gia pha ho le son an huong son ha tinh

288
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam ***** Gia phả họ lê Tại xã Sơn An, huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh Do ban liên lạc họ lê tại Hà Nội tổng hợp và biên tập đến năm Canh Thìn (2000)

Upload: tuan-nghia-le-cong

Post on 03-Jul-2015

302 views

Category:

Documents


18 download

TRANSCRIPT

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam*****

Gia phả họ lêTại xã Sơn An, huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

Do ban liên lạc họ lê tại Hà Nội tổng hợp và biên tậpđến năm Canh Thìn (2000)

Hà nội 2001

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Những lưu ý khi đọc cuốn gia phả này:- Ngày giổ là ngày âm lịch;- Đảng viên (nếu không nói gì thêm) là Đảng viên Đảng cộng sản Việt

Nam;- Các chữ viết tắt: TP-thành phố, HCM-Hồ Chí Minh,ĐH-Đại học, CĐ- Cao

Đẳng, CN-Cử Nhân, BS- Bác sĩ, KS-Kỹ sư, TS-Tiến sĩ, GS- Giáo sư, Th.s-thạc sĩ ...

Tổng hợp và biên soạn: Lê Khánh Thanh và Lê Khánh Sằn

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 4

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Xuất bản: Lê Doãn Khôi

Lời nói đầu

Gia phả họ Lê ta từ buổi nhà Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740- 1786) có ông huyện thừa Lê Đình Vỵ thuộc chi ở Hoàng Mai, dòng dõi ông Lê Tá đã chép một quyển.

Xưa cụ Lê Kinh Tế, án sát sứ hiệu Hương Đình kiếm được cuốn gia phả ấy ở Hoàng Mai. Ngài định chép nối thêm nhưng chưa kịp làm thì đã mất.

Đến đời cụ Lê Kinh Hạp là quan Quang Lộc Tự Thiếu Khanh, hiệu Xuân Đình lại trở ra Hoàng Mai và Quỳnh Đôi để đối chiếu so sánh với các chi ngoài đó rồi mới chép nối thêm.

Việc làm trên đã được Ngài thuật lại trong: "Lời dẫn giải truyện ký về ngài tiến sĩ họ Lê" đã được khắc vào bia đá đặt tại đền thờ cụ Lê Quỳnh ở Quỳnh Mai, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Trong đó có đoạn viết: "... Mùa xuân năm Tân Dậu (1861) Hạp cũng đã có dịp tới đây thăm. Bấy giờ có người già làng thuộc chi họ cụ Nguyễn Xứng đưa gia phả cho tôi xem, nhưng không tìm được gốc tích. May mà sau đó có người họ Lê thuộc chi khác là Tú tài Lê Xuân Đoàn ở Quỳnh Đôi đưa gia phả ra xem thì mọi băn khoăn đều được giải quyết. So với gia phả mà nhà Hạp đang giữ được thấy không có gì khác.Ôi( Bấy lâu nay, trong lòng Hạp vẫn mang một nỗi niềm canh cánh như một lẽ thường tình; Chim Việt đậu cành Nam, Ngựa Hồ hí vang trong gió Bắc, cây có gốc, nước có nguồn, ấy mà("

Nhưng cuốn gia phả ấy ngài làm bằng chữ Hán. Về sau nhiều người không biết chữ Hán nên cụ Tú tài hàn lâm đãi chiếu Lê Kinh Ba mới dịch ra quốc ngữ để con cháu đời sau đọc và hiểu được.

Thật sung sướng biết bao( các đấng tiền nhân của họ Lê ta đã lo xa cho con cháu đời sau như vậy đó.

Ngài Quang Lộc Lê Kinh Hạp còn mong muốn đời sau con cháu chép nối bổ sung tiếp gia phả dòng họ nên ngài dạy rằng: "Nếu chúng mình không viết lại được thì quá khứ có đẹp đẽ đến đâu cũng không sao sáng tỏ được. Nếu không viết lại được thì đời sau dù có phồn thịnh cũng mơ hồ không rõ cội nguồn".

Chính vì lẽ đó nên ban liên lạc họ Lê (Sơn An) tại Hà Nội trong những năm cuối thập kỷ 80 đã nhận thấy: Từ sau cách mạng Tháng Tám và qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ việc chép nối gia phả của dòng họ đã bị lãng quên nên đã có chủ trương viết tiếp cuốn gia phả của dòng Họ.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 5

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Và Ban liên lạc đã cử ra một ban biên soạn do ông Lê Khánh Khang làm chủ biên. Năm 1990 cuốn gia phả đã hoàn thành và in gửi cho Ban tộc biểu ở quê một cuốn, 5 chi năm cuốn để đọc và cho ý kiến bổ sung. Đến năm 1999, trong cuộc họp đầu Xuâ120

n của bà con họ Lê ở Hà Nội đã quyết nghị: tiếp tục hoàn thiện cuốn gia phả của dòng Họ cho đến năm 2000.

Việc biên soạn lần này được tổ chức chặt chẽ hơn với yêu cầu đảm bảo đúng đủ. Ban biên soạn đã đọc và tham khảo các tài liệu sau:- Cuốn Lê Thế Ngọc phả do các gia thần là Nguyễn Hài, Trọng Viêm,

Nguyễn Cang và Sung Huyền phụng chỉ vua Cảnh Hưng tức Lê Hiển Tông biên soạn bằng Hán văn, được ông Trịnh Quang Vận dịch ra tiếng Việt năm 1972. Trong cuốn gia phả viết lần này chúng tôi trích nguyên văn bài "Ngự chế Ngọc phả ký" là bài tựa đầu cuốn Ngọc phả của vua Hiển Tông Vĩnh Hoàng đế viết năm 1780, lúc ấy vua 64 tuổi và đã ở ngôi vua 41 năm(Cảnh Hưng thứ 41).

- Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư (in năm Chính Hoà thứ 18 (1697) đời vua Hy Tông Chương hoàng đế do Hoàng Văn Lân dịch, nhà xuất bản khoa học xã hội ấn hành năm 1985.

- Sách "Lê Lợi con người và sự nghiệp" của Giáo sư Vũ Ngọc Khánh do nhà xuất bản Thanh hoá ấn hành 1985.

- Sách "Khỡi nghĩa Lam Sơn và phong trào đấu tranh giải phóng đất nước thế kỷ thứ 15" của giáo sư Phan Huy Lê, do nhà xuất bản xã hội ấn hành năm 1969.

1. Phần từ đời ông Lê Duy Thành đến đời ông Lê Nguyễn Lệ chủ yếu dựa trên cuốn gia phả cũ do cụ Lê Kinh Ba dịch có bổ sung thêm niên đại.

2. Phần hình thành 5 chi: Lê Kinh, Lê Sĩ, Lê Văn, Lê Khánh và Lê Doãn vừa theo gia phả cũ vừa đối chiếu với bản dịch các văn bia và bài vị (do GS Lê Kinh Duệ sưu tầm và dịch thuật) mà họ ta còn lưu giữ được để bổ sung, chép nối theo thế thứ từng dòng cho đến năm 2000 (Canh Thìn).Trên cơ sở thế thứ các đời và theo từng dòng đã chép trong gia phả in

năm 1990, lần này rà soát lại và chép tiếp những thay đổi theo thời gian của cả dòng họ.

Về dòng ngoại, lần này cũng được sưu tầm biên soạn theo nội dung sau:+ Con gái họ Lê được ghi trong gia phả như con trai, chồng (con rể) cũng được ghi chi tiết như con dâu của họ.+ Phần con của con gái (cháu ngoại) họ Lê cũng ghi đầy đủ như cháu nội. Chắt ngoại của họ Lê sẽ không ghi vào gia phả. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt chắt ngoại có những thành đạt lớn đáng nêu gương để học tập thì sẽ được ghi tóm tắt.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 6

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Để tiến hành Ban liên lạc đã phân công cụ thể người phụ trách từng chi, từng dòng thu thập tài liệu, soạn thảo rồi gửi cho các chi, các dòng theo các địa phương cư trú tham gia bổ sung, sau đó mới tổng hợp và biên soạn chính thức.

Trong quá trình tiến hành không tránh khỏi một số khó khăn:- Con cháu trong họ ngày càng đông, trưởng thành nhanh chóng về mọi

mặt, tích cực tham gia hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như xây dựng đất nước, được nhà nước thưởng nhiều huân huy chương mà ban biên soạn chưa nắm được hết.

- Theo gia phả cũ, có trường hợp ghi không đầy đủ nhất là kể từ các đời thứ 23 về trước nhưng nay khó bổ sung vì đã quá cố gần hết không còn ai để hỏi.

- Con cháu trong họ công tác và làm ăn sinh sống ở nhiều địa phương khác nhau khắp trong Nam, ngoài Bắc, ở miền xuôi, miền ngược... khoảng cách địa lý xa xôi nên việc liên lạc tìm hiểu có nhiều khó khăn trở ngại.Tuy vậy ban biên soạn đã cố gắng hết sức mình trong việc tổng hợp,

nhằm đạt yêu cầu đã đặt ra là đảm bảo đúng và đủ.Sau khi biên soạn xong, chúng tôi đã mời các bậc cao tôn, cao niên, các

vị có học hàm, học vị và đại diện các chi có mặt tại Hà Nội xem xét, chỉnh lý trước khi in ấn chính thức.

Mặc dù đã cố gắng hết sức mình nhưng sẽ không tránh khỏi có những thiếu sót vì những khó khăn đã nêu ở trên. Vì vậy , khi cuốn gia phả này đến tay bà con trong họ, chúng tôi mong nhận được sự góp ý bổ sung để lần sau chép nối tiếp ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Chúng tôi cũng mong rằng trên cơ sở cuốn gia phả viết bổ sung lần này, từ nay về sau các bậc hậu duệ của dòng họ sẽ năng đọc và viết tiếp phần bổ sung các đời tiếp theo mãi mãi về sau.

Được như thế là chúng ta đã kế thừa và tiếp tục làm rạng rỡ thêm truyền thống của dòng họ. Và trong tâm khảm của mỗi một chúng ta sẽ lấy làm vinh dự tự hào về cội nguồn và truyền thống tốt đẹp của Tổ tiên. Chúng ta sẽ cảm thấy như Tổ tiên vẫn ở gần bên ta và ta luôn làm đúng lời di huấn của Tổ tiên để lại.

Tổ tiên gần đó chẳng xa Nghìn thu hương hoả phúc nhà càng vun.

Năm Canh Thìn (2000)Ban liên lạc họ Lê tại Hà Nội.

Trưởng ban

Lê Khánh Thanh

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 7

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Phần thứ nhấtdòng họ lê

Đời thứ 1:Cụ tổ họ Lê ta là Lam Sơn động chủ có tên là Hối (Lê Hối), người

ở thôn Như áng, hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa (nay thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hoá). Theo Lê thế Ngọc Phả thì về sau được truy tôn làm Khải Tổ Hoàng đế.

Cụ vốn là người chất phác, trung thực và thông minh rất mực, thấy rõ sự việc khi chưa xẩy ra, nghĩ sâu, lo xa, lấy cụ bà tên là Nguyễn Thị Ngọc Duyên, người sách Quần Dội, huyện Lôi Dương (nay thuộc huyện Thọ Xuân). Ngọc Phả cho biết về sau bà được truy tôn là Phả từ Hoàng Thái hậu.Cụ ông làm nghề dạy học.

Ngọc phả chép: Lê Hối làm nghề "sư công" và nói rõ lai lịch của cụ: "Hố khẩu tứ phương thiên ư giáo Hối đa thành đạt giả, chứng nhân chi danh viết Hối". Nghĩa là kiếm ăn bốn phương, giỏi việc dạy bảo nhiều người thành đạt, nhân đó người ta gọi là Hối (Khởi nghĩa Lam Sơn trang

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 8

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

102). Có một hôm Cụ đi chơi đến Lam Sơn (nay thuộc xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hoá) thấy bầy chim bay lượn quanh chân núi như dáng đông người tụ tập. Cụ nói: "Nơi này đất tốt đây(". thế là Cụ dời nhà đến đó ở, rồi Cụ phát gai góc mở ruộng rẫy, tự mình chăm lo cày cấy, ba năm thì nên sản nghiệp, con cháu ngày càng đông, tôi tớ ngày càng nhiều. Cái việc dựng nền mở đất rõ ràng bắt nguồn từ đấy. Về sau đời đời làm quận trưởng cả một vùng.

Cụ sinh được 1 con trai là Lê Đinh.Ngọc Phả ghi khi Khải tổ và Hậu băng hà đều táng ở Lăng lỗ viên, thôn Hào Lương.Đời thứ 2:

Lê Đinh, là người hiền tài, nối nghiệp nhà theo chí tổ tiên. Ông đối xử với mọi người rất hoà nhã, khoan nhân và yêu thưong, kẻ gần, người xa đều có bụng tuân theo, cho nên tay chân có đến hàng trăm, hàng ngàn người.

Ông lấy vợ Nguyễn Thị Quách, ở thôn Xuân Lam, huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân). Bà là người cần kiệm lo việc nhà, nết na, hiền hậu, đỡ đần cho chồng nhiều việc.

Ông bà sinh được 2 trai:Trưởng là Lê TòngThứ là Lê Khoáng

Theo Ngọc Phả sau ông Lê Đinh được truy tôn làm Tuyên Tổ Phúc hoàng đế và bà được truy tôn làm Hiển Từ Hoàng thái hậu. Ông băng hà ngày 28 tháng 8, táng ở lăng Lôi Viễn. Bà mất ngày 22 tháng 6, táng ở xã Thủy Trú, huyện Lôi Dương. Sử chép: Tuyên Tổ là Hiển tổ Chiêu đức hoàng đế, còn Hậu là Gia thục hoàng thái hậu.Đời thứ 3:

1- Lê Tòng mất sớm, không có con.2- Lê Khoáng, theo bia Vĩnh lăng và sách Lam Sơn thực lục ghi

ông là người có đức tính hiền lành, vui vẻ, thích điều tốt, ham việc thiện,mến khách thương dân. Hễ gặp kẻ đói cùng thiếu thốn, bệnh tật, chết chóc là ông giúp đỡ chu cấp ngay. Trong cả vùng lân cận coi như một nhà. Vì thế ai cũng cảm phục ân đức và nghĩa khí của ông. Ông lấy vợ người họ Trịnh tên Thương (Trịnh Thị Ngọc Thương) vốn là người sách Thuỵ Chú (nay thuộc huyện Thọ Xuân). Bà chăm lo đạo làm vợ, thờ cha mẹ rất mực hiếu kính. Đối đãi với người trong họ có ân có tình. Dạy con cháu theo lễ nghĩa, trong ngoài vui vẻ thuận hoà. Đạo nhà ngày càng hưng thịnh.

Ông bà sinh được 3 con trai và 3 con gái:Trai cả Lê HọcTrai thứ hai Lê TrừTrai thứ ba Lê Lợi

Con gái lớn là Ngọc Thôi, con gái thứ hai là Ngọc Viên, út là Ngọc Biền

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 9

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Theo Ngọc Phả về sau Lê Khoáng được truy tôn làm Hiễn Tổ Trạch hoàng đế, còn bà Thương được truy tôn làm Hiển Từ hoàng thái hậu.Còn sử chép: Tuyên tổ Hiến văn hoàng đế, Hậu là ý văn hoàng hậu.Ông mất ngày 17 tháng 10, táng ở lăng Phật hoàng động Chiêu nghi.Bà cũng mất ngày 17 tháng 10, táng ở Bạch Thạch thôn Chiêu bổ.Đời thứ 4:

1. Lê Học: Mất sớm nên không nối được nghiệp cha ông truyền lại.

Theo Ngọc phả, sau ông được phong làm Chiêu Hiến vương và vợ được truy phong làm Thận ý Thái phi.

Lê Học có con trai là Lê Thạch, một trong 18 người đã cùng Lê Lợi dự hội thề Lũng Nhai năm 1416. Sau này là tướng tiên phong rất dũng cảm của nghĩa quân Lam Sơn.

Trong trận chống Tù trưởng Ai Lao là Mãn Sát tập kích vào căn nghĩa quân đầu năm1422. Sau khi đập tan trận tập kích, nghĩa quân truy kích Mãn sát 4 ngày đêm liền và đuổi chúng đến tận sào huyệt. Trong cuộc truy kích này tướng Lê Thạch (cháu ruột của Lê Lợi) đã tử trận vì vướng phải chông (sách Khởi nghĩa Lam Sơn trang159). Còn Ngọc phả chép: Lê Thạch được táng ở xứ Đống vôi trang Bái đô Thượng. Sau được truy phong là Trung dũng Vương và lập đền Hiển nhân thờ ở đây.

Sử ghi: truy tặng Trung Vũ Đại vương đưa vào thờ ở Tẩm miếu.

2. Lê Trừ: Là anh thứ 2 của Lê Lợi, được tặng Lam quốc công. Sau được truy tôn là Hoàng Dụ vương. Kỵ ngày 16 tháng 2, có đền Hoàng khánh thờ ở sách Thái Lai. Vợ là Ngô Thị Ngọc Lăng người sách Thái Lai, sau được tôn làm Trịnh Cẩn Thái phi.

Ông bà sinh được 3 con (đời thứ 5): 1. Lê Khôi 2. Lê Khang 3. Lê Khiêm3. Lê Lợi:

Sinh năm ất Sửu (1385), tại Lam Sơn, là người có chí lớn, đầy mưu lược, cam chịu ẩn mình nơi rừng núi làm nghề cày cấy, lấy việc đọc thư sử làm vui.

Sau trở thành lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của giặc Minh, Trung Quốc. Năm 1416 đã mở hội thề Lũng Nhai cùng với 17 người khác nguyện đồng cam cọng khổ sống chết có nhau vì mục đích đuổi giặc cứu nước; ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (tức ngày 7/2/1418) Lê Lợi tự xưng là Bình định vương phất cờ khởi nghĩa, truyền hịch đi các nơi kêu gọi nhân dân cùng nỗi dậy giết giặc cứu nước. Cờ nghĩa Lam Sơn từ đó được dương cao, tiêu biểu cho lòng yêu nước và chính nghĩa.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 10

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Trãi qua 10 năm kháng chiến gia khổ và anh dũng, cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn. Ngày 3 tháng 1 năm 1428 (Mậu Thân) đất nước ta thực sự thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh. Ngày 15 tháng 4 năm đó Lê Lợi lên làm vua là vua Lê Thái Tổ, công bố bản Bình Ngô đại cáo, mở đầu kỷ nhà Lê (Hậu Lê).Vua có hai bà vợ: Bà cả là Trịnh Thị Ngọc Lã sinh 1 trai là Lê Tư Tề, được phong làm Quận Ai Vương; Bà hai là Trần Thị Ngọc Trần, người sách Quần Dội huyện Lôi Dương, sinh 1 trai là Lê Nguyên Long.

Năm Quý Sửu (1433), vào giờ Dần, sau khi Vua Lê Thái Tổ băng hà, Lê Nguyên Long lên nối ngôi là vua Lê Thái Tông (lúc ấy mới 11 tuổi). Lấy ngày sinh của vua làm Kế thiên thánh tiết. Đời thứ 5:

2. Lê Khang: là con thứ 2 của Lê Trừ.Từng làm tướng theo Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc Minh

được tặng Quý quốc công, đến đời vua Lê Thánh Tông được phong Văn Chấn hầu. Sau được truy tôn làm Hiển công vương. Kỵ ngày 2 tháng 2.

Vợ là Lê Thị Ngọc ái, sau được truy tôn là Đôn ý thái phi. Kỵ ngày 3 tháng 4

ông bà sinh được 3 con (đời thứ 6):1. Lê Khánh2. Lê Lãng3. Lê Thọ

Đời thứ 6-3:

3. Lê Thọ: Là con thứ 3 của Lê Khang, được truy tôn là Quang Nghiệp vương. Kỵ ngày 30 tháng 11.Vợ là Lê Thị Ngọc Đoan, người Kim Lũ, sau được tôn làm Đoan Thuận

Thái phi. Kỵ ngày 18 tháng 9.Ông bà sinh ra Lê Duy Thiệu.

Đời thứ 7:

Lê Duy Thiệu, sau được tôn làm Trang Giản vương. Kỵ ngày 19 tháng 4.

Vợ là Lê Thị Ngọc Duệ, người Dao xá, sau được tôn là Tuy Giao thái phi. Kỵ ngày 17 tháng 7.

Ông bà sinh ra Lê Duy Quang.

Đời thứ 8:

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 11

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Duy Quang (sử chép Quang là Đông lân Bá được Truy tôn Hiển Nhân tông hoàng đế). Kỵ ngày 16 tháng 10.

Vợ là Phạm Thị Ngọc Lân ( có sách chép là Nguyễn Thị Ngọc Tây). Sau được tôn là Tư Khâm hoàng thái hậu.Ông bà sinh ra Lê Duy Bang.

Đời thứ 9:Lê Duy Bang, nhân lúc vua Trung Tông băng hà, không có con

để nối dõi nên được Lãng Quốc công Trịnh Kiểm tôn lên làm vua ngày 12 tháng 1 năm Bính dần (đầu năm 1556), gọi là vua Lê Anh Tông.

Như vậy dòng Lê Lợi lên làm vua từ vua Lê Thái tổ truyền dần đến vua Trung Tông tổng cộng là 12 đời.

Sau đó chuyển sang con cháu dòng Lê Trừ ( là anh thứ 2 của Lê Lợi) làm vua bắt đầu từ Lê Anh Tông (1556) đến vua Lê Chiêu Thống (1786), tổng cộng gồm 14 đời vua.Đời thứ 6-2:

Lê Lãng: là con thứ 2 của Lê Khang. Buổi đầu theo Lê Lợi làm tướng của Nghĩa quân Lam Sơn. Sau khi thắng giặc ông giữ chức Nhập nội Thiếu úy Nam sách vệ Tổng quản, rồi lại được phong Tham tri Tây đạo chủ vệ quận sứ.

Lê Lãng sinh ra Lê Ngang (đời 7):Đời thứ 7:

Lê Ngang: Trong đời vua Nhân Tông ông cầm cấm quân giữ việc an nguy không dẹp được giặc loạn Nghi dân. Đến sau mưu việc lật Nghi Dân không kín, bị bại lộ phải chết chém cùng với Đô Bí, Lê Ê, Lê Thụ.

Về sau Nguyễn Xí có tâu lên vua Thánh tông xét cho Đỗ Bí, Lê Ê, Lê Thụ, Lê Ngang được truy tôn như lệ công thần đã mất. Nhưng vua đã bác tấu vì: "Năm Diên Ninh Đỗ Bí, Lê Ê ở chiếu cao nhất vào hàng Tể thần, Lê Ngang, Lê Thụ tay cầm quân giữ việc an nguy, đáng lẽ phải dẹp yên giặc loạn chuyển nguy thành an mới phải, thế mà chỉ biết sắp gà vào trong nồi mà để cá kình lọt ra ngoài lưới. Đến sau mưu việc không kín đến nổi phải phơi thây bên đường. Đó lại thêm một tội khác. Trong các tội của bọn Bí, Ngang có khác gì tội giết vua của Triệu Thuấn ngày xưa. Sao lại được để cùng với những công thần đã mất."

Lê Ngang sinh ra Lê Duy Thành (đời 8).

Đời thứ 8:Lê Duy Thành: Dưới triều nhà Lê được phong chức Đô chỉ huy

sứ, quản tiền danh mã bộ quân. Ông cư trú ở làng Thung, xã Đồng Bàng, huyên Yên Định, Thanh Hoá. Ông đem quân đi đánh Chiêm Thành bị thua nên không được nhận sắc phong công thần.

Vợ là ai sử cũ không chép.Lê Duy Thành sinh ra con trai là Lê Duy Cần (đời 9).

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 12

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Đời thứ 9:Lê Duy Cần là người đầu tiên di cư vào giáp Nghĩa Lý, xã Phú

Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu.Vợ phả cũ không ghi.Có 3 con trai (đời thứ 10):

1- Trai đầu là Lê Duy Hoành di sang Phú Đa, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu.

2- Trai thứ 2 là Lê Duy Cảnh sang ở thôn Thượng Yên, xã Quỳnh Đôi.

3- Trai thứ 3 là Lê Phúc Minh, còn có tên là Lê Thiêm Quý hay còn gọi là Lê Duy Hành lại di cư về Hoàng Mai, Quỳnh Lưu.

Đời thứ 10:Lê Thiêm Quý: hàng tam phủ quân. Ông còn có tên là Lê Phúc

Minh, tên tục là Hành, ông chuyển sang thôn Thiện Kỵ, xã Hoàng Mai. ông lấy vợ người họ Nguyễn, huý là Năm, hiệu là Từ Chan. Sinh được 3 trai ( đời 11)

1- Lê Quỳnh2- Lê Phụ3- Lê Tấn, mất sớm

Đời 11.1.Lê Quỳnh: sinh năm Qúy Sửu 1613, niên hiệu Hoàng Đinh thứ 13

đời vua Lê Kính Tông , là con cả ông Lê Thiêm Quý. Đến năm đầu niên hiệu Phúc Thái Lê Chân Tông, năm Quý Vị 1643 triều đình mở khoa thi hội, cụ đỗ tiến sĩ đứng thứ 2, khai khoa tiến sĩ đầu tiên ở Quỳnh Lưu, đủ tiêu chuẩn làm quan tại triều đình (lúc ấy cụ 31 tuổi). Và làm Hiến sát mật sứ ở các tỉnh Thanh Hoá, Sơn Tây. Được tặng hàm Hộ bộ Tả Thị Lang.

Mộ cụ được táng trên gò núi Trúc viên sơn ở La man. Gia phả cũ ghi cụ sinh được 3 con trai nhưng đều vô hậu ( không có cháu trai). Sau em cụ là Lê Công Phụ đã rước về thờ.

Đến năm Tự Đức thứ 33 (1880) tháng 9 ngày 20 toàn thôn Thiện Kỵ đã lập đền thờ ngài và dựng bia đá để ghi công. Các tài liệu có liên quan đã được giáo sư Lê Kinh Duệ, hậu duệ đời thứ 24 của dòng họ sưu tầm, sao chụp và biên dịch ra tiếng Việt năm Kỹ Mão 1999 gồm có:- Lời dẫn giải truyện ký về ngài tiến sĩ họ Lê do ông Lê Kinh Hạp cháu

nhiều đời thuộc chi thứ cùng dòng họ với cụ soạn thảo lời dẫn.- Bia kể chuyện Tiến sĩ họ Lê do tú tài Lê Xuân Đoàn viết lời bia ký từ

năm1877.- Bia thờ ngài đỗ đại khoa họ Lê do ông Lê Kinh Hạp soạn thảo.- Bia trường ca bình công Lê tiến sĩ do người cùng họ tú tài Lê Xuân

Đoàn kính bút.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 13

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Văn thân huyện Quỳnh Lưu nghĩ ngài là khai khoa tiến sĩ nên hàng năm đều có tảo mộ và kính tới.Đời 11.2.

Lê Công Phụ: hạng nhị phủ quân. Ông tên là Phụ, hiệu Thuần Hậu, mất ngày 6 tháng 1 Âm lịch.

Cụ bà người họ Nguyễn, huý là Khuê, hiệu Từ Nhân, bà mất ngày 17 tháng 7 âm lịch.

Ông bà có 2 con trai:1. Lê Tá.2. Lê Bật.

Đời 12.1.Lê Tá, hiệu là Thuần Chất. Vợ là người họ Văn Trọng, hiệu Từ

Tâm. Tiếp tục ở đất Thiện Kỵ. Ông là tổ 5 đời của quan huyện thừa Lê Đình Vỵ (quan huyện thừa Vĩnh Khang, nay là huyện Tương Dương, tự là Đình Vỵ).

Gia phả cũ của dòng họ Lê ở Sơn An nói về dòng ông Lê Tá như sau: Buổi Tự Đức thứ 14 cửa ông Lê Tá chỉ còn 7- 8 người, đến buổi Thành Thái thì tuyệt hết. Nên đến đời Duy Tân bên chi mình mới ra Hoàng Mai rước Tiên nhân về thờ ở nhà thờ Đại Tôn một thể.

Nhưng vào cuối thập kỷ 90, con cháu họ Lê ở Sơn An đã ra Quỳnh Lưu dự lễ Tổ và ngược lại con cháu họ Lê ở Quỳnh Lưu cũng đã vào dự lễ giỗ tổ ngày 10 tháng 3 tại Sơn An nên biết được dòng ông Lê Tá như sau:

Ông Lê Tá có 2 con trai. Con trưởng là Lê Công Nghiêm, hiện còn các bậc hậu duệ đông đúc ở Quỳnh Xuân, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Con thứ là Lê Công Xước di cư vào Đức Thọ. Hiện các bậc hậu duệ chủ yếu sống ở xã Tùng ảnh và Đức Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, có khoảng 30 hộ.

Ông Lê Công Nghiêm đậu cử nhân làm quan án sát tỉnh Bắc Giang. Vợ là Đậu Tư Liêu, sinh được 2 con trai là Lê Đình Vỵ và Lê Bá Viên. Ông Lê Đình Vỵ đậu cử nhân làm quan ở huyện Vĩnh Khang

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 14

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Phần thứ haiDòng họ Lê

tại xã Sơn An, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

A. Đời thứ 12 đến đời 19Đời 12.2.

Lê Bật, hạng nhị phủ quân, hiệu Lai Hương. Di cư từ Quỳnh Lưu vào xóm Cồn, giáp Xuân Lưu (xưa gọi là Hà Lưu), làng Xuân Trì, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, là biệt tổ về bên chi của dòng họ Lê ta ở Sơn An.

Ông là người có học vấn uyên thâm, có nhiều tài xuất chúng, nhưng không chịu thi cử làm quan, chỉ thích ẩn dật nơi thôn giả. Nên dân địa phương gọi ông là dật sĩ Lai Hương, tuy vậy về sau cũng được nhà vua truy tặng: "Dực Bảo Trung hưng linh phù chi thần", được nhân dân tôn trọng lập đền thờ. Trước đây vào ngày rằm tháng giêng hàng năm nhân dân rước sắc thần và cúng tế long trọng.

Ông lấy bà có tên huý là Khủng, hiệu Nhu Thuận nhụ nhân. Ông bà sinh ra Lê Thắm (đời 13) và khai sinh ra họ Lê ta ở xóm Cồn, đó là Lê Đại Tôn.Đời 13.

Lê Thắm, hạng nhất phủ quân, tên chữ là Cận Chu. Lấy cụ bà họ Lê, huý là Lộc, hiệu là Thục Thận nhụ nhân,

Sinh ra một trai là Lê Trinh (đời 14).Đời 14

Lê Trinh, hạng nhất phủ quân, hiệu là Chu Sĩ.Lấy cụ bà họ Phan, huý là Tế, hiệu là Trinh Thục nhụ nhân.

Sinh được 2 trai: trai đầu chết lúc còn bé, trai thứ 2 là Lê Phúc Xuân (đời 15).Đời 15.

Lê Phúc Xuân, hạng nhị phủ quân, tên tục là Chiêm, hiệu Hoà Trai, mất ngày 14 tháng 7 quàn ở núi Cánh Diều thuộc địa phận xã Xuân Lưu.

Lấy vợ cả là Phan thị Cối, hiệu là Diệu Lương nhụ nhân, không rõ ngày mất, mộ ở núi Cánh diều.

Ông bà sinh được 4 con trai và 2 con gái:1- Gái đầu: Lê Thị Thông,2- Gái 2: Lê Thị Nước,3- Trai đầu: Lê Minh Đạt,4- Trai 2: Lê Nhiều,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 15

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

5- Trai 3: Lê Của,6- Trai 4: Lê Nô,

Đờì 16.3,4,5.Lê Minh Đạt, Lê Nhiều, Lê Của có các con cháu hình thành các

chi Lê Kế, Lê Trọng, Lê Đình thuộc dòng Lê Đại Tôn đã có gia phả riêng, ở đây không ghi chép cụ thể. Ông Lê Minh Đạt có 3 con trai thuộc đời 17 là Lê Hữu Nho, Lê Tiến Đức và Lê Diên Hy. Ông Lê Diên Hy vào buổi nhà Lê đậu quốc tử giám sinh, sau được thăng đến chức Thị nội Vãn chức, có được dự vào biểu Tùng Tự toà văn thánh hàng huyện.

Ông Hy sinh ra Trọng Khải và có cháu là Trọng Ban. Ông Ban phạp tự, nên nay họ ta rước hầuvăn chức ông Hy vào phụ tự ở nhà thờ Đại Tôn.

Còn chi trưởng Lê Hữu Nho (đời 17) có 1 con trai là Lê Văn Chấn ( đời 18).

Ông Chấn sinh ra Văn Hoán (đời 19). ông Hoán về sau dời đến ở huyện Đông Thành (nay là Yên Thành), Nghệ An sinh ra ông Hoén ( đời 20).

Khi ấy tộc trưởng không còn ai hương khói nên 4 chi hội lại lập 1 toà nhà thờ trong vườn hương hoả, đặt ruộng tế, lập hội đồng cúng tế để phụng thờ các vị Tiền nhân từ đời ông Lê Phúc Xuân trở lên và rước 4 ông biệt tổ của 4 chi, phối hưởng hai bên dòng tả hữu.

Chi trưỏng có Tằng Tôn thuộc cửa thứ tên là Lê Việt về ở xã Tình Diễm, Hương Sơn, sinh được 5 con trai. Đến đời ông Quản xạ Nòi là 4 đời. Rồi còn lớp cháu chắt của chi trưởng lưu lại ở bản giáp còn nhiều như Lê Trọng Bàng, Lê ý, Lê Thiệu đều là dòng của Chi trưởng.

Ông Lê Trọng Bàng có người con là Lê Tuyền dời ra ở xã Đậu Xá, huyện Thuỵ Đường, tỉnh Hải Dương (vì cha hỏi vợ ở ngoài đó nên ông ở quê ngoại). Nay thành một chi họ Lê ở đó.Đời 16.6.

Lê Nô, hạng tứ phủ quân, là con trai thứ 4 của ông Lê Phúc Xuân, tự Quý Lang, mất ngày 5 tháng 10, mộ đặt ở cồn Lân Trạch. Vợ cả là Lê Thị Rót, hiệu Khôn Thuận nhụ nhân, không rõ ngày mất, mộ đặt ở xứ Eo bàu.

Ông bà sinh được 3 con trai và 3 con gái (đời 17):1- Lê Thị Cường.2- Lê Thị Hoàng.3- Lê Thị Bá.4- Lê Thảo (phả cũ ghi không rõ con cháu thuộc chi nào ở

xóm Cồn, họ Lê Đại tôn).5- Lê Kính.6- Lê Vị Quan, là người thông minh, học giỏi đậu sinh đỗ,

không có con.Đời 17.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 16

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Kính, hạng nhị phủ quân, tên chữ Bá Cung, mất ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Ông là người có đức tính hiền lành, thực thà, hay bênh vực người nghèo và ghét kẻ xu nịnh.

Ông thường nói với người nhà rằng; "Họ ta lúc ở Hoàng Mai dời vô đây 3 đời độc đinh, đến đời ông nội ta mới được nhiều con. Nếu không trung hậu sao được phúc nhà như thế. Ta không có gì giỏi, chỉ muốn giữ lấy nếp nhà để truyền về sau. Nhiều kẻ không biết bảo ta là ươn hèn, ta cũng không giận"

Vợ cả hiệu là Trinh Tỉnh nhụ nhân mất ngày 20 tháng 11 Âm lịch, mộ đặt ở cồn Lân trạch. Bà sinh được 2 con trai và 2 con gái (đời 18)

1- Gái đầu: Lê Thị Kiên. 2- Gái 2: Lê Thị Tại.3- Trai cả: Lê Đình Nhiếp. 4- Trai 2: Lê Thực.Lê Thực chết sớm, vợ là Thị Đống cũng chết sớm. Mộ của ông bà ở

xứ Nhà Quyết, tức là Đồi NươngĐời.18.

Lê Đình Nhiếp, hạng nhất phủ quân, còn gọi là Lê Đình Thiệp, tên tục là Thạnh, hiệu Hy Phó, sinh năm Mậu Tý, thi đậu đích thông sinh đồ. Làm quan Trung Sơn huyện, huyện thừa đặc tiến công thứ lang.

Ngài dời xuống ở xóm Hà lân, giáp Xuân Cường, mất ngày 27 tháng 5 năm Quý Mão thọ 67 tuổi. Mộ ngài đặt ở xứ Trọ voi giáp Xuân Cường nói là mộ kết.

Ông Hy Phó tính tình hiền hậu, sẵn lòng thương người, có vài đám vườn ở xóm Hà, người nào đói không có vườn ở, sẵn có ngài cho ngay. Hiện nay vườn hương hoả của Nguyễn Năng và vườn tổ nghiệp lưu lại của Nguyễn Ninh, Nguyễn Mạo đều là vườn của ngài đó cả. Hễ gặp năm đói kém, thấy kẻ hoạn nạn thì ngài giúp ngay. Chẳng những Ngài sẵn lòng bố thí, mà tính Ngài lại trung thực, không hay thù hằn, như có kẻ cướp đến cướp nhà Ngài, chí lòng giết Ngài, đâm Ngài hơn 10 dấu, may mà tránh khỏi chết. Nhưng khi tên cướp ấy chết Ngài lại cho tiền cấp táng. Khi ấy ai nghe cũng phục độ lượng rộng rải của Ngài. Ai cũng đoán rằng phúc đức của Ngài về sau con cháu hưởng không hết.

Ngài dạy học trò đến hơn 20 người, mà cũng có đôi ba người làm nên. Lúc Ngài gần mất kêu học trò đến lấy sổ đồng môn đốt đi rồi Ngài bảo rằng: "Chớ góp tiền đồng môn khiến đạo nhà nho có điều không tốt".

Cụ bà là Nguyễn Thị Tăm, hiệu Thuần Chất Nghi nhân, mất ngày 10 tháng 7, thọ 73 tuổi, mộ đặt ở xứ Nhà Quyết. Bà Nghi nhân tính rất cẩn thận, thấy con cháu vô ý là bà quở mắng liền. Phàm những chuyện trong nhà đối với người ngoài, điều gì bà cũng lấy điều phải chăng dạy bảo cho cả. Bà là người giáp Xuân Cường, con bà Nguyễn Thị Thường, vợ hai ông huyện thừa Nguyễn Đình Kế, ông này không có con trai. Vậy nên Ngài đã rước ông Nguyễn Đình Kế và bà Nguyễn Thị Thường về thờ ở nhà họ Lê ta. Vì lẽ đó mà từ xa xưa họ Lê ta đã phụng lập nhà thờ ngoại bên cạnh

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 17

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

nhà thờ nội để đời sau con cháu phụng thờ và dựng bia đá ghi bài ký về việc thờ can ngoại họ Nguyễn để truyền mãi mãi cho đời con cháu về sau.

Ông bà Lê Đình Nhiếp sinh được 1 con trai và 3 con gái (đời 19).1- Lê Nguyễn Lệ2- Lê Thị Thích gả cho đích thông sinh đồ Nguyễn Phi Thừa ở làng Thịnh Xá nay là xã Sơn Thịnh.3- Lê Thị Hách gả cho Trực lại Đinh Hồng Nguyên ở làng Gôi Mỹ, nay là xã Sơn Hòa. Bà Hách sinh ra Thanh Uy huyện huyện thừa Đinh Phùng Dư và cha tú tài Đinh Phùng Lư là Đinh Phùng Phiên.4- Lê Thị Nghiên không có con.

Đời 19.Lê Nguyễn Lệ, hạng nhất phủ quân, tên tục là Trân, tên hiệu Tự

phủ, sinh năm Nhâm Thìn, làm bản huyện thông huyện, lại được quan viên phục.

Ông mất ngày 10 tháng 3 năm Tân Ngọ, thọ 50 tuổi. Đến năm Thành Thái thứ 12 ông được tặng Hàn lâm viện Thi độc.

Ông Tự Phủ tích nhiều âm đức, thường mặc nhiều áo, thấy người quen mà rét thì Ngài cởi bớt ra cho ngay.

Đương thời gặp lúc Tây Sơn dấy binh nên Ngài không đi thi. Ngài có biết nghề thuốc, gặp kẻ nghèo Ngài cho thuốc không lấy tiền, không may mà chết Ngài lại cho cả hòm nữa. Ngài thường dạy các con rằng: 'Nhà ta từ vài đời trở lại nay không giàu cũng không nghèo, chỉ cốt lấy điều trung hậu làm gốc. Từ nay về sau con cháu chớ có tham giàu, đặt nợ lấy lời làm hao phúc nhà. Phàm những của bất nghĩa không hưởng được lâu".

Ngài lại bảo con cháu rằng: "Người ta không nên để điều thù oán trong bụng, nếu có ai hiềm khích đương diện thách nói một lần thôi( Nếu có đứa nào đối với mình không tử tế, nhưng đến mòng năm ngày tết nó đến lạy tiên nhân nhà mình thì cũng không nên giận nó nữa. Vì rằng mình nên lấy Tiên nhân mình làm trọng, mà oán riêng của mình làm khinh".

Ngài vì thờ ông bà ngoại nên lấy chữ Nguyễn đặt làm chữ lót để không quên ơn bên ngoại. Sau vì chữ Nguyễn trùng với họ nhà vua (Triều Nguyễn) nên phải đổi sang chữ Doãn. Nên khi con cháu đi thi khai tam đại tên Ngài là Lê Doãn Lễ.

Vợ cả là Tống Thị Triền, hiệu là Tứ Đức nhụ nhân, người làng Bình Hoà, họ Tống Trần con bà vợ lẽ tên là Đinh Thị Uông của quan cống Diện (Tống Trần Diện). Bà sinh năm Nhâm Thìn, mất ngày 5 tháng 8 năm Đinh Sửu thọ 46 tuổi. đến năm Thành Thái thứ 12 bà được tặng Chánh Ngũ phẩm Nghi nhân.

Ông bà sinh được 10 con 5 trai và 5 gái (đời 20). Có người con thương vong tên là Lê Đỏ không ở trong số ấy.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 18

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Gái đầu là Lê Thị Thoả gả về nhà họ Nguyễn, thôn Lê Định (nay là xã Sơn Tiến) không có con.

2- Gái thứ 2 là là Lê Thị Hàn gả cho quan huấn đạo ở xã Việt Yên, Đức Thọ, sinh được 1 con gái. Sau về ở tại bản thôn ta là Xuân Trì.

3- Gái thứ 3: Lê Thị Hoàn gả cho cho quan giáo thụ họ Phan ở xã Yên Trung, Đức Thọ, không có con. Sau quan giáo lấy vợ kế sinh được 1 con trai.

4- Gái thứ 4: Lê thị Huyến gả cho người họ Nguyễn ở Tình Diễm, Hương Sơn, sinh được 1 con gái. Sau nhà chồng bị suy đốn trở về ở trong làng ta.

5- Gái thứ 5: Lê Thị Chuyên, gả cho người họ Nguyễn ở xã Tình Diễm, Hương Sơn, sinh được 4 con gái.

Năm con trai là:1- Trai đầu Lê Kinh Tế, án sát Sứ tỉnh Bình Thuận.2- Trai thứ 2 là Lê Sĩ Bưu, còn có tên Lê Doãn Bưu, quản giám

Thọ ông.3- Trai thứ 3 là Lê Văn Tĩnh, còn có tên là Lê Nhật Tĩnh, Bát

thập trưởng lão.4- Trai thứ 4 là Lê Khánh Quýnh còn có tên Lê Khánh Tùng hay

thường gọi là Cố Bách, Bát phẩm bá hộ hàng tỉnh.5- Trai thứ 5 là Lê Doãn Đức, lưỡng khoa tú tài.

B. Dòng họ Lê năm chi (ngũ chi)

Từ sau đời 19, với 5 con trai của ông Lê Nguyễn Lễ (Lê Doãn Lễ) đã hình thành 5 chi họ Lê (ngũ chi) ở Kẻ E, Sơn An, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Con cháu về sau đại bộ phận đều lấy chữ lót cố định theo các dòng của 5 ông trên như sau:

Chi thứ 1: Lê Kinh là chi trưởng thuộc dòng Lê Kinh Tế.Chi thứ 2: Lê Sĩ, thuộc dòng Lê Sĩ Bưu.Chi thứ 3: Lê Văn, thuộc dòng Lê Văn Tỉnh.Chi thứ 4: Lê Khánh, thuộc dòng Lê Khánh Quýnh.Chi thứ 5: Lê Doãn, thuộc dòng Lê Doãn Đức.

Sau đây gia phả được ghi chép theo từng chi và theo thế thứ từng đời từ đời 20 cho đến năm Canh Thìn 2000.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 19

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Chi trưởngChi Lê kinh

(Dòng Lê Kinh Tế)đời 20.1.

Lê kinh Tế, húy là Châu (bên trái chữ Cân, bên phải chữ Khiếm), tự là Kinh Tế, thụy là Đoan Cần, hiệu Hương Đình.

Ngài sinh năm Nhâm Tý (1792), lớn lên theo học với các cụ Hương Tiên Phan Doãn Đường, Hoàng Giáp Bùi Dương Lịch.

Ngài là người thông minh, học giỏi, đỗ tú tài khoa Quí Dậu (1813) thời Vua Gia Long, khai khoa cho huyện Hương Sơn.

Năm ất Dậu (1825) thời Minh Mạng được thăng từ Hương Cống lên Giám Sinh, trúng tuyển hạng ưu, được bổ nhiệm làm chức Hàn Lâm Viện Kiểm Thảo (một chức phụ trách biên soạn, giảng dạy- chỉ đứng sau chức Biên Tu- lấy từ người đỗ tiến sĩ hạng ưu) rồi đi Tri huyện Gia Viễn, Thanh Lâm.

Năm Nhâm Thìn (1832), giữ chức Nam Sách phủ ấn Vụ (tức in ấn công vụ của phủ Nam Sách).

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 20

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Năm Qúi Tỵ (1833) được thăng hàm Giám Sát Ngự Sử, phụ trách các vùng thuộc đạo Nam Nghĩa.

Năm Giáp Ngọ (1834) làm Đề Hình Quảng An (coi việc xử án, quản lý tư pháp của tỉnh). Thời gian này Ngài đã xét giảm án cho một trường hợp gây án mạng mà phạm nhân là Phùng Tam. ở đây Ngài còn được giao cầm quân truy bắt những tên đầu sõ thổ phỉ khét tiếng gian ác, giúp đỡ và xử lý công việc của phủ Viện (công việc của quan phủ viện là việc kiêm nhiệm của quan Tuần Phủ và Đô Sát Viện dưới Triều Nguyễn)

Năm Mậu Tuất (1838) Ngài được điều lên làm Lang Trung Bộ Lễ.Tháng 3 nhuận năm đầu Thiệu Trị (1841), Ngài được mời tham gia công việc thi Hội, phụ trách các mục: Đối, Độc, Đằng, Lục, rồi làm Giám Lý (một quan chuyên lo việc quản lý các sĩ tử). Sau Ngài được phong sắc dụ đi làm Thanh Tra Quảng Trị.

Khi trở lại Triều Đình , Ngài được phong chức Lang Trung, năm Bính Ngọ (1846) giữ chức Lang Trung Quản Lý Điển Nghi Ty (là cơ quan coi việc tế lễ ở Hoàng Cung), trông coi cả lăng Hiến Sơn.

Năm Kỷ Dậu (1849- năm Tự Đức thứ 2) Ngài được đình thần đề cữ làm Niết Sứ, tức Khâm Sai án Sát tỉnh Bình Thuận.

Tháng Tám năm Canh Tuất (1850) Ngài bị bệnh co giật, chữa khỏi được một thời gian, tháng Năm năm Tân Hợi (1851), bệnh tái phát. Ngày 25 tháng 12 năm Tân Hợi (1851) Ngài qua đời trong khi đang làm quan, hưởng thọ 60 tuổi.Triều Đình đã cấp thuyền đưa linh cữu Ngài về quê hương.

Mộ Ngài đặt ở xứ Nhà Quyết (thường gọi Đồi Nương) thuộc Giáp Liên Trì. Sau này đền thờ "Tiên Đạt Phúc Thần Từ" (tức Đình Xạ) do nhân dân ba xã (Xuân Trì, Bình Hòa và Văn Giang) phối hợp xây dựng lên để phụng thờ Ngài cũng ngoảnh mặt ra phía mộ Ngài. Tuy nhiên, từ năm 1987, do kế hoạch cải tạo nông thôn nên mộ Ngài đã chuyển lên rú Tháp thuộc xã Sơn An.

Lúc sinh thời Ngài có tính hào phóng, lại có tài, luôn giữ riêng cho mình một bản sắc trung hậu, không chuộng lòe loẹt bên ngoài, lấy điều ăn ở đức độ của cha ông để làm gương khuyên dạy con cháu. Ngài nói: "Phải giữ mình theo đạo nhân hậu, thật thà, cẩn trọng và làm vui lòng người khác, biết thể tất người khác. Phải luôn luôn răn mình, không kiêu xa, hoang phí và lười biếng. Phải đối xử với bạn bè bằng tấm lòng chân thành, tin cậy". Chẳng thế mà các vị liêu hữu như Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ, Trương Tướng Công Phong Khê đều gửi tỳ thiếp nhờ Ngài trông coi khi họ phải xa nhà vì việc nước. Cụ Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ (cùng quê với Nguyễn Du - Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là người văn võ song toàn, là bạn thân với Ngài Hương Đình Lê Kinh Tế, án Sát Sứ tỉnh Bình Thuận (như đã ghi trong bia đá ở nhà thờ họ Lê).

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 21

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Năm 1977, ông Hoàng Xuân Hãn, nhân một lần đọc sách ở một thư viện lớn tại Paris đã thấy bài thơ của Nguyễn Công Trứ làm nhân ngày sinh lần thứ 70 (1847) của mình và bài thơ hoạ lại của Ngài Hương Đình Lê Kinh Tế làm để tặng Nguyễn Công Trứ nhân dịp đó.

Nguyên văn bài thơ của Nguyễn Công Trứ:Nhật đối nhi tào tự giải diKim ngô bất tự cố ngô thìTùy cơ khối lội cung nhân tiếuTrực ký quang âm giới cổ hyLão thực bất kham trang diện mụcAnh hoa hà tất nhiễm tu tỳTự tàm tiễn liệt hào vô trạngTiếu sái Hồng Sơn hựu thị phi.

Bài dịch của ông Hoàng Xuân Hãn* (1977):Nhích mép thường trông trẻ họp bầyGẫm xưa ta khác cái ta nayTùy cơ múa rối cho người nhạoRuổi bóng niên cao ít kẻ tàyGià cỗi chẵng cần tô mũi mặtAnh hoa đâu phải nhuộm râu màyChỉ hiềm non cạn công không mảyCười ngất Hồng Sơn tiếng dở hay.

Nguyên văn bài hoạ lại của Ngài Lê Kinh Tế (1847):Thánh thể hồ thiên dưỡng tại diNhư kim thiên tải nhất phùng thìThăng trầm lợi độn nhân hà độcTrở đậu can thành thế diệc hyLiễu đắc thác bàn dư thủ đoạnNhận lai thiếu tráng thử tu tỳThử thân tín bất giang sơn phụHỷ dự hoàn tha thị dã phi

Bài dịch của ông Trần Minh Châu** (6/1999):Đạo thánh đời vui hợp lẽ trờiCho nay thiên tải nhất phùng thờiTài hèn chìm nổi đà bao kẻChí vững giang sơn dễ mấy ngườiGiá có thời cơ đua mấy cuộcVẫn giàu gân sức tuổi đôi mươiThân nầy không phụ tình sông núiGiám chấp nhân gian chuyện vẽ vời.

Trong quá trình làm quan, Ngài là người thông minh, chính trực, liêm khiết và đức độ, phong cách giản dị được trên yêu vì, dưới kính nể, luôn vì

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 22

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

công lý và nhân đạo và là người quyết đoán, tinh thông nghiệp vụ, , rất giỏi về xét xử nên đã giải thoát cho nhiều người khỏi vòng oan trái do xét xử sai.Một đức tính nổi bật nữa của Ngài là trọng nghĩa, khinh tài, yêu quí quê hương, bà con thôn xóm, ví dụ như:- Khi chưa đi làm quan, Ngài rất hăng hái khống chế bọn cướp, nhờ đó mà dân làng được an cư lạc nghiệp.- Khi đã thi đỗ, mặc dầu chưa đi làm quan, nhưng nghe dân phàn nàn về nạn thu thêm thuế do khai man tăng số lượng (trước gọi là nạn phù thu, lạm bổ), Ngài đã đứng ra can thiệp với các quan tỉnh, huyện. Kết quả là thuế đã được thu đúng theo số nhân khẩu, ruộng đất thực tế.- Sau này khi đã đi làm quan Ngài vẫn luôn quan tâm đến đời sống dân quê nhà. Dân 8 thôn trong xã An ấp thường xuyên kiện tụng, tranh chấp đất đai, Ngài đã cùng quan Thị Độc họ Hà phối hợp với quan tri huyện họ Hồ ra sức phân giải, chia lại địa giới cho các thôn, mới thu xếp mọi việc ổn thoả, nhân dân trong vùng sống vui vẻ hòa thuận, sĩ tử đỗ đạt không ngừng tựa như có Thần Linh đang phù trợ.

Vì vậy sau khi Ngài qua đời, để nhớ công ơn của Ngài, vào năm Đinh Mão, đời Vua Tự Đức (1867), nhân dân làng Xuân Trì gồm 3 giáp Xuân Lưu, Xuân Cường và Liên Trì đã phối hợp với làng Bình Hòa, làng Văn Giang xây một ngôi đền tại giáp Liên Trì (trung tâm của làng Xuân Trì, đối diện với lăng mộ Ngài), lấy tên là "Tiên Đạt Phúc Thần Từ" để thờ phụng Ngài lâu dài cùng với các vị thần đã làm nhiều phúc đức (Phúc Thần) cho dân làng (mọi chi tiết này đều được ghi lại trong bia đá đang được lưu giữ ở nhà thờ họ Lê, xã Sơn An). Đền có thượng điện, bái đường trang nghiêm, có bài vị khắc trên bia đá ghi tên vị Thành Hoàng án Sát Sứ Lê Kinh Tế, hiệu Xuân Đình ở dòng chính giữa, bên tả là vị Thành Hoàng Phụng Nghị Đại Phu họ Hà, bên hữu là là vị Thành Hoàng họ Hồ (tri huyện Hương Sơn). Nhân dân địa phương thường gọi là "Đình Xạ". Sau cách mạng tháng Tám, Đình Xạ vẫn là nơi hội họp, học tập v.v.-----------Ghi chú:* Ông Hoàng Xuân Hãn, Danh nhân văn hóa, là cháu gọi Ngài Lê Kinh Tế bằng Cụ ngoại (tiếng địa phương là Cố ngoại), mẹ ông là con gái cụ Lê Kinh Hạp, cháu nội Ngài Lê Kinh Tế.** Trần Minh Châu, nguyên chuyên viên Văn Phòng Chính Phủ, quê ở Nam Đàn, là người am hiểu Hán học, thông gia với ông Lê Kinh Duệ (đời 24).

Nhưng nay đình Xạ đã bị đổ nát, không còn nữa, đất vườn đã chia cho nông dân. Nó chỉ còn trong ký ức của các bậc bô lão, ngôi mộ của Ngài Lê Kinh Tế cũng đã chuyển lên rú Tháp.

Do Ngài là người có nhiều công lao với đất nước, nên 1 năm sau khi mất (1852), theo qui định của Triều Đình, bà Phạm Thị (vợ thứ 7) và con

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 23

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

trai là Lê Kinh Hạp được Vua cấp thuyền đưa linh cữu của Ngài về quê an táng. Nhân dân tỉnh Bình Thuận cảm mến và luyến tiếc vị quan nhân đạo và liêm khiết đã cử đại diện hộ tống quan tài Ngài vượt biển từ Bình Thuận ra tận Hương Sơn, Hà Tĩnh. Năm ấy bọn thủy tặc hoành hành trên biển rất dữ, nhiều khách đi thuyền đã bị hãm hại. Thuyền chở linh cữu Ngài lại an toàn, chưa đầy 1 tháng đã về đến nơi. Quả như hai câu thơ của Ngài, có thể coi là lời tiên đoán sự việc:

"Công tội bù trừ: trời có mắtTrung thành xui khiến: biển không chao".

Vì hiếm con trai nên Ngài có tất cả 7 bà vợ:+ Bà cả là Đinh Thị Hớn, sinh được 1 trai (tên là Trạc) và 1 gái

nhưng đều không nuôi được.+ Bà kế là Nguyễn Thị Danh có 1 con trai tên là Chuẩn nhưng

cũng mất sớm, và 3 con gái+ Bà họ Võ sinh được 1 con gái+ Bà họ Đinh sinh được 1 con gái+ Bà họ Nguyễn sinh 1 trai và 1 gái+ Bà họ Mạc không có con+ Bà họ Phạm sinh được hai trai.

Như vậy Ngài có tấ cả 9 người con gồm 3 trai và 6 gái (đời 21):1- Lê Kinh Hạp 2- Lê Kinh Tuấn3- Lê Kinh Thiếp 4- Lê Thị Tùng5- Lê Thị Viện 6- Lê Thị Tuân7- Lê Thị Linh 8- Lê Thị Hộ9- Người con gái không rõ tên

Ngài Lê Kinh Tế thường giáo huấn: phải coi bên ngoại cũng như bên nội, nam nữ phải được bình đẳng... "cớ sao con người chỉ có thể báo hiếu dòng nội, còn đằng ngoại thì không?" (như lời Cụ Lê Kinh Hạp ghi trong bia đá: "Ngoại Cao Tổ Nguyễn Thị Thế Tự Ký". Vì vậy trong cuốn gia phả này chúng tôi cố gắng ghi hết những điều được biết về các con gái họ Lê, như 6 bà con gái Ngài Lê Kinh Tế đều là những người có nhiều công lao đóng góp làm nổi đình nổi đám ở dòng họ nhà chồng.

Sau đây là các con gái Ngài Lê Kinh Tế1- Lê Thị Tùng (Trắng), hiệu là Quyền Trọng Nhụ Nhân, chồng là

quan Hoàng Giáp Nguyễn Hữu Lập ở xã Trung Cần, Nam Đàn (là con cụ cử nhân Nguyễn Trọng Dực, cháu gọi Thám Hoa Nguyễn Văn Giao là chú ruột), đậu cử nhân năm Canh Tuất (1850) niên hiệu Tự Đức thứ 3, đậu Hoàng Giáp Đình Nguyên năm Nhâm Tuất (1862) niên hiệu Tự Đức thứ 15, làm đến Tham Tri khu Mật Viện, Bộ Hình, Thương Bách Đại Thần. Ông có cháu là Nguyễn Hữu Quân đậu cử nhân năm Bính Ngọ (1906) niên hiệu Thành Thái thứ 18.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 24

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

2- Lê Thị Viện, chồng là người họ Phạm ở Sũng ốc (nay là Sơn Long), nhưng sau gia đình về định cư ở quê mẹ (Sơn An). Bà sinh nhiều con cháu như bác Phạm Ước (thường gọi Cụ Ước), có con cháu là Phạm Tài (Tài Ước), Phạm Tái (làm thương chánh Đà Nẵng), Phạm Ba (đi lính ONS hồi thế chiến thứ 2, sau định cư ở Đà Lạt), nay ở Sơn An có anh Phạm Vinh (gia đình khá giả, nhà tầng ở cạnh trụ sở UBND xã).

3- Lê Thị Tuân (Chị cụ Lê Kinh Hạp), chồng họ Nguyễn ở làng Thịnh Xá (nay là Sơn Thịnh), con cháu đông đúc, trong đó có bác Nguyễn Khắc Cường (Nghĩa Cường) sinh ra Nguyễn Khắc Sanh, Sanh sinh ra Nguyễn Khắc Lanh làm Hiệu trưởng trường cấp 3 Lê Hữu Trác ở Hương Sơn. ông Trùm Bân sinh ra các ông Nguyễn Khắc Pha, Nguyễn Khắc Cung, Nguyễn Khắc Cũng, Nguyễn Khắc Khoan.

4- Lê Thị Linh (chị cụ Lê Kinh Hạp) chồng người họ Trần ở làng Tứ Mỹ (nay là Sơn Châu), sau này có cháu là Trần Khảo (được phong sắc Cửu Phẩm Bá Hộ) hay về giỗ tết bên ngoại (họ Lê ). Ông Bá Khảo có ba con trai vào quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có Trần Xanh là Thiếu Tướng binh chủng phòng không không quân.

5- Lê Thị Hộ (là chị gái cụ Hạp) chồng người họ Nguyễn ở làng Thịnh Xá (Sơn Thịnh) sau dời về Gôi Mỹ (Sơn Hòa), có khá đông con cháu. Được biết như gia đình cụ Nguyễn Khắc Tơi (con trai bà Hộ) sinh ra ông Nguyễn Khắc Niêm, Nguyễn Khắc Tiềm (tức Tú Phan), Nguyễn Khắc An (Cữu An), đều là chắt ngoại họ Lê.

Nguyễn Khắc Niêm đỗ Hoàng Giáp làm đến chức Tổng Đốc, Thượng Thư thời nhà Nguyễn. Ông có con trai là Nguyễn Khắc Viện, bác sĩ y khoa nhưng thông thái và nổi tiếng về nhiều mặt như chính trị , văn hóa, báo chí...Bà Hộ còn có cháu là gia đình cụ Nguyễn Khắc Kiều (thường gọi Cụ Trùm Hương) có các cháu nội ngoại như Nguyễn Khắc Tuyên (tức cháu Oánh), Nguyễn Khắc Diên có vợ là con gái ông Lê Khánh Giản, Nguyễn Khắc Chiên (tham tá canh nông - hay gọi Tham Chiên - đã mất), Nguyễn Khắc Hiền - mất sớm, Nguyễn Khắc Liêm giáo viên cấp ba.

6- Người con gái thứ 6 (trong các chị em gái) chưa rõ tên, có chồng là người họ Nguyễn ở làng Liễu Nha (nay là Thanh Lâm, Thanh Chương), có cháu nội là Nguyễn Văn Hoan (thường gọi Bộ Hoan) làm lương y và buôn quế, có bà Thiều là con gái ông Hoan hiện đang ở Thanh Lâm.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 25

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Sau này, để thoả ước nguyện của cha (là Ngài Hương Đình Lê Kinh Tế) và để thắt chặt tình cảm con cháu, chắt nội ngoại của Ngài, cụ Lê Kinh Hạp cùng các chị em đã lập "họ cữu phái" (ba phái con trai và 6 phái con gái), tạo ruộng tế tại xã Đôn Mỹ, hàng năm cứ lần lượt một phái con trai và một phái con gái chịu trách nhiệm mua sắm lễ vật mang về nhà thờ cúng giỗ Ngài cùng với 7 bà vợ của Ngài (ngày 25 tháng Chạp), kinh phí lấy từ hoa lợi ruộng đất ở Đôn Mỹ.

Họ cữu phái tồn tại và hoạt động được mấy chục năm đã có tác dụng thắt chặt tình cảm và tăng cường sự hiểu biết giữa các thế hệ con cháu nội ngoại. Tiếc rằng, kể từ sau 1945 họ "Cữu phái" không có điều kiện tồn tại nữa.

Hiện tại ở nhà thờ họ Lê Ngũ Chi còn có bia đá ghi công trạng của Ngài Lê Kinh Tế đã được dịch ra Việt văn, có trong tập tư liệu lịch sử dòng họ Lê, do giáo sư Lê Kinh Duệ sưu tầm và biên soạn.

Thế thứ các dòng con trai Ngài Lê Kinh Tế.đời 21.1.

Lê Kinh Hạp, tên khi nhỏ là Châu, húy Kinh Hạp, biểu tự Hoan Phú, biệt tự Hữu Tập, hiệu Xuân Đình Chủ Nhân, là con trai cả Ngài Hương Đình Lê Kinh Tế với bà vợ thứ 7 người họ Phạm quê ở xã Xuân Đài, huyện Thanh Quan, phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định.

Cụ sinh vào giờ Thân, ngày 1 tháng Chạp năm Kỷ Hợi (1839), tức năm thứ 19 đời Vua Minh Mạng.

Từ bé Cụ đã tỏ ra là người thông minh dĩnh ngộ, kẻ thức giả thời đó đều đoán rằng Cụ sẽ là tay làm nên cơ nghiệp sau này. Lớn lên Cụ rất chăm chỉ học hành. Các bậc thầy như Tú tài Phạm Gia Hội ở Y Xuyên, Hoàng Giáp Phạm Huy ở Thâm Giang, Phó Bảng Phan Văn Nhã ở La Giang đều là những người có công kèm cặp, đào tạo Cụ.

Năm Tự Đức thứ 14, lúc mới 22 tuổi, tại khoa thi Tân Dậu (1861), Cụ đỗ cữ nhân ở vị trí 14 (thuộc loại giỏi), từ đó Cụ càng ra sức dùi mài kinh sử, tỏ rõ chí đón hội rồng mây.

Đến năm Tự Đức thứ 26 (1873), Cụ được cữ làm Ty Vụ Bộ Hình, nhưng khi sắp ra đi vua đã hạ chỉ chuyển Cụ sang giúp Đại Thần Đặng Vân Kiều (là quan khâm sai lúc đó) để đi hiểu dụ dân chúng chống lại bọn Ngụy nổi loạn gây rối vì biết Cụ am hiểu tình hình.

Năm Tự Đức thứ 27 (1874) Cụ làm Bang Tá Huyện Vụ. Hàng trăm tên giặc đã đến đầu thú, chúng đều được Cụ khoan hồng và tạo điều kiện ổn định cuộc sống. Trong hạt ai cũng cảm phục lòng nhân đức của Cụ.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 26

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Năm Tự Đức thứ 28 (1875) Cụ phụng mạng đi lùng bắt giặc Ngụy nguy hiểm tên là Điển. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ Cụ được khen thưởng và thăng lên hàm Ty Vụ.

Cụ là người rất giỏi y lý, nên năm Tự Đức thứ 29 (1876) Cụ được cữ về Kinh tham dự kỳ thi tuyển chọn người thầy thuốc giỏi. Sau đó Cụ được bổ nhiệm làm giáo sư ở phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Từ đó Cụ bắt tay vào làm Văn chỉ, chấn chỉnh nền nếp học tập rất phù hợp với mong mỏi của sĩ phu trong vùng.

Năm Tự Đức thứ 31 (1878), Cụ được thăng lên chức Hàn Lâm Viện Tu Soạn (chịu trách nhiệm viết sách ở Viện Hàn Lâm). Mùa đông năm đó Cụ được điều đi làm Thông Phán tỉnh Thanh Hóa, nhưng vì nổi tiếng liêm khiết, mẫn cán, đặc biệt trong công việc khuyến chẩn (1879 niên hiệu Tự Đức thứ 32), nên được các tầng lớp sĩ phu ở phủ Thiệu Hóa nguyên lưu. Nguyện vọng đó được Vua phê chuẩn, Cụ tiếp tục ở lại. Cụ được giao công việc quản lý cả phủ, được dân chúng trong phủ cảm phục.

Năm Tự Đức thứ 33 (1880), Cụ dự thi ngành giáo dục , được xếp hạng ưu, được thưởng 3 tháng lương. Bấy giờ, các quan trong triều thấy Cụ nổi tiếng trong tầng lớp giáo giới, có tài nên đã tiến cữ lên Vua và được Vua phê chuẩn cho tiếp tục ở ngành giáo dục. Đến năm Tự Đức thứ 36 (1883) Cụ được thăng hàm Hàn Lâm Viện Thị Giảng, bổ nhiệm làm Đốc học tỉnh Quảng Trị, rồi án Sát Sứ tỉnh Hà Tĩnh. Khi xa giá vừa đến nhiệm sở, Cụ liền cho tra cứu các án tiết của bọn can tội lừa đảo, điêu trác. Cụ đã căn cứ vào luật mà giảm án, xá tội cho hơn 20 phạm nhân. Những trường hợp tạm giữ, chưa xét, các trường hợp oan sai ... đều được xem xét lại.

Năm đầu niên hiệu Kiến Phúc (1884), Cụ được thăng chức làm án Sát Sứ tỉnh Quảng Nam. Cụ đã nhận chiếu chỉ, nhưng lúc bấy giờ thế sự rối ren, thực dân Pháp từng bước lấn tới xâm chiếm nước ta, mà triều đình thì nhu nhược, chính sự hỗn loạn. Khi vào đến Kinh thành cụ lấy cớ mẹ già bị bệnh xin được nghỉ về quê chăm mẹ. Vua chấp nhận và cho hưởng nguyên lương, nguyên hàm, về tham gia công việc tỉnh Hà Tĩnh, kiêm cả việc của Nha phòng vệ An ninh miền núi ở vùng này để Cụ được ở gần gũi phụng dưỡng mẹ già theo nguyện vọng.

Năm Đồng Khánh thứ 2 (1887) Cụ vâng lệnh Vua đi hiểu dụ, xử lý tình hình giáo dân ở hai hạt Hương La. Ba năm sau Cụ lại nhận nhiệm vụ đi nắm tình hình biên cương vùng thượng du ba tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh và Nghệ An.

Năm đầu niên hiệu Thành Thái (1889), Cụ lại trở về kinh thành Huế tham gia vào Hội Đồng Giám Khảo kỳ thi Hội, sau đó làm việc ở Biên Tu Tiết thuộc Sử Quán (tức Vụ Biên Tu Lịch Sử Quốc Gia). ở đây Cụ được Vua ban thưởng 5 bộ quần áo: áo đoạn màu đồng, quần lụa cao cấp màu đỏ có hoa và bạc trắng ngũ phúc.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 27

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Năm Thành Thái thứ 2 (1890) Cụ được thăng chức Hàn Lâm Viện Thị Độc và kiêm công việc ở Viện Sử. Sau Cụ lên làm Ngự Sử lo cả việc chưởng ấn, quản lý các ấn tín của Bộ Hình và Bộ Công, chẳng bao lâu Cụ lại được điều đi lãnh chức Tham Biện Tiểu Phủ Sứ ở Hà Tĩnh. Sau ba năm ở đó (1894) Cụ xin nghỉ với lý do dưỡng bệnh, mặc dù lúc đó mới 55 tuổi, Vua phê chuẩn cho Cụ được nghỉ ở quê chờ điều động công việc khác trong vòng 10 năm.

Đến năm 60 tuổi (1898) Cụ xin hưu trí, Vua thuận và thăng Cụ lên hàm Triều Liệt Đại Phu, Quang Lộc Tự Thiếu Khanh Hưu Dưỡng

ở quê nhà, Cụ mở lớp dạy học và nghiên cứu chữa bệnh cho dân. Cụ đã từng được mời về Kinh đô và chữa được nhiều bệnh gọi là nan y mà các Ngự y hồi đó bó tay. Cụ là "thần y" lừng danh miền Trung từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đến Trị Thiên Huế.

Cụ là người khảng khái độ lượng, lấy điều hoàn thành hết chức trách làm trọng, luôn giữ thanh bạch, liêm khiết, không có những chuyện riêng tư mờ ám, không so đo cầu lợi, luôn giữ đạo thủy chung, trọn tình, đạt lý với mọi người, không hề ăn ở hai lòng. Trong vòng 10 năm cuối khi làm quan, khi không nhưng Cụ không hề gì, coi việc làm quan hay trí sĩ là việc rất bình thường.

Cụ là người chí hiếu. Ngay khi còn bé phải chịu tang Cụ Cố (tức thân mẫu của Cụ). Cụ đã nằm gai nếm mật, chịu sống đúng những hình thức con chịu tang cha mẹ của người xưa, nên thân hình tiều tụy không khác gì người đã trưởng thành. Khi cha mẹ còn sống, Cụ phụng dưỡng đầy đủ. Bấy giờ có quan Niết Sứ Nam Châu gửi lệnh mời Cụ ra làm việc, Cụ đã dâng sớ xin ở lại để phụng dưỡng Mẹ già. Trong bia đá đã ghi: "Ôi! Đó chính là tấm lòng của Cổ nhân "dẫu lấy chức Tam Công cũng không chịu đổi lấy một ngày phụng dưỡng cha mẹ" vậy". Còn đối với anh em, bè bạn Cụ hết lòng thương yêu, thật lòng khuyên bảo điều hơn, lẽ phải, thể hiện đúng tình nghĩa thủy chung.Năm 1899, trong dịp Triều Đình mở đại tiệc mừng Thái Thái Hoàng Thái Hậu Từ Dũ thượng thọ 90 tuổi, Vua có qui định: Tất cả các Ông, Bà, cha, Mẹ đã tạ thế của các bậc Đại Thần đều được ban danh hiệu, hương đèn để tế lễ.Cụ đã căn cứ vào đó và tâu trình nên được Vua xét: Cụ Ông, nguyên là Đại thần hàm Chánh Tứ Phẩm nay được truy tặng hàm Hàn Lâm Viện Thị Độc và Cụ Bà, trước đã được phong tước Tòng Ngũ Phẩm Nghi Nhân, nay được truy tặng hàm Chánh Ngũ Phẩm Nghi Nhân (vì thế thường gọi Cụ Tặng). Ngày chỉ Vua ban xuống, Cụ đã đốt hương cáo lên Tôn miếu, hóa Vàng mã và khắc bia đá để ghi nhớ và có thơ rằng:

"Mưa móc làm tươi vẻ bá tòngKhắc bia xây mộ sáng gương chungCầu cho con cháu theo gương trước

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 28

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Nào giám gì nhiều những ước mong"Đối với Tổ Tiên, các bậc Tiền Bối, cũng như với quê hương Cụ đã

dày công đóng góp: Viết gia phả, lập Hương ước, điều lệ của xã, lập miếu thờ như: miếu Phúc Thần Tiên Đạt, miếu Tướng Công Đô Đài, xây nhà thờ Lục Đẳng (thờ Tổ Thanh Hóa), nhà thờ họ ngoại, đúc chuông nhà thờ họ Lê, làm khánh đá ở Đền Thần Thánh Chỉ trong giáp, ở Văn chỉ huyện Hương Sơn, ở nhà thờ họ Lê, xây dựng đập nước như đập Mã để giúp dân lấy nước tưới ruộng, xây cầu như Cầu Cống (bằng đá thanh) v.v.

Cụ đọc hầu hết các loại sách, nhưng tâm đắc nhất là sách y dược, loại sách viết về thuốc hàn. Nhiều người bệnh đã được cứu sống nhờ loại thuốc này. Vì thế quan Tham Tri Bộ Binh là Ngô Công Cung đã viết tặng Cụ một đôi câu đối nói về tư cách và đạo đức của Cụ như sau:

"Thuốc đắng cứu về nghìn mạng sốngQuan to đổi lấy Thất Từ Thư" (Thất từ thư là sách thuốc)

Đại ý câu đối là ca tụng Cụ dám quên chuyện làm quan to, dám đổi vinh hoa phú quí chốn quan trường để lấy một cuốn sách thuốc. Ngày nay trong cuốn "Sơ khảo lịch sử y học cổ truyền" do Viện y học cổ truyền Việt Nam biên soạn, nhà xuất bản y học ấn hành tháng 9-1995 đã đánh giá tập sách thuốc do Cụ để lại như sau: "Ông Lê Kinh Hạp người ở Hương Sơn, Hà Tĩnh đã để lại tập Xuân Đình Y án kinh trị chư chứng với nhiều kinh nghiệm phù hợp với bệnh cảnh do thời tiết khô nóng của Bắc Trung Bộ bị ảnh hưởng của gió Tây mùa hè gây nên. Tác giả đã chế nhiều phương thuốc hiệu nghiệm trị bệnh thời khí ôn dịch, coi trọng việc dùng huyền sâm, sinh địa, kim ngân hoa, cát căn chí tử. Ông đã ghi lại y án chữa bệnh phong thấp, ông có tâm đắc về sử dụng vị hy thiêm" (trang 51).

Cụ viết văn không chú trọng đến nghệ thuật điêu xảo mà cốt ở khí tiết và phẩm chất. Các tác phẩm của Cụ đã được đóng thành tập. Tập "Xuân đình gia huấn ca" là tập văn cuối đời của Cụ viết để dạy con cháu về đạo đức, tư cách làm người con, người dân, cách đối nhân xử thế ở đời . Tập sách được viết cách đây hơn 1 thế kỷ nhưng nay vẫn còn giá trị giáo dục, con cháu nội ngoại trong dòng họ Lê nhiều người thuộc lòng.

Giờ Dần ngày 3 tháng 11 năm Thành Thái thứ 12 (1900), Cụ đã từ giã cõi đời mà không bị ốm đau gì cả, hưởng thọ 62 tuổi. Thể theo di chúc, Mộ của Cụ được an táng bên phải mộ bà Nghi Nhân (thân mẫu của Cụ) tại thôn Y Cầu, giáp Liên Trì (Sơn An). Hiện nay mộ của Cụ đã được chuyển lên rú Tháp cùng với mộ Cụ Bà, cạnh mộ Can án Bà (tức cụ Tặng - thân mẫu của Cụ)

Tại nhà thờ họ Lê còn có bia đá ghi công trạng của Cụ do cháu nội của Cụ là Phó bảng Lê Kinh Thiển soạn lời (đã có trong cuốn tư liệu lịch sử dòng họ Lê do giáo sư Lê Kinh Duệ sưu tầm và biên soạn).

Bà Chánh thất (vợ cả) là Cung Nhân Lê Thị Tiểu Cơ, quê ở thôn Trung Lễ, xã Cổ Lộ, huyện La Sơn (nay là Lạc Thiện), phủ Đức Thọ (bà là

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 29

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

con gái út của quan án Sát Sứ Lê Văn Vĩ). Khi về làm vợ Cụ Hạp bà mới ở tuổi cập kê ( tuổi 15). Bà là người thông minh, hiếu thảo, siêng năng, tằn tiện, không ai dám chê trách điều gì. Hơn 50 năm làm nội tướng đảm đang việc nhà, bà đã góp phần giúp Cụ làm nên sự nghiệp. Bà mất vào giờ Ngọ ngày 20 tháng 4 năm Duy Tân thứ 4 (1910), hưởng thọ 70 tuổi, mộ đặt ở xứ Nhà Thánh, giáp Xuân Lưu, nay chuyển lên rú Tháp (Sơn An), cạnh mộ Cụ Hạp.

Ngoài ra Cụ còn có 4 bà vợ thứ thất. Năm bà đã có với Cụ 6 con trai và 6 con gái (đời 22):

- Bà Cả Lê Thị Tiểu Cơ sinh được 2 trai và 3 gái:1- Lê Kinh Y (con trưởng)2- Lê Kinh Đạm3- Lê Thị Bái (tức bà Hướng Hạ ở Tùng ảnh, Đức Thọ)4- Lê Thị Âu (bà Hàn Vạn ở Yên Hồ, Đức Thọ)5- Lê Thị Uông (Bà Cụ Hoán ở Gôi Mỹ, Hương Sơn.

- Bà vợ thứ hai, Nguyễn Thị Dĩnh sinh 1 trai và 1 gái:6- Lê Kinh Trạm (tức ấm Trạm)7- Lê Thị Đà (bà Hội Hòe ở Liễu Nha, Thanh Lâm, Thanh

Chương)- Bà vợ ba, Đinh Thị Như (thường gọi cô Động) sinh 2 trai:

8- Lê Kinh Động (tức ấm Động, di cư vào Nam Bộ9- Lê Kinh Bối (tức ấm Bối)

- Bà vợ thứ tư, Võ Thị Thoại (thường gọi Cô Chiểu) sinh 1 trai và 1 gái:10- Lê Kinh Chiểu (tức ấm Chiểu)11- Lê Thị Thiệp (tức bà Trợ Ba)

- Bà vợ thứ 5 là Nguyễn Thị Tâm (thường gọi Cô Sĩ) sinh 1 gái:12- Lê Thị Sĩ (tức bà Trợ Quýnh ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu,

Ng hệ An).Trước hết xin nói về 6 người con gái của Cụ Hạp. Mỗi người một vẻ

và có thể nói "mười phân vẹn mười".

1- Lê Thị Bái, thường gọi là bà Hướng Hạ, về quê chồng là người họ Phan ở làng Tùng ảnh (chợ Hạ), Đức Thọ. Bà là người đảm đang, chung thủy được nhân dân quí mến. Hậu duệ sau này có ông Phan Linh, dạy học nên gọi là Học Táo; ông Phan Hiển hàm Cửu Phẩm (thường gọi là Cửu Năng), là một lương y giỏi trong vùng.

2- Lê Thị Âu ( thường gọi là bà Hàn Vạn), chồng là cụ Hoàng Xuân úc quê ở Yên Hồ, Đức Thọ, đỗ tú tài, hàm Hàn Lâm Viện, là một nhà nho mẫu mực, chân chất, hiền lành, ở nhà vui thú điền

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 30

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

viên, không tham gia gì với phong kiến, đế quốc. Hai ông bà sinh được 6 con trai và 2 con gái.

Có thể nói bà Hàn Vạn là một phụ nữ gương mẫu toàn diện. Không những về tư cách, đạo đức: hiếu thảo với Tổ Tiên, tình nghĩa với bà con nội ngoại theo phong cách nho giáo truyền thống, về cách đối nhân xử thế, mà còn cả về phương hướng tiến thủ, vun đắp gia đình bằng tư duy hiện đại. Trên cơ sở đó bà đã hy sinh tất cả để tập trung xây dựng tương lai cho con cháu. Bà là người góp phần quan trọng xây dựng nên mấy thế hệ con cháu đầy vinh hiển của dòng họ Hoàng nhà chồng.

Tất cả những người con của bà: Hoàng Xuân Vân, Hoàng Xuân Hồng, Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Xuân Mãn, Hoàng Xuân Hà, Hoàng Xuân Bình, bà Kiểm Bính và bà Hoàng Thị Cúc đều thành đạt và có nhiều đóng góp cho xã hội. Trong nhiều con cháu của Cụ có nhiều người là Tú tài, Cữ nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, Đại tá, Trung tá trong quân đội v.v. Đặc biệt có người nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trên trường Quốc tế, làm rạng danh dòng họ Hoàng như Hoàng Xuân Mãn, giáo sư chuyên về nhãn khoa ở Paris. Hay như giáo sư Hoàng Xuân Hãn là người uyên thâm về nhiều lĩnh vực (toán, vật lý nguyên tử, cầu cống, văn học, lịch sử, Hán Nôm v.v.). Tuy sống ở Pháp nhưng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc, được nhà nước ta công nhận là Danh Nhân Văn Hoá, được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000 và truy tặng huân chương Độc Lập hạng hai ngay sau khi mất 13/3/1996.

3- Lê Thị Uông, thường gọi là bà cụ Hoán, chồng là Đinh Nho Hoán, đỗ cữ nhân, quê ở làng Gôi Mỹ (Sơn Hòa). Các con cháu Cụ đông đúc và cũng thành đạt. Như Đinh Nho Huề, hàm Cữu Phẫm (nên gọi Cữu Huề) có con là Đinh Nho Diệm (tức thi sĩ Quỳnh Giao), Đinh Phạm Thái giáo sư tiến sĩ dạy ở ĐH bách khoa; hay như Đinh Nho Xanh đỗ tú tài cùng thời với các anh em bên họ Ngoại như Lê Kinh Thiển (phó bảng năm Quý Sửu), Lê Kinh Ba (tú tài) v.v. ; hoặc như Đinh Nho Bả, Đinh Nho Khoách, Đinh Nho Trự, Đinh Nho Hạn v.v. đều là người trung hậu, cán bộ tốt của nhà nước.

4- Lê Thị Đà (bà Hội Hòe), con bà vợ hai, chồng là Nguyễn Văn Hòe (thường gọi ông Hội Hòe), quê ở Kẻ Mèn (Liễu Nha), Thanh Lâm, Thanh Chương (con vợ thứ cụ Ngự Sử Nguyễn Đức Lân (sau đổi là Nguyễn Tiếp Phương), cháu ngoại cụ Thượng Đông Phan Nhật Tĩnh). ông bà Hội Hòe có 5 con trai và 3 con gái, nhờ bà dạy dỗ nên đều thành đạt:

1- Nguyễn Văn Thiện2- Nguyễn Văn Hỷ (Chánh Hỷ)3- Nguyễn Hoa Cát (Nguyễn Văn Dinh)

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 31

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

4- Nguyễn Văn Danh5- Nguyễn Đức Hạnh6- Nguyễn Thị Hồng, chồng là nhà cách mạng tiền bối Nguyễn

Sĩ Sách, hy sinh trong nhà tù của Pháp, là liệt sĩ có công với Cách mạng.

7- Nguyễn Thị Cưu, chồng là Nguyễn Khắc Bình quê Hương Sơn, làm ở Ngân hàng Đông Dương thuộc Pháp.

8- Nguyễn Thị Thái Loan, chồng là Phan Sĩ Ngộ ở vùng chợ Rộ, Thanh Chương.

5- Lê Thị Thiệp (bà Trợ Ba), giỏi buôn bán, sành công việc nội trợ. Chồng là Phạm Ba (con Cụ Đốc học) quê ở chợ Thượng, Đức Thọ, dạy tiểu học ở Diễn Châu, Nghệ An. Ông bà có 7 người con:

1- Phạm úy, cán bộ tài chính đã nghỉ hưu ở 204 Trần Quang Khải, Hà Nội, mất năm 1989.

2- Phạm Liên, chuyên viên Bộ nội thương (cũ), đã qua đời3- Phạm Oai, cán bộ hưu trí đã qua đời.4- Phạm Huân tham gia Việt Minh thời bí mật, là cán bộ cách

mạng tiền khởi nghĩa, khi làm trung đoàn trưởng trung đoàn 42 đóng ở tả ngạn Liên Khu Ba, lấy tên là Phạm Hồng Tài. Là liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch Hòa Bình.

5- Phạm Thị An, chồng tên là Quỳnh, hàm Hường Lô, nên thường gọi bà Hường Quỳnh, con cháu thành đạt cả.

6- Phạm Thị Chuyên, chồng tên là Tiệm quê ở Quảng Trị.7- Phạm Thị Nam, chồng là Phạm Phú Tâm, cán bộ quê ở

Quảng Trị.

6- Lê Thị Sĩ, con bà vợ thứ 5 của Cụ Hạp (bà Nguyễn Thị Tâm, hiệu Từ Chất), chồng là Hồ Văn Quýnh, dạy tiểu học, quê ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu (thường gọi thầy Trợ Quýnh). Có 6 con:

1- Hồ Văn Thư, hoạ sĩ giỏi mất lúc còn trẻ;2- Hồ Văn Bích, thượng tá quân đội, được cữ làm đại diện

quân sự nước ta tại Cu Ba nhiều năm với biệt danh Lê Thúc Lịch, vợ ông là Giám đốc sở Bưu chính TP Hà Nội đã nghỉ hưu;

3- Hồ Văn Chỉ trước hoạt động thanh niên nay đã nghỉ hưu;4- Hồ Văn Pha, biệt danh Hồ Tương Phùng, trung tá quân đội,

đã mất;5- Hồ Thị Lan;6- Hồ Thị Yêm tức Yến, bị bệnh nên ở độc thân.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 32

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Sau đây là thế thứ con cháu của các con trai Cụ Lê Kinh Hạp (từ đời 22) gồm 6 nhánh cùng lấy chữ lót là: "Kinh" (Lê Kinh):

Nhánh 1: Cụ Huấn đạo Lê Kinh YNhánh 2: Cụ ấm Sinh Lê Kinh ĐạmNhánh 3: Cụ ấm Sinh Lê Kinh TrạmNhánh 4; Cụ ấm Sinh Lê Kinh ĐộngNhánh 5: Cụ ấm Sinh Lê Kinh BốiNhánh 6: Cụ ấm Sinh Lê Kinh Chiểu.

đời 22.1.Lê Kinh Y, là con trai đầu Cụ Hạp, hiệu Tháp Phong, đậu cử nhân

năm 34 tuổi, làm quan với chức giáo thụ, rồi Huấn Đạo ngành giáo dục Triều Nguyễn. Sau đó bị ốm nhiều năm và nghỉ hưu với hàm Hàn Lâm Viện Tu Soạn. Thọ 58 tuổi, kỵ ngày 11 tháng 12, mộ ở rú Trơ, Sơn An.- Bà vợ cả (không rõ tên) người họ Phan ở làng Đông Lộ (Sơn Tiến) sinh

được 3 con trai (đời 23):1- Lê Kinh Thiển2- Lê Kinh Phái3- Lê Kinh Ba

Bà mất ngày 18 tháng 3, thọ 27 tuổi.- Bà vợ kế thất là Nguyễn Thị Hoan quê ở làng Đồng Chu (Nam Đàn), bà

sinh được 5 con gái và 3 con trai (đời 23):4- Lê Thị Đông tức bà Giáo Dục5- Lê Thị Mông tức bà Chắt Cầu6- Bà Lê Thị Nông tức bà Cu Khang7- Bà Lê Thị Em tức bà Cũng8- Bà Lê Thị Đỉu tức bà Nho Mai (không có con)9- Lê Kinh Tuân mất khi chưa có con10- Lê Kinh Lưu11- Lê Kinh Phì

Bà Hoan mất ngày 23 tháng 7.Như vậy cụ Lê Kinh Y có hai bà vợ sinh được 11 người con, gồm 6

trai và 5 gái (thuộc đời 23).đời 23.1.

Lê Kinh Thiển là con trai đầu của cụ Lê Kinh Y, sinh năm Qúi Tỵ, mất năm 1921, thọ 39 tuổi, kỵ ngày 16 tháng 8. Hiệu Bút Phong, Thụy là Đoan Thận.

Vốn là con nhà khoa cử, ông có tư chất thông minh lại chăm học, năm 21 tuổi đậu tú tài, 27 tuổi đậu cử nhân (1909), năm 30 tuổi đậu phó bảng (1912). Sau khi học xong khóa học tại trường Hậu Bổ ở Huế, ông ra làm viên chức tạm phái ở Bộ Hộ (bộ tài chính thời Khải Định). Làm việc được vài năm thì bị bệnh thương hàn nhập lý mất tại Huế, về sau hài cốt

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 33

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

được đưa về táng ở rú Bụt, Sơn An. Sau khi qua đời ông được truy thụ Hàn Lâm Viện Thị Giảng, tùng ngụ phẩm.

Vợ là Nguyễn Thị Nhung, thường gọi là bà Phó bảng hoặc bà Cụ Thị, quê ở Liễu Nha (Thanh Lâm, Thanh Chương) là con gái ông Cả Cung, cháu nội cụ Ngự Sử Nguyễn Văn Lân (bạn thân của Cụ Lê Kinh Hạp). Bà là em gái cụ Giải nguyên Nguyễn Chính thân sinh ông Nguyễn Côn (nguyên Phó thủ tướng Chính phủ), ông Nguyễn Cận (Đại tá). Bà sinh năm Bính Tuất (1885), mất ngày 19 tháng 3 năm Hợi (1957) thọ 72 tuổi, mộ đặt ở rú Bụt. Sau Cách mạng tháng Tám bà tham gia Hội Phụ nữ, trong kháng chiến chống Pháp bà Hội trưởng Hội mẹ chiến sĩ xã An Lễ, ủy viên Hội mẹ chiến sĩ huyện Hương Sơn. Ông bà sinh được 7 người con (đời 24) nhưng có 2 con mất sớm, còn 5 con trưởng thành.đời 24.1.

Lê Thị Tý, tên chữ Lê Thị Kim Anh, sinh 1905. Chồng trước là Lê Xuân Tấn (con cả Cụ cử Lê Xuân Dư) quê Bình Hòa nhưng sau không hợp phải li dị, chồng sau là Hoàng Nhã (con cụ Phó bảng Hoàng Mậu) quê Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu. Ông Nhã trước làm ở toà sứ Phan Thiết, tham gia Đảng Tân Việt, bị Tây bắt và bãi chức, ông vào Sài Gòn làm ăn, mất năm 1979 thọ 73 tuổi, kỵ ngày 8 tháng 4. Khi bà Nhã cùng ông ở Sài Gòn đã giúp đỡ các cán bộ lãnh đạo hoạt động bí mật như ông Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư Đảng CSVN và tham gia làm tài chính giúp tổ chức bí mật của Đảng, bà thường qua lại hội họp với các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nguyễn thọ Chân và bà Mai Thị Yên (cán bộ lão thành cách mạng). Sau thống nhất bà được công nhận là gia đình có công với Cách Mạng

đời 24.2.Lê Kinh Chương, là con trai đầu của ông Lê Kinh Thiển, sinh

năm Kỷ Dậu (1908), học ở Quốc học Vinh, sau khi đỗ bằng Thành chung, ông làm việc ở tòa sứ với chức danh là phán sự. Làm mấy năm ở Vinh, sau đổi vào Phan Thiết, rồi lại ra Quảng Nam. Khi Cách mạng thành công, các công chức cũ tạm nghỉ để chờ sắp xếp của chính quyền cách mạng, ông về quê tham gia công tác ở địa phương, được giao làm ở UBHC xã An Lễ. Sau một thời gian ông được UBHC Trung Bộ gọi ra làm việc, lúc đầu công tác ở Ban tản di cư Thanh Sơn, sau lên UBHCKC huyện Con Cuông, rồi lên sở Công Trực Địa tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1955 ông di cư vào Nam, lần lượt làm các nghề: lái taxi, kế toán cho các thầu khoán và hãng thuốc lá MIC, thư ký hành chính cho xí nghiệp dược tư nhân Trang Hai (sau là xí nghiệp dược trung ương 24), được 5 năm rồi nghỉ hưu.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 34

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Ông có bà vợ đầu là Nguyễn Thị Banh (con gái ông Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm) không có con. Bà vợ thứ 2 là Nguyễn Thị Quảng (con ông Nguyễn Văn Sớ) làm thầu khoán ở Vinh, có một con gái (đời 25):

là Nguyễn Thị Bích Ngọc, làm công nhân kỹ thuật ở nhà máy ép dầu Vinh, chồng là Trương Văn Đoan, kỹ thuật điện, Phó giám đốc nhà máy bia nước ngọt Vinh.

Bà vợ thứ 3 là Nguyễn Thị Hiền, quê ở Bến Thủy, không có con.Sau khi vào Nam, ông cưới bà vợ thứ 4 là Đặng Thị Bảy, có một con gái (đời 25):

là Nguyễn Thị Bích Nga làm ở xí nghiệp dệt 24, nay làm hàng may xuất khẩu.

Ông bà Chương sống ở 8/5 đường Nguyễn Thiện Thuật, quận Bình Thạnh, TP HCM.

ông Chương đã mất năm Canh Thìn tại TP HCMđời 24.3.

Lê Kinh Dị, sinh ngày 18/5/1914, tuổi Giáp Dần, mồ côi cha khi lên 8 tuổi, được mẹ , các chú (bên nội) và các cậu (bên ngoại) chăm sóc. Học qua nhiều trường tiểu học Pháp, Việt ở quê nội cũng như quê ngoại. Đỗ sơ học yếu lược ở Hương Sơn, đỗ tiểu học ở Thái Yên năm 1930. Năm 1930, ông tham gia hoạt động trong học sinh đoàn tại trường Thái Yên. Sau khi thi đỗ, ông tiếp tục hoạt động cách mạng bí mật ở quê, rải truyền đơn, treo băng cờ, khẩu hiệu trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đêm 31/7 rạng ngày 1/8/1930, ông là một trong những người chủ chốt ở xã Xuân Trì vận động và chỉ huy nhân dân biểu tình dọc đường số 8 từ rú Nầm đến chợ Trị (Sơn Bằng), tham gia cuộc biểu dương lực lượng toàn huyện Hương Sơn lên Phố Châu phá huyện đường và đồn Tây.

Trong dịp hè 1930, ông được kết nạp vào đảng CSĐD tại chi bộ xã Xuân Trì do ông Lê Kinh Phố (còn gọi là ông Tào) làm Bí thư, đồng chí Lê Quang Cự (bí danh là Kim - còn gọi là Chắt Quát) là chi ủy viên. Sau cuộc đàn áp ở Phố Châu, ông phụ trách công tác cứu tế đỏ và bị bắt hai lần ở Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Năm 1935, để tránh khủng bố, ông đã vào Sài Gòn. Tại đây ông đã tham gia vận động các tầng lớp thợ thuyền và dân nghèo lập các nghiệp đoàn bí mật tiến tới tổ chức Đông Dương đại hội.

Năm 1938, ông ra sinh sống ở Đà Nẵng. Sau khi cướp chính quyền ở Đà Nẵng, ông được cử vào Ban chấp hành Việt Minh thành, phụ trách tài chính, tiếp đó trúng cử vào Hội đồng nhân dân khoá I.

Qua hai cuộc kháng chiến cho đến ngày thống nhất, ông Dị luôn phục vụ trong các ngành kinh tế, tài chính của Đảng và nhà nước. Là lãnh đạo ngành ngoại thương Nghệ An, là chuyên viên Bộ Ngoại thương, nghỉ hưu tháng 4/1976. Ông được công nhận là cán bộ hoạt động trước Cách mạng tháng Tám. Ông đã được thưởng:

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 35

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

- Huân chương Độc lập hạng ba;- Huân chương chống Pháp hạng ba;- Huân chương chống Mỹ hạng nhất;- Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

ông mất ngày 28 tháng 1 năm Nhâm Thân, mộ đặt ở rú Bụt.Vợ là Tôn Thị Bích Thủy, quê ở An Cựu, Phú Vang TP Huế, theo cha

mẹ sống ở Vinh từ bé. Sau Cách mạng bà tham gia hoạt động phụ nữ ở địa phương, sau làm tại Công ty Bách hóa Vinh, nhà máy may Đức Giang, phòng thương mại (Bộ ngoại thương) đã nghỉ hưu. Bà đã được thưởng Huân chương chống Mỹ hạng nhất.Ông bà sinh được 7 con trai và 2 con gái (đời 25)

đời 25.1.Lê Kinh Phương, 11/1938, tốt nghiệp ĐH dược, công tác ở ty Y tế

Cao Bằng, phục vụ ở chiến trường Thừa Thiên Huế 4 năm, sau đó về làm ở Viện da liễu trung ương, mất đầu năm 2001. Vợ là Đặng Thị Thái, ĐH thương nghiệp, công tác ở Tổng công ty bách hóa đã nghỉ hưu. Có 3 con (đời 26):

1- Lê Kinh Lương, ĐH hàng hải2- Lê Kinh Đức, tốt nghiệp học viện quan hệ quốc tế, công tác

ở phòng đối ngoại bệnh viện Bạch Mai.3- Lê Kim Khánh, ĐH kinh tế, tốt nghiệp học viện quan hệ quốc

tế, công tác ở công ty xúc tiến thương mại Nhật Bản.đời 25.2.

Lê Kinh Dũng, 28/3/1940, tốt nghiệp trung cấp kiến trúc, năm 1970 tốt nghiệp ĐH thương nghiệp, trước công tác ở ủy ban kế hoạch TP Hà Nội, sau làm ở Ban Kinh tế trung ương, 1989 là Vụ Phó Văn phòng rồi Vụ Phó Vụ công nghiệp, nay nghỉ hưu, là Đảng viên, đã được thưởng Huân chương chống Mỹ hạng ba. Vợ là Phạm Thị Phi Yến, sinh năm ất Dậu (20/10/1945) quê ở Phú Vang, Thừa Thiên Huế, ĐH kinh tế kế hoạch, công tác ở Bộ kế hoạch và đầu tư. Có 2 con (đời 26):

1- Lê Thị Yên Dung, tốt nghiệp ĐH mỏ địa chất;2- Lê Kinh Trung, tốt nghiệp ĐH xây dựng

Đời 26.1.Lê Thị Yên Dung, sinh 21/12/1969, tốt nghiệp ĐH mỏ Địa chất,

nay là Thạc Sĩ, Đảng viên, làm việc tại ĐH quốc gia HN, chồng là Nguyễn Huy Dũng, sinh 1961, tốt nghiêp học viện kỹ thuật quân sự, Thiếu tá quân đội, thuộc quân khu Thủ Đô. Đã có 2 con:

1- nguyễn Huy Hoàng, sinh 31/3/1993, đang học ở trường thực nghiệm HN

2- Nguyễn Lê Yến Nhi, sinh 27/10/1999.Đời 26.2.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 36

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Nam Trung, sinh 19/5/1974 (Canh Dần), tốt nghiệp ĐH xây dựng, công tác ở Công ty xây dựng Tây Hồ, thuộc TCTy XD Hà Nội, là đảng viên, phó Giám đốc xí nghiệp. Vợ là Trịnh Phan Liên, sinh 1977, quê Phù Lỗ, Sóc Sơn, HN, tốt nghiệp Cao đẳng Bách khoa HN, nay làm ở Trung tâm điện tử vi sinh, thuộc trường ĐHBK HN.đời 25.3.

Lê Thị Như Lan, tốt nghiệp ĐH thương nghiệp, công tác ở tổng công ty bách hóa đã về hưu năm 1992. Chồng là Hà Quang Liêm, Đại tá quân đội, cựu Chủ tịch câu lạc bộ quân đội, nay đã về hưu (quê ở Đức Thọ). Có hai con:

1- Hà Quang Tuấn, học ĐH ngoại ngữ quân đội2- Hà Quang Tú, làm việc ở Câu lạc bộ quân đội.

đời 25.4.Lê Kinh Vĩnh, khi nhỏ là Cu, 1943, tốt nghiệp ĐH giao thông, ở lại

giảng dạy một thời gian rồi làm luận án Tiến sĩ (phó tiến sĩ cũ) ở Liên Xô. Về nước, làm ở Bộ giao thông vận tải tại TP HCM, là Đảng viên. Vợ là Lê Thị Bốn, quê Bắc Ninh, tốt nghiệp ĐH dược, trước làm ở Viện kiểm nghiệm dược liệu, nay làm ở Công ty chỉ phẩu thuật dụng cụ y khoa TP HCM. Có các con (đời 26):

1- Lê Thị Bình, 1975, tốt nghiệp ĐH kinh tế TP HCM;2- Lê Quang Minh, 1984, học sinh phổ thông;

đời 25.5.Lê kinh Hà, 1944, học hết lớp 9 vào quân đội, phục vụ ở chiến

trường Lào (chiến trường C), sau làm ở công ty điện tử Hanel là công nhân kỹ thuật điện tử. Đã được thưởng:

- Huân chương chiến sĩ vẻ vang;- Huân chương chống Mỹ hạng ba.

Vợ là Phan Thị Tâm, sinh 1948, Đảng viên, quê Tùng ảnh, Đức Thọ, làm ở Tổng công ty XNK mây tre, Bộ ngoại thương. Có hai con (đời 26);

1- Lê Thanh Sơn, học trường sĩ quan thông tin Nha Trang, vào Đảng năm 1988, đang sống ở LB Nga;

2- Lê Thanh Lâm, tốt nghiệp ĐH ngoại giao, làm ở Văn phòng Chính phủ.

đời 26.1.Lê Thanh Sơn, sinh năm Canh Tuất (1970), tốt nghiệp trường sĩ

quan thông tin Nha Trang, nay đã chuyển ngành. Vợ là Nguyễn Phương Dung, sinh 1972, quê Tứ Lộc, Hải Dương, bộ đội chuyển ngành.đời 26.2.

Lê Thanh Lâm, sinh năm Bính Thìn (1976), tốt nghiệp ĐHTH và ĐH ngoại giao, nay làm ở Văn phòng Chính phủ.đời 25.6.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 37

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Thanh Lịch (Lê Kinh Lịch), sinh 1947 tại Hương Sơn, tốt nghiệp ĐH bách khoa Hà Nội, là KS điện ở Viện nghiên cứu máy, sau vào quân đội ở quân khu Thủ Đô, Trung tá, trưởng phòng kinh tế, Năm 1990 làm giám đốc trung tâm xuất nhập khẩu II thuộc Công ty Thăng Long, năm 1993 nghỉ hưu, làm Giám đốc công ty TNHH Việt Phan. Là Đảng viên. Vợ là Phan Thị Mai Hương, quê Sơn Hòa (con liệt sĩ Phan Lân) là giáo viên THCS. Có hai con (đời 26):

1- Lê Hương Giang, 1980, đang học ĐH ngoại thương ở CHLB Đức.2- Lê Anh Quân (Lê Kinh Quân), 1983, đang học THPT.

đời 25.7.Lê Kinh Tài, 1950, tốt nghiệp ĐH ngoại giao, công tác ở Bộ ngoại

giao. Đã học nâng cao ở Pháp 3 năm. Là Đảng viên, trước là Vụ phó vụ UNESCO Việt Nam, rồi Đại sứ UNESCO của Việt Nam tại Paris. Từ 1998 đến nay đang là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại CHLB Đức. Vợ là Đào Thị Chân Phương, quê Đức Thọ. Tốt nghiệp ĐH sư phạm ngoại ngữ, làm ở Bộ ngoại giao. Đã học nâng cao ở Pháp 3 năm, sau đó làm ở Vụ thông tin báo chí, Bộ ngoại giao, làm ở sứ quán Việt Nam tại Pháp, rồi làm ở sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức. Hai vợ chồng có 2 con (đời 26):

1- Lê Thị Phương Nga, 1980, đang học ĐH ở Paris;2- Lê Kinh Luân đang học phổ thông ở CHLB Đức

đời 25.8.Lê Kinh Thắng, 1953, làm xong nghĩa vụ quân sự, vào học ĐH

xây dựng, nay công tác ở Tổng công ty thuốc lá trung ương, phụ trách xây dựng cơ bản, Đảng viên, trưởng phòng tổ chức. Vợ là Bùi Tuyết Dung, KS xây dựng làm ở Công ty xây dựng nhà ở. Đã có hai con (đời 26):

1- Lê Thị Tường Vân, đang học lớp 12;2- Lê Thị Tường Vi, đang học lớp 8;

đời 25.9.Lê Thị Như Hoa, 1960, tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ (tiếng Anh), làm

ở Tổng cục du lịch. Sau chuyển sang làm thư viện công ty xây dựng thương nghiệp. Rồi làm đội trưởng xuất khẩu lao động ở LB Nga. Chồng trước là Nguyễn Xuân Ân, sĩ quan Đoàn không quân Sao Đỏ, là liệt sĩ hi sinh khi đang lái máy bay huấn luyện MIG (ngày 21/10/1982). Có một con gái là:

Nguyễn Thị xuân Như, đang học ĐH ở Hung-ga-riNăm 1991 tái giá với chồng mới là Nguyễn Cảnh Hợp, Tiến sĩ tốt nghiệp ở LB Nga, có 1 con là: Nguyễn Thị Như Trang, đang học lớp 3

Năm 1999 về nước sống ở 315 C4 Giảng Võ, Hà Nội.

đời 24.4.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 38

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Thị Tứ, là con gái thứ 4 của ông Lê Kinh Thiển, sinh năm Bính Thìn (1915), thông minh, học giỏi, biết làm thơ từ khi còn nhỏ. Trước bà tham gia Hội phụ nữ huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), sau làm ở hiệu sách nhân thị xã Thanh Hóa, rồi chuyển ra Hà Nội làm ở nhà xuất bản phổ thông, bị bệnh hiểm nghèo mất ngày 1/9/1963. Chồng là Đào Văn Kiệm, 1907, quê ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Ông nguyên là Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch tỉnh Thanh Hóa, tỉnh ủy viên tỉnh Thanh Hoá đã về hưu năm 1976. Ông bà có hai con trai:

1- Đỗ Văn Luân, giáo viên dạy ng hề ở trường thương binh Thủ Đức, TP HCM, có 5 con;

2- Đỗ Văn Linh, công tác ở Sở văn hóa thông tin Thanh Hóa, mất 1998, có 4 con.

đời 24.5.Lê Thị Tẩm là con út ông Thiển, sinh năm Mậu Ngọ (1817), sau

cách mạng là cán bộ phụ nữ, bị đau thương hàn, mất ngày 4 tháng 3 năm Mậu Tý (1948) khi chưa lập gia đình riêng.

đời 23.2.Lê Kinh Phái là con trai thứ 2 của ông Lê Kinh Y do bà vợ cả

người họ Phan sinh ra, thường gọi là ông Nho Hai, nhiều năm thi không đậu nên làm ruộng. Vợ là Lương Thị Nho (con quan huyện Lương) quê Ca Mỹ (nay là Sơn Mỹ), ông mất ngày 29 tháng 5. Có 4 con (đời 24):

1- Lê Thị Lý, chồng là Xuân (con ông Tổng Lan), nhà giàu có ở vùng Hà Tân, nay có con cháu ở Sơn Kim, Hương Sơn.

2- Lê Thị Nhị, chồng là Hồ Quang Đại quê Phúc Dương. Hai vợ chồng làm nghề thầu khoán, gia đình khá giả, có các con:

1- Hồ Thị Kim Chi, bác sĩ, chồng là Bùi Thiện Sự ở Thanh Chương (bác sĩ quân y), hiện gia đình ở TP HCM.

2- Hồ Tiến Thuật làm y sĩ ở Hà Giang3- Hồ Tiền Tiến làm ở nhà máy dệt Phước Long, TP HCM, nay

làm thợ nhiếp ảnh ở quận 9, TP HCM.3- Lê Kinh Tiềm4- Lê Kinh Chiêm

Đời 24.1.Lê Kinh Tiềm, bị bệnh mất sớm, có 1 con gái (đời 25): Lê Thị

QuảngĐời 25.1.

Lê Thị Quảng, công tác ở công ty ngoại thương Diễn Châu, chồng tên là Phạm Xuân Dục quê Quảng Nam, cùng công tác ở ngành ngoại thương. Có 3 con gái:

1- Phạm Thị Dung2- Phạm Thị Duyên

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 39

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

3- Phạm Thị DiệpCả gia đình cư trú ở Cầu Bùng, Diễn Châu, Nghệ An.

Đời 24.2.Lê Kinh Chiêm, làm ăn ở Nam, vợ ngưòi Nam gốc Bắc, ông mất

năm 1973, có 5 con (đời 25):1- Lê Kinh Tường làm ở nhà máy đường Chợ Lớn2- Lê Kinh Hồng sống ở vùng Mỹ Nguỵ phải đi quân dịch, sau giải

phóng đi cải tạo nay chưa rõ tin tức.3- Lê Kinh Luân, có được ăn học nhưng theo bạn bè ăn chơi

nghiện ngập chưa rõ nay ra sao.4- Lê Thị Cầm, giáo viên tiếng Anh, tiếng Pháp, chồng dạy ĐH ở

Sài Gòn; sau giải phóng chồng và 1 con di tản ra nước ngoài, còn bà Cầm và 1 con ở lại TP HCM, nay bà đã sang Mỹ cùng gia đình.

5- Lê Thị Thúy học hết phổ thông, sau được dì ruột mang sang Pháp học ng hề sửa sắc đẹp.

đời 23.3.Lê Kinh Ba, là con thứ 3 của cụ Lê Kinh Y, ông có hiệu là Phong

Bá, sinh năm 1890, thi đỗ tú tài năm 1912. Tính ông làm việc gì cũng cẩn thận, kỹ lưỡng. Khi chế độ thi cử cũ bị bãi bỏ, ông đi học một khóa bổ túc đào tạo hương sư ở Diễn Châu rồi đi dạy tiểu học một số năm. Khi ngoài 40 tuổi ông được tặng hàm Hàn lâm viện Đãi chiếu nên thường gọi là ông Hàn Ba.

Vợ là bà Nguyễn Thị Lão sinh năm 1891, ở Thái Yên (nay là xã Đức Bình, Đức Thọ) (con cụ tú tài Nguyễn Trọng Tấn, cụ Huấn Y và cụ Tú Tấn là thông gia kép (gả con gái cho nhau)). Bà mất năm 30 tuổi, ngày 9 tháng 1, mộ đã dưa về rú Trơ. Bà có với ông Ba hai con là Lê Thị Vỹ và Lê Khắc Thiền (được ông bà ngoại nuôi sau khi bà Lão mất). Sau mấy năm ông thôi dạy học chuyển về ở với nhạc gia học nghề làm thuốc. Lúc ấy cụ tú Tấn có hiệu thuốc đông y Tam-An-Đường ở Vinh rất nổi tiếng, cụ là phó chủ tịch hội Đông y Trung Kỳ.

Học xong nghề thuốc ông về quê là xóm Hà, Sơn An ở và lấy bà kế thất là Nguyễn Thị Hải (góa phụ, con gái cụ tri phủ Nguyễn Khắc Liêu) ở làng Lộc Châu, Hưng Nguyên, có 4 con:

1- Lê Thị Nhuế2- Lê Thị Lệ Minh3- Lê Kinh Khiên4- Lê Thị Kim Chi

Ông Ba mất ngày 17 tháng 1 năm Canh Dần, thọ 60 tuổi, mộ ở rú Trơ cạnh mộ bà Lão.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 40

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Bà Hải mất ngày 15 tháng 6 năm ất Mão, thọ 84 tuổi, mộ ở nghĩa địa thông Yên Dũng, TP Vinh, cạnh mộ con trai là Lê Kinh Khiên và cháu trai là Lê Kinh Tuấn.đời 24.1.

Lê Thị Vỹ, sau đổi là Lê Thị Nhung, sinh năm 1916. Chồng là Hoàng Xuân Thụ, cán bộ vật tư bộ y tế (con cả cụ Đề lại Hoàng Xuân Trích, tộc trưởng họ Hoàng Xuân ở Yên Hồ, Đức Thọ nhưng gốc ở Kẻ Trổ tức Đức Nhân). Trước bà ở Yên Hồ lo làm tròn bổn phận dâu tộc trưởng, sau năm 1955 bà ra Hà Nội ở với chồng và mất ngày 2/6/1981, ông Thụ mất sau bà 3 năm, bà có 9 người con:

1- Hoàng Xuân Vinh, tiểu đoàn trưởng, thương binh, định cư ở thị xã Thái Bình. Vợ là Nguyễn Thị Thiềng, cán bộ sở thể dục thể thao Thái Bình đã nghỉ hưu.

2- Hoàng Xiân Chinh, phó giáo sư, viện phó viện khảo cổ đã nghỉ hưu, có trường dân lập Đông Kinh ở HN. Vợ là Nguyễn Thị Xuân Minh, ĐH kinh tế đã nghỉ hưu.

3- Hoàng Thị Cầm, y sĩ, chồng là bác sĩ Nguyễn Văn Đồng, nguyên chủ nhiệm khoa bỏng Viện quân y 103. Cả hai vợ chồng nghỉ hưu mở phòn khám chữa bỏng tại nhà.

4- Hoàng Xuân Bành, nguyên bác sĩ chủ nhiệm X quang bệnh viện E đã nghỉ hưu. Vợ là dược sĩ Đào Thị Thúy Liễu, làm ở Bệnh viện Việt Xô đã nghỉ hưu.

5- Hoàng Xuân Huỳnh, ĐH ngân hàng, nguyên trưởng phòng kế toán ngân hàng ngoại thương Hà Nội. Vợ là Lê Thị Nguyệt, nhân viên công ty viễn thông HN.

6- Hoàng Xuân Kinh, cán bộ vật tư Sở y tế Hải Phòng, vợ là Đinh Thị Vân, dược tá ở Hải Phòng.

7- Hoàng Xuân Dinh, kỹ sư xây dựng (tốt nghiệp ở Liên Xô cũ), cán bộ giảng dạy ở ĐH kiến rúc Hà Nội. Vợ là Oanh công nhân xí nghiệp dày HN.

8- Hoàng Thị Tuyết Trinh, ĐH tổng hợp về hóa, hiện là chuyên viên ở Thông tấn xã Việt Nam. Chồng là Phan Hữu Phúc, cán bộ giảng dạy ở ĐH bách khoa đã nghỉ hưu.

9- Hoàng Thị Tuyết Minh, nguyên y tá bệnh viện Đống Đa, HN. Chồng tên là Sơn, lái xe ở sở y tế Hà Nội.

đời 24.2.Lê Khắc Thiền, sinh 15/2/1918, lúc nhỏ là Lê Kinh Thiền, mẹ chết

khi mới 2 tuổi ở với ông bà ngoại tại Vinh. Khi học lớp 3 tiểu học ở Quốc học Vinh, bằng sơ học yếu lược của ông ghi nhầm chữ lót là Khắc nên từ đó lấy luôn là Lê Khắc Thiền. Năm 1930 về học lớp nhất ở quê ngoại tại trường Thái Yên. ở đây ông được kết nạp vào tổ chức học sinh bí mật của Đảng cộng sản Đông Dương.Trong thời gian 1930-1931 ông làm tổ trưởng

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 41

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

rồi là liên tổ trưởng ở trường tiểu học Thái Yên, in và rải truyền đơn, vận động học sinh tham gia các cuộc mít tinh. Khi trường bị đóng cửa, bản thân không bị lộ (vì tuổi nhỏ) ông ra Vinh học lại lớp nhất ở trường tiểu học Cao Xuân Dục, thi đỗ đầu tiểu học tỉnh nghệ An, sau thi đỗ thứ 2 vào trường cao đẳng tiểu học ở Quốc học Vinh. Trong 4 năm liền học ở đó ông đều được giải thưởng danh dự hàng năm vì luôn đầu lớp. Năm 1936 ông đỗ thứ 3 cao đẳng tiểu học trong toàn Trung Kỳ, cũng năm đó ông đỗ đầu vào lớp sư phạm mở ở Huế. Trong 6 tháng ở Huế, ông đã tham gia cuộc vận động lấy chữ ký các tầng lớp nhân dân đòi triệu tập đại hội đại biểu nhân dân Đông Dương để họ trình bày nguyện vọng (phong trào này của mặt trận bình dân do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo). Sau ông ra Hà Nội kiếm việc làm, vừa dạy tư vừa học thêm. Giữa năm 1937 ông thi đỗ tú tài phần 1 ở Hà Nội. Sau đó ông vào học lớp đệ tam trung học chuyên toán của trường Bưởi. Ông đã đỗ tú tài toán học và học lớp dự bị ĐH để lấy bằng Lý-Hóa-Sinh (gọi tắt là PCB). Có bằng này ông được vào ĐH y khoa HN. Trong 6 năm học ở trường y ông luôn được điểm cao ở các kỳ thi, vì vậy luôn được cấp học bổng.

Từ năm 1942 ông tham gia Tổng hội sinh viên và được bầu vào Ban chấp hành do Dương Đức Hiền (sinh viên khoa Luật) làm chủ tịch (sau ông Hiền lập ra Đảng Dân chủ Việt Nam). Ông là người soạn lời cho ca khúc "Tiếng gọi sinh viên" (nhạc của Lưu Hữu Phước)

Năm 1943 sinh viên Lê Khắc Thiền đã cùng với bác sĩ Phạm Khắc Quảng (giảng viên lâm sàng ở trường Y) soạn cuốn danh từ y học làm công cụ đầu tiên cho việc biên soạn tài liệu y học bằng tiếng Việt.

Các hoạt động của ông Thiền đã được ghi lại trong sách "Sơ lược lịch sử y tế Việt Nam" tập 1, do Bộ y tế soạn và nhà xuất bản y học ấn hành năm 1995.

Từ tháng 10-1944, ông bắt liên lạc được với Nguyễn Tạo (cán bộ cách mạng kỳ cựu vượt ngục từ Ban Mê Thuột). Nhờ đó ông đã mấy lần gặp Đ/c Nguyễn Lương Bằng (Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh).

Tháng 3-1945, ông Thiền đã cùng ông Tạo về hoạt động ở Nghệ Tĩnh. ông phụ trách công tác quân y và liên lạc cho đội du kích do Nguyễn Tạo chỉ huy, hoạt động ở Tràng Sim vùng miệt rừng Hương Sơn. Tháng 7-1945 ông làm đội trưởng Đội tuyên truyền xung phong vũ trang của Việt Minh huyện Hương Sơn, tham gia cướp chính quyền ở huyện rồi được giới thiệu về làm ở Quốc gia tự vệ cục Nghệ An (nay gọi là Ty công an). Ban đầu chuyên nghiên cứu tài liệu do Pháp để lại, sau là phó ty chuyên phụ trách việc giam giữ thực dân và tiếp xúc với gia đình chúng. Tháng 9-1945, ông vào miền Đông Nam Bộ làm phái viên công an. Cuối tháng 10 năm đó, ông xuống Mỹ Tho (nơi có trụ sở của công an và ủy ban kháng chiến Nam Bộ) và bị bắt ở đó, giặc cho nhận diện thấy không hề hoạt động chính trị nên đã thả, cấp giấy tờ đi lại trong vùng địch chiếm. Sau bị bắt lại và bị tra

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 42

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

tấn rất dã man, ông đã vượt qua thử thách, không để lộ hoạt động của mình mà chỉ thừa nhận có tham gia hoạt động Hồng thập tự. Chúng đưa ông lên Sài Gòn giam ở bóp mật thám Catinat và khám lớn Sài Gòn. Cuối cùng vì người bị bắt quá đông mà tra hỏi ông không được gì nên chúng đã thả ra (vào lễ Noen 1945) nhưng không cấp giấy tờ. Nhờ đồng bào che chở, ông đã ở lại Sài Gòn, Chợ Lớn hoạt động trong nhiều tháng trời rồi ra vùng tự do. Sau khi có hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, ông Thiền ra Bắc, tháng 8-1945 ông được điều vào hoạt động quân y cho đến khi nghỉ hưu tháng 12-1979. Trong cuộc đời hoạt động quân y của mình ông Thiền đã từng làm quân y trưởng trung đoàn 57 ở Nghệ An, 101 ở Thừa Thiên kiêm trưởng ban dân y Thừa Thiên, trung đoàn 103 ở Hà Tĩnh, trung đoàn 77 ở Thanh Hóa, quân y trưởng mặt trận Bình Trị Thiên, trưởng phòng quân y Liên khu Bốn.

Tại Cục quân y (Hà Nội) ông đã làm phó phòng cán bộ , trưởng phòng huấn luyện, Viện trưởng Viện quân y 103, kiêm phó hiệu trưởng trường sĩ quan quân y (tiền thân của học viện quân y).

Tháng 9-1960 đến tháng 5-1963 tham quan và học tập về nội khoa và đông tây y kết hợp ở Trung Quốc. Về nước ông tiếp tục giữ các cương vị sau:

Viện trưởng bệnh viện trung ương quân đội 108 (1963-1966)Quyền viện trưởng Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (1966-1969)Viện trưởng Viện nghiên cứu đông y )1969-1974)Chuyên viên nghiên cứu đông tây y kết hợp ở cục quân y (1974-

1979)Nghỉ hưu tháng 12-1979 với quân hàm Đại tá.Ngoài việc biên soạn các tài liệu giảng dạy đông y (cục quân y đã cho

xuất bản một số), ông đã làm chủ bút tạp chí đông y trong 5 năm và tham gia Hội đồng khoa học Bộ y tế, Hội đồng khoa học quân y của Bộ Quốc phòng.

ông còn có hơn trăm bài thơ, có bài đăng trên tạp chí văn nghệ, có bài được đăng trong tập "Thơ kháng chiến thời kỳ chống Pháp" của Hội nhà văn.

Ông đã được thưởng:- Giấy tuyên dương công trạng trong toàn quân Liên khu 4- Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang (nhất, nhì, ba)- Hai huân chương chiến công (đều là hạng hai)- Huân chương chiến thắng hạng hai- Huân chương chống Mỹ hạng nhất- Huân chương quân công hạng hai- Huân chương Độc lập hạng ba- Huy hiệu quân kỳ quyết thắng- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 43

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

- Huy hiệu vì sự nghiệp xây dựng Thủ Đô.Vợ ông Thiền là bà Nguyễn Thị Chính (con gái cụ tú kép Nguyễn

Quang Duật) ở xóm Sắn, Sơn Lễ. Khi ở quê làm nghề chăn tằm dệt vải, năm 1955 theo chồng ra Hà Nội làm hộ lý rồi y tá, y sĩ. Làm quân y sĩ khoa lý liệu Viện quân y 108, đã nghỉ hưu. Bà đã được thưởng:

- Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng ba- Huân chương chống Mỹ hạng nhất.Ông bà Thiền có 5 con (đời 25);

1- Lê thị Giáng Hương2- Lê Kinh Tuyến3- Lê Thị Thiều Hoa4- Lê Kinh Doanh5- Lê Thị Kiều Nhi

đời 25.1.Lê Thị Giáng Hương, sinh năm 1945, học THCS ở Cộng Hòa Dân

Chủ Đức, sau đó lại học ĐH ở CHDC Đức, năm 1969 về nước dạy ở ĐH tổng hợp rồi chuyển sang viện năng lượng nguyên tử quốc gia, nghỉ hưu năm 1993. Năm 1996 lại sang Đức học về kiểm toán, về nước làm phiên dịch dự án xây dựng ngành kiểm toán (do CHLB Đức tài trợ), nay dạy tiếng Đức ở ĐH bách khoa HN.

Chồng là TS Lê Viết Lân, quê ở làng Nguyệt Viên, Thanh Hóa, giám đốc trung tâm vật liệu hạt nhân, Viện năng lượng nguyên tử quốc gia, mất năm 1989. Hai vợ chồng có 3 con:

1. Lê Viết Hà Thanh, cữ nhân hóa2. Lê Viết Hà Linh, cữ nhân luật, chồng là Đình Hồng Thanh, KS cầu

đường3. Lê Viết Hà Minh (trai) CĐ ngân hàng

đời 25.2.Lê Kinh Tuyến sinh năm 1947, tốt nghiệp ĐH quân sự, lần lượt

làm nghiên cứu vũ kí, rồi thông tin KHKT ở viện kỹ thuật quân sự Bộ quốc phòng, bí thư cho ông Doãn Tuế (phó tổng tham mưu trưởng), trưởng phòng hành chính Bộ Tổng tham mưu. Đã nghỉ hưu do giảm biên chế với quân hàm Trung tá.

Vợ là Hồ Thị Bằng, sinh năm 1950,ở Từ Sơn, Bắc Ninh, KS chế tạo máy, làm ở Sở công nghiệp Hà Nội.

Có 2 con gái (đời 26):1- Lê Minh Hạnh, 1976, cữ nhân môi trường, công tác ở

Viện sinh thái, thuộc TTKHTN & CN quốc gia.2- Lê Minh Châu, 1982, sinh viên khoa Nga, ĐH ngoại ngữ

Hà Nội.Đời 25.3.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 44

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Thị Thiều Hoa, 1950, TS về vi trùng học ở CHLB Đức, công tác ở Bệnh viện Việt Đức. Chồng là Hà Quang Thiện, 1949, KS giao thông, công tác ở công ty vận tải thủy Bắc, HN, có hai con gái:

1- Hà Thị Lê Trang, 1976, đang làm thạc sĩ dược khoa,chồng là Nguyễn Ngọc Dương.2- Hà Thị Thu Thủy, 1980, sinh viên ĐH kinh tế

đời 25.4.Lê Kinh Doanh, 1953, tốt nghiệp ĐH quân y, sang Campuchia 3

năm, nay về làm ở Viện 354 Hà Nội, BS chuyên khoa cấp 2 về bệnh tiêu hóa, quân hàm Thượng tá. Vợ là Hoàng Minh Phương, 1963, quê Quảng ngãi, KS cấp thoát nước, công tác ở công ty kinh doanh nước sạch HN. Đã có 1 con gái (đời 26):

Lê Hoàng Nguyên Hạnh 29-8-1998

đời 25.5.Lê Thị Kiều Nhi, 1957, Tốt nghiệp điểm 10 ĐH tổng hợp (ngành

hóa), vào quân đội 5 năm, chuyển ngành với quân hàm Thượng úy sang ĐH dược khoa, đã làm xong luận án TS đang chờ bảo vệ.

Chồng là Lê Như Thanh, 1953, dạy ở khoa hóa ĐH tổng hợp HN, bổ túc ở Hà Lan, bảo vệ luận án TS ở trong nước, nay là phó phòng khoa học và công ng hệ của trường ĐHKHTN, theo dõi đào tạo sau ĐH.

Có hai con:1- Lê Kiều Như, 1982, học toán cơ sinh của ĐHKHTN2- Lê Như Việt (trai), 1988, học lớp 7 PT.

đời 24.3.Lê Thị Nhuế, 1929, làm vườn. Chồng là Nguyễn Phạm Dịnh, ở

Sơn Tiến, giáo viên cấp hai ở Nghi Xuân. Nay định cư ở Xuân Giang, Nghi Xuân. Có 1 con trai và 4 con gái:

1- Nguyễn Tư Nguyên, ĐH tài chính, vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ, ủy ban chứng khoán nhà nước. Vợ là Trần Thị Bình, ĐH tài chính, quê thị xã Hà Tĩnh, phó phòng thanh tra ngân hàng nhà nước trung ương.

2- Nguyễn Thị Lương Đoan, ĐH sư phạm, giáo viên cấp ba đã nghỉ hưu. Chồng là Hoàng Xuân Hảo, quê Xuân Viên, Nghi Xuân (KS điện tàu viễn dương) công tác ở công ty liên doanh Vietsopetro Vũng Tàu.

3- Nguyễn Thị Loan, mất năm 1998, chồng là Đặng Thái Lưu ở Xuân Giang, y sĩ sở y tế Hà Tĩnh.

4- Nguyễn Thị Thu Thủy, ĐH sư phạm, giáo viên cấp ba ở Nghi Xuân. Chồng là Phạm Thanh Long, KS, quê gốc Can Lộc

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 45

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

định cư ở Nghi Xuân, phó giám đốc công ty xây dựng cầu đường Ng hệ An.

5- Nguyễn Thị An, ĐH ngân hàng, cán bộ ngân hàng ngoại thương Hà Tĩnh. Chồng là Đỗ Khoa Văn, ĐH nông nghiệp, phó chủ tịch huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.

đời 24.4.Lê Thị Lệ Minh, 1931, lúc nhỏ là Nệ, nhân viên phòng hành chính

bệnh viện Việt Xô đã nghỉ hưu. Chồng là BS Trần Liên quê Phố Châu, chuyên tim mạch, tốt nghiệp ở Liên Xô cũ. Đã công tác ở Lào và Campuchia bảo vệ sức khoẻ lãnh đạo hai nước đó. Về nước làm công tác bảo vệ sức khoẻ lãnh đạo Đảng và nhà nước ta (làm ở khoa A1, A11 bệnh viện quân y 108), nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. Có 2 con gái và 1 con trai:

1- Trần Lệ Khanh, BS, Thượng tá ở Viện quân y 108. Chồng là Nguyễn Đình Trọng, ĐH tổng hợp sinh, làm ở thư viện quốc gia đã nghỉ hưu.

2- Trần Hồng Vân, ĐH sư phạm, công tác ở phòng đào tạo, viện dinh dưỡng. Chồng là Nguyễn Đình Tuấn, quê Sơn Tiến, chuyên viên Vụ KHCN Bộ xây dựng.

3- Trần Đức, Thiếu tá, BS phẩu thuật khoa tiết niệu, đã làm xong luận án TS đang chờ bảo vệ. Vợ là Hoàng Thu Hằng, cán bộ công ty VAXUCO, Bộ quốc phòng.

đời 24.5.Lê Kinh Khiên, 1933, tốt nghiệp khóa đầu ĐH sư phạm Hà Nội,

làm phó chủ nhiệm khoa Văn kiêm bí thư liên chi ủy trường ĐH sư phạm Vinh, không may bị chấn thương và mất ngày 27-3-1980.

Vợ là Nguyễn Thị Hoàng Phương, quê Nghi Lộc, KS nông nghiệp, giáo viên sinh vật tại ĐH sư phạm Vinh,. Sau khi con trai (đời 25) vào làm BS ở bệnh viện Nha Trang bà xin vào làm ở phân viện vật lý của Viện Khoa học Việt Nam tại đó để gần con. Đã nghỉ hưu ở Hà Nội.Hai vợ chồng có 3 con (đời 25):

1- Lê Thị Hồng Anh2- Lê Kinh Tuấn 3. Lê Thị Quỳnh Anh

đời 25.1.Lê Thị Hồng Anh, phó hiệu trưởng trường nuôi dạy trẻ ở Vinh,

đang học bổ túc lên ĐH. Chồng tên là Như, Thiếu tá công an.đời 25.2.

Lê Kinh Tuấn, BS quân y, công tác ở bệnh viện Nha Trang. Nhân một chuyến tham dự hội nghị chuyên khoa ở Đức, anh Tuấn đã xin ở lại vừa làm vừa học thêm. Nhưng không may đã bị đột tử ở Đức, tro đã được đưa về chôn cạnh mộ bà nội và cha (Lê Kinh Khiên).đời 25.3.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 46

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Thị Quỳnh Anh, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm Nha Trang, hiện vào Nam làm biên tập viên báo chí. Chồng tên là Thành, KS xây dựng công tác ở TP HCM.đời 24.6.

Lê Thị Kim Chi, 1937, lúc nhỏ gọi là Trị, nhân viên hành chính, Viện khoa học bưu điện, đã nghỉ hưu ở Hà Nội, không xây dựng gia đình riêng.Đời 23.4.

Lê Thị Đông, do bà Nguyễn Thị Hoan sinh ra. Chồng là Nguyễn Văn Dục (con cụ cử Hoán tức cụ Hường Chúc) ở xóm Sắn, Sơn Lễ. Trước là giáo viên tiểu học nên thường gọi là ông và bà Giáo Dục. Sau ra Hải phòng làm nhiều năm ở kho bến cảng. Sau khi ông mất bà lại về quê. Ông bà có 4 con:

1. Nguyễn Văn Cự, mất khi còn trẻ chưa có gia đình;2. Nguyễn Thị Kim Chi, chồng là Nguyễn Hồng Lam, quê Đức Thọ.

Ông bà không có con, chỉ có 1 con nuôi;3. Nguyễn Thị Cúc, chồng là Nguyễn Quang Quấn, liệt sĩ; có các con

ở Kon Tum;4. Nguyễn Thị Liên, chồng là Lương (cháu ngoại bà Trùm Tao);

Đời 23.5.Lê Thị Mông, chồng là Nguyễn Trọng Cầu (em vợ ông Lê Kinh Ba)

nên thường gọi là bà Chắt Cầu. Ông Cầu trước làm lương y ở Vinh. Sau Cách mạng tháng 8/1945 có tham gia hoạt động (làm Chủ tịch huyện Đức Thọ). Rồi làm chủ nhiệm khoa nhi thuộc Viện nghiên cứu Đông y. Năm 70 tuổi nghỉ hưu và mở hiệu thuốc An Tịnh ở 12- Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội. Ông bà sinh được 4 trai, 3 gái:

1. Nguyễn Trọng Tác, lưong y, quản lý hiệu thuốc An Tịnh, mất năm 2001.

2. Nguyễn Thị Nga3. Nguyễn Thị Vịnh4. Nguyễn Trọng Bão, làm đông y5. Nguyễn Trọng Tá, kỹ sư luyện kim6. Nguyễn Trọng Duyên, kỹ sư điện7. Nguyễn Thị Thục, kỹ sư thuỷ lợi

đời 23.6.Lê Thị Nông, chồng là Phạm Khang quê ở Sơn Long (con ông

chấu tự - một nhà giàu có), nên thường gọi là bà Cu Khang. Ông bà sinh được 6 con trai và hai con gái:

1. Phạm Thiều, mất khi còn nhỏ2. Phạm Cư, mất khi còn nhỏ3. Phạm Hồ, liệt sĩ4. Phạm Quang, nhà báo, liệt sĩ

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 47

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

5. Phạm Thường làm ruộng ở Sơn Long6. Phạm Phác, Kỹ sư cấp thoát nước, công tác ở Công ty cấp thoát

nước,Bộ Xây dựng7. Phạm Thị Hạnh, cư trú ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh8. Phạm Thị Phúc, kỹ sư, công tác ở Công ty kiểm nghiệm tại Hà Nội

đời 23.7.Lê Thị Em, chồng là Nguyễn Khắc Lân, còn gọi là Nguyễn Khắc

Cũng, quê ở Sơn Hòa. Thời Pháp thuộc ông là ở tàu viễn dương, định cư ở Sài Gòn. Sau năm 1975, bà vào ở với ông tại TP HCM. Nay cả hai ông bà đã mất. Ông bà có 4 người con:

1. Nguyễn Khắc Tạo, công chức công tác tại TP HCM2. Nguyễn Thị Hóa, y sĩ nhãn khoa ở TP HCM3. Nguyễn Thị Yến, kế toán trưởng Công y thiết bị y tế ở Hà Nội4. Nguyễn Khắc Trụ, giáo viên THPT, sau vào TP HCM làm Hiệu

trưởng 1 trường THPT.đời 23.8.

Lê Thị Đỉu, thường gọi là bà Nho Mai, chồng là ông Mai quê ở Hương Sơn, . Bà mất khi chưa có con. Đời 23.9.

Lê Kinh Tuân 1907, là con trai đầu của bà kế thất cụ Huấn Lê Kinh Y. Lúc 19 tuổi đậu cao đẳng tiểu học (diplome EPS) làm ở sở hỏa xa Đông Dương Hà Nội. Sau tự học thêm bằng lối hàm thụ tại trường Ecole universelle ở Paris về chuyên môn hỏa xa. Kỳ thi có 8 người Pháp và 2 người Việt trúng tuyển thì ông Tuân đỗ đầu và người Việt còn lại đỗ thứ 2.

Sau đó ông được phân công phụ trách đoạn đường xe lửa từ Vinh vào đến ga Thuận Lý Quảng Bình. Làm được mấy năm thì bị bệnh nan y và mất ngày 27 tháng giêng, không có con. Vợ là Phạm Thị Bằng con cụ cả Bằng (cháu quan huyện họ Phạm) ở làng Nhân Thi (nay là Đức Lạc, Đức Thọ).Đời 23.10.

Lê Kinh Lưu 1910- 2001, là con trai thứ 5 của cụ Lê Kinh Y. Sau khi học hết tiểu học vì mẹ già yếu, anh (Lê Kinh Tuân) đau yếu nên không có điều kiện học lên phải ở nhà làm ruộng và chăm sóc mẹ vơí anh trai.

Vợ là Trần Thị Hai (con gái ông bà giáo Trần Thiều) ở làng Tứ Mỹ (nay là Sơn Châu, Hương Sơn), bà mất ngày 23 tháng 9 năm Canh Tý, thọ 44 tuổi.

Trong thời gian ở quê ông Lưu tích cực tham gia công tác ở địa phương, phụ trách y tế xã, sau làm thêm công việc quĩ tín dụng. Ngoài ra ông còn đảm nhiệm nhiều việc của họ hàng như cất bốc mồ mã, trông coi nhà thờ họ trong lúc nhiều con cháu của họ đang phải chiến đấu và công tác ỡ xa. Ông đã mất ngày 24 tháng 3 Tân Tỵ, thọ 92 tuổi.

Ông bà Lê Kinh Lưu sinh được 6 con trai và 3 con gái (đời 24):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 48

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1. Lê Kinh Dịu 2. Lê Kinh Tửu 3. Lê Kinh Tố4. Lê Kinh Độ 5. Lê Kinh Anh 6. Lê Kinh Tâm7. Lê Thị Vân 8. Lê Thị Thanh 9. Lê Thị Nguyệt

đời 24.1.Lê Kinh Dịu tức Lê Khắc Dịu, 1936, tốt nghiệp tiểu học học làm y

tá và làm trưởng ban y tế xã Sơn An một thời gian, sau ra làm y tá ở viện Quân y 103, học bổ túc lên y sĩ chuyên về gây mê hồi sức. Đã công tác ở Hạ Lào 7 năm, sau đó lại về viện Quân y 103 rồi nghỉ hưu. Đã được thưởng

- Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất,nhì, ba- Một huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhì.

Vợ là Đỗ Thị Nga sinh năm 1946, quê thị xã Hà Tĩnh, trung cấp kỹ thuật điện, công tác ở cảng Hà Nội đã nghỉ hưu. Gia đình có 2 con gái (đời 25):

1. Lê Thị Phương 14-01-1976, cữ nhân thương mại và ngoại ngữ, công tác ở công ty thông tin di động (VMS) thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông, chồng là Nguyễn Minh Dũng quê gốc Thái Bình, sống ở Hà Nội.

2. Lê Thị Chi, 21-8-1977, cữ nhân ngoại ngữ và luật, công tác ở Công ty "KAO", Hà Nội. Chưa có gia đình riêng.

đời 24.2.Lê Kinh Tửu 1938, là liệt sĩ chống Mỹ, đã chiến đấu ở Quảng Trị,

hy sinh ở chiến trường khi chưa có vợ con.đời 24.3.

Lê Kinh Tố, 1940, tốt nghiệp Đại học xây dựng, đang chuẩn bị vào Nam nhận công tác thì hy sinh khi máy bay Mỹ ném bom vào nơi sơ tán của trường là Hương Canh, Vĩnh Phú cũ.đời 24.4.

Lê Kinh Độ, 1942, làm ruộng ở quê, tham gia dân quân tự vệ. Khi phát hiện có bom nổ chậm của Mỹ ném xuống địa phương ông lại gần để quan sát thì bom nổ và ông đã hy sinh vì nó.đời 24.5.

Lê Kinh Anh tức Lê Tuấn Anh, 1946, kỹ sư cơ khí hóa chất (Đại học bách khoa Hà Nội), sau khi làm xong nghiã vụ quân sự (tham gia chiến trường B) chuyển về làm ở Tổng công ty dược Bộ y tế, nay làm ở Viện công nghiệp dược TP HCM.

Vợ là Nguyễn Thị Ngọc Thu, người miền Nam gốc Bắc, cùng công tác tại Viện công nghiệp dược TP HCM. Đã có hai con (đời 25):

1. Lê Hoàng Thông, 1986, học sinh2. Lê Thị Ngọc Tú, 1991, học sinh

đời 24.6.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 49

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Kinh Tâm, 1951, tốt nghiệp trường công nhân cơ khí Việt Xô (Xuân Hòa, Vĩnh Phú cũ) nay công tác tại công ty gốm xây dựng Từ Sơn, Bộ xây dựng.

Vợ là Lý Thị Thu, quê Xuân Hòa, Vĩnh Phú cũ. Đã có 2 con (đời 25):1. Lê Thị Hà 11-11-1982, sinh viên cao đẳng công nghiệp Hà Nội.2. Lê Kinh Hiễn 8-11-1984, học sinh

đời 24.7.Lê Thị Vân, 1948, tốt nghiệp trung cấp nông nghiệp, nay là đội

trưởng sản xuất ở nông trường 3-2, Quỳ Hợp, Nghệ An, là ủy viên Hội đồng nhân dân huyện. Đã có chồng và con.đời 24.8.

Lê Thị Thanh, 1954, tốt nghiệp trung cấp địa chất, công tác ở TP Gia Lai. Chồng là Vũ Duy Hiệu, công tác ở TP Gia Lai. Có 3 con:

1. Vũ Thị Phương Hà, sinh viên ngoại thương2. Vũ Thị Ngọc Diệp, sinh viên ĐH kinh tế quốc dân3. Vũ Thị Diệu học sinh.

đời 24.9.Lê Thị Nguyệt, 1956, tốt nghiệp trung cấp xây dựng nông nghiệp,

công tác ở Phủ Lý, Hà Nam. Chồng là Nguyễn Nam Hải, quê Kim Bình, Kim Bảng, Hà Nam. Đã có 2 con:

1. Nguyễn Lê Quỳnh Quyên, 1984, học sinh.2. Nguyễn Lê Nam, 1991, học sinh.

đời 23.11.Lê Kinh Phì, 1914, là con út cụ Huấn Y. Sau khi tốt nghiệp cao

đẳng tiểu học ở Vinh ông vào Nam thi đỗ đầu vào trường Canh nông Bến Cát, Sông Bé. Tốt nghiệp hạng đầu nên được nhận vào làm ở nông trường cao su đất đỏ, phụ trách cơ sở hóa nghiệm của hãng ở Quảng Lợi, Thủ Dầu Một.

Ông là người khảng khái, nhiệt tình với phong trào Cách Mạng, được các ông Lê Đức Anh (nguyên Chủ tịch nước), Nguyễn Côn (nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ) là cán bộ hoạt động ở Nam Bộ dìu dắt, hướng dẫn. Tháng Tám 1945 ông tham gia cướp chính quyền ở Quảng Lợi và làm ở ủy ban cách mạng lâm thời. Sau kháng chiến Nam Bộ lan rộng ông được điều lên phụ trách tản cư miền Đông Nam Bộ, rồi ra Bắc công tác tại ban tài chính Khu ủy khu Bốn. Năm 1954 ông được cữ làm chủ nhiệm Công ty lâm thổ sản Nghệ An. Năm 1961 về Bộ thương nghiệp làm phó Giám đốc trường Thương nghiệp rồi làm Hiệu trưởng, phó bí thư Đảng ủy trường Đại học thương nghiệp. Và nghỉ hưu khi là chuyên viên cao cấp (bậc 6 cũ) tại Hà Nội. Ông đã được thưởng:

- Huân chương kháng chiến hạng ba- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất- Kỷ niệm chương.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 50

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Ông đã qua đời tại Hà nội năm Tân Tỵ.Vợ là Bùi Thị Thọ (con ông bà Bùi Thúc Tiềm, cháu cụ cữ Bùi Thúc

Bành) ở xã Châu Phong, Đức Thọ. Trước làm ở xí nghiệp kẹo Hải Châu, mất ngày 17 tháng 10 do tai nạn giao thông.

Ông bà nuôi một con gái là Lê Thi Hằng, chồng là Nguyễn Thiện, công tác tại Công ty bách hóa TP HCM. Chị Hằng là người ăn ở thủy chung, tình nghiã với gia đình và họ hàng bố mẹ nuôi không khác gì con đẻ, được bố mẹ nuôi và các em rất quí mến. Chị Hằng đã có hai con là: Nguyễn Hiệp và Nguyễn Thị Thanh (đã xây dựng gia đình riêng).

Ông bà Lê Kinh Phì có ba con đẻ (đời 24):1. Lê Thị Nga2. Lê Kinh Lộc3. Lê Kinh Hùng.

đời 24.1.Lê Thị Nga, 1950, bác sĩ y khoa công tác ở bệnh viện Nam Định.

Chồng là Lê Hưũ Phác, bác sĩ, quê Thanh Chương. Đã có hai con:1. Lê Trọng Bằng 1974,2. Lê Mạnh Thắng, 1975.

đời 24.2.Lê Kinh Lộc, 1958, kỹ sư vô tuyến điện, công tác tại Đài truyền

hình Việt Nam, đã bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ kỹ thuật truyền hình. Vợ là Lê Phương Thảo, quê Hưng Nguyên, Nghệ An, kỹ sư nông nghiệp. Đã có hai con trai (đời 25):

1. Lê Kinh Quốc, 1988 đang học chuyên ngữ tiếng Pháp.2. Lê Kinh Hiếu, 1994, học sinh.

đời 24.3.Lê Kinh Hùng, 1961, học Đại học sư phạm, chủ nhiệm siêu thị

điện máy, thuộc công ty Điện máy miền Nam. Vợ là Lê Thị Hằng Nga, 1964, quê Hà Nội, tốt nghiệp đại học ngân hàng, kế toán ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Hoàn Kiếm. Đã có hai con (đời 25):

1. Lê Hà Ly, 1988 học sinh2. Lê Quân 1994, học sinh

Gia đình cư trú tại ngõ 1, tổ 76, làng Hoàng Cầu, cạnh siêu thị Láng Hạ.đời 22.2.

Lê Kinh Đạm là con thứ 2 của Cụ Lê Kinh Hạp, cùng mẹ với ông Lê Kinh Y, sinh năm Quí Dậu (1873), tự Thúy Như.

Từ bé ông đã tỏ ra có tư chất thông minh, lớn lên học giỏi, nổi tiếng là "thần đồng" lúc bấy giờ. Ông mới dự thi Hương một lần nhưng không đậu nên buồn rầu sầu não rồi lâm bệnh và mất ngày Rằm tháng Tám năm Kỷ Hợi (1899) lúc mới 25 tuổi.

Vợ ông là Đinh Thị Tiên, sinh năm Bính Tý (1876), con gái Tuần Phủ Đinh Nho Quang ở Sơn Hòa. Ông bà có 2 con trai (đời 23):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 51

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1. Lê Kinh Quế thường gọi ông Nho Nồng2. Lê Kinh Dung mất lúc còn bé, mộ để ở xứ Nhà Quyết (Đội

Nương).Ông Đạm mất khi bà mới 22 tuổi nhưng là người rất mực đoan trang,

quyết thủ tiết thờ chồng, nuôi con trai duy nhất còn lại là ông Lê Kinh Quế và cả các cháu chắt.

Bà là tấm gương về tư cách đạo đức, trinh tiết, thủy chung, hết lòng vì con cháu. Triều đình Huế đã phong tặng bà 4 chữ: "tiết hạnh khả phong". Vì vậy dân thường gọi bà là "Cố Tiết".

Năm 1955 bà được cháu Lê Kinh Nựu đem đi chữa bệnh, sau đó cháu đích tôn Lê Kinh Duệ đem về nuôi dưỡng ở Hà Nội. Rồi về sống với cháu gái là Lê thị Thiên tại Hải Hậu, Nam Định (lúc đó bà Thiên đang làm bác sĩ tại bệnh viện Đồng Muối) và mất ở đó vào ngày 26 tháng 9 năm Nhâm Dần, thọ 86 tuổi. Mộ bà đã được đưa về nghĩa trang xã Đồng Lao, thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, gần mộ của chắt là Lê Thanh Phú (con ông Lê Kinh Duệ).

đời 23.Lê Kinh Quế, thường gọi ông Nho Nồng, sinh năm Mậu Dần

(1898). Mồ côi cha từ nhỏ, em trai là Lê Kinh Dung mất sớm nên ông trở thành con một, được mẹ nuôi dưỡng, giữ ở nhà không cho đi xa, mời thầy về dạy học tại nhà cốt để mở mang trí tuệ chứ không phải vì công danh.

Ông tinh thông Hán văn, Quốc văn, chữ viết rất đẹp nhưng chỉ vui thú điền viên không làm gì cho đế quốc cũng không nhận phẩm hàm gì trong làng xã. Sống trong sạch, trung hậu, thẳng thắn, hiếu thảo với bề trên, tận tuỵ với con cháu.

Đến năm 1945, ông hăng hái tham gia hoạt động xã hội, được bầu làm ủy viên UBNDCM, rồi Hội đồng nhân dân xã Sơn An, sau đó lần lượt giữ các chức vụ: Chủ tịch Mặt trận Liên Việt xã, ủy viên chấp hành Hội Phụ Lão cứu quốc. Ông mất ngày 21 tháng 9 năm Tân Mão (1951) hưởng thọ 53 tuổi, phần mộ đã cải táng quy tập ở rú Trơ thuộc xã Sơn An gồm: (1) mộ Cụ Lê Kinh Đạm, (2) mộ ông và bà Lê Kinh Quế, (3) mộ Lê Thị Em (con gái ông bà Quế), (4) mộ cháu nội Lê Thị Như Mai (mất lúc 3 tuổi), bên cạnh có tháp lưu niệm Lê Kinh Dung (em ông Quế).

Vợ cả người họ Nguyễn Cảnh (con cụ Nguyễn Cảnh Khải, đỗ tú tài, hàn lâm viện, thường gọi Cụ Hàn Tư) ở làng Đan Nhiệm (nay là xã Nam Hòa, Nam Đàn). Bà sinh năm Mậu Tuất (1898) mất năm Mậu Thìn (1928) kỵ ngày 14-9, mộ cải táng từ Nương Đớ lên rú Trơ. Bà sinh được 4 con (đời 24) nhưng chỉ nuôi được ba:

1. Lê Thị Thanh2. Lê Thị Thiên tức Chiên3. Lê Kinh Duệ

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 52

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Vợ kế thất là Nguyễn Thị Chánh quê Sơn Trung, Hương Sơn, do khác nhau về phong cách và lối sống nên đã li hôn sau khi sinh đươc một con trai (đời 24) là:

4. Lê Kinh Nựu, sau này ra Hà Nội đổi là Lê Kinh HiểuVề sau bà Chánh lấy ông khác có thêm 1 con trai và 3 con gái, hiện

bà đã 96 tuổi còn sống với con cháu ở quê Hương Sơn.Bà kế thứ 2 là Trần Thị Ngọc Bích quê ở Thanh Hưng, Thanh

Chương, sinh được 2 con trai (đời 24):5. Lê Kinh Hựu mất lúc bé6. Lê Kinh Hiếu

đời 24.1.Lê Thị Thanh, sinh năm Kỷ Mùi (1919), chồng là Phạm Lê Hoàn ở

Sơn Tiến. Sau khi đỗ thành chung (Diplome) ông làm thông phán bưu điện nên gọi Phán Hoàn, năm 1963 tốt nghiệp Đại học Kinh tế kế hoạch và đã từng làm: Trưởng ty bưu điện Quảng Bình, Trưởng phòng Tài vụ, Vật tư Tổng cục Bưu điện, Hiệu trưởng trường trung cấp bưu điện tỉnh Nam Hà cũ, chuyên viên cao cấp ngành bưu điện, mất năm 1975 tại Hà nội. Bà Thanh tích cực tham gia hoạt động xã hội, được kết nạp vào Đảng cộng sản năm 1948. Là ủy viên chấp hành phụ nữ xã từ ngày đầu Cách mạng tháng Tám, từ năm 1959 thoát li đi phục vụ quân đội ở quân khu Bốn, từ năm 1962 trở đi là cán bộ ngành bưu chính, phụ tách phòng tem, rồi giám đốc các nhà trẻ ngành bưu điện Hà Nội. Bà đã được thưởng:

- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng- Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất- Huân chương chiến sĩ vẻ vang- Huân chương chống Mỹ cứu nướcBà nghỉ hưu năm 1978, mất ngày 24 tháng 5 Canh Thìn hưởng thọ

82 tuổi, mộ đặt ở nghĩa trang thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Ông bà có 3 con trai và 3 con gái (đều công tác ở Hà Nội):

Phạm Thị Hoà Nam, sinh 1941, kỹ sư công tác tại nhà máy bưu điện, Đảng viên, nghỉ hưu năm 1990, chồng là Hoàng Xuân Câu, quê miền Nam, con trai là Hoàng Anh Dũng, đã có vợ con;

Phạm Thị Hòa Mỹ, 1943, Tiến sĩ y khoa, chuyên về bệnh phổi, là giảng viên trường Đại học y Hà Nội, kiêm bác sĩ điều trị tại khoa nội bệnh viện Bạch Mai, chồng là Phan Viết Hồ (cháu đích tôn cụ Phan Bội Châu);

Phạm Thị Hòa Linh, 1946, kỹ sư luyện kim, công tác tại nhà máy cơ khí thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, nghỉ hưu năm 1996, chồng là Đàm Xuân Chất kỹ sư luyện kim;

Phạm Lê Phát Toàn,1954, kỹ sư ngành điều khiển tự động, công tác tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, vợ là Nguyễn Thị Minh Tâm, đại học ngữ văn ở Rumani, công tác ở nhà xuất bản Giáo dục biên tập văn học

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 53

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

nước ngoài (đồng tác giả sách "Văn học các nước nói tiếng Pháp khu vực châu á Thái Bình Dương");

Phạm Lê An Nhơn, 1947, kỹ sư xây dựng công tác tại Tổng công ty xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, mấy năm gần đây bị ốm phải nghỉ dài hạn;

Phạm Lê Nam Hải, 1960, tốt nghiệp đại học kiến trúc (khoa Cao đẳng), Đảng viên, Giám đốc xí nghiệp xây dựng điện, thuộc công ty Điện Nước và Xây dựng, Bộ xây dựng, vợ là Nguyễn Thanh Thủy, giáo viên sau chuyển sang làm ở ngành Thủy sản.

đời 24.2.Lê Thị Thiên tức Chiên, 1922, chồng là Vũ Lê An, giáo viên, vì

hoàn cảnh phía gia đình chồng có vấn đề rắc rối nên đã li hôn, một mình bà nuôi 3 con không đi bước nữa. Bà chịu khó học hành và đã tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Ngay sau khi Cách mạng thành công bà tham gia hoạt động trong đoàn thể phụ nữ xã Sơn An, được kết nạp vào Đảng Cộng sản, gia nhập quân đội, năm 1947 là y tá trung đoàn 57, rồi sư đoàn 304. Năm 1954 chuyển sang dân sự làm ở sở y tế Hà Tĩnh, phòng y tế huyện Hương Sơn, sở y tế Liên khu Ba, viện điều dưỡng tỉnh Nam Định ... Năm 1957 được đi học y sĩ, năm 1969 được học văn hóa tập trung và hàm thụ đại học, năm 1973 tốt nghiệp Bác sĩ y khoa. Trở lại Nam Định bà làm bệnh viện phó bệnh viện Hải Hậu, kiêm phó phòng y tế và bí thư Đảng ủy ngành y tế huyện, Viện phó viện điều dưỡng Hà Nam Ninh, sau chuyển về Hà Nội làm trưởng phòng y tế trường sư phạm kỹ thuật xây dựng, Bộ xây dựng cho đến khi nghỉ hưu 1989. Bà đã được thưởng:

- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng- Huân chương chiến thắng hạng ba- Huân chương chống Mỹ hạng nhất

Bà có hai con trai và một con gái:Trai đầu Vũ Lê Hưng, 1958, kỹ sư nông nghiệp hiện đang làm ở

CHLB Đức, vợ là Đỗ Thị Mai, đại học kinh tế; Con trai Vũ Lê Hải, 1961, kỹ sư xây dựng, vợ là Nguyễn Thị Minh

Thu; Con gái là Vũ Thị Lê Hà, 1958, y tá trung cấp, chuyên về Vật lý trị

liệu, chồng là Thái Văn Hải, kỹ sư xây dựng.đời 24.3.

Lê Kinh Duệ, sinh năm ất Sửu (1925), khai sinh 1927, mồ côi mẹ từ khi lên 4, ông được bà nội nâng niu chăm sóc, cha kèm cặp dạy dỗ. Ông thẳng thắn, chân phương, hiền hậu, nhưng hay bất bình với những điều tiêu cực, ngang trái kể cả với cấp trên của mình; ngược lại ông rất độ lượng với cấp dưới. Ông có tư chất thông minh nhưng nổi bật là có tinh thần vượt khó, tự học vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Với tư chất thông

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 54

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

minh và hiếu học ông đã trở thành học sinh giỏi, thi đậu tú tài toàn phần trước thời gian quy định 1 năm trong khi vừa học vừa dạy thêm tại trường Quốc học Huế.

Sau đó ông rời Huế ra Hà Nội ở Đông Dương học xá (nay là cơ sở trường Đại học bách khoa Hà Nội) để theo học đại học y khoa Hà Nội. Đang học thì Cách Mạng tháng Tám đến và toàn quốc kháng chiến bùng nổ, mặc dù mới cưới vợ được 3 tháng ông vẫn xung phong vào quân đội theo ngành quân y lên Việt Bắc, rồi đi nhiều chiến trường như: Mặt trận Hải Kiên, chiến dịch Hoàng Hoa Thám (Trung du), chiến dịch đồng bằng (Ninh Bình), chiến dịch Điện Biên Phủ (tức chiến dịch Trần Đình), chủ yếu làm ngoại khoa, thỉnh thoảng ông về học bổ túc thêm nội ngoại khoa ở trường Đại học y khoa (ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang). Năm 1952 tốt nghiệp Đại học y, tiếp tục phục vụ trong quân đội ở sư đoàn 304, rồi phụ trách quân y viện K71, K32, K34 ...

Năm 1956 ông chuyển ngành sang bộ môn da liễu trờng Đại học y Hà Nội. Sau hơn 20 năm miệt mài tự học qua sách báo và thực tế, vừa nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vừa nghiên cứu ở thực tiễn, ông đã được phong hàm Giáo Sư bậc 2. Năm 1997, ông được Chính Phủ quyết định là "Chuyên Gia Cao Cấp" đầu ngành Da liễu Việt Nam.

Ông là người có công lớn xây dựng ngành da liễu Việt Nam từ một khoa nhỏ của Bệnh viện Bạch Mai trở thành Viện Da liễu trung ương được xếp loại1. Ông đã góp phần đào tạo hàng ngàn y, bác sĩ hiện đang công tác trong khắp cả nước.

Nhờ có mạng lưới y, bác sĩ đó mà ông đã tiến hành thành công một công trình khoa học mang tính nhân đạo, xã hội và nhân văn, đó là "Thanh toán bệnh phong từng vùng" (tức bệnh Hủi, bệnh Cùi). Nhờ đó đến năm 1996, nước ta đã được Quốc tế công nhận có tỷ lệ bệnh phong thấp và có thể coi bệnh phong không còn là vấn đề y tế công cộng ở Việt Nam. Nhờ đó ông đã được Tổ Chức y tế Thế giới mời đăng cai Hội nghị quốc tế đầu tiên về Thanh toán bệnh phong (1994) tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Năm 1995 ông đã cùng vợ sang Thuỵ Sĩ nhận Giải thưởng Quốc tế do Tổ Chức Y Tế Thế Giới trao tặng (tại Hội trường của Liên Hợp Quốc).

Ông đã viết nhiều sách giáo khoa, sách chuyên đề bằng thơ hoặc văn xuôi., có tác phẩm được giải nhì của Bộ Văn hoá (1962-1963). Ông có thể sử dụng 4 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức). Nhờ vậy ông đã lập được nhiều quan hệ hợp tác quốc tế như với: Y Tế Thế Giới, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Nhật, Mỹ, Anh, Italia ... và đã dự rất nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và khu vực, vì vậy Viện da liễu đã nhận được nhiều viện trợ quốc tế.

Ông đã từng là phó chủ tịch Hội các nhà nghiên cứu về phong nói tiếng Pháp (ALLF), Chuyên viên quốc tế về phong, ủy viên Hội đồng tư vấn Hội chống phong quốc tế (ILA), Hội viên danh dự Hội da liễu cộng hòa Pháp.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 55

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

ở trong nước ông đã từng làm: Quân y trưởng trung đoàn, Đội trưởng Đội phẩu thuật sư đoàn, Quân y viện trưởng một số quân y viện (K42,K34...), Chủ nhiệm Bộ môn da liễu trường ĐHY Hà Nội, Chủ nhiệm khoa Da liễu BV Bạch Mai, Viện trưởng Viện Da Liễu Việt Nam, Chuyên gia cao cấp đầu ngành da liễu VN, Chủ tịch Hội Da Liễu Việt Nam. Ông đã được thưởng:

- Huân chương chiến thắng hạng nhì,- Huân chương lao động hạng ba và hạng nhì,- Huân chương chiến sĩ vẻ vang,- Danh hiệu nhà giáo ưu tú,- Giải thưởng nhà nước về nghiên cứu khoa học,- Huy hiệu vì sức khoẻ mọi người (của Y tế Thế Giới)- "Giải thưởng quốc tế Sasakawa-World Health Organization

Health Prize"Vợ ông Duệ là Nguyễn Thị Lan Hương (con gái nhà Cách mạng tiền

bối Nguyễn Sĩ Sách) ở làng Tú Viên, xã Thanh Lương, Thanh chưong. Mẹ bà là Nguyễn Thị Hồng (con gái bà Hội Hòe ở xã Thanh Lâm- cháu nội cụ Ngự sử Nguyễn Văn Lân). Bà Hương mồ côi cha từ lúc lên 2, học tiểu học ở trường Nguyễn Trường Tộ TP Vinh, học trung học ở trường Đặng Thúc Hứa. Cách mạng thành công bà tham gia hoạt động thanh niên, phụ nữ cứu quốc, rồi Hội đồng nhân dân xã Minh Tân (nay là Thanh Lâm). Từ năm 1952 ra Thanh Hóa rồi ra Hà Nội làm dược tá rồi dược sĩ ở trường Đại học y dược, sau về Viện kiểm nghiệm dược liệu Bộ y tế, nghỉ hưu từ năm 1984, đã được thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước. Ông bà sinh 4 con nhưng chỉ có 2 con trưởng thành (đời 25):

1. Lê Thị Như Mai, mất lúc 2 tuổi2. Lê Thanh Phú, thông minh, học giỏi nhưng đến năm 17 tuổi

bị chết vì bệnh Bạch huyết cấp, mộ đặt cạnh cố nội (xem đời 23. Lê Kinh Quế -Nho Nồng)

3. Lê Kinh Thư, 19574. Lê Kinh Quốc, 1970

Giáo sư Lê Kinh Duệ đã qua đời ngày 14 tháng Giêng năm Tân Tỵ tại Hà Nội. Bà con họ Lê (quê Sơn An) cư trú ở Hà Nội đã đến đông đủ tiễn biệt ông. Bức trướng của họ đề:

" Ông về tiên cảnh lòng thanh thảnCả họ buồn thương dạ ngậm ngùiSự nghiệp lừng danh trong thiên hạĐạo thầy gương sáng giữa trần ai"

đời 25.1.Lê Kinh Thư, 1957, giờ Dần, năm Đinh Dậu. Kỹ sư nông nghiệp,

hiện làm chuyên viên ở Vụ Kế hoạch và qui hoạch Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 56

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Vợ là Trần Mẫn Chu (con gái ông Trần Minh Châu, chuyên viên Bộ Ngoại Giao đã nghỉ hưu) quê ở xã Xuân La, Nam Đàn (mẹ là Chu Kiển Khôn ở Hồ Nam, Trung Quốc) là Đảng viên, công tác tại Viện da liễu Việt Nam , là Thạc sĩ y khoa loại giỏi. Đã có 2 con (đời 26):

1. Lê Kinh Đức, 1987 (Bính Dần), học sinh phổ thông2. Lê Kinh Đường, 1991 (Canh Ngọ), học sinh phổ thông.

đời 25.2.Lê Kinh Quốc, 1970 (Canh Tuất), tốt nghiệp đại học y năm 1993,

công tác ở phòng đối ngoại Viện Da liễu VN, đã học thêm bằng cữ nhân kinh tế, đang theo học Thạc sĩ quản lý kinh doanh do Việt Nam và Mỹ phối hợp tổ chức.

Vợ là Trần Thị Thu Hà (con ông Trần Xuân Kính), quê Thừa Thiên Huế, là bác sĩ y khoa (cùng năm 1993), công tác tại Văn phòng đại diện Công ty dựoc phẩm Mega Products Ltd tại Hà Nội. Đã có 1 con (đời 26): Lê Kinh Tú, 1995 (ất Hợi).đời 24.4.

Lê Kinh Nựu, còn có tên Lê Kinh Hiểu hay Lê Đình Hiểu, sinh năm 1932 (Nhâm Thân) là con vợ sau là Nguyễn Thị Chánh (quê Sơn Trung) của ông Lê kinh Quế. Ông Nựu là người cương trực, yêu lao động, có sức khoẻ tốt, rất chăm lo việc học hành của con cái. Ông là thành viên cuối cùng của gia đình ở nhà để chăm sóc bà nội già yếu. Khi Cố Tiết (bà nội) bị ốm đột xuất, một mình ông lo mọi việc để đưa bà đi bệnh viện ở tận Vinh, nhờ vậy mà cố sống được đến 86 tuổi. Đến năm 1956 ông mới chịu rời quê hương trong tình trạng bất đắc dĩ để ra Hà Nội. Lúc đầu làm ở Quân y viện 108, sau chuyển sang Công ty bánh kẹo Hà Nội. Ông đã mất tại Hà Nội ngày 29 tháng Năm nhuận năm Mậu Dần, thọ 67 tuổi.

Vợ là Hoàng Thị Lý, sinh năm 1936 tại Hà Nội, làm ở Hợp tác xã Tiền Phong, quận Hai Bà Trưng, nghỉ hưu năm 1991. Ông bà có 3 con trai (đời 25):

1. Lê Kinh Thành, 19592. Lê Hoàng Thái, 19613. Lê Hoàng Long, 1970

đời 25.1.Lê Kinh Thành, 1959, kỹ sư xây dựng (tốt nghiệp năm 1982),

công tác tại nhà máy thủy điện Hòa Bình, năm 1989 nghỉ theo chế độ 176, hiện làm buôn bán tại Hà Nội, đời sống khá giả.

Vợ là Phan Thị Minh Thu, trước làm ở nhà máy dệt 8-3, nay nghỉ ở nhà lo buôn bán và nội trợ. đã có 2 con (đời 26):

1. Lê Kinh Chiến, 1983, đang học lớp 122. Lê Minh thủy, 1991, học sinh lớp 4

đời 25.2.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 57

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Hoàng Thái, 1961 (Tân Sửu), tốt nghiệp lớp 10 đã phải đi kiếm sống, về sau đã tốt nghiệp Đại học Ngoại thương. Hiện là Giám đốc công ty Thăng Kim Long chuyên về đồ da và giả da. Là người có tâm huyết với Tổ Tiên, Ông Bà ở quê hương. Ông đã mua lại mảnh đất trước là nhà thờ họ Lê ngũ chi để làm vườn lưu niệm của dòng họ. Nhân ngày giổ Tổ 10-3 năm Tân Tỵ ông đã gửi về tặng nhà thờ họ một quả chuông bằng đồng.

Vợ là Nguyễn Thị Bích Nhâm, 1959, hiện lo giúp ông Thái các công việc ở Công ty. Ông bà có 2 con (đời 26):

1. Lê Hoàng Hải, 1982, đang học Đại học ngành cơ khí ở Học Viện Quân sự

2. Lê Thị Hồng Nhung, 1988, đang học phổ thông.đời 25.3.

Lê Hoàng Long, 1970 (Canh Tuất), học hết lớp 10, đã học xong kế toán sơ cấp, chưa có việc làm ổn định. Đã có vợ và một con gái (đời 26):

Lê Phương Thảo, 1998 (Mậu Dần)đời 24.5.

Lê Kinh Hiếu,1940, là con bà vợ kế thứ 2 Trần Thị Bích của Ông Nho Nồng. Là giáo viên cấp 1, dạy học ở Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Về sau học thêm tốt nghiệp trung cấp kế hoạch (khoá 1965-1968), từ đó được chuyển về thị xã Hà Đông làm ở ủy ban kế hoạch tỉnh Hà Tây. Đã được thưởng:

- Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng ba- Kỷ niệm chương ngành kế hoạch và công đoàn tỉnh Hà Tây.

Vợ là Nguyễn Thị Thạnh công tác ở phòng lương thực huyện Phú Xuyên, về sau chuyển về phòng lương thực thị xã Hà Đông, nay đã nghỉ hưu. Ông bà có 3 con trai (đời 25):

1. Lê Thanh Hải, 1970, đang học tại chức Đại học kinh tế kế hoạch

2. Lê Nhất Sơn, 1972, bị bại liệt từ bé, nhưng đã phấn đấu rất cao, tốt nghiệp cấp3, học nghề sửa chữa điện tử và đã hành ng hề được nhiều năm nay, tự lo được đời sống của mình.

3. Lê Kinh Đông, 1974, hết lớp 12, học nghề Điêu khắc. Vợ là Vũ Thị Bích, cả hai vợ chồng làm dịch vụ bán hàng ở thị xã Hà Đông, đã có hai con (đời 26):

1. Con gái Lê Vũ Trà My, 19982- Con trai Lê Kinh Đô, 1999

Đời 22.3.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 58

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Kinh Trạm là con bà vợ thứ 2 của cụ Lê Kinh Hạp, bản tính hiền lành, thật thà nên được bà con hàng xóm quí mến, ông học nhiều nhưng không tham gia thi cữ chỉ ở nhà làm ruộng, làm vườn.

Ông mất ngày 6 tháng Giêng, mộ đặt ở Đồi Nương xóm Sâm , Sơn An. Sau được chuyển lên rú Tháp xây chung trong khu mộ Họ Lê Ngũ chi. Ông có 2 bà vợ:- Bà cả là con cụ cữ Huấn người họ Nguyễn Văn ở xóm Sắn, Sơn lễ. Bà

sinh được 5 con (đời 23):1- Lê Thị Giông.2- Lê Thị Niết.3- Lê Thị Khướu.4- Lê Thị Điu. 5. Lê kinh Sung.

- Bà vợ 2 ở xóm Tàng Sơn lễ, sinh được 1 con trai (đời 23):5- Lê Kinh Khiết.

Đời 23.1.Lê Thị Giông mất sớm khi chưa có gia đình.

đời 23.2.Lê Thị Niết tức là bà Nho Vịnh, chồng là Hà Học Tấn ở xóm

Giếng, Sơn Hòa, sinh được 2 con trai và 2 con gái:1- Hà Thị Nguyên lấy chồng người miền Nam là ông Đặng

Bằng, hiện hai ông bà đang nghỉ hưu tại Hà Nội.2- Hà Thị Chữ, chồng người miền Nam, hiện hai ông bà đang

nghỉ hưu tại Gia lai.3- Hà Trọng Bàng, giáo viên cấp 2 nghỉ hưu tại Gia Lai.4- Hà Trọng Đàn lấy vợ người Hoa kiều, hiện ở trong Nam.

Đời 23.3.Lê thị Khướu, chồng là ông giáo Bài ở Tứ Mỹ, Sơn Châu, sinh

được 3 con:1- Trần Thị Chanh, chồng là ông giáo Chữ quê ở Sơn Bình nên

hay gọi là bà giáo Chữ.2- Trần Thị Mỹ lấy ông Khoan quê Sơn Phúc.3- Trần Thị Liên, cán bộ nhà nước chết đột ngột tại Hà Nội,

chưa có chồng.Đời 23.4.

Lê Thị Điu, lấy ông giáo Du quê Sơn Châu, thường gọi là bà giáo Du, sinh được 1 con trai là Trần Thao, sau cả 2 mẹ con bị bệnh chết sớm.Đời 23.5.

Lê Kinh Sung, là con trai bà vợ cả của cụ Lê Kinh Trạm. Lúc nhỏ có theo học chữ Hán được mấy năm, sau chuyển sang học trường Pháp Việt đến lớp Nhất thì thôi học ở nhà làm ruộng, làm vườn. Ông có tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, bị bắt giam một thời gian ở huyện. Ông có 2 vợ:

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 59

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

- Bà vợ cả người họ Phạm ở Sơn Long là con ông cháu Tự, một gia đình giàu có, bà mất khi chưa có con.

- Bà vợ sau là Văn Thị Em con ông Văn Đình Hòa (thường gọi là ông Tổng Hòa), gia đình giàu có ở Tứ Mỹ Sơn Châu. Bà mất ngày 30 tháng 1, thọ 91 tuổi, ông mất ngày 17 tháng 9, thọ 53 tuổi, phần mộ hai ông bà đặt ở rú Bụt. Ông bà sinh được 8 con (đời 24):

1- Lê Kinh Bằng 1931.2- Lê Kinh Minh 1933.3- Lê Thị Nhự 1935.4- Lê Kinh Hiệu 1937.5- Lê Kinh Huyền 1943.6- Lê thị Thảo 1947.7- Lê Kinh Luân 1949.8- Lê Thị Nhỏ mất lúc mới 10 tuổi.

Đời 24.1.Lê Kinh Bằng,1931-1961, lúc nhỏ thường gọi là Bành, học lên

cấp 3 đi bộ đội lục quân chống Pháp 1949, làm sĩ quan cơ yếu. Bị chết đột ngột ngày 22-12-1961 (16 tháng 11) lúc 30 tuổi chưa có vợ, mộ đặt ở nghĩa trang Hà Tây. là liệt sĩ chống Pháp.Đời 24.2.

Lê Kinh Minh,1933-1971, trình độ văn hóa 7/10. Làm giáo viên cấp 1 từ 1959- 1964, tham gia quân đội từ 1964-1966 ở chiến trường Trung Lào, sau phục viên trở về tiếp tục dạy học. Mất tháng 2-1971 (17 tháng 1) do sốt rét ác tính, mộ đặt ở rú Bụt (cạnh mộ ông Sung).

Vợ là Nguyễn Thị Tư con ông Nguyễn Thuyết ở Tứ Mỹ, Sơn Châu, là giáo viên cấp 2, nay nghỉ hưu tại phường Bắc Hà thị xã Hà Tĩnh. Được thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng ba. Có 3 con (đời 25):

1- Lê Kinh Khôi 1965.2- Lê Thị Liên 1966.3- Lê Kinh Khoa 1971

Đời 25.1.Lê Kinh Khôi, sinh ngày 10 táng 2 năm 1965 tại Sơn an, đã tốt

nghiệp kỹ sư xây dựng nay công tác tại công ty xây dựng Hà Tĩnh.Đời 25.2.

Lê Thị Liên, sinh 20-2-1966, tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật xây dựng, chồng tên là Quang ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Đã có 1 con gái.Đời 25.3.

Lê Kinh Khoa, sinh ngày 7-3-1971, làm giáo viên cấp 1. Vợ là Nguyễn Thị Hà quê ở Thạch Hà công tác ở trường giáo dưỡng trẻ mồ côi. Đã có 1 con gái (đời 26):

Lê Thị Diệu Linh

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 60

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Đời 24.3.Lê Thị Nhự, 1935, làm ruộng. Chồng là Nguyễn Văn Trâm (con

ông Nguyễn Văn Phái) ở làng Choi, Sơn Hà, Hương Sơn. Bà sinh được 6 con:

1- Nguyễn Thị Nguyệt giáo viên cấp 1, chồng là thầy giáo Xanh quê ở Đức Thọ. Đã có 2 con gái và 1 con trai.

2- Nguyễn Thị Nga, ở nhà sản xuất đã có chồng và 3 con.3- Nguyễn Thị Vân lấy chồng về Đức Thọ có 2 con, làm ruộng.4- Nguyễn Thị Bé lấy chồng làm nông nghiệp.5- Nguyễn Văn Hùng lấy vợ ở xóm Cồn Sơn an.6- Nguyễn Văn Mạnh làm công nhân.

Đời 24.4.Lê Kinh Hiệu 1937, tốt nghiệp đại học nông nghiệp, công tác tại

ty nông nghiệp Nghệ An từ 1964-1982, sau chuyển về phòng nông nghiệp Hương Sơn, nghỉ hưu năm 1993. Đã được thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng ba.

Vợ là Nguyễn Thị Bình con ông Nguyễn Văn Kiêm ở xóm Nhà Hà, xã Thanh Xuân, Thanh Chương, Nghệ An, tốt nghiệp trung cấp thú y, công tác tại trạm thú y Hương Sơn. Có 3 con (đời 25):

1- Lê Kinh Hữu 19792- Lê Thị Hiền 1983. 3.Lê Kinh Hảo 1985

Đời 25.1. Lê Kinh Hữu sinh ngày 5 -10-1979, văn hóa 12/12, tốt nghiệp trung cấp xây dựng.

Đời 25.2.Lê Thị Hiền sinh 4-3-1983 đang đi học.

Đời 25.3.Lê Kinh Hảo sinh 15-3-1985 đang đi học.

Đời 24.5.Lê thị Nhỏ mất lúc 10 tuổi do bị bệnh.

Đời 24.6.Lê Kinh Huyền 1943, tốt nghiệp đại học xây dựng, nay đang là

giám đốc công ty xây dựng Hà Tĩnh.Vợ là Võ Thị Dần quê ở xã Nhân Sơn, Đô Lương, Nghệ An, tốt

nghiệp trung cấp tài chính, công tác tại xí nghiệp vôi Đò Diệm, nay đã nghỉ hưu. Có 4 con (đời 25):

1- Lê Kinh Thắng 1974.2- Lê Kinh Lợi 1976.3- Lê Thị Ngọc Tân 1981.4- Lê Kinh Hiệp 1983.

Đời 25.1.Lê Kinh Thắng 1974, đang học đại học xây dựng Hà Nội.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 61

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Đời 25.2.Lê Kinh Lợi (còn gọi Lê Viết Lợi) 1976, đang học ĐH kiến trúc

HN.

Đời 25.3.Lê Thị Ngọc Tân 1981, đang học đại học thương mại Hà Nội.

Đời 25.4.Lê Kinh Hiệp (còn có tên Lê Vinh Hiệp) 1983, đang học phổ

thông.

Đời 24.7.Lê Thị Thảo 1947, giáo viên cấp 1. Chồng trước là Phạm Đăng

Lưu quê ở Hàm Lại, Sơn Lễ bị chết năm 1987, sinh được 1 con gái mất lúc 12 tuổi và 1 con trai mất lúc 14 tuổi. Sau lấy chồng thứ 2 là Nguyễn Thắng ở Sơn Diệm, Hương Sơn không có con.

Đời 24.8.Lê Kinh Luân 1949, học xong 10/10 vào bộ đội ở chiến trường

miền Nam. Sau ra quân về làm ở công ty xây dựng Hà tĩnh. Đã nghỉ chế độ 1-77 tại quê Sơn An. Vợ là Nguyễn Thị Hải quê ở phường Bắc Hà thị xã Hà tĩnh, là giáo viên cấp 2. Có 4 con (đời 25):

1. Lê Kinh Sơn 2. Lê Kinh Tầi3. Lê Kinh Thành 4. Lê Thị Thuý Hằng.

Đời 25.1.Lê Kinh Sơn 1975, văn hóa cấp 2. Đã làm nghĩa vụ quân sự 3

năm, nay làm nghề may ở quê. Vợ là Nguyễn Thị Lê quê ở Sơn Tây, Hương Sơn. Đã có 1 con trai (đời 26): 1- Lê Kinh Sinh 1996

Đời 25.2.Lê Kinh Tài 1977, đã tốt nghiệp trường cao đẳng điện tử Đà

Nẵng, nay làm tại T/P Hồ Chí Minh.Đời 25.3.

Lê Kinh Thành 1982, đang học phổ thông ở quê.Đời 25.4.

Lê Thị Thuý Hằng 1987, đang học phổ thông.Đời 23.6.

Lê Kinh Khiết sinh năm 1900, là con trai thứ hai của cụ Lê Kinh Trạm do bà vợ hai sinh ra. Thuở nhỏ theo học chữ Hán mấy năm, sau chuyển sang học tiếng Pháp. Vốn có tư chất thông minh nên chỉ học 3 năm mà trình độ đã ngang lớp nhất bậc tiểu học. Nhờ có khả năng nên khi vào Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh) xin việc làm đã được các công sở cũng như tư thương nhận ngay. Nhưng do tính tình cương trực hay bênh vực kẻ

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 62

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

nghèo hèn, có cảm tình và giúp đỡ Cách mạng nên nhiều khi chủ không vừa lòng. Ông phải thôi việc. Ông sinh sống ở Sài Gòn từ 1927 đến năm 1947 đem theo gia đình về quê và tham gia một số công tác ở địa phương như công an xã, hội trưởng hội phụ huynh học sinh. Ông mất ngày 25 tháng 1 âm lịch (1958) tại nơi định cư mới là xã Thanh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An. Ông có hai vợ:- Bà vợ thứ nhất người họ Phan ở Bình Hòa (Sơn Hòa) sinh được 1 con

gái (đời 24) là:1- Lê Thị Hường

- Bà vợ hai sinh được 4 con (đời 24):2- Lê Kinh Đậu.3- Lê Thị Hiền Lương.4- Lê Thị Phương Thảo.5- Lê Kinh Dần.6- Lê Kinh Uyên 1954-1956

Đời 24.1.Lê Thị Hường 1928, làm nghề bán hàng ở Hợp tác xã mua bán

xã. Chồng là Đinh Nho Kính giáo viên ở Sơn Hòa, mất năm 1974. Nay bà Hường vào Bà Rịa-Vũng Tàu sống với con. Bà sinh được 2 con trai và 6 con gái.

Đời 24.2.Lê Kinh Đậu, 1943, tốt nghiệp trường đại học thương nghiệp, đại

học bách khoa, làm việc dân sự một thời gian rồi chuyển sang quân đội hàm thượng tá công tác ở bộ quốc phòng. Hiện nay ông là phó chủ tịch Hội cựu chiến binh quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đã được thưởng:- Huân chương chiến công hạng nhì.- 1 huân chương chống Mỹ cứu nước hạng ba,- 3 huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba.

Vợ là Nguyễn Thị Nuôi quê ở Bùi Xá, Đức Thọ, Hà Tĩnh tốt nghiệp quân y sĩ, công tác ở bệnh viện quân y 103.

Cả hai vợ chồng đã nghỉ hưu tại phường Thanh Xuân Bắc , quận Thanh Xuân Hà Nội. Có 3 con (đời 25):

1- Lê Kinh Bình 1971.2- Lê Thị An1974, dược sĩ trung cấp.3- Lê Thị Dung 1982 đang đi học.

Đời 25.1.Lê Kinh Bình 1971, bộ đội học viện chính trị bộ quốc phòng. Vợ

là Bùi Kim Dung sinh năm 1972, quê ở Quỳnh Phụ, Thái Bình, nay là cán bộ chi cục thuế huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Đã có 1 con gái (đời 26):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 63

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Hương Quỳnh sinh tháng 11-2000Đời 24.2.

Lê Thị Hiền Lương, 1944, là thanh niên xung phong thời chống Mỹ. Sau chuyển ngành làm nhân viên hành chính quản trị tại trường đại học Giao thông vận tải, đã nghỉ hưu và mất tại Hà nội.

Chồng là Lê Thứ, cán bộ miền Nam tập kết làm chuyên viên thiết kế bộ giao thông vận tải đã nghỉ hưu. Hiện đang cư trú tại 212 nhà K2 tập thể Thành công Hà Nội. Có 2 con:

1- Lê Thị Thu 1974.2- Lê Lâm 1977.

Đời 24.4.Lê Thị Phương Thảo, giáo viên phổ thông ở Thanh Chương.

Chồng là Phạm Đức Nga, giáo viên phổ thông cơ sở. Đã có 2 con:1- Phạm Đức Hùng.2- Phạm Đức Hào.

Đời 24.5.Lê Kinh Dần, có hai vợ, vợ đầu là Nguyễn Thị Tài sinh được 1

con gái (đời 25):1- Lê Thị Vân

Vợ thứ 2 là Bùi Thị Hòa sinh được 3 con (đời 25):2. Lê Thị Biên 1982, làm tại Hà Nội. 3. Lê Kinh Thùy 1984. 4.Lê Kinh Thí 1986.Đời 22.4.

Lê Kinh Động tức ấm Động, học nhiều chữ Hán nhưng không đỗ đạt gì. Trong thời thuộc Pháp vào Nam làm lương y. Ông có ba bà vợ:- Bà thứ 1: lấy lúc còn ở quê là người thuộc họ Lê Hữu ở làng Bình Hòa

nay là Sơn Hòa, bà này là em cụ cữ Dư, mất sớm không có con.- Bà thứ 2: là người Đức Thọ, sinh được 1 con gái là Lê Thị Hoá. Bà Hóa

lấy chồng là ông Nho Lương con nhà giàu có ở Thanh Lâm, Thanh Chương, có đông con cháu đều đã trưởng thành.

- Bà thứ 3: Sau khi vào Nam ông lấy bà vợ thứ 3 quê ở Rạch Giá, có 1 con gái.

Đời 22.5.Lê Kinh Bối, tức là ông ấm Bối, học hành thông minh, ham chơi

bời, tính tình rộng rãi. Vợ là Phạm Thị Hồng con cụ Thông Cường cùng thôn. Bà sinh được 1 con trai là Lê Kinh Nhiệm mất sớm.và 1 con gái là Lê Thị Sâm.

Bà Sâm lấy chồng là Đinh Nho Hân con bà Hàn Nhượng ở Sơn Hòa, sinh được 1 con trai là Đinh Nho Quỳnh nay là giáo viên ở Nghệ Tĩnh.Đời 22.6.

Lê Kinh Chiểu (là em bà Lê Thị Thiệp thường gọi là bà Trợ Ba đã nói ở trên). Lê Kinh Chiểu là ấm sinh, học giỏi thi đậu vào Quốc tử giám.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 64

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Sau khi tốt nghiệp được bổ làm thông lại ở huyện Tương Dương, bị bệnh rồi mất, an táng tại quê, kỵ ngày 24/2 âm lịch. Chưa rõ vợ ông nhưng ông sinh được 1 con trai là Lê Kinh Lãm chỉ đươc vài năm cũng mất nốt.

Đời 21.2.Lê Kinh Tuấn còn có tên là Pháp, con đẻ của bà vợ thứ 4 của

ông Lê Kinh Tế. Ông học hành thi cữ thành đạt được bổ nhiệm làm quan ở Huế đến hàm Hàn lâm kiểm thảo. Ông mất tại Huế vào ngày 3 tháng 7, hài cốt đã được đưa về quê, phần mộ đặt ở Cồn Choóc, thuộc xã Sơn An ngày nay.

Vợ cả thường gọi là Cố Hàn, người làng Tùng ảnh, Đức Thọ, sinh được 4 người con gái (đời 22), kỵ ngày 1 tháng 5.

Vợ thứ là Bùi Thị Cúc người Phong Châu, Đức Thọ, mất ngày 11/ 11/ 1963, phần mộ ở Rú Bụt, Sơn An, bà sinh được 1 con trai là Lê Kinh Phố (đời 22)Đời 22.1.

Bà Lê Thị Bá, lấy chồng là Hà Học Mân, người xã Sơn Hoà, Hương Sơn. có 2 người con: Hà học Mận, có 2 con đều là giáo viên là Hà Học Tài và Hà Thị Đào; con thứ 2 là Hà Học Ngự, sinh được 5 con là Hà Học Ngô tiến sĩ nông học, Hà học Hợi phó ban văn hoá tư tưởng trung ương, Hà Thị Sen lấy chồng về thị xã Hà Tĩnh, Hà Học Canh, Hà học Dụ.Đời 22.2.

Lê Thị Mơi (theo tên chồng), lấy chồng người họ Phan, thường gọi Lý Mơi ở Thanh Lâm, Thanh Chương, nghệ An. Có con trai là PhanThái Thụ hoạt động cách mạng năm 1930 - 1931, đã quá cố, có 2 con gái là Phan Thị Toàn lấy chồng về Sơn Tiến, Hương Sơn và Phan Thị Bát lấy chồng cùng quê.Đời 22.3.

Bà Lê Thị Thọ (gọi theo tên chồng) lấy chồng về thôn Hàm Lại, xã Sơn Lễ, Hương Sơn, thường gọi là ông Nho Thọ, em ruột bà Bá ích. Ông bà có 5 con: Nguyễn Văn Phấn đã quá cố, Nguyễn Văn Tính đã quá cố, Nguyễn Thị Tuý (tức Kiêm) lấy chồng về Sơn Tiến, Nguyễn Văn Đốc cán bộ thú y ở xã, Nguyễn Văn Hoàng tức Trụt làm ruộng.Đời 22.4.

Bà Lê Thị Đờn, lấy chồng người họ Tống ở Văn Giang, Sơn Thịnh, thường gọi ông Hương Đờn. Ông bà có 2 con: Tống Thị Toàn (o Ký Lục) nay vào Nam ở với con, Tồng Trần Viện (Vện) giáo viên dạy học và sinh sống ở tỉnh Hải Dương.đời 22.5.

Lê Kinh Phố, sinh 1893 mất 1948 ngày 21 tháng 10 Âm lịch, phần mộ ở rú Bụt. Vào những năm 1930 ông hoạt động trong phong trào Xô Viết

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 65

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Nghệ Tĩnh, năm 1931 làm huyện ủy viên lâm thời, bí thư chi bộ Đảng xã Xuân Trì là chi bộ đầu tiên ở Tổng An ấp, ông bị Pháp bắt giam 2 lần. Tổng khởi nghĩa ông làm bí thư chấp uỷ Việt Minh ở xã An Lễ.

Ông lấy vợ là bà Đặng Thị Mợi quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, Thanh Chương, Nghệ An. Bà sinh năm 1900 mất 1948 ngày 6/11, phần mộ ở rú Bụt. Bà là con ông Đốc Nhẫn, em ruột nhà văn Đặng Thai Mai, dòng dõi cách mạng và khoa cữ, nên bà sớm giác ngộ cách mạng, tiếp nhận phong trào Xô Viết, tham gia hoạt động từ tiền khởi nghĩa, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám thàmh công bà là hội trưởng phụ nữ xã Xuân Triều, Thanh Chương cho đến lúc qua đời.

Ông bà sinh được 6 con 3 trai và 3 gái (đời 23):.1. Lê Thị Cúc 2. Lê Thị Vinh 3. Lê Thị Tuyết4. Lê Kinh Tào 5. Lê Kinh Thu 6. Lê Kinh Mạn

Đời 23.1.Lê Thị cúc, sinh năm1924, lấy chồng là Phan Thái Diện, quê

Thanh Lâm, Thanh Chương. Hai ông bà đều là Đảng viên cộng sản, hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, sinh được 4 con: Phan Thị Bé mất lúc 16 tuổi, Phan Thái Diệm kỹ sư xây dựng ở công ty xây dựng Đà nẵng, Phan Thái Hoà công nhân viên ở Bà Rịa Vũng tàu, Phan thị Thuỷ lấy chồng về Sơn Tiến.Đời 23.2.

Lê Thị Vinh, sinh năm 1927, lấy chồng là Nguyễn Khắc Nhơn, quê ở Đồng Vực, Sơn Hoà nay cư trú ở Sơn Tây, Hương Sơn, là thiếu tá quân đội nghỉ hưu. Ông bà sinh được 1 con trai là Nguyễn Khắc Bình, đại uý quân đội nghỉ hưu. Ông có 3 cháu nội đều là trai: Nguyễn Khắc Long đang học Đai học sư phạm, Nguyễn Khắc Xuân đang học Trung học, Nguyễn Khắc Biên đang học trung học cơ sở.Đời 23.3.

Lê Thị Tuyết, mất lúc 18 tuổi ngày 20/6, mộ ở rú Tháp, Sơn An.

Đời 23.4.Lê Kinh Tào, sinh ngày 3 tháng 3 năm 1933, Trung tá quân đội

nghỉ hưu ở quê, là Đảng viên cộng sản, tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã được khen thưởng:

- Huân chương quân công hạng ba- Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng ba.- Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba.- Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất.- Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.- Huy hiệu quân kỳ quyết thắng.- Huy hiệu chiến sĩ quyết thắng

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 66

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

- Huy chương cựu chiến binh Việt Nam.Khi về nghỉ hưu tại quê nhà, ông Tào đã tích cự tham gia xây dựng

quê hương và gia tộc. Ông đã làm Bí thư Đảng uỷ xã Sơn An hai khoá, được Đảng bộ và nhân dân tín nhiệm; ông đã có công lớn trong việc xây dựng nhà thờ Họ và khu lưu niệm nhà thờ cũ, được bà con trong họ tin yêu, mến phục. ông là người hoàn thành tốt đẹp trách nhiệm trưởng ban tộc biểu của họ Lê năm chi.

Vợ là Phan Thị Nhung con ông Thông Hào người cùng quê.Ông bà sinh được 4 con gồm 2 trai và 2 gái (đời 24):

1- Lê Kinh Tùng, 19642- Lê Thị Thuần, 19683- Lê Thị Thơm, 1972 4.Lê Kinh Thảo, 1976

Đời 24.1.Lê Kinh Tùng, sinh ngày 5/9/1964, tốt nghiệp phổ thông trung

học , gia nhập quân đội 1983. Tốt nghiệp trường kỹ thuật thông tin. Là Đảng viên cộng sản, đang công tác tại công ty xây dựng số I Hà Tĩnh, đang học đại học hàm thụ kế toán tại Hà Tĩnh.

Lấy vợ là Hoàng Thị Thuỷ quê ở Hà Tĩnh, đã có 2 con 1 gái và 1 trai (đời 25):

1- Lê Thị Thuý, 19942- Lê Kinh Hùng, 1998

Đời 24.2.Lê Thị Thuần, sinh 1969, tốt nghiệp trung học cơ sở, làm ruộng,

chồng là Trần Quyền Đảng viên cộng sản, tham gia quân đội, quê ở Sơn Thịnh, đã có 3 con:

1- Trần Thị Phương 1990,2- Trần Hoàng 1993,3- Trần Thị Anh 1996

Đời 24.3.Lê Thị Thơm, sinh 1972, tốt nghiệp PTTH, lấy chồng là Nguyễn

Phong Nhã (con O Thân cháu ngoại bà Hán Đàn), nay di cư vào thị trấn Chơn Thành, Bình Long, Bình phước, đã có 3 con là:

1- Nguyễn Thị Mai Hoa 19932- Nguyễn Phong Trà 1998 (con trai).3- Nguyễn Thanh Phương 2000

Đời 24.4:Lê Kinh Thảo,1976, tốt nghiệp THCS, nay là thợ điện ở huyện

Long Khánh, Đồng Nai.

Đời 23.5.Lê Kinh Thu, 1936, trình độ văn hoá 10/10, Đảng viên cộng sản,

vào bộ đội 1959, đến năm 1964 chuyển ngành sang thương nghiệp Hải

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 67

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Phòng, năm 1972 tái ngũ vào Nam chiến đấu, sau ngày miền Nam giải phóng lại làm thương nghiệp ở tỉnh Cữu Long, là phó phòng tổ chức. Ông được khen thưởng:

- Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất.- Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất.

Nay đã nghỉ hưu tại quê nhà. Vợ là Nguyễn Thị Quế con ông Thường Vinh người cùng xã, sinh được 2 trai và 1gái (đời 24):

1- Lê Kinh Dũng 19662- Lê thị Lân 1970 3. Lê Kinh Tuân 1978

Đời 24.1.Lê Kinh Dũng, tốt nghiệp PTTH năm 1978, vào bộ đội và xuất ngũ

1982. Vợ là Nguyễn Thị Lý con ông Mai người cùng xã, đã có 2 con trai và 1 con gái (đời 25):

1- Lê Thị Nga 19952- Lê Kinh Đức 19973- Lê Kinh Tiệp 1999

Đời 24.2.Lê thị Lân, tốt nghiệp THCS, chồng là Nguyễn Quang Toàn con

ông Nguyễn Quang Dỵ ở xã Sơn Lễ, có 3 con: Nguyễn Thị Trang 1991, Nguyễn Thị Hương 1993, Nguyễn Quang Hảo 1997.Đời 24.3.

Lê Kinh Tuân, làm ruộng ở quê với cha mẹ.Đời 23.6.

Lê Kinh Mạn, 1939, văn hoá 10/10 là con thứ 6 của ông Lê Kinh Phố. Năm 1960 đi làm công nhân ở lâm trường Sơn Tây, là trưởng phòng cung tiêu đã nghỉ hưu năm 1992. Nay cư trú tại thị trấn Sơn Tây, Hương Sơn. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai.

Vợ là Phạm Thị Hưởng con ông Quản Tam ở cùng quê Sơn An, công nhân lâm trường đã nghỉ hưu.

Có 1 trai và 2 gái (đời 24);1- Lê Thị Thuỷ 19682- Lê Kim Sơn 1970 3. Lê Thị Hải 1972

Đời 24.1.Lê Thị Thủy, tốt nghiệp PTTH, năm1986 đi công nhân quốc

phòng, học trường tài chính quân đội. Chồng là Trần Huy Tùng quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh, công tác tại công ty điện lực Hà Tĩnh.

Hiện cư trú tại phường Nam Hà, thị xã Hà Tĩnh, có 1 con trai và 1 con gái : Trần Thị Thuỳ Linh, Trần Huy Thông.Đời 24.2.

Lê Kinh Sơn, 1970, tốt nghiệp PTTH, tốt nghiệp cao đẳng thuỷ sản, nay làm công nhân xây dựng ở thị xã Hà Tĩnh. Vợ là Trương Thị Hà,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 68

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

giáo viên tiểu học, nay cư trú tại phường Bắc Hà, thị xã Hà Tĩnh. Đã sinh 1 con gái (đời 25):

1- Lê Thị Hà Giang, 1999Đời 24.3.

Lê Thị Hải, 1972, tốt nghiệp PTTH, chồng là Nguyễn Tiến Tân, quê ở Kim Bình,xã Sơn Tây, nay định cư tại thị trấn Sơn Tây, Hương Sơn làm nghề buôn bán nhỏ. Đã sinh 1 con trai: Nguyễn Tiến Tuấn, 1997 và 1 con gái: Nguyễn Thị Hằng 2000Đời 21.3.

Lê Kinh Thiệp, tức ấm Nguyện, có 3 con trai và 1 con gái (đời 22):

1- Lê Kinh Thấu (có 3 con trai và 2 con gái).2- Lê Kinh Liêm (có 2 con gái là bà Giai và bà Sơn).3- Lê Kinh Tảng (có 2 con trai).4- Bà con gái chưa rõ

đời 22.1.Lê Kinh Thấu, còn có tên Lê Bá Thuần, làm hương sư trường

làng, hàm Cữu phẩm nên thường gọi Cữu Thấu. Có 3 con trai và 2 con gái (đời 23):

1- Lê Kinh Lan, 2. Lê Kinh Tịnh,2- Lê Kinh Hoài 3. Lê Thị Bằng, 5. Lê Thị Thước.

đời 23.1.Lê Kinh Lan, giỏi chữ Hán, làm học sĩ cho huyện Tương Dương,

Nghệ An, rồi định cư ở đó. Sinh được 2 con gái nhưng chưa rõ tình hình.đời 23.2.

Lê Kinh Tịnh, làm thợ may ở quê. Có hai con gái (đời 24):đời 24.1.

Lê Thị Soa, chồng là Lương Văn Hân quê Sơn Mỹ, giáo viên cấp 3, có 6 con (3 trai và 3 gái):

1- Lương Văn Hải 2- Lương Văn Nam3- Lương Văn Bình 4- Lương Thị Vân5- Lương Thị Hà 6- Lương Thị Anh.

đời 24.2.Con gái thứ 2 là Lê Thị Hòe mất khi còn nhỏ.

đời 23.3.Lê Kinh Hoài, vợ thường gọi là bà Hoài, quê Sơn Hòa, có 3 con

gái và 1 con trai (đời 24):1- Lê Kinh Hà 2. Lê Thị Hồng 3. Lê Thị Vân

4. Lê Thị Liênđời 24.1.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 69

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Kinh Hà, 1939, giáo viên cấp 2 đã nghỉ hưu, nay là Bí thư Đảng ủy xã. Vợ là Hà Thị Sen, quê Sơn Thịnh, là giáo viên cấp 2 đã về hưu. Hiện ở xã Gia Kiệm, Thống Nhất, Đồng Nai. Có các con (đời 25):

1- Lê Thị Hợi, ĐH sư phạm2- Lê Thị Hoa, ĐH ngoại ngữ3- Lê Thị Thanh, ĐH ngoại thương4- Lê Thị Phúc, ĐH sư phạm.

đời 24.2.Lê Thị Hồng, 1943, chồng là Lê Văn Nghị, quê Sơn Bằng, có các

con:1- Lê Thị Thuần, lấy chồng cùng quê sinh được hai con trai2- Lê Thị Thủy, giáo viên phổ thông ở Biên Hòa, Đồng Nai.3- Lê Văn Hoàng, làm ruộng ở quê,4- Lê Văn Hiệp, đang học cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh.

đời 24.3.Lê Thị Vân, 1947, giáo viên phổ thông. Chồng là Nguyễn Ngân,

quê Sơn Thịnh, cán bộ kỹ thuật ngành đường sắt. Có hai con:1- Nguyễn Văn Mạnh, đang học ĐH xây dựng,2- Nguyễn Thị Mai, đang học THPT.

đời 24.4.Lê Thị Liên, cán bộ tài chính ở TP HCM, mất 26/6/1993. Chồng là

Lưu Văn Thông, cán bộ tài chính ở TP HCM. Có 1 con trai là: Lưu Văn Thái

đời 23.4.Lê Thị Bằng, chồng là Đinh Phùng Trạch, quê Sơn Hòa, có các

con:1- Đinh Phùng Yêm, bác sĩ ở Hải Phòng,2- Đinh Phùng Hòe, 3- Đinh Thị San,4- Đinh Thị Hương, 5- Đinh Thị Tuyết.

đời 23.5.Lê Thị Thước. Chồng là Bùi Quát (con ông Bùi Đạt) ở Sơn Lễ (là

cháu ngoại ông Lê Khánh Giản). Có các con:1- Bùi Thị Hương 2- Bùi Thi Phương3- Bùi Văn nguyện 4- Bùi Thị Liên 5. Bùi Văn

Âu.đời 22.2.

Lê Kinh Liêm, thuở nhỏ học giỏi nổi tiếng, thời bấy giờ người đời thán phục 4 thần đồng họ Lê là: Lam, Liêm, Cồ, Hoạt. Nhưng đi thi lại không đậu, sau ông làm giáo viên trường Tổng và dạy tư. Bà giáo Liêm là

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 70

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

người Xa Lang (Sơn Tân) là em ruột ông Tú Nguyễn Đình Kiên (nhà Cách mạng tiền bối).

Ông bà có 2 con gái (đời 23): Lê Thị Xoan và Lê Thị Huệđời 23.1. Lê Thị Xoan, chồng là Hồ Khắc Giai, giáo học quê Sơn Bằng. Có 3 con trai và 1 con gái:

1- Hồ Khắc Thiệu, cán bộ giảng dạy ĐH bách khoa (có 3 con)2- Hồ Thị Huế, chồng là Đào Thiều quê Sơn Bằng (có 3 con)3- Hồ Khắc Tín, dạy ĐH nông nghiệp (có 2 con gái)4- Hồ Khắc Đức, có 1 con trai.

đời 23.2.Lê Thị Huệ, cán bộ phụ nữ huyên Hương Sơn, chồng là Phạm

Sơn, cùng quê, là liệt sĩ chống Pháp. có con là:1- Phạm Việt, cán bộ huyện Hương Sơn đã về hưu, vợ là Đậu

Thị Tích, có 4 con (2 trai và 2 gái).2- Phạm Thị Nam, chồng là Tô Việt, có 1 con gái.3- Phạm Trang, có 2 con, hiện ở Đồng nai.

đời 22.3.Lê Kinh Tảng, vợ là bà E, có hai con trai (đời 23):

1- Lê Kinh Nại, hay gọi là Nậy, mất sớm vì có bệnh kinh niên,2- Lê Kinh Dịnh.

đời 23.2.Lê Kinh Dịnh, làm ruộng ở quê, mất ngày 20/10 (1972) thọ 68

tuổi.- Bà vợ cả là bà Dịnh, quê Sơn Thịnh, sinh 1 con gái (đời 24):

1- Lê Thị Nhuỵ- Bà vợ 2 là bà Hóa, sinh được 2 gái và 1 trai (đời 24):

2- Lê Thị Sâm3- Lê Thị Trầm4- Lê Kinh Tiến

đời 24.1.Lê Thị Nhụy, chồng là Lê Xuân Hân, quê Sơn Lễ làm lâm nghiệp

đã về hưu. Có các con:1- Lê Thị Thuần 2- Lê Xuân Hòa3- Lê Thị Huệ 4- Lê Xuân Duệ

đời 24.2.

Lê Thị Sâm, giáo viên phổ thông. Chồng là Lê Minh Truyện, làm ở nhà máy gạch Cẩm Xuyên. Có các con:

1- Lê Minh Dũng, Đại học.2- Lê Thị Thành, Cao đẳng dược.3- Lê Thị Khanh.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 71

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đời 24.3.Lê Thị Trầm, làm ruộng. Chồng là Nguyễn Đình Ngọc, làm ruộng,

quê Nghĩa Đàn. Có các con:1- Nguyễn Đình Mạnh,2- Nguyễn Thị Loan.

đời 24.4.Lê Kinh Tiến, sinh 1960, văn hóa lớp 10/10. Làm ruộng ở quê. Vợ

là Đậu Thị Thanh. Có 5 con (đời 25):1- Lê Thị Thắm, 1982, chồng là Lê Văn Hùng cùng quê, làm ruộng.2- Lê Kinh Toàn 1986,3- Lê Thị Tuấn 1988,4- Lê Kinh Tú 1990,5- Lê Thị Oanh 1993.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 72

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

chi thứ 2chi Lê Sĩ

(thuộc dòng Lê Sĩ Bưu)Đờì 20.2.

Lê sĩ Bưu còn có tên Lê Doạn Bưu, tên tục là Thôi, con thứ 2 của ông Lê Doạn Lệ.

Vợ là Thị Nguyên ở Văn Giang và ở rể tại đó, nay là xã Sơn Thịnh, sau con cháu lại trở về cư trú tại Sơn An. Có 2 con trai và 3 con gái (đời 21):

1- Lê Sĩ Thái.2- Lê Sĩ Vệ.3- Bà con gái đầu gả cho người họTống Trần ở Văn

giang Sơn thịnh sinh ra Tống Trần Tạo làm tri huyện.4- Bà con gái thứ 2 và thứ 3 phả cũ không chép nên

không rõ.Đời 21.1.

Lê Sĩ Thái trong phả cũ không ghi rõ về vợ, chỉ biết ông có 1 con trai (đời 22) là:

Lê Sĩ Vân.Đời 22.

Lê Sĩ Vân, tục gọi Bá hộ Vân, nhà khá giả. Vợ là bà Phố sinh được 1 con trai (đời 23) là Lê Sĩ Viên, sau khi ông Vân mất bà Phố lại lấy chồng khác ở Sơn Thịnh sinh ra 3 con trai và 3 con gái, trong đó có một bà lấy ông Lê Khánh Phùng và sinh được 1 bà con gái là Lê Thị Nga (tức là bà Miễn Huỳnh), bà này lấy ông Nguyễn Khắc Huỳnh người Sơn Hoà. Còn một bà (con bà Phố) lấy ông Lê Sĩ Tương.Đời 23

Lê Sĩ Viên, tục gọi Viên Vân được phong Viên tử, phả cũ không ghi về vợ, có ghi ông sinh 2 con trai và 3 con gái (đời 24):

1- Lê Thị Hương. 2. Lê thị Lượng.2- Lê Thị Em 3. Lê Sĩ Hoà. 4. Lê Sĩ

Giá.Đời 24.1.

Lê Thị Hương, chồng là Trần Kỳ ở xóm Cồn, làm hương kiểm. Có 4 con: Trần Duy Khôi, Trần Thị Hường, Trần Duy Hồ, Trần Thị Lan.đời 24.2.

Lê Thị Lượng, lấy chồng quê ở Thanh Chương, có các con: bà Huệ, bà Chương, bà Luyến, ông Thắngđời 24.3.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 73

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Thị Em chồng là ông Đinh Trọng ở xóm Nậy xã Sơn An. Có 1 con gái và 3 con trai: Đinh Văn Tiêu công tác ngành ngoại thương tại Vinh, Nghệ An đã nghỉ hưu, Đinh Thị Oanh làm thư viện ở trường THPT Lê Hữu Trác Sơn Hòa, Đinh Tao làm ruộng, Đinh Hữu Kháng kỹ sư công tác tại Tổng công ty dầu khí Việt Nam (Hà Nội).Đời 24.3.

Lê Sĩ Hoà, mất sớm không có con.

Đời 24.4.

Lê Sĩ Giá, 1912 - 1963, vợ người họ Nguyễn con cố Nhuyên người cùng xã. Ông bà có 1 con trai và 2 con gái (đời 25):

1. Lê Thị Vịnh 1942.2. Lê Sĩ Thiệu 1944 3. Lê Thị Hoè 1952

Đời 25.1.Lê Thị Vịnh, tốt nghiệp Đại học dược Hà Nội. Chồng là Lê Đình

Thiền bác sĩ y khoa, con ông Cu Hy người cùng xã. Sinh được 1 con là Lê Thống Nhất 1976, tốt nghiệp đại học Luật đang công tác tại Hà Nội.Đời 25.2.

Lê Sĩ Thiệu, trước là cán bộ cơ khí thuỷ lợi nay đã nghỉ chế độ về quê tham gia hoạt động ở địa phương. Vợ là Nguyễn Thị Quy ở cùng quê. Có 2 con trai (đời 26):

1- Lê Sĩ Tuấn 1971.2- Lê Sĩ Thanh 1986.

đời 26.1.Lê Sĩ Tuấn sinh 1971, tốt nghiệp cấp 3, tốt nghiệp trung cấp cơ

khí ở Huế, công tác ở nhà máy ô tô Thống Nhất (Huế), vợ là Trần Thị Hiền quể Huế, đã có 1 con (đời 27):

Lê Thị Huyền TrangĐời 25.3.

Lê Thị Hoè, tốt nghiệp văn hoá cấp 3, nay là giáo viên tiểu học, hiệu trưởng trường tiểu học Sơn an. Chồng là Đinh Nho Cận quê ở Sơn Hoà, giáo viên tiểu học có 1 con là Đinh Nho Đạt 1986, đang học phổ thông.

Đời 21.2.Lê Sĩ Vệ, tên tục Quyện, là người học hành thông minh. Vợ

không được ghi rõ. Có 3 con trai (đời 22):1- Lê Sĩ Tâm.2- Lê Sĩ Trưng. 3. Lê Sĩ Dương.

Đời 22.1Lê Sĩ Tâm. Vợ không rõ. Có 1 con gái và 1 con trai (đời 23):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 74

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Thị Minh2- Lê Sĩ Mân di cư ra Nghệ An.

Đời 23.1.Lê Thị Minh, lấy chồng họ Đinh ở Sơn An, sinh được 2 con gái và

1 con trai: Đinh Thị Hoàn lấy chồng họ Phan ở Sơn An, Đinh Thị Thiện lấy chồng về Sơn Hàm, Đinh Văn Cánh 1915 - 1987.Đời 23.2

Lê Sĩ Mân di cư ra Nghệ An nên không rõ.Đời 22.2.

Lê Sĩ Trưng, là con thứ 2 của ông Lê Sĩ Vệ, đậu tú tài, được phong là Hàn lâm đãi chiếu nên thường gọi là ông Hàn Trưng, mất ngày21 tháng 2 Âm lịch.Ông có 3 vợ:

7- Bà cả người họ Nguyễn ở xứ Hoành Sơn nay là Nam Hoành, Nam Đàn, Nghệ An, mất ngày 10 tháng chạp.

8- Bà 2 người họ Bùi ở xứ Điền Lao Thanh Chương, mất ngày 6 tháng 3.

9- Bà 3 là em ruột bà cả, mất ngày 10 tháng giêng.Phần mộ của 4 ông bà đều đặt ở rú Tháp, Sơn An.

Các con ông Lê Sĩ Trưng (đời 23):Bà cả sinh được 1 con gái và 2 con trai:

1- Lê Thị Hương.2- Lê Sĩ Khanh.3- Lê Sĩ Tương

Bà 2 không có conBà 3 sinh được 3 con:

4- Lê Thị Ty.5- Lê Sĩ Luyện.6- Lê Sĩ Các.

Đời 23.1.Lê Thị Hương 1891-1978, chồng là Nguyễn Hữu Trình người Sơn

Lễ, có 2 con trai và 1 con gái: con gái mất lúc 15 tuổi, Nguyễn Hữu Xự 1918 được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II, Nguyễn Hữu Từ 1930 được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III.Đời 23.2.

Lê Sĩ Khanh 1893-1929, vợ là Đinh Thị Tời quê Sơn An sinh đông con nhưng chết lúc còn nhỏ chỉ còn 1 con trai là Lê Sĩ Cầu (đời 24).Đời 24.1.

Lê Sĩ Cầu 1917-1988, làm ruộng ở Sơn An, Đảng viên cộng sản. Vợ là Lê Thị Mặc 1918 con cố Hường ở xóm Quán, Sơn An sinh được 3 gái và 1 trai (đời 25):

1- Lê Thị Vịnh 1948.2- Lê Thị Hoa 1951.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 75

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

3- Lê Sĩ Hiệp 1955.4- Lê Thị Thước 1958.

Đời 25.1.Lê Thị Vịnh lấy chồng là Phan Xuân Tuất quê Sơn Tây, đã có 5

con: Phan Xuân Mạnh 1967, Phan x Tường 1969, Phan Thị Vân 1971, Phan Xuân Thuật 1973, Phan Thị Nga 1975.đời 25.2.

Lê Thị Hoa, chồng là Nguyễn ý quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Có 5 con: Nguyễn Thị Nhâm 1980, Nguyễn Văn Lý 1982, Nguyễn Văn Sơn 1986, nguyễn Văn Hương 1985, Nguyễn Thị Thơm 1988.Đời 25.3.

Lê Sĩ Hiệp, trình độ văn hoá THCS, đi bộ đội quân hàm đại uý, Đảng viên cộng sản, đã được khen thưởng:

- Huân chương chiến sĩ vẻ vang- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III- Huân chương Ăng co do Căm pu chia tặng.

Vợ là Phan Thị Quế quê chưa rõ. Đã sinh 2 con trai và 3 con gái:1- Lê Thị Phượng 1986.2- Lê Thị Hoàng 1988.3- Lê Sĩ Cường 1990.4- Lê Sĩ Sáng 1993.5- Lê Thị Giang 1997.

Lê Sĩ Hiệp bị mất do tai nạn năm 1997.

Đời 25.4.Lê Thị Thước, văn hóa cấp 2, chồng là Nguyễn Cương quê Sơn

An, có 3 con: Nguyễn Lương, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Nhâm.đời 23.3.

Lê Sĩ Tương 1895-1944, mất ngày 12/9 âm lịch, làm nghề cắt thuốc bắc và dạy chữ Hán. Vợ là Nguyễn Thị Hường quê Sơn Thịnh, sinh được 8 con (đời 24) trong đó có 3 người mất lúc còn nhỏ là Lê sĩ Thuỳ, Lê Thị Tư và Lê Thị Như, những người còn lại là:

1- Lê Sĩ Kiêm 1920. 2. Lê Sĩ Giáp 1923.3. Lê Thị Len 1930. 4. Lê Sĩ Vành 1937.5. Lê Sĩ Kiễu 1939.

Đời 24.1.Lê Sĩ Kiêm 1920-1993, dạy học trường tư. Vợ là Nguyễn Thị Năm

quê Sơn Tiến, có 2 con gái và 1 con trai (đời 25):1- Lê Thị Xuân 1947-1954.2- Lê Sĩ Hương 1949.3- Lê Thị Thanh 1951.

Đời 25.2.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 76

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Sĩ Hương, văn hoá THCS, vợ là Nguyễn Thị Thanh quê ở Sơn Tây, Hương Sơn. Hai vợ chồng đều làm ruộng. Có 4 con gái và 2 con trai (đời 26):

1. Lê Sĩ Đàm 1974. 2. Lê Thị Thắm 1976. 3. Lê Thị Thuỷ 1979.3. Lê Thị Ngân 1981. 5. Lê Sĩ Hà 1973. 6. Lê Sĩ Hạnh 1975.

Đời 25.3.Lê Thị Thanh 1951, văn hoá THCS. Chồng là Nguyễn Hồng người

Nghi Xuân làm công nhân cư trú tại Sơn Tây, có 3 con gái và 1 con trai: Nguyễn Thị Huyền 1976, Nguyễn Thị Hiền 1976 học 9/12, Nguyễn Văn Hoà 1983 học 9/12, Nguyễn Thị Thuận 1986 đang học THCS.đời 24.2.

Lê Sĩ Giáp 1923, văn hoá 10/10, vào bộ đội 1947 nghỉ hưu 1978, quân hàm thiếu tá, đảng viên cộng sản. Đã được khen thưởng:

- Huy chương chống Pháp hạng nhất,- Huân chương chiến công hạng nhì,- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất,- Huân chương chiến sĩ vẻ vang,- Huân chương Ăng co nước bạn tặng.Ông mất ngày 1 tháng 4 năm Canh Thìn tại quân y viện 4 thành phố

Vinh, có hai vợ:- Bà cả là Bùi Thị Diu ( 1920-1978) sinh được 1 con trai (đời 25)là:

Lê Sĩ Sinh- Bà kế là Nguyễn Thị Liên 1933 quê Sơn Lễ không có con.

Đời 25.1.Lê Sĩ Sinh 1955, Văn hoá THPT, trung cấp cơ khí nghỉ hưu ở

Vinh, Nghệ An. Vợ là Nguyễn Thị Minh Hoá quê Sơn An, trung cấp làm vườn cây cảnh ở Vinh, có 1 con trai và 1 con gái (đời 26);

1- Lê Sĩ Bằng Giang 1981.2- Lê Thị Thu Trang 1984.

Đời 24.3.Lê Thị Len 1930, chồng là Nguyễn Đình Hoá con ông Tổng Mục,

Sơn An, di cư lên Sơn Tây. Có 3 con gái và 2 con trai: Nguyễn Thị Mạo 1954-1960, Nguyễn Thị Huê 1956-1962, Nguyễn Thị Nguyệt 1958 văn hoá THCS, Nguyễn Đình Đài 1961 tốt nghiệp Đại học, Nguyễn Đình Khang 1968 văn hoá THCS.Đời 24.4.

Lê Sĩ Vành, 1937 văn hoá cấp 2. Đảng viên cộng sản, cán bộ hoạt động ở xã nhà đã nghỉ chế độ 130.

Được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 77

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Vợ là Phạm Thị Sen 1940 con ông Nghĩa Tài quê Sơn An là chắt ngoại chi Lê Kinh, có 2 con trai và 4 con gái (đời 25):

1. Lê Thị Nhung 1962. 2. Lê Thị Đoài 1965. 3. Lê Thị Xoan 1968.4. Lê Sĩ Chiến 1970-1988. 5. Lê Sĩ Thắng 1973. 6. Lê Thị Thắm

1975.

Đời 25.1.Lê thị Nhung, văn hoá cấp 2, Đảng viên cộng sản, chồng là Phan

Bang quê Sơn Lễ Đảng viên cộng sản Đại học tại chức. Có 4 con gái và 1 con trai: Phan Thị Tâm 1985, Phan Thị Hoàn 1987, Phan Thị Xuân 1989, Phan Xuân Hồng 1991, Phan Thị Trinh 1993.

Đời 25.2.Lê Thị Đoài, văn hoá cấp 3, chồng là Nguyễn Bình quê Sơn Lễ

Đảng viên cộng sản. Đã có 1 con trai và 3 con gái: Nguyễn Văn Tuấn 1985, Nguyễn Thị Vân 1987, Nguyễn Thị Hoài 1989, Nguyễn Thị Hoa 1992.Đời 25.3.

Lê Thị Xoan, 1968, văn hoá hết cấp 2, Chồng là Nguyễn Văn Tĩnh, có 1 con trai và 3 con gái: Nguyễn Thị Anh 1987, Nguyễn Thị Mỹ 1989, Nguyễn Thị Huyền 1995, Nguyễn Văn Dinh 1997.

Đời 25.5.Lê Sĩ Thắng, 1973, văn hoá hết cấp 2, vợ là Nguyễn Thị Mai 1974

văn hoá cấp 2, có 2 con gái (đời 26):1- Lê thị Hoài Thu 1995.2- Lê Thị Kim Dung 1997.

Đời 25.6.Lê Thị Thắm, văn hoá cấp 2, chồng là Đinh Văn Tĩnh Sơn Lễ, làm

ruộng, có 2 con trai: Đinh Văn Long 1995, Đinh Văn Cường 1997.Đời 24.5.

Lê Sĩ Kiểu, 1939-1964, Gia nhập quân đội 1962. Liệt sĩ, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 7 tháng 2 năm 1964. Đã được nhà nước tăng thưởng:

- Huân chương chiến sĩ vẻ vang,- Huân chương chiến công hạng III,- Huân chương giải phóng hạng III.

Đời 23.4.Lê Thị Ty 1914-1955, chồng người họ Hồ quê Sơn Bằng, sinh

được 2 con gái, một người mất sớm, còn một người tên là Hồ Thị Huế lấy chồng Nguyễn Văn Việm quê Thanh Ngọc Thanh Chương. Có 3 con trai và 4 con gái

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 78

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Sĩ Luyện 1916-1944, đã lấy vợ có 1 con trai nhưng đến năm 1944 cả hai cha con bị ốm chết.

Đời 23.6.Lê Sĩ Các, thường gọi Lê Sĩ lực sinh 1918. Vợ là Lê Thị Thuỳ

1928, có 4 con trai và 1 con gái (đời 24):1- Lê Sĩ Quang 1952 2- Lê Thị thanh Vân 1955.3- Lê Sĩ Hà 1957. 4- Lê Sĩ Quế 1963.4- Lê Lê Sĩ Quỳnh 1967.

đời 24.1.Lê Sĩ Quang 1952, văn hóa 9/10, làm ruộng. Vợ là Lê Thị Thường

quê Sơn Thịnh. Đã có 2 con trai và 1 con gái (đời 25):1- Lê Sĩ Tưởng 1982. 2. Lê Thị Loan 1985.3. Lê Sĩ Lâm 1987.

đời 24.2.Lê Thị Thanh Vân, 1955, giáo viên THPT, chồng là Phan Xuân Cót

giáo viên THPT. Có 2 con trai : Phan Quốc Tuấn 1981 đang học đại học kinh tế quốc dân, Phan Quốc Tiến 1983 đang học trường năng khiếu Hà Tĩnh.

đời 24.3.Lê Sĩ Hà, 1957 văn hóa cấp 2, đang làm công nhân. Vợ là Nguyễn

Thị Mai 1959, công nhân. Đã có 1 con trai và 1 con gái (đời 25):1- Lê Kim Huyền 1987.2- Lê Sĩ Hùng 1989.

đời 24.4.Lê Sĩ Quế 1963, tốt nghiệp ĐH luật, công tác tại ban kiểm tra tỉnh

Kon Tum. Vợ là Nguyễn Thị Lý. Đã có 1 con gái (đời 25): Lê Thị Thu Hiền 1997.đời 24.5.

Lê Sĩ Quỳnh, 1967, văn hóa cấp 3, công tác tại bảo hiểm tỉnh Kon Tum. Vợ là Nguyễn Thị Ngân. Đã có 1 con trai (đời 25): Lê Sĩ Nguyên

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 79

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Chi thứ 3Chi Lê Văn

(Thuộc dòng Lê Văn Tĩnh)đời 20.3.

Lê Văn Tĩnh, còn có tên Lê Nhật Tĩnh, tên tục là Hệ, là con trai thứ 3 của cụ Lê Doãn Lệ, là người hiền lành, khoan dung. Ông mất ngày 21- 4 thọ 76 tuổi, mộ cải táng đặt ở rú Tháp.

Vợ là Nguyễn Thị Cữu ở Thọ Lộc, Sơn Lễ, mất ngày 10-5, mộ cải táng đặt ở rú Tháp. Ông bà có 8 con (đời 21):

1- Lê Thị Khiêm.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 80

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

2- Lê Thị Hai.3- Lê Thị Ba.4- Lê Thị Tứ.5- Lê Thị Năm.6- Lê Văn Lạng.7- Lê Văn Phổ.8- Lê Văn Nghị.

Đời 21.1-5: Các con gái ông Lê Văn Tĩnh:1- Lê Thị Khiêm lấy chồng người họ Phan ở làng Đông lộ, Sơn

Tiến.2- Lê thị Hai lấy chồng người họ Cao làng Hàm Lại Sơn Lễ.3- Lê Thị Ba lấy chồng người họ Lương ở Sơn Mỹ, hiện nay có

con cháu đông đúc phồn thịnh.4- Lê Thị Tứ chồng người họ Nguyễn ở làng Trung Kính, Nghệ

an.5- Lê Thị Năm lấy chồng người họ Trần ở Tứ Mỹ, Sơn Châu.

Đời 21.6.Lê Văn Lạng, còn có tên là Cữ, chạy chức phó tổng ngoại ủy, thọ

113 tuổi, được Vua tặng sắc Bách Tuế (ghi theo mộc chủ do ông Lê ăn Công (đời 24) cung cấp. Vợ phả cũ không ghi rõ. Có 2 con (đời 22):

1- Lê Văn Nghiện,2- Lê Văn Nhiếp.

Đời 22.1.Lê Văn Nghiện thường gọi là Trương Nghiện thọ 86 tuổi. Cụ bà

phả cũ không ghi rõ. Có 1 con ( đời 23):1- Lê Văn Bàng.

Đời 23.1.Lê Văn Bàng thường gọi ông Nho Bàng làm nông nghiệp. Có 4

con (đời 24):1. Lê Văn Trung,2. Lê Văn Trực sau đổi Lê Văn Học,3. Lê Văn Chính (chết sớm),4. Lê Văn Công.

Đời 24.1.Lê Văn Trung là con cả ông Bàng vào Nam làm ăn từ lúc 16 tuổi

đến nay không rõ tung tích.đời 24.2.

Lê Văn Học làm ruộng ở quê, mất lúc 50 tuổi, kỵ ngày 11 tháng 9. Vợ là Đinh Thị Hòa quê ở Bình Hòa, Sơn Hòa. Có 6 con (đời 25):

1- Lê Thị Vân.2- Lê Văn Hùng, liệt sĩ chống Mỹ3- Lê Văn Dũng, 4. Lê Thị Nga,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 81

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

5. Lê Văn Toàn, 6. Lê Thị An.đời 25.1.

Lê Thị Vân, chồng là Nguyễn Quang Tịnh quê Sơn Thịnh, có 5 con:

1- Nguyễn Thị Hà 2. Nguyễn Quang Bằng

3. Nguyễn Quang Đăng 4. Nguyễn Quang Thành5. Nguyễn Quang Lập

đời 25.2.Lê Văn Hùng liệt sĩ chống Mỹ cứu nước.

Đời 25.3.Lê Văn Dũng mất lúc 35 tuổi. Vợ là Trần Thị Tịnh quê Sơn Thịnh,

có 4 con (đời 26):1- Lê Thị Nguyệt 1989 2. Lê Thị Phương 19913. Lê Thị Hoài 1993 4. Lê Văn Nam 1996

Đời 25.4.Lê Thị Nga, chồng là Nguyễn Văn Phúc, đã có 3 con

Đời 25.5.Lê Văn Toàn 1970, vợ là Nguyễn Thị Thủy quê ở tỉnh Quảng Nam,

có 1 con (đời 26):1- Lê Thị Huyền 1995

Đời 24.4.Lê Văn Công 1936, giáo viên tiểu học dạy ở quê đã nghỉ hưu,

được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhất, nay cả gia đình sinh sống ở xã Công Trang, huyện Xuyên Mộc, bà Rịa Vũng tàu. Vợ là Lê Thị Hảo con ông Lê Hữu Phái (cháu nội cụ cữ Đa ở Bình Hoà, Sơn Hòa) ở Sơn Tiến, là giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu, được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhì. Có 4 con (đời 25):

1- Lê Văn Tùng 1964 2. Lê Thị Phú Sơn 19663. Lê Thị Thủy 1969 4. Lê Văn Đạt 1973

Đời 25.1.Lê Văn Tùng, tốt nghiệp trường cơ khí Việt Xô ở tỉnh Ninh Bình,

tốt nghiệp ĐH luật năm 2000. Vợ là Nguyễn Thị Đóa quê Sơn Ninh, đã có 1 con (đời 26):

Lê Thị Kim Anh 1998đời 25.2.

Lê Thị Phú Sơn 1966, là giáo viên hội hoạ, chồng là Lương Văn Long quê Thái Bình, đã có 1 con gái:

Lương Thị Hải 1997Đời 25.3.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 82

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Thị Thủy 1970, là giáo viên cấp hai (tốt nghiệp CĐSP), chồng là Nguyễn Kim Tùng, quê Hương Khê, kế toán ngành giáo dục, đã có 1 con gái:

Nguyễn Lê Thị Nguyênđời 25.3.

Lê Văn Đạt 1973, tốt nghiệp THPT, hiện là phó ban công an xã.đời 22.2.

Lê Văn Nhiếp sinh được 1 con trai (đời 23):1- Lê văn Huyến2- Theo ông Lê Văn Công cho biết thì ông Nhiếp còn có

hai người con nữa là ông Lê văn Thuần và ông Lê Văn Cương, có con gái là Lê Thị Soàn lấy chồng là ông Phan Nhiên ở Sơn Hòa có 3 con: Phan Văn Tường hiện cư trú ở Đức Thọ, Phan Văn Sinh cư trú ở Nầm, Hương Sơn, và Phan Thị Loan cư trú ở Sơn Hòa (thông tin này cần được xác minh thêm)

Đời 23.1Lê Văn Huyến nhà ở gần giếng Đông xóm Hà, Sơn An., không có

conĐời 21.7.

Lê Văn Phổ là con trai thứ 2 của ông Tĩnh, còn có tên là Sanh và Khiêm, mất ngày 13-3 thọ 51 tuổi, mộ ở rú Tháp. Ông có 2 vợ:- Bà cả là Nguyễn Thị Tuệ con ông Nguyễn Duy Năm ở giáp Xuân Cường

(Sơn An) mất ngày 4-4, mộ ở rú Tháp. Bà sinh được 4 con gái (đời 22):1. Lê Thị Khiêm chồng tên là Dung ở thôn Hoành Sơn, h. Nam Đàn.1- Lê Thị Hai chồng là Lý trưởng Chất thôn Liễu Nha, h.Th.

Chương.2- Lê Thị Ba chồng là Nguyễn Lậm làng Thịnh Xá, Sơn Thịnh.3- Lê Thị Tư chồng là Lê Đình Nhu ở giáp Xuân Cường.

- Bà vợ kế là Nguyễn Thị Năm mất ngày1-5, mộ ở rú Trơ. Bà sinh được 4 con (đời 22):

4- Lê Văn Đàm,5- Lê Văn Từ,6- Lê Văn Thi,7- Lê Thị Mười chồng là Lý trưởng Phạm Thoại ở làng Tri Lệ xã

Sơn Lễ.Đời 22.5.

Lê Văn Đàm là con trai cả ông Phổ, có tên tục là Tụng và Chín, mất ngày 2-5, thọ 52 tuổi, mộ ở rú Tháp, có 2 vợ:- Bà cả người họ Lương ở Sơn Mỹ sinh được 2 con gái (đời 23) rồi mất

ngày 8-5, mộ ở rú Tháp:

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 83

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Thị Yên, 2. Lê Thị ái.- Bà vợ kế là Tống Thị Hạnh người làng Bình Hòa, Sơn Hòa có 4 con (đời

23):2- Lê Thị Kỳ, 3. Lê Thị Quy,4. Lê Văn Truật, 5. Lê Văn Thăng.

Đời 23.1-4 (các con gái ông Đàm):1- Lê Thị Yên lấy chồng là Nguyễn Cán ở Hàm Lại, Sơn Lễ

mất khi chưa có con.2- Lê Thị ái (lấy 3 đời chồng) chồng là Nguyễn Lục ở làng

Phúc Nghĩa nay là Sơn Ninh sinh được 1 con gái và 2 con trai:

1- Nguyễn Thị Hà kỹ sư công tác ở đại học Bách khoa Hà Nội.

2- Con trai thứ 2 là kỹ sư hàng hải công tác tại Hải Phòng.

3- Con trai thứ 3 là Nguyễn Ngọ làm ruộng ở quê Sơn Ninh.

3- Lê Thị Kỳ chồng là Nguyễn Tính ở Sơn Bằng, Hương Sơn, mất khi chưa có con.

4- Lê Thị Quy chồng là Nguyễn Lộc ở cùng quê, sau lên cư trú ở xã Sơn Kim, Hương Sơn làm ăn khá gỉa. Có 6 con:

1- Nguyễn Văn Phố,2- Nguyễn Văn Hường,3- Nguyễn Văn Châu,4- Nguyễn Văn Lý,5- Nguyễn Văn Thành,6- Nguyễn thị Tâm.

Đời 24.5.Lê Văn Truật 1925-1968, vào làm ăn ở Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí

Minh) hồi Pháp thuộc, làm nghề thầu khoán nhỏ. Mất ngày 25-7 Mậu Thân lúc đang đi làm ở Đà Lạt, mộ đặt ở Đà Lạt. Vợ là Nguyễn Thị Tiến quê ở Lâm Đồng, nay định cư ở 86A CôNG QUYNH, QUAN I, TP HCM.Ông bà có 7 con (đời 24):

1- Lê Văn Hoàng 28-2-1952,2- Lê Văn Minh 11-11-1954,3- Lê Văn Khôi 10-2-1956,4- Lê vă Khanh 17-2-1957,5- Lê Văn Phước 4-4-1963,

6. Lê Thị Bích Lan 15-9-1959, 7. Lê Thị Phương 12-7-1961.đời 24.1.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 84

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Văn Hoàng 1952, phó giám đốc dược phẩm Long An. Vợ là Nguyễn Thị Huệ thợ may ở 16 F/N1 cư xá Tây Sơn, TP HCM, đã có 2 con (đời 25):

1- Lê Thị Hảo 1976, sinh viên đại học Luật TP HCM,2- Lê Thị Bích Hân 1988, đang học phổ thông.

Đời 24.2.Lê Văn Minh 1954, tốt nghiệp đại học ngành thương nghiệp. Vợ

là Quách Thị Huệ sinh 1966, buôn bán tại TP HCM, chưa có con.đời 24.3.

Lê Văn Khôi 1956 giáo viên cấp 2 tại TP HCM. Vợ là Nguyễn Thị Kim Đính giáo viên cấp 2. Đã có 1 con gái (đời 25):

1- Lê Thị Bích Khoa 1982, đang học lơp 11.đời 24.4.

Lê Văn Khanh 1957, tốt nghiệp đại học thương nghiệp, vợ là Phan Thị Dung sinh 1969 buôn bán tại TP HCM. Đã có 1 con gái và 1 con trai (đời 25):

1- Lê Văn Khải 1989 đang học phổ thông,đời 24.5.

Lê Văn Phước 1963, tốt nghiệp đại học. Vợ là Lương Thị Thu Thủy 1970 cư trú tại TP HCM. Cả 2 vợ chồng đều làm ở xí nghiệp gạch men, đã có 1 con trai (đời25):

1- Lê Văn Phú 1997.Đời 24.6.

Lê Thị Bích Lan 1959 tốt nghiệp đại học. Chồng là Nguyễn Văn Nam làm nghề buôn bán. Đã có 1 con trai và 2 con gái đều đang học phổ thông.đời 24.7.

Lê Thị Phương 1961 học hết cấp 3. Chồng là Nguyễn Văn Hiệp làm lái xe. Đã có 1 con trai và 3 con gái định cư tại TP HCM.Đời 23.6.

Lê Văn Thăng 1928, Đảng viên, làm đội trưởng sản xuất nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng. Đã được thưởng:

- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,- Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng.

Vợ là Đinh Thị Thanh quê Sơn Hòa. Đã có 3 con (đời 24):1- Lê Thị Vân 1959,2- Lê Văn Khoa 1964, 3. Lê Thị Huệ 1968.

đời 24.1.Lê Thị Vân 1959 văn hoá cấp 2. Chồng người họ Nguyễn ở cùng

xã. Có 4 con:1- Nguyễn Thị An đang học THPT,2- Nguyễn Thị Vang học THPT,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 85

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

3- Nguyễn Thị Tân học THCS,4- Nguyễn Văn Luân học tiểu học.

Đời 24.2.Lê Văn Khoa 1964, văn hóa cấp 3. Vợ là Phan Thị Mai văn hóa

cấp 3. Làm nông nghiệp ở quê. Đã có 4 con (đời 25):1- Lê Thị Hoa 1989 đang học THCS,2- Lê Thị Thủy 1992, đang học tiểu học.3- Lê Thị Duyên4- Lê Văn Sỹ 1995 đang học .

Đời 24.3.Lê Thị Huệ 1968 văn hóa cấp 3. Chồng là Bùi Việt quê ở Sơn

Bằng, Hương Sơn. Nay làm may mặc tại TP HCM.Đời 22.2.

Lê Văn Từ là con trai thứ 2 của ông Lê Văn Phổ, làm nho Trưởng ở bản giáp,biết chữ Hán (giữ một chức trong ngũ hương và làm tư bộ cho Họ, lúc sinh thời ông thích ng hề lập vườn), làm Hương sư, Hương kiểm, làm Đoàn trưởng ở bản xã, mất ngày 8-2 thọ 51 tuổi, mộ ở rú Trơ. Vợ là Phạm Thị Lục con ông Phạm Chương ở làng Yên Bài, Sơn Ninh, làm nghề dệt vải. Ông bà có 4 con (đời 23):

1- Lê Thị Nho,2- Lê Văn Tấn,3- Lê Văn Tạ,4- Lê Văn Khóa.

Có 4 con bị mất khi còn nhỏ là: Văn Cẩn, Thị Xan, Thị Xoan và Văn Ngự.đời 23.1.

Lê Thị Nho (Lê Thị Em) lấy chồng là Phạm Chuyên thợ may ở Sơn Tiến, có 4 con gái:

1- Phạm Thị Châu, giáo viên.2- Phạm Thị Liên, giáo viên.3- Phạm Thị Lan, trung cấp hải sản.4- Phạm Thị Mạo, giáo viên.

Đời 23.2.Lê Văn Tấn 1919-1997, trước làm nghề may sau làm ruộng, tham

gia công tác xã hội ở địa phương như giáo viên bình dân học vụ, thu thuế, quĩ tín dụng v.v. mất ngày 5-10 Đinh Sửu, mộ ở rú Tháp dài. Đã được thưởng Huân chương kháng chiến. Vợ là Phan Thị Thiện 1917 con ông Phan Tiến ở Thu Thành, Thanh Lâm, Thanh Chương. Có 10 con (đời 24):

1- Lê Văn Dụ,2- Lê văn Nhượng (mất sớm),3- Lê Văn Mai liệt sĩ chống Mỹ,4- Lê Thị A,5- Lê Thị Thanh,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 86

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

6- Lê Thị Mỹ,7- Lê Thị Lý,8- Lê Thị Đào,9- Lê Thị Loan mất sớm,10- Lê Thị Huệ mất sớm.

đời 24.1.Lê Văn Dụ 1937 kỹ sư hóa công tác tại nhà máy rượu Hà Nội đã

nghỉ hưu, Đảng viên,Đã được thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhì.Vợ là Bùi Thị Bính 1946, Đảng viên, ở Thọ Nam, Hoài Đức, Hà Tây.Đã được thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì.

Hiện cư trú tại 117 đường Lương Thế Vinh, Hà Nội. Có 2 con (đời 25):1- Lê Đức Sơn 1967,2- Lê Việt Hà 1970.

đời 25.1.Lê Đức Sơn 1967, vợ là Nguyễn Thị Thu Hường quê ở Nam

Trung Tiến, Chương Mỹ, Hà Tây. Đã có 1 con gái (đời 26):1- Lê Thị Thu Trang 1998.

đời 25.2.Lê Việt Hà 12-1970, văn hóa lớp 10, công nhân công ty rượu Hà

Nội

Đời 24.2.Lê Thị A, văn hóa cấp 2, giáo viên tiểu học. Chồng là Dương

Đình Điu quê Sơn Lễ, trung tá quân đội nghỉ hưu. Đã có 5 con:1- Dương Thị Hải, làm ở Ngân hàng Tiền Giang.2- Dương Thị Thủy, giáo viên.3- Dương Thị Tú, giáo viên.4- Dương Thị Tâm, đại học sư phạm.5- Dương Đình Đồng, đại học sư phạm.

Đời 24.3.Lê Thị Thanh tốt nghiệp đại học Dược, chồng là Đào Tử Tuân

quê Sơn Bằng, làm cùng nghề ở Đà Nẵng. Đã có 3 con:1- Đào Hiển, tốt nghiệp đại học, công tác tại TP HCM2- Đào Thị Hằng, đại học.3- Đào Văn Hiệu, đang học phổ thông.

đời 24.4.Lê Thị Mỹ,công nhân nhà máy nhựa Tiền phong, Hải Phòng.

Chồng là Lê Văn Cường cán bộ giao thông đường thủy, quê Nam Trung, Nam Đàn. đã có 2 con:

1- Lê Văn Hoàng, đại học2- Lê Thị Giang, đại học,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 87

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đời 24.5.Lê Thị Lý, tốt nghiệp đại học sư phạm khoa văn. Chồng là Trần

Văn Bính cũng tốt nghiệp đại học sư phạm khoa văn, quê Đức Lĩnh, Đức Thọ. Cả hai đang dạy ở trường cao đẳng sư phạm An Giang. Đã có 2 con:

1- Trần Văn Đức,2- Trần Văn Thắng.

đời 24.6.Lê Thị Đào giáo viên cấp 2, chồng là Nguyễn Tưởng quê ở Giang

Sơn, Đô Lương, Nghệ An, làm hiệu trưởng trường THPT ở Quế Sơn, Quảng Nam. Cư trú ở huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Đã có 2 con, còn nhỏ:

1- Nguyễn Hiệpđời 23.3.

Lê Văn Tạ 1922-1990, giáo viên cấp 2, cư trú ở Sơn Tiến, mất ngày 29-12 sau khi nghỉ hưu. Là Đảng viên, đã được thưởng;- Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng III,- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.

Vợ là Hà Thị Sen quê Yên Bài, Sơn Ninh, con ông Hà Văn Huê và bà Đào Thị Hưởng, làm nghề may. Có 7 con (đời 24):

1- Lê Văn Châu,2- Lê Văn Tiến,3- Lê Văn Minh,4- Lê Thị An,5- Lê Thị Sơn,6- Lê Thị Thanh Hải, 7. Lê Thị Thanh Vân.

đời 24.1.Lê Văn Châu 1957, sĩ quan quân đội tại ngũ ở Đà Lạt. Vợ là Từ

Thị Hợi 1959, nhân viên tài chính tỉnh Lâm Đồng, Đảng viên. Gia đình ở Di Linh, TP Đà Lạt. Đã có 4 con (đời 25):

1- Lê Thị Hoài Nam 1985, đang học THPT,2- Lê Quân 1988, đang học THCS,3- Lê Việt 1993, đang học tiểu học4- Lê Thắng1993, đang học tiểu học (sinh đôi).

đời 24.2.Lê Văn Tiến 1959, làm nông nghiệp ở Sơn Tiến. Vợ là Phan Thị

Hoàn 1962. Đã có 4 con (đời 25):1- Lê Văn Hùng 1982, lớp 122- Lê Văn cường 1985, lớp9,3- Lê Thị ái Thương 1987, đang học phổ thông,4- Lê Thanh Hoài 1991, đang học phổ thông.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 88

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đời 24.3. Lê Văn Minh 1973, làm nông nghiệp ở Sơn Tiến cùng với mẹ.đời 24.4.

Lê Thị An 1962, lam việc trong quân đội ở Đà Lạt, Lâm Đồng, Đảng viên. Chồng là Phạm Văn Huấn 1964, công nhân nhà máy rượu ở Đà Lạt. Đã có 1 con:

Phạm Văn Công 1995đời 24.5.

Lê Thị Sơn 1963, làm nông nghiệp. Chồng là Dương Văn Khánh 1963 ở Sơn Lễ, làm nông nghiệp. Đã có 2 con:

1- Dương Thị Mai 1986, học lớp 9,2- Dương Văn Tuấn 1990, học lớp 5.

đời 24.6.Lê Thị Thanh Hải 1965, làm ruộng ở Sơn Tiến, chồng là Phan

Đình Mạo quê Sơn Tiến, là bộ đội. Đã có 3 con:1- Phan Văn Thìn 1988, mất 199 vì bệnh.2- Phan Thị Tân 1991, học lớp 4.3- Phan Đình Quyết 1999.

đời 24.7.Lê Thị Thanh Vân 1970, giáo viên Trung học, cư trú ở Đa Oai,

Lâm Đồng, Đảng viên. Chồng là Nguyễn Văn Thanh 1968, làm vườn ở Đa Oai. Đã có 2 con:

1- Nguyễn Quang Duy 1992, học lớp 3.2- Nguyễn Quang Huy 1996.

Đời 23.4.Lê Văn Khóa 1926 làm nông nghiệp ở quê Sơn An, tham gia hoạt

động ở địa phương. Đã được thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì. Vợ là Nguyễn Thị Lan 1926 con ông Kiểm Hoan ở xóm Cầu, cùng xã. Hai vợ chồng đã chuyển vào Đồng Nai với con. Có 7 con (đời 24):

1- Lê Thị Soa 1949,2- Lê Văn Nghệ 1952,3- Lê Văn Tịnh 1955,4- Lê Thị Bình 1957,5- Lê Thị Trị 1959,6- Lê Thị Mỹ 1964,7- Lê Văn Hòa 1970.

đời 24.1.Lê Thị Soa 1949, chồng là Nguyễn Quang Thắng 1947 Đảng viên,

quê Thạch Trung, Thạch Hà, Hà Tĩnh, đã qua đời do tại nạn giao thông. Gia đình hiện thường trú tại 212 Lý Thường Kiệt TP Ban Mê Thuột, tỉnh ĐakLắc, đã nghỉ hưu, có 2 con gái và 1 con trai:

1- Nguyễn Thị Thăng 1979, giáo viên THCS.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 89

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

2- Nguyễn Thị Thu Hà 1982.3- Nguyễn Quang Sơn 1985.

đời 24.2.Lê Văn Nghệ 1952 làm ruộng và công tác tại quê, làm Đảng ủy

viên, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã. Đã được thưởng huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Nguyễn Thị Thân 1956 làm ruộng ở cùng quê. Có 4 con (đời 25):

1- Lê Thị Thúy 1980 đã học hết 12/12, đang học cao đẳng sư phạm An Giang.

2- Lê Văn Thông 1982 đang học THPT ở huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai (trường Ngô Sĩ Liên),

3- Lê Văn Thắng 1984 học hết lớp 9 ở Sơn An.4- Lê Văn Toàn 1987 đang học phổ thông ở Sơn An.

đời 24.3.Lê Văn Tịnh 1955, Đảng viên, cán bộ quân đội nghỉ hưu, thường

trú tại 16E đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM. Vợ là Nguyễn Thị Quỳnh Lưu 1958 cán bộ quân đội ở TP HCM. Đã có 3 con gái (đời 25):

1- Lê Thị Huyền 1983 đang học THPT,2- Lê Thị Liên 1985 đang học THPT,3- Lê Thị Trang 1995 đang học tiểu học.

đời 24.4.Lê thị Bình 1957, chồng là Phạm Lê Hào 1955 ở Lệ Tiến, Sơn

Tiến. Đã có 2 con trai và 1 con gái:1- Phạm Lê hà 1982, học đại học.2- Phạm Lê Lộc 1985, học lớp 10.3- Phạm Thị Minh 1988, học lớp 7.

đời 24.5.Lê Thị Trị 1959, công nhân viên quốc phòng làm ở bệnh viện y

học dân tộc quân đội Hà Nội. Chồng là Trần đức Xin ở cùng quê, cán bộ Viện lịch sử quân đội. Đã có 2 con gái:

1- Trần Thị Hồng 1986, học lớp 9.2- Trần Thị Nhung 1988, học lớp 8.

đời 24.6.Lê Thị Mỹ 1964, cán bộ trung cấp thương nghiệp, cư trú tại quận

Tân Bình, TP. HCM. Chồng là Nguyễn Văn Tuấn 1960, quê tỉnh Thái Bình, làm thương nghiệp. Đã có 2 con:

1- Nguyễn Văn Đức 1991, học lớp 4.2- Nguyễn Thị ý 1994, học lớp 2.

đời 24.7.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 90

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Văn Hòa 1970, vợ là Phan Thị Hoàn cùng quê, làm ruộng ở ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Đã có 2 con (đời 25):

1- Lê Thị Hoài Thu 1995, đang học lớp1.2- Lê Văn Hiến 1998.

Đời 22.3.Lê Văn Thị, còn có tên Lê Văn Thỉnh, tên tục là Giảng, mất 1944.

Gia đình cư trú ở Bạch Sơn, Sơn Tiến. Vợ là Nguyễn Thị Hợp quê Sơn An. Có 5 con (đời 23):

1- Lê Văn Thi,2- Lê Văn Đính,3- Lê Văn Tính,4- Lê Văn Lượng, 5. Lê Thị Nhị.

đời 23.1.Lê Văn Thi, mất sớm. Vợ là Nguyễn Thị Đĩu. Trước ở Sơn An, sau

vào Bạch Sơn, Sơn Tiến. Có 2 con gái (đời 24):1- Lê Thị Hồng.2- Lê Thị Lương. Còn có 1 con trai là Lê Văn Phương mất

lúc nhỏ.

đời 23.2.Lê Văn Đính 1914, thọ 86 tuổi, trước ở Sơn An sau chuyển vào

Bạch Sơn, Sơn Tiến. Vợ là Nguyễn Thị Tùy ở Lệ Tiến, Sơn Tiến, mất 24-11, sinh được 3 con (đời 24):

1- Lê Thị Lan,2- Lê Thị Sen,3- Lê Văn Cầm.

đời 24.1.Lê Thị Lan 1947, làm ruộng. Chồng là Phạm Văn Cường ở Sơn

An. Có 6 con:1- Phạm Thị Phương 1971,2- Phạm Thị Long 1973,3- Phạm Văn Bằng 1977,4- Phạm Văn Trị 1979,5- Phạm Thị Hải 1982,6- Phạm Văn Dần 1989.

đời 24.2.Lê Văn Cầm 1952-1998, làm ruộng ở Bạch Sơn, mất ngày 7-12,

mộ ở Bạch Sơn. Vợ là Võ Thị Cúc 1953 quê ở Lệ Tiến, Sơn Tiến. Có 3 con (đời 25):

1- Lê Văn Trung 1979, học hết THPT,2- Lê Văn Kiên 1980 học hết THPT,3- Lê Thị Thúy 1984 đang đi học THPT.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 91

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đời 24.3.Lê Thị Sen 1955, làm ruộng ở Bạch Sơn, chồng là Phan Văn Thọ

1953, cũng làm ruộng ở quê. Có 5 con:1- Phan Văn Chinh 1985, học lớp 9.2- Phan Thị Hằng 1987, học lớp7.3- Phan Thị Hiên 1989, học lớp 5.4- Phan Văn Hậu 1992, học lớp 3.5- Phan Thị Qúy 1995, học lớp 1.

Đời 23.3.Lê Thị Nhị 1915- 1983, làm ruộng ở Bạch Sơn, mất 20-5. Có 3

con:1- Bùi Thị Thân.2- Bùi Văn Tình, thương binh 2/4, huân chương kháng

chiến hạng ba.3- Bùi Văn Minh.

Đời 23.4.Lê Văn Tính, sinh năm Vị, làm ruộng ở Bạch Sơn. Vợ là Phạm Thị

Dịu. Có 5 con (đời 24):1- Lê Văn Thùy 1944,2- Lê Thị Túy 1947,3- Lê Thị Lý 1951,4- Lê Thị Trị 1954,5- Lê Thị Thủy 1962.

đời 24.1.Lê Văn Thùy 1944, làm ruộng ở Bạch Sơn, Sơn Tiến. Vợ là Phạm

Thị Liên. Có 5 con (đời 25):1- Lê Văn Khôi 1971, học hết cấp 3.2- Lê Văn Khanh 1973, học đại học giao thông,3- Lê Thị Khuân 1975, làm Y sĩ,4- Lê Thị Khương 1978 học hết THPT,5- Lê Thị Sương, học hết THPT.

đời 25.1.Lê Văn Khôi 1971, làm ruộng ở Sơn Tiến. Vợ là Phan Thị Minh

1976, quê ở Nghệ An. Có 2 con (đời 26):1- Lê Văn Nguyên 1997,2- Lê Thị Hà 1999.

Đời 25.3.Lê Thị Khuân 1975, làm y sĩ ở bệnh viện Trung Tâm, Hương Sơn.

Chồng là Võ Văn Khoa 1970, cũng là y sĩ. Đã có 1 con gái sinh năm 2000.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 92

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đời 24.2.Lê Thị Túy 1948, cán bộ nghỉ hưu thườmg trú tại Như Thanh,

Thanh Hóa. Đảng viên. Chồng là Bùi Văn Oanh ở Nghệ An. Đã có 3 con:1- Bùi Thị Tuyết 1972, giáo viên tiểu học.2- Bùi Thị Việt 1975, giáo viên tiểu học.3- Bùi Văn Nam 1977.

đời 24.3.Lê Văn Lý 1951, kỹ sư giao thông công tác tại phân khu quản lý

đường bộ 4, thường trú tại Vinh, Nghệ An. Đảng viên. Vợ là Phan Thị Quy 1953, Đảng viên, quê Sơn Tiến, hiệu phó trường tiểu học Sơn Tiến. Có 3 con (đời 25):

1- Lê thị Hiền 1981 đang học đại học.2- Lê thị Thu Trang 1984 đang học THPT.3- Lê Văn Luận 1993 đang học tiểu học.

đời 24.4.Lê thị Trị 1954, y sĩ bệnh viện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, Đảng viên.

Chồng là Lê Văn Phong 1957, cán bộ nghỉ hưu quê Đức Hương, Đức Thọ. Có 2 con:

1- Lê Thị Huyền 1982, học THPT.2- Lê Anh 1984, học THPT.

đời 24.5.Lê Thị Thủy 1962, làm ruộng ở Sơn Tiến, chồng là Phan Ngự

cùng quê, làm ruộng. Có 4 con:1- Phan Thị Nguyệt 1983, học lớp 11.2- Phan Phú 1985, học lớp 8.3- Phan Thị Đào 1988, học lớp 6.4- Phan Bình 1992, học lớp 3.

đời 23.5.Lê Văn Lượng 1924-1994, làm ruộng ở Bạch Sơn, mất 23-11, mộ

ở Bạch Sơn. Vợ là Phan Thị Ngụ đã 75 tuổi cùng quê. Có 7 con (đời 24):1- Lê Văn Đường,2- Lê Văn Thường,3- Lê Thị Hường,4- Lê Thị Xuyến,5- Lê Văn Lựu,6- Lê Thị Hồng,7- Lê Thị Tú.

đời 24.1.Lê Văn Đường 1951-1983, làm ruộng ở quê, mất 11-9, mộ ở Bạch

Sơn. Vợ là Nguyễn Thị Tuyết quê sơn Lễ. Có 3 con (đời 25):1- Lê Thị Chiến 1978, công nhân ở Lâm Đồng,2- Lê Thị Thắm 1979, học hết THPT.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 93

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

3- Lê Văn Anh 1981, học THPT.đời 24.2.

Lê Văn Thường 1957, làm ruộng ở quê. Vợ là Phan Thị Hường 1958 quê Sơn Lễ. Đã có 4 con (đời 25):

1- Lê Văn Ngọc 1982, học lớp 12.2- Lê Thị Hoài 1985, học lớp 9.3- Lê Thị Hòa 1988, học lớp 8.4- Lê Thị Sơn 1991, học lớp 5.

đời 24.3.Lê Thị Hường 1955, chồng là Lê Văn Long cán bộ quân đội nghỉ

hưu quê Bình Định. Có 3 con:1- Lê Thị Phương 1976.2- Lê Văn Bình 1978.3- Lê Thị Định 1980.

đời 24.4.Lê Thị Xuyến 1961, làm ruộng ở Sơn Tiến. Chồng là Phan Huy

Hành 1957, cùng quê, làm ruộng. Có 4 con:1- Phan Thị Hoàn 1985.2- Phan Văn Huỳnh 1987.3- Phan Thị Dung 1991.4- Phan Thị Tú 1994.

đời 24.5.Lê Văn Lựu 1965, cư trú ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, làm nghề tiểu thủ

công. Vợ là Hồng Thị Thương 1968, quê Lâm Đồng, làm nghề buôn bán. Có 2 con (đời 25):

1- Lê Thị Điểu 1994, học lớp 2.2- Cháu mới sinh chưa rõ tên

Đời 24.6.Lê Thị Hồng 1967, giáo viên tiểu học ở Lâm Đồng. Chồng là

Nguyễn Bá Hồng quê Nghi Lộc, làm việc ở Lâm Đồng (cán bộ ủy ban nhân dân huyện Đạ Oai. Có 2 con:

1- Nguyễn Bá Sơn 1990, học lớp 5.2- Nguyễn Bá Thạch 1996, học lớp 1.

đời 24.7.Lê Thị Tú 1971, giáo viên tiểu học ở Lâm Đồng. Chồng là Lê Văn

Toàn quê Thanh Hóa, công nhân nhà máy Điều, Lâm Đồng. Đã có 1 con:Lê Văn Tuấn 1994, học lớp 2

Chi thứ 4Chi lê khánh

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 94

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

(Thuộc dòng Lê Khánh Quýnh)

đời 20.4Lê khánh Quýnh còn có tên Lê Khánh Tùng, tục gọi là Cố Bách,

con thứ 4 của cụ Lê Nguyễn Lệ, là tổ chi Lê Khánh. Đương thời làm chánh Tổng, được sắc phong Bát phẩm bá hộ hàng tỉnh.

Ông có 2 bà vợ:- Bà vợ cả là Nguyễn Thị Đào sinh được 2 trai và 2 gái (đời 21):

1- Lê Khánh Trạch,2- Lê Khánh Toại còn gọi Lê Khánh Đạo3- Gái thứ 3 (không rõ tên) chồng là tú tài Trần Xuân Khai

người làng Tứ Mỵ (nay là xã Sơn Châu) không có con, thường gọi là bà tú Khai.

4- Lê Thị Tứ chết sớm khi chưa có gia đình, mất ngày 27 tháng Giêng.

- Bà vợ 2 là Hà Thị Giao thường gọi Cố Liễn đã có một đời chồng trước người họ Hà Học ở Bình hoà (nay là Sơn hoà) và đã có 1 con trai là Hà Học Liễn cũng theo mẹ về ở Kẻ E. Bà Giao sinh được 1 con trai (đời 21);

5- Lê Khánh Chỉnh.Ông Quýnh mất ngày 18 tháng 5;Bà Đào mất ngày 29 tháng 5;Bà Giao mất ngày 2 tháng 2.Phần mộ của ba ông bà đã được cải cát đưa về rú Tháp, Sơn an.

Đời 21.1.Lê Khánh Trạch, hiệu Văn Giao, tên tục là Thúy, đậu tú tài năm

Canh Ngọ, được phong Hàn lâm viện đải chiếu, ông mất ngày15 tháng 6. Vợ người họ Võ quê Phúc Dương, sinh được 4 con trai và 5 con gái (đời 22):

1- Lê Khánh Giản,2- Lê Khánh Tốn,3- Lê Khánh Táo,4- Lê Khánh Khoái,5- Bà con gái thứ 1 lấy chồng người Sơn hoà, gọi là

cụ Đoan hay cụ Mậu,6- Bà thứ 2 lấy chồng về Sơn trung gọi là bà Bá

Minh,7- Bà thứ 3 lấy chồng về Sơn hoà gọi là bà Tú

Ngôn,8- Bà thứ 4 lấy chồng về Sơn mỹ gọi là bà Chắt

Viên,9- Bà thứ 5 chưa rõ.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 95

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Phần mộ của 2 ông bà trước táng ở rú Tháp nay đã cải táng đưa về rú Trơ và cùng mộ người em gái Lê Thị Tứ làm thành 3 ngôi liền nhau đã xây và gắn bia đá. Bà mất ngày 13 tháng 6.Đời 22.1.

Lê Khánh Giản, tự Tử xuyên, đỗ tú tài khoa Tân Mão, được phong sắc tiến sĩ Tá lang hàn lâm viện đải chiếu, tục gọi ông Hàn Trùm. Là người có học thức, có nhân đức, luôn bênh vực người nghèo, hiền lành, phúc hậu. Nhờ hiểu biết rộng nên quan nha bản huyện đều kính nể, đã giúp dân làng giảm được phu phen. Nên sau khi ông mất nhân dân địa phương thường vẫn nhắc đến nhân đức của cố Hàn. Ông mất ngày24 tháng 5.

Vợ là Hà Thị Hai thuộc dòng họ Hà Học ở Sơn Hoà, bà mất ngày 3 tháng 8.

Phần mộ hai ông bà đã cải táng đưa về rú Trơ, được xây và gắn bia đá.

Ông bà có 5 con trai và 3 con gái (đời 23):1- Lê Khánh Nhu tức Lê Khánh Hoạt,2- Lê Khánh Cán,3- Bà Hương Đạt, chồng là ông Bùi Đạt ở xóm Sắn xã

Sơn lễ,4- Lê Khánh Hạn,5- Bà Cu Nho tức là bà Cu Hoè, chồng người họ Nguyễn

Khắc ở Sơn hoà,6- Lê Khánh Đàm,7- Bà Nho Diên, chồng là Nguyễn Khắc Diên ở Sơn hoà,8- Lê Khánh Triêm.

Đời 23.1.

Lê Khánh Nhu, tục gọi là ông đầu huyện Hoạt, tư chất thông minh, học rất giỏi có tiếng tăm, đi thi thử đậu đầu huyện (nên người đương thời gọi ông là ông đầu huyện). Ông có tham gia khoa thi của triều đình nhà Nguyễn nhưng không đậu. Ông có tính tình cương trực, thẳng thắn có cảm tình với các phong trào cách mạng, thường bênh vực dân nghèo, chống quan lại cường hào, làm thầy thuốc chữa bệnh cho dân.

Trong cải cách ruộng đất 1955 bị qui oan, ông đã kiên trì chống lại. Bị bắt giam ở Nghĩa Đàn ông đã kiên quyết nhịn ăn cho đến chết.

Ông mất ngày 7 tháng 5 tại Nghĩa Đàn. Phần mộ đã được cải cát đưa về rú Tháp, Sơn An. Bà giáo mất ngày 25 tháng 1 phần mộ đặt ở rú Tháp.

Vợ là Lê Thị Giáo (con cụ Hàn Mười gia đình truyền thống hiếu học và lao động tốt) quê ở Sơn Thịnh làm nghề tơ tằm dệt vải. Ông bà sinh được 6 trai và 2 gái (đời 24):

1- Lê Khánh Du,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 96

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

2- Lê Thị Hai chồng là Trần Tài quê Sơn an,3- Lê Khánh Bái,4- Lê Khánh Yêm,5- Lê Khánh Ngụ,6- Lê Khánh Dinh,7- Lê Khánh Ty,8- Lê Thị Dỹ chồng là Nguyễn Văn Đạm (con ông Cửu

Lương cháu bà Cửu Chúc) ở Liễu nha Thanh Lâm, Thanh chương Nghệ an.

Đời 24.1.Lê Khánh Du 1900-1988, tham gia hoạt động cách mạng từ 1930

tại xưởng Ba son Sài Gòn, bị thực dân Pháp bắt và kết án tù chung thân, giam ở nhà lao Ban Mê Thuột. Có thời gian tham gia xứ ủy Nam kỳ sang hoạt động ở A-Tô pơ Lào và Thái Lan. Sau Nhật đảo chính Pháp được ra tù và tham gia cướp chính quyền ở Hà Tĩnh. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa hoạt động ở Hương Sơn, về sau lên công tác ở tỉnh. Là cán bộ lão thành cách mạng.

Ông mất ngày . . tháng 12 /1988.Vợ là con ông Đoan cháu bà Cán Đuôn con gái họ Lê.Ông bà sinh được 2 con gái và 1 con trai (đời 25):

1- Lê Thị Châu,2- Lê Thị Phương Lan,3- Lê Khánh Hồng chết lúc còn nhỏ.

Đời 25.1.Lê Thị Châu, chồng là Trần Đức Viêm con ông tú tài Trần Thực

cháu ngoại ông Lê Khánh ích. Công tác tại thương nghiệp Lào Cai và nghỉ hưu tại Yên bái. Có các con:

Đời 25.2.Lê Thị Phương Lan, tốt nghiệp trung cấp ngân hàng công tác tại

ngân hàng Thành phố Vinh Nghệ An. Chồng là Nguyễn Kỷ tốt nghiệp Đại học Bách khoa (con ông Dư ở) Thọ Lộc, Sơn Lễ, là thương binh chống Mỹ, nay là Hiệu trưởng trường công nhân kỹ thuật Vinh. Sinh được các con:

1. Nguyễn Thị Phương Chi2. Dung3. Thi4. Giang (con trai)

Đời 24.2.Lê Thị Hai chồng là Trần Tài ở cùng quê, sinh được 3 con gái thì

chồng mất.1- Con gái đầu lấy chồng là Nguyện ở Lê Định Sơn tiến.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 97

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

2- Con gái thứ 2 lấy chồng là Lê Khánh Mai ở Sơn An (con ông Lê Khánh Vu cháu nội ông Lê Khánh ích).3- Con gái thứ 3 là Trần Thị Lan lấy chồng về Sơn Tiến

Đời 24.3Lê Khánh Bái sinh năm 1904, trước làm nghề nông ở quê. Vợ là

Nguyễn Thị Cửu quê Sơn Lễ đã mất 1998, tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai (nơi mới di cư đến) thọ 86 tuổi. Ông bà sinh được 2 trai và 2 gái (đời 25):

1- Lê Khánh Hoàng 1940, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, Liệt sĩ chống Mỹ

2- Lê Khánh Kỳ 19453- Lê Thị Hường,4- Lê Thị Hợi.

Đời 25.2.Lê Khánh Kỳ, tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh là giáo viên. Vợ

là Trần Thị Thân sinh 1949, quê Đức Thọ, tốt nghiệp Đại học làm giáo viên trường trung học Võ Thị Sáu, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Có 4 con (đời 26):

1- Lê Khánh Toàn 1973, kỹ sư điện công nghiệp2- Lê Khánh Thắng 1976, tốt nghiệp trung cấp điện lạnh,

đang học sư phạm kỹ thuật Thủ Đức.3- Lê Khánh Hùng 1979, sinh viên cao đẳng sư phạm

Đồng Nai.4- Lê Thị ái Vân 1982, đang học THPT.

Đời 25.3.Lê Thị Hường 1958 tốt nghiệp y sĩ, chồng là Nguyễn Văn Sáng

(con ông Luân) ở xóm Nậy, Sơn An. Có 3 con gái:1- Nguyễn Thị Thu Hà, 1976, tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ.2- Nguyễn Thị Hằng, 19733- Nguyễn Thị Hồng, đang đi học.

Đời 25.4.Lê Thị Hợi, 1955, tốt nghiệp trung cấp ngân hàng công tác tại

ngân hàng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Chồng là Nguyễn Nga lái máy ủi quê ở Sơn Hoà,. đã có 2 con trai là

1- Nguyễn Thế Hùng, 2. Nguyễn Thắng.Đời 24.4.

Lê Khánh Yêm làm ruộng ở quê. Vợ người họ Lương ở Sơn Mỹ, Hương Sơn. Sinh được 1 gái và 1 trai (đời 25) rồi ông bà mất ngày 25 tháng chạp và ngày 6/6

1. Lê Thị Cháu Yêm, 2. Lê Khánh Trầm.Đời 25.1.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 98

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Thị Ngọc Anh (thường gọi Bà Cháu Yêm) về sau xuống Vinh và lấy chồng là Nguyễn Văn Tam người Bến Thủy công tác tại công ty xuất nhập khẩu Vinh. Có 5 con: Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn LongĐời 25.2.

Lê Khánh Trầm, 1942, về sau lên sinh sống ở Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. Vợ là Phạm Thị Mẫu, quê ở Giao Thuỷ Nam Hà, có 5 con (đời 26):

1. Lê Thị Hảo,1968 2. Lê Khánh Trọng, 19713. Lê Thị Loan,1974 4. Lê Khánh Trung,19765. Lê Thị Liễu,1983

Đời 26.1.Lê Thị Hảo, chồng là Lê Văn San, quê Hải Hưng cũ, có 2 con:

Lê Văn Sơn và Lê Văn Longđời 26.2.

Lê Khánh Trọng, vợ là Nguyễn Thị Lan quê ở Giao Thủy Hà Nam, có 2 con ( đời 27):

1. Lê Khánh Đại, 1993 2. Lê Khánh Nghĩa, 1997đời 26.3.

Lê Thị Loan, chồng là Phạm Văn Sỹ quê Lý Nhân, Nam Hà, có 2 con:

Phạm Văn Dương và Phạm Văn Duyđời 26.4.

Lê Khánh Trung, vợ là Hoàng Thị Thanh, quê Xuân thủy, Nam Hà, đã có 1 con (đời 27): Lê Thị Hậu, 2000đời 26.5.

Lê Thị Liễu, đang đi họcĐời 24.5.

Lê Khánh Ngụ làm ruộng và cư trú ở Yên Đức, Sơn Lễ. Vợ là Nguyễn Thị Nhượng, quê Yên Đức. Sinh được 1 gái và 2 trai (đời 25):

1- Lê Thị Lý,2- Lê Khánh Dục, 3. Lê Khánh Thắng.

Ông Ngụ mất ngày 19/1 âm lịch (1959), mộ đặt ở rú Đá Bạc, Sơn Lễ.Đời 25.1.

Lê Thị Lý 1948, giáo viên tiểu học ở Sơn Lễ. Chồng là Trần Thế Cung, con út bà miện Lương, quê Sơn Hòa. Có 1 con trai:

Trần Minh Châu, 1972, tốt nghiệp đại học giao thông TP HCM, công tác tại công ty cơ khí thực phẩm. Đã có vợ là Trịnh Thị Ngoan và 1 con gái là Trần Minh Thư.Đời 25.2.

Lê Khánh Dục, 1950, giáo viên THCS, nay cư trú ở huyện Thống Nhất Đồng Nai. Vợ là Đoàn Thị Hương quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, sinh được 3 con (đời 26):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 99

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Thị Xuân Diệu 1979, sinh viên cao đẳng sư phạm.2- Lê Thị Thu Hằng, 1982, sinh viên đại học năm thứ 1.3- Lê Thị Kiều Nga, 1989, đang học lớp 6.

Đời 25.3.Lê Khánh Thắng, 1953, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, trước

công tác tại trường Nguyễn ái Quốc II Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Nay là phó giám đốc công ty VYFACO ở TP Hồ Chí Minh. Vợ là Nguyễn Thị Trị, 1954, quê Sơn Phú, tốt nghiệp đại học tài chính. Có 3 con (đời 26):

1- Lê Khánh Việt Hà (gái) 1980, đại học sư phạm.2- Lê Nam Hùng (trai) 1982, đại học kỹ thuật.3- Lê Khánh Hồng Hoan (gái) 1984, đang học lớp 11

Đời 24.6.Lê Khánh Dinh, sinh năm 1918. Trước cách mạng đi lính thủy

cho Pháp. Từ năm 1940 đến nay không có tin tức.Đời 24.7.

Lê Khánh Ty, 1928, tham gia tiền khởi nghĩa. Vào quân đội 1945. Đảng viên, Đại tá quân đội nghỉ hưu, tham gia chiến đấu ở chiến trường Lào. Đã tốt nghiệp các trường:

- Trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc,- Học viện quân sự,- Học viện chính trị và ở lại làm giáo viên. Sau về công tác tại cơ

quan Bộ quốc phòng và nghỉ hưu.Ông đã được nhà nước thưởng:

- Huân chương quân công hạng II,- Huân chương chiến công hạng II,- Huân chương chiến thắng hạng II,- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,- Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I, II và III,- Huân chương tự do hạng I (Lào tặng),- Huy chương chống Pháp (nt),- Huy chương chống Mỹ (nt),- Huy chương hữu nghị (nt),- Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng.- Huy hiệu quân kỳ quyết thắng.Vợ là Hồ Thị Tý 1939 (con ông bà Hồ Phạm Thuỳnh) ở Sơn Châu,

Hương Sơn, tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp, trước công tác ở bộ Nội thương nay đã nghỉ hưu. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.

Ông bà sinh được 3 con gái (đời 25):1- Lê Thị Phương,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 100

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

2- Lê Thị Hồng,3- Lê Thị Hà.

Đời 25.1.Lê Thị Phương tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp công tác ở bộ

Nội thương. Chồng là Nguyễn Đức Toàn tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân công tác ở vụ tài vụ văn phòng Quốc hội, quê Đông Anh, Hà Nội. Đã sinh 2 con :

1- Nguyễn Thị Hương, 2. Nguyễn Đức Huy.Đời 25.2.

Lê Thị Hồng, tốt nghiệp Đại học Y khoa công tác tại Quân y viện 108 Hà Nội. Chồng là Lê Tuấn Vinh (con thiếu tướng Lê Chiêu) tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân, công tác tại Xí nghiệp dược phẩm ở Hà Nội. Đã có 1 con:

Lê Thị Quỳnh Anh.Đời 25.3.

Lê Thị Hà, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp công tác tại vụ đối ngoại văn phòng Quốc hội. đã được du học ở Singapore và có bằng Thạc sĩ. Chồng là Phan Sơn quê Thanh Chương, Nghệ An tốt nghiệp Đại học ở Liên Xô cũ công tác ở liên doanh AUSNAM, tốt nghiệp thạc sĩ ở Singapore. Đã có 1 con gái:

Phan Thị Hà AnhĐời 24.8.

Lê Thị Dỹ, chồng là Nguyễn Văn Đạm (con ông Cửu Lương cháu bà Cửu Chúc) ở Liễu Nha, Thanh Lâm, Thanh Chương.Có 5 con (3 gáI 2 trai):

1. Nguyễn Thị Châu 2. Nguyễn Thị Hương3. Nguyễn Văn Dũng 4. Nguyễn Văn Thanh

Bốn người này đã trưởng thành và có gia đình riêng5. Nguyễn Thị Dung sống với bố mẹ ở quê

Đời 23.2.Lê Khánh Cán 1886-1950, làm ruộng ở quê. Vợ là Lê Thị Hai quê

xóm Sắn, Sơn Lễ (1883-1983). Phần mộ ông bà ở rú Trơ đã xây cất và gắn bia.Có 3 con trai và 1 con gái (đời 24):

1- Lê Khánh Lưu,2- Lê Thị Hai,3- Lê Khánh Dật,4- Lê Khánh Tửu chết sớm lúc chưa có vợ.

Đời 24.1.Lê Khánh Lưu 1907-1971, làm ruộng. Vợ là Nguyễn Thị Dung quê

Sơn Tiến. Có 2 con gái và 1 con trai (đời 25):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 101

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Thị Lý,2- Lê Thị Hồng,3- Lê Khánh Thịnh.

Đời 25.1.Lê Thị Lý, chồng là Nguyễn Liêu quê Sơn Lễ.Có 5 con:1- Nguyễn Quốc 2- Nguyễn Kiều.3. Nguyễn Kiều 4. Nguyễn Thắm 5. Nguyễn Mậu

Đời 25.2.Lê Thị Hồng, chồng là Nguyễn Tứ quê Sơn Lễ. Có 5 con là:1. Nguyễn Thị Mùi 2. Nguyễn Thị Hiền3. Nguyễn Thị Lương 4. Nguyễn Thị Dân 5. Nguyễn Mậu.

Đời 25.3.Lê Khánh Thịnh, 1948, làm ruộng ở Thanh lâm Thanh chương.

Vợ là Liên. Có các con (đời 26):1. Lê Khánh Tuấn, 2. Lê Thị Trang,3. Lê Thị Mai. 4. Lê Thị Lành 5. Lê Thị Danh

Đời 24.2.Lê Thị Hai, chồng là Nguyễn Ngụ (con ông Lý Tuy) làm ruộng ở

quê. Có 3 con:1- Nguyễn Thị Xuân làm nông nghiệp,2- Nguyễn Văn Khôi giáo viên cấp 2,3- Nguyễn Thị Hường cán bộ kế toán ngân hàng.

Đời 24.3.Lê Khánh Dật, 1919-1990, tốt nghiệp tiểu học thời Pháp thuộc.

Sau năm 1945 vào quân đội rồi chuyển ngành làm Giám đốc nhà máy gạch Thuận Lộc, Can lộc, Hà Tĩnh, sau đó là trưởng phòng Kế hoặch ty Kiến trúc Hà Tĩnh.

Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Pháp. Vợ là Nguyễn Thị Tý người họ Nguyễn Khắc ở Sơn Hoà. Có 2 con trai và 1 con gái (đời 25):

1- Lê Khánh Vượng 1948,2- Lê Thị Nga 1958,3- Lê Khánh Bình 1963.

Đời 25.1.Lê Khánh Vượng, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, công tác

tại nhà máy thiết bị đo đếm điện Hà Nội. Được thưởng Huân chương chống Mỹ. Vợ là Lê Thị én 1950 quê ở Vụ Bản, Nam Định, công tác cùng cơ quan. Có 2 con (đời 26):

1- Lê Khánh Dũng 1981, sinh viên Đại học Bách khoa Hà nội,

2- Lê Thị Khánh Huyền 1983 đang học ĐH kinh tế.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 102

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Đời 25.2.Lê Thị Nga, 1958, là giáo viên . Chồng là Nguyễn Văn Hùng (con

ông Nguyễn Lộc) ở Sơn An là sĩ quan thiết giáp. Hiện tại gia đình ở trong Nam. Có 2 cọn:

1. Nguyễn Cao Cường 2. Nguyễn Thị TưĐời 25.3.

Lê Khánh Bình, 1963, tốt nghiệp THPT, làm ruộng ở quê.Vợ là Nguyễn Thị Nhiên con ông Nguyễn Tùng ở Sơn an. Có các con (đời 26):

1. Lê Khánh Minh 2. Lê Thị Thuý 3. Lê Thị MơĐời 23.3.

Bà Hương Đạt chồng là Bùi Đạt ở xóm Sắn Sơn Lễ, nhà khá giả. Có các con:

1- Ông Bùi Quát,2- Bà Nại, chồng là Trần đình Nại Sơn thịnh,3- Bà Quýnh chồng là Đinh Phùng Quýnh Sơn hoà,4- Bà Thụ có chồng là Lê Khánh Thụ con ông Hàn áng

dòng dõi họ Lê,5- Bà thứ 5 mất khi chưa có con,6- Bà Bùi Thị Oanh.

Đời 23.4.Lê Khánh Hạn, làm ruộng ở quê. Vợ người họ Nguyễn Quang,

con ông Cửu Đoàn ở Sơn Lễ. Có 1 con gái và 1 con trai (đời 24):1- Con gái có chồng là Nguyễn Văn Sanh,2- Lê Khánh Tương.

Ông Hạn mất ngày 13 tháng 3, bà mất ngày 6 tháng1. Phần mộ ở rú Trơ đã cải cát và gắn bia.Đời 24.1.

Bà con gái đầu của ông Hạn có chồng là Nguyễn Văn Sanh quê Sơn Ninh, Hương Sơn, làm nông nghiệp. Có các con:

1- Nguyễn Văn Sơn liệt sĩ chống Mỹ,2- Nguyễn Thị Hiền,3- Nguyễn Văn Hà,4- Nguyễn Văn Thâm đã mất,5- Nguyễn Văn Toàn,6- Nguyễn Văn Mạnh,7- Nguyễn Văn Thiện,8- Nguyễn Thị Thanh.

Đời 24.2.Lê Khánh Tương 1920-1997, tốt nghiệp tiểu học thời Pháp rồi đi

làm ở Huế, sau cách mạng về làm ruộng ở quê, mất ngày 25 tháng 12, mộ đặt ở . rú Trơ. Vợ là Phan Thị Con (con ông đốc Thuyết) ở Kẻ Trúa, Sơn Tiến. Có 4 con gái và 2 con trai (đời 25):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 103

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Khánh Tiến 1949,2- Lê Thị Loan 1951,3- Lê Thị Huệ 1953,4- Lê Thị Xuân 1955,5- Lê Thị Lợi 1960,6- Lê Khánh Lộc 1964.

Đời 25.1.Lê Khánh Tiến 1949, tốt nghiệp Trung học xây dựng công tác tại

Quảng Bình đã nghỉ hưu. Vợ đầu là Phạm Thị An quê Sơn Lễ làm ruộng ở quê chồng, có 1 con gái và 1 con trai (đời 26):

1- Lê Thị Nhàn 1977, tốt nghiệp THPT, nay làm việc và cư trú tại Đức Linh tỉnh Bình thuận (cùng với cô ruột là Lê Thị Lợi).

2- Lê Khánh Tiệp 1983 đang học ở quê.Sau khi sinh được 2 con Phạm Thị An bị bệnh mất ngày 8/11 âm lịch

(1988), mộ đặt ở rú Trơ. Lê Khánh Tiến lấy bà vợ thứ 2 là Nguyễn Thị Diên quê Quảng Bình công tác tại Công ty xây dựng Lệ Thủy, Quảng Bình, sinh được 2 con (đời 26):

3- Lê Khánh Tình,4- Lê Thị Lý,

Đời 25.2.Lê Thị Loan 1951, giáo viên tiểu học. Chồng là Nguyễn Hồng

Minh quê Sơn Phúc. đã có 3 con:1- Nguyễn Hồng Quang tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh,2- Nguyễn Thị Thanh đang đi học,3- Nguyễn Thị Thủy đang học.

Đời 25.3.Lê Thị Huệ, 1953, tốt nghiệp cấp 3, đang công tác tại trường cao

đẳng hoá chất Lâm Thao, Phú Thọ. Chồng là Nguyễn Quang Hiển quê Nam Định. Có 1 con :

Nguyễn Mạnh Hùng đang học.Đời 25.4.

Lê Thị Xuân, 1955, học hết cấp 2, làm công nhân trại hươu Hương Sơn đã nghỉ hưu mất sức. Chồng là Đậu Thế Đường quê Sơn Phúc. Có 4 con:

1- Đậu Thị Thơ,2- Đậu Thị Tâm,3- Đậu Thị Thương, 4. Đậu Thế Thông.

Đời 25.5.Lê Thị Lợi 1960, tốt nghiệp trung cấp ngân hàng, công tác ở

ngân hàng huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. Chồng là Nguyễn Văn Bình quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, công tác tại ngành công an Bình Thuận. Có 2 con:

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 104

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Nguyễn Thị ánh Tuyết, 2. Nguyễn Thị Thủy.Đời 25.6.

Lê Khánh Lộc, 1964, học hết cấp 3 đi bộ đội đóng ở đảo Trường Sa. Sau học ở học viện chính trị, nay công tác tại Bộ tư lệnh Thủ đô làm giáo viên đường lối quân sự tại trường Tuyên giáo Trung ương, quân hàm Thiếu tá. Vợ là Nguyễn Thị Đoài (con ông Nguyễn Văn Thường) cùng quê, là cô giáo nuôi dạy trẻ nay theo chồng ra Hà Nội. Có 3 con (đời 26):

1- Lê Ngọc Hà,2- Lê Khánh Huyền,3- Lê Thị Hồng Duyên.

Đời 23.5.Bà cụ Hoè, chồng người họ Nguyễn Khắc ở Sơn Hòa, sinh được

1 trai và một gái thì ông bà mất:1- Nguyễn Khắc Hòe làm ruộng ở quê,2- Nguyễn Thị Trầm chồng là Kỷ quê Sơn Ninh, Hương Sơn.

Đời 23.6.Lê Khánh Đàm, đậu tiểu học, giỏi tiếng Pháp, đã làm thư ký cho

hãng buôn gỗ ở Bến Thủy và hãng thầu khoán ở Thakhẹt Lào, về sau làm nghề dạy học. Vợ là Đinh Thị Điều (con ông ấm Thung) ở xã Sơn Hòa. Có 5 con (đời 24):

1- Lê Thị Mộng Lan,2- Lê Thị Kim Liên,3- Lê Thị Mỹ Hà,4- Lê Khánh Chiên,5- Lê Thị Xuân Dung.

Ông mất ngày 15 tháng 4 Giáp Dần (1974). Bà mất ngày 27 tháng 6 cùng năm. Phần mộ đặt ở rú Trơ đã xây và gắn bia.

Đời 24.1.Lê Thị Mộng Lan, chồng là Nguyễn Khắc Nhuận (con ông

Nguyễn Khắc Tuyên) quê Sơn Hòa, công tác tại ty nông nghiệp Yên Bái nghỉ hưu ở Lào Cai. Có 6 con:

1. Nguyễn Thị Minh Lý, 2. Nguyễn Khắc Chương,3. Nguyễn Thị Minh Đường, 4. Nguyễn Khắc Sơn,5. Nguyễn Thị Phương Lâm, 6. Nguyễn Thị Phương Thảo.

Đời 24.2.Lê Thị Kim Liên, tốt nghiệp Đại học ngành Tài chính, trước công

tác ở nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, sau thống nhất Bắc-Nam vào công tác tại TP HCM và nghỉ hưu ở đó. Chồng người miền Nam. Có 1 con gái:

Nguyễn Tố Trinh đã lập gia đình.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 105

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Đời 24.3.Lê Thị Mỹ Hà, phiên dịc tiếng Trung, tốt nghiệp đại học tại chức

tài chính kế toán, là chuyên viên chính, trước làm ở sở Điện lực Hà Nội, sau vào công tác tại thành phố Hồ Chí minh và nghỉ hưu ở đó. Chồng quê miền Nam. Có 2 con:

1- Cao Thị Thu Lê, đã có gia đình riêng,2- Cao Hoàng Linh đang học.

Đời 24.4.Lê khánh Chiên, 1942, tốt nghiệp Đại hoc thủy lợi và làm cán bộ

giảng dạy ở trường, sau thống nhất đất nước vào công tác tại TP HCM. Là KS trưởng chuyên qui hoạch tài nguyên nước và môi trường. Huy chương chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Bùi Thị Kim lan quê ở Cần Thơ, cư trú tại TP HCM. Có 2 con trai (đời 25):

1- Lê Khánh Vũ tốt nghiệp THPT,2- Lê Khánh Toàn tốt nghiệp THPT, đang học ĐH tại TP

HCM.Đời 24.5.

Lê Thị Xuân Dung, tốt nghiệp ĐH sư phạm, giáo viên cấp 2. Chồng là Lê văn Định quê Thạch Hà, Hà Tĩnh, Trung tá bộ đội công tác ở sân bay Nha Trang, đã nghỉ hưu và cư trú ở Nha Trang. Có 3 con:

1- Lê thị Linh Chi tốt nghiệp THPT,2- Lê Thị Thùy Chi (nt),3- Lê Thị Thu Hương đang học.

Đời 23.7.Bà Nho Diên, chồng là Nguyễn Khắc Diên quê Sơn Hòa, gia đình

giàu có. Sinh 6 con:1- Con gái đầu là vợ ông Đinh Nho Lạm ở Sơn Hòa,2- Con gái thứ 2 là vợ thầy giáo Nguyễn Duy Soa con bà Hàn

Cừ ở Sơn Tiến, cư trú ở Hải Dương, có 3 con trai3- Con gái thứ 3 là vợ bác sĩ Đinh Phùng Yêm con ông Đinh

Phùng Trạch ở Sơn hòa mới sinh được 1 cháu trai thì mất.4- Con gái thứ tư là Nguyễn Thị Phin, chồng là Nguyễn Văn

Luyện, Sơn Tiến, có 2 con trai và 1 con gái.5- Con trai Nguyễn Khắc Miên trung cấp kỹ thuật làm ở Viện

thiết kế Bộ công nghiệp nhẹ đã nghỉ hưu. Vợ là Lê thị Ngà con bà Hàn Đàn, Sơn An. Có các con là Nguyễn Khắc Việt và Nguyễn Khắc Anh.

6- Nguyễn Khắc Biền bác sĩ làm ở Viện sốt rét trung ương đã nghỉ hưu. Vợ là Nguyễn Thị Hạnh quê Hà Tây. Có các con là Nguyễn Thị Kiều Vân, Nguyễn Khắc Hồng.

Đời 23.8.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 106

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Khánh Triêm 1900-1984, mất ngày 11 tháng 1, phần mộ đặt ở rú Trơ đã xây và gắn bia đá.

Thuở nhỏ ông là người thông minh học giỏi, lại khéo tay, có lòng hiếu thảo. Tính tình cương trực, thẳng thắn, sống có tình nghĩa với bà con hàng xóm và họ hàng. Đương thời ông tích cực tham gia công tác xã hội và phong trào hợp tác hóa. Vợ là Lương Thị Ngọc quê Sơn Mỹ, Hương Sơn, bà là người hiền lành, trọng lễ nghĩa và làm ăn tần tảo, mất ngày 8 tháng 9 (Tân Tỵ). Ông bà sinh được 4 con trai (đời 24):

1- Lê Khánh Thanh,2- Lê Khánh Hán,3- Lê khánh Trừng,4- Lê Khánh Trương.

Đời 24.1.Lê Khánh Thanh 1934, kỹ sư kinh tế. Thời chống Pháp là bộ đội

tình nguyện Việt nam tại Lào. năm 1959 chuyển ngành về công tác tại Ngân hàng trung ương. Là Đảng viên, đã qua chức vụ Trưởng phòng tài vụ ở Ngân hàng nhà nước, giám đốc công ty xây dựng ngân hàng từ 1976 - 1992, chuyên viên cao cấp (bậc 7 cũ) tại Ngân hàng trung ương. Nghỉ hưu từ 1998 tại Hà Nội. Đã được thưởng:

- Huy chương chiến thắng (trong chống Pháp),- Huy chương chiến sĩ vẻ vang,- Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng I,- Huy chương vì sự nghiệp công đoàn do Tổng liên đoàn lao động

Việt nam tặng, Huy chương vì sự nghiệp ngân hàng.Vợ là Trần Thị Phúc 1938 (con ông Trần Nhàn) ở Sơn Châu, cán bộ

trung cấp ngân hàng trung ương, đã được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II và huy chương vì sự nghiệp ngân hàng. Có 1 con gái và 3 con trai (đời 25):

1- Lê Thị Ngọc Anh 1965,2- Lê Việt Anh 1969,3- Lê Tuấn Anh 1971,4- Lê Quốc Anh 1974.

Đời 25.1.Lê thị Ngọc Anh 1965, tốt nghiệp Cao đẳng ngân hàng công tác

tại Ngân hàng công thương quận Hai bà trưng. Chồng là Dương Văn Hùng quê Hà Nội công tác tại công ty xây dựng ngân hàng. Đã có 2 con trai:

1- Dương Ngọc Hiếu 1988 đang học THCS,2- Dương Quang Hưng 1996 đang học mẫu giáo.

Đời 25.2.Lê Việt Anh, 1969, tốt nghiệp THPT, đi bộ đội sau về làm ở công

ty xây dựng ngân hàng, phó phòng Hành chính tổ chức của công ty, Đảng

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 107

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

viên, đang học Đại học tại chức. Vợ là Bùi Thúy Loan quê Thanh Trì, Hà Nội, công tác tại Công viên Thụ Lễ. Đã có 1 con trai (đời 26):

1- Lê Hoài Nam 1995 đang học mẫu giáo.Đời 25.3.

Lê Tuấn Anh 1971, tốt nghiệp THPT là công nhân xây dựng làm ở công ty xây dựng Ngân hàng. Vợ là Khổng Thị Huyền Trang, sinh 1980, quê thị trấn Phong Châu, Phú Thọ. Đã có 1 con gái (đời 26):

Lê Thị Phương AnhĐời 25.4.

Lê Quốc anh, 1974, tốt nghiệp Cao đẳng Ngân hàng, công tác tại Tổng công ty bưu chính viễn thông, đang học ĐH luật.Đời 24.2.

Lê Khánh Hán, 1937, kỹ sư bưu điện, cán bộ cấp vụ, nguyên phó bí thư thường trực Đảng ủy Tổng cục bưu điện, sau là Đảng ủy Tổng công ty bưu chính viễn thông. đã được thưởng:

- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III,- Huy chương vì sự nghiệp bưu điện,- Huy chương vì sự nghiệp công đoàn.

Vợ là Đinh Thị Xuân An, 1939 (con ông Đinh Xuân thịnh) Sơn Hòa,, là giáo viên tiểu học nghỉ hưu, đã được thưởng:

- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II,- Huy chương vì sự nghiệp giáo dục.

Có 2 con gái và 1 con trai (đời 25):1- Lê Thị Khánh Vân 1961,2- Lê Thị Khánh Hòa 1964, 3. Lê Khánh Thành 1975.

Đời 25.1.Lê Thị Khánh Vân 1961, tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh, giáo

viên trường THPT Lê Hữu Trác, Hương Sơn. Chồng là Trịnh Văn Huệ tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội, Hiệu phó cùng trường. Có 2 con trai:

1- Trịnh Khánh Tú 1988 đang học,2- Trịnh Lê Trung 1991 đang học.

đời 25.2.Lê Thị Khánh Hòa, 1964, tốt nghiệp trường công nhân Bưu điện,

sau vừa học vừa làm đã tốt nghiệp kỹ sư điện tử viễn thông, công tác tại Công ty viễn thông liên tỉnh (VTN) thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông.Đời 25.3.

Lê Khánh Thành, 1975, tốt nghiệp Đại học Bách khoa kỹ sư điện tử viễn thông, công tác tại công ty thông tin di động VMS thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông, vừa làm vừa học cao học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đã bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ.Đời 24.3.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 108

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Khánh Trừng đi bộ đội sau đi học tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật cơ khí, công tác tại Hà Tĩnh, là Đảng viên

. không may bị mất năm 1972 ngày 27 tháng 7 tại bệnh viện Hà Tĩnh, mộ đã cải cát đưa về để ở rú trơ đã xây cất và gắn bia

Vợ người Thạch Hà đã tái giá.Đời 24.4.

Lê Khánh Trương đang học cấp 2 thì bị chó dại cắn chết năm 1962 (lúc 13 tuổi). Phần mộ đã cải cát đặt ở rú Trơ đã gắn bia

đời 22.2.Lê Khánh Tốn là con trai thứ 2 của ông Lê Khánh Trạch, còn có

tên Lê Khánh Soạn, tục gọi là Nghĩa Uông. Vợ người họ Nguyễn ở xóm Nậy, Sơn An, thuộc dòng gia đình ông Nuôi Kính, ông Đồ Em. Có 4 con (đời 23):

1- Lê Khánh Uông thường gọi Chắt Uông,2- Lê Khánh Hàm chết sớm,3- Lê Khánh Điền chết sớm,4- Lê Khánh Tuyền.

đời 23.1.Lê Khánh Uông thường gọi Chắt Uông hay quản Chắt, dạy học ở

Sơn Tây. Vợ người họ Lê (con ông Trùm Thơ) ở xóm Nậy. Có 1 con trai (đời 24):

1- Lê Khánh Dương.đời 24.1.

Lê Khánh Dương 1905-1968, làm ruộng và sinh sống ở Voi Bổ, Sơn Tây, Hương Sơn, mất 1968, mộ ở Sơn Tây. Vợ là Lê Thị Dương 1917 ở Sơn Trung, Hương Sơn. Có 4 con (đời 25):

1- Lê Khánh Lưu 1945,2- Lê Khánh Quang 1948,3- Lê Thị Vinh 1952,4- Lê Thị Xoan 1956.

đời 25.1.Lê Khánh Lưu 1945, tốt nghiệp đại học Giao thông, đã nghỉ hưu

ở xóm Tân Thủy, Sơn Tây. đã được thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III. Vợ là Nguyễn Thị Mai quê Sơn An, làm ruộng ở Sơn Tây.Có 2 con (đời 26):

1- Lê Khánh Hòa 1975, công nhân giao thông tại chức.2- Lê Khánh Bình 1976 đang học đại học sư phạm Vinh

Khoa toán.đời 25.2. Lê Khánh Quang 1948, thương binh chống Mỹ cứu nước hạng 2/4, cư trú ở xã Sơn Tây. Vợ là Lê Thị Thanh 1952, giáo viên THCS, dạy tại quê. Có 4 con (đời 26):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 109

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Khánh Hùng 1973, giáo viên tiểu học ở quê,2- Lê Thị Cẩm Vân 1978 đang học cao đẳng sư phạm ở

tỉnh Bình Dương,3- Lê Thị Khánh Như 1982 học xong THPT,4- Lê Khánh Hiệu đang học 1985 THPT.

Đời 25.3. Lê Thị Vinh 1952, văn hóa cấp 2, làm ruộng ở Sơn Tây. Chồng là Phạm Văn Toại làm ruộng ở quê. Có 6 con:

1- Phạm Văn Hạnh 1976 học hết cấp 2,2- Phạm Thị Huyền 1979, học hết cấp 2,3- Phạm Thị Hà 1982, đang học cao đẳng sư phạm ở tỉnh

Bình dương,4- Phạm Thị Hương 1985 đang học PTTH,5- Phạm Thị Dung 1988 đang học THCS,6- Phạm Văn Tú 1990, đang học Tiểu học.

đời 25.4. Lê Thị Xoan 1956, làm ruộng ở Sơn Lĩnh. Chồng là Nguyễn Tiến Dũng hiệu trưởng trường THCS Sơn Lĩnh. Đã có 3 con:

1- Nguyễn Thị Huệ 1982 đang học PTTH,2- Nguyễn Tiến Đức 1985 đang học PTTH,3- Nguyễn Thị Kim Chi đang học tiểu học.,

đời 23.2. Lê Khánh Hàm mất sớm.đời 23.3. Lê Khánh Điền mất sớmđời 23.4.

Lê Khánh Tuyền 1897-1958, kỵ ngày 5 tháng 11 AL làm ruộng ở Sơn An, mộ đặt rú Bụt.Vợ là Hoàng Thị Nhỏ 1897 kỵ ngày 12/1 AL. Có 3 con (đời 24):

1- Lê Khánh Thọ,2- Lê Thị Điu, 3. Lê Khánh Xuân.

Đời 24.1. Lê Khánh Thọ 1934-1999, kỵ ngày 9/12 AL làm ruộng ở Sơn An, vợ là Nguyễn Thị Vịnh . Có 7 con (đời 25):

1- Lê Khánh Quốc 1958,2- Lê Khánh Mạo 1963,3- Lê Khánh Hiệp 1966,4- Lê Khánh Hiểu 1968,5- Lê Khánh Hương 1971, mất 1998 tại Kon Tum6- Lê Thị Hải 1973, giáo sinh trường sư phạm Vũng Tàu7- Lê Khánh Huỳnh 1975, đang tại ngũ.

đời 25.1. Lê Khánh Quốc 1958, công nhân nhà máy gỗ Vinh, Nghệ An. Vợ là Hiếu quê Nghệ An, có 2 con (đời 26): Lê Khánh Hùng và Lê Thị Hạnhđời 25.2. Lê Khánh Mạo 1963, trong chống Mỹ tham gia quân đội tình nguyện ở Lào, quân hàm Trung úy. Vợ là Lê Thị Huệ (con ông Viêm) quê Sơn An. Có 2 con (đời 26): Lê Thị Hằng và Lê Thị Yến

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 110

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đời 24.2.Lê Thị Điu, chồng là Nguyễn Quang ở xóm Nậy, Sơn An. Làm

ruộng ở quê. Có các con: Nguyễn Thị Tý, Nguyễn Văn Dư, Nguyễn Văn Trữ, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Huê, Nguyễn Thị Huệ.đời 24.3.

Lê Khánh Xuân 1945, văn hóa lớp 7. Bộ đội chống Mỹ cứu nước. Phục viên về cư trú ở Sơn Trường, Hương Sơn. Vợ là Lê Thị Sơn quê ở Sơn Phú, Hương Sơn. Có 5 con (đời 25):

1. Lê Thị Thuần 1970, 2. Lê Thi Túy 1971, 3. Lê Thị Tuyết 1973,

4. Lê Khánh Thành 1976, 5. Lê Khánh Thảo 1978, đang ở quân độiđời 25.1.

Lê Thị Thuần, 1970, chồng là Lê Văn Bộ, quê Sơn Trường, có các con:

1. Lê Thị Nhàn 2. Lê Văn Ngọcđời 25.2. Lê Thị Tuý 1971, chồng là Nguyễn Văn Hải quê Sơn Phú, các con: Nguyễn Ngọc Văn và Nguyễn Văn Tùng.đời 25.3.

Lê Thị Tuyết,1973, Chồng là Nguyễn Nhân Chí, quê Thọ Sơn, Anh Sơn, Nghệ An, có hai con là:

1. Nguyễn Nhân Quyết 2. Nguyễn Thị Kim Đanhđời 25.4.

Lê Khánh Thành, 1976, vợ là Nguyễn Thị Oanh quê Sơn Thọ, Hương Sơn. Có con (đời 26) là:

1. Lê Thị Quỳnh NhưĐời 22.3.

Lê Khánh Táo là con trai thứ 3 của ông Lê Khánh Trạch, đương thời làm chánh tổng nên hay gọi là Tổng Táo. Ông có 4 vợ:- bà thứ 1 người họ Hồ Huy sinh được 1 con trai (đời 23):

1- Lê Khánh Điền- Bà thứ 2 thường gọi bà Kế Tổng sinh được 1 con trai (đời 23):

2- Lê Khánh Quyên,- Bà thứ 3 không rõ tên sinh được 2 con trai:

3- Lê Khánh Huyền chết sớm không có con3- Lê Khánh Duyên chết sớm không có con.

- Bà thứ 4 thường gọi bà Tuỳ sinh được 1 con trai:4- Lê Khánh Viên.

Ông Lê Khánh Táo mất ngày 30 tháng 5 AL.Đờì 23.1.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 111

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Khánh Điền là con trai cả của bà vợ cả ông Tổng Táo. Vợ là Thanh Hương (con ông Tống Trần Tạo) ở Văn Giang (nay là Sơn Thịnh) sinh được 1 con trai (đời 24):

1- Lê Khánh Lâm thường gọi là Chắt Điền sau đổi là Lê Khánh Cầm.

Về sau bà Hương lấy chồng khác, ông Điền lấy vợ khác là Hồ Thị Điền quê Sơn Hàm, Hương Sơn sinh được 1 con trai (đời 24):

2- Lê Khánh Châu.Ông Điền mất ngày 17 tháng 8, bà hai mất ngày 17 tháng 10, mộ ông

bà đặt ở Sơn Hàm.Đời 24.1.

Lê Khánh Lâm, sau đổi là Lê khánh Cầm 1909-1970, ngày mất 19/2, phần mộ táng tại Ông đàm Sơn Hàm. Có hai vợ:- Bà thứ nhất người họ Trần chết khi chưa có con,- Bà thứ 2 Hồ Thị Cẩm 1922-1996, ngày mất 21/9. Có 2 con trai và 2 con

gái(đời 25):

1- Lê Khánh Thi 1951,2- Lê Thị Nữ 1954,3- Lê Thị Phương 1958,4- Lê Khánh Tường 1962.

Đời 25.1.Lê Khánh Thi 1951, văn hoá 7/10, làm ruộng ở Sơn Hàm, là bộ

đội phục viên. Đã được thưởng:- Huy chương chiến thắng hạng nhì,

- Huy chương chiến sĩ giải phóng hạng II và III.Có 2 vợ:- bà thứ 1 là Nguyễn Thị Số quê Sơn Hàm sinh được 2 con (đời 26):

1- Lê Khánh Anh 1977, văn hoá 9/12, bộ đội biên phòng tại ngũ ở tỉnh Đắc Lắc,

2- Lê Thị Tâm 1979, văn hoá 12/12 đang ở quê.- Bà vợ thứ 2 là Lê Thị Diệu 1954 quê Sơn Phố, văn hoá 7/10 làm ruộng

ở Sơn Hàm, Có 1 con trai và 2 con gái (đời 26):3- Lê Thị Huế 1982 văn hoá 9/12, làm ruộng,4- Lê Khánh Hùng 1985 đang học,5- Lê Thị Nga 1987 đang học.

Đời 25.2. Lê Thị Nữ 1954 văn hoá 7/10, chồng là Hồ Hữu Sơn văn hoá 7/10, hai vợ chồng đều làm ruộng ở Sơn Hàm. đã có 5 con:

1- Hồ Sĩ Long 1975 văn hoá 9/12 công tác tại xưởng dày da Sài gòn,2- Hồ Sĩ Tiến 1977 văn hóa 9/12 cùng làm ở dày da Sài gòn,3- Hồ Thị Hải 1980 văn hóa 9/12 đang học may ở Sài gòn,4- Hồ Thị Hưng 1983 văn hóa 9/12 đang làm ruộng ở quê,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 112

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

5- Hồ Thị Hằng 1992 đang học.Đời 25.3. Lê Thị Phương 1958, văn hóa 9/10, chồng là Trần văn Hào văn hóa 7/10, cả hai làm ruộng ở Sơn Hàm. đã có 5 con:

1- Trần Văn Cường 1973, văn hóa 9/12 làm tại công ty bao bì Sài gòn,

2- Trần Văn Dương 1980, văn hóa 12/12 đang ở với bố mẹ,3- Trần văn Hòa 1984 đang học,4- Trần Văn Hiệp 1986 đang học,5- Trần Thị Hiền 1990 đang học.

Đời 25.4. Lê Khánh Tường, vợ là Đoàn Thị Chiến, 1963, quê Sơn Hàm. các con (đời 26): Lê Thị Nam 1987, Lê Khánh Quốc 1989, Lê Thị Thury 1991, Lê Thị Ngân 1993Đời 24.2. Lê Khánh Châu là con bà vợ họ Hồ sinh sống tại Sơn Hàm, ông mất ngày 3/12- 1992, mộ đặt ở Cây Mít, Sơn Hàm. Ông có 2 vợ:- Bà thứ nhất là Lê Thị Châu mất sớm sinh được 1 con gái (đời 25):

1- Lê thị Phương cũng chết lúc còn nhỏ ngày 12/12.- Bà vợ thứ 2 là Phạm Thị Lợi quê Sơn Phú, Hương Sơn, sinh được 2

con (đời 25):2- Lê Khánh Cầu 1964,3- Lê Khánh Cừ

Đời 25.1.Lê Khánh Cầu 1964, văn hóa lớp 7, làm ruộng tại quê. Vợ là Trần

Thị Liên 1966 quê Sơn Trường, Hương Sơn, cả 2 làm ruộng ở quê chồng. Đã có 2 con trai và 2 con gái (đời 26):

1- Lê Thị Thanh 1982, văn hóa lớp 9 làm ruộng ở quê,2- Lê thị Minh 1985 đang đi học,3- Lê Khánh Hòa 1989 đang đi học,4- Lê Khánh Hợp 1992 đang đi học.

Đời 25.2.Lê Khánh Cừ 1968, văn hóa lớp 7 làm ruộng ở quê, Vợ là Nguyễn

Thị Sơn 1969 cùng quê, sinh được 2 gái và 1 trai (đời 26):1- Lê Thị Nhâm 1993 đang đi học,2- Lê Thị Nhàn 1996 đang đi học,3- Lê Khánh Nhiên 1998.

Đời 23.2.lê Khánh Quyên là con thứ 2 của ông Tổng Táo do bà vợ kế sinh

ra, cư trú tại Sơn Hồng, Hương Sơn, mất ngày 5/10- 1988, mộ táng tại Đá Nít Sơn Hồng. Ông có 2 vợ:- Bà thứ 1 là Trần Thị Len quê Sơn Phú, sinh được 1 con gái (đời 24) rồi

mất năm 1945, mộ táng ở Sơn Hàm:1- Lê thị Lan,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 113

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

- Bà vợ thứ 2 là Trần Thị Thành quê Sơn Hồng, mất 26/10-1985 mộ táng ở Đá Nít Sơn Hồng. Bà sinh được 2 con trai (đời 24):

2- Lê Khánh Vỹ 1951,3- Lê Khánh Toàn 1956.

Đời 24.1.Lê Thị Lan 1945, văn hóa lớp 4, chồng là Phạm Tiến quê Sơn Phú

mất 1994. Có 5 con:1- Phạm Hành đã chết,2- Phạm Quyền đã chết,3- Phạm Quỳnh 1971,4- Phạm Đào 1976, 5- Phạm Liệu 1976.

Đời 24.2.Lê Khánh Vỹ 1951, văn hóa lớp 7, mất ngày 14/8-2000 (15/7 Canh

Thìn), mộ táng tại Sơn Hồng. Vợ là Nguyễn Thị Thảo quê Sơn Hồng, làm ruộng. Có 5 con (đời 25):

1- Lê Khánh Ngọc 1971,2- Lê Thị Giang 1977,3- Lê Thị Linh 1981,4- Lê Khánh Chinh 1984,5- Lê Thị Vương 1989.

Đời 25.1.Lê Khánh Ngọc 1971, văn hóa lớp 7, vợ là Trần Thị Kim 1971, văn

hóa lớp 7. Cả 2 đều làm ruộng ở Sơn Hồng đã có 2 con (đời 26):Lê Khánh Thiệp 1998 và Lê Thị Yên 2000

đời 25.2. Lê Thị Giang, 1977, chồng là Bùi Nguyên, quê ở Vinh, có con là :

Bùi Thị Lan, 1999Đời 24.3.

Lê Khánh Toàn 1956, văn hóa lớp 10, vợ là Nguyễn Thị Hương 1959 văn hóa lớp 7, cả 2 đều làm ruộng. Có 4 con (đời 25):

1- Lê Khánh Phi 1981 đang đi học,2- Lê Thị Mỹ 1984 đang đi học,3- Lê Khánh Phong 1986 đang đi học,4- Lê Khánh Thông 1988 đang đi học.

Đời 23.3.

Lê Khánh Viên, tên tục là Tửu (con bà Tuỳ - vợ thứ 4 của ông Tổng Táo). Trước cư trú ở Sơn An, sau Cách mạng có thời gian làm bảo vệ ở trưòng cấp I Sơn An, sau cải cách ruộng đất đã di cư lên sơn Tây, Hương Sơn. Vợ là Trần Thị Cháu 1933 thường gọi là bà Viên. hai vợ chồng làm nghề cắt tóc và buôn bán ở Sơn Tây. Có 8 con (đời 24):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 114

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Khánh Thịnh 1951,2- Lê Khánh Vượng3- Lê Khánh Lợi 1960,4- Lê Khánh Lộc 1963,5- Lê Khánh Việt 1966,6- Lê Khánh Hải 1969,7- Lê Khánh Anh 1977,8- Lê thị Vân 1971.

Ông Lê Khánh Viên mất ngày 6/12 (1981), mộ ở nghĩa địa rú Tròn lô 22 xóm Kim Thành, xã Sơn Tây.

Đời 24.1.

Lê Khánh Thịnh 1951, sinh tại Sơn An sau lên sơn Tây theo bố mẹ. Vào bộ đội 1968 sau chuyển sang cơ quan và hưu mất sức 1987 tại đội I Kỳ đồng Kỳ anh Hà tĩnh. Đã dược thưởng: Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Tống Thị Việt 1946 làm ở xí nghiệp vôi Sơn Quang, Hương Sơn, sau chuyển về Đò Diệm, Hà Tĩnh. Nay nghỉ mất sức tại Kỳ Đồng, Kỳ Anh. Có 5 con (đời 25):

1- Lê Khánh Hùng 1973,2- Lê Thị Thanh Huyền 1975,3- Lê Khánh Hoà 1980 sinh viên cao đẳng nhac Hà Tĩnh,4- Lê Khánh Hằng 1983 đang đi học,5- Lê Khánh Hoa 1985 đang học lớp 8.

Đời 25.1.Lê Khánh Hùng sinh 1973 tại Sơn thịnh, vợ là Nguyễn Thị Duyên

1971 quê ở Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đã có 3 con (đời 26) cả nhà cư trú tại Kỳ Đồng, Kỳ Anh:

1- Lê Khánh Dũng 1980 đang đi học,2- Lê Thị Loan Anh 1991 đang học,3- Lê Khánh Hoàng 1995.

Đời 25.2.Lê Thị Thanh Huyền 1975, chồng là Lữ Doãn Trường 1971 quê

Xuân Mỹ huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa, bộ đội tại ngũ cấp bậc Đại đội trưởng ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Đã có 1 con trai:

Lữ Doãn Quang 1999.Đời 25.3.

Lê Khánh Hòa, sinh 1980 tại nông trường 12-9 Kỳ Anh, nay ở Kỳ Đồng, Kỳ Anh, sinh viên cao đẳng nhạc hoạ Hà Tĩnh.Đời 25.4.

Lê Khánh Hằng sinh 2/10/1983 tại nông trường 12-9 Kỳ Anh , đang đi học.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 115

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Đời 25.5.Lê Khánh Hoa 29/7/1985, nay ở Kỳ Đồng, Kỳ Anh đang đi học.

Đời 24.2.Lê Khánh Vượng, văn hóa lớp 7 làm ruộng ở xã Sơn Tây. Vợ là

Nguyễn Thị Tình 1971 văn hóa lớp 7 người cùng quê. Có 5 con (đời 25):

1- Lê Thị Thanh 1984- 1992 (ngày 6/6),2- Lê Thị Hoài 1988 đang đi học,3- Lê Thị Phương 1990 đang đi học,4- Lê Khánh Dương 1993 đang đi học,5- Lê Khánh Trinh 1995 đang đi học

Đời 24.3.Lê Khánh Lợi 1960, văn hóa lớo 7. Vợ là Lê Thị Hợi 1960 cùng

quê văn hóa lớp 7. Cả 2 đều làm ruộng ở Sơn Tây. Đã có 3 con (đời 25):1- Lê Thị Nga 1986 đang đi học,2- Lê Thị Liệu 1988 đang đi học,3- Lê Thị Ngân 1990 đang đi học.

Đời 24.4.Lê Khánh Lộc 1963, văn hóa 7/10. Vợ là Nguyễn Thị Trầm 1967

cùng quê. Cả 2 đều làm ruộng ở xã Sơn Tây. Đã có 6 con (đời 25):1- Lê Thị Hiền 1990, đang đi học2- Lê thị Hòa 1992 đang đi học,3- Lê thị Bình 1994 đang đi học,4- Lê thị Hương 1996 đang đi học,5- Lê Khánh Thành 1998, 6. Lê Khánh Đạt 2000.

Đời 24.5. Lê Khánh Việt 1966, văn hóa 7/10, sống cùng cha mẹ ở Sơn Tây.Đời 24.6.

Lê Khánh Hải 1969, văn hóa 7/10. Vợ là Trần Thị Hiền 1981 chưa có con. Hai vợ chồng làm nghề may ở xã Sơn Tây.Đời 24.7.

Lê Khánh Anh 1977 văn hóa lớp 7, sống với cha mẹ ở xã Sơn Tây.Đời 24.8.

Lê Thị Vân 1971 văn hóa 7/10. Chồng là Hồ Văn Kỳ 1974. Cả 2 đều làm ruộng ở quê chồng là xã Sơn Hồng, Hương Sơn.Đời 22.4.

Lê Khánh Khoái là con trai thứ 4 của ông Lê Khánh Trạch, tục gọi là ông Cu Khoái. Sau định cư ở quê vợ là xã Sơn Phố, Hương Sơn, hà Tĩnh. Ông có 2 bà vợ:- Bà vợ cả là Trần Thị Cu quê ở Sơn Phố, sinh được 2 con (đời 23):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 116

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Khánh Hoành,2- Lê Thị Viện,

- Bà vợ 2 chưa rõ tên quê xã Sơn Lĩnh, Hương Sơn, có 2 con (đời 23):3- Lê Khánh Dung,4- Lê Khánh Uyên.

Ông mất ngày 20 tháng 10. Bà cả mất ngày 9 tháng 5.Bà 2 không rõ ngày mất. Phần mộ của cả 3 ông bà đều đặt ở Sơn

phố.Đời 23.1.

Lê Khánh Hoành 1910-1939, vợ là Đinh Thị Tốn quê ở Sơn Hòa. Ông bà có 3 con (đời 24):

1- Lê Khánh Thọ,2- Lê Khánh Bồn, 3. Lê Thị Lợi.

Ông Hoành mất ngày 20 tháng 12. Bà Tốn mất ngày 8 tháng 4.Phần mộ hai ông bà đặt ở Sơn phố.

Đời 24.1.Lê Khánh Thọ 1930, học hết trung học thì vào bộ đội, đã tốt

nghiệp trường pháo binh khoá I tại Thanh hóa, cấp bậc khẩu đội phó. Kháng chiến chống Pháp được thưởng: Huân chương kháng chiến hạng II. Sau phục viên về sinh sống ở Sơn phố. Vợ là Nguyễn Thị Vựng 1930, quê Sơn thịnh. Có 6 con (đời 25):

1.Lê Khánh La, 2. Lê Khánh Danh,3. Lê Thị Thắm, 4. Lê Thị Thanh,5. Lê Thị Oanh, 6. Lê Thị Hạnh.Ông Thọ mất ngày 26 tháng 10. Bà Vựng mất ngày 21 tháng 8.Phần mộ ông bà ở Sơn Phố.

Đời 25.1.Lê Khánh La 1953, văn hóa 7/10. Bộ đội chống Mỹ, đã được

thưởng: Huân chương chống Mỹ hạng III, hiện công tác và cư trú ở Cần Thơ. Vợ là Trần Thị Ngọc quê Can Lộc, Hà Tĩnh. Đã có 1 con gái (đời 26):

1- Lê Ngọc Khánh.Đời 25.2.

Lê Khánh Danh 1953, văn hóa 7/10. Vợ là Nguyễn Thị Lan 1973. Có 2 con (đời26):

1- Lê Thị Khánh Ngọc 1992,2- Lê Khánh Dũng 1995.

Đời 25.3.Lê Thị Thắm 1958, văn hóa 10/10, là giáo viên cấp II ở tỉnh Hậu

Giang. Chồng là Nguyễn Cấu quê ở thành phố Cần Thơ. Có 2 con:1- Nguyễn Dịu Hiền,2- Nguyễn Thị Lâm Sừng.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 117

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Đời 25.4.Lê Thị Thanh 1962, văn hóa 10/10 đang làm ở công ty dược Hậu

Giang. Chồng là Nguyễn Hữu Thu quê Nghĩa Đàn, Nghệ An. Có 2 con:1- Nguyễn Thị Diễm,2- Nguyễn Thị Thơ.

Đời 25.5.Lê Thị Oanh 1968, văn hóa 10/10, làm nghề buôn bán nhỏ. Chồng

Nguyễn Ngọc Thuyết quê ở Huế. Có 1 con:Nguyễn Tú Trinh.

Đời 25.6.Lê Thị Hạnh 1974, văn hóa 12/12, làm nghề nội trợ. Chồng là

Nguyễn Mạnh Hùng quê Nghệ An. Có 2 con:1. Nguyễn Thị Huyền 2. Nguyễn Thị Trang.

Đời 24.2.Lê Thị Lợi 1934-1976, chồng là Nguyễn Văn Linh quê xã Đức Lạc

Đức Thọ, Hà Tĩnh. Có 2 con rồi mất sớm:1- Nguyễn Văn Hiến,2- Nguyễn Văn Hợi.

Đời 24.3.Lê Khánh Bồn 1937, văn hóa 7/10. Công tác nông trường Sơn

Tây hương Sơn. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III. Vợ là Lê Thị Liên quê xã Hương Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh. Có 2 con (đời 25):

1- Lê Khánh Biền 1976, 2. Lê Thị Tiềm.Đời 25.1.

Lê Khánh Biền 1976, văn hóa lớp 10, làm nghề cắt tóc chưa có gia đình riêng.đời 25.2.

Lê Thị Tiềm 1973, giáo viên tiểu học. Chồng là Hồ Hữu Hoàng sĩ quan biên phòng Hà Tĩnh.Đã có 1 con:

Hồ Lê Tin 2000.

Đời 23.2.Lê Thị Viện là con gái bà vợ cả ông Khoái, chồng quê Sơn Phố,

có 2 con:1- Ông Ngọ đang sống ở Hà Nội,2- Bà Sâm đang sống ở Thanh hóa.

Đời 23.3.Lê Khánh Dung con trai đầu của bà vợ 2 ông Khoái, cư trú ở Sơn

Lĩnh, Hương Sơn, mất ngày 15/6. Vợ là Hồ Thị Bát quê sơn Lĩnh. Có 2 con (đời 24):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 118

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Khánh Thông 1934,2- Lê Khánh Đồng 1940.

Bà Bát mất ngày 23 tháng 1. Phần mộ 2 ông bà đặt ở Sơn Lĩnh.Đời 24.1.

Lê Khánh Thông 1934, văn hóa lớp 4, làm nghề nông ở Sơn Lĩnh, mất ngày 2 tháng 8 (1990). Vợ là Trần Thị Sửu quê ở Sơn Tân, Hương Sơn, mất ngày 11 tháng 7 (1994). Có 5 con (đời 25):

1- Lê Khánh Bình 1964,2- Lê Khánh Luận 1967,3- Lê Khánh Thọ 1970,4- Lê Khánh Mạo 1972, 5. Lê Thị Lan

1975.Đời 25.1.

Lê Khánh Bình 1964, văn hóa 10/10, là sĩ quan quân đội phục viên, đã đi lao động ở nước ngoài từ tháng 3/1989- 10/1990, hiện làm ruộng ở nhà. Đã dược thưởng:

- Huân chương chiến công hạng III,- Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng II,- Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng I (của Campuchia)

Vợ là Phan Thị Hòa quê Sơn Lĩnh. Có 2 con (đời 26):1. Lê Thị Hương Giang 1992, 2. Lê Thị Thùy Ngân

1994.Đời 25.2.

Lê Khánh Luận 1967, văn hóa 9/12, sản xuất nông nghiệp ở Sơn Lĩnh. Vợ là Nguyễn Thị Tịnh cùng quê. Có 2 con (đời 26):

1- Lê Khánh Tuấn 1991, 2. Lê Khánh Tú 1993.Đời 25.3.

Lê Khánh Thọ 1970, văn hóa lớp 9, làm nông nghiệp ở Sơn Lĩnh. Vợ là Đinh Thị Chiên quê Sơn Lĩnh, đã có 1 con trai (đời 26):

1- Lê Khánh Trọng 1994

Đời 25.4.Lê Khánh Mạo 1972 văn hoá lớp 9, đang làm ăn ở Đáclắk, chưa

có gia đình riêng.đời 25.5.

Lê thị Lan 1975 là con gái út của ông Lê Khánh Thông, chồng là đinh Nho Thưởng quê Sơn Hòa, có 2 con:

1- Đinh Nho Tương 1994,2- Đinh Thị Như 1997.

Đời 24.2.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 119

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Khánh Đồng 1940, văn hóa lớp 5/10, vào bộ đội 1963. Đã dược thưởng: Huân chương chống Mỹ hạng III, hiện làm nông nghiệp ở Sơn Lĩnh. Vợ là Trần Thị Hợi quê Sơn Tân. Đã có 6 con (đời 25):

1- Lê Thị Thanh 1975,2- Lê Thị Nhàn 1977,3- Lê Khánh Đoàn 1970,4- Lê Khánh Quân 1983,5- Lê Thị Oanh 1986, 6. Lê Khánh Vũ 1989.

Đời 25.1.Lê Thị Thanh 1975, văn hóa 9/12, làm ruộng. Chồng là Nguyễn

Văn Cảnh quê Sơn Tây. Đã có 2 con:1- Nguyễn Văn Dũng,2- Nguyễn Văn Đức.

Đời 25.2.Lê Thị Nhàn 1977, văn hóa 5/12, làm ruộng ở quê. Chồng là Phạm

Văn Tâm. Đã có 2 con:1- Phạm Thị Linh,2- Phạm Thị chinh.

Đời 25.3. Lê Khánh Đoàn 1980, văn hoá 9/12, đang tham gia quân đội.Đời 25.4. Lê Khánh Quân 1983 văn hóa 9/12, làm ruộng ở quê.Đời 25.5. Lê thị oanh 1986 đang đi học.Đời 25.6. Lê Khánh Vũ 1989 đang đi học.Đời 23.4.

Lê Khánh Uyên là con trai thứ 4 của ông Khoái do bà vợ hai sinh ra. Lúc trẻ làm lục lộ ở Tha-khẹt (Lào), không có con, mất vào khoảng năm 1959 tại thủ đô Lào (Cháu Lê Khánh Danh là con ông Lê Khánh Thọ đã sang chụp ảnh mộ).

Nhân ngày giỗ Tổ 10/3 -1996 con gái nuôi là Lê Thị Long có đưa bát nhang về để xin phép họ Lê cho tòng tự ở nhà thờ họ Lê năm chi.

Đời 21.2.Lê Khánh Toại còn gọi là Lê Khánh Đạo, tục gọi Cố Đồn là con

trai thứ 2 của ông Lê Khánh Quýnh, có tham gia phong trào Cần vương của cụ Phan Đình Phùng.

Bà vợ thứ 1 người ở Lê Định (Sơn Tiến) chỉ sinh 1 con gái rồi mất. Người con gái này lấy chồng họ Hà Huy ở Sơn Thịnh là tú tài Hà Huy ái nên thường gọi là bà Tú ái.

Bà vợ kế người họ Phan quê Sơn Hòa, có 2 trai và 1 gái (đời 22):1- Lê Khánh Mại,2- Lê Khánh Phùng,3- Lê Thị Năm , chồng là ông Đốc Trinh ở Sơn Lễ

nên thường gọi là bà Đốc Trinh.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 120

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Phần mộ ông bà Lê Khánh Toại, Lê Khánh Mại đều đặt ở rú Bụt, Sơn An.Đời 22.1.

Bà Tú ái là con vợ cả ông Toại, chồng là Tú tài Hà Huy ái quê Thịnh Xá (nay là Sơn Thịnh). Có các con là:

1- Bà Nghĩa Đường,2- Bà ấm Thường,3- Bà Cửu Lâm,4- Hà Huy Cư,5- Hà Huy Giáp cán bộ lão thành cách mạng

nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Bộ Văn hóa, Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Đời 22.2.Lê Khánh Mại (thường gọi là ông Đội Mại) người thanh tú, thông

minh có sức khỏe, tham gia phong trào Cần vương chống Pháp của Cụ Phan Đìmh Phùng. Vợ người họ Nguyễn ở làng Thịnh Xá. Có 2 con trai và 5 con gái (đời 23):

1- Lê Khánh Tao,2- Lê Khánh Liêu,

Năm bà con gái:- Bà thứ nhất và bà thứ 5 là vợ cả và vợ kế ông Trần Dịnh, ở Sơn Lễ- Bà thứ 2 và thứ 3 là vợ cả và vợ kế ông Nguyễn Quang Hoàn, ở Sơn Lễ- Một bà lấy ông Đậu Đức Nguyên ở Sơn Tiến.

Đời 23.1.Lê Khánh Tao thường gọi là ông Nho Tao, học hành thông minh,

giỏi văn chương hay làm thơ ca, hò vè, thích hát ví hát tuồng. Nhưng thi không đậu. Không may bị chết đuối khi đi tắm ngoài đồng ngập lụt lúc mới 32 tuổi (1896-1928). Vợ người Kẻ Sét (nay là Sơn Ninh). Bà sinh được 1 con trai và 1 con gái (đời 24) rồi cải giá sau khi ông Tao mất:

1- Lê Thị Chắt Tao chồng là người họ Trần thường gọi là ông Ký Lục quê Sơn Thịnh,

2- Lê Khánh Tạo.Phần mộ ông Tao đặ ở rú Bút, Sơn An.

Đời 24.1.Lê Thị Chắt Tao (xem trên). Con cái chưa rõ.

Đời 24.2.Lê Khánh Tạo thuở nhỏ thông minh học giỏi vào làm ăn ở Sài

Gòn, sớm giác ngộ cách mạng (1938). Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 ông

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 121

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

ở lại hoạt động bí mật ở Nam bộ, là cán bộ trung ương cục miền Nam. Trong 2 cuộc kháng chiến ông đã làm các chức vụ:

- Tỉnh ủy viên tỉnh Thủ Dầu Một,- Thư ký Liên đoàn cao su Nam bộ,- Thường vụ Thành ủy Sài Gòn Chợ Lớn.

Sau bị địch bắt ở bến xe Bình Dương và bị đày ra Côn Đảo năm 1960. Ông đã tham gia đấu tranh rất kiên cường ở chuồng cọp và hy sinh năm 1962 tại nhà tù Côn Đảo. Phần mộ đặt ở nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo

Vợ là Trịnh Thị Diệu quê ở Thanh Tuyền Bến, Bến Cát, Thủ Dầu Một cũng là một người hoạt động cách mạng trong thời kỳ chống Pháp. Trong thời gian chống Mỹ bà làm ở ngành giáo dục. Ông bà sinh được 5 con (đời 25):

1- Lê Chí Dũng 1957,2- Lê Thị Thanh Dung,3- Lê Thị Thanh Duyên,4- Lê Thị Thanh Danh.

Bà Diệu mất ngày-----, mộ đặt ở Thanh Tuyền, Bến Cát.Ông Tạo còn có con trai đầu là Lê Khánh Thành (con bà vợ

trước lấy ở quê), bị Mỹ Nguỵ bắt đi lính đã chết không rõ tin tức.Đời 25.1.

Lê Chí Dũng 1957, tốt nghiệp Đại học Thủy lợi Sài Gòn. Công tác, vợ con chưa rõ.Đời 25.2.

Lê Thị Thanh Dung tốt nghiệp Đại học Kinh tế, chồng là Dương Minh Mẫn kỹ sư kinh tế. Có 3 con:

1- Dương Minh Trí 1976.2- Dương Minh Thông 1987.3- Dương Minh Tâm 1997.

Đời 25.3.Lê Thị Thanh Duyên tốt nghiệp Đại học sư phạm, chồng là

Nguyễn Văn Vĩnh, giáo viên đại học. Có 1 con:Nguyễn Vinh Thái 1981.

Đời 25.4.Lê Thị Thanh Danh, tốt nghiệp Đại học sư phạm, chồng là

Nguyễn Chí Trung, có 2 con:1- Nguyễn Chí Ngọc Minh 1982.2- Nguyễn Thị Trâm Anh 1995.

Đời 23.2.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 122

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Khánh Liêu 1903- 19. ..là người thông minh nhanh nhẹn, khéo tay giỏi nghề thủ công đan lát. Vợ là Hà Thị Em người họ Hà Huy ở Sơn Thịnh làm nghề dệt vải thủ công. Có 4 con (đời 24):

1- Lê Khánh Thông,2- Lê Khánh Giao,3- Lê Khánh Biên,4- Lê Thị Huê.

Phần mộ ông bà Liêu đặt ở rú Bụt, Sơn An.

Đời 24.1.Lê Khánh Thông 1940, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt

nam, trước làm cán bộ giảng dạy ở trường mỹ thuật Vinh, nay công tác tại TP Hồ Chí Minh, hội viên hội mỹ thuật Việt Nam. Vợ là Nguyễn Thị Tâm 1948 (con ông Nguyễn Trí) Sơn An, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm làm giáo viên. Có các con (đời 25):

1- Lê Thị Khánh Hồng 1976, đại học mỹ thuật TP HCM2- Lê Khánh Thái 1980, đang học ĐH kiến trúc TP HCM.

đời 24.2.Lê Khánh Giao 1944, Đại úy quân đội. Vợ là Lê thị Hạnh 1955 quê

ở Bến Thủy, làm công nhân. Có 2 con (đời 25):1- Lê Thị Phương 1984,2- Lê Khánh Hải 1986.3- (chưa rõ)4- Lê Thị Hoài 1994

Đời 24.3.Lê Khánh Biên 1947, tốt nghiệp Đại học thủy lợi, kỹ sư thủy văn,

nay công tác tại Tây nguyên. Vợ là Trần Thị Hợi 1951, quê ở Sơn An, nay ở cùng chồng và làm công nhân thủy văn. Có 5 con (đời 25):

1- Lê Khánh Hà 1975,2- Lê Khánh Hòa 1977,3- Lê Thị Hoa 1980,4- Lê Thị Lệ 1983,5- Lê Thị Ngọc 1986.

Đời 24.4.Lê Thị Huê, làm việc và cư trú tại thị xã Lào Cai tỉnh Lào Cai.

Chồng là Nguyễn Xuân Dược quê Sơn Thịnh (cháu ngoại ông Lê Doãn Liên), công tác và cư trú tại thị xã Lào Cai. Có các con:

Đời 23.về các bà con gái ông Lê Khánh Mại:

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 123

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

- Bà thứ 1 và bà thứ 5 là vợ cả và vợ lẻ ông Trần Dịnh ở xóm Sắn xã Sơn lễ, thường gọi là ông Giám Dịnh. Có các con:

1- Trần Tịnh,2- Trần Chương,3- Trần Bính,4- Trần Tiêu,5- Trần Vân, nay gọi là bà Tấn6- Trần Toàn,7- Trần Tường là liệt sĩ chống Mỹ.8- Trần Thị Kim Dung là con dâu họ Lê, vợ ông Lê

Khánh Qụy con ông Lê Khánh Dương.9- Bà Thinh lấy chồng về Sơn châu Hương sơn.10- Bà Nguyệt là con dâu họ Lê, vợ ông Lê Khánh

Bằng.- Bà thứ 2 và thứ 3 là vợ cả và vợ kế ông Nguyễn Quang Hoàn ở xóm

Sắn Sơn Lễ, thường gọi là ông Bát Hoàn. Có các con:1- Nguyễn Thị Nguyệt,2- Nguyễn Quang Danh.

- Còn một bà lấy chồng là Đậu Đức Nguyên quê Sơn Tiến công tác ở ngành thủy lợi. Có 5 con:

1- Đậu Đức Thụ,2- Đậu Đức Nam,3- . . .

Đời 22.3.Lê Khánh Phùng, tục gọi là ông Nho Ba, người nho nhã vui thú

điền viên, nuôi chim cảnh. Vợ người họ Nguyễn ở Sơn Thịnh con bà Phổ (bà Phổ trước là vợ ông Lê Sĩ Vân, Khi ông Vân chết bà lấy chồng khác ở Sơn Thịnh) làm nghề buôn hàng xén nhà nghèo. Có 1 con gái (đời 23):

1- Lê Thị Nga.Đời 23.

Lê Thị Nga con gái duy nhất của ông Lê Khánh Phùng, chồng là ông Nguyễn Khắc Huỳnh quê Sơn Hòa và ở rể tại Sơn An. Có 4 con trai và 4 con gái:

1. Nguyễn Khắc Ninh, bị chết đuối lúc đang học chuyên khoa tú tài,2. Nguyễn Khắc Bình, bộ đội Hải quân đã nghỉ hưu ở Hà Nội,3. Nguyễn Khắc Vịnh, cư trú ở Hà Nội,4. Nguyễn Khắc Sính, Hiệu trưởng Đại học Đà nẵng,6. Nguyễn Thị Huyền Phi, 6. Nguyễn Thị Tý,

7. Nguyễn Thị Nhật Tân, 8. Nguyễn Thị Thập.Đời 22.4.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 124

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Thị Năm tức bà Đốc Trinh, chồng là ông Đốc Trinh người họ Nguyễn ở xóm sắn, Sơn Lễ, là Hàn lâm quang Lộc tự Thiếu Khanh. Có 4 con:

1- Bà Tú Tuấn,2- Bà Hậu Các,3- Bà Tham Hàng,4- NGuyễn Văn Thước (chết sớm).

đời 21.3.Lê Khánh Chỉnh 1840-1890, mất ngày 15 tháng 4. Ông là con bà

Hà Thị Giao (thường gọi là Cố Liễn) vợ thứ 2 của ông Lê Khánh Quýnh.Cố Liễn có một người con với chồng trước là người họ Hà Học ở Sơn

Hòa cũng theo mẹ đẻ về ở Kẻ E có con cháu là ông Hương Huyến, bà Cu Quyền, ông cháu Huyến, ông Hòe Liên, Diên, Khôn, Minh Thanh v.v. Hiện nay các thế hệ cháu chắt đều cư trú ở Sơn An cả.

Thuở nhỏ ông Chỉnh rất nghèo, cùng vợ chịu khó thức khuya dậy sớm làm ăn cần cù: hàng xay hàng xáo, nhuộm vải nâu đi chợ bán, tích lũy dần rồi trở nên giàu có nhất huyện Hương Sơn thời bấy giờ.

Khi đã giàu có ông chạy mua chức chánh Tổng ngoại ủy để tránh sự quấy nhiễu phiền hà của các chức dịch trong vùng, nên thường gọi là Cụ Tổng.

Sau này con cái đậu đạt, như con cả Lê Khánh áng đậu Tú tài, con út Lê Qúi Bác làm quan ở Huế, nên được nhà vua phong tặng Tham nghị đại phu (hàm Tứ phẩm) Hàn lâm Thị độc nên thường gọi tên khác là Cụ Tặng.

Vợ cả là Nguyễn Thị Hai người họ Nguyễn Khắc ở Sơn Hòa được phong tặng Ngũ phẩm nghi nhân mất ngày 17 tháng Giêng năm Tỵ thọ 75 tuổi. Vợ hai là bà Phúc quê ở Phúc Dương mất ngày. . .Phần mộ ba ông bà đặt ở rú Tháp. Có 4 con trai và 1 con gái (đời 22):

1- Lê Khánh áng,2- Lê Thị Hai,3- Lê Khánh ích,4- Lê Khánh Lam tức Lê Qúy Bác,5- Lê Khánh Bàn (con cố Phúc) chết sớm.

Đời 22.1.Lê Khánh Áng 1868-1917 thọ 49 tuổi, hiệu Túy Hiên, đậu Tú tài

khoa Tân Mão, tước Hàn lâm cung phụng. Vợ cả là Nguyễn Thị Năm ở làng Hoành Sơn, Nam Hoành, Nam Đàn, Nghệ An (1871-1918), mất ngày 27 tháng 12. Vợ thứ 2 là bà Nhu 1879-1955 quê ở làng Kẻ Sét xã Sơn Ninh. Phần mộ ba ông bà đặt ở rú Tháp. Có 9 con (đời 23):

1. Lê Khánh Đàn, 2. Lê Khánh Dương,3. Lê Thị Ba (chết sớm), 4. Lê Khánh Quyền,5. Lê Khánh Hạnh, 6. Bà ấm Tuân,7. Lê Khánh Thụ, 8. Lê thị Phương,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 125

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

9. Lê Thị Xuân (con bà Nhu).

Đời 23.1.Lê Khánh Đàn 1893-1946, mất ngày 15 tháng 5. Tước Hàn lâm đãi

chiếu. Tính tình hiền lành, phúc hậu, rất mực thương yêu, chăm sóc con cháu tận tình, đối xử thân tình với họ hàng làng xóm. Học tập kế thừa môn thuốc Đông y của cha ông, làm thầy thuốc chữa bệnh giúp dân không lấy tiền, gặp người nghèo còn cho không cả thuốc.

Vợ cả là em gái ông Nguyễn Khắc Niêm ở Sơn Hòa chỉ sinh được 1 con gái rồi chết (đời 24):

1- Lê thị LưuVợ kế là Tôn Nữ Thị Mừng quê ở Huế cũng chỉ sinh được 1 con gái

rồi chết (đời 24):2- Lê Thị Hợi tức Kim Anh.

Vợ kế thứ 2 là Nguyễn Thị Tứ (con ông Bá Kính) người làng Thọ lộc Sơn Lễ, sinh được 8 con (đời 24):

3- Lê Khánh Khâm tham gia bộ đội và đã hy sinh trong thời kỳ chống Pháp,

4- Lê Khánh Phác,5- Lê Khánh Tần,6- Lê Khánh Cát,7- Lê Thị Oanh chết sớm, 8. Lê Thị Thân,

9. Lê Thị Ngà, 10. Lê thị Hồng.Sau cách mạng thang Tám ông Đàn tham gia Hội đồng nhân dân xã,

được dân tín nhiệm. Là gia đình chính sách liệt sĩ.Đời 24.1.

Lê Thị Lựu 1922, chồng là Đinh Nho Hân người Sơn Hòa, trước cách mạng làm Thừa phái đậu thành chung. Sau cách mạng làm hậu cần quân đội, là liệt sĩ chống Pháp. Bà Lựu tư cách hiền thục, đảm đang được bà con hàng xóm thương yêu qúy mến, làm nhiệm vụ phục vụ ủy ban kháng chiến Nghệ An đã nghỉ hưu. Chồng hy sinh khi 6 con còn nhỏ, bà đã nuôi dạy 6 con trưởng thành đều tốt nghiệp Đại học . Bà là gương sáng của bà mẹ hiền họ Lê. Ông bà có 6 con:

1- Đinh Thanh Hà, dược sĩ cao cấp nghỉ hưu ở Vinh,2- Đinh Thị Hoan Châu, kỹ sư làm ở Huế cùng chồng,3- Đinh Thị Chi, giáo viên ở Vinh đã nghỉ hưu,4- Đinh Nho Hoan, trên Đại học, dạy học ở trường cao

đẳng sư phạm Nghệ An.5- Đinh Thị Bé, trung cấp hoá chất ở Phú Thọ6- Đinh Thị Tâm, giáo viên cấp 3 ở Vinh,

Đời 24.2.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 126

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê thị Hợi tức Kim Anh (con bà thứ 2) chồng là Lê Đình Hanh, cán bộ kháng chiến chống Pháp, chuyên viên tài chính tỉnh Nghệ An đã nghỉ hưu, ở 11A đường Phan Bội Châu, Huế. Có 3 con:

1- Lê Thị Hương, giáo viên THPT ở Vinh2- Lê Thị Phúc, công nhân ở Huế3- Lê Thị Hường. Giáo viên tiểu học ở Huế

Đời 24.3.Lê Khánh Khâm, liệt sĩ chống Pháp, hy sinh 1953 ở mặt trận

Trung Lào.Đời 24.4.

Lê Khánh Phác 1936, cán bộ chi cục muối, có tính thương người, sống vô tư, luôn nhận khó khăn về mình. Tính thẳng thắn được anh em trong cơ quan yêu mến, thường mệnh danh là người cộng sản ngoài Đảng. Vợ là Nguyễn Thị Sen (con ông Nguyễn Quang Tiền) ở Sơn Lễ. Có 4 con (đời25):

1- Lê Khánh Tùng 1966, tốt nghiệp THPT làm công nhân xây dựng ở TP HCM,

2- Lê Khánh Thảo 1968, làm ăn sinh sống ở T/P Vinh với bố mẹ,

3- Lê Thị Tuyết 1970, làm kế toán viên ở Vinh. Lấy chồng ở Vinh,

4- Lê Khánh Thành kỹ sư nông nghiệp công tác tại TP hồ Chí Minh.

Đời 24.5.Lê Khánh Tần 1938, tốt nghiệp Đại học sư phạm, cần cù chăm

chỉ học tập, công tác và lao động, là giáo viên cấp 3 Hương Sơn. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II. Vợ là Dương Thị Hồng 1950, giáo viên cấp 1 quê ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Nay gia đình định cư ở nơi dạy học Sơn Tân. Có 4 con (đời 25):

1. Lê Thị Hoài Xuân, tốt nghiệp THPT vào làm ăn ở Vũng Tàu, vừa làm vừa học Đại học sư phạm tiếng Anh. Hiện đang dạy hợp đồng các lớp tiếng Anh ở Vũng Tàu, nêu cao được truyền thống hiếu học của gia đình.

2. Lê Thị Xuân An, giáo viên trường trung học chuyên ban Trần Văn Quan bà Rịa Vũng tàu. Là giáo viên trẻ nhiệt tình, được đi dự thi giáo viên dạy giỏi của tỉnh mặc dù mới ra trường được 2 năm.

3. Lê Thị Thư, học giỏi, có quyết tâm vượt khó, học khoa Hóa Đại học sư phạm Vinh, nay dạy học ở Bà Rịa.

4. Lê Khánh Trí, thông minh, phát triển rất sớm, được đi thi học sinh giỏi toán lớp 11 ở tỉnh Hà Tĩnh. 15 tuổi đã thi đậu Đại

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 127

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

học, hiện đang học năm thứ 1 khoa Toán Đại học sư phạm Vinh.

Đời 24.6.Lê Khánh Cát 1945, Đảng viên, tham gia quân đội từ năm 1968,

nay đã nghỉ hưu với quân hàm Đại úy thông tin. Tính tình thẳng thắn thật thà, chan hoà, dũng cảm trong chiến đấu, thông minh. Đã được tặng thưởng:

- Huy hiệu Bác Hồ,- Ba huân chương giải phóng hạng I,II và III,- Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I,II,III.

Vợ là Nguyễn Thị Mai 1950, giáo viên cấp 2. Nay gia đình định cư ở quê vợ là thôn Thành Phú xã Định Tường, huyện Thiệu yên, Thanh Hóa. Có 3 con (đời 25):

1- Lê Khánh Hoài 1976, tốt nghiệp cao đẳng kỹ sư ngành Điện công tác tại Thiệu yên Thanh hóa,

2- Lê Thị Nam 1975,3- Lê Thị Tuyết Trinh 1984, đang đi học

Đời 24.7.Lê Thị Thân, chồng là Nguyễn Văn Hà cùng quê, giáo viên

trường Sơn An. Có các con:1- Nguyễn Văn Nhã,2- Nguyễn Thị Nhân,3- Nguyễn Thị ái,4- Nguyễn Văn Siêu.

Gia đình đã chuyển vào tổ chức trang trại sinh sống ở Sông Bé.

Đời 24.8.Lê Thị Ngà, giáo viên cấp 1. Chồng là Nguyễn Khắc Miên (cháu

ngoại ông Lê Khánh Giản) cán bộ kỹ thuật thiết kế Bộ công nghiệp nhẹ đã nghỉ hưu, cư trú ở Sơn Hòa, đã mất ở Sơn Hòa tháng 8/2001. Có các con:

1- Nguyễn Khắc Việt, KS, ĐH Bách khoa công tác ở Đồng Nai,

2- Nguyễn Khắc Anh học công nhân kỹ thuật ở Hà Nội.Đời 24.9.

Lê Thị Hồng, giáo viên tiểu học ở Sơn An. Chồng là ông Nghệ (con ông Bân) ở cùng quê.Đời 23.2.

Lê Khánh Dương 1895-1967, mất ngày 15 tháng 10, thọ 73 tuổi. Sinh thời ông sống chan hòa vui vẻ với mọi người không phân biệt giàu nghèo. Đặc biệt thân thiết với nông dân trong xóm làng. Có năng khiếu văn nghệ, thích săn bắn, cưỡi ngựa, thả diều. Thường bỏ tiền ra tổ chức các

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 128

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

gánh hát cho anh em nông dân biểu diễn, bản thân là Đạo diễn cho gánh hát. Phong cách sống rất hào phóng.

Tham gia cách mạng từ năm tháng 5-1945, vào Đảng 14-10-1946, là cơ sở của Đảng trước cách mạng tháng Tám, là ủy viên Việt Minh bí mật ở xã. Tham gia cướp chính quyền ở xã và làm chủ tịch ủy ban kháng chiến xã An Lễ, Bí thư hội Phụ lão cứu quốc, ủy viên mặt trận Liên Việt xã, phụ trách tôn giáo vận của Đảng bộ xã. Đã được nhà nước tặng thưởng:

- Huân chương kháng chiến hạng II,- Huy chương kháng chiến hạng I,- Hai bảng vàng danh dự (có 6 con đi bộ đội thời chống Pháp và 3

con bộ đội thời chống Mỹ),- Bằng tuyên dương công trạng của ủy ban kháng chiến Liên khu 4

tặng,- Hai bằng gia đình vẻ vang,- Bằng Tổ quốc ghi công Liệt sĩ Lê Khánh Sào.Là gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách.Vợ là bà Nguyễn Thị Tư (1898-1980) mất ngày 3 tháng 4 năm Canh

Thân, thọ 83 tuổi. Bà là con cụ Nguyễn Khắc Kiều ở Sơn Hòa, là một phụ nữ tháo vát đảm đang, cần cù lao động chăn tằm, dệt vải, chăn nuôi. đã nuôi dạy 9 người con khôn lớn nên người.Phần mộ của ông bà táng ở rú Tháp. Có 9 con (đời 24):

1- Lê Khánh Khang 1918-1996,2- Lê Khánh Qụy 1920-1985,3- Lê Khánh Thiềm 1924,4- Lê Khánh Lâm 1926,5- Lê Khánh Nam 1928,6- Lê Khánh Sằn 1932,7- Lê Khánh Sào 1935-1954, liệt sĩ chống Pháp,8- Lê Thị Khánh Kim 1937,9- Lê Khánh Đài 1939.

Ngoài ra còn có 3 con chết sớm là:Lê Khánh Nhơn, Lê Thị Trà, Lê Thị Khánh Ngọc

Đời 24.1.Lê Khánh Khang 1918-1996, học ở Quốc học Vinh, đậu Thành

chung, đI làm ở Bưu điện Pnong Pênh, Huế, học trường huấn luyện thể thao Phan Thiết. Đảng viên từ năm 1946, tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945. Năm 1944 hoạt động chống Pháp bị bắt đi an trí tại Đắc Tô, Kôn Tum. Trong khởi nghĩa tháng Tám là ủy viên ủy ban khởi nghĩa tỉnh Thừa Thiên, cướp chính quyền ở Huế.

Tham gia quân đội lần lượt giữ các chức vụ Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng, Đã chỉ huy chiến đấu ở các mặt trận: Bình Trị Thiên, Nghệ An, Trung Lào, Thượng lào, Khu Ba. Làm cán bộ sư

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 129

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đoàn phụ trách chủ nhiệm khoa chiến thuật, trưởng phòng huấn luyện học viên quân sự cao cấp thuộc Bộ tổng tư lệnh. Sau làm Hiệu trưởng trường sĩ quan hậu cần, được phong quân hàm Đại tá năm 1957. Năm 1960 chuyển ngành lần lượt làm Chánh văn phòng, Cục trưởng cục chăn nuôi Bộ nông trường, Cục trưởng cục kiến thiết cơ bản Bộ lâm nghiệp. Nghỉ hưu từ năm1980. Trong quá trình công tác ở quân đội cũng như dân sự ông luôn giữ được tính cương trực, thẳng thắn, cần kiệm liêm khiết, gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình công tác. Quản lý tốt cơ quan, có ý thức đào tạo cán bộ kế cận, được cấp trên kính nể, cấp dưới mến phục. Luôn chấp hành tốt chính sách của Đảng và Nhà nước. Sau khi nghỉ hưu vẫn tích cực tham gia cấp ủy đảng ở địa phương. Tự tăng gia cải thiện đời sống trong hoàn cảnh khó khăn chung của cả nước. Ông đã được tặng thưởng:

- Huân chương Độc lập hạng III,- Huân chgương chiến thắng hạng I,- Huân chương chiế công hạng III,- Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I và II,- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,- Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng,- Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đày do Thủ tướng

tặng: "Đã nêu cao tinh thần trung kiên bất khuất góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc". Ông mất ngày 15 tháng 9.

Vợ là Trương Thị Xuân Tần 1932 (con ông Trương Xuân Mai) ở huyện điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là Đảng viên tập kết ra Bắc từ 1954. Làm cán bộ tài vụ ở ủy ban liên lạc kinh tế và văn hóa với Lào và Campuchia, biệt phái sang Lào tháng 7/1987. Bà đã được tặng thưởng:

- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,- Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng II,- Huân chương tự do hạng II của Lào.

Đã nghỉ hưu, gia đình cư trú tại D3 phòng 401 phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Ông bà sinh được 2 con (đời 25):

1- Lê Quốc Khánh 1957,2- Lê Thị Khánh Vân 1960.

Đời 25.1.Lê Quốc Khánh 1957, tốt nghiệp kỹ sư cơ khí chế tạo trường Đại

học Thái Nguyên. Tham gia quân đội 8 năm, công tác tại Viện vũ khí, chuyển ngành với quân hàm Đại úy sang công tác tại xí nghiệp cơ khí thuộc công ty khảo sát thiết kê Bộ nông nghiệp, nay công tác ở công ty cơ khí Hòa phát. Đảng viên. Vợ là Nguyễn Thị Thảo bác sĩ y khoa (chuyên khoa cấp 1). Có 1 con (đời 26):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 130

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Khánh Hoàng 1991, đang đi học.

Đời 25.2.Lê Thị Khánh Vân 1960, cử nhân khoa ngữ văn, tốt nghiệp

trường Đại học tổng hợp (nay là Đại học quốc gia) Hà Nội, nay là phóng viên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội.Đời 24.2.

Lê Khánh Qụy 1920-1985, mất ngày 7 tháng 2, mộ đặt ở rú Tháp. Thời chống Pháp làm trại trưởng trại giống lúa Rạch Gòi Cần Thơ và Cầu Hai, Thừa Thiên thuộc Túc mễ cục Đông Dương. Sau cách mạng về quê làm ruộng và làm y tá phục vụ dân công và nhân dân trong xã. Trong hoàn cảnh tất cả anh em thoát ly một mình ông Qụy vừa tham gia công tác đia phương làm thư ký đội sản xuất vừa phải chăm lo vườn tược nhà cửa của cha mẹ, chăm sóc hầu hạ cha mẹ lúc đau yếu, nêu cao tấm gương hiếu thảo không nề hà than vãn. Vợ là bà Trần Thị Dung 1918 (con ông Giám Dịnh) ở xóm Sắn Sơn lễ. có 5 con (đời 25):

1- Lê Thị Mỹ Hương còn gọi là Nhụy,2- Lê thị Phương,3- Lê Khánh Thái,4- Lê Thị Khánh Hòa,5- Lê Khánh Hồng Công.

Đời 25.1.Lê Thị Mỹ Hương (lúc nhỏ gọi là Nhụy) tốt nghiệp trung cấp chăn

nuôi. Chồng là Nguyễn Văn Lang kỹ sư trồng trọt, Giám đốc nông trường ở Bình Định, quê ở huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định. Có các con:

1- Nguyễn Thị Xuân Hà,2- Nguyễn Văn Định,3- Nguyễn Tuấn Anh.

đời 25.2.Lê Thị Phương, tốt nghiệp trung cấp sư phạm, đi thanh niên

xung phong, nay là công nhân xí nghiệp may Đáp Cầu. Chồng là Trần Đình Học quê Hưng Nguyên, Nghệ An, trung úy công binh hy sinh ở mặt trận Tây Nam chống Ponpốt, là liệt sĩ. có 1 con gái :

Trần Thị Tú Anh học trung cấp thống kê ở Bắc Ninh nay làm ở xí nghiệp may Đáp Cầu..

Hai mẹ con hiện cư trú tại Đáp Cầu gần nhà cô Khánh Kim. Đã được cấp nhà tình nghĩa.Đời 25.3.

Lê Khánh Thái 1955, học xong lớp 9 thì gia nhập quân đội, chiến đấu dũng cảm ở Campuchia, bị thương nhẹ, phục viên với quân hàm Chuẩn úy về quê làm nông nghiệp, là Đảng viên. Vợ là Nguyễn Thị Ngọc

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 131

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Diệp giáo viên cấp 2 ở Sơn An, người thuộc họ Nguyễn Quang ở xóm Sắn, Sơn Lễ. có 1 con (đời 26):

1- Lê Khánh Thạch đang đi học lớp 10 ở Hương SơnĐời 25.4.

Lê Thị Khánh Hòa, tốt nghiệp THPT, học xong trường công nhân kỹ thuật may Hà Bắc, nay công tác tại công ty may Chiến thắng Hà Nội. Chồng là Trần Văn Thế tốt nghiệp Đại học an ninh, công tác tại Sở công an Hà Nội. Nhà ở gần chợ xanh Giáp Bát. có 1 con:

Trần Tuấn Anh đang học tiểu học.Đời 25.5.

Lê Khánh Hồng Công, đang học THPT thì gia nhập quân đội, chiến đấu ở mặt trận phía bắc năm 1979, sau khi xuất ngũ lại tiếp tục học hết THPT. Có khả năng học tốt các môn khoa học xã hội. Thi tuyển đủ điểm đI học ở Liên Xô, học xong Đại học văn hoá thư viện và ở lại Ukraina. Vợ tên là Hồng, đã có 1 con gái (đời 26). Hiện gia đình đang sống ở Kiep.Đời 24.3.

Lê Khánh Thiềm, sinh ngày 6/6/1924. Trước cách mạng học trung học ở Vinh, sau ở nhà làm ruộng, giỏi công việc đồng áng, làm ăn tích cực chăm chỉ. Tính tình cởi mở chan hòa được dân làng yêu mến. Sớm giác ngộ cách mạng tham gia hoạt động từ trước năm 1945, vào Đảng năm 1946. Tốt nghiệp sĩ quan lục quân khóa 4, đã tham dự nhiều chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1955 là sĩ quan biệt phái làm công tác cải tạo tư sản ở hà Nội. Sau đó làm Giám đốc Công ty Hợp doanh dệt len mùa Đông – Hà Nội. Tái ngũ tham gia chiến đấu chống Mỹ ở tuyến đường Trường Sơn-Lào. Nghỉ hưu với quân hàm Trung tá. Trong công tác tỏ ra có khả năng quản lý và tổ chức, năng động sáng tạo , gần gũi anh em công nhân, được công nhân và cán bộ mến yêu và tin tưởng. Trong đời thường cũng như ở mọi vị trí công tác ông đều tỏ ra là con người có bản lĩnh, trung thực thẳng thắn, nhiệt tình, kiên quyết bảo vệ chân lý, hết lòng giúp đỡ mọi người. Đã được tặng thưởng:

- Huân chương quân công hạng III,- Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang I,II và III,- Hai huân chương kháng chiến hạng I và II,- Hai huân chương chiến sĩ giải phóng hạng II và III,- Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng,- Huy chương quân kỳ quyết thắng.- Cán bộ tiền khởi nghĩa.

Vợ đầu là Nguyễn Thị Sâm (con thứ 2 của ông bà Nguyễn Văn Huỳnh) ở xóm Sắn, Sơn Lễ. Bà là người đảm đang, chồng đi chiến đấu xa, một mình ở nhà nuôi dạy con cái và chăm sóc cha mẹ nội ngoại rất chí hiếu, được bà con xóm giềng khen là dâu hiền. Bà sinh được 1 con trai (đời 25):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 132

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Khánh Quốc.Bà mất ngày 1 tháng 4, mộ đặt ở rú Tháp.Sau lấy bà vợ thứ 2 là Trần Thị Thành sinh năm 1930 (con ông bà

Trần Trung Lệnh) ở xã Hòa Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Bà là Đảng viên tham gia nhiều công tác chính quyền và đoàn thể, nghỉ hưu năm 1985. Đã được thưởng:

- Huân chương kháng chiến hạng I,- Huy hiệu 40 và 50 năm tuổi Đảng.

Hiện gia đình đang cư trú tại phường Dịch Vọng quận Cầu giấy. Bà sinh được 3 con (đời 25):

2. Lê Tuấn Sơn 1958,3. Lê Thị Minh Tâm 1959, 4. Lê Thị Phương Loan (tức Phương

Liên) 1962.

Đời 25.1.Lê Khánh Quốc 1946, là con bà cả mồ côi mẹ từ lúc còn nhỏ

sống với ông bà nội (ông bà Dương). Là người chăm chỉ cần cù chịu khó học tập và rèn luyện, có quyết tâm cao. Ra Đông Triều cùng với chú học hết cấp 3, vào học trường Đại học Lâm nghiệp ở Bắc Mã, Đông Triều, tốt nghiệp kỹ sư chế biến lâm sản. ra công tác ở Viện qui hoạch rừng Bộ Lâm nghiệp, sau đó làm Phó giám đốc xí nghiệp sản xuất tà vẹt ở Tây Quảng Bình. Tiếp theo là Giám đốc nhà máy gỗ Vinh, chuyên viên cố vấn cho liên doanh chế biến gỗ Đài Loan-Việt Nam ở Vinh. Là Đảng viên, cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, được cấp trên và công nhân tín nhiệm. Vợ là Lê Thị Hoa (con ông Lê Trọng Cự - cháu ngoại ông Lê Khánh Khai) quê Sơn Hòa, là dược sĩ trung cấp công tác ở nhà máy gỗ Vinh, đã nghỉ hưu. có 2 con (đời 26):

1- Lê Quốc Trung Đã tốt nghiệp Đại học tài chính kế toán đang làm ở Hà Nội,

2- Lê Thị Mỹ Hòa đã tốt nghiệp khoa ngôn ngữ học Đại học quốc gia Hà Nội

Đời 25.2.Lê Tuấn Sơn 1958, tốt nghiệp sĩ quan công binh, Đảng viên,

Thượng úy chuyển ngành làm ở công ty xây dựng ngân hàng trung ương, sau lại chuyển sang công ty bánh kẹo Tràng An. có 2 con (đời 26):

1- Lê Mai Linh 9/1989,2- Lê Khánh Tuấn An 10/1994.

Đời 25.3.Lê thị Minh Tâm , tốt nghiệp trung cấp sư phạm mẫu giáo, công

tác ở phòng giáo dục quận Ba Đình. Vừa làm vừa học đã tốt nghiệp Đại học sư phạm mẫu giáo, nay là Hiệu trưởng trường Mẫu giáo ở quận Ba

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 133

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Đình. Chồng là Đinh Tuấn Hùng kỹ sư điện công tác tại Bộ Năng lượng. có 2 con:

1- Đinh Ngọc xuân Giang 1989,2- Đinh Ngọc Xuân Lâm 1995.

Đời 25.4.Lê Thị Phương Loan, học hết phổ thông vào làm ở xí nghiệp

bánh kẹo Tràng An. Chồng là Vũ Hồng Vân Thiếu tá công an quê Thường Tín, Hà Tây. có 2 con gái:

1. Vũ Huyền Trang 1985, đang đi học 2. Vũ Hồng Nhung 1995.Đời 24.4.

Lê Khánh Lâm 1927, trước cách mạng học trung học ở Vinh. Tham gia cách mạng từ năm 1945. Gia nhập quân đội năm 1945. Vào Đảng năm 1949, là người hăng hái nhiệt tình liêm khiết, sống chan hòa cởi mở, vô tư và lạc quan. Trong kháng chiến chống Pháp đã tham gia nhiều chiến dịch ở Napê (Lào), Bình Trị Thiên, Trung Lào. Đã tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân ở Nam Ninh, Trung Quốc. Làm huyện đội trưởng huyện đội Kỳ Anh, chuyển ngành với quân hàm Trung úy. Là cầu thủ bóng đá của quân khu 4 và Nghệ Tĩnh. Đã học Trung cấp thể dục thể thao Từ Bơn, Hà Bắc và trở thành huấn luyện viên bóng đá, công tác tại ty thể dục thể thao Nghệ Tĩnh. Nghỉ hưu tại phường Bắc Hà thị xã Hà Tĩnh. Đã được tặng thưởng:

- Huân chương chiến công hạng III,- Huân chương chiến thắng hạng III,- Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng III,Huy hiệu 40 và 45

tuổi Đảng.Vợ là Trần Thị Thanh sinh năm 1934, công nhân ngành dược Hà

Tĩnh, quê ở xã Thạch Tiến huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu. Có 2 con trai và 3 con gái (đời 25):

1- Lê thị Lan Hương,2- Lê Khánh Sơn,3- Lê Thị Như Mai,4- Lê Khánh Phong,5- Lê Thị Kim Ngân

Đời 25.1.Lê Thị Lan Hương 1957, tốt nghiệp sư phạm trung cấp nay là

giáo viên tiểu học dạy ở trường tiểu học Bắc Hà thị xã Hà Tĩnh, là giáo viên dạy giỏi. Chồng là Nguyễn Việt, giáo viên cấp 3 ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, bị bệnh hiểm nghèo mất sớm. Một mình nuôi con sau 10 năm mới tái giá, chồng mới tên là Chữ chủ nhiệm khoa ngữ văn trường Cao đẳng sư phạm Hà tĩnh. Có con gái:

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 134

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Nguyễn Lê Thúy Hằng, giải ba học sinh giỏi văn toàn quốc, được tuyển thẳng vào Học Viện Hành Chính Quốc gia Hà Nộiđời 25.2.

Lê Khánh Sơn thường gọi là Hồng, tốt nghiệp Khoa vật lý trường ĐH sư phạm Vinh, dạy học ở trường cấp 3 Tô Văn Ơn huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa. Đang vừa dạy học vừa học cao học tại Phân viện Vật lý ở Nha Trang. Vợ là Phạm Thị Thanh Hà y sĩ công tác tại bệnh viện Vạn Ninh, Khánh Hòa. có 1 con trai và 1 con gái (đời 26):

1- Lê Thị Kim Dung2- Lê Khánh Vinh 1998.

Đời 25.3.Lê Thị Như mai thường gọi là Huệ tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp

trường quân y Hà Bắc chuyển ngành sang công ty cung ứng xi măng Hoàng Thạch ở Đáp Cầu. Chồng tên là Nguyễn Mừng quê ở Hải Dương, công nhân công ty Xi măng Hoàng Thạch. Hai vợ chồng làm ăn khá giả, có 2 con:

1. con trai tên là Long đang học lớp 5 2. Con gái là Nguyễn Mai Linh

Gia đình cư trú tại Đáp Cầu, Bắc Ninh.Đời 25.4.

Lê Khánh Phong, tốt nghiệp THPT, làm nghĩa vụ quân sự rồi về làm công nhân xí nghiệp gạch hoa thị xã Hà Tĩnh. Sau đi học trung cấp kiến trúc ở Vĩnh Long, hiện đang làm ở phòng công nghiệp huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Vợ tên là Lê Bảo Hạnh giáo viên tiểu học, có con trai (đời 26): Lê Khánh NinhĐời 25.5.

Lê Thị Kim Ngân tốt nghiệp THPT, học sinh giỏi có năng khiếu thơ văn, đã có thơ đăng ở tuyển tập thơ nữ của Hà Tĩnh. Được tặng học bổng của hội huynh đệ Việt kiều ở Pháp trong 3 năm. Học xong trung cấp sư phạm ra dạy tiểu học ở thị xã Hà Tĩnh, kết hợp học tại chức Đại học sư phạm khoa tiểu học tốt nghiệp loại khá. Là Đảng viên. Nay chuyển vào Vũng Tàu dạy ở trường tiểu học song ngữ dân lập cùng với chồng là Trần anh Chiến luật sư dạy ở trường Đảng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đã có 1 con gái:

Trần Anh Thơ 1996.Đời 24.5.

Lê Khánh Nam 1930, trước cách mạng học cấp 2 ở Vinh, tham gia cách mạng năm 1945 vào bộ đội ,chiến đấu ở vụ Quang, Bình Trị Thiên, Điện Biên Phủ, Hà Nam Ninh, Trường Sơn. Tốt ngiệp trường Sĩ quan Sơn Tây, học hết cấp 3 trong quân đội, làm giáo viên văn hóa ở cục nhà trường quân đội. Chuyển ngành làm chuyên viên ban tuyên huấn

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 135

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

trường Đại học giao thông. Đã tham gia nghiên cứu giáo dục Mác - Lê nin ở Kiép (Liên Xô cũ). Đã được tặng thưởng:

- Huân chương chiến thắng hạng III,- Huân chương kháng chiến hạng I,- Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I, II và III,- Huy hiệu quyết thắng,- Huy hiệu quân kỳ quyết thắng.

Vợ là Trần Thị Cẩm Thạch, cán bộ tài chính Hà Nội. Đã có các con (đời 25):

1- Lê Thị Phương Nga,2- Lê Khánh Ngọc Anh.

Đời 25.1.Lê Thị Phương Nga, tốt nghiệp kỹ sư giao thông, khoa thông tin

tín hiệu, công tác tại công ty Hàng hải Hà Nội. Chồng là Phan Tiến Nguyên, công tác tại công ty bảo hiểm Hà Nội. Đã có nhà riêng ở phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Đã có 1 con:

Phan Thị Cẩm Vân 1996.Đời 25.2.

Lê Khánh Ngọc Anh 1969, tốt nhiệp Đại học giao thông, khoa ô tô. Đã có vợ và 1 con trai còn nhỏ(đời 26).Đời 24.6.

Lê Khánh Sằn 1932, học sinh cấp 3 Phan đình Phùng, là một học sinh học giỏi thông minh, đã được giải học sinh giỏi văn cấp Liên khu 4. Hăng hái tham gia quân đội, đã học trường sĩ quan lục quân khóa 6, trường Thiếu sinh quân Liên khu 4. Cán bộ hội đồng cung cấp mặt trận Liên khu 4, tham gia chiến dịch Trung Lào. cán bộ trao trả tù binh và đón tiếp cán bộ và quân đội miền Nam tập kết 1954. Chuyển ngành ra học ở Khoa ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp loại ưu. Tốt nghiệp đại học sư phạm 4 năm. Ra trường làm giáo viên trường học sinh miền Nam ở Đông Triều, Quảng Ninh. Sau về làm chuyên viên cao cấp ở bộ giáo dục và Đào tạo, chuyên viết sách giáo khoa cho học sinh cấp 2 về môn văn và tiếng Việt và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Cộng tác viên viết nhiều bài báo và chuyên luận cho các tập san Giáo dục, báo Tiền phong, Thiếu niên tiền phong, Người Giáo viên nhân dân. Là Đảng viên từ 1963, có chí tiến thủ, chuyên môn giáo dục phổ thông có tài năng và nhiều kinh nghiệm. Đã được đi nghiên cứu giáo dục cấp huyện ở Liên Xô cũ. Đã được thưởng:

- Huy chương khánh chiến chống Pháp hạng II,- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,- Huy chương vì sự nghiệp giáo dục,- Huy chương vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ

quốc.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 136

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Vợ là Nguyễn Thị Kim Liên 1939, tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân, phó phòng kế hoạch Dệt len Mùa đông Hà Nội, đã nghỉ hưu. Được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II. Gia đình cư trú tại phòng 405 nhà 57 Đường Giảng Võ, Hà Nội. Có 2 con (đời 25):

1- Lê Bích Thủy 1964,2- Lê Kim Lan 1970.

Đời 25.1.Lê Thị Bích Thủy 1964, thông minh học giỏi, hiền hậu đã được

giải 3 học sinh giỏi văn toàn quốc. Tốt nghiệp kỹ sư hóa thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội, là cán bộ kỹ thuật công ty bánh kẹo Tràng An Hà Nội. Vừa công tác, vừa nuôi dạy 2 con nhỏ, lại vừa theo học và tốt nghiệp cữ nhân Anh văn trường sư phạm ngoại ngữ. Và đã có bằng Thạc sĩ khoa môi trường đại học Bách khoa Hà nội. Thật là một phụ nữ giàu nghị lực đáng khen của họ Lê ta. Chồng là Lê văn Quân kỹ sư máy tính điện tử, công tác tại nhà máy tính Ngân hàng nhà nước. Đã có 2 con:

1- Lê Quang Minh 1991,2- Lê Khánh Tường Vân 1999.

Gia đình cư trú ở phố Thái Thịnh quận Đống Đa, Hà Nội.đời 25.2.

Lê Thị Kim Lan 1970, Là học sinh giỏi học lớp chuyên văn, tốt nghiệp bác sĩ y khoa loại khá tại Đại học y khoa Hà Nội, công tác tại công ty TAKEDA. Chồng là Nguyễn Đình Việt cử nhân thương mại, công tác ở sở Xây dựng Hà Nội.Đã có 1 con gái là:

1. Nguyễn Lê Khánh Linh 1998. 2. Nguyễn Lê Việt Phong (trai) Gia đình cư trú ở phường Tương Mai quận Hai Bà Trưng, làm ăn khá giả.Đời 24.7.

Lê Khánh Sào 1937, học cấp 2 ở quê. Năm 1951-1952 học ở trường Thiếu sinh quân Liên khu 4, ở nhà tham gia sản xuất cùng với 2 em. Chăm sóc cha mẹ già yếu trong hoàn cảnh thiếu thốn, các anh đi chiến đấu xa. Năm 1953 xung phong vào quân đội, tham gia chiến dịch Trung Lào, chiến đấu dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc. Hy sinh trong trận tiêu diệt địch ở bản Ta-khôn-khen Trung Lào. Là liệt sĩ chống Pháp, được truy tặng: Huy chương chiến thắng hạng I.Đời 24.8.

Lê Thị Khánh Kim 1937, học hết cấp 2 ở quê, trong kháng chiến chống Pháp 6 anh đi bộ đội nên ở nhà chăm sóc cha mẹ trong hoàn cảnh thiếu thốn, phải chạy chợ làm vườn, làm ruộng. Năm 1956 được các anh đưa ra Hà Nội vừa học vừa làm công nhân may đo và đã tốt nghiệp cấp 3. Là Đảng viên. Đã học trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc và nhiều lớp quản lý kinh tế của trung ương mở ở Hà Nôị và TP HCM. Từ một công nhân trực tiếp sản xuất đã vượt qua nhiều khó khăn vừa nuôi 3 con nhỏ

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 137

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

vừa phấn đấu trở thành cán bộ giỏi, có khả năng quản lý giỏi, Đã nhiều năm là Phó Giám đốc xí nghiệp may Đáp Cầu,Thị ủy viên thị xã Bắc Ninh, ủy viên Hội đồng nhân dân thị xã. Là người được cấp trên và địa phương tín nhiệm, công nhân mến phục. Sống với anh em, bà con, bạn bè rất chân tình, nhiệt tình giúp đỡ con cháu nội ngoại, tạo lập cho các cháu công ăn việc làm, học hành thành đạt. Đã dược tặng thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.

Chồng là Vũ Thành Kính bộ đội chuyển ngành làm công nhân xí nghiệp may 10 và may Đáp Cầu. Cả hai đã nghỉ hưu cư trú ở thị xã Bắc Ninh. Có 3 con:

1- Vũ Trung Anh, tốt nghiệp THPT làm nghĩa vụ quân sự xong được cữ đi học kỹ thuật ở Tiệp Khắc, nay làm ở công ty may Đáp Cầu.

2- Vũ Lan Anh, tốt nghiệp cấp 3, học trung học thống kê, công tác ở công ty may Đáp Cầu, vừa học vừa làm đã tốt nghiệp Đại học tại chức.

3- Vũ Việt Anh, tốt nghiệp cấp 3, tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật may và công tác ở công ty may Đáp Cầu.

Đời 24.9.Lê Khánh Đài 1939, năm1955 tốt nghiệp sư phạm sơ cấp, dạy

tiểu học ở huyện Hương Sơn. Vừa dạy vừa học thêm cấp 3 ở Đức Thọ (cách chỗ dạy 15 km). Sau được chuyển lên dạy cấp 2 ở Hương Sơn và Thạch Hà. Học tiếp ở trường cao đẳng sư phạm hệ chính quy và trở thành giáo viên dạy giỏi. Tổ chức cuộc sống gia đình có hiệu quả nên vừa nâng cao mức sống vừa chữa bệnh mãn tính có hiệu quả, đã xây dựng nhà cửa khang trang ở Phố Châu, Hương Sơn. Đã nghỉ hưu trước tuổi. Đặc biệt đã biết học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của các lương y nổi tiếng như cụ Đào Việt Hà ở Phố Châu là bố vợ và cụ Lê Khánh Quyền là chú ruột, dần dần trở thành thầy thuốc có tín nhiệm ở Phố Châu được bà con quanh vùng biết đến.

Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.Vợ là Đào Việt Châu (con ông thầy thuốc Đào Việt Hà), giáo viên tiểu

học đã nghỉ hưu. Có 3 con (đời 25):1- Lê Khánh Trung Chính 1967,2- Lê Thị Kim Chi 1969,3- Lê Khánh Nghĩa 1980.

Đời 25.1.Lê Khánh Trung Chính 1967, tốt nghiệp THPT làm công nhân xí

nghiệp lâm nghiệp ở Vinh và Hương Sơn. sau đi học trung cấp thống kê ở Bắc Ninh, nay làm cán bộ văn thư ở trường trung học Cao Thắng, Hương Sơn. Vợ quê Sơn Thịnh, giáo viên THCS ở Phố Châu. Đã có 1 con trai (đời 26):

Lê Khánh Anh Đức

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 138

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đời 25.2.Lê Thị Kim Chi 1969, tốt nghiệp trường công nhân kỹ thuật may

Thuận Thành, Hà Bắc, nay công tác ở công ty may Đáp Cầu. Chồng là Phan Anh quê Sơn Hòa, kỹ sư xây dựng công tác ở nhà máy kính Đáp Cầu. có 2 con:

1-Phan Huyền đang học lớp 1.2- Phan Khải Đại

Gia đình cư trú tại Đáp Cầu, Bắc Ninh.Đời 25.3.

Lê Khánh Nghĩa 1980, đang học khoa tiếng Anh trường cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh.

Đời 23.4.Lê Khánh Quyền, thường gọi là ông Giám Quyền (1901-1975),

mất ngày 12 tháng 8. Mộ đặt ở rú Trơ. Trước học trường Quốc tử giám ở Huế, về sau thành thầy thuốc nổi tiếng, biết kết hợp Đông Tây y chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Tận tình với người bệnh nhất là người nghèo, bà con họ hàng. Ông đã được tỉnh ủy Nghệ An và Văn phòng trung ương Đảng mời chữa bệnh cho một số cán bộ cao cấp có kết quả tốt. Ông là người thông minh, khảng khái, quả cảm có trình độ học vấn về y học dân tộc chuyên sâu. Khi mới Tổng khởi nghĩa tháng 8/ 1945 ông có tham gia công tác tài chính ở mặt trận Việt Minh và ủy ban Hương Sơn.

Vợ là Trần Thị Tám (con cụ Bang hiến họ Trần) ở làng Tứ Mỵ (nay là Sơn Châu, Hương Sơn). Ông bà có 7 con (đời 24):

1- Lê Thị Thu Lan 1924,2- Lê Khánh Bình 1926,3- Lê Khánh Kỳ 1928-1954, là liệt sĩ chống Pháp,4- Lê Thị Cầm1932,5- Lê Thị Sâm 1936,6- Lê Khánh Long 1940,7- Lê Khánh Linh 1944-1972, mất sớm.

Đời 24.1.Lê Thị Thu Lan 1924, cán bộ hành chính ngành giáo dục đã nghỉ

hưu năm 1984. Chồng là Phạm Kim Tuân giáo viên cấp 2 đã nghỉ hưu mất năm 1999. Gia đình trước ở Sơn Tân nay chuyển lên Sơn Kim, Hương Sơn. Có các con:

1- Phạm Thị Châu giáo viên cấp 2,2- Phạm Thị Ngọc,3- Phạm Thị Tố,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 139

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

4- Phạm Kim Đạo,5- Phạm Thị Ngân.

Đời 24.2.Lê Khánh Bình 1926-1985, tham gia quân đội thời chống Pháp,

tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân khoá 5, cán bộ trung đội trưởng 1948-1957 phục viên về làm ruộng ở quê. Vợ là Nguyễn Thị Lan quê xóm Sắn, Sơn Lễ. Có 5 con (đời 25):

1- Lê Khánh Nho,2- Lê Thị Như,

3- Lê Khánh Hùng,4- Lê Thị Na, 5. Lê Khánh Các.

Đời 25.1.Lê Khánh Nho, bộ đội ở Nam từ 1968-1976, chuyển ngành làm

cán bộ kỹ thuật cơ khí nhà máy chế biến thức ăn gia súc Thạch Hà, Hà Tĩnh. Vợ là Trần Thị Dung công nhân cùng nhà máy. Có 3 con (đời 26): 1- Lê Thị Hằng 2. Lê Thị Hải 3. Lê Khánh Toàn

Đời 25.2.Lê Thị Như, trung cấp chăn nuôi, công tác ở trại giống Yên

Thành Nghệ An. Chồng tên là Cận, thiếu tá quân đội quê ở Hương Khê, Hà Tĩnh. Đã có các con:đời 25.3 .

Lê Khánh Hùng, tham gia quân đội 1979-1983. Sau làm công nhân nông trường Đáclăk, nay về làm ruộng ở Sơn An. Đã có vợ và 2 con (đời 26):

1. Lê Khánh Hồng 1993 2. Lê Thị Sương 19953. Lê Khánh Hà 1998

Đời 25.4. Lê Thị Na, lấy chồng về Sơn Tiến, làm nông nghiệp.

Đời 25.5.Lê Khánh Các, được sự giáo dục của gia đình và truyền thống

dòng họ đã chăm chỉ làm ăn, sản xuất nông nghiệp ở quê, đội viên đội bảo vệ mùa màng của xã. Vợ là con gái ông Quyền cháu nội ông Cu Hy ở Sơn An, có 2 con trai và 1 con gái (đời 26):

1. Lê Khánh quyết 1992, 2. Lê Thị Tú 1994, 3. Lê Khánh Huấn 1996

Đời 24.3.Lê Khánh Kỳ 1928-1954, học xong cấp 2 ở quê xung phong vào

quân đội từ 1950, làm sĩ quan thông tin liên lạc. Hy sinh năm 1954, phần mộ đặt ở Ba Vì, Hà Tây. Là liệt sĩ chống Pháp.đời 24.4.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 140

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê thị Cầm 1932-1955, chồng tên là Phẩm quê Sơn Châu. Hai vợ chồng mất sớm, không có con.

Đời 24.5.Lê Thị Sâm, tốt nghiệp Đại học sư phạm, giáo viên cấp 2 ở Vinh.

Chồng là Lê Yên quê ở Sơn Mỹ, Hương Sơn, phó phòng giáo dục phổ thông sở giáo dục Nghệ Tĩnh. Có các con:

1- Lê Thị Thanh giáo viên cấp 3 ở Vinh,2- Lê Thị Hương giáo viên cấp 2 ở Hà Tĩnh,3- Lê Thị Anh kỹ sư kinh tế ở Hà Tĩnh,4- Lê thị Dung giáo viên cấp 2 ở Hà Tĩnh.

Đời 24.6.Lê khánh Long 1940, kỹ sư chăn nuôi, trại trưởng trại lợn Yên

Thành Nghệ An, nghỉ hưu ở Nam Đàn, Nghệ An. Vợ là Vũ Thị Hương Trà bác sĩ thú y quê ở Hoa Thành, Yên Thành, nghỉ hưu ở Nam Đàn. Có 4 con (đời 25):

1- Lê Thị Giang 1972, tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh, công tác ở hội liên hiệp phụ nữ Nghệ An, đã lấy chồng quê ở Vinh và đã có 1 con gái.

2- Lê Khánh Sơn 1975, học xong THPT đang chờ việc tại Nam Đàn,

3- Lê Thị Cẩm Thơ 1977 giáo viên THPT ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng,

4- Lê Khánh Minh 1979, sinh viên Đại học Lâm nghiệp.Đời 23.5.

Lê Khánh Hạnh 1902-1932, mất ngày 2 tháng 11, mộ đặt ở Nam Giao, Huế. Ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đông dương thời thuộc Pháp. Năm 1929 ra dạy học ở các trường quốc học Vinh, quốc học Huế, thường gọi là ông đốc Hạnh. Bị bệnh lao và mất ở Húê. Vợ là Tôn Nữ Thị Nuôi 1910, (con ông Tôn Thất Cổn nguyên là Tuần vũ tỉnh Hà Tĩnh), quê ở Bến Ngự Huế đậu Thành chung 1928, dạy học ở trường Đồng Khánh, Huế. Năm 1946 chuẩn bị kháng chiến chống Pháp bà nuôi đưa 2 con về quê nội ở Sơn An Hương Sơn và tiếp tục dạy học. Bà mất ngày 13 tháng 6 tại Sơn An. ông bà có 2 con (đời 24):

1- Lê Khánh Sum 1931-1954,2- Lê Khánh Đệ 1933.

Đời 24.1.Lê Khánh Sum 1931-1954, thông minh học giỏi. Đang học trường

chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng thì xung phong vào bộ đội, học trường sĩ quan lục quân khóa 6, bị ốm giải ngũ về theo học toán đại cương và khoa học cơ bản trong kháng chiến ở Liên khu 4. Bị chết do sốt rét ác tính năm 1954.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 141

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đời 24.2.Lê Khánh Đệ 1933, kỹ sư thủy lợi, công tác ở Bộ thủy lợi. Sau

giải phóng miền Nam vào làm ở sở thủy lợi Thừa Thiên, đã nghỉ hưu. Được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I. Vợ là Lê Thị Bê 1950, tốt nghiệp Đại học sư phạm giáo viên Anh văn ở Huế. Có 2 con (đời 25):

1- Lê Khánh Thành cữ nhân vật lý công tác ở Huế,2- Lê Thị Kim Khánh đang học phổ thông.

Đời 23.6.Lê Thị Chi 1904-1987, thường gọi là bà ấm Tuân. Chồng là

Nguyễn Khánh Tuân, người Xạ Lang (Sơn Tân). Sau năm 1954 cả nhà xuống Vinh làm ăn. Có 5 con:

1- Nguyễn Khánh Phùng 1921-1987, giáo viên,2- Nguyễn Khánh Hà hiệu trưởng cấp 2 ở Vinh đã nghỉ

hưu,3- Nguyễn Khánh Bồng Thiếu tá công an ở Hải Phòng,4- Nguyễn Thị Qùy tức Liên lấy chồng cán bộ miền Nam

tập kết đã nghỉ hưu ở TP Hồ Chí Minh,5- Nguyễn Thị Hà Thanh giáo viên cấp 3, chồng là

Nguyễn Văn Tư Hiệu trưởng trường cấp 3 ở Nam Trung bộ.

Đời 23.7.Lê Khánh Thụ 1908-1968, mất ngày 23 tháng1. Ông đậu thành

chung ở trường Thăng Long Hà Nội, làm giáo viên cấp 1 nên thường gọi là ông giáo Thụ. Vợ là Bùi Thị Liên (con ông Bùi Đạt) ở xóm Sắn, Sơn Lễ là cháu ngoại ông Lê Khánh Giản. Có 7 con (đời 24):

1- Lê Thị Hồng Vân,2- Lê Khánh Sành,3- Lê Khánh Cường,4- Lê Khánh Trường liệt sĩ chống Mỹ5- Lê Thị Sơn,6- Lê Thị Hồng Hoa,7- Lê Thị Hường.

Đời 24.1.Lê Thị Hồng Vân 1942, là nhân viên văn thư ở trường cấp 3 Minh

Khai, Đức Thọ, Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu ở đó.Đời 24.2.

Lê Khánh Sành, tham gia thanh niên xung phong trong chống Mỹ, chuyển ngành làm cán bộ thương nghiệp Hương sơn, nghỉ hưu 1999, mất năm 2000. Vợ là Đặng Thị Vân quê Sơn Hòa. Có 3 con (đời 25):

1- Lê Khánh Dũng 1970,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 142

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

2- Lê Khánh Tiến 1974,3- Lê Thị Yên 1976.

Đời 25.1. Lê Khánh Dũng, làm công nhân xây dựng ở Vũng Tàu, đã lấy vợ quê Vũng Tàu.Đời 25.2. Lê Khánh Tiến ở với mẹ tại Nầm, Hương Sơn, làm nghề lái xe ôm.Đời 25.3. Lê Thị Yên, học xong THPT vào học tiếp ngành sư phạm ở Vũng Tàu.Đời 24.3.

Lê Khánh Cường 1946, bộ đội chống Mỹ, chuyển ngành làm Lâm nghiệp đã nghỉ hưu ở quê. Vợ là Lê Thị Huệ quê Sơn Hòa giáo viên cấp 2. Ông Cường là người chịu khó cần cù, biết chuyển hướng sản xuất chăn nuôi kịp thời nên đạt hiệu quả, đảm bảo đời sống gia đình trong điều kiện nông thôn nói chung còn khó khăn. Có 5 con (đời 25):

1- Lê Khánh Đức 1978, tốt nghiệp THPT ở nhà sản xuất.2- Lê Thị Hoài Thanh 1980 đang đi học,3- Lê Thị Thúy Hằng 1983, đang đi học,4- Lê Khánh Hòa 1986 đang đi học.5- Lê Khánh Hiệp

Đời 24.4.Lê Khánh Trường 1948-1969, bộ đội chống Mỹ chiến đấu dũng

cảm ở miền Nam và đã anh dũng hy sinh, là liệt sĩ.Đời 24.5. Lê Thị sơn 1950, công nhân nhà máy gạch ở Bãi Vọt, Hà Tĩnh.Đời 24.6.

Lê Thị Hồng Hoa, giáo viên trường trung cấp lâm nghiệp ở Gia Lai, đang học chuyên tu đại học ngành lâm nghiệp. Chồng là Nguyễn Hạnh cán bộ trung cấp Địa chất ở Gia Lai. có 2 con:

1- Nguyễn Ngọc, 2. Nguyễn Hải.Đời 24.7.

Lê Thị Hường 1958, chồng tên là Tiến Thượng úy Hải quân ở Vũng Tàu. Đã có 2 con.Đời 23.8.

Lê Thị Phương (tức bà Hàn Tấn) 1911-1990, tư chất thông minh sắc sảo, ham mê đọc sách báo và thơ ca, sống chân tình cởi mở với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ Cách mạng. Bà rất mực yêu thương con cháu, dạy bảo đến nơi đến chốn. Gần cuối đời bà đã tự nghiên cứu nghề thuốc và trở thành thầy thuốc Đông y ở địa phương. Bà mất ngày 24 tháng 8 (Canh Ngọ). Chồng là Nguyễn Quang Tấn ở xóm Sắn, Sơn Lễ, trước cách mạng là giáo viên, tham gia cách mạng từ 1945, đảng viên, Tỉnh ủy viên tỉnh Thanh Hóa, Bí thư huyện ủy Nông Cống, trưởng ty thủy lợi Nghệ An.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 143

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Từ năm 1955 cả gia đình định cư ở xã Hưng Đông, Hưng Nguyên, Nghệ An. Có 6 con:

1- Nguyễn Quang Thân 1936, nhà báo nhà văn nghỉ hưu ở phường Kim Giang quận Thanh Xuân, Hà Nội,

2- Nguyễn Thị Mai Hoa 1938, thuở nhỏ gọi là Bé, về hưu ở TP Hồ Chí Minh,

3- Nguyễn Quang Châu, thợ thủ công ở Vinh,4- Nguyễn Quốc Quân Thiếu tá, kỹ sư nghỉ hưu ở phường Hạ

Đình, Thanh Xuân, Hà Nội,5- Nguyễn Thị Thanh Tùng 1948, bác sĩ y khoa, trung tá quân y

nghỉ hưu tại Hà Nội,6- Nguyễn Thị Hoài Nhân 1951, tiến sĩ Nga văn giảng viên Đại

học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội.Đời 23.9.

Lê Thị Xuân Thường gọi là Xuôn (bà Đốc Trinh) là con bà Nhu vợ thứ 2 của ông Lê Khánh áng. Chồng là ông Tống Trần Trinh quê Sơn Hòa trước cách mạng là nhà giáo, sau làm hiệu trưởng cấp 2 Hương Sơn. Có 8 con:

1- Tống thị Khánh giáo viên nghỉ hưu mất sức năm 1999, chồng là thầy giáo Lê Đức Hóa quê Sơn Thịnh.

2- Tống Thị Thuận giáo viên nghỉ hưu ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh.3- Tống Song Hương giáo viên nghỉ hưu ở Quảng Bình.4- Tống Thị Phú Sơn kỹ sư viện thiết kế công nghiệp chế biến

thực phẩm Hà Nội, chồng là Đinh Phạm Thái giáo sư tiến sĩ con ông Hàn Huề quê Sơn Hòa, công tác ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

5- Tống Thị Trị lấy chồng ở Huế, cán bộ tài vụ sở giao thông công chính Thừa Thiên Huế.

6- Tống Trần Hội là thương binh chống Mỹ hạng nặng nay ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, đã được tặng nhà tình nghĩa.

7- Tống Trần Công kỹ sư xây dựng ở thị xã Hà Tĩnh.8- Tống Trần Triệt kỹ sư cơ khí nông nghiệp ở nông trường

Sơn Tây, Hương Sơn . Mất năm 1999 tại thị xã Hà Tĩnh do bị bệnh.

Đời 22.2.Lê Thị Hai, chồng là Nguyễn Văn Chúc quê ở Liễu Nha, Thanh

Lâm, Thanh Chương, Nghệ An, sắc cữu phẩm nên thường gọi là bà cữu Chúc, gia đình giàu có. Có các con:

1- Ông Bang Chúc,2- Ông Cữu Lương,3- Ông Tường,4- Ông Thuận,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 144

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

5- Bà Tổng San,6- Bà Tổng Tập,7- Bà Hàn Thái, chồng là Nguyễn Duy TháI, giáo viên8- Bà Huyện Hội, chồng là cử nhân Đinh Xuân Hội.

đời 22.3.Lê Khánh ích (cửu phẩm bá hộ nên thường gọi cố Bá ích) làm

nông nghiệp, thích đánh cá, săn bắn. Có 3 vợ:- Bà cả người họ Nguyễn quê Hàm Lại, Sơn Lễ, sinh đươc 10 con (đời

23):1- Lê Thị Bình (bà Bá Đồng) Sơn Lễ,2- Lê Thị Bằng (bà Tú Thực) Sơn An,3- Lê Thị Tằng (bà Tú Tiêu) Sơn Mỹ,4- Lê Thị Em (bà Tú Phan),5- Lê Khánh Khai,6- Lê Khánh Thức,7- Lê Khánh Bính,8- Lê Thị Em Nậy (bà Giánh),9- Lê Thị Hồng (bà Phán Thi),10- Lê Thị Miều (bà Trợ Khâm),

- Bà hai là bà Nhì sinh được 4 con (đời 23):11- Lê Khánh Vu,12- Lê Khánh Nguyên,13- Lê Khánh Hoàn,14- Lê Khánh Côn,

- Bà ba người họ Hồ ở Sơn Bằng chị ruột Hồ Hảo không có con.Phần mộ của ông và ba bà đã xây và gắn bia đặt ở rú Trơ.

đời 23.1.Lê Thị Bình lấy chồng là Nguyễn Văn Đồng (thường gọi Bá Đồng

con ông Tú sĩ Bảng) ở xóm Sắn, Sơn Lễ. Có các con:1- Nguyễn Đệ, 2. Nguyễn Lê,3. Nguyễn Văn Căn, 4. Nguyễn Dương,5. Nguyễn Cơ, 6. Nguyễn Quí,7. Nguyễn Thị Xuân, 8. Nguyễn Thị Cúc.

đời 23.2.Lê Thị Bằng, chồng là Tú tài Trần Thực ở Xuân Cường, Sơn An,

có các con:1- Trần Đức Viêm (con rể ông Lê Khánh Du),2- Trần Thế Hoành (có vợ người Sơn Châu- mất ở Yên Bái),3- Trần Thị Nghệ,4- Trần Thị Nguyệt,5- Trần Thị Nhiên (cư trú tại Hà Nội).

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 145

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đời 23.3.Lê Thị Tằng, chồng là tú tài Lương Tiêu quê Sơn Mỹ, có các con:

1- Lương Diêu, 2. Lương Soạn,3. Lương Hiểu,4. và người con gái là bà Tạo ở xóm Sắn, Sơn Lễ, lấy ông Nguyễn Mai quê Sơn Tiến nay cư trú tại Hà Nội.

đời 23.4.Lê Thị Em, chồng là Nguyễn Khắc Tiềm ở Sơn Hòa, thường gọi

bà Hàn Phan, có các con:1- Nguyễn Khắc Khanh, 2. Nguyễn Khắc Cầm,3. Nguyễn Thị Mỳ, 4. Nguyễn Thị Dỵ.

đời 23.5.Lê Khánh Khai, học đến năm thứ 2 quốc học Vinh, chết khi 21

tuổi. Vợ là Phan Thị Mười (con cụ Bạt họ Phan ở chợ Choi) có 2 con (đời 24):

1- Lê Thị Huệ,2- Lê Khánh Dư.

đời 24.1.Lê Thị Huệ, chồng là Lê Trọng Cự ở Sơn Hòa cán bộ ủy ban kế

hoạch tỉnh Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu, cư trú tại thị xã Hà Tĩnh. Có các con:1- Lê Châu, kỹ sư lâm nghiệp,2- Lê Huân, bác sĩ quân y,3- Lê Thị Hoa dược sĩ trung cấp, chồng là Lê Khánh

Quốc (con ông Lê Khánh Thiềm).4- Lê Thị Tú, giáo viên THPT,5- Lê Khôi, kỹ sư dầu khí làm ở Vũng Tàu,6- Lê Thị Thảo,7- Lê thị Xuân.

đời 24.2.Lê Khánh Dư, cán bộ sở thương nghiệp Quảng Ninh đã mất sau

khi nghỉ hưu, phần mộ đặt tại Quảng Ninh. Vợ là Thị Nga quê Sơn Thịnh. Có 3 con (đời 25):

1- Lê Thị Thanh,2- Lê Khánh Tiến,3- Lê Thị Thư.

đời 25.1. Lê Thị Thanh, cán bộ ngành du lịch Quảng Ninh.đời 25.2.

Lê Khánh Tiến, kỹ sư kinh tế, công tác ở phòng tài chính sở giao thông Quảng Ninh. Vợ đầu có 1 con (đời 26) rồi li dị:

1- Lê Khánh Trung, đang đi học.Lấy vợ thứ 2 đã có 2 con (đời 26):

2- Lê Thị Quỳnh Anh 1994,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 146

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

3- Lê Khánh Cường 1998.đời 25.3.

Lê Thị Thư, kỹ sư xây dựng, công tác tại công ty xây dựng TP Hải Phòng, đã có chồng và 2 con.đời 23.6.

Lê Khánh Thức, trước ở Sơn An, chết sau cải cách ruộng đất. Sau vợ con di cư lên Hương Khê, Hà Tĩnh. Vợ người họ Phạm quê Sơn Mỹ. Có các con (đời 24):

1- Lê Khánh Trân, 2. Lê Khánh Hiến,3. Lê Khánh Đổng, liệt sĩ chống mỹ.4. Lê Thị Miễn nay gọi là Lê Thị Hồng.

đời 24.1.Lê Khánh Trân, tốt nghiệp đại học mỏ địa chất đã nghỉ hưu ở

cùng gia đình tại 557 Sung Yên, Chí Linh, Hải Dương. Vợ là Nguyễn Thị Ngôn quê xã Phúc Trạch, Hương Khê, giáo viên nghỉ hưu. Có các con (đời 25):

1- Lê Thị Nhung,2- Lê Khánh Sơn.

đời 25.1.Lê Thị Nhung, thạc sĩ về tự động hóa, tốt nghiệp ở đại học giao

thông. Đã lấy chồng quê Hoàng Hóa Thanh Hoá và đã có 1 con. Cư trú ở Hà Nội.đời 25.2. Lê Khánh Sơn đang học THPT.đời 24.2.

Lê Khánh Hiến, công tác ở lâm trường Chúc A Hương Khê. Đã lấy vợ và có con.đời 24.3.

Lê Khánh Đổng, liệt sĩ hy sinh thời chống Mỹ.

đời 24.4.Lê Thị Miễu, giáo viên dạy học ở Hương Khê, chưa rõ chồng

con.

đời 23.7.Lê Khánh Bính 1912-1983, trước cách mạng học hết trung học ở

Hà Nội, người khỏe mạnh ham thích thể dục, thể thao. Đã tốt nghiệp trường huấn luyện thể dục, có thời gian làm trưởng ga xe lửa.

Trong khởi nghĩa tháng 8/1945 ông chỉ huy tự vệ tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Sau cách mạng chuyển sang dạy học. Ra Hà Nội làm cán bộ ngoại thương một thời gian rồi lại quay sang dạy học cho đến khi bị bệnh xuất huyết não và mất tại Hà Nội ngày tháng . Phần mộ đặt ở nghĩa trang Hà Đông. Ông đã được thưởng huân chương chống

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 147

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Pháp hạng ba. Vợ là Nguyễn Thị Kim Anh 1923-1989, quê Sơn Trà, Hương Sơn, mất ngày 11 tháng 12 Mậu Thìn, phần mộ đặt ở nghĩa trang Hà Đông. Bà có tham gia hoạt động phụ nữ ở địa phương, sau ra Hà Nội làm cán bộ cung tiêu ở xí nghiệp Dệt len mùa Đông Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu. Ông bà sinh được 4 con (đời 24):

1- Lê Thị Ngọc Thảo,2- Lê Thị Mỹ Diệu,3- Lê Khánh Minh,4- Lê Mỹ Hồng Loan.

đời 24.1.Lê Thị Ngọc Thảo, tốt nghiệp đại học y Hà Nội, nay là bác sĩ

chuyên khoa 2, công tác tại khoa Lão khoa bệnh viện Bạch Mai. Chồng là Lương Đình Phi, quê Sơn Mỹ, Hương Sơn, kỹ sư thủy văn công tác tại Công ty khảo sát thiết kế điện I. Có 2 con:

1- Lương Thị Thu Hiền 1977, cử nhân, làm ở Công ty khảo sat thiết kế đIện I

2- Lương Đình Hiệu 1983, ĐH Bách khoađời 24.2.

Lê Thị Mỹ Diệu, tốt nghiệp đại học tại Liên Xô (cũ) ngành sinh vật, trước công tác tại Viện sốt rét ký sinh trùng Hà Nội, nay chuyển sang công tác ở Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Chồng là Đỗ Lê Thăng, giáo viên trường đại học quốc gia Hà Nội, quê ở Văn Giang, Hưng Yên. có 2 con:

1- Đỗ Lê Phong 1979,2- Đỗ Thị Hồng Uyên.

Đời 24.3.Lê Khánh Minh, tốt nghiệp y sĩ đa khoa, sau học thêm và trở

thành kỹ sư hóa, công tác tại ủy ban môi trường sở y tế Hà Nội. Vợ đầu là Hồ Mai Hoa (con Thiếu tướng Hồ Đệ) quê Nam Đàn Nghệ An, sinh được 1 con (đời 25) rồi tự nguyện bỏ nhau:

1- Lê Khánh Hưng 1986.Sau đó lấy vợ khác là Bùi Minh Hải, quê Thanh Miện, Hải Dương, có

thêm hai con:1. Lê Mỹ Khánh Huyền 1994, 2. Lê Mỹ Khánh Vy 1997.

đời 24.4.Lê Mỹ Hồng Loan, cán bộ trung cấp trước công tác ở Tổng cục

du lịch, sau theo chồng sang làm ăn ở Ba Lan. Chồng là Nguyễn Văn Hảo trước là bác sĩ công tác tại phòng khám bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, nay đang ở Ba Lan cùng các con:

1. Nguyễn Hồng Linh 1983 2. Nguyễn Văn HoàngĐời 23.8.

Lê Thị Em (Nậy), chồng tên là Dánh nên thường gọi bà Dánh, mất sớm. Sinh được 2 con:

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 148

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Con gái tên là Tuyết,2- Con trai tên là Quảng, kỹ sư nông nghiệp.

đời 23.9.Lê Thị Khánh Hồng, chồng là Hà Huy Thi quê Sơn Thịnh, di cư

vào Sài Gòn từ 1954, thường gọi là bà Phán Thi, làm ăn giàu có. Các con ra nước ngoài nên chưa rõđời 23.10.

Lê Thị Miều, chồng là Lê Khâm, giáo viên, quê Sơn Thịnh. Có các con:

1- Lê Đức Định, 2. Lê Thị Tùng,3. Lê Đức Việt, 4. Lê Thị Mai.

đời 23.11.Lê Khánh Vu (con bà vợ hai) 1901-1954, làm ruộng ở quê, mất

ngày 26 tháng 7. Vợ là Nguyễn Thị Tứ 1905-1975, làm ruộng, mất ngày 28 tháng 2. Phần mộ hai ông bà đã xây cất ở rú Trơ. Có 5 con (đời 24):

1. Lê Thị Sen 1925, 2. Lê Khánh Mai 1933, 3. Lê Khánh Đậu 1937,4. Lê Khánh Lương 1940, 5. Lê Thị Liên 1944.

đời 24.1.Lê Thị Sen 1925, làm ruộng ở quê. Chồng là Nguyễn Tri Thức

(con ông Hương Thuận) quê Sơn An, không có con.đời 24.2.

Lê Khánh Mai 1933, bộ đội chống Pháp, sau chuyển ngành sang Công ty xây dựng cơ bản lâm nghiệp, cư trú tại Quì Hợp, Nghệ An. Vợ là Trần Thị Châu 1930, (con ông bà Trần Tài, là cháu ngoại ông Lê Khánh Nhu) cùng quê. Có 4 con (đời 25):

1- Lê Thị Tuyết,2- Lê Khánh Phương 1963,3- Lê Khánh Đông 1970, 4. Lê Khánh Đoài

1973.đời 25.1.

Lê Thị Tuyết, công nhân nhà máy dệt Vinh. Chồng là Trần Văn Tiến, công an, quê Sơn Ninh, Hương Sơn. Có các con:1. Trần Thị Lý, học sinh, 2. Trần Thị Thảo, học sinh, 3. Trần Thị Tâmđời 25.2.

Lê Khánh Phương 1963, công nhân xây dựng ở Quì Hợp. Vợ là Nguyễn Thị Dân. Đã có 2 con (đời 26):

1- Lê Khánh Hướng,2- Lê Khánh Thành.

đời 25.3.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 149

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Khánh Đông sinh năm 1970., vào bộ đội rồi lập nghiệp ở Lâm Đồngđời 25.4.

Lê Khánh Đoài sinh năm 1973, hiện ở Lâm Đồng

đời 24.3.Lê Khánh Đậu 1937, làm ruộng ở quê, đã được thưởng huân

chương chống Mỹ hạng hai. Vợ là Lê Thị Nga (con ông Lê Đình Sâm) cùng quê. Có 6 con (đời 25):

1- Lê Khánh Đường 1960, 2. Lê Khánh Cát 1964,3. Lê Khánh Cường 1966, 4. Lê Khánh Tường 1971,5. Lê Khánh Chương 1975, 6. Lê Thị Ngân 1979.

đời 25.1.Lê Khánh Đường 1960, công nhân xây dựng ở TP Vinh. Vợ là

Nguyễn Thị Lương 1959 quê Thanh Lương, Thanh Chương. Đã có các con (đời 26):

1- Lê Khánh Đạt 1989, học sinh.2- Lê Thị Khánh Toàn 1993, học sinh.

đời 25.2.Lê Khánh Cát 1964, vào bộ đội năm 1984, sau về học trường

công nhân kỹ thuật điện ở Vinh.

đời 25.3.Lê Khánh Cường 1966, tốt nghiệp trường Hóa Chất Lâm Thao,

Phú Thọ, công tác tại Phú Yên. Vợ là Phạm Thị Đức 1967, quê Đức Long, Đức Thọ làm văn thư ở trường THCS. Có 1 con (đời 26):

1- Lê Khánh Tuấn Vũ 1994, học sinh.đời 25.4.

Lê Khánh Tường 1971, làm công nhân ở TP HCM. Vợ là Phạm Thị Hoàng Lan, công nhân may mặc ở TP HCM. Đã có 1 con (đời 26):

1- Lê Khánh Hoàng Lâm sinh tháng 12/2000.đời 25.5. Lê Khánh Chương 1975, tốt ngfhiệp đại học sư phạm Vinh, khoa sử.đời 25.6.

Lê Thị Ngân 1979, tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh, nay dạy học ở trường tiểu học Sơn Ninh.đời 24.4.

Lê Khánh Lương 1940, công tác ở Lâm trường Hương Sơn đã nghỉ hưu. Vợ là Hà Thị Tân quê Sơn Trung Hương Sơn. Hiện cư trú ở quê vợ. Đã có 6 con (đời 25):

1. Lê Thị Thu 1974, 2. Lê Khánh Dũng 1977, 3. Lê Thị Yến 1979,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 150

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

4. Lê Thị Hường 1981, 5. Lê Thị Hà 1984.đời 25.1.

Lê Thị Xuân 1970, chồng là Trần văn Sơn. Có các con: Trần Thị Hoa

đời 25.2.Lê Thị Thu 1974, lấy chồng là Phạm Ngọc Toản, quê Thái Bình, hiện cư trú ở TP HCM, có 1 con gái: Phạm Thị Tường Vi

đời 25.3.Lê Khánh Dũng 1977, chưa có vợ, làm ở xưởng mộc mỹ nghệ

Bình Dương.đời 24.5.

Lê Thị Liên 1944, thanh niên xung phong chống Mỹ, nay là thương binh sinh sống ở quê. Có một con trai là:

Lê Khánh Minh bộ đội.đời 23.12.

Lê Khánh Nguyên 1902-1946, làm ruộng ở quê, mất năm 44 tuổi, phần mộ đặt ở rú Trơ. Vợ là Nguyễn Thị Thân (con ông Lý Hét) 1906, quê Sơn An. Trong chống Pháp bà tham gia hoạt động phụ nữ ở địa phương, mất ngày 23 tháng 10, phần mộ đặt ở thị xã Hà Tĩnh. Có 4 con (đời 24):

1- Lê Khánh Cơ 1933, lúc nhỏ gọi là Ky,2. Lê Khánh Thiện,

3. Lê Thị Gái, 4. Lê Khánh Xanh.đời 24.1.

Lê Khánh Cơ 1933, đi bộ đội từ 1950-1958, phục viên về làm ruộng ở quê. Vợ là Nguyễn Thị Sáu 1937, quê Thanh Giang, Thanh Chương. Có 7 con (đời 25):

1. Lê Thị Thanh Hương 1960, 2. Lê Thị Ngọc 1962,2. Lê Khánh Sơn 1964, 4. Lê Thị Hà 1966,5. Lê Khánh Trà 1970, 6. Lê Khánh Long 1972,

7. Lê Thị Hồng tức Hòa 1974.đời 25.1.

Lê Thị Thanh Hương 1960, đi bộ đội 3 năm tại Lào, sau chuyển ngành làm công nhân ở Quảng Ninh. Chồng là Hoàng Thế Thành quê Ninh Bình. Có 2 con:

1- Hoàng Hằng,2- Hoàng Tâm.

đời 25.2.Lê Thị Ngọc 1962, chồng là Nguyễn Quang Miên quê Sơn Lễ, bộ

đội phục viên, làm nông nghiệp. Đã có 3 con:1- Nguyễn Quang Khoa,2- Nguyễn Thị Mai,3- Nguyễn Quang Trung.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 151

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đời 25.3.Lê Khánh Sơn 1964, đi bộ đội 3 năm ở Campuchia, phục viên về

làm công nhân ở lâm trường Hương Sơn. Có 2 con (đời 26):1- Lê Khánh Lâm,2- Lê Khánh Pháp.

đời 25.4.Lê Thị Hà, chồng là Nguyễn Văn Điền cùng quê. Đã có 2 con:

1- Nguyễn Thị Thảo,2- Nguyễn Văn Hiền.

đời 25.5.Lê Khánh Long, vợ là Nguyễn Thị Hồng cùng quê. Có 2 con (đời

26):1- Lê Khánh Vũ, 2. Lê Khánh Sáng.

đời 25.6.Lê Thị Hòa, chồng là Phạm Văn Sơn. Đã có 1 con:

1- Phạm Văn Tú.Đời 25.7.

Lê Khánh Trà, làm công nhân ở TP HCM.đời 24.2.

Lê Khánh Thiện 1936, kỹ sư địa chất, công tác tại Quảng Ninh. Vợ là Nguyễn Thị Lệ quê Sơn Tiến, công nhân ở Quảng Ninh đã nghỉ hưu. Có 5 con (đời 25):

1. Lê Thị Vân, 2. Lê Thị Minh, 3. Lê Thị Hường,4. Lê Khánh Hùng, công nhân địa chất.5. Lê Khánh Mạnh, đang học đại học xây dựng

đời 24.3.Lê Thị Gái 1943, làm ruộng ở quê. Chồng là Phạm Văn Lộc quê

Sơn An, lái xe ở lâm trường Chúc A. Đã có 5 con:1. Phạm Thị Sâm, 2.Phạm Văn Dũng,3. Phạm Văn Sỹ, 4. Phạm Thị Hải, 5. Phạm Thị Vân.đời 24.4.

Lê Khánh Xanh 1946, lái xe ở Công ty vật tư kỹ thuật Hà Tĩnh. Vợ là Phạm Thị Phúc quê Thanh Hóa, công tác tại trạm vật tư thị xã Hà Tĩnh. Đã có 5 con (đời 25):

1- Lê Thị Yến, cao đẳng sư phạm, đã có chồng và 1 con.2- Lê Thị Oanh, kế toán bảo hiểm y tế Hà Tĩnh đã có

chồng là công an và 1 con.3- Lê Thị Hạnh, Đại học pháp lý, công tác tại Hải Phòng.4- Lê Khánh Toàn, Đang học đại học pháp lý Hà Nội.5- Lê Khánh Thắng, đang học lớp 12 ở thị xã Hà Tĩnh.

Đời 23.13.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 152

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Khánh Hoàn, làm việc ở đồn điền cao su Nam Bộ, mất trong thời kỳ khởi nghĩa tháng 8/1945. Vợ quê Sơn Hà, Hương Sơn. Có 1 con (đời 24):

1- Lê Khánh Sài, sau đổi Lê Khánh Thành.đời 24.1.

Lê Khánh Thành, cán bộ thanh tra giao thông đường sắt, được thưởng huy chương chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Bạch Thị Quế, quê Thanh Liêm tỉnh Hà Nam. Có 3 con (đời 25):

1- Lê Thị Khánh Vân,2- Lê Thị Vui, 3. Lê Thị My.

đời 25.1.Lê Thị Khánh Vân, kỹ sư kinh tế, công tác ở Viện công nghệ

quốc gia (thuộc bộ Khoa học công nghệ và môi trường). Chồng là Vũ Văn Thảo quê Thái Bình. Đã có 1 con:

Vũ Trung Hiếu.đời 25.2.

Lê Thị Vui, tốt nghiệp cao đẳng tin học Bách khoa, tốt nghiệp đại học ngoại ngữ. Công tác tại Công ty xây dựng 120 thuộc Tổng công ty xây dựng hạ tầng, Bộ xây dựng.

đời 25.3.Lê Thị My, đang học đại học khoa học xã hội và nhân văn.

đời 23.14.Lê Khánh Côn, thời Pháp thuộc vào làm ăn ở Sài Gòn, đã mất

năm 1987 tại TP HCM. Có các con (đời 24):1- Lê Thị Xuân, 2. Lê Thị Lan,3. Lê Khánh Long, di cư sang Mỹ, 4. Lê Khánh Phung?5. Lê Thị Hoa, 6. Lê Thị Hằng, 7.Lê Thị Cúc.

Sự trưởng thành và thành đạt của con cháu ông Lê Khánh Côn chưa rõ.

Đời 22.4.Lê Khánh Lam 1875-1954, còn có tên Lê Quý Bác. Dưới triều nhà

Nguyễn đã làm đến chức Tham tri bộ Lễ ở Huế. Ông lại giỏi nghề đông y, thích làm vườn trồng cây, nuôi ong mật. Ông về hưu sau khi Nhật đảo chính Pháp. Sau cách mạng tháng Tám cả gia đình sơ tán về Sơn An, Hương Sơn. Ông có tham gia hội phụ lão cứu quốc và mất ngày 3 tháng 9 (1954). Sau cách mạng chủ yếu làm thuốc và chữa bệnh.

Vợ là bà Lê Thị Đỉnh 1880-1955, con cụ Huấn Đỉnh (Huấn đạo) quê Yên Đồng nay là xã Sơn Bình. Trước bà sinh sống với gia đình ở Huế, năm 1946 về sống ở Sơn An làm vườn và nội trợ, tham gia công tác ở Hội mẹ

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 153

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

chiến sĩ địa phương. Bà là một phụ nữ điềm đạm, thông minh, đảm đang việc nhà, chăm lo dạy bảo con cái. Bà mất ngày 22 tháng 2 (1955).

Phần mộ hai ông bà đặt ở rú Tháp, Sơn An.Ông bà có 10 con (đời 23):

1- Lê Khánh Đồng 2. Lê Khánh Liệu3. Lê Khánh Lý (mất lúc còn nhỏ)4. Lê Thị Cúc 5. Lê Khánh Biền6. Lê Khánh Cân (mất sớm) 7. Lê Khánh Cư (mất sớm)8. Lê Khánh Bằng 9. Lê Thị Hòa10. Lê Khánh Trai.

Đời 23.1.Lê Khánh Đồng 1904-1976, tốt nghiệp cao đẳng y khoa, là thầy

thuốc tham gia kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã được công nhận là bác sĩ y khoa công tác tại bệnh viện Đông y Hà Nội. Ông đã viết "Thơ buông" mở đầu phong trào thơ mới, sau này còn viết cuốn sách " Châm cứu giản đơn".Đã được nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng nhì.

Ông có 2 vợ:- Bà cả là Trần Thị Xuyên quê ở Nghi Lộc ( Nghệ An), sinh được 1 con

trai (đời 24) rồi chết:1- Lê Khánh Căn.

- Bà hai là Nguyễn Thị Vang con cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (chị ruột ông Nguyễn Khắc Viện) ở Sơn Hòa, có thời gian bà công tác ở viện Đông y. Bà sinh được 3 con (đời 24):

2- Lê Khánh Chi,3- Lê Khánh Soa,4- Lê Khánh Thạnh (tức Thành).

đời 24.1.Lê Khánh Căn 1927, học sinh trường Quốc học Huế, tham gia

Việt Minh từ thời tiền khởi nghĩa, Đảng viên, làm công tác tuyên huấn và là biên tập viên báo Nhân dân.

Đã được thưởng huân chương kháng chiến hạng chống Pháp ba, huân chương chống Mỹ hạng nhất.

Vợ là Trương Thị Tân Nhân 1932, quê Quảng Trị, làm công tác văn nghệ, đã được tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai. Có 2 con (đời 25):

1- Lê Khánh Châu,2- Lê Thị Khánh Như.

Đời 25.1.Lê Khánh Châu 1955, học rất giỏi, là Tiến sĩ toán học ở Liên Xô

cũ, công tác tại Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Hiện nay đang công tác giảng dạy toán cơ bậc đại học ở Cộng hòa Liên bang

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 154

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Đức. Là người có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đã được đưa vào tập danh nhân khoa học thế giới của Mỹ. Vợ là Nguyễn Thị Thanh Hoa 1956 (con nhà thơ Tố Hữu), là phó tiến sĩ tốt nghiệp ở Liên Xô cũ. Đã có 1 con (đời 26):

1- Lê Thị Thanh Ly sinh 24-6-1982.Đời 25.2.

Lê Thị Khánh Như 1957, tốt nghiệp khoa tâm lý giáo dục trường đại học sư phạm Hà Nội, công tác ở đài phát thanh trung ương. Chồng là Nguyễn Ngọc Đan 1955, quê Thạch Thất, Hà Tây, kỹ sư xây dựng. Đã có 1 con:

1- Nguyễn Lê Đăng Thi 1982.

Đời 24.2.Lê Khánh Chi 1934, tốt nghiệp đại học văn ở Hà Nội, công tác ở

Thông tấn xã Việt Nam (tại TP HCM).Đã được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai.Vợ là Trần Thị Liễu Mai quê Hải Phòng, tốt nghiệp đại học sư phạm

ngoại ngữ, công tác tại thông tấn xã Việt Nam. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng ba. Có 1 con (đời 25):

1- Lê Mai Duy 1967, tốt nghiệp kỹ sư kinh tế, công tác tại công ty tư vấn thiết kế giao thông phía Nam.

Đời 24.3.Lê Khánh Soa 1936, tốt nghiệp đại học tổng hợp, cán bộ giảng

dạy trường đại học tổng hợp, chuyên nghiên cứu và sưu tầm về Hồ Chủ tịch. Đã xuất bản một số sách trong đó có: Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh (nhà xuất bản thanh niên đã tái bản lần 2 năm 1998). Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Ông đã qua đời ở Hà Nội. Vợ là Dương Thị Diễm 1942, chuyên viên kinh tế, công tác tại ngân hàng nhà nước Việt Nam. Có 3 con (đời 25):

1. Lê Bích Thủy, 2. Lê Thu Hương, 3. Lê Khánh Việt.Đời 25.1.

Lê Bích Thủy 1968, cử nhân kinh tế, công tác ngân hàng á Châu TP HCM. Chồng là Nguyễn Quốc Cường, cử nhân kinh tế. Đã có 2 con:

1- Nguyễn Phương Linh 1997,2- Nguyễn Quốc Thịnh 1999.

Đời 25.2.Lê Thu Hương 1971, cử nhân kinh tế. Chồng là Lê Tiến Hải 1970,

tốt nghiệp đại học giao thông. Có 2 con:1- Lê Gia Tôn 1996,2- Lê Gia Linh 2000.

Đời 25.3.Lê Khánh Việt 1983, đang học lớp 12.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 155

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Đời 24.4.Lê Khánh Thạnh (tức Thành) 1943, kỹ sư điện tử, công tác tại bộ

công nghiệp, có thời gian phục vụ trong quân đội quân hàm đại úy và đi làm ở Tiệp Khắc cũ. Vợ là Nghiêm Thị Dung 1948, dược sĩ công tác ở viện y học dân tộc. Có 2 con (đời 25):

1- Lê Anh Tuấn 1973,2- Lê Khánh Linh 1980.

Đời 25.1.Lê Anh Tuấn 1973, bác sĩ đông y. Vợ là Trần Thị Nhật Lệ 1977, cử

nhân luật.

Đời 25.2.Lê Khánh Linh 1980, sinh viên đại học bách khoa ngành vật lý.

Đời 23.2.Lê Khánh Liệu 1907-1955, Trước cách mạng ông làm nghề dạy

học, Ông là người có nhân đức, thương người nghèo khổ. Có những học trò của ông nay là viện trưởng vẫn nhớ đến đạo đức của ông. Ông đã cho gia đình học trò nghèo tiền để bán hàng vặt trong trường v.v. Sau cách mạng ông về quê tham gia mặt trận Liên Việt và làm thuốc cứu người. Vợ là Trần Thị Cam 1911-1976. Bà là một phụ nữ đảm đang công việc nội trợ gia đình, là con dâu hiếu thảo được gia đình và họ hàng qúi mến. Ông bà có 4 con (đời 24):

1- Lê Thị Hoài Xuân 1931,2- Lê Khánh Kiểm 1933,3- Lê Thị Liên Hương 1936,4- Lê Thị Cẩm Vân 1939.

Đời 24.1.Lê Thị Hoài Xuân 1931, giáo viên tiểu học, hiệu phó trường tiểu

học Hà Bình, Bỉm Sơn, Thanh Hóa đã nghỉ hưu. Đã được thưởng huân chương kháng chiến hạng nhất và huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Chồng là Nguyễn Quang Quýnh (con ông Tú Duật ở Sơn Lễ), trung tá bộ đội giải phóng, hy sinh tại TP HCM tháng 5/1975. Có 3 con:

1- Nguyễn Thị Trang 1955, trung cấp thương nghiệp,2- Nguyễn Thu Hà 1957, tốt nghiệp đại học sư phạm,

giáo viên trường THPT Hà Bình, Bỉm Sơn.3- Nguyễn Quang Hải 1960, tốt nghiệp đại học sư phạm

Vinh, giáo viên trường THPT ở Bỉm Sơn.Đời 24.2.

Lê Khánh Kiểm 1933, tốt nghiệp đại học văn, giáo viên THPT ở Thái nguyên. Đã được thưởng Huân chương chống Mỹ hạng nhất và huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Vợ là Đặng Thị Hồng Xuân 1938, hiệu phó

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 156

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

trường tiểu học Phấn Mễ, Thái Nguyên. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhì. Có 3 con (đời 25):

1- Lê Hoài Hà 1959,2- Lê Hồng Hà 1961,3- Lê Hằng Hà 1965.

đời 25.1.Lê Hoài Hà 1959, tốt nghiệp đại học sư phạm Việt Bắc, giáo viên

THPT. Chồng là Nguyễn Văn Chiến quê Thái Nguyên, công nhân. Có 2 con:

1- Nguyễn Thị Lan, 2. Nguyễn Thị Huê.

đời 25.2.Lê Hồng Hà 1961, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Chồng là

Nguyễn Văn Ngàn. Có 2 con:1- Nguyễn Văn Hường,2- Nguyễn Văn Dũng.

Đời 25.3.Lê Hằng Hà 1965, tốt nghiệp sư phạm mẫu giáo. Chồng là Phạm

Văn Công, công nhân. Có 1 con:1- Phạm Thị Nhung.

đời 24.3.Lê Thị Liên Hương 1936, cán bộ ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm

đã nghỉ hưu. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Chồng là Đỗ Văn Thuần 1934, kỹ sư kinh tế giao thông đã nghỉ hưu, quê huyện Vũ Thư,Thái Bình, được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhất.Có 1 con trai:

1- Đỗ Ngọc Điệp 1966, tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân, công tác ở quân khu 2, quân hàm thiếu tá đang dạy ở đại học thương mại Hà Nội. Đã có vợ và 2 con:

Đỗ Lê Giang 1994 và Đỗ Lê Vũ 1999.

đời 24.4.Lê Thị Cẩm Vân 1939, làm nghề thợ may. Chồng là Lê Đình Cự

1932, quê Hà Tĩnh, tốt nghiệp đại học sư phạm Vinh. Đã có 4 con:1- Lê Hoàng Lê 1961, tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ.2- Lê Hoàng Long làm thợ may,3- Lê Thu Hiền 1971, cữ nhân làm ở bảo tàng Xô Viết

Nghệ Tĩnh,4- Lê Hoàng Linh 1975, kỹ sư kinh tế.

đời 23.3.Lê Thị Cúc 1910, cán bộ công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ đã

nghỉ hưu. Chồng Nguyễn Nguyên quê Yên Thành, trước dạy học, tham gia

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 157

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945, Đảng viên, trưởng ban lãnh đạo trường đại học thương nghiệp trung ương đã nghỉ hưu, đã được thưởng Huân chương Độc lập hạng ba, huân chương kháng chiến hạng nhất. Có 2 con:

1- Nguyễn Thị ấu Tô, KS ĐH Bách khoa2- Nguyễn Hồng Kỳ, bác sĩ y khoa.

đời 23.4. Lê Khánh Biền 1914-1945, Tú tài trường Bưởi, sau học trường luật, có năng khiếu về cơ điện, ngành muối. Vợ là Nguyễn Thị Lan (con ông Nguyễn Văn Chúc - cụ Hương Chúc) ở Sơn Lễ. Có 4 con (đời 24):

1- Lê Khánh ái, 2. Lê Thị ái Liên,3. Lê Thị Nhung, 4. Lê Khánh Cảnh.

đời 24.1.Lê Khánh ái 1938, giáo viên phổ thông, cán bộ giáo dục quận

Tân Bình, TP HCM. Được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Vợ là Trần Thị Thanh 1942, quê Việt Yên, Bắc giang, công tác tại công ty điện máy TP HCM. Gia đình cư trú tại 441/20 đường Nguyễn Đình Chiểu, TP HCM. Có 3 con (đời 25):

1- Lê Thị Ngọc Huyền 1965,2- Lê Thị ánh Tuyết 1968,3- Lê Khánh Đạt 1972.

Đời 25.1.Lê Thị Ngọc Huyền 1965, tốt nghiệp đại học sư phạm tiếng Nga,

công tác tại công ty du lịch Sài Gòn. Chồng là Nguyễn Văn Tiến quê Hà Bắc cũ, trung úy hậu cần quân khu V. Đã có 2 con:

1- Nguyễn Thị Ngọc Hà 1993,2- Nguyễn Văn Hải 1999.

đời 25.2.Lê Thị ánh Tuyết 1968, tốt nghiệp đại học tiếng Nga, công tác tại

công ty du lịch Sài Gòn. Chồng là Nguyễn Thanh Bình, quê Hà Nội, công tác tại phòng kỹ thuật cơ giới quân khu VII. Có 1 con: Nguyễn Văn Thành 1995.đời 25.3.

Lê Khánh Đạt 1972, tốt nghiệp đại học kiến trúc, công tác tại ban xây dựng quân khu VII, chưa có vợ.đời 24.2.

Lê Thị ái Liên, tức Khánh Liên 1940, giáo viên THCS trường Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Chồng là Nguyễn Hữu Tùng giáo viên trường bổ túc văn hóa số 7 quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhất, đã nghỉ hưu, cư trú tại 67 phố Trần Quốc Toản, Hà Nội. Có 2 con:

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 158

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Anh Phi 1968, tốt nghiệp đại học sư phạm ngoại ngữ (tiếng Anh), công tác tại ngân hàng Tokyo Hà Nội.

2. Lê Hải Sơn tức Đại 1972, tốt nghiệp đại học xây dựng, công tác tại ban thẩm định dự án đầu tư Từ Liêm Hà Nội.

đời 24.3.Lê Khánh Nhung tức Cẩm Nhung 1945, công nhân công ty xi

măng Bỉm Sơn đã nghỉ hưu. Chồng là Lê Tiến Lục 1943, công nhân công ty xi măng Bỉm Sơn. Đã có 3 con:

1- Lê Thị Khánh Phương 1973,2- Lê Xuân Vũ 1975,3- Lê Thị Nguyệt Thu 1977.

Gia đình cư trú tại làng Cổ Đam, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.đời 24.4

Lê Khánh Cảnh 1952, công tác tại nhà văn hóa thị xã Long Khánh, Đồng Nai. Vợ là Nguyễn Thị Phương Liên công tác tại nhà văn hóa thị trấn Xuân Lộc, Đồng Nai. Có 3 con (đời 25):

1- Lê Thị Hương Giang 1980,2- Lê Thị Hồng Anh 1982,3- Lê Khánh Hùng 1998.

đời 23.5.Lê Khánh Cận 1919-1953, sinh viên trường luật Hà Nội, tham gia

Việt Minh từ tiền khởi nghĩa 1945. Trong kháng chiến chống Pháp công tác tại Bộ quốc phòng, phủ Chủ tịch, sau sang công tác tại khu học xá Việt Nam ở Nam Ninh, Trung Quốc và chết vì bệnh ở đó lúc chưa có vợ con.đời 23.6.

Lê Khánh Cư 1925-1949, học sinh trường quốc học Huế, tham gia kháng chiến chống từ đầu cách mạng tháng Tám, sau khi mặt trận ở Huế bị vỡ đã tản cư ra khu 4. Do có năng khiếu cơ điện nên đã vào công tác tại công binh xưởng chiến khu Cầu Đất , Nghệ An. Bị sốt rét ác tính và chết tại Sơn An khi chưa có vợ con, được công nhận là liệt sĩ.đời 23.7.

Lê Khánh Bằng 1928, học sinh trường quốc học Huế, tham gia Việt Minh từ thời tiền khởi nghĩa 1945, Đảng viên từ năm 1948, công tác tại trường đại học sư phạm Hà Nội. Là giáo sư, chủ nhiệm bộ môn giáo dục học. Từ năm 1983 đến 1986 được cử đi làm chuyên gia ở Angola. Ông là người thật thà, hồn nhiên và nhiệt tình trong công tác nghiên cứu, đã viết một số sách về khoa học giáo dục như: phương pháp dạy học đại học, phương pháp học ngoại ngữ, kinh tế tri thức, học và dạy trong thiền v.v. và nhiều bài chuyên đề nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học của Bộ giáo dục và đào tạo. Ông đã được nhà nước phong hàm giáo sư và thưởng huân chương chống Pháp hạng ba, huân chương chống Mỹ hạng nhất, huy chương vì sự nghiệp giáo dục, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Vợ là Trần Thị

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 159

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Phương Nguyệt (con ông giám Dịnh) quê Sơn Lễ, giáo viên THCS ở Mai Dịch, Hà Nội đã nghỉ hưu, đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai, huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Có 3 con (đời 24):

1- Lê Khánh Phương Hoa 1957,2- Lê Khánh Dũng, 3. Lê Trần Khánh Vân.

đời 24.1.Lê Khánh Phương Hoa 1957, tốt nghiệp đại học, Thạc sĩ, giáo

viên đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội. Chồng là Hoàng Long Duyên kỹ sư chế tạo máy, công tác tại xí nghiệp nhuộm Tô Châu Hà Nội. Đã có 2 con:

1- Hoàng Anh Vũ 1986,2- Hoàng Thu Lê 1990.

Bị bệnh hiểm nghèo, đã mất năm 2001đời 24.2.

Lê Khánh Dũng 1959, tốt nghiệp cấp 3, làm nghề điện tử. Vợ là Trương Thị Thủy quê Nha Trang, cử nhân sư phạm mẫu giáo. Có 2 con (đời 25):

1- Lê Khánh Trang 1993,2- Lê Khánh Minh 1997.

đời 24.3.Lê Trần Khánh Vân 1963, giáo viên THCS ở Mai Dịch, Cỗu Giấy,

Hà Nội. Chồng là Nguyễn Văn Tư tiến sĩ ngoại ngữ, công tác tại Viện kỹ thuật quân sự, quân hàm trung tá, phó chủ nhiệm khoa ngoại ngữ.

đời 23.8.Lê Thị Hoà 1929, bác sĩ sản khoa bệnh viện Thái Bình đã nghỉ

hưu, được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Chồng là Nguyễn Tấn Minh bác sĩ nội khoa, giáo sư trường đại học y Thái Bình đã nghỉ hưu, đã được thưởng huân chương chống Pháp hạng ba, huân chương chống Mỹ hạng nhất. Cả hai ông bà đã được cử đi làm chuyên gia ở Angierie một thời gian, hiện cư trú tại Vũng Tàu. Có 2 con:

1- Nguyễn Tấn Hồng, thương binh, tốt nghiệp đại học giao thông Hà Nội,

2- Nguyễn Tấn Khánh, kỹ sư cơ khí nông nghiệp tốt nghiệp đại học ở Bungarie.

đời 23.9.Lê Khánh Trai 1930, tốt nghiệp đại học dược Hà Nội năm 1960,

công tác tại viện nghiên cứu đông y Việt Nam. Đã được thưởng huy chương chống Pháp hạng hai, huân chương chống Mỹ hạng hai.

Ông đã viết được một số sách: ứng dụng xác suất thống kê trong nghiên cứu đông y (Viện đông y xuất bản 1971), ứng dụng xác suất thống kê trong y sinh học (nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1979), cấu trúc logic

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 160

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

hệ kinh lạc (nhà xuất bản y học 1999) và một số bài viết về đông y trên các tạp chí. Đã được cữ đi làm chuyên gia ở Angierie 1983-1984. Đã được phong hàm phó giáo sư năm 1991, nay đã nghỉ hưu. Vợ là Nguyễn Thị Hiền 1935, quê Hà Nội, tốt nghiệp đại học dược khoa năm 1960, công tác tại viện nghiên cứu đông y (viện y học cổ truyền), đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai, nghỉ hưu năm 1992. Có 1 con (đời 24):

1- Lê Hồng Nhân 1961.Đời 24.1.

Lê Hồng Nhân 1961, tốt nghiệp đại học y khoa, là bác sĩ phẩu thuật thần kinh tại bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Vợ là Trương Thanh Hương 1961, bác sĩ tim mạch bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Có 2 con (đời 25):

1. Lê Thanh Tùng 1988, đang học lớp 7. 2. Lê Hồng An 1996, đang học mẫu giáo.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 161

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Chi thứ 5Chi Lê Doãn

(Dòng Lê Doãn Đức)Đời 20.5.

Lê Doãn Đức, tên tục là Bá, là con thứ 5 của ông Lê Nguyễn Lệ, thi đỗ 2 khoa tú tài, vợ cả là Trần thị Hoàng sinh được 1 con trai là Lê Doãn Thụt và 3 con gái gồm bà Huyền, bà Cán Đuôn, bà Giải Hoà. Vợ kế (chưa rõ tên) sinh được hai con trai là Lê Doãn Đắc hoặc Đước và Lê Doãn Hành hoặc Tuần.

Không rõ ngày mất, Phần mộ đặt tại rú Tháp xã Sơn an.Đời 21.1,2,3.(các con gái ông Lê Doãn Đức)

1- Bà Huyền lấy chồng về nhà Bá Hộ Vinh ở Dĩ ốc ( nay thuộc xã Sơn Long, Hương Sơn ), chồng là người họ Thái có cháu là Thái Duân làm thầy thuốc Đông y, Thái Văn Chính làm Tri huyện .. .

2- Bà Cán Đuôn lấy chồng là ông Nguyễn Đuôn hoặc Đoan ở Thọ lộc (nay thuộc xã Sơn Lễ, Hương Sơn) sinh được 6 người con gồm

- Một bà là vợ ông Đầu huyện ở Xã lang ( nay là xã Sơn Tân )- Nguyễn Văn Thiện, ông này sinh được 1 con gái lấy chồng là Đào Thiện

Sự làm nghề giáo quê ở xã Sơn Bằng, Hương Sơn .- Nguyễn Đình Cung, có con là Nguyễn Kỳ, Nguyễn Thứ .- Nguyễn Văn Kính, có các con là bà Nho Lương, bà Lộc, bà Hàn Đàn ,

bà Đội Tá, bà Hà Học Thêm, và các ông Nguyễn Quý (có con cháu hiện đang cư trú tại Thái Lan), Nguyễn Hoá, Nguyễn Phú, Nguyễn Van Khang hiện đang ở nhà 57 phố Lò Sũ, Hà Nội .

- Bà Nho Huyền lấy chồng là Đinh Phùng Huyền có tham gia phong trào Văn thân do Phan Đình Phùng lãnh đạo, có các con là Đinh Phùng Trạch Đinh Phùng Hàm, Đinh Phùng Quýnh .

- Nguyễn Văn Thêm, chết sớm .3- Bà Giải Hòa là vợ ông Giải Nguyên Trần Vinh quê ở Xuân Cường

(nay là xã Sơn An, Hương Sơn) có các con cháu là Trần Đồng, Trần Hoè, Trần Thực tú tài, Trần Bách, Trần Mai, Trần Tài, Trần Viêm, Trần Hoành .

Đời 21.4.Lê Doãn Thụt, sau đổi tên thành Lê Doãn Tú, học giỏi nhưng thi

không đậu, mất ngày 19/8 âm lịch, mộ đặt ở rú Tháp Sơn An. Sinh thời dạy học tại nhà bà Cửu Tràng ở xứ Kẻ Đọng ( nay thuộc xã Sơn Tiến ) và làm rể bà ấy, sinh được 3 con gái theo đạo Thiên chúa và 2 con trai không theo đạo Thiên chúa (đời 22):

1- Lê Thị Tuần2- Lê Thị Hựu

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 162

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

3- Lê Thị Thường4- Lê Doãn Liên5- Lê Doãn Mận

Đời 22.1,2,3 (các con gái ông Lê Doãn Thụt)1- Lê Thị Tuần Lấy chồng ở Quát, không có con .

2- Lê Thị Hựu, lấy chồng ở Kẻ Đọng ( Sơn Tiến ), thường gọi là bà Tổng Liệu có các con cháu di cư vào Nam từ năm 1954 .

3- Lê Thị Thường, quê ở Xóm Hà xã Sơn An, Hương Sơn, theo đạo Thiên chúa giáo, thường gọi là bà Lý Thị. Bà có con là Phạm Khoa (thường gọi Nho Khoa), các cháu nội là Phạm Hiệu ( hiện ở Đồng Nai ), Phạm Bá Lợi ( lúc nhỏ gọi là Phạm Lịnh - hiện ở Thành Phố Hồ Chí Minh ), Phạm Thị Thanh (ở Kẻ Đọng, Sơn Tiến ), Phạm Thị Sanh ( ở Đức Thọ ), Phạm Thị Thành ( còn gọi là Sanh em ), hiện ở Sơn An (trên đất của cha ông ) .

Đời 22.4.Lê Doãn Liên, ngày giỗ hàng năm là ngày 11/5 AL, mộ ở rú Tháp

Sơn An còn có tên Lê Doãn Khản, thường gọi Chắt Liên, vợ là người họ Cù quê ở xã Sơn Long, thường gọi là Cù Thị Liên (ngày giỗ là 21/10 AL) làm nghề hàng xáo (bán gạo). Bà Liên có hai em gái, một lấy chồng người họ Lê Trọng ở xã Sơn Bình, có các con trai là Lê trọng Quyền (ở quê) và Lê Trọng Hoàn (hiện ở số 6 Lê Thánh Tông, Hà Nội). Ông bà có các con (đời 23):

1- Lê Doãn Trình 1885-1973,2- Lê Doãn Ưu 1900-1953,3- Lê Thị Bách (theo tên chồng),4- Lê Thị Phương (nt)5- Lê Doãn Ngô 1909-2000,6- Lê Thị Hoàn (nt),

Đời 32.1.Lê Doãn Trình ( 1885 - 1973 ), mất ngày --------- hưởng thọ 77

tuổi . Vợ cả là bà Trình ( không có con ), vợ hai là Cao Thị Nhỏ quê ở Sơn Lễ, Hương Sơn, mất ngày -------------- . Gia đình sinh sống tại quê vợ, sản xuất nông nghiệp, mộ hai ông bà ở rú Đá Bạc xã Sơn Lễ. Ông bà có hai con trai (đời 24):

1- Lê Doãn Chinh2- Lê Doãn Trừng .

Đời 24.1.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 163

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Doãn Chinh, sinh năm 1937, làm nông nghiệp, sinh sống tại xã Sơn Lễ, Hương Sơn. Vợ là Lê Thị Dần, sinh năm1938, quê ở xã Sơn Thịnh, Hương Sơn. Có 6 người con gồm 1 trai và 6 gái (đời 25):

1- Lê Thị Cam 1960,2- Lê Thị Chanh 1963-2000,3- Lê Thị Nhường 1966 mất sớm,4- Lê Thị Hoa 1969,5- Lê Anh Chiến 1973,6- Lê Thị Nga 1978,7- Lê Thị Thuận 1982,

Đời 25.1,2,3,4,6,7.(các con gái Lê Doãn Chinh)1- Lê Thị Cam, sinh 1960, giáo viên tiếng Anh ở phường Nam Hà, thị

xã Hà Tĩnh, chồng là Nguyễn Xuân Ban (giáo viên) có 1 con trai là Nguyễn Xuân Bảo

2- Lê Thị Chanh, sinh năm 1963, mất năm 2000, làm nông nghiệp ở Sơn Lễ, chồng là Đặng Thu .Có 4 con:

1. Đặng Thị Vân, 2. Đặng Thị Thuần,3. Đặng Văn Sơn, 4. Đặng Văn Hải

3- Lê Thị Nhường, sinh 1966 , mất sớm

4- Lê Thị Hoa, sinh năm 1969, làm nông nghiệp ở Sơn Lễ, chồng là Cao Cầu ở cùng quê, có 3 con:

1. Cao Xuân Kiều, 2. Cao xuân Thiều, 3. Cao Xuân Quý.

6-Lê Thị Nga, sinh năm 1978, giáo viên tiểu học, dạy học ở Sơn Tiến .

7-Lê Thị Thuận, đang đi học .

Đời 25.5.Lê Anh Chiến, sinh năm 1973, tốt nghiệp THPT làm nông nghiệp,

sinh sống ở quê Sơn Lễ, vợ là .. Hoa, con ông Quị ở cùng quê .Có 2 con 1 trai và 1 gái (đời 26):

1- Lê Doãn Anh,2- Lê Thị ánh

Đời 24.2.Lê Doãn Trừng, sinh năm 1940, sau 1975 vào công tác tại ngân

hàng tỉnh Đồng Tháp, rồi về công tác tại Ngân hàng Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, mất 11/3 năm Tân Tỵ. Vợ là Phan Thị Hường, quê ở xã Sơn Trà, Hương Sơn. Hiện đang sống tại đường phố II xã Thạch Phú thị xã Hà Tĩnh Có 3 con : 2 trai và 1 gái (đời 25):

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 164

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1- Lê Thị Hải 1979, giáo viên tiểu học đang dạy ở Sơn Châu, Hương Sơn

2- Lê Doãn Hưng 1982,3- Lê Doãn Thịnh 1986,

Đời 23.2.Lê Doãn Ưu ( 1900 - 1953 ), hưởng thọ 53 tuổi, mất ngày 15/3 AL,

mộ ở rú Trơ, làm nông nghiệp , sinh sống tại quê cha là xã Sơn An, Hương Sơn . Vợ là Trần Thị Cháu quê ở Sơn Hoà, Hương Sơn, mất ngày 6/3 AL, mộ ở rú Trơ. Ông bà có 6 người con là :

1- Lê Doãn Cung 1935,2- Lê thị Thu ( Kem ) 1940,3- Lê thị Thuỷ ( Thí ) 1943 ,4- Lê Thị Nhỏ 1947,5- Lê Doãn Mậu 1949,6- Lê Doãn Hậu 1951 .

Đời 24.1.Lê Doãn Cung, 1935-1994, ngày kỵ: ,mộ ở rú Trơ, làm nông

nghiệp, sinh sống tại quê ông bà là xã Sơn An, Hương Sơn . Vợ là Trần Thị Lý (con ông Chắt Lâm ở xã Sơn An), mất năm 1983. Phần mộ đặt tại rú Trơ. Có 4 con gồm 3 trai và 1 gái (đời 25):

1- Lê Doãn Thắng 1961,2- Lê Doãn Lợi 1965,3- Lê Thị Hợi 1969,4- Lê Doãn Tiến 1977,

Đời 25.1.Lê Doãn Thắng, sinh 1961, vợ là Phan Thị Định quê ở Sơn Tiến.

Có 3 con (đời 26). Hiện hai vợ chồng đang sống tại Tây Ninh1- Lê Doãn Hùng , sinh 19882- Lê Thị Dung , sinh 19903- Lê Doãn Cường , sinh 1995

Đời 25.2.Lê Doãn Lợi, sinh 1965, hiện làm nông nghiệp tại quê ở Sơn An.

Vợ là Nguyễn Thị Tâm (con ông Nguyên, cháu ông Đức) ở xóm Đông, Sơn An. Có 3 con (đời 26):

1- Lê Thị Thuỷ , sinh năm 19912- Lê Thị Thắm , sinh năm 19933- Lê Thị Hằng , sinh năm 1996

Đời 25.3.. Lê Thị Hợi, sinh 1969, chồng là Nguyễn Văn Hảo quê ở Sơn Ninh, Hương Sơn. Có 1 con:

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 165

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Nguyễn Văn Hùng.Hiện đang sống tại Tổ 8 ấp 5 thị trấn Chơn Thành , tỉnh Bình Phước.

đời 25.4.Lê Doãn Tiến, sinh 1977, sống ở Sơn An , Hương Sơn

Đời 24.2,3,4.

1- Lê Thị Thu (tên tục là Kem ), sinh năm 1940, chồng là Đặng Dũng, quê ở Sơn Thịnh, có 1 con trai và 2 con gái:

1. Đặng Hiếu, 2. Đặng Thị Sâm, 3. Đặng Thanh .

2- Lê Thị Thuỷ ( tên tục là Thí ) , sinh năm 1943 , chồng là Hà học Xanh , quê ở Sơn Hoà , có 6 con :

1. Hà Long , 2. Hà Thị Phượng , 3. Hà Hoàng,4. Hà Thị Chi , 5. Hà Thị Thương, 6. Hà Thị Mến

3- Lê Thị Nhỏ, sinh năm 1947, chồng Nguyễn Ngọc Cảnh, quê ở xóm 2 xã Hưng Lam, Hưng Nguyên, Nghệ An. Có 1 con trai và 2 con gái:

1. Nguyễn Thị Cương 1975, giáo viên,2. Nguyễn Ngọc Hưng 1979, đang học Đại học,3. Nguyễn Lệ Hà 1981 tốt nghiệp THPT.Hiện gia đình đang sống ở Trường THPT Diễn châu, Nghệ An.

Đời 24.5.Lê Doãn Mậu, sinh năm 1949, công nhân ngành đường sắt, đã

nghỉ hưu. Vợ là Trần Thị Nghĩa, quê thị trấn GôI, Vụ Bản, Nam Định, công nhân ngành đường sắt đã nghỉ hưu.

Cả hai vợ chồng đều được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng ba.

Hiện nay hai vợ chồng sống ở quê vợ: Văn Khối 2, thị trấn Gôi, Vụ Bản, Nam Định, có 2 trai và 1 gái (đời 25)

1- Lê Doãn Mạnh 2- Lê Thị Hồng

3- Lê Doãn HùngĐời 24.6.

Lê Doãn Hậu, sinh năm 1951, nay là thợ gò, vợ là Nguyễn Thị Bình quê ở Thạch Hà. Hiện cư trú tại khu tập thể Đoàn văn công Nghệ An ( tổ 10 phường Lê Lợi, thành phố Vinh ), có 1 con trai và hai con gái (đời 25):

1- Lê Doãn Hùng ,sinh 1976 cùng làm với cha

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 166

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

2- Lê Thị Hải , sinh 1980 diễn viên đoàn văn công Hà Tĩnh

3- Lê Thị Hiền , sinh 1988, đang đi học

Đời 23.3,4,6 (các con gái ông Lê Doãn Thụt)4- Lê Thị Bách (theo tên chồng), chồng là ông Bách quê Sơn Thịnh,

mất lúc ngoài 80 tuổi, không có con.

5- Lê Thị Phương ( gọi theo tên chồng ) chồng Nguyễn Xuân Phương ở xã Sơn Thịnh , mất ngày 23/8 năm Quí Dậu , có các con là :

+ Nguyễn Thị Mai+ Nguyễn Xuân Dược , hiện đang sinh sống tại Thị xã Lào Cai , vợ là chị Lê Thị Huê ( con gái đầu của ông bà Lê Khánh Liêu ).+ Nguyễn Xuân Thảo, trước làm ở khu mỏ Lào Cai nay nghỉ hưu tại quê nhà xã Sơn Thịnh, Hương Sơn. Vợ là Phạm Thị Hương quê ở xã Sơn Lễ .+ Nguyễn Thị Bồng, chồng là Lương Ngọc Nho quê Thanh Hoá, hiện là Giám đốc xí nghiệp Hoá chất Vinh, Nghệ An .+ Nguyễn Thị Banh, công tác tại thành phố Vinh , Nghệ An .+ Nguyễn Thị Cúc, công tác ở đâu chưa rõ.

6-Lê Thị Hoàn (tên theo tên chồng). Chồng là Nguyễn Văn Hoàn (con ông bà Nguyễn Văn Tuyển cháu nội ông Lý Tuy) ở xóm Quán, Sơn An. Có 2 con gái:

1- Nguyễn Thị Hồng, chồng tên là Thạc ( bộ đội phục viên ), hiện sống tại xã Sơn Diệm, Hương Sơn

2- Nguyễn Thị Thu Hoà, hiện sống tại huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình.

Đời 23.5Lê Doãn Ngô ( 1909 - 2000 ), mất ngày 20 tháng chạp năm Kỹ Mão,

hưởng thọ 92 tuổi, mộ đặt tại rú Đá Bạc, Sơn Lễ. Làm nông nghiệp, sinh sống ở Sơn An, cuối đời về sống và mất tại xã Sơn Lễ, Hương Sơn. Vợ là Hà Thị Quế, quê ở xã Sơn Thịnh, Hương Sơn ( cùng dòng họ với bà Hàn Cừ ), mất ngày 13 tháng 5 năm Đinh Mão tại Hà Nội, mộ đặt ở rú Tháp .

Ông bà có 2 con (đời 24):1- Lê Doãn Khôi 1948,2- Lê Thị An 1954

Đời 24.1.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 167

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Doãn Khôi, sinh năm 1948, kỹ sư hoá, công tác tại Viện Khoa học công nghệ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ xây dựng. Nhà ở số 14, ngõ 212 đường Khương Đình, phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội .

Huy hiệu lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động, huy chương vì sự nghiệp ngành xây dựng.

Vợ là Lê Thị Hiền, sinh năm 1950, kỹ thuật viên, quê ở xóm Cấn, xã Sơn Tiến, Hương Sơn, là con cả ông Lê Văn Nhiên và bà Trần Thị Tứ ( quê Sơn Thịnh ), có 2 con (đời 25):

1- Lê Doãn Cường 1976,2- Lê Thị Song Hà 1983,

Đời 24.2.Lê thị An, sinh năm 1954 , làm nông nghiệp, chồng là Cao Xuân

Nam quê ở Sơn Lễ, Hương Sơn (dòng họ Cao Thắng). Có 1 con trai và 3 con gái:

1- Cao Thị Thanh Hương tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội I đang dạy học ở trường THPT thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh,

2- Cao Thị Thanh Huyền, tốt nghiệp THPT, hiện ở Đồng Nai 3- Cao thị Phượng , đang đi học 4- Cao Xuân Hòa, đang đi học .

Đời 22.3. Lê Doãn Mận, tên tục là Chiện, chết sớm không có con.

Đời 21.2.Lê Doãn Đắc hoặc Đước còn gọi là Bang Giơi, hàm chánh cửu

phẩm, sinh được 1 người con trai (đời 22): Lê Doãn Nguyệt .

Đời 22.Lê Doãn Nguyệt, hồi Pháp thuộc làm ngành đường sắt, vợ là

Nguyễn Thị Vy, quê ở Nghi Trường, Nghi lộc, Nghệ An .Ông mất ngày 17/5 năm ất dậu (1945), quàn tại Nam Đàn, Nghệ An . Có 3 con (đời 23):

1- Lê Thị Nghi,2- Lê Quang Diệm,3- Lê Quang Thanh liệt sĩ chống Mỹ.

Đời 23.1.Lê Thị Nghi : Hiện ở xóm 9 xã Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An

Đời 23.2.Lê Quang Diệm Sinh năm 1940, Vợ là Lương Thị tuyết quê ở xã

Tú Du, huyện Lập Thạch,Vĩnh Phú cũ. Trứơc ông làm ở Lâm trường. Gia đình hiện sống ở khu An Ninh, thị trấn Mẹt, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn; có 2 con gái và 1 con trai (đời 24):

1- Lê Thị Tuyết Nhung 1970

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 168

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

2- Lê Thị Hiền 1973,3- Lê Nhật Thành 1976,

Đời 23.3.Lê Quang Thanh : Liệt sỹ chống Mỹ

Đời 24.1. Lê thị Tuyết Nhung, sinh năm 1970, hiện là thợ may tại chợ Bắc Lệ , xã Tân Thành, Hữu Lũng,Lạng Sơn. Chồng là bác sĩ Thân Văn Khoản quê ở Bắc Giang, hiện đang công tác tại lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn. Các con là:

1. Thân Thanh Tùng 1993,2. Thân Thị Hải Yến 1997.

Đời 24.2. Lê Thị Thu Hiền, sinh năm 1973, chồng là Nguyễn Xuân Hòa quê ở Hưng Yên, hiện sống ở thị trấn Mẹt, Hữu Lũng, Lạng Sơn và công tác tại nhà máy xi măng quân đội X78. Đã có một con:

Nguyễn Lê Hải Anh 1998.

Đời 24.3 Lê Nhật Thành, sinh năm 1976, đang làm tại nhà máy xi măng quân đội X78 tại Hữu Lũng, Lạng Sơn .

Đời 21.3.Lê Doãn Hành hoặc Tuần, hàm cửu phẩm, thường gọi là Cửu

Hành. ông mất ngày ----------, mộ đặt ở rú Tháp. Ông sinh được 1 người con trai (đời 22):

Lê Doãn Cừ .Đời 22.

Lê Doãn Cừ thường gọi là Hàn Cừ , người học giỏi , giám sinh Quốc Tử Giám ở Huế, sau làm quan ngạch thông lại. ông mất ngày 17 tháng 9.Vợ người họ Hà (cùng họ với ông Hà Huy Giáp, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng Sản Việt nam), thường gọi là Bà Hàn Cừ, quê ở xã Sơn Thịnh, Hương Sơn. Bà mất ngày 23 tháng 4. Mộ của hai ông bà ở rú Tháp , Sơn An. Ông bà sinh được 3 người con gái (đời 23):

1- Lê Thị Nghệ2- Lê Thị Lan3- Lê Thị Kim Hương

Đời 23.1.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 169

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Lê Thị Nghệ, lấy chồng người họ Cao quê ở Nghệ An, cuối đời sống ở Hải Phòng, có các con là:

1. Cao anh Tuấn, kỹ sư Thuỷ lợi, công tác tại sở thuỷ lợi Mỹ Tho,2. Cao Anh Tú , ở Hải Phòng,3. Cao Minh Khuê, làm ở Nhà máy xuất nhập khẩu Hải Phòng,4. Cao Thị Thủy, ở Hứa Phòng5. Cao Thị Hà, ở HảI Phòng6. Cao Thị HảI, ở Hải Phòng

Đời 23.2.Lê Thị Lan (lúc nhỏ gọi là Di), hiện sống ở xã Sơn An, Hương

Sơn (trên đất của cha ông để lại), chồng là Nguyễn Khắc Hà (quê Sơn Hoà), có các con là

1. Nguyễn Thị Hường, 3. Nguyễn Thị Hoà,2. Nguyễn Thị Loan, 4. Nguyễn Thị Xuân

Tất cả các chị em này đều làm nông nghiệp ở quê và đều đã có gia đình riêng.Đời 23.3.

Lê Thị Kim Hương (lúc nhỏ thường gọi là Gia), là Dược sĩ cao cấp, nay đã nghỉ hưu, hiện cư trú ở Đường Nhạc viện, Hà Nội, chồng là phó giáo sư mỹ học Dương Viết á (quê Quảng Bình), nhà giáo ưu tú, nguyên Giảng viên Nhạc viện Hà nội, có các con là :+ Dương Thu Thuỷ, kỹ sư (tốt nghiệp Đại học tại Liên xô cũ), Trưởng phòng tiếp thị, Công ty du lịch Đà nẵng+ Dương Viết Chung, Kỹ sư (tốt nghiệp Đại học tại Ba lan), hiện là biên tập viên của Đài truyền hình Trung ương .+ Dương Tấn Thành, Kỹ sư (tốt nghiệp Đại học tại Hunggari), hiện đang công tác tại Ban cơ yếu của Chính phủ .+ Dương Thanh Bình, Cữ nhân kinh tế, công tác tại Nhạc viện Hà Nội

C. Từ đường họ lêTại xã Sơn An, Hương Sơn, Hà Tĩnh

Dòng họ Lê ở xã Sơn an, Hương sơn, Hà tĩnh khởi tổ từ Hoàng Mai vào đất Sơn An bắt đầu từ ông Lê Bật đời thứ 12 của dòng Hậu Lê ( thủy tổ là ở Lam Sơn, Thanh Hóa) truyền đến nay đã 14-15 đời với hơn 300 năm tồn tại và phát triển. Hiện có hai nhà thờ lớn chính là nhà thờ họ Lê Đại Tôn ở xóm Cồn và nhà thờ họ Lê năm chi ở xóm Hà.

Trong gia phả cũ không ghi rõ cụ Lê Bật vào đất Sơn An từ thời gian cụ thể nào, nhưng có lẽ vào những năm cuối thế kỷ 17 vì 2 lẽ:1. Cụ Lê Quỳnh năm Quý Vị 1643 đậu Tiến sĩ lúc đó mới 31 tuổi là anh cụ

Lê Công Phụ.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 170

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

2. Cụ Lê Bật là con thứ 2 của cụ Lê Công Phụ vào đất Sơn An mới lập gia đình và sinh con trai là Lê Thắm, Thắm sinh Trinh, Trinh sinh Lê Phúc Xuân, 3 đời độc đinh. Đến đời Lê Phúc Xuân mới có đông con: 2 gái, 4 trai là Đạt, Nhiều, Của, No. Ông Đạt cửa trưởng lại sinh được 3 trai: Nho là con trưởng, Đức và Hy là con thứ. Sau dòng trưởng là Lê Hữu Nho lại ra Yên Thành, Nghệ An ở cho đến đời 20 vẫn ở ngoài đó.Gia phả cũ ghi: "Khi ấy tộc trưởng ở xa không còn ai hương khói cả. Vì

vậy 4 chi họp lại lập một toà nhà thờ trong vườn hương hoả, đặt ruộng tế, lập Hội đồng cúng tế để phụng thờ các đấng Tiền nhân từ đời ông Lê Phúc Xuân trở lên và rước 4 ông biệt tổ của 4 chi phối hưởng hai bên dòng tả hữu."

Có lẽ đó là nguyên do và thời điểm hình thành nhà thờ Đại tôn của họ Lê ta vào cuối thế kỷ 18.

Toà nhà thờ vẫn tồn tại với thời gian và với các thế hệ cháu chắt đời này sang đời khác. Mãi đến sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi thống nhất Bắc Nam mới có điều kiện tu lý dần.

Mặc dầu đã trải qua nhiều biến cố lịch sử, nay không còn ruộng đất để phụng thờ gia tiên như trước, song con cháu đời nay, với lòng hiếu thảo vốn có từ xưa hàng năm vẫn tổ chức giỗ tổ vào ngày 14 tháng 7 một cách long trọng tại nhà thờ họ Lê Đại tôn và ngày 10 tháng 3 tại nhà thờ họ Lê năm chi.

Về sau ông Lê No sinh ra Lê Thảo, Lê Kính, Lê Vị Quan. Lê Kính sinh ra Lê Đình Nhiếp, ông này lấy con gái bà Nguyễn Thị Thường là vợ hai quan huyện thừa Nguyễn Đình Kế người thôn Y Cường rồi ở rể tại đó. Cụ Nguyễn lại không có con trai. Thời ấy triều đình nhà Lê qui định "Vô nam dụng nữ thừa tự". Nên bà Nguyễn Thị Thường và ông Nguyễn Đình Kế được rước về thờ bên họ Lê nhà mình. Về sau tại thôn Hà Lâm, giáp Xuân Cường đã phụng lập một toà nhà thờ đồ sộ gồm nhà thờ Nội có thượng điện và bái đường, và bên cạnh có nhà thờ ngoại. Đó là nhà thờ của 5 chi họ Lê ta (Lê Kinh, Lê Sĩ, Lê Văn, Lê Khánh và Lê Doãn). Nhà thờ được toạ lạc trong khuôn viên khoáng đãng rộng rãi do Cụ Thị Bảng tộc trưởng quản lý. Trước sân nhà thờ có hồ bán nguyệt và hòn non bộ. Quanh nhà thờ có cây cảnh truyền thống như đại, ngâu, tùng, mẫu đơn, hải đường và một số cây ăn quả như cam, bưởi, na làm cho khu từ đường có phong cảnh sầm uất, tươi vui, tĩnh lặng và trang nghiêm.

Ngoài nhà thờ họ chung cho 5 chi nói trên , các chi thứ còn có nhà thờ riêng như nhà thờ bản chi Lê Khánh cũng có thượng điện, bái đường, bể cảnh, núi non bộ, cây cảnh trang nghiêm rộng rải. Dòng ông Lê Khánh Chỉnh cũng có nhà thờ riêng; một số chi khác có bàn thờ tại bản gia tộc trưởng.

Phụng thờ các bậc Tiên Tổ của dòng họ là thói quen hiếu thành thờ phụng từ thế hệ này qua thế hệ khác có từ xưa để lại. Trải qua thời gian,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 171

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

qua bao nhiêu biến cố của lịch sử công trình nhà thờ bị xuống cấp. Nhất là sau cải cách ruộng đất, khu nhà thờ 5 chi họ Lê ta thay đổi sâu sắc:- Nhà bái đường được xây dựng nối liền với khu nhà ở của cụ Thị Bảng.

Trong cải cách ruộng đất năm 1954, nhà bị tịch thu và cả bái đường cũng bị thu làm quả thực chia cho dân nghèo (theo luật cải cách ruộng đất thì nhà thờ họ không bị tịch thu, lẽ ra nhà thượng điện, bái đường và nhà thờ ngoại phải được giữ lại để con cháu phụng thờ Tiên Tổ).

- Sau cải cách ruộng đất nhà thờ nội gồm thượng điện và nhà thờ ngoại vẫn còn được lưu giữ nhưng không có lối vào, lại nằm xen kẻ với nhà ở của những người khác họ nên con cháu gặp nhiều khó khăn trở ngại khi vào hương khói phụng thờ.Một thời gian sau không rõ vì lý do gì mà một vài người trong dòng họ ta lại đem thượng điện nhà thờ nội bán đi và rước linh vị Tổ tiên vào thờ chung trong nhà thờ ngoại. Đây là một sai lầm đáng ra không nên có, nhưng nay sự việc đã rồi ta không nên nói nữa. (Nhưng cũng có thể vì nhà thượng điện đã bị hư hỏng quá nặng, lại không có điều kiện trùng tu nên bất đắc dĩ phải làm như thế).Từ sau cải cách ruộng đất 1955 đến đầu những năm 1990 con cháu

trong dòng họ mỗi người một cương vị công tác khác nhau, mãi lo xây dựng đất nước và tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Những người còn lại ở quê hương đành cầm lòng hương khói phụng thờ nghiệp tổ tại nhà thờ Đại tôn đã xuống cấp hư hỏng và bà con 5 chi họ Lê ở Xuân Cường cũng hương khói phụng thờ bên nội và bên ngoại chung tại cùng một nhà thờ mà vốn trước đó là nhà thờ họ ngoại, lại nằm xen kẻ trong khu dân ngoại tộc mới được chia nhà sau cải cách ruộng đất.

Còn tại khu nhà thờ chi Lê Khánh, ba gian thượng điện xưa được chạm khắc rất công phu và đẹp đẽ cũng bị hư hỏng theo thời gian và phải dở bỏ, bài vị được rước thờ ở nhà bái đường. Nhà thờ bên ông lê Khánh Chỉnh cũng phải di chuyển từ khuôn viên tộc trưởng Lê Khánh Đàn ra đặt tại vườn nhà bà Nhu là thứ thất của cụ Lê Khánh áng. Nay nhà thờ này do bà vợ ông Lê Khánh Đàn (con dâu trưởng) trông coi hương khói.

Từ thực trạng đó, một số hiện vật quí có giá trị lịch sử như hoành phi, câu đối, trống chiêng, khánh đá, bia đá, đồ thờ... cũng bị mai một dần.

Song nhờ phúc ấm của Tổ tiên ăn ở có nhân nghĩa và đức độ nên sau một thời gian một số hiện vật qúi của nhà thờ được trả về như bia đá ghi công ơn các bậc tiền nhân, khánh đá và một số đồ thờ khác … Nhờ đó mà con cháu họ Lê có thêm đIều kiện để tôn tạo lại nhà thờ và tổ chức việc phụng thờ Tiên tổ theo truyền thống xưa để lại.

Con cháu thuộc dòng tộc họ Lê ta từ sau cải cách, dù là con em địa chủ kể cả những người bị qui oan lúc bấy giờ cuộc sống vô cùng khó khăn, đôi lúc tưởng như không lối thoát. Song, có lẽ nhờ phúc ấm của Tổ tiên nên đã xác định được mục tiêu của cuộc sống, chấp nhận mọi khổ hạnh, quyết

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 172

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

tâm học hành. từ đó họ vừa phải lao động để nuôi sống mình vừa ngày đêm chăm chỉ đèn sách. Nhờ vậy nay hầu hết đã thành đạt, trở thành những cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học, nhiều người là Đảng viên đảng cộng sản gương mẫu. Đúng như ngạn ngữ Trung Quốc: " Có nếm mùi cay đắng mới nên bậc siêu quần" là vậy.

Một số khác dù khó khăn đến mấy cũng bám quê cha đất tổ, tự mình nuốt đặng đắng cay trong đoạn đời cay đắng, chịu khó làm đủ mọi nghề kể cả bắt cóc, nuôi dê, làm thợ, làm thuê góp nhặt từng đồng để nuôi con ăn học, tạo vườn làm nhà dựng lại cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng. Điều vui mừng đáng nói là đời sống của bà con họ Lê ta nói chung ngày càng khá hơn trước nhiều. Biết chung sống với bà con nông dân ngoại tộc ở quê. Cũng như vậy với cộng đồng dân cư ở xa quê và làm tròn nhiệm vụ công dân đối với Tổ Quốc.

Trong khi đó có những người cùng hoàn cảnh như thế lúc bấy giờ họ lại không tìm ra lối thoát và thiếu ý chí vươn lên cho dù họ có tài năng mà kết cục phần nhiều vẫn bi thảm.

Nói lại điều này để chúng ta thấy: Cái may mắn của con cháu họ Lê ta là nhờ có phúc ấm của Tổ tiên để lại, đúng như lời các cụ xưa đã dạy:

"Thầy phù phép chưa chắc linh Tiên nhân phù trợ thì mình bình yên"

(Gia huấn ca)Từ đạo lý uống nước nhớ nguồn, trong những năm đầu 1990 cả họ Lê

ta khắp mọi miền đất nước đã nhất trí tu sửa lại mồ mả, tu lý lại nhà thờ để hiếu thành thờ phụng tiếp nối truyền thống xưa để lại. Với sự đóng góp nhiệt thành công sức và tiền bạc, chúng ta đã và đang tiếp tục tu lý nhà thờ họ Đại tôn. Còn nhà thờ họ 5 chi đã được xây dựng lại trên khuôn viên của nhà thờ chi Lê Khánh thành một khu nhà thờ khang trang gồm:- Xây mới ba gian nhà thượng điện thờ các dòng bên nội;- Chuyển nhà thờ họ ngoại ra đặt cạnh nhà thờ nội mới xây;- Sửa chữa nhà bái đường cũ của chi Lê Khánh thành nhà bái đường

chung của cả họ 5 chi;- Xây dựng hai nhà bia ở hai phía tả và hữu trước nhà bái đường để đặt

các bia cũ còn lại và dựng thêm một bia mới ghi tên các con cháu trong họ là liệt sĩ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc;

- Xây cổng, tường hoa, đường vào, trồng cây cảnh...- Tại di chỉ khu nhà thờ ngoại cũ xây miếu đặt bia lưu niệm để mãi mãi

đời sau được tường.Nội thất trong nhà thờ ngoài việc đóng góp chung còn được các con

cháu chủ yếu thuộc đời 24 cung tiến nên càng đầy đủ và khang trang. Có thể nói đến năm 2000 việc tu lý nhà thờ họ 5 chi đã cơ bản hoàn thành. Gần đây, giáo sư Lê Kinh Duệ, hậu duệ đời 24 của dòng họ ta đã sưu tầm, sao chụp, phiên âm và nhờ dịch từ Hán văn ra Việt văn toàn bộ các văn

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 173

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

bia, sắc phong, bài vị hiện còn trong nhà thờ và cả ở đền thờ cụ tiến sĩ Lê Quỳnh ở Quỳnh lưu, Nghệ an. Các tài liệu này được tập hợp thành sách: Tư liệu lịch sử về dòng họ Lê (Sơn an, Hương sơn, Hà tĩnh) gồm các phần như sau:

Bia só 1: Lược kê hệ thống gia phả họ LêBia số 2: Ghi công trạng cụ Trung Thuận đại phu (tức cụ Lê Kinh Tế)Bia số 3: kể chuyện Tiên công (tức cụ Lê Kinh Hạp)Bia số 4: Bài ký về việc thờ can ngoại họ Nguyễn

Bài ký về việc thờ vọng Tổ ngoại họ PhạmBia số 5: Văn bia về việc phong tặng của vua Thành Thái (1900)

Bia ghi lời chúc mừng của 3 GiápBia số 6: Bài trướng chúc mừng của các quan văn thân cùng Châu

Ghi lời chúc mừng của các môn sinh ở 2 châu Hoan và áiBia đặc biệt: Tiên đạt phúc thần từ ký (thờ cụ Lê Kinh Tế ở đình xã)Khánh đá: Bài thơ khắc trên khánh đáBảng gỗ đỏ Lưỡng Long: Sắc vua Thành TháiBài vị: Tả tòng tự liệt vị

Hữu tòng tự biểu Tả tòng tự biểu

Mỗi bia lại có bài dịch Việt văn đặt trong lồng kính, vào dịp giỗ tết mang ra treo ở nhà bia cho con cháu đọc và tìm hiểu.

Đọc gia phả và văn bia cho thấy: Họ Lê ta buổi đầu cũng rất hàn vi, nhưng nhờ được Tổ tiên ta tu nhân tích đức nên con cháu các đời kế tiếp nhau thành đạt và phát triển.

Ngày nay mỗi chúng ta được tận hưởng phúc lộc của Tổ tiên ban cho, tuy hoàn cảnh mỗi người có khác nhau, song đều là vinh hạnh của dòng họ.

Từ đường của dòng họ lần này được tôn tạo là thể hiện lòng hiếu thảo đền đáp công ơn của Tổ tiên. Tuy chưa được thật sự khoáng đãng đẹp đẽ như Tổ tiên phụng lập khi xưa, nhưng đối với hoàn cảnh hiện tại thì từ đường của dòng họ Lê ta cũng làm cho con cháu yên lòng.

Có từ đường trang nghiêm để thờ phụng Tổ tiên làm cho vong linhTổ tiên được an lạc, mà lương tâm của mỗi một hậu duệ đời sau cũng thanh thản.

Ngày nay con cháu cả họ ngày càng đông, từ đường trở nên chật hẹp trong mỗi lần giỗ Tổ, âu cũng là khó khăn khó mà khắc phục, đành phải chấp nhận vậy.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 174

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

D. Truyền thống hiếu học Của họ lêMột trong những đặc đIúm nổi bật qua các thế hệ của dòng họ L ta là:

Hiếu học, Trọng lễ nghĩa, Sống lương thiện và Thanh đạm.Truyền thống hiếu học đã được thể hiện cụ thể ở sự thành đạt trong

học tập và rèn luyện đạt được các học hàm, học vị qua các thời kỳ mà thường là đời sau nhiều hơn đời trước, nhất là sau cách mạng Tháng Tám 1945.

Sơ bộ thống kê chưa đầy đủ đã cho thấy đIều đó.Thời kỳ nho học:

- Lê Diên Hy đậu quốc tử giám sinh,- Lê Vị Quan đậu sinh đồ,- Lê Đình Nhiếp đậu đích thông sinh đồ,- Lê Kinh Tế đậu cử nhân,- Lê Kinh Hạp đậu cử nhân,- Lê Kinh Tuấn đậu cử nhân,- Lê Kinh Y đậu cử nhân,- Lê Kinh Hiển: 21 tuổi đậu tú tài, 27 tuổi đậu cử nhân, 30 tuổi

đậu phó bảng,- Lê Kinh Ba đậu tú tài,- Lê Khánh Trạch đậu tú tài năm Canh Ngọ- Lê Khánh Giản đậu tú tài năm Tân Mão,- Lê Khánh áng đậu tú tài năm Tân Mão,- Lê Doãn Đức đậu hai khoa tú tài (tú kép),- Lê Sĩ Giám (Lê Sĩ Trưng) đậu tú tài khoa Giáp Ngọ.

Thời thuộc Pháp:- Lê Kinh Chương đậu Thành chung,- Lê Khắc Thiền đậu Bác sĩ y khoa,- Lê Kinh Tuân đậu diplome, đậu đầu kỳ thi của Pháp về

ngành hỏa xa,- Lê Kinh Phì đậu đầu trường Canh nông Bến Cát,- Lê Kinh Duệ đậu Bác sĩ y khoa,- Lê Khánh Đồng đậu cao đẳng y khoa,- Lê Khánh Liệu đậu thành chung,- Lê Khánh Biền tú tài trường Bưởi,- Lê Khánh Cận sinh viên trường luật.- Lê Khánh Khang đậu thành chung.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 175

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Sau cách mạng Tháng Tám 1945 đến năm Canh Thìn (2000):+ Học hàm:

- Lê Kinh Duệ giáo sư,- Lê Khánh Bằng giáo sư,- Lê Khánh Trai phó giáo sư.

+ Học Vị Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học:- Lê Khánh Châu TSKH, con Lê Khánh Căn- Lê Kinh Vĩnh TS, con Lê Kinh Dị- Lê Thị Thiều Hoa TS, con Lê Khắc Thiền

+ Học vị Thạc sĩ:- Lê Kinh Lộc, con Lê Kinh Phì- Lê Thị Bích Thủy, con Lê Khánh Sằn- Lê Thị Hà, con Lê Khánh Ty- Lê Thị Nhung, con Lê Khánh Trân- Lê Khánh Phương Hoa, con Lê Khánh Bằng- Lê Thị Yên Dung, con Lê Kinh Dũng- Lê Khánh Thành, con Lê Khánh Hán

+ Tốt nghiệp Đại hoc và Cao đẳng (có danh sách kèm theo):- Chi Lê Kinh: 50- Chi Lê Sĩ: 3- Chi Lê Văn: 11- Chi Lê Khánh: 105- Chi Lê Doãn: 2- Con dâu, con rể: 55- Cháu ngoại: 92

Danh sách hậu duệ họ Lêcó học vấn từ đại học, cao đẳng trở lên

kể từ sau 1930 đến năm 2000

TT Họ và tênChức vụ,

Quân hàmHọc hàm, học vị

Ghi chú

1 Lê Kinh Phương Đại học dược2 Lê Kinh Lương ĐH hàng hải3 Lê Kinh Dũng Phó Vụ trưởng ĐH thương nghiệp4 Lê Thị Yên Dung ĐH mỏ địa chất5 Lê Kinh Trung ĐH xây dựng6 Lê Thị Như Lan ĐH thương nghiệp7 Lê Kinh Vĩnh Tiến sĩ ĐH giao thông8 Lê Kinh Lân ĐH ngoại ngữ,

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 176

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

ngoại giao9 Lê Thanh Lịch Trung tá ĐH bách khoa10 Lê Kinh Tài Đại sứ đặc mệnh

toàn quyềnĐH ngoại giao

11 Lê Kinh Thắng ĐH xây dựng12 Lê Thị Như Hoa ĐH ngoại ngữ13 Lê Khắc Thiền Đại tá Quân y ĐH y khoa14 Lê Thị Giáng

HươngKỹ sư hóa

15 Lê Kinh Tuyến Trung tá Kỹ sư vũ khí16 Lê Thiều Hoa Tiến sĩ Vi trùng học17 Lê Kinh Doanh Bác sĩ chuyên

khoa18 Lê Kiều Nhi Kỹ sư hóa19 Lê Kinh Khiên ĐH sư phạm20 Lê Tuấn Anh ĐH bách khoa21 Lê Kinh Phì Hiệu trưởng ĐH ĐH thương nghiệp22 Lê Thị Nga Bác sĩ23 Lê Kinh Lộc Kỹ sư vô tuyến24 Lê Thị Thiên Bác sĩ y khoa25 Lê Hương Giang ĐH ngoại thương26 Lê Thị Phương Nga ĐH tại Pháp27 Lê Minh Hạnh CN môI trường28 Lê Kinh Thành ĐH xây dựng29 Lê Hoàng Thái ĐH ngoại thương30 Lê Hoàng Hải ĐH quân sự3132 Lê Kinh Duệ Viện trưởng Giáo sư Bác sĩ y khoa33 Lê Kinh Thư Thạc sĩ ĐH nông nghiệp34 Lê Kinh Quốc ĐH y khoa35 Lê Kinh Hiệu ĐH nông nghiệp36 Lê Kinh Huyền Giám đốc Công

tyĐH xây dựng

37 Lê Kinh Thắng ĐH xây dựng38 Lê Viết Lợi ĐH kiến trúc39 Lê Thị Ngọc Tâm ĐH thương mại40 Lê Kinh Đậu ĐH thương nghiệp41 Lê Kinh Khôi42 Lê Kinh Tài Cao đẳng43 Lê Kinh Tào Trung tá44 Lê Kinh Sơn Cao Đẳng thủy

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 177

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

sản45 Lê Thanh Hải ĐH kinh tế kế

hoạch

46 Lê Thị Vịnh ĐH dược

47 Lê Sĩ Quế ĐH luật48 Lê Thị Thanh Vân Giáo viên THPT49 Lê Văn Minh ĐH thương nghiệp

50 Lê Văn Khanh ĐH thương nghiệp51 Lê Văn Phước ĐH thương nghiệp52 Lê Thị Bích Lan ĐH thương nghiệp53 Lê Thị Thanh ĐH dược54 Lê Thị Lý ĐH sư phạm55 Lê Văn Lý ĐH giao thông56 Lê Văn Lựu ĐH hóa chất57 Lê Văn Dụ KS hóa

58 Lê Khánh Bằng Chủ nhiệm Khoa Giáo sưGiảng viên ĐHSP

59 Lê Khánh Trai P. GS60 Lê Kh. Phương

HoaThS ĐH

61 Lê Trần Khánh Vân CĐ62 Lê Thị Hòa Bác sĩ sản khoa63 Lê Hồng Nhân Bác sĩ64 Lê Khánh Châu TSKH TS về toán học65 Lê Khánh Chi ĐH tổng hợp văn66 Lê Mai Duy KS kinh tế67 Lê Khánh Soa ĐH tổng hợp văn68 Lê Thị Bích Thủy KS kinh tế69 Lê Khánh Thành KS ĐIện tử70 Lê Khánh Kiểm ĐH sư phạm văn71 Lê Hoài Hà ĐH sư phạm Việt

Bắc72 Lê Hồng Hà CĐ sư phạm73 Lê Thị Ngọc Huyền ĐH sư phạm Nga

văn74 Lê Thị ánh Tuyết ĐH SP Nga văn75 Lê Thị Khánh Như ĐH sư phạm76 Lê Thị Ngọc Thảo Bác sĩ

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 178

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

77 Lê Thị Mỹ Diệu ĐH ở Liên Xô cũ78 Lê Khánh Thiện Kỹ sư địa chất79 Lê Khánh Mạnh ĐH xây dựng80 Lê Thị Thư Kỹ sư xây dựng81 Lê Khánh Tiến Kỹ sư KT82 Lê Khánh Trần ĐH sư phạm83 Lê Khánh Minh KS hóa84 Lê Thị Yến CĐ sư phạm85 Lê Thị Hạnh ĐH pháp lý86 Lê Khánh Tiến KS kinh tế87 Lê Khánh Tần ĐH sư phạm88 Lê Khánh Thành ĐH nông nghiệp89 Lê Thị Hoài Xuân ĐH SP ngoại ngữ90 Lê Thị Thư ĐH sư phạm Vinh91 Lê Quốc Khánh Kỹ sư cơ khí92 Lê Thị Khánh Vân ĐH tổng hợp văn93 Lê Khánh Trí ĐH Bách khoa TP

HCM94 Lê Khánh Hoài KS đIện95 Lê Khánh Hồng

CôngĐH ở Nga

96 Lê Thị Phương Nga Kỹ sư giao thông97 Lê Khánh Sằn C/V cao cấp ĐH tổng hợp văn98 Lê Thị Bích Thủy Thạc sĩ Hóa thực phẩm99 Lê Khánh Long Kỹ sư chăn nuôi100

Lê Thị Giang ĐH sư phạm

101

Lê Khánh Minh ĐH lâm nghiệp

102

Lê Khánh Đệ Kỹ sư thủy lợi

103

Lê Khánh Quốc Kỹ sư lâm nghiệp

104

Lê Thị Cẩm Thơ ĐH sư phạm Vinh

105

Lê Thị Phương Nga ĐH giao thông

106

Lê Khánh Hồng ĐH sư phạm

107

Lê Khánh Ngọc Anh

ĐH giao thông

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 179

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

108

Lê Kim Lan Bác sĩ y khoa

109

Lê Quốc Trung ĐH tài chính

110

Lê Thị Mỹ Hòa ĐH quốc gia

111

Lê Khánh Thông ĐH mỹ thuật

112

Lê Khánh Biên ĐH thủy lợi

113

Lê Chí Dũng ĐH thủy lợi

114

Lê Thị Thanh Dung KS kinh tế

115

Lê Thị Thanh Duyên

ĐH sư phạm

116

Lê Thị Thanh Danh ĐH sư phạm

117

Lê Khánh Thắng ĐH nông nghiệp

118

Lê Khánh Ty Đại tá ĐH quân sự

119

Lê Thị Phương ĐH thương mại

120

Lê Thị Hồng BS chuyên khoa II

121

Lê Thị Hà Thạc sĩ ĐH Singapore

122

Lê Khánh Vượng ĐH bách khoa

123

Lê Khánh Dũng ĐH Bách khoa

124

Lê Khánh Chiên ĐH thủy lợi

125

Lê Thị Kim Liên ĐH Tài chính

126

Lê Thị Mỹ Hà ĐH tài chính

127

Lê Khánh Thanh Giám đốc Công ty

KS kinh tế

12 Lê Thị Ngọc Anh KS kinh tế

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 180

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

8129

Lê Quốc Anh KS kinh tế

130

Lê Khánh Hán Cấp vụ KS bưu điện

131

Lê Thị Vân ĐH sư phạm

132

Lê Thị Hòa ĐH bưu điện

133

Lê Khánh Thành Thạc sĩ ĐH bách khoa

134

Lê Khánh Kỳ ĐH sư phạm

135

Lê Khánh Lộc ĐH quân sự

136

Lê Thị Kim Ngân ĐH sư phạm

137

Lê Khánh Chương ĐH sư phạm

138

Lê Khánh Lưu ĐH giao thông

139

Lê Khánh Bình ĐH sư phạm

140

Lê Thị Minh Tâm ĐH mấu giáo

141

Lê Khánh Sơn ĐH sư phạm Vinh

142

Lê Khánh Toàn ĐH xây dựng

143

Lê Khánh Hùng CCĐ sư phạm

144

Lê Thị Xuân Diệu ĐH sư phạm

145

Lê Thị Thu Hằng ĐH sư phạm

146

Lê Khánh Việt Hà ĐH sư phạm

147

Lê Nam Hùng ĐH kỹ thuật

148

Lê Thị Cẩm Vân CĐ sư phạm

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 181

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

149

Lê Khánh Hoà CĐ sư phạm

150

Lê Khánh Đài CĐ sư phạm

151

Lê Khánh Nghĩa CĐ sư phạm

152

Lê Thị Sâm ĐH sư phạm

153

Lê Khánh Tuấn ĐH kinh tế

154

Lê Khánh Toàn ĐH pháp lý

155

Lê Thị Khánh Vân KS kinh tế

156

Lê Thị Vui CĐ tin học, ĐH NN

157

Lê Thị My ĐH KHXH & NV

158

Lê Việt Anh CĐ ngân hàng

159

Lê Anh Tuấn Bác sĩ Đông y

160

Lê Khánh Linh ĐH Bách khoa

161

Lê Khánh Đạt ĐH kiến trúc

162

Lê Thị Kim Hương ĐH dược

163

Lê Doãn Khôi ĐH bách khoa

Con dâu, con rể họ lêcó học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên

(có thể thống kê chưa đủ)

TT Họ và tên Quan hệ trong họ Trình độ học vấn

1 Đặng Thị Thái Vợ Lê Kinh Phương ĐH thương nghiệp2 Phạm Thị Yến Vợ Lê Kinh Dũng ĐH kinh tế kế hoạch3 Hà Quang Tuấn Chồng Lê Thị Lan ĐH ngoại ngữ4 Lê Thị Bốn Vợ Lê Kinh Vĩnh ĐH tổng hợp Hóa

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 182

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

5 Đào Thị Chân Phương

Vợ Lê Kinh Tài ĐH ngoại ngữ

6 Lê Viết Lân Chồng Lê Giáng Hương

TS hạt nhân

7 Hồ Thị Bằng Vợ Lê Kinh Tuyến KS chế tạo máy8 Hà Quang Thiên Chồng Lê Thiều Hoa KS giao thông9 Hoàng Minh Phương Vợ Lê Kinh Doanh KS cấp thoát nước10 Lê Như Thanh Chồng Lê Kiều Nhi ĐH tổng hợp11 Ng. Thị Hoàng

PhươngVợ Lê Kinh Khiên KS nông nghiệp

12 Lê Mẫn Chu Vợ Lê Kinh Thư ThS y khoa13 Trần Thu Hà Vợ Lê Kinh Quốc KS Vật lý14 Lê Đình Thiền Chồng Lê Thị Vịnh BS y khoa15 Đào Tử Quân Chồng Lê Thị Thanh ĐH dược16 Nguyễn Ký Chồng Lê Thị Lân ĐH bách khoa17 Trần Văn Bính Chồng Lê Thị Lý ĐH sư phạm18 Trần Thị Thân Vợ Lê Khánh Kỳ ĐH SP19 Nguyễn Thị Trị Vợ Lê Khánh Thắng ĐH tàI chính20 Hồ Thị Tý Vợ Lê Khánh Ty ĐH thương nghiệp21 Ngô Đức Toàn Chồng Lê Thị Phương ĐH kinh tế quốc dân22 Lê Tuấn Vinh Chồng Lê Thị Hồng Nt23 Phan Sơn Chồng Lê Thị Hà Thạc sĩ24 Trịnh Văn Huệ Ch. Lê Thị Khánh Vân ĐH SP25 Dương Minh Mẫn Ch. Lê Thị Thanh Dung ĐH kinh tế26 Nguyễn Vinh Ch. Lê Thị Thanh

DuyênGS ĐH

27 Nguyễn Thị Thảo Vợ Lê Quốc Khánh BS y khoa28 Nguyễn Văn Lang Ch. Lê Thị Mỹ Hương KS nông nghiệp29 Thế Ch. Lê Thị Khánh Hòa ĐH an ninh30 Nguyễn Thị Kim Liên Vợ Lê Khánh Sằn ĐH kinh tế31 Lê Văn Quân Ch. Lê Thị Bích Thủy KS máy tính32 Nguyễn Đình Việt Ch. Lê Thị Kim Lan CN ngoại thương33 Lê Yên Ch. Lê Thị Sâm ĐH SP34 Vũ Thị Hương Vợ Lê Khánh Long BS thú y35 Lê Thị Bê Vợ Lê Khánh Đệ ĐH Sp36 Lương Đình Phi Ch. Lê Thị Ngọc Thảo KS thủy văn37 Đỗ Lê Thăng Ch. Lê thị Mỹ Diệu Giảng viên ĐH38 Nguyễn Văn Hảo Ch. Lê Thị Hồng Loan BS y khoa39 Nguyễn Thị Thanh

HoaVợ Lê Khánh Châu TS

40 Nguyễn Ngọc Đan Ch. Lê Thị Khánh Như KS xây dựng

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 183

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

41 Lê Thị Liễu Mai Vợ Lê Khánh Chi ĐH SP42 Dương Thị Diễm Vợ Lê Khánh Soa CĐ ngân hàng43 Nguyễn Quốc Cường Ch. Lê thị Bích Thủy CN kinh tế44 Lê Tiến HảI Ch. Lê Thị Thu Hương KS giao thông45 Trần Thị Nhật Lệ Vợ Lê Anh Tuấn CN luật46 Đỗ Văn Thuần Ch. Lê Thị Liên Hương KS kinh tế47 Lê Đình Cự Ch. Lê Cẩm Vân ĐH SP48 Hoàng Long Duyên Ch. Lê Khánh Phương

HoaKS chế tạo máy

49 Trương Bích Thủy Vợ Lê Khánh Dũng CĐ SP mẫu giáo50 Nguyễn Văn Tư Ch. Lê Trần Khánh

VânTS ngoại ngữ

51 Nguyễn Tuấn Minh Ch. Lê Thị Hòa Giảng viên ĐH52 Nguyễn Thị Hiền Vợ Lê Khánh Trai ĐH dược53 Trương Thanh Hương Vợ Lê Hồng Nhân BS tim mạch54 Dương Viết á Ch. Lê Thị Kim Hương Giáo sư Mỹ học,

nhả giáo ưu tú55 Lê Thị Hiền Vợ Lê Doãn Khôi CĐ hóa chất56 Thân Văn khoản chồng Lê T. Tuyết

NhungBác sĩ

Cháu ngoại họ lêcó trình độ từ cao đẳng đại học trở lên

(Có thể thống kê chưa đủ)

TT Họ và tên Tên mẹ Trình độ

1 Hà Quang Tuấn Lê Như Lan ĐH ngoại ngư2 Lê Viết Hà Thành Lê Thị Giáng Hương CN Hóa3 Lê Viết Hà Linh Nt CN luật4 Lê Viết Hà Minh Nt CĐ ngân hàng5 Lê Thị Lệ Trang Lê Thị Thiều Hoa Thạc sĩ6 Hà Thị Thu Thủy Nt ĐH kinh tế7 Lê Kiều Như Lê Thị Kiều Nhi ĐH KHTN8 Hoàng Xuân Chinh Lê Thị Vỹ Phó Giáo sư9 Hoàng Xuân Bành Nt BS y khoa10 Hoàng Xuân Huỳnh Nt CĐ ngân hàng11 Hoàng Xuân Dinh Nt KS xây dựng12 Hoàng Thị Tuyết Trinh Nt ĐH tổng hợp13 Nguyễn Tư Nguyên Lê Thị Nhuế ĐH tàI chính

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 184

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

14 Nguyễn Thị Lương Đoan

Nt ĐH sư phạm

15 Nguyễn Thị Thu Thủy Nt ĐHSP16 Nguyễn Thị An Nt CĐ ngân hàng17 Trần Lê Khanh Lê Thị Minh (Nệ) BS y khoa18 Trần Hồng Vân Nt ĐHSP19 Trần Đức Nt BS phẩu thuật20 Nguyễn Trung Tá Lê Thị Mông (bà Cầu) KS luyện kim21 Nguyễn Trung Duyên Nt KS đIện22 Nguyễn Thị Thục Nt KS thủy lợi23 Phạm Phác Lê Thị Nông (bà Cu

Khang)Kiến trúc sư

24 Phạm Thị Phúc Nt KS hóa thực phẩm

25 Nguyễn Khắc Trụ Lê Thị Em (bà Cũng) ĐHSP26 Nguyễn Thị Yến Nt27 Phạm Thị Hòa Nam Lê Thị Thanh (Phán

Hoàn)ĐH Bách khoa

28 Phạm Thị Hòa Mỹ Nt BS y khoa29 Phạm Thị Hòa Linh Nt ĐH Bách khoa30 Phạm Lê Phát Toàn Nt ĐHBK31 Phạm Lê Nam HảI Nt ĐH kiến trúc32 Vũ Lê Hưng Lê Thị Thiên (Chiên) KS nông nghiệp33 Vũ Lê Hải Nt KS xây dựng34 Đinh Phùng Yêm Lê Thị Bằng BS y khoa35 Hồ Khắc Thiệu Lê Thị Xoan ĐHBK36 Hồ Khắc Tín Nt ĐH nông nghiệp37 Đinh Hữu Kháng Lê Thị Em KS dầu khí38 Lê Thống Nhất Lê Thị Vịnh ĐH luật39 Nguyễn Thị Hà Lê Thị ái ĐHBK40 Con trai bà ái Nt ĐH hàng hải41 Dương Thị Tâm Lê Thị A ĐHSP42 Dương Đình Đông Nt ĐGSP43 Đào Thị Hằng Lê Thị Thanh ĐH44 Đào Hiển Nt ĐH45 Phạm Lê Hà Lê Thị Bình ĐH46 Lê Văn hoàng Lê Thị Mỹ ĐH47 Lê Thị Giang Nt ĐH48 Nguyễn Thị Thu Hà Lê Thị Hường ĐH ngoại ngữ49 Trần Minh Châu Lê Thị Lý ĐH giao thông50 Nguyễn Hồng Quang Lê Thị Loan ĐGSP

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 185

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

51 Nguyễn Thị Phương Lâm

Lê Thị Mộng Lan ĐH Dược

52 Nguyễn Khắc Biền Bà Diên BS y khoa53 Lê Thị Hà Lê Thị Vinh CĐSP54 Nguyễn Khắc Sính Lê Thị Nga ĐHSP55 Đinh Thị Hà Lê Thị Lựu ĐH Dược56 Đinh Thị Hoàn Châu Nt KS57 Đinh Nho Hoan Nt Trên ĐH58 Nguyễn Khắc Việt Lê Thị Ngà ĐHBK59 Lê Thị Thanh Lê Thị Sâm ĐHSP60 Lê Thị Anh Nt KS kinh tế61 Nguyễn Thị Hà Thanh Lê Thị Lệ Chi ĐHSP62 Nguyễn Quang Thân Lê Thị Phương (bà Hàn

Tấn)Nhà văn, nhà báo

63 Nguyễn Quang Quân Nt KS64 Nguyễn Thị Thanh

TùngNt BS y khoa

65 Nguyễn Thị HoàI Nhân Nt Tiến sĩ66 Tống Thị Phú Sơn Lê Thị Xuân KS thiết kế67 Tống Trần Công Nt KSXD68 Tống Trần Triệt (đã

mất)Nt KS cơ khí

69 Lê Châu Lê Thị Huệ KS lâm nghiệp70 Lê Huân Nt BS quân y71 Lê KhôI Nt KS dầu khí72 Quang Lê Thị Em (Dánh) KS nông nghiệp73 Nguyễn Thị Thu Hà Lê Thị Xuân ĐHSP74 Nguyễn Quang Hải Nt ĐHSP75 Lê Hoàng Lê Lê Thị Cẩm Vân ĐH ở Liên Xô cũ76 Lê Thu Hiền Nt CN văn hóa77 Lê Hoàng Linh Nt KS kinh tế78 Nguyễn Hồng kỳ Lê Thị Cúc BS y khoa79 Lê Anh Phú Lê ái Liên ĐHSP ngoại ngữ80 Lê HảI Sơn Nt ĐHXD81 Nguyễn Tấn Hồng Lê Thị Hoà ĐH giao thong82 Dương Thu Thủy Lê Thị Kim Hương ĐH ở Liên Xô cũ83 Dương Viết Chung Nt ĐH ở Ba Lan84 Dương Tấn Thành Nt ĐH ở Hungari,

TS85 Dương Thanh Bình Nt ĐH kinh tế quốc

dân

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 186

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

86 Cao Thị Thanh Hương Lê Thị An ĐHSP87 Nguyễn Văn Mạnh Lê Thị Vân ĐHXD88 Lê Minh Dũng Lê Thị Sâm ĐHXD89 Lê Thị Thanh Nt CĐSP90 Phan Quốc Tuấn Lê Thị Thanh Vân ĐH kinh tế quốc

dân91 Lương Thu Hiền Lê Thị Ngọc Thảo ĐH ngoại ngữ92 Lương Đình Hiệu Nt ĐHBK

Lời kếtMở đầu cuốn Ngọc phả từ năm 1780 vua Hiển Tông ghi lời tựa đã

viết: "Xưa các thánh tổ lo vun cây đức, làm điều nghĩa, đời đời nối nhau như thế mãi, sau mới đến bình được giặc mạnh, có được nước nhà. Khi nghiệp lớn thành rồi, lại chỉnh tề trị chúng, khôi phục cõi xưa, lưu đến năm xa dài truyền mãi đời xa thẳm..."

Gia phả họ Lê ta từ đời thủy Tổ Cụ Lê Hối Lam sơn động chủ đến nay đã trãi qua 26-27 đời tồn tại và phát triển cùng đất nước trong hơn 600 năm.

Kể từ buổi phát tích ở Lam Sơn, các bậc Tiên tổ của dòng họ ta đã trồng cây đức, luyện trí dũng, sống nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Dựng cờ nghĩa giết giặc cứu dân cứu nước là phù hợp ý trời, được lòng người. Nên đã được toàn dân Đại Việt theo về chiến đấu dưới cờ nghĩa. Trải hơn 10 năm vất vã gian nan mới bình được giặc mạnh, lấy được nước nhà, lập nên triều Lê thịnh trị hơn ba trăm năm mươi năm.

Ngày nay tại Hà Nội còn có tượng đài vua Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm; ở thành phố Thanh Hoá có Thái miếu nhà Lê thờ 27 vị Hoàng đế, 25 vị Hoàng thái hậu và 1 vị kính phi, 4 vị Vương, 3 vị công và 7 công chúa là chứng tích hiển nhiên đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Tại Thanh Hoá còn có lăng tẩm các bậc Tiên đế, bia Vĩnh lăng còn đó và rải rác trong các miền quê còn có đền thờ các bậc có công với Triều Lê. Tuy mỗi Vương triều có lúc mạnh lúc yếu khác nhau, nhưng thời Hồng Đức vua Lê Thánh Tông là vương triều rực rỡ nhất của thời đại phong kiến Việt Nam, làm cho nước lớn sợ uy, nước nhỏ mến đức. Đó là niềm tự hào chính đáng của mõi người dân Việt Nam nói chung và dòng tộc họ Lê ta nói riêng.

Nước có nguồn, cây có gốc, đó là lẽ trời là lòng người. Suy cho cùng đạo hiếu của con đối với cha mẹ cũng bắt nguồn từ mối quan hệ như nước với nguồn như cây với gốc.. Đó cũng là cơ sở để người làm con nâng đạo hiếu lên một tầm cao hơn, không những hiếu kính với cha mẹ sinh ra mình

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 187

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

mà còn mãi mãi tôn thờ các bậc Tiền Nhân bề trên của cha mẹ. Nói rộng ra làm tròn đạo hiếu đối với ông bà cha mẹ là biết giữ gìn truyền thống của Tổ tiên. Đó chính là nền tảng của lòng trung thành, yêu nước, thương dân của ý chí vươn lên phấn đấu cho một xã hội tiên tiến, một giống nòi hùng cường và phát triển.

Nhìn lại cuộc sống thực tế của các dân tộc, các xã hội văn minh tiến bộ đều phải có nguồn gốc lịch sử hào hùng, với một quá trình tôi luyện, thừa kế và phát huy truyền thống lâu đời của các thế hệ đi trước. . .

Thật vậy( Từ lúc xa xưa khi vua Thái Tổ lập nên triều Lê, các Thánh nhân của dòng họ Lê ta cũng đã viết: "Nước chảy muôn dòng chắc phải có nguồn; cây cành muôn lá nhất định phải có gốc. Dòng họ Lê ta vốn thịnh đạt rõ ràng, con em dốc lòng hiếu để, không phụ lòng mong đợi của Tổ Tông theo thứ bậc trên dưới, trước sau mà chép tiếp công lao của Tổ tiên Lê tộc"

(trích lời tựa cuốn Lê Tộc sinh hạ viết ngày 6/4/1430)Ôn cố tri tân, xưa nay vẫn thế. Biên soạn bổ sung tiếp cuốn gia phả

của dòng họ đến năm 2000 (Canh Thìn) kỳ này, chúng tôi mong mang đến cho bà con họ Lê ta đời nay cũng như mãi mãi đời sau những hương sắc của muôn hoa trong nét đẹp truyền thống của dòng họ.

Riêng dòng họ Lê ở Sơn An, Hương Sơn, Hà Tĩnh, khởi tổ từ Hoàng Mai vào bắt đầu từ ông Lê Bật (đời 12) truyền đến nay đã hơn 300 năm qua 14-15 đời. Nói chung con cháu cả họ từ đời trước đến đời sau luôn tỏ ra xứng đáng với truyền thống củaTổ tiên, luôn trau dồi đạo đức, sống có nhân có nghĩa, giữ được truyền thống hiếu học, có tri thức văn hoá và tấm lòng hiếu thảo.

Dù là quan hay là dân thường đều là người trọng nghĩa khinh tài, hậu với người, bạc với mình, phấn đấu giữ gìn và phát huy phẩm giá cao quí của dòng họ.

Lần này đọc lại gia phả của dòng họ, từng trang, từng dòng đều có những nét đẹp tiềm ẩn trong đó. Chúng tôi xin trích dẫn vài nét để đời sau chiêm ngưỡng và làm theo:

Nét nỗi bật là đức tính hiền lành, thật thà, hay bênh vực người nghèo, ghét kẻ xu nịmh và có truyền thống hiếu học.

Ông Lê Kính đời 17 từng nói: "Họ ta từ Hoàng Mai vào, ba đời độc đinh. Đến đời ông nội ta mới được nhiều con, nếu không trung hậu sao được phúc nhà như thế. Ta không có gì giỏi chỉ muốn giữ lấy nếp nhà để truyền cho đời sau. Nhiều kẻ không biết, bảo ta là kẻ ươn hèn ta cũng không giận"

Ông Lê Đình Nhiếp đời 18, đậu đích thông sinh đồ, làm quan Trung Sơn huyện, tính tình hiền hậu, sẵn lòng thương người. Hễ gặp năm đói kém thấy kẻ hoạn nạn thì Ngài giúp ngay. Chẵng những Ngài sẵn lòng bố thí mà tính Ngài lại trung hậu không hay thù hằn. Ngài dạy học trò, cũng có

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 188

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

người làm nên. Lúc Ngài sắp mất cho kêu học trò đến lấy sổ đồng môn đốt đi và dặn: "Chớ góp tiền đồng môn khiến đạo nhà nho có điều không tốt"

Ông Lê Nguyễn Lệ (Lê Doãn Lệ) tích nhiều âm đức, thường mặc nhiều áo, gặp người quen mà rét thì Ngài cỡi bớt cho ngay. Ngài có biết nghề thuốc, gặp kẻ nghèo hèn bị ốm Ngài cho thuốc không lấy tiền không may mà chết Ngài lại cho cả hòm (áo quan) nữa. Ngài thường dạy con cháu: " Nhà ta không giàu cũng không nghèo, chỉ cốt lấy điều trung hậu làm gốc. Từ nay về sau con cháu chớ có tham giàu đặt nợ lấy lời làm hao phúc nhà, phàm những của bất nghĩa không hưởng được lâu."

Ngài lại dạy con cháu:"Người ta không nên để thù oán trong bụng; Nếu có ai hiềm khích thì đương diện thách nói một lần thôi; Nếu người nào đối với mình không tử tế, nhưng đến mòng năm ngày tết nó đến nhà mình, lạy Tiên Nhân nhà mình thì mình cũng không nên giận nó nữa. Vì rằng mình nên lấy Tiên nhân mình làm trọng mà oán riêng của mình làm khinh."

Mỗi đời là một nét đẹp trong phong cách và đạo lý làm người.Về sau ngài Lê Kinh Hạp, hiệu Xuân Đình đã viết tập thơ : "Xuân

Đình gia huấn ca" để dạy con cháu về đạo đức, về tư cách làm người con, người con dâu, cách đối nhân xử thế ở đời. Bài gia huấn ca đã hơn một thế kỷ con cháu chuyền đọc, có tác dụng giáo dục rất lớn. Ngày nay trong thời đại mới, đọc lại tập gia huấn ca vẫn còn nguyên giá trị giáo dục của nó:

Của bất nghĩa chớ tron tayDâm dầu vạn ác chớ say mê càn.

Khi còn cha mẹ thừa hoanĐã yêu lại kính mới tròn đạo con.

Ngày sau cha mẹ khuất nonHiếu thành thờ phụng như còn vấn an.

Anh em hoà mục một đànChớ so cạnh kém chớ bàn cạnh hơn.

Đối với người thành đạt trong khoa cữ được ra làm quan phải thường xuyên phấn đấu: Có tài chăm giữ thư thanh

May nhờ Tiên ấm khoa danh nối dòng.Làm tôi phải giữ chữ trung

Quan châm ba chữ thủy chung chớ rời.Tuy rằng quan lộc ơn trời

Chớ mê phú quí mà rời nết xưa.Cán bộ nhà nước ngày nay, ai cũng biết giữ mình như thế thì làm gì có tham nhũng và đâu đến nổi tham nhũng trở thành quốc nạn. Lời xưa nghiệm nay thật đáng quí

Đối với con gái đi lấy chồng Tổ tiên ta cũng dạy:Khi sử nữ chớ nhác lười

Đã thành gia thất càng mười phần siêng.Thờ chồng chữ thuận chữ trinh

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 189

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Đã từng kính giới, lai tình thủy chung.Giàu sang mừng được nhờ chồng

Nhược bằng bần tiện cũng đồng khổ cam.Đó là nét đẹp văn hoá, là truyền thống giữ trọn đạo cương thường

của dòng họ.Trong thời đại mới, từ khi có phong trào yêu nước và nhất là từ khi có

Đảng cộng sản lãnh đạo, con cháu trong dòng họ Lê ta đã biết kịp thời tiếp cận cái mới, đi theo tiếng gọi của Đảng, bất chấp lao tù khổ ải đã hăng hái tham gia phong trào cộng sản. Tiêu biểu ở buổi đầu Cách mạng có thể kể đến Lê Khánh Du, Lê Khánh Tạo, Lê Kinh Phố, Lê Kinh Dỵ, Lê Kinh Thiền, Lê Khánh Khang, Lê Khánh Cận, Lê Khánh Căn, Lê Khánh Bằng, Lê Kinh Phì...

Trong công cuộc chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, các bậc hậu duệ trong ở cả 5 chi đã nối tiếp nhau thoát ly đI công tác ở nhiều ngành khác nhau. Đặc biệt trong lực lượng vũ trang có ngót trăm người tham gia, trong đó có 13 người đã anh dũng hy sinh được nhà nước công nhận là liệt sĩ và được ghi tên vào bia liệt sĩ tại đài tưởng niệm các liệt sĩ của xã nhà cũng như ở bia liệt sĩ đặt trong nhà bia truyền thống của dòng họ ở khu nhà thờ họ để phụng thờ và lưu truyền mãI mãI về sau. Trong họ có hơn 60 người là Đản viên cộng sản, nhiềungười được tặng huy hiệu 40, 50 năm tuổi Đảng. Nhiều người lập được nhiều thành tích xuất sắc, được nhà nước tặng thưởng 174 huân, huy chương các loại. Có ba người là Lão thành cách mạng, được thưởng huân chương Độc lập:

1. Lê Kinh Dị2. Lê Khắc Thiền3. Lê Khánh KhangCó bốn người là cán bộ tiền khởi nghĩa tháng 8-1945:1. Lê Khánh Ty2. Lê Khánh Bằng3. Lê Khánh Căn4. Lê Khánh ThiềmCó 13 người là liệt sĩ trong hai cuộc kháng chiến:1. Lê Kinh Bành 2. Lê Khánh Kỳ3. Lê Khánh Khâm 4. Lê Khánh Sào5. Lê Khánh Hoàng 6. Lê Khánh Trường7. Lê Văn Mai 8. Lê Văn Hùng9. Lê Sĩ Kiểu 10. Lê Kinh Tửu

11. Lê Khánh Tao 12. Lê Khánh Đổng 13. Lê Quang Thanh

Đó là vinh dự chung của dòng họ đã biết phát huy truyền thống xưa để lại là trung với nước, hiếu với dân.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 190

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Dưới chế độ mới, truyền thống hiếu học của dòng họ vẫn được các con cháu kế tiếp giữ vững và phát huy, có nhiều người đã thành đạt. Hiện nay trong nội tộc họ Lê ta đã có 3 người được phong hàm giáo sư và phó giáo sư, 3 người có học vị tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 7 người có bằng thạc sĩ và hàng trăm người tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng.

Đặc biệt có giáo sư Lê Kinh Duệ đã tận tuỵ với nghề y, phát huy y đức trong sáng của dòng họ , tổ chức nghiên cứu chữa bệnh phong đạt thành quả rực rỡ và đã nhận được gải thưởng của Tổ chức y tế Thế giới (WTO).

Tiến sĩ Lê Khánh Châu hiện là giáo sư đại học tại Đức, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã được đưa vào tập danh nhân khoa học thế giới của Mỹ.

Đó là những bông hoa đẹp được bắt nguồn từ những nét đẹp của tổ tiên xưa để lại.

Tổ tiên chúng ta mong muốn các các con cháu đời sau giữ được nếp nhà: trung thành với đất nước, hiếu thảo với cha mẹ, thủy chung trung hậu, giữ gìn nề nếp gia phong có trên có dưới, có nghĩa có tình, thương yêu con cháu, quí trọng mọi người, ăn ở phải chăng không luồn cúi xu nịnh, không gây thù sinh oán, trọng lẽ phải ,độ lượng khoan dung. Đó là phẩm giá và đạo đức họ Lê chúng ta.

Cuối lời tựa vua Hiển Tông viết: "Sách lễ ký nói rằng "Đức ví như ngọc". Lời ấy thật là lời châu ngọc". Nên vua đặt tên sách gia phả là Ngọc Phả.

Đọc hết cuốn gia phả của dòng họ cho ta thấy: Tổ Tông ta từ xưa đến nay đều là người có nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Đó là cách sống của bậc anh hùng quân tử. Sự phát triển không ngừng của dòng họ đời sau cao hơn đời trước là nhờ có đạo đức ấy.

Vinh dự thay cho chúng ta là con cháu của dòng họ có nhiều truyền thống tốt đẹp, của một dân tộc anh hùng chan hòa đạo đức ấy(

Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tập sách gia phả biên soạn kỳ này. Khi đọc gia phả chúng ta cần tìm kiếm để học tập những điều ấy để mãi mãi giữ "Đức Lưu Quang".

Tự hào về tổ tiên dòng họ, các bậc hậu duệ ngày nay cũng như mãi mãi đời sau hãy ra sức giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống quí báu đó của họ Lê chúng ta mà coi gia phả như Ngọc vậy!

Ban liên lạc họ Lê (Sơn An) tại Hà NộiLời cuối sách

Ban liên lạc họ Lê tại Hà Nội đã được bà con trong họ ở Hà Nội cũng như ở quê (Sơn An, Hương Sơn, Hà Tĩnh) giao cho nhiệm vụ nặng nề là sưu tầm và biên soạn bổ sung cuốn gia phả của dòng họ đến năm 2000 (năm Canh Thìn).

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 191

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Đó là nhiệm vụ nặng nề, khó khăn và phức tạp nên chúng tôi đã tập trung trí tuệ, cố gắng làm việc hết sức mình trong việc thu thập tổng hợp nhằm đảm bảo yêu cầu đã đặt ra là Đúng và Đủ. Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự cộng tác tích cực của nhiều bậc hậu duệ trong họ. Nhân dịp hoàn thành cuốn gia phả này Ban liên lạc chúng tôi xin bày tỏ lòng cám ơn qua lời nói cuối sách. Điều đặc biệt cảm kích đối với chúng tôi là khi nhận được tập photo copy cuốn Lê Thế Ngọc phả được viết từ đời vua Lê Hiển Tông 1780, do bà Lê Thị Mỹ Diệu hậu duệ đời thứ 24, con gái cụ Lê Khánh Bính, chuyển đến. Cuốn gia phả này đã được dịch ra tiếng Việt gồm 437 trang viết tay do bà Diệu tìm thấy khi về thăm quê chồng (một người họ Lê) ở làng Yên Phú, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và nhận biết có liên quan đến dòng họ Lê ta nên đã sao chụp gửi cho chúng tôi. Chúng tôi cũng đã nhận được thư của các vị sau đây gửi đến để bổ sung tư liệu của dòng tộc mình theo yêu cầu của chúng tôi:

1- Ông Lê Kinh Tào ở Sơn An,2- Ông Lê Văn Thăng ở Sơn An,3- Ông Lê Văn Nghệ ở Sơn An,4- Ông Lê Sĩ Vành ở Sơn An,5- Ông Lê Khánh Lưu ở Sơn Tây,6- Ông Lê Khánh Bình ở Sơn Lĩnh,7- Ông Lê Khánh Thi ở Sơn Hàm,8- Ông Lê Khánh Bồn ở Sơn Phố,9- Ông Lê Kinh Hiệu ở Sơn Phố.10- Ông Lê Khánh Thông ở TP HCM11- Ông Lê Khánh Thắng ở TP HCM12- Ông Lê Văn Công ở Bà Rỵa Vũng TàuChúng tôi cũng đã nhận được sự tham gia góp ý của các bậc, cao tôn, cao niên trong họ đang sinh sống ở Hà Nội một cách tận tuỵ và tâm huyết như: GS Lê Kinh Duệ, GS Lê Khánh Bằng, Phó GS Lê Khánh Trai, Đại tá Lê Khắc Thiền,Đại tá Lê Khánh Ty, Trung tá Lê Khánh Thiềm …

Tuy vậy, có thể còn có trường hợp thiếu, Ban liên lạc chúng tôi rất lấy làm tiếc và vô cùng băn khoăn mà không cách nào giải quyết được. Vì thời gian không cho phép kéo dài, cần phải có cuốn gia phả trước ngày giổ Tổ 10-3 năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới (2001), nên buộc chúng tôi phải chấp nhận đa số đã tập hợp được. Ban liên lạc chúng tôi hy vọng khi cuốn gia phả này đến với bà con trong họ nó sẽ là niềm vui, niềm an ủi và là niềm tự hào của cả dòng tộc chúng ta. Là những người chịu trách nhiệm biên soạn, chúng tôi cũng tự thấy chưa thật sự hài lòng với những gì đã làm. Song đây là việc lớn và khó mà

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 192

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

khả năng chúng tôi lại có hạn, thời gian eo hẹp nên cũng mong được bà con cả họ thông cảm và lượng thứ. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân tình của bà con cả họ để lần sau bổ sung tiếp.

Cây có cội, nước có nguồnLàm người phải biết Tổ Tôn mới là

Họ ta xưa ở Thanh HoaLam Sơn chốn ấy thật là Địa linh

Sinh Vua Thái Tổ anh MinhMười năm chống giặc đinh ninh lời thề

Lập nên triều đại Hậu LêVương triều truyền nối nhiều bề dài lâu

An đức tiên liệt cao sâuLần trang Ngọc Phả đời sau mới tường

Năm Canh Thìn

Ban liên lạc họ Lê Sơn An tại Hà Nội Trưởng Ban

Lê Khánh Thanh

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 193

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Phần phụ lục

Trong thời đại tri thức ngày càng phát triển và mở rộng, để con cháu trong Họ ngày nay cũng như mãi mãi sau này có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn về dòng Họ của mình, chúng tôi xin giới thiệu một số tàiI liệu (coi như là phần phụ lục) của cuốn gia phả này. Những tài liệu đó là:- Tập “Xuân đình gia huấn ca”” của Cụ Lê Kinh Hạp, do GS Lê Kinh

Duệ ghi lại.- Lược trích cuốn “Gia Phả Lê Tộc Sinh Hạ”, biên soạn từ năm 1430,

nối từ Tiền Lê đến Hậu Lê.- Nguyên văn bài “Ngự chế Ngọc phả ký” của Vua Hiển Tông Vĩnh

Hoàng đế viết năm 1780, là bài tựa cho cuốn Lê Thế Ngọc Phả. Tóm tắt các triều đại Hậu Lê từ 1428 đến 1789.

- Những nét chính về Thái miếu nhà Hậu Lê ở TP Thanh Hóa, một di tích lịch sử quốc gia đã được xếp hạng.

Toàn văn bản dịch tiếng Việt cuốn “Lê Thế Ngọc Phả” dày 437 trang được đóng thành sách do Ban tộc biểu họ Lê lưu giữ ở nhà thờ họ Lê Năm chi Sơn An, Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Xin trân trọng giới thiệu để bà con trong Họ biết.

Ban Liên lạc họ Lê tại Hà Nội

Xuân đình gia huấn caTác giả: Cụ Lê Kinh Hạp

Sinh con trai gái đôi hàngMẹ nuôi cha dạy, chăm thương đủ bề

Chữ rằng hữu phúc khán nhiCó con không dạy bỡi gì mà nên?

Từ khi chẵn tháng đặt tênĐã từng không chút mông tuyền tính chân

Về sau khôn lớn dần dần

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 194

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Sợ theo tập nhiễm sai lầm chẳng hayNhà ta nền nếp xưa nay

Diễn làm lời hát sẽ bày cho conLàm người chẳng lựa khéo khôn

Giữ bề trung hậu mới tròn phúc taMăc ai quỉ quái tinh ma

Bằng đua theo thói ấy là người nhăngViệc làm thì giữ phải chăng

Nói ra thì chớ tiếng xằng, tiếng ngang

Rượu, bạc, nha phiến chớ hoangHoang thì đói khổ, lang thang có ngày

Của bất nghĩa chớ tron tayDâm đầu vạn ác, chớ mê say càn

Khi còn cha mẹ thừa hoanĐã yêu lại kính mới tròn đạo con

Ngày sau cha mẹ khuất nonHiếu thành thờ phụng như còn vấn an

Anh em hòa mục một đoànChớ so cạnh kém, chớ bàn cạnh hơn

Vợ con tuỳ chổ ái ânCũng nghiêm lễ phép, chớ lờn mà hư

Giao du phải tránh người vơKẻo lầm gần mực đen dơ tới mình

Có tài chăm giữ thư thanhMay nhờ tiên ấm, khoa danh nối dòng

Làm tôi phải giữ chữ trungQuan châm ba chữ thủy chung chớ rời

Tuy rằng quan lộc ơn trờiChớ mê phú quý mà rời nếp xưa

ấy là con tốt thiên tưNhược bằng lỗ độn sách thư không gì

Song mà cũng chẳng can chiChẳng hay sĩ nhất, nông nhì cũng nên

Công, thương giữ nghiệp cho bềnCòn hơn du đảng cực liền đến thân

Đời khen lương sĩ, lương thầnCũng khen phác mẫu lương dân xưa rày

ấy là ta dạy con traiPhải vâng lời ấy một bài suy ra

Nên thân rồi lại nên nhà

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 195

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Phúc ông bà vững, lòng cha mẹ mừng*

* *Phận con gái phải giữ giàng

Trong nhà tiếng kín, ngoài đường đồn xaNói cười phải giữ nết na

Đứng ngồi chỉnh chiện, vào ra dịu dàng

Chớ ngồi lê, chớ ăn hàngChớ mê bạn vải, lộn phường trăng hoa

Bề ngoài chuyện mặc người taMỏng môi mang dại rồi mà trách ai ?

Chanh chua thời càng điếc taiHam chi những thói lưỡi dài thước năm

Không hay, không dở là nhằmKhôn ngoan quá trọc dễ lầm thân sau

Nhà quê chẳng phải thanh lâuHam chi dầu sáp, gội đầu, điểm ngôi

Khăn thâm, áo vải, xiêm sồiSao cho lành sạch, mặc dồi là hơn

Chẳng kỳ là mỏng lĩnh trơnVải kia tốt sợi còn hơn tốt hồ

Có ăn thời phải có loSong cũng đừng vội giàu no tham xằng

Gạo tiền đếm đủ, đong bằngQuí không ai lận, chớ từng lận ai

Tề gia cần kiệm là tàiở ngay, nói thực chớ sai tơ hào

Tô sòng đánh lận được baoQuỷ thần soi xét, của vào lại ra.

Tằm tơ, bông vải nghề taCuốc cày, may vá cũng là làm ăn

Sao cho cơm áo ấm thânTội gì để thiếu mà ăn nhờ người

Khi sử nữ chớ nhác lườiĐã thành gia thất càng mười phần siêng

Thờ chồng chữ thuận, chữ trinhĐã từng kính giới lại tình thủy chungGiàu sang mừng được nhờ chồng

Nhược bằng bần tiện cũng đồng khổ camXướng tuỳ giữ phận lo chăm

Đôi dây cầm sắt trăm năm đều hòa

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 196

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Học chi những thói chua ngoaTiếng cười “sư tử” vì ta xấu chàng

Chồng thương càng kính, càng nhườngXỏ chân vào mũi ra tuồng trò chi?Phỏng chồng giận, mắng có khi

Bớt lời, nhẹ bước, tránh đi buổi chầy

Chớ nặng mặt, chớ sa màyChớ nói gay gắt, e ngày đòn oan

Đợi khi cơn giận nguôi tanPhỏng điều chồng lỗi sẽ can từ từ

Duyên ta may mắn bao giờMười ngày chín tháng hững hờ sao nên

Mẹ chăm thai giáo: con hiềnNhư bà Khương Mẫu tiếng truyền từ xưa

Cậu,cô thì phải kính thờXem như cha mẹ khi xưa ở nhà

Làm dâu con cửa người taThưa chào miệng nhẹ, việc nhà chân mau

Có thời ngon ngọt dâng hầuKhông thời nước cốt, canh rau khuyên mời

Khi thường thăm viếng chẳng rờiKhi cơn mưa nắng ấy thời thuốc thang

Thủy chung, gắn bó, kính thươngThần hôn dưới gối cùng chàng đổi thay

Bệnh mau lành được là mayPhỏng chầy dám kể tháng ngày mà nguôi

Mừng còn cha mẹ mà nuôiLòng chàng thế vậy, lòng tôi thế nào?

Phận thường báo đáp là baoThiên văn chớ kể công lao với người

Bên ta ở phải đạo trờiDẫu thương, dẫu ghét …dám lời oán ai

Dông mo là thói bề ngoàiNhững lời xui xút: gác tai chớ lầm

Đạo trời chẳng phụ hiếu tâmDâu con sau lại tình thâm với mình

Tổ tiên thời phảI kính thànhCội cây, nguồn nước sao thời tơi qua !

Tảo tần vốn lễ đàn bàTuế thi, kỳ tạp gọi là dâng lên

Chẳng kỳ nhiều bánh, nhiều nem

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 197

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Giữ cho tinh sạch ấy niềm hiếu taTổ tiên gần đó chẳng xa

Nghìn thu hương hỏa phúc nhà càng vunChuộng chi đồng bóng, chiêu hồn

Chuộng chi sư vải, thêm ồn tụng kinhThầy, bùa, phép … chớ chắc linh

Tiên nhân phù hộ thì mình bình yênLại như chồng có bạn hiền

Vãng lai, tiếp đãi chớ kiên lận màNhững khi khách ở ngoài nhà

Chửi mèo, mắng chó ấy là khó ngheLa con, mắng tớ chớ hề

Trạnh lòng tân khách, tiếng chê đến chàngCó thầy ngồi dạy học đường

Trong nhà phải cẩn như thường khách chơiLại như bạn gái ta mời

Tiếng chào mát mặt chấp mười cỗ caoChuyện trò việc lúa, việc dâu

Chớ bày đôi mách mà sau không lànhHọ chồng có chị, có anh

Có em, có cháu đều tình thân taChú, bác là bày vai cha

Thím, cô vai mẹ cũng là nhất ngônở sao nhân nghĩ cho tròn

Bạc, đen, chì, bấc lại còn tình đâu !Xóm làng người chẳng xa xôi

Có khi hoạn cấp, có hồi vãng laiKẻ trên, người dưới tuy hai

Bên ta ở phải thì ai cũng bằngDẫu mà nói dở, ở xằng

Làm chồng lây xấu, ai rằng hẳn hoi !Lại như chồng một, vợ đôi

Rằng thê, rằng thiếp thứ ngôi đã rànhDây cù, dây cát leo quanh

Hay dung kẻ dưới mới thành người trênKhông ghen là gọi đức hiền

Chung tư dây phúc tiếng truyền thư chươngHay chi những thói ghen tuông

Mất lòng chồng, lại vấn vương lòng mìnhTrông sao hòa quế rậm cành

Đành rằng mẹ cả, ai dành con chungVề sau huê ngạc trùng trùng

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 198

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Con ta lại được cánh lông nhiều bề

Lại trong nhà có nô tỳLượng công canh chức liệu tuỳ mà sai

Tuy rằng cơm nặng áo dàyCũng đừng cậy thế mà đày đoạ ai

Bao nhiêu tớ gái, tớ traiĐứng trong phải biệt, đứng ngoài phải nghiêm

Siêng năng giục giã ngày đêmNhững tuồng gian dối lại thêm quan phòng

ấy là thường sự giúp trongĐến điều thr tiết thờ chồng càng lo

* * *

Ca này ta dạy bảo choCàng đăn nghĩa lý, càng đo nhân tình

Khuyên con thể nhận vào mìnhDẫu trai, dẫu gái đều thành được thân

Sẵn câu sáu tám liền vầnKhuyên con ngợi đọc chuyển vần về sau

Giỏ vàng ta chẳng có đâuLàm câu gia bảo treo đầu chúc thư.

-------------------------Người ghi lại: Giáo sư Lê Kinh Duệ

Chắt nội của Cụ Lê Kinh Hạpthuộc đời 24 dòng họ Lê ở Sơn An, Hương Sơn, Hà Tĩnh

về cuốnGia phả lê tộc sinh hạ*

Lời tựa

Nguyên văn bản Hán Nôm:

Thuận thiên tam niên tứ nguyệt, sơ lục nhất, Lê gia tông thất, phát tích Lam Sơn, khai cơ sáng ghiệp. nguyên do kỳ tiền, chánh quán phủ

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 199

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Thanh Hoa, huyện Lương Giang, Lam Giang hương nhân, sau thuộc huyện Lôi Dương, xứ Du Sơn, Như áng thôn.Hội đồng gia tộc ký phả, gồm các ông như sau: Thân huynh Lê Viết Trừ, quý Lê Thái Tổ Coa Hoàng Đế (huý Lê Lợi), tôn điệt Lê Viết Khôi, Lê Viết Sao, lê Viết Khang, Lê Tư Tề, Lê Nguyên Long đồng tộc đẳng, dị, Triệu Thị Thủy Tổ, Tằng tổ Khảo Lê huý hối vi ngã bản tộc – ký lưu gia phả, tiền tòng chiếu hậu, dục sử tử tôn, tri phu thế hệ, thủy lưu vạn phái, tất tự hữu nguyên. Mộc chi vạn diệp, tất tự hữu căn. Do bản tộc dụ nhiên hưng hiếu đẹ chi tâm, dị phó tổ tông chi vọng, tuỳ thứ tục biên, thị diệc tổ tiên, chi tích thánh giã - Cẩn vi chi tự.

Bản dịch tiếng Việt:

Thuận thiên năm thứ 3 (1430) ngày mòng 6 tháng tư. Tôn thất nhà lê, phát tích từ Lam Sơn, mở đầu lập nên cơ nghiệp, nguyên trước đây là người làng Lam Giang, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa sau đổi là thôn Như áng, xứ Du Sơn, huyện Lôi Dương.Hội đồng gia phả gồm các ông sau: Anh là Lê Viết Trừ, em là Lê Thái Tổ (huý là Lê Lợi), các cháu: Lê Viết Khôi, Lê Viết Sao, Lê Viết Khang, Lê Tư Tề, Lê Nguyên Long cùng họ hàng. Lấy ông thân sinh ra ông nội (tằng tổ khảo) Lê Huý Hối làm Triệu Thị Thủy Tổ (nhà Hậu Lê) tức là Cụ Tổ bắt đầu làm nên dòng Hậu Lê. Ghi chép những người cùng dòng họ với Cụ lúc trước để cho con cháu đời sau biết được các đời nôi tiếp nhau như vậy.

Nước chảy muôn dòng chắc chắn phải có nguồn. Cây cành muôn lá nhất định phải có gốc. Dòng họ ta vốn thịnh đạt rõ ràng, con em dốc lòng hiếu đễ, không phụ lòng mong đợi của Tổ Tông, theo thứ bậc trên dưới, trước sau mà chép tiếp công lao của Tổ Tiên Lê tộc. Kính cẩn viết lời tựa.

------------------* Người lưu giữ và dịch: Cụ Lê Văn Du, chi Cao Hậu đông, xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (GS Lê Kinh Duệ sưu tầm)

từ thời tiền lê đến hậu lê(Đời thứ 1 đến đời 11)

đời thứ 1.Thủy tổ họ Lê là Cụ Lê Tịch, còn có tên Lê Lộ, Lê Lộc, hiệu Phúc Hộ

Tiên Sinh, người Hoan Châu (nay là Nghệ An) sau ra ái Châu (nay là

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 200

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Thanh Hóa).Từ Thanh Hóa Cụ lại đi vào Nghệ An theo ông Đinh Công Trứ (bố của Đinh Bộ Lĩnh) làm Thứ sử Hoan Châu. Về sau, khi ông Đinh Công Trứ nghỉ hưu ở Ninh Bình Cụ cũng cùng đi ra ở Ninh Bình.

Cụ bà là Đinh Thị Muôn, huý là Vạn, sinh ra con trai là Lê Mịch vào ngày 5/3 năm Giáp Thân (924).

Trong tập “Tưòng Thuật Tiền Lê” có chép: “Lúc bà Muôn có thai, bà chuyển nhà đến thôn Giai Lâm, xã Tràng Sơn, phủ Tràng An (có lẽ đây là đất Hoa Lư ?) có một con hùm chụp lấy Bà, vật lộn với Bà, nhưng không hại gì đến cơ thể. Con hùm cõng Bà vào rừng. Đi được nửa đường thì con hùm đau bụng không đi được nữa phải nằm xuống. Bà lấy lá nhai và mớm cho nó, một lát sau con hùm sinh con. Bà bèn rửa cho hai mẹ con nó, rồi dẫn vào gốc cây chò bảo hai mẹ con ở đó. Bà trở lại nhà. Ngày hôm sau, mòng 4 tháng 3 Bà chuyển dạ và ngày 5 tháng 3 (năm Giáp Thân – 924 sau công nguyên) Bà đã sinh ra Lê Mịch.... Hồi ấy , Bà Mai Thanh Điểu (mẹ của Đinh Bộ Lĩnh - đến năm 968 trở thành Đinh Tiên Hoàng) làm chủ một phật điện. Hàng tháng, Bà Muôn thường cùng con dâu (tức là mẹ Lê Đại Hành sau này) vào ngày 14 cho đến sáng 15 (ngày rằm) đến đó cầu tự (vì Bụt sinh ngày 15 tháng 4 năm Quý Mão).

Đời thứ 2.Lê Mịch còn có tên Lê Hiền. Vợ là Bà Lại Thị Nhiên, Lê Tộc gia phả

và các tài liệu lịch sử khác đều ghi tên Bà là Đặng Thị hoặc Đặng Thị Liên, Đặng Thị Sen, chắc là lấy chuyện được hoa sen để ghi tên Bà (Đặng có nghĩa là được, chứ không phải Bà là người họ Đặng). Trong tập “Tưòng Thuật Tiền Lê” có chép: “ Một lần sang trống canh năm, bà Lại Thị Nhiên thấy búp sen trên Điện rơi vào bọc”, về sau Bà sinh ra Lê Hoàn.

Về tên mẹ của Đinh Tiên Hoàng cũng có vấn đề tương tự. Chính tên là Mai Thanh Điểu, nhưng quê Bà ở làng Đàm Thị (tức làng Đầm, tên chữ là Đàm Thị) thuộc xã Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa (tên cũ Châu ái). Mặt khác Bà đã di cư từ Châu Hoan về Đàm thôn (còn gọi là Đàm Gia, Đàm Thị, sau này là Điền Xá, Gia Viễn, Ninh Bình). Vì thế trong một số tài liệu lịch sử đã lấy địa danh để ghi tên Bà.

Tập “Tườg Thuật Tiền Lê” chép rằng: “ ngày 14 tháng 7, Bà Lại thị Nhiên chuyển dạ. Khi bắt đầu sinh, có phong lôi diện vũ, mù toả tối xóm làng, từ giờ Dần đến giờ Thìn thì trời mới quang tạnh. Đến giờ Dần ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (941) sinh ra Lê Đại Hành, huý Lê Hoàn ở phương Tây Tràng An”.

Ông Lê Mịch mất khoảng 3 tháng sau khi có con trai tức khoảng tháng 10 năm Tân Sửu (941). Bà Mai Thanh Điểu đã đưa mẹ con Bà Nhiên về đất Hoa Lư, dựng nhà cho ở, sớm hôm ân cần giúp đỡ (theo Tường thuật Tiền Lê).

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 201

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đời thứ 3.Lê Đại Hành, huý là Lê Hoàn, sinh năm Tân Sửu ( 941), “Lúc 10 tuổi

Ông đã tỏ ra có năng khiếu, dũng cảm, lanh lợi, có tài nên được vào học ở trường Quốc Tử Giám” (theo Tường thuật Tiền Lê).

Sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, Lê Hoàn được cử làm Thập Đạo Tướng Quân, lúc ấy vừa tròn 30 tuổi.

Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, con là Đinh Tuệ (tức là Đinh Toàn, Đinh Tuấn) mới 6 tuổi. Đất nước loạn lạc, nhà Tống lăm le xâm lược nước ta. Lê Hoàn là người văn võ kiêm toàn. Mặc dù triều đình nhà Đinh còn nghi ngại , không muốn lập Lê Hoàn lên ngôi, nhưng vì lợi ích dân tộc, Hoàng Thái Hậu và Thái Hậu Dương Văn Nga đã đồng lòng đón Lê Hoàn lên chấp chính thay quyền coi việc nước, trấn thủ phương Bắc, đánh giặc ngoại xâm. Sau khi đánh tan giặc Tống, Lê Hoàn lên ngôi vua, lấy hiệu Lê Đại Hành, vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Lê Đại Hành làm vua được 24 năm, niên hiệu thay đổi 3 lần: Thiên Đức (982 – 988), Hưng Thống (989 – 993), ứng Thiên (994 – 1005). Ông mất năm ất Tỵ (1005), thọ 65 tuổi.

Vợ đầu là Đào Thị Khuyên tự Long Phan, năm 983 sinh ra Long Việt, huý là Long Mậu, được phong làm Hoàng Thái Tử (tuy là Hoàng Tử thứ 3), sau trở thành vua Lê Trung Thông.

Vợ sau là Dương Văn Nga, sinh được 3 con trai là Lê Khiêm và 2 người nữa không rõ tên.

Tuy lấy trước lấy sau nhưng lúc đó Triều Lê đã phong năm bà Hoàng Hậu có chức vị ngang nhau:

1. Đại Thắng Minh Hoàng Hậu (tức Dương Văn Nga)2. Phụng Căn Chi Lý Hoàng Hậu3. Thuận Thanh Minh Đạo Hoàng Hậu4. Trịnh Quốc Hoàng Hậu5. Phạm Hoàng Hậu

Có 12 Hoàng Tử: Long Du, Long Tích, Long Mậu (tự Long Việt), Long Đỉnh (tức Lê Ngoạ Triều), Lê Khiêm và 7 Hoàng Tử khác. Và có 8 Công Chúa, một con nuôi.

đời thứ 4.Lê Trung Thông, huý Long Mậu, tự Long Việt, là Hoàng Tử thứ 3 (con

của bà Đào Thị Khuyên), được phong làm Thái Tử năm 1004. Vì vậy, sau khi Lê Đại Hành băng hà, Long Tích (Hoàng Tử thứ 2) đánh nhau với Long Việt trong 6 – 7 tháng trời. Long Việt lên ngôi vua được 3 ngày (năm 1005)

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 202

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

thì bị Long Đỉnh (Hoàng Tử thứ 5 – cùng mẹ với Long Việt) giết chết, lúc đó mới 23 tuổi.

Vợ của Long Việt là Phan Thị Duyên, sinh ra Lê Long Diên.Lê Long Đỉnh cướp ngôi của anh lên làm Hoàng đế lấy hiệu là

Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng Đế (hay gọi là Lê Ngoạ triều). Ông làm vua được 4 năm thì mất, thọ 24 tuổi. Khi đó con là Lê Sạ còn bé. Dưới sự đạo diễn của Chi Hậu Đào Cam Lộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng Đế. Như vậy Tiền Lê trải qua ba đời vua, tồn tại 29 năm.đời thứ 5.

Lê Long Diên (con trai Lê Trung Thông và bà Phan Thị Duyên), vợ là Phan Thị Dũng, sinh ra con trai là Lê Lựu.

Em trai Lê Long Diên là:1. Lê Chúc có vợ là Ngô Thị Nhâm sinh ra Lê Anh Tuấn2. Lê Quy có vợ là Cốc Thị Hảo sinh ra Lê Trù.

đời thứ 6.Lê Lựu, vợ là Bùi Thị Hảo, có con là:

1. Lê Trăn2. Lê Ngô Lão

Đời thứ 7.Lê Trăn, vợ là Dương Thị Hoàn, có con là Lê Trừng

đời thứ 8.Lê Trừng, vợ là Mai Thị Hiểu, có con là Lê Thăng

đời thứ 9.Lê Thăng, vợ là Văn Thị Lạn, sinh ra Lê Bôi

đời thứ 10.Lê Bôi, vợ là Lý Thị Mẫu, sinh ra Lê Mỗi.

đời thứ 11.Lê Mỗi, là quan chức cao cấp thời nhà Trần và lập được nhiều chiến

công. Mộ Cụ ở tả ngạn Sông Cầu (thời Trần gọi là sông Nguyêth Đức) thuộc thôn Quang Bửu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Cụ được phong là Thượng Đẳng Phúc Thần (Thánh Tam Giang), nên dân thường gọi là “mộ Cụ Thánh Tam Giang”.Vợ Cụ là Hà Thị Lục, sinh ra hai con trai:

1. Con trưởng là Lê Hữu Trác2. Con thứ là Lê Hữu Hối tức Lê Hối, sau này trở thành Tằng Tổ Khảo

nhà Hậu Lê Lê Hối là Cụ nội (ở Hà Tĩnh gọi là cố nội) của vua Lê

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 203

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Thái Tổ tức Lê Lợi là trực hệ của dòng họ Lê ở Sơn An, Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Ngự chế ngọc phả ký(Có bản dịch được đóng thành tập để ở nhà thờ họ Lê ngũ chi ở xã

Sơn An, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh)

Lời người dịch: "Bài tựa đề đầu Ngọc phả này là của vua Hiển Tông Vĩnh hoàng đế viết vào năm 1780. Lúc ấy vua 64 tuổi, lên ngôi được 41 năm".

Trịnh Quang Vận.

Bài tựa đềTrẫm hằng nghĩ:

"Xưa các thánh tổ lo vun cây đức, làm điều nghĩa, đời đời nối nhau như thế mãi, sau mới đến bình được giặc mạnh, có được nước nhà.

Khi nghiệp lớn thành rồi lại chỉnh tề trị chúng, khôi phục cõi xưa, lưu đến năm xa dài, truyền mãi đời xa thẳm.

Trẫm nay kế thống đời trước, sự tích các đời không một ngày nào giám quên, nên thường tìm các bản ghi chép các ngành trong họ đã viết thành văn hàng ngày cung kính xét duyệt.

Mới đây được thấy bản"Hương thân cựu lục", nhân để tất cả trên án so sánh thì thấy các bản đều có ít nhiều khác nhau.

Vậy sai các gia thần xem xét, sửa sang, chép lại cho đầy đủ, để ngõ hầu những việc:

Thần thánh nối truyền nghiệp cả.Tổ tông vun đắp phúc dầy.

Những điều tốt đẹp rực rỡ ấy, đều được ghi chép tiến xem, để thấy việc đắp nên núi Tung là lớn và khó. Liệt thánh nắm vững nền chính thống không phải dễ dàng có thể hiểu được như vậy.

Trẫm lo nối phép cũ, thuật việc xưa chỉ sợ không kịp, há dám buông rời, không đón rước và cố gắng gìn giữ phúc đức của Tổ tông để lại.

Sách Lễ ký nói rằng: "Đức ví như ngọc", lời ấy thật là lời châu ngọc.Trẫm nhân đặt tên sách này là Ngọc phả, truyền đem giấy bút viết bài tựa.

Ngày Đông chí, tháng 11năm Cảnh Hưng thứ 41.

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 204

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

-------Chép trong cuốn Lê Thế Ngọc phả bằng Hán văn nói trên đã được

ông Trịnh Quang Vận là con cháu họ Lê ở làng Yên Phú, Văn Giang, Hưng Yên dịch ra tiếng Việt hiện đang lưu giữ tại dòng họ ở làng Yên Phú.

Người chép lại: Lê Khánh Thanh, ban liên lạc họ Lê tại Hà Nội.

tổng hợp các đời vua hậu lê

Kể từ khi Lê Lợi lên ngôi là vua Lê Thái Tổ năm Mậu Thân (1428) đến vua Cung Hoàng bị nhà Mạc tiếm ngôi năm Bính Tuất (1532) là 99 năm.Mạc Đăng Dung tiếm ngôi từ năm Đinh Hợi 1527 đến năm Nhâm Thìn 1532 bản Triều Lê không có hiệu vị.

Sau đó nhà Lê quay lại bắt đầu từ vua Trang Tông Trung hưng năm Quý Tỵ 1533 đến vua Trung Tông năm Bính Thìn 1556 thuộc dòng Lê Lợi.

Tổng cộng Lê Lợi và con cháu làm vua được 12 đời.Đến đời vua thứ 12, vì không có con trai nên đến đời vua thứ 13 ngôi

báu chuyển sang cho Lê Duy Bang cháu của Lê Trừ là anh trai thứ 2 của Lê Lợi và con cháu dòng Lê Trừ nối ngôi tiếp từ đây cho đến đời vua thứ 26 là Lê Chiêu Thống thì mất nước năm Kỷ Dậu 1789. Như vậy nhà Lê tồn tại trong vòng 356 năm.

Bảng tổng hợp về các đời vua hậu lê

TT

Vua Niên hiệu và thời gian của nó,các ghi chú khác

Thời gian năm

1 Lê Thái Tổ1428-1433

Thuận Thiên, thọ 49 tuổi. Mất ngày 22/8 Quý Sửu, giờ Mùi ở Điện Chính tâm, thủ đô Đông Kinh

6

2 Thái Tông1433-1442 Con thứ 2 của Thái Tổ

- Thiệu Bình: 7 ?- Thái Bảo: 3Mất đột ngột ở ngoài năm Nhâm Tuất 1442 thọ 21 tuổi

9

3 Nhân Tông1442-1459Con thứ 3 của

- Thái Hoà: 12- Diên Ninh: 6Tháng 1 năm Kỷ Mão Lạng Sơn

17

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 205

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Thái Tông vương Nghi dân mưu cùng Phan Đồn, Phan Ban và Trần Đăng nổi loạn gây cảnh cốt nhục tương tàn nên vua và Tuyên Từ Thái hậu bị hại thọ 19 tuổi không có con.

4 Thánh Tông1460-1497Con thứ 4 của Thái Tông

- Quang Thuận: 11- Hồng Đức : 28Mất năm ĐinhTỵ 1497 tháng 1 ngày 30 giờ Thìn tại Cung Bảo Quang ,thọ 56 tuổi ,có 14 con trai, 20 con gái.

38

5 Hiến Tông1497-1504Huý tăng, con trưởng vua Thánh Tông

-Cảnh Thống:7mất năm Giáp Tý 1504 tháng 5 ngày 24, thọ 44 tuổi

7

6 Túc Tông1504Huý Thuận con thứ 3 của Hiến Tông

Thái Bình: 1Mất năm giáp Tý tháng chạp ngày8, thọ 17 tuổi

7 tháng

7 Uy Mục1504-1509Huý Tuân, con thứ 3 của Hiến Tông

Đoan Khánh : 5Là ông vua say mê tửu sắc, đã giết bà nội và họ hàng Tôn thất tới 26 người. Sau mất ngôi phải tử tận năm 1509 tháng chạp ngày 2, thọ 22 tuổi

6

8 Tương Dực1509-1516 Là con út của Kiến Vương Tân, mà Kiến Vương Tân là con thứ 5 của Thánh Tông

Hồng Thuận: 8Là 1 ông vua gian ác và dâm loạn, đã giết hại họ hàng Tôn Thất tới 50 người. Dâm loạn cả với cung nhân của Uy Mục cũng như của các triều trước. Năm Bính Tý 1516 bị Quận công Trịnh Duy Sản sai người đâm chết, thọ 24 tuổi.

8

9 Chiêu Tông1516-1523Là con lớn của CẩmGiang Vương Sùng,

Quang Thiệu : 8Năm Quý Mùi 1523 bị Mạc Đăng Dung giáng xuống làm Đà Dương vương. Năm Bính Tuất 1526 bị Mạc Đăng Dung ngầm

8

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 206

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Sùng là con lớn của Kiến Vương Tân

sai người giết hại, thọ 21 tuổi.

10

Cung Hoàng1522-1527Là em cùng mẹ với Chiêu Tông

Thống Nguyên : 5Năm Đinh Hợi 1527 tháng 6 nhuận ngày 16 bị Mạc Đăng Dung bắt tự tận, thọ 21 tuổi, Thái hậu cũng bị hại.

5

11

Trang Tông1532-1548Huý là Minh, con vau Chiêu Tông do Nguyễn Kim tôn lập.

Nguyên Hoà : 16Từ đây nhà Lê Trung hưng chỉ làm vua ở 2 tỉnh là Nghệ An và Thanh Hoá (Thăng Long của nhà Mạc).Giang sơn từ Thanh Hoá trở vào của nhà Lê gọi là Nam triều, từ sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc gọi là Bắc triều. Vua mất năm Mậu Thân 1548 tháng 1 ngày 29, thọ 34 tuổi

16

12

Trung Tông1548-1556Huý là Giản (sử nói là Huyên). Là co lớn của Trang Tông.

Thuận bình: 8Năm Bính Thìn 1556 tháng giêng ngày 24 Vua băng, thọ 19 tuổi. Không có con.

Các đời vua sau đây thuộc dòng Lê Trừ

13.1 Anh Tông1556-1572Lê Trừ sinh ra Khang, Khang sinh ra Thọ, Thọ sinh ra sinh ra Thiệu,Thiệusinh Quang, Quang sinh ra vua là Lê Duy Bang. Do Trịnh chúa Thế tổ Thái vương tôn lập

- Thiên Hựu: 2- Chính Tri : 14- Hồng Phúc: 1Năm Nhâm Thân 1572 vua về tới làng Đô Xá huyện Nông Cống ( sử nói về đến huyện Lôi Dương) thì bị mật sát, thọ 42 tuổi, có 5 con trai và 1 con gái.

16

14.2 Thế Tông1573-1599

- Gia Thái : 6- Quang Hưng: 22

27

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 207

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Huý Duy Đàm, con út của Anh Tông

Vua đánh thắng nhà Mạc, khôi phục thành Đông Kinh. Năm Quý Tỵ vua về Kinh, cho tu sửa Thái miếu và rước thần vị Thái Tổ vào miếu.Mất năm Kỷ Hợi 1599 tháng 4 ngày 24 giờ Sửu, thọ 33 tuổi, có 2 con trai và 4 con gái.

15.3 Kính Tông1559-1619Là con thứ 2 của Thế Tông

- Thận Đức : 1- Hoằng Định: 20Năm Kỷ Mùi 1619 vua cùng con chúa là Thung (tức Vạn Quận công) âm mưu giết chúa nên đến tháng 5 ngày12 vua tự băng, thọ 32 tuổi.

20

16.4 Thần TôngLầnI: 1619-1643Là con lớn của Kính Tông

- Vĩnh Tộ : 11- Đức Long : 17- Dương Hoà: 19Làm vua 2 lần.Năm 1643 vua nhường ngôi cho con.

25

17.5 Chân Tông1643- 1649Là con trưởng của Thần Tông

Phúc Thái: 6Năm Kỷ Mùi tháng 8 ngày 26 băng hà, thọ 20 tuổi, không có con.

6

18.6 Thần TôngLầnII:1649-1662`

- Khánh đức : 4- Thịnh Đức : 6- Vinh Phúc : 5- Vạn Khánh: 1Mất năm Nhâm Dần tháng 9 ngày 22, thọ 56 tuổi.

16

19.7 Huyền Tông1662-1671Duy Vũ, con thứ 2 của Thần Tông

Cảnh trị : 9Năm Tân Hợi tháng 10 ngày 15 giờ Tỵ vua băng, thọ 18 tuổi, không có con.

9

20.8 Gia Tông1671- 1675Huý Duy Hội. Con thứ 3 của Thần Tông.

- Dương Đức : 3- Nguyên Đức: 2Năm ất Mão 1675 tháng 4 ngày 3 giờ Mùi vua băng, thọ 15 tuổi, không có con.

5

21.9 Hy Tông - Vĩnh Trị : 5 31

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 208

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1675-1605Huý Duy Hợp, con út Thần Tông.

- Chính Hoà: 26Năm ất Dậu nhường ngôi cho Thái tử Duy Đường, ông lên làm Thái Thượng hoàng. Năm Bính Thân 1716 tháng 4 ngày 15 băng hà , thọ 54 tuổi, có 15 con trai , 9con gái.

22,10

Dụ Tông1705-1729Huý Duy Đường, con trưởng Hy Tông

- Vĩnh Thịnh: 16- Bảo Thái : 10Năm Kỷ Dậu 1729 nhường ngôi cho con vợ đích là Duy Phương,ông làm Thái Thượng hoàng. Năm Tân Hơi tháng giêng ngày 20 băng hà, thọ 52 tuổi, có 14 con trai, 12 con gái.

25

23.11

Vĩnh Khánh1729-1732Huý Duy Phương, con vợ đích vua Dụ Tông

Vĩnh Khánh: 4Năm Nhâm Tý 1732 tháng 8 ngày26 vì thông dâm với cung nữ chúa An đô vương (Trịnh Cương)nên bị phế làm Hôn đức công giam ở nhà. Năm ất mão phải thắt cổ chết tại bãi Cơ xá, thọ 27 tuổi, có hai con trai phải đổi theo họ mẹ.

4

24.12

Thuần Tông1732-1735Huý Duy Cường, con trai Dụ Tông

Long Đức: 4Năm ất Mão 1735 tháng 4 ngày 15 vua băng , thọ 37 tuổi, có 4 con trai và 4 con gái.

4

25.13

ý Tông1735-1740Huý Duy Thìn, con thứ 11 vua Dụ Tông

Vĩnh Hựu: 6Năm Canh Thân 1740 nhường ngôi cho cháu dòng đích là Duy Diệu con vua Thuần Tông, tôn vua làm Thái Thượng hoàng nghỉ ngơi ở điện Càn Thọ. Mất năm Kỷ Mão 1759 tháng 6 nhuận ngày 8, thọ 41 tuổi, có 32 con trai 15 con gái.

6

26.14

Hiển Tông1740-1786Huý Duy Diệu, con trưởng vua

Cảnh Hưng: 47Năm Canh Thân 1740 đã 24 tuổi được vuá ý tông nhường ngôi với danh nghĩa dòng đích vào cầm

47

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 209

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

Thuần Tông chính thống. Là vua Lê sống lâu nhất , ở ngôi lâu nhất. Năm Bính Ngọ 1786 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 47 tháng 7 ngày 17 vua băng hà, thọ 70 tuổi, có 30 người con trai và 23 con gái.

27.15

Chiêu Thống1786-1789Huý Tư khiêm, con trưởng của Duy Vỹ, Duy Vỹ là con thứ 2 của Hiển Tông

Chiêu Thống: 4Được Nguyễn Huệ tôn lập.Là ông vua cuối cùng của nhà Lê đã cõng rắn cắn gà nhà rước quân thanh vào nước ta. Sau chạy sang Trung Quốc và chết ở đó.

4

Ghi chú: các số sau dấu chấm kể từ đời vua Lê Anh Tông để chỉ thứ tự làm vua của các con cháu dòng Lê Trừ

Thái miếu nhà Hậu Lê

Trước đây Thái miếu được xây dựng tại Đông Đô (Hà Nội ngày nay), xuất phát từ điện Hoàng Đức trong thành Thăng Long, sau bị nhà Mạc chiếm.Đến đời vua Thế Tông, sau khi diệt nhà Mạc chiếm lại ngôi vua. Ông về kinh ngự tại chính điện năm Quý Tỵ 1593 tháng 4 ngày 16. Đến năm Đinh Dậu 1597 vua cho sửa lại Thái miếu ở Thăng Long rồi rước thần vị các bậc Tiền đế vào thờ trong đó. Đến triều Nguyễn, năm Giáp Tý 1804 tháng 6, tức năm Gia Long thứ 3 vua gia Long ra hành cung Thăng Long

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 210

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

đã bắt dỡ Thái miếu, gạch ngói được đưa về tu sửa lại đền Hoàng Đức ở Bố Vệ (nay thuộc phường Đông Vệ thành phố Thanh Hoá). Năm 1805 vua lại cho phá dỡ các nhà thờ ở Lam Sơn lấy gạch ngói đưa về sửa sang thêm đền Hoàng Đức làm nên Thái miếu nhà Lê.

Ngày 4/9/1995 Thái miếu đã được nhà nước công nhận và xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia tại Quyết định số 2861 QĐ/BT của Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin.

Trong Thái miếu thờ:* 21 (trong số 26) vị vua:1. Vua Thái Tổ và Cung từ Hoàng thái hậu (mẹ vua Thái Tông)2. Vua Thái Tông và Tuyên Từ Hoàng Thái hậu ( mẹ Nhân Tông) cùng

Quang Thục Hoàng thái hậu (mẹ thánh Tông).3. Vua Nhân Tông4. Vua Thánh Tông, Từ ý và Vị Gia Hoàng Thái hậu.5. Vua Hiến Tông, Trang Thuận hoàng Thái hậu.6. Vua Túc Tông.7. Vua Chiêu tông, gia Khánh Hoàng Thái hậu.8. Vua Trang Tông , Trinh Thục Hoàng Thái hậu9. Vua Trung Tông10. Vua Anh Tông, Tuy Khánh và Thận ý haòng thái hậu.11. Vua Thế Tông , Y Đức Hoàng thái hậu, Thục chính kính phi.12. Vua Kính Tông, Đoan Từ Hoàng Thái hậu.13. Vua Thần Tông, Minh Thục và Đoan Thuần Hoàng thái hậu.14. 14 vua Chân Tông.15. Vua Huyền Tông.16. Vua Gia Tông.17. Vua Hy Tông, Ôn Từ Hoàng thái hậu.18. Vua Dụ Tông, Trung Từ và Hiển Từ Hoàng Thái hậu.19. Vua Thuần tông, Nhu Thuận Hoàng Thái hậu.20. Vua ý Tông.21. Vua Hiển tông, Trinh Thuận Hoàng thái hậu.

* Có 6 vị sau đây không làm vua nhưng có con, cháu làm vua nên được truy tôn là hoàng đế và được thờ ở Thái miếu :1. Tuyên tổ Lê Đinh, TrinhTừ Hoàng Thái hậu.2. Hiển tổ Lê Khoáng Hiển từ Hoàng thái hậu3. Đức Tông Lê Tân Vi Tư Hoàng thái hậu4. Minh Tông Lê Sùng Đoan mục hoàng thái hậu5. Hiển Tông Lê duy Quang Lang Chính và Thứ Khâm Hoàng thái hậu.6. Hựu Tông Lê Duy Vĩ.* Bốn vị vương:

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 211

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh

1. Hoàng dụ vương Lê Trừ.2. Hiển công vương Lê Khang.3. Qung nghiệp vương Lê Thọ.4. Trang giản vương Lê Duy Thiệu.

* Ba vị công:

1. Đại nhượng công Lê Duy ỷ, con trưởng vua thế Tông.2. Vân linh công Lê Duy Hưu, con vua Kính Tông.3. Thái bảo quân công Lê Duy Lựu, con trưởng vua Hiển Tông.

Thành ra trong Thái Miếu có: 27 vị Hoàng đế, 25 vị hoàng Thái hậu và 1 vị kímh phi, ngoài ra còn có 4 vị vương, 3 vị công, 7 vị công chúa.

Năm vị sau đây làm vua nhưng do có nhiều sai lầm, khuyết điểm không được thờ ở Thái Miếu:

1. Uy Mục đế.2. Tương Dực đế.3. Cung Hoàng đế.4. Vĩnh Khánh đế.5. Chiêu Thống đế.

*************************

Giaph¶ hä Lª quª ë S¬n An, H ¬ng S¬n, Hµ TÜnh 212