đề cương phát biểu của thứ trưởng nguyễn văn trung

2
ĐỀ CƯƠNG BÀI PHÁT BIU CA THTRƯỞNG NGUYỄN VĂN TRUNG (Dtho) I/ Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN Tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hp ASEAN II (còn gi là Tuyên bBali II), nhất trí đề ra mc tiêu hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trct chính: Cộng đồng chính tran ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hóa – xã hi (ASCC). Đến tháng 1/2007, lãnh đạo các nước ASEAN đã quyết định đẩy nhanh tiến trình liên kết ni khi dựa trên cơ sở pháp lý là Hi ến chương ASEAN, nht trí mc tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 (còn gi là chương trình hành động Vientiane 2007). II/ Cơ hội - Thtrường ln, trên 600 triu dân. - Bình đẳng cho các doanh nghi ệp trao đổi thương mại, thu hút đầu tư da trên li thế không gian “mở”. - Tháo grào cn thuế quan, phi thuế quan. Đẩy mnh xut nhp khu, ct gim chi phí, hgiá thành, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ng, sn xut hàng hóa khu vc (xut nhp khu ni khi thuế sut 0%, ngoài ra còn áp dng khi xut sang mt snước như Trung Quốc, Nht Bản…). III/ Thách thc Nhng thách thc vhàng hóa nhp khu, dch vụ, đầu tư, lao động (bng cp, chng chquc tế…) IV/ Ni dung Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2015 - Mục đích: + Nhm hình thành mt khu vc kinh t ế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khnăng cạnh tranh cao. + Hàng hóa, dch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyn tdo, vốn, lao động được luân chuyn tdo hơn. + Kinh t ế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hi gim bt (tăng cường năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế). - Các cơ sở pháp lý: + Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 2009 + Hiệp định khung vthương mại, dch v(AFAS) 1995.

Upload: han-nhung

Post on 03-Jul-2015

38 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: đề Cương phát biểu của thứ trưởng nguyễn văn trung

ĐỀ CƯƠNG BÀI PHÁT BIỂU

CỦA THỨ TRƯỞNG NGUYỄN VĂN TRUNG

(Dự thảo)

I/ Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN

Tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp

ASEAN II (còn gọi là Tuyên bố Bali II), nhất trí đề ra mục tiêu hình thành

cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: Cộng đồng chính trị –

an ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hóa – xã hội

(ASCC).

Đến tháng 1/2007, lãnh đạo các nước ASEAN đã quyết định đẩy nhanh

tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN,

nhất trí mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 (còn gọi là

chương trình hành động Vientiane 2007).

II/ Cơ hội

- Thị trường lớn, trên 600 triệu dân.

- Bình đẳng cho các doanh nghiệp trao đổi thương mại, thu hút đầu tư

dựa trên lợi thế không gian “mở”.

- Tháo gỡ rào cản thuế quan, phi thuế quan. Đẩy mạnh xuất nhập khẩu,

cắt giảm chi phí, hạ giá thành, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, sản xuất

hàng hóa khu vực (xuất nhập khẩu nội khối thuế suất 0%, ngoài ra còn áp dụng

khi xuất sang một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản…).

III/ Thách thức

Những thách thức về hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư, lao động

(bằng cấp, chứng chỉ quốc tế…)

IV/ Nội dung Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2015

- Mục đích:

+ Nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng,

có khả năng cạnh tranh cao.

+ Hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, vốn, lao động

được luân chuyển tự do hơn.

+ Kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội

giảm bớt (tăng cường năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế).

- Các cơ sở pháp lý:

+ Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 2009

+ Hiệp định khung về thương mại, dịch vụ (AFAS) 1995.

Page 2: đề Cương phát biểu của thứ trưởng nguyễn văn trung

+ Khu vực đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2009.

+ Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp…

- Biện pháp:

+ Xây dựng một thị trường ASEAN thống nhất, hài hòa hóa tiêu chuẩn

sản phẩm; quy chế, thủ tục hải quan, thương mại; hoàn chỉnh các quy tắc về

xuất xứ…

+ Củng cố mạng lưới sản xuất khu vực, thông qua nâng cấp cơ sở hạ

tầng, đặc biệt là năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, viễn

thông.

- Những lợi ích đạt được khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN:

+ Thúc đẩy hội nhập khu vực cho các ngành ưu tiên.

+ Tạo điều kiện thuận lợi đi lại cho doanh nhân, lao động ngành nghề,

nhân tài.

+ Chương trình thuế quan ưu đãi, ưu tiên:

Áp dụng cho:

07 ngành sản xuất (ưu đãi hơn 30 năm): nông sản, thủy sản, sản

phẩm cao su, gỗ, dệt may, điện tử, ô tô…

02 ngành dịch vụ: hàng không, thương mại điện tử.

02 ngành vừa hàng hóa vừa dịch vụ: y tế, công nghệ thông tin.

+ Đạt được mức độ hội nhập đáng kể với các đối tác FTA và hợp tác sâu

sắc với các đối tác đối thoại khác.

Hôm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ, Hội Vilacaed tổ chức Diễn đàn

MeKong 2014 với chủ đề “Hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 – Cơ

hội và thách thức”, nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp trong nước có cơ hội

trao đổi, tiếp cận các thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ

đó các doanh nghiệp sẽ có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp để chủ động

hội nhập có hiệu quả, góp phần thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế trong Cộng

đồng ASEAN thành công.

Thay mặt Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tôi hoan nghênh sáng kiến tổ

chức diễn đàn của Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia.

Đồng thời, xin cảm ơn các cơ quan chuyên môn của các Bộ, Ban ngành hữu

quan đã tích cực phối hợp, giúp đỡ Hội chuẩn bị các tham luận trình bày tại

Diễn đàn, cảm ơn các chuyên gia, các đại biểu doanh nghiệp và tất cả quý vị đã

tham dự và sẽ có những ý kiến trao đổi tại Diễn đàn. Xin chúc toàn bộ quý vị

đại biểu tham dự diễn đàn sức khỏe và chúc Diễn đàn MeKong 2014 của chúng

ta thành công tốt đẹp!