ĐỂ chÍnh sÁch hỖ trỢ giẢm nhẤt khu vỰc tam nÔng 08...

51
NHỮNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CỦA AGRIBANK ĐANG PHÁT HUY HIỆU QUẢ. ĐỂ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM TỔN THẤT TRONG NÔNG NGHIỆP ĐẾN VỚI NÔNG DÂN AGRIBANK TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRỌNG TÂM 05 THÁNG CUỐI NĂM 2018 QUÝ III/2018 AGRIBANK ĐI ĐẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHIỆP 4.0 PHỤC VỤ TỐT NHẤT KHU VỰC TAM NÔNG 08 18 42 61 Kiên định mục tiêu phát triển “TAM NÔNG”

Upload: lamnhan

Post on 29-Aug-2019

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

NHỮNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CỦA AGRIBANK ĐANG PHÁT HUY HIỆU QUẢ.

ĐỂ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM TỔN THẤT TRONG NÔNG NGHIỆP ĐẾN VỚI NÔNG DÂN

AGRIBANK TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRỌNG TÂM 05 THÁNG CUỐI NĂM 2018

QUÝ III/2018

AGRIBANK ĐI ĐẦU ỨNG DỤNGCÔNG NGHIỆP 4.0 PHỤC VỤ TỐT NHẤT KHU VỰC TAM NÔNG

08 18 42 61

Kiên định mục tiêu phát triển “TAM NÔNG”

2 3Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Trải qua 9 tháng đầu năm, Agribank đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp có tính đồng bộ trên cơ sở bám sát Nghị quyết 01/NQ-HĐTV ngày 15/01/2018 của Hội đồng Thành viên. Tính đến 30/9/2018, nguồn vốn của Agribank đạt 1.125.289 tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ tiền gửi dân cư; dư nợ đạt 958.213 tỷ đồng. Việc áp dụng chính sách ưu đãi phí điều vốn đối với dư nợ cho vay khách hàng pháp nhân tăng thêm và các gói, chương trình tín dụng ưu đãi đã mang lại hiệu quả, riêng trong tháng 9 tăng 5.617 tỷ đồng, mức tăng cao nhất trong năm 2018. Sinh ra với sứ mệnh phục vụ nông nghiệp - nông dân - nông thôn, từ những ngày đầu thành lập với muôn vàn khó khăn, thách thức, trải qua 30 xây dựng và phát triển, với không ít biến cố, thăng trầm, Agribank vẫn bền bỉ và kiên định với mục tiêu phát triển “Tam nông” với 73,6% dư nợ luôn dành cho phát triển “Tam nông”. Xem nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trọng tâm trong định hướng phát triển, trong những năm qua, cùng với ngành ngân hàng, Agribank luôn chú trọng đầu tư mọi nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, có nhiều đóng góp cho khu vực nông thôn, góp phần tái cơ cấu nền nông nghiệp trong nước, vươn tới nông nghiệp công nghệ cao, cải thiện môi sinh, môi trường, mang đến diện mạo khởi sắc cho nông thôn Việt Nam. Với sự tích cực vào cuộc, gỡ khó cho các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Agribank là nhân tố tích cực cùng toàn hệ thống chính trị góp phần khơi thông nguồn vốn cho phát triển “Tam nông”, giúp cho mỗi người nông dân, mỗi hộ gia đình đang thực sự làm ăn, sinh lời trên chính mảnh đất, đồng ruộng quê hương; biến những ước mơ tưởng đơn sơ không còn quẩn quanh sau lũy tre làng được thực sự bay lên như khát vọng lớn lao cho một nền nông nghiệp Việt Nam vươn xa và hội nhập... Quý 3/2018 cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Agribank, những hoạt động xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội tại các địa phương, lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng trong kết nối thanh toán điện tử song phương tạo ra bước tiến lớn trong điện tử hóa các giao dịch,… Và còn nhiều những sự kiện nổi bật ghi dấu 3 tháng mang ý nghĩa bản lề trong năm 2018 để toàn hệ thống đặt quyết tâm thực hiện hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã được Hội đồng Thành viên, Ban điều hành đề ra, xin được gửi tới Quý độc giả trong cuốn chuyên san dành cho Quý 3/2018 này.

Ban Biên tập

Lời ngỏ

4 5Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

14

SÁT CÁNH CÙNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN VÌ MỘT NỀN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

8

AGRIBANK ĐI ĐẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0PHỤC VỤ TỐT NHẤT KHU VỰC TAM NÔNG 11

10 NĂM TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 26 - NQ/TW :KHẲNG ĐỊNH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

TRỌN SỨ MỆNH “TAM NÔNG”

MỤC LỤC

18

NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA AGRIBANK ĐANG PHÁT HUY HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

20THÁO NÚT THẮT CHO TAM NÔNG NHÌN TỪ NHỮNG HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA AGRIBANK

23GỠ KHÓ KHĂN VAY THEO NGHỊ ĐỊNH 67

26CHUNG TAY CÙNG NGÀNH NGÂN HÀNG XÓA TÍN DỤNG ĐEN

29AGRIBANK PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VI MÔ VÌ MỤC TIÊUXÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI

33NƠI DOANH NGHIỆP GỬI TRỌN NIỀM TIN

36CHO VAY TÁI CANH CÀ PHÊ 5 NĂM NHÌN LẠI

38ĐIỂM TỰA CHO NGƯ DÂN “HỒI SINH”SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

VƯỢT KHÓ CÙNG “TAM NÔNG”PHẦN II :

TIẾP SỨC “TAM NÔNG”PHẦN III :

42

ĐỂ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM TỔN THẤT TRONG NÔNG NGHIỆP ĐẾN VỚI NÔNG DÂN

46PHÍA SAU NHỮNG NGƯỜI NÔNG DÂN ĐẠI GIA PHỐ NÚI

48AGRIBANK THÚC ĐẨY HỢP TÁC VỚI ĐỐI TÁC NHẬT BẢN GIÚP NÔNG DÂN TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ CAO

50HIỆU QUẢ KÉP TỪ ĐIỂM GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG BẰNG Ô TÔ CHUYÊN DÙNG

51XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN 30A TỪ MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

53NGUỒN VỐN AGRIBANK GÓP PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT

57AGRIBANK GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN.

55

ĐỂ DÒNG VỐN TÍN DỤNG CHẢY VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP SẠCH, NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC THÔNG THOÁNG

72AGRIBANK TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT VÀ TẬP HUẤN TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM ĐỀ ÁN NGÂN HÀNG LƯU ĐỘNG

74HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN AGRIBANK KỲ HỌP THỨ 2 - KHÓA V

70

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ SONG PHƯƠNG 24/7 GIỮA AGRIBANK - BIDV - VIETINBANK: BƯỚC TIẾN LỚN TRONG ĐIỆN TỬ HÓA CÁC GIAO DỊCH

61AGRIBANK TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRỌNG TÂM 05 THÁNG CUỐI NĂM 2018

64AGRIBANK THAM GIA TỌA ĐÀM CÁC TRƯỞNG CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ DOANH NGHIỆP

65AGRIBANK THAM DỰ HỘI NGHỊ SONG PHƯƠNG NGÂN HÀNG LẦN THỨ 7 VIỆT NAM - LÀO

66AGRIBANK TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM CUBA (GAF)

68AGRIBANK TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI TẬP ĐOÀN YANMAR (NHẬT BẢN)

TIÊU ĐIỂM

77

AGRIBANK VINH DỰ NHẬN GIẢI THƯỞNG “CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN XUẤT SẮC NĂM 2017” DO NGÂN HÀNG WELLS FARGO TRAO TẶNG

76AGRIBANK ĐƯỢC VINH DANH TOP DOANH NGHIỆP ĐÓNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NHIỀU NHẤT NĂM 2017

78

AGRIBANK THAM DỰ HỘI THẢO QUỐC TẾ “NHỮNG THÔNG LỆ TỐT NHẤT VỀ TÀI CHÍNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN DÀNH CHO NGƯỜI NGHÈO - KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM”

81GẦN 500 TỶ ĐỒNG ĐƯỢC AGRIBANK KÝ KẾT TẠI HỘI NGHỊ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CẦN THƠ

83AGRIBANK TRAO 2,5 TỶ ĐỒNG ỦNG HỘ AN SINH XÃ HỘI TẠI HỘI NGHỊ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG BÌNH

86AGRIBANK TRAO TẶNG 3,5 TỶ ĐỒNG AN SINH XÃ HỘI TẠI TỈNH TÂY NINH

84AGRIBANK – MOBIFONE: THÚC ĐẨY SỬ DỤNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NHAU

87AGRIBANK TÀI TRỢ 200 TRIỆU ĐỒNG ỦNG HỘ QUỸ HỌC BỔNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM

88

AGRIBANK TỔ CHỨC THĂM HỎI, TẶNG QUÀ TRI ÂN CÁC GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, GIA ĐÌNH LIỆT SỸ, GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

90HÀNH TRÌNH SẺ CHIA CÙNG ĐỒNG BÀO VÙNG LŨ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN AGRIBANK.

92

SÔI ĐỘNG GIẢI CHẠY GÂY QUỸ TỪ THIỆN CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN AGRIBANK “KẾT NỐI TUỔI TRẺ - CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG”.

PHÓNG SỰ ẢNH

94KẾT NỐI TUỔI TRẺ - CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG

BẢN TIN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMTòa soạn :Số 2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Chỉ đạo thực hiện nội dung & phát hành :Phó Tổng Giám đốc NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

Biên tập :Ban Tiếp thị và Truyền thông

Website : www.agribank.com.vnEmail : [email protected]

3LỜI NGỎ

PHẦN I :

6 7Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

PHẦN ITrọn sứ mệnh “Tam nông”

8 9Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

10 NĂM TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 26 - NQ/TW : KHẲNG ĐỊNH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn diễn ra tại Hà Nội mới đây, những con số cụ thể về kết quả triển khai NQ26 đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công bố. Đáng chú ý, thông qua triển khai NQ về “Tam nông”, bước đầu đã làm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân từ sản xuất manh mún nhỏ lẻ chuyển sang liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao. Trong hành trình đó, không thể thiếu sự đồng hành gắn bó và đầu tư nguồn vốn từ Agribank.

Viết Chung

Chủ lực triển khai Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn

Theo số liệu từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, thực hiện tích cực Nghị quyết về “Tam nông”, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, trong 10 năm qua (2008 - 2018), bình quân hàng năm, số lượng hộ nông dân cả nước đăng ký đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp là hơn 6,2 triệu hộ, chiếm 38,8% so với tổng số hộ sống ở nông thôn. Qua bình xét, có hơn 3,55 triệu hộ nông dân đạt danh hiệu, chiếm

57,2 % số hộ đăng ký. Hàng năm có trên 27.000 hộ nông dân có thu nhập trên 1 tỷ đồng. Có được kết quả này có sự đồng lòng, chung tay góp sức của toàn hệ thống chính trị, người nông dân , sự nỗ lực của toàn ngành Ngân hàng trong việc ưu tiên nguồn vốn, cung ứng dịch vụ cho khu vực “Tam nông”.

Là NHTM gắn với sứ mệnh “Tam nông” ngay từ những ngày đầu thành lập, nhận thức NQ 26 mang tính toàn diện và đầy đủ nhất để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta từ trước đến nay, được dư luận kỳ vọng về một thời kỳ mới cho khu vực này với tương lai phát triển mạnh mẽ, Agribank luôn khẳng định vai trò chủ

lực trong triển khai Chính sách tín dụng về phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định 55/2015/NĐ-CP) và các chương trình tín dụng chính sách khác.

Với tổng tài sản đạt gần 1 triệu 200 ngàn tỷ đồng. Nguồn vốn huy động đạt 1 triệu 100 ngàn tỷ đồng; quy mô tín dụng và đầu tư đạt 1 triệu 120 ngàn tỷ đồng, dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank đạt tỷ trọng 73,6% và chiếm tới 51% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng đầu tư cho “Tam nông”.

Agribank hiện đang triển khai 09 chương trình tín dụng chính sách (Cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo QĐ 63,65,68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo NQ 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư 06/2009/TT-NHNN; Cho vay xây dựng Nông thôn mới; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cà phê; Cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”), cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, có đóng góp tích cực phát triển thị trường

thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Những nỗ lực của Agribank được Thống đốc NHNN Việt Nam ghi nhận: Sau 30 năm xây dựng và trưởng thành, Agribank đã duy trì được sự tăng trưởng ổn định cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Ngân hàng luôn đồng hành cùng với người nông dân trên khắp mọi miền Tổ quốc, đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể. Với tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm trên 70% dư nợ của ngân hàng và trên 50% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, các chương trình tín dụng của Ngân hàng đã và đang đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của đất nước ta.

Tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Agribank được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng những thành tích xuất sắc mà Agribank đạt

được trong thời gian qua, đặc biệt đánh giá Agribank đã có những đột phá trong cho vay phát triển kinh tế hộ, ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là đối tượng được ưu tiên

Để chuyển tải vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, Agribank có nhiều hoạt động thiết thực, kết hợp chặt chẽ với Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp; Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và nhiều tổ chức đoàn thể chính trị ở nông thôn để hợp tác cung ứng vốn tín dụng thương mại và tín dụng ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước phục vụ phát triển “Tam nông”, xây dựng nông thôn mới.

Riêng đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, Agribank kiên định gắn bó, cùng đồng hành ngay từ những ngày đầu mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Những con số cụ thể đã minh chứng cho điều này. Từ 11 xã được chọn thí điểm mô hình nông thôn mới, với dư nợ ban đầu 336

tỷ đồng và 8.293 khách hàng; đến nay, Agribank đã cho vay xây dựng nông thôn mới đến 8.985 xã trên tổng số 9.001 xã trong cả nước. Dư nợ cho vay đạt trên 280.000 tỷ đồng, với trên 2,6 triệu khách hàng. Bên cạnh cung ứng nguồn vốn, Agribank chú trọng phát triển sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú và luôn được đổi mới, cải tiến phù hợp với môi trường, điều kiện và dân trí khu vực nông thôn; Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người dân, doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, tập trung cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng đầu tư.

Mặc dù phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường nhưng nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là đối tượng được Agribank ưu tiên lãi suất cho vay thấp hơn các đối tượng khác từ 1-2%. Mỗi năm bằng tài chính của mình, Agribank vẫn dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với 8 đối tượng ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp. Agrbank đã có rất nhiều gói lãi suất ở mức ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ sản xuất nông nghiệp, thậm chí, có mức lãi suất còn thấp hơn mức phí điều vốn nội bộ trong Agribank. Tài trợ xây dựng hàng trăm trường học, trạm y tế, hàng nghìn

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh

Agribank ký kết với T.Ư Hội Nông dân, T.Ư Hội Phụ nữ nhằm triển khai hiệu quả Chính sách tín dụng phát triển “Tam nông”

10 11Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

30 năm đồng hành cùng “Tam nông”

Thưa Ông, nhìn lại những chặng đường phát triển vừa qua, theo ông đâu là những kết quả nổi bật nhất của Agribank trong công tác cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn suốt 30 năm qua ?

Trong suốt 30 năm đồng hành cùng “Tam nông”, Agribank là ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước. Đến 31/12/2017, Agribank có quy mô về tổng tài sản 1.210.771 tỷ đồng, mạng lưới 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch, đội ngũ cán bộ gần 40.000 người; có trên 15 triệu khách hàng trong và ngoài nước. Agribank thực hiện song trùng hai mục tiêu, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; vừa phải thực hiện kinh doanh thương mại; tạo ra lợi nhuận đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, chăm lo đời sống, đảm bảo tiền lương cho người lao động và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

Hiện nay, Agribank đã và đang thực hiện hiệu quả 7 chính sách tín dụng, 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Tổng dư nợ và đầu tư đến 31/7/2018 đạt 1.185.855 tỷ đồng; tỷ trọng dư nợ nông nghiệp nông thôn chiếm 73,4% dư nợ cho vay của Agribank (Trong đó: Dư nợ cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 683 ngàn tỷ đồng. Dư nợ Cho vay Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 400 ngàn tỷ đồng với 2,73 triệu khách hàng của 8.973 xã trên toàn quốc. Dư nợ cho vay đóng tầu theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP là 5.443 tỷ đồng, cho vay hỗ trợ huyện nghèo

của 18 tỉnh theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đạt 2.116 tỷ đồng với 40 ngàn khách hàng; cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch với quy mô 50.000 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt trên 21.390 tỷ đồng...) và chiếm trên 50% dư nợ của toàn ngành ngân hàng trong lĩnh vực này, đã góp phần tạo nên những thành tựu về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam.

Với mong muốn cùng các địa phương phát triển bền vững, tiếp tục làm tròn sứ mệnh “Tam nông”, trên cơ sở bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, Agribank xác định tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiên định mục tiêu phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Agribank không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để có lãi suất thấp hỗ trợ và mở rộng đầu tư tín dụng cho “Tam nông” thông qua đơn giản hóa thủ tục, tăng cường

phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng như về hạn mức vay vốn, kỳ hạn trả nợ, tài sản thế chấp… đồng thời cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao...

Đón đầu cách mạng 4.0 phục vụ cho nông dân

Thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng 4.0 và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Xin Ông cho

Đó là chia sẻ của ông Tiết Văn Thành - Thành viên Hội đồng Thành viên (HĐTV), Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) khi nói về hoạt động của ngân hàng trước xu thế của cuộc cách mạng 4.0.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Ban Lãnh đạo Agribank đã họp bàn và coi việc chuyển hướng hoạt động theo hướng cua một ngân hàng thương mại, trong đó có vấn đề cho vay trực tiếp đến hộ nông dân là nhiệm vụ trọng tâm.

AGRIBANK ĐI ĐẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHIỆP 4.0

PHỤC VỤ TỐT NHẤT KHU VỰC TAM NÔNG

nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo trên cả nước từ quỹ phúc lợi và đóng góp của cán bộ, công nhân viên trong toàn hệ thống.

Với vai trò trung gian tín dụng, Agribank đã có những đóng góp nhất định vào sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cải thiện đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn.

Mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho bà con nông dân

Kiên định mục tiêu giữ vững vị trí, vai trò của Agribank trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, trong chiến lược phát triển của mình, Agribank có chiến lược đưa vốn và dịch vụ ngân hàng đến từng hộ sản xuất, liên kết hợp tác với hội nông dân, phụ nữ, hội cựu chiến binh và đặc biệt là phối kết hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương cấp cơ sở để đồng hành cùng doanh nghiệp và hộ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Lần đầu tiên trong quy chế cho vay khách hàng, Agribank đã mạnh dạn dành hẳn một phần quy định về “cho vay hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn” trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Agribank cam kết sẽ tiếp tục chủ động chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay nông nghiệp, nông thôn, quan tâm đến việc đổi mới phương thức cho vay, cải tiến quy trình, đơn giản thủ tục cho vay, tiết kiệm chi phí cho vay để hạ lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội để đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc phát triển “Tam nông”.

Với thực tế nhiều năm hoạt động tại lĩnh vực nông nghiệp, Agribank cho rằng, vốn là cần thiết nhưng chưa phải là vấn đề quyết định của nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững mới quyết định đến quy mô và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Hỗ trợ lãi suất cho vay với người nông dân tuy cần thiết, nhưng hiện tại, quan trọng hơn cả vẫn là quan tâm đến đầu ra cho sản phẩm và mạnh dạn mở rộng dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp, có như vậy người nông dân mới thực sự yên tâm sản xuất, kinh doanh, đưa nông nghiệp Việt Nam tiếp tục có nhiều khởi sắc, trở thành nền nông nghiệp lớn và hiện đại, trong đó người nông dân - chủ thể của quá trình này ai cũng xứng đáng được hưởng thành quả tăng trưởng.

Agribank đang ở giai đoạn quyết liệt chuẩn bị cho quá trình cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN, vốn giữ những thế

mạnh vượt trội trong cung cấp tín dụng và đầu tư, cung ứng SPDV cho khu vực nông thôn, Agribank xác định vẫn lấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn là địa bàn chiến lược, khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là phân khúc chính. Quá trình cổ phần hóa này sẽ đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước và người dân, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cán bộ Agribank giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến khách hàng

Agribank hiện có gần 2.300 chi nhanh, phong giao dich, là NHTM duy nhất đang có mặt tại 9 huyện đảo trên cả nước; là đối tac tin cậy cua hơn 30.000 doanh nghiệp, hàng triệu hộ sản xuất. Đặc biệt, Agribank đã phat triển mô hình ngân hàng lưu động với trên 600 xe ô tô chuyên dùng, cùng với 51.017 tổ vay vốn chính là những “canh tay nối dài” cua Agribank đến mọi bản làng, huyện đảo, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cua bà con nông dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ông Tiết Văn Thành - Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc Agribank

Theo báo “Nông thôn ngày nay”

12 13Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

biết trong thời gian qua, Agribank đã đón đầu cuộc Cách mạng 4.0 này như thế nào, nhất là trong việc cho vay khu vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và ứng dụng công nghiệp 4.0?

Thuật ngữ “Nông nghiệp 4.0” chỉ mới được đề cập đến tại Việt Nam trong vòng vài năm trở lại đây nhưng cũng như các ngành kinh tế khác, bản chất của nó chính là nông nghiệp thông minh hay nông nghiệp số thì đã không còn xa lạ với chúng ta. Với ưu điểm của nông nghiệp 4.0 là tạo ra các nông sản chất lượng, năng suất cao ngay cả trong những điều kiện bất thuận; điều kiện làm việc của người lao động tốt hơn, thông qua kết nối di động, ngồi ở nhà mà nông dân vẫn có thể biết được diễn biến lô thửa cây trồng trên đồng ruộng và từng ô chuồng, từng con gia súc để ra các quyết định đúng, hiệu quả.

Vì những lợi ích trên mà nông nghiệp 4.0 đã và đang được phát triển ở nhiều nước, vùng lãnh thổ như Israel, Mỹ, Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc. Ở Israel, Mỹ, nông nghiệp sa mạc được phát triển với những khu nông nghiệp khép kín, giá trị mỗi héc ta lên tới 120.000 - 150.000 USD/năm. Tại Việt Nam, phát triển nông nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.Việt Nam không thể đứng ngoài làn sóng phát triển này.

Trong 30 năm gắn bó, đồng hành cùng “Tam nông”, Agribank luôn ưu tiên dành nguồn vốn lớn để triển khai có hiệu quả nhiều chương trình tín dụng trọng điểm, các chương trình tín dụng chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Nhận thức được vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức - “thông minh”. Các thành tựu mới của khoa học - công nghệ được ứng dụng để tối ưu hóa quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và quản lý, quản trị... Đối với lĩnh vực nông nghiệp, cách mạng 4.0 không chỉ làm thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp, mà còn mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác tự động hóa. Những thành tựu khoa học kỹ thuật mới để tạo ra sức bật mới cho ngành kinh tế quan trọng này và bài toán đặt ra là để triển khai nông nghiệp 4.0 thì nông nghiệp, nông dân nước ta đang rất thiếu và yếu nhiều thứ như kiến thức, thị trường, vốn, nhân lực… Đây cũng chính là điều mà Agribank đã tính đến và có chiến lược đón đầu nhằm hỗ trợ đắc lực cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Việt Nam.

Agribank cũng luôn sẵn sàng cung cấp nguồn vốn phục vụ cho các khách hàng áp dụng các giải pháp sản xuất hiện đại, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu nông nghiệp và từng bước hướng tới nền nông nghiệp 4.0. Hiện nay, Agribank đang triển khai gói tín dụng khuyến

khích phát triển công nghệ cao với quy mô lớn theo các mô hình trồng rau, hoa ở Lâm Đồng; cánh đồng mẫu lớn ở Cần Thơ; chăn nuôi ở Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam; đầu tư máy móc thiết bị nông nghiệp ở Tiền Giang, Long An; nuôi tôm giống ở Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận; trồng hoa lan, nuôi bò sữa ở Củ Chi, Kon Tum; hoa quả và rau an toàn ở các tỉnh Tây Nguyên; trồng Thanh Long ở Bình Thuận; vải thiều Bắc Giang... rất hiệu quả.

Ứng dụng tốt cách mạng 4.0 tạo vị thế vững chắc cho vay tam nông

Theo ông, những tác động của cuộc cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi vai trò của ngân hàng như thế nào trong thời gian tới, đặc biệt là vai trò của Agribank cho vay khu vực “Tam nông”?

Hiện nay, Agribank đã và đang thực hiện hiệu quả 7 chính sach tín dụng,2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bềnvững. Tổng dư nợ và đầu tư đến 31.7.2018 đạt 1.185.855 tỷ đồng; tỷ trọng dư nợnông nghiệp nông thôn chiếm 73,4% dư nợ cho vay cua Agribank.

Tổng Giám đốc Agribank Tiết Văn Thành và Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Minh Phương tham dự Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghệ 4.0 với chủ đề "Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghệ lần thứ tư" do Chính phủ và Ban Kinh tế TƯ tổ chức.

Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và khu vực đang ngày càng diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra yêu cầu đổi mới để thích nghi và phát triển cho toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Điều này sẽ là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng.

Đón đầu làn sóng công nghiệp 4.0, ngành ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đầu tư phát triển nhiều ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị. Theo các chuyên gia kinh tế, đến nay, những thành tựu công nghệ nổi bật của cách mạng công nghiệp 4.0 là Internet kết nối vạn vật (IoTs - Internet of Things); Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo (AI - Atificial Intelligence); Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)… đều mang đến những cơ hội lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trên nhiều khía cạnh.

Với những sự thay đổi mạnh mẽ của công nghiệp 4.0, Agribank đang từng bước khẳng định vị trí vững chắc của mình trong lĩnh vực cho vay khu vực Tam nông, từng bước hỗ trợ và đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong thời đại mới.

Trước sự phát triển như vũ bão của thế giới với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo Ông thách thức của lĩnh vực ngân hàng nói chung và của Agribank là gì?

Ứng dụng được các nền tảng công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng đi đầu trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ mới hiện đại và cung cấp tài chính toàn diện mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng. Các công nghệ mới cũng giúp giảm chi phí, giảm thời gian giao dịch, tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên, đi đôi với cơ hội cũng là thách thức và rủi ro đối với các ngân hàng: Phải cạnh tranh với các công ty tài chính - công nghệ (Fintech) về nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán; ngân hàng chịu áp lực lớn việc hoàn hiện cơ sở hạ tầng công nghệ, kĩ năng trình độ cán bộ phù hợp với thay đổi nhanh chóng các xu hướng công nghệ của CMCN 4.0; thách thức trong việc thay đổi mô hình kinh doanh với xu hướng giảm dần vai trò của các chi nhánh; thách thức trong việc phát triển kênh phân phối, các sản phẩm dịch vụ hiện đại và thách thức chung cho toàn hệ thống ngân hàng về bảo mật thông tin và an ninh mạng tài chính quốc gia, về các loại tội phạm công nghệ cao... Các ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có Agribank cần xác định việc phát

triển các dịch vụ ngân hàng để tồn tại và phát triển bền vững. Đồng thời, cần thiết đánh giá tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực ngân hàng, từ đó điều chỉnh tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển cho phù hợp.

Định hướng chiến lược của Agribank đến năm 2025 là giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến; hoạt động kinh doanh đa năng, hiệu quả; phát triển ổn định và bền vững; đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo về cung ứng tín dụng, cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Để tận dụng tốt những thế mạnh và chớp thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo Ông, Agribank cần có những giải pháp đột phá gì để tiếp tục trở thành ngân hàng “bà đỡ” cho Tam nông trong những năm tới?

Với nền tảng hệ thống CNTT hiện đại và hơn 200 sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng đang cung cấp trên thị trường, Agribank không chỉ đầu tư cho hệ thống thiết bị máy móc, phần mềm ứng dụng mà còn quan tâm đầu tư cho con người có trình độ làm chủ công nghệ. Agribank đã chủ động tiếp cận với CMCN 4.0 thông qua việc tổ chức nghiên cứu, tích cực tham dự và làm việc với tư vấn để sẵn sàng ứng dụng các giải pháp của CMCN 4.0; Agribank đã và đang chủ động tập trung toàn bộ các cơ sở dữ liệu, từng bước xây dựng hạ tầng điện toán đám mây riêng cho các hệ thống; Xây dựng kho dữ liệu tập trung đưa trí tuệ nhân tạo vào ứng dụng phân tích dữ liệu lớn theo các chuyên đề khác nhau phục vụ cho công tác quản trị và điều hành, dự đoán, dự báo; Phối hợp với các cơ quan cảnh báo an ninh mạng đảm bảo an ninh an toàn cho các hệ thống công nghệ thông tin. Xây dựng một ngân hàng hiện đại luôn là mục tiêu, nhiệm vụ của Agribank nhằm đáp ứng kịp thời, phù hợp nhu cầu, thị hiếu và trình độ của khách hàng, hoàn thành tốt sứ mệnh là NHTM giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

“Với những sự thay đổi mạnh mẽ cua công nghiệp 4.0 Agribank đang từng bước khẳng đinh vi trí vững chắc cua mình trong lĩnh vực cho vay khu vực tam nông, từng bước hỗ trợ và đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong thời đại mới” - ông Tiết Văn Thành – Thành viên HĐTV, Tổng Giam đốc Agribank nói.

14 15Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Thương hiệu Agribank được định vị trong lòng công chúng là một trong những ngân hàng lớn, luôn đi đầu trong đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank luôn tiên phong thực hiện các chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi, miễn giảm lãi cho khách hàng đồng thời làm tốt công tác an sinh xã hội. Trong nhiều năm liền, Agribank được vinh danh là ngân hàng vì cộng đồng.

SÁT CÁNH CÙNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN VÌ MỘT NỀN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Agribank ký thỏa thuận hợp tác với Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương cho giai đoạn 2016-2020 

Hương Giang

Agribank tiên phong thực hiện các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi

Tuy là một ngân hàng thương mại, phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường, nhưng nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là đối tượng được Agribank ưu tiên lãi suất cho vay thấp hơn các đối tượng khác từ 1%-2%/năm. Một trong số những gói tín dụng ưu đãi

đối với nông nghiệp nông dân nông thôn phải kể đến gói tín dụng hưởng ứng chủ trương của Đảng, chính phủ trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Agribank là ngân hàng đi đầu trong các hoạt động cụ thể hưởng ứng chủ trương trên.

Từ cuối năm 2011, Agribank đã bắt đầu triển khai cho vay đối với 11 xã được chọn thí điểm mô hình nông thôn mới, dư nợ ban đầu là 336 tỷ

đồng và tổng số khách hàng là 8.293. Đến tháng 4/2012, Ngân hàng bắt đầu tiến hành cho vay diện rộng trên toàn quốc. Đến 30/9/2015, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới của Agribank đạt 243.434 tỷ đồng (tăng 13,5% so với cuối năm 2014) và 2.508.915 khách hàng còn dư nợ. Chỉ sau 5 năm triển khai, Agribank đã cho vay xây dựng nông thôn mới đến 8.985 xã trên tổng số 9.001 xã trong cả nước... Để đáp ứng được yêu cầu xây dựng nông thôn mới

trong tình hình mới, tháng 8/2016, Agribank đã chủ động ký thỏa thuận hợp tác với Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương cho giai đoạn 2016-2020. Các hoạt động gồm: hỗ trợ vốn tín dụng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đầu tư hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình chuỗi giá trị...

Agribank đã không ngừng bền bỉ, nỗ lực đưa vốn hiệu quả đến người dân, giúp nhiều miền quê thay da đổi thịt. Agribank cũng được vinh danh là “Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới”. Ngoài thế mạnh trong đầu tư cho “tam nông”, Agribank cũng luôn đi đầu trong thực hiện các chương trình tín dụng, chương trình trọng điểm và ưu tiên của Đảng và Chính phủ, trong đó có tín dụng cho các dự án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, góp phần cho sự phát triển bền vững kinh tế và môi trường.

Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP của Chính phủ về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nông nghiệp sạch từ nguồn vốn vay thương mại là một trong những hoạt động gắn với phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững. Agribank đã dành 50.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình này với lãi suất cho vay giảm 0,5%-1,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo quy định của NHNN và của chính Agribank. Trên thực tế, Agribank là ngân hàng thương mại tiên phong trong triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ nông nghiệp sạch trước khi có chương trình cho vay nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định 813/2017/QĐ-NHNN của NHNN. Tính đến 31/7/2017, dư nợ cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch của Agribank đạt 861 tỷ đồng.

Ngân hàng cũng cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và Quyết định 1050/QĐ-NHNN về cho vay thí điểm các

mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Agribank cũng đã triển khai mô hình cho vay thí điểm chuỗi liên kết, mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, như mô hình trồng hoa (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), mía (Khánh Hoà), ngô (Sơn La), hoa quả, rau an toàn ở khu vực Tây Nguyên…

Về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ đối với việc cho vay ưu đãi để tái canh cây cà phê, nguồn vốn tín dụng được phê duyệt cho vay tái canh cây cà phê giai đoạn 2014-2020 lên tới 12.000-15.000 tỷ đồng. Agribank cam kết đến năm 2020 sẽ dành khoảng 10.000 tỷ đồng nguồn vốn trung và dài hạn, với lãi suất thấp hơn 2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường, để cho vay tái canh cây cà phê...

Agribank miễn giảm lãi cho người dân và doanh nghiệp

Agribank luôn tiên phong trong thực hiện các văn bản hỗ trợ lãi suất của NHNN. Tuy là ngân hàng thương mại phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường, mỗi năm bằng tài chính của mình, Agribank vẫn dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với khách hàng, giúp khách hàng phục hồi và phát triển sản xuất.

Riêng trong năm 2014, Ngân hàng đã 7 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, triển khai các gói, các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích, hỗ trợ khách hàng mở rộng và tái đầu tư. Cụ thể, Ngân hàng dành 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp cho vay đối với khách hàng xuất nhập khẩu, xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay bổ sung để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh…

Trong năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017, Agribank đã thực hiện 12 đợt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các đối tượng khách hàng, triển khai 5 gói tín dụng ưu đãi lãi suất trên toàn quốc, với lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay thông thường từ 0,5-1,5%/năm. Trong năm 2017 và 2018 Agribank đã

áp dụng nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng; đưa ngân hàng lưu động xuống phục vụ tại xã cho bà con. Agribank đã triển khai 3 gói tín dụng lãi suất thấp hơn lãi suất điều vốn nội bộ để hỗ trợ cho khách hàng trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với 2.200 khách hàng, số tiền trên 600 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Agribank còn cho vay tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp có nợ xấu, nợ đã bán cho VAMC gặp khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan được tiếp tục vay vốn để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; xem xét miễn giảm lãi cho doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn về tài chính, doanh nghiệp gặp thiên tai, dịch bệnh…

Agribank miễn, giảm lãi theo hướng tổng điều chỉnh giảm lãi suất của tất cả các khoản nợ xấu phát sinh trước ngày 15/8/2017; áp dụng cơ chế miễn 100% lãi quá hạn; miễn, giảm lãi đối với khách hàng khó khăn, thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhanh nhất với mức miễn, giảm lãi cao nhất có thể lên tới 100% lãi tồn đọng. Theo đó, số lãi mà Agribank có thể miễn, giảm cho khách hàng lên tới vài chục ngàn tỷ đồng. Như vậy, trong nhiều năm qua, Agribank đã rất tích cực chia sẻ khó khăn với khách hàng.

Mới đây nhất, kể từ ngày 10/1/2018, Agribank tiên phong thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ tối đa 6,5%/năm xuống còn tối đa 6,0%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8%/năm xuống còn từ 7,5%/năm đối với các khách hàng là đối tượng ưu tiên theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Mức lãi suất cho vay vừa được điều chỉnh của Agribank đối với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ hiện thấp hơn 0,5%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn theo Quyết định 1425/QĐ-NHNN ngày 7/7/2017 của Ngân hàng Nhà nước...

Agribank thực hiện tốt công

16 17Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

tác an sinh xã hội

Agribank là ngân hàng hết lòng vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Dấu ấn của Agribank được thể hiện trên khắp các nẻo đường tới từng bản làng xa xôi trên dải đất hình chữ S. Agribank hướng đến cộng đồng bằng tất cả tấm lòng: trong từng chính sách tín dụng ưu đãi với khách hàng, trong từng hoạt động cụ thể hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho người dân. Agribank được vinh danh là ngân hàng vì cộng đồng năm 2015, năm 2017...

Agribank đã triển khai nhiều hoạt động từ thiện và an sinh xã hội: ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ ủng hộ lũ lụt, tài trợ xây nhà tình nghĩa, nhà văn hóa và xây dựng trường mầm non, tổ chức thăm hỏi, tặng quà, trợ cấp khó khăn, cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng nhân ngày tết nguyên đán, ngày thương binh liệt sỹ... Tính từ năm 1988 đến hết năm 2016, tổng số tiền Agribank đã đóng góp vào các quỹ từ

thiện xã hội và an sinh xã hội là hơn 2.191 tỷ đồng. Trong đó, năm 2013 Agribank dành hơn 347 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội, năm 2015 hơn 349 tỷ đồng và năm 2016 là hơn 346 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội...

Đối với những ngư dân miền Trung bị thiệt hại trong sự cố môi trường những năm gần đây, Agribank đã kịp thời cung ứng vốn, miễn lãi suất đối với họ. Tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Agribank đã miễn giảm lãi cho khách hàng bị thiệt hại trực tiếp và gián tiếp, hỗ trợ khách hàng vay vốn để chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ doanh nghiệp và chủ vựa cá vay thu mua tạm trữ với số tiền trên 63 tỷ đồng, ủng hộ 100 tấn gạo và 20 tỷ đồng đối với 4 địa phương trên để chia sẻ và động viên tinh thần ngư dân trong lúc khó khăn...

Cuối năm 2017, Agribank trao 4 tỷ đồng hỗ trợ người dân tỉnh Quảng Ngãi khắc phục thiệt hại do cơn bão số 10 và số 12 gây ra, đồng thời ủng hộ xây dựng 60 căn nhà cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Trước đó, nhiều hoạt

động thiết thực hỗ trợ người dân vượt khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất và sớm ổn định cuộc sống sau bão lũ cũng đã được Agribank triển khai tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa, Thừa Thiên - Huế...

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Agribank luôn tiên phong thực hiện tốt những chính sách miễn giảm lãi đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, Agribank cũng thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Điều này một lần nữa cho thấy, Agribank là một trong những ngân hàng lớn không chỉ bởi kinh doanh hiệu quả với khối tài sản khổng lồ, lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm... mà quan trọng hơn, Agribank luôn hết lòng vì cộng đồng. Nhà văn Nam Cao từng nói “Kẻ mạnh là kẻ nâng người khác trên đôi vai của chính mình...” và Agribank là một trong những doanh nghiệp như thế.

Vượt khó cùng “Tam Nông”PHẦN II

18 19Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Mô hình tổ vay vốn, tổ liên kết

Đây là mô hình được phối hợp thực hiện giữa Agribank, Hội Nông dân Việt Nam và Hội Phụ nữ Việt Nam. Tính đến 31/3/2018, cả nước có 52.380 tổ đang hoạt động với 1.261.847 thành viên tham gia. Tổng dư nợ cho vay thông qua tổ vay vốn/tổ liên kết đạt 90.810 tỷ đồng.

Cuối năm 2016, Hội đồng Thành viên

Agribank ban hành triển khai đề án "Nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ gia đình và cá nhân thông qua Tổ vay vốn - Tổ cho vay lưu động". Theo đó, Agribank đặt ra mục tiêu cụ thể nâng dần tỷ trọng cho vay qua tổ từ 14,2% lên 25% trên tổng dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân. Sau 5 năm triển khai nâng tổng dư nợ cho vay qua tổ đạt 165.000 tỷ đồng.

Theo đại diện ngân hàng, mô hình tổ vay vốn đã trở thành một kênh dẫn vốn

và quản lý vốn giúp người dân phát triển sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, đưa họ thoát nghèo và làm giàu tại quê hương.

Chương trình 50.000 tỷ đồng dành cho nông nghiệp sạch

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh vào ngày 24/3/2015, Agribank cho ra mắt gói tín dụng ưu đãi phục vụ phát triển nông nghiệp sạch.

NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA AGRIBANK ĐANG PHÁT HUY HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Trong những năm qua, agribank đã thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ người nông dân, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

Thúy An

Cụ thể, ngân hàng đã nhanh chóng chỉ đạo các chi nhánh trong hệ thống, triển khai thực hiện với quy mô tài trợ vốn cho chương trình không hạn chế, dành tối thiểu 50.000 tỷ đồng để triển khai cho vay với lãi suất cho vay giảm từ 0,5 - 1,5%.

Chương trình được áp dụng kể từ ngày 01/11/2016 các đối tượng khách hàng vay vốn là doanh nghiệp , hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn. Đặc biệt, Agribank ưu tiên xem xét cấp tín dụng ngắn hạn không có tài sản bảo đảm đối với các khách hàng tốt, khách hàng truyền thống của Agribank tại thời điểm đó.

Nhiều đơn vị sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đã đi vào hoạt động nhờ nguồn vốn cho nông nghiệp sạch của Agribank như: nuôi tôm giống tại Kiên Giang, Ninh Thuận, trồng rau củ tại Lâm Đồng, chăn nuôi ở Bắc Ninh, Lào Cai… Agribank cho biết, tính đến 30/4/2018, dư nợ là 5.108 tỷ đồng, có 3.096 khách hàng trong đó có 80 khách hàng doanh nghiệp dư nợ 4.433 tỷ đồng.

Hợp tác với đối tác Nhật Bản giúp nông dân tiếp cận công nghệ cao

Agribank và Tập đoàn Yanmar đã ký thoả thuận hợp tác trong nông

nghiệp vào năm 2017 với mục tiêu tạo điều kiện cho nông dân Việt Nam được tiếp cận với những máy móc tiên tiến nhất.

Theo thoả thuận ký kết, Agribank sẽ ưu tiên và tạo điều kiện cho các đại lý bán hàng của Yanmar Việt Nam mở tài khoản, vay vốn, bảo lãnh thanh toán để mua máy móc và thiết bị của Yanmar. Đồng thời, tạo điều kiện cho các khách hàng vay vốn mua máy móc nông nghiệp như máy gặt, máy cấy hoặc máy làm đất của Yanmar theo đúng quy định hiện hành của Agribank và pháp luật Việt Nam với những ưu đãi về miễn/giảm lãi suất, phí.

Sau chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ nông nghiệp sạch (với quy mô nguồn vốn cho vay tối thiểu 50.000 tỷ đồng), đây là một trong những hành động cụ thể tiếp theo của Agribank nhằm hiện thực hóa chủ trương của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước về đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

Các chương trình khác

Ngân hàng đang thực hiện chương trình cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tính đến 31/3/2018, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn 645.367 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,6%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Các gói cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm

giảm tổn thất trong nông nghiệp theo QĐ 63,65,68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ hiện có dư nợ 4.291 tỷ đồng với 14.836 khách hàng.

Ngoài ra, chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo NQ 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư 06/2009/TT-NHNN hiện có mặt ở 18 tỉnh, với dư nợ: 2.699 tỷ đồng với 49.919 khách hàng.

Chương trình Nông thôn mới đang được triển khai tại 8.937 xã với dư nợ 372.985 tỷ đồng với 2.631.094 khách hàng.

Nhiều hộ nông dân cũng được tham gia chương trình cho vay gia súc, gia cầm với dư nợ cho vay 40.775 tỷ đồng trên 339.699 khách hàng.

Chương trình cho vay tái canh cà phê hiện có dư nợ 648 tỷ đồng với 4.769 khách hàng.

Chương trình được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây là cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản. Tính đến 31/3/2018, tổng dư nợ của chương trình là 5.032 tỷ đồng với 616 khách hàng, tăng 2.102 tỷ đồng và 154 khách hàng so với đầu năm. Tính đến nay, đã có 561 tàu được đóng mới và nâng cấp nhờ chương trình này.

20 21Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

THÁO NÚT THẮT CHO TAM NÔNG NHÌN TỪ NHỮNG HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA AGRIBANK

Theo các chuyên gia kinh tế, hai trong số tác động chính của Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) đến lĩnh vực ngân hàng và nền kinh tế nói chung đó chính là khơi thông nguồn vốn đưa vào đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần nâng cao ý thức tuân thủ những thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay giữa bên vay và cho vay, tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến quan hệ tín dụng. Sau 01 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết số 42, tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngành Ngân hàng đã giảm xuống còn khoảng 2%; riêng Agribank kết quả thực hiện 8 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ này duy trì ở mức 1,98%, qua đó giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn, bền vững, khơi nguồn vốn hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là “Tam nông”.

Thái Anh

Xử lý nợ xấu gắn với tạo điều kiện khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh

Chưa đầy 01 tháng ngay sau ngày Quốc hội công bố Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, ngày 20/7/2017, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-NHNN và Kế hoạch hành động của toàn ngành về xử lý nợ xấu để triển khai Nghị quyết này. Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của NHNN, Agribank đã đưa ra Chương trình hành động với những giải pháp rất cụ thể, quyết liệt, đồng thời tổ chức Hội nghị toàn hệ thống để quán triệt tinh thần, nội dung chỉ đạo, cũng như triển khai những cơ chế để xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.

Sau khi tham dự hội nghị do Thống đốc NHNN tổ chức, Agribank đã tập trung triển khai trong toàn hệ thống: (i) Thành lập 02 Trung tâm xử lý nợ xấu tại khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam; (ii) Củng cố tăng cường năng lực hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank; (iii) Tổ chức rà soát, xây dựng, tập huấn quy chế thu giữ tài sản đảm bảo, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo, bán nợ xấu cho VAMC theo giá thị trường; (iv) Agribank đã mạnh dạn, chủ động thực hiện tổng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các khoản nợ xấu đến thời điểm 15/8/2017; Miễn, giảm lãi tồn đọng theo thời hạn trả nợ gốc để khuyến khích khách hàng tìm mọi nguồn thu trả nợ ngân hàng, đồng thời hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ban ngành, sự quyết tâm của Agribank, việc triển khai Nghị quyết 42 tại Agribank đã mang lại nhiều kết quả ngoài mong đợi: Cụ thể, từ ngày 15/8/2017 đến 31/7/2018, xử lý và thu hồi nợ xấu theo NQ42 là 57.922 tỷ đồng; Điều chỉnh giảm lãi suất cho 254.308 khách hàng có nợ đã XLRR, nợ bán cho VAMC tại 153 Chi nhánh; Phối hợp với VAMC đấu giá, bán nợ theo giá trị thị trường các khoản nợ; Tập trung mọi

nguồn lực về tài chính, quyết liệt áp dụng các biện pháp thu hồi nợ sau xử lý rủi ro để tái tạo nguồn tài chính cho xử lý nợ…

Với mục tiêu được quán triệt ngay từ đầu gắn xử lý nợ xấu với việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, vì vậy, trong các phương án xử lý nợ của Agribank có cả phương án chấp nhận giảm lãi suất để góp phần hỗ trợ khách hàng trả nợ. Bên cạnh đó, Agribank phối hợp với VAMC và các đơn vị có liên quan triển khai một số chính sách động viên, khuyến khích khách hàng trả nợ ngân hàng.

Sớm nghiên cứu tháo gỡ vướng mắc, khó khăn

So với pháp luật hiện hành, Nghị quyết 42 đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu, góp phần xử lý nhanh nợ xấu của hệ thống các TCTD, tuy nhiên sau 01 năm triển khai Nghị quyết này đã xuất hiện một số vướng mắc cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Cụ thể như:

Công tác quản trị rủi ro tín dụng đã được nghiên cứu triển khai nhưng vẫn còn thiếu một số công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro. Thông tư 13/2018/TT-NHNN của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài mới được ban hành, cần có thời gian để triển khai thực hiện.

Các khách hàng sau xử lý hầu hết gặp khó khăn về tài chính, nguồn trả nợ chủ yếu từ việc phát mại TSBĐ, tuy nhiên quá trình xử lý TSBĐ lại gặp khó khăn, vướng mắc. Ví dụ như, nhiều trường hợp, gia đình chỉ có duy nhất một căn nhà đem thế chấp ngân hàng để lấy vốn làm ăn nhưng không may việc kinh doanh bị thua lỗ. Khi khách hàng thua lỗ, theo pháp luật căn nhà

bị ngân hàng siết nợ. Lúc này, nếu quyết liệt thu giữ tài sản, ngân hàng sẽ bị lên án vì đẩy người dân vào cảnh không có nơi ở. Do vậy, rất khó để giải quyết những trường hợp này một cách hợp tình hợp lý.

Nghị quyết 42 tái lập quyền thu giữ TSBĐ của bên nhận TSBĐ. Mặc dù vậy, khi khách hàng không hợp tác thì các TCTD vẫn phải khởi kiện khách hàng ra TAND có thẩm quyền để được quyền xử lý TSBĐ thông qua thi hành án. Như vậy, TCTD chỉ thực hiện thu giữ TSBĐ thành công đối với một số trường hợp nhất định như: khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương mà TSBĐ không có tranh chấp; TSBĐ là đất trống… Điều này vô hình chung cũng hạn chế việc xử lý TSBĐ của TCTD. Bên cạnh đó, việc chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc nộp thuế khi xử lý TSBĐ cũng là một vướng mắc cần sớm được giải quyết.

Mặc dù đã có sự phối hợp giữa các bên liên quan, song để việc triển khai Nghị quyết 42 đạt hiệu quả hơn nữa, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, quyết liệt giữa các đơn vị liên quan, tránh tình trạng TCTD đơn độc trong xử lý nợ xấu.

Mặt khác, tại Việt Nam, việc triển khai mua bán nợ xấu của các TCTD chưa

Với sự chỉ đạo tích cực từ NHNN cùng sự vào cuộc quyết liệt cua cac TCTD, tỷ lệ nợ xấu cua toàn Ngành NH đã giảm xuống con 2,18%. Trong đó, nợ xấu xử lý qua VAMC đến 30/6/2018 đạt 310.517 tỷ đồng theo dư nợ gốc nội bảng, ước tính đạt trên 40% tổng nợ xấu được xử lý. VAMC đã phối hợp với cac TCTD thu hồi được gần 100 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2017, nhờ có sự ra đời cua Nghi quyết số 42, VAMC đã thu được 30.852 tỷ đồng (gần bằng 2/3 tổng gia tri thu hồi nợ cua cả 4 năm trước đó).

22 23Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

tạo lập được một thị trường mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư có nhu cầu mua bán khoản nợ vẫn còn tâm lý e ngại nên hoạt động này chưa thật sự sôi động, chưa có nhiều thương vụ lớn, chủ yếu mới dừng lại ở việc bán nợ theo phương thức chuyển khoản nợ đã bán thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt sang bán nợ theo giá thị trường cho VAMC…

Với mục tiêu quyết liệt cùng ngành

Ngân hàng xử lý nợ xấu và ngăn ngừa nợ xấu quay lại thời gian tới, đặc biệt tập trung tối đa mọi nguồn lực để xử lý thu hồi nợ sau xử lý nhằm tăng năng lực tài chính trước khi Cổ phần hóa theo lộ trình vào năm 2019, Agribank xác định nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động này đó là tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt sử dụng đồng bộ các giải pháp để xử lý thu hồi nợ đảm bảo theo kế hoạch đã đề ra. Agribank cũng như

các TCTD khác mong muốn các Bộ, Ban Ngành liên quan bám sát Chỉ thị 32 của Thủ tướng Chính phủ, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể về một số nội dung như: Hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc nộp thuế khi xử lý TSBĐ của khách hàng trước khi thực hiện thu hồi nợ vay đúng theo tinh thần của Nghị quyết 42; hướng dẫn thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng TSBĐ; quy định rõ trách nhiệm thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ TSBĐ; Tập trung quyết liệt hơn nữa trong giải quyết dứt điểm các vụ việc đang thi hành án; Hướng dẫn chỉ đạo về việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết 42... Đồng thời, cùng ngành Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết 42, qua đó giúp người dân hiểu rõ hơn về xử lý nợ xấu, nhằm gia tăng hơn nữa ý thức trả nợ của khách hàng.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2022 theo chỉ đạo cua NHNN về thí điểm triển khai Nghi quyết 42/2017/QH14, nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý thu hồi nợ, Agribank xac đinh tiếp tục triển khai quyết liệt cac giải phap xử lý, thu hồi nợ, linh hoạt ap dụng có hiệu quả cac cơ chế về xử lý nợ tại Nghi quyết 42 như: miễn, giảm lãi, phí; thu giữ, xử lý TSBĐ; sử dụng dich vụ xử lý nợ cua AMC; ban khoản nợ đã ban cho VAMC theo gia tri trường… Việc phat mại TSBĐ được Agribank quan triệt phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng phap luật. Trong qua trình triển khai Nghi quyết 42, Agribank mong muốn tiếp tục nhận được sự sẻ chia, phối hợp chặt chẽ cua cac Bộ, ban, ngành và cac đia phương, đồng thời tin tưởng rằng, với sự nỗ lực, quyết liệt cua cả hệ thống, mục tiêu giữ vững sự phat triển ổn đinh, an toàn, bền vững, qua đó đẩy mạnh nguồn vốn ngân hàng hỗ trợ phat triển kinh tế đất nước, nhất là đầu tư phat triển “Tam nông” sẽ đạt được như kỳ vọng. Tại hội nghị, đại diện Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

và chi nhánh Agribank các địa phương đang triển khai cho vay theo Nghị định 67 đã cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định, đặc biệt là trong công tác phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, đảm bảo hiệu quả kinh tế và thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Khó khăn thu hồi nợ

Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính

phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành nhằm khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, vỏ thép để dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn, góp phần phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Có thể nói, đây là hệ thống các chính sách đồng bộ, toàn diện nhất từ trước đến nay để hỗ trợ ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khai thác hải sản xa bờ, được kỳ vọng là cú huých đối với ngành thủy sản nước ta trong

quá trình “vươn ra biển lớn”.

Với vai trò chủ đạo trong đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank được coi là ngân hàng trụ cột trong việc triển khai cho vay theo Nghị định 67, tích cực đưa các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đến với nông dân và ngư dân.

Đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện, Agribank đã cho vay trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố ven biển với tổng số 679 tàu, trong đó 622 tàu đóng mới nâng cấp và 57 tàu vay vốn lưu động,

GỠ KHÓ KHĂN CHO VAY THEO NGHỊ ĐỊNH 67

Tháo gỡ khó khăn cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là nội dung chính của hội nghị do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tổ chức ngày 20/8 tại Thanh Hoá.

Thanh Hương

24 25Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

tổng dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 5.465 tỷ đồng.

Số tàu vay đóng mới, nâng cấp do Agribank tài trợ đã chiếm hơn 50% tổng số tàu của chương trình và gần 47% tổng dư nợ toàn ngành về cho vay đóng tàu theo Nghị định 67.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Agribank, mặc dù được tổ chức, chỉ đạo thực hiện sát sao, kịp thời tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện, song việc cho vay theo Nghị định 67 đã phát sinh không ít vướng mắc khiến nguy cơ nợ xấu tăng cao.

Tính đến 31/7/2018, trên tổng số 622 khoản vay, có 34 khoản vay đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, 24 khoản vay có dư nợ bị chuyển quá hạn với dư nợ chuyển quá hạn gần 264 tỷ đồng, 11 khoản vay bị chuyển nợ xấu với dư nợ trên 155 tỷ đồng. Việc nhiều khoản vay bị chuyển nợ quá hạn, cơ cấu nợ, chuyển nợ xấu cho thấy khó khăn trong công tác thu hồi, xử lý nợ đối với các khoản vay theo Nghị định 67.

Theo nắm bắt tình hình khách hàng tại các chi nhánh Agribank, thời gian tới các khoản nợ đã được cơ cấu và các khoản nợ đến hạn phân kỳ sẽ tiếp tục khó khăn.

Bên cạnh những nguyên nhân khó khăn, vướng mắc về chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, hay những khó khăn do đặc thù ngành khai thác hải sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như thời tiết, hải lưu, ngư trường…, tại hội thảo, đại diện Agribank nhiều địa phương đã phản ánh tình trạng đáng lo ngại hiện nay là xuất hiện hiện tượng chủ tàu có tư tưởng coi chương trình vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 là chính sách tài trợ không hoàn lại của Chính phủ, cố tình chây ỳ, không trả nợ, chờ ngân hàng xoá nợ...

Là một trong những địa phương triển khai cho vay theo Nghị định 67 sớm nhất nhưng đến nay Agribank chi nhánh Quảng Bình cũng là đơn vị có

dư nợ quá hạn cho vay Nghị định 67 nhiều nhất.

Ông Nguyễn Trần Quý, Giám đốc Agribank Quảng Bình chia sẻ: “Với quan niệm tiền của Nhà nước, của Chính phủ, làm được thì làm, không làm được thì giao tàu lại cho ngân hàng, ngân hàng nhận tàu, coi như chủ tàu không còn nợ, nên có nơi chủ tàu bị lôi kéo viết đơn kiến nghị Chính phủ khoanh nợ, giãn nợ, chỉ đồng ý trả số nợ hàng năm rất thấp.

Vì vậy, Quảng Bình có những con tàu tính ra... 100 năm sau mới trả hết nợ! Hay có những trường hợp đi biển về lãi 400-500 triệu đồng nhưng không trả đồng nào, thậm chí gửi tiền sang ngân hàng khác.

Một số tàu kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả được nợ vay nhưng đi so sánh với những tàu kinh doanh không hiệu quả, không trả được nợ nên cũng khất lần không trả nợ vay ngân hàng, không hợp tác khi ngân hàng đôn đốc thu hồi nợ. Vì vậy, cán bộ ngân hàng rất vất vả trong việc tiếp cận, thuyết phục, đòi nợ khi đến hạn trả nợ gốc phân kỳ hàng năm hoặc nợ lãi vay hàng tháng”.

Ông Trần Văn Thành, Phó Giám đốc Agribank Thanh Hoá cũng cho biết, hiện tượng một số chủ tàu đối phó với ngân hàng, tổ chức đơn thư khiếu nại, phản ánh với các phương tiện thông tin đại chúng không đúng thực tế, không đúng bản chất vấn đề khiến ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu hồi nợ.

Thậm chí, một số chủ tàu còn lôi kéo, kích động các chủ tàu khác, kể cả chủ tàu vay vốn thông thường, không vay vốn theo Nghị định 67 không trả vốn ngân hàng, không khai báo hiệu quả khai thác hoặc khai báo ở mức lãi thấp hoặc thua lỗ để chờ ngân hàng xoá nợ.

“Có chủ tàu chuyến nào cũng báo lỗ, mỗi chuyến khai lỗ 400-500 triệu đồng, tính ra mỗi năm lỗ hàng tỷ đồng mà thực tế tiềm lực của chủ tàu không được như thế, thậm chí báo lỗ nhưng

tàu cứ về bờ vài ngày lại thấy ra khơi.

Trong khi, ngân hàng không có cơ chế kiểm soát lịch trình của tàu cá. Do đó rất khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả khai thác để làm cơ sở thu hồi nợ”, ông Thành cho biết.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết, Thanh Hoá đã chủ trì và đưa ra nhiều giải pháp để tránh sự trục lợi chính sách.

Ngoài việc tổ chức tuyên truyền, đối thoại với các chủ tàu về chủ trương, chính sách của Nhà nước để tránh việc cố tình hiểu sai, tỉnh đã yêu cầu các cơ quan chức năng cùng ngân hàng phân loại hiệu quả của từng con tàu, đánh giá năng lực từng chủ tàu để đưa ra định hướng phát triển.

Với những chủ tàu bị đánh giá yếu kém, tỉnh cũng có giải pháp kiên quyết, đồng ý cho chuyển đổi và cam kết cụ thể về hướng xử lý theo đúng các quy định của luật tín dụng.

“Mặc dù chưa có trường hợp nào phải khởi kiện, nhưng tỉnh cũng cương quyết với hướng xử lý này nếu vẫn còn những trường hợp cố tình chây ỳ”, ông Quyền cho biết.

Kiên quyết xử lý

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tỷ lệ nợ xấu quá lớn trong thực hiện Nghị định 67 không phải là vấn đề riêng của Agribank mà là thực trạng chung của các ngân hàng khác. Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo Chính phủ thực trạng này.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến một con tàu hoạt động không hiệu quả. Thời gian qua, các địa phương đã vào cuộc rất tốt, tuy nhiên trước những khó khăn vướng mắc hiện nay cần có sự quyết liệt hơn nữa.

“Lo ngại tới đây tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng cao, vì vậy, không chỉ riêng ngành

ngân hàng mà sự vào cuộc giải quyết vấn đề này một cách kịp thời của các địa phương và các bên liên quan là rất cần thiết để một chủ trương, chính sách lớn của Chính phủ được thực hiện hiệu quả”, ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.

“Thời gian tới chúng ta cần phải có những xử lý kiên quyết, mạch lạc trọng vấn đề này, thậm chí phải “làm điểm” trong công tác xử lý để ngăn chặn tình trạng lôi kéo làm sai lệch chính sách”, ông Nguyễn Văn Chung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản - Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng nêu ý kiến.

Theo Phó tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng, mặc dù phải đối mặt với nhiều trở ngại nhưng Agribank luôn xác định hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trước một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Từ kinh nghiệm liên tục bám sát địa bàn, tổng kết thực tiễn triển khai, Agribank đã kịp thời có nhiều giải pháp sát với tình hình, kịp thời tháo gỡ đễ nguồn vốn Nghị định 67 được khơi thông. Tuy nhiên, đối với một chủ trương lớn lớn, quan trọng trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, để giải quyết các khó khăn cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của các địa phương, các bộ, ngành.

Cụ thể, từ những vướng mắc trong quá trình triển khai thực tế, Agribank kiến nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư 114/2014/TT-BTC theo hướng cho phép các khoản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được hỗ trợ lãi suất để tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn giảm bớt khó khăn để tiếp tục thực hiện việc khai thác đánh bắt; đồng thời bổ sung nội dung về hỗ trợ lãi suất đối với cơ chế chuyển đổi chủ tàu, trong

đó hướng dẫn các trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét đề xuất với Chính phủ có cơ chế xử lý rủi ro đặc thù hỗ trợ ngân hàng và các chủ tàu trường hợp các chủ tàu hoạt động không hiệu quả, không có nguồn thu trả nợ, ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ...

Agribank cũng đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền để các chủ tàu hiểu rõ chính sách ưu đãi của Nhà nước, thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, đồng thời hỗ trợ ngân hàng trong quá trình xử lý và thu hồi nợ đối với các trường hợp chủ tàu chây ỳ, không hợp tác trong việc trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm.

Agribank chiếm gần 47% tổng dư nợ toàn ngành về cho vay đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

26 27Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Tối đa hóa lợi ích cho người thụ hưởng từ các chương trình tín dụng chính sách

Một thực tế tại các địa phương cho thấy, hình thức tín dụng đen vẫn còn tồn tại, lý do trước hết là do sự hấp dẫn bởi mức lãi suất người huy động, bên cạnh đó, những người vay cần vốn trong điều kiện nhất định nhưng họ không đủ điều kiện tiếp cận ngân hàng, buộc họ phải tìm đến tín dụng đen bởi thủ tục rất đơn giản, giao dịch ngầm... Hoạt động cho vay tín dụng đen làm nảy sinh nhiều hệ luỵ, khiến tội phạm hình sự gia tăng, gây nguy

hiểm mất trật tự an toàn xã hội… Nhận thức vấn đề này, trong nhiều năm qua, với vai trò là NHTM Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, Agribank tích cực triển khai hiệu quả nhiều chương trình tín dụng chính sách, đem lại ích lợi tối đa cho các đối tượng được thụ hưởng từ các chương trình này.

Hiện nay, Agribank đang chủ lực triển khai 9 chương trình tín dụng chính sách gồm: Cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay

hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo QĐ 63,65,68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo NQ 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư 06/2009/TT-NHNN; Cho vay xây dựng Nông thôn mới; Cho vay gia súc, gia cầm (chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm); Cho vay tái canh cà phê; Cho vay theo Nghị định 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”.

Có gần 4 triệu khách hàng đang vay vốn Agribank, trong đó khách hàng hộ sản xuất và cá nhân chiếm tỷ trọng lên tới gần 70%/dư nợ cho vay nền kinh tế. Dư nợ cho vay của Agribank đối với đối tượng khách hàng này có sự tăng trưởng mạnh tại khu vực Tây Nam bộ, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.

Trong tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt 1 triệu 120 ngàn tỷ đồng, có tới 73,6% dư nợ của Agribank “nằm” ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm 51% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng đầu tư cho “Tam nông”. Trong khi đó, dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn hiện chiếm tỷ trọng 21% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế.

CHUNG TAY CÙNG NGÀNH NGÂN HÀNG XÓA TÍN DỤNG ĐEN

Có trong tay hệ thống mạng lưới rộng lớn nhất gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch khắp mọi vùng miền, là NH duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo, trên 51.000 tổ vay vốn, triển khai mô hình Ngân hàng lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng, phát triển sản phẩm dịch vụ cùng các kênh phân phối hiện đại, tích cực triển khai hiệu quả nhiều chương trình tín dụng chính sách… Agribank không ngừng nỗ lực tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của bà con nông dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, để mọi người dân ai cũng được thụ hưởng lợi ích từ các chương trình tín dụng chính sách, tránh “bẫy” tín dụng đen, vốn “len lỏi” ở các vùng quê lâu nay.

Hàng triệu khách hàng được thụ hưởng tối đa ích lợi từ các chương trình tín dụng chính sách Agribank đang triển khai

Viết Chung

Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng Nhà nước về kết quả thực hiện các chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, việc đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng thời gian qua đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông thôn. Kết quả đầu tư tín dụng thời gian qua cho thấy, 1 đồng vốn tín dụng đã góp phần tạo ra xấp xỉ 1,2 đồng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản. Tín dụng gia tăng đã góp phần đưa giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2017 tăng 2,9%, quý I/2018 tăng 4,05% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng của quý I các năm 2011-2017).

Có thể thấy rõ, vốn tín dụng đã giúp người dân, doanh nghiệp mạnh dạn

vay vốn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể (Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên…) giúp người vay vốn sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, góp phần, đẩy lùi tình trạng tín dụng đen ở khu vực nông thôn.

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho mọi người dân

Thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước bằng nhiều biện pháp mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người dân, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, góp phần khắc phục tình trạng tín dụng đen, cho vay nặng lãi, Agribank đã tập trung phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích,

hiện đại (trong số 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện có, Agribank phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ về vay tiêu dùng, vay tín chấp… phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng), đồng thời triển khai các gói ưu đãi lãi suất thu hút khách hàng. Mỗi năm bằng tài chính của Ngân hàng, Agribank vẫn dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các đối tượng ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp. Agribank đã có rất nhiều gói lãi suất ở mức ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ sản xuất nông nghiệp, thậm chí, có mức lãi suất còn thấp hơn mức phí điều vốn nội bộ trong Agribank.

Bên cạnh đó, Agribank phát triển đa dạng kênh phân phối SPDV nhằm hỗ trợ khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng SPDV ngân hàng. Cùng với

Agribank phát triển cung ứng nhiều SPDV về vay tiêu dùng, vay tín chấp... phục vụ nhu cầu giao dịch thanh toán của đông đảo người dân

28 29Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

kênh phân phối SPDV trực tiếp tại hơn 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng lưu động bằng 600 xe ô tô chuyên dùng, Agribank phát triển nhiều kênh phân phối SPDV ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại gồm: 2.800 ATM (Agribank có số lượng ATM nhiều nhất trong hệ thống NHTM), 20.000 EDC/POS (điểm chấp nhận thẻ), Internet Banking, kết nối thanh toán với khách hàng (CMS); và hệ thống gần 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ…

Đặc biệt, sau 6 tháng triển khai Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, Agribank đã thực hiện được 1.081 phiên giao dịch, cung cấp dịch vụ cho hơn 111.000 khách hàng tại địa bàn nông thôn, tổng số tiền giải ngân đạt 624 tỷ đồng. Một người dân bản Nà Mường 2, xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La sau khi thực hiện giao dịch tại Điểm giao dịch lưu động của Agribank đã chia sẻ: Trước đây, mỗi lần cần giao dịch với ngân hàng, chồng hoặc con tôi phải chở bằng xe

máy ra tận ngoài ngân hàng huyện, đi lại rất vất vả và mất rất nhiều thời gian. Bây giờ, có Ngân hàng lưu động, người dân chúng tôi sẽ tiết kiệm được xăng xe đi lại cũng như thời gian. Nếu có thiếu giấy tờ gì liên quan có thể về nhà lấy được ngay…

Xác định “Tam nông” tiếp tục là địa bàn chiến lược, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Agribank ưu tiên đó là cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để có lãi suất thấp hỗ trợ và mở rộng đầu tư tín dụng cho “Tam nông” thông qua đơn giản hóa thủ tục, tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về hạn mức vay vốn, kỳ hạn trả nợ, tài sản thế chấp… để mọi người dân, nhất là khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đều có thể tiếp cận và sử dụng nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng trong giao dịch thanh toán.

Agribank tăng cường khả năng tiếp cận vốn và SPDV ngân hàng đến người dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa thông qua Điểm giao dịch lưu động bằng xe chuyên dùng.

Để “xóa” tình trạng tín dụng đen cần có sự vào cuộc cua tất cả cac cấp, cac ngành, cac tổ chức chính tri- xã hội, đoàn thể, cũng như triển khai đồng bộ cac giải phap phù hợp, trong đó chú trọng việc phổ biến kiến thức giao dục tài chính cộng đồng, nâng cao nhận thức cho người dân về tài chính ngân hàng, dần thay đổi hành vi cua người dân về sử dụng cac dich vụ tài chính ngân hàng, từ đó cảnh giac, phong ngừa với tín dụng đen.

Agribank triển khai hoạt động tài chính vi mô

Xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, tăng trưởng về kinh tế gắn với công bằng xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới là một trong những mục tiêu hàng đầu trong công cuộc đổi mới đất nước. Với mục tiêu này, hoạt động tài chính vi mô của Việt Nam đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong việc tăng cường hỗ trợ tài chính thông qua việc từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn vay và các dịch vụ tài chính để phát triển kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và các hộ gia đình thu nhập thấp. Hoạt động tài chính vi mô hướng tới các hộ gia đình có thu nhập thấp các khoản vay nhỏ, nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ.

Việt Nam là đất nước nông nghiệp, phần lớn dân số thu nhập còn thấp, do đó, việc phát triển các tổ chức tài chính vi mô là một trong những giải pháp tích cựu để hỗ trợ người dân tạo thu nhập và cải thiện đời sống. Hiện nay, cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội (được thành lập trên cơ sở đề

xuất của Agribank năm 1995 về thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo và được tách ra từ Agribank), Quỹ hỗ trợ nông dân (trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam), Agribank là một trong những kênh chính thức cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô. Với mạng lưới rộng khắp trên cả nước gồm 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng miền, vùng sâu vùng xa, huyện đảo… và tiên phong, chủ lực trong triển khai các chương trình tín dụng chính sách (Agribank hiện đang triển khai 07 chương trình tín dụng chính sách và

02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, về giảm nghèo bền vững), cũng như huy động vốn linh hoạt, ưu tiên chuyển tải vốn từ địa bàn thành thị về nông thôn, Agribank đã mở rộng hoạt động tài chính vi mô trên toàn quốc với hơn 3 triệu khách hàng cá nhân vay vốn, và hơn 5 triệu khách hàng gửi tiết kiệm.

Đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn của Agribank đạt 1.074.798 tỷ đồng, trong đó tiền gửi huy động tiết kiệm từ dân cư là 853.054 tỷ đồng. Tổng dư nợ đầu tư nền kinh tế đạt 876.497 tỷ

AGRIBANK PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VI MÔ VÌ MỤC TIÊU

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI

Sáng nay 25/9/2018, Hội thảo khoa học quốc gia “Tài chính vi mô hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo tại Việt Nam” do Ngân hàng Nhà nước tổ chức diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, đại biểu các Bộ, Ban, Ngành, các tổ chức tài chính vi mô, tổ chức tín dụng, trong đó có Agribank. Thực tế chứng minh rằng, tài chính vi mô là hoạt động có ý nghĩa xã hội sâu sắc và ngày càng lớn mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trải qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới... Những thành tựu quan trọng đó có phần đóng góp tích cực từ kết quả đạt được của hoạt động tài chính vi mô mà các tổ chức tín dụng, trong đó có Agribank đã và đang tích cực triển khai thông qua hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nguồn vốn, dịch vụ tài chính, ngân hàng một cách thuận tiện và phù hợp.

Viết Chung

30 31Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

đồng, trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn là 645.367 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,6% tổng dư nợ nền kinh tế, tập trung vào đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình với tổng dư nợ cho vay là 605.612 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69,1% tổng dư nợ nền kinh tế, với 3.685.681 khách hàng, chiếm tỷ trọng 99,4% tổng số khách hàng trên toàn hệ thống Agribank.

Với nguồn vốn đầu tư cho “Tam nông” chiếm 51% thị phần toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này, Agribank khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn. Thông qua tiên phong triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng (Cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo QĐ 63,65,68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo NQ 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư 06/2009/TT-NHNN; Cho vay xây dựng Nông thôn mới; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cà phê; Cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”), Agribank đã không ngừng nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng, nhiều người dân trên cả nước đã được tiếp cận nguồn vốn với

lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, phải kể đến chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Tính đến 31/12/2017, Agribank đã thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất đối với 62 huyện nghèo thuộc 18 tỉnh, dư nợ 2.699 tỷ đồng với 49.919 khách hàng. Dư nợ và số lượng khách hàng theo chương trình này đều tăng qua các năm. Dư nợ tăng gấp 8 lần, số lượng khách hàng tăng gấp 3 lần so với thời điểm bắt đầu triển khai vào năm 2009.

Hơn 30 năm phát triển gắn với sứ mệnh “Tam nông”, Agribank luôn sát cánh đồng hành cùng người nông dân trong công cuộc dựng xây đất nước, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân, trở thành một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô lớn và hiệu quả tại Việt Nam. Minh chứng cho điều này, năm 2016, Agribank được The Asian Banker tôn vinh ở hạng mục “Dịch vụ tài chính vi mô tốt nhất Việt Nam” tại Hội nghị thượng đỉnh Ngân hàng châu Á.

Cung cấp dịch vụ tài chính vi mô thông qua đẩy mạnh triển khai mô hình Tổ vay vốn

Mô hình tổ vay vốn của Agribank luôn được đánh giá cao về hiệu quả

nhờ chuyển tải đồng vốn đến tay bà con nông dân một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất, sử dụng vốn vay và thanh toán nợ, lãi đúng thời hạn, không xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, nợ đọng vốn vay, đồng thời tránh được những tiêu cực hoặc tình trạng “cò” tín dụng ở nông thôn. Tổ vay vốn còn là nơi để bà con nông dân gửi gắm niềm tin, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh… Với sự có mặt khắp địa bàn rộng lớn, tổ vay vốn được ví như “cánh tay nối dài” của Agribank tới người dân. Mô hình này được triển khai hiệu quả còn cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa Agribank với các cấp ủy, chính quyền địa phương trong phối hợp triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ.

Để thực hiện tốt mục tiêu về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và triển khai hiệu quả mô hình Tổ vay vốn, Agribank triển khai ký Thỏa thuận liên ngành với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, đồng thời ban hành các văn bản có liên quan về hướng dẫn cho vay thông qua tổ vay vốn và được các Chi nhánh trong toàn hệ thống quán triệt, triển khai cụ thể tại các địa phương trên cả nước.

Với hàng loạt văn bản chỉ đạo xuyên suốt trong hơn 18 năm xây dựng và phát triển hệ thống Tổ vay vốn đã cho thấy sự quan tâm của Agribank đối với việc xây dựng mô hình này, với mục tiêu cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng tới người dân ở khắp vùng miền, tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Cụ thể:

Ngày 30/3/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg “Về một sổ chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Để đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, Agribank đã triển khai ký kết Nghị quyết liên tịch số 2308/NQLT/1999 với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Nghị quyết Liên tịch số 02/NQLT-2000 với Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “Về việc thực hiện chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” theo

Quyết định 67/1999/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, triển khai thực hiện mô hình cho vay qua tổ vay vốn, nâng cao hiệu quả đồng vốn đến với người nông dân.

Ngày 12/10/2010, Agribank đã ban hành văn bản số 5322/NHNo-TDHo về hướng dẫn cho vay qua tổ vay vốn, nhiều chi nhánh đã triển khai mô hình này một cách hiệu quả, tiếp tục triển khai ký thỏa thuận liên ngành với Hội Nông dân Việt Nam và Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chỉnh phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 09/1/2015, Agribank đã ban hành Quyết định số 14/QĐ-NHNo-HSX Cho vay qua tổ liên kết thay thế quyết định văn bản hướng dẫn 5322/NHNo ngày 12/10/2010 về cho vay qua tổ vay vốn đã mở ra và tháo gỡ những hạn chế về cho vay qua tổ theo quy định cũ.

Ngày 01/11/2016, Hội đồng thành viên Agribank đã phê duyệt Đề án 1772/HĐTV-HSX về nâng cao hiệu quả cho vay đối hộ gia đình và cá nhân thông qua tổ vay vốn - tổ cho vay lưu động. Theo đó, ngày 30/12/2016, Tổng Giám đốc Agribank đã ban hành Quyết định số 5199/QĐ-NHNo-HSX về việc ban hành quy định cho vay đối với Hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết, tổ cho vay lưu động. Đồng thời, với việc triển khai Đề án 1772/HĐTV-HSX và Quyết định số 5199/QĐ-NHNo-HSX, Agribank đã triển khai tiếp tục ký kết thỏa thuận liên ngành với Hội Phụ nữ và Hội Nông dân Trung ương về việc triển khai thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.

Qua thống kê số liệu tổng hợp cho vay tổ vay vốn từ năm 2010 đến 2017 của Agribank cho thấy, dư nợ đều tăng dần qua các năm. Năm 2013, đánh dấu sự tăng trưởng vượt trội, từ 17.333 tỷ đồng năm 2012 lên 33.777 tỷ đồng năm 2013, đánh dấu sự tham gia tích cực của các tổ chức hội khác, ngoài hội phụ nữ và hội nông dân, các chi nhánh đẩy mạnh việc cho vay qua các

hội khác như các tổ do UBND xã quản lý, tổ do công đoàn quản lý và các tổ chức đoàn thể khác. Từ năm 2013 đến nay, dư nợ qua tổ vay vốn tăng trưởng mạnh qua các năm, thấp nhất là năm 2014, tăng trưởng 17,7% so với năm 2013, năm 2015, mức tăng trưởng là 29,1%, các năm tiếp theo tăng trưởng trên 30%. Đến 31/12/2017, Agribank đã triển khai cho vay qua 52.380 tổ vay vốn với 1.261.847 thành viên trên địa bàn 75 chi nhánh.

Dư nợ bình quân trên 1 thành viên và dư nợ bình quân trên 1 tổ vay vốn tăng đều qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn 2014-2017, dư nợ bình quân trên 1 thành viên từ 42 triệu đồng lên hơn 50 triệu đồng năm 2015 và đạt 72 triệu đồng năm 2017, dư nợ bình quân trên 1 tổ vay vốn từ 998 triệu đồng năm 2014 lên 1.171 triệu đồng năm 2015 và đạt 1.734 triệu đồng năm 2017, tăng trưởng 21% so với năm 2016.

Tổ vay vốn được tổ chức qua các tổ chức hội, các tổ trưởng là thành viên có uy tín trong các tổ hội, thường nắm rõ về gia cảnh của các hội viên, nên có thể giúp ngân hàng lựa chọn được những khách hàng tốt, và có thể chăm sóc được tốt hơn với những khách hàng ở vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho khách hàng có thể vay vốn một cách thuận tiện hơn. Khách hàng được hướng dẫn tư vấn về thủ tục, hồ sơ vay vốn, tạo thuận lợi hơn khi tiếp cận vốn vay. Bên cạnh đó, việc tham gia các tổ vay vốn cũng tạo điều kiện cho các thành viên tổ có thể học hỏi về phương thức đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Góp phần tích cực phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình, xã hội và thúc đẩy bình đẳng giới

Một trong những yếu tố quan trọng làm nên hiệu quả của mô hình tổ vay vốn là sự tích cực tham gia của các tổ chức Đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ. Cùng với các tổ chức hội, mô hình tổ vay vốn đã giúp các hội viên có thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả, ổn định đời sống, đồng thời, thông qua mô hình tổ vay vốn kết hợp

với Hội phụ nữ phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới.

Kết quả cho vay tổ vay vốn theo Thỏa thuận liên ngành giữa Agribank và Hội phụ nữ như sau: Từ năm 2012 tới nay, tổ vay vốn qua Hội phụ nữ không ngừng được mở rộng, dư nợ tăng trưởng hàng năm cao, đã thể hiện được sự quan tâm và nhận thức của các chị em đã từng bước cải thiện, không còn gói gọn trong vai trò người vợ người mẹ trong gia đình, các chị em đã mạnh dạn tiếp cận vốn vay ngân hàng để tổ chức sản xuất, tạo thêm nguồn thu cho gia đình, qua đó, khẳng định sự độc lập của bản thân, và vai trò của mình trong gia đình, xã hội. Nhiều chị em có hoàn cảnh nghèo khó được hỗ trợ, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện để họ vươn lên trong cuộc sống, góp phần khơi dậy ý thức tự lực tự cường, tình yêu thương và sự đùm bọc sẻ chia lẫn nhau. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Hội phụ nữ các cấp cơ sở và ngân hàng nơi cho vay đã giúp chất lượng tín dụng qua tổ nhóm, đặc biệt, qua Hội phụ nữ, được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp (dưới 1%).

Đến nay, dư nợ cho vay qua Hội phụ nữ đạt 17.319 tỷ đồng, chiếm 18,6% dư nợ cho vay qua tổ vay vốn 268.615 thành viên thuộc 11.439 tổ. Dư nợ bình quân trên 1 thành viên là 64 triệu đồng.

Mô hình cho vay qua tổ vay vốn với sự phối hợp của Hội Phụ nữ đã tạo nên những hiệu quả về chính trị, kinh tế- xã hội đó là:

- Về mặt chính trị: Thông qua hoạt động của tổ vay vốn, các chị em được tuyên truyền về các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước. Quán triệt các chỉ đạo của các cấp chính quyền, giữ vững lập trường tư tưởng, tập trung tăng gia sản xuất.

- Về mặt kinh tế: Các tổ vay vốn theo Thỏa thuận liên ngành giữa Agribank và Hội phụ nữ thường do các Hội viên của Hội phụ nữ có uy tín được bầu làm tổ trưởng, thành viên trong tổ chủ yếu là phụ nữ, hoạt động của tổ được sự

32 33Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

quan tâm của Hội phụ nữ các cấp cơ sở và trung ương, qua hoạt động tổ chức của tổ, các thành viên được tư vấn hướng dẫn về hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, truyền tải kinh nghiệm và khoa học công nghệ, khích lệ phụ nữ tham gia sản xuất, khẳng định vai trò của mình. Bên cạnh đó, tổ vay vốn còn giúp các hội viên có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng một cách dễ dàng hơn, hiểu hơn về các hồ sơ thủ tục vay vốn, nắm bắt những sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.

- Về mặt xã hội: Các buổi họp tổ cũng là cơ hội các chị em trong tổ giao lưu gặp gỡ, qua đó, chia sẻ tâm sự trong cuộc sống thường ngày, cùng khích lệ, động viên nhau vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, yên tâm sản xuất kinh doanh, tạo thêm nguồn thu cho gia đình, nâng cao chất lượng đời sống.

Có thể thấy, mô hình tổ vay vốn kết hợp với Hội phụ nữ các cấp cơ sở trở thành một kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng hữu ích, giúp phụ nữ cơ sở có thể tiếp cận đầy đủ thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, được tư vấn hỗ trợ về quy trình thủ

tục vay vốn, qua đó, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Với việc chủ động, tích cực triển khai thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế gắn với phong trào giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, Agribank đã cùng Hội phụ nữ các cấp tuyên truyền, vận động tích cực các tổ viên, hội viên tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm tại địa phương, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả.

Nhìn chung, Agribank đã thực hiện vai trò chính trị của mình, là Ngân hàng thương mại chủ đạo phát triển nông nghiệp nông thôn, việc đầu tư vốn phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất, tăng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, tăng thu nhập cho từng gia đình, cá nhân đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn và làm giàu chính đáng, từng bước xóa được việc cho vay nặng lãi, tạo cơ hội cho Hộ có thu nhập thấp, không có tài sản thế chấp tiếp cận được nguồn vốn vay.

Với các dịch vụ tài chính đa dạng như: cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm… cùng mạng lưới hoạt động rộng khắp, các tổ vay vốn đến từng xã, Agribank đã giúp những người dân nói chung và các chị em phụ nữ nói riêng, đặc biệt trên địa bàn nông nghiệp nông thôn, ổn định sản xuất kinh doanh, từ đó tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. nhờ tiết kiệm và tài sản được tích lũy, người dân có thu nhập thấp có những kế hoạch dài lâu và định hướng cho tương lai, hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

Agribank đã từng bước khẳng định vai trò không thể thiếu trong lĩnh vực cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính hướng về các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp với những khoản vay nhỏ, phát huy vai trò chính trị của NHTM 100% vốn Nhà nước trong công cuộc đổi mới, khẳng định vai trò chủ lực trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn chính sách đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định tài chính vi mô là một mũi nhọn trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Hoạt động tài chính vi mô của Agribank góp phần tích cực trong việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình, xã hội, cũng như thúc đẩy bình đẳng giới

NƠI DOANH NGHIỆP GỬI TRỌN NIỀM TIN

Luôn xem trọng lợi ích của doanh nghiệp, lấy khách hàng làm trọng tâm trong mục tiêu hướng tới phát triển bền vững, trên hành trình 30 năm xây dựng và phát triển, sự phát triển lớn mạnh của Agribank luôn gắn liền với quá trình lớn mạnh không ngừng của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên cả nước qua mọi thời kỳ, tạo nên sức mạnh tổng lực, đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

Bảo Linh

Khi doanh nghiệp gặp khó, có Agribank đồng hành

Không chỉ là chỗ dựa tin cậy của nông dân, trong nhiều năm qua, Agribank đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết, đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp trong cả nước.

Nhắc tới ông Phạm Đức Bình (Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình - Tp. Biên Hòa - Đồng Nai, người ta hay gọi ông với cái tên thân thuộc “vua heo”. Quan hệ với Agribank đến nay đã ngót hai mươi mấy năm trời, tuy vậy, duyên cớ khiến “vua heo” Phạm Đức Bình nguyện gắn bó thủy chung với Agribank là câu chuyện của 18 năm về trước, khi ông bị thua lỗ tới 100 tỷ đồng và Công ty đứng trước bờ vực phá sản. Đó là thời điểm năm 2000, khi thấy giá cà phê xuống thấp, ông dốc toàn bộ vốn liếng, tài sản từ kinh doanh heo, gà vào cà phê nhưng thất bại thảm hại. Trong tình cảnh vô cùng khó khăn ấy, Công ty Thanh Bình vẫn nhận được sự tin tưởng, hỗ trợ cần thiết của “bà đỡ” Agribank Đồng Nai, từng bước giúp Công ty vực dậy khó khăn. Ông Bình đã bắt đầu gây dựng lại cơ nghiệp bằng việc nuôi gà từ 5 tỷ đồng cho vay của Agribank. Khi Công ty Thanh Bình minh bạch về tình hình tài chính và đảm bảo khả năng trả nợ, Agribank Đồng Nai đã mạnh dạn khoanh nợ và tiếp tục cho vay để Công ty có vốn sản xuất kinh doanh, phục hồi sản xuất, trả được nợ và phát triển ổn định đến ngày hôm nay.

Không chỉ đồng hành với những doanh nghiệp trong nước, Agribank còn tích cực hỗ trợ, chia sẻ khó khăn đối với những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Cho đến bây giờ, với các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc tại Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần vẫn chưa thể quên vụ bạo loạn cướp phá nhà xưởng, máy móc,… do bị kẻ xấu xúi giục, kích động diễn ra ở Bình Dương năm 2014. Khi đó, do hoảng sợ, lo lắng cho tính mạng, nhiều chủ doanh nghiệp nước ngoài đã vội vã rời bỏ công ty đi lánh nạn mà không kịp mang theo hồ sơ, sổ sách, giấy tờ, két sắt… Thời điểm đó, kịp thời nắm bắt tình hình, ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh Sóng Thần đã ngay lập tức huy động cán bộ, nhân viên tới các doanh nghiệp đang bị cướp phá, đem

két sắt của doanh nghiệp về trụ sở ngân hàng để bảo quản hộ cho doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp bị đốt cháy hết hồ sơ, giấy tờ, Agribank đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương khẩn trương làm lại hồ sơ, giấy tờ cho các doanh nghiệp để họ sớm trở lại sản xuất, kinh doanh.

Chính vì vậy, mỗi khi nhắc tới Agribank Chi nhánh Sóng Thần, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Sóng Thần đều bày tỏ sự trân trọng, biết ơn đối với Agribank Sóng Thần bởi vào chính thời khắc khó khăn nhất của doanh nghiệp luôn có sự hiện diện, đồng hành và tận tình giúp đỡ của Chi nhánh. Với họ, Agribank thực sự là “ân nhân”.

Ông Phạm Thanh Bình và câu chuyện gây dựng lại cơ nghiệp từ 5 tỷ đồng vay vốn của Agribank

34 35Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Chinh phục và giữ chân khách hàng bằng cung cách phục vụ tận tâm và trách nhiệm

Nhắc tới mối ân tình không dễ gì đánh đổi được với Agribank, ông Phạm Thanh Bình chia sẻ điều khiến ông tâm đắc nhất khi gắn bó với Agribank Đồng Nai chính là ở sự đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ của ngân hàng với doanh nghiệp, nhất là những khi doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt này, ông Bình cũng thẳng thắn thừa nhận điều giữ chân ông gắn bó với Agribank còn là vì so với các ngân hàng trên địa bàn, Agribank luôn có mức lãi suất cạnh tranh nhất, đặc biệt là thái độ phục vụ tận tâm, nhiệt tình và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên luôn tạo được sự hài lòng cho khách hàng… Đó là lý do mà mối quan hệ gắn bó thủy chung giữa Công ty Thanh Bình và Agribank suốt hơn 2 thập kỷ qua chưa từng thay đổi.

Là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gắn bó với Agribank Sóng Thần ngay từ những ngày đầu thành lập, ông Chen Shui Shih - Tổng giám đốc Cty TNHH Hồng Kỳ Việt Nam chia sẻ: “Tôi đến Việt

Nam đầu tư từ năm 2002 và cũng bắt đầu hợp tác với Agribank Sóng Thần từ năm đó. Khi đó, Công ty chỉ làm gia công nên khó khăn về vốn, lại bị cạnh tranh khốc liệt nên luôn trong tình trạng làm ăn bấp bênh. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn do khủng hoảng kinh tế, Agribank Sóng Thần không bỏ rơi chúng tôi mà chủ động thăm hỏi, giãn nợ, giảm lãi suất. Nhờ vậy, chúng tôi có điều kiện để duy trì sản xuất, chuyển đổi ngành nghề sang sản xuất giường y tế. Đến nay, thương hiệu giường y tế của Hồng Kỳ sản xuất đã được các trung tâm y tế lớn trong nước và thế giới biết đến. Bên cạnh đó, Agribank Sóng Thần còn giúp Hồng Kỳ tới 70% giá trị thiết bị máy móc khi doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên. Có thể nói mỗi bước phát triển của chúng tôi đều có Agribank đồng hành…”.

Với vai trò là “ân nhân”, là “bà đỡ” của doanh nghiệp, bằng những chính sách cởi mở, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, Agribank đã thực sự vào cuộc chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, giúp họ vượt qua khó khăn, mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; qua đó, các khách hàng cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục thiết lập và tăng cường mối

quan hệ gắn bó, thủy chung với Agribank.

Ông Lee Sung Hyun, Tổng Giám đốc trẻ của Sunghyun Vina kế thừa sự điều hành từ người cha của mình và quan hệ với Agribank Sóng Thần cũng là mối quan hệ ông được kế thừa từ cha ông. Ông Lee Sung Hyun cho biết ngay từ những ngày đầu sang Việt Nam thành lập công ty, cha ông đã được Agribank Sóng Thần hỗ trợ nhiệt tình không chỉ các thủ tục tài chính mà còn nhiều thủ tục pháp lý khác giúp cho sự ra đời và vận hành của Công ty được như ngày hôm nay. “Có thể nói doanh nghiệp của chúng tôi là doanh nghiệp cha truyền con nối, và mối quan hệ này cũng là mối quan hệ cha truyền con nối. Agribank Sóng Thần với chúng tôi không chỉ là đối tác, mà là ân tình”, ông Lee Sung Hyun chia sẻ.

Còn với ông Thái Văn Thụy - Tổng Giám đốc Công ty DDK (doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan, Trung Quốc) lại chia sẻ về thời điểm khó khăn nhất của doanh nghiệp khi bị thiệt hại nặng nề từ vụ gây rối phản đối giàn khoan HD981 của Trung Quốc ở Biển Đông năm 2014. Tất cả nhà xưởng, máy móc, thiết bị của DDK có được từ năm 2000 đã bị thiêu rụi. Thấu hiểu được khó khăn của Công ty, Agribank Sóng Thần đã đến tận nơi động viên, cam kết hỗ trợ về vốn, lãi suất để Công ty xây lại khu nhà xưởng mới, khôi phục sản xuất. Nhớ lại thời điểm đó, ông Thái Văn Thụy xúc động nói: “Khi ta gặp khó khăn nhất, chỉ có những người chìa tay giúp đỡ ta mới là những người bạn tốt, Agribank Sóng Thần là một người bạn như thế!”.

Mang điều này chia sẻ với bà Phạm Thị Kim Nga, Giám đốc Agribank Sóng Thần, bà cho biết việc tiếp cận với các doanh nghiệp FDI ban đầu rất khó khăn, chủ yếu là vì khi làm ăn ở Việt Nam, họ thường giao dịch với ngân hàng nước ngoài, nhất là ngân hàng đến từ đất nước của họ. Ngoài ra, còn do sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, để tiếp cận được với các doanh nghiệp FDI, các cán bộ tín dụng của Agribank

Từ ngày đầu sang Việt Nam thành lập đến nay khi hoạt động đã đi vào ổn định, Công ty Sunghyun Vina luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Agribank trên nhiều phương diện về thủ tục hành chính và pháp lý

Chi nhánh Sóng Thần đã bỏ nhiều thời gian, công sức tìm hiểu văn hóa của họ. Nhờ vậy, dần dà, Chi nhánh đã thuyết phục được nhiều doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ của Agribank như vay vốn, gửi tiền, thanh toán, mở thẻ ATM, trả lương qua tài khoản,…

Tìm hiểu sâu hơn về sự hỗ trợ của Agribank Sóng Thần trong thời điểm vụ bạo loạn năm 2014 ở Bình Dương, được biết, thời điểm đó Chi nhánh đã hỗ trợ tài chính cho 32 khách hàng doanh nghiệp khắc phục khó khăn. Nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ kịp thời về vốn tạm nhập một số nguyên, vật liệu để sản xuất kịp đơn hàng, xây lại khu văn phòng mới, được giảm lãi suất các khoản cho vay cũ, tiếp tục giải ngân khoản vay mới với lãi vay ưu đãi; được tặng laptop, máy in, máy fax để khôi phục hoạt động…

Gắn bó, nghĩa tình như thế, cũng dễ hiểu vì sao có tới 60% doanh nghiệp Đài Loan đầu tư ở Bình Dương sử dụng các dịch vụ tín dụng của Agribank Sóng Thần. Việc kết nạp Agribank Sóng Thần tham gia Hiệp hội Thương gia Đài Loan tại Bình Dương đã minh chứng cho niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp nơi đây dành cho Agribank. Sự tận tuỵ, gắn bó, thuỷ

chung đã đưa Agribank Sóng Thần trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có những công ty lớn gắn bó với Agribank Sóng Thần từ ngày thành lập như Uni President, Co-win Fasteners VN, Tiger Alwin, Sung Hyun Vina, Song Tain… Đến nay, trong khoảng 1.600 doanh nghiệp mở tài khoản ở Chi nhánh đã có tới 45% là doanh nghiệp FDI; trên 60% khách hàng doanh nghiệp của Agribank Chi nhánh Sóng Thần là doanh nghiệp FDI, chủ yếu là đến từ Đài Loan, Hàn Quốc…

Ông Sung Hyun, Tổng giám đốc Công ty Sunghyun Vina tiết lộ do rất hài lòng với cung cách phục vụ của Agribank Chi nhánh Sóng Thần nên ông đã giới thiệu nhiều doanh nhân Hàn Quốc đến giao dịch với Chi nhánh này. Đáp lại sự tin tưởng của ngân hàng, khách hàng rất có trách nhiệm trong sử dụng vốn, phối hợp cùng ngân hàng quản lý rủi ro chặt chẽ… Do đó hoạt động tín dụng của Chi nhánh khá hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dưới 1%/ tổng dư nợ và là một trong những chi nhánh có hiệu quả kinh doanh tốt nhất trong toàn hệ thống.

Những câu chuyện kể tại Agribank

Đồng Nai và Sóng Thần chỉ là một vài minh họa cụ thể cho rất nhiều những chính sách hỗ trợ tích cực của Agribank đối với doanh nghiệp. Với dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng gần 33% dư nợ cho vay nền kinh tế, cùng định hướng tăng trưởng tín dụng theo hướng tăng cho vay khách hàng doanh nghiệp đã thể hiện việc Agribank luôn coi trọng và tích cực đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước. Sự tin tưởng và ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân là động lực để Agribank tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đổi mới phong cách giao dịch nhằm mang đến những sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại với chất lượng tốt nhất và sự hài lòng cho khách hàng. Những gì Agribank đã triển khai thực hiện trong suốt thời gian qua là sự thể hiện rõ nét những nỗ lực đổi mới toàn diện trong hoạt động của ngân hàng, nhằm tăng năng lực tài chính, góp phần thu hút các nhà đầu tư và tiến tới thực hiện thành công đề án cổ phần hóa.

36 37Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

CHO VAY TÁI CANH CÀ PHÊ 5 NĂM NHÌN LẠI

Chương trình cho vay tái canh cà phê được kỳ vọng sẽ mang lại diện mạo mới cho ngành cà phê trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, chương trình cho vay đầy ý nghĩa này vẫn còn đó những băn khoăn.

Từ một chính sách đúng

Tái canh cây cà phê là một dự án có quy mô lớn nhằm phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ-TU, ngày 05/05/2008 của Tỉnh ủy về “Phát triển cà phê bền vững trong thời kỳ mới”; Quyết định 41/2008/QĐ-UBND, ngày 17/11/2008 của UBND tỉnh về “Phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” và Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Đắk Lắk với Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ký ngày 12/04/2013 về việc “Tài trợ vốn đầu tư tái canh diện tích già cỗi”.

Việc thực hiện tái canh cây cà phê nhằm “trẻ hóa” vườn cây là hết sức cần thiết và cấp bách vì sự phát triển bền vững của ngành cà phê Đắk Lắk nói riêng và của ngành cà phê Việt Nam nói chung. Thay thế diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp để thực hiện tái canh sẽ góp phần ổn định sản lượng, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, cải thiện mức sống

của một bộ phận không nhỏ dân cư trên địa bàn. Về phía Ngân hàng, chương trình tái canh cây cà phê sẽ tạo điều kiện để Agribank tiếp tục mở rộng đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thương hiệu và năng lực tài chính, góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

Với mục tiêu và ý nghĩa quan trọng đó, các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương đã có sự vào cuộc quyết liệt. Vào hạ tuần tháng 06/2013, tại

Giang Nam – Quốc Lương

TP. Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk và Agribank đã phối hợp tổ chức “Hội nghị về giải pháp tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; đại diện các doanh nghiệp, hộ trồng cà phê... Tại Hội nghị này đã có 10 biên bản ghi nhớ được ký, với 163,55 tỷ đồng vốn đầu tư tái canh cho 955,7 ha. Đây là 10 dự án tái canh mở đầu cho một chương trình đầu tư lớn của Agribank đối với cây cà phê.

Tiếp đó, ngày 06/01/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 54/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2013-2020. Theo đó, từ năm 2013-2020 tỉnh có kế hoạch tái canh 27.775 ha cà phê do già cỗi, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém. Để thực hiện tái canh cho diện tích cà phê nêu trên cần một lượng vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng của Agribank (ước khoảng 3.000 tỷ đồng). Hơn một năm sau đó, vào tháng 07/2014, tại TP. Buôn Ma Thuột, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã chủ trì Hội nghị thảo luận về chính sách hỗ trợ trồng tái canh cây cà phê và dự thảo trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ tái canh cà phê.

Kết quả chưa được như kỳ vọng

Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai, kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Đến nay mới chỉ thực hiện tái canh được hơn 1.827 ha, trong đó có 1.800 ha trồng mới, 27 ha ghép cải tạo. Điều đáng nói là việc giải ngân cho vay chương trình này đạt khá thấp so với nhu cầu và mục

tiêu đề ra. Tính đến hết tháng 04/2018, dư nợ cho vay tái canh cà phê tại 2 ngân hàng chủ lực của chương trình là Agribank Đắk Lắk và Agribank Bắc Đăk Lăk chỉ đạt trên 117,6 tỷ đồng, với 221 khách hàng (196 khách hàng cá nhân, 25 khách hàng doanh nghiệp).

Theo lãnh đạo các đơn vị Agribank trên địa bàn tỉnh, với vai trò và trách nhiệm là “nhà tài trợ vốn”, các ngân hàng này đã triển khai thực hiện cho vay tái canh cà phê một cách quyết liệt, với tinh thần “vốn tái canh luôn sẵn sàng”. Thực tế là, bên cạnh việc chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn, các đơn vị Agribank trên địa tỉnh đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy cho vay chương trình này như tăng cường công tác truyền thông, cải cách thủ tục cho vay, tư vấn, hỗ trợ nông dân… nhưng kết quả đạt được vẫn chưa cao, tiến độ giải ngân rất chậm so với lộ trình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả trên, bởi tái canh cà phê ngoài nguồn vốn đầu tư của ngân hàng, còn là tổng thể các giải pháp như: cây giống, kỹ thuật, công nghệ, quy hoạch và cả sự quyết tâm của nhiều ngành, nhiều cấp. Trong đó hộ sản xuất, doanh nghiệp là động lực chính, quyết định sự thành công của chương trình này. Thế nhưng từ trước tới nay việc thay thế cây cà phê già cỗi, năng suất thấp chỉ thực hiện một cách tự phát, theo hình thức trồng dặm, phá bỏ, trồng mới ở diện tích nhỏ lẻ. Việc thực hiện tái canh cà phê trên diện rộng, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh là chưa có tiền lệ nên còn tâm lý đắn đo, cân nhắc đối với người dân và doanh nghiệp.

Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk Tăng Hải Châu

cho rằng, kết quả giải ngân thì đã rõ là chưa được như kỳ vọng, nhưng cái được lớn nhất từ chương trình này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt từ phía ngành Ngân hàng đã góp phần thay đổi cơ bản nhận thức của người dân, doanh nghiệp và các cấp, ngành về sự cấp bách, cần thiết của việc tái canh cà phê. Điều này thể hiện rõ khi chương trình tái canh cà phê đã nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và sự mạnh dạn của nông dân trồng cà phê trong việc thực hiện tái canh cây trồng này. Tiếc là do không nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước trong việc cấp bù lãi suất hoặc tái cấp vốn nên các ngân hàng thương mại không thể đưa lãi suất xuống mức hợp lý hơn. Cùng với đó, ngân sách Nhà nước chưa đầu tư đúng mức trong việc hỗ trợ kinh phí cho các nội dung như: quy hoạch; xây dựng vườn giống, cây giống; hoàn thiện quy .trình kỹ thuật; đào tạo cán bộ quản lý…

“Sau khi có kiến nghi cua đia phương, bộ, ngành và cac ngân hàng, Chính phu đã thống nhất chu trương trong thời gian tới, Chương trình cho vay tai canh cà phê không con là một chương trình tín dụng riêng biệt mà sẽ thực hiện theo chương trình cho vay phat triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghi quyết 55 cua Chính phu”. Ông Tăng Hải Châu – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk.

38 39Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

ĐIỂM TỰA CHO NGƯ DÂN “HỒI SINH”

SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Là Ngân hàng thương mại chủ lực trong đầu tư vốn và dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, trong hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Agribank đã và đang làm tốt vai trò cung ứng vốn, tạo nền tảng vững chắc cho khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam không ngừng phát triển. Luôn tiên phong trong triển khai chính sách tiền tệ, các chương trình tín dụng ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, với nhiều đóng góp tích cực cho sự đổi thay diện mạo nông thôn Việt Nam, Agribank đã góp phần tạo dựng và củng cố sự tin tưởng của hàng triệu hộ sản xuất, nông dân trong cả nước về tính hiệu quả của các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đang thực sự “bám rễ” vào cuộc sống.

Vượt khó cùng ngư dân

Hơn 2 năm sau sự cố môi trường do nguyên nhân từ nhà máy Formosa xảy ra đầu tháng 04/2016 gây tổn thất nặng nề cho ngư dân và đồng bào 04 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, những mất mát chưa hoàn toàn khỏa lấp hết vẫn còn đây đó, nhưng trên hết, bằng sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có ngành ngân hàng, đã và đang là động lực để bà con sớm vượt qua những khó khăn, nỗ lực để biển sớm hồi sinh.

Sự cố đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của toàn địa phương 04 tỉnh miền Trung và dư âm để lại là hậu quả còn ảnh hưởng kéo dài; gây thiệt hại về môi trường, hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản; ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, kinh doanh đời sống của khoảng 510 nghìn người thuộc 130 nghìn hộ dân ở 730 thôn/xóm tại 146 xã, phường, thị trấn của 22 huyện vùng ven biển thuộc 04 tỉnh nói trên. Chừng 2 năm về trước, điều rất dễ nhận thấy ở tất cả các địa phương ven biển của 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế từ chợ lớn, chợ nhỏ,

từ thôn xóm đến huyện thị, những nơi vốn trước đây là đầu mối giao thương buôn bán cũng trở nên đìu hiu; những sản phẩm hải sản vắng bóng trên chính những vùng đất quê hương của chúng; các vùng biển du lịch vắng bóng khách; cả một thời gian dài hải sản 04 tỉnh miền Trung này xóa tên trong danh mục hải sản sử dụng ở hầu khắp các vùng đất trên cả nước.

Giúp bà con sớm vượt qua khó khăn, các TCTD trên địa bàn 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện giúp khách hàng khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất, xây dựng phương án hỗ trợ cho khách hàng, miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời gian trả nợ… Agribank là ngân hàng bị ảnh hưởng hàng đầu bởi sự cố về môi trường. Tuy ảnh hưởng nặng nề, song vượt qua những khó khăn của mình, Agribank đã tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương, kịp thời hỗ trợ bà con vượt qua hoạn nạn.

Theo thống kê, tổng dư nợ cho vay của Agribank tại 04 tỉnh này là trên 27.000 tỷ đồng, đã có 6.850 khách hàng với dư nợ hơn 1.000 tỷ đồng bị thiệt hại và hàng chục ngàn khách

hàng bị ảnh hưởng do hiện tượng cá chết hàng loạt. Mặt khác, Agribank cũng đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế biển theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Agribank dự kiến dành nguồn vốn 5.000 tỷ đồng thực hiện chương trình này, đến nay, toàn hệ thống đã cho vay đạt trên 1.269 tỷ đồng.

Trước tình hình thiệt hại nặng nề của ngư dân tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, ngay khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 01/5/2016 và ý kiến của Thống đốc NHNN Việt Nam về hỗ trợ 04 tỉnh bị thiệt hại, Agribank đã kịp thời chỉ đạo các Chi nhánh phối hợp cùng chính quyền địa phương nắm bắt thiệt hại của người dân để đưa ra các chính sách hỗ trợ nhân dân trong vùng. Hàng loạt chính sách hỗ trợ ngư dân, hộ sản xuất, doanh nghiệp chịu thiệt hại và bị ảnh hưởng đã nhanh chóng được Agribank đưa đến với ngư dân và đồng bào 04 tỉnh miền Trung, cụ thể: Miễn 01 tháng tiền lãi vay của ngư dân; Dừng thu lãi 03 (ba) tháng của dư nợ bị ảnh hưởng; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng hơn 1000 tỷ đồng;

Ưu tiên vốn 500 tỷ đồng có ưu đãi lãi suất đối với khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh mới: Lãi suất cho vay ngắn hạn: 6%/năm; Lãi suất cho vay trung, dài hạn: 8%/năm. Đối với trường hợp ngưng trệ sản xuất kéo dài, sẽ xem xét bổ sung chính sách hỗ trợ… Đồng thời, Agribank ủng hộ 100 tấn gạo và 20 tỷ đồng đối với 04 địa phương nêu trên, trong đó Agribank chi nhánh mỗi tỉnh ủng hộ 25 tấn gạo và 5 tỷ đồng.

Sự hồi sinh của biển

Những con thuyền lại giong buồm ra khơi. Vào thời vụ đánh bắt, tàu thuyền lại hoạt động tấp nập trên các bãi ngang, vùng lộng gần bờ của vùng biển huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh); trên vùng biển Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị,…

Sau sự cố môi trường, thời điểm giá trị hải sản đánh bắt được chỉ bằng gần nửa so với trước, nhưng nhiều ngư dân vốn có nghề truyền thống đánh bắt xa bờ vẫn quyết tâm vươn khơi bám biển, bởi đây là cái nghề đã gắn bó tự bao đời, chưa kể đó là việc mưu sinh thường nhật của họ. Nắm bắt được tâm tư của người dân, đồng thời thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, ngành Ngân hàng trên địa bàn 04

tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã và đang nỗ lực đồng hành, sẻ chia hỗ trợ bà con ngư dân để họ sớm vượt qua những khó khăn. Là tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng hàng đầu bởi sự cố Formosa nhưng Agribank vẫn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp luôn đặt lợi ích của người dân và đối tượng phục vụ của mình lên hàng đầu. Không chỉ vào cuộc cùng bà con ngư dân khắc phục thiệt hại ngay sau khi sự cố diễn ra, trong 2 năm qua, Agribank vẫn kiên định và tích cực hỗ trợ bà con ngư dân các vùng biển bị thiệt hại bằng nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả. Năm 2016, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 về việc phê duyệt đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế” và các Quyết định sửa đổi bổ sung Quyết định 12/QĐ-TTg, Agribank đã ban hành Quyết định số 925/QĐ-NHNo-HSX ngày 31/5/2017 về quy định cho vay khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề và xử lý nợ theo Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Tháng 6 vừa qua, Agribank tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 925/QĐ-NHN0-HSX ngày 31/05/2017 về quy định cho vay khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề và xử lý nợ theo Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với chính quyền địa phương, ngoài việc chia sẻ khó khăn với bà con ngư dân trong thời điểm hoạn nạn, Agribank trên địa bàn các tỉnh bị thiệt hại đang tích cực hỗ trợ bà con chuyển đổi sinh kế, hướng đến việc khai thác đánh bắt thuỷ hải sản một cách bền vững… Bên cạnh những hỗ trợ từ phía ngân hàng, các tỉnh cũng đã hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng các mô hình gia trại, nông trại vùng cát, thành lập những tổ hợp tác, vay vốn ngân hàng đóng thuyền công suất lớn hơn vươn ra ngoài 20 hải lý đánh bắt. Đối với ngư dân, hộ gia đình không có điều kiện vươn khơi đánh bắt thì tập trung chuyển đổi qua phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Bên cạnh đó, cũng có thể tập trung đào tạo nghề, chuyển đổi một số lực lượng lao động qua làm dịch vụ và làm công nghiệp như may mặc,... Tuy nhiên, trong thực tế, bà con ngư dân cả đời gắn bó với biển cả, việc chuyển đổi nghề nghiệp sẽ không dễ

Xuân Thu

40 41Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

dàng thực hiện, đặc biệt là với những người đã lớn tuổi. Do vậy, việc xem xét, hỗ trợ ngư dân tiếp cận vốn vay ngân hàng để cải hoán tàu cá đánh bắt trung bờ và xa bờ cho ngư dân đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Giờ đây đến các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, sự hồi sinh đã thực sự hiện hữu trên những vùng biển mà mới cách đây không lâu chỉ toàn dấu vết của sự tàn phá. Tại Hà Tĩnh, khi việc chi trả bồi thường cho người dân đã cơ bản hoàn tất, cùng với hoạt động khai thác, thời gian gần đây, hoạt động nuôi trồng thủy sản đang thu hút lao động, góp phần giảm áp lực khai thác ven bờ, tận dụng các bãi triều đất hoang hóa nhiễm mặn. Cùng với Hà Tĩnh, ngư dân tỉnh Quảng Bình đã trở lại với biển khơi và ngay vụ cá năm 2017, ngư dân đã trúng đậm, thu về hơn 100 tỷ đồng nhờ bám biển đánh bắt xa bờ.

Quảng Trị cũng đang là địa phương thực hiện tốt chính sách hỗ trợ bà con ngư dân chuyển đổi sinh kế sau thảm hoạ môi trường. Sau sự cố môi trường biển, nhiều ngư dân ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã được Agribank hỗ trợ vay vốn chuyển đổi ngành nghề. Ông Lê Viết Trị là một trong những ngư dân đầu tiên được Agribank Quảng Trị hỗ trợ khoản vay 700 triệu đồng để nâng cấp con tàu có công suất lên đến 430CV, chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang làm hậu cần nghề cá, chuyên thu mua thủy hải sản cho bà con ở khu vực vịnh Bắc bộ. Ngư dân ở đây chủ yếu đánh bắt với tàu có công suất dưới 90CV, nếu muốn chuyển đổi đánh bắt xa bờ thì phải đầu tư tàu to, máy lớn với số tiền hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ. Do vậy, nếu không có sự hỗ trợ từ ngân hàng, bà con rất khó có thể chuyển đổi sang bắt xa bờ với hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tại Thừa Thiên - Huế, các hoạt động đánh bắt xa bờ cũng đã ổn định trở lại cả về sản xuất trên biển và thị trường tiêu thụ. Hiện nay, tình hình môi trường biển và đầm phá trên địa bàn đã ổn định, các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải sản đã dần được khôi phục, phát triển tốt. Trong đó, hoạt động khai thác hải

sản trên biển ở vùng xa bờ của ngư dân trong tỉnh đã và đang tăng dần về sản lượng. Nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả, tạo động lực giúp người dân vùng ven biển mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề sản xuất, kinh doanh, vượt qua những khó khăn trước mắt cũng như ổn định cuộc sống lâu dài.

Sau hơn 2 năm tích cực triển khai các biện pháp khắc phục, tình hình chất lượng nước biển, môi trường biển đã được khôi phục. Tại Hội nghị Tổng kết công tác chỉ đạo để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho người dân 04 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển diễn ra vào trung tuần tháng 5/2018 vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, sau hơn 2 năm thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố môi trường biển, nhìn chung công tác hỗ trợ bồi thường thiệt hại cơ bản đã hoàn thành, công tác quản lý, giám sát môi trường được nâng cao. Môi trường biển đã an toàn; hải sản đã đảm bảo an toàn thực phẩm. Hệ sinh thái biển, nguồn lợi thủy hải sản bị tổn thương đã bước đầu phục hồi. Hoạt động khai thác, nuôi trồng, kinh doanh thủy sản, sản xuất muối, các khu du lịch biển, bãi tắm của 04 tỉnh miền Trung đã hoạt động trở lại bình thường; người tiêu dùng đã yên tâm tiêu thụ các sản phẩm hải sản. Các chính sách hỗ trợ người dân về bảo đảm an sinh xã hội, như: chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ học phí, đào tạo nghề nghiệp và tạo việc làm đã được triển khai kịp thời và có hiệu quả cao. Qua đó góp phần giúp người dân 04 tỉnh miền Trung ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất. Tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định.

Trong thời gian tới, những địa phương chịu ảnh hưởng sự cố môi trường biển cần tiếp tục tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương hoàn thành dứt điểm việc chi trả tiền hỗ trợ, bồi thường cho các đối tượng còn tồn đọng; hoàn thiện toàn bộ hồ sơ, chứng từ thanh toán, quyết toán các khoản đã chi trả; tiếp tục thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Đồng thời, triển khai thực hiện các dự án: đầu tư hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá, phục vụ sản xuất cho

vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển; phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản; xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường.

Trong nhiều năm qua, với vai trò là Ngân hàng thương mại Nhà nước chủ lực trong đầu tư vốn và dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đến nay, Agribank tiếp tục dẫn đầu các NHTM với tổng nguồn vốn huy động đạt gần 1.200.000 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay và đầu tư đạt 1.185.855 tỷ đồng, trong đó: dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 73,4% (tính đến 31/7/2018). Agribank luôn giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính nông thôn, tiên phong triển khai chính sách tiền tệ, các chương trình tín dụng, cùng ngành Ngân hàng có nhiều đóng góp tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nguồn vốn của Agribank đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam. Với sự cố môi trường biển xảy ra với 04 tỉnh miền Trung, Agribank luôn sẵn sàng vào cuộc, làm “điểm tựa” cho bà con ngư dân và đồng bào các tỉnh bị thiệt hại vượt qua khó khăn, khôi phục cuộc sống. Hàng loạt chính sách hỗ trợ ngư dân, hộ sản xuất, doanh nghiệp chịu thiệt hại và bị ảnh hưởng tại 04 tỉnh miền Trung từ thời điểm xảy ra sự cố đã nhanh chóng được Agribank triển khai đồng bộ và cho đến nay vẫn đang tích cực thực hiện; đồng thời tổng kết, đánh giá các kết quả đạt được, từ đó rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện cho hiệu quả.

Tín hiệu vui là nguồn lợi thủy sản đã phục hồi, nghề biển đã hoạt động bình thường trở lại trên những vùng biển thuộc 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Giờ đây những con tàu đánh cá đang được “tiếp sức” bởi Agribank lại lên đường rẽ sóng ra khơi, gửi gắm ước vọng về những mẻ cá đầy và cuộc sống đang thực sự hồi sinh từ trong mất mát của những người dân biển miền Trung.

AGRIBANK ĐI ĐẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 PHỤC VỤ TỐT NHẤT KHU VỰC TAM NÔNG

Tiếp sức “Tam Nông”PHẦN III

42 43Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

ĐỂ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM TỔN THẤT

TRONG NÔNG NGHIỆP ĐẾN VỚI NÔNG DÂN

Giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị và tính cạnh tranh cũng như xây dựng thương hiệu, tạo lập vị thế cho nông sản Việt trên thị trường là mục tiêu mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang hướng tới. Luôn là ngân hàng tiên phong triển khai các chương trình cho vay ưu đãi đối với các dự án, phương án sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ cao, giúp tiết giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, Agribank đang có nhiều đóng góp tích cực cho “Tam nông”, thúc đẩy tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần tạo dựng nền tảng giúp xây dựng nền nông nghiệp sạch bền vững trong tương lai.

Nhật Minh

Trong vai trò là "bà đỡ", Agribank chủ động và ưu tiên về nguồn vốn tới các hộ nông dân để sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển và chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế khu vực nông thôn

Từ một chủ trương lớn của Chính phủ…

Trước năm 2013, gia đình anh Hồ Văn Sơn ở thôn Phú Sơn, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn. Vốn là nông dân, chuyên nghề lái máy gặt lúa nhưng do máy móc cũ kỹ, lâu ngày nên gặt không hiệu quả, lại không có điều kiện thay mới nên công việc của anh rất bấp bênh. Nhờ có sự hỗ trợ của Agribank, anh đã mạnh dạn bán máy gặt cũ và 2 lần vay vốn ngân hàng (1 lần vay 300 triệu đồng, 1 lần vay 400 triệu đồng) để mua 2 máy gặt đập liên hợp (550 triệu đồng/máy) phục vụ sản xuất nông nghiệp. Là máy gặt đập thế hệ mới, tiên tiến hơn nên có nhiều tính năng ưu trội, khi gặt đập trên đồng có độ chính xác cao, ít bị sót lúa ra ngoài, hao hụt chỉ khoảng 0,5%; vì thế người dân trên địa bàn rất ưa chuộng. Nhờ đó, công việc của anh Sơn ổn định hơn, mỗi vụ gặt được từ 50 - 60 ha lúa. Ngoài gặt đập lúa cho các vụ mùa trong vùng, anh Sơn còn mang máy ra tận các cánh đồng ở Nghệ An, Hà Tĩnh… để gặt thuê. Nhờ có máy gặt đập thế hệ mới, thu nhập của gia đình anh Sơn cao hơn trước, có tích lũy và xây được nhà cửa khang trang.

Anh Hồ Văn Sơn chỉ là một trong nhiều nông dân tại huyện Hòa Vang và các địa phương khác trên cả nước đã được hưởng lợi từ nguồn vốn vay hỗ trợ của Agribank, nhờ đó công việc ổn định, người nông dân rút ngắn được thời vụ (thay bằng trước đây gặt thủ công, nếu kéo dài thời gian sẽ bị thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến sản lượng), chất lượng sản phẩm vì thế cũng tốt hơn và ít bị tư thương ép giá.

Ra đời với mục đích nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản phù hợp hơn với tình hình thực tế, Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp đươc Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/11/2013 thay thế cho Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối

với nông sản, thủy sản và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg. Quyết định 68/2013/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 tiếp nối và mở rộng hơn về các đối tượng được hỗ trợ với nhiều loại máy móc, thiết bị nằm trong danh mục được hỗ trợ hơn. Đây được xem là một chủ trương lớn của Chính phủ nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho việc cơ giới hóa sản xuất, giảm tổn thất và nâng cao hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp. Theo đó, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 2 năm đầu và 50% trong năm thứ 3 đối với các khoản vay để mua máy móc, thiết bị mới nằm trong danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định. Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.

Sau gần 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trên cả nước ở một số khâu đã tăng cao, nhất là đối với sản xuất lúa: Khâu làm đất đạt 92%; thu hoạch (vùng Đồng bằng sông Cửu Long - ĐBSCL) đạt 82%; sấy (vùng ĐBSCL) đạt 56%; tuốt đập, xay xát lúa, gạo đạt 98%; tổn thất trong nông nghiệp giảm nhất là đối với sản xuất lúa, gạo hiện nay tổn thất sau thu hoạch còn 8-10%.

Lợi ích thiết thực cho nông dân

Chính thức triển khai từ cuối năm 2014 trên toàn hệ thống, đến nay, Agribank đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn đầu tư máy móc, thiết bị, thực hiện dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị, giảm tổn thất trong nông nghiệp cho hàng nghìn hộ dân và doanh nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp. Tính đến 31/06/2018, Agribank đã thực hiện cho vay theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg

cho 14.184 khách hàng, trong đó đối tượng cho vay hỗ trợ lãi suất chủ yếu là hộ gia đình với 14.061 khách hàng, chiếm hơn 99% tổng số khách hàng vay vốn theo chương trình. Dư nợ đến nay là 4.012.190 triệu đồng.

Trong 30 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Agribank luôn đồng hành, gắn bó với Tam nông; luôn là kênh chủ yếu dẫn các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tới hộ nông dân; thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông dân, thúc đẩy sự phát triển và chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế khu vực nông thôn. Trong vai trò “ bà đỡ”, quá trình cho khách hàng vay vốn, Agribank đều công khai các thủ tục cho vay, công khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với khách hàng một cách rõ ràng, minh bạch; tận tình hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục theo Quy định của Nhà nước để được hưởng các chính sách hỗ trợ; chủ động và ưu tiên về nguồn vốn để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của Agribank cũng như các nguồn vốn được ưu đãi từ Nhà nước.

Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhưng Agribank luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giao; thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề then chốt của Nhà nước, thúc đẩy cơ giới hóa ngành nông nghiệp.

Vùng chuyên canh cây mía Ia Pa của tỉnh Gia Lai trong mấy năm gần đây có nhiều khởi sắc khi người dân đã mạnh dạn đẩy mạnh đầu tư cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, đưa diện tích mía trồng và thu hoạch bằng máy lên đến 1.500 ha; năng suất, sản lượng, chất lượng mía đều vượt trội so với các vùng chuyên canh mía lân cận như Phú Thiện, Ayun Pa. Nhằm theo kịp với tốc độ phát triển của vùng và khu vưc, hiện nay, huyện Phú Thiện cũng đang nỗ lực xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp nhằm phấn đấu nâng năng suất

44 45Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

mía bình quân đạt trên 70 tấn/ha, lợi nhuận bình quân đạt 20 triệu đồng/ha trở lên... Là ngân hàng đầu tư và hỗ trợ nguồn vốn cho nông dân các vùng chuyên canh mía của tỉnh Gia Lai, Agribank Gia Lai đã thực hiện tốt vai trò liên kết hợp tác, làm cầu nối cho người nông dân và doanh nghiệp, triển khai cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp. Từ nguồn vốn này, khách hàng đã mua máy cày, máy xới, máy bơm thuốc... phục vụ sản xuất. Đặc biệt, Agribank Gia Lai đã đầu tư cho một doanh nghiệp hơn 7 tỷ đồng để nhập khẩu máy thu hoạch mía, phục vụ trực tiếp cho vùng nguyên liệu mía đường Ayun Pa, Phú Thiện, Ia Pa. Mặc dù doanh số cho vay và số khách hàng thụ hưởng cũng còn khiêm tốn nhưng hiệu quả chương trình mang lại là không thể phủ nhận.

Tháo gỡ “rào cản”, đưa chính sách vào cuộc sống

Với điều kiện cho vay, chế độ ưu đãi về lãi suất như hiện nay, vốn vay theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người nông dân. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách cho vay về hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch vẫn còn một số khó khăn vướng mắc cần sớm được giải quyết để một chủ trương lớn của Chính phủ thực sự phát huy hiệu quả trong đời sống sản xuất kinh doanh của người dân. Cụ thể, một số đối tượng không thuộc danh mục các loại máy móc, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp nên không được hỗ trợ; trong khi đó đối tượng này rất phổ biến và là một trong những đối tượng cần thúc đẩy để phát triển vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu, tăng năng suất lao động cho người nông dân. Danh mục chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (ban hành kèm theo thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) chưa chi tiết cụ thể nên một số chi nhánh Agribank khó xác định đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất. Đối với một số khách hàng là hộ nông dân nghèo, do thiếu thông tin về chính

sách vay vốn hỗ trợ lãi suất của Nhà nước nên khi có nhu cầu mua các loại máy nằm trong danh mục được hỗ trợ không đến Agribank xin vay vốn mà đã vay mượn bên ngoài để mua máy. Sau khi có thông tin đến Agribank xin vay để bù đắp các khoản vốn vay ở ngoài trên, Agribank thẩm định và nhận thấy đối với điều kiện khách hàng mua máy mới (Quyết định 63, 68 quy định khách hàng phải mua máy mới) thì khách hàng chỉ cung cấp được Hợp đồng mua máy, hóa đơn GTGT xuất trước ngày đề nghị vay vốn từ vài ngày đến dưới 3 tháng. Đối với các trường hợp này, Agribank chưa thực hiện hỗ trợ nhưng cho vay hỗ trợ các chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, Agribank cũng đề nghị thực hiện quyết toán dần các khoản hỗ trợ lãi suất, cấp bù lãi suất đối với chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ tại Agribank để có cơ sở tiếp tục thực hiện chính sách.

Đẩy mạnh tháo gỡ những vướng mắc, thúc đẩy chương trình cho vay theo Quyết định 68 được “trơn tru” hơn trong thời gian tới, Agribank đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Yanmar - tập đoàn máy nông nghiệp hàng đầu Nhật Bản - với mục đích đưa máy nông nghiệp chất lượng cao đến với người nông dân, góp phần đẩy nhanh cơ giới hóa nông nghiệp, nâng

cao chất lượng nông sản, hiệu quả sản xuất và xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Việc ký kết thỏa thuận hợp tác này giải quyết được vướng mắc ở quy định về các loại máy, thiết bị được hỗ trợ vay mua không phân biệt sản xuất trong nước, hay nhập khẩu, nhưng phải mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Với bề dày lịch sử và uy tín trên thị trường, cùng với đó là danh mục máy móc phong phú của Tập đoàn Yanmar đã cơ bản đáp ứng tất cả điều kiện, danh mục cho vay theo Quyết định 68. Do đó, người nông dân có thể có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu sản xuất của mình. Cùng với đó, khách hàng vay vốn của Agribank để mua máy móc, thiết bị do Yanmar Việt Nam phân phối còn được hỗ trợ gói bảo hiểm do Yanmar Việt Nam lựa chọn hợp tác với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) sẽ tạo thêm sự yên tâm nhất định cho người nông dân.

Mới đây, Agribank tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Tata của Ấn Độ với mong muốn cung cấp một giải pháp đồng bộ, chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao cho các nông dân, hợp tác xã và trang trại thông qua các gói hỗ trợ tài chính từ Agribank. Bằng việc đưa máy móc

của những nền công nghệ hàng đầu trên thế giới đến với người nông dân Việt Nam, Agribank thực sự đã thắp lên hy vọng cho hàng triệu nông dân Việt về một nền sản xuất nông nghiệp tân tiến, hiện đại đang thịnh hành trên thế giới.

Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ tình hình và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định về chính sách hỗ trợ cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp nhằm đẩy mạnh ứng dụng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi nhất là những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mục tiêu đến

năm 2020, những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ. Đến năm 2020 giảm 50% tổn thất sau thu hoạch đối với các loại nông sản, thủy sản, cụ thể: Đối với lúa gạo: 5 - 6%; ngô 8 - 9%; thủy sản, rau quả: giảm mức độ tổn thất (cả về số lượng và chất lượng) từ 20% hiện nay xuống dưới 10% vào năm 2020. Điều này cho thấy, đầu tư cho nông nghiệp đặc biệt là phát triển nông nghiệp xanh, sạch, an toàn là hướng đi tất yếu, đây là lĩnh vực ưu tiên và cần sự vào cuộc của tất cả các bộ, ban, ngành.

Trong Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 -2020, Agribank quán triệt, quyết liệt tổ chức thực hiện và tập trung nguồn lực ưu tiên nguồn vốn đầu tư tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ. Tuy là ngân hàng thương mại phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường nhưng nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là đối tượng được

Agribank ưu tiên lãi suất cho vay thấp hơn các đối tượng khác từ 1-2%. Mỗi năm bằng tài chính của Ngân hàng, Agribank vẫn dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với 8 đối tượng ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp.

Với nỗ lực từ phía ngân hàng, sự chung tay của các Bộ, Ngành, các doanh nghiệp và đối tác cùng chung mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp an toàn, bền vững, kỳ vọng chính sách cho vay theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg sẽ phát huy tốt hơn nữa trong thời gian tới, góp phần giúp người nông dân có thêm một kênh vốn đầu tư hiệu quả phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thông qua các gói hỗ trợ tài chính, Agribank đang hiện thực hóa một nền sản xuất nông nghiệp tân tiến, hiện đại đang thịnh hành trên thế giới trên chính đồng ruộng Việt Nam

46 47Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

PHÍA SAU NHỮNG NGƯỜI NÔNG DÂN

ĐẠI GIA PHỐ NÚI

Tây Nguyên, miền đất đầy nắng, gió, mưa... Khí hậu thật khắc nghiệt, địa hình đầy trắc trở, nhưng ngược lại, nơi đây đã hào phóng ưu đãi cho con người những mảnh đất đỏ bazan màu mỡ thuận lợi phát triển phong phú các cây công nghiệp, cây ăn quả.... Mảnh đất ấy nuôi dưỡng khát vọng làm giầu của biết bao người dân bình dị, và sự thực chỉ từ những đồng vốn nhỏ ban đầu vay từ ngân hàng, mà cụ thể là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, nhiều người nông dân đã mở rộng sản xuất trở thành đại gia phố núi, góp phần không nhỏ cho việc đổi thay sắc áo mới trên quê hương Gia Lai hôm nay.

Những nông dân đại gia phố núi

Băng qua những con đường mờ sương uốn lượn quanh sườn núi, đến với con đường đất đỏ ướt nhép, gập ghềnh, lầy lội sau những trận mưa sầm sập, chúng tôi gặp gia đình anh Nguyễn Hùng Huấn, một trong những hộ nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của mảnh đất Chư Sê - Gia Lai. Mảnh đất Chư Sê cũng là nơi nổi tiếng trong nước và quốc tế với thương hiệu hồ tiêu Chư Sê.

Điểm tựa để khởi nghiệp thuở ban đầu của anh Huấn là tất cả khát vọng vươn lên làm giàu, sự cần cù, chăm chỉ, sáng tạo cùng với những đồng vốn vay từ Agribank Chư Sê - Gia Lai. Sau nhiều năm bền bỉ nỗ lực, giờ anh đã

có trong tay hơn 30ha cao su, hơn 5ha hồ tiêu... Anh ước tính lãi thu về không dưới 2 tỷ đồng/năm. Chưa hết, hàng tháng anh còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 7-8 nhân công chính, với mức lương trên 6 triệu đồng/tháng. Anh Huấn là một trong khá nhiều hộ nông dân từ nhiều năm nay gắn bó và đi lên từ nguồn vốn Agribank Chư Sê - Gia Lai. Hiện tại anh Huấn có dư nợ tại Agribank Chư sê gần 7 tỷ đồng, anh sẽ tiếp tục gắn bó với Agribank để mở rộng sản xuất.

Trò chuyện với anh, chúng tôi cũng hết sức ngỡ ngàng khi không ít cây hồ tiêu trên địa bàn Gia Lai bị nhiễm bệnh, khiến năng suất và chất lượng giảm thì số hồ tiêu của anh Huấn không chỉ phát triển tốt mà còn cho

năng suất gấp đôi. Bí quyết trong nuôi trồng cây hồ tiêu và các loại cây khác của anh Huấn là thực hiện nghiêm túc quy trình nuôi trồng và chăm bón theo phương pháp hữu cơ. Điều đó sẽ giúp cây có sức đề kháng tốt, phát triển bền vững, sản phẩm sạch và cho năng suất cao.

Đến với huyện Đức Cơ - Gia Lai, huyện miền núi giáp ranh với Campuchia, chúng tôi gặp anh Phan Thanh Sơn cũng là một trong những hộ nông dân rất thành công trong sản xuất nông nghiệp trên vùng đất đỏ Tây Nguyên. Ban đầu anh vay của ngân hàng Agribank Đức Cơ - Gia Lai 10 triệu đồng để lập nghiệp. Đến nay anh có trong tay 20ha cao su, 25ha điều, 26ha cà phê, 5ha chuối và lợi nhuận hàng năm không dưới 3-4 tỷ/năm. Dư nợ của anh Sơn tại Agribank Đức Cơ hiện tại là khoảng 4,8 tỷ, và anh tiếp tục đồng hành lâu dài cùng Agribank để phát triển sản xuất. Anh hoàn toàn hài lòng với những thủ tục vay vốn tại Agribank: nhiều ưu đãi đối với sản xuất nông nghiệp, thủ tục nhanh gọn.

Anh Sơn đã ứng dụng kỹ thuật trồng trọt hữu cơ vào sản xuất để vườn cây của anh phát triển tốt. Anh thực hiện trồng đa canh và xen canh để tránh rủi ro. Ngoài những sản phẩm chính là: cao su, điều, cà phê, anh còn trồng xen canh những loại cây ăn quả cho năng suất cao và giá tốt: bơ, sầu riêng, chuối... Say mê và sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp đã khiến anh vượt qua những khó khăn trong sản xuất,

Lại Hương

Những cây hồ tiêu tràn đầy nhựa sống trong vườn nhà anh Huấn

vươn lên trở thành tỷ phú. Cho đến nay, anh vẫn duy trì thói quen thăm nom sát sao với vườn cây, tận tay chăm sóc từng gốc cao su, cà phê... Anh hiểu tường tận về sức khỏe, mong muốn của từng loại cây trong từng thời điểm, để từ đó có hướng chăm sóc tốt nhất có lẽ vì vậy mà vườn cây của anh luôn xanh tốt và cho năng suất cao.

Hiện tại anh còn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực xây dựng. Anh xây những căn nhà với diện tích phù hợp để người dân trong vùng mua được với giá phải chăng và được trả góp trong thời gian khá dài. Ngoài ra anh còn tạo được công ăn việc làm thường xuyên hàng tháng cho 4-5 lao động, khi vào vụ mùa chính, anh còn tạo công ăn việc làm cho hơn 15 nhân công.

Phía sau những người nông dân đại gia...

Anh Huấn hay anh Sơn chỉ là hai trong số rất nhiều người nông dân đại gia phố núi làm giầu bằng nguồn vốn Agribank. Phía sau những người nông dân đại gia ấy chính là Agribank - ngân hàng chủ lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những người nông dân thành danh trên chính quê hương là minh chứng thuyết phục cho hiệu quả của những đồng vốn Agribank. Những cán bộ Agribank đã đang và sẽ tiếp tục cần mẫn mang từng đồng vốn đến với bà con trên khắp miền quê, tới những nơi vùng sâu vùng xa...

Những cán bộ Agribank Gia Lai nói riêng và cán bộ Agribank nói chung đã chủ động tìm đến khách hàng, đồng hành cùng họ trên từng bước đường gây dựng sự nghiệp. Không có những người cán bộ Agribank không quản ngại nắng gió nơi rừng núi chênh vênh hiểm trở của đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ cũng sẽ ít hơn những anh Huấn, anh Sơn của ngày hôm nay.

Anh Nguyễn Dự - Giám đốc Agribank chi nhánh Gia Lai, sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên và lẽ tự nhiên sâu trong trái tim anh luôn hướng về những người dân vùng đất giầu nắng gió ấy. Anh trưởng thành cũng chính từ những tháng ngày lặn lội tới tận vùng sâu vùng xa để thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân, cùng họ nuôi dưỡng và hiện thực

mơ ước làm giầu, khát khao vươn lên đổi đời.

Và bên anh Dự là những cộng sự đắc lực tận tâm với nghề, với người dân trên khắp bản làng xa xôi: anh Trần Văn Bảy, anh Cao Xuân Quang - Agribank huyện Đức Cơ (Gia Lai), anh Thân Hữu Mười - Agribank Chư Sê (Gia Lai)... Các anh đã dành hầu hết thời gian của mình cùng người dân phủ xanh quê hương bằng những vườn cây ăn trái, cây công nghiệp... đem lại hiệu quả kinh tế cao. Và hôm nay đây, những cán bộ trẻ của Agribank Gia Lai như chị Hằng, chị Mẫn, chị Nhung... đang tiếp tục nuôi dưỡng nhiệt huyết khát khao giúp người nông dân làm giầu bền vững trên quê hương phố núi.

Nghĩa tình trên miền đất đỏ là như thế, và dễ hiểu Agribank Gia Lai vì sao luôn duy trì đà phát triển tốt nhất trong số 23 tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Agribank Gia Lai vẫn là địa chỉ tin cậy của người dân nơi đây. Đến cuối tháng 6/2018, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương trên 5000 tỷ đồng, tăng 8,1% so với đầu năm, đạt 93,5% kế hoạch. Tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh đến 30/6/2018 trên 7000 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu rất thấp: 0.89%...

Anh Sơn đang “trò truyện” với cây cà phê vườn nhà

48 49Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

AGRIBANK THÚC ĐẨY HỢP TÁC VỚI ĐỐI TÁC NHẬT BẢN GIÚP NÔNG DÂN TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ CAO

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại, tích cực thu hút vốn đầu tư và đạt được những thành quả kinh tế nổi bật, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng. Lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo các hiệp định thương mại tự do, khả năng tiếp cận và gia nhập thị trường Việt Nam của các tổ chức tín dụng nước ngoài đã thuận lợi hơn. Là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong mở rộng hợp tác nước ngoài về dịch vụ tài chính ngân hàng, Agribank đã ký thỏa thuận hợp tác và triển khai thực hiện hợp tác hiệu quả với các đối tác nước ngoài trên nhiều lĩnh vực như quan hệ đại lý, tài khoản; thanh toán quốc tế; dịch vụ kiều hối, chuyển tiền và dịch vụ thanh toán khác; tài trợ thương mại; kinh doanh vốn và ngoại tệ…

Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường được Agribank triển khai hợp tác sớm trên

nhiều mặt từ năm 2015. Trong số 379 ngân hàng hoạt động tại thị trường Nhật Bản, Agribank hiện có quan hệ đại lý với 33 ngân hàng, gồm 14 ngân hàng bản địa và 19 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Nhật Bản. Tổng thanh toán xuất nhập khẩu với thị trường Nhật Bản đều tăng (năm 2016 tăng 4,8%; năm 2017 tăng 27,8%), thể hiện tăng trưởng tốt. Đặc biệt,

Agribank trở thành cầu nối quan trọng cho nông dân Việt Nam tiếp cận với công nghệ chất lượng cao, hiện đại và tiên tiến trên thế giới, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp sạch, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam bằng việc hợp tác với Tập đoàn Yanmar của Nhật Bản. Dự án “Yanmar - Agribank, công nghệ Nhật cho nông dân Việt” nhằm đưa máy nông nghiệp có chất lượng cao đến với người nông dân

góp phần đẩy nhanh cơ giới hóa nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả sản xuất và xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Yanmar là doanh nghiệp đứng thứ hai của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp, máy thủy, động cơ tàu biển, có trên 100 năm kinh nghiệm về sản xuất máy móc nông nghiệp, cung cấp sản phẩm cho 190 quốc gia trên thế giới.

Với việc ký kết thỏa thuận hợp tác, Agribank và Yanmar xây dựng chương trình hỗ tài chính đối với khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay vốn tại Agribank để mua máy móc từ các đại lý của Yanmar Việt Nam.

Theo thỏa thuận ký kết, Agribank sẽ ưu tiên và tạo điều kiện cho các đại lý bán hàng của Yanmar Việt Nam mở tài khoản, vay vốn, bảo lãnh thanh toán để mua máy móc và thiết bị của Yanmar. Đồng thời, tạo điều kiện cho các khách hàng vay vốn mua máy máy nông nghiệp như máy gặt, máy cấy hoặc máy làm đất của Yanmar theo đúng quy định hiện hành của Agribank và pháp luật Việt Nam với những ưu đãi về miễn/giảm lãi suất,

Anh Phương

Agribank và Tập đoàn Yanmar (Nhật Bản) ký kết thỏa thuận hợp tác vào ngày 01/06/2017 tại Nhật Bản.

phí. Ưu điểm của máy móc do Yanmar sản xuất đó là được phát triển phù hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình bùn lầy của đồng ruộng Việt Nam với những chính sách bảo trì, bảo hành uy tín của Yanmar. Ngoài ra, Agribank cung cấp các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác giữa Yanmar Việt Nam và hệ thống đại lý của Yanmar Việt Nam trên toàn quốc...

Trong điều kiện chi phí, giá thành thực tế của mỗi chiếc máy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quá lớn, vượt xa khả năng chi trả của hầu hết nông dân Việt Nam thì nỗ lực hợp tác của Agribank - ngân hàng lớn nhất Việt Nam về tín dụng nông nghiệp và tập đoàn lớn nhất nhì về máy nông nghiệp Nhật Bản đang mang lại cơ hội cho hàng triệu người nông dân Việt Nam về một nền sản xuất nông nghiệp tân tiến, hiện đại đang thịnh hành trên thế giới trong việc tiếp cận máy móc, và hỗ trợ vốn cho các dự án nông nghiệp sạch nông nghiệp công nghệ cao.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Agribank và Tập đoàn Yanmar Việt Nam vào ngày 26/10/2017 tại TP. Cần Thơ

50 51Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Chúng tôi đến điểm giao dịch xã Tân Hòa Thành (huyện Tân Phước) - nơi đang thực hiện Mô hình Điểm giao

dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng. Trời đã quá trưa, nhưng Trưởng điểm giao dịch và giao dịch viên tại điểm giao dịch lưu động vẫn còn miệt mài thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của khách hàng.

Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đang hoạt động như một Chi nhánh của Agribank. Tại đây, có đầy đủ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, như: Huy động tiền gửi tiết kiệm; Mở tài khoản tiền gửi thanh toán; Dịch vụ tiện ích Agribank E-Mobile Banking; Tiếp nhận và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn của khách hàng; Thực hiện giải ngân, Thu nợ vốn gốc và lãi.

Sự tiện ích của Mô hình này đã được Chính quyền địa phương và bà con nông dân, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa như địa bàn huyện Tân Phước đánh giá rất cao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Mười (ở ấp 4, xã Tân Hòa Thành), một khách hàng thân thiết với Agribank Tân Phước trên 20 năm, cho biết: Gia đình ông có trên 7ha đất chuyên canh trồng lúa nếp, cộng với mô hình nuôi bò thịt, mỗi năm gia đình thu nhập trên 500 triệu đồng. Ông Mười cũng là Tổ trưởng Tổ vay vốn ở ấp 4 (với 43 thành viên). Ông Mười phấn khởi nói với chúng tôi: “Từ khi có xe lưu động của Ngân hàng về đến xã, ai cũng mừng vì rất tiện lợi cho các thành viên. Có xe về, từ việc làm hồ sơ vay tiền, nhận tiền vay đến trả nợ ngân hàng… mọi người đã không còn phải đổ đường đi về huyện như trước đây nữa”.

Cùng niềm vui như ông Mười và một số

bà con nông dân ở đây, ông Trương Văn Công (ở ấp Tân Phú, xã Tân Hòa Thành) cho biết: “Tôi rất thích mô hình này. Từ ngày có xe lưu động, từ nhà chỉ xẹt qua chút xíu là gửi được tiền vô Ngân hàng”.

Xã Tân Hòa Thành và Thạnh Mỹ là 2 địa phương vùng sâu, vùng xa cách trung tâm huyện gần 20 cây số nên được ưu tiên triển khai Mô hình Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng.

Theo thống kê của Chi nhánh Agribank Tân Phước, đến nay Mô hình Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đã hoạt động được 60 phiên. Mỗi phiên giao dịch kéo dài 7,5 tiếng đồng hồ (từ 8g sáng đến 15g30 chiều), phục vụ được từ 40 đến 50 khách hàng.

Đánh giá về Mô hình này, ông Huỳnh Hữu Đan - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hòa Thành cho biết: Xe lưu động của Ngân hàng về đến xã đã tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho bà con nông dân đến giao dịch; Đảm bảo việc giải ngân và

rút tiền cho người dân được an toàn hơn vì không phải mang số tiền lớn đi xa; tạo điều kiện tốt cho người dân được tiếp cận nguồn với với lãi suất thấp để phục vụ sản xuất, cải tạo nhà cửa,… giúp người dân có nguồn vốn tham gia thực hiện các tiêu chí xã Nông thôn mới.

Ông Đan cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại Agribank Tân Phước cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu vốn tại địa phương. Tuy nhiên, địa phương mong có thêm nguồn vốn khoảng 40 tỷ đồng nữa để bà con có điều kiện mở rộng sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho các nông hộ.

Ông Âu Bé Bảy - Giám đốc Agribank Tân Phước - Tiền Giang cho biết: Xe ô tô chuyên dùng đến với xã vùng sâu đã giúp Ngân hàng có điều kiện chủ động hơn trong thực hiện kế hoạch huy động vốn, cho vay vốn, thu hồi nợ và mang ngân hàng hiện đại đến người dân, giữ được thị phần ở địa bàn nông thôn,… Đây là mô hình mang lại hiệu quả kép, cần được nhân rộng trong thời gian tới.

HIỆU QUẢ KÉP TỪ ĐIỂM GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG

BẰNG Ô TÔ CHUYÊN DÙNG

Tháng 01/2018, mô hình Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng được triển khai đầu tiên tại Agribank Tiền Giang.

Minh Khương

Khách hàng đang thực hiện giao dịch trên xe lưu động

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN 30A

TỪ MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Nếu bạn hỏi tôi, ngay lúc này, tôi nhớ gì ở Tây Nguyên nhất. Câu trả lời của tôi, ngay lập tức, sẽ là “màu hoa” và “không gian” của nơi này. Ngày hôm nay chúng tôi đến, mùa mưa… cả Tây Nguyên đâu đâu cũng một màu xanh ngăn ngắt. Tây Nguyên, không còn là vùng đất hoang sơ, dấu vết vủa một thời đạn bom khói lửa, đầy nắng và gió, với những con đường đất đỏ khúc khuỷu, hiểm trở... mà nơi đây đã thay đổi cơ bản và toàn diện cả về kinh tế - xã hội, trở thành một trong những khu vực sản xuất nông sản lớn nhất cả nước. Với nguồn đất đai màu mỡ mỗi năm khu vực Tây Nguyên sản xuất ra hàng trăm nghìn tấn cà phê, hồ tiêu, cao su và các loại nông sản khác đem lại lợi ích kinh tế cao.

Dọc tuyến quốc lộ 14B chạy qua địa bàn Kon Tum, cây cối xum xuê, đường sá được đầu tư khang

trang. Vườn rẫy của nông dân biêng biếc một màu xanh ngỡ ngàng của những lô cà phê, hồ tiêu, cao su… Có một sự đổi thay khá rõ nét trong đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn tại Kon Tum.

Vốn ngân hàng là điểm tựa cho nông dân

Để hiểu hơn về điều này, chúng tôi đã gặp và trao đổi với lãnh đạo Agribank Kon Tum, đơn vị đầu tàu trong hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn. Tiêp chúng tôi ngay tại “đại bản doanh“ Ngân hàng, Giám đốc Agribank Kon Tum Nguyễn Bá Cầu cho biết, mạng lưới của Agribank Kon Tum đã mở rộng với 8 chi nhánh loại 2, 2 phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh tỉnh và 2 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 2. Tại hội sở Chi nhánh tỉnh có các phòng nghiệp vụ vừa trực tiếp hoạt động kinh doanh, vừa quản lý hoạt động các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc. Agribank Kon Tum đã triển khai chương trình “điểm giao dịch lưu động bằng ô tô” đến tận vùng sâu, vùng xa để giúp người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay, tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, là Ngân hàng thương mại Nhà nước, đóng vai trò chủ lực cấp vốn cho khu vực “Tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn), áp lực đặt ra đối với Agribank Kon Tum rất lớn. Việc huy

động đủ vốn để cung ứng cho khách hàng đã khó; việc thực hiện chính sách tín dụng theo lãi suất của Nhà nước và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước để giữ vững chân kiềng Tam nông càng khó hơn. Phần lớn doanh nghiệp và người nông dân vay vốn, chủ yếu tập trung vào việc cho vay trồng cao su, trồng và chăm sóc cây cà phê, phát triển kinh tế hộ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu… đều cần một lượng vốn lớn để chăm sóc, mở rộng diện tích vườn cây. Bình quân mỗi hộ cần từ 50 triệu đồng trở lên. Thậm chí, có nhiều hộ cần đến cả tỷ đồng để mua phân bón, thuốc trừ sâu, trả lương cho người lao động… chưa nói đến việc mở rộng diện tích sản xuất. Thực tế, gần đây do chi phí sản xuất, giá cả tăng nên người nông dân phải cần đến số vốn gấp ba, bốn lần so với những năm trước. Không ít hộ nông dân không đủ điều kiện để trang trải dẫn đến khó khăn, đầu tư cho vườn cây bị thả nổi, co cụm diện tích chăm sóc… kéo theo năng suất, chất lượng nông sản, doanh thu bị sụt giảm, ảnh hưởng lớn đến đời sống.

Giám đốc Cầu chia sẻ, thực hiện chính sách cho vay nông nghiệp nông thôn, Agribank Kon Tum có những giải pháp thiết thực nhằm chia sẻ khó khăn cùng người nông dân như vận động những hộ nông dân chưa thực sự cần vốn tích cực trả nợ và sẽ giải quyết cho vay trở lại khi có nhu cầu; tham mưu cho chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ kịp thời các hộ thực sự gặp khó khăn,

hộ nghèo... ngân hàng đã tập trung giải ngân cho những hộ đang cần vốn để tiếp tục đầu tư vào diện tích vườn cây đang có, đảm bảo đạt sản lượng khi vào vụ thu hoạch.

Hiện nay, với mục tiêu kiên định đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn, hàng năm Agribank Kon Tum luôn dành hàng ngàn tỷ đồng cho vay lãi suất ưu đãi theo các chương trình tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Agribank như cho vay hộ nghèo, tái canh cà phê, nông nghiệp công nghệ cao. Đến 30/6/2018, có hơn 25.000 khách hàng, trong đó thị phần dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm gần 91%. Tổng dư nợ cho vay đạt 10.467 tỷ đồng, Số khách hàng còn dư nợ: 25.860 khách hàng; Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP đã giải ngân cho vay nông nghiệp sạch: 02 khách hàng (pháp nhân) là Công ty TNHH BIOPHAP; Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Măng Đen, địa bàn huyện KonpLong; Cho vay theo QĐ 68/2013/QĐ-TTg dư nợ: 7.350 triệu đồng; Hiện Agribank Kon Tum cùng với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã thực hiện triển khai hội nghị về chính sách cho vay tái canh cà phê tại huyện Đăk Hà, phối hợp với Ban chỉ đạo cho vay tái canh cà phê tỉnh đã triển khai hội nghị tại 2 huyện Đăk Hà và Đăk Glei Tinh đến đến 30/06/2018 đã giải ngân được 3.655 triệu đồng.

Thi Nhân

52 53Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Huyện 30A đã có nông nghiệp công nghệ cao

Ở nơi thiên nhiên ưu đãi, đất bazan màu mỡ, nay với sự chịu khó của nông dân đã khơi dậy vùng đất một thời bị chiến tranh tàn phá ác liệt… Giờ đây, tại Kon Tum rất dễ gặp những buôn, làng có hàng chục hộ nông dân giàu lên từ làm nông nghiệp, thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.

Để có cái nhìn khách quan về hiệu quả của việc đầu tư vốn cho khu vực nông nghiệp nông thôn tại Kon Tum, chúng tôi đã chọn KonPlong một huyện 30A nơi có độ cao cách mặt nước biển 1200m đang được “thổi một làn gió mới” của chương trình đầu tư phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020 phát triển rau, hoa, củ, quả xứ lạnh với quy mô 100 - 150 ha và 1 vùng sản xuất rau, hoa, củ, quả an toàn, cá nước lạnh, sản phẩm từ gia súc ứng dụng công nghệ cao với quy mô 3.000 ha đang được Agribank Kom Tum tích cực triển khai vốn hiệu quả.

Trên đường đi vào huyện Kon Plong, cán bộ tín dụng của Agribank Kon Tum chia sẻ, người dân Kon Tum bây giờ đời sống kinh tế khá hơn trước nhiều lắm. Nông dân chú trọng đến việc vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Không những thế, thông qua các hội đoàn thể xã hội, họ cũng từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác làm đất, chọn giống, kỹ thuật canh tác… Nhờ đó, hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao.

Đang miên man theo cảnh thiên nhiên hùng vĩ, xe vượt quãng đường dài nhưng cảm giác thật nhanh, thoắt đã đến Kon Plong nơi đã đi vào huyền thoại của lời bài hát Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, bên nắng đốt bên mưa dông”.

Tầm hơn 9 giờ sáng, cả thị trấn huyện vẫn chìm trong màn sương lóng lánh, không khí trong lành mát mẻ, Chủ tịch UBND huyện Kon Plong vừa đi họp dân bàn về mở rộng mô hình nông nghiệp cao nhanh miệng chia sẻ mặc dù đây là huyện 30A nhưng thời gian qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao, huyện đã quy hoạch 1.300ha và mời gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp vào đầu tư vùng rau hoa quả xứ lạnh, trong đó có gần 200ha dành cho các dự án đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chia sẻ với đoàn công tác, ông Phạm Huy Phước, Phó Giám đốc Agribank Kon Tum cho biết hiện chi nhánh đã thực hiện triển khai chương trình cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo văn bản của Tổng Giám đốc Agribank. Đến ngày 30/06/2018 chi nhánh đã thực hiện cấp tín dụng đối với 02 khách hàng là Công ty TNHH BIOPHAP và Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Măng Đen. Công ty TNHH BIOPHAP vay vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum để trồng 7,8 ha cây lâu năm (bao gồm: Cam cara, cam sành, bưởi da xanh, chanh không hạt, tiêu) theo tiêu chuẩn quốc tế tại xã ĐăkPne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Hiện tại Công ty này đã được chứng nhận các sản phẩm hữu cơ quốc tế, đơn vị thực hiện chứng nhận cho công ty Biophap là công ty Ecocert tại Pháp là đại diện cho 3 trong số những tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế uy tín nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại: Tiêu chuẩn AB (Châu Âu); Tiêu chuẩn JAS (Nhật Bản); Với Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại thuộc danh mục quy định đó là ứng dụng công nghệ tới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển tự động. Toàn bộ trang trại của Biophap sẽ tạo thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh trong đó các nhóm và các lớp sinh vật sẽ liên quan chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào nhau. Điểm nổi bật của trang trại này là sự đa dạng sinh học, nhờ vậy sẽ kiểm soát được khi xảy ra các vấn đề về dịch bệnh và không bao giờ xảy ra tình trạng toàn bộ cây trong trang trại bị tiêu diệt vì một loại sâu bệnh. Còn Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Măng Đen vay vốn để sản xuất kinh doanh trồng Cà chua Yatta Farm theo Công nghệ Nhật Bản. Phương án sản xuất kinh doanh được thực hiện tại địa phận Tiểu khu 482, Thôn Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Đình Phước, hoạt động tín dụng dành cho du lịch xanh phát triển vùng rau, hoa, quả xứ lạnh; vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng gặp không ít khó khăn.

Việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là một lĩnh vực mới, chưa có tiền lệ, vì vậy tiềm ẩn rủi ro khi triển khai. Các ngân hàng còn khó khăn trong việc xác định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Quyết định 738/QĐ-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cũng chưa có đơn vị đứng ra xác nhận dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần có chính sách hỗ trợ; chưa mở rộng các loại tài sản được thế chấp vay vốn bao gồm tài sản hình thành trên đất trang trại, nhà kính… Trong khi, nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình muốn được vay vốn và ngân hàng cũng luôn sẵn sàng, nhưng đây là “điểm nghẽn”. Để giải quyết “điểm nghẽn” này, Agribank Kon Tum đề nghị được tham gia vào quá trình lập phương án, dự án đầu tư đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Còn với anh Đông Quang, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Măng Đen, cho rằng điều doanh nghiệp phải tính toán đầu tiên khi rót vốn vào lĩnh vực này không phải là vốn rẻ hay cơ chế ưu đãi đặc biệt, mà là thị trường tiêu thụ. Vốn là điều kiện quan trọng, song không có ý nghĩa quyết định với các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Nếu có vốn mà không định hình được sản phẩm, không định hướng được thị trường thì nguy cơ thất bại là rất lớn. Vì vậy, cần có sự liên kết chặt chẽ “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông).

Chia tay Kon Plong trong cái nắng vàng nhẹ ngập lối vào các lô hồ tiêu, cà phê dài tăm tắp ven đường quốc lộ 14B, những cơn gió khẽ tạt vào những dây tiêu đong đưa nghiêng ngả… Cái nóng, cái gió đặc trưng của Tây Nguyên mùa này đã dịu đi nhiều. Những cơn mưa dầm suốt ngày cũng không còn nữa. Giữa cái mênh mông bao la của cao nguyên xanh thẳm, từng lô cao su thẳng tắp nối nhau đến hút tầm mắt như níu lấy chân người… Nay mai, trong một ngày không xa nữa Kon Plong sẽ phát triên phù trú xanh tươi, bà con đồng bào nơi đây không còn cái đói, cái nghèo… mảnh đất lại ươm mầm sinh sôi căng tràn nhựa sống. Ngày mai là một ngày mới.

NGUỒN VỐN AGRIBANK GÓP PHẦN

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VIỆT

Với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao như là một trong những ngành trọng tâm trong tương lai, trước khi có Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP của Chính phủ về gói tín dụng có quy mô 100 nghìn tỷ đồng dành cho “phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, từ tháng 11 năm 2016, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50 nghìn tỷ đồng phục vụ sản xuất “Nông nghiệp sạch” vì sức khỏe cộng đồng. Nhờ đó, nhiều đối tượng, các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đã được vay vốn từ Agribank nhằm xây dựng thương hiệu nông sản Việt một cách bài bản và chuyên nghiệp.

Gây dựng nông sản Việt nhờ “bà đỡ” Agribank

Chúng tôi tìm về “thủ phủ” tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vào đúng thời điểm giá tiêu rớt xuống tận đáy, bà con nông dân đang trong tình trạng nhìn vườn tiêu mà rớt nước mắt. Nhiều gia đình đã không trụ được phải bán vườn, ly hương để tìm kế sinh nhai. Thế nhưng, ở thôn An Điền, xã Ia Blang, có một “đại gia chân đất” vẫn sống khoẻ từ vườn cao su và hồ tiêu với tổng diện tích hơn 35ha.

“Vùng đất Chư Sê này, cây tiêu đã nổi tiếng không chỉ trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài. Nói đến tiêu là phải nói đến Tiêu Chư Sê vì những người dân ở đây bao nhiêu năm qua đã sống và làm giàu nhờ nó. Tuy nhiên để bảo tồn và giữ vững thương hiệu cho cây tiêu thì rất cần sự trợ giúp của các cấp và nhất là ngân hàng trong việc hỗ trợ và bảo hộ cho cây tiêu khi nó bị rớt giá”, ông Lê Hùng Huấn một lão nông quyết sinh tử cùng cây tiêu ở Chư Sê Gia Lai tâm sự.

Không hùa theo phong trào “chặt tiêu

trồng cây ăn quả”, ông Huấn đã tìm đến Agribank cầu cứu bằng việc cầm cố sổ đỏ đất vườn để vay ngân hàng 7 tỷ mua thêm gần chục ha đất mở rộng diện tích trồng hồ tiêu.

Bài toán đầu tư khác người của ông Huấn khiến chúng tôi tò mò. Nhưng câu trả lời của vị đại điền chủ này chẳng có gì phức tạp: “Đã mang nghiệp trồng cây lâu năm, thì lúc nào cũng phải sẵn sàng đối mặt với những chu kỳ thị trường rớt giá”.

Mỗi cây hồ tiêu, cao su có vòng đời

An Thi

54 55Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

trung bình khoảng 15 - 20 năm, bao giờ cũng có thời điểm giá lên cao (lợi nhuận hoàn toàn bù đắp được chi phí đầu tư kiến thiết), và khi đã hoàn vốn đầu tư rồi, kể cả giá có xuống 50.000 đồng thì người trồng vẫn có lãi (vì chi phí chăm sóc không cao).

Ông Huấn cũng chia sẻ: Đa phần người trồng tiêu chết ở lòng tham. Thời điểm giá tiêu đạt kỷ lục 180 - 200 ngàn đồng/kg, người ta mua phân hóa học rải khắp vườn để vắt kiệt sức cây tiêu, cốt lấy năng suất cao để bán kiếm lời. Như vậy là tự hại mình, bởi cây tiêu yếu rất dễ bị nhiễm bệnh và chết. Bao công sức đầu tư coi như đổ sông đổ bể.

Gia đình ông Huấn có gần 20 năm trồng tiêu hữu cơ trên trụ sống, chi phí bón lót phân chuồng ở thời điểm kiến thiết tuy cao hơn, nhưng tiêu khỏe, sạch bệnh. Vườn tiêu rộng hơn 5ha của ông đã 15 tuổi, nhưng chúng vẫn cực kỳ sung sức, năm vừa rồi năng suất đạt hơn 20 tấn, lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng. Bện cạnh đó, vườn cao su hơn 30ha cũng cho lợi nhuận mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng.

Theo ông Thân Hữu Mười - Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Chư Sê cho biết: Là ngân hàng có dư nợ cho vay lớn nhất trên địa bàn huyện, chúng tôi luôn khuyến khích nông dân mở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, hiệu quả bền vững. Không chỉ cho vay mở rộng sản xuất, những năm qua, Agribank cũng tích cực giải ngân nguồn

vốn vay ưu đãi theo chương trình tái canh cây cà phê; xây dựng các chuỗi sản xuất nông sản từ trang trại đến bàn ăn. Nhờ đồng vốn hữu hiệu này, nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu, khiến bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Vì một nền nông nghiệp xanh

Cây tiêu ở Chư Sê là một trong những đặc sản của nông sản Việt trong những năm qua đã gây dựng thành những thương hiệu nông sản uy tín trên thị trường quốc tế. Với quyết tâm đổi mới đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới nên hiện nay mô hình sản xuất nông nghiệp được đầu tư bài bản đúng hướng bước đầu đã tạo sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân, qua đó dần hình thành “làn sóng” đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, có đóng góp tích cực đối với quá trình triển khai tái cơ cấu nền nông nghiệp. Từ nước yếu kém về nông nghiệp, Việt Nam vươn lên là một trong 5 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới với một số ngành hàng nông nghiệp. Nhiều nông sản xuất khẩu thành công sang các thị trường khó tính trên thế giới, ví dụ cao su, tiêu, rau quả…Trong 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu nông sản đạt 12,3 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu nông sản chính đạt 6,5 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ; thủy sản ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 13%; lâm sản 2,7 tỷ USD, tăng 7,9%... Thay vì năm 2017 đạt 36,7 tỷ USD thì năm nay sẽ vượt con số 40 tỷ USD.

Tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, Agribank là ngân hàng khởi xướng và tiên phong triển khai các chương trình cho vay ưu đãi đối với các dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Để đón “làn sóng” đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, Agribank đã tích cực đồng hành cùng ngành nông nghiệp Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Mới đây, Agribank và Yanmar, doanh nghiệp đứng thứ hai của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp, máy thủy, động cơ tàu biển đã ký thỏa thuận xây dựng chương trình hỗ trợ tài chính đối với khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay vốn tại Agribank để mua máy móc từ các đại lý của Yanmar Việt Nam. Việc hợp tác chính là “cầu nối” quan trọng cho nông dân Việt Nam tiếp cận với công nghệ, máy móc có chất lượng cao, hiện đại và tiên tiến nhất trên thế giới.

Với mạng lưới hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, trải qua 30 năm đồng hành và phát triển lớn mạnh cùng đất nước trên hành trình đổi mới, với kinh nghiệm hoạt động ở thị trường nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã thực sự là một ngân hàng của “Tam nông” khi lan tỏa mạng lưới tới tận các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của đất nước nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng tới từng thôn, bản, đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách hàng tại khu vực nông nghiệp, nông thôn. Diện mạo nông thôn Việt Nam nhờ những chính sách tín dụng ưu đãi của Agribank đang đổi thay từng ngày. Agribank đã mở ra cơ hội thoát nghèo và tạo cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi địa phương và thực sự trở thành đòn bẩy hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam.

ĐỂ DÒNG VỐN TÍN DỤNG CHẢY VÀO LĨNH VỰC

NÔNG NGHIỆP SẠCH, NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐƯỢC THÔNG THOÁNG

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đang là xu thế tất yếu hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới. Agribank là một trong những đơn vị tiên phong cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, tính đến thời điểm hiện tại, Agribank đã dành hơn 5.136 tỷ đồng cho vay lĩnh vực này. Diện mạo nền nông nghiệp nước nhà đã bước đầu có những đổi thay theo hướng tích cực. Để dòng chảy tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao được thông thoáng, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tốc độ phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, sạch, bền vững... thì cần sự chung tay vào cuộc của nhiều bộ, ngành để cùng tháo gỡ những vướng mắc trong cho vay phát triển nông sản sạch.

Agribank đồng hành cùng nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, đến nay nước ta không chỉ bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia mà còn trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về các loại nông sản như: gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, thủy sản... Có thể khẳng định rằng: ngành nông nghiệp đang thể hiện rõ vai trò là một trong những trụ đỡ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và trong thành tựu chung của nền nông nghiệp nước nhà không thể không kể đến những đóng góp quan trọng của Agribank. Trong nhiều năm qua, Agribank luôn nỗ lực, bền bỉ làm tròn sứ mệnh phụng sự tam nông. Agribank luôn dành trên 70% tổng dư nợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, và luôn dẫn đầu ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này.

Nông nghiệp Việt Nam nằm trong xu thế chung của toàn cầu: tích cực ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào canh tác để cho ra những sản phẩm sạch, chất lượng cao... và để nông

nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển mạnh mẽ thì việc được cung ứng vốn kịp thời và đầy đủ cũng là một yếu tố quan trọng. Nhận thấy rõ vai trò lớn của mình đối với phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng, cuối năm 2016, Agribank đã kịp thời tung ra gói tín dụng tối thiểu 50.000 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi dành cho các đối tượng khách hàng trong diện ưu tiên giảm từ 0,5 - 1,5%/năm so với mặt bằng chung. Đây là một quyết định quan trọng, được coi là một cú hích đối với việc phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao nước nhà, thu hút sự quan tâm của mọi cấp ngành và toàn xã hội.

Từ đồng vốn của Agribank, nhiều đơn vị sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đã đi vào hoạt động và bước đầu cho những thành quả nhất định. Có thể kể đến những cánh đồng mẫu lớn với diện tích hàng ngàn héc ta tại Cần Thơ, những vùng đặc sản bưởi Bến Tre; mô hình nuôi tôm giống ở Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận; mô hình trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap tại thủ phủ thanh long Bình Thuận; hay hàng ngàn héc ta trồng tiêu, bơ, cam, rau và các cây nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao ở Gia

Lai, Kon Tum; trang trại trồng rau, hoa quả sạch trong nhà kính, nhà lưới ở Lâm Đồng; rồi những mô hình chăn nuôi hiệu quả theo tiêu chuẩn VietGap ở Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam, Đồng Nai...

Điều quan trọng là, những mô hình nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao kể trên có thể đem đến doanh thu và lợi nhuận hàng vài tỉ đồng/năm cho một hộ hay đơn vị sản xuất. Những điển hình thành công trong sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cả nước đã khơi dậy niềm tin và ngọn lửa đam mê phát triển nền nông nghiệp nước nhà theo hướng sạch, bền vững của không ít tổ chức và cá nhân.

Agribank sẵn sàng đón nhận và hỗ trợ những đơn vị, cá nhân có phương án kinh doanh chắc chắn, minh bạch, hiệu quả. Hiện tại, Agribank đã giải ngân được hơn 5.136 tỷ đồng cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với trên 3000 khách hàng, trong đó cho vay ngắn hạn là hơn 3.373 tỷ đồng, trung và dài hạn là hơn 1.762 tỷ đồng. Trên khắp cả nước, Lâm Đồng và Bạc Liêu là hai trong số rất nhiều đơn vị đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (và dư nợ tại Agribank về riêng lĩnh vực này

Hương Giang

56 57Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

tương đối lớn, trên dưới 1.200 tỷ đồng). Bên cạnh việc được hưởng lãi suất cho vay ưu đãi, khách hàng vay vốn chương trình này được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank và giảm 50% mức phí chuyển tiền ngoài hệ thống.

Và những vướng mắc trong cho vay sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Nền nông nghiệp Việt Nam đã phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Nhưng vẫn còn đó nhiều trăn trở. Những sản phẩm nông nghiệp không sạch vẫn hàng ngày trôi nổi trên thị trường, chưa bao giờ người ta thấy lo ngại về vấn nạn thực phẩm bẩn như bây giờ. Việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch đang là nhu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Nhưng hành trình để phát triển sâu rộng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn nhiều gian nan, thách thức, kèm theo đó dòng chảy tín dụng vào lĩnh vực này vẫn còn những vướng mắc nhất định.

Gói tín dụng dành cho nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao đã được Agribank chuẩn bị sẵn sàng, Agribank khẳng định hoàn toàn không thiếu vốn cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, để nguồn vốn trên đến được với doanh nghiệp và cá nhân một cách nhanh chóng và rộng rãi thì không phải là điều đơn giản. Những doanh nghiệp/cá nhân thực hiện dự án sản xuất theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng những tiêu chí cơ bản: Dự án đầu tư thực hiện trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được cấp có

thẩm quyền quyết định thành lập Khu; Dự án trong Vùng Nông nghiệp ứng dụng nghệ cao đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công nhận Vùng hoặc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Bên cạnh đó, những tài sản hình thành trên đất trong quá trình đầu tư như nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt... vừa “ngốn” nhiều chi phí lại không được coi là tài sản đảm bảo trong quá trình vay vốn. Từ đó dẫn đến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.

Cùng với yêu cầu cần phải có nguồn vốn lớn, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn phải đối mặt với những thách thức khác: từ thị trường tiêu thụ, quy trình sản xuất khắt khe, chi phí chứng nhận cao và thủ tục phức tạp… Để có trong tay chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng VietGap, GlobalGap hay tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế uy tín trên thế giới như: Tiêu chuẩn AB (Châu Âu); Tiêu chuẩn JAS (Nhật Bản); Tiêu chuẩn USDA (Mỹ)... thì quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm phải trải đạt được rất nhiều tiêu chí khắt khe. Thêm nữa, việc sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ còn cần rất nhiều thời gian để cải tạo đất, tạo dựng hệ sinh thái sạch, chọn giống cây trồng... để đảm bảo cây trồng phát triển tốt, có sức đề kháng cao với bệnh tật, đáp ứng các tiêu chuẩn của một sản phẩm sạch.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp nói chung là một lĩnh vực chịu nhiều rủi ro bởi thiên tai, hạn hán, sâu bệnh và cả vòng xoáy nghiệt ngã được mùa rớt giá. Bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển, chưa nhiều doanh nghiệp tham gia. Sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lại là một lĩnh vực mới ở Việt Nam và cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Thêm nữa, những sản phẩm sạch so với sản phẩm thông thường có sự chênh lệch khá cao về giá nên chưa đến được đa số người tiêu dùng...

Những khó khăn, gian nan trong phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... đã làm nhiều đơn vị/ cá nhân không khỏi băn khoăn khi có ý định đầu tư vào lĩnh vực này. Việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam vẫn cần nhiều thời gian và cần sự vào cuộc quyết liệt của nhiều bộ, ngành.... Khi những vướng mắc trong cho vay phát triển sản xuất lĩnh vực khá mới mẻ: nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, được giải quyết về cơ bản, thì dòng vốn chảy vào lĩnh vực này sẽ nhiều hơn, doanh nghiệp có thêm động lực sản xuất, từ đó nền nông nghiệp Việt Nam sẽ có đà phát triển mới.

AGRIBANK GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH THANH TOÁN

KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN

Tô Khánh

Xu hướng tất yếu của sự phát triển

Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu của sự phát triển. Việc thanh toán không dùng tiền mặt đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia cũng như doanh nghiệp và cá nhân về mặt thời gian, kinh phí… Nhận thức đươc tầm quan trọng của xu hướng thanh toán hiện đại này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Trong đó, Đề án yêu cầu phải đặc biệt quan tâm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn.

Trong thời gian vừa qua, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và triển khai Đề án thí điểm một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, qua đó sử dụng các phương thức thanh

toán hiện đại nhưng dễ sử dụng, phù hợp với địa bàn nông thôn để mở rộng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của nông dân đối với phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn, ngày 28/9/2018 vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức Hội nghị với chủ đề “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn”. Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn hiện nay; thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trên thế giới và thực tế triển khai của các đơn vị trong nước; xác định những tồn tại cũng như khó khăn, vướng mắc, rào cản; đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng các phương tiện, mô hình thanh toán hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, góp phần đạt được các mục tiêu của Đề án phát triển

thanh toán không dùng tiền mặt và các mục tiêu của Tài chính toàn diện.

Agribank với nhiều giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Kể từ khi thành lập, Agribank luôn khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân với tỷ trọng đầu tư luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ. Với vai trò là định chế tài chính chủ lực trên thị trường nông nghiệp, nông thôn, trong nhiều năm qua, cùng với ngành ngân hàng, Agribank đã có nhiều đóng góp tích cực cho mục tiêu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn.

Thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Agribank đã triển khai hàng loạt các dự án công nghệ quan trọng như hệ thống core banking kết nối thanh toán trực tiếp của toàn bộ các Chi nhánh trong toàn hệ thống, kết nối với tổ chức thẻ quốc tế Visa và Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Banknet, nâng cấp mạng truyền thông, kết nối trực tuyến với các công ty chứng khoán, cung cấp dịch vụ SMS Banking là tiền đề quan trọng để phát triển E-Banking. Bên cạnh đó, Agribank đã nghiên cứu xây dựng quy trình nghiệp vụ thanh toán theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán với dung lượng ngày càng cao của nền kinh tế qua hệ thống Agribank.

Hiện nay, hệ thống kênh phân phối của Agribank đã phát triển đa dạng, hiện đại hơn, giúp khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ của Agribank mọi lúc, mọi nơi. Đến nay, Agribank có hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp cả

58 59Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

nước, trải rộng từ địa bàn đô thị, thành phố đến các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và được đầu tư lớn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin, các hệ thống thiết bị và phần mềm ứng dụng, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ thanh toán của khách hàng.

Phát triển các sản phẩm thanh toán, tiện ích dịch vụ đi kèm, với định hướng chuyển đổi từ kinh doanh chủ yếu dựa vào cấp tín dụng sang phát triển kinh doanh đa dạng về dịch vụ, Agribank đã đưa ra thị trường hơn 200 sản phẩm dịch vụ (SPDV) đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng và nền kinh tế. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như huy động vốn, tín dụng, thanh toán, Agribank cung cấp hơn 50 sản phẩm dịch vụ mới trên các kênh phân phối hiện đại như ATM/POS/EDC, Mobile Banking, Internet Banking đến khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của Agribank đạt gần 11 triệu tài khoản cá nhân, gần 300.000 tài khoản doanh nghiệp, tổ chức, số lượng giao dịch thanh toán đạt trên 47 triệu giao dịch/năm.

Agribank đã và đang tiếp tục tạo thuận lợi khuyến khích khách hàng mở tài

khoản tại ngân hàng. Trong chiến lược phát triển dịch vụ giai đoạn 2016-2020, Agribank xác định phát triển SPDV lấy khách hàng là trọng tâm, mở rộng cơ sở khách hàng, phát triển khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ tiện ích cụ thể như sau: Phát triển khách hàng mở tài khoản thanh toán đi đôi với cung ứng các giải pháp thanh toán đồng bộ cho các đối tượng khách hàng; vận động khách hàng mở tài khoản thanh toán và thực hiện giải ngân qua tài khoản đối với khách hàng vay vốn tại Agribank...

Tuy nhiên, việc đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng cũng như Agribank hiện nay gặp nhiều khó khăn. Tại Việt Nam có khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản đóng góp khoảng 20% tổng GDP. Nhu cầu về vốn và các dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống, phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng là rất lớn từ đó mở ra không ít cơ hội cũng như thách thức đối Agribank trong việc tiếp cận, giới thiệu và cung ứng dịch vụ đến khách hàng tại khu vực này. Việc đẩy mạnh cung ứng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại nông thôn cũng gặp không ít khó khăn do hiểu biết về

dịch vụ ngân hàng nói chung và các dịch vụ thanh toán nói riêng của người dân còn hạn chế, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán còn phổ biến; mức độ tiếp cận công nghệ mới, hiện đại, yếu tố quan trọng trong thanh toán không dùng tiền mặt thấp; đối với ngân hàng tại địa bàn nông thôn rộng lớn, dân số đông đòi hỏi đầu tư lớn cho hệ thống thanh toán, chi phí hoạt động cao.

Tại Hội nghị “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn”, Agribank đã có kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành có cơ chế liên quan đến phí để hạn chế các giao dịch tiền mặt (như phí rút tiền mặt tại ATM, quầy giao dịch...); đồng thời, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, Ngành có chính sách định hướng khuyến khích người dân, đặc biệt người dân khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa tiếp cận và sử dụng các dịch vụ viễn thông, công nghệ hiện đại như điện thoại di động, Internet, dịch vụ 3G, 4G..., trên cơ sở đó tiếp cận các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh ngân hàng hiện đại như Mobile Banking, Internet Banking...

60 61Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Tiêu điểm

Hội nghị đã nghe Thành viên Ban Điều hành, lãnh đạo các Ban chuyên môn tại Trụ sở chính báo

cáo kết quả: Đánh giá kết quả công tác tín dụng toàn hệ thống 7 tháng đầu năm 2018, công tác cuối năm 2018; Báo cáo sơ kết 01 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu ; Tổng kết, đánh giá tác động của các cơ chế, chính sách tín dụng của Agribank giai đoạn từ 2014 đến nay; Báo cáo Đánh giá tình hình thu hồi nợ sau xử lý 7 tháng đầu năm 2018, nhiệm vụ, giải pháp đến

cuối năm 2018; Đánh giá việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo Văn bản số 8368/NHNo-TD của Tổng Giám đốc ngày 10/10/2017 và Quy chế miễn, giảm lãi trong hoạt động cấp tín dụng theo Quyết định số 174/NHNo-HĐTV-HSX của Hội đồng thành viên; Báo cáo đánh giá tình hình chấp hành chính sách lãi suất trong hệ thống Agribank...

Kinh tế vĩ mô trong 07 tháng đầu năm 2018 tiếp tục diễn biến tích cực. Nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao,

tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng trưởng 7,08% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 07 tháng đầu năm 2018 tăng 3,45% so với bình quân cùng kỳ năm 2017; lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu Quốc hội, lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng đầu năm 2018 tăng 1,41% so với bình quân cùng kỳ năm 2017; Sản xuất nông nghiệp phục hồi rõ nét; Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đạt mức cao trở lại, tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến

AGRIBANK TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG TRỌNG TÂM 05 THÁNG CUỐI NĂM 2018

Vừa qua, từ ngày 16 - 18/08/2018, tại TP.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Agribank tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động tín dụng 07 tháng đầu năm và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm 05 tháng cuối năm 2018 với sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng Thành viên Trịnh Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch Hội đồng Thành viên Phạm Đức Ấn, Tiết Văn Thành - Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc; các Thành viên HĐTV, Ban Điều hành, đại diện lãnh đạo đơn vị chuyên môn tại TSC và lãnh đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống (trừ các chi nhánh trên địa bànThành phố Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng).

Đồng chí Trịnh Ngọc Khánh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Agribank phát biểu tại Hội nghị

Agribank News

62 63Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

tích cực. Theo số liệu của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, tăng trưởng tín dụng toàn ngành 06 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt (+ 6,5%) thấp hơn so với cùng kỳ của năm trước.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng những thách thức từ môi trường kinh doanh trong và ngoài nước, để đạt được kết quả trên, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp có tính đồng bộ trên cơ sở bám sát Nghị quyết 01/NQ-HĐTV ngày 15/01/2018 và tình hình thực tế, qua đó, kịp thời xây dựng và ban hành một số văn bản chỉ đạo công tác tín dụng theo yêu cầu của HĐTV, Ban điều hành, cụ thể: Chỉnh sửa, bổ sung Quyết định số 438/QĐ-HĐTV-TD ngày 05/08/2017 về quyền phán quyết tín dụng trong hệ thống Agribank; Quyết định 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017; Quyết định 1255/QĐ-NHNo-TD ngày 21/06/2018 về quy định hướng dẫn phương thức giải ngân vay vốn đối với khách hàng trong

hệ thống Agribank; Văn bản 4566/NHNo-TD ngày 25/05/2018 về cấp tín dụng kinh doanh bất động sản, dự án theo Hợp đồng BOT, BT; Chứng khoán; Quản lý khách hàng có dư nợ lớn; Xây dựng kế hoạch, giải pháp kinh doanh năm 2018 phù hợp với định hướng, chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng; Tích cực, quyết liệt trong tiến hành xử lý nợ xấu,..

Đến 31/07/2018, nguồn vốn huy động thị trường I quy đổi VND đạt 1.114.602 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước tăng 6,5%), đạt 3,8% so với kế hoạch tăng trưởng. Dư nợ cho vay quy đổi VND (không bao gồm trái phiếu VAMC 23.278 tỷ đồng và trái phiếu doanh nghiệp 569 tỷ đồng) đạt 930.409 tỷ đồng, tăng 6,15% so với đầu năm (cùng kỳ năm trước +6,2%), trong đó: dư nợ cho vay đối với Hộ sản xuất và cá nhân là 653.500 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 70,2% trong tổng dự

nợ cho vay nền kinh tế và dự nợ cho vay Doanh nghiệp đạt 276.909 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29,8% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Thu dịch vụ đạt 3.205 tỷ đồng, tăng 29,3% so với cùng kỳ; Thu nợ đã xử lý rủi ro, bán cho VAMC đạt 5.154 tỷ đồng, đạt 44,8% so với kế hoạch năm 2018.

Dự báo về môi trường kinh doanh những tháng cuối năm 2018: tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,71%; Tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 12,11%; Thặng dư thương mại dự báo ở mức 1,2 tỷ USD; Lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3,93%. Trong điều kiện vẫn còn nhiều yếu tố khó khăn, không thuận lợi của cả khách quan và chủ quan, nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị 01/CT-NHNN; Hội đồng Thành viên và Ban điều hành Agribank xác định nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu những tháng cuối năm 2018 cần tập trung triển

khai: Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách tín dụng, cơ chế quản trị điều hành liên quan đến hoạt động tín dụng có sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với hoạt động kinh doanh; Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác tín dụng làm cơ sở cho việc tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu; Đẩy mạnh phương pháp cho vay qua tổ nhóm, kết hợp với UBND, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, cho vay qua tổ lưu động; Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2022 theo chỉ đạo của NHNN về thí điểm triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14; Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác tín dụng; tiếp tục đầu tư sản xuất thuộc 05 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ quy trình nghiệp vụ, giám sát chặt chẽ các khoản vay vượt quyền phán quyết;

Thường xuyên rà soát các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, các khoản bán nợ cho VAMC...

Trên cơ sở phân tích các mặt hoạt động và lắng nghe ý kiến trao đổi của các Thành viên HĐTV, Ban Điều hành, đại diện lãnh đạo các Chi nhánh tham dự Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh yêu cầu toàn thể cán bộ, viên chức toàn hệ thống tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm, gắn mục tiêu nhiệm vụ cụ thể đối với từng vị trí công tác; Nhân rộng mô hình, cách làm hay của các đơn vị trong hệ thống trong công tác quản trị điều hành, nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ khách hàng; Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị điều hành… Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank cũng quán

triệt tinh thần tăng cường sự gắn kết, đồng hành giữa Hội đồng Thành viên, Ban Điều hành, Trụ sở chính với Chi nhánh trong việc thực hiện các mục tiêu chung của Agribank nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Agribank tiếp tục đặt khách hàng là trung tâm, tối đa hóa các nguồn lực, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ giao tiếp, phong cách giao dịch để hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất… đưa Agribank tiếp tục vượt qua những thách thức, khó khăn, phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng và cung cấp các dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đóng vai trò tích cực trong quá trình thực hiện chính sách phát triển “Tam nông” của Đảng và Nhà nước.

Phó Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng trình bày báo cáo hoạt động tín dụng 07 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm 2018.

64 65Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

AGRIBANK THAM GIA TỌA ĐÀM

CÁC TRƯỞNG CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ DOANH NGHIỆP

Sáng ngày 10/8/2018, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị ngoại giao lần thứ 30, Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm giữa các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các Trưởng cơ quan

đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế và đại diện các doanh nghiệp. Đoàn Agribank do Phó Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng dẫn đầu tham dự Tọa đàm.

Tham gia các hợp tác kinh tế quốc tế đang mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam hội nhập vào sân chơi toàn cầu, mở rộng thị trường kinh doanh, song cũng tiềm ẩn không ít thách thức về rào cản kỹ thuật và tranh chấp thương mại. Trong bối cảnh đó, vai trò của Bộ Ngoại giao, trực tiếp là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với nhiệm vụ cầu nối và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là rất quan trọng.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, hỗ trợ và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hành động của Chính phủ từ sau Đại hội Đảng XII. Bộ Ngoại giao cũng luôn xác định các cơ quan đại diện cần chú trọng đóng góp thúc đẩy thương mại, đầu tư, hợp tác lao động, ưu tiên hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp hội nhập quốc tế; thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, chính sách phòng vệ thương mại và rào cản kĩ thuật của các nước đối với hàng hoá của Việt Nam. Nhiều cơ quan đại diện đã lên kế hoạch, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư như các diễn

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Tọa đàm

đàn doanh nghiệp, các hội chợ và triển lãm quốc tế, các Tuần hàng Việt Nam ở nước ngoài.

Tại Tọa đàm, các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã chia sẻ với đại diện các doanh nghiệp tham dự nhiều nội dung liên quan đến tình hình kinh tế thế giới và xu hướng phát

triển kinh tế trong nước, những thách thức và cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế, kết nối hợp tác với những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

AGRIBANK THAM DỰ HỘI NGHỊ SONG PHƯƠNG

NGÂN HÀNG LẦN THỨ 7 VIỆT NAM - LÀO

Ngày 26/07/2018, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh đã tham dự Hội nghị song phương lần thứ 7 giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN Việt Nam) và Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (NHCHDCND Lào) do Thống đốc NHNN Việt Nam Lê Minh Hưng và Thống đốc NHCHDCND Lào Somphao Phaysith đồng chủ trì.

Tham dự có Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Đào Minh Tú cùng đại diện Lãnh đạo một số Vụ, Cục

thuộc NHNN Việt Nam, NHCHDCND Lào và đại diện Lãnh đạo của 7 Ngân hàng thương mại Việt Nam (Vietcombank, Viettinbank, BIDV, Agribank, MB, Sacombank, SHB).

Sau khi các Ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM Việt Nam) báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động và kiến nghị về mở rộng mạng lưới hoạt động, chính sách ngoại hối, đầu tư, Thống đốc NHCHDCND Lào đã giải đáp các kiến nghị của các NHTM của Việt Nam trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM hoạt động hiệu quả, mở rộng mạng lưới phát triển tại Lào, thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng; đồng thời, đánh giá cao hoạt động của các NHTM Việt Nam trong quan hệ hợp tác với CHDCND Lào. Nhân dịp này, Thống đốc NHCHDCND Lào cũng nhắc đến vai trò của Agribank trong quan hệ hợp tác, hoạt động tại thị trường Lào và đề nghị Agribank hỗ trợ Ngân hàng Nông nghiệp Lào xây dựng và triển khai Đề án tái cơ cấu.

NHCHDCND Lào là chủ nhà đăng cai chương trình Giao lưu thể thao, văn hóa và nghiệp vụ giữa 2 NHTW tại tỉnh Chanpasak, Lào và sẽ mở rộng diện đối tượng tham gia là các NHTM Việt Nam có hiện diện tại Lào nhằm tăng cường hợp tác, kết nối, đa dạng hóa hoạt động và mở rộng hợp tác giữa các bên.

Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định, các NHTM Việt Nam cam kết đầu tư lâu dài, tuân thủ luật pháp, vì sự phát triển bền vững của quan hệ hai nước cũng

như hai hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, Thống đốc NHNN Việt Nam đánh giá cao kết quả xây dựng và triển khai Đề án tái cơ cấu A g r i b a n k giai đoạn 2013-2015 và nhất trí với đề nghị của NHCHDCND Lào sẽ xem xét cử một số cán bộ của NHNN Việt Nam và Agribank cùng hỗ trợ Ngân hàng Nông nghiệp Lào xây dựng và triển khai Đề án tái cơ cấu trong thời gian tới.

Đến nay, tại thị trường Lào có 43 ngân hàng, trong đó có 21 ngân hàng bản địa Lào, 22 ngân hàng nước ngoài, trong đó có hiện diện của 6 NHTM Việt Nam. Agribank đang duy trì quan hệ đại lý với 04 ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Lào, Ngân hàng Phát triển Lào, Ngân hàng Phongsavanh và Ngân hàng Lào - Việt và duy trì quan hệ tài khoản với 2 ngân hàng Lào. Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động thanh toán biên mậu (TTBM) với Lào, Agribank Chi nhánh Lao Bảo, Quảng Trị đã mở 02 tài khoản tại NHTM Lào. Việc thanh toán thương mại Việt - Lào qua Agribank chủ yếu là TTBM phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khách hàng hai nước. Agribank là ngân hàng duy nhất triển khai kết nối thanh toán biên mậu với Lào qua 02 NHTM Lào. Các

giao dịch hầu hết được thực hiện thông qua hệ thống TTBM qua Internet (CBPS) do Agribank xây dựng, phát triển và chuyển giao cho NHTM Lào sử dụng. Việc áp dụng hệ thống thanh toán hiện đại này làm tăng tính ưu việt cho dịch vụ TTBM Việt - Lào của Agribank, hỗ trợ xử lý giao dịch ngày càng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, từ đó tạo được uy tín đối với khách hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh số nhập khẩu của TTBM Việt - Lào tăng 193% và thu phí tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong thời gian tới, Agribank tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm dịch vụ TTBM Việt - Lào đến khách hàng; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ TTBM Việt - Lào; duy trì và phát triển mối quan hệ với các ngân hàng đối tác hiện tại, tăng cường đàm phán, mở rộng quan hệ hợp tác thương mại với các ngân hàng đối tác mới.

Toàn cảnh phiên Đối thoại với các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tô Khánh

Agribank News

66 67Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Thời gian qua, Agribank có quan hệ hợp tác tốt đẹp với Đại sứ quán CuBa tại Việt Nam và tham gia

nhiều hoạt động cấp Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ của CuBa tại Việt Nam. Agribank đã đón tiếp nhiều đoàn cấp cao của Cuba sang thăm và làm việc với Agribank như Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Đại sứ CuBa tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài CuBa. Agribank đã thiết lập quan hệ đại lý và đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Ngân hàng Thương mại quốc tế Cuba (BICSA) và Ngân hàng Quốc gia Cuba (BNC). Đối với thị trường CuBa, riêng năm 2017, tổng doanh số xuất nhập khẩu hai bên năm 2017 đã đạt giá trị hơn 4 triệu USD với 66 món thanh toán (tăng hơn 4 lần so với năm 2016).

Hiện nay, Agribank đang tiến hành các thủ tục theo quy định để thiết lập quan hệ tài khoản Nostro đồng EUR với Ngân hàng Banco Nacional de CuBa (BNC). BNC là ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước Cộng hòa CuBa, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, sẽ hỗ trợ Agribank trên nhiều lĩnh vực. Agribank đang tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thị trường lựa chọn thời điểm và hình thức hợp lý cho sự hiện diện thương mại của Agribank tại CuBa.

GAF là tập đoàn lớn về các sản phẩm nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp tại CuBa. Phát biểu tại hội nghị, Ông Miguel Angel Arregui Martinez - Chủ tịch Tập đoàn GAF ôn lại mối quan hệ

tốt đẹp Việt Nam - CuBa trong nhiều thập kỉ đồng thời giới thiệu những thế mạnh của tập đoàn GAF trong lĩnh vực nông nghiệp và mong muốn Agribank hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư vào mặt hàng nông sản CuBa.

Thay mặt Agribank, Phó Tổng Giám đốc Lê Xuân Trung cam kết sẽ hỗ trợ tài chính từ 70 - 90% cho các doanh nghiệp có tổng vốn đầu tư cho các dự án nông nghiệp đồng thời sẽ hỗ trợ tập đoàn GAF đi thăm và khảo sát mô hình chăn nuôi tại Chương Mỹ - Hà Tây. Đây là mô hình mà Bộ Nông nghiệp Cuba muốn học hỏi Việt Nam để phát triển tại Cuba.

Cho đến nay Agribank tiếp tục giữ vai trò chủ lực trong đầu tư nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam, nhiều tổ chức quốc tế trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu đến hoạt động cho vay nông thôn tại Agribank. Agribank có thể hợp tác tại Cuba trong lĩnh vực phát triển lương thực như sản xuất lúa gạo, canh tác cây đậu, đỗ tại Cuba. Đây cũng là lý do Agribank có thể sẽ nghiên cứu, xem xét việc tiếp cận phục vụ dự án đầu tư ra nước ngoài thông qua liên hệ làm việc với đầu mối là Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài chính.

AGRIBANK TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI CHỦ TỊCH

TẬP ĐOÀN DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM CUBA (GAF)

Ngày 28/9/2018, tại Trụ sở chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Phó Tổng Giám đốc Lê Xuân Trung và các đơn vị chuyên môn đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Doanh nghiệp Nông Lâm CuBa (GAF).

Ông Miguel Angel Arregui Martinez - Chủ tịch Tập đoàn GAF phát biểu tại buổi làm việc

Đại điện Tập đoàn GAF và đại diện lãnh đạo Agribank

Ông Lê Xuân Trung, Phó Tổng Giám đốc Agribank tiếp và làm việc với Tập đoàn GAF

Hiền Linh

68 69Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

AGRIBANK TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI

TẬP ĐOÀN YANMAR (NHẬT BẢN)

Ngày 11/9/2018, tại Trụ sở chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Phó Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng và các đơn vị chuyên môn đã tiếp và làm việc với Đại diện Tập đoàn máy nông nghiệp Yanmar, Nhật Bản. Hai bên đã đánh giá những kết quả hợp tác đạt được và thảo luận về những tiềm năng hợp tác trong tương lai.

Tháng 10 năm 2017, Tập đoàn máy nông nghiệp Yanmar Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác triển khai các giải pháp, các gói chính sách hỗ trợ, các chương trình hợp tác chiến lược thông qua hệ thống đại lý chính thức của Yanmar và hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank trên toàn quốc.

Sau gần một năm thực hiện đã đạt được những kết quả khả quan, cụ thể: Agribank đã tạo điều kiện cho các khách hàng vay vốn mua máy móc, thiết bị do Yanmar Việt Nam phân phối theo đúng quy định hiện hành của Agribank và pháp luật Việt Nam, bao gồm cả việc cân đối, điều phối vốn trong hệ thống Agribank để đảm bảo ổn định cho các khách hàng của Yanmar Việt Nam khi đáp ứng đủ điều kiện vay vốn đều có thể tiếp cận với nguồn vốn cho vay của Agribank và các nguồn vốn vay ưu đãi (nếu có). Tính đến hết ngày 31/08/2018, toàn hệ thống Agribank đã tài trợ vốn cho 430 khách hàng vay mua máy nông nghiệp của Yanmar Việt Nam với tống số tiền tài trợ là hơn 200 tỷ đồng. Yanmar Việt Nam cũng đã thực hiện đúng theo cam kết khi hợp tác với ABIC tặng gói bảo hiểm máy móc cho 100% khách hàng mua máy có vay vốn tại Agribank.

Agribank và Yanmar Việt Nam thường xuyên có các chương trình phối hợp nhằm quảng bá, triển khai Dự án trên khắp cả nước cho hơn 1000 cán bộ tín dụng và khách hàng. Trong thời gian tới,

hai bên sẽ tiếp tục làm việc với từng chi nhánh để triển khai thế chấp máy mua rộng khắp, đặc biệt sẽ chú trọng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng, đồng thời tổ chức Hội thảo khách hàng và trình diễn máy. Dự kiến từ nay đến hết tháng 3/2019, sẽ tổ chức trên 100 sự kiện và trình diễn máy; Tập huấn cho nhân viên Đại lý Yanmar nhằm trau dồi kiến thức về thẩm định khách hàng trước nhằm hỗ trợ ngân hàng có thêm thông tin khách hàng trước khi quyết định cho vay. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai 8 điểm mô hình nhằm đánh giá tính hiệu quả bao gồm: Thái Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Nghệ An,

Dak Lak, Long An, An Giang, Kiên Giang.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng đánh giá cao kết quả đạt được, ông nhấn mạnh “Agribank đánh giá cao sự triển khai nghiêm túc của Yanmar và cam kết đồng hành cùng phát triển và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trinh thực hiện. Agribank sẽ hỗ trợ Yanmar triển khai quảng bá sản phẩm thông qua Tổ vay vốn của Agribank, đây sẽ là kênh giới thiệu sản phẩm vô cùng hiệu quả”. Bên cạnh đó, Phó Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng cũng đưa ra khuyến cáo cho Yanmar Việt Nam về

Đại diện Agribank và Yanmar trao quà tặng lưu niệm

chính sách bán hàng, sự cạnh tranh về giá tại thị trường miền Bắc, chính sách đối với cán bộ tín dụng và chi nhánh thực hiện cho vay vốn.

Trước thềm cổ phần hóa Agribank, Phó Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng đã đưa ra gợi ý về sự hợp tác lâu dài, tiềm năng nếu Yanmar đầu tư vào Agribank - một thị trường lớn về đầu tư cho nông nghiệp với hơn 20 triệu khách hàng.

Với kinh nghiệm trong đầu tư tín dụng trên thị trường nông nghiệp của mình, Agribank tin tưởng sẽ tiếp tục là “cầu nối” quan trọng cho nông dân Việt Nam tiếp cận với công nghệ hiện đại, máy móc chất lượng cao, phù hợp với định hướng của Chính phủ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp hướng tới cách mạng công nghệ 4.0, trong đó có Công ty Yanmar Việt Nam cũng như Tập đoàn Yanmar Nhật Bản.

Hiền Linh - Tô Khánh

70 71Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ SONG PHƯƠNG 24/7 GIỮA AGRIBANK - BIDV - VIETINBANK:

BƯỚC TIẾN LỚN TRONG ĐIỆN TỬ HÓA CÁC GIAO DỊCH

Ngày 25/9/2018, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác kết nối thanh toán điện tử song phương 24/7 giữa AGRIBANK - BIDV - VIETINBANK.

Tham dự Lễ ký kết về phía BIDV và Vietinbank có ông Trần Phương - Phó Tổng Giám đốc BIDV, Bà Trần

Thị Minh Đức - Hàm Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc khối vận hành Vietinbank cùng lãnh đạo các đơn vị của 2 Ngân hàng BIDV và Vietinbank: Trung tâm thanh

toán, Ban Định chế Tài chính, Trung tâm Công nghệ thông tin, Ban Thương Hiệu và Quan hệ Công chúng. Về phía Agribank có ông Nguyễn Hải Long, Phó Tổng giám đốc Agribank và lãnh đạo các đơn vị: Trung tâm thanh toán, Ban Nghiên cứu Phát triển Sản phẩm dịch vụ,

Ban Định chế Tài chính, Trung tâm Công nghệ thông tin, Văn phòng Trụ Sở Chính, Ban Tiếp thị và Truyền thông.

Với mục tiêu mở rộng kênh thanh toán cho khách hàng và mở rộng phạm vi các đơn vị tham gia thanh toán khác hệ thống, đẩy nhanh tiến độ thanh toán và tiết kiệm chi phí, VietinBank, AgriBank và BIDV đã ký kết thỏa thuận hợp tác cùng nhau phát triển hệ thống Thanh toán điện tử song phương và phối hợp triển khai trên phạm vi toàn quốc. Sau 14 năm hoạt động ổn định và an toàn (từ 2004 đến 2018), hệ thống thanh toán điện tử song phương (TTĐTSP) đã trở thành kênh thanh toán chủ lực của ba ngân hàng, mang lại hiệu quả đáng kể, các giao dịch thanh toán được xử lý an toàn, thông suốt. Đặc biệt, từ năm 2015 khi hệ thống TTĐTSP được ba ngân hàng thống nhất nâng cấp để đảm bảo an toàn, chất lượng cũng như nhu cầu thanh toán tăng trưởng lớn của khách hàng, doanh số và số lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống TTĐTSP liên tục tăng trưởng, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng của các Ngân hàng thành viên.

Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2015-2018, tổng số món chuyển tiền đi/đến

Bà Trần Thị Minh Đức – Hàm Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc khối vận hành Vietinbank,ông Nguyễn Hải Long – Phó Tổng Giám đốc Agribank và ông Trần Phương – Phó Tổng Giám đốc BIDV ký kết hợp tác kết nối thanh toán điện tử song phương 24/7

của 3 ngân hàng qua hệ thống TTĐTSP năm 2015 là 11,2 triệu món tương đương số tiền 1.967 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2017, những con số này tương đương là 13,7 triệu món (tăng 22,03% so với năm 2015) và tổng số tiền chuyển đi/đến là 2.400 nghìn tỷ đồng (tăng 22,02% so với năm 2015). Trong 8 tháng đầu năm 2018, số liệu về tổng số món chuyển tiền đi/đến của 3 ngân hàng qua hệ thống TTĐTSP là 12,1 triệu món tương đương số tiền 1.822 nghìn tỷ đồng.

Cùng với sự phát triển công nghệ, thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng đang dần chuyển dịch qua các kênh giao dịch điện tử (Internet banking, Mobile banking, ATM, nộp thuế điện tử,…) đáp ứng nhu cầu giao dịch 24/7 ngày càng tăng lên của khách hàng bao gồm cả các ngày nghỉ, ngày lễ. Tuy nhiên Hệ thống Thanh toán điện tử song phương giữa 3 ngân hàng hiện nay chỉ đáp ứng thực hiện giao dịch vào các ngày làm việc và trước giờ COT theo giờ của hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) của Ngân hàng Nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, VietinBank, Agribank và BIDV đang phải cung ứng dịch vụ chuyển tiền 24/7 qua Kênh trung gian Napas, tuy nhiên kênh thanh toán này bị hạn chế về giá trị giao dịch (tối đa 300 triệu/giao dịch), đồng thời việc xử lý sai sót, khiếu nại cho khách hàng rất phức tạp do phải thực hiện qua trung gian thanh toán.

Do vậy, để tận dụng nền tảng kết nối

thanh toán có sẵn giữa 03 ngân hàng, cung ứng dịch vụ thanh toán chất lượng cao, tiện ích cho khách hàng, tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn, ngày 09/04/2017, Trung tâm Thanh toán của VietinBank, Agribank và BIDV đã tổ chức họp thống nhất triển khai sáng kiến Thanh toán điện tử song phương 24/7.

Với tinh thần quyết tâm và nhiệt huyết, Tổ triển khai tại các Ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ, phân tích chi tiết các yêu cầu nghiệp vụ, thực tế phát sinh để cùng nhau đưa ra các phương án giải quyết tối ưu.

Phát biểu tại Lễ ký kết, bà Trần Thị Minh Đức, Hàm Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc khối vận hành Vietinbank nhấn mạnh “Với vai trò của Vietinbank chúng tôi đánh giá rất cao sự nỗ lực của các ngân

hàng. Đây là một sự hợp tác bền bỉ mang lại hiệu quả rõ rệt cho ba ngân hàng. Dư địa cho hoạt động thanh toán của Việt Nam còn rất lớn, chúng ta mới có 58% khách hàng trong độ tuổi trưởng thành hoạt động trên các thiết bị ngân hàng. Vì vậy, chúng ta cần phải hiệp lực để tiến xa hơn, tiến nhanh hơn, để khách hàng luôn tin cậy chúng ta.”

Tại Lễ ký kết, ông Nguyễn Hải Long, Phó Tổng giám đốc Agribank cũng vui mừng chia sẻ: “Chúng ta đang được thừa hưởng kết quả trong hành trình rất dài trong công tác thanh toán nói chung cũng như thực hiện quá trình hợp tác song phương giữa các ngân hàng với nhau. Kênh thanh toán song phương đã trở thành kênh thanh toán chủ lực của ba ngân hàng, mang lại hiệu quả đáng kể, các giao dịch thanh toán được xử lý an toàn, thông suốt.”

Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác kết nối Thanh toán điện tử song phương giữa Agribank và BIDV, Agribank và Vietinbank, BIDV và Vietinbank đã thành công tốt đẹp. Đây là dấu mốc quan trọng trong điện tử hóa các giao dịch giữa các ngân hàng và và cung ứng tiện ích, dịch vụ thanh toán xuyên suốt 24/7, chất lượng cao cho khách hàng.

Lê Thảo

72 73Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Thực hiện Đề án Điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng số 979/HĐTV-TCTL ngày 19/7/2017

của Hội đồng Thành viên Agribank, Agribank đã tổ chức triển khai thí điểm Điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, giảm chi phí cho khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động cho Agribank, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực của Agribank trong việc thực hiện chính sách “Tam nông” của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thông qua điểm giao dịch lưu động giúp Agribank tăng cường các điểm giao dịch tại vùng sâu, vùng sa, giảm áp lực và tăng năng suất lao động của cán bộ, từ đó tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại, góp phần chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến khách hàng và từng bước đẩy lùi tín dụng đen.

Việc triển khai Điểm giao dịch bằng xe ô tô chuyên dùng trong thời gian qua nhận được sự quan tâm, ủng hộ và đánh giá cao của chính quyền địa phương cũng như đông đảo khách hàng. Tính đến 31/7/2018, 30 chi nhánh triển khai thí điểm Điểm giao dịch bằng xe ô tô chuyên dùng đợt 1 đã tổ chức được 1.388 phiên giao dịch với

149.956 lượt khách hàng giao dịch tại địa bàn 220 xã, trung bình mỗi phiên 108 khách hàng (trong đó giải ngân 6.207 khách hàng với số tiền 716.918 triệu đồng, thu nợ 104.169 khách hàng với số tiền 158.610 triệu đồng; dịch vụ chuyển tiền 9.174 khách hàng với số tiền 400.471 triệu đồng; dịch vụ khác 15.054 khách hàng.

Hội nghị đã nghe Thành viên Ban Điều hành, lãnh đạo các Ban chuyên môn tại

Trụ sở chính báo cáo đánh giá kết quả triển khai Đề án điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng và tập huấn Giới thiệu Đề án điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, tổ chức và hoạt động của Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng; Quy định, quy trình giải ngân, thu nợ, thu lãi của Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng; Quy định triển khai Sản phẩm dịch vụ cung cấp qua Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng; Quy trình quản

AGRIBANK TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT VÀ TẬP HUẤN

TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM ĐỀ ÁN NGÂN HÀNG LƯU ĐỘNG

Vừa qua, từ ngày 19 - 20/08/2018, tại TP.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Agribank tổ chức Hội nghị sơ kết và tập huấn triển khai thí điểm đề án ngân hàng lưu động với sự tham dự của Phó Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng và Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Hải Long; đại diện lãnh đạo một số đơn vị chuyên môn tại TSC và lãnh đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống (trừ các chi nhánh trên địa bàn Thành phố Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng)

Đại biểu tham dự Hội nghị sơ kết và tập huấn triển khai thí điểm đề án Ngân hàng lưu động

lý, sử dụng con dấu của Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng; Hướng dẫn vận hành thiết bị công nghệ thông tin tại Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng; Quy trình về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá của Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng; Quy định tổ chức giao dịch, hạch toán, luân chuyển chứng từ kế toán tại Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng.

Trên cơ sở phân tích các mặt hoạt động khi triển khai Đề án thí điểm Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng và lắng nghe ý kiến trao đổi của đại diện các Ban chuyên môn tại Trụ sở chính; đại diện lãnh đạo các Chi nhánh tham dự Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng đã chỉ đạo các đơn vị tại Trụ sở chính rà soát lại các văn bản quy định, chỉnh sửa kịp thời phù hợp với hoạt động của Điểm giao dịch lưu động bằng xe ô

tô chuyên dùng, thường xuyên kiểm tra, giám sát đột xuất đối với hoạt động của

Điểm giao dịch lưu động; Đẩy nhanh tiến độ trang bị xe ô tô chuyên dùng, bố trí xe hợp lý với đặc điểm hoạt động của từng đơn vị đồng thời tiến hành các thủ tục mua xe giai đoạn II. Đối với 37 chi nhánh loại I triển khai đợt 2 giai đoạn I phải tích cực chuẩn bị các điều kiện triển khai Điểm giao dịch lưu động, đẩy mạnh việc triển khai cho vay khách hàng cá nhân thông qua Tổ vay vốn/ Tổ liên kết, tổ cho vay lưu động; Chủ động cử cán bộ học tập kinh nghiệm của các chi nhánh đã triển khai hiệu quả Điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng…

Hội nghị cũng đã có buổi khảo sát thực tế tại các phiên giao dịch Điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng nhằm giúp các chi nhánh trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quá trình tổ chức, triển khai Đề án.

Ông Nguyễn Văn Bách - Phó Trưởng ban điều hành Ban KHHSX trình bày báo cáo tại Hội nghị

Ông Phạm Toàn Vượng - Phó Tổng Giám đốc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Hiền Linh

74 75Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN AGRIBANK

KỲ HỌP THỨ 2 - KHÓA V

Trong 2 ngày 06 - 07/07/2018, tại Phú Quốc, Kiên Giang, Công đoàn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Agribank kỳ họp thứ 2 - khóa V (nhiệm kỳ 2018-2023).

Hội nghị vinh dự được đón tiếp ông Trần Hồng Tuấn - Phó Chủ tịch Công đoàn NHVN, ông Tiết Văn

Thành - Thành viên Hội đồng thành viên - Tổng Giám đốc Agribank, ông Phạm Đức Ấn - Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên - Chủ tịch Công đoàn Agribank; các ông (bà) Thành viên Hội đồng thành viên, đại diện Thường trực Đảng ủy, Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát Agribank; Văn phòng đại diện khu vực Tây Nam Bộ, Ban Giám đốc Agribank chi nhánh Phú Quốc; cùng 36 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Agribank khóa V.

Hội nghị đã nghe, thảo luận và thông qua Dự thảo Báo cáo kết quả hoạt động Công đoàn, báo cáo hoạt động kiểm tra Công đoàn Agribank 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2018; Các dự thảo về quy chế làm việc của Cơ quan Công đoàn, của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm tra, quy chế hoạt động các ban chuyên đề của Công đoàn Agribank nhiệm kỳ 2018-2023.

Hội nghị đánh giá 6 tháng đầu năm 2018, Công đoàn Agribank đã tổ chức triển khai nhiều chương trình, kế hoạch và chủ động đổi mới trong phương thức hoạt động cùng ĐV-NLĐ toàn hệ thống thực hiện thắng lợi các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Ngành, Agribank; có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, đóng góp tích cực vào kết quả hoạt

động của toàn hệ thống. Thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐV-NLĐ; ban hành chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban điều hành Agribank, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-HĐTV của Hội đồng thành viên Agribank ngày 15/01/2018 “về triển khai phương án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2016-2020 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2018”; tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới toàn thể ĐV-NLĐ về chủ trương cổ phần hóa Agribank,vận động ĐV-NLĐ nghiên cứu, đồng thuận chế độ, chính sách của Agribank khi thực hiện cổ phần hóa. Làm tốt công tác tham gia quản lý,

chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐV-NLĐ; đặc biệt là tăng cường công tác phối hợp giữa tổ chức công đoàn trong công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho ĐV-NLĐ trong toàn hệ thống khi thực hiện cổ phần hóa Agribank.

Phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong ĐV-NLĐ, đặc biệt là phát động phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh năm và các hoạt động chào mừng 30 năm thành lập Agribank, chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII. Đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng

hoạt động của tổ chức công đoàn và đội ngũ ĐV-NLĐ. Tổ chức thực hiện tốt Công tác tài chính và công tác kiểm tra trong hệ thống công đoàn Agribank; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao trong toàn hệ thống và tổ chức tham gia các Hội thi, Hội thao do Công đoàn Ngân hàng Việt Nam cũng như các đơn vị ngoại ngành tổ chức; Hoạt động nữ công, công tác an sinh xã hội và xã hội từ thiện được đẩy mạnh triển khai trong toàn hệ thống, mà đặc biệt là quan tâm đến ĐV-NLĐ Agribank có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tháng 3/2018, tổ chức thành công Đại hội Công đoàn Agribank lần thứ V - Nhiệm kỳ 2018 -2023; sự thành công của Đại hội là một dấu ấn quan trọng, đánh dấu bước phát triển của hệ thống Công đoàn Agribank trong giai đoạn mới; đồng thời tổ chức tuyên truyền ĐV-NLĐ toàn hệ thống hướng về Đại hội Công đoàn NHVN lần thứ VI và tổ chức đoàn đại biểu tham gia Đại Hội thành công rực rỡ vào tháng 6/2018…

Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Agribank lần này đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể triển khai trong 6 tháng cuối

năm 2018, đó là tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp; động viên ĐV-NLĐ toàn hệ thống hăng hái thi đua, đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các mục tiêu năm 2018 mà Hội đồng thành viên Agribank đã đề ra, thực hiện tốt Nghị quyết số 01/NQ-HĐTV ngày 15/01/2018. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các hoạt động công đoàn; phấn đấu năm 2018, có 90% số Công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn Công đoàn cơ sở vững mạnh trở lên, không có Công đoàn cơ sở trung bình và yếu kém; đặc biệt là tuyên truyền phổ biến chủ trương cổ phần hóa Agribank, chế độ chính sách đối với người lao động khi cổ phàn hóa đến ĐV-NLĐ trong toàn hệ thống…

Đến dự và chỉ đạo Hội nghị, ông Tiết Văn Thành - Thành viên Hội đồng thành viên - Tổng Giám đốc Agribank đánh giá cao những nỗ lực không ngừng, ghi nhận và biểu dương kết quả mà Ban Chấp hành Công đoàn các cấp và tập thể ĐV-NLĐ toàn hệ thống đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời nhấn mạnh, trong thời gian tiếp theo, Công đoàn Agribank

phát huy truyền thống và những kết quả đã đạt được, tiếp tục khảng định được vai trò, chức năng của mình, động viên toàn thể ĐV-NLĐ trong toàn hệ thống ra sức thi đua, lao động, học tập, tiếp tục giữ vững thương hiệu, xây dựng Agribank phát triển bền vững.

Kết thúc Hội nghị, ông Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Công đoàn Agribank thay mặt BTV-BCH Công đoàn Agribank tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các đ/c lãnh đạo Công đoàn NHVN, Agribank; đồng thời bày tỏ sự quyết tâm, trong thời gian tới, BTV-BCH Công đoàn Agribank khóa V (nhiệm kỳ 2018-2023) sát cánh cùng hệ thống công đoàn các cấp và ĐV-NLĐ toàn hệ thống thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng hệ thống Công đoàn Ngân hàng Việt Nam ngày càng vững mạnh, đồng thời đóng góp công sức cùng toàn hệ thống xây dựng Agribank ngày một phát triển bền vững.

Ông Trần Hồng Tuấn - Phó Chủ tịch Công đoàn NHVNphát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Đặng Hồng

76 77Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Trong năm 2017, tổng số thuế TNDN mà Agribank nộp vào ngân sách là 1.005,8 tỷ đồng. Nộp ngân sách

của Agribank tăng dần qua các năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 5.066 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2016, đạt 113% kế hoạch năm 2017.

Bảng xếp hạng năm nay tiếp tục là sự ghi nhận của cơ quan Nhà nước đối với sự đóng góp của Agribank vào ngân sách quốc gia. Kết quả này cũng khẳng định Agribank là Top các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam trong năm 2017.

Năm 2018, sự đóng góp của Agribank vào ngân sách Nhà nước dự kiến sẽ tiếp tục tăng, nhờ vào đà tăng trưởng của cả doanh thu và lợi nhuận tiếp tục được duy trì. Đến 30/6/2018, tổng tài sản Agribank đạt 1.198.973 tỷ đồng; Tổng nguồn vốn đạt 1.106.270 tỷ đồng; Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 924.706 tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 73,6%, chiếm 51% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng đầu tư cho “Tam nông” (Dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn hiện nay chiếm tỷ trọng 21% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế).

Phát biểu tại Lễ vinh danh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam khẳng định, việc các doanh nghiệp xuất hiện trong Bảng xếp hạng 1.000 rất đáng tự hào, xứng đáng vì những nỗ lực không ngừng, vì những thành tích, cống hiến đối với xã hội, với ngân sách quốc gia và sự phát triển của đất nước.

Bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp được xây dựng khách quan, minh bạch dựa trên mức độ đóng góp thực tế của doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước đối với sắc thuế TNDN, thông qua đó, gián tiếp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm.

AGRIBANK ĐƯỢC VINH DANH TOP DOANH NGHIỆP

ĐÓNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NHIỀU NHẤT NĂM 2017

Trong bản danh sách những doanh nghiệp nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhiều nhất năm 2017 được Tổng Cục thuế công bố mới đây, Agribank xếp hạng thứ 12. Tính riêng trong hệ thống ngân hàng, Agribank xếp thứ 4 trong số các ngân hàng đóng thuế TNDN lớn nhất.

Kể từ năm 2012 trở lại đây, Agribank luôn được Wells Fargo trao chứng nhận chất lượng điện xử lý thanh

toán do tỷ lệ điện đạt chuẩn cao. Đặc biệt trong 03 năm gần đây, ngoài việc tỷ lệ điện đạt chuẩn ngày càng cao, cùng với tỷ lệ điện tra soát thấp và tỷ lệ điện ghi sổ cao, Agribank đã liên tục được nhận giải “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc”. Việc xét các giải thưởng này do một Bộ phận độc lập tại Mỹ dựa trên rất nhiều tiêu chí để đánh giá tất cả các ngân hàng đại lý và đưa ra kết quả khách quan dựa trên các số liệu thực tế.

Đầu tháng 07 vừa qua, Agribank cũng đã nhận được giải thưởng Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc từ ngân hàng Bank of New York Mellon với lượng điện đạt chuẩn lên tới 98% trở lên. Do vậy, giải thưởng Chất lượng Thanh toán xuất sắc từ Wells Fargo một lần nữa cho thấy nỗ

lực của Agribank trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu của mình trên trường quốc tế, đồng thời đây là động lực để hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác, tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm cải thiện và thúc đẩy lượng giao dịch thanh toán thương mại hai chiều.

Wells Fargo là ngân hàng lớn thứ 3 tại Mỹ và đứng thứ 13 trên thế giới xét về tổng tài sản. Agribank có quan hệ với Trụ sở chính và 13 chi nhánh của Wells Fargo trên toàn thế giới. Ngân hàng Wells Fargo luôn là một trong những đối tác chiến lược của Agribank tại thị trường Mỹ đồng thời ngân hàng bạn cũng luôn coi Agribank là đối tác chiến lược tại thị trường Việt Nam.

AGRIBANK VINH DỰ NHẬN GIẢI THƯỞNG

“CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN XUẤT SẮC NĂM 2017” DO NGÂN HÀNG WELLS FARGO TRAO TẶNG

Chiều ngày 26/07/2018, tại Trụ sở chính Agribank, ông Charles Kohler - Phó Giám đốc Dịch vụ thanh toán toàn cầu của ngân hàng Wells Fargo đến dự và trao giải Chất lượng Thanh toán xuất sắc năm 2017 cho Agribank. Bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng Giám đốc đã thay mặt Agribank nhận giải thưởng này. Tham dự buổi lễ trao giải còn có đại diện của một số Ban, Trung tâm Trụ sở chính cùng một số chi nhánh đại diện trên địa bàn Hà Nội.

Ông Charles Kohler - Đại diện ngân hàng Wells Fargo phát biểu tại Lễ trao giải

Bà Nguyễn Thị Phượng - Phó TGĐ Agribank trao quà lưu niệm cho Đại diện NH Wells Fargo

Agribank NewsAgribank News

78 79Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Tham dự Hội thảo có ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Prasun Kumar

Das - Tổng thư kí APRACA, ông Thomas Rath - Trưởng đại diện Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), đại diện Ngân hàng Nhà nước, các Quỹ và một số ngân hàng thương mại khác. Về phía Agribank có Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Phượng cùng một số Ban chuyên môn tại TSC tham dự Hội thảo.

Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp được coi là nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và việc phát triển một thị trường tài chính nông thôn là vô cùng quan trọng. Tài chính nông nghiệp nông thôn là việc cung cấp các sản phẩm tài chính bao gồm tiết kiệm hoặc gửi tiền, thanh toán và chuyển tiền, tín dụng và bảo hiểm. Trong đó hoạt động tín dụng giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hội thảo tổ chức với mục tiêu lựa chọn những thông lệ/sáng kiến tốt nhất toàn cầu trong các chủ đề cụ thể và được đánh giá phù hợp với khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Thí điểm các thông lệ tốt nhất và mở rộng quy mô để đánh giá tính hiệu quả trong các dự án do các chính phủ, IFAD và các nhà tài trợ khác hỗ trợ. Xây dựng một cơ cấu mang tính hệ thống để đối thoại giữa các nhà hoạch định chính sách về việc thúc đẩy các thông lệ tốt nhất trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo ở nông thôn.

Thông qua hội thảo các đại biểu được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm các thông lệ tốt nhất trong mạng lưới APRACA và các tổ chức bên ngoài.

Tại hội thảo, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổng kết hoạt động tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới và định hướng hội thảo tập trung thảo luận, đánh giá một cách sâu sắc các nội dung: (1) Thực trạng tài trợ vốn và hạ tầng thể chế phục vụ cho nông nghiệp nông thôn; (2) Tổng kết về thông lệ tốt nhất về tài chính nông thôn ở Việt Nam; (3) Nhận diện mô hình kinh doanh tài chính, kênh phân phối cho người nghèo ở khu vực nông thôn;

(4) Thảo luận về những thông lệ tốt nhất cho tài chính nông thôn đến từ các nước; (5) Nhận diện những thách thức và các mảng cần tập trung trọng điểm để các tổ chức tài chính ở cấp quốc gia có thể mở rộng quy mô hơn nữa.

Phó Thống đốc cũng đưa ra các gợi ý cho các đại biểu thảo luận: Một là thể chế chính sách và những thông lệ tài chính tốt nhất có thể giúp Việt Nam huy động và phân bổ sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả trong công cuộc tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp cũng như xóa đói giảm nghèo; Hai là phương thức triển khai tại từng định chế tài chính trong cung cấp tài chính trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và cho người nghèo

AGRIBANK THAM DỰ HỘI THẢO QUỐC TẾ “NHỮNG THÔNG LỆ TỐT NHẤT VỀ TÀI CHÍNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN DÀNH CHO NGƯỜI NGHÈO - KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM”

Ngày 05/9/2018, tại Khách sạn Pullman, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam phối hợp với Hiệp hội tín dụng nông nghiệp nông thôn Châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) và Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tổ chức hội thảo với chủ đề “Những thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo - Kinh nghiệm của Việt Nam” nhằm chia sẻ kinh nghiệm triển khai các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp, nông thôn cho người nghèo tại Việt Nam.

Hiền Linh - Tô Khánh

cần phát huy những gì đã có, cần phát huy cải tiến sáng tạo như thế nào để giúp nâng cao hiệu quả dòng vốn phục vụ nông nghiệp nông thôn, phục vụ người nghèo. Sự liên kết giữa các định chế tài chính được Nhà nước khuyến khích cung ứng dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp nông thôn như thế nào? Sự liên kết giữa các tổ chức chính trị xã hội được cung ứng vốn tín dụng một cách bền vững và hiệu quả hơn; Ba là thông lệ tài chính nông nghiệp nông thôn giữ vai trò và đóng góp như thế nào trong việc thực hiện chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện để người dân vùng sâu vùng xa cũng được sử dụng những dịch vụ tài chính căn bản như mở tài khoản, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, vay vốn và tham gia bảo hiểm vi mô một cách thuận tiện nhất, giá cả hợp lý nhất.

Ông Prasun Kumar Das - Tổng Thư ký Hiệp hội các tổ chức tín dụng Châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) cho biết, trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia tích cực vào phát triển tài chính nông nghiệp, nông thôn để mang lại sự phát triển toàn diện trên toàn quốc

và đã tuân thủ các nguyên tắc của các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. APRACA đang hỗ trợ hai ngân hàng (Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) xây dựng năng lực để đạt các mục tiêu đó thông qua trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức

khác, thông qua thăm quan các mô hình thành công nhất và đào tạo cán bộ.

Tại phiên thảo luận về các hoạt động tài chính nông thôn vì người nghèo và tác động đối với phát triển bền vững tại Việt Nam, đại diện các tổ chức thảo luận, rà soát các chương trình và dự án khác

Đại diện các tổ chức tham dự tọa đàm tại Hội thảo

Phiên thảo luận “Các hoạt động tài chính nông thôn vì người nghèo và tác động đến phát triển bền vững tại Việt Nam”

80 81Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

nhau đang được thực hiện tại Việt Nam nhằm phân tích dòng tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Việc chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các tổ chức tài chính đã mang lại một cái nhìn mới cho các đại biểu tham dự hội thảo.

Với chủ đề “Chiến lược nâng cao sản phẩm dịch vụ tài chính cho hộ nghèo ở Việt Nam”, hội thảo đã xem xét các sáng kiến và dịch vụ tài chính được ứng dụng kết hợp với môi trường chính sách tích cực có thể đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn và hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững như thế nào. Hội thảo cũng tập trung vào các chiến lược sáng tạo để thực hiện các dịch vụ tài chính vì người nghèo để cải thiện lĩnh vực tài chính toàn diện và tiếp cận các tổ chức tài chính hoạt động trong nước.

Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng Giám đốc Agribank đã phát biểu tham luận về chủ đề “Đổi mới trong tài chính nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam”. Bà Nguyễn Thị Phượng đề cập tới kết quả đổi mới trong tài chính nông

nghiệp, nông thôn của Agribank: (1) Đổi mới về cơ cấu đổi mới về cơ cấu tổ chức phục vụ nông nghiệp, nông thôn, thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Ngân hàng Phục vụ người nghèo - tiền thân của Ngân hàng Chính sách Xã hội; (2) Chủ động đề xuất và triển khai các cơ chế, chính sách cho vay nông nghiệp, nông thôn, tích cực triển khai chương trình, chính sách của Chính phủ, NHNN; (3) Đổi mới phương thức đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua Tổ vay vốn trên cơ sở hợp tác với các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, các Hội khác ở nông thôn; (4) Đổi mới về phương thức tổ chức phục vụ hộ nông dân ngày càng thuận tiện, tiết giảm chi phí thông qua thành lập Ngân hàng lưu động; (5) Chủ động xây dựng nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, góp phần bảo vệ an toàn người tiêu dùng và uy tín, thương hiệu mặt hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế; (6) Tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để tiếp cận, giải ngân và phục vụ các dự án nước ngoài, chia sẻ kinh nghiệm với các hiệp hội trong và ngoài nước; (7) Chủ động đối mặt và có giải pháp kịp thời trước rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu,

triển khai gói sản phẩm bảo hiểm trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Phượng cũng đề cập tới những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến tài chính nông nghiệp, nông thôn như đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn còn hạn chế, đầu tư công cho khu vực nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng thấp, dàn trải chưa đáp ứng được nhu cầu. Vốn đầu tư tư nhân ít, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng dưới 2%), chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ; Quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún, năng lực sản xuất hạn chế, đầu tư thiếu đồng bộ, máy móc thiết bị sản xuất, chế biến chậm đổi mới; cơ sở hạ tầng nông thôn thiếu đồng bộ; Sản xuất nông nghiệp thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiếu minh bạch,... khả năng xảy ra rủi ro lớn; Thị trường bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển, số lượng doanh nghiệp tham gia còn hạn chế; Công tác quy hoạch theo phong trào, sự tuân thủ quy hoạch thấp, chưa xây dựng được các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ dẫn đến thường xuyên xảy ra tình trạng được mùa rớt giá; Việc giải ngân một số Dự án ODA... tiến độ giải ngân chậm, đối tượng vay khó tiếp cận nguồn vốn dự án do đối tượng khách hàng là tổ hợp tác hoặc hợp tác xã năng lực yếu, không đủ điều kiện vay vốn, không có vốn góp của xã viên…

Hội thảo “Những thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo - Kinh nghiệm của Việt Nam” là diễn đàn quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tài chính, tín dụng, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về tài chính nông nghiệp nông thôn vì người nghèo.

Bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ kinh nghiệm của Agribank

Vừa qua, tại Thành phố Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Thành phố Cần Thơ 2018 với chủ đề “Chia sẻ tiềm năng cùng nhau phát triển”. Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; ông Trần Thanh Mẫn - Bí thư TƯ Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Về phía thành phố Cần Thơ có ông Trần Quốc Trung - Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Thành ủy; ông Võ Thành Thống - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố và trên 500 đại biểu gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cùng hơn 600 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ông Lê Minh Hưng - Ủy viên TƯ Đảng, Thống đốc cùng đại diện các Vụ, Cục. Về phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) có ông Trịnh Ngọc Khánh - Ủy viên BCH Đảng bộ khối Doanh nghiệp TW, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên; ông Lê Xuân Trung - Phó Tổng Giám đốc; cùng đại diện lãnh đạo khu vực Tây Nam bộ và Agribank chi nhánh Cần Thơ.

GẦN 500 TỶ ĐỒNG ĐƯỢC AGRIBANK KÝ KẾT

TẠI HỘI NGHỊ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CẦN THƠ

Minh Trung

Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu

Long, với diện tích 1.439,2 km2; dân số gần 1,3 triệu người với các đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Cần Thơ được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa nên Cần Thơ có sẵn các lợi thế đặc trưng của vùng nằm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông - thủy sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Cần Thơ hiện đang ưu tiên mời gọi đầu tư và phát triển vào các lĩnh vực: Hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế nông - thủy sản, du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ. Những ưu thế, lợi điểm hiện được đánh giá là thế mạnh thu hút các nhà đầu tư là: Vị trí chiến lược; Cơ sở hạ tầng phát triển; Trung tâm đào tạo

nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ của vùng ĐBSCL; Trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe của vùng; Môi trường đầu tư thân thiện; Môi trường sống trong lành; Tiềm năng kinh tế đa dạng.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, ông Võ Thành Thống, cho rằng “Với chủ đề “Chia sẻ tiềm năng, cùng nhau phát triển”, chính quyền Cần Thơ cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thời gian tới, Cần Thơ ưu tiên mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư vào lĩnh vực trọng điểm phù hợp điều kiện của TP với xu hướng đầu tư mới, mang tính khả thi cao như: nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bảo quản, logictics, chế biến nông sản; văn hóa - du lịch, hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch nghỉ dưỡng và hạ tầng đô thị, nhà

ở, trung tâm thương mại…

Thay mặt chính quyền TP. Cần Thơ, tôi xin cam kết với Thủ tướng Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư, Cần Thơ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững; kiến tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, xây dựng Cần Thơ trở thành điểm đến tin cậy, hấp dẫn của các nhà đầu tư. Song song đó, Cần Thơ luôn tin tưởng vào sự đồng hành, hợp tác, góp sức của các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp; sự đồng thuận, hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; sự ủng hộ tích cực của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia và của quí đại biểu sẽ giúp Cần Thơ có cơ hội nhiều hơn trong thu hút đầu tư…

82 83Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Tại Hội nghị này, TP. Cần Thơ giới thiệu các tiềm năng và lợi thế của TP. Cần Thơ, danh mục 54 dự án mời gọi đầu tư có tổng diện tích 4.780 ha, với nguồn vốn gần 124 ngàn tỷ đồng ( hơn 5,4 tỷ USD), tập trung vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; công nghệ thông tin, logictics và năng lượng; cơ sở hạ tầng du lịch; bất động sản; giao thông; văn hóa, thể thao và y tế. Trong số này, có 44 dự án đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp với tổng diện tích 4.401 ha, nguồn vốn trên 112.900 tỷ đồng, trong đó có 22 dự án có nhà đầu tư đề xuất đầu tư với diện tích 2.756,3 ha và tổng nguồn vốn khoảng 82.000 tỷ đồng.

Tại Hội nghị, UBND TP. Cần Thơ đã trao Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư cho 10 nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư là gần 8.000 tỷ đồng, đại diện cho các lĩnh vực: bất động sản, y tế, dịch vụ du lịch, thương mại, logistic, chế biến nông nghiệp, bao gồm: Dự án Khu đô thị mới An Bình, phường An Bình, quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ- Cty CP đầu tư xây dựng Hồng Phát; Dự án Bệnh viện đa khoa Vinmec Cần Thơ-Cty CP BV đa khoa Quốc tế Vinmec; Dự án Khách sạn tại thành phố Cần Thơ- Cty CP Du lịch Thiên Minh Hòa Bình; Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền- Cty CP TM Dầu khí Nam Sông Hậu; Nhà máy xay xát, chế biến và lau bóng gạo tại KV Lân Thạnh 1, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt- Công ty CP chế biến nông sản Thạnh Hưng; . . . .

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao hiệu quả của Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Cần Thơ năm 2018 với 54 dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực phong phú như nông nghiệp hiệu quả cao, logistics, công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực… Thủ tướng nhận định Cần Thơ có tiềm lực trở thành một thành phố

sông nước, đô thị sinh thái đáng sống của Việt Nam trong tương lai rất gần. Thủ tướng mong muốn Cần Thơ phải phát huy, thắt chặt việc phát triển các chuỗi giá trị, tạo động lực phát triển cho toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cần Thơ phải năng động, có tầm nhìn đổi mới để Cần Thơ là địa điểm để các nhà đầu tư tin tưởng. Các nhà đầu tư cần phối hợp với chính quyền để hợp tác, phát triển đầu tư, đưa những dự án đi vào hiện thực. Chính phủ trân trọng các nhà đầu tư chuẩn mực, loại bỏ các nhà đầu tư trục lợi, không lành mạnh, gây cản trở cho sự phát triển kinh tế. Thủ tướng mong mỏi người dân hòa mình vào cuộc sống 4.0 để kéo người nông dân đến gần nhau hơn. Với lĩnh vực ngân hàng, Thủ tướng mong muốn ngành Ngân hàng nói chung và các NHTM nói riêng tạo điều kiện cung cấp vốn, qua đó xóa bỏ nạn tín dụng đen, giúp người dân và doanh nghiệp phát triển bền vững.

Khẳng định sự quan tâm và sẵn sàng đồng hành để phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ, tại Hội nghị, trước sự chứng kiến của Thủ tướng chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Bí thư thành ủy TP. Cần Thơ cùng các cơ quan bộ ngành của Trung ương và địa phương, Agribank đã ký thỏa thuận nguyên tắc tài trợ vốn 490 tỷ đồng cho các doanh nghiệp: Công ty Cổ phần xây dựng Thương mại Địa ốc Hồng Loan với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Mỹ Hưng thuộc khu dân cư Lô số 6 khu đô thị Nam Cần Thơ; Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Đại Ngân với dự án Khu đô thị mới Đại Ngân và Công ty cổ phần đầu tư phát triển miền Nam với dự án Khu đô thị và vui chơi Công Khương.

Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Thành phố Cần Thơ năm 2018 nhằm giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư và các chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, các tổ chức

quốc tế gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với chính quyền địa phương. Đây cũng là dịp để Cần Thơ giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, định hướng phát triển, các cơ hội đầu tư, các dự án trọng điểm; các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của mình đến các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu, tiếp cận, xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình 2018 tập trung giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư

và quảng bá xúc tiến đầu tư vào tỉnh Quảng Bình, là diễn đàn để các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, đối thoại với chính quyền địa phương, nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Tại Hội nghị đã diễn ra lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư cho 66 dự án với tổng vốn đầu tư 168.869 tỉ đồng (tương đương 7,34 tỉ USD). Quảng Bình là mảnh đất tiềm năng, có thể triển khai các dự án đầu tư. Thực tế cho đến nay, nhiều nhà đầu tư lớn,

nhiều dự án đã được triển khai trên địa bàn tỉnh.

Tham dự sự kiện này, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ và đại biểu tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư, thay mặt Agribank, Thành viên HĐTV Nguyễn Viết Mạnh đã trao Thỏa thuận hợp tác đầu tư với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng cho Công ty CP Du lịch Quảng Bình, đồng thời trao kinh phí 2,5 tỷ đồng của Agribank ủng hộ tỉnh Quảng Bình thực hiện hoạt động an sinh xã hội, ưu tiên lĩnh vực y tế và hỗ trợ người nghèo, cụ thể: Agribank ủng hộ Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, Đồng Hới, Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới mua 02 xe cứu thương và hỗ trợ xây

dựng 10 căn nhà tình nghĩa dành cho người nghèo.

Tại Quảng Bình, thương hiệu Agribank gắn liền với mọi hoạt động trên địa bàn, được cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương tin tưởng, đánh giá cao vai trò đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Phát huy trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, trong nhiều năm qua, hằng năm Agribank dành khoảng 400 tỷ đồng cho nhiều hoạt động ASXH và từ thiện tại các địa phương trên cả nước, qua đó chung tay cùng cộng đồng đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình 2018 mới diễn ra ngày 27/08/2018 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cùng sự có mặt của hơn 800 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các Đại sứ quán, các tỉnh thuộc nước bạn Lào, cùng đại diện các ngân hàng thương mại, các hiệp hội, Tổ chức Quốc tế và doanh nghiệp, Agribank đã trao ủng hộ an sinh xã hội 2,5 tỷ đồng cho tỉnh Quảng Bình.

AGRIBANK TRAO 2,5 TỶ ĐỒNG ỦNG HỘ AN SINH XÃ HỘI

TẠI HỘI NGHỊ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG BÌNH

Agribank News

84 85Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

AGRIBANK – MOBIFONE: THÚC ĐẨY SỬ DỤNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NHAU

Nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác, phát huy thế mạnh của hai đơn vị, hỗ trợ nhau cùng phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành đối tác chiến lược, chiều 25/9/2018, tại Hà Nội, Đảng ủy Tổng Công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone) và Đảng ủy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tổ chức buổi làm việc, bàn về vấn đề hợp tác thực hiện chủ trương “Các doanh nghiệp, ngân hàng đơn vị trong Khối ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau”.

Đại diện Mobifone có sự tham dự của ông Nguyễn Quang Tiến, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; đồng

chí Nguyễn Đình Tuấn, thành viên Hội đồng Thành viên (HĐTV) cùng các đồng chí lãnh đạo các ban ngành chuyên môn của Tổng Công ty. Về phía Agribank có ông Nguyễn Trọng Chiến, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy; các đồng chí lãnh đạo của các ban ngành chuyên môn, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Agribank và

lãnh đạo Agribank chi nhánh Tràng An.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo hai đơn vị đã giới thiệu tổng quan về các sản phẩm dịch vụ chính, các thế mạnh và cơ hội hợp tác kinh doanh. Thành viên hai đoàn công tác đánh giá cao kết quả sản phẩm dịch vụ hai bên sử dụng chéo của nhau trong thời gian qua; đồng thời giới thiệu, đề xuất các sản phẩm dịch vụ và thế mạnh của đơn vị mình mà hai bên có thể hợp tác trong

thời gian tới.

Agribank có thị trường rộng về mạng lưới, hệ thống công nghệ thông tin tốt, đáp ứng giao dịch thanh toán, thông suốt, cùng với cơ sở khách hàng lớn nhất trong hệ thống các Ngân hàng. Những điểm mạnh này góp phần tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng.

Ông Nguyễn Việt Hải, Trưởng ban Nghiên cứu Phát triển Sản phẩm và Dịch vụ Agribank chia sẻ: “Hệ thống sản phẩm dịch vụ của Agribank phục vụ ba đối tượng khách hàng chính, gồm: khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính. Dịch vụ thanh toán trong nước luôn được Ngân hàng chú ý nâng cao chất lượng nền tảng công nghệ và dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp đúng lúc, kịp thời với xu hướng của thời đại, phù hợp với mọi đối tượng trong xã hội. Hiện nay, hệ thống mạng lưới của Agribank kéo dài từ Bắc vào Nam với hơn 2.300 phòng giao dịch; có hơn 3.000 máy ATM trải dài khắp cả nước; khoảng 7,5 triệu người sử dụng phần mềm E - Mobile Banking. Điều này chứng tỏ Agribank không chỉ hoạt động trong nhóm “nông thôn”, mà luôn vươn xa tới mọi lĩnh vực trong xã hội, cố gắng mang lại nhiều sản phẩm phù hợp với từng nhu cầu đối tượng”.

Ông Nguyễn Trọng Chiến, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Agribank phát biểu tại buổi làm việc với Tổng Công ty Viễn thông Mobifone.

Tổng Công ty Viễn thông Mobifone được thành lập vào năm 1993. Sau 25 năm thành lập và phát triển, Tổng Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trên thị trường cung cấp mạng viễn thông với hơn 40 triệu thuê bao, đạt doanh thu hơn 40.000 tỷ mỗi năm, giành được hàng chục giải thưởng uy tín. Năng lực công nghệ thông tin của Tổng Công ty ngày càng được nâng cao, làm chủ đa dạng các loại công nghệ.

Về các sản phẩm dịch vụ Công nghệ thông tin của Tổng Công ty, ông Dư Thái Hùng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin Mobifone giới thiệu: “Bên cạnh một số sản phẩm cung cấp truyền thông của Mobifone, hiện nay Mobifone đang hướng tới các nhóm sản phẩm dịch vụ chuyên dùng, đặc biệt dành cho các khối doanh nghiệp như Giải pháp Tổng đài liên lạc Cloud Contact Center 3C, Giải pháp Hội nghị truyền hình trực tuyến Mega-Meeting, Giải pháp số hóa và quản trị tài liệu

thông minh Docless, Giải pháp hóa đơn điện tử mBill, Giải pháp quản lý kênh phân phối, bán hàng và chăm sóc khách hàng di động mSale, Giải pháp giám sát hành trình trên di động mTracker, Giải pháp chấm điểm tín dụng MOBICS, Giải pháp xác thực địa chỉ khách hàng CAC… Trong thời gian tới, cùng với sự hợp tác của hai bên, đây thực sự là những gói sản phẩm phù hợp với đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực”.

Ông Nguyễn Trọng Chiến, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Agribank đánh giá cao tinh thần hợp tác của Agribank và Mobifone trong thời gian qua, đồng thời đưa ra những định hướng để hai bên cùng hợp tác trong thời gian tới. “Đảng ủy Agribank rất trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện và hợp tác của Đảng ủy Mobifone. Đây được coi là tiền đề để khai thông giai đoạn mới trong quá trình hợp tác, giới thiệu và sử dụng chéo các sản phẩm dịch vụ của nhau. Bộ phận chuyên môn của

hai bên cơ quan cùng nhau phối hợp chặt chẽ đề ra những sản phẩm phù hợp với điều kiện của hai bên.”

Nhất trí với phát biểu của ông Nguyễn Trọng Chiến, ông Nguyễn Quang Tiến, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Mobifone khẳng định Agribank và Mobifone sẽ hợp tác chặt chẽ và tạo thuận lợi để quảng bá, thúc đẩy việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau đến nội bộ cán bộ, công nhân viên của mỗi bên. Tổng Công ty Viễn thông Mobifone cũng đề nghị Agribank cùng phối hợp, nghiên cứu, xây dựng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt hướng tới những nhóm khách hàng thường xuyên, trung thành với cả hai bên.

Lãnh đạo Agribank và Mobifone chụp ảnh kỷ niệm tại buổi làm việc

Lê Thảo

86 87Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Tại đây, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao 200 suất học bổng, mỗi suất trị giá 500.000 đồng cho các

em học sinh nghèo hiếu học; 100 chiếc xe đạp với tổng trị giá 240 triệu đồng; 500 chiếc cặp học sinh; 30 phần quà, mỗi phần trị giá 1 triệu đồng hỗ trợ các giáo viên còn khó khăn và 100 triệu đồng vào quỹ khuyến học của xã Tân Lập.

Thay mặt Agribank, đồng chí Tiết Văn Thành - Tổng Giám đốc trao 3,5 tỷ đồng tài trợ an sinh xã hội nhằm thực hiện công tác chăm lo đời sống, xây nhà tình thương cho đồng bào nghèo trên địa bàn huyện biên giới Tân Biên.

Đây là sự quan tâm, động viên quý báu, kịp thời đối với các giáo viên, học sinh và người dân còn khó khăn trên mảnh đất căn cứ cách mạng trước đây, khi năm học mới đang đến gần, giúp các em có thêm điều kiện thực hiện ước mơ học tập thành tài và hỗ trợ những thầy cô giáo, các gia đình người dân còn có nhiều khó khăn ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Cường - Chủ tịch Công đoàn Cục Hành chính Quản trị II - Hội trường Thống Nhất, Văn phòng Chính phủ cho biết, gần 20 năm qua chương trình về nguồn của Văn phòng Chính phủ nói chung và Cục Hành chính Quản trị II - Hội trường Thống Nhất nói riêng được sự chỉ đạo và ủng hộ tích cực của các cấp lãnh đạo ở Trung ương, Chính phủ và sự đồng hành của các đơn vị tài trợ. Thời gian tới, Cục Hành chính Quản trị II - Hội trường Thống Nhất sẽ tiếp tục đồng hành cùng

các nhà tài trợ đến những vùng sâu, vùng xa hỗ trợ học sinh, gia đình chính sách và đồng bào có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Xã Tân Lập là xã biên giới của tỉnh Tây Ninh, trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đây là nơi được Trung ương Cục miền Nam chọn làm căn cứ để trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam. Tuy nhiên, do chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhỏ lẻ nên cuộc sống của người dân nơi đây hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Với chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn là một trong những ngân hàng thương mại chủ lực của nhà nước, bám sát và thực hiện theo đúng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, của Ngân hàng Nhà nước

cũng như đảm nhiệm và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong việc thực thi chính sách tiền tệ, thực hiện kinh doanh chất lượng, hiệu quả, phục vụ tốt cho tín dụng nông nghiệp nông thôn.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank luôn thể hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp đối với cộng đồng, mỗi năm đều dành trên 400 tỉ đồng để thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội, tập trung vào các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tài trợ giáo dục, y tế, giao thông nông thôn, quan tâm chia sẻ và hỗ trợ người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn đối mặt và giảm thiểu thiệt hại thiên tai dịch bệnh, hướng về biển đảo quê hương… Đấy vừa là truyền thống và cũng là nét đẹp văn hóa của Agribank.

Ngày 27/8/2018, tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, đoàn công tác của đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học; trao quà cho các thầy, cô giáo vượt khó và nhà tình thương cho các hộ nghèo thuộc các xã biên giới của huyện Tân Biên. Đây là hoạt động nằm trong chương trình về nguồn kỷ niệm Ngày truyền thống Văn phòng Chính phủ 28/8 và Quốc khánh 2/9. Cùng tham gia gồm các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ đóng tại phía Nam, Agribank vinh dự được đồng hành cùng các hoạt động của đoàn công tác.

AGRIBANK TRAO TẶNG 3,5 TỶ ĐỒNG

AN SINH XÃ HỘI TẠI TỈNH TÂY NINH

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cùng Tổng Giám đốc Tiết Văn Thành trao3,5 tỷ đồng tài trợ an sinh xã hội trên địa bàn huyện biên giới Tân Biên

Buổi Lễ có sự tham dự của TS. Đào Minh Tú, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam, đại diện lãnh đạo: Vụ tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố. Về phía Agribank có đồng chí Trần Ngọc Hải - Trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Nam; Lãnh đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, lãnh đạo địa phương, các doanh nghiệp, cựu sinh viên cùng toàn thể giảng viên, Ban Giám hiệu, Ban chấp hành Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tich hội sinh viên, lãnh đạo các đơn vị, Trưởng, phó bộ môn và đại diện nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên các lớp, các khóa.

Trường đại học Ngân hàng TP. HCM là trung tâm đào tạo uy tín, cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế - tài chính để phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan trong nước cũng như nước ngoài; là trung tâm nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực kinh tế - tài chính - ngân hàng trên địa bàn TP. HCM.

Phát biểu chúc mừng năm học mới, TS. Bùi Hữu Toàn, Bí thư Đảng ủy- Q.Hiệu trưởng nhà trường đã chúc mừng và nồng nhiệt chào đón 2.500 tân sinh viên Đại học chính qui khóa 34, các học viên Cao học và NCS đã vượt qua kỳ thi đầy khó khăn để tự hào trở thành sinh viên,

học viên cao học và NCS của ngôi trường với bề dầy hơn 40 năm truyền thống và là nơi đào tạo có uy tín hàng đầu về tài chính ngân hàng trên phạm vi cả nước. Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo cam kết sẽ tạo những điều kiện tốt để thực hiện đúng yêu cầu theo chuẩn đầu ra, đáp ứng các tiêu chí, đòi hỏi của các đơn vị sử dụng nhân lực. Đội ngũ các thầy giáo, cô giáo, các chuyên gia sẽ luôn sát cánh cùng các sinh viên, học viên cao học và các nghiên cứu sinh để hỗ trợ người học phát huy hết năng lực, sức sáng tạo, niềm say mê học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động phong trào chung của nhà trường

Nhắn gửi đến các tân sinh viên khóa 34, TS. Bùi Hữu Toàn, Bí thư Đảng ủy- Quyền Hiệu trưởng nhà trường đã nhiệt liệt biểu dương tất cả các em sinh viên ĐHNH TPHCM có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện năm học vừa qua để đạt được các học bổng cao quý của Thống đốc, học bổng ngành Ngân hàng và các tổ chức tài chính, doanh nghiệp. Những kết quả đạt được các em đạt được hôm nay đã thể hiện sự nghiêm túc, chủ động, sáng tạo của chính các em. Nhiều em đã vượt lên những khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập. Các em sẽ là niềm tự hào của Nhà trường và là tấm gương cho các thế hệ sinh viên kế tiếp noi theo. Từ những bước khởi đầu hôm nay, các em sẽ viết thêm trang sử vàng của Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh đã được lớp lớp các thế

hệ thầy và trò xây dựng trong hơn 40 năm qua. Dù ở đâu hay bất cứ cương vị công tác nào các em hoàn toàn có quyền tự hào về Trường ĐHNH TPHCM - ngôi trường chắp cánh những ước mơ.

Quỹ “Học bổng BUH” của Trường đại học Ngân hàng TP. HCM có cơ cấu gồm 03 loại học bổng là: Học bổng vượt khó - học giỏi, Học bổng Tài năng, Học bổng Tương hỗ. Đối tượng tặng học bổng là các sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn và có thành tích học tập tốt, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, sinh viên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.

Với mong muốn chia sẻ, giúp đỡ những sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có thành tích học tập xuất sắc, Agribank đã đồng hành tham gia tài trợ 200 triệu đồng cho quỹ “Học bổng BUH” năm học 2018-2019 với mong muốn cùng Trường đại học Ngân hàng TP. HCM gây dựng quỹ “Học bổng BUH” ngày càng lớn mạnh.

Lễ khai giảng năm học 2018-2019 đối với Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (BUH) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đánh dấu một chặng đường dài trong suốt 42 năm hình thành và phát triển và ghi nhận sự trưởng thành vượt bậc cả về quy mô và chất lượng đào tạo của nhà trường. Năm học 2018-2019, BUH đã có 2.500 sinh viên trúng tuyển (đạt 100% chỉ tiêu tuyển sinh), nâng tổng số sinh viên đại học, liên thông đại học chính quy của toàn trường lên 11.897 sinh viên.

AGRIBANK TÀI TRỢ 200 TRIỆU ĐỒNG ỦNG HỘ

QUỸ HỌC BỔNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM

Trọng Hải

Hoàng Anh

88 89Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Công đoàn Agribank với công tác đền ơn đáp nghĩa

Nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/07/1947 - 27/07/2018), Công đoàn Agribank tổ chức thăm hỏi, tặng quà tri ân các gia đình Thương binh, Bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng như tặng quà cho Thương bệnh binh tại 6 trung tâm do Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý, với tổng số tiền 300 triệu đồng; Tặng quà Trung tâm điều dưỡng Thương bệnh binh Quảng Thọ, Quảng Xương, Thanh Hóa 50 triệu đồng; Trung tâm Liêm Cầu, Duy Tiên, Hà Nam 30 triệu đồng...

Tại Nghệ An, Agribank Nghệ An phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An trao tặng 100 suất quà tới các gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị 300 triệu đồng;

Cũng nhân dịp này, tại các Công đoàn cơ sở trong toàn hệ thống như Công đoàn TSC đã tổ chức nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn. Tại buổi gặp mặt các cán bộ ,các gia đình đoàn viên, người lao động là con liệt sỹ và thương binh đang công tác tại TSC, ông Phạm Đức Ấn, Phó Chủ tịch HĐTV Agribank, Chủ tịch Công đoàn Agribank đã chia sẻ, thăm hỏi động viên và lắng nghe những ý kiến tâm tư nguyện vọng của cán bộ trong quá trình công tác.

Trong thời gian qua Công đoàn Agribank cùng các Công đoàn cơ sở trong toàn hệ thống tổ chức thực hiện nhiều chương trình từ thiện xã hội được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội ghi nhận, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong mọi miền đất nước, hình ảnh đẹp trong mọi người dân đất Việt.

Thanh niên Agribank với công tác uống nước nhớ nguồn

Hòa chung với không khí kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, để cho lớp

trẻ có điều kiện ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến các Anh hùng Liệt sỹ, là dịp để các đoàn viên, cán bộ Agribank nêu cao truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôi luyện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Từ đó mỗi cán bộ, đoàn viên Agribank tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.

Đoàn thanh niên tại các đơn vị: Agribank chi nhánh Cầu Giấy, Hà Thành, Trung Yên, Tây Hồ, Hoàng Quốc Việt, Hồng Hà, Thành Trì tổ chức buổi lễ tri ân tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang Nhổn - Hà Nội. Phó Bí thư Đoàn thanh niên Agribank, cùng đại diện Đoàn thanh niên Agribank chi nhánh Hà Tây, Hoàng Mai, ABIC đã đến dự và thăp hương tri ân.

Cũng trong tháng 7, Đoàn thanh niên Agribank chi nhánh Đông Anh đã tổ chức các hoạt động tri ân hướng tới kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ bằng chuyến đi về nguồn dâng hương tưởng nhớ đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, viếng thăm Thành cổ Quảng trị; nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, nghĩa trang Đường 9, nghĩa trang huyện Phước Sơn - tỉnh Quảng Ngãi, thăm viếng 10 cô gái thanh niên xung phong hy sinh tại ngã 3 Đồng Lộc…

Nhiều năm qua hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước về chăm lo, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng. Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Hội đồng thành viên, Ban điều hành; Công đoàn Agribank, Đoàn Thanh niên Agribank cùng đoàn viên, người lao động toàn hệ thống luôn giữ vững và phát huy truyền thống trong công tác đền ơn đáp nghĩa, cùng nhân dân cả nước chung tay góp sức chăm lo, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, nhằm xoa dịu nỗi đau, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội.

AGRIBANK TỔ CHỨC THĂM HỎI, TẶNG QUÀ TRI ÂN

CÁC GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, GIA ĐÌNH LIỆT SỸ, GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Ông Phạm Đức Ấn – Phó Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch Công đoàn Agribank thăm hỏi, tặng quà cho các cán bộ là thương bệnh binh, con gia đình liệt sỹ công tác tại TSC

Ông Phạm Hồ Bắc – Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn Agribank thăm hỏi, tặng quà cho Thương, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng Thương binh Lạng Giang, Bắc Giang

Đoàn thanh niên tại các đơn vị Agribank trên địa bàn Hà Nội đến thắp hương tại nghĩa trang Liệt sỹ Nhổn

Hồng Thi

90 91Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Sáng 3/8/2018 vừa qua, Đoàn thanh niên Agribank phối hợp cùng Đoàn cơ sở Agribank Hà Tây đã tổ chức chương trình tình nguyện vùng lũ nhằm thăm hỏi, chia sẻ và trao tặng các phần quà, thực phẩm thiết yếu cho bà con vùng lũ tại 3 xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

HÀNH TRÌNH SẺ CHIA CÙNG ĐỒNG BÀO VÙNG LŨ

CỦA ĐOÀN THANH NIÊN AGRIBANK

Sau gần nửa tháng xảy ra mưa lũ, người dân tại 3 xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ của

huyện Chương Mỹ, Hà Nội vẫn đang phải sống chung với cảnh ngập lụt, sinh hoạt người dân tại vô cùng khó khăn, hàng trăm hộ dân sinh sống tại đây không thể di chuyển thông thường mà phải sử dụng thêm các thiết bị như thuyền, xuồng... mới có thể ra khỏi nhà. Đồng ruộng, hoa màu bị nhấn chìm, gia súc gia cầm bị dòng nước cuốn trôi...

Được sự ủng hộ của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Agribank Hà Tây, xuất phát từ tinh thần “tương thân tương ái”, xung kích của tuổi trẻ, Đoàn thanh niên cơ sở

Agribank Hà Tây phối hợp cùng Đoàn thanh niên Agribank đã tổ chức đoàn công tác tình nguyện vùng lũ để đến tận nơi để thăm hỏi, chia sẻ mất mát với bà con vùng lũ tại 3 xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Đoàn công tác đã đến làm việc, nắm bắt tình và thông qua lãnh đạo UBND 03 xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ gửi các phần quà ùng hộ của Đoàn thanh niên Agribank và Agribank Hà Tây đến các hộ gia đình.

Cùng với đó, không quản ngại công tác di chuyển còn nhiều khó khăn do nhiều

vùng nước vẫn còn ngập sâu, đoàn tình nguyện vẫn đến tận nơi để thăm hỏi và trao tặng tận tay các phần quà là các nhu yếu phẩm cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và bị cô lập. Tổng kết chương trình, đoàn đã tổ chức trao tặng 200 phần quà với tổng giá trị gần 40 triệu đồng đến bà con vùng lũ.

Chương trình là hoạt động đầy ý nghĩa, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của cán bộ Agribank nói chung và đặc biệt là tinh thần xung kích, không quản ngại của đoàn viên thanh niên Agribank nói riêng để sẻ chia, hỗ trợ đối với bà con vùng lũ ngay trên địa bàn của đơn vị.

Minh Đăng

Đoàn công tác trao quà cho đại diện chính quyền các xã bị lũ lụt để gửi đến các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn

92 93Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

Sáng 3/8/2018 vừa qua, Đoàn thanh niên Agribank phối hợp cùng Đoàn cơ sở Agribank Hà Tây đã tổ chức chương trình tình nguyện vùng lũ nhằm thăm hỏi, chia sẻ và trao tặng các phần quà, thực phẩm thiết yếu cho bà con vùng lũ tại 3 xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

SÔI ĐỘNG GIẢI CHẠY GÂY QUỸ TỪ THIỆN

CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN AGRIBANK “KẾT NỐI TUỔI TRẺ - CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG”

Ngay từ sáng sớm hàng ngàn người đã đổ về khu Le Parc by Gamuda, Công viên Yên Sở, Hoàng Mai, Hà

Nội để tham gia giải chạy bộ gây quỹ từ thiện “Kết nối tuổi trẻ - Chung tay vì cộng đồng 2018”. Với mục tiêu cao đẹp, hướng cộng đồng tới những giá trị và ý nghĩa của sự sẻ chia, Đoàn Thanh niên Agribank tổ chức giải chạy “Kết nối tuổi trẻ - Chung tay vì cộng đồng 2018” nhằm nâng cao sức khỏe, đoàn kết của cán bộ Đoàn Thanh niên Agribank đồng thời tiếp tục triển khai các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. Trong hoạt động ý nghĩa này, các đại biểu, khách mời và vận động viên đã tham gia quyên góp nhằm chung tay giúp sức, gây quỹ hỗ trợ điều trị cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện K3, Tân Triều. Đây là sự kiện có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, có sức lan tỏa mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Ban lãnh đạo, của các cán bộ, thế hệ Đoàn Thanh niên đang làm việc tại Agribank.

Trong suốt hành trình 30 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh việc phát triển kinh doanh, Agribank luôn chú trọng đến các hoạt động an sinh xã hội như là một cam kết phát triển bền vững của ngân hàng với tổng số tiền hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đây cũng là một trong những giá trị cốt lõi văn hóa doanh nghiệp của Agribank luôn hướng tới cộng đồng. Tính từ khi thành lập (1988) đến nay, Agribank dành hàng ngàn tỷ đồng với các hoạt động chủ yếu dành hỗ trợ an sinh xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xây nhà tình nghĩa cho người

nghèo, hỗ trợ các em nhỏ đồng bào dân tộc miền núi, trao tặng sổ tiết kiệm cho các hoàn cảnh khó khăn… Truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” đã được các thế hệ người Agribank xây dựng.

Chị Đào Thị Thu Trang Agribank Chi nhánh Láng Hạ chia sẻ: “Tôi thấy giải chạy “Kết nối tuổi trẻ - Chung tay vì cộng đồng 2018” tổ chức rất ý nghĩa. Ngày hôm nay tôi đã cho cả con của mình tham gia giải chạy. Qua chương trình này, các con cũng cảm nhận được ý nghĩa từ những việc làm nhỏ bé của mình, đó sẽ là nền tảng giúp các con nhận thức được bài học về tình yêu

thương, lòng nhân ái!”

Không chỉ đơn thuần là một giải chạy, chương trình đã giúp cho những cán bộ Agribank được giao lưu, học hỏi, đoàn kết hơn và kết nối những tấm lòng thiện nguyện để cùng làm những việc có ý nghĩa cho xã hội. Toàn bộ số tiền quyên góp trong chương trình đã được trao cho đại diện của Bệnh viện K3 để góp một phần nhỏ bé chia sẻ với các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt qua bệnh tật.

Ban lãnh đạo và cán bộ Agribank tham gia giải chạy gây quỹ từ thiện ủng hộ cho các trẻ emcó hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện K3, Tân Triều

Lê Thảo

Toàn bộ số tiền quyên góp được Agribank trao cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện K3, Tân Triều

94 95Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

PHÓNG SỰ ẢNH: Kết nối tuổi trẻ - Chung tay vì cộng đồng

96 97Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

98 99Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông” Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”

100 Kiên định mục tiêu phát triển “Tam nông”