dslam and bras

6
Nguyên tắc chung của việc xác thực và tính cước trong dịch vụ ADSL/ADSL2+ như sau: modem-------->DSLAM------BRAS-------ISP hiện nay tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam khi cung cấp dịch vụ ADSL đều dùng cơ chế PPPoE để tạo kết nối PPP (layer 2) tunnel từ BRAS đến modem. 1-khi một user muốn vào mạng nó sẽ gởi một bản tin yêu cầu được kết nối đến BRAS 2-bản tin này đi ngang qua DSLAM sẽ được DSLAM forward tiếp mà không can thiệp vào hoặc có can thiệp vào thay đổi một số thông số tuỳ theo yêu cầu cấu hình (ví dụ thay đổi địa chỉ MAC của modem, thêm tag option 82 vào)//cái vụ này các bác cứ từ từ nghiên cứu tiếp đi nó cũng giống như DHCP option 82 vậy! 3-khi đến BRAS, BRAS là một PPPoE sever còn modem là PPPoE client, các bác cứ vào cấu hình con modem đều thấy PPPoE và yêu cầu nhập username và password. Tại đây (BRAS) sẽ đọc bản tin yêu cầu thiết lập kết nối mà modem đã gởi lên (bản tin ở bước 1 đó), nói sẽ lấy nhiều tham số trong đó có 2 tham số chính dùng để xác thực là username và password. 3'- Các thông số này (username & PW) sẽ được BRAS chuyển đến RADIUS sever để làm nhiệm vụ AAA (xác thực, phân quyền, tính cước). Lúc này BRAS đóng vai trò là RADIUS client để nói chuyện với RADIUS sever nhé. 4- RADIUS sever sẽ kiểm tra trong CSDL của mình (tức là các thông số liên quan đến khách hàng khi đăng kí dịch

Upload: pham-van-thuan

Post on 02-Jan-2016

355 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

DSLAM and Bras

TRANSCRIPT

Page 1: DSLAM and Bras

Nguyên tắc chung của việc xác thực và tính cước trong dịch vụ ADSL/ADSL2+ như sau:modem-------->DSLAM------BRAS-------ISPhiện nay tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam khi cung cấp dịch vụ ADSL đều dùng cơ chế PPPoE để tạo kết nối PPP (layer 2) tunnel từ BRAS đến modem.

1-khi một user muốn vào mạng nó sẽ gởi một bản tin yêu cầu được kết nối đến BRAS2-bản tin này đi ngang qua DSLAM sẽ được DSLAM forward tiếp mà không can thiệp vào hoặc có can thiệp vào thay đổi một số thông số tuỳ theo yêu cầu cấu hình (ví dụ thay đổi địa chỉ MAC của modem, thêm tag option 82 vào)//cái vụ này các bác cứ từ từ nghiên cứu tiếp đi nó cũng giống như DHCP option 82 vậy!3-khi đến BRAS, BRAS là một PPPoE sever còn modem là PPPoE client, các bác cứ vào cấu hình con modem đều thấy PPPoE và yêu cầu nhập username và password. Tại đây (BRAS) sẽ đọc bản tin yêu cầu thiết lập kết nối mà modem đã gởi lên (bản tin ở bước 1 đó), nói sẽ lấy nhiều tham số trong đó có 2 tham số chính dùng để xác thực là username và password.3'- Các thông số này (username & PW) sẽ được BRAS chuyển đến RADIUS sever để làm nhiệm vụ AAA (xác thực, phân quyền, tính cước). Lúc này BRAS đóng vai trò là RADIUS client để nói chuyện với RADIUS sever nhé.4- RADIUS sever sẽ kiểm tra trong CSDL của mình (tức là các thông số liên quan đến khách hàng khi đăng kí dịch vụ), CSDL thường dùng là Oracle:+ nếu xác thực username và PW sai, hoặc nợ cước chẳng hạn thì không vào được mạng đâu nhé. Các bác sẽ thấy đèn PPP trên modem tối thui.+ nếu xác thực OK thì RADIUS server sẽ báo cho BRAS biết là cho phép thiết lập PPP section, đồng thời sẽ cấp phát cho modem một địa chỉ IP public để ra internet5- BRAS sẽ gởi bản tin thiết lập PPP tunnel xuống modem có kèm theo địa chỉ IP, đồng thời nó cũng sẽ gởi các trường start time, stop time, ...cho RADIUS để bắt đầu đếm lưu lượng của user nhé. Một cái nữa không thể thiếu đó là BRAS sẽ làm việc như một router biên (Edge router) để định tuyến địa chỉ này ra internet theo chính sách của ISP.6-Bước này là bước tính tiền nè, RADIUS server sẽ được kết nối với Billing server để tính cước từ lưu lượng ra thành tiền VND.

Page 2: DSLAM and Bras

Tóm lại khi tham gia vào quá trình xác thực user chức năng của các phần tử là:-modem: PPPoE client-DSLAM: PPPoE forwarding -BRAS: + PPPoE sever+ RADIUS client+ Router+ DHCP sever (nếu dùng BRAS để phát địa chỉ cho modem) : option- RADIUS server: AAA- Billing server: traffic -> money

Tất cả mới chỉ là nguyên lý chung.

Page 3: DSLAM and Bras

DSLAM có cấu trúc gồm khối giao tiếp phía xa (RT remote terminal) (tại khách hàng) và khối giao tiếp phía tổng đài (CO center office) như anh nói.Theo em được học thì có 3 thế hệ DSLAM như sau:+ Thế hệ thứ nhấtHổng biết có up được ảnh lên ko)

Đặc điểm: Hỗ trợ tốc độ giữa RT và CO là luồng E1 hoặc DS3 , giữa CO và tổng đài sử dụng cáp đồng với các luồng DS0 (64kbps).+Thế hệ thứ 2 gồm 2 thế hệ con:- thế hệ con thứ nhất:

-Thế hệ con thứ 2:

Đặc điểm:Hỗ trợ giao diện STM1 (155,52 Mbps) sử dụng cáp quang giữa RT và CO.Sự khác nhau giữa 2 thế hệ con chỉ là giao diện với tổng đài ở thế hệ thứ nhất sử dụng các luồng DS0, còn loại thứ 2 sử dụng tốc độ E1.+ Thế hệ thứ 3:

Page 4: DSLAM and Bras

Đặc điểm: Sử dụng cáp quang, hỗ trợ tốc độ STM-1/4/16, có thêm bộ truy nhập tích hợp ở phía khách hàng cho phép nhiều dịch vụ (thoại, fax, ISDN...)có thể được sử dụng.:dCó gì thiếu sót anh em bổ xung nha)

Em đưa thêm cái mô hình kết nối của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL cho các bác tham khảo:

Trong đó:

+ CPE: thiết bị đầu cuối khách hàngThực hiện chức năng biến đổi tín hiệu người sử dụng thành tín hiệu xDSL và ngược lại như các thiết bị: PC NIC, DSL modem, DSL bridge, router.

Page 5: DSLAM and Bras

+ DSLAM: Thiết bị ghép kênh truy nhập.Có chức năng trực tiếp cung cấp cổng giao tiếp đến khách hàng, tập trung đường dây thuê bao riêng lẻ để truyền tải ở lớp cao hơn (DSLAM-Hub/BRAS) và ngược lại.

+ DSLAM-Hub: Thiết bị tập trung lưu lượng truy nhập.Chức năng tập trung lưu lượng từ các DSLAM để truyền tải lên lớp trên (BRAS) và ngược lại. Ngoài ra có chức năng ghép kênh truy nhập và trực tiếp cung cấp cổng kết nối tới khách hàng trong khu vực phục vụ.

+ BRAS: Thiết bị truy nhập băng rộng từ xa. Có chức năng tập trung các kết nối về trung tâm từ các DSLAM-Hub.