dự thảo “quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh cao

33
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG (Ban hành kèm theo Quyết định số ……/2012/QĐ-UBND, ngày ….. tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Cao Bằng) Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Văn bản này quy định cụ thể về công tác quản lý, hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT); chính sách, biện pháp và nguồn lực trong quản lý, BVMT; quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động BVMT. Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy định này áp dụng đối với tất cả cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (kể cả các cơ quan, đơn vị Trung ương, tổ chức và cá nhân nước ngoài) đang sinh sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường 1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững địa phương và đất nước. Công tác bảo vệ môi trường phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và Quy định này. 2. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. 3. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. 4. Các ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp phải đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, DỰ THẢO

Upload: ledang

Post on 02-Feb-2017

222 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/2012/QĐ-UBND, ngày ….. tháng …. năm 2012 của UBND tỉnh Cao Bằng)

Chương 1NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnhVăn bản này quy định cụ thể về công tác quản lý, hoạt động bảo vệ môi

trường (BVMT); chính sách, biện pháp và nguồn lực trong quản lý, BVMT; quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động BVMT.

Điều 2. Đối tượng áp dụngQuy định này áp dụng đối với tất cả cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, hộ

gia đình (kể cả các cơ quan, đơn vị Trung ương, tổ chức và cá nhân nước ngoài) đang sinh sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế, bảo đảm

tiến bộ xã hội để phát triển bền vững địa phương và đất nước. Công tác bảo vệ môi trường phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và Quy định này.

2. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

3. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

4. Các ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp phải đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn, hàng năm và xây dựng, thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của địa phương và ngành.

5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

DỰ THẢO

Page 2: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

Chương 2BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

VÀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Mục 1ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Điều 4. Đối tượng, thời điểm lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:a) Dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 và mục 145 Phụ lục II Nghị

định số 29/2011/NĐ-CP, của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP); dự án có tên gọi khác nhưng có tính chất, quy mô tương đương các dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

b) Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

c) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.2. Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động

môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

Điều 5. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng

chưa đi vào vận hành phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án hoặc không triển khai thực hiện dự án trong thời gian ba sáu (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động xấu đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng mức độ phát thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với kết quả tính toán, dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

2

Page 3: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

2. Chủ dự án chỉ được triển khai thực hiện những nội dung thay đổi sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.

Điều 6. Thành phần hồ sơ, quy trình, thời hạn thẩm định và phê duyệt thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Thành phần hồ sơ: Theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 26/2011/TT-BTNM, ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT).

2. Quy trình và thời hạn thẩm định, phê duyệt: Theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

Điều 7. Tổ chức thẩm định, trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thường trực thẩm định và của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt

1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định. Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Chương 4 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT.

2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thẩm định, trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thường trực thẩm định:

a) UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trừ các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm:

Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ đề nghị thẩm định; Tham mưu tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; Gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chứng thực đến các địa chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3. Trách nhiệm của chủ dự án:a) Điều chỉnh dự án đầu tư để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của quyết

định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;

3

Page 4: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

b) Công khai thông tin về dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

c) Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Chương 5 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT trước khi đưa dự án đi vào vận hành chính thức.

Mục 2CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 8. Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường

1. Chủ các dự án, tổ chức, cá nhân đề xuất các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:

a) Dự án có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

b) Đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.

c) Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT.

2. Dự án, đề xuất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi địa điểm thực hiện;b) Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ

ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký;c) Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi

gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động xấu đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng mức độ phát thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 9. Thành phần hồ sơ, quy trình đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

4

Page 5: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

1. Thành phần hồ sơ: Thực hiện theo quy định tại Điều 46 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT.

2. Quy trình đăng ký: Thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị số 29/2011/NĐ-CP.

Điều 10. Tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

1. Thời điểm đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trườnga) Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải đăng ký

bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.

b) Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.

c) Đối với các dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại các điểm 1, 2 khoản 1 Điều này, chủ dự án hoặc chủ cơ sở phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

2. Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trườnga) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký bản

cam kết bảo vệ môi trường.b) Đối với dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực

hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh được thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi thuận lợi nhất cho chủ dự án, chủ cơ sở.

Điều 11. Trách nhiệm của chủ dự án và của cơ quan nhà nước sau khi bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký

1. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký quy định tại Điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP và các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án, triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT, chủ dự án chỉ được triển khai thực hiện những nội dung thay đổi sau khi được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

3. Sau khi chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

5

Page 6: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

a) Thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT cho chủ dự án;

b) Gửi bản cam kết bảo vệ môi trường cho các cơ quan liên quan theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

c) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 36 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP

Chương 3BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

Điều 12. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.2. Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo

đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi là ĐTM), bản cam kết bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là BVMT).

3. Trong trường hợp các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa có Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, giấy xác nhận/thông báo chấp nhận bản cam kết BVMT, giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc thuộc đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đơn giản theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT, ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi là Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT). Tổ chức, cá nhân trong hoạt động động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm sau đây:

a) Lập, trình thẩm định phê duyệt, đăng ký đề án bảo vệ môi trường chi tiết/đơn giản theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BTNM.

b) Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong đề án bảo vệ môi trường chi tiết/đơn giản.

4. Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường và chủ động khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra.

5. Trong quá trình hoạt động, các cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại phải thực quản lý theo Điều 28 Chương 6 của Quy định này.

6. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.

6

Page 7: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

7. Thực hiện báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

8. Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.9. Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.Điều 13. Bảo vệ môi trường tại khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập

trungChủ đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui

chơi giải trí tập chung có trách nhiệm: 1. Tuân thủ quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết các khu chức

năng đã được phê duyệt. 2. Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của Báo cáo ĐTM đã được phê

duyệt. Chịu trách nhiệm về tình hình môi trường của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí do mình làm chủ đầu tư.

3. Các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ bên trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí được thực hiện sau khi đã lập báo cáo ĐTM được phê duyệt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu vui chơi giải trí tập trung được các cơ quan chức năng kiểm tra, xác nhận.

4. Định kỳ lập báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ môi trường theo đúng tần suất, nội dung đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

5. Bố trí bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ BVMT. Điều 14. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ, y tế, công ích1. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo ĐTM/Đề án bảo vệ

môi trường chi tiết, bản cam kết BVMT/Đế án BVMT đơn giản và Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế, công ích trong trường hợp xây dựng mới phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư quy định tại Quyết định 3733/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

3. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động đã thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng không đảm bảo về quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, bắt buộc phải xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc di dời.

7

Page 8: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

4. Các cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ.

Điều 15. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng và giao thông vận tải

1. Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường trong khi tham gia giao thông.

2. Việc vận chuyển hàng hoá, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường;

b) Có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c) Khi vận chuyển phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định trong giấy phép.

3. Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây:

a) Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn, QCVN cho phép.

b) Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử lý đạt QCVN vể môi trường.

Điều 16. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản1. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

phải:a) Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo ĐTM/Đề án bảo vệ

môi trường chi tiết, bản cam kết BVMT/Đế án BVMT đơn giản và Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

b) Lập Dự án cải tạo phục hồi môi trường theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và Thông tư 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Tài khoản ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường của Chi cục Bảo vệ môi trường cho đến khi thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng lần đầu trước khi tiến hành khai thác 30 ngày và các lần tiếp theo trước ngày 30 tháng 01 hàng năm.

8

Page 9: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

2. Việc khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản có chứa nguyên tố phóng xạ, chất độc hại phải tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất, an toàn hạt nhân, bức xạ và các quy định khác về bảo vệ môi trường.

Điều 17. Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch 1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch phải thực

hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau đây:a) Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch

và hướng dẫn thực hiện;b) Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất

thải;c) Bố trí lực lượng làm vệ sinh môi trường.2. Khách du lịch có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:a) Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu du lịch,

điểm du lịch;b) Vứt chất thải vào thiết bị thu gom chất thải đúng nơi quy định;c) Giữ gìn vệ sinh nơi tham quan du lịch;d) Không được xâm hại cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự

nhiên, các loài sinh vật tại khu du lịch, điểm du lịch.Điều 18. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Không được kinh doanh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép.

3. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng; xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

Chương 4BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ

Điều 19. Yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư1. Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:a) Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị,

khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

9

Page 10: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

b) Có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư.

c) Bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường.2. Khu dân cư tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

sau đây:a) Có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải phù hợp với quy hoạch bảo

vệ môi trường của khu dân cư.b) Có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường.Điều 20. Bảo vệ môi trường nơi công cộng1. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực

hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; đổ, bỏ rác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải.

2. Không chặt phá, bẻ cành cây, phá hoại vườn hoa, thảm cỏ.3. Không thả rông vật nuôi, không để vật nuôi phóng uế, gây mất vệ sinh

nơi công cộng.4. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi,

giải trí, khu du lịch, chợ, bến xe, khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:

a) Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.b) Bố trí đủ công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom

chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường.Điều 21. Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình1. Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi

trường sau đây:a) Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện nghiêm túc quy định

thu gom, xử lý rác thải, đổ rác đúng thời gian và địa điểm quy định của đơn vị thu gom rác. Không để vật đựng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình ra lòng đường, vỉa hè;

b) Nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu vực vệ sinh của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải qua hệ thống xử lý bằng bể tự hoại trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. Nghiêm cấm việc xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường tiếp nhận.

c) Không gây tiếng ồn, độ rung quá mức cho phép gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 22h đêm đến 6h sáng.

10

Page 11: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

d) Không phát thải các chất thải gây mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường; không phát tán khí thải vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh.

e) Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định của tỉnh và từng địa phương;

f) Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng do chính quyền, các tổ chức đoàn thể, khu dân cư phát động.

g) Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người;

h) Không được để các nguyên vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè công cộng.

i) Không được vứt rác bừa bãi ra lòng đường, vỉa hè công cộng.k) Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và

quy ước của khu dân cư.2. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường là một trong những tiêu

chí xét công nhận gia đình văn hóa.Điều 22. Bảo vệ môi trường tại nơi làm việc

Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:1. Giữ gìn vệ sinh môi trường tại công sở, nơi làm việc. 2. Phát triển tối đa diện tích cây xanh. Đối với các công sở xây dựng mới,

phải đảm bảo diện tích cây xanh đạt từ 20% diện tích mặt bằng trở lên.3. Tuyên truyền, đề ra quy định và thực hiện tiết kiệm điện, nước, văn

phòng phẩm trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị.4. Phát động các hoạt động BVMT tại cơ quan, đơn vị. Tham gia, hưởng

ứng các phong trào BVMT tại địa phương.

Chương 5BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG VÀ CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC

Điều 23. Bảo vệ môi trường nước sông 1. Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và

có giải pháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông.2. Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao

thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống trên lưu vực sông phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông.

11

Page 12: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

3. Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nguồn nước lưu vực sông thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định về Quản lý lưu vực sông.

Điều 24. Bảo vệ môi trường nước suối, ao và hồ 1. Nguồn nước suối, ao, hồ phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất

lượng và bảo vệ để điều hoà nguồn nước.2. Suối, ao, hồ trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch cải tạo, bảo

vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp suối, hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.

3. Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, suối.

Điều 25. Bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thủy điện

1. Việc xây dựng, quản lý và vận hành hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện phải gắn với bảo vệ môi trường.

2. Không được lấn chiếm diện tích hồ; đổ chất thải rắn, đất, đá, nước thải chưa qua xử lý vào lòng hồ.

3. Cơ quan quản lý hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại điều 64 Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Quy định về Quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi và thực hiện các quy định khác có liên quan.

Điều 26. Bảo vệ môi trường nước dưới đất1. Hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất phải thực hiện các biện

pháp đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất.2. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải có biện pháp bảo đảm

không để các hoá chất, chất độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất.3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nguồn nước dưới

đất thực hiện theo quy định tại điều 65 Luật Bảo vệ môi trường và Quyết định số

12

Page 13: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ tài nguyên nước.

Chương 6QUẢN LÝ CHẤT THẢI

Điều 27. Quy định chung về quản lý chất thải1. Chất thải rắn tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được

phân loại tại nguồn theo nhóm phù hợp với mục đích tái chế, xử lý, tiêu huỷ và chôn lấp.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở thu gom, tái chế, xử lý chất thải được ưu đãi về thuế, đất đai...

Điều 28. Quản lý chất thải nguy hại1. Tổ chức, cá nhân hoạt động có phát sinh chất thải nguy hại phải tiến

hành đăng ký cấp sổ chu nguồn thải chất thải nguy hại tại Chi cục Bảo vệ môi trường Cao Bằng.

2. Tổ chức, cá nhân hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ chất thải nguy hại phải được đăng ký, cấp phép tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

Điều 29: Quản lý chất thải rắn thông thường1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,

khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí thiết bị thu gom chất thải rắn thông thường phù hợp

2. Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển bằng thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển.

3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tái chế, tái sử dụng chất thải rắn thông thường.

Điều 30. Quản lý nước thải1. Các khu dân cư, khu đô thị tập trung phải có hệ thống thu gom và xử lý

nước thải; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả thải ra môi trường xung quanh.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trụ sở cơ quan, trường học, các hộ gia đình phải xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải riêng và xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường trước khi đấu nối xả vào hệ

13

Page 14: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

thống thoát nước chung và thải ra ngoài môi trường xung quanh.

Chương 7ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Điều 31. Ứng phó sự cố môi trường Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường:a) Thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho người và tài

sản; ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các nguồn gây ra sự cố, các đường dẫn phát tán chất thải, tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân;

b) Thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về BVMT nơi xảy ra sự cố; trường hợp sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở thì người đứng đầu các cơ sở có trách nhiệm cùng phối hợp ứng phó;

c) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm;

d) Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường;

đ) Bồi thường thiệt hại theo quy định.Điều 32. Huy động ứng phó sự cố môi trường1. Sự cố môi trường xảy ra ở địa phương nào thì chính quyền địa phương

đó có trách nhiệm chủ trì giải quyết, huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời.

2. Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều địa phương thì Chính quyền địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp ứng phó. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo lên Chính quyền cấp trên để kịp thời huy động lực lượng.

3. Các cơ sở, địa phương, tổ chức, cá nhân được yêu cầu huy động ứng phó sự cố phải tuân thủ sự chỉ đạo của người chỉ đạo việc ứng phó; đóng góp kinh phí, phương tiện và thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.

Điều 33. Bồi hoàn chi phí trong việc huy động các nguồn lực để ứng phó sự cố môi trường

1. Nhân lực, vật tư, phương tiện được sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn chi phí theo quy định của pháp luật.

14

Page 15: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

2. Đối với các sự cố môi trường do tự nhiên, chi phí do ngân sách nhà nước chi trả.

3. Đối với các sự cố môi trường do tổ chức, cá nhân gây ra, tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí bồi hoàn.

Chương 8QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÀ THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG

Điều 34. Quy hoạch mạng lưới quan trắc và xây dựng chương trình quan trắc

1. Sở Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường và xây dựng chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải xây dựng và quản lý mạng lưới quan trắc môi trường trong phạm vi đơn vị.

Điều 35. Trách nhiệm thực hiện quan trắc môi trường, lưu trữ số liệu1. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện quan trắc môi trường

trên địa bàn tỉnh và thống kê, lưu trữ số liệu quan trắc môi trường của tỉnh.2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị thống kê, lưu trữ số liệu quan trắc môi

trường trên địa bàn quản lý.3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ tập trung phải tổ chức quan trắc chất lượng môi trường, tác động môi trường từ các cơ sở do đơn vị quản lý; thống kê, lưu trữ số liệu quan trắc môi trường, các nguồn thải, chất thải từ hoạt động tại đơn vị và các tác động đối với môi trường.

Điều 36. Công bố, cung cấp thông tin về môi trường1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ tập trung, các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc có tính chất và quy mô tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trong phạm vi đơn vị quản lý cho Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường hoặc dự án có tính chất và quy mô tương đương với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến hoạt động của đơn vị cho Phòng Tài nguyên và Môi

15

Page 16: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

trường các huyện hoặc bộ phận phụ trách bảo vệ môi trường ở phường, xã.3. Định kỳ hàng năm và 5 (năm) năm, các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân

dân cấp huyện lập báo cáo hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường của ngành, địa phương do mình quản lý và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình trình UBND tỉnh).

4. Sở Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường hàng năm và lập báo cáo hiện trạng môi trường 5 (năm) năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt

5. Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 9NGUỒN TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ

CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 37. Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường1. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp môi

trường cho các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân huyện thị với tổng kinh phí không thấp hơn 1% tổng chi cân đối của ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm và tăng dần tỉ lệ này theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Riêng đối với các dự án về bảo vệ môi trường phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới đủ điều kiện để bố trí kinh phí và triển khai thực hiện.

2. Tăng cường nguồn lực và đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường, huy động, kêu gọi nguồn vốn đầu tư.

3. Thực hiện công tác xã hội hoá đầu tư kinh phí cho bảo vệ môi trường, trong đó triển khai các biện pháp huy động theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Điều 38. Quản lý dự án, nhiệm vụ từ nguồn chi sự nghiệp môi trường1. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án, nhiệm vụ từ nguồn chi kinh

phí sự nghiệp môi trường thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường trách nhiệm sau:

16

Page 17: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

a) Hướng dẫn về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương;

b) Chủ trì phối hợp các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân huyện thị, tổ chức chính trị xã hội xây dựng Kế hoạch Bảo vệ môi trường hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

c) Thường trực thẩm định các dự án, nhiệm vụ từ nguồn chi kinh phí sự nghiệp môi trường.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân xác định tổng mức chi sự nghiệp môi trường hàng năm đảm bảo không thấp hơn 1% tổng chi cân đối của ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm.

4. Các Sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại địa phương có trách nhiệm gửi kết quả các dự án, nhiệm vụ về Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý khai thác và sử dụng dữ liệu.

Chương 10TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC,

TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂNTRONG VIỆC THỰC HIỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 39. Trách nhiệm của UBND các cấp1. Uỷ ban nhân dân tỉnh a) Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh

theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường.b) Phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường; Kiểm tra và xác nhận

việc hoàn thành Dự án cải tạo, phục hồi môi trường do UBND tỉnh phê duyệt.2. UBND cấp huyệna) Thực hiện theo phân cấp trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 122

Luật Bảo vệ môi trường.b) Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội dài hạn, trung hạn, hàng năm và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường tại địa phương.

c) Bố trí cán bộ, tổ chức chuyên môn quản lý môi trường, trang bị thiết bị về môi trường phục vụ cho công tác quản lý, thanh tra và quan trắc môi trường;

17

Page 18: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

Chịu trách nhiệm trong việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ đúng nội dung và hiệu quả.

d) Giải quyết, khắc phục tình hình ô nhiễm môi trường tại các khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn; quy hoạch khu tiểu thu công nghiệp, làng nghề để di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư; phối hợp với Sở Xây dựng quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng về BVMT trên địa bàn.

đ) Hàng năm tiến hành rà soát các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp trình UBND tỉnh ra quyết định ban hành danh mục các cơ sở gây ô nhiễm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

e) Tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án cải tạo phục hồi môi trường đối với dự án cải tạo phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện. Kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành Dự án cải tạo, phục hồi môi trường do UBND cấp huyện phê duyệt.

g) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên môi trường định kỳ hàng năm báo cáo tình hình công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. UBND cấp xãa) Thực hiện theo phân cấp trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật

BVMT.b) Bố trí cán bộ phụ trách về quản lý môi trường trên địa bàn, bố trí kinh phí

cho công tác quản lý môi trường. Khuyến khích, tạo điều kiện thành lập tổ tự quản về môi trường.

c) Giám sát hiện trạng môi trường trên địa bàn xã, khi phát hiện sai phạm của các cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ báo ngay cho phòng Tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh để kiểm tra, xử lý.

d) Tổ chức các phong trào về BVMT, hoạt động vệ sinh môi trường các khu dân cư trên địa bàn theo định kỳ hàng tháng, nhằm huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.

Điều 40. Các Sở, ban, ngành Các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT thuộc phạm vi quản lý, đưa nội dung BVMT vào quy hoạch phát triển ngành. Ngoài ra, thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Sở Tài nguyên và Môi trườnga) Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức

18

Page 19: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

triển khai thực hiện Quy định này. b) Thực hiện theo phân cấp trách nhiệm quy định tại Quyết định 218/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 02 năm 2009 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt đề án chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường. c) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn nghiệp vụ hoặc tham gia bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến bảo vệ môi trường.

đ) Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn chi sự nghiệp môi trường tại các ngành, các cấp.

e) Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật của Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện và cán bộ tài nguyên môi trường cấp xã.

g) Thiết lập và duy trì đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

2. Công an tỉnhChủ trì, phối hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu

tranh, điều tra, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác về môi trường; Có trách nhiệm huy động lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; Thiết lập và duy trì đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

3. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường tại các khu vực do quân đội quản lý;

Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và Công an tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh xử lý các vấn đề môi trường liên quan; Có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai.

4. Sở Xây dựnga) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ

môi trường trong công tác quản lý quy hoạch, hướng dẫn quản lý quy hoạch và thẩm định các đồ án quy hoạch như: Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị (quy hoạch chung và chi tiết), quy hoạch các điểm dân cư nông thôn.

b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định BVMT trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật hệ

19

Page 20: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn.

5. Sở Công thươnga) Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành có

liên quan, UBND cấp huyện kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ (trừ hoạt động nhập khẩu phế liệu).

b) Đảm bảo yêu cầu BVMT trong quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp và chiến lược phát triển công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

c) Chủ trì, hướng dẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp triển khai áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn.

d) Tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, các quy định quốc tế về môi trường, rào cản môi trường trong thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu theo hướng bền vững.

6. Sở Y tế a) Chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt động

mai táng.b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát

công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế, các loại chất thải nguy hại khác;

c) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ quản lý, giám sát việc sử dụng các thiết bị bức xạ, các loại thuốc, hóa chất phóng xạ, công tác thu gom vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải phóng xạ dùng trong y tế.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôna) Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra

việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, sử dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; quản lý các loại giống cây trồng, vật nuôi; Quản lý hệ thống thủy lợi, đê điều, nước sạch khu vực nông thôn; Hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; Bảo tồn các loài động, thực vật rừng quý hiếm, các hệ sinh thái rừng, quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; Hướng dẫn hoạt động sinh vật cảnh không gây tác hại đến môi trường.

b) Chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND cấp huyện có liên quan thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

20

Page 21: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

c) Xây dựng kế hoạch, chương trình phòng tránh thiên tai, dịch bệnh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

d) Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp thực hiện yêu cầu BVMT đối với hoạt động chăn nuôi, nơi mua bán động vật và sản phẩm động vật, giết mổ gia súc, gia cầm, chôn lấp, tiêu hủy động vật.

đ) Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

8. Sở Giao thông vận tảia) Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nhiên liệu, các động cơ và bộ phận

giảm thiểu, xử lý khói thải, tiếng ồn.... của các phương tiện giao thông; Việc che chắn của các phương tiện vận chuyển hàng hóa, đất đá, vật liệu xây dựng, ...

b) Chủ trì, phối hợp kiểm tra việc thực hiện các giải pháp BVMT, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công đối với các dự án, công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

9. Sở Giáo dục và Đào tạoChịu trách nhiệm về chức năng giáo dục công tác bảo vệ môi trường trong

trường học ở các bậc học do ngành quản lý theo quy định; Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các chương trình, các buổi ngoại khóa về bảo vệ môi trường.

10. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịchCó trách nhiệm đưa nội dung bảo vệ môi trường vào các hoạt động văn

hóa, thể thao, du lịch, vận động xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa; Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu văn hóa và các dịp lễ hội truyền thống.

11. Sở Kế hoạch và Đầu tưa) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND cấp

huyện, Chủ đầu tư dự án đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện và các dự án phát triển khác thuộc thẩm quyền; Nghiên cứu đề xuất các chính sách đầu tư cho bảo vệ môi trường.

b) Xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt đầu tư các dự án xây dựng hệ thống, cơ sở hạ tầng xử lý môi trường, các dự án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh như kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, tái chế chất thải, vệ sinh môi trường; Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối vốn xây dựng cơ bản cho các công trình, dự án liên quan đến lĩnh vực môi trường đã được phê duyệt.

21

Page 22: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

c) Lồng ghép, cân đối nguồn vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo chất lượng môi trường tại các đô thị.

12. Sở Tài chính a) Tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác

BVMT theo kế hoạch đã được duyệt, bố trí đủ kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường cho các ngành, các cấp.

b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng dự toán, kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm trình UBND và Hội đồng nhân dân tỉnh; Phối hợp với Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu với HĐND, UBND tỉnh quyết định thu các loại phí, lệ phí về lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh.

13. Sở Khoa học và Công nghệ a) Khuyến khích xây dựng các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường như đầu tư phát triển công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, các giải pháp xử lý môi trường,… Đánh giá, giám định các thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ nhập vào địa bàn tỉnh.

b) Chỉ đạo, quản lý và kiểm soát hoạt động bức xạ trên địa bàn tỉnh.14. Sở Ngoại vụa) Thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn

tỉnh; Cung cấp thông tin hoạt động, quản bá hình ảnh về tỉnh Cao Bằng trong đó có nội dung bảo vệ môi trường.

b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình.

15. Ban quản lý khu kinh tế a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành chức năng liên

quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, nội dung cam kết trong báo cáo ĐTM và bản cam kết bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.

b) Kịp thời thông báo, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng hữu quan nhằm giải quyết nhanh nhất những yêu cầu liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường đối với các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý khu kinh tế.

c) Phát hiện và xử lý kịp thời hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tại các khu công nghiệp, cụm công công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

22

Page 23: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

d) Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động trong Ban kinh tế tỉnh; Định kỳ hàng năm, 5 năm xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.

16. Các cơ quanBáo Cao Bằng, Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng và các cơ quan

thông tấn, báo chí của trung ương đóng trên địa bàn thành phố kịp thời đăng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về môi trường và công tác bảo vệ môi trường; biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích trong bảo vệ môi trường; phản ánh kịp thời các sự việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

17. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường hoạt động tuyên

truyền về bảo vệ môi trường.18. Sở Tư pháp Chủ trì, phối hợp tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc thi hành pháp luật về

bảo vệ môi trường đến mọi tầng lớp nhân dân.19. Sở Nội vụ a) Đảm bảo chỉ tiêu biên chế cho công tác quản lý môi trường cấp tỉnh,

cấp huyện, đặc biệt ở cấp xã. b) Lồng ghép các tiêu chí BVMT trong việc xét các danh hiệu thi đua

khen thưởng trên địa bàn tỉnh.Điều 41. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cao Bằng và các cơ quan

đoàn thể1. Tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ

môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.2. Tham gia công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức và

thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường.Điều 42. Tổ chức, cá nhânCác tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện các quy định

của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chương 10THANH TRA, KIỂM TRA

Điều 43. Thanh tra bảo vệ môi trường

23

Page 24: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ môi trường, có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra của các ngành, các cấp có liên quan trong việc thanh tra bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền:

1. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, các chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra.

2. Tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường.3. Quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở khi phát hiện quá

trình hoạt động của cơ sở có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng về môi trường và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó. Báo cáo xử lý hoặc kiến nghị với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hoạt động có thể gây sự cố môi trường.

4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Điều 44. Thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường

1. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đối với các dự án lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động bổ sung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh, dự án được uỷ quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường và đề án bảo vệ môi trường thuộc thuộc thẩm quyền Sở phê duyệt.

2. UBND cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc diện lập Bản cam kết bảo vệ môi trường (và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có quy mô tương đương). Trong trường hợp đã kiểm tra, xử lý (tối thiểu hai lần) nhưng không giải quyết dứt điểm (về ô nhiễm và việc khiếu kiện), thì có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp kiểm tra, xử lý.

3. UBND cấp xã kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân. Trong trường hợp đã kiểm tra, xử lý (tối thiểu hai lần) nhưng không giải quyết dứt điểm (về ô nhiễm và việc khiếu kiện), thì có văn bản đề nghị UBND huyện phối hợp kiểm tra, xử lý.

4. Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong phạm vi đơn vị quản lý.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được thực hiện theo định kỳ 2 lần/năm hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất (khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm

24

Page 25: Dự thảo “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao

hoặc có khiếu nại, tố cáo) theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 45. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Điều 46. Lực lượng cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công dân theo thẩm quyền. Các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công an.

Điều 47. Các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được xem xét khen thưởng theo quy định hiện hành.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị và các đơn vị liên quan xem xét, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh việc hình thành các giải thưởng về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Điều 48. Công tác thi đua khen thưởng trên các lĩnh vực cho các tập thể, cá nhân, thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của tỉnh phải xem xét đến vấn đề bảo vệ môi trường của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.

Chương 11TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 49. Trách nhiệm triển khai thực hiện1. UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp

với các sở, ban, ngành, các cơ quan liên quan và UBND các cấp tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.

2. Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và trách nhiệm của mình, tăng cường phối hợp, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác được quy định trong Quy định này.

Điều 50. Trong quá trình thực hiện, tùy theo điều kiện thực tiễn nếu phát sinh những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc có sự điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi pháp luật về bảo vệ môi trường sẽ phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất trình UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

25