doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

81
LỜI NÓI ĐẦU Nước ta từ khi chuyển từ cơ chế bao cấp kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường đã có những bước phát triển đáng kể với hàng loạt các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển. Trong đó ngành công nghiệp nặng được nhà nước hết sức quan tâm. Vì đây là ngành mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là một số ngành công nghiệp khai thác khoáng sản như khai thác than.Nó là nguồn nhiên liệu chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV là một mỏ khai thác than lộ thiên thuộc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. Một Công ty lớn nhất trong ngành khai thác than với sản lượng lên đến trên 3 triệu tấn/năm và số lượng công nhân:3.783 người. Với cơ cấu tổ chức quản lý tốt, Công ty đã không ngừng phát triển. Để đạt được những thành tựu này đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả. Việc đáp ứng cho sản xuất, tiêu thụ được tiến hành bình thường, đúng tiến độ sẽ là tiêu đề để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại việc tổ chức huy động các nguồn vốn kịp thời, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Do đó để đáp ứng một phần các yêu cầu mang tính chiến lược của mình vào Công ty cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các báo cáo tài chính để từ đó phát triển những mặt tích cực và khắc

Upload: pham-lai

Post on 31-Jul-2015

63 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

LỜI NÓI ĐẦU

Nước ta từ khi chuyển từ cơ chế bao cấp kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường đã có

những bước phát triển đáng kể với hàng loạt các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Trong đó ngành công nghiệp nặng được nhà nước hết sức quan tâm. Vì đây là ngành mang lại

nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là một số ngành công nghiệp khai thác

khoáng sản như khai thác than.Nó là nguồn nhiên liệu chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sản

xuất kinh doanh trong và ngoài nước.

Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV là một mỏ khai thác than lộ thiên thuộc Tập đoàn

công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. Một Công ty lớn nhất trong ngành khai thác than

với sản lượng lên đến trên 3 triệu tấn/năm và số lượng công nhân:3.783 người. Với cơ cấu tổ

chức quản lý tốt, Công ty đã không ngừng phát triển. Để đạt được những thành tựu này đòi hỏi

phải có những biện pháp thích hợp nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất

kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả. Việc đáp ứng cho sản xuất, tiêu thụ được tiến hành bình

thường, đúng tiến độ sẽ là tiêu đề để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu

quả. Ngược lại việc tổ chức huy động các nguồn vốn kịp thời, quản lý, phân phối và sử dụng

các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành

liên tục. Do đó để đáp ứng một phần các yêu cầu mang tính chiến lược của mình vào Công ty

cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua

các báo cáo tài chính để từ đó phát triển những mặt tích cực và khắc phục những tiêu cực của

hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã làm ảnh hưởng đến các

mặt tồn tại từ đó đề xuất được các biện pháp cần thiết, kịp thời cải tiến, tạo điều kiện để nâng

cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự là một công cụ quan trọng trong công

tác quản lý của người lãnh đạo Công ty. Sau một thời gian đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt

động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV, xuất phát từ ý nghĩa cơ bản

về lý luận và thực tiễn với mong muốn được kết hợp giữa các kiến thức đã học, những kinh

nghiệm bổ ích đã tiếp thu qua đợt thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV

, em đã lựa chọn đề tài: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Than

Cọc Sáu-TKV làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp so

sánh và phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật để vừa đánh giá được về mặt số lượng các

Page 2: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế, vừa rút ra được mối liên hệ giữa các khâu, các lĩnh

vực của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty, tính cân đối, đồng bộ của các

hoạt động tiềm năng còn ẩn náu và khả năng đáp ứng yêu cầu của Công ty đối với thị trường.

Tuy em hết sức cố gắng nhưng do thời gian và trình độ bản thân còn hạn chế nên bản chuyên

đề này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo của các

thầy, cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân cũng như sự góp ý của các bạn để chuyên

đề này hoàn thiện hơn.

Xin cảm ơn Thầy giáo Thạc sỹ Vũ Trọng Nghĩa cùng các thầy, cô giáo trong khoa

Quản trị kinh doanh tổng hợp Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã hướng dẫn em hoàn

thành chuyên đề tốt nghiệp. Đồng thời em xin cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Công

ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em thực tập tại Công ty và cung

cấp số liệu cần thiết để viết chuyên đề này.

Quảng Ninh, Ngày tháng năm 2008

Sinh viên

Bùi Thị Hằng

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU-TKV

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu-TKV

Page 3: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Công ty cổ phần Than Cọc Sáu là đơn vị trực thuộc Tập đoàn công nghiệp than khoáng

sản Việt Nam. Nằm trong vùng than Đông Bắc của tổ quốc , diện tích khai thác than của Công

ty là 16 Km2 nằm trên địa bàn phường Cẩm Phú, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc

giáp mỏ than Mông Dương, phía Tây Bắc giáp mỏ than Cao Sơn, phía Đông giáp công trường

than thuộc Công ty Đông Bắc, phía Nam giáp khu dân cư và Vịnh Bái Tử Long. Công ty cổ

phần Than Cọc Sáu là đơn vị khai thác lộ thiên có công suất thiết kế 1.5 triệu tấn than hàng

năm.

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU-TKV

Tên giao dịch quốc tế: VINACOMIN-COC SAU COAL JOIN STOCK COMPANY

Trụ sở chính: Phường Cẩm Phú - Thị Xã Cẩm Phả-Tỉnh Quảng Ninh

TEL: 033.862062 FAX:033.863936

Tài khoản ngân hàng: 710A-0003 tại ngân hàng công thương thị xã Cẩm Phả

Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2203000745 do Sở kế

hoạch và đầu tư Tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 02 tháng 1 năm 2007, ngành nghề kinh

doanh của Công ty là:

- Khai thác kinh doanh than và các loại khoáng sản khác

- Xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng và san lấp mặt bằng

- Chế tạo, sửa chữa, gia công các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ khí

- Vận tải đường bộ, đường thuỷ và đường sắt

- Sản xuất các mặt hàng bằng cao su

- Quản lý, khai thác cảng và bến thuỷ nội địa

- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, ăn uống

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị hàng hoá

Năm 1954 thực dân pháp đô hộ nước ta và chúng đã tìm ra Công ty cổ phần Than Cọc

Sáu hiện nay. Hoà bình được lập lại Mỏ than Cọc Sáu lúc bấy giờ chỉ là một công trường than

dưới sự quản lý của Xí nghiệp than Cẩm Phả. Từ ngày 01 tháng 08 năm 1960 Mỏ than Cọc

Sáu chính thức được thành lập và trực thuộc Tổng Công ty Than Hòn Gai. Từ năm 1996 Mỏ

Than Cọc Sáu là một doanh nghiệp hạch toán độc lập và là thành viên của Tổng Công Ty

Than Việt Nam, mỏ được thành lập lại theo quyết định số:2600QĐ/TCCB ngày 01/07/1996

của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp. Mỏ được cấp giấy kinh doanh số:110949 do UBKH tỉnh

Quảng Ninh ngày 19/10/1996. Ngày 01/10/2001 Mỏ Than Cọc Sáu đổi tên thành Công ty than

Page 4: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Cọc Sáu theo quyết định số:405/QĐ/HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt

Nam. Từ ngày 01/01/2007 Công ty chuyển sang mô hình Công ty cổ phần.

Hiện nay Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV khai thác với những trang thiết bị hiện

đại của các nước tiên tiến, nhưng điều kiện khai thác thì hết sức khó khăn từ độ cao (+)360m

và xuống moong sâu (-)150m so với mặt nước biển. Với dây chuyền sản xuất than như sau:

Qua 48 năm xây dựng và phát triển đội ngũ CBCNV của Công ty đã có trên 14.000

người công nhân tham gia xây dựng Công ty.

2. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản trị của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu

2.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV

* Sơ đồ 1:Sơ đồ tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu-TKV

Khoan nổ

Bốc xúc

Vận tải than

Bãi sàng tuyển

Vận tải đất

Máng ga Bãi thải

Cảng Cửa Ông

Page 5: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh
Page 6: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

ĐẠI HỘI ĐỒNG CĐ

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

BAN KIỂM SOÁT

Kế toán trưởng Phó GĐ cơ điện vận tải

Phòng kỹ thuật KT

Phòng trắc địa ĐC

Phó GĐ kỹ thuật KT

Phòng giám định CL

Phòng An toàn KT

B/phận BVQS PBVTT

Phòng kỹ thuật VT

Phòng cơ điện

Phòng cấp phát VT

Bộ phận ĐT-P.TCĐT

P.an toàn cơ điện VT

Chánhthanh

tra

PXVT1

PXVT2

PXVT3

PXVT4

PXVT5

PXVT6

PXVT7

PXVT8

PXVT9

PX Chế biến

P.TKCNMT

Phòng KTTKTC

Phòng tổ chức CBộ

Văn phòng GĐ

Phòng KHTT

Phòng KTNĐ

Phòng LĐTL

Phòng đầu tư XD

PXVT10

Phòng thi đua văn thể

Phòng điều khiển sản xuất

Phó GĐ sản xuất

CTkhoan

CTX úcTL

CTX úcTN

CTGạtLĐ

CTMán

gGa

CTBăngTải

CTThan

2

CT10/10

PXCơ

Điện

PXSC

Ô Tô

PXPhụcVụ

PXTrạmMạn

g

CT kthácquặng sắt

Thạch Khê

Page 7: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

2.2. Chức năng, nhiệm vụ

+ Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có

quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông

uỷ quyền, ĐHĐCĐ có quyền như sau:

- Thông qua sửa đổi bổ sung điều lệ.

- Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng

năm, các báo cáo của BKS,HĐQT và của các kiểm toán viên.

- Các quyền khác được quy định tại điều lệ.

+ Hội đồng quản trị: Bao gồm 5 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm. HĐQT là cơ quan có

đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty.

+ Ban kiểm soát: BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên, BKS thay mặt cổ đông để

kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. BKS

chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền

và nghĩa vụ của ban.Công việc của BKS là kiểm tra sổ sách kế toán và báo cáo tài

chính của Công ty, kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh

doanh va tài chính của Công ty, kiểm tra thực hiện các nghị quyết, quyết định của

HĐQT.

+ Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm giám đốc điều hành, phó giám đốc kỹ thuật khai

thác, phó giám đốc cơ điện vận tải, phó giám đốc sản xuất, kế toán trưởng do HĐQT

bổ nhiệm. Ban giám đốc có các nhiệm vụ:

- Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ, điều lệ và tuân thủ

pháp luật.

- Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản

xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm.

- Ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật

Page 8: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

- Các quyền khác được quy định tại điều lệ

+ Các phòng ban nghiệp vụ: Trên cơ sở phân công nhiệm vụ của giám đốc điều hành

cho từng phòng, các phòng ban nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc

cho các phó giám đốc phụ trách, kế toán trưởng theo khối quy định, phối hợp cùng các

đơn vị sản xuất, các phòng ban có liên quan để giải quyết công việc theo chức năng

quản lý

- Văn phòng giám đốc: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty trong công

tác quản lý văn phòng, hành chính, văn thư lưu trữ, quản lý nội vụ và thực hiện nội quy

của cơ quan văn phòng.

- Phòng tổ chức cán bộ: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ,

đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật cho CBCNV.

- Phòng lao động tiền lương: Được giám đốc phân công trách nhiệm về công tác

quản lý lao động, tiền lương, khen thưởng và triển khai mọi chế độ chính sách của nhà

nước theo luật định.

- Phòng kế hoạch tiêu thụ: Tham mưu xây dựng kế hoạch về sản xuất kinh

doanh các hợp đồng tiêu thụ than.

- Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng vốn, công tác

tài chính kế toán, thống kê trong sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện đầy đủ

báo cáo tài chính hạch toán theo pháp lệnh của nhà nước ban hành.

- Phòng đầu tư xây dựng: Tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản, lập

phương án đầu tư, công tác xây dựng cơ bản có số vốn đầu tư nằm trong phạm vi cho

phép của nguồn vốn đầu tư trong Công ty được xuất ra hàng năm.

- Phòng điều khiển sản xuất: Điều hành sản xuất, luôn đảm bảo vị trí công tác

của các thiết bị một cách hợp lý và khi máy móc thiết bị hỏng phải điều đi sửa chữa và

bố trí máy khác vào làm việc để đảm bảo tiến độ thi công. Phòng chịu trách nhiệm báo

cáo tiến độ sản xuất hàng ngày lên giám đốc.

Page 9: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

- Phòng kỹ thuật khai thác: Tham mưu giúp giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật

khai thác mỏ, công tác bảo vệ môi trường.

- Phòng kỹ thuật vận tải: Tham mưu, chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, thay

thế và đổi mới công nghệ đưa vào sản xuất, quản lý, theo dõi gián tiếp tình hình sử

dụng thiết bị khai thác, vận chuyển, tiến độ thi công của các đơn vị sản xuất.

- Phòng trắc địa-địa chất: Làm công tác đo đạc, tính toán khối lượng, lập bản đồ

địa hình, khai thác vỉa, lớp phục vụ yêu cầu sản xuất ngắn hạn và dài hạn trong Công

ty.

- Phòng KCS (giám định chất lượng): Chịu trách nhiệm công tác về giám định

chất lượng sản phẩm và các mặt hàng than theo yêu cầu tiêu thụ.

- Phòng cơ điện: Tham mưu giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý thiết bị cơ

điện trong toàn Công ty.

- Phòng quản lý vật tư: Chịu trách nhiệm quản lý cung ứng vật tư phục vụ yêu

cầu sản xuất kinh doanh.

- Phòng cấp phát vật tư: Chịu trách nhiệm cung cấp, theo dõi, lưu trữ vật tư đầy

đủ, kịp thời theo yêu cầu của bộ phận sản xuất cũng như của bộ phận quản lý.

- Phòng an toàn: Chịu trách nhiệm đầy đủ khâu huấn lưyện an toàn cho người

lao động theo từng công việc khi tham gia lao động tại khai trường Công ty. Chịu trách

nhiệm trước giám đốc về mọi chế độ chính sách đối với công tác bảo hộ lao động của

cán bộ công nhân viên theo luật định.

- Phòng bảo vệ thanh tra: Chịu trách nhiệm về trật tự an ninh tài sản trong sản

xuất và thực hiện chính sách pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện công tác nghiệp vụ thanh tra đối với công nhân và kiểm

tra các đơn vị cấp dưới trực thuộc.

- Phòng kiểm toán nội bộ:Chịu trách nhiệm công tác kiểm toán nội bộ đảm bảo

đúng các quy định về tài chính.

Page 10: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

- Phòng thi đua văn thể: Tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất. Công

tác VHVN-TDTT, công tác khánh tiết, tuyên truyền quảng cáo. Đề xuất khen thưởng

động viên các tập thể, cá nhân.

- Phòng y tế: Chịu trách nhiệm chăm lo sức khoẻ, khám chữa bệnh cho cán bộ

công nhân viên, bảo vệ môi trường xã hội.

+ Các đơn vị sản xuất: Gồm 10 phân xưởng vận tải, 13 công trường. Đây là bộ phận

trực tiếp sản xuất. Các đơn vị sản xuất thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế hoạch

giao khoán sản lượng và quản lý chi phi theo quy định của Công ty. Ký kết cùng các

phòng ban liên quan giải quyết công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao, chịu

trách nhiệm trước các phó giám đốc về tình hình kế hoạch được giao.

2.3. Các đặc điểm quản trị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó chú trọng đến việc xác định cho doanh

nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất

lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự

thành công, hiệu quả kinh doanh cao hay thất bại, kinh doanh phi hiệu quả của một

doanh nghiệp. Định hướng đúng và luôn định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu

quả lâu dài của doanh nghiệp.

+ Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh.

Các lợi thế và chất lượng và sự khác biệt hoá sản phẩm, giá cả và tốc độ cung ứng đảm

bảo cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào nhãn quan

và khả năng quản trị của các nhà quản trị. Việc đảm bảo và ngày càng nâng cao chất

lượng sản phẩm của một doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nhiều của nhân tố quản trị

chứ không phải của nhân tố kỹ thuật, quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO 9000 chính là dựa trên nền tảng tư tưởng này.

Page 11: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

+ Trong quá trình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp khai thác và thực hiện

phân bổ các nguồn lực sản xuất. Chất lượng của hoạt động này cũng là nhân tố quan

trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mỗi thời kỳ.

+ Bằng phẩm chất và tài năng của mình, đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là

các nhà quản trị cao cấp có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính quyết định

đến sự thành đạt của doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh

nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng

như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận

trong cơ cấu tổ chức đó.

Page 12: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU - TKV

2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Để phân tích chung được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

năm 2007 dựa trên bảng phân tích các chỉ tiêu chủ yếu ( Bảng 2-1). Qua bảng 2-1 có

thể thấy răng các chỉ tiêu quan trọng của Công ty đều đạt và vượt.

Bảng 2-1 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC

SÁU -TKV NĂM 2003-2007

9

Tổn

g số

ng

nhân

vi

ên

Ngư

ời

4100

3750

-350

91,4

6

4 K . lư ợ n g đ ất

đ á b M 3 1 2 . 5 8 4 1 5 . 6 9 3 2 0 5 9 8 4 8 6

(Nguồn được lấy từ Báo Cáo Quyết Toán năm 2003-2007)

*/ Với các chỉ tiêu hiện vật:

+ Sản lượng than nguyên khai sản xuất năm 2007 đạt : 3 314 501,24 tấn tăng so

với năm 2006 là 267 365,24 tấn tương ứng với 8,8% và tăng so với kế hoạch đặt ra là

214 501,24 tấn tương ứng 6,9%

+ Sản lượng than tiêu thụ tăng đều qua các năm, năm 2007 đạt : 3 321 186,23

tấn tăng so với năm 2006 là 36 228,23 tấn tương ứng với 1,1% và tăng so với kế

hoạch 85 186,23 tấn tương ứng 2,6%.

+ Trong năm 2007 công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị để khai thác kế hợp

với thuê ngoài . Do vậy khối lượng đất đá bóc của công ty đạt 29 139 266 tấn tăng so

với năm 2006 là 3 779 246 tấn tương ứng 14,9% và so với kế hoạch tăng 1 139 266

tấn tương ứng 4,1%.

*/ Với các chỉ tiêu giá trị:

Page 13: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Năm 2007 là năm đầu Công ty đi vào hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần.

Doanh thu của công ty đạt ở mức cao nhất trong lịch sử từ ngày thành lập công ty. Cụ

thể đạt 1 292 259 489 464 đồng tăng so với năm 2006 là 160 765 987 888 đồng tương

ứng 14,2% và tăng so với kế hoạch là 273 695 489 464 đồng tương ứng 26,9%.

Trong đó doanh thu than đạt 1 271 108 544 267 đồng đạt 128,3% so với kế

hoạch, tăng so với năm 2006 158 330 425 136 đ tương ứng 14,2%.

Năm 2007 tổng số vốn kinh doanh của công ty là 686 952 946 824 . Trong đó

đầu tư vào TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn là 533 453 195 976 đồng tăng 113 894

051 859đ tương ứng 27 % so với năm 2006. TSLĐ và các khoản đầu tư ngắn hạn là

153 499 750 851 đồng tăng hơn so với năm 2006 là 47 388 805 560 đồng tương ứng là

44,7%. Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2007 đạt 47 582 597 558đ, lợi nhuận sau

thuế là 34 036 265 686đ tăng hơn so với năm 2006 là 10 623 598 246 đ tương ứng với

45,4%.

Như vậy năm 2007 công ty tăng thêm vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

để đầu tư thêm các thiết bị, đổi mới công nghệ để mở rộng sản xuất. Công ty đã linh

hoạt trong quá trình sản xuất quản lý tốt công tác chi phí tiết kiệm để nâng cao hiệu quả

của vốn, giảm giá thành để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra.Trên đây mới chỉ là

những đánh giá mang tính chất tổng quát. Để đánh giá chính xác hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty đi sâu phân tích chi tiết hoạt động sản xuất kinh doanh theo

trình tự nội dung phân tích sẽ được trình bày ở các phần sau.

2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.

2.2.1. Phân tích kết quả sản xuất

a/ Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng.

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung từ trên xuống như trước kia thì quan điểm

về phân tích sản xuất theo mặt hàng là: đảm bảo hàng hoá, là nhiệm vụ bắt buộc của

doanh nghiệp, chỉ so sánh mặt hàng thực tế đã sản xuất với số kế hoạch đã được duyệt.

Quan điểm này vẫn được áp dụng với trường hợp mặt hàng của doanh nghiệp là quan

Page 14: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

trọng, thiết yếu được nhà nước đặt hàng và giao thành chỉ tiêu pháp lệnh đối với doanh

nghiệp. Công ty là một trong những doanh nghiệp đó.

Nhiệm vụ chính của Công ty cổ phần than Cọc Sáu là sản xuất than. Trong

những năm qua, Công ty không chỉ chú trọng đến quy mô sản xuất mà còn phải sản

xuất ra nhiều loại sản phẩm, đa dạng về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh

tế quốc dân phục vụ nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và ngoài nước. Đối với

Công ty sau khi được khai thác sẽ tiến hành phân loại, chế biến theo từng chủng loại

mặt hàng theo các chỉ tiêu của Tập đoàn và theo yêu cầu của khách hàng.

Việc thực hiện đúng kế hoạch mặt hàng là một yêu cầu đảm bảo sự cân đối

trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần điều hoà

giữa cung và cầu của thị trường.

Kết cấu mặt hàng sản xuất than năm 2007 của Công ty than Cọc sáu được thực

hiện trong Bảng 2-2. Theo số liệu được tập hợp trong Bảng 2-2 cho thấy, xét một cách

tổng quát thì sản lượng than nguyên khai sản xuất và than sàng sạch đều tăng so với

các năm trước.

Bảng 2-2: KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM SẢN XUẤT THEO CHỦNG LOẠI MẶT

HÀNG NĂM 2003-2007

Đơn vị tính: Tấn

TT

CH

TIÊ

U

NĂ M

200 3 NĂ M

200 4 NĂ M

200 5 NĂ M

200 6 NĂ M

200 TĐỐI %

I Sản lượng than

SX

1 967 733,74 2 545 398,07 2 790 430.2 3 047 136,0 3 314 501,24 267 365,24 108,8

1 Than NK 1 342 932,1 1 714 375 1 758 688 1 727 976,0 1 975 402,24 247 426,24 114,3

2 Than sàng sạch 624 801,64 831 023,07 1 031 742,2 1 319 160,0 1 339 099 19 939 101,5

a Than cục 160 023,04 236 760,92 173 993,06 276 707,04 174 958 -101 749,04 63,2

Than cục 2b,4b 20 785,71 25 282,94 47 712 .37 98 078,69 3 415 -94 663,69 3,5

Page 15: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Than cục xô các

loại

139 237,33 211 477,98 126 280.69 178 628,35 171 543 -7 085,35 96

b Than cám 464 778,60 594 262,15 857 749,14 1 042 452,96 1 164 141 121 688,04 111,7

Than cám 6 351 755,20 450 099,43 422 431 ,28 416 537 ,86 373 465 -43 072,86 89,7

Than cám 11 75 018 100 945,70 166 181,39 421 773,9 535 120 113 346,1 126,9

Than cám 5,cám

7, cám 10

38 005,40 43 217,02 269 136,47 204 141,2 255 556 51 414,8 125,2

(Nguồn được lấy từ Báo Cáo Quyết Toán năm 2003-2007)

Qua bảng 2-2 cho thấy Công ty có kết cấu mặt hàng rất đa dạng, có nhiều chủng

loại than chứng tỏ Công ty đã chú trọng vào những mặt hàng đáp ứng thoả mãn nhu

cầu khách hàng và những loại có giá bán cao.

So với năm 2006 than nguyên khai sản xuất tăng 14,3%, than sàng sạch tăng

1,5%. Ngoài ra, so với năm 2006 thì năm 2007 còn có sự thay đổi về kết cấu như trong

than sạch, than cục sản xuất giảm 101 749,04 tấn tương ứng 63,2%. Nhìn vào khối

lượng của từng loại mặt hàng cho thấy Công ty chủ yếu sản xuất loại mặt hàng là than

cám. Than cám sản xuất thêm loại than cám 10 làm cho sản lượng than cám sản xuất

tăng 121 688,04 tấn tương ứng tăng 11,7%. Sự thay đổi đó chủ yếu là do trong năm

2007 nhu cầu về chủng loại than của thị trường đối với Công ty có sự thay đổi. Ngoài

ra, do công nghệ khai thác và chất lượng vỉa than thay đổi cũng đã làm thay đổi chất

lượng than sản xuất của Công ty.

b/ Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng và đơn vị sản

xuất.

Phân tích khối lượng sản phẩm theo nguồn sản lượng và đơn vị sản xuất cho

biết khối lượng sản phẩm của từng nguồn, từ đó thấy được nguồn nào có lợi hơn,

nguồn nào bị hạn chế để doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư phù hợp.

Page 16: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Đối với Công ty đối tượng phân tích ở nội dung này là than sản xuất và đất bóc

của hai khai trường chính: Công trường xúc Tả ngạn và công trường xúc Thắng Lợi.

Khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng và đơn vị sản xuất của Công ty

được phản ánh trong Bảng 2 - 3

Bảng 2-3:PHÂN TÍCH SẢN PHẨM SẢN XUẤT THEO KHU VỰC

Đơn vị tính: tấn

TT

CH

TIÊ U NĂ M

200 3 N

Ă M

200

M

200

NĂ M

200 6 N

Ă M

200 7 T ĐỐI %

A B 1 2 3 4 5 6 =5-4 7=

5/4

I Than nguyên khai SX

( Tấn)

1 967 733,74 2 545 398,07 2 790 430.20 3 047 136,0 3 314 501,24 267

365,24

108,8

1 Công trường Tả Ngạn 1 856 621,32 2 410 535,36 2 713 558,99 2 926 086,02 3 179 267,45 253

181,43

108,7

2 Công trường Thắng Lợi 111 112,42 134 862,71 76 871,21 121 049,98 135 233,79 14

183,81

111,7

Page 17: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

II Đất đá bốc xúc ( M3

)

12 584 159 15 693 941 20 598 486 25 360 020 29 139 266 3 779

246

114,9

1 Công trường Tả Ngạn 4 286 591 6 097 663 8 329 478 8 790 486 10 051 975 1 261

489

114,4

2 Công trường Thắng Lợi 8 297 568 9 596 278 12 269 008 16 569 534 19 087 291 2 517

757

115,2

(Nguồn được lấy từ Báo Cáo Quyết Toán năm 2003-2007)

Sản lượng than sản xuất của toàn Công ty năm 2007 đạt 3 314 501,24 Tấn tăng

so với năm 2006 tăng 267 365,24 tấn chiếm 8,8%.

Sản lượng đất bốc xúc toàn Công ty đạt 29 139 266 m3 tăng so với năm 2006 là

3 779 246 m3 chiếm 14,9%.

Trữ lượng ở các khu vực khai thác của Công ty không đồng đều. Sản lượng khai

thác than của Công ty chủ yếu tập chung ở Công trường xúc Tả Ngạn chiếm 95,92%

tổng sản lượng khai thác, trong đó khối lượng đất đá bốc xúc lại tập trung ở công

trường xúc Thắng Lợi chiếm 65,5%.

Công trường xúc Tả Ngạn là khai trường chính của Công ty, đang khai thác ở độ

sâu -138m so với mặt nước biển. Do đó để khai thác được than Công ty phải xử lý

nước và bùn tụ ở dưới đáy moong. Công việc này được Công ty quan tâm ngay từ đầu

năm, đặc biệt là vào mùa mưa bằng cách bố trí thêm các hệ thống máy bơm, tổ chức tốt

công tác thoát nước, nước xuống đến đâu máy khai thác xuống đến đó. Do đó sản

lượng khai thác của khu vực này tăng lên đáng kể so với năm 2006. Sản lượng năm

2007 khu vực xúc Tả ngạn đạt 3 179 267,45 tấn tăng 253 181,43 tấn tương đương 8,7%

so với năm 2006.

Công trường xúc Thắng Lợi là công trường phục vụ cho kế hoạch phát triển lâu

dài của Công ty. Vì vậy công trường có nhiệm vụ bóc đất đá chuẩn bị diện khai thác là

chính. Do đó, khối lượng đất đá xây dựng cơ bản chủ yếu tập chung ở khu vực này.

Trong quá trình bóc đất đá công trường còn tiến hành tận thu than ở các vỉa kịp nên sản

lượng than thường thấp chiếm 4,08%.

Page 18: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Trong năm 2007 nhờ có sự đầu tư thêm máy móc thiết bị mà sản lượng than tận

thu tăng lên. Đẩy mạnh công tác tận thu, nhặt than trên băng để giải quyết việc làm cho

số lao động còn dôi dư, hoàn chỉnh công nghệ để tăng thêm sản lượng của hệ thống

sàng than tận thu tại khu vực đầu đường +90. Để nâng cao sản lượng than tận thu, tăng

tỷ lệ thu hồi than và để hạn chế việc lãng phí tài nguyên.

c/ Phân tích chất lượng sản phẩm:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc sản xuất kinh doanh không phải là

việc làm đơn giản. Mỗi một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải có những chiến

lược kinh doanh riêng. Trong kinh doanh có rất nhiều yếu tố quyết định đến sự thành

công của doanh nghiệp. Đối với những ngành khai thác và sản xuất như ngành than thì

một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là chất lượng

sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm tác động trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của Công ty.

Công ty là một trong những doanh nghiệp có chất lượng than tốt trong ngành. Chính vì

vậy năm 2007 tiếp tục hoàn thiện các chính sách tác động đến việc nâng cao chất lượng

sản phẩm như đầu tư cho công tác giám sát, kiểm tra hướng dẫn thực hiện quy cách

chất lượng sản phẩm ở tất cả các công đoạn, tạo mặt bằng kho bãi chứa than, áp dụng

công nghệ khai thác hợp lý và đúng kỹ thuật. Kết quả của các biện pháp trên được thể

hiện qua bảng báo cáo chất lượng than năm 2007 trong Bảng 2 - 4.

Bảng 2-4: BẢNG PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG THAN

N 2003 N 2004 N 2005 N 2006 N 2007 + / - %

I Than nguyên khai

- Than nguyên khai

lộ thiên

30,95 32,29 33,54 34,41 35,37 0,96 102,8

- Than nguyên khai

khai thác lại

44,46 45,58 46,7 47,81 48,96 1,15 102,4

II Than nguyên khai 30,83 31,72 32,61 33,58 34,43 0,85 102,5

Page 19: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

giao Cửa ông

III Than nguyên khai

vào sàng

37,97 37,04 36,11 35,83 34,92 -0,91 97,5

- Than cục 2b,4b 9,71 10,15 10,57 10,94 11,09 0,15 101,4

- Than cục các loại 10,68 10,73 10,8 10,85 10,91 0,06 100,6

- Than cám 5 38,22 35,56 31,40 27,61 23,78 -3,83 86,1

- Than cám 6 48,13 43,02 38,97 33,90 28,85 -5,05 85,1

- Than cám 7 53,20 51,05 48,88 46,46 44,30 -2,16 95,4

(Nguồn được lấy từ phòng giám định chất lượng than (KCS) năm 2003-2007)

Độ tro thực tế của các loại sản phẩm của Công ty đa số thấp hơn so với năm

2006 vì trong khai thác Công ty đã áp dụng các giải pháp công nghệ kỹ thuật nhằm

tuyển chọn hạn chế chất bẩn và đất đá lẫn trong than.

2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG NĂM 2003-2007

2.3.1. Phân tích lao động:

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh. Tuy

nhiên đây là một yếu tố đặc biệt vì nó liên quan đến con người .

Trong quá trình sản xuất, lao động luôn là yếu tố quan trọng có tính quyết định

và ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khác của sản xuất .

Phân tích lao động bao gồm phân tích mức độ đảm bảo lao động cả về số lượng

lẫn chất lượng, về cơ cấu lao động và tìm ra những nguyên nhân gây lãng phí thời gian,

năng xuất lao động .

a - Phân tích số lượng lao động

Số lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định qui mô, kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi về lao động trong 5 năm 2003-2007 được

phản ánh trong Bảng 2-5.

Bảng 2-5 : BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM LAO ĐỘNG

Page 20: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

ST T CH Ỉ

TIÊ U NĂ M

200

NĂ M

200

NĂ M

200

NĂ M

200

NĂ M

200 +/- %

A B 1 2 3 4 5 6=5-4 7=5/4

I Tổng số CN kỹ thuật 3 402 3 413 3 421 3 315 3 154 -165 95,02

1 Điện 264 265 270 267 263 -4 98,5

2 Khai thác và chế biến than 1 617 1618 1 621 1 580 1 510 -70 95,57

3 Cơ khí 620 621 623 612 561 -51 91,67

4 Hoá chất , xây dựng 85 87 88 82 64 -10 78,05

5 Thương nghiệp 116 119 120 60 34 -26 56,67

6 Vận tải 675 677 670 684 695 11 101,61

7 Thông tin liên lạc 17 17 20 18 15 -3 83,3

8 Địa chất 4 5 5 8 10 2 125

9 Chụp ảnh hộ hoạ 1 1 1 1 1 0 100

10 Điều khắc than ,VH thuyền máy

3 3 3 3 3 0 100

II Lao động các Loại 531 533 535 396 247 -149 62,37

III Cán bộ đoàn thể 9 9 10 8 7 -1 87,5

IV CBCN gián tiếp 274 281 302 280 239 -41 85,36

V Đốc công 98 99 100 101 103 2 101,98

Tổng cộng 4 314 4 335 4 368 4 100 3 750 -350 91,46

(Nguồn được lấy từ phòng lao động tiền lương & phòng tổ chức CB năm 2003-2007)

Qua bảng 2-5 thấy rằng năm 2007 số lượng công nhân giảm 350 người tương

đương 8,54%, hầu hết các ngành nghề đều giảm trừ có như vận tải tăng 11 người tương

đương 1,61%, ngành địa chất tăng 2 người tương đương với 25%,đốc công tăng 2

người tương đương với 1,98%.

b. Phân tích chất lượng lao động

Chất lượng lao động của Công ty cổ phần than Cọc Sáu được thể hiện ở Bảng 2-

6. Qua Bảng 2-6 cho thấy, chất lượng lao động của công nhân viên trong Công ty ngày

càng tăng như bậc thợ bình quân của công nhân kỹ thuật năm 2006 là 4,4 sang năm

2007 là 4,5. Mặc dù tăng không nhiều nhưng điều này cũng cho thấy rằng chất lượng

Page 21: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

lao động của công nhân viên ngày càng được hoàn thiện và luôn được mọi người quan

tâm phát huy phấn đấu để ngày càng nâng cao tay nghề.

Trong năm 2007 Công ty than Cọc Sáu không ngừng nâng cao chất lượng lao

động thông qua các hình thức thi nâng bậc cho công nhân, có khích lệ công nhân phát

huy sáng kiến để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức cho

cán bộ công nhân viên các lớp đại học và trên đại học .

Bảng 2-6 : BẢNG PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG

(Nguồn được lấy từ phòng lao động tiền lương năm 2006-2007)

c - Về cơ cấu lao động

Cũng qua Bảng 2 - 5, 2 - 6 cho thấy: số lượng công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng

cao 80,86% năm 2006 và 84,11% năm 2007 trong tổng số công nhân viên chức của

toàn Công ty. Đây là tỷ trọng tương đối cao và có lợi cho Công ty.

Xét về tổng số thì năm 2007 giảm so với năm 2006 là:

Đội ngũ công nhân kỹ thuật cũng giảm

Mức giảm chưa cao song trên thực tế Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

được giao và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng than nguyên khai sản xuất so

với năm 2006 và so với kế hoạch .

Để có sự thành công đó là do trong sản xuất có sự nâng cao trình độ cơ giới hoá,

chất lượng lao động, trình độ công nhân ngày càng nâng cao, có nhiều công nhân lành

3 750 - 4 100* 100% = - 8,54%

4 100

3 154 - 3 315* 100% = - 4,86%

3 315

Page 22: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

nghề. Ngoài ra việc giảm công nhân là do số công nhân đã đến tuổi nghỉ hưu, mặt khác

Công ty đang có sự trẻ hoá đội hình lên tuyển chọn những cán bộ công nhân trẻ và

khuyến khích về hưu trước tuổi nhằm mục đích, trẻ sẽ gánh vác và đưa Công ty ngày

càng đi lên .

2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động.

Hiện nay ở các doanh nghiệp mỏ, hệ số sử dụng lao động là rất thấp, tình trạng

lãng phí thời gian là khá phổ biến. Vì vậy cần phải có biện pháp tổ chức lao động hợp

lý để nâng cao hệ số sử dụng thời gian.

Phân tích việc sử dụng thời gian nhằm đánh giá trình độ tận dụng lực lượng lao

động và đánh giá hợp lý chế độ công tác cũng như nguyên nhân gây lãng phí lao động.

Bảng phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động Bảng 2-7

Qua Bảng 2-7 cho thấy Công ty không đạt về số ngày công theo kế hoạch. Cụ

thể là số ngày làm việc bình quân giảm 7 ngày so với kế hoạch,( Kế hoạch xây dựng là

21 công /tháng /người , số giờ làm việc bình quân mỗi ngày là 6 giờ)

Từ các số liệu trên bảng 2-7 có thể xác định .

- Số ngày công vắng mặt và ngừng việc trọn ngày thực tế.

7 * 3 750 = 26 250 ngày công

- Số giờ công vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày.

0,5 * 993 750 = 496 875 giờ công

- Tổng số giờ công thiệt hạn bởi hai nguyên nhân trên ;

26 250 ngày * 7 + 496 875 = 680 625 giờ công

Với số liệu trên cho thấy ,Công ty vẫn chưa quản lý chặt chẽ chế độ công tác, cụ

thể: số giờ làm việc có hiệu quả chỉ đạt 76,17% đã làm cho số giờ làm việc bình quân

cả năm của 1 công nhân viên cũng chỉ đạt với chỉ tiêu kế hoạch là 89,34%.

Bảng 2-7:BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG

Page 23: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

(Nguồn được lấy từ phòng lao động tiền lương năm 2007)

Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại trên là do điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn,

chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và điều kiện tự nhiên. Ngoài ra còn một số lý do

khác như thiếu vật liệu, mất điện, công nhân nghỉ ốm, nghỉ chế độ ....

2.3.3. Phân tích năng xuất lao động bằng hiện vật, giá trị.

Năng xuất lao động là chỉ tiêu quan trọng của sản xuất và tổ chức lao động mà

bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Tăng năng xuất lao động là một trong

những biện pháp giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống của cán

bộ công nhân viên. Năng xuất lao động của Công ty được thể hiện qua bảng 2-1.

Qua bảng 2-1 cho thấy : Trong năm 2007 năng xuất lao động tăng so với năm

2006 là 68 628 505,5 đ/người/năm tương đương với 24,87%.

Số lượng lao động tuy có giảm nhưng năng xuất lao động tăng cho nên sản

lượng tăng so với kế hoạch và so với năm trước. Năng xuất lao động tăng lên một phần

là do Công ty có sự đầu tư về trang tiết bị, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng cán

bộ công nhân viên cùng với việc khuyến khích động viên khen thưởng kịp thời đã làm

cho tâm lý người lao động thoải mái để cống hiến sức mình cho Công ty.

2.3.4. Phân tích quỹ tiền lương và tiền lương bình quân.

Việc phân tích sử dụng quỹ tiền lương phải xuất phát từ cả hai yêu cầu về kinh

tế và xã hội.

+ Về mặt kinh tế: Yêu cầu của việc trả lương phải có tính hiệu quả kinh tế, sử

dụng quỹ tiền lương như một đòn bẩy kinh tế góp phần quan trọng trong việc khuyến

khích tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành

SP.

+ Về mặt xã hội: Tiền lương phải đảm bảo cuộc sống của người lao động, thực

hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, ổn định công ăn việc làm cho người lao

động, đảm bảo công bằng phân phối trong phân phối thu nhập.

Page 24: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Tiền lương là khoản thù lao mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động để tái

sản xuất lao động. Tiền lương là yếu tố quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành

sản phẩm (thường từ 20 25%). Do vậy sử dụng hơp lý quỹ tiền lương là một trong

những phương hướng quan trọng để hạch toán đầy đủ, hạ giá thành và tăng hiệu quả

kinh tế. Để đánh giá tình hình sử dụng quỹ tiền lương năm 2007 ta có Bảng 2-8.

Qua bảng ta thấy:

- Tổng quỹ tiền lương năm 2007 tăng so với kế hoạch là 24.132.000.000đồng

với năm 2006 là 28.113.000.000đồng. Tiền lương bình quân tháng cũng tăng cụ thể:

Tăng 277.000đồng so với kế hoạch và 529.000đồng so với năm 2006. Tiền lương tăng

là do sản lượng than tiêu thụ tăng, làm doanh thu bán hàng tăng bù đắp được chi phí

sản xuất và tăng quỹ tiền lương.

Bảng 2-8 : TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA CÔNG NHÂN VIÊN

(Nguồn được lấy từ phòng lao động tiền lương năm 2006-2007)

Để đánh giá về tốc độ tăng tiền lương và tăng năng suất lao động ta có:

- Năng suất lao động thực hiện năm 2007:

- Năng suất lao động kế hoạch năm 2007:

- Vậy ta có tốc độ tăng năng suất lao động:

3 047 136W1 = = 697,6 tấn / người / năm 4 368

3 250 000W0 = = 738,8vtấn/người/năm

4 399

W1 697,6I0 = x 100 = x 100 = 94,4%

W0 738,8

Page 25: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

- Tốc độ tăng tiền lương:

Qua tính toán ta thấy tốc độ tăng tiền lương bình quân cao hơn tốc độ tăng năng

suất lao động, chứng tỏ Công ty vẫn đảm bảo mức độ tiền lương ổn định cho công

nhân và đã tận dụng hết năng suất lao động của công nhân. Tiền lương tăng, hiệu quả

lao động tốt, Công ty cần có những chính sách quy chế khuyến khích hơn nữa đưa cao

mức độ tiền lương.

2.4 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.

Tài sản cố định là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, tạo nên thành phẩm chủ yếu

của vốn sản xuất. Trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, TSCĐ của các doanh

nghiệp nhà nước phần lớn vẫn là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân, được nhà

nước trao quyền sử dụng cho các doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của

các doanh nghiệp là phải sử dụng tài sản đó sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trong những năm qua, mặc dù các doanh nghiệp quốc doanh ở nước ta được

trang bị một lượng tài sản cố định tương đối lớn, song hiệu quả sử dụng chúng còn rất

thấp. Riêng trong ngành công nghiệp mỏ, tuy được trang bị bổ sung nhiều thiết bị có

năng xuất cao, song hệ số hiệu xuất sử dụng TSCĐ lại có chiều hướng đi xuống. Tình

hình đó là do nhiều nguyên nhân chủ quan, đòi hỏi các doanh nghiệp mỏ phải thường

xuyên quan tâm phân tích, tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

* / Đánh giá chung hiệu suất sử dụng của vốn cố định:

+ Hệ số hiệu suất vốn cố định:

Công thức tính :

L1 3 148 000I0 = x 100 = x 100 = 109,6%

L0 2 871 000

Page 26: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Trong đó : Q - Khối lượng sản phẩm làm ra trong kỳ.

G - Giá trị sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.

Vbq- Giá trị bình quân của vốn cố định trong kỳ phân tích.

Thay số vào công thức :

Hay Hhs = 7,14 tấn/triệu đồng.

+ Hệ số huy động vốn cố định:

Công thức tính:

* / Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định:

Trong năm 2007 thiết bị vận tải, máy móc sản xuất được đầu tư nhiều nhất trong

tổng số tài sản và trong năm chỉ có nhà xưởng và vật kiến trúc là giảm.

Q GHHS

= Hoặc HHS =

Vbq Vbq

Vcố định đầu kỳ + Vcố định cuối kỳ

Vcđbq = 2

407 991 784 417+520 064 575 007Vcđbq

= = 464 028 179 712 đồng 2

3 314 501,24Hhs

= = 0,00000714 tấn / đồng 464 028 179 712

Vbq Trong đó : G là doanh thu tiêu thụHhđ = sản phẩm trong kỳ

G

464 028 179 712Hhđ = = 0,359đsp/ đvốn

1 292 259 489 464

Page 27: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Điều này có thể nói rằng trong năm 2007 Công ty đã rất chú trọng đến việc đầu

tư cho thiết bị vận tải và máy móc sản xuất đó là nhập một số loại xe và máy xúc có

trọng tải lớn.

Đây là một điều rất tốt vì việc tăng tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh

sẽ làm tăng thêm năng lực sản xuất của Công ty. Đó cũng là kết cấu phù hợp đối với

những doanh nghiệp mỏ. Việc đầu tư này sẽ nâng cao năng xuất lao động.

2.4.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư-kỹ thuật năm 2007

2.4.1.1. Phân tích tình hình xuất- nhập - tồn vật tư :

Qua Bảng 2-9 ta thấy việc cung ứng vật tư của Công ty trong năm 2007 rất lớn,

số lượng lớn tới 445 377 207 đồng với rất nhiều nhóm hàng, đã đáp ứng được nhu cầu

sản xuất: như kho phụ tùng chiếm 52,89% tổng số. Đây là những phụ tùng mua về để

phục vụ cho việc sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị như phụ tùng máy xúc

chiếm 11,13%, phụ tùng ô tô các loại chiếm 39,45% trong tổng số phụ tùng mua về ,

kho nhiên liệu chiếm 38,32%, kho vật liệu chiếm 7,48%

Mặc dù lượng vật tư tồn cuối kỳ vần còn chiếm 6,21% so với lượng tiêu dùng,

đây chưa phải là con số quá cao, song Công ty nên có biện pháp giảm thấp hơn nữa

lượng tồn kho để tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Bảng 2-9:BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU

Đơn vị tính : Nghìn đồng

(Nguồn được lấy từ phòng kế toán năm 2006-2007)

2.4.1.2.Phân tích tình hình tiêu hao vật tư

Bảng 2-10 cho thấy mức tiêu hao vật tư cho các loại thiết bị năm 2007 so với

năm 2006 có những loại thiết bị mức tiêu hao tăng như: Phụ tùng thay thế cho các loại

xe ô tô Trong đó, xe cát tăng 42,7%, xe trung xa tăng 38,9% ngược lại phụ tùng sửa

chữa thường xuyên cho các thiết bị lại giảm, như cho máy khoan giảm 20,6%, máy gạt

giảm 40,2% , máy xúc giảm 8,4%. Về nhiên liệu tiêu hao cho ô tô tăng 32,7% cho máy

Page 28: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

gạt tăng 0,6% nhưng với máy xúc lại giảm 1,2%. Qua bảng phân tích tình hình tiêu

hao vật tư cho các thiết bị ta thấy Công ty đã cố gắng tổ chức làm tốt công tác kỹ thuật

để giảm các định mức vật tư góp phần giảm chi phí vật tư cho Công ty.

Bảng 2-10 : BẢNG PHÂN TÍCH TIÊU HAO VẬT TƯ NĂM 2007

(Nguồn được lấy từ phòng vật tư năm 2006-2007)

a. Điều kiện thuận lợi:

- Công ty là một mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng than tốt, khai thác tập trung.

- Giao thông thuận lợi cả về đường thuỷ và đường bộ, tạo điều kiện cho việc

tiêu thụ sản phẩm.

- Đội ngũ cán bộ quản lý ở Công ty có trình độ cao, vững vàng và giàu kinh

nghiệm trong chỉ đạo sản xuất.

- Mối quan hệ giữa nhân dân địa phương với Công ty hết sức mật thiết.

- Đặc biệt Công ty có đội ngũ công nhân kỹ thuật hùng mạnh, đây chính là nòng

cốt để Công ty có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ và kế hoạch mà Công ty đề ra.

- Công ty luôn khuyến khích tăng năng suất lao động phát huy sáng kiến trong

đội ngũ cán bộ công nhân viên.

- Có dây chuyền công nghệ với các trang thiết bị, máy móc tương đối hiện đại.

b. Những khó khăn của Công ty:

- Quá trình khai thác phụ thuộc rất nhiều và cấu tạo địa chất và thời tiết, mùa

khô công việc nhiều, còn mùa mưa công việc khai thác bị cản trở nhiều.

- Những sản phẩm sản xuất ra để tiêu thụ phụ thuộc vào Tập đoàn.

- Công ty ngày càng khai thác xuống sâu mà nhiều máy móc thiết bị đã quá cũ,

hoạt động với mức tiêu hao vật tư, chi phí cao.

- Do gần khu vực dân cư nên gặp nhiều khó khăn về đổ thải đất đá và vấn đề

môi trường.

Page 29: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

2.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁTHÀNH TẠI CÔNG TY.

2.5.1. Đánh giá chung về chi phí sản xuất và giá thành.

Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp, Giá thành sản phẩm là chỉ

tiêu chất lượng tổng hợp đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả kinh tế xã hội của

quá trình sản xuất kinh doanh. Giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành luôn luôn là một

trong những phương hướng quan trọng nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để

tăng cường khả năng cạnh tranh, phát triển sản xuất, nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả

kinh tế xã hội như lơi nhuận đóng góp cho xã hội, thu nhập cho người lao động .

Công ty cổ phần Than Cọc Sáu là một doanh nghiệp mỏ khai thác khoáng sản,

chính vì tính chất này mà việc giá thành cao hay thấp là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Do Công ty là một mỏ khai thác lộ thiên cho nên quá trình khai thác phụ thuộc rất

nhiều vào các yếu tố tự nhiên như: tình hình địa chất thuỷ văn, khí hậu ... những điều

kiện này hạn chế rất nhiều đến khả năng sản xuất của Công ty. Như việc khai thác càng

xuống sâu thì mức độ khai thác càng khó khăn nên chi phí khai thác càng cao. Và khi

vào mùa mưa thì chi phí cho việc khắc phục thời tiết cũng tăng lên như chi phí làm lại

đường, san gạt đất đá nở, thoát nước vv...

2.5.2. Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí.

Giá thành sản phẩm là toàn bộ những phí tổn về lao động quá khứ và lao động

sống mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy,

tùy theo phạm vi tập hợp các chi phí có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm, có thể phân tích giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ của than sạch và

than nguyên khai.Tuy nhiên, do điều kiện thực tập và thu thập số liệu, luận văn tập hợp

giá thành than sản xuất theo yếu tố.

Giá thành sản xuất 1 tấn than của Công ty năm 2007 là 300 043 đồng/tấn, giảm

so với giá thành năm 2006 và tăng so với kế hoạch năm 2007. Cụ thể:

So với năm 2006 giá thành đơn vị năm 2007 giảm 11 515 đồng/tấn tương ứng

với tỷ lệ 3,7% và so với kế hoạch tăng 4 739đồng/tấn, với tỷ lệ tăng tương ứng là 1,6%.

Page 30: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Với điều kiện sản xuất, khai thác ngày có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự

biến động giá thành. Để đi sâu nghiên cứu chi tiết những nhân tố ảnh hưởng đến sự

biến động ấy, luận văn phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí.

2.5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành.

Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra có liên quan đến sản xuất và tiêu

thụ sản xuất có thể gộp thành 8 nhóm yếu tố chi phí cơ bản: Chi phí nguyên vật liệu

mua ngoài; chi phí nhiên liệu mua ngoài; chi phí động lực mua ngoài; chi phí tiền

lương; chi phí bảo hiểm; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí

khác bằng tiền..

- Chi phí nguyên nhiên vật liệu, động lực giảm so với năm 2006 là 2 814 đồng

tương đương với 2,3% trong đó vật liệu giảm 226 tương ứng 0,4%. Nhiên liệu giảm 1

638 tương ứng 3,1%. Động lực giảm 950 đồng tương ứng 12,1%. Ngay từ đầu năm

2007 Công ty đã chủ động đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí về mọi mặt. Công tác

giao khoán chi phí đến từng công trường, phân xưởng, tổ đội. Di chuyển các công

trường tới gần khai trường sản xuất, điều khiển sản xuất hợp lý. Do đó yếu tố này Công

ty đã giảm được.

- Chi phí nhân công : Chi phí nhân công giảm hơn so với năm 2006 là 5 360

đồng tương đương 8,1%. Là do năm 2007 lực lượng công nhân trong năm đã giảm.

- Chi phí khấu hao tăng 9 497 đồng /tấn tương đương với 30,3% là do trong

năm Công ty đầu tư mới thêm máy móc thiết bị mới để phục vụ sản xuất.

- Chi phí dịch vụ giảm 9 398 đồng /tấn tương đương với 12,4% do năm 2007

Công ty đã trang bị thêm máy móc thiết bị như ô tô, máy xúc nên đã hạn chế việc thuê

ngoài điều này làm cho yếu tố này giảm.

- Chi phí khác bằng tiền giảm so với năm 2006 là 3 440 đồng/ tấn tương đương

với 19%. Năm 2007 Công ty sản xuất theo mô hình cổ phần hoá vì vậy công ty đã giảm

tối đa các chi phí.

Mức độ tăng giảm chi phí đối với các yếu tố chi phí theo công thức:

Page 31: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

( Giá thành thực hiện năm 2007 - giá thành TH năm 2006 ) x sản Lg năm 2007

- Yếu tố nguyên vật liệu:

( 59 473 - 59 699 ) x 3 314 501,24 Tấn = - 749 077 280,24 đồng

-Yếu tố chi phí nhiên liệu:

(50 945 - 7 830 ) x 3 314 501,24 Tấn = 5 429 153 031,12 đồng

-Yếu tố chi phí động lực:

(6 880 - 7 830 ) x 3 314 501,24 Tấn = -3 148 776 178 đồng

-Yếu tố chi phí nhân công:

(60 589 - 65 949 ) x 3 314 501,24 Tấn = - 17 765 726 646,4 đồng

-Yếu tố chi phí khấu hao:

( 40 836 - 31 339 ) x 3 314 501,24 Tấn = - 31 477 818 276,26 đồng

-Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài:

( 66 633 - 76 031 ) x 3 314 501,24 Tấn = - 31 477 818 276,28 đồng

-Yếu tố chi phí khác:

( 14 633 - 18 127 ) x 3 314 501,24 Tấn = - 11 401 884 265,6đồng

2.5.4. Phân tích kết cấu giá thành.

Kết cấu giá thành là tỷ trọng của từng loại chi phí trong giá thành so với giá

thành toàn bộ của từng loại chi phí.

Qua phân tích kết cấu giá thành sản phẩm năm 2007 của Công ty ta nhận thấy

rằng yếu tố nguyên nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn rất 39,09%. Trong đó yếu tố vật

liệu là 19,82%, điều này có thể thấy được một cách rõ ràng vì Công ty than Cọc Sáu là

Công ty khai thác mỏ nên các thiết bị máy móc và phương tiện vận tải là rất lớn chính

vì thế mà vật liệu để cung cấp cho số lượng thiết bị cũng phải có rất nhiều. Do đó, chi

phí vật liệu nói riêng và chi phí nguyên nhiên vật liệu động lực chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Tiếp đến là chi phí nhân công chiếm 20,19%. Lao động là một phần không thể

thiếu trong doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp mỏ vì trong doanh nghiệp

Page 32: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

mỏ có những công việc không thể thay thế bởi thiết bị máy móc. Công ty là một trong

những Công ty đầu ngành của ngành khai than với quy mô rộng lớn, số lượng lao động

cũng rất lớn. Cùng với đó, năm 2007 chi phí khấu hao chiếm 13,61%. Chi phí dịch vụ

mua ngoài cũng chiếm tỷ trọng khá cao là 22,21% vì để bốc xúc được một khối lượng

đất đá lớn 29 139 266 m3 thì công ty phải nổ mìn với khối lượng lớn chính vì thế mà

yếu tố dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng cao.

Nhìn chung trong 2 năm 2006 và 2007 tình hình thực hiện giá thành của Công ty

có chiều hướng tốt Công ty đã cố gắng giảm bớt những chi phí bất hợp lý để hạ giá

thành, kết cấu giá thành trong 2 năm ít biến động. Điều đó cho thấy Công ty luôn chủ

động giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.

2.5.5. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm các doanh nghiệp thường đặt ra

nhiệm vụ giảm giá thành so với năm trước, thông qua việc xác lập giá thành toán đơn

vị thấp hơn năm trước. Tuy nhiên, những biến động của thị trường các yếu tố đầu vào,

của điều kiện khai thác ngày càng khó khăn mà Công ty than Cọc Sáu không đặt ra

nhiệm vụ giảm giá thành của năm kế họach so với năm 2006. Tuy nhiên, vẫn phân tích

tình hình thực hiện nhiệm vụ kế họach giá thành qua những chỉ tiêu sau:

2.5.5.1. Mức hạ giá thành theo kế hoạch:

Vì Công ty chỉ có một loại sản phẩm là than nên ta dùng công thức .

MKH = QKH * ( ZKH - ZG ) , đồng

Trong đó:

QKH - Sản lượng đơn vị KH = 3 100 000 tấn

ZKH - Giá thành đơn vị KH = 295 304 đồng/ tấn

ZG - Giá thành đơn vị năm trước = 311 558 đồng/ tấn

Thay vào công thức ta có

MKH = 3 100 000 x ( 295 304 - 311 558 ) = - 50 387 400 000 đồng

Page 33: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

2.5.5.2. Mức hạ giá thành thực tế :

MTT = QTT * ( ZTT - ZG ) ; đồng

Trong đó:

QTT : Sản lượng kỳ TT = 3 314 501,24 tấn

ZTT : Giá thành đơn vị TT = 300 043 đồng/ tấn

ZG : Giá thành đơn vị năm trước: = 311 558 đồng/ tấn

Thay số vào công thức ta có.

M TT = 3 314 501,24 x ( 300 043 - 311 558 ) = 38 166 481 778,6 đồng

2.5.5.3.Tỷ lệ hạ giá thành theo kế hoạch :

Ta có công thức:

Thay vào công thức ta có:

2.5.5.4. Tỷ lệ hạ giá thành theo kỳ thực tế :

Vậy ta có:

MKH TKH = x 100,% QKH x ZG

MTT

TTT = x 100,% QTT x ZG

- 50 387 400 000TKH = x 100 = - 5,2%

( 3 100 000 x 311 558 )

- 38 166 481 778,6TTT = x 100 = 3,7%

( 3 314 501,24 x 311 558 )

Page 34: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Như vậy theo kế hoạch Công ty sẽ tiết kiệm tương đối chi phí sản xuất là: 50

387 400 000 đồng, song kết quả thực tế lại nhỏ hơn chỉ tiết kiệm chi phí là 38 166 481

778,6 đ. Trong kế hoạch Công ty dự kiến tiết kiệm chi phí giảm giá thành 5,2% song

thực tế chỉ giảm được 3,7% nhưng dù sao với tình hình biến động của thị trường hiện

nay thì đó cũng là kết quả tốt.

2.5.6.Phân tích chi phí khâu vận tải

Hiện tại Công ty cổ phần than Cọc Sáu tập hợp chi phí vận tải chung cho cả than

và đất, sản lượng tính là TKM. Sau đó phân bổ chi phí cho cho than, đất, tiêu thụ để tập

hợp giá thành than. ở đây chỉ phân tích cho khâu vận tải chung.

Dựa vào số liệu bảng 2-cho ta thấy tổng chi phí cho khâu vận tải trong năm

2007 là 535.145.275.400 đồng, tăng hơn năm 2006 là 29.147.568.573 đồng, tương ứng

bằng 5,8%.

- Xét về tỷ trọng từng yếu tố giữa 2 năm thì hầu hết là giảm chỉ có yếu tố

khấu hao tăng.

+ Năm 2006 là 73.279.149.080 đồng chiếm 14,5% tổng chi phí.

+ Năm 2007 là 97.827.007.317 đồng chiếm 18,3% tổng chi phí.

Do đó đã làm tăng chi phí đơn vị lên 17,9% so với năm 2006. Đó là do

trong năm Công ty đã mua thêm nhiều thiết bị vận tải, nâng cấp sửa chữa nhiều xe để

đáp ứng nhu cầu sản xuất, nâng cao năng lực khâu vận tải. Do đó chi phí cho yếu tố

khấu hao tăng lên.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài giảm là do Công ty đã giảm lượng vận tải

thuê ngoài cả ở khâu vận tải đất lẫn khâu vận chuyển tiêu thụ. Đó là do Công ty đã đầu

tư thêm xe máy, số thiết bị đã đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Do vậy chi phí cho yếu

tố này giảm hơn năm 2006 là 21.255.790.110 đồng chỉ bằng 72,2% năm 2006, yếu tố

này đã làm giảm giá thành 1 TKM vận chuyển xuống.

- Chi phí về nhiên liệu cho khâu vận tải của Công ty là rất lớn năm 2006

là 139.642.236.492đồng, năm 2007 là 149.748.506.795đồng tăng hơn là

Page 35: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

10.106.270.303 đồng tăng 7,2%. Song nếu tính cho chi phí đơn vị ở yếu tố này lại giảm

chỉ bằng 94,7% so với năm 2006. (Chi phí đơn vị năm 2007 là: 859 đ/TKm)

- Qua bảng số liệu về giá thành vận tải ta có nhận xét sau:

Chi phí cho khâu vận tải của Công ty năm 2007 mặc dù cao hơn năm

2006 về tổng chi phí song tính cho 1 đơn vị sản phẩm lại giảm. Cụ thể:

+ Giá thành chi phí 1 TKm Năm 2006 : 3.286 đ/Tkm

Năm 2007 : 3.069 đ/Tkm

Giảm 216 đ/TKm tương ứng là 93,4%

Đó là do:

+ Chi phí nguyên vật liệu giảm 79 đ/TKm tương ứng 95,6%

+ Chi phí nhân công giảm 519 đ/TKm tương ứng 89,6%

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 1809 đ/TKm tương ứng 63,8%

Đó là một cố gắng rất lớn của các nhà quản trị của Công ty để giảm giá

thành, tiết kiệm chi phí. Các nhà quản lý của Công ty đã thấy rằng: Chi phí cho khâu

vận tải là rất lớn, nếu không có các biện pháp hữu hiệu để quản lý thì chi phí sẽ cao,

làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.

Trong năm 2007 Công ty đã có một loạt các biện pháp để giảm chi phí

cho khâu vận tải như: Tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học, tránh lãng phí thiết bị, bằng

cách là cải tạo hệ thống thông tin liên lạc, lắp hệ thống bộ đàm để điều hành sản xuất

trực tiếp, không qua khâu trung gian do đó đã làm tăng năng suất thiết bị.

Bên cạnh đó Công ty còn chuẩn bị tốt về hạ tầng như hệ thống

2.6.KẾT LUẬN

Qua phân tích tài chính và tình hình thực hiện giá thành của Công ty Cổ phần

Than Cọc Sáu năm 2007 ta có nhận xét như sau:

Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty là tương đối tốt. Sản lượng

hàng năm có sự tăng trưởng cao, doanh thu hàng năm tăng cao, lợi nhuận và tỷ suất lợi

nhuận luôn được cải thiện. Với những cố gắng lớn của tập thể cán bộ công nhân năm

Page 36: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

2007 Công ty đã sản xuất được 3 314 501,24 tấn than vượt 214 501,24 tấn so với kế

hoạch. Than tiêu thụ đạt 3 321 186,23 tấn, doanh thu tiêu thụ đạt 1 271 108 544 267

đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 34 036 265 686 đồng. Đặc biệt năm 2007, Công ty đã làm

tốt công tác khoán chi phí đến từng đầu máy móc thiết bị, dẫn đến việc hạ giá thành

của than sản xuất giảm hơn so với năm 2006. Cụ thể là giá thành năm 2007 là 300 043

đồng/ tấn giảm so với năm 2006 là 11 515 đồng/tấn tương ứng 3,7%. Đó là một cố

gắng rất lớn của Công ty nhất là trong thời điểm hiện tại, khi giá cả đầu vào tăng cao

như hiện nay.

Năm 2007 là năm đầu tiên Công ty bước vào hoạt động theo mô hình Công ty

Cổ phần. Hiện nay với điều kiện khai thác khó khăn lòng moong ngày càng xuống sâu,

hệ số bóc cao và các chi phí vét bùn, bơm nước moong, chống tụt nở, chi phí cho vận

tải lớn do độ cao nâng tải lớn, Trong năm để mở rộng khai trường sản xuất Công ty

phải di chuyển 5 công trường, phân xưởng để khai thác. Do ảnh hưởng của thời tiết khí

hậu là mưa nhiều nên công ty chỉ tập chung khai thác vào mùa khô từ tháng 10 năm

trước đến tháng 5 năm sau.

Bên cạnh đó cũng còn một số điểm hạn chế:

- Chủng loại mặt hàng chưa được đa dạng chủ yếu là các loại than cám.

- Công tác tiêu thụ sản phẩm, sản xuất theo mặt hàng gặp nhiều khó khăn do hạn

chế từ cơ chế quản lý của Tập đoàn.

Trong những năm tới công ty tiếp tục mở rộng sản xuất, chủ yếu là khai thác

xuống sâu tại động tụ nam. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh và phát triển một cách bền vững Công ty cần có các giải pháp thích hợp phát

huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên trong thời gian tới.

2.7.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC

SÁU NĂM 2007

Page 37: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất

kinh doanh ở danh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá

trình sản xuất kinh doanh biểu hiện dưới hình thức tiền tệ.

Nói cách khác tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp

với tổ chức, huy động phân phối sử dụng và quản lý vốn trong quá trình sản xuất kinh

doanh. để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng

vốn nhất định bao gòm: Vốn cố định, vốn lưu động, và vốn chuyên dùng khác. Trong

doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh

doanh đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn có hiệu qủa cao nhất và

hợp lý, trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý và khai thác tài chính và kỷ

luật thanh toán Nhà nước. Để làm rõ các hoạt động tài chính của Công ty ta đi sâu vào

phần phân tích sau:

Tài liệu chủ yếu để phân tích tình hình tài chính là:

- Báo cáo 01 doanh nghiệp : Bảng cân đối kế toán ( Bảng 2-11)

- Báo cáo 02 doanh nghiệp : Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( Bảng 2-12)

Bảng 2-11 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007

ĐVT: Đồng

(Nguồn được lấy từ Báo Cáo Quyết Toán năm 2003-2007)

Bảng 2-12 : BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

ĐVT: Đồng

(Nguồn được lấy từ Báo Cáo Quyết Toán năm 2003-2007)

2.7.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty năm 2007

Page 38: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Để phân tích, đánh giá khái quát thực trạng về tình hình tài chính của doanh

nghiệp, ta phải phân tích cơ cấu của vốn , nguồn vốn và sự biến động của chúng.

Qua báo cáo 01: Bảng cân đối kế toán ( Bảng 2.11 ) Tổng tài sản và nguồn vốn

của doanh nghiệp đầu năm là 526 061 792 838đ đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 số

vốn có là 686 952 946 827đồng đã tăng so với đầu năm là 160 891 153 989đ tương ứng

13,58 %. Trong tổng tài sản bao gồm vốn lưu động ( tài sản ngắn hạn ) là 153 499 750

851đ, vốn cố định " tài sản dài hạn" là 533 453 195 976 đồng. Trong tổng nguồn vốn

trong đó nguồn vốn vay " nợ phải trả " là 541 314 323 145 đồng, vốn chủ sở hữu là 145

638 623 682 đồng. Trong mỗi loại vốn và nguồn vốn trên lại bao gồm nhiều loại vốn

và nguồn vốn khác nhau. Việc phân bổ vốn cho từng khâu, từng quá trình có hợp lý

hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích đánh giá cơ cấu vốn và nguồn vốn sự biến

động của chúng ta đi phân tích cụ thể:

2.7.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của doanh nghiệp ta dùng các chỉ

tiêu sau :

Từ công thức ta lập bảng tính:

Bảng 2-13 : KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

Nợ phải trả Tỷ suất nợ = x 100 %

Tổng nguồn vốn

Vốn chủ sở hữuTỷ suất tài trợ = x 100 %

Tổng nguồn vốn

Page 39: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

(Nguồn được lấy từ Bảng 2-11)

Qua bảng 2-13 ta thấy khả năng đảm bảo tài chính của công ty là rất thấp, mặc

dù tổng nguồn vốn cuối năm của Công ty là : 686 952 946 827đ tăng so với đầu năm là

160 891 153 989đ. Nhưng chủ yếu là nợ phải trả, nợ cuối năm 2007 Công ty phải thanh

toán là 139 718 112 415đ. Trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng 21 173 041 574đ. Tỷ suất

nợ đầu năm là 76,34% cuối năm là 78,80%. Còn tỷ suất tài trợ đầu năm là 23,66% cuối

năm giảm chỉ còn 21,20%. Công ty cần phải xác định rõ nguyên nhân để có các quyết

định thích hợp trong việc huy động vốn để tăng dần vốn chủ sở hữu, giảm vốn vay

nhằm đảm bảo an toàn cho tài chính của Công ty.

2.7.3. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong

bảng cấn đối kế toán.

Căn cứ vào số liệu bảng 2-11 ta rút ra nhận xét:

*Về cơ cấu vốn và sự biến động của nó:

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đầu năm chiếm tỷ trọng 20,43% so với

tổng tài sản. Điều đó cho thấy việc phân bổ vốn của doanh nghiệp là rất phù hợp với

yêu cầu của sản xuất. Các khoản phải thu đầu năm là 41 120 202 897 đồng chiếm

7,82%, cuối năm là 80 143 468 029 đồng chiếm 11,67% chủ yếu là khoản phải thu của

khách hàng. Điều đó cho ta thấy việc thanh toán nợ của khách hàng đối với Công ty là

chậm dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Đối với hàng tồn kho đầu năm giá trị hàng tồn kho là 52 548 688 466 đồng,

cuối năm là 38 735 194 045 đồng tương ứng 5,64% tổng tài sản. Rõ rằng là Công ty đã

đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để giảm thiểu giá trị hàng tồn kho nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh.

- Đối với tài sản cố định đầu năm là 407 991 784 417 đồng tương ứng 77,56%

cuối kỳ do đầu tư thêm tài sản nên số cuối năm là 520 064 575 007 đồng tương ứng

Page 40: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

75,71%, về cơ cấu cuối năm giảm 1,85% so với đầu năm đó là do công ty đầu tư thêm

tài sản. TSCĐ hữu hình đầu năm là 330 737 292 317đồng chiếm 62,87 % cuối năm là

395 936 563 210 đồng chiếm 57,64%. Với tỷ trọng trên, việc phân bổ vốn của đơn vị

được coi là hợp lý.

Tài sản cố định thuê tài chính đầu năm 13,10% cuối năm là 17,74%. Là do mở

rộng sản xuất Công ty phải đầu tư thêm thiết bị làm cho nhu cầu vốn của công ty khó

khăn vì vậy Công ty phải đi vay để đầu tư. Tài sản vô hình đầu năm tỷ trọng chiếm

1,11% đến cuối năm 0,02%. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tỷ trọng đầu năm

chiếm 2,02% đến cuối năm giảm 1,54 %.

Về cơ cấu nguồn vốn và sự biến đổi của nó.

Trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả đầu năm là 401 596 210 730 đồng chiếm

76,34% cuối năm là 541 314 323 145 đồng chiếm 78,80% tổng nguồn vốn giảm 2,46%

tỷ trọng. Nợ phải trả của Công ty cuối năm đã tăng thêm 139 718 112 415 đồng tăng

34,79% so với đầu năm còn nguồn vốn chủ sở hữu thì ngược lại đầu năm 23,66% cuối

năm 21,20% giảm 17,48%. Qua số liệu trên ta có thể nhận xét rằng sự phụ thuộc của

đơn vị về vốn có xu hướng ngày càng tăng, do đó khả năng tự chủ về tài chính ngày

càng giảm dần. Công ty cần xác định rõ nguyên nhân để có quyết định thích hợp trong

việc tổng chức huy động vốn, tăng dần vốn chủ sở hữu, giảm dần vốn vay, giảm dần

rủi ro về tài chính của đơn vị. Trong quản lý vốn vay cần đặc biệt quan tâm đến khoản

vay ngắn hạn để hạn chế khoản vay dài hạn và tác động tiêu cực của nó đến hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.7.4. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007.

Căn cứ số liệu bảng Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

năm 2007 ta thấy:

Page 41: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

- Tổng lợi nhuận sau thuế tăng 9 466 404 059 đồng với tỷ lệ tăng 38,53% con số

này cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm nay tốt hơn năm

trước. Điều đó cho thấy Công ty đã có sự cố gắng trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận.

-Doanh thu bán hàng năm 2007 tăng so với năm 2006 tăng 144 003 754

276đồng tương ứng 12,78%. Giá vốn hàng bán tăng 53 071 323 514đồng tương ứng

5,32%. Chi phí quản lý bán hàng tăng 5 589 584 582 đồng tương ứng 10,17%. Chi phí

quản lý doanh nghiệp tăng 26 163 894 064 đồng tương ứng 46,89%, chi phí hoạt động

tài chính tăng 15 758 217 306 đồng tương ứng 96,6%. Chi phí khác giảm 8 261 074

462 đồng tương ứng 29,10%. Thu nhập khác giảm 8 144 129 330 đồng tương ứng

28,31%. Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 13 457 789 743 đồng tương ứng 39,44%.

Nhìn chung các chỉ tiêu trong bảng đều tăng so với năm 2006. Tốc độ tăng có

thể chấp nhận được đối với một công ty khai thác khó như Công ty cổ phần Than Cọc

Sáu. Tuy nhiên đơn vị cũng cần có biện pháp tối thiểu hoá sự gia tăng của các chi phí

để mang lại lợi nhuận cao nhất trong công ty.

2.7.5. Phân tích tình hình khả năng thanh toán của Công ty.

Khả năng thanh toán của Công ty là tình trạng sẵn sàng của doanh nghiệp trong

việc trả các khoản nợ. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá tiềm lực tài chính

của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp

không chỉ là mối quan tâm của bản thân doanh nghiệp, mà còn của tất cả các nhà đầu

tư, các chủ nợ và các cơ quan quản lý.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá thông qua việc phân tích

một loạt các chỉ tiêu sau.

+ Vốn lân chuyển: Vốn luân chuyển của doanh nghiệp là lượng vốn đảm bảo

cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời với việc sẵn

sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Vốn luân chuyển = Vốn lưu động - Nợ ngắn hạn

Bảng 2 - 14: VỐN LUÂN CHUYỂN

Page 42: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

(Nguồn được lấy từ Bảng 2-11)

Qua bảng ta thấy nợ ngắn hạn lớn hơn vốn lưu động cả đầu năm lẫn cuối năm,

như vậy tình hình thanh toán của Công ty gặp khó khăn.

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa tài sản lưu động và các

khoản nợ ngắn hạn. Về ý nghĩa nó phản ánh mức độ đảm bảo của vốn lưu động đối với

các khoản nợ ngắn hạn:

Bảng 2- 15: HỆ SỐ THANH TOÁN NGẮN HẠN

(Nguồn được lấy từ Bảng 2-11)

Qua bảng 2 - 15 ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn ở cuối năm cao hơn đầu

năm chứng tỏ Công ty đã thanh toán nợ ngắn hạn đúng hạn.

+ Hệ số thanh toán tức thời:

Hệ số thanh toán tức thời ( còn gọi là hệ số thanh toán nhanh ) thể hiện khả năng

về tiền mặt và các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đáp ứng cho việc thanh toán

nợ ngắn hạn:

Bảng2 - 16 : HỆ SỐ THANH TOÁN TỨC THỜI

(Nguồn được lấy từ Bảng 2-11)

Ta thấy khả năng thanh toán tức thời ở cuối cao hơn đầu năm như vậy là doanh

nghiệp đã không gặp khó khăn trong việc trả nợ ngắn hạn đúng hạn.

Tài sản lưu động Atài sản

KTTng.hạn = = Nợ ngắn hạn A( I ) nguồn vốn

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thuKTTức thời =

Nợ ngắn hạn

Page 43: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

+ Hệ số quay vòng các khoản phải thu:

Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của

doanh nghiệp.

Như vậy tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của Công ty là 20,96

vòng/năm chứng tỏ Công ty ít bị chiếm dụng vốn. Đây là con số khá hợp lý cho các

bên tham gia thanh toán.

+ Số ngày của doanh nghiệp chưa thu

NPT = x 365 ( ngày/vòng )

x 365 = 17,41 ngày/vòng

Từ kết quả trên cho thấy số ngày cần thu hồi các khoản phải thu trong vòng luân

chuyển là 17,41 ngày, thời gian này vẫn là nhiều cho Công ty.

+ Hệ số quay vòng hàng tồn kho.

KHTK = vòng/năm

+ Số ngày của một kỳ luân chuyển hàng tồn kho.

Doanh thu thuầnKPT = vòng/năm

Số dư bình quân của các khoản thu

1 271 108 544 267 1 271 108 544 267 KPT = = = 20,96vòng/năm

80 143 468 029 + 41 120 202 897 60 631 835 463

2

Các khoản phải thu bình quân

Doanh thu thuần

80 143 468 029 + 41 120 202 897

2=

1 271 108 544 267

Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

1 049 971 876 733

38 735 194 045 + 52 548 688 466

2

Page 44: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

= = 23 vòng/năm

NHTK = = = 15,87 ngày/vòng

Chỉ tiêu này cho thấy hàng tồn kho có kỳ luân chuyển là 15,87 ngày, chứng tỏ

kỳ luân chuyển của hàng tồn kho trong năm là tương đối lớn, sự luân chuyển vốn vào

hàng tồn kho chưa có hiệu quả và xét từ góc độ khả năng thanh toán thì điều đó cũng

đồng nghĩa với việc thu hồi vốn chưa nhanh, chưa tăng cường được khả năng thanh

toán cả về lượng tiền và thời gian.

2.7.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi của vốn

2.7.6.1. Phân tích hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động.

+ Sức sản xuất của vốn lưu động: ( KSX )

Thay vào công thức:

Doanh thu thuầnKSX = ; đ/đ

Vốn lưu động bình quân

VLĐ đầu kỳ + VLĐcuối kỳ

VLĐBQ = đồng 2

107 463 745 021 + 153 499 750 851VLĐBQ = = 130 481 747 936 đ

2

1 271 108 544 267 KSX = = 9,74đ/đ

130 481 747 936

365

KHTK

365

23

Page 45: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Vậy trong năm 2007 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra tham gia vào sản xuất tạo ra

được 9,74 đồng doanh thu.

+ Sức sinh lời của vốn lưu động: ( SSL)

+ Số vòng luân chuyển của vốn lưu động

+ Phân tích thời gian của một vòng luân chuyển.

+ Hệ số đảm nhiệm ( hay còn gọi là hệ số huy động ) vốn lưu động.

Như vậy để tạo được 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp đã phải huy

động 0,10 đồng vốn lưu động ( số này càng nhỏ càng tốt). Kết quả tính toán được tập

hợp trong bảng 2-17.

Bảng 2 - 17: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

(Nguồn được lấy từ Bảng 2-11,2-12)

2.7.6.2. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh.

Lợi nhuận trước thuế 47 582 597 558SSL = = = 0,36đ/đ

Vốn lưu động bình quân 130 481 747 936

Doanh thu thuầnKLC = , vòng/năm

Vốn lưu động bình quân

1 271 108 544 267KLC = = 9,74 vòng/năm

130 481 747 936

360 360TLC = = = 36,96 ngày/vòng

KLC 9,74

Vốn lưu động bình quân 130 481 747 936KĐN = = = 0,10

Doanh thu thuần 1 271 108 544 267

Page 46: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

+ Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh.(ký hiệu DVKD)

Như vậy cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra để sản xuất thu được 0,0495 đồng doanh thu

+ Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần.

Vây cứ 1 đồng doanh thu thuần thì Công ty sẽ có 0,0268 đồng lợi nhuận sau thuế.

+ Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu.

Lợi nhuậnDVKD = x 100,%

Vốn kinh doanh bq

34 036 265 686DVKD = x 100 = 5,61

606 507 369 833

Lợi nhuậnDDTT = x 100 , %

Doanh thu thuần

34 036 265 686DDTT = x 100 = 2,68%

1 271 108 544 267

Lãi ròng trước thuếDVCSH = x 100,%

Vốn chủ sở hữu bình quân

47 582 597 558DVCSH = x 100 = 35,23%

145 638 623 682 + 124 465 582 108

2

Vđk + Vck 686 952 946 827 + 526 061 792 838Vbq = = = 606 507 369 833

2 2

Page 47: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

CHƯƠNG 3:MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

KINH DOANH

Công ty cổ phần Than Cọc Sáu là một mỏ khai thác than lộ thiên, qua phân tích

ở các phần trên ta thấy Công ty có rất nhiều thuận lợi, song cũng không ít những khó

khăn trong sản xuất kinh doanh. Để khắc phục được những khó khăn nhằm mục tiêu

sản xuất có lãi, ổn định công việc và thu nhập cho người lao động. Cần phải có một số

định hướng trong sản xuất kinh doanh của Công ty .

- Phấn đấu đạt tốt hơn nữa các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được giao nhằm mục tiêu

tăng hiệu quả của sản xuất, tiết kiệm chi phí tăng năng suất lao động.

Cụ thể: Giảm tỷ lệ tổn thất than khai thác từ 8% xuống < hoặc = 5%

Nâng cao hệ số xúc đầy từ 97% lên 97,5%

Nâng cao tỷ lệ thu hồi than sạch từ 73,8% lên 75%

Nâng cao chất lượng than khai thác trong vỉa, giao khoán công tác quản trị chất

lượng than khai thác đến từng tổ máy, phấn đấu thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu thụ theo

hướng tăng sản lượng có giá bán cao để nâng cao tối đa doanh thu tiêu thụ than.

- Đầu tư thêm các máy móc thiết bị mới hiện đại phù hợp với tình hình sản xuất

của Công ty.

- Nghiên cứu tạo ra được nhiều chủng loại than hơn nữa để đáp ứng được nhu

cầu của thị trường.

- Cắt giảm những lao động không cần thiết.

*/Đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty

Page 48: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Qua phân tích và tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần

Than Cọc Sáu năm 2003 đến năm 2007 đã giúp tôi có những nhận xét về các mặt ưu

nhược điềm của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

Ưu điểm :

- Trong năm 2007 nhờ có sự đầu tư thêm máy móc thiết bị mà sản lượng than

tận thu tăng lên. Đẩy mạnh công tác tận thu, nhặt than trên băng để giải quyết việc làm

cho số lao động còn dôi dư, hoàn chỉnh công nghệ để tăng thêm sản lượng của hệ thống

sàng than tận thu tại khu vực đầu đường +90.

- Công ty đã áp dụng các giải pháp công nghệ kỹ thuật nhằm tuyển chọn hạn chế

chất bẩn và đất đá lẫn trong than, tiếp tục hoàn thiện các chính sách tác động đến việc

nâng cao chất lượng sản phẩm như đầu tư cho công tác giám sát, kiểm tra hướng dẫn

thực hiện quy cách chất lượng sản phẩm ở tất cả các công đoạn. Vì vậy tạo ra sức cạnh

tranh của Công ty đối với thị trường nội địa cao hơn.

- Số lượng lao động tuy có giảm nhưng năng suất lao động tăng cho nên sản

lượng tăng so với kế hoạch và so với năm trước.

- Tốc độ tăng tiền lương bình quân cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động,

chứng tỏ Công ty vẫn đảm bảo mức độ tiền lương ổn định cho công nhân và đã tận

dụng hết năng suất lao động của công nhân.

- Năm 2007 tình hình thực hiện giá thành của Công ty có chiều hướng tốt, Công

ty đã cố gắng giảm bớt những chi phí bất hợp lý để hạ giá thành.

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đầu năm chiếm tỷ trọng 20,43% so với

tổng tài sản. Điều đó cho thấy việc phân bổ vốn của doanh nghiệp là rất phù hợp với

yêu cầu của sản xuất.

- Đối với hàng tồn kho đầu năm giá trị hàng tồn kho là 52 548 688 466 đồng,

cuối năm là 38 735 194 045 đồng tương ứng 5,64% tổng tài sản. Rõ rằng là Công ty đã

đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để giảm thiểu giá trị hàng tồn kho nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh.

Page 49: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Hạn chế :

- Công ty vẫn chưa quản lý chặt chẽ chế độ công tác, cụ thể: số giờ làm việc có

hiệu quả chỉ đạt 76,17% đã làm cho số giờ làm việc bình quân cả năm của 1 công nhân

viên cũng chỉ đạt với chỉ tiêu kế hoạch là 89,34%.

- Các khoản phải thu đầu năm là 41 120 202 897 đồng chiếm 7,82%, cuối năm

là 80 143 468 029 đồng chiếm 11,67% chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng. Điều

đó cho ta thấy việc thanh toán nợ của khách hàng đối với Công ty là chậm dẫn đến ảnh

hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả đầu năm là 401 596 210 730 đồng chiếm

76,34% cuối năm là 541 314 323 145 đồng chiếm 78,80% tổng nguồn vốn giảm 2,46%

tỷ trọng. Nợ phải trả của Công ty cuối năm đã tăng thêm 139 718 112 415 đồng tăng

34,79% so với đầu năm còn nguồn vốn chủ sở hữu thì ngược lại đầu năm 23,66% cuối

năm 21,20% giảm 17,48%. Qua số liệu trên ta có thể nhận xét rằng sự phụ thuộc của

đơn vị về vốn có xu hướng ngày càng tăng, do đó khả năng tự chủ về tài chính ngày

càng giảm dần.

- Hàng tồn kho có kỳ luân chuyển là 15,87 ngày, chứng tỏ kỳ luân chuyển của

hàng tồn kho trong năm là tương đối lớn, sự luân chuyển vốn vào hàng tồn kho chưa có

hiệu quả và xét từ góc độ khả năng thanh toán thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc thu

hồi vốn chưa nhanh, chưa tăng cường được khả năng thanh toán cả về lượng tiền và

thời gian.

- Số ngày cần thu hồi các khoản phải thu trong vòng luân chuyển là 17,41 ngày,

thời gian này vẫn là nhiều cho Công ty.

- Công tác xây dựng kế hoạch chưa sát thực tế.

- Khả năng thanh toán ngắn hạn và tức thời thấp

- Công tác tiêu thụ sản phẩm, sản xuất theo mặt hàng gặp nhiều khó khăn do hạn

chế từ cơ chế quản lý của Tổng Công ty.

Page 50: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

Giải pháp: Để Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất

Công ty cổ phần than Cọc sáu cần có các biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế và

nhược điểm như:

- Công tác xây dựng kế hoạch phải tính toán chi tiết năng lực sản xuất cho từng

khâu kết hợp với điều kiện thực tế như điều kiện về địa chất, điều kiện tự nhiên... để đi

đến xây dựng kế hoạch sản xuất hoàn chỉnh đáp ứng đúng nhu cầu thực tế sản xuất.

- Công ty cần xác định rõ nguyên nhân để có quyết định thích hợp trong việc

tổng chức huy động vốn, tăng dần vốn chủ sở hữu, giảm dần vốn vay, giảm dần rủi ro

về tài chính của đơn vị. Trong quản lý vốn vay cần đặc biệt quan tâm đến khoản vay

ngắn hạn để hạn chế khoản vay dài hạn và tác động tiêu cực của nó đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Để nâng cao khả năng thanh toán, cải thiện tình hình tài chính, kế toán cần

thường xuyên theo dõi hơn nũa các khoản nợ đến hạn, quá hạn. Công ty cần có chính

sách khuyến khích khách hàng như: Giảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn,

thực hiện mức chiết khấu thanh toán hợp lý cho khách hàng trả tiền ngay, trả tiền trước

hạn. Đồng thời tạo nguồn chi phí cho cán bộ đi đòi nợ đối với các khoản nợ quá hạn.

Nếu Công ty áp dụng được biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả trong việc sử dụng vốn

của Công ty, đồng thời giảm được số tiền vay ngân hàng, tăng vòng quay của vốn lưu

động, từ đó tăng lợi nhuận cho Công ty.

- Công ty cần xác định rõ nguyên nhân để có quyết định thích hợp trong việc

tổng chức huy động vốn, tăng dần vốn chủ sở hữu, giảm dần vốn vay, giảm dần rủi ro

về tài chính của đơn vị. Trong quản lý vốn vay cần đặc biệt quan tâm đến khoản vay

ngắn hạn để hạn chế khoản vay dài hạn và tác động tiêu cực của nó đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hiện nay ở các doanh nghiệp mỏ, hệ số sử dụng lao động là rất thấp, tình trạng

lãng phí thời gian là khá phổ biến. Vì vậy cần phải có biện pháp tổ chức lao động hợp

lý để nâng cao hệ số sử dụng thời gian.

Page 51: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

- Công ty cần có kiến nghị và phân tích chi tiết về lợi ích của việc phát huy năng

lực, sự linh hoạt của công ty mình cũng như các công ty khác trước tổng công ty để có

cơ chế họat động cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị thành viên trong công tác tiêu

thụ sản phẩm.

Page 52: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Giáo trình giảng dạy môn phân tích hoạt động kinh tế - Trường Đại Học Kinh Tế

Quốc dân, nhà xuất bản giáo dục năm 1997 chủ biên PGS-PTS Phạm Thị Gái.

2/ Tạp chí 45 năm Công Ty Than Cọc Sáu xây dựng và phát triển

3/ Báo cáo quyết toán năm 2003

4/ Báo cáo quyết toán năm 2004

5/ Báo cáo quyết toán năm 2005

6/ Báo cáo quyết toán năm 2006

7/ Báo cáo quyết toán năm 2007

Page 53: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh

MỤC LỤC

Page 54: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh
Page 55: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh
Page 56: Doko.vn 34461-phan-tich-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh