f2.hcm.edu.vn€¦ · web viewkiến thức: - Điều kiện hình thành nhà nước văn lang....

10
TRƯỜNG THCS TÙNG THIỆN VƯƠNG Tuần lễ từ 23/3-28/3/2020 ÔN TẬP: THỜI KÌ VĂN LANG – ÂU LẠC I. MỤC TIÊU BÀI ÔN TẬP: 1. Kiến thức: - Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Qua bài HS thấy giá trị của công trình kiến trúc Cổ Loa: Là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của nước Âu Lạc; là công trình quân sự độc đáo thể hiện được tài năng quân sự của cha ông ta. - Tinh thần chống ngoại xâm của nhân dân ta và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu. 2. Thái độ: - Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc ,tính cộng đồng. - Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu bảo vệ đất nước. - Giáo dục cho HS biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng trong lịch sử. Giáo dục tinh thần cảnh giác với kẻ thù, trong mọi tình huống phải kiên quyết giữ gìn độc lập dân tộc. 3. Kỹ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, đánh giá các sự kiện. - Rèn ý thức tự hào dân tộc. II/ NỘI DUNG ÔN TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: 1. Nhà nước Văn Lang ra đời như thế nào? - Khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang thành lập. - Thủ lĩnh Văn Lang đứng đầu nhà nước (Hùng Vương ).

Upload: others

Post on 23-Jun-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewKiến thức: - Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Qua bài HS thấy giá trị của công trình kiến trúc Cổ Loa: Là trung

TRƯỜNG THCS TÙNG THIỆN VƯƠNGTuần lễ từ 23/3-28/3/2020

ÔN TẬP: THỜI KÌ VĂN LANG – ÂU LẠC

I. MỤC TIÊU BÀI ÔN TẬP:1. Kiến thức: - Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Qua bài HS thấy giá trị của công trình kiến trúc Cổ Loa: Là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của nước Âu Lạc; là công trình quân sự độc đáo thể hiện được tài năng quân sự của cha ông ta.- Tinh thần chống ngoại xâm của nhân dân ta và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu. 2. Thái độ: - Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc ,tính cộng đồng.- Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu bảo vệ đất nước.- Giáo dục cho HS biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng trong lịch sử. Giáo dục tinh thần cảnh giác với kẻ thù, trong mọi tình huống phải kiên quyết giữ gìn độc lập dân tộc.3. Kỹ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, đánh giá các sự kiện.- Rèn ý thức tự hào dân tộc. II/ NỘI DUNG ÔN TẬP:HOẠT ĐỘNG 1: 1. Nhà nước Văn Lang ra đời như thế nào?

- Khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang thành lập. - Thủ lĩnh Văn Lang đứng đầu nhà nước (Hùng Vương ). - Đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ).Bộ lạc Văn Lang: - Ở ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ).- Hùng mạnh và giàu có, nghề đúc đồng phát triển, dân cư đông đúc.- Đã thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ thành liên minh bộ

lạc. Đó chính là nhà nước Văn Lang. - Vào khoảng thế kỉ thứ VII – TCN, thủ lĩnh Văn Lang tự xưng là Hùng Vương. Đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ).

Page 2: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewKiến thức: - Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Qua bài HS thấy giá trị của công trình kiến trúc Cổ Loa: Là trung

2.  Truyền thuyết gắn liền với sự ra đời của nhà nước Văn Lang?

Truyền thuyết “Con Rồng cháu tiên”

Tương truyền 50 người con theo mẹ lên non đã tôn người anh cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.Thời Văn Lang có tất cả 18 đời vua Hùng.3. Em hãy cho biết nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?

- Tổ chức nhà nước Văn Lang+ Vua có quyền tối cao, đứng đầu nhà nước là vua Hùng + giúp việc cho nhà vua là các lạc hầu, lạc tướng. + cai quản ở các làng xã là bố chính. Nhận xét:- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.

Page 3: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewKiến thức: - Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Qua bài HS thấy giá trị của công trình kiến trúc Cổ Loa: Là trung

4. Kể một vài câu ca dao, tục ngữ nói về công lao của các Vua Hùng:“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”“Dù ai buôn bán gần xaNhớ ngày giỗ Tổ mùng ba tháng mười”Đất nước thời Văn Lang:

- Cư dân Văn Lang biết trồng trọt và chăn nuôi.- Cây lúa trở thành lương thức chính của cư dân Văn Lang, ngoài ra, họ còn biết trồng thêm khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam…- Chăn nuôi gia súc, gia cầm.- Làm đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền (các nghề đều được chuyên môn hóa).- Nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao. Ngoài việc đúc vũ khí, lưỡi cày… người thợ thủ công còn đúc trống đồng, thạp đồng.

Page 4: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewKiến thức: - Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Qua bài HS thấy giá trị của công trình kiến trúc Cổ Loa: Là trung

HOẠT ĐỘNG 2

1. Em biết gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?- Ở: Nhà sàn, tập trung thành các làng, chạ. - Đi lại: Chủ yếu bằng thuyền. - Ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá… - Trang phục: + Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. + Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực.

 2. Em biết gì về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?- Thường tổ chức lễ hội, vui chơi.- Có tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu.- Thờ tổ tiên, các thế lực tự nhiên: Mặt trời, sấm, sét…- Trống đồng: Là hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang. Trên mặt trống có khắc nhiều hoa văn phản ảnh đời sống vật chất, tinh thần… của cư dân thời đó. Trong ngày hội, thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được “mưa thuận, gió hòa”, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

Page 5: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewKiến thức: - Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Qua bài HS thấy giá trị của công trình kiến trúc Cổ Loa: Là trung

HOẠT ĐỘNG 3

1. Nhà nước Âu Lạc ra đời như thế nào?- Năm 218 TCN, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang.- Nhân dân Tây Âu-Lạc Việt tổ chức kháng chiến.- Sau 6 năm, người Việt đã đại phá quân Tần, giành được thắng lợi.- Năm 207 TCN, vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán, nước Âu Lạc ra đời.- Thục Phán xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Đông Anh-Hà Nội).2. Em hãy cho biết nhà nước Âu Lạc được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy của nhà nước Âu Lạc?Tổ chức nhà nước Âu Lạc

+ Vua có quyền tối cao, đứng đầu nhà nước là An Dương Vương. + giúp việc cho nhà vua là các lạc hầu, lạc tướng. + cai quản ở các làng xã là bố chính. Nhận xét- Nhà nước Âu Lạc tổ chức giống với nhà nước thời Hùng Vương. Tuy nhiên vua có quyền cao hơn trong việc trị nước.

*Đất nước thời Âu Lạc- Trong nông nghiệp: lưỡi cày đồng được cải tiến, phổ biến hơn. Lúa gạo, khoai, đậu, rau, củ… nhiều hơn. Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển.- Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt, làm

đồ trang sức, đóng thuyền… đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển. Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều- Do nghề luyện kim phát triển (luyện đồng và sắt) công cụ sản xuất có nhiều tiến bộ, năng suất lao động tăng, của cải xã hội ngày càng nhiều, đời sống nhân dân dư dả hơn.- Xã hội có sự phân biệt giàu, nghèo mâu thuẫn giai cấp.*AN DƯƠNG VƯƠNG XÂY THÀNH CỔ LOA

Page 6: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewKiến thức: - Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Qua bài HS thấy giá trị của công trình kiến trúc Cổ Loa: Là trung

“Ai về qua huyện Đông AnhGhé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương.Cổ Loa thành ốc khác thườngTrải bao năm tháng dấu thành còn đây.”- Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành.- Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16000m. Chiều cao của thành khoảng từ 5-10m, mặt thành rộng trung bình 10m, chân thành rộng từ 10-20m.- Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10-30m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm Cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.- Ở đây có một lực lượng quân đội lớn, gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ.

3. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ như thế nào?- Năm 207 TCN, Triệu Đà lập nước Nam Việt, rồi đem quân đánh xuống Âu Lạc.- Năm 179 TCN, An Dương Vương mắc gian kế của Triệu Đà thất bại.*Nguyên nhân thất bại:- Do An Dương Vương chủ quan, nội bộ mất đoàn kết.

Page 7: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewKiến thức: - Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Qua bài HS thấy giá trị của công trình kiến trúc Cổ Loa: Là trung

TRUYỀN THUYẾT MỴ CHÂU – TRỌNG THỦY

III. BÀI TẬPBài tập 1: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc?

Page 8: f2.hcm.edu.vn€¦ · Web viewKiến thức: - Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. - Qua bài HS thấy giá trị của công trình kiến trúc Cổ Loa: Là trung

Bài tập 2: Người xưa thường làm 2 loại bánh đó là bánh gì? Các loại bánh tượng trưng cho điều gì?Bài tập 3: Trắc nghiệm:1/ Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

a. Văn Lang.b. Âu Lạc.c. Việt Nam.d. Đại Cồ Việt

2/Vị vua đầu tiên của nước ta là?a. An Dương Vương.b. Vua Hùng Vương.c. Ngô Quyền.d. Lê Đại Hành

3/ Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở:a. Bạch Hạc (Phú Thọ)b. Cổ Loac. Mê Linhd. Thăng Long

4/ Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh:a. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo nảy sinhb. Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việtc. Nhu cầu trị thủy, bảo vệ mùa màngd. Cả 3 đều đúng

5/ Nhà nước Âu Lạc Được hình thành vào thời gian nào? Kết thúc năm nào?a. 218 TCN – 179 SCN.b. 218 SCN – 179 TCNc. 218 TCN – 179 TCNd. 218 TCN – 938.

IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NỘP BÀI:Học sinh vào đường link sau và làm bài, điền đầy đủ thông tin. Sau khi thực hiện

xong, các em sẽ ấn nút “Gửi” để hoàn thành việc ôn tập kiến thức.Hạn chót nộp bài: trước 10 giờ sáng ngày 26/3/2020https://docs.google.com/forms/d/1JAYduzUm0ssQ1acR4HRNtzzvVMXW14k4xgrvzgzUjcQ/edit