trung hoa một góc nhìn - nhuận Đạt tmt

81
Nhuận Đạt – TMT TRUNG HOA MỘT GÓC NHÌN 1

Upload: fatamutu

Post on 27-May-2015

193 views

Category:

Spiritual


12 download

DESCRIPTION

Trung Hoa một góc nhìn Tác giả: Nhuận Đạt TMT

TRANSCRIPT

Page 1: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Nhuận Đạt – TMT

TRUNG HOAMỘT GÓC NHÌN

1

Page 2: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Mục LụcẤN TƯỢNG TUỔI THƠ.................................................................................................................................................. 3

ƯỚC MƠ ẤP Ủ............................................................................................................................................................... 4

CON ĐƯỜNG DU HỌC.................................................................................................................................................. 6

KỶ NIỆM BắC KINH........................................................................................................................................................ 8

1. Tình người tại sân bay quốc tế Bắc Kinh...........................................................................................................8

2. Nét đẹp sinh viên...............................................................................................................................................8

3. Tiểu thực Bắc Kinh.............................................................................................................................................9

4. Em Gái Trung Hoa...........................................................................................................................................10

5. Du Học Sinh Việt Nam.....................................................................................................................................11

6. Sinh Viên Quốc Tế...........................................................................................................................................12

DANH THẮNG BẮC KINH ĐÃ ĐẾN..............................................................................................................................13

1. Quảng Trường Thiên An Môn..........................................................................................................................13

2. Cố Cung........................................................................................................................................................... 14

3. Thiên Đàn......................................................................................................................................................... 16

4. Di Hòa Viên......................................................................................................................................................17

5. Vạn Lý Trường Thành......................................................................................................................................19

6. Thập Tam Lăng................................................................................................................................................20

7. Hương Sơn......................................................................................................................................................22

8. Chu Khẩu Điếm................................................................................................................................................23

THÀNH PHỐ TRUNG HOA ĐÃ THĂM..........................................................................................................................24

1. Bắc Kinh........................................................................................................................................................... 24

2. Thái Nguyên.....................................................................................................................................................27

3. Thành Đô......................................................................................................................................................... 27

4. Tây An.............................................................................................................................................................. 28

5. Lạc Dương.......................................................................................................................................................30

6. An Khánh......................................................................................................................................................... 32

7. Ninh Ba............................................................................................................................................................ 32

8. Thượng Hải......................................................................................................................................................34

TỨ ĐẠI PHẬT SƠN....................................................................................................................................................... 37

1. Ngũ Đài Sơn.....................................................................................................................................................37

2. Nga Mi Sơn......................................................................................................................................................40

3. Cữu Hoa Sơn...................................................................................................................................................42

4. Phổ Đà Sơn......................................................................................................................................................43

HUYỀN TRANG – NGƯỜI CON VĨ ĐẠI CỦA TRUNG HOA........................................................................................46

DẤU ẤN VIỆT NAM TRÊN ĐẤT HOA...........................................................................................................................48

VIỆT NAM - TRUNG HOA : GÓC NHÌN VĂN HÓA PHẬT GIÁO..................................................................................50

CẢM ƠN........................................................................................................................................................................ 53

2

Page 3: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

ẤN TƯỢNG TUỔI THƠ

Khi học hết cấp I, tôi bắt đầu có ý thích theo mẹ lễ chùa. Mẹ tôi không mộ Đạo cho lắm. Phật Giáo đối với bà cũng giống như Khổng giáo hay Lão giáo. Chùa thờ Phật, miếu Khổng tử hay Đình làng gì gì đó cũng giống như nhau, đều là nơi chốn linh thiêng mà bà nghĩ nên đi thắp hương lễ bái mỗi đêm rằm.Theo mẹ đi chùa lâu dần, tôi bắt đầu thích thú, có nhiều khi tan trường tôi xin phép Mẹ đi ngay lên chùa chơi và học bài chiều mới về nhà. Mẹ tôi nhiều lần không vui, nhưng tôi là con một mà bà rất yêu, nên thường khi nhượng bộ tôi một vài chuyện, đặt biệt chuyện đi chùa.Việt Nam cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên đều có ảnh hưởng ít nhiều văn hóa Hán học; đặt biệt Phật giáo, cái ảnh hưởng văn học chữ Hán lại càng rõ hơn.Ngày còn nhỏ, tôi không hiểu biết gì về chữ Hán và văn hóa Hán hay Trung Hoa gì cả. Tôi thấy các nhà sư ở quê tôi viết một thứ chữ rất đẹp, đẹp như một bức tranh nghệ thuật, được gọi là chữ Nho. Tôi rất ấn tượng. Lúc ấy tôi còn nghĩ mình nhất định theo các nhà sư học chữ Nho.Thế rồi tâm nguyện của tôi cũng được thực hiện hai năm sau đó. Nhờ biết tụng kinh Phật và yêu mến chữ Nho, các sư ở chùa rất thương tôi, nhất là một nhà sư lớn tuổi gọi là sư ông Phú Thanh, ông đã dạy cho tôi những chữ Nho ấn tượng đầu đời:天 thiên 地 địa;慈 từ 悲 bi;智 trí 慧 huệ;南 nam 无 mô 阿 a 弥 di 陀 đà 佛 phậtÔng còn dặn dò tôi chữ Nho là chữ của Thánh Hiền, tập viết xong đem đốt chứ không nên vứt bừa bải, hoặc để dưới mông ngồi.Học được mấy chữ Nho tôi rất sung sướng. Tôi say mê đến cả đi học với bạn bè trên lớp cũng lấy chữ Nho ra viết, làm nhiều bạn bè nhỏ tuổi rất ngưỡng mộ.Niềm say me chữ Nho trong tôi ngày một lớn theo năm tháng, số chữ tôi học được cũng khá lên dần, tôi bắt đầu biết thêm về nguồn gốc chữ Nho, nguồn gốc kinh Phật bằng chữ Nho, và những câu chuyện về Lục Tổ Huệ Năng, Đường Tam Tạng, Bồ Đề Đạt Ma … làm cho ấn tượng tuổi thơ tôi biến thành một giấc mơ ấp ủ: được thăm viếng, chiêm bái các thánh tích Phật Giáo và học tập trên đất nước Trung Hoa.

3

Page 4: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

ƯỚC MƠ ẤP Ủ

Tôi có duyên tiếp xúc với chữ Hán ( quê tôi gọi là chữ Nho) từ rất nhỏ, và có ấn tượng rất đẹp về chữ Hán. Đối với tôi, chữ Hán là một loại chữ đầy tính nghệ thuật và nhân văn. Khi nhìn chữ Hán được viết dưới những bàn tay tài hoa khác nhau, tôi thấy con chữ trở thành một bức tranh với nhiều điều muốn nói. Hấp dẫn hơn nữa là khi tôi nhìn những câu Kinh được viết bằng các dạng chữ Thảo, Triện, Khải …khác nhau.Tôi còn nhớ có một lần, một sư huynh ở chùa Lạc Nghiệp cho tôi xem những câu thơ của các thiền sư do anh ta viết bằng chữ Hán thảo:

莫谓春残花落尽, 前庭昨夜一支梅Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai一日不作,一日不吃Nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực本来无一物, 何处喏陈埃Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai

Và giải thích cho tôi thêm nguồn gốc và ý nghĩa những câu ấy, tâm tôi vô cùng kích động. Lúc ấy tôi như một kẻ đang yêu, mà người yêu tôi là những câu thơ, những lời dạy của các thiền sư Việt nam và Trung hoa được thể hiện bằng chữ Hán thảo. Tình yêu đó ngày càng lớn dần theo thời gian. Tôi bắt đầu quyết tâm học thông chữ Hán cổ, nói được tiếng Hoa hiên đại để đi đến Trung Hoa học Đạo và chiêm bái các Thánh tích liên quan cuộc đời của các thiền sư như Chùa Thiếu Lâm, Chùa Nam Hoa …Năm 1996 tôi phát tâm xuất gia theo Phật, cường độ học chữ Hán trong tôi càng tăng. Có những đêm tôi theo lời dạy của các sư trong chùa thức dậy vào lúc 2 giờ sáng để học. Việc học chữ Hán đối với tôi bây giờ vô cùng có ý nghĩa:1. Các kinh điển Phật giáo Việt nam đang sử dụng phần lớn là thuộc Hán tạng, muốn hiểu

Kinh sâu sắc không có cách nào khác hơn là học thông thạo Hán văn cổ để tìm hiểu trực tiếp các bản kinh.

2. Tiếng Hán ( phổ thông) là phương tiện để tôi thực hiện ước mơ đến Trung Hoa du học và chiêm bái.

Ngày 25 tháng 07 năm 1996 tôi xin thầy tôi ghi danh vào trường Trung cấp Phật học Phan Rang để được học sâu về Phật Pháp và chữ Hán. Suốt bốn năm nội trú tại trường, tôi rất chú tâm học chữ Hán. Tiếng Hán ngày càng tiến bộ thì cường độ mơ ước đến Trung Hoa du học và chiêm bái ngày càng tăng. Thế nhưng nhân duyên chưa hội đủ, ước mơ đến Trung hoa không thực hiện được, tôi tiếp tục thi tuyển vào Đại Học Phật Giáo tại Tp. HCM Việt nam, bênh cạnh đó tranh thủ thơi gian học thêm chương trình cữ nhân Tiếng Anh.Năm 2005, sau ngày tốt nghiệp cữ nhân Phật Học và Anh ngữ, tôi có ý định đến Đài Loan tiếp tục học Phật học sau đó sang Trung Hoa. Nhưng rồi một lần nữa không thành, nhân

4

Page 5: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

duyên chuyển tôi sang Ấn độ học tập và chiên bái các thánh tích liên quan cuộc đời Phật Thích Ca và chư Thánh Đệ Tử Phật. Ở Ấn Độ tôi may mắn gặp vị Thầy người Việt Nam có tên Huyền Diệu. Thầy đã tạo thuận duyên cho tôi được tu học tại đất Ấn độ và tiếp xúc với các nhà sư trung Hoa đang tu học tại Lumbini – Nepal và Buddha Gaya – Ấn độ. Ông còn khuyến khích tôi đi Trung Hoa học và chiêm bái bằng cách giải thích sâu cho tôi về tầm quan trong của Phật giáo và văn hóa Trung Hoa, đồng thời ông còn đề nghị International Buddhist Federation tài trợ cho tôi học bổng toàn phần 2 năm để đến Bắc kinh học.Thật kỳ diệu, tôi tự nhủ, nhân duyên mầu nhiệm đã đến. Thế là ước mơ ấp ủ của tôi được thực hiện. Tôi chính thức bước chân trên thực địa đất nước Trung Hoa ngày 11 tháng 09 năm 2008, không gian mới bắt đầu mở ra, tôi bắt đầu hiện thực hóa ước mơ của mình.

5

Page 6: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

CON ĐƯỜNG DU HỌC

Sau ngày tốt nghiệp cữ nhân Phật học tại Tp. HCM, tôi bắt đầu kế hoặch du học của mình. Đất nước đầu tiên mà tôi muốn đến du học nhất là Trung Hoa, vì đây là ước mơ ấp ủ trong tôi từ những ấn tượng tuổi thơ. Đất nước thứ hai là Ấn độ, nơi lưu dấu những thánh tích liên quan đến cuộc đời bậc đạo sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Đất nước thứ ba là Đài loan, thứ tư là Thailand và sau cùng là Miến điện.sau hơn ba tháng suy nghĩ và tìm hiểu các điều kiện du học, các ưu tiên theo thứ tự Trung hoa, Ấn độ, Đài loan tôi thấy duyên lành chưa hội đủ cho mình hiện thực hóa mơ ước. Tôi đành phải chọn ưu tiên khác, đó là du học Thái lan.Thái lan là một đất nước đẹp, Phật giáo là quốc giáo, tôi rất thích viếng thăm và chiêm bái, nhưng nếu nói đến để du học thì thực sự tôi không vui mừng lắm. Lý do với tôi thật đơn giản: Phật giáo Thái lan là Phật giáo Nam truyền ( Theravada), trong khi tôi từ nhỏ đã tiếp xúc và tu tập theo truyền thống Bắc truyền. Quyết định du học Thái lan chỉ là một giải pháp tình thế. Bởi lúc ấy nếu đi Trung Hoa hay Ấn độ tôi phải trả một số tiền rất lớn, mà tôi đơn giản chỉ là một nhà sư có tấm lòng với Đạo, có ước mơ cống hiến cuộc đời mình cho tìm kiếm giác ngộ và phổ biến Phật pháp, cũng như dấng thân xây đấp tình yêu thương giữa những con người, tôi không có tiền để trả học phí. Không có cách nào khác hay con đường nào khác ngoài du học Thái lan. Bởi vì tôi có học bổng của một trường đại học Phật Giáo tại Thái lan, thế là tôi quyết định lên đường sang Thái học.Lộ trình đi của tôi là : Tp. Sài gòn – Phan Rang – Huế - Đông Hà – Lào – Thái. Tôi đi cùng đường với hai người bạn xuất gia. Từ Sài gòn tôi cùng hai anh em kia gặp nhau tại Phan rang, sau đó chung tôi cùng nhau đến Huế. Theo dự tính, hai anh em kia ở lại Huế, còn tôi thì tiếp tục hành trình sang Lào rồi đến Thái Lan.Như đã chia sẻ, đi Thái chỉ là đi Thái, ước mơ thực sự của tôi là đi Trung hoa và Ấn Độ, hay ít ra cũng đến được Đài loan, thế nên tôi đi mà lòng không thấy vui.Chúng tôi đến Huế và ở lại Huế được 3 tuần. Tôi đợi anh em ổn định việc học tại Huế sau đó lên đường theo kế hoặch của mình. Nhưng có một sự kiện xảy ra làm lộ trình đi Thái của tôi thay đổi:Mẹ của một trong hai người ban đi cùng tôi bị đau rất nặng, cụ bà được báo đang năm viện tại Nha Trang, bà rất mong gặp con trai thương quý của bà là người bạn tôi. Nghe tin mẹ bệnh, bạn tôi phải về lại Nha Trang thăm mẹ. Cái hôm anh bạn nói quyết định về lại Nha Trang lo bệnh cho mẹ, tâm tôi bị giao động, tôi thấy tôi cũng muốn về mà không muốn tiếp tục cuộc hành trình đơn độc đến Thán lan. Thế là ba người chúng tôi cùng trở lại Nha Trang, hạt giống nhân duyên du học Thái lan của tôi xem như bị thời tiết xấu nên không được nảy mầm.Trở lại Sài gòn, tôi lập kế hoặch học thêm tiếng Hoa và tiếng Pháp. ấp ủ du học trong tôi vẫn bừng cháy mãnh liệt. Tôi lại tiếp tục làm hồ sơ xin học bổng Đài loan. Trong thời gian làm hồ sơ xin học bổng, tôi lại gặp một nhân duyên lành: một nữ thí chủ tên Hoa tặng cho tôi một vé

6

Page 7: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

máy bay sang Đất Phật Ấn độ chiêm bái và tham dự lễ khánh thành Việt nam Phật Quốc Tự tại Lumbini, Nepal. Ngày 20/12/2005 tôi chính thức được bước chân trên thực địa Đất Thiêng - Ấn Độ - chiêm bái các thánh tích liên quan cuộc đời Đức Phật. Thật tuyệt vời, tâm tôi hoan hỷ vô cùng, mặc dù chỉ là chiêm bái mà không phải là được du học.Ở Ấn độ tôi lại có duyên lành gặp Thầy Huyền Diệu, người sáng lập hai ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Nepal và Ấn đô, đồng thời là chủ tịch Liên đoàn Phật giáo quốc tế tại Nepal. Với lòng hoan hỷ và tri ân, tôi phát tâm theo Thầy làm công quả tại Việt Nam Phật Quốc Tự gần 2 năm. Ngoài việc công quả, hầu như mỗi tuần tôi đều đến nơi Phật đắc Đạo tỉnh tâm và khấn nguyện. lời khấn nguyện duy nhất tôi thường lặp đi lặp lại là: xin cho con có được nhân duyên học tập và hiểu biết nhiều ngôn ngữ, đặc biệt Anh , Pháp, Hoa và Hindi để con tiếp xúc và chia sẻ Phật pháp được với nhiều người.Thật mầu nhiệm, lời khấn nguyện đã hóa nhiệm mầu, thầy Huyền Diệu, chủ tịch International Buddhist Federation, đã hoan hỷ đề nghị cấp cho tôi học bổng toàn phần 2 năm học ngôn ngữ và tìm hiểu văn hóa Trung Hoa tại Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bác Kinh ( Bắc kinh language and culture university). Tôi vui mừng vô cùng. Thật không thể nào diễn tả được niềm hoan hỷ trong tôi ngày tôi trân trọng hai tay nhận số tiền Thầy trao để lên đường sang Bắc Kinh học.Đêm 02/07/2008 tôi đảnh lễ tạ ơn Phật, tạ ơn Việt Nam Phật Quốc Tự, tôi viết vào lưu bút của mình một bài thơ:

Hai năm đất Phật giờ đâyRa đi trở lại đừng mây quê mìnhMột chút thương một chút tìnhTri ân bóng mẹ, kính hình thầy xưaViệt Nam Phật Quốc đêm mưaNgười đi người tiễn tình chưa hết tìnhTôi ơi xin nhớ rằng mìnhRa đi cho Đạo cho tình quê hương

Chính thức tạm biệt Ấn độ để thực hiện ước mơ sang Trung hoa du học – một ước mơ gần 20 năm tôi mới có đủ nhân duyên hiện thực hóa trong đời.

7

Page 8: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

KỶ NIỆM BẮC KINH

Bắc kinh là một thành phố đẹp và là một thành phố phong phú về văn hóa và mang đậm dấu ấn tâm linh. Với một sinh viên ngoại quốc như tôi, nó có một sự cuốn hút kỳ lạ, từ danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa cho đến tình người.

1. Tình người tại sân bay quốc tế Bắc KinhNgày 11 tháng 09 năm 2008, sau khi được chấp nhận vào học ngôn ngữ tại trường Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc kinh, tôi vui mừng đặt bước chân đầu tiên trên thực địa Trung Hoa tại sân bay thủ đô Bắc Kinh.Sân bay Bắc kinh, về mặt hạ tầng, đối với tôi không nhiều ấn tượng. Điều làm tôi thích thú khi nhất là nhìn thấy dụng cụ đo địa chấn đầu tiên của thế giới do Trương Hàm phát minh được tái hiện nơi này. Tôi chậm chậm kéo vali sách tay đi và không quên đảo mắt ngắm nhìn không gian và con người mới để tìm một ấn tượng riêng của Bắc Kinh lưu lại trong lòng. Mãi mê với những khám phá không gian mới, tôi lạc bước sang một khu vực dành cho khách nội địa lúc nào không hay. Khi phát hiện ra mình đang ở địa phận nội địa, tôi vội đi ngược lại khu vực hành lý của hành khách quốc tế. Thế là có ngay một anh an ninh sân bay cản bước. Anh nói, tôi hiểu theo biểu cảm trên gương mặt và cử chỉ của anh, là tôi không thể đi ngược lại theo kiểu này được. Thời điển này là thời điểm Olympic Bắc Kinh, an ninh cần được bảo vệ, bạn cần phải liên hệ nhân viên sân bay để được giúp đở.Không thể đi ngược lại, tôi liên hệ ngay với nhân viên Information của sân bay. Bàn information lúc đó có rất nhiều người, nhưng không ai trong họ là khá tiếng Anh. Đại khái họ hiểu ý tôi, nhưng họ không làm sao để tôi có thể hiểu những hướng dẫn cụ thể của họ. Rất may, có một anh nhân viên khác bước đến và dùng tiếng Anh đề nghị được giúp đở tôi.Anh bạn rất lịch sự, rất tận tình. Không những giúp tôi sang khu vực hành khách quốc tế để lấy hành lý, anh còn giới thiện cho tôi nghe về Bắc Kinh, về văn hóa Trung Hoa khi anh biết tôi đến Bắc kinh để học ngôn ngữ tại trường Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh.Rất ấn tượng, một anh bạn Trung Hoa lịch sự, thân mật và chân tình.Lấy hành lý xong, tôi chào tạm biệt anh và không quên hẹn gặp lại. Anh cũng tỏ ra lịch sự, vui vẻ chào đón tôi đến và học ngôn ngữ tại đất nước của anh.Tôi nhìn anh, vãy tay chào tạm biệt, bước vào Taxi. Anh vẫn đứng đó cho đến khi Taxi đưa tôi xa dần và mất bóng.

2. Nét đẹp sinh viên

Được anh bạn sân bay giúp đở, tôi đi Taxi về thẳng trường đại học. Vì lần đầu tiên đến Trung Hoa, lại không biết tiếng Hoa nên không làm sao giao tiếp được với anh Taxi. Ngồi trên Taxi, tôi tự hỏi: mình có đến được trường mình muốn đến hay không?

8

Page 9: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Anh Taxi chạy được khoảng 40 phút thì dừng lại trước một cổng trường rất đẹp, có nhiều hoa. Anh cho tôi biết là đã đến nơi. Tôi dùng ngôn ngữ toàn thân hỏi anh ta có đúng chính xác là địa chỉ ngôi trường trên giấy báo nhập học của tôi không? Anh lái xe xác nhận chính xác. Thế là tôi bước xuống xe, nhìn quanh xem có đúng địa chỉ trường không, trong khi anh tài xế đang giúp tôi mang hành lý xuống xe.Đảo mắt một lượt, tôi thấy trên trụ cổng trường có máy chữ Hán: 北语南门 . Tôi hiểu là Bắc Ngữ Nam Môn theo tiếng Hán Việt tôi đã được học. Điều này cũng cho tôi xác tín đây đúng là trường tôi muốn đến.Lần đầu tiên đến trường, không biết văn phòng nằm ở đâu, lại không biết tiếng Hán, bước chân tôi hơi ngập ngừng trước cổng trường. Một may mắn lại đến, tôi nhìn thấy phía trái cổng trường có một Kios dựng tạm với dòng chữ in đậm: Welcom to Olympic Bắc kinh – One world, One dream. Không do dự, tôi đến ngay nhờ các bạn đang ở đó trợ giúp.Khi nghe nói về trường hợp của tôi, các bạn tự giới thiệu là sinh viên của trường và đang làm tình nguyện cho Olympic Bắc Kinh, các bạn vui mừng chào đón tôi đến trường các bạn học. Chúng tôi truyền thông được với nhau rất vui vẻ. một bạn trong nhóm được đề cử giúp tôi đưa hành lý đến văn phòng ký trúc xá sinh viên quốc tế để đăng ký và làm thủ lưu trú. Sau khi đăng ký xong, bạn ấy tiếp tục đưa tôi đến ký trúc xá nhận phòng và chỉ thêm cho tôi văn phòng lưu học sinh để ngày mai tôi có thể đến đó đăng ký chính thức nhập học. Mọi việc xong, bạn ấy vui vẻ chào tạm biệt, tôi vô cùng cảm ơn chào lại và thể hiện mong muốn gặp lại bạn trong những ngày tháng còn học nơi đây.Khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất 2:30 A.M đến Bắc kinh 10:30 A.M, tôi rất mệt vì thiếu ngủ cộng chút lo lắng khi lần đầu tiên đến một đất nước mà mình chưa biết ngôn ngữ họ, tôi chậm chậm nhắm mắt cho phép mình thư giản trên chiếc gường êm đềm của ký trúc xá. Tôi hít thở theo thói quen thiền quán của mình, một cảm giác an lạc trào dâng trong tâm thức và một dòng sông cảm xúc tri ân cho những ấn tượng Trung Hoa đầu tiên chảy nhẹ qua tâm hồn của một nhà sư sinh viên.

3. Tiểu thực Bắc Kinh

Học được hai tuần, tôi bắt đầu tiếp xúc và làm quen các bạn sinh viên quốc tế trong lớp, các bạn sinh viên người Trung Hoa và một số sinh viên Việt Nam đang du học tại trường. Thỉnh thoảng cuối tuần, hoặc ai đó trong các bạn có ngày vui như sinh nhật … chúng tôi thường rũ nhau đi ăn những món bình dân Bắc kinh dọc theo con phố đại học Cheng-Fu-Lu. Hoặc có khi giải stress cuối tuần, chúng tôi cùng nhau đi tận những ngõ hẻm xung quanh khu làng đại học để thưởng thức những món ăn dân dã mang hương vị riêng của Bắc kinh.Tôi đến Bắc Kinh học không mang hình ảnh của một nhà sư, bạn bè các nước không ai biết tôi là một nhà sư Phật giáo, ngoại trừ một số anh chị em sinh viên Việt nam được tôi cho biết, vì thế tôi được các bạn thường xuyên mời và đưa đi rất nhiều nơi thú vị ở Bắc kinh. Có điều đi thì đi, nhưng tôi không bao giờ ăn thịt. Và, các bạn ngoại quốc cũng như Trung Hoa chỉ biết tôi là người theo chủ nghĩa sống xanh.Trung Hoa là một nước đông dân, với nhiều dân tộc anh em và nhiều gam màu văn hóa địa phương khác nhau, tạo nên vô số những món ăn bình dân mang phong vị riêng của từng khu vực rất nỗi tiếng, mà người Hoa quen gọi là Xiaochi – 小吃.

9

Page 10: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Đối với tôi, trong muôn ngàn món Xiaochi, tôi ấn tượng nhất là món Malatang – 麻辣汤 và Khaomantou – 烤馒头. Lý do thật đơn giản: giá rẻ, hợp người ăn chay và thêm có ý nghĩa văn hóa vùng miền Trung Quốc.Malatang – 麻辣汤, một món ăn đơn giản. Nó là một xoang nước lớn có gia vị được đun sôi, sau đó cho thức ăn được sỏ thành xâu bằng một tâm tre vào. Đậu hủ, bún, rau xanh…đều có thể sỏ xâu được. 麻辣 có nghĩa là cay và tê; 汤 có nghĩa là nước sôi. Việc của người ăn là chọn món mình thích, hoặc rau, hoặc đậu hủ, sau đó cho vào nồi nước 麻辣汤, khoảng hai hay ba phút vớt ra, thế là có một xâu thức ăn tuyệt vời để thưởng thức.Cái hấp dẫn với tôi ở đây là người ăn tự chọn những món mình ăn được trong nhiều món có sẳn, rồi tự cho vào nước 麻辣汤, sau đó cũng tự đưa ra và thưởng thức. Rất tự do, năng động và phù hợp cách sống trẻ của sinh viên học sinh.Kaomantou-烤馒头 , cũng là một món ăn đơn giản mà tôi khó quên khi sống và học tại Bắc kinh. Mantou – một loại bánh bao không nhưng, được gim vào trong tâm tre 25-30 cm để thành một xâu, sau đó đưa vào lửa nướng, cho thêm gia vị và muối ớt vào, đợi vài phút cho chín và thưởng thức.Đặc biệt, những đêm mùa đông trời lạnh là lý tưởng nhất cho việc thưởng thức Xiaochi – 小吃

Bắc kinh. Rất nhiều sinh viên Trung Quốc và quốc tế thích phong vị ấy. Tôi cũng không ngoại lệ, mỗi khi có các bạn mời gọi là đồng ý đi ngay.Cuộc sống có những cái rất đơn giản, rất ít tốn kém, nhưng nếu mình hiểu và biết thưởng thức nó, nó mang lại cho mình một niềm vui rất lớn, đặc biệt hơn nữa, nếu mình hiểu và thưởng thức nó dưới góc độ văn hóa và tâm linh.

4. Em gái Trung Hoa

Đến học tại Bắc Kinh, tôi có duyên làm bạn với rất nhiều em gái Trung Hoa. Các em rất quý mến nhân cách tôi, thường gọi tôi là Gege-哥哥 . Trong số những em gái Trung Hoa ấy, có bốn em để lại cho tôi nhiều suy nghĩ về kiếp người, tình yêu và thân phận.Bốn em ở bốn vùng khác nhau của Trung Hoa: Một Bắc Kinh, một Vũ Hán, một Thẩm Quyến và một dân tộc thiểu số ở ngoại ô Bắc Kinh. Bốn em với bốn tính cách và bốn tâm hồn, học bốn chuyên nghành khác nhau, có những nhận thức khác nhau về cuộc đời, sự nghiệp và thân phận. Các em rất dễ thương, rất thân thiện, rất nhiệt tình với tôi, khi tôi hỏi các em về văn hóa Trung Hoa, về những ưu tư cuộc sống, tương lai bản thân, gia đình và đất nước.Chính các em là người đã giúp tôi hiểu sâu hơn văn hóa Trung Hoa; về ưu tư rất con người của tuổi trẻ như các em. Sự giằng co giữa văn hóa truyền thống và một cách sống mang phong cách Tây Phương được cho là năng động và thời đại.Tôi khám phá được một mẫu số chung của các em là một ước mơ cháy bỏng thành công và giàu có vật chất. Tôi còn khám phá được một nỗi buồn khác đang ngủ ngầm trong tâm hồn các em: là con một, đôi lúc cảm thấy cô đơn và cần có bạn bè anh chị em; khoảng cách tâm hồn giữa cha mẹ và con cái quá lớn, các em khó truyền thông được với cha mẹ, mặc dù cha mẹ rất yêu con và cho con hầu như không thiếu những vật chất con cần.Những ngày tháng sống, học và tiếp xúc các em, trong tôi nãy sinh một đồng cảm, tôi có viết một bài nhạc mang tên 加油 tặng các em.

10

Page 11: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Tôi đến Bắc Kinh sống và học chỉ vỏn vẹn có 1 năm 6 tháng, nhưng học nhanh được Hán Ngữ và hiểu được nhiều điều trong văn hóa Trung Hoa, cũng như thăm viếng được nhiều nơi có giá trị lịch sử văn hóa, cũng nhờ nhân duyên tiếp xúc và làm bạn với các em.Ngày tôi chào tạm biệt các em về lại quê mình, các em rất buồn. Một em trong bốn có tặng tôi một bộ bình uống trà. Em nói trà là một bộ phận văn hóa Trung Hoa, sở dĩ em tặng bình cho tôi là để khi tôi về Việt Nam nhớ uống trà Trung Quốc, và nhớ ở Trung Quốc có những người bạn và những người em rất yêu mến và trân trọng những sinh viên quốc tế hiểu biết và cảm tình với dân tộc Trung Hoa, trong đó có tôi.

5. Du học sinh Việt Nam

Sinh viên Việt Nam học tại trường Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh rất đông. Có các anh chị lớn tuổi theo học thạc sỹ, tiến sỹ. Cũng có các bạn cùng tuổi tôi đến học ngôn ngữ và các em nhỏ tuổi hơn thuộc thế hệ 9x học đại học.Là một người theo chủ nghĩa “thường bất khinh”, nên tôi rất dễ tiếp xúc và hòa vui cùng các bạn sinh viên Việt nam. Tuy nhiên, trong tôi vẫn rõ ràng một con đường sống khi học tại Trung Quốc: quý tất cả mọi người, tin vài người, không đắc tội với ai.Các anh chị em sinh viên Việt nam học tại trường rất vui vẻ và thân thiện. Thỉnh thoảng họ tổ chức ngày Việt nam tại Bắc kinh, có cả ngày văn hóa Việt. Khi các anh chị tổ chức, tôi cũng được gọi tham dự. Có một lần, xuân 2009, các bạn sinh viên Việt Nam tổ chức ngày 8/3 để tôn vinh và tặng hoa các bạn nữ sinh viên Việt nam tại trường, tôi cũng tham dự. Trong lễ ấy tôi có viết tặng các bạn một bài hát: Con Đường Sinh Viên.Sinh viên học tại trường khá đông, tuy nhiên mỗi người có một suy tư khác nhau về tương lai của mình, của đất nước Trung Hoa và tương lai dân tộc Việt. Trong nhiều sinh viên ấy, tôi có nhiều nhân duyên liên hệ với hai người: anh Nghị và chị Nhung. Nói là anh chị, nhưng thật ra tôi lớn tuổi hơn họ. Hai anh chị rất đễ thương. Anh Nghị đến học về quan hệ quốc tế. Anh là người đã giúp đở tôi từ những ngày đầu vừa bước chân đến trường. Anh giúp tôi làm thủ tục nhập học, hướng dẫn tôi thủ tục visa, chỉ đường tôi đến lớp và đưa ra một vài đề nghị và lời khuyên khi tôi mới đến Bắc Kinh. Đặc biệt hơn, thỉnh thoảng anh gọi tôi đi ăn những món xiaochi – 小吃- bình dân của Trung Quốc vào những ngày lạnh để giải stress.Chị Nhung là một giảng viên đại học của trường Đại học KHXHNV thuộc thành phố HCM, khoa Trung văn. Chị đến Bắc Kinh học thạc sỹ nghành văn học Trung Quốc. Chị rất đễ thương. Lúc đầu chị vẫn không biết tôi là một nhà sư, nhưng chị nghi ngờ, vì cách tôi sống và tiếp xúc với mọi người quá thân thiện và luôn sẳn sang chia sẻ, cộng thêm cái đầu luôn không tóc của tôi làm chị thê xác quyết. Một hôm chị hỏi tôi có phải là nhà sư không, tôi xác nhận với chị tôi là một nhà sư. Từ đó, liên hệ giữa tôi và chị gần hơn. Chúng tôi thường trao đổi với nhau về nhân tình thế thái, thỉnh thoảng về những học thuyết Phật Giáo. Chúng tôi thỉnh thoảng cũng đi đâu đó vào những buổi chiều để thưởng thức món ăn bình dân Trung Quốc và mua vài kỷ vật lưu niệm Bắc Kinh.Tôi rất quý mến, trân trọng và cảm ơn sự chia sẻ và giúp đở của anh Nghị và chị Nhung. Nhất là cảm ơn những hôm anh chị nấu thức ăn ngon nhớ đến một người bạn ốm yếu như tôi và mời tôi tham dự.Cuộc đời là một vòng tròn duyên sinh vô tận. Nếu chúng ta tự hỏi cuộc đời có bao nhiêu ngày vui và bao nhiêu ngày buồn; cuộc đời có bao nhiêu điều dáng nhớ và bao nhiêu điều nên

11

Page 12: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

quên, có lẽ chúng ta sẽ trân trọng hơn những gì mình đã và đang có. Riêng tôi, rất trân trọng những tình cảm các anh chị em sinh viên Việt Nam đã tặng, đặc biệt sự chân tình giúp đở và chia sẻ của anh Nghi, chị Nhung.

6. Sinh viên quốc tế

Trường tôi học là một trường chuyên dạy ngôn ngữ và văn hóa cho người ngoại quốc, vì thế trường có rất nhiều sinh viên quốc tế đến học. Một điểm khác để trường có thêm sinh viên quốc tế nữa là: theo quy định của trung Quốc, bất cứ sinh viên nào muốn vào học bậc đại học ở Trung Quốc đều phải có chứng chỉ HSK nhất định, hoặc ít nhất cũng học chuyên Hán ngữ một đến hai năm – những sinh viên nhận học bổng Trung Quốc – sau đó mới vào chính thức học chuyên ngành.Là một sinh viên ngoại quốc, tôi được xếp vào lớp gồm 21 thành viên từ nhiều quốc gia khác nhau. Có Tây có ta; có Âu có Á; có cả Phi Châu. Bao gồm nhiều thành phần tín ngưỡng: Phật Giáo, Thiên Chúa, Hồi Giáo.Hai tháng học đầu tiên, chúng tôi hoàn toàn xa lạ. Bấy giờ ngôn ngữ dùng chung là English. Sau hai tháng, chúng tôi bắt đầu thân thiện và trao đổi nhau nhiều hơn, không những trong học tập mà cả những vấn đề văn hóa, tâm linh và tôn giáo. Các thầy cô giáo Trung Quốc thỉnh thoảng cũng tham dự những phiếm đàm của chúng tôi. Không khí học trong lớp rất sôi động, vui vẻ, nên hầu hết như quên để ý mình đang ở Trung Hoa.Bốn tháng trôi qua, cuối học kỳ I, sinh viên chúng tôi tổ chức buổi tổng kết học tập và tuyên dương người học tốt và có đóng góp vì lớp. Tôi được mọi người đưa vào vị trí số một, thế là sau đó, được tuyên dương và đề cử làm lớp trưởng. Tôi không đồng ý và đề nghị bầu chọn theo hình thức bỏ phiếu. Mọi người vỗ tay tán đồng, tuy nhiên kết quả bỏ phiếu vẫn là tôi, vẫn phải làm lớp trưởng. bất đắc dĩ, tôi chấp nhận và tuyên bố hùng hồn nhận chức: cảm ơn các bạn tín nhiệm, chúng ta nhất định sẽ trở thành lớp sinh viên nước ngoài học Hán ngữ tiêu nhất của trường. Tôi hứa sẽ cố gắng hết mình để lớp chúng ta có nhiều chương trình học, vui và kỷ niệm đáng nhớ tại Bắc Kinh.Như thế, chúng tôi học cùng nhau rất vui. Có khi cùng nhau đi nhà hàng; có khi cùng đi tham quan danh thắng Bắc Kinh; có khi cùng tranh luận với nhau sôi nổi về các vấn đề văn hóa Trung Quốc … tạo cho chúng tôi gần như trở thành những đại diện quốc tế của một liên hiệp quốc thu nhỏ.Một điều làm tôi luôn nhớ và cảm ơn các bạn sinh viên quốc tế là các bạn ấy dành cho cá nhân tôi và quê hương Việt Nam tôi một tình cảm đẹp và trân trọng. Có nhiều bạn, nhất là Phi Châu, chưa từng đến Việt nam, nhưng khi tiếp xúc cùng tôi, họ phát biểu: mình không biết Việt Nam, chưa bao giờ đến Việt Nam. Bạn là người Việt Nam nhân ái và thân thiện đầu tiên mình giao tiếp. Mình nghĩ đất nước Việt Nam của bạn cũng đẹp và thân thiện như thế. Mình nhất định sẽ đi du lịch Việt nam. Nhiều bạn còn vui phong tặng tôi một tước hiệu kinh khủng: 教授 ( giáo sư) cho việc học tốt và sẳn sàng chia sẻ, giúp đở các bạn cùng học. Học tập, tiếp xúc, chia sẻ cùng các bạn chỉ có ba học kỳ, nhưng trong tôi đã lưu lại rất nhiều hình ảnh đẹp về bạn bè quốc tế. Tôi thấy con người dù thuộc thành phần xã hội nào, nền văn hóa nào, kể cả tôn giáo nào, cũng có thể ngồi lại với nhau, vui sống với nhau, nếu con người ấy tìm được mẫu số chung cho những nhu cầu hòa bình, an ninh, cùng lợi ích thông qua truyền thông của ngôn ngữ và văn hóa. Đặc biệt, khi con người ý thức sự tương tức cùng

12

Page 13: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

nhau trong hiện hữu của nhân sinh về một thế giới hòa bình, hạnh phúc, hợp tác, chia sẻ và thịnh vượng thì không gì có thể ngăn cản người ta đến với nhau.

DANH THẮNG BẮC KINH ĐÃ ĐẾN

Trung Hoa là một quốc gia có lịch sử dân tộc hào hùng và những triết lý cao đẹp về nhân nghĩa. Hầu hết những sinh viên quốc tế đến Trung Hoa học đều háo hức thăm viếng những danh thắng nước này. Bởi họ nghĩ nó là những bức tranh lưu dấu quá khứ và ẩn chưa tương lai của dân tộc Trung Hoa. Tôi cũng không ngoại lệ, khi đến Bắc Kinh được một tuần, tôi đã lên kế hoạch cho mình khám phá danh thắng Trung Hoa.

1. Quảng Trường Thiên An Môn

Quảng Trường Thiên An Môn (天安门广场) là danh thắng đầu tiên tôi viếng thăm trên đất nước Trung Hoa. Nó là quảng trường lớn nhất tại Bắc Kinh, Trung Quốc, được đặt tên theo Thiên An Môn (天安门), cổng thành ở phía bắc chia cách nó với Tử Cấm Thành. Nhiều người dân xem nơi đây là trung tâm của Trung Quốc.

Quảng trường được xây vào năm 1417, chiều dài 880 m Nam-Bắc và chiều rộng 500 m Đông-Tây . Thời xưa mang tên là quảng trường Thừa Thiên Môn (承天门广场). Do đó, diện tích của quảng trường là 440.000 mét vuông. Trong năm 1651 (đời nhà Thanh), cổng Thiên An Môn được tu bổ và quảng trường được đổi tên như bây giờ. Trong đời nhà Minh và nhà Thanh, tại Thiên An Môn không có quảng trường, thay vào đó khu vực này là các cơ sở của triều đình. Trong cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, khu này bị thiệt hại nhiều và đã được dẹp để tạo ra quảng trường ngày nay.

Trong năm 1949 nó được nới rộng ra thành diện tích bây giờ. Ở giữa quảng trường có Bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân và Lăng Mao Trạch Đông. Quảng trường nằm ở giữa hai cổng đồ sộ cổ xưa: phía Bắc là Thiên An Môn và phía Nam là Tiền Môn (前门 ). Thiên An Môn là cổng đi vào cung điện hoàng gia ngày xưa. Tiền Môn là một cổng đi, bên trên có đài cao. Người ta nói rằng, người dân chỉ có hai cơ hội để được đi qua Tiền Môn: một là được vua phong hoàng hậu; hai là thi đổ trạng nguyên. Dọc theo phía tây của quảng trường là Đại hội đường Nhân dân. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trường An nằm cắt ngang Thiên An Môn và quảng trường, được dùng trong các cuộc diễn hành, nằm giữa Thiên An Môn và quảng trường. Dọc theo lề phía đông và phía tây quảng trường có rất nhiều cây cối, nhất là liểu rũ và tùng. Bên trong quảng trường thì trống rỗng,

13

Page 14: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

không có cây cối hay ghế ngồi. Đêm đến, Quảng trường và Thiên An Môn tràng ngập trong ánh sáng điện. Mỗi sáng nơi đây đề có nghi lễ thăng quốc kỳ được thực hiện rất trang nghiêm bởi lực lượng an ninh và nhân nhân. Nhiều người từ khắp nơi cùa Trung Hoa về thăm Bắc Kinh phải đến Quảng trường khi trời chưa sáng để được nhìn thấy lá cờ tổ quốc của mình tung bay giữa trời cao.

Quảng trường Thiên An Môn còn là nơi xảy ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng: Mao Trạch Đông thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 và các buổi mít tinh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Nó cũng là nơi xảy ra nhiều phong trào phản đối, trong đó có Phong trào Ngũ Tứ (1919) đòi khoa học và dân chủ, các cuộc biểu tình trong 1976 sau cái chết của Chu Ân Lai và các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn trong năm 19891.

Đi tham quan Quảng Trường Thiên An Môn cùng tôi là một bạn sinh viên nữ Phi Châu. Lúc ấy tiếng Hoa của chúng tôi chỉ có chút chút. Chúng tôi đi bộ từ trường học đến trạm tàu điện ngầm 五道口 gần đó, sau đó đi tàu điện ngầm đến Thiên An Môn. Quảng trường Thiên An Môn thật đáng nhớ. Một nơi đã mang trên mình bao nhiêu trang lịch sử, có những trang vàng, có những trang trắng và cả trang đen. Là những sinh viên ngôn ngữ và văn hóa, chúng tôi đứng giữa quảng trường như đứng trong bảo tàng lịch sử cổ kim của Bắc Kinh trong cái mát lạnh của mùa Thu. Chừng nào mới sang xuân, bây giờ là mùa Thu, tôi hỏi. Trước mắt tôi là từng đoàn người háo hức đứng thành hàng đợi đến lượt mình vào thăm lăng Mao chủ tịch. Cô bạn Phi Châu nhanh trí đáp: qua mùa đông rồi mới sang xuân.

2. Cố Cung

Cố cung (故宮), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh, tên củ là Tử Cấm Thành (紫禁城), nơi sinh quốc tế viên chúng tôi vô cùng thích thú khi đến. Trước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Bên trong Cố Cung có viện bảo tàng gọi là viện bảo tàng Cố Cung (故宫博物院). Diện tích Cố Cung là 720.000 m², gồm 800 cung và 8.886 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương (Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties in Bắc kinh and Shenyang).

Khu Cố Cung tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn, được hoàng thành bao bọc xung quanh. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Nó được thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế. Kiến trúc sư trưởng là Cai Xin và thái giám Nguyễn An, một người Việt Nam, còn tổng công trình sư là Kuai Xiang và Lu Xiang.

Lịch sử ghi nhận Cố Cung là do Chu Đệ, đời vua thứ hai nhà Minh ra lệnh xây dựng vào năm 1406 trong thời gian 14 năm mới xây xong. Trong suốt gần 500 năm lịch sử, cho đến khi triều đình nhà Thanh bị lật đổ, tổng cộng có 24 đời vua từng sống và xử lý quốc sự tại đây. Quy mô to lớn, phong cách đẹp mắt, kiến trúc hoành tráng, bày biện sang trọng của Cố Cung đều hiếm có trên thế giới. Xây dựng nghiêm khắc theo trật tự lễ giáo, quy phạm chính trị và

1 Dữ liệu từ wikipedia

14

Page 15: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

tinh thần luân lý của các vương triều phong kiến Trung Quốc. Bố cục chỉnh thể cũng như quy mô, hình dáng, màu sắc trang trí và trưng bày của Cố Cung v,v... hết thảy đều thể hiện quyền vua tối cao và đẳng cấp nghiêm ngặt. Ba ngôi điện lớn trong Cố cung làm thu hút tầm mắt của mọi người nhất, đó là điện Thái Hoà, điện Trung Hòa và điện Bảo Hoà, là những ngôi điện chính của các nhà vua thi hành quyền lực thống trị và � tổ chức các nghi lễ long trọng. Điện Thái hoà là kiến trúc tráng lệ nhất trong Cố cung. Trên quảng trường hướng Nam rộng 30 nghìn mét vuông, điện Thái Hoà được xây trên các bậc thang màu trắng cao 8 mét, chiều cao của điện gần 40 mét, là kiến trúc cao nhất trong Cố Cung. Trong nền văn hóa Trung Quốc, rồng là tiêu biểu cho quyền vua, nhà vua được coi là “chân long thiên tử”, các vật trang trí trong điện Thái Hoà đều sử dụng nhiều hình tượng của rồng, phía trên bên dưới có tới gần 13 nghìn hình tượng con rồng. Kiến trúc của Cố Cung còn nhiều thứ để nghiên cứu. Các cung điện trong Cố Cung đồ sộ, lầu các trùng điệp, truyền rằng tổng cộng có 9999,9 gian. Thì ra, người thời xưa cho rằng, nhà ở của Thiên Đê,� tức vua trời trên tiên cung có 10 nghìn gian, nhà vua là con của Thiên hoàng, cho nên phải hạn chế bản thân, không được vượt quá Thiên đế, cho nên số lượng các gian nhà trong Cố Cung ít hơn Thiên cung nửa gian. Cụm kiến trúc Cố cung đồ sộ, đã tập trung kết tinh trí tuệ vượt bậc của nhân dân lao động Trung Quốc. Cố Cung là cụm kiến trúc cung điện cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất và lớn nhất trên thế giới hiện nay. Theo sách sử ghi chép lại, trong thời gian xây dựng Cố Cung, triều đình nhà Minh từng huy động hàng trăm nghìn thợ các loại và hàng triệu phu xây dựng, tất cả các nguyên vật liệu đều chở từ khắp các nơi trong cả nước đến, kể cả từ tỉnh Vân Nam cách Bắc Kinh hằng mấy nghìn Km.

Cố Cung ngày nay còn tàng trữ rất nhiều văn vật quý hiếm, theo thống kê, có tới hơn hàng triệu văn vật còn lưu giữ, chiếm một phần sáu tổng số văn vật của cả nước Trung Quốc, trong đó có rất nhiều quốc báu duy nhất có một không hai. Những năm 80 của thế kỷ trước, chính phủ Trung Quốc đã cho xây hơn 100 gian nhà kho ngầm, phần lớn văn vật được cất giữ ở bên dưới “địa cung” này. Cụm kiến trúc Cố Cung đồ sộ hoành tráng đã trở thành biểu tượng của nền văn hóa sán lạn Trung Quốc. Các nhà kiến trúc trong và ngoài nước công nhận rằng, � thiết kế và kiến trúc của Cố Cung Bắc Kinh là một kiệt tác không gì sánh nổi, nó là tiêu chí của truyền thống văn hóa lâu đời Trung Quốc, thể hiện thành tựu xuất sắc về kiến trúc của các thợ Trung Quốc cách đây hơn 500 năm.

Cố Cung đã trải qua hơn 580 năm kể từ khi xây xong đến nay, phần lớn kiến trúc trong Cố Cung đã cũ, những năm gần đây, các du khách đến thăm quan Cố Cung ngày một đông, lưu lượng du khách hằng năm gần 10 triệu lượt người. Để giữ gìn Cố Cung được tốt hơn, bắt đầu từ năm 2003, chính phủ Trung Quốc bắt đầu cho trùng tu từng phần cho đến toàn diện Cố Cung, được biết, công trình trùng tu này sẽ được tiến hành liên tục trong 20 năm2.

Tôi viếng thăm Cố Cung vào một ngày Đông 2009 cùng một em gái Trung Hoa. Em rất tự hào giới thiệu cho tôi về nền văn hóa và kiến trúc của mình. Đứng giữa mênh mông của Cố Cung tôi nhớ về Hoàng Thành Thăng Long, Thành Nội ở Huế. Tự nhiên tôi nghĩ đế vương nơi nào cũng vậy, bằng tất cả khả năng, thể hiện quyền lực và danh giá sũng cao của mình. Đang trầm tư về đời sống đế vương thì em gái Trung Hoa gọi tôi, em hỏi: làm gì mà suy tư

2 Dữ liệu từ Wikipedia

15

Page 16: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

quá vậy? Tôi nhìn em, mĩm cười đáp lại: Anh đã hiểu tại sao bao nhiêu con người trên thế gian này mơ ước, tranh đấu, kể cà thủ đoạn để được làm vua.

3. Thiên Đàn

Thiên Đàn hay Đàn tế Trời (天坛, tiếng Mãn Châu: Abkai mukdehun) là một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh. Là một sinh viên ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa bạn không thể không thăm viếng.

Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420, và sau đó là nơi mà các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế trời - nghi lễ quan trọng nhất trong năm. Quần thể được xây trên diện tích 2,73 km² của khuôn viên, bao gồm 3 tổ hợp công trình, bố cục chặt chẽ theo các đòi hỏi của triết học:

Viên Khâu Đàm ( 圜丘坛 ), bệ thờ chính. Đây là đài rỗng hình tròn, gồm ba tầng bằng đá hoa cương có lan can, nơi hoàng đế làm lễ tế trời; Hoàng Cung Vũ (皇穹宇), là một điện nhỏ một tầng hình tròn, nằm ở phía Bắc Viên Khâu, là nơi đặt các bài vị tế trời vào những ngày không phải dịp tế lễ. Xung quanh Hoàng Cung Vũ có một bức tường cao 6m quây thành hình tròn có đường kính 32.5 m, đây là bức tường hồi âm nổi tiếng mà đứng một đầu tường có thể nghe rõ tiếng nói ở đầu tường bên kia; Điện Kỳ Niên (祈年殿), tòa điện lớn hình tròn có ba tầng mái, được xây trên ba tầng của đài đá hoa cương, là nơi hoàng đế đến cầu vào mùa hè cho mùa màng tươi tốt.

Thời Trung Hoa cổ đại, các hoàng đế Trung Hoa được xem như Thiên Tử - con Trời, người thay mặt Trời cai trị thiên hạ. Việc cúng tế Trời được coi là cực kỳ quan trọng. Khu đền này được xây dựng để dành cho các nghi lễ này, trong đó các lời cầu khấn chủ yếu là để cho thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa.

Ngày Đông chí hàng năm, hoàng đế và toàn bộ đoàn tùy tùng đi qua thành phố để đến đóng trại bên trong khu Thiên Đàn, mặc những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay; tại đó hoàng đế sẽ đích thân cử hành lễ tế Trời cho mùa màng bội thu. Nghi lễ phải được hoàn tất một cách hoàn hảo; người ta tin rằng chỉ một sơ xuất nhỏ nhất cũng có thể là một điềm xấu cho toàn bộ quốc gia trong năm tới.

Thiên Đàn là đàn lớn nhất trong 4 đàn ở Bắc Kinh. Các đàn còn lại là: Nhật Đàn (日坛) ở phía đông, Địa Đàn (地坛) ở phía bắc, và Nguyệt Đàn (月坛) ở phía tây. Theo Tân Hoa Xã, vào đầu năm 2005, Thiên Đàn được trang hoàng bề mặt với chi phí 47 triệu Nhân dân tệ (5,9 triệu đô la Mỹ) để chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh mùa hè năm 2008. Việc sửa sang này hoàn tất ngày 1/5/2006. Năm 1998, Thiên Đàn được UNESCO công nhận là di sản thế giới3.

Tôi thăm viếng Thiên Đàn vào mùa đông 2008, cùng một em gái Trung Hoa. Đối vời tôi, kiến trúc Thiên Đàn không nhiều ấn tượng. Cái tôi ấn tượng là lịch sử và cung cách cúng tế trời đất của nhà vua. Phải ăn chay; phải ở riêng, thể hiện sự nghiêm túc của một người lèo lái

3 Dữ liệu từ Wikipedia

16

Page 17: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

con thuyền đất nước. Cái ấn tượng khác của tôi là người Trung Hoa đã khéo gìn giữ di sản của mình. Từng triều đại nối tiếp nhau, nhà Minh rồi đến nhà Thanh, rồi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nhưng Thiên Đàn vẫn được xem trọng và gìn giữ tốt đẹp. Trên quê hương Việt Nam tôi cũng có Thiên Đàn ( Đàn Nam GIao), nhưng không được khéo giữ gìn qua nhiều thế hệ như nơi đây.

4. Di Hòa Viên

Di Hoà Viên ( 颐和园 ) là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng Tây Bắc. Di Hoà Viên (nghĩa đen là "vườn nuôi dưỡng sự ôn hoà") đến nay vẫn còn được bảo tồn tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc.

Lịch sử đã ghi nhận, khu công viên này được hình thành từ triều Kim (1115 - 1234). Tại đây các vị hoàng đế nhà Kim đã dựng lên vô số những hành cung nguy nga và những khu giải trí cực kỳ xa xỉ. Từ đó các triều đại tiếp nối nhau xây thêm nhiều công trình hoành tráng khác và mang nhiều tên gọi khác nhau. Năm 1750, vua Càn Long (1736-1796) xây Thanh Y Viên tại khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ 500 vạn lạng bạc vốn dùng để hiện đại hoá hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hoà Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Khi Từ Hi hồi cung tại Bắc Kinh năm 1903, bà cho đại trùng tu hoa viên.

Hai cảnh nổi bật ở Di Hoà Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vườn chia làm ba khu vực: khu hành chính (chủ yếu là Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hi tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự), khu nghỉ ngơi (gồm các điện và vườn hoa) và khu phong cảnh.

Nổi bật nhất là Phật Hương Các, một ngôi chùa nhiều tầng nguy nga lộng lẫy nằm trong khu Vạn Thọ sơn, nơi để Từ Hy niệm Phật. Dưới chân Vạn Thọ sơn là hồ Côn Minh bao la gợn sóng. Một bến thuyền có hình dáng là một chiếc thuyền làm bằng đá nhô ra mặt hồ. Ngay dưới Phật Hương các là nơi đón du khách lên thuyền dạo trên hồ. Men theo bờ hồ là một dãy hành lang dài 728 mét gồm nhiều gian, mỗi gian được kiến trúc khác nhau với những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Hoa. Giữa hồ Côn Minh là hòn đảo nhỏ được nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 77 nhịp có tên là Thập Thất Khổng kiều. Cho tới ngày nay, Di Hòa viên vẫn được coi là một trong những công viên đẹp nhất thế giới.

Di Hòa viên không những chỉ là một công viên đẹp, mà còn được coi là một kiệt tác về kiến trúc, mà người ta còn đồn rằng toàn bộ khuôn viên của Di Hòa viên đã được xây dựng theo bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ, theo một mật chỉ của Từ Hy Thái Hậu. Đã có nhiều người bỏ công nghiên cứu để tìm hiểu bí mật ẩn chứa trong Di Hòa viên, nhất là tìm hiểu xem có thật Di Hòa Viên có bố cục thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ hay không, và nếu có thì nó đã được thể hiện như thế nào.

17

Page 18: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Bước đột phá có tính chất quyết định để trả lời cho câu hỏi này là từ khi các nhà nghiên cứu có trong tay những bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên từ vệ tinh bằng kỹ thuật có độ phân giải siêu cao và kỹ thuật chụp hồng ngoại. Khi những tấm ảnh này được công bố, các nhà nghiên cứu đã vô cùng kinh ngạc về bố cục kỳ lạ của Di Hòa viên.

Nhìn vào những tấm ảnh ta thấy ngay hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn mà cuống của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn Quan nằm ở góc phía Bắc của Di Hòa viên. Con đê hẹp mà dài ở phía trên mặt hồ tạo ra vết rãnh trên quả đào rất hoàn chỉnh. Dãy hành lang dùng làm đường đi lại men theo hồ Côn Minh ngay sát chân Vạn Thọ sơn thì giống như đôi xương cánh của một con dơi đang dang ra. Đường hành lang ở bờ bắc hồ Côn Minh thì rõ ràng là hình một cánh cung mà phần thâm nhập vào lòng hồ hình thành phần đầu của con dơi, phần nhô ra một cách đơn độc được dùng làm bến thuyền cho khách du ngoạn hồ Côn Minh chính là mõm của con dơi đó. Đường hành lang vươn dài sang hai phía tả hữu chính là đôi cánh dơi đang vươn ra. Đoạn hành lang ở phía đông và mái hiên nhà Ngư Tảo thâm nhập vào mặt nước và bởi đoạn hành lang ở phía tây tạo thành đôi móng chân trước của con dơi, còn núi Vạn Thọ sơn và cái hồ phía sau núi tạo thành thân của con dơi. Thập Thất Khổng kiều ở phía đối diện Vạn Thọ sơn thì đúng là chiếc cổ của một con rùa đang vươn dài, mà đầu của nó chính là hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh.

Vì trước đây không có được bức ảnh chụp toàn cảnh Di Hòa viên nên kiến trúc độc đáo của nó ít người nhận ra. Ngay cả Từ Hy Thái Hậu mặc dù đã lên tầng cao nhất của Phật Hương các trên đỉnh Vạn Thọ sơn thì cũng chỉ nhìn thấy một cách đại khái hình trái đào, cái đầu và cái cổ con rùa cũng như cái đầu và đôi móng con dơi. Những phần còn lại thì không thể nhìn thấy, nhất là phần thân con dơi do bị những kiến trúc khác che lấp.

Theo thuật phong thủy truyền thống Trung Hoa thì quả đào tượng trưng cho Lộc, con dơi tượng trưng cho Phúc, còn rùa tượng trưng cho Thọ. Như vậy cấu trúc tổng thể của Di Hòa viên ẩn trong nó cả 3 điều mà Từ Hy mong muốn là Phúc Lộc Thọ, đã được thể hiện bằng những hình tượng tuyệt vời. Đây chính là điểm khác biệt cực kỳ đặc sắc mà không có ở bất cứ một công viên nào khác tại Trung Quốc hay thế giới4.

Tôi viếng thăm Di Hòa Viên vào mùa Thu năm 2009. Một bạn nữ Trung hoa hướng dẫn tham quan. Thật ấn tượng, tôi đi suốt cả ngày mà vẫn chưa xem hết những kiệt tác nghệ thuật trong ấy. Thú vị nhất là đứng từ trên đỉnh Vạn Thọ Sơn nhìn xuống hồ Côn Minh, bạn sẽ có cảm giác như đang đứng giữa mênh mông nước biết, núi xanh với mây trời. Bạn như không còn nghĩ mình đang ở gần thành phố hiện đại Bắc Kinh, mà như thấy mình nhỏ lại trước người mẹ thiên nhiên thân ái.

5. Vạn Lý Trường Thành

Một danh thắng khác vô cùng nổi tiếng của Trung Hoa là Vạn Lý Trường Thành. Ngày chúng tôi vừa nhập học cùng nhau, đứa nào cũng hỏi đã biết chưa Vạn Lý Trường Thành.Tôi là người hạnh phúc được đi thăm Vạn Lý Trường Thành hai lần vào hai mùa khác biệt: thu và xuân. Một lần mùa xuân đi cùng các bạn trong lớp; lần mùa thu đi dùng anh bạn tên Hoàng ở Việt nam.4 Dữ liệu từ Wikipedia

18

Page 19: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Vạn Lý Trường Thành là một tường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc. Mục đích chính của nó là bảo vệ người Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ. Có năm đoạn thành chính:  1. Năm 208 TCN (nhà Tần); 2. thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán); 3. thế kỷ thứ 7 (nhà Tuỳ); 4. Năm 1138 - 1198 (Thời Nam Tống); 5. Năm 1368 - 1640 ( từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch của nhà Minh).

Đoạn tường thành chính đầu tiên được xây dựng dưới thời cai trị của Tần Thuỷ Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại ngắn ngủi. Đoạn tường dài tiếp theo được nhà Hán, nhà Tuỳ, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó được làm bằng đất nện, có nhiều tháp canh nhiều tầng được xây cách nhau vài dặm. Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640.

Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan (嘉峪关), nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều "phong hoả đài" (烽火台) trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược.

Năm 1644, người Mãn vượt qua bức tường thành bằng cách thuyết phục một vị tướng quan trọng là Ngô Tam Quế mở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan để cho người Mãn Châu vượt qua. Truyền thuyết kể rằng quân Mãn Châu mất ba ngày mới vượt hết qua đèo. Sau khi người Mãn Châu chinh phục Trung Quốc, bức tường thành không còn giá trị chiến lược nữa, đa phần bởi vì người Mãn Châu đã mở rộng quyền kiểm soát chính trị của họ ra xa phía bắc, còn xa hơn cả triều Trung Quốc trước đó.

Các vật liệu được sử dụng xây Trường Thành là những thứ có sẵn gần nơi xây dựng. Gần Bắc Kinh bức tường được làm bằng những khối đá vôi khai thác tại mỏ. Ở những nơi khác có thể là đá granite hay gạch nung. Nếu sử dụng những vật liệu đó, đầu tiên họ dựng hai bức tường sau đó nén đất và gạch đá vào giữa cùng một lớp phủ cuối cùng bên ngoài để tạo thành một khối duy nhất. Ở một số vùng các khối đó được gắn với nhau bằng một hỗn hợp nhớp dính của gạo và lòng trắng trứng. Ở các vị trí vùng cực tây sa mạc, nơi vật liệu tốt rất hiếm, bức tường được làm bằng vụn gỗ thô trộn với các loại sợi.

Vạn Lý Trường Thành nằm trong các danh sách "Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới", tất nhiên nó không nằm trong danh sách truyền thống Bảy kỳ quan thế giới mà người Hy Lạp cổ đại công nhận. Năm 1987, UNESCO công nhận Trường Thành là di sản văn hóa thế giới. Mao Trạc Đông khi đến Trường Thành có nói:不到长城非好汉 , có nghĩa "không đến Trường Thành không phải là người anh hung Trung Hoa".

19

Page 20: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Trong cuốn sách Cuốn sách về những kỳ quan của Richard Halliburton năm 1938 có nói Vạn Lý Trường Thành là vật nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng. Tuy nhiên Arthur Waldron, tác giả cuốn lịch sử Vạn Lý Trường Thành đáng tin cậy nhất trong mọi ngôn ngữ đã chỉ ra rằng sự tin tưởng vào việc Vạn Lý Trường Thành có thể nhìn thấy được từ mặt trăng cũng giống như sự phấn khích của một số người khi tin rằng có những "kênh đào" trên bề mặt Sao Hỏa vào cuối thế kỷ 19.

Trên thực tế, Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu không có công cụ hỗ trợ từ Mặt Trăng, chưa nói đến nhìn từ Sao Hỏa. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng khoảng một nghìn lần lớn hơn khoảng cách từ Trái Đất đến con tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo gần Trái Đất. Nếu Vạn lý trường thành có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng, thì sẽ dễ dàng nhìn thấy nó từ quỹ đạo gần Trái Đất. Trên thực tế, từ quỹ đạo gần Trái Đất, nó rõ ràng là hơi thấy được, và chỉ trong những điều kiện tốt. Và nó cũng không rõ rệt hơn nhiều vật thể khác do con người tạo ra. Câu trả lời đã được nhà du hành vũ trụ Dương Vĩ Lợi người Trung Quốc, sau 21,5 giờ bay vòng quanh Trái Đất đến 14 lần, trở lại mặt đất đã xác minh trên truyền hình: không nhìn thấy được Vạn Lý Trường Thành từ không gian5.

Đoạn Trường Thành hai lần tôi đi đều là đoạn Trường Thành gần Bắc Kinh, được sữa chữa công phu cho nhu cầu du lịch và quảng bá hình ảnh Trung Quốc. Chúng tôi rất thích xem những đoạn thành đổ nát bởi thời gian, nhưng không có điều kiện cho phép. Nói sao nhỉ, bước chân lên Trường Thành là niềm mơ ước của tôi từ bé. Lần đầu tiên được bước chân trên thực địa Van Lý Trường Thành tôi sướng vô cùng. Người cứ như bay bổng trong thế giới mơ. Lần sau tôi đi cảm xúc khác hơn. Không còn cảm giác sung sướng như lần đầu, mà chú ý hơn góc độ lịch sử và nhân đạo.

Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xem như biểu tượng tinh thần hào hùng của dân tộc Trung Hoa. Người dân Trung Hoa khắp cả nước cũng nô nức như những sinh viên ngoại quốc chúng tôi được đặt chân lên Trường Thành lịch sử. Lịch sử có ý nghĩa, nhưng lịch sử luôn luôn phải trả giá. Nếu là người dân Trung Hoa, Cá nhân tôi nghĩ, có lẽ tôi cũng sẽ mỗi năm cố gắng một lần trở về Vạn Lý Trường Thành và lên đứng ở đỉnh cao.

6. Thập Tam Lăng

Thập Tam Lăng là quần thể lăng mộ của triều đình nhà Minh, nằm trên núi Yên Sơn vùng ngoại ô tây bắc Bắc Kinh. Đây là nơi mai táng 13 vị hoàng đế, 23 hoàng hậu, 1 quý phi và 10 hoàng phi. Mười ba ngôi lăng mộ màu vàng chói lọi nằm giữa núi non, các kiến trúc lăng tẩm hòa nhập với phong cảnh thiên nhiên là nét điển hình của kiến trúc lăng tẩm của đế vương Trung Quốc. Khu lăng mộ này đã được UNESCO đưa vào danh mục di sản thế giới.

Triều đại Nhà Minh do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương sáng lập. Ông lên ngôi năm 1368, lăng mộ của ông là Minh Hiếu lăng, xây dựng tại Nam Kinh, không nằm trong Thập Tam Lăng. Người khởi đầu xây dựng Thập Tam Lăng là Minh Thành Tổ Chu Đệ, vua thứ ba của triều Minh. Ông bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình lớn nhất tại đây từ năm 1409 gọi là

5 Dữ liệu từ Wikipedia

20

Page 21: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Trường Lăng, các đời vua kế tiếp cũng đều xây lăng mộ cho đến 1644, cả khu rộng trên 40 km2 với tường thành bao bọc dài 40 km. Mỗi lăng mộ tọa lạc trên một gò cao và nối với lăng mộ khác bằng lối đi gọi là “thần đạo”. Hai bên thần đạo có hai hàng tượng lính gác, lạc đà, voi, và quái thú bằng đá để canh giữ lăng. Cổng đá vào lăng xây năm 1540, cao 14 mét, và rộng 19 mét.

 Kiến trúc của Trường Lăng mô phỏng theo kết cấu của Cố Cung, tường đỏ ngói vàng, lầu điện xen kẽ nhau, thể hiện được địa vị tôn quý của Chu Đệ và khí thế to tát của nhà vua trong thiên hạ. Ân Điện là kiến trúc chính trong lăng viên, khi hoàng gia tế tổ, mọi hoạt động cúng tế đều được tổ chức trong ngôi điện lớn này. Điện lớn kết cấu bằng gỗ, gồm 60 cột gỗ lim cao 12 mét, đường kính 1 mét. Loại gỗ này quý hiếm, rắn chắc, không dễ mục nát và còn có mùi thơm kỳ lạ. Những gỗ lim này được đưa từ vùng rừng sâu của Vân Nam và Tứ Xuyên lên. Sau khi chặt đẵn xong, phải đợi đến mùa lũ mới đưa gỗ trôi theo dòng nước ra khỏi rừng, rồi kết thành bè theo sông đưa tới Bắc Kinh. Vận chuyển trên đường bộ lại phải đợi tới mùa đông, cứ cách một quãng lại đào một cái giếng, lấy nước đổ lên mặt đất cho đóng băng, rồi dùng sức người kéo lê về Bắc Kinh.

Vận chuyển được các cột gỗ như thế phải mất từ 3 đến 4 năm, dân công lên tới 20 nghìn người, nhân lực, vật lực, tài lực là vô cùng tốn kém. Phía sau Ân Điện có một kiến trúc hình vuông vươn cao sừng sững được gọi là Minh Lâu, đây là vật kiến trúc tiêu biểu của lăng mộ đế vương triều Minh, bên trong đặt bia mộ của mộ chủ, từ đây vươn thành dãy tường vây hình tròn vây quanh ụ đất. Ụ đất hình tròn này được gọi là Bảo Đỉnh, phía dưới là hầm mộ có đặt quan tài của vua và hoàng hậu.

Thập kỷ 50 của thế kỷ trước, các nhà khảo cổ đã có kế hoạch khai quật hầm mộ Trường Lăng, nhưng lại không sao tìm được lối vào. Sau, qua điều tra tính toán, họ mới quyết định tiến hành khai quật thử một ngôi lăng mộ khác trong Thập Tam Lăng, để tránh gây tác hại đối với Trường Lăng.

Định Lăng là ngôi lăng mộ lớn thứ ba trong quần thể lăng tẩm này, đây là nơi mai táng vua Minh Thần Tông Chu Dực Quân, niên hiệu Vạn Lịch và hai vị hoàng hậu của ông. Hình thức kiến trúc của nó rất giống Trường Lăng, nên các nhà khảo cổ mới chọn nó để khai quật thử. Ban đầu, người ta không tài nào tìm được lối vào hầm mộ, cho mãi tới khi tình cờ may mắn tìm thấy một tấm bia đá nhỏ huyền bí, thì mới phát hiện đây chính là chiếc chìa khóa của hầm mộ, bên trên khắc rõ vị trí của cánh cửa đi vào hầm mộ Định Lăng. Căn cứ theo tấm bia này, các nhà khảo cổ đã thuận lợi tiến vào tòa cung điện trong lòng đất này. Thông thường, cửa vào hầm mộ là hoàn toàn bí mật, tại sao ở đây lại có bản đồ ? Lý do vì vua Vạn Lịch năm 22 tuổi bắt đầu xây dựng Định Lăng, mất 6 năm, tức khi nhà vua 28 tuổi mới hoàn thành. Nhưng nhà vua băng vào lúc 58 tuổi. Thế có nghĩa là ngôi lăng mộ này bị phong kín trong suốt 30 năm, nên để đề phòng quên mất lối vào, người ta phải làm bản đồ chỉ dẫn cửa vào, và sau khi mai táng, không rõ vì lý do gì người ta không hủy nó đi.

Hầm mộ Định Lăng nằm sâu dưới lòng đất 27 mét, gồm 5 ngôi điện lớn: Trước, giữa, sau và hai bên phải trái, toàn bộ đều xây bằng đá. Trong gian điện giữa có ba ngôi bảo tọa bằng Hán

21

Page 22: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Bạch Ngọc, phía trước đặt một vại sứ to trong đựng dầu thơm, được gọi là Trường Minh Đăng. Còn ngôi điện sau là phần chủ yếu của hầm mộ, trong đặt áo quan của vua Vạn Lịch và hai vị hoàng hậu. Hầm mộ Định Lăng có hơn 3.000 văn vật như: đồ thêu, trang phục và đồ trang sức, ngoài ra còn có khá nhiều đồ vàng, ngọc và đồ sứ rất quý hiếm6.

Tôi viếng Thập Tam Lăng vào đầu xuân 2009. Lần này không đi cùng các bạn Trung Quốc mà đi với một anh bạn Châu Phi. Các bạn Châu Phi nhận học bổng rất nhiều của chính phủ Trung quốc. Anh bạn tôi khi tham quan Thập Tam Lăng cứ suýt xoa khen ngợi sự giàu có và biết cách hưởng thụ của các đế vương ngày trước. Tôi thì hứng thú với các những văn vật khai quật được trưng bày tại bảo tàng. Vì những văn vật đã cho tôi suy nghĩ về sự cô đơn và lòng tham vô tận của con người, khi chết người ta vẫn còn sợ cô đơn và không muốn từ bỏ quyền lực và sự hưởng thụ xa hoa.

7. Hương Sơn

Hương Sơn (香山 - Fragrance Hill ) nằm ở ngoại ô quận Haidian, cách thành phố Bắc Kinh 26 Km, diện tích 1.6 Km vuông, đỉnh cao nhất cách mặt nước biển 557m. Năm 1186, hoàng đế nhà Kim cho xây nơi nầy một đại tháp là Đại Vĩnh An Tự (大永安寺)và các hành cung. Năm 1745 vua Càng Long nhà Thanh đổi tên thành Tỉnh Huyên Viên (静宜园). Năm 1860 và 1900 bị đốt cháy bởi chiến tranh. Sau năm 1949, chính phủ Trung Hoa bắt đầu cho khôi phục lại phần lớn những công trình chính . Ngày nay Hương Sơn là một công viên cây cối nổi tiếng Bắc Kinh. Hàng ngàn người mỗi ngày đổ về thưởng ngoạn, kể cả những sinh viên ngoại quốc chúng tôi. Đặc biệt, mùa lá đỏ Hương Sơn, hầu như ai trong chúng tôi cũng háo hức một lần đi Hương Sơn xem lá đỏ. Mùa xem lá đỏ hấp dẫn nhất là giữa tháng 10 và đầu tháng 11 Dương lịch.

Người ta gọi là Hương Sơn bởi vì phía trên đỉnh núi cao 557 mét có 2 hòn đá to nhìn giống như 2 cái lư hương khổng lồ. Từ khu trường đại học như Thanh Hoa – 清华, Bắc Đại – 北大, Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh – 北京语言大学 … có thể đi xe bus đến Hương Sơn rất tiện, chỉ mất hai giờ.

Đến Hương Sơn, Không những chỉ xem lá đỏ, mà còn có thể thưởng thức thiên nhiên phong phú và các công trình kiến trúc mang phong cách Trung Hoa và dấu ấn cổ xưa. Trùng Dương Các -重阳阁 , Tôn Trung Sơn Kỷ Niệm Đường -孙中山纪念堂, Tri Tùng Viên -知松园, Anh Các Nham -璎珞岩, Nhãn Kính Hồ -眼镜湖 … là những điểm nhấn không thể bỏ qua. Ngay Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng một thời gian ở tại một biệt thự xây trên núi này, và đây cũng là nơi hội họp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước khi văn phòng chính phủ đặt ở Bắc Kinh7.

Những sinh viên ngoại quốc chúng tôi đến Bắc Kinh học giống như đến khám phá một bảo tàng lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật sống Trung Hoa. Học tất nhiên là mục tiêu chính yếu, nhưng chúng tôi không bao giờ quên tự thưởng cho mình những ngày thư giãn để hòa thiên thiên và mơ mộng trong thế giới cổ xưa có thật của lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật của xứ này.

6 Tham khảo từ Wikipedia7 Tham khảo tổng hợp từ Baidu

22

Page 23: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

8. Chu Khẩu Điếm

Chu Khẩu Điếm ( 周口店), nằm ở núi Long Cốt, cách thành phố Bắc Kinh 48 Km về phía Tây Nam. Đây là di chỉ hóa thạch của người vượn Bắc Kinh và là di chỉ văn hóa nỗi tiếng thế giới. Trên ngọn núi này người ta đã phát hiện ra 24 địa điểm di chỉ văn hóa cổ, 118 loại động vật hóa thạch và hơn 10 vạn đồ đá cũng như các dụng cụ tạo ra lửa của người tối cổ. Đây là nơi cung cấp tư liệu nhiều nhất về người cổ hóa thạch cùng các chứng cứ nói về việc dùng lửa của họ. Viêc phát hiện ra Chu Khẩu Điếm đã làm cho lịch sử Bắc Kinh kéo dài từ 3000 năm đến 60 vạn năm.

Hiện nay di chỉ Chu Khẩu Điếm trở thành địa chỉ nghiên cứu quan trọng về nguồn gốc của nhân loại. Với ý nghĩa to lớn đó, năm 1987 UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa thế giới.8

Trên Website giới thiệu về Chu Khẩu Điếm của UNESCO còn có thêm chi tiết là tuổi thọ người Bắc Kinh cổ rất ngắn, 68,2% chết ở tuổi 14, chỉ 4,5% có thể sống đến 509.

Từ khu Nam đại học Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh, tôi cùng một bạn nữ người Nhật phải đi một lần tàu điện ngầm và chuyển hai lần Bus mới đến được Chu Khẩu Điếm. Nơi đây thức ăn rẻ ba lần so với nội thành Bắc Kinh. Tôi và người bạn Nhật Bản vô cùng thích thú khi phát hiện tại đây một nhân dân tệ mua được đến 3 cái bánh bao, trong khi nội thành, 3 nhân dân tệ chỉ có một cái. Người dân ở Chu Khẩu Điếm cũng rất thân thiện. Họ rất vui và nhiệt tình chào đón sinh viên quốc tế, nhất là trong những quán ăn gia đình bình dân.

Chu Khẩu Điếm là một điểm mà từ trước khi đến Bắc kinh tôi chưa hề nghe đến. Thật bất ngờ và thích thú khi đứng trên thực địa Chu Khẩu Điếm, đặc biệt khi xem triển lãm di chỉ khảo cổ và được đứng dưới hang động hàng nghìn năm trước, nơi người Bắc Kinh bắt nguồn và phát triển kỷ thuật dùng lửa và săn bắn. Cảm ơn người bạn Nhật Bản đã phám phá và đưa đường. Tôi nghĩ, ai đến Bắc Kinh mà không đến nơi này là một thiếu sót không nên.

THÀNH PHỐ TRUNG HOA ĐÃ THĂM

8 Dữ liệu từ Wikipeadia9 The longevity of Peking Man is quite short. After paleoanthropologists' statistical analysis, about 68.2% of Peking Man died before 14 years old, and only 4.5% of Peking Man lived longer than 50 years old. It seems that his living conditions were very hard.

23

Page 24: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Trung Hoa nổi danh là một quốc gia có bề dầy lịch sử và văn hóa phong phú ở Châu Á. Văn minh Hoàng Hà một thời là cái nôi học thuật và văn hóa của Á Đông và nhân loại. Hầu hết những sinh viên ngoại quốc khi đến học tại Trung Hoa, ai cũng mơ ước mình đi thăm càng nhiều càng tốt những thành phố văn hóa và lịch sử. Tôi cũng không ngại lệ, sau khi thăm viếng các danh thắng tại Bắc Kinh và học được khá khá Hán ngữ, bắt đầu lên kế hoặch mùa hè cho mình: thăm những thành phố Trung Hoa

1. Bắc Kinh

Bắc Kinh (北京) có nghĩa là "Kinh đô phía Bắc", phù hợp với truyền thống chung của Đông Á khi kinh đô được dứt khoát đặt tên như chính nó. Các thành phố có kiểu tên tương tự là Nam Kinh (南京, có nghĩa là "Kinh đô phía Nam"), Tokyo (東京, "Đông Kinh" theo chữ Hán), Tây Kinh (西京 , nghĩa là "Kinh đô phía Tây", nay là Lạc Dương). Giữa thời gian từ 1368 đến 1405, và sau đó lại một lần nữa từ 1928 thành phố này có tên là Bắc Bình (北平), có nghĩa "hòa bình phía Bắc" hay "bình định phía Bắc". Dưới thời Hoàng đế Hồng Vũ thời nhà Minh, và lần thứ hai dưới thời Quốc Dân Chính Phủ của Trung Hoa Dân Quốc, lúc đó Bắc Kinh không phải là kinh đô của Trung Hoa.

Năm 1949, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã chuyển thủ đô về Bắc Kinh. Yên Kinh (燕京) cũng là một tên phổ biến khác không chính thức của Bắc Kinh, liên hệ đến nước Yên đã tồn tại ở đây từ thời nhà Chu. Tên này hiện được một số tổ chức sử dụng làm tên thương hiệu như bia Yên Kinh, Đại học Yên Kinh, một trường đại học đã bị sáp nhập vào Đại học Bắc Kinh. Trong thời nhà Nguyên, Bắc Kinh được gọi là Khanbalik.

Các khu định cư ở gần khu vực Bắc Kinh ngày nay đã được hình thành khoảng năm 3000 trước Công nguyên. Vị trí của các khu vực định cư này ở mạn phía Bắc của Bình nguyên Hoa Bắc, là một nơi giao điểm quan trọng về địa lý và chính trị của các cộng đồng cư dân người Hán phía Nam và Tây và đối với các nhóm dân du mục ở phía Bắc và Đông Bắc.

Nhà Chu (trước Công nguyên) đã xây dựng một thành lũy ở đây tên gọi ban đầu là Kế. Đến thời Xuân Thu, Chiến Quốc đổi thành Yên Đô. Thời Hán gọi là U Châu. Vào thế kỷ thứ 10, những người Khiết Đan từ Đông Bắc đã chiếm phần phía Bắc của Trung Hoa và thành lập nhà Liêu đã đặt kinh đô phía Nam của họ tại đây và đổi thành Bồi Đô (Kinh đô phụ) và gọi là Yên Kinh. Đến thời nhà Kim, năm 1153 Hải lăng vương Hoàn Nhan Lượng cho dời đô từ Hội Ninh phủ về đây, đặt tên là Trung đô.

Khi quân Mông Cổ thôn tính Trung Hoa vào thế kỷ 13 và thiết lập nên nhà Nguyên, Hốt-tất-liệt Hãn đã quyết định lập kinh đô tại Bắc Kinh năm 1272 và lần đầu tiên, kinh đô mới được đặt tên là Khanbalik (Đại đô), đã trở thành một kinh đô hành chính và chính trị cho toàn Trung Hoa. Ðại Ðô không chỉ là trung tâm chính trị của cả nước mà đã thực sự trở thành một trong những trung tâm kinh tế nổi tiếng nhất thế giới.

Năm 1368, Chu Nguyên Chương đã thiết lập nên nhà Minh và chọn Nam Kinh làm kinh đô. Ông đã ngay lập tức tàn phá kinh đô của nhà Nguyên và đổi tên thành phố là Bắc Bình (phía

24

Page 25: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Bắc bình yên). Sau cái chết của Chu Nguyên Chương năm 1398, một cuộc tranh giành ngôi giữa cháu nội Chu Nguyên Chương - người được truyền ngôi - và con trai thứ hai của Chu Nguyên Chương xảy ra. Trong cuộc tranh giành ấy, người giàng được và lên ngôi hoàng đế là con trai, từ đó kinh đô nhà Minh được chuyển đến Bắc Bình năm 1420 và đổi tên thành này thành Bắc Kinh. Tham gia xây dưng kinh đô Bắc Kinh thời nhà Minh có kiến trúc sư Nguyễn An người Việt Nam, đã chỉ huy lực lượng cả triệu nhân công thực hiện công trình xây cất suốt 17 năm.

Thời nhà Thanh (1644-1911) Bắc Kinh đã được xây thêm nhiều đền đài, công trình. Sau khi nhà Thanh bị lật đổ và Trung Hoa Dân Quốc được thành lập năm 1911, Bắc Kinh vẫn là trung tâm chính trị của Trung Quốc. Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu đã dời thủ đô đến Nam Kinh và đổi tên Bắc Kinh thành Bắc Bình. Trong Đệ nhị thế chiến, thành phố đã bị quân Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1937 đến 1945 nhưng không bị phá hoại nhiều. Sau khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thành lập năm 1949, thành phố được đổi tên thành Bắc Kinh và được chọn làm thủ đô của Trung Hoa mới.

Bắc Kinh nằm ở đỉnh của tam giác Đồng bằng Bắc Trung Hoa. Những ngọn núi ở phía Bắc, Tây Bắc và Tây ngăn cách Bắc Kinh với các thảo nguyên, sa mạc. Phần phía Tây Bắc của thành phố, đặc biệt là huyện Diên Khánh và quận Hoài Nhu bị bao phủ bởi dãy núi Jundu, trong khi phần phía tây của thành phố được hình thành bởi dãy núi Tây Sơn. Vạn lý trường thành, bức tường nổi tiếng chạy dọc phía bắc thành phố, được xây dựng nhằm lợi dụng địa hình ghồ ghề này để bảo vệ trước các cuộc xâm lăng của các bộ tộc thảo nguyên phía Bắc. Núi Dongling ở dãy Tây Sơn và giáp với Hà Bắc là đỉnh cao nhất của thành phố, với độ cao 2030 m. Các con sông lớn chảy qua thành phố bao gồm sông Yongding và sông Chaobai, một phần của hệ thống sông Hải Hà và chảy theo hướng Nam. Bắc Kinh cũng là điểm cuối cùng phía bắc của Đại Vận Hà, một con kênh được xây dựng dọc Đồng bằng Bắc Trung Hoa tới Hàng Châu. Bể chứa nước Miyun, được xây dựng ở nhánh trên của sông Chaobai, là nguồn cung cấp nước quan trọng cho thành phố.

Khí hậu của Bắc Kinh là dạng khí hậu lục địa ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa, đặc điểm là mùa hè nóng và ẩm ướt do tác động của gió mùa Đông Á, mùa đông thì lạnh, khô và nhiều gió phản ánh ảnh hưởng của áp thấp vùng Siberi. Nhiệt độ cao ban ngày trung bình tháng Một là 16 °C (34.9 °F), trong khi thông số tương tự cho tháng Bảy 30.8 °C (87 °F). Lượng mưa hàng năm vào khoảng 580 mm (22.8 in), trong đó phần lớn mưa vào các tháng mùa hè. Nhiệt độ cao nhất từng đo được là 42 °C (108 °F) và thấp nhất là −27 °C (−17 °F). Năm 2001, Ủy ban Olympic Quốc tế đã chọn Bắc Kinh làm nơi tổ chức Bắc kinh Olympic 200810.

Diện tích Bắc Kinh là 16.808 Km². Thống kê năm 2004, dân số 14.930.000, mật độ dân số 888/km² khu vực đô thị. Người Bắc Kinh rất thân thiện, có tính kỷ luật tốt và rất sẳn sàng làm tình nguyện viên cho các công ích xã hội như trật tự giao thông, vệ sinh công cộng. Học kỳ thứ III tại Đại học ngôn ngữ và văn hóa Bắc Kinh, vì lý do tiết kiệm chi phí, tôi chuyển ra ngoài ký trúc xá, thuê phòng trọ ở cùng gia đình người dân. Tôi khám phá thêm được rất nhiều điều thú vị từ nếp sống đến cách ăn uống và quan tâm gia đình của người bình dân Bắc

10 Dữ liệu được tham khào từ Wikipedia

25

Page 26: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

kinh. Hầu hết gia đình người dân Bắc Kinh không thích uống cà phê, họ uống trà nhiều hơn. Và một điều mà xã hội Trung Quốc đang quan tâm lớn là khoảng cách thế hệ của các bạn con một và cha mẹ cũng như người thân.

Bắc Kinh ngày nay là một thành phố sạch đẹp, phương tiện giao thông công cộng rất tốt, từ tàu điện ngầm cho đến Bus. Sinh viên chúng tôi có thể đi mọi nơi của thành phố bằng phương tiện công cộng. Một điều tôi thích thú hơn ở Bắc kinh là nhiều người ủng hộ việc đi xe đạp. Thỉnh thoảng tôi thường đạp xe đi các nhà sách gần trường. Yêu sách là một thói quen hay mà tôi rất thích ở người Bắc Kinh. Tại quận Haidian có cả một thành phố nhỏ gọi là 书城 để bán sách, đặc biệt các sách cũ giảm giá có thể tìm được dễ dàng nơi này vào thứ bảy và chủ nhật.

Bắc Kinh cũng là thành phố có nhiều di sản văn hóa thế giới và nhiều công viên quốc gia đẹp. Năm 1987 UNESCO công nhận một loạt di sản văn hóa thế giới tại Bắc Kinh: Vạn Lý Trường Thành, Chu Khẩu Điếm, Cố Cung, Thiên Đàn, Di Hòa Viên. Tuy nhiên người yêu thích thiên nhiên thì lại hứng thú với Hương Sơn và các công viên như Công Viên Thế Giới, Công Viên Bắc Hải. Còn người thích mua sắm và ăn uống lại mỗi tuần đều ghiền đi bộ trên con đường Vương Phú Tỉnh và con đường Tiền Môn, nơi có vịt quay Toàn Tựu Đức nổi tiếng hơn trăm năm.

Một ấn tượng khác với sinh viên chúng tôi là những con hẻm lịch sử nhiều trăm năm của bắc Kinh. Nơi đây chúng tôi có thể hiểu được ít nhiều sinh hoạt nhiều trăm năm về trước của người Bắc Kinh. Đặc biệt vô cùng thú vị nếu đi trên những con hẻm cổ xưa mà trên tay cầm một xâu kẹo hồ lô – 葫芦糖.

Bắc Kinh ngày một hiện đại hóa, những con hẻm như thế này ngày lại ít, hiện nay người dân Bắc Kinh đang rất quan tâm đến những con hẻm lịch sử này. Nó cũng là một nét đẹp thành phố, thu hút du khách các nơi. Những sinh viên đam mê công nghệ thì cũng có thể tìm thấy sự thỏa mãn nhu cầu của mình tại trung tâm công nghệ Bắc Kinh có tên Zhungguancun –中关村 . Những bạn có thiên hướng tâm linh cũng có thể chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật và tâm linh như Yonghegong – 雍和宫- và một số ngôi chùa cổ kính tại thành phố này.

Đối với tôi, có thể nói, Bắc kinh, là một bảo tàng lịch sử văn hóa và nghệ thuật thú vị, một nơi có thể chọn để sống, làm việc và tư duy.

2. Thái Nguyên

Thái Nguyên (太原) là thành phố thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một cố đô do Triệu Giản Tử (趙簡子) xây dựng vào khoảng năm 500 trước Công Nguyên, tên là Tấn Dương (晉陽). Tên của nó được đổi thành Thái Nguyên dưới triều đại nhà Tần. Có rất nhiều vị vua đã đến thành phố này, bởi vậy, thành phố còn được gọi là "Long Thành".

Vào năm 617 sau Công Nguyên, từ đất này, Lý Uyên và con trai là Lý Thế Dân khởi nghĩa chống lại nhà Tùy, và thành lập triều đại nhà Đường. Công trình cổ nhất của Thái Nguyên là Thánh Mẫu điện (聖母殿), được xây vào năm 1023 và sửa lại năm 1102. Thành phố này cũng

26

Page 27: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

đã từng chịu nhiều trận lũ lụt nặng nề vào các năm: 453 TCN, 969, và bị chiến tranh tàn phá vào năm 1125. Vào thời nhà Minh, tường thành Thái Nguyên đã được dựng lại (năm 1568).

Thái Nguyên nằm giữa 111°30' Đông và 113°09' Bắc, tại cực bắc của cao nguyên Hoàng Thổ. Diện tích thành phố là 6.988 km². Sông Phần, một chi lưu của Hoàng Hà, chảy từ phía Bắc xuống phía Nam trong thành phố, với năm cây cầu nối bờ Đông và bờ Tây của thành phố. Dân số đô thị Thái Nguyên là 1,88 triệu người, dân số vùng ngoại ô là 2,93 triệu11.

Tôi đến Thái Nguyên vào mùa thu năm 2009, trên đường về Thành Đô (成都 ) từ Ngũ Đài Sơn (五台山) cùng anh Hoàng từ Việt nam . Thành phố Thái Nguyên rất sầm uất. Có nhà ga xe lửa; có sân bay. Hệ thống giao thông đường bộ Thái nguyên cũng được xây dựng rất quy mô, không có dáng vẻ ẩn mình của một thành phố nhỏ. Con người Thái Nguyên không được thân thiện lắm, khi chúng tôi đến đại lý vé máy bay mua vé, cung cách phục vụ rất quan liêu. Tuy nhiên, cái thú vị mà chúng tôi không quên ở nơi này là những món ăn bình dân rất rẻ, chủng loại rất nhiều, có chay có mặn, rất hợp với những sinh viên ít tiền như chúng tôi.

3. Thành Đô

Thành Đô (成都 - Chéngdu ) là một thành phố tại Tây Nam Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên, là thành phố thuộc tỉnh, một trong những trung tâm giao thông vận tải và giao thương quan trọng của Trung Quốc. Hơn 4000 năm trước, nền văn hóa Kim Sa (金沙) thời kỳ đồ đồng được thiết lập tại khu vực này. Đồng bằng màu mỡ Thành Đô được gọi là "Thiên Phủ Chi Quốc", có nghĩa là "đất nước thiên đường". Trong thời Tam Quốc, nhà Thục Hán (221-263) do Lưu Bị thành lập đã đặt đô ở Thành Đô.

Năm 2005, dân số thành phố Thành Đô là: 10.700.000, xếp thứ năm sau Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân và Trùng Khánh. Thành Đô cũng là quê hương của nhà văn nổi tiếng Ba Kim12.

Ngày nay, Thành Đô là một thành phố lớn, đẹp. Sân bay Quốc tế Sông Lưu Thành Đô lớn thứ 6 tại Trung Quốc Đại lục và là cửa ngõ quốc tế trực tiếp đi nhiều nước như Nhật bản, Nepal …

Mùa Thu năm 2009, trên đường đến Nga Mi Sơn – 峨眉山 , chúng tôi đáp máy bay từ Thái Nguyên đến Thành Đô. Người dân Thành Đô khá thân thiện, nhưng thành phố không nhiều Taxi. Chúng tôi không ở lại Thành Đô hơn một ngày đêm, nhưng ở khách sạn và qua quan sát trên đường đi, có thể nói đời sống thành thị Thành Đô thấp nhiều so với Bắc Kinh, mặc dù đường xá rộng lớn hơn so với Thái Nguyên.

4. Tây An

11 Dữ liệu được tham khảo từ Wikipedia12 Dữ liệu được tham khảo từ Wikipedia

27

Page 28: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Tây an, một thành phố nổi danh của Trung Quốc gắn liền với tên tuổi vị vua nổi danh Tần Thủy Hoàng. Khi mới đến Bắc Kinh học được một tuần là các bạn học cùng lớp tôi đã bàn kế hoạch đi chơi Tây An.

Tây An (西安 – Xī 'ān) là thành phố tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy là Tràng An hay Trường An (長安 - Cháng'ān, có nghĩa là "muôn đời bình yên"). Tây An là thành phố lớn nhất và phát triển nhất trong khu vực miền Trung đến Đông Bắc và xếp thứ 10 trong các thành phố lớn nhất Trung Quốc.

Nhà Chu lập đô tại Phong (灃 / 沣 Feng) và Hạo (鎬 / 镐 Hao) giữa cuối thế kỷ 11 và năm 770 trước Công nguyên. Cả hai địa điểm này đều nằm phía tây của Tây An.

Nhà Tần (221-206 trước Công nguyên) xây đô ở Hàm Dương, bờ bắc sông Hoài, sau đó bị Hạng Vũ cho thiêu rụi vào cuối đời nhà Tần.

Năm 202 trước Công nguyên, Lưu Bang, Hán Cao Tổ, thành lập Thành Trường An làm kinh đô. Cung Trường Lạc (长乐宫) được xây dựng dọc hai bên sông trên khu phế tích của thành nhà Tần. Đây được xem là ngày thành lập của thành phố Tây An.

Năm 200 trước Công nguyên, Lưu Bang cho xây thêm Cung Vị Trung (未央宫) ở Trường An.

194 trước Công nguyên, Khởi công xây dựng tường thành đầu tiên của Tràng An. Thành dài 25,7 km, dày 12-16 m tại đáy, diện tích: 36 km².

Năm 190 sau Công nguyên, Nhà Đông Hán dời triều đình từ Tràng An đến Lạc Dương .

Năm 582, Hoàng đế nhà Tùy ra lệnh xây đô mới ở Đông Nam kinh đô nhà Hán, gọi là Đại Hưng (大興 ). Thành gồm 3 phần: Cung điện, Tử Cấm Thành và khu vực dân cư. Diện tích trong thành: 84 km².

Thế kỷ thứ 7, Đường Tăng Tam Tạng Huyền Trang lập một khu dịch thuật kinh khổng lồ để dịch Kinh Phật từ tiếng Phạn sang chữ Hán sau khi thỉnh kinh từ Ấn Độ về cũng tại Thành phố Tràng An, Tây An ngày này. Năm 652, triều đình nhà Đường cho xây dựng Tháp Đại Nhạn (大雁塔) cao 64 m dùng để chứa bản dịch Kinh Phật do Đường Tăng Tam Tạng Huyền Trang dịch thuật.

Năm 707, xây tháp chuông Tây An, gọi là Tháp Tiểu Nhạn (小雁塔) cao 45 m. Sau trận động đất năm 1556, chiều cao giảm còn 43,4 m.

Năm 904, Kết thúc nhà Đường kéo theo sự phá hủy Trường An. Cư dân của thành bị lùa về Lạc Dương - kinh đô mới.

28

Page 29: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Năm 1370, Nhà Minh xây một thành mới nhỏ hơn (khoảng 12 km²), chu vi: 11,9 km, cao: 12 m và dày 15-18 m tại chân thành. Tháng 10 năm 1911, trong thời kỳ cách mạng lật đổ nhà Thanh, những người Mãn Châu sống ở khu Đông Bắc trong thành đã bị thảm sát. Năm 1936, sự kiện Tây An đã diễn ra trong thành của thành phố trong nội chiến Trung Quốc. Sự kiện này đã khiến Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc thoả thuận đình chiến để tập trung đánh quân Nhật Bản. Đây cũng là nơi có Phố Hồi giáo lớn13. Trường An Bát Cảnh (长安八景) nơi đây cũng là nơi tham quan lý tưởng cho sinh viên chúng tôi.

Cuối năm 2005, Tây An có dân số 8,07 triệu người. Giao thông Tây An rất tốt. Đường sắc Tây An đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông đường sắt cả nước, tuy nhiên sách hướng dẫn du lịch Tây An cảnh báo nạn móc túi và giậc đồ tại nhà ga Tây An. Thành phố này cũng có sân bây quốc tế, cách trung tâm Tây An 47 Km, với các chuyến bay đến Singapore, Hongkong, Nhật bản … Tàu điện ngầm vẫn chưa hoạt động, 6 tuyến tàu điện ngầm khởi công từ năm 2009 dự kiến sẽ hoàn tất và đưa vào sử dụng năm 2020.

Đến Tây An, hầu hết người ta đều đến thăm hầm mộ Tần Thủy Hoàng (兵马俑). Tuy nhiên với tôi, lại là Tháp Đại Nhạn, và quan trong hơn hết là Hưng Giáo Tự, nơi còn ngôi tháp tôn trí hài cốt Tam Tạng Pháp Sư Đường Huyền Trang và hai cao đệ của Ngài.

Tôi cùng anh Hoàng đến Tây An vào một sáng sớm mùa Thu, trời Tây An hơi se lạnh. Cảnh buồn trước mắt chúng tôi nhìn thấy là một chị người Quảng Châu du lịch Tây An bị giật bóp tại nhà ga. Một cảnh khác, thú vị chứ không buồn, là tất cả các khách sạn dưới 3 sao tại Tây An không được đón khách quốc tế, chúng tôi đành phải chấp nhận trả 299 nhân dân tệ cho một đêm ở khách sạn 3 sao. Một điểm lưu ý ở Tây An nữa là các tài xế Taxi ma mãnh. Tôi đã đọc được trong sách hướng dẫn du lịch Tây An, nhưng tôi vẫn không tin cho đến khi chính mình bị gạt. Chúng tôi thuê xe đi thăm lăng mộ Tần Thủy Hoàng, anh bạn Taxi đã đòng ý giá cả, lộ trình và thời gian, nhưng trên đường đi anh ta cứ đưa chúng tôi vào các nơi buôn bán. Chúng tôi đề nghị anh chỉ đến những nơi đã hợp đồng, anh chuyển thái độ sang đe dọa bỏ chúng tôi giữa đường và không tiếp tục chở chúng tôi.

Tây An là một thành phố lịch sử, thành phố hấp dẫn không chỉ du khách thế giới mà còn hàng triệu người dân Trung Hoa. Chỉ cần với tên tuổi Tần Thủy Hoàng, Huyền Trang, Đường Thế Dân, Tây An đã đủ thu hút sự quan tâm và lòng hiếu kỳ của thế giới. Tuy nhiên với những bất an về an ninh và những mánh khóe quá tầm thường của những người như anh bạn lái Taxi thì rõ rang Tây An ngày nay cần được cải cách quản lý và nâng cao ý thức văn minh và niềm tự hào Tây An. Là một sinh viên thích thú và yêu mến văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử Trung Hoa, tôi mơ ước một ngày trở lại nhìn thấy Tây An thay đổi, xứng tầm với tên tuổi, lịch sử và giá trị vốn có của mình.

5. Lạc Dương

Lạc Dương (洛阳, Luòyáng) là một thành phố trực thuộc tỉnh, nằm ở phía tây tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Thành phố này giáp tỉnh lỵ Trịnh Châu về phía đông, Bình Đỉnh Sơn về phía

13 Dữ liệu tham khảo từ Wikipedia

29

Page 30: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

đông nam, Nam Dương về phía nam, Tam Môn Hiệp về phía tây, Tế Nguyên về phía bắc, và Tiêu Tác về phía đông bắc. Nó tọa lạc trên đồng bằng trung tâm của Trung Quốc, một trong những cái nôi văn minh Trung Hoa, Lạc Dương là một trong bốn cố đô vĩ đại của Trung Hoa. Trong lịch sử, có nhiều tên gọi để chỉ Lạc Dương: "Lạc Ấp" (洛邑), "Lạc Châu" (洛州) v.v. Nhưng chủ yếu thì Lạc Dương vẫn là tên gọi của thành phố này. Ngoài ra, thành phố này còn có các tên gọi như "Đông Đô" (東都, nghĩa là kinh đô phía đông), "Tây Kinh" (西京, nghĩa là "kinh đô phía Tây") hay "Kinh Lạc" (京洛, nghĩa là kinh đô chung của cả Trung Quốc).

Ban đầu thành phố này được Triệu Khang Công hay Thiệu Công Thích theo lệnh của Chu Công (周公) xây dựng vào thế kỷ 11 TCN và được đặt tên là Thành Chu (成周). Nó trở thành kinh đô của nhà Đông Chu kể từ năm 770 TCN. Thành phố này đã bị phá hủy trong nội chiến vào năm 510 TCN và được xây dựng lại vào những năm sau đó và còn tiếp tục là kinh đô của nhà Chu cho đến khi nhà Tần đánh bại nhà Chu vào năm 256 TCN để sau này thống nhất Trung Quốc, với tên gọi Lạc Ấp.

Từ năm 25 tới năm 190, Lạc Dương trở thành kinh đô của nhà Đông Hán, từ Hán Quang Vũ Đế cho tới đầu thời kỳ trị vì của Hán Hiến Đế.

Năm 68, Bạch Mã tự, ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Trung Quốc, đã được xây dựng tại Lạc Dương. Ngôi chùa này hiện nay vẫn còn tồn tại, mặc dù các kiến trúc của nó là thuộc các thời đại sau này, chủ yếu thuộc thế kỷ 16.

Năm 190, thái sư Đổng Trác đã ra lệnh lục soát và cướp bóc thành phố này trước khi san phẳng phần lớn các công trình xây dựng. Kinh đô được chuyển về Trường An, do đây là nơi thích hợp hơn cho Đổng Trác để đẩy lùi liên minh chống lại ông ta.

Từ thời Tam Quốc, năm 221 khi Ngụy Văn Đế (Tào Phi) lên ngôi cho đến thời Tấn Mẫn Đế nhà Tây Tấn (năm 316), Lạc Dương vẫn tiếp tục là kinh đô. Trong nhiều thế kỷ, Lạc Dương là trung tâm kinh tế-xã hội của Trung Hoa cổ đại. Khi nhà Tây Tấn dưới sức ép của các lực lượng nổi dậy buộc phải di chuyển kinh đô tới Kiến Khang (ngày nay là Nam Kinh) thì kinh đô này đã gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Năm 493, hoàng đế Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy lại di chuyển kinh đô từ Đại Đồng, Sơn Tây về Lạc Dương và bắt đầu cho xây dựng Long Môn Thạch Quật (hang đá Long Môn) nhân tạo. Trên 30.000 bức tượng Phật từ thời kỳ của triều đại này đã được tìm thấy trong hang. Đến năm 534 khi nhà Bắc Ngụy kết thúc thì Lạc Dương không còn là kinh đô của các triều đại kế tiếp, cho đến tận năm 909 khi hoàng đế nhà Hậu Lương là Hậu Lương Thái Tổ Chu Ôn lại chuyển kinh đô về đây với tên gọi Tây Đô và nó là kinh đô cho tới năm 913 đầu thời Hậu Lương Mạt Đế. Năm 923 khi nhà Hậu Đường nắm quyền thì một lần nữa nó lại là kinh đô với tên gọi Đông Đô. Năm 936 nhà Hậu Tấn đổi tên nó thành Tây Kinh và đóng đô ở đây khoảng 2 năm. Thời kỳ Minh, Thanh thì Lạc Dương là thủ phủ tỉnh Hà Nam. Lạc Dương còn nổi tiếng như là trung tâm nuôi trồng các loài mẫu đơn. Hoa mẫu đơn cũng là loài hoa biểu trưng của thành phố này14.

14 Dữ liệu tham khảo từ Wikipedia

30

Page 31: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Thăm viếng thành Lạc Dương là ước mơ từ lâu của tôi. Bởi nơi đây đã có những con người vĩ đại như Huyền Trang; có những danh thắng nổi tiếng là Thiếu Lâm Tự và Bạch Mã Tự. Tôi đến Lạc Dương vào đêm tối mùa Thu năm 2009 từ Tây An. Thành phố này bình an hơn nhiều so với Tây An. Người dân khá thân thiện và hiền lành. Chi phí sinh hoạt ở đây cũng rẻ nhiều so với Bắc Kinh. Sau khi nghĩ đêm tại một khách sạn bình dân, chúng tôi mua tour đi Thiếu Lâm Tự, Huyền Trang Cố Lý, Bạch Mã Tự và một số di tích liên quan Lão giáo ở đây.

Chùa Thiếu Lâm thật to lớn, nhưng khi bước vào chúng tôi không còn cảm xúc và hứng thú như khi đọc trên những trang sách. Nơi đây đã thương mại hóa quá nhiều. Chúng tôi có viếng thăm nơi Đạt Ma tổ sư tham thiền, tàng kinh các và vườn tháp các bậc cao tăng, nhưng vẫn không tim thấy chút trực cảm tâm linh nào còn xót lại. Chỉ có một huyền thoại còn xót lại là võ Thiếu Lâm, người viếng thăm có thể nguyên vẹn thưởng thức.

Chùa Bạch Mã thì vẫn không hơn Chùa Thiếu Lâm. Mặc dù là nơi được xem là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, nhưng cũng không còn hơi ấm tâm linh, thương mại và du lịch đã làm nơi đây thành một thắng cảnh kiếm tiền.

Nhưng rất may, nơi kỷ niệm Huyền Trang ( 玄奘故里) vẫn còn chút ấm áp về đức hạnh, sự quyết tâm và cống hiến, lòng khát khao chân lý của bậc cao tăng Huyền Trang ngày xưa. Xúc động nhất là nhìn thấy một căn phòng với những chiếc bàn giản dị, nơi một thời đã góp phần cho Ngài dịch thuật kinh Phật do Ngài du học mang về từ đất nước Tây Vực xa xôi.

Có một điều rất tiếc khi chúng tôi đến Lạc Dương là mùa mẫu đơn đã tạm biệt. Không còn có thể nhìn thấy những bông hoa mẫu đơn xinh tươi, chọn tuổi thanh xuân để nằm xuống; không còn có thể nhìn thấy biểu tượng đức hạnh mẫu đơn làm thổn thức nhân tình như mô tả của những án văn chương.

Lạc Dương, kinh đô một thời, nay dấu tích vẫn còn đó nhưng trầm mặc hẳn. Phải chăng quy luật vô thường của vạn vật là thế! Thịnh bao giờ cũng có suy. Suy sẽ ươm mầm cho thịnh. Tất nhiên, trong sự trầm mặc tôi đã học được bài học: lịch sử là những gì đã qua đi trong quá khứ xa xôi, muốn hay không cũng không thể nào kéo lại. Chỉ có những diễn biến đang xảy ra là hiện thực. Không nên ảo tưởng về một quá khứ, dù quá khứ hào hùng. Nếu muốn tương lai tốt, hiện tại hãy ươm mầm tốt và gieo xuống cho tương lai.

6. An Khánh

An Khánh (安庆市 ) là một thị trấn của tỉnh An Huy, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. An Khánh có diện tích 13.300 km², dân số 4.332.300 (2004) người. Nơi đây khảo cổ học hiện đại phát hiện rất nhiều di vật thuộc thời kỳ đồ đá mới.

Thời Xuân Thu, vua nhà Chu đã từng phong An Khánh là 皖国 (Hoàn Quốc) . Thời Tam Quốc, Tào Ngụy và Đông Ngô nhiều lần đem binh đánh nơi này. Để chóng lại xâm lăng phương Nam của nhà Kim, 1217 An khánh cho xây dựng thành trì tại phía nam Đại Long Sơn (大龙山). Năm 1667 vua Khang Hy nhà Thanh chia tỉnh An Huy, An Khánh là một huyện. Năm 1760 vua Càng Long chuyển trung tâm hành chánh tỉnh An Huy về Anh Khánh. 1853,

31

Page 32: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Thái Bình Thiên Quốc quân chiếm An Khánh, trung tâm hành chính An Huy chuyển đến Hợp Phố (合肥). 1861, triều đình đánh bại quân nổi loạn, An Khánh lại phục hồi vị thế trung tâm. Tháng 1 năm 1938 Nhật Bản tấn công An Khánh.

Trước ngày thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, An Khánh dưới sự trị an của Trung Hoa Dân Quốc. Tháng 04 năm 1949, giải phóng quân chiếm An Khánh. Khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời cho đến hôm nay, An Khánh là huyện trực thuộc tỉnh An Huy15.

Chúng tôi đến An Khánh trên đường đi Cữu Hoa Sơn. Không qua đêm nơi này, nhưng dừng chân chuyển xe tại phố huyện, tôi cảm nhận được nơi đây rất hiền hòa, an lành. Người dân có vẻ không ma mãnh như tại Tây An. Ngồi chung chuyến xe cùng tôi đến Cữu hoa sơn, có nhiều người rất có tâm đạo và nhiệt tình. Một chị khi biết chúng tôi là sinh viên đi thăm viếng Cữu Hoa Sơn, chị tỏ ra rất xúc động và hướng dẫn rất tận tình để chúng tôi đi được đến Cữu Hoa Sơn.

7. Ninh Ba

Ninh Ba (宁波市 ) là một thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Chiết Giang, nằm ở phía Nam Vịnh Hàng Châu, nhìn ra Biển Đông Trung Hoa về phía Đông, giáp Thiệu Hưng về phía Tây và Đài Châu về phía Nam .16

Lịch sử Ninh Ba bắt đầu có từ thời kỳ đồ đá mới (neolithic) vào khoảng năm 4800 trước CN với nền văn hóa Hà Mẫu Độ. Lúc ấy người Hà Mẫu Độ đã bắt đầu trồng lúa, làm những đồ gỗ sơn, đồ sành dầy và những đồ làm bằng ngà voi hay ngọc được chạm khắc thô sơ. Và cứ như thế các ngành nghề phát triển. Rồi đến đời hiện đại, khi kinh tế bắt đầu được chú trọng, nhờ có vị thế gần biển nên Ninh Ba đã trở thành một hải cảng quan trọng của Trung Quốc, đứng ngang hàng với Giang Châu và Quảng Châu, trở thành hải cảng chính cho việc giao thương cùng các nước ngoài.

Tổng diện tích của thành phố Ninh Ba là 9365km2, và chiều dài của các bờ biển thuộc Ninh Ba cộng lại là 1562km, bao gồm 788km trong đất liền và 774km bờ biển của cồn đảo. Ninh Ba có tổng dân số 5.527.000 (năm 2004), thành thị 1.219.900. Các dân tộc chính là Hán, Thổ Gia, Miêu, Choang. Tuy rằng Ninh Ba có hải cảng lớn và quan trọng nhưng người dân ở đó vẫn tiếp tục sống bằng nhiều ngành khác nhau. Ninh Ba rất nổi tiếng về công nghệ sản xuất đồ phụ tùng xe hơi, đồ đạc trong nhà như bàn ghế, giường tủ v.v... Nói chính xác là hải cảng Ninh Ba luôn giúp đẩy nền kinh tế Trung Quốc đi lên bằng cách được xuất cảng hàng hóa trong nước ra nước ngoài một cách thuận tiện17.

Ninh Ba còn vinh hạnh có núi Mậu Sơn, sau đổi thành A-dục vương sơn, nơi năm 282 nhà sư Huệ Đạt xây tinh xá thờ xá lợi Phật. Năm 405, trong thời Nam Bắc triều, chùa chiền bắt đầu được xây dựng nhiều trên núi Mậu Sơn. Nhà vua Lương Vũ Đế cũng cho xây thêm tự viện ở đây năm 522 và tặng tấm biển "A-dục vương tự". Về sau, vua Tống Cao Tông tự tay

15 Dữ liệu tham khảo từ Wikipedia tiếng Hoa16 Dữ liệu tham khảo từ Wikipedia17 Dữ liệu từ www.khuongviettu.com

32

Page 33: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

đề biển "Phật Đảnh Quang Minh chi tháp".  Các đại sư như Tỉnh Am đại sư, Hư Vân hòa thượng, đều đã từng đến A-dục sơn ở Ninh Ba đảnh lễ xá lợi.

Ninh Ba cũng được biết đến như là đầu nguồn của Thiền Tông Nhật Bản. Những thiền sư danh tiếng Nhật Bản như Đạo Nguyên, Tối Trừng, Vinh Tây, Tâm Địa Giác Tâm đều đã từng đến học đạo và mang Thiền Tông về Nhật Bản từ mãnh đất Ninh Ba18.

Ninh Ba hiện là một thành phố công nghiệp, nhưng các thắng cảnh di tích văn hóa và tôn giáo vẫn được bảo trì tốt đẹp, nhất là ở Thiên Nhất Các - một trong những thư viện cổ nhất cả nước Trung Hoa, có Nguyệt Hồ là vùng lân cận, do quan chức của đời nhà Minh tên Phạm Khâm xây vào năm 1561. Trong thư viện này hiện còn lưu trữ những bộ sách từ thế kỷ thứ 11 và kể cả những bộ sách bằng tre hoặc sách chép tay của đạo Khổng. Ngoài ra thư viện còn giữ những đề thi được đỗ bảng vàng do cung đình ban xuống.

Tôi đến Ninh Ba vào buổi chiều tối tháng 7 năm 2009, trên đường đến Phổ Đà Sơn. Người Ninh Ba rất thân thiện. Một anh bạn xe kéo Ninh Ba vui vẻ hướng dẫn chúng tôi vào khách sạn thích hợp mà không yêu cầu thêm bất cứ một đồng nào, ngoài giá tiền đã đồng ý kéo xe. Khách sạn hai sao ở Ninh Ba cũng rất lịch sự, cung cách phụ vụ hơn hẳn ba sao ở Tây An. Từ Ninh Ba chúng tôi đi tàu sang Phổ Đà Sơn chỉ có 25 phút. Trên tàu, nói chuyện vui về lịch sử Ninh Ba, một anh bạn quê hương Ninh Ba cho biết thêm: Ninh Ba còn là nơi đã từng có cuộc nổi dậy anh hùng chóng Viên Thế Khải19 bất thành.

8. Thượng Hải

Thượng Hải (上海) là thành phố hiện đại và lớn nhất Trung Quốc. Thượng Hải là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này, diện tích: 6.340,5 km2, dân số thành phố là 17.110.000 người (trong đó nội ô là 9,838 triệu người), được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc.

Ngày nay, Thượng Hải có hải cảng sầm uất nhất thế giới, hơn cả cảng Singapore và Rotterdam. Xuất phát là một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất cho đến Thế kỷ 20, và là trung tâm văn hóa phổ thông, các mưu đồ chính trị và nơi tụ họp của giới trí thức trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc. Thượng Hải đã từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Thành phố New York và Luân Đôn, và là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Sau khi Mao Trạch Đông thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa kể từ năm 1949, Thượng Hải đã đi vào thời kỳ sụt giảm tốc độ phát triển do chế độ thuế má cao và do sự triệt thoát kinh tế tư bản của chính quyền mới. Nhờ sự cải cách, mở cửa theo mô hình kinh tế thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và lãnh đạo mà đặc biệt là từ năm 1992, Thượng Hải đã có những bước bứt phá ngoạn mục về phát triển kinh tế và nhanh chóng vượt qua Thâm Quyến

18 Xem Ninh Ba, Nơi đàu nguồn của thiền tong Nhật Bản, Mùi Hương Trầm – Nguyễn Tường Bách19 Viên Thế Khải (袁世凱) sinh: 16 tháng 9 năm 1859, mất: 6 tháng 6 năm 1916), tự là Uy Đình (慰亭), hiệu là Dung Am (容庵); là một đại thần cuối thời nhà Thanh và là tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc.

33

Page 34: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

và Quảng Châu - một thành phố đặc khu được tự do hóa sớm nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - để trở thành đầu tàu kinh tế Trung Quốc. Vẫn còn nhiều thách thức cho thành phố này đầu thế kỷ 21 như nạn di dân ồ ạt và sự phân hóa giàu nghèo. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức đó, các khu nhà chọc trời và cuộc sống đô thị sôi động của Thượng Hải vẫn là biểu tượng của sự thần kỳ kinh tế Trung Quốc.

Thượng Hải (上,trên; 海,biển) là cái tên xuất phát từ thời Nhà Tống (thế kỷ 11) - lúc này đã có một cửa sông và một thị trấn cùng tên gọi. Người Việt Nam gọi là Thượng Hải; Người Đức viết là Schanghai, tiếng Hà Lan là Sjanghai, tiếng Bồ Đào Nha là Xangai, tiếng Pháp là Shanghaï. Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, phiên âm pinyin Shanghai đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tiếng Nhật viết tên thành phố gần với cách đọc trong Quan Thoại là シャンハイ shanhai.

Tên viết tắt của thành phố là Hỗ/Hộ (滬/沪) và Thân (申). Tên đất Hỗ/Hộ do tên cổ Hỗ/Hộ Độc (滬瀆/沪渎) của con sông Tô Châu. Tên Thân lấy tên theo Xuân Thân Quân (春申君), một viên quan thời nhà Chu vào thế kỷ 3 Trước Công Nguyên - Xuân Thân là một anh hùng thời đó của nhà Chu (trong lãnh thổ đó có đất Thượng Hải bây giờ). Do vậy Thượng Hải còn được gọi là "Thân Thành" (申城). Trong tiếng Anh thành phố này có nhiều biệt danh: Paris phương Đông, Nữ hoàng phương Đông, Hòn ngọc phương Đông.

Tiếng mẹ đẻ của dân Thượng Hải là tiếng Thượng Hải, một phương ngữ của Ngô ngữ mà không phải tiếng Phổ Thông. Tiếng Thượng Hải và tiếng Phổ Thông khác nhau và thông thường dân Bắc Kinh không thể trò chuyện với dân Thượng Hải thông qua tiếng Thượng Hải. Tiếng Thượng Hải ngày nay là một phương ngữ của Ngô ngữ nói ở Tô Châu, Ninh Ba và các vùng phụ cận có dân nhập cư vào Thượng Hải với số lượng lớn vào thế kỷ 20. Hầu hết dân Thượng Hải dưới 40 tuổi có thể nói tiếng Phổ Thông thông thạo. Tiếng Anh ở Thượng Hải cũng được sử dụng rất nhiều. Học sinh đã học tiếng Anh từ lớp 1.

Trước khi thành lập thành phố Thượng Hải, Thượng Hải là một phần của huyện Tùng Giang (松江縣 ), thuộc phủ Tô Châu (蘇州府 ). Từ thời Nhà Tống (960-1279), Thượng Hải dần trở thành một hải cảng sầm uất, vượt lên trên vai trò chính trị là một địa phương thuộc huyện. Ngày nay, Tùng Giang (淞江) là một quận thuộc thành phố Thượng Hải.

Một bức tường thành được xây dựng năm 1553 Công nguyên - thời điểm được xem như bắt đầu hình thành thành phố Thượng Hải. Tuy nhiên, trước thế kỷ 19, Thượng Hải không được xem là thành phố lớn của Trung Hoa. Do đó, so với phần lớn các thành phố khác của Trung Quốc, có rất ít công trình cổ tiêu biểu ở thành phố này ngày nay. Một vài địa điểm văn hóa ít ỏi có thể thấy ở Thượng Hải ngày nay rất cổ kính và tiêu biểu thời Tam Quốc, do địa điểm này nằm trong trung tâm văn hóa lịch sử của Đông Ngô (222-280).

Trong thời kỳ Càn Long nhà Thanh, Thượng Hải đã trở thành một cảng khu vực quan trọng của khu vực sông Trường Giang và sông Hoàng Phố. Thành phố cũng trở thành hải cảng chính của các tỉnh Giang Tô và Triết Giang gần đấy, dù trao đổi mậu dịch với nước ngoài thời kỳ này bị triều đình cấm. Một khu vực lịch sử quan trọng của thời kỳ này là Ngũ Giác

34

Page 35: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Trường (五角场) (ngày nay là quận Dương Phố) - là nền tảng của trung tâm thành phố. Khoảng cuối thời Càn Long, Thập Lục Phố (ngày nay là quận Hoàng Phố) trở thành cảng lớn nhất Đông Á.

Tầm quan trọng của Thượng Hải tăng lên nhanh chóng vào thế kỷ 19 do vị trí chiến lược của thành phố này ở cửa sông Dương Tử, khiến cho nó có vị trí lý tưởng để buôn bán với phương Tây. Trong cuộc chiến tranh nha phiến thứ nhất vào đầu thế kỷ 19, các lực lượng của Anh đã tạm thời chiếm giữ Thượng Hải. Cuộc chiến kết thúc năm 1842 với hòa ước Nam Kinh, kết quả là các cảng nhượng quyền trong đó có Thượng Hải, mở cửa cho các nước buôn bán. Hiệp ước Bogue được ký năm 1843 và Hiệp ước Wangsia Trung-Mỹ ký năm 1844 khiến cho phương Tây giành được có đặc quyền ngoại giao trên đất Trung Hoa và chính thức tồn tại cho đến năm 1943, nhưng về bản chất không còn tồn tại từ cuối những năm 1930. Từ những năm 20 đến cuối những năm 30 của thế kỷ 20, Thượng Hải được gọi là thành phố tội phạm. Các băng nhóm chiếm giữ quyền lực và điều hành các sòng bạc và các nhà thổ.

Thái Bình Thiên Quốc nổ ra năm 1850 và năm 1853, Thượng Hải bị chiếm giữ bởi hội Tam Hoàng gọi là Tiểu Đao hội (Small Swords Society). Các cuộc thanh trừng phá hủy các miền quê nhưng không đụng chạm đến các khu định cư của phương Tây. Mặc dù trước đó người Hoa bị cấm sống trong các khu định cư của người nước ngoài, năm 1854 các quy định mới đã cho phép người Hoa được đến ở, giá đất tăng lên đáng kể.

Trong năm 1854, cuộc họp thường niên đầu tiên của Hội đồng thành phố Thượng Hải đã họp, Hội đồng này được tạo ra để quản lý các khu định cư của dân ngoại quốc. Năm 1863, khu định cư của Anh, tọa lạc dọc theo bờ Tây sông Hoàng Phố đến phía nam nhánh sông Tô Châu (quận Hoàng Phố) và khu định cư người Mỹ tọa lạc ở bờ Tây sông Hoàng Phố đến phía Bắc của nhánh sông Tô Châu (quận Hán Khẩu) sát nhập với nhau thành Khu định cư quốc tế. Người Pháp chọn lựa phương án ra khỏi Hội đồng thành phố Thượng Hải và thay vào đấy là duy trì Khu nhượng địa Pháp, tọa lạc ở phía Tây của Khu định cư quốc tế. Thời kỳ này có một lượng lớn dân di cư từ châu Âu và Bắc Mỹ, những người tự gọi mình là "Shanghighlanders".

Chiến tranh Trung Nhật nổ ra năm 1894-1895 giành quyền kiểm soát Triều Tiên kết thúc bằng hiệp ước Shimonoseki, Nhật Bản bấy giờ nổi lên như là một cường quốc bổ sung ở Thượng Hải.

Thượng Hải thường được xem như trung tâm tài chính và thương mại của Trung Hoa, bắt đầu thực sự phát triển nhanh từ 1992, sau các thành phố ở các tỉnh phía nam Trung Quốc (Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn...) khoảng 10 năm. Thượng Hải ngày nay vẫn là thành phố phát triển và đông dân nhất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cảng Thượng Hải xếp hàng đầu thế giới về lượng hàng hóa thông qua, khoảng 443 triệu tấn hàng/năm. Nếu tính về lượng container vận chuyển, các cảng của Thượng Hải xếp thứ 3, sau Singapore và Hong Kong. Thượng Hải và Hong Kong gần đây đang tranh đua vị trí trung tâm kinh tế của Trung Quốc. GDP đầu người của Thượng Hải là 5.620 USD, của Hong Kong là 37.400. Hong Kong có lợi thế hơn về hệ thống pháp luật, hội nhập quốc tế, tự do hóa hơn và kinh

35

Page 36: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

nghiệm kinh tài cao hơn. Thượng Hải có mối liên hệ với lục địa Trung Hoa sâu hơn, mạnh hơn về ngành chế tạo và công nghệ. Thượng Hải đã và đang nâng cao vai trò là địa điểm của nhiều trụ sở các tập đoàn kinh tế, tài chính, thương mại, ngân hàng và giáo dục quốc tế. Tăng trưởng GDP đã đạt 2 con số liên tục trong 14 năm. Năm 2005, tỷ lệ tăng trưởng GDP là 11,1%, đạt 114 tỷ USD. Thượng Hải đang trải qua thời kỳ bùng nổ xây dựng, đặc biệt là xây dựng các cao ốc, các công trình công cộng khổng lồ với thiết kế hiện đại, độc đáo (như tháp truyền hình, nhà hát...). Khu Phố Đông là một khu đô thị mới với tốc độ xây dựng nhanh chóng, khoảng hơn 10 năm và đã trở thành trung tâm mới của Thượng Hải với rừng cao ốc.

Tháp truyền hình Minh Châu (明珠) là tháp truyền hình cao thứ ba thế giới - sau tháp truyền hình ở Toronto (Canada) và Moscow (Nga) - nó cao tới 468 mét, là niền tự hào cùa người dân Thượng Hải. Người tham quan có thể tham quan tháp ở độ cao tối đa 350 m. Đứng trên Tháp Minh Châu ở độ cao 263 mét - một khu sân hình tròn- có thể ngắm toàn cảnh Thượng Hải20.

Chúng tôi đến Thượng Hải bằng tàu biển từ Phổ Đà Sơn. Ở lại thành phố này hai ngày. Nơi đầu tiên chúng tôi muốn thăm ở Thượng Hải là Chùa Phật Ngọc – một ngôi chùa có tượng Phật nằm bằng ngọc trắng có nguồn gốc Miến Điện. Sau đó chúng tôi đi thăm khu du lịch và mua sắm Miếu Thành Hoàng, Tháp Minh Châu và đứng ở độ cao 263m để nhìn toàn Thượng Hải, và cuối cùng là con đường đi bộ Nam Kinh.

Đối với tôi, thành phố Thượng Hải không được yêu bằng Bắc Kinh. Tôi có cảm giác an ninh và môi sinh không tốt bằng Bắc Kinh. Có điều ấn tượng là không thấy dây điện đi ngang bầu trời như những thành phố khác của Trung Hoa tôi biết. Con người Thượng Hải cũng có vẻ ma mãnh hơn. Về phương tiện giao thông công cộng thì Thượng Hải rất tuyệt vời, nhất là hệ thống tàu điện ngầm. Suốt hai ngày đêm tại Thượng Hải, tôi đều sử dụng giao thông công cộng để đến những nơi muốn đi. Đi bộ trên con đường Nam Kinh vào ban đêm cũng là một cái thú. Sau khi đi mệt, có thể ghé vào một quán bún bình dân, hay mua vài chiếc bánh nướng truyền thống Thượng Hải cũng rất thú vị. Có điều bạn nhớ, nên cẩn thận khi mua sắm ở Thượng Hải, anh Hoàng đi cùng tôi đã mua một cái túi khá đắt, nhưng chưa về lại đến Bắc Kinh là dây kéo của túi kéo không ăn.

TỨ ĐẠI PHẬT SƠNTứ Đại Phật Sơn là bốn ngọn núi nơi có nhiều chùa tháp Phật giáo được xây dựng, có nhiều tăng sĩ Phật giáo tu tập, là nơi có những chứng tích lịch sử cũng như huyền thoại về những bậc thiền sư đắc Đạo và sự hiển linh của bốn vị Đại Bồ Tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Thế

20 Dữ liệu được tham khảo từ Wikipedia

36

Page 37: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Âm và Địa Tạng. Đối với thế giới Phật giáo, không chỉ Trung Hoa, người Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, các tín đồ xem Tứ Đại Phật Sơn là bốn thánh địa ( khác với bốn thánh địa liên quan cuộc đời Phật Thích Ca – Bodh Gaya, Saranath, Kusinagar và Lumbini) và họ luôn ao ước được một lần về chiêm bái.

Đối với tôi, một nhà sư Phật giáo, Tứ Đại Phật Sơn là một nơi chốn chứa đựng bí ẩn tâm linh và kho tàng nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa vô tận. Từ khi ở Việt nam, sang Ấn độ rồi đến Đại học ngôn ngữ và văn hóa Bắc Kinh học tiếng Trung Quốc, tôi luôn ao ước tận mắc nhìn thấy, tận tai lắng nghe, tận tâm thể nghiệm sự hiển linh bí ẩn của các Bồ Tát, sự độc đáo của các kiến trúc Phật giáo Trung Hoa, sự hào hùng của những trang sử tu tập và chứng đạo của các danh Tăng nơi các Phật sơn này.

1. Ngũ Đài Sơn

Ngũ Đài sơn (五台山 - "Núi năm đài"), còn gọi là Thanh Lương sơn (清凉山), nằm trong địa phận huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn tại Trung Quốc. Núi này là nơi có nhiều chùa chiền, tự viện quan trọng nhất Trung Quốc. Khu di sản văn hóa Ngũ Đài Sơn bao gồm 53 chùa, được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO năm 2009.

Ngũ Đài Sơn gắn liền với Văn Thù Bồ Tát (文殊), được xem là đạo tràng tu tập của Ngài. Ngũ Đài Sơn cũng có quan hệ lâu dài với Phật giáo Tây Tạng

Tên gọi Ngũ Đài Sơn là do địa hình bất thường của nó, bao gồm 5 đỉnh thuôn tròn (Bắc, Nam, Đông, Tây, Trung) hay còn gọi tương ứng là Diệp Đấu phong, Cẩm Tú phong, Vọng Hải phong, Quải Nguyệt phong và Thúy Nham phong; trong đó đỉnh phía Bắc ( Bắc Đài hay Diệp Đấu phong) là cao nhất và trên thực tế là đỉnh núi cao nhất tại miền Hoa Bắc.

Ngũ Đài Sơn thường được nói tới như là "số một trong số tứ đại Phật sơn". Nó được nhận dạng trên cơ sở đường đi tìm đạo trong Hoa Nghiêm kinh ( Avatamsaka Sutra - 華嚴經), được miêu tả như là nơi ở và tu tập của nhiều vị Bồ Tát. Văn Thù Bồ Tát được cho là cư ngụ tại một "ngọn núi mát lạnh và trong lành" ở phía Đông Bắc. Điều này được coi là đặc điểm riêng biệt để nhận dạng ngọn núi này, vì thế tên gọi khác của nó "Thanh Lương Sơn" (清涼山), nghĩa là núi trong lành và mát lạnh.

Người Phật giáo tin rằng bồ tát Văn Thù thường hiển linh trên núi này dưới dạng của những người hành hương hay nhà sư bình thường hoặc hay xuất hiện dưới dạng các đám mây ngũ sắc bất thường.

Ngũ Đài sơn có khí hậu lạnh rét, nhiệt độ bình quân năm chỉ đạt -4 °C, các tháng 7-8 là nóng nhất, với nhiệt độ trung bình trong khoảng 8,5 - 9,5 °C, tháng 1 là rét nhất, nhiệt độ bình quân xuống tới -18,8 °C. So sánh khu vực chân núi với đỉnh núi thì khu vực chân núi vào xuân sớm hơn khoảng 1 tháng và vào thu chậm hơn khoảng 1 tháng, nhiệt độ chênh lệch khoảng 6 °C, toàn năm nhiệt độ bình quân khoảng 2-3 °C. Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới -

37

Page 38: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

30 °C, cao nhất đạt 30 °C. Khu vực Ngũ Đài sơn về mùa hè các tầng mây xuống rất gần bề mặt, độ ẩm cao, thường có mưa nhiều.

Ngũ Đài Sơn cũng là quê hương của một số công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất hiện còn tồn tại ở Trung Quốc, có từ thời kỳ nhà Đường (618-907). Trong số này có sảnh chính của chùa Nam Sơn và sảnh đông của chùa Phật Quang, được xây dựng tương ứng vào các năm 782 và 857. Chúng được một nhóm các nhà sử học kiến trúc phát hiện năm 1937 và 1938, trong đó có cả sử gia nổi tiếng đầu thế kỷ 20 là Lương Tư Thành (1901-1972). Thiết kế kiến trúc của các công trình xây dựng này được các nhà Hán học và các chuyên gia hàng đầu về kiến trúc Trung Hoa truyền thống, như Nancy Steinhardt, nghiên cứu kể từ đó tới nay. Steinhardt đã phân loại các công trình xây dựng này theo các kiểu sảnh đặc trưng trong cẩm nang hướng dẫn về xây dựng của người Trung Quốc là Doanh tạo pháp thức được viết trong thế kỷ 12.

Chùa Nam Sơn (南山寺) là chùa lớn nhất trên Ngũ Đài Sơn, xây dựng từ thời nhà Nguyên. Chùa bao gồm 7 tầng, chia ra làm 3 phần. Ba tầng thấp nhất được gọi là Cực Lạc tự (极乐寺); tầng giữa gọi là Thiện Đức đường (善德堂); ba tầng trên gọi là Hữu Quốc tự (佑国寺). Các chùa khác như Hiển Thông (ra đời sớm nhất ở Ngũ Đài Sơn, được xây dựng từ thời Minh Đế nhà Đông Hán (năm 58-73), chùa Phật Quang (chùa gỗ lâu đời nhất ở Trung Quốc, có từ năm 857) và Bồ Tát đính (hơn 500 tượng Phật, bồ tát ) cũng là những ngôi chùa có lịch sử xây dựng lâu đời.

Trong Ngũ Đài Sơn còn có các chùa quan trọng khác: chùa Thọ Ninh, chùa Bích Sơn, chùa Phổ Hóa, Đại Loa đính, chùa Thê Hiền, Thập Phương đường, chùa Thù Tượng, chùa Quảng Tông, chùa Viên Chiếu, động Quan Âm, chùa Long Tuyền, chùa La Hầu, chùa Kim Các, chùa Trấn Hải, Vạn Phật các, chùa Quan Hải, chùa Trúc Lâm, chùa Tập Phúc, chùa Cổ Phật v.v. Bên ngoài Ngũ Đài Sơn cũng có: chùa Duyên Khánh, chùa Nam Thiện, chùa Bí Mật, chùa Phật Quang, chùa Nham Sơn, chùa Tôn Thắng, chùa Quảng Tế v.v.

Ngũ Đài Sơn gồm 5 ngọn núi có đỉnh cao từ 2.500 đến 3.000m so với mặt nước biển. Các ngôi chùa Phật Giáo bắt đầu được xây dựng trên dãy núi này từ khoảng thế kỷ thứ nhất theo Công Lịch. Ngũ Đài Sơn là nơi chứng kiến sự phát triển của Đạo Phật ở Trung Quốc suốt gần 2000 năm.

Theo cách đánh giá của UNESCO, các công trình này "còn tạo ảnh hưởng tới việc xây dựng những cung điện ở Trung Quốc trong hơn một thiên niên kỷ".

Ông Han Lianggen, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn cho biết: "Ngũ Đài Sơn tương hợp một cách hài hòa với văn hóa Phật giáo, phản ánh triết lý Trung Hoa cổ xưa về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên".

Tuy nhiên, khi đến chiêm bái Ngũ Đài Sơn ngày nay, mọi người sẽ thấy Ngũ Đài Sơn bị thương mại hóa quá nhiều, tác động xấu đến phong cảnh và không khí tâm linh nơi đây. Thống kê dân số ở đây năm 1986, 6.300 người, nhưng năm 2002, số người sống tại đây đã nhảy vọt lên 7.700. Nhờ nỗ lực của chính phủ, nên năm 2007 số người sống ở đây đã giảm

38

Page 39: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

xuống còn 6.400. Bên cạnh đó, kể từ năm 2006, chính phủ đã phá bỏ nhiều công trình không hợp với cảnh quan nhằm bảo vệ "môi trường Phật giáo"21.

Điểm đầu tiên trong lộ trình chiêm bái Tứ Đại Phật Sơn của tôi là Ngũ Đài Sơn. Tôi đi cùng một anh bạn Việt nam bằng xe lửa từ thành phố Bắc Kinh, đến nhà ga Ngũ Đài sơn, sau đó đi xe khách vào núi. Vào khu vực được di sản văn hóa thế giới UNESCO công nhận được bảo vệ, mọi người phải mua vé 160 nhân dân tệ, sinh viên chúng tôi được giảm một nữa.

Trên đường đi, chúng tôi gặp một chị người Bắc Kinh cũng đi chiêm bái. Chị cho biết hằng năm vào mùa thu chị đều đến chùa Hiển Thông để tỉnh tâm. Chị còn rất nhiệt tình đưa chúng tôi vào chùa xin thầy trụ trì cho chúng tôi được ở trong chùa. Chúng tôi cảm ơn chị, nhưng không ở trong chùa.

Vào thời điểm chúng tôi đến, đã cuối mùa du lịch, nhưng khách tham quan vẫn còn nhiều. Tôi đi dọc theo con đường đá được cho là đã xây dựng hơn nghìn năm lên đỉnh Văn Thù. Thỉnh thoảng dừng chân ở những ngôi chùa hai bên con đường đá lịch sử. Không khí rất mát, tuy nhiên vẫn còn nhiều cảnh buồn: nhiều người ăn xin và nhiều ngôi chùa không còn không khí tu tập. Lên đến đỉnh, tôi đứng giữa mênh mông đất trời của sân chùa mà cảm giác như đang đứng giữa những đám mây. Trên đỉnh nhìn xuống, mây và sương phủ đầy thung lũng, làm những ngôi chùa trở nên huyền bí và kỳ diệu. Chúng tôi lễ Phật, tìm hiểu kiến trúc, hỏi thăm tinh thần tu tập, cuối cùng chụp hình lưu niệm để nhớ Ngũ Đài Sơn.

Từng bước chân xuống núi, tôi nghĩ cuộc đời thật vô thường. Sự hào hùng tu tập ngày nào, nay chỉ còn là vỏ bọc. Những ngôi chùa sắc tứ với những cao Tăng ngày nào, nay chỉ còn là những bảo tàng chứa đựng những hoài niệm cũ xưa. Biết làm sao! Quy luật của thành trụ hoại diệt mà! Tôi tự an ủi: chính sự hoại diệt này sẽ tiếp sức cho sự sống kia!

2. Nga Mi Sơn

Rời Ngũ Đài sơn, chúng tôi đi xe Bus đến thành phố Thái Nguyên để về Thành Đô bằng tàu hỏa và đi lên Nga Mi Sơn. Không may cho chúng tôi là không thể mua được vé tàu hỏa về Thành Đô từ Thái Nguyên vào thời điểm đó. Không còn cách nào khác chúng tôi phải đi máy bay bằng first class đến Thành Đô, vì không muốn ngủ đêm tại Thái Nguyên.

Nga Mi sơn (峨嵋山) hay núi Nga Mi hay Đại Quang Minh sơn là một ngọn núi nằm ở phía trung Nam tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền Tây Trung Quốc, trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh-Tạng. Nga Mi sơn là một Phật sơn khác trong Tứ Đại Phật Sơn của Trung Quốc, nơi có Vị Bồ Tát tu tập và hộ trì là Phổ Hiền (Samantabhadra). Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh, với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp nên người ta nói tới Nga Mi sơn như là "Nga Mi thiên hạ tú". Tại Nga Mi sơn có khoảng 26 ngôi chùa; miếu, trong đó có 8 ngôi chùa; miếu lớn.

21 Dữ liệu được tham khảo từ Wikipedia

39

Page 40: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Trên đường đi từ Thành Đô đến Nga Mi Sơn còn có bức tượng Phật lớn nhất thế giới tạc trên vách đá của núi Thê Loan gọi là Lạc Sơn Phật. Đây là pho tượng Phật ngồi, mặt hướng tây, nét mặt đoan trang, tổng chiều cao 71 mét, được khắc trạm tinh sảo, đường nét lưu loát, tỷ lệ thân Phật cân đối, khí thế hùng vĩ, thể hiện nền văn hóa quảng đại của thời thịnh Đường. Hai bên vách núi của Tượng Phật, còn có hơn 20 khám tượng Phật đá của thời nhà Đường, trong đó có nhiều pho tạc rất công phu đẹp mắt. UNESCO công nhận Nga Mi Sơn là Di sản thế giới ngày 6 tháng 12 năm 1996.

Người tham quan núi Nga Mi ngày nay vẫn thường nói đến một Trường phái võ thuật Nga Mi tại đây. Họ nói vào thế kỷ 16 và 17 trong các ngôi chùa trên núi Nga Mi đều có luyện tập luyện võ thuật.

Khu vực Nga Mi sơn có nhiều sương mù, thiếu nắng, lượng mưa dồi dào. Khí hậu trên khu vực bình nguyên này là cận nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình về tháng 1 là khoảng 6,9 °C, trung bình về tháng 7 là 26,1 °C. Tuy nhiên, tại Nga Mi sơn thì kiểu khí hậu thay đổi theo độ cao. Từ độ cao 1.500 m đến khoảng 2.100 m là kiểu khí hậu ôn đới ấm, từ độ cao 2.100 m đến khoảng 2.500 m là khí hậu ôn đới trung gian, từ độ cao 2.500 m trở lên là khí hậu cận hàn đới. Từ độ cao 2.000 m trở lên thì thời gian băng tuyết bao phủ ước chừng khoảng 6 tháng mỗi năm, kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau22.

Ở đỉnh núi cao nhất của Nga Mi Sơn, trên cao 3.079m, một tượng Thập Phương Phổ Hiền nới được xây dựng, tượng bốn mặt cao 48m bằng đồng với 20kg vàng mạ bên ngoài , tương rất uy nghi mặt quay về 4 hướng, ngồi rất tự tại trên đài sen, cưỡi trên 4 con voi lớn. Tôi nghe nói màu xanh biếc của bầu trời làm bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát càng trở nên kỳ bí, thế nhưng lúc chúng tôi đến thì trời mưa, không đủ duyên lành chiêm ngưỡng trọn ven.

Được biết Nga Mi Sơn còn là nơi tập trung nhiều loại cây thuốc tự nhiên, chủng loại sinh vật phong phú, hệ thống thảm thực vật Á nhiệt đới được bảo tồn hoàn chỉnh, tỷ lệ thảm rừng lên tới 87%. Nga Mi Sơn có 242 giống thực vật cấp cao, 3200 giống cây, chiếm một phần mười tổng số loài thực vật Trung Quốc, trong đó có hơn 100 giống thực vật là đặc sản. Ngoài ra, Nga Mi Sơn còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm, có hơn 2300 loài động vật đã được biết đến. Nga Mi Sơn là nơi quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong việc nghiên cứu hệ thống khu vực sinh vật của thế giới.

Lịch sử Phật giáo Trung Hoa ghi nhận Nga Mi Sơn một thời từng là trung tâm tu tập tâm linh lớn nhất Tứ Xuyên. Khoảng thế kỷ thứ nhất công nguyên, Nga Mi Sơn đã là quần thể khuôn viên chùa Phật Giáo đầu tiên của Trung Quốc.

Chúng tôi đến chân Nga Mi Sơn nghỉ lại một đêm, sáng hôm sau mới leo núi đảnh lễ Bồ Tát Phổ Hiền. Người dân khu vực Nga Mi Sơn cũng rất hiền, có điều hơi giống Ấn độ, họ cố gắng kiếm thật nhiều tiền từ ví của khách tham quan khi có thể. Hầu hết các ngôi chùa tại Nga Mi Sơn đều to lớn, nhưng hiện tại chúng tôi thấy được, gần như không có không gian tu tập tâm linh thực sự như lịch sử ghi nhận đã từng. Thay vào đó, những hình ảnh về tín

22 Dữ liệu được tham khảo từ Wikipedia

40

Page 41: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

ngưỡng thần thánh, những đồng hóa lầm lẫn của người dân về Phật, Bồ Tát là những thần linh có khả năng ban phước giáng họa được nhìn thấy rất nhiều. Người ta treo rất nhiều những ổ khóa đã khóa chặt khắp nơi trên đỉnh Nga Mi Sơn, với lời cầu nguyện những bất như ý sẽ từ đây khóa chặt nời nầy, cuộc đời họ sẽ từ đây may mắn và hạnh phúc. Tất nhiên sự vật là vô thường, mọi hiện hữu đều có lý do tồn tại của nó. Thế nhưng là một người chiêm bái, tôi không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến những thiền sư, những con người đạo tâm cho nền tâm linh Phật giáo một thời góp sức xây dựng Nga Mi Sơn. Có cách nào hơn để nơi đây trở lại không khí tâm linh ngày xưa đó; có cách nào hơn để nơi đây là chiếc nôi nuôi dưỡng tinh thần của người Trung Hoa và thế giới; có cách nào hơn để nơi đây thanh tịnh và trong sạch, gợi cảm hứng cho người viếng thăm hướng thiện và cống hiến cho con người, tôi hỏi anh bạn đi cùng. Thầy quá nhiều mơ mộng, bạn ấy trả lời. Tôi thì cuối đầu trước tượng Phổ Hiền Bồ Tát đọc thầm những ước mơ.

3. Cữu Hoa Sơn

Sau khi chiêm bái Nga Mi Sơn, tôi lại tiếp tục hành trình đến Cữu Hoa Sơn ( 九华山). Theo những gì tôi được học, nơi đây là đạo tràng của ngài Địa Tạng Bồ Tát. Là một trong 4 ngọn núi linh thiêng của đạo Phật, nằm về phía Đông Nam của phố Trì Châu thuộc tỉnh An Huy - Trung Quốc, không những nổi tiếng về phong cảnh đẹp và còn về sự chứng Đạo của các thiền sư.

Vào triều đại nhà Lương, nhà Trần trong thời Nam Bắc triều, Cửu Hoa Sơn có tên là Cửu Tử Sơn do người dân địa phương thấy nơi đây gồm 9 ngọn núi có cùng kích cỡ với nhau. Tuy nhiên có truyết thuyết nói rằng vào năm Đường Thiên Bảo (742-755), nhà thơ nổi tiếng Lý Bạch đã từng đến đây và viết: "Diệu hữu phân nhị khí; Linh Sơn khai cửu hoa" ( Diệu hữu phân trời đất; Linh Sơn nở chín hoa), từ đó ngọn núi này đổi tên thành Cửu Hoa sơn.

Cửu Hoa Sơn có vẻ đẹp thanh nhã. Tổng diện tích của khu phong cảnh ở Cửu Hoa Sơn là 120 km2. Diện tích bảo vệ là 114 km2. Cuối năm Đường Khai Nguyên (719 AD) Kim Kiều Giác từ Tân La Quốc (cửa nam bán đảo Triều Tiên) cầm tích trượng đặt chân lên núi Cửu Hoa để tu hành. Vị tăng nhân này vì nghe danh của ngài Huyền Trang nên quyết định đến Trung quốc để tu hành, rồi lên núi Cửu Hoa. Khi đến Cửu Hoa Sơn, Ngài thấy có một ngôi cổ am trên mảnh đất nhỏ không có người ở nên mới tìm người chủ núi là Mẫn Công để xin. Mẫn Công hỏi ngài muốn xin bao nhiêu đất. Ngài Kim Kiều Giác nói chỉ xin miếng đất bằng tấm cà sa thôi. Mẫn Công vừa gật đầu thì chiếc cà sa tung lên phủ cả núi. Mẫn Công thấy vậy liền bị nhiếp phục và về sau cùng con trai trở thành đệ tử của ngài. Từ đó về sau, câu chuyện được truyền đi, trên Cửu Hoa lần lần mọc lên rất nhiều am viện, chùa chiền. Vào năm 794, ngài Kim Kiều Giác gọi các đệ tử đến báo ngày giờ viên tịch, rồi ngồi mà viên tịch. Năm ấy ngài 99 tuổi. Ba năm sau đệ tử của ngài mở áo quan ra thì thấy nhục thân còn y nguyên không rữa, bèn đem đi thờ thì nghe các khớp xương kêu rổn rảng như tiếng xích vàng trên cây tích trượng rung chuyển. Nhân đó dựa theo Kinh sách mới nhận biết đó chính là linh tích thị hiện

41

Page 42: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

của Địa Tạng Vương Bồ Tát và xây tháp để thờ nhục thân của ngài gọi là Nhục Thân Bảo điện.

Đầu đời nhà Minh Cữu Hoa Sơn bắt đầu phát triển mạnh mẽ vững vàng và được xếp vào trong hàng Tứ Đại Danh Sơn của Trung Quốc cùng với Ngũ Đài, Nga Mi và Phổ Đà. Ngày nay tại Cung Bách Tế còn lại nhục thân của một vị hòa thượng đời nhà Minh. Nhưng đến đời Thanh, Phật giáo ở Cửu Hoa sơn mới lên đến đỉnh cao hưng thịnh: tự viện có đến hơn 300 ngôi, tăng ni lên đến hơn 4000 vị. Đến hôm nay thì chỉ còn lại khoảng 90 ngôi chùa mà trong số đó có 9 ngôi là trọng điểm của quốc gia. Số tăng ni còn khoảng gần 600 vị. Chân nhục thân được bảo tồn và các tôn tượng Phật khoảng 6300 pho, các kinh sách và pháp khí khoảng 2000 bộ/món. So với tứ đại danh sơn, Cửu Hoa là được phục hồi sớm nhất, vì trong suốt những năm qua, Cửu Hoa sơn vẫn không ngừng trùng tu. Vài năm gần đây núi còn có một đồ án xây một tôn tượng Địa Tạng Bồ Tát cao 99 mét, con số 99 này là tuổi thọ của ngài Kim Kiều Giác23.   

Chúng tôi đến Cữu Hoa Sơn vào buổi trưa mùa thu 2009. Người đầu tiên tôi gặp trên Cữu Hoa Sơn khi bước xuống xe là  một chị chủ nhà trọ bình dân trong khu vực. Chị rất nhiệt tình, thân thiện và giúp đở chúng tôi chọn nơi nghỉ và các địa điểm ăn uống.  Sinh hoạt phí ở nơi này không cao. Phương tiện giao thông cũng khá thuận tiện cho du khách. Người ta đã tổ chức có quản lý các loại xe Bus mini chuyên đưa hành khách lên xuống núi 15 phút một lần rất thuận tiện.

Chiêm bái Ngũ Đài Sơn và Nga Mi Sơn chúng tôi rất buồn. Những nơi ấy bây giờ nặng quá hương thơm  thương mại. Nhưng lần chiêm bái Cữu Hoa Sơn, chúng tôi có cảm xúc và niềm tin rất lớn về sự tu tập tâm linh nơi đây. Đâu đó chốn này vẫn còn có những con người chân thành và thiết tha với Phật Pháp.

Đúng thật như thế! Khi vừa mở mắt sau phút giây cầu nguyện, xa xa bên dưới có tiếng niệm kinh ngày một tiến gần. Một vị sư dẫn theo một đoàn người chiêm bái, tay lần tràng hạt, miệng niệm vang danh hiệu Phật đà. Trên đường xuống núi, tôi còn xúc động hơn khi thấy ba cụ già và một bạn trẻ, mỗi bước một lạy, trên hàng trăm bậc thang tiến về Nhục Thân Bảo Điện, nơi thờ nhục thân Ngài Kim Kiều Giác thiền sư.

Phải như thế, tôi nghĩ. Phải còn có những con người như thế, thì ánh Đạo mới còn lưu, đuốc tuệ mới còn phổ chiếu, niềm tin vào chân lý của con đường Phật đạo mới còn đánh thức u mê tham ái trong những con người. Tôi chia sẻ tâm tư của tôi cùng anh bạn cùng đi. Anh trả lời: trong ba Phật sơn đã qua, tôi thấy tâm hồn bình an và thể xác thư giản nhất nơi này.

4. Phổ Đà Sơn

Rời khỏi Cữu Hoa Sơn, tôi đi xe Bus về thẳng Ninh Ba. Ninh Ba là một thị trấn nhỏ ven biển, nơi đã từng đưa bước những thiền sư Nhật Bản đến Trung Hoa học và mang Thiền Tông trở về.24 Từ Ninh Ba, chúng tôi đi tàu biển đến Phổ Đà Sơn.23 Dữ liệu được tham khảo từ Wikipedia24 Xem Ninh Ba, đầu nguồn của thiền tông Nhận Bản trong Mùi Hương Trầm của Nguyễn Tường Bách

42

Page 43: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Năm 916 có một vị Tăng sĩ Nhật Bản tên Huệ Ngạc thỉnh một bức tượng Quán Thế Âm từ Ngũ Đài Sơn về Nhật Bản qua cảng Ninh Ba. Tàu rời cảng không được bao lâu thì kẹt lại, dưới biển trồi lên một hoa sen bằng sắt chận đường đi. Huệ Ngạc thấy vậy mới lập nguyện sẽ xây chùa thờ Quan Âm ngay tại đảo gần nhất, bông sen liền biến mất. Ngài cho thuyền tấp đến hòn đảo lân cận, lên bờ xây am tu hành tại đó, đặt tên am là "Quan Âm bất khẳng khứ" (Quan Âm không chịu đi). Hòn đảo đó chính là Phổ Đà Sơn ngày nay. Am tu hành Quán Âm bất Khẳng Khứ của Huệ Ngạc ngày xưa bây giờ là Phổ Tế Tự, ngôi chùa lớn nhất toàn đảo, rộng hơn 36.000 m2, diện tích xây cất khoảng 11400m2. Phổ Tế được xây dựng năm 1080, ngày nay gồm có 7 điện, 12 tòa tháp và 16 các điện khác như Già lam điện, Tổ sư điện, Tàng kinh các, La hán đường, Bạch vân lầu...Điện quan trọng nhất là Viên Thông do vua Khang Hy cho xây dựng, thờ tượng Quan Âm cao 8,8m.

Đời Tần Thủy Hoàng, Phổ Đà Sơn có nhân vật An Kỳ Sinh chuyên chế thuốc trường sinh bất tử sinh sống. Ông được Tần Thủy Hoàng mời nói chuyện "ba ngày ba đêm" nhưng không chịu nhận chức tước, chỉ hẹn một ngàn năm sau đến tìm ông trên một hòn đảo ngoài biển. Vài trăm năm sau An Kỳ Sinh còn Mai Phúc đời Hán và Cát Hồng đời Tấn đến Phổ Đà tu tiên.

Năm 847 thuộc đời Đường Đại Trung có một nhà sư người Ấn Độ tên là Thiên Trúc đến Phổ Đà, xuống một động đá nằm sát nước biển mà ngày nay ta gọi là động Hải Triều Âm, đốt ngón tay để cúng dường Quan Âm. Huyền sử chép rằng Quan Âm tu luyện tại một hòn núi gần đó, sau khi đắc đạo Ngài nhảy một bước để đến Phổ Đà. Chỗ Ngài nhảy đến để lại một dấu chân lớn trên đá, tới nay vẫn còn, gọi là "Quan Âm khiêu" (cái nhảy Quan Âm). Từ thế kỷ thứ 10 đến 12, tại Phổ Đà Sơn có 218 tự viện được xây dựng, trong thời gian đó có 3000 tăng sĩ tu học nơi đây và trong thời cận đại có một cao tăng nổi tiếng là Ấn Quang đại sư cũng ở đây suốt 30 năm tu tập. Ấn Quang đại sư sinh năm 1862, là tổ thứ 13 của Tịnh Độ tông Trung Quốc. Ngài qui y với Đạo Thuần ở Ngũ Đài sơn năm 21 tuổi. Khoảng từ năm 26 tuổi Ấn Quang về trụ trì chùa Pháp Vũ trên núi Phổ Đà. Tại đây ông đã hai lần đóng cửa nhập thất rất lâu. Năm 1918 vì quyên tiền in kinh nên đại sư Ấn Quang hay về Thượng Hải. Về sau Ấn Quang xây dựng lại chùa Linh Nham ở Tô Châu và mất tại đó năm 1940.  

Chỗ ẩn tu của Ấn Quang đại sư trong Pháp Vũ Tự, ngày nay người ta còn giữ lại bàn viết, phòng ngủ, giường chiếu hài vớ của Ngài. Trong Ấn Quang Đại sư kỷ niệm đường ngày nay người thăm có thể đọc được câu đối: "Mạc nhạ nhất xưng siêu thập địa, Tu tri lục tự quát tam thừa" (Đừng ngờ một câu qua thập địa, Phải hay sáu chữ phủ tam thừa). "Sáu chữ "ở đây tức là "Nam mô A-di-đà Phật", sáu chữ đó bao quát cả ba thừa Phật giáo, thâu trọn tất cả các phép tu học.  Ấn Quang đại sư biết người thường có họa thì lo, có phúc thì mừng, ngồi thiền thì mỏi lưng, tụng kinh thì buồn ngủ. Đối với họ đại trí của Văn-thù quá cao xa, đại hạnh của Phổ Hiền quá to lớn. Họ chính là đối tượng giải cứu của Quan Âm khi sống và khi chết thì chỉ A-di-đà mới cứu được họ. Đừng bắt họ hiểu Tính Không, họ không giải nổi công án, họ không thuộc hơn chục câu kinh. Có cách nào cho họ giải thoát không? Ấn Quang đại sư nói chỉ cần niệm "sáu chữ" là "phủ tam thừa". Đó là lòng đại bi của Ấn Quang đại sư25.

25 Xem Mùi Hương Trầm – Nguyễn Tường Bách

43

Page 44: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Từ sau Huệ Ngạc lập am Quan Âm Bất Khẳng Khứ tu hành, Phổ Đà Sơn dần trở thành thánh địa tín ngưỡng Quán Thế Âm. Trong Kinh Phổ Môn, Quán Thế Âm là vị Bồ Tát có hạnh nguyện lắng nghe tiếng kêu đau khổ của nhân gian và cứu thoát họ ra khỏi. Ngài là vị Bồ Tát đại bi, chuyên cứu độ nhân sinh, với vô số hiện thân. Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt là biểu hiện của ý nghĩa này.

Chúng tôi đến Phổ Đà Sơn vào một buổi sáng từ Ninh Ba. Ở Phổ Đà Sơn mọi tiện nghi cho du khách đều có đủ, từ nhà hàng khách sạn cho đến hệ thống rút tiền tự đông ATM. Ở đây người ta cũng tổ chức và quản lý rất tốt các chuyến xe Bus mini 15 phút một chuyến để đưa khách đi thăm thắng cảnh Phổ Đà. Người ta dựng thêm một tượng Quán Âm rất lớn gần bờ biền, mặt hướng ra biểu gọi là Quan Âm Nam Hải. Muốn đi đến tượng Quán Âm Nam Hải chúng ta phải đi qua rừng Túy Trúc được chăm sóc công phu rất thú vị.

Theo đề nghị của người bạn đi cùng, chúng tôi chỉ chiêm bái những điểm chính trên Phổ Đà Sơn và một số nơi thuộc phong cảnh thiên nhiên Phổ Đà. Sau khi chiêm bái Quán Âm Nam Hải và Phổ Tế Tự, chúng tôi lang thang trên những con đường nhỏ ẩn mình giữa rừng cây xanh của đảo. Điểm cuối cùng chúng tôi dừng lại là một viên đá có khắc chữ tâm (心) rất to. Nếu người chưa từng viếng thăm chữ tâm trên viên đá này thì sẽ không bao giờ tin được sức hút du khách diệu kỳ của nó. Tôi và anh bạn cùng đi cũng bị chữ tâm cuốn hút. Có người ngồi có người đứng chụp hình lưu niệm, anh bạn tôi cũng chụp hình. Đứng từ bên dưới nhìn lên bao nhiêu xôn xao bình thường của người du khách, tôi bổng dưng nhớ đến câu nói của Nguyễn Du: “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Anh bạn đi cùng thấy tôi thẩn thờ hơi lâu, anh lớn tiếng gọi và hỏi tôi phải chăng đã khám phá ra điều gì bí ẩn. Tôi quay về với thực tại, cười đùa với anh, có phám phá, nhưng không gì bí ẩn, chỉ là một chân lý xưa cũ đã nghìn năm: sống trên cuộc đời này, bao gồm đi chiêm bái, phải chân thành và luôn có cái Tâm.

44

Page 45: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

HUYỀN TRANG – NGƯỜI CON VĨ ĐẠI CỦA TRUNG HOA

Huyền Trang (玄奘) là một Cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách Phạn ngữ ra tiếng Hán. Ngài cũng là người sáng lập Pháp tướng tông (法相宗), một dạng của Duy thức tông ( 唯識宗, vijñānavāda) tại Trung Quốc. Vì tinh thông Kinh điển Phật giáo nên Ngài còn mang danh hiệu là Tam Tạng pháp sư, là người tinh thông cả Tam tạng.

Ngài Huyền Trang tên tục 陳褘 ( Trần Huy ) sinh năm 596, năm thứ 16 đời Tùy Văn Đế Dương Kiên tại Lạc Dương (洛阳), huyện Câu Thị (緱氏縣), tỉnh Hà Nam, trong một gia đình có truyền thống làm quan. Theo các truyện kí thì từ nhỏ Ngài nổi danh thông minh đĩnh ngộ, sớm được thân phụ chỉ dạy những nghi thức Nho giáo.

Năm lên 13 tuổi Ngài đã xuất gia và thọ giới cụ túc năm 21 tuổi. Ngài tu học kinh sách Đại thừa với nhiều giảng sư khác nhau và thấy có nhiều chỗ giảng giải mâu thuẫn. Đây là lí do chính thúc đẩy Ngài lên đường đi Ấn Độ để tự mình tìm hiểu.

Năm 629 Ngài đi hành hương chiêm bái quê hương Đức Phật, và nghiên cứu kinh điển tại Đại học Phật giáo nổi danh Nalanda thời bấy giờ. Tại Nalanda, Ngài là một sinh viên ngoại quốc xuất chúng, đã cứu nguy cho Nalanda nhiều cuộc tranh luận sống còn, được các vua chúa Ấn độ bấy giờ ngưỡng mộ, thậm chí tranh nhau mời thăm viếng nơi mình. Hành trình du học và trở về của Ngài mất 16 năm, trải qua rất nhiều thử thách, từng tưởng như không thể sống khi băng qua sa mạc Gobi. Nhưng với ý chí, sự dấn thân cho chân lý, cho ước vọng mang được Kinh Phật về cho quê hương đất nước, Ngài đã chiến thắng tất cả mọi gian khó, đi đến cùng nguyện ước của mình. Tập kí sự du hành của Ngài (viết theo yêu cầu của nhà vua, người đã khâm phục và hỗ trợ Huyền Trang sau khi Ngài vinh quang trở về năm 645), có tên là Đại đường tây vực kí, để lại cho hậu thế một nguồn tài liệu vô song về địa lí, xã hội và tập quán của miền Trung Á và Ấn Độ trong thế kỉ thứ bảy. Nhiều miêu tả của Ngài về các vùng đất đó đã đạt tới độ chính xác mà trong thế kỉ 19, 20, nhiều nhà du khảo phương Tây như Ariel Stein đã tham khảo tập kí sự đó như một tập sách hướng dẫn nhằm tìm lại và xác định những vị trí đã được tìm ra và rồi bị lãng quên trong nhiều thế kỉ.

Khởi sự dịch thuật năm 645, đến năm 664 Tây lịch, tỳ kheo Gia Thương ghi tất cả các việc thiện mà Ngài đã làm trong đời: đã dịch 74 bộ kinh và luận gồm 1.335 quyển; đã sơn phết tô

45

Page 46: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

vẽ 1.000 bóng Phật, 1.000 tượng đức Di Lặc cùng với 1 triệu tượng Phật; đã sao chép bộ Năng đoạn Kim Cang Bát Nhã, bộ Dược sư, bộ Lục môn Đà-la-ni và vài bộ kinh khác, mỗi bộ chép thành một ngàn quyển26.

Vào ngày 1-1 mùa xuân niên hiệu Lân Đức nguyên niên (năm 664 Tây lịch) Ngài cố dịch bộ kinh Đại Bảo Tích theo lời thỉnh cầu của các môn đệ, nhưng khi vừa dịch được vài hàng, Ngài buông bút, vì rõ Ngài sẽ chết trước khi hoàn tất dịch phẩm. Trưa ngày mồng 5 tháng 2 năm 664, Ngài Huyền Trang thị tịch tại chùa Ngọc Hoa, thọ 69 tuổi. Ngày 14 tháng 4 thi hài Huyền Trang được an táng tại Bạch Lộc Nguyên. Ngày cử hành tang lễ có đến một triệu người ở Trường An và các vùng lân cận quy tựu để tiễn chân Ngài. Mai táng xong, có đến ba vạn người cất lều cư tang gần mộ phần. Từ xưa đến nay chưa có vị sư nào được ngưỡng mộ sùng bái bằng vị Thánh Tăng có một không hai này.

Ngay từ những ngày tháng còn ngồi trên giảng đường Đại học Phật giáo, tôi đã đọc: Huyền trang- Nhà Chiêm Bái và Học Giả27, về sau sang Ấn độ tôi lại được đọc The Record of the Western World28, tôi rất ngưỡng mộ một ý chí quyết tâm, một tấm lòng khát khao chân lý, hơn hết là một nghị lực phi phàm vượt qua bao khó khăn, kể cả nhựng cám dỗ của danh vọng, để hoàn thành ý nguyện du học và dịch kinh của mình.

Trước khi chuẩn bị đến Bắc Kinh để học, Thầy tôi29 ( một người vô cùng ngưỡng mộ ngài Huyền Trang. Thầy nói nhờ học tập tinh thần ngài Huyền Trang mà thầy đủ sức một thân một mình trên đất Ấn độ hoàn tất tâm nguyện xây dựng ngôi chùa Việt nam đầu tiên trên đất Phật.) dạy phải cố gắng dành thì giờ chiêm bái quê hương ngài Huyền Trang.

Đầu thu năm 2009, theo lời Thầy tôi, tôi viếng thăm thành phố Lạc Dương, nơi quê hương của Ngài. Người ta xác nhận chính xác Huyền Trang Cố Lý (玄奘故里)là quê hương của Ngài. Nơi đây chúng tôi đến, vẫn còn thấy ngôi nhà Ngài ở, nơi Ngài dịch Kinh, nơi thờ Phật, cái giếng ngày xưa Ngài thường sử dụng vẫn còn. Người ta dựng mới thêm hình tượng của Ngài bằng đá trong khuôn viên.

Từ Huyền Trang Cố Lý đi khoảng 15 phút xe hơi sẽ tới Chùa Ngọc Hoa, nơi Ngài dừng hơi thở sau cùng. Chúng tôi đi ra phía sau chùa, hiện thấy một ngôi mộ tròn, trên bia mộ tôi đọc được là mộ của Ngài Huyền Trang.

Ngày mồng 5 tháng 2 năm 664 Ngài viên tịch, nhưng sự thật đến ngày 14 tháng 4 cùng năm thi hài Ngài nới được chuyển đến Trường An để an táng. Theo sử liệu ghi chép thì thi thể Ngài được an táng tại Bạch Lộc Nguyên, nhưng khi chúng tôi đến Chùa Hưng Giáo huyện Trường An của Tây An ngày nay thì có một ngôi tháp và một bia ký mô tả đây chính là nơi an táng hài cốt của Ngài.

26 Huyền Trang – nhà chiêm bái và học giả, Thích Minh Châu27 Thích Minh Châu, Trí Hải dịch28 Samuel Beal29 Thầy Huyền Diệu – Founder President of International Buddhist Federation in Nepal

46

Page 47: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Đã hơn 1500 qua từ ngày Ngài viên tịch, bao nhiêu sự ghi chép theo thời gian mức độ chính xác cũng giảm dần. Thế nhưng, cũng như cuộc đời Đức Phật Thích Ca, Ngài Huyền Trang là một con người thật với những công việc thật đã mang lại nguồn cảm hứng vô tận cho bao nhiêu thế hệ, không chỉ riêng người Trung Hoa. Thế giới ngưỡng mộ Ngài Huyền Trang đã vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo và dân tộc. Ngài như là một biểu tượng của hòa bình, khát vọng chân lý và tìm kiếm chân lý. Một khi đã thấy đó là chân lý và cần phải hiện thức hóa chân lý đó, Ngài đã dám hy sinh tất cả, kể cả thân mạng, để hoàn thành.

Khi học tại Bắc Kinh, tôi cũng rất may mắn xem được trên CCTV 10 những bài giảng về Huyền Trang Tây Du Ký của giáo sư Tiền (钱教授) của đại học Fudan. Tôi rất tâm đắt với nhận định của giáo sư: chúng ta ngày nay không nên cho rằng mình đủ thông minh để phán xét đúng sai những nhân vật sủng cao của lịch sử, đặc biệt một con người chọn con đường tu tập và cống hiến hết mình cho sự nghiệp tu tập đã chọn như ngài Huyền Trang. Vấn đề là chúng ta học được gì từ cuộc đời và công việc ngài đã cống hiến. Cho dù thế nào, thì người Trung Quốc ngày nay rất cần có một tinh thần như ngài Huyền Trang, dấn thân cho ước mơ cao đẹp mình đã chọn, cho dù là mơ ước thỉnh kinh và học đạo, hết mình cho thử thách trên đạo lộ mình chọn đi. Có thể nói tinh thần Huyền Trang là tinh thần Trung Hoa, có tinh thần này, nhất là thời đại ngày nay, dân tộc Trung Hoa mới có thể đứng ở vị trí xứng tầm trong rừng dân tộc thế giới.

DẤU ẤN VIỆT NAM TRÊN ĐẤT HOA

Trong lịch sử bang giao Việt nam và Trung Hoa, người quan tâm đều biết một nhân vật Việt nam tên Hồ Nguyền Trừng, đã từng làm quan dưới thời Nhà Minh bên Trung Hoa đến chức Công Bộ Thượng Thư.

47

Page 48: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Hồ Nguyên Trừng (胡元澄; 1374-1446) tự Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông, là một nhà kỹ thuật quân sự lỗi lạc và là người hoàn thiện súng, đánh dấu việc súng trở thành vũ khí chính, thay cho máy bắn đá, cung tên và ống phun lửa. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng giữ chức Tả tướng quốc thời nhà Hồ.

Giữa năm 1406 Hồ Nguyên Trừng thống lĩnh binh mã chóng cự 10 vạn quân nhà Minh từ Quảng Tây đánh sang. Trận đầu ông thất bại ở khu vực Đáp Cầu Bắc Ninh ngày nay, vì khinh quân địch ít. Sau đó, ông cũng đẩy được quân nhà Minh ra khỏi bờ cõi. Cuối năm 1406, đợt tiến quân mới của nhà Minh có quân số lên tới 80 vạn. Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng chỉ huy một cánh quân tiên phong dọc sông Cái. Ông chỉ huy chiến đấu ở cửa Giao Thuỷ-Nam Định và cửa Hàm Tử. Tháng 6/1407, cả ba cha con ông và người cháu là Hồ Nhuế (con Hồ Hán Thương) đều bị quân nhà Minh bắt tại Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), rồi bị áp giải về Kim Lăng (Nam Kinh, Trung Quốc). Kể từ đó, nhà Hồ mất, cả nước Việt bị kiểm soát của nhà Minh.

Sang bên Trung Quốc, vua Minh Anh Tông biết được Hồ Nguyên Trừng (và Hồ Nhuế) có tài năng, nên cho ân xá, nhưng buộc phải đổi họ khác. Vì vậy ở sách Nam Ông mộng lục, tác giả đề tên là Lê Trừng (黎澄, đổi lại họ Lê ).

Theo Minh sử, thì Hồ Nguyên Trừng được thăng chức Công bộ Thượng thư (1445) được một năm thì mất, thọ 73 tuổi. Nguyên văn trong sách như sau (dịch): Năm thứ 10 (Chính Thống), Kỷ Sửu (đúng ra là Ất Sửu, 1445), Lê Trừng, vương tử An Nam, nhậm chức (Công bộ thượng thư) vào tháng 6, chuyên lo cung cấp các thứ đồ dùng cho nội phủ. Bính Dần (1446), năm thứ 11, tháng 7, Trừng chết.

Sau đó, triều Minh cho con ông là Lê Thế Vinh (trước đó đang làm Chuyển vận sứ ở Diêm vận ty tỉnh Sơn Đông) làm Trung thư xá nhân, tiếp tục lo việc chế tạo quân khí.

Khi còn ở Việt Nam, Hồ Nguyên Trừng quê ở Đại Lại, phủ Thanh Hoa (nay là Kim Mâu, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Khi Hồ Quý Ly làm vua, Hồ Nguyên Trừng nhường ngôi vị thái tử cho em là Hồ Hán Thương. Ông chế tạo thành công súng thần cơ, đóng thuyền lớn 2 tầng, tầng dưới để chèo thuyền, tầng trên để chiến đấu, giống các Quy Giáp Thuyền xuất hiện ở Triều Tiên sau đó. Các giàn tên lửa bắn liên tiếp cũng xuất hiện ở Triều Tiên sau này từ mẫu Trung Quốc, là sản phẩm của Hồ Nguyên Trừng. Các vũ khí này đóng góp nhiều công vào các cuộc chiến tranh với Chiêm và Minh.

Một điều rất đáng tiếc là sau chiến tranh với nhà Minh, thợ thuyền và sách vở mất rất nhiều. Thợ thuyền sang bên Trung Hoa dùng trí nhớ mà làm việc, còn sách vở thất tán hầu hết, nên cấu tạo chi tiết những thứ này chỉ còn lại ở sách Trung Quốc. Tài liệu trong sử còn về Hồ Nguyên Trừng không nhiều. Người đọc rất khó tìm, vì Minh sử ghi ông và con cháu có họ Lê, đây là họ của Lê Huấn, cha nuôi Hồ Quý Ly. Tất cả chỉ là những mẩu tin rải rác, văn bia... thất tán ở nhiều điạ điểm và thư viện

48

Page 49: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Một số thông tin gần đây cho biết hiện nay phần mộ Hồ Nguyên Trừng vẫn còn tại thôn Nam An Hà, xã Bắc An Hà, khu Hải Điện, Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, gần chùa Tú Phong ( 秀 峰寺 ), cách trung tâm Bắc Kinh ngày nay độ khoảng 30 km. Gần đó là Hỏa khí doanh, một di chỉ lịch sử Minh Triều. Chùa Tú Phong là một ngôi chùa Việt Nam tại kinh đô Trung Quốc, do nhà sư Trí Thâm họ Trần từ Việt Nam sang xây dựng trong khỏang năm 1428-1442, sư tăng trong chùa đa số là người Việt Nam, chùa được vua nhà Minh ban sắc chỉ liệt vào danh thắng năm 1443, ngày 8/4 âm lịch cùng năm, Lê Trừng đã sọan văn bia nói về việc xây chùa này. Toàn văn bản văn bia hiện lưu trữ tại Thư viện Bắc Kinh, phần đầu đề: "Sắc tứ Tú Phong tự bi, Chính nghị đại phu, Tư trị doãn, Công Bộ tả thị lang-Giao Nam Lê Trừng sọan, Quý Thuần viết chữ chính văn, Tưởng Khâm viết chữ triện, Chu Hưng khắc, Trí Thâm pháp sư đốc tạo". Bia có kích thước 156 x 78 cm, hiện còn tại chùa Tú Phong30.

Khi học tại Đại học Ngôn ngữ và văn hóa Bắc Kinh, tôi biết được có một sinh viên Việt Nam tên Đức học tại Đại Học Bắc Kinh đã nghiên cứu và tìm đến khu mộ của Hồ Nguyên Trừng. Bạn sinh viên tên Đức đi cùng với bạn Nguyễn Tăng Nghị và một số bạn khác. Theo Nguyễn Tăng Nghi kể lại, hiện tại ngôi mộ không còn, chỉ còn lại tấm bia, nhưng nằm bên trong một khách sạn. Dấu tích của chùa Tú Phong vẫn còn, nhưng không tìm thấy được những người có nguồn gốc Việt Nam tại đây.

VIỆT NAM - TRUNG HOA : GÓC NHÌN VĂN HÓA PHẬT GIÁO

Lịch sử ghi nhận Việt nam, tên xưa là Giao Chỉ, là một quốc gia nội thuộc nhà Hán, nhưng xa xôi và có văn hóa tín ngưỡng khác nhau.31

Giao Chỉ cùng Trung Hoa có nhiều mối lương duyên rất đặc biệt. Những quốc gia thời đó như Chân Lạp, Phù Nam , Champa đều ảnh hưởng văn hóa Ấn độ, chỉ riêng Giao Chỉ là đất nước có giao lưu với Trung Hoa và sữ dụng chữ Hán.

Đất nước Trung Hoa trước khi Phật Giáo du nhập là một đất nước của triết lý Lão và Khổng. Phật giáo vào Trung Hoa được cho là vào thời nhà Hán bằng cả đường biển và bộ. Các học giả đều công nhận vào thời Hán, Trung Hoa có hai trung tâm Phật giáo nổi tiếng là Lạc

30 Dữ liệu tham khảo từ Wikipedia31 Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang

49

Page 50: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Dương32 và Bành Thành33. Thời điểm đó Giao Chỉ cũng có một trung tâm Phật Giáo phồn thịnh là Luy Lâu34. Sự thành lập trước sau của ba trung tâm này vẫn còn là ý kiến chủ quan chưa thống nhất. Nhiều học giả cho rằng Phật Giáo từ Ấn độ đi vào Giao Chỉ trước bằng đường biển. Các vị tăng sĩ người Ấn Độ tập trung tại Luy Lâu để học Hán ngữ, tìm hiểu tình hình địa lý, chính trị và văn hóa trước khi nghĩ đến việc vượt hàng tháng miền núi đi lên miền Bắc Trung Hoa35. Người ta còn căn cứ vào những nhận xét của Hồ Thích trong Hồ Thích Luận Học Cận Trước ( Thượng Hải năm 1935): Những vị tăng sĩ khởi hành từ Giao Châu đến Vũ Châu ( Quảng Tây) rồi từ Quảng Tây đến Quảng Đông, sau vượt núi non đến miền hạ lưu châu thổ sông Dương Tử, để cũng cố thêm lý luận Phật Giáo đến Luy Lâu trước khi đến Bành Thành và Lạc Dương của Trung Hoa.

Tuy nhiên, có một sự thật ngày nay rằng từ khi Ngô Quyền lập quốc, mở ra thời kỳ đọc lập tự chủ cho Việt nam cho đến ngày sụp đổ cuối cùng của chế độ quân chủ nhà Nguyễn, các kinh sách Phật giáo tại Việt nam đều bằng chữ Hán, những trích dẫn và luận đàm giáo lý hầu hết căn cứ vào những tác phẩm kinh điển chữ Hán và ngữ lục của những bậc thầy Trung Hoa. Thậm chí các nhà sư Việt nam ngày nay biết nhiều về Lục tổ Huệ Năng, Bách Trượng, Quy Sơn, Ấn Quang… nhiều hơn Trần Nhân Tông hay Khương Tăng Hội. Ngay cả thiền phái nổi tiếng Việt Nam do nhà vua giác ngộ Trần Nhân Tông sáng lập là Trúc Lâm Yên Tử cũng bắt nguồn từ thiền sư Vô Ngôn Thông đến từ Trung Hoa.

Việt nam và Trung Hoa từ nghìn xưa, không những có duyên dưới góc nhìn văn hóa Phật giáo, mà dưới góc độ lịch sử tư tưởng và bang giao, Việt Nam và Trung Hoa cũng đã trao đổi rất nhiều về triết lý, văn học, nghệ thuật, tư tưởng chính trị … trong khi Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện … gần như hoàn toàn xa lạ với văn hóa Trung Hoa. Tư tưởng Khổng giáo du nhập Việt Nam và phát triển rực rỡ dưới những thời đại thịnh trị nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam: Lý, Trần. Thời Lý, Việt Nam đã có một đại học ( Quốc Tử Giám) chuyên học tập, nghiên cứu và ứng dụng những tư tưởng và triết lý Nho gia.

Lịch sử cũng ghi nhận những cuộc chiến tranh gây đau thương cho dân chúng của cả hai đất nước, những cuộc chiến đã để lại hậu quả cả trăm năm thụt lùi cho Việt nam.

Trong lịch sử nhân loại, sự du nhập của một cái mới thường va chạm với cái cũ. Một là cái cũ bị tiêu diệt, hai là cái cũ và cái mới luôn ở thế đấu tranh. Nhưng Phật Giáo du nhập từ Ấn Độ vào thế giới hoàn toàn không có sự đấu tranh tiêu diệt bất kỳ một vật gì trên đường nó bước. Tất nhiên không phải không có trở ngại, nhưng Phật Giáo chưa bao giờ xem bạo động là con đường duy nhất để thực hiện lý tưởng phổ biến Phật pháp. Trên trang sử truyền bá Phật Giáo, chưa bao giờ có một giọt máu rơi.

Khi học tại Bắc Kinh, tôi được rất nhiều bạn Trung Hoa hỏi về quê hương Việt nam, về những cuộc chiến tranh tàn khốc của thế kỷ với Pháp và Mỹ. Đặc biệt, có một bạn hỏi Pháp đã đô hộ Việt nam gần 100 năm, Mỹ đã Việt Nam hóa chiến tranh làm Việt nam phân chia và

32 Kinh đô nhà Hán33 Hiện nay là Giang Tô34 Thuận Thành, Bắc Ninh Việt nam ngày nay35 Xem Trung Tâm Phật Giáo Luy Lâu, Việt Nam Phật GIáo Sử Luận, Nguyễn Lang

50

Page 51: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

suốt 30 năm không ngày ngưng tiếng súng, bây giờ người Việt Nam có còn những hận thù trong lòng về Pháp Mỹ hay không.

Tôi rất vui mừng về bạn bè quốc tế quan tâm và hứng thú về lịch sử Việt Nam, về phong cảnh và con người trên quê hương ấy. Nhưng tôi rất buồn về những câu hỏi có chứa những từ ngữ hận thù, dù cố ý hay vô tình. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ để mất tự trọng và lòng hy vọng vốn có của một người sinh viên Việt nam khi trả lời các câu hỏi của các bạn.

Câu hỏi về sự hận thù Pháp và Mỹ sau những năm tháng chiến tranh được tôi vui vẻ trả lời: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc nạn nhân trong chiến tranh, nhưng trái tim Việt Nam vô cùng rộng lượng và yêu mến hòa bình. Quá khứ đã qua là lịch sử, tương lai thì bí ẩn còn đó. Sau bao nhiêu đổ nát và mất mát của chiến tranh, người Việt nam giờ đây phải lo ổn định đất nước, phát triển kinh tế, đầu tư giáo dục để mọi người dân được có cơm ăn áo mặc, có cơ hội ngang nhau đến trường, có điều kiện hội nhập thế giới. Hầu hết người dân không còn công sức và thời gian uất ức cho cuộc chiến đã đi qua. Chiến tranh là một trò chơi tàn nhẫn, người thắng cũng mất mà người thua cũng không còn. Khi tôi trả lời như thế, anh bạn đặt câu hỏi rất ngạc nhiên.

Tôi nghĩ chiến tranh thực sự là một con sóng dữ. Biết bao nhiêu tang thương và mất mát khi nó đã đi qua. Lịch sử chiến tranh Việt Nam hay bất cứ nước nào với bất cứ ai trong quá khứ, đều để lại những vết thương trên thể xác và trong tâm hồn con người nơi nó đã đi qua.

Ai cũng muốn sống vui; ai cũng muốn sự toàn vẹn của gia đình, quốc gia và cả thân xác. Thế nhưng thật khó hiểu mặt khác của lòng người. Một bậc thầy muôn đời của Trung Hoa là Khổng Tử nói: “điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác36”, nhưng nhân loại vẫn chưa học được trọn vẹn cho đến hôm nay. Hơn 2600 trước Phật Thích Ca cũng nói: “cái này có thì cái kia có; cái này sanh thì cái kia sanh; cái này không thì cái kia không; cái này diệt thì cái kia diệt”, nhưng phần lớn nhân loại đến bây giờ vẫn chưa trọn vẹn hiểu ra. Người ta cứ làm khổ cho nhau, cho đến khi đau thương rơi lại trên chính thân xác và tâm hồn mình, họ mới gào khóc đau thương: “trước mặt tôi là hàng hàng bia đá, con người ơi hãy thương lấy con người37”.

Đọc lại lịch sử, suy tư về những cuộc chiến tranh nhân loại đã đi qua, tôi ước mong tình thương được có mặt nhiều hơn trên trần thế. Bởi chỉ có tình thương mới hàn gắn những vết thương chiến tranh và hóa giải tận gốc những hận thù. Đặc biệt trong mối quan hệ bang giao truyền thống của Trung Hoa và Việt nam, tình thương sẽ là chất liệu gắn kết hai quốc gia có nhiều nhân duyên và nhiều tương đồng trong đa dạng khác biệt này. Văn hóa Phật giáo có thể đóng góp vào sự phát triển tình thương đó. Lịch sử đã chứng minh Phật Giáo chưa bao giờ làm tổ thương nhân loại. Lịch sử đã chứng minh Phật Giáo chưa bao giờ gây chia rẽ và hận thù. Phật giáo ở nơi nào sẽ là Phật giáo của nơi đó. Người theo Phật giáo chưa bao giờ phụ thuộc vào một nước thứ hai.

36 己所不欲勿施於人37 Nguyễn Đình Thi

51

Page 52: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

CẢM ƠNĐược đến Bắc Kinh, Trung Hoa học là mơ ước từ nhỏ của tôi. Đất nước Trung Hoa trong ấn tượng tuổi thơ tôi là một khu vười nhiều hoa thơm tư tưởng và nhiều trái ngọt nhân văn. Chữ Hán, quê hương tôi gọi là chữ Nho, một loại chử tượng hình làm tôi yêu và hứng thú học tập từ những ngày học phổ thông cơ sở. Thế nhưng, gần 20 năm đi qua, với bao nhiêu biến đổi của nhân tình thế thái, tôi mới hiện thực hóa được ước mơ.

Ngày tôi đến Bắc Kinh, tôi vui như tôi đã từng có khi đặt chân trở lại Sài Gòn sau bao năm tháng sống trên Đất Phật. Trước mắt tôi là hình ảnh dụng cụ đo địa chấn đầu tiên trên thế giới được Trương Hàm phát minh thời Đông Hán, vào lúc nhân loại vẫn chưa biết gì về địa chấn, vẫn chỉ biết lo sợ và cầu khấn thần linh, tôi xúc động vô cùng. Tôi tự nghĩ tôi đang ở một đất nước có nền văn minh lớn của nhân loại, một nền văn minh đã ảnh hưởng khá nhiều lên dân tộc Việt Nam tôi.

Những ngày tháng học tại đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh cũng rất đặc biệt. Nơi này cho tôi trải nghiệm sự thân thiện của người Bắc Kinh; sự nhân ái của những em gái Trung Hoa; sự hòa đồng của những sinh viên quốc tế và sự nghiêm túc và tận tình của các giáo sư. Những ngày tháng học ở đây, đã cũng cố cho tôi một niềm tin vào sự có thể gặp gỡ và chia sẻ giữa con người với con người, cho dù con người đó thuộc thành phần xã hội nào, tôn giáo

52

Page 53: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

nào, quốc gia nào. Huy vọng của tôi về một thế giới hiểu nhau, thương nhau, phát triển cùng nhau là có thể.

Châu Á, châu Âu, Phi, Mỹ; Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Mỹ, Pháp, Nam Phi, Ấn độ, Iran; Hồi giáo, Ấn giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo, đều có thể lắng nghe nhau để hiểu, nhìn lại nhau để thương. Tôi đã thể nghiệm điều này, và tôi có niềm tin, chỉ cần con người ý thức sự tồn tại của một cá thể không thể tách rời đoàn thể. Chỉ cần con người tôn trọng sự khác biệt trong cái chung của nhân loại, và chấp nhận cái thống nhất trong đa dạng của muôn loài.

Tôi rất cảm ơn Bắc Kinh. Tôi rất tri ân những trải nghiệm trên đất nước Trung Hoa qua những cuộc hành trình chiêm bái Phật Sơn và thăm viếng danh thắng. Đặc biệt hơn là các bạn bè và các em gái Trung Hoa đã cho tôi hiểu và tiếp cận gần hơn văn hóa, tư tưởng và tinh thần sinh viên Trung Hoa thời đại mới. Các bạn sinh viên Việt nam học tại Đại học Ngôn ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh; các bạn sinh viên quốc tế học cùng tôi, cũng là những người bạn đã cho tôi hiểu khá nhiều về suy tư nhân loại và ước vọng cá nhân của tuổi trẻ thời đại.

Và hơn hết là người Thầy tôi, thầy Huyền Diệu, người đã làm lớn tâm hồn tôi, cho tôi những lời khuyên đến Bắc Kinh, khuyến khích tôi học Hán ngữ và hổ trợ cho tôi có được học bổng.

Một điều quan trọng nữa không thể quên là trường Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh, nơi đã chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học Hán ngữ thành công theo cách nhanh nhất. Còn nữa, những tiếp xúc tôi đã thấy; những âm thanh tôi đã nghe; những chủ nhà tôi đã ở và những chị em phục vụ ký trúc xá dễ thương tôi đã qua, tất cả cũng là những điều kiện cần có cho tôi có những tháng ngày hiện thực hóa mơ ước.

Xin cảm ơn tất cả, trong giới hạn của ngôn từ, xin trân trọng cảm ơn!

Viết xong tại Việt Nam Phật Quốc Tự - Bodh Gaya18:37:24

Ngày 01.08.2011

53

Page 54: Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT

Nhuận Đạt – TMT

VIET NAM PHAT QUOC TU - LUMBINIP.O. BOX 4. SIDDHATHA NAGAR, BHAIRAHAWA, LUMBINI, NEPAL

Email: [email protected]

54