Đi Để thấy mình - nhuận Đạt tmt

86
Nhuận Đạt TMT Kính tri ân chị Hoa và anh Nhã, người đã tạo cơ duyên cho tôi đến được Đất Phật. Kính đảnh lễ thầy Huyền Diệu, người đã cho con phương tiện đi nhiều nơi để thấy mình. Kính cảm ơn chùa Lạc Nghiệp, nơi đã nuôi con những ngày đầu học Đạo. 1

Upload: fatamutu

Post on 27-May-2015

188 views

Category:

Spiritual


0 download

DESCRIPTION

Đi Để Thấy Mình Tác giả: Nhuận Đạt TMT

TRANSCRIPT

Page 1: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Nhuận Đạt – TMT

Kính tri ân chị Hoa và anh Nhã,

người đã tạo cơ duyên cho tôi đến được Đất Phật.

Kính đảnh lễ thầy Huyền Diệu,

người đã cho con phương tiện đi nhiều nơi để thấy mình.

Kính cảm ơn chùa Lạc Nghiệp,

nơi đã nuôi con những ngày đầu học Đạo.

Kính lễ tạ ơn thầy – thượng Phú hạ Hoằng,

người khai nguồn tuệ giác cho con.

Nhuận Đạt – T.M.T

1

Page 2: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

THÁP VÀNG SHWEDAGON

PHƯỚC BÁU LÀ CÓ THẬT

ĐƠN GIẢN CHỈ VÌ CHỊ CẦN

NGHIỆP QUẢ CỦA MÌNH

NIỀM VUI HÒA HỢP

NGHE ĐỂ THẤY MÌNH

CÓ MỘT NIỀM VUI

HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI CHO

ĐỒ THẬT ĐỔI ĐỒ GIẢ

NÓI THẬT LÒNG

PHỦ NHẬN VÔ TÌNH

PHÉP LẠ TỈNH THỨC

MỘT LỜI NÓI CẢM ƠN

KHÔNG CÓ NGÀY MAI

KHẢ NĂNG CHUYỂN HÓA CỦA TÌNH THƯƠNG

CHIẾC BÁNH CUỐI CÙNG

BÁC TAM

BÀI HỌC LỚN

ANH HÙNG VÔ TRÍ

THÀNH TÂM

HẠNH PHÚC KHÔNG KHÓ TÌM

CHỜ ĐỢI

NGƯỜI BÁN NGƯỜI MUA

TƯỞNG RẰNG ĐÃ BIẾT

KIÊN NHẪN VÀ NHIỆT TÌNH

LỜI KẾT

Nhuận Đạt – TMT

VIET NAM PHAT QUOC TU - LUMBINI

P.O. BOX 4. SIDDHATHA NAGAR, BHAIRAHAWA, LUMBINI, NEPAL

2

Page 3: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Email: [email protected]

LỜI NÓI ĐẦUTừ khi bước chân trên con đường tâm linh, được học hỏi và thiền tập dưới sự

hướng dẫn của những bậc Thầy, tôi thấu hiểu ra một điều giản dị: sự khổ đau

bắt nguồn từ một tâm hồn u tối về con người và thế giới; sự u tối bắt nguồn từ

tự ngã; tự ngã lại có gốc vô minh không biết chính mình.

Từ đó, tôi ý thức nhiều đến thế giới biến động phức tạp của nội tâm; Những

tâm lý tích cực và tiêu cực biểu hiện trên dòng tâm thức; Những sức mạnh vô

hình bên trong những thúc đẩy bản năng.

Càng nhìn vào bên trong tâm thức, tôi càng thấy quyền lực mềm đáng sợ của

nó. Sự tinh vi ẩn núp dưới danh nghĩa “tôi là” của tâm thức làm cho cá nhân

đau khổ và thế giới hận thù.

Tôi bắt đầu thấy mình ngớ ngẩn. Mình còn chưa hiểu chính mình, thế mà

mình cứ nhìn người bằng đôi kính màu cũ kỹ của một tâm hồn bệnh hoạn,

đầy dục vọng và tự đại.

Mình mới là kẻ đáng thương cần được tự do khỏi ngục tù tham ái. Tự do khỏi

sức mạnh của những thói quen tiêu cực ẩn tàng.

Tôi tự hỏi tôi: đã hiểu được chính mình? Chưa, tôi tự trả lời trong im lặng. Và,

cũng bắt đầu từ đó, tôi ghi lại những sự kiện có cảm xúc cá nhân trong im

lặng để thấy chính mình.

Đi để thấy mình ra đời như thế, giản dị là những ấn tượng, những bài học, những suy tư phản chiếu nội tâm của một con người có mơ ước giải thoát cá nhân khỏi sự hẹp hòi của thân phận kiếp người; của ý thức hệ; của giáo điều và những xiềng xích thuộc sản phẩm tư tưởng do con người tích góp thành chướng ngại tự do.

Xin được chia sẻ và ước mong người đọc tìm thấy nhiều điều thú vị và hữu ích.

Chân thành,

Lumbini, 08.04.2011

3

Page 4: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Nhuận Đạt - TMT

THÁP VÀNG

SHWEDAGONTừ con đường Dhamma zedi, tôi đi bộ qua Uvinsara road đến tháp vàng

Shwedagon. Đây là ngôi chùa vàng lớn nhất tại Rangon, Myanmar.

Từng bước chân chánh niệm của một người chiêm bái, để dép bên ngoài,

cũng như để lại bao dao động thường tình của cuộc sống, tôi nhẹ bước trong

hạnh phúc trên thực địa Shwedagon với bao nhiêu thán phục và ngạc nhiên.

Càng bước đi, Shwedagon càng rộng lớn. Hàng ngàn những con người mang

những gương mặt và y phục khác nhau, nhưng tất cả chỉ một lòng đến

Shwedagon hướng về Phật Pháp thành tâm chiêm bái.

Một anh bạn Myanmar cho tôi biết Shwedagon là một quần thể tháp thờ xá lợi

tóc Đức Phật Thích Ca. Tất cả tháp đều được dát vàng thật, tổng số là 8.600

kg.

Tôi quỳ xuống giữa bao nhiêu con người thành tâm lễ Phật để đảnh lễ Thế

Tôn. Người tôi tĩnh lặng đến kỳ diệu. Thế giới bấy giờ chỉ còn tôi, Thế Tôn và

những lời kinh nguyện thì thầm.

Chiêm bái xong, tôi đi nhiễu quanh tháp. Trời đã về chiều. Tháp vẫn còn đông

người, vẫn chưa có gì thể hiện thưa dần, ngược lại số lượng người càng lúc

càng nhiều thêm.

Có một cảnh đẹp mà tôi rất ấn tượng: trên con đường nhiễu tháp rộng khoảng

40m, dài khoảng 2Km, có để sẵn 3 hàng cây lau nền theo chiều rộng. Từng

4

Page 5: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

đoàn người đi qua, không ai bảo ai, tự giác mỗi người nâng một cây lau nền

đẩy về phía trước 3m. Cứ thế, những cây lau nền được người chiêm bái đẩy

xoay vòng quần thể Tháp liên tục trong ngày, làm con đường nhiễu Tháp lát

đá cẩm thạch trắng mát sạch suốt cả ngày. Do đó, dù rất nhiều người chiêm

bái, dù khí hậu rất khô nóng và nhiều bụi của Rangon mùa hạ, nhưng nền

Tháp vẫn luôn sạch, không gian luôn được tôn nghiêm và thiêng liêng, ngập

tràn ánh sáng vàng và tình thương của Phật.

Với tôi lúc này, ngôi Tháp Shwedagon là một kỳ quan, một biểu hiện của giá

trị Phật Pháp và những trái tim con người hướng về Phật Pháp. Đặc biệt hơn,

trong những bước chân nhiễu tháp, hình ảnh của những người Myanmar

chiêm bái bình thường như bao con người khác, nhưng sau khi chiêm bái

chung tay lau sạch nền Tháp, đã cho tôi một ấn tượng đẹp khó quên.

Tôi đã từng chiêm bái Phật tích tại Ấn Độ; đã từng chiêm bái tứ đại Phật Sơn

tại Trung Hoa, nhưng tôi chưa bao giờ thấy cảnh đẹp như nơi này. Tôi giác

ngộ ra một điều thật giản dị: một hành động dù rất nhỏ, nhưng thực hiện bằng

tất cả tấm lòng, vì lợi ích chung, có thể đánh thức được tình yêu thương và

sự cảm thông trong hàng vạn trái tim người.

5

Page 6: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

PHƯỚC BÁULÀ CÓ THẬT

Vâng lời Thầy tôi, tôi viếng thăm Myanmar và lo một số việc nhân ngài phó

chủ tịch hiệp hội Phật Giáo quốc tế U. Nyaneinda tặng Phật ngọc cho Thủ

tướng Việt Nam. Tôi đến sớm hơn một tuần để kết hợp cùng đoàn chúng

Anan từ Việt Nam sang niệm kinh và trì chú cho tôn tượng Phật ngọc. Ngày

đoàn trì chú đầu tiên, Thầy trụ trì chùa Buddha Gaya ở Rangon - U

Thoundara - phát tâm cung thỉnh Xá Lợi Phật từ Tháp Vàng Shwedagon về

tặng đoàn chúng tôi mỗi người một viên. Nhưng Thầy cũng nói thêm : nếu

Thầy cung thỉnh không được thì thôi.

Và đúng như lời hứa, ngày hôm sau, khi đoàn chúng tôi phát tâm cúng dường

trai tăng cho 108 vị tăng Myanmar xong, Thầy U. Thoundara cung thỉnh các

ngài Sayadaw tụng kinh và tặng Xá Lợi Phật cho chúng tôi. Thật không thể

ngờ! Đoàn chúng tôi ai cũng vui mừng. Riêng tôi, niềm hạnh phúc cứ như

những con sóng nhẹ vỗ mãi trong lòng đến tận hôm sau.

Ngày hôm sau, theo chương trình, tôi gặp anh Hùng tại Sedawa Hotel để anh

sắp xếp cho tôi gặp thủ tướng. Anh nghe tôi và đoàn Anan nói về Xá Lợi

Phật, tự nhiên anh rất vui mừng và xin được cung thỉnh Xá Lợi phụng thờ.

Đêm hôm đó, tôi trở lại chùa Buddha Gaya và nói với Thầy U. Thoundara là

tôi sẽ tặng phần Xá Lợi Phật của tôi cho anh Hùng, xin Thầy hoan hỉ ngày mai

làm lễ cho anh. Thầy đồng ý. Thế là sau khi trao tặng tượng Phật ngọc cho

6

Page 7: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Thủ Tướng, chúng tôi ba người trở về chùa làm lễ trao tặng Xá Lợi cho anh

Hùng. Trong vòng hai phút, anh Hùng đã thành tâm chiêm bái và cung thỉnh

Xá lợi Phật, sau đó đi thẳng sân bay quốc tế Rangon để kịp cùng Thủ Tướng

bay đến Bangkok. Tôi rất vui mừng vì mình chia sẻ được phần Xá Lợi của

mình cho người có lòng kính ngưỡng phụng thờ minh chứng giác ngộ trên thế

gian: Xá lợi Phật.

Anh Hùng đi, năm tiếng đồng hồ sau, tôi cũng trở về Bangkok theo kế hoặch

đã định. Thật bất ngờ, khi tôi vừa mang hành lý ra khỏi phòng và chuẩn bị

chào Thầy U. Thoundara để về, Thầy nhanh chóng đưa tôi đến điện Phật,

trịnh trọng nâng Xá Lợi Phật trong hai tay để tặng tôi. Thầy nói: Đây là phúc

đức của những người biết chia sẻ như Thầy. Tôi nâng Xá Lợi trong hai tay,

vừa bất ngờ vừa vui sướng. Thầy đã tặng tôi đến hai tháp Xá Lợi: một tháp

có hơn 10 viên lớn màu trắng và tháp còn lại là cả ngàn viên nhỏ li ti đủ các

sắc màu.

Thật bất ngờ và đầy xúc động! Lời Thế tôn dạy thật nhiệm mầu: Phước báu là

có thật. Trong giây phút đó, tôi thấy Xá Lợi Phật, tôi và người tặng như những

nhiệm mầu hóa hiện từ những câu chuyện cổ thời Phật ngày xưa. Tôi quỳ

xuống đảnh lễ Phật, đảnh lễ Thầy U. Thoundara và cung thỉnh xá lợi Phật.

Trong tôi tràng ngập niềm an vui của sự thể nghiệm Phật Pháp: Phước báu là

có thật. Khi chúng ta chia sẻ bằng tất cả tấm lòng thì mầu nhiệm sẽ có mặt

ngay!

7

Page 8: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

8

Page 9: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

ĐƠN GIẢNCHỈ VÌ CHỊ CẦN

Ngày 04 tháng 03 năm 2010, tôi đang ở phi trường quốc tế Rangon để bay về

Lumbini Nepal, có một chị tiếp viên hàng không Việt Nam chạy ngược xuôi

tìm người Việt Nam đổi tiền Việt sang tiền USD. Chị hỏi các bạn người Việt

lúc đó nhưng không ai giúp chị cả. Tôi ngồi một góc quán uống nước và nhìn

chị. Gần 10 phút, cuối cùng tôi thấy mình cần phải giúp chị, tôi gọi lớn: chị ơi,

mình đổi cho chị. Chị quay người lại, đến gần tôi, tôi đã đổi cho chị 200 USD.

Chị cảm ơn tôi và hỏi tôi đi về bằng Việt Nam Airline phải không. Tôi trả lời chị

là tôi không về Việt Nam, tôi về Lumbini bằng Thai Airway. Chị nhìn tôi có vẻ

ngạc nhiên.

Tôi nghĩ chị ngạc nhiên vì hai lý do:

1. Lumbini là ở đâu

2. Tôi không về Việt Nam tại sao đổi tiền Việt Nam cho chị

Và đúng như tôi đoán, chị hỏi tôi: Thầy không về Việt Nam tại sao Thầy đổi

tiền Việt Nam cho tôi? Tôi nhìn chị và tặng chị một nụ cười tươi trên gương

mặt gầy mang hàm răng hô của tôi. Chị cũng lịch sự gửi lại tôi một nụ cười

thật dễ thương và chân thành. Tôi nói: chị biết tại sao tôi không về Việt Nam

mà lại đổi tiền Việt cho chị không? Dạ không, chi đáp. Tôi tiếp: có thể nhiều

năm tôi vẫn chưa sử dụng đến số tiền của chị, vì không biết tôi có về Việt

Nam không. Tôi đổi tiền cho chị chỉ vì một lý do vô cùng đơn giản: chỉ vì ngay

bây giờ và tại đây chị cần đổi thế thôi.

Chị vô cùng bất ngờ khi nghe tôi trả lời. Chị lúng túng chào tôi và bước đi. Tôi

nhìn theo chị. Chị đi được khoảng 10 bước chân thì quay lại nhìn tôi và không

quên tặng thêm cho tôi một nụ cười tri ân dễ thương.

9

Page 10: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

NGHIỆP QUẢ CỦA MÌNH

Ở đất Phật rất nhiều năm, nên tôi có rất nhiều duyên lành về chiêm bái những

nơi liên quan đến cuộc đời đức Phật, một trong những nơi cho tôi nhiều cảm

xúc và suy tư nhất là Khổ Hạnh Lâm ( Mahakala).

Một lần nọ, tôi cùng phái đoàn do Thầy tôi hướng dẫn đi chiêm bái và tặng

cháo cho những người bạn nghèo ở Khổ Hạnh Lâm. Khổ Hạnh Lâm là nơi

đức Phật chọn để ép xác khổ hạnh suốt sáu năm trong một hang động nhỏ.

Đây cũng chính là nơi đức Phật khám phá ra con đường Trung Đạo, chuyển

hóa Ngài từ một con người như bao nhiêu con người trở thành một bậc Thầy

giác ngộ vĩ đại và bất tử của nhân loại.

Dọc theo con đường lên núi Khổ Hạnh Lâm không hơn 1Km, nhưng ôi không

biết bao nhiêu con người đủ mọi độ tuổi xin ăn. Tôi và đoàn rất xúc động. Hầu

như ai cũng động tâm từ và muốn chia sẻ chút ít của mình có được cho các

bạn đang khó khổ. Có vài người bạn trong đoàn chúng tôi thương những

người ăn xin đến chảy nước mắt. Tôi thì cũng rất thương họ, nhưng là một

nhà sư, tôi luôn quán sát sự vật và hiện tượng trên căn bản biện chứng pháp

giải thoát Bốn Thánh Đế, và chia sẻ tình thương theo phương cách của một

nhà sư.

Từng bước quán sát, tôi thấy người ăn xin nơi này không giống người ăn xin

trên quê hương tôi. Ở đây họ ăn xin nhưng lại rất vui vẻ. Có nhiều người lớn

tuổi giả bệnh nằm bên đường để cảm động lòng khách hành hương. Khi

khách hành hương đi qua, mục tiêu cũng được thực hiện, thì các bạn giả

bệnh ấy đứng dậy và thái độ rất bình thường, không cần ngại chúng tôi.

Tìm hiểu thêm, tôi biết khu vực Khổ Hạnh Lâm có một ngôi chùa Hàn Quốc.

Nơi đây chùa đã xây dựng trường học, bệnh xá … và cố gắng thuyết phục

10

Page 11: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

các em trong làng đi học miễn phí, bởi các Thầy và sư cô Hàn Quốc nghĩ chỉ

có giáo dục mới là phương pháp tốt nhất để giúp dân làng và những bạn trẻ

nghèo xung quanh vươn lên. Dù mình hay khách hành hương có cho họ 10

rupee hay 20 rupee thì cũng không thay đổi được gì tốt đẹp cho cuộc đời họ.

Họ nghèo vẫn nghèo vì không biết tự trọng, không biết tự định hướng bản

thân. Và, có khi còn ngược lại, mình cho tiền họ nhưng thiếu suy nghĩ kỹ và

không hợp lúc, rất có thể sẽ là nguyên nhân làm họ lười biếng làm ăn và học

tập, vô tình mình góp phần biến họ thành gánh nặng cho xã hội và sống mãi

kiếp sống ăn mày.

Khi thấy hiện cảnh và hiểu được suy nghĩ và việc làm của chùa Hàn Quốc, tôi

vô cùng thương họ và quí mến chùa. Thầy cho tôi biết thêm chùa rất cố gắng

đưa các em vào học, nhưng rất vất vả, vì khi thấy người hành hương đến cho

tiền, cha mẹ các em không chịu để con mình vào trường học. Và, chính các

em cũng không muốn học mà muốn chạy theo đoàn xin tiền.

Nghe thầy nói, từ trong sâu thẳm tim tôi rất đau. Vừa thương vừa buồn.

Thương vì người lớn giả bệnh để gạt lòng thương của người tốt, để rồi chính

cái nhân giả dối và gạt gẫm ấy cho họ cái quả bần cùng và bệnh hoạn mãi

mãi. Còn các em, vì cộng nghiệp vô minh của gia đình và cộng đồng, các em

không có được giáo dục cơ bản, không biết tự vươn lên trong cuộc sống, và

hơn hết là các em sẽ là thế hệ tiếp theo giả dối và lường gạt tình thương của

mọi người. Đời này qua đời khác, các em sẽ không bao giờ giàu có, sẽ không

bao giờ biết sẻ chia.

Càng hiểu tôi càng thương nơi này, đặc biệt các em, có những người vừa

sinh ra đời vài tháng đã cộng nghiệp với gia đình và làng xóm để chịu cái quả

thất học và khổ nghèo trọn cuộc đời mình.

Càng thương tôi càng buồn. Bởi chính chúng tôi cũng góp phần cho nơi này

trở thành làng ăn xin và gian dối. Tại sao chúng tôi không giúp các em về giáo

dục? Tại sao chúng tôi không giúp dân làng về y tế? Tại sao chúng tôi không

học theo ngài Ca Diếp khuyên họ bán cái nghèo? Tại sao chúng tôi không

11

Page 12: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

góp sức khuyến khích họ bố thí như câu chuyện tại thành Saravati thời đức

Phật?

Bước chân đi mà lòng tôi cứ nặng. Tôi cứ nghĩ hoài về các em, về cái nhân

đáng sợ mà các em và quê em đã tạo hôm nay, về gương mặt thơ ngây của

các em rất cần được yêu thương, làng nghèo của các em rất cần được giúp

đỡ.

Tôi nguyện sẽ hết mình với các em, với quê em khi có thể. Và, tôi sẽ không

lập lại hành động đóng góp vào cái nhân dối trá và lường gạt của các em. Tôi

sẽ học theo ngài Ca Diếp mua đi cái nghèo của họ. Tôi sẽ kể các em nghe

những câu chuyện sẻ chia để các em biết bố thí. Đặc biệt, tôi sẽ chung một

bàn tay với chùa Hàn Quốc để các em được chăm sóc sức khỏe, được đến

lớp, được có tri thức căn bản đủ để đứng lên ngay trên quê hương em bằng

chính đôi chân và trí tuệ của các em.

12

Page 13: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

NIỀM VUIHÒA HỢP

Chùa chúng tôi rất nhỏ, nằm khiêm tốn trong khuôn viên 2 heta giữa vườn

thiêng Lumbini, nơi hơn 2600 năm trước Phật Thích Ca giáng trần. Đây là

ngôi chùa quốc tế đầu tiên tại Lumbini do thầy tôi xây dựng theo lời mời của

nhà vua Bidrendra xứ Nepal. Chùa nhỏ, nhưng rất cao, cao hơn cả núi

Everest và Kailash. Thầy tôi thường nói vui: mình không có tiền cất lớn thì

mình cất cao để mình thấy người ta nhưng người ta không thể thấy mình.

Mùa xuân 2010, tôi vừa học được mấy chữ Hoa từ Beijing trở về, thì cùng lúc

có ni sư Giác Liên từ Việt Nam và Minh Tạo từ Hồng kông cũng trở lại chùa.

Ở chùa lúc bấy giờ đã có Minh Hòa từ Việt Nam, Minh Liên từ Canada và cô

Bạch Liên từ Paris sang tu tập và công quả. Thế là, sáu chúng tôi trở thành

một chúng “khác thường” cùng nhau tu tập tại Chùa.

Bạn đừng hiểu lầm sự “khác thường” nhé! “khác thường” tôi nói ở đây là một

tập thể gồm nhiều thành phần xã hội, nhiều giới tính, nhiều độ tuổi, nhiều tính

cách, nhiều quốc gia, nhiều quan điểm khác nhau… nhưng có thể sống chung

hòa hợp với nhau.

Người lớn tuổi nhất trong sáu chúng tôi là Ni sư Giác Liên, một sư nữ già hơn

70 tuổi, nhưng đầy tâm huyết cho Đạo Pháp, quê hương và con người. Người

13

Page 14: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

thứ hai là cô Bạch Liên, một cư sĩ nữ đã hơn 60 tuổi, rất thích tu tập và làm

việc phúc thiện. Người lớn tuổi tiếp theo là Minh Tạo, gần 40. Minh Liên 34.

Minh Hòa 25. Người cuối cùng là tôi, một nhà sư 33 tuổi, nhỏ con ốm yếu,

vừa vừa hô xấu.

Chúng tôi mỗi ngày cùng nhau niệm kinh tu tập, cùng nhau ăn cơm, cùng

nhau vui chơi, cùng kể cho nhau nghe những kinh nghiệm tâm linh trên

đường Đạo, cùng nhau mỗi sáng kinh hành chiêm bái Lumbini, cùng ăn

Chapati, uống nước mía, và uống trà kể chuyện cổ kim, có những lúc mấy

cậu nhỏ còn kể cho Ni Sư và cô Bạch Liên nghe những chuyện phong thần võ

hiệp.

Ni Sư Giác Liên và cô Bạch Liên là hai người lớn tuổi nhưng tâm hồn vô cùng

trẻ. Minh tạo, Minh Liên và Minh Hòa thì rất chuyên cần tu tập và rất có óc

khôi hài. Chỉ có mình tôi là người trẻ nhưng có tâm hồn “hơi già”. Chúng tôi

xem nhau như thầy trò; chúng tôi xem nhau như người thân; chúng tôi xem

nhau như Pháp lữ. Biên giới giữa chúng tôi có lúc có, có lúc không. Hình

tướng của chúng tôi có lúc có có lúc không. Chúng tôi luôn lắng nghe nhau để

hiểu, nhìn lại nhau để thương. Và như thế, chúng tôi xây dựng nên một không

gian hòa hợp; chúng tôi tạo ra một niềm vui hòa hợp cho nhau.

Sống trong không gian và niềm vui hòa hợp, tôi tự thấy tôi có trách nhiệm cần

phải chung tay xây dựng, chung sức vun bồi, nếu tôi không muốn không gian

và niềm vui hòa hợp tan biến. Niềm vui và hạnh phúc của sáu chúng tôi có

mặt trong nhau. Nó như một vòng tròn hạnh phúc chia đều cho mỗi thành

viên. Có Ni Sư thì có canh chua, có những câu chuyện kinh nghiệm tâm linh

và nhân tình thế thái; có cô Bạch Liên thì có nước mía, có cô giáo dạy tiếng

Pháp; có Minh Liên thì có người khôi hài và tạo tiếng cười cho người khác; có

Minh Tạo thì có người lo vật liệu xây dựng, theo dõi công trình xây cất; có

Minh Hòa thì có những bữa ăn ngon; có tôi thì có người ăn và người nghe kẻ

chuyện.

14

Page 15: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Hạnh phúc ở đâu, Tôi tự hỏi. Phải chăng đang ở đây và bây giờ trong không

gian tâm linh và niềm vui hòa hợp, tôi tự trả lời. Người là ai và tôi là ai, tại sao

không chia sẻ với nhau khi còn có thể? Đã biết hận thù không diệt được hận

thù sao không thử dùng đến tình thương? Niềm vui hòa hợp đã hé mở cho tôi

một con đường nhỏ:

Con đường nhỏ an vui,

Không có nắng gắt trưa hè của kém bằng

và tự ngã.

Con đường nhỏ an vui,

Chỉ có bóng mát tình thương hòa hợp

giữa ta với muôn loài.

Không có ta mà cũng không có em,

Chỉ có những bông hoa

mỉm cười bên hàng dậu.

Hơn kém bằng là mặc cảm,

Sẽ hóa thân khi bình minh gọi thái dương về.

Con đường nhỏ an vui,

Sẽ bắt đầu bằng niềm vui hòa hợp, ta đã thấy,

Trong ấy có em, có ta, có đủ thiên nhiên với muôn loài trong huyền diệu sắc

không.

15

Page 16: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

16

Page 17: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

NGHEĐỂ THẤY MÌNH

Đi xuất gia được hơn 10 năm, ở nhiều chùa tại Việt nam, chưa bao giờ tôi bị

ai xem thường hay lớn tiếng. Từ người lớn đến người nhỏ trong các chùa tôi

đến hầu hết đề quí mến tôi. Tôi được xem như là biểu tượng của phạm hạnh

và lý tưởng học đạo giải thoát. Chuyện vui xảy ra bắt đầu từ khi tôi chiêm bái

đất Phật tại Ấn Độ và dừng chân công quả tại Việt Nam Phật Quốc Tự -

Lumbini xứ Nepal năm 2005-2008.

Trong những tháng ngày công quả tại Lumbini, tôi có duyên được gặp một sư

tỷ rất dễ thương mà cũng rất dễ ghét. Nghe kể sư tỷ đến Ấn độ học Phật học

gần 10 năm tại đại học New Delhi. Sau khi hoàn tất PH.D, sư tỷ đến Lumbini

là công quả tại Việt Nam Phật Quốc Tự.

Là một người chân thành nhưng cương trực, tôi được chùa giao một số công

việc. Tôi rất nhiệt tình trong công việc, hoàn toàn không có một ẩn ý phía sau.

Rất giản dị, tôi làm hết mình chỉ vì thấy cần phải làm thế thôi, nhưng không

hiểu sao, sư tỷ không vui với tôi. Sư tỷ tìm đủ mọi khía cạnh không dễ thương

của tôi để gây khó cho tôi ngoài sáng lẫn trong tối.

Mỗi ngày tôi thường có thói quen lạy sám hối 18 lạy và ngồi nhìn lại công việc

trong ngày trước khi ngủ. Tôi thường nhìn thấy hình ảnh sư tỷ không mến tôi,

và tôi cũng thường đặt rất nhiều câu hỏi tại sao, đồng thời luôn cố gắng tìm

cách sống cho hòa hợp và an lạc.

Ngày lại ngày qua, tôi thấy sư tỷ không những không mến tôi mà còn không

mến hầu hết những người đến làm công quả tại Chùa, đặc biệt những người

được Chùa tin tưởng và giao nhiều công việc.

Có một hôm, có lẽ sư tỷ quá giận tôi từ một nguyên nhân tưởng chừng như

đơn giản: sư tỷ được giao công việc mua vật liệu xây dựng để làm Quan Âm

Các tại phi trường Bhairawa- Nepal, nhưng thấy sư tỷ không vui với công việc

17

Page 18: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

và chậm triển khai chương trình nên tôi đề nghị được thay thế. Sau đó tôi nhờ

các anh em thợ Việt Nam mượn sắt do sư tỷ mua để làm sắt chuẩn bị cho

ngày mai đến phi trường đổ móng khởi công. Trong lúc các anh em thợ lấy

sắt làm thì tôi nghe có tiếng rất lớn của sư tỷ. Sư tỷ la lớn là không ai được

lấy sắt của sư tỷ mua, ai muốn làm thì phải tự mua mà làm. Nghe tiếng sư tỷ

la, tôi vội đến nơi để làm dịu. Tôi nói với sư tỷ là sắt chưa làm đến, xin sư tỷ

cho mượn để chuẩn bị ngày mai đổ móng khởi công, trong vòng ba ngày tôi

sẽ mua và trả lại cho sư tỷ thôi. Không ngờ sư tỷ thấy mặt tôi lại càng giận, cô

thét lớn: “thầy giỏi mà, giỏi thì mua sắt về mà làm, sắt này tôi mua, không ai

được lấy sử dụng”. Sư tỷ la tôi giữa bao nhiêu người như thế làm tôi bị mất

chánh niệm và thấy khó chịu. Sáng ngày mai là đổ bê tông móng và trụ, hôm

nay sư tỷ không cho mượn sắt để làm biết làm sao? Mọi việc đã được thông

báo rồi với phi trường, ngày mai họ sẽ cho xe vào chở thợ và vật liệu ra để

khởi công, đột nhiên xảy ra chuyện không vui thế này là hỏng rồi. Kế hoặch

ngày mai sẽ thất bại, sẽ mất uy tín với phi trường, sau này rất khó hợp tác và

điều hành các công việc khác. Vừa thấy khó chịu; vừa bị sư tỷ không lịch sự;

cộng thêm tình hình thực tế cấp bách, tôi chỉ tay vào sư tỷ nói: “cô đừng gây

khó người khác, tôi nhất định sẽ tiến hành công việc như kế hoặch, không

cần phải dùng đến sắt của cô”. Đã nói là làm, tôi ngay tức khắc điện thoại cho

anh chàng cung cấp vật liệu xây dựng yêu cầu anh đưa sắt gấp đến ngay

chiều hôm đó. Tôi lại tiếp tục thuyết phục các anh thợ Việt Nam hoan hỉ làm

việc đêm để hoàn tất việc cắt và buộc sáu trụ và sáu vĩ sắt để ngày mai kịp

đưa ra phi trường tiến hành đổ móng khởi công Quan Âm Các như đã lên kế

hoặch với phi trường. Tối hôm đó, tôi, một anh kỹ sư và sáu anh thợ Việt Nam

cùng nhau làm việc đến tận 2:30 khuya mới được nghỉ ngơi. Sáng ngày mai,

chúng tôi đang lúc chuẩn bị ra phi trường để làm việc thì sư tỷ xuất hiện.

Gương mặt của sư tỷ mang rất nhiều lửa, miệng của sư tỷ cháy lên những lời

nói làm tôi và mọi người vô cùng bất ngờ: “Thầy giỏi lắm, cái đồ vừa hô vừa

xấu vừa hung dữ”. Nghe sư tỷ nói, anh kỹ sư và sáu anh thợ hết hồn. Thứ

nhất là quá bất ngờ cho sư tỷ; thứ hai là quá ngại tôi sẽ nổi nóng lên vì mất

chánh niệm. Nhưng ngược lại, tôi rất bình thản đón nhận lời nói của sư tỷ. Tôi

18

Page 19: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

nở một nụ cười để tự an tĩnh tâm hồn, sau đó nhìn sư tỷ. Sư tỷ như không

thèm nhìn tôi, quay mặt bỏ đi. Đang lúc sư tỷ đi thì xe từ phi trường Bhairawa

vào đến, không còn đủ thời gian để thấy lời nói của sư tỷ làm tôi khó chịu, tôi

cùng mọi người lên xe đi thẳng công trường. Câu chuyện chỉ có thế.

Công việc xong, tôi trở lại chùa, vẫn theo lệ của mỗi ngày, lạy Phật và tỉnh

tâm nhìn lại trước khi ngủ. Tối hôm ấy lời nói của sư tỷ bỗng nhiên hiện lên

đậm nét trong tâm trí tôi: “đồ vừa hô vừa xấu vừa hung dữ”. Tôi vừa theo dõi

hơi thở để có chánh niệm, vừa nhìn lại lời nói của sư tỷ để thấy mình. Tôi

nhìn rất lâu, rất kỹ và thấy lời nói của sư tỷ có đúng mà cũng có sai. Đúng là ở

một góc độ nào đó tôi vừa hô vừa xấu. Sai là có hô xấu nhưng không hề

hung dữ. Tự nhiên tôi nở được một nụ cười. Sự khó chịu của tôi về sư tỷ

hoàn toàn tan biến. Trong tôi nảy sinh một tâm cảm thông chia sẻ với sư tỷ.

Tôi nghĩ có lẽ sự hiện hữu của tôi đã vô tình lấy đi cái gì đó của sư tỷ. Sự

nhiệt tình và thẳng thắn của tôi đã động đến sự vị kỷ tiềm ẩn trong sâu thẳm

tâm hồn của nhiều người, trong đó có thể có sư tỷ. Lý tưởng tu tập và công

quả của tôi đã vô tình kết tủa và lãnh cảm với sông ái và biển thương giữa

những con người.

Tôi bắt đầu thấy tôi, bắt đầu thấy tiềm ẩn trong tôi bao nhiêu xấu xa của tham

sân mê dại. Câu nói của sư tỷ tôi vẫn còn nghe, nhưng không còn thấy sư tỷ

nữa. Lúc này, hơi thở tôi rất nhẹ, tôi đã thấy tôi.

19

Page 20: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

CÓ MỘT

NIỀM VUI

Khi học tại trường Đại học ngôn ngữ và văn hóa Bắc Kinh (北京语言大学) tôi

có thói quen dạo phố và làm phước cuối tuần. Có một lần nọ, đi qua con phố

mua sắm trên đường Cheng-Fu-Lu, tôi thấy một cụ già co người trong cái

lạnh, hành khất mưu sinh và một bé gái ngồi cuối mặt, phía trước có mảnh

giấy ghi máy dòng chữ Trung Hoa đại ý là xin được giúp tiền ăn cơm và xe về

lại quê nhà.

Tôi đến gần cụ già và để lại trong lon của cụ một đồng tiền, sau đó nhìn sang

em gái bên cạnh. Tôi ngồi xuống gần em, hỏi thăm em. Em ngẩng đầu nhìn

tôi, vừa nói vừa khóc, kể cho tôi nghe về câu chuyện đau thương của mình.

Thật xúc động, tôi có ý định giúp em, nhưng trong tôi bấy giờ lại có một tâm lý

khác xuất hiện, tâm lý nghi vấn em có thật sự đang trong hoàn cảnh khó, hay

đây chỉ là một kịch bản lường gạt mọi người.

Đang lúc phân vân giữa cái thiện và bất thiện như thế, một cô bạn Trung

Quốc thấy cảnh đó liền cho tôi biết đây chỉ là cảnh giả do bọn lười biếng làm

ăn đạo diễn để lường gạt. Bạn ấy bảo tôi đừng giúp họ. Đang phân vân, thêm

người bạn Trung Quốc khuyên, lúc ấy tôi ngã theo phía hoài nghi hoàn toàn.

Tôi đứng dậy và đi cùng các bạn tiếp tục chiều vui trên phố của mình.

Đi được khoảng gần 1Km, hình ảnh em gái bên đường ấy lại xuất hiện trong

tâm trí tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy bứt rứt, cảm thấy hối tiếc vì mình vừa bỏ qua

một việc giúp người. Tâm tôi rất nặng, thấy khó chịu vô cùng. Trong sâu thẩm

tâm hồn tôi tự dưng phát lên lời khấn nguyện cho ai đó giúp em.

Đi dạo phố được hơn 2 giờ, tôi đi ngược lại con đường cũ để về lại ký trúc xá.

Cũng chỗ cũ bên cụ già, em vẫn ngồi đó, trong cái lạnh run người của Bắc

kinh mùa đông, không nói lời nào, cuối mặt giữa muôn người qua lại nói cười

trên phố.Thấy em tự nhiên lòng tôi thấy đau. Tôi bổng thấy ký ức tuổi thơ tôi

20

Page 21: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

trỗi dậy, ký ức của những ngày buồn khi biến thành cậu bé mồ côi.Tôi quyết

định giúp em, mặc dù các bạn Trung Quốc lại một lần nữa ngăn cản.

Tôi đến bên em, nhẹ trao cho em 125 nhân dân tệ theo yêu cầu của em trên

tấm giấy. Tôi nói em nên đi ăn cơm và sớm về lại quê em. Bắc Kinh là một

thành phố đông người, nó là nơi tốt cho những người có trình độ chuyên môn

cao mà không phải cho em, trừ khi em quyết tâm nỗ lực học tập và làm việc

để thay đổi cuộc sống. Thật sự muốn ở lại Bắc Kinh em hãy cố gắng học tập

cho có chuyên môn, có như thế cơ hội mới mở ra cho em.

Em rơi nước mắt, cảm ơn tôi và nặng gót bước đi. Nhìn theo bước chân em,

khối đá nặng trong lòng tôi nhẹ như hạt sỏi rơi xuống đại dương và dần biến

mất. Lòng tôi vô cùng hạnh phúc, hạnh phúc thật khó tả, cái hạnh phúc tưởng

chừng như nghịch lý nhưng rất thật: hạnh phúc của người cho.

Tôi nghĩ thế giới là một vòng tròn, trong ấy em là một nhân tố. Tôi là một con

người tầm thường, không biết làm sao để phân biệt em đúng hay không là

một con người thật sự khó khăn và đang cần giúp đỡ. Tôi chỉ biết rằng trong

giờ phút đó, tình thương trong tôi gọi tôi phải giúp em. Cho dù em gạt tôi, giả

sử, tôi vẫn thấy không buồn và hối tiếc. Trong cuộc đời tôi, một trong những

điều tôi hối tiếc là bỏ lỡ việc làm giúp người đang cần và rất cần giúp đỡ để

vượt qua những khó khăn.

21

Page 22: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

HẠNH PHÚC

CỦA NGƯỜI CHO

Nhân chuyến về lại Việt Nam để làm Visa học M.A tại trường Đại học

Margadh – India, tôi theo Thầy H. Diệu đi nói chuyện Phật Pháp ở một số nơi

tại Sài Gòn và Hà Nội. Hôm chia tay Thầy tại nhà khách bộ ngoại giao trên

đường Phạm Ngọc Thạch ở Sài Gòn, có anh Hoàng, Thầy cho tôi hai cái áo

tràng và nói: Nhuận Đạt mặc giùm Thầy. Được nhận quà Thầy cho, tôi rất vui

mừng. Sau khi tiễn Thầy đi, tôi trở về lại Tịnh Xá Ngọc Đăng và lấy ngay hai

chiếc áo Thầy cho ra thử.

Hai chiếc áo may rất đẹp, có điều với tôi hơi rộng và dài. Mặc vào, đi qua đi

lại, nhìn ngắm hồi lâu, tự thấy với mình không hợp lắm. Tâm tôi bắt đầu phát

sanh hai hướng tâm lý trái ngược: 1. Muốn cho các bạn đồng tu khác; 2.

Muốn mặc, dù không hợp một chút, nhưng nó là ân phước của Thầy cho.

Trong lúc phân vân, tôi sực tỉnh theo dõi hơi thở và nhìn hai trạng thái tâm lý

của mình. Tôi thấy khổ thọ1 có mặt trong tâm tôi. Tiếp tục quán chiếu, tôi

khám phá ra người cho thật hạnh phúc. Ngược lại, người nhận, ví dụ như tôi,

chỉ với một chút “thích” và “không thích” mà tâm xuất hiện khổ thọ.

5 ngày sau, khổ thọ trong tôi không còn. Thay vào đó là hạnh phúc của một

người vừa thể nghiệm được Dukkha2 của người nhận. Tôi hân hoan chia sẻ

với anh Hoàng: bây giờ tôi mới thể nghiệm sâu sắc hạnh phúc của người cho

1 Cảm giác khó chịu, không vui2 Chân lý thứ nhất trong Tứ Thánh Đế được Đức Phật khám vào thế kỷ thứ VI trước Tây Lịch, có nghĩa là sự bất như ý, không an lạc.

22

Page 23: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

và cái khổ của người nhận. Muốn hạnh phúc phải nên làm người cho. Anh

Hoàng cười rất thõa mái, nói đùa với tôi: “người ta lo cho Sư Phụ, Sư Phụ lo

lai cho Thầy, Thầy là người hạnh phúc nhất trên đời rồi còn gì? ”. Rồi anh kể

thêm cho tôi nghe một câu chuyện:

Một hôm nọ, anh cùng một số bạn gặp gỡ và ăn uống với nhau. Một người

trong số đó đã nói với một người bạn khác tên Châu: ông cho người ta rất

nhiều nhưng ông chưa bao giờ cho tôi cái gì hết. Anh Châu hỏi lại: Bây giờ

ông muốn làm người cho hay người nhận? Người bạn kia không trả lời. Anh

Hoàng suy nghĩ một chút và lên tiếng: Tôi sẽ làm người cho. Anh là đại gia

anh cho 100 đồng, tôi không có nhiều thì tôi cho 1 đồng, nhưng tôi chọn vế

cho.

Câu chuyện anh Hoàng kể thật giản dị, nhưng đối với tôi thật hấp dẫn và ý

nghĩa. Nó làm sáng tỏ trong tôi cái hạnh phúc của người cho. Tôi nói với anh

Hoàng lúc đó: Đúng, mình vừa thể nghiệm được thế nào là “khổ” của người

nhận, người cho mới là người hạnh phúc nhiều hơn. Anh Hoàng cười, tôi nói

thêm: người cho là người giàu có; người nhận là người nghèo khổ.

Đang nói đến người nghèo khổ, tôi thấy tâm tôi xuất hiện một năng lượng tâm

lý xót thương. Tôi thầm cầu nguyện: xin cho con người biết bán đi cái nghèo

của mình bằng cách “cho”, dù ấy chỉ là một ý niệm cỏn con.

23

Page 24: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

ĐỒ THẬTĐỔI ĐỒ GIẢ

Cha mẹ sinh ra tôi trong thời điểm quê hương Việt Nam khó khăn, lại thêm

mang nhiều bệnh tật, nên tôi được “Phật Trời ban phước” cho hai hàm răng

hô rất dễ thương – Tôi thấy thế. Nhưng một số bạn bè và những người có

tình cảm với tôi thì có ý kiến ngược lại. Họ phát biểu: “Thầy ăn nói dễ mến

nhưng có hàm răng xấu quá. Đề nghị Thầy đi sửa, chúng tôi ủng hộ …”

Từ lúc tôi còn ở Việt Nam cho đến khi sang India làm công quả tại Việt nam

Phật Quốc Tự - Buddha Gaya, thỉnh thoảng vài tháng lại có người cho ý kiến

về hàm răng dễ thương của tôi.

Có một lần, xuân năm 2008, một phái đoàn từ Việt Nam sang Buddha Gaya

chiêm bái Phật tích, họ gây áp lực cho tôi sửa răng bằng cách gửi tiền cho

Thầy tôi – Thầy H.Diệu – để Thầy chuyển lại cho tôi và yêu cầu tôi sửa răng.

Tôi rất vui và cảm ơn mọi người, và tôi lại nữa đùa nữa thật rằng hàm răng là

tặng phẩm của cha mẹ. Nó là phương tiện giúp tôi phòng hộ nhiều chướng

ngại trên con đường tâm linh.

Thế rồi một ngày nọ, một anh bác sĩ nha khoa rất dễ thương, nhiệt tình và có

tình cảm với người tu hành, hành hương chiêm bái đất Phật. Tôi được Thầy

cho theo phụ giúp đoàn chiêm bái. Chúng tôi có duyên nói chuyện với nhau,

rất hợp nhau, rất quý nhau. Đặc biệt tôi và anh là hai người ở hai vùng quê

khác nhau, không bà con và cùng chung huyết thống, nhưng tên gọi của

chúng tôi rất gần gũi và rất giống anh em. Tôi: Trần Minh Thành; anh: Trần

Minh Khoa.

Phải nói rằng nhiều năm theo Thầy công quả và học tập, tôi tiếp xúc khá

nhiều người, từ cao cao cấp chính phủ cho đến cao cấp tôn giáo, từ bình dân

của những làng quê nghèo Nepal và India cho đến tầng lớp trung lưu của

24

Page 25: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

những quốc gia mà tôi đã đến: India, Nepal, Myanmar, Thailand … anh Minh

Khoa là một anh bạn đầy nhiệt tình, thiện chí, điềm tĩnh và giản dị.

Ngày chia tay về lại Việt Nam, anh nhã ý giúp tôi sửa lại hàm răng, rất chân

tình và rất thuyết phục. Tôi thấy cũng được, có lẽ cũng đã đến lúc mình cần

phải đổi đôi hàm răng đã cũ. Và, chúng tôi hẹn nhau khi có dịp tôi về Việt nam

và ở lại trên một tháng tôi sẽ liên lạc anh.

Ba tháng sau, tôi có việc phải về Việt Nam. Chúng tôi gặp nhau. Anh lặp lại ý

định cũ. Nhưng vì lúc này tôi có một số công việc phải làm, hơn nữa lúc ấy

lịch ở Sài Gòn của tôi chỉ có hai tuần, không đủ thời gian cho việc “làm đẹp”.

Nửa tháng sau, tình hình có thay đổi vì Visa nhập cảnh India của tôi có chút

trục trặc, tôi phải ở thêm tại Sài Gòn hơn tháng để hoàn thành. Tôi bắt đầu có

thời gian đưa việc sửa răng của mình ra ánh sáng chánh niệm. Tôi thấy răng

của mình không đẹp, nhưng không bị đau, không trở ngại ăn uống. Nếu thay

đổi răng giả, răng có thể đẹp, nhưng phải gặp những vấn đề về vệ sinh răng,

ăn uống cũng không tiện bằng răng thật, và có thể còn phải thường viếng Nha

sĩ để kiểm tra và thay đổi kịp thời… Thêm nữa, có tầm quan trọng rất đặc biệt,

là phát âm ngoại ngữ không chuẩn, tiếng nói có phần biến dạng.

Tôi thấy thêm: là một nhà sư, thân thể như một chiếc thuyền để sang bờ giải

thoát, cái quan trọng là thân thể khỏe mạnh, không bệnh tật, nếu đẹp càng

tốt. Hàm răng mình hiện tại mặc dù không đẹp, nhưng là hàng thật, rất khỏe

và vững chắc. Khi nào nó hư thì mình đổi, bây giờ còn ok, đâu cần phải đổi

đâu?

Quán chiếu như thế, tự nhiên tôi mĩm cười: Lạ thật, đời này vẫn còn có người

như mình muốn đem đồ thật đổi đồ giả sao?

25

Page 26: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

NÓITHẬT LÒNG

Có một người rất yêu mến Đạo Phật và các nhà sư tu hành tên T.C, chị rất

quý kính Thầy T.L và rất nhiệt tình phổ biến các tác phẩm và bài giảng của

Thầy.

Ngày 19 tháng 06 năm 2010 chị hẹn gặp tôi tại Tịnh xá Ngọc Đăng, Sài Gòn.

Trong cuộc nói chuyện vui, chị hỏi tôi có từng đọc sách Thầy T.L không?

Là một con người vô tư và yêu thích chân thật, tôi trả lời có. Và nói thêm rằng

tôi cảm thấy không hợp với lối sống và tu tập của Thầy T.L. Tôi phân tích

thêm: Thầy T.L là một Thầy tu đáng kính, rất nhiệt huyết với con đừng tâm

linh Phật Giáo, là một vị Thầy có thể nương theo tu tập. Tuy nhiên, tôi tự thấy

mình không phù hợp.

Nghe tôi nói thế, chị có vẻ không vui. Lửa trong chị nhẹ cháy, chị hỏi tôi là đã

đọc sách nào của Thầy T.L.

Những lời gốc Phật dạy; Tạo duyên giáo hóa … do anh Minh Độ từng tu ở Tu

Viện Chân Như mang sang India tặng, tôi trả lời. Tôi giải thích thêm cho chị

một số câu nói của Phật trong Kinh và khuyên chị nên thận trọng, chỉ nên tin

và học theo khi chính bản thân đã kinh nghiệm được sự thật và hạnh phúc do

sự thật mang lại. Như thế chị sẽ không phải lãng phí thời gian, tâm lực và tài

lực bởi sự lợi dụng của kẻ khác. Cuộc nói chuyện của chúng tôi kết thúc ở đó.

Ngày hôm sau, chị điện thoại cho tôi, yêu cầu tôi cho chị xin tên người đã

tặng tôi sách của Thầy T.L. và từng tu học tại Chân Như. Tôi nói với chị là

anh Minh Độ. Chị cảm ơn tôi và cúp máy.

Thở một hơi dài, hình dung lại cuộc nói chuyện hôm qua với chị, kết hợp thái

độ của chị khi kết thúc cuộc gọi vừa qua, tôi suy nghĩ: mình nói thật lòng

nhưng đã vô tình đụng đến sự “thiêng liêng” của kẻ khác. Thật đúng cha ông

26

Page 27: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Việt nam từng dạy “sự thật mất lòng”. Thế Tôn cũng đã dạy: tin ta mà không

hiểu ta là phá ta. Ngài còn khuyến khích mọi người đến với Giáo Pháp của

Ngài để thấy chứ không phải để tin. Thế nhưng, cuộc sống lại có quá nhiều

người đến để tin mà không cần phải thấy.

27

Page 28: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

PHỦ NHẬN

VÔ TÌNHTôi có một người bạn đạo rất thân là anh H. Chúng tôi đi chung đoàn với

nhau sang chiêm bái Đất Phật lần đầu tiên trong đời tôi vào ngày 25 tháng 12

năm 2005. Với tôi, một kẻ tu hành “có vẻ xấu xí”, nên mọi người không mấy

ấn tượng, bao gồm anh. Thế nhưng, “có lẽ có duyên”, trong nhiều chuyến đi

theo Thầy3 về Việt Nam, tôi và anh có dịp gần nhau, nói chuyện và hiểu nhau

hơn. Anh còn giúp tôi làm giấy ngân hàng bảo lãnh cho tôi du học tại India…

Từ đó, trong tôi tự cho anh là một người bạn đạo hữu duyên.

Tôi thấy anh và tôi rất có nhiều điểm chung về cách suy nghĩ và tu tập tâm

linh. Anh cũng nghĩ tôi là một người bạn giúp anh hiểu rõ thêm nhiều vấn đề

tâm linh và Phật pháp. Thế là mỗi khi có dịp, chúng tôi thường nói chuyện với

nhau, có khi chúng tôi nói cả những vấn đề “rất riêng tư” trong cuộc sống.

Một ngày mùa hè tháng bảy 2010, vì phải trở lại India gấp, tôi nhờ anh giúp

liên kết xuất bản 2 quyển sách nhỏ do tôi viết và soạn về cá nhân và chùa

Việt Nam Phật Quốc Tự: Cảm ơn những nhiệm mầu và Góp lá nhiệm mầu.

Anh vô cùng hoan hỉ, kể cả việc cho mượn tiền in và dò lại bản thảo.

Khi trở lại India, tôi lại tiếp tục gửi anh một tác phẩm khác do tôi viết từ năm

2005: Thiền quán niệm hơi thở - Anapanasati - dưới góc độ sức khỏe và

phát triển trí nhớ, nhờ anh tiếp tục in. Khoảng một tháng sau, anh điện thoại

cho tôi nói Thầy đề nghị không in vì chưa đến lúc. Tôi cười rất vui vẻ đón

nhận thông tin.

Nhưng rồi trong một lần khác anh gọi điện cho tôi nói về việc in Kinh Pháp

Hoa, câu chuyện quyển sách Thiền quán niệm hơi thở trở lại. Tôi đề nghị

anh in, anh nói đã thưa Thầy nhưng Thầy không ok. Tôi lại nói: Anh … để đó

tôi, tôi sẽ … Anh tiếp tục phản biện: mình cũng thật tình nói với Thầy về

3 Thầy H. Diệu, người khai sáng hai ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự nơi Phật Thích Ca giáng trần – Lumbini- và Đắc Đạo – Buddha Gaya.

28

Page 29: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

quyển sách, mình có biết đâu… Cuộc nói chuyện vẫn tiếp diễn, và câu

chuyện được chuyển sang hướng khác …

Khi kết thúc cuộc gọi, liên tưởng lại những lời anh nói và tôi đã nói, tôi phát

hiện ra mình đã “phủ nhận vô tình” thiện ý của anh.

PHÉP LẠ

TỈNH THỨCSáng ngày 24 tháng 09 năm 2010, tôi đang hướng dẫn công nhân trồng hoa

thì giật mình bởi tiếng còi xe inh ỏi ngoài cổng chùa. Nhanh chân bước ra

cổng, thì ra là còi Taxi đưa sáu người Việt Nam đến viếng thăm chùa.

Giản dị như mọi ngày trong chiếc áo thun cũ bạc màu và chiếc quần nâu quê

mùa của một người ở chùa, tôi chánh niệm mở cửa đón đoàn vào thăm viếng.

Sau vài lời chào hỏi xã giao, năm trong sáu anh chị, dường như không nén

được cảm xúc lần đầu tiên thăm viếng ngôi chùa mang tên Việt nam đầu tiên

trên đất Phật, đã nhanh chân vào sân chùa chụp hình lưu niệm và vãng cảnh.

Một anh còn lại muốn nói với anh tài xế Taxi người India là 10 A.M đến đón

đoàn, nhưng không nói được tiếng Anh. Tôi giúp anh phiên dịch.

Dịch xong, tôi đi trước anh theo sau vào sân chùa. Vào đến nơi, gặp 5 anh chị

em đã vào trước, anh bạn mà tôi vừa giúp phiên dịch huyên thuyên khen ngợi

cảnh chùa và chỉ vào tôi giới thiệu với mọi người: “thằng này nói tiếng Việt và

tiếng Anh tốt lắm”. Nghe xong câu nói của anh, tôi thấy tâm lập tức phản ứng.

Nó bắt đầu lý luận và phán xét. Và tôi tỉnh thức ngay lập tức, hơi thở tôi có

mặt ngay để điều hòa phản ứng của thân và tâm tôi.

29

Page 30: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Sau khi chụp xong mấy tấm hình kỷ niệm, một anh cỏ vẻ lớn tuổi và cao địa vị

nhất trong đoàn đến gần tôi và trân trọng gọi tôi bằng Thầy: xin thầy cho phép

chúng tôi được lễ Phật chùa mình. Nghe về chùa, về Thầy Huyền Diệu đã lâu,

nhưng hôm nay mới đến được. Và cũng xin thưa Thầy là xin Thầy chú

nguyện giúp cho những tràng hạt để chúng tôi mang về Việt Nam tặng bạn bè

và người thân.

A di đà Phật, thay lời Thầy chào mừng quý anh chị thăm chùa, tôi đáp lại. Sau

đó tôi đưa các anh chị đến chánh điện lễ Phật và đọc thần chú Đại Bi để chú

nguyện cho những tràng hạt của quý anh chị.

Lễ Phật xong, tôi mời quý anh chị tham quan vườn chùa và dùng trà dưới

giàn hoa có hương thơm. Chúng tôi nói chuyện với nhau gần 60 phút về nhân

tình thế thái, về ý nghĩa cuộc sống, về lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên,

bảo vệ môi sinh, hồn thiêng sông núi Việt Nam, tâm nguyện xây chùa của

Thầy Huyền Diệu …

Các anh chị rất cảm ơn tôi đã tiếp đoàn, đã chia sẻ với anh chị nhiều điều vô

cùng mới mẻ với anh chị. Anh chị tỏ ra rất trân trọng và xin tôi viết cho các

anh chị mỗi người một đôi dòng trên những danh thiếp cũng như quyển sách

nhỏ của anh chị để kỷ niệm.

Lúc này, tôi thoáng thấy trên gương mặt anh bạn đã vô tình giới thiệu tôi:

‘Thằng này …’ hơi có gì đó gương gạo, khó xử. Tôi liền nhanh trí nắm tay anh

và nói: anh là người rất có phúc. Rất nhiều người theo Phật, mơ ước một lần

trong đời chiêm bái Đất Phật để thực hiện di chúc của Ngài4, mà vẫn chưa

đến được đây. Thầy tôi thường nói kiếp trước có tu kiếp này mới có duyên

lành như thế. Anh kiếp trước có tu đấy. Anh cố gắng làm nhiều điều tốt cho

quê hương và dân tộc. Chúng tôi cầu nguyện cho anh thành tựu những ước

nguyện tốt đẹp.

Tôi thấy gương mặt anh từ gượng gạo khó xử chuyển sang xúc động và hạnh

phúc. Anh nói: rất cảm ơn Thầy. Không ngờ thầy nhỏ mà có một tư duy sâu

4 Trong kinh Mahaparinibbana Đức Phật dạy người đệ tử Phật một lần trong đời nên về chiêm bái một trong bốn Thánh Địa: nơi Phật giáng trần, nơi Phật thành Đạo, nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên và nơi Phật nhập Niết Bàn. Người nào chiêm bái với lòng tin chân thành, lâm chung trên đường chiêm bái sẽ sanh an lạc.

30

Page 31: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

rộng và một tình yêu quê hương, Đạo Phật và dân tộc như thế. Chúng tôi rất

cảm ơn Thầy Huyền Diệu và Thầy. Chúng tôi thấy mình rất hạnh phúc khi

được viếng thăm chùa.

Anh vừa nói dứt lời thì một anh trong nhóm báo cáo là đã đến giờ hẹn với

Taxi.

Buổi nói chuyện của chúng tôi khép lại, các anh chị lần nữa cảm ơn tôi và

chùa đã tiếp các anh chị. Tôi tiễn các anh chị ra cổng, chào và cầu nguyện

các anh chị an lạc.

Quay trở lại, tôi liếc nhìn đồng hồ thấy 10:30 sáng. Chùa lúc này thật yên tĩnh.

Một mình đi trên những viên đá phẳng ngang qua những hàng tre, tôi hít một

hơi dài và thở ra mỉm cười đầy mãn nguyện. Tôi thấy tỉnh thức là một phép lạ

- tỉnh thức mang đến hòa bình cho chính mình và cho cả thế giới xung quanh.

31

Page 32: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

MỘT LỜI NÓI

CẢM ƠNNgày 07 tháng 04 năm 2010 có một phái đoàn chư Tăng lãnh đạo GHPGVN

chiêm bái thánh địa Buddha Gaya – nơi Phật Thích Ca đắc Đạo. Được biết

tin, hầu hết các Tăng Ni sinh viên Việt Nam đang học tại India đều đến phi

trường Gaya để cung đón. Ngoài ra, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt nam tại

India cũng tham gia chào đón phái đoàn tại phi trường.

Là một người bình dị, thích sống như là mình, không muốn copy hay a dua

một cách gượng gạo theo một sự sắp xếp hay một quan điểm nào nó, tôi ăn

mặc bình thường như khi ở chùa và theo lời Thầy tôi – Thầy Huyền Diệu – đi

đến phi trường tham gia đón đoàn. Đến nơi, trước mắt tôi là những hình ảnh

đẹp của các Thầy và sư cô trong sắc phục Phật Giáo Việt Nam – Y vàng

trang nghiêm- vô cùng dễ thương đang đứng thành hàng chờ cung đón.

Tôi hoan hỉ vô cùng, chạy tới chạy lui ghi lại hình ảnh đẹp để làm tư liệu. Bất

ngờ, hai nhà sư trong hàng ngũ những nhà sư đang trang nghiêm đứng đón,

mặc hồng lên và to tiếng hướng về phía tôi: Đón chư tôn hòa thượng mà ăn

mặc như vậy? mặc y áo vào !

Quá bất ngờ, tôi ngẩn người nhìn hai sư huynh ấy. Tôi thấy mình hơi bị “quê”

giữa bao người. Cố trấn tĩnh lại, tôi đến gần hai sư huynh và tỏ thái độ hòa

hợp và bình tỉnh nói: thông cảm nghen sư huynh, mình có nhiệm vụ riêng. Rồi

tôi đùa thêm: hai sư huynh biết tôi là ai không? Câu hỏi của tôi làm hai sư

huynh càng giận, lớn tiếng: ông là cái “quái gì” mà không biết? Tôi cười, vì hai

sư huynh đã trúng kế. Tôi tiếp lời: đã biết rồi thì còn yêu cầu mặc y áo gì

nữa?

Hai sư huynh lửa sân càng bừng cháy, tôi đắc ý và vội đi trước khi nó kịp

cháy đến mình.

32

Page 33: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Đón đoàn xong, chiều hôm đó Hiệp Hội Phật giáo Quốc Tế Buddha Gaya có

buổi gặp mặt và trao đổi cùng phái đoàn GHPGVN, tôi lại được theo Thầy đi

dự. Lần này tôi mặc áo tràng của một nhà sư Tăng, ra dáng một nhà sư đã có

thâm niên trên con đường tu học và thực nghiệm tâm linh của Đạo Phật.

Trong buổi gặp mặt và trao đổi ấy, tôi gặp một nhà sư đã có lần cùng tôi đi thi

vào học viện PGVN tại Huế gần mười năm về trước. Anh bạn thấy tôi, đến

gần và rất chân tình nói: Thầy mặc áo như vậy phải đẹp hơn không? Mĩm

cười, tôi đáp: cảm ơn Thầy!

Một câu hỏi đơn giản; một câu trả lời đơn giản, nhưng lại chấn động mạnh

trong lòng tôi. Tôi thấy lại cảnh “sân” của hai sư huynh khi đón đoàn; tôi thấy

lại cảm giác khó chịu trong tôi khi nghe hai sư huynh không lịch sự lớn tiếng

với mình; tôi thấy tôi có nội sân. Tâm tôi bắt đầu xuất hiện một trạng thái tâm

lý hối tiếc: phải chi lúc ấy mình nói được như lúc này một lời nói cảm ơn!

33

Page 34: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

KHÔNG CÓ

NGÀY MAIHôm nay là một ngày nắng đẹp ở Ấn Độ, mặc dù hơi nóng. Đứng từ tầng ba

của ngôi nhà tri ân Việt Nam Phật Quốc Tự - India nhìn xuống, một thảm xanh

thật tươi mát làm tâm hồn tôi thật an tỉnh. Thiền hành qua lại, tâm tôi xuất

hiện một năng lượng tri ân Thầy, tri ân những con người chung tay góp sức

cho công trình tâm linh và văn hóa Việt Nam này, để bao người được thuận

duyên chiêm bái và tu tập trên Đất Phật, mà tôi là một.

Từ tâm niệm tri ân, một ước mơ đẹp của tôi trở về: Học tiếng Pháp để tri ân

Thầy.

Ước mơ học tiếng Pháp của tôi bắt nguồn từ “biển sóng không lời5” khi tôi

đến New Delhi lần đầu tiên. Cuộc nói chuyện bằng tiếng Pháp của Thầy và

anh bạn đổi tiền trong một chợ du lịch nhỏ - Khan Market – làm tôi ngơ ngát

không hiểu, cộng thêm một cú đánh quyết định làm tôi khởi tâm quyết học

tiếng Pháp: đang khi nói chuyện bằng tiếng Pháp cùng anh đổi tiền, Thầy

hướng sang tôi và nói: “Nhuận Đạt thấy không? anh này chỉ làm kiếm tiền

nuôi vợ con thôi mà tiếng Anh tiếng Pháp ngon lành, chúng ta cả một lý tưởng

mà chỉ nói, không làm gì được cả.”

Từ sau ngày hôm đó, tôi tự nguyện kiếp này phải sử dụng được tiếng Pháp, ít

nhất là đọc hiểu được các sách vở viết bằng tiếng Pháp về đạo Phật và đất

nước Việt Nam. Nhưng rồi đã bốn năm qua, có ngày tôi tự học được vài chữ,

có ngày không, kết quả là chỉ được vài câu để thiên hạ cũng nghĩ mình có biết

chút tiếng Pháp.

Từ kết quả, tôi ngược dòng ký ức để tìm về nguyên nhân chính. Bao nhiêu lý

do hiện về; bao nhiêu lý luận bảo vệ tự tôn xuất hiện … cuối cùng tôi cũng tìm

ra được nguyên nhân chính: “hẹn ngày mai”.

5 Xin đọc sách Cảm Ơn Những Nhiệm Mầu

34

Page 35: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Thật tức cười, cái bệnh hẹn ngày mai có vẻ đơn giản và dễ trị, thế mà cho tôi

một kết quả rất dễ buồn như hôm nay. Ngày mai là ngày chưa đến, là ngày

mình không chắc và không biết, nhưng vẫn cứ hẹn ngày mai.

Bốn năm đã qua, 1460 ngày đã qua, nhưng ngày mai vẫn chưa tới.

Mĩm cười, vẫn bước chân điều đặn, tôi tự khoan dung cho mình và lại tiếp tục

quyết tâm. Nhưng lần quyết tâm này, tôi thêm vào một nguyên tắc mới:

“không có ngày mai”.

Tôi nghĩ, mỗi khi mình biếng nhác hay do dự, phải tự nhắc nhở rằng không có

ngày mai, nếu hôm nay không có. Những gì có thể làm hôm nay đừng để

ngày mai, ngày mai sẽ không bao giờ đến. Ngày mai thực sự chỉ được làm

bằng những gì có thể của ngày hôm nay.

Mĩm cười thở nhẹ, lấy lại ý chí, nhẹ bước đi về phòng, tôi bắt đầu công việc

của một ngày mới, học tiếng Pháp là một phần.

35

Page 36: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

KHẢ NĂNG CHUYỂN HÓA CỦA

TÌNH THƯƠNG

Tôi có duyên tiếp xúc với một cậu em người India từ ngày đầu tiên tôi đến đất

Phật. Cậu em tên Susanta, một hậu duệ lâu đời thuộc dòng họ Sakya ở thành

Kapilavastu, nơi có lịch sử gắn liền với cuộc đời bậc Đạo Sư của nhân loại:

Phật Thích Ca.

Susanta là một câu học sinh thuộc giai cấp thấp trong xã hội Ấn độ, được

Thầy đưa về chùa giúp cho ăn học. Cậu có rất nhiều mặc cảm, đặc biệt về

giai cấp. Cậu học không giỏi lắm, nhưng cũng đủ điểm để vượt được các kỳ

thi.

Mùa xuân 2010, sau khi học được một ít chữ Hán từ Đại Học Ngôn Ngữ và

Văn Hóa Bắc Kinh trở về, tôi được Thầy cho phép công quả tại Việt Nam Phật

Quốc Tự - Buddha Gaya, tôi bắt đầu có những ngày tháng gần và chia sẻ

nhiều với Susenta.

Mùa hè 2010, chùa chỉ có hai chúng tôi. Nếu theo hệ thống phân cấp, thì tôi là

người trên, cậu là người giúp việc và nhận ân huệ của Chùa. Thế nhưng tôi

không nghĩ thế, rất thân thiện với cậu, chia sẻ quan điểm sống, thảo luận và

khuyến khích cậu tự tin thêm trên con đường cậu đang ước mơ phía trước.

Thỉnh thoảng sau những bữa cơm, tôi thường nhấn mạnh đến yếu tố tri thức

và sự chân thành để thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Thầy thường nói ở Ấn Độ khó có thể đưa một cậu từ giai cấp thấp lên lãnh

đạo, hoặc thành công gì đó lớn lao trong cuộc sống. Rất đúng! Tiếp xúc với

Susenta, quan sát em rất tỉ mỉ, tôi thấy trong em rất thiếu tinh thần tự tin mình

có thể thành công như bao nhiêu người khác. Em rất an phận, một sự an

phận tỏ ra chai lỳ với những lời khuyên.

Tôi kiên nhẫn, bằng tình thương thật, mỗi ngày một chút khuyến khích em, kể

em nghe những gương thành công trên thế giới, có cả những nhân vật Ấn Độ

được cho là giai cấp thấp như em. Tôi đề nghị em nên ngủ sớm dậy sớm;

36

Page 37: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

nên quản lý tốt thời gian của mình, nhất là luyện tập thói quen không hẹn

ngày mai và văn hóa đọc sách.

Hai tháng trôi qua, em có chút chuyển biến, thấy em thường cầm sách đọc

trong vườn chùa, tôi rất mừng.

Một hôm nọ, tôi nhờ em đưa một người Việt Nam ra nhà ga Gaya để về Delhi,

em đưa và không về cho đến ba ngày sau. Thật ra đây không phải là lần đầu

tiên mà là lần thứ ba. Những lần trước tôi rất thân ái và nhẹ nhàng lưu tâm,

nhưng không thể hiện gì làm em khó xử cả. Đến lần này, tôi nghĩ mình đã

hiểu em khá rồi, không hành động sẽ không còn kịp.

Sau khi em về, tôi vẫn như mọi khi, không gì khác lạ. Sáng sớm hôm sau, tôi

cố tình đi ngang qua cửa phòng em. Vừa thấy em, tôi nói liền chào buổi sáng.

Em có vẻ lúng túng, chào lại. Tôi vẫn không nói gì thêm cho đến khi ăn sáng

cùng nhau.

Susanta, why don’t you inform me when you go out for such a long time?

(Susenta, sao em không báo tôi biết khi em đi lâu như thế?). Em im lặng, tôi

tiếp: you know when you work with one company or organization, if you left

the work without informing or permission, so you know, what happen with you

when you come back? ( em biết không, khi em làm việc cho một công ty hay

tổ chức nào đó, nếu em bỏ công việc mà không có phép hoặc thông báo hợp

lý, thì chuyện gì sẽ xảy ra khi em trở về?). Em vẫn im lặng, tôi nói tiếp: you

have lost your trust, and no one believes in you more. Your bad name will be

going from person to person, company to company, organization to

organization, and it means you lost the chance for success and you will never

keep up your dream. (Em đã đánh mất niềm tin trong mắt mọi người. Tên tuổi

xấu của em sẽ truyền tụng từ người này sang người khác, công ty này sang

công ty khác, tổ chức này sang tổ chức khác, điều đó cũng có nghĩa là em

mất cơ hội để thành công và thực hiện ước mơ.). Em vẫn im lặng, tôi cũng im

lặng nhìn em. Em ngước lên và dường như muốn khóc. Em nói trong nghẹn

lời: Sorry Thầy! (Xin lỗi Thầy).

37

Page 38: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Sau buổi nói chuyện hôm đó, em bắt đầu thay đổi. Để ý, tôi thấy em dạy sớm

hơn. Thường đọc sách và tỏ ra quý mến tôi hơn. Tôi bắt đầu thấy tình thương

chân thành có tác dụng, có khả năng chuyển hóa.

Bữa cơm trưa hôm đó, chỉ có tôi và em, tôi nói: Try your best! Buddha said

one becomes noble by action not by birth. You should be self-confidence. I

think that if you sleep early and wake up early, also organizing good your time,

you will be what you want to be. Lord Buddha blesses you! (cố gắng, Phật dạy

con người cao quý là do việc làm chứ không phải do được sinh ra. Em nên tự

tin. Nếu em tổ chức tốt thời gian, cũng như ngủ sớm và dạy sớm, em sẽ làm

được tất cả những gì em muốn làm. Phật sẽ gia hộ em!)

CHIẾC BÁNH

CUỐI CÙNGTừ ngày trở thành một nhà sư, tôi đã được dạy sống, học tập và làm việc như

“những giây phút cuối cùng”, nhưng ngày ấy tôi không thật sự thấu hiểu, đơn

giản chỉ hiểu rằng mình sẽ cố gắng hết mình để không ân hận ngày mai.

Thế rồi một ngày mùa hè năm 2010, trời India vô cùng nóng (49-500C), trên

tay tôi đang cầm một “chiếc bánh cuối cùng” – loại bánh tôi rất yêu thích do

một phái đoàn chiêm bái từ USA tặng. Những lần ăn trước, tay tôi cũng cầm

chiếc bánh cùng loại, nhưng lần cầm chiếc bánh cuối cùng này, tôi nhận thấy

tâm lý tôi có khác: trân trọng, ăn chậm, cảm thấy ngon hơn và còn khởi niệm

tri ân … Tôi ăn chiếc bánh với ý thức rất rõ ràng đây là chiếc bánh cuối cùng,

sẽ không còn những chiếc bánh thế này ngày mai. Tâm tôi rất vui và đầy sự

38

Page 39: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

trân trọng chiếc bánh. Chiếc bánh trở thành quan trọng và tôi ăn như chưa

bao giờ được ăn, như sẽ không có chiếc bánh như thế này cho ngày mai

nữa.

Thật giản dị, bí mật của lời dạy “những giây phút cuối cùng” tan vỡ trong tôi.

Tôi phát hiện ra mình có một sức mạnh tập trung lớn và một khả năng hạnh

phúc lớn nhờ ăn “chiếc bánh cuối cùng” trong giây phút hiện tại. Lúc ấy tôi ăn

chiếc bánh bằng cả thể xác và tâm hồn của mình. Xa hơn nữa, tôi còn khám

phá được cội nguồn chiếc bánh trong liên hệ với thiên nhiên, con người và

nhiều hiện hữu xung quanh.

Kinh nghiệm “chiếc bánh cuối cùng” này đã khai mở cho tôi suối nguồn hạnh

phúc, tình yêu thương và sự trân trọng. Ăn chiếc bánh, học tập, hay làm bất

cứ việc gì, nếu tôi làm bằng cả tâm hồn và thể xác trong giây phút hiện tại, ý

thức trọn vẹn nó trong liên hệ với những hiện hữu thuộc quá khứ, hiện tại và

tương lai, sức tập trung trong tôi sẽ nâng cao, tôi sẽ làm trong một tâm lý

hoàn toàn tự nguyện và hoan hỉ, thời gian sẽ không còn khống chế, không

gian sẽ không còn chướng ngại, bởi vì tất cả là “những hiện hữu cuối cùng”.

Tôi không trân trọng, tôi không thương yêu … tôi sẽ mất nó. Tôi không tự

nguyện và không hoan hỷ hết mình, tôi sẽ không có cơ hội khác, vì nó sẽ qua

đi và không trở lại thăm tôi.

Kinh nghiệm “chiếc bánh cuối cùng” thật giản dị, nhưng với tôi là một bài học,

một chìa khóa vàng cho thành công, hạnh phúc, tình yêu thương và cống hiến

của kiếp người.

39

Page 40: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

BÁC TAMBác Tam tên thật là Lê Văn Tam, người Thanh Hóa. Tôi gặp Bác lần đầu tiên

năm 2010 tại Thanh Hóa trong chuyến theo Thầy tôi6 về thăm Việt nam.

Đầu năm 2011, tôi lại có dịp gặp và đi cùng Bác trong chuyến hành hương

chiêm bái đất Phật do Thầy tôi hướng dẫn.

Chuyến đi cùng chúng tôi còn có đoàn xuất gia gieo duyên tu tập tại Đất Phật

từ mọi miền đất nước Việt Nam do anh Nhã cùng chị Loan hướng dẫn.

Chúng tôi trải qua hai tuần chiêm bái và tu tập. Có những lúc chúng tôi chia

nhau những chiếc bánh, từng quả quýt và di chuyển bằng xe Bus cả nghìn

cây số mỗi lần. Chính từ sự cực khổ, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và tâm thành

của hành hương, tôi mới hiểu và học được thêm nhiều điều giản dị từ Bác

Tam.

Bác Tam đã ngoài bảy mươi, có thể nói sức khỏe không còn ở giai đoạn khỏe

để leo núi, chịu nóng, nhịn khát nước của một đời người. Bác là một doanh

nhân thành đạt - chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty mía đường Lam Sơn

– là người lên xe xuống ngựa, đã từng đi 59 quốc gia học hỏi và công tác.

Đến đâu, Bác đều có xe đưa người đón. Thế nhưng khi hành hương chiêm

bái Đất Phật, Bác là một người giản dị, khiêm cung với tất cả mọi người, kể

cả những bạn đáng tuổi cháu nhỏ của Bác.

Một hôm trên đường đi từ Buddha Gaya đến Lumbini, đi suốt ngày đêm,

không ngủ được đủ giấc, sức khỏe Bác suy giảm và phát sốt.

Trên xe mọi người rất lo lắng, nhất là những đứa con và cháu cùng đi với

Bác. Vì tình thương ông, họ cuống cuồng lên, họ đề nghị Bác về sớm hơn

chương trình dự định.

6 Thầy Huyền Diệu

40

Page 41: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Nói thêm. Các con cháu Bác đi hành hương với Bác là vì lòng yêu thương

kính trọng Bác. Các bạn ấy không như Bác, chưa thật sự thành tâm và thấu

hiểu giá trị tâm linh của một người hành hương.

Bác vẫn cố gắng vui và bình tĩnh như những ngày đầu, uống thuốc sốt, nhận

sự chăm sóc thương yêu của cháu con và nằm nghỉ trên xe cho đến sáng.

Ngày hôm sau, xe về đến Lumbini, đoàn lưu trú tu tập tại Việt nam Phật Quốc

tự, không ai biết Bác sốt trên xe, ngoại trừ con cháu Bác và một số người có

trách nhiệm quan tâm.

Sau khi chiêm bái trụ đá Asoka, nơi Phật Thích Ca giáng trần tại vườn thiêng

Lumbini, về lại chùa, con cháu Bác lại một lần nữa đề nghị Bác về sớm, vì lo

cho sức khỏe của Bác. Bác từ tốn và nhỏ nhẹ nói với các con cháu: “Mấy con

tu là ông khỏe, ông phải chiêm bái Phật tích cho trọn vẹn, không sao đâu”.

Tuyệt vời và xúc động. “Mấy con tu là ông khỏe” là một lời giáo huấn thật giản

dị làm sao!

Đối với tôi, câu nói “mấy con tu là ông khỏe” là một câu nói chấn động tâm

hồn. Tôi khâm phục tư cách một người cha và một người ông tuyệt vời của

Bác; một người hành hương thành tâm và thấu hiểu giá trị tâm linh thiêng

liêng của người hành hương.

Bác còn nói thêm với tôi trước cổng thành Kapilavastu đổ nát năm xưa, nơi

đức Phật Thích Ca rời hoàng cung tìm đường giải thoát: “Bao nhiêu huy

hoàng của hoàng thành nghìn sau cũng chỉ là những tường thành đổ nát. Nếu

đi chiếm bái Đất Phật lúc con còn ở tuổi 45 hay 50 về trước, có lẽ con sẽ làm

được nhiều việc hơn cho đất nước và mọi người”.

41

Page 42: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

BÀI HỌC LỚN

Ngày 29 tháng 03 năm 2011, tại Việt nam Phật Quốc Tự Lumbini, chúng tôi

mời ba nhà sư Nhật Bản thuộc phái Nhật Liên Tông và một Member

Secrectary của ủy ban phát triển Lumbini cùng ăn cơm trưa. Trong buổi cơm

thân tình ấy, tôi được theo ăn cơm cùng Thầy tôi.

Ăn cơm xong, anh bạn Member Secrectary chuyển sang ăn bánh. Tôi cũng

vừa ăn xong nên là người thứ hai tiếp tục ăn bánh.

Vừa ăn, tôi nhìn sang một thầy người Nhật bên cạnh. Thấy thầy cũng ăn cơm

xong, tôi mời thầy dùng bánh. Thầy cảm ơn nhưng vẫn không dùng. Tôi nghĩ

thầy không dùng loại bánh ấy.

Thế nhưng, điều bất ngờ, vô cùng giản dị và cao quý xảy ra trước mắt tôi:

người thầy tôi mời dùng bánh lúc trước, sở dĩ không ăn bánh là vì ông đợi sư

huynh và thầy của mình. Khi nhìn thấy Thầy và sư huynh ăn cơm xong, ông

nâng chiếc đĩa có bánh lên cho thầy và sư huynh gắp mỗi người hai miếng

sau đó mới tự gắp cho mình một miếng.

Nhìn thấy hình ảnh ấy tôi thật sự xúc động và hổ thẹn.

Thầy tôi ngồi đó. Thầy vẫn còn dùng cơm. Tôi là người được thầy thương,

cho phép ngồi ăn cơm cùng khách quý của Thầy, thế mà tôi quên Thầy! Tôi

không đợi được đến khi Thầy cơm xong gắp cho Thầy miếng bánh, hay ít ra

đợi thầy ăn bánh trước sau đó đến phiên mình.

Đây là một bài học lớn, cao quý cho tôi.

42

Page 43: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

ANH HÙNG VÔ TRÍ

Việt Nam Phật Quốc Tự tại Lumbini, Nepal có nuôi 6 con chim Hồng Hạc. Đầu

năm 2011, nhân cùng phái đoàn Ước Nguyện Nhiệm Mầu về chiêm bái

Lumbini, chúng tôi được Thầy Huyền Diệu cho xem Hồng Hạc biểu diễn múa.

Chim Hồng Hạc là loại chim rất đẹp, có sắc thái thanh cao. Để ý tôi còn thấy

tính anh hùng rất đáng nể của chúng: Khi người đến gần, chúng hoàn toàn

không e sợ. Mạnh bước và hùng dũng đi về phía có người. Người tiến tới, nó

cũng tiến tới. Người lui, nó vẫn tiến tới. Nó tiến tới không phải để thân thiện,

mà để tất công. Rất anh hùng.

Một lần nọ, tôi đi ngang qua khu vực có đôi chim Hồng Hạc. Thấy tôi đang đi

tới, đôi bạn chim Hồng Hạc cũng đi tới ngược chiều tôi. Đến gần tôi, anh ta

liền cắn tôi. Tôi càng lui anh ta càng tiến tới tấn công.

Vừa lui tôi vừa nghĩ: anh bạn chim này vui thật, ảnh tưởng mình sợ ảnh,

nhưng thật ra vì mình thương và không muốn làm tổn thương ảnh thôi. Thế là

tôi quyết định thử chụp cái cổ ảnh xem sao.

Thực hiện ý định, tôi đưa tay chụp ngay cổ anh ta khi anh ta vung mỏ để cắn

tôi.

Bị chụp cổ, anh bạn Hồng hạc không cách nào tấn công được. Tôi bước tới

anh ta phải theo tới. Tôi bước lui anh ta cũng phải theo lui. Thấy rất thương.

Tôi nắm cổ anh bạn Hồng hạc khoảng một phút sau đó thả bạn ra bước đi.

Bạn Hạc được thả ra vẫn không sợ, vẫn hiên ngang và hùng dũng tiếp tục

tiến tới để cắn tôi, mà không hề biết mình vừa thua trận và nhờ lòng thương

43

Page 44: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

của kẻ khác. Nhìn thấy bạn Hạc đầy quyết tâm đi về phía tôi, tôi nhanh chân

hơn ra khỏi khu vực kiểm soát của các bạn. Bước đi mà lòng tôi cứ vui: Loài

Hồng Hạc Lumbini thật dễ thương, thật anh hùng. Thua trận nhưng không

nản chí, vẫn đứng lên và tiếp tục tiến công. Có điều, các bạn Hạc có dũng

nhưng không có mưu, hay nói cách khác là có sức mạnh nhưng không có trí

tuệ.

Cổ nhân nói: “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Các bạn Hồng Hạc chỉ

có biết ta mà không biết người, tiến tới để tiếp tục bại là điều chắc chắn.

Ngoại trừ người khác thấy thương vì ngu mà tha thứ, khoan dung.

44

Page 45: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

THÀNH TÂMNăm 2005, đến đất Phật lần đầu tiên dự lễ khánh thành Việt Nam Phật Quốc

Tự - Lumbini, ngôi chùa quốc tế đầu tiên nơi Phật Thích Ca giáng trần, do

Thầy H.Diệu sáng lập, tôi vô cùng khâm phục và xúc động.

Một con người đơn độc, trên một đất nước nghèo và xa lạ (sau này khi ở tại

India và Nepal năm năm tôi biết thêm sự khắc nghiệt của thời tiết và sự vô ân

của những người địa phương cũng như sự trở ngại tôn giáo tại nơi này),

nhưng Thầy nỗ lực xây được hai ngôi chùa mang tên Việt Nam và tạo được

những quan hệ cao cấp với lãnh đạo trung ương và địa phương, thật cảm

phục.

Tôi tự hỏi làm sao và nghị lực nào để Thầy có thể làm được những điều

nhiệm mầu như thế!

Ngày tháng trôi qua, tôi được ở cả hai ngôi Việt Nam Phật Quốc Tự trên Đất

Phật để công quả, được gần Thầy học hỏi.

Thầy dạy tôi rất nhiều. Từ ngoại giao đến tác phong công việc; từ tâm nguyện

cho đến lý tưởng vì Đạo Phật, đất nước, nhân loại và cuộc đời. Gần Thầy, tôi

như một chú cá cạn lâu ngày gặp nước, tâm tôi rực sáng lý tưởng và niềm tin.

Những gì Thầy dạy tôi, tôi đã hấp thụ, nó đã từ lúc nào biến thành lối sống,

phong cách làm việc cá nhân tôi.

Thầy dạy tôi bí mật của thành công hạnh phúc là “thành tâm”. Mọi lý thuyết

hay; mọi kế hoặc tốt đều phải được thực hiện bằng một tâm thành thì mới có

kết quả tốt đẹp. Nếu không, tất cả chỉ là những cuộc luận bàn hay những

trang giấy đẹp tưởng tượng.

45

Page 46: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Từ học bí mật “thành tâm” của Thầy, tôi dần tự tin cất bước trên đường tri

thức và đóng góp được chút ít công việc cho cộng đồng Phật giáo và con

người.

Khi tôi viết những dòng này, Thầy đã 67 tuổi. Thầy vẫn còn nồng nàng với

tình yêu Đạo Pháp, quê hương Việt Nam và hòa bình của con người. Không

mệt mỏi, Thầy tự mình nấu cơm ăn, tận tụy làm việc và say sưa với những ý

tưởng lớn lao về phục hưng Kapilavastu, xây dựng thánh tượng Phật Di Lặc

tại Khổ Hạnh Lâm, đóng góp ý tưởng cho quê hương Việt Nam hòa bình hạnh

phúc.

Tôi cảm nhận những ý tưởng cao đẹp đó như một người yêu trong tâm hồn

Thầy. Thầy không bao giờ quên nhắc đến tên mỗi ngày trong cuộc sống.

Ở gần Thầy, tôi học được dường như tất cả những gì Thầy dạy. Duy nhất có

một điều, tôi học đến hôm nay vẫn chưa làm được bài kiểm tra điểm chín, đó

là sự “thành tâm”.

Lễ Phật và tỉnh tâm nhiều giờ, tôi bừng hiểu ra rằng những gì Thầy làm được

nhưng chúng tôi không làm được là do Thầy thực sự “thành tâm”.

HẠNH PHÚCKHÔNG KHÓ TÌM

Một lần, tôi được Thầy cho hướng dẫn một đoàn hành hương từ Việt Nam

sang chiêm bái Đất Phật tại Ấn Độ. Tôi được giao nhiệm vụ đưa đoàn từ Bồ

Đề Đạo Tràng của Ấn Độ sang Lumbini, Nepal.

46

Page 47: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Chúng tôi bắt đầu đi từ 08 giờ sáng, lộ trình đi qua Saranath, vì thế chúng tôi

phải mất 21 giờ mới đến được biên giới Nepal.

Ấn Độ là một quốc gia khá đặc biệt, đời sống của họ nặng tâm linh hơn nặng

thức ăn. Việt Nam thường nói có tiền mua tiên cũng được, nhưng thực tế Ấn

Độ và Nepal trong một vài trường hợp, có tiền không mua cơm được nói gì

đến mua tiên. Đoàn chiêm bái chúng tôi là một ví dụ sống động.

Trong đoàn chúng tôi có rất nhiều anh chị em giàu có. Hầu như ai cũng có

tiền dư, không những có thể mua được một tháng cơm mà một năm cơm ở

những nhà hàng sang trọng họ vẫn có thể. Thế mà trong chuyến chiêm bái

này, chỉ biết cầm tiền mà chiêm nghiệm cái đói viếng thăm.

Thấy mọi người đói và muốn dừng lại ăn cơm, tôi đề nghị xe dừng lại một

quán cơm bên đường. Mọi người vui vẻ đi vệ sinh sau đó vào quán cơm.

Bổng một người la lên: Ối giời, Thầy ôi, dơ thế, sao ăn được? Ối giời, còn có

chuột bò ngang nữa. Thế là cả nhóm xôn xao đề nghị không ăn, tiếp tục lên

xe đi.

Thống nhất. Tôi lại tiếp tục cho xe đưa đoàn đi. Cứ thế tôi cho xe dừng đến

lần thứ tư. Lần này nhiều anh chị em quá đói, tôi đề nghị anh chị em vệ sinh,

rữa mặt sau đó vào quán ăn. Tất cả để tôi lo. Anh chị em cứ việc ngồi đó và

thưởng thức.

Lần này là một lần may mắn cho tôi. Thứ nhất anh chị em đói và mệt nên

không nhiều ý kiến; thứ hai nhờ trời tối nên không ai nhìn thấy được cảnh dơ

bẩn kinh khủng của quán ăn.

Để anh chị em nghỉ một chút, tôi gọi cho mỗi người một ly trà sữa Ấn độ - Đây

là loại Chai của người Ấn nấu bằng sữa trâu bò với thảo dược. Vừa mệt lại

vừa đói, nên khi uống được ly trà sữa các anh chị em cảm giác như được

uống tiên đơn. Tất cả khỏe ra và vui hẳn lên. Có chị còn nói: Ối giời, ngon thế

nhỉ!

Tiếp tục, tôi gọi cho các anh chị em mỗi người 2 miếng bánh Chapati – một

loại thức ăn truyền thống của người Ấn được làm từ bột lúa mì nguyên chất.

Anh chị sau khi uống Chai phấn khởi, nay tiếp tục được ăn chapati càng vui

sướng hơn. Một số anh chị em ban đầu ngại ngùng, bây giờ cũng nhập cuộc.

47

Page 48: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Tiếng cười bắt đầu rộn rã bay; những bản tình ca quê hương và Đạo Pháp

nhẹ nhẹ thành tiếng.

Thật giản dị một niềm hạnh phúc. Tôi vừa ăn vừa nghĩ ngợi về cái giá của

hạnh phúc. Hạnh phúc thực sự không khó tìm. Nó đơn giản như đói được ăn

một miếng Chapati và khát được uống một ly Chai.

Trong lúc mọi người đang ăn vui vẻ, tôi cất tiếng hỏi: ok, các anh chị em no

chưa? Chapati và Chai có ngon không? Nhiều anh chị trả lời: ngon thưa

Thầy.

Tôi nói tiếp: Anh chị em đang ăn một loại bánh đặt biệt của Ấn độ đấy, nó làm

từ bột lúa mì nguyên chất cộng chút phân chuột. Mọi người xôn xao lên: thế

hả Thầy? ghê quá!

Tôi cười lớn tiếp tục vui nói: còn Chai anh chị em uống được làm từ sữa trâu

bò với thảo mộc có thêm hương vị mồ hôi muối của các anh Ấn độ bồi bàn.

Á! Cả nhóm cười vang làm các bạn Ấn độ giật cả mình.

Tôi kết luận: khi đói tất cả thức ăn có thể ăn đều ngon. Hạnh phúc thật giản dị,

không khó tìm, đơn giản như ăn miếng Chapati với chút dư vị của chú chuột

đi qua. Tôi chưa nói dứt lời, một tiếng ối giời lớn vang lên, cộng thêm những

trận cười như bảo đến. Ai ai cũng vui vẻ và như đã quên mệt của một hành

trình dài.

Chúng tôi tiếp tục lên xe đi, khép lại một kỷ niệm đơn sơ của hạnh phúc,

hướng về Lumbini, nơi Phật Thích Ca giáng trần, với một tấm lòng chân thành

chiêm bái và hiện thực hóa lời dạy của Đức Thế Tôn: Này Anan, có bốn nơi

sau khi Như Lai Niết Bàn người Phật tử nên một lần trong đời về chiêm bái.

Một, Buddha gaya, nơi Như Lai chứng quả vô thượng chánh đẳng chánh

giác. Hai, Saranath, nơi Như Lai đầu tiên chuyển pháp luân. Ba, Kusinagar,

nơi Như Lai Niết Bàn tịch diệt. Bốn, Lumbini, nơi của ước nguyện, nơi Như lai

chọn lựa để giáng sanh.

48

Page 49: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

CHỜ

ĐỢINgày 04 tháng 04 năm 2011, tôi được mời tham dự lễ khánh thành Center for

The World Peace ở Lumbini. Đúng chín giờ, theo thư mời, tôi đến nơi và

cùng các Thầy của cộng đồng Phật Giáo quốc tế tham dự lễ chúc mừng

khánh thành.

Đến nơi, không người đón vào, chúng tôi tự động bước vào cửa thì bị ngăn

lại và được giải thích là không có đăng ký không được vào.

Chúng tôi quay trở lại và được một chị bạn người Hồng Kông hướng dẫn

đăng ký, sau đó nhận được một tấm Stick để dán vào áo trở thành người

tham dự chính thức.

Vào được bên trong, đọc thông báo chương trình, tôi phát hiện ra chương

trình chính thức bắt đầu lúc 11:30 A.M và kết thúc 1:30 P.M, sau đó dùng

cơm.

Theo thư mời là 9:00 A.M, vì thế khi đến nơi chúng tôi phải đợi thêm hai giờ

rữa nữa mới được tham dự lễ. Không có chọn lựa, chúng tôi đành cùng nhau

kiên nhẫn đợi.

Không người quan tâm, ở một góc trong tâm hồn tôi khởi ý nghĩ chúng tôi

được xem như những kẻ đang chờ đợi một ân huệ nào đó từ buổi lễ, như một

kẻ ăn xin đang đợi người cho. Nhưng tôi vẫn kiên nhẫn được, vẫn viết bài

trong lúc chờ mà không rơi vào bị động.

49

Page 50: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Thế rồi có một nhà sư Nhật Bản gọi tên tôi. Thầy ấy đến đưa tôi vào trong

giảng đường nơi diễn ra chính lễ. Bước đến cửa thì chúng tôi bị đề nghị

không được vào với một lời Sorry không giải thích, rất thất vọng.

Vị thầy người Nhật rất bình tỉnh, ông vui vẻ quay trở lại cùng tôi. Chúng tôi lại

tiếp tục đợi.

Rồi từng thầy một ra về, trước hết là các thầy Theravada của Thailand, Miến

Điện, Srilanka, Cambodian, vì các thầy phải ngọ trai vào lúc 11:00 A.M, không

thể đợi được, chỉ còn chúng tôi, Mahayana ở lại.

Chúng tôi tiếp tục kiên nhẫn đợi. Rồi một lời mời vang lên, mời chúng tôi ra

giữa sân nắng 390C không mái che hướng về phía cửa chánh điện để bắt đầu

lễ khánh thành. Bên trên đài cao là một giọng ca nam ngọt ngào làm ngay

ngất nhiều người, riêng tôi không hiểu gì hết, bởi anh bạn hát bằng tiếng Tây

tạng.

Anh ca sĩ hát xong, hai anh chị xướng ngôn viên dễ thương bắt đầu chào

mừng mọi người tham dự, giới thiệu những nhân vật VIP từ chính quyền sở

tại và các nước có quan hệ ngoại giao.

Chúng tôi vẫn đứng từ xa, vẫn đợi buổi lễ khánh thành, nhưng không ai quan

tâm đến cộng đồng Phật giáo quốc tế nơi này, mà những đại diện được mời

là các thầy từ những truyền thống Phật giáo thế giới khác nhau. Các Thầy lại

tiếp tục ra về, chỉ còn lại tôi và hai nhà sư Nhật Bản, trong ấy có vị sư đã hơn

70 tuổi, từng sống và dấn thân cho phong trào hòa hình thế giới của Nhật

Liên Tông tại Phi Châu hơn 30 năm qua.

Cửa mở, băng cắt, xướng ngôn gửi lời mời tất cả vào chánh điện. Tôi theo

chân hai nhà sư Nhật đi vào. Lại một lần nữa lạc lõng, không người hướng

dẫn vào vị trí quy định.

Tôi nhẹ lách người qua hai nhà sư Nhật, cố ý đến gặp anh bạn đeo băng bảo

vệ lễ để hỏi chút ít thông tin. Nhà sư già Nhật Bản hỏi tôi đi đâu. Tôi nói đi hỏi

xem các chùa quốc tế Lumbini được quy định ngồi nơi nào.

Bất ngờ, ông đưa tay ngăn tôi lại. Ông nói: chúng ta chờ gần 3 giờ đồng hồ

để vào đây là mong được chúc mừng và hoan hỉ với một trung tâm tâm linh

mới được xây dựng, góp phần cho tâm linh của nhân loại và phát triển thánh

50

Page 51: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

địa Lumbini. Chúng ta đã vào được đây, hãy cùng nhau đứng đây niệm kinh

thầm nguyện, không cần phải tìm chỗ ngồi đâu. Niệm kinh xong chúng ta sẽ

về. Thế là ba chúng tôi, giữa bao nhiêu con người tới lui tìm chỗ, chấp tay

nhẹ niệm hồng danh chư Phật và đề kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa,

khấn nguyện cho trung tâm tâm linh mới này. Chúng tôi thành tâm cao độ,

không còn nhớ mình đang đứng giữa bao con người, cúi đầu lễ xuống trước

Phật tượng.

Một anh bạn chạy đến hỏi thư mời của chúng tôi để đưa chúng tôi lên hàng

VIP đã định. Tôi hoan hỉ cảm ơn anh và nói: cộng đồng Phật giáo nơi đây rất

mừng nhìn thấy trung tâm Phật giáo này được khánh thành, chúng tôi xin

nhiệt tâm chào mừng thành viên mới. Thời gian không cho phép, xin cảm ơn

các anh đã mời cá nhân chùa Việt Nam tôi và các thầy thuộc cộng đồng Phật

giáo các nước. Chúng tôi sẽ đến thăm Center for World Peace và các anh

vào một ngày khác đẹp và ít bận rộn hơn. Anh cũng cảm ơn đáp lại.

Nói xong, chúng tôi chào anh bước ra, không quên xá chào một lần nữa khi

đến cổng trở về.

Giữa cái nắng 390C của mùa hè Nepal, đầu trần, tôi bước đi trở lại Việt nam

Phật Quốc Tự - Lumbini khoảng 1Km gần đó. Từng bước giữa cái nắng tôi

càng thắm thía sự chờ đợi. Tôi thấy tôi học được một bài học kiên nhẫn và

một bài học tổ chức. Tâm tôi hoàn toàn hoan hỉ và thông cảm với sự chủ

quan của người tổ chức lễ khánh thành. Tôi nói với chính tôi: nếu Việt Nam

Phật Quốc Tự tổ chức một chương trình tương tự, tôi sẽ cố gắng tổ chức tốt

hơn.

51

Page 52: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

Trên chuyến xe trở về Thành phố HCM từ An Giang, đang say sưa với những

ước mơ cho Paramita World tại trung tâm Sài Gòn, thì bỗng nhiên Thầy nhớ

ra những quyển bản thảo sách Con Đường Sáng của Thầy đang bị để quên

tại Chùa Phật Xá Lợi – Vĩnh Long.

Anh Nhã phone ngay cho một sư cô trong chùa để nhờ mang bản thảo quyển

sách để quên ra xe bên kia cầu Mỹ Thuận. Thế là, xe đang đi phải dừng lại

đợi ở một hàng quán giải khát bên đường.

Thầy trò cùng nhau xuống xe. Chi Loan, chị Lan và chị Lệ vui tươi cùng nhau

mua ít bánh ăn đi đường; Anh Nhã thì thân thiện đùa vui với những người

bán hàng dễ mến.

Nhìn anh Nhã, nghe chị Loan, Lan và Lệ vui cười, tôi thấy lòng mình cộng

hưởng cùng anh chị, sự mệt mỏi sau nhiều ngày đường đã để hết lại trên xe.

Thầy cũng vậy, cũng hòa chung vui vẻ, còn nói vui thêm rằng có Sài Gòn Phố

Chay thì không sợ đói.

Sau giây phút vui đó, Thầy ngồi trên ghế hỏi chuyện anh chị bán hàng, tôi

đứng bên cạnh Thầy.

Có một cụ già xuất hiện, trên đôi tay gầy của cụ là một rỗ mận xanh. Cụ mang

rỗ mận đến trước mặt Thầy mời Thầy mua. Thầy nhẹ tay nâng rỗ mận và hỏi:

bà bán bao nhiêu tiền? Bà thưa hai mươi nghìn. Thầy nhìn bà im lặng, tay

52

Page 53: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

móc chiếc ví bạc màu, tìm kiếm những đồng tiền cuối cùng còn lại trong ấy.

May mắn, Thầy đã kiếm đủ hai mươi nghìn đồng. Thầy nói: tiền đây thưa bà.

Khi thấy người mua trả tiền mà không trả giá, bà vui vô cùng. Nhận tiền xong,

bà nhanh tay trút hết rổ mận vào bao nhựa, nhẹ đặt trên bàn cho Thầy rồi

bước đi. Đứng một mình bên cạnh Thầy, quán sát câu chuyện mua bán giản

dị ấy, nhưng làm tôi vô cùng xúc động.

Thầy vừa mua xong mận thì chị Lệ cũng vừa đến. Chị cho Thầy biết là số

mận Thầy mua là mận dạt, loại không tốt người ta lựa bỏ ra, bà cụ xin hoặc

mua rẻ đi bán lại. Thầy mĩm cười. khi chị Lệ bước đi, Thầy chia sẻ với mình:

Thầy đâu có mua mận đâu! Thay vì bà cụ đi ăn xin, bà dùng sức lao động của

mình để sống. Mình làm phước giúp bà. Nếu xã hội, ai ai cũng có tinh thần

như bà, cũng phấn đấu làm việc chân chánh để sống, không lợi dụng và ăn

bám người khác thì xã hội này vui và đẹp hơn biết bao!

Biết việc bán mận của bà, nghe và hiểu tâm hồn người mua của Thầy, mắt tôi

khép lại, hơi thở tôi sâu thêm, cổ tôi khô lên vì xúc động.

Một người bán – cụ già gần 80 tuổi, dùng chính sức lực còn lại của mình để

làm việc sống, mà không phải đi ăn xin, không phải làm gánh nặng cho cháu

con và xã hội; một người mua – một nhà sư hơn 40 năm xa quê hương Việt

Nam, hiểu và xúc động trước sự kiếm sống chân chính của cụ già đã biểu

hiện thành hành động mua sản phẩm bằng tình thương và lòng kính trọng, đã

làm tôi phải nhìn lại chính mình.

Tôi ước mơ tôi và mọi người trên quê hương Việt Nam có tinh thần lao động

như bà, được sống bằng đôi chân và đôi tay của chính mình, được làm việc

và cống hiến bằng tư duy và trí tuệ có tình thương như Thầy, để không ai sẽ

là gánh nặng cho xã hội, để tình yêu thương và sự cảm thông chia sẻ giữa

con người và con người được thắp sáng, thế giới hòa bình nhiều hơn, chiến

tranh và thù hận ít hơn.

53

Page 54: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

TƯỞNG RẰNG ĐÃ BIẾT

Một lần nọ, tôi cùng chị Hà, Nga, Ngọc Anh; anh Minh Trung, chị Ngọc và

Minh Thành về Hà Tây thăm chùa Hưng Khánh, cùng đón mừng Phật Đản.

Hưng Khánh là một ngôi chùa huyện rất cổ kính, thấp và ẩn mình dưới những

tàng cây như bao ngôi chùa cổ trên quê hương Bắc Việt. Thầy Minh Đồng là

người trụ trì. Thầy là một vị sư trẻ, rất giỏi, một mình lo tổ chức cho cả ba ngôi

chùa, chăm sóc tinh thần cho hàng ngàn tín đồ, nhưng thầy vẫn chu toàn

công việc giáo hội và tham gia tích cực hoạt động xã hội. Chúng tôi rất kính

ngưỡng thầy.

Tôi sinh ra và lớn lên ở phía Nam, nhưng sống nhiều năm trong thiền môn,

tiếp xúc nhiều các nhà sư cũng như các anh chị phí Bắc, nên cũng biết khá

nhiều phong tục, văn hóa Bắc Kỳ, nhất là văn hóa Phật giáo Bắc. Tuy nhiên

đến Hà Tây lần này, chúng tôi vô cùng xúc động, rất thương người Phật Tử

chân quê. Từng hàng người đến chùa vui ăn buffer ( tiệc buffer miễn phí đầu

tiên tại chùa, do chị Hà từ Sài Gòn về đạo diễn), sau đó dâng hoa đăng mừng

Phật đản và cầu nguyện bình an cho gia đình và thế giới.

Tuyệt vời! nhìn những dòng người vui ăn buffer và đón mừng Phật đản mà tôi

cùng anh Minh Trung không thể không hoan hỷ nhập cuộc hòa vui. Hai chúng

tôi được bố trí dùng cơm riêng rất trân trọng, nhưng chúng tôi tình nguyện

sắp hàng như bao nhiêu người khác để cùng nhau nhận thức ăn và ngồi ăn

chung với mọi người để cùng chia vui ngày Phật giáng thế.

Chiều và đêm ấy trôi qua, sáng hôm sau mọi người lần lượt ra về, nhất là các

anh chị từ Hà Nội. chúng tôi cũng vậy, chuẩn bị hành lý đi thăm chùa Hương.

Sáng hôm đó, đang ăn cơm cùng nhau, thì có một bạn sinh viên con chị Hà

xin mẹ về lại Hà Nội. Anh nói: “mẹ cho một cuốc xe bus”. Chi Ngọc nhìn tôi;

54

Page 55: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Minh Thành cũng nhìn tôi. Các anh chị hiểu là bạn sinh viên xin mẹ tiền đi xe

bus, và có ý hỏi tôi có đúng không. Tôi hiểu ý các anh chị nên đáp: Đúng rồi,

bạn ấy xin tiền đi xe bus đấy!

Xa xa bên kia có tiếng cười khúc khích, nhìn về phía ấy thấy một bạn sinh

viên nữ Hà Nội. Chị Hà cũng cười và lên tiếng: cho một cuốc xe bus nghĩa là

cho bạn ấy đi nhờ đến trạm xe bus đấy, không phải xin tiền đi xe bus.

Ối giời ơi, ngạc nhiên quá. Ba người chúng tôi – tôi, chị Ngọc và Minh Thành

– sáu mắt nhìn nhau ngơ ngác.

Chúng tôi thật chủ quan! Cuộc đời có biết bao điều chưa biết, nhưng tưởng

rằng đã biết, thực ra không biết gì cả. Đã từng được học tam nhơn đồng hành

tất hữu ngã sư – ba người cùng đi, có một người là thầy ta – thế mà vẫn cứ

tự đại và ngủ quên trên cái hiểu biết tí hon của mình.

Tôi không biết hai người cùng ngạc nhiên như tôi có suy nghĩ gì không, riêng

tôi, đây là một lời nhắc nhở cho sự tỉnh thức và đức khiêm cung cần có của

một con người.

55

Page 56: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

KIÊN NHẪNVÀ NHIỆT TÌNH

Tôi đi theo một đoàn Miền Nam viếng thăm chùa Hương. Trong đòn có một

chị tên Ngọc Anh rất thích uống cà phê. Khổ nỗi, chị không thích uống một

mình.

Chị hỏi tôi: Thầy uống cà phê không? cảm ơn chị, không, tôi trả lời. Chị tiếp

tục hỏi nhiều người bạn khác trong đoàn, nhưng cũng không ai uống cùng

chị. Từ buổi sáng bắt đầu đi, cho đến sau khi hoàn tất hành trình viếng thăm

chùa Hương hơn sáu giờ đồng hồ, chị vẫn kiên nhẫn, thỉnh thoảng rủ mọi

người.

Sau khi chiêm bái chùa Hương, chúng tôi trở về dừng chân đợi xe ở một

quán nước bên đường, chị Ngọc Anh vẫn không nản chí, lại một lần nữa rủ

chúng tôi uống cá phê.

Lúc ấy có lẽ là giờ linh, tôi là người hầu như không bao giờ uống cà phê, thế

nhưng tự nhiên lại là người đầu tiên đồng ý. Khi nghe tôi đồng ý uống, nhiều

người cũng vui theo uống, tôi thấy trên gương mặt dễ thương của chị Ngọc

Anh có một nụ cười. Chị đi pha cà phê, mang cho từng người, rất hoan hỉ.

Tôi là người vinh dự được chị pha cho ly đầu tiên. Nâng ly cà phê trong tay,

cảm ơn chị, mà lòng tôi cứ nghĩ về đức kiên nhẫn và lòng nhiệt tình. Người

xưa nói: nhẫn, nhẫn, nhẫn, oan gia tùng thử tận – nhẫn, nhẫn nhẫn, oan gia

từ đây hết. Tôi thấy thật có lý. Rõ ràng, chính sự kiên nhẫn và nhiệt tình của

chị Ngọc Anh đã gọi về cảm xúc trong chúng tôi, đã không ép mà như ép

chúng tôi vui vẻ hoàn thành mục tiêu của chị.

56

Page 57: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Uống ly cà phê của chị pha, từng ngụm, từng ngụm cho đến hết, tôi thích thú

vô cùng. Chị không chỉ cho tôi uống cà phê mà còn cho tôi học được bài học

kiên nhẫn và nhiệt tình.

LỜI KẾTCuộc sống của một đời người có thể dài mà cũng có thể rất ngắn. Những

biến động tâm lý và nhu cầu sinh lý của con người càng phức tạp và khó hiểu.

Đặc biệt sức mạnh thúc đẩy của những bản năng tiêu cực khó có thể trung

hòa.

Một con người muốn sống hạnh phúc, không chỉ quan tâm đến thức ăn và

chỗ ở, mà còn phải quan tâm đến những biến động tâm lý, rung động tình

cảm thuộc thế giới tinh thần, để từ đó học được những bài học riêng tư cho

những kinh nghiệm riêng tư của chính mình.

Cuộc sống con người, riêng việc mưu sinh đã bào mòn biết bao sinh lực và lý

tưởng cao thượng tốt đẹp. Nếu con người không biết tự học, tự kinh nghiệm

tích cực cho mình thông qua những diễn biến cuộc sống, hay nói cách khác

không có nghệ thuật tiếp xúc để thấy mình, để hoàn thiện nhân cách, để có

niềm vui đạo đức …để vững bước trên con đường mình chọn, con người ấy

sẽ rất mệt mỏi, thất vọng, bi quan và tự làm khô héo cuộc đời mình.

“Thấy mình” là một nghệ thuật sống hạnh phúc; “Thấy mình” là một điều kiện

cần của thành công. Không có thành công hạnh phúc nào tối thượng hơn

thành công hạnh phúc của kẻ tự chiến thắng. Tất nhiên bước đầu của công

trình tự thắng vĩ đại này là phải thấy được mình.

Đối với tôi, “thấy mình” là một niềm hạnh phúc, một bước đi phải có trên con

đường xây đắp tình yêu thương giữa những con người.

Ước mong các bạn cũng sẽ nhìn thấy sự cần thiết “thấy mình” trong cuộc

sống. Và, chúng ta cùng đi nhiều hơn, “thấy mình” nhiều hơn, để vui nhiều

hơn và thương yêu nhiều hơn trong sự khác biệt đa dạng của cuộc đời.

57

Page 58: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

Namo Avalokitesvaraya, Gate!

Lumbini, 24 tháng 04 năm 2010

NHUẬN ĐẠT – T.M.T

CẢM ƠN CUỘC ĐỜI MẦU NHIỆM

THEO THẦY CHIÊM BÁI BUDDHA GAYA

58

Page 59: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

THEO THẦY CHIÊM BÁI KHỔ HẠNH LÂM

THĂM BUDDHANATH, KATHMANDU, NEPAL

HẠNH PHÚC ĐƯỢC SỐNG BÊN THẦY

59

Page 60: Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT

THĂM VIẾNG CỮU HOA SƠN, TRUNG QUỐC

CHIÊM BÁI LẠC SƠN PHẬT, TỨ XUYÊN, TRUNG QUỐC

60