tin nóng ngày 11/11/2016

16
1 BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2016) TIN NÓNG ...................................................................................................................... 1 1. Vụ 3 ngư dân Việt bị bắn, 1 người chết: Yêu cầu Indonesia điều tra, xử lý nghiêm ................................................................................................................... 1 2. Quảng Trị bồi thường cho người dân do sự cố môi trường biển........................... 2 3. TPHCM muốn thu nhiều ngoại tệ từ cá cảnh ........................................................ 3 4. Nhiệt điện than bủa vây ĐBSCL: Cộng dồn hệ lụy... ........................................... 3 5. Bộ NN-PTNT không quy định giữ ở cửa khẩu để kiểm dịch.............................. 10 6. Cá chết hàng loạt, người nuôi lao đao ................................................................. 11 7. Bỏ cá quá lứa, thương lái TQ chỉ mua cá tra non ................................................ 13 8. Quảng Ngãi: Cấm khai thác vỏ sò tai tượng ở Trường Sa .................................. 15 9. Kiên Giang: Bắt cá heo rồi cắt đầu, mổ bụng...................................................... 15 TIN NÓNG Vụ 3 ngư dân Việt bị bắn, 1 người chết: Yêu cầu Indonesia điều tra, xử lý nghiêm Ngày 10/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam phản đối mạnh mẽ hành vi sử dụng vũ lực của lực lượng chức năng Indonesia đối với tàu cá và ngư dân Việt Nam. Hành động này của lực lượng chức năng Indonesia không phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và nguyên tắc đối xử nhân đạo với ngư dân. Việt Nam yêu cầu các cơ quan chức năng Indonesia nhanh chóng điều tra vụ việc, xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm đồng thời bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam”.

Upload: phungcong

Post on 11-Jan-2017

229 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: tin nóng ngày 11/11/2016

1

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2016)

TIN NÓNG ...................................................................................................................... 1

1. Vụ 3 ngư dân Việt bị bắn, 1 người chết: Yêu cầu Indonesia điều tra, xử lý

nghiêm ................................................................................................................... 1

2. Quảng Trị bồi thường cho người dân do sự cố môi trường biển ........................... 2

3. TPHCM muốn thu nhiều ngoại tệ từ cá cảnh ........................................................ 3

4. Nhiệt điện than bủa vây ĐBSCL: Cộng dồn hệ lụy... ........................................... 3

5. Bộ NN-PTNT không quy định giữ ở cửa khẩu để kiểm dịch.............................. 10

6. Cá chết hàng loạt, người nuôi lao đao ................................................................. 11

7. Bỏ cá quá lứa, thương lái TQ chỉ mua cá tra non ................................................ 13

8. Quảng Ngãi: Cấm khai thác vỏ sò tai tượng ở Trường Sa .................................. 15

9. Kiên Giang: Bắt cá heo rồi cắt đầu, mổ bụng...................................................... 15

TIN NÓNG

Vụ 3 ngư dân Việt bị bắn, 1 người chết: Yêu cầu Indonesia điều tra, xử lý nghiêm

Ngày 10/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam

phản đối mạnh mẽ hành vi sử dụng vũ lực của lực lượng chức năng Indonesia đối với

tàu cá và ngư dân Việt Nam. Hành động này của lực lượng chức năng Indonesia không

phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và nguyên tắc đối xử nhân đạo với

ngư dân. Việt Nam yêu cầu các cơ quan chức năng Indonesia nhanh chóng điều tra vụ

việc, xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm đồng thời bồi thường thỏa đáng cho các ngư

dân Việt Nam”.

Page 2: tin nóng ngày 11/11/2016

2

Người phát ngôn Bộ Ngoại

giao Việt Nam Lê Hải Bình

Trước đó, ngày 21/10, trong khi khai thác hải sản tại vùng chồng lấn trong khu vực đặc quyền

kinh tế đang phân định giữa Việt Nam và Indonesia, hai tàu cá của Việt Nam mang số hiệu

BV 92658TS và BV 92659TS cùng 13 ngư dân bị tàu Hải quân Indonesia mang số hiệu 632

truy đuổi và bắn khiến ba ngư dân bị thương, trong đó một người đã qua đời vì bị thương

nặng.

Ngày 1/11, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán

Indonesia phản đối hành động của các lực lượng chức năng Indonesia. Đại sứ quán Việt Nam

tại Indonesia đang phối hợp làm việc cụ thể với các cơ quan chức năng trong nước, các cơ

quan chức năng Indonesia để sớm đưa thi hài nạn nhân về nước. (Tiền Phong 11/11, Thu

Loan) đầu trang

Quảng Trị bồi thường cho người dân do sự cố môi trường biển

Ngày 10/11, UBND tinh Quảng Trị có quyết định vê viêc tam câp kinh phí cho các đia

phương thưc hiên bôi thương thiêt hai do sư cô môi trương biên được quy đinh tai Quyêt đinh

sô 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, UBND tinh Quảng Trị trích tư nguôn kinh phí Trung ương hô trơ có muc đích hơn

114 ty đồng tạm cấp cho các địa phương thực hiện bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường

biên, cụ thể huyên Vinh Linh (hơn 33 ty đồng), huyên Gio Linh (hơn 81,4 ty đồng).

Trươc đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành việc thống kê đền bù thiệt hại cho người dân

bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển. Theo đó, số lượng tàu thuyền là hơn 2.600 chiếc, lao

động khai thác biển gần 5.000 người, nuôi trồng thủy sản 830 ha, người lao động mất thu

nhập khoảng 16.000 người, sản phẩm lưu kho đông lạnh không bán được 1.300 tấn...

7 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển gồm: Khai

thác hải sản; nuôi trồng thủy sản; sản xuất muối; hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển;

dịch vụ hậu cần nghề cá; dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; thu mua, tạm trữ thủy sản.

Để việc triển khai thống kê thiệt hại khách quan, chính xác, đúng đối tượng và sát đúng với

công văn hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức

lớp tập huấn cho 40 kỹ sư để nắm bắt các nội dung hướng dẫn nhằm tăng cường cho 16 xã

vùng biển trong quá trình triển khai thống kê thiệt hại.

Page 3: tin nóng ngày 11/11/2016

3

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn ở 2 huyện Triệu

Phong và Gio Linh có đầy đủ cán bộ từ cấp thôn trở lên. (Báo Chính Phủ 10/11, Minh

Trang) đầu trang

TPHCM muốn thu nhiều ngoại tệ từ cá cảnh

Đến năm 2020, mỗi năm TPHCM sẽ cung ứng 150-180 triệu con cá cảnh, trong đó 30%

là để xuất khẩu, thu về 40-50 triệu đô la Mỹ, gấp 4 lần so với hiện nay.

Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo phát triển cá cảnh TPHCM được Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa ra tại hội thảo “Định hướng phát triển cá cảnh

TPHCM giai đoạn 2016-2020” trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Nông nghiệp công nghệ

cao và Công nghiệp thực phẩm lần 5 – năm 2016 (Hi-tech Agro 2016) diễn ra từ ngày 10 đến

14-11 tại Công viên Lê Văn Tám, TPHCM.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT TPHCM, cá cảnh là một trong những lĩnh vực nông nghiệp

đô thị quan trọng của thành phố vì đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ nuôi, cơ

sở sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và có nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển trong tương

lai.

Trong báo cáo tham luận của mình, ông Tống Châu, một nghệ nhân nuôi cá cảnh có tiếng,

cho biết để phát triển ngành cá cảnh, không chỉ người nuôi mà những hộ, cơ sở sản xuất cá

cảnh cũng cần có những thông tin về sinh thái, cách nuôi, phòng bệnh cho những loài cá cảnh

trên thị trường. Do đó, thời gian tới TPHCM cần có một trung tâm thông tin chính thống về

cá cảnh để người nuôi, người sản xuất có thể tham khảo về kỹ thuật.

Theo ông Lê Hữu Thiện, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sinh vật cảnh Thiên Đức, cá cảnh

Việt Nam phong phú về chủng loại, có thể đáp ứng phần nào nhu cầu người nuôi cá cảnh

trong nước và xuất khẩu nhưng ở khâu sản xuất những dụng cụ liên quan đến cá cảnh thì vẫn

còn thiếu, còn yếu và đang phải nhập khẩu từ Trung Quốc.

Vì thế, để ngành cá cảnh tiếp tục phát triển, TPHCM cần có những chính sách hỗ trợ doanh

nghiệp đầu tư nghiên cứu sản xuất trong nước. Ông Thiện cho rằng, nếu có chính sách hỗ trợ,

doanh nghiệp sẽ sản xuất được những phụ kiện cho ngành cá cảnh như bể cá, thức ăn cho cá,

lọc nước… thay vì nhập khẩu như lâu nay.

Theo số liệu của Khoa Thủy sản, trường Đại học Nông lâm TPHCM, hiện Việt Nam có

khoảng 120 loài cá cảnh, riêng thị trường thành phố có khoảng trên dưới 70 loại cá cảnh đang

được bán tại các cửa hàng. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 10/11, Ngọc Hùng) đầu trang

Nhiệt điện than bủa vây ĐBSCL: Cộng dồn hệ lụy...

"Đến năm 2030, con số tử vong do nhiệt điện than ở Việt Nam hằng năm có thể sẽ lên đến

25.000 người, nếu tất cả các nhà máy được xây dựng".

Đó là quan điểm của PGS.TS Lê Anh Tuấn – Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí

hậu ĐH Cần Thơ với Đất Việt.

Ô nhiễm vô cùng nặng nề

Page 4: tin nóng ngày 11/11/2016

4

PV:- Mới đây, trong tài liệu báo cáo về vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng, TS Phương

Hoàng Kim - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương khẳng định một

trong những đặc điểm khi xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than là gần nguồn cung cấp than,

gần nguồn cung cấp nước làm mát với lưu lượng rất lớn sẽ nhiều thuận lợi.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lo ngại về việc vị trí của các nhà máy nhiệt điện than như vậy

sẽ gây ra nguy cơ ô nhiễm cho Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt, tình hình hạn, mặn đang

lấn sâu vào trong các con sông của ĐBSCL. Ông có đồng tình với nhận định trên hay không?

Xin ông phân tích cụ thể.

PGS.TS Lê Anh Tuấn:- Ở đây có 2 điểm không hợp lý, thứ nhất, nguồn than hiện nay

không nằm ở khu vực ĐBSCL, mà tập trung chính ở phía Bắc, còn nếu than nhập thì cũng xa

chứ không hề gần, mà đến nay chưa biết nhập ở đâu.

Còn thứ hai, về nguồn nước, ĐBSCL thực sự không phải nguồn nước dồi dào, nước ngọt

ngày càng khan hiếm, còn nước mặn thì cả VN, từ Bắc xuống Nam đều nằm giáp với biển,

đâu phải nhất thiết ĐBSCL.

ĐBSCL là nơi tập trung sản xuất nông nghiệp, thủy sản lớn nhất nước, bây giờ mà đưa một

mô hình công nghiệp gây ô nhiễm như vậy thì không hợp lý.

Những người làm bên nhiệt điện không hiểu hệ sinh thái vùng cửa sông vô cùng quan trọng,

với nhà máy vùng cửa sông thì nước làm mát từ nhà máy nhiệt độ cao, gần 50 độ, các sinh vật

ở trong nhiệt độ cao như vậy thì không thể nào phát triển được. Tôi đi khảo sát vùng duyên

hải, vùng nước nhà máy đổ thải ra không một con tôm, cá nào sống được, rừng ngập mặn

cũng chết.

Như vậy không thể nói là làm vùng cửa sông, tận dụng nước làm mát cho nhà máy mà không

ảnh hưởng, đặc biệt khi hạn mặn đang lấn sâu vào trong các con sông.

Hiện nay, theo văn bản phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn

2011 – 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII Điều chỉnh) đã được thông

qua ngày 18/3/2016. Theo sơ đồ Quy hoạch điện VII Hiệu chỉnh này, đến năm 2020, tổng

công suất nhiệt điện than khoảng 26.000 MW, sản xuất khoảng 131 ty kWh điện, chiếm

khoảng 49,3% điện sản xuất toàn quốc, tiêu thụ khoảng 63 triệu tấn than.

Page 5: tin nóng ngày 11/11/2016

5

Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải Trà Vinh

Đến năm 2030, tổng công suất nhiệt điện than sẽ tăng lên đến khoảng 55.300 MW, sản xuất

304 ty kWh, sẽ chiếm 53,2% điện sản xuất toàn quốc và phải tiêu thụ 129 triệu tấn than mỗi

năm. Đến giai đoạn này, Việt Nam sẽ phải nhập chừng 89 triệu tấn than/năm từ các nước, gấp

hai lần khả năng cung cấp than trong nước (40 triệu tấn than/năm), vì đến thời điểm này

nguồn than ở Việt Nam đã dần cạn kiệt hoặc khó khai thác thương mại.

Theo Quy hoạch này, một loạt các nhà nhiệt điện than sẽ được xây dựng ở ĐBSCL. Dọc theo

tuyến sông Hậu từ thành phố Cần Thơ, xuống tỉnh Hậu Giang và tiếp ra đến cửa biển giữa hai

tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh đã và đang hình thành khoảng 15 nhà máy nhiệt điện.

Ngoài các nhà máy dọc theo dòng sông Hậu ra đến biển, ở ĐBSCL còn có các nhà máy nhiệt

điện dự kiến được xây dựng ở Long An (Long An I và II, với công suất lắp máy 1.200

MW/nhà máy) và Bạc Liêu (1.200 MW).

Các dự án nhiệt điện khác ở Kiên Lương, Kiên Giang (Kiên LươngI, II, III) và Than An

Giang (2.000 MW), Sông Hậu III (2.000 MW) đã ngừng triển khai sau QH diện VII điều

chỉnh. Bên cạnh đó, ở Cà Mau còn có 2 dự án nhiệt điện (Cà Mau I và Cà Mau II) nằm trong

tổ hợp khí - điện - đạm với công suất ước tính mỗi nhà máy là 750 MW khi đốt khí; 669,8

MW khi đốt dầu DO.

Với quy mô phát triển công nghiệp năng lượng như vậy từ nay đến năm 2030, vùng ĐBSCL

trở thành một trong những khu vực có mật độ nhiệt điện cao so với cả nước. Hầu hết các nhà

máy nhiệt điện ở ĐBSCL đều dùng nhiên liệu chính là than, ngoài một số ít dùng dầu DO

hoặc khí đốt.

Than hiện nay được cung cấp một phần từ các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh và tương lai gần

các nhà máy sử dụng than nhập khẩu từ Úc hoặc Indonesia, có thể từ Nga nữa.

Page 6: tin nóng ngày 11/11/2016

6

PV:- Hiện nay, ĐBSCL đang ở trong tình thế "thập diện mai phục", từ dự án nhà máy giấy

của Công ty TNHH giấy Lee&Man Việt Nam (Trung Quốc) nằm trên cặp bờ sông Hậu (tỉnh

Hậu Giang). Cho đến kế hoạch năm 2030 sẽ có 14 nhà máy điện than. Các nhà máy này được

quy hoạch xây dựng ở Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và

TP Cần Thơ.

Trong đó, hai trung tâm sản xuất điện than lớn nhất ĐBSCL là Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) và

Long Phú (tỉnh Sóc Trăng). Với quy hoạch trên, tính trung bình cứ một năm tại ĐBSCL lại có

một nhà máy điện than ra đời.

Theo ông, với những dự án bủa vây từ đầu nguồn đến hạ nguồn như vậy, ĐBSCL sẽ phải đối

diện với những nguy cơ thế nào? Những nguy cơ có thể xảy ra từ những dự án này như thế

nào?

PGS.TS Lê Anh Tuấn:- Việc hạn mặn cũng do một phần thiên tai là chính, do biến đổi khí

hậu, nhưng việc bủa vây từ hạ nguồn đến thượng nguồn bởi các hoạt động công nghiệp, thì sự

ô nhiễm sẽ nặng nề hơn.

Trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhà máy nhiệt điện, họ không xem xét

các tác động đồng thời. Ví dụ như nhà máy đó được cộng thêm các nhà máy công nghiệp

khác, dẫn đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái giảm đi rất nhanh. Còn nguy cơ ô nhiễm

thì luôn thường trực.

Theo kết quả một nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học từ Đại học Harvard, Hoa kỳ (2015)

dựa vào Quy hoạch điện VII thì sự hiện diện các hạt PM 2.5 ô nhiễm từ nhiệt than tại Việt

Nam đã gây ra khoảng 4.300 cái chết yểu trong năm 2011.

Báo cáo nhấn mạnh, dự báo đến năm 2030, con số tử vong do nhiệt điện than ở Việt Nam

hằng năm có thể sẽ lên đến 25.000 người, nếu tất cả các nhà máy trong quy hoạch điện VII

được xây dựng.

Một nghiên cứu tương tự do Boston-based Health Effects Institute (HEI) hợp tác với các nhà

khoa học từ các trường Đại học của Trung Quốc (như Tsinghua University in Beijing) và Ấn

Độ cũng kết luận17 về nguy cơ các hạt PM2.5 chủ yếu do nhiệt điện than đã gây ra 366.000

ca chết yểu ở Trung Quốc trong năm 2013.

Kết quả này thật sự gây "shock" cho nhiều người quan tâm đến môi trường và xã hội ở trong

nước. Một số người tỏ ra nghi ngờ, cho rằng kết quả đã được thổi phồng, gây tâm lý sợ hãi.

Quan ngại trước những nguy cơ là một thái độ đúng đắn, giúp ta thận trọng xem xét mọi khía

cạnh vấn đề một cách khoa học để cân nhắc trước khi ra những quyết định gây "hối tiếc" về

sau.

Thực tế về mặt khoa học, vẫn chưa có nhà đầu tư nhiệt điện, các nhà quản lý công nghiệp

năng lượng hay ngành y tế nào phản biện hay phản bác chính thức kết quả này. Nhiệm vụ

chứng minh một cách minh bạch, không làm hại hay gây tác hại không đáng kể phải từ chủ

nhà máy nhiệt điện than.

Page 7: tin nóng ngày 11/11/2016

7

Chúng ta đã có những thông tin chính thống về mức độ ô nhiễm, những "làng ung thư" ở

Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nơi có phát triển nhiệt điện than. Đây cũng là những minh

chứng thực tế.

Chính vì thế, từ năm 2014 đến nay, nhiều quốc gia có chủ trương giảm dần hoặc chấm dứt

phát triển các nhà máy nhiệt điện than. Mỹ đã giảm nhiệt điện than từ năm 2006. Chính phủ

Mỹ đã quyết định đóng cửa dần các nhà máy nhiệt điện than toàn quốc từ 2015 - 2022 (từ

60% xuống còn 30% số lượng).

Tính tới tháng 12/2015, đã có 189/236 nhà máy điện than bị hủy bỏ. Tiến trình đóng cửa nhà

máy điện than ở Mỹ có thể nhanh hơn kế hoạch và hoàn toàn không có dự kiến khôi phục loại

hình phát điện gây ô nhiễm này. Nhiệt điện than của Trung Quốc không tăng không giảm

trong 2 năm 2013 và 2014. Trong thời gian tới, nhiệt điện đốt than ở Trung Quốc được dự

báo cũng sẽ giảm nhất là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại và

tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ở nước này đang trở nên rất nghiêm trọng.

ĐBSCL ít sử dụng điện

PV:- Một vấn đề khác, Bộ Công thương cũng khẳng định, khu vực duyên hải và ĐBSCL là

khu vực được tính toán nếu không có các nguồn điện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phát

triển kinh tế - xã hội trong những năm tới đây. Thế nhưng trên thực tế các vùng này hiện

đang phát triển chủ yếu lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, những ngành

tiêu tốn không quá nhiều điện. Nếu như vậy việc xây dựng hàng loạt nhà máy nhiệt điện than

ở khu vực này có cần thiết hay không?

PGS.TS Lê Anh Tuấn:- ĐBSCL có lợi thế là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của Việt

Nam. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng đây là vùng kinh tế "ít sử dụng điện" vì đây là khu vực

sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuy sản lớn nhất nước.

Ngoài ra, vùng ĐBSCL là vùng có đặc điểm đa dạng sinh học cao, nơi có nhiều khu đất ngập

nước Ramsar, khu dự trữ sinh quyển, các Vườn Quốc gia nên rất nhạy cảm với ô nhiễm

không khí, nguồn nước. Các hoạt động du lịch sinh thái ở những nơi này đều không có nhu

cầu sử dụng điện cao.

Tiêu thụ điện sinh hoạt ở ĐBSCL cũng thấp do phần đông người dân có thu nhập thấp và

sống ở vùng nông thôn (trên 70% dân số).

Vùng ĐBSCL có đặc điểm sản xuất kinh tế nông lâm ngư khác với những khu vực sản xuất

công nghiệp và dịch vụ khác như vùng kinh tế trung tâm quanh Hà Nội, vùng miền Đông

Nam Bộ (Bình Dương, Sông Bé, Đồng Nai) và vùng phụ cận thành phố Sài Gòn.

Những vùng này là nơi tập trung các cơ sở nhà máy chế biến, lắp ráp công nghiệp và dịch vụ

đô thị nên có nhu cầu sử dụng điện cao. Việc truyền tải điện từ các nhà máy nhiệt điện ở

ĐBSCL đi đến các nơi tiêu thụ điện cao ở miền Đông chẳng hạn sẽ gia tăng tổn thất trên

đường dẫn và chi phí lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống truyền tải và phân phối.

Page 8: tin nóng ngày 11/11/2016

8

PV:- Với bất cứ nhà máy nào được triển khai luôn đi kèm với các lời hứa sẽ đảm bảo yếu tố

môi trường, không gây ô nhiễm, thực hiện tốt các quy định hiện hành của nhà nước. Thậm

chí, những lời khẳng định sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại ngang tầm thế giới, nhưng kết

quả thì vẫn ô nhiễm. Thực tế, đã có những bài học nhãn tiền, như vậy, liệu chúng ta có nên

đồng tình với việc xây dựng hàng loạt các dự án nhiệt điện than ở ĐBSCL hay không?

PGS.TS Lê Anh Tuấn:- Chúng ta đừng tin vào các lời hứa đó, nếu nâng lên tầm thế giới thì

sản xuất chắc chắn lỗ, chi phí đầu tư cao.

Do những áp lực phải gia tăng hiệu suất phát điện, tiết kiệm chi phí nhiên liệu và giảm thiểu

các tác động gây ô nhiễm môi trường, các nhà đầu tư và cung cấp tài chính cho nhiệt điện

than đã đưa ra các giải pháp công nghệ mới gọi là than sạch và ứng dụng các thiết bị xử lý

môi trường khử bụi, khử S02, NOx… một số công nghệ về nhiệt điện than đã được đề xuất và

áp dụng như đốt than tầng sôi tuần hoàn, đốt than tầng sôi áp lực, khí hóa than.

Ở Đức, còn giới thiệu công nghệ chôn carbon từ nhà máy nhiện điện than xuống sâu trong

lòng đất. Các chất thải khác như tro xỉ được đề xuất như chất phụ gia trong sản xuất xi măng,

bê tông, vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên, hầu hết các công nghệ này đều rất đắt đỏ, công nghệ áp dụng phức tạp, khó

thương mại. Một báo cáo nghiên cứu mới nhất của Kiko Network (Nhật Bản) về công nghệ

hiện đại nhất về IGCC, nghiên cứu đã chỉ ra công nghệ mới nhất này không thể giúp giảm

phát thải triệt để và chi phí của nó quá đắt. Báo cáo này sẽ công bố vào ngày 14/11/2016 tại

COP22.

Ngoài ra, để áp dụng những công nghệ này, khi tăng nhiệt độ và áp suất, lò hơi phải sử dụng

kim loại chịu nhiệt đặc biệt có chi phí cao.

Thực tế, khả năng gây ô nhiễm dù có giảm thiểu nhưng nguy cơ vẫn khá cao và không thể

khắc phục hoàn toàn.

Theo ý kiến của một chuyên gia Mỹ, Bruce Bucklei 21 thì lò hơi loại ultra hay super cũng chỉ

có thể làm tăng tối đa được 10% hiệu suất, đồng nghĩa với giảm cao nhất là 10% ô nhiễm

thôi. Ngoài ra, khi áp dụng những công nghệ mới này, chi phí đầu tư sản xuất điện cao nên

các nhà máy chưa có sự ưu đãi từ phía chính phủ.

Bây giờ, đặt nặng vấn đề có điện hay là vấn đề sức khỏe cộng đồng cái nào nặng hơn thì

nghiêng về đó, đừng coi nhẹ sinh mạng con người. Giống như bây giờ ăn rau sạch, giá hơi

cao, còn hơn ăn rau bẩn bị ung thư.

Tại sao không thay đổi, khi con người có thể tạo ra điện từ nhiều nguồn năng lượng khác

nhau, có thể là thuy điện, nhiệt điện, phong điện, quang điện, điện hạt nhân, định sinh khối,

điện sóng biển,... Vấn đề là xem xét và tận dụng các nguồn tạo ra điện phù hợp với giá thành

chấp nhận được mà không gây nhiều tổn hại lâu dài cho môi sinh và sức khoẻ cộng đồng.

Page 9: tin nóng ngày 11/11/2016

9

Nếu chỉ dựa vào yếu tố giá thành sản xuất điện để chọn lựa nhiệt điện than chưa hẳn là rẻ

tiền. Cần chú trọng đến yếu tố an toàn và bền vững trên nhiều khía cạnh khác nhau.

An ninh năng lượng phải bao gồm chuỗi các hoạt động từ nguồn cung nguyên liệu, lắp đặt

nhà máy và thiết bị sản xuất điện, vận hành nhà máy, hệ thống truyền tải điện đến nơi tiêu thụ

cuối cùng.

Bên cạnh đó, hệ thống sản xuất điện phải an toàn, không gây nhiều ô nhiễm, suy thoái môi

trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng gây bất ổn xã hội và phải xem xét đầy đủ các khía

cạnh kinh tế năng lượng, bao gồm cả những giá trị tính được bằng tiền và không tính được

bằng tiền.

Ngoài ra, hệ thống cung ứng điện phải có khả năng ứng phó và phục hồi khi có những sự cố

phát sinh do tình huống khẩn cấp từ các biến động có thể dự đoán hoặc ngoài tầm dự đoán

liên quan đến khủng hoảng kinh tế và chính trị bên trong và bên ngoài quốc gia.

Trong các báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của các dự án điện than đều ráng nhấn

mạnh các lợi ích cho cộng đồng như tạo thêm công ăn việc làm cho người dân khu vực, tài

trợ cho một số hoạt động xã hội, đóng thuế cho chính quyền địa phương để giúp tăng chỉ tiêu

thu hút đầu tư, tăng GDP cho tỉnh và quốc gia... Tuy nhiên, thực tế không đúng như vậy mà

ngược lại.

Tại các khu công nghiệp điện than, trước tiên người dân sở tại bị mất đất sản xuất và cư trú

phải di dời vào các vùng tập trung chật hẹp và khó sống khác. Nhiều nơi chi phí đền bù đất

đai, hoa màu, nhà cửa rất thấp, không thể tái tạo khả năng sản xuất và điều kiện sống cho

người dân bị ảnh hưởng. Lời hứa tạo thêm công ăn việc làm chẳng qua là những công việc

lao động tay chân mang tính thời vụ ở công trường xây dựng, đôi khi chỉ là ăn lương công

nhật qua những cai thầu nhỏ, không có bảo hiểm sức khoẻ, xã hội.

Chủ đầu tư luôn lấy cớ là thanh niên nông thôn không có tay nghề, trình độ nên không được

tuyển dụng. Người lớn tuổi cũng không được chọn trong khi nghề nghiệp chính của họ là làm

ruộng, nuôi tôm cá không có cơ hội sản xuất.

Các hoạt động du lịch sinh thái ven sông, ven biển bị thu hẹp và đe doạ lụi tàn. Một số nơi xa

hơn, các nghề truyền thống của người dân địa phương như làm muối, chế biến nông hải sản,

nuôi tôm cá, dịch vụ nông thôn cũng điêu đứng vì hoạt động xả thải của nhà máy. Trong khi

đó nhiều nhà máy nhiệt điện than lại hợp đồng với các công ty Trung Quốc để sử dụng lao

động từ Trung Quốc tạo nên những nguy cơ tiềm ẩn về an ninh khác.

Việc đóng góp thêm cho ngân sách địa phương không thể nào bù được những mất mát sinh

kế và tổn hại sức khoẻ của cộng đồng người dân và cả chính cán bộ chính quyền địa phương.

- Xin cảm ơn PGS.TS đã chia sẻ với Đất Việt (Đất Việt 11/11, Châu An) đầu trang

Page 10: tin nóng ngày 11/11/2016

10

Bộ NN-PTNT không quy định giữ ở cửa khẩu để kiểm dịch

Vừa qua trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về việc: “Từ ngày

15/8/2016, Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN-PTNT quy

định về kiểm dịch động vật...

Vừa qua trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về việc: “Từ ngày 15/8/2016,

Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN-PTNT quy định về kiểm

dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản có hiệu lực, các lô hàng nguyên liệu sản xuất xuất

khẩu của doanh nghiệp phải kiểm dịch tại cửa khẩu nhập hàng và khi có kết quả kiểm dịch

mới được phép đưa hàng về kho của doanh nghiệp”. NNVN đã có cuộc trao đổi với đại diện

Cục Thú y để làm rõ hơn vấn đề này .

Về quy định tại Thông tư số 26 đối với việc kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản

làm nguyên liệu gia công, chế biến xuất khẩu.

Tại Điều 14, Thông tư số 26 chỉ quy định như sau:

(1) Các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến xuất

khẩu chỉ gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, sau đó cơ

quan kiểm dịch xác nhận để chủ hàng làm thủ tục hải quan; (2) Cơ quan kiểm dịch động vật

cửa khẩu chỉ kiểm tra điều kiện bảo quản, quy cách đóng gói, ghi nhãn, ngoại quan của sản

phẩm (không lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y) và cấp giấy chứng nhận kiểm

dịch nhập khẩu.

Về lý do sản phẩm thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công, chế biến xuất khẩu phải

để ở cửa khẩu nhập.

Trước tình trạng hàng hóa là sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu bị phát hiện có nhiều lô

hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 7/7/2010, Chính phủ đã ban hành Công

văn số 1152/TTg-KTTH về việc tăng cường quản lý sản phẩm đông lạnh nhập khẩu, trong đó

yêu cầu áp dụng chế độ kiểm dịch thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với động vật và sản

phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu trước khi thông quan hàng hoá, không áp dụng chế độ

thông quan trước kiểm tra sau.

Ngay sau đó, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 4058/TCHQ-GSQL ngày

22/7/2010 về việc triển khai thực hiện Công văn số 1152/TTg-KTTH ngày 07/7/2010 của

Thủ tướng Chính phủ.

Trong thời gian qua, Hiệp hội Chế biến Thủy sản xuất khẩu Việt Nam (VASEP) đã nhiều lần

có kiến nghị đối với việc nhập khẩu sản phẩm thủy sản để làm nguyên liệu gia công, chế biến

hàng xuất khẩu liên quan đến Công văn số 4058 của Tổng cục Hải quan nêu trên.

Ngày 30/10/2014, tại Hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan

năm 2014 tổ chức tại Hà Nội, đại diện Bộ Tài chính khẳng định tiếp tục thực hiện theo quy

định cho đến khi có văn bản thay thế Công văn số 1152/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính

phủ và Công văn số 4058/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan. Gần đây nhất trong thời gian

tổ chức Hội chợ VIETFISH 2016, vào ngày 5/8/2016, VASEP đã tổ chức Hội thảo các vấn đề

về thuế và thủ tục xuất nhập khẩu cho nguyên liệu thủy sản nhập khẩu và kiểm soát nguyên

liệu thủy sản nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu.

Cũng tại hội thảo này, lãnh đạo Tổng cục Hải quan tiếp tục khẳng định thực hiện việc kiểm

soát nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để sản xuất xuất khẩu theo theo Công văn số 1152/TTg-

KTTH của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 4058/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan,

theo đó hàng hóa là thủy sản đông lạnh nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu vẫn tiếp tục

phải để ở cửa khẩu để thực hiện việc kiểm dịch.

Page 11: tin nóng ngày 11/11/2016

11

Về lý do sản phẩm thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công, chế biến xuất khẩu

không phải để ở cửa khẩu nhập.

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thủy sản đông lạnh để làm

nguyên liệu sản xuất xuất khẩu trong việc thực hiện kiểm dịch, trên cơ sở Công văn số

8766/VPCP-ĐMDN ngày 14/10/2016 của Văn phòng Chính phủ, ngày 24/10/2016, Bộ NN-

PTNT đã ban hành Công văn số 8938/BNN-TY gửi Hiệp hội VASEP và các doanh nghiệp có

liên quan về việc kiểm dịch thủy sản đông lạnh nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, trong đó có

nội dung: Đồng ý để doanh nghiệp đưa hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu làm nguyên liệu

sản xuất xuất khẩu về kho bảo quản của doanh nghiệp để thực hiện việc kiểm dịch theo quy

định.

Thông tư số 26 của Bộ NN-PTNT không có quy định nào về việc

yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh để làm

nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu phải để ở khu vực cửa khẩu

để thực hiện việc kiểm dịch. Việc để hàng hóa nêu trên tại cửa

khẩu là theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại Công văn số

4058/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan.

(Nông Nghiệp Việt Nam 11/11, Lăng Tuấn) đầu trang

Cá chết hàng loạt, người nuôi lao đao

Những ngày qua cá nuôi nước mặn và nước lợ cũng như tôm hùm tại vùng đầm cầu Hai

(Thừa Thiên – Huế) và tại Vạn Ninh, Cam Ranh (Khánh Hòa) bỗng dưng chết hàng

loạt. Cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng chưa xác định được nguyên nhân cuối

cùng. Người nuôi cá trắng tay, ngập trong nợ nần chồng chất.

Vớt hàng tạ cá chết

Tại Thừa Thiên – Huế, hộ anh Ngô Ngọc Sơn (thôn Hiền Hòa 1, xã Vinh Hiền, huyện Phú

Lộc) thả nuôi 6 lồng cá với khoảng 1.500 giống cá đặc sản, gồm các loại cá hồng, mú và

vẩu... trên vùng đầm Cầu Hai. Số cá này gia đình anh Sơn dự kiến thu hoạch vào tháng

7.2016. Sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, các loại cá đặc sản trên rớt giá nghiêm trọng và

không tiêu thụ được nên gia đình anh Sơn phải tiếp tục chăm sóc để tính bán vào dịp Tết

Đinh Dậu 2017. Tuy nhiên, từ ngày 8.11 vừa qua, cá của gia đình anh Sơn bỗng dưng nổi lờ

đờ trên mặt nước rồi chết hàng loạt. Đến ngày 10.11, phần lớn số cá tại các lồng của hộ ngư

dân này đã bị chết. “Tôi đã vớt hàng tạ cá mang đi tiêu hủy trong sự hoang mang tột độ. Hàng

trăm triệu đồng tiền vốn cùng công sức bỏ ra trong hơn một năm trời đã tiêu tan hết, rồi đây

không biết lấy gì để sống và trả nợ”- anh Sơn nói trong nước mắt.

Page 12: tin nóng ngày 11/11/2016

12

Ngư dân vớt cá bớp chết tại vùng nuôi trọng điểm tại Khánh Hòa. Ảnh: Công Tâm

Cùng cảnh ngộ với gia đình anh Sơn là hàng loạt hộ ngư dân

khác ở thôn Hiền Hòa 1 cũng như các thôn khác của xã Vinh

Hiền. Trước tình trạng cá chết hàng loạt, nhiều hộ ngư dân nơi

đây đã bán tháo cá với giá rẻ mạt để vớt vát phần nào thiệt hại.

“Sau khi nhiều tạ cá tại các lồng bị chết, tôi đã thu hoạch

khoảng 2 tạ cá còn sống đem bán để vớt vát vốn, nhưng do bị

thương lái ép giá xuống quá thấp nên không thu được bao

nhiêu” - ngư dân Ngô Chiên cho biết.

Theo ông Lê Thiết - Chủ tịch Hội Nghề nuôi cá lồng xã Vinh

Hiền, toàn xã có khoảng 300 hộ nuôi các loại cá nước lợ đặc

sản bằng lồng trên vùng đầm Cầu Hai với số lượng hơn 1.500

lồng. Hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu xảy ra từ ngày 8.11

và ngày càng lan rộng theo thời gian. “Đã có khoảng 500 lồng

cá bị chết, tập trung chủ yếu ở các thôn Hiền An 1, Hiền An 2

và Hiền Hòa. “Cá lồng chết hàng loạt đã gây thiệt hại hàng ty

đồng, đẩy hàng trăm hộ ngư dân rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần

chồng chất. Hiện tình trạng cá chết vẫn chưa có dấu hiệu dừng

lại nên ngư dân rất hoang mang”- ông Thiết cho biết.

Ông Nguyễn Tam - Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền cho

biết, đến ngày hôm qua (10.11) đã có khoảng 25 tấn cá của

ngư dân bị chết. Từ khi xảy ra tình trạng cá chết bất thường với số lượng lớn, chính quyền địa

phương đã báo cáo các cơ quan chức năng. Vào ngày 9.11, người của Sở TNMT và Sở

NNPTNT tỉnh đã về xã tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt. Các cơ quan này đã

tiến hành lấy mẫu nước, mẫu cá để kiểm nghiệm nhưng chưa công bố kết quả, trong khi tình

trạng cá chết vẫn tiếp diễn.

Mất sạch

Còn tại huyện Vạn Ninh và TP.Cam Ranh (Khánh Hòa), nhiều người nuôi cá lồng cũng lâm

cảnh tương tự khi cá chết chưa rõ nguyên nhân. Ngồi rầu rĩ bên trại nuôi cá bớp tiền ty, bà

Việc lấy mẫu nước, mẫu cá

kiểm nghiệm do Sở TNMT

tỉnh thực hiện và đến ngày

10.11 vẫn chưa có kết quả.

Tình trạng cá lồng chết

hàng loạt tại đầm Cầu Hai

có thể xuất phát từ nhiều

nguyên nhân, trong đó có

thể do những trận mưa lớn

vừa qua khiến lượng nước

ngọt đổ vào đầm phá tăng,

làm cho môi trường nước

lợ thay đổi đột ngột nên cá

không kịp thích nghi”.

Ông Nguyễn Minh Đức -

Phó Chi cục trưởng Chi

cục

Thủy sản (Sở NNPTNT)

tỉnh

Thừa Thiên - Huế

Page 13: tin nóng ngày 11/11/2016

13

Trần Thị Bảy (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) cho biết: “Gia đình tôi đã nuôi

được 2 vụ cá bớp, vụ đầu tiên nuôi từ năm 2014, với số lượng 2.000 con, năm 2015 đã cho

thu hoạch, gặp giá cả ổn định và thời tiết thuận lợi nên vụ đầu tiên có lãi, nhờ đó có được ít

vốn đầu tư lại vụ 2”. Vụ thứ 2, bà Bảy thả từ giữa tháng 7.2015, dự tính cho thu hoạch giữa

tháng 11.2016. Cá đợt này nuôi có trọng lượng đạt từ 5- 8kg. Niềm vui của bà đã bị mưa lũ

dập tắt, mưa lũ đã làm cho diện tích của gia đình bà bị chết hàng loạt.

Bà Trần Thị Bảy kể: Chiều ngày 2.11, sau cơn mưa lớn, gia đình có ra thăm trại nuôi cá bớp

và phát hiện 20 con cá bị chết. Đến sáng ngày 3.11, cá chết trắng lồng và ngày 4.11, cá vẫn

tiếp tục chết, cá chết bà mang ra chợ bán không ai mua. Đợt mưa lũ đã làm cho 4.000 con cá

bớp của bà Bảy có trọng lượng từ 5- 7kg bị chết, ước tính thiệt hại gần 1 ty đồng. Theo bà

Bảy, cá chết có dấu hiệu bị sốc nước dẫn đến triệu chứng bỏ ăn và chết. Để có tiền đầu tư cho

vụ 2, bà Bảy phải vay vốn của ngân hàng với số tiền 400 triệu đồng, cộng với tiền tích góp

của gia đình và vay mượn thêm của người thân. “Bao nhiêu vốn, công sức đã bị mưa lũ cuốn

đi. Cá chết, gia đình lâm vào cảnh trắng tay, phải ôm khoảng nợ lớn, giờ gia đình không có

khoản tiền để đầu tư cho vụ 3” - bà Bảy nói.

Nhìn trại nuôi cá bớp của gia đình, ông Trần Văn Tính (xã Vạn Thạnh) buồn bã cho biết,

nước ngọt xuống quá nhanh đã làm cho cá bị sốc nước và toàn bộ đàn cá bớp hơn 1.100 con,

cá trọng lượng từ 3- 4kg bị chết sạch. Ông Tính than thở, để nuôi đợt cá này gia đình phải đi

vay mượn khắp nơi, đàn cá nuôi được 7 tháng tuổi đã bị mưa lũ làm chết, ước tính thiệt hại

trên 200 triệu đồng gia đình giờ phải ôm nợ.

Bà Trần Thị Thúy Phi - cán bộ khuyến nông xã Vạn Thạnh cho biết, sau đợt mưa lũ cán bộ

địa phương đã đến từng hộ để thống kê mức độ thiệt hại của người dân. Trên địa bàn xã đã có

13 hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, với số lượng hơn 10.000 con cá bớp bị chết, hộ nặng

nhất bị thiệt hại gần 1 ty đồng. Cá bớp chết nhiều nhất tại thôn Đầm Môn, chủ yếu chết ở

trọng lượng từ 1,5 - 8kg. Nghề nuôi cá bớp của địa phương đã phát triển từ nhiều năm nay, cá

chết hàng loạt người dân rất khốn đốn. Chính quyền địa phương đang đề nghị các cơ quan

chức năng có chính sách hỗ trợ cho người nuôi để đầu tư vụ mới.

Ông Lê Minh Hải - Trưởng phòng Kinh tế TP.Cam Ranh cho biết, mưa lũ cũng làm thiệt hại

cho ngành nuôi trồng thủy hải sản với tổng số tiền 2,1 ty đồng. Trong đó, nuôi trồng bị thiệt

hại 1.270 triệu đồng và phương tiện đánh bắt bị thiệt hại với số tiền 830 triệu đồng. Khu vực

bị nặng nhất là phường Ba Ngoài, Cam Phúc Bắc và Cam Thịnh Đông. Theo ông, do nước

ngọt tràn vào đã làm cho 70 con tôm hùm lồng có giá trị cao bị chết, nguyên nhân được xác

định nước ngọt xuống nhiều nên độ mặn không đảm bảo dẫn đến tôm chết. (Dân Việt 11/11,

An Sơn – Công Tâm) đầu trang

Bỏ cá quá lứa, thương lái TQ chỉ mua cá tra non

Thay vì ồ ạt thu mua cá tra quá lứa như trước đây, thương lái Trung Quốc hiện chỉ thu mua cá

tra non để xuất khẩu.

Page 14: tin nóng ngày 11/11/2016

14

Trao đổi trên Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Nguyên - Chủ nhiệm HTX Thủy sản Châu Phú (An

Giang), cho biết, đầu tháng 9 vừa qua ông đã phải bán mấy hầm cá với giá 18.000 đồng/kg,

chấp nhận lỗ vì dưới giá thành.

Nhưng chỉ chưa đầy 2 tuần sau, giá cá vọt lên đến 20.000 đồng/kg, rồi 21.000 đồng/kg khiến

cả vùng An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ đều nhộn nhịp, xôn xao chuyện giá cá. Đến cuối

tháng 10, có thời điểm giá cá tra nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu lên đến 22.000 – 22.500

đồng/kg. Thương lái lùng sục đi hỏi mua cá khắp nơi. Nhiều hộ nuôi lên kế hoạch bán cá.

Rồi 10 ngày trở lại đây, vùng Châu Phú bặt tăm bóng dáng người mua cá. Cũng gặp hoàn

cảnh tương tự, ông Chín Chẩn cũng đang “khóc đứng khóc ngồi” vì cả trăm tấn cá tra đã quá

lứa mà không kiếm được người mua. Thông thường, cá đạt 0,8 – 0,9kg/con thì đã xuất bán,

thế nhưng cá nhà ông có hầm đã đạt xấp xỉ 4kg/con.

Ngươi nuôi ca tra ơ ĐBSCL lại sập

bẫy Trung Quốc

Trong khi nguồn nguyên liệu cá tra cho chế biến xuất khẩu lại đang thiếu trầm trọng. Hiện tại,

đã có một số doanh nghiệp nhỏ lẻ bắt tay với thương lái Trung Quốc tìm kiếm và thu mua cá

tra cỡ nhỏ từ 0,3 – 0,4kg/con.

Tại Tiền Giang, tình trạng trên cũng manh nha khi một số nhà máy chế biến nhỏ lẻ liên doanh

với Trung Quốc bán cá loại 0,7kg/con với số lượng lớn khiến nguồn nguyên liệu cá tra cho

xuất khẩu bị hụt mạnh.

Ông Trần Toại - thương lái thu mua cá tại Tiền Giang cho biết, nhu cầu xuất khẩu sang Trung

Quốc dịp cuối năm đang tăng cao nên cần nhiều nguyên liệu cho chế biến. Thế nhưng, nguồn

cá trong dân không còn nhiều, phải “lùng sục” khắp nơi thì mới mua được cá như đặt hàng

của doanh nghiệp.

Điều đáng nói, đây không phải lần đầu thị trường cá tra bị thương lái Trung Quốc lũng đoạn,

chỉ cách đây 5 tháng, nhiều hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL hết sức phấn khởi vì được thương lái

Trung Quốc tìm đến tận ao thu mua với giá 23.000-24.000 đồng/kg, bất kể lớn nhỏ. Nếu so

với giá thành, người nuôi cầm chắc lãi 2.000- 3.000 đồng/kg.

Page 15: tin nóng ngày 11/11/2016

15

Cụ thể tại Đồng Tháp, thương lái lại thích mua loại cá tra quá khổ để xuất sang Trung Quốc,

nhưng với giá cao hơn 1.000-2.000 đồng/kg. Theo nhận định của các địa phương, từ tháng 7

tới, nhu cầu thu mua cá tra xuất sang Trung Quốc có thể tăng lên, do trùng với thời điểm cá

vượt cỡ-từ 1kg/con trở lên nhiều hơn.

Đây là hiện tượng “lạ”, giống như thương lái thu mua gom lá điều, rễ tiêu, xoài non… bán

cho Trung Quốc.

Một chủ DN ở An Giang cho biết vào thời điểm đó, DN này không thể mua được cá tra

nguyên liệu vì không thể cạnh tranh với thương lái Trung Quốc. Vì vậy, một số DN chuyển

sang gia công cho thương lái Trung Quốc để giữ công nhân.

“Ngay cả cá nguyên liệu đang tồn kho cũng được thương lái Trung Quốc mua để xuất qua

đường tiểu ngạch bằng hình thức thanh toán gôi đầu . Thế nhưng, chỉ sau vài lần làm ăn đàng

hoàng, họ bắt đầu giở chứng, dây dưa không chịu thanh toán nợ rồi chuyển sang DN khác

mua tiếp.

Trong khi đó, DN trong nước cứ tranh nhau bán phá giá. Nắm bắt được tâm lý này, thương lái

Trung Quốc càng dễ ép giá, kéo dài thời gian thanh toán tiền mua cá. Nếu nhà nước không có

cách ngăn chặn tình trạng này, không chỉ DN trong nước mà người nuôi cá cũng bị thiệt hại,

khó giữ được nghề”, chủ DN nêu trên lo ngại.

Theo ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Hùng Cá, gần đây, DN của ông

không xuất khẩu cá tra sang Mỹ mà tập trung vào thị trường Trung Quốc. Ông Hùng thừa

nhận đây là thị trường lớn, tiêu thụ dễ dãi nhưng cũng đầy thách thức do giá thấp, lợi nhuận

ít.

“Sở dĩ có tình trạng DN bán đổ bán tháo cá là do họ cần tiền trả nợ ngân hàng chứ chưa hẳn

phá nhau. DN xuất khẩu cá tra cần được nhà nước hỗ trợ vốn như các DN thu mua tạm trữ lúa

gạo mới tồn tại được”, ông Hùng kiến nghị. (Đất Việt 10/11, Ngân Giang) đầu trang

Quảng Ngãi: Cấm khai thác vỏ sò tai tượng ở Trường Sa

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản cấm ngư dân trong tỉnh khai thác vỏ sò tai tượng ở

quần đảo Trường Sa. Theo đó, các ngành chức năng, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Quảng

Ngãi và chính quyền các huyện, TP tuyên truyền và xử lý nghiêm các tàu đánh bắt cá khai

thác vỏ sò tai tượng. Việc này nhằm bảo vệ các rạn san hô vùng biển thuộc quần đảo Trường

Sa. (Tuổi Trẻ 11/11, V.Q.Cầu) đầu trang

Kiên Giang: Bắt cá heo rồi cắt đầu, mổ bụng

Chiều 10-11, trên mạng xã hội Người Phú Quốc lan truyền một số hình ảnh cho thấy

một nhóm ngư dân trẻ bắt được một con cá heo và cắt đầu, mổ bụng con cá này với tâm

trạng hết sức phấn khích.

Page 16: tin nóng ngày 11/11/2016

16

Cá heo tội nghiệp bị bắt và sau đó bị cắt đầu, mổ bụng - Ảnh: Facebook NPQ

Theo trang nói trên, các ngư dân tham gia vụ việc có thể là người Phú Quốc. Trong các bình

luận trên trang mạng còn cho rằng các ngư dân này cư ngụ tại Xóm Cồn (khu phố 3, thị trấn

Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hà Thế Phong - giám đốc Bảo tồn biển Phú Quốc - cho biết sẽ

tiến hành kiểm tra các hình ảnh có phải xảy ra trên vùng biển Phú Quốc hay không và sẽ đề

nghị cơ quan chức năng xử lý hành vi giết cá heo của nhóm ngư dân.

“Cùng với rùa biển, dugong, cá heo là loài đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Hơn thế nữa, cá

heo còn gắn liền với đời sống tâm linh của người đi biển. Hành vi của các ngư dân là không

thể chấp nhận” - ông Phong nói.

Vùng biển Phú Quốc là nơi có rất nhiều cá heo cư ngụ, được ngư dân gọi là ông. Hằng năm

vẫn thường có một số ông lụy (ngư dân không gọi là chết) dạt vào bờ.

Tất cả đều được người dân đi biển chôn cất đàng hoàng và cải xương cốt thờ trong miếu ông

ở các bãi biển. (Tuổi Trẻ 11/11, Duy Khánh) đầu trang./.