hoạt động mang tính chuyên nghiệp.

“Quỹ của chúng tôi thành lập từ năm 2007 đến nay đã được gần 10 năm. Trong quá trinh hoạt động, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ 5% được trích trên tổng số thu hàng năm để chi cho hoạt động quản lý quỹ là không phù hợp. Chính vì vậy, Quỹ học bổng Huỳnh Tấn Phát chỉ có một cán bộ điều hành được hưởng lương, giám đốc điều hành quỹ không lương, thậm chí trụ sở quỹ phải sử dụng nhà riêng để làm việc… Nhà nước nên xem xét tỷ lệ này, theo tôi nên quy định từ 20-25% là phù hợp”. - Bà Huỳnh Xuân Thảo, Phó chủ tịch HĐQL quỹ, kiêm giám đốc Quỹ Huỳnh Tấn Phát.

Page 61: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam56

Quy định các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất cho các cơ sở BTXH, theo đó diện tích đất tự nhiên bình quân 30m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10m2/đối tượng ở khu vực thành thị, diện tích phòng ở bình quân 6m2/đối tượng. Nếu chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân 8m2/đối tượng.

Theo ông Nguyễn Quốc Phong, là người khiếm thị, giám đốc Mái ấm Thiên Ân “Về điều kiện cơ sở vật chất, với mức diện tích bình quân/đối tượng theo quy định của nhà nước là điều kiện lý tưởng để chăm sóc và nuôi dưỡng các đối tượng cần giúp đỡ, đặc biệt cho đối tượng người khiếm thị như chúng tôi. Tuy nhiên, trên thực tế các cơ sở BTXH ngoài công lập không thể đáp ứng được yêu cầu trên của Nghị định. Các quy định trên chỉ phù hợp với các cơ sở BTXH công lập do nhà nước thành lập. Nếu muốn đảm bảo quy định về cơ sở vật chất nêu trên, Nhà nước cần hỗ trợ mặt bằng cho các cơ sở ngoài công lập thì chúng tôi mới đáp ứng được”.

• Vấn đề pháp nhân đối với các tổ chức cộng đồng

Tại Báo cáo nghiên cứu “Thực trạng, vai trò và và các thách thức của các tổ chức xã hội trong công cuộc phòng chống HIV” tháng 6/2015 do Trường đại học Y Hà Nội thực hiện trong khuôn khổ dự án quỹ toàn cầu về phòng chống HIV, với sự tham gia của 277 tổ chức cộng đồng cho biết, 61,2% các tổ chức được hỏi lựa chọn khó khăn trong giai đoạn mới của họ là không có tư cách pháp nhân.

Theo nghiên cứu “Đánh giá về nhu cầu đăng ký hợp pháp của các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS”19, 4 lý do chính các tổ chức xã hội muốn đăng ký tư cách pháp nhân bao gồm: để dễ dàng nhận tài trợ, để phát triển tổ chức mang tính bền vững hơn, để tập hợp mọi người dễ dàng hơn, và để được xã hội nhân biết và ủng hộ.

Tại Hội thảo “Đóng góp ý kiến từ các tổ chức cộng đồng cho Luật về Hội”, do VUSTA tổ chức ngày 04/11/2015 chị Đặng thị Hồng Nhung, trưởng nhóm cộng đồng Bồ Công Anh, một nhóm hoạt động rất tích cực và hiêu quả trong phòng chống HIV, vừa khóc vừa trình bày các ứng xử thiếu thiện chí của một số cơ quan. Chị cho biết “một công ty ở Úc – Pacific có ý định hỗ trợ tiền, nhưng nhóm chúng em không có tư cách pháp nhân để nhận nguồn tiền. Em lên địa phương để hỏi về thủ tục đăng ký tư cách pháp nhân thì được hướng dẫn đến cục Thuế làm việc. Trong khi Cục thuế không có chức năng này.”

Các tổ chức cộng đồng hiện nay được thành lập ngày càng nhiều, hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực gắn liền với người dân, với mọi mặt của đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội. Các thành viên phần đông là thanh niên, năng động, hiểu biết và có tình yêu đồng loại, đam mê trong sinh hoạt cộng đồng. Nếu không kịp thời có những giải pháp cả pháp lý lẫn thực tiễn để khuyến khích các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của các nhóm này, thì thực sự sẽ là một thiếu sót lớn đối với sự phát triển lành mạnh của xã hội.

5.2.4. Đề xuất từ các tổ chức XHDS tham gia phỏng vấn

v Cần có quy định rõ ràng hơn trong các văn bản pháp lý, để không gây khó dễ cho hoạt động của các tổ chức XHDS, ví dụ: cần làm rõ “thế nào là vùng nhạy cảm về an ninh quốc phòng” và quy định rõ vùng nào, địa danh nào thuộc địa bàn “nhạy cảm về an ninh quốc phòng” để các tổ chức KHCN biết khi chọn vùng triển khai dự án.

19 Đánh giá về nhu cầu đăng ký hợp pháp của các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trường Đại học Y Hà Nội

Page 62: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

57

v Nhà nước cần xem xét lại mức đóng góp tài sản thành lập Quỹ. Giảm mức đóng góp ban đầu chỉ khoảng 100 triệu đối với quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh và 500 triệu đồng đối với quỹ hoạt động trong phạm vi cả nước và tỷ lệ trích từ tổng thu hàng năm để chi phí hoạt động quản lý Quỹ nên cao hơn mức 5% như hiện nay.

v Trong các văn bản pháp lý cần làm rõ khái niệm về cơ sở BTXH ngoài công lập, theo đó bao gồm cả những cơ sở chăm sóc (học tập, ăn ở ban ngày) và cả cơ sở, nuôi dưỡng (sinh sống tại cơ sở).

v Cần có quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở BTXH trên địa bàn, trong đó khuyến khích phát triển các hình thức nuôi dưỡng và cả chăm sóc tại cơ sở BTXH ngoài công lập. Có chính sách ưu đãi mặt bằng để xây dựng nhằm đáp ứng được quy định về điều kiện cơ sở vật chất.

v Nhà nước nên quan tâm, ghi nhận vai trò của các tổ chức cộng đồng trong xã hội bằng cách ban hành các văn bản pháp lý công nhận, quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động như các loại hình tổ chức XHDS khác.

v Xây dựng mạng lưới các tổ chức XHDS có cùng lĩnh vực hoạt động để chia sẻ kinh nghiệm hoạt động cũng như tạo nguồn lực cho các hoạt động.

v Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho các tổ chức XHDS, đảm bảo tính chuyên nghiệp của đội ngũ, phương thức và kỹ năng hợp tác chiến lược với doanh nghiệp nói riêng và khai thác nguồn lực trong nước nói chung, đảm bảo tính minh bạch trong quản lý tài chính.

v Cần có nghiên cứu sâu hơn về vai trò của các tổ chức XHDS, bao gồm cả các tổ chức xã hội do Nhà nước tài trợ, trong việc huy động và sử dụng nguồn tài trợ cho mục tiêu phát triển; vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định và triển khai các chính sách liên quan, và cách thức, tính hiệu quả và sự bền vững của các nguồn hỗ trợ cũng phải được đánh giá dưới góc độ của các nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp.

Page 63: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam58

Page 64: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

59

VIKẾT LUẬN

VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Page 65: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam60

Như đã phân tích và đánh giá ở các phần trên, thúc đẩy doanh nghiệp hợp tác với khu vực XHDS để làm từ thiện và tạo dựng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai khu vực, là mục tiêu quan trọng đối với sự phát triển xã hội nói chung và phát triển bền vững khu vực XHDS nói riêng. Để đạt được mục tiêu này thực sự là một quá trình khó khăn và đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả ba khu vực là Nhà nước, Doanh nghiệp và XHDS. Môi trường chính sách, thể chế cần được hoàn thiện để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động tài trợ, đồng thời bảo đảm cho các tổ chức XHDS hoạt động chính danh, minh bạch. Nhận thức và hiểu biết của xã hội, của cộng đồng doanh nghiệp về bản chất, vai trò và những đóng góp to lớn của của XHDS cần được nâng cao. Năng lực hoạt động của các tổ chức XHDS cần được tăng cường để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của xã hội. Lòng tin trên cơ sở minh bạch và hiệu quả hoạt động cần được xác lập, duy trì và phát triển giữa các ba khu vực: Nhà nước, Doanh nghiệp và XHDS. Để làm được những điều này, sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của các nhà tài trợ quốc tế vẫn giữ một vai trò quan trọng.

Ngoài ra, kết quả từ nghiên cứu và thực tế cho thấy đã có nhiều thực tiễn trong đóng góp từ thiện doanh nghiệp và các mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự trong các chương trình nhân đạo và phát triển. Việc nghiên cứu, đánh giá và tài liệu hóa các sáng kiến và mô hình hợp tác này còn rất hạn chế và những thực tiễn và mô hình này cũng chưa được biết đến rộng rãi. Những bài học kinh nghiệm, đặc biệt là những kinh nghiệm trong giải quyết các khó khăn, thách thức trong hợp tác (do rào cản chính sách, sự khác biệt về cách thức quản trị… của hai khu vực) nên được tài liệu hóa và phổ biến để thúc đẩy thảo luận về những cải thiện giúp hoạt động từ thiện doanh nghiệp và hợp tác giữa hai khu vực hiệu quả hơn.

Do vậy, các khuyến nghị chính sách và thể chế được đề xuất dưới đây không chỉ giới hạn trong các vấn đề pháp lý mà thực chất là một tổ hợp các giải pháp nhằm tạo dựng mối quan hệ đối tác lành mạnh giữa Nhà nước - doanh nghiệp và XHDS, tạo không gian phát triển bền vững cho các tổ chức XHDS ở Việt Nam.

6.1. Tăng cường hiểu biết và thay đổi nhận thức của xã hội , các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp về vai trò, trách nhiệm và các hoạt động của tổ chức XHDS

• Các cơ quan quản lý nhà nước cần có cái nhìn toàn diện và thống nhất hơn về XHDS; Ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các cá nhân và tổ chức XHDS trong hoạt động cộng đồng; Công khai minh bạch các yêu cầu về quản lý nhà nước để loại bỏ tâm lý e ngại và tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của khu vực này.

• Các tổ chức XHDS cần được hỗ trợ hoặc chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông tạo dựng hình ảnh, tăng cường hiểu biết và nâng cao nhận thức đúng đắn của xã hội về vai trò, trách nhiệm và các cống hiến của khu vực này. Các tổ chức này nên liên kết với nhau theo khu vực địa lý hoặc lĩnh vực hoạt động để tăng cường quảng bá hình ảnh của khu vực XHDS.

• Các tổ chức XHDS và doanh nghiệp nên tổ chức diễn đàn hoặc các sự kiện giao lưu khác nhau, gắn liền với mối quan tâm của cả hai khu vực, nhằm mục đích tăng cường hiểu biết và chia sẻ thông tin, tạo nền móng cho sự tin cậy và hợp tác (thí dụ, sự kiện làm sạch môi trường đối với các doanh nghiệp cung ứng trang thiết bị bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe trẻ em đối với các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, đồ dinh dưỡng cho trẻ em vv.)

• Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (PCPQT) đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác, vận động các cơ quan chính phủ để tổ chức Diễn đàn các tổ chức xã hội hàng năm (tương tự như Diễn đàn phát triển của các Nhà tài trợ), tại đó, các cơ quan chính phủ, các tổ chức PCPQT, các tổ chức xã hội Việt nam, các hiệp hội doanh nghiệp có thể chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ các khó khăn, thảo luận về chiến lược hợp tác để cùng phát triển.

Page 66: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

61

6.2. Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp từ thiện, hỗ trợ cộng đồng; Tăng cường việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đến với các doanh nghiệp để đưa các quy định này vào thực tiễn.

• Các nhà hoạch định chính sách nên bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật và chính sách có liên quan nhằm khuyến khích từ thiện doanh nghiệp. Cụ thể là:

- Sửa đổi, bổ sung điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp về các khoản được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, theo hướng điều chỉnh theo hành vi có tính chất “từ thiện” và “từ thiện doanh nghiệp”, không nên liệt kê quá cụ thể các khoản chi vì Luật không thể liệt kê tất cả các hoạt động hết sức đa dạng của thực tiễn.

- Loại bỏ yêu cầu một số khoản chi bắt buộc phải thông qua “các tổ chức có chức năng huy động tài trợ” (ví dụ, Nghị định số 93/2009/NĐ-CP). Tập trung đầu mối xác nhận là tổ chức và cá nhân trực tiếp thụ hưởng hoặc đóng vai trò trung gian để sử dụng tài trợ giải quyết các vấn đề xã hội, miễn là các tổ chức và cá nhân này có địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân rõ ràng.

- Có hướng dẫn trình tự, thủ tục và yêu cầu hạch toán, kế toán cụ thể đối với khoản chi tài trợ cho nghiên cứu khoa học.

- Bổ sung Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp (Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg) theo hướng ưu tiên vinh danh các doanh nghiệp có các hoạt động từ thiện và đóng góp cho cộng đồng. Hình thành các giải thưởng ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố để tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu vì cộng đồng.

• Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn...), các cơ quan thuế các cấp, VCCI, và các hiệp hội doanh nghiệp nên xây dựng các chương trình truyền thông và phổ biến pháp luật liên quan đến từ thiện doanh nghiệp. Ví dụ, bổ sung trên các trang website của các cơ quan này chuyên mục riêng về phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến từ thiện doanh nghiệp; Soạn thảo sổ tay tổng hợp các điều khoản ưu đãi về thuế cho từ thiện doanh nghiệp và ban hành rộng rãi đến các doanh nghiệp và các tổ chức XHDS.

6.3. Tiếp tục nâng cao năng lực (về phát triển tổ chức, quản trị, năng lực chuyên môn, gây quỹ...) cho các tổ chức XHDS.

• Các tổ chức PCPQT nên hỗ trợ triển khai việc “đánh giá nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực” cho các tổ chức XHDS trong giai đoạn phát triển mới; không chỉ tập trung cho các tổ chức PCPVN mà mở rộng sang các đối tượng khác (các hội, các tổ chức cộng đồng....). Các tổ chức PCPVN, những tổ chức có cơ hội được hỗ trợ bởi các tổ chức PCPVN, có đủ năng lực và kinh nghiệm hoạt động, nên trở thành nòng cốt cho việc nâng cao năng lực của các tổ chức XHDS khác. Các tổ chức PCPVN này cần được khuyến khích hình thành và chủ trì các mạng lưới XHDS, mà nhiệm vụ chủ yếu là chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nâng cao năng lực.

• Nhà nước nên khuyến khích các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, các khóa khởi nghiệp tại các trường đại học thu hút và có chế độ giảm học phí cho thành viên của các tổ chức XHDS trong các khóa học của mình, đặc biệt các khóa học liên quan đến quản trị tổ chức, quản trị tài chính, quản lý dự án. Cân nhắc việc hình thành một dạng quỹ hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức XHDS để các tổ chức này có thể cử thành viên của mình theo học các khóa chuyên môn phục vụ cho phát triển tổ chức.

• Nhà nước nên khuyến khích và hỗ trợ việc chuyển đổi các cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện sang thành các Doanh nghiệp xã hội theo tinh thần Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP. Cân nhắc việc xây dựng một Dự án tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật hoặc cung cấp tài chính cho các nhóm tư vấn đủ năng lực để giúp chuyển đổi các tổ chức này, hỗ trợ hoạt động trong thời gian đầu chuyển đổi, tổng kết các bài học kinh nghiệm và nhân rộng việc chuyển đổi.

Page 67: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam62

6.4. Hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo cho khu vực XHDS (tất cả các loại hình) hoạt động một cách chính danh, minh bạch và bình đẳng.

• Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ nên khẩn trương hoàn thiện và ban hành Luật về Hội làm cơ sở pháp lý quan trọng cho các tổ chức XHDS hoạt động. Các tổ chức XHDS nên tích cực tham gia vào việc vận động chính sách cho Luật về Hội để thúc đẩy quá trình hoàn thiện và ban hành của Luật này.

• Trong khi chưa ban hành Luật về Hội, đề nghị Chính phủ rà soát, bổ sung và sửa đổi 4 nghị định điều chỉnh tổ chức và hoạt động của 4 loại hình tổ chức:

- Hội, hiệp hội (Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 45): Đơn giản hóa các thủ tục chuẩn bị thành lập và thành lập hội; Cân nhắc bỏ “Cơ quan quản lý về ngành, lĩnh vực hoạt động” công nhận ban chuẩn bị thành lập Hội; Rút ngắn thời gian chứng nhận thành lập hội, thời gian công nhận điều lệ và người đứng đầu hội; Hướng dẫn thống nhất công tác hạch toán, kế toán và quản lý tài chính đối với Hội;

- Tổ chức KH&CN (Nghị định số 08/2014/ NĐ-CP): Làm rõ tính chất phi lợi nhuận của các tổ chức này; Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính, thuế, kế toán, hạch toán.

- Quỹ xã hội/quỹ từ thiện (Nghị định số 30/2012/NĐ-CP): Xem xét giảm bớt quy định về tài sản đóng góp thành lập quỹ; Nâng tỷ lệ phần trăm chi phí cho hoạt động quản lý quỹ.

- Cơ sở BTXH (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP bổ sung một số điều của Nghị định số 68): Làm rõ khái niệm về cơ sở BTXH, bao gồm cả những cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng ban ngày (12/24 giờ mỗi ngày) và cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng sinh sống tại cơ sở (24/24 giờ mỗi ngày); giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương có chính sách ưu đãi về mặt bằng để đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất theo quy định.

• Riêng đối với các TCCĐ, cần tiếp tục vận động chính sách để chính phủ sớm ban hành một văn bản cấp nghị định để tạo điều kiện các tổ chức này đăng ký hoạt động, có tư cách pháp nhân và đảm bảo hoạt động của các tổ chức này phù hợp với quy định pháp luật.

6.5. Nghiên cứu tiếp tục.

• Các cơ quan và tổ chức có vai trò thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp làm từ thiện và hợp tác với khu vực XHDS cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về: i) thực trạng, xu hướng làm từ thiện của các loại hình doanh nghiệp khác nhau, bao gồm cả các công ty và tập đoàn lớn của Nhà nước, ii) vai trò của các tổ chức XHDS, bao gồm cả các tổ chức xã hội do Nhà nước tài trợ, trong việc huy động và sử dụng nguồn tài trợ cho mục tiêu phát triển, iii) vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định và triển khai các chính sách liên quan, và iv) cách thức, tính hiệu quả và sự bền vững của các nguồn hỗ trợ cũng phải được đánh giá dưới góc độ của các nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp..

• Cần có đánh giá và tài liệu hóa các thực tiễn và mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và tổ chức XHDS trong các chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và ví dụ điển hình để chia sẻ rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức XHDS cũng như tới công chúng và nhà hoạch định chính sách nhằm cải thiện môi trường chính sách và thúc đẩy việc áp dụng các mô hình, thực tiễn phù hợp và hiệu quả trong hợp tác giữa hai khu vực.

Page 68: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cẩm nang “Hợp tác chiến lược trong hỗ trợ từ thiện - hỗ trợ cộng đồng”, CED, 2015

2. Báo cáo sơ kết đánh giá 6 năm thực hiện Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, Bộ LĐTBXH, 4/2015

3. Báo cáo tóm tắt về XHDS Việt Nam, tháng 01/2012, ADB

4. Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người – Báo cáo Quốc gia về Phát triển Con người năm 2011, UNDP, 2011

5. Đánh giá về nhu cầu đăng ký hợp pháp của các tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trường Đại học Y Hà Nội

6. Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam, Quỹ châu Á, CECODESvà VCCI, 10/2013

7. Hình ảnh của các tổ chức XHDS trên một số báo in và báo mạng, ISEE, 12/2011

8. Lộ trình cam kết của EU với tổ chức XHDS Việt Nam, EU, 2014

9. Quyền lập Hội, sao phải e dè, www.vietnamnet.vn, ngày 29/5/2015

10. Sổ tay Hướng dẫn hợp tác chiến lược với doanh nghiệp trong công tác phát triển, 2014, Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng CECEM

11. Sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và nhà nước ở Việt Nam: những triển vọng tái cơ cấu?, Phạm Bích San, Hội nghị thường niên các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, 2011

12. Tài trợ phát triển vì mục tiêu bền vững trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp, UN-EU-MPI, 2014

13. Thực trạng hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn Hà Nội hiện nay, 2015, Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội

14. Thực trạng, vai trò và và các thách thức của các tổ chức xã hội trong công cuộc phòng chống HIV, Trường Đại học Y Hà Nội

15. Tổ chức xã hội dân sự - Tài liệu cơ bản, ADB, 2009

16. Tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, Nguyễn Ngọc Lâm, MSD

17. Tờ trình của Chính phủ về luật về hội, 2015

18. Xã hội dân sự tại Việt Nam: Nghiên cứu so sánh về các tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ châu Á, 12/2012

Page 69: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam64

Page 70: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

65

PHỤ LỤC

Page 71: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam66

PHỤ LỤC I:

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

I. Khung pháp lý cho các hoạt động từ thiện và nhân đạo nói chung ở Việt Nam

1. Nghị quyết số: 18/2008/QH12 về chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày 03/6/2008

2. Pháp lệnh Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004 về tín ngưỡng, tôn giáo

3. Thông tư hướng dẫn thi đua khen thưởng ngành thương binh, xã hội số 35/2011/TT-BLĐTBXH ngày 28/11/2011

4. Nghị định số 33/2012 NĐ-CP (sửa đổi và bổ sung Nghị định số 45 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội)

5. Luật Doanh nghiệp 2014, số 68/2014/QH13, có hiệu lực từ 01/7/2015

§ Nghị định số 96/2015/NĐ-CP

II. Khung pháp lý cho các hoạt động tài trợ và từ thiện của Doanh nghiệp

1. Luật Thu nhập doanh nghiệp 2008 (14/2008/QH12)

2. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) 2013, số 32/2013/QH13)

§ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP

§ Thông tư số 78/2014/TT-BTC

3. Luật sửa đổi các Luật về thuế 71/2014/QH13

§ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP

§ Thông tư số 96/2015/TT-BTC

4. Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, ban hành ngày 3/6/2008

5. Luật Thuế xuất nhập khẩu 45/2005/QH11, ban hành năm 2005

6. Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH, năm 2014

7. Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, ngày 21/11/2007

§ Thông tư số 111/2013/TT-BTC

§ Thông tư số 92/2015/TT-BTC

Page 72: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

67

III. Khung pháp lý cho Hội nghề nghiệp, Tổ chức KHCN, Quỹ XH và quỹ Từ thiện, Cơ sở BTXH, Nhóm cộng đồng

1. Huy động nguồn lực

§ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP

§ Thông tư số 07/2010/TT-KHCN

2. Các chính sách thuế

§ Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật Thuế giá trị gia tăng

§ Nghị định số 75/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức thuế môn bài

§ Thông tư số 42/2003/TT-BTC bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 75/2002/NĐ-CP về điều chỉnh mức thuế môn bài do Bộ Tài chính ban hành

3. Thành lập, tổ chức và hoạt động

3.1. Hội nghề nghiệp

§ Nghị đinh số 33/2012 NĐ-CP (sửa đổi và bổ sung Nghị định 45)

§ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP

3.2. Tổ chức KHCN

§ Luật KHCN 2013, số 29/2013/QH13

§ Nghị định số 08/2014/ NĐ-CP

3.3. Quỹ xã hội và quỹ từ thiện

§ Nghị định số 30/2012/ NĐ-CP

3.4. Cơ sở BTXH

§ Nghị định số 81/2012/ NĐ-CP, sửa đổi bổ sung Nghị định 68

§ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP

Page 73: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam68

PHỤ LỤC II:

TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH TỪ THIỆN

DOANH NGHIỆPVăn bản Nội dung liên quan

1. Luật Doanh nghiệp 2014

Điều 10, Chương 1: Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ DNXH

1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a. Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b. Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c. Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

2. Quyền và nghĩa vụ của DNXH:

a. Phải duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 nêu trên

b. Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

c. Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

d. Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

e. Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

3. Nhà nước có chính sách khuyến khích,  hỗ trợ  và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

Page 74: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

69

1.1. Nghị định số 96/2015/NĐ-CP

Khoản 1 và 2, Điều 2: Nhà nước khuyến khích và có những chính sách ưu đãi đối với tổ chức và cá nhân thành lập DNXH

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.

2. Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 và 2, Điều 3: Cho phép các DNXH tiếp nhận nguồn tài trợ và viện trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước

1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

2. Ngoài các khoản viện trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.

Khoản 3, Điều 3: Quy trình thủ tục tiếp nhận tài trợ quy định ở khoản 2, điều 3:

a. Việc tiếp nhận tài trợ phải lập thành văn bản. Văn bản tiếp nhận tài trợ phải có các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ, yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ, họ, tên và chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của các bên.

b. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản tiếp nhận tài trợ được ký kết, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.

c. Trường hợp nội dung văn bản tiếp nhận tài trợ quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này có thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về những nội dung thay đổi theo trình tự, thủ tục quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Điều 7: Cho phép chuyển đổi các CSBTXH, Quỹ từ thiện và Quỹ xã hội thành DNXH

Page 75: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam70

2. Các Luật về thuế

2.1. Luật về thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

Điều 4: Các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:

• Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV;

• Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội;

• Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

Điều 13: Ưu đãi về thuế suất

1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm.

2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%.

3. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm.

4. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất 20%.

5. Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu.

Điều 14: Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế

1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.

2. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo.

3. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế; trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

Điều 15: Các trường hợp giảm thuế khác:

1. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ.

2. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế

Page 76: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

71

2.2. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013

Khoản 3, Điều 1: Bổ sung chi tiết Khoản 4, Điều 4 của Luật về Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008:

“Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản”.

2.3. Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014

Khoản 3, Điều 1: Bổ sung điểm a, khoản 1, điều 9 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008

“Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”.

2.3.1. Các thông tư hướng dẫn các quy trình thủ tục: Thông tư số 96/2015/TT-BTC và Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Xác định các khoản chi được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế và các quy trình thủ tục để được khấu trừ:Các khoản chi được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế

1- Chi tài trợ giáo dục

(Cho các trường thuộc Hệ thống giáo dục - bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp )

Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học;

Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường;

Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên (tài trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật);

Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học;

Tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.

Quy trình thủ tục:

Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC);

Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

2- Chi tài trợ y tế

(Cho các sơ sở Y tế được thành lập theo QĐPL)

Tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh;

Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế;

Chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.

Quy trình thủ tục:

Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

Page 77: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam72

3- Chi tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên taiTài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật. Quy trình thủ tục:- Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) - Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).4- Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết - Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật. Quy trình thủ tục- Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC)- Văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo); - Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).Hoặc:- Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ; - Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).5- Chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước Là chương trình được Chính phủ quy định thực hiện ở các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt) Quy trình thủ tục:- Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); - Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).6- Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách: Thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.7- Chi tài trợ nghiên cứu khoa học: Thủ tục, hồ sơ tài trợ cho nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định tại Luật KHCN và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.

Page 78: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

73

2.4. Luật Thuế giá trị gia tăng 2008

Khoản 12, 13, 15, 19, 24 và 25, Điều 5: Các khoản chi được miễn thuế:

§Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.

§Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật..

§Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.

§Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

§Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền.

§Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.

§Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước.

2.5. Luật Thuế xuất nhập khẩu 2005

2.5.1. Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH

Khoản 2, Điều 3: Đối tượng không chịu thuế xuất, nhập khẩu:

Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.

2.6. Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

Khoản 1 và 2, Điều 20: Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo

1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:

a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;

b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.

2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận.

Page 79: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam74

2.6.1. Thông tư số 111/2013/TT-BTC

Khoản 3, Điều 9: Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

  a) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:

a.1) Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.

Các tổ chức cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khu-yết tật, phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Tài liệu để chứng minh đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở.

 a.2) Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.

Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.

b) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó, nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.

Page 80: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

75

PHỤ LỤC III:

SƠ ĐỒ HÓA NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/2009/NĐ-CP VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN

TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀIQuy trình sử dụng Viện trợ PCPNN theo Nghị định 93 gồm 04 bước cơ bản sau:

1. Vận động, đàm phán và ký kết các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài

3. Thực hiện các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài

2. Chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài

4. Giám sát, đánh giá việc thực hiện viện trợ phi chính phủ nước ngoài

Page 81: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam76

VẬ

N Đ

ỘN

G, Đ

ÀM

PH

ÁN

KẾT

CÁC

KHO

ẢN

VIỆ

N T

RỢ P

HI C

HÍN

H P

HỦ

ỚC

NG

I

1.1.Vận

độn

gViện

trợPC

PNN

1.2.Đàm

phá

n1.3.Kýk

ết

1.VẬN

ĐỘN

G,ĐÀM

PHÁN

VÀKÝ

KẾT

CÁC

KHO

ẢNVIỆNTR

ỢPH

ICHÍNH

PHỦ

NƯỚC

NGO

ÀI

Bộ N

goại

giao

cứutrợ

khẩncấp

Các cơ

quan

liê

n qu

an

cácm

ụcđích

nhânđạo

Bên

tiếp

nhận

cácm

ụctiêupháttriển

Phốihợp

Thủ

tướn

g ch

ính

phủ

Đơn

vị đầ

u mối

Cơ q

uan

phê d

uyệt

Ủy qu

yền

Chủ t

Chỉ

thực

hiện

sa

u kh

i đã được

c cấ

p có

thẩm

qu

yền

thẩm đị

nh

tại bướ

c 2

Page 82: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

77

CH

UẨ

N B

Ị, TH

ẨM

ĐỊN

H, P

DU

YỆT

CÁC

KHO

ẢN

VIỆ

N T

RỢ P

HI C

HÍN

H P

HỦ

ỚC

NG

I

2.1.1.

Văn

kiện

chươ

ng tr

ình, dự á

n

2.1.2.

Hồ s

ơ viện

trợ p

hi dự

án

2.2.3.

Hồ s

ơ thẩ

m địn

h(1

bộ gố

c + 7

bộ sa

o chép

)

Bộ KH

&ĐT x

ây dự

ng qu

y trìn

h hoặ

c hướ

ng dẫ

n thự

c hiện

thẩm

định

Chủ k

hoản

việ

n trợ

Chủ k

hoản

việ

n trợ

2.CH

UẨNBỊ,

THẨM

ĐỊNH,PH

ÊDUY

ỆTCÁ

CKHO

ẢNVIỆN

TRỢPH

ICHÍNH

PHỦNƯ

ỚCNGO

ÀI

2.1.Chuẩnbị

2.2.Thẩmđịn

h2.3

.Phêdu

yệt

2.1.3.

Vốn

chuẩ

n bị

Cơ qu

an

phê d

uyệt

Đưa v

ào ng

ân sá

ch

chun

g hàn

g năm

thuộ

cnguồn

thuc

ủang

ânsá

chnh

ànướ

c(trungươ

ngvà

địap

hươn

g)

Thủ t

ướng

ch

ính ph

- có

nội d

ung l

iên q

uan đế

n an

ninh,

quốc

phòn

g, tôn

giáo

các k

hoản

viện

trợ

trực t

iếp h

ỗ trợ

xây

dựng

các v

ăn bả

n qu

y ph

ạm ph

áp lu

ật, cá

c chủ

trươ

ng, c

hính s

ách th

uộc t

hẩm

quyề

n ba

n hà

nh củ

a Th

ủ tướn

g Ch

ính p

hủ v

à cá

c cấp

cao

hơn,

các

chiến

lược

, quy

hoạ

ch, k

ế hoạ

ch p

hát t

riển k

inh tế

- xã

hội c

ả nư

ớc, n

gành

, lãnh

thổ;

- Dan

h mục

cụ th

ể các

chủn

g loạ

i hàn

g hoá

, tran

g thiế

t bị c

ó kết

cấu đơ

n giả

n đã

qua

sử d

ụng

(còn h

ơn 8

0% so

với

giá tr

ị sử

dụng

mới)

phù

hợp v

ới nh

u cầu

và đ

iều ki

ện sử

dụng

của V

iệt

Nam

trong

từng

thời

kỳ,

- Các

khoả

n viện

trợ

PCPN

N liê

n qua

n tới

việc n

hập k

hẩu ô

và cá

c phư

ơng t

iện vậ

n tải

khác

(máy

bay,

tàu, th

uyền…

).

Ngườ

i đứ

ng đầ

u cá

c cơ

quan

, tổ

chức

Phêd

uyệt

-Các

khoả

n viện

trợ PC

PNN

khôn

g do T

TCP p

hê du

yệt

- Các

khoả

n hàn

g hoá

đã qu

a sử d

ụng c

ó kết

cấu đ

ơn gi

ản

còn h

ơn 80

% so

với g

iá trị

sử dụ

ng m

ới (đượ

c Bên

tài tr

ợ có

văn b

ản xá

c nhậ

n) thu

ộc da

nh m

ục đã

được

Thủ

tướn

g Ch

ính ph

ủ phê

duyệ

t - C

ác kh

oản c

ứu trợ

khẩn

cấp đ

ã có đ

ịa ch

ỉ cụ t

hể.

Hỗtrợ,làmđầ

umốiph

ốihợ

p

Khôn

gthu

ộcng

uồnt

hucủan

gâns

áchn

hànư

ớc

Tự bố

trí

Vốnt

ừNh

àtàitrợ

Tổng

vốn c

hung

của

khoả

n viện

trợ

PCPN

N

1. Bố

i cản

h và s

ự cần

thiết

2. Mụ

c tiêu

3. Nh

ững k

ết quả c

hủ yế

u4.

Nội d

ung c

hính c

ủa cá

c dự á

n thà

nh ph

ần ho

ặc cá

c cấu

phần

(nếu

có)

5. Th

ời gia

n thự

c hiện

6. Nh

ững c

am kế

t, điều

kiện

tiên q

uyết

và cá

c điều

kiện

khác

7.

Tổng

giá t

rị tài

trợ, cơ c

ấu vố

n tài

trợ

8. Vố

n đối

ứng v

à nguồn

đảm

bảo

9.Năn

g lực

tổ ch

ức, q

uản l

ý và t

hực h

iện

10. P

hươn

g thứ

c tổ c

hức,

quản

lý và

thực

hiện

11

. Kế h

oạch

tổng

thể

12. K

ế hoạ

ch th

eo dõ

i, đán

h giá

và kiểm

toán

13

.Hiệu

quả,

khả n

ăng v

ận dụ

ng

1. Vă

n bản

đề ng

hị trì

nh ph

ê duy

ệt; ba

o gồm

các n

ội du

ng; T

rị giá

, Tính

phù

hợp,

Phươ

ng th

ức tổ

chức

thực

hiện

và cơ

chế p

hối h

ợp, K

hả nă

ng đó

ng gó

p củ

a phía

Việt

Nam

2. Vă

n bản

của B

ên tà

i trợ t

hông

báo h

oặc c

am kế

t xem

xét tà

i trợ

3.Văn

bản x

ác nh

ận kh

oản h

àng h

óa đó

còn h

ơn 80

% so

với g

iá trị

sử dụ

ng

mới (n

ếu là

hàng

hóa t

ài trợ

)4.

Các v

ăn bả

n ghi

nhớ

, nhữ

ng ca

m kế

t, điề

u kiện

tiên

quyế

t và c

ác điề

u kiệ

n khá

c, ng

hĩa vụ

và ca

m kế

t của

Bên

tiếp n

hận

Hỗtrợ,làmđầ

umốiph

ốihợ

p

Bộ K

H&ĐT

Thuộ

cthẩmqu

yền

phêd

uyệtcủ

aTTC

P

Cơ qu

an

phê d

uyệt

Ủy qu

yền

Chủ t

rìhu

ộcth

ẩmqu

yềnp

hêdu

yệt

củat

hủtrưở

ngcơ

quan

huộcth

ẩmqu

yềnp

hêdu

yệt

củat

hủtrưở

ngcơ

quan

Chuyên

gia,đơn

vị

tưvấ

n(nế

ucó)

2.2.1.

Viện

trợ

dự án

2.2.2.

Viện

trợ

phi dự á

n

Cơ qu

an,

địa ph

ương

Gópý

thuộ

cthẩmqu

yềnp

hêdu

yệt

củat

hủtrưở

ngcơ

quan

Thuộ

cthẩmqu

yền

phêd

uyệtcủ

aTTC

P

Chuyên

gia,đơn

vị

tưvấ

n(nế

ucó)

Ủy qu

yền

Chủ t

1. Vă

n bả

n đề

nghị

trình

phê d

uyệt

2. Vă

n bản

của B

ên tà

i trợ

thốn

g nhấ

t với

nội

dung

khoản

viện

trợ

PCPN

N và

thôn

g bá

o hoặc

cam

kết

xem x

ét tài

trợ

3. ) D

ự thả

o vă

n kiệ

n chươ

ng t

rình,

dự á

n, da

nh m

ục c

ác k

hoản

việ

n trợ

phi

dự á

n (bằ

ng cả

tiến

g Việt

tiếng

nướ

c ng

oài)

dự t

hảo

Thoả

thuận

việ

n trợ

PCPN

N cụ

thể

4. To

àn b

ộ vă

n bả

n gó

p ý k

iến củ

a cá

c cơ

quan

liên q

uan

5. Cá

c văn

bản g

hi nhớ

với

Bên

tài t

rợ,

báo

cáo

của

đoàn

chu

yên

gia th

ẩm đị

nh6.

Bản

sao G

iấy đăn

g ký

hoạt

động

và/h

oặc

bản

sao g

iấy tờ

hợp

ph

áp về t

ư cá

ch p

háp

nhân

của B

ên tà

i trợ

2.2.4.

o cáo

thẩm

định

Trình

phêd

uyệt

Trình

phêd

uyệt

Đủ điều

kiện

Chưa

đủ điều

kiện

Cơ qu

an

chủ q

uản

Yêuc

ầusử

a,bổ

sung

Chỉđ

ạo

Hoàn

thiện

Giảitrình

Tìmph

ương

Hướn

ggiải

quyết

-Thủ

trưởn

g các

Bộ,

quan

ngan

g Bộ,

cơ qu

an

trực t

huộc

Chín

h phủ

-Chủ

tịch Ủ

y ban

nhân

n các

tỉnh,

thành

phố

trực t

huộc

Trun

g ươn

g

Trình

phêd

uyệt

-Lĩnh

vực c

huyê

n môn

thuộ

c phạ

m vi

quản

lý củ

a mình

(đượ

c ghi

trong

quyế

t định

thàn

h lập

tổ ch

ức);

-Đối

tượng

tiếp n

hận l

à các

tổ ch

ức do

Ủy b

an nh

ân

dân t

ỉnh, t

hành

phố

trực t

huộc

Trun

g ươ

ng ho

ặc cá

c cơ

quan

của

Ủy

ban

nhân

dân

tỉnh

, thà

nh p

hố tr

ực th

uộc

Trun

g ươn

g quy

ết địn

h thà

nh lậ

p hoặ

c cấp

Giấy

đăng

hoạt

động

, kinh

doan

h

Chủ t

ịch Ủ

y ban

Tr

ung ư

ơng M

ặt trậ

n Tổ

quốc

Việt

Nam

Trình

phêd

uyệt

-Các

khoả

n cứu

trợ kh

ẩn cấ

p khô

ng có

địa c

hỉ cụ

thể

Gửih

ồsơ

Page 83: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam78

2.1.1. Văn kiện chương trình, dự án

2.1.2. Hồ sơ viện trợ phi dự án

Chủ khoản viện trợ

2.1.Chuẩnbị

2.1.3. Vốn chuẩn bị

Cơ quan phê duyệt

Đưa vào ngân sách chung hàng nămthuộcnguồnthucủangânsáchnhànước

(trungươngvàđịaphương)

Hỗtrợ,làmđầumốiphốihợp

Khôngthuộcnguồnthucủangânsáchnhànước

Tự bố trí

VốntừNhàtàitrợ

Tổng vốn chung của khoản viện trợ

PCPNN

1. Bối cảnh và sự cần thiết2. Mục tiêu3. Những kết quả chủ yếu4. Nội dung chính của các dự án thành phần hoặc các cấu phần (nếu có) 5. Thời gian thực hiện6. Những cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác 7. Tổng giá trị tài trợ, cơ cấu vốn tài trợ 8. Vốn đối ứng và nguồn đảm bảo9.Năng lực tổ chức, quản lý và thực hiện 10. Phương thức tổ chức, quản lý và thực hiện 11. Kế hoạch tổng thể 12. Kế hoạch theo dõi, đánh giá và kiểm toán 13.Hiệu quả, khả năng vận dụng

1. Văn bản đề nghị trình phê duyệt; bao gồm các nội dung; Trị giá, Tính phù hợp, Phương thức tổ chức thực hiện và cơ chế phối hợp, Khả năng đóng góp của phía Việt Nam2. Văn bản của Bên tài trợ thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ 3.Văn bản xác nhận khoản hàng hóa đó còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới (nếu là hàng hóa tài trợ)4. Các văn bản ghi nhớ , những cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác, nghĩa vụ và cam kết của Bên tiếp nhận

Hỗtrợ,làmđầumốiphốihợp

Page 84: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

79

2.2.

3. Hồ

sơ thẩm

địn

h(1

bộ

gốc

+ 7

bộ

sao

chép

)

Bộ K

H&Đ

T xâ

y dự

ng q

uy tr

ình

hoặc

hướ

ng dẫn

thực

hiệ

n thẩm

địn

h

Chủ

khoản

viện

trợ

2.2.Thẩ

mđịnh

Bộ

KH

TTh

uộcthẩm

quy

ền

phêdu

yệtc

ủaTTC

P

quan

ph

ê du

yệt

Ủy

quyề

n

Chủ

trì

huộc

thẩm

quy

ềnphê

duy

ệt

củathủtrưởn

gcơ

qua

n

huộc

thẩm

quy

ềnphê

duy

ệt

củathủtrưởn

gcơ

qua

n

Chuy

ên

gia,đơn

vị

tưvấn

(nếu

có)

2.2.

1.

Việ

n trợ

dự á

n

2.2.

2.

Việ

n trợ

phi dự

án

quan

, đị

a phươ

ng

Góp

ý

thuộ

cth

ẩmquy

ềnphê

duy

ệt

củathủtrưởn

gcơ

qua

n

Thuộ

cthẩm

quy

ền

phêdu

yệtc

ủaTTC

P

Chuy

ên

gia,đơn

vị

tưvấn

(nếu

có)

Ủy

quyề

n

Chủ

trì

1.

Văn

bản

đề

nghị

tr

ình

phê

duyệ

t 2.

Văn

bản

của

Bên

tài

trợ

thốn

g nh

ất với

nội

du

ng

khoả

n viện

trợ

PCPN

N v

à th

ông

báo

hoặc

cam

kết

xem

xét

i trợ

3.

) D

ự thảo

văn

kiệ

n ch

ương

trì

nh,

dự á

n,

danh

mục

các

kh

oản

viện

trợ

phi

dự

án

(bằn

g cả

tiến

g Việt

tiếng

nướ

c ng

oài)

dự

thảo

Th

oả

thuậ

n viện

trợ

PC

PNN

cụ

thể

4.

Toàn

bộ

văn

bản

p ý

kiến

của

các

quan

liên

qua

n 5.

Các

văn

bản

ghi

nhớ

vớ

i Bê

n tà

i trợ,

báo

o củ

a đo

àn c

huyê

n gi

a thẩm

địn

h6.

Bản

sao

Giấ

y đă

ng

ký h

oạt độ

ng v

à/ho

ặc

bản

sao

giấy

tờ

hợ

p ph

áp v

ề tư

các

h ph

áp

nhân

của

Bên

tài t

rợ

2.2.

4.

Báo

cáo

thẩm

địn

h

Đủ điều

kiệ

n

Chưa

đủ điều

kiệ

n

quan

chủ

quản Yêucầusử

a,bổsung

Chỉđ

ạo

Hoà

nth

iện

Giảitrìn

hTìmphư

ơng

Hướ

nggiải

quyế

t

Page 85: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam80

2.3.Phêduyệt

2.3.Phêduyệt

Thủ tướng chính phủ

- có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo và các khoản viện trợ trực tiếp hỗ trợ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ và các cấp cao hơn, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước, ngành, lãnh thổ;

- Danh mục cụ thể các chủng loại hàng hoá, trang thiết bị có kết cấu đơn giản đã qua sử dụng (còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới) phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng của Việt Nam trong từng thời kỳ,

- Các khoản viện trợ PCPNN liên quan tới việc nhập khẩu ô tô và các phương tiện vận tải khác (máy bay, tàu, thuyền…).

Người đứng đầu

các cơ quan, tổ

chức

Phêduyệt

-Các khoản viện trợ PCPNN không do TTCP phê duyệt- Các khoản hàng hoá đã qua sử dụng có kết cấu đơn giản còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới (được Bên tài trợ có văn bản xác nhận) thuộc danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt - Các khoản cứu trợ khẩn cấp đã có địa chỉ cụ thể.

-Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan

trực thuộc Chính phủ

-Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

-Lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của mình (được ghi trong quyết định thành lập tổ chức);-Đối tượng tiếp nhận là các tổ chức do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các cơ quan của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập hoặc cấp Giấy đăng ký hoạt động, kinh doanh

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

-Các khoản cứu trợ khẩn cấp không có địa chỉ cụ thể

Page 86: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

81

3

� T

HỰ

C H

IỆN

C K

HOẢ

N V

IỆN

TRỢ

PH

I CH

ÍNH

PHỦ

NƯỚ

C N

GO

ÀI

3.THỰCHIỆNCÁCKHOẢNVIỆNTRỢ

PHICHÍNHPHỦNƯỚCNGOÀI

4.1.

Xây

dựn

g B

an q

uản

Dự

án/C

hươn

g tr

ình

4.2.

Xác

đị

nh th

uế

4.3.

Tổ

chức

đấu

thầu

, đấu

gi

á

4.4.

Sa

i b

sung

4.5.

Quả

n lý

xây

dự

ng, n

ghiệ

m th

u,

bàn

giao

, kiể

m

toán

, quyết

toán

đạid

iện

cho

chủ

khoả

nvi

ệntr

ợPC

PNN

được

chủ

khoả

nvi

ệntr

ợPC

PNN

ho

ặcc

ơqu

anch

ủqu

ản(t

rong

tr

ường

hợp

quan

chủ

quản

trực

tiế

pqu

ảnlý

,điề

uhà

nhth

ựch

iện)

ba

nhà

nhq

uyết

địn

hth

ành

lập

THỰ

C H

IỆN

C KH

OẢ

N V

IỆN

TRỢ

PH

I CH

ÍNH

PH

Ủ N

ƯỚ

C N

GO

ÀI

Page 87: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam

GIÁ

M S

ÁT, Đ

ÁN

H G

IÁ V

IỆC

THỰ

C H

IỆN

VIỆ

N T

RỢ P

HI C

HÍN

H P

HỦ

ỚC

NG

I �

GIÁ

M S

ÁT

, ĐÁ

NH

GIÁ

VIỆ

C T

HỰ

C H

IỆN

VIỆ

N T

RỢ

PH

I CH

ÍNH

PHỦ

NƯỚ

C N

GO

ÀI

Ban Q

uản lý dự á

n/chươn

g trìn

hChủ

khoản

việ

n trợ

4.GIÁ

MSÁT,Đ

ÁNHG

IÁVIỆCTHỰ

CHIỆN

VIỆNTRỢPHICHÍN

HPHỦNƯ

ỚCNG

OÀI

5.1. G

iám sá

t

Thườ

ng xuy

ên

Định kỳ

Cơ qu

an

chủ quản

5.2. Đ

ánh g

Định kỳ

Đột xuất

Cơ qu

an

chủ quản

Bộ KH

&ĐT Kiểmtra

,giám

sát

Kiểmtra

,giám

sát

Lậpkế

hoạch

,phốihợp,th

uêtư

vấn

Lậpkế

hoạch

,phốihợp,th

uêtư

vấn

Hỗtrợ

,Chỉđạo,

báoc

áo

1. Tổ

chức

hệ thố

ng giá

m sát

, đán

h giá

2. Thự

c hiện

giám

sát đá

nh giá

3. Xử lý

4. Báo

cáo5. T

huê tư

vấn

6. Chia

sẻ th

ông tin

Cơ qu

an

phê d

uyệtPhốih

ợp

Phốih

ợp

Page 88: ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCHLIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC

VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm xuất bảnGiám đốc: TRẦN CHÍ ĐẠT

Chịu trách nhiệm nội dungPhó Giám đốc: PHẠM VĂN GIÁP

Biên tậpNGUYỄN LONG BIÊNTRƯƠNG MINH ĐỨC

Trình bày sách và thiết kế bìaCông ty TNHH L.U.C.K H.O.U.S.E

Sửa bản inQuỹ Châu Á

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGWebsite: www.nxbthongtintruyenthong.vn

Trụ sở: Số 9, ngõ 90, phố Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, TP. Hà NộiĐiện thoại Biên tập: 04.35772143 * Điện thoại Phát hành: 04.35772138

E-mail: [email protected] * Fax: 04.35579858Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 8A đường D2, P25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.35127750, 08.35127751 * Fax: 08.35127751E-mail: cnsg.nxbtttt@ mic.gov.vn

Chi nhánh TP. Đà Nẵng: Lô C1 đường Trần Hưng Đạo, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà NẵngĐiện thoại: 0511.3897467 * Fax: 0511.3843359

E-mail: [email protected] nhánh Tây Nguyên: 28B, Y Bih Alêo, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

Điện thoại: 0500.3808088 * E-mail: [email protected]ã số ISBN: 978-604-80-1803-0

In 150 quyển tiếng Việt và 150 quyển tiếng Anh, khổ 20,5x30 cm tại Công ty TNHH L.U.C.K H.O.U.S.EĐịa chỉ: số 276, đường Láng, Đống Đa, Hà Nội

Số xác nhận đăng ký xuất bản: 1422-2016/CXBIPH/1-61/TTTTSố quyết định xuất bản: 168/QĐ-NXB TTTT do Giám đốc nhà xuất bản Trần Chí Đạt ký ngày 13/5/2016

In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2016