ĐoÀn ĐẠi hỌc ĐÀ nẴng sang thĂm vÀ lÀm viỆc vỚi … tin kitakyushu 19-28... ·...

5
Date: 27/02/2013 1 | Page Bản tin Đại học Đà Nẵng THE UNIVERSITY OF DANANG ĐOÀN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐẠI HỌC KITAKYUSHU – NHẬT BẢN Nhận lời mời của Giám đốc Đại học Kitakyushu, đoàn Đại học Đà Nẵng do PGS.TS. Trần Văn Nam, Giám đốc đại học Đà Nẵng làm trưởng đoàn, cùng với các đồng chí: PGS.TS. Võ Xuân Tiến - Trưởng Ban Sau Đại học, TS. Hoàng Hải - Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế, ThS. Nguyễn Thị Kim Bình - Chánh Văn phòng Đảng Uỷ Đại học Đà Nẵng đã sang thăm và làm việc với Đại học Kitakyushu từ ngày 19/2 đến ngày 23/2/2013. Thành lập năm 1946, Đại học Kitakyushu là một trong những trường đại học công lập, nằm ở vùng Kyushu - một trong 4 đảo chính của Nhật Bản. Kyushu nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản là nơi sinh thành của nền văn minh Nhật Bản. Trường có 2 cơ sở: Kitagata campus và Hibikino Campus, trường có khoảng 6.075 sinh viên và 500 học viên cao học và NCS hiện đang theo học tại các Khoa: Ngoại ngữ, Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Nhân văn, Luật, Kỹ thuật, Môi trường... Thế mạnh của Đại học Kitakyushu là các ngành Kỹ thuật Cơ khí, Điện tử, Công nghệ Hóa học, Môi trường, Quản trị Kinh doanh, Văn hóa và hợp tác với doanh nghiệp. Đại học Kitakyushu có quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều đại học, viện nghiên cứu trên thế giới, trong đó có các đại học Việt Nam. Đại học Đà Nẵng bắt đầu thiết lập quan hệ hợp tác với Đại học Kitakyushu từ năm 2009 trong khuôn khổ dự án "International Leader Training Program for Sustainable Use of Water and Resources (SUW)", công ty xử lý nước thải MetaWater và Giáo sư Yasui và Khoa Môi trường trường ĐH Bách khoa. Các đoàn giáo sư, giảng viên và sinh viên của 2 đại học đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm làm việc, trao đổi học thuật, giảng dạy và tổ chức seminar, hội nghị khoa học. Dự án đang tiếp tục triển khai một cách hiệu quả. Bầu trời Kitakyushu đầy khói bụi (1960) Bầu trời Kitakyushu hiện nay Nhằm mục đích thiết lập quan hệ với doanh nghiệp vùng Kyushu, tìm hiểu về mô hình thành phố môi trường cũng như cống hiến của Đại học Kitakyushu cho sự phát triển bền vững của vùng, Đại học Kitakyushu đã giúp đỡ xây dựng cho đoàn công tác được tham quan tìm hiểu Thành phố sinh thái, khu phố thông minh, một số doanh nghiệp điển hình không gây ô nhiễm (zero emission). Khi bắt đầu phát triển công nghiệp, nhờ vị trí địa lý thuận lợi Nhật Bản đã chọn Kitakyushu là nơi phát triển công nghiệp nặng về sắt thép, xi măng, hóa chất,... Vì vậy vào đầu thập niên 1960 Kitakyushu là thành phố ô

Upload: truongkhanh

Post on 22-Mar-2018

219 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Date: 27/02/2013

1 | P a g e Bản tin Đại học Đà Nẵng

THE UNIVERSITY OF DANANG

ĐOÀN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG SANG THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI

ĐẠI HỌC KITAKYUSHU – NHẬT BẢN

Nhận lời mời của Giám đốc Đại học Kitakyushu, đoàn Đại học Đà Nẵng do PGS.TS. Trần Văn Nam, Giám đốc đại học Đà Nẵng làm trưởng đoàn, cùng với các đồng chí: PGS.TS. Võ Xuân Tiến - Trưởng Ban Sau Đại học, TS. Hoàng Hải - Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế, ThS. Nguyễn Thị Kim Bình - Chánh Văn phòng Đảng Uỷ Đại học Đà Nẵng đã sang thăm và làm việc với Đại học Kitakyushu từ ngày 19/2 đến ngày 23/2/2013.

Thành lập năm 1946, Đại học Kitakyushu là một trong những trường đại học công lập, nằm ở vùng Kyushu - một trong 4 đảo chính của Nhật Bản. Kyushu nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản là nơi sinh thành của nền văn minh Nhật Bản. Trường có 2 cơ sở: Kitagata campus và Hibikino Campus, trường có khoảng 6.075 sinh viên và 500 học viên cao học và NCS hiện đang theo học tại các Khoa: Ngoại ngữ, Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Nhân văn, Luật, Kỹ thuật, Môi trường... Thế mạnh của Đại học Kitakyushu là các ngành Kỹ thuật Cơ khí, Điện tử, Công nghệ Hóa học, Môi trường, Quản trị Kinh doanh, Văn hóa và hợp tác với doanh nghiệp. Đại học Kitakyushu có quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều đại học, viện nghiên cứu trên thế giới, trong đó có các đại học Việt Nam. Đại học Đà Nẵng bắt đầu thiết lập quan hệ hợp tác với Đại học Kitakyushu từ năm 2009 trong khuôn khổ dự án "International Leader Training Program for Sustainable Use of Water and Resources (SUW)", công ty xử lý nước thải MetaWater và Giáo sư Yasui và Khoa Môi trường trường ĐH Bách khoa. Các đoàn giáo sư, giảng viên và sinh viên của 2 đại học đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm làm việc, trao đổi học thuật, giảng dạy và tổ chức seminar, hội nghị khoa học. Dự án đang tiếp tục triển khai một cách hiệu quả.

Bầu trời Kitakyushu đầy khói bụi (1960)

Bầu trời Kitakyushu hiện nay

Nhằm mục đích thiết lập quan hệ với doanh nghiệp vùng Kyushu, tìm hiểu về mô

hình thành phố môi trường cũng như cống hiến của Đại học Kitakyushu cho sự phát triển bền vững của vùng, Đại học Kitakyushu đã giúp đỡ xây dựng cho đoàn công tác được tham quan tìm hiểu Thành phố sinh thái, khu phố thông minh, một số doanh nghiệp điển hình không gây ô nhiễm (zero emission). Khi bắt đầu phát triển công nghiệp, nhờ vị trí địa lý thuận lợi Nhật Bản đã chọn Kitakyushu là nơi phát triển công nghiệp nặng về sắt thép, xi măng, hóa chất,... Vì vậy vào đầu thập niên 1960 Kitakyushu là thành phố ô

Date: 27/02/2013

2 | P a g e Bản tin Đại học Đà Nẵng

THE UNIVERSITY OF DANANG

nhiễm môi trường trầm trọng nhất của Nhật Bản, vùng biển Cảng Dokai được mệnh danh là "Biển chết". Nhờ những chính sách đồng bộ, đúng đắn và quyết liệt từ chính quyền, doanh nghiệp, đại học, viện nghiên cứu và cộng đồng dân cư về vấn đề môi trường đã được giải quyết một cách triệt để. Thành phố Kitakyushu đã được công nhận là "Thành phố Môi trường" và nhận được nhiều giải thưởng của Liên Hiệp Quốc, các Tổ chức Môi trường thế giới và của Nhật Bản. Cho đến nay đã có hàng vạn người từ 138 quốc gia đến tham quan mô hình để học hỏi kinh nghiệm.

Đoàn đã đi tham quan Khu phố Hibikinada - khu phố sinh thái điển hình (được lựa chọn và xây dựng bởi Chính phủ Nhật Bản) của thành phố Kitakyushu. Khu phố Hibikinada đang trong quá trình xây dựng thành khu phố sinh thái (Eco Town) điển hình của Nhật Bản, Châu Á, Thế giới với các hệ thống sử dụng năng lượng thông minh, năng lượng tự nhiên (năng lượng gió cung cấp cho 10.000 hộ dân, năng lượng hydro cho xe ô tô, xe gắn máy…, năng lượng mặt trời với hệ thống panen thông minh có thể di chuyển theo hướng mặt trời để hấp thu năng lượng tối ưu), các cơ sở tái chế rác thải của thành phố từ xe ôtô cho đến chai nhựa, lon nhôm, lon sắt, giấy, thức ăn thừa, dầu ăn đã qua sử dụng,…

Tìm hiểu về nhiên liệu Hydrogen sử dụng cho ô tô và xe máy

Bộ veston và cavat được chế tạo từ tái

chế chai nhựa pet Sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện (Phía sau là các panen tự động di chuyển

theo hướng mặt trời, hiệu suất cao nhất hiện nay)

Date: 27/02/2013

3 | P a g e Bản tin Đại học Đà Nẵng

THE UNIVERSITY OF DANANG

Tham quan nghiên cứu về mô hình Thành phố Môi trường

Với mong muốn phát triển nghiên cứu về môi trường trong sự hợp tác với Đại học Kitakyushu, nhằm góp phần cải thiện môi trường cho thành phố quê hương – Thành phố Đà Nẵng, đoàn Đại học Đà Nẵng còn tham quan công ty Điện lực J-Power (Công ty có đầu tư tại Việt Nam: Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 - Đồng Nai và Nhiệt Điện Nghi Sơn - Thanh Hóa), công ty chế biến thức ăn gia súc và bột cá (tận dụng các phần thừa không sử dụng từ các nhà máy hải sản và chợ cá) thân thiện với môi trường… để học hỏi, hợp tác nghiên cứu không chỉ cho Đại học Đà Nẵng mà còn cho thành phố Đà Nẵng.

Thành phố Đà Nẵng và Tp Kitakyushu có những nét tương đồng về vị trí địa lý: cảng biển, núi, sông và dân số. Đà Nẵng đang xây dựng thành Thành phố Môi trường nên có thể tham khảo được nhiều bài học kinh nghiệm từ Kitakyushu

Trong hai ngày làm việc (21 và 22/2), đoàn Đại học Đà Nẵng đã cùng với lãnh đạo của Đại học Kitakyushu trao đổi thông tin về quá trình phát triển, những thành tựu đã đạt được, những định hướng phát triển trong tương lai của hai trường và các lĩnh vực có thể hợp tác giữa Đại học Đà Nẵng với Đại học Kitakyushu. Đặc biệt hai bên đã nhấn mạnh các lĩnh vực hợp tác nghiên cứu, đào tạo về kinh tế, văn hoá, xã hội, luật với các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng (Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Ngoại ngữ) và đào tạo, nghiên cứu về Môi trường, Kiến trúc cùng

Date: 27/02/2013

4 | P a g e Bản tin Đại học Đà Nẵng

THE UNIVERSITY OF DANANG

các ngành nghề khác của Trường Đại học Bách Khoa (đặc biệt về Điện, Điện tử, Công nghệ Hóa học, Công nghệ thông tin và Cơ khí). Cuối buổi làm việc, Giám đốc của hai đại học đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác toàn diện, tạo điều kiện để các giảng viên có thể trao đổi học thuật, giảng dạy, xây dựng dự án, hợp tác doanh nghiệp, xuất bản.

Giám đốc ĐH Đà Nẵng - Trần Văn Nam và Giám đốc ĐH Kitakyushu - Michiaki Kondo thảo luận và ký kết văn bản hợp tác toàn diện

Hai bên đều mong muốn đẩy mạnh các chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, các chương trình thực tập ngắn hạn và dài hạn… trao đổi giảng viên, sinh viên qua giảng dạy và học tập ở mỗi trường và hy vọng hoạt động hợp tác quốc tế giữa hai đại học sẽ có kết quả tốt đẹp trong tương lai. Đại học Kitakyushu cam kết hỗ trợ nhà ở và học phí cho NCS đề án 911, giới thiệu và tiếp nhận sinh viên từ các học bổng vùng Kyushu cũng như của chính phủ Nhật Bản. Môi trường học tập, nghiên cứu và sinh hoạt ở ĐH Kitakyushu và thành phố Kitakyushu rất thuận lợi và phù hợp với Việt Nam.

Đoàn công tác của ĐH Đà Nẵng và lãnh đạo ĐH Kitakyushu chụp ảnh lưu niệm

Đoàn công tác của ĐH Đà Nẵng cùng lãnh đạo ĐH Kitakyushu và Trường nghiên cứu Môi trường thảo luận dự

án mới, triển khai nghiên cứu chung và đề án 911

Trong thời gian làm việc tại ĐH Kitakyushu, đoàn công tác đã được mời làm giám khảo đánh giá 8 học viên cao học báo cáo tiểu luận tham gia dự án SUW tại các nước châu Á và Nhật Bản, trong đó có một số học viên đã thực tập tại Đà Nẵng.

Date: 27/02/2013

5 | P a g e Bản tin Đại học Đà Nẵng

THE UNIVERSITY OF DANANG

Kết thúc chuyến thăm này, Giám đốc Đại học Đà Nẵng đã cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Đại học Kitakyushu đồng thời gửi lời mời Giám đốc và các Phó Giám đốc Đại học Kitakyushu sang thăm và làm việc với Đại học Đà Nẵng vào khoảng 7-8/2013.

Hợp tác giữa ĐH Đà Nẵng và ĐH Kitakyushu tạo cơ hội cho giảng viên trẻ ĐH Đà Nẵng làm NCS theo đề án 911 và các học bổng khác với nhiều ưu đãi tốt, tạo điều kiện hợp tác nghiên cứu và quan hệ doanh nghiệp một cách hiệu quả và sinh viên ĐH Đà Nẵng có cơ hội tìm học bổng hoặc du học tự túc ở bậc học cao hơn...