ebook hướng dẫn kinh doanh: khoá học trực tuyến từ a đến z · là chìa khóa...

34
Ebook Hướng dẫn kinh doanh: Khoá học trực tuyến từ A đến Z

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Ebook Hướng dẫn kinh doanh: Khoá học trực tuyến từ A đến Z

2 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

Không thể phủ nhận rằng, giáo dục trực tuyến (E-learning) chính là một trong những

xu hướng tương lai cực kì nổi bật, khi mà các thiết bị công nghệ kết nối Internet đang

trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Tại Việt Nam, theo ước

tính, quy mô thị trường đào tạo trực tuyến có thể lên tới 2 tỉ USD, tăng trưởng doanh

thu từ E-learning đạt trên 40%/năm. Theo Ông Ralf Matthaes- Giám đốc điều hành

Công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres, phần chi tiêu lớn nhất của đa số

người Việt hiện nay là dùng cho giáo dục. Tổng chi tiêu cho giáo dục của người Việt

chiếm đến 47% tổng chi tiêu trong gia đình họ, bởi nhiều người Việt cho rằng giáo dục

là chìa khóa để giúp họ và gia đình sẽ giải quyết những khó khăn của nền kinh tế.

Với sứ mệnh thúc đẩy quá trình thương mại hóa giáo dục, giúp giáo dục Việt Nam bắt

kịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Hachium sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong

hành trình khởi nghiệp với giáo dục trực tuyến, giúp bạn lan tỏa rộng những kiến thức,

kinh nghiệm và giá trị tới cộng đồng, xã hội và nhận lại giá trị xứng đáng! Tất nhiên,

hành trình khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến nói

riêng có rất nhiều khó khăn, chông gai, cạnh tranh khốc liệt. Nhưng bạn đừng lo, cuốn

eBook được viết bởi đội ngũ Hachium chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành đáng tin

cậy, một trợ thủ đắc lực giúp bạn triển khai các khóa học trực tuyến của mình một

cách dễ dàng nhất!

Trong cuốn eBook này, Hachium sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức về thị trường

E-learning đầy tiềm năng cũng như những kỹ năng và mẹo cần thiết để bạn sở hữu một

website dạy học trực tuyến của riêng mình. Với mục đích trở thành con đường tắt dẫn

tới thành công dành cho bạn, cuốn eBook sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về thị trường tiềm

năng này, kể cả những khó khăn mà bạn sẽ gặp phải cũng như những cơ hội mà bạn có

thể giành được, từ đó đưa ra các chiến thuật hợp lí và đem lại doanh thu lớn nhất khi

kinh doanh khóa học trực tuyến.Sứ mệnh của Hachium đối với giáo dục Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

“Với sứ mệnh giúp giáo dục Việt Nam bắt kịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,

Hachium sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong hành trình khởi nghiệp với giáo dục

trực tuyến, giúp bạn lan tỏa rộng những kiến thức, kinh nghiệm và giá trị tới

cộng đồng, xã hội và nhận lại giá trị xứng đáng!...”

3 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

LỜI MỞ ĐẦU 2

1. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN 4

2. XÂY DỰNG Ý TƯỞNG CHO KHOÁ HỌC CỦA BẠN 6

3. ĐỊNH GIÁ KHOÁ HỌC 8

4. XÂY DỰNG NỘI DUNG KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 9

5. LỰA CHỌN NỀN TẢNG CHO KHOÁ HỌC CỦA BẠN 14

6. QUẢNG BÁ VÀ BÁN KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 17

7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 23

8. TỐI ƯU VÀ MỞ RỘNG KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 25

9. CASE THÀNH CÔNG VỚI KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN 27

LỜI KẾT 33

MỤC LỤC

4 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

1. Tiềm năng thị trường giáo dục trực tuyếnA. Lịch sử hình thành và phát triển

Thuật ngữ E-learning xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10-1999 trong một hội nghị

Quốc tế về CBT (Computer - Based Training). Từ thời điểm đó, các cụm từ như “online

learning” (học trực tuyến) hay “virtual learning” (học tập ảo) bắt đầu xuất hiện ngày

càng nhiều. Có thể nói, kết hợp với các từ cụm từ “online learning” hay “virtual learn-

ing”, E-learning mô tả một cách đầy đủ về một môi trường học tập mà trong đó người

học có thể tương tác với môi trường học tập trực tuyến thông qua Internet hoặc các

phương tiện truyền thông điện tử khác (Intranet, Extranet, truyền hình tương tác,

CD-ROM, v.v.).

Với sự ra đời của máy tính và Internet trong những năm cuối thế kỉ 20, các công cụ

E-learning và phương pháp phân phối được mở rộng. Thế hệ máy MAC đầu tiên ra đời

trong những năm 1980 cho phép các cá nhân có thể đặt máy tính ở nhà của họ, và điều

này giúp ích cho họ rất nhiều trong việc học tập, nghiên cứu cũng như phát triển các kỹ

năng. Sau đó, trong thập kỉ tiếp theo, môi trường học tập ảo bắt đầu thực sự phát triển

mạnh, càng nhiều người tiếp cận với nhiều thông tin trên Internet và cơ hội trực tuyến

thực sự mở ra.

Trong những năm 2000, các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng E-learning để đào tạo

nhân viên của họ. Các nhân viên mới có thể dễ dàng tiếp cận các quy trình nghiệp vụ

cùng hệ thống thông tin trong hệ thống E-learning cung cấp cho họ đầy đủ các kiến

thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm để thực hiện tốt công việc của mình. Đối với các

nhân viên, việc các doanh nghiệp áp dụng E-learning trong công tác đào tạo đã giúp

họ không những tăng thêm về kiến thức, kỹ năng mà còn làm phong phú hơn trong đời

sống tinh thần.

Vào khoảng năm 2010 trở đi, sự bùng nổ về công nghệ ứng dụng trên các nền tảng

di động hay sự phát triển vượt bậc của một thế hệ mạng xã hội mới như Facebook,

Google Plus, Instagram,... đã làm cho hệ thống tương tác thông tin với người sử dụng

Internet trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Qua đó, các phương thức tương tác trên

môi trường đào tạo trực tuyến cũng có những chuyển biến thay đổi nhằm phù hợp hơn

với người sử dụng. Các ứng dụng di động kết hợp Internet cho phép người học tương

tác trong môi trường E-learning mọi lúc, mọi nơi.

Hiện tại, giáo dục trực tuyến đang phát triển như vũ bão tại nhiều quốc gia lớn trên thế

giới như: Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Malaysia, Australia và Nam Phi. Đó

cũng là 8 quốc gia dẫn đầu thế giới về học trực tuyến hiện nay. Năm 2016, ngành công

nghiệp đào tạo trực tuyến toàn cầu đã thu về 51,5 tỷ USD, một con số không thể coi

thường.

5 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

1. Tiềm năng thị trường giáo dục trực tuyếnB. Thị trường giáo dục trực tuyến hiện tại

Theo University World News, châu Á là thị trường lớn thứ hai của giáo dục trực tuyến,

được dự báo sẽ đạt 12.1 tỉ USD vào năm 2018. Trong top 10 thị trường phát triển nhanh

cũng có đến 7 nước châu Á, đó là Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,

Nepal và Pakistan.

Giáo dục trực tuyến cũng được du nhập vào Việt Nam từ khá sớm. Trong một nghiên

cứu của Ambient Insight, Việt Nam còn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất về

học trực tuyến với 44.3% trong năm qua, vượt qua Malaysia (vốn đã mạnh) với 39.4%.

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia đang phát triển nhưng rất năng động trong

việc bắt kịp xu hướng công nghệ toàn cầu. Những năm gần đây, học trực tuyến đã trở

thành một xu hướng tại Việt Nam, nhất là ở đối tượng học sinh THPT - đối tượng được

“chăm chút” nhất của ngành này.

Ông Nguyễn Thành Nam, người sáng lập Đại học Trực tuyến FPT (FUNiX), cho biết,

trước năm 2010, đã có các đơn vị tiên phong tìm kiếm cơ hội kinh doanh với mô hình

này như Violet.vn, hocmai.vn, TOPICA..., phần lớn đi theo mô hình E-learning. Đến năm

2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi động dự án đại học ảo nhưng không để lại nhiều dấu

ấn trên thị trường.

Với 40% dân số kết nối Internet, chủ yếu là giới trẻ, nhu cầu học tập lớn (mỗi năm,

người Việt Nam chi 3-4 tỉ USD để cho con cái du học). Vì thế, thị trường giáo dục đào

tạo trực tuyến đang đầy tiềm năng với quy mô lớn cùng tốc độ tăng trưởng doanh thu

hơn 40% mỗi năm, ước tính quy mô thị trường không dưới 2 tỉ USD. Do đó, không chỉ

các doanh nghiệp trong nước đầu tư, Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu

tư ở châu Á như Nhật, Hàn Quốc hay Singapore.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Phan Anh, chuyên gia về Marketing, thị trường Việt Nam vẫn còn

nhiều tiềm năng và nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp muốn kinh doanh trong lĩnh

vực thương mại điện tử, đặc biệt là đối với dịch vụ đào tạo trực tuyến. Là một trong số

những giảng viên đầu tiên thử nghiệm với video giáo dục trực tuyến và website thương

mại điện tử, vị chuyên gia này đánh giá giáo dục trực tuyến có thể bù đắp những

khoảng trống giữa kiến thức sách vở và thực tế. “Từ đánh giá kết quả mà các khóa học

này mang lại cho nhiều học viên từng tham gia, tôi cho rằng đào tạo trực tuyến qua

video nói chung sẽ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp, giảng viên, nhà đào tạo, và có lợi

cho cả người học, giúp thúc đẩy kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp và nâng cao hơn nữa trình

độ của người lao động Việt Nam”, ông chia sẻ.

“Từ đánh giá kết quả mà các khóa học này mang

lại cho nhiều học viên từng tham gia, tôi cho rằng

đào tạo trực tuyến qua video nói chung sẽ tạo ra cơ

hội cho doanh nghiệp, giảng viên, nhà đào tạo, và

có lợi cho cả người học, giúp thúc đẩy kỹ năng, cơ

hội nghề nghiệp và nâng cao hơn nữa trình độ của

người lao động Việt Nam”

Nguyễn Phan Anh, Thạc sĩ - chuyên gia Marketing

6 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

2. Xây dựng ý tưởng cho khoá học của bạnA. Tìm kiếm và lựa chọn ý tưởng

Tìm kiếm một ý tưởng dạy học đơn thuần luôn dễ dàng hơn rất rất nhiều lần so với

việc phải tìm ra một ý tưởng phù hợp cho khoá học online. Vì sao? Lý do đơn giản là khi

dạy online bạn cần chú ý tới nhu cầu của hoc viên chứ không chỉ đơn thuần tập trung

vào những điều bạn giỏi hay quen thuộc trong lĩnh vực bạn muốn giảng dạy. Hãy để

Hachium giúp bạn lựa chọn được ý tưởng tuyệt vời nhất cho khoá học online của bạn

thông qua 3 bước đơn giản sau:

1. Xác định đúng đối tượng học viên online của bạn

Cách tốt nhất để bạn tìm được một ý tưởng phù hợp cho khoá học online của bạn là

xác định đúng chính xác từ đầu ai sẽ người tham gia khoá học đó. Bạn chỉ có thể thành

công với khoá học online khi bạn hiểu rõ được mình sẽ tiến hành giảng dạy cho ai, và

họ sẽ học được những gì từ bạn.

Với việc các nhóm, cộng đồng học tập được thành lập và tương tác liên tục trên các

trang mạng xã hội nhưqw Zalo, Facebook hay Google+, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và

xác định được rõ nhu cầu của những học viên tiềm năng ngay cả khi bạn chưa từng sản

xuất bất kì khoá học nào.

2. Trở thành chuyên gia uy tín

Sau khi xác định và có cách tiếp cận phù hợp với học viên tiềm năng của bạn, việc kế

tiếp mà bạn cần phải làm là khẳng định uy tín của mình với những người có thể trở

thành học viên với khoá học online của bạn. Hãy luôn là người đầu tiên xuất hiện, giải

đáp cặn kẽ mọi thắc mắc mà họ gặp phải bất cứ khi nào. Chính việc giúp đỡ những học

viên trong cộng đồng của mình không chỉ khiến họ thêm tin tưởng và cảm nhận được

chuyên môn của bạn mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn học viên của mình cần được giải đáp

những thắc mắc nào trong một khoá học online.

Bạn khó có thể thuyết phục một người lạ mua khoá học online khi họ chưa đủ sự tin

tưởng. Tuy nhiên, bằng việc trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình, luôn đứng

ra giải đáp mọi thắc mắc mà học viên gặp phải. Bạn sẽ tạo ra được sức ảnh hưởng đủ

lớn để khiến học viên sẵn sàng bỏ tiền ra mua khoá học của mình. Cách tệ nhất để

kinh doanh một khoá học online là việc đứng ra nhận mình là một “chuyên gia”, “giáo

sư”,... trong lĩnh vực giảng dạy trong khi chưa từng một lần chia sẻ giúp đỡ ai trong

cộng đồng học viên tiềm năng.

Hãy để hành động của bạn thay lời khẳng định: “Tôi là người uy tín số 1 trong lĩnh vực!”

3. Chọn ý tưởng khoá học? Hãy để học viên làm điều đó

Tới thời điểm này, bạn đã khẳng định được mình là chuyên gia mà những học viên tiềm

năng có thể tin tưởng, tuy vậy, để đảm bảo việc kinh doanh khoá học trở nên thuận lợi

nhất, bạn cần gạt bỏ chủ quan của bản thân rằng: “Mình nên dạy cái này, mình không

cần dạy cái kia...” Hãy đưa ra những câu hỏi đến học viên, và quyết định lựa chọn ý

tưởng khoá học dựa trên những vấn đề mà học viên cần học hỏi.

Lưu lại từ 9 đến 10 ý tưởng thường xuất hiện nhất để có thể tạo ra được nhiều sự lựa

chọn hơn và từ đó có một kế hoạch phát triển nội dung sau này hiệu quả. Hãy để học

viên là người quyết định khoá học của bạn về chủ đề gì và nội dung cần phải được xây

dựng như thế nào.

7 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

2. Xây dựng ý tưởng cho khoá học của bạnB. Xác định của đề của khoá học

1. Thu hẹp ý tưởng khóa học của bạn

Khi đã tìm được 10 ý tưởng cho 1 khóa học, hãy thu hẹp chúng lại – lựa chọn 5 ý tưởng

khiến bạn thích thú chia sẻ kiến thức nhất và tập trung vào chúng. Từ đó, hãy quay lại

và kiểm tra lại xem những học viên tiềm năng của bạn thực sự cần gì? Hãy xem xét xem

họ đã hiểu trước những gì rồi và các ý tưởng cho khoá học của bạn liêu đã từng xuất

hiện ở một khoá học của ai khác chưa?

2. Tự tin vào chính bản thân mình

Có nhiều người thường bị chững lại ở bước đầu lên kế hoạch. Nhất là với những người

lần đầu tiên bắt đầu kinh doanh khoá học trực tuyến thì hẳn sẽ có lúc hoảng loạn,

thiếu tự tin vào bản thân với những suy nghĩ như: Mình không phải chuyên gia, mình

không có chút kinh nghiệm giảng dạy nào cả, làm sao có thể dạy người khác khi mình

không phải chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy?

Hachium từng gặp rất nhiều trường hợp giảng viên online chỉ có chưa đến 2 năm kinh

nghiệm trong lĩnh vực mà họ giảng dạy. Tuy vậy, chính sự “non nớt” tưởng chừng như

là rào cản lại trở thành lợi thế của họ trong việc tiếp cận học viên. Trong một thời đại

mà tất cả nội dung kiến thức luôn không ngừng thay đổi hàng ngày như hiện tại, đôi

lúc việc gần gũi với học viên, chia sẻ khó khăn của họ trong cùng hoàn cảnh lại quan

trọng hơn rất nhiều so với việc chỉ đơn thuần đưa ra những kiến thức mà các giảng viên

khác đều làm được.

3. Xác nhận chủ đề cho khóa học

Sau khi bạn đã hoàn thành 2 bước trên, việc lựa chọn và xác định ý tưởng chủ đạo cho

khoá học của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn hãy nhanh chóng xác nhận ý

tưởng nào là phù hợp bằng việc lựa chọn ý tưởng thoả mãn cả 2 yếu tố: 1 - Bạn cảm

thấy tự tin giảng dạy nội dung theo ý tưởng đó. 2 - Học viên của bạn CẦN học những ý

tưởng đó trong khoá học.

Việc xác nhận sẽ giúp bạn củng cố cho linh cảm của mình rằng: khóa học sẽ hấp dẫn

các khán giả. Việc xác nhận có thể đơn giản như là gửi một email đến khán giả của bạn,

bán trước (Pre-sale) hoặc Marketing trước khi thực sự tạo ra nội dung đầy đủ cho khóa

học của bạn.

8 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

3. Định giá khoá học A. Công thức vàng cho định giá khoá học

Tới thời điểm hiện tại, bạn đã có một ý tưởng tuyệt vời dành cho khoá học của mình

rồi, tuy vậy, làm sao để có thể thành công trong việc kinh doanh khoá học trực tuyến

còn phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược kinh doanh và cách triển khai kinh doanh của

bạn. Mà bước đầu tiên chính là định giá cho khoá học của bạn.

Một mức giá khoá học hợp lý không chỉ giúp bạn tiếp cận đến nhiều học viên hơn mà

còn đảm bảo cho bạn được doanh thu đúng theo kì vọng của bản thân. “Bạn không để

bán đồ quá giá trị cho người nghèo hay một món đồ rẻ tiền cho người giàu.” Dựa trên

việc tìm hiểu và xác định đúng nhu cầu của học viên tiềm năng với khoá học của bạn,

bạn cần đưa ra quyết định chính xác về mức giá mà khoá học của bạn sẽ được bán.

Đây có thể là một việc vô cùng khó khăn và mông lung dành cho những ai chưa từng

có kinh nghiệm kinh doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh khoá học online. Tuy

vậy, Hachium đã tổng hợp và tích luỹ kinh nghiệm của hơn 2,000 khoá học được kinh

doanh trên hệ thống để đưa ra một công thức định giá khoá học phù hợp với tất cả mọi

người:

Công thức định giá khóa học:

Đơn giá khoá học (300,000 đồng)

Mục tiêu doanh thu(600,000,000 đồng)

Dung lượng khách hàng(100,000 người)

Tỉ lệ chuyển đổi(2%)x

=

1. Doanh thu kỳ vọngBạn thực sự mong muốn kiếm được bao

nhiêu tiền từ việc kinh doanh khoá học

online? Mọi con số đều có thể trở thành

thực tế khi bạn thực sự quyết tâm theo

đuổi và có một chính sách giá phù hợp.

Mức doanh thu này cũng sẽ ảnh hưởng

nhiều đến cách định giá của bạn, theo tỉ lệ

thuận với nhau.

4. Đơn giá khoá họcKhông phải lúc nào bạn đặt giá khoá học

thấp cũng giúp khoá học dễ bán hơn và

điều tương tự cũng xảy ra. Nhiều khi mức

giá cao như một lời khẳng định cho giá trị

của khoá học cũng khiến khoá học của

bạn có thể dễ dàng bán hơn. Hãy luôn đặt

“giá cả” ở mức tương quan với “giá trị” mà

khoá học của bạn mang lại.

3. Tỉ lệ chuyển đổiTỉ lệ số người mua khoá học của bạn trên

tổng số học viên tiếp cận chính là tỉ lệ

chuyển đổi của bạn. Con số này có thể

thay đổi nhiều tuỳ thuộc vào chất lượng

hay cách kinh doanh khoá học online của

bạn. Tỉ lệ cao đồng nghĩa việc bạn có thể

đặt giá khoá học ở mức thấp, cạnh tranh

hơn và ngược lại.

2. Số lượng học viên Việc định giá một khoá học phổ thông cho

200,000 người sẽ khác rất nhiều với việc

định giá một khoá học “đặc biệt” chỉ dành

riêng cho 200 người duy nhất.

Biết được khoá học của bạn phù hợp với

bao nhiêu người sẽ ảnh hưởng rất nhiều

đến việc bạn định giá cho khoá học ở mức

“cao” hay “thấp”.

9 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

4. Xây dựng nội dung khoá học trực tuyếnA. Lập kế hoạch xây dựng nội dung

Sau khi đã có ý tưởng và hình dung được mức giá sẽ đặt cho khoá học của mình, việc

kế tiếp mà bạn phải làm là lập kế hoạch để triển khai nội dung của khoá học. Kế hoạch

này chính là công cụ giúp bạn hiện thực hoá ý tưởng tuyệt vời của mình thành những

bài giảng cuốn hút người học, truyền tải được hết những kiến thức hữu ích và nội dung

hấp dẫn đến cho học viên của mình.

Đừng quá lo lắng, hãy từ làm từng bước một. Hãy ngồi xuống và chuẩn bị cho mình một

kết hoạch thật tốt. “Nên nhớ, Rome không phải được xây trong một ngày, và khóa

học của bạn cũng vậy.”

Trước khi bán khóa học, bạn cần phải tạo ra được khóa học của chính mình. Hoặc ít

nhất, bạn cần phải biết mình sẽ dạy về cái gì, dạy cho ai và từ đó lập kế hoạch dành cho

việc xây dựng khóa học đó.

1. Xác định rõ chủ đề mà bạn muốn dạy.

Đôi khi có những giảng viên muốn tạo một khóa học hoàn hảo, có thể cung cấp mọi

kiến thức cần có trên đời, nhưng đó thực sự là điều mà bạn nên tránh. Sai lầm là khi

khoá học mang quá nhiều nội dung và đa phần trong đó không cần thiết đối với học

viên mà bạn hướng tới. Hãy cố gắng đưa đến đúng và đủ những nội dung hữu ích chứ

đừng cố nhồi nhét học viên của mình những thông tin thừa thãi.

Một khoá học hấp dẫn, đạt tương tác tốt với học viên và thuận tiện cho việc kinh doanh

chỉ nên tập trung vào những nội dung thật cụ thể.

Khoá học của bạn không cần thiết phải giới thiệu về tất cả mọi thứ. Lấy ví dụ về một

khoá học lập trình: bạn có thể dạy lập trình web, lập trình về app điện thoại, lập trình

các thiết bị điện tử, tất cả đều tuyệt và phong phú. Tuy nhiên, học viên của bạn sẽ

chẳng quan tâm lắm đến vậy đâu, bởi vì những gì họ cần đâu nhiều đến vậy. “Thay vì

trở thành bách khoa toàn thư, hãy chỉ tập trung vào giải quyết những gì cụ thể nhất

mà học viên của bạn cần.” Bạn có thể khảo sát người học về các vấn đề họ gặp phải

khi học bằng nhiều cách như đăng bài lên cộng đồng của bạn hoặc có thể gửi email

đến danh sách những người theo dõi bạn. Thậm chí bạn cũng có thể gặp trực tiếp và

trao đổi với những người đã hoặc đang học chủ đề mà bạn đang xây dựng để xem khó

khăn mà đa số mọi người gặp phải thực sự là gì.

Thêm vào đó, nếu bạn muốn chia sẻ mọi kiến thức về lập trình, bạn có thể chia thành

chuỗi nhiều khóa học nhỏ và gộp thành một chương trình đào tạo. Như vậy, học viên

của bạn có thể chủ động lựa chọn khóa học phù hợp nhất đối với nhu cầu của họ.

2. Xác định rõ những đối tượng khách hàng

Trong khi lên kế hoạch cho khóa học của mình, bạn cũng cần xác định đối tượng mình

sẽ dạy cũng như cấp độ học viên mà bạn dạy. “Nếu khóa học của bạn dành cho những

người đã có cơ bản, việc dạy lại kiến thức nền tảng sẽ là không cần thiết.”

Ngược lại, nếu khóa học cả bạn dành cho người hoàn toàn mới bắt đầu, bạn sẽ phải

đào lại những vấn đề, khó khăn mình gặp phải khi mới bắt đầu, cần đưa ra nhiều kiến

thức cơ bản hơn, chi tiết, rõ ràng từng bước thực hiện để từ đó có thể xây dựng được

một khóa học có nội dung phù hợp. Hãy luôn lựa chọn người học cho khóa học của

bạn và xây dựng khóa học không quá dàn trải những kiến thức thừa thãi.

10 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

4. Xây dựng nội dung khoá học trực tuyến3. Xây dựng cấu trúc khóa học

Đầu tiên, bạn cần xác định đích đến cuối cùng của khóa học. Khóa học của bạn sẽ dạy

cho học viên những kiến thức gì? Và học viên có thể làm được gì sau khi hoàn thành

khóa học. Mô tả càng cụ thể và chi tiết càng tốt. Ví dụ như khi nói “Khóa học Guitar”

sẽ không đủ chi tiết. Thay vì vậy, bạn có thể đặt tiêu đề như là “Khóa học Guitar 3.0:

Những kỹ năng cao cấp dành cho tay trái”. Như vậy, người học có thể biết học sẽ học

cái gì, và học xong họ sẽ đạt được điều gì.

Xác định rõ ràng đích đến như vậy, từ đó bạn cũng có thể chia khóa học thành các mốc

mục tiêu nhỏ hơn. Các khóa học chỉ nên chia 3 đến 5 mục tiêu nhỏ. Và từ các mục tiêu

nhỏ vậy bạn có thể xây dựng bài giảng giúp các học viên phát triển theo từng mục tiêu

nhỏ để có thể đạt được điểm đích cuối cùng.

Không chỉ nội dung, mà yếu tố thời gian của các bài giảng cũng vô cùng quan trọng.

“Bài giảng ngắn và có thể học lại nhiều lần sẽ đem lại hiệu quả học tập cao hơn.”

Bài giảng của bạn chỉ nên dài trong khoảng từ 5 tới 10 phút. Bài giảng lý tưởng dài

khoảng 07 phút.

Lý do bạn nên làm bài giảng ngắn vì khi người học muốn quay lại những điểm còn khúc

mắc để học lại, họ có thể dễ dàng tìm thấy thứ họ cần thay vì phải lần mò lại trong một

bài giảng dài tới tận 40 phút! Nếu bạn băn khoăn có nên chia đôi bài giảng không, thì

câu trả lời hầu như là có.

4. Phác thảo khóa học

Mỗi khi bạn phân chia bài giảng của mình, hãy nhớ rằng mục tiêu cuối cùng luôn là việc

“thay đổi” cho học viên. Mỗi một phần của bài học nên là một bước dài tiến tới mục

tiêu đó và trong mỗi phần bạn có thể tạo ra các bài học nhỏ.

Để tạo được sự “thay đổi”, bạn cần phác thảo một bản các kỹ năng cần có được sắp

xếp theo mức độ từ thấp tới cao. Tuy nhiên, bản phác thảo ban đầu chưa phải cột sống

hoàn chỉnh cho khóa học của bạn. Hãy phát triển bản phác thảo ngay cả trong quá

trình xây dựng bài học vì có thể sẽ có những bước, kỹ năng mà bạn quên không đưa

vào bản phác thảo ban đầu. Việc tạo và phát triển bản phác thảo khóa học sẽ giúp bạn

xây dựng khóa học mạch lạc và logic, cũng như đưa ra hình dung cụ thể và giúp bạn

duy trì động lực xây dựng khoá học của mình.

11 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

4. Xây dựng nội dung khoá học trực tuyếnB. Tạo nội dung khoá học

Hãy bắt tay vào tạo nội dung khóa học của mình ngay sau khi đã lên kế hoạch. Điều

cần làm kế tiếp là hoàn thành nội dung khóa học và các bài giảng mà bạn đã vạch ra

trong kế hoạch của mình. Nhưng làm xong khoá học đơn thuần là không đủ, bạn cần

phải hoàn thành khóa học theo cách khiến học viên thích thú và sẵn sàng trả tiền cho

khoá học của bạn. Dưới đây là một số cách giúp bạn xây dựng một khóa học hoàn hảo.

1. Hãy bán thử trước

Hãy nhớ bán khóa học của bạn trước khi tất cả các nội dung của bạn được tạo nên.

Trước khi chia các khóa học của chúng ta ra thành các phần và các bài giảng, luôn nhớ

rằng bạn không bao giờ nên tạo ra tất cả các nội dung trước khi bán.

Ý tưởng ở đây là: Nếu bạn bắt đầu bán khoá học khi chưa hoàn thành chúng, bạn sẽ

có nhiều nhận xét khách quan từ phía học viên để hoàn thiện khoá học hơn. Ví dụ như

việc bạn nói quá nhanh trong các video, hay ánh sáng quá yếu, âm thanh quá nhỏ. Đó

sẽ là những điều mà bạn cần phải lắng nghe và chỉnh sửa ở trong các bài giảng tiếp

theo trong khóa học. Hoặc cũng có thể có một số phần trong bài giảng mà các học

viên hứng thú và muốn nghe nhiều hơn – những thứ mà các học viên yêu ở khóa học

của bạn, đấy là những điều mà bạn cần phát triển thêm khi tung ra bản chính thức.

“Những phản hồi từ học viên đã tham gia khoá học sẽ giúp bạn điều chỉnh khóa học

của bạn cho phù hợp hơn với những học viên kế tiếp của bạn.”

Bằng việc tạo và bán phần đầu tiên của khóa học, bạn sẽ có thêm sự tự tin rằng bạn

có thể truyền tải, bạn biết cần thêm, bớt những phần nào cũng như còn cần bao lâu và

từng nào nỗ lực cần có để hoàn thành khóa học.

2. Tập trung vào đích đến cuối cùng

Đừng quên mục đích của khóa học và tại sao mọi người lại tham gia vào khóa học.

Khóa học của bạn phải giải quyết được nhu cầu thật cụ thể của người học. Điểm mấu

chốt của mỗi khóa học tốt đó là: có một sự thay đổi và ở cuối các khóa học, họ biết một

thứ gì đó mà họ chưa từng biết hay nghĩ mình có thể làm được.

“Một khóa học thành công là một con đường rút ngắn và chỉ dẫn đến một kết quả,

một đích đến duy nhất.” Bạn không cần lo lắng đến độ dài nội dung hay việc các slide

của bạn có đẹp không miễn là ai đó học được một giá trị bổ ích từ khóa học của bạn.

Bạn chỉ đơn giản là giúp họ thay đổi theo một hướng tốt đẹp hơn, trong khoảng thời

gian ngắn nhất có thể. Mỗi khi bạn có những câu hỏi trong đầu ngay khi bạn đang tạo

ra những khóa học, hãy cứ tự hỏi bản thân: “Liệu điều này giúp ảnh hưởng tích cực thế

nào đến với học viên?” Nếu có, hãy làm. Nếu không, hãy gác nó qua một bên.

3. Tạo ra kết quả sớm

Ở các trường đại học, giảng viên thường khiến sinh viên của mình choáng ngợp trong lý

thuyết và các khái niệm nâng cao ngay từ sớm. Đừng trở thành các giảng viên như vậy.

Thay vào đó, hãy luôn tạo ra các thành tựu nhỏ có thể đạt được trong quá trình “thay

đổi” của học viên. Ví dụ như giúp học viên có thể ngồi thiền 5 phút mà không bị phân

tâm trong khóa học thiền, sau đó mới là 10 phút, 15 phút,...; Hay tạo ra các dòng lệnh

cơ bản nhất trong khóa học lập trình, rồi mới bắt đầu tới việc tích hợp chúng để tạo ra

những dòng lệnh phức tạp hơn. Như vậy học viên sẽ cảm thấy có một sự phát triển ở

bản thân và giữ được động lực học.

12 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

4. Xây dựng nội dung khoá học trực tuyến4. Nhấn mạnh vào tiến trình của học viên

Hãy chắc chắn ràng bạn giúp học viên nhận ra được sự tién triển của họ xuyên suốt

trong khoá học. Nếu khóa học của bạn là thiết kế một blog, hãy nhắc nhở học viên

rằng họ đã đạt được những gì, Ví dụ như Layout của họ đã có bố cục tốt lên như thế

nào? Các thiết kế về hình ảnh màu sắc đã thay đổi ra sao? Ý tưởng về các nội dung bài

viết như thế nào để có thể điều hướng được người đọc?.

“Hãy cố gắng thiết lập khóa học của bạn sao cho các học viên không thể trượt được

từ những bài tập nhỏ khi bắt đầu cho đến những thử thách khó khăn nhất ở cuối

khóa học.” Đừng quên khen ngợi sau mỗi thành tích nhỏ mà người học đã chinh phục

được sau mỗi bài giảng. Sau đó hãy nhấn mạnh rằng: những gì từng là thử thách khó

nhằn đối với họ giờ chỉ còn là dĩ vãng.

5. Đặt ra kỳ vọng hợp lý

Với các học viên của bạn, đừng đưa ra cho họ những lời hứa bất hợp lý! “Hãy nói cho họ

hiểu rằng, họ sẽ không trở thành chuyên gia ngay khi hoàn thành xong khoá học.”

Luôn nhắc nhở họ cần nỗ lực rèn luyện không ngừng mới đem lại kết quả mĩ mãn được.

Tuy vậy, bạn cũng đừng quên nhắc nhớ học viên biết được sự “thành công” mà họ có

được khi tham gia vào khoá học của bạn. Một lời nhắc nhở đơn giản như “tốt lắm, vậy

là bạn đã hoàn thành được kĩ năng đánh guitar bằng tay trái ở cấp độ 3, hãy tiếp tục

rèn luyện nhé!” sẽ giúp học viên duy trì được động lực và hứng thú với khoá học.

6. Giảm độ dài bài giảng

Như đã nói trong phần xây dựng kế hoạch nội dung khoá học, thời lượng của bài giảng

phù hợp thực sự quan trọng. Bạn đừng nên quá tập trung vào tạo nội dung khóa học

quá cầu kì và dài dòng mà quên mất điều này: “Khóa học nên là một con đường NGẮN

NHẤT dẫn tới kết quả.”

Mọi người đăng kí khóa học online là để học một thứ gì đó nhanh chóng chứ không

phải ngồi tổng hợp lại các dữ liệu. Bạn sẽ chẳng đạt được thêm cái gì nếu độ dài khóa

học của bạn quá dài.

Nếu mỗi bài giảng chỉ nên khoảng 5 phút, họ sẽ tự nhủ “nhanh thật đấy”. Lượng thời

gian tối thiểu phải đầu tư cho các bài giảng giảm và thứ tiếp theo mà họ biết sẽ chỉ là:

wow, mình đã hoàn thành 4 bài giảng rồi, và chúng thật ngắn gọn và dễ hiểu. Cố gắng

để mỗi bài giảng chỉ có khoảng 1 hoặc 2 khái niệm.

?

1 3 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

4. Xây dựng nội dung khoá học trực tuyến

7. Đặt tiêu đề hợp lý

Tiêu đề của khoá học là vô cùng quan trọng. Một tiêu đề tốt sẽ giúp bạn dễ dàng hơn

trong việc kinh doanh khoá học của mình. Việc đầu tiên mà các học viên tiềm năng vào

website của bạn sẽ làm đó là tìm kiếm xem mình có thể học được gì thông qua khoá

học của bạn. Và bạn chỉ có duy nhất từ 3 đến 5 giây để thể hiện điều đó thông qua tiêu

đề của mình.

Hãy thử tưởng tượng bạn đi nói chuyện với ai đó bất kì và họ hỏi bạn một câu: “Tôi có

thể học được gì từ bạn?” Bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào? Không thể quá dài

dòng và phức tạp, bạn cần đi tập trung và trực diện vào những gì mà bạn có thể cung

cấp cho họ, nếu bạn dạy họ về lập trình, hãy gói gọn vào trong tiêu đề: ngôn ngữ lập

trình được sử dụng cũng như việc áp dụng vào công việc như thế nào.

“Một tiêu đề tốt sẽ giúp bạn thể hiện được giá trị của khoá học và kích thích học viên

tìm hiểu thêm về nội dung trong khoá học của bạn.” Hãy lưu ý luôn để tiêu để trong

12 - 25 từ, đây là tỉ lệ vàng của những khoá học bán chạy nhất, ít hơn sẽ khiến nội dung

không đầy đủ và nhiều hơn sẽ gây rối cho học viên của bạn. Ví dụ cho tiêu đề tốt có thể

là: “Học lập trình HTML cho thiết kế website thương mại điện tử” hay “Facebook Ads cơ

bản cho các chủ shop kinh doanh online”...

8. Hình thức bài giảng

Nội dung khoá học chỉ được truyền tải tốt nhất khi có một định dạng phù hợp. Hiện

nay, với sự phát triển của công nghệ, các loại hình bài giảng trực tuyến cũng vô cùng

phong phú và đa dạng như: video, audio, pdf,SCORM... Hãy lựa chọn loại bài giảng phù

hợp cho khóa học của mình dựa trên đặc điểm riêng của từng loại:

• Video: Đây là cách tốt nhất ở thời điểm hiện tại để có thể kết nối với học viên và

truyền tải kiến thức hiệu quả. Video đang là lựa chọn khá phổ biến nhất ở các khóa học

trực tuyến khi đem đến nhiều giá trị và hình dung cụ thể cho học viên. Hình thức này

phù hợp với các khoá học thiên về kĩ năng và thực hành cao.

• Slide/PDF: Nếu bạn muốn khiến bài giảng của mình dễ dàng để theo dõi hơn, hãy tạo

các bài giảng dạng Power Point hoặc PDF, và đưa slide bài giảng vào bài giảng. Như

vậy, bạn có thể thuyết trình theo một mạch bài giảng giúp việc học theo logic và tuần

tự hơn. Các khoá học thiên về lý thuyết sẽ phù hợp nhất với hình thức này.

• SCORM: Là định dạng tiêu chuẩn về một bài giảng tương tác hai chiều giữa học liệu

và học viên. Người học có thể tương tác trực tiếp và nhận phản hồi định trước bất cứ

khi nào bất kể nơi đâu. Tiêu chuẩn SCORM giúp khoá học của bạn trở nên sinh động

tuy vậy tính áp dụng trong thực tiễn còn khá nhiều hạn chế.

14 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

5. Lựa chọn nền tảng cho khoá học của bạnA. Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn nền tảng

Sau khi hoàn tất được nội dung khoá học của bạn, điều quan trọng tiếp theo cần

sự quyết định của bạn trước khi thực sự bắt đầu vào kinh doanh một khoá học trực

tuyến chính là lựa chọn một nền tảng thực sự phù hợp với khoá học và khả năng kinh

doanh của bạn. Vậy thì, những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự lựa chọn của bạn? Hãy cùng

Hachium điểm qua 5 yếu tố quan trọng nhất trước khi đưa ra quyết định bạn nhé!

1. Tính tự chủ

Dù kinh doanh bằng bất kì cách nào, bạn cũng cần đảm bảo được tính tự chủ của mình

đối với khoá học và học viên. Nếu không có quyền chủ động ra quyết định với những

tài sản quý giá này, bạn chỉ đơn thuần là đang “làm thuê” và sáng tạo nội dung cho

một nền tảng phân phối khoá học.

Dẫu cho doanh thu của bạn có thể lên tới 8 hay 9 con số, hãy thử nghĩ đến tương lai ra

sao khi bạn không biết được khoá học của mình đang được bán như thế nào? Và những

ai đang tham gia học từ bạn?

2. Khả năng bảo mật

Một nền tảng tốt cần đảm bảo được việc bảo mật cho khoá học của bạn. Nếu bạn đã

dành nhiều thời gian và công sức để tạo ra một khoá học bán chạy, hãy bỏ thêm công

sức để bảo vệ giá trị của khoá học đó. Đừng chọn vội vàng một nền tảng kém bảo mật

để rồi khoá học của bạn bị phát tán hay tải xuống trái phép mà bạn không hề hay biết.

3. Khả năng tuỳ chỉnh

Không có một khoá học hay website kinh doanh khoá học nào hoàn hảo ngay từ ngày

đầu tiên. Và bạn cần có quyền chủ động trong việc tuỳ chỉnh mọi thành phần trong

khoá học của bạn để khiến chúng trở nên hoàn hảo!

Mức giá khoá học của bạn chưa hợp lý? Hãy điều chỉnh! Giao diện website của bạn

chưa được đẹp? Hãy nâng cấp! Nội dung khoá học còn nhiều thiếu sót? Bổ sung ngay

khi nhận được phản hồi của học viên. Việc tuỳ chỉnh liên tục sẽ khiến khoá học của bạn

ngày một tuyệt vời hơn.

4. Các tính năng hỗ trợ học tập

Bên cạnh việc đăng tải khoá học lên nền tảng, bạn cũng cần lưu ý tới việc nền tảng đã

đủ khả năng đáp ứng các tính năng hỗ trợ cho việc của học viên hay chưa?

Một hệ thống câu hỏi và bài kiểm tra có thể giúp ích vô cùng lớn trong việc đánh giá

và nâng cao hiệu quả học tập của học viên tham gia vào khoá học của bạn. Bạn cũng

cần theo dõi được tiến trình học tập cũng như việc quyết định lộ trình học tập của học

viên sẽ diễn ra như thế nào. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp bạn có được một khoá học

hoàn hảo về cả nội dung và trải nghiệm học tập của học viên.

5. Các công cụ hỗ trợ khác

Việc kinh doanh khoá học trực tuyến chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là khi nền

tảng bạn sử dụng không hỗ trợ được cho bạn đầy đủ những công cụ cần thiết.

Hãy lưu ý cân nhắc đến nhóm các công cụ tương tác với học viên như chat, comment,

công cụ để đo lường về doanh số, lượng học viên, giao dịch, hay các công cụ hỗ trợ

marketing như gửi email tự động, theo dõi hành vi trên trang của khách hàng. Càng

nhiều công cụ hỗ trợ càng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kinh doanh khoá học.

1 5 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

5. Lựa chọn nền tảng cho khoá học của bạnB. Chợ khoá học trực tuyến hay website của riêng bạn?

Như đã nói ở phần mở đầu, chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ của rất nhiều chợ

khóa học trực tuyến trên cả thế giới và Việt Nam. Có thể kể tới một vài tên tuổi lớn

như Udemy, Coursera hay EdX và những “siêu thị” ở Việt Nam như Edumall, Unica

và Kyna,... Tuy vậy, liệu những chợ khoá học này thực sự là phù hợp hay việc tự tạo

website dạy học trực tuyến là điều bạn tìm kiếm? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần hiểu

rõ được từng ưu, nhược điểm của từng hình thức và có lời giải cho riêng mình.

1. Chợ khoá học trực tuyến?

• Khái niệm: Chợ khoá học trực tuyến hay MOOC là một khái niệm không còn quá mới

mẻ. Vào thời điểm khởi đầu của việc kinh doanh khoá học trực tuyến, khi kinh phí cho

việc xây dựng một website dạy học trực tuyến còn quá lớn và chưa ai hình dung cụ thể

về nền tảng giúp việc học diễn ra như thế nào, chợ khoá học trực tuyến đã ra đời như

một lời giải đáp. Bằng việc thu hút các khoá học của nhiều giảng viên khác nhau rồi

sau đó phân phối chúng, các chợ khoá học này đã giúp việc kinh doanh khoá học được

diễn ra. Tuy vậy, hình thức này cũng mang trong mình những ưu và nhược điểm riêng.

• Ưu điểm: Các chợ khoá học chịu mọi chi phí khởi tạo và một phần trách nhiệm phân

phối khóa học cho các giảng viên. Đây gần như là hình thức không có rủi ro và tốt cho

việc thử nghiệm một ý tưởng kinh doanh khoá học trực tuyến cho mọi người.

• Nhược điểm: Mọi lợi ích đều đi kèm với sự đánh đổi, khi bạn chấp nhận việc đưa

khoá học của mình lên một bên nền tảng chợ để phân phối, bạn cũng đã đồng ý cho

việc mất đi quyền kiểm soát về cách kinh doanh khoá học và một khoản % doanh thu

tương đối lớn cho mỗi giao dịch. Con số này có thể lên tới 85% cho mỗi giao dịch.

Khoá học của bạn có thể trị giá 2.000.000 đồng, tuy nhiên sau những chiến dịch giảm

giá tới 70% và trừ đi các khoản chi phí khác cho bên chợ (thêm 85% nữa) con số bạn

nhận được chỉ là 90.000 đồng cho một học viên tham gia vào việc học.

2. Website của riêng bạn?

Không cần giải thích quá nhiều cho khái niệm website của riêng bạn là gì, tuy nhiên,

bạn cần hiểu rằng mình không cần bỏ ra hàng trăm triệu hay cả tỉ đồng để xây dựng

nên một hệ thống học tập trực tuyến. Hãy dành sự cân nhắc đến các nền tảng sẵn có

và điểm qua ưu, nhược điểm của những nền tảng này:

• Ưu điểm: Bạn có toàn quyền quyết định tới giá bán, quản lý học viên, giao dịch hay

thay đổi nội dung, giao diện trên website của bạn. Một điểm cộng nữa là việc sở hữu

website dạy học của riêng bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc gây dựng thương hiệu của

riêng bạn. Không ai mong muốn đặt khoá học hướng dẫn kinh doanh cho chủ doanh

nghiệp bên cạnh khoá học dạy con cách ăn dặm phải không nào?

• Nhược điểm: Bạn sẽ phải tự lo liệu các vấn đề liên quan tới vận hành website, phân

phối khoá học,... Những điều trở nên vô cùng phức tạp và tốn thời gian nếu bạn không

hiểu rõ về chúng. Tuy vậy, ở phần kế tiếp, Hachium sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ và chi tiết

những cách thức để triển khai đơn giản và dễ dàng nhất mà hiệu quả không kém cạnh

gì so với việc bạn tự phân phối.

16 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

5. Lựa chọn nền tảng cho khoá học của bạn3. Tôi sẽ phù hợp với nền tảng nào?

Sau khi hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 nền tảng giúp bạn kinh doanh khoá học online, sự

lựa chọn hoàn toàn nằm ở bạn. Nếu bạn vẫn đang còn phân vân chưa biết mình nên

lựa chọn những nền tảng nào, hay trả lời những câu hỏi sau và Hachium sẽ giúp bạn

đưa ra quyết định:

• Bạn đã có khả năng tự sản xuất khoá học chưa?

• Bạn có mong muốn tự chủ việc kinh doanh khoá học online của mình không?

• Bạn hiểu rõ việc bảo mật sẽ ảnh hưởng thế nào tới giá trị khoá học của mình rồi chứ?

• Việc kinh doanh khoá học online của bạn chỉ là thú vui hay là công việc nghiêm túc?

• Bạn có thể dành từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày cho việc kinh doanh khoá học?

• Bạn có khả năng tự lo liệu việc marketing cho khoá học hay không?

• Bạn đã đủ niềm tin với tiềm năng của việc dạy học online hay không?

Nếu tất cả câu trả lời đều là không hoặc chưa, bạn chỉ nên lựa chọn nền tảng chợ khoá

học trực tuyến. Việc kinh doanh khoá học trực tuyến không phải là công việc dành cho

tất cả mọi người và chỉ những người thực sự có quyết tâm cũng như động lực học hỏi

đủ lớn mới đủ khả năng làm chủ được công việc này.

Còn nếu bạn có nhiều hơn 4 câu trả lời CÓ thì xin chúc mừng bạn. Bạn có đầy đủ yếu tố

để triển khai một khoá học trực tuyến thành công.

Điều cần làm bây giờ đối với bạn chỉ là lựa chọn một nền tảng phân phối cho khoá học

phù hợp và nhanh chóng tạo ra một website của riêng mình. Nếu bạn vẫn còn chưa

hiểu rõ được cách quảng bá hay bán khoá học trực tuyến, cũng như đánh giá, tối ưu

và phát triển cho công việc kinh doanh của mình, hãy theo dõi những phần kế tiếp của

eBook này.

17 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

6. Quảng bá và bán khoá học trực tuyếnA. Pre-sale: Bán trước khoá học

Nếu bạn theo chủ nghĩa hoàn hảo, mong muốn hoàn thiện 100% khoá học của mình

trước khi bắt đầu kinh doanh thì hãy bỏ qua phần này. Còn nếu bạn theo đuổi một

cách làm mới, giúp cho khoá học của bạn có thể bán được ngay cả khi chưa hoàn thiện

và luôn luôn thay đổi, luôn luôn phát triển dựa trên phản hồi khách quan của học viên

thì hãy đọc thật kĩ các nội dung ở bên dưới.

Phương pháp bán trước khoá học đã từng giúp khách hàng của Hachium đạt được

doanh thu trên 400 triệu đồng doanh thu chỉ trong vòng 05 ngày từ lúc mở bán! Để đạt

được điều này đòi hỏi nhiều kiến thức và cách triển khai phù hợp, và những nội dung

đó sẽ được Hachium bật mí ngay cho bạn:

1. Pre-sale là gì?

Pre-sale giống như việc bạn đưa cho học viên phiên bản học thử trước khi ra mắt chính

thức khoá học của bạn. Ý tưởng của khóa học được phân phối tới một phần nhỏ học

viên tiềm năng trước khi bạn tạo ra toàn bộ nội dung cho khóa học của mình. Bạn có

thể pre-sale bằng cách lập ra một trang bán hàng, với mức ưu đãi hấp dẫn về giá, gửi

email hay thông báo tới những người đang theo dõi bạn, rồi nhận các phản hồi từ họ

để từ đó hoàn thiện bản chính thức của khoá học trực tuyến và kinh doanh với một

mức giá cao hơn nhiều lần so với việc đăng kí tham gia tại thời điểm pre-sale.

2. Tại sao phải pre- sale?

Việc bán trước khoá học giúp bạn có được những trải nghiệm thực tế đến từ học viên,

những phải hồi mang tính xây dựng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc hoàn thiện khoá

học của mình và duy trì động lực để nhanh chóng xuất bản một khoá học chính thức.

Giá trị cũng như chất lượng của khoá học sẽ được cải thiện rất nhiều lần so việc chỉ xây

dựng dựa trên chủ quan và góc nhìn của riêng bạn. Nên nhớ rằng học viên của bạn là

người sẽ đưa ra những kì vọng chuẩn xác nhất cũng như biết đánh giá chính xác nhất

khoá học của bạn chất lượng như thế nào trên thị trường.

Việc pre-sale khóa học giúp bạn tránh khỏi rủi ro của việc thất bại. Ngay cả trong

trường hợp xấu nhất, pre-sale không được như mong đợi, bạn chỉ cần tổng hợp lại tất

cả những thiếu sót của mình trong quá trình xây dựng khoá học và coi đó như bài học

quý giá nhất mà bạn có thể có trong suốt quá trình kinh doanh của mình.

3. Pre-sale giúp bạn bán khóa học ra sao?

a) Tìm ra khó khăn phổ biến nhất của học viên

Để đảm bảo rằng bạn đang tạo ra một khóa học có giá trị cao, khiến đa phần học viên

phải trầm trồ thích thú, cách đơn giản nhất là quan sát kĩ các học viên của bạn.

Hãy lên các cộng đồng, các diễn đàn học tập để theo dõi những cuộc trò truyện, thắc

mắc của học viên tiềm năng, từ đó trả lời câu hỏi: “Đâu là vấn đề mà nhiều người đang

gặp phải nhất?”. Khoảnh khắc Eureka! sẽ xuất hiện ngẫu nhiên khi bạn phát hiện ra chỉ

có 2 hay 3 chủ đề được trao đổi có liên quan tới ý tưởng khoá học của bạn.

Khi bạn đã biết rõ những khó khăn người học thường gặp phải là gì, việc phục vụ các

khóa học trực tiếp tới họ sẽ trở nên dễ dàng hơn và đảm bảo rằng: Bạn sẽ cung cấp

được khóa học có giá trị tốt nhất.

18 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

6. Quảng bá và bán khoá học trực tuyếnb) Tạo nội dung cho khoá học

Tất nhiên không phải toàn bộ nội dung khoá học của bạn sẽ được làm ra vào lúc này,

bạn chỉ nên hoàn thành tối thiểu 20% nội dung dành cho các người dùng thử. Từ đó có

cơ sở để chào bán và nhận phản hồi để hoàn thiện khoá học.

Điều này sẽ giúp đỡ bạn trong nhiều việc khác nhau như:

• Tiết kiệm thời gian thử nghiệm: Việc pre-sale thất bại và nhận ra rằng không có học

viên nào hứng thú với khóa học của bạn còn tốt hơn nhiều so với việc dành 100% tâm

huyết của bản thân để tạo ra các nội dung không phù hợp.

• Thu thập được phản hồi từ học viên: Sau khi học thử, các học viên có thể đưa ra

những phản hồi về chất lượng bài giảng và bạn hãy tận dụng tối đa những phản hồi này

để chỉnh sửa, áp dụng cho phần còn lại của nội dung khóa học.

• Tạo động lực cho chính bạn: Nếu bạn có một khóa học tràn đầy những học viên háo

hức được học và luôn cập nhật tin tức, mong ngóng trọn bộ khóa học của bạn, bạn

chắc chắn sẽ muốn đặt việc tạo nội dung khóa học lên ưu tiên hàng đầu và có thêm

một động lực vô hình thôi thúc bản thân hoàn thiện khoá học

• Có vốn để cải tiến khóa học: Pre-sale giúp bạn thu được một khoản tiền đủ nhiều để

tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất giúp tạo ra bài giảng chất lượng hơn. Hãy tận dụng

tối đa doanh thu có được trong quá trình pre-sale để giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện

khoá học bản đầy đủ.

c) Tạo ra trang giới thiệu cho khoá học của bạn

Bạn không thể đơn giản thông báo về việc khoá học sắp hoàn thiện của mình được mở

bán và kì vọng vào việc sẽ có người mua nó. Hãy dành thời gian tạo ra một trang giới

thiệu đơn giản với những nội dung sau trước khi pre-sale:

• Nói rõ khái niệm pre-sale: Nói rõ với học viên về việc khoá học sẽ hoàn thiện vào

thời điểm nào và việc tham gia sớm của họ có ý nghĩa ra sao đối với bạn.

• Đưa ra những ưu đãi khi tham gia vào ngay lúc này: Ưu đãi về giá, về quyền được

hỗ trợ 1-1 từ bạn. Bất kì điều gì giúp cho pre-sale trở thành món “hời” không thể bỏ lỡ!

• Đếm ngược: Hãy nhắc nhớ và thôi thúc học viên đưa ra quyết định bằng việc hạn chế

số lượng hay thời gian có thể đăng ký tham gia vào ưu đãi mà bạn dành cho họ.

• Thêm các thông tin liên quan tới khoá học: Bạn làm rõ đích đến của khoá học và

hành trình mà bạn sẽ dẫn dắt học viên của bạn đến đích đến đó.

• Bổ sung thông tin cá nhân: Bạn là ai? Bạn đã làm được những gì? Và quan trọng nhất

là tại sao học viên nên tin vào bạn để học khoá học này.

19 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

6. Quảng bá và bán khoá học trực tuyếnd) Lựa chọn đúng đối tượng và việc cần phải làm

Đừng cố gắng bán khoá học cho tất cả mọi người vào thời điểm này. Hãy lựa chọn ra

những đối tượng đúng cho việc pre-sale của bạn. Đó có thể là người thân trong gia

đình, bạn bè, hay chính những học viên cũ đã từng tham gia vào một khoá học truyền

thống do bạn giảng dạy.

Hãy chọn ra những người đã theo dõi bạn đủ lâu, hoàn toàn tin tưởng bạn. Nếu bạn đã

có danh tiếng trong việc giảng dạy hay trong một cộng đồng nghiên cứu về một lĩnh

vực cụ thể, hãy mạnh dạn đưa ý tưởng về việc pre-sale khoá học lên đó và đón nhận

những phản hồi của họ đối với khoá học của bạn.

Việc lựa chọn đối tượng có khả năng đóng góp xây dựng cao sẽ giúp ích nhiều cho bạn

trong quá trình triển khai pre-sale. Tuy vậy, bên cạnh việc đúng người, bạn cũng cần

lưu ý về thời điểm mà bạn bán trước khoá học hay các hành động mà bạn mong muốn

đối tượng này làm.

Sau đây là một số lưu ý dành cho bạn khi pre-sale:

• Nhấn mạnh vào việc pre-sale là dành riêng cho những người được chọn: Nếu bạn

đã cẩn thận chọn lựa ra những người bạn muốn đưa vào chương trình pre-sale, hãy

dành thêm thời gian để soạn những thông báo dành riêng cho từng người. Đôi lúc việc

gợi nhớ tới một kỉ niệm chung hay nhắc đúng tên họ giúp ích cho bạn rất nhiều khi

những học viên tiềm năng lưỡng lự không biết nên tham gia hay không.

• Đừng quên kêu gọi hành động: Bạn chỉ có thể pre-sale thành công nếu bạn chỉ rõ

cho người được thông báo họ phải làm gì. Để lại thông tin hay liên hệ trực tiếp với bạn

để nhận chỉ dẫn, thanh toán luôn để được vào học? Hãy rõ ràng việc cần phải làm nếu

không muốn học viên của bạn bối rối trong những lựa chọn có thể.

• Hãy thống nhất trong mọi nội dung pre-sale: Việc tạo ra sự tin tưởng và uy tín cho

khoá học của bạn là vô cùng quan trọng và bạn cần nhất quán dùng ở Facebook, Zalo,

Fanpage hay Youtube, website riêng của bạn về chính sách dành cho pre-sale.

• Yêu cầu hoàn thành và phản hồi: Giá trị lớn nhất của việc bán trước khoá học là

những phản hồi mang tính xây dựng. Và bạn chỉ có được chúng khi những học viên học

thử toàn tâm toàn ý dành cho việc hoàn thành và đánh giá khoá học của bạn.

• Học hỏi từ mọi phản hồi: Ai cũng thích những lời nhận xét tích cực, những điểm

mạnh trong khoá pre-sale sẽ cần được phát huy ở bản chính thức. Tuy vậy, nếu khoá

học của bạn có những phản hồi tiêu cực, hãy đón nhận và sửa đổi để có thể tạo ra khoá

học hoàn hảo nhất!

20 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

6. Quảng bá và bán khoá học trực tuyếne) Thu thập nhận xét từ học viên

Sau khi đã cho các học viên học thử, tiếp theo là lúc bạn thu thập nhận xét của học

viên của mình xem họ nghĩ gì về khóa học của bạn. Các phản hồi của học viên là cách

tốt nhất để cải thiện chất lượng bài giảng và làm tăng giá trị khóa học của bạn để phục

vụ người học.

Bạn có thể thu thập phản hồi bằng nhiều hình thức như:

• Tổng hợp phản hồi: Ghi chú, nhấn mạnh các câu hỏi xuất hiện nhiều hơn 1 lần từ các

khóa học hay từ cộng đồng và biên soạn chúng.

• Gửi email đến nhóm học viên: tham gia tích cực nhất, hăng hái tham gia tương tác

các bài giảng của bạn và trên cộng động. Hãy tiếp cận và hỏi họ một cách cá nhân rằng

họ thích phần nào và bạn nên điều chỉnh phần nào?

• Gửi khảo sát: Bạn có thể sử dụng các phần mềm tạo khảo sát như Google Form để

tạo khảo sát và thu thập các phản hồi khác. Những phản hồi mà bạn yêu cầu sẽ phụ

thuộc vào việc bạn đang cung cấp khóa học gì. Tuy nhiên có một vài câu hỏi sau mà

bạn có thể lưu ý:

- Phần nào của khóa học làm bạn cảm thấy mập mờ, khó hiểu ?

- Những thứ gì nên xuất hiện trong khóa học ?

- Bạn muốn xem thêm những phần nào ?

- Chất lượng như thế nào ?

Sau khi thu thập, tổng kết vào một file excel hay word. Việc có thể xem tất cả mọi thứ ở

cùng một nơi sẽ giúp bạn tránh được các áp đặt tiêu cực và sắp xếp tất cả các ý tưởng

hợp lý

f) Ra mắt chính thức khóa học

Giai đoạn pre-sale đã kết thúc. Sau khi tổng hợp các phản hồi và cải thiện khóa học,

bạn đã có thể cho ra mắt khóa học của mình.

Đừng quên hãy thu thập cảm nhận của học viên sau khi ra mắt nhé. Sau khi pre-sale,

bạn đã có các học viên đã hoàn thành khóa học đầy đủ, hãy thu thập những cảm nhận

của họ và bỏ đi các cảm nhận quá chung chung trước đó.

Bạn có thể chọn các phản hồi tích cực bạn nhận được từ bảng phản hồi để tìm các cảm

nhận, hoặc bạn có thể gửi email đến các học viên đầu tiên để hỏi những câu nói trực

tiếp cho trang bán hàng của bạn. Cho họ biết rằng bạn sẽ đính kèm link và tên như một

động lực cho họ.

21 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

6. Quảng bá và bán khoá học trực tuyếnB. 7 ý tưởng cho việc quảng bá khoá học của bạn

Bạn vẫn còn việc phải làm sau khi ra mắt khóa học của mình. Số lượng học viên của

bạn không chỉ dừng lại ở danh sách học viên thử nghiệm. Bạn đã tâm huyết tạo ra

khóa học đó, vì vậy sẽ thật lãng phí nếu chỉ không đưa khóa học của bạn đến với nhiều

người hơn nữa. Vậy làm thế nào để nhiều người ghé thăm website dạy học và biết đến

khóa học của bạn nhiều hơn? Hachium sẽ chia sẻ một số phương pháp để tăng lượng

truy cập vào website của bạn. Tất nhiên bạn không cần thiết phải thực hiện tất cả mà

hãy chọn ra một số chiến lược hợp lý và phù hợp với bạn nhất.

1. Facebook Pages

Việc sử dụng Facebook rất phổ biến hiện nay, vì vậy mà những doanh nhân kinh doanh

online thường tạo Facebook Page để chia sẻ những cập nhật trong công việc kinh

doanh của mình hoặc những bài đăng hữu ích từ trang web của mình.

Facebook Page là một nơi có thể giúp những người thích học khóa học của bạn có thể

theo dõi cập nhật tin tức về khóa học của bạn.

Tạo Facebook Page rất đơn giản. Tuy nhiên bạn nên lưu ý đến vấn đề thương hiệu. Hãy

sử dụng hình ảnh cũng như màu sắc nhất định để những người quan tâm bạn có thể

dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn. Bạn cũng có thể cân nhắc bỏ tiền chạy quảng

cáo cho Fanpage Facebook của bạn nếu muốn tiếp cận với nhiều học viên hơn.

2. Facebook Groups

Facebook Groups là một nơi khác với Facebook Page, tại đây các bài đăng người khác

đăng lên ai cũng có thể đọc được. Lập một Group trên Facebook là một công cụ tốt để

xây dựng cộng đồng cho mình.

Tuy nhiên, mục đích của bạn là tăng lượng truy cập vào website, vì vậy hãy dành thời

gian tham gia các Group phù hợp và chia sẻ khóa học của mình để những người ở cộng

đồng khác có thể biết đến bạn.

Đừng quên đọc nội quy nhóm, vì có những Group không cho phép đăng bài quảng cáo

cá nhân. Hơn nữa, bài đăng của bạn cũng cần cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích

cho mọi người trong Group.

3. Email

Bạn gửi và nhận email gần như hàng ngày, vì vậy đừng để nguồn tài nguyên này bị lãng

phí. Hãy thêm phần thông tin và link dẫn tới website của bạn vào chữ ký ở mỗi email.

Việc thêm thông tin website vào email cũng sẽ kéo một lượng truy cập mà bạn không

phải tốn thêm công sức.

4. Blog

Bạn sẽ cần phải viết một bài đăng blog và đăng lên những blog hay diễn đàn lớn và đưa

bài đăng của bạn đến với những người học hoàn toàn mới, thậm chí có thể chưa biết

đến bạn. Hãy tận dụng những diễn đàn hay blog mà bạn thường ghé thăm. Việc những

thành viên trên diễn đàn hay blog lớn hứng thú với khóa học của bạn rất quan trọng.

Hãy chuẩn bị cho mình một nội dung bài viết mà có thể gây bất ngờ tới người đọc và

không thể không tò mò mà click vào trang web của bạn. Các thông tin của khoá học

cũng nên được chia sẻ tại blog để nhiều người biết tới hơn.

2 2 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

6. Quảng bá và bán khoá học trực tuyến5. YouTube

YouTube là một trong số những trang web lưu trữ lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, bạn

cũng có thể tạo một video ấn tượng để kéo thêm lượng truy cập vào trang web của

bạn. Để tăng lượng truy cập cho website, bạn có thể chèn đường link vào dẫn đến

trang web khoá học của bạn trực tiếp trên video hoặc ở phần mô tả phía dưới video.

Tuy nội dung video rất quan trọng, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua việc trau chuốt

cho chất lượng video của mình. Có các cách để cải thiện chất lượng video như:

• Quay ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhất để tránh những bị vấn đề ánh sáng gây sao

nhãng cho người xem.

• Lắp microphone ngoài để có được âm thanh sắc nét hơn. Nếu buộc phải dùng mi-

crophone của máy, hãy chắc rằng bạn nói đủ to, rõ ràng và không bị nhiễm tạp âm vào

video.

• Biên tập, chỉnh sửa video sao cho sinh động và thu hút.

• Hãy kêu gọi hành động ở cuối video bằng cách bảo người xem theo dõi kênh và vào

xem website của bạn.

6. Tối ưu công cụ tìm kiếm - SEO

SEO được viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các công cụ tìm

kiếm). SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa

website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ

hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… khi người

dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan đến khoá học hay lĩnh vực mà bạn

đang giảng dạy.

7. Tiếp thị liên kết - Affiliate

Bên cạnh các cách tăng traffic, bạn cũng có thể sử dụng chức năng Affiliate Marketing

trên nền tảng Hachium để bán hàng. Affiliate Marketing là hình thức bạn liên kết với

người khác để bán khóa học, đổi lại bằng việc chia phần trăm doanh thu.

Đối với kinh doanh giáo dục trực tuyến, bạn có thể đưa khóa học của bạn đến với nhiều

học viên hơn dựa trên những học viên cũ. Hãy chọn ra những học viên tương tác nhiệt

tình cũng như đã rất ấn tượng với khóa học của bạn để giúp bạn giới thiệu khóa học tới

bạn bè của họ.

2 3 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

7. Đánh giá hiệu quả hoạt động A. Các chỉ số cần lưu ý trong báo cáo hoạt động

Để có thể biết được trường học trực tuyến của bạn đang hoạt động có hiệu quả hay

không, bạn sẽ lựa chọn những tiêu chí nào để đánh giá? Liệu đó có phải là doanh thu

từ trường học? Hay dựa trên số lượng học viên? Chất lượng bài giảng liệu có phải là tiêu

chí đúng đắn nhất để đánh giá hiệu quả của một website kinh doanh khoá học trực

tuyến. Ở phần nội dung này, Hachium sẽ tập trung giúp bạn phân tích hiệu quả hoạt

động bằng cách lưu ý các chỉ số kinh doanh mà bạn cần theo dõi để đưa ra được một

chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.

1. Số lượng học viên đăng ký mới

Số lượng học viên đăng kí là một trong những chỉ số quan trọng quyết định sự thành

công hay thất bại của bất kì một website dạy học trực tuyến nào. Chỉ số này thể hiện

mức độ tăng trưởng của trường về số lượng người dùng – khách hàng. Đôi lúc, con số

này không phát triển song hành cùng với sự tăng trưởng về doanh thu (do phát hành

các khóa học miễn phí) song để một mô hình trường học bất kì nào, dù là truyền thống

hay trực tuyến cũng đều cần có lượng học viên ổn định và phát triển

Hãy lưu ý so sánh lượng học viên đăng ký mới qua các thời kì để đảm bảo rằng hiệu

quả của các chiến dịch truyền thông, quảng bá, bán hàng của bạn đêm lại kết quả thực

sự, thay vì chỉ đơn thuần gây sự chú ý vô ích.

2. Doanh thu của trường

Tất nhiên, nếu bạn hoạt động trường với mục đích phi thương mại và hiệu quả xã hội,

bạn sẽ không cần quá quan tâm tới mục tiêu tăng trưởng doanh thu của trường. Tuy

nhiên, nếu bạn phát triển trường học trực tuyến với mục đích lan tỏa tri thức và tạo ra

một nguồn thu nhập của riêng mình, bạn cần phải lưu ý kĩ càng tới con số này.

Ngoài việc xem xét tới tổng doanh thu thay đổi như thế nào trong tháng so với tháng

trước, bạn cần lưu ý tới các chỉ số về doanh thu của từng phương thức thanh toán. Từ

những con số này bạn có thể phần nào hiểu được hành vi tiêu dùng đến từ học viên của

mình và đưa ra quyết định hợp lý.

Ví dụ như việc bạn giảng dạy cho đối tượng là học sinh theo học chương trình phổ

thông, phương thức thanh toán chủ yếu là đóng học phí thông qua thẻ cào điện thoại,

các chương trình khuyến mại, ưu đãi cho đối tượng học viên sử dụng thẻ tín dụng,

visa,… là vô nghĩa và chiều ngược lại đối với các đối tượng là người trưởng thành.

24 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

7. Đánh giá hiệu quả hoạt động 3. Chất lượng bài giảng của trường học

Làm thế nào để biết được các bài giảng của trường đang hoạt động có hiệu quả hay

không? Đâu sẽ là con số chính xác nhất để đánh giá được một yếu tố mang tính chất

định tính như thế này?

Một khóa học được đánh giá là tốt hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc học viên

của bạn đánh giá ra sao, bởi lẽ đây chính là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm

mà bạn tạo ra. Để có thể biết được chính xác khóa học nào thực sự có hiệu quả và

không, hãy tạo ra một bảng lưu trữ thông tin tất cả khóa học và lọc ra 2 chỉ số quan

trọng sau:

• Đâu là khóa học bán chạy nhất? Khóa học bán chạy nhất là khóa học có số lượng

học viên theo học nhiều nhất, và đây cũng chính là yếu tố giúp bạn khẳng định chất

lượng của khóa học đó. Tuy vậy, đây không phải là tiêu chí cuối cùng và cũng không

quyết định hoàn toàn chất lượng của khóa học của bạn có thực sự cao hay không.

• Doanh thu bình quân trên một học viên sau khi đã tính toán các chương trình giảm

giá, khuyến mãi là bao nhiêu?. Để có thể biết chính xác thành công của khoá học mà

bạn đang kinh doanh, hãy lưu tâm đến chỉ số này.

Nhiều khóa học với giá rẻ thậm chí miễn phí sẽ có được một lượng học viên đông đảo

song chưa chắc chắn bất kì điều gì về chất lượng khóa học của bạn. Đôi lúc, các khóa

học có giá tiền cao và lượng học viên có chọn lọc lại là khóa học chất lượng nhất!

B. Phân tích đánh giá hiệu quả của trường

Cách tối nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh của bạn chính là việc so sánh số liệu

theo thời gian để đưa ra quyết định: So sánh sự tăng trưởng/ suy giảm của các chỉ số

qua các thời kì, với mỗi tuần, tháng, quý, hay thậm chí là năm trên website của bạn để

nhận ra sự thay đổi, thị trường giáo dục trực tuyến cũng luôn sẽ có những sự biến động

không ngừng.

Để đảm bảo rằng khoá học của bạn sẽ bắt kịp được với sự phát triển của thị trường,

hãy luôn theo sát các chỉ số và có đánh giá trong sự thay đổi của từng thời kì, Hãy luôn

luôn lưu ý tới số lượng học viên đăng kí mới trên trường của bạn.

Nếu chỉ số này cùng sụt giảm theo với sự lao dốc của doanh thu trường học của bạn,

chứng tỏ rằng thị trường cho khóa học mà bạn đang kinh doanh đang có dấu hiệu cạnh

tranh cao và đã đạt tới điểm bão hòa. Các quyết định thúc đẩy bán hàng là vô nghĩa và

bạn cần chủ động tìm kiếm nội dung mới để có thể tiếp tục phát triển.

Và nếu trường học số lượng học viên đăng kí mới vẫn gia tăng trong khi doanh thu có

dấu hiệu chững lại? Điều này chứng tỏ vẫn còn thị trường để bạn phát triển, tuy nhiên,

đang tồn tại một sự không khoảng cách giữa chất lượng khóa học và nhu cầu của thị

trường. Học viên của bạn đang quan tâm nhiều hơn đến những khóa học căn bản và

miễn phí mà bỏ quên đi những khóa học có giá trị cao mà bạn đang cung cấp cho họ.

Hãy tìm biện pháp quảng cáo, khuyến mại, tạo ra các chương trình up-sale, cross-sale

giữa các khóa học với nhau. Ví dụ như việc bạn đưa ra mã giảm giá 30% khóa học nâng

cao cho các đối tượng học viên đã hoàn thành khóa học cơ bản có thể giúp bạn tăng

doanh thu trên cùng một lượng học viên đăng kí mới.

2 5 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

8. Tối ưu và mở rộng khoá học trực tuyếnLàm cách nào để trường học trực tuyên của bạn luôn luôn giữ vững được vị thế dẫn

đầu trong lĩnh vực bạn đang giảng dạy? Có cách nào có thể giúp bạn đảm bảo được

nguồn thu nhập bền vững và tăng dần theo thời gian hay không? Hachium sẽ giúp bạn

trả lời những thắc mắc kể trên trong chương nội dung này.

A. Tối ưu website dạy học trực tuyến

Để đảm bảo cho việc kinh doanh khoá học trực tuyến của bạn luôn vận hành với hiệu

quả tối đa (đông đảo người theo học). Bạn cần lưu ý tới các điểm sau đây:

• Nội dung của khóa học phải luôn được cập nhật: Nếu bạn giảng dạy về thiết kế, hãy

luôn đảm bảo rằng khóa học của bạn luôn bắt kịp với xu thế mới nhất cũng như những

công cụ thiết kế mới nhất. Đã là năm 2018, sẽ chẳng ai mong muốn tìm học một khóa

thiết kế trên nền tảng Photoshop CS3 hay tương tự vậy cả. Luôn nhớ nội dung khóa

học sẽ quyết định thành bại cho trường học trực tuyến của bạn.

• Hiểu rõ mong muốn của học viên: Tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ là cách tốt

nhất giúp bạn có thể tương tác được với các đối tượng học viên của mình. Các phần

mềm cho phép thảo luận, hay thậm chí tương tác trực tuyến với học viên luôn cần

thiết cho việc giảng dạy dù với bất kì hình thức nào. Nếu bạn mong muốn trường học

của mình được tối ưu hóa, hãy đừng bao giờ bỏ quên công việc này.

• Chú trọng tới trải nghiệm học tập của học viên: với một thị trường giáo dục trực

tuyến ngày một cạnh tranh như hiện nay, thật khó lòng để có được nội dung hoàn toàn

mới lạ hay khác biệt. Để tạo nên lợi thế cho trường học của mình, bên cạnh việc có

được những nội dung phù hợp, bạn cần chú trọng hơn đến trải nghiệm học của những

học viên của mình. Liệu trình tự sắp xếp bài giảng như thế này đã hợp lý? Các công cụ

hỗ trợ đã thực sự phù hợp? Quan trọng hơn hết, liệu học viên của bạn có thực sự TIẾN

BỘ sau khi tham gia vào khóa học online của bạn?

• Lưu ý tới việc định giá khóa học: Bạn có thể tham khảo thêm về việc định giá khóa

học. Do thị trường người học trực tuyến luôn luôn thay đổi, việc định giá một khóa học

cố định trong một khoảng thời gian dài có thể vô hình làm cho khóa học của bạn tiếp

cận được đến với ít học viên hơn. Hãy luôn nhớ thực hiện các bước nêu trong bài viết

tham khảo để có được mức giá phù hợp nhất. Đưa khóa học của bạn đến với nhiều

người nhất có thể.

?

Wow!

26 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

8. Tối ưu và mở rộng khoá học trực tuyếnB. Mở rộng, phát triển việc kinh doanh khóa học trực tuyến

Để website dạy học của bạn có khả năng tiếp cận tới nhiều học viên nhất có thể và có

được một mức lợi nhuận như kì vọng, hãy luôn nhớ tới việc cần phải đầu tư cho việc

mở rộng và phát triển. Cùng quay trở lại với công thức về doanh thu khóa học.

Để trường học trực tuyến của bạn tiếp tục phát triển, có lượng học viên đông đảo hơn

và doanh thu khủng hơn, bạn cần lưu ý tới một số điểm sau đây:

• Tăng dung lượng khách hàng: có thêm thật nhiều người theo dõi, ủng hộ những nội

dung khóa học của bạn, trường học của bạn là điều cần thiết trong bất kì giai đoạn

nào khi triển khai giảng dạy trực tuyến. Bạn có thể liên tục quảng bá, mở rộng hoặc

sử dụng nhiều kênh tiếp thị khác nhau để tăng độ phủ thị trường của bạn lên mức cao

nhất có thể.

• Tỉ lệ chuyển đổi: phản ánh chính xác khả năng thực thi của đội ngũ kinh doanh, hay

hiệu quả của kênh phân phối mà bạn đang sử dụng. Để mở rộng và phát triển, bạn

cần luôn theo sát con số tỉ lệ này và có những điều chỉnh phù hợp. Khi thị trường có

sự cạnh tranh cao, hay do kênh phân phối hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn tới việc tỉ lệ

chuyển đổi của bạn bị xuống thấp. Hãy có những biện pháp kịp thời như thay đổi kênh

phân phối hoặc tìm cách tối ưu cho kênh sẵn có. Chỉ cần tăng 1~2% tỉ lệ chuyển đổi

cũng có thể giúp mở rộng thị trường của bạn lên đáng kể và thúc đẩy trường học của

bạn phát triển.

• Phát triển nội dung khóa học liên tục: hãy tham khảo ví dụ trường dạy về thiết kế

và lập trình Fedu. Chỉ sau một năm hoạt động, hiện tại trường dạy về thiết kế và lập

trình trực tuyến của anh Việt đã có hơn 30 khóa học, về nhiều nội dung khác nhau và

phục vụ nhu cầu học hỏi về đồ họa, công nghệ thông tin cho xấp xỉ 1.000 người mỗi

tháng. Thành công này chỉ có thể đến khi trường học có sự mở rộng và phát triển cả về

mặt nội dung, chương trình học tập cũng như các cách thức triển khai bán hàng, phân

phối. Bạn có thể tham khảo thêm về bài học kinh doanh đến từ Fedu ở chương kế tiếp.

Cho dù bạn mới bắt đầu triển khai khóa học online hay đã có kinh nghiệm nhiều năm

trong lĩnh vực giảng dạy trực tuyến. Hãy đừng bao giờ bỏ quên việc đổi mới, tối ưu và

phát triển trường học của bạn để bắt kịp xu thế của thời đại. Chú trọng đến cảm nhận

của học viên đối với chương trình học, với phương pháp hay công nghệ trong học tập

cũng như việc luôn luôn theo dõi sát sao các kênh phân phối, bán hàng chính là chiếc

chìa khóa dẫn tới thành công cho khóa học của bạn.

27 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

9. Case thành công với khoá học trực tuyến A. Văn Thượng Hỉ - kienthuccrypto.net

Đạt doanh thu trên 400 triệu chỉ trong vòng chưa đầy 5 ngày kể từ khi khai giảng

website kienthuccrypto.net dạy về đầu tư trong thị trường Cryto Currency. Với nền

tảng về marketing vững chắc, kèm với đó là kiến thức sâu rộng về cách vận hành của

thế giới tiền mã hóa – Crypto Currency, anh Hỉ đã không gặp quá nhiều khó khăn trong

quá trình kinh doanh những khóa học trực tuyến của mình.

Tuy vậy, với hệ thống nền tảng không thực sự phù hợp trước đây, khi phải vận hành

một website dạy học trực tuyến trên nền tảng WordPress, vốn không dành cho mục

đích này, anh Hỉ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh và phát triển trường

Kiến Thức Crypto của mình.

Khó khăn

Với dự định ban đầu là chia sẻ kiến thức về tiền mã hóa tới tất cả mọi người, anh Hỉ

đã không gặp nhiều khó khăn khi dùng WordPress để đăng tải các nội dung kiến thức

dưới dạng text hay video. Tuy nhiên, mọi cản trở bắt đầu đến khi có học viên có mong

muốn mua một khóa học trực tuyến.

Vấn đề đầu tiên chính là việc tạo một khóa học thực sự, nếu như WordPress hỗ trợ rất

tốt việc thể hiện từng nội dung đơn lẻ thì nền tảng này thực sự tồi khi dùng để đăng tải

một khóa học với nhiều bài giảng khác nhau. Một mặt hạn chế khác mà ít plug-in khắc

phục được là giao diện học tập của học viên trên WordPress. Chính những điều này đã

hạn chế rất nhiều khả năng truyền đạt Kiến Thức Crypto đến mọi người.

Bên cạnh đó, các phương thức thanh toàn gần như được thực hiện hoàn toàn ngoài

hệ thống. Không có một plug-in nào hỗ trợ đủ tốt các phương thức phù hợp với người

Việt. Chính điều này đã làm hạn chế lớn đối với việc tiếp cận khách hàng của anh.

28 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

9. Case thành công với khoá học trực tuyến Giải pháp

Sau khi tìm tòi và trải nghiệm một thời gian đủ lâu, chính xác là sau 2 tháng kể từ khi

đăng kí dùng thử, anh Hỉ đã quyết định chuyển toàn bộ khóa học của mình sang nền

tảng Hachium. Bởi lẽ, Hachium đã hỗ trợ anh một nền tảng lưu trữ, quản lý khóa học

cũng như học viên hiệu quả. Thay vì đăng tải từng bài học đơn lẻ dưới dạng blog, giờ

đây anh đã có thể tự tạo một khóa học với đầy đủ nội dung và dễ dàng tùy chỉnh, thiết

kế theo đúng ý của mình.

Không chỉ có vậy. Với Hachium, việc thanh toán của website Kiến Thức Crypto trở nên

thật dễ dàng. Chỉ với vài thao tác đơn giản, quản trị trường đã có thể tích hợp những

phương thức thanh toán tốt nhất, phù hợp nhất với các đối tượng học viên khác nhau.

Cho dù đó là việc dùng thẻ tín dụng, thẻ ATM hay COD, trả tiền qua điện thoại,…

Hachium đều có thể biến việc thanh toán tưởng chừng như đau đầu trở nên thuận tiện

nhất cho học viên của Kiến Thức Crypto.

Kết quả

Sau khi hoàn toàn được giải phóng khỏi nỗi lo về các vấn đề liên quan tới nền tảng,

anh Hỉ đã tập trung cho việc marketing khóa học của mình và đạt được kết quả gần

như không tưởng với một khóa học trực tuyến: Chỉ trong vòng chưa đến 5 ngày, khóa

học của anh đã vượt qua mức doanh thu 400,000,000 đồng.

Chia sẻ về điều này, anh Hỉ có một số lời khuyên tới những người đang có ý định giảng

dạy trực tuyến: “Hãy tập trung đầu tư vào nội dung và hình thức của khóa học. Chỉ

những khóa học, những sản phẩm thực sự chất lượng mới có khả năng đi vào lòng

người. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên lưu tâm tới việc xây dựng thương hiệu cá nhân

của mình. Đừng bỏ ngỏ những người theo dõi bạn và có một chiến thuật đúng đăn

trong kinh doanh. Tất cả sẽ giúp bạn dành chiến thắng trong một thị trường tuy không

mới nhưng vẫn hiếm người thành công này. Chúc tất cả các bạn gặp nhiều may mắn!”

29 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

9. Case thành công với khoá học trực tuyến B. Nguyễn Đức Việt - khoahoc.fedu.vn

Fedu sử dụng Hachium để quản lý và đảm bảo hiệu quả cho hơn 4000 học viên online

một cách thuận tiện, dễ dàng. Bắt đầu dạy trực tuyến qua những video từ năm 2005,

tuy vậy, anh Nguyễn Đức Việt – sáng lập viên của Fedu.vn đã gặp vô vàn khó khăn

trong việc chọn nền tảng xây dựng webstie dạy học trực tuyến của riêng mình. Nhờ có

Hachium, anh đã đạt được:

– Hơn 4.000 học viên theo học các khóa học trực tuyến

– Gần 30 khóa học online chất lượng

– Doanh thu trung bình hơn 9 con số hàng tháng

– Bảo mật và hoàn toàn tự chủ trường học trực tuyến của mình

Khó khăn

Mặc dù đã có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến trên các nền tảng khác

nhau, tuy nhiên, chưa bao giờ anh Việt cảm thấy yên tâm khi xây dựng các khóa học

trực tuyến để kinh doanh. Với việc sử dụng Youtube hay các chợ khóa học trực tuyến,

anh chỉ dễ dàng tiếp cận học viên và chia sẻ kiến thức, tuy vậy cũng có rất nhiều rủi ro

khi bài giảng, khóa học của anh bị phát tán phi pháp, không thể nào quản lí được học

viên của mình một cách rõ ràng, chính xác.

“Anh không thể biết được mình có bao nhiêu học viên, đang theo học những khóa

học nào. Bên cạnh đó, anh rất lo lắng khi thấy những khóa học của mình bị chia sẻ,

phát tán trên các group học tập trên Facebook mà không hề có sự xin phép nào.”

30 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

9. Case thành công với khoá học trực tuyến Giải pháp

Hachium cung cấp cho Fedu một nền tảng website dạy học trực tuyến mạnh mẽ, giúp

anh Việt có thể quản lý và cung cấp những khóa học chất lượng cao nhất đến hơn 4.000

học viên trên hệ thống. Học viên cũng đưa ra những phản hồi tích cực khi nhận xét tốc

độ tải video trên nền tảng mới đã được cải thiện rõ rệt.

Cùng với đó, Hachium cung cấp bộ công cụ bảo mật vô cùng tiện lợi và hiệu quả. Chỉ

với vài thao tác đơn giản, bài giảng trên Fedu đã được mã hóa và không thể tải xuống.

Học viên cũng đã không thể chia sẻ tài khoản cũng như quay màn hình trái phép.

Kết quả

Chỉ sau vài ngày sử dụng, website dạy thiết kế và lập trình trực tuyến Fedu đã có doanh

thu, và con số đó liên tục tăng nhanh chóng sau đó. Giờ đây, Fedu.vn là một trong

những trường có doanh thu khủng nhất trên hệ thống của Hachium với con số tiền thu

về ở mức trên trăm triệu mỗi tháng.

Con số đáng kinh ngạc này có được là nhờ việc anh Việt đã dày công đầu tư xây dựng

nội dung bài giảng chất lượng, cùng với việc lựa chọn được cách triển khai marketing,

bán khóa học hợp lý. Hachium cũng tự hào đã góp một phần nhỏ vào thành công này

khi cung cấp đầy đủ các công cụ học tập và giảng dạy, cũng như đảm bảo việc bảo mật

bài giảng và quản lý học viên cho Fedu.

“Trước hết, bạn phải tin vào cách dạy của mình và dốc hết ruột gan vào bài giảng.

Chỉ khi bạn tin vào chính mình thì bạn truyền đạt kiến thức mới hấp dẫn và đúng

được, và khi đó người học cũng tin vào bạn. Bạn cũng nên nâng cấp, cập nhật bài

giảng liên tục, đặc biệt nếu bạn giảng dạy lập trình hay công nghệ như mình. Bản

thân mình cũng phải học cái mới liên tục. Cuối cùng, mình nghĩ là bạn nên đầu tư

đúng: nên tự sở hữu website dạy học riêng của mình để không phụ thuộc vào bất kỳ

ai, và website đó cần đầy đủ tính năng cho việc dạy học trực tuyến.”

31 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

9. Case thành công với khoá học trực tuyến C. Trần Ngọc Hoài - nguonhocbong.com

Học bổng du học là một trong những thông tin được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất hiện

nay. Trên thực tế thông tin học bổng ngày càng được mở rộng với nhiều nguồn khác

nhau, chị Hoài Trần đã đi tiên phong mong muốn được góp phần hỗ trợ thế hệ đi sau

trong lĩnh vực này, với những nguồn tin học bổng uy tín và đáng tin cậy.

Trở về từ chương trình du học chính phủ của Anh và Pháp, với bảng thành tích từng

đoạt giải nhất trong cuộc thi về công nghệ cao của DAAD – Đức và có thời gian làm việc

tại thung lũng Sillicon cũng như tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, chị Hoài Trần là

một trong số những du học sinh ưu tú nhất trở về Việt Nam để phát triển đất nước.

Nhận gia tầm quan trọng của việc giáo dục, đào tạo và đặc biệt là ảnh hưởng của việc

du học đến sự phát triển của thế hệ trẻ, chị cùng đội ngũ sáng lập nguonhocbong.com

đã dành thời gian, công sức để xây dựng và phát triển một website chia sẻ kiến thức,

kinh nghiệm cũng như những chiến lược giúp hơn 1.000 học viên săn về hơn 2 triệu đô

la Mỹ trị giá học bổng.

Tuy gặt hái được nhiều thành công như vậy, nhưng trước khi biết tới Hachium, chị cũng

đã gặp phải vô vàn những khó khăn và thử thách trong quá trình gây dựng nên website

nguonhocbong của ngày hôm nay.

Khó khăn

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển website về thông tin tư vấn du học và các

cách để apply vào chương trình học bổng chính phủ nguonhocbong.com, chị Hoài Trần

đã gặp phải rất nhiều khó khăn khác nhau. Điển hình trong số đó là thời gian và chi phí

để triển khai trang web này.

Qua tham khảo của nhiều bên đối tác khác nhau, chi phí và khoảng thời gian dự kiến

để có thể triển khai một website theo yêu cầu của chị lên tới hàng trăm triệu đồng,

cùng với đó là thời gian chờ đợi đằng đẵng hàng tháng trời để xây dựng và phát triển.

Còn nếu chị chấp nhận sử dụng chung nền tảng với các siêu thị, các chợ khóa học trực

tuyến thì các khóa học mà chị dày công xây dựng sẽ chỉ có thể kinh doanh với mức giá

cực kì thấp sau mỗi đợt giảm giá tới 70-80% của nhà cung cấp.

Không chấp nhận những điều này, chị Hoài Trần đã tìm đến nhiều giải pháp khác nhau

và trong một lần may mắn, chị đã tìm được ra Hachium.

32 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

9. Case thành công với khoá học trực tuyến Giải pháp

Với một nền tảng được xây dựng và phát triển sẵn từ trước, bởi đội ngũ các kĩ sư công

nghệ lâu năm trong ngành giáo dục, chị Hoài đã gần như bị thuyết phục ngay từ lần

đầu tiên sử dụng thử sản phẩm. Sau khi được sự hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình, chị đã có thể

chạy và vận hành một website về tư vấn du học của riêng mình chỉ trong tích tắc.

Với chi phí chỉ bằng 1% so với những suy nghĩ ban đầu, cùng với thời gian thiết lập chỉ

vỏn vẹn trong 1 ngày duy nhất, nguonhocbong đã đi vào vận hành và đem lại những

kết quả tích cực cho cả đội ngũ quản trị cũng như học viên trên trường học đặc biệt

này.

Bạn Phạm Thanh Trúc – một du học sinh Hà Lan chia sẻ: “Em đã hoàn thành khóa học

“20 BÍ QUYẾT GIÚP HỌC TẬP HIỆU QUẢ CỦA CỰU DU HỌC SINH”. Em thấy khóa học

rất chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu và thiết thực, xứng đáng review 5 sao. Khóa học này đã

hỗ trợ em rất nhiều 2 tuần qua trong việc thích nghi với môi trường học tập & cuộc

sống mới tại Hà Lan. Em đã giới thiệu khóa học trên và website nguonhocbong.com

đến cho bạn bè em. Em rất mong các khóa học như thế này được nhiều bạn trẻ VN

chuẩn bị du học như em được biết đến cách rộng rãi.”

Kết quả

Với hơn 2 triệu đô la tổng giá trị học bổng được chương trình hỗ trợ, gần 20 khóa học

online, 1 ứng dụng cho điện thoại di động thông minh và mạng lưới kết nối tới hơn 100

cựu du học sinh Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới, nguonhocbong đích thức là thành

công và minh chứng cho những nỗ lực, quyết tâm của chị Hoài Trần trong suốt hơn 3

năm qua.

Tính tới thời điểm hiện tại, số lượng học viên theo học các khóa học của nguonhoc-

bong.com đã đạt tới 3.000 học viên, và đa phần trong số đó sẵn sàng bỏ ra hàng triệu

đồng để theo học những khóa học trực tuyến. Với cái tâm trong lĩnh vực giáo dục, chị

Hoài Trần đã gạt bỏ đi quan điểm về học tập trực tuyến như việc sử dụng gói mì ăn liền,

rẻ tiền và không đem lại nhiều giá trị. Các khóa học trên website Nguồn học bổng đã

thực sự đem lại những thay đổi lớn lao cho không chỉ những cá nhân theo học mà còn

có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả cộng đồng những người ưu tú, kiệt xuất của Việt

Nam đang theo học ở nước ngoài.

33 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

Như bạn có thể thấy, việc sở hữu và điều hành một trường học trực tuyến không hề

đơn giản. Bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian công sức từ khâu lên ý tưởng cho đến việc

triển khai ý tưởng đó: nghiên cứu thị trường, chọn chủ đề, tạo nội dung, quảng bá,...

Nói cách khác, việc tạo lập một trường học trực tuyến hay kinh doanh một khóa học

trực tuyến nó giống hệt với việc bạn “khởi nghiệp” và các bạn chính là các doanh nhân.

Cuốn eBook đã giới thiệu cho bạn lịch sử của ngành đào tạo trực tuyến, tiềm năng

phát triển khổng lồ của nó ở thị trường Việt Nam; phương pháp để lên một ý tưởng hay

và cách thực thi nó hiệu quả nhất. Đây thực sự là một cuốn cẩm nang tuyệt vời có thể

chỉ ra cho bạn những con đường tắt dẫn đến thành công một cách nhanh chóng trong

việc triển khai bán các khóa học trực tuyến.

Mong rằng cuốn sách này nó sẽ đem lại được nhiều giá trị cho độc giả, những người

đang ấp ủ một ý tưởng kinh khóa học trực tuyến, giúp họ có thể vững vàng và tự tin

hơn trên từng bước kinh doanh của mình. Đôi khi trong kinh doanh khởi nghiệp, sự đột

phá, sáng tạo, đi ngược với đám đông lại đem đến những kết quả thành công ngoài sự

tưởng tượng đó!

Vì vậy mà, cách học hỏi kinh nghiệm tốt nhất mà Hachium muốn nhắn nhủ tới với các

bạn độc giả đó chính là “Learning by doing” - Hãy bắt tay vào làm ngay khi bạn đang có

một ý tưởng tuyệt vời hơn là chỉ ngồi đọc sách.

Chỉ khi bạn thực sự bắt tay vào làm, bạn mới có thể tìm tòi những cái mới mẻ, kích

thích óc sáng tạo của bản thân, từ đó tìm ra; những cách làm phù hợp với khách hàng,

chủ đề khóa học và chính bản thân của bạn. Những kinh nghiệm mà bạn ngồi nghe,

đọc được từ người khác đôi khi nó không thể sâu sắc, quý báu bằng những kinh nghiệm

vấp ngã của chính bản thân bạn!

Những kiến thức trong cuốn eBook này đều thực sự hữu ích với bạn, nhưng để nâng

cao hiệu quả và chất lượng cho mô hình kinh doanh đào tào trực tuyến thì có thể bạn

cần thêm một công cụ đắc lực nữa.

Giải pháp được đưa ra đó chính là Hachium – Nền tảng giúp bạn tạo lập một webiste

dạy học trực tuyến chỉ trong 10 phút thao tác. Bạn sẽ sở hữu riêng cho mình một

website dạy học trực tuyến với đầy đủ những tính năng dạy học, quản lý học viên và

trường học trực tuyến thông minh, tích hợp sẵn các công cụ đo lường hiệu quả market-

ing, bảo mật cao. Chỉ cần sau thao tác đăng ký tài khoản là bạn đã có thể sở hữu riêng

cho mình một trường học trực tuyến rồi.

Với những kiến thức mà đội ngũ Hachium đã tổng kết và biên soạn, chúng tôi chúc các

bạn sẽ áp dụng chúng một cách hiệu quả nhất, vì chúng tôi tin tưởng rằng, thành công

của các bạn chính là thành công của chúng tôi !

LỜI KẾT

3 4 EBOOK HƯỚNG DẪN KINH DOANH KHOÁ HỌC TRỰC TU Y ẾN HACHIUM

LIÊN HỆ

Để nhận tư vấn, hỗ trợ triển khai kinh doanh khoá học trực tuyến, vui lòng truy cập website: hachium.com hoặc liên hệ trực tiếp tại:

Tầng 3, Toà nhà BigWin 8, số 7/53 Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội

(+84) 989.689.080

fb.com/hachiumdotcom

[email protected]