dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | lập...

44
Đơn vị tư vấn: Dán Vit CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp Tdo Hnh phúc ----------- ---------- DÁN ĐẦU TƢ TRỒNG CÂY DƢỢC LIU KT HỢP CHĂN NUÔI DÊ NHT CHUNG Chđầu tư: Địa điểm: Bn Pa Cha, xã ng T, huyện Hường ng, tỉnh Điện Biên ---- Tháng 2 năm 2017 ----

Upload: cong-ty-co-phan-tu-van-dau-tu-du-an-viet

Post on 06-Apr-2017

22 views

Category:

Business


11 download

TRANSCRIPT

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------- ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƢ

TRỒNG CÂY DƢỢC LIỆU KẾT HỢP CHĂN

NUÔI DÊ NHỐT CHUỒNG

Chủ đầu tư:

Địa điểm: Bản Pa Cha, xã Ảng Tở, huyện Hường Ảng, tỉnh Điện Biên

---- Tháng 2 năm 2017 ----

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------- ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƢ

TRỒNG CÂY DƢỢC LIỆU KẾT HỢP CHĂN

NUÔI DÊ NHỐT CHUỒNG

CHỦ ĐẦU TƢ

ĐƠN VỊ TƢ VẤN

CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ

DỰ ÁN VIỆT

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

MỤC LỤC

CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 5

I. Giới thiệu về chủ đầu tƣ............................................................................. 5

II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ..................................................................... 5

III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ................................................................... 5

IV. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................. 7

V. Mục tiêu dự án. ......................................................................................... 7

V.1. Mục tiêu chung. ..................................................................................... 7

V.2. Mục tiêu cụ thể. ..................................................................................... 8

Chƣơng II .............................................................................................................. 9

ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................................ 9

I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ..................................... 9

I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 9

I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. ................................................................ 13

II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 14

II.1. Đánh giá nhu cầu thị trƣờng. ............................................................... 14

II.2. Quy mô đầu tƣ của dự án..................................................................... 16

III. Địa điểm và hình thức đầu tƣ xây dựng dự án. ..................................... 17

III.1. Địa điểm xây dựng. ............................................................................ 17

III.2. Hình thức đầu tƣ. ................................................................................ 17

IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 17

IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ......................................................... 17

IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. .. 17

Chƣơng III ........................................................................................................... 18

PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN

PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 18

I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .................................... 18

II. Phân tích lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 18

Chƣơng IV ........................................................................................................... 29

CÁC PHƢƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 29

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

I. Phƣơng án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ

tầng. ..................................................................................................................... 29

II. Các phƣơng án xây dựng công trình. ..................................................... 29

III. Phƣơng án tổ chức thực hiện. ................................................................ 29

1. Phƣơng án quản lý, khai thác. ................................................................. 30

2. Giải pháp về chính sách của dự án. ......................................................... 30

IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. .... 30

Chƣơng V ............................................................................................................ 31

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG

CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG .................................... 31

I. Các quy định và các hƣớng dẫn về môi trƣờng ....................................... 31

II. Các tác động của môi trƣờng. ................................................................. 32

II.1. Trong quá trình xây dựng .................................................................... 32

II.2. Trong giai đoạn sản xuất ..................................................................... 33

III. Kết luận ................................................................................................. 34

Chƣơng VI ........................................................................................................... 35

TỔNG VỐN ĐẦU TƢ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA

DỰ ÁN ................................................................................................................ 35

I. Tổng vốn đầu tƣ và nguồn vốn của dự án. .............................................. 35

II. Khả năng thu xếp vốnvà khả năng cấp vốn theo tiến độ. ....................... 40

1. Nguồn vốn dự kiến đầu tƣ của dự án. ................................................. 40

2. Phƣơng án vay. .................................................................................... 41

3. Các thông số tài chính của dự án. ........................................................ 42

3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. .................................................................. 42

3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 42

3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. ................... 42

3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ..................................... 43

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 44

I. Kết luận. ................................................................................................... 44

II. Đề xuất và kiến nghị. .............................................................................. 44

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU

I. Giới thiệu về chủ đầu tƣ.

Chủ đầu tƣ:

Giấy phép ĐKKD số:.

Đại diện pháp luật: Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở: .

II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.

Tên dự án: Dự án đầu tƣ trồng cây dƣợc liệu kết hợp chăn nuôi dê nhốt

chuồng xã Ảng Tở.

Địa điểm xây dựng: tỉnh Điện Biên.

Hình thức quản lý: Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.

Tổng mức đầu tƣ: 15.212.761.000 đồng. Trong đó :

- Vốn tự có (huy động) là : 5.243.583.000 đồng.

- Vốn vay tín dụng là : 9.969.178.000 đồng.

III. Sự cần thiết xây dựng dự án.

Trong xu hướng hội nhập sâu rộng hiện nay, ngành chăn nuôi trong nước

sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và mức độ cạnh tranh với sản phẩm

nhập khẩu ngày càng khốc liệt hơn. Để ngành phát triển bền vững, nhiều giải

pháp đã được đưa ra, trong đó yêu cầu về chăn nuôi tập trung, chủ động đảm

bảo nguồn thức ăn chăn nuôi được đặt ra khá cấp thiết.

Theo nhìn nhận chung của nhiều chuyên gia về nông nghiệp, những năm

tới đƣợc dự báo ngành chăn nuôi đối mặt với thách thức trong bối cảnh đất nƣớc

ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Yêu cầu đặt ra cho ngành hiện

nay là phải đẩy mạnh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh

tranh. Trong đó, việc tạo lợi thế cạnh tranh chính là con đƣờng duy nhất để

ngành tồn tại trong xu thế hiện nay.

Những bất cập của ngành chăn nuôi hiện nay

Phân tích về thực trạng ngành hiện nay, Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đánh giá, khó khăn lớn nhất của

ngành chăn nuôi hiện nay là thiếu sự phối hợp giữa ngƣời sản xuất và thị trƣờng

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

để tạo ra một chuỗi liên kết ổn định. Do đó, thu nhập, giá trị gia tăng chƣa lớn,

gây khó khăn cho ngƣời chăn nuôi và tạo ra tâm lý không muốn tái đàn, dẫn tới

giá cả biến động.

Theo các chuyên gia trong ngành, hiện chăn nuôi Việt Nam đang tồn tại

các điểm yếu cần khắc phục: phát triển không bền vững về năng suất, chất lƣợng

một số giống vật nuôi thấp; hình thức tổ chức sản xuất còn cũ, manh mún và bị

cắt khúc nên hiệu quả kinh tế không cao. Thêm vào đó là tình trạng ô nhiễm môi

trƣờng trong chăn nuôi, gặp nhiều khó khăn trong xử lý chất thải, dịch bệnh,

thiếu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

Theo một số liệu thống kê, vấn đề khá nan giải đối với ngƣời chăn nuôi

hiện nay là đầu vào thức ăn chăn nuôi chƣa chủ động tạo ra nguồn thức ăn xanh

đối với gia súc có sừng, giá thức ăn tinh và thô xanh trung bình chiếm 65-75%

giá thành sản phẩm so với khu vực.

Thừa nhận trong nhiều năm qua, hệ thống chăn nuôi ở nƣớc ta chủ yếu là

nhỏ, lẻ nhƣng Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng khẳng định, chính hệ thống này

cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành. Thực tế phát triển của

ngành cũng cho thấy, dù phát triển theo hƣớng quy mô, tập trung, nƣớc ta vẫn

phải chấp nhận hỗ trợ hộ chăn nuôi nhỏ duy trì sản xuất. Tuy nhiên, việc tạo ra

các sản phẩm chăn nuôi an toàn, có chất lƣợng, có hiệu quả là yếu tố tất yếu để

ngành tồn tại.

Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lƣợng ảnh hƣởng đến sản xuất

và thu nhập của ngƣời chăn nuôi, thời gian qua nhà nƣớc rất chú ý và hiểu đây là

yêu cầu bức thiết, mệnh lệnh đối với ngành.

Đồng bộ các giải pháp để chăn nuôi phát triển bền vững: Thiết nghĩ,

để phát triển chăn nuôi quy mô tập trung, phát triển các loại vật nuôi có thế

mạnh nhƣ dê là yếu tố tiên quyết cho hoạt động phát triển của doanh nghiệp.

Xác đinh đƣợc cơ hội đầu tƣ, Công ty chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lập “Dự

án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi dê nhốt chuồng xã Ảng Tở”.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp của địa phƣơng, đồng thời khi dự

án hình thành sẽ là điểm sản xuất theo phƣơng thức mới, nâng cao giá trị gia

tăng trong việc sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng. Từ đó phát huy tiềm

năng, thế mạnh của địa phƣơng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tạo bƣớc

chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

IV. Các căn cứ pháp lý.

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;

Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;

Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ƣơng

khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ

về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn;

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý

chi phí đầu tƣ xây dựng;

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý

chất lƣợng và bảo trì công trình xây dựng;

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tƣ xây dựng;

Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc

công bố định mức chi phí quản lý dự án và tƣ vấn đầu tƣ xây dựng công trình;

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng;

Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ Tƣớng Chính

phủ V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên

thời kỳ 2006 – 2020;

Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Thủ tƣớng Chính phủ

về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và các Nghị

quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ

tỉnh Điện Biên lần thứ XII và XIII;

Nghị quyết số 392/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội

đồng Nhân dân tỉnh Điện Biên về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

2016 – 2020.

V. Mục tiêu dự án.

V.1. Mục tiêu chung.

­ Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,

vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền

vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cƣ xây dựng nông thôn mới.

­ Tổ chức tiếp nhận công nghệ, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật phục vụ

sản xuất của dự án.

­ Tổ chức sản xuất sản phẩm có chất lƣợng cao cung cấp cho thị trƣờng.

­ Các công nghệ đƣợc ứng dụng trong thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào

công nghệ tiên tiến, thâm canh so với mặt bằng công nghệ sản xuất nông

nghiệp trong nƣớc.

V.2. Mục tiêu cụ thể.

­ Hàng năm cung cấp cho thị trƣờng khoảng 10 tấn thịt hơi dê thịt chất lƣợng

cao.

­ Hàng năm cung cấp khoảng 360 con giống dê cái Bách Thảo và khoảng

80.000 lít sữa dê cho thị trƣờng;

­ Xây dựng đồng cỏ cung cấp thức ăn cho đàn dê của dự án.

­ Xây dựng vƣờn cây cây dƣợc liệu chất lƣợng cao.

­ Hình thành vƣờn sản xuất dƣợc liệu.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Chƣơng II

ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.

I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.

Vị trí địa lý

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc,

có tọa độ địa lý 20o54’ – 22

o33’ vĩ độ Bắc và 102

o10’ – 103

o36’ kinh độ Đông.

Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp

tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam

(Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Là tỉnh duy nhất có

chung đƣờng biên giới với 2 quốc gia: Trung Quốc (dài 38,5km) và Lào (dài 360

km).

Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài 2 cửa khẩu đã đƣợc mở là Huổi

Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ đƣợc mở. Trên

tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành

cửa khẩu Quốc gia. Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan

trọng của vùng Tây Bắc và cả nƣớc, đƣợc Chính phủ hai nƣớc thỏa thuận nâng

cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang đƣợc xây dựng. Đây

là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thƣơng mại quốc tế, tiến

tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đƣờng

xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây

Nam Trung Quốc và Đông Bắc Myanma.

Vị trí địa lý

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc,

có tọa độ địa lý 20o54’ – 22

o33’ vĩ độ Bắc và 102

o10’ – 103

o36’ kinh độ Đông.

Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp

tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam

(Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Là tỉnh duy nhất có

chung đƣờng biên giới với 2 quốc gia: Trung Quốc (dài 38,5km) và Lào (dài 360

km).

Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài 2 cửa khẩu đã đƣợc mở là Huổi

Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ đƣợc mở. Trên

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành

cửa khẩu Quốc gia. Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan

trọng của vùng Tây Bắc và cả nƣớc, đƣợc Chính phủ hai nƣớc thỏa thuận nâng

cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang đƣợc xây dựng.

Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thƣơng mại quốc

tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến

đƣờng xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào

- Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.

Địa hình

Do ảnh hƣởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất

phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Đƣợc cấu tạo bởi

những dãy núi chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ

200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ

Tây sang Đông. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc

huyện Mƣờng Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m. Ở phía Tây có

các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểm cao Mƣờng Phăng kéo

xuống Tuần Giáo.

Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc. Trong

đó, đáng kể có thung lũng Mƣờng Thanh rộng hơn 150km2, là cánh đồng lớn và

nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc. Núi bị bào mòn mạnh tạo nên

những cao nguyên khá rộng nhƣ cao nguyên A Pa Chải (huyện Mƣờng Nhé),

cao nguyên Tả Phình (huyện Tủa Chùa). Ngoài ra còn có các dạng địa hình

thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sƣờn tích, hang động

castơ,... phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhƣng diện tích nhỏ.

Khí hậu

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tƣơng đối lạnh

và ít mƣa; mùa hạ nóng, mƣa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thƣờng, phân

hoá đa dạng, chịu ảnh hƣởng của gió tây khô và nóng.

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21o – 23

oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất

thƣờng vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 14o – 18

oC), các tháng có nhiệt độ

trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (25oC) - chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp

hơn 500m. Lƣợng mƣa hàng năm trung bình từ 1.300 - 2.000mm, thƣờng tập

trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76 - 84%. Số giờ nắng bình quân từ 158 –

187 giờ trong năm; các tháng có giờ nắng thấp là tháng 6, 7; các tháng có giờ

nắng cao thƣờng là các tháng 3, 4, 8, 9.

Hệ thống sông và nguồn tài nguyên nƣớc

Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn của cả nƣớc là: Sông

Đà, sông Mã và sông Mê Kông.

Trong đó:

Sông Đà ở phía Bắc tỉnh (giáp với tỉnh Lai Châu) bắt nguồn từ Vân Nam

(Trung Quốc) qua Mƣờng Tè (tỉnh Lai Châu) - thị xã Mƣờng Lay - Tuần

Giáo rồi chảy về tỉnh Sơn La. Sông Đà (trên địa bàn Điện Biên có các phụ

lƣu chính là Nậm Ma, Nậm Bum, Nậm Pụ, Nậm Mức...) với tổng diện

tích lƣu vực khoảng 5.300km2, chiếm 55% diện tích tự nhiên của tỉnh;

chảy qua các huyện: Mƣờng Nhé, Mƣờng Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo và

thị xã Mƣờng Lay.

Hệ thống sông Mã có các phụ lƣu chính là sông Nậm Khoai (huyện Tuần

Giáo) và sông Nậm Mạ (huyện Điện Biên) với diện tích lƣu vực

2.550km2. Đây là hệ thống sông lớn thứ hai của tỉnh.

Hệ thống sông Mê Kông có diện tích lƣu vực là 1.650km2 với các nhánh

chính là sông Nậm Rốm, Nậm Núa. Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ Bắc

huyện Điện Biên qua thành phố Điện Biên Phủ - Pa Thơm (huyện Điện

Biên) rồi chảy sang Lào. Sông Nậm Núa bắt nguồn từ Mƣờng Nhà chảy

theo hƣớng Nam - Bắc sau đó chuyển sang hƣớng Đông - Tây và gặp

sông Nậm Rốm ở lòng chảo Điện Biên rồi chảy sang Lào.

Nguồn tài nguyên nƣớc mặt rất phong phú với hơn 10 hồ và hơn 1.000

sông, suối lớn nhỏ phân bố tƣơng đối đồng đều. Sông suối ở Điện Biên nhiều,

nguồn nƣớc tƣơng đối dồi dào. Đây là nguồn nƣớc chủ yếu mà hiện nay Điện

Biên đang khai thác và sử dụng.

Tuy nhiên, địa hình cao, dốc; nhiều thác, ghềnh; có lƣợng dòng chảy lớn;

lƣợng dòng chảy giảm dần từ phía Bắc đến phía Nam của tỉnh. Các huyện

Mƣờng Chà và phía bắc Tuần Giáo có một dòng chảy từ 30 - 40 l/s/km2; huyện

Điện Biên và phía nam Tuần Giáo chỉ còn 20 l/s/km2. Vì vậy, khả năng giữ nƣớc

vào mùa khô rất khó khăn.

Nguồn nƣớc ngầm của tỉnh Điện Biên đƣợc tập trung chủ yếu ở các thung

lũng lớn nhƣ huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Các thung lũng này có trữ

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

lƣợng nƣớc ngầm khá lớn và hình thành túi đựng nƣớc ở độ sâu từ 20 đến 200m.

Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ thực hiện một số mũi khoan thử nghiệm, chƣa đi

vào khai thác.

Tiềm năng thủy điện:

Theo khảo sát sơ bộ, tại Điện Biên có nhiều điểm có khả năng xây dựng

nhà máy thuỷ điện, trong đó đáng chú ý là các điểm: Thuỷ điện Mùn Chung trên

suối Nậm Pay, thuỷ điện Mƣờng Pồn trên suối Nậm Ty, thuỷ điện Nậm Mức

trên sông Nậm Mức, thuỷ điện Nậm He trên suối Nậm He, thuỷ điện Nậm Pồ

trên suối Nậm Pồ, hệ thống thuỷ điện trên sông Nậm Rốm, Nậm Khẩu Hú... Tuy

nhiên, việc khai thác các tiềm năng này còn ở mức khiêm tốn.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có một số nhà máy thuỷ điện nhƣ Nà Lơi

9.300KW, thác Bay 2.400KW, Thác trắng 6.200KW, Nậm Mức 44Mw đang

đƣợc xây dựng và khai thác khá hiệu quả.

Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010, Điện Biên có tổng

diện tích đất tự nhiên là 956.290,37ha. Trong đó:

Đất nông - lâm nghiệp chiếm chủ yếu với 79,31% tổng diện tích đất tự

nhiên.

Đất phi nông nghiệp (sử dụng để ở, phục vụ mục đích công cộng, trụ sở

cơ quan, công trình sự nghiệp…) chiếm 2,27%.

Đất chƣa sử dụng vẫn chiếm diện tích tƣơng đối lớn với 18,41%, chủ yếu

là đất đồi núi, dốc chỉ có khả năng phát triển lâm nghiệp.

Tài nguyên rừng

Là tỉnh miền núi nên Điện Biên có tiềm năng lớn về rừng. Toàn tỉnh có tới

602.566,42ha đất lâm nghiệp có rừng (chiếm 63,01% diện tích đất nông nghiệp

của tỉnh). Trong số hơn 176 nghìn ha đất chƣa sử dụng thì diện tích đất có khả

năng phát triển lâm nghiệp là hơn 171 nghìn ha (chiếm trên 97%).

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Điện Biên chƣa đƣợc thăm dò đánh giá sâu về trữ

lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, qua tra cứu các tài liệu lịch sử liên quan cho

thấy, Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các

loại chính nhƣ: nƣớc khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và

kim loại màu..., nhƣng trữ lƣợng thấp và nằm rải rác trong tỉnh.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Tiềm năng du lịch

Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch

sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở

chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mƣờng Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản

kéo, Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của

Pháp (Khu hầm Đờ cát).

Bên cạnh đó là rất nhiều các hang động, nguồn nƣớc khoáng và hồ nƣớc

tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, nhƣ: Rừng nguyên

sinh Mƣờng Nhé; các hang động tại Pa Thơm (Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần

Giáo); các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông...

Ngoài ra, Điện Biên còn có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với 19 dân tộc

anh em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng, hiện nay

vẫn còn giữ đƣợc các phong tục tập quán vốn có, điển hình là dân tộc Thái và H'

Mông...

I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.

Huyện Mƣờng Ảng - tỉnh Điện Biên đƣợc thành lập theo Nghị định

135/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ

ngày 01/4/2007. Huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Điện Biên, có giới hạn địa lý

từ 21 độ 30 vĩ độ Bắc, 103 độ 15 kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Tuần

Giáo, phía Tây giáp huyện Điện Biên, phía Nam giáp huyện Thuận Châu (tỉnh

Sơn La) và huyện Điện Biên Đông, phía Bắc giáp huyện Tuần Giáo và huyện

Mƣờng Chà. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 44.352,2 ha, dân số trung

bình của huyện là 44.540 ngƣời. Gồm có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống,

trong đó có 4 dân tộc chính là Thái, Kinh, Mông và Khơ mú và một số dân tọc

khác.

Mƣờng Ảng nằm giữa hai đô thị của tỉnh là huyện lỵ Tuần Giáo và thành

phố Điện Biên Phủ. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Mƣờng Ảng (nằm dọc theo

quốc lộ 279) cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 45 km về phía Tây. Mƣờng

Ảng có vị trí khá quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh Điện

Biên. Đây là vùng đất màu mỡ, phù hợp với việc phát triển nhiều loại cây trồng

vật nuôi, đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày cùng đàn gia súc và gia

cầm các loại. Mặt khác, đây cũng là khu vực có khả năng phát triển các vùng

nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm sản thuộc khu vực phía

Đông của tỉnh Điện Biên.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Huyện có 10 đơn vị hành chính gồm 09 xã và 01 thị trấn với 139 bản, tổ

dân phố; có 01 xã vùng I là thị trấn Mƣờng Ảng (riên bản Hón thị trấn đƣợc

hƣởng Chƣơng trình 135 giai đoạn III nhƣ xã vùng III), có 01 xã vùng II là Ẳng

Nƣa (riên bản Tát Hẹ đƣợc hƣởng Chƣơng trình 135 giai đoạn III nhƣ xã vùng

III), còn lại là 08 xã vùng III.

Kinh tế của huyện có bƣớc tăng trƣởng khá, phát triển năm sau cao hơn

năm trƣớc, tăng trƣởng bình quân trên 10%/năm. Những năm gần đây, Đảng và

Nhà nƣớc tiếp tục có những chính sách ƣu tiên đối với miền núi, huyện nghèo là

cơ sở thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế - xã hội của huyện, khai thác tiềm năng, lợi

thế, phát huy nội lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển

kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

II. Quy mô sản xuất của dự án.

II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.

Nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt

là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm

nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản

hàng hoá, mở rộng thị trƣờng…

Nông nghiệp đƣợc coi là ngành đem lại nguồn thu nhập lớn. Các loại nông,

lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trƣờng quốc tế hơn so với các hàng hóa công

nghiệp. Vì thế, ở các nƣớc đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ

yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản.

Về chăn nuôi gia súc:

Ngành chăn nuôi gia súc là một trong những ngành có tốc độ tăng trƣởng

nhanh nhất trong nông nghiệp, đóng góp 40% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn

cầu. Ngành chăn nuôi gia súc đóng góp 15% tổng số thực phẩm và 25% lƣợng

đạm trong các bữa ăn.

Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi gia súc cung cấp các vi chất dinh dƣỡng

thiết yếu không dễ gì có đƣợc từ các sản phẩm cây thực phẩm khác.

Nhu cầu thịt tại các nƣớc đang phát triển hiện đang tăng do thu nhập tăng,

dân số tăng và quá trình đô thị hoá.

Để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng này, sản xuất thịt toàn cầu dự kiến

tăng từ con số hiện tại là 228 tấn lên 463 tấn vào năm 2050 với lƣợng đàn gia

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

súc tăng từ 1,5 tỷ con lên 2,6 tỷ con và lƣợng dê và cừu tăng từ 1,7 tỷ con lên

2,7 tỷ con.

Nhu cầu các sản phẩm thực phẩm từ thịt tăng tạo cơ hội lớn cho ngành gia

súc đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo.

Mức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi tăng đáng kể ở vùng Đông và Đông

Nam Á. Đặc biệt Trung Quốc có mức tiêu thụ thịt trên đầu ngƣời tăng 4 lần, tiêu

thụ sữa tăng 10 lần, tiêu thụ trứng tăng 8 lần.

Tiêu thụ các sản phẩm gia súc tại các nƣớc còn lại của Đông và Đông

Nam Á cũng tăng đáng kể, đặc biệt tại Hàn Quốc, Malaysia và Việt Nam.

Ngành chăn nuôi gia súc cần có những chính sách mang tính thị trƣờng

nhƣ thuế và phí trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc chi trả cho

các dịch vụ môi trƣờng nhằm khuyến khích ngƣời sản xuất đảm bảo sản xuất gia

súc theo cách thức bền vững.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có mức tăng khá đạt 4,3% so với cùng 2

kỳ năm ngoái. Mức tăng này là do đàn bò sữa tăng mạnh (tăng 20,9%) sản lƣợng

sữa bò tƣơi tăng cao đạt khoảng 120% so với cùng kỳ năm trƣớc. Chăn nuôi lợn

phát triển khá thuận lợi do dịch lợn tai xanh không xảy ra và giá bán lợn hơi ở

mức có lợi cho ngƣời chăn nuôi. Đàn lợn của cả nƣớc tại thời điểm điền tra 1/10

có 27,7 triệu con, tăng 3,7%; Đàn gia cầm có 341,9 triệu con, tăng 4,3%.

Theo kết quả điều tra thời điểm 01/10/2015 đàn trâu cả nƣớc hiện có 2,52

triệu con, bằng 100,1% so với cùng kỳ năm trƣớc. Sản lƣợng thịt trâu hơi xuất

chuồng ƣớc đạt 85,8 nghìn tấn, bằng 100,14% cùng kỳ. Chăn nuôi bò phát triển

do Đàn bò sữa tăng mạnh cả nƣớc hiện có 5,36 triệu con bò, bằng 102,5% so với

cùng kỳ năm trƣớc.

Đối với thị trƣờng cây dƣợc liệu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nƣớc đang phát triển việc

chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ

dƣợc thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nƣớc

trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm

có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh.

Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trƣờng thuốc từ dƣợc liệu

đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trƣởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD

(2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), Châu

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu

thuốc từ dƣợc liệu ƣớc đạt khoảng trên 80 tỷ USD.

Những nƣớc sản xuất và cung cấp dƣợc liệu trên thế giới chủ yếu là những

nƣớc đang phát triển ở Châu Á nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,

Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi nhƣ Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La

tinh nhƣ Brasil, Uruguay ... Những nƣớc nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là

những nƣớc thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới.

Trung bình hàng năm các nƣớc EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD

dƣợc liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dƣợc liệu chính cho thị trƣờng EU là

Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.

Về xuất khẩu, nƣớc ta chủ yếu xuất dƣợc liệu thô, ƣớc tính 10.000 tấn/năm

bao gồm các loại nhƣ: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,...

và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất đƣợc

chiết xuất từ dƣợc liệu cũng từng đƣợc xuất khẩu nhƣ Berberin, 16 Palmatin,

Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dƣợc khác sang Đông

Âu và Liên bang Nga. 2. Nhu cầu sử dụng dƣợc liệu, thuốc từ dƣợc liệu trên thế

giới.

Nhu cầu về dƣợc liệu cũng nhƣ thuốc từ dƣợc liệu (thuốc đƣợc sản xuất từ

nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có

xu hƣớng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế

giới con ngƣời bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dƣỡng sức

khỏe có nguồn gốc từ thảo dƣợc hơn là sử dụng thuốc tân dƣợc vì nó ít độc hại

hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số ngƣời sử dụng Y

học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng nhƣ

Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nƣớc Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử

dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật

Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê

của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hƣớng đi mới là sản

xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hƣơng liệu… Chính

vì vậy, sản xuất dƣợc liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế

ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.

II.2. Quy mô đầu tư của dự án.

Nuôi dê nhốt chuồng với quy mô 500 con sinh sản.

Đầu tƣ khu trồng dƣợc liệu (Ba kích) với quy mô khoảng ....

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

III. Địa điểm và hình thức đầu tƣ xây dựng dự án.

III.1. Địa điểm xây dựng.

III.2. Hình thức đầu tư.

Dự án đầu tƣ theo hình thức xây dựng mới một cách đồng bộ để khai thác

hiệu quả nhất vốn đầu tƣ.

IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.

IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

Bảng nhu cầu sử dụng đất của dự án

TT Nội dung Diện tích

(m2)

Tỷ lệ

(%)

1 Nhà làm việc 150,0 0,35

2 Chuồng nuôi dê các loại 1.000,0 2,34

3 Khu sân chơi cho dê 1.100,0 2,58

4 Khu trồng cỏ thâm canh nuôi dê 14.000,0 32,83

11 Sân đƣờng giao thông nội bộ 4.264,2 10,00

12 Vƣờn trồng cây dƣợc liệu (Ba kích) 22.134,0 51,90

Tổng cộng 42.648,2 100,00

IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.

Các vật tƣ đầu vào nhƣ: cây giống, vật tƣ nông nghiệp và xây dựng đều có

bán tại địa phƣơng và trong nƣớc nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục

vụ cho quá trình thực hiện dự án là tƣơng đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự

kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phƣơng. Nên cơ bản thuận lợi cho

quá trình thực hiện dự án.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Chƣơng III

PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG

TRÌNHLỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.

Bảng tổng hợp quy mô xây dựng công trình của dự án

TT Danh mục công trình ĐVT Quy mô

1 Nhà làm việc m² 150

2 Chuồng nuôi dê các loại m² 1.000

3 Khu sân chơi cho dê m² 1.100

4 Khu trồng cỏ thâm canh nuôi dê m² 14.000

5 HT cấp điện toàn khu HT 1

6 HT thoát nƣớc tổng thể HT 1

7 HT cấp nƣớc tổng thể HT 1

8 Hàng rào bảo vệ md 1.120

9 Sân đƣờng giao thông nội bộ m² 4.264

10 Vƣờn trồng cây dƣợc liệu (Ba kích) m² 22.134

II. Phân tích lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ.

II.1. Công nghệ - kỹ thuật nuôi dê Bách Thảo.

Giống và đặc điểm giống:

Dê có tên khoa học là Capra, họ phụ dê cừu Caprarovanae, họ sừng rỗng

Bovidae, bộ nhai lại Ruminatia, bộ guốc chẳn Artio-dactila, lớp có vú. Cùng họ

phụ dê cừu nhƣng dê khác hẳn cừu, dê có 60 nhiễm sắc thể, cừu chỉ có 54 nhiễm

sắc thể…

Dê là một trong những động vật đƣợc thuần hoá sớm nhất và đƣợc nuôi

phổ biến ở hầu khắp các nƣớc trên thế giới. Dê thích nghi với nhiều vùng sinh

thái khác nhau. Bộ máy tiêu hoá của dê phát triển tốt và có khả năng tiêu hoá

thức ăn thô xanh với số lƣợng lớn hơn so với trâu bò. Dê có thể ăn tới 25-40%

thể trọng, trong khi đó trâu bò chỉ ăn đƣợc 10-15% thể trọng…

Chọn và phối giống:

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Chọn giống:

Dê cái: Chọn lọc qua đời trƣớc (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản

thân (ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích nghi…) và qua đời

sau.

Dê đực: Chọn lọc chủ yếu dựa trên dòng, giống, khả năng sinh trƣởng

phát triển, ngoại hình, tính năng và đặc biệt là khả năng phối giống đậu

thai, phẩm chất đời con…

Phối giống:

Ngoài việc chọn lọc, ghép đôi giao phối thích hợp, tránh đồng huyết thì

việc cho dê giao phối đúng thời điểm là hết sức quan trọng. Chu kỳ động dục 20

- 21 ngày, kéo dài 1-3 ngày, âm hộ hơi sƣng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la, bỏ

ăn, nhảy lên lƣng con khác, nếu đang tiết sữa sẽ bị giảm. Thời gian động dục

thƣờng kéo dài 36-40 giờ, và thời điểm phối giống thích hợp từ 12-13 giờ kể từ

khi bắt đầu động dục, nên cho dê phối 2 lần trong ngày động dục. Phải có sổ

sách theo ngày phối giống, ngày đẻ…

Chăm sóc nuôi dưỡng:

Chuồng trại:

Có thể làm bằng gỗ, tranh tre, nứa lá… nhƣng phải bảo đảm thông thoáng,

mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh nắng, nóng, mƣa tạt, gió lùa…

Kích thƣớc: Cao 1,0-1,2m, rộng 1,2-1,4m, dài 1,3-1,5m. Trên có mái che

mƣa che nắng cao 1,6-1,8m. Phía dƣới sàn chuồng cách mặt đất 0,5-0,8m. Sàn

chuồng nên làm bằng gỗ thẳng, phẳng, bản rộng 2-3cm, đóng hở 1-1,5cm để cho

phân lọt xuống dễ dàng. Cửa chuồng phải đóng mở dễ dàng và chắc chắn. Mỗi ô

chuồng diện tích 1,5-1,8m2, đủ nhốt một con dê giống và đàn con theo mẹ hoặc

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

2-3 con dê thịt. Máng cỏ và máng thức ăn tinh nên đặt phía trƣớc, ngoài

chuồng.

Nhu cầu dinh dƣỡng và khẩu phần ăn:

Nhu cầu dinh dƣỡng: Dê cần một lƣợng thức ăn tính theo vật chất khô

(VCK) bằng 3,5% thể trọng, dê thịt 3,0%, dê sữa 4,0%. Ví dụ: Một dê Cái Bách

Thảo nặng 35kg thì lƣợng VCK là: 35kg x 4% = 1,4kg. Với nhu cầu 65% VCK

từ thức ăn thô xanh (0,91kg) và 35% VCK từ thức ăn tinh (0,49kg). Khi cho dê

ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% VCK và thức ăn tinh chứa 90% VCK. Trên

cơ sở đó, ta sẽ tính đƣợc lƣợng thức ăn hàng ngày cho dê:

Thức ăn thô xanh: 0,91kg : 0,20 = 4,55kg;

Thức ăn tinh: 0,49kg : 0,90 = 0,44kg.

Nhu cầu về vật chất khô chỉ nói lên số lƣợng thức ăn, còn về chất lƣợng

thức ăn phải tính theo nhu cầu năng lƣợng và protein…

Khẩu phần thức ăn: Trên cơ sở nhu cầu dinh dƣỡng của dê, căn cứ theo thể

trọng, khả năng sinh trƣởng phát triển, sản xuất và các nguồn thức ăn hiện có mà

xây dựng khẩu phần thức ăn cho dê. Yêu cầu của khẩu phần thức ăn là cân đối

thành phần và giá trị dinh dƣỡng, đảm bảo đủ số lƣợng và chất lƣợng thức ăn,

nhất là đạm, khoáng, sinh tố… Nên bổ sung đá liếm tự do cho dê.

Một số khẩu phần cho dê có thể trọng và năng suất sữa khác nhau

(kg/con/ngày):

Thành phần thức ăn Dê 30kg cho

1 lít sữa

Dê 40kg cho 1,5

lít sữa

Dê 50kg cho 2

lít sữa

Cỏ lá cây xanh 3,0 4,0 4,5

Lá cây họ đậu 1,0 2,0 2,5

Thức ăn tổng hợp (14 -

15% protêin 0,3 - 0,4 0,6 - 0,7 0,9 - 0,10

Nƣớc uống:

Bình thƣờng 3 lít/ngày và sản xuất 1 lít sữa cần 1,5 lít nƣớc… nhƣ vậy dê

cần khoảng 4-6 lít/ngày. Tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nƣớc sạch và mát cho dê

uống tự do.

Chăm sóc, nuôi dƣỡng:

Dê con sơ sinh đến cai sữa (90 ngày):

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Sơ sinh đến 10-15 ngày (giai đoạn bú sữa đầu): Dê con đẻ ra phải đƣợc

lau khô, vuốt sạch máu cuống rốn từ trong ra ngoài và cắt cuống rốn 3-

4cm, lót ổ cho dê con nằm cạnh mẹ. Cho dê bú sữa đầu ngay, càng sớm

càng tốt, bú đều cả 2 vú, 3-4 lần/ngày. Sau 10 ngày nên tập cho dê con ăn

bột gạo, bắp, đậu đổ rang và lá non ngon, khô sạch…

Từ 15-45 ngày: Tách dê mẹ để vắt sữa, 2 lần/ngày với dê có sản lƣợng

sữa trên 1 lít. Sau khi vắt mới cho dê con vào bú và cho dê con bú thêm

300-350ml, chia ra 2-3 lần/ngày, đảm bảo tổng lƣợng sữa cho dê con 450-

600ml/con/ngày. Cho dê con ăn thêm thức ăn tinh 30-40gr /con/ngày.

Từ 45-90 ngày: Cho dê uống 600ml và giảm dần xuống 400ml/con/ngày,

chia làm 2 lần/ngày. Sữa dê nguyên chất hay sữa thay thế cần đƣợc hâm

nóng 38-400C. Núm, bình, xô chậu cho dê bú phải đƣợc tiệt trùng trƣớc và

sau khi bú. Lau khô, sạch sàn chuồng sau khi cho dê bú…Cho dê con ăn

50-100gr thức ăn tinh và tăng dần cho đến khi dê con tự lực hoàn toàn,

không còn sữa mẹ.

Giai đoạn theo mẹ dê con dễ mẫn cảm với bệnh đƣờng hô hấp, viêm loét

miệng truyền nhiễm do lạnh, ẩm ƣớt…

Dê hậu bị:

Chọn lọc những dê sau cai sữa, sinh trƣởng phát dục tốt, ngoại hình đẹp…

Nuôi dê hậu bị theo khẩu phần qui định đảm bảo khả năng sinh trƣởng phát triển

hợp lý. Cho ăn đầy đủ thức ăn thô xanh 3-5kg/con/ngày, bằng 75-80% VCK

trong khẩu phần, phần còn lại bổ sung bằng thức ăn tinh và các phụ phẩm khác,

không nên vổ béo dê hậu bị… Cho dê vận động 3-4giờ/ngày, vệ sinh khô sạch

sàn chuồng, nền chuồng, sân chơi, máng ăn, máng uống hàng ngày. Giai đoạn

hậu bị dê thƣờng hay mắc bệnh đƣờng tiêu hoá, nên chú ý cho dê ăn sạch, uống

sạch và ở sạch…

Dê sinh sản:

Dê đực giống: Sau 3 tháng phải nuôi tách riêng và chỉ cho giao phối khi

11-12 tháng và đạt trọng lƣợng qui định. tuyệt đối không nhốt dê đực giống

trong đàn dê có chửa và dê vắt sữa, vừa tạo thêm tính hăng, vừa tránh mùi hấp

thụ vào sữa. Thông thƣờng một dê đực 50kg, mỗi ngày ăn: 3-4kg cỏ, 1-2kg lá

cây giàu protein, 0,4-0,5kg thức ăn tinh. Nếu cho phối giống 3 lần/ngày thì bổ

sung thêm thức ăn tinh giàu đạm, khoáng và sinh tố… Có thể cho ăn 1-2 quả

trứng gà, 0,3-0,5kg rau xanh non ngon và bổ sung đá liếm tự do cho dê. Thƣờng

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

xuyên cho dê đực vận động, kết hợp với việc tắm chải 3-4 giờ/ngày. Có sổ theo

dõi phối giống. Khi khả năng phối giống đạt dƣới 60% và trên 6 năm thì nên loại

thải.

Dê mang thai: Sau khi phối giống 22-23 ngày, mà không thấy dê động dục

trở lại, thì có thể dê đã thụ thai. Thời gian mang thai trung bình 150 ngày. Dê có

chửa, nhu cầu dinh dƣỡng tăng dần lên, đặc biệt là 2 tháng cuối, dê chịu kiếm

ăn, phàm ăn hơn, lông mƣợt và tăng cân. Cần đáp ứng đầy đủ số lƣợng và chất

lƣợng thức ăn cho dê… Đối với dê đang cho sữa, thì tuổi thai càng lớn, phải

giảm dần lƣợng sữa khai thác để thai phát triển tốt và cho sữa tốt ở các chu kỳ

sau. Tránh dồn duổi, đánh đập dê. Đối với dê chửa lần đầu nên xoa bóp bầu vú

để kích thích tuyến sữa phát triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau

này. Dự tính ngày đẻ để chủ động đỡ đẻ và chăm sóc dê con…

Dê đẻ: Dê sắp đẻ nên nhốt riêng từng ô chuồng, đã vêï sinh sát trùng khô

sạch, kín và yên tĩnh. Chuẩn bị dụng cụ và trực đỡ đẻ cho dê. Trƣớc khi đẻ 5-10

ngày nên giảm bớt thức ăn tinh đối với những dê năng suất sữa cao để ránh sốt

sữa, viêm vú. Sau khi đẻ dê mẹ liếm dê con, nhƣng vẫn phải lau khô, cắt rốn, sát

trùng cuống rốn. Đẻ hết con khoảng 1-4 giờ thì nhau ra, không để mẹ ăn nhau.

Trƣờng hợp khó đẻ hoặc sau đẻ 4 giờ mà nhau không ra, nên mời cán bộ thú y

can thiệp. Dê đẻ xong, phải rửa sạch bầu vú, âm hộ, vệ sinh khô sạch nơi dê đẻ.

Nếu dê mẹ sƣng nầm sữa thì chờm nƣớc nóng và vắt sữa để thông tia sữa. Sau

đó cho dê mẹ uống nƣớc ấm có pha muối 0,5% hoặc nƣớc đƣờng 5-10%. Hàng

ngày cho dê mẹ ăn thức ăn thô xanh non ngon, thức ăn tinh chất lƣợng tốt theo

khẩu phần…

Dê vắt sữa: Đảm bảo tiêu chuẩn khẩu phần, thức ăn thô xanh non, ngon,

chất lƣợng tốt, dê thích ăn cho nhiều sữa, thức ăn tinh hổn hợp, protein thô 14-

15%, bổ sung premix khoáng, sinh tố và muối ăn. Những dê năng suất sữa trên 2

lít/ngày, cần cho ăn và vắt sữa 2-3 lần/ngày. Cho dê vận động 3-4 giờ/ngày, kết

hợp xoa bóp, tắm chải, bắt ve... Theo dõi sự thay đổi thể trọng của dê mẹ, 1-2

tháng đầu thể trọng giảm 5-7%, sang tháng thứ 3 sẽ hồi phục và ổn định thể

trọng. Cho dê cạn sữa từ từ bằng cách giảm dần số lần vắt sữa và số lần cho bú.

Dê cho sữa, nhất là dê cao sản thƣờng hay bị viêm vú, cần lƣu ý để phòng và trị

kịp thời.

Thực hiện đúng qui trình kỹ thuật vắt sữa, tránh xây xát núm vú và bầu vú,

đặc biệt vệ sinh trƣớc và sau khi vắt sữa…

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Thú y phòng bệnh:

Với phƣơng châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chƣơng trình 3 sạch,

ở sạch, ăn sạch, uống sạch. Thƣờng xuyên theo dõi số lƣợng và chất lƣợng đàn

dê để phòng và trị bệnh kịp thời, nhất là những bệnh thƣờng gặp nhƣ: Sình bụng

đầy hơi, đau bụng tiêu chảy, viêm vú, thối móng, viêm loét miệng, lở mồm long

móng, tụ huyết trùng, nhiệt thán, cầu trùng, đậu… Đặc biệt, khi thời tiết hoặc

môi trƣờng sống thay đổi cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dƣỡng thật tốt để

phòng và chống stress gây hại.

Định kì tiêm phòng các bệnh truyền nhiểm theo đặc điểm dịch tể học của

vùng và qui định của cơ quan thú y. Phòng bệnh và xử lý tốt các bệnh thông

thƣờng, bệnh sản khoa nhƣ viêm vú, viêm tử cung, sót nhau… kiểm soát nội,

ngoại kí sinh trùng nhƣ ve, ký sinh trùng đƣờng ruột…

II.2. Công nghệ - kỹ thuật trồng cỏ voi để nuôi dê nhốt chuồng.

a. Thời gian trồng

Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 6

đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động đƣợc nƣớc tƣới thì có thể thu hoạch quanh

năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3 – 4 năm (tức là trồng một lần thu hoạch

đƣợc 3-4 năm). Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

b. Chuẩn bị đất

Có thể trồng cỏ voi theo hƣớng chuyên canh và thâm canh hoặc trồng cỏ

voi vừa làm hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc. Trong trƣờng hợp trồng

chuyên canh và thâm canh, cần chọn loại đất phù hợp với yêu cầu của cây: loại

đất có tầng canh tác trên 30cm, nhiều màu, tơi xốp, thoát nƣớc, có độ ẩm trung

bình đến hơi khô, pH của đất = 6 -7. Cần cầy sâu, bừa kỹ hai lƣợt và làm sạch cỏ

dại, đồng thời san phẳng đất. Rạch hàng sâu 15-20 cm theo hƣớng đông tây,

hàng cách hàng 60 cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi

kia 40 cm và hàng cách hàng 60cm.

Tính diện tích cỏ để đủ cho 1 con bò cần là 250 mét vuông. Trọng lƣợng

cỏ tiêu thụ = 1/10 trọng lƣợng của bò.

Áp dụng phƣơng pháp mới của Nhật (APM)

Luống cỏ trồng theo hƣớng Đông Tây (để chiếm đủ ánh nắng từ sáng đến

chiều). Nếu đất sƣờn đồi phải lƣu ý tùy theo địa hình ta nên làm theo bậc thang

chống xói mòn và sạt lở.

Đối với cỏ cao từ 1 m trở lên nhƣ cỏ va06 (cỏ lá mía).

Đào thành từng luống: Rộng 0,5 m, sâu 0,3 chiều dài tùy ý…

Tiếp tục luống thứ 2 cũng làm nhƣ luống 1…vậy là luống cách luống

0,6m. và hàng cách hàng gần 0,5m.

Trƣớc khi trồng chuẩn bị cắt lá cây bụi (bèo lục bình) bỏ xuống hố để làm

phân xanh, bón thêm phân chuồng và rơm rạ mục… có độ dày 0,2 m. Trên bề

mặt ta bón thêm phân Lân (nóng chảy) 1kg/5m và thêm 1kg Ure cho 25m,bón

phân xong ta lấp 1 lớp đất mỏng khoảng 4cm. Việc làm này rất quan trọng vừa

giữ đƣợc độ ẩm và phân bón không chảy lan ra vƣờn của ngƣời khác khi có mƣa

lớn.

Tƣới nƣớc ƣớt đủ ẩm trong thời gian 10 đến 15 ngày thì trồng đƣợc.

Sau này bón phân chuồng và Ure vào giữa luống, không cần lấp chỉ tƣơi

nƣớc là đất 2 bên tự lấp.Đăt van tƣới tự động 2ngày/lần.

c. Phân bón

Tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu mà có thể sử dụng lƣợng phân bón khác

nhau. Trung bình cho 1 ha cần bón: 15 – 20 tấn phân chuồng hoai mục; 300 –

400 kg đạm urê; 250 – 300 kg super lân; 150 – 200 kg sulphat kali. Các loại

phân hữu cơ, phân lân, phân kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Riêng phân đạm thì chia đều cho các lần thu hoạch và bón thúc sau mỗi lần cắt.

Nếu đất chua (pH <5) thì phải bón thêm vôi.

d. Cách trồng và chăm sóc

Trồng bằng thân cây (hom), chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80-

100 ngày). Chặt vát hom với độ dài 25 – 30 cm/hom và có 3-5 mắt mầm. Mỗi

hecta cần 8 -10 tấn hom. Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 450, cách nhau 30-40

cm và lấp đất dầy khoảng 5 cm sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10 cm và

bảo đảm mặt đất bằng phẳng sau khi lấp. Sau khi trồng 10-15 ngày mầm bắt đầu

mọc. Tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm và nếu có hom chết, cần trồng dặm lại,

đồng thời làm sạch cỏ dại và dùng cuốc xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng (chú

ý không chạm vào thân cây giống). Lúc đƣợc 30 ngày tiến hành bón thúc

bằng100 kg urê cho mỗi hecta. Dùng cuốc làm sạch cỏ dại thêm vài lần, trƣớc

khi cỏ lên cao, phủ kín mặt đất.

Trồng cỏ (hom) hay hạt xuống 1/3 hố vào 2 bên mép hố (Xuống bên dƣới

luống). Các hom cỏ rải đều nối tiếp nhau. Nhƣ vậy là hàng cách hàng 0,5 m

(không trồng hom cỏ ở trên luống cao).

Sang luống thứ 2 cũng vậy.

Trong thời gian cỏ phát triển cao hơn đầu ngƣời mới cắt lần đầu, vì lần

đầu để cao nhƣ vậy là để cỏ gốc đủ già mới cắt thì gốc cỏ không bị chết non

(chết yểu).

Lần sau cỏ đã thành thục thì cắt ngắn hơn khoảng 80cm đến 1m thì phải

cắt. (ko nên để già nhƣ lần đầu). Vì để cỏ già quá thân cây sẽ cứng và các chất

dinh dƣỡng cũng giảm đi ở thân cỏ (giảm đi lứa cỏ/năm.chồi ở gốc cũng bị

giảm.)

Cỏ thu hoạch đƣợc 1 năm hay gần 2 năm thì cho phân xanh lần 2 và các

loại phân lân và phân vô cơ nhƣ lần 1 và lấp hết đất còn lại (trả lại mặt đất

bằng).

Làm nhƣ vậy thì cỏ luôn luôn có chất lƣợng đồng đều trong 3 năm mới

trồng lại, đất có độ thông và sâu đƣợc đến 7 năm.

Mật độ trồng cây

Nếu trồng bằng giống hom thì gối đầu. Còn hạt giống (cũng có loại thân

cao cỏ sả), nên ngâm ủ hạt vửa nảy mầm và gieo rắc thành hàng hạt cách hạt

6cm vừa tiết kiệm đƣợc gống vừa cây to.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Không nên gieo hột khô khi mở bì, vì mọc không đều và tốn giống. (hạt

giống đắt.)

e. Thu hoạch và sử dụng

Sau khi trồng 80 – 90 ngày thu hoạch đợt đầu (không thu hoạch non đợt

đầu). Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30-45 ngày, khi thảm cỏ có

độ cao khoảng 80 – 120 cm. Mỗi lần thu hoạch lƣu ý cắt gốc ở độ cao 5 cm trên

mặt đất và cắt sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều. Cứ sau mỗi

lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê. Có thể dùng

cỏ voi cho gia súc nhai lại ăn tƣơi hoặc ủ chua để dự trữ cho những thời điểm

khan hiếm thức ăn thô xanh.

II.3. Công nghệ - kỹ thuật trồng Ba kích dược liệu.

Ba Kích là loại cây chịu bóng, mọc tốt ở các vùng đất khác nhau kể cả nơi

đất nghèo kiệt, vùng có độ tàn che thấp (0,3-0,5). Thấy có ở khắp nơi thuộc Bắc

bộ, phổ biến ở nơi có nhiệt độ mùa lạnh 8-250C và mùa nóng từ 25-38

0C. Lƣợng

mƣa hàng năm trên dƣới 2.000mm, đất ẩm, thoát nƣớc tốt.

Tên phổ thông: Ba kích

Tên khác: Ba kích thiên, Dây ruột gà.

Tên khoa học: Morinda officinalis How.

Họ: Cà phê (Rubiaceae)

Cây thân leo quấn, sống nhiều năm. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi

già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn; phiến lá cứng có

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

lông tập trung ở mép và ở gân, khi già ít lông, màu trắng mốc, cuống ngắn. Lá

kèm mỏng ôm sát vào thân. Hoa nhỏ tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở

màu trắng, sau hơi vàng; tràng hoa liền ở phía dƣới thành ống ngắn, có từ 2-10

cánh hoa, 4 nhị. Quả hình cầu có cuống riêng rẽ, khi chín màu đỏ mang đài tồn

tại ở đỉnh. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 7-12. Rễ củ xoắn nhƣ ruột gà dài

15-20cm, to 1-2cm chia nhiều đoạn to thắt đều đặn.

Ba Kích là loại cây chịu bóng, mọc tốt ở các vùng đất khác nhau kể cả nơi

đất nghèo kiệt, vùng có độ tàn che thấp (0,3-0,5). Thấy có ở khắp nơi thuộc Bắc

bộ, phổ biến ở nơi có nhiệt độ mùa lạnh 8-25oC và mùa nóng từ 25-38

oC. Lƣợng

mƣa hàng năm trên dƣới 2.000mm, đất ẩm, thoát nƣớc tốt.

Cây thƣờng mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi

phía Bắc nƣớc ta nhƣ: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình,

Bắc Giang, Quảng Ninh. Ở Thừa Thiên Huế bắt gặp tại xã Phong Mỹ, huyện

Phong Điền.

Dùng làm thuốc có tác dụng bổ trí não, trợ dƣơng, ích tinh, mạnh gân cốt;

Trị thận hƣ, liệt dƣơng, di tinh, mộng tinh, lãnh cảm, lƣng gối mỏi, tê bại, phong

thấp, thần kinh suy nhƣợc, mất ngủ, tiểu tiện không tự chủ, tử cung lạnh, kinh

nguyệt không đều, bị trúng phong, ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ngƣời già

mỏi mệt, kém ăn, ít ngủ....

Cây thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007). Bị khai thác quá mức để làm thuốc

và phá rừng làm nƣơng rẫy. Cần có kế hoạch bảo tồn và tích cực phát triển gây

trồng.

Nguồn giống và gieo ƣơm: Tạo cây con từ hạt: Lấy giống hạt giống

những cây từ 5 tuổi trở lên, chọn quả chín đỏ lấy về ủ vài ngày cho chín

nhũn rồi đem chà xát và rửa sạch, đãi lấy hạt phơi khô, gieo hạt trên khay

cát hoặc trên luống theo rạch cách nhau 15cm, lấp đất kín hạt dày 3-5cm,

phủ rơm rạ và tƣới nƣớc đủ ẩm. Khi hạt mọc đều thì nhổ cây cấy vào bầu.

Cũng có thể gieo hạt thẳng vào bầu có thành phần 78% đất mặt tốt với

20% phân chuồng hoai mục và 2% Supe lân theo khối lƣợng. Tạo cây con

từ hom: lấy hom từ cây mẹ 3 năm tuổi trở lên, đoạn từ gốc đến hết phần

bánh tẻ của thân, chọn cắt thành từng đoạn dài 25-35cm, to trên 3mm, có

từ 1-3 lóng gồm 2-4 mắt, cắt bỏ bớt lá, ƣơm hom vào bầu hay trên luống

đã chuẩn bị sẵn theo rạch, cắm hom sâu 7-10cm, rạch nọ cách rạch kia 20-

30cm. Che bóng và tƣới nƣớc ẩm thƣờng xuyên, sau 20-25 ngày hom ra

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

rễ và nảy chồi. Khi chồi thứ cấp đạt chiều cao 20-25cm, có 5-6 cặp lá trở

lên và bộ rễ đã ổn định có thể bứng đem trồng.

Chọn đất trồng: Đất ẩm mát và thoát nƣớc, thành phần cơ giới trung bình,

tầng dày trên 0,5m, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nƣớc tốt; đất dƣới tán rừng

hay vƣờn cây. Trồng tốt nhất là dƣới tán rừng trồng, rừng tự nhiên, trồng

dƣới tán cây ăn quả đã khép tán, có độ tàn che 0,3 - 0,5; ở nơi đất trống

cần trồng cây che phủ.

Làm đất, bón phân: Phát dọn cục bộ quanh hố trồng đƣờng kính 1m, để lại

cây làm giá đỡ cho Ba Kích bám leo, hố đào kích thƣớc 40 x 40 x 40cm,

bón lót 3-5kg phân chuồng hoai và 0,2kg supe lân mỗi hố. Cự ly giữa các

hố khoảng 1,5 x 1,5m hay 1 x 2m.

Trồng và chăm sóc: Khi trồng chọn ngày râm mát hoặc có mƣa vào vụ

xuân hoặc vụ thu. Trộn đều phân với đất rồi trồng mỗi hố một cây, xé bỏ

bầu, lấp đất kín, nén chặt xung quanh gốc. Phủ thảm mục hoặc rơm rạ lên

kín miệng hố để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Khi cây đã vƣơn cao, cần cắm

que làm giá thể cho cây leo. Sau khi cây trồng đã phát triển ổn định, kiểm

tra để dặm lại những cây bị chết, làm cỏ, xới đất quanh gốc và bón thúc

theo định kỳ, thƣờng xuyên theo dõi phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ cây

trồng. Thông thƣờng mỗi năm 2 lần phát cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh

gốc với đƣờng kính 0,8m, vun xới đất kết hợp với bón phân chuồng hoặc

NPK. Chú ý điều chỉnh độ che phủ 40-50%.

Thƣờng thu hoạch sau 3 năm trồng; Để lâu lâu hơn có thể cho năng suất và

chất lƣợng tốt hơn. Đào lấy củ, rửa sạch, phơi nắng nhẹ hay sấy ở nhiệt độ thấp

cho đến thật khô.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Chƣơng IV

CÁC PHƢƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. Phƣơng án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ

tầng.

Dự án thỏa thuận với chủ hộ để tiến hành thƣơng thảo và chuyển quyền sử

dụng đất theo đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật

định.

II. Các phƣơng án xây dựng công trình.

Danh mục công trình xây dựng và thiết bị của dự án

STT Danh mục ĐVT Quy mô

I Xây dựng

1 Nhà làm việc m² 150

2 Chuồng nuôi dê các loại m² 1.000

3 Khu sân chơi cho dê m² 1.100

4 Khu trồng cỏ thâm canh nuôi dê m² 14.000

5 HT cấp điện toàn khu HT 1

6 HT thoát nƣớc tổng thể HT 1

7 HT cấp nƣớc tổng thể HT 1

8 Hàng rào bảo vệ md 1.120

9 Sân đƣờng giao thông nội bộ m² 4.264

10 Vƣờn trồng cây dƣợc liệu (Ba kích) m² 22.134

II Thiết bị và con giống

1 Máy băm thái thức ăn xanh Cái 1

2 Nông cụ cầm tay các loại Cái 1

3 Mua dê giống Bách Thảo Con 200

4 Máy vi tính và bàn làm việc Cái 1

Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn

và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết đƣợc thể hiện trong giai đoạn thiết kế

cơ sở xin phép xây dựng.

III. Phƣơng án tổ chức thực hiện.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

1. Phương án quản lý, khai thác.

Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý và khai thác dự án.

2. Giải pháp về chính sách của dự án.

Trƣớc khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tƣ sẽ lập kế hoạch tuyển dụng

lao động kỹ thuật và lao động phổ thông trong khu vực dự án. Đồng thời tiến

hành nhập giống dê, cỏ và giống cây dƣợc liệu để tiến hành triển khai thực hiện

dự án.

IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.

Lập và phê duyệt dự án trong năm 2017.

Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý và khai thác dự án.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

ChƣơngV

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG

CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG

Dự án chỉ có hợp phần nuôi dê cần đánh giá tác động đến môi trƣờng,

mục đích của đánh giá tác động môi trƣờng là xem xét đánh giá những yếu tố

tích cực và tiêu cực ảnh hƣởng đến môi trƣờng trong xây dựng trang trại và khu

vực lân cận, để từ đó đƣa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để

nâng cao chất lƣợng môi trƣờng hạn chế những tác động rủi ro cho môi trƣờng

và cho xây dựng trang trại khi dự án đƣợc thực thi, đáp ứng đƣợc các yêu cầu về

tiêu chuẩn môi trƣờng.

I. Các quy định và các hƣớng dẫn về môi trƣờng

Các cơ sở pháp lý

- Luật Đầu tƣ 2005 đƣợc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29

tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc

quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ;

- Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005 đƣợc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI thông

qua ngày 19/11/2005;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy

định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;

- Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng;

- Thông tƣ số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và

Môi trƣờng hƣớng dẫn về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động

môi trƣờng và cam kết bảo vệ môi trƣờng;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý

chất thải rắn;

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định

việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào

nguồn nƣớc;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trƣởng Bộ

Tài nguyên và Môi trƣờng về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi

trƣờng;

- Các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng nơi thực hiện

dự án;

- Các văn bản pháp lý liên quan đến việc thực hiện dự án.

Cơ sở kỹ thuật

- WHO - Assessment of sources of air, water, and land pollution, A guide

to rapid

- source inventory techniques and their use in formulating environmental

control strategies. Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental

Pollution. Geneva, Switzerland, 1993;

- Các kết quả nghiên cứu đã có về chất thải vật nuôi;

II. Các tác động của môi trƣờng.

II.1. Trong quá trình xây dựng

Trong khu vực dự án hiện tại dân cƣ sinh sống còn ở mật độ thƣa thớt

không có dấu hiệu ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên trong quá trình thi công và

xây lắp, bụi và tiếng ồn là hai yếu tố ảnh hƣởng đáng kể nhất đến môi trƣờng

trong khu vực. Để khắc phục các tác động này, chủ đầu tƣ và các đơn vị tham

gia thi công dự án cần thực hiện các biện pháp.

Các xe chở vật liệu phải đƣợc che phủ cẩn thận theo đúng qui định của địa

phƣơng nơi dự án thực hiện. Vật liệu tập kết tại khu công trƣờng cũng đƣợc che

phủ để tránh gió và không khí.

Tuyến đƣờng vào khu vực thi công cần đƣợc phun nƣớc thƣờng xuyên để

hạn chế tối đa bụi.

Có kế hoạch thi công hợp lý nhằm hạn chế ảnh hƣởng của tiếng ồn tới

sinh hoạt của ngƣời dân nơi có dự án. Không sử dụng các phƣơng tiện cơ giới

chuyên chở vào ban đêm để tránh gây tiếng ồn ảnh hƣởng đến đời sống của dân

cƣ trong khu vực lân cận. Phƣơng tiện thi công cần đƣợc lựa chọn tránh sử dụng

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

thiết bị, máy móc lạc hậu sinh nhiều khói, bụi và tiếng ồn làm ô nhiễm môi

trƣờng.

II.2. Trong giai đoạn sản xuất

Tác động và hiệu quả môi trƣờng

Chăn nuôi dê theo quy mô lớn và tập trung sẽ tạo ra nguồn phân hữu cơ

lớn. Tuy nhiên nguồn phân này nếu không đƣợc xử lý hợp lý có thể sẽ gây ảnh

hƣởng bất lợi cho các hộ gia đình xung quanh, các cơ sở chăn nuôi, đặc biệt là

cơ sở lớn cần xây dựng hệ thống thu gom phân và xử lý nƣớc thải, xây dựng

hầm Biogas để tận dụng nguồn năng lƣợng.

Phát triển chăn nuôi góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, tạo ra

nhiều vùng chuyên canh có năng suất cao, khai thác hợp lý và hiệu quả mọi tiềm

năng, thế mạnh của địa phƣơng, bảo đảm môi trƣờng sinh thái bền vững.

Tạo ra nguồn phân hữu cơ có chất lƣợng cao, tăng cao năng suất cây trồng

và độ phì nhiêu của đất.

Phƣơng án xử lý môi trƣờng

- Phân lấy ra một phần xử lý bằng phƣơng pháp Biogas tạo ra khí ga để

phục vụ sản xuất tinh lợn giống, xử lý thú y và phục vụ sinh hoạt khác của trại.

- Nƣớc thải: Lắng lọc qua hệ thống xử lý trƣớc khi đƣa ra hệ thống sông

ngòi.

- Phần phân khô: Phân lợn đƣợc dọn khô, một phần đƣợc đƣa vào hầm

Biogas để lấy khí ga để phục vụ sản xuất, xử lý thú y và phục vụ sinh hoạt khác

của trại. Phần còn lại sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp sinh học hoặc phần còn

lại có thể sấy khô ép thành bánh để làm phân bón cho cây cây cao su.

- Phần phân nƣớc: Toàn bộ nƣớc tiểu và nƣớc rửa chuồng đƣợc đƣa về

hầm chứa Biogas, qua các hầm xử lý nƣớc thải khác nhau và xử dụng chế phẩm

vi sinh ở khu vực chuồng trại để khử mùi và phân hủy nhanh chất hữu cơ dƣ

thừa trƣớc khi đƣa ra sử dụng cho cây trồng.

- Hàng ngày xử dụng các hệ thống bơm rửa chuồng trại hiện đại có công

xuất cao để làm vệ sinh chuồng trại. Hàng tuần tiến hành phun các chế phẩm vi

sinh ở khu vực chuồng trại để khử mùi. Định kỳ tiến hành phun thuốc khử trùng

cho chuồng trại, cắt cỏ sạch sẽ tiêu diệt nơi sản sinh ra ruồi, muỗi.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

- Trồng cây xanh ở khu vực chuồng trại, vừa có tác dụng tạo bóng râm

vừa làm đẹp cảnh quan môi trƣờng, sản sinh khí O2, hút khí CO2, ƣu tiên các

loại cây có khả năng xử lý đƣợc mùi cao.

III. Kết luận

Việc hình thành dự án từ giai đoạn xây dựng đến giai đoạn đƣa dự án vào

sử dụng ít nhiều cũng làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng khu vực. Nhƣng chúng tôi

đã cho phân tích nguồn gốc gây ô nhiễm và đƣa ra các biện pháp giảm thiểu các

tác động tiêu cực, đảm bảo đƣợc chất lƣợng môi trƣờng trang trại và môi trƣờng

xung quanh trong vùng dự án đƣợc lành mạnh, thông thoáng và khẳng định dự

án mang tính khả thi về môi trƣờng.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Chƣơng VI

TỔNG VỐN ĐẦU TƢ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU

QUẢ CỦA DỰ ÁN

I. Tổng vốn đầu tƣ và nguồn vốn của dự án.

Bảng tổng mức đầu tƣ của dự án

TT Nội dung ĐVT Số

lƣợng Đơn giá

Thành tiền

(1.000 đồng)

I Xây dựng 11.919.178

1 Nhà làm việc m² 150 6.500 975.000

2 Chuồng nuôi dê các loại m² 1.000 4.000 4.000.000

3 Khu sân chơi cho dê m² 1.100 2.500 2.750.000

4 Khu trồng cỏ thâm canh

nuôi dê m² 14.000 30 420.560

5 HT cấp điện toàn khu HT 1 120.000 120.000

6 HT thoát nƣớc tổng thể HT 1 80.000 80.000

7 HT cấp nƣớc tổng thể HT 1 150.000 150.000

8 Hàng rào bảo vệ md 1.120 800 896.000

9 Sân đƣờng giao thông nội

bộ m² 4.264 300 1.279.260

10 Vƣờn trồng cây dƣợc liệu

(Ba kích) m² 22.134 56 1.248.358

II Thiết bị và con giống 525.000

1 Máy băm thái thức ăn xanh Cái 1 25.000 25.000

2 Nông cụ cầm tay các loại Cái 1 30.000 30.000

3 Mua dê giống Bách Thảo Con 200 2.200 440.000

4 Máy vi tính và bàn làm việc Cái 1 30.000 30.000

III Chi phí quản lý dự án Gxdtb/1,1*2,069*1,1 257.470

IV Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây

dựng 782.244

1 Chi phí lập dự án đầu tƣ Gxdtb/1,1*0,508%*1,1 63.216

2 Chi phí thiết kế bản vẽ thi

công Gxd/1,1*2,899%*1,1 345.537

3 Chi phí thẩm tra thiết kế

BVTC Gxd/1,1*0,19*1,1 22.646

4 Chi phí thẩm tra dự toán

công trình Gxd/1,1*0,185%*1,1 22.050

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

TT Nội dung ĐVT Số

lƣợng Đơn giá

Thành tiền

(1.000 đồng)

5

Chi phí lập hồ sơ mời thầu,

đánh giá hồ sơ dự thầu thi

công xây dựng

Gxd/1,1*0,297%*1,1 35.400

6

Chi phí lập hồ sơ mời thầu,

đánh giá hồ sơ dự thầu mua

sắm thiết bị

Gtb/1,1*0,281%*1,1 1.475

7 Chi phí giám sát thi công

xây dựng Gxd/1,1*2,421%*1,1 288.563

8 Chi phí giám sát thi công

lắp đặt thiết bị Gtb/1,1*0,639%*1,1 3.355

V Chi phí khác 98.931

1 Thẩm tra phê duyệt, quyết

toán Gxdtb/1,1*0,183% 59.732

2 Kiểm toán Gxdtb/1,1*0,286%*1,1 39.199

VI Chi phí dự phòng 1.629.939

1 Dự phòng cho yếu tố phát

sinh (5%) 679.141

2 Dự phòng cho yếu tố trƣợt

giá (TT: 7%) 950.798

Tổng cộng 15.212.761

Bảng tổng hợp nguồn vốn thực hiện dự án

STT Nội dung Thành tiền

(1.000 đồng)

Nguồn vốn

Tự có - tự

huy động

Vay tín

dụng

I Xây dựng 11.919.178 1.950.000 9.969.178

1 Nhà làm việc 975.000 975.000

2 Chuồng nuôi dê các loại 4.000.000 1.600.000 2.400.000

3 Khu sân chơi cho dê 2.750.000 2.750.000

4 Khu trồng cỏ thâm canh nuôi

dê 420.560 420.560

5 HT cấp điện toàn khu 120.000 120.000

6 HT thoát nƣớc tổng thể 80.000 80.000

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

STT Nội dung Thành tiền

(1.000 đồng)

Nguồn vốn

Tự có - tự

huy động

Vay tín

dụng

7 HT cấp nƣớc tổng thể 150.000 150.000

8 Hàng rào bảo vệ 896.000 896.000

9 Sân đƣờng giao thông nội bộ 1.279.260 1.279.260

10 Vƣờn trồng cây dƣợc liệu

(Ba kích) 1.248.358 1.248.358

II Thiết bị và con giống 525.000 525.000 -

1 Máy băm thái thức ăn xanh 25.000 25.000 -

2 Nông cụ cầm tay các loại 30.000 30.000 -

3 Mua dê giống Bách Thảo 440.000 440.000 -

4 Máy vi tính và bàn làm việc 30.000 30.000 -

III Chi phí quản lý dự án 257.470 257.470

IV Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây

dựng 782.244 782.244 -

1 Chi phí lập dự án đầu tƣ 63.216 63.216

2 Chi phí thiết kế bản vẽ thi

công 345.537 345.537

3 Chi phí thẩm tra thiết kế

BVTC 22.646 22.646

4 Chi phí thẩm tra dự toán

công trình 22.050 22.050

5

Chi phí lập hồ sơ mời thầu,

đánh giá hồ sơ dự thầu thi

công xây dựng

35.400 35.400

6

Chi phí lập hồ sơ mời thầu,

đánh giá hồ sơ dự thầu mua

sắm thiết bị

1.475 1.475

7 Chi phí giám sát thi công xây

dựng 288.563 288.563

8 Chi phí giám sát thi công lắp

đặt thiết bị 3.355 3.355

V Chi phí khác 98.931 98.931 -

1 Thẩm tra phê duyệt, quyết 59.732 59.732

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

STT Nội dung Thành tiền

(1.000 đồng)

Nguồn vốn

Tự có - tự

huy động

Vay tín

dụng

toán

2 Kiểm toán 39.199 39.199

VI Chi phí dự phòng 1.629.939 1.629.939 -

1 Dự phòng cho yếu tố phát

sinh (5%) 679.141 679.141

2 Dự phòng cho yếu tố trƣợt

giá (TT: 7%) 950.798 950.798

Tổng cộng 15.212.761 5.243.583 9.969.178

Tỷ lệ (%) 100,00 34,47 65,53

Bảng tổng hợp tiến độ thực hiện của dự án

STT Nội dung Thành tiền

(1.000 đồng)

Tiến độ đầu tƣ

Năm thứ 1 Năm thứ 2

I Xây dựng 11.919.178 9.391.560 2.527.618

1 Nhà làm việc 975.000 975.000

2 Chuồng nuôi dê các loại 4.000.000 4.000.000

3 Khu sân chơi cho dê 2.750.000 2.750.000

4 Khu trồng cỏ thâm canh nuôi

dê 420.560 420.560

5 HT cấp điện toàn khu 120.000 120.000

6 HT thoát nƣớc tổng thể 80.000 80.000

7 HT cấp nƣớc tổng thể 150.000 150.000

8 Hàng rào bảo vệ 896.000 896.000

9 Sân đƣờng giao thông nội bộ 1.279.260 1.279.260

10 Vƣờn trồng cây dƣợc liệu

(Ba kích) 1.248.358 1.248.358

II Thiết bị và con giống 525.000 - 525.000

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

STT Nội dung Thành tiền

(1.000 đồng)

Tiến độ đầu tƣ

Năm thứ 1 Năm thứ 2

1 Máy băm thái thức ăn xanh 25.000 25.000

2 Nông cụ cầm tay các loại 30.000 30.000

3 Mua dê giống Bách Thảo 440.000 440.000

4 Máy vi tính và bàn làm việc 30.000 30.000

III Chi phí quản lý dự án 257.470 194.311 63.159

IV Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây

dựng 782.244 778.889 3.355

1 Chi phí lập dự án đầu tƣ 63.216 63.216

2 Chi phí thiết kế bản vẽ thi

công 345.537 345.537

3 Chi phí thẩm tra thiết kế

BVTC 22.646 22.646

4 Chi phí thẩm tra dự toán

công trình 22.050 22.050

5

Chi phí lập hồ sơ mời thầu,

đánh giá hồ sơ dự thầu thi

công xây dựng

35.400 35.400

6

Chi phí lập hồ sơ mời thầu,

đánh giá hồ sơ dự thầu mua

sắm thiết bị

1.475 1.475

7 Chi phí giám sát thi công xây

dựng 288.563 288.563

8 Chi phí giám sát thi công lắp

đặt thiết bị 3.355 - 3.355

V Chi phí khác 98.931 - 98.931

1 Thẩm tra phê duyệt, quyết

toán 59.732 59.732

2 Kiểm toán 39.199 39.199

VI Chi phí dự phòng 1.629.939 1.243.771 386.167

1 Dự phòng cho yếu tố phát

sinh (5%) 679.141 518.238 160.903

2 Dự phòng cho yếu tố trƣợt

giá (TT: 7%) 950.798 725.533 225.264

Tổng cộng 15.212.761 11.608.531 3.604.230

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

II. Khả năng thu xếp vốnvà khả năng cấp vốn theo tiến độ.

1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tƣ của dự án : 15.212.761.000 đồng. Trong đó:

Vốn huy động (tự có) : 5.243.583.000 đồng.

Vốn vay : 9.969.178.000 đồng.

STT Cấu trúc vốn (1.000 đồng) 15.212.761

1 Vốn tự có (huy động) 5.243.583

2 Vốn vay Ngân hàng 9.969.178

Tỷ trọng vốn vay 65,53%

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu 34,47%

Dự kiến nguồn doanh thu của dự án, chủ yếu thu từ các nguồn nhƣ sau:

­ Từ bán dê giống và dê thịt.

­ Từ sữa dê.

­ Từ dƣợc liệu(cây Ba kích).

Các nguồn thu khác thể hiện rõ trong bảng tổng hợp doanh thu của dự án.

Dự kiến đầu vào của dự án.

Các chi phí đầu vào của dự án % Khoản mục

1 Chi phí lƣơng, điều hành 2% Theo bảng tính

2 Chi phí nuôi dê 34,5% Doanh thu

3 Chi phí quảng bá sản phẩm 2% Doanh thu

4 Chi phí điện văn phòng 1% Doanh thu

5 Chi phí bảo trì thiết bị 15% Tổng mức đầu tƣ thiết bị

6 Tỷ lệ dê đực/cái 1/40 Tổng đàn sinh sản

7 Sản lƣợng sữa dê/con/ngày 1,2 Lít/ngày (chu kỳ 3 tháng)

8 Khấu hao TSCĐ Bảng tính khấu hao

9 Tỷ lệ dê đực/cái sinh sản ra 50% Tổng đàn

10 Số lứa sinh sản của dê 1,5 Lứa/năm

11 Thức ăn xanh trung bình 3kg con/ngày

12 Năng suất cỏ/ha 400 tấn Cỏ voi đài loan

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Các chi phí đầu vào của dự án % Khoản mục

13 Mật độ trồng Ba kích 40.000 cây Cây/ha

14 Sản lƣợng Ba kích 0,8 0,8 kg củ tƣơi/gốc/3 năm

15 Số dê con sinh sản/lứa/con 2 2 con/lứa

16 Chi phí lãi vay 8% Theo kế hoạch trả nợ

17 Công suất năm thứ 1 0%

18 Công suất năm thứ 2 100% Đối với nuôi dê

19 Công suất năm thứ 3 50% Đối với dƣợc liệu

Chế độ thuế %

1 Thuế TNDN 20%

2. Phương án vay.

­ Số tiền : 9.969.178.000 đồng.

­ Thời hạn : 5 năm (60 tháng).

­ Ân hạn : 1 năm.

­ Lãi suất, phí : Tạm tính lãi suất 8%/năm (tùy từng thời điểm theo lãi suất

ngân hàng).

­ Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.

Lãi vay, hình thức trả nợ gốc

1 Thời hạn trả nợ vay 5 năm

2 Lãi suất vay cố định 8% /năm

3 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) 6% /năm

4 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 7,31% /năm

5 Hình thức trả nợ: 1

(1: trả gốc đều; 2: trả gốc và lãi đều; 3: theo năng lực của dự

án)

Chi phí sử dụng vốn bình quân đƣợc tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là

65,53%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 34,47%; lãi suất vay dài hạn 8%/năm; lãi

suất tiền gửi trung bình tạm tính 6%/năm.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

3. Các thông số tài chính của dự án.

3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay và trả nợ gốc thời gian trả nợ

trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 0,8 - 3 tỷ đồng. Theo phân

tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả đƣợc nợ là rất

cao, trung bình dự án có khả năng trả đƣợc nợ, trung bình khoảng trên 156% trả

đƣợc nợ.

3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và

khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ

số hoàn vốn của dự án là 2,76 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ đƣợc

đảm bảo bằng 2,76 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực

hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy

đến năm thứ 5 đã thu hồi đƣợc vốn và có dƣ, do đó cần xác định số tháng của

năm thứ 4 để xác định đƣợc thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Nhƣ vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 3 năm 2 tháng kể từ ngày hoạt

động.

3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn đƣợc phân tích cụ thể ở bảng phụ lục

tính toán của dự án. Nhƣ vậy PIp = 1,97 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tƣ

sẽ đƣợc đảm bảo bằng 1,97 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án

có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,31%).

P

tiFPCFt

PIp

nt

t

1

)%,,/(

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 5 đã hoàn đƣợc vốn và có dƣ. Do

đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 4.

Kết quả tính toán: Tp = 3 năm 7 tháng tính từ ngày hoạt động.

3.4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Trong đó:

+ P: Giá trị đầu tƣ của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất.

+ CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao.

Hệ số chiết khấu mong muốn 7,31%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 13.500.410.000 đồng. Nhƣ vậy chỉ trong

vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt đƣợc sau khi trừ giá trị

đầu tƣ qui về hiện giá thuần là: 13.500.410.000 đồng> 0 chứng tỏ dự án có hiệu

quả cao.

3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích đƣợc thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho

thấy IRR = 18,34% >7,31% nhƣ vậy đây là chỉ số lý tƣởng, chứng tỏ dự án có

khả năng sinh lời.

Tpt

t

TpiFPCFtPO1

)%,,/(

nt

t

tiFPCFtPNPV1

)%,,/(

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

KẾT LUẬN

I. Kết luận.

Với kết quả phân tích nhƣ trên, cho thấy hiệu quả tƣơng đối cao của dự án

mang lại, đồng thời giải quyết việc làm cho ngƣời dân trong vùng. Cụ thể nhƣ

sau:

+ Các chỉ tiêu tài chính của dự án nhƣ: NPV >0; IRR > tỷ suất chiết

khấu,… cho thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế.

+ Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phƣơng trung bình khoảng 1

tỷ đồng, thông qua nguồn thuế thu nhập từ hoạt động của dự án.

+ Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng từ 10 – 20 lao động của

địa phƣơng.

Góp phần “hát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng; đẩy nhanh tốc độ

phát triển kinh tế theo cơ cấu: nông - lâm - thuỷ sản, thƣơng mại, dịch vụ và

công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ và

phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông

nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn

2015 - 2020.

II. Đề xuất và kiến nghị.

Với tính khả thi của dự án, rất mong các cơ quan, ban ngành xem xét và hỗ

trợ chúng tôi để chúng tôi có thể triển khai các bƣớc theo đúng tiến độ và quy

định. Để dự án sớm đi vào hoạt động.