danh sÁch mỘt sỐ ĐỀ tÀi tỦ sÁch -...

21
1 GII THIU SÁCH CA TSÁCH “THĂNG LONG NGÀN NĂM VĂN HIN” Tên sách: Làng ngh, phnghThăng Long - Hà Ni trên đường phát tri n Chbiên: Ông Vũ Quc Tun Thloi sách: Kinh tế Strang: ước 300 trang Stp: 1 tp Tóm tt ni dung: - Cun sách này nhm đối tượng đại chúng, kcngười đọc bình dân và nhng người mun tìm hiu nhng vn đề chyếu vlàng ngh, phnghThăng Long - Hà Ni. - Cun sách không đặt yêu cu là mt công trình nghiên cu khoa hc, mà là mt cun sách biên son, có kế tha kết qunghiên cu ca các cun sách đã xut bn trước đây vđề tài này và có nhng ni dung mi đề cp. - Ni dung ca sách có đim qua mt snét vlch sphát trin, song tp trung vào thc trng (nhng thành tu, yếu kém) và nhng định hướng, gii pháp chyếu nhm bo tn và phát trin làng ngh, phnghThăng Long - Hà Ni trong thi gian ti. Đề cương chi tiết: LI GII THIU LI NÓI ĐẦU PHN NI DUNG Chương mt: LÀNG NGH, PHNGHTHĂNG LONG - HÀ NI TRONG LCH S1. Mt svn đề vkhái nim và phân loi a) Khái nim Lâu nay khái nim làng nghthường được hiu theo nhiu cách khác nhau. Có nhà nghiên cu cho rng "Làng nghlà mt thiết chế kinh tế- xã hi nông thôn, được cu thành bi hai yếu tlàng và ngh, tn ti trong mt không gian địa lý nht định trong đó bao gm nhiu hgia đình sinh sng bng nghthcông là chính, gia hcó mi liên kết vkinh tế, xã hi và văn hóa" (Trn Minh Yến, 2004). Có nhà nghiêu cu định nghĩa "Làng nghtruyn thng là làng nghctruyn làm nghthcông. đấy không nht thiết tt cdân làng đều sn xut hàng thcông. Người ththcông nhiu trường hp cũng đồng thi làm ngh

Upload: buingoc

Post on 13-Apr-2018

219 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

1

GIỚI THIỆU SÁCH CỦA TỦ SÁCH

“THĂNG LONG NGÀN NĂM VĂN HIẾN”

Tên sách: Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển

Chủ biên: Ông Vũ Quốc Tuấn

Thể loại sách: Kinh tế

Số trang: ước 300 trang Số tập: 1 tập

Tóm tắt nội dung: - Cuốn sách này nhằm đối tượng đại chúng, kể cả người đọc bình dân và

những người muốn tìm hiểu những vấn đề chủ yếu về làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội.

- Cuốn sách không đặt yêu cầu là một công trình nghiên cứu khoa học, mà là một cuốn sách biên soạn, có kế thừa kết quả nghiên cứu của các cuốn sách đã xuất bản trước đây về đề tài này và có những nội dung mới đề cập.

- Nội dung của sách có điểm qua một số nét về lịch sử phát triển, song tập trung vào thực trạng (những thành tựu, yếu kém) và những định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trong thời gian tới.

Đề cương chi tiết: LỜI GIỚI THIỆU LỜI NÓI ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương một: LÀNG NGHỀ, PHỐ NGHỀ THĂNG LONG - HÀ NỘI

TRONG LỊCH SỬ 1. Một số vấn đề về khái niệm và phân loại a) Khái niệm Lâu nay khái niệm làng nghề thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Có nhà nghiên cứu cho rằng "Làng nghề là một thiết chế kinh tế- xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa" (Trần Minh Yến, 2004). Có nhà nghiêu cứu định nghĩa "Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề

Page 2: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

2

nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình" (Bùi Văn Vượng, 2002).

Thế nhưng, trải qua nhiều bước phát triển, có thể thấy cho đến nay, (i) làng nghề không còn bó hẹp trong khuôn khổ công nghệ thủ công, tuy thủ công vẫn là chính, mà một số công đoạn đã được cơ khí hóa hoặc bán cơ khí hóa và (ii) trong các làng nghề, không chỉ có các cơ sở sản xuất hàng thủ công, mà đã có những có sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sản xuất, như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối hàng hóa, cung ứng đầu vào và đầu ra cho sản phẩm làng nghề.

b) Phân loại làng nghề Hiện nay, đang có những cách phân loại làng nghề khác nhau. Nhiều nhà

nghiên cứu nhất trí hai cách phân loại nhhư sau: (1) Phân loại theo số lượng làng nghề: (i) làng nghề một nghề là những làng

ngoài nghề nông ra, chỉ có thêm một nghề thủ công duy nhất; (ii) làng nhiều nghề, là những làng ngoài nghề nông ra còn có thêm một số hoặc nhiều nghề khác.

(2) Phân loại theo tính chất nghề: (i) làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay; (ii) làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các làng nghề truyền thống hoặc du nhập từ các địa phương khác. Một số làng mới được hình thành do chủ trương của một số địa phương cho người đi học nghề ở nơi khác rồi về dạy cho dân địa phương nhằm tạo việc làm cho người dân địa phương mình.

Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội dung và các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Theo đó:

- Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.

- Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.

Cũng theo Thông tư nói trên, các tiêu chí dùng để công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống được quy định như sau:

- Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau: (a) nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (b) nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; (c) nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Page 3: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

3

- Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau: (a) có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; (b) hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (c) chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Làng nghề truyền thống được công nhận phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này. Đối với những làng chưa đạt tiêu chí công nhận làng nghề (theo tiêu chí (a) và (b) trên đây) nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.

c) Các nhóm làng nghề, phố nghề Theo thống kê năm 2004, cả nước có 2.017 làng nghề, trong đó có khoảng

300 làng nghề truyền thống, bao gồm 1,4 triệu cơ sở sản xuất với nhiều loại hình tổ chức sản xuất từ hộ gia đình đến tổ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và các loại hình công ty.

Làng nghề tập trung chủ yếu ở đồng bằng Sông Hông, nơi đây có đến 80% hộ nông dân tham gia làm hàng thủ công. Riêng tỉnh Hà Tây (cũ) có đến 258 làng, được coi là "đất trăm nghề), nơi có những làng nghề nổi tiếng từ lâu đời như lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, khảm Chuyên Mỹ, v.v…

Làng nghề có thể chia ra thành 14 nhóm như sau: (1) Mây tre đan; kể cả sản phẩm đan lát, bện thủ công (kể cả bàn nghế, nón lá); (2) Cói (3) Gốm sứ; (4) Sơn mài, khảm trai; (5) Thêu, ren; (6) Dệt (vải, khăn tay, áo, khăn quàng, kể cả dệt thổ cẩm); (7) Đồ gỗ (đồ mộc dân dụng, gỗ mỹ nghệ, điêu khắc gỗ, làm trống); (8) Đá mỹ nghệ; (9) Giấy thủ công; (10) Tranh nghệ thuật (bằng hoa khô, tre hun khói, lá khô, ốc… ); hoa các

loại bằng vải, lụa, giấy; (11) Trò chơi dân gian (sản xuất và biểu diễn rối cạn, rối nước, tò he) (12) Sản phẩm kim khí (đồ đồng, sắt, nhôm … sản xuất và tái chế); (13) Chế biến nông sản, thực phẩm (các loại nước chấm, bún bánh, miến

dong, đường, mật, mạch nha, rượu, trà, kể cả đóng giày da); (14) Cây cảnh (gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh).

Page 4: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

4

Việc phân nhóm trên đây chỉ là quy ước; vì cho đến nay, chúng ta chưa có nghiên cứu đầy đủ về phương pháp luận phân nhóm làng nghề. Năm 2004, Dự án của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ phân 11 nhóm ngành nghề thủ công nghiệp, không đề cập các làng như chế biến nông sản thực phẩm, cây cảnh … Có thể thấy: do nhu cầu của thị trường, có những ngành nghề mới đã xuất hiện và hình thành làng, làm phong phú thêm danh mục các làng nghề.

2. Tóm tắt lịch sử phát triển phố nghề, làng nghề Thăng Long-Hà Nội (theo địa giới hành chính mới) qua các thời kỳ

Trong phần này, sẽ trình bày tình hình phát triển, những đóng góp chủ yếu cho kinh tế, xã hội và những hạn chế; trong mỗi phần, khi cần thiết, đều có tách riêng phần nói về Hà Tây và về Hà Nội theo địa giới hành chính cũ.

a) Trong thời kỳ Pháp thuộc và trong hai cuộc kháng chiến (100 năm từ giữa Thế kỷ XIX đến giữa Thế kỷ XX - 1858 - 1954 )

b) Trong thời kỳ miền Bắc được giải phóng, thời kỳ cải tạo và phát triển - tức là trong cơ chế cũ cho đến bắt đầu công cuộc đổi mới (từ 1954 đến 1986)

Phần này được biên soạn dựa trên các tài liệu, tư liệu của các cơ quan liên quan của Tp Hà Nội (và tỉnh Hà Tây). Số liệu là những số liệu chính thức, lấy từ các cơ quan hữu qua, thống nhất với các sách khác trong Bộ sách kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

3. Một số nhận xét tổng quát Qua các phần trên, có thể nhìn lại khái quát đặc điểm của tiểu thủ công

nghiệp Hà Nội; các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển làng nghề, phố nghề Hà Nội từ trong lịch sử.

a) Đó là nhu cầu của cuộc sống (cũng tức là nhu cầu của thị trường trong thời điểm lịch sử): làng nghề, phố nghề tập trung ở kinh đô Thăng Long trước hết là nhằm phục vụ nhu cầu của tầng lớp vua quan và triều đình phong kiến; và tiếp theo, đó là phục vụ nhu cầu của nhân dân trong sản xuất và đời sống hàng ngày

b) Trình độ của nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề; kỹ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời của các phố nghề, làng nghề.

c) Mối liên quan, tác động qua lại giữa làng nghề và phố nghề Kết luận, đánh giá. Làng nghề, phố nghề Hà Nội gắn kết chặt chẽ với lịch sử

dân tộc, tuy có lúc thăng trầm nhưng vẫn khẳng định sự tồn tại một sức sống mạnh mẽ, luôn sáng tạo, thích nghi trong mọi hoàn cảnh, khẳng định các ngành nghề thủ công mỹ nghệ là sản phẩm đặc sắc của dân tộc Việt Nam từ truyền thống xa xưa, từ những hộ gia đình rồi hình thành các làng nghề, nhất là giữ được giá trị văn hóa, cốt cách nhân văn, tinh hoa Hà Nội và đất trăm nghề (Hà Tây),. v.v...

Page 5: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

5

Chương hai: THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ, PHỐ NGHỀ THĂNG LONG -HÀ NỘI

1. Vị trí, vai trò của làng nghề, phố nghề trong sự phát triển của Hà Nội thời kỳ đổi mới.

- Nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của phố nghề, làng nghề trong công cuộc phát triển, kinh tế, xã hội, trong đó có ý thức năng động tự giác của cộng đồng phố nghề, làng nghề.

- Giới thiệu tóm tắt các nghị quyết của Thành ủy và của UBND Thành phố Hà Nội (kể cả của Tỉnh Hà Tây trước đây) liên quan đến vị trí, vai trò của làng nghề, phố nghề trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.

2. Những thành tựu chủ yếu khôi phục và phát triển làng nghề, phố nghề Hà Nội từ sau khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đến nay (1986 đến 2008)

- Dưới góc độ lịch sử, địa lý: phố nghề, làng nghề phố nghề là một nhân chứng lịch sử của một thời kỳ đặc biệt;

- Dưới góc độ kinh tế: giải quyết việc làm, đáp ứng sản phẩm thiết yếu cho nhân dân Hà Nội và đóng góp cho xuất khẩu….

- Dưới góc độ văn hóa: góp phần bảo tồn, phát triển bản săc văn hóa dân tộc, nhất là những đặc trưng văn hóa thanh lịch đất “Tràng An” và “Đất trăm nghề”…..

- Dưới góc độ chính trị: làng nghề là một lực lượng có vị thế, là cộng đồng đoàn kêt, tập hợp đông đảo nhân dân vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Từ các doanh nghiệp làng nghề, hình thành lớp doanh nhân, một tầng lớp xã hội được gọi là “lính xung kích trong xây dựng hòa bình”.

3. Những yêu kém của làng nghề, phố nghề Hà Nội a) Hiện nay, làng nghề, phố nghề Hà Nội đang còn những yếu kém Một là, thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh. Đây đang là một khó khăn lớn

của các doanh nghiệp làng nghề. Thời gian gần đây, để thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, nhiều ngân hàng phải xiết chặt tiền tệ, hạn chế cho vay. Trước yêu cầu bức xúc của doanh nghiệp làng nghề, một số ngân hàng đã có động thái quan tâm hơn đến việc cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này; nhưng trên thực tế, các điều kiện để được vay lại khắt khe hơn rất nhiều, từ việc đánh giá các tài sản thế chấp, cầm cố thường quá thấp so với thực tế, việc xem xét phương án kinh doanh và khả năng hoàn trả vốn càng chặt chẽ hơn trước, v.v... Trước tình hình tín dụng chính thức khó khăn, tín dụng "đen" đã xuất hiện, buộc doanh nghiệp làng nghề vay nóng với mức lãi suất rất cao. Có những doanh nghiệp buộc phải vay khi đáo hạn để "đảo nợ", nếu không thì tài sản sẽ bị xiết nợ, càng nguy ngập thêm.

Page 6: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

6

Hai là, môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Nhiều làng nghề đang gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, đó là (i) ô nhiễm môi trường không khí, do sử dụng các loại nhiên liệu, hóa chất và vật tư trong công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, trong đó than là nguyên liệu được sử dụng phổ biến và gây ô nhiễm nhiều nhất; (ii) ô nhiễm môi trường nước (nước mặt và nước dưới đất) do nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, như các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm ... (iii) môi trường đất, do các chất thải rắn sinh ra, chủ yếu do các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, làng nghề dệt nhuộm và làng nghề tái chế giấy, nhựa, làng nghề mây tre đan. Ô nhiễm tại làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp gây ra các bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của cư dân làng nghề mà còn ảnh hưởng lớn đến đời sống và sự phát triển kinh tế, xã hội của nhân dân nhiều vùng xung quanh.

Ba là, khó khăn về mặt bằng cho sản xuất. Lâu nay, đất cho doanh nghiệp làng nghề làm mặt bằng cho sản xuất thường được giải quyết bằng nhiều cách, như: (i) phần nhiều là dùng ngay nhà mình làm cơ sở sản xuất (đây là tình hình phổ biến nhất hiện nay), nhưng cũng chính vì thế, những ngành sản xuất gây ra ô nhiễm trong làng nghề đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường của nhân dân trong vùng đang rất khó xử lý; (ii) hoặc thuê, mua của hộ gia đình hoặc cá nhân ở địa phương (nhưng khó khăn lớn nhất là giá thuê đất và việc đền bù, giải phóng mặt bằng); (iii) thuê lại đất của doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan nhà nước (nhưng giá cao, thời hạn không chắc chắn) và (iv) vào các khu, cụm công nghiệp, nhưng chỉ có một số rất ít doanh nghiệp làng nghề vào được các khu này, vì chi phí cao, khó vào, v.v... Đất cho sản xuất vẫn là một khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp làng nghề hiện nay, không chỉ là khó khăn đối với các doanh nghiệp hiện có trong làng nghề mà còn là khó khăn lớn đối với việc mở mang thêm doanh nghiệp làng nghề. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều địa phương chưa có quy hoạch cụ thể, một số vùng đất có vị trí thuận tiện đã được phân cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài.

Bốn là, ít kinh nghiệm tiếp cận thị trường. Nhiều doanh nghiệp làng nghề còn rất yếu trong các hoạt động thăm dò, tìm hiểu thông tin thị trường. Doanh nghiệp làng nghề chưa có đủ kinh nghiệm nghiên cứu thị trường, nhất là thị hiếu của người tiêu dùng về mẫu mã. Đang có khá nhiều doanh nghiệp làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu qua trung gian ở các thành phố lớn, không trực tiếp giao dịch với người tiêu thụ, do đó bị thiệt thòi trong giá cả, nhiều khi phải chấp nhận giá mua thấp của doanh nghiệp trung gian.

Nhiều làng nghề chưa chủ động phân khúc thị trường, chưa hướng vào một thị trường cụ thể để chiếm lĩnh nó và có sự thay đổi mẫu mã kịp thời theo yêu cầu

Page 7: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

7

của người tiêu dùng luôn tìm sự mới mẻ. Ví dụ như những năm trước đây, người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ nước ta, nhưng đến nay, họ không mặn mà nữa, vì hàng của ta thiếu có sự thay đổi mẫu mã phù hợp với các mùa trong năm. Do đó, vòng đời của một sản phẩm thường rất ngắn. Hoặc như khách hàng người Mỹ thích dùng hàng tốt, thân thiện với môi trường, nhưng lại không chấp nhận sự tăng giá. Đối với các nhà nhập khẩu lớn của Thị trường chung châu Âu, họ quan tâm đến dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp, như: đơn hàng có được sản xuất đúng thời hạn không, tính linh hoạt, các vấn đề hậu cần cũng như các tiêu chuẩn về môi trường.

Năm là, kiểu dáng, mẫu mã chậm đổi mới. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của làng nghề hiện nay thường theo mẫu mã sẵn có, ít sáng tạo mẫu mã mới; thậm chí đang có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại mẫu mã (như mây tr đan Phú Vinh, đồ gốm sứ Bát Tràng...) gây ra cảm giác nhàm chán; khách hàng không có nhiều mặt hàng để lựa chọn. Thực tế cho thấy nếu doanh nghiệp cứ sao chép, rập khuôn, bắt chước kiểu dáng của các doanh nghiệp khác hoặc của nước ngoài, thì sẽ gặp những vấn đề rắc rối về sở hữu trí tuệ. Một số mặt hàng được sản xuất theo mẫu thiết kế của nước ngoài đặt hàng có thuận lợi là giải quyết được yêu cầu về thị trường, nhưng sẽ làm giảm sút ý tưởng sáng tạo của nghệ nhân và các thợ trong làng nghề. Do vậy, để tồn tại và phát triển, thích nghi với yêu cầu của thị trường, sản phẩm làng nghề phải một mặt, duy trì, phát triển những mặt hàng đã thành truyền thống, thể hiện tinh hoa văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, nhưng mặt khác, không thể không tiếp tục đối mới kiểu dáng, mẫu mã, nâng cao sức cạnh tranh với hàng thủ công mỹ nghệ nước khác bằng sự sáng tạo, bàn tay khéo léo, tài hoa của thợ thủ công Việt Nam.

Sáu là, thiếu lao động có tay nghề, thiếu đội ngũ kế cận. Một khó khăn thực tế của nhiều làng nghề là lao động trẻ, có tay nghề đang rất thiếu; có những làng thanh niên rời làng ra đi kiếm sống bằng các nghề khác, số còn lại ở nông thôn là những người lớn tuổi. Việc truyền nghề cũng chưa được chú trọng, trong khi các nghệ nhân có tay nghề cao đã lớn tuối; nhiều cụ thiết tha với nghề, cố gằng truyền nghề cho lớp trẻ nhưng thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích. Chính vì thiếu lao động có tay nghề, đã có những sản phẩm làng nghề không giữ được những nét tinh tế truyền thống, có những mặt hàng mai một; cũng do vậy, việc sáng tạo kiểu dáng, mẫu mã mới thiếu điều kiện triển khai.

Bẩy là, trình độ công nghệ lạc hậu Trình độ công nghệ thấp, lạc hậu làm cho năng suất lao động của sản phẩm làng nghề quá thấp, chất lượng sản phẩm khó được nâng cao và giá thành sản phẩm cũng khó hạ thấp. Song điều quan trọng đáng quan tâm nhất là nhiều làng nghề vẫn đang áp dụng công nghệ lạc hậu mà đây lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề

Page 8: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

8

Tám là, trình độ quản lý doanh nghiệp thấp. Phần lớn doanh nghiệp làng nghề được hình thành từ các hộ gia đình, dần tiến lên các loại hình tổ sản xuất, công ty, doanh nghiệp tư nhân ... đã có những doanh nghiệp làng nghề thành đạt, quy mô kinh doanh lớn hàng trăm lao động và doanh thu hàng chục tỷ đồng do chủ doanh nghiệp đã chịu khó mày mò, học tập, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và từ đó trưởng thành trong kinh doanh. Song chủ doanh nghiệp khởi sự kinh doanh chủ yếu bằng sự năng nổ, nhiệt tình đầu tư, nhiều người chưa được học tập bài bản qua các trường lớp về quản trị kinh doanh; doanh nhân làng nghề thường kinh doanh theo kinh nghiệm, qua học hỏi bạn bè và một phần qua những buỏi học tập chuyên đề. Trong số chủ doanh nghiệp làng nghề, có khoảng 20% trưởng thành từ trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh (theo kiểu cha truyền con nối); 63% chưa qua các trường lớp đào tạo chính quy; chỉ có khoảng 17% có kiến thức về kinh tế, thương mại qua các trường lớp chính quy. Họ cũng không có nhiều thời giờ theo học các trường lớp dài hạn vì phải tập trung cho hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, phương thức kinh doanh cũng khá đơn giản, tùy tiện, nhất là quản lý tài chính, quản lý nhân sự và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất cũng như vào công tác quản lý doanh nghiệp. Do trình độ quản lý còn thấp, hiệu quả kinh doanh kém, cho nên đang khó mở rộng kinh doanh, tiếp cận thị trường.

b) Nguyên nhân của những yếu kém. + Do bản thân các làng nghề, phố nghề + Do khuyết điểm của công tác quản lý, chỉ đạo (về nhận thức: chưa coi trọng

đúng mức một di sản kinh tế - văn hóa có giá trị cao của dân tộc; và do đó, về quản lý, chưa tạo điều kiện cần thiết để bảo tồn và phát triển làng nghề, phố nghề tương xứng với vị trí và vai trò của thành phần này)

Kết luận và đánh giá. Chương này cho thấy rõ sự đóng góp tích cực của phố nghề, làng nghề trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội thời gian qua. Có sự đóng góp nổi bật đối với du lịch (như các làng nghề Hà Tây, phố nghề Hà Nội) và có sự đóng góp tích cực đối với việc giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân (như ở Hà Tây). Tiềm năng phát triển của các ngành nghề thủ công mỹ nghệ trong phố nghề, làng nghề còn rất lớn.

Page 9: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

9

Trong khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay như lạm phát tăng vọt, vật giá leo thang, những khó khăn đó của các phố nghề, làng nghề càng thêm trầm trọng. Những vấn đề đó sẽ được phân tích và những giải pháp khắc phục nói ở phần sau.

Chương ba: LÀNG NGHỀ, PHỐ NGHỀ THĂNG LONG - HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ PHÁT TRIỂN MỚI

1. Những yêu cầu của thời kỳ mới a) Yêu cầu của tình hình mới đối với Hà Nội nói riêng và của cả nước nói

chung trong thời kỳ mới :đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, hội nhập sâu rộng, v.v... Làng nghề nước ta cùng với cả nước đang bước vào thời kỳ mới: phát triển và hội nhập. Trong xu hướng phát triển kinh tế-xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các làng nghề phải giữ lại truyền thống, bảo tồn và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống; mặt khác, lại phải thích ứng với yêu cầu của cuộc sống văn minh hiện đại, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, vừa phát triển kinh tế vừa chú trọng phát triển xã hội, bảo vệ môi trường... bảo đảm sự phát triển làng nghề một cách bền vững.

Công cuộc phát triển làng nghề trong điều kiện mới gắn chặt với yêu cầu phát triển nông thôn mới. Chính là trên cơ sở phát triển nông thôn mới mà làng nghề Hà Nội tìm được hướng phát triển rộng mở nhằm phục vụ công cuộc phát triển nông thôn mới; và ngược lại, chính việc phát triển thêm nhiều nghề, nhiều làng nghề sẽ làm cho nông thôn mới của Thủ đô ta thể hiện rõ bản sắc văn hóa của mình, vừa rất hiện đại, lại vừa mang đậm bản sắc của Thăng Long "ngàn năm văn vật”.

Theo nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, nông thôn hiện đại chính là: (1) Một dạng tổ chức và vận hành cuộc sống có nhiều ưu việt, trong đó có những đô thị và thị trấn văn minh với những nét văn hóa truyền thống của làng xã; là một địa bàn có thế mạnh để giữ gìn và tô điểm cho môi trường sinh thái; (2) Nông thôn là một không gian rộng lớn, có kinh tế và đời sống phát triển, tại đó con người được sống gắn bó, hài hòa với thiên nhiên; (3) Nông thôn là một nơi nghỉ ngơi lành mạnh, một nguồn giải trí phong phú, một vùng du lịch đa dạng, một cõi yên tĩnh, thanh bình để con người khôi phục và tăng cường sức sống sau những giờ phút mệt mỏi, căng thẳng trong đời thường.

Trong xu hướng phát triển nông thôn mới trên thế giới, ngày nay, môi trường sinh thái, văn hóa truyền thống đang trở thành lợi thế so sánh quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, mở mang du lịch. Nông thôn không chỉ còn là nơi cư trú của cư dân nông nghiệp lấy nghề nông làm chính, mà đã có thêm nhiều ngành nghề mới, từ sản xuất đến kinh doanh, dịch vụ, phục vụ cho cư dân nông thôn và đóng góp vào sự phát triển

Page 10: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

10

chung của đất nước. Đã có nhiều hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, từ hộ gia đình, tổ sản xuất, đến doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ... Những tổ chức này phát triển thiếu quy hoạch (đang gây ra ô nhiễm môi trường rất đáng báo động), cũng lại đang thiếu sự liên kết trong sản xuất, đầu tư, cũng như trong tiêu thụ sản phẩm, trong đó, điều quan trọng nhất là thiếu sự phối hợp trong việc định hình và tạo dáng cho sản phẩm, bảo đảm vừa giữ được nét đẹp truyền thống của sản phẩm, lại vừa tiếp thu những ý tưởng mới, những yêu cầu mới của người tiêu dùng, làm phong phú thêm bộ sưu tập sản phẩm truyền thống. Văn hóa làng nghề truyền thống, do đó, chưa được xác lập; thương hiệu của làng nghề cũng như của mỗi sản phâm đặc trưng của làng chưa được chú trọng xây dựng.

Trong xu hướng hiện đại hóa nông thôn, các làng nghề không chỉ có sản xuất, kinh doanh, mà còn là nơi tổ chức sinh hoạt cộng đồng, mang sắc thái văn hóa riêng biệt đặc trưng của từng làng, từng dòng họ, từng vùng; do đó, bao gồm hệ thống các công trình văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng sống của cư dân nông thôn. Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ kết hợp với du lịch sinh thái - nhân văn, từ đó, hình thành các đô thị nhỏ, cũng tức là kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại, là nét đẹp riêng của mỗi làng nghề trong quá trình phát triển

b) Đối với sự phát triển làng nghề, phố nghề Thăng Long-Hà Nội, cần khẳng định trong các tầng lớp nhân dân, trong các cấp chính quyền tầm quan trọng của việc tiếp tục khôi phục và phát triển phố nghề, làng nghề nhằm phát huy vốn quý về kinh tế và văn hóa của Thủ đô, thực hiện nhiệm vụ “khôi phục và phát triển làng nghề” như Đại hội lần thứ X của Đảng (tháng 4 - 2006) và “bảo tồn và phát triển làng nghề” như Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành trung ưong Đảng Khóa X (tháng 7-2008) và các văn bản của Thành ủy, Úy ban nhân dân Hà Tây (cũ) và Hà Nội đã đề ra.

2. Cơ hội và thách thức đối với phố nghề, làng nghề Hà Nội trong thời kỳ mới a) Về cơ hội, đó là (1) Nhờ cam kết, nhất là cam kết trong WTO, hệ thống pháp luật được hòan

chỉnh, tính công khai, minh bạch rõ ràng hơn, thể chế kinh tế thị trường được khẳng định và môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng hơn.

(2) Thị trường được mở rộng, các doanh nghiệp làng nghề có điều kiện bán hàng hóa (mặt hàng thủ công mỹ nghệ) của mình vào các nước tham gia hiệp định đã cam kết với mức thuế đã cắt giảm. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp làng nghề mở rộng sản xuất, quy mô đầu tư;

Page 11: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

11

(3) Doanh nghiệp không bị phân biệt đối xử trong các vụ tranh chấp thương mại nhờ có cơ chế giải quyết tranh chấp chung (nhất là sau khi nước ta được công nhận là nền kinh tế thị trường); sản phẩm làng nghề ít bị tranh chấp.

b) Về thách thức, đó là: (1) Cạnh tranh sẽ diễn ra rất gay gắt: ngay trên thị trường nước ta, sẽ xảy ra

cạnh tranh giữa sản phẩm của doanh nghiệp làng nghề nước ta với sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài, giữa doanh nghiệp làng nghề nước ta với doanh nghiệp nước ngoài, cạnh tranh giữa chính phủ nước ta với chính phủ các nước trong việc tạo ra tiền đề, các điều kiện tốt nhất cho các loại hình doanh nghiệp sản xuất và đầu tư.

(2) Khoảng cách giàu nghèo sẽ doãng ra; một số doanh nghiệp làng nghề (nhỏ và vừa) trình độ quản lý kém, vốn liếng ít không chịu nổi sức ép của cạnh tranh sẽ phá sản; một số công nhân trình độ thấp sẽ mất việc làm;

(3) Tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, giữa các nền kinh tế sẽ ngày càng gia tăng; sự biến động của thị trường thế giới sẽ tác động rất mạnh đến thị trường trong nước. Như hiện nay, kinh tế nước ta chịu tác động rất lớn của tình hình giá cả thị trường thế giới, nhất là giá xăng dầu, giá lương thực, nhiều loại hóa chất, nguyên vật liệu cho hàng gia công, v.v...

3. Phương hướng phát triển làng nghề, phố nghề Hà Nội trong thời kỳ mới a) Một số quan niệm về phát triển làng nghề, phố nghề trong tình hình mới Phát triển làng nghề phố nghề không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà quan trọng

hơn nữa đó là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội trong phát triển của Thủ đô. Cần bảo tồn các làng nghề, phố nghề hiện có đi đối với phát triển làng nghề và phố nghề mới một cách tương ững với nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp trong nền kinh tế thị trường. Cần khuyến khích số cơ sở thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội là nơi dạy nghề cho các cháu khuyết tật.

b) Phương hướng, nhiệm vụ phát triển làng nghề, phố nghề Thăng Long- Hà Nội trong thời kỳ mới

Phần này sẽ căn cứ vào những văn bản chính thức của Thành ủy Hà Nội và có bình luận thêm, chủ yếu là "Đề án khôi phục, phát triển nghề, làng nghề Hà Nội đến năm 2010" số 34-DA/TU ngày 25 tháng 1 năm 2005 của Thành ủy Hà Nội.

c) Định hướng phát triển các loại phố nghề, làng nghề. Trong tình hình mới, trước những yêu cầu mới của công cuộc xây dựng và

phát triển Hà Nội, cần phân loại các làng nghề, phố nghề hiện có để có định hướng phát triển phù hợp. Cụ thể như:

Page 12: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

12

(1) Những làng nghề, phố nghề truyền thống tuy sản phẩm không có nhu cầu lớn trên thị trường nhưng có giá trị về văn hóa hoặc du lịch cần được khôi phục, duy trì và phát triển;

(2) Những làng nghề, phố nghề truyền thống mà sản phẩm đang có nhu cầu lớn trên thị trường cần được trợ giúp để phát triển mạnh hơn nữa; và

(3) Những làng nghề, phố nghề mà sản phẩm không khuyến khích phát triển hoặc nhu cầu trên thị trường đang suy giảm;

d) Phát triển “mỗi làng một nghề” gắn với du lịch sinh thái, bảo tồn văn hóa Đối với nơi đã có nghề, cần lập dự án phát triển nghề hiện có, cấy thêm nghề

mới, nhân rộng ra nhiều hộ trong làng. Đối với nơi chưa có nghề, cần lập quy hoạch ngành nghề, quy hoạch mặt bằng, xây dựng kế hoạch, dự án phát triển, tìm hiểu thị trường, liên kết với các cơ sở nghề để đào tạo tay nghề, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng (nhất là đường giao thông, điện, cấp thoát nước), tiếp thị, lựa chọn hộ có điều kiện để phát triển nghề, từng bước hình thành các cơ sở sản xuất ở địa phương.

đ) Phát triển doanh nghiệp Trong các làng nghề, phố nghề, đang có nhiều doanh nghiệp (theo nghĩa

rộng) gồm nhiều loại hình rất đa dạng: từ các hộ gia đình, tổ sản xuất, đến các loại doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân ...) thuộc khu vực tư nhân với quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu.

Cần tăng thêm đầu tư để phát triển thêm nhiều nghề, khôi phục và phát triển làng nghề, phố nghề ở những nơi có điều kiện. Thực hiện rộng rãi các chính sách khuyến khích để kêu gọi đầu tư từ nhân dân, từ các thành phần kinh tế để phát triển thêm nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nghề thủ công truyền thống.

Cùng với việc phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp trong làng nghề, phố nghề, cần thực hiện sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh làng nghề (quy mô nhỏ và vừa) với các doanh nghiệp lớn, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, v.v... nhằm tạo nên hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của làng nghề, phố nghề trong trong thời kỳ mới.

4. Những giải pháp chủ yếu Để thúc đấy, khuyến khích phát triển thêm nghề, thêm nhiều doanh nghiệp

trong làng nghề, phố nghề Hà Nội trong điều kiện hiện nay, cần giải quyết sáu loại giải pháp chủ yếu sau đây.

a) Xây dựng chiến lược mặt hàng, chiến lược phát triển cơ sở kinh doanh. Trước yêu cầu phát triển và hội nhập, mỗi doanh nghiệp làng nghề cần rà sóat

lại các mặt hàng của mình, phân tích khả năng cạnh tranh của mỗi mặt hàng với sản phẩm cùng loại đang có mặt trên thị trường, từ đó, có kế hoạch: hoặc là giữ mặt hàng đó, hoặc là cải tiến để nâng cao khả năng cạnh tranh; hoặc là chuyển

Page 13: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

13

Kinh nghiệm của nhiều làng nghề cho thấy việc xây dựng chiến lược thị trường cần dựa trên ba căn cứ sau đây: (1) lợi thế so sánh dài hạn, tức là lợi thế của sản phầm trong thời gian dài so sánh với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trong nước và ngoài nước; đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang có nhiều mẫu mã kiểu dáng trùng lắp, thì đây là một yếu tố rất quan trọng khi xác định chiến lược, để bảo đảm duy trì lâu dài lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp; (2) quy mô kinh tế trên tầm nhìn liên vùng, trong quan hệ liên kết với các doanh nghiệp khác trong làng nghề hoặc ngoài làng nghề trong địa phương; tạo điều kiện giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ; (3) dung lượng thị trường, tức là tính đến từng phân khúc thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường, tránh các vụ kiện tụng về bán phá giá.

Việc xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng phải do từng doanh nghiệp làng nghề tiến hành, song điều rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự hướng dẫn, định hướng của các cơ quan chức năng; bởi vì từng doanh nghiệp rất khó nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nhất là thị trường ngoài nước.

b) Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Trên cơ sở phân tích mặt mạnh, mặt yếu của sản phẩm, doanh nghiệp cần

phân tích thị trường, hoặc tiếp tục đi sâu vào thị trường truyền thống hoặc phân khúc thị trường, mở ra thị trường mới, v.v... Việc xúc tiến thương mại, xúc tiến thị trường cần được thực hiện thông qua các hoạt động như xây dựng thương hiệu, tham gia hội chợ, triển lãm ở trong và ngoài nước có sự trợ giúp của cơ quan chức năng.

Chú trọng hơn nữa việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của mỗi làng nghề, mỗi sản phẩm làng nghề để tôn vinh hình ảnh sản phẩm truyền thống của dân tộc, đồng thời qua đó, khích lệ tâm tư, tình cảm của mỗi người lao động, mỗi nghệ nhân làng nghề phát huy lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước bằng cách làm ra nhiều sản phẩm đẹp, mang đậm đà bản sắc thương hiệu quê hương. Kinh nghiệm cho thấy việc xây dựng được thương hiệu đã khó, song việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy thương hiệu còn khó hơn nhiều; vì vậy, cần đặc biệt coi trọng chất lượng sản phẩm, khắc phục tệ làm hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái.

c) Bảo đảm mặt bằng cho việc mở rộng sản xuất, kinh doanh Đối với các doanh nghiệp làng nghề, yêu cầu cấp bách nhất hiện nay là có đất

đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu duy trì và mở rộng sản xuất và khắc phục ô nhiễm môi trường khu dân cư. Cần có chính sách trợ giúp về

Page 14: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

14

sử dụng kết cấu hạ tầng và giải quyết môi trường cho doanh nghiệp để có thể thuê mặt bằng ở các khu, cụm công nghiệp đã có; hoặc Nhà nước đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho làng nghề, chịu chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng, trợ giúp và giảm nhẹ giá thuê để doanh nghiệp có thể thuê đất với giá cả phù hợp.

d) Ứng dụng khoa học, công nghệ. Đối với làng nghề, phố nghề, việc ứng dụng khoa học và công nghệ là rất cần

thiết cho việc nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã và hạ giá thành của sản phẩm, ứng dung khoa học quản lý trong doanh nghiệp làng nghề. Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp với cơ quan khoa học, công nghệ vừa góp phần nâng cao giá trị, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, vừa thực hiện các giải pháp công nghệ xử lý chất thải, chông ô nhiễm môi trường do các nghề tiểu thủ công gây ra, tạo ra môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn, nâng cao chất lượng sống của cư dân làng nghề, phố nghề.

Quan trọng và cấp bách nhất hiện nay là việc ứng dụng công nghệ trong việc khắc phục ô nhiễm môi trường - một vấn đề đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của lao động làng nghề và cư dân nông thôn. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện các biện pháp về khoa học, công nghệ như ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhằm giải quyết ô nhiếm không khí, ô nhiếm dòng nước và ô nhiễm đất. Ví như chuyển công nghệ đốt nung các sản phẩm gốm sứ từ than sang khí gas hoặc khí hóa lỏng ở các làng nghề gốm sứ Bát Tràng; áp dụng công nghệ phân hủy yếm khí kết hợp thu hồi biogas tạo khí đốt và phân bón chất lượng cao tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm; một số cơ sở làng nghề giấy đã áp dụng phương pháp xử lý nước thải bằng hóa lý kết hợp sinh học đạt kết quả tốt. Những sáng kiến, kinh nghiệm này cần được khuyến khích để có thể mở rộng việc áp dụng.

Nhà nước ta cũng đã có các quyết định về sử dụng các loại thuế, phí bảo vệ môi trường, nhằm thay đổi ý thức và hành vi các đối tượng gây ô nhiễm môi trường. Ngoài các loại thuế, phí bảo vệ môi trường, cần huy động sự đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp làng nghề để trồng cây xanh, khai thông cống rãnh, cung ứng nước sạch, v.v... nâng cao ý thức của cộng đồng làng nghề trong việc bảo vệ môi trường. Song, như thực tế cho thấy, việc khắc phục ô nhiễm môi trường trong nhiều trường hợp liên quan đến cả một huyện, một tỉnh thâm chí cả một vùng (như ô nhiễm dòng sông Nhuệ), kinh phí để khắc phục là rất lớn, vì vậy, rất cần sự tiếp tay của cơ quan chức năng, với công tác quy hoạch phát triển và sự đầu tư của Nhà nước.

đ)Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật, nghệ nhân. Hiện nay, đang có tình trạng lao động làng nghề không thiết tha gắn bó với

nghề, thanh niên làng nghề không muốn theo nghề của cha ông, còn nghệ nhân thì

Page 15: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

15

nhiều cụ tuổi đã cao, thiếu điều kiện để sáng tác và truyền nghề, v.v... Doanh nghiệp làng nghề cần coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, hình thành nhiều lớp nghệ nhân trong làng nghề, qua đó tạo lực lượng kế thừa để có thể lưu giữ được những tinh hoa truyền thống làng nghề.

Chúng ta khẳng định nghệ nhân là vốn quý của các làng nghề, phố nghề. Cần thực hiện tốt hơn nữa các biện pháp tôn vinh, chăm sóc và phát huy tài năng của các nghệ nhân, vì họ là những tài năng sáng tạo góp phần bổ sung, làm đẹp thêm truyền thống và bản sắc văn hóa cộng đồng, họ có vai trò then chốt trong việc giữ gìn, thực hành, truyền nghề, lưu truyền các giá trị văn hóa dân tộc trong những sản phẩm làng nghề. Nhiều làng nghề được nổi tiếng cũng do có những nghệ nhân giàu kinh nghiệm đã nắm được những bí quyết gia truyền trong việc sáng tạo các sản phẩm có mẫu mã độc đáo, thể hiện truyền thống văn hóa của dân tộc. Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã gọi họ là “báu vật nhân văn sống”. Nhiều nghệ nhân hiện nay đã cao tuổi; họ cần được chăm sóc và tôn vinh, khen thưởng xứng đáng và tạo điều kiện để truyền dạy nghề cho lớp trẻ kế tiếp. Cùng với lớp nghệ nhân lớn tuổi, chúng ta đang có những nghệ nhân trưởng thành qua học tập tại các trường lớp có kiến thức cơ bản đang rất sung sức.

Cần thực hiện việc tôn vinh, chăm sóc và phát huy tài năng của các nghệ nhân, theo Thông tư liên tịch Bộ NN&PTNT- Bộ Lao động TBXH- Bộ Văn hóa – Thông tin số 41/2002 ngày 30 tháng 5 năm 2002 hướng dẫn tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận danh hiệu và một số chính sách đối với nghệ nhân. Trong mỗi làng nghề, cần chú trọng phát huy khả năng của các nghệ nhân nhiều tuổi, giúp cho họ những điều kiện để tiếp tục sáng tạo, đồng thời hình thành nhiều lớp nghệ nhân, qua đó tạo lực lượng kế thừa, lưu giữ được những tinh hoa truyền thống làng nghề. Phát triển các hình thức (ví dụ câu lạc bộ) để tập hợp đội ngũ này, phát huy tri tuệ, kinh nghiệm, uy tín …của họ, làm điểm tựa tinh thần quan trọng cho phố nghề, làng nghề phát triển. Cần có chính sách trợ giúp chi phí lớp học cho các doanh nghiệp làng nghề, cho các nghệ nhân mở lớp truyền nghề, các lớp dào tạo thợ lành nghề, giáo viên dạy nghề và người thiết kế mẫu mã trong các làng nghề.

e) Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân. Doanh nhân - chủ doanh nghiệp các phố nghề, làng nghề xuất thân từ nhiều

nguồn, trình độ rất khác nhau. Hiện nay, trong tổng số người có trình độ từ đại học trở lên trong cả nước, chỉ có 7% là doanh nhân. Trình độ, kỹ năng quản lý doanh nghiệp còn rất thấp cần bồi dưỡng.

Vì vậy, cần chú trọng nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp cho các doanh nhân - chủ doanh nghiệp trong phố nghề, làng nghề, từng bước hình thành một đội ngũ doanh nhân đủ sức đáp ứng yêu cầu mới trên thị trường trong nước và vươn ra

Page 16: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

16

thị trường thế giới, khắc phục tình trạng quản lý thủ công, luộm thuộm, nhưng đương nhiên phải có bài bản từ thấp đến cao phù hợp với trình độ của doanh nghiệp, góp phần thiết thực phát triển doanh nghiệp. Doanh nhân cần được bồi dưỡng về các kiến thức về kinh tế thị trường, về pháp luật trong kinh doanh (kể cả luật pháp nước ta và luật pháp quốc tế) là rất cấp bách nhằm bảo đảm và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong kinh doanh, để kinh doanh đúng luật pháp và cũng để tránh được những vụ kiện cáo có thể xảy ra trên thương trường. Đồng thời, coi trọng việc bồi dưỡng các kỹ năng quản lý doanh nghiệp (về tài chính, lao động, nhân sự, tiếp thị, v.v...), thông qua nhiều hình thức: các trường, lớp bồi dưỡng, nâng cao; các lớp tập huấn; các seminar, v.v... để doanh nhân đủ sức chèo lái doanh nghiệp trong các trường hợp khó khăn, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề cũng như của doanh nghiệp làng nghề.

Cần tổ chức thông tin cho doanh nghiệp (thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, về thị trường, giá cả, về khoa học công nghệ v.v…

Cần xây dựng, bồi dưỡng và nâng cao văn hóa doanh nghiệp: văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân của các doanh nhân. Văn hóa dfoanh nghiệp thể hiện một cách toàn diện từ mục đích kinh doanh đến phương thức kinh doanh, cung cách ứng xử của cả doanh nghiệp cũng như của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp làng nghề đất Thăng Long – Hà Nội, càng cần đề cao văn hóa doanh nghiệp.

5. Tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước Nội dung gồm nhiều loại vấn đề rất quan trọng, nhằm hình thành đồng bộ

khung pháp lý và các cơ chế, chính sách bảo đảm phát triển làng nghề, phố nghề một cách bền vững. Dưới đây là những nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa cấp bách nhất hiện nay.

a) Ổn định kinh tế vĩ mô Đó là các vấn đề như; tài chính; tín dụng; lãi suất; tỷ giá, v.v... bảo đảm cho

hệ thống kinh tế vĩ mô ổn định, lành mạnh. Trong điều kiện hiện nay, khi giá cả leo thang, tín dụng bị xiết chặt, thì đó chính là những giải pháp chủ yếu và cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp làng nghề đứng vững và phát triển.

b) Bổ sung, hoàn chỉnh và thực hiện đúng đắn các chính sách phát triển nghề, làng nghề và doanh nghiệp làng nghề

Chú trọng các nguyên tắc như nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh; nguyên tắc tự do kinh doanh trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm; nguyên tắc tự do hợp đồng; nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, v.v...

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;

Page 17: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

17

tiếp theo là Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã đề ra những chủ trương, chính sách rất quan trọng nhằm khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề và doanh nghiệp làng nghề. Tuy vậy, việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nói trên còn nhiều khuyết điểm, nhiều chính sách đúng đắn chưa được triển khai. Cần phát huy tính tích cực của Ủy ban nhân dân Thành phố, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và xã cũng như các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, quan trọng nhất là chỉ đạo, điều hòa, phối hợp các cơ quan chức năng trong địa phương giải quyết dứt điểm các trở ngại, thực sự là một “chính quyền thân thiện” với làng nghề.

Cần đẩy mạnh cuộc cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, khắc phục những hành vi sách nhiễu doanh nghiệp làng nghề, tạo thuận lợi hơn nữa cho các loại hình doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường, xóa bỏ các thủ tục phiền hà đang cản trở doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.

Cần hoàn chỉnh hoặc ban hành mới những chính sách quan trọng như: chính sách về sử dụng đất; về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề, làng nghề; cơ chế khuyến khích sự liên kết giữa các loại hình doanh nghiệp; chính sách tín dụng; chính sách thị trường, hợp tác quốc tế; chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phố nghề, làng nghề ; v.v...

c) Thực hiện công tác quy hoạch một cách bài bản, căn cơ, làm căn cứ tin cậy cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Các loại quy hoạch cần được tiến hành một cách bài bản, căn cơ, làm căn cứ tin cậy cho doanh nghiệp mở rộng kinh doanh.

Quy hoạch phát triển sản xuất phải xuất phát từ lợi thế của từng vùng với nhu cầu của thị trường mà hướng dẫn sự phát triển các ngành nghề có hiệu quả cao nhất; quy hoạch ngành nghề nông thôn cần được gắn với quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo nên những vùng sản xuất tập trung, bảo đảm khắc phục ô nhiễm môi trường và góp phần hình thành nông thôn mới.

Một yêu cầu không kém phần quan trọng là kết hợp phát triển doanh nghiệp với tổ chức lại khu dân cư (gồm các công trình văn hóa, xã hội) tạo nên những đô thị mới quy mô nhỏ, làm đẹp bộ mặt nông thôn, không để "đô thị hóa xóa làng nghề" đã trở thành nguy cơ ở một số xã ngoại thành Hà Nội hiện nay. Quy hoạch phát triển nông thôn cần đồng bộ, từ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội (lấy thôn, xã làm địa bàn chính) đến quy hoạch khu dân cư nông thôn, gắn với quy hoạch đô thị góp phần bảo đảm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại.

Quy hoạch ngành nghề sản xuất, mở thêm nghề mới phải xuất phát từ lợi thế của từng vùng và căn cứ vào nhu cầu của thị trường, bảo đảm hướng dẫn sự phát triển các ngành nghề có hiệu quả cao nhất;

Page 18: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

18

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần chú trọng hơn nữa yêu cầu về mặt bằng cho sản xuất làng nghề. Quy hoạch phát triển nông thôn cần đồng bộ, từ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội (lấy thôn, xã làm địa bàn chính) đến quy hoạch khu dân cư nông thôn, gắn với quy hoạch đô thị (thị trấn) bảo đảm cho bộ mặt nông thôn khang trang, hiện đại.

Trong quy hoạch sản xuất, không chỉ chú trọng phát triển nhiều cơ sở sản xuất mà cần chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu bảo đảm nhu cầu mở rộng cơ sở chế biến nông lâm thủy sản. Hiện nay, có nhiều loại như tre, mây làm nguyên liệu cho làng nghề (như ở Phú Vinh, Phú Xuyên) đã phải nhập khẩu, do những nguyên nhân như: các nhóm hàng này có tốc độ phát triển nhanh; việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu không được chú trọng, tiến hành chậm; cũng do việc khai thác bừa bãi, gây ra cạn kiệt nguyên liệu. Việc nhập khẩu những loại nguyên liệu này đã làm cho giá thành sản phẩm tăng lên, hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề.

d) Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, năng lượng) Đây đang là những “nút cố chai” đang ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh

doanh của các làng nghề. Nhà nước cần tập trung sức khắc phục những yếu kém về kết cấu hạ tầng, chủ yếu là giao thông vận tải và năng lượng đang ảnh hưởng lớn đến việc triển khai đầu tư của doanh nghiệp phố nghề, làng nghề cả về thời gian và tiền bạc.

Về năng lượng; việc thiếu điện và cắt điện luân phiên đã trở thành phổ biến; doanh nghiệp lao đao vì cắt điện, phát sinh nhiều chi phí tốn kém. Cần khuyến khích các làng nghề thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, sử dụng các dạng năng lượng thay thế, vừa tiết kiệm năng lượng vừa tránh ô nhiễm (như dùng gaz thay than trong đốt lò).

Nhà nước ta đang cố gắng tăng thêm vốn, đồng thời kêu gọi vốn đầu tư bằng nhiều hình thức từ các nguồn khác, trong nước và ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng đường sá, cầu cống, cơ sở sản xuất điện và phát triển các nguồn năng lượng khác.

đ) Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước Điều có ý nghĩa cấp bách là cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực

liên quan đến việc duy trì sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh doanh hiện có và phát triển thêm nhiều nghề, nhiều doanh nghiệp mới .

Cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ; nhất là lành mạnh hóa đội ngũ công chức. Ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng..

e) Tăng cường vai trò kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng Các cơ quan chức năng tăng cường giúp đỡ doanh nghiệp nắm vững và thi

hành đúng đắn các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh. Doanh nghiệp

Page 19: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

19

cần thực hiện trách nhiệm với khách hàng, với người lao động trong doanh nghiệp, với cộng đồng dân cư nơi doanh nghiệp kinh doanh.

Đồng thời, cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, khắc phục những hành động gian lận thương mại, vi phạm pháp luật của doanh nghiệp làng nghề.

6. Phát huy vai trò của các hội, hiệp hội doanh nghiệp a) Trong Thủ đô Hà Nội hiện nay, đang có các đoàn thể chính trị, như Mặt

trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Người cao tuổi, v.v... Cần phát huy hơn nữa tác dụng của các đoàn thể này vào công cuộc phát triển nghề, làng nghề, phố nghề.

Tuy vậy, không thể xem nhẹ vị trí và tác dụng của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (các hội, hiệp hội doanh nghiệp, hội, hiệp hội ngành nghề, ...), đó là những tổ chức xã hội - nghề nghiệp rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường có vai trò đối với làng nghề, doanh nghiệp làng nghề về ba mặt (i) giúp đỡ lẫn nhau về các mặt (thị trường, vốn liếng, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh …); (ii) bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp; (iii) là cầu nối giữa doanh nghiệp làng nghề với các cơ quan nhà nước, đưa tiếng nói của cộng đồng làng nghề đóng góp vào việc xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến làng nghề.

Đến nay, cả nước ta đã có trên 200 hội, hiệp hội doanh nghiệp, có những hội của từng ngành nghề, có những hội có tính chất hiệp hội cả nước (như Hiệp hội làng nghề Việt Nam) hoặc địa phương (của tỉnh hoặc huyện, xã) và các hội ngành nghề. Riêng Hà Tây (cũ) cũng đã có nhiều hội, như Hội làng nghề Thường Tín, Hội thêu ren, Hội mây tre đan, Hội thủ công mỹ nghệ, Hội nghệ nhân thợ giỏi, v.v… Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (thành lập tháng 2 năm 2005) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các làng nghề, phố nghề truyền thống của Việt Nam; các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hoá và các doanh nhân, nghệ nhân, các cá nhân có tâm huyết giữ gìn, bảo tồn và phát triển các làng nghề, phố nghề. Hiệp hội đã có nhiều hoạt động góp sức cùng các cơ quan nhà nước nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề như thực hiện liên kết, hợp tác giữa các tổ chức kinh tế; hỗ trợ về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nâng cao giá trị sản phẩm, giá trị văn hoá của các mặt hàng của làng nghề; mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm, v.v... Hiệp hôi Làng nghề Việt Nam đã tổ chức hai đợt tôn vinh các sản phẩm tinh hoa làng nghề, làng nghề, doanh nghiệp và nghệ nhân làng nghề tiêu biểu của cả nước (năm 2007 và 2008).

Thực tiễn cho thấy hoạt động có hiệu quả của các hội, hiệp hội sẽ tác động tích cực đến chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá làng nghề, góp phần quan trọng phát triển làng nghề bền vững trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh

Page 20: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

20

tế quốc tế. Hoạt động của các tổ chức xã hội, các đoàn thể cần có thực chất, gắn bó chặt chẽ với hội viên, đoàn viên, không hình thức, hành chính quan liêu.

b) Cần khuyến khích phát triển thêm nhiều hội, hiệp hội nhất là hội chuyên ngành, để có điều kiện đi sâu vào từng nhóm ngành, nghề, hỗ trợ nhau một cách thiết thực; đồng thời cải tiến hoạt động của các hội, hiệp hội đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của các doanh nghiệp, các làng nghề.

Nhà nước cần tạo thuận tiện hơn nữa trong việc đăng ký thành lập, phát triển thêm nhiều hội, hiệp hội chuyên ngành, song điều quan trọng là bảo đảm cho các hội, hiệp hội thật sự hướng về hội viên, phục vụ thiết thực cho hội viên. Cơ quan nhà nước có thể từng bước chuyển giao những dịch vụ công (như thông tin, tư vấn, đào tạo) cho hội, hiệp hội đảm nhiệm, tùy theo trình độ của từng hội, hiệp hội.

Chương này được biên soạn chủ yếu là dựa trên kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế của các tác giả, kết hợp với việc tập hợp, hệ thống hóa các văn bản đã có của các cơ quan liên quan (cơ quan nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp), v.v...

PHẦN KẾT LUẬN Nhân dân Hà Nội tự hào về lịch sử phát triển làng nghề, phố nghề, dù trải qua

nhiều thăng tràm của lịch sử, không những vẫn giữ vững và phát triển; mà điều quan trọng hơn cả là vẫn giữ được nét văn hóa, tinh hoa của dân tộc trong sản phẩm làng nghề, phố nghề.

Trong tình hình mới phát triển và hội nhập, Hà Nội cần tiếp tục khôi phục và phát triển làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nôi, bảo đảm giữ vững bản sắc kinh tế - văn hóa Thủ đô, phát huy trí tuệ và tài năng của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, đi lên cùng cả nước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

PHỤ LỤC LÀNG NGHỀ, PHỐ NGHỀ VÀ NGHỆ NHÂN TIÊU BIỂU (đã được cấp có thẩm quyền công nhận chính thức) 1. Những làng nghề, phố nghề tiêu biểu Phần này giới thiệu một số phố nghề, làng nghề tiêu biểu của Hà Nội (theo

địa giới mới) có hai nội dung: (i) danh sách làng nghề, phố nghề và (ii) các bài viết giới thiệu một số làng nghề, phố nghề tiêu biểu.

a) Danh sách đầy đủ các làng nghề, phố nghề đã được UBND thành phố Hà Nội hoặc UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) công nhận. Đồng thời, cũng giới thiệu danh sách các làng nghề đã được các tổ chức hội, hiệp hội công nhận (Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và các tổ chức khác) - cần có văn bản chính thức của các tổ chức đó. Danh sách tính đến hết năm 2008.

Page 21: DANH SÁCH MỘT SỐ ĐỀ TÀI TỦ SÁCH - nxbhanoi.com.vnnxbhanoi.com.vn/Upload/Images/Documents/3. Làng nghề phố... · GIỚI THI ỆU SÁCH CỦA T ... những người

21

b) Nội dung giới thiệu một số làng nghề tiêu biểu + Tên làng nghề, phố nghề (tên làng, phố thường gọi hoặc tên xã); địa chỉ; số

điện thoại (hoặc di động), số Fax của phố, làng/xã hoặc người liên hệ; + Lịch sử phát triển của làng nghề, phố nghề (từ trước đến nay); trong đó nêu

rõ lịch sử Tổ nghề (nếu có); + Thành tích đạt được trong 05 năm trở lại đây (kể cả các bằng khen, giấy

khen của UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Hà Tây); những sản phẩm chủ yếu; tình hình kinh doanh hiện nay (năm 2007). Nội dung này dựa theo tài liệu chính thức của các cơ quan liên quan (Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, Liên minh HTX Tp Hà Nội...) và khảo sát của nhóm tác giả để bảo đảm tính chính xác của tư liệu.

+ Dự kiến giới thiệu khoảng 50 làng nghề, phố nghề tiêu biểu. (Riêng về hình ảnh, có thể giới thiệu một số ảnh làng nghề, phố nghề in xen

trong các chương của cuốn sách) 2. Nghệ nhân Phần này giới thiệu một số nghệ nhân tiêu biểu của Hà Nội (theo địa giới

mới); có hai nội dung: (i) danh sách nghệ nhân và (ii) các bài viết giới thiệu một số nghệ nhân tiêu biểu

a) Danh sách đầy đủ các nghệ nhân Thăng Long - Hà Nội: danh sách đã được UBND thành phố Hà Nội hoặc UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) công nhận, kể cả những nghệ nhân có giấy chứng nhận hoặc bằng khen của các tổ chức, các hội, hiệp hội nghề nghiệp (Liên minh HTX, Hiệp hội làng nghề Việt Nam … ) các cấp, tính đến hết năm 2008.

b) Nội dung giới thiệu một số nghệ nhân tiêu biểu: + Tên nghệ nhân (tên khai sinh và thường gọi); địa chỉ (phố, thôn, xã, huyện,

quận); số điện thoại (hoặc di động nếu có), số Fax; + Mỗi nghệ nhân có kèm một tấm ảnh (ảnh mới nhất) + Thành tích đạt được trong thời gian 05 năm trở lại đây: ví dụ sản phẩm

mới, truyền nghề cho lớp trẻ (ssó lớp, số người), v.v... Để bảo đảm tính chính xác của tư liệu, nội dung này được biên soạn dựa vào tài liệu chính thức của các cơ quan liên quan (Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, Liên minh HTX, Hội, Hiệp hôi ngành nghề ...) và kết quả khảo sát của nhóm tác giả.

+ Dự kiến giới thiệu khoảng 50 nghệ nhân tiêu biểu Chủ biên đề tài Vũ Quốc Tuấn