công ty tnhh vĨ an - trang thông tin điện tử văn phòng ... · web...

50
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016) St t Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Quảng Bình: Cửa biển bồi lấp, ngư dân phải tự... cứu mình Lao Động 23/1, tr8, tác giả Hưng Thơ – Phi Long 2. Quảng Bình: Có 28 xã đạt chuẩn Nông Nghiệp Việt Nam 25/1, tr18, tác giả T.Phùng 3. Bắn “gạo” lên trời! Người Lao Động 25/1, tr6, tác giả nhóm phóng viên 4. Để HĐND đổi mới, tiến bộ vượt bậc Đại Biểu Nhân Dân 25/1, tr1+2, tác giả Trần Đình Huề - Nguyên Phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình 5. Ban Nội chính Tỉnh uỷ làm việc với Huyện ủy Lệ Thủy về công tác nội chính và PCTN Báo Quảng Bình Online 25/1, tác giả Võ Bá Phong - Ban Nội chính Tỉnh ủy KINH TẾ 6. Ra mắt đoàn tàu nhanh chất lượng cao Hà Nội – Sài Gòn Tin Tức 23/1, tr12, tác giả Quang Toàn; VietnamPlus.vn 23/1; Giao Thông Online 23/1; TTXVN 22/1; Bnews.vn 22/1 7. Cầu treo dân sinh thay đổi cuộc sống người dân Quảng Bình VTVNews 25/1, tác giả Phùng Hiệp - Hồng Quân 8. Quảng Bình: Đẩy mạnh sản Nông Nghiệp Việt Nam 1

Upload: voduong

Post on 07-Mar-2018

220 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1. Quảng Bình: Cửa biển bồi lấp, ngư dân phải tự... cứu mình

Lao Động 23/1, tr8, tác giả Hưng Thơ – Phi Long

2. Quảng Bình: Có 28 xã đạt chuẩnNông Nghiệp Việt Nam 25/1, tr18, tác giả T.Phùng

3. Bắn “gạo” lên trời!Người Lao Động 25/1, tr6, tác giả nhóm phóng viên

4. Để HĐND đổi mới, tiến bộ vượt bậcĐại Biểu Nhân Dân 25/1, tr1+2, tác giả Trần Đình Huề - Nguyên Phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình

5.Ban Nội chính Tỉnh uỷ làm việc với Huyện ủy Lệ Thủy về công tác nội chính và PCTN

Báo Quảng Bình Online 25/1, tác giả Võ Bá Phong - Ban Nội chính Tỉnh ủy

KINH TẾ

6. Ra mắt đoàn tàu nhanh chất lượng cao Hà Nội – Sài Gòn

Tin Tức 23/1, tr12, tác giả Quang Toàn; VietnamPlus.vn 23/1; Giao Thông Online 23/1; TTXVN 22/1; Bnews.vn 22/1

7. Cầu treo dân sinh thay đổi cuộc sống người dân Quảng Bình

VTVNews 25/1, tác giả Phùng Hiệp - Hồng Quân

8. Quảng Bình: Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa

Nông Nghiệp Việt Nam Online 25/1, tác giả Tâm Phùng

XÃ HỘI

9. LĐLĐ tỉnh Quảng Bình: Thiết thực những hoạt động vì người lao động

Lao Động Online 24/1, tác giả Lê Phi Long

10. Quảng Bình: “Trốn tìm” với học sinh giữa núi rừng để “bắt” tới trường

Dân Trí 25/1, tác giả Văn Lịnh – Đặng Tài

11. Nhiều phần quà Tết được trao cho hộ nghèo tỉnh Quảng Bình

VTVNews 24/1, tác giả Xuân Thắng -

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

Bùi Cường

12. Công nhân Việt Nam bị tai nạn, tử vong tại Đài Loan

Người Lao Động Online 22/1, tác giả H.Phúc; Lao Động 23/1, tr6

13. 'Từ mẫu' của dân nghèoTiền Phong 25/1, tr7, tác giả Hoàng Nam

14. Những văn hóa ngược đời ở mảnh đất trai gái cưới nhau từ thuở 13

Nguoiduatin.vn 25/1, tác giả Túc Mạch

15. Mang áo ấm và quà Tết lên với đồng bào dân tộc

Đại Đoàn Kết Online 24/1, tác giả Xuân Thi; Đại Đoàn Kết 25/1, tr4, tác giả Xuân Thi

16. Chủ nhật Đỏ 2016 đã tiếp nhận 20 nghìn đơn vị máu

Tiền Phong 25/1, tr9, tác giả Minh Tuấn; Tiền Phong 24/1, tr4

17. Đổi thay Quảng Hải sau vụ đắm đò kinh hoàng ngày 30 Tết

Giao Thông Online 24/1, tác giả Nguyễn Hoàng

18. Tháng chạp ở thung lũng đại ngàn Trường Sơn

Công An Nhân Dân Online 24/1, tác giả Dương Sông Lam

AN NINH – QUỐC PHÒNG

19. Hai thanh niên gùi pháo từ biên giới về Việt Nam

VOVNews 23/1, tác giả Thanh Trung; VietnamPlus.vn 22/1, tác giả Võ Dung – Đậu Tất Thành; Công Lý Online 22/1, tác giả Hoàng Oanh; Đại Đoàn Kết Online 22/1, tác giả Xuân Thi; Nhân Dân Online 23/1

20. Trưởng thôn bị hành hung phải nhập viện

Công An Nhân Dân Online 23/1, tác giả Lam Hồng

21. Ra quân kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của lái xe

VOVNews 23/1, tác giả Thanh Trung; Nguoiduatin.vn 23/1, tác giả Ngô Huyền; Công Lý Online 23/1, tác giả Hoa Đông

22. Quảng Bình: Thu giữ 40 con chó không rõ nguồn gốc

Tamnhin.net 25/1, tác giả Thanh Hà; VietQ.vn 25/1, tác giả Nguyễn Hương; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 25/1, tác giả TA; Người Lao Động Online 24/1, tác giả H.Phúc; Công Lý Online 24/1, tác giả Hoa Đông; Pháp Luật Xã Hội Online 24/1, tác giả HP; Lao Động Thủ Đô Online

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

24/1, tác giả Nguyễn Đạt; Phapluatplus.vn 24/1, tác giả Hà Châu; Công An Nhân Dân Online 24/1, tác giả Sông Lam; Giao Thông Online 24/1, tác giả Văn Thanh; Đại Đoàn Kết Online 24/1, tác giả Xuân Thi; Công An Nhân Dân 25/1, t8, tác giả Sông Lam

I. Thời sự - Chính trị

Quảng Bình: Cửa biển bồi lấp, ngư dân phải tự... cứu mình(Lao Động 23/1, tr8, tác giả Hưng Thơ – Phi Long)

Cửa sông Nhật Lệ ở TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) một thời tấp nập trên bến dưới thuyền, nhưng vài năm trở lại đây các tàu lớn phải “xa lánh”. Bây giờ, đứng trên cầu Nhật Lệ, nhìn ra hướng cửa biển rõ mồn một “gọng kìm” do cát bồi lấp, khiến ngư dân chỉ biết lắc đầu, tiếc ngẩn ngơ. “Ngày trước luôn có cả nghìn tàu lớn túc trực ở bến này, giờ thì hết. Gặp đụn cát nớ không ai dám liều lĩnh vào bến” - ông Nguyễn Thanh Điệu - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bảo Ninh - lắc đầu.

Tàu 67 vừa hạ thủy đã mắc cạn

Bến Bảo Ninh (thôn Cửa Phú, xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới) cách đây khoảng 10 năm là nơi neo đậu, buôn bán thuận lợi của tàu thuyền các tỉnh miền Trung. Từ tiếp nhiên liệu, bán thủy hải sản đánh bắt được, đến dịch vụ sửa chữa hậu cần, tránh trú bão... Bây giờ thì vất vả, do cửa sông Nhật Lệ bị bồi đắp nghiêm trọng, tàu không vào được bến nữa, nên buồn hiu.

Ngư dân Phạm Đém (thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh) cho biết, gia đình ông có tàu hơn 800CV, ngày trước khoang đầy cá là cập bến, bán ngay cho thương lái mà không bị o ép. Bây giờ tàu của ông Đém phải neo đậu ở âu thuyền cảng Gianh, cách nhà khoảng 40km. Có khi phải vào tận Đà Nẵng để neo đậu, nên chi phí các khoản đều tăng cao. “Đơn giản như việc bán cá. Đưa cá vào được cửa Nhật Lệ, bị thương lái ép là chúng tôi đem lên chợ, chứ không thèm cò kè. Nhưng qua cảng Gianh thì bị ép, 1 két cá 10kg thì bán thấp hơn ở Nhật Lệ 100 ngàn đồng” - ông Đém kể.

Tính riêng ở xã Bảo Ninh có hơn 400 tàu cá. Trong đó, gần 300 chiếc tàu có công suất trên 90CV phải neo đậu ở các địa phương hoặc tỉnh thành khác vì cửa biển bị bồi lấp. Ông Nguyễn Văn Hiếu - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Bảo

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Ninh - cho biết, trong năm 2015 đã có hơn 15 trường hợp tàu cá mắc cạn. Đầu năm 2016, ngư dân Nguyễn Thắng (trú thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh) vui mừng vì tàu vỏ gỗ vay vốn theo Nghị định 67 vừa được hoàn thành. Nhưng khi ra đến khu vực cửa sông Nhật Lệ thì mắc cạn. Để cứu tàu, gia đình ông phải tự thuê xe cẩu kéo nặng 120 tấn để kéo tàu, chi phí nhân công và sửa chữa tốn thêm 1,3 tỉ đồng. “Đóng mới và sắm tài sản ngư lưới cụ trên tàu hết 5 tỉ đồng. Tôi nghĩ chỉ thẳng tiến ra biển là kiếm được tiền trả nợ, ai ngờ lại bị mắc cạn. Đổ nợ thêm” - ông Thắng buồn bã.

Ngư dân phải tự cứu mình

Ông Nguyễn Văn Hiếu nói rằng, cửa sông Nhật Lệ đã bị bồi lấp hơn 10 năm nay, ngư dân và chính quyền địa phương nhiều lần phản ánh lên các cấp chính quyền, nhưng tình hình vẫn chưa được giải quyết. Gần đây nhất, vào tháng 4.2014, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyết định phê duyệt dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm đoạn cạn cửa sông ra biển Nhật Lệ theo hình thức xã hội hóa.

Sau đó Cty TNHH XDTM Hoàng Kim Việt (TPHCM) trúng thầu thi công, nạo vét, lấy cát bán cho Singapore từ tháng 8.2014 với tổng kinh phí hơn 130 tỉ đồng, lượng cát dự kiến nạo vét là hơn 2,2 triệu mét khối . Tuy nhiên, từ khi bắt đầu triển khai dự án, tình trạng sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại bờ biển Nhật Lệ và Bảo Ninh. Đến giữa tháng 10.2014, việc nạo vét đã dừng với lý do thời tiết không thuận lợi và cát nhiễm mặn không xuất được. Do đó UBND tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu ngừng nạo vét để rà soát, đánh giá lại tác động môi trường.

Từ đó đến nay, tình hình bồi lấp ở cửa sông càng nghiêm trọng, tàu cá ngư dân thường xuyên mắc cạn, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế mà chẳng biết kêu ai. Hỏi ông Hiếu cách khắc phục thiệt hại này, ông bảo trước mắt ngư dân phải tự cứu lấy mình. Về đầu trang

Quảng Bình: Có 28 xã đạt chuẩn(Nông Nghiệp Việt Nam 25/1, tr18, tác giả T.Phùng)

Qua 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Quảng Bình có 28/141 xã đạt chuẩn NTM (trong đó năm 2013 có 1 xã, năm 2014 có 11 xã, năm 2015 có 16 xã), chiếm 20,6% tổng số xã trong toàn tỉnh. Theo thống kê, từ bình quân 3,6 tiêu chí/xã năm 2011 nay đã đạt 12,2 tiêu chí/xã.

Số xã đạt 19 tiêu chí là 30 xã, chiếm 22,1%, vượt mục tiêu tỉnh đề ra và vượt 7,6% so với bình quân chung cả nước; có 15 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 47 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 40 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, 4 xã đạt dưới 5 tiêu chí.

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Có được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong việc triển khai chương trình. Nhận thức của cán bộ và người dân đã chuyển biến, trở thành chủ thể trong xây dựng NTM ở địa phương.

Trong 5 năm, toàn tỉnh có hơn 24.800 hộ dân tự nguyện hiến gần 2,2 triệu m 2 đất, hơn 1.250 hộ dân tự nguyện phá dỡ 267.500m hàng rào, 1.830 cổng, 372.700 cây cối các loại, đóng góp ngày công, công trình... với tổng giá trị gần 600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện chương trình vẫn còn chậm, phong trào không đồng đều giữa các vùng, nhất là các địa phương vùng miền núi, bãi ngang; trong thực hiện các nội dung xây dựng NTM còn tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường; một số cấp ủy, chính quyền địa phương thiếu sáng tạo, còn nóng vội trong tổ chức thực hiện... Về đầu trang

Bắn “gạo” lên trời!(Người Lao Động 25/1, tr6, tác giả nhóm phóng viên)

Thường thì vật chất đủ đầy rồi mới tính chuyện thụ hưởng tinh thần nhưng hầu hết các tỉnh tổ chức bắn pháo hoa mừng Xuân Bính Thân 2016 lại phải xin trung ương cấp gạo cứu đói

Bên cạnh một số tỉnh miền núi phía Bắc, xin gạo nhiều nhất dịp Tết sắp tới là các tỉnh duyên hải miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận).

Xin gạo cứu đói

Tỉnh Phú Yên vừa gửi văn bản đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) cùng Bộ Tài chính đề nghị hỗ trợ 291 tấn gạo nhằm cứu trợ khoảng 19.400 người của hơn 9.600 hộ có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. “Chỉ có 8 huyện, thị xã trong tỉnh đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói thôi!” - ông Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nói.

Vì sao Phú Yên được mệnh danh là “vựa lúa miền Trung” nhưng vẫn xin gạo cứu đói, đại diện lãnh đạo tỉnh này cho biết bây giờ, ruộng đất đã được chia hết cho dân, không thể thu gạo của người này để chia cho người khác trong khi Phú Yên là một tỉnh còn nhiều khó khăn.

Khó khăn hơn Phú Yên, tỉnh Ninh Thuận xin trung ương hỗ trợ đến 2.092 tấn gạo cứu đói cho 14.000 nhân khẩu!

UBND tỉnh Quảng Ngãi thì đề nghị hỗ trợ 1.200 tấn gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán Bính Thân cho 34.841 hộ với 80.000 nhân khẩu. Số gạo hỗ trợ sẽ được chia cho 14 huyện, thành phố của tỉnh. Ông Lê Quang Thích, Phó Chủ tịch UBND

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

tỉnh Quảng Ngãi, giải thích: Năm 2015, thiên tai diễn biến phức tạp, hiện tượng El Nino gây khô hạn kéo dài, tác động đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là khu vực miền núi. Đến cuối năm 2015, số hộ nghèo trên địa bàn Quảng Ngãi là 28.836 và có tới 75.000 đối tượng bảo trợ xã hội là người cao tuổi, khuyết tật, trẻ em mồ côi… đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Theo ông Nguyễn Hồng Quang, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Quảng Nam, tỉnh này đã đề nghị Chính phủ trợ cấp 2.000 tấn gạo để hỗ trợ các hộ nghèo và người dân có hoàn cảnh khó khăn ăn Tết. Hiện Chính phủ chưa phản hồi.

Tỉnh Quảng Trị có dân số trên 600.000 người, đến cuối năm 2015, tỉnh còn khoảng 6,92% hộ nghèo. Hầu như năm nào Quảng Trị cũng xin Chính phủ cấp gạo cho người dân ăn Tết Nguyên đán và mùa giáp hạt. Ông Phan Văn Linh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Trị, cho biết đã trình Chính phủ xin 859 tấn gạo cho Tết 2016. Tết năm ngoái, Chính phủ đã hỗ trợ Quảng Trị 669 tấn gạo. “Láng giềng” của Quảng Trị là Quảng Bình cũng xin trung ương phân bổ 1.000 tấn gạo cho người nghèo trong dịp Tết Bính Thân.

Nhiều nhất là Nghệ An. Tỉnh xin Chính phủ hỗ trợ hơn 3.600 tấn gạo cứu đói dịp Tết Bính Thân này và mùa giáp hạt sau Tết, hiện đã được duyệt cấp. Năm ngoái, Nghệ An được Chính phủ cấp đến 5.400 tấn gạo ăn Tết và cứu đói giáp hạt.

“Rất tốn kém”

Trong một diễn biến khác, UBND tỉnh Nghệ An đã lập Ban Chỉ đạo bắn pháo hoa mừng Xuân Bính Thân năm 2016. Dự kiến, tỉnh sẽ bắn pháo hoa tầm thấp trong 15 phút tại Công viên Trung tâm TP Vinh vào đêm giao thừa, nguồn kinh phí ước tính hơn 500 triệu đồng.

Giao thừa Tết Bính Thân, tỉnh Ninh Thuận cũng tổ chức bắn pháo hoa tại khu vực Quảng trường 16 Tháng 4 thuộc trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm trong khoảng 15 phút. Ông Nguyễn Long Biên, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết kinh phí dự kiến để bắn pháo hoa khoảng 450 triệu đồng.

Tỉnh Quảng Nam thì tổ chức bắn pháo hoa tại 3 điểm (TP Tam Kỳ, phố cổ Hội An và xã đảo Cù Lao Chàm thuộc TP Hội An). Kinh phí tổ chức bắn pháo hoa ở TP Tam Kỳ là khoảng 500 triệu đồng và tại 2 điểm ở TP Hội An là khoảng 800 triệu đồng.

“Khủng” hơn là tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh sẽ bắn pháo hoa ở TP Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn và huyện đảo Lý Sơn. Hiện số kinh phí chưa được thông báo cụ

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

thể song dự báo sẽ “rất tốn kém”. Riêng năm 2015, Quảng Ngãi chỉ bắn pháo hoa tại huyện Minh Long và TP Quảng Ngãi mà đã tốn gần 1,5 tỉ đồng.

Tỉnh Quảng Trị đã lập kế hoạch bắn pháo hoa đêm giao thừa ở trước Trung tâm Văn hóa tỉnh trong khoảng 15 phút, kinh phí “từ nguồn ngân sách, khoảng vài trăm triệu đồng; còn nếu có đơn vị nào tài trợ, ủng hộ thì sẽ bắn pháo hoa nhiều hơn” - theo Chủ tịch UBND tỉnh này, ông Nguyễn Đức Chính. Còn tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 3 điểm, kinh phí cũng vài trăm triệu đồng…

Không bắn thì dân chửi (!?)

Trong lúc dư luận có ý kiến cho rằng các tỉnh còn khó khăn, phải xin gạo cứu đói mà lại tổ chức bắn pháo hoa thì lãng phí, chẳng khác nào bắn… gạo lên trời, lãnh đạo các địa phương đều có lý lẽ của mình.

Ông Nguyễn Hoài An - Chủ tịch UBND TP Vinh, tỉnh Nghệ An - lập luận: “Xin gạo cứu đói cho người nghèo là cần thiết nhưng TP Vinh là bộ mặt của tỉnh Nghệ An, việc tổ chức bắn pháo hoa tại một điểm ở trung tâm TP phục vụ nhu cầu vui Xuân đón Tết của bà con là hoàn toàn hợp lý”.

TP Hội An thì cho rằng họ đã lo xong cho các hộ chính sách, người nghèo đón Tết đầm ấm rồi nên bắn pháo hoa là phục vụ tinh thần. “Vật chất với tinh thần là phải đi đôi chứ còn mình chỉ tính mảng vật chất mà tinh thần dân thiếu thì cũng không được. Hơn nữa, TP Hội An còn là nơi tập trung khá đông du khách quốc tế nên bắn pháo hoa là cần thiết” - ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP Hội An, lý giải.

Còn Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Đức Chính, thì bảo: “Trước đây cũng có ý kiến nên dành kinh phí cho người nghèo nên Quảng Trị không tổ chức bắn pháo hoa, thế là nhiều người dân gọi điện, nhắn tin đến chửi các lãnh đạo tỉnh rằng không lo cho dân ăn Tết… Con em xa xứ về quê ăn Tết mà đêm giao thừa chỉ biết ngồi ở nhà xem truyền hình thì buồn lắm. Những nơi khác người ta sung sướng mà dân mình lại khổ thế sao! Tại sao dân mình không được hưởng niềm vui đó? Làm lãnh đạo thì phải biết tạo niềm vui, phấn khởi cho dân chứ khi nào cũng than nghèo, kể khổ thì làm sao phát triển được?!”.

Riêng ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, giải thích đơn giản rằng: “Việc bắn pháo hoa là truyền thống từ xưa đến giờ của người dân” (!)…Về đầu trang

Để HĐND đổi mới, tiến bộ vượt bậc(Đại Biểu Nhân Dân 25/1, tr1+2, tác giả Trần Đình Huề - Nguyên Phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình)

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Sau Hiến pháp 2013, nhiều đạo luật quan trọng, có những quy định mới liên quan đến HĐND được ban hành. Điều đó đặt ra yêu cầu to lớn, trách nhiệm nặng nề đối với đại biểu dân cử ở địa phương, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND trong nhiệm kỳ tới.Nâng cao vị trí HĐND

Luật Tổ chức chính quyền địa phương tiếp tục khẳng định: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Quyền lực ở đây thuộc về nhân dân, được nhân dân ủy quyền và trao cho đại biểu HĐND; những người được cử tri địa phương lựa chọn bầu ra. Điều đó đòi hỏi đại biểu HĐND phải: Đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Không những thế, lần này Luật đã quy định rõ hơn tại Điều 6, Khoản 3: Thường trực HĐND là cơ quan Thường trực của HĐND, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định… của pháp luật. Đồng thời, xác định vị trí, chức năng: Ban HĐND có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo Nghị quyết, báo cáo, đề án… và giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách.

Đặc biệt, Luật còn đề ra tiêu chí của đại biểu HĐND tại Điều 7, với bốn tiêu chuẩn rất cơ bản, đặt ra yêu cầu cao cho việc ứng cử, đề cử, hiệp thương, giới thiệu và cử tri lựa chọn khi bầu cử. Trong đó, có những nội dung rất đặc trưng cho đại biểu dân cử, thể hiện tại Khoản 3: Có đủ năng lực, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Những người có ý thức, trách nhiệm cao như Khoản 4: Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm trong các tầng lớp dân cư. Luật cũng đã quy định rõ tăng số lượng Thường trực HĐND tỉnh lên hơn gấp đôi tại Điều 18, Khoản 2: Thường trực HĐND gồm: Chủ tịch, hai Phó chủ tịch HĐND, các Ủy viên là Trưởng ban HĐND và Chánh Văn phòng HĐND. Đồng thời, một số điều khoản sau đó về HĐND cấp huyện cũng quy định tương tự như vậy. Đây là thay đổi rất lớn để nâng cao vị trí HĐND và làm cơ sở tăng số lượng, chất lượng, bảo đảm cho Thường trực HĐND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới.

Tăng cường các hoạt động giám sát

Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND được kế thừa từ hai Luật cũ và bổ sung rất nhiều nội dung về giám sát của HĐND tại Chương III. Theo đó, các chủ thể giám sát của HĐND được mở rộng tối đa và xác định rõ tại Điều 5, Khoản 1: Thẩm quyền giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, ban HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND, với năm nội dung rất cụ thể. Còn Điều 57 quy định: Các hoạt động giám sát của HĐND gồm năm khoản. Trong đó, bổ sung mới Khoản 4: Giám sát chuyên đề, còn Khoản 5 thêm Lấy phiếu tín nhiệm. Vì Luật hiện hành chỉ ghi: Bỏ phiếu tín nhiệm. Đây là những hoạt động giám sát thực tế đã diễn ra có hiệu quả trong nhiệm kỳ vừa qua. Ở mục 2: Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND được bổ sung rất nhiều, đồng thời hệ thống lại đầy đủ và có đến mười điều khoản. Đáng chú ý, Điều 66: Các hoạt động giám sát của

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Thường trực HĐND, quy định cụ thể sáu hình thức giám sát. Trong đó, có hai hình thức hoạt động giám sát mới, ở Khoản 2: Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn… giữa hai kỳ họp của HĐND. Và Khoản 4: Tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND.

Qua đó, thấy rõ Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định tăng cường vị trí, vai trò của HĐND; xác định Thường trực HĐND họp thường kỳ mỗi tháng một lần, chưa kể họp đột xuất là hoàn toàn cần thiết và hợp lý. Còn mục 3: Hoạt động giám sát các ban HĐND cũng có đến 7 điều khoản. Với nội dung xuyên suốt ở Điều 76: Các hoạt động giám sát của ban HĐND ghi rõ nội dung từng khoản một. Trong đó, cũng bổ sung mới Khoản 3: Giám sát chuyên đề, và Khoản 4: Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.

Điều đó phù hợp với chức năng của HĐND được củng cố; với số lượng lãnh đạo các ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện hoạt động chuyên trách tăng lên khá nhiều và HĐND cấp xã được thành lập mới hai ban HĐND. Đặc biệt, lần này Luật Hoạt động Giám sát của QH và HĐND bổ sung trong Chương III, thêm Mục 4: Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, tổ đại biểu HĐND. Để tách những hoạt động giám sát của đại biểu HĐND mà trước đây nằm chung trong hoạt động giám sát của HĐND tại kỳ họp, và bổ sung hoạt động giám sát của hai chủ thể này giữa hai kỳ họp. Qua đó, xác định rõ hơn đại biểu HĐND, tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện còn có thẩm quyền tiến hành giám sát giữa hai kỳ họp của HĐND. Thể hiện sự sâu sát, gắn bó với cử tri, xứng đáng vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân đối với đại biểu dân cử.

Vai trò chủ động của Thường trực HĐND

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Luật định, trước hết HĐND cần phải có những đại biểu xứng đáng, đủ trình độ, năng lực, khả năng tác chiến ở mọi nghị trường, để hoàn thành các nhiệm vụ. Đành rằng, đại biểu HĐND do cử tri tín nhiệm, lựa chọn bầu ra. Nhưng rõ ràng phải xuất phát từ việc ứng cử, đề cử để lập ra một danh sách ứng cử viên sáng giá. Chúng ta cần khuyến khích những người đủ tiêu chuẩn, có năng lực thực sự ra ứng cử đại biểu HĐND các cấp để cử tri lựa chọn bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước địa phương.

Ở đây, còn có trách nhiệm chính trị rất lớn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi xem xét, cân nhắc kỹ để giới thiệu người của tổ chức mình ra ứng cử. Song, một điều hết sức quan trọng mà mấy nhiệm kỳ gần đây luật pháp đã bổ sung và thực tế chứng minh có kết quả. Đó là trách nhiệm, quyền hạn của Thường trực HĐND các cấp trong công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu HĐND. Tại Điều 9, Khoản 1: Thường trực HĐND cấp tỉnh... cấp huyện dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND... Khoản 2 điều này cũng quy định: Thường trực HĐND cấp xã có trách nhiệm, quyền hạn tương tự. Đây là chế định rất quan trọng để Thường trực HĐND tác động, yêu cầu các

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

cơ quan, đơn vị cử người ra ứng cử đại biểu HĐND. Đó là tiền đề cho chất lượng đại biểu HĐND trong quá trình xem xét, lựa chọn, giới thiệu ứng cử viên.

Không những thế, ngay sau kết quả hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của Ban Thường trực UBMTTQ. Nếu xét thấy chưa được, hoặc không ổn, Thường trực HĐND có quyền thực hiện Điều 51: Điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND để chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương lần thứ hai. Nếu như Thường trực HĐND làm hết trách nhiệm, quyền hạn của mình cho HĐND khóa đến, chắc chắn chất lượng đại biểu HĐND được nâng lên, nhất là những đại biểu dự kiến bố trí hoạt động chuyên trách. Ngoài những quy định của pháp luật, quá trình chuẩn bị bầu cử, bằng những kiến thức trích lũy được, với những kinh nghiệm thực tế đã rút ra, Thường trực HĐND đương nhiệm tham gia trong Đảng đoàn, đề xuất với Thường vụ cấp ủy Đảng cùng cấp, ngay sau Đại hội Đảng bộ, kể cả điều chỉnh quy hoạch cán bộ để giới thiệu nhân sự ứng cử đại biểu HĐND. Mặt khác, Thường trực HĐND làm việc tích cực với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan để xem xét, chọn ra một danh sách ứng cử viên mà chúng ta rất yên tâm. Cử tri nhìn vào hoàn toàn tin tưởng, phấn khởi trước khi bầu cử. Như vậy, chắc không còn phải băn khoăn với chất lượng, năng lực của đại biểu HĐND khóa tới. Về đầu trang

Ban Nội chính Tỉnh uỷ làm việc với Huyện ủy Lệ Thủy về công tác nội chính và PCTN(Báo Quảng Bình Online 25/1, tác giả Võ Bá Phong - Ban Nội chính Tỉnh ủy)

Ban Nội chính Tỉnh uỷ vừa có buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy Lệ Thủy về tình hình, kết quả công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng (PCTN). Dự buổi làm việc có các đồng chí trong Thường trực, UBKT Huyện ủy, lãnh đạo các cơ quan khối Nội chính huyện Lệ Thủy. Đồng chí Trần Hải Châu, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì buổi làm việc.

Theo báo cáo của Thường trực Huyện ủy, từ đầu năm 2015 đến nay, đặc biệt sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, công tác nội chính và PCTN trên địa bàn đã đạt được những kết quả quan trọng. Cấp ủy và chính quyền huyện Lệ Thủy đã chú trọng công tác nắm tình hình cơ sở để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, không để xảy ra vụ việc đột xuất, phức tạp; triển khai nhiều giải pháp chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời, linh hoạt nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; các phong trào thi đua được tổ chức và triển khai, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

Điểm nổi bật trong công tác PCTN ở Lệ Thủy là cấp ủy, chính quyền huyện đã chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách chủ động, tích cực. Hoạt động cải cách hành chính được đẩy mạnh, việc quản lý tài chính, sử dụng

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

đất, đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng ngân sách và các nguồn quỹ vận động được công khai minh bạch. Công tác tuyên truyền các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính và PCTN được cấp ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.

Đồng chí Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy đã ghi nhận những kết quả mà huyện Lệ Thủy đã đạt được, đồng thời đề nghị cấp ủy, chính quyền huyện trên cơ sở bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, tận dụng những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác nội chính và PCTN, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề cho kinh tế-xã hội của huyện phát triển theo hướng bền vững.

Mặt khác, cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các văn bản trong lĩnh vực PCTN, lãng phí bằng nhiều hình thức, chú trọng về chiều sâu và tính hiệu quả; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng nhằm làm tốt công tác phòng ngừa tham nhũng; quan tâm, đẩy mạnh công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở... Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201601/ban-noi-chinh-tinh-uy-lam-viec-voi-huyen-uy-le-thuy-ve-cong-tac-noi-chinh-va-pctn-2132268/

II. Kinh tế

Ra mắt đoàn tàu nhanh chất lượng cao Hà Nội – Sài Gòn(Tin Tức 23/1, tr12, tác giả Quang Toàn; VietnamPlus.vn 23/1; Giao Thông Online 23/1; TTXVN 22/1; Bnews.vn 22/1)

Từ ngày 26/1, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) chính thức đưa vào khai thác đoàn tàu mới, chất lượng cao SE5/SE6 trên tuyến Hà Nội – Sài Gòn.

Việc đưa vào chạy đoàn tàu này nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đưa các sản phẩm tốt nhất đến với hành khách đi tàu trong dịp Tết Bính Thân 2016.

Theo đó, hàng ngày, tàu SE5 xuất phát tại ga Hà Nội lúc 9 giờ, đến ga Sài Gòn lúc 20 giờ 3 phút ngày hôm sau; tàu SE6 xuất phát tại ga Sài Gòn lúc 9 giờ, đến ga Hà Nội lúc 20 giờ 3 phút ngày hôm sau.

Tàu có đỗ đón, trả hành khách tại các ga: Hà Nội, Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình, Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Chợ Sy, Vinh, Yên trung, Hương Phố, Đồng Lê, Đồng Hới, Đông Hà, Huế, Lăng Cô, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Núi Thành, Quảng Ngãi, Bồng Sơn, Diêu Trì, tuy Hòa, Ninh Hòa, Nha Trang, Tháp Chàm, Bình Thuận, Long khánh, Biên Hòa, Sài Gòn.

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Đoàn tàu SE5/SE6 trang bị nội thất hiện đại, thiết kế hợp lý, rộng rãi, tạo cảm giác thoải mái cho hành khách. Hành khách sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích tiêu chuẩn, không gây ảnh hưởng đến môi trường. Dọc hành lang đoàn tàu được bố trí đèn có ánh sáng vàng tạo sự sang trọng, đẳng cấp và đặc biệt là giảm thiểu tiếng ồn, giúp hành khách ngủ ngon hơn... trong suốt hành trình. Ngoài ra đoàn tàu còn có 1 toa xe hàng ăn phục vụ ăn nhẹ và giải khát cho hành khách.

Giá vé tàu SE5/SE6 không thay đổi so với tàu thường. Khu vực khoang đối với 4 người giường nằm mềm, giá vé từ Hà Nội - Sài Gòn là 1.320.000 đồng/người. Giá vé ghế ngồi rẻ nhất từ Hà Nội - Sài Gòn là 548.000 đồng/người.

Đặc biệt, trong ngày ra mắt (26/1/2016), VNR ưu đãi giá vé cho hành khách với mức giảm từ 30 - 50% giá vé so với các tàu đang chạy trên tuyến Hà Nội - Sài Gòn, cụ thể giá vé sau khi giảm đi suốt từ Hà Nội - Sài Gòn chỉ từ 274.000 đồng/vé

Hành khách có thể mua vé tại các ga và qua hệ thống đặt chỗ, mua vé, thanh toán trực tuyến tại các website: http://dsvn.vn hoặc http://vantaiduongsathanoi.vn để tra cứu thông tin giờ tàu, giá vé. Về đầu trang

Cầu treo dân sinh thay đổi cuộc sống người dân Quảng Bình(VTVNews 25/1, tác giả Phùng Hiệp - Hồng Quân)

Tại tỉnh Quảng Bình, cây cầu Bồng Lai mới được xây xong theo đề án 186 của Chính phủ đã thắp lên biết bao hy vọng cho người dân.

Thôn Bồng Lai, xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có 270 hộ dân, trên 1.200 nhân khẩu, 50% trong số đó đang sinh sống bên kia sông Bùng. Vào mùa nước lũ, các em học sinh không thể qua sông để đi học, người lớn không thể ra trung tâm xã để buôn bán, tiêu thụ nông sản. Tình trạng này diễn ra suốt nhiều năm qua.

Theo đề án 186 của Chính phủ đang được triển khai giai đoạn 1 tại tỉnh Quảng Bình, đã có 10 cây cầu treo dân sinh được xây dựng và đưa vào sử dụng. Điều này đã tạo nên sự phấn khởi đối với nhiều người dân tại các vùng bị chia cắt của tỉnh Quảng Bình.

Nhờ cây cầu treo dân sinh mới này mà người dân đã không còn cảnh phải lội sông đưa con đi học, hay mang nông sản ra trung tâm xã tiêu thụ. Cuộc sống nơi đây đang bắt đầu đổi thay, không khí nhộn nhịp hơn kể từ ngày cây cầu được xây dựng và đưa vào sử dụng.

Trong thời gian tới, giai đoạn 2 của đề án 186 sẽ tiếp tục được triển khai tại tỉnh Quảng Bình. Theo đó, địa phương này sẽ có thêm 5 cây cầu treo dân sinh phục

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

vụ nhu cầu đi lại của người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng bị chia cắt. Về đầu tranghttp://vtv.vn/tam-long-viet/cau-treo-dan-sinh-thay-doi-cuoc-song-nguoi-dan-quang-binh-20160124163851806.htm

Quảng Bình: Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa (Nông Nghiệp Việt Nam Online 25/1, tác giả Tâm Phùng)

Sở NN-PTNT Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2015 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2016.

Năm 2015, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành NN-PTNT Quảng Bình đạt được nhiều thành tựu khả quan. Cơ cấu nông lâm ngư nghiệp hiện chiếm 24,6% GDP toàn tỉnh; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4%; tổng sản lượng lương thực 29,8 vạn tấn, đạt 106,7% kế hoạch; tỷ trọng chăn nuôi chiếm gần 41% giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng 2,1%; tổng sản lượng thủy sản 69 ngàn tấn, đạt 121% kế hoạch, tăng 7%; độ che phủ rừng 68%, đạt 100% kế hoạch; dân số nông thôn được cấp nước sạch, hợp vệ sinh 84,3%, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; có 24.029 cơ sở ngành nghề nông thôn, ổn định 56.117 lao động, tăng 8,9% so với năm 2014; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 35%; có 16 xã đạt NTM…

Năm 2016, ngành NN-PTNT Quảng Bình phấn đấu đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông ngiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trọng tâm là chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, chất lượng, giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường. Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn gắn với đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, doanh nghiệp. Tiếp tục nhân rộng các mô hình khuyến nông, khuyến ngư có hiệu quả vào sản xuất. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình xây dựng NTM...

Tại hội nghị, có 2 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 39 cá nhân và tập thể được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc vì có nhiều thành tích trong công tác. Về đầu tranghttp://nongnghiep.vn/quang-binh-day-manh-san-xuat-hang-hoa-post155900.html

III. Xã hội

LĐLĐ tỉnh Quảng Bình: Thiết thực những hoạt động vì người lao động(Lao Động Online 24/1, tác giả Lê Phi Long)

LĐLĐ tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức Hội nghị triển khai

Ông Đặng Quang Điều phát biểu chỉ đạo hội nghị

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

nhiệm vụ năm 2016; sơ kết nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội CĐ Việt Nam lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội CĐ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2013 - 2018. Tham dự có ông Đặng Quang Điều – UV Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Chính sách KTXH và TĐKT Tổng LĐLĐ VN.

Ấm lòng người lao động

Ông Nguyễn Lương Bình – Chủ tịch LĐLĐ Quảng Bình – cho biết, năm 2015 mặc dù tình hình kinh tế của địa phương đang còn gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp chưa phục hồi do hậu quả nặng nề của bảo lũ... nhưng LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh; giúp đỡ, động viên kịp thời những trường hợp CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn yên tâm lao động sản xuất, công tác, góp phần thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển với những việc làm cụ thể, thiết thực.

Thời gian qua, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện được các cấp CĐ Quảng Bình quan tâm, đẩy mạnh. Trong năm 2015, CNVCLĐ trong toàn tỉnh đã đóng góp xây dựng Quỹ “Mái ấm công đoàn” với số tiền hơn 1,1 tỉ đồng; LĐLĐ tỉnh xét hỗ trợ xây dựng 70 nhà với tổng số tiền 1.15 tỉ đồng và bàn giao 29 nhà “Mái ấm công đoàn” cho gia đình chính sách, thân nhân gia đình kiểm ngư... với tổng số tiền 552 triệu đồng. Từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, LĐLĐ tỉnh hỗ trợ cho 102 hộ CNVCLĐ vay để phát triển kinh tế gia đình với tổng số tiền 1.230 triệu đồng; phối hợp với Quỹ tấm lòng vàng Lao động, Quỹ Bảo trợ trẻ em Tổng LĐLĐ VN, các tổ chức nhân đạo, từ thiện thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn, bị thiên tai, đoàn viên nghiệp đoàn, học sinh nghèo vượt khó học giỏi... với tổng số tiền trên 2,6 tỉ đồng.

Tạo dấu ấn mới trong phương thức hoạt động

Ông Trần Công Thuật - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - đã đánh giá cao những hoạt động công đoàn trong thời gia qua, đồng thời đề nghị các cấp công đoàn tập trung vào việc đổi mới nội dung, phương thức phát động, triển khai các phong trào nhằm thu hút đông đảo người lao động, thúc đẩy lao động sáng tạo; xây dựng công đoàn các cấp, đặc biệt là xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; phải hiểu rõ hạn chế để tìm hướng khắc phục cụ thể. Ngoài ra, các cấp công đoàn trong tỉnh cần đổi mới nội dung hoạt động, chú trọng đến chất lượng, tạo nên dấu ấn mới trong phương thức hoạt động; tiếp tục nâng cao vị trí của công đoàn trong xã hội, tích cực hơn nữa để thực sự là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Lương Bình – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Bình – khẳng định, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh các hoạt động hướng về người lao động một cách cụ thể, thiết thực. Đây là năm đầu tiên chương trình

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

“Tết sum vầy” được tổ chức tại Quảng Bình nhằm nhằm lo cho người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, chương trình đã được tổ chức với nhiều hoạt động cụ thể, 200 suất quà có giá trị 500 ngàn đồng/suất với tổng số tiền 100 triệu đồng trích từ kinh phí LĐLĐ tỉnh đã được trao cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh còn phối hợp với LĐLĐ các địa phương trên toàn quốc để vận động người sử dụng lao động hỗ trợ vé tàu, xe hoặc tổ chức thuê xe cho CNVCLĐ về quê đón tết.

Ông Phạm Xuân Thành – PGĐ Cty TNHH MTV Việt Trung – cho biết, thời gian qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Cty gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của hậu quả thiên tai. Vì vậy tình hình thu nhập và đời sống người lao động bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, NLĐ nơi đây luôn ấm lòng vì nhận được sự quan tâm của LĐLĐ tỉnh và Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động, từ đó tạo động lực để tập thể NLĐ nơi đây vượt qua khó khăn, thách thức. Về đầu tranghttp://tamlongvang.laodong.com.vn/cong-doan/ldld-tinh-quang-binh-thiet-thuc-nhung-hoat-dong-vi-nguoi-lao-dong-511286.bld

Quảng Bình: “Trốn tìm” với học sinh giữa núi rừng để “bắt” tới trường(Dân Trí 25/1, tác giả Văn Lịnh – Đặng Tài)

“Khi thấy cô thầy đến nhà vận động tới lớp là các em lại trốn chạy vào rừng. Không còn cách nào khác, chúng tôi đành phải nhờ tới trưởng bản, công an viên, đồn biên phòng… cùng vào rừng để “bắt” học sinh quay lại trường, học cái chữ”, thầy Đinh Văn Chung chia sẻ.

5 giờ sáng dậy “đánh thức” học sinh tới lớp

Nằm cách trung tâm huyện nghèo Minh Hóa khoảng 80km về phía Tây, bản Lòm (xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) nằm lọt thỏm giữa bốn bề là rừng núi trùng điệp. Bản Lòm giáp ranh với biên giới Việt Lào có độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, bởi thế thời tiết nơi đây quanh năm rất khắc nghiệt.

Nói không ngoa, bản Lòm là bản làng khó khăn nhất và xa nhất của xã miền biên Trọng Hóa, bởi địa hình nơi đây rất hiểm trở, dân cư lại sống rải rác trên các sườn núi nên việc đến trường của các em học sinh gặp không ít khó khăn. Không những vậy, đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Mày, trình độ dân trí

Sáng nào cũng vậy, mới 5 giờ sáng, các cô thầy ở bản

Lòm lại dậy đi "vận động" từng em học sinh tới lớp

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

còn thấp khiến việc vận động con em trong bản đến trường học cái chữ Bác Hồ còn lắm gian nan.

Theo chân các cán bộ, giáo viên điểm trường lẻ bản Lòm (thuộc Trường PTDT Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trọng Hóa 2) đi vận động các em học sinh đến lớp, chúng tôi mới thực sự thấm thía được những vất vả, khó khăn cũng như cảm phục trước tâm huyết của những con người theo nghiệp “trồng người” nơi vùng biên giới.

Mới 5 giờ sáng, cả bản Lòm vẫn còn chìm trong một màn sương mù dày đặc, cái lạnh buổi sáng sớm cứ như cứa vào da thịt, tím tái cả người. Thế nhưng, các cán bộ, giáo viên ở điểm trường bản Lòm đã thức dậy và chia nhau đi đến từng ngõ ngách của bản làng để “đánh thức” học sinh tới lớp cho kịp giờ học.

Dường như công việc chính của các thầy cô nơi đây không chỉ là dạy học mà còn là những “cán bộ dân vận”. Bởi, dù nắng hay mưa, mỗi sáng họ đều dậy sớm để đi “dỗ dành” và “bắt” học sinh tới lớp. Nhưng không phải lúc nào công tác “dân vận” ấy cũng đem lại kết quả như mong muốn.

Nói về những tháng ngày vất vả cắm bản gieo chữ, thầy giáo Đinh Văn Chung (giáo viên chủ nhiệm lớp 1, điểm trường lẻ bản Lòm) chia sẻ: “ Nhiều em chỉ cần thấy thầy cô đến đầu bản là các em lại tìm cách lẫn tránh. Có nhiều em đồng ý theo cô thầy tới lớp rồi, nhưng đi được nữa đường chỉ cần sơ hở hay khuất bóng thầy cô một tý là các em lại tìm cách bỏ trốn vào rừng. Chuyện “trốn tìm” với học sinh giữa rừng để “bắt” về đi học ở đây diễn ra như cơm bữa”.

Cũng theo thầy Chung, vất vả nhất là đi vận động các em vào đầu năm mỗi năm học, bởi sau mấy tháng hè, nhiều em theo ba mẹ đi làm ăn xa không chịu về đi học, nhiều em thì đã lập gia đình nên rất ngại đến trường. “Muốn vận động các em tiếp tục đến trường điều đầu tiên là phải đi từng nhà vận động phụ huynh trước, phải cho họ thấu hiểu được tầm quan trọng của việc học, “dỗ dành” họ từng li, từng tý một, đến lúc nào họ có “cảm tình” và tin tưởng các thầy cô thì họ mới đồng ý cho con họ tới trường để học cái chữ”, thầy Chung lắc đầu nhớ lại.

Sáng nào cũng vậy, các thầy cô ở bản Lòm phải dậy sớm để tới nhà vận động học sinh, còn những em nào vắng học thì buổi chiều, ban đêm tiếp tục đến nhà làm công tác “dân vận”. Dường như họ không còn nhớ nổi bao nhiêu lần “dở khóc, dở cười” khi đi vận động như vậy nữa, bởi có nhiều em khi thấy các thầy sợ quá lại trốn vào rừng gọi không chịu về, có em lại trốn trong buồng, nằm bất động như hễ không cho các thầy cô biết. Thế nên, chuyện học sinh tới lớp đầy đủ quả là một điều “hiếm hoi” đối với điểm trường này.

“Vận động" trường kỳ...

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Trao đổi với chúng tôi về tình trạng học sinh “lười” đến lớp nếu không đi “đánh thức”, thầy giáo Đinh Quốc Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trọng Hóa 2 cho biết: “Hiện tại, do không có điều kiện nên học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 tại bản Lòm phải ra bản Dộ học. Tuy nhiên, đường sá đi lại khó khăn nên học sinh bỏ học nhiều buộc các thầy cô phải thường xuyên túc trực ở bản Lòm để vận động và đồng thời mượn tạm nhà dân bản để cho các em ở lại buổi trưa chứ nếu không chiều các em không đi học nữa”.

Bên cạnh việc vận động hằng ngày, thường xuyên thì nhà trường còn tổ chức họp phụ huynh thường niên để khuyên phụ huynh nhắc nhở con em họ đi học đầy đủ. Cùng với đó, chúng tôi “dọa” sẽ cắt chế độ, sẽ báo cáo với xã, công an đến làm việc nếu các em ấy tiếp tục bỏ học…

“Mỗi lần họp như thế, nhà trường mời cả cán bộ xã, đồn biên phòng, già làng, trưởng bản cùng với phụ huynh, những học sinh hay vắng học để tuyên truyền về tầm quan trọng của việc học, hỏi lý do sao vắng học nhiề? Khi đi họp các em ấy hứa là sẽ đến lớp đầy đủ nhưng đâu lại vào đấy!”, thầy Hoàng ngán ngẫm.

Ngoài những giáo viên cắm bản đi vận động thì Trường PTDT Bán trú TH&THCS Trọng Hóa 2 còn cử riêng ra một cán bộ chuyên đi vận động mỗi sáng (bản Lòm, Dộ và bản Cha Cáp), em nào không đi học nếu có lý do chính đáng như đau ốm thì sẽ xem xét, còn nếu không cứ ghi tên, số buổi nghỉ lại để nhà trường trực tiếp đến làm việc.

Câu chuyện vận động học sinh tại đây vẫn còn là một bài toán khó đối với các thầy cô, chính quyền địa phương. Bởi học sinh ở đây dường như chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, cùng với đó phụ huynh các em cũng không chú tâm việc học hành của con cái họ nên việc “gieo chữ” cho học sinh nơi đây còn gặp rất nhiều gian nan…Về đầu tranghttp://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/quang-binh-tron-tim-voi-hoc-sinh-giua-nui-rung-de-bat-toi-truong-20160124101055423.htm

Nhiều phần quà Tết được trao cho hộ nghèo tỉnh Quảng Bình(VTVNews 24/1, tác giả Xuân Thắng - Bùi Cường)

Ngày 23/1, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí đã có nhiều hoạt động từ thiện nhân đạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Đoàn công tác đã trao số tiền 50 triệu đồng cho Hội bệnh nhân nghèo Quảng Bình nhằm hỗ trợ "Bữa ăn tình thương" cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại các bệnh viện trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân.

Trong dịp này, Đoàn cũng trao 215 phần quà cho các hộ nghèo, gia đình chính sách ở xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn. Dịp này, Tổng Công ty Phân bón và Hóa

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

chất dầu khí đã dành 5 tỷ đồng trao quà cho 100 xã tại 40 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Chương trình "Vui tết cùng Đạm Phú Mỹ" được triển khai từ năm 2008 đến nay với số tiền gần 20 tỷ đồng đã được trao cho hàng ngàn hộ gia đình nghèo trên cả nước. Về đầu tranghttp://vtv.vn/tam-long-viet/nhieu-phan-qua-tet-duoc-trao-cho-ho-ngheo-tinh-quang-binh-20160124151446353.htm

Công nhân Việt Nam bị tai nạn, tử vong tại Đài Loan(Người Lao Động Online 22/1, tác giả H.Phúc; Lao Động 23/1, tr6)

Trong khi đang làm việc tại một nhà máy ở TP Đài Trung (Đài Loan), một công nhân quê ở Quảng Bình không may bị tai nạn và tử vong sau đó.

Chiều 22-1, UBND xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) xác nhận anh Phạm Anh Dũng (26 tuổi, trú thôn Nam Hồng) là người địa phương đã tử vong khi đang làm việc tại một Nhà máy ở Đài Loan theo diện xuất khẩu lao động.

Thông tin ban đầu cho hay, vào ngày 20-1, anh Dũng đang lao động trong nhà máy không may bị tai nạn. Dù được anh em đồng nghiệp đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng anh đã tử vong vào lúc 4 giờ sáng ngày 21-1 (Theo giờ Việt Nam).

Hiện, chính quyền địa phương đang phối hợp với gia đình và các cơ quan chức năng làm các thủ tục sớm đưa thi thể nạn nhân về quê an táng.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, có nhiều người trên địa bàn huyện Bố Trạch sang nước ngoài làm việc theo diện xuất khẩu lao động đã không may gặp nạn và tử vong. Trong đó đáng chú ý là vụ 3 lao động ở xã Thanh Trạch tử vong do ngạt khi gas tại Liên Bang Nga xảy ra vào tháng 4-2015. Về đầu tranghttp://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/cong-nhan-viet-nam-bi-tai-nan-tu-vong-tai-dai-loan-20160122153929152.htm

'Từ mẫu' của dân nghèo(Tiền Phong 25/1, tr7, tác giả Hoàng Nam)

Dù mưa hay nắng, dù ngày hay đêm, hễ có ai trong vùng cần cấp cứu ông đều có mặt. 10 năm sau ngày về hưu, với chiếc hộp cấp cứu nhỏ luôn đeo bên người, cùng chiếc xe đạp cà tàng,

Nhìn cách ông khám cho mệ Mẹt, đủ thấy ông yêu nghề và trân trọng người bệnh đến nhường nào.

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

ông đã giành lại mạng sống cho không biết bao nhiêu người nơi vùng quê nghèo xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) mà không màng đến một đồng tiền công.

Khắc tinh của “thần chết”

Ngôi nhà đơn sơ của cựu binh, thượng tá, bác sĩ Lưu Đức Thọ nằm ẩn mình trong một khu vườn sum suê cây trái phía Nam cầu Gianh. Hạ Trạch là một vùng quê nghèo bán sơn địa, nhưng ông luôn tự hào là quê hương của danh tướng Cần Vương Lê Mô Khải và nhà thơ Lưu Trọng Lư.

Ông không có ở nhà. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Liệu nói, ông sang nhà mệ Mẹt, bên thôn 5 khám bệnh. Nhà mệ Mẹt cách nhà ông chừng 500m, trong một con hẻm nhỏ. Nhìn ông, với cử chỉ nhẹ nhàng, cẩn trọng, ân cần hỏi han, căn dặn khi khám cho mệ Mẹt, cũng đủ thấy ông yêu nghề và trân trọng người bệnh đến nhường nào. Ông nói, mệ Mẹt bị bệnh huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, nhà nghèo không đủ tiền đi viện nên ông phải thường xuyên đến thăm khám cho mệ.

Nằm trên giường bệnh, giọng nói thều thào, mệ Mẹt luôn miệng cảm ơn ông Thọ, ân nhân đã cứu mình từ tay thần chết cách đây 7 năm. Mệ kể: “Trưa hè tháng 7, năm 2009, tui đang ở nhà với đứa cháu thì tự nhiên người mệt, ngất đi khi mô cũng không biết. May đứa con dâu đi chợ về thấy nằm đó, chạy lên thôn 9 gọi bác Thọ, bác sơ cấp cứu kịp thời nên tui mới còn sống đến 75 tuổi như chừ. Không thì mồ cũng đã xanh cỏ lâu rồi”.

Ông Thọ cùng chúng tôi về đến nhà đã gần 12 giờ trưa, chưa kịp cơm nước, ông Phan Văn Sang (90 tuổi) ở cạnh nhà sang nhờ thăm khám. Ông Sang tâm sự: “Đã 5 năm nay, gia đình tôi luôn xem bác sĩ Thọ như người thân trong gia đình. Không chỉ vì bác sĩ đã nhiều lần cứu vợ tôi, mà bởi với tôi và các con luôn trân trọng tấm lòng và nhân cách cao thượng của bác sĩ Thọ. Năm 2012, vợ tôi đang ở nhà rồi kêu mệt, bà vừa đi nằm một tí thì bác sĩ Thọ sang chơi. Tôi bèn nhờ bác khám cho vợ, ai ngờ bà ấy bị đột quỵ, chỉ chậm 5 phút nữa là bà ấy đi. May mà bác Thọ cấp cứu kịp thời, bà ấy mới qua khỏi. Từ đó về sau, sáng nào bác cũng sang đo huyết áp cho bà nhưng không lấy một đồng. Năm rồi bà ấy mất do tai biến, đúng dịp bác Thọ đi thăm con ở Hà Nội. Bác ấy không lấy tiền, ngại lắm. Vì tin tưởng nên cả nhà tôi đau ốm gì cũng sang nhờ bác Thọ”.

Theo ông Sang, bác sĩ Thọ không chỉ là ân nhân của gia đình ông mà là ân nhân của cả làng, cả xã và cả với những người nơi khác đến đây gặp nạn. Năm 2010, có hai thợ điện quê ở Lệ Thủy đến Hạ Trạch thi công đường điện, bị điện giật rơi từ cột điện cao xuống đất. Bác sĩ Thọ đã có mặt kịp thời, tiến hành sơ cứu rồi theo xe cấp cứu đưa hai bệnh nhân đến bệnh viện. Vì họ không có người thân ở bên, ông ở lại chăm sóc, đợi hai anh thợ điện qua cơn nguy kịch mới bắt xe về lại nhà. Nhiều ngày sau đó, thân nhân của họ từ Lệ Thủy ra tận nhà cảm ơn cứu mạng nhưng ông từ chối nhận quà.

19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Trả ơn làng xóm

Rời quân ngũ đã gần 10 năm, ở cái tuổi gần thất thập nhưng trách nhiệm của người lính khoác trên mình chiếc blouse trắng vẫn vẹn nguyên trong ông. Ông tâm sự: “Để được học y, tuổi trẻ của tôi phải trải qua muôn vàn khó khăn. Nhà tôi ở vùng quê Hạ Trạch, mùa nắng ruộng đồng nứt toác chân chim, cái ăn đã khó huống gì cái học. Nên khi vào quân ngũ (năm 1973) tôi đã nỗ lực hết mình để được đi học. Năm 1979, tôi học tại Học viện Quân y, học xong về công tác tại Tiểu đoàn Quân y của Sư đoàn 968 Quân khu IV. Tôi trân trọng ngành học của mình, không chỉ vì sự cao cả của ngành Y, mà tôi là một người lính, một người lính Cụ Hồ”.

Ông nói, 30 năm phục vụ trong quân ngũ, ngày trở về ông mang ơn những người hàng xóm xung quanh đã đùm bọc, cưu mang gia đình vợ con ông trong suốt những năm xa cách. Ông mang hết tay nghề có được, đi khắp làng trên xóm dưới để thăm khám và chữa bệnh cho bà con dân nghèo. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Liệu luôn lo lắng cho sức khỏe của chồng, nhiều lần khuyên ông đi ít thôi, còn giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Nhưng hễ có ai gõ cửa lúc nửa đêm, ông cũng xách hộp cấp cứu lên đường.

Trong căn nhà nhỏ của mình, ông chọn một phòng sạch sẽ, ngăn nắp làm phòng khám bệnh và đặt một tủ thuốc nho nhỏ để dùng khi người bệnh cần đến. Chính từ sự nhiệt thành trong công việc, thương người nghèo mà “phòng khám” của ông lúc nào cũng đông người lui tới. Với những bệnh nhân nặng, bác sĩ Thọ đến điều trị tại nhà cho tới khi dứt bệnh mới yên tâm. Nếu biết bệnh nặng cần mổ hay phải dùng phương tiện điều trị hiện đại, ông tư vấn, hướng dẫn và cùng gia đình bệnh nhân đưa người nhà đến bệnh viện. Nhiều bệnh nhân bị đột quỵnhờ bác sĩ Thọ sơ cấp cứu kịp thời mà thoát án tử. Nhiều người dân Hạ Trạch xem ông là ân nhân cứu mạng, người sinh họ lần thứ hai.

Danh tiếng là thế, nhưng chưa một lần ông tự cao về những gì làm được, vẫn ngày ngày đọc sách, nghiên cứu tài liệu để nâng cao tay nghề. “Học, đọc để nắm thêm thông tin không bao giờ thừa. Tôi đang tìm hiểu nguyên nhân của xu hướng ngày càng trẻ hóa bệnh nhân cao huyết áp. Ngày xưa, đa số bệnh nhân cao huyết áp, dẫn đến tai biến là những người có tuổi đời trên 50, nhưng những năm gần đây, các bệnh nhân cao huyết áp có những người rất trẻ. Ngay như trong làng của tôi, nhiều bệnh nhân tôi cấp cứu tuổi đời mới hơn 30. Nếu không cấp cứu kịp thời, chi phí điều trị căn bệnh này sẽ là gánh nặng cho nhiều gia đình nghèo quê tôi. Vậy nên chúng ta cần quan tâm chế độ dinh dưỡng và làm việc, luyện tập để có sức khỏe tốt” - vị bác sĩ già khuyên chúng tôi.

Nhắc đến bác sĩ Thọ, ông Lưu Văn Tác, Chủ tịch UBND xã Hạ Trạch, không chỉ khen hết lời, mà còn rất lấy làm tự hào vì quê hương Hạ Trạch có được một “lương y” hết lòng vì dân. Ông Tác cho biết, ngày ông Thọ hồi hưu trạm y tế Hạ

20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Trạch vẫn chưa có bác sĩ, nên người dân trong xã, từ nhức đầu sổ mũi cho đến trọng bệnh đều nhờ đến ông. Mặc dù ở cái tuổi đáng được nghỉ ngơi, nhưng ông không bao giờ nề hà thức khuya, dậy sớm khi người bệnh cần. Đặc biệt, với người nghèo, ông không bao giờ lấy tiền khám bệnh, thậm chí tiền thuốc ông cũng không lấy. Ông đã cứu sống nhiều người nếu không được cấp cứu kịp thời. Ông trở thành chỗ dựa tin cậy của người dân mỗi khi lâm bệnh. Về đầu trang

Những văn hóa ngược đời ở mảnh đất trai gái cưới nhau từ thuở 13(Nguoiduatin.vn 25/1, tác giả Túc Mạch)

Từ bỏ cuộc sống hang đá, người dân nơi đây mang theo nhiều phong tục tập quán độc đáo, như trai gái cưới nhau từ thuở 13 tuổi; hay đàn bà nhậu, đàn ông phải phục vụ; thích đẻ con gái hơn con trai…

Vui vẻ nhận phạt “tảo hôn”

Trên danh mục thống kê Nhà nước Việt Nam, người A Rem được xem như là nhóm địa phương của người Chứt, nói ngôn ngữ Việt – Mường (bao gồm như Sách, Mày, Mã Liềng, Rục, A Rem). Nhóm người này sống tập trung ở xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), trong một bản duy nhất có tên gọi là 39.

Trên con đường bê tông trải từ đầu làng đến cuối xã Tân Trạch, người viết khá ngạc nhiên khi bắt gặp rất nhiền nam nữ khuôn mặt đang “búng ra sữa” nhưng đã có con bồng con bế bên hông.

Bí thư xã Nguyễn Trí Sỹ, người “hướng dẫn viên” của tôi cho biết, trai gái ở đây thực ra tuổi đời còn khá trẻ, vì lập gia đình sớm nên giờ đều đã có con. Khi buột miệng hỏi độ tuổi kết hôn của “nam thanh nữ tú” A Rem, tôi khá giật mình: 13 tuổi.

Chỉ tay về cô gái có khuôn mặt khá bầu bĩnh đang bế một đứa bé độ chừng hơn 1 tuổi, ông Sỹ bảo: “Nó là Y Nê, năm nay mới 15 tuổi, lấy chồng từ khi mới qua 13 tuổi một chút”. Không biết “bà mẹ trẻ” ấy có hiểu gì không, nhưng cô bất chợt nhoẻn cười bẽn lẽn.

Bí thư Sỹ nhìn sang cậu thanh niên đang ngồi sửa lại tấm vải địu con trong hội trường UBND xã, ông cho biết đó là Đinh C’Rai, sắp tròn 17 tuổi, cũng lấy vợ

Cô bé Y Rai mới 16 tuổi đã có con bồng, con bế. Ảnh: T.M

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

từ năm 13. Bình thường không lên rẫy, thì “người cha” này ở nhà địu con lòng vòng khắp thôn bản.

Thấy mấy cậu bé choai choai, người nhỏ thó đi qua, ông Sỹ nói câu gì đó bằng tiếng A Rem với một thanh niên, rồi quay sang phiên dịch cho tôi, đại loại là ông hỏi cậu bé có tên Đinh Trặp, 13 tuổi, “mặt búng ra sữa” kia là tối có đi tán gái không? Thì được cậu chàng trả lời lại là có. “Nhìn vậy thôi chứ đều có người yêu cả rồi đó cô ơi”, Bí thư xã Tân Trạch tếu táo.

Hoàng hôn buông khá nhanh, khiến chúng tôi không kịp trở ra thành phố Đồng Hới như dự định nên đành ghé lại Tân Trạch một đêm. Nhân tiện, tôi cũng muốn được bám theo chân Định Trặp, để xem trai gái nơi đây thể hiện tình yêu với nhau như thế nào.

Theo chân trai bản đi tán gái

Ánh trăng thượng tuần ở nơi miền sơn cước thăm thẳm này đã mọc lên đầu non. Trên đường đi “cưa gái”, Đinh Trặp kể: “Tuổi của bọn cháu bây giờ ít ngủ ở nhà với mẹ lắm, chủ yếu là đi ngủ bọn ở nhà bà Y Chu”.

Đang hào hứng, Trặp khoe luôn chuyện bố mẹ chuẩn bị bán trâu đi để “bỏ của” cho mình với bạn gái. Đám bạn của cậu đã lấy vợ gần hết rồi. Thấy mặt tôi nghệt ra vì ngạc nhiên, Bí thư Sỹ đi cạnh bèn gật đầu xác nhận.

Bản A Rem chưa có điện, nên thanh niên A Rem rất thích những đêm trăng sáng. Khi ánh trăng đã lấp ló gần cây sào, trai gái cả bản bắt đầu đổ về nhà bà Y Chu. Bởi từ lâu, căn nhà này được ví như “công viên” dành cho các đôi trai gái đến tìm hiểu.

Người đàn bà đang vùi ngô nướng trong đống tro than củi kể cho chúng tôi nghe: “Thực ra tục này đã có từ lâu đời rồi, khi tôi sinh ra đã được nghe kể về nó. Đối với dân tộc A Rem, trai gái đến tuổi cập kê phải tự đi tìm hiểu nhau, người lớn không can thiệp. Những đêm trăng sáng, chúng kéo đến đây tâm sự, chuyện trò. Cặp nào ưng bụng nhau thì đêm đó ngủ lại đây luôn, không về”.

Khi số trai gái tụ tập về nhà bà Chu đã đông đáng kể, họ bắt đầu hát giao duyên bằng tiếng A Rem. Tối khuya, các đôi trai gái ngủ lại luôn ở nhà bà. Sau nhiều đêm tự tìm hiểu, nếu cô gái đồng ý thì chàng trai đó sẽ đến nhà vợ tương lai để “bỏ của”, cứ thế họ về sống với nhau. Vậy nên, mới có hình ảnh nhiều cặp vợ chồng địu con lên rẫy nhìn như hai đứa trẻ chưa hết mùi sữa trên miệng.

Ngay như ông Đinh Rầu, Chủ tịch xã Tân Trạch, đường đường là một cán bộ, nhưng trong gia đình ông vẫn có cô con dâu cưới thuở 13 tuổi. Cô bé đó tên Y Trinh, vợ của Đinh Đa (con đầu ông Rầu). Hai vợ chồng bằng tuổi nhau, cưới

22

Page 23: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

được 2 năm rồi. Nói về chuyện của con, ông Rầu bảo: “Nó ưng cái bụng nhau rồi, miềng không cấm được mô”.

Góp vui vào câu chuyện của chúng tôi, già làng Đinh Đe cười bảo: “Thanh niên của bản cứ theo cái tập tục của các cụ để lại thôi. Phụ nữ người A Rem được toàn quyền quyết định chuyện hôn nhân. Con gái đến tuổi lấy chồng, con trai phải làm lễ “bỏ của” theo yêu cầu của nhà gái”.

Gặp một cô bé mặt trẻ măng địu đứa nhỏ đứng gần trụ sở UBND xã, tôi lại gần hỏi thăm: “Em cháu đây à”? Nghe hỏi vậy, cô bé nhìn tôi rất ngạc nhiên: “Con của mẹ cháu đấy”. Hóa ra, cô bé có tên là Y Rên lấy chồng cách đây 2 năm. Mẹ chồng Rên vừa sinh đứa con gái được mấy tháng, nên cô bế em hộ mẹ.

Những thanh niên trong bản lấy vợ sớm đã đành, ngay cả con cán bộ xã cũng không thực hiện chủ trương của nhà nước đề ra. Nhìn quanh thấy người ta có cháu bế bồng, mình cũng muốn, nên nhiều người chấp nhận phạt. Với cái lí như thế thì cán bộ chỉ có nước “bó tay”.

Nhìn cho rộng ra thì đây là một hủ tục cần sớm được thay đổi, bởi hệ lụy của nó sẽ ảnh hưởng lâu dài. Bí thư xã Tân Trạch Nguyễn Trí Sỹ cho biết, trước tới nay, chính quyền địa phương cũng đã vận động, tuyên truyền cho bà con hiểu, nhưng sắp tới đây sẽ đẩy mạnh hơn nữa các công tác này, để tiến tới xóa bỏ hủ trục trên. Về đầu tranghttp://www.nguoiduatin.vn/nhung-van-hoa-nguoc-doi-o-manh-dat-trai-gai-cuoi-nhau-tu-thuo-13-1-a224824.html

Mang áo ấm và quà Tết lên với đồng bào dân tộc(Đại Đoàn Kết Online 24/1, tác giả Xuân Thi; Đại Đoàn Kết 25/1, tr4, tác giả Xuân Thi)

Dù trời mưa giá rét, đường vào bản đang giai đoạn thi công nên trơn trượt, lầy lội nhưng với tấm lòng hướng về đồng bào dân tộc những nơi đang còn nghèo khó, ngày 23/1, đại diện Chương trình nghệ thuật “Trở về thương lấy nhau thôi” do Báo Đại Đoàn Kết - chuyên đề Tinh

hoa Việt tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã mang áo ấm và quà tết lên với đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều ở hai xã Ngân Thủy và Kim Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

Mang áo ấm và quà tết lên với đồng bào nghèo

23

Page 24: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Nằm trong chuỗi kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa từ nguồn Quỹ bán vé chương trình thơ nhạc “Trở về thương lấy nhau thôi”, được tổ chức vào tối ngày 7/1 tại thành phố Đồng Hới; trong dịp này, đại diện Chương trình đã đến trao tận tay 63 suất quà cho đồng bào dân tộc ở bản Km 14, xã Ngân Thủy và bản Chuôn, xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy). Theo đó, mỗi suất trị giá 400 ngàn đồng, bao gồm: Áo ấm học sinh, gạo, dầu ăn, đường, sữa.

Vượt quãng đường hơn 100km giữa trời mưa rét buốt giá, đoàn đã đến bản Km 14, xã Ngân Thủy (Lệ Thủy), để trao 33 suất quà tết. Bản Km 14 là một trong 6 bản của xã Ngân Thủy, có 33 hộ và cả 33 hộ đều thuộc diện hộ nghèo nên cuộc sống của đồng bào còn lắm khó khăn.

Nhận suất quà trên tay, bà Hồ Thị Khá (60 tuổi), mắt rưng rưng: “Miềng rất xúc động, trời mưa gió rét như ri mà nhận được quà tết nên bà con ai cũng vui, ấm cái bụng. Nhất là mấy đứa nhỏ, chúng nó có thêm cái áo ấm để mang”.

Anh Nguyễn Văn Thức, Phó Chủ tịch UBND xã Ngân Thủy chia sẻ: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư xây dựng cho địa phương nhiều công trình như lớp học, trạm y tế, đường dây điện... nhưng nhận thức của bà con còn thấp nên việc xóa đói giảm nghèo còn chậm. Sắp tới đây, khi bà con được giao đất trồng rừng thì cuộc sống sẽ thoát nghèo.

Tạm biệt bản Km 14, giữa trời mưa nặng hạt, chúng tôi tiếp tục đến với bản Chuôn (xã Kim Thủy) để trao tặng 30 suất quà. Con đường rẽ từ ngã tư suối Bang lên với bản Chuôn đang trong giai đoạn thi công nên trơn trượt và lầy lội. Có nhiều đoạn, bánh xe quay vòng, ngồi trên xe ai cũng lo lắng, lỡ may đến muộn thì để bà con đợi lâu. Nhưng rồi mọi chuyện đều suôn sẻ, khi hai chiếc xe bán tải của đoàn dừng ở sân trụ sở UBND xã Kim Thủy, cũng là lúc bà con khoác trên mình chiếc áo mưa để đi nhận quà Tết.

Đợi đến lúc đoàn trao xong quà để nói lời cảm ơn, ông Hồ Ray cho hay, khi nghe thông báo của cán bộ Hồ A Lai, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận xã cho biết sẽ có đoàn trao tặng quà tết của Báo Đại Đoàn Kết lên với bà con nên mọi người mừng lắm. Thật đúng là tinh thần đoàn kết, đồng bào miền xuôi và miền ngược luôn luôn gắn kết giúp đỡ nhau, không chỉ trong chiến tranh, mà ngay cả thời bình một miếng khi đói bằng một gói khi no... Đồng bào ở đây ai cũng quý và trân trọng tấm lòng của các nhà hảo tâm.

Sau khi cùng trao quà với bà con ở bản Chuôn, (xã Kim Thủy), anh Nguyễn Phúc Lương, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận huyện Lệ Thủy chia sẻ: Thay mặt bà con, chúng tôi xin cảm ơn báo Đại Đoàn Kết và Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel đã mang những món quà Tết lên trao tận tay đồng bào. Có thể nói, những món quà như là chút hơi ấm, niềm vui để đồng bào chuẩn bị vui xuân, đón tết.

24

Page 25: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Được biết, trước đó đại diện Chương trình “Trở về thương lấy nhau thôi” đã đến ủng hộ quỹ “Nồi cháo tình thương” ở Bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Bình và bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh để giúp người nghèo, những bệnh nhân đang điều trị có thêm bát cháo sáng miễn phí giữa mùa đông lạnh giá. Về đầu tranghttp://daidoanket.vn/xa-hoi/mang-ao-am-va-qua-tet-len-voi-dong-bao-dan-toc/85544

Chủ nhật Đỏ 2016 đã tiếp nhận 20 nghìn đơn vị máu(Tiền Phong 25/1, tr9, tác giả Minh Tuấn; Tiền Phong 24/1, tr4)

Tính đến chiều ngày 24/1, Chủ nhật Đỏ lần thứ 8 năm 2016 đã xác lập kỷ lục mới với 20 nghìn đơn vị máu. Mặc dù còn 4 điểm hiến máu khác sẽ triển khai tiếp cho đến 28/1 (tại Thái Bình, Hải Dương và Quảng Bình) nhưng con số cao nhất mà Ban tổ chức đặt ra là từ 18 đến 20 nghìn đơn vị máu đã đạt được sớm hơn dự kiến!

Trong ngày 24/1, ngày hội Chủ nhật đỏ tiếp tục diễn ra tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước gồm: Đại học Y dược Thái Nguyên (284 Lương Ngọc Quyến, TP Thái Nguyên), ĐH Tây nguyên (567 Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột), ĐH Hồng Đức (565, đường Quang Trung, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa), ĐH Quảng Bình (312 Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới), ĐH Thái Bình (xã Tân Bình, TP Thái Bình), Cung Văn hóa thiếu nhi Quảng Ninh (176 Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, Quảng Ninh), ĐH Kinh tế Đà Nẵng - ĐH Đà Nẵng (71 Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) và Học viện Hậu cần (Bộ Quốc phòng).

Như vậy so với năm đầu tiên triển khai vào mùa đông năm 2009 đạt được gần 100 đơn vị máu đến nay Chủ nhật Đỏ lần thứ 8 đã có bước tiến vượt bậc, lan tỏa rộng khắp trong cả nước và thu hút hàng vạn người tham gia, trở thành chuỗi ngày hội của tuổi trẻ cả nước…Về đầu trang

Đổi thay Quảng Hải sau vụ đắm đò kinh hoàng ngày 30 Tết(Giao Thông Online 24/1, tác giả Nguyễn Hoàng)

Những ngày cận Tết cách đây 6 năm về trước, dòng sông Gianh hung dữ đã lạnh lùng nhấn chìm con đò...

Những ngày cận Tết cách đây 6 năm về trước, dòng sông Gianh hung dữ đã lạnh lùng nhấn chìm con đò, cướp đi sinh mạng 42

Giá như cây cầu được xây dựng sớm hơn thì sẽ không có ngày đau thương ấy 25

Page 26: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

con người trên đường đi sắm chợ Tết về khi thời khắc Giao thừa chỉ còn tính bằng giờ...

Bến đò Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình giờ đây chỉ còn là dấu tích sau khi cây cầu bê tông kiên cố nối hai bờ sông Gianh mọc lên, cuộc sống người dân vì thế cũng đã bớt đi nỗi bất an bởi con nước mỗi khi đi về...

Chuyến đò định mệnh ngày cuối năm

Trở lại Quảng Hải những ngày này, người dân vẫn còn nhớ như in cái thời khắc sáng 30 Tết năm 2009. Trời vừa sáng, người dân sống hai bên bờ sông Gianh của xã Quảng Thanh và Quảng Hải bàng hoàng bị đánh thức bởi những tiếng kêu cứu, tiếng la hét thất thanh vọng lên từ mặt sông. Khi những bước chân trần chạy nhanh ra bến sông thì phía xa, nơi dòng sông lạnh ngắt, con đò chìm dần cùng những cánh tay yếu ớt đang cố gắng vẫy vùng trong tuyệt vọng. Trên bờ, người dân cuống cuồng tìm cách cứu vớt. Nhưng mọi nỗ lực cũng chỉ cứu được hơn 40 người còn 42 người đã chìm sâu xuống dòng nước lạnh buốt và chảy siết...

Tang thương bao trùm những xóm nghèo ven sông, những cặp mắt cha, mẹ già đỏ hoe, chết lặng tìm con, những ánh mắt con trẻ nhòe lệ, gào thét gọi ba, tìm mẹ... Từng thi thể lần lượt được đưa vào bờ, những chiếc khăn tang quấn vội, từng ánh mắt dõi theo và chẳng ai dám tin rằng, người thân của họ đã vĩnh viễn ra đi…

Trong số những gia đình mất đi người thân, có lẽ vợ chồng ông Cao Xuân Khâm và bà Cao Thị Lỡi là chịu nỗi mất mát lớn hơn cả. Hai người con gái và một người con dâu đã bỏ lại 3 đứa cháu cho ông bà đã ở tuổi 80, đứa lớn nhất mới 16 tháng tuổi, đứa nhỏ vừa tròn năm. Ông Khâm nghẹn ngào kể lại: “Bữa đó, tui phải lấy 2 cái áo quan mà tui chuẩn bị sẵn bấy lâu nay để lo chuyện hậu sự cho tui và bà nó để dùng cho con gái và con dâu. Tụi hắn mất đi, chừ 2 thân già rau cháo cùng bố của tụi trẻ lo liệu qua ngày chứ biết mần răng”.

Ngày đó, đầu bạc tiễn đầu xanh, ông Khâm đã dùng chiếc xe ba gác của gia đình lần lượt đưa các con của mình về nơi an nghỉ thay vì những chiếc xe tang như bình thường: “Khoảng 15h, chúng tôi chở con dâu đi đầu tiên, sau đó quay về đưa con gái út và chập tối thì đưa nốt đứa còn lại ra nghĩa địa. Một buổi chiều tôi phải tự tay đưa tiễn, chôn cất 3 đứa con… chúng nó bỏ vợ chồng tôi đi hết”.

Năm tháng trôi qua, cuộc sống của hai ông bà đã dần ổn định hơn, với số tiền hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng. Các cháu nay cũng lớn khôn và về sống với gia đình bên nội gần 1 năm nay nên gánh nặng trên hai đôi vai già cũng bớt đi nhiều.

Cây cầu “hạnh phúc” bên làng… mồ côi

26

Page 27: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Sau cái ngày định mệnh tại xã đảo Quảng Hải, làng Vân Lôi được người dân gọi là “Làng mồ côi”. Bởi trong vụ chìm đò, riêng ở làng này đã có đến 17 người chết. Nhiều ngày tháng sau đó, những ngôi nhà gần như đã đóng cửa im lìm, kẻ vào Nam, người sang Lào làm ăn để quên đi sự mất mát. Với những người ở lại, vừa vượt qua nỗi đau, vừa phải mưu sinh với mỗi lo cơm áo gạo tiền hàng ngày.

Như để xoa dịu nỗi đau và giúp người dân thoát cảnh “đò đầy, nước dữ”, một cây cầu nối liền đôi bờ sông Gianh đã được gấp rút xây dựng. Cầu được khánh thành đưa vào sử dụng đáp ứng mong mỏi của hàng nghìn người dân. Kể từ ngày ấy, cuộc sống người dân nơi đây đã trở nên sung túc hơn, ngôi làng mồ côi giờ đây đã dần thay đổi bởi những màu ngói đỏ ngày một nhiều. Xóm nghèo ven sông những ngày này như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Người dân nơi đây đã tự đặt cho cầu Quảng Hải một tên gọi khác, cây cầu Hạnh phúc.

Trao đổi với PV, ông Cao Xuân Ngọc, Chủ tịch UBND xã Quảng Hải vui mừng cho biết: “Từ lúc có cầu Quảng Hải, cuộc sống của người dân 9 xã vùng Nam TX Ba Đồn nói chung và người dân Quảng Hải nói riêng thay đổi hẳn. Không còn cảnh đò giang cách trở, giao thông đi lại thuận lợi an toàn nên đời sống xã hội, dân sinh phát triển mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm so với 6 năm về trước, bộ mặt nông thôn thay đổi hẳn”.

Được biết, khi chưa có cầu, đò ngang cách trở, tỷ lệ học sinh đến trường chỉ được khoảng 20%, còn nay con số này đã vượt lên 95%. “Trong 9 xã vùng Nam Quảng Trạch thì nay đã có 2 xã về đích xây dựng nông thôn mới. Riêng xã Quảng Hải nay đã đạt 16/19 tiêu chí và sẽ phấn đấu hoàn thành, về đích trong năm 2016”, ông Ngọc vui mừng thông tin. Cũng theo Chủ tịch xã Quảng Hải, trước đây, muốn xây dựng một công trình dù lớn dù nhỏ đều gặp khó khăn trong khâu vận chuyển nguyên vật liệu, nhưng nay thì khác nhiều, mọi thứ được vận chuyển tới tay người dân một cách thuận lợi, nhanh chóng nhất. Nhờ đó, những ngôi nhà vững chắc ngày càng nhiều lên.

Thầy giáo Phạm Quốc Thành, Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong cho biết: “Riêng xã Quảng Hải có 120 học sinh thuộc 3 cấp 1, 2, 3 học tại đây, còn lại qua cầu sang TX. Ba Đồn học. Hiện tại, trường Lê Hồng Phong có hơn 20 giáo viên nội trú từ các vùng miền khác về dạy. Cũng nhờ có cầu, giao thông đi lại thuận tiện, thầy, cô cùng học sinh và người dân đi lại an tâm hơn. Trò thì chịu khó tới trường, thầy cô an tâm công tác”.

“Đã hơn 6 năm qua, bây giờ mỗi lần đi qua cầu Quảng Hải chắc chắn an toàn, dù vẫn chưa hết ám ảnh bởi những gì xảy ra sáng 30 Tết năm đó nhưng cảm giác bất an nay đã không còn. Cây cầu cũng là đòn bẩy cho phát triển kinh tế nông thôn của người dân nơi xưa kia chỉ là ốc đảo”, bà Hồ Thị Ngọc (SN 1954) trú thôn Vân Trung, người may mắn còn sống trong vụ đắm đò tâm sự với chúng tôi bên cây cầu Quảng Hải khi chúng tôi xin phép ra về, thời điểm những ánh sáng đèn điện dọc theo 2 thành cầu cũng đã được bật sáng. Về đầu trang

27

Page 28: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

http://www.baogiaothong.vn/doi-thay-quang-hai-sau-vu-dam-do-kinh-hoang-ngay-30-tet-d136071.html

Tháng chạp ở thung lũng đại ngàn Trường Sơn(Công An Nhân Dân Online 24/1, tác giả Dương Sông Lam)

Theo đường Hồ Chí Minh như dải lụa chạy dọc Trường Sơn hùng vĩ, chúng tôi đến với bà con dân bản tộc Khùa, Mày, Rục, Ma Coong, Mã Liềng ở các bản Chà Cáp, Ra Mai, Trung Đoàn, Tân Ly… miền Tây Quảng Bình.

Cách đây không lâu người dân nhiều tộc người nơi đây còn sống nhờ cỏ cây, thú rừng, ngủ trong hang đá. Được sự quan tâm của Đảng

và Nhà nước, giờ đây dân bản có cái nhà để ở, có cái ăn, cái mặc, con cái được học hành. Xuân đã đến, Tết đã gõ cửa mỗi gia đình các tộc người ở thượng nguồn Trường Sơn.

Tình người trong đỉnh núi mù sương

Chúng tôi đến Làng Ho anh hùng khi trời đã bảng lảng khói sương. Làng Ho, địa danh đã đi vào lịch sử với những chiến công hào hùng của bà con dân tộc Vân Kiều và bộ đội Trường Sơn. Những ngày giáp Tết, các cán bộ chiến sĩ Công an, Biên phòng đóng ở lưng chừng đỉnh Trường Sơn này đang gấp gáp sửa sang lại nhà cửa cho bà con dân bản để đón Tết, vui Xuân.

Hưởng ứng lời kêu gọi làm nhà đại đoàn kết cho bà con các dân tộc ít người nơi địa bàn đứng chân, những năm qua, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã góp công, góp sức, kêu gọi xây dựng hơn 100 căn nhà tặng bà con dân bản. Ngồi bên bếp lửa bập bùng, cựu binh Hồ Uôi ở bản Trung Đoàn, xã biên giới Kim Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình suy tư về câu chuyện đời mình. Rời quân ngũ khi chiến trường ngưng tiếng súng, người lính Hồ Uôi cùng vợ bám đất, bám rừng lăn lộn gần hết cả đời người vẫn không cất nổi mái nhà. Niềm vui của Hồ Uôi cùng gia đình vỡ oà khi được chính quyền địa phương tặng căn nhà mới.

Ngày Hồ Uôi vào nhà mới, cả bản đến chúc mừng. Bên bếp lửa hồng, câu chuyện về những người PaKô, Vân Kiều cùng anh bộ đội vượt Trường Sơn ngày nào đánh giặc; chuyện về những người lính thức thâu đêm để dựng nhà cho dân

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Bình giúp dân bản làm lúa nước.

28

Page 29: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

bản; chuyện về người lính biên phòng cõng dân bản qua 3 quả đồi, hai dốc núi để vượt cạn an lành… câu chuyện về tình đời, tình người cứ chảy dài như con suối trong vắt chạy bên sườn núi.

Giữa đại ngàn Trường Sơn cách trở, đời sống của đồng bào Vân Kiều đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, mỗi ngôi nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa và công trình dân sinh được xây dựng là niềm vui lớn đối với đồng bào. Cũng từ đây, đồng bào các dân tộc ít người dưới dãy Trường Sơn vững tin và nỗ lực hơn trên hành trình xóa đói nghèo. Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Đặng Thái Tôn - Trưởng Ban dân tộc và miền núi tỉnh Quảng Bình chia sẻ, trên địa bàn có 2 dân tộc chiếm số lượng dân số lớn là dân tộc Chứt và dân tộc Bru-Vân Kiều với nhiều tộc người như Khùa, Mày, Ma Coong, Trì… tập trung sinh sống ở 107 bản ở khu vực miền núi, vùng cao.

Từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nơi ở, nay bà con các dân tộc đã có cuộc sống ổn định nhờ vào các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước như chương trình hỗ trợ di dân, định canh định cư, hỗ trợ tín dụng, chính sách về y tế, giáo dục. Kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường học, trạm xá, chợ và các công trình phúc lợi khác được đầu tư, xây dựng tạo tiền đề cho bà con các dân tộc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Cả tộc người thay đổi để đón Tết, vui Xuân

“Không có anh Bộ đội Biên phòng thì dân bản miềng chết hết rồi”, lời của ông Cao Chờn, ở bản Mo Ó, Ồ Ồ khẳng định. Từ chỗ chỉ có hơn 30 người được phát hiện ở trong hang đá năm 1959 đang có nguy cơ tuyệt chủng, đến nay đồng bào Rục, Sách ở Thượng Hoá, huyện Minh Hoá, Quảng Bình đã có gần 200 hộ với gần 1.000 nhân khẩu, trong đó người Rục có hơn 80 hộ với gần 400 người. Người Rục sống định canh định cư ở 3 bản Mo Ó, Ồ Ồ và bản Ón.

Theo tiếng Nguồn, Mo Ó nghĩa là khe suối, Ồ Ồ là tiếng nước chảy và Ón nghĩa là mới, ý chỉ nơi mới định cư. Mặc dù đã được chính quyền địa phương hết sức giúp đỡ, nhưng trong nửa thế kỷ đằng đẵng ấy, đã không ít lần, bà con đồng bào Rục rời bỏ cái nhà để quay lại cái hang khi nhà dột nát do không được chăm chút, sửa sang. Mỗi lần nhận được gạo, tiền trợ cấp, bà con dân bản lại mang đi đổi rượu uống. Thậm chí trâu bò nhà nước cấp cho dân bản cũng bị làm thịt để uống rượu. Cái vòng luẩn quẩn: nhận trợ cấp rồi đổi rượu, hết rượu lại vào hang của đồng bào Rục như vòng kim cô trói chặt cuộc đời, đẩy người Rục sát bờ vực tuyệt chủng chẳng khác gì hơn 50 năm trước.

Tất cả chỉ thay đổi, người Rục bước sang trang mới khi Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đến trú chân cùng người Rục. Dưới rặng rừng già của đỉnh núi Trường Sơn, những lớp học xóa mù đã được mở, đêm đêm bên ánh lửa bập bùng, những thầy giáo mang quân hàm xanh đã dạy cho bà con dân bản bắt đầu

29

Page 30: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

từ những chữ A, O, I, T… ngày một ngày hai, giờ con em đồng bào Rục hầu hết đã phổ cập tiểu học. Dựng lại căn nhà, tặng chiếc áo ấm, chăn mền trong ngày đông giá rét cho bà con dân bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã thực sự sưởi ấm cho cả một tộc người. Nhưng không thể để bà con sống dựa dẫm, chờ vào trợ cấp mãi, Bộ đội Biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương quyết định giúp bà con trồng lúa nước. Hơn nửa thế kỷ rời hang, giữa thung lũng đá, người Rục chưa một lần nghĩ đến cây lúa nước. Vậy rồi… từ chỗ anh bộ đội bày cho cách cầm cái cuốc, nhổ cây mạ, những năm gần đây, đồng bào Rục đã dần tự túc được lương thực của mình.

Len lỏi giữa những rặng rừng già, vào mỗi bản làng, chúng tôi như được vui lây với cuộc sống đổi thay của bà con dân bản. Ở góc nhà sàn nhiều bà con dân bản đã sắm sửa cất trữ lương thực, thực phẩm để chuẩn bị đón Tết. Dọc đường thôn, bản, nhiều tổ chức, cá nhân thiện nguyện vẫn tiếp tục đến để chung tay cùng lo cái Tết đủ đầy cho bà con. Xuân đã về, hoa rừng đã nở, bà con đang chuẩn bị vào mùa lễ hội đón Tết, vui Xuân. Về đầu tranghttp://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Thang-chap-o-thung-lung-dai-ngan-Truong-Son-380733/

IV. An ninh – Quốc phòng

Hai thanh niên gùi pháo từ biên giới về Việt Nam(VOVNews 23/1, tác giả Thanh Trung; VietnamPlus.vn 22/1, tác giả Võ Dung – Đậu Tất Thành; Công Lý Online 22/1, tác giả Hoàng Oanh; Đại Đoàn Kết Online 22/1, tác giả Xuân Thi; Nhân Dân Online 23/1)

Lực lượng liên ngành phát hiện 2 thanh niên gùi 2 bao tải đi từ Lào vào khu vực cửa khẩu. Khi phát hiện lực lượng tuần tra, cả hai bỏ của chạy lấy người.

Ngày 22/1, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển hơn 32kg pháo lậu từ Lào về Việt Nam.

Trước đó, trong lúc tuần tra, lực lượng liên ngành phát hiện 2 thanh niên gùi 2 bao tải đi từ phía Lào vào khu vực cửa khẩu.

Khi phát hiện lực lượng tuần tra, 2 người này bỏ chạy vứt lại 2 bao tải. Sau đó, lực lượng tuần tra truy bắt được Đinh Văn Hon (26 tuổi, trú tại thôn Yên Thành, xã Hóa Tiến, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Qua kiểm tra trong 2 bao tải có chứa hơn 32kg pháo hoa đựng trong các hộp giấy.

Bước đầu, Đinh Văn Hon khai nhận cùng với Đinh Minh Đá (26 tuổi, trú tại thôn Yên Thái, xã Hóa Tiến, huyện Minh Hóa), vận chuyển số pháo này từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.

30

Page 31: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản, tạm giữ người và tang vật để tiếp tục điều tra vụ việc. Về đầu tranghttp://vov.vn/tin-nong/hai-thanh-nien-gui-phao-tu-bien-gioi-ve-viet-nam-472009.vov

Trưởng thôn bị hành hung phải nhập viện(Công An Nhân Dân Online 23/1, tác giả Lam Hồng)

Ngày 23/1, Công an xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình đang phối hợp với Đồn Công an Cảng Hòn La-thuộc Công an huyện Quảng Trạch, Quảng Bình để tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc ông Nguyễn Hồng Thái -Trưởng thôn Xuân Hải, xã Quảng Phú bị hành hung phải nhập viện.

Được biết, vào lúc 2h chiều ngày 20-1, ông Nguyễn Hồng Thái dựng xe máy bên lề đường để giám sát công trình làm đường bê tông của thôn Xuân Hải thì bị một chiếc xe ben húc ngã.

Sau đó giữa ông Thái và tài xế xe ben xảy ra cãi vã nhau chuyện đúng, sai. Khoảng hơn 30 phút sau bất ngờ xuất hiện 3 đối tượng chạy xe máy đến và lao vào tấn công ông Thái tới tấp.

Vụ việc chỉ dừng lại khi người dân địa phương vào can ngăn và điện gọi lực lượng chức năng. Ông Thái được người dân địa phương đưa và Bệnh viện ở thị xã Ba Đồn chữa trị, còn các đối tượng hành hung ông đã lên xe bỏ chạy khỏi hiện trường. Về đầu tranghttp://cand.com.vn/ANTT/Truong-thon-bi-hanh-hung-phai-nhap-vien-380683/

Ra quân kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của lái xe(VOVNews 23/1, tác giả Thanh Trung; Nguoiduatin.vn 23/1, tác giả Ngô Huyền; Công Lý Online 23/1, tác giả Hoa Đông)

Ông Nguyễn Hồng Thái đang điều trị tại bệnh viện, trong tình trạng trên người bị nhiều vết thương.

31

Page 32: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Ngày đầu ra quân đo nồng độ cồn tại Quảng Bình đã phát hiện nhiều người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt mức cho phép

Tối qua (22/1), Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Bình ra quân kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của tài xế.

Lực lượng CSGT ra tín hiệu dừng xe và dùng máy đo nồng độ cồn để xác định nồng độ cồn trong hơi thở mà không cần ngậm ống kiểm tra. Nếu không phát hiện vi phạm thì người điều khiển phương tiện tiếp tục lưu thông. Trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, CSGT đưa người lái xe vào khu vực kiểm tra giấy tờ xác định mức độ vi phạm, lập biên bản xử lý theo quy định.

Trung tá Trần Đức Dương, Phó trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết: Trong ngày đầu ra quân đo nồng độ cồn đã phát hiện nhiều người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong khí thở vượt mức cho phép: “Việc kiểm tra nồng độ cồn theo tiêu chuẩn Quốc tế này thì trong một ca kiểm tra sẽ phát hiện được rất nhiều trường hợp vi phạm, từ đó tính tuyên truyền, lan tỏa trong cộng đồng, nhân dân rất là lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người cũng như nhắc nhở mọi người khi tham gia giao thông là uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện”. Về đầu tranghttp://vov.vn/tin-24h/ra-quan-kiem-tra-nong-do-con-trong-hoi-tho-cua-lai-xe-472046.vov

Quảng Bình: Thu giữ 40 con chó không rõ nguồn gốc(Tamnhin.net 25/1, tác giả Thanh Hà; VietQ.vn 25/1, tác giả Nguyễn Hương; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 25/1, tác giả TA; Người Lao Động Online 24/1, tác giả H.Phúc; Công Lý Online 24/1, tác giả Hoa Đông; Pháp Luật Xã Hội Online 24/1, tác giả HP; Lao Động Thủ Đô Online 24/1, tác giả Nguyễn Đạt; Phapluatplus.vn 24/1, tác giả Hà Châu; Công An Nhân Dân Online 24/1, tác giả Sông Lam; Giao Thông Online 24/1, tác giả Văn Thanh; Đại Đoàn Kết Online 24/1, tác giả Xuân Thi; Công An Nhân Dân 25/1, t8, tác giả Sông Lam)

Đo nồng độ cồn của tài xế

32

Page 33: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Trang thông tin điện tử Văn phòng ... · Web viewĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 01 năm 2016)

Tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình, cho biết đơn vị vừa thu giữ gần 400 kg thịt chó đông lạnh không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.

Trước đó, khoảng 2 giờ ngày 24.1, khi tuần tra trên Quốc lộ 1, đoạn qua xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tổ CSGT tuần tra phía Nam đã phát hiện ô tô khách do Phan Ngọc Minh (SN 1983, ngụ tỉnh Bình Định) có dấu hiệu nghi vấn.

Qua kiểm tra, Tổ tuần tra phát hiện xe chở lô thịt chó gồm 40 con chó, trọng lượng gần 400 kg đã làm thịt đông lạnh chứa trong thùng xốp.

Tài xế Phan Ngọc Minh không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc và các giấy tờ kiểm dịch. Minh khai vận chuyển thuê lô hàng này cho một người chưa rõ danh tính.

Trung tá Trần Đức Dương, Phó phòng CSGT đường bộ-đường sắt Quảng Bình cho biết Tổ tuần tra đã tiến hành lập biên bản thu giữ và làm thủ tục bàn giao cho Phòng Cảnh sát môi trường xác minh làm rõ và xử lý.http://tamnhin.net/qua-ng-bi-nh-thu-giu-40-con-cho-khong-ro-nguo-n-go-c-74727.html Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Xe chở lô thịt chó gồm 40 con chó, trọng lượng gần 400 kg đã làm thịt đông lạnh chứa trong thùng xốp.

33