dich vu gia tang tren nen gsm(1).doc

215
Dịch vụ gia tăng trên nền GSM __________________________________________________________________________________________________________________________ _____________ Chương 1 GIỚI THIỆU Truyền thông di động - một ngành công nghiệp khổng lồ của thế giới đang vận hành với những công nghệ tiên tiến nhất đang phát triển không ngừng. Việt Nam cũng không nằm ngoài trào lưu chung trong việc ứng dụng các công nghệ truyền thông. Chúng ta cùng tìm hiểu công nghệ di động Việt Nam đang ở vị trí nào trong tiến trình hội nhập cùng với giới truyền thông trên thế giới. Hiện nay mọi người hầu như đều sử dụng điện thoại di động vì vậy các nhà sản xuất không ngừng phát triển các loại điện thoại đa chức năng để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của các hãng điện thoại di động thì các nhà cung cấp dịch vụ cùng phát triển không ngừng. Hàng loạt các nhà cung cấp dịch vụ ra đời kéo theo hàng loạt các dịch vụ kèm theo. Trong số các dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra cho người sử dụng chọn lựa thì dich vụ giá trị gia tăng là dịch vụ mà các nhà cung cấp đang nhắm tới hàng đầu về giá trị thương mại. CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo 1

Upload: dangdien

Post on 28-Jan-2017

221 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Chương 1

GIỚI THIỆU

Truyền thông di động - một ngành công nghiệp khổng lồ của thế giới đang vận

hành với những công nghệ tiên tiến nhất đang phát triển không ngừng. Việt Nam

cũng không nằm ngoài trào lưu chung trong việc ứng dụng các công nghệ truyền

thông. Chúng ta cùng tìm hiểu công nghệ di động Việt Nam đang ở vị trí nào trong

tiến trình hội nhập cùng với giới truyền thông trên thế giới.

Hiện nay mọi người hầu như đều sử dụng điện thoại di động vì vậy các nhà sản

xuất không ngừng phát triển các loại điện thoại đa chức năng để phục vụ nhu cầu của

người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của các hãng điện thoại di động thì các nhà

cung cấp dịch vụ cùng phát triển không ngừng. Hàng loạt các nhà cung cấp dịch vụ

ra đời kéo theo hàng loạt các dịch vụ kèm theo. Trong số các dịch vụ mà nhà cung

cấp đưa ra cho người sử dụng chọn lựa thì dich vụ giá trị gia tăng là dịch vụ mà các

nhà cung cấp đang nhắm tới hàng đầu về giá trị thương mại.

1.1 Giới thiệu dịch vụ gia tăng

Dịch vụ gia tăng (VAS – Value Added Service) là dịch vụ mà nhà cung cấp đưa

ra thêm bên cạnh các dịch vụ sẵn có của mình. Khi sử dụng điện thoại di động mỗi

người sẽ chọn cho mình một nhà cung cấp dịch vụ như Vinaphone, Mobifone hay

Viettel… Khi đó người sử dụng sẽ được cung cấp các dịch vụ cơ bản như hiển thi số

thuê bao gọi tới, gọi và nhận cuộc gọi, gửi và nhận tin nhắn ngắn (SMS), chặn cuộc

gọi đi và đến, chờ cuộc gọi…tất cả các dịch vụ này đều miễn phì và được thực hiện

tự động trên hệ thống ngay sau khi bạn hoà mạng.

Ngoài các dịch vụ cơ bản cung cấp miễn phí cho người sử dụng các nhà cung cấp

còn đưa ra một số dịch vụ như cung cấp thông tin hay giải trí như tải hình, nhạc

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo1

Page 2: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

chuông, game, ứng dụng…các dịch vụ này có thu phí và được gọi là các dịch vụ gia

tăng.

1.2 Phân loại dịch vụ gia tăng

Dịch vụ giá trị gia tăng được chia thành 3 nhóm chính: nội dung tin nhắn, ứng

dụng cho điện thoại và dịch vụ thương mại di động. Dịch vụ cung cấp nội dung tin

nhắn cho phép người sử dụng có thể tải về máy mình những tin nhắn có nội dung

như kết quả các trận bóng đá, kết quả xổ số hay bản tin thị trường chứng khoán.

Dịch vụ cung cấp các ứng dụng cho điện thoại cho phép người sử dụng có thể tải

về máy của mình những hình ảnh, nhạc chuông, logo, clips, hay các ứng dụng, trò

chơi cho điện thoại. Dịch vụ thương mại di động là các dịch vụ nhắn tin dự đoán kết

quà hay nhắn tin để có cơ hội trúng thưởng từ nhà cung cấp dịch vụ.

1.3 Sự bùng nổ của dịch vụ gia tăng hiện nay

Hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động (ĐTDĐ)

đua nhau khuyến mãi trúng thưởng với tin nhắn may mắn, sử dụng dịch vụ nhiều

nhất... Mảnh đất kinh doanh màu mỡ này hiện thu hút rất nhiều nhà cung cấp với

những tiện ích ngày càng mở rộng.

Mỗi ngày, trên các trang mục quảng cáo, những dịch vụ nội dung xuất hiện dày

đặc như Dalink, Alofun, My Mobile, Topteen, Galafun, TT Mobile, Thế giới SMS,

GenX... Ban đầu từ dịch vụ tải nhạc, chuông, hình ảnh, đến nay chỉ cần gửi tin nhắn

đến số của nhà cung cấp dịch vụ, thuê bao có thể xem kết quả xổ số kiến thiết, giá

ĐTDĐ, bói toán, truyện cười, tìm bạn bốn phương, dự đoán kết quả bóng đá, tham

gia những trò chơi may mắn và mới nhất là các tin tức về thị trường chứng khoán.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo2

Page 3: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hiện nay, thị trường dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động có hơn 20 nhà

cung cấp và nhiều doanh nghiệp cũng đang ngấp nghé nhảy vào lĩnh vực tiềm năng

này.

1.4 Xu hướng phát triển trong tương lai

Các dịch vụ nhắm vào giải trí như nhạc chuông, hình nền, logo và các clip có nội

dung hài hước, gần gũi rất được giới trẻ ưa chuộng vẫn sẽ được các nhà cung cấp

chú trọng. Tuy nhiên, đường truyền mạng hiện nay vẫn còn yếu, làm hạn chế về mặt

nội dung cũng như kích thước của file cung cấp. Điều này bắt buộc các nhà cung cấp

phải phát triển một số phần mềm đặc biệt để điều chỉnh lại cho phù hợp.

Xu hướng chung của các nhà sản xuất thiết bị truyền thông cầm tay là làm cho

chúng có nhiều tính năng truyền thông, hỗ trợ MMS, GPRS, 3G, có nhiều chức năng

giải trí và kiểu dáng thời trang hơn.

Chương 2

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo3

Page 4: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

TỔNG QUAN VỀ GSM

2.1 Giới thiệu hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM

2.1.1 Giới thiệu chung

GSM (Global System for Mobile Communication) là một trong những công nghệ

về mạng điện thoại di động phổ biến nhất trên thế giới. Cho đến nay công nghệ này

có gần 2 tỷ thuê bao sử dụng trên phạm vi 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do nó hầu

như có mặt khắp mọi nơi trên thế giới nên khi các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện

việc ký kết roaming với nhau nhờ đó mà thuê bao GSM có thể dễ dàng sử dụng máy

điện thoại GSM của mình bất cứ nơi đâu.

Mặt thuận lợi to lớn của công nghệ GSM là ngoài việc truyền âm thanh với chất

lượng cao còn cho phép thuê bao sử dụng các cách giao tiếp khác rẻ tiền hơn đó là

tin nhắn SMS. Ngoài ra để tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ thì công nghệ

GSM được xây dựng trên cơ sở hệ thống mở nên nó dễ dàng kết nối các thiết bị khác

nhau từ các nhà cung cấp thiết bị khác nhau.

Nó cho phép nhà cung cấp dịch vụ đưa ra tính năng roaming cho thuê bao của

mình với các mạng khác trên toàn thế giới. Và công nghệ GSM cũng phát triển thêm

các tính năng truyền dữ liệu như GPRS và sau này truyền với tốc độ cao hơn sử

dụng EDGE.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Vào đầu những năm 1980 tại châu Âu người ta phát triển một mạng điện thoại di

động chỉ sử dụng trong một vài khu vực. Sau đó vào năm 1982 nó được chuẩn hoá

bởi (CEPT : European Conference of Postal and Telecommunications

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo4

Page 5: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Administrations) và tạo ra Groupe Special Mobile (GSM) với mục đích sử dụng

chung cho toàn châu Âu.

Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra lời hướng dẫn yêu cầu các quốc gia thành viên sử

dụng GSM cho phép liên lạc di động trong băng tần 900MHz. Viện tiêu chuẩn viễn

thông Châu Âu (ETSI: European Telecommunications Standards Institute) định

nghĩa GSM khi quốc tế chấp nhận tiêu chuẩn hệ thống điện thoại tế bào số.

Lời đề xuất có kết quả vào tháng 9 năm 1987, khi 13 nhà điều hành và quản lý

của nhóm cố vấn CEPT GSM thỏa thuận ký hiệp định GSM MoU “Club”, với ngày

khởi đầu là 1 tháng 7 năm 1991.

Hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM là hệ thống thông tin tế bào số tích hợp

và toàn diện, được phát triển đầu tiên ở Châu Âu và đã nhanh chóng phát triển trên

toàn thế giới. Mạng được thiết kế phù hợp với hệ thống ISDN và các dịch vụ mà

GSM cung cấp là một hệ thống con của dịch vụ ISDN chuẩn.

Hình 2.1. Mạng tế bào vô tuyến

GSM đầu tiên được thiết kế hoạt động ở dải tần 890-915 MHz và 935-960 MHz,

hiện nay là 1.8GHz. Một vài tiêu chuẩn chính được đề nghị cho hệ thống :

Chất lượng âm thoại chính thực sự tốt.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo5

Page 6: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Giá dịch vụ và thuê bao giảm.

Hỗ trợ liên lạc di động quốc tế.

Khả năng hỗ trợ thiết bị đầu cuối trao tay.

Hỗ trợ các phương tiện thuận lợi và dịch vụ mới.

Năng suất quang phổ.

Khả năng tương thích ISDN.

Tiêu chuẩn được ban hành vào tháng giêng năm 1990 và những hệ thống thương

mại đầu tiên được khởi đầu vào giữa năm 1992. Tổ chức MOU (Memorandum of

Understanding) thành lập bởi nhà điều hành và quản lý GSM được cấp phép đầu

tiên, lúc đó có 13 hiệp định được ký kết và đến nay đã có 191 thành viên ở khắp thế

giới. Tổ chức MOU có quyền lực tối đa, được quyền định chuẩn GSM.

2.2 Cấu trúc mạng GSM

Mạng GSM gồm nhiều khối chức năng khác nhau. Hình dưới cho thấy cách bố

trí của mạng GSM tổng quát. Mạng GSM có thể chia thành ba phần chính. Trạm di

động (Mobile Station_MS) do thuê bao giữ. Hệ thống con trạm gốc (Base Station

Subsystem_BSS) điều khiển liên kết với trạm di động. Hệ thống mạng con

(Network Subsystem_NS) là phần chính của trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động

(Mobile services Switching Center_MSC), thực hiện chuyển mạch cuộc gọi giữa

những người sử dụng điện thoại di động, và giữa di động với thuê bao mạng cố định.

MSC xử lý các hoạt động quản lý di động. Trong hình không có trình bày trung tâm

duy trì và điều hành (Operations and Maintenance Center_OMC), giám sát điều

hành và cơ cấu của mạng. Trạm di động và hệ thống con trạm gốc thông tin dùng

giao tiếp Um, còn được gọi là giao tiếp không trung hay liên kết vô tuyến. Hệ thống

con trạm gốc liên lạc với trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động dùng giao tiếp A.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo6

Page 7: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 2.2. Mô hình hệ thống thông tin di động tế bào

2.2.1 Trạm di động

Trạm di động (Mobile Station-MS) gồm có thiết bị di động (đầu cuối) và một

card thông minh gọi là module nhận dạng thuê bao (Subscriber Identity

Module_SIM). SIM cung cấp thông tin cá nhân di động, vì thế người sử dụng truy

cập vào các dịch vụ thuê bao không phụ thuộc vào loại thiết bị đầu cuối. Bằng cách

gắn SIM vào đầu cuối GSM, người sử dụng có thể nhận, gọi và nhận các dịch vụ

thuê bao khác trên thiết bị đầu cuối này.

Thiết bị di động được nhận dạng duy nhất bằng số nhận dạng thiết bị di động

quốc tế (International Mobile Equipment Identity_IMEI). SIM card chứa số nhận

dạng thuê bao di động quốc tế (International Mobile Subscriber Identity_IMSI) sử

dụng để nhận dạng thuê bao trong hệ thống, dùng để xác định chủ quyền và thông tin

khác. Số IMEI và IMSI độc lập nhau. SIM card có thể được bảo vệ chống lại việc

sử dụng trái phép bằng password hoặc số nhận dạng cá nhân.

2.2.2 Hệ thống con trạm gốc

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo7

Page 8: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hệ thống con trạm gốc gồm hai phần: trạm gốc thu phát (BTS) và trạm gốc điều

khiển (BSC). Hai hệ thống này liên kết dùng giao tiếp Abis chuẩn hoá, cho phép

điều hành các bộ phận cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau.

Trạm thu phát gốc là nơi máy thu phát vô tuyến phủ một cell và điều khiển các

giao thức liên kết vô tuyến với trạm di động. Trong một thành phố lớn, có nhiều khả

năng triển khai nhiều BTS, do đó yêu cầu BTS phải chính xác, tin cậy, di chuyển

được và giá thành thấp.

Trạm gốc điều khiển tài nguyên vô tuyến của một hoặc nhiều BTS. Trạm điều

khiển cách thiết lập kênh truyền vô tuyến, nhảy tần và trao tay. BSC là kết nối giữa

trạm di động và tổng đài di động (MSC).

2.2.3 Hệ thống mạng con

Thành phần chính của hệ thống mạng con là tổng đài di động, hoạt động như một

nút chuyển mạch bình thường của PSTN hoặc ISDN, và cung cấp tất cả các chức

năng cần có để điều khiển một thuê bao di động, như đăng ký, xác nhận, cập nhật tọa

độ, trao tay, và định tuyến cuộc gọi cho một thuê bao liên lạc di động. Những dịch

vụ này được cung cấp chung với nhiều bộ phận chức năng khác, tạo nên hệ thống

mạng con. MSC cung cấp kết nối đến mạng cố định (như PSTN hoặc ISDN). Báo

hiệu giữa các bộ phận chức năng trong hệ thống mạng con là hệ thống báo hiệu số 7

(SS7) sử dụng cho báo hiệu trung kế trong mạng ISDN và mở rộng sử dụng trong

mạng công cộng hiện tại.

Bộ ghi định vị thường trú (HLR) và bộ ghi định vị tạm trú (VLR) cùng với MSC

cung cấp định tuyến cuộc gọi và khả năng liên lạc di động của GSM. HLR chứa tất

cả thông tin quản trị của mỗi thuê bao đã đăng ký trong mạng GSM tương ứng, cùng

với vị trí hiện tại của di động. Vị trí của di động thường ở dưới dạng địa chỉ báo

hiệu của VLR chứa trạm di động.

Bộ ghi định vị tạm trú (VLR) chứa thông tin quản trị được chọn từ HLR, cần thiết

cho điều khiển cuộc gọi và cung cấp các dịch vụ thuê bao, cho mỗi thuê bao hiện tại

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo8

Page 9: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

nằm trong vùng địa lý điều khiển bởi VLR. Mặc dù mỗi bộ phận chức năng có thể

được thực hiện độc lập nhưng tất cả các nhà sản xuất thiết bị chuyển mạch cho đến

nay đều sản xuất VLR chung với MSC, vì thế vùng địa lý điều khiển bởi MSC sẽ

tương ứng với điều khiển bởi VLR đó, do đó đơn giản hóa báo hiệu cần thiết. Lưu ý

rằng MSC không chứa thông tin các trạm di động – thông tin này lưu trữ trong các

thanh ghi vị trí.

Có hai bộ ghi khác sử dụng cho mục đích xác nhận và bảo mật. Bộ ghi nhận thực

thiết bị (EIR) là một cơ sở dữ liệu chứa một danh sách tất cả các thiết bị di động hợp

lệ trên mạng, mỗi trạm di động được xác nhận bằng số nhận dạng thiết bị di động

quốc tế (IMEI). Số IMEI bị đánh dấu là không hợp lệ nếu được thông báo mất cắp

hoặc không được chấp thuận. Trung tâm nhận thực AuC là cơ sở dữ liệu được bảo

vệ chứa bản sao khóa mã trong SIM card của thuê bao, sử dụng để nhận thực và mã

hóa trên kênh vô tuyến.

2.3 Liên kết vô tuyến

Hiệp hội liên lạc viễn thông quốc tế (ITU), quản trị chỉ định phổ vô tuyến quốc tế

(và nhiều chức năng khác), chỉ định băng thông 890-915 MHz dùng cho kênh lên

(trạm di động tới trạm gốc) và 935-960 MHz dùng cho kênh xuống (trạm gốc đến

trạm di động) cho mạng di động Châu Âu. Vì tầm này đã được sử dụng đầu những

năm 1980 bằng hệ thống analog, hội nghị bưu chính và viễn thông Châu Âu (CEPT)

đã dành trước 10 MHz đầu của mỗi băng tần trên cho mạng GSM. Cuối cùng, GSM

được chỉ định toàn bộ băng thông 2x25 MHz.

2.3.1 Đa truy cập và cấu trúc kênh

Vì phổ vô tuyến là tài nguyên hữu hạn dùng chung cho tất cả thuê bao, một

phương pháp phải đưa ra là chia băng thông để càng nhiều thuê bao sử dụng càng

tốt. GSM đã chọn phương pháp kết hợp đa truy cập phân chia theo tần số và thời

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo9

Page 10: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

gian (TDMA/FDMA). FDMA bao gồm chia tần số băng thông tối đa 25 MHz thành

124 tần số sóng mang cách nhau 200 KHz. Một BS có thể có một hoặc nhiều tần số

sóng mang và sử dụng kỹ thuật TDMA chia kênh vô tuyến 200 KHz thành 8 khe

thời gian (tạo 8 kênh logic). Do đó một kênh logic được định nghĩa bằng tần số và

số khe thời gian của khung TDMA. Bằng cách áp dụng 8 khe thời gian, mỗi kênh

phát dữ liệu số theo từng chuỗi “burst” ngắn : đầu cuối GSM chỉ phát 1 trong 8 khe

thời gian đó.

Tám khe TDMA cùng với 248 kênh bán song công vật lý tương ứng với tổng

cộng 1984 kênh bán song công logic. Điều này tương ứng với 283 ( 1984/7) kênh

bán song công logic mỗi cell vì mỗi cell chỉ sử dụng 1/7 tổng số tần số.

Hình 2.3. Sơ đồ phân chia tần số theo cell

Bảy tập tần số đủ để phủ một vùng lớn tùy ý, do khoảng cách lặp lại d phải lớn

hơn hai lần bán kính lớn nhất phủ bởi mỗi máy phát.

Mỗi kênh tần số được phân đoạn thành 8 khe thời gian có chiều dài bằng 0,577

ms (15/26ms). Tám khe tạo thành một khung TDMA dài 4,615ms (=120/26ms).

Mỗi khe được lặp lại sau 4,615 ms tạo thành một kênh cơ bản.

Hệ thống GSM phân biệt giữa kênh lưu lượng (Traffic Channel_TCH) (dùng cho

dữ liệu thuê bao) và kênh điều khiển (Control Channel_CCH) (dùng cho các thông

điệp quản lý mạng).

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo10

Page 11: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

2.3.2 Kênh lưu lượng (Traffic Channel_tch)

Kênh lưu lượng dùng để chuyển âm thoại và dữ liệu. TCH định nghĩa sử dụng 26

khung đa khung (nghĩa là một nhóm 26 khung TDMA). Chiều dài của 26 khung đa

khung là 120 ms, là chiều dài của một chu kì burst (120 ms / 26 khung / 8 chu kì

burst mỗi khung). Trong 26 khung đó, 24 khung dùng để lưu thông, một khung

dùng cho kênh điều khiển liên kết chậm (Slow Associated Control Channel_

SACCH) và một khung chưa dùng. TCH dùng cho tuyến lên và tuyến xuống cách

nhau một khoảng thời gian 3 burst để thuê bao không phát và thu đồng thời, đơn

giản hóa mạch điện tử.

Hình 2.4. Cấu trúc khung TDMA

Dữ liệu được truyền trong các burst đặt trong các khe thời gian. Tốc đôï bit

truyền là 271 Kbps (chu kỳ bit 3,79 s). Do sai số theo thời gian, phân tán thời gian

v.v…, burst dữ liệu hơi ngắn hơn khe thời gian (148 thay vì 156,25 chu kỳ bit trong

một khe thời gian).

2.3.3 Kênh điều khiển (Control Channel_cch)

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo11

Page 12: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Các kênh chung di động có thể truy cập ở cả chế độ nghỉ và chế độ dành riêng.

Các kênh chung di động sử dụng ở chế độ nghỉ trao đổi thông tin báo hiệu cần thiết

để chuyển qua chế độ nhận riêng. Di động đã ở trong chế độ dành riêng giám sát các

trạm gốc xung quanh để trao tay và các thông tin khác. Các kênh chung có 51 khung

đa khung để dành riêng di động sử dụng cấu trúc TCH 26 khung đa khung có thể vẫn

giám sát kênh điều khiển. Các kênh chung gồm :

Kênh quảng bá điều khiển (Broadcast Control Channel_BCCH) : phát liên

tục trên tuyến xuống, thông tin gồm đồng nhất trạm gốc, chỉ định tần số và

chuỗi nhảy tần.

Kênh hiệu chỉnh tần số (Frequency Correction Channel_FCCH) và kênh

đồng bộ (Synchronisation_SCH) : sử dụng để đồng bộ di động với cấu trúc

khe thời gian của cell bằng cách định nghĩa các biên của chu kỳ burst, và

số khe thời gian. Mỗi cell trong mạng GSM phát chính xác một FCCH và

một SCH dùng định nghĩa khe thời gian thứ 0 (trong một khung TDMA).

Kênh truy cập ngẫu nhiên (Random Access Channel_RACH) : di động sử

dụng kênh Aloha khe để truy cập vào mạng.

Kênh tìm gọi (Paging Channel_PCH) : dùng để báo cho di động biết có

một cuộc gọi đến.

Kênh cho phép truy cập (Access Grant Channel_AGCH) : chỉ định một

kênh điều khiển dành riêng đứng một mình (Standalone Dedicated Control

Channel_SDCCH) cho di động báo hiệu (để có một kênh dành riêng), theo

yêu cầu trên kênh truy cập ngẫu nhiên (RACH).

2.3.4 Cấu trúc BURST

Burst là đơn vị phát của GSM. Việc phát xảy ra trong một cửa sổ thời gian

(576+12/13) s, nghĩa là suốt chu kỳ bit (156 + ¼). Một burst thông thường chứa hai

gói 58 bit (57 bit dữ liệu + 1 bit dư (stealing bit)) và một chuỗi huấn luyện 26 bit.

Chuỗi huấn luyện 26 bit là một chuỗi biết trước dùng so sánh với chuỗi tín hiệu thu

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo12

Page 13: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

được để xây dựng lại tín hiệu gốc (cân bằng đa đường). Việc thực hiện thật sự của

bộ cân bằng không chỉ rõ trong kỹ thuật GSM. Ba bit đuôi được thêm vào mỗi bên.

GSM có thể sử dụng nhảy tần thấp khi trạm gốc và di động phát mỗi khung

TDMA trên mỗi tần số sóng mang khác nhau. Thuật toán nhảy tần được phát trên

kênh điều khiển vô tuyến (Broadcast Control Channel). Vì fading đa đường độc lập

với tần số sóng mang, nhảy tần thấp làm giảm nhẹ vấn đề này. Việc nhảy tần là tùy

chọn đối với mỗi cell và trạm gốc không nhất thiết phải có chức năng này.

2.3.5 Biến đổi âm thoại sang sóng vô tuyến

Hình sau mô tả chuỗi các chức năng biến đổi từ âm thoại sang sóng vô tuyến và

ngược lại.

Hình 2.5. Chuỗi các chức năng biến đổi giữa âm thoại và sóng vô tuyến

2.3.5.1 Mã hóa âm thoại GSM

GSM là một hệ thống số, mà âm thoại lại là tín hiệu tương tự nên phải được số

hóa. Phương pháp mà ISDN và hệ thống điện thoại hiện tại dùng cho các đường

ghép kênh thoại truyền qua trung kế tốc độ cao, cáp quang là điều chế mã xung

(PCM). PCM có tốc độ bit là 64Kbps, là một tốc độ cao có thể truyền qua liên kết

vô tuyến. GSM có nhiều thuật toán mã hóa tiếng nói trên cơ sở chất lượng tiếng nói

thực và độ phức tạp (liên quan đến giá cả, xử lý độ trễ và tiêu thụ công suất) trước

khi đưa đến chọn lựa phương pháp kích xung đều _ mã hóa dự đoán tuyến tính

(RPE _ LPC) với vòng dự đoán dài. Về cơ bản, thông tin từ các mẫu trước, không

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo13

Page 14: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

thay đổi nhanh, dùng để dự đoán mẫu hiện tại. Các hệ số kết hợp tuyến tính của các

mẫu trước đó, cộng thêm dạng mã hóa của phần còn lại, sai số giữa mẫu dự đoán và

mẫu thực, sẽ biểu diễn tín hiệu. Tiếng nói lấy mẫu chu kỳ 20ms, mỗi mẫu mã hóa

thành 260 bit, với tốc độ bit là 13Kbps. Đây là mã hóa tiếng nói toàn tốc. Gần đây,

vài nhà điều hành GSM1900 Bắc Mỹ thực hiện thuật toán mã hóa tiếng nói toàn tốc

cấp cao (EFR). Phương pháp này tăng chất lượng tiếng nói dựa trên tốc độ đang sử

dụng 13Kbps.

2.3.5.2 Mã hóa kênh truyền GSM

Mã kênh truyền thêm các bit dư vào dòng dữ liệu cho phép phát hiện, thậm chí cả

sửa lỗi bit sinh ra trong quá trình truyền. Thuật toán mã hóa tiếng nói đưa ra một

khối 260 bit mỗi 20ms (nghĩa là tốc độ 13Kbps). Trong bộ giải mã, các khối bit

tiếng nói được giải mã và biến đổi thành những mẫu tiếng nói mã đồng dạng 13 bit.

260 bit của khối tiếng nói phân thành hai nhóm. 78 bit loại II ít quan trọng và

không được bảo vệ. 182 bit loại I được cắt thành 50 bit loại Ia và 132 bit loại Ib

(xem hình sau).

Mẫu tiếng nói : 1 khối = 260 bit (20ms)Hình 2.6. Bảng phân loại bit tiếng nói

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo14

Page 15: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Đầu tiên các bit loại Ia được bảo vệ bởi 3 bit parity để phát hiện lỗi. Sau đó các

bit loại Ib được cộng vào thêm 4 bit đuôi trước khi đưa vào mã chập với tốc độ r= ½

và chiều dài bắt buộc K= 5. Kết quả 378 bit cộng vào với 78 bit loại II bảo vệ cho

kết quả là một khung mã tiếng nói hoàn toàn 456 bit (trong hình).

Kiểu truyền TCH/FS

Hình 2.7. Mô hình kiểu truyền

Mã phát hiện lỗi

GSM chuẩn dùng mã 3 bit lỗi dư để cho phép đánh giá sự chính xác của bit trong

khung thoại (50 bit loại Ia). Nếu một bit bị sai, thì điều này sẽ tạo ra một nhiễu lớn

thay cho phần tiếng nói 20 ms. Phát hiện những lỗi này cho phép khối bị sai được

thay thế bằng một vài nhiễu ít hơn (như là một phép ngoại suy của khối dự đoán).

Đa thức trình bày mã phát hiện loại bit Ia là G(X) = X3 + X + 1. Ở bên thu, hoạt

động tương tự và nếu phép chia có dư, lỗi được phát hiện và khung tần số âm thanh

loại bỏ cuối cùng.

Mã hóa chập / giải mã

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo15

Page 16: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Trong quá trình truyền, mã hóa chập là kết quả phép chập của chuỗi tín hiệu sử

dụng các công thức tích chập khác nhau. Mã chập GSM có thêm 4 bit (mức 0) vào

đầu chuỗi 185 bit, và sau đó áp dụng hai biểu thức tích chập khác nhau :

G1(X) = X4 + X3 + 1 và G2(X) = X4 + X3 + X + 1.

Kết quả cuối cùng gồm hai chuỗi 198 bit.

Bộ giải mã chập có thể sử dụng thuật toán Viterbi, bộ giải mã logic Viterbi khảo

sát song song mỗi dữ liệu của user trong chuỗi. Nó mã hóa và so sánh mỗi dữ liệu

dựa vào chuỗi thu được và chọn ra giá trị phù hợp nhất : đó là bộ giải mã khả năng

có thể xảy ra lớn nhất. Để làm giảm độ phức tạp (số chuỗi dữ liệu có thể nhân đôi

với mỗi bit dữ liệu thêm vào), bộ giải mã nhận ra thời điểm chuỗi không thuộc vào

đường có khả năng xảy ra lớn nhất và hủy chuỗi này đi. Bộ nhớ mã hoá được giới

hạn K bit, bộ giải mã Viterbi hoạt động lớn nhất chỉ giữ 2k-1 đường. Độ phức tạp

của nó tăng theo hàm mũ của K.

Tốc độ mã hoá chập GMS trên dòng dữ liệu là 378 bit mỗi 20ms, nghĩa là

18,9Kbps. Tuy nhiên, trước khi điều chế tín hiệu này, 78 bit loại II không bảo vệ

được cộng thêm vào. Do đó, tốc độ bit GMS là 456 bit trên 20ms, nghĩa là

22,8Kbps.

2.3.5.3 Đan xen và rút ra (Interleaving /De–interleaving)

Đan xen có nghĩa là vị trí các bit liên quan không tương quan trong từ mã và

trong các burst vô tuyến đã điều chế. Mục tiêu của thuật toán đan xen là tránh rủi ro

mất những bit dữ liệu liên tiếp. Các khối tiếng nói toàn tốc GSM đan xen vào 8

burst : 456 bit của một khối được chia thành 8 burst trong các khối con 57 bit. Một

khối con định nghĩa là các bit được đánh số chẵn hoặc lẻ của dữ liệu đã mã hóa trong

một burst. Các burst khác nhau mang một khối con 57 bit và trong các khung

TDMA khác nhau. Vì thế, một burst chứa hai khối tiếng nói liên tiếp nhau A và B.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo16

Page 17: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Để triệt sự liên quan của những bit liên tiếp nhau, các bit của khối A ở vị trí chẵn

trong burst và các bit của khối B ở vị trí lẻ (xem hình).

Rút ra (De–interleaving) là quá trình ngược lại. Trở ngại chính của quá trình đan

xen là độ trễ tương ứng : thời gian truyền từ burst thứ nhất đến burst cuối cùng trong

một khối bằng 8 khung TDMA ( nghĩa là khoảng 37ms).

Hình 2.8. Mô hình đan xen và rút ra

2.3.5.4 Mã hóa – giải mã

Một biện pháp bảo mật được giới thiệu trong GSM là mã hóa đường truyền.

Phương pháp mã hóa không phụ thuộc loại dữ liệu được phát đi (âm thoại, dữ liệu

hoặc báo hiệu) nhưng chỉ áp dụng cho những burst thông thường. Mã hóa bằng cách

thực hiện phép XOR giữa chuỗi giả ngẫu nhiên và 114 bit cần truyền của một burst

thông thường (nghĩa là tất cả các bit thông tin ngoại trừ hai bit cờ dư). Chuỗi giả

ngẫu nhiên được lấy từ số burst và một phiên khóa thành lập trước qua ý nghĩa báo

hiệu. Giải mã cũng đi theo một trình tự như vậy.

2.3.5.5 Điều chế - giải điều chế

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo17

Page 18: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

GMS sử dụng phương pháp điều chế GMSK với hệ số điều chế h=0.5, BT= 0.3

(băng thông bộ lọc nhân với chu kỳ bit) và tốc độ điều chế 271Kbps (= 270 ).

Phương pháp điều chế GMSK được chọn vì dung hòa giữa công suất phổ khá cao

(1bit/Hz) và độ phức tạp giải điều chế hợp lý. Đường bao hằng số cho phép sử dụng

những bộ khuếch đại công suất đơn giản và bức xạ ngoài dải băng thấp nhất gây ảnh

hưởng nhiễu lên kênh kế cận. GMSK khác MSK là sử dụng bộ lọc Gauss trước điều

chế. Đáp ứng xung miền thời gian của bộ lọc được cho trong phương trình sau, với

và B là băng thông nửa công suất.

Hình 2.9. Sơ đồ khối bộ điều chế GMSK

Thuật toán Viterbi có thể sử dụng như bộ cân bằng ước tính chuỗi có khả năng

xảy ra lớn nhất (MLSE). Vì thế máy thu GSM có thể chứa hai cài đặt khác nhau của

thuật toán Viterbi.

2.3.5.6 Mức công suất RF

Các thiết bị vô tuyến trong GSM có thể được phân loại dựa vào những mức công

suất khác nhau tương ứng với các mức công suất phát.

Bảng sau trình bày đặc điểm của các mức công suất ở trạm di động và trạm gốc.

Mức công suất trạm di động nhỏ nhất là 20mW (13dBm).

Mức công suất

Công suất lớn nhất của

Công suất lớn nhất của một trạm gốc /

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo18

Page 19: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

một trạm di động / (dBm) (dBm)

12345678

20 W (43)8 W (39)5 W (37)2 W (33)

0.8 W (29)

320 W (55)160 W (52)80 W (49)40 W (46)20 W (43)10 W (40)5 W (37)

2.5 W (34)

Bảng 2.1. Các mức công suất ở trạm di động và trạm gốc

2.3.6 Cân bằng đa đường

Ở tần số 900 MHz, sóng vô tuyến bị tán xạ do cao ốc, đồi núi, xe cộ, máy bay….

Do đó có nhiều tín hiệu phản xạ, mỗi tín hiệu có pha khác nhau đến antenna. Ta sử

dụng bộ cân bằng lấy ra tín hiệu mong muốn từ các sóng phản xạ. Bộ cân bằng hoạt

động tìm ra tín hiệu phát biết trước bị méo dạng do fading đa đường và xây dựng bộ

lọc ngược và lấy ra phần còn lại của tín hiệu mong muốn. Tín hiệu biết trước này là

một chuỗi huấn luyện 26 bit phát giữa mỗi burst khe thời gian. Cấu trúc của bộ cân

bằng không nêu rõ trong bảng chi tiết GSM.

2.3.7 Nhảy tần

Trạm di động có đặc tính biến đổi nhanh, nghĩa là nó có thể di chuyển giữa các

khe thời gian phát, thu và giám sát trong một khung TDMA, thường ở những tần số

khác nhau. GSM sử dụng khả năng chuyển tần nhanh để thực hiện nhảy tần chậm

mà di động và BTS phát trên các tần số sóng mang khác nhau trong khung TDMA.

Thuật toán nhảy tần phát trên kênh quảng bá điều khiển (BCC). Vì fading đa đường

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo19

Page 20: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

phụ thuộc vào tần số sóng mang, nhảy tần chậm sẽ làm giảm bớt vấn đề này. Hơn

nữa, nhiễu đồng kênh có đặc tính ngẫu nhiên.

2.3.8 Truyền phát gián đoạn

Cực tiểu hóa nhiễu đồng kênh là mục tiêu của bất kỳ hệ thống tế bào nào, nên cho

phép cung cấp dịch vụ tốt hơn với kích thước cell cho trước, hoặc sử dụng các cell

nhỏ hơn, do đó tăng dung lượng của toàn hệ thống. Truyền phát gián đoạn (DTX) là

một phương pháp có ưu điểm là : một người nói thông thường ít hơn 40% thời gian

cuộc đàm thoại, nên tắt máy phát suốt thời gian im lặng. Một ưu điểm khác của

DTX là duy trì công suất ở thuê bao di động.

Một thành phần quan trọng nhất của DTX là bộ phát hiện tích cực tiếng (VAD).

Máy phải phân biệt giữa ngõ vào âm thoại và nhiễu, công việc không dễ dàng khi

nhiễu xuất hiện. Nếu tín hiệu thoại bị hiểu sai là nhiễu, máy phát sẽ tắt và máy thu

nghe sẽ bị cắt xén gây tác dụng rất khó chịu. Mặt khác nếu nhiễu thường hay bị hiểu

sai là tín hiệu thoại, thì hiệu suất DTX giảm xuống đột ngột. Một yếu tố khác được

xem xét là khi máy phát tắt thì máy thu hoàn toàn im lặng do bản chất số của GSM.

Để bảo đảm máy thu kết nối liên tục, nhiễu “đẹp” sẽ được tạo ra ở máy thu.

2.3.9 Thu gián đoạn

Một phương khác sử dụng để bảo tồn công suất ở máy di động là thu gián đoạn.

Kênh tìm gọi (PCH) do trạm gốc phát báo hiệu một cuộc gọi tới, được chia thành các

kênh con. Mỗi trạm di động chỉ lắng nghe trên kênh con của nó. Trong khoảng thời

gian giữa các kênh tìm gọi con liên tiếp, di động có thể chuyển sang chế độ ngủ, gần

như không tiêu thụ công suất.

2.3.10 Điều khiển công suất

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo20

Page 21: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Mạng định nghĩa hai loại trạm di động tùy thuộc vào công suất phát đỉnh của

chúng, gồm 20; 8; 5; 2; 0.8 W. Để cực tiểu hóa nhiễu đồng kênh và bảo tồn công

suất, trạm di động và trạm thu phát gốc hoạt động với mức công suất thấp nhất mà

vẫn duy trì chất lượng tín hiệu chấp nhận được. Mức công suất có thể lên hoặc

xuống từng nấc 2dB từ công suất đỉnh của từng loại, giảm xuống tối thiểu là 13 dBm

(20 mW).

Trạm di động đo cường độ tín hiệu hoặc chất lượng tín hiệu (dựa trên tỷ số sai

bit) và chuyển thông tin đến bộ điều khiển trạm gốc BSC, cuối cùng quyết định có

thay đổi mức công suất hay không và khi nào. Điều khiển công suất phải cẩn thận vì

có khả năng dao động. Điều này xuất hiện khi một di động trong các tế bào đồng

kênh nhận được tín hiệu tăng mức công suất trong tế bào đang xét (để triệt nhiễu

đồng kênh) làm tăng thêm nhiễu đồng kênh ở tế bào đang xét.

2.4 Mạng GSM

Bảo đảm truyền thoại hay dữ liệu với chất lượng cho trước qua liên kết vô tuyến

chỉ là một phần chức năng của mạng di động tế bào. Một di động GSM có thể di

chuyển không phân biệt trong nước hay quốc tế, yêu cầu có chức năng đăng ký, nhận

thực, định tuyến cuộc gọi, cập nhật vị trí và được chuẩn hóa trong mạng GSM. Hơn

nữa, mạng phủ trên một vùng địa lý chia ra thành các cell đòi hỏi phải thực hiện cơ

cấu trao tay . Hệ thống mạng con thực hiện các chức năng này, sử dụng chính phần

ứng dụng di động (MAP) xây dựng trong hệ thống báo hiệu số 7.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo21

Page 22: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 2.10. Cấu trúc giao thức báo hiệu trong mạng GSM

Giao thức báo hiệu trong GSM chia thành ba lớp tổng quát, phụ thuộc vào giao

tiếp như trong hình trên. Lớp một là lớp vật lý dùng giao tiếp không trung. Lớp hai

là lớp liên kết dữ liệu. Thông qua giao tiếp Um, lớp liên kết dữ liệu là một phiên bản

sửa đổi của giao thức LAPD (các thủ tục truy tìm ở kênh D) sử dụng ISDN gọi là

LAPDm (các thủ tục truy cập đường truyền ở kênh Dm). Thông qua giao tiếp A, lớp

hai sử dụng phần truyền bản tin (MTP) của hệ thống báo hiệu số 7. Giao thức báo

hiệu GSM ở lớp ba được chia thành ba lớp con:

Quản lý tài nguyên vô tuyến: điều khiển thiết lập, duy trì, chấm dứt kênh

vô tuyến và cố định gồm cả trao tay.

Quản lý di động: quản lý việc cập nhật vị trí và thủ tục đăng ký cũng như

bảo mật và nhận thực.

Quản lý nối thông: điều khiển cuộc gọi tổng quát, tương tự với khuyến

nghị Q.931 CCITT, và quản lý các dịch vụ bổ sung và dịch vụ bản tin

ngắn.

Báo hiệu giữa toàn bộ các khối khác nhau trong các phần cố định của mạng, như

giữa HLR và VLR, thực hiện thông qua phần ứng dụng di động (MAP). MAP được

xây dựng trên phần ứng dụng khả năng chuyển tác (TCAP), lớp trên cùng của hệ

thống báo hiệu số 7. Bản chi tiết kỹ thuật của MAP rất phức tạp là một trong những

tài liệu dài nhất trong các khuyến nghị GSM.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo22

Page 23: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

2.4.1 Quản lý tài nguyên vô tuyến

Lớp quản lý tài nguyên vô tuyến (RR) giám sát việc thành lập một kết nối, cả vô

tuyến và cố định, giữa trạm di động và MSC. Các thành phần chức năng chính gồm

trạm di động, phân hệ trạm gốc và MSC. Lớp RR phụ trách quản lý một phiên RR là

thời điểm di động chuyển qua chế độ dành riêng, cũng như cấu hình của kênh vô

tuyến gồm chỉ định các kênh dành riêng.

Một phiên RR luôn luôn bắt đầu khi trạm di động đi qua thủ tục truy cập, hoặc

một cuộc gọi đi, hoặc trả lời thông điện nhắn tin. Chi tiết các thủ tục truy cập và

nhắn tin, như khi một kênh dành riêng thực sự gán cho di động và cấu trúc kênh

nhắn tin con, được xử lý trong lớp RR. Hơn nữa, phiên xử lý quản lý các đặc trưng

vô tuyến như điều khiển công suất, truyền và nhận gián đoạn, điều chỉnh thời gian.

TRAO TAYTrong một mạng tế bào, yêu cầu liên kết vô tuyến và cố định không luôn luôn chỉ

rõ trong suốt cuộc gọi. Trao tay là chuyển mạch một cuộc gọi từ một kênh hay một

cell khác. Sự thực hiện và các phép đo yêu cầu cho việc trao tay là một trong các

chức năng cơ bản của lớp RR. Có 4 loại trao tay trong hệ thống GSM, gồm chuyển

một cuộc gọi giữa:

Các kênh (các khe thời gian) trong cùng một cell.

Các cell (các trạm thu phát gốc) dưới sự điều khiển của cùng một BSC.

Các cell dưới sự điều khiểu của các BSC khác nhau nhưng cùng một MSC.

Cell dưới sự điều khiển của các MSC khác nhau.

Hai loại trao tay đầu tiên gọi là trao tay trong, chỉ trong một BSC. Để tiết kiệm

băng thông báo hiệu, BSC quản lý hai loại này, không liên quan đến MSC, trừ khi

thông báo với MSC là đã hoàn tất trao tay. Hai loại trao tay cuối, gọi là trao tay

ngoài, được xử lý giữa các MSC. Một vấn đề quan trọng trong GSM là MSC neo,

duy trì trách nhiệm còn lại cho hầu hết các chức năng liên quan đến cuộc gọi ngoại

trừ các trao tay giữa BSC đến sau dưới sự điều khiển của MSC mới.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo23

Page 24: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

MSC hoặc thuê bao có thể bắt đầu thực hiện trao tay. Trong suốt các khe thời

gian nghỉ của việc trao tay, thuê bao di động quét kênh quảng bá điều khiển của cell

lân cận (có thể lên đến 16 cell), và lập ra một danh sách sáu cell tốt nhất có thể thực

hiện trao tay, dựa trên cường độ tín hiệu nhận được. Thông tin này chuyển đến BSC

và MSC, ít nhất một lần mỗi giây, và sử dụng trong thuật toán trao tay.

Thuật toán quyết định thời điểm trao tay không được chỉ rõ trong các khuyến

nghị GSM. Có hai loại thuật toán cơ bản, cả hai giống nhau về việc điều khiển công

suất. Điều này do BSC thường hay không biết chất lượng tín hiệu xấu là do fading

đa đường hay là do thuê bao di động chuyển qua một cell khác. Điều này đặc biệt

đúng trong trường hợp các cell thành thị nhỏ.

Thuật toán “hiệu suất chấp nhận cực tiểu” đưa ra sự ưu tiên điều khiển công suất

cho trao tay, sao cho khi tín hiệu giảm xuống dưới một ngưỡng nào đó, mức công

suất của di động được tăng lên. Nếu việc tăng công suất không cải thiện tín hiệu thì

xem xét việc trao tay. Đây là phương pháp thông thường và đơn giản hơn, nhưng

đường bao cell bị nhòe khi thuê bao di động phát công suất đỉnh đi xa ngoài đường

bao cell gốc vào một cell khác.

Phương pháp “power budget” sử dụng trao tay để thử duy trì hoặc cải thiện một

mức chất lượng tín hiệu bằng hoặc nhỏ hơn mức công suất. Vì thế phương pháp ưu

tiên trao tay vượt quá điều khiển công suất. Điều này tránh vấn đề “nhòe” đường

bao cell và giảm nhiễu đồng kênh nhưng rất phức tạp.

2.4.2 Quản lý di động

Lớp quản lý di động (MM) xây dựng trên lớp RR, và xử lý các chức năng xuất

hiện do sự di chuyển của tế bào cũng như vấn đề nhận thực và bảo mật. Quản lý vị

trí liên quan đến các thủ tục cho phép hệ thống biết vị trí hiện tại của trạm di động để

tuyến cuộc gọi di động có thể hoàn thành.

2.4.3 Cập nhật vị trí

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo24

Page 25: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Thuê bao di động được thông báo cuộc gọi đến bằng thông điệp ngắn gửi qua

kênh chấp thuận truy cập và nhắn tin (PAGCH) của một cell. Một bản tin được phát

trên mọi cell trong mạng cho một cuộc gọi, dễ thấy rằng phí phạm băng thông vô

tuyến. Một phương pháp khác dùng cho di động là thông báo cho hệ thống, thông

qua các thông điệp cập nhật vị trí sẽ phát đến các cell riêng lẻ chứa vị trí hiện tại của

thuê bao di động. Điều này yêu cầu các thông điệp ngắn gửi đến chính xác một cell.

Thủ tục cập nhật vị trí, và định tuyến cuộc gọi đến sau sử dụng MSC và hai bộ

ghi định vị vị trí : bộ ghi định vị thường trú (HLR) và bộ ghi định vị tạm thời (VLR).

Khi trạm di động chuyển qua một vị trí mới hoặc tổng đài PLMN khác thì phải đăng

kí với mạng vị trí hiện tại của nó. Trong trường hợp bình thường, thông điệp cập

nhật vị trí gửi tới MSC / VLR mới, lưu thông tin vùng vị trí, và sau đó thông báo vị

trí đến HLR của thuê bao.

Thông tin gởi tới HLR thường là địa chỉ SS7 của VLR mới, mặc dù nó có thể là

một số định tuyến. Lý do một số định tuyến không được gán bình thường, cho dù

giảm tín hiệu là do chỉ có một số hữu hạn số định tuyến cho phép trong MSC/VLR

mới, và chúng được chỉ định khi yêu cầu cuộc gọi tới. Nếu thuê bao được quyền

truy cập dịch vụ, HLR gửi một phần thông tin của thuê bao cần điều khiển cuộc gọi

đến MSC/VLR mới và gởi một thông điệp đến MSC/VLR cũ để hủy đăng ký trước

đó.

Để đảm bảo tin cậy hơn, GSM cũng có thủ tục cập nhật vị trí theo chu kỳ. Nếu

một HLR hoặc MSC/VLR sai, đồng thời đều có đăng ký cùng một thuê bao trong cơ

sở dữ liệu, sẽ dẫn đến quá tải. Do đó cơ sở dữ liệu được cập nhật khi cập nhật vị trí.

Nhà điều hành qui định cập nhật theo chu kỳ và chu kỳ thời gian giữa các lần cập

nhật. Nếu di động không đăng ký lại sau chu kỳ cập nhật, thuê bao sẽ bị xóa tên.

Một thủ tục liên quan đến việc cập nhật vị trí là gắn và gỡ số nhận dạng thuê bao

di động quốc tế (IMSI). Việc gỡ cho mạng biết trạm di động không tiếp cận được và

tránh phải chỉ định kênh truyền và gửi thông điệp ngắn thừa. Việc gán tương tự như

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo25

Page 26: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

cập nhật vị trí, và báo cho hệ thống biết thuê bao di động đã truy cập trở lại. Hoạt

động của việc gán và gỡ IMSI phụ thuộc vào nhà điều hành của các cell.

2.4.4 Nhận thực và bảo mật

Vì bất kì ai cũng có thể cập nhật vào sóng vô tuyến, nhận thực người sử dụng để

xác định người sử dụng là ai, là yếu tố rất quan trọng trong mạng di động. Nhận

thực gồm hai phần là SIM card trong máy di động và trung tâm nhận thực (AuC).

Mỗi thuê bao được cho một khóa mã chỉ lưu trong SIM card và AuC. Suốt quá trình

nhận thực, AuC phát một số ngẫu nhiên gửi tới đi động. Sau đó cả di động và AuC

sử dụng số ngẫu nhiên đó, kết hợp với khóa mã của thuê bao và thuật toán mã hóa

A3, để phát dấu hiệu trả lời (SRES) trở lại AuC. Nếu di động gửi số giống vớí số

AuC tính thì thuê bao được nhận thực.

Cùng một số ngẫu nhiên ban đầu và khóa mã cũng dùng để tính khóa mã hóa sử

dụng thuật toán A8. Khóa mã hóa này cùng với số khung TDMA sử dụng thuật

toán A5 tạo ra chuỗi 114 bit được XOR với 114 bit của 1 burst (2 khối 57 bit). Việc

mã hóa là một tùy chọn gây ảo giác, nên tín hiệu đã được mã hóa, chèn vào và phát

theo phương thức TDMA, do đó cho phép bảo vệ hầu hết các đối tượng trừ những

người nghe trộm “lì lợm”.

Một mức khác của việc bảo mật là thực hiện trên thiết bị di động, không phải thuê

bao di động. Mỗi thiết bị đầu cuối nhận dạng bằng chỉ số IMEI duy nhất. Một danh

sách IMEI trong mạng lưu trong bộ ghi nhận thực thiết bị (EIR). Trạng thái trả về

EIR tương ứng với số IMEI như sau:

Danh sách trắng: thiết bị cho phép kết nối vào mạng.

Danh sách xám: thiết bị có một số vấn đề cần được mạng giám sát.

Danh sách đen: thiết bị được báo mất cắp hoặc không được chấp thuận.

Thiết bị không cho phép kết nối vào mạng.

2.5 Công nghệ GSM

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo26

Page 27: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Kỹ thuật GSM sử dụng cơ sở hạ tầng vô tuyến hai đường chuyên dụng cho hệ

thống điện thoại tế bào cũng như những ứng dụng dữ liệu. Dựa trên kỹ thuật

TDMA, GSM sẽ đương đầu với một số lượng lớn thuê bao trên một tế bào và kỹ

thuật vi tế bào. Âm thoại, thông điệp và dịch vụ dữ liệu có thể sử dụng trên tần số

900MHz hoặc 1800MHz.

GSM sử dụng những kênh truyền toàn tốc 8 (8 full-rate) hoặc bán tốc 16 (16 half-

rate) trên một sóng mang vô tuyến. Hơn nữa sử dụng nhảy tần chậm và truyền gián

đoạn. Khái niệm này cho phép di chuyển và trao tay nhanh.

Do đó GSM được phân loại là TDMA cấp cao. GSM là một chuẩn hệ thống toàn

diện. GSM cung cấp những tiêu chuẩn cho dịch vụ, cấu trúc mạng, các giao tiếp

chọn lọc, hoạt động và duy trì.

2.5.1 Chất lượng tiếng nói

GSM cung cấp chất lượng âm thoại cao. Mã hóa kênh truyền mức độ cao kết hợp

với nhảy tần chậm, chống lại fading và nhiễu giao thoa khi di chuyển chậm, bảo đảm

chất lượng âm thoại của GSM cao.

GSM cung cấp một vùng mã âm thoại, nhà điều hành có thể chọn lựa để đạt được

những yêu cầu về chất lượng và số lượng:

Mã hoàn toàn (full-codec-FC) cho chất lượng ngang hàng hoặc tốt hơn mạng tế

bào tương tự.

Tốc độ kép (dual-rate), toàn tốc (full-rate) / bán tốc (half-rate) (FR/HR) cho phép

chất lượng ngang hàng với FR trong HR. Nó có thể chuyển qua HR nếu cần hoặc FR

nếu HR không được mạng cung cấp (ví dụ khi liên lạc di động).

Toàn tốc mở rộng (EFR) cho chất lượng như hệ thống cố định.

2.5.2 Các dịch vụ Fax và dữ liệu

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo27

Page 28: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Các dịch vụ GSM và chất lượng của chúng có cùng mật độ phủ như hệ thống điện

thoại. GSM chứa mã kênh truyền riêng và giao thức liên kết vô tuyến (RLP), loại

giao thức điều khiển đường dữ liệu mức cao tối ưu hoá (HDLC) bảo đảm chất lượng

dịch vụ cao của việc truyền fax và dữ liệu.

2.5.3 Bảo mật

GSM là một hệ thống cấp cao với đầy đủ chức năng bảo mật tích hợp. Mạng bảo

vệ chống lại truy cập trái phép bằng một thủ tục xác thực và chống nghe trộm bằng

cách mã hóa. Xác thực và mã hóa là mặt rất mạnh và ngăn cản các kỹ thuật trái phép

trong hệ thống GSM.

2.5.4 Liên lạc di động quốc tế

GSM cho phép liên lạc di động quốc tế. Mạng được phủ trên 100 quốc gia. Từ

năm 1992 đến nay GSM đã có 135 triệu thuê bao trong 100 quốc gia trên toàn thế

giới với hơn 200 nhà điều hành, và chiếm 62% thị trường tế bào toàn cầu.

2.6 Các dịch vụ GSM

Ban đầu, các nhà hoạch định GSM muốn cung cấp cả dịch vụ ISDN và sử dụng

tín hiệu điều khiển. Tuy nhiên do các giới hạn truyền vô tuyến như băng thông, giá

cả nên không cho phép cung cấp kênh B ISDN chuẩn tốc độ bit 64 Kbps.

Sử dụng chuẩn ITU-T, các dịch truyền thông có thể chia thành những dịch vụ

mang chuyển, dịch vụ viễn thông và các dịch vụ phụ khác. Dịch vụ mang chuyển cơ

bản nhất được hỗ trợ bởi GSM là hệ thống truyền thoại. Như tất cả những dịch vụ

truyền thông khác, âm thoại được mã hoá thành số và phát qua mạng GSM như

luồng số. Cũng có dịch vụ khẩn cấp, người cung cấp dịch vụ được thông báo bằng 3

tín hiệu số (ví dụ 114).

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo28

Page 29: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Ngoài ra còn có các loại dữ liệu khác được đề nghị. Người sử dụng GSM có thể

gửi và nhận dữ liệu, ở tốc độ 9600 bps, đến người sử dụng ở những mạng khác như

POTS (Plain Odd Telephone Service), ISDN. Mạng dữ liệu chuyển gói công cộng,

mạng dữ liệu chuyển mạch công cộng sử dụng các giao thức và phương pháp xử lý

khác, như X25 hoặc X32. Vì GSM là một mạng số, nên không thể sử dụng modem

(bộ điều biến) để kết nối giữa người sử dụng và mạng GSM, mặc dù modem âm tần

cần đến trong mạng GSM để tương thích với POTS.

Các dịch vụ dữ liệu khác gồm fax Group3, như miêu tả trong ITU khuyến nghị

T.30 cũng được cung cấp. Một đặc trưng duy nhất của GSM, không có trong hệ

thống analog cũ, là dịch vụ thông điệp ngắn (Short Message Service_SMS). SMS là

dịch vụ hai chiều dùng để chuyển các thông điệp ký tự ngắn (có khả năng lên đến

160 byte). Thông điệp được chuyển trong chế độ lưu và tới. Đối với SMS điểm

điểm, một thông điệp được gửi tới thuê bao khác và thuê bao nhận được báo trả lời.

SMS cũng có thể sử dụng ở chế độ phát cell, để gởi tới thông điệp như cập nhật tình

trạng giao thông hay cập nhật tin tức. Thông điệp có thể được lưu trong SIM card để

xem sau.

Các dịch vụ bổ sung được cung cấp là quan trọng nhất của dịch vụ viễn thông hay

dịch vụ kênh thông cao (dịch vụ mang chuyển). Trong bản chi tiết kỹ thuật hiện tại

(giai đoạn 1), các dịch vụ gồm nhiều dạng gởi tiếp cuộc gọi (như gởi tiếp cuộc gọi

khi thuê bao di động ngoài vùng phủ sóng của mạng), nhiều dịch vụ bổ sung thêm sẽ

được cung cấp trong bản chi tiết kỹ thuật trong giai đoạn hai, như xác định người

gọi, chờ cuộc gọi, đối thoại nhiều thuê bao.

2.7 Các mạng di động hiện nay tại Việt Nam

2.7.1 VMS Mobifone

VMS Mobifone : Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Services

Company - VMS) là doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc tập đoàn Bưu

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo29

Page 30: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm

1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động

GSM 900/1800 với thương hiệu Mobifone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành

thông tin di động Việt Nam.

Hiện nay, Mobifone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam với

hơn 8.5 triệu thuê bao, hơn 2.500 trạm phát sóng và 4.200 cửa hàng, đại lý cùng hệ

thống 15.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc (tính đến 31/03/2007). Mobifone hiện đang

cung cấp trên 40 dịch vụ gia tăng và tiện ích các loại.

2.7.2 GPC Vinaphone

GPC Vinaphone : Mạng điện thoại di động VinaPhone là mạng điện thoại di động

sử dụng công nghệ GSM hiện đại với 100% vốn của Tổng công ty Bưu chính - Viễn

thông Việt Nam. Hiện tại mạng VinaPhone đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành và vẫn

đang tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hơn nữa vùng phủ sóng.

VinaPhone hiện có hơn 6 triệu thuê bao thực đang hoạt động và là mạng đầu tiên

phủ sóng 100% số huyện trên toàn quốc với gần 2.000 trạm thu phát sóng. Tính đến

tháng 8/2006, VinaPhone đã ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ chuyển vùng quốc tế

với 177 đối tác thuộc 76 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dự kiến đến hết năm 2007,

VinaPhone sẽ có khoảng 4.000 trạm thu phát sóng.

2.7.3 Viettelmobile

Viettelmobile : Công ty Điện thoại di động Viettel được thành lập vào ngày

31/05/2002, trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội(Viettel). Ngày

15/10/2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước

ngoặc trong sự phát triển của Viettel và Viettel Mobile.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo30

Page 31: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Ngày 06/11/2006, Viettel Mobile đạt cột mốc 6 triệu khách hàng. Đến nay đã đạt

10 triệu thuê bao sau hơn 2 năm hoạt động.

(Tham khảo tại : http://www.viettelmobile.com.vn/home/about_us.jsp?id=30#30).

2.7.4 S-Fone

S-Fone : S-Fone là mạng điện thoại di động toàn quốc sử dụng công nghệ CDMA

(Code Division Multiple Access) lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. CDMA (Code

Division Multiple Access - Đa truy cập phân chia theo mã) là công nghệ tiên tiến có

mặt trên thị trường viễn thông quốc tế từ năm 1995. Đây là dự án hợp tác giữa SPT

với công ty SLD (được thành lập tại Singapore gồm các thành viên SK Telecom, LG

Electronics, và Dong Ah Elecomm) theo hình thức Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh

(BCC – Business Cooperation Contract) cung cấp dịch vụ điện thoại di động vô

tuyến cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng công nghệ CDMA 2000 – 1x

trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Ðiện thoại di động CDMA hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký

hoạt động chi nhánh số 03005683 CN 41 do Sở Kế hoạch và Ðầu tư thành phố Hồ

Chí Minh cấp ngày 28/9/2001.

2.7.5 EVN Telecom

EVN Telecom : Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực  là thành viên hạch toán

độc lập trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, được thành lập theo quyết định

số 380/NL/TCCBLĐ ngày 8/7/1995 của Bộ Năng Lượng.

Dịch vụ điện thoại di động toàn quốc E-Mobile sử dụng công nghệ CDMA 2000 -

1X Ev - DO tiên tiến băng tần 450 MHz, cho chất lượng cuộc gọi hoàn hảo. Ngày

2/4, mạng điện thoại CDMA EVN Telecom đã tuyên bố chính thức đạt thuê bao thứ

1 triệu sau hơn một năm cung cấp dịch vụ.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo31

Page 32: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

2.7.6 HT Mobile

HT Mobile : Công ty Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) là công ty hoạt động

trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam, sở hữu nhãn hiệu HTMobile. Đây nhà khai

thác dịch vụ ĐTDĐ công nghệ CDMA thứ 3 của Việt Nam sau S Telecom (là hợp

đồng hợp tác kinh doanh giữa SPT và SLD Telecom) và EVN Telecom (thuộcEVN).

HTMobile là mạng di động thứ 6 được cấp phép tại Việt Nam. HTMobile bắt đầu

cung cấp dịch vụ vào tháng 11 năm 2006 với logo hình con ong. Công nghệ sử dụng

là CDMA 2000-EvDO với tần số hoạt động 800 MHz.

2.8 So sánh mạng GSM & mạng CDMA

2.8.1 Lịch sử hình thành và phát triển

GSM là hệ thống thông tin di động toàn cầu bắt nguồn từ châu Âu đầu những

năm 1980 và dần trở thành mạng di động phổ biến khắp thế giới. Cho đến nay công

nghệ này có gần 2 tỷ thuê bao sử dụng trên phạm vi 212 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Do nó hầu như có mặt khắp mọi nơi trên thế giới nên khi các nhà cung cấp dịch vụ

thực hiện việc ký kết roaming với nhau nhờ đó mà thuê bao GSM có thể dễ dàng sử

dụng máy điện thoại GSM của mình bất cứ nơi đâu.

CDMA tên đầy đủ là Code Division Multiple Access nghĩa là Đa truy nhập (đa

người dùng) phân chia theo mã. CDMA được bắt đầu bằng sự ra đời của lý thuyết

truyền thông trải phổ trong thập niên 50. Với hàng loạt các ưu điểm đi kèm, truyền

thông trải phổ được ứng dụng trong thông tin quân sự Hoa Kỳ trong những năm sau

đó. Đến thập niên 80, CDMA được phép thương mại hóa và chính thức được đề xuất

bởi Qualcomm, một trong những công ty hàng đầu về công nghệ truyền thông. Hiện

có hơn 50 quốc gia trên thế giới triển khai ứng dụng công nghệ này với trên 100

mạng đang hoạt động.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo32

Page 33: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

2.8.2 Công nghệ được sử dụng

Mặt thuận lợi to lớn của công nghệ GSM là ngoài việc truyền âm thanh với chất

lượng cao nó còn cho phép các thuê bao sử dụng nhiều cách giao tiếp khác rẻ tiền

hơn như là tin nhắn SMS. Ngoài ra để tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ thì

công nghệ GSM được xây dựng trên cơ sở hệ thống mở nên nó dễ dàng kết nối các

thiết bị khác nhau từ các nhà cung cấp thiết bị khác nhau.

Nó cho phép nhà cung cấp dịch vụ đưa ra tính năng roaming cho thuê bao của

mình với các mạng khác trên toàn thế giới. Và công nghệ GSM cũng phát triển thêm

các tính năng truyền dữ liệu như GPRS và sau này truyền với tốc độ cao hơn họ sử

dụng EGDE. GSM phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia xẻ thời gian các

kênh ấy cho người sử dụng.

Thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung. Mọi khách

hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng 1 giải tần. Các kênh

thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều

thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được

trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở

thiết bị thuê bao (máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên tương ứng. Áp dụng lý

thuyết truyền thông trải phổ, CDMA đưa ra hàng loạt các ưu điểm mà nhiều công

nghệ khác chưa thể đạt được.

2.8.3 Ưu điểm và khuyết điểm

Ưu điểm của GSM:

GSM được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo33

Page 34: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Cho phép người sử dụng thực hiện chuyển vùng quốc tế. CDMA sử

dụng được ở châu Á, nhưng không dùng được ở Pháp, Đức, Anh và

một số nước châu Âu khác.

GSM trưởng thành sớm hơn. CDMA thì đang trong gian đoạn xây

dựng.

Hạn chế của GSM:

Những máy điện thoại di động đang sử dụng chuẩn GSM hiện nay

không thể sử dụng chuẩn CDMA. Nếu tiếp tục phát triển GSM, hệ thống

thông tin di động này sẽ phải phát triển lên WTDMA mới đáp ứng được

nhu cầu truy cập di động các loại thông tin từ mạng Internet với tốc độ

cao, thay vì với tốc độ 9.600 bit/giây như hiện nay, và so với tốc độ

144.000 bit/giây của CDMA thì còn thua xa.

Ưu điểm CDMA:

Xét ở góc độ bảo mật thông tin, CDMA có tính năng ưu việt hơn.

Công nghệ trải phổ cho phép nhiều tần số được sử dụng đồng thời.

Những cuộc nói chuyện đồng thời.

Nhờ hệ thống kích hoạt thoại, hiệu suất tái sử dụng tần số trải phổ

cao và điều khiển năng lượng, nên nó cho phép quản lý số lượng

thuê bao cao gấp 5 - 20 lần so với công nghệ GSM..

Thuê bao có thể liên lạc với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng một lúc, do

đó cuộc gọi không bị ngắt quãng, làm giảm đáng kể xác suất rớt

cuộc gọi.

Máy điện thoại di động CDMA sử dụng pin nhỏ hơn, trọng lượng

máy nhẹ, kích thước gọn và dễ sử dụng.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo34

Page 35: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

CDMA có cơ chế giúp tiết kiệm năng lượng, giúp tăng thời gian

thoại của pin thiết bị.

Hạn chế CDMA:

Số lượng nhà sản xuất thiết bị điện thoại di động hệ CDMA ít, chủ

yếu tập trung tại Mỹ, Hàn Quốc, Nhật nên chuẩn loại kém phong

phú hơn so với chuẩn GSM.

Vùng phủ sóng của CDMA trên thế giới còn hẹp nên khả năng

chuyển vùng quốc tế giữa các hệ thống CDMA còn hạn chế. Tính

đến quí 1-2002, thuê bao CDMA trên toàn quốc đạt 120,2 triệu;

trong đó Bắc Mỹ (52,9 triệu), vùng Caribê và Mỹ Latinh (22 triệu),

Châu Âu + Nga + Châu Phi (1,8triệu) châu Á - Thái Bình Dương

(43,5 triệu).

Thiết bị CDMA thường không dùng Sim (Subscriber Identity

Module) nên việc thay đổi thiết bị trong quá trình sử dụng sẽ phức

tạp hơn vì bắt buộc phải làm thủ tục với nhà khai thác mạng. Nhưng

hiện tại, CDG (nhóm phát triển CDMA) đã đưa ra giải pháp ứng

dụng Sim vào thiết bị CDMA và có thể dùng chung cho GSM.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo35

Page 36: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Chương 3

DỊCH VỤ TIN NHẮN SMS

3.1 Giới thiệu SMS (Short Message Service)

3.1.1 SMS là gì

SMS là dịch vụ nhắn tin ngắn. Đó là công nghệ cho phép gửi và nhận những

thông báo giữa các điện thoại di động . SMS xuất hiện lần đầu tiên tại Châu Âu năm

1992. Nó được bao gồm trong chuẩn GSM ngay từ khi bắt đầu. Sau đó nó được

chuyển đến những công nghệ không dây như CDMA và TDMA. Các chuẩn GSM và

SMS trước đây được phát triển bởi ETSI (European Telecommunications Standards

Institute – Viện tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu ). Hiện nay 3GPP (Third Generation

Partnership Project – Dự án quan hệ đối tác thế hệ thứ ba) chịu trách nhiệm phát

triển và bảo trì.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo36

Page 37: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Đúng như tên gọi “Short Message Service”, dữ liệu của tin nhắn SMS rất hạn

chế. Mỗi tin nhắn SMS chứa tối đa 140 bytes dữ liệu, vì vậy mỗi tin nhắn chứa:

160 kí tự 7-bit GSM được sử dụng (viết tin nhắn tiếng Anh không dấu –

Bảng mã GSM Default Alphabet).

70 kí tự 16-bit Unicode UCS-2 được sử dụng (viết tin nhắn tiếng Việt có

dấu – Bảng mã Unicode UCS-2).

Tin nhắn văn bản SMS hỗ trợ đa ngôn ngữ toàn cầu. Nó làm việc tốt với mọi

ngôn ngữ được hỗ trợ bởi Unicode, bao gồm tiếng Ả rập, tiếng Trung Hoa, tiếng

Nhật và tiếng Triều Tiên.

Bên cạnh đó, tin nhắn SMS còn chứa dữ liệu nhị phân. Do đó nó có khả năng gửi

nhạc chuông, hình ảnh, danh bạ, hay cấu hình WAP tới một điện thoại di động. Một

lợi thế khác của SMS là nó hỗ trợ tất cả các điện thoại GSM nên người sử dụng có

thể sử dụng nó trên bất kì loại điện thoại GSM nào. Không giống như SMS, các công

nghệ khác như WAP hay Java thì không được hỗ trợ trên các loại điện thoại di động

đời cũ.

3.1.2 Tin nhắn chuỗi / Tin nhắn dài

Như đã biết ở trên hạn chế của tin nhắn SMS là giới hạn dữ liệu gửi đi. Nếu như

muốn gửi một tin nhắn có nhiều hơn 160 kí tự tiếng Anh thì sao? Tin nhắn chuỗi hay

tin nhắn dài chính là để giải quyết vấn đề đó. Khi ban nhắn một tin dài nó sẽ chia

thành các phần nhỏ chứa 160 kí tự tiếng Anh và gửi từng phần một. Khi nhận thì

người nhận sẽ nhận được một tin nhắn dạng chuỗi được ghép lại. Hạn chế của tin

nhắn chuỗi là nó không hỗ trợ rộng rãi như tin nhắn bình thường nên có một số máy

không hiển thị được nội dung.

3.1.3 EMS (Tin nhắn tăng cường)

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo37

Page 38: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Bên cạnh sự hạn chế về kích thước dữ liệu. Tin nhắn SMS còn có những hạn chế

khác như không thể nhắn tin văn bản kèm theo nhạc chuông, hình ảnh hay những

định dạng văn bản nâng cao. Tin nhắn EMS ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Tin nhắn

EMS giúp người gửi có thể định dạng cho văn bản mình muốn gửi và kèm theo hình

ảnh hoăc nhạc chuông. Sau này một loại hình tin nhắn khác được ra đời cũng với

mục đích như trên và được gọi là tin nhắn MMS (tin nhắn đa phương tiện) – sẽ được

đề cập sau. Hạn chế của tin nhắn EMS là nó cũng chỉ hỗ trợ trên một số thiết bị di

động.

3.2 Điều gì khiến SMS trở nên thành công trên toàn thế giới

Tin nhắn SMS có thể đọc và gửi bất cứ lúc nào

Ngày nay hầu hết mỗi người đều có một điện thoại di động và luôn mang theo

chúng. Vì vậy chúng ta có thể gửi và nhận tin nhắn mọi lúc mọi nơi, bất kể là ở nhà,

văn phòng hay trên xe buýt…

Tin nhắn SMS có thể được gửi đến một máy điện thoại di động đang tắt

Không giống như một cuộc điện thoại, bạn có thể gửi một tin nhắn SMS đến cho

người khác ngay cả khi người đó không mở điện thoại hay đang ở trong vùng không

phủ sóng. Hệ thống SMS của nhà cung cấp dịch vụ sẽ lưu giữ tin nhắn SMS đó lại

và sau đó gửi nó cho người nhận khi điện thoại di động của người đó được mở hoặc

có sóng trở lại.

Tin nhắn SMS ít ồn ào hơn trong khi bạn vẫn tiếp xúc với điện thoại

Không giống như một cuộc điện thoại, bạn không cần đọc hay trả lời một tin nhắn

SMS ngay lập tức. Hơn nữa, viết và đọc tin nhắn SMS không gây bất kỳ tiếng ồn

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo38

Page 39: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

nào. Trong khi bạn phải chạy ra khỏi một rạp hát hay thư viện để trả lời một gọi điện

thoại thì bạn không phải làm như vậy nếu như bạn sử dụng tin nhắn SMS.

Tin nhắn SMS hỗ trợ 100% điện thoại GSM và có thể trao đổi với những

mạng không dây khác

Tin nhắn SMS là một công nghệ rất phổ biến. Mọi điện thoại di động GSM đều

hỗ trợ nó. Bạn không chỉ có thể trao đổi SMS với những người sử dụng di động cùng

mạng mà bạn còn có thể trao đổi SMS với những người sử dụng di động của các nhà

cung cấp dịch vụ khác trên toàn thế giới.

Tin nhắn SMS là một công nghệ thích hợp cho việc xây dựng những ứng

dụng không dây

Trước hết, tin nhắn SMS được hỗ trợ bởi 100% điện thoại di động GSM. Nên

việc xây dựng những ứng dụng không dây dựa công nghệ SMS sẽ khiến cho số

lượng người sử dụng tăng lên ngày càng cao.

Hai là, tin nhắn SMS có khả năng chứa dữ liệu nhị phân bên cạnh dữ liệu văn bản

nên người dùng có thể chuyển nhạc chuông, hình ảnh, danh bạ điện thoại… đến máy

khác.

Thứ ba, tin nhắn SMS cho phép thanh toán thương mại một cách tiện lợi. Đây

chính là các dịch vụ gia tăng dựa trên tin nhắn SMS. Người sử dụng sẽ trả phí cho

các tin nhắn với nội dung là những hình ảnh, nhạc chuông mà nhà cung cấp thu phí

thông qua các mã số được gửi trong tin nhắn. Các mã số này được qui định bởi nhà

cung cấp và quảng cáo đến với người sử dụng dịch vụ.

3.3 Các ứng dụng dựa trên dịch vụ SMS

Dịch vụ gửi và nhận tin nhắn

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo39

Page 40: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Truyền tin văn bản từ người tới người là ứng dụng SMS thường được dùng nhất

và đó là điều mà công nghệ SMS từ trước tới giờ sử dụng. Trong những loại văn bản

này, một người sử dụng di động nhấn một thông báo văn bản SMS sử dụng bàn phím

của điện thoại di động , sau đó nhập vào số của người nhận và chọn nhấn vào tùy

chọn gửi trên màn hình. Khi điện thoại di động nhận được tin nhắn SMS, nó sẽ

thông báo cho người sử dụng bằng nhạc chuông hoặc rung.

Một ứng dụng tán gẫu (chat) cũng là một dạng truyền tin văn bản từ người tới

người. Một nhóm người sẽ trao đổi những tin nhắn SMS với nhau. Trong một ứng

chat, mọi thông báo văn bản SMS gửi và nhận được hiển thị toàn bộ trên màn hình

của điện thoại di động. Những tin nhắn SMS được viết bởi những người khác nhau

thì được trình bày bằng những màu khác nhau để có thể phân biệt được.

Dịch vụ cung cấp thông tin

Một loại ứng dụng phổ biến khác của dịch vụ SMS là gửi những thông tin tới

người sử dụng di động. Nhiều nhà cung cấp dùng SMS để gửi thông tin về tin tức,

thời tiết và dữ liệu tài chính cho những thuê bao của họ. Những dịch vụ thông tin

này thường mất phí. Tin nhắn trả phí là một cách được dùng bởi những nhà cung cấp

nội dung để cung cấp thông tin đến những người sử dụng của họ.

Dịch vụ download

Tin nhắn SMS có thể chứa dữ liệu nhị phân vì thế SMS có thể được sử dụng để

tải dữ liệu tử trên mạng xuống. Những đối tượng có thể tải xuống như nhạc chuông,

hình ảnh, ứng dụng, games… Tất cả những điều này đều phải trả phí dịch vụ.

Dịch vụ thông báo và tin khẩn

SMS là một công nghệ rất thích hợp để chuyển những sự báo động và thông báo

những sự kiện quan trọng.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo40

Page 41: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Gửi mail, Fax và tin nhắn thoại

Trong một hệ thống thông báo email, server gửi một tin nhắn văn bản cho điện

thoại di động của người sử dụng bất cứ khi nào một email được gửi đến inbox. Tin

nhắn văn bản có thể bao gồm địa chỉ email của người gửi, tiêu đề và vài dòng email

đầu tiên. Những trường hợp sử dụng cho thông báo Fax hay giọng nói cũng tương

tự.

Thương mại điện tử và giao dịch thẻ tín dụng

Bất cứ khi nào mà một giao dịch thương mại điện tử hay thẻ tín dụng được dùng,

server sẽ gửi một tin nhắn văn bản cho điện thoại di động của người sử dụng. Người

sử dụng có thể biết ngay lập tức khi có bất kỳ giao dịch nào đã xảy ra.

Thị trường chứng khoán

Trong ứng dụng báo động thị trường chứng khoán, một chương trình đang theo

dõi và phân tích thị trường chứng khoán một cách liên tục. Nếu có một thay đổi nào

diễn ra, chương trình sẽ gửi một thông báo văn bản về tình trạng hiện tại cho điện

thoại di động của người sử dụng. Chẳng hạn, bạn có thể cấu hình hệ thống báo động

sao cho nếu giá cổ phiếu của một công ty tăng hay giảm, nó sẽ gửi một tin báo động

SMS cho bạn.

Theo dõi hệ thống từ xa

Đây là ứng dụng cảnh báo từ xa qua SMS. Một chương trình sẽ theo dõi tình

trạng của một hệ thống từ xa liên tục. Nếu xảy ra bất cứ điều gì, chương trình sẽ gửi

một thông báo văn bản cho người quản trị hệ thống biết được. Chẳng hạn, một

chương trình có thể được viết để ping tới server một cách liên tục. Nếu không có sự

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo41

Page 42: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

đáp lại từ server, chương trình sẽ gửi một thông báo đến cho người quản trị hệ thống

biết có thể server đang bị treo.

3.4 Giới thiệu trung tâm tin nhắn SMS (SMSC)

Trung tâm tin nhắn SMS chịu trách nhiệm xử lí các thao tác của một mạng không

dây. Khi một tin nhắn được gửi từ một điện thoại di động, nó sẽ đến trung tâm tin

nhắn trước. Trung tâm tin nhắn sau đó mới gửi tới nơi của nhận. Một tin nhắn SMS

có thể phải đi qua nhiều mạng thực thể (như SMSC và SMS Gateway) trước khi tới

được nơi đến. Nhiệm vụ chính của một trung tâm tin nhắn là ấn định và điều khiển

đường đi cho tin nhắn SMS. Nếu người nhận không sẵn sàng (đang tắt máy chẳng

hạn) thì tin nhắn SMS sẽ được giữ lại tại trung tâm và sẽ gửi đi khi người nhận đã

sẵn sàng (bật máy lên lại).

Khi sử dụng điện thoại bạn cần phải biết số của trung tâm tin nhắn của mạng mà

mình đang dùng để có thể sử dụng được dịch vụ SMS. Mặc định khi bạn lắp SIM

của nhà cung cấp dịch vụ vào điện thoại của mình thi số này đã được nhập vào

nhưng trong trường hợp bạn sử dụng nhiều SIM khác nhau của các nhà cung cấp

khác nhau có thể bạn không sử dụng được dịch vụ tin nhắn thì bạn phải nhập vào số

của trung tâm tin nhắn. Số của trung tâm tin nhắn thực chất là một số điện thoại di

động được ghi theo chuẩn quốc tế (vd +849080....).

3.5 Những khái niệm cơ bản của dịch vụ SMS

Thời gian hiệu lực của một tin nhắn SMS

Một tin nhắn SMS được lưu giữ tạm thời tại trung tâm tin nhắn khi điện thoại của

người nhận nằm ngoài vùng phủ sóng. Nó có thể chỉ rõ thời gian mà sau đó tin nhắn

SMS sẽ bị xóa bởi trung tâm tin nhắn khi đó tin nhắn này sẽ không được gửi tới

người nhận nữa.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo42

Page 43: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Chẳng hạn bạn đang xem một chương trình giải trí trên Tivi vào lúc 8 giờ và nó

sẽ hết vào 9 giờ. Lúc này bạn muốn gửi một tin nhắn SMS đến cho một người người

bạn để thông báo về chương trình đang chiếu trên Tivi. Khi đó bạn hạn định cho thời

gian hiệu lực của tin nhắn SMS là trong vòng một giờ kể từ lúc gửi. Khi đó nhân

viên của trung tâm tin nhắn sẽ không gửi tin nhắn đến cho người bạn của bạn nữa

nếu như hết một giờ mà người đó vẫn không bật máy.

Tin nhắn báo cáo

Nếu như bạn muốn biết chắc rằng tin nhắn SMS của bạn có đến được người nhận

hay không bạn có thể dùng tùy chọn này trên menu cài đặt tin nhắn.

Khi tin nhắn của bạn được gửi đi, trung tâm tin nhắn sẽ gửi một tin báo cáo về

máy bạn để thông báo về trạng thái tin nhắn gửi đi của bạn có đến được đích hay

không.

3.6 Tin nhắn nội mạng

Nếu có 2 người cùng sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp, sự truyền tin của

một tin nhắn SMS từ người này đến người kia sẽ bao gồm chỉ có một mạng. Tin

nhắn SMS này được gọi là một tin nhắn SMS cùng mạng hay nội mạng.

Thông thường những tin nhắn cùng một mạng sẽ có chi phí thấp hơn những tin

nhắn ngoài mạng. Đôi khi có những dịch vụ của một nhà cung cấp cho phép nhắn tin

nội mạng miễn phí. Đây là hình minh họa cho quá trình truyền tin của những tin

nhắn nội mạng:

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo43

Page 44: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 3.1. Mô hình quá trình truyền tin của những tin nhắn nội mạng

3.7 Tin nhắn ngoài mạng

Tin nhắn liên mạng hay tin nhắn ngoài mạng là tin nhắn giữa hai người sử dụng

dịch vụ của hai nhà cung cấp khác nhau. Tin nhắn liên mạng sẽ có chi phí cao hơn so

với tin nhắn nội mạng. Quá trình truyền tin liên mạng có thể có một hoặc nhiều trung

tâm tin nhắn SMSC. Đây là hình minh họa cho quá trình truyền tin của những tin

nhắn liên mạng:

Hình 3.2. Mô hình quá trình truyền tin của những tin nhắn liên mạng

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo44

Page 45: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Trường hợp hai nhà cung cấp có sự truyền tin cơ bản giống nhau (cùng là mạng

GSM chẳng hạn), khi đó chỉ cần một SMSC của người gửi nhận tin rồi gửi tin cho

người nhận giống như cách truyền tin nội mạng.

Hình 3.3. Mô hình quá trình truyền tin của những tin nhắn khác mạng

Trường hợp hai nhà cung cấp có sự truyền tin khác nhau (mạng GSM và mạng

CDMA chẳng hạn), khi đó cần hai SMSC khác nhau. Một SMSC của người gửi và

một SMSC của người nhận. Hai SMSC này có thể liên lạc với nhau thông qua một

SMS Gateway (sẽ được trình bày ở dưới) hoặc thông qua một giao thức truyền thông

khác mà cả hai đều được hỗ trợ.

3.8 Tin nhắn quốc tế

Tin nhắn liên mạng được mở rộng ra thêm nữa thành hai loại: tin nhắn liên mạng

nội bộ và tin nhắn liên mạng quốc tế. Tin nhắn liên mạng nội bộ là tin nhắn được gửi

giữa các điện thoại thuộc cùng một quốc gia và tin nhắn liên mạng quốc tế là tin

nhắn được thực hiện bởi các điện thoại thuộc những quốc gia khác nhau.

Chi phí của tin nhắn quốc tế sẽ cao hơn tin nhắn liên mạng nội bộ. Do đó tin nhắn

nội mạng sẽ nhỏ hơn hoặc bằng tin nhắn liên mạng nội bộ và tin nhắn liên mạng nội

bộ sẽ nhỏ hơn hoặc bằng tin nhắn quốc tế.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo45

Page 46: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

3.9 Giới thiệu SMS Gateway

Một vấn đề của truyền tin SMS là những SMSC được phát triển bởi các giao thức

của những công ty khác nhau và hầu hết các giao thức này đều giữ độc quyền.

Chẳng hạn, Nokia có một giao thức SMSC gọi là CIMD trong khi một nhà cung cấp

khác là CMG lại có một giao thức gọi là EMI. Vì vậy không thể kết nối được hai

SMSC này lại với nhau. Để giải quyết vấn đề này, một SMS Gateway được đặt giữa

hai SMSC. Sau đây là hình minh họa cho SMS Gateway:

Hình 3.4. Mô hình SMS Gateway

SMS Gateway làm việc như một cầu nối giữa hai SMSC. Nó chuyển một giao

thức SMSC thành một giao thức khác. Đây chính là cách để kết nối hai nhà cung cấp

dịch vụ khác nhau để có thể trao đổi các tin nhắn liên mạng.

3.10 Mã nguồn mở và phần mềm cho SMS Gateway

Có những phần mềm ứng dụng mở cho SMS Gateway có thể được tải xuống

miễn phí qua mạng. Một bộ phần mềm chất lượng cao là Kannel, được viết bằng

ngôn ngữ lập trình C. Kannel có thể xử lý những kết nối tới SMSC, điện thoại di

động và GSM/GPRS modem. Nó có một interface HTTP/HTTPS cho việc gửi và

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo46

Page 47: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

nhận tin nhắn SMS. Những thông tin về Kannel có thể được tìm thấy trên trang web:

http://www.kannel.org/.

3.11 Những lớp giao thức

3.11.1 Lớp ứng dụng

Là sự hiện thực trong SMES(là một thực thể có thể gửi hoặc là nhận một tin nhắn

ngắn. Một SME có thể định vị trong một mạng cố định,di động) trong mẫu của

những phần mềm ứng dụng gửi,nhận và phiên dịch nội dung của tin nhắn. Lớp ứng

dụng này thì cũng được biết như là SM-AL(Short-Message-Application-Layer).

3.11.2 Lớp chuyển đổi

Một tin nhắn được xem như là một chuỗi của những octect chứa đựng thông tin

như là chiều dài của tin nhắn, người tạo ra tin nhắn hoặc là người nhận, ngày nhận,

…Lớp chuyển đổi thì có kí hiệu là SM-TL (Short Message-Transger-Layer).

3.11.3 Lớp tiếp sóng

Cho phép chuyển một tin nhắn qua lại giữa những mạng khác nhau. Một mạng

có thể tạm thời lưu trữ một tin nhắn. Ở lớp này,MSC (Tổng đài di động) ngoài chức

năng chuyển mạch bình thường của nó, nó còn sử dụng 2 chức năng khác. Chức

năng đầu tiên gọi là SMS gateway MSC gồm có , nhận được một tin nhắn từ một

SMSC (SMS Centre) và thẩm vấn HLR (Home Location Register - Bộ ghi định vị

thường trú) để thu được đường đi của tin nhắn và hơn nữa là chuyển tin nhắn tới

mạng nhận. Chức năng thứ hai, gọi là SMS Interworking MSC (SMS-IW-MSC :sự

tác động lẫn nhau của SMS và MSC) gồm có, nhận được một tin nhắn từ mạng di

động và chuyển nó tới SMSC. Lớp này gọi là viết tắt là SM-RL ( Short Message

Relay Layer).

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo47

Page 48: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

3.11.4 Lớp liên kết

Cho phép truyền một tin nhắn tại mức độ vật lý (tự nhiên). Thay cho mục đích

này, tin nhắn thì được bảo vệ với mức thấp những lỗi kênh (channel errors). Lớp này

viết tắt là SM-LL (Short Message Link Layer). Một chồng những lớp giao thức vận

chuyển của SMS được chỉ ra ở hình:

Hình 3.5. Mô hình các lớp giao thức

Thay cho mục đích của việc vận chuyển, một ứng dụng vẽ bản đồ nội dung tin

nhắn và những chỉ dẫn phân phát có liên kết lên trên một TPDU ( Transfer Protocol

Data Unit : Nghi thức chuyển đổi đơn vị dữ liệu) tại lớp chuyển đổi (SMS-TL). Một

TPDU thì bao gồm, những kiểu tham số khác nhau của tin nhắn,…chỉ rõ một tình

trạng có thông báo hay không thì đòi hỏi phải chứa đựng phần văn bản của tin nhắn,

…Mỗi tham số thì được thêm vào đầu bởi sự viết tắt (abbreviation) TP cho giao thức

chuyển đổi như TP-Message-Type-Indicator(TP-MTI : kiểu chỉ báo), TP-Status-

Report-Indicator(TP-SRI) , TR-User-Data (TP-UD),…

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo48

Page 49: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Tại lớp chuyền đổi, sự trao đổi của một tin nhắn từ người gửi SMS (thực thi) đến

người nhận SMS gồm có từ hai đến ba bước. Ba bước đó được thể hiện bởi hình:

Hình 3.6. Mô hình cơ chế vận chuyển tin nhắn giữa người nhận và người gửi

Sau khi được tạo thành bởi người gửi SMS, tin nhắn thì được đệ trình bởi

SMSC (bước 1). SMSC có thể thử lại điều đó với những phần tử mạng khác nhau,

người gửi tin nhắn đó thì được phép gửi tin nhắn. SMSC thì chuyển tin nhắn đến

người nhận SMS (bước 2). Nếu người nhận SMS chưa sẵn sàng cho việc nhận tin

nhắn, thì SMSC sẽ tạm lưu trữ tin nhắn đó cho đến khi nào người nhận SMS bắt

đầu sẵn sàng hoặc cho đến khi tin nhắn hết giá trị (hết thời gian tồn tại). Khi nhận

tin nhắn hay là xoá tin nhắn bởi mạng. một báo cáo về tình trạng của tin nhắn có thể

được chuyển quay trở lại người gửi SMS ( bước 3), chỉ khi báo cáo này được yêu

cầu bởi người gửi SMS trong thời gian kiểm tra tin nhắn.

3.12 Sự tác động lẫn nhau của SMS giữa những mạng di động

Với những công nghệ GSM/GPRS, những nhà cung cấp có thể dễ dàng hỗ trợ sự

trao đổi của những tin nhắn giữa những mạng phân biệt. Với mục đích này, những

nhà cung cấp có những thoả thuận thương mại. Mỗi mạng di động tính toán số lượng

tin nhắn được gửi từ mạng khác. Sau một thời gian nhất định, những sự tính toán này

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo49

Page 50: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

được so sánh và ở đó một sự giải quyết thương mại diễn ra giữa những nhà cung cấp.

Trong mô hình đơn giản nhất, MAP (Mobile Application Part:Phần ứng dụng di

động) báo hiệu sự thực hiện của SMS là cho phép sự trao đổi giữa hai mạng di động

với nhau. Trong mô hình này, SMSC của người gửi SMS hỏi HLR của mạng nơi đến

có liên quan đễ thu được những thong tin về lộ trình cần thiết và truyền tin nhắn trực

tiếp đến người nhận tin nhắn. Trong trường hợp này, SMSC của tin nhắn nhận được

thì không phải liên quan trong tin nhắn được gửi. Trong lớp vận chuyển, những bước

khác liên quan trong sự trao đổi một tin nhắn. Trong mô hình này, về cơ bản được

giới thiệu bởi hình:

Hình 3.7. Mô hình vận chuyển tin nhắn

Những cách thức phức tạp hơn đễ đảm bảo tính vận hành được với nhau giữa

những mạng (chẳng hạn, giữa GSM/GPRS và CDMA) hoặc khi báo hiệu những sự

kết nối giữa những mạng phân biệt thì không được hỗ trợ. Những mô hình này, sự

trao đổi những tin nhắn giữa những mạng phân biệt có thể còn được đề xuất bằng

việc liên kết hai mạng di động lại với một cổng vào hay liên kết hai SMSC lại với

một nghi thức trao đổi sở hữu. Cấu hình mới đây được xem xét từ lớp chuyển đổi .

Trong mô hình này, sự trao đổi tin nhắn giữa hai thuê bao gồm có 3 đến 4 bước.

Sau khi được tạo thành bởi người gửi tin nhắn, người gửi SMS chuyển tin nhắn đến

người nhận SMS (bước 1). Người nhận SMSC chuyển tin nhắn về phía người nhận

SMSC (bước 2), và người nhận SMSC chuyển tin nhắn tới người nhận SMS (bước

3). Nếu một thông báo về tình trạng của tin nhắn được yêu cầu bởi người gửi tin

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo50

Page 51: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

nhắn, khi đó người nhận SMSC phát ra một báo cáo tình trạng và chuyển nó về

người gửi SMS (bước 4).

3.13 Cấu trúc tin nhắn

Một tin nhắn thì được chuyển đến sự nhận thức cảu người thuê bao, bao gồm văn

bản và (hoặc) những yếu tố như là hình, nhạc,…Những mục đích vận chuyển và

những hạn chế tại lớp chuyển đổi, một ứng dụng có thể cần đễ cắt một tin nhắn

thành từng mảnh gọi là những đoạn tin nhắn. Một đoạn tin nhắn (đã được cắt ra)

cũng được biết như một tin nhắn ngắn. Một đoạn tin nhắn là 1 phần được thao tác

bởi một ứng dụng.

Một đoạn tin nhắn thì có một kích thước tối đa nhất định. Để vận chuyển rất

nhiều dữ liệu, vài đoạn tin nhắn có thể kết hợp vào trong một phép nối tin nhắn (một

phép ghép nối tin nhắn cũng được biết như một tin nhắn dài). Sự kết nối tin nhắn này

được thực hiện ở lớp ứng dụng. Để được vận chuyển, một đoạn tin nhắn cần được

sắp xếp trên một TPDU

Hình 3.8. Cấu trúc của tin nhắn

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo51

Page 52: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Trong phạm vi của việc download, một tin nhắn chứa đựng một hoặc nhiều đối

tượng được tải xuống, được gọi là một tin nhắn download. Octet được tham chiếu tới

1 group(nhóm) gồm 8 bit.

3.14 SME - SMSC giao dịch /đệ trình, chuyển, thông báo và ra lệnh

Trong lớp vận chuyển, 6 kiểu thực hiện có thể xuất hiện giữa một SME và một

SMSC. Một kiểu TPDU tương ứng mỗi một trong những kiểu thực hiện

Hình 3.9. Các kiểu thực hiện giữa một SME và một SMSC

SMS-SUBMIT : giao dịch này tương ứng với sự kiểm tra một đoạn tin

nhắn từ SME tới SMSC. Trên sự kiểm tra của một đoạn tin nhắn, SMSC

thừa nhận sự kiểm tra với sự giải quyết của SMS-SUBMIT-REPORT.

SMS-DELIVER : sự giao dịch này tương ứng với sự phân phát của một

đoạn tin nhắn từ SMSC đến SME. Trên sự phân phát đoạn tin nhắn, SME

thừa nhận sự phân phát với sự giải quyết của SMS-DELIVER-REPORT.

SMS-STATUS-REPORT : sự giao dịch này tương ứng với việc vận

chuyển của một thông báo tình trạng từ một SMSC đến một SME.

SMS-COMMAND : sự giao dịch này tương ứng với yêu cầu từ một SME.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo52

Page 53: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

3.15 Sự sắp đặt và lưu trữ tin nhắn trong Sim

Cấu trúc bộ nhớ của Sim thì được dựa voà một phân cấp của các thư mục và tập

tin. Thư mục gốc được biết đến như là tập tin gốc (Master File : ML), một thư mục

bình thường được biết như là một tập tin thông dụng (Dedicate File : DF), và một tập

tin được biết như là một tập tin cơ bản ( Elementary File : EF).

Bốn tập tin cơ bản được dùng để lưu trữ trong SIM. Những tập tin cơ bản liên

quan đến SMS này thì được lưu trữ trong thư mục DFtelecom (hình 3.12). Bốn tập

tin cơ bản, được định nghĩa trong [3GPP-51.11], được miêu tả trong bảng sau:

Miêu tảEFsms

Bộ nhớ của một đoạn tin nhắn Tập tin này có thể chứa vài hồ sơ, mỗi hồ sơ đại diện cho một đoạn tin nhắn. Một hồ sơ chứa địa chỉ phía sau SMSC (address follwed) bởi một đoạn tin nhắn TPDU. Mỗi tin nhắn cũng chỉ cho biết một trong những tình trạng tin nhắn. +Tin nhắn được nhận bởi điện thoại di động từ mạng, tin nhắn đọc. +Tin nhắn được nhận bởi điện thoại di động từ mạng, tin nhắn không đọc. +Tin nhắn được tạo ra bởi điện thoại di động, tin nhắn sẽ được gửi. +Tin nhắn được tạo ra bởi điện thoại di động, tin nhắn được gửi. Nếu tin nhắn được tạo ra bởi điện thoại di động và đã được gửi, khi đó hồ sơ tương ứng cũng chỉ cho biết được hay không một báo cáo tình trạng được đòi hỏi. Nếu một báo cáo tình trạng được đòi hỏi,khi đó hồ sơ cho biết được hay không một tình trạng được đòi hỏi và đễ tham chiếu đến hồ sơ EFsmsr tương ứng.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo53

Page 54: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

EFsmss

Bộ nhớ của tình trạng của sự phục vụTập tin cơ bản này chỉ báo tình trạng công tác. Một lá cờ được đặt phải chăng một thông báo đã được loại bỏ bởi vì khả năng lưu trữ những thông tin của SIM đã vượt quá mức. Tập tin này thì cũng chứa đựng sự tham khảo tin nhắn cuối cùng được dùng để xác định những tin nhắn được gửi bởi điện thoại di động.

EFsmsp

Bộ nhớ của một báo cáo tình trạng cho một đoạn tin nhắn Những bản ghi trong tập tin cơ bản này đại diện cho những báo cáo tình trạng tương ứng với những đoạn thông báo được lưu trữ trong SIM. Chú ý rằng tập tin cơ bản này thì ít khi được hỗ trợ trong những sự thì hành thương mại hiện hữu.

EFsmsp

Bộ nhớ của những tham số SMS Những tập tin cơ bản này được sử dụng để cất giữ những giá trị ngầm đình cho những tham số sau đây:Địa chỉ nhận tin nhắnĐịa chỉ SMSCPhương thức nhận tin nhắnDữ liệu tin nhắn viết mã sơ đồ ( Message data coding schem )Thời gian có hiệu lực của tin nhắn.

Bảng 3.1. Bảng miêu tả 4 file dùng để lưu trữ tin nhắn trong SIM

Chú ý rằng không phải mọi tham số dịch vụ có thể được lưu trữ sử dụng tập tin

cơ bản EFsmsp.Ví dụ, giá trị ngầm định Email gateway và thiết đặt mặc định yêu

cầu cho một báo cáo tình trạng không thể được lưu trữ trong những tập tin cơ bản

SIM chuẩn. Để đối phó với hạn chế này, những giá trị ngầm định sẽ được gán tới

những tham số này thì đôi khi được lưu trữ ngay trong bộ nhớ ME( bộ nhớ tức ). Có

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo54

Page 55: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

nghĩa là những tham số này không thể tự động được khôi phục nếu người thuê bao

đưa SIM của họ vào máy điện thoại di động nhỏ khác.

3.16 Sự đệ trình tin nhắn

Trong ngữ cảnh SMS, thuật ngữ kiểm tra tham chiếu tới sự chuyển đổi của một

đoạn tin nhắn từ người gửi SMS đến tới SMSC.

Hình 3.10. Sự đệ trình tin nhắn

Hình trên cho ta thấy sự tương tác giữa một người gửi SMS và và một SMSC

trong việc kiểm tra 1 đoạn tin nhắn.

Một đoạn tin nhắn thì đã nhận được thành công bởi sự phục vụ của SMSC, người

gửi SMSC hỏi HLR để ấn định tuyến đường đi của đoạn tin nhắn đến người nhận

SMS. Tại lớp vận chuyển, một đoạn tin nhắn thì được chuyển đi như là 1 bộ phận

của một TPDU của kiểu SMS-SUBMIT. TPDU có thể chứa đựng những tham số sau

đây :

Kiểu tin nhắn ( SMS-SUBMIT)

Yêu cầu để loại bỏ những tin nhắn bị lập lại.

Thời gian có hiệu lực của tin nhắn.

Yêu cầu trả lời .

Yêu cầu của một báo cáo tình trạng.

Tham khảo tin nhắn.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo55

Page 56: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Địa chỉ nhận SMS.

Phương thức nhận dạng.

Dữ liệu viết mã sơ đồ ( Data coding scheme ).

Đầu trang dữ liệu người dùng ( User dât header ).

Dữ liệu người dùng ( với chiều dài có liên kết ).

SMSC thì cung cấp một bản báo cáo sự đệ trình cho người gửi SMS. Hai kiểu của

bản báo cáo có thể được cung cấp là : một báo cáo sự đệ trình rõ ràng của sự đề trình

thành công, hoặc một báo cáo phủ định của một sự đệ trình hỏng.. Nếu báo cáo sự đệ

trình thì không đúng sau khoảng thời gian đã cho, thì khi đó người gửi SMS kết luận

sự đệ trình tin nhắn đó bị hỏng.

3.16.1 Sự loại trừ những bản sao

Đôi khi báo cáo sự đề trình bị mất. Trong trường hợp này, người gửi SMS thì

không xác định được tin nhắn đã được đệ trình thành công tới dịch vụ SMSC hay

chưa nếu bản báo cáo sự đệ trình đã bị hỏng. Nếu người gửi SMS gửi lại tin nhắn,

đôi khi lần đệ trình thứ hai thì thành công, tin nhắn sẽ được chuyển lần 2 đến cho

người nhận tin nhắn. Để giải quyết trường hợp này thì, nếu SMSC phát hiện sự đệ

trình trước đó thành công, thì khi đó tin nhắn được đệ trình lần sau sẽ tự động được

xóa bỏ và không được chuyển đến người nhận SMS. Việc này đảm bảo được rằng

tin nhắn chỉ được nhận 1 lần.

Hai tham số liên quan đến khả năng loại bỏ những bản sao này là tham số TP-

Reject-Duplicates và TP-Message-Reference.

3.16.2 Thời gian có hiệu lực

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo56

Page 57: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Kỳ hạn hiệu lực của một tin nhắn thì cho biết thời gian sau khi nội dung tin nhắn

thì không còn hợp lệ nữa. Giá trị gán tới tham số TP-Validity-Period có thể thu giữ

được 3 mẫu khác ( như chỉ ra bởi lĩnh vực TP-Validity-Period-Format) :

Khuôn mẫu tương đối (một octec) : Giá trị được gán cho tham số TP-

Validity-Period ở trong 1 khuôn tương đối thì được định nghĩa là chiều dài

của kỳ hạn hiệu lực bắt đầu từ thời gian tin nhắn nhận bởi SMSC. Sự trình

bày giá trị được gán tới tham số TP-Validity-Period thì được thể hiện ở

hình sau:

TP-Validity Period

Validity period value

0-143 (TP-Validity-Period) x 5 phút144-167 (12 giờ + (TP-Validity-Period – 143) x 30 phút168-196 (TP-Validity-Period – 166) x 1 ngày197-255 (TP-Validity-Period – 192) x 1 tuần.

Bảng 3.2. Bảng giá trị được gán cho tham số TP-Validity-Period

Khuôn mẫu tuyệt đối(7 octec) : Giá trị được gán tới tham số TP-Validity-

Period, ở trong khuôn mẫu tuyệt đối, định nghĩa ngày tháng khi kỳ hạn

hiệu lực hoàn thành. Giá trị 7-octec là một sự trình bày thời gian tuyệt đối

như được định nghĩa ở mục tiếp theo.

Khuôn dạng tăng cường(7 octec) : octec đâu tiên của 7-octet TP-Validity-

Period, ở trong khuôn dạng tăng cường (Enhanced format), thì cho biết 6

octet được sử dụng như thế nào. Sự có mặt của tất cả các octet thì bắt buộc

phải như nhau nếu tất cả chúng không được sử dụng.

3.16.3 Thời gian tuyệt đối

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo57

Page 58: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Những tham số được gán đối với vài tham số TPDU thì định nghĩa về thời gian

tuyệt đối. Đây là trường hợp của TP-Validity, TP-Serveice-Center-Time-Stamp, và

TP-Discharge-Time. Những tham số này, thời gian tuyệt đối thì được tách rời vào

một chuỗi các tham số có liên quan đến thời gian, được miêu tả bằng hình:

Hình 3.11. Các chuỗi tham số có liên quan đến thời gian

3.16.4 Địa chỉ người nhận

Giá trị được gán tới tham số TP-Destination-Address thì được định nghĩa là địa

chỉ của người nhận SMS. Giá trị đó được tìm hiểu ở phần sau.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo58

Page 59: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

3.16.5 Địa chỉ SME

Những giá trị được gán đối với những tham số sau đây đại diện cho địa chỉ của

SME :

TP-Destination-Address

TP-Recipient-Address

TP-Originator-Address

Một địa chỉ SME thì được tìm hiểu bởi bốn tham số cơ bản sau đây

Chiều dài của địa chỉ ( miêu tả con số của octet hữu dụng trong giá trị

tham số của địa chỉ, chiều dài tối đa là 20 semi-octets ).

Kiểu của số

Đánh số kế hoạch vạch ra

Giá trị của địa chỉ

Những giá trị được gán tới ba tham số của địa chỉ thì được biểu diễn ở hình sau:

Hình 3.12. Những giá trị được gán tới 3 tham số của địa chỉ

Danh sách những giá trị có thể được gán cho tham số phụ Type-of-number:

Type-of-numberBit

Bit

Bit

Miêu tả

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo59

Page 60: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

6 5

4

0 0 0 Không biết ( địa chỉ tham số phụ thì được tổ chức theo kiểu sơ đồ mạng mã vùng)

0 0 1 Số quốc tế0 1 0 Số quốc gia0 1 1 Số mạng đặc biệt 1 0 0 Số thuê bao1 0 1 Chữ số ( mã hóa trong GSM 7-bit thì mặc định

trong bảng chữ cái)1 1 0 Số tắt1 1 1 Dự trữ

Bảng 3.3. Danh sách những giá trị có thể được gán cho tham số phụ Type of number

Danh sách những giá trị có thể được gán cho tham số phụ numbering-plan-

identification

Numbering-plan-identificationBit 3

Bit 2

Bit 1

Bit 0

Miêu tả

0 0 0 0 Không biết0 0 0 1 Đánh số điện thoại / ISDN0 0 1 1 Đánh số Telex0 1 0 0 Đánh số dữ liệu 0 1 0 1 Kế hoạch đặc biệt SMSC( SMEs

ngoài gán cho công tác trung tâm) 0 1 1 0 Kế hoạch đặc biệt SMSC( SMEs

ngoài gán cho công tác trung tâm) 1 0 0 0 Đánh số quốc gia

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo60

Page 61: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

1 0 0 1 Kế hoạch đánh sổ riêng 1 0 1 0 Đánh số EMES

* ISDN : Integrated

Bảng 3.4. Những giá trị được gán cho tham số phụ numbering-plan-identification

3.17 Báo cáo sự đệ trình tin nhắn

Sau khi kiểm tra của một đoạn tin nhắn của một người gửi SMS được gửi tới

SMSC, SMSC thừa nhận sự kiểm tra này bằng cách gửi lại người gửi SMS một

thông báo. Thông báo này nói về tình hình của sự kiểm tra. Một tin nhắn xác thực thì

được gửi ngược trở lại nếu sự kiểm tra đó thì thành công, ngược lại một thông báo

kiểm tra không xác thực thì được phát sinh. Những sự tương tác giữa SMS và SMSC

được thể hiện bằng hình:

Hình 3.13. Sự tương tác giữa SMS và SMSC

Ghi nhớ điều đó, với những cấu hình mạng ngày nay, những báo cáo về sự đệ

trình không phải thường xuyên được sử dụng. Thay vào đó, chứng thực sự đệ trình

của một tin nhắn thì thường hạn chế đến sự xác nhận của lớp thấp hơn ( lớp tiếp

sóng).

Nếu được cung cấp, báo cáo đệ trình được vận chuyển trong một TPDU của kiểu

SMS-SUBMIT-REPORT tại lớp vận chuyển.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo61

Page 62: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

3.18 Sự chuyển giao tin nhắn

Trong ngữ cảnh của SMS, sự chuyển giao thì tham chiếu tới quá trình chuyển đổi

của một đoạn tin nhắn từ SMSC đến người nhận SME . Nếu người nhận SME

không nhận được sự chuyển giao của đoạn tin nhắn, khi đó SMSC sẽ tạm thời lưu

trữ tin nhắn đó. SMSC sẽ cố gắng chuyển giao tin nhắn đó cho đến khi một báo cáo

về sự chuyển giao thì thừa nhận từ người nhận SME hoặc cho đến khi kì hạn của tin

nhắn đó hết hạn.

Những nguyên nhân thất bại:

Lí do Mô tả0x80 Telematic tác động lấn nhau không được hỗ trợ.0x81 Tin nhắn ngắn kiểu 0 thì không được hỗ trợ.0x82 Tin nhắn ngắn thì không được thay thế.0x8F Lỗi TP-PID không rõ ràng.

0x90Data coding scheme( bảng chữ cái) không được hỗ trợ.

0x9F Lỗi TP-DCS không rõ ràng.0xA0 Lệnh không thể thực hiện được.0xA1 Lệnh không được hỗ trợ.0xAF Lỗi TP-Command không rõ ràng.0xB0 TPDU thì không được hỗ trợ.0xC0 SMSC thì bận.0xC1 Không có SMSC nào đăng kí.0xC2 Sự thất bại của hệ thống SMSC.0xC3 Địa chỉ SME sai.0xC4 Nơi đến của SME bị chặn.0xC5 Tin nhắn được loại bởi bản sao của tin nhắn.0xC6 TP-Validity-Period-Format thì không được hỗ trợ.0xC7 TP-Validity-Period thì không được hỗ trợ.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo62

Page 63: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Bảng 3.5. Bảng các nguyên nhân thất bại của việc chuyển giao tin nhắn

Tại lớp vận chuyển, một tin nhắn thì được chuyển giao trong 1 hình thức của

TPDU của kiểu SMS-DELIVER. TPDU có thể chứa riêng biệt các tham số sau đây :

Kiểu tin nhắn (SMS-DELIVER).

Chỉ định rằng nếu có nhiều thông báo hơn thì sẽ được nhận được.

Yêu cầu hướng trả lời.

Địa chỉ của người gửi SMS.

Định danh nghi thức.

Dữ liệu viết mã sơ đồ.

Thể loại thời gian dịch vụ trung tâm (Thời gian mà SMSC nhận được

thông

Đầu mục dữ liệu người dùng.

Dữ liệu người dùng (với chiều dài có liên quan).

Người nhận SME thì cung cấp ngược lại một báo cáo chuyển giao cho người gửi

SMSC. Báo cáo chuyển giao thì báo cáo về tình trạng của sự chuyển giao tin nhắn.

Có 2 kiểu báo cáo có thể được cung cấp : một báo cáo về sự chuyển giao tin nhắn

thành công hoặc một báo cáo về sự chuyển giao tin nhắn không thành công.

Nếu báo cáo về sự chuyển giao không nhận được sau một thời gian đã cho, khi đó

SMSC kết luận rằng sự chuyển giao tin nhắn đã thất bại và có thể thử truyền lại tin

nhắn đó ngay sau đó

3.18.1 Trình bày TPDU

Trong lớp vận chuyển, TPDU chuyển giao tin nhắn được trình bài ở hình sau:

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo63

Page 64: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 3.14. Sự chuyển giao tin nhắn

3.18.2 Những tham số TPDU

Một sự phân phát tin nhắn có thể bao gồm nhiều tham số khác nhau.

3.18.3 Thể loại thời gian dịch vụ trung tâm

Thể loại thời gian dịch vụ trung tâm ( tham số TP-Service-Center-Time-Stamp)

cho biết thời gian tin nhắn được công nhận bởi SMSC.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo64

Page 65: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

3.19 Bảng thông báo về sự phân phát tin nhắn

Ở trên sự phân phát của tin nhắn từ trung tâm SMSC đến người nhận SMS, người

nhận SMS thừa nhận sự phân phát tin nhắn bằng việc gửi 1 thông báo về cho trung

tâm SMSC. Một thông báo về sự phân phát hợp lệ thì được gửi về nếu như sự phân

phát đó được thực hiện hợp lệ, mặt khác một thông báo về sự phân phát không hợp

lệ được phát sinh. Sự tiếp nhận thông báo về sự phân phát thì cần thiết cho trung tâm

SMSC. Nếu người gửi SMS đòi hỏi thì một thông báo tình trạng sẽ được phát sinh,

khi đó trung tâm SMSC sẽ phát sinh một thông báo tình trạng theo thông báo phân

phát tin nhắn nhận được từ người nhận SMS như hình sau:

Hình 3.15. Sơ đồ miêu tả sự phát sinh bảng thông báo về sự phân phát tin nhắn

Ghi nhớ những điều đó với những cấu hình mạng hiện hữu, những báo sự phân

phát thì thường không được sử dụng. Thay vào đó, chứng thực một thông báo sự

phân phối tin nhắn thường hạn chế đối với một lớp xác nhận thấp hơn ( lớp tiếp

sóng ).

3.19.1 Bảng thông báo phân phát hợp lệ

Báo cáo TPDU phân phát hợp lệ có thể bao gồm từng tham số riêng biệt:

Kiểu tin nhắn ( SMS-DELIVER-REPORT ).

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo65

Page 66: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Tham số chỉ định ( sự có mặt của nghi thức định danh, dữ liệu viết mã sơ

đồ, và chiều dài dữ liệu người dùng )

Nghi thức định danh.

Dữ liệu viết mã sơ đồ.

Đầu trang dữ liệu người sử dụng.

Tại lớp vận chuyển, một thông báo TPDU phân phát hợp lệ thì được bố trí như

hình sau :

Hình 3.16. Mô hình bố trí của một thông báo TPDU phân phát hợp lí

3.19.2 Bảng thông báo phân phát không hợp lệ

Trong 1 số hoàn cảnh, người nhận SMS thì không có thể xử lý tin nhắn chính xác

( tin nhắn được định dạng không tốt, dung lượng nhớ vượt mức,…). Trong mệnh

lệnh để thông báo cho trung tâm SMSC việc tin nhắn không thể được xử lý, người

nhận SMS được phát sinh 1 thông báo phân phát tin nhắn không hợp lệ, thông báo

sự phân phát không hợp lệ được vận chuyển trong mẫu của một TPDU kiểu SMS-

DELIVER-REPORT. TPDU có thể chứa riêng biệt từng tham số sau đây:

Kiểu tin nhắn ( SMS-DELIVER-REPORT)..

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo66

Page 67: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Tham số chỉ định ( sự có mặt của nghi thức định danh, dữ liệu viết mã sơ

đồ, và chiều dài dữ liệu người dùng ).

Nghi thức định danh.

Dữ liệu viết mã sơ đồ .

Đầu trang dữ liệu người sử dụng.

Dữ liệu người dùng ( với chiều dài liên kết ).

Tại lớp vận chuyển, một thông báo TPDU phân phát không hợp lệ thì được bố trí

như hình sau:

Hình 3.17. Mô hình bố trí của một thông báo TPDU phân phát không hợp lí

3.20 Thông báo tình trạng

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo67

Page 68: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Trên sự phân phát một đoạn tin nhắn tới người nhận SMS, trung tâm SMSC có

thể phát sinh một thông báo về tình trạng và chuyển nó trở lại người gửi SMS. Bản

thông báo về tình trạng được gửi chỉ khi người gửi SMS đòi hỏi nó trong thời gian

đệ trình tin nhắn. Trung tâm SMSC phát sinh thông báo tình trạng khi thông báo về

sự phân phát tin nhắn có liên hệ đã được nhận được từ người nhận SMS hoặc khi tin

nhắn được hủy bởi trung tâm SMSC không có sự phân phát ( chẳng hạn như kỳ hạn

hiệu lực đã hết hạn ). Ba bước cơ bản cho sự phân phát của một thông báo tình trạng

được trình bày với hình vẽ:

Hình 3.18. Sơ đồ thể hiện các bước của quá trình hoạt động của một thông báo tình trạng

Tại lớp vận chuyển, một thông báo tình trạng thì được vận chuyển trong mẫu của

TPDU của kiểu SMS-STATUS-REPORT. TPDU có thể chứa riêng biệt từng tham

số sau đây :

Kiểu tin nhắn ( SMS-STATUS-REPROT ).

Tham số chỉ định ( với sự xuất hiện của nghi thức định danh, dữ liệu viết

mã sơ đồ, và độ dài dữ liệu người sử dụng ).

Chỉ định mà có nhiều thông báo hơn thì sẽ được nhận được.

Nghi thức định danh.

Thông báo tình trạng đủ điều kiện.

Tình trạng phân phát.

Thời gian thực hiện.

Sự tham khảo thông báo ( từ thông tin gốc ).

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo68

Page 69: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Địa chỉ nhận.

Dữ liệu viết mã sơ đồ.

Đầu trang dữ liệu người dùng.

Dữ liệu người dùng ( với chiều dài liên quan )..

Ở trên sự xác nhận của thông báo tình trạng, người gửi SMS thì có thể xác định

được tin nhắn gốc, có liên quan tới thông báo tình trạng đó, bằng việc kiểm tra địa

chỉ nhận thông báo tình trạng đó bằng địa chỉ nơi nhận tin nhắn gốc và sự tham khảo

tin nhắn thông báo tình trạng đó bằng sự tham khảo tin nhắn gốc ( nguyên bản).

Nếu tin nhắn gốc được lưu trữ trong SIM, khi đó tình trạng của file EFSMS tương

ứng được cập nhật ( tin nhắn bắt nguồn từ tổng đài di động, tin nhắn được gửi, và

thông báo tình trạng nhận được ). Đồng thời, một bản ghi có thể được tạo ra ở trong

file EFSMSR đễ chứa đựng thông báo tình trạng.

Nếu tin nhắn được xóa, khi đó người gửi SMS có thể bỏ thông báo tình trạng

tương ứng hoặc có thể giới thiệu tin nhắn tới người thuê bao như một tin nhắn bình

thường.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo69

Page 70: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Chương 4

MMS - KIẾN TRÚC VÀ DỊCH VỤ

4.1 Giới thiệu MMS

MMS(Multimedia Messaging Service) là dịch vụ cho phép khách hàng có thể gửi

và nhận các bản tin đa phương tiện (bao gồm text, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim

ngắn) từ máy điện thoại di động của mình đến các máy điện thoại di động khác.

Ngoài ra tin nhắn MMS cũng cho phép người sử dụng gửi tin nhắn từ điện thoại đến

một điạ chỉ email. Tin nhắn MMS được xem như là một dịch vụ nhắn tin tốt nhất

hiện nay trong số các dịch vụ nhắn tin sẵn có như SMS, EMS và Email.

4.1.1 Những thành công của MMS

MMS bắt đầu được giới thiệu vào tháng 03 năm 2002. Sự thành công của dịch vụ

MMS phụ thuộc vào các yếu tố:

- Sự sẵn sàng sử dụng của các điện thoại hỗ trợ: muốn sử dụng được dịch vụ

MMS thì người sử dụng phải sử dụng điện thoại có hỗ trợ chức năng này. Với những

điện thoại ngày nay đa số đều hỗ trợ MMS thì việc cài đặt để sử dụng được dịch vụ

MMS là rất đơn giản.

- Sự tương thích giữa các thiết bị: MMS là một tiêu chuẩn mà các nhà sản xuất

cũng như các nhà cung cấp dịch vụ dựa vào để đưa ra các sản phẩm cũng như dịch

vụ phù hợp cho từng thiết bị. Vì vậy các thiết bị khác nhau có thể liên lạc với nhau

thông qua chuẩn MMS.

- Sự tác động lẫn nhau giữa các dịch vụ: hiện nay việc gửi tin nhắn MMS đã được

toàn cầu hóa. Các nhà cung cấp đã cho phép người sử dung gửi tin nhắn qua lại giữa

các nhà mạng khác nhau.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo70

Page 71: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

- Sử dụng dễ dàng: “Chụp hoặc thu âm và gửi”. Cách sử dụng MMS thật sự đơn

giản như vậy. Bạn có thể chụp hình hoặc quay những đoạn video clip ngắn và gửi

ngay cho người khác chỉ bằng một phím bấm tùy chọn gửi tin nhắn MMS.

- Giá trị gia tăng cho người sử dụng cuối: giá trị gia tăng của MMS bao gồm

những đa phương tiện sẵn có, một cơ chế vận chuyển thông báo hiệu quả, hỗ trợ

nhiều cách đánh địa chỉ khác nhau. Tin nhắn MMS còn cung cấp những tin tức mới

nhất như giá vàng, dự báo thời tiết, thị trường chứng khoán, các dịch vụ giải trí…

trong một môi trường quảng cáo miễn phí.

4.1.2 MMS thương mại hóa toàn cầu

Telenor của Na Uy là nhà cung cấp đầu tiên giới thiệu MMS ở châu Âu vào tháng

ba năm 2002. Theo sau là Vodafone D2 (tháng 4/2002), Westel Hungary (tháng

4/2002), Telecom Italia Mobile (tháng 5/2002), Orange UK (tháng 5/2002),

Swisscom (tháng 6/2002), Orange France (tháng 8/2002), T-Mobile

Germany/Austria (hè 2002), T-Mobile UK (tháng 6/2002), Vodafone UK (hè 2002),

Telefonica Moviles Spain (tháng 9/2002).

Bên ngoài châu Âu, hãng China Hong Kong CSL cũng đã giới thiệu MMS vào

tháng 3/2002. tại Mỹ, AT&T Wireless cũng đã giới thiệu MMS vào tháng 6/2002.

Tại Singapore, Singtel Mobile ra mắt MMS vào 9/2002 và China Beijing Mobile

giới thiệu MMS tại Trung Quốc vào10/2002.

Trong Quý 1 năm 2003, hơn 100 nhà cung cấp trên toàn thế giới đã công bố dịch

vụ MMS của mình. Cho đến nay thì mỗi ngày có hàng ngàn người sử dụng mới dùng

dịch vụ MMS trên toàn thế giới.

4.1.3 Các dịch vụ tin nhắn khác

Một số dịch vụ tin nhắn khác đang được sử dụng :

4.1.3.1 SMS và EMS

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo71

Page 72: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Dịch vụ tin nhắn đầu tiên ra đời tại châu Âu cho phép người sử dụng gửi những

đoạn văn bản với tối đa 160 kí tự đó là dịch vụ tin nhắn ngắn SMS. Mặc dù còn hạn

chế nhưng SMS vẫn được sử dụng rộng rãi và hiện nay là dịch vụ tin nhắn được

nhiều người sử dụng nhất trên thế giới.

4.1.3.2 Thư điện tử

Một trong những dịch vụ tin nhắn thông dụng khác được sử dụng hiện nay đó là

dịch vụ thư điện tử(email). Đây là dịch vụ cho phép người sử dung có thể soạn một

đoạn văn bản và gửi đến một địa chỉ email. Người nhận có thể truy cập vào Internet

để xem tin nhắn. Muốn sử dụng dịch vụ này bạn liên hệ với nhà cung cấp để kích

hoạt dịch vụ này.

4.1.3.3 J-Phone's Sha-mail and NTT Docomo's i-shot

Tháng 11/2000, Vodafone K.K (được biết đến với tên J-Phone), một nhà cung

NTT Docomo, một nhà cung cấp dịch vụ nổi tiếng tại Nhật đã cho ra đời một dịch

vụ tin nhắn i-shot vào tháng 8/2004. Dịch vụ này cho phép người sử dụng chụp

những bức ảnh từ máy điện thoại của mình. Những bức ảnh này sẽ đuợc đính kèm

vào email và gửi đi.

4.1.3.4 RIM's Blackberry

Research in Motion (RIM) là công ty của Canada đã thiết kế mở rộng dịch vụ sẵn

có là Internet Email. Dịch vụ mở rộng này cho phép người sử dụng có thể nén và mã

hóa tin nhắn, dịch vụ này được đặt tên là Blackberry. Dịch vụ này được sử dụng phổ

biến ở những người dùng chuyên nghiệp.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo72

Page 73: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

4.1.4 Các hình thức thanh toán

Tùy theo từng nhà cung cấp dịch vụ thì giá cước của dịch vụ MMS sẽ khác nhau

nhưng không nhiều. Người sử dụng sẽ phải trả phí cho mỗi tin nhắn MMS ngay khi

vừa thực hiện xong tin nhắn. Hiện nay dịch vụ này cũng đang được sử dụng tại Việt

Nam và mức cước trung bình cho mỗi tin nhắn MMS khoảng 500-1000 VNĐ. Chi

tiết về giá cước dịch vụ MMS của ba nhà cung cấp Vina, Mobi và Viettel tham khảo

phần phụ lục.

4.1.5 Hướng dẫn sử dụng dịch vụ tin nhắn MMS

Có hai loại tin nhắn MMS được sử dụng :

- Tin nhắn giữa hai người sử dụng :

Người sử dụng phải có một điện thoại hỗ trợ MMS mới có thể soạn tin nhắn

MMS và gửi đi. Thông thường những máy có hỗ trợ chụp ảnh hoặc quay phim thì sẽ

có chức năng nhắn tin MMS, khi đó người dùng sẽ chụp những bức ảnh và chèn vào

trong tin nhắn để gửi đi. Người dùng có thể gửi tin nhắn MMS đến một hay nhiều

người nhận thuộc các nhóm sau đây.

+ Nếu người nhận thuộc nhóm người sử dụng điện thoại có hỗ trợ tin nhắn MMS

thì sẽ nhận được trực tiếp nội dung tn nhắn MMS của người gửi.

+ Nếu người nhận thuộc nhóm người sử dụng điện thoại không hỗ trợ tin nhắn

MMS thi tin nhắn nhận được là một tin nhắn SMS có chứa địa chỉ trang Web mà

người nhận có thể truy cập Internet bằng máy tính để xem được nội dung tin nhắn

MMS đó.

+ Nếu người nhận thuộc nhóm người truy cập Internet thì người nhận sẽ nhận

được tin nhắn MMS dưới dạng một email.

- Tin nhắn giữa nhà cung cấp với người sử dụng :

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo73

Page 74: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Đây là một dịch vụ giá trị gia tăng mà nhà cung cấp dịch vụ đưa ra cho người sử

dụng dịch vụ. Những thông tin như dự báo thời tiết, tin tức thời sự, các dịch vụ giải

trí… sẽ được gửi tới người sử dụng như một tin nhắn đa phương tiện. Những dịch vụ

trên là các tùy chọn mà nhà cung cấp dịch vụ đưa ra, bạn có thể chọn sử dụng hoặc

không bằng các tùy chọn trên điện thoại của mình.

4.1.6 Những ứng dụng khác

Một số ứng dụng khác đã được thực hiện thích hợp với khả năng của MMS. Ví dụ

dịch vụ bưu thiếp bao gồm việc gửi một tin nhắn đa phương tiện có chứa một bức

ảnh cùng với một địa chỉ bưu điện và một lời chào tới một địa chỉ Email cụ thể. Ở

phía trên của tin nhắn đa phương tiện, nhà cung cấp dịch vụ in một bức ảnh lên trên

mặt trước của bưu thiếp để trống cùng với lời chào trên mặt sau của bưu thiếp. Sau

mỗi lần in, bưu thiếp được gửi tới người nhận (địa chỉ bưu điện được chỉ rõ như một

phần của tin nhắn đa phương tiện) qua đường bưu điện.

4.2 Mô hình hoạt động của MMS

4.2.1 MMS Environment

MMS Environment (MMSE)là một tập hợp các thành phần liên quan với dịch vụ

MMS dưới sự điều khiển của một nhà cung cấp (nhà cung cấp dịch vụ MMS, nhà

cung cấp mạng di động) có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ đến các thuê bao MMS.

MMSE bao gồm thiết bị di động, trung tâm tin nhắn và các loại giao tiếp.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo74

Page 75: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 4.1. Mô hình hoạt động của MMS

4.2.2 MMS Client

MMS Client là một phần mềm ứng dụng được tích hợp cùng với thiết bị di động

cầm tay cho phép biên soạn, xem, gửi, nhận tin nhắn đa phương tiện và quản lý các

báo cáo. Trong sự trao đổi tin nhắn đa phương tiện, MMS Client nào tạo ra tin nhắn

được biết đến như là một originator MMS client (thiết bị gửi tin) còn MMS Client

nào mà nhận tin nhắn đó thì được gọi là recipient MMS client(thiết bị nhận tin).

MMS Client bao gồm các chức năng sau :

- Quản lý tin nhắn, thông báo và các báo cáo.

- Phần mềm soạn tin nhắn.

- Phần mềm xem tin nhắn.

- Hộp thư tin nhắn đa phương tiện(MMBox) chứa các dữ liệu người dùng.

- Cấu hình cho người sử dụng và các cài đặt kết nối.

4.2.3 MMS Center

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo75

Page 76: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

MMS Center (MMSC) là một trung tâm tin nhắn đa phương tiện. MMSC bao

gồm một MMS relay và một MMS server. MMS relay chịu trách nhiệm về đường đi

của tin nhắn không chỉ trong mà còn cả bên ngoài MMS Environment. Trong khi đó

MMS server có trách nhiệm lưu trữ tạm thời những tin nhắn và đợi người nhận từ

phía MMS Client.

MMSC tích hợp sẵn khả năng chuyển mã, chức năng hỗ trợ người dùng và các cơ

sở dữ liệu dùng để lưu trữ những cấu hình của người dùng. Tuy nhiên những chức

năng này cũng có thể được thực hiện bởi những thành phần chuyên dụng được thực

hiện bên ngoài MMSC.

Để sử dụng được MMS, người sử dụng cần đăng kí dịch vụ MMS với nhà cung

cấp. Trung tâm MMS sẽ lưu giữ tất cả cấu hình của người sử dụng dịch vụ MMS.

MMSC còn được biết đến với các tên gọi khác là MMS Proxy/Relay (theo chuẩn

WAP/OMA) hay MMS Relay/Server (theo chuẩn 3GPP).

Hình 4.2. Mô hình hoạt động của MMS Center

4.2.4 MMS Interfaces

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo76

Page 77: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Các giao tiếp của mô hình MMS:

- MM1 Interface: giao tiếp MM1 là một giao tiếp chìa khóa trong môi trường

MMS. Nó cho phép những sự tương tác giữa các MMS Client ở bên trong thiết bị di

động và MMSC. 3GPP đã định nghĩa những chức năng cần thiết cho giao diện này.

- MM2 Interface: giao tiếp MM2 nằm giữa MMS server và MMS relay. Hầu hết

những giải pháp thương mại đưa ra một sự kết hợp giữa relay và server trong hình

dạng của một trung tâm MMS. Do đó giao tiếp giữa hai thành phần được phát triển

trong một sở hữu hình thức.

- MM3 Interface: giao tiếp giữa trung tâm MMS và một server bên ngoài như

email server chẳng hạn. Giao tiếp này thông qua môi trường internet để kết nối với

server bên ngoài.

- MM4 Interface: giao tiếp nối hai trung tâm MMS với nhau. Giao tiếp này cần

thiết cho việc trao đổi tin nhắn đa phương tiện giữa các môi trường MMS riêng biệt

(như giữa hai mạng di động khác nhau).

- MM5 Interface: giao tiếp cho phép tác động qua lại giữa trung tâm MMS và các

thành phần mạng khác như bộ ghi định vị thường trú HLR hoặc một DNS.

- MM6 Interface: giao tiếp cho phép tương tác giữa trung tâm MMS và cơ sở dữ

liệu người dùng.

- MM7 Interface: iao tiếp giữa trung tâm MMS và các ứng dụng VAS (dịch vụ

giá trị gia tăng) bên ngoài. Giao tiếp này cho phép một ứng dụng VAS gửi những

yêu cầu dịch vụ từ trung tâm MMS.

- MM8 Interface: giao tiếp giữ trung tâm MMS và một hệ thống thanh toán trả

sau.

- MM9 Interface: giao tiếp giữa trung tâm MMS và hệ thống trả trước trực tuyến.

- MM10 Interface: giao tiếp cho phép tương tác giữa trung tâm MMS và một

Messaging Service Control Function (MSCF).

- Standard Transcoding Interface (STI): cho phép tuơng tác giữa trung tâm MMS

và bộ chuyển mã phương tiện truyền thông.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo77

Page 78: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

4.3 Các dịch vụ của MMS

4.3.1 Gửi tin nhắn

Một trong những nét đặc trưng cơ bản nhất mà MMS đưa ra đó là chức năng gửi

tin nhắn đa phương tiện. Trong trường hợp gửi tin nhắn qua lại giữa hai người, việc

gửi tin nhắn sẽ bao gồm các bước sau:

- Người sử dụng soạn một tin nhắn đa phương tiện bằng trình biên soạn có sẵn

trong điện thoại. Người soạn ra tin nhắn có thể tạo thêm hoặc xoá bớt các trang tin

và cũng có thể thêm hoặc bớt các đối tượng ra khỏi trang tin nhắn của mình. Tin

nhắn có thể có file đính kèm.

- Người dùng chỉ định cho điện thoại gửi tin nhắn đến một hay nhiều người nhận.

Theo sự chỉ định của người dùng, MMS Client khởi tạo (phần mềm quản lý MMS

được xây dựng bên trong điện thoại) chuyển tin nhắn đến Trung tâm MMS (MMSC)

của môi trường MMS (MMSE) mà người sử dụng đang dùng. Thao tác này được

gọi là sự chấp nhận tin nhắn gửi. Trong trường hợp này, MMSC được biết đến như

là một MMSC khởi tạo.

- MMSC khởi tạo sẽ thực hiện việc kiểm tra (định dạng tin nhắn có chính xác hay

không, còn đủ tiền để thực hiện tin nhắn này không…). Sau đó MMSC khởi tạo sẽ

chuyển tin nhắn tới MMSC nhận. Nếu tin nhắn được gửi đến nhiều địa chỉ khác nhau

thì sẽ có nhiều MMSC nhận tương ứng trong quá trình gửi tin(chỉ những người nhận

là những thuê bao từ môi trường MMS khác với MMS khởi tạo).

- Trong lúc nhận tin nhắn, MMSC nhận chịu trách nhiệm gửi tin nhắn đó đến cho

MMS Client nhận.

- Một vài thiết bị MMS không hỗ trợ việc gửi tin nhắn đa phương tiện. mà chỉ có

thể nhận tin nhắn.

4.3.2 Nhận tin nhắn

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo78

Page 79: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Quá trình nhận tin nhắn bao gồm chuyển tin từ trung tâm MMS nhận xuống bộ

nhớ của điện thoại. Có hai kiểu nhận tin được thiết kế: nhận tin trực tiếp và nhận tin

chậm.

Người sử dụng có thể cấu hình điện thoại để thực hiện việc nhận tin trực tiếp hoặc

nhận tin chậm. Hình dưới mô tả việc cấu hình cho điện thoại.

Lưu ý tin nhắn nhận được và lưu trong điện thoại có thể chứa những đối tượng

giải trí mà không thể chỉnh sửa hay phân phối lại(theo đúng bản quyền của nhà cung

cấp nội dung). Trong trường hợp này, điện thoại có thể cấm sự phân phối lại những

đối tượng đã được bảo vệ trong tin nhắn đa phương tiện.

4.3.2.1 Nhận tin nhắn trực tiếp

Đây là kiểu cài đặt mặc định trên điện thoại, với kiểu cài đặt này tin nhắn sẽ được

chuyển đi ngay lập tức và được gửi đến máy người nhận. Tuy nhiên tin nhắn đa

phương tiện thi lớn hơn rất nhiều so với tin nhắn SMS. Do đó, việc gửi tin nhắn

không thông qua bộ lọc sẽ làm đầy bộ nhớ điện thoại rất nhanh. Một hạn chế nữa của

việc nhận tin nhắn trực tiếp là nó sẽ không ngăn chặn được thư rác (những thư không

cần thiết). Để đối phó với những vấn đề đó, tin nhắn chậm được sử dụng.

4.3.2.2 Nhận tin chậm

Tin nhắn chậm bao gồm hai bước sau :

- Trong lúc nhận tin nhắn đa phương tiện, MMSC của người nhận lưu trữ tin nhắn

tạm thời và xây dựng một thông báo ngắn gọn. Thông báo chứa thông tin đặc trưng

bao bì tin nhắn và nội dung bên trong nó (tiêu đề, kích thước tin…). Thông báo này

sẽ được gửi đến cho người nhận.

- Với thông báo ở trên, người nhận biết được tin nhắn đang trạng thái chờ nhận.

Tin nhắn chậm thuận lợi ở chỗ người nhận có thể sắp xếp được tin nhắn lưu vào máy

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo79

Page 80: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

hoặc có thể từ chối không nhận nếu như tin nhắn đó quá lớn hoặc có nội dung không

phù hợp.

4.3.3 Tin nhắn báo cáo

Có 2 loại tin nhắn báo cáo :

- Delivery Reports: tin nhắn được tạo ra bởi trung tâm MMS của người nhận. Tin

nhắn này xuất hiện khi tin nhắn đã được nhận thành công bởi người nhận, thời gian

hiệu lực của tin nhắn đã hết, tin nhắn bị từ chối bởi người nhận, tin nhắn được

chuyển tiếp từ người nhận… Khi đó báo cáo sẽ thông báo rõ thời gian những sự kiện

đó xảy ra.

- Read Reports: tin nhắn này cũng được tạo ra từ trung tâm nhận. Báo cáo này

xuất hiện khi người nhận đã đọc tin nhắn, người nhận đã xoá tin nhắn mà không đọc.

Tin nhắn cũng báo cáo thời gian xảy ra các sự kiện đó.

4.3.4 Các kiểu địa chỉ gửi

Có 3 kiểu địa chỉ cho việc gửi và nhận tin nhắn :

Số điện thoại: +84909123456. Kiểu này thông dụng nhất. Lưu ý phải có

mã cùng cho từng nhà cung cấp khác nhau.

Địa chỉ email: [email protected] . Địa chỉ email của người nhận.

Đoạn mã ngắn: đây là kiểu số của các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng

như 8221, 191.

4.3.5 Cài đặt điện thoại sử dụng dịch vụ MMS

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo80

Page 81: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Để điện thoại có thể sử dụng được dịch vụ tin nhắn MMS cần phải thiết lập cấu

hình cho điện thoại. Vào phần cài đặt trong phần tin nhắn MMS và điền đầy đủ các

thông số sau :

- Địa chỉ trung tâm tin nhắn MMS: địa chỉ phải có dạng URI như sau:

http://mms.tennhacungcap.com.

- Cấu hình WAP gateway: bao gồm địa chỉ WAP gateway, cổng truy xuất vào,

loại dịch vụ, chứng thực.

- Bearer access parameter: kiểu dữ liệu truy xuất, có thể là GSM hoặc GPRS.

Hình 4.3. Cài đặt điện thoại sử dụng dịch vụ MMS

Tại Việt Nam muốn sử dụng được dịch vụ MMS, trước tiên phải cài đặt GPRS

sau đó thiết lập các thông số để có thể sử dụng được dịch vụ MMS. Hiện nay các

mạng di động GSM như Vinaphone, Mobifone và Viettel đều hỗ trợ dịch vụ

GPRS/MMS trên các thiết bị có hỗ trợ. Có thể tham khảo cấu hình cài đặt MMS tại

phần phụ lục bên dưới.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo81

Page 82: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Chương 5

MMS – LUỒNG GIAO DỊCH

5.1 Giới thiệu mô hình MMS Transaction

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo82

Page 83: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Các thiết bị di động(MMS Clients) và các Trung tâm tin nhắn đa phương tiện

muốn liên lạc được với nhau phải thông qua các giao tiếp. Có tất cả 11 loại giao tiếp

trong mô hình kiến trúc của MMS. Chúng ta sẽ tìm hiểu ba loại giao tiếp tiếp thông

dụng, quan trọng nhất trong mô hình hoạt động MMS và các luồng giao

dịch(Transaction Flows) của chúng để hiểu được quá trình di chuyển của tin nhắn

MMS trong môi truờng mạng hiện nay.

Giao thức PDU(Protocol Data Unit) sẽ được kết hợp với mỗi yêu cầu, sự hồi đáp

hoặc sự biểu hiện có thể xuất hiện trong các giao tiếp MMS. Một PDU bao gồm một

tập hợp các lệnh, tùy chọn hoặc các thông số điều kiện.

Tổ chức chuẩn hóa 3GPP quy ước cho việc chỉ định PDU được dùng mô tả các

luồng giao dịch xuất hiện trên các giao tiếp MM4 và MM7. Theo quy ước này thì tên

yêu cầu(request) có dạng .REQ và tên của sự hồi đáp(respone) có dạng .RES kèm

theo phía trước các tên này là tên của các giao tiếp tương ứng. Ví dụ

MM4_forward.REQ và MM4_forward.RES. Tổ chức chuẩn hoá OMA thì lại quy

ước PDU dùng để mô tả các luồng giao dịch trên giao tiếp MM1.

5.1.1 Trao đổi tin nhắn Person to Person

Đây là luồng giao dịch đơn giản nhất của sự trao đổi tin nhắn bao gồm hai nguời

sử dụng cùng tham gia trong cùng một môi trường MMS. Trong trường hợp này chỉ

có một trung tâm tin nhắn MMS. Quá trình trao đổi tin nhắn bao gồm bốn bước sau:

Sự chấp nhận trên giao tiếp gửi MM1: giao dịch này bao gồm một yêu cầu

chấp nhận(M-send.req PDU) và một sự hồi đáp tương ứng(M-send.conf

PDU).

Thông báo trên giao tiếp nhận: giao dịch này bao gồm một sự nhận diện

thông báo(M-notification.ind PDU) và một sự trả lời nhận diện thông

báo(M-notifyresp.ind PDU).

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo83

Page 84: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Quá trình lấy lại tin nhắn trên giao tiếp nhận: giao dịch này bao gồm một

yêu cầu lấy lại(WSP/HTTP GET.req PDU), trả lời lấy lại(M-retrieve.conf

PDU).

Báo cáo nhận tin nhắn trên giao tiếp gửi: giao dịch này bao gồm một dấu

hiệu báo cáo đã nhận(M-delivery.ind PDU).

5.1.2 Trao đổi tin nhắn Content to Person

MMS(Multimedia Messaging Service) là dịch vụ cho phép khách hàng có thể gửi

và nhận các bản tin đa phương tiện (bao gồm text, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim

ngắn) từ máy điện thoại di động của mình đến các máy điện thoại di động khác.

Ngoài ra tin nhắn MMS cũng cho phép người sử dụng gửi tin nhắn từ điện thoại đến

một điạ chỉ email. Tin nhắn MMS được xem như là một dịch vụ nhắn tin tốt nhất

hiện nay trong số các dịch vụ nhắn tin sẵn có như SMS, EMS và email.

Giao dịch diễn ra giữa một ứng dụng VAS với một hoặc nhiều người nhận MMS.

Trong giao dịch này, nhà cung cấp VAS (VASP) thực hiện các ứng dụng VAS và kết

nối với trung tâm MMS thông qua giao tiếp MM7. Còn trung tâm MMS sẽ tác động

qua lại với người sử dụng thông qua giao tiếp MM1.

Quá trình trao đổi tin nhắn từ ứng dụng VAS đến người nhận bao gồm sáu bước

sau :

Tin nhắn chấp nhận trên giao tiếp MM7. Giao dịch này gồm một yêu cầu chấp nhận (MM7_submit.REQ PDU) và một trả lời chấp nhận tương ứng(MM7_submit.RES PDU).

Tin nhắn thông báo trên giao tiếp MM1. Tin nhắn lấy lại trên giao tiếp MM1. Báo cáo nhận tin nhắn trên giao tiếp MM7. Giao dịch này cũng bao gồm

yêu cầu (MM7_delivery_report.REQ PDU) và một trả lời tương ứng (MM7_delivery_report.RES PDU).

Đọc báo cáo trên giao tiếp MM1.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo84

Page 85: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Đọc báo cáo trên giao tiếp MM7.

5.1.3 Cách đọc bảng mô tả PDU

Cột “Parameter name” là tên tham số.

Cột “Description” dùng để miêu tả các tham số.

Cột “St” có nghĩa là Status, cột này cho biết sự có mặt của các tham số là bắt

buộc, tùy chọn hay là có điều kiện.

Cột “From OMA” là phiên bản chuẩn hóa MMS.

Parameter name DescriptionFrom

OMASt

X-Mms-Message-Type MMS PDU type. Value: M-send-req 1.0

X-Mms-Transaction-IDUnique Indentifier for the submission

transaction1.0

X-Mms-MMS-ID MMS protocol version such as 1.0, 1.1 or 1.2 1.0

Date Date and time of message submission 1.0

From Address of the originator MMS Client 1.0

Bảng 5.1. Bảng mô tả PDU

5.2 Giao tiếp MM1, MMS Client- MMSC

Giao tiếp MM1 là giao tiếp cho phép sự tương tác qua lại giữa người sử dụng và

trung tâm tin nhắn MMS. Giao tiếp này còn được biết đến với một tên gọi là giao

tiếp MMSM trong thuật toán của OMA dành cho MMS.

Quy ước của việc đặt tên cho giao tiếp này được sử dụng dựa theo chuẩn OMA.

Quy ước này bao gồm việc thêm vào phần đầu và phần sau tên nguyên thủy của giao

tiếp như hình sau:

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo85

Page 86: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 5.1. Giao tiếp MM1, MMS Client- MMSC

Có ba loại PDU trên giao tiếp MM1:

Request: một yêu cầu dịch vụ từ người sử dụng gửi đến cho trung tâm

MMS hoặc ngược lại . Tên của yêu cầu này được thêm vào hậu tố .req (vd:

M-send.req).

Confirmation/response: sự xác nhận hay sự hồi đáp yêu cầu dịch vụ. Tên

của PDU này được thêm vào hậu tố .conf (vd: M-send.conf).

Indication: một dấu hiệu khi xuất hiện một sự kiện nào(tin nhắn thông báo,

báo cáo). Tên của PDU này được thêm vào hậu tố .ind (vd: M-

notification.ind).

5.2.1 Tin nhắn chấp nhận

Hình 5.2. Quá trình chấp nhận tin nhắn giữa người gửi và trung tâm tin nhắn

Người sử dụng gửi một yêu cấu đến cho trung tâm(M-send.req) để được chấp

nhận tin nhắn. Trung tâm kiểm tra tin nhắn có hợp lệ hay không sẽ gửi lại một tin

xác nhận cho người gửi(M-send.conf). Nếu tin nhắn hợp lệ trung tâm sẽ gửi tin nhắn

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo86

Page 87: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

này đến cho người nhận, nếu không hợp lệ trung tâm sẽ báo lại cho người gửi thông

báo lỗi.

5.2.2 Tin nhắn thông báo

Hình 5.3. Mô hình Tin nhắn thông báo

Sau khi chấp nhận tin nhắn từ người gửi, trung tâm tin nhắn của người gửi sẽ

phân tích địa chỉ của người nhận và nhận ra được chính xác trung tâm tin nhắn của

người nhận. Từ đó trung tâm gửi sẽ gửi thông báo đến cho trung tâm nhận.

5.2.3 Tin nhắn lấy lại

Hình 5.4. Mô hình tin nhắn lấy lại

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo87

Page 88: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

5.2.4 Báo cáo nhận

Hình 5.5. Mô hình báo cáo nhận tin nhắn

5.2.5 Báo cáo đã đọc

Tin nhắn này cho biết người nhận đã đọc tin nhắn hay chưa hoặc người nhận đã

xóa tin nhắn mà chưa đọc.

Hình 5.6. Mô hình báo cáo đã đọc tin nhắn

5.2.6 Tin nhắn chuyển tiếp

Người sử dụng có thể sử dụng lại tin nhắn gửi đến cho mình và gửi tiếp cho

người khác gọi là tin nhắn chuyển tiếp.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo88

Page 89: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 5.7. Mô hình chuyển tiếp tin nhắn

5.2.7 Lưu trữ và cập nhật tin nhắn trong MMBox

Kể từ chuẩn MMS 1.2, người sử dụng có thể lưu trữ và cập nhật tin nhắn trong

hộp tin nhắn MMBox(hộp thư này được cung cấp bởi trung tâm MMS).

Hình 5.8. Mô hình lưu trữ và cập nhật tin nhắn trong MMBox

5.2.8 Xem thông tin từ MMBox

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo89

Page 90: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 5.9. Mô hình thông tin từ MMBox

5.2.9 Chuyển tin nhắn lên MMBox

Hình 5.10. Chuyển tin nhắn lên MMBox

5.2.10Xóa tin nhắn từ MMBox

Hình 5.11. Xóa tin nhắn từ MMBox

5.3 Giao tiếp MM4, MMSC – MMSC

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo90

Page 91: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Giao tiếp MM4 là giao tiếp giữa hai trung tâm tin nhắn, sử dụng giao thức SMTP.

5.3.1 Giới thiệu SMTP

SMTP là một giao thức cơ bản dùng cho vịệc trao đổi tin nhắn giữa những người

sử dụng thư(MUA – Mail User Agent). Các lệnh của SMTP được sử dụng trong các

trung tâm tin nhắn:

HELO: lệnh này sử dụng để khởi tạo một session.

QUIT: lện dùng để kết thúc session.

MAIL: lệnh thông báo cho biết việc khởi tạo một tin nhắn. Lệnh này có

một tham số FROM, cho biết địa chỉ người gửi.

RCPT: lệnh có tham số là TO cho biết địa chỉ người nhận.

DATA: lệnh dùng để vận chuyển tin nhắn.

5.3.2 Đường đi của một tin nhắn

Mô hình đường đi của một tin nhắn từ một MMS Client được mô tả bằng hình vẽ

sau.

Hình 5.12. Mô hình đường đi của một tin nhắn

5.3.3 Ví dụ về sự vận chuyển tin nhắn bằng SMTP

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo91

Page 92: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 5.13. Vận chuyển tin nhắn bằng SMTP

5.4 Giao tiếp MM7, MMSC - VAS Applications

Giao tiếp MM7 là giao tiếp giữa trung tâm tin nhắn MMS và các ứng dụng VAS.

Kỹ thuật được sử dụng trong giao tiếp này là Simple Object Access Protocol(SOAP)

cùng với HTTP ở tầng vận chuyển:

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo92

Page 93: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 5.14. Mô hình giao tiếp giữa VAS và các Client

5.4.1 Giới thiệu SOAP

SOAP là một giao thức cần cho sự trao đổi thông tin giữa các môi trường MMS.

Tất cả các tin nhắn SOAP đều sử dụng XML. Các đặc tính của SOAP gồm ba

phần :

Phần bao phủ: mô tả nội dung của một tin nhắn SOAP và cách thực hiện

nó.

Tập hợp các nguyên tắc mã hóa: những nguyên tắc mã hóa được sử dụng

cho những ứng dụng cụ thể.

Sự thỏa thuận cho sự mô tả các thủ thục cuộc gọi từ xa.

Hình 5.15. Cấu trúc của một tin nhắn SOAP

5.4.2 Chấp nhận tin nhắn

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo93

Page 94: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Ứng dụng VAS sẽ gửi một yêu cầu chấp nhận tin nhắn đến cho trung tâm tin

nhắn và chờ trung tâm xử lý. Nếu chấp nhận tin nhắn này, trung tâm sẽ gửi trở lại

một tin nhắn chấp nhận cho ứng dụng VAS.

Hình 5.16. Mô hình chấp nhận tin nhắn trong giao tiếp MM7

Chương 6

GIỚI THIỆU VÀ KIẾN TRÚC GPRS

6.1 Giới thiệu GPRS

Công nghệ thông tin di động đang chuyển dần sang thế hệ thứ 3 (3G). Nó không

chỉ cung cấp các dịch vụ thông tin truyền thống mà còn cho phép kết nối với

Internet,… Tuy nhiên trên thế giới hệ thống thông tin di động đang hoạt động và

cung cấp dịch vụ chủ yếu là các mạng 2G, trên cơ sở chuyển mạch kênh. Hệ thống

3G sử dụng cấu trúc chuyển mạch gói nên không thể ngay lập tức thay thế toàn bộ

các hệ thống 2G bằng hệ thống 3G. Trước yêu cầu bức thiết đó đòi hỏi phải có một

giải pháp quá độ, đó chính là công nghệ thế hệ 2,5G mà tiêu biểu là dịch vụ vô tuyến

gói chung GPRS.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo94

Page 95: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

GPRS là một công nghệ mới đầy triển vọng được Viện Tiêu chuẩn Viễn thông

châu Âu tiêu chuẩn hoá vào năm 1993, cho phép sử dụng các máy điện thoại di động

thông thường để truy nhập Internet. Nhờ GPRS người sử dụng có thể làm việc với

thư điện tử của mình, với các server Web thông thường (chứ không phải với các

versions WAP chuyên dụng) v.v... Ưu thế cơ bản của các mạng GPRS là ở chỗ

người sử dụng chỉ phải chi trả cho lượng thông tin phát /thu chứ không phải cho thời

gian vào mạng. Trước khi có tiêu chuẩn công nghệ GPRS, thuê bao phải trả tiền cho

toàn bộ thời gian kết nối mà không phụ thuộc vào việc họ có sử dụng kênh truyền số

liệu quy định hay không. Nói một cách khác, tài nguyên của mạng chỉ phát huy hiệu

lực trong thời gian truyền số liệu trực tiếp từ máy điện thoại. Trong thời gian ngừng

hoạt động, chẳng hạn như để duyệt thư điện tử, tài nguyên mạng được giao cho các

thuê bao khác sử dụng. Trong GPRS, tốc độ truyền số liệu cao nhất có thể có là

171,2kbit/s nhanh hơn gần gấp 12 lần so với truyền số liệu trong các mạng GMS

thông thường (9,6 kbit/s). Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại người ta chưa cần tốc độ

cao như vậy mà thường chỉ trong khoảng 30-40kbit/s.

6.2 Các đặc trưng cơ bản

6.2.1 Đối với người dùng

GPRS có rất nhiều đặc trưng riêng cho người dùng cuối :

- Tốc độ: tốc độ tối đa theo lý thuyết có thể đạt đến 171,2kbit/s, trường hợp sử

dụng đồng thời 8 khe thời gian.

- Tính tức thì: GPRS có khả năng thực hiện các kết nối tức thì, ngay khi có nhu

cầu trao đổi thông tin, người dùng không phải quay số để thực hiện kết nối. Đây

cũng chính là lý do vì sao những người dùng GPRS đôi khi được xem là luôn

được kết nối.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo95

Page 96: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

- Các ứng dụng mới: với GPRS, khách hàng được sử dụng rất nhiều dịch vụ mới

mà trước đây chưa có trên mạng GSM, do sự hạn chế về tốc độ số liệu (9,6kbit/s)

và kích thước bản tin nhắn (160 ký tự). Chỉ với một thiết bị nhỏ, khách hàng thể

sử dụng được rất nhiều dịch vụ khác nhau theo yêu cầu, như web, ftp, email,

thương mại di động,… và có thể truy nhập nhanh chóng, bất cứ lúc nào và bất cứ

đâu.

- Cước dịch vụ: GPRS cung cấp một cơ chế tính cước hoàn toàn mới, đó là tính

cước dựa trên dung lượng dữ liệu truyền dẫn. Do vậy, người dùng sẽ không phải

vội vàng trên các trang web hay các bức thư điện tử, bởi khi không truyền số liệu

thì người dùng không bị tính tiền, đồng thời vẫn duy trì kết nối với mạng.

6.2.2 Các đặc trưng về mạng

GPRS có các đặc trưng như sau :

- Chuyển mạch gói: thông tin được chia thành các gói và được truyền đi một cách

độc lập qua giao diện vô tuyến. Tại nơi nhận, các gói được thiết lập lại thành bản tin

ban đầu.

- Sử dụng hiệu quả dải phổ được cấp: chuyển mạch gói cũng đồng nghĩa với việc

các tài nguyên vô tuyến GPRS chỉ được sử dụng khi người dùng thực sự gửi hoặc

nhận dữ liệu và được giải phóng ngay khi truyền xong. Nguyên tắc này phép một

kênh vật lý (khe thời gian) có thể được chia sẻ đồng thời bởi nhiều người dùng và

một người dùng có thể sử dụng nhiều kênh vật lý.

- Hướng tới sự trật tự: Xu hướng hiện nay là các mạng đều hỗ trợ giao thức IP.

Điều này cho phép các mạng có thể liên kết với nhau và liên kết với mạng Internet

toàn cầu. Thống nhất sử dụng IP đảm bảo việc xây dựng, phát triển và tích hợp các

dịch vụ thế hệ tiếp theo một cách dễ dàng, bất kể các kỹ thuật đang có trên cơ sở hạ

tầng mạng. Đồng thời cho phép nhà khai thác tiếp tục đầu tư nâng cấp thiết bị.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo96

Page 97: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

- Kết nối với các mạng IP: nhờ khả năng kết nối với Internet, GPRS cho phép sử

dụng dịch vụ Internet di động. Bất kỳ dịch vụ nào được xây dựng trên mạng Internet

cố định đều có thể sử dụng được qua mạng GPRS.

6.3 Kiến trúc GPRS

Kiến trúc mạng có sử dụng công nghệ GPRS được mô tả sơ lược trên hình vẽ.

Trong cấu trúc này, các thành phần tiêu chuẩn của mạng GSM quen thuộc được mở

rộng thêm bằng các phần tử mới hoặc được đổi mới. Nhìn chung, có tất cả bốn thành

phần chính, trong đó có hai thành phần chưa có trong công nghệ GSM đang hoạt

động.

Hình 6.1. Kiến trúc mạng GPRS

6.3.1 Trạm di động – MS (Mobile Station)

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo97

Page 98: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Trạm di động có thể là một máy tính xách tay hay bỏ túi, một máy điện thoại di

động hoặc bất kỳ một thiết bị nào khác có hỗ trợ công nghệ GPRS.Về mặt chức

năng, MS bao gồm hai cấu kiện:

- Thiết bị đầu cuối - TE (Terminal Equipment) : về bản chất là một máy tính,

thường là một máy tính xách tay, mà thông qua nó người sử dụng có thể truy

nhập và lấy thông tin từ mạng.

- Đầu cuối di động - MT (Mobile Terminal) : có nhiệm vụ kết nối TE với hệ

thống GPRS thông qua giao diện vô tuyến.

MT và TE có thể được đặt trên hai phần tử vật lý riêng biệt. Tuy nhiên, MS cũng

có thể là một thiết bị duy nhất thực hiện cả hai chức năng MT và TE.

Tuỳ thuộc vào loại thiết bị và vào khả năng mạng, trạm di động sẽ hoạt động theo

một trong ba chế độ làm việc sau :

- Cấp A - cho phép trạm di động cùng một lúc phát đi cả dữ liệu và tiếng nói, có

nghĩa là làm việc đồng thời trong cả mạng GSM lẫn GPRS.

- Cấp B - cho phép trạm di động phát đi cả tiếng nói cả dữ liệu, nhưng vào các

thời điểm khác nhau, có nghĩa là không đồng thời.

- Cấp C - chỉ cho phép trạm di động làm việc trong chế độ GPRS.

Khi đấu nối vào mạng GPRS, trạm di động (mà chính xác hơn là thành phần TE)

sẽ nhận địa chỉ IP, địa chỉ này không thay đổi trước thời điểm đấu nối của đầu cuối

di động MT. Trạm di động thiết lập kết nối với nút phục vụ của các thuê bao GPRS

(SGSN).

6.3.2 Trạm gốc - BSS (Base Station Subsystem)

BSS bao gồm các trạm gốc thu phát BTS (Base Transceiver Station) và một hoặc

nhiều bộ điều khiển trạm gốc BSC (Base Station Controller). Thay đổi chính trên

mạng GSM là việc bổ sung khối điều khiển gói PCU (Packet Control Unit) vào mỗi

BSC để điều khiển các kênh số liệu gói, tách biệt dữ liệu chuyển mạch kênh với dữ

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo98

Page 99: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

liệu chuyển mạch gói. Dữ liệu chuyển mạch kênh được gửi qua giao diện A tới trung

tâm chuyển mạch di động MSC (Mobile Services Switching Center) trong khi dữ

liệu chuyển mạch gói được gửi đến SGSN trên mạng đường trục GPRS. BSC của

GSM cũng được bổ sung chức năng mới cho việc quản lý di động và tìm gọi GPRS.

Bằng cách này cả GPRS và GSM có thể sử dụng chung các tài nguyên trên giao diện

vô tuyến.

6.3.3 Nút phục vụ các thuê bao GPRS - SGSN ()

Nút phục vu thuê bao SGSN là thành phần chủ yếu của mạng GPRS. Nó có

nhiệm vụ chuyển tiếp các gói IP mà trạm di động gửi đi và nhận được.

Thực chất nó cũng là một trung tâm chuyển mạch giống như MSC trong GSM,

nhưng có khác ở chỗ nó chuyển mạch cho các gói chứ không phải các kênh, SGSN

có địa chỉ IP riêng của nó.

Từ quan điểm an toàn, SGSN có thể có các chức năng :

- Kiểm tra sự cho phép các thuê bao sử dụng các dịch vụ đã được mã hoá. Cơ chế

chứng thực của GPRS giống với cơ chế tương tự trong GSM.

- Giám sát các thuê bao đang hoạt động.

- Mã hoá các dữ liệu. Thuật toán mã hoá trong công nghệ GPRS (GEA 1, GEA 2,

GEA 3) khác với các thuật toán mã hoá trong GSM (A5/1, A5/2, A5/3), nhưng được

xử lý trên cơ sở các thuật toán đó.

6.3.4 Nút định tuyến của GPRS - GGSN (Gateway GPRS Support Node)

Hoạt động như một cổng kết nối mạng GPRS với với các mạng số liệu bên ngoài

(PDN), điển hình là các mạng dựa trên giao thức IP. GGSN có nhiệm vụ định tuyến

các gói tin đến đúng SGSN hiện thời đang phục vụ MS, chuyển đổi giao thức giữa

PDN và mạng đường trục GPRS. Nó cũng lưu địa chỉ IP của tất cả MS hiện đang kết

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo99

Page 100: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

nối với PDN. Nếu nhìn từ mạng ngoài, mạng GPRS giống một mạng con IP (IP

subnet) thông thường, trong đó GGSN hoạt động như một bộ định tuyến cho toàn bộ

địa chỉ IP của tất cả các thuê bao được phục vụ bởi mạng. GGSN cũng thực hiện

việc quản lý phiên làm việc và đưa ra các thông tin về cước sử dụng tài nguyên

mạng số liệu và tài nguyên mạng di động đối với mỗi thuê bao.

6.3.5 Các thành phần khác của mạng GPRS

- HLR (Home Location Register) - Bộ ghi vị trí thường trú (các thuê bao riêng

của mạng) : có nhiệm vụ lưu trữ thông tin về mỗi cá nhân phải thanh toán cước dịch

vụ cho nhà khai thác GPRS của chính mạng này. Đặc biệt là HLR lưu trữ thông tin

về các dịch vụ phụ, về các tham số chứng thực và về địa chỉ IP v.v... Các thông tin

này được trao đổi giữa HLR và SGSN.

- VLR (Visitor Location Register) - Bộ ghi vị trí tạm trú (các thuê bao chuyển

vùng) : có nhiệm vụ lưu trữ thông tin về mỗi trạm di động mà vào thời điểm cho

trước đang nằm trong vùng phủ sóng của SGSN. Trong VLR có lưu trữ các thông tin

về các thuê bao tương tự như trong HLR nhưng chỉ tới khi thuê bao rời khỏi vùng

lãnh thổ mà bộ ghi tạm trú này phục vụ.

- EIR (Equipment Identity Register) - Bộ ghi danh tính thiết bị (ghi các dữ liệu để

nhận dạng thiết bị) : có nhiệm vụ lưu giữ các thông tin cho phép khoá các cuộc gọi

từ các thiết bị gian lận, trộm cắp hoặc bất hợp pháp.

- CGw (Charging Gateway) - Cổng tính cước : thu thập các dữ liệu cước từ mạng

GPRS và gửi đến hệ thống in hoá đơn. Các thông tin cước được ghi lại bởi SGSN và

GGSN.

6.4 Thủ tục đấu nối trạm di động

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo100

Page 101: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Quá trình tổng quát hoá việc kết nối thuê bao muốn sử dụng các dịch vụ GPRS

như sau :

- Trạm di động gửi yêu cầu được truy nhập mạng, chứa một loạt các thông số,

trong đó có cả IMSI.

- Nhận được yêu cầu nay, nút SGSN kiểm tra xem có thông tin chứng thực thuê

bao này trong cơ sở dữ liệu của mình hay không. Nếu không có, SGSN gửi yêu

cầu tới bộ ghi HLR. Đến lượt mình, HLR gửi trở lại ba nội dung chứng thực:

+ Số ngẫu nhiên dùng trong các thuật toán A3 và A8 để gia công khoá mã hóa

và nhận thực thuê bao.

+ Khoá chứng thực thuê bao 32 hàng được xử lý trên cơ sở khoá cá nhân được

lưu trữ cả trong trạm di động cả trong bộ ghi HLR.

+ Khoá mã số liệu cũng nhận được trên cơ sở khoá cá nhân của thuê bao.

- Số ngẫu nhiên thu được sẽ được chuyển tới trạm di động. Dựa vào nó, trạm di

động sẽ gia công khoá mã hoá và khoá nhận thực. Vì các khoá lưu trữ trong bộ

ghi HLR và trong trạm di động trùng hợp nhau cho nên các khoá mã hoá và nhận

thực cũng phải trùng nhau và đó là yếu tố thẩm quyền của yêu cầu dịch vụ GPRS

mà thuê bao đó phải thanh toán cước.

- Sau khi nhận dạng thuê bao, tiến hành việc nhận dạng thiết bị; thiết bị này gửi

phần tử nhận dạng IMEI tới nút SGSN. Đến lượt mình, SGSN tiến hành kiểm tra

thiết bị này theo bộ ghi EIR.

- Sau khi nhận thực thuê bao và thiết bị thì tiến hành thủ tục xác định vị trí của

thuê bao (nhờ sử dụng các bộ ghi HLR và VLR). Sau đó tiến hành hoàn tất thủ

tục kết nối trạm di động vào mạng GPRS. Trong trường hợp trạm di động không

thể được chứng thực thì SGSN gửi tới nó tin báo từ chối kết nối.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo101

Page 102: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Chương 7

TRIỂN KHAI MOBILE IP TRÊN GPRS

7.1 Giới thiệu MOBILE IP

Mobile IP hỗ trợ khả năng di động ở lớp IP (lớp mạng) cho các thiết bị đầu cuối

với hai đặc trưng cơ bản sau:

- Sự di động hoàn toàn trong suốt đối với các ứng dụng bên trên lớp IP. Nghĩa là

các ứng dụng được thực hiện giống như khi thiết bị đầu cuối không di chuyển.

- Là giao thức dựa trên IP nên Mobile IP có thể được triển khai trên bất kỳ mạng

truy nhập nào, bao gồm cả các mạng hữu tuyến (PSTN, ISDN, Ethernet, xDSL,…)

và các mạng vô tuyến (WLAN, GPRS, UMTS,…).

7.1.1 Tác nhân nhà (HA) và tác nhân ngoài (FA)

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo102

Page 103: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Mỗi trạm di động (MN - Mobile Node) được gán cố định một địa chỉ IP từ HA,

trên mạng gốc. Khi chuyển đến mạng khách, FA bên trong mạng khách sẽ cấp cho

MN một địa chỉ tạm, gọi là địa chỉ care-of (COA). Địa chỉ tạm này có thể là địa chỉ

care-of của FA (được chia xẻ bởi nhiều MN) hay cũng có thể là địa chỉ đồng vị trí

care-of được phân bổ bởi máy chủ DHCP.

7.1.2 Quảng cáo tác nhân

Tác nhân di động (HA/FA) có thể quảng cáo sự có mặt của mình trên mỗi tuyến

mà nó cung cấp dịch vụ. Một MN, khi mới đến, cũng có thể gửi đi bản tin tìm kiếm

tác nhân trên tuyến mà nó liên kết tới. Bất kỳ tác nhân nào khi nhận được yêu cầu

này sẽ trả lời bằng bản tin quảng cáo tác nhân.

7.1.3 Đăng ký

Khi ra khỏi mạng gốc, MN phải đăng ký địa chỉ care-of với HA. Tuỳ thuộc vào

phương thức liên kết với FA, MN có thể đăng ký trực tiếp với HA hoặc gián tiếp

thông qua FA (FA chuyển tiếp các bản tin đăng ký giữa MN và HA).

7.1.4 Chuyển tiếp

Sau khi đăng ký thành công, các gói tin gửi đến MN trên mạng gốc sẽ được HA

đóng gói và chuyển tiếp (tunnel) tới địa chỉ care-of hiện thời của MN. Ba phương

thức đóng gói có thể sử dụng, đó là: IP-in-IP, MHE và GRE.

7.1.5 Tối ưu hoá đường đi

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo103

Page 104: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Các gói tin gửi đi từ MN được chuyển trực tiếp tới nơi gửi (CN - Correspondent

Node). Tuy nhiên, các gói tin gửi cho MN luôn được định tuyến qua HA. Vấn đề này

được gọi là định tuyến tam giác.

Việc tối ưu hoá đường đi được thực hiện trên giao thức IPv4: mỗi CN sẽ duy trì

một kho chứa liên kết, chứa địa chỉ care-of của các MN. Khi đó các gói tin sẽ được

“chuyển tiếp” trực tiếp từ CN đến địa chỉ care-of hiện thời của MN.

7.1.6 Mobile IPv6

Trong Mobile IPv6, không còn khái niệm FA. MN luôn được gán địa chỉ care-of

duy nhất trên mạng khách (đúng hơn là duy nhất trên mạng Internet toàn cầu).

MN sử dụng địa chỉ care-of làm địa chỉ nguồn trong phần mào đầu của gói tin gửi

đi. Các gói tin gửi đến MN bằng cách sử dụng tiêu đề định tuyến, trong gói tin IPv6,

thay vì sử dụng cách đóng gói vào một gói tin IP khác như trước đây.

7.2 Triển khai MOBILE IP trên GPRS

Mặc dù GPRS có khả năng hỗ trợ sử dụng nhiều giao thức lớp mạng khác nhau

(IP, X.25,…) việc sử dụng giao thức IP lại tỏ ra vượt trội hơn cả. Xu hướng hiện nay

là các mạng đều hỗ trợ giao thức IP.

Việc lựa chọn giao thức IP cho mạng vô tuyến cũng có nhiều lý do khác nhau :

- Thứ nhất, bằng việc xây dựng các mạng trên cơ sở IP, các ứng dụng được viết

cho mạng dữ liệu hữu tuyến có thể hoạt động được trên mạng vô tuyến.

- Thứ hai, giảm chi phí nhờ việc tích hợp và quản lý tập trung các mạng hữu

tuyến và vô tuyến.

- Thứ ba, những cải tiến trên công nghệ IP, như chất lượng dịch vụ (QoS)… có

thể được áp dụng trực tiếp trên mạng vô tuyến.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo104

Page 105: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Ngoài ra, việc hướng tới một mạng IP cho phép phát triển và đưa ra các dịch vụ

theo yêu cầu rất dễ dàng, cho phép các dịch vụ có mặt ở mọi nơi, bất kể sự khác biệt

hay các trở ngại về kỹ thuật trên hạ tầng mạng.

Người dùng có thể thực hiện các kết nối IP từ bất kỳ mạng truy nhập nào, bao

gồm cả GPRS. Nói cách khác không có sự khác biệt nào giữa việc sử dụng mạng

Ethernet, WLAN, hay GPRS… khi truy nhập Internet và người dùng có thể di

chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác mà vẫn duy trì được các kết nối bên trên

lớp IP. Đây cũng chính là điều mà Mobile IP có thể làm được trên GPRS. Phần này

sẽ giới thiệu về cách triển khai Mobile IPv4 trên mạng GPRS.

Hai bước cần phải thực hiện để phát triển hệ thống GPRS theo hướng hỗ trợ

Mobile IP: Trong bước đầu tiên chỉ cần thực hiện một số thay đổi nhỏ là có thể cho

phép người dùng di chuyển giữa các mạng GPRS hỗ trợ Mobile IP. Bước tiếp theo là

tối ưu hoá đường đi, giúp cho việc trao đổi thông tin được hiệu quả hơn.

7.2.1 Hỗ trợ dịch vụ Mobile IP

Trong bước này, dịch vụ Mobile IP được đưa vào hệ thống GPRS bằng cách tích

hợp chức năng FA vào nút GGSN. Khi đó, trong trường hợp chuyển vùng, một MS

(đã được cấp cố định một địa chỉ công cộng) có thể yêu cầu sử dụng và kết nối qua

GGSN của PLMN khách. Nếu PLMN khách không hỗ trợ tính năng này thì GGSN

trên PLMN gốc sẽ được sử dụng; Nghĩa là MS được kết nối qua giao diện Gp. Để

đơn giản, bước này chỉ đề cập đến trường hợp MS sử dụng cùng một GGSN, trên

mỗi PLMN, trong suốt quá trình kết nối.

Hình sau miêu tả cấu trúc điển hình của một mạng GPRS hỗ trợ dịch vụ Mobile

IP. Trong đó, một bộ lọc (filter) được sử dụng để chặn các lưu lượng không mong

muốn từ Internet.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo105

Page 106: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Để hỗ trợ dịch vụ Mobile IP, mỗi mạng GPRS chỉ cần một nút GGSN thực hiện

chức năng của FA, chỉ cần cài đặt thêm phần mềm mà không yêu cầu nâng cấp về

phần cứng, và được ký hiệu là GGSN/FA hay FA cổng (GFA - Gateway FA).

Trên PLMN gốc, cần bổ sung thêm một nút (thường là bộ định tuyến) thực hiện

chức năng HA. Địa chỉ care-of mà MS đăng ký với HA là địa chỉ IP của GFA. MS

cũng có thể yêu cầu một địa care-of đồng vị trí từ một máy chủ DHCP trên mạng

dịch vụ của PLMN khách. Mặc dù địa chỉ đồng vị trí care-of được cấp riêng cho MS,

song theo cấu trúc này, MS buộc phải đăng ký với HA thông qua GFA.

Hình 7.1. Kiến trúc mạng GPRS hỗ trợ Mobile IP

Sự có mặt của GFA tạo ra một sự phân cấp trong việc quản lý di động. Trong đó,

Mobile IP là giao thức quản lý tính động (macro-mobility) trong mạng dịch vụ. Nó

được sử dụng để xử lý tính động ở lớp IP, giữa hai mạng truy nhập (có thể là hữu

tuyến hay vô tuyến). Chức năng quản lý di động (micro-mobility) được thực hiện

trong nội bộ của mạng truy nhập (WLAN, GPRS,…). Chức năng này hoàn toàn

trong suốt đối với các giao thức IP và Mobile IP của mạng dịch vụ. Nếu nhìn từ

mạng ngoài, sẽ không có sự khác biệt nào giữa mạng hữu tuyến và mạng vô tuyến.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo106

Page 107: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Điều này có nghĩa là người sử dụng có thể kết nối với Internet từ bất kỳ mạng truy

nhập nào, có hỗ trợ Mobile IP, mà không phải cấu hình lại thiết bị di động của mình.

Trong trường hợp chuyển vùng, Mobile IP không đủ khả năng nhận dạng và xác

định quyền truy nhập của người sử dụng. Vì lý do này, các máy chủ AAA (ví dụ như

RADIUS) được sử dụng để nhận thực, cấp quyền và tính cước giữa các domain quản

trị khác nhau.

Tiêu chuẩn thiết kế của hệ thống này là phải đảm bảo sao cho các tài nguyên vô

tuyến và tài nguyên địa chỉ IPv4 được sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả, giảm

tối thiểu các bản tin báo hiệu với MS. Biện pháp tốt nhất là MS được phân bổ địa chỉ

care-of của FA. Bởi trong trường hợp này, đường hầm định tuyến của giao thức

Mobile IP chỉ được thiết lập giữa HA và FA, do đó giảm lượng thông tin trao đổi

qua môi trường vô tuyến (nhờ các thông tin bổ sung do các gói tin IP được đóng gói

lần thứ 2 chỉ được truyền giữa HA và FA) và không yêu cầu thêm địa chỉ IP để cấp

cho các thiết bị di động.

Hình sau miêu tả thủ tục đăng ký của MS với mạng gốc. Trước tiên, thiết bị đầu

cuối số liệu (TE) gửi lệnh AT để truyền các tham số tới thiết bị di động (MT). Một

trong những tham số được truyền là tên điểm truy nhập (APN), được sử dụng để

chọn ra GGSN thích hợp. Bằng cách sử dụng chuỗi APN với giá trị là “MIPv4FA”,

người dùng trực tiếp yêu cầu kết nối qua GGSN hỗ trợ FA. MT sẽ gửi yêu cầu kích

hoạt giao thức số liệu gói, cùng với chuỗi APN, tới SGSN. Thông thường, thì yêu

cầu này sẽ bao gồm một địa chỉ IP. Tuy nhiên, nếu sử dụng dịch vụ Mobile IP,

trường địa chỉ này sẽ không được sử dụng và được cập nhật khi GGSN nhận được

bản tin trả lời đăng ký từ HA của MS. Ngay khi nhận được yêu cầu, SGSN sẽ phải

tìm ra địa chỉ IP của một GGSN thích hợp và gửi yêu cầu tạo kết nối tới GGSN vừa

tìm được. Các bước tiếp theo được thực hiện như trong thủ tục kích hoạt giao thức số

liệu gói GPRS.

Bình thường, MS (thực chất là MN hay TE có khả năng di động) phải gửi đi các

bản tin tìm kiếm tác nhân để lấy các thông tin cần thiết trước khi bắt đầu thủ tục

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo107

Page 108: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

đăng ký với HA. Tuy nhiên do GGSN phát hiện được việc MS mới di chuyển vào

vùng mạng nên ngay khi nhận được yêu cầu và thiết lập kết nối, GGSN/FA cũng

đồng thời gửi đi bản tin quảng cáo đại lý tới MS. Cách làm này sẽ giảm lưu lượng

trên giao diện vô tuyến và quá trình đăng ký được diễn ra nhanh hơn. Từ bản tin

quảng cáo, MS sẽ nhận được địa chỉ care-of của FA và gửi yêu cầu đăng ký tới

GGSN dưới dạng lưu lượng người dùng (tải tin). GGSN tách địa chỉ của HA từ yêu

cầu đăng ký, đóng gói, và chuyển tiếp yêu cầu tới HA của MS. Khi nhận được bản

tin trả lời đăng ký từ HA, GGSN tách địa chỉ gốc của MS để cập nhật trường địa chỉ

mà đã được bỏ qua khi thực hiện thủ tục kích hoạt giao thức số liệu gói; rồi chuyển

tiếp bản tin này đến MS. Cấu trúc của các bản tin trong thủ tục đăng ký hoàn toàn

giống như trong thủ tục đăng ký Mobile IP thông thường.

Hình 7.2. Thủ tục đăng ký Mobile IP trong GPRS

7.2.2 Tối ưu hoá đường đi

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo108

Page 109: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Trong phần trước chúng ta đã giả thiết rằng mỗi kết nối của MS chỉ được thực

hiện thông qua một GGSN duy nhất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, một PLMN

có thể có nhiều GGSN khác nhau. Vấn đề xảy ra nếu MS duy trì kết nối trong một

khoảng thời gian dài và di chuyển giữa nhiều SGSN khác nhau. Việc định tuyến sẽ

không thực sự hiệu quả nếu các SGSN này không được phục vụ bởi cùng một

GGSN. Trường hợp này tương tự như vấn đề định tuyến tam giác đã được đề cập

trong phần Mobile IP.

Hình 7.3. Các trường hợp chuyển vùng trong GPRS

Nếu MS không truyền số liệu tại thời điểm tiến hành việc chuyển giao (handover)

từ một SGSN tới một SGSN khác, một kết nối logic mới sẽ được thiết lập giữa

SGSN mới và GGSN phục vụ SGSN đó. Khi đó MS sẽ nhận được một care-of mới.

Nếu quá trình trao đổi dữ liệu đang tiếp diễn trong khi tiến hành chuyển giao, MS sẽ

chuyển sang SGSN mới nhưng vẫn giữ nguyên kết nối tới GGSN cũ. Sau khi dữ liệu

được truyền xong, kết nối logic sẽ được chuyển qua GGSN phục vụ SGSN mới này.

Trong một số trường hợp GGSN mới có thể từ chối kết nối (ví dụ GGSN mới không

hỗ trợ FA) và chuyển kết nối trở về GGSN cũ. Khi đó, trên GGSN cũ phải có một bộ

định thời để đảm bảo rằng các gói tin không bị xoá và kết nối còn được duy trì trong

một khoảng thời gian nhất định.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo109

Page 110: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

7.3 Kết luận

Ý tưởng đằng sau giao thức Mobile IP đó là cho phép duy trì kết nối IP trong suốt

quá trình di chuyển. Mobile IP là một công nghệ độc lập được tích hợp vào GPRS do

đó không làm ảnh hướng đến kiến trúc của hệ thống GPRS. Các chức năng quản lý

di động được tách biệt rõ ràng, bao gồm quản lý di động trong mạng dịch vụ và quản

lý di động trên giao diện vô tuyến. Nhờ vậy mà các thông tin định tuyến gói tin được

quản lý một cách độc lập với các thông tin quản lý vị trí và nhận thực thuê bao của

mạng di động.

Cùng với các khả năng chuyển vùng IP hiện có, việc hỗ trợ Mobile IP giúp cho

nhà khai thác có thể cung cấp giải pháp kết nối IP toàn diện cho hệ thống GPRS.

Trên hình “các trường hợp chuyển vùng trong GPRS”, một MS từ PLMN A chuyển

vùng đến PLMN B. Để truy nhập Internet, MS có thể kết nối qua hệ thống đường

trục liên mạng (giao diện Gp) (1). Trường hợp này thường xảy ra khi MS được gán

địa chỉ IP cố định (có thể là công cộng hoặc dành riêng) và chuyển vùng đến mạng

không hỗ trợ Mobile IP. Việc định tuyến gói tin không thực sự hiệu quả và người

dùng phải trả thêm những phí tổn không đáng có do việc sử dụng tài nguyên của hệ

thống chuyển vùng.

Người dùng cũng có thể yêu cầu kết nối với Internet thông qua cổng dịch vụ

(GGSN) của PLMN khách và chỉ sử dụng các tài nguyên cục bộ (2). Khi đó, MS

phải được gán địa chỉ động từ không gian địa chỉ IP mà nhà khai thác PLMN đó

được cấp. Do địa chỉ của MS thay đổi sau mỗi lần kích hoạt giao thức số liệu gói,

người dùng chỉ có thể truy nhập Internet - quá trình trao đổi dữ liệu xuất phát từ MS,

mà không thể thực hiện các trao đổi dữ liệu kết cuối MS.

Cùng với các mạng truy nhập khác, việc hỗ trợ Mobile IP trong GPRS là rất quan

trọng. Nó không chỉ cho phép các thiết bị đầu cuối di chuyển từ một PLMN sang

một PLMN khác mà còn cho phép các thiết bị này có thể được sử dụng thông qua

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo110

Page 111: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

nhiều mạng truy nhập khác nhau, bao gồm cả mạng hữu tuyến và mạng vô tuyến.

Điểm quan trọng là khi di chuyển như vậy địa chỉ IP trạm di động không thay đổi.

Do vậy, thông tin có thể được trao đổi theo hướng đi/đến trạm di động, bất kỳ lúc

nào, bất kỳ đâu và người sử dụng không phải cấu hình lại thiết bị di động của mình.

Với GPRS, thuê bao chuyển vùng chỉ cần sử dụng tài nguyên nội bộ trên PLMN

khách, do đó giảm được chi phí và tăng hiệu quả truyền dẫn.

Chương 8

NHỮNG MỐI ĐE DỌA TRÊN HỆ THỐNG GPRS

GPRS (General Packet Radio Service - dịch vụ vô tuyến gói chung) là một dịch

vụ dành cho các thuê bao di động thế hệ 2,5G. Với công nghệ GPRS, các thuê bao di

động có thể online liên tục với chi phí thấp, điều này sẽ rất thuận tiện cho việc truy

nhập các ứng dụng của Internet như email, duyệt web... đổi lại ưu điểm này việc bảo

mật được trên mạng trở nên hết sức quan trọng, bởi vì nếu không làm cho người sử

dụng (có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức) có thể cảm thấy an toàn khi sử dụng

các dịch vụ mà nhà khai thác cung cấp thì dù cho tốc độ truyền có cao, giá rẻ nhưng

sẽ vẫn không có sức hấp dẫn.

8.1 Những mối đe dọa đối với công tác bảo mật trên hệ thống

GPRS

Một số dịch vụ sau trên hệ thống GPRS có yêu cầu mức bảo mật cao như các

thông tin giao dịch buôn bán, truyền các thông tin về y học hoặc trao đổi email cá

nhân.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo111

Page 112: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình 8.1. Mô tả về các vùng bảo mật trên mạng GPRSSẽ có 5 vùng chính phải bảo mật :

- Bảo mật liên quan tới thiết bị di động và SIM card.

- Cơ chế bảo mật giữa MS và SGSN (Serving GPRS Support Node - nút hỗ trợ

dịch vụ GPRS) (bao gồm cả giao diện vô tuyến từ MS tới BSS).

- Bảo mật mạng đường trục PLMN.

- Bảo mật giữa các nhà khai thác.

- Bảo mật giữa GGSN (Gateway GPRS Support Node - nút hỗ trợ GPRS cổng) và

các mạng kết nối bên ngoài ví dụ như Internet.

Những hiểm hoạ đối với bảo mật trên hệ thống GPRS rất khác so với hệ thống

chuyển mạch kênh GSM. Những hiểm hoạ đối với bảo mật trên hệ thống GSM

tương đối là có giới hạn còn hệ thống GPRS có nhiều hơn rất nhiều sự thâm nhập

bởi vì mạng đường trục của nó dựa trên nền tảng IP.

Những kẻ xâm nhập vào hệ thống GPRS có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức

cố gắng để phá vỡ sự bảo mật trên hệ thống GPRS và phá hoại các dịch vụ, lấy trộm

thông tin hoặc làm sai lệch chúng hay tấn công vào người sử dụng hoặc bất cứ phần

nào của hệ thống GPRS.

8.1.1 Những mối đe doạ đối với các thiết bị đầu cuối và SIM card

- Tính toàn vẹn của dữ liệu :

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo112

Page 113: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Điện thoại di động có thể liên quan tới một số mối hiểm hoạ tương tự như với

một máy tính thông thường được kết nối vào mạng ví dụ như mạng Internet. Các kẻ

xâm nhập vào điện thoại di động hoặc đầu cuối có thể sửa đổi, chèn thêm hoặc xoá

các ứng dụng hoặc dữ liệu được lưu trữ trong đầu cuối. Điều này có thể đối chiếu

với việc một máy tính bị nhiễm virút. Không chỉ đầu cuối mà ngay cả SIM cũng phải

được đảm bảo toàn vẹn dữ liệu như là ở đầu cuối.

- Bị mất đầu cuối hoặc SIM card :

Do các điện thoại di động quá nhỏ và mỏng so với máy tính nên nó rất dễ bị mất.

Điện thoại di động sẽ gồm đầu cuối di động và SIM card. Trong trường hợp chỉ đầu

cuối di động bị mất thì chủ sở hữu chỉ thiệt hại về giá trị của đầu cuối di động.

Trường hợp nghiêm trọng hơn đó là mất cả đầu cuối di động lẫn SIM card, khi đó

nêu không có những xử lý kịp thời chủ sở hữu sẽ có khả năng tổn thất rất lớn.

- Cho mượn SIM card và đầu cuối di động :

Một hiểm hoạ khác đó là từ các đầu cuối di động và SIM card. Người sử dụng

được uỷ quyền sử dụng thiết bị có thể quá lạm dụng điều này và sử dụng vượt quá

những thoả thuận với chủ sở hữu.

- Nghe trộm và giả dạng :

Giao diện đầu cuối và SIM cũng có thể bị tấn công bởi những kẻ nghe lén dữ liệu

hoặc tạo ra những giả dạng như SIM hoặc đầu cuối để chặn lấy dữ liệu, khi đó

những kẻ phá hoại này có thể thay đổi, chèn thêm thậm chí xoá cả dữ liệu của người

sử dụng.

- Độ tin cậy đối với dữ liệu nhận thực và dữ liệu người sử dụng :

Độ tin cậy đối với dữ liệu nhận thực và dữ liệu người sử dụng trong SIM cùng

với độ tin cậy của phần dữ liệu cố định của người sử dụng trong đầu cuối có thể bị

phá vỡ. Những kẻ xâm nhập có thể truy nhập tới dữ liệu cá nhân của người sử dụng

được lưu trữ bởi SIM card hoặc trong đầu cuối, dữ liệu này có thể là sổ điện thoại

hoặc các tin nhắn phụ thuộc vào từng người sử dụng. Sau khi có được những thông

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo113

Page 114: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

tin này những kẻ xâm nhập có thể sử dụng các dữ liệu đánh cắp được để thực hiện

các hành vi phá hoại của mình.

- SIM card giả :

Khi có được khoá nhận thực các kẻ xâm nhập có thể tạo ra các SIM card giả. Một

điều rất tai hại là khi có SIM card giả thì những kẻ xâm nhập này có thể nghe trộm

các cuộc gọi của người sử dụng thực sự và thậm trí thực hiện các cuộc gọi mà người

chủ sở hữu của SIM bi tạo giả sẽ phải trả tiền cho các cuộc gọi này.

- Các thiết bị kém chất lượng và các đầu cuối chưa qua kiểm chứng :

Các thiết bị kém chất lượng và các đầu cuối chưa qua kiểm chứng có thể là

nguyên nhân gây nhiễu loạn cho hoạt động của mạng và ảnh hưởng tới chất lượng

của dịch vụ cung cấp tới các thuê bao khác.

8.1.2 Những mối đe doạ tại giao diện giữa MS và SGSN

Điểm dễ bị tấn công đáng chú ý nhất giữa MS và SGSN chính là giao diện vô

tuyến hoặc giao diện giữa thiết bị đầu cuối và BSS. Mối hiểm hoạ đối với giao diện

vô tuyến có thể được chia thành 4 phần khác nhau gồm :

- Truy nhập trái phép đối với dữ liệu :

Dữ liệu của người sử dụng, các tín hiệu báo hiệu và dữ liệu điều khiển là những

thông tin mà những kẻ nghe lén có thể nghe được trên giao diện vô tuyến. Tín hiệu

báo hiệu và dữ liệu điều khiển là những thông tin rất hữu dụng để tấn công vào hệ

thống GPRS và cho phép những kẻ phá hoại truy nhập tới các dữ liệu quản lý bảo

mật.

Những kẻ phá hoại có thể giả dạng như một thành phần của mạng ví dụ như BTS

và chặn các thông tin người sử dụng, tín hiệu báo hiệu hoặc dữ liệu điều khiển trên

giao diện vô tuyến.

Những kẻ phá hoại có thể quan sát thời gian tốc độ, chiều dài, điểm xuất phát

hoặc đích đến của các gói tin để có thể truy nhập các thông tin. Đây là một cách bị

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo114

Page 115: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

động để phân tích dữ liệu. Những kẻ phá hoại có thể chủ động thiết lập những phiên

liên lạc và tiến hành quan sát như trong trường hợp phân tích thông tin bị động để có

thể truy nhập thông tin.

- Đe doạ đối với khả năng toàn vẹn :

Khả năng toàn vẹn đối với dữ liệu bị phá vỡ khi dữ liệu bị sửa đổi, chèn thêm

hoặc xoá.

- Từ chối dịch vụ :

Chúng ta đề cập đến việc các kẻ phá hoại có thể tạo ra các sự rối loạn ở trong

mạng dẫn đến khi người sử dụng yêu cầu một dịch vụ nào đó mà họ được phép truy

nhập đến mạng nhưng bị từ chối. Ngoài việc tạo ra các sự rối loạn trong mạng,

những kẻ phá hoại cũng có thể tạo ra sự từ chối dịch vụ bằng cách giả dạng như một

phần của mạng sau đó ngăn chặn dữ liệu người sử dụng, tín hiệu báo hiệu hoặc dữ

liệu điều khiển không thể truyền được.

- Truy nhập trái phép đối với dịch vụ :

Có thể xảy ra khả năng những kẻ phá hoại có thể truy nhập tới các dịch vụ nhờ

việc giả dạng như một BTS trung chuyển, sau khi người sử dụng hoàn thành xong

các thủ tục tạo kết nối thì những kẻ phá hoại sẽ chiếm kết nối này và truy nhập tới

dịch vụ mà họ cần.

8.1.3 Những mối đe dọa đối với mạng đường trục PLMN trong GPRS

Những hiểm hoạ đối với mạng đường trục GPRS cũng giống như đối với giao

diện vô tuyến. Những mối hiểm hoạ đối với liên kết giữa MS và SGSN đã được mô

tả cũng giống như hiểm hoạ đối với mạng đường trục. Các hiểm hoạ với mạng

đường trục có thể gồm có truy nhập trái phép dữ liệu, đe doạ tới tính toàn vẹn của dữ

liệu, từ chối dịch vụ và truy nhập trái phép dịch vụ.

Nhà khai thác có thể sử dụng mạng IP hiện có như là một mạng PLMN để truyền

dữ liệu cho mạng GPRS. Như vậy một mối hiểm hoạ quan trọng đối với mạng

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo115

Page 116: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

đường trục đó là những người được uỷ thác đang lạm dụng đặc quyền của mình để

tấn công mạng đường trục PLMN hoặc dùng mạng đường trục PLMN để tấn công

các mạng khác. Do những người này có thể tính toán được các phương pháp bảo vệ

cho tất cả mọi thành phần của mạng nên mọi sự tấn công được khởi phát ngay từ

mạng đường trục PLMN.

Một điều hiển nhiên là mạng đường trục PLMN dựa trên IP không chỉ dành riêng

cho dữ liệu GPRS. Mạng IP có thể truyền rất nhiều kiểu dữ liệu của mạng GPRS, có

thể gửi từ nhiều người sử dụng (người sử dụng ở đây có thể là thuê bao của mạng

GPRS hoặc từ nhiều nguồn khác chẳng hạn như từ Internet). Dữ liệu có thể qua

mạng thông qua giao thức đường hầm GPRS, nhưng cũng có thể thông qua các giao

thức dựa trên IP khác.

Hình 8.2. Nhà khai thác sử dụng mạng IP đang tồn tại như mạng PLMN

Do giao thức GTP (GPRS Tunnel Protocol) ở chế độ mặc định không được mã

hoá nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nào đó truy nhập tới các nút trung gian

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo116

Page 117: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

giữa GGSN và SGSN để nghe lén thông tin ví dụ như thông tin của các thuê bao

GPRS.

Một đe doạ khác liên quan tới mạng đường trục PLMN là làm thế nào để quản lý

và duy trì được hoạt động của các thành phần mạng (NE: Network Element), theo

hình trên có thể dùng những trạm duy trì bảo dưỡng để giải quyết các vấn đề này.

Một giao diện phải được bảo vệ chống lại những kẻ xâm nhập ví dụ như từ Internet

trong trường hợp các cổng không an toàn được mở như cổng 20 và 21 dùng cho dịch

vụ FTP và 8888 cho việc quản lý nút thông qua HTTP. Giao diện cho các hoạt động

khai thác và bảo dưỡng có thể không được tiêu chuẩn hoá nhưng với các giao diện

thì khác, các giao diện được chuẩn hoá theo một tiêu chuẩn chung.

8.1.4 Những mối đe doạ đối với quá trình liên mạng giữa các mạng

GPRS

Bảo mật giữa các nhà khai thác GPRS phụ thuộc vào độ tin cậy giữa các nhà khai

thác mạng. Giống như các mối nguy hiểm liên quan đến mạng đường trục, các mối

hiểm hoạ giữa các nhà khai thác GPRS rất đa dạng. Có khả năng một người được uỷ

quyền từ mạng khác sẽ lạm dùng đặc quyền của mình để tấn công với các hình thức

như:

- Nghe lén.

- Giả dạng.

- Phân tích dữ liệu.

- Từ chối dịch vụ.

Thực tế là các nhà khai thác khác nhau luôn cạnh tranh để dành lấy các thuê bao,

điều này có nghĩa là họ là những đối thủ cạnh tranh của nhau và vì vậy nhà khai thác

mạng này cũng sẽ trở thành mối đe doạ với nhà khai thác mạng kia. Mạng điện thoại

di động PLMN này có thể bị tấn công bởi các nhà khai thác mạng khác hoặc các

thuê bao để làm cho các thuê bao chuyển sang mạng của nhà khai thác khác.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo117

Page 118: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Một sự ngẫu nhiên liên quan đến vấn đề trên đó là tạo ra sự từ chối các dịch vụ.

Việc tấn công của các nhà khai thác với việc ngăn chặn về mặt vật lý dữ liệu của

thuê bao có thể ngăn chặn không cho truyền hoặc làm trễ quá trình truyền dữ liệu.

Điều này có thể thực hiện được khi các thuê bao sử dụng mạng khách hoặc có thể

tấn công từ bên ngoài chống lại các thuê bao trong mạng. Một con đường vật lý để

can thiệp như là một kiểu tấn công là làm cho các giao thức bị lỗi do đó mạng không

thể quản lý các giao thức một cách đúng đắn.

8.1.5 Những mối đe doạ đối với quá trình liên mạng giữa mạng GPRS và

các mạng dữ liệu mạch gói

Việc bảo mật liên mạng giữa các mạng GPRS và các mạng dữ liệu gói là để bảo

vệ hệ thống GPRS chống lại những kẻ phá hoại hoặc những kẻ xâm nhập muốn tấn

công hệ thống từ các mạng bên ngoài ví dụ như từ mạng Internet. Mục đích của các

tấn công có thể là tạo ra những nguy hiểm đối với các hệ thống hoặc đánh cắp thông

tin.

Một kẻ phá hoại cũng có thể là nguyên nhân của những hoá đơn với mức phí

khổng lồ dành cho những người sử dụng GPRS. Do việc tính cước GPRS dựa trên số

lượng của dữ liệu truyền và nhận nên một hiểm hoạ đối với những người sử dụng

GPRS là việc gửi các email với kích thước lớn từ các mạng bên ngoài hoặc tạo ra

các virút tới các MS của người sử dụng. Các virút này có thể có khả năng gửi các gói

tin giả từ một MS mà thậm chí ngay cả chủ sở hữu của các MS này cũng không biết

về chúng.

GGSN có thể sử dụng phương pháp định tuyến tĩnh hoặc phương pháp định tuyến

động. Khi sử dụng phương pháp định tuyến động thì rất dễ để tạo ra các tấn công

dưới dạng từ chối dịch vụ với GGSN đó bằng việc cung cấp cho GGSN này các

thông tin định tuyến sai lệch.

8.2 Kết luận

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo118

Page 119: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Những hiểm hoạ đã giới thiệu ở trên cho thấy việc tấn công mạng GPRS là rất đa

dạng. Đồng thời với việc cung cấp các dịch vụ tốc độ cao, giá rẻ, thì công tác bảo

mật cũng là việc làm hết sức cần thiết đối với các nhà khai thác mạng GPRS hiện

nay.

Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG PHÁT

TRIỂN

1. Kết quả đạt được :

Sau khi hoàn thành chương trình ứng dụng tiến hành thử nghiệm và chạy trên các

trình giả lập. Qua hệ thống, chương trình chạy tương đối ổn định, thực hiện tốt các

chức năng của đề tài đã đề ra, bước đầu đạt đến mục đích của đề tài.

2. Ưu nhược điểm :

a. Ưu điểm :

- Chương trình khá mới mẻ.

- Hệ thống cung cấp các dịch vụ cho người sử dụng.

- Chương trình nhỏ gọn, linh động.

b. Nhược điểm :

- Mô hình triển khai nhỏ.

- Chương trình chưa kết nối thành công với mạng viễn thông.

3. Tổng kết :

Như vậy trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo lý thuyết cũng như vận

dụng các kiến thức đã học, nhóm chúng em đã thực hiện được các công việc sau :

Cơ chế hoạt động của các loại tin nhắn SMS. MMS.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo119

Page 120: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Cơ chế hoạt động của dịch vụ GPRS.

Phát triển chương trình ứng dụng thông qua các tìm hiểu và nghiên cứu trên.

4. Hướng phát triển :

Để hướng đến việc hoàn thiện trong việc xây dựng một hệ thống các dịch vụ gia

tăng trên nền GSM có sẵn, theo chúng em nghĩ cần thực hiện các điểm sau :

Cần cập nhật thông tin, những sự thay đổi về phiên bản của các trình giả lập.

Tìm hiểu các công nghệ khác có liên quan, phối hợp các công nghệ này để

phát triển ứng dụng mạnh mẽ và toàn diện hơn.

Khắc phục để các loại điện thoại đều sử dụng được.

5. Sơ đồ và đặc tả Usecase :

5.1 Sơ đồ Usecase:

upload delete user

Admin

logout downloadlogin register

User

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo120

Page 121: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

5.2 Đặc tả Usecase:

Use case Login

Tóm tắt: Cho phép người dùng đăng nhập vào hệ thống với các quyền

tương ứng.

Actor: Admin, User.

Dòng sự kiện chính:

o Admin/User nhập UserName và Password của mình sau đó

nhấn nút đăng nhập.

o Hệ thống sẽ kiểm tra xem UserName và Password có hợp lệ

hay không. Nếu hợp lệ thì hệ thống sẽ cho phép người dùng

đăng nhập và được sử dụng tất cả các quyền của mình. Hệ

thống sẽ cập nhập phiên truy cập của Admin/User.

Các tình huống ngoại lệ:

o Admin/User nhập không đúng UserName và Password.

Điều kiện tiên quyết:

o Nhập đúng thông tin về UserName hoặc UserPassword.

Trạng thái của hệ thống sau khi Use case kết thúc:

o Admin/User đăng nhập vào hệ thống.

Use case Logout

Tóm tắt: Cho phép người dùng thoát khỏi hệ thống.

Actor: Admin,User

Dòng sự kiện chính:

o Admin/User muốn thoát ra ngoài phiên làm việc bằng cách

nhấn vào nút “Logout”.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo121

Page 122: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

o Hệ thống sẽ hỏi xem đã muốn thoát hay chưa.

o Nếu đồng ý sẽ thoát ra ngoài, nếu không đồng ý sẽ trở lại phiên

làm việc như cũ.

Điều kiện tiên quyết:

o Admin/User phải đang ở trạng thái Login.

Trạng thái của hệ thống sau khi Use case kết thúc:

o Người dùng thoát khỏi hệ thống.

Use case Upload

Tóm tắt: Cho phép Admin đưa thêm thông tin, hình ảnh vào hệ thống.

Actor: Admin

Dòng sự kiện chính:

o Admin sau khi đăng nhập vào tài khoản của mình sẽ thực hiện

việc thêm thông tin, hình ảnh cho hệ thống.

o Sau khi cập nhật xong dữ liệu, Admin sẽ lưu lại các thay đổi đó.

Điều kiện tiên quyết:

o Admin phải đăng nhập mới thực hiện được việc Upload.

Trạng thái của hệ thống sau khi Use case kết thúc:

o Hệ thống sẽ được cập nhật dữ liệu.

Use case DeleteUser

Tóm tắt: Cho phép Admin xóa User trong hệ thống người dùng.

Actor: Admin

Dòng sự kiện chính:

o Admin xem danh sách các User đã đăng kí trên hệ thống.

o Những User nào không hợp lệ sẽ bị xóa khỏi cơ sở dữ liệu và

User đó không thể đăng nhập vào hệ thống nữa.

Các tình huống ngoại lệ:

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo122

Page 123: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

o Admin xóa User đi và muốn khôi phục lại.

Điều kiện tiên quyết:

o Phải đăng nhập vào hệ thống với quyền Admin.

Trạng thái của hệ thống sau khi Use case kết thúc:

o User sẽ bị xóa account khỏi cơ sở dữ liệu.

Use case Download

Tóm tắt: Cho phép người dùng tải các đối tượng về máy của mình.

Actor: User

Dòng sự kiện chính:

o User đăng nhập vào hệ thống.

o Chọn đối tượng cần tải về và nhấn nút download.

Các tình huống ngoại lệ:

o User không thể download về máy mình được

Điều kiện tiên quyết:

o User phải đăng nhập vào hệ thống.

Trạng thái của hệ thống sau khi Use case kết thúc:

o Đối tượng được người dùng tải về.

Use case Register

Tóm tắt: Cho phép người dùng đăng kí một tài khoản để sử dụng hệ

thống.

Actor: User

Dòng sự kiện chính:

o User nhấn vào nút đăng kí để thực hiện việc đăng kí .

o User điền đầy đủ thông tin vào form đăng kí.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo123

Page 124: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

o Hệ thống kiểm tra thông tin đăng kí, nếu hợp lệ sẽ lưu vào cơ

sở dữ liệu. Nếu thông tin đăng kí chưa hợp lệ thì sẽ báo lỗi và

yêu cầu User nhập lại thông tin.

Các tình huống ngoại lệ:

o User đăng kí tài khoản không hợp lệ.

Điều kiện tiên quyết:

o Điền đầy đủ thông tin cần thiết vào form đăng nhập .

Trạng thái của hệ thống sau khi User case kết thúc:

o Tài khoản của User được tạo ra và lưu vào cơ sở dữ liệu.

6. Sơ đồ hoạt động của Use case Login và Logout

Login

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo124

Page 125: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Logout

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo125

Page 126: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Phần 5: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo126

Page 127: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

[1] Timo Halonen, GSM, GPRS and EDGE Performance Evolution Towards 3G UMTS eBook KB, John Wiley & Sons, Ltd, Chichester, 2003.[2] P. Loshin, Mobile Messaging Tecnologies and Services SMS, EMS and MMS,John Wiley & Sons, John Wiley & Sons, Ltd, Chichester, 2005.[3] Carol Long, GPRS and 3G Wireless Applications, D&G Limited, LLC, Canada, 2001. Tham khảo trên web:www.java.sun.comwww.javavietnam.orgwww.mobifone.com.vnwww.viettelmobile.com.vnwww.vinaphone.com.vn

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo127

Page 128: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Phụ lục A

SỰ CHUẨN HÓA (STANDARDIZATION)

Việc chuẩn hóa các công nghệ truyền thông và những dịch vụ cho phép liên quan

là một cách rất quan trọng cho việc phát triển các hệ thống truyền thông trong một

môi trường có nhiều nhà cung cấp như hiện nay. Có nhiều nhóm như các mạng viễn

thông, các nhà sản xuất, các hãng phần mềm thứ ba… đưa ra các kỹ thuật của riêng

mình đã được chứng thực rộng rãi. SMS, EMS và MMS là ba dịch vụ tin nhắn di

động mà những kỹ thuật đã được chuẩn hóa. So với những dịch vụ tin nhắn SMS và

EMS việc chuẩn hóa hình ảnh cho MMS đã trở nên vô cùng phức tạp. Một vài tổ

chức chuẩn hóa đã hợp tác lại với nhau để đưa ra một kỹ thuật riêng và ổn định cho

MMS.

Những tổ chức đã hoạt động bao gồm cả việc thiết kế các chuẩn cho MMS là

3GPP và WAP Forum. Từ năm 2002, WAP Forum mở rộng ra thêm với nhóm chuẩn

hóa khác tạo thành Open Mobile Alliance (OMA). Do đó MMS hoạt động trên WAP

Forum có thể đượ chuyển đổi hoàn toàn sang OMA.

Phần lớn những chuẩn MMS được đưa ra bởi các tổ chức thành phần đều dựa

vào những kỹ thuật có sẵn được phát triển bởi W3C và IETF. GSM Association

(GSMA) là một nhóm bao gồm các nhà cung cấp mạng các nhà sản xuất lớn có thể

thiết kế ra các dịch vụ tương tác được với nhau. 3GPP2 lại cung cấp những kỹ thuật

khác, có những kỹ thuật dành riêng cho MMS và những kỹ thuật dành riêng cho

triển khai ứng dụng chủ yếu cho thị trường Bắc Mỹ và một số nước khu vực châu Á.

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết từng loại chuẩn hoá trên

1. Quá trình hình thành và phát triển của tin nhắn

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo128

Page 129: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Sự hình thành và phát triển của các công nghệ và dịch vụ tin nhắn ngày càng trở

nên phức tạp vì các dịch vụ phải dựa vào những tổ chức chuẩn hóa. Có 3 tổ chức

chuẩn hóa dịch vụ và công nghệ tin nhắn là 3GPP, OMA và WAP Forum.

Một vài kỹ thuật tin nhắn được phát triển dành riêng cho những thị trường có nhu

cầu đặc biệt. Một trong những dịch vụ tin nhắn đầu tiên được giới thiệu trong mạng

di động đó là dịch vụ nhắn tin ngắn SMS. Công dụng đơn giản nhất mà MMS cung

cấp đó là cho phép các thuê bao có thể trao đổi qua lại những tin nhắn dạng văn bản.

SMS ban đầu được chuẩn hóa bởi Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI) sau đó

được chuyển giao lại cho Dự án quan hệ đối tác thế hệ thứ ba (3GPP). Hiện nay việc

chuẩn hoá cho SMS được thực hiện trong phạm vi chuẩn hóa của 3GPP. Một trong

những ứng dụng mở rộng của dịch vụ nhắn tin SMS là dịch vụ tin nhắn EMS. Dịch

vụ EMS cho phép các thuê bao thực hiện những tin nhắn có nội dung dài va phong

phú hơn với nhiều định dạng khác nhau.

Từ năm 1998, việc chuẩn hoá các dịch vụ tin nhắn tập trung vào một dịch vụ tin

nhắn mới có nhiều chức năng hơn đó là tin nhắn đa phương tiện MMS. Các chuẩn

của tin nhắn MMS sẽ được tìm hiểu trong phần sau.

Hình A.1. Quá trình hình thành và phát triển của tin nhắn

2. Các tiêu chuẩn của MMS:

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo129

Page 130: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

MMS là một dịch vụ tin nhắn phức tạp do đó việc chuẩn hóa cho nó cũng rất khó

và yêu cầu nhiều tổ chức chuẩn hóa cùng nhau hợp tác. Trong việc chuẩn hoá này,

3GPP giữ vai trò dẫn đầu trong việc xác định các yêu cầu của dịch vụ mức cao, thiết

kế ra mô hình MMS, sản xuất ra một vài kỹ thuật mức thấp, đồng nhất hóa các định

dạng thích hợp và các giao thức dạng luồng (streaming protocol).

Bên cạnh đó, diễn đàn WAP cũng định nghĩa các kỹ thuật cấp thấp về các giao

thức bắc cầu giữa điện thoại MMS và mạng trong môi trường WAP. Đồng thời, một

nhóm các nhà cung cấp viễn thông là nhóm MMS-IOP cũng sản xuất những chi tiết

kỹ thuật(những tài liệu MMS phù hợp) để bảo đảm tính vận hành giữa các thiết bị

MMS đầu tiên.

Đến năm 2002, diễn đàn WAP và nhóm MMS-IOP kết hợp với OMA(Open

Mobile Alliance) để cho phép quá trình phát triển tiêu chuẩn hóa hiệu quả hơn dành

cho MMS. Ngoài ra còn có các tổ chức chuẩn hóa khác như W3C và IETF cùng

nhau phát triển những kỹ thuật mới. Tất cả các tiêu chuẩn của MMS này sẽ được

giới thiệu cụ thể ở các phần tiếp theo ngay sau đây.

Hình A.2. Các chuẩn hiện có của MMS

3. Third Generation Partnership Project

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo130

Page 131: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

3GPP là Dự án quan hệ đối tác thế hệ thứ ba được viện Tiêu chuẩn viễn thông

châu Âu (ETSI-) và Hội nghị bưu chính & viễn thông hâu Âu (CEPT-Conference of

European Postal And Telecommunication) thực hiện dựa trên công nghệ GSM.

3GPP được thành lập năm 1998 bởi năm tổ chức phát triển tiêu chuẩn (bao gồm

cả ETSI) với mục tiêu cộng tác dựa trên sự phát triển của những hệ thống di động có

thể tương tác được. Sau này có thêm một tổ chức gia nhập 3GPP.

Cả sáu tổ chức này đại diện cho những công ty viễn thông trên toàn thế giới:

• European Telecommunications Standards Institute (ETSI) đại diện cho châu Âu.

• Committee T1 đại diện cho thị trường Mỹ.

• Association of Radio Industries and Businesses (ARIB) của Nhật Bản.

• Telecommunications Technology Committee (TTC) của Nhật Bản.

• Telecommunications Technology Association (TTA) của Hàn Quốc.

• China Wireless Telecommunication Standard (CWTS) của Trung Quốc.

Mỗi tổ chức trong nhóm đều có có thể đóng góp cho sự phát triển chung của

3GPP. Trong trường hợp muốn đưa ra những dịch vụ hay công nghệ mới, các thành

viên sẽ được giúp đỡ bởi một vài tổ chức khác như UMTS Forum, Global mobile

Suppliers Association(GSA), GSM Association (GSMA), IPv6 Forum, 3G.IP focus

group, and the 3G Americas.

Tham khảo địa chỉ của các tổ chức trên:

http://www.umts-forum.org/

http://www.gsacom.com/

http://www.gsmworld.com/

http://www.ipv6forum.com/

http://www.3gip.org/

http://www.3gamericas.org/

3.1 3GPP Structure

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo131

Page 132: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình A.3. Cấu trúc 3GPP

Cấu trúc của 3GPP được chia ra thành Nhóm phối hợp dự án (Project

Coordination Group PCG) và năm nhóm đặc tả kỹ thuật(Technical Specifications

Groups TSGs). PCG chiụ trách nhiệm về quản lý và giám sát toàn bộ công việc được

thực hiện bên trong phạm vi của 3GPP trong khi TSGs tạo ra và bảo trì những chi

tiết kỹ thuật của 3GPP.

3.2 3GPP Specifications: Release, Phase, and Stag

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo132

Page 133: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình A.4. Các đặc tả của 3GPP: Release, Phase và Stag

3.3 3GPP Specifications: Numbering Scheme

Hình A.5. Các đặc tả của 3GPP: sự sắp xếp theo thứ tự

4. Third Generation Partnership Project 2

3GPP2 (3rd Generation Partnership Project 2): là một thỏa thuận chung được

thiết lập vào tháng 12/1998 giữa các tổ chức viễn thông ARIB/TTC (Nhật), CCSA

(Trung Quốc), TIA (Bắc Mỹ) và TTA (Hàn Quốc). Nội dung của thỏa thuận này là

đưa ra những đặc điểm kỹ thuật của hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ 3 áp dụng

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo133

Page 134: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

trên toàn cầu nằm trong phạm vi của bộ tiêu chuẩn IMT-2000 của tổ chức ITU. Sau

đó, 3GPP2 được cụ thể bằng bộ tiêu chuẩn CDMA2000 dựa trên công nghệ CDMA.

Tham khảo thêm các đặc tính kỹ thuật tại www.3gpp2.org

5. Open Mobile Alliance

Open Mobile Alliance (OMA): Liên minh di động mở là một diễn đàn tiêu chuẩn

hóa được thành lập vào tháng 6/2002 bởi gần 200 công ty đại diện cho toàn bộ các

dịch vụ di động. Liên minh này có khả năng phát triển các ứng dụng cho phép sự

tương tác giữa các di động và có thể chạy trên mọi hệ thống.

Một số diễn đàn hoạt động chung với OMA như WAP Forum, Wireless

Village(WV), MS Interoperability Group(MMS-IOP), SyncML Initiative, Location

Interoperability Forum(LIF), Mobile Wireless Internet Forum (MWIF) và Mobile

Games Interoperability Forum(MGIF).

5.1 Tổ chức OMA

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo134

Page 135: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Hình A.6. Mô hình của tổ chức OMA

5.2 Các đặc điểm kỹ thuật OMA

Hình A.7. Các đặc điểm kỹ thuật của OMA

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo135

Page 136: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Phụ lục B

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT MMS VÀ GPRS CHO CÁC

MẠNG DI ĐỘNG

1. Cài đặt tự động

Vin

apho

ne

1. Bằng tin nhắn Vào Tin nhắn soạn nội dung: SET GPRS và gởi đến số 333 Mạng sẽ gởi về tin nhắn Configuration Message, bạn chỉ việc

Save lại và Active cấu hình này là xong. (Một số máy đòi mã

PIN thì bạn nhập vào 1111). Một số Model mới bạn phải dùng cách thứ 2. 

2. Truy cập vào trang http://www.vinaphone.com.vn để đăng ký. Vào mục Gởi cấu hình tự động, làm theo các bước hướng dẫn. Mạng sẽ gởi về tin nhắn Configuration Message, bạn chỉ việc Save lại và Active cấu hình này là xong. (Một số máy đòi mã PIN thì bạn nhập vào 1111).

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo136

Page 137: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Mob

ifone

1. MobiFone gửi SMS với nội dung:     GPRS <tên hãng viết tắt><loại máy> gửi đến số 994      MMS <tên hãng viết tắt><loại máy> gửi đến số 994      Ví dụ: GPRS N7210 hoặc MMS N7210 cho máy Nokia 7210.                GPRS ET610 hoặc MMS ET610 cho máy Sony

Ericsson T610.                GPRS SAE700 hoặc MMS SAE700 cho máy

Sammung E700. Ký hiệu viết tắt tên hãng: Nokia: N,  Samsung: SA, 

Sony Ericsson: E,  Motorola: M,  LG: L,  Siemens: S. 

2. Truy cập vào trang http://www.mobifone.com.vn để đăng ký. Vào mục Gởi cấu hình tự động, làm theo các bước hướng dẫn.

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo137

Page 138: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Vie

ttel

Mob

ile1. Cài đặt bằng cách nhắn tin

Bước 1: Khách hàng gửi tin nhắn để đăng ký sử dụng dịch vụ GPRS, khách hàng chọn 1 trong 2 gói cước: GPRS1 hoặc GPRS2

Gói cước GPRS1: Soạn tin nhắn “GPRS1” gửi tới 191 Gói cước GPRS2: Soạn tin nhắn “GPRS2” gửi tới 191

Bước 2: Khách hàng gửi tin nhắn để cài đặt cấu hình tự động

Khách hàng gửi tin nhắn: “GPRS_ tenmay” gửi tới 191. Hệ thống sẽ trả về bản tin hướng dẫn và các tin nhắn cài

đặt, khách hàng  phải lưu lại các tin nhắn và khởi động lại máy trước khi sử dụng

Lưu ý:

Tên máy không bao gồm tên của hãng sản xuất. Ví dụ Sony Ericsson P900 thì chỉ cần soạn “GPRS  P900”; Nokia 3230 chỉ cần soạn “GPRS  3230”

Đối với một số loại máy khi lưu lại cấu hình tự động , máy sẽ hỏi mật khẩu, khách hàng sẽ nhập mật khẩu : 1111

- Để hủy bỏ dịch vụ: Khách hàng nhắn tin “OFF” rồi gửi tới số 191 - Để chuyển đổi giữa 2 gói cước: Khách hàng nhắn tin “GPRS1” (nếu đang sử dụng gói GPRS2) hoặc “GPRS2” (nếu đang sử dụng gói GPRS1) rồi gửi đến 191

2. Truy cập vào trang http://www.viettelmobile.com.vn để đăng ký. Vào mục Gởi cấu hình tự động, làm theo các bước hướng dẫn.

Bảng B1. Cấu hình dịch vụ cho các mạng di động

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo138

Page 139: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

2. Cài đặt bằng tay

- Vinaphone

Cài đặt Wap qua GPRSTên cài đặt Vina-gprs-wapTrang chủ (Home page) http://wap.vinaphone.vnn.vnKiểu kết nối (hoặc Cổng - Port) Nối liên tục (hoặc 9201 hoặc 8000)Sóng mang (Data Bearer) GPRSKết nối an toàn TắtĐịa chỉ IP (IP address) 10.1.10.46Tên thuê bao (User name) mmsMật mã (Password) mmsĐiểm truy cập GPRS (Acess point name) m3-world

Bảng B2. Cấu hình dịch vụ Wap bằng tay mạng Vinaphone

Cài đặt MMS qua GPRSTên cài đặt Vina-gprs-mmsTrang chủ (Home page) http://mms.vinaphone.vnn.vnKiểu kết nối (hoặc Cổng - Port) Nối liên tục (hoặc 9201 hoặc 8000)Sóng mang (Data Bearer) GPRSKết nối an toàn TắtĐịa chỉ IP (IP address) 10.1.10.46Tên thuê bao (User name) mmsMật mã (Password) mmsĐiểm truy cập GPRS (Acess point name) m3-mms

Bảng B3. Cấu hình dịch vụ MMS bằng tay mạng Vinaphone

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo139

Page 140: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

- Mobifone

Cài đặt Wap qua GPRSTên cài đặt Mobi-gprs-wapTrang chủ (Home page) http://wap.mobifone.com.vn/Kiểu kết nối (hoặc Cổng - Port) Nối liên tục (hoặc 9201)Sóng mang (Data Bearer) GPRSKết nối an toàn TắtĐịa chỉ IP (IP address) 203.162.21.107Tên thuê bao (User name) mmsMật mã (Password) mmsĐiểm truy cập GPRS (Acess point name) m-wap

Bảng B4. Cấu hình dịch vụ Wap bằng tay mạng Mobifone

Cài đặt Wap qua GPRSTên cài đặt Mobi-gprs-mmsTrang chủ (Home page) http://203.162.21.114/mmscKiểu kết nối (hoặc Cổng - Port) Nối liên tục(hoặc 9201)Sóng mang (Data Bearer) GPRSKết nối an toàn TắtĐịa chỉ IP (IP address) 203.162.21.114Tên thuê bao (User name) mmsMật mã (Password) mmsĐiểm truy cập GPRS (Acess point name) m-i090

Bảng B5. Cấu hình dịch vụ MMS bằng tay mạng Mobifone

- Viettel

Cài đặt Wap qua GPRSTên cài đặt Viettel-gprs-wap

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo140

Page 141: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang chủ (Home page) http://wap.viettelmobile.com.vnKiểu kết nối (hoặc Cổng - Port) Nối liên tục (hoặc 9201 hoặc 8080)Sóng mang (Data Bearer) GPRSKết nối an toàn TắtĐịa chỉ IP (IP address) 192.168.233.10Tên thuê bao (User name)Mật mã (Password)Điểm truy cập GPRS (Acess point name) v-wap

Bảng B6. Cấu hình dịch vụ Wap bằng tay mạng Viettel

Cài đặt Wap qua GPRSTên cài đặt Vina-gprs-mmsTrang chủ (Home page) http://mms.viettelmobile.com.vn /mms/wapenc Kiểu kết nối (hoặc Cổng - Port) Nối liên tục 8080 hoặc 9201Sóng mang (Data Bearer) GPRSKết nối an toàn TắtĐịa chỉ IP (IP address) 192.168.233.10Tên thuê bao (User name)Mật mã (Password)Điểm truy cập GPRS (Acess point name)

v-mms

Bảng B7. Cấu hình dịch vụ MMS bằng tay mạng Viettel

3. Giá cước dịch vụ

Giá cước dịch vụ MMS của Vinaphone

Cước nhắn tin MMS (chưa bao gồm thuế GTGT):

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo141

Page 142: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Nhắn tin  MMS từ ĐTDĐ đến ĐTDĐ hoặc E-mail

Nhắn tin MMS trong bản tin chỉ bao gồm các ký tự, không có hình ảnh và âm

thanh: 364 đồng/bản tin MMS.

Nhắn tin MMS trong bản tin bao gồm cả các ký tự, hình ảnh và âm thanh:

727 đồng/bản tin MMS.

Tải nhạc chuông, hình ảnh từ trang VinaPortal về máy ĐTDĐ qua MMS: 727

đồng/lần gửi

Giá cước dịch vụ MMS của Mobifone

Cước nhắn tin MMS (chưa bao gồm thuế GTGT):

Nhắn tin  MMS từ ĐTDĐ đến ĐTDĐ hoặc E-mail

Nhắn tin MMS trong bản tin chỉ bao gồm các ký tự, không có hình ảnh và âm

thanh: 364 đồng/bản tin MMS.

Nhắn tin MMS trong bản tin bao gồm cả các ký tự, hình ảnh và âm thanh:

727 đồng/bản tin MMS.

Từ MobiFone Web Portal tải nội dung dưới dạng WAP Push đến thuê bao di

động trong nước.

- Thuê bao gửi 1.818đồng/lần gửi

- Thuê bao nhận: cước truy cập GPRS theo quy định hiện hành

Yêu cầu nội dung qua WAP Push bằng SMS:    

- Thuê bao gửi 1.818đồng/SMS

- Thuê bao nhận Cước truy cập GPRS theo quy định hiện hành

Tải nội dung từ nhà cung cấp nội dung:

- Thuê bao gửi Theo mức cước quy định của nhà cung cấp nội dung.

- Thuê bao nhận: cước truy nhập GPRS theo quy định hiện hành

Giá cước dịch vụ MMS của Viettel

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo142

Page 143: Dich vu gia tang tren nen GSM(1).doc

Dịch vụ gia tăng trên nền GSM_______________________________________________________________________________________________________________________________________

Gửi và nhận MMS: Có 2 trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Gửi MMS từ máy di động hỗ trợ MMS tới máy di động hỗ trợ

MMS.Trường hợp 2: Gửi MMS từ máy di động hỗ trợ MMS tới máy di động không

hố trợ MMS. Trong trường hợp này, máy điện thoại gửi MMS sẽ vẫn nhận được tin

nhắn đã được gửi như bình thường. Máy điện thoại nhận tin nhắn sẽ được thông báo

“Ban vua nhan duoc tin nhan MMS. Hay truy cap vao dia chi :

http://mmbox.viettelmobile.com.vn/WMS/ Ma so de nhan tin nhan: .....” 

Giá cước dịch vụ MMS:  500 đồng/MMS

Ngoài cước trên, khách hàng sẽ không bị tính cước GPRS phát sinh trong quá trình

nhận và gửi tin nhắn MMS  

Một số lưu ý:

Dịch vụ MMS là dịch vụ gửi và nhận tin nhắn đa phương tiện từ các thuê bao điện

thoại di động với nhau, hoàn toàn khác với dịch vụ tải nhạc chuông từ các nhà cung

cấp dịch vụ VAS.

Tham khảo giá cước mới nhất tại :

http://www.vinaphone.com.vn/vinaportal/view.do?g=tariff&p=tariff_gprs

http://mobifone.com.vn

http://viettelmobile.com.vn/home/services.type.jsp?type=7&id=202#202

CBHD: Nguyễn Thành Sơn SVTH: Hiển, Tân, Bảo143