doko.vn 162746-su-ra-doi-va-phat-trien-cua-nha-nuoc-phu

7

Click here to load reader

Upload: trung-hieu

Post on 02-Jul-2015

212 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Doko.vn 162746-su-ra-doi-va-phat-trien-cua-nha-nuoc-phu

MỤC LỤC

Trang

A. MỞ ĐẦU........................................................................................................1

B. NỘI DUNG.....................................................................................................1

I. Sự ra đời của nhà nước phương Đông

và nhà nước phương Tây.........................................................1

1. Nguyên nhân kinh tế.......................................................................................1

2. Nguyên nhân xã hội........................................................................................2

II. Sự phát triển của nhà nước phương Đông

và nhà nước phương Tây................................................3

C. KẾT LUẬN.....................................................................................................5

Danh mục tài liệu tham khảo.........................................................................6

Page 2: Doko.vn 162746-su-ra-doi-va-phat-trien-cua-nha-nuoc-phu

Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

A. MỞ ĐẦU

Theo quan điểm của Mac – Engen đã đúc kết trong tác phẩm nổi tiếng

“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” thì quá trình hình

thành nhà nước có thể được tóm tắt như sau: Sự phát triển của lực lượng sản xuất

làm cho kinh tế phát triển và có sự phân công lao động xã hội, của cải dư thừa và

xuất hiện chế độ tư hữu dẫn đến sự hình thành các giai cấp, khi mâu thuẫn giai cấp

đối kháng không thể điều hòa được thì nhà nước đã ra đời. Vậy quá trình ra đời và

phát triển của nhà nước phương Đông và phương Tây có trùng với quy luật lịch sử

và có những điểm gì giống nhau? Chúng ta cùng phân tích để thấy rõ được điều đó.

B. NỘI DUNG

I. Sự ra đời của nhà nước phương Đông và phương Tây

1. Nguyên nhân kinh tế

Sự phát triển của lực lượng sản xuất là tiêu chí yếu tố đầu tiên quyết định sự

tan rã công xã nguyên thủy. Và sự kiện đánh dấu sự tan rã đó chính là sự xuất hiện

của công cụ lao động bằng kim loại là đồng và sắt. Khi công cụ lao động được cải

thiện thì năng suất lao động của con người tăng lên, của cải làm ra không chỉ đủ ăn

mà còn dư thừa. Đời sống kinh tế dần dần được nâng cao.

Tiêu chí thứ hai là sự ra đời của công xã nông thôn và lần đầu tiên trong lịch

sử xuất hiện hai hình thức sở hữu đó là sở hữu chung và sở hữu riêng. Hình thức sở

hữu chung là sử hữu ruộng đất còn sở hữu riêng là toàn bộ công cụ lao động và súc

vật. Ở phương Đông, sở hữu chung thuộc về công xã còn ở phương Tây thuộc về

chủ nô. Ở phương Đông, do vị trí địa lý là gần lưu vực của các con sông lớn như

sông Nin, sông Ấn, sông Hằng…nên ở đây có rất nhiều điều kiện thuận lợi như phù

sa màu mỡ, nước tưới dồi dào, rất tốt cho việc phát triển nông nghiệp và đặc biệt là

2

Page 3: Doko.vn 162746-su-ra-doi-va-phat-trien-cua-nha-nuoc-phu

Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

cây lúa nước. Do đặc thù vị trí địa lý ở phương Đông như vậy nên công tác trị thủy

luôn là công tác thường xuyên và cấp bách, phải cần một lực lượng nhân công lớn

và chỉ có một biện pháp duy nhất là buộc sử dụng các thành viên của công xã nông

thôn. Đây là nguyên nhân ở phương Đông tổ chức này không chỉ tồn tại trong thời

kì quá độ mà tồn tại trong tất cả các thời kì và cũng là nguyên nhân ở phương Đông

tồn tại hình thức sở hữu chung và sở hữu riêng nhưng là về tư liệu sinh hoạt. Còn ở

phương Tây, công xã nông thôn chỉ tồn tại trong thời kì quá độ và bị triệt tiêu rất

triệt để nên chỉ tồn tại hình thức sở hữu duy nhất là sở hữu riêng: toàn bộ tài sản

trong xã hội cả tư liệu sản xuất lẫn tư liệu lao động.

Từ đây có thể rút ra kết luận nhà nước phương Đông tuy có chế độ tư hữu tài

sản xuất hiện muộn và chậm hơn so với nhà nước phương Tây nhưng nhà nước

phương Đông lại ra đời sớm hơn rất nhiều so với nhà nước phương Tây bởi:

- Việc trị thủy của nhà nước phương Đông là bảo vệ lợi ích cho toàn xã hội

chứ không phải cho một giai tầng nào khác.

- Ở phương Tây, nền kinh tế tự nhiên kéo dài hơn, con người được hưởng các

sản phẩm có sẵn nhiều hơn do sự ưu đãi của thiên nhiên. Sự ưu đãi này làm cho con

người ít phải đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, mức độ cạnh tranh của con

người với nhau ở phạm vi rộng vì lý do sinh tồn vì vậy cũng không quyết liệt như ở

phương Đông.

2. Nguyên nhân xã hội

Nếu như nhà nước ra đời là kết quả của nhiều yếu tố trong đó có văn hóa, thì

văn hóa lại là sự kết tinh của quá trình con người sáng tạo ra các giá trị làm cho

cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Người phương Đông sống trong văn hóa duy tình, có thể thấy qua rất nhiều

biểu hiện của cuộc sống hàng ngày, đó là “văn hóa ăn bằng đũa”. Đó là các dân tộc

này thiên về các loại thực phẩm là sản phẩm của nền kinh tế trồng trọt và là biểu

3

Page 4: Doko.vn 162746-su-ra-doi-va-phat-trien-cua-nha-nuoc-phu

Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

hiện của một nền văn minh nông nghiệp. Điều đó làm cho con người lệ thuộc vào

điều kiện tự nhiên rất nhiều và muốn tồn tại và phát triển, con người phải biết liên

kết với nhau để tạo nên sức mạnh của cộng đồng để khắc phục sự khó khăn của

điều kiện tự nhiên đó để có thể tồn tại và phát triển. Do vậy, sự quần cư của các cư

dân là một yếu tố có thể coi là tiên quyết cho sự hình thành nhà nước ở phương

Đông.

Người phương Tây có truyền thống của lối sống là văn hóa duy lý, được biểu

hiện qua “văn hóa ăn bằng dao dĩa”, điều đó cho ta thấy thức ăn của họ chủ yếu là

thực phẩm - sản phẩm của chăn nuôi và săn bắt. Điều kiện tự nhiên thuận lợi như

đã nêu ở trên đã làm cho nền kinh tế tự nhiên của người phương Tây kéo dài hơn.

Đó là nền kinh tế mà hoạt động của con người chủ yếu là khai thác các sản phẩm tự

nhiên sẵn có mà ít phải chinh phục thiên nhiên, chưa phải lao động sản xuất. Trong

khi đó, điều kiện địa hình bằng phẳng ít cách trở bởi sông núi đã tạo cho con người

có khả năng mở rộng phạm vi hoạt động và giao lưu mà không phải chiến đấu với

thiên nhiên như ở phương Đông nên cũng không cần con người phải liên kết với

nhau để chống lại.

Qua văn hóa của phương Đông và phương Tây, một lần nữa chúng ta lại

khẳng định nhà nước phương Đông ra đời sớm hơn nhà nước phương Tây.

II. Sự phát triển của nhà nước phương Đông và nhà nước phương Tây

Thứ nhất, do tính cạnh tranh không cao, con người ít có xung đột, mâu thuẫn

ít xảy ra hơn nên ít có cách mạng xã hội hơn nên ở phương Đông thời điểm của sự

ra đời một tổ chức nhà nước khó xác định chính xác vì tính chất quá độ của xã hội

cộng sản nguyên thủy lên xã hội có nhà nước là rất lâu dài. Bằng chứng là sự tồn

tại của các công xã nông thôn kéo dài rất lâu mà Mác đã có một khẳng định về

phương thức sản xuất Á đông đã ảnh hưởng tới tổ chức xã hội và nhà nước. Còn ở

phương Tây, thời kỳ quá độ chuyển tiếp từ chế độ cộng sản nguyên thủy lên xã hội

4

Page 5: Doko.vn 162746-su-ra-doi-va-phat-trien-cua-nha-nuoc-phu

Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

có giai cấp nhanh hơn, thời điểm ra đời của nhà nước ở phương Tây có tính xác

định hơn như đã phân tích ở trên.

Thứ hai, nhà nước phương Đông cổ đại phát triển chậm chạp hơn là do tính

chất duy tình trong các quan hệ xã hội làm cho con người tuy có gắn bó với nhau

bền chặt hơn nhưng sẽ làm cho người ta trở nên bảo thủ ít chịu thay đổi vì thích

sống trong hòa bình. Cũng vì lý do này mà quan hệ giai cấp trong xã hội phương

Đông cũng trở nên ít gay gắt hơn rất nhiều so với phương Tây mà kết quả của nó là

nhà nước phương Đông ra đời gắn liền với chế độ nô lệ gia trưởng. Hơn thế nữa, do

quan hệ gắn bó, gần gũi với nhau con người phương Đông hay vì sĩ diện nên hay tự

che giấu hoặc bao che cho nhau những khuyết tật của bản thân làm cho họ trở nên

thủ cựu, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Còn ở phương Tây, tính

chất của quan hệ giai cấp trong các nhà nước là rất gay gắt mà biểu hiện cụ thể của

nó là chế độ nô lệ ở phương Tây có tính chất điển hình qua sự thống trị của chủ nô

đối với nô lệ, trong đó vai trò sản xuất của cải vật chất cho xã hội chủ yếu do người

nô lệ thực hiện. Việc đấu tranh giai cấp vì vậy mà cũng trở nên quyết liệt hơn, các

cuộc cách mạng xã hội diễn ra nhiều hơn mà kết quả của nó là những cải cách xã

hội có tính chất tiến bộ đã sớm mang lại một nền dân chủ và nhanh chóng trở thành

truyền thống của phương Tây.

Thứ ba, sự chậm phát triển của các nhà nước ở phương Đông còn được lý giải

qua tinh thần các giáo lý tôn giáo ở phương Đông mà điển hình là tư tưởng diệt

dục, triệt tiêu các ham muốn, các nhu cầu của con người được thể hiện trong đạo

Phật, làm cho con người tự thu mình lại, không thúc đẩy sự phát triển của xã hội. .

Có quan điểm cho rằng nhu cầu của con người chính là động lực cho sự phát triển

của xã hội loài người, giáo lý đạo Phật lại đi ngược lại với quan điểm này.

Thứ tư, tổng kết về quá trình xâm lược các quốc gia phong kiến ở phương

Đông của các thế lực thực dân phương Tây, người ta thấy chỉ có hai nhà nước

5

Page 6: Doko.vn 162746-su-ra-doi-va-phat-trien-cua-nha-nuoc-phu

Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

phong kiến Nhật bản và Thái lan tránh được sự xâm lược và ách cai trị của người

phương Tây. Đây là hai nhà nước phong kiến đã tự làm cuộc cách mạng xã hội, mở

cửa và tiếp nhận văn minh phương Tây, không thi hành chính sách bế quan tỏa

cảng như các nhà nước phong kiến còn lại. Điều đó cho thấy việc hạn chế giao lưu

của các dân tộc phương Đông là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm

phát triển của khu vực này ngay từ thời kỳ cổ đại gắn với những điều kiện tự nhiên.

Chiến tranh xâm lược và chống chiến tranh xâm lược cũng là một trong những

phương thức giúp cho nhà nước ở phương Tây ra đời nhanh hơn và đây cũng là lý

do giải thích cho sự hiếu chiến và cũng rất thiện chiến của người phương Tây và

sau này, các nước thực dân phương Đông là nạn nhân của các nước đế quốc, thực

dân phương Tây.

C. KẾT LUẬN

Sau khi đã phân tích và so sánh quá trình ra đời và phát triển của nhà nước

phương Đông và nhà nước phương Tây, chúng ta có thể rút ra được nhận xét sự ra

đời của nhà nước phương Tây trùng với quy luật lịch sử còn sự ra đời của nhà nước

phương Đông tuy có tuân theo quy luật đó nhưng con đường hình thành vẫn có

những đặc điểm riêng của nó, đặc biệt là sự xuất hiện và tồn tại của công xã nông

thôn và sự hình thành chế độ tư hữu dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Chúng ta cũng nhận thấy rằng xu thế hội nhập và mở rộng các quan hệ với bên

ngoài sẽ làm thay đổi rất nhiều lối sống truyền thống của người phương Đông,

trong đó có Việt nam chúng ta. Cơ hội cho chúng ta trở nên nhiều hơn nhưng nó

cũng là thách thức với điều kiện hiện tại của chúng ta, buộc chúng ta phải rèn luyện

bản lĩnh để tăng khả năng cạnh tranh, tận dụng cơ hội. Hy vọng vào sự phát triển

của đất nước trong tương lai gắn liền với sự mở rộng và giao lưu với thế giới.

6

Page 7: Doko.vn 162746-su-ra-doi-va-phat-trien-cua-nha-nuoc-phu

Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới – Trường đại

học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân.

2. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới – Khoa Luật –

ĐHQGHN – NXB ĐHQG Hà Nội.

3. Mác-Ăngghen tuyển tập – Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư

hữu và của nhà nước – NXB Sự thật.

4. thongtinphapluatdansu.wordpress.com

5. vi.wikipedia.org

7