dlu in ewsd

23
DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD I. GIỚI THIỆU Trong tổng đài EWSD cấu trúc của nó được chia làm các phân hệ con gồm có khối truy nhập, khối báo hiệu, mạng chuyển mạch khối quản lí và khối điều khiển chung. Trong đó đơn vị giao tiếp với thuê bao DLU nằm ở khối truy nhập. Trong tổng đài EWSD đơn vị giao tiếp đường dây thuê bao được sử dụng như là một bộ tập trung số để kết nối những thuê bao đến tổng đài EWSD và giao tiếp với các thành phần khác trong tổng đài như nhóm đường dây trung kế LTG. DLU có nhiều phiên bản, nó gồm có các phiên bản DLUA, DLUB, DLUD và DLUG. Với mỗi phiên bản của nó thì các phiên bản sau có thể kết nối và đáp ứng lưu lượng thuê bao nhiều hơn và có thêm một số thành phần khác, trong phần này chỉ đi sâu vào trong cấu trúc và chức năng của DLUC và DLUD. - 1 -

Upload: minhviba

Post on 24-Jun-2015

1.255 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

I. GIỚI THIỆU

Trong tổng đài EWSD cấu trúc của nó được chia làm các phân hệ con gồm có khối truy nhập, khối báo hiệu, mạng chuyển mạch khối quản lí và khối điều khiển chung. Trong đó đơn vị giao tiếp với thuê bao DLU nằm ở khối truy nhập.

Trong tổng đài EWSD đơn vị giao tiếp đường dây thuê bao được sử dụng như là một bộ tập trung số để kết nối những thuê bao đến tổng đài EWSD và giao tiếp với các thành phần khác trong tổng đài như nhóm đường dây trung kế LTG. DLU có nhiều phiên bản, nó gồm có các phiên bản DLUA, DLUB, DLUD và DLUG. Với mỗi phiên bản của nó thì các phiên bản sau có thể kết nối và đáp ứng lưu lượng thuê bao nhiều hơn và có thêm một số thành phần khác, trong phần này chỉ đi sâu vào trong cấu trúc và chức năng của DLUC và DLUD.

Hình 1 : Cấu trúc chung của tổng đài EWSDDLU phiên bản A/B/D được kết nối đến 2 nhóm đường dây trung kế

LTG qua tối đa 4 luồng 2Mbps. DLUG thì được kết nối đến 4 nhóm đường dây trung kế LTG qua tối đa 16 luồng 2Mbps, như vậy với DLUG thì số lượng thuê bao và lưu lượng sẽ tăng so với DLU phiên bản A/B/D.

- 1 -

Page 2: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

II. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC KHỐI TRONG DLU

II.1 CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA DLUB

Hình 2: Cấu trúc DLUB1. Đơn vị chức năng trung tâmĐơn vị chức năng trung tâm trong DLUB được nhân đôi và tạo thành

hệ thống DLU0 và DLU1. Một hệ thống DLU gồm có: Khối điều khiển cho DLU (DLUC). Đơn vị giao tiếp số cho DLU (DIUD). Bộ tạo xung cho DLUB (GCG). Bộ phân phối bus (BD).

a. Khối điều khiển cho DLU (DLUC)DLUC điều khiển phối hợp các chức năng bên trong của DLU và phân

phối tín hiệu từ đường dây thuê bao về phía tổng đài và ngược lại. Để đảm bảo tin cậy và tăng tốc độ thì trong DLU có 2 DLUC. Chúng làm việc 1 cách độc lập và chia sẻ tải cho nhau do đó khi 1 DLUC bị lỗi thì DLUC còn lại sẽ hoạt động và thay thế DLUC bị hỏng. Mỗi DLUC sẽ đáp ứng 2 luồng PDC (60 kênh user và 1 kênh báo hiệu).

- 2 -

toLTG

Control Bus 0/1

BD0/2belong tosystem 0

BD1/3belong tosystem 1

Page 3: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

b. Đơn vị giao tiếp số cho DLU (DIUD hay DIU:LDID)DIUD có 2 giao tiếp cho việc kết nối 2 luồng PCM30 PDC. PDC là

liên kết giữa DLU và LTG. Còn DIU:LDID thì có giao tiếp 4096Kbps để kết nối DLU đến LTG. Kết nối này được thông qua đường dây đồng đối xứng. Với DIU:LDID thì 60 kênh user và 1 kênh báo hiệu được truyền qua 1 PDC 4096Kbps.

DIUD tập hợp bản tin thông tin điều khiển từ kênh 16 của PDC và chuyển tiếp nó đến DLUC. Ở hướng ngược lại bản tin thông tin điều khiển đến từ DLUC được chèn vào kênh 16 của cùng PDC và sau đó được chuyển tới LTG. Và với DIU:LDID thì kênh báo hiệu là 32.

DIUD hay DIU:LDID còn định ra giao tiếp giữa những kênh của mạng thông tin user 4096 Kbps với các kênh của tuyến 2 hoặc 4Mbps đến LTG. Thông tin user được phân phối đến môdun đường dây thuê bao (SLM) hoặc chuyển tiếp chúng đến LTG qua bus 4096Kbps.

c. Bộ tạo nhóm xung cho DLUB (GCG)Bộ tạo nhóm xung tạo ra xung hệ thống có tấn số 4096kHz và tín hiệu

đồng bộ khung kết hợp yêu cầu cho DLU từ tín hiệu định thời phục hồi 2048kHz của PDC0 và PDC2 và tín hiệu đồng bộ khung. Để đảm bảo tin cậy bộ tạo nhóm xung nhịp được nhân đôi, và 2 bộ tạo nhóm xung nhịp hoạt động theo nguyên lí master/slave. Thông thường 1 bộ tạo xung nhịp được chỉ định nằm trong chế độ master, trong khi đó bộ tạo xung nhịp còn lại được đặt trong chế độ chờ. Bộ tạo xung nhip master định ra tín hiệu định thời cho cả 2 hệ thống DLU. Nếu bộ tạo xung nhịp master bị lỗi thì hệ thống sẽ chuyển sang bộ tạo xung nhịp slave và cũng định ra tín hiệu định thời cho cả 2 hệ thống DLU. Bộ tạo xung nhịp có thể được chuyển đổi qua lại bởi nhà điều hành.

d. Bộ phân phối bus (BD)Bộ phân phối bus liên kết môđun đường dây thuê bao (SLM) với đơn

vị chức năng trung tâm DLUC và DIUD hay DIU:LDID trong hệ thống DLU. Mỗi bộ phân phối bus được chỉ định đến 1 hệ thống DLU và được xem như là 1 nửa của bus điểu khiển, 4096Kbps bus và bus phát hiện xung đột.

Đơn vị chức năng trung tâm và chức năng ngoại vi truyền thông qua hệ thống bus đối xứng. Hệ thống bus 0 được sử dụng để truyền dữ liệu trong hệ thống DLU 0 với sự hỗ trợ của bộ phân phối bus 0 và 2. Bus hệ thống 1 được sử dụng để truyền dữ liệu trong hệ thống DLU 1 với sự hỗ trợ của bộ phân phối bus 1 và 3. Mỗi bộ phân phối bus có thể đáp ứng được 32 SLM.

Các loại bus: Bus điều khiển: Mang thông tin điều khiển như báo hiệu đường dây thuê bao hay câu lệnh từ DLUC đến SLM, tín hiệu đường dây

- 3 -

Page 4: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

thuê bao và bản tin. Bus điểu khiển hoạt động ở tốc độ 187,5Kbps ở cả 2 hướng và tốc độ dữ liệu hiệu dụng là 136Kbps. 4096Kbps bus: Mang thông tin thoại và dữ liệu đến SLM và từ SLM đi. Mỗi bus có 64 kênh mỗi kênh có tốc độ là 64Kbps (64x64=4096Kbps) Bus phát hiện xung đột: Gồm 2 bus hoạt động song song với 4096Kbps bus. Nó chỉ liên quan đến SLMD và SLMX, ngăn chặn truy xuất xảy ra đồng thời đến kênh Bd (kênh sử dụng cho dữ liệu gói). 1 khe thời gian được cấp phát cho kênh Bd trên 4096Kbps bus.

2. Các môđun đường dây thuê bao. a. Môđun đường dây thuê bao tương tự (SLMA)

SLMA:FPE được dùng cho DLUB và DLUD bao gồm 16 mạch giao tiếp với đường dây thuê bao tương tự và 1 đơn vị điều khiển chung với bộ vi xử lí (SLMCP). SLMA:FPE không yêu cầu RGB và MGB, những chức năng đó đã được thực hiện trên chính môđun này. SLMA:FPE thay thế cho vài loại SLMA cũ như SLMA:COS, SLMA:CSR, SLMA:CMRL.

SLMA:ITF/SLMA:ITM thay thế cho SLMA:FPE chuẩn và đơn vị kiểm tra. Những chức năng được thực hiện bởi đơn vị kiểm tra sẽ được thi hành trong mạch đường dây thuê bao (ILTF-SLCA) của SLMA. Nói cách khác mỗi mạch đường dây thuê bao tự thực hiện chức năng kiểm tra, nó kiểm tra đường dây và kiểm tra đầu cuối thuê bao.

2 dạng của ILTF-SLMA có thể được sử dụng là: SLMA với ILTF và không có MTA (SLMA:ITF). SLMA với ILTF có MTA (Metallic Test Access).

SLMA còn có các chức năng đặc biệt sau: Direct-inward-dialing (SLMA:DID) với 8 mạch đường dây thuê bao. Đường dây hội nghị (SLMA:TPL) với 4 mạch đường dây thuê bao cho việc kết nối 8 thuê bao qua tương tác cá nhân. Điện thoại khẩn cấp (SLMA:FPS) với 4 mạch đường dây thuê bao. Direct inward/outward dialing (SLMA:DIOD) với 4 mạch đường dây thuê bao (báo hiệu bằng xung). SLMA còn thực hiện chức năng BORSCHT

- 4 -

Page 5: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

Hình3 : Cấu trúc của SLMA:FPE

Hình4:Cấu trúc của SLMA:ITx b. Môđun đường dây thuê bao số (SLMD)

SLMD gồm có 8 hoặc 16 mạch đường dây thuê bao số SLCD. Mỗi SLCD cung cấp 1 giao diện gồm 2 dây cho thuê bao ISDN BA. Nó có thể được sử dụng để kết nối thuê bao ISDN hoặc tổng đài ISDN PBX.

Bên cạnh SLCD thì SLMD còn có 1 phần điều khiển để quản lí việc giao tiếp với DLUC, phát hiện xung đột và hệ thống bus 4096Kbps. Có 2 loại SLMD để giám sát việc mã hóa đường dây đó là mã hóa 2B1Q và 4B3T.

Những chức năng chính của SLMD: Bảo vệ quá áp

- 5 -

Battery Supply

Overvoltage Protection

Ringing

Signaling

Coding

Hybrid 2/4-Wire

Testing

Analog subscriber line SLMA:FPE

SLCA

Control part SLMCP

0

15

Test bus

Control bus 0 (DLUC0)

Control bus 1 (DLUC1)

4096-kbps bus 0(DIUD0 orDIU:LDID0)

4096-kbps bus 1(DIUD1 orDIU:LDID1)

to theTU

Page 6: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

Cung cấp giao diện có tốc độ 2B+D (144Kbps) và 16 Kbps cho xung đồng bộ Triệt tiếng vọng cho cả hai hướng truyền trên 2 dây của đường dây thuê bao số. Chuyển đổi 2 dây thành 4 dây và thích ứng với mã dường truyền trên đường dây thuê bao. Ngăn chăn bản tin báo hiệu DSS1 từ gói dữ liệu X. 25 của thuê bao. Bảo vệ việc truyền bản tin báo hiệu trên kênh D. Kiểm tra truy nhập đến đường dây thuê bao/mạch thuê bao.

Hình 5:Cấu trúc của SLMDc. Môđun giao tiếp qua giao diện V5.1 (SLMX)

Môđun SLMX được sử dụng để kết nối AN (Access Network) đến DLU. SLMX cung cấp 2 giao diện V5.1 (V51IF). Những giao diện đó phù hợp về mặt điện với giao tiếp PCM của DIU.

Những thiết lập thuê bao sau đây hiện hữu cho mỗi giao diện V5.1 Thuê bao ISDN/PBX với 1 kênh B:Tối đa 30 thuê bao. Thuê bao ISDN/PBX với 2 kênh B:Tối đa 15 thuê bao PSTN với 1 kênh B:Tối đa 30 thuê bao.

Trong 32 khe thời gian trong liên kết V5 có tối đa 30 kênh dành cho user. Khe thời gian 0 được sử dụng cho việc đồng bộ khung và điều khiển giao thức, nếu không có gì được định rõ thì khe thời gian 16 mang tín hiệu báo hiệu. Trong V51IF trong DLU thì kênh 15 và 31 có thể được sử

- 6 -

Page 7: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

dụng như là kênh báo hiệu hoặc là kênh cho dữ liệu gói. Những kênh đó (15, 16, 31) được chỉ định như là kênh chung (kênh C). Do đó có thể giảm số lượng user xuống còn 28.

SLMX gồm có những giao diện DLU thông thường đến 2 bus 4096Kbps và bus phát hiện xung đột của DLU.

Ma trận chuyển mạch cấp phát khe thời gian của giao diện V5.1 cho bus 4096Kbps.

Bộ điều khiển HDLC cung cấp lên đến 3 kênh C trên 1 giao diện V5.1 giữa SLMX và AN.

Bộ vi điều khiển (QUICC) điều khiển tất cả các chức năng của SLMX.

Hình 6:Cấu trúc của SLMXd. Đơn vị kiểm tra (TU)

Đơn vị kiểm tra có thể được sử dụng để thực hiện chức năng kiểm tra và đo thử đường dây và các môđun mạch dường dây (bao gồm đầu cuối đường dây, đường dây thuê bao và mạch đường dây thuê bao).

Đơn vị đo thử gồm có 2 môđun đó là môđun kiểm tra chức năng (FMTU) và môđun đo thử mạch đường dây (LCMM). Quá trình kiểm tra phải được thiết lập bởi người điều hành và sử dụng thiết bị vận hành và bảo dưỡng (OMT/BCT). Những cái cần kiểm tra gồm:

Mạch đường dây tương tự. Đường dây tương tự và thiết bị đầu cuối Kết nối thuê bao số và đường dây thuê bao số.

Đơn vị đo thử có thể đo điện áp, dòng điện, trở kháng và dung kháng việc định thời có thể được đánh giá trong trường hợp đo điện áp và dòng điện.

MTA (Metallic Test Access) cho phép những hệ thống kiểm tra đường dây bên trong truy xuất đến dường dây thuê bao mà được kết nối tới DLU. Có 2 dạng MTA đó là truy xuất kiểm tra và báo hiệu qua giao diện chung (MTA A) và đo thử riêng biệt và điều khiển giao diện.

- 7 -

Page 8: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

e. Môđun SASC (Stand alone Service Control)Nếu cả 2 DLUC đều mất tất cả các kênh báo hiệu đến LTG do đường

truyền bị lỗi (do PDC bị lỗi hoặc LTG bị lỗi) thì DLU vẫn có thể hoạt động được trong trường hợp khẩn cấp. Chức năng này luôn hiện hữu trong tất cả các DLU và nó được điều khiển bởi môđun điều khiển hoạt động khẩn cấp SASC.

Trong trường hợp khẩn cấp này môđun này sẽ điều khiển việc thiết lập 1 kết nối giữa các thuê bao của cùng 1 DLU và những thuê bao này là thuê bao tương tự và thuê bao ISDN và cho phép quay số DTMF. Những kết nối cho thoại được kết nối một cách nội bộ qua DLU,

Hình 7:Hoạt động của SASNhững chức năng chính của SASC gồm:

Điều khiển thiết lập và giải tỏa cuộc gọi cho thuê bao trong 1 DLU. Điều khiển thiết lập và giải tỏa cuộc gọi cho thuê bao trong DLU khác của RCU Kết thúc hoạt động khẩn cấp khi kết nối giữa 1 DLUC và node mạng đã được thiết lập lại. Kiểm tra cơ sở dữ liệu và cập nhật nó nếu cần thiết. Tiến hành các thủ tục kiểm tra phần cứng bên trong và tiến hành các chức năng giám sát. Điều khiển các bộ thu mã.

f. Môđun ALEX (External Alarm Set)ALEX được sử dụng để chuyển tiếp những cảnh báo ngoài (như mất

nguồn) tới các node mạng. Vì vậy trong trường hợp 1 DLU ở xa thì không thể kết nối các cảnh báo ngoài hệ thống đến hệ thống panel điều khiển(SYPC), môđun cảnh báo ngoài được sử dụng.

Những chức năng của ALEX gồm: Nhận biết, lưu trữ và đánh giá trạng thái của những cảnh báo xung đột. Trao đổi dữ liệu giữa DLUC0 và DLUC1.

- 8 -

Page 9: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

Kiểm tra phần firmware của chính nó và kết thúc truyền thông với DLUC nếu phần firmware bị lỗi được phát hiện. Kiểm tra phần cứng và ghi lại các lỗi phần cứng phát hiện được.

g. Bộ tạo âm hiệu (RGB)Với môđun đường dây thuê bao tương tự (SLMA) thì nó yêu cầu tín

hiệu rung chuông bên ngoài hoặc tín hiệu xung đồng bộ, có 2 bộ tạo âm hiệu được sử dụng. SLMA được truy nhập trực tiếp bởi RGB. RGB còn cung cấp áp rung cho TU.

h. Bộ tạo tín hiệu đo đạc(MGB)Bộ tạo tín hiệu đo đạc bao gồm bộ chuyển đổi dòng điện trực tiếp kết

nối nối tiếp với bộ tạo dao động sóng sine và cung cấp xung cho SLMA với hệ thống đo đạc bên ngoài (SLMA:TPL) và SLMA:FPE thì không yêu cầu MGB và MGB chỉ cung cấp xung đo đạc cho SLMA.

II.2 CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA DLUD

Cũng giống như DLUB thì DLUD cũng có các khối chức năng cơ bản giống với DLUB nhưng DLUD còn có thêm 1 số thành phần khác.

Như ta thấy trong hình dưới ngoài các thành phần chính như DLUB thì DLUD còn có thêm các thành phần OMX16D, LTCD, LTOD, DLUV. Sau đây ta sẽ tìm hiểu về các thành phần đó.

DLUD có thể được trang bị thêm các linh kiện truyền dẫn riêng biệt các liên kết điện hoặc quang có thể sử dụng để kết nối DLU ở xa đến node mạng hoặc tạo một mạng truyền dẫn với các đơn vị điều khiển từ xa. Để đáp ứng dung lượng từ 2Mbps đến 34Mbps những đơn vị chức năng sau có thể được sử dụng trong DLUD:

1. Bộ ghép kênh đầu cuối quang cho 16 luồng 2Mbps (OMX16D)OMX16D có chức năng như là một bộ ghép kênh nó tập trung 16

luồng tín hiệu 2Mbps thành 1 luồng 34Mbps. Để truyền trên sợi quang luồng tín hiệu 34Mbps được chuyển sang mã đường LWL (36Mbps). Chế độ truyền đơn mode trên sợi quangcho phép truyền dữ liệu theo 2 hướng với suy hao nhỏ và hoạt động đáng tin cậy và chiểu dài hoạt động có thể lên đến gần 30km.

2. Đường dây/Mạng đầu cuối cho sợi quang (LTOD)LTOD làm cho sự truy nhập của 2 luồng 2Mbps vào sợi quang được

dễ dàng hơn. LTOD hoạt động dựa trên phương pháp ghép kênh theo bước sóng và sử dụng 1 đường dây cho cả 2 hướng truyền dẫn và khoàng cách 30km cũng có thể đạt được với LTOD.

- 9 -

Page 10: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

Hình 8: Sơ đồ khối của DLUD3. Đường dây/Mạng đầu cuối cho cáp đồng trục (LTCD)Cũng như LTOD thì LTCD cũng làm cho sự truy nhập vào cáp đồng

trục của 2 luồng 2 Mbps được dễ dàng. LTCD cho cáp đồng trục sử dụng mã đường 2B1Q để phù hợp với HDSL (High bit rate Digital Subscriber Line). Để truyền được song hướng với tốc độ 2Mbps thì cần phải yêu cầu 2 sợi cáp đồng trục. Khoảng cách đạt được là 2.5km đến 12 km (phụ thuộc vào đường kính của dây 0.41.4mm).

4. DLUVDLUV có thể được sử dụng như là môđun SLMX trong khối DLU

chuẩn. AN có thể kết nối tới DLUV bởi giao diện V5.1 (tối đa là 10 giao diện trên 1 DLUV).

III. CHỨC NĂNG CHUNG CỦA DLU

1. Kết nối thuê bao với tổng đài:Với thuê bao tượng tự thì DLUB và DLUD kết nối được gần 900 thuê

bao analog và 800 thuê bao số (ISDN BA), cung cấp 32 giao diện V5.1 còn với DLUG thì kết nối được 2000 thuê bao tương tự và 1500 thuê bao số, cung cấp 300 giao diện V5.1.

- 10 -

Control Bus 0/1

BD0/1in DLUS

BD2/3extra modulesin shelf2/3

Page 11: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

Hình 8 : Giao tiếp của DLU với thuê bao2. Giao tiếp với LTGDLU có thể được sử dụng nội bộ trong tổng đài hoặc như là 1 tổng đài

vệ tinh ở phía thuê bao. Với DLUB và DLUD thì chúng được kết nối đến LTG tối đa là 4 luồng 2Mbps(PDC) và DLU kết nối đến LTG theo qui luật đan chéo và 1 DLU được nối đến 2 LTG, và thông thường thì 2 luồng 2Mbps được thay thế bằng 1 luồng 4096Kbps

Mỗi luồng PDC gồm có 30 kênh user trong khi đó mỗi luồng 4096Kbps gồm có 60 kênh user

Báo hiệu kênh chung (CCS) đến LTG được truyền trên kênh 16 của luồng PDC thứ 1 và 3 chúng mang bản tin thông tin điều khiển giữa DLU và LTG. Kênh 16 của luồng PDC đầu tiên truyền bản tin thông tin điều khiển cho 60 kênh user của PDC 0 và 1 còn kênh 16 của PDC 3 mang thông tin điều khiển cho 60 user 2 và 3. Với giao tiếp DLU nội kênh 32 của cả 2 kết nối 4096Kbps được sử dụng cho CCS, và 1 DLUV cung cấp chỉ 1 PDC trên 1 LTG và được tối đa 60 kênh user.

- 11 -

Page 12: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

Hình 9 :Giao tiếp DLU với LTG

3. Giao tiếp đường dây thuê bao sốMôđun thuê bao mà cung cấp giao tiếp đường dây thuê bao xDSL có

thể được tích hợp vào trong DLU. Công nghệ xDSL cung cấp cho thuê bao đồng thời các dịch vụ truy nhập internet tốc độ cao và kết nối thoại POTS hoặc ISDN thông thường đến thuê bao số.

Kết nối POTS/ISDN của thuê bao xDSL được định tuyến đến LTG như là các thuê bao tương tự/số của tổng đài EWSD qua mạng thông tin và DLUC.

Để có thể cung cấp dịch vụ xDSL thì DLU phải nâng cấp 3 thành phần sau (trở thành hiA7100)

Packet Hub SLMI: PHx giao tiếp với ISP:Cho phép truy xuất đến ISP với tối đa 14 môđun thuê bao xDSL, thành phần này có thể hỗ trợ các giao tiếp về phía ISP như:Ethernet, Frame Relay hoặc ATM.

Kết nối DLU-ATM giữa các môđun thuê bao xDSL với Packet Hub:Kết nối này được bổ sung cho mỗi môđun thuê bao xDSL cũng giống như là cáp plug-in(kết nối giữa môđun thuê bao với Packet Hub).

Môđun thuê bao với các giao diện xDSL

- 12 -

Page 13: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

SLMI:FMx cho 8 đường dây thuê bao với giao thức ADSL.Lite. Với mỗi thuê bao kết nối POTS (điện thoại tương tự) và kết nối dữ liệu tốc độ cao (PC với card giao tiếp mạng ADSL: Lite NIC) có thể tồn tại đồng thời qua tổng đài EWSD đến ISP. Tốc độ tối đa cho ứng dụng về dữ liệu là:downstream 1.5Mbps và Upstream 512Kbps.

SLMI:AMx cho 8 đường dây thuê bao với giao thức ADSL. Với mỗi thuê bao 1 kết nối POTS hay 2 kết nối ISDN qua tổng đài EWSD và kết nối dữ liệu tốc độ cao đến phía ISP có thể tồn tại đồng thời.

Những thiết bị được yêu cầu về phía thuê bao:-Thiết bị đầu cuối ISDN được kết nối đến NT BA hoặc điện thoại

tương tự cho kết nối chuyển mạch kênh qua tổng đài EWSD. -PC với giao tiếp Ethernet kết nối đến ADSL NT hoặc PC tích hợp

card giao tiếp mạng NIC cho kết nối dữ liệu tốc độ cao đến ISP. -NT splitter đóng vai trò như là đẩu cuối của đường dây phía thuê bao.

NT BA hoặc điện thoại tương tự cững như là ADSL NT hoặc ADSL NIC được kết nối đến splitter

Tốc độ lớn nhất cho kết nối dữ liệu là Downstream 6Mbps và Upstream 640Kbps.

Hình 10: Giao tiếp xDSL với DLU4. Các chức năng mở rộng

a. Biến đổi tín hiệuNgoài các chức năng trên thì DLU còn có thêm 1 số chức năng khác

đó là biến đổi tín hiệu trên đường dây thuê bao từ dạng tương tự sang dạng số do đầu ra của DLU trên đường PDC ở dạng số. Việc biến đổi trên được thực hiên bởi DLU. Ngoài ra nó còn thích nghi được với mọi hình thức lưu thoại do cơ cấu của DLU có thể mở rộng theo đơn vị môđun.

- 13 -

Page 14: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

b. Remote DLU (Dịch vụ độc lập)Có thể đưa dịch vụ ISDN vào khu vực chỉ dùng cho tổng đài tương tự

bằng cách sử dụng DLU như 1 tổng đài vệ tinh, trong khu vực còn sử dụng tổng đài có thể đưa vào hoạt động thuê bao số nhờ có DLU vệ tinh nối thẳng đến tổng đài EWSD.

Hình 11 : Remote DLU

Remote DLU hoạt động cũng giống như là DLU ở phía tổng đài nhưng Remote DLU vệ tinh nằm cách xa tổng đài và được nối với LTG ở phía tổng đài thông qua tuyến truyền dẫn.Nếu cả 2 đơn vị điều khiển của DLU bị mất kênh báo hiệu của nó về LTG do đường truyền bị lỗi, lúc này DLU vẫn tiếp tục hoạt động trong chế độ độc lập. Chức năng này được xem như là 1 thông lệ hiện hữu của Remote DLU. Để có được chức năng này thì Remote DLU phải được trang bị môđun SASC, điều này cho phép DLU thiết lập cuộc gọi giữa các thuê bao của cùng 1 DLU trong chế dộ độc lập.Các DLU Remote ở xa tổng đài có thể được nhóm lại với nhau thành 1 đơn vị điều khiển từ xa (RCU) trong cùng 1 RCU có thể có đến 6 DLU kết nối với nhau. SASC (SAS Control) giữ các đường tín hiệu báo hiệu và tín hiệu thoại từ DLU đến DLU hoặc các user trong cùng 1 DLU. Trong dịch vụ khẩn cấp với Remote DLU SASC cho phép thiết lập các thuê bao đã kết nối thiết lập kết nối đến các thuê bao khác.

Trong dịch vụ độc lập của DLU trong RCU nét đặc trưng được tạo ra giữa:

- 14 -

Page 15: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

-Bị lỗi của liên kết giữa RCU với node mạng: Trong sự kiện lỗi này SASC điều khiển thiết lập cuộc gọi trong RCU và kết nối các DLU, như vậy các thuê bao kết nối tới RCU có thể liên lạc với nhau.

-Bị lỗi của liên kết từ 1 hoặc nhiều DLU trong RCU đến node mạng: Trong sự kiện lỗi này cả 2 kênh PDC (với báo hiệu kênh chung) của 1 hay nhiều DLU trong RCU đến node mạng bị lỗi. Thuê bao kết nối đến DLU có thể liên lạc với nhau,các thuê bao kết nối DLU khác trong RCU cũng tiếp tục các dịch vụ thông thường.

SASC gồm có:-Giao tiếp lên đến 5 liên kết giữa các DLU trong RCU.-Đơn vị phân kênh.-Giao tiếp mạng 0 và 1 có tốc độ 4096Kbps và điều khiển mạng 0 & 1-Phần điều khiển với CNP và SASCP-Bộ xử lí nhận mã (CRP) cho các thuê bao ấn phím của DLU.

Hình 12 : Cấu trúc SASC

- 15 -

Page 16: DLU in EWSD

DLU TRONG TỔNG ĐÀI EWSD

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU...............................................................................1II. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC KHỐI TRONG DLU. .2

II.1 CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA DLUB...........................21. Đơn vị chức năng trung tâm.............................................................2

a. Khối điều khiển cho DLU (DLUC)................................................2b. Đơn vị giao tiếp số cho DLU (DIUD hay DIU:LDID)..................3c. Bộ tạo nhóm xung cho DLUB (GCG)............................................3d. Bộ phân phối bus (BD)...................................................................3

2. Các môđun đường dây thuê bao.......................................................4a. Môđun đường dây thuê bao tương tự (SLMA)............................4b. Môđun đường dây thuê bao số (SLMD).......................................5c. Môđun giao tiếp qua giao diện V5.1 (SLMX)...............................6d. Đơn vị kiểm tra (TU)......................................................................7e. Môđun SASC (Stand alone Service Control)................................8f. Môđun ALEX (External Alarm Set)..............................................8g. Bộ tạo âm hiệu (RGB).....................................................................9h. Bộ tạo tín hiệu đo đạc(MGB).........................................................9

II.2 CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA DLUD...........................91. Bộ ghép kênh đầu cuối quang cho 16 luồng 2Mbps (OMX16D)...92. Đường dây/Mạng đầu cuối cho sợi quang (LTOD)........................93. Đường dây/Mạng đầu cuối cho cáp đồng trục (LTCD)...............104. DLUV................................................................................................10

III. CHỨC NĂNG CHUNG CỦA DLU.....................................101. Kết nối thuê bao với tổng đài:........................................................102. Giao tiếp với LTG............................................................................113. Giao tiếp đường dây thuê bao số....................................................124. Các chức năng mở rộng...................................................................13

a. Biến đổi tín hiệu............................................................................13b. Remote DLU (Dịch vụ độc lập)....................................................14

MỤC LỤC.....................................................................................16

- 16 -